Trận Dyrrhachium (1081)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Sau khi người Norman thôn tính các tỉnh miền nam nước Ý của Đông La Mã và đảo Sicily của người Saracen, Hoàng đế Đông La Mã Michael VII Doukas (r. 1071-1078), đã hứa hôn con trai mình với con gái của Robert Guiscard. Khi giới quý tộc ở Constantinopolis lật đổ Michael, Robert đã coi đây là một cái cớ để tấn công Đông La Mã vào năm 1081. Quân Norman đã bao vây thành Dyrrhachium, nhưng hạm đội của ông ta đã bị người Venice đánh bại. Ngày 18 tháng 10, quân Norman đụng độ với quân đội Đông La Mã do đích thân hoàng đế Alexios I Komnenos chỉ huy ở bên ngoài thành phố. Cuộc chiến bắt đầu khi cánh hữu của quân Đông La Mã tràn sang tấn công cánh tả của quân Norman, khiến họ tan vỡ và tháo chạy. Lính đánh thuê Varangian đuổi theo truy kích nhưng dần tách ra khỏi lực lượng chính và bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngay sau đó, các hiệp sĩ Norman đánh thẳng vào trung quân của Đông La Mã, làm đa phần quân Đông La Mã tháo chạy khỏi chiến trường.
Sau chiến thắng này, người Norman chiếm thành Dirrhachyum và tiến sâu vào nội địa, giành quyền kiểm soát phần lớn Macedonia và Thessaly. Nhưng Robert Guiscard buộc phải quay về Ý, khi quân đồng minh của ông ta, Giáo hoàng Grêgôriô VII sắp bị Heinrich IV, Hoàng đế của Thánh chế La Mã đánh bại. Con trai Robert là Bohemond được giao quyền chỉ huy số binh lính còn ở lại Hy Lap. Bohemond đạt được thành công bước đầu, đánh bại được Alexios trong vài trận chiến, nhưng cuối cùng đã bị Alexios nghiền nát trong trận chiến ở bên ngoài thành Larissa. Bohemond buộc phải bỏ lại toàn bộ đất đai đã chiếm được, đưa tàn quân rút về Ý. Trong khi đó, Đông La Mã bước vào thời kỳ Phục hưng Komnenos.
Mục lục
Bối cảnh
Năm 1071, Robert và anh trai của ông ta, Roger đã chiếm Bari, thành trì cuối cùng của Đông La Mã ở Ý. Một năm sau, người Norman tràn vào Sicily, chấm dứt sự tồn tại của Tiểu vương quốc Sicily kéo dài gần 250 năm. Năm 1073, Hoàng đế Đông La Mã Michael VII đã cử một phái đoàn đến gặp Robert Guiscard nhằm tìm kiếm một thỏa thuận đồng minh, dựa trên sự hôn phối con trai Constantine của ông ta với Helena, con gái của Robert.[11] Robert Guiscard chấp nhận lời đề nghị này và gửi con gái của mình tới Constantinopolis. Nhưng vào năm 1078, giới quý tộc ở Contantinopolis đã làm cuộc chính biến lật đổ Michael VII và đưa Nicephorus Botaneiates lên ngai vàng, điều này dẫn tới việc Helena không thể lên ngôi hoàng hậu còn Robert mất đi những quyền lợi có thể nhận được khi con rể ngồi lên ngai vàng.[12] Đây là cái cớ mà Robert lấy ra để tấn công vào Đế quốc Đông La Mã, khi ông ta tuyên bố dấy binh là vì con gái bị ngược đãi đồng thời giành lại quyền lợi chính đáng cho con rể Constantine của mình. Tuy nhiên, các cuộc nổi loạn ở Ý đã làm chậm lại kế hoạch can thiệp quân sự của ông ta.[13]
Robert Guiscard ban lệnh tất cả những ai trong độ tuổi nhập ngũ tham gia quân đội, huấn luyện và vũ trang đầy đủ cho họ.[14] Đồng thời với việc củng cố lực lượng, Robert gửi một đại sứ tới Constantinopolis để đòi các yêu cầu quyền lợi thích hợp cho Helena, và mua chuộc Tổng đốc các quân đoàn, Alexios.[15] Người ta không rõ kết quả đàm phán như thế nào, nhưng khi viên đại sứ trở về, Robert Guiscard đã được báo tin về cuộc chính biến đã lật đổ Botaneiates[14] và đưa Alexios ngồi lên ngai vàng, trở thành Alexios I Komneons.
Khi viên đại sứ được cử đi trở về, ông đã khuyên Robert nên tiếp tục giữ vững nền hòa bình với Đông la Mã, và nói rằng Alexios không muốn gì hơn ngoài tình hữu nghị với người Norman. Nhưng Robert Guiscard muốn một cuộc chiến tranh nên phớt lờ những lời khuyên đó. Con trai của Robert, Bohemond được lệnh dẫn đầu một đội quân tiên phong hướng về Hy Lạp, và đổ bộ lên Aulon. Robert cũng đích thân dẫn quân đổ bộ lên đấy ngay sau đó.[16]
Khúc dạo đầu
“ | Không hài lòng với những binh lính kì cựu đã phục vụ ông ta từ lâu và rất có kinh nghiệm chiến trận, ông ta đã tập hợp một đội quân mới, bao gồm hàng loạt tân binh mà không quan tâm đến tuổi tác của họ. Khắp mọi nơi ở Lombardy và Apulia, ông ta bắt lính tất cả những người lớn tuổi cũng như những người trẻ tuổi một cách tồi tệ, những người mà chưa từng nhìn thấy bộ áo giáp ngay cả trong giấc mơ. Nhưng giờ đây họ được mặc áo giáp và mang khiên, vụng về giương những cây cung mà họ chưa bao giờ sử dụng và tập đứng thành hàng trong đội hình hành quân. Mặc dù họ chưa bao giờ biết đến công việc của một binh sĩ, nhưng ông ta đã huấn luyện họ ngày qua ngày, rèn luyện họ trở thành một lực lượng có kỷ luât và thiện chiến. Đây từng công việc kinh doanh của ông ta trước khi rời Salerno để đến Otranto. | ” |
Robert sớm rời khỏi Avalona và đi thuyền tới đảo Corfu, nơi mà các đơn vị đồn trú ít ỏi dường như đã đầu hàng ngay lập tức. Chiếm được một cầu nối với Hy Lạp đồng thời là một căn cứu để nhận tiếp tế từ Ý, Robert hướng đến Dyrrhachium, cảng chính và thủ phủ của Illyria.[19] Thành phố này được bảo vệ bằng một dải đất dài, tạo thành một bán đảo hẹp chạy song song với bờ biển, nhưng bị ngăn cách bởi đầm lầy. Robert Guiscard đổ quân lên bán đảo rồi dựng doanh trại bên ngoài hàng phòng thủ của thành phố.[20] Tuy nhiên, khi hạm đội của ông ta tiến tới Dyrrhachium đã gặp phải một cơn bão, làm đắm mất một số tàu.[18]
Khi nhận được tin người Norman chuẩn bị xâm lược đế quốc, Alexios đã nhanh chóng gửi một đại sứ tới chỗ Domenico Selvo, tổng đốc của Venice, đề nghị dành cho họ những đặc quyền về thương mại đổi lấy sự hỗ trợ về quân sự.[18] Tổng đốc Venice vốn đang lo ngại trước việc người Norman có thể kiểm soát eo biển Otranto, liền đích thân chỉ huy hạm đội và giương buồm ra khơi ngay sau đó. Hạm đội Venice tấn công bất ngờ vào các tàu Norman ngay trong đêm. Dưới sự chỉ huy của Bohemond, quân Norman kháng cự kịch liệt nhưng kinh nghiệm đi biển ít ỏi đã chống lại họ. Hạm đội Venice dày dặn kinh nghiệm đã dàn theo thế trận "cảng biển" đánh thẳng vào các tàu chiến Norman, được sự trợ giúp của Lửa Hy Lạp và đạn lửa từ các tàu Đông La Mã bên trong cảng, họ đánh tan tác hạm đội Norman và tiến vào trong cảng Dyrrhachium.[21]
Vây hãm Dyrrhachium
Không nản lòng trước thất bại của hải quân, Robert Guiscard tiếp tục tổ chức vây hãm thành phố. Các đơn vị đồn trú của Dyrrhachium được đặt dưới quyền của George Palaeologus, một viên tướng có nhiều kinh nghiệm, người được Alexios gửi tới để bảo vệ thành phố đủ lâu cho tới khi ông có thể tập hợp được một đội quân tới giải vây.[22]Trong khi đó, một hạm đội Đông La Mã đã đến gia nhập với hạm đội Venice. Hạm đôi liên hợp này đã tấn công vào hạm đội Norman, một lần nữa đã buộc họ phải bỏ chạy. Quân Đông La Mã đã cố thủ thành Dyrrhachium trong suốt một mùa hè, mặc dù Robert Guiscard liên tiếp sử dụng các máy bắn đá, máy phóng tên và tháp bao vây để tấn công thành phố. Quân phòng thủ liên tục tiến ra ngoài để phá vây, có một lần Palaeologus đã chiến đấu cả ngày với một mũi tên bắn trúng hộp sọ của mình. Trong một cuộc phá vây thành công khác, họ đã phá hủy cả tháp bao vây của quân Norman.[22]
Daonh trại của Robert Guiscard đã bị dịch bệnh khủng khiếp tấn công: mà theo sử gia đương đại Anna Komnenos là khoảng 10.000 người chết, trong đó có khoảng 500 hiệp sĩ.[7] Mặc dù vậy, tình hình trong thành Dyrrhachium cũng không khá khẩm hơn gì, bởi họ bị các vũ khí bao vây của Robert tàn phá nặng nề, dẫn đến sự tuyệt vọng trong hàng ngũ binh lính giữ thành. Alexios biết được tin này vào lúc ông đang ở Salonica cùng với một đội quân hùng hậu được tập hợp nhằm chống lại quân xâm lược Norman. Theo Anna Komnenos, Alexios có khoảng 20.000 quân; trong khi theo sử gia John Haldon thì số lượng quân đội Đông La Mã vào khoảng 18-20.000 người; tuy nhiên John Birkenmeier lại ước tính vào khoảng con số 20-25.000. Đội quân này bao gồm các binh lính từ các địa hạt quân sự Macedonia và Tharce với khoảng 5.000 người, 1.000 quân thuộc các đơn vị Excubitors và Vestiaritai, 2.800 binh lính theo Mani giáo, kỵ binh Thessaly, quân nghĩa vụ Balkan, bộ binh Armenia và các đơn vị bộ binh hạng nhẹ khác. Bên cạnh binh lính được tập hợp từ các nơi của Đế quốc, còn có 2.000 kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ và 1.000 lính đánh thuê Frank, khoảng 1.000 vệ binh Varangian và 7000 lính yểm trợ Thổ Nhĩ Kỳ được Vương quốc Hồi Giáo Rum gửi tới. Alexios cũng triệu tập các tagma ở Heraclea Pontica và những khu vực ở tiểu Á mà Đông La Mã còn kiểm soát quay về, điều này cho phép người Seljuk tràn vào chiếm cứ một cách dễ dàng.[21]
Trận chiến
Những bước tiến đầu tiên
Alexios hành quân từ Salonica và hạ trại trên một sườn dốc bên sông Charzanes gần Dyrrhachium vào ngày 15 tháng 10.[23] Tại đây, ông tổ chức một cuộc họp với các tướng lĩnh cấp cao nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn cho trận chến. Các tướng lĩnh cấp cao đều tham dự, trong đó có cả George Palaeologus, người đã tìm cách vượt ra khỏi vòng vây xung quanh thành phố.[1] Đa số các tướng lĩnh cấp cao, bao gồm cả Palaeologus, đều khuyên Alexios nên thận trọng và chọn một thời điểm thích hợp để tấn công. Tuy nhiên, Alexios muốn có một cuộc tấn công ngay lập tức, hy vọng sẽ đánh thẳng được vào sau lưng quân Norman khi họ còn đang bận bao vây thành phố. Alexios nhanh chóng đưa quân lên các ngọn đồi đối diện với thành phố, quyết định thực hiện cuộc tấn công vào sáng hôm sau.[24]Tuy nhiên, Robert đã biết được cuộc tấn công thông qua các gián điệp cùa mình, và vào đêm ngày 17 tháng 10, ông ta chuyển toàn bộ binh lính từ bán đảo vào cả trong đất liền. Sau khi biết tin Robert đã bắt đầu hành động, Alexios liền thay đổi kế hoạch tác chiến ban đầu của mình. Hoàng đế đã chia quân đội của mình làm ba cánh quân, cánh tả do Gregory Pakourianos chỉ huy, cánh hữu do Nikephoros Melissenos chỉ huy, còn ông đích thân chỉ huy trung quân. Guiscard cũng hình thành chiến tuyến đối diện với quân Đông La Mã, với cánh tả do Bá tước Giovinazzo chỉ huy, cánh hữu nằm dưới quyền của Bohemond còn Guiscard đối diện với Alexios bằng việc chỉ huy trung quân.[24]
Vệ binh Varangian được lệnh triển khai lên hàng đầu của các lực lượng chính, phía sau họ là một bộ phận cung thủ tinh nhuệ.[1] Các cung thủ được lệnh di chuyển lên trước các vệ binh và bắn hàng loạt mũi tên về phía kẻ thù, rồi rút lui về phía sau hàng ngũ các vệ binh Varangian. Họ tiếp tục thực hiện chiến thuật này cho đến khi quân đội hai bên tiến sát lại gần nhau.[24]
Do cả hai đội quân đều đang ở thế sẵn sàng chống lại những cú đánh đầu tiên, Robert đã quyết định chủ động tấn công trước bằng cách cử một đội kỵ binh ở trung quân tấn công giả vờ vào các vị trí của quân Đông La Mã. Ông ta hy vọng có thể thu hút sự chú ý của các vệ binh Varangian rồi loại bỏ khỏi cuộc chiến. Thế nhưng điều này đã không thể thực hiện được do các kỵ binh bị đẩy lùi bởi các cung thủ Đông La Mã. Cánh hữu của quân Norman sau đó đã gặp phải đợt tấn công dữ dội bởi cánh tả của quân Đông La Mã và các vệ binh Varangian. Người Norman kịch liệt kháng cự cho đến khi Alexios điều một số binh lính tinh nhuệ sang hỗ trợ cánh tả, còn các vệ binh Varangian đối diện trực tiếp với người Norman. Cánh hữu hoàn toàn bị chọc thủng, và binh lính Norman vỡ trận bỏ chạy toán loạn về phía bờ biển. Tại đây, họ được tập hợp lại bởi Sikelgaita, vợ của Robert Guiscard. Anna Komnenos sau này trong tác phẩm Alexiad đã nhận xét bà như sau:"Giống như một Pallas, chứ không phải một Athena thứ hai."[24]
“ | Tại thời điểm ấy, Sikelgaita-đi cùng với chồng mình trong cuộc viễn chinh này, người được gọi là "một Pallas, chứ không phải một Athena thứ hai", nhìn thấy các bính lính tan vỡ đang tháo chạy về phía bờ biển. Bà nghiêm khắc nhìn họ và cất tiếng nói vang dội, trong ngữ điệu của bà có điều gì đó tương đồng như lời nói của Homer: "Là những đàn ông và cũng là bạn bè của ta, hãy đề cao sự dũng cảm của các người." Nhưng khi thấy họ tiếp tục chạy, bà liền cầm một ngọn giáo dài phóng về phía những kẻ đào tẩu. Nhìn thấy điều này, họ dần dần ổn định lại hàng ngũ và quay lại chiến trường. | ” |
Quân Đông La Mã vỡ trận
Trong lúc đó, cánh hữu và trung quân của Đông La Mã đang giáp chiến với những quân Norman đối diện. Tuy nhiên, vì cánh hữu đã tan vỡ khiến cho các hiệp sĩ Norman rơi vào nguy cơ bị đánh tạt sườn. Cùng lúc này, vệ binh Varangian (chủ yếu là những người Anglo-Saxon đã chạy khỏi Anh sau khi người Norman chinh phục đảo quốc này) đã lao vào tấn công những hiệp sĩ Norman ngay lập tức. Với những chiếc rìu chiến cán dài, họ tấn công kịch liệt các hiệp sĩ Norman, nhiều người lúc này đã bị ngã xuống và kéo lê đi do những con ngựa đang vô cùng hoảng sợ lồng lên. Vệ binh Varangian nhanh chóng tách rời với cánh quân chính của Đông La Mã, lại thêm bị kiệt sức do truy đuổi những kỵ binh Norman mà họ hoàn toàn không có đủ sức để đối đầu với cuộc tấn công tiếp theo của Robert. Một lực lượng mạnh bao gồm lính cầm giáo và các tay nỏ nhanh chóng được Robert Guiscard điều đến đánh thẳng vào mạn sườn vệ binh Varangian và tiêu diệt hầu hết bọn họ. Một vài người sống sót đã cố gắng chạy trốn vào bên trong Nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Micae. Quân Norman liền phóng hỏa thiêu trụi nhà thờ này, và tất cả các vệ binh Varangian đều chết cháy trong đó.[26]Nhận thấy tình hình có vẻ xấu đi, tướng quân George Palaeologus liền mở cửa thành Dyrrhachium dẫn quân xông ra phá vây, nhưng cũng không thể cứu vãn tình thế. Tệ hơn thế, chư hầu của Alexios, vua Constantine Bodin xứ Duklja đã phản bội Đông La Mã và chạy sang ủng hộ quân Norman. Kế đến, những binh lính Thổ Nhĩ Ký được Sultan Suleyman I gửi đến cũng làm theo ông ta và tháo chạy khỏi chiến trường.[6]
Do cánh tả vẫn còn đang đuổi theo cánh hữu của quân Norman, giờ đây Alexios phải đối diện với trung quân Norman. Robert Guiscard đã điều các thiết kỵ đánh thẳng vào trung quân Đông La Mã. Các hiệp sĩ Norman lao thẳng vào đánh thủng hàng ngũ của quân Đông La Mã, sau đó tách thành các nhóm nhỏ để tấn công cùng lúc đội hình của quân Đông La Mã, vốn lúc này đã bị tan rã và chia tách. Doanh trại của Đế quốc, vốn không có người bảo vệ, đã nằm trong tay người Norman.[26]
Alexios và các tùy tướng đã chiến đấu đủ lâu cho tới khi buộc phải tháo chạy. Trong khi tháo chạy, Alexios đã bị tách khỏi những tùy tùng của mình và bị những binh lính Norman tấn công. Dù bị thương ở trán và mất khá nhiều máu, ông may mắn chạy được tới Ohrid, nơi ông tập hợp lại tàn quân của mình.[26]
Hậu quả
"Alexios đã thể hiện mình là một chiến lược gia tài giỏi, nhưng ông
đã bị thất bại bởi sự vô kỷ luật của binh lính khi tách rời đội hình và
truy đuổi những kẻ địch đang tháo chạy, một sai lầm chết người trong
chiến thuật tác chiến của quân đội Đông La Mã. Ông cũng đã không tính
đến sức mạnh của các hiệp sĩ Norman, những người mà sau đó đã chọc thủng
đội hình quân lính của ông một cách dễ dàng."
Đánh giá của John Haldon về trận chiến.[27]
Tướng quân George Palaeologus đã không thể vào lại thành Dyrrhachium sau trận chiến và phải rút lui cùng với lực lượng chính. Việc phòng thủ thành phố được để lại cho người Venice, còn bản thân thành phố nằm dưới sự kiểm soát của một người Albania, Komiskortes.[30]
Đến tháng 2 năm 1082, thành Dyrrhachium thất thủ sau khi một người Venice hoặc Amalfi đã bí mật mở cổng thành cho quân Norman tràn vào.[31] Thừa thắng, quân Norman tràn vào miền bắc Hy Lạp mà không gặp bất kỳ sự kháng cự đáng kể nào. Tuy nhiên, khi Robert đóng quân ở Kastoria, một sứ giá từ Ý tới đã báo cho ông ta biết tin Apulia, Calabria và Campania đã nổi loạn. Đồng thời, viên sứ giả cũng cấp báo rằng Hoàng đế Heinrich IV của Thánh chế La Mã đã đưa quân tới trước các cửa thành của Roma và đang bao vây Giáo hoàng Grêgôriô VII, quân đồng minh của người Norman.[32] Hoàng đế Alexios đã trả cho Heinrich 360.000 đồng vàng để đổi lấy mối liên minh này. Đáp lại, Heinrich đưa quân tràn xuống Ý và tấn công các lãnh thổ của Giáo hoàng. Robert Guiscard vội mang quân lại Ý, và để lại một bộ phận binh lực ở Hy Lạp cho Bohemond chỉ huy.[33]
Thất vọng vì số tiền bỏ ra đã không thu được kết quả đáng kể nào mà còn mang tới khó khăn về tài chính, Alexios buộc phải trưng thu nhiều của cải của Giáo hội nhằm có tiền để tập hợp một đội quân mới.[34] Với số tiền trên, ông trưng tập một đội quân ở gần Thessalonica và tổ chức phản công quân của Bohemond. Thế nhưng, Bohemond đã đánh bại ông trong hai trận đánh: một trận ở gần Arta và một trận khác ở gần Ioannina. Những thắng lợi này đã mở đường cho quân Norman kiểm soát hoàn toàn Macedonia và hầu hết vùng Thessaly.[35] Sau đó, Bohemond đưa quân tới đánh thành Larissa. Đúng lúc này, Alexios dẫn theo một đạo quân mới trưng tập và 7.000 quân mà Sultan gửi tới đã tổ chức phản công, đánh bại người Norman dưới chân thành Larissa.[36] Chiến bại và không được trả lương đã khiến cho sĩ khí quân Norman suy giảm nghiêm trọng, buộc Bohemond phải ra lệnh quay lại bờ biển và lên thuyền về nước.[37] Trong khi đó, Alexios cấp cho người Venice một khu tô giới ở Constantinople và miễn thuế cho các giao dịch buôn bán của họ nhằm đổi lấy sự trợ giúp của họ. Người Venice đáp lại bằng việc tái chiếm Corfu và Durrachyum trả về cho Đông La Mã. Những chiến thắng này đã khôi phục nguyên trạng lãnh thổ của Đông La Mã trước chiến tranh và đưa đế quốc bước vào thời kỳ "Phục hưng Komnenos".[38]
Tài liệu tham khảo
- ^ a ă â Haldon 2001, tr. 134.
- ^ Birkenmeier 2002, tr. 62.
- ^ D'Amato & Rava 2010, tr. 9.
- ^ Haldon 2001, tr. 134; Anna Comnena. The Alexiad, 1.16.
- ^ a ă â Haldon 2001, tr. 137.
- ^ a ă Norwich 1995, tr. 20; Treadgold 1997, tr. 614.
- ^ a ă â Anna Comnena. The Alexiad, 4.3.
- ^ Brown 1984, tr. 85.
- ^ Norwich 1995, tr. 13; Holmes 1988, tr. 33; Brown 1984, tr. 93.
- ^ Norwich 1995, tr. 14.
- ^ Norwich 1995, tr. 14; Anna Comnena. The Alexiad, 1.12.
- ^ Treadgold 1997, tr. 614; Anna Comnena. The Alexiad, 1.12.
- ^ Norwich 1995, tr. 15; Treadgold 1997, tr. 614.
- ^ a ă Norwich 1995, tr. 16.
- ^ Anna Comnena. The Alexiad, 1.15.
- ^ a ă Norwich 1995, tr. 17; Gravett & Nicolle 2006, tr. 108; Treadgold 1997, tr. 614; Anna Comnena. The Alexiad, 1.15.
- ^ Ana Comnena, A Alexíada, 1.13.
- ^ a ă â Norwich 1995, tr. 17.
- ^ Gravett & Nicolle 2006, tr. 108.
- ^ Haldon 2001, tr. 133.
- ^ a ă Norwich 1995, tr. 18; Hooper & Bennett 1996, tr. 83.
- ^ a ă Norwich 1995, tr. 18.
- ^ Norwich 1995, tr. 18; Anna Comnena. The Alexiad, 4.5.
- ^ a ă â b Haldon 2001, tr. 134; Anna Comnena. The Alexiad, 4.5.
- ^ Анна Комнина. Алексиада Книга 1
- ^ a ă â Haldon 2001, tr. 135; Norwich 1995, tr. 19; Holmes 1988, tr. 33; Anna Comnena. The Alexiad, 4.6.
- ^ Quoted from Haldon, The Byzantine Wars, 136–137.
- ^ Harris 2003, tr. 34.
- ^ Holmes 1988, tr. 34.
- ^ Anna Comnena. The Alexiad, 4.8.
- ^ Anna Comnena. The Alexiad, 5.1.
- ^ Norwich 1995, tr. 20; Treadgold 1997, tr. 615.
- ^ Norwich 1995, tr. 21; Gravett & Nicolle 2006, tr. 108; Treadgold 1997, tr. 615; Anna Comnena, The Alexiad, 5.3.
- ^ Norwich 1995, tr. 21; Treadgold 1997, tr. 615.
- ^ Anna Comnena. The Alexiad, 5.4. Treadgold 1997, tr. 615.
- ^ Anna Comnena. The Alexiad, 5.5–5.6; Gravett & Nicolle 2006, tr. 108; Treadgold 1997, tr. 615.
- ^ Anna Comnena. The Alexiad, 5.7; Gravett & Nicolle 2006, tr. 108.
- ^ Norwich 1995, tr. 22; Treadgold 1997, tr. 615.
Nguồn
Chủ yếu
- Anna Comnena (dịch bởi E. R. A. Sewter). The Alexiad. London: Penguin Books, 1996, ISBN 0-14-044215-4.
Các nguồn khác
- Birkenmeier, John W. (2002). The Development of the Komnenian Army [Sự phát triển của quân đội nhà Komnenos: 1081-1180]. Boston, Massachusetts: Brill. ISBN 90-04-11710-5.
- Brown, Reginald Allen (1984). The Normans [Người Norman]. Woodridge: Boydell Press. ISBN 0-85115-199-X.
- Cross, Robin (1991). The Guinness Encyclopedia of Warfare [Bách khoa toàn thư về chiến tranh]. Enfield: Guinness Publishing. ISBN 0-85112-985-4.
- D'Amato, Raffaele; Rava, Giuseppe (2010). Vệ binh Varangian 988-453. Long Island City, New York and Oxford, United Kingdom: Osprey Publishing. ISBN 1-84908-179-4.
- Gravett, Christopher; Nicolle, David (2006). The Normans: Warrior Knights and their Castles [Người Norman: những kỵ sĩ chiến binh và lâu đài của họ]. Oxford, United Kingdom: Osprey Publishing. ISBN 1-84603-088-9.
- Haldon, John F. (2001). The Byzantine Wars: Battles and Campaigns of the Byzantine Era [Các cuộc chiến tranh của Đông La Mã: Những trận đánh và chiến dịch trong thời kỳ Đông La Mã]. Stroud, Gloucestershire: Tempus Publishing. ISBN 0-7524-1795-9.
- Harris, Jonathan (2003). Byzantium and the Crusades [Đông La Mã và quân Thập tự Chinh]. London, United Kingdom: Hambledon and London. ISBN 1-85285-298-4.
- Holmes, Richard (1988). The World Atlas of Warfare: Military Innovations that Changed the Course of History. Viking Studio Books. ISBN 0-670-81967-0.
- Hooper, Nicholas; Bennett, Matthew (1996). The Cambridge Illustrated Atlas of Warfare: The Middle Ages, 768-1487. Cambridge, United Kingdom: Cambridge University Press. ISBN 0-521-44049-1.
- Norwich, John Julius (1995). Byzantium: The Decline and Fall. London, United Kingdom: Viking. ISBN 0-670-82377-5.
- Treadgold, Warren T. (1997). A History of the Byzantine State and Society. Stanford, California: Stanford University Press. ISBN 0-8047-2421-0.
Thương vụ Alaska
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thương vụ Alaska (còn được biết đến với tên gọi Trò điên rồ của Seward hay Hộp băng của Seward) là việc Hoa Kỳ mua vùng đất này từ Đế quốc Nga năm 1867 theo chỉ thị của Ngoại trưởng William Seward. Lãnh thổ được mua rộng 586.412 dặm vuông (1.518.800 km²), nay là bang Alaska.
Cuộc thương thuyết kết thúc sau một cuộc hội đàm kéo dài thâu đêm, kết thúc bằng việc ký kết hiệp định vào 4 giờ sáng ngày 30 tháng 3,[1] với giá cả được xác định là 7,2 triệu dollar (tức khoảng 1.9 cent cho mỗi acre tức mẫu Anh). Dư luận Hoa Kỳ khi đó nhìn chung là ủng hộ, nhưng một số phóng viên và chủ tòa soạn báo tỏ vẻ không hài lòng về thương vụ này. Đáng kể nhất là Horace Greeley của tờ New York Tribune. Trích đoạn:
Bản hiệp ước được Ngoại trưởng Hoa Kỳ William H. Seward ủng hộ, vì ông là người chủ trương mở rộng lãnh thổ, cùng với chủ tịch Ủy ban quan hệ quốc tế, Charles Sumner. Họ lý luận là lợi ích chiến lược của đất nước sẽ được đảm bảo bởi bản hiệp ước này. Nước Nga là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, trong khi nước Anh thì gần như là kẻ thù. Do đó, việc giúp đỡ Nga và làm chướng mắt người Anh là một việc làm có lý. Hơn thế nữa, vẫn còn vấn đề các lãnh thổ lân cận thuộc Anh (nay là một phần của Canada). Nếu như bị vây bọc bởi Hoa Kỳ, các lãnh thổ này sẽ chẳng có giá trị chiến lược gì với Anh, nên có thể mua lại được từ Anh một ngày nào đó. Thương vụ này, theo tờ New York Herald, là một "dấu hiệu" từ phía Nga hoàng cho các đế quốc Anh và Pháp là họ không có việc gì để làm trên lục địa này. Nói gọn lại, đó là một cú đánh tạt sườn Canada, theo như tờ báo tên tuổi New York Tribune. Thế giới sẽ nhanh chóng nhận ra là miền tây bắc là một "gã thị dân London với một anh Yankee đầy cảnh giác đứng ở mỗi bên", và nước Anh sẽ phải hiểu là họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc bán lãnh thổ này cho Hoa Kỳ.
Ngày 3 tháng 3, Sumner đọc một bài diễn văn quan trọng ủng hộ hiệp định, diễn giải lịch sử, khí hậu, cấu trúc địa lý, dân cư, tài nguyên — rừng, mỏ, chim, thú, cá — của Alaska. Là một học giả tiếng tăm, ông trích dẫn chứng nhận của những nhà địa chất và thám hiểm như: Alexander von Humboldt, Joseph Billings, Yuri Lisiansky, Fyodor Petrovich Litke, Otto von Kotzebue, Portlock, James Cook, John Meares, Ferdinand von Wrangel. Khi ông kết thúc bài diễn văn, ông nhận xét là ông đã "làm nhiều hơn là chỉ cầm cân nảy mực". Nếu như bài diễn văn này thiên vị một phe, thì theo ông, "đó là vì lý trí hoặc xác tín của phía đó mạnh mẽ hơn". Rất nhanh thôi, Sumner nói, "Một đoàn các nhà thám hiểm gan dạ sẽ tràn về vùng duyên hải, sẵn sàng cho bất kỳ thương vụ, hay hoạt động yêu nước nào. Thương mại sẽ được mở rộng, tổ quốc có thêm vành đai bảo vệ, lá cờ quốc gia có thêm những cánh tay nâng cao nó lên." Dành cho những người cộng hòa Mỹ, ông thúc giục họ, "các bạn sẽ được dành cho những gì tốt hơn cả những gì bạn có thể có, dù là hàng tạ cá, hàng đống vàng sa khoáng hoặc những tấm da thú đẹp đẽ nhất hay ngà quí báu nhất." "Thành phố của chúng ta," Sumner bốc lên, "sẽ là cả lục địa Bắc Mỹ với những cánh cổng giáp tận các đại dương bao quanh." Ông cho rằng hiệp định là "một bước rõ rệt" về hướng đó. Với bản hiệp định này, chúng ta "loại bỏ thêm một ông vua khỏi lục địa này." Lần lượt, chúng ta đã buộc họ phải rút lui —" đầu tiên là Pháp, rồi Tây Ban Nha, rồi lại Pháp, và nay là Nga, tất cả phải nhường bước cho sức thống nhất trong phương châm — E pluribus unum."[4]
Ngày Seward, để tưởng nhớ đến William H. Seward, là ngày lễ ở Alaska trong ngày Thứ hai cuối cùng của tháng 3 để kỷ niệm việc Hoa Kỳ mua vùng đất Alaska từ nước Nga. Ngày Seward cũng là ngày cấm rượu ở nhiều thành phố như Ketchikan, một trong những thành phố cảng quan trọng của — mặc dù lệnh cấm rượu trong ngày không bị áp đặt lên tất cả các thành phố.
Sumner cho biết phía Nga ước tính tại Alaska có khoảng 2.500 người Nga hoặc người lai, 8.000 dân bản địa, tổng cộng có khoản 10 ngàn người nằm dưới sự quản lý của Công ty săn thú Nga, cùng với chừng 50 ngàn người Eskimo và da đỏ sống ngoài tầm kiểm soát của họ. Người Nga định cư trong 23 trạm buôn bán, thiết lập tại các địa điểm thuận lợi trên các quần đảo và vùng duyên hải. Tại các trạm nhỏ, chỉ có chừng 4-5 người Nga đóng để thu mua da sống từ người da đỏ để lưu kho và vận chuyển khi có thuyền của công ty qua. Có hai thị trấn lớn hơn, New Archangel, nay là Sitka, thiết lập năm 1804 để buôn bán da rái cá biển, với 116 cabin (nhà gỗ nhỏ) và 968 dân. Thị trấn thứ hai là St. Paul trên đảo Kodiak, với 100 cabin và 283 người, nằm ở trung tâm công nghiệp da hải cẩu.
Người Mỹ chọn tên Alaska, nguyên là một cái tên của người Aleut. Buổi lễ bàn giao diễn ra ở Sitka, Alaska ngày 18 tháng 10 năm 1867. Binh sỹ Nga và Mỹ diễu hành trước dinh thống đốc, lá cờ Nga được hạ xuống, lá cờ Mỹ được kéo lên trong từng hồi đạn đại bác chào mừng. Đại tá Alexis Pestchouroff tuyên bố, "Tướng Rousseau, ủy theo Hoàng đế, Sa hoàng nước Nga, tôi chuyển giao cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lãnh thổ Alaska." Tướng Lovell Rousseau chấp nhận chuyển giao lãnh thổ. Một số pháo đài nhỏ, lô cốt và nhà xây bằng gỗ được giao lại cho người Mỹ. Binh lính Hoa Kỳ vào đóng trong các doanh trại, còn tướng Jefferson C. Davis thì đến trú trong dinh Thống đốc, phần lớn người Nga trở về quê, chỉ có một ít người buôn bán lông thú và linh mục là ở lại.
(Ngày 18 tháng 10 năm 1867, là ngày theo lịch Gregorian và giờ 9:01:20 sau giờ Greenwich, có hiệu lực ngày hôm sau, thay thế lịch Julian và giờ 14:58:40 trước giờ Greenwich. Với người Nga, lễ chuyển giao diễn ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1867.)
Mục lục
Hoàn cảnh
Nước Nga khi đó đang gặp khó khăn về tài chính, và lo ngại là họ sẽ để mất Alaska trong các cuộc xung đột trong tương lai, mà không được bồi thường, đặc biệt là vào tay đối thủ của họ là nước Anh, vốn có thể dễ dàng đánh chiếm vùng lãnh thổ rất khó phòng thủ này. Vì lý do đó, Nga hoàng Aleksandr II quyết định bán vùng đất này cho Hoa Kỳ, và chỉ thị cho Bộ trưởng Nga tại Hoa Kỳ là Eduard de Stoeckl, tiến hành thương thuyết với Seward vào tháng 3 năm 1867.Cuộc thương thuyết kết thúc sau một cuộc hội đàm kéo dài thâu đêm, kết thúc bằng việc ký kết hiệp định vào 4 giờ sáng ngày 30 tháng 3,[1] với giá cả được xác định là 7,2 triệu dollar (tức khoảng 1.9 cent cho mỗi acre tức mẫu Anh). Dư luận Hoa Kỳ khi đó nhìn chung là ủng hộ, nhưng một số phóng viên và chủ tòa soạn báo tỏ vẻ không hài lòng về thương vụ này. Đáng kể nhất là Horace Greeley của tờ New York Tribune. Trích đoạn:
Chúng ta đã phải còng lưng ra gánh vác những lãnh thổ không có dân cư sinh sống. Người da đỏ trong biên giới chúng ta khiến chúng ta phải căng sức ra mà cai quản họ. Lẽ nào, chúng ta bây giờ, hoàn toàn không hề mù quáng, mà lại đi chất thêm vào những khó khăn hiện tại bằng cách tăng thêm số thổ dân mà chính phủ phải coi sóc? Chi phí phải trả rất nhỏ, nhưng chi phí hành chính hàng năm cả quân sự và dân sự, sẽ lớn hơn nhiều, và sẽ kéo dài mãi mãi. Lãnh thổ này lại chẳng nối liền với nội địa Hoa Kỳ. Nó nằm ở một vị trí rất trái khoáy, và xa đến mức nguy hiểm. Hiệp định này được soạn ra một cách bí mật, được ký kết lén lút lúc 1 giờ sáng. Đây là một hành vi đen tối tiến hành lúc nửa đêm... Tờ New York World thì cho rằng đây là một "trái cam đã bị vắt kiệt nước". Nó chẳng có gì đáng giá, ngoài một ít thú săn để lấy lông, vốn đã bị săn bắn đến gần tuyệt chủng. Ngoài quần đảo Aleut và một dải đất ven biển phía nam, vùng đất này thậm chí chẳng đáng đem tặng ai... Trừ phi người ta tìm thấy vàng ở đây, còn thì không biết bao lâu sau ở đó mới có được một nhà in ấn Hoe, một nhà thờ dòng Methodist và một sở cảnh sát đô thị. Theo tờ New York Tribune thì đó là một "vùng hoang sơ được ướp lạnh"[2]
Quan điểm của Washington
Cuộc mua bán này khi đó bị chế nhạo là trò ngu ngốc của Seward, hay hộp băng của Seward, và khu vườn gấu bắc cực của (Tổng thống) Andrew Johnson, vì người ta cho là phải điên lắm thì mới tiêu nhiều tiền thế vào một lãnh thổ hẻo lánh như vậy.[3]Bản hiệp ước được Ngoại trưởng Hoa Kỳ William H. Seward ủng hộ, vì ông là người chủ trương mở rộng lãnh thổ, cùng với chủ tịch Ủy ban quan hệ quốc tế, Charles Sumner. Họ lý luận là lợi ích chiến lược của đất nước sẽ được đảm bảo bởi bản hiệp ước này. Nước Nga là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, trong khi nước Anh thì gần như là kẻ thù. Do đó, việc giúp đỡ Nga và làm chướng mắt người Anh là một việc làm có lý. Hơn thế nữa, vẫn còn vấn đề các lãnh thổ lân cận thuộc Anh (nay là một phần của Canada). Nếu như bị vây bọc bởi Hoa Kỳ, các lãnh thổ này sẽ chẳng có giá trị chiến lược gì với Anh, nên có thể mua lại được từ Anh một ngày nào đó. Thương vụ này, theo tờ New York Herald, là một "dấu hiệu" từ phía Nga hoàng cho các đế quốc Anh và Pháp là họ không có việc gì để làm trên lục địa này. Nói gọn lại, đó là một cú đánh tạt sườn Canada, theo như tờ báo tên tuổi New York Tribune. Thế giới sẽ nhanh chóng nhận ra là miền tây bắc là một "gã thị dân London với một anh Yankee đầy cảnh giác đứng ở mỗi bên", và nước Anh sẽ phải hiểu là họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc bán lãnh thổ này cho Hoa Kỳ.
Ngày 3 tháng 3, Sumner đọc một bài diễn văn quan trọng ủng hộ hiệp định, diễn giải lịch sử, khí hậu, cấu trúc địa lý, dân cư, tài nguyên — rừng, mỏ, chim, thú, cá — của Alaska. Là một học giả tiếng tăm, ông trích dẫn chứng nhận của những nhà địa chất và thám hiểm như: Alexander von Humboldt, Joseph Billings, Yuri Lisiansky, Fyodor Petrovich Litke, Otto von Kotzebue, Portlock, James Cook, John Meares, Ferdinand von Wrangel. Khi ông kết thúc bài diễn văn, ông nhận xét là ông đã "làm nhiều hơn là chỉ cầm cân nảy mực". Nếu như bài diễn văn này thiên vị một phe, thì theo ông, "đó là vì lý trí hoặc xác tín của phía đó mạnh mẽ hơn". Rất nhanh thôi, Sumner nói, "Một đoàn các nhà thám hiểm gan dạ sẽ tràn về vùng duyên hải, sẵn sàng cho bất kỳ thương vụ, hay hoạt động yêu nước nào. Thương mại sẽ được mở rộng, tổ quốc có thêm vành đai bảo vệ, lá cờ quốc gia có thêm những cánh tay nâng cao nó lên." Dành cho những người cộng hòa Mỹ, ông thúc giục họ, "các bạn sẽ được dành cho những gì tốt hơn cả những gì bạn có thể có, dù là hàng tạ cá, hàng đống vàng sa khoáng hoặc những tấm da thú đẹp đẽ nhất hay ngà quí báu nhất." "Thành phố của chúng ta," Sumner bốc lên, "sẽ là cả lục địa Bắc Mỹ với những cánh cổng giáp tận các đại dương bao quanh." Ông cho rằng hiệp định là "một bước rõ rệt" về hướng đó. Với bản hiệp định này, chúng ta "loại bỏ thêm một ông vua khỏi lục địa này." Lần lượt, chúng ta đã buộc họ phải rút lui —" đầu tiên là Pháp, rồi Tây Ban Nha, rồi lại Pháp, và nay là Nga, tất cả phải nhường bước cho sức thống nhất trong phương châm — E pluribus unum."[4]
Ngày Seward, để tưởng nhớ đến William H. Seward, là ngày lễ ở Alaska trong ngày Thứ hai cuối cùng của tháng 3 để kỷ niệm việc Hoa Kỳ mua vùng đất Alaska từ nước Nga. Ngày Seward cũng là ngày cấm rượu ở nhiều thành phố như Ketchikan, một trong những thành phố cảng quan trọng của — mặc dù lệnh cấm rượu trong ngày không bị áp đặt lên tất cả các thành phố.
Phê chuẩn và thực thi
Thượng Nghị viện Hoa Kỳ phê chuẩn bản hiệp định ngày 9 tháng 4 năm 1867, với 37 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Tuy nhiên, việc thu xếp tiền bạc trả cho việc mua Alaska bị đình trệ đến hơn một năm do sự phản đối từ phía Hạ viện. Hạ viện cuối cũng cũng thông qua vào tháng 6 năm 1868, với 113 phiếu thuận và 48 phiếu chống. [5]Sumner cho biết phía Nga ước tính tại Alaska có khoảng 2.500 người Nga hoặc người lai, 8.000 dân bản địa, tổng cộng có khoản 10 ngàn người nằm dưới sự quản lý của Công ty săn thú Nga, cùng với chừng 50 ngàn người Eskimo và da đỏ sống ngoài tầm kiểm soát của họ. Người Nga định cư trong 23 trạm buôn bán, thiết lập tại các địa điểm thuận lợi trên các quần đảo và vùng duyên hải. Tại các trạm nhỏ, chỉ có chừng 4-5 người Nga đóng để thu mua da sống từ người da đỏ để lưu kho và vận chuyển khi có thuyền của công ty qua. Có hai thị trấn lớn hơn, New Archangel, nay là Sitka, thiết lập năm 1804 để buôn bán da rái cá biển, với 116 cabin (nhà gỗ nhỏ) và 968 dân. Thị trấn thứ hai là St. Paul trên đảo Kodiak, với 100 cabin và 283 người, nằm ở trung tâm công nghiệp da hải cẩu.
Người Mỹ chọn tên Alaska, nguyên là một cái tên của người Aleut. Buổi lễ bàn giao diễn ra ở Sitka, Alaska ngày 18 tháng 10 năm 1867. Binh sỹ Nga và Mỹ diễu hành trước dinh thống đốc, lá cờ Nga được hạ xuống, lá cờ Mỹ được kéo lên trong từng hồi đạn đại bác chào mừng. Đại tá Alexis Pestchouroff tuyên bố, "Tướng Rousseau, ủy theo Hoàng đế, Sa hoàng nước Nga, tôi chuyển giao cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lãnh thổ Alaska." Tướng Lovell Rousseau chấp nhận chuyển giao lãnh thổ. Một số pháo đài nhỏ, lô cốt và nhà xây bằng gỗ được giao lại cho người Mỹ. Binh lính Hoa Kỳ vào đóng trong các doanh trại, còn tướng Jefferson C. Davis thì đến trú trong dinh Thống đốc, phần lớn người Nga trở về quê, chỉ có một ít người buôn bán lông thú và linh mục là ở lại.
(Ngày 18 tháng 10 năm 1867, là ngày theo lịch Gregorian và giờ 9:01:20 sau giờ Greenwich, có hiệu lực ngày hôm sau, thay thế lịch Julian và giờ 14:58:40 trước giờ Greenwich. Với người Nga, lễ chuyển giao diễn ra vào ngày 17 tháng 10 năm 1867.)
Xem thêm
Chú thích
- ^ Seward, Frederick W., Seward at Washington as Senator and Secretary of State. Volume: 3, 1891, p. 348
- ^ Oberholtzer, Ellis Paxson. A History of the United States since the Civil War. Volume: 1. 1917. p. 123
- ^ Have you been to the "polar bear garden"? The loc.gov Wise Guide
- ^ Oberholtzer, Ellis Paxson. A History of the United States since the Civil War. Volume: 1. 1917. p. 544-5
- ^ Treaty with Russia for the Purchase of Alaska, The Library of Congress
Nguồn tham khảo
- Ronald J Jensen. The Alaska Purchase and Russian-American Relations (1975).
- Ellis Paxson Oberholtzer; A History of the United States since the Civil War. Volume: 1. 1917.
- Alaska. Speech of William H. Seward at Sitka, August 12, 1869 (1869; Digitized page images & text), primary source.
Liên kết ngoài
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: |
- Treaty with Russia for the Purchase of Alaska and related resources at the Library of Congress
- Text of Treaty with Russia (Alaska Purchase)
- The Alaska Purchase (Meeting of Frontiers, Library of Congress)
- Original Document of Check to Purchase Alaska
- Purchase of Alaska
- Alaskan Purchase
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thương vụ Alaska |
BBC
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
British Broadcasting Corporation | |
---|---|
Loại hình | Truyền thông (truyền hình, radio & trực tuyến) |
Ngành nghề | Truyền thông đại chúng |
Thành lập | 1 tháng 1, 1927 |
Nhà sáng lập | John Reith (Director-General) George Villiers (Chairman) General Post Office (GPO) |
Trụ sở chính | Broadcasting House, Portland Place & Langham Place, London |
Thành viên chủ chốt |
Lord Patten of Barnes (Chairman, BBC Trust) Tim Davie (Acting Director-General) |
Sản phẩm | Truyền thông, radio, Cổng thông tin điện tử |
Dịch vụ | Television, radio, online |
Doanh thu | £5.086 billion (2011/12)[1] |
Chủ sở hữu | The Crown (Publicly owned - công cộng) |
Nhân viên | 23.000 (2011/12) |
Website | BBC Online BBC tiếng Việt |
Lịch sử
BBC được thành lập năm 1922 do một nhóm các công ty viễn thông cho tới các dịch vụ tin tức phát thanh truyền hình. Buổi phát thanh truyền tin tức đầu tiên vào 14 tháng 11 năm 1922.Công ty, với John Reith là tổng quản lý, trở thành BBC năm 1927 khi nó được thừa nhận sự hợp nhất. BBC bắt đầu truyền tin bằng hình năm 1932 và trở thành dịch vụ phổ biến năm 1936. Truyền tin bằng hình ảnh bị dừng lại từ 1 tháng 9 năm 1939 tới 7 tháng 6 năm 1946 do Thế chiến thứ hai.
Cuộc thi tìm hiểu BBC được giới thiệu năm 1955 như là một đài truyền hình độc lập về hoạt động và thương mại. BBC giới thiệu kênh TV BBC2 năm 1964, tồn tại cùng BBC1. BBC2 phát truyền hình màu từ 1 tháng 7 năm 1967 và được sáp nhập BBC 1 và ITV (đài truyền hình độc lập) ngày 15 tháng 11 năm 1969.
Các dịch vụ
Các dịch vụ của BBC trên TV bao gồm: BBC One, BBC Two, BBC Three, BBC Four và BBC News 24; kênh của trẻ em CBBC và CBeebies; kênh chính trị BBC Parliament.Các dịch vụ trên đài phát thanh trong nước gồm: Radio 1, Radio 2, Radio 3, Radio 4 và BBC Radio Five Live. Các dịch vụ dùng phát thanh kỹ thuật số bao gồm: 1Xtra, BBC 6 Music, BBC 7, BBC Five Live Sports Extra và BBC Asian Network.
Ngoài ra BBC còn phát thanh BBC World Service trên toàn thế giới.
Mạng lưới dịch vụ của BBC rộng khắp toàn cầu, thông tin cập nhật và đa dạng phuc vụ nhiều đối tượng.
Nhận xét
Chỉ trích
- Báo Đời sống pháp luật:
“ | BBC Tiếng Việt đang cố tình che đậy hết tất cả những điều tốt đẹp, những điểm sáng kinh tế của Việt Nam, mà chỉ chăm chăm giật các tít bài "xoi mói" đời sống chính trị Việt Nam? Nếu là khách quan thì bên cạnh tin tức tiêu cực (nếu đúng) sao không có bất cứ một thông tin nào là tích cực về đời sống chính trị Việt Nam? Phải chăng nền chính trị Việt Nam chỉ có cái gọi là đấu tranh vì "dân chủ", "tự do tôn giáo", "bất đồng chính kiến", "tham nhũng"…? Có lẽ người đài BBC nên học lại bài học đầu tiên về tư cách người làm báo! Tiếc thay, hiện có khá nhiều người Việt Nam vì tò mò bởi những tin tức "độc, hot" nên đã vội tin vào những thông tin từ phía nhà đài BBC.[2] | ” |
Tham khảo
- ^ “Part 2 - The BBC Executive's Review and Assessment”. BBC Annual Report 2011/12. London, United Kingdom: BBC. 16 tháng 7 năm 2012. tr. 62. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Những báo đài lớn cần tránh xa - BBC, RFA, RFI”. doisongphapluat. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về BBC |
- Trang chính của BBC (tiếng Anh)
- BBC Tiếng Việt
- BBC News World Edition (Tin tức Quốc tế BBC; tiếng Anh)
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment