Sunday, October 26, 2014

Chào ngày mới 27 tháng 10

Tượng Nguyễn Trung Trực tại sân đền thờ chính ở TP Rạch Giá.

CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày độc lập của Saint Vincent và Grenadines (1979), Turkmenistan (1991). Năm 1161 –  Kim Thế Tông Hoàn Nhan Ung binh biến, lên ngôi hoàng đế triều Kim, nhân lúc vị vua háo sắc, hiểm ác Hoàn Nhan Lượng đang thân chinh Nam Tống . Năm 1868 – Thủ lĩnh kháng Pháp tại Nam Bộ là Nguyễn Trung Trực (hình) bị người Pháp hành hình tại Rạch Giá. Năm 1870 – Thống chế François Achille Bazaine cùng 140.000 binh sĩ Pháp đầu hàng quân Phổ trong Cuộc vây hãm Metz, một trong những thất bại lớn nhất của Pháp trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Năm 1938Chiến tranh Trung-Nhật: Quân đội Nhật Bản chiếm được Hán Dương, giành được chiến thắng kiểu Pyrros trong trận Vũ Hán .




Nguyễn Trung Trực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tượng Nguyễn Trung Trực tại sân đền thờ chính ở TP Rạch Giá.
Nguyễn Trung Trực (chữ Hán: 阮忠直; 1839[1]1868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19Nam Bộ, Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp

Là dân chài

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.[2]
Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng.
Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).
Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

Làm Quản cơ

Tháng 2 năm 1859 Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.
Nhờ chiến công đốt tàu L’Espérance ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo[3] nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Thái Bạch dịch:
Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, tiếng vang trời đất,
Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.[4]

Hỏa hồng Nhật Tảo

Bài chính: Trận Nhật Tảo
Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).
Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang[5] và hương thôn Hồ Quang Chiêu...tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến này.[6]
Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní)[7].
Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.
Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra...

Kiếm bạt Kiên Giang

Bài chính: Trận đồn Kiên Giang
Tượng đài Nguyễn Trung Trực tại công viên trung tâm thành phố Rạch Giá
Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy[8] để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.
Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy.
Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền[9].
Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).[10]
Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.

Ra Phú Quốc và bị bắt

Bài chính: Trận Cửa Cạn
Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.
Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện:
Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...[11]
Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:
Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc[12]
Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.
Nhưng theo lời khai ít ỏi của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn với Đại úy Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ, thì sự việc như thế này, trích biên bản hỏi cung:
...Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn. Vì hắn đến đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói tôi và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế...[13]
Rất tiếc bản cáo của lãnh binh Tấn gửi cho thống đốc Nam kỳ về "việc bắt Nguyễn Trung trực và Tống binh Cân" đã bị thất lạc từ ngày 23 tháng 5 năm 1950, vì thế sự việc chưa được tường tận.[14]

Thọ tử

Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn để lấy khẩu cung. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng Thống đốc Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!"[15] Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực về lại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá[16], hưởng dương khoảng 30 tuổi.
Người ta kể rằng:
Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên[17] nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ "thọ"(chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào… [18]
Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:
Thư kiếm tùng nhưng tự thiếu niên,
Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.
Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.
Thi sĩ Đông Hồ dịch:
Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.
Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc.

Câu nói lưu danh

Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:
Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này.
Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, ông cũng đã bình tĩnh nói với người hỏi cung là Đại úy Piquet:
Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt.
Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại:
Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây

Khen ngợi

Mộ Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên đền thờ chính tại Rạch Giá [19]
Danh sĩ Nguyễn Thông viết:
"Nguyễn Văn Lịch tính thâm trầm, nghiêm nghị và can đảm…". (truyện Hồ Huân Nghiệp trong Kỳ Xuyên văn sao)
Paulin Vial kể:
Trong khi Đại úy hải quân Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ chất vấn ông Trực, ông Trực tỏ ra rất cương quyết và rất đàng hoàng chính đáng. Các câu trả lời của ông đã cho thấy một cách chính xác phẩm chất của con người đó, người đã đóng một vai trò đáng kể.
Ở đoạn văn khác, Paulin Vial khen ngợi:
Nguyễn Trung Trực là "người rất tự trọng, có tư cách đáng quí và đầy nghị lực", là " người có gương mặt thông minh và dễ có thiện cảm" là " một người chỉ huy trẻ tuổi, rất can đảm, chống nhau với ta ngót mười năm trời.[20]
Alfred Schreiner cho biết:
Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, ông Trực không có lúc nào tỏ ra yếu đuối cả, một cách thẳng thắng và đàng hoàng, ông công nhận các chiến công của ông và cũng nhận là đã khinh thường sức mạnh của Pháp. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu ban cho ông một ân huệ, ấy là được xử tử ông ngay tức khắc.[21]
Trong một bài thơ điếu, Huỳnh Mẫn Đạt có câu:
Anh hùng cường cảnh phương danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân.
Dịch nghĩa:
Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi
Lũ sống khom lưng chết thẹn dần
Tương truyền, được tin ông thọ tử, vua Tự Ðức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu với chính bút ngự rằng:[22]
Ký bi ngư nhân
Hùng tại quốc sĩ
Hỏa Nhựt Tảo thuyền
Ðồ Kiên Giang lũy
Ðịch khái đồng cừu
Thân tiên tự thỉ
Hiệu khí cổ kim
Thử nhân nam tư
Xích huyết hoàng sa
Ô hô dĩ hi
Huyết thực thiên thu
Chương nhữ trung nghĩa.
Thái Bạch dịch:
'Giỏi thay người chài
Mạnh thay quốc sĩ
Đốt thuyền Nhật Tảo,
Phá lũy Kiên Giang.
Thù nước chưa xong
Thân sao đã mất
Hiệu khí xưa nay
Người nam tử ấy
Máu đỏ, cát vàng
Hỡi ơi thôi vậy
Ngàn năm hương khói,
Trung nghĩa còn đây.
Và cúng chính nhà vua này đã sắc phong ông làm Thượng Ðẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chớ không chịu đầu hàng Pháp. Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân, nhất là những ngư dân, luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới dân chài áo vải, vậy mà đã trở thành một vị anh hùng, đúng với ý nghĩa: "Sống làm Tướng và chết làm Thần!" và "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

Tưởng nhớ

Tượng Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc, nơi ông bị Pháp bắt
Sau khi ông bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bí mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương (cá Ông hay cá Voi), chính là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá hiện nay.
Và khi người Pháp không còn cai trị Việt Nam, vào năm 1970, nhân dân địa phương đã lập tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng, màu đen đặt trước "chợ nhà lồng" Rạch Giá (cũ). Hiện nay, tượng thờ này được sơn lại màu nâu đỏ, và đã được di dời vào trong khuôn viên khu đền thờ của ông tại thành phố Rạch Giá. Năm 2000, người ta đã cho làm một tượng mới bằng cũng bằng đồng lớn hơn, màu xám, để thay thế, và khu "chợ nhà lồng" mà sau này nó còn có tên là "Khu thương mại", cũng đã di dời nơi khác để nơi đó trở thành công viên.
Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long... nhân dân đã lập đền thờ ông và hằng năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể. (Đình Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá tổ chức lễ giỗ vào các ngày từ 27 đến 29 tháng 8 âm lịch. Đình và mộ nơi này đã được công nhận là di tích Lịch–Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 06 tháng 12 năm 1989).
Tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, nơi diễn ra trận "Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa" của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu L’Esperance của Pháp (ngay cạnh Vàm sông Nhựt Tảo), chính quyền và nhân dân đã xây dựng và khánh thành Đền Tưởng niệm Nguyễn Trung Trực trên khu đất rộng 6 ha ngày 14/10/2010.
[5]

Gia quyến

Cha mẹ

Tương truyền, Nguyễn Trung Trực rất có hiếu với mẹ. Là con trưởng, hàng ngày ông phải đi đánh bắt cá để có tiền phụ giúp gia đình. Theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, lúc ông đến ở Tà Niên, chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang, ông đã đưa mẹ đến ẩn náu ở nhà ông Dương Công Thuyên ở chợ Rạch Giá. Đến khi rút Hòn Chông, ông cũng đưa mẹ đi theo. Chỉ đến khi vượt biển ra đảo Phú Quốc, ông mới đành phải để mẹ ở lại.
Không bắt được ông, thực dân Pháp đã sai người bắt mẹ ông[23], rồi tìm mọi cách để bà viết thư khuyên con ra hàng, nhưng bà không nghe. Về sau, biết tin con ra hàng, bà tức giận thổ huyết mà chết. Nhưng có người lại nói rằng mẹ ông không bị quân Pháp bắt. Đây là chuyện bịa để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng. Lúc Pháp tấn công Hòn Chông, thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ. Nhưng sau đó bà về ẩn náu ở Tân Thuận (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) rồi mất ở đó[24].
Cũng theo sách này, cha Nguyễn Trung Trực mất sớm, bỏ lại 8 người con khiến mẹ ông phải sớm hôm tảo tần vất vả.[25] Nhưng theo câu chuyện còn lưu lại trong họ tộc[26] cha ông Trực không mất sớm. Bởi sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt ở Phú Quốc, ông vẫn còn sống để đưa gia đình mình và gia đình của các nghĩa quân xuống ghe về ẩn náu ở Cà Mau. Khi chồng đi, bà Tô Kim Hồng (sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ghi là Lê Kim Hồng, tức mẹ ông Trực), vẫn còn ở lại Hòn Chông, trong sự quản thúc của chính quyền thực dân và bà đã mất ở đó. Mãi sau này hài cốt của bà mới được cải táng về nằm bên cạnh chồng ở Cà Mau. Hiện nay, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Trung Trực đông đúc cả ngàn người, sống rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung đông nhất là ở hai xã Tân Đức và Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

Vợ con

Cũng theo lời kể thì ông có người vợ tên Điều (tục gọi là bà Đỏ. Có nguồn cho rằng bà Điều và bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải một người), người làng Minh Lương (nay thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang). Bà Điều là người đã từng theo sát ông trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Có lần bà đi do thám đồn Săn Đá ở Rạch Giá, bị đối phương bắt được, nhưng Nguyễn Trung Trực đến giải cứu kịp. Sau, bà bị bắt lần nữa, bị nhốt trong khám lớn Rạch Giá, mãi đến khi ông Trực đánh chiếm đồn bót trên (1868) mới giải thoát cho bà. Chưa rõ hai người có con hay không, bà đã hy sinh ở đâu và lúc nào.
Khi ở đảo Phú Quốc, ông có thêm một vợ tên là Lê Kim Định (tục gọi bà Quan Lớn Tướng), sinh được một trai nhưng chết non. Hiện còn mộ và đền thờ của bà ở Cửa Cạn (Phú Quốc)...[27] Theo lời kể, thì khi nghĩa quân bị vây khổn vào năm 1968, bà Định đã dùng ghe theo dòng sông Cửa Cạn để ra biển về đất liền. Nhưng chẳng may gặp đoạn sông bị cát lấp, ghe của bà bị mắc lại, không đi được. Kiệt sức, bà sinh non trong một đêm mưa bão, và rồi bị băng huyết mà chết. Hài nhi sinh non cũng chết theo. Có người tìm gặp cả hai thi hài, đem giấu vào một bọng cây. Đến khi yên ổn, người dân mới đem hài cốt hai mẹ con bà chôn cất tử tế tại bãi Ông Lang. Mộ bà được gọi là mộ Bà Lớn.[28]
Trong biên bản hỏi cung khi ông Trực bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, có câu:...Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt và mong rằng người ta cho những đứa con của tôi lên Sài Gòn. Nếu căn cứ vào câu này, thì ông Trực có ít nhất hai ba đứa con, nhưng cuộc đời của họ sau này ra sao, không thấy tài liệu nào nói đến.

Ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Ghi theo sách Hỏi đáp lịch sử Việt Nam tập 4, NXB Trẻ, năm 2007. Căn cứ biên bản hỏi cung ông Nguyễn Trung Trực tại khám đường Sài Gòn vào tháng 10 năm 1868, ông Trực "mới được 30 tuổi"(age’ de 30 ans), thì rất có thể ông sinh năm 1838. Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật Việt Nam cho rằng ông sinh năm 1837.
  2. ^ Ghi theo sách Hỏi đáp lịch sử Việt Nam tập 4 (sách đã dẫn, tr. 46). Sách Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (Nxb QĐND, 2008, tr. 54) và Phan Thành Tài (bài in trong Nam Bộ - đất và người, do Hội Khoa học lịch sử TP. HCM tổ chức biên soạn, NXB Trẻ, tr. 167), đều cho biết khi ông Trực lui quân về Hòn Chông, mới đổi tên thành Nguyễn Trung Trực.
  3. ^ Hỏi đáp lịch sử tập 4 (sách đã dẫn, tr.46). Phan Thành Tài trong Nam Bộ - đất và người ghi là "quyền sung quản binh đạo" (Hội Khoa học lịch sử TP. HCM, NXB Trẻ tr. 159). Và theo biên bản hỏi cung khi ông Trực bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, thì ông đã được ra Huế nhận chức.
  4. ^ Xem toàn văn nơi đề mục Huỳnh Mẫn Đạt.
  5. ^ Ghi theo Hỏi đáp lịch sử tập 4. Phan Thành Tài ghi tên là Nguyễn Văn Quang.
  6. ^ Nguyễn Phan Quang cho biết: "Theo tài liệu của Pháp thì trong trận đốt cháy tàu Espérance, Nguyễn Trung Trực đã được sự hướng dẫn, hỗ trợ của Trương Định".(Việt Nam thế kỷ 19, NXB TP. HCM, 2002, tr. 289)
  7. ^ Theo Phan Thành Tài, sách đã dẫn và Hỏi đáp lịch sử, tập 4, sách đã dẫn.
  8. ^ Có tài liệu nói Nguyễn Trung Trực nhận chức khi ở Tân An, có tài liệu nói ông ra Bình Định nhận chức.
  9. ^ Số liệu ghi theo sách Lược sử đình Vĩnh Hòa Hiệp, sách đã dẫn, tr. 24.
  10. ^ "Bulletin de la Société des Etudes Indochine de Saigon", Sài Gòn, tr.40.
  11. ^ Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, Sài Gòn, 1962, tr.198
  12. ^ Paulin Vial, sách đã dẫn.
  13. ^ Dẫn lại theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Nxb QĐND, 2008 tr. 70.
  14. ^ Nguyễn Nghị, Nguyễn Trung Trực qua một số tư liệu của Pháp cho biết: "Nhiều hồ sơ tương đối quan trọng trong những năm 1860 đến đầu thập niên 1870, đã được ghi là phát hiện mất. Theo một số nhà chuyên môn thì người Pháp khi trở lại Việt Nam đã lấy đi..."(Nam Bộ - xưa và nay, NXB TP. HCM và tạp chí Xưa và Nay, năm 2005, tr.255
  15. ^ Câu trong ngoặc kép, dịch nguyên văn theo Giám đốc sở nội vụ Paulin Vial (Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, Sài Gòn, 1962, tr.198)
  16. ^ Ðịa điểm hành quyết ngay tại miếng đất đối diện chợ nhà lồng Rạch Giá, lúc bấy giờ còn cây da cổ thụ. Trên miếng đất thấm máu Nguyễn Trung Trực, người Pháp cho xây lên Nhà Giây Thép, về sau là Ty Bưu Ðiện tỉnh lỵ. Riêng cây da cổ thụ đã bị đốn vào năm 1947.
  17. ^ Theo Lược sử Đình Vĩnh Hòa Hiệp do Ban Bảo vệ di tích tổ chức biên soạn và ấn hành vào tháng 1 năm 2008: "Từ đầu tháng 6 năm 1867 đến ngày 16 tháng 6 năm 1868, dân làng Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp) đã đùm bọc, chở che nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, để họ chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang.
  18. ^ Theo Nguyễn Thị Diệp Mai, "Làng Vĩnh Hòa Đông" trên website Văn nghệ Sông Cửu Long [1]. Thông tin thêm: Có người cho rằng, chém ông Trực xong, người Pháp cho ráp đầu mình lại rồi cho liệm vào hòm đem chôn cất tử tế. Mộ ông chôn trong vòng thành ông Chánh, cách cầu ông Chánh chừng 70 m. Mộ chiếm một khu đất chừng 100 thước vuông, xây cao lên quá 3 thước, chung quang có xiềng xích bằng sắt...(theo Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, tr. 199-200). Nhưng theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, thì đây là mả của một Trung úy hải quân Pháp, và ngôi mộ ấy đã bị phá vỡ năm 1945 khi đồng bào miền Nam cùng nổi dậy. Lại có người cho rằng quân Pháp đã cho chôn mình ông ở sau dinh Tỉnh trưởng (cũ), còn đầu ông thì đem bêu ở chợ Rạch Giá. Một đêm, có người lẻn đến lấy mất. Thực tế, cùng bị chém với ông Trực buổi ấy còn có hai người nữa nhưng không rõ tên tuổi và đã phạm tội gì. Chém xong, Pháp đem chôn tất cả ở phía sau dinh Tỉnh trưởng cũ (nay là Cung thiếu nhi thành phố Rạch Giá, nằm kề bên UBND tỉnh Kiên Giang), rồi không rõ ai đã trồng bên mộ một cây đa. Năm 1986, chánh quyền tỉnh Kiên Giang đã tìm được hài cốt ông ở nơi ấy và đã di táng về bên trong khuôn viên đình thờ Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá. Xem thêm [2].
  19. ^ Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hài cốt trong mộ không phải là của Nguyễn Trung Trực. Xem: [3].
  20. ^ Sách đã dẫn, quyển 2, tr. 241.
  21. ^ Sách đã dẫn, tr. 300.
  22. ^ Theo ý kiến của Nguyễn Thị Thanh Xuân trong cuộc "hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Trung Trực" trong hai ngày 7 và 8 tháng 10 năm 1988 tại Rạch Giá, thì bài thơ trên do nhà thơ Trương Gia Mô làm ra. Điều này rất có thể, vì Nguyễn Nghị căn cứ Cơ mật viện trích tư sự, đề ngày 6 tháng 2 năm Tự Đức 24 (1872) cho biết: "Mãi bốn năm sau khi Nguyễn Trung Trực mất, triều đình Huế mới có văn thư yêu cầu cứu xét rõ nguyên ủy, sự trạng của hai tên này (Nguyễn Trung Trực và Hồ Huân Nghiệp) xuất thân như thế nào, đã từng làm quan hay chưa, theo ai làm việc gì, chết ngày nào" để xem có nên hay không nên tặng thưởng...(Tài liệu cơ mật mang ký hiệu R. 73/199 tại Lưu trữ Trung ương 2. Dẫn theo Nguyễn Trung Trực qua một số tư liệu Pháp, sách đã dẫn, tr.254)
  23. ^ Ở một vài sách đã dẫn bên trên và trong lời khai của ông Trực đều không có chi tiết này
  24. ^ Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, tr. 61-62
  25. ^ Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực,tr. 26 và 93.
  26. ^ Theo bài Những hậu duệ của Nguyễn Trung Trực
  27. ^ Nhiều người soạn, Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Nxb QĐND, 2008, tr. 26-28.
  28. ^ Theo [4].

Liên kết ngoài


Kim Thế Tông

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kim Thế Tông
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Hoàng đế nhà Kim
Trị vì 10/1161[1] – 1/1189[2]
Tiền nhiệm Kim Hải Lăng Vương
Kế nhiệm Kim Chương Tông
Thông tin chung
Thê thiếp Chiêu Đức hoàng hậu Ô Lâm Đáp thị
Trương nguyên phi
Lý nguyên phi
Lương chiêu nghi
Thạch Mạt tài nhân
Hậu duệ 10 con trai và 1 con gái (xem văn bản)
Tên húy Hoàn Nhan Ô Lộc
Hoàn Nhan Tụ
Hoàn Nhan Ung
Niên hiệu Đại Định: 1161-1189
Thụy hiệu Quang thiên Hưng vận Văn đức Vũ công Thánh minh Nhân Hiếu hoàng đế
(光天興運文德武功聖明仁孝皇帝)[1][2]
Miếu hiệu Thế Tông (世宗)
Triều đại Nhà Kim
Thân phụ Kim Duệ Tông[1][3] Hoàn Nhan Tông Nghiêu
Thân mẫu Mẹ đích: Khâm Từ hoàng hậu[3] Bồ Sát thị
Mẹ sinh: Trinh Ý hoàng hậu[3] Lý thị[1]
Sinh 1123[1]
Mất 1189
Trung Quốc
An táng Hưng Lăng[2]
Kim Thế Tông (chữ Hán: 金世宗; 1123[4]1189), tên thật là Hoàn Nhan Ô Lộc[1], tên khác là Hoàn Nhan Ung[1], là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Hoàn Nhan Ung là con của hoàng tử Hoàn Nhan Tông Phụ, cháu nội của Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả. Mẹ ông là Lý thị, vợ thứ của Tông Phụ, người quý tộc Bột Hải, sinh ra ông năm 1123 tại hoàng cung phủ Hội Ninh, Thượng Kinh.
Hoàn Nhan Tông Phụ thường đóng vai trò trấn giữ kinh sư khi Kim Thái Tổ và các hoàng tử khác đi chinh chiến. Ông được mẹ dạy dỗ từ nhỏ, sớm thông hiểu nhiều sách vở. Khi Tông Phụ qua đời (1135), Hoàn Nhan Ung mới 12 tuổi. Theo tục người Nữ Chân, phụ nữ góa chồng có thể được mang gả cho người trong tông tộc, nhưng Lý thị từ chối tục này và xuất gia đi tu ở Liêu Dương[5].

Thời trẻ

Hoàn Nhan Ung khi sinh ra có 7 nốt ruồi trên ngực[6]. Tiếp nối truyền thống thượng võ của gia tộc, Hoàn Nhan Ung theo nghề võ, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung. Ông được giáo dục tốt về quân sự và được theo các chú, bác là Hoàn Nhan Tông Bật, Hoàn Nhan Tông Xương, Hoàn Nhan Tông Hàn ra chiến trận.

Thời Hi Tông và Hải Lăng Vương

Nhẫn nhịn tìm đường sống

Hoàn Nhan Ung là viên tướng có sức khỏe và tài năng. Đến thời Kim Hi Tông, Hoàn Nhan Ung được bổ nhiệm làm Quang lộc đại phu, rồi tước Cát vương, giữ chức Binh bộ thượng thư.
Sau mấy năm làm vua, Kim Hi Tông ham mê rượu chè và thảm sát nhiều anh em trong họ tộc. Hoàng hậu Điệu Bình lại chuyên quyền, hay tham gia vào triều chính, vì vậy Hoàn Nhan Ung và vợ là Ô Lâm Đáp thị phải trải qua nhiều ngày sóng gió. Để tránh tai họa, theo lời vợ, ông mang báu vật gia đình là đai bạch ngọc trắng mà vua Tống thường dùng (vốn là chiến lợi phẩm khi đánh Tống), dâng hoàng hậu để tránh bị giết và giữ được chức Binh bộ Thượng thư[5][7].
Năm 1149, người anh họ ông là Hoàn Nhan Lượng (cháu đích tôn của Kim Thái Tổ) giết chết Kim Hi Tông giành ngôi vua. Hoàn Nhan Lượng cũng ra tay sát hại nhiều người trong tông thất vì không cùng cánh hoặc phòng ngừa họ chống đối. Để thoát hiểm, Hoàn Nhan Ung cũng phải dâng nhiều của báu như bội đao sừng tê triều Liêu, bộ đồ uống trà bằng ngọc của Thổ Phồn lên Hoàn Nhan Lượng. Tuy không bị giết, Hoàn Nhan Ung vẫn bị điều đi làm quan ở xa, lần lượt đảm đương các chức vụ như Hội Ninh mục, Trung Kinh lưu thủ, Yên Kinh lưu thủ, Tế Nam doãn.
Hoàn Nhan Lượng rất hiếu sắc, đã giết hại nhiều tông thất và tướng sĩ trong triều và cướp vợ, con gái những người này đưa vào cung làm phi tần[8]. Trước sau có gần 20 phi tần của Hoàn Nhan Lượng là những người thân thích trong họ, vợ góa con côi của tông thất. Khi Hoàn Nhan Ung ở Tế Nam, Hoàn Nhan Lượng cũng muốn cướp vợ ông, bèn triệu bà vào cung. Vì tính mạng của ông, Ô Lâm Đáp thị nhẫn nhục lên đường, trước khi đi dặn ông hãy nén giận để chiêu nạp hiền sĩ đợi ngày trả thù; khi đi tới Cố Tiết cách Trung Đô hơn 70 dặm, bà nhảy xuống hồ tự sát[7].
Năm 1155, Hoàn Nhan Lượng bổ nhiệm ông làm Đông Kinh lưu thủ. Hoàn Nhan Ung bắt đầu xây dựng thế lực riêng cho mình. Được sự giúp đỡ của mẹ đẻ là Lý thị, ông có được sự hậu thuẫn của họ bên mẹ ở Bột Hải, đứng đầu là cậu ruột Lý Thạch. Trong thời gian trấn trị tại đây, Hoàn Nhan Ung đã liên kết với 2 gia tộc lớn là Lý và Trương. Ngoài ra, do sự cai trị khá hà khắc và thích chiến tranh của Hoàn Nhan Lượng khiến các tướng sĩ và quý tộc Nữ Chân ở vùng Liêu Dương chán ghét, nhiều người quay sang ủng hộ ông[6]. Điều đó khiến Hoàn Nhan Lượng bắt đầu lo ngại về ông.

Làm binh biến lên ngôi

Hoàn Nhan Lượng có ý định phát động chiến tranh để xâm chiếm hoàn toàn Nam Tống. Năm 1160, vua Kim phát binh đánh Tống, huy động mấy chục vạn quân và ngựa chiến ra trận. Tuy nam tiến, vua Kim vẫn đề phòng Hoàn Nhan Ung, sai em họ là Cao Tồn Phúc đưa Lý Nhan Long tới Đông Kinh làm Phó lưu thủ để giám sát ông. Cao Tồn Phúc có con gái làm phi tần của vua Kim, được tin cậy, thấy Hoàn Nhan Ung chiêu binh tích vũ khí bèn mật báo với Hoàn Nhan Lượng.
Vì Hoàn Nhan Lượng huy động rất nhiều quân trong toàn quốc ra trận khiến nước Kim xao động. Nhiều người Nữ Chân không muốn ra trận. Khi quân Kim đi qua sông Hoài đến Lô châu[9], nhiều người cùng nhau đào ngũ. Tháng 8 năm 1161, quan Mưu khắc của phủ Hàm Bình là Khoát Lý nổi dậy làm binh biến ở Liêu Đông chống lại Hoàn Nhan Lượng. Cùng lúc, một cánh quân do tướng Hoàn Nhan Phúc Thọ[1] chỉ huy gần 1 vạn người đã phản biến chạy về Đông Kinh, tuyên bố ủng hộ lập Hoàn Nhan Ung lên ngôi.
Hoàn Nhan Ung mang quân dẹp Khoát Lý, Khoát Lý vội lui binh. Hoàn Nhan Ung được một người nhà của Cao Tồn Phúc báo tin Cao Tồn Phúc đã tâu lên vua Kim và muốn giết mình. Ông vội hỏi kế Lý Thạch. Nghe theo lời Lý Thạch, Hoàn Nhan Ung bèn chủ động ra tay trước. Ông lấy lý do "chống giặc" để triệu tập Cao Tồn Phúc và Lý Nhan Long tới họp mặt tại chùa Thanh An nơi mẹ ông xuất gia.
Cao Tồn Phúc không dám đến. Hoàn Nhan Ung cho người tới giục giã mấy lần, Phúc và Long phải tới dự. Ông bèn hạ lệnh bắt giữ Phúc và Long. Ngày 3 tháng 10 năm 1161 Hoàn Nhan Phúc Thọ mang 1 vạn quân từ Sơn Đông về hội, Hoàn Nhan Mưu Diễn cũng mang 5000 quân từ Thường An[10] đến theo ông. Ngày 7 tháng 10 ÂL (tức 27 tháng 10 DL), Hoàn Nhan Ung tập hợp mấy cánh quân tiến vào thành giết chết Cao Tồn Phúc và những người cùng phe, tự lập làm hoàng đế, đặt niên hiệu là Đại Định, tức là Kim Thế Tông.
Kim Thế Tông mang quân đánh chiếm Yên Kinh, Trung Đô rất thuận lợi. Để có danh nghĩa thảo phạt Hoàn Nhan Lượng, Hoàn Nhan Ung đưa thư đi các nơi kể tội Lượng sát hại mẹ (thái hậu)[11], giết hại tông thất, giết con cháu của Kim Thái Tông, con cháu của Hoàn Nhan Tông HànHoàn Nhan Tông Bật, đốt cung thất Thượng Kinh... tất cả 16 tội; rồi ông tuyên bố phế Hoàn Nhan Lượng làm Hải Lăng vương[12].
Hoàn Nhan Lượng nghe tin có binh biến, không còn đường về, cố sức đánh chiếm Nam Tống. Nhưng dần dần chiến sự bất lợi trước sức chống trả của quân Tống. Do Lượng quá tàn bạo khiến tướng sĩ chán ghét, tháng 11 năm 1161, các tướng sĩ đánh vào trại giết chết Lượng, sau đó về Biện Kinh giết nốt con Lượng là thái tử Quang Anh. Quân Kim rút lui.

Ổn định quốc gia

Để ổn định tình hình trong nước, trước hết Kim Thế Tông tính tới việc ổn định tập đoàn thống trị. Sau khi tiến vào Trung Đô, ông tuyên bố bãi bỏ chính sách tàn sát nội tộc, cho đưa hài cốt của các tướng sĩ và tông thất bị Hoàn Nhan Lượng sát hại được đưa về quê chôn cất, phục hồi lại chức vụ cho con cháu họ, phong thưởng cho các tướng sĩ có công mà chưa được thưởng. Ông khoan dung không trị tội những người đi theo Hoàn Nhan Lượng, thu dùng họ[13].
Ông bỏ hiệu cũ Đông Hôn vương mà Hoàn Nhan Lượng đã đặt cho vua cũ Hoàn Nhan Đản (bị Hoàn Nhan Lượng lật đổ), truy tôn là Kim Hi Tông, cải táng tư lăng. Đồng thời, Kim Thế Tông cho tu sửa cung điện phủ Hội Ninh từng bị Hoàn Nhan Lượng hủy diệt, khôi phục lại tên cũ là Thượng Kinh. Chính sách mới của Kim Thế Tông khiến các quý tộc Nữ Chân rất vui mừng và ủng hộ ông[14].
Kim Thế Tông cũng nhanh chóng đánh dẹp các lực lượng còn trung thành với Hoàn Nhan Lượng, dùng chính sách vừa đánh vừa phủ dụ. Cuối cùng các lực lượng thân vua cũ để quy phục ông.
Nhân sự hỗn loạn trong nội bộ nước Kim do nhiều người oán hận Hải Lăng vương Lượng gây ra, nhiều người cũng nhân đó khởi binh nổi dậy. Tháng 12 năm 1161, Y Lạt Oa Oát cầm đầu người Khiết Đan khởi binh chống lại Kim Thế Tông, tự xưng là hoàng đế.
Đầu năm 1162, Kim Thế Tông bắt đầu ra quân dẹp loạn. Ông cử Hoàn Nhan Mưu Diễn làm tướng, chủ trương "vừa đánh vừa vỗ về". Trong khi giao chiến, ông vẫn hạ chiếu kêu gọi người Khiết Đan đầu hàng. Sau hơn 10 trận giao tranh, quân Khiết Đan bị tổn thất nặng nề. Hai bên gặp nhau trong trận đánh lớn ở Niểu Lĩnh, bị chết trận rất nhiều, cuối cùng quân Kim bắt được Oa Oát. Kim Thế Tông ra lệnh giết Oa Oát cùng cả nhà ông ta.

Đối nội

Triều đình và bộ máy liêu thuộc

Theo lời một số triều thần, Kim Thế Tông dời đô từ Thượng Kinh đến Trung Đô. Sau đó, ông thực hiện một số cải cách trong triều. Về quan chức, ông thực hiện chính sách trọng dụng người tài, có sức khỏe, không câu nệ lai lịch của họ, dựa theo tài năng, không vì ân oán riêng tư[15]. Điển hình trong số những người phục vụ đắc lực cho Hoàn Nhan Lượng được ông trọng dụng là Chí Ninh và Dương Huyền Tố[16].
Người Bột Hải, Khiết Đan, người Hán đều được tham gia bộ máy triều chính. Trong thời gian cai trị, Kim Thế Tông đã lựa chọn được nhiều quan lại có thực tài, thanh liêm; thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Ông quy định các quan lại trung ương và địa phương phải thường xuyên gặp gỡ nhau để trao đổi công việc. Ai đến tuổi 60 thì ông cho nghỉ hưu[17].
Trong bộ máy cai trị, Kim Thế Tông thực thi chính sách tập trung quyền lực vào tay hoàng đế. Ông lấy thượng thư lệnh và Tả, Hữu thừa tướng và Bình chương chính sự làm quan đầu triều.
Về mặt pháp luật, Kim Thế Tông dựa theo luật cũ của nhà Đườngnhà Tống, sửa đổi để dùng tại nước Kim. Ông quan tâm sửa đổi pháp luật về hình sự, khiến nhân dân dễ hiểu về luật lệ[18].

Dân tộc

Để ngăn ngừa sự nổi dậy kế tiếp của người Khiết Đan, sau khi dẹp loạn, Kim Thế Tông thay đổi chính sách thống trị trước đây. Ông trọng dụng các binh lĩnh người Khiết Đan trong quân ngũ; áp dụng chính sách di dân, đưa người Khiết Đan ở vùng đông bắc tới các lộ Thượng Kinh, Ô Lý Thạch Lũy Bộ[19], lại chuyển người Khiết Đan ở vùng tây bắc đến các lộ Thượng Kinh, Tế châu[20] để họ chung sống với người Nữ Chânngười Hán. Các tộc chung sống hòa binh, giải quyết được vấn đề sắc tộc, tạo ra sự ổn định trong nước[21].

Kinh tế

Chiến tranh thời Hải Lăng vương Hoàn Nhan Lượng khiến nước Kim bị suy đồi kinh tế, kho tàng trống rỗng. Để khôi phục lại kinh tế trong nước, Kim Thế Tông chú trọng phát triển nông nghiệp.
Năm 1162, ông hạ chiếu xá tội cho những người dân từng theo các lực lượng khởi nghĩa chống triều đình thời Hoàn Nhan Lượng, thả hàng loạt tù binh cho về nhà tham gia sản xuất để tăng sức lao động làm nghề nông. Năm 1163, ông hạ lệnh miễn giảm thuế và lao dịch. Năm 1165, sau khi đạt được hòa ước với Nam Tống, ông chỉ duy trì 6 vạn quân lưu thú ở Giang Hoài, còn cho tất cả giải ngũ[22]. Đến năm 1173, lao dịch trong nước đã giảm đi một nửa.
Khi nhà Kim mới vào trung nguyên đã trưng dụng nhiều đất của nhân dân để làm vườn tược và nơi săn bắn, tới thời Kim Hi Tông giảm bớt, sang thời Kim Thế Tông bỏ hoàn toàn, trả lại hết đất đai cho dân. Ông còn lệnh cho các quý tộc có quá nhiều đất đai trả lại một số cho dân cày cấy[23].
Trong những năm tiếp theo bị mất mùa, ông đều ra lệnh giảm tô thuế. Ông xuống chiếu khuyến khích nghề nông, răn đe những ai phá hoại sản xuất đều bị trị tội, không ngoại trừ thân vương quý tộc. Ông cho thả nhiều nô tỳ, động viên họ làm ruộng và làm thủy lợi.
Kim Thế Tông còn cho đúc thêm tiền, thúc đẩy thương mại phát triển. Những biện pháp đó của Kim Thế Tông khiến nước Kim được phục hồi sau nhiều năm chiến tranh, phát triển khá phồn vinh[18][24].
Kim Thế Tông còn đề xướng chính sách tiết kiệm. Ông nhiều lần hạ chiếu giảm bớt cung nữ để giảm chi tiêu của hoàng cung. Mỗi bữa ăn ông cũng lệnh không nấu dư thừa, nên có lần công chúa tới thỉnh an lúc ông đang ăn nhưng ông không còn cơm để thết đãi con gái[25].
Ông luôn dạy các hoàng tử, công chúa phải hết sức tiết kiệm. Ông từ chối đề nghị của một viên quan về việc tăng thêm đồ dùng cho bản thân và cho đông cung thái tử[18][25].

Văn hóa, giáo dục

Kim Thế Tông ra sức thay đổi chính sách theo kiểu Hán trước đây mà Hoàn Nhan Lượng áp dụng. Ông khôi phục quyền lợi cho người Nữ Chân, nỗ lực đề xướng khôi phục phong tục của người Nữ Chân, cấm họ mặc quần áo người Hán, không được kết hôn với người Hán và không đổi sang họ người Hán[25].
Tuy nhiên, cùng việc tiếp thu văn hóa Hán từ nhỏ và nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa Hán, Kim Thế Tông vẫn giữ một số nét chính trong chính sách Hán hóa. Ông đề cao tư tưởng Trung Dung và đạo đức của Nho gia. Ông mở đường ngôn luận, lắng nghe ý kiến của quan lại và nhân dân[25].
Thời Kim Thế Tông, giáo dục được coi trọng. Ông tuyển chọn nhiều quan lại qua thi cử. Khi ông mới lên ngôi, có người khuyên nên bỏ chế độ khoa cử, theo chính sách của Tần Thủy Hoàng. Kim Thế Tông không nghe theo, ngược lại còn thúc đẩy giáo dục và khoa cử phát triển hơn trước. Ông chủ trương nếu ai có tài đáng làm tiến sĩ thì cho đỗ cả, không hạn chế số lượng; nhưng ông cũng rất đề cao đức độ của họ; người đỗ trạng nguyên phải về địa phương khảo đức hạnh, không có đức hạnh thì sĩ gạch tên, không trọng dụng[26].
Năm 1166, ông mở trường Thái học, năm đầu chỉ có 160 người, sang năm sau lên 400. Tại kinh đô thành lập Nữ Chân Viên Tử học, năm 1176, hệ thống các trường cấp lộ được thiết lập gọi là Nữ Chân phủ học, và năm 1189, hệ thống này được thiết lập tại cấp quận. Kim Thế Tông cho giảng dạy các môn học này (sách luận) bằng tiếng Nữ Chân năm 1164, tiếng Hán được phiên âm sang tiếng Nữ Chân để người Nữ Chân có thể học tập. Từ Kim Thế Tông trở đi, các khoa cử đều dùng Nữ Chân văn, người Hán muốn gia nhập vào giới sĩ phu cũng phải theo con đường đó. Do chính sách của Thế Tông, văn hóa của giới quý tộc Nữ Chân được nâng lên cao hơn nhiều so với trước[27].
Một công trình xây dựng nổi tiếng trong thời gian Kim Thế Tông cai trị còn tồn tại đến ngày nay là Lư Câu Kiều, gần Bắc Kinh. Cây cầu này xây dựng trong vòng 3 năm (1189 – 1192) có chiều dài 265,5 m (874 ft) và rộng 9,3m (30,5 ft), được đỡ bằng 281 cột. Tại mỗi cột có chạm khắc 1 con sư tử đá.

Đối ngoại

Với Nam Tống

Nhận thấy việc đánh Nam Tống của Hoàn Nhan Lượng là không nên, ngay tháng chạp năm 1161 sau khi Hoàn Nhan Lượng chết, Kim Thế Tông sai Nguyên soái tả giám quân Cao Trung Kiến đến đề xuất bãi binh với Nam Tống. Ông hạ lệnh cho những binh sĩ từng nam chinh thuộc các lộ Hà Bắc, Sơn Đông, Thiểm Tây được giải ngũ về quê[28]. Ông trả lại những vùng lãnh thổ mà Hoàn Nhan Lượng đã chiếm của Nam Tống như các lộ Hà Bắc, Sơn Đông, Thiểm Tây.
Nhưng năm 1162, Tống Hiếu Tông lên ngôi lại chủ trương kháng Kim, bèn bổ nhiệm Trương Tuấn làm tướng vùng Giang Hoài để chống Kim. Kim Thế Tông gấp rút xây dựng lực lượng chống Tống, xây dựng các phòng tuyến để đề phòng sự tấn công từ phía nam. Tháng 5 năm 1162, Nam Tống xuất quân đánh chiếm Túc châu của nước Kim. Kim Thế Tông hạ lệnh phản công nhanh chóng chiếm lại Túc châu.
Trong triều Tống vẫn tiếp tục đấu tranh giữa hai phe chủ chiến và nghị hòa không chấm dứt. Thấy vua Tống vẫn còn ý định gây chiến, để gây sức ép khiến Tống Hiếu Tông phải nghị hòa, Kim Thế Tông quyết định đánh Tống trước. Một mặt, ông sai hữu thừa tướng Bộc Tán Trung Nghĩa làm Đô nguyên soái, thống lĩnh ba quân ở Nam Kinh (Khai Phong, Biện Kinh cũ của Bắc Tống), sai Phó nguyên soái Liệt Chí Ninh đóng quân ở Hoài Dương; mặt khác ông lệnh cho 2 tướng ra đề nghị bên Tống ngừng bắc tiến và cống nạp thì sẽ ngưng chiến.
Liệt Chí Ninh đưa thư cho tướng Tống là Trương Tuấn đề nghị giảng hòa. Trương Tuấn không chịu, ra quân đánh Kim, nhưng bị quân Kim nhanh chóng đánh lui.
Để nghị hòa nhanh chóng đạt kết quả, Kim Thế Tông đồng ý bớt điều kiện, cho vua Tống không phải xưng thần như trước, mà chỉ phải xưng "cháu" (điệt)[29]. Bộc Tán Trung Nghĩa cho thư qua lại với Tống Hiếu Tông 7 lần, vua Tống vẫn chưa dứt khoát. Theo lệnh của Thế Tông, năm 1164, quân Kim vượt sông Hoài, đánh chiếm Vu Thai, Lư châu, Hào châu. Trước thế mạnh của quân Kim, Tống Hiếu Tông sợ hãi sai sứ đến xin giảng hòa.
Đầu năm 1165, Kim Thế Tông chấp nhận hòa ước với Nam Tống. Hai bên thỏa thuận hòa bình, gọi là Hòa ước Long Hưng giữa nhà Kim và nhà Tống, với nội dung chủ yếu là[30]:
  • Biên giới: phía Đông lấy trung du, phía Tây lấy hai châu Đường, Đặng (Hồ Bắc) làm ranh giới. Nam Tống phải trả lại 6 châu Hải, Tứ, Đường, Đặng, Thường, Tần cho Kim
  • Quan hệ: hai nước có quan hệ chú-cháu, Tống Hiếu Tông không phải xưng "thần" nhưng phải xưng "cháu" với Kim Thế Tông
  • Cống nạp: hàng năm Tống phải cống cho Kim 20 vạn lạng bạc và 20 vạn tấm lụa
Từ đó hai nước sống trong hòa bình, suốt 40 năm không xảy ra chiến tranh[25][31].

Với Đại Việt

Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt[32][33] và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt[34].
Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả 2 nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau[32][33][34].

Qua đời

Trái với Hoàn Nhan Lượng thích nữ sắc, Kim Thế Tông sống khá tiết dục. Ông cho nhiều cung nữ ra khỏi hoàng cung và không lập hoàng hậu khác sau khi người vợ chính Ô Lâm Đáp thị qua đời.
Do thái tử Doãn Cung mất sớm năm 1185, ông lập cháu nội là Hoàn Nhan Cảnh làm hoàng thái tôn.
Ngày 24 tháng 1 năm 1189, Kim Thế Tông lâm bệnh và qua đời tại điện Phúc An thuộc Trung Đô, ở ngôi được 29 năm, hưởng thọ 67 tuổi. Ông được an táng tại Hưng Lăng trên núi Đại Phong. Thái tôn Hoàn Nhan Cảnh lên nối ngôi, tức là Kim Chương Tông.

Nhận định

Kim Thế Tông được đánh giá là vị minh quân nhà Kim, nhà chính trị kiệt xuất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc[35]. Ông đã nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm cai trị từ nhiều vị vua đời trước làm bài học cho mình. Ông có công đưa nước Kim từ chiến tranh trở lại hòa bình, thiết lập quan hệ với láng giềng, xây dựng nước Kim thịnh trị, phồn vinh. Việc tuyển chọn quan lại theo tài năng và mở đường ngôn luận được coi là những chính sách tiến bộ của Kim Thế Tông[6].
Duy có việc phế bỏ chính sách Hán hóa mà Hoàn Nhan Lượng đang theo đuổi, trở về với diện mạo văn hóa Nữ Chân của ông bị xem là đi ngược lại với trào lưu lịch sử[6].
Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Kim Thế Tông vẫn là một vị vua có đủ tài đức, nhiều công lao. Ông được sử sách ca ngợi là "tiểu Nghiêu Thuấn"[36][37].

Gia đình

Cha mẹ

  • Cha: Hoàn Nhan Tông Phụ
  • Mẹ đích: Khâm Từ hoàng hậu Bồ Sát thị
  • Mẹ sinh: Trinh Ý hoàng hậu Lý thị

Vợ con

  • Chiêu Đức hoàng hậu Ô Lâm Đáp thị. Đây chính là người vợ bị Hoàn Nhan Lượng bắt vào cung và đã tự vẫn ở Cố Tiết. Khi lên ngôi vua, Kim Thế Tông đã truy phong bà làm hoàng hậu và không lập ai làm hoàng hậu nữa để bày tỏ lòng thương tiếc người vợ cũ suốt đời[7].
    • Thái tử Hoàn Nhan Doãn Cung (1146-1185). Sau này con trai ông là Chương Tông Hoàn Nhan Cảnh truy tôn làm Hiến Tông.
    • Triệu vương Hoàn Nhan Thục Liễn
    • Việt vương Hoàn Nhan Tà Lỗ
    • Dự quốc công chúa
  • Trương nguyên phi
    • Hạo vương Hoàn Nhan Vĩnh Trung
    • Việt vương Hoàn Nhan Vĩnh Công
  • Lý nguyên phi
    • Trịnh vương Hoàn Nhan Vĩnh Đạo
    • Vệ Thiệu vương Hoàn Nhan Vĩnh Tế
    • Lộ vương Hoàn Nhan Vĩnh Đức
  • Lương chiêu nghi
    • Dự vương Hoàn Nhan Vĩnh Thành
  • Thạch Mạt tài nhân
    • Quỳ vương Hoàn Nhan Vĩnh Thăng

Xem thêm

Tham khảo

  • Thương Thánh (2011), Chính sử Trung Quốc qua các triều đại, NXB Văn hóa thông tin
  • An Tác Chương (1996), Chuyện những kẻ bạo tàn trong lịch sử, NXB Văn hóa thông tin
  • Tiêu Lê (2000), Những ông vua nổi tiếng Trung Quốc, tập 3, NXB Đà Nẵng
  • Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Quốc, NXB Giáo dục
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, NXB Hà Nội
  • Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, NXB Văn hóa thông tin
  • Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản điện tử
  • Viện Sử học (1987), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội

Chú thích

  1. ^ a ă â b c d đ e Kim sử, quyển 6: Bản kỷ 6 - Thế Tông thượng
  2. ^ a ă â Kim sử, quyển 8: Bản kỷ 8 - Thế Tông hạ
  3. ^ a ă â Truy phong
  4. ^ Kim sử, quyển 6 chép là ông sinh năm Thiên Phụ thứ 7 đời Kim Thái Tổ, tức năm 1123.
  5. ^ a ă Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 29
  6. ^ a ă â b Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 474
  7. ^ a ă â Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 475
  8. ^ An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 209
  9. ^ Nay là Hợp Phì, An Huy
  10. ^ Đông bắc Thẩm Dương, Liêu Ninh
  11. ^ Hoàn Nhan Lượng là con đẻ của Đại thị, vợ lẽ của cha; sau khi lên ngôi đã giết vợ chính của cha là thái hậu Đan Đồ thị
  12. ^ An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 227
  13. ^ Tiêu Lê, sách đã đã dẫn, tr 38
  14. ^ Tiêu Lê, sách đã đã dẫn, tr 39
  15. ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 379
  16. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 40
  17. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 50-51
  18. ^ a ă â Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 380
  19. ^ Nay là lưu vực sông Tuy Phương
  20. ^ Nay là phía tây Cát Lâm
  21. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 41
  22. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 55
  23. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 57-58
  24. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 59
  25. ^ a ă â b c Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 476
  26. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 53-54
  27. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 53
  28. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 42
  29. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 45
  30. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 46
  31. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 47
  32. ^ a ă Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 350
  33. ^ a ă Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 5
  34. ^ a ă Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 143
  35. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 66
  36. ^ An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 226
  37. ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 57-66

Turkmenistan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Türkmenistan Jumhuriyäti

Flag of Turkmenistan.svg Emblem of Turkmenistan.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Turkmenistan
Khẩu hiệu
không có
Quốc ca
Independent, Neutral, Turkmenistan State Anthem (Quốc ca Turkmenistan Độc lập, Trung lập)
Hành chính
Chính phủ Quốc gia một đảng
Quyền Tổng thống Gurbanguly Berdimuhammedow
Ngôn ngữ chính thức tiếng Turkmen
Thủ đô Ashgabat
37°58′B, 58°20′Đ
Thành phố lớn nhất Ashgabat
Địa lý
Diện tích 488.100 km² (hạng 52)
Diện tích nước 4,9% %
Múi giờ Turkmenistan (UTC+5)
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập Từ Liên Xô
27 tháng 10 năm 1991
8 tháng 12 năm 1991
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 5.042.920 người (hạng 112)
Mật độ 10 người/km² (hạng 173)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: 29,38 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,738 trung bình (hạng 97)
Đơn vị tiền tệ Manat Turkmen (TMM)
Thông tin khác
Tên miền Internet .tm
Turkmenistan (phiên âm tiếng Việt: Tuốc-mê-ni-xtan), cũng được gọi là Turkmenia, tên đầy đủ là Cộng hòa Turkmenistan (tiếng Turkmen: Türkmenistan Jumhuriyäti) là một quốc gia tại Trung Á. Tên "Turkmenistan" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa "nước của người Turkmen". Sau đó nó là một thành phần của Liên Xô dưới tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen. Nước này giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc, và biển Caspi về phía tây. 87% người trong nước theo Hồi giáo, phần nhiều người trong đó có gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy có vùng phong phú về tài nguyên, phần nhiều nước này là sa mạc Karakum (sa mạc Cát Đen). Turkmenistan có hệ thống một đảng và nguyên thủ là Tổng thống vô thời hạn Saparmurat Atayevich Niyazov đến cuối năm 2006, khi ông đột tử.

Nguồn gốc tên gọi

Turkmenistan nằm ở phía tây nam khu vực Trung Á, tây giáp biển Caspian. Tên gọi lấy từ tên dân tộc.
Turkmen nghĩa là "vùng đất của người Tú chuch": Tổ tiên người Turkmen là cư dân của các bộ phận thuộc ngôn ngữ Iran như người Daha Masagaite, Salmat Aran, Maljiana... Khoảng thế kỷ V, hỗn huyết với người Tú chuch và người Okus ở những vùng thảo nguyên ven biển Caspian, có mối quan hệ rất mật thiết. Sau thế kỷ 11, người Đột Quyết vốn sinh hoạt du mục ở vùng thảo nguyên Trung Á di cư với qui mô lớn về khu vực Turkmenistan ngày nay, hình thành dân tộc Turkmen. Tên gọi do từ tiếng Nga "người Tú chuch" và kế tiếp là "khu vực" hợp thành, chỉ vùng đất của người Turkmen.
Thế kỷ 16 thành lập Hãn quốc KasiwaBuhala; cuối thế kỷ 19, bị Sa hoàng Nga thôn tính, tháng 11 và 12 năm 1917, thành lập chính quyền Xô Viết, ngày 27 tháng 10 năm 1924, thành lập nước "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Turkmenistan", đồng thời gia nhập vào Liên Bang Xô Viết, ngày 27 tháng 10 năm 1991, tuyên bố độc lập và đổi tên như hiện nay. Ngày 21 tháng 12 cùng năm gia nhập vào khối Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Turkmenistan
Lãnh thổ Turkmenistan có một lịch sử lâu dài và sóng gió, hết đội quân từ đế chế này tới đội quân từ đế chế khác đi qua đây trên con đường tìm kiếm những lãnh thổ thịnh vượng hơn. Lịch sử chữ viết của vùng này bắt đầu với cuộc chinh phục của Đế chế Achaemenid thuộc Ba Tư cổ đại, và vùng này được chia giữa các Xatrap Margiana, Khwarezm, và Parthia.
Alexander Đại Đế đã chinh phục lãnh thổ này vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên trên con đường tới Nam Á, khoảng cùng thời gian Con đường tơ lụa hình thành và trở thành con đường thương mại chính giữa Châu ÁVùng Địa Trung Hải. Một trăm năm mươi năm sau Vương quốc Parthian của người Ba Tư đã lập thủ đô của họ tại Nisa, hiện là ngoại ô thủ đô, Ashgabat. Thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, người Ả Rập đã chinh phục vùng này, đem theo Đạo Hồi và tích hợp Turkmen vào văn hoá Trung Đông. Vùng Turkmenistan nhanh chóng nổi tiếng bởi đây chính là thủ đô của Đại Khorasan, khi vua Hồi giáo Al-Ma'mun dời thủ đô tới Merv.
Flag of Turkmenistan.svg
Turkmenistan
Bài này nằm trong loại bài:
Lịch sử Turkmenistan
Buổi đầu lịch sử
Hồi giáo hóa
Nhà Seljuk
Nhà Timourides
Thuộc Nga
Turkmenistan thuộc Liên Xô
Cộng hòa Turkmenistan

Giữa thế kỷ 11, người Turk thuộc Đế chế Seljuk đã tập trung sức mạnh của họ tại lãnh thổ Turkmenistan trong nỗ lực nhằm bành trướng tới Afghanistan. Đế chế tan vỡ trong nửa sau thế kỷ mười hai, và người Turkmen mất nền độc lập khi Thành Cát Tư Hãn chiếm quyền kiểm soát phía đông vùng Biển Caspian trong cuộc hành quân về hướng tây. Trong bảy thế kỷ sau đó, người Turkmen sống dưới nhiều đế chế và liên tục xảy ra các cuộc chiến giữa các bộ tộc. Lịch sử Turkmen thời trước khi người Nga xuất hiện ít được ghi chép lại. Tuy nhiên, từ thế kỷ mười ba tới thế kỷ mười sáu, người Turkmen đã hình thành một nhóm sắc tộc, ngôn ngữ riêng biệt. Khi người Turkmen di cư tới vùng quanh Bán đảo Mangyshlak tại Kazakhstan ngày nay về hướng biên giới Iran và lòng chảo Amu Darya, xã hội bộ tộc Turkmen phát triển hơn nữa những truyền thống văn hóa sẽ trở thành nền tảng của ý thức quốc gia Turkmen sau này.
Giữa thế kỷ 17 và 19, quyền kiểm soát Turkmenistan bị tranh giành giữa các shahs Ba Tư, các Khiva khan, các emir Bukhara và những vị vua cai trị Afghanistan. Trong giai đoạn này, vĩ thủ lĩnh tinh thần Turkmen Magtymguly Pyragy đã trở thành nhân vật đầy ảnh hưởng cùng những nỗ lực tái lập độc lập và chủ quyền cho dân tộc. Ở thời điểm này vùng lãnh thổ Trung Á rộng lớn gồm cả vùng Turkmenistan vẫn chưa được vẽ bản đồ và rõ ràng đối với người Châu Âu nó chỉ được gọi là thế giới phía Tây. Sự đối đầu tranh giành quyền kiểm soát trong giai đoạn này xảy ra giữa Đế chế Anhnước Nga Sa Hoàng và được gọi là The Great Game. Trong suốt cuộc chinh phục Trung Á của mình, người Nga luôn gặp phải sự kháng cự mạnh liệt của người Turkmen. Tuy nhiên, tới năm 1894 Nga đã giành được quyền kiểm soát Turkmenistan và sáp nhập nó vào lãnh thổ của họ. Sự đối đầu chính thức kết thúc với Thỏa ước Anh-Nga năm 1907. Dần dần, các nền văn hóa Nga và Châu Âu du nhập vào vùng này, để lại dấu vết trong kiến trúc và thành phố Ashgabat được xây dựng theo kiểu mới, sau này sẽ trở thành thủ đô Turkmenistan. Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và sự bất ổn chính trị sau đó đã dẫn tới việc tuyên bố vùng này trở thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen, một trong sáu nước cộng hoà của Liên bang Xô viết năm 1924, hình thành nên biên giới nước Turkmenistan hiện đại.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Turkmen mới trải qua một quá trình Âu hoá thêm nữa. Bộ tộc người Turkmen được khuyến khích vô thần và chấp nhận trang phục kiểu Châu Âu. Bảng chữ cái Turkmen được thay đổi từ kiểu ký tự Ả Rập truyền thống sang kiểu Latinh và cuối cùng sang kiểu Kiril. Tuy nhiên, việc khuyến khích người Turkmen từ bỏ kiểu sống du mục cũ là một ưu tiên của những người cộng sản không quá thô bạo cho tới tận cuối năm 1948. Những tổ chức quốc gia có tồn tại trong vùng thời kỳ thập niên 1920 và 1930.
Khi Liên bang Xô viết bắt đầu sụp đổ, Turkmenistan và các nước Trung Á còn lại đều muốn duy trì một hình thức nhà nước cải tiến, chủ yếu bởi họ có nhu cầu sức mạnh kinh tế và thị trường của Liên bang Xô viết để phát triển thịnh vượng. Turkmenistan tuyên bố độc lập ngày 27 tháng 10 năm 1991[1], một trong những nước cộng hòa cuối cùng ly khai.
Năm 1991, Turkmenistan rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập, một tổ chức quốc tế của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ.
Lãnh đạo cũ thời Xô viết, Saparmurat Niyazov, vẫn tiếp tục nắm quyền tại Turkmenistan sau khi Liên bang Xô viết giải tán. Dưới thời cầm quyền hậu Xô viết của ông, các quan hệ Nga-Turkmenis tan bị ảnh hưởng nặng nền.[cần dẫn nguồn] Ông tạo dựng cho mình hình ảnh một người ủng hộ Hồi giáo truyền thống và văn hoá Turkmen (tự gọi mình là "Turkmenbashi", hay "lãnh đạo của người Turkmen"), nhưng ông nhanh chóng mang tiếng xấu ở phương Tây vì cách cầm quyền độc tài và sự sùng bái cá nhân quá mức. Quyền lực của ông được tăng cường mạnh đầu thập niên 1990, và năm 1999, ông đã trở thành Tổng thống suốt đời.
Niyazov bất ngờ qua đời ngày 21 tháng 12 năm 2006, chưa kịp chỉ định người kế vị. Một vị Cựu phó thủ tướng được cho là con ngoài giá thú của Niyazov,[2] Gurbanguly Berdimuhammedow, trở thành tổng thống tạm quyền, dù theo hiến pháp Chủ tịch của Hội đồng nhân dân Ovezgeldy Atayev, sẽ là người nắm chức vụ này. Tuy nhiên, Atayev đã bị kết án một số tội và bị cách chức.
Trong một cuộc bầu cử ngày 11 tháng 2 năm 2007, Berdimuhammedow được bầu làm tổng thống với 89% số phiếu 95% cử tri tham gia bầu cử, dù cuộc bầu cử bị các quan sát viên nước ngoài lên án.[3]
Để biết về tình hình từ khi Berdimuhammedow trúng cử, xem: Nhiệm kỳ Tổng thống Turkmenistan đầu tiên của Gurbanguly Berdimuhammedow.

Chính trị

Phủ Tổng thống tại Ashgabat.
Bài chi tiết: Chính trị Turkmenistan
Chính trị Turkmenistan theo khuôn khổ cộng hoà tổng thống, với Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ. Turkmenistan có hệ thống chính trị độc đảng.
Tổng thống được bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi Tổng thống Niyazov từ trần (tháng 12 năm 2006), Turkmenistan đã tiến hành thay đổi Hiến pháp, mở đường cho một cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên. Ông Gurbanguly Berdymuhamedov đã được bầu làm Tổng thống của Turkmenistan ngày 14 tháng 2 năm 2007.
Tổng thống đồng thời là người đứng đầu Nhà nướcChính phủ. Nội các do Tổng thống bổ nhiệm.

Đối nội

Trong những năm qua, tình hình Turkmenistan nhìn chung ổn định, không có biến động lớn. Tổng thống Niyazov lên cầm quyền từ 1991, nắm toàn bộ quyền lực và được phong làm Tổng thống suốt đời. Năm 2010, Turkmenistan tuyên bố chấp nhận đa đảng, mặc dù hiện nay vẫn là nước độc đảng (Đảng Dân chủ).
Tháng 12 năm 2006, Tổng thống Niyazov đột ngột từ trần. Tháng 2 năm 2007, Turkmenistan tiến hành bầu cử Tổng thống mới là Ông Gurbanguly Berdymuhamedov. Tổng thống Gurbanguly Berdymuhamedov lên thay vẫn tiếp tục đường lối đối nội cũ. Tình hình nội bộ Turkmenistan không có biến chuyển lớn.
Hiến pháp của Turkmenistan cho phép thành lập các đảng phái chính trị, tuy nhiên từ khi tuyên bố độc lập năm 1991 Turkmenistan chỉ có 1 đảng duy nhất và hiện nay là đảng cầm quyền - Đảng Dân chủ Turkmenistan. Tháng 2 năm 2010, Tổng thống Berdymuhamedov một lần nữa nhắc lại việc Turkmenistan là quốc gia đa đảng và khuyến khích việc thành lập các đảng phái khác.

Đối ngoại

Về đối ngoại, Turkmenistan thực hiện chính sách trung lập, độc lập dân tộc, quan hệ hợp tác song phương, bình đẳng với các nước, không phụ thuộc vào các nước khác, không tham gia liên minh quân sự nào. Tuy nhiên Turkmenistan là một quốc gia đóng cửa nhất trong khu vực các nước CIS. Turkmenistan tập trung quan hệ với Nga, năm 2002 hai nước đã ký Thỏa thuận về hữu nghị và hợp tác. Quan hệ với các nước láng giềng như Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan không mặn mà, luôn tranh chấp trong vấn đề biên giới nhất là vùng biển Caspi, việc sử dụng nguồn nước chung, năng lượng. Quan hệ Turkmenistan – phương Tây gần như không phát triển, phương Tây thường xuyên chỉ trích Turkmenistan về những cải cách kinh tế và các vấn đề dân chủ nhân quyền. Tháng 12 năm 1995, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra Nghị quyết công nhận quy chế trung lập vĩnh viễn của Turkmenistan. Turkmenistan là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc, IMF, SNG.

Nhân quyền

Bài chi tiết: Nhân quyền Turkmenistan
Nói chung nhiều tổ chức nhà nước tại Turkmenistan không tôn trọng nhân quyền, dù một số quyền công dân được đảm bảo trong Hiến pháp Turkmenistan, như bình đẳng xã hội, bình đẳng giới tính, không bị đối xử bằng hành động tàn nhẫn và hình phạt bất thường, và tự do lập phong trào. Các quyền kinh tế và xã hội khác như quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, và quyền được giáo dục.
Tuy nhiên, hiện có các vấn đề liên quan tới tự do tôn giáotự do tình dục. Bất kỳ một hành động tình dục đồng giới nào tại Turkmenistan đều bị trừng phạt có thể lên tới năm năm tù. Theo Forum 18, dù có áp lực quốc tế, cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ mọi nhóm tôn giáo và khuôn khổ pháp lý chặt chẽ tới mức nhiều người thà bí mật thực thi tôn giáo còn hơn phải vượt qua hàng đống những quy trình pháp lý chính thức, thực tế là những rào cản.[cần dẫn nguồn] Các tín đồ Tin lành Thiên chúa giáo đều bị hạn chế[cần dẫn nguồn], ngoài ra còn là các nhóm như Những người làm chứng của Jehovah, Bahá'í, và những người theo phong trào Hare Krishna. Những tín đồ Hare Krishna không được cho phép tiến hành quyên góp tại sân bay chính trong nước, Ashgabat.
Theo Phóng viên không biên giới#Chỉ số tự do báo chí thế giới của Phóng viên không biên giới, Turkmenistan có mức độ hạn chế khắt khe thứ hai về tự do báo chí trên thế giới, chỉ hơn Bắc Triều Tiên.

Tỉnh và Quận

Tỉnh Turkmenistan
Turkmenistan được chia thành năm tỉnh hay welayatlar (số ít - welayat) và một thành phố độc lập:
Phân chia ISO 3166-2 Thành phố thủ phủ diện tích (km vuông) Diện tích (dặm vuông) Dân số (1995) Key
Ashgabat
Ashgabat

604.000
Tỉnh Akhal TM-A Annau 95.000 36.680 722.800 1
Tỉnh Balkan TM-B Balkanabat  138.000 53.280 424.700 2
Tỉnh Daşoguz TM-D Daşoguz 74.000 28.570 1.059.800 3
Tỉnh Lebap TM-L Turkmenabat 94.000  36.290 1.034.700 4
Tỉnh Mary TM-M Mary 87.000 33.590 1.146.800 5

Địa lý

Map of Turkmenistan
Bài chi tiết: Địa lý Turkmenistan
Với diện tích 488.100 km²(188.457 mi²), Turkmenistan là nước lớn thứ 52 trên thế gới. Nước này hơi nhỏ hơn Tây Ban Nha, và hơi lớn hơn bang California của Hoa Kỳ.
Hơn 80% lãnh thổ là Sa mạc Karakum. Vùng trung tâm đất nước chủ yếu là Vùng lún Turan và Sa mạc Karakum. Dãy Kopet Dag, dọc theo biên giới phía tây nam, cao tới 2.912 mét (9.553 ft). Núi Balkan Turkmen ở cực tây và Dãy Kugitang ở cực đông là những điểm cao đáng chú ý duy nhất. Những con sông gồm Amu Darya, Murghab, và Hari Rud.
Khí hậu chủ yếu khô cằn với sa mạc cận xích đạo, lượng mưa ít. Mùa đông khô và không khắc nghiệt, hầu hết lượng mưa hàng năm xảy ra trong giai đoạn tháng 1 và tháng 5. Vùng có lượng mưa lớn nhất nước là dãy Kopet Dag.
Bờ Biển Caspian của Turkmenistan dài 1768 km. Biển Caspian hoàn toàn nằm kín trong lục địa, không thông với đại dương.
Các thành phố lớn gồm Ashgabat, Türkmenbaşy (trước kia là Krasnovodsk) và Daşoguz.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Turkmenistan
Cung Turkmenbashi tại Ashgabat
Một nửa vùng đất được tưới tiêu của quốc gia này được dùng trồng bông, khiến nước này trở thành nhà sản xuất bông đứng thứ 10 thế giới. Turkmenistan sở hữu trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ hàng thứ năm thế giới. Năm 1994, việc Chính phủ Nga từ chối xuất khẩu khí gas của Turkmenistan tới các thị trường ngoại tệ mạnh và tăng các khoản nợ của những khách hàng chính của họ thời Liên Xô cũ về cung cấp khí gas đã khiến lĩnh vực sản xuất công nghiệp này tụt giảm mạnh và khiến ngân sách nước này chuyển từ thặng dư sang thâm hụt nhẹ.
Turkmenistan đã đưa ra một số biện pháp tiếp cận cải cách kinh tế thận trọng, hy vọng sử dụng thu nhập có được từ khí gas và bông để duy trì nền kinh tế. Năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp được ước tính khoảng 60%; số dân sống dưới mức nghèo khổ được cho ở mức 58% một năm trước đó[2]. Các mục tiêu tư nhân hoá còn hạn chế. Trong giai đoạn 1998 và 2002, Turkmenistan gặp tình trạng thiếu các con đường xuất khẩu thích hợp cho khí tự nhiên và phải chi trả nhiều khoản nợ ngắn hạn lớn từ bên ngoài. Tuy nhiên, cùng thời điểm ấy tổng giá trị xuất khẩu đã tăng mạnh nhờ giá khí gas và dầu mỏ thế giới tăng. Các viễn cảnh kinh tế trong tương lai gần không khả quan vì nạn nghèo đói trong nước và gánh nặng nợ nước ngoài.
Tổng thống Niyazov đã chi phần lớn nguồn thu quốc gia vào việc cải tạo các thành phố, đặc biệt là Ashgabat. Những người theo dõi tình trạng tham nhũng đã lên tiếng lo ngại về việc quản lý dự trữ ngoại tệ của Turkmenistan, đa số chũng được giữ trong những quỹ ngoài ngân sách như Quỹ Dự trữ Trao đổi Nước ngoài tại Deutsche BankFrankfurt, theo một báo cáo được đưa ra tháng 4 năm 2006 của tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Luân Đôn. Theo nghị định của Hội đồng Nhân dân ngày 14 tháng 8 năm 2003[3], điện, khí tự nhiên, nướcmuối ăn sẽ được cung cấp miễn phí từ năm 2030; tuy nhiên, tình trạng thiếu thốn luôn xảy ra. Ngày 5 tháng 9 năm 2006, sau khi Turkmenistan đe dọa cắt những nguồn cung cấp, Nga đã đồng ý tăng giá mua khí tự nhiên của Turkmenistan từ $65 lên $100 cho mỗi 1.000 mét khối. Hai phần ba khí tự nhiên Turkmenistan được xuất khẩu cho công ty Gazprom thuộc sở hữu nhà nước Nga[4].
Chương trình cải cách "10 năm phúc lợi" từ năm 1993 của Cố Tổng thống Niyazov nhằm đưa Turkmenistan thành "Cô-oét thứ hai" về xuất khẩu khí đốt, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên gấp 05 lần vào cuối năm 2004 với thành phần kinh tế chủ yếu là tư nhân, đã thu được một số kết quả. GDP từ năm 2007-2009 trung bình tăng 9%, trong đó lĩnh vực xây dựng đóng góp cho GDP 17%. Năm 2009, do ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vẫn giữ ở mức 6% đạt 16,24 tỷ USD. Năm 2010, nền kinh tế Turkmenistan tiếp tục xu hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. GDP 9 tháng đầu năm 2010 tăng 5,7%.
Turkmenistan có thế mạnh về trồng bông và dệt may, dệt thảm. Hàng xuất khẩu chủ yếu là khí đốt, dầu, sản phẩm hoá chất, dệt may, thảm và bông. Hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị khai thác, xây dựng, gạorau quả.
Hiện có 1700 công ty nước ngoài đang hoạt động ở Turkmenistan, chủ yếu là các công ty dầu khí, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ có 500 công ty, Trung Quốc có 4 công ty, công ty Petronass của Malaysia đang thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Caspi. Đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan – Trung Quốc mới được hoàn thành trong năm 2009. Qua đường ống này 30 tỷ m3 khí đốt sẽ được xuất sang Trung Quốc mỗi năm.
Sau khi Tổng thống mới lên cầm quyền (2007), Turkmenistan bắt đầu gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài, đẩy mạnh cải cách, quan tâm hơn đến phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo (xây dựng trường học, các cơ sở văn hoá, giáo dục, tăng cường dạy ngoại ngữ Anh, Đức, Nga).
Nhà nước rất chú trọng tới các chính sách về nhà ở, phúc lợi, công cộng. Các Bộ, ngành được trích kinh phí để xây dựng nhà ở cho công chức, nhân viên. Người dân được sử dụng miễn phí gaz, điện, nước, phương tiện giao thông công cộng và người có xe ô tô được cấp miễn phí 120 lít xăng/tháng, người sở hữu xe môtô được cấp 60 lít xăng miễn phí/tháng.[5]

Nhân khẩu

Một người Turkmen bản xứ trong trang phục truyền thống cùng con lạc đà của mình khoảng năm 1915
Bài chi tiết: Nhân khẩu Turkmenistan
Đa số công dân Turkmenistan thuộc dân tộc Turkmen với một số lượng đáng kể người Uzbeksngười Nga. Các dân tộc thiểu số khác gồm Kazakhs, Azeris, Ba Tư, Armenia, và Tatars. Tiếng Turkmenngôn ngữ chính thức của Turkmenistan, dù tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi tại các thành phố như "ngôn ngữ giao tiếp giữa các sắc tộc" (theo Hiến pháp 1992).
Tôn giáo: Hồi giáo cả hai dòng Sunni và Shi'a, các giáo phái Tin Lành, Nhân chứng Jehova, các cộng dồng nhỏ như Baha'i và Do Thái giáo
Tiếng Turkmen là ngôn ngữ chính thức của Turkmenistan (theo Hiến pháp năm 1992), mặc dù tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi ở các thành phố như một "ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc". Tiếng Turkmen được nói bởi 72% dân số, tiếng Nga 12%, tiếng Uzbek 9%, [23] và các ngôn ngữ khác 7% (tiếng Kazakh (88.000 người), tiếng Azerbaijan (33.000), tiếng Bashkir (2607), tiếng Belarus (5289), tiếng Brahui, tiếng Dargwa (1599), tiếng Dungan, tiếng Erzya (3488), tiếng Georgia (1047), tiếng Karakalpak (2542), tiếng Armenia (3200), tiếng Triều Tiên (3493), tiếng Lak (1590), tiếng Lezgian (10.400), tiếng Litva (224), tiếng bắc Uzbekistan (317.000), tiếng Ossetic (1887), tiếng România (1561), tiếng Nga (349.000), tiếng Tabasaran (177), tiếng Tajik (1277), tiếng Tatar (40.434), tiếng Ukraina (37.118), tiếng Ba Tư (8000)).[6]

Tôn giáo

Nhà thờ Hồi giáo Gazy Ärtogrul ở Ashgabat đặt theo tên của Osman Ghazi, người sáng lập đế quốc Ottoman
Theo CIA World Factbook, Hồi giáo chiếm 89% dân số trong khi 9% dân số là tín đồ của Chính Thống giáo Đông phương và tôn giáo còn lại 2%.[7] Tuy nhiên, theo một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2009, thì có đến 93,1% dân số của Turkmenistan là Hồi giáo.[8]
Trong thời kỳ Xô Viết, tất cả các tôn giáo đều bị tấn công bởi chính quyền cộng sản với tội danh như mê tín dị đoan và "dấu tích của quá khứ". Học tôn giáo và tham gia nghi lễ tôn giáo bị cấm, và đại đa số các nhà thờ Hồi giáo đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, kể từ năm 1990, những nỗ lực đã được thực hiện để khôi phục lại một số di sản văn hóa tôn giáo bị mất dưới sự cai trị của Liên Xô.
Cựu Tổng thống Saparmurat Atayevich Niyazov đã ra lệnh rằng các nguyên tắc Hồi giáo cơ bản được giảng dạy trong các trường công lập. Nhiều tổ chức tôn giáo, bao gồm cả các trường tôn giáo và nhà thờ Hồi giáo, đã xuất hiện trở lại với sự hỗ trợ của Ả Rập Xê Út, Kuwait, và Thổ Nhĩ Kỳ. Các lớp học tôn giáo được tổ chức trong cả hai trường học và nhà thờ Hồi giáo, với sự hướng dẫn về ngôn ngữ tiếng Ả Rập, kinh Qur'an và hadith, và lịch sử của đạo Hồi.[9]

Văn hoá

Bài chi tiết: Văn hoá Turkmenistan
Giáo dục phổ thông và bắt buộc cho tới cấp hai, tổng thời gian đi học đã được giảm từ 10 xuống còn 9 năm trước đó, và theo nghị định của vị Tổng thống mới từ năm học 2007 - 2008 thời gian đi học sẽ là 10 năm.

Chủ đề khác

Đọc thêm

  • Bradt Travel Guide: Turkmenistan by Paul Brummell
  • Historical Dictionary of Turkmenistan by Rafis Abazov
  • Lonely Planet Guide: Central Asia by Paul Clammer, Michael Kohn and Bradley Mayhew
  • The Great Game: The Struggle for Empire in Central Asia by Peter Hopkirk
  • Tradition and Society in Turkmenistan: Gender, Oral Culture and Song by Carole Blackwell
  • Tribal Nation: The Making of Soviet Turkmenistan by Adrienne Lynn Edgar
  • Eastward to Tartary: Travels in the Balkans, the Middle East, and the Caucasus by Robert D. Kaplan
  • Unknown Sands: Journeys Around the World's Most Isolated Country by John W. Kropf
  • Rall, Ted. "Silk Road to Ruin: Is Central Asia the New Middle East?" New York: NBM Publishing, 2006.
  • Theroux, Paul, "Letter from Turkmenistan, The Golden Man, Saparmurat Niyazov’s reign of insanity" New Yorker, May 28 2007

Tham khảo

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Nước nói tiếng Turkic

Trận Vũ Hán

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Vũ Hán
Một phần của Chiến tranh Trung-Nhật
Thời gian 11 tháng 627 tháng 10 năm 1938
Địa điểm Vũ Hán và các vùng lân cận ở An Huy, Hà Nam, Giang TôHồ Bắc
Kết quả Về chiến thuật: Quân Nhật thắng (chiếm được Vũ Hán)
Về tác chiến: Quân Nhật thất bại (mất đến nửa binh lực mà không bắt được bộ chỉ huy của quân Trung Quốc)
Về chiến lược: Quân Trung Quốc thắng (kìm chân được địch, bẻ gãy ý đồ đánh nhanh thắng nhanh)
Tham chiến
Trung Hoa Dân Quốc Quân đội Cách mạng Dân quốc, Trung Hoa Dân quốc
Red Army flag.svg Không quân Tình nguyện Liên Xô[1]
Đế quốc Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Chỉ huy
Trung Hoa Dân Quốc Thống soái Tưởng Giới Thạch Đế quốc Nhật Bản Đại tướng Hata Shunroku
Đế quốc Nhật Bản Kan'in Kotohito
Đế quốc Nhật Bản Okamura Yasuji
Đế quốc Nhật Bản Tanaka Shizuichi
Đế quốc Nhật Bản Nakajima Kesago


Lực lượng
1,1 triệu (120 sư đoàn),
~200 máy bay,
30 tàu chiến
35 vạn,
~500 máy bay,
120 tàu chiến
Tổn thất
~40 vạn quân Trung Quốc.[2],
~100 lính Liên Xô [cần dẫn nguồn]
~14 vạn[2]
.
Trận Vũ Hán (ở Trung Quốc gọi là Giao chiến Vũ Hán (phồn thể: 武漢會戰; bính âm: Wǔhàn Huìzhàn ) hoặc Cuộc chiến đấu bảo vệ Vũ Hán (phồn thể: 武漢保衛戰; bính âm: Wǔhàn Baǒwèizhàn ); ở Nhật Bản gọi là Cuộc tấn công Vũ Hán (tiếng Nhật: 武漢攻略戦; rōmaji: Bukan koryakūsen) diễn ra từ 11 tháng 6 đến 27 tháng 10 năm 1938 tại thành phố Vũ Hán và lân cận ở miền Trung Trung Quốc. Hai phía tham chiến là 1,1 triệu quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch và 35 vạn quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đại tướng Hata Shunroku. Đây là một trong những trận lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật. Cuộc chiến có sự tham gia của Không quân Liên Xô hỗ trợ cho quân Trung Quốc.

Bối cảnh

Vị trí của Vũ Hán
Đầu tháng 7 năm 1937, Lục quân Nhật Bản xuất phát từ phía Bắc Trung Quốc bắt đầu tiến công quy mô lớn. Chưa đầy một tháng sau, họ chiếm được Bắc Kinh và Thiên Tân. Tháng 8, quân Nhật chiếm được Sa Cáp Nhĩ và Tuy Viễn. Sau đó, họ đánh dọc theo tuyến đường sắt Bắc Bình-Hán Khẩu và Thiên Tân-Phổ Khẩu xuống vùng bình nguyên Hoa Bắc (khu vực sông Hoàng Hà). Đầu tháng 9, quân Nhật chiếm được Thái Nguyên và khai thác các mỏ than ở đây để cung cấp nhiên liệu cho mình. Từ Thái Nguyên, quân Nhật đánh sang Hân Khẩu, đánh bại cả liên quân Dân quốc, Cộng sản và quân phiệt địa phương Sơn Tây của Trung Quốc. Giữa tháng 12, quân Nhật chiếm được Thượng Hải. Từ Thượng Hải, quân Nhật dễ dàng chiếm được thủ đô Nam Kinh và gây ra một cuộc thảm sát tàn bạo ở đây. Tháng 5 năm 1938, quân Nhật chiếm được Từ ChâuGiang Tô.
Trước sự tiến công nhanh và mạnh của quân Nhật, Tưởng Giới Thạch quyết định rút lui về phía Tây Nam và tạm rời thủ đô kháng chiến về Vũ Hán. Vũ Hán là thành phố lớn thứ hai ở châu thổ sông Dương Tử xét về dân số và về kinh tế. Quân Nhật cho rằng chiếm được Vũ Hán và bắt bộ tư lệnh quân đội Trung Quốc ở đây sẽ là đòn quyết định để kết thúc chiến tranh. Phía Trung Quốc thì quyết tâm bảo vệ Vũ Hán, cầm chân đối phương ở đây để đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nhật và có thời gian cho trung ương di chuyển về Trùng Khánh.

Lực lượng

Nhật Bản mở rộng phạm vi lãnh thổ
Để chống lại quân Nhật tấn công Vũ Hán, Tưởng Giới Thạch bố trí tới 120 sư đoàn tinh nhuệ nhất của mình ở lại Vũ Hán cùng các chỉ huy ưu tú nhất của Quân đội Cách mạng Dân quốc như Trần Thành, Tiết Nhạc, Ngô Kỳ Vỹ, Trương Phát Khuê, Vương Kính Cửu, Âu Chấn, Lý Tông Nhân, Tôn Liên Trọng. Đặc biệt, lần này phía Trung Quốc nhận được sự chi viện của Liên Xô bao gồm cả một phi đội máy bay chiến đấu.
Phía quân Nhật là Phương diện quân Trung Chi Na do đại tướng Hata Shunroku chỉ huy. Phương diện quân này có 2 quân đoàn. Quân đoàn số 11 do trung tướng Okamura Yasuji chỉ huy gồm 6 sư đoàn. Quân đoàn số 2 do hoàng thân, trung tướng Higashikuni Naruhiko chỉ huy gồm 4 sư đoàn.

Chuẩn bị

Người dân Trung Quốc sơ tán vì Lụt Hoàng Hà 1938 đang được quân Nhật cứu.
Ngày 28 tháng 2 năm 1938, không quân Nhật Bản đã đến ném bom xuống Vũ Hán. Tuy nhiên, quân Trung Quốc đã đẩy lui được.[3][4] Ngày 29 tháng 4, máy bay Nhật lại đến ném bom Vũ Hán để kỷ niệm ngày sinh của Thiên hoàng Chiêu Hòa.[5] Quân Trung Quốc đã dự đoán được điều này và chuẩn bị kỹ lực lượng để giáng trả. Một trong những cuộc không chiến dữ dội nhất trong chiến tranh Trung-Nhật đã diễn ra. Không quân Trung Quốc đã bắn hạ 21 máy bay của quân Nhật và bản thân mất 12 máy bay.[6]
Cố gắng để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tranh ở Vũ Hán, quân Trung Quốc đã mở khẩu đê sông Hoàng Hà chỗ chảy qua Hoa Viên Khẩu gây ngập lụt trên diện rộng buộc quân Nhật phải hoãn tấn công. Trận lụt này được gọi là Lụt Hoàng Hà 1938. Tuy nhiên, nó đã cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc.[7]

Diễn biến

Lược đồ trận Vũ Hán.
Các binh sĩ Quân Cách mạng Dân quốc xông lên tiêu diệt sư đoàn 106 của Nhật.
Quân Trung Quốc ở Tín Dương.
Quân Nhật ở Vũ Hán.
Tổ súng máy của Trung Quốc.
Ở phía Nam sông Dương Tử, ngày 13 tháng 6, quân đoàn 11 của Nhật đổ bộ và chiếm được An Khánh, mở màn trận Vũ Hán. Quân Nhật tiến dọc theo bờ Nam sông Dương Tử đánh nhanh từ Đông sang Tây rồi quay lại về phía Đông. Lần lượt các thị trấn An Khánh, Cửu Giang, Thụy Xương, Nhược Hy, Tân Đàm Phố, Mã Đương, Phú Kim Sơn, Dương Tân, Đạt Chi, Kỳ Tha Thành bị quân Nhật chiếm. Ngày 1 tháng 10, sư đoàn số 106 quân đoàn 11 của quân Nhật do thiếu tướng Matsuura Junrokuro chỉ huy được lệnh đi vòng sau lưng quân Trung Quốc ở Nam Tầm tới vùng Vạn Gia Lĩnh để chia cắt quân Trung Quốc ở Nam Tấm với lực lượng phía sau. Tuy nhiên, ý đồ này bị quân Trung Quốc phát hiện. Khoảng 10 vạn quân Trung Quốc thuộc biên chế của 3 quân đoàn tăng cường thêm 8 sư đoàn và 1 trung đoàn nữa đã bao vây sư đoàn số 106 của quân Nhật. Tướng Nhật Okamura điều sư đoàn 27 đến giải vây cho sư đoàn 106 nhưng không thành công. Phần lớn sư đoàn 106 của Nhật, khoảng 10.000 người, đã bị tiêu diệt, chỉ có khoảng 1.700 người thoát được. Đây là lần đầu tiên trong chiến tranh Trung-Nhật, 1 sư đoàn của Nhật bị tiêu diệt. Tuy nhiên, phía quân Trung Quốc cũng bị thương vong tới 40.000 người.[8][9]
Đến ngày 29 tháng 10 (tức là sau 3 tháng rưỡi), quân Nhật đến được Vũ Xương sát thành phố Vũ Hán.
Ở phía Bắc sông Dương Tử, ngày 24 tháng 7, sư đoàn 6 quân đoàn 11 của Nhật từ An Huy đánh sang Thái Hồ. Quân Nhật đã chọc thủng phòng tuyến của quân Trung Quốc và đến ngày 3 tháng 8 đã chiếm được các huyện Thái Hồ, Túc TùngHoàng Mai (Hồ Bắc). Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, quân Trung Quốc giành lại được Thái Hồ và Túc Tùng. Quân Trung Quốc nhân đà đó tiến hành phản công, song thất bại và phải rút về Quảng Tế để củng cố lực lượng. Sau đó, họ cố gắng đánh vào sườn quân Nhật ở Hoàng Mai để kìm bước tiến của địch, song không thành công. Quảng Tế và Vũ Khuyết rơi vào tay quân Nhật. Các nỗ lực chặn địch của quân Trung Quốc đều thất bại vì quân Nhật có ưu thế hỏa lực và kinh nghiệm tác chiến vượt trội. Quân Nhật chiếm được Thiên Gia trấn vào ngày 29 tháng 9, Hoàng Pha vào ngày 24 tháng 10, áp sát Hán Khẩu.
Đại Biệt Sơn là một dãy núi lớn giữa 2 tỉnh Hồ Bắc và An Huy, chạy dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam từ sông Hoài tới sông Dương Tử. Vùng này thuộc phạm vi của quân khu 5 của Trung Hoa Dân quốc. Quân đoàn 2 của Nhật bắt đầu tiến công vào Đại Biệt Sơn từ cuối tháng 8 theo 2 hướng. Sư đoàn 13 tấn công ở phía Nam. Sư đoàn 10 và sư đoàn 3 tấn công ở phía Bắc.
Ngày 12 tháng 10, cánh quân phía Bắc của quân đoàn 2 Nhật đánh đến Tín Dương và di chuyển về hướng Nam hỗ trợ cánh quân phía Nam. Ngày 24 tháng 10, quân đoàn 2 đánh đến Ma Thành, sau đó tiếp tục di chuyển xuống phía Nam cùng quân đoàn 11 hợp vây thành phố Vũ Hán. Quân Trung Quốc rút lui khỏi thành phố Vũ Hán để bảo toàn lực lượng. Ngày 26 tháng 10, Vũ Xương và Hán Khẩu thất thủ. Ngày 27, Hán Dương thất thủ.

Sử dụng vũ khí hóa học

Theo Yoshiaki Yoshimi và Seiya Matsuno, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã cho phép quân Nhật sử dụng vũ khí hóa học để đánh quân Trung Quốc.[10] Trong tận Vũ Hán, Hoàng thân Kan'in đã truyền lệnh của Thiên hoàng dùng hơi độc 375 lần, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1938,[11] bắt chấp Điều 23 của Công ước Hague (1899 và 1907), Điều 171 của Hòa ước Versailles, Điều V của Hiệp ước hữu quan về sử dụng tàu ngầm và hơi độc trong chiến tranh [1] và một giải pháp đã được Hội Quốc Liên thông qua ngày 14 tháng 5 ngăn chặn Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng hơi độc.[12]

Kết quả

Quân đội Nhật Bản kỉ niệm việc chiếm đóng Vũ Hán.
Sau 4 tháng kịch chiến, về cơ bản Hải quân và Không quân Trung Quốc đã bị Quân đội Nhật quét sạch. Vũ Hán rơi vào tay Quân đội Nhật Bản. Tuy nhiên, trận thắng tại Vũ Hán là một chiến thắng kiểu Pyrros của Quân đội Nhật Bản:[13] trong khi Quân đội Nhật yếu đi vì thương vong, thì lực lượng Quân đội Trung Quốc sống sót vẫn còn khá đông. Nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công.[13] Sau trận này, quân Nhật không còn sức đánh trận lớn nào nữa cho đến tận Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục đả thông).

Chú thích

  1. ^ Soviet Fighters in the sky of China
  2. ^ a ă The Tragedy of Wuhan, 1938
  3. ^ “Sino-Japanese Air War 1937-45”.
  4. ^ "Wuhan Diary" 28 tháng 2, 1938
  5. ^ (tiếng Nhật) Tenchosetsu — Japanese national holiday (the birthday of the reigning emperor)
  6. ^ "Wuhan Daily" 30 tháng 4, 1938.
  7. ^ Huang-He floods, Encyclopedia Britannica
  8. ^ (tiếng Trung) Battle of Wuhan: Smash the Japanese Ambition!
  9. ^ Sino-Japanese War classical combat example: Wan Jialing major success
  10. ^ Dokugasusen Kankei Shiryō II, Kaisetsu, Jūgonen sensō gokuhi shiryōshū, Funi Shuppankan, 1997, trang 25–29.
  11. ^ Yoshimi và Matsuno, ibid. trang 28.
  12. ^ Herbert Bix, Hirohito and the Making of Modern Japan, Perennial, 2001, trang 739
  13. ^ a ă Hội nghị đế quốc Nhật Bản, 15 tháng 6 1938


Cuộc vây hãm Metz (1870)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc vây hãm Metz
Một phần của cuộc Chiến tranh Pháp-Đức
Freyberg – Übergabe von Metz.jpg
Quân Pháp đầu hàng quân Phổ tại Metz. Trong tranh có Đại tá von Wichmann, Tướng von Fransecky, Tướng von Stiehle, Thân vương Friedrich Karl của Phổ và Tướng Desvaux của Pháp.
.
Thời gian 19 tháng 827 tháng 10 năm 1870
Địa điểm Metz, Lorraine, Pháp
Kết quả Quân đội Phổ chiến thắng;
Tập đoàn quân Rhine đầu hàng.
Tham chiến
Vương quốc Phổ Phổ Pháp Pháp
Chỉ huy
Vương quốc Phổ Friedrich Karl Pháp François Bazaine Đầu hàng


Lực lượng
120.000 quân[1] 180.000 quân[1]
Tổn thất
240 sĩ quan và 5.500 binh lính tử trận hay bị thương [2] 6.000 sĩ quan và 167.000 binh lính bị bắt. 622 pháo dã chiến và 876 pháo trong thành, 100 khẩu mitrailleuse, 260.000 súng trường và 56 hiệu kỳ bị thu giữ [2]
.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (18701871), hai tập đoàn quân Phổ gồm khoảng 120.000 quân dưới sự thống lĩnh của Thân vương Friedrich Karl vây hãm 180.000 quân Pháp do Thống chế François Bazaine chỉ huy trong hệ thống pháo đài của Metz - thủ phủ vùng Lorraine (Pháp) - từ ngày 19 tháng 8 cho đến ngày 27 tháng 10 năm 1870. Quân Pháp đã tiến hành một số cuộc phá vây, tiêu biểu là trận Noisseville cuối tháng 8trận Bellevue đầu tháng 10, nhưng đều bất thành. Tình trạng đói kém và bệnh tật trong hàng ngũ quân Pháp cuối cùng đã dẫn đến sự thất thủ của Metz, khi Bazaine và toàn bộ binh tướng của ông đầu hàng đối phương.

Cuộc bao vây

Sau khi bị Tập đoàn quân số 1 (Đức) dưới quyền Thượng tướng Bộ binh Karl Friedrich von Steinmetz và Tập đoàn quân số 2 (Đức) dưới quyền Thân vương Friedrich Karl đánh bại trong trận Gravelotte đẫm máu ngày 18 tháng 8 năm 1870, thống chế Pháp là Bazaine phải rút toàn bộ Tập đoàn quân Rhine uể oải của mình vào hệ thống pháo đài Metz. Buổi sáng ngày 19 tháng 8, được sự chuẩn y của Vua Wilhelm I, Tổng tư lệnh quân đội Phổ-Đức Helmuth von Moltke ra chỉ thị tách các Quân đoàn Vệ binh, IV và II khỏi Tập đoàn quân số 2 để thành lập Tập đoàn quân Maas do Thái tử Albert của Sachsen chỉ huy, cùng với Tập đoàn quân số 3 của Thái tử Phổ Friedrich Wilhelm tiến về hướng tây để đánh dứt điểm cánh quân chủ lực thứ hai của Pháp dưới quyền Thống chế Patrice de MacMahon.[2][3] Tại Metz, Moltke tiến hành phong tỏa Tập đoàn quân Rhine bằng Tập đoàn quân số 1 của Steinmetz (sau bị thay bằng Thượng tướng Bộ binh Edwin von Manteuffel vào tháng 9) trên hữu ngạn sông Moselle và Tập đoàn quân số 2 của Friedrich Karl - người được kiêm nhiệm tổng chỉ huy lực lượng vây hãm Metz - trên tả ngạn sông Moselle.
Ngày 21 tháng 8, Hoàng đế Napoléon III cùng Thống chế MacMahon thành lập Tập đoàn quân Châlons gồm 140.000 lính và 564 cỗ đại bác. Đối mặt với sự xuống dốc niềm tin của dư luận và sự bùng phát của các cuộc bạo động do phe cộng hòa thực hiện, Hoàng hậu Eugénie và Bộ trưởng Chiến tranh Palikao liên tục đánh điện thúc giục Napoléon rằng ông ta không thể dẫn Tập đoàn quân Châlons về Paris như một vị hoàng đế bại trận, vì điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của Đế chế. Trước áp lực của dư luận đòi giải nguy cho Bazaine, cộng thêm áp lực về sự cần thiết của một thắng lợi, MacMahon và Napoléon quyết định hành động. Rời Châlons, họ tiến quân đến Rheims và sau đó đến Montmédy trong một nỗ lực nhằm đi vòng sườn phía bắc của Moltke và giải vây cho Metz từ hướng tây bắc. Không may cho người Pháp, Moltke đã phát giác được cuộc hành quân này vào ngày 25 tháng 8. Sau khi đánh bại Quân đoàn V Pháp trong trận Beaumont ngày 30 tháng 8, Moltke huy động quân chủ lực các Tập đoàn quân số 3 và Maas hợp vây Tập đoàn quân Châlons tại Sedan, buộc Napoléon, MacMahon cùng 83.000 quân phải đầu hàng và bị bắt tù binh vào ngày 2 tháng 9.[3][4]
Quân Pháp phòng thủ tại Metz, họa phẩm của Alphonse de Neuville.
Trong khoảng thời gian giữa các trận thảm bại ở Gravelotte và Sedan, Bazaine chỉ tiến hành hai cuộc phá vây duy nhất. Đợt đầu là vào ngày 26 tháng 8, khi viên thống chế hạ lệnh xây thêm hai cây cầu bắc qua sông Moselle để vận chuyển 3 quân đoàn từ tả ngạn sang hữu ngạn sông Moselle. Bazaine dự định tập kết binh lực quanh thành trì St. Julien trước khi giáng mạnh vào các đội quân yếu ớt của Phổ phía đông bắc Metz và tiến ra Thionville trên mạn bắc. Nhưng quân Pháp chỉ mới đẩy lui được một số đơn vị tiền đồn Phổ thì cuộc phá vây đã đổ vỡ và quân Pháp rút trở về Metz. Quan sát trận đánh, Tư lệnh Quân đoàn VI Pháp - Thống chế François Canrobert nhận định thời tiết xấu là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của trận đột vây này. Mưa gió đã làm chậm bước tiến của người Pháp và đem lại thời gian cho phía Phổ tăng cường phòng ngự.[4][5] Trong lần đột vây thứ hai (trận Noisseville), Bazaine điều toàn bộ 2 quân đoàn tấn công vài ngàn quân Phổ gần St. Barbe trên tả ngạn sông Moselle chiều ngày 31 tháng 8. Quân Pháp giành được làng Noisseville và một số làng khác. Mặc dù các chỉ huy quân Phổ cố sức chi viện cho lực lượng bị tấn công và các khẩu đại bác của họ gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp, phía Pháp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối về quân số. Song trong đêm ấy, Friedrich Karl và các tướng tùy tùng đã gia ố cho các vị trí bị đe dọa bằng lực lượng mạnh. Khi Bazaine tiếp tục tiến công vào ngày 1 tháng 9, Friedrich Karl phát động phản công buộc quân Pháp phải rút vào hệ thống pháo đài Metz.[5][6]
Tình trạng đói kém đã trở nên trầm trọng trong khắp Metz, nơi mà các khẩu phần ăn uống đã bị cắt đứt từ ngày 4 tháng 9. Khi lượng cỏ khô và yến mạch cho ngựa ăn bị cạn kiệt, Bazaine ra lệnh bón lúa mì cho ngựa. Quyết định này làm lính Pháp không còn bánh mì để ăn và hàng ngày họ buộc phải nuôi sống bản thân chỉ bằng 350 gam thịt ngựa không ướp muối và 1/4 lít rượu vang. Ban đầu các khẩu phần ăn của lính Pháp chỉ đòi hỏi ngựa thồ, nhưng kể từ ngày 9 tháng 9 thì họ giết thịt cả ngựa chiến. Sau khi bác bỏ một kế hoạch đột vây trên hữu ngạn sông Moselle bằng các quân đoàn II, III và VI do "sự ưu việt" của quân Phổ, Bazaine xuống lệnh cho mỗi trung đoàn pháo binh, kỵ binh và mọi đại đội công binh loại 40 con ngựa ra làm thịt. Đến ngày 20 tháng 9, phân nửa số ngựa của Tập đoàn quân Rhine đã bị mổ thịt. 3 ngày sau, để thu nhặt khoai tây, 200 lính Pháp đói ăn đã tấn công các đồn bót quân Phổ trên hữu ngạn sông Moselle nhưng bị giết sạch.[5]
Để vãn hồi tình hình, Bazaine xua 40.000 quân chia làm 2 toán đi lục lọi lương thực dọc theo hai bờ sông Moselle vào ngày 7 tháng 10. Sự kiện này đã dẫn đến sự bùng nổ của trận Bellevue: trong khi pháo Phổ phá tan các xe goòng của Pháp, bộ binh Phổ từ trong các chiến hào đã giương các khẩu Chassepot mà họ thu được trong trận Sedan để xả đạn hàng loạt vào hàng ngũ quân Pháp. Khoảng 2.000 quân Pháp đã bị loại khỏi vòng chiến. Số quân Pháp còn lại cố lùng sục thức ăn trong các ngôi làng, ăn bất kỳ cái gì mà họ có thể tìm thấy rồi rút về. Do mục đích duy nhất của mình là phong tỏa Metz cho đến khi quân Pháp cạn sạch tiếp tế, quân Phổ không hề truy kích. Một số toán tản binh Pháp do đi quá xa nên đã bị lính thương kỵ binh Phổ bắt về tổng hành dinh để tra hỏi. Những tù binh "gầy gò và ốm yếu" này đã kể cho người Phổ nghe về một đội quân trú phòng đuối sức, đang đói meo và đổ bệnh do hàng ngày ăn thịt ngựa và uống nước bẩn sông Moselle.[5]
Trong thời điểm ngày 10 tháng 10 năm 1870, đã có đến 19.000 thương binh và bệnh binh Pháp nằm chật các quân y viện tại Metz. Các dịch bệnh sốt phát ban và đậu mùa hoành hành khắp thành phố. Niềm tin "Metz bất khả chiến bại" (Metz l'invincible) chết dần trong tâm trí của người Pháp. Bên trong các pháo đài, tinh thần chiến đấu của binh sĩ Pháp đã suy sụp đến mức họ không muốn bắn vào những lính Phổ lọt vào tầm bắn của họ. Trong vùng bắn của quân Pháp, các đoàn xe tiếp tế của Phổ tha hồ cung cấp thức ăn và nước uống cho lực lượng vây hãm. Thêm vào đó, kể từ sau chiến thắng Noisseville, Friedrich Karl đã dốc sức củng cố vòng vây của mình. Ông bài trí tất cả các lực lượng của mình trong một hệ thống chiến hào nằm ngay ngoài tầm bắn của pháo Pháp và luôn sẵn sàng đập tan bất kỳ một cuộc đột vây nào của đối phương. Tình hình Tập đoàn quân Rhine từ tồi tệ đã chuyển sang tuyệt vọng.[5]
Thời tiết Lorraine vào tháng 10 rất lạnh và ẩm ướt, có mưa đều. Trong các chiến hào Phổ, những người lính phải lội bì bõm qua vũng bùn sâu đến đầu gối, ráng núp tránh trận gió bắc thổi tốc mái các ngôi nhà và làm dấy lên một cơn dịch lao phổi gây chết hàng trăm quân Phổ. Dịch kiết lỵ cũng lan tràn trong hàng ngũ quân Pháp và số lính Pháp nhiễm bệnh lên đến hàng ngàn người. Giờ đây, những bức trường thành của Metz và các pháo đài lân cận đã bị đốm bẩn bằng những graffiti bài xích Bazaine, trong đó một số được tô vào buổi tối và một số được tô ngay trong buổi sáng. Bản thân Bazaine cũng gây suy sụp tinh thần quân lực bằng những bản thông cáo hàng ngày của ông về "các cứ điểm không thể lay chuyển" (redoutes impregnables) của quân Phổ. Kể từ tuần thứ ba của tháng 10 năm 1870, các đơn vị tiền đồn Phổ được lệnh mỗi ngày chỉ cho phép một số ít quân Pháp đào ngũ, số lính đào ngũ còn lại sẽ bị bắn và đuổi vào Metz. Những binh sĩ Pháp thoát được khỏi pháo đài đều sung sướng và ăn lấy ăn để phần lương thực mà quân Phổ cung cấp cho họ.[5]

Metz thất thủ

Vào ngày 24 tháng 10 năm 1870, trong một hội đồng chiến tranh, bộ chỉ huy quân Pháp nhận định việc tiến hành đàm phán với bộ tư lệnh lực lượng vây hãm Metz là hết sức cần thiết. Trên vòng đàm phán, phía Phổ bác bỏ mọi yêu cầu nương tay và cương quyết đòi hỏi pháo đài phải đầu hàng và Tập đoàn quân Rhine phải rời pháo đài trên tư cách là tù binh. Cuối cùng, một văn kiện đã được ký kết theo những điều khoản của người Phổ vào đêm ngày 27 tháng 10.[2] Hôm sau, Bazaine lệnh cho các trung đoàn của mình đặt mọi hiệu kỳ và quân kỳ tại kho vũ khí Metz để giao nộp cho quân Phổ. Hành động này gây tranh cãi gay gắt vì mọi đơn vị quân Pháp đều muốn đốt các lá cờ thay vì nộp cho kẻ địch lên mặt khoe khoang trong các cung điệnnhà thờ đồn binh của họ.[5]
Buổi sáng ngày 29 tháng 10, những ngọn cờ Phổ tung bay trên các thành lũy của Metz. Khoảng 13h, hàng binh Tập đoàn quân Rhine di chuyển theo 6 nẻo đường sang chiến tuyến quân Phổ. Tại mỗi vị trí được quy định, một quân đoàn Phổ tiến hành thu nhận tù binh - những người ngay lập tức được đưa vào các lều trại đã được chuẩn bị trước và được tiếp tế lương thực. Sau khi giao nộp binh lính của mình cho quân Phổ giải về Đức, các sĩ quan Pháp được phép giữ bảo kiếm và trở về pháo đài Metz, nơi họ sớm được người Phổ cung cấp thức ăn nước uống. Điều này đã làm cho nhiều lính Pháp phẫn nộ vì tin rằng các cấp trên đã "bán đứng" mình.[2][5]
Bazaine - Tổng tư lệnh Tập đoàn quân Rhine bại trận - rời Metz đi Kassel, thuộc mạn bắc Đức, để chịu sự giam cầm của người Phổ.[2] Vì hành động đầu hàng quân Phổ, về sau ông bị Pháp lên án là phản quốc và bị kết án tử hình. Ông được Tổng thống PhápPatrice de MacMahon, một người bạn của ông, giảm án thành tù chung thân và bị đày ra giữa Địa Trung Hải.[7]
Không lâu sau chiến thắng Metz, Thân vương Friedrich Karl được lãnh hàm Thống chế. Ông là một trong những vương thân đầu tiên của vương tộc Phổ được phong cấp bậc cao quý này.[1]
Trong ngày hôm ấy, Lữ đoàn số 26 Phổ đã tiến vào tiếp quản Metz. Thành phố không bị hư hại, nhưng tình trạng của các doanh trại đã cho thấy những gì mà binh sĩ hai phe phải hứng chịu trong suốt cuộc vây hãm vừa qua.[2]
Trận bao vây Metz đã đem lại cho quân Phổ tổn thất đến 240 sĩ quan và 5.500 binh lính chết hay bị thương. Đổi lại, họ bắt được một lượng tù binh khổng lồ gồm 6.000 sĩ quan và 167.000 binh lính.[2] Con số này chỉ bị vượt mức trong các trận hợp vây thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Thêm vào đó, quân Phổ cũng thu được 56 quân kỳ, 622 pháo dã chiến và 876 pháo trong thành, 72 súng máy mitrailleuse và 260.000 súng trường.[2] Sử gia thế kỷ 19 G. L. M. Strauss đã đánh giá cuộc đầu hàng của Metz là "một cuộc đầu hàng độc đáo trong những trang lịch sử", do, khác với SedanParis, quân Pháp tại Metz chiếm ưu thế quân số so với lực lượng vây hãm Đức.[1]
Hàng binh Pháp được vận chuyển theo đường TrèvesSaarbrücken dưới sự hộ tống của các tiểu đoàn dân quân Phổ. Sau khi giải hết tù binh về Đức, các tiểu đoàn dân quân này sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ quản tù binh chứ không trở lại tham chiến ở Pháp.[2]
Với các cuộc đầu hàng của Tập đoàn quân Châlons tại Sedan và Tập đoàn quân Rhine tại Metz, người Phổ giờ đã bắt được toàn bộ quân đội Pháp trước chiến tranh. Nói như lời đùa đầy ảm đạm của thị dân Paris,"cuối cùng thì Bazaine và MacMahon đã hội quân".[5] Sự thất thủ của Metz cũng tạo cho các Tập đoàn quân số 1 và số 2 Phổ rảnh tay để đối phó với lực lượng Pháp trên các mặt trận khác. Sau khi nhận định tình hình thuận lợi, Bộ Tổng chỉ huy quân Đức tại Versailles phát lệnh cho tướng von Manteuffel kéo quân chủ lực Tập đoàn quân số 1 vào miền Compiègne và yểm trợ lực lượng vây hãm Paris trên mạn bắc. Đồng thời, Manteuffel còn phải chia quân đóng giữ Metz và tiến hành bao vây các pháo đài ThionvilleMontmédy. Về phần mình, Friedrich Karl được lệnh đem Tập đoàn quân số 2 đến khu vực ven sông Loire, nơi chính phủ Cộng hòa Pháp non trẻ đã thành lập một đạo quân lớn để duy trì sự kháng cự của mình.[1][2]

Chú thích

  1. ^ a ă â b c "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  2. ^ a ă â b c d đ e ê g h Helmuth Moltke. The Franco-German war of 1870-71
  3. ^ a ă Philipp Elliot-Wright, Gravelotte-St-Privat 1870: End of the Second Empire, trang 86
  4. ^ a ă Theo hồi tưởng của Canrobert, Bazaine không hề hay biết về nỗ lực giải cứu Metz của Napoléon và MacMahon: "Chúng tôi không biết gì về Thống chế MacMahon, trừ việc ông ta bại trận ở Frœschwiller và đã hoàn toàn rút lui; nói chung, chúng tôi thậm chí còn không hoài nghi về sự tồn tại của [Tập đoàn quân Châlons] vì thống chế (tức Bazaine) không hề nói với chúng tôi về điều đấy". Dẫn theo Wawro, trang 198.
  5. ^ a ă â b c d đ e ê Geoffrey Wawro, The Franco-Prussian war: The German conquest of France in 1870-1871, các trang 193-194.
  6. ^ "Moltke, a biographical and critical study"
  7. ^ Mark Grossman (2007). World Military Leaders: A Biographical Dictionary. Infobase Publisher. tr. 31.

Tài liệu tham khảo

Liên kết ngoài



Saint Vincent và Grenadines

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Saint Vincent và Grenadines
Flag of Saint Vincent and the Grenadines.svg Coat of arms of Saint Vincent and the Grenadines.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Saint Vincent và Grenadines
Khẩu hiệu
"Pax et justitia"  (Latin)
"Hòa bình va Công lý"
Quốc ca
St Vincent Land So Beautiful
Hành chính
Chính phủ Dân chủ nghị viện (quân chủ lập pháp)
Quốc vương nữ hoàng Elizabeth II
Toàn quyền Frederick Ballantyne
Thủ tướng Ralph Gonsalves
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh
Thủ đô Kingstown
13°10′B, 61°14′T
Thành phố lớn nhất Thủ đô
Địa lý
Diện tích 389 km²
150 mi² (hạng 201)
Diện tích nước không đáng kể %
Múi giờ UTC-4
Lịch sử
27 tháng 10 1979 từ Vương quốc Anh
Dân cư
Tên dân tộc Vincentian
Dân số ước lượng (2005) 119.000 người (hạng 190)
Mật độ (hạng 39)792 người/mi²
Kinh tế
GDP (PPP) (2002) Tổng số: $342 triệu (hạng 212)
Bình quân đầu người: $7.493 (hạng 82)
HDI (2004) Green Arrow Up Darker.svg 0.759 medium (hạng 88)
Đơn vị tiền tệ Dollar Đông Caribe (XCD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .vc
Mã điện thoại 1 784
Saint Vincent và Grenadines là một đảo quốc thuộc chuỗi đảo Tiểu Antilles trong lòng biển Caribe. Vùng lãnh thổ rộng 389 km² này bao gồm phần đảo chính Saint Vincent và phần lớn phía bắc Grenadines. Trước kia, trong suốt một thời gian dài từ thế kỷ 18 đến nửa cuối thế kỷ 20, nơi đây từng là thuộc địa cũ của thực dân Anh. Mãi tới năm 1979, đảo quốc này mới được trao trả nền độc lập. Ngày nay, Saint Vincent và Grenadines là một thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Khối Thịnh Vượng ChungCộng đồng Caribe.

Lịch sử

Bức tranh mô tả cuộc đàm phán phân chia Saint Vincent và Grenadines giữa người Anh và người Carib
Người Carib định cư trên đảo St. Vincent từ trước khi người châu Âu đặt chân đến. Đảo này vẫn còn nhiều những đồ tạo tác của người Carib xưa. Đảo này do Cristoforo Colombo phát hiện năm 1498 bị AnhPháp tranh giành quyền sở hữu, trở thành thuộc địa của Anh thông qua Hiệp ước Paris 1763. Năm 1773, đảo bị phân chia giữa người Anh và người Carib, nhưng xung đột vẫn kéo dài dai dẳng. Năm 1776, người Carib nổi dậy và bị đánh bại. Sau đó, thực dân Anh trục xuất họ sang các đảo trong vùng vịnh Honduras, và đem hàng ngàn người nô lệ châu Phi sang để phát triển các đồn điền mía.
Đảo này thuộc Liên hiệp Tây Ấn từ năm 1958 cho đến khi Liên hiệp này bị giải tán năm 1962, giành được độc lập năm 1979. Các đợt phun trào của núi lửa La Soufrière (1979), rồi đến cơn bão Allen (1980) gây thiệt hại trầm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt là các vụ thu hoạch chuối.
Kinh tế bắt đầu phục hồi trong thập niên 1990 với sự phát triển của ngành du lịch.
Năm 1996, St. VincentGrenadinesHoa Kỳ kí một hiệp định qua đó cho phép nhân viên của Cảnh sát liên bang Mỹ truy nã bọn buôn lậu ma tuý trong vùng lãnh hải nước này và cung cấp việc dẫn độ tội phạm.[1]

Chính trị

Saint Vincent và Grenadines là một nền dân chủ nghị viện và chế độ quân chủ lập hiến với Nữ hoàng Elizabeth II là người đứng đầu nhà nước, mang danh hiệu Nữ hoàng của Saint Vincent và Grenadines. Nữ hoàng có đại diện trong nước là Tòa quyền Sir Frederick Ballantyne.
Toàn quyền có chức năng chủ yếu là nghi lễ bao gồm việc khai mạc các cuộc họp của quốc hội và bổ nhiệm các quan chức chính phủ khác nhau. Quyền kiểm soát chính phủ thuộc về Thủ tướng được bầu trực tiếp và có quyền bổ nhiệm các vị trị trong nội các của mình. Thủ tướng hiện nay là Ralph Gonsalves.

Địa lý

Saint Vincent và Grenadines nằm về phía tây của Barbados, phía nam giáp Saint Lucia và phía bắc giáp Grenada trong quần đảo Tiểu Antilles, một quần đảo hình vòng cung ở vùng biển Caribe. Các đảo Saint Vincent và Grenadines bao gồm hòn đảo chính Saint Vincent rộng 344 km2 và phía bắc là đảo Grenadines 45 km2 và một chuỗi các hòn đảo nhỏ trải dài về phía nam từ Saint Vincent đến Grenada.
Đảo Saint Vincent là đảo núi lửa và ít các vùng đất thấp. Phía đón gió của đảo có rất nhiều đá và dốc, trong khi phía dưới gió có những bãi cát ven biển và vịnh. Điểm cao nhất của nước này là núi lửa La Soufrière cao khoảng 1.234m.

Kinh tế

Kinh tế quốc gia chủ yếu dựa vào trồng trọt và xuất khẩu chuối, dừa, các loại cây trồng cung cấp gia vị và hương liệu. Công nghiệp gồm các ngành khai thác (cát, sỏi) và sản xuất (bột, thuốc lárượu rum). Đánh bắt cá biển cũng giừ vai trò quan trọng. Du lịch phát triển ở các đảo phía Bắc (Grenadines).
Ngành nông nghiệp bị chi phối bởi sản xuất chuối, là lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế. Lĩnh vực dịch vụ, chủ yếu dựa vào một ngành công nghiệp du lịch phát triển, cũng rất quan trọng. Chính phủ đã giới thiệu một số ngành công nghiệp mới nhưng không thành công, và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng cao đến 22%. Sự phụ thuộc liên tục vào một loại cây trồng duy nhất đại diện cho cả nền kinh tế là những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế của quốc đảo này.
Ngành du lịch có tiềm năng phát triển đáng kể. Việc bộ phim nổi tiếng Cướp biển Caribbean được quay trên đảo quốc này đã giúp cho ngành du lịch nước này phát triển. Tăng trưởng GDP gần đây đã được kích thích bởi hoạt động mạnh mẽ trong ngành xây dựng và cải thiện trong ngành du lịch.

Hành chính

Saint Vincent và Grenadines được chia thành 6 giáo xứ. Năm giáo xứ ở Saint Vincent, trong khi giáo xứ thứ sáu được tạo thành từ các đảo Grenadine. Kingstown nằm trong Giáo xứ Saint George và là thành phố thủ đô cũng như là trung tâm hành chính của đất nước.
Bản đồ hành chính 6 giáo xứ
Giáo xứ hành chính Diện tích (km²) Dân số (2000) Thủ phủ
Charlotte 149 38.000 Georgetown
Grenadines 43 9.200 Port Elizabeth
Saint Andrew 29 6.700 Layou
Saint David 80 6.700 Chateaubelair
Saint George 52 51.400 Kingstown
Saint Patrick 37 5.800 Barrouallie
Tổng cộng 390 117.800

Nhân khẩu

Tính đến tháng 5 năm 2009 dân số quốc đảo này là 104.574 người. Các thành phần dân tộc chính là 66% người gốc châu Phi, 20% có nguồn gốc khác, 6% người Ấn Độ, 4% người châu Âu (chủ yếu là người Bồ Đào Nha), 2% người Carib, 2% những người thuộc sắc tộc khác. Người gốc châu Phi là con cháu của người châu Phi được thực dân Bồ Đào Nha mang đến hòn đảo này để làm việc trên các đồn điền. Có những nhóm dân tộc khác như người Bồ Đào Nha (đến từ Madeira) và Đông Ấn Độ, cả hai sắc tộc này được đưa đến để làm việc trên các đồn điền sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ đối với người Anh, và người Syria sống trên đảo. Ngoài ra còn có một dân số ngày càng tăng của người Trung Quốc.

Xem thêm

Tham khảo

  • Bobrow Jill & Jinkins Dana. 1985. St. Vincent and the Grenadines. 4th Edition Revised and Updated, Concepts Publishing Co., Waitsfield, Vermont, 1993.
  • Gonsalves Ralph E. 1994. History and the Future: A Caribbean Perspective. Quik-Print, Kingstown, St. Vincent.
  • Williams Eric. 1964. British Historians and the West Indies, Port-of-Spain.
  • CIA Factbook entry
  • US Dept of State Profile

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ ^ a b c d "Saint Vincent and the Grenadines". International Monetary Fund. Retrieved 2010-04-21.
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
   

No comments:

Post a Comment