CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Liên Hiệp Quốc; ngày Độc lập tại Zambia (1964). Năm 1260 – Nhà thờ Đức Bà Chartres (hình) tại Pháp được thánh hiến với sự hiện diện của Quốc vương Louis IX. Năm 1648 – Hòa ước Westfalen được ký kết, kết thúc Chiến tranh Ba mươi năm và Chiến tranh Tám mươi năm, công nhận nền độc lập của Cộng hòa Hà Lan và Thụy Sĩ. Năm 1795 – Các đại diện từ Áo, Nga và Phổ cùng soạn thảo hiệp ước chính thức giải thể Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva. Năm 1945 – Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt đầu có hiệu lực sau khi được Anh Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Trung Quốc, và đa số quốc gia khác thông qua.
Liên Hiệp Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên Hiệp Quốc | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Các thành viên của Liên Hiệp Quốc
|
|||||
Ngôn ngữ hành chính |
6 ngôn ngữ[hiện]
|
||||
Các quốc gia thành viên | 193 thành viên | ||||
Người đứng đầu | |||||
• | Tổng thư ký | Ban Ki-moon | |||
• | Phó Tổng thư ký | Jan Eliasson | |||
• | Chủ tịch hội đồng | Vuk Jeremić | |||
• | Chủ tịch HĐBA | Harold Caballeros | |||
Thành lập | |||||
• | Thành lập | 26/06/1945 | |||
• | Những hiệp ước và điều lệ được thi hành | 24/10/1945 | |||
Trang web Trang chính thức của Liên Hiệp Quốc |
|||||
Liên Hiệp Quốc là một tổ chức nhằm duy trì an ninh và hoà bình cho các quốc gia độc lập trên thế giới |
Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo hiến chương LHQ thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, chủ yếu gồm: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).
Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng thư kí, đương nhiệm là Ban Ki-moon, người Hàn Quốc.
Kinh phí hoạt động của Liên Hiệp Quốc được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên
Mục lục
- 1 Các tổ chức trong Liên Hợp Quốc
- 2 Lịch sử hình thành
- 3 Thành viên
- 4 Trụ sở
- 5 Tài chính
- 6 Ngôn ngữ
- 7 Các mục đích và hoạt động
- 7.1 Các mục đích của Liên Hiệp Quốc
- 7.2 Các hội nghị quốc tế
- 7.3 Những năm quốc tế và những vấn đề liên quan
- 7.4 Mục tiêu kiểm soát và giải giáp vũ khí
- 7.5 Giữ gìn hòa bình
- 7.6 Nhân quyền
- 7.7 Hỗ trợ nhân đạo và Phát triển quốc tế
- 7.8 Các hiệp ước và luật pháp quốc tế
- 7.9 Những gương mặt nổi tiếng của Liên Hiệp Quốc
- 8 Cải cách
- 9 Những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
- 10 Những thành công và thất bại trong các vấn đề an ninh
- 11 Chỉ trích và mâu thuẫn
- 12 Chính sách nhân sự
- 13 Liên Hiệp Quốc trong văn hóa đại chúng
- 14 Xem thêm
- 15 Tham khảo
- 16 Đọc thêm
- 17 Liên kết ngoài
- 18 Bản đồ
Các tổ chức trong Liên Hợp Quốc
|
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF)
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization – WIPO)
Lịch sử hình thành
Trụ sở Liên Hiệp Quốc được đặt trong lãnh phận quốc tế tại Manhattan, Thành phố New York, Hoa Kỳ.Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là Hội Quốc Liên (League of Nations), vốn là một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Hoa Kỳ tuy sáng lập nhưng lại không chính thức làm hội viên, hơn thế quy chế hoạt động của hội lại lỏng lẻo, các cường quốc như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp, Nga, Đức, Ý, Nhật Bản tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hưởng cho mình. Dù hội đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những hoạt động nhân đạo nhưng chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và buộc Hội quốc liên phải giải tán.
Sau Thế chiến thứ hai, các nước Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới. Tại Hội nghị Yalta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất thành lập tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Trên cơ sở Hội nghị Durbarton Oaks ở Washington, D.C., từ 25 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945, đại diện của 50 quốc gia đã họp tại San Francisco, California, Hoa Kỳ để thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập. Tuy vậy, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (General Assembly) đầu tiên, tham dự bởi 51 nước, không được tổ chức cho mãi đến ngày 10 tháng 1 năm 1946 (tại Nhà họp chính Westminster ở Luân Đôn).
"Một sự nghiệp vĩ đại để tạ ơn Đức Chúa toàn năng..." Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã nói như vậy về thành tựu của hội nghị tại San Francisco, một hội nghị đã góp phần vào việc soạn thảo bản Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945. Câu nói của tổng thống Truman đã đại diện cho hàng triệu người, những người tin rằng tổ chức mới này sẽ làm cho những cuộc chiến tranh thế giới lùi sâu vào dĩ vãng. Lời tựa của bản Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này: "Chúng tôi, những dân tộc của Liên Hợp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh...".
Thành viên
Liên Hiệp Quốc đã vạch ra các nguyên tắc cơ bản cho tư cách thành viên:
- Tư cách thành viên của Liên Hiệp Quốc mở rộng cho tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình và chịu chấp nhận các nguyên tắc được đặt ra trong Hiến chương hiện thời và trong các phán quyết của Tổ chức, có thể và sẵn sàng thực thi những nguyên tắc đó.
- Sự thu nhận một quốc gia như thế vào Liên Hiệp Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với sự giới thiệu của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
—Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Chương 2, Phần 4, http://www.un.org/aboutun/charter/
Trụ sở
Trụ sở được một đội các kiến trúc sư quốc tế gồm cả Le Corbusier (Thuỵ Sĩ), Oscar Niemeyer (Brasil) và đại diện từ nhiều nước khác thiết kế. Wallace K. Harrison, một cố vấn của Nelson Rockefeller, lãnh đạo đội. Đã xảy ra một vụ rắc rối giữa những người tham gia về thẩm quyền của từng người. Trụ sở Liên Hiệp Quốc chính thức mở cửa ngày 9 tháng 1 năm 1951. Trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc nằm tại New York, trụ sở một số cơ quan khác của tổ chức này nằm tại Geneva, La Hay, Wien, Montréal, Copenhagen, Bonn và nhiều nơi khác.
Địa chỉ trụ sở Liên Hiệp Quốc là 760 United Nations Plaza, New York, NY 10017, USA. Vì những lý do an ninh, tất cả thư từ gửi tới địa chỉ trên đều được tiệt trùng.[1]
Các tòa nhà Liên Hiệp Quốc đều không được coi là các khu vực tài phán chính trị riêng biệt,[cần dẫn nguồn] nhưng thực sự có một số quyền chủ quyền. Ví dụ, theo những thỏa thuận với các nước chủ nhà Cơ quan quản lý thư tín Liên Hiệp Quốc được phép in tem thư để gửi thư tín trong nước đó. Từ năm 1951 văn phòng tại New York, từ năm 1969 văn phòng tại Geneva, và từ năm 1979 văn phòng tại Wien đã in ấn tem riêng của mình. Các tổ chức của Liên Hiệp Quốc cũng sử dụng tiền tố viễn thông riêng, 4U, và về mặt không chính thức, các trụ sở tại New York, Geneva và Wien được coi là các thực thể riêng biệt đối với các mục đích radio không chuyên.
Bởi trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc đã trải qua một quá trình sử dụng khá dài, Liên Hiệp Quốc hiện đang trong quá trình xây dựng một trụ sở tạm do Fumihiko Maki thiết kế trên Đại lộ thứ nhất giữa Phố 41 và Phố 42 để dùng tạm khi công trình hiện nay đang được tu sửa.[2]
Trước năm 1949, Liên Hiệp Quốc sử dụng nhiều địa điểm tại Luân Đôn và tiểu bang New York.[3]
Tài chính
Quốc gia thành viên | Đóng góp (% ngân sách LHQ) |
---|---|
Hoa Kỳ | 22,000% |
Nhật Bản | 10,833% |
Đức | 7,141% |
Pháp | 5,593% |
Anh Quốc | 5,179% |
Trung Quốc | 5,148% |
Italy | 4,448% |
Canada | 2,984% |
Tây Ban Nha | 2,973% |
Brazil | 2,934% |
Nga | 2,438% |
Australia | 2,074% |
Hàn Quốc | 1,994% |
México | 1,842% |
Hà Lan | 1,654% |
Quốc gia thành viên khác | 20,765% |
Đại hội đồng đã đưa ra nguyên tắc rằng Liên hiệp quốc sẽ không quá phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia thành viên nào trong lĩnh vực tài chính cần thiết cho những hoạt động của mình. Vì thế, có một mức "trần", quy định khoản tiền tối đa một nước có thể đóng góp cho ngân sách. Tháng 12 năm 2000, Đại hội đồng đã sửa đổi tỷ lệ đóng góp để phản ánh chính xác hơn cục diện thế giới hiện tại. Như một phần của sự sửa đổi này, trần đóng góp được giảm từ 25% xuống 22%. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đóng góp ở mức trần, nhưng những khoản tiền họ còn thiếu lên tới hàng trăm triệu dollar (xem Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc). Theo mức đóng góp mới được thông qua năm 2000, các nước đóng góp lớn khác vào ngân sách Liên Hiệp Quốc năm 2001 là Nhật Bản (19.63%), Đức (9.82%), Pháp (6.50%), Anh (5.57%), Ý (5.09%), Canada (2.57%), Tây Ban Nha (2.53%) và Brasil (2.39%).[5]
Các chương trình đặc biệt của Liên Hiệp Quốc không được tính vào ngân sách chính thức của tổ chức này (ví dụ như UNICEF và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc - UNDP), chúng hoạt động nhờ những khoản quyên góp tự nguyện từ các chính phủ thành viên. Một số các khoản đóng góp dưới hình thức các loại thực phẩm nông nghiệp viện trợ cho những người bị ảnh hưởng, nhưng chủ yếu vẫn là tiền mặt.
Ngôn ngữ
Khi Liên Hiệp Quốc được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm năm 1973. Hiện có những tranh cãi trái chiều về việc liệu có nên giảm bớt số lượng ngôn ngữ chính thức (ví dụ chỉ giữ lại tiếng Anh) hay nên tăng thêm con số này.[cần dẫn nguồn] Áp lực đòi đưa thêm tiếng Hindi thành ngôn ngữ chính thức đang ngày càng gia tăng.[cần dẫn nguồn] Năm 2001, các nước nói tiếng Tây Ban Nha phàn nàn rằng tiếng Tây Ban Nha không có tư cách ngang bằng so với tiếng Anh.[7] Những nỗ lực chống lại sự tụt giảm vị thế của tiếng Pháp trong tổ chức này cũng rất to lớn;[8] vì thế tất cả các Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đều phải biết dùng tiếng Pháp và rõ ràng việc Tổng thư ký mới Ban Ki-Moon gặp khó khăn để có thể nói trôi chảy ngôn ngữ này trong buổi họp báo đầu tiên của ông [9] bị một số người coi là một sự mất điểm [10].
Tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc đối với các tài liệu bằng tiếng Anh (Hướng dẫn xuất bản Liên Hiệp Quốc) tuân theo quy tắc của tiếng Anh. Liên Hiệp Quốc và tất cả các tổ chức khác là một phần của hệ thống Liên Hiệp Quốc sử dụng phương pháp đánh vần Oxford. Tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về tiếng Hoa (Quan thoại) đã thay đổi khi Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) phải nhường ghế cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1971. Từ năm 1945 đến 1971 kiểu chữ phồn thể được sử dụng, và từ năm 1971 kiểu chữ giản thể đã thay thế.
Trong số các ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga tại 4 và tiếng Trung Quốc tại 2 nước. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên Liên Hiệp Quốc (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.
Các mục đích và hoạt động
Các mục đích của Liên Hiệp Quốc
Những mục đích được nêu ra của Liên Hiệp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật.[11] Liên Hiệp Quốc tạo cơ hội cho các quốc gia nhằm đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhằm mục đích đó, Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn một Tuyên ngôn Chung về Nhân Quyền năm 1948.[12]Các hội nghị quốc tế
Các quốc gia Liên Hiệp Quốc và các cơ quan đặc biệt của nó — "những stakeholder" của hệ thống — đưa ra hướng dẫn và quyết định về những vấn đề lớn và vấn đề hành chính trong những cuộc gặp thông lệ được tổ chức suốt năm. Các cơ cấu quản lý được hình thành từ các quốc gia thành viên, không chỉ gồm Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế Xã hội và Hội đồng Bảo an, mà còn cả các cơ cấu tương đương chịu trách nhiệm quản lý tất cả các cơ quan khác của Hệ thống Liên Hiệp Quốc. Ví dụ Đại hội đồng Y tế và Ban Chấp hành quản lý công việc của Tổ chức Y tế Thế giới.Khi một vấn đề được coi là có tầm quan trọng đặc biệt, Đại hội đồng có thể triệu tập một phiên họp đặc biệt để tập trung sự chú ý toàn cầu và xây dựng một phương hướng hành động chung. Những ví dụ gần đây gồm:
- Hội thảo Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (Thượng đỉnh Trái Đất) tại Rio de Janeiro, Brasil, tháng 6 năm 1992, dẫn tới sự thành lập Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về sự Phát triển Bền vững nhằm thực hiện những điều đã được ký kết tại Chương trình nghị sự 21, văn bản cuối cùng về những thỏa thuận đã được các chính phủ thảo luận tại UNCED;
- Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, được tổ chức tại Cairo, Ai Cập, vào tháng 9 năm 1994, đã thông qua một chương trình hành động nhằm giải quyết các thách thức nguy ngập và mối quan hệ liên quan giữa dân số và sự phát triển bền vững trong vòng 20 năm tới;
- Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ, được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào tháng 9 năm 1995, tìm cách đẩy nhanh việc thực hiện những thỏa thuận lịch sử đã đạt được tại Hội nghị Thế giới lần thứ ba về Phụ nữ;
- Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ hai về Sự định cư Loài người (Habitat II), được triệu tập tháng 6 năm 1996 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đánh giá những thách thức trước sự phát triển và quản lý định cư loài người trong thế kỷ 21.
- ICARA 2 or ICARA II: Hội nghị Quốc tế về sự Hỗ trợ Người tị nạn tại châu Phi được thành lập năm 1984.
Những năm quốc tế và những vấn đề liên quan
- Đại sứ thiện chí UNESCO
- Di sản văn hóa thế giới UNESCO
- Đại sứ thiện chí UNHCR
- Thành phố Liên Hiệp Quốc vì hòa bình
Mục tiêu kiểm soát và giải giáp vũ khí
Hiến chương năm 1945 của Liên Hiệp Quốc dự định đưa ra một hệ thống quy định sẽ đảm bảo "sự chi tiêu nhỏ nhất các nguồn tài nguyên con người và kinh tế thế giới cho vũ khí". Phát minh ra các loại vũ khí hạt nhân xảy ra chỉ vài tuần sau khi Hiến chương được ký kết và ngay lập tức thúc đẩy ý tưởng hạn chế và giải giáp vũ khí. Trên thực tế, nghị quyết đầu tiên của phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng (ngày 24 tháng 1 năm 1946) có tiêu đề "Sự thành lập một Ủy ban giải quyết các Vấn đề Phát sinh do sự Phát minh ra Năng lượng Nguyên tử" và kêu gọi đưa ra những đề xuất khoa học cho "sự hạn chế trang bị các loại vũ khí nguyên tử và tất cả các loại vũ khí chính khác với mục đích hủy diệt hàng loạt".Liên Hiệp Quốc đã lập ra nhiều diễn đàn nhằm giải quyết các vấn đề giải giáp vũ khí đa biên. Các diễn đàn chính là Ủy ban Thứ nhất của Đại hội đồng và Cao ủy về Giải giáp vũ khí Liên Hiệp Quốc. Những vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự gồm việc ước tính những giá trị có được sau những hiệp ước cấm thử hạt nhân, kiểm soát vũ khí không gian, những nỗ lực nhằm ngăn chặn các loại vũ khí hóa học, giải giáp vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, những khu vực không vũ khí hạt nhân, giảm bớt ngân sách quân sự, và các biện pháp nhằm tăng cường an ninh quốc tế.
Hội nghị Giải giáp là một diễn đàn được cộng đồng thế giới lập ra để đảm phán về các thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa bên và giải giáp vũ khí. Diễn đàn có 66 thành viên đại diện cho mọi khu vực trên thế giới, gồm cả năm quốc gia hạt nhân chính (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh Quốc và Hoa Kỳ). Tuy hội nghị không phải là một tổ chức chính thức của Liên Hiệp Quốc, nó kết nối với tổ chức này thông qua sự hiện diện cá nhân của Tổng thư ký; người đồng thời cũng là tổng thư ký của hội nghị. Những nghị quyết được Đại hội đồng thông qua thường yêu cầu hội nghị xem xét các vấn đề giải giáp riêng biệt. Đổi lại, hàng năm hội nghị thông báo các hoạt động của mình cho Đại hội đồng.
Giữ gìn hòa bình
Những người sáng lập Liên Hiệp Quốc đã thực sự hy vọng rằng tổ chức này sẽ hoạt động để ngăn chặn những cuộc xung đột giữa các quốc gia và các cuộc chiến tranh trong tương lai. Những hy vọng đó không hoàn toàn trở thành hiện thực. Trong thời Chiến tranh Lạnh (từ khoảng năm 1945 tới năm 1991), sự phân chia thế giới thành những phe thù địch khiến thỏa thuận gìn giữ hòa bình rất khó được thông qua. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lại tái xuất hiện những lời kêu gọi biến Liên Hiệp Quốc trở thành một cơ quan đảm bảo hòa bình quốc tế, bởi hàng chục những cuộc xung đột quân sự vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng sự tan vỡ của Liên bang Xô viết cũng khiến Hoa Kỳ có được vị thế thống trị toàn cầu duy nhất, tạo ra nhiều thách thức mới cho Liên Hiệp Quốc.
Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc sử dụng nguồn tài chính từ các khoản đóng góp, tính theo công thức đóng góp tỷ lệ thông thường, nhưng gồm cả những chi phí cộng thêm đối với năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, những nước có quyền thông qua việc tiến hành những chiến dịch gìn giữ hòa bình đó. Khoản thu thêm này sẽ bù đắp cho những khoản phí gìn giữ hòa bình của các quốc gia kém phát triển. Tháng 12 năm 2000, Liên Hiệp Quốc đã sửa đổi tỷ lệ đóng góp vào ngân sách hoạt động và ngân sách gìn giữ hòa bình. Tỷ lệ đóng góp cho việc gìn giữ hòa bình sẽ được thay đổi sáu tháng một lần và dự kiến là gần 27% cho năm 2003. Hoa Kỳ dự định đóng góp chi phí gìn giữ hòa bình ở mức thấp này và đang tìm kiếm sự ủng hộ pháp lý từ phía Nghị viện nhằm cho phép giải ngân các khoản góp họ còn nợ Liên Hiệp Quốc.
Các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (được gọi là Quân mũ nồi xanh) đã nhân được Giải Nobel năm 1998 cho công lao giữ gìn Hòa bình của họ. Năm 2001, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã đoạt giải Nobel Hòa bình "vì nỗ lực cho một thế giới hòa bình và được tổ chức tốt hơn."
Liên Hiệp Quốc có nhiều loại Huy chương Liên Hiệp Quốc để trao cho những thành viên quân sự tham gia vào việc gìn giữ các thỏa thuận hòa bình của tổ chức này. Huy chương đầu tiên ra đời là Huy chương Phục vụ Liên Hiệp Quốc, được trao cho các lực lượng Liên Hiệp Quốc tham gia vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Huy chương NATO cũng ra đời với mục tiêu như trên và cả hai loại này đều được coi là huy chương quốc tế chứ không phải huy chương quân sự.[cần dẫn nguồn]
Nhân quyền
Bài này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo cả ngôn ngữ. Xin hãy giúp tăng chất lượng bản dịch. |
Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện, và sự tuân thủ, nhân quyền" và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó. Tuyên bố Chung về Nhân quyền, dù không chính thức ràng buộc, đã được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Đại hội đồng thường đề cập tới các vấn đề nhân quyền.
Ngày 15 tháng 3 năm 2006 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo để thay thế Uỷ ban nhân quyền (Human rights Commission) bằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc(Human Rights Council).[13] Mục tiêu của nó là giải quyết các vụ vi phạm nhân quyền. Uỷ ban nhân quyền đã nhiều lần bị chỉ trích vì thành phần thành viên của nó.[cần dẫn nguồn] Đặc biệt, chính nhiều nước thành viên của cơ quan này cũng có thành tích nhân quyền kém cỏi, gồm cả những nước có đại diện được bầu làm chủ tịch ủy ban.[cần dẫn nguồn]
Hiện có bảy Cơ cấu hiệp ước nhân quyền liên quan tới Liên Hiệp Quốc, gồm Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Ủy ban về Sự hạn chế và Ngăn chặn bạo hành chống Phụ nữ. Ban thư ký của sáu (trừ Ủy ban Hạn chế và ngăn chặn bạo hành chống phụ nữ) đều do văn phòng Cao Ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc điều hành.
Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của mình là nhân tố chủ chốt thúc đẩy và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng trong Tuyên bố Chung về Nhân quyền. Một trường hợp như thế là việc Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các nước đang trong quá trình chuyển tiếp sang chế độ dân chủ. Hỗ trợ kỹ thuật trong việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, cải thiện các cơ cấu pháp lý, khởi thảo hiến pháp, huấn luyện các nhân viên nhân quyền, và chuyển các phong trào vũ trang thành các đảng chính trị đã đóng góp rất lớn vào quá trình dân chủ hóa trên khắp thế giới. Liên Hiệp Quốc đã giúp tổ chức các cuộc bầu cử tại những quốc gia vốn có thành tích dân chủ yếu kém, gồm cả hai quốc gia gần đây là Afghanistan và Đông Timor.
Liên Hiệp Quốc cũng là một diễn đàn hỗ trợ quyền phụ nữ tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước họ. Liên Hiệp Quốc góp phần vào việc hướng sự chú ý của dư luận vào khái niệm nhân quyền thông qua các hiệp ước của nó và sự chú ý của tổ chức này vào những vụ lạm dụng đặc biệt thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an hay thông qua những quyết định của ICJ.
Đầu năm 2006, một nhóm hội thảo chống tra tấn tại Liên Hiệp Quốc đã đề xuất việc đóng cửa Nhà tù Vịnh Guantanamo và chỉ trích cái gọi là sự sử dụng những nhà tù bí mật và sự nghi ngờ việc vận chuyển tù nhân tới nước ngoài cho mục đích hỏi cung của Hoa Kỳ.[cần dẫn nguồn] Một số thành viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ và các nhóm nhân quyền cho rằng hệ thống nhà tù bí mật của CIA không cho phép giám sát được các vụ vi phạm nhân quyền và hy vọng chúng sẽ sớm bị đóng cửa.
Hỗ trợ nhân đạo và Phát triển quốc tế
Phối hợp với các tổ chức khác như Chữ thập đỏ, Liên Hiệp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khác. Các cơ quan nhân đạo chính của Liên Hiệp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn hiện điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại hơn 24 quốc gia. Nhiều lần, các nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công (xem Các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ nhân đạo).Liên Hiệp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ trợ phát triển, ví dụ thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) là tổ chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ trợ kỹ thuật trên thế giới. Các tổ chức khác như WHO, UNAIDS, và Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét — là các định chế hàng đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh sản. Quỹ này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại 100 quốc gia.
Hàng năm Liên Hiệp Quốc đưa ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), một biện pháp so sánh xếp hạng quốc gia theo sự nghèo khổ, học vấn, giáo dục, tuổi thọ, và các yếu tố khác.
Liên Hiệp Quốc khuyến khích phát triển con người thông qua nhiều cơ quan và văn phòng của mình:
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại trừ bệnh đậu mùa năm 1977 và đang tiến gần tới mục tiêu loại trừ bệnh bại liệt.
- Ngân hàng Thế giới / Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Ghi chú: Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập với tư cách các thực thể riêng biệt khỏi Liên Hiệp Quốc thông qua Thỏa thuận Bretton Woods năm 1944. Sau đó, vào năm 1947, một thỏa thuận khác được ký kết biến các tổ chức hậu Bretton Woods trở thành các cơ quan độc lập, chuyên biệt và là những cơ quan giám sát bên trong cơ cấu Liên Hiệp Quốc. Đây là trang của Ngân hàng Thế giới làm sáng tỏ quan hệ giữa hai tổ chức.
- Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP)
- Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)
- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)
- Quỹ Trẻ em Liên Hiệp Quốc(UNICEF)
- Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR)
Liên Hiệp Quốc cũng có một cơ quan gọi là Hội đồng Lương thực Thế giới với mục đích phối hợp các bộ nông nghiệp các nước nhằm giảm nhẹ nạn đói và suy dinh dưỡng. Tổ chức này tạm ngừng hoạt động năm 1993.
Các hiệp ước và luật pháp quốc tế
Liên Hiệp Quốc đàm phán các hiệp ước như Thỏa ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển nhằm tránh những nguy cơ xung đột quốc tế tiềm tàng. Những tranh cãi về việc sử dụng các đại dương có thể được phân xử tại một tòa án đặc biệt.Tòa án Pháp lý Quốc tế (ICJ) là tòa án chính của Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu của tòa án này là để phán xử những tranh cãi giữa các quốc gia thành viên. ICJ bắt đầu hoạt động năm 1946 và vẫn đang xem xét nhiều vụ việc. Các trường hợp đáng chú ý gồm:
- Congo và Pháp, khi Cộng hòa Dân chủ Congo cáo buộc Pháp bắt giữ bất hợp pháp các cựu lãnh đạo bị cho là tội phạm chiến tranh; và Nicaragua với Hoa Kỳ, khi Nicaragua buộc tội Mỹ trang bị vũ khí bất hợp pháp cho Contras (vụ này dẫn tới Vụ Iran-Contra).
- Năm 1993, đối phó với sự "thanh lọc sắc tộc" tại Nam Tư cũ, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Nam Tư cũ. Năm 1994, đối phó với nạn diệt chủng tại Rwanda, Hội đồng đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Rwanda. Việc phán xử tại hai tòa án đó đã thiết lập nên cơ sở xác định hiện nay rằng hành vi tội phạm cưỡng bức trong những cuộc xung đột quân sự là tội ác chiến tranh.[15]
- Năm 1998 Đại hội đồng kêu gọi triệu tập một hội nghị tại Roma về việc thành lập một Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC), tại đây "Quy chế Roma" đã được thông qua. Tòa án Tội phạm quốc tế bắt đầu hoạt động năm 2002 và tiến hành phiên xử đầu tiên năm 2006.[16] Đây là tòa án quốc tế thường trực đầu tiên chịu trách nhiệm xét xử những người bị cho là phạm các tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế gồm cả tội ác chiến tranh và diệt chủng. Tuy nhiên, hoạt động của ICC độc lập với Liên Hiệp Quốc cả về nhân sự và tài chính, dù một số cuộc gặp gỡ của cơ quan điều hành ICC, Đại hội đồng các Quốc gia tham gia Quy chế Roma, được tổ chức tại Liên Hiệp Quốc. Có một "thỏa thuận quan hệ" giữa ICC và Liên Hiệp Quốc để quy định mối quan hệ giữa hai định chế này với nhau.[17][18]
- Năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã thành lập Tòa án đặc biệt cho Sierra Leone để đối phó trước những hành động tàn bạo xảy ra trong thời gian nội chiến tại nước này.
Những gương mặt nổi tiếng của Liên Hiệp Quốc
Nhiều cá nhân theo chủ nghĩa nhân đạo và người nổi tiếng đã cùng hoạt động với Liên Hiệp Quốc, gồm Amitabh Bachchan, Audrey Hepburn, Eleanor Roosevelt, Danny Kaye, Roger Moore, Peter Ustinov, Bono, Jeffrey Sachs, Angelina Jolie, Mẹ Teresa, Shakira, Jay Z và Nicole Kidman.Cải cách
Một chương trình cải cách chính thức đã được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đưa ra một thời gian ngắn sau khi ông nhậm chức trong nhiệm kỳ đầu tiên ngày 1 tháng 1 năm 1997. Những hành động cải cách liên quan tới việc thay đổi số lượng thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (hiện chỉ phản ánh quan hệ quyền lực năm 1945); biến quá trình hoạt động của bộ máy trở nên công khai hơn, nhấn mạnh trên hiệu quả; biến Liên Hiệp Quốc trở nên dân chủ hơn; và áp đặt một biểu thuế quốc tế trên các công ty sản xuất vũ khí toàn cầu.[cần dẫn nguồn]
Tháng 9 năm 2005, Liên Hiệp Quốc đã triệu tập một Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới với sự tham gia của hầu hết nguyên thủ quốc gia các nước thành viên, trong một khóa họp toàn thể của phiên họp toàn thể Đại hội đồng lần thứ 60. Liên Hiệp Quốc gọi cuộc họp thượng đỉnh là "một cơ hội hàng thế hệ mới có một lần nhằm đưa ra những quyết định quan trọng về phát triển, an ninh, nhân quyền và cải cáh liên hiệp quốc".[19] Tổng thư ký Kofi Annan đã đề xuất hội nghị đồng ý về một "thỏa thuận cả gói" để cải cách Liên Hiệp Quốc sửa chữa lại các hệ thống quốc tế vì hòa bình và an ninh, nhân quyền và phát triển, để khiến chúng có khả năng giải quyết những thách thức rất lớn mà Liên Hiệp Quốc sẽ phải đối mặt trong thế kỷ 21. Các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận trên một văn bản về những vấn đề đáng chú ý đó như:
- thành lập một Hội đồng xây dựng hòa bình để tạo lập một cơ cấu trung tâm nhằm giúp đỡ các quốc gia đang đứng trước nguy cơ xung đột;
- thỏa thuận rằng cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp khi các chính phủ quốc gia không thể hoàn thành trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ các công dân của mình khỏi những hành động tội ác;
- một Ủy ban Nhân quyền (thành lập ngày 9 tháng 5 và sẽ bắt đầu hoạt động 19 tháng 6);[20]
- một thỏa thuận cung cấp thêm những nguồn tài nguyên cho Văn phòng các Dịch vụ Giám sát Nội bộ Liên Hiệp Quốc;
- nhiều thỏa thuận chi thêm hàng tỷ dollar nhằm đạt các Mục tiêu Thiên niên kỷ;
- một sự lên án rõ ràng và không tham vọng với chủ nghĩa khủng bố "ở mọi hình thức và mọi kiểu";
- một quỹ dân chủ;
- một thỏa thuận nhằm chấm dứt hoạt động của Hội đồng Ủy trị vì hội đồng này đã hoàn thành sứ mệnh của mình.[21]
Những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Tuyên bố thiên niên kỷ Liên Hiệp Quốc, được ký kết tháng 9 năm 2001, hứa hẹn:
- Loại trừ nghèo đói;
- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
- Khuyến khích bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ;
- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em;
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
- Chiến đấu chống HIV/AIDS, sốt rét, và các bệnh tật khác;
- Đảm bảo môi trường bền vững;
- Khuyến khích một mối quan hệ đối tác phát triển quốc tế.
Những thành công và thất bại trong các vấn đề an ninh
Một phần lớn trong chi tiêu của Liên Hiệp Quốc là để giải quyết các vấn đề cốt lõi về hòa bình và an ninh của Liên Hiệp Quốc. Ngân sách gìn giữ hòa bình năm tài chính 2005-2006 gần 5 tỷ dollar (so với mức gần 1.5 tỷ dollar ngân sách chính của Liên Hiệp Quốc trong cùng giai đoạn)[cần dẫn nguồn], với khoảng 70.000 quân được triển khai cho 17 chiến dịch khắp thế giới. Báo cáo An ninh Con người 2005 [22], do Trung tâm An ninh Con người thuộc Đại học British Columbia đưa ra với sự hộ trợ từ nhiều chính phủ và quỹ khác cho thấy một sự sụt giảm lớn, nhưng phần lớn không được công nhận, trong số lượng các cuộc chiến, những vụ diệt chủng và những vụ vi phạm nhân quyền từ cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Những con số thống kê gồm:- Giảm 40% những cuộc xung đột bạo lực.
- Giảm 80% những cuộc xung đột gây đổ máu nhiều nhất.
- Giảm 80% những cuộc diệt chủng và thanh lọc chính trị.
Bản báo cáo chỉ ra nhiều khoản đầu tư riêng biệt đã chi:[23]
- Tăng sáu lần số lượng các chiến dịch của Liên Hiệp Quốc được tiến hành để ngăn chặn chiến tranh trong giai đoạn 1990 tới 2002.
- Tăng bốn lần cho các nỗ lực nhằm chấm dứt những cuộc xung đột đang diễn ra, từ năm 1990 tới 2002.
- Tăng bảy lần số lượng ‘Bạn bè của Tổng thư ký’, ‘Các nhóm tiếp xúc’ và các cơ cấu do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các chiến dịch kiến tạo hòa bình và xây dựng hòa bình trong giai đoạn từ 1990 đến 2003.
- Tăng mười một lần số lượng các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại các chế độ cầm quyền trên khắp thế giới từ 1989 tới 2001.
- Tăng bốn lần số lượng các chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, từ 1987 đến 1999.
Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, các thắng lợi gồm:
- Văn phòng Giải trình Chính phủ Hoa Kỳ đã kết luận rằng việc gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc có chi phí ít hơn tám lần so với khoản chi cho lực lượng Hoa Kỳ.[24]
- Một nghiên cứu năm 2005 của RAND Corp cho thấy Liên Hiệp Quốc thành công ở hai trong số ba chiến dịch gìn giữ hòa bình của mình. Nghiên cứu này cũng so sánh những nỗ lực xây dựng nhà nước của Liên Hiệp Quốc với cũng nỗ lực của Hoa Kỳ, và thấy rằng trong tám trường hợp của Liên Hiệp Quốc, bảy trường hợp diễn ra trong hòa bình, trong khi trong tám trường hợp của Hoa Kỳ, bốn diễn ra trong hòa bình, và bốn không hề hay chưa hề có hòa bình.[25]
Những thất bại khác trong vấn đề an ninh gồm:
- Thất bại trong việc ngăn chặn vụ Diệt chủng tại Rwanda năm 1994, dẫn tới cái chết của gần một triệu người, vì các thành viên của hội đồng bảo an từ chối thông qua bất kỳ một hành động quân sự nào.[26]
- Thất bại của MONUC (Nghị quyết 1292 của UNSC) trong việc can thiệp một cách có hiệu quả vào cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, liên quan tới gần năm triệu người tại Cộng hòa Dân chủ Congo, 1998-2002 (với những trận đánh vẫn đang tiếp diễn), và trong việc tiến hành cung cấp viện trợ nhân đạo.
- Thất bại trong việc can thiệp vào Cuộc thảm sát Srebrenica năm 1995, dù sự thực là Liên hiệp quốc đã coi Srebrenica là một "thiên đường an toàn" cho những người tị nạn và phái 600 lính gìn giữ hòa bình Hà Lan tới bảo vệ nó.
- Thất bại trong việc cung cấp thực phẩm tới những người dân đói khát tại Somalia; thực phẩm thường bị các lãnh chúa địa phương chiếm đoạt. Một nỗ lực của Hoa Kỳ/Liên Hiệp Quốc trong việc bắt giữ các vị lãnh chúa đó đã dẫn tới Trận Mogadishu năm 1993.
- Thất bại trong việc thực hiện 1559 và Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải giáp các nhóm bán quân sự Liban như Fatah và Hezbollah.
- Lạm dụng tình dục của binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Binh lính gìn giữ hòa bình từ nhiều quốc gia đã bị thải hồi khỏi các chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc vì hành động lạm dụng và bóc lột tình dục các cô gái, thậm chí mới chỉ 8 tuổi, trong một số chiến dịch gìn giữ hòa bình khác nhau. Sự lạm dụng tình dục này vẫn diễn ra dù đã có nhiều sự phát hiện và bằng chứng từ Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Dịch vụ Giám sát Nội bộ.[27][28] Một cuộc điều tra nội bộ năm 2005 của Liên Hiệp Quốc cho thấy sự khai thác và lạm dụng tình dục đã được báo cáo tại ít nhất năm quốc gia nơi các binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được triển khai, gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Burundi, Côte d'Ivoire và Liberia.[29] BBC đã tiến hành một cuộc điều tra tương tự, và cũng chỉ ra một số thành viên Chương trình Lương thực Thế giới cũng có những hành vi lạm dụng.[30]
Chỉ trích và mâu thuẫn
Hội đồng bảo an
- Xem bài chính tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Giám sát nhân quyền
Các quốc gia như Sudan và Libya, với những nhà lãnh đạo rõ ràng có bảng thành tích nhân quyền kém cỏi vẫn(theo quan điểm của Mỹ và một số nước được là thành viên của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (HRC) cũ,[31][32] và việc Libya được bầu làm chủ tịch của Ủy ban này, đã từng là một vấn đề bàn cãi. Những nước đó cho rằng, các quốc gia phương tây, mà họ cho là có thái độ thù địch thực dân và tàn bạo, không có quyền đặt vấn đề về tư cách thành viên của họ trong Ủy ban này.Tuy nhiên vào ngày 15 tháng 3 năm 2006 Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết thành lập một cơ chế mới - Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc – để thay thế Ủy ban trên. Cơ quan này có các quy định chặt chẽ hơn về quy chế thành viên gìn giữ hòa bình gồm cả một bản thành tích chung về nhân quyền và tăng số lượng phiếu cần bầu cần thiết để một quốc gia có đủ tư cách tham gia, từ hình mẫu bầu theo danh sách vùng với Hội đồng kinh tế xã hội 53 thành viên chuyển sang tất cả một nửa trong số 192 thành viên của Đại hội đồng.
Ngày 9 tháng 5 năm 2006 47 thành viên mới được bầu vào hội đồng. Trong khi một số nước như Cuba, Pakistan, Nga, Ả Rập Saudi và Azerbaijan được bầu[33][34][35], thì một số nước khác không có mặt trong Hội đồng mới như:
- Các nước không được tham gia: Syria, Bắc Triều Tiên, Belarus và Myanma
- Các quốc gia từng là thành viên của Ủy ban: Zimbabwe, Sudan, Nepal và Libya
- Các quốc gia muốn tham gia nhưng không nhận đủ số phiếu: Iran, Venezuela, Thái Lan, Iraq và Kyrgyzstan
Thiếu hiệu năng do tính quan liêu
Liên Hiệp Quốc đã bị cáo buộc thiếu tính hiệu năng và lãng phí vì cơ cấu cồng kềnh và quan liêu quá mức của nó. Trong thập niên 1990, Hoa Kỳ, nước hiện đóng góp nhiều nhất cho ngân sách tổ chức này, đã coi sự thiếu hiệu quả là một nguyên nhân khiến họ trì hoãn các khoản đóng góp. Việc chi trả những khoản thiếu này chỉ được thực hiện với điều kiện về sáng kiến cho một cuộc cải cách lớn. Năm 1994 Văn phòng Dịch vụ Giám sát Nội bộ (OIOS) được thành lập theo quyết định của Đại hội đồng nhằm đóng vai trò giám sát tính hiệu năng của tổ chức.[36] Một chương trình cải cách đã được đề xuất, nhưng vẫn chưa được Đại hội đồng thông qua.[37][38]Sự phân biệt đối xử chống Israel
Cho tới tận năm 2000, Israel không có tư cách thành viên bên trong bất kỳ một nhóm cấp vùng nào của Liên Hiệp Quốc. Trên thực tế, điều này có nghĩa là Israel bị cấm hoạt động trong các cơ quan Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Bảo an. Việc cho phép Israel tham gia đầy đủ hơn bên trong Liên Hiệp Quốc với tư cách là một quốc gia thành viên Tây Âu và các nhóm cấp vùng khác gần đây chỉ mang tính tạm thời và bắt buộc phải được gia hạn định kỳ. Israel chỉ được phép tham gia vào các hoạt động tại Thành phố New York của Liên Hiệp Quốc và bị loại trừ khỏi các văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Nairobi, Roma và Wien là những văn phòng quản lý các vấn đề như nhân quyền và kiểm soát vũ khí. Việc chỉ trích Israel đã trở thành một công việc thường ngày đối với nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Nhân quyền.
Bất lực trước vấn đề diệt chủng và nhân quyền
Liên Hiệp Quốc cũng bị cáo buộc đã cố tình làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt tại nhiều vùng ở Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Những ví dụ hiện tại gồm việc Liên Hiệp Quốc không hành động gì trước chính phủ Sudan tại Darfur,[43] việc thanh lọc sắc tộc của chính phủ Trung Quốc tại Tây Tạng và Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine.Bê bối trong chương trình đổi dầu lấy lương thực
Dưới sự bảo hộ của Liên Hiệp Quốc, số lượng dầu mỏ trị giá hơn 65 tỷ đôla của Iraq đã được bán ra thị trường thế giới. Về mặt chính thức, khoảng 46 tỷ đã được chi cho các mục đích nhân đạo. Số còn lại được dành trả cho những khoản bồi thường cho cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh thông qua một Quỹ Chi trả, số tiền quản lý và hoạt động của Liên Hiệp Quốc cho chương trình này chiếm 2,2%, và chương trình thanh sát vũ khí chiếm 0,8%.
Con trai của Kofi Annan là Kojo Annan cũng dính líu tới vụ này, với lời buộc tội đã kiếm được một cách bất hợp pháp nhiều hợp đồng trong chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hiệp Quốc cho công ty Cotecna Thụy Sĩ. Ngoại trưởng Ấn Độ, Natwar Singh, đã phải từ chức vì vai trò của ông trong vụ này.[cần dẫn nguồn]
Chính phủ Úc đã lập ra Cole Inquiry vào tháng 11 năm 2005 nhằm điều tra xem liệu Ủy ban Bột mì Úc (Australian Wheat Board - AWB) có vi phạm điều luật nào khi thực hiện những hợp đồng của họ với Iraq trong Chương trình đổi dầu lấy lương thực. AWB đã trả chính quyền của Saddam Hussein khoảng 300 triệu đôla, thông qua một công ty bình phong là Alia, để có được những hợp đồng cung cấp bột mì cho Iraq. Thủ tướng Úc (John Howard), Phó thủ tướng (Mark Vaile) và Bộ trưởng ngoại giao (Alexander Downer) bác bỏ việc họ có biết về việc đó khi bị gọi ra điều trần trước ủy ban. Đã có thông tin cho rằng dù chính phủ Úc không điều hành AWB một cách đủ hiệu quả để ngăn chặn sự việc đó, Liên Hiệp Quốc đúng ra phải tích cực hơn trong việc yêu cầu chính phủ nước này tiến hành điều tra. Cole Inquiry dự định sẽ báo cáo vào ngày 24 tháng 11 năm 2006.[45]
Những cáo buộc về lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc
Tháng 12 năm 2004, trong chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Congo, ít nhất 68 vụ bị cho là cưỡng hiếp, mại dâm và hơn 150 cáo buộc khác đã bị các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc phát giác, tất cả đều có liên quan tới binh lính gìn giữ hòa bình, đặc biệt là các binh lính từ Pakistan, Uruguay, Maroc, Tunisia, Nam Phi và Nepal. Những binh lính gìn giữ hòa bình từ 3 trong số các quốc gia này cũng bị cáo buộc cố tình cản trở quá trình điều tra.[46] Tương tự, một chuyên gia hậu cần Liên Hiệp Quốc người Pháp tại Congo cũng bị cáo buộc hãm hiếp và khiêu dâm trẻ em trong cùng tháng.[47]BBC đã thông báo rằng các cô gái trẻ đã bị binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc lạm dụng và hãm hiếp tại Port-au-Prince.[48] Những lời cáo buộc tương tự cũng đã được nêu ra tại Liberia [29] và Sudan.[49]
Chính sách nhân sự
Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của mình được hưởng quy chế miễn trừ đối với pháp luật tại các quốc gia nơi họ hoạt động, gìn giữ không thiên vị với sự tôn trọng nước chủ nhà, và quốc gia thành viên.[cần dẫn nguồn] Việc thuê mướn và sa thải, giờ làm việc và môi trường làm việc, thời gian nghỉ, hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tuổi thọ, lương bổng, tiền trợ cấp xa gia đình và các điều kiện sử dụng lao động chung thực hiện theo các quy định của Liên Hiệp Quốc. Sự độc lập này cơ phép các cơ quan thực hiện các chính sách nguồn nhân lực thậm chí trái ngược với luật lệ của nước chủ nhà hay quốc gia thành viên. Ví dụ, một người không đủ tư cách làm việc tại Thụy Sĩ, nơi Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đóng trụ sở, không thể được làm việc cho ILO trừ khi anh/cô ta là người của quốc gia thành viên ILO.Người hút thuốc
Tổ chức Y tế Thế giới, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, đã cấm tuyển những người hút thuốc từ ngày 1 tháng 12 năm 2005, nhằm khuyến khích một môi trường làm việc không thuốc lá.[50] Cũng có một lệnh cấm hút thuốc bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, nhưng một số quốc gia thành viên cho phép hút thuốc bên trong đại sứ quán của mình tại Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, những người sử dụng ma tuý không được phép làm việc cho Liên Hiệp Quốc.Hôn nhân đồng giới
Dù có sự độc lập trong những vấn đề chính sách nguồn nhân lực, các cơ quan Liên Hiệp Quốc tự nguyện áp dụng các điều luật của các quốc gia thành viên về vấn đề hôn nhân đồng giới, cho phép các quyết định về tình trạng sử dụng nhân công có hôn nhân đồng giới được đưa ra dựa theo từng quốc gia. Họ công nhân các cuộc hôn nhân đồng giới chỉ khi người đó là công dân của các quốc gia công nhận sự hôn nhân đó. Một số cơ quan cung cấp khoản trợ cấp hạn chế cho những vợ/chồng người địa phương của nhân viên của mình.Liên Hiệp Quốc trong văn hóa đại chúng
Nhận thức Liên Hiệp Quốc với tư cách một tổ chức lớn, bao hàm chính phủ các nước trên thế giới khiến nhiều ý tưởng về chính phủ thế giới và dân chủ toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều. Liên Hiệp Quốc cũng là mục tiêu của các học thuyết âm mưu.[51]
Xem thêm
- Đảng Độc lập Puerto Rico
- Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 về Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Cải cách Liên Hiệp Quốc
- Dân chủ Toàn cầu
- Ủy ban Điều tra Độc lập: đã điều tra sự tham nhũng và sai lầm của Chương trình Đổi dầu lấy lương thực của Liên Hiệp Quốc.
- Quan hệ quốc tế
- Danh sách các Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc
- Mô hình Liên Hiệp Quốc
- Chương trình Đổi dầu lấy lương thực
- Hiệp hội Liên Hiệp Quốc
- Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
- Trường Quốc tế Liên Hiệp Quốc
- Đại hòa Hòa bình của Liên Hiệp Quốc
- Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc
- Cơ quan quản lý thư tín Liên Hiệp Quốc
- Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc
- Hệ thống Liên Hiệp Quốc
- Đại học Liên Hiệp Quốc
- UNIS-UN
- Những tổ chức hướng đạo sinh Liên Hiệp Quốc
- Màu xanh da trời Liên Hiệp Quốc, màu cờ Liên Hiệp Quốc
Tham khảo
- ^ “Security Notice”. United Nations. 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2001.
- ^ See United Nations headquarters#Renovation plans
- ^ The Story of United Nations Headquarters www.un.org, United Nations. Truy cập 20 tháng 9, 2006.
- ^ “Assessment of Member States' contributions to the United Nations regular budget for 2013” (PDF). UN Secretariat. 11 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2013.
- ^ “United Nations Fact Sheet”. USDOS Fact Sheets. U.S. Department of State. 7 tháng 9 năm 2001.
- ^ “What are the official languages of the United Nations?” (bằng tiếng Anh). United Nations. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Plea to UN: 'More Spanish please'” (bằng tiếng Anh). BBC News. 21 tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2006.
- ^ “Next U.N. secretary-general flunks first French test with U.N. press corps” (bằng tiếng Anh). International Herald Tribune. 14 tháng 12 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2007. Truy cập 2007-15-12.
- ^ “Press Conference by Secretary-General-designate” (bằng tiếng Anh). UN. 14 tháng 12 năm 2006. Truy cập 2007-15-12.
- ^ “Is Ban Ki-moon a franco-phoney?” (bằng tiếng Anh). CBC. 14 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2007. Truy cập 2007-15-12.
- ^ “UN Charter”. Un.org. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Human Rights”. Un.org. 10 tháng 12 năm 1948. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ “UN creates new human rights body”. BBC. 15 tháng 3 năm 2006.
- ^ [1][[]][liên kết hỏng]
- ^ “Rape as a War Crime”. Converge.org.nz. 29 tháng 10 năm 1999. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Africa | DR Congo rebel faces Hague trial”. BBC News. 17 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ [2][[]][liên kết hỏng]
- ^ [3][[]][liên kết hỏng]
- ^ “General Assembly of the United Nations”. Un.org. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ [4][[]][liên kết hỏng]
- ^ “2005 World summit outcome”. UN. 09-2005. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Human Security Report and Briefs”. Humansecurityreport.info. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “p. 9”. Humansecurityreport.info. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
- ^ “GAO-06-331 Peacekeeping: Cost Comparison of Actual UN and Hypothetical U.S. Operations in Haiti” (PDF). Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “The UN's Role in Nation-Building: From the Congo to Iraq” (PDF). Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ [5][[]][liên kết hỏng]
- ^ “U.N. 'peacekeepers' rape women, children”. Worldnetdaily.com. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Africa | UN soldiers arrested in DR Congo”. BBC News. 13 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ a ă The New York Times - Breaking News, World News & Multimedia
- ^ “Africa | Liberia sex-for-aid 'widespread'”. BBC News. 8 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Africa | Human Rights Watch”. Hrw.org. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Africa | Human Rights Watch”. Hrw.org. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ "Successful UN Human Rights Council Elections Demonstrate UN Members are Taking Reform Effort Seriously." Open Society Policy Center. 9 tháng 5 năm 2006
- ^ "International Institutions: UN Reform." Citizens for Global Solutions. 10 tháng 5 năm 2006. 1 Aug. 2006.
- ^ "Annex a: Election Result Tables." Open Society Policy Center. 9 tháng 5 năm 2006. 1 Aug. 2006.
- ^ Reddy, Shravanti (29 tháng 10 năm 2002). “Watchdog Organization Struggles to Decrease UN Bureaucracy” (bằng tiếng Anh). Global Policy Forum. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2006.
- ^ Annan, Kofi (2005). “In Larger Freedom” (bằng tiếng Anh). United Nations. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2006.
- ^ F. Stockman, J. Lauria (11 tháng 9 năm 2005). “UN faces major hurdles on reform measures” (bằng tiếng Anh). The Boston Globe. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2006.
- ^ [6][[]][liên kết hỏng]
- ^ “The UN and the Jews”. Cdn-friends-icej.ca. 26 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Israel and the United Nations - Introduction”. Adl.org. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “UNRWA”. Un.org. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2000. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “CNN.com - U.N. report: Darfur not genocide - 31 tháng 1, 2005”. Edition.cnn.com. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Middle East | Oil-for-food chief 'took bribes'”. BBC News. 8 tháng 8 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Australian Government Attorney-General's Department - UN Oil For Food Inquiry - Home”. Ag.gov.au. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ Post Store (16 tháng 12 năm 2004). “U.N. Sexual Abuse Alleged in Congo”. washingtonpost.com. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ [7][[]][liên kết hỏng]
- ^ “Americas | UN troops face child abuse claims”. BBC News. 30 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ Holt, Kate (2 tháng 1 năm 2007). “UN staff accused of raping children in Sudan”. Telegraph. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ World Health Organization (2006). “What are we looking for?”. WHO Employment Site (bằng tiếng Anh). Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|accessmonthday=
(trợ giúp) - ^ Gotcher, Dean. U. N. Watch: UNDERSTANDING HOW THE HEGELIAN DIALECTIC IS TRANSFORMING THE WORLD TO BRING IN THE NEW WORLD ORDER. Newsletter bởi Joan Veon. The Women's International Media Group. Đã bỏ qua tham số không rõ
|subjectlink=
(trợ giúp)
Đọc thêm
- "Think Again: The United Nations", Madeleine K. Albright, Foreign Policy, September/October, 2004
- Hans Köchler, Quo Vadis, United Nations?, in: Law Review, Polytechnic University of the Philippines, College of Law, tháng 5 năm 2005 Online version
- An Insider's Guide to the UN, Linda Fasulo, Yale University Press (November 1, 2003), hardcover, 272 pages, ISBN 0-300-10155-4
- United Nations: The First Fifty Years, Stanley Mesler, Atlantic Monthly Press (March 1, 1997), hardcover, 416 pages, ISBN 0-87113-656-2
- United Nations, Divided World: The UN's Roles in International Relations edited by Adam Roberts and Benedict Kingsbury, Oxford University Press; 2nd edition (January 1 1994), hardcover, 589 pages, ISBN 0-19-827926-4
- A Guide to Delegate Preparation: A Model United Nations Handbook, edited by Scott A. Leslie, The United Nations Association of the United States of America, 2004 edition (tháng 10 năm 2004), softcover, 296 pages, ISBN 1-880632-71-3
- "U.S. At War - International." Time Magazine XLV.19 May 7, 1945: 25-28.
Liên kết ngoài
Tìm thêm về United Nations tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Trang chủ của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam
- Liên hợp quốc tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Tuyên ngôn nhân quyền thế giới
- Thông tin cơ bản về Liên Hiệp Quốc tại trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam
- United Nations - Official site
- United Nations (UN) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Problems of The United Nations
- United Nations eLearning Unit created by ISRG - University of Innsbruck
- Permanent Missions To The United Nations
- Task Force on United Nations - U.S. Institute of Peace
- History of the United Nations - UK Government site
- Website of the Committee for a Democratic UN (German and English versions)
- Website of the Global Policy Forum, an independent think-tank on the UN
- UN Reports by Inner City Press, accredited media at UN
- Documents and Resources on U.N., War, War Crimes and Genocide
- Economist.com background
- United Nations Paper Money, 1946-56
- Criticisms of the Secretary-General
- - A conceptual response at the United Nations to the Srebrenica massacre in tháng 7 năm 1995
- A list of the outcomes of the 2005 World Summit
- Hans Köchler, The United Nations and International Democracy. The Quest for UN Reform (1997)
- International Progress Organization: Web Site on United Nations reform
- ReformtheUN.org - Tracking Developments on UN Reform
- United Nations: Change at the Helm - Change for the Whole Ship? - Independent news reports by the news agency Inter Press Service
Bản đồ
|
Ngày Liên Hiệp Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Năm 1971, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết nữa (nghị quyết số 2782) tuyên bố Ngày Liên Hiệp Quốc sẽ là một ngày lễ quốc tế và đề nghị đưa nó trở thành ngày nghỉ lễ ở tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc.
|
Hiến chương Liên Hiệp Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Bản Hiến chương được thảo luận bởi hội đồng lập pháp và các nước đã kí đều tuân theo các điều khoản của nó. Hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đã thông qua Hiến chương. Vatican là quan sát viên lâu dài nên không kí kết toàn bộ.
Tóm tắt Hiến chương
Bản Hiến chương gồm một phần mở đầu, mô hình khái quát như phần giới thiệu về Hiến pháp Hoa Kỳ, và một loạt các điều khoản phân chia vào trong các chương.- Chương I: trình bày mục đích của Liên Hiệp Quốc, những điều khoản quan trọng về hoà bình và an ninh thế giới.
- Chương II: định ra tiêu chuẩn hội viên của Liên Hiệp Quốc.
- Chương III-XV: số lượng lớn tài liệu mô tả các cơ quan, tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc và những quyền hạn của họ.
- Chương XVI và XVII: miêu tả sự sắp xếp một Liên Hiệp Quốc thống nhất, không phân biệt chủng tộc với sự công nhận của luật pháp quốc tế.
- Chương XVII và XIX: dành cho sự bổ sung và phê chuẩn Hiến chương.
Liên kết ngoài
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:
|
|
Zambia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Zambia | |||||
---|---|---|---|---|---|
Republic of Zambia (tiếng Anh) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
One Zambia, One Nation (tiếng Anh: "Một Zambia, Một Quốc gia") | |||||
Quốc ca | |||||
Stand and Sing of Zambia, Proud and Free | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa | ||||
Tổng thống | Rupiah Banda | ||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Lusaka |
||||
Thành phố lớn nhất | Lusaka | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 752.614 km² (hạng 38) | ||||
Diện tích nước | 1% % | ||||
Múi giờ | EET (UTC+2) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 24 tháng 10 năm 1964 | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 11.261.795 người (hạng 75) | ||||
Dân số (2003) | 9.582.418 người | ||||
Mật độ | 15 người/km² (hạng 199) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 10,28 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,394 thấp (hạng 166) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Kwacha (ZMK ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .zm |
Mục lục
Lịch sử
Phần lãnh thổ tạo thành Zambia ngày nay là vùng định cư của người Pygmy và người Bantu, bị phân chia thành những địa hạt tù trưởng cho đến khi người châu Âu đặt chân đến đây.Từ thế kỷ 15, người Balunda thành lập quốc gia Lunda hùng mạnh bao gồm lãnh thổ Angola, Congo, Zambia và một phần Cộng hoà Dân chủ Congo ngày nay. Cuối thế kỷ 18, quốc gia Lunda bị suy yếu do sự thâm nhập các thương gia buôn bán nô lệ, quyền lực của quốc vương Lunda giảm sút nên một loạt các vương quốc nhỏ đã hình thành. Khoảng năm 1835, người Sotho lập một vương quốc riêng. Sau các cuộc thám hiểm của David Livingstone (1853-1873) và việc khám phá ra các mỏ vàng ở đây. Đến năm 1889, Cecil Rhodes, nhà triệu phú người Anh được Hoàng gia Anh trao quyền buôn bán và khai thác mỏ vùng lãnh thổ thuộc Zambia, Zimbabwe, Malawi ngày nay. Đầu thế kỷ 20, Cecil Rhodes ký một hiệp ước với quốc vương người Sotho và lập thuộc riêng với tên là Rhodesia Bắc. Năm 1924, Vương quốc Anh kiểm soát vùng Rhodesia Bắc (Zambia), Rhodesia Nam (Zimbabwe) và Nyasaland (Malawi) giao cho toàn quyền Anh cai trị.
Năm 1937 tại các khu mỏ có gần 4 vạn lao động người Phi làm việc, công nhân đã thành lập công đoàn và đây là tổ chức tiền thân của Đại hội dân tộc Phi Rhodesia Bắc (NRANC). Năm 1952, nhà giáo Kenneth Kaunda trở thành Tổng thư ký NRANC. Năm 1953, do bất đồng nội bộ, ông Kenneth Kaunda tách ra lập Đại hội dân tộc Phi Zambia (ANCZ) chủ trương đấu tranh giành độc lập. Cũng trong năm 1953, Anh thành 1ập Liên bang Trung Phi gồm Bắc, Nam Rhodesia và vùng Nyassaland. Năm 1959, Đại hội dân tộc Phi (ANCZ) bị cấm hoạt động và ông Kenneth Kaunda bị vào tù. Năm 1960, ông Kenneth Kaunda được trả tự do và đã phối hợp với những người cộng sự thành lập Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) do ông làm Chủ tịch. Năm 1963, chính phủ Anh buộc phải chấp nhận yêu sách của các phong trào độc lập dân tộc, giải tán Liên bang Trung Phi (gồm Rhodesia Bắc, Rhodesia Nam và Nyasaland).
Tháng 10 năm 1964, Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, ông Kenneth Kaunda lên làm Tổng thống, tuyên bố Rhodesia Bắc độc lập, lấy tên là nước Cộng hoà Zambia ngày 24 tháng 10 năm 1964. Từ năm 1972, Kaunda thiết lập thể chế độc đảng. Làn sóng phản đối chế độ ngày càng gia tăng buộc Tổng thống Kenneth Kaunda chấp nhận thể chế đa đảng từ năm 1990.
Năm 1991, cựu Chủ tịch Liên hiệp các nghiệp đoàn Zambia, Frederick Chiluba đắc cử Tổng thống. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, Chiluba đã ban hành chính sách khắc khổ.
Điều này đã gây nên nhiều cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, Chiluba vẫn tái đắc cử năm 1996. Trục đường sắt nối liền Lusaka với Dar es-Salaam (Tanzania) được Trung Quốc giúp đỡ và hoàn thành năm 1975. Trục lộ này giúp cho việc lưu thông từ Zambia ra vùng Ấn Độ Dương mà không phải băng ngang qua Zimbabwe.
Tháng 1 năm 2002, tại Zambia đã tiến hành bầu cử Quốc hội và Tổng thống với 11 ứng cử viên vào chức vụ Tổng thống. Ông Levy Mwanawasa, ứng cử viên của Phong trào dân chủ đa đảng MMD-Đảng cầm quyền - trở thành Tổng thống kế nhiệm ông F. Chiluba. Do cái chết bất ngờ của ông Mwanawasa, Zambia đã tiến hành bầu cử sớm vào tháng 10 năm 2008 và ông Banda đã trúng cử với hơn 40% số phiếu bầu. Tình hình Zambia hiện nay nói chung ổn định.
Chính trị
Zambia theo chế độ Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước cũng đồng thời là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, có thể kéo dài hai nhiệm kì.Cơ quan lập pháp là quốc hội gồm 150 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.
Hiện nay ở Zambia có các chính đảng:
- Phong trào Dân chủ đa đảng (MMD) Đảng cầm quyền
- Đảng thống nhất vì sự phát triển quốc gia (UPND) United Party for National Development
- Đảng Phong trào Dân chủ đa đảng (MMD) Movement for Multiparty Democracy
- Đảng độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) Đảng đối lập
- Đảng đa chủng tộc (MRP)
- Liên minh Dân chủ quốc gia (NADA)
Đối ngoại
Từ trước đến nay, Zambia luôn theo đuổi chính sách không liên kết, dân tộc chủ nghĩa, cân bằng quan hệ với các nước lớn, kiên quyết chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc nhưng chủ trương dùng biện pháp hoà bình đối thoại. Zambia là thành viên của Liên minh châu Phi (AU-trước đây là OUA), Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Khối thịnh vượng chung Anh, WTO, IMF, G15…Zambia tích cực tham gia tìm giải pháp về vấn đề nợ nước ngoài, hợp tác kinh tế, xung đột khu vực… đặc biệt Zambia đã làm trung gian đưa đến ký kết Nghị định thư Lusaka (tháng 11 năm 1994) giữa Chính phủ Angola và UNITA. Zambia ủng hộ thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình ở châu Phi cũng như xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chính sách đối ngoại của Zambia là tăng cường hợp tác với các nước, trước hết là các nước châu Phi trong Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), đẩy mạnh hợp tác với EU, Canada, Mỹ, chú trọng quan hệ với các nước châu Á trong đó có Trung Quốc, Việt Nam.
Địa lý
Zambia nằm ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ Congo, đông bắc giáp Tanzania, Đông giáp Malawi, Đông Nam giáp Mozambique, Nam giáp Zimbabwe và Namibia, Tây giáp Angola. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 900-1.500 m, bị cắt ngang bởi các vùng lưu vực sông Zambezi, sông Luangwa và sông Kafue. Ở phía đông, dãy Muchinga (l.840 m) tạo nên phần chủ yếu của địa hình.Kinh tế
Zambia là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp khai khoáng không đáng kể mặc dầu có nhiều tài nguyên thiên nhiên.Nông nghiệp có hiệu suất thấp: ngành chăn nuôi bò trên các đồng cỏ, các loại cây lương thực (ngô, sắn, khoai lang, cây hướng dương, lúa miến) chỉ chiếm 7% diện tích đất đai. Thuốc lá là mặt hàng nông sản xuất khẩu duy nhất.
Sản xuất năng lượng thủy điện dồi dào (đập Kariba trên sông Zambezi), xuất khẩu một phần sang Zimbabwe. Ngành công nghiệp khai thác mỏ (đồng, một vài kim loại hiếm, coban, kẽm) phát triển ở vành đai Copper Belt ở Bắc.
Kinh tế đất nước lâm vào tình trạng suy thoái cho đến năm 1999. Tình hình kinh tế được khôi phục với mức tăng trưởng đạt gần 4.7%, nhưng nạn lạm phát gia tăng mạnh, khoảng 50% lực lượng lao động thất nghiệp trong năm 2001.
Zambia có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt đồng (trữ lượng 1 tỉ tấn, chiếm 90% thu nhập ngoại tệ xuất khẩu). Zambia có còn có kẽm, coban, vàng, uranium, chì v.v... Những năm 1980, giá đồng trên thị trường giảm nên đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Zambia không có đường ra biển nên có khó khăn trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Công nghiệp khai khoáng và du lịch Zambia khá phát triển; trong nông nghiệp ngành chăn nuôi gia súc, trồng bông, rau quả tương đối phát triển, tuy nhiên hiện nay Zambia còn phải nhập khẩu máy móc, dầu khí và lương thực, nhất là gạo. Zambia nhập hàng của Nam Phi (47,3%), UAE (10,4%), Zimbabwe 5,7%, Na uy (4%) (năm 2006).
- GDP chính thức: 12,44 tỷ USD (2009)
- GDP bình quân: 1.050 USD (2009)
- Tăng trưởng 6,2% (2009)
- Nhập khẩu 4,138 tỷ USD (2009)
- Xuất khẩu 4,388 tỷ USD (2009)
- Nợ nước ngoài 3,313 tỷ USD (2009)
Tháng 10 năm 1991, Tổng thống Chiluba thực hiện nền kinh tế thị trường, tư nhân hoá các nhà máy, xí nghiệp, xoá bỏ các mô hình Hợp Tác Xã nông nghiệp trước đây, tranh thủ vốn, đầu tư, kỹ thuật của các nước phương Tây, WB, IMF để khôi phục kinh tế. Zambia đã tư nhân hoá 130 xí nghiệp quốc doanh, thông qua Luật đầu tư và Luật bảo hộ đầu tư rất thông thoáng nên thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nước đồng thời tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào quá trình khôi phục và phát triển kinh tế.
Từ năm 2000, Zambia được Mỹ đưa vào danh sách các nước được hưởng ưu đãi từ Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi (AGOA). Theo đó, nhiều mặt hàng của Zambia, đặc biệt là hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế ưu đãi ở mức 0%.
Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội của Zambia đạt 15,23 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 6,2% so với năm 2007. Và GDP bình quân đầu người đạt 1301 USD/người/năm. Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức 11,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao là khoảng 50%.
Về ngoại thương, năm 2008, Zambia xuất khẩu 5,63 tỷ USD hàng hoá trong đó các sản phẩm xuất khẩu chính là đồng/côban (64%), côban, điện, sợi thuốc lá, hoa, bông. Các đối tác xuất khẩu là Tanzania (14,1%), Nam Phi (13,2%), Trung Quốc (9,1%), Nhật Bản (7,9%), Thái Lan (7,9%), Thụy Sỹ (7,3%), Bỉ (6,7%), Malaysia (4%).
Năm 2008, Zambia nhập khẩu khoảng 4,42 tỷ USD các loại hàng hoá như máy móc, thiết bị vận tải, sản phẩm dầu, điện, phân bón, thực phẩm, dệt may. Các đối tác mà Zambia chủ yếu nhập khẩu hàng hoá là: Nam Phi (50,3%), Zimbabwe (13,2%), Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (5,3%).
Nhân khẩu
Dân số hiện nay của Zambia là 11,86 triệu người. Trong đó người châu Phi và người gốc châu Á thuộc 73 bộ tộc chiếm 98,7%,người gốc châu Âu chiếm 1.1%, các dân tộc khác 0.2%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, ngoài ra còn 5 thứ tiếng khác như tiếng Bantu, tiếng Hindi v.v...Tôn giáo
Zambia là chính thức một quốc gia Kitô giáo theo hiến pháp năm 1996,[2] nhưng cũng có nhiều truyền thống tôn giáo tồn tại.Giáo phái Kitô giáo bao gồm: Trưởng Lão, Công giáo Rôma, Anh giáo, Phong trào Ngũ Tuần, Tin Lành, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Nhân chứng Jehovah, Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô, và một loạt các giáo phái Tin Lành khác.
Giáo hội Công giáo Rôma ở Zambia có khoảng 3 triệu người trong nước - khoảng một phần tư dân số. Có mười giáo phận, hai tổng giáo phận.
Anh giáo là giáo phái Tin Lành lớn nhất cả nước. Ngày nay, có ít nhất 600.000 người Anh giáo, 15 giáo xứ, 250 chi hội và khoảng 400 linh mục Anh giáo ở Zambia.
Khoảng 1% dân số là người Hồi giáo, hầu hết sống ở khu vực đô thị. Mặc dù Zambia chính thức là một nước Kitô giáo nhưng việc tự do tôn giáo được đảm bảo và người Hồi giáo nói chung được chấp nhận trong xã hội.[3] Ngoài ra còn có một cộng đồng nhỏ người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazis. Đức tin Bahá'í ở Zambia có hơn 160.000 thành viên, hay 1,5% dân số.[4]
Giáo dục - Y tế
Giáo dục: Chương trình giáo dục miễn phí (học sinh phải trả tiền sách vở). Khoảng 100% số học sinh học xong bậc tiểu học và 1/4 số đó học lên trung học. Zambia có hai trường đại học, bốn trường sư phạm và 14 trường kĩ thuật-dạy nghề.Y tế: Chăm sóc y tế khá đầy đủ. Cả nước có 12 bệnh viện lớn và hơn 60 trung tâm y tế nhỏ, phần lớn đều ở đô thị. Tại Zambia, người ta sử dụng cả y học hiện đại lẫn cổ truyền trong việc chữa trị. Những bệnh nhân không có khả năng chi trả được điều trị miễn phí. Tình trạng thiếu dinh dưỡng, mất vệ sinh và các bệnh tật do đói nghèo gây ra khá phổ biến.
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Zambia |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Zambia |
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Chartres
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Nhà thờ Đức Bà Chartres)
Đối với các định nghĩa khác, xem Nhà thờ Đức Bà.
Nhà thờ Đức Bà Chartres (Cathédrale Notre-Dame de Chartres) |
|
---|---|
Di sản thế giới UNESCO | |
Quốc gia | Pháp |
Kiểu | Văn hóa |
Hạng mục | i, ii, iv |
Tham khảo | 81 |
Vùng UNESCO | Châu Âu |
Lịch sử công nhận | |
Công nhận | 1979 (kì thứ 3) |
Lịch sử
Nhà thờ hiện nay được bắt đầu xây dựng vào đầu thế kỉ 13 trên phần đất của một nhà thờ kiểu La Mã đã bị phá hủy vì hỏa hoạn trước đó. Những người xây dựng nhà thờ là các thợ xây dựng chuyên nghiệp (conpagnon) thuộc ba hội thợ Enfants du Père Soubise, Enfants de Maître Jacques và Enfants de Salomon dưới sự liên kết của các Hiệp sĩ dòng Đền.Sau 30 năm xây dựng thì nhà thờ gần như hoàn thành, nó dài 130 mét, rộng 32 và 46 mét trong đó gian giữa cao 37 mét và rộng 16,40 mét.
Kiến trúc
Hàng lang phía Tây bao gồm cổng chính của nhà thờ hay cổng hoàng gia (portail royal). Nó được điêu khắc rất chi tiết với 24 bức tượng lớn (19 bức còn lại đến ngày nay) và hơn 300 bức tượng nhỏ khác[1]. Cổng phía Bắc, cũng được gọi là cổng Liên minh (portail de l'Alliance), các bức tượng ở cổng này được thực hiện từ năm 1205 đến năm 1210[2]. Cổng phía Nam còn được gọi là cổng Nhà thờ (portail de l'Église), cũng được chạm trổ tinh vi.Nhà thờ Đức Bà Chartres có hệ thống kính màu rất đồ sộ, phần lớn trong số đó tồn tại từ khi xây dựng (thế kỉ 13) đến nay. Có tổng cộng 176 tấm kính màu với diện tích lên tới 2600 mét vuông, đa số là các tấm kính màu mô tả các vị thánh hoặc các nhân vật trong Kinh Thánh.
Hình ảnh
Tham khảo
- ^ Louis Gillet, Histoire de l'Art français, tome 1: des origines à Clouet, Paris, Zodiaque, 1977, tr 220
- ^ Georges Duby, Le Moyen Âge, Paris, Seuil, 1995, tr 294
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhà thờ chính tòa Đức Bà Chartres |
Chiến tranh Ba mươi năm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Chiến tranh 30 năm đã tàn phá nặng nề châu Âu, gây ra nạn đói và dịch bệnh (do các xác người chết không chôn kịp), làm giảm dân số của các thành bang ở khu vực nước Đức ngày nay và những vùng khác ở Ý, đồng thời khiến nhiều cường quốc châu Âu suy sụp. Cuộc chiến diễn ra trong 30 năm, nhưng những mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến đã bắt đầu trước đó rất lâu. Cuộc chiến kết thúc với Hiệp ước Munster, một phần của một thỏa thuận lớn hơn có ý nghĩa quyết định với lịch sử châu Âu sau này: Hòa ước Westphalia.
Trong suốt cuộc chiến, dân số các thành bang ở khu vực nước Đức ngày nay giảm trung bình 30%, ở vùng Brandenburg, con số này là 50%, và nhiều vùng khác chứng kiến hai phần ba dân số thiệt mạng vì chiến tranh. Dân số nam giới của các thành bang thuộc nước Đức giảm một nửa. Dân số ở các tiểu quốc nay là Cộng hòa Séc và Slovakia giảm một phần ba. Chỉ riêng quân đội Thụy Điển đã phá hủy 2 nghìn lâu đài, 18 nghìn làng mạc và 1.500 thị trấn ở Đức.
Mục lục
Nguồn gốc của chiến tranh
Hòa ước Ausburg
Hòa ước Ausburg (1555) do hoàng đế Karl V (Đế quốc La Mã thần thánh) ký, khẳng định kết quả của Nghị quyết Speyer 1526 và kết thúc cuộc xung đột giữa những người theo học thuyết của Martin Luther (sau này phát triển thành đạo Tin lành) và những người Công giáo ở Đức.Hòa ước Ausburg bao gồm những điểm chính yếu sau:
- Các tuyển hầu ở Đức có thể chọn tôn giáo mà họ muốn theo (phái của Luther hoặc Giáo hội Công giáo Rôma).
- Những người theo phái Luther đang sống trong một giáo khu Luther được tiếp tục tín ngưỡng của họ.
- Những người theo phái Luther được giữ những vùng đất mà họ chiếm được của Giáo hội Công giáo Rôma từ sau Hòa ước Passau 1552.
- Những linh mục đứng đầu các giáo xứ Công giáo đã chuyển sang theo phái Luther phải từ bỏ các lãnh địa của mình.
- Khu vực hành chính nào đã chính thức chọn theo Công giáo hoặc Tin lành thì không cho phép hành lễ khác với tôn giáo đã được chọn ở khu vực đó.
Căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia châu Âu vào đầu thế kỷ 17, cùng lúc với thời kỳ thám hiểm và khai phá mở ra đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới và sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc cũng bắt đầu cắm rễ ở châu Âu.
Tình hình các nước trước khi bước vào cuộc chiến
Tây Ban Nha chú ý đến các thành bang ở Đức vì có vùng đất Hà Lan thuộc Tây Ban Nha ở phía tây biên giới các thành bang này và những vùng đất khác thuộc Tây Ban Nha nằm trên lãnh thổ Ý ngày nay phải đi qua nước Đức mới đến được. Cuộc nổi dậy của người Hà Lan chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha diễn ra trong suốt thập niên 1560, dẫn đến một cuộc chiến tranh giành độc lập và một thỏa ước ngừng bắn giữa hai phía vào năm 1609.Nước Pháp bị kẹp giữa hai quốc gia đều do nhà Habsburg cai trị (Tây Ban Nha và Đế quốc La Mã Thần thánh) và lại đang rất muốn mở rộng quyền lực của mình trước những người láng giềng là các thành bang nhỏ yếu thuộc nước Đức. Mối bận tâm đó của nước Pháp đã lấn át hoàn toàn các xung đột về tôn giáo và dẫn đến việc nước Pháp Công giáo đứng về phe của những người theo đạo Tin lành trong cuộc chiến.
Thụy Điển và Đan Mạch muốn kiểm soát các thành bang ở phía bắc nước Đức cận kề với biển Baltic vì các lợi ích kinh tế và chính trị gắn liền với vị trí chiến lược đó.
Đế quốc La Mã Thần thánh, nằm trên vùng đất ngày nay là nước Đức và một số phần đất lân cận, là một liên bang giữa các quốc gia độc lập dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh dòng họ Habsburg và một hội đồng các tuyển hầu. Một trong số vương công đó, dòng họ Habsburg nước Áo (nước Áo khi đó bao gồm cả xứ Bohemia và Hungary), là một quyền lực lớn ở châu Âu, cai trị vào khoảng tám triệu thần dân. Đế quốc La Mã thần thánh còn bao gồm một số thực thể chính trị lớn khác, như các công quốc Bayern, Pfalz, Hessen, Sachsen, lãnh địa của bá tước xứ Brandenburg và lãnh địa của Tổng Giám mục xứ Trier và Wurttemberg (có khoảng từ 50 vạn đến một triệu dân). Ngoài ra, còn rất nhiều những lãnh địa độc lập khác, các thành phố tự do, các vùng đất thuộc quyền cai quản của một tu viện hoặc một tổng Giám mục và những công hầu rất nhỏ mà phần lớn quyền hành không vượt quá phạm vi một ngôi làng, ở khắp nơi trên Đế chế. Nước Áo và xứ Bayern là những lãnh địa duy nhất có được một nền chính trị ở tầm mức quốc gia; liên minh giữa các công quốc có mối quan hệ cùng dòng tộc là rất phổ biến, một phần do tập tục thời đó thường chia các lãnh địa thừa kế cho nhiều người con trai khác nhau của người chủ lãnh địa.
Căng thẳng tôn giáo gia tăng
Căng thẳng về tôn giáo tiếp tục gia tăng vào nửa cuối thế kỷ 16. Hòa ước Ausburg không có hiệu lực khi một số linh mục cải đạo từ chối không từ bỏ giáo phận của mình và những nhà cai trị theo Công giáo ở Tây Ban Nha và Đông Âu tiếp tục tìm cách khôi phục lại quyền lực của Công giáo ở vùng mà họ cai quản. Những mâu thuẫn tôn giáo được thể hiện rõ ràng qua cuộc chiến tranh Köln (nổ ra năm 1582). Cuộc chiến tranh khởi phát do vị tuyển hầu đứng đầu thành phố Köln đổi sang đạo Calvin. Là một thành viên trong hội đồng có quyền bỏ phiếu bầu ra Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh, động thái của Köln có thể dẫn đến việc những người Tin lành sẽ chiếm đa số trong cuộc bầu cử hoàng đế, vị trí từ trước tới giờ luôn do một người Công giáo nắm giữ. Trong chiến tranh Köln, quân đội Tây Ban Nha đã trục xuất tuyển hầu thành phố đó và thay ông ta bằng Tử tước xứ Bayern, một người Công giáo. Sau thắng lợi đó, những người Công giáo tiếp tục bành trướng thế lực ở các vùng Bavaria, Wurzburg và nhiều thành bang khác. Những người theo đạo Luther sống ở đó bây giờ chỉ còn hai lựa chọn: hoặc cải đạo, hoặc bị trục xuất. Một số tuyển hầu ở các lãnh địa theo đạo Luther trước đó cũng cải sang đạo Calvin, như ở các xứ Pfalz (1560), Nassau (1578), Hasse Kassel (1603) và Brandenburg (1613). Những thay đổi trong cán cân lực lượng dẫn đến việc từ đầu thế kỷ 17, vùng hạ lưu sông Rhine và phía nam sông Donau hầu hết là do các lực lượng Công giáo nắm giữ, trong khi những người Luther duy trì quyền kiểm soát ở phía bắc, còn những người theo đạo Calvin chia sẻ các vùng đất còn lại, như vùng trung tây nước Đức, Thụy Sĩ và Hà Lan. Tuy nhiên, những thiểu số của mỗi tôn giáo đó vẫn sống trộn lẫn với nhau. Ở một số lãnh địa và thành phố tự do, số lượng người theo đạo Calvin, Luther và Công giáo gần như là bằng nhau.Những thành viên của dòng họ Habsburg lên làm Hoàng đế La Mã Thần thánh sau hoàng đế Karl V (Ferdinand I, Maximilian II, Rudolf II và Matthias) cho phép các thần dân được tự do theo tôn giáo mà họ chọn. Các vị hoàng đế nói trên cho phép các tín ngưỡng Gia Tô giáo khác nhau được cùng tồn tại, không ép buộc các thần dân để tránh không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo. Điều này gây ra nhiều lo ngại cho những người cai trị Tây Ban Nha, vốn là họ hàng của Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh, nhưng đồng thời là những người tôn sùng Công giáo đến cực đoan. Trong khi đó, Thụy Điển và Đan Mạch đều là những quốc gia chính thức theo đạo Luther và do đó, ủng hộ những người Tin lành ở Đế chế La Mã thần thành, đồng thời xem đó là một phương tiện để mở rộng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của họ trong vùng.
Bạo lực bùng phát và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến
Căng thẳng về tôn giáo bùng phát thành bạo lực ở thành phố tự do Donauworth của nước Đức vào năm 1606. Đa số những người Luther ở đó đã ngăn chặn một đám diễu hành của cư dân Công giáo thuộc thị trấn Schwaben, dẫn đến một cuộc bạo loạn. Cuộc bạo loạn được mở rộng khi Nam tước Maximilian xứ Bayern (1573-1651) quyết định can thiệp trên danh nghĩa bảo vệ quyền lợi những người Công giáo. Sau cuộc bạo động, những người Calvin tại Đức, vốn vẫn là một thiểu số, bắt đầu cảm thấy họ là những người bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Họ liền tập hợp lại với nhau và thành lập Liên đoàn đoàn kết Phúc âm vào năm 1608, dưới sự lãnh đạo của Friedrich IV của Pfalz (1583-1610), một tuyển hầu có quyền bỏ phiếu bầu Hoàng đế (cũng cần nói thêm là con trai của ông này, Friedrich V, đã kết hôn với Elizabeth Stuart, con gái của James I của Anh). Sự việc phức tạp hơn bởi Pfalz là một thành bang nằm trên sông Rhine mà Tây Ban Nha đang muốn đánh chiếm. Thêm vào đó, sự ra đời của Liên đoàn đoàn kết Phúc âm dẫn đến việc những người Công giáo cũng tập hợp lại trong tổ chức riêng của họ, Liên đoàn Công giáo, được thành lập năm 1609, dưới sự lãnh đạo của chính Nam tước Maximilian.Năm 1617, trước nguy cơ hoàng đế Matthias (Đế quốc La Mã thần thánh) và vua xứ Bohemia khi đó, có thể qua đời mà không có người thừa kế, người họ hàng gần nhất của Matthias, người mà hai năm sau đó sẽ kế vị, Ferdinand II, được chọn làm Thái tử kế vị của xứ Bohemia. Tuy nhiên, Ferdinand II trưởng thành dưới sự giáo dục của Hội đoàn Công giáo, một tổ chức của những người sùng đạo Công giáo cực đoan muốn áp đặt sự thống nhất về tôn giáo trên toàn cõi châu Âu. Điều này khiến xứ Bohemia, vốn có rất nhiều cư dân theo đạo Tin lành, từ chối chấp nhận Ferdinand II làm vua của họ. Cùng với việc những người đại diện của Ferdinand II bị trục xuất khỏi Praha vào năm 1618, chiến tranh 30 năm đã bùng nổ. Cuộc chiến có thể được chia làm bốn giai đoạn:
- Cuộc nổi loạn của những người Bohemia
- Sự can thiệp của Đan Mạch
- Sự can thiệp của Thụy Điển
- Sự can thiệp của Pháp
Diễn biến chiến tranh
Cuộc nổi loạn của người Bohemia (1618-1625)
Nguyên nhân trực tiếp của cuộc nổi loạn
Do không có con nối dõi, Hoàng đế La Mã thần thánh Matthias đã cố gắng sắp xếp một cuộc chuyển giao quyền lực trong trật tự khi ông vẫn còn sống bằng cách để người thừa kế của ông (một người Công giáo cực đoan, Ferdinand xứ Styria, sau này là Ferdinand II (Đế quốc La Mã thần thánh) được bầu lên ngôi vua ở hai vùng khác nhau thuộc Đế chế, Bohemia và Hungary. Một số lãnh đạo của phe Tin lành ở Bohemia lo sợ rằng nếu Ferdinand lên ngôi, quyền được theo đạo Tin lành của họ sẽ không còn được bảo vệ như trong bức thư cam kết của Hoàng đế Rudolf II (Đế quốc La Mã thần thánh), tiên vương đồng thời cũng là anh trai của Matthias. Phe Tin lành ở Bohemia muốn chọn tuyển hầu Friedrich V của Pfalz (người kế vị của Friedrich IV của Pfalz, người thành lập Liên đoàn đoàn kết Phúc âm), làm người cai trị họ hơn. Tuy nhiên, cũng có những người Tin lành khác ủng hộ việc trao vị trí vua xứ Bohemia cho người Công giáo. Năm 1617, Ferdinand được bầu làm Thái tử xứ Bohemia và sau khi Matthias qua đời, nghiễm nhiên là tự quân của xứ Bohemia. Khi đó, Ferdinand cử hai sứ thần, đều là người Công giáo (Wilhelm Slavata von Chlum und Koschumberg và Jaroslav Borsita von Martinitz) làm đại diện cho Hoàng đế tại lâu đài hoàng gia Hradcany ở Praha vào tháng 5 năm 1618. Ferdinand muốn hai người này thay mặt ông cai trị xứ Bohemia. Theo những tư liệu dân gian, những người Hussite Bohemia, tức những người theo đạo Tin lành, đã bất ngờ bắt giữ họ, tổ chức một phiên luận tội chóng vánh và ném họ ra khỏi cửa sổ lâu đài, từ độ cao cách mặt đất hơn 20 mét. Thế nhưng họ vẫn sóng sót lành lặn. Những truyền thuyết của người Công giáo kể rằng các thiên thần đã xuất hiện và cứu giúp họ, trong khi truyền thuyết của người Tin lành lại khẳng định họ rơi vào một đống phân bón ruộng ở dưới sân lâu đài nên may mắn sống sót.Sự kiện này, được biết đến dưới tên gọi Vụ vứt người ra cửa sổ thứ hai ở Praha, đánh dấu khởi đầu cho cuộc nổi dậy của người Bohemia. Không lâu sau đó, xung đột giữa những người Bohemia lan ra toàn cõi Đại Bohemia, Bohemia, Silesia, Lusatia và Moravia. Còn cuộc xung đột tôn giáo thì lan khắp châu Âu lục địa, đến Pháp, Thụy Điển và nhiều nước khác.
Nếu cuộc nổi loạn của người Bohemia chỉ là một xung đột địa phương thì chiến tranh đã có thể kết thúc chỉ trong không đầy 30 tháng. Tuy nhiên, cái chết của Hoàng đế Matthias đúng vào lúc tình hình căng thẳng nhất đã khuyến khích những lãnh đạo Tin lành nổi loạn. Sự yếu đuối của Ferdinand (lúc này đã là Hoàng đế La Mã Thần thánh) và chính quyền Bohemia khiến chiến tranh lan nhanh tới biên giới phía tây nước Đức và Ferdinand phải viện đến sự trợ giúp của người cháu họ, Felipe IV của Tây Ban Nha.
Những người Bohemia, đang muốn thành lập một liên minh chống lại Hoàng đế, đã bày tỏ ý định gia nhập Liên đoàn Tin lành, do Friedrich V của Pfalz, một người Calvin và trước đó là một ứng viên cho ngai vàng của xứ Bohemia, đứng đầu. Những người Bohemia nổi loạn gợi ý với Friedrich rằng ông sẽ trở thành vua xứ Bohemia nếu để họ gia nhập Liên đoàn Tin lành và nhận được sự bảo vệ của ông. Tuy nhiên, cùng lúc, những người Bohemia còn đưa ra đề nghị tương tự với công tước xứ Savoie, tuyển hầu xứ Sachsen và tuyển hầu xứ Transilvania. Những người Áo, kiểm soát tất cả các con đường liên lạc từ Praha ra ngoài, đã bắt được những lá thư đó và cho công khai thái độ hai mặt của người Bohemia. Điều này khiến người Bohemia mất đi rất nhiều sự ủng hộ, đặc biệt là ở vùng Sachsen.
Từ trận Sablat đến trận Stadtlohn
Cuộc nổi loạn lúc đầu phát triển theo chiều hướng có lợi cho những người Bohemia. Họ có được sự ủng hộ của vùng Thượng Áo, nơi giai cấp quý tộc chủ yếu là những người Luther hoặc Calvin. Vùng Hạ Áo cũng nổi dậy không lâu sau đó và năm 1619, bá tước Thurn dẫn một đội quân tiến sát Viên. Ở phía đông, tuyển hầu Transilvania, một người theo Tin lành, dẫn đầu một chiến dịch quả cảm tấn công Hungary với sự ủng hộ của hoàng đế của Đế quốc Ottoman. Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh, vốn đang phải đối phó với cuộc chiến tranh Uzkok, phải nhanh chóng huy động quân đội hòng ngăn chặn những người Bohemia và các đồng minh của họ đang ngày càng chiếm ưu thế ở khắp nơi trên đất nước của ông. Bá tước Bucquoy, tư lệnh quân đội của Hoàng đế La Mã Thần thánh, đánh bại một lực lượng lớn của Liên đoàn Tin lành do bá tước Mansfeld chỉ huy trong trận Sablat, ngày 10 tháng 6 năm 1619. Thất bại đó của quân nổi dậy đã cắt đứt liên hệ của bá tước Thurn, đang tiến sâu vào đất Áo, với Praha và ông buộc phải chấm dứt cuộc vây hãm Wien. Thất bại ở Sablat còn khiến những người Tin lành mất một đồng minh quan trọng, xứ Savoie, một địch thủ lâu đời chống lại sự bành trướng của dòng họ Habsburg. Xứ Savoie đã hỗ trợ những người Tin lành một khoản tiền rất lớn và thậm chí đã gửi quân đồn trú đến các pháo đài ở vùng hạ lưu sông Rhine. Tuy nhiên, thất bại của Mansfeld gây lúng túng cho quân đội Savoie khi kế hoạch của họ bị phá sản và họ buộc phải rút khỏi cuộc chiến.Dù sao, bất chấp trận Sablat, đội quân của bá tước Thurn vẫn là một mối đe dọa nguy hiểm với Hoàng đế La Mã Thần thánh, còn Mansfeld gom góp tàn quân và rút về phía bắc Bohemia. Các vùng Thượng và Hạ Áo đã chính thức ký một thỏa ước liên minh với những người Bohemia vào đầu tháng 8-1619. Ngày 17-8-1619, Ferdinand chính thức không còn là vua xứ Bohemia nữa và những người Bohemia đã chọn tuyển hầu Pfalz Friedrich V thay cho ông ta. Ở Hungary, dù những người Bohemia đã rút lại đề nghị về việc trao ngôi vua cho tuyển hầu Transilvania, xứ này vẫn chiến đấu ngoan cường trong cuộc nổi dậy và họ đã đẩy toàn bộ quân đội của Hoàng đế ra khỏi đất nước vào năm 1620.
Tây Ban Nha gửi quân đội từ Brussel dưới quyền chỉ huy của Ambrosia Spinola và Nelson Antonio Fernandez III, một viên tướng quyết đoán, sang giúp Hoàng đế. Ngoài ra, đại sứ Tây Ban Nha tại Wien, Don Inigo Velez de Onate, thuyết phục xứ Sachsen theo đạo Tin lành chống lại quân nổi dậy để đổi lấy quyền kiểm soát Lusatia. Những người Sachsen đã nghe theo và quân đội Tây Ban Nha ở phía tây đã ngăn được Liên đoàn Tin lành tiếp viện cho bá tước Thurn. Onate còn sắp xếp để tước vị tuyển hầu Pfalz được chuyển lại cho công tước xứ Bayern hòng đổi lấy sự ủng hộ của xứ Bayern và Liên đoàn Công giáo. Dưới sự chỉ huy của tướng Tilly, quân đội của Liên đoàn Công giáo (có một sĩ quan nổi tiếng là nhà khoa học người Pháp Rene Descartes) bình định vùng Thượng Áo, trong khi quân đội của Hoàng đế tấn công Hạ Áo. Hai cánh quân gặp nhau và cùng tiến về phía bắc vào xứ Bohemia. Ferdinand II đã đánh bại Friedrich V trong trận Bila Hora, gần Praha, một trận đánh có tính chất quyết định, ngày 8 tháng 11 năm 1620. Sau thất bại đó, xứ Bohemia phải hoàn toàn theo Công giáo và bị dòng họ Habsburg cai trị thêm gần 300 năm nữa.
Thất bại còn dẫn đến việc giải tán Liên đoàn đoàn kết Phúc âm và Frederick V mất toàn bộ các lãnh địa của ông. Xứ Pfalz bị chia nhỏ cho các quý tộc Công giáo. Tước hiệu tuyển hầu xứ Pfalz được chuyển lại cho một người họ hàng xa của Friedrich V theo Công giáo, công tước Maximilian của Bayern. Friedrich mất hết đất đai và phải lưu vong ở nước ngoài nhưng vẫn không ngừng vận động cho lý tưởng của ông ở Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển.
Sau khi cuộc nổi loạn thất bại, việc tịch thu của cải và đàn áp những người Bohemia theo đạo Tin lành diễn ra khắp nơi, hòng bảo đảm rằng xứ Bohemia sẽ trở về hẳn với Công giáo sau hơn hai thế kỷ tồn tại của những tôn giáo khác biệt. Tây Ban Nha, vì muốn làm chủ vùng chiến lược ngay cạnh mạn sườn của Hà Lan để chuẩn bị cho việc tiếp tục cuộc chiến tranh 80 năm, chiếm giữ những lãnh địa của Friedrich, vùng Pfalz lưu vực sông Rhine. Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến ở miền đông nước Đức kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 1621, khi hoàng thân xứ Transilvania và Hoàng đế ký Hòa ước Nikolsburg, trao cho Transilvania một số lãnh địa ở Hungary, vốn thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh.
Một số sử gia xem giai đoạn 1621-1625 là một phần riêng biệt của cuộc chiến tranh 30 năm, được gọi là "giai đoạn Pfalz". Sau thất bại toàn diện của quân đội Tin lành tại Bila Hora và cuộc tháo chạy của hoàng thân xứ Transilvania, Đại Bohemia đã được Hoàng đế bình định. Tuy nhiên, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Pfalz. Giai đoạn này của cuộc chiến bao gồm những trận đánh nhỏ và những cuộc vây hãm của quân đội Tây Ban Nha. Mannheim và Heidelberg thất thủ vào năm 1622, Frankenthal thất thủ năm 1623 và toàn xứ Pfalz rơi vào tay người Tây Ban Nha.
Tàn quân Tin lành, do Mansfeld và Christian nhà Brunswick chỉ huy, rút sang Hà Lan. Dù sự có mặt của đội quân đó đã giúp giải vây cho Bergen op Zoom khỏi lực lượng Công giáo, phía Hà Lan không thể chu cấp nổi cho một đội quân lớn như vậy nên họ chuyển sang khu vực East Friesland gần đó. Mansfeld ở lại Hà Lan, còn Christian dẫn quân rong ruổi để giúp những đội quân Tin lành khác trong Vòng cung Hạ Sachsen và lôi kéo sự chú ý của Tilly. Nhận được tin Mansfeld không thể hỗ trợ, quân đội của Christian quyết định rút hẳn vào sâu trong biên giới Hà Lan. Ngày 6-8-1623, quân đội của Tilly đuổi kịp họ khi chỉ còn cách biên giới Hà Lan 10 dặm. Trận Stadtlohn đã nổ ra. Trong trận này Tilly đánh bại hoàn toàn những người Tin lành, tiêu diệt bốn phần năm quân số vào khoảng 15 nghìn quân của đối thủ. Sau thất bại nặng nề đó, Friedrich V, đang lưu vong ở The Hague, trước sức ép ngày càng lớn từ phía nhạc phụ James I của Anh, phải chấm dứt mọi can dự tới cuộc chiến, đành ngưng các kế hoạch quân sự của ông. Cuộc nổi dậy của người Tin lành đến đây hoàn toàn thất bại.
Sự can thiệp của Đan Mạch (1625-1629)
Nền hòa bình ở Đế chế không tồn tại được lâu khi xung đột tiếp diễn với sự can thiệp của Đan Mạch. Đan Mạch bắt đầu can dự vào cuộc chiến khi Christian IV của Đan Mạch, một người Luther, đồng thời là công tước xứ Holstein, giúp đỡ những người lãnh đạo theo Tin lành ở vùng Hạ Sachsen lân cận chống lại quân đội của Hoàng đế La Mã thần thánh. Đan Mạch lo sợ rằng chủ quyền của họ sẽ bị xâm phạm khi những quốc gia Tin lành bị đe dọa bởi các chiến thắng liên tiếp của phe Công giáo. Vua Christian IV còn hưởng lợi nhờ chính sách trước đây của ông ở miền bắc Đức. Một ví dụ điển hình là vào năm 1621, Hamburg đã buộc phải chịu sự cai trị của người Đan Mạch và con trai thứ hai của Christian được cử làm linh mục thành phố Bremen. Vua Christian IV, dựa vào việc mở rộng ảnh hưởng ở miền bắc Đức, đưa vương quốc của ông đến sự ổn định và thịnh vượng mà khi đó ở châu Âu khó có nơi nào sánh bằng. Sự giàu có của Đan Mạch là nhờ vào thuế thu được từ vùng Oresund và tiền bồi thường chiến tranh từ Thụy Điển. Những tính toán của Đan Mạch trong cuộc chiến nhận được sự trợ giúp về tài chính từ phía người Pháp và người Anh. Đích thân Christian IV trở thành tư lệnh của quân đội Tin lành trên toàn Vòng cung Hạ Saxon với lực lượng lính đánh thuê lên đến 2 vạn quân sĩ.Để đối phó, Hoàng đế Ferdinand II đã viện đến sự trợ giúp về quân sự của Albrecht von Wallenstein, một quý tộc người Bohemia đã trở nên giàu có nhờ tịch thu của cải của những người đồng bào mình sau chiến tranh. Wallenstein cam kết đặt đạo quân ước tính từ 3 vạn đến 10 vạn binh sĩ tinh nhuệ của ông dưới sự chỉ huy Hoàng đế của Ferdinand II để đổi lấy những lãnh địa chiếm được nhờ chiến tranh. Vua Christian IV thiếu thông tin về lực lượng đối phương và bị liên quân của Wallenstein và Tilly đẩy lui nhanh chóng. Các đồng minh của ông cũng không giúp được gì nhiều như đã hứa hẹn: nước Anh quá yếu và bị chia rẽ, nước Pháp đang mắc kẹt trong một cuộc nội chiến, Thụy Điển quá bận rộn với cuộc chiến chống lại Liên bang Ba Lan-Litva, còn các xứ Brandenburg và Sachsen không mấy mặn mà trước những thay đổi với nền hòa bình còn quá mong manh ở miền đông nước Đức. Wallenstein đánh bại Mansfeld trong trận cầu Dessau (1626) và Tilly đánh bại quân Đan Mạch trong trận Lutter (1626). Mansfeld qua đời vài tháng sau đó do bệnh tật tại Dalmatia, mệt mỏi và hoàn toàn kiệt quệ sau thất bại khiến ông mất một nửa đội quân của mình.
Quân đội của Wallenstein tiến xa hơn về phía bắc, đánh chiếm Mecklenburg, Pomerania và cuối cùng là cả Jutland. Tuy nhiên, Wallenstein không thể chiếm được thủ đô của Đan Mạch trên đảo Zealand. Wallenstein thiếu một đội thủy quân đủ mạnh trong khi cả Liên minh Hanseatic và Ba Lan, những bên không tham chiến, đều từ chối không cho phép quân đội của Đế chế xây dựng các hải cảng quân sự ở bờ biển Baltic. Wallenstein bèn quay về vây hãm Stralsund, bên tham chiến duy nhất ở bờ biển Baltic có đủ cơ sở vật chất để xây dựng một đội hải quân mạnh. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện kế hoạch đó là quá cao so với việc chiếm được phần còn lại của Đan Mạch, nên Wallenstein quyết định đi tới thỏa thuận với địch thủ.
Những cuộc thương lượng kết thúc với Hiệp ước Lubeck vào năm 1629, tuyên bố rằng vua Christian IV vẫn được quyền cai trị Đan Mạch nếu ông từ bỏ sự ủng hộ với các thành bang theo đạo Tin lành ở Đức. Trong hai năm tiếp theo sau đó, ngày càng nhiều vùng đất rơi vào tay các lực lượng Công giáo.
Đến đây, Liên đoàn Công giáo thuyết phục được Ferdinand II lấy lại những lãnh địa của người Luther mà trước Hòa ước Ausburg thuộc quyền sở hữu của các nhà thờ Công giáo. Được liệt kê chi tiết trong một chỉ dụ đặc biệt của Hoàng đế vào năm 1629, những lãnh địa này bao gồm hai tổng giáo phận, 16 giáo phận và hàng trăm nhà thờ. Cũng trong năm đó, Gabriel Bethlen, một trong những lãnh đạo quân sự có ảnh hưởng lớn của phe Tin lành, qua đời. Chỉ còn lại một mình cảng Stralsund tiếp tục cuộc chiến chống lại Wallenstein và Hoàng đế.
Sự can thiệp của Thụy Điển (1630-1635)
Một số triều thần của hoàng đế Ferdinand II tỏ ý nghi ngờ Wallenstein. Họ cho rằng ông ta đang tìm cách củng cố liên minh với các hoàng thân ở Đức và gây áp lực lên Hoàng đế. Ferdinand II cách chức Wallenstein vào năm 1630. Nhưng sau đó đã phải gọi lại ông khi quân đội Thụy Điển, do vua Gustaf II Adolf chỉ huy, tấn công Đế chế.Gustav Adolf, giống như Christian IV, cũng lo ngại về sức mạnh ngày cang gia tăng của Hoàng đế La Mã thần thánh, nên quyết định hỗ trợ những người Luther ở Đức, đánh chặn những người Công giáo ngay trên đất của họ đồng thời giành lấy những lợi ích về kinh tế ở các thành bang nước Đức quanh biển Baltic. Giống như Christian IV, Gustav Adolf nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Hồng y Richelieu, quan Thượng thư đầu triều của vua Pháp là Louis XIII, và người Hà Lan. Vào ngày 3 tháng 4 năm 1630, vua Gustav II Adolf và các chiến binh tinh nhuệ tấn công và chiếm được thành phố Frankfurt-an-der-Oder. Quân đội Thụy Điển tàn sát quân cố thủ tại thành phố này.[1] Từ 1630 đến 1634, quân đội Thụy Điển đã đẩy lùi các lực lượng Công giáo và giành lại rất nhiều phần đất của người Tin lành bị chiếm đóng trước đó.
Sau khi cách chức Wallenstein vào năm 1630, Ferdinand II phải phụ thuộc vào Liên đoàn Công giáo. Pháp và xứ Bayern ký một thỏa thuận bí mật không tấn công lẫn nhau: Hiêp ước Fontainebleau (1631), nhưng hiệp ước này không còn nhiều giá trị khi Thụy Điển, vốn được sự bảo trợ của Pháp, tấn công xứ Bayern. Tại trận Breitenfeld (1631), lực lượng do Gustav II Adolf chỉ huy đánh bại Liên đoàn Công giáo do tướng Tilly chỉ huy. Một năm sau, họ lại giáp mặt trong một chiến thắng nữa dành cho những người Tin lành, và Tilly tử trận. Thế thượng phong giờ chuyển sang tay những người Tin lành do Thụy Điển đứng đầu. Năm 1630, Thụy Điển đã phải chi hơn 2.368.000 daler (đơn vị tiền tệ của Thụy Điển vào thời kỳ đó) để nuôi sống và trang bị cho một đội quân 42 nghìn người. Năm 1632, họ chỉ còn phải chi ra một phần năm số đó cho một lực lượng đông hơn gấp ba lần (ước tính vào khoảng 149 nghìn người) với sự trợ giúp về tài chính từ Pháp và việc bắt lính những tù nhân (chủ yếu là ở Breitenfeld).
Sau khi Tilly tử trận, Ferdinand II đành quay qua nhờ sự giúp đỡ của Albrecht von Wallenstein và lực lượng quân đội còn rất mạnh của ông. Wallenstein tiến về phía nam, đe dọa đường tiếp tế của "Hùng sư phương Bắc" Gustav II Adolf. Gustav II Adolf hiểu rằng Wallenstein đang chờ đợi quân Thụy Điển tấn công và đã được chuẩn bị sẵn sàng, nhưng ông không còn lựa chọn nào khác. Wallenstein và Gustav II Adolf cuối cùng cũng chạm trán trong trận Lutzen (1632). Quân Thụy Điển nắm được ưu thế, nhưng Gustav II Adolf tử trận. Năm 1634, lực lượng Tin lành, vốn đã mất vị minh chủ, bị đánh bại trong trận Nordlingen lần thứ nhất.
Đến đây, hoàng đế Ferdinand II lại nghi ngờ Wallenstein bởi bắt đầu từ năm 1633, Wallenstein tìm cách dàn xếp những khác biệt giữa hai phe Công giáo và Tin Lành. Ferdinand II sợ rằng Wallenstein sẽ phản bội mình nên đã sắp xếp một cuộc bắt giữ Wallenstein rồi sau đó tước hết binh quyền. Một trong những người lính của Wallenstein, đội trưởng Devereux, ám sát ông khi ông đang cố gắng tìm cách liên hệ với những người Thụy Điển ở quảng trường Eger ngày 25 tháng 2 năm 1634.
Sau sự kiện đó, hai phía gặp nhau để thương lượng về hòa bình, dẫn đến Hòa ước Praha (1635), bao gồm những điều khoản chính yếu sau:
- Hoãn việc thực thi chỉ dụ đặc biệt về thu hồi các giáo phận Tin lành của Hoàng đế lại 40 năm và cho phép những người Tin lành giữ lại những giáo phận mà họ đã sở hữu trong năm 1627. Điều này sẽ bảo vệ những nhà cai trị Luther ở phía đông bắc nước Đức, nhưng chưa bảo vệ được những người ở miền nam và miền tây (những người mà đất đai đã bị quân đội của Hoàng đế hoặc của Liên đoàn Công giáo tước đoạt vào trước năm 1627).
- Hợp nhất quân đội của Hoàng đế và của các thành bang nước Đức thành một quân đội duy nhất dưới sự chỉ huy của Hoàng đế La Mã Thần thánh (mặc dù trên thực tế Johann Georg xứ Sachsen và Maximillian xứ Bayern vẫn có quân đội riêng, độc lập với Hoàng đế).
- Cấm các tuyển hầu ở Đức liên minh với nhau và với các lực lượng nước ngoài.
- Ân xá cho những tuyển hầu đã cầm quân chống lại Hoàng đế sau khi người Thụy Điển tham chiến vào năm 1630.
Sự can thiệp của Pháp (1635-1648)
Nước Pháp, mặc dù là "Trưởng nữ của Giáo hội Công giáo"[2], cũng lại là kình địch của Đế quốc La Mã thần thánh và Tây Ban Nha, bước vào cuộc chiến trong tư cách đứng về phía phe Tin lành. Quan Thượng thư đầu triều Pháp là Hồng y Richelieu cảm thấy quân nhà Habsburg vẫn quá mạnh, chiếm giữ nhiều lãnh địa ở ngay biên giới phía đông nước Pháp, bao gồm nhiều phần của Hà Lan.Trước đó, trong một thời gian dài, Pháp đã liên minh với Hà Lan, rồi sau đó là Đan Mạch và Thụy Điển, để bảo trợ cho cuộc chiến của người Tin lành chống lại Đế quốc La Mã thần thánh. Hòa ước Praha, được dàn xếp dựa do sự ép buộc của Ferdinand II, khiến người Pháp và phe Tin lành không hài lòng. Thụy Điển muốn được nhiều đất đai hơn nữa để trang trải cho phí tổn mà họ phải gánh chịu trong suốt cuộc chiến. Tháng 4-1635, Pháp và Thụy Điển ký một hiệp ước liên minh, hiệp ước Compiegne. Cho tới thời điểm đó của cuộc chiến, nước Pháp vẫn chưa bị tổn thất gì và chỉ tham dự một cách hạn chế bằng cách bỏ tiền trang trải chiến phí, thay vì trực tiếp chiến đấu.
Vào những tháng đầu của năm 1635, Pháp bắt đầu tỏ ra tích cực hơn trong các hoạt động quân sự. Tháng 2-1635, Richelieu đã gửi cho Hà Lan 2 vạn quân tiếp viện. Tuy nhiên, Pháp không thể cứ đứng ngoài cuộc chiến. Tây Ban Nha tấn công Trier, một xứ bảo hộ của Pháp từ 1631, vào đầu năm 1635 và tháng 5-1635, Pháp tuyên chiến với Tây Ban Nha. Vào lúc đầu, triển vọng quân sự của Pháp là không tốt. Quân đội Pháp không có nhiều kinh nghiệm chiến đấu so với những địch thủ đã trải qua cuộc chiến được gần 20 năm. Họ bèn tìm kiếm những liên minh với các thành bang Tin lành, Savoie, Parma, Màntova và những người Tin lành ở Thụy Sĩ.
Năm 1636, một cuộc tổng tấn công của phe Đế chế nhắm vào Pháp được phát động. Hai đạo quân của Đế quốc đánh vào nước Pháp, một theo hướng dãy Picardy do Hồng y Ferdinand nước Áo chỉ huy và một theo đường Vosges, do Gallas chỉ huy, trong khi vua Felipe IV của Tây Ban Nha đích thân chỉ huy một đạo quân dự định tấn công miền nam Pháp. Đạo quân của Hồng y Ferdinand giành những thắng lợi liên tiếp và đã có lúc uy hiếp Paris. Tuy nhiên, quân Pháp chống trả quyết liệt và dưới sự kêu gọi của Louis XIII và Hồng y Richelieu, Paris đã không thất thủ, quân Pháp sau đó dần đẩy lui được đạo quân của Hồng y Ferdinand. Đạo quân của Gallas cũng bị công tước Bernard xứ Weimar chặn đứng, còn cuộc tấn công của Felipe IV không thể thực hiện được. Chiến thắng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nước Pháp trong cuộc chiến.
Tháng 2 năm 1637, Hoàng đế La Mã thần thánh Ferdinand II băng hà, con trai ông, Ferdinand III (Đế quốc La Mã thần thánh), kế vị cha. Ferdinand III ngay lập tức đứng trước những thử thách hết sức khắc nghiệt. Trước đó, tháng 10-1636, quân Thụy Điển đánh bại quân của Đế chế trong một trận đánh lớn tại Wittstock, Brandenburg, qua đó giành quyền kiểm soát phần lớn miền bắc Đức. Gallas đã phải bỏ dở chiến dịch của ông ở Pháp để quay về đối phó. Trận Torgau diễn ra sau đó, với thắng lợi của Đế chế, buộc quân Thụy Điển phải lùi về Pomerania, nhưng vẫn còn đủ mạnh để uy hiếp miền bắc Đế chế.
Trong khi đó, Pháp bắt đầu tổ chức phản công và giành được những chiến thắng đáng kể ở miền bắc Ý khi công tước Bernard xứ Weimar đánh bại quân Đế chế ở Rheindelfen rồi chiếm được Alsace và Breisach. Sau khi Bernard qua đời năm 1639, quân đội của ông được đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát của nước Pháp. Lúc này, quân đội Pháp cũng bắt đầu có những chỉ huy tài năng: Turenne và Louis II de Bourbon, hoàng thân xứ Conde.
Trên biển, liên quân Tin lành cũng giành được những thắng lợi quyết định. Tháng 10-1639, hải quân Hà Lan đánh bại một hạm đội hải quân của Tây Ban Nha trong trận Downs. Tháng 1-1640, một hạm đội hải quân của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại bị hải quân Hà Lan đánh bại trong trận Pernambuco. Kể từ sau đó, quân đội của Đế chế không còn nhận được sự tiếp viện của Tây Ban Nha từ đường biển nữa. Tháng 11-1641, Hồng y Ferdinand qua đời, thêm một tổn thất nữa cho phe Đế chế.
Về phần Tây Ban Nha, họ gặp phải nhiều vấn đề quốc nội hết sức phức tạp. Trong hai năm 1640-1641, Bồ Đào Nha, trước giờ vẫn là một xứ bảo hộ của Tây Ban Nha, nổi dậy đòi quyền độc lập. Xứ Catalan cũng nổi loạn, tham gia một hiệp ước chống Tây Ban Nha với nước Pháp, thành lập liên minh Pháp – Catalan và lật đổ nền cai trị của Tây Ban Nha ở Barcelona, thủ phủ xứ Catalan, vào năm 1641. Tây Ban Nha trở nên hết sức hỗn loạn và vua Felipe IV không còn tâm trí đâu cho cuộc chiến nữa. Tuy nhiên, Pháp đã không tận dụng được cục diện xoay chuyển có lợi cho họ đó bởi cái chết của Hồng y Richelieu vào tháng 12-1642. Louis XIII cũng băng hà chỉ sau đó không đầy một năm, tháng 5-1643. Tự quân của nước Pháp, Louis XIV của Pháp, chỉ mới bốn tuổi và những người cầm quyền nhiếp chính, Hoàng hậu Anne, một người Áo và Thủ tướng Mazarin, một người Ý, đều không muốn tiếp tục cuộc chiến. Cùng năm đó, Tướng quan xứ Bayern là Franz von Mercy đánh tan tác quân Pháp.[3]
Vào năm 1645, Tướng quan Pháp Turenne bị Tướng quan Franz von Mercy tấn công bất ngờ trong trận Mergentheim, và Turenne thất bại nặng nề.[4] Tuy nhiên, Tổng chỉ huy Quân đội Thụy Điển, Lennart Torstensson đánh bại quân của Đế chế trong trận Jankau gần Praha và Louis II de Bourbon - nhận lệnh Hồng y Mazarin đến cứu vãn Quân đội Pháp sau chiến bại tại Mergentheim - đánh tan tác Quân đội Bayern trong trận Nordlingen lần thứ hai. Vị tướng tài năng cuối cùng của phe Công giáo, Franz von Mercy, đã hy sĩnh trong trận đánh này.
Vào ngày 14 tháng 3 năm 1647, Bayern, Köln, Pháp và Thụy Điển ký thỏa ước ngừng bắn Ulm. Sau đó, quân Pháp chiếm đóng pháo đài Philipsburg của Đế quốc La Mã Thần thánh.[3] Năm 1648, liên quân Pháp Thụy Điển do Thống chế Carl Gustaf Wrangel cùng Tướng quan Turenne và Louis II de Bourbon chỉ huy đánh bại Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh trong những trận đánh lớn cuối cùng của cuộc chiến, trận Zurmarshausen và trận Lens. Sau hai thất bại đó, vương triều Habsburg rộng lớn giờ chỉ còn làm chủ mỗi vùng lãnh địa nước Áo mà thôi. Vào năm 1648, quân Thụy Điển thực hiện cuộc tiến công cuối cùng vào thành Praha.[2]
Hòa ước Westphalia
Hậu quả của chiến tranh
Những tổn thất do cuộc chiến gây ra từ lâu đã là một đề tài gây nhiều tranh cãi giữa các sử gia. Số liệu trước đây ước tính 30% dân số Đức đã thiệt mạng trong cuộc chiến đang được xem xét lại. Tỷ lệ thương vong có lẽ không cao đến mức đó mà vào khoảng từ 15% đến 20%. Những nguyên nhân chủ yếu là chiến tranh, nạn đói và bệnh dịch. Trong đó lực lượng lính đánh thuê gây ra nhiều tổn thất về nhân mạng cho thường dân và tài sản. Cuộc chiến đã gây ra những xáo trộn nghiêm trọng cả về kinh tế và dân số ở trung Âu.Bệnh dịch hạch, hoành hành cả trong quân đội và thường dân ở Đức và những vùng đất lân cận từ 1618 đến 1648, cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng. Việc các đội quân di chuyển liên tục đã góp phần khiến bệnh dịch hạch ngày càng lan rộng. Thêm vào đó, những đoàn thường dân chạy loạn và di cư tập trung đông đúc ở các thành phố càng làm bệnh dịch và nạn đói trầm trọng thêm. Thông tin về thiệt hại nhân mạng do bệnh dịch thường được tìm thấy trong các biên niên sử địa phương, như những tài liệu đăng ký giáo dân và đăng ký thuế. Tuy nhiên, những thông tin này thường không đầy đủ, hoặc đôi khi phóng đại con số thực tế. Cũng phải nói thêm rằng dịch bệnh không phải là một hệ quả trực tiếp của chiến tranh. Nhiều thập kỷ trước năm 1618, trên nhiều vùng đất nay là nước Đức cũng thường xuyên phát sinh dịch bệnh.
Tuy nhiên, khi quân đội Đan Mạch và quân đội của Đế chế giao tranh tại Sachsen và Thuringia trong những năm 1625 và 1626, bệnh dịch đặc biệt gia tăng. Các cuốn biên niên sử của từng địa phương thường xuyên nhắc đến "những bệnh ở đầu", "bệnh lây truyền từ Hungary" hay "bệnh nổi chấm đỏ". Sau cuộc chiến ở Màntova giữa Pháp và vương triều Habsburg cai trị Ý, phần phía bắc bán đảo Ý phải hứng chịu một đợt dịch hạch khủng khiếp. Trong cuộc vây hãm không thành công Nuremberg vào năm 1632, cả thường dân lẫn binh lính của quân đội Thụy Điển và Đế chế đều mắc bệnh sốt phát ban và sco-bút. Hai năm sau, khi quân đội Đế chế truy đuổi quân Thụy Điển ở miền tây nam nước Đức, dịch bệnh lại hoành hành ở vùng dọc theo sông Rhine. Bệnh dịch hạch đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến. Đầu năm 1634, Dresden, München và nhiều thành phố nhỏ hơn khác ở Đức như Oberammergau đều xảy ra dịch bệnh. Trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, bệnh sốt phát ban và kiết lỵ đã phát triển thành dịch ở nhiều vùng trên khắp đất Đức.
Hệ quả chính trị của cuộc chiến
Hệ quả đầu tiên của cuộc chiến là việc chia cắt nước Đức thành nhiều vùng khác nhau. Mỗi vùng, dù vẫn là thành viên của Đế chế, trên thực tế có chủ quyền riêng biệt. Điều này làm suy giảm nghiêm trọng sức mạnh của Đế chế La Mã Thần thánh và phi tập trung hóa quyền lực ở Đức. Đây cũng được xem là nguyên nhân sâu xa cội rễ của chủ nghĩa quân phiệt Đức và chủ nghĩa dân tộc ở Đức sau này.Chiến tranh Ba mươi năm đã sắp xếp lại cấu trúc quyền lực trước đó ở châu Âu. Sau khi các xứ Sachsen và Brandenburg về với Đế quốc La Mã Thần thánh, việc quân Pháp nhảy vô tham chiến đã đưa bản chất của cuộc chiến dần trở thành một cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Đức.[2] Ảnh hưởng của Tây Ban Nha, cả về quân sự và chính trị, suy giảm nghiêm trọng. Trong khi Tây Ban Nha đang mắc kẹt trong cuộc chiến với Pháp, Bồ Đào Nha, là một quốc gia nằm dưới quyền bảo hộ của Tây Ban Nha trong 60 năm trước đó (từ 1580), đã có vị vua riêng của họ là João IV, vào năm 1640, và triều đại Braganza được thiết lập ở Bồ Đào Nha. Ngoài ra, Đế quốc Tây Ban Nha cuối cùng phải thừa nhận nền độc lập của Hà Lan vào năm 1648, kết thúc cuộc chiến tranh Tám mươi năm. Cùng với sự suy yếu của Tây Ban Nha, Pháp nổi lên là quốc gia hùng mạnh bậc nhất ở châu Âu, được khẳng định bằng chiến thắng trong cuộc chiến tranh Pháp–Tây Ban Nha diễn ra không lâu sau đó.
Thất bại của Tây Ban Nha và các lực lượng ủng hộ đế chế còn đánh dấu sự suy sụp của triều đại Habsburg và sự nổi lên của Vương triều nhà Bourbon nước Pháp. Trong suốt cuộc chiến tranh tàn khốc, xứ Brandenburg bị cả quân Thụy Điển lẫn Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh tàn phá dữ dội. Trong khi đó, Tuyển hầu tước xứ Brandenburg thường thực hiên những chính sách thiếu quyết đoán đối với cả hai phía. Trong thế kỷ thứ 18 sau này, một vị vua lớn của nước Phổ-Brandenburg là Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786) có chép sử, theo đó Tuyển hầu tước Georg Wilhelm thật không có tài năng trị vì lãnh địa.[8] Vua Friedrich II cũng ghi nhận về hậu quả của cuộc Chiến tranh Ba mươi năm đối với lãnh địa Brandenburg:[9]
“ | ...bị tàn phá trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm, cái ảnh hưởng ghê tởm của cuộc tàn phá này nó sâu đậm đến mức mà từng chi tiết nhỏ của nó có thể được nhận thức rõ - như Trẫm viết. | ” |
—Vua Phổ Friedrich II
|
Những điều khoản được thỏa thuận trong suốt quá trình thương lượng dẫn đến ký kết hòa ước Westphalia đã đặt nền móng cho những nguyên tắc ứng xử trong quan hệ quốc tế sau này và thậm chí được xem là những nguyên lý cơ bản của định nghĩa chủ quyền với các quốc gia độc lập. Ngoài việc xác định biên giới lãnh thổ rõ ràng cho nhiều quốc gia liên quan (cũng giống như các quốc gia mới được thành lập sau này), hòa ước Westphalia đã thay đổi mối quan hệ giữa các thần dân và những người cai trị. Lúc đầu, người dân thường có xu hướng tuân theo cả các quyền lực chính trị và tôn giáo. Sau hòa ước Westphalia, các công dân của một quốc gia có chủ quyền trên nguyên tắc trước hết phải tuân theo luật lệ của chính quyền đang cai quản quốc gia đó, dù cho chính quyền đó là tôn giáo hay là thế tục.
Ngoài ra, chiến tranh còn mang tới một số hệ quả quan trọng khác:
- Chiến tranh Ba mươi năm là cuộc chiến tranh vì tôn giáo lớn cuối cuối cùng ở châu Âu lục địa, kết thúc thời kỳ dài của những cuộc đổ máu vì lý do tín ngưỡng. Vẫn còn tồn tại xung đột về tôn giáo đây đó ở châu Âu, nhưng không xảy ra những cuộc chiến tranh lớn.[12]
- Những tàn phá do các đội quân lính đánh thuê gây ra là cực kỳ lớn. Cuộc chiến tranh Ba mươi năm đã góp phần dẫn đến việc chấm dứt thời kỳ các quốc gia sử dụng lính đánh thuê. Những quốc gia châu Âu bắt đầu xây dựng cho mình những đội quân riêng, có kỷ luật và chiến đấu trước hết vì đất nước. Ví dụ, sau khi lên nối ngôi vào năm 1640, Tuyển hầu tước lớn của xứ Brandenburg là Friedrich Wilhelm I đã tìm cách chấm dứt chiến tranh, và xây dựng một lực lượng Quân đội tinh nhệ và có trình độ kỷ luật cao để bảo vệ nền độc lập của lãnh địa mình. Nhờ đó, nền độc lập của xứ Brandenburg được duy trì và bảo vệ bởi một lực lượng vũ trang hùng hậu, thay vì việc tham gia các liên minh mà đã mang lại ảnh hưởng xấu của xứ Brandenburg trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm.[13] Cuối cùng, trong chiến dịch phạt Brandenburg của quân Thụy Điển hùng mạnh vào năm 1675, Quân đội tinh nhuệ Brandenburg đã đại phá tan nát quân Thụy Điển trong trận đánh lịch sử tại Fehrbellin.[10]
Biểu đồ các nước tham chiến
Trực tiếp chống Đế quốc La Mã Thần thánh | |
Gián tiếp chống Đế quốc La Mã Thần thánh | |
Trực tiếp thân Đế quốc La Mã Thần thánh | |
Gián tiếp thân Đế quốc La Mã Thần thánh |
Chú thích
- ^ Christopher Duffy, Siege Warfare: The fortress in the early modern world, 1494-1660, trang 177
- ^ a ă â Christopher Duffy, Siege Warfare: The fortress in the early modern world, 1494-1660, trang 181
- ^ a ă Christopher Duffy, Siege Warfare: The fortress in the early modern world, 1494-1660, trang 129
- ^ Richard Bonney, The Thirty Years' War 1618-1648, trang 64
- ^ “::The Thirty Years War::”. Chris Atkinson. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008.
- ^ End of the Eighty Years War “The Thirty Years War: The Peace of Westphalia”. www.pipeline.com. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Germany History Timeline”. www.countryreports.org. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2008.
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 26
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 19
- ^ a ă Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, các trang 42-45.
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 64
- ^ “Lecture 6: Europe in the Age of Religious Wars, 1560-1715”. www.historyguide.org. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang XVI
Đọc thêm
- Åberg, A. (1973). “The Swedish army from Lützen to Narva”. Trong Roberts, M. Sweden’s Age of Greatness, 1632–1718. London: St. Martin's Press.
- Benecke, Gerhard (1978). Germany in the Thirty Years War. London: St. Martin's Press.
- Luca Cristini, 1618-1648 la guerra dei 30 anni. volume 1 da 1618 al 1632 2007 (ISBN 978-88-903010-1-8)
- Luca Cristini, 1618-1648 la guerra dei 30 anni. volume 2 da 1632 al 1648 2007 (ISBN 978-88-903010-2-5)
- Gindely, Antonín (1884). History of the Thirty Years' War. Putnam.
- Gutmann, Myron P. (1988). “The Origins of the Thirty Years' War”. Journal of Interdisciplinary History 18 (4): 749–770. doi:10.2307/204823.
- Kamen, Henry (1968). “The Economic and Social Consequences of the Thirty Years' War”. Past and Present 39: 44–61. doi:10.1093/past/39.1.44.
- Kennedy, Paul (1988). The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000. New York: Harper Collins.
- Langer, Herbert (1980). The Thirty Years' War. Poole, England: Blandford Press.
- Murdoch, Steve (2001). Scotland and the Thirty Years' War, 1618-1648. Brill.
- Parker, Geoffrey (1984). The Thirty Years' War. London: Routledge and Kegan Paul.
- Polišenský, J. V. (1954). “The Thirty Years' War”. Past and Present 6: 31–43. doi:10.1093/past/6.1.31.
- Polišenský, J. V. (1968). “The Thirty Years' War and the Crises and Revolutions of Seventeenth-Century Europe”. Past and Present 39: 34–43. doi:10.1093/past/39.1.34.
- Prinzing, Friedrich (1916). Epidemics Resulting from Wars. Oxford: Clarendon Press.
- Roberts, Michael (25 tháng 10 năm 1958). Gustavus Adolphus: A History of Sweden, 1611–1632.
- Ward, A. W. (1902). The Cambridge Modern History, vol 4: The Thirty Years War.
- Duffy, Christopher (1988). Frederick the Great: A Military Life. Routledge. ISBN 0415002761.
- Duffy, Christopher (1996). Siege Warfare: The fortress in the early modern world, 1494-1660. Routledge. ISBN 0415146496.
- Wedgwood, C.V.; Kennedy, Paul (2005). Thirty Years War. New York: The New York Review of Books, Inc. ISBN 1590171462.
- Clark, Christopher M. (2006). Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947. Harvard University Press. ISBN 0674023854.
- Wilson, Peter H. (2009). Europe’s Tragedy: A History of the Thirty Years War. Allen Lane. ISBN 9780713995923.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiến tranh Ba mươi năm |
- England Thirty Years War Chronology World History Database
- France Thirty Years War Chronology World History Database
- Germany Thirty Years War Chronology World History Database
- Holland Thirty Years War Chronology World History Database
- Sweden Thirty Years War Chronology World History Database
- The Thirty Years War - The Catholic Encyclopedia
- The Thirty Years War LearningSite
- Thirty Years War Timeline
- Project "Peace of Westphalia" (among others with Essay Volumes of the 26th Exhibition of the Council of Europe "1648: War and Peace in Europe", 1998/99)
- History of the Thirty Years' War by Friedrich von Schiller at Project Gutenberg
- The Thirty Years War
|
Chiến tranh Tám mươi năm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Chiến tranh tám mươi năm)
|
Trong giai đoạn đầu, Felipe II triển khai quân đội của mình và đập tan quân phiến loạn và giành lấy lại quyền kiểm soát tại hầu hết các tỉnh nổi dậy. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Willem xứ Orange, các tỉnh miền Bắc tiếp tục kháng cự và đánh bại quân đội của hoàng tộc Habsburg, và thành lập Cộng hòa của bảy tỉnh Hà Lan. Sau đó cuộc chiến tiếp tục diễn ra, mặc dù cương thổ của họ không còn bị đe dọa. Chiến tranh kết thúc năm 1648 với việc Hòa ước Münster được ký kết, và nước Cộng hòa Hà Lan được chính thức công nhận là quốc gia độc lập.
Nguyên nhân bùng nổ
Thời trung đại, lãnh thổ Hà Lan bị chia thành một số lãnh địa phong kiến, một số thuộc Pháp, một số thuộc Ðức. Cuối thế kỷ mười lăm, họ Habsburg đã dành quyền cai tri trên toàn vùng đất này. Lúc Carlos I của Tây Ban Nha còn sống, vùng đất Hà Lan vẫn còn nắm một vị trí nhất định, nhưng khi Felippe II lên ngôi, Hà Lan được xem như một lãnh địa phụ thuộc chặt chẽ vào Tây Ban Nha. Mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay toàn quyền Tây Ban Nha là Marguerite và viên phụ chính là Hồng y Granvella.Trên lãnh vực tôn giáo, Tây Ban Nha đã thi hành một chính sách đàn áp tôn giáo khốc liệt, đặc biệt là tân giáo. Những học thuyết của Martin Luther, Calvin đều bị cấm phổ biến, những người theo đạo Kháng cách đều bị truy lùng. Chính quyền Tây Ban Nha đã lập ra tòa án tôn giáo ở Hà Lan để xét xử các tín đồ theo đạo Kháng cahs. Tuy chính quyền ban hành các sắc lệnh cấm đạo và những cuộc hành hình ngày càng nhiều, nhưng số người theo Kháng cách ngày càng đông.
Chú thích
- ^ The Dutch States-General, for dramatic effect, decided to promulgate the ratification of the Peace of Münster (which was actually ratified by them on 15 May 1648) on the 80th anniversary of the execution of the Counts of Egmont and Horne, 5 June 1648. See Maanen, H. van (2002), Encyclopedie van misvattingen, Boom, trang 68, ISBN 90-5352-834-2.
Tham khảo
Cộng hòa Hà Lan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Tham khảo
Thể loại:
Hà Lan, còn gọi là Hoà Lan (tiếng Hà Lan: Nederland), là một trong số bốn quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan, cương vực bao gồm Hà Lan bản thổ nằm ở tây bắc châu Âu và một số đảo ở vùng biển Caribe. Hà Lan bản thổ chiếm đại bộ phận lãnh thổ Hà Lan, phía bắc và phía tây giáp biển Bắc, phía đông giáp nước Đức, phía nam giáp nước Bỉ.
Hà Lan là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển.[3][4] Và Hà Lan nổi tiếng với các con đê, cối xay gió, giày gỗ, hoa tulip và sự đa dạng về xã hội. Các chính sách tự do của quốc gia này thông thường được đề cập tới ở nước ngoài. Quốc gia này là nơi đặt trụ sở của Tòa án Quốc tế vì Công lý. Amsterdam là thủ đô chính thức được công nhận trong hiến pháp. Den Haag (hay còn gọi là La Haye theo tiếng Pháp) là thủ đô hành chính (nơi hội họp của chính phủ), nơi ở của Nữ hoàng, và là nơi đặt trụ sở của nhiều đại sứ quán, của Toà án quốc tế.
Hà Lan cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công nhận mại dâm như một nghề hợp pháp, khu phố mại dâm hay còn gọi là khu Đèn Đỏ ở Amsterdam còn là một điểm đến trong hầu hết các tour du lịch. Hà Lan cũng đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn đồng giới.
Hà Lan đứng thứ năm trong danh sách năm 2004 về đánh giá các quốc gia theo tiêu chuẩn mức sống, sau Na Uy, Thụy Điển, Úc và Canada.
Nhiều phần của Hà Lan thí dụ như gần toàn bộ tỉnh Flevoland được tạo thành do lấn biển chiếm đất. Vào khoảng 1/5 (18,41%) diện tích là nước, trong đó phần lớn nhất là IJsselmeer, ngày xưa nguyên là một vịnh của biển Bắc, đã được ngăn bằng một con đập dài 29 km vào năm 1932 để lấy đất. Các con sông quan trọng nhất của Hà Lan là sông Rhein, sông Waal và sông Maas.
Hướng gió chính ở Hà Lan là hướng tây-nam với kết quả là một khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè mát và mùa đông không lạnh. Hà Lan có ranh giới về phía tây và phía bắc là biển Bắc, về phía đông là Đức và về phía nam là Bỉ.
Nữ hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là thành phần của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nữ hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín. Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện.[6]
Ngày 30 tháng 4 năm 2013, nữ hoàng Beatrix thoái vị, con trai bà Willem-Alexander, Hoàng tử xứ Orange trở thành vua Hà Lan sau 123 năm nước này trị vì bởi các nữ hoàng.
Thủ tướng hiện nay là Mark Rutte thuộc Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (Volkspartij voor Vrijheid en Democratie/VVD), nhậm chức từ tháng 10 năm 2010.
Viện thứ nhất (Eerste Kamer) là Thượng viện bao gồm 75 đại diện của các hội đồng tỉnh và cũng được bầu 4 năm một lần. Công việc của Viện thứ nhất trước nhất là thẩm định những luật lệ do Viện thứ hai là Hạ viện đưa ra; trong những trường hợp nhất định Viện thứ nhất có thể ngăn chận một đạo luật bằng quyền phủ quyết.
Ngoài ra hệ thống pháp lý Hà Lan còn có các toà án hành chính và toà án quân sự. Các toà án hành chính được chuyên môn hoá trong nhiều lĩnh vực như thương mại và công nghiệp, thuế, tài chính... Hiến pháp Hà Lan bác bỏ việc áp dụng xét xử bằng bồi thẩm đoàn và án tử hình.[7]
Trừ những thành phố gọi là Randstad (Amsterdam, Rotterdam và Den Haag), cởi mở và khoan dung trong quần chúng một phần đi theo sau những luật lệ tự do của chính mình này.
Vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 nhà đạo diễn phim phê bình đạo Hồi Theo van Gogh bị giết chết tại Amsterdam. Tiếp theo sau đó là nhiều vụ đốt cháy nhà thờ đạo Hồi và tấn công nhà thờ Thiên Chúa giáo của người theo đạo Hồi. Các vụ việc đã khởi đầu cho nhiều thảo luận mãnh liệt về hội nhập người nước ngoài và về việc chung sống của những văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2006 những người muốn di dân vào Hà Lan phải trải qua một thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bao gồm nhiều câu hỏi về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và vài đề tài khác. Thêm vào đó hiện nay đang thảo luận về một đạo luật cấm sử dụng những thứ tiếng khác ngoài tiếng Hà Lan nơi công cộng.
Lục quân của nước Hà Lan (Koninklijke Landmacht) được liên kết chặt chẽ với lực lượng lục quân Đức thông qua Quân đoàn 1 Đức-Hà Lan.
Hà Lan ưu tiên củng cố quan hệ với đồng minh truyền thống như Mỹ, NATO, Tây Âu, Nhật. Ngoại trưởng hiện nay (Verhagen) coi "Mỹ là đồng minh quan trọng nhất" (có 3 Tổng thống Mỹ gốc Hà Lan, hai nước mới kỷ niệm 400 năm quan hệ 1609 – 2009, Hà Lan đầu tư hơn 150 tỉ USD ở Mỹ - lớn thứ 3 sau Anh và Nhật, Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Hà Lan với hơn 200 tỉ USD). Hà Lan chú trọng quan hệ với các nước đang phát triển (một phần vì thuộc địa trước đây), tranh thủ tài nguyên, thị trường tiêu thụ...[8]
Về viện trợ phát triển, từ tháng 2 năm 1999, chính phủ Hà Lan quyết định giảm số nước được nhận viện trợ song phương từ 70 xuống còn 17 nước là Bangladesh, Bolivia, Ethiopia, Burkina Faso, Eritrea, Ghana, Ấn Độ, Macedonia, Mali, Mozambique, Nicaragua, Sri Lanka, Tanzania, Uganda, Việt Nam, Yemen, Zambia. Hiện nay gồm 21 nước. Trong quá trình chọn lựa danh sách các nước được nhận viện trợ song phương, chính phủ Hà Lan đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn, trong đó có:
1) Chính sách kinh tế - xã hội có chất lượng tốt;
2) Trình độ quản lý đạt yêu cầu, nhất là trình độ quản lý các quỹ công.
Về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã quyết định thành lập Vụ Nhân quyền và gìn giữ hoà bình, chỉ định Đại sứ nhân quyền (Ambasador for Human Rights).[7]
Hà Lan đặc biệt ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng luật pháp quốc tế (Toà án hình sự), an ninh, xây dựng châu Âu, nhân quyền, xoá đói giảm nghèo, chú trọng lĩnh vực năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu.
Năm 2010, Hà Lan sẽ đóng góp 3,6 tỉ euro cho EU (năm 2009 là hơn 7 tỉ euro). Chính phủ mới sẽ tiếp tục chính sách của chính phủ trước: coi trọng quan hệ với các nước láng giềng (Pháp, Bỉ, Luxembourg), các nước thành viên EU, NATO. Ngay sau khi Chính phủ mới được thành lập, Thủ tướng Mark Rutte đã thăm Bỉ và Luxembourg, Ngoại trưởng Uri Rosenthal thăm Bỉ, gặp song phương với Tổng Thư ký NATO và Đại diện cấp cao Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU. Ngoài ra, Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte tiếp tục coi Mỹ là đối tác chiến lược; tranh thủ các nước đang phát triển, đặc biệt với châu Phi và châu Á; đề cao vấn đề năng lượng, môi trường, nhân quyền, các mục tiêu thiên niên kỷ… Đối với các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Mark Rutte tuyên bố Hà Lan sẽ tiếp tục gách vác các trách nhiệm quốc tế như đã thực hiện trong quá khứ; để ngỏ khả năng đưa nhân viên quân sự Hà Lan trở lại Afghanistan và giúp Afghanistan đào tạo cảnh sát theo đề nghị của NATO.[6]
Hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hà Lan. Chính sách viện trợ phát triển của Hà Lan do Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Hợp tác phát triển thuộc Bộ Ngoại giao quản lý và điều phối việc cấp các khoản viện trợ. Hà Lan là một trong những nước có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới (0,8% GDP hàng năm), tương đương hơn 4 tỉ USD/năm, chủ yếu cho những nước chậm phát triển nhất ở châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh… và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, quản lý nước, thuỷ lợi, giáo dục… Mức độ viện trợ của Hà Lan cho các nước tuỳ thuộc trình độ phát triển của các nước này và quan hệ chính trị nói chung.
Hai nhà thám hiểm Alonso de Ojeda và Amerigo Vespucci phát hiện ra đảo Curaao năm 1499. Người Hà Lan đến xâm chiếm đảo Curaçao cùng hai đảo Aruba và Bonaire năm 1634, Peter Stuyvesant trở thành viên Toàn quyền đầu tiên ở Curaçao.
Sau khi Vương quốc Frank bị chia cắt, Hà Lan thuộc về Vương quốc Frank Đông (Regnum Teutinicae) và sau đó thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Dưới triều của hoàng đế Karl V, người đồng thời cũng là vua Tây Ban Nha, nước được chia thành 17 tỉnh và cũng bao gồm phần lớn nước Bỉ ngày nay. Sau tuyên bố độc lập của 7 tỉnh miền Bắc (Liên minh Utrecht) vào ngày 23 tháng 1 năm 1579 và cuộc chiến 80 năm kế tiếp theo đó chống lại dòng họ Habsburg Tây Ban Nha, nền độc lập trên hình thức đối với Tây Ban Nha được ghi nhận trong Hòa ước Münster, là một phần của Hòa ước Westfalen vào ngày 15 tháng 5 năm 1648, dẫn đến việc tách ra khỏi Đế chế Đức trong thời kỳ Trung cổ, đồng thời với Thụy Sĩ. Ngày này được xem là ngày nước Hà Lan ra đời.
Trong thời gian sau đó nước Hà Lan, là Cộng hòa Hà Lan Thống nhất (Republiek der Zeven Verenigde Nederlanden - Cộng hòa của bảy tỉnh Hà Lan Thống nhất), lớn mạnh trở thành một trong những thế lực kinh tế và hàng hải lớn nhất của thế kỷ 17. Trong thời gian đấy nhiều thuộc địa và địa điểm buôn bán được thiết lập trên toàn thế giới. Nieuw Amsterdam (Amsterdam mới) được thành lập, thành phố mà sau này được đổi tên thành New York. Tại châu Á người Hà Lan thiết lập thuộc địa Nederlands-Indië, nước Indonesia ngày nay, độc lập vào tháng 12 năm 1949. Trong vùng đông bắc Nam Mỹ (Suriname) và vùng biển Caribbean cũng thành hình thuộc địa Hà Lan (Aruba, Curaçao, Bonaire, Saba, Sint Eustatius và Saint Martin); các đảo này là phần đất tự trị của vương quốc Hà Lan. Vì thế mà vương quốc Hà Lan bao gồm chính thức là 3 phần: Hà Lan, Aruba và quần đảo Antille thuộc Hà Lan.
Năm 1796, với sự hỗ trợ của Pháp, Cộng hòa Batavia (Bataafse Republiek) được thành lập, được gọi theo bộ tộc người German là Bataver, đầu tiên định cư tại vùng giữa sông Rhein và sông Maas. Năm 1806 Napoléon thành lập Vương quốc Holland từ Cộng hòa này.
Sau khi bị nước Pháp dưới thời Napoléon I thôn tính, vương quốc Nederlande được thành lập, bao gồm cả nước Bỉ ngày nay. Vị vua đầu tiên là Wilhelm I từ dòng dõi Oranje-Nassau. Bỉ và cùng với nước Bỉ là vùng Flandern Franken Hạ giành được độc lập sau cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830 nhưng mãi đến 1839 mới được Wilhelm I công nhận.
Vua Hà Lan đồng thời cũng là Đại Công quốc của Luxembourg, nơi Đạo luật Salica (Lex Salica) không cho phép người nguyên thủ quốc gia là nữ. Khi Wilhelm III chết chỉ để lại một người con gái (nữ hoàng Wilhelmina), ngai vàng Luxembourg được chuyển về một nhánh kế thừa khác trong dòng họ Nassau và người anh em họ của Wilhelm là Adolf von Nassau kế nhiệm tại đó.
Nước Hà Lan chính thức trung lập trong Đệ nhất thế chiến và đã có thể thành công trong việc không tham gia vào cuộc chiến. Thế nhưng Hà Lan vẫn động viên toàn bộ quân đội cho đến khi chiến tranh kết thúc và thêm vào đó là phải đối phó với làn sóng người di tản từ nước Bỉ bị Đế chế Đức chiếm đóng.
Trong Đệ nhị thế chiến chính phủ Hà Lan cũng đã cố gắng không tham gia chiến tranh; những lời cảnh báo khác đi không được tin. Thế nhưng Hitler đã ra lệnh xâm chiếm Hà Lan, để có thể thôn tính nước Pháp từ phía Bắc vòng qua tuyến phòng thủ Maginot. Sau 3 ngày chiến đấu, quân đội Đức bắt buộc Hà Lan đầu hàng vào đêm 14 tháng 5 năm 1940 bằng cuộc bỏ bom Rotterdam. Trung tâm thành phố bị phá hủy hầu hết vì bom và những đám cháy kế tiếp theo đó. Đây là cuộc bỏ bom trên diện rộng đầu tiên trong Đệ nhị thế chiến. Đất nước bị quân đội Đức chiếm đóng từ tháng 5 năm 1940 cho đến tháng 5 năm 1945. Nhiều người Hà Lan hợp tác với chế độ chiếm đóng và nhiều người cũng đã tiếp thu ý tưởng của một Đại Đế chế Đức hay Đại Đế chế German, thuộc vào trong số đó là những người Hà Lan nói tiếng Đức. Việc truy nã người Do Thái xảy ra tại Hà Lan đặc biệt dữ dội: không một nước nào khác ở châu Âu lại có nhiều người có tính ngưỡng đạo Do Thái bị bắt đi trại tập trung nhiều như thế. Cho đến nay vai trò của các cơ quan hành chính Hà Lan và của công ty tàu hỏa Hà Lan vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Tượng trưng cho việc truy nã người Do Thái là vụ việc của Anne Frank. Thế nhưng đa số người dân phải cam chịu cảnh chiếm đóng. Phần phía Nam của Hà Lan được quân đội Đồng minh đang tiến quân giải phóng vào nửa cuối năm 1944; phần miền Bắc mãi cho đến khi chiến tranh chấm dứt.
Nước Hà Lan là thành viên thành lập Liên minh Kinh tế Benelux (Low Coutries) và cũng là nước đồng thành lập khối NATO và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (và vì thế cũng là nước đồng thành lập Liên minh châu Âu).
Trong thập niên 1980, các quy định mang tính tự do trong các việc về người thiểu số và về tiêu dùng các loại thuốc gây nghiện "mềm" được đưa ra. Đi trước các thay đổi luật pháp này là nhiều xung đột trầm trọng với người nước ngoài, đã bắt buộc chính phủ Hà Lan phải hành động. Các quy định của Hà Lan trước đó hoàn toàn là những gì khác với những quy định được coi là gương mẫu.
Trong những năm 1990, đặc biệt là vụ thảm sát tại Srebrenica đã có nhiều tác động chính trị lớn và bắt buộc chính phủ phải từ chức vào năm 1994. Antille thuộc Hà lan trở thành vùng tự trị năm 1954, đảo Aruba tách khỏi nhóm đảo này năm 1986. Năm 1994, dân cư trên nhóm đảo này bỏ phiếu quyết định duy trì việc liên hiệp với Hà lan.
Trong thời gian vừa qua mô hình chính trị đa văn hóa rộng lượng của Hà Lan đã trải qua nhiều thử thách. Các vấn đề của đường lối chính trị này biểu hiện đặc biệt ở vụ giết người của phái dân túy (populist) Pim Fortuin, người đã tạo một vết sướt sâu đậm trên hình tượng Hà Lan. Thêm vào đó, chính sách chính trị tự do tạo điều kiện thuận lợi cho việc những người theo đạo Hồi quá khích và những người được gọi là giảng đạo căm thù di dân vào Hà Lan: vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 đạo diễn Theo van Gogh bị giết chết. Hậu quả của việc này là nhiều cuộc tấn công các đền thờ đạo Hồi và những tuyên bố thù địch chống lại người dân theo đạo Hồi. Từ đấy phần lớn người dân yêu cầu một chính sách không khoan nhượng đối với những người di dân có hành động bạo lực và thay đổi các luật lệ di dân được cảm nhận là quá tự do. Và cũng từ thời điểm đấy nhiều chính trị gia phải được cảnh sát bảo vệ vì họ vẫn tiếp tục bị người theo đạo Hồi đe dọa.
Tiếng Hà Lan là tiếng chính thức trên toàn quốc gia; bên cạnh đó là nhiều tiếng Đức địa phương. Tiếng Friesen là ngôn ngữ chính thức trong tỉnh Friesland (tiếng Friesen: Provinsje Fryslân, tiếng Hà Lan: Provincie Friesland) và ở đấy cũng là ngôn ngữ của đài phát thanh và hệ thống quản lý nhà nước. Trong vùng đông bắc người ta nói nhiều tiếng Hà Lan địa phương, trong vùng đông nam là tiếng Đức. Tiếng Hà Lan là cũng là ngôn ngữ chính thức tại Vlaanderen (xứ bắc của nước Bỉ), Surinam, Aruba và trên quần đảo Atillen. Tại Nam Phi, tiếng Afrikaans là một ngôn ngữ phát triển độc lập từ tiếng Hà Lan. Với một ít khó khăn người nói tiếng Afrikaans và người Hà Lan có thể đọc và hiểu được thứ tiếng kia.
Tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi tại Hà Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu. Ước tính có khoảng 80% người dân Hà Lan sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.
Sống tại Hà Lan là người di dân đến từ khắp thế giới: Indonesia, vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,...
1. Đại học (University): Hà Lan có 14 trường đại học, bao gồm cả trường đại học Mở. Theo nguyên tắc, các trường này đào tạo sinh viên trở thành học giả và nhà khoa học, nhiều chương trình học cũng có một phần chuyên nghiệp, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ngoài các viện nghiên cứu. Các trường đại học có quy mô khác nhau, số lượng sinh viên đăng ký từ 6,000 đến 30,000. Tổng cộng, số sinh viên lên đến khoảng 150,000 người.
2. Trường đại học chuyên nghiệp (University of professional education hay còn gọi là Hogescholen)
Các trường đại học chuyên nghiệp có các chương trình học đào tạo về mọi ngành nghề. Hà Lan có hơn 50 trường chuyên nghiệp. Trường có số sinh viên đăng ký nhiều nhất là khoảng 20,000 - 25,000, ở các trường khác thì ít hơn nhiều. Tổng cộng có tất cả 280,000 sinh viên học tại các trường này.
3. Viện giáo dục quốc tế (International Education institute):
15 viện giáo dục quốc tế ở Hà Lan có những khóa học sau đại học trong nhiều lĩnh vực. Các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh và được thiết kế cho sinh viên nước ngoài. Để được chấp nhận vào học các khóa này, sinh viên phải có bằng cử nhân và nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Các viện giáo dục quốc tế có khoảng ngàn sinh viên theo học. Các trường đại học và đại học chuyên nghiệp cũng có các khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Được công nghệ hóa cao và hiện đại, nền nông nghiệp đặc biệt có năng suất rất cao: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa – việc trồng hoa uất kim cương (hoa tu líp) đã có ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước – là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là cơ sở cho phó mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.
Từ thế kỷ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế - thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ (còn nhiều địa danh do người Hà Lan đặt tên như phố Wall, khu Harlem, New York vốn tên là New Amsterdam...), châu Phi, Indonesia... Thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Công ty Đông Ấn Hà Lan được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Do vậy, thế kỷ 17 được coi là "thế kỷ Hà Lan", sau đó bị Anh, Đức, Mỹ vượt lên.
Điểm nổi bật của nền kinh tế Hà Lan là có nền công nghiệp phát triển và ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức thấp và là cửa ngõ thông thương quan trọng ở châu Âu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Lan là chế biến thực phẩm, hoá chất, khai thác dầu khí và sản xuất máy móc thiết bị điện tử.
Là nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan chỉ có khí đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc (sản lượng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu hiện nay), nhưng đã biết sử dụng thế mạnh là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu… Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.
Những lĩnh vực có thế mạnh: xây dựng, hoá chất, khai thác dầu khí, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện tử, vi điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm, đánh cá. Năm 2007, kinh tế cơ bản tiếp tục phát triển, GDP đạt 556 tỉ euro và tổng kim ngạch thương mại là 654 tỉ euro tuy nhiên từ năm 2008 kinh tế Hà Lan bị tác động mạnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.[10]
Hiện nay, với kim ngạch thương mại khoảng 1100 tỉ USD, Hà Lan là nền kinh tế đứng thứ 16 thế giới. Mấy thập niên qua, Hà Lan đã xây dựng thành công nền kinh tế tri thức. Dịch vụ chiếm 74%, công nghiệp 24% và nông nghiệp 2% GDP. 98% dân có tivi và sử dụng internet (thứ 2 thế giới sau Israel), 91% dân sử dụng máy vi tính, cao thứ 3 thế giới (sau Canada và Thụy Sỹ). Hà Lan có các tập đoàn hàng đầu thế giới như Shell (số 1 thế giới năm 2008), Philips (công ty điện tử đầu tiên trên thế giới), Unilever, Akzo Nobel, tập đoàn ING và ABN... Hà Lan chú trọng phát triển bền vững (GDP tăng 1 – 2%/năm), cân bằng sinh thái, môi trường, chất lượng cuộc sống, xây dựng các thiết chế học tập suốt đời, tuổi thọ trung bình 80 tuổi, chỉ số phát triển con người HDI 95,8% (cao thứ 6 thế giới)...[6]
Hiện Hà Lan là một trong những nước Châu Âu bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu bắt đầu từ 2008. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực (từ 2008 dành khoảng 50 tỉ euro để kích cầu tập trung vào 4 lĩnh vực chính: mua nợ xấu kèm điều kiện tăng giám sát hệ thống tài chính; mở rộng giao thông như nâng cấp cơ sở hạ tầng dài hạn, tạo việc làm, giảm thất nghiệp..; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng bị tác động mạnh nhất của khủng hoảng nhưng năng động, dễ thích nghi, tạo nhiều việc làm; tăng bảo hiểm xã hội nhất là cho người già, trẻ em, người bệnh) nhưng tình hình vẫn rất khó khăn: GDP năm 2009 dự kiến giảm 4%, tăng 0% năm 2010 và có thể bắt đầu tăng trưởng từ năm 2011. Năm 2009, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng kinh tế suy thoái, Hà Lan vẫn xuất siêu 39 tỉ đô, là nước xuất siêu cao thứ 2 trong EU sau Đức với 135,8 tỉ đô. Tỉ lệ thất nghiệp của Hà Lan năm 2009 là 5,6% và có thể tăng đến 8% năm 2010 (tương đương 600.000 người thất nghiệp). Thâm hụt ngân sách năm 2009 là 5,3%, dự kiến thâm hụt 6% năm 2010. Nợ quốc gia dự kiến tăng lên khoảng 65,7% năm 2010.
Các chỉ số kinh tế:
Đến thập kỷ 1950 và 1960, Hà Lan đã phát hiện được một trữ lượng lớn khí thiên nhiên ở tỉnh Groningen. Việc sản xuất các loại khí này đã gia tăng nhanh chóng, ho phép các mỏ than cuối ùng ở đây có thể đóng cửa vào năm 1973 và biến nước này thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu về những loại sản phẩm này. Sản lượng điện 2001 là 88,3 tỉ kilowatt giờ, trong đó 90% được sản xuất từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Sau Đệ nhị thế chiến vẫn nổi bật nhiều kiến trúc sư người Hà Lan. Aldo van Eyck và Herman Hertzberger đã tạo hình cho trường phái kết cấu (structuralism). Piet Blom được nhiều người đến qua các căn nhà có tính cách riêng biệt của ông.
Hà Lan có một giới âm nhạc rất sống động trên một mức độ cao. Có rất nhiều nơi tổ chức và trong giới truyền thông các nhà nghệ sĩ được tạo cho khoảng không gian lớn. Những nhạc sĩ được thế giới biết đến thí dụ như là Anouk Teeuwe hay các nhóm Within Temptation và The Gathering (Band).
Từ một vài năm nay âm nhạc tiếng Hà Lan rất thành công. Các ban nhạc nổi tiếng nhất là Blof, là ban nhạc có bài hát được phát thanh nhiều nhất trong truyền thanh Hà Lan, và Acda en de Munnik, song ca bắt đầu được biết đến với những chương trình kỹ xảo nghệ thuật nhỏ. Các ca sĩ như Marco Borsato và Frans Bauer còn đạt được số lượng đĩa bán được cao hơn. Trong dòng nhạc rap, được nhiều người biết đến là Ali B và Lange Frans & Baas B.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Hà Lan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hà Lan | |||||
---|---|---|---|---|---|
Nederland (tiếng Hà Lan) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Je Maintiendrai (tiếng Pháp) Ik zal handhaven (tiếng Hà Lan) ("Tôi sẽ chịu đựng") |
|||||
Quốc ca | |||||
Het Wilhelmus | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Dân chủ nghị viện, quân chủ lập hiến | ||||
Vua | Willem-Alexander | ||||
Thủ tướng | Mark Rutte | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Hà Lan, Tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Amsterdam |
||||
Thành phố lớn nhất | Amsterdam | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 41.848 km² (hạng 135) | ||||
Diện tích nước | 18,41% % | ||||
Múi giờ | CET, AST (UTC+1, −4); mùa hè: CEST, AST (UTC+2, −4) | ||||
Lịch sử | |||||
23 tháng 5, 1568 | Tuyên bố | ||||
30 tháng 1, 1648 | Công nhận | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2010) | 16.607.148[1] người (hạng 61) | ||||
Mật độ | 399.9 người/km² (hạng 28) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2009) | Tổng số: 658,228 tỷ Mỹ kim[2] | ||||
HDI (2009) | 0,964 cao (hạng 12) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Euro , gulden Antille thuộc Hà Lan (EUR/ANG ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .nl | ||||
Lái xe bên | phải | ||||
^ Khẩu hiệu dịch sát là "Tôi sẽ gìn giữ," từ đằng sau có nghĩa "đứng vững". ^ Tiếng Frysk là ngôn ngữ chính thức ở tỉnh Friesland; tiếng Papiamento là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Bonaire; và tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Saba và Sint Eustatius. Tiếng Anh được sử dụng lưu loát bởi 80% dân số trong giao tiếp hàng ngày. Tiếng Hạ Saxon và tiếng Limburg được Hiến chương châu Âu về ngôn ngữ khu vực hoặc thiểu số công nhận là ngôn ngữ khu vực. ^ Tuy Amsterdam là thủ đô theo hiến pháp, nhưng La Hay là trụ sở chính phủ. ^ Hòa ước Westfalen. ^ Trước năm 2002 là gulden Hà Lan. ^ Bắt đầu năm 2011, đô la Mỹ sẽ cũng được sử dụng. ^ Ngoài ra, tên miền .eu được chia sẽ với các thành viên Liên minh châu Âu. ^ +599 là mã điện thoại cũng cựu Antille thuộc Hà Lan. Bonaire vẫn còn sử dụng +599-7, Sint Eustatius +599-3, và Saba +599-4. |
Hà Lan là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển.[3][4] Và Hà Lan nổi tiếng với các con đê, cối xay gió, giày gỗ, hoa tulip và sự đa dạng về xã hội. Các chính sách tự do của quốc gia này thông thường được đề cập tới ở nước ngoài. Quốc gia này là nơi đặt trụ sở của Tòa án Quốc tế vì Công lý. Amsterdam là thủ đô chính thức được công nhận trong hiến pháp. Den Haag (hay còn gọi là La Haye theo tiếng Pháp) là thủ đô hành chính (nơi hội họp của chính phủ), nơi ở của Nữ hoàng, và là nơi đặt trụ sở của nhiều đại sứ quán, của Toà án quốc tế.
Hà Lan cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công nhận mại dâm như một nghề hợp pháp, khu phố mại dâm hay còn gọi là khu Đèn Đỏ ở Amsterdam còn là một điểm đến trong hầu hết các tour du lịch. Hà Lan cũng đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn đồng giới.
Hà Lan đứng thứ năm trong danh sách năm 2004 về đánh giá các quốc gia theo tiêu chuẩn mức sống, sau Na Uy, Thụy Điển, Úc và Canada.
Mục lục
Tên gọi
Các danh xưng "Hà Lan" (chữ Hán: 荷蘭), "Hoà Lan" (和蘭) và "Ni Đức Lan" (尼德蘭) trong tiếng Việt bắt nguồn từ dịch danh của nước này trong Hán văn. "Hà Lan" và "Hoà Lan" là dịch âm của tên gọi "Holland", vốn là chỉ một vùng nằm ở tây bộ Hà Lan, về sau trở thành tục xưng của "Ni Đức Lan" (là dịch âm của tên gọi "Nederland". Tại Hà Lan cách gọi lấy bộ phận thay cho chỉnh thể, dùng tên gọi "Holland" để chỉ toàn bộ đất nước thường được chấp nhận nhưng nhiều người ở các vùng khác không thích cách gọi này.[5] Tên gọi "Hà Lan" cũng thường được dùng để chỉ cả Vương quốc Hà Lan mặc dù Vương quốc Hà Lan không phải chỉ bao gồm có Hà Lan.Địa lý
Khoảng một nửa nước Hà Lan có độ cao ít hơn 1 mét trên mặt biển, một vài vùng còn thấp hơn cả mực nước biển. Điểm cao nhất của nước Hà Lan, Vaalserberg nằm ở phía đông-nam, cao hơn mức Amsterdam 322,50 m, tại đấy cũng là góc 3 nước, giáp ranh giới với Đức và Bỉ.Nhiều phần của Hà Lan thí dụ như gần toàn bộ tỉnh Flevoland được tạo thành do lấn biển chiếm đất. Vào khoảng 1/5 (18,41%) diện tích là nước, trong đó phần lớn nhất là IJsselmeer, ngày xưa nguyên là một vịnh của biển Bắc, đã được ngăn bằng một con đập dài 29 km vào năm 1932 để lấy đất. Các con sông quan trọng nhất của Hà Lan là sông Rhein, sông Waal và sông Maas.
Hướng gió chính ở Hà Lan là hướng tây-nam với kết quả là một khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè mát và mùa đông không lạnh. Hà Lan có ranh giới về phía tây và phía bắc là biển Bắc, về phía đông là Đức và về phía nam là Bỉ.
Tháng | Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 | Năm |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Nhiệt độ trung bình cao nhất (°C) |
5.2 | 6.1 | 9.6 | 12.9 | 17.6 | 19.8 | 22.1 | 22.3 | 18.7 | 14.2 | 9.1 | 6.4 | 13.7 |
Nhiệt độ trung bình thấp nhất (°C) |
0.0 | -0.1 | 2.0 | 3.5 | 7.5 | 10.2 | 12.5 | 12.0 | 9.6 | 6.5 | 3.2 | 1.3 | 5.7 |
Nhiệt độ trung bình (°C) | 2.8 | 3.0 | 5.8 | 8.3 | 12.7 | 15.2 | 17.4 | 17.2 | 14.2 | 10.3 | 6.2 | 4.0 | 9.8 |
Tháng | Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 | Năm |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lượng mưa trung bình (mm) | 67 | 48 | 65 | 45 | 62 | 72 | 70 | 58 | 72 | 77 | 81 | 77 | 793 |
Số giờ nắng trung bình | 52 | 79 | 114 | 158 | 204 | 187 | 196 | 192 | 133 | 106 | 60 | 44 | 1524 |
Chính trị
Từ sau khi cuộc chiếm đóng của Pháp chấm dứt vào năm 1815, nước Hà Lan có một nền quân chủ nghị viện, đứng đầu là hoàng gia Hà Lan Oranien-Nassau. Hà Lan được coi là một trong những nước tự do nhất thế giới (về báo chí, mại dâm, sử dụng ma túy..) xuất phát từ đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền.Nữ hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là thành phần của chính phủ bên cạnh Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nữ hoàng có trách nhiệm đọc các bài phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của chính phủ vào ngày Thứ Ba tuần thứ ba của Tháng Chín. Nữ Hoàng có vai trò quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện.[6]
Hiến pháp
Hiến pháp là nền tảng pháp lý của Hà Lan, quy định những nguyên tắc chính của nhà nước Hà Lan là: Chế độ quân chủ; Nền dân chủ thông qua đại diện; Chế độ pháp quyền; và Phi tập trung hoá (1. Monarchy 2. Representative democracy 3. The rule of law 4. Decentralisation).Nguyên thủ quốc gia
Nguyên thủ quốc gia từ 1980 là Nữ Hoàng Beatrix. Con trai của bà, Willem-Alexander là người nối ngôi; cùng với người vợ là bà Màxima ông có 3 người con gái, Catharina-Amalia và Alexia. Theo Hiến pháp, Beatrix là thành viên của chính phủ và bổ nhiệm các bộ trưởng. Trên thực tế, sau khi bầu cử Hoàng hậu cử một thông tin viên (informateur) hỏi các phái chính trị trong Quốc hội. Sau bản tường trình, Hoàng hậu cử một thành lập viên (formateur), người có thể sẽ là thủ tướng tương lai, thành lập chính phủ.Ngày 30 tháng 4 năm 2013, nữ hoàng Beatrix thoái vị, con trai bà Willem-Alexander, Hoàng tử xứ Orange trở thành vua Hà Lan sau 123 năm nước này trị vì bởi các nữ hoàng.
Nội các
Nội các hiện nay của Hà Lan bao gồm 1 Thủ tướng, 2 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng, 14 Bộ trưởng, 9 Quốc Vụ Khanh.Thủ tướng hiện nay là Mark Rutte thuộc Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (Volkspartij voor Vrijheid en Democratie/VVD), nhậm chức từ tháng 10 năm 2010.
Quốc hội
Quốc hội (Staten-Generaal) bao gồm 2 viện. Việc bầu cử 150 thành viên của Viện thứ hai (Tweede Kamer) thông thường được tiến hành 4 năm một lần. Viện này thật ra là quốc hội, đại diện cho nhân dân và kiểm tra chính phủ.Viện thứ nhất (Eerste Kamer) là Thượng viện bao gồm 75 đại diện của các hội đồng tỉnh và cũng được bầu 4 năm một lần. Công việc của Viện thứ nhất trước nhất là thẩm định những luật lệ do Viện thứ hai là Hạ viện đưa ra; trong những trường hợp nhất định Viện thứ nhất có thể ngăn chận một đạo luật bằng quyền phủ quyết.
Hệ thống pháp lý (The Judicial System)
Toà án Tối cao gồm các thẩm phán do Nữ hoàng bổ nhiệm suốt đời từ danh sách do Hạ viện đề cử. Hệ thống tư pháp được thực hiện bởi các thẩm phán được bổ nhiệm và không có chế độ Bồi thẩm đoàn. Dưới Toà Tối cao có 3 loại toà án khác: 61 toà án khu chuyên xét xử các vụ hình sự và dân sự nhỏ; 19 Toà án quận xử các vụ quan trọng hơn và 5 Toà Phúc thẩm xử khiếu nại từ các toà án cấp quận.Ngoài ra hệ thống pháp lý Hà Lan còn có các toà án hành chính và toà án quân sự. Các toà án hành chính được chuyên môn hoá trong nhiều lĩnh vực như thương mại và công nghiệp, thuế, tài chính... Hiến pháp Hà Lan bác bỏ việc áp dụng xét xử bằng bồi thẩm đoàn và án tử hình.[7]
Đảng phái
- Đảng Dân chủ Kitô giáo (Christen Democratisch Appèl /CDA)
- Đảng Lao động (Partij van de Arbeid/PvdA)
- Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (Volkspartij voor Vrijheid en Democratie/VVD)
- Đảng Xã hội chủ nghĩa (Socialistische Partij/SP)
- Đảng Cánh tả Xanh (GroenLinks/GL)
- Người Dân chủ 66/D66
Chính sách xã hội
Trong những thập niên vừa qua, nước Hà Lan được biết đến đặc biệt là vì những quy định pháp luật tự do về những chất gây nghiện "mềm" (đọc Coffeeshop), về mại dâm (là một nghề được luật pháp công nhận và người mại dâm vì thế có bảo hiểm xã hội), về việc phá thai cũng như về việc giúp người chết không đau đớn (tiếng Anh: euthanasia). Hà Lan cũng là quốc gia đầu tiên tạo khả năng cho hôn nhân của những người đồng tính luyến ái.Trừ những thành phố gọi là Randstad (Amsterdam, Rotterdam và Den Haag), cởi mở và khoan dung trong quần chúng một phần đi theo sau những luật lệ tự do của chính mình này.
Vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 nhà đạo diễn phim phê bình đạo Hồi Theo van Gogh bị giết chết tại Amsterdam. Tiếp theo sau đó là nhiều vụ đốt cháy nhà thờ đạo Hồi và tấn công nhà thờ Thiên Chúa giáo của người theo đạo Hồi. Các vụ việc đã khởi đầu cho nhiều thảo luận mãnh liệt về hội nhập người nước ngoài và về việc chung sống của những văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2006 những người muốn di dân vào Hà Lan phải trải qua một thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bao gồm nhiều câu hỏi về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và vài đề tài khác. Thêm vào đó hiện nay đang thảo luận về một đạo luật cấm sử dụng những thứ tiếng khác ngoài tiếng Hà Lan nơi công cộng.
Quân sự
Nghĩa vụ quân sự nói chung được hoãn vô hạn định từ năm 1996. Nước Hà Lan vì thế có một quân đội chuyên nghiệp. Lực lượng quân sự bao gồm tổng cộng 53.130 người, trong đó 23.150 người thuộc lục quân, 11.050 người thuộc không quân và 12.130 người thuộc hải quân. Bên cạnh đó, từ năm 1998 còn có Koinklijke Marechaussee (cảnh sát biên phòng) là một phần độc lập của quân đội. Chi phí cho quân sự chiếm 1,6% tổng sản phẩm quốc nội (Đức: 1,5%, USA 3,4%)Lục quân của nước Hà Lan (Koninklijke Landmacht) được liên kết chặt chẽ với lực lượng lục quân Đức thông qua Quân đoàn 1 Đức-Hà Lan.
Phân chia hành chính
Khởi sự ban đầu năm 1579 với 7 tỉnh, 2 tỉnh Nord-Brabant và Limburg được thêm vào sau đó. Drenthe cũng trở thành một tỉnh riêng và tỉnh Holland được chia thành Holland-Bắc và Holland-Nam vào năm 1840. Tỉnh trẻ nhất là Flevoland, chỉ được thành lập từ 1986. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1986 Hà Lan được chia thành 12 tỉnh (provincies). Các tỉnh lại được chia thành 483 làng (gemeenten). Tỉnh của Hà Lan là vùng cấp hai của Liên minh châu Âu. Làng là vùng cấp ba. Mười hai tỉnh nhóm lại thành 4 vùng liên tỉnh (Landsdelen). Bốn vùng liên tỉnh này thực ra không phải là một cấp hành chính mà chỉ nhóm lại để phục vụ công tác thống kê. Mỗi vùng liên tỉnh là một vùng cấp một của Liên minh châu Âu.Đối ngoại
Hà Lan là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh (Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh...). Trước chiến tranh thế giới thứ 2, Hà Lan theo đường lối trung lập. Sau khi bị phát xít Đức chiếm (hoàng gia phải chạy ra nước ngoài), Hà Lan liên kết với phe đồng minh và phương Tây, tham gia sáng lập và có vai trò quan trọng (đóng góp nhiều sáng kiến và tài chính) ở nhiều tổ chức quốc tế như UN, EU, IMF, Ngân hàng Thế giới, CSCE, GATT, WTO, NATO, ASEM...Hà Lan ưu tiên củng cố quan hệ với đồng minh truyền thống như Mỹ, NATO, Tây Âu, Nhật. Ngoại trưởng hiện nay (Verhagen) coi "Mỹ là đồng minh quan trọng nhất" (có 3 Tổng thống Mỹ gốc Hà Lan, hai nước mới kỷ niệm 400 năm quan hệ 1609 – 2009, Hà Lan đầu tư hơn 150 tỉ USD ở Mỹ - lớn thứ 3 sau Anh và Nhật, Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở Hà Lan với hơn 200 tỉ USD). Hà Lan chú trọng quan hệ với các nước đang phát triển (một phần vì thuộc địa trước đây), tranh thủ tài nguyên, thị trường tiêu thụ...[8]
Về viện trợ phát triển, từ tháng 2 năm 1999, chính phủ Hà Lan quyết định giảm số nước được nhận viện trợ song phương từ 70 xuống còn 17 nước là Bangladesh, Bolivia, Ethiopia, Burkina Faso, Eritrea, Ghana, Ấn Độ, Macedonia, Mali, Mozambique, Nicaragua, Sri Lanka, Tanzania, Uganda, Việt Nam, Yemen, Zambia. Hiện nay gồm 21 nước. Trong quá trình chọn lựa danh sách các nước được nhận viện trợ song phương, chính phủ Hà Lan đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn, trong đó có:
1) Chính sách kinh tế - xã hội có chất lượng tốt;
2) Trình độ quản lý đạt yêu cầu, nhất là trình độ quản lý các quỹ công.
Về nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã quyết định thành lập Vụ Nhân quyền và gìn giữ hoà bình, chỉ định Đại sứ nhân quyền (Ambasador for Human Rights).[7]
Hà Lan đặc biệt ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng luật pháp quốc tế (Toà án hình sự), an ninh, xây dựng châu Âu, nhân quyền, xoá đói giảm nghèo, chú trọng lĩnh vực năng lượng, môi trường, biến đổi khí hậu.
Năm 2010, Hà Lan sẽ đóng góp 3,6 tỉ euro cho EU (năm 2009 là hơn 7 tỉ euro). Chính phủ mới sẽ tiếp tục chính sách của chính phủ trước: coi trọng quan hệ với các nước láng giềng (Pháp, Bỉ, Luxembourg), các nước thành viên EU, NATO. Ngay sau khi Chính phủ mới được thành lập, Thủ tướng Mark Rutte đã thăm Bỉ và Luxembourg, Ngoại trưởng Uri Rosenthal thăm Bỉ, gặp song phương với Tổng Thư ký NATO và Đại diện cấp cao Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU. Ngoài ra, Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte tiếp tục coi Mỹ là đối tác chiến lược; tranh thủ các nước đang phát triển, đặc biệt với châu Phi và châu Á; đề cao vấn đề năng lượng, môi trường, nhân quyền, các mục tiêu thiên niên kỷ… Đối với các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Mark Rutte tuyên bố Hà Lan sẽ tiếp tục gách vác các trách nhiệm quốc tế như đã thực hiện trong quá khứ; để ngỏ khả năng đưa nhân viên quân sự Hà Lan trở lại Afghanistan và giúp Afghanistan đào tạo cảnh sát theo đề nghị của NATO.[6]
Hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hà Lan. Chính sách viện trợ phát triển của Hà Lan do Chính phủ thông qua và giao cho Bộ Hợp tác phát triển thuộc Bộ Ngoại giao quản lý và điều phối việc cấp các khoản viện trợ. Hà Lan là một trong những nước có tỉ lệ viện trợ ODA cao nhất trên thế giới (0,8% GDP hàng năm), tương đương hơn 4 tỉ USD/năm, chủ yếu cho những nước chậm phát triển nhất ở châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh… và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo, quản lý nước, thuỷ lợi, giáo dục… Mức độ viện trợ của Hà Lan cho các nước tuỳ thuộc trình độ phát triển của các nước này và quan hệ chính trị nói chung.
Lịch sử
- Đọc bài chính về lịch sử Hà Lan
Hai nhà thám hiểm Alonso de Ojeda và Amerigo Vespucci phát hiện ra đảo Curaao năm 1499. Người Hà Lan đến xâm chiếm đảo Curaçao cùng hai đảo Aruba và Bonaire năm 1634, Peter Stuyvesant trở thành viên Toàn quyền đầu tiên ở Curaçao.
Sau khi Vương quốc Frank bị chia cắt, Hà Lan thuộc về Vương quốc Frank Đông (Regnum Teutinicae) và sau đó thuộc về Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Dưới triều của hoàng đế Karl V, người đồng thời cũng là vua Tây Ban Nha, nước được chia thành 17 tỉnh và cũng bao gồm phần lớn nước Bỉ ngày nay. Sau tuyên bố độc lập của 7 tỉnh miền Bắc (Liên minh Utrecht) vào ngày 23 tháng 1 năm 1579 và cuộc chiến 80 năm kế tiếp theo đó chống lại dòng họ Habsburg Tây Ban Nha, nền độc lập trên hình thức đối với Tây Ban Nha được ghi nhận trong Hòa ước Münster, là một phần của Hòa ước Westfalen vào ngày 15 tháng 5 năm 1648, dẫn đến việc tách ra khỏi Đế chế Đức trong thời kỳ Trung cổ, đồng thời với Thụy Sĩ. Ngày này được xem là ngày nước Hà Lan ra đời.
Trong thời gian sau đó nước Hà Lan, là Cộng hòa Hà Lan Thống nhất (Republiek der Zeven Verenigde Nederlanden - Cộng hòa của bảy tỉnh Hà Lan Thống nhất), lớn mạnh trở thành một trong những thế lực kinh tế và hàng hải lớn nhất của thế kỷ 17. Trong thời gian đấy nhiều thuộc địa và địa điểm buôn bán được thiết lập trên toàn thế giới. Nieuw Amsterdam (Amsterdam mới) được thành lập, thành phố mà sau này được đổi tên thành New York. Tại châu Á người Hà Lan thiết lập thuộc địa Nederlands-Indië, nước Indonesia ngày nay, độc lập vào tháng 12 năm 1949. Trong vùng đông bắc Nam Mỹ (Suriname) và vùng biển Caribbean cũng thành hình thuộc địa Hà Lan (Aruba, Curaçao, Bonaire, Saba, Sint Eustatius và Saint Martin); các đảo này là phần đất tự trị của vương quốc Hà Lan. Vì thế mà vương quốc Hà Lan bao gồm chính thức là 3 phần: Hà Lan, Aruba và quần đảo Antille thuộc Hà Lan.
Năm 1796, với sự hỗ trợ của Pháp, Cộng hòa Batavia (Bataafse Republiek) được thành lập, được gọi theo bộ tộc người German là Bataver, đầu tiên định cư tại vùng giữa sông Rhein và sông Maas. Năm 1806 Napoléon thành lập Vương quốc Holland từ Cộng hòa này.
Sau khi bị nước Pháp dưới thời Napoléon I thôn tính, vương quốc Nederlande được thành lập, bao gồm cả nước Bỉ ngày nay. Vị vua đầu tiên là Wilhelm I từ dòng dõi Oranje-Nassau. Bỉ và cùng với nước Bỉ là vùng Flandern Franken Hạ giành được độc lập sau cuộc Cách mạng Bỉ năm 1830 nhưng mãi đến 1839 mới được Wilhelm I công nhận.
Vua Hà Lan đồng thời cũng là Đại Công quốc của Luxembourg, nơi Đạo luật Salica (Lex Salica) không cho phép người nguyên thủ quốc gia là nữ. Khi Wilhelm III chết chỉ để lại một người con gái (nữ hoàng Wilhelmina), ngai vàng Luxembourg được chuyển về một nhánh kế thừa khác trong dòng họ Nassau và người anh em họ của Wilhelm là Adolf von Nassau kế nhiệm tại đó.
Nước Hà Lan chính thức trung lập trong Đệ nhất thế chiến và đã có thể thành công trong việc không tham gia vào cuộc chiến. Thế nhưng Hà Lan vẫn động viên toàn bộ quân đội cho đến khi chiến tranh kết thúc và thêm vào đó là phải đối phó với làn sóng người di tản từ nước Bỉ bị Đế chế Đức chiếm đóng.
Trong Đệ nhị thế chiến chính phủ Hà Lan cũng đã cố gắng không tham gia chiến tranh; những lời cảnh báo khác đi không được tin. Thế nhưng Hitler đã ra lệnh xâm chiếm Hà Lan, để có thể thôn tính nước Pháp từ phía Bắc vòng qua tuyến phòng thủ Maginot. Sau 3 ngày chiến đấu, quân đội Đức bắt buộc Hà Lan đầu hàng vào đêm 14 tháng 5 năm 1940 bằng cuộc bỏ bom Rotterdam. Trung tâm thành phố bị phá hủy hầu hết vì bom và những đám cháy kế tiếp theo đó. Đây là cuộc bỏ bom trên diện rộng đầu tiên trong Đệ nhị thế chiến. Đất nước bị quân đội Đức chiếm đóng từ tháng 5 năm 1940 cho đến tháng 5 năm 1945. Nhiều người Hà Lan hợp tác với chế độ chiếm đóng và nhiều người cũng đã tiếp thu ý tưởng của một Đại Đế chế Đức hay Đại Đế chế German, thuộc vào trong số đó là những người Hà Lan nói tiếng Đức. Việc truy nã người Do Thái xảy ra tại Hà Lan đặc biệt dữ dội: không một nước nào khác ở châu Âu lại có nhiều người có tính ngưỡng đạo Do Thái bị bắt đi trại tập trung nhiều như thế. Cho đến nay vai trò của các cơ quan hành chính Hà Lan và của công ty tàu hỏa Hà Lan vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Tượng trưng cho việc truy nã người Do Thái là vụ việc của Anne Frank. Thế nhưng đa số người dân phải cam chịu cảnh chiếm đóng. Phần phía Nam của Hà Lan được quân đội Đồng minh đang tiến quân giải phóng vào nửa cuối năm 1944; phần miền Bắc mãi cho đến khi chiến tranh chấm dứt.
Nước Hà Lan là thành viên thành lập Liên minh Kinh tế Benelux (Low Coutries) và cũng là nước đồng thành lập khối NATO và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (và vì thế cũng là nước đồng thành lập Liên minh châu Âu).
Trong thập niên 1980, các quy định mang tính tự do trong các việc về người thiểu số và về tiêu dùng các loại thuốc gây nghiện "mềm" được đưa ra. Đi trước các thay đổi luật pháp này là nhiều xung đột trầm trọng với người nước ngoài, đã bắt buộc chính phủ Hà Lan phải hành động. Các quy định của Hà Lan trước đó hoàn toàn là những gì khác với những quy định được coi là gương mẫu.
Trong những năm 1990, đặc biệt là vụ thảm sát tại Srebrenica đã có nhiều tác động chính trị lớn và bắt buộc chính phủ phải từ chức vào năm 1994. Antille thuộc Hà lan trở thành vùng tự trị năm 1954, đảo Aruba tách khỏi nhóm đảo này năm 1986. Năm 1994, dân cư trên nhóm đảo này bỏ phiếu quyết định duy trì việc liên hiệp với Hà lan.
Trong thời gian vừa qua mô hình chính trị đa văn hóa rộng lượng của Hà Lan đã trải qua nhiều thử thách. Các vấn đề của đường lối chính trị này biểu hiện đặc biệt ở vụ giết người của phái dân túy (populist) Pim Fortuin, người đã tạo một vết sướt sâu đậm trên hình tượng Hà Lan. Thêm vào đó, chính sách chính trị tự do tạo điều kiện thuận lợi cho việc những người theo đạo Hồi quá khích và những người được gọi là giảng đạo căm thù di dân vào Hà Lan: vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 đạo diễn Theo van Gogh bị giết chết. Hậu quả của việc này là nhiều cuộc tấn công các đền thờ đạo Hồi và những tuyên bố thù địch chống lại người dân theo đạo Hồi. Từ đấy phần lớn người dân yêu cầu một chính sách không khoan nhượng đối với những người di dân có hành động bạo lực và thay đổi các luật lệ di dân được cảm nhận là quá tự do. Và cũng từ thời điểm đấy nhiều chính trị gia phải được cảnh sát bảo vệ vì họ vẫn tiếp tục bị người theo đạo Hồi đe dọa.
Dân cư
Với khoảng 480 người dân trên một cây số vuông, Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân cư lớn nhất thế giới (Monaco 16.435, Đức: 236 người, Namibia: 2).Tiếng Hà Lan là tiếng chính thức trên toàn quốc gia; bên cạnh đó là nhiều tiếng Đức địa phương. Tiếng Friesen là ngôn ngữ chính thức trong tỉnh Friesland (tiếng Friesen: Provinsje Fryslân, tiếng Hà Lan: Provincie Friesland) và ở đấy cũng là ngôn ngữ của đài phát thanh và hệ thống quản lý nhà nước. Trong vùng đông bắc người ta nói nhiều tiếng Hà Lan địa phương, trong vùng đông nam là tiếng Đức. Tiếng Hà Lan là cũng là ngôn ngữ chính thức tại Vlaanderen (xứ bắc của nước Bỉ), Surinam, Aruba và trên quần đảo Atillen. Tại Nam Phi, tiếng Afrikaans là một ngôn ngữ phát triển độc lập từ tiếng Hà Lan. Với một ít khó khăn người nói tiếng Afrikaans và người Hà Lan có thể đọc và hiểu được thứ tiếng kia.
Tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi tại Hà Lan, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu. Ước tính có khoảng 80% người dân Hà Lan sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.
Sống tại Hà Lan là người di dân đến từ khắp thế giới: Indonesia, vùng biển Caribbean, Nam Mỹ, châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,...
Giáo dục
Hà Lan có 3 hình thức giáo dục bậc cao tồn tại song song với nhau:1. Đại học (University): Hà Lan có 14 trường đại học, bao gồm cả trường đại học Mở. Theo nguyên tắc, các trường này đào tạo sinh viên trở thành học giả và nhà khoa học, nhiều chương trình học cũng có một phần chuyên nghiệp, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp tìm việc làm ngoài các viện nghiên cứu. Các trường đại học có quy mô khác nhau, số lượng sinh viên đăng ký từ 6,000 đến 30,000. Tổng cộng, số sinh viên lên đến khoảng 150,000 người.
2. Trường đại học chuyên nghiệp (University of professional education hay còn gọi là Hogescholen)
Các trường đại học chuyên nghiệp có các chương trình học đào tạo về mọi ngành nghề. Hà Lan có hơn 50 trường chuyên nghiệp. Trường có số sinh viên đăng ký nhiều nhất là khoảng 20,000 - 25,000, ở các trường khác thì ít hơn nhiều. Tổng cộng có tất cả 280,000 sinh viên học tại các trường này.
3. Viện giáo dục quốc tế (International Education institute):
15 viện giáo dục quốc tế ở Hà Lan có những khóa học sau đại học trong nhiều lĩnh vực. Các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh và được thiết kế cho sinh viên nước ngoài. Để được chấp nhận vào học các khóa này, sinh viên phải có bằng cử nhân và nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Các viện giáo dục quốc tế có khoảng ngàn sinh viên theo học. Các trường đại học và đại học chuyên nghiệp cũng có các khóa học quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Tôn giáo
Các tôn giáo quan trợng nhất là Công giáo Rôma 31%, Tin Lành 20% và Hồi giáo 5,5%, tôn giáo khác 2,5%, khoảng 40% người Hà Lan không cảm thấy thuộc vào tôn giáo nào. Người theo Công giáo sống chủ yếu ở miền Nam trong khi người theo đạo Tin Lành chủ yếu ở miền Bắc Hà Lan. Hiện nay, ở Hà Lan ước tính có khoảng 250.000 tín đồ Phật giáo.[9]Kinh tế
Tổng quát
Nước Hà Lan có một hệ thống kinh tế cởi mở và hoạt động tốt. Từ những năm 1980 chính phủ đã rút lại các can thiệp về kinh tế của nhà nước. Công nghiệp hóa và công nghiệp thực phẩm, lọc dầu và sản xuất thiết bị điện thống lĩnh trong lãnh vực sản xuất. Trước các nước láng giềng một thời gian dài, đất nước này đã có một ngân sách quốc gia cân đối và đấu tranh chống trì trệ trong thị trường lao động có hiệu quả.Được công nghệ hóa cao và hiện đại, nền nông nghiệp đặc biệt có năng suất rất cao: bên cạnh việc trồng ngũ cốc, rau cải, cây ăn trái và hoa – việc trồng hoa uất kim cương (hoa tu líp) đã có ảnh hưởng đến cả lịch sử của đất nước – là nuôi bò sữa trên quy mô lớn, là cơ sở cho phó mát, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba trên thế giới.
Từ thế kỷ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế - thương mại, có đội thương thuyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ (còn nhiều địa danh do người Hà Lan đặt tên như phố Wall, khu Harlem, New York vốn tên là New Amsterdam...), châu Phi, Indonesia... Thế kỷ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Công ty Đông Ấn Hà Lan được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới. Do vậy, thế kỷ 17 được coi là "thế kỷ Hà Lan", sau đó bị Anh, Đức, Mỹ vượt lên.
Điểm nổi bật của nền kinh tế Hà Lan là có nền công nghiệp phát triển và ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức thấp và là cửa ngõ thông thương quan trọng ở châu Âu. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Lan là chế biến thực phẩm, hoá chất, khai thác dầu khí và sản xuất máy móc thiết bị điện tử.
Là nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Hà Lan chỉ có khí đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc (sản lượng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu hiện nay), nhưng đã biết sử dụng thế mạnh là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hoá dầu… Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.
Những lĩnh vực có thế mạnh: xây dựng, hoá chất, khai thác dầu khí, công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện tử, vi điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm, đánh cá. Năm 2007, kinh tế cơ bản tiếp tục phát triển, GDP đạt 556 tỉ euro và tổng kim ngạch thương mại là 654 tỉ euro tuy nhiên từ năm 2008 kinh tế Hà Lan bị tác động mạnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.[10]
Hiện nay, với kim ngạch thương mại khoảng 1100 tỉ USD, Hà Lan là nền kinh tế đứng thứ 16 thế giới. Mấy thập niên qua, Hà Lan đã xây dựng thành công nền kinh tế tri thức. Dịch vụ chiếm 74%, công nghiệp 24% và nông nghiệp 2% GDP. 98% dân có tivi và sử dụng internet (thứ 2 thế giới sau Israel), 91% dân sử dụng máy vi tính, cao thứ 3 thế giới (sau Canada và Thụy Sỹ). Hà Lan có các tập đoàn hàng đầu thế giới như Shell (số 1 thế giới năm 2008), Philips (công ty điện tử đầu tiên trên thế giới), Unilever, Akzo Nobel, tập đoàn ING và ABN... Hà Lan chú trọng phát triển bền vững (GDP tăng 1 – 2%/năm), cân bằng sinh thái, môi trường, chất lượng cuộc sống, xây dựng các thiết chế học tập suốt đời, tuổi thọ trung bình 80 tuổi, chỉ số phát triển con người HDI 95,8% (cao thứ 6 thế giới)...[6]
Hiện Hà Lan là một trong những nước Châu Âu bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu bắt đầu từ 2008. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực (từ 2008 dành khoảng 50 tỉ euro để kích cầu tập trung vào 4 lĩnh vực chính: mua nợ xấu kèm điều kiện tăng giám sát hệ thống tài chính; mở rộng giao thông như nâng cấp cơ sở hạ tầng dài hạn, tạo việc làm, giảm thất nghiệp..; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng bị tác động mạnh nhất của khủng hoảng nhưng năng động, dễ thích nghi, tạo nhiều việc làm; tăng bảo hiểm xã hội nhất là cho người già, trẻ em, người bệnh) nhưng tình hình vẫn rất khó khăn: GDP năm 2009 dự kiến giảm 4%, tăng 0% năm 2010 và có thể bắt đầu tăng trưởng từ năm 2011. Năm 2009, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng kinh tế suy thoái, Hà Lan vẫn xuất siêu 39 tỉ đô, là nước xuất siêu cao thứ 2 trong EU sau Đức với 135,8 tỉ đô. Tỉ lệ thất nghiệp của Hà Lan năm 2009 là 5,6% và có thể tăng đến 8% năm 2010 (tương đương 600.000 người thất nghiệp). Thâm hụt ngân sách năm 2009 là 5,3%, dự kiến thâm hụt 6% năm 2010. Nợ quốc gia dự kiến tăng lên khoảng 65,7% năm 2010.
Các chỉ số kinh tế:
- GDP: 796,7 tỉ USD (2009)
- GDP đầu người: 39.400 USD (2009)
- Tăng trưởng kinh tế: - 3,9% (2009), 1,9% (2008), 3.9% (2007)
- Thất nghiệp: 4,8% (2009)
- Lạm phát: 1,2% (2009)
- Nợ công: 60,9% GDP[6]
Lâm nghiệp và ngư nghiệp
Rừng của Hà Lan khá khiêm tốn so với các nước châu Âu[ khá, cho nên việc sản xuất [[[gỗ]] được xếp vào loại sản xuất thứ yếu. Nhưng ngư nghiệp lại là một hoạt động truyền thống vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng, mặt dù có sự giảm trữ lượng hải sản do tình trạng ô nhiễm ở Biển Bắc. Cá thu Đại Tây Dương, cá trích Đại Tây Dương, cá bơn sao châu Âu, trai xanh, cá bơn, cá tuyết Đại Tây Dương và tôm là những loại hải sản được đánh bắt nhiều nhất, với tổng lượng lên đến 570.226 tấn năm 2001.Sản xuất
Hà Lan có lĩnh vực sản xuất rất đa dạng, và đa số mới được bắt đầu trong thời gian gần đây vì việc sản xuất công nghiệp tương đối không còn quan trọng nữa sau Thế chiến II. Những ngành công nghiệp nặng như sản xuất sắt thép, các thiết bị vận tải và các loại máy móc lớn có mức độ quan trọng kém hơn so với các nước láng giềng. Sự tăng tướng nhanh chóng sau năm 1945 đã được dẫn đầu bởi các ngành công nghiệp hóa chất và điện tử. Cũng quan trọng không kém trong lĩnh vực sản xuất là việc chết biến thực phẩm, nước uống, các sản phẩm thuốc lá, máy móc, thiết bị vận tải (đặc biệt là cho cho các tàu buôn), sắt thép và vật liệu in ấn.Năng lượng và khai khoáng
Cấu trúc công nghiệp của Hà Lan có liên quan mật thiết đối với các nguồn năng lượng. Trong nhiều thế kỷ đất nước này phụ thuộc chủ yếu vào các cối xay gió và than bùn để làm nguồn năng lượng. Khi những nguồn này trở nên lỗi thời thì than lại ngày càng trở nên quan trọng. Trữ lượng than ở Limburg đã cung ứng cho một phần nhu cầu của Hà Lan. Nhưng hầu hết lượng than sử dụng ở đây đều phải nhập khẩu. Xăng dầu và khí thiên nhiên đã trở nên quan trọng sau Thế chiến II. những loại nhiên liệu này cũng phải nhập khẩu, và cảng Rotterdam đã trở thành một trung tâm hàng đầu trong việc tiếp nhận và tinh chế xăng dầu.Đến thập kỷ 1950 và 1960, Hà Lan đã phát hiện được một trữ lượng lớn khí thiên nhiên ở tỉnh Groningen. Việc sản xuất các loại khí này đã gia tăng nhanh chóng, ho phép các mỏ than cuối ùng ở đây có thể đóng cửa vào năm 1973 và biến nước này thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu về những loại sản phẩm này. Sản lượng điện 2001 là 88,3 tỉ kilowatt giờ, trong đó 90% được sản xuất từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tài nguyên thiên nhiên
Nước Hà Lan có khí đốt, được khai thác trên quy mô lớn gần Groningen cũng như là phía nam biển Bắc. Năm 1996 có 75,8 tỉ m³ (theo BP) được khai thác. Như thế Hà Lan đứng thứ 5 trên thế giới về khai thác khí đốt, sau Nga (561,1 tỉ m³), Mỹ (546,9 tỉ m³), Canada (153 tỉ m³) và Liên hiệp Anh (84,6 tỉ m³). Ngoài ra còn có trữ lượng dầu nhỏ tại vùng biên giới Emsland và mỏ muối tại Delfzijl và Hengelo. Ngoại trừ đất sét thí dụ như tại Bourtanger Moor Hà Lan không có tài nguyên khoáng sản lớn.Chi tiêu quốc gia
Trong thời gian tỷ lệ chi tiêu quốc gia cho:- Hệ thống y tế-sức khỏe: 15%
- Hệ thống giáo dục: 10%
- Quân sự: 4%
Văn hóa
Ngày lễ
Ngày tháng | Tên tiếng Hà Lan | Tên tiếng Việt | Ghi chú |
---|---|---|---|
1 tháng 1 | Nieuwjaar | Năm mới | |
Tháng 3/tháng 4 | Pasen | Lễ Phục Sinh | Thứ Sáu Tuần Thánh (Goede vrijdag); ngày nghỉ cho một số người), Chủ Nhật Phục Sinh và Thứ Hai Phục Sinh |
30 tháng 4 | Koninginnedag | Ngày Nữ hoàng | Sinh nhật của nguyên nữ hoàng Juliana (mẹ của Beatrix). Lễ Quốc khánh |
4 tháng 5 | Dodenherdenking | Ngày tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh (không phải là ngày nghỉ) | |
5 tháng 5 | Bevrijdingsdag | Ngày Giải phóng | Lễ kỷ niệm quân đội Đức đầu hàng trong Đệ nhị thế chiến (ngày nghỉ cho một số người) |
40 ngày sau Lễ Phục Sinh | Hemelvaartsdag | Lễ Thăng Thiên | |
7 tuần sau Lễ Phục Sinh | Pinksteren | Lễ Hiện Xuống | Chúa Nhật và thứ Hai |
5 tháng 12 | Sinterklaasavond hay Pakjesavond | Ngày trẻ em được tặng quà thay vì Lễ Giáng Sinh (không nghỉ) | |
25 tháng 12 và 26 tháng 12 | Kerstmis | Lễ Giáng Sinh | |
31 tháng 12 | Oudejaar(sdag) | Giao Thừa | có nghỉ |
Hội họa
Nhiều họa sĩ nổi tiếng thế giới là người Hà Lan. Một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất là Hieronymus Bosch. Thời kỳ nở rộ của nền cộng hòa trong thế kỷ 17, cái được gọi là "Kỷ nguyên Vàng", đã mang lại nhiều nghệ sĩ lớn như wie Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, Frans Hals, Carel Fabritius, Gerard Dou, Paulus Potter, Jacob Izaaksoon van Ruisdael hay Jan Steen. Họa sĩ nổi tiếng của những thời kỳ sau đó là Vincent van Gogh và Piet Mondriaan. M. C. Escher là một nhà nghệ sĩ tạo hình được nhiều người biết đếnKhoa học
Desiderius Erasmus, Baruch Spinoza và Christiaan Huygens đều là người Hà Lan. René Descartes ở tại Hà Lan phần lớn thời gian sáng tạo của ông. Nói chung từ đầu thời kỳ Cận đại (Modern Times) rất nhiều nhà khoa học bị truy nã đã tìm được nơi tỵ nạn và khả năng làm việc tại Hà Lan. Lý thuyết về Xã hội học hiện đại đã hàm ơn người thành lập ra nó, Sebald Rudolf Steinmetz, nhiều khởi xướng quan trọng.Kiến trúc
Kiến trúc sư người Hà Lan đã có nhiều thúc đẩy quan trọng cho kiến trúc của thế kỷ 20. Đặc biệt nổi bật là Hendrik Petrus Berlage và các kiến trúc sư của nhóm De Stijl (Robert van't Hoff, J.J.P. Oud, Gerrit Rietveld). Trường phái Amsterdam (Michel de Klerk) đóng góp một phần đáng chú ý cho trường phái biểu hiện của kiến trúc.Sau Đệ nhị thế chiến vẫn nổi bật nhiều kiến trúc sư người Hà Lan. Aldo van Eyck và Herman Hertzberger đã tạo hình cho trường phái kết cấu (structuralism). Piet Blom được nhiều người đến qua các căn nhà có tính cách riêng biệt của ông.
Văn học
Trong Kỷ nguyên Vàng (De Gouden Eeuw) của Hà Lan, văn học cũng nở rộ bên cạnh hội họa mà trong số những người được biết đền nhiều nhất phải kể đến Joost van den Vondel và P. C. Hooft. Trong thời gian chiếm đóng của Đức (1940-1945) Anne Frank đã viết quyển nhật ký nổi tiếng trên thế giới của bà tại Amsterdam. Các tác giả quan trọng của thế kỷ 20 là Harry Mulisch, Jan Wolkers và Simon Vestdijk.Âm nhạc
Cuộc sống âm nhạc Hà Lan trong lãnh vực nhạc cổ điển đã không được tổ chức với mức độ của các quốc gia châu Âu khác trong một thời gian dài. Chỉ đến cuối thế kỷ 19 mới bắt đầu một cuộc chuyên môn hóa và nhiều dàn nhạc giao hưởng cũng như đoàn ca múa thành hình. Các nhà soạn nhạc quan trọng trong thế kỷ 20 là Julius Röntgen, Willem Pijper, Mathijs Vermeulen, Louis Andriessen, Otto Ketting, Ton de Leeuw, Theo Loevendie, Misha Mengelberg, Tristan Keuris và Klaas de Vries. Ban nhạc rock Hà Lan được biết đến nhiều nhất Golden Earring đã có hit lớn nhất của họ với bài "Radar Love" trong thập niên 1970. Cũng được biết đến trên thế giới là ban nhạc rock cổ điển Ekseption chung quanh Rick van der Linden.Hà Lan có một giới âm nhạc rất sống động trên một mức độ cao. Có rất nhiều nơi tổ chức và trong giới truyền thông các nhà nghệ sĩ được tạo cho khoảng không gian lớn. Những nhạc sĩ được thế giới biết đến thí dụ như là Anouk Teeuwe hay các nhóm Within Temptation và The Gathering (Band).
Từ một vài năm nay âm nhạc tiếng Hà Lan rất thành công. Các ban nhạc nổi tiếng nhất là Blof, là ban nhạc có bài hát được phát thanh nhiều nhất trong truyền thanh Hà Lan, và Acda en de Munnik, song ca bắt đầu được biết đến với những chương trình kỹ xảo nghệ thuật nhỏ. Các ca sĩ như Marco Borsato và Frans Bauer còn đạt được số lượng đĩa bán được cao hơn. Trong dòng nhạc rap, được nhiều người biết đến là Ali B và Lange Frans & Baas B.
Thắng cảnh
- Triển lãm hoa và vườn hoa Floriade
- Keukenhof
- Vườn quốc gia De Hoge Veluwe và Veluwezoon tại Veluwe
- Khu vực bảo vệ tự nhiên Texel
- Reeuwijkse Plassen tại Gouda
- Schiermonnikoog
Ẩm thực
- Đọc bài chính về ẩm thực Hà Lan.
Thể thao
Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan là một trong những đội tuyển hàng đầu thế giới ( 3 lần giành ngôi Á quân thế giới ). Giải VĐQG Hà Lan cũng là một trong 10 giải VĐQG lớn của châu Âu . Các CLB của nước này đã giành được 7 chiếc cúp C1 / UEFA Champions League Ajax Amsterdam , PSV Eindihoven , Feyenoord. Ngoài ra Hà Lan còn có 1 số VĐV tiêu biểu ở các môn thể thao khácĐọc thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hà Lan |
Tham khảo
- ^ “Netherlands official population clock” (bằng tiếng Anh). Cục Thống kê Hà Lan. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Netherlands” (bằng tiếng Anh). International Monetary Fund. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
- ^ “The Netherlands: The land » Relief”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
- ^ Rosenberg, Matt. “Polders and Dykes of the Netherlands”. About.com: Geography. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Holland or the Netherlands?”. Dutch Ministry of Foreign Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2011.
- ^ a ă â b Tài Liệu Cơ Bản Về Vương Quốc Hà Lan Và Quan Hệ Việt Nam Hà Lan
- ^ a ă http://www.atlantic.edu.vn/vi-vn/News/Detail/333/313/Dat-nuoc---con-nguoi-Ha-Lan.aspx
- ^ Netherlands - Wikipedia, the free encyclopedia
- ^ Giác Ngộ Online - Phật giáo phát triển mạnh trở thành tôn giáo đứng thứ ba ở Hà Lan
- ^ Thế giới
Liên kết ngoài
Tra Hà Lan trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary |
- Trang web chính thức của chính phủ Hà Lan (tiếng Anh)
- Trang web chính thức của hoàng gia Hà Lan (tiếng Anh)
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment