Friday, October 24, 2014

Chào ngày mới 25 tháng 10

Schlacht von Azincourt.jpg
CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 10. Wikipedia Ngày này năm xưa. Tết Hồi giáo tại một số quốc gia (2014); ngày Cộng hòa tại Kazakhstan (1990); tiết Đài Loan quang phục tại Đài Loan (1945). Năm 1415Chiến tranh Trăm Năm: quân Anh giành thắng lợi quyết định trước quân Pháp trong trận Agincourt (hình) tại đông bắc Pháp. Năm 1671 – Nhà thiên văn học Giovanni Domenico Cassini phát hiện vệ tinh Iapetus của sao Thổ. Năm 1881, Pablo Picasso, một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, được sinh ra ở Malaga, Tây Ban Nha. Năm 1971Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 2758, trục xuất đại diện của Trung Hoa Dân Quốc và trao vị trí thành viên của Trung Quốc cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2001 – Hệ điều hành máy tính cá nhân Windows XP được phát hành rộng rãi (GA).

Trận Agincourt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 50°27′49″B 2°08′30″Đ
Trận đánh Agincourt
Một phần của Chiến tranh Trăm Năm
Schlacht von Azincourt.jpg
Trận Agincourt, hình minh họa của thế kỷ 15
.
Thời gian 25 tháng 10 (ngày Thánh Crispin) năm 1415
3 tháng 11 năm 1415 nếu tính theo lịch mới
Địa điểm Agincourt, miền Đông Bắc nước Pháp [1]
Kết quả Thắng lợi quyết định của Quân đội Anh[2], các Hiệp sĩ Pháp bị hủy diệt.[3] Người Anh mở đầu 30 năm thống trị trên đất Pháp.[4]
Tham chiến
Royal Arms of England (1399-1603).svg Vương quốc Anh France moderne.svg Vương quốc Pháp
Chỉ huy
Royal Arms of England (1399-1603).svg Henry V của Anh
Royal Arms of England (1399-1603).svg Công tước xứ York  
Royal Arms of England (1399-1603).svg Thomas Erpingham
Royal Arms of England (1399-1603).svg Nam tước Camoys
France moderne.svg Charles d'Albret  
France moderne.svg Thống chế Boucicault  Đầu hàng
France moderne.svg Công tước xứ Orléans Đầu hàng
France moderne.svg Bá tước d'Alencon  


Lực lượng
Các ước tính ngày nay vào khoảng 6 nghìn người [5] đến 9 nghìn người.[6]
Khoảng 5/6 là lính bắn cung dài, 1/6 là các lính Kỵ binh đã xuống ngựa chiến đấu với áo giáp nặng.
Các ước tính ngày nay vào khoảng 36 nghìn người (tỉ lệ 6:1 với quân Anh)[7] đến 12 nghìn người (tỉ lệ 4:3 với quân Anh.[8]
Có khoảng 1 vạn Kỵ binh (khoảng 1.200 người trong đó trực tiếp chiến đấu trên lưng ngựa), nhiều ngàn Bộ binh, lính nỏ và lính bắn cung (số lượng chưa rõ).
Tổn thất
Ít nhất có 112 người tử trận, số người bị thương không rõ[2][7] Khoảng 7 nghìn – 1 vạn người tử trận và khoảng 1.500 quý tộc bị bắt[1][9][10]
.
Trận Agincourt hay còn được gọi là Trận Azincourt ở Pháp, là một chiến thắng lớn trong Chiến tranh Trăm Năm của quân Anh trước quân Pháp đông đảo hơn nhiều về mặt số lượng. Trận chiến diễn ra vào ngày thứ sáu 25 tháng 10 năm 1415 (ngày Thánh Crispin) tại một địa điểm gần Azincourt ngày nay, thuộc miền Bắc Pháp.[11] Đây là một toàn thắng của vua Henry V nước Anh và có ý nghĩa như một đòn giáng sấm sét của ông vào quân Pháp, bất chấp ưu thế to lớn về quân số của Pháp[12][13]. Không những gặp may mắn, mà lòng can trường của ông đã truyền cảm ba quân chiến đấu và thắng trận lừng danh này.[14] Với liên tiếp hai đợt tấn công của quân Pháp bị phá tan mà quân Anh chỉ có chút ít thương vong, trận Agincourt trở thành một trong những cuộc ác chiến "một chiều" nhất trong lịch sử nhân loại, một vụ tàn sát thê lương tầng lớp Hiệp sĩ phong kiến Pháp[15].[16] Được xem là cuộc đại thắng cuối cùng của quân Anh với cung dài trên đất Pháp,[17] toàn thắng tại Agincourt cũng được xem là một chiến tích đầu tay của ông vua cầm binh Henry V.[18] Trong văn học - lịch sử nước Anh, thắng lợi to tát của ông trong trận này - là tuyệt đỉnh cho cuộc tiến công nước Pháp của ông[19] - đã trở nên bất hủ,[20] góp phần làm nên niềm tự hào dân tộc Anh.[21] Với tầm trọng đại trong suốt lịch sử châu Âu,[4] chiến thắng oanh liệt này được coi là một biểu hiện cho chủ nghĩa anh hùng và binh thế của nước Anh,[14][22] làm nước Pháp lâm vào cảnh lụn bại, mất quá nhiều quý tộc (trong đó có cả bảy vương hầu[23])[1], và mở ra một thời kỳ mới của cuộc chiến tranh với thế thượng phong nghiêng hẳn về nhà Plantagenet cũng như 30 năm thống trị của Quân đội Anh trên đất Pháp.[4][24] Thắng lợi lừng vang này - có thể được xem là trận thắng ngoại bang lớn nhất của người Anh trước trận phá hạm đội Tây Ban Nha (1588)[25] - cũng khiến cho Henry V, nổi danh là "nhà chinh phạt tại Agincourt"[26][27] đã diệt sạch quân chủ lực Pháp mà hoàn toàn "giết tươi cái vinh hiển của Hiệp sĩ Pháp"[3][16], nắm được lợi thế rõ rệt và trở nên một anh hùng bất bại trong mắt người đời,[28][29] gắn chắc với niềm huy hoàng của nước Anh.[30] Và, sau đó ông đã phát huy thắng lợi bước đầu này bằng cuộc chinh phạt vùng Normandie và buộc nước Pháp phải cầu hòa,[31][32][33] lấy con gái của vua Pháp và con trai của họ được hứa hẹn sẽ nối dõi ngôi vua nước Pháp, tuy nhiên kế hoạch của ông đã không thể thực thi được sau khi ông qua đời.

Sơ lược

Henry V là người chỉ huy của quân Anh và cũng trực tiếp chiến đấu. Chính chiến thắng vẻ vang này đã gây nên danh thơm của ông - một trong những vị vua - chiến binh kiệt xuất nhất của nước Anh vào thời kỳ Trung Cổ[31], mặc dù thực chất, toàn thắng này nằm ngoài kế hoạch đánh Pháp của ông.[22] Bên phía quân Pháp, do vua Pháp lúc đó là Charles VI không đủ sức khỏe nên người trực tiếp chỉ huy là Nguyên soái Charles d'Albret và nhiều quý tộc Pháp thuộc phái Armagnac, do đó thảm họa Agincourt gây thiệt thòi nhất cho họ. Trận mưa tên của các cung thủ Anh dũng mãnh đã băm nát quân Pháp, trước khi hai bên lao vào đánh giáp lá cà một trận nảy lửa, trong đó quân Anh thắng thế và quân Pháp bị tàn sát thẳng tay, nhiều quý tộc có thế lực và quân lính Pháp bị người Anh tóm gọn.[34][35][36][37] Quân lính Pháp gặp bất lợi, chẳng thể chiến đấu nổi ở nơi bùn lầy trắc trở.[38] Lần lượt hai tuyến quân Pháp bị đổ vỡ[1].[17] Bản thân nhà vua Henry V xông pha chiến đấu mãnh liệt, giết địch ngay tại nơi chiến sự gay go nhất, loại được nhiều kẻ địch ra khỏi vòng chiến.[14][36] Ông đã diệt được địch và làm chủ được trận địa, còn quân Pháp đã tan vỡ khi đêm đến đúng như ông dự đoán[23][35][39]. Sau khi đánh tan nát quân Pháp, do lo sợ một đạo quân Pháp khác bọc hậu quân Anh nên ông đã truyền lệnh cho 200 cung thủ Anh triệt để hạ sát tù binh Pháp - phá vỡ truyền thống "quân tử" của người nam nhi thời phong kiến[39]. Bản thân nhóm quân Pháp này cũng dễ dàng bị quân Anh đánh cho tan nát và phải lui đi.[1][31][35] Quân Pháp không hề rút ra bài học từ đại bại ở trận Crécy hồi năm 1346, khiến cho Henry V - vốn đã bố trí ba quân theo kiểu hai đại thắng này[1] - toàn thắng trận này.[34] Nguyên soái Albret đã trận vong trong trận thua to ấy,[35] chính sự hiếu thắng và bất tuân của quân tướng dưới quyền ông đã khiến cho họ bị đại thảm bại trong trận này.[29] Cũng trong thảm họa lớn,[10] Thống chế Boucicault của Pháp bị bắt giải về nước Anh.[4] Đại bại ấy cũng cho thấy sự vô kỷ cương của Hiệp sĩ phong kiến Pháp.[38]
Chiến thắng oanh liệt ở trận Agincourt, cùng với các trận CrécyPoitiers, trở thành những chiến công hiển hách nhất của Nhà nước phong kiến Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm.[40] Nếu như trận Crécy đánh dấu mốc suy yếu của các Hiệp sĩ mặc giáp thì trận Agincourt - được xem là thắng lợi của tinh thần kỷ cương và tài nghệ của cung thủ Anh trước lòng dũng cảm nhưng vô phép của Hiệp sĩ Pháp[15] - đánh dấu sự sụp đổ của lối đánh phong kiến này.[34] Đại thắng ở Agincourt thậm chí còn nổi tiếng hơn cả hai thắng lợi nêu trên, tận diệt quý tộc Pháp chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ.[15][22] Chiến thắng này của quân Anh trở nên một trong những trang sử vàng son của lịch sử quân sự thế giới, như một trong những thắng lợi chấn vang nhất mà sử cũ ghi lại được, và được coi là một chiến thắng uy vũ điển mẫu theo kiểu Anh, qua việc nhà vua "lấy ít thắng nhiều".[31][35][41] Thậm chí chiến công này còn được xem là một trận "lấy ít thắng nhiều" vang danh nhất trong lịch sử Anh.[42] Dẫu chiến thắng to lớn này của quân tướng Anh là nhờ có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng của Henry V trước khi lên đường đánh Pháp, việc ông đại phá cường địch đã khiến cho người đương thời hết sức là bất ngờ.[19] Nhà vua nước Anh thắng trận đã tóm gọn được nhiều nhà quý tộc phong kiến Pháp - thể hiện sự tan tành của khát vọng Hiệp sĩ hào hùng tại Pháp thời đó.[12][34] Quân Anh kiên dũng, sau cuộc chiến đấu gian nan mà thắng lợi huy hoàng của họ, chỉ mất có chút ít quý tộc phong kiến và binh sĩ (một chiến quả thần kỳ của họ, cho thấy tổn thất nhỏ hơn hẳn chiến thắng của họ[30][35]), trong khi xác quân Pháp mà chủ yếu là quý tộc thì chất cao thành núi.[19][36] Không những nhân tố quyết định là sự có lợi địa thế Agincourt đối với quân Anh[31], trận chiến được nhớ tới (hơn cả trận Crécy và trận Poitiers) với sự sử dụng cung dài với số lượng lớn của quân Anh, đa phần là các cung thủ người Anh và xứ Wales, đã hạ đo ván đoàn Kỵ binh Pháp và quyết định cho đại thắng, như thể Chúa quan phòng cho Henry V phá Pháp[1][22][28][35]. Chiến công lớn ấy chứng tỏ sự bất bại của cung thủ Anh thời Trung Cổ.[37] Bản thân nhà vua cũng ấn tượng với chiến quả này - sự chứng nhận tính đúng đắn của các chiến thuật của Anh hồi ấy[4][38]. Chính cung dài không những đóng góp lớn cho chiến thắng ti tát tại Agincourt mà cũng khiến cho nước Anh trở thành cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu trong đêm trường Trung Cổ, hơn hẳn Pháp.[31] Ngoài cung thủ, thắng lợi vang dội này cũng được coi là nhờ có lực lượng Bộ binh Anh.[43] Các Hiệp sĩ giờ đây đã mất đi vai trò chủ đạo trong quân đội các quốc gia Tây Âu thưở ấy,[34] và chiến thắng rực chói của quân Anh trong trận này - đỉnh cao chói lọi của cung thủ trong chiến trận[22] - cũng khiến cho phe thân Anh của Quận công xứ Burgundy chiếm ưu thế trong chính quyền phong kiến Pháp.[1] Trong khi người đương thời coi đại thắng là nhờ Thiên Chúa đã quan phòng cho Henry V và cả nước Anh,[19][29] sau chiến thắng nghìn thu này ông thừa thắng kéo rốc đại binh cùng với đống chiến lợi phẩm vào vùng Calais, xong rồi ca khúc khải hoàn trở về kinh thành Luân Đôn trong niềm hân hoan của thần dân, và nhanh chóng trở nên một nhân vật huyền thoại trong lịch sử.[1][2][14][23] Bề tôi cũng kính nể và tin cẩn tuyệt đối vào vị vua chiến thắng.[29] Sau đại thắng, không những được nhân dân Anh mến mộ mà ông còn trở nên một Bá vương của châu Âu hồi ấy, với sức mạnh ở Pháp không kém ở Anh.[30][32] Triều đình Pháp sau thảm họa này - một trong những đại thảm bại của Pháp trong mối thù truyền kiến với Anh[44] - chỉ còn có thể kỳ vọng vào một "Phép lạ" để giành lại đất nước.[15] Bên cạnh nỗi khổ đau của người Pháp chiến bại, người Anh nhiệt liệt hân hoan, và Triều đình càng thêm ủng hộ Henry V đánh Pháp sau đại thắng này - một thắng lợi vẻ vang đã cho họ thấy rõ tầm quan trọng cao của chiến dịch phạt Pháp.[27][35] Với giá trị to lớn về chiến lược và tinh thần, chiến công lớn của ông tại Agincourt phá Pháp đã góp phần củng cố quyền lực cho nhà Lancaster.[45][46] Trận chiến này cũng trở thành tâm điểm trong vở kịch nổi tiếng Henry V của William Shakespeare. Dẫu có là hư cấu, Shakespeare đã ca ngợi chiến thắng vẻ vang ấy,[47] khắc họa hình ảnh của ông vua dũng lược và nêu ra tầm quan trọng của tình đoàn kết giữa nhà vua và ba quân đối với toàn thắng này.[14]

Chiến dịch

Tại nước Anh, Quốc vương Henry V lên nối đại thống vào năm 1413, mở ra một bước ngoặt cho cuộc Chiến tranh Trăm Năm[48]. Ông đã phát động chiến dịch phạt Pháp sau nhiều nỗ lực thương lượng không thành với người Pháp. Ông đòi hỏi danh hiệu vua Pháp thông qua thân thế của ông cố mình là Edward III, mặc dù thực tế thì các vị vua Anh sẽ sẵn sàng từ bỏ lời đòi hỏi này nếu người Pháp chấp nhận chủ quyền Anh ở Aquitaine và một số vùng khác thuộc Pháo (nội dung Hòa ước Bretigny).[49] Lúc đầu, Henry V triệu tập một hội đồng vào mùa xuân năm 1414 để thảo luận về việc gây chiến với Pháp, nhưng các quý tộc muốn ông thương lượng thêm và giảm bớt các yêu cầu. Trong các cuộc thương lượng sau đó, Henry bảo sẽ từ bỏ lời đòi hỏi ngôi vua Pháp nếu phía Pháp trả 1.6 triệu cua-ron từ vấn đề tiền chuộc của vua John II (bị bắt giữ trong trận Poitiers thưở năm 1356), và phải thừa nhận chủ quyền Anh ở các vùng Normandy, Touraine, Anjou, Brittany, Flanders, và Aquitaine (các lãnh thổ từ tận thời Henry II hơn 200 năm về trước). Henry sẽ cưới công chúa Catherine của Charles VI và nhận 2 triệu cua-ron của hồi môn. Người Pháp chỉ chấp nhận ở mức hôn nhân với Catherine, của hồi môn 600.000 cua-ron, và một vùng Aquitaine được mở rộng thêm. Cuộc thương lượng đi vào bế tắc và người Anh cho rằng phía Pháp không tôn trọng các điều khoản họ đưa ra, cũng như là xúc phạm đến vua Henry V.[50] Tháng 12 năm 1414, quốc hội Anh được thuyết phục để cho Henry V "khoản tiền trợ cấp gấp đôi", một loại thuế gấp hai lần bình thường, để ông có thể đòi hỏi lại quyền thừa kề từ nước Pháp. Vào ngày 19 tháng 4 năm 1415, Henry lại đề nghị hội đồng cho phép chiến tranh với Pháp, và lần này được chấp thuận.[51]
Như thế là vị tân vương đã tiếp tục cuộc Chiến tranh Trăm Năm mà nhà vua Edward III phát động từ hồi năm 1337, với mong muốn khôi phục thế thắng cho Anh Quốc[14][22]. Và quả thật, triều đại ông gắn chặt với niềm huy hoàng của nước Anh thời buổi ấy,[30] khi nước Pháp đang lâm vào khủng hoảng tài chính và hỗn độn thậm tệ.[33] Đoàn quân của vua Henry V tới miền bắc nước Pháp vào ngày 13 tháng 8 năm 1415 và vây hãm cảng Harfleur với một quân đội khoảng từ 1 vạn[34] cho đến 12 nghìn người. Đương thời, người Pháp thường coi nguyên nhân của cuộc chiến là do sự hung bạo của quân Anh, và các nhà chép sử nước Pháp cũng lên án Henry V như họ đã làm với Edward III. Nhưng thực chất không phải là như vậy. Thực sự là vua Henry V có tham vọng và khát khao thắng lợi ở Pháp, nhưng ông chưa hề lập kế hoạch đánh một trận như Agincourt. Ông chẳng qua là muốn mở chiến dịch theo hai đường thủy bộ, nhằm tái gầy dựng lực lượng thủy binh Anh. Vả lại, cuộc chiến chinh cũng kho6g phải là vô căn cứ do thủy quân Pháp đã vài lần cướp phá bờ biển Anh Quốc trước đó.[22] Cuộc vây hãm kéo dài lâu hơn dự kiến, và nơi đây chỉ đầu hàng vào ngày 22 tháng 9. Quân Anh đóng tại đây cho tới ngày 8 tháng 10. Thời gian có thể tiến hành các hoạt động quân sự đã hết (sắp tới mùa đông), và quân Anh cũng đã chịu khá nhiều thương vong vì dịch bệnh. Thế nhưng thay vì rút quân thẳng về Anh và chấp nhận việc chỉ thu được duy nhất một thành phố trong đợt ra quân lần này, Henry V quyết định hành quân (với khoảng 9 nghìn binh sĩ) xuyên qua vùng Normandy để tới lãnh địa của Anh tại miền bắc Pháp là Calais. Mục đích của cuộc hành quân là để chứng tỏ sự hiện diện của mình ngay trước mặt kẻ thù, và khẳng định rằng lời đòi hỏi ngôi vua của ông không hề mơ hồ và không hề chỉ mang tính lịch sử (hiểu là: một vài vua Anh trước Henry V cũng đều tuyên bố quyền thừa kế ngôi vua Pháp, nhưng đó chỉ là những đòi hỏi hữu danh vô thực dựa vào thân thế lịch sử của họ, còn Henry muốn chứng tỏ là ông đủ khả năng để thực sự làm chuyện đó).[52] Ông cũng muốn dùng cuộc tiến quân như một lời khiêu chiến với vị Thái tử (dauphin) của Pháp, người đã không trả lời khi Henry V thách thức ông ta tại Harfleur.[53]
Nhà vua nước Anh đã trục xuất hết dân chúng ở Harfleur, và ông đưa người Anh vào đó sinh sống.[1] Trong lúc quân Anh vây hãm, người Pháp đã tập hợp được một đội quân ở Rouen. Đó không hoàn toàn là một quân đội kiểu phong kiến, mà là một quân đội được trả lương theo kiểu tương tự người Anh. Phía Pháp hy vọng sẽ tuyển mộ được 9.000 quân, nhưng họ không kịp tới cứu Harfleur. Trong quá trình chinh chiến, Henry V cũng đốt phá các nông trang ở Pháp, bởi lẽ ông cho rằng chiến tranh mà không có khói lửa thì cũng chẳng khác gì thức ăn thiếu gia vị.[1] Sau khi ông tiến quân về phía bắc, quân Pháp cũng di chuyển để phong tỏa họ dọc sông Somme. Henry buộc phải di chuyển về phía nam, xa khỏi Calais, để tìm một chỗ cạn. Ông cuối cùng cũng vượt qua được sông Somme tại nam Péronne, ở Béthencourt và Voyennes,[54][55] và tiếp tục hành quân lên phía bắc. Không có sông bảo vệ, người Pháp e ngại việc tiến hành giao chiến.
Ban đầu một nhà chép sử Pháp phải kinh hồn trước quân số của ông[22], nhưng sau vài tuần chinh chiến, nhà vua Henry V chỉ còn có ít nhất là 3 nghìn binh sĩ[34]. Quân Pháp theo sát quân Anh trong lúc kêu gọi thêm nhiều quý tộc từ các vùng tới giúp sức. Ngày 24 tháng 10, hai đội quân đã giáp mặt nhưng quân Pháp không đánh vì muốn chờ thêm nhiều quân hơn. Hai đội quân nghỉ đêm trên đất trống và người Pháp đưa ra thêm nhiều lời thương lượng để trì hoãn, nhưng Henry quyết định tiến lên và bắt đầu một cuộc chiến mà ông có lẽ cũng không mong muốn hoặc muốn đánh theo kiểu phòng ngự (như kiểu trận Crécy). Lúc đó quân Anh có rất ít thực phẩm, vừa phải di chuyển 260 dặm trong 2 tuần rưỡi, đang bị nạn kiết lỵ, và phải đối mặt với nhiều quân Pháp được trang bị tốt hơn. Thế nhưng lúc này quân Pháp đã chặn đường về Calais để trú thân của quân Anh, và trì hoãn thêm trận chiến sẽ chỉ làm quân Anh suy yếu thêm và tạo điều kiện cho thêm nhiều toán quân Pháp tới tham chiến.[56]

Lực lượng hai bên

Quân đội Anh

Để huy động lực lượng cho chiến dịch Agincourt, Henry V đã dựa vào hệ thống "khế ước", đây là một tài liệu liệt kê tên của các hiệp sĩ và binh sĩ. Khế ước đã thay thế phương pháp huy động quân đội qua nghĩa vụ phong kiến trước đó trong thời trị vì của Edward III. Nghĩa vụ Phong kiến chỉ giới hạn trong 40 ngày trong một năm, nó không tương xứng với một chiến dịch chiến đấu ở Pháp.[57] Vì vậy, để huy động quân đội một cách có hiệu quả, nhà vua thường phải làm việc với các nhà thầu của mình. Thường thì các chư hầu phong kiến​​của nhà vua là các lãnh chúa, hiệp sĩ và hộ sỹ, nhưng họ phục vụ để nhận được chi trả bằng tiền. Vì vậy, người anh em trai của nhà vua, Humphrey, Công tước xứ Gloucester, đã ký hợp đồng để huy động 200 tay thương (gồm các kị sỹ và các tùy tùng của họ) để tạo thành một đội quân của chính ông ta – đội quân này gồm sáu hiệp sĩ, 193 hộ sỹ và 600 cung thủ đi ngựa. Đến ngày giao tranh tại Agincourt, sự khắc nghiệt của chiến dịch đã họ xuy giảm xuống còn 162 tay thương, 406 cung thủ cưỡi ngựa. Một hộ sỹ ở cấp trung bình, chẳng hạn như Thomas Chaucer cung cấp 14 tay thương, 62 cung kị và 60 cung bộ. Ở cấp thấp nhất, Lewis Robbesard, một hộ sỹ, mang theo đoàn tùy tùng nhỏ của mình chỉ gồm ba cung thủ đi bộ.Đoàn tùy tùng, nghĩa là những người luôn đi theo chủ nhân của họ, đây là nền tảng cơ bản để xây dựng một đội quân theo tiếng Anh là "host".[58] Liên kết giữa các lãnh chúa có nghĩa là có ít người hơn được chỉ huy một cách hiệu quả từ vị chỉ huy phong kiến ​​cấp trên. Quân đội Anh được tổ chức thành đội hình 3 đạo rõ ràng trong cả hành quân và chiến đấu: đó là đạo tiên phong, trung tâm và hậu đội. Trong trận chiến, binh sỹ chiến đấu dưới ngọn cờ của chúa tể của họ, đến lượt những người này lại chiến đấu theo hiệu lệnh của vị chỉ huy của trận chiến. Trong kiểu tổ chức như thế này thì việc chỉ huy và kiểm soát là rất yếu kém. Không có hệ thống thống nhất để đưa ra các mệnh lệnh bằng miệng. Các mệnh lệnh để di chuyển được chuyển tới bởi những tiếng la hét của các sỹ quan và thúc đẩy các hàng quân tiến theo hướng mà họ mong muốn. Điều này có nghĩa rằng sự cơ động của quân bộ trên chiến trường rất chậm chạp và mang đầy tính thận trọng, trong trường hợp các hàng ngũ bộ binh bị trở nên nhầm lẫn thì Henry V đã làm một vài điều để chứng tỏ khả năng nhận thức tình hình nhạy bén của ông tại Agincourt.[59]

Quân đội Pháp

Mặc dù họ sử dụng một hệ thống tương tự như lettres de retenue để nâng cao và duy trì quân đội, chế độ quân chủ Pháp đã không tiến xa theo kiểu tổ chức bằng hợp đồng quân sự như người Anh.[60] Người Pháp có xu hướng chiến đấu trong lãnh thổ của mình, và thường thiên về phòng thủ, do đó, không phải là cần phải phát triển loại cơ chế này. Phục vụ phong kiến và arrière ban (nghĩa đen lệnh gọi quân dự bị),[61] một bổn phận chung đối với tất cả các thần dân. Vào đầu thế kỷ 15 nhìn chung thì việc làm nghĩa vụ thường được thay thế bằng một khoản thanh toán tiền mặt, hoặc bằng việc cung cấp cho các đội quân đồn trú tại các thị trấn. Rõ ràng là Paris đã đưa ra đề nghị cung cấp 6.000 lính bắn nỏ và lính mang khiên cho chiến dịch 1415, mặc dù nó đã bị từ chối bởi các chỉ huy người Pháp – những con số rất lớn những chủ đất phong kiến và chư hầu của họ vốn đã kéo đến Rouen được coi là quá đủ cho trận chiến. Trong thực tế, việc tập hợp một đội quân quá lớn là một vấn đề gây nhức đầu một cách đáng kể về hậu cần cho người Pháp. Những đại úy có kinh nghiệm như Thống chế Boucicault muốn có một đội quân nhỏ thôi nhưng được trang bị tốt và có kỷ luật tốt. Mặc dù vậy vẫn có nhiều nghìn lính bộ binh được tập hợp từ các địa phương đã kéo đến tập trung tại Ruisseauville – ngay phía bắc của Agincourt,[62] mặc dù họ đã không tham gia tí nào vào trận chiến.Cấu trúc chỉ huy quân đội của người Pháp được cho là tương tự như của người Anh. Trong thực tế, như chúng ta sẽ thấy nó bị phá vỡ hoàn toàn, mặc dù không phải là do thiếu các kế hoạch chiến đấu mà là do chọn những phương án cực kỳ bất hợp lý.

Bố trí đội hình


Sơ đồ trận Agincourt
Trận chiến diễn ra trên một dải đất hẹp trống trải giữa rừng Tramecourt và Agincourt (gần làng Azincourt ngày nay). Quân Pháp đóng ở phía bắc để chặn đường tiến về Calais của quân Anh.

Bố trí của quân Anh

Rừng cây rậm rạp khiến cho vua nhà Henry V và đoàn quân của ông phải dừng bước, ngoài ra một số lính canh cũng báo cho vua biết về một "lũ giặc" đông đúc ở phía trước.[36][63] Quân Anh xưng tội trước khi tiến hành trận đánh, như phong tục lâu nay của họ.[64] Có một ít người lính thì nghỉ ngơi, trong khi đại đa số quân sĩ Anh khẩn cầu Thiên Chúa.[36] Bản thân nhà vua cũng rất mực mộ đạo, và ông để tóc ngắn. Ông bỏ ra hàng tiếng đồng hồ để cầu nguyện và coi Thánh George - một vị Thánh giỏi đánh trận, là tấm gương sáng cho mình noi theo. Các chiến sĩ Anh cũng đeo "Hồng Thập tự" của Thánh George, như một biểu hiện của tinh thần ái quốc Anh ít nhất là kể từ sau cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất vào năm 1099.[14] Không một người lính Anh nào nghĩ chuyện đầu hàng với chả thoái binh.[23] Lo lắng việc quân địch có thể đột kích bất ngờ, và muốn quân lính thật tập trung, ông truyền lệnh cho họ phải hoàn toàn im lặng trong đêm trước trận chiến, ai bất tuân sẽ bị hình phạt là cắt một tai. Ông cũng bảo với binh sĩ rằng mình thà chết trên chiến trường còn hơn là bị bắt sống và đòi tiền chuộc, kích động lòng quả cảm của toàn quân.[36][65] Ông thân hành tới từng trại lính một, quân lính nồng nhiệt đáp lễ nhà vua. Đương khi ấy, ông nghe một số quý tộc than rằng giá như những người còn đang ở quê hương tới đây ở hỗ trợ họ, ông phán quyết:[36]
Không đâu, hỡi quan tướng, Trẫm không thể nào kiếm thêm người ở đây, và nếu như Chúa Trời bằng lòng ban lại thắng lợi cho chúng ta, quân số của chúng ta thì nhỏ bé hơn mà vinh quang của chúng ta thì to tát hơn.
—Henry V
Trước các dũng binh Anh Quốc, ông nói tiếp: "Và, nếu chúng ta thua trận, chúng ta sẽ khó mất nước hơn. Nhưng chúng ta quyết không thể nào thất bại; các Khanh hãy chiến đấu chừng nào có thể, và đến tối nay cái thanh danh của đám giặc hùng hổ kia sẽ hoàn toàn chết trụi".[23] Sớm ngày 25 tháng 10 năm 1415, theo như đại thi hào Shakespeare thì Quốc vương Henry V đọc bài diễn văn, qua đó nêu lên tình đoàn kết trong chiến đấu giữa các chiến sĩ, tuy nhiên điều này chắc hẳn là không có thật. Chỉ biết rằng, rạng sáng ngày hôm ấy, ông làm một chuyện hết sức là nổi bật. Ông khoác lên bộ chiến bào của ông một chiếc vương bào, trong đó có in hình ba con báo - vốn dĩ không chỉ là một biểu tượng của nước Anh mà còn là huy hiệu của các vị vua nước Pháp. Hành động này đã lôi cuốn mãnh liệt những người lính Anh đang sắp phải đương đầu với kẻ cường địch.[14] Ông cũng dàn quân (1.500 bộ binh và 7.000 cung thủ) trên 750 yard đất trong dải đất hẹp. Quân Anh được chia thành ba phân đội, quân tiên phong do Công tước xứ York (tức Edward) chỉ huy, lực lượng chính do Henry chỉ huy và hậu quân do tướng Camoys chỉ huy. Một hiệp sĩ thân tín và nhiều kinh nghiệm là Thomas Erpingham giữ nhiệm vụ sắp xếp cung thủ.[66] Quân Anh bố trí như thường lệ là cung thủ ở hai bên cánh, các hiệp sĩ và bộ binh ở giữa. Có thể cũng có thêm vài cung thủ được xếp vào giữa. Lực lượng Bộ binh Anh mặc giáp và được xếp đứng cạnh nhau theo bốn lớp. Cung thủ Anh ở hai cánh cắm thêm cọc gỗ để cản trở kỵ binh địch. Chiến thuật này có lẽ học từ quân Thổ Ottoman trong trận Nikopolis năm 1396.[Ghi chú 1] Ông cũng động viên toàn quân, nhấn mạnh vào sự đúng đắn trong mục tiêu của ông, và nhắc lại những thắng lợi ngày xưa mà các vua Anh đã giành được trước người Pháp. Các nguồn sử từ Burgundy cho rằng ông đã kết thúc bài hiệu triệu bằng việc bảo với binh lình của mình rằng quân Pháp đã khoe khoang là sẽ cắt hai ngón trong bàn tay phải của các xạ thủ Anh, để họ không bao giờ có thể bắn cung nữa (không rõ chuyện này có đúng không, vì rằng thời đó nếu binh sĩ bị bắt giữ mà không đáng giá tiền chuộc thì thường bị giết luôn).[67] Quân Anh vốn nắm giữa bãi chiến địa lấm bùn và hẹp hòi - một điều có lợi rất lớn cho Henry V: đương nhiên là ông bị áp đảo về mặt quân số, nhưng ông không thể nào bị đánh tạt sườn.[14]
Như một chiến binh thời Trung Cổ, ông tiến lên phía trước ba quân mà không hề thúc ngựa, để nêu cho sĩ tốt biết ý muốn của ông là đánh một trận ngay trên bộ.[14]

Bố trí của quân Pháp

Trong lúc ấy, quân Pháp rất tự tin là mình sẽ đại thắng quân Anh, và rất háo hức xung trận. Quân Pháp cho rằng họ sẽ thắng, không chỉ là vì quân của họ mạnh hơn, sung sức hơn và trang bị tốt hơn, mà còn là vì rất nhiều kỵ sĩ quý tộc cho rằng mình có thể đánh bại dễ dàng các cung thủ Anh, những người mà họ xem như là không có ý nghĩa quan trọng trên chiến trường. Sử gia Edmond de Dyntner viết là "mười quý tộc Pháp chống lại một người Anh", tức bỏ qua hoàn toàn số lượng cung thủ.[68] Giới quý tộc Pháp mở tiệc linh đình, giở trò giễu cợt quân lực Anh và còn cá cược nhau xem ai sẽ là người bắt sống được vị Quốc vương nước Anh.[14]
Đoàn hùng binh Pháp tại Agincourt, chủ yếu là nhờ vào chi phí của các lãnh chúa phái Armagnac, là hậu quả của sự thất bại của các cải cách dưới triều vua Charles V, qua đó Quân đội Pháp ít ỏi nhưng tinh nhuệ hơn.[69] Quân Pháp xếp theo ba hàng (hiểu là cả một phân đội chứ không phải là một hàng ngang duy nhất). Hàng đầu do Nguyên soái D'Albret, Thống chế Boucicault, và các Công tước xứ Orléans và Bourbon chỉ huy, với một số kỵ binh bên cánh do Bá tước xứ Vendôme và Clignet de Brebant chỉ huy. Hàng thứ hai nằm dưới quyền Công tước xứ Bar và Alençon, cùng Bá tước xứ Nevers. Hàng thứ ba do các Bá tước xứ Dammartin và Fauconberg chỉ huy.[70] Sử gia Burgundy là Jehan de Waurin viết rằng quân Pháp có 8.000 binh sĩ, 4.000 lính bắn cung và 1.500 lính bắn nỏ ở tiền quân. Hàng thứ hai có số lượng tương tự, còn hàng cuối cùng gồm tất cả phần còn lại.[71] Nguồn khác nói có 4.800 quân ở hàng đầu, 3.000 quân ở hàng thứ hai, với thêm hai cánh khoảng 600 kỵ binh, nhưng không nói tới hàng thứ ba.[72]
Có khoảng 8.000 quân Thiết kỵ của Pháp xuống ngựa để chiến đấu, và cần phải tiếp cận quân Anh để đánh cận chiến. Nếu họ tiếp cận được thì sẽ áp đảo quân Bộ binh Anh với tỉ lệ có thể lên tới 5 trên 1, và cung thủ Anh cũng không thể bắn gần được vì sẽ dễ trúng phải chính quân mình. Nhiều người trong quân Pháp (cả quý tộc và binh sĩ) có cha ông từng bị sỉ nhục trong những trận đại bại ở CrécyPoitiers nên họ rất quyết tâm báo thù. Nhiều nguồn sử Pháp nhấn mạnh rằng các quý tộc Pháp quá hăng hái trong việc đánh bại người Anh (và đòi tiền chuộc từ tù binh) đến mức khăng khăng đòi lên hàng đầu, bất chấp ý kiến của các tướng lĩnh và các hiệp sĩ nhiều kinh nghiệm.[73]
Có vẻ như có nhiều ngàn quân Pháp ở hậu quân, bao gồm cả những người hầu và người bình dân mà phía Pháp không muốn, hoặc không thể bố trí vào hàng ngũ. De Waurin cho rằng tổng số quân Pháp là 50.000 người. Ông cũng nói rằng người Pháp có nhiều lính bắn nỏ và bắn cung nhưng lại không cho họ bắn vì không đủ chỗ đứng trên địa hình chật hẹp này (để dành chỗ cho các kỵ sĩ và bộ binh).[74] Lực lượng hậu quân này không tham gia gì nhiều vào trận đánh, các nguồn sử của Anh và Pháp đều đồng ý rằng họ đã tháo chạy hết sau khi thấy quá nhiều quý tộc Pháp bị giết và bắt sống.

Địa hình

Chiến trường của trận đánh này vẫn còn đang được tranh cãi rằng liệu nó có phải nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả trận đánh hay không. Địa hình vùng đất vừa mới bị cày xới và được viền bởi rừng là có lợi cho quân Anh vì nó hẹp và có lớp bùn dày mà các hiệp sĩ Pháp buộc phải đi bộ qua.[75]
Loạt chương trình Battlefield Detectives của kênh History Channel đã có một số ý kiến về sự nhỏ hẹp của địa hình. Bộ binh Anh đứng sát với nhau, trong khi quân Pháp chia thành ba lớp theo chiều dọc và không thể đưa tất cả binh lực vào tham chiến cùng một lúc, cũng như là không thể bọc sườn quân Anh.[76] Khi những đợt quân của hàng đầu gục ngã cũng làm đường tiến lên của người Pháp thậm chí còn tắc nghẽn hơn, có một số phải đi bộ để vượt qua những người đã ngã xuống. Các nguồn sử miêu tả cuộc chiến cũng nói là quân Pháp đã tràn lên quá đông tới nỗi tự làm vướng chân tay mình trong một địa hình nhỏ hẹp như vậy.[77]
Việc trận chiến diễn ra trên một địa hình bùn lầy đã khiến quân Pháp vô cùng mệt mỏi khi phải lội qua bùn trong khi vẫn mang giáp trụ nặng. Quân Pháp được miêu tả là bị ngập bùn tới đầu gối, còn sử gia Barker cho rằng một số thậm chí là bị ngập tới mũ.[78] Sự mệt mỏi và sự giới hạn vận động của họ đã khiến họ dễ dàng trở thành mục tiêu cho cung thủ Anh, hoặc thất bại trong những trận đánh cận chiến với bộ binh Anh.
Chiến trường Agincourt ngày nay, nay thuộc vùng Nord-Pas-de-Calais, tỉnh Pas-de-Calais, Cộng hòa Pháp
Ảnh:Troyeseffigy

Chiến đấu

Những chuyển động mở đầu


Buổi sáng trước trận Agincourt, tranh của John Gilbert
Vào sáng 25 tháng 10, quân Pháp vẫn đang chờ thêm nhiều binh sĩ tới. Công tước xứ Brabant (khoảng 2.000 quân),[79] Công tước xứ Anjou (khoảng 600 quân),[79] và Công tước xứ Brittany (khoảng 6.000 quân)[80] đều đang trên đường tới. Điều này làm quân Pháp không biết có nên tiến lên chưa. Trong vòng ba giờ đầu chưa có chiến đấu gì, cả hai đội quân chỉ dàn trận chờ đợi nhau.[81] Người Pháp đã chặn đường lui của Henry nên chẳng lấy gì làm vội. Họ còn cho rằng quân Anh sẽ tự bỏ chạy khi thấy phải chiến đấu với quá nhiều vương hầu Pháp.[82]
Quân của Henry V thì trái lại đang mệt, vì vậy mà ông quyết định phải chủ động hơn. Henry V đánh liều cho quân đội bỏ vị trí định trước và di chuyển tới phía trước.[83] Việc này đòi hỏi phải nhổ những cây cọc mà họ đã cắm sẵn để bảo vệ các cung thủ và đưa tới vị trí mới (cọc là một cải tiến của quân Anh, ta đều nhớ là trong trận Crécy thì cung thủ của họ chỉ được bảo vệ bởi các chướng ngại vật tự nhiên). Thực chất, sự bày binh bố trận của vị vua nước Anh cũng chính là dựa vào hai trận thắng lừng vang tại Crécy và Poitiers khi trước.[1] Nếu quân Pháp tấn công vào thời điểm đang di chuyển cọc thì rất có thể quân Anh sẽ bị đánh bại. Mặc dù vậy thì quân Pháp đã không đánh giá đúng tình hình này và bỏ qua cơ hội. Họ chỉ có "chết đứng như Từ Hải" chứ không hề gây phiền toái gì cho các chiến sĩ Anh đang tiến bước.[34] Như vậy là vua Henry V đã đạt được thắng lợi ban đầu cho cuộc vận động của quân đội ông.[1]
Quân Pháp lúc đầu định để cung thủ ở phía trước các binh sĩ, nhưng rồi cuối cùng họ lại xếp họ xuống phía sau. Lực lượng lính bắn cung và nỏ này hầu như không tham gia gì nhiều, cùng lắm chỉ là một đợt tên mở màn. Kỵ binh Pháp có thể hủy diệt hàng ngũ quân Anh nếu tấn công trong lúc họ đang di chuyển cọc, nhưng thực tế là họ chỉ xông lên sau loạt tên đầu tiên của quân Anh. Không rõ đó là vì người Pháp chờ đợi quân Anh sẽ lao lên tấn công (và bị bất ngờ khi quân Anh bắn tên từ vị trí phòng thủ mới, ở gần họ hơn)[Ghi chú 2] hay đơn giản là vì kỵ binh Pháp không phản ứng kịp với tình hình. Các sử gia Pháp cho rằng đợt tấn công đầu tiên của kỵ binh Pháp là không đủ quân số, một số người đang đi sưởi ấm và một số đang cho ngựa ăn.[84] Dù sao đi nữa thì cung thủ Anh cũng đã cắm xong cọc và là những người mở màn trận đánh. Thực chất, quân Pháp rất khiếp sợ binh chủng này của quân Anh. Thời bấy giờ, cung thủ Anh là lực lượng cung thủ nhà nghề và tinh nhuệ nhất trên toàn cõi châu Âu, được trả thù lao đúng đắn,[14] không rõ có phải do Thiên Chúa quan phòng cho Henry V hay không mà các cung thủ đã thể hiện sức mạnh khủng khiếp trong trận này.[35]

Kỵ binh Pháp tấn công

Sau loạt tên mở màn của quân Anh, lực lượng Kỵ binh Pháp mặc dù chưa đủ lực lượng và sắp xếp còn lộn xộn nhưng vẫn xung phong tấn công các cung thủ. Và đó là một thảm cảnh cho họ khi các kỵ sĩ không thể bọc sườn các cung thủ Anh (do địa hình), và cũng không thể xông qua hàng rào cọc đang che chở các cung thủ. John Keegan nói là tác dụng chính của các cung thủ cung dài là ở chỗ họ bắn trúng lưng và bên sườn ngựa, làm chúng lồng lên.[85] Trong trường hợp, hai cuộc tấn công này không gây đủ sức ép mãnh liệt. Người ta nghi ngờ liệu Kỵ binh Pháp có thể tăng được tốc độ lên nhiều hơn qua những thửa ruộng mới được cày cấy gần đó với lượng nước mưa thấm xuống đất. St Remy đã thu thập được rằng mặt đất đã trơn trượt như thế nào-có thể ông đã thu thập được từ các ghi chép của cuộc tấn công của William Saseuse. Ông được mô tả như một hiệp sĩ dũng cảm, người khuyến khích người của mình phi ngựa lao thẳng về phía những cọc nhọn của các cung thủ. Mặt đất rất mềm làm cho những chiếc cọc ghỗ đổ xuống, cho phép lực lượng tấn công có thể rút lui với sự mất mát chỉ với ba kị sỹ. Nhưng rõ ràng không phải tất cả các cọc ghỗ đã đổ xuống hoặc người Pháp đã phá vỡ xuyên qua các cung thủ. Các cọc ghỗ được dựng làm hàng rào phòng thủ đã được mô tả là vô hiệu hóa sức tấn công của một cuộc tấn công cực kỳ nặng nhọc. Nguyên soái d'Albert làm thế nào đây nữa cũng không thể ngăn ngừa nổi các quý tộc phong kiến Pháp ào lên tiến công để mà chuốc lấy quả đắng.[1] Cung dài trở thành khẩu "súng máy" của lực lượng Quân đội Anh thời phong kiến, với tầm bắn hết sức là chính xác, trong khi lại không đắt đỏ gì mà khiến cho người chủ nhân của nó vượt xa các Hiệp sĩ địch trên tử địa.[31] Việc kỵ binh tiến lên và rồi thoái lui càng làm lớp bùn bị khuấy động lên.
Kỵ binh Pháp bị hoảng loạn và những con ngựa không thể kiểm soát nổi của họ lúc này đã chạy đi đâu? Trên một chiến trường mở họ có thể chạy xung quanh hai bên sườn của các lực lượng của chính họ. Một số trong thực tế đã có thể hướng vào các khu rừng ở hai bên của chiến trường. Phần còn lại tự xô đẩy họ một cách dữ dội vào đạo quân đầu tiên của người Pháp lúc này đang. Một sử gia khác, Richemont Herald, người phục vụ cho Công tước Richeont, một người có tham gia vào trận chiến, đã đổ lỗi cho sự thất bại của toàn bộ trận chiến là do lực lượng kỵ binh bị đánh bại này gây ra. Đó là bởi vì họ đã có một linh cảm về sự hèn nhát của những người ở xứ Lombard và Gascons, ông quả quyết rằng họ đã làm như vậy. Định kiến của sử gia này ​​là không chính đáng, nhưng phân tích của ông là chính xác và được chia sẻ bởi tất cả các nhà văn khác đã từng có mặt, hoặc chỉ nghe báo cáo về trận chiến. Khi bị đánh bại các kỵ binh lao trở lại, họ xông vào đội hình của quân Pháp và làm cho nó gần như hoàn toàn rơi vào tình trạng xáo trộn. Bức hình của John Keegan về một cuộc hoảng loạn của các chú ngựa của cảnh sát trong đám đông, đã tạo ra một loại hiệu lực gợn són, như những người này lại bị đánh ngã bởi một số người khác. Sự gián đoạn này bị lặp đi lặp lại hàng trăm lần và lại bị phóng đại bởi sự lặp lại của nó. Juliet Barker trích một tài liệu đương thời rằng khi thoái lui hỗn loạn, ngựa của các kỵ binh Pháp đã tự làm rồi bộ binh của mình đang trên đường xông lên, khiến họ bị phân tán và giẫm đạp.[86] Sau những ngày mưa, trận mưa tên của quân Anh ở Agincourt đã phủ đầy bãi chiến trường với những cái thây tử sĩ và chiến mã Pháp, trong khi cả họ chả thể làm nên nổi một tiến nào cả.[34]

Đợt tấn công chính của quân Pháp


Nhà vua Henry V trên chiến trường, tranh của John Gilbert
Nguyên soái Charles d'Albret thân chinh dẫn đầu đợt tấn công chính đầu tiên, bao gồm các kỵ binh đã xuống ngựa đánh bộ. Các tài liệu phía Pháp mô tả trong đợt này họ có 5.000 quân và hơn quân Bộ binh Anh với tỉ lệ 3 chọi 1, nhưng phải vượt qua đám bùn lầy dưới trận mưa tên. Áo giáp của quân Pháp giúp họ có thể vượt qua 300 yard để tiến tới chỗ quân Anh, nhưng họ phải hạ thấp miếng che và nghiêng đầu để tránh bị bắn vào mặt (chỗ mắt và lỗ thông khí là điểm yếu của áo giáp), qua đó gặp vấn đề về hơi thở và tầm nhìn. Và họ phải lội qua vài trăm yard bùn lầy với chiếc áo giáp nặng 50-60 pao.[87] Trận địa thì chật hẹp, thế mà tử thi quân Pháp đã chất đầy lại càng thêm chất đống trong cơn mưa tên của cung thủ Anh.[34]
Các cung thủ Anh vẫn cứ hủy diệt quân Pháp thật mạnh mẽ như nhiều lần trước. Họ không hề có chút ơn huệ gì với quân thù, do trước đây, khi một lần quân Pháp đánh bại quân Anh, 300 cung thủ Anh đã bị địch treo cổ[14]. Một lần nữa, sau hai trận đại thắng tại Crécy và Poitiers, cung dài đóng vai trò quyết định cho niềm vinh hiển của nền quân sự nước Anh.[1] Bộ binh Pháp cuối cùng cũng đã vượt qua trận mưa tên dữ dội mà Mortimer cho là lên tới 1.000 mũi tên mỗi giây,[88][89] tiếp cận với quân Anh và đã đẩy lui được họ, trong khi cung thủ Anh vẫn tiếp tục bắn cho tới khi hết tên và bỏ cung lao vào cận chiến. Mặc dù vậy thì trên đường đi quân Pháp đã bị va đập với quá nhiều tên, lội bùn với giáp quá nặng, phải hứng chịu cái nóng và sự thiếu ôxy trong bộ giáp, và có số lượng quá đông nên tự làm vướng nhau. Chính vì vậy mà họ khổ sở đến mức "hầu như không nhấc nổi vũ khí" khi bắt đầu giao chiến với quân Anh.[38][90] Quân sĩ hai bên phải bò lên xác tử sĩ của đợt giao chiến trước mà giáp chiến với nhau.[91]
Khi cung thủ Anh chuyển sang dùng rìu, kiếm và các loại vũ khí khác để tấn công quân Pháp đã mệt mỏi và lộn xộn, người Pháp đã không chống trả được những chiến binh Anh không mặc giáp (nhờ vậy ít bị bùn gây trở ngại hơn) mà vẫn tấn công mãnh liệt. Binh lính Pháp ngã gục và không đứng dậy nổi. Hàng ngũ thứ nhất của quân Pháp nhanh chóng vỡ tan[1]. Khi trận cận chiến đang diễn ra thì đợt tấn công thứ hai của quân Pháp cũng tới, nhưng vì địa hình quá chật hẹp nên có đông người hơn cũng không tràn lên được cùng một lúc. Nhiều ngàn quân Pháp bị bắt giữ và giết. Cuộc chiến kéo dài khoảng ba giờ, cuối cùng các chỉ huy của Pháp ở cả hai đợt tấn công đều bị bắt giết. Gesta Henrici mô tả về ba đống xác chết lớn xếp xung quanh ba cờ hiệu của Anh.[92] Theo các nguồn sử đương thời, vua Henry V có trực tiếp tham gia trận cận chiến. Trong lúc này, ông đã thể hiện đúng như trong vở kịch của Shakespeare, là một vị vua giỏi đánh trận và dũng cảm. Trong phần lớn trận kịch chiến, theo sau ông có một đội Cận Vệ, nhưng họ cũng chẳng ngăn ngừa được ông xông pha vào giữa trận. Ông tiên phong trước mắt ba quân, phi ngựa thẳng vào nơi chiến sự đang diễn ra nóng bỏng nhất, đánh bại Bá tước d'Alencon của Pháp và tiêu diệt 18 Hiệp sĩ Pháp.[14][36] Khi hay tin em trai nhỏ nhất của mình là Humphrey, Công tước Gloucester, đã bị thương, Henry V đã chiến đấu ngay trên hàng đầu để bảo vệ em mình cho đến khi Humphrey được đưa đi an toàn. Ông bị trúng một búa vào đầu làm văng mất một mảnh nón giáp trụ.[93] Thế nhưng, ông và các binh sĩ Anh vẫn vững chãi.[14] Các cung thủ Anh xung phong về phía trước, mặc sức mà giết địch. Có những người lính đâm xuyên qua những chỗ hổng của binh giáp của quân Pháp trong trận chiến.[1] Trong trận giáp binh, không những mặc sức chém giết quân Pháp mà các chiến binh Anh còn bắt sống được vô số tù binh.[35] Sau khi bị thảm sát dữ dội,[16] đại quân Pháp đã tan vỡ khi màn đêm buông xuống, đúng như lời phán của Henry V.[23] Đó là thắng lợi bước đầu,[33] đã ghi dấu thế thượng phong nghiêng hẳn về nhà Plantagenet trong cuộc chiến.[24]
Trong suốt trận kịch chiến, binh sĩ cả hai phe đều chiến đấu dũng mãnh.[34] Một nhà bình luận miêu tả thảm cảnh nơi chiến địa như "một đống, một gò, một chồng xác bại binh". Nhiều thương binh kêu khóc như điên trên trận tiền đẫm máu. Mà những cái xác ấy đều chủ yếu là tử thi quân Pháp. Một điều đáng bất ngờ, "hầu như toàn thể quý tộc đều là binh sĩ Pháp", và đều bị hạ sát.[14][19] Có người bảo rằng, đống xác lính Pháp trong trận thua to tại Agincourt còn cao hơn cả một cái đầu người.[34]

Quân Pháp tấn công xe chở hàng của Anh

Thắng lợi duy nhất của người Pháp là một cuộc tấn công vào các xe chở hàng của Anh - vốn không được phòng vệ[14]. Một hiệp sĩ địa phương của Pháp tên Ysembart d'Azincourt đã chỉ huy một nhóm nhỏ tới đột kích, và họ đã cướp được một số báu vật cá nhân của Henry, bao gồm cả một vương miện.[94] Các nguồn sử không thống nhất về việc đây là cuộc tấn công có chủ định của quân Pháp hay chỉ là cướp bóc đơn thuần. Một vài tài liệu cho rằng cuộc đột kích này diễn ra lúc gần cuối trận chiến và làm quân Anh tưởng là họ bị bọc hậu. Barker thì nghiêng về giả thuyết rằng nó diễn ra vào đầu trận chiến.[95]

Henry V ra lệnh giết các tù binh

Cho dù vụ cướp xe diễn ra vào lúc nào đi nữa, có một thời điểm sau thắng lợi của quân Anh mà Henry nhận được cảnh báo rằng quân Pháp đang tập hợp lại để tấn công tiếp. Gesta Henrici mô tả nó diễn ra sau cuộc tàn sát các binh sĩ Pháp trên chiến trường, và khi quân Anh đang mệt mỏi thì quan sát thấy hậu quân của Pháp (với số lượng lớn và sung sức).[92] Cuộc tàn sát này là do 200 cung thủ Anh thực hiện.[35] Tương tự, Le Fevre and Waurin cho rằng đã có các dấu hiệu của hậu quân Pháp tập hợp lại và tràn lên có hàng ngũ, điều này làm quân Anh lo rằng họ vẫn bị nguy hiểm.[96] Thực ra, theo một cuốn sách, tuy người Anh cho rằng đây là mối đe dọa tiềm ẩn nhưng đoàn quân Pháp này vẫn chẳng dám làm gì các dũng sĩ Anh kia, mà cũng đang dần dần triệt binh qua đống gỗ Tramecourt.[31] Một cuốn sách khác của tác giả Spencer Tucker thì cho biết cuộc tiến công của hậu binh Pháp chỉ là một đợt tập kích nhỏ nhoi từ lâu đài Agincourt, do vài binh sĩ Pháp và có nhẽ là 600 tá điền Pháp tiến hành. Các chiến binh Anh nhanh chóng đập tan nát cuộc tiến công yếu ớt này.[1]
Dù cho giả thuyết lý giải nào thực sự đúng đi nữa thì Henry cũng đã ra lệnh giết khoảng vài ngàn tù binh Pháp và chỉ tha cho những người có đẳng cấp cao nhất. Ông sợ rằng họ sẽ lấy được vũ khí để quay lại chiến trường, và đánh bại quân Anh đã kiệt sức. Mặc dù tàn nhẫn, đây có thể xem là một hành động hợp lý[34], với lý lẽ chính đáng nếu xét tới tình hình trận chiến lúc đó. Có lẽ đáng ngạc nhiên là các sử gia Pháp cũng không chỉ trích Henry vì điều này.[97] Trong cơn tàn sát kinh hoàng này, một số Hiệp sĩ Anh không giết mà cứu thoát các tù binh của mình.[31] Họ cho rằng việc giết hại tù binh là trái ngược với tinh thần quân tử của người Hiệp sĩ Tây Âu thời phong kiến, nhất là khi quân Pháp thực sự không dám ồ ạt tấn công thêm một lần nữa.[14][63] Qủa thật, với vụ tàn sát sau đại thắng tại trận Agincourt ấy, vua Henry V đã phá bỏ cái "võ sĩ đạo" của con người dưới chế độ phong kiến.[39] Hành động của ông đã đánh dấu sự kết thúc của trận chiến, với việc hậu quân Pháp nản chí và rút lui[63] khi thấy có quá nhiều quý tộc bị bắt giữ và giết chết.
Người ta nói rằng số binh lính Pháp chết trong vụ thảm sát này còn nhiều hơn cả số lượng quân Pháp bị tiêu diệt trong trận chiến.[31] Henry V trong niềm vui thắng lợi cũng triệu quân hầu của nhà vua Pháp là Mountjoy, và phải Mountjoy rằng chiến thắng trong trận qua thuộc về ai ? "Thuộc về Người, kính bẩm Chúa thượng" - Mountjoy đáp trả. Ông liền hỏi tiếp: "Thế lâu đài mà Ta thấy ở đằng kia có tên là gì nhỉ" Mountjoy lại nói: "Đó chính là lâu đài Agincourt". Vua phán: "Vậy thì, hãy để cho trận chiến này được biết đến như là trận Agincourt."[36] Tin đại thắng được lan truyền đến đô thành Luân Đôn vào ngày 29 tháng 10 năm 1415.[29] Sau chiến thắng rực chói, với lợi thế rõ rệt, vua Henry V tiếp tục cất quân đi đánh vùng Calais, và tóm gọn được nhiều tù binh Pháp, trước khi ông ca khúc khải hoàn kéo đại binh về nước Anh.[1][29] Bên cạnh các chiến binh Anh là hàng đống chiến lợi phẩm.[23]

Kết cục của trận chiến

Trên trận địa lấm bùn ở Agincourt vào ngày 25 tháng 10 năm 1415,...., Henry V tỏ ra rất quả cảm và may mắn - đó không phải là một sự kết hợp tệ hại.
—Tác giả Joseph Cummins, trong cuốn History's Greatest Hits [14]
Đại thắng tại trận Agincourt - là một biểu hiện của binh thế nước Anh và cũng nằm trong số những trận đánh vinh quang nhất của cung thủ thời Trung Cổ[14][22] - cho thấy cung dài đóng vai trò hệ trọng cho các cuộc chinh chiến của Nhà nước phong kiến Anh từ thế kỷ thứ XIII cho tới thế kỷ thứ XVI. Không những đóng góp lớn cho trận thắng ở Agincourt nói riêng và các chiến thắng khác của quân lực Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm nói chung, cung dài khiến nước Anh vươn lên thành liệt cường quân sự hùng hậu nhất của châu Âu trong đêm trường Trung Cổ, vượt hẳn nước Pháp, và qua đó chiến công ở Agincourt trở thành đại thắng cuối cùng của quân Anh dùng cung dài trên đất Pháp.[17][31] Thực chất, nhiều người cho rằng sau năm 1415, cái ngày vĩ đại nhất của cung dài đã mãi mãi đi vào quá khứ.[22] Bản thân nhà vua Henry V cũng phải rất ấn tượng với chiến tích của các cung thủ Anh ở trận này - là minh chứng cho sự chuẩn mực của các chiến thuật của Anh thưở ấy, và cũng là dấu ấn cho sự bất khả chiến bại của các cung thủ Anh thời phong kiến.[4][37][38] Ngoài cung thủ, thắng lợi vang dội này cũng được xem là nhờ có quân Bộ binh Anh.[43] Do không có nguồn sử đáng tin cậy nên không biết chính xác số thương vong của hai bên là bao nhiêu. Tuy nhiên chắc chắn là dù quân Anh bị áp đảo về số lương nhưng thương vong của họ ít hơn hẳn quân Pháp, sau cuộc chiến đấu cam go mà thắng lợi oanh liệt của các dũng binh Anh[36]. Nguồn từ Pháp cho rằng có 4.000 đến 10.000 quân Pháp tử trận, cùng 1.600 quân Anh. Tỉ lệ thấp nhất mà họ đưa ra là quân Pháp tử trận nhiều hơn quân Anh sáu lần. Nguồn từ Anh nói có khoảng từ 1.500 đến 11.000 quân Pháp tử trận, còn số chết của quân Anh không quá 100 chiến sĩ.[98] Theo sách Western Civilization: Alternate Volume: Since 1300 của tác giả Jackson J. Spielvogel, 6 nghìn quân Pháp trận vong trong thảm họa này, trong đó có cả 1.500 quý tộc tử trận trong đợt giáp chiến lấm bùn.[10] Theo cuốn World Military Leaders của Mark Grossman, số tử trận chiếm nhiều nhất trong tổn thất của quân Pháp.[4]
Barker cho rằng có ít nhất 112 quân Anh đã tử trận, nhưng không tính tới số bị thương.[99] Một ước tính được dùng rộng rãi đã tính rằng tổn thất của quân Anh là 450, ít hơn nhiều so với vài ngàn của Pháp. Sử dụng các con số ước tính thấp nhất của Pháp thì tỉ lệ tổn thất của Pháp so với Anh có thể lên tới 9 trên 1, hoặc 10 trên 1 nếu xét cả những tù nhân. Trong số những người Pháp bị giết có ba công tước, ít nhất tám bá tước, một tử tước và một tổng Giám mục, cùng nhiều nhà quý tộc và cả Nguyên soái.[100] Juliet Barker nói rằng những mất mát này đã làm tầng lớp lãnh đạo của Pháp ở Artois, Ponthieu, Normandy, và Picardy thiệt hại đáng kể.[101] Một cuốn sách kể rằng có bảy vương hầu Pháp bị tiêu diệt trong đại thảm họa này.[17][23] Số lượng tù binh người Pháp bị bắt giữ khoảng từ 700 đến 2.200 và đều là các quý tộc, trong số đó có cả Thống chế Boucicault nổi tiếng là một anh hùng hào hiệp của nước Pháp.[19][102] Sau khi bị giải về Anh Quốc, Boucicault qua đời vào năm 1421.[4] Điều này thể hiện sự vỡ mộng hoàn toàn của tinh thần Hiệp sĩ hào hoa ở nước Pháp thưở ấy.[34] Theo tác giả Henry White trong một cuốn sử nước Anh, quân Anh quá lắm là thiệt hại 1.600 binh sĩ.[23] Trong mất mát của Quân đội Anh chỉ có hai nhà quý tộc là Edward, Quận công xứ York và Michael, Bá tước xứ Suffolk.[19] Thực chất, York không bị địch giết mà ông chết do ngã ngựa trong trận giáp binh[35]. Một số lượng chiến sĩ đánh bộ cùng khoảng vài trăm cung thủ Anh đã hy sinh trong trận đánh vang danh này.[19] Tổn thất của họ thì nhỏ tẹo, mà chiến thắng của họ thì lại to tát.[30] Nếu như trận thắng lớn của quân Anh ở Crécy (1346) đã đánh mốc suy yếu của tầng lớp Hiệp sĩ thời phong kiến, thì đại thắng ở trận Agincourt đã đặt tầng lớp này đến bước đường cùng.[34] Trận Agincourt cũng được xem là một trong những cuộc giáp chiến "một chiều" nhất trong lịch sử nhân loại, với mấy lần tấn công của quân Pháp liên tiếp bị đập tan mà quân Anh chỉ chịu tổn hại nhẹ nhàng.[15]
Và, kể từ sau chiến bại thảm hại của quân Pháp - được coi là một thắng lợi của tinh thần kỷ cương và tài năng của người Anh trước lòng dũng cảm mà vô phép của người Pháp,[15] các Hiệp sĩ sẽ không bao giờ đóng vai trò chủ đạo trong quân đội các quốc gia Tây Âu nữa.[34] Địa hình được xem là nhân tố quyết định dẫn đến chiến thắng to tát của lực lượng Quân đội Anh trong trận chiến này. Bãi chiến địa của trận này rất hẹp hòi, toàn là đất mới cày, lại bị bao phủ bởi rừng rú rậm rạp, do đó thuận lợi cho các chiến binh Anh.[31] Ngoài ra, yếu tố quan trọng đối với cho chiến thắng chính là nỗ lực chuẩn bị chu đáo và rất đáng nể của Quốc vương Henry V trước khi ông mang quân đi đánh nước Pháp.[19] Dẫu cho trước đó cung thủ Anh đã hủy diệt tầng lớp quý tộc Pháp trong trận Crécy, quân Pháp vẫn không biết rút ra bài học nào mà vẫn cố tình tung Hiệp sĩ vào trận này - mang lại chiến thắng trứ danh cho đoàn quân của Henry V hạ nốc ao quân Kỵ binh Pháp.[28][34] Bản thân Hiệp sĩ Pháp tỏ ra rất kém kỷ cương, tạo điều kiện cho quân Anh thắng lớn.[38] Nguyên soái D'Albret và Thống chế Boucicaut tuy không muốn giáp mặt với đại quân Anh, nhưng những người lính Pháp háo thắng đã không them nghe theo họ và chuốc lấy đại thảm bại.[29] Và, việc ông ban lệnh cho các cung thủ Anh cắm cọc cũng cho thấy đầu óc sáng tạo của ông trong trận này, đem lại cho ông niềm vinh quang chiến thắng.[14] Và, cho dầu vở kịch Henry V của Shakespeare có nhiều tình tiết hư cấu, nó đã nêu lên được một nhân tố quan trọng cho đại thắng: đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà vua và toàn quân, đó là tài nghệ của ông trong việc khơi dậy chí khí quyết đấu của các binh sĩ.[14] Có người cho rằng vua Henry V thực sự giống với danh tướng Oliver Cromwell hơn là vị vua-anh hùng trong vở Henry V của Shakespeare, do ông đã coi quân tướng của ông là "những chiến binh của Thiên Chúa".[16] Đối với người Anh, một "Phép lạ" mà Thiên Chúa ban cho họ trong trận đánh cũng chính là tổn thất vô cùng ít ỏi của họ.[35]
Độc giả của Henry V (vở kịch của Shakespeare) không thể bị đổ lỗi vì đã nhìn nhận rằng chiến thắng tại Agincourt đã khiến cho Henry thâu tóm được cả Vương quốc Pháp. Trên thực tế, trận Agincourt không hề là một kiểu chinh phạt gì cả. Tuy nhiên, nó khiến cho các cuộc chinh phạt về sau được thuận lợi hơn.
—Peter Saccio[35]
Nhưng mà, do ông có ít quân hơn nhiều mà lại đại phá được quân thù, trận thắng to tại Agincourt đã khiến cho người đương thời rất bất ngờ. Họ nghĩ rằng ông đã thuận theo ý Đức Thiên Chúa, do đó Người đã ban cho ông thắng lợi vang dội này (Giám mục Beaufort ở Anh Quốc coi đại thắng này là "ân điển" kế tiếp của Chúa Trời cho người Anh sau các trận Sluys, Crécy và Poitiers[29]).[19] Mặc dù trận Agincourt là một chiến thắng quân sự lớn, có ý nghĩa quyết định và hoàn mỹ đối với quân Anh, những ảnh hưởng của nó khá phức tạp. Nó không dẫn tới những cuộc chinh phạt ngay lập tức sau đó của người Anh. Henry V trở về nước Anh vào ngày 16 tháng 11 với vinh quang,[12][103] và trong mắt các thần dân và các nước châu Âu ngoại trừ Pháp, ông được xem là một anh hùng được Chúa ban ơn. Thần dân chốn kinh kỳ Luân Đôn đã tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng của Quốc vương, trong đó họ ví von ông như những vị anh hùng trong Kinh Thánh.[2] Chiến thắng - là tuyệt đỉnh của cuộc chinh chiến trên đất Pháp của ông[19] - cũng giúp ông nhận được sự ủng hộ của triều đình để tiếp tục chiến tranh với Pháp.[104] Triều đình cũng trợ cấp lông cừu dùng cả đời cho vua - lần duy nhất trong lịch sử kể từ sau đời vua Richard II hồi năm 1398 và chứng tỏ niềm tin tuyệt đối của đình thần vào thành công của vua.[29] Chiến thắng vĩ đại này, cùng với các trận thắng to tại CrécyPoitiers hồi thế kỷ trước, đã gia tăng uy thế của các vị vua nước Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm, và được coi là thắng lợi lớn nhất của dân tộc Anh trước ngoại bang cho đến trận phá hạm đội Tây Ban Nha.[25][40] Thậm chí, không những gắn liền với đội cung thủ hơn cả mà trận Agincourt cũng nổi tiếng hơn hai thắng lợi kia trong nền quân sử nước Anh.[22] Nhà nước phong kiến Anh với chiến thắng này đã đóng góp thêm một trang sử vàng son cho nền lịch sử quân sự thế giới như một trong những chiến thắng uy chấn nhất mà sử sách đã ghi lại từ cổ chí kim.[31][35] Henry V với đại thắng ở trận Agincourt đã đi vào lịch sử nước Anh như một trong những vị vua - chiến binh vĩ đại nhất thời kỳ Trung Cổ, đã hoàn toàn "giết tươi cái vinh hiển của Hiệp sĩ Pháp".[3][31] Sau chiến thắng vĩ đại ấy, có vẻ như ông đã trở thành một vị vua bất khả chiến bại.[28] Thực ra, toàn thắng này chính là chiến công đầu tiên của ông vua cầm binh ấy[18]. Một thị dân Paris nặc danh phải ghi nhận: "Từ khi Thiên Chúa sinh ra đến nay, chưa từng một người nào, dù có là người Saracen hay bất kỳ ai khác, đã tàn phá nước Pháp đến mức độ này".[42] Trong khi người Pháp thì đau khổ, người Anh hân hoan với chiến thắng, và Triều đình Anh đã khích lệ nhà vua Henry V tiếp tục tiến công nước Pháp.[35] Với một nước Anh đang sẵn sàng tiếp tục đánh Pháp để mà phát huy thắng lợi, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc.[63] Không những được nhân dân Anh kính yếu, ông trở thành một Bá vương của châu Âu[30] và liền ký kết ngay một Liên minh với Hoàng đế La Mã Thần thánhSigismund.[4] Trên đà thắng lợi, thế lực của ông tại Pháp không hề thua kém tại Anh.[32] Sau trận chiến, hòa ước giữa hai phái Armagnac và Burgundy trong triều đình Pháp đã bị phá vỡ. Phái Armagnac chính là những người chủ đạo bên phía Pháp trong trận Agincourt, qua đó họ phải gánh chịu nhiều tổn thất về nhân lực và uy tín sau thất bại này, thậm chí được coi là kẻ thất bại nặng nhất trong thảm hoạ ấy. Vị Quận công xứ Burgundy nhờ đó gia tăng uy thế đáng kể, và phái Burgundy nhân cơ hội đánh chiếm kinh đô Paris.[1][37][105] Triều đình Pháp sau thảm hoạ Agincourt chỉ còn có thể trông chờ vào một "Phép lạ" để mà khôi phục giang sơn.[15] Sự bất hòa ở Pháp giúp Henry V có 18 tháng chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo. Sau đại thắng ở Agincourt,[16] mất thêm vài năm nữa nhưng rồi ông đã đạt được những gì mình đề ra. Trong thời gian đó, ông đã chinh phạt được vùng Normandie, mà thực chất chính chiến thắng trong trận Agincourt đã tạo tiền đề về tài chính và lòng yêu nước cho thắng lợi này[31][35]. Qua đó, đại thắng tại Agincourt được xem là khởi điểm cho sự thống trị của Quân đội Anh trên đất Pháp trong vòng 30 năm tới[4]. Ngoài ra, chiến công lớn của Henry V phá Pháp ở đây, với giá trị to lớn về tinh thần và chiến lược, đã tạo điều kiện cho quyền uy của nhà Lancaster được củng cố.[45][46] Những chiến thắng khi ấy của ông - kế tiếp đại thắng Agincourt[32] - đã đưa tới Hiệp ước Troyes. Theo hiệp ước này, Henry V sẽ cưới con gái của vua Charles VI của Pháp là Catherine, và rồi đứa con sinh ra từ cuộc hôn nhân này sẽ cai trị cả nước Anh và Pháp. Sau đó, Henry chính thức tiến vào Paris và Hiệp ước này được phê chuẩn bởi Hội nghị ba đẳng cấp của Pháp. Đó là đỉnh cao của người Anh trong Chiến tranh Trăm Năm. Chỉ sau một chiến dịch nhanh gọn, Henry V đã đạt được mục tiêu của ông.[2] Không may, đúng lúc ấy ông bệnh mất vào năm 1422 - bảy tuần trước khi Charles VI qua đời.[14] Có một sự thật là, ông không hoàn toàn tham mê cái ngôi vua nước Pháp. Vào năm 1418, ông đã có ý định chấm dứt kế hoạch này.[22]
Và, nếu như đương thời thắng lợi vẻ vang của ông trong trận Agincourt cho người Anh thấy tầm quan trọng cao của chiến dịch phạt Pháp,[27] thì trong suốt chiều dài lịch sử nước Anh, chiến thắng rực rỡ này của ông luôn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng,[22] đề tài để chính quyền Anh thôi thúc các chiến sĩ chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, như trong trận thủy chiến đập tan nát cuộc xâm phạm của hạm đội Tây Ban Nha vào năm 1588 và trận không chiến đánh bại Không quân Đức trên bầu trời nước Anh vào năm 1940[14]. Cũng như chiến thắng tại Crécy và trận diệt thủy quân Tây Ban Nha nêu trên, trận thắng ở Agincourt góp phần không nhỏ cho niềm tự hào dân tộc Anh.[21] Đó được coi là một chiến thắng mỹ mãn đặc trưng theo kiểu Anh, qua việc nhà vua "lấy ít thắng nhiều".[41] Thậm chí, chiến công này còn được xem là một trận "lấy ít thắng nhiều" hiển hách nhất trong lịch sử Anh, trong khi là một trong những đại thảm họa của Pháp trong mối thù truyền kiếp với Anh.[42][44] Trong tập 2 của bộ England: A Historical Poem (1834 - 1835), nhà thơ Anh là John Walker Ord đã ca ngợi Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington - người hùng nước Anh khi đó - vì đã củng cố vinh quang quân sự của người Anh vốn mở đầu với các trận Crécy và Agincourt trên đất Pháp.[106] Và, các nhà sử học vẫn không ngừng khảo cứu về trận thắng quan trọng trong lịch sử nước Anh nói riêng và trong lịch sử châu Âu nói chung này.[4]

Trận chiến trong văn hóa đại chúng

Đại thắng huy hoàng của vua Henry V - "nhà chinh phạt tại Agincourt" nổi danh[26][27] - trong trận Agincourt đã trở nên bất hủ trong văn học - lịch sử nước Anh.[20] Ông đã đi vào lịch sử ngay từ sau chiến thắng, với rất nhiều cuốn biên niên sử thời Trung Cổ phải ghi lại thắng lợi này.[14] Ngay sau chiến thắng của người Anh, đã có nhiều bài ca dân gian ra đời dựa trên trận chiến, nổi tiếng nhất là "Khúc ca khải hoàn Agincourt" vào đầu thế kỷ 15.[107] Ngoài ra cũng có nhiều ballad về trận chiến, ví dụ như bài King Henry Fifth's Conquest of France.[108]
Sự miêu tả trận chiến trong văn hóa đại chúng mà được biết đến nhiều nhất là vở kịch Henry V của Shakespeare vào năm 1599, trong đó tập trung vào những áp lực của một vị vua trên ngôi báu.[109] Đối với đại thi hào Shakespeare, quân Anh giành chiến thắng lẫy lừng ở trận Agincourt là nhờ Thiên Chúa quan phòng cho cuộc chiến đấu vì đại nghĩa của nhà vua Henry V, và ông đã coi nhà vua và đoàn binh thắng trận ở Agincourt là biểu hiện của tinh thần chiến đấu của người Anh.[14][31] Qua tác phẩm này, Shakespeare bằng ngòi bút xuất sắc của ông đã khắc họa hình ảnh một Đức Vua Henry V anh hùng, mẫu mực, đức độ, mang lại đại thắng cho toàn quân, và những tình tiết nhưng lời diễn văn hùng hồn của nhà vua trước ba quân khi chuẩn bị đánh trận Agincourt - do Shakespeare hư cấu nên - đã khiến Henry V trở thành một nhân vật huyền thoại trong những trang sử nước Anh.[14][47] Bài hiệu triệu của Henry V trước trận đánh trong vở kịch ấy được xem là một trong những bài diễn văn hào hùng nhất trong các tác phẩm của Shakespeare, và nhà phê bình David Margolies miêu tả rằng nó đã "nêu cao danh dự, niềm huy hoàng quân sự, lòng ái quốc và tinh thần hy sinh", và trở thành một trong những mô tả đầu tiên của nền văn học Anh về vai trò của tình đồng đội chặt chẽ trong chiến thắng.[110] Shakespeare cũng tôn vinh lòng trung dũng của hai nhà quý tộc phong kiến Anh đã hy sinh trong trận chiến.[35] Vở kịch được ba lần chuyển thể thành phim, bởi Ngài Laurence Olivier vào năm 1944, bởi Kenneth Branagh vào năm 1989, và bởi Peter Babakitis vào năm 2004. Henry V trở thành một vị anh hùng trong mắt các độc giả của vở kịch này,[14] trong khi tài năng của Olivier đã lôi cuốn biết bao nhiêu là khán giả cho nền điện ảnh nước Anh.[22] Nhưng phiên bản của Branagh khắc họa trận đánh hiện thực và lâu dài hơn Kenneth, dựa theo sử liệu và hình ảnh từ cuộc Chiến tranh Việt NamChiến tranh Falkland.[111]
Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, tương truyền rằng trong trận Mons vào năm 1914, một đội thần binh bao gồm các cung thủ Anh trong trận Agincourt năm xưa đã hỗ trợ và tăng cường nhuệ khí của các chiến sĩ Anh.[112] Sau khi kháng trả mãnh liệt những đợt công kích đoàn quân Đức hùng mạnh, những người lính Anh đã triệt thoái ra khỏi chiến địa, và Thánh George dường như đã ra lệnh cho đội thần binh này yểm trợ đường rút của quân Anh, hoặc là tạo nên một đám mây bí ẩn che mắt quân Đức, khiến cho quân Anh triệt binh an toàn.[113] Từ đó sinh ra câu chuyện về "Đội thiên binh ở Mons", về "chiến tích" của những cung thủ Anh 499 năm sau khi họ đập tan nát đoàn hùng binh Pháp ở trận Agincourt. Cũng theo truyền miệng, nhiều tử thi quân Đức ở trận Mons - vốn cách không xa Agincourt - bị phát hiện là đã trúng tên. Tuy nhiên, những truyền tụng như vậy không hề có tính xác thực cao.[13] Thực chất, có nhẽ một phần do sức hút của Shakespeare mà người Anh thường hay nhắc đến trận Agincourt này và liên tưởng thắng lợi này tới các cuộc chiến đấu của Lực lượng Viễn chinh Anh trước những đợt càn của quân Đức.[114]
Dấu hiệu giơ hai ngón tay thành hình chữ V cũng được một số người cho rằng bắt nguồn từ trận Agincourt.[115] Tục truyền rằng, quân Pháp hăm dọa sẽ cắt ngón tay bất kỳ một cung thủ Anh nào mà họ bắt được để cho họ không thể nào mà bắn cúng được nữa, và thế là các cung thủ Anh dơ hai ngón tay ra nhằm kích động quân thù, thể hiện sức chiến đấu của họ không thể bị mờ phai. Không rõ chuyện ấy có thực không, nhưng về sau Thủ tướng AnhWinston Churchill rất nổi tiếng với dấu hiệu này trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.[14]

Xem thêm

Tài liệu tham khảo

Sách

Bài báo

Khác

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Bennett, Matthew (1994). "The Development of Battle Tactics in the Hundred Years War". In Curry, Anne; Hughes, Michael L. Arms, armies, and fortifications in the Hundred Years War. Woodbridge, England: Boydell Press. các trang 7; 15–16. ISBN 0-85115-365-8. "...cuộc giao tranh Nikopolis là rất quan trọng... tầm quan trọng của trận chiến này có tác động đến chiến thắng của người Anh tại Agincourt... có vẻ như có khả năng rằng vua Henry đã nghe nói người ta nói về sự thành công của loại vũ khí này tại Nikopolis hai thập kỷ trước đó... Làm thế nào Henry tìm hiểu được nó? Không có điều gì đáng nghi ngờ khi nó được lưu truyền bằng lời nói, nhưng nó cũng được 'xuất bản' trong một cuốn sách vào năm 1411, chỉ bốn năm trước khi trận đánh tại Agincourt diễn ra..."
  2. ^ Hiểu là: từ vị trí dàn quân đầu tiên thì cung thủ Anh không thể bắn tới quân Pháp, vì vậy mà người Pháp có lẽ đinh ninh rằng cung thủ Anh sẽ phải bỏ các công sự phòng ngự và lao lên tấn công mà không có che chắn để bắn trúng, nhưng quân Anh đã di chuyển tới vị trí mới và cắm xong cọc mà quân Pháp vẫn chưa hay biết. Ở vị trí này họ vừa bắn được gần hơn và vẫn có cọc bảo vệ.

Chú thích

  1. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p Spencer Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, các trang 142-145.
  2. ^ a ă â b c Philip Wilkinson, The British Monarchy for Dummies, các trang 137-138.
  3. ^ a ă â Viscount Cranborne, Historical Sketches and Reviews: First Series. Reprinted from the "St. James's Medley.", trang 381
  4. ^ a ă â b c d đ e ê g h Mark Grossman, World Military Leaders, trang 151
  5. ^ Barker (2005) tr. 227
  6. ^ Curry (2006) tr. 187
  7. ^ a ă Barker (2005) tr. 320
  8. ^ Curry (2006) tr.187
  9. ^ Agincourt aftermath
  10. ^ a ă â Jackson J. Spielvogel, Western Civilization: Alternate Volume: Since 1300
  11. ^ de Monstrelet, Enguerrand; Johnes, Thomas (trans) (1810). "The French and English meet in battle on the plains of Azincourt". The Chronicles of Enguerrand de Monstrelet (1853 ed.). London: Henry Bohn. p. 340.
  12. ^ a ă â David Charles Greenwood, History of England, trang 56
  13. ^ a ă G. J. Meyer, A world undone: the story of the Great War, 1914 to 1918, trang 140
  14. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y Joseph Cummins, History's Greatest Hits
  15. ^ a ă â b c d đ Stephen Wesley Richey, Joan of Arc: the warrior saint, trang 22
  16. ^ a ă â b c Kurt von S. Kynell, Saxon and medieval antecedents of the English common law, trang 170
  17. ^ a ă â b Larry H. Addington, The patterns of war through the eighteenth century, trang 72
  18. ^ a ă Guillaume-Emmanuel-Joseph Guilhem de Clermont-Lodève Sainte-Croix (baron de), History of the rise and progress of the naval power of England: interspersed with various important notices relative the the French marine..., trang 51
  19. ^ a ă â b c d đ e ê g h Juliet Barker, Agincourt: Henry V and the Battle That Made England, các trang X-XI.
  20. ^ a ă Thomas Percy, Reliques of ancient English poetry: consisting of old heroic ballads, songs, and other pieces of our earlier poets; together with some few of later date, Tập 2, trang 26
  21. ^ a ă Viscount Garnet Wolseley Wolseley, James A. Rawley, The American Civil War: an English view, trang 222
  22. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l Jim Bradbury, The medieval archer, các trang 116-117.
  23. ^ a ă â b c d đ e ê Henry White, History of Great Britain and Ireland, các trang 182-183.
  24. ^ a ă Régine Pernoud, Marie-Véronique Clin, Jeremy duQuesnay Adams, Joan of Arc: Her Story, trang 61
  25. ^ a ă Shakespeare and Biography
  26. ^ a ă Henry White, History of Great Britain and Ireland, trang 187
  27. ^ a ă â b Colin Pendrill, The Wars of the Roses and Henry VII: England 1459-C. 1513, trang 59
  28. ^ a ă â b Brenda Williams, Brian Williams, Kings & Queens, trang 38
  29. ^ a ă â b c d đ e ê Maurice Hugh Keen, England in the later Middle Ages: a political history, các trang 285-286.
  30. ^ a ă â b c d George McKinnon Wrong, The British nation: a history, các trang 207-208.
  31. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n William Shakespeare, Henry V: the graphic novel: plain text version, các trang 137-139.
  32. ^ a ă â b A. Harding, An epitome of universal history, trang 186
  33. ^ a ă â Arthur Pryor Watts, A history of western civilization... , trang 524
  34. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o Paul K. Davis, 100 decisive battles: from ancient times to the present, các trang 158-159.
  35. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô Peter Saccio, Shakespeare's English kings: history, chronicle, and drama
  36. ^ a ă â b c d đ e ê g Arthur Bailey Thompson, The Victoria history of England: from the landing of Julius Caesar, B.C. 54, to the marriage of H.R.H. Albert Edward, Prince of Wales, A.D. 1863, trang 190
  37. ^ a ă â b A Short History of France, trang 42
  38. ^ a ă â b c d Donald J. Hanle, Terrorism: the newest face of warfare, trang 74
  39. ^ a ă â Jim Bradbury, The medieval archer, các trang 2-3.
  40. ^ a ă Anthony Tuck, Crown and nobility: England 1272-1461, trang XV
  41. ^ a ă Keith Robbins, Great Britain: identities, institutions, and the idea of Britishness, trang 35
  42. ^ a ă â James Redmond, Themes In Drama, Tập 8, trang 68
  43. ^ a ă Jeffery L. Irvin (Jr),The University of Toledo, Paradigm and Praxis: Seventeenth-century Mercantilism and the Age of Liberalism, trang 83
  44. ^ a ă Henry Morton Stanley, Dorothy Stanley, The Autobiography of Sir Henry Morton Stanley, G.c.b, trang 532
  45. ^ a ă Christopher Haigh, The Cambridge Historical Encyclopedia of Great Britain and Ireland, trang 121
  46. ^ a ă Christopher Haigh, The Cambridge Historical Encyclopedia of Great Britain and Ireland, trang 135
  47. ^ a ă Gwilym Dodd, Douglas Biggs, Henry IV: the establishment of the regime, 1399-1406, trang 55
  48. ^ Anthony Tuck, Crown and nobility: England 1272-1461, trang 215
  49. ^ Barker (2005) tr. 13.
  50. ^ Barker (2005) các trang 67–69.
  51. ^ Barker (2005) các trang 107, 114.
  52. ^ Hibbert (1971) tr. 67
  53. ^ Barker (2005) tr. 219
  54. ^ Wylie, James Hamilton; Waugh, William Templeton (1914). The Reign of Henry the Fifth. Cambridge: The University Press. p. 118
  55. ^ Seward, Desmond (1999). The Hundred Years War: The English in France 1337–1453. Penguin. tr. 162
  56. ^ Mortimer, 2009, các trang 436-437
  57. ^ Curry, Anne (2000). The Battle of Agincourt: Sources and Interpretations. Boydell Press. tr. 65. ISBN 9780851158020.
  58. ^ Curry, Anne (2000). The Battle of Agincourt: Sources and Interpretations. Boydell Press. tr. 66. ISBN 9780851158020.
  59. ^ Curry, Anne (2000). The Battle of Agincourt: Sources and Interpretations. Boydell Press. tr. 68. ISBN 9780851158020.
  60. ^ Curry, Anne (2000). The Battle of Agincourt: Sources and Interpretations. Boydell Press. tr. 458. ISBN 9780851158020.
  61. ^ Dictionnaire de l'Académie française. Verlags-Comptoirs. 1851. tr. 131.
  62. ^ Curry, Anne (2000). The Battle of Agincourt: Sources and Interpretations. Boydell Press. tr. 115. ISBN 9780851158020.
  63. ^ a ă â b John A. Wagner, Encyclopedia of the Hundred Years War, các trang 1-3.
  64. ^ Curry, 2006, tr. 166
  65. ^ Barker, 2005, các trang 267-268
  66. ^ Barker 2005, tr. 271,290
  67. ^ Barker, 2005, các trang 283-284
  68. ^ Mortimer(2009) tr. 422
  69. ^ John A. Wagner, Encyclopedia of the Hundred Years War, trang 25
  70. ^ Barker 2005, các trang 276–8
  71. ^ http://www.deremilitari.org/RESOURCES/SOURCES/agincourt.htm
  72. ^ Quoted in Curry (2000), tr. 181.
  73. ^ Rogers, Clifford J. (2008). "The Battle of Agincourt". In Villalon, L. J. Andrew; Kagay, Donald J. The Hundred Years War. 2. Boston, MA: Brill. các trang 107
  74. ^ Quoted in Curry (2000), tr. 159
  75. ^ Wason, David (2004). Battlefield Detectives. London: Carlton Books. tr. 74
  76. ^ http://web.archive.org/web/20050405065203/http://www.crowddynamics.com/Battlefield+Detectives/Agincourt.htm
  77. ^ Quoted in Curry, 2000, tr. 107.
  78. ^ Barker (2005), tr. 300
  79. ^ a ă Mortimer, 2009, tr. 449
  80. ^ Mortimer, 2009, tr. 416
  81. ^ Barker (2005) tr. 287
  82. ^ Barker (2005) tr. 288
  83. ^ Mortimer (2009) các trang 436-437
  84. ^ Barker, (2005) tr. 291.
  85. ^ Keegan (1976), các trang 92-6
  86. ^ Barker (2005), tr. 293
  87. ^ Barker (2005) các trang 297–298.
  88. ^ Mortimer, 2009, tr. 440
  89. ^ Vua Henry V mang tới 130.000 bao tên từ nước Anh, nghĩa là khoảng 3 triệu mũi tên, Mortimer, 2009, p.216
  90. ^ Curry (2000) tr. 159
  91. ^ John A. Wagner, Encyclopedia of the Hundred Years War, trang 44
  92. ^ a ă Curry (2000) tr. 37
  93. ^ Mortimer (2009) tr. 443
  94. ^ Curry (2005), các trang 207–9
  95. ^ Barker (2005), tr. 308
  96. ^ Curry (2000) tr. 163
  97. ^ Barker (2005) các trang 302–305.
  98. ^ Curry, 2000, tr. 12
  99. ^ Barker, 2005, tr. 320
  100. ^ Barker (2005), các trang 321,323
  101. ^ Barker (2005), các trang 322–3
  102. ^ Barker (2005) các trang 337, 367, 368.
  103. ^ Mortimer (2009) các trang 475, 479
  104. ^ Mortimer (2009), các trang 547–8
  105. ^ Barker (2005), tr. 354
  106. ^ Inga Bryden, Reinventing King Arthur: The Arthurian Legends In Victorian Culture, trang 79
  107. ^ Curry (2000), các trang 280-283
  108. ^ Woolf, tr. 323.
  109. ^ Paul A. Cantor (2006). Trong Murley and Sutton. Shakespeare's Henry V: From the Medieval to the Modern World,. tr. 15.
  110. ^ <Margolies, tr. 149; Adam, tr. 31.
  111. ^ Hatchuel, tr. 195.
  112. ^ Anne Curry, The battle of Agincourt: sources and interpretations, trang 8
  113. ^ Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, World War I: A Student Encyclopedia, trang 127. ABC-CLIO, 25-10-2005. ISBN 1-85109-879-8.
  114. ^ Adams, tr. 183.
  115. ^ Glyn Harper Just the Answer Alumni Magazine [Massey University] November 2002.

Liên kết ngoài



Kazakhstan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Kazakhstan
Қазақстан Республикасы (tiếng Kazakh)
Qazaqstan Respublïkası (tiếng Kazakh)
Республика Казахстан (tiếng Nga)
Respublika Kazakhstan
Flag of Kazakhstan.svg Emblem of Kazakhstan.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Kazakhstan
Khẩu hiệu
không có
Quốc ca
Kazakhstan của tôi
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa bán tổng thống
Tổng thống
Thủ tướng
Nursultan Nazarbayev
Daniyal Akhmetov
Ngôn ngữ chính thức tiếng Kazakh, tiếng Nga
Thủ đô Astana
51°10′B, 71°30′Đ
Thành phố lớn nhất Almaty
Địa lý
Diện tích 2.725.047 km² (hạng 9)
Diện tích nước 1,7% %
Múi giờ UTC từ +5 đến +6; mùa hè: UTC từ +5 đến +6
Lịch sử
Ngày thành lập Từ Nga
16 tháng 12 năm 1991
Dân cư
Dân số ước lượng (2005) 15.185.844 người (hạng 61)
Mật độ 5,6 người/km² (hạng 215)
Kinh tế
GDP (PPP) (2005) Tổng số: $132,7 tỷ đô la Mỹ
HDI (2003) 0,761 trung bình (hạng 80)
Đơn vị tiền tệ Tenge (KZT)
Thông tin khác
Tên miền Internet .kz
Cộng hoà Kazakhstan (phiên âm tiếng Việt: Ca-dắc-xtan; tiếng Kazakh: Қазақстан Республикасы, Qazaqstan Respublïkası; tiếng Nga: Республика Казахстан, Respublika Kazakhstan) là một quốc gia trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa Á-Âu. Diện tích của Kazakhstan là 2.725.047 km², rộng lớn hơn cả Tây Âu. Kazakhstan là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ chín thế giới. Nước này có một phần nhỏ lãnh thổ nằm ở bờ phía tây sông Ural, thuộc phần châu Âu.
Kazakhstan giáp Nga về phía bắc, Trung Quốc về phía đông nam, hai nước Trung ÁUzbekistanKyrgyzstan về phía nam. Kazakhstan cũng có đường bờ biển với 2 biển là biển Aralbiển Caspia.
Kazakhstan là quốc gia rộng thứ chín trên thế giới, nhưng về dân số chỉ xếp thứ 62 cho nên Kazakhstan là một trong những quốc gia có mật độ dân cư thưa thớt nhất trên thế giới: trung bình 6 người/km². Dân số theo thống kê năm 2006 của Kazakhstan là 15.300.000 người, giảm xuống từ 16.464.000 người vào năm 1989 do sự di cư của cộng đồng người Ngangười Đức Volga. Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc.
Trong hầu hết lịch sử lãnh thổ của Kazakhstan hiện đại từng là nơi sinh sống của các bộ tộc du mục. Tới thế kỷ 16 người Kazakh xuất hiện như một nhóm riêng biệt, được phân chia thành ba hãn quốc. Người Nga bắt đầu tiến vào thảo nguyên Kazakhthế kỷ 18, và tới giữa thế kỷ 19 toàn bộ Kazakhstan là một phần của Đế chế Nga. Sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, và cuộc nội chiến sau đó, lãnh thổ Kazakhstan được tổ chức lại nhiều lần trở thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh năm 1936, một phần của Liên bang Xô viết. Trong thế kỷ 20, Kazakhstan là nơi diễn ra nhiều dự án lớn của Liên xô, gồm cả chiến dịch Đất chưa Khai phá của Khrushchev, Sân bay vũ trụ Baikonur, và Semipalatinsk "Polygon", địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân chính của Liên xô.
Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991, nước cộng hoà cuối cùng của Liên xô thực hiện điều này. Lãnh đạo thời cộng sản của họ, Nursultan Nazarbayev, trở thành tổng thống mới. Từ khi độc lập, Kazakhstan đã theo đuổi một chính sách đối ngoại cân bằng và nỗ lực phát triển nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hydrocarbon. Tuy triển vọng kinh tế đang được cải thiện, Tổng thống Nazarbayev vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với nền chính trị trong nước. Tuy vậy, danh tiếng quốc gia của Kazakhstan vẫn đang được tạo lập.[1] Hiện Kazakhstan được coi là quốc gia có ưu thế tại vùng Trung Á.[2] Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, gồm cả Liên hiệp quốc, Đối tác vì hoà bình của NATO, Cộng đồng các quốc gia độc lập, và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Năm 2010, Kazakhstan làm chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Kazakhstan đa dạng về sắc tộc và văn hoá, một phần bởi những cuộc trục xuất hàng loạt nhiều nhóm sắc tộc tới nước này trong thời kỳ cầm quyền của Stalin. Người Kazakh là nhóm lớn nhất. Kazakhstan cho phép tự do tôn giáo, và nhiều đức tin khác nhau có hiện diện tại nước này. Hồi giáo là tôn giáo chính. Tiếng Kazakh là ngôn ngữ quốc gia, trong khi tiếng Nga cũng được chính thức sử dụng như một ngôn ngữ "tương đương" (với tiếng Kazakh) trong các định chế của Kazakhstan.[3][4]

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Kazakhstan

Thời kỳ cổ-trung đại


Taraz cổ xưa.
Kazakhstan bắt đầu có dân cư từ thời kỳ đồ đá, điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp đã tạo điều kiện cho những người dân du mục đến đây sinh sống. Vào thập niên 1000 TCN, có một tộc du mục chăn cừu là người Scythia đến định cư tại xứ Kazakhstan. Từ "người Scythia" chỉ một dân tộc sinh sống trong một vùng đất rộng lớn, trong số đó có những phần đất của xứ Ukraina ngày nay ở phía bắc Hắc Hải, phía đông đến dãy Altai. Một nhà sử học dùng gọi người Scythia ở phía đông là người Saka, và trong số đó có cả người Scythia xứ Kazakhstan. Tuy nhiên, theo những nguồn khác thì các từ "người Saka" và "người Scythia" có thể được thay cho nhau, tức Scythia là theo tiếng Hy Lạp còn Saka là theo tiếng Ba Tư. Người Saka dùng ngựa vừa để làm phương tiện đi lại mà vừa để làm thức ăn.[5]
Những tộc người khác cũng nói tiếng Đông Iran như người Scythia, và cũng giống y chang như người Scythia là người Sarmatianngười Massagetae, dù nhiều nhà sử học xem đây là những dân tộc khác. Người Massagetae trở nên nổi tiếng tại xứ Kazakhstan và một số nơi khác ở vùng Trung Á vì những chiến công của Nữ vương Tomyris. Theo sử cũ, sau khi vua Cyrus Đại Đế xua đại quân tinh nhuệ Ba Tư đánh tan tác người Massagetae và giết chết con trai của Nữ vương Tomyris là Spargapises, bà đã trả thù qua việc xua quân đập tan quân Ba Tư (530 TCN),[6] và chặt đầu vua Cyrus Đại Đế. Không những thế bà còn bỏ cái đầu ông vào một chiếc túi da chứa đầy máu người, để ông được tha hồ uống máu - một việc mà ông luôn thèm khát. Chiến thắng của Nữ vương Tomyris trước quân Ba Tư trở thành một khoảnh khắc huy hoàng trong lịch sử xứ Kazakhstan.[7] Do đó, nhiều nhà hàng ở xứ Kazakhstan có tên là "Tomyris".[8]
Vị vua kế tục nổi tiếng nhất của Cyrus Đại Đế là Darius I cầm binh đi đánh người Scythia ở phía đông Kazakhstan vào năm 519 TCN.[9] Một vị vua tàn bạo của xứ Macedonia - Hy LạpAlexandros Đại Đế lên nối ngôi vào năm 336 TCN, diệt được Đế quốc Ba Tư, và mở rộng Vương quốc Macedonia đến tận Kazakhstan và Pakistan ở phía đông. Vào năm 329 TCN, ông kéo quân đến sông Jaxartes ở biên giới phía bắc của Ba Tư (nay là sông Syr Darya tại các xứ Kazakhstan, UzbekistanTadzhikistan). Trong một trận đánh tại đây, ông đại phá tộc người hùng mạnh Scythia và đánh đuổi họ về phía bắc.[10][11] Cùng với sự xâm chiếm của đế chế Mông Cổ vào đầu thế kỉ 13, cấc quận hành chính đầu tiên đã được thành lập dưới đế chế Mông Cổ, thậm chí về sau trở thành các lãnh thổ độc lập của Khả hãn quốc Kazakh (hay còn gọi là Ak Horde). Những thành thị trung cổ đầu tiên là Alie-Ata và Turkestan đã được phát hiện phía bắc con đường tơ lụa nổi tiếng, nơi ngày nay chính là Kazakhstan.
Cuộc sống du mục truyền thống trên các thảo nguyên rộng lớn và bán hoang mạc đã tạo nên những cuộc tìm kiếm không ngớt các đồng cỏ có giá trị vô cùng to lớn đối vời nền kinh tế dựa trên chăn nuôi. Dân tộc Kazakh hình thành trên cơ sở nhiều bộ lạc sống trong khu vực vào khoảng thế kỉ 15. Khoảng giữa thế kỉ 16, người Kazakh bắt đầ phát triển ngôn ngữ, văn hóa và nền kinh tế riêng của đất nước mình. Đầu thế kỉ 17, Khả hãn quốc Kazakh phân rã thành ba cộng đồng Lớn, Vừa và Nhỏ, liên kết trên cơ sở mối quan hệ huyết thống. Tuy nhiên những bất hòa về chính trị, sự liên kết lỏng lẻo về kinh tế và những cuộc chiến giữa các cộng đồng với nhau đã nhanh chóng làm suy sụp Khả hãn quốc Kazakh. Những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa các tiểu vương Kazakh và vua Ba Tư đã nổ ra trong nhiều thế kỉ.

Thời kỳ cận đại


Abay Qunanbayuli, nhà thơ, nhà soạn nhạc và nhà triết học người Kazakh
Đầu thế kỉ 19, đế chế Nga bắt đầu mở rộng tới vùng Trung Á. Đế chế Nga đã xây dựng hệ thống hành chính, quân đội và các pháo đài tại vùng Trung Á để tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng với đế chế Anh trong Trò chơi lớn (tiếng Anh: Great Game) tại vùng Trung Á. Tiếng Nga trở thành thứ tiếng chính thức tại mọi trường học và các cấp chính quyền. Người Nga nỗ lực áp đặt hệ thống chính quyền của mình lên trên sự giận dữ của người Kazakh. Những cuộc vận động dân tộc của người Kazakh đã nổ ra vào những năm 1860 kêu gọi bảo vệ văn hóa và truyền thống dân tộc trước sự Nga hóa của người Nga. Từ thập kỉ 1890, một bộ phận người Slavơ đến Trung Á đã thành lập thuộc địa tại vùng đất ngày nay là Kazakhstan. Họ đã xây dựng tuyến đường sắt xuyên dãy Ural từ Orenburg đến Tashkent, hoàn thành vào năm 1906. Tuyến đường sắt được giám sát và nhận được sự ủng hộ đặc biệt từ phía Chính quyền Nhập cư ở St. Petersburg. Cuộc chiến tranh giành đất đai và nguồn nước giữa người Kazakh và những người Slavơ mới đến đã nổ ra. Sự oán giận của người Kazakh dưới ách áp bức bóc lột của chế độ Nga hoàng đã làm bùng nổ cuộc Khởi nghĩa Trung Á năm 1916.

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh


Almaty, thủ đô Kazakhstan thời Liên xô.
Đế chế Nga sụp đổ vào năm 1917 đã tạo điều kiện cho Kazakhstan có một thời gian độc lập. Tuy nhiên người Kazakh vẫn quyết định gia nhập Liên Xô. Năm 1920, Kazakhstan trở thành một nước cộng hòa tự trị, và năm 1936 là một nước cộng hòa Xô viết nằm trong lãnh thổ Liên Xô.
Nền nông nghiệp tập thể hóa cuối những năm 1920-1930 đã gây ra nạn đói trầm trọng ở Kazakhstan. Nhưng chính quyền Xô viết đã xây dựng một hệ thống chính quyền cộng sản vững mạnh để hội nhập Kazakhstan vào Liên bang Xô viết. Thập kỉ 1930, rất nhiều người dân đến từ các vùng khác của Liên Xô đã đến Kazakhstan.
Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai đã đánh dấu giai đoạn công nghiệp hóa ở Kazkahstan, nhưng chủ yếu tập trung khai thác khoáng sản để phục vụ cho chiến tranh. Đến khi Stalin qua đời, Kazakhstan vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Năm 1953, lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev đã đề xướng kế hoạch Virgin Lands với mục tiêu biến những đồng cỏ ở Kazakhstan thành những vùng trồng cây lương thực cho Liên bang Xô viết. Chính sách Virgin Lands sau này được hiện đại hóa và phát triển dưới thời Leonid Brezhnev.
Tình trạng căng thẳng trong xã hội Xô viết đã dẫn tới những yêu cầu phải cải cách chính trị và kinh tế, lên tới đỉnh điểm vào những năm 1980. Tháng 12 năm 1986, những cuộc tuần hành lớn của các thanh niên sắc tộc Kazakh, sau này được gọi là cuộc nổi dậy Jeltoqsan, diễn ra ở Almaty để phản đối sự thay thế Thư ký thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh Dinmukhamed Konayev bằng Gennady Kolbin từ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Quân đội chính phủ đàn áp cuộc biểu tình, nhiều người đã bị giết hại và bỏ tù. Trong những ngày cai trị cuối cùng của Liên xô, sự bất mãn tiếp tục gia tăng và được thể hiện nhờ chính sách glasnost của lãnh tụ Liên xô Mikhail Gorbachev.

Độc lập

Cùng với làn sóng các nước cộng hoà thuộc Liên xô tìm kiếm sự tự trị lớn hơn nữa, Kazakhstan tuyên bố chủ quyền như một nước cộng hoà bên trong Liên xô tháng 10 năm 1990. Sau cuộc đảo chính bất thành tại Moskva tháng 8 năm 1991 và sự giải tán Liên xô, Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991. Đây là nước cộng hoà cuối cùng thuộc Liên xô tuyên bố độc lập.
Những năm sau độc lập được đánh dấu bởi những cải cách to lớn với nền kinh tế kiểu Xô viết và sự độc quyền quyền lực chính trị. Dưới sự cai trị của Nursultan Nazarbayev, người đã lên nắm quyền lực năm 1989 với tư cách lãnh đạo Đảng Cộng sản Kazakhstan và sau đó được bầu làm Tổng thống năm 1991, Kazakhstan đã có những bước tiến to lớn trong việc phát triển một nền kinh tế thị trường. Nước này đã có tăng trưởng kinh tế mạnh từ năm 2000, một phần nhờ các trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, và khoáng sản to lớn.
Tuy nhiên dân chủ vẫn chưa được cải thiện nhiều từ năm 1991. "Tháng 6 năm 2007, nghị viện Kazakhstan đã thông qua một điều luật trao cho Tổng thống Nursultan Nazarbayev quyền lực và quyền ưu tiên trọn đời, gồm cả quyền tham vấn các tổng thống tương lai, miễn trừ bị truy tố, và ảnh hưởng với chính sách đối nội và đối ngoại. Những lời chỉ trích nói rằng trên thực tế ông đã trở thành "tổng thống trọn đời."[12][13]
Trong mười năm nắm quyền, Nazarbayev đã liên tục kiểm duyệt báo chí thông qua việc sử dụng độc đoán các điều luật về "phỉ báng",[14] ngăn cản truy cập vào các web site đối lập (9 tháng 11 năm 1999), cấm giáo phái tôn giáo Wahhabi (5 tháng 9 năm 1998), và từ chối yêu cầu đòi thống đốc của 14 tỉnh thuộc Kazakhstan phải được bầu lên chứ không phải do tổng thống chỉ định (7 tháng 4 năm 2000)."

Chính phủ và chính trị


Tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev

Hệ thống chính trị

Kazakhstan là một nước cộng hoà tổng thống. Tổng thống là Nursultan Nazarbayev. Tổng thống cũng là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và có quyền phủ quyết luật. Có ba phó thủ tướng và 16 bộ trưởng. Karim Massimov đã giữa chức thủ tướng từ ngày 10 tháng 1 năm 2007.
Kazakhstan có một Nghị viện lưỡng viện, gồm hạ viện (Majilis) và thượng viện (Thượng viện Kazakhstan). Các quận bầu cử riêng biệt bầu ra 67 ghế trong Majilis; cũng có 10 thành viên được bầu theo danh sách bầu cử đảng phái chứ không phải qua các quận bầu cử riêng biệt. Thượng viện có 39 thành viên. Hai thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi mỗi nhóm bầu cử (Maslikhats) thuộc 16 đơn vị hành chính chính của Kazakhstan (14 tỉnh, cộng thêm hai thành phố Astana và Almaty). Tổng thống chỉ định bảy thượng nghị sĩ còn lại. Các đại biểu Majilis và chính phủ đều có quyền đề xuất luật pháp, dù chính phủ đề xuất hầu hết luật pháp được Nghị viện xem xét.

Bầu cử


Một dấu hiệu của Đảng Otan (Quê hương), đảng cầm quyền cũ của Kazakhstan
Bài chi tiết: Bầu cử tại Kazakhstan
Cuộc bầu cử Majilis tháng 9 năm 2004 đã tạo ra một hạ viện với đa số thành viên ủng hộ chính phủ thuộc Đảng Otan, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nazarbayev. Hai đảng khác được coi là có thiện cảm với tổng thống, gồm khối nông nghiệp-công nghiệp AIST và Đảng Asar, do con gái của Tổng thống Nazarbayev lập ra, thắng hầu hết số ghế còn lại. Các đảng đối lập, đã chính thức đăng ký và tham gia vào cuộc bầu cử, chỉ giành được một ghế trong cuộc bầu cử mà Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu coi là không đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 1999, Kazakhstan đã đề nghị tư cách quan sát viên tại Hội đồng Nghị viện châu Âu. Câu trả lời chính thức của Nghị viện là Kazakhstan chỉ có thể đề nghị tư cách thành viên đầy đủ, bởi họ nằm một phần ở châu Âu, nhưng họ sẽ không được trao bất kỳ một tư cách nào tại Hội đồng trừ khi các thành tích dân chủnhân quyền của nước này được cải thiện.
Ngày 4 tháng 12 năm 2005, Nursultan Nazarbayev tái cử với một chiến thắng long trời lở đất. Uỷ ban bầu cử thông báo rằng ông đã giành được hơn 90% số phiếu. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) kết luận cuộc bầu cử không đạt các tiêu chuẩn quốc tế dù có một số cải thiện trong cách quản lý bầu cử. Tân Hoa Xã thông báo rằng các quan sát viên từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chịu trách nhiệm giám sát 25 điểm bỏ phiếu ở Astana, thấy rằng việc bỏ phiếu tại đó được tiến hành "minh bạch và công bằng" manner.[15]
Ngày 17 tháng 8 năm 2007, cuộc bầu cử hạ viện được tiến hành với việc Đảng Otan cầm quyền giành mọi ghế với 88% số phiếu. Không đảng đối lập nào giành đủ mức tối thiểu 7% để có ghế. Điều này đã khiến truyền thông địa phương đưa ra câu hỏi về khả năng và tuy tín của lãnh đạo các đảng đối lập. Các đảng đối lập đã đưa ra những cáo buộc gian lận nghiêm trọng trong cuộc bầu cử.[16][17]

Cơ quan mật vụ

Uỷ ban An ninh Quốc gia Kazakhstan (KNB) được thành lập ngày 13 tháng 6 năm 1992. Nó bao gồm Cơ quan An ninh Nội địa, Cơ quan Phản gián Quân sự, Biên phòng, nhiều đơn vị Commando, và Tình báo Nước ngoài (Barlau). Barlau được coi là thành phần quan trọng nhất của KNB. Giám đốc của nó là Thiếu tướng Omirtai Bitimov.

Địa lý


Bản đồ Kazakhstan
Với diện tích khoảng 2.725.047 triệu km², Kazakhstan là quốc gia rộng thứ chín trên thế giới và là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn nhất. Diện tích của Kazakhstan tương đương với diện tích của vùng Tây Âu. Nước này chia sẻ đường biên giới với các nước Nga (6648 km), Uzbekistan (2203 km), Trung Quốc (1533 km), Kyrgyzstan (1051 km), Turkmenistan (379 km). Các thành phố chính gồm Astana (thủ đô từ năm 1997), Almaty (thủ đô cũ), Karaganda, Shymkent, Semey và Turkestan.

Quang cảnh vùng núi Altay ở Kazakhstan
Địa hình từ tây sang đông trải dài từ bờ biển Caspian đến dãy núi Altay, từ phía bắc là đồng bằng Tây Siberia đến phía nam là các hoang mạc khô cằn của vùng Trung Á. Thảo nguyên Kazakhstan có diện tích khoảng 804.500 km², chiếm một phần ba diện tích đất nước và là vùng thảo nguyên lớn nhất trên thế giới. Trong các thảo nguyên có nhiều đòng cỏ và các hoang mạc cát. Các sông và hồ quan trọng ở Kazakhstan bao gồm: biển Aran, sông Ili, sông Irtysh, sông Ural, hồ Balkhash và hồ Zaysan.
Do có khí hậu lục địa nên biên độ nhiệt trong năm của Kazakhstan rất lớn. Mùa hạ nhiêt độ lên cao, trung bình đạt hơn 25 °C, nhưng đến mùa đông nhiệt độ lại xuống rất thấp, có lúc xuống hơn -20 °C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng rất lớn. Lượng mưa ít và tập trung chủ yếu vào mùa hạ.

Các tỉnh

  • Taldy-Korgan
  • Aqmola
  • Aqtobe
  • Atyrau
  • Batys Qazaqstan (Oral)
  • Mangghystau
  • Ongtustik Qazaqstan (Shymkent)
  • Pavlodar
  • Qaraghandy
  • Qostanay
  • Qyzylorda
  • Shyghys Qazaqstan (Oskemen)
  • Soltustik Qazaqstan (Petropavl)
  • Zhambyl (Taraz)

Các thành phố

  • Astana
  • Almaty
  • Bayquogyr

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Kazakhstan

Sân bay vũ trụ Baikonurcơ sở phóng tàu vũ trụ cổ nhất và lớn nhất thế giới
Nhờ giá dầu mỏ cao trên thế giới, các con số tăng trưởng GDP năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, và 2005 là: 9.8%, 13.2%, 9.5%, 9.2%, 9.4%, và 9.2%. Các mặt hàng xuất khẩu chính khác của Kazakhstan gồm bột mì, dệt và gia súc. Kazakhstan dự báo nước này sẽ trở thành nhà xuất khẩu uranium lớn nhất thế giới vào năm 2010.
Thách thức chủ yếu của Kazakhstan từ năm 2002 là quản lý dòng ngoại tệ mạnh đổ vào từ bên ngoài mà không làm gia tăng lạm phát. Từ thời điểm đó, lạm phát vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, ở mức 6.6% năm 2002, 6.8% năm 2003, và 6.4% năm 2004.
Năm 2000 Kazakhstan trở thành nước cộng hoà cũ đầu tiên của Liên xô trả lại toàn bộ khoản vay của mình cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 7 năm trước thời hạn. Tháng 3 năm 2002, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã trao quy chế kinh tế thị trường cho Kazakhstan theo luật thương mại Hoa Kỳ. Sự thay đổi quy chế này công nhận những cải cách kinh tế thị trường thực sự trong các lĩnh vực chuyển đổi tiền tệ, quyết định mức lương, tính mở với đầu tư nước ngoài, và sự kiểm soát của chính phủ với các phương tiện sản xuất và phân phối tài nguyên.

Thành phố Astana
Tháng 9 năm 2002 Kazakhstan trở thành quốc gia đầu tiên trong CIS nhận được sự đánh giá mức độ tín nhiệm cấp đầu tư từ một cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm lớn của thế giới. Ở thời điểm cuối tháng 12 năm 2003, tổng nợ nước ngoài của Kazakhstan là khoảng $22.9 tỷ. Tổng nợ chính phủ là $4.2 tỷ. Con số này chiếm 14% GDP. Đã có sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ nợ trên GDP trong những năm vừa qua; tỷ lệ tổng nợ chính phủ trên GDP năm 2000 là 21.7%, năm 2001 là 17.5%, và năm 2002 là 15.4%.

Thành phố Almaty

Almaty – trung tâm thương mại
Đà tăng trưởng kinh tế, cộng với những kết quả từ những cuộc cải cách lĩnh vực thuế và tài chính trước đó, đã cải thiện đáng kể tình hình tài chính chính phủ. Từ năm 1999 mức thâm hụt ngân sách 3.5% GDP xuống mức thâm hụt 1.2% năm GDP năm 2003. Nguồn thu chính phủ đã tăng từ 19.8% GDP năm 1999 lên 22.6% GDP năm 2001, nhưng đã giảm xuống 16.2% GDP năm 2003. Năm 2000, Kazakhstan đã thông qua một luật thuế mới trong một nỗ lực nhằm củng cố những thành quả đó.
Ngày 29 tháng 11 năm 2003 Luật về những Thay đổi Luật Thuế được thông qua, giảm các tỷ suất thuế. Thuế giá trị gia tăng giảm từ 16% xuống còn 15%, thuế xã hội từ 21% xuống 20%, và thuế thu nhập từ 30% còn 20%. (Ngày 7 tháng 7 năm 2006 thuế thu nhập cá nhân thậm chí còn giảm nữa xuống mức 5% cho thu nhập cá nhân dưới hình thức các cổ phần và 10% cho thu nhập cá nhân khác.) Kazakhstan còn tiến hành những cải cách xa hơn nữa bằng việc thông qua một luật thuế đất đai ngày 20 tháng 6 năm 2003, và một luật thuế nhập khẩu mới ngày 5 tháng 4 năm 2003.
Năng lượng là lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Sản lượng dầu mỏ và khí tự nhiên cô đặc ở Kazakhstan lên tới 51.2 triệu tấn năm 2003, lớn hơn 8.6% năm 2002. Kazakhstan đã tăng xuất khẩu dầu và khí tự nhiên cô đặc lên 44.3 triệu tấn năm 2003, 13% cao hơn mức năm 2002. Sản xuất khí đốt tại Kazakhstan năm 2003 lên tới 13.9 mét khối (491 tỷ cu. ft), tăng 22.7% so với năm 2002, gồm cả sản lượng khí tự nhiên 7.3 tỷ mét khối (258 tỷ cu. ft);
Kazakhstan có trữ lượng khoảng 4 tỷ tấn dầu đã được chứng minh và có thể khai thác cộng thêm 2,000 kilômét khối (480 cu mi) khí đốt. Những phân tích công nghiệp cho rằng kế hoạch mở rộng sản xuất dầu mỏ, cộng với sự phát triển những giếng dầu mới, sẽ cho phép nước này đạt sản lượng 3 triệu barrel (477,000 m³) mỗi ngày vào năm 2015, đưa YO MAMMA vào hàng 10 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dầu mỏ năm 2003 của Kazakhstan được đánh giá ở mức hơn 7 tỷ dollar, chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu và 24% GDP. Các giếng dầu và mỏ khí với trữ lượng lớn gồm Tengiz với 7 tỷ barrel (1.1 km³); Karachaganak với 8 tỷ barrel (1.3 km³) và 1,350 km³ khí tự nhiên); và Kashagan với 7 tới 9 tỷ barrel (1.1 tới 1.4 km³).

Kazakhstan đã đưa ra một chương trình cải cách lương hưu đầy tham vọng vào năm 1998. Ở thời điểm 1 tháng 1 năm 2005, số tiền hưu trí là khoảng $4.1 tỷ. Có 16 quỹ tiết kiệm hưu trí trong nước cộng hoà. Quỹ Tích tụ Hưu trí Nhà nước, quỹ duy nhất thuộc sở hữu nhà nước, có thể được tư nhân hoá ngay từ năm 2006. Cơ quan quản lý tài chính thống nhất của quốc gia giám sát và điều hành các quỹ hưu trí. Các nhu cầu ngày càng gia tăng về việc đầu tư một cách hiệu quả các quỹ hưu trí tạo ra sự phát triển nhanh chóng của thị trường nợ thế chấp. Nguồn vốn quỹ hưu trí đang được đầu tư hầu như toàn bộ vào các tập đoàn và các trái phiếu chính phủ, gồm cả Eurobond của chính phủ Kazakhstan.
Hệ thống ngân hàng Kazakhstan đang phát triển nhanh chóng. Tư bản hoá của hệ thống ngân hàng hiện tại vượt hơn 1 tỷ $1. Ngân hàng Quốc gia đã đưa ra các khoản đảm bảo ký quỹ trong chiến dịch của họ nhằm tăng cường sức mạnh lĩnh vực ngân hàng. Nhiều ngân hàng lớn nước ngoài đã có chi nhánh tại Kazakhstan, gồm cả RBS, Citibank, và HSBC. Raiffeisen ZentralbankUniCredit gần đây đều đã thâm nhập vào thị trường dịch vụ tài chính Kazakhstan qua việc mua lại và góp vốn.
Dù sức mạnh kinh tế của Kazakhstan đã xuất hiện trong hầu hết thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã phơi bày một số sự yếu kém trung tâm trong nền kinh tế quốc gia. Tăng trưởng GDP hàng năm của Kazakhstan đã giảm 19.81% năm 2008. Bốn ngân hàng chính đã phải viện tới sự trợ giúp của chính phủ vào cuối năm 2008 và giá trị tài sản thực đã giảm mạnh.

Nông nghiệp

Nông nghiệp chiếm 10.3% GDP của Kazakhstan năm 2005.[18] Ngũ cốc (Kazakhstan là nước sản xuất lớn thứ bảy thế giới) và gia súc là các mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất. Đất nông nghiệp chiếm hơn 846,000 kilômét vuông (327,000 sq. mi). Đất nông nghiệp đang sử dụng gồm 205,000 kilômét vuông (79,000 sq. mi) đất có thể trồng trọt và 611,000 kilômét vuông (236,000 sq. mi) đồng cỏ và đất chăn thả.
Các sản phẩm gia súc chính gồm các sản phẩm sữa, da, thịt, và len. Các mặt hàng lương thực chính của nước này gồm bột mì, lúa mạch, bông, và gạô. Xuất khẩu bột mì, một nguồn thu ngoại tệ lớn, đứng trong tốp các mặt hàng xuất khẩu hàng đẩu của Kazakhstan. Năm 2003 Kazakhstan thu hoạch tổng cộng 17.6 triệu tấn ngũ cốc, tăng 2.8% so với năm 2002. Nông nghiệp Kazakhstan vẫn có nhiều vấn đề môi trường từ sự quản lý kém trong những năm thời Liên xô. Một số loại rượu Kazakh được sản xuất ở những vùng núi non phía đông đất nước tại Almaty.
Kazakhstan được cho là một trong những quê hương gốc của táo, đặc biệt là tổ tiên hoang dã của Malus domestica, Malus sieversii. Ở Kazakhstan, quê hương của nó, nó được gọi là 'alma'. Trên thực tế, vùng được cho là quê hương của nó là Almaty, hay 'nhiều táo'.[19] Loài cây này vẫn mọc hoang dã tại các vùng núi Trung Á phía nam Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Tân Cương, Trung Quốc.

Tài nguyên thiên nhiên

Kazakhstan sở hữu nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và nhiên liệu hoá thạch. Việc phát triển và khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, và khoáng sản đã thu hút hơn $40 tỷ đầu tư nước ngoài tại Kazakhstan từ năm 1993 và chiếm khoảng 57% sản lượng công nghiệp quốc gia (hay xấp xỉ 13% tổng sản phẩm quốc nội). Theo một số ước tính,[20] Kazakhstan có trữ lượng uranium, chromium, chì, và kẽm đứng hàng thứ hai thế giới, đứng thứ ba về trữ lượng manganese, thứ năm về trữ lượng đồng, và đứng trong hàng top ten về than, sắt, và vàng. Kazakhstan cũng là nước xuất khẩu kim cương. Có lẽ đáng chú ý nhất với sự phát triển kinh tế, Kazakhstan hiện cũng đứng hàng 11 về trữ lượng đã được chứng minh của cả dầu mỏkhí tự nhiên.[21]
Tông cộng, có 160 trầm tích với hơn 2.7 tỷ tấn dầu mỏ. Những cuộc thám hiểm dầu mỏ đã cho thấy trầm tích trên bờ biển Caspian chỉ là một phần của một trầm tích lớn hơn. Có tin cho rằng 3.5 tỷ tấn dầu và 2.5 nghìn tỷ mét khối khí có thể được khai thác từ khu vực này. Tổng tước tính trầm tích dầu mỏ của Kazakhstan là 6.1 tỷ tấn. Tuy nhiên, chỉ có 3 nhà máy lọc dầu tại nước này, nằm ở Atyrau, Pavlodar, và Shymkent. Chúng không đủ năng lực xử lý tổng sản lượng dầu thô khai thác vì thế đa phần dầu thô được xuất khẩu sang Nga. Năm 2006, Kazakhstan sản xuất xấp xỉ 1426 m3 dầu và 23.5 tỷ mét khối khí tự nhiên.[22]

Quan hệ ngoại giao và các lực lượng vũ trang


Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev với Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy George W. Bush, 2006

Kazakhstan bên trong châu Âu (xanh sáng thể hiện lãnh thổ được coi là nằm ở châu Á)
Kazakhstan có những quan hệ ổn định với tất cả các nước láng giềng. Kazakhstan cũng là một thành viên của Liên hiệp quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Hội đồng Đối tác châu Âu-Đại Tây DươngTổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC). Nước này là một bên tham gia tích cực trong chương trình Đối tác vì Hoà bình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Kazakhstan cũng là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Hợp tác Kinh tếTổ chức Hợp tác Thượng Hải. Các nước Kazakhstan, Nga, Belarus, Kyrgyzstan và Tajikistan đã thành lập Cộng đồng Kinh tế Âu Á năm 2000 để tái thúc đẩy những nỗ lực trước đó nhằm cân đối các sắc thuế thương mại và tạo lập một vùng thương mại tự do với một hệ thống thuế quan duy nhất. Ngày 1 tháng 12 năm 2007, có thông báo rằng Kazakhstan đã được lựa chọn làm chủ tịch OSCE năm 2010.
Từ khi giành độc lập năm 1991, Kazakhstan đã theo đuổi cái được gọi là chính sách đối ngoại đa chiều (многовекторная внешняя политика), tìm kiếm các mối quan hệ tốt và cân bằng với các nước láng giềng, Nga và Trung Quốc, và Hoa Kỳ và phương Tây nói chung.[23][24] Chính sách này đã mang lại những kết quả trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, nơi các công ty Mỹ, Nga, Trung Quốc và châu Âu đều hiện diện ở mọi giếng dầu lớn, và trong nhưntgx phát triển đa hướng của các đường ống dẫn dầu xuất khẩu từ Kazakhstan. Kazakhstan cũng có những quan hệ kinh tế, chính trị mạnh và đang phát triển nhanh chóng với Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2011, và có thể ngay từ năm 2010, Kazakhstan có kế hoạch thành lập một liên minh thuế quan với Nga và Belarus.[25]
Nga hiện thuê xấp xỉ 6,000 km² (2,300 mi²) lãnh thổ bao gồm cả Sân bay Vũ trụ Baikonur ở phía nam trung Kazakhstan, nơi con người đầu tiên cũng như tàu con thoi đầu tiên của Liên xô Buran và trạm vũ trụ đầu tiên Mir đã được phóng lên quỹ đạo.

Vệ binh Cộng hoà Kazakhstan
Đa phần lực lượng quân đội Kazakhstan được kế thừa từ Quân đội Quận Turkestan của Các lực lượng Vũ trang Liên xô. Các đơn vị này đã trở thành cốt lõi của quân đội mới của Kazakhstan với toàn bộ các đơn vị của Quân đoàn số 40 (Quân đoàn số 32 cũ) và một phần của Quân đoàn số 17, gồm sáu sư đoàn lục quân, các căn cứ quân nhu, các lữ đoàn đổ bộ số 14 và 35, 2 lữ đoàn tên lửa, 2 trung đoàn pháo binh và một lượng lớn trang thiết bị đã được rút khỏi Ural sau khi ký kết Hiệp ước về Các lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu. Đợt mở rộng lớn nhất của Quân đội Kazakhstan gần đây nhấn mạnh trên các đơn vị thiết giáp. Từ năm 1990, các đơn vị thiết giáp đã mở rộng từ 500 lên 1,613 năm 2005.
Không quân Kazakhstan gồm hầu hết là các máy bay thời Liên xô, gồm 41 MiG-29, 44 MiG-31, 37 Su-24 và 60 Su-27. Một lực lượng hải quân nhỏ cũng được duy trì tại Biển Caspian.
Kazakhstan đã gửi 49 kỹ sư quân sự tới Iraq để hỗ trợ phi vụ hậu chiến của Hoa Kỳ tại Iraq.

Nhân khẩu

Bài chi tiết: Nhân khẩu Kazakhstan
Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ xác định dân số hiện tại của Kazakhstan là 16.763.795 người, trong khi các nguồn của Liên hiệp quốc như Ngân hàng Thế giới đưa ra con số ước tính năm 2002 là 14.794.830. Cuộc điều tra trong 10 năm gần đây, được tổ chức ngày 28 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm 2009, đưa ra kết quả tổng cộng có 16.402.861 người đăng ký tại Kazakhstan.[26].
Sắc tộc Kazakh chiếm 67% dân cư và sắc tộc Nga chiếm 21%,[27] với một số lượng đáng kể các nhóm khác, gồm Tatar, Ukraina, Uzbek, Belarusia, Uyghur, Azerbaijan, Ba Lan[28], và Litva. Một số cộng đồng thiểu số như người Đức trước kia từng định cư tại Nga (đặc biệt là người Đức Volga), Ukrainia, Triều Tiên, Kurd, Chechen,[29] Meskhetian Turk, và các thành phần đối lập chính trị với chính quyền Nga từng bị trục xuất tới Kazakhstan trong thập niên 1930 và 1940 bởi Stalin; một số trại lao động (Gulag) lớn của Liên xô từng tồn tại ở nước này.[30]
Cuộc di cư đáng chú ý của người Nga cũng liên quan tới Chiến dịch Virgin Landschương trình vũ trụ Liên xô trong thời Khrushchev.[31] Cũng có một cộng đồng Do Thái nhỏ nhưng khá mạnh. Trước năm 1991 có một triệu người Đức tại Kazakhstan; đa số họ đã di cư về Đức sau sự tan rã của Liên bang Xô viết.[32] Đa số các thành viên của cộng đồng người Hy Lạp Pontian đã di cư về Hy Lạp. Hồi cuối thập niên 1930 hàng ngàn người Triều Tiên ở Liên xô đã bị trục xuất tới Trung Á. Những người này được gọi là Koryo-saram.
Kazakhstan là một quốc gia song ngữ: tiếng Kazakh, được 64.4% dân số sử dụng, có vị thế ngôn ngữ "nhà nước", trong khi tiếng Nga, được hầu hết người Kazakhstan sử dụng, được tuyên bố là ngôn ngữ "chính thức", và hiện nó được sử dụng trong giao dịch kinh tế hàng ngày. Tiếng Anh cũng phổ biến trong giới trẻ từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ và 30% người dân thành thị, đặc biệt là các thế hệ trẻ nói thông thạo tiếng Anh, các ngoại ngữ khác cũng được sử dụng ở một số mức độ trong cộng đồng người Kazakhstan là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, bởi sự tương đồng của nó với ngôn ngữ nhà nước của Kazakhstan, tiếng Kazakh.

Bản đồ ngôn ngữ vùng Trung Á
Thập niên 1990 được đánh dấu bởi cuộc di cư của nhiều người Ngangười Đức Volga khỏi Kazakhstan, một quá trình đã bắt đầu từ thập niên 1970; đây là một yếu tố chính khiến những người bản địa Kazakh trở thành một cộng đồng đa số cùng với một tỷ lệ sinh của người Kazakh lớn hơn và sắc tộc Kazakh nhập cư từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Mông Cổ, và Nga.
Đầu thế kỷ 21, Kazakhstan đã trở thành quốc gia đứng hàng đầu về nhận con nuôi quốc tế. Gần đây điều này đã gây ra một số sự chỉ trích trong nghị viện Kazakhstan, vì những lo ngại về độ an toàn và sự đối xử với trẻ em nước ngoài và những câu hỏi liên quan tới mức độ dân số thấp tại Kazakhstan.

Thuật ngữ

Thuật ngữ Kazakhstani (tiếng Kazakh: қазақстандықтар, Qazaqstandıqtar; tiếng Nga: казахстанцы, kazakhstantsy') được đặt ra để miêu tả tất cả người dân Kazakhstan, gồm cả người phi Kazakh.[33] Từ "Kazakh" nói chung được sử dụng để chỉ người thực tế có dòng dõi Kazakh (gồm cả những người sống ở Trung Quốc, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và các quốc gia khác).
Từ Kazakh xuất xứ từ một từ Thổ cổ có nghĩa "độc lập, một tinh thần tự do". Nó là kết quả của nền văn hoá du mục trên lưng ngựa của người Kazakh. Từ Avestan/Tiếng Ba Tư Cổ (Xem Các ngôn ngữ Ấn-Âu) "-stan" có nghĩa "vùng đất" hay "nơi của", vì thế "Kazakhstan" là "vùng đất của người Kazakh".

Tôn giáo


Thánh đường Hồi giáo Nur-Astana, là thánh đường lớn nhất tại Kazakhstan

Thánh đường Hồi giáo Trung tâm ở Almaty

Nhà thờ Thăng thiên ở Almaty

Đền Phật giáo tại Tỉnh Almaty
Hồi giáo là tôn giáo chính và lớn nhất tại Kazakhstan. Sau nhiều thập kỷ đàn áp tôn giáo của chính quyền Liên xô, nền độc lập giành được đã mang lại một sự phát triển mạnh trong sự thể hiện bản sắc sắc tộc, một phần thông qua tôn giáo. Việc tự do thực thi các tín ngưỡng tôn giáo và sự thiết lập quyền tự do tôn giáo hoàn toàn đã dẫn tới một sự gia tăng các hoạt động tôn giáo. Hàng trăm thánh đường Hồi giáo, nhà thờ, giáo đường Do Thái, và các công trình tôn giáo khác được xây dựng trong vài năm, với số lượng các hiệp hội tôn giáo tăng từ 670 năm 1990 lên 4,170 hiện nay.[34]
Xấp xỉ 65% dân số là tín đồ Hồi giáo,[35] chủ yếu là người thuộc sắc tộc Kazakh, chiếm hơn một nửa dân số, cũng như các sắc tộc Uzbek, Uighur, và Tatar. Đa số theo dòng Hồi giáo Sunni của trường phái Hanafi.[36] Chưa tới 1% thuộc trường phái Shafi'i Sunni (chủ yếu là người Chechen). Vùng phía nam đất nước có mức độ tập trung đông nhất số người tự coi mình là tín đồ Hồi giáo. Tổng cộng có 2,300 nhà thờ Hồi giáo,[34] tất cả đều thuộc "Hiệp hội Tôn gáo của người Hồi giáo Kazakhstan", đứng đầu là một mufti tối cao.[37] Eid al-Adha được công nhận là một ngày lễ quốc gia.[34]
Một phần ba dân số là người Nga, gồm cả sắc tộc Ukrainia và Belarusia, và theo truyền thống theo đạo chính thống Nga. Các nhóm Thiên chúa giáo khác gồm Cơ đốc giáo La mã, Nhà thờ Chính thống Hy Lạp, Baptist và các phái Tin lành khác.[36] Tổng cộng có 258 nhà thờ Chính thống, 93 nhà thờ Cơ đốc, và hơn 500 nhà thờ Tin lành và các nhà cầu nguyện. Lễ Noel của Nhà thờ Chính thống Nga được công nhận là một ngày lễ quốc gia tại Kazakhstan.[34] Các nhóm tôn giáo khác gồm Do Thái (chưa tới 1%), và một số Hare KrishnaPhật giáo.[36]

Giáo dục


KIMEP tại Almaty
Giáo dục là phổ thông và bắt buộc cho tới cấp haitỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành là 99.5%. Giáo dục gồm ba giai đoạn chính: giáo dục tiểu học (lớp 1–4), giáo dục cơ bản chung (lớp 5–9) và giáo dục trung học (lớp 10–11 hay 12) được chia thành các cấp giáo dục tiếp nối chung và giáo dục chuyên nghiệp. (Giáo dục tiểu học có một năm chuẩn bị.) Các cấp giáo dục này có thể được theo ở một hay nhiều các cơ sở khác biệt (ví dụ trường tiểu học, sau đó là trường cấp hai). Gần đây, nhiều trường cấp hai, trường chuyên nghiệp, magnet school, trường thể dục, lyceum, ngôn ngữ và thể dục kỹ thuật đã được thành lập. Giáo dục chuyên nghiệp cấp hai được cung cấp tại các cơ sở chuyên nghiệp đặc biệt hay các trường kỹ thuật, lyceum hay cao đẳngtrường dạy nghề.
Hiện tại, có các trường đại học, viện hàn lâm, và viện, nhạc viện, trường cao học và cao đẳng. Chúng có ba cấp chính: giáo dục cao học căn bản cung cấp những kiến thức nền tảng của lĩnh vực học tập lựa chọn và người tốt nghiệp sẽ được cấp bằng đại học; giáo dục cao học chuyên nghiệp theo đó sinh viên sẽ được trao Bằng chuyên viên; và giáo dục sư phạm khoa học với Bằng Master. Giáo dục sau đại học với Kandidat nauk (Candidate of Sciences) và Tiến sĩ Khoa học. Với việc thông qua Luật về Giáo dục và Giáo dục Cao học, một lĩnh vực tư nhân đã được thành lập và nhiều định chế tư nhân đã được cấp phép hoạt động.
Bộ Giáo dục Kazakhstan điều hành một chương trình học bổng Bolashak rất thành công, hàng năm trao xấp xỉ 3000 suất học bổng cho các sinh viên. Quỹ cung cấp học bổng cho việc theo học ở các trường nước ngoài, gồm cả các trường đại học danh tiếng ở University College London, OxfordIvy League. Các điều khoản của chương trình gồm việc bắt buộc quay trở về Kazakhstan để làm việc trong ít nhất năm năm.

Thể thao

Bài chi tiết: Thể thao Kazakhstan
  • Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Kazakhstan. Liên đoàn Bóng đá Kazakhstan (tiếng Kazakh: Қазақстанның Футбол Федерациясы, Qazaqstannıñ fwtbol federacïyası) là cơ quan quản lý quốc gia của bộ môn này. FFK tổ chức các đội bóng đá nam nữ và các đội tuyển futsal quốc gia.

Assan Bazayev, vận động viên đua xe đạp của đội AST năm 2009}}
  • Hockey trên băng - Đội tuyển hockey trên băng Kazakhstani đã tham gia tranh tài tại các Olympic mùa đông năm 1998 và 2006 cũng như Giải vô địch Hockey trên Băng Thế giới năm 2006 Kazakhstan có 7 đội tuyển. Các đội là Kaztsink-Torpedo Ust-Kamenogorsk, Kazakhmys Satpayev, Gornyak Rudnyi, Barys Astana, Irtysh Pavlodar, Yenbek Almaty, Sary-Arka Qaragandy.
Các vận động viên hockey trên băng hàng đầu Kazakhstan gồm Nikolai AntropovEvgeni Nabokov. Barys Astana - một đội tuyển hockey trên băng chuyên nghiệp nổi tiếng tham gia tranh tài trong Kontinental Hockey League.
  • Đua xe đạp - Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng nhất Kazakhstan là Alexander Vinokourov, và đua xe đạp là hoạt động phổ biến trong cả nước. Vinokourov có thành tích ấn tượng khi thi đấu cho các đội tuyển Telekom/T-Mobile khi bắt đầu sự nghiệp. Anh đã giành huy chương bạc trên đường đua tại Olympic Sydney năm 2000 và về ba tổng thành tích tại Tour de France năm 2003. Sau khi chuyển sang đội Liberty Seguros, Vinokourov đã về thứ 5 tại Tour de France năm 2005, trong khi hai vận động viên trẻ người Kazakhstan khác, Andrej Kashechkin và Maksim Iglinskiy, về thứ 19 và 37. Năm 2006 đội của Vinokourov được đổi tên thành ONC sau một vụ scandal doping buộc đội Liberty Seguros phải rời Tour de France năm 2006. Vinokourov sau đó đã góp sức thành lập một đội mới, Astana, lấy theo tên thành phố thủ đô Kazakhstan và được một nhóm các doanh nghiệp Kazakhstan tài trợ, họ sử dụng màu lá cờ Kazakhstan làm màu chính cho trang phục của đội. Cùng năm ấy Vinokourov và Kashechkin về nhất và thứ ba tổng sắp tại Vuelta a España năm 2006 ở Tây Ban Nha.
Tháng 7 năm 2007, Vinokourov đã bị thử nghiệm dương tính với doping máu trong Tour de France năm 2007 và bị loại khỏi cuộc đua, dù anh đang dẫn đầu ở thời điểm đó. Anh chỉ bị liên đoàn đua xe đạp Kazakhstan cấm thi đấu một năm, nhưng UCI (Liên đoàn Đua xe đạp Quốc tế) đã tăng thời hạn lên thành hai năm. Ngoài ra, Kashechkin cũng bị phát hiện có liên quan tới doping máu và cũng bị cấm thi đấu hai năm, và Astana sau đó đã bị cấm tham gia Tour de France 2008. Ở thời điểm đó, Vinokourov đã tuyên bố nghỉ thi đấu.
Đội đua xe đạp Astana tiếp tục hoạt động dưới bộ máy quản lý mới và tiếp tục gồm các vận động viên đua xe Kazakhstan tham gia vào Grand Tours, dù vị trí lãnh đạo đội đã được chuyển cho Alberto Contador người Tây Ban Nha và Lance ArmstrongLevi Leipheimer người Mỹ. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2008, Vinokourov thông báo ý định quay trở lại thi đấu năm 2009, và anh đã quay trở lại vào tháng 8 năm 2009, dù vẫn không được phép tái gia nhập Astana.
  • Đấm bốc - Từ khi giành độc lập năm 1991, các vận động viên đấm bốc Kazakhstan đã giành nhiều huy chương. Nhờ thế Kazakhstan nhanh chóng có số lượng huy chương lớn chưa từng có nhờ môn đấm bốc tại các kỳ Olympic, nơi nước này đã nhảy từ những hạng cuối cùng lên vị trí thứ 11 hiện tại trong số các quốc gia tham dự. Hiện tại, 2 vận động viên đấm bốc Kazakhstan (Bakhtiyar Artayev, Vassiliy Jirov) đã giành được Val Barker Trophy, đưa Kazakhstan lên đứng thứ hai với chỉ 3 huy chương phía sau Hoa Kỳ.
  • Các môn thể thao trên lưng ngựa cũng rất phổ biến ở Kazakhstan. Từ năm 1993 Liên đoàn Đua ngựa của Cộng hoà Kazakhstan đã tổ chức các sự kiện cấp Quốc gia và Quốc tế các môn Cưới ngựa vượt chướng ngại vật, Dạy ngựa, Thể thao có dùng ngựa và Việt dã.[cần dẫn nguồn]
  • Khúc côn cầu - Đội tuyển quốc gia nằm trong số những đội tuyển mạnh nhất và đã hai lần giành huy chương đồng tại Bandy World Championships. Trong thời Liên xô, Dynamo Alma-Ata đã giành chức vô địch quốc gia năm 1977 và 1990.
Thế vận hội mùa đông châu Á

Văn hoá


Các kỵ sĩ trong trang phục truyền thống thể hiện nền văn hoá cưỡi ngựa Kazakhstan khi chơi hôn, Kyz kuu ("Đuổi theo cô gái"), mộ trong những trò chơi truyền thống trên lưng ngựa.[38]

Một bữa tiệc cưới của người Kazakh tại Almaty
Trước thời thực dân của Nga, người Kazakh đã có một nền văn hoá rất phát triển dựa trên nền kinh tế chăn thả du mục của họ. Dù Đạo Hồi đã trở thành tôn giáo của hầu hết người Kazakh ở thế kỷ mười lăm, tôn giáo này mãi tới tận sau này vẫn chưa hoàn toàn đồng hoá. Vì thế, nó cùng tồn tại với các yếu tố trước đây của Tengriism.
Đức tin truyền thống Kazakh cho rằng các linh hồn riêng biệt sinh sống và vận động trên Trái Đất, bầu trời, nước và lửa, cũng như các loài thú nuôi. Tới ngày nay, các buổi lễ dành cho những vị khách đặc biệt tại các vùng nông thôn thường diễn ra như một ngày lễ giết cừu sống. Những vị khách đó thỉnh thoảng được yêu cầu cắt tiết cừu và xin linh hồn của nó cho phép tham dự bữa tiệc bằng thịt của nó. Bên cạnh cừu, nhiều loại thực phẩm truyền thống khác vẫn giữ giá trị biểu tượng trong văn hoá Kazakh.
Trong ẩm thực quốc gia, thịt gia súc có thể được nấu theo nhiều cách và thường được dùng với nhiều loại bánh mì truyền thống. Thức uống thường gồm chè đen và các loại đồ uống từ sửa truyền thống như ayran, shubat và kymyz. Một bữa tối truyền thống của người Kazakh thường gồm nhiều món khai vị trên bàn, tiếp đó là một bát súp và một hay hai món chính như cơm thập cẩmbeshbarmak. Họ cũng uống loại đồ uống truyền thống của mình, từ sửa ngựa lên men.
Vì gia súc là yếu tố trung tâm của phong cách sống truyền thống của người Kazakhs, đa số các lễ nghi, phong tục du mục của họ đều liên quan ở một số mặt tới gia súc. Người Kazakh trong truyền thống rất chuộng môn cưỡi ngựa. Những lời nguyền rủa và chúc phúc truyền thống đều liên quan tới bệnh dịch hay một sự mắn đẻ của các loài gia súc, và cách xử sự tốt là một người đầu tiên hỏi về sức khoẻ của gia súc của một người khác khi chào đón anh ta và chỉ sau đó mới hỏi về cuộc sống của nhau. Thậm chí ngày nay, nhiều người Kazakh vẫn thể hiện sự quan tâm tới truyền thống cưỡi ngựa và đua ngựa.
Kazakhstan là quê hương của nhiều nhân vật có đóng góp to lớn vào văn học, khoa học và triết học: Abay Qunanbayuli, Al-Farabi, Mukhtar Auezov, Gabit Musirepov, Kanysh Satpayev, Mukhtar Shakhanov, Saken Seyfullin, Jambyl Jabayev, cùng nhiều người khác.
Kazakhstan đã phát triển như một thế lực đáng chú ý về thể thao trên trường quốc tế ở những môn sau: đấm bốc, cờ vua, kickbox, trượt tuyết, thể dục, water-polo, đua xe đạp, võ thuật, điền kinh hạng nặng, cưỡi ngựa, ba môn phối hợp, chạy vượt rào, sambo, vật kiểu Hy Lạp-La Mã và billiards. Sau đây là những vận động viên thể thao Kazakhstani nổi tiếng và những người từng đạt huy chương thế giới: Bekzat Sattarkhanov, Vassiliy Jirov, Alexander Vinokourov, Bulat Jumadilov, Mukhtarkhan Dildabekov, Olga Shishigina, Andrey Kashechkin, Aliya Yussupova, Dmitriy Karpov, Darmen Sadvakasov, Yeldos Ikhsangaliyev, Aidar Kabimollayev, Yermakhan Ibraimov, Vladimir Smirnov, và những người khác.
Kazakhstan có một nền âm nhạc sôi động, bằng chứng là sự nổi tiếng của SuperStar KZ, một phiên bản địa phương của Pop Idol của Simon Fuller. Almaty được coi là thủ đô âm nhạc Trung Á, gần đây đã tổ chức những buổi biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng như Deep Purple, Tokio Hotel, Atomic Kitten, Dima Bilan, Loon, Craig David, The Black Eyed Peas, Eros Ramazzotti, Jose Carreras, Ace of Base, và những người khác.
Trong những năm gần đây, Kazakhstan đã trải qua cái có thể gọi là một sự phục hồi của ngôn ngữ Kazakh,[39] quay lại với việc sử dụng ngôn ngữ Kazakh trong chính thống cả trong truyền thông, pháp luật và kinh doanh, cũng như trong xã hội nói chung. Điều này được người dân Kazakh và các tổ chức quốc tế ủng hộ mạnh mẽ, coi đó là một sự bảo tồn bản sắc và văn hoá quốc gia, nhưng trong một số trường hợp đã gây ra sự lo ngại của những người Nga-Kazakhstanis, Các nhóm quyền lợi đặc biệt được Nga hậu thuẫn ở Kazakhstan và một số quan chức chính trị cao cấp ở Nga.
Nghị viện đang xem xét việc đưa bảng chữ cái Kazakh dựa trên tiếng Latinh vào thay thế bảng chữ cái ký tự Cyrill. Các lý do thường được đưa ra là những sự cân nhắc về văn hoá và bản sắc tự nhiên Turkic của ngôn ngữ Kazakh. Các ngôn ngữ Turkic như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Uzbek sử dụng bảng chữ cái Latinh. Tuy nhiên, việc đưa bảng chữ cái Latinh vào sử dụng ở Kazakhstan sẽ dẫn tới những khoản chi phí rất lớn cho việc chuyển tự và thay thế số lượng to lớn của nền văn học Kazakh.

Ngày nghỉ lễ

Ngày Tên tiếng Anh Tên địa phương Ghi chú
1 tháng 1 Năm mới Жаңа жыл / Новый Год
7 tháng 1 Giáng sinh Chính thống giáo phía đông Рождество Христово từ năm 2007 ngày lễ chính thức
Ngày cuối cùng của Hajj Qurban Ayt* Құрбан айт
8 tháng 3 Ngày Quốc tế Phụ nữ Халықаралық әйелдер күні / Международный женский день
22 tháng 3 Nauryz Meyramy Наурыз мейрамы Theo truyền thống là một ngày lễ vào mùa xuân đánh dấu sự bắt đầu một năm mới, thỉnh thoảng diễn ra muộn tận ngày 21 tháng 4.
1 tháng 5 Ngày Thống nhất của Nhân dân Kazakhstan Қазақстан халқының бірлігі мерекесі / Праздник единства народа Казахстана
9 tháng 5 Ngày Chiến thắng Chủ nghĩa Phát xít trong Cuộc chiến tranh Giữ nước Vĩ đại Жеңіс күні / День Победы Một ngày lễ ở Liên xô cũ vẫn được đón chào hiện nay ở Kazakhstan và các nước cộng hoà cũ (Ngoại trừ các Quốc gia vùng Baltic).
6 tháng 7 Ngày Thành phố Thủ đô Астана күні / День столицы Ngày sinh Tổng thống Đầu tiên
30 tháng 8 Ngày Hiến pháp Қазақстан Республикасының Конституциясы күні / День Конституции Республики Казахстан
16 tháng 12 Ngày Độc lập Тәуелсіздік күні / День независимости
* Eid al-Adha, Lễ hội Hy sinh của Hồi giáo.

Xem thêm

Bài chi tiết: Đề cương Kazakhstan

Thư mục

Tham khảo

  1. ^ Zarakhovich, Yuri (27 tháng 9, 2006). "Kazakhstan Comes on Strong", Time Magazine.
  2. ^ Medvedev Visit Underscores Kazakh Victory Over Uzbekistan For Regional Dominance Radio Free Europe/Radio Liberty
  3. ^ CIA, The Word Factbook. Available at https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/kz.html
  4. ^ Hiến pháp Kazakhstan: 1. Ngôn ngữ nhà nước của Cộng hoà Kazakhstan là tiếng Kazakh. 2. Trong các định chế nhà nước và các cơ quan tự quản địa phương tiếng Nga cũng được chính thức sử dụng trên những cơ sở bình đẳng với tiếng Kazakh. Có tại http://www.kazakhstan.orexca.com/kazakhstan_constitution.shtml
  5. ^ Paul Brummell, Bradt Kazakhstan, trang 6
  6. ^ Barry Strauss, The Battle of Salamis: The Naval Encounter That Saved Greece -- and Western Civilization, trang 46
  7. ^ Paul Brummell, Bradt Kazakhstan, trang 30
  8. ^ Paul Brummell, Bradt Kazakhstan, trang 7
  9. ^ Esther Jacobson, The art of the Scythians: the interpenetration of cultures at the edge of the Hellenic world, trang 314
  10. ^ Avner Falk, A psychoanalytic history of the Jews, trang 209
  11. ^ Nobel, Thomas F. X. Noble, Western Civilization: To 1715, trang 121
  12. ^ World War 3 web site.
  13. ^ Central Asia-Caucasus Institute briefing, 5 tháng 7, 2000.
  14. ^ RFE Newsline, 12 tháng 4, 1996.
  15. ^ Kazakhstan's Nazarbayev Wins Re-election With 91% of Vote
  16. ^ BBC NEWS World|Asia-Pacific|Kazakh poll fairness questioned
  17. ^ BBC NEWS World|Asia-Pacific|Q&A: Kazakhstan parliamentary election
  18. ^ Background Note: Kazakhstan
  19. ^ The official site of Almaty city: History
  20. ^ Mineral Wealth.
  21. ^ International Crisis Group. 2007. Central Asia’s Energy Risks, Asia Report No. 133. May. Available on-line at http://www.crisisgroup.org/
  22. ^ British Petroleum (BP). 2006. World Oil Production. Database on-line. Available at http://www.bp.com/
  23. ^ Blank, Stephen (27 tháng 4, 2005). “Kazakhstan's Foreign Policy in a Time of Turmoil”. EurasiaNet.
  24. ^ Cohen, Ariel (7 tháng 10, 2008). “Kazakh foreign minister insists balanced foreign policy remains intact”. Business News Europe.
  25. ^ “Customs Union of Kazakhstan, Russia and Belarus to begin work in 2010”. Kazakhstan Today. 7 tháng 4, 2009.
  26. ^ Kazakhstan Today: 16 million 402 ngàn 861 people registered in Kazakhstan
  27. ^ Kazakhstan's News Bulletin, 20 tháng 4, 2007
  28. ^ Kazakhstan's `forgotten Poles' long to return
  29. ^ Remembering Stalin's deportations, BBC News, 23 tháng 2, 2004
  30. ^ Politics, economics and time bury memories of the Kazakh gulag, International Herald Tribune, 1 tháng 1, 2007
  31. ^ Robert Greenall, Russians left behind in Central Asia, BBC, 23 tháng 11, 2005
  32. ^ Kazakhstan: Special report on ethnic Germans, IRIN Asia, 1 tháng 2, 2005
  33. ^ Surucu, Cengiz (December năm 2002). “Modernity, Nationalism, Resistance: Identity Politics in Post-Soviet Kazakhstan”. Central Asian Survey 21: 385–402. doi:10.1080/0263493032000053208.
  34. ^ a ă â b Religious Situation Review in Kazakhstan Congress of World Religions. Truy cập 2009-09-07.
  35. ^ International Religious Freedom Report 2009 - Kazakhstan U.S. Department of State. 2009-10-26. Truy cập 2009-11-05.
  36. ^ a ă â Kazakhstan - International Religious Freedom Report 2008 U.S. Department of State. Truy cập 2009-09-07.
  37. ^ Islam in Kazakhstan Truy cập 2009-09-07.
  38. ^ The Customs and Traditions of the Kazakh By Betsy Wagenhauser
  39. ^ Kazakhstan officials adopt low-key language policy EnerPub - Energy Publisher

Liên kết ngoài

Chính phủ
Thông tin chung

Bản mẫu:Chủ đề Kazakhstan

Windows XP

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Windows XP
Một phần của họ hệ điều hành Microsoft Windows
Microsoft Windows XP Logo.svg
Windows XP Luna.png
Hình chụp màn hình Windows XP
Công ty/
Nhà phát triển
Microsoft
Kiểu mã nguồn Mã nguồn đóng, mã nguồn chia sẻ[1]
Phát hành cho
nhà sản xuất
24 tháng 8, 2001; 13 năm trước
Phát hành rộng rãi 25 tháng 10, 2001; 12 năm trước[2]
Phiên bản mới nhất 5.1 (Build 2600: Service Pack 3) / 21 tháng 4, 2008; 6 năm trước[3]
Phương thức cập nhật Windows Update
Windows Server Update Services (WSUS)
System Center Configuration Manager (SCCM)
Nền tảng hỗ trợ IA-32, x86-64Itanium
Kiểu nhân Nhân lai
Giấy phép Trialware, volume licensing, SaaS
Phiên bản trước Windows 2000 (2000)
Windows ME (2000)
Phiên bản sau Windows Vista (2007)
Tình trạng hỗ trợ
Hỗ trợ chính kết thúc vào 14 tháng 4 2009[4]
Hỗ trợ mở rộng kết thúc vào 8 tháng 4 2014[4]
Hỗ trợ chính cho Windows XP Embedded kết thúc vào 11 tháng 1 2011[4]
Hỗ trợ mở rông cho Windows XP Embedded kết thúc vào 12 tháng 1 2016[4]
Windows XP là một dòng hệ điều hành do Microsoft sản xuất dành cho các máy tính cá nhân chạy trên các bộ xử lý x86IA-64 (mã phiên bản là 5.1), bao gồm các máy tính dùng cho gia đình và kinh doanh, máy tính xách tay, và trung tâm phương tiện. Tên "XP" là cách viết ngắn gọn của "experience"[5]. Windows XP là hệ điều hành kế tục của cả Windows 2000 ProfessionalWindows Me, và là hệ điều hành đầu tiên của Microsoft hướng đến người tiêu dùng được xây dựng trên nhânkiến trúc của Windows NT. Windows XP được ra mắt vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, và trên 400 triệu bản đã được dùng trong tháng 1 năm 2006, theo như ước tính của một chuyên gia IDC[6]. Hệ điều hành này được kế tục bởi Windows Vista, được phát hành cho người tiêu dùng mua sỉ vào ngày 8 tháng 11 năm 2006, và toàn cầu cho công chúng vào ngày 30 tháng 1 năm 2007. Việc bán trực tiếp Windows XP qua kênh bán lẻ và OEM đã ngưng vào ngày 30 tháng 6 năm 2008, mặc dù vẫn có thể mua được Windows XP từ các Nhà xây dựng hệ thống[7] (OEM nhỏ hơn bán máy tính lắp ráp) cho đến ngày 31 tháng 7 năm 2009 hoặc bằng cách mua Windows Vista Ultimate hoặc Business rồi giáng cấp xuống Windows XP[8][9].

Tình trạng

Microsoft đã cho ngừng hoạt động và hỗ trợ cập nhật Windows XP SP3 vào ngày 8 tháng 4 năm 2014[10]

Các phiên bản

Windows XP bao gồm các phiên bản sau:
  • Starter: Phiên bản rút gọn các tính năng cao cấp, không cầu kì về giao diện, gọn nhẹ, thích hợp với các máy netbook, hướng tới đối tượng là người mua mới netbook, người mới làm quen với máy vi tính, người có thu nhập thấp.
  • Home: Lược bỏ một số tính năng nâng cao như Backup chẳng hạn. Tuy vậy, bản này phù hợp với những người không có nhiều tiền.
  • Professional: Tập hợp đầy đủ các chức năng của tất cả các phiên bản kia cộng lại, giúp người dùng có được một sức mạnh toàn năng trong trao đổi thông tin và giải trí mọi lúc mọi nơi, hướng tới các cá nhân, tổ chức muốn một giải pháp trọn vẹn cho việc hoạt động máy vi tính của họ. Các chức năng kết nối mạng văn phòng cũng như kết nối mạng đầy đủ, hướng tới các công ty lớn, các doanh nhân thường xuyên làm việc với máy vi tính để trao đổi dữ liệu.
Phiên bản phổ biến của hệ điều hành này là Windows XP Home Edition, nhắm đến người dùng gia đình, và Windows XP Professional, cung cấp thêm một số tính năng như hỗ trợ tên miền Windows Serverhai bộ xử lý vật lý, nhắm đến người dùng cần chức năng, kinh doanh và khách hàng là công ty lớn. Windows XP Media Center Edition có thêm các tính năng giải trí đa phương tiện nâng cao khả năng ghi hình và xem các chương trình TV, xem phim DVD, và nghe nhạc. Windows XP Tablet PC Edition được thiết kế để chạy các ứng dụng dùng bút cảm ứng xây dựng trên nền hệ Máy tính bảng. Windows XP sau đó còn được phát hành thêm hai kiến trúc nữa, Windows XP 64-bit Edition dành cho các bộ xử lý IA-64 (Itanium) và Windows XP Professional x64 Edition dành cho x86-64. Cũng có Windows XP Embedded, một phiên bản là bộ phận cấu thành của Windows XP Professional, và các phiên bản dành riêng cho từng thị trường như Windows XP Starter Edition.
Windows XP nổi tiếng nhờ khả năng ổn định và hiệu quả được nâng cao so với các phiên bản 9x của Microsoft Windows[11][12]. Nó có giao diện người dùng đồ họa được thiết kế lại đáng kể, một sự thay đổi mà Microsoft quảng cáo là thân thiện với người dùng hơn các phiên bản trước của Windows. Một khả năng quản lý phần mềm mới có tên Side-by-Side Assembly được giới thiệu để tránh "DLL hell", là một tai họa cho các phiên bản 9x hướng người tiêu dùng của Windows[13][14]. Nó cũng là phiên bản Windows đầu tiên sử dụng kích hoạt sản phẩm để chống lại các bản sao chép bất hợp pháp, một sự hạn chế không thích hợp với một số người dùng và những người ủng hộ quyền riêng tư. Windows XP cũng bị một số người dùng chỉ trích vì các lỗ hổng bảo mật, tích hợp quá chặt với các ứng dụng như Internet Explorer 6 và Windows Media Player, và vì các khía cạnh của giao diện người dùng mặc định. Các phiên bản sau với Service Pack 2, và Internet Explorer 7 đã giải quyết một số các lo ngại này.
Trong quá trình phát triển, dự án được đặt tên mã là "Whistler", đặt theo Whistler, British Columbia, nơi nhiều nhân viên Microsoft trượt tuyết tại khu trượt tuyết Whistler-Blackcomb[15].
Vào cuối tháng 2 năm 2009, Windows XP vẫn là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với thị phần 63.53% (đã giảm nhiều so với con số 85% vào tháng 12 năm 2006)[16].

Thị trường


Sơ đồ thể hiện các phiên bản Windows XP chính. Nó thể hiện mối quan hệ dựa trên loại phiên bản (xám) và bộ mã nguồn (mũi tên đen).
Hai phiên bản lớn nhất là Windows XP Home Edition, thiết kế cho người dùng gia đình, và Windows XP Professional, dành cho doanh nghiệp và người dùng yêu cầu chức năng. XP Professional có các tính năng nâng cao mà người dùng gia đình bình thường sẽ không dùng đến. Tuy nhiên, các tính năng này không nhất thiết là không tồn tại trong XP Home. Chúng thường được tắt, nhưng vẫn ở đó và có thể hoạt động. Các phiên bản này được bán lẻ tại các quầy bán phần mềm máy tính, và được cài đặt sẵn trên các máy tính do những nhà sản xuất máy tính lớn bán ra. Vào giữa năm 2008, cả hai phiên bản này vẫn tiếp tục được bán. Phiên bản thứ ba, có tên gọi Windows XP Media Center Edition được giới thiệu vào năm 2002 và được cập nhật hàng năm cho đến năm 2006 để bổ sung các tính năng phương tiện kỹ thuật số mới, phát truyền hình và Media Center Extender. Không giống bản Home và Professional, nó không được bán ở các kệ bán lẻ, mà chỉ bán thông qua các kênh OEM, hoặc được cài đặt sẵn trên các máy tính được quảng bá là "máy tính trung tâm giải trí".
Ngoài ra, còn có hai phiên bản 64-bit khác, một được thiết kế đặc biệt cho các máy trạm trên nền Itanium, ra mắt vào năm 2001 trong cùng khoảng thời gian với các phiên bản Home và Professional, nhưng đã bị dừng phát hành một vài năm sau đó khi hãng bán phần cứng Itanium dừng bán các máy thuộc dòng máy trạm do số lượng bán ra thấp. Cái còn lại, có tên là Windows XP Professional x64 Edition, hỗ trợ cho bộ mở rộng x86-64 của kiến trúc Intel IA-32. x86-64 do AMD hiện thực với tên "AMD64", có trong các con chip OpteronAthlon 64 của AMD, và được Intel hiện thực với tên "Intel 64" (trước đây có tên IA-32e và EM64T), có trong Pentium 4 trở về sau.

Internet Explorer 6 chạy trên Windows XP Tablet PC Edition.
Windows XP Tablet PC Edition được giới thiệu dành cho một loại máy tính notebook/laptop được thiết kế đặc biệt có tên là máy tính bảng. Nó tương thích với màn hình cảm ứng, hỗ trợ ghi chép viết tay và màn hình nằm đứng.
Microsoft cũng phát hành Windows XP Embedded, một phiên bản dành một số thiết bị điện tử người dùng cụ thể, hộp tiếp sóng, kiosk/ATM, thiết bị y tế, máy trò chơi điện tử cầm tay, quầy thu tiền, và các thành phần VoIP. Vào tháng 7 năm 2006, Microsoft phát hành Windows Fundamentals for Legacy PCs, một phiên bản thin client của Windows XP Embedded nhắm đến các đời máy cũ (như dòng Pentium nguyên thủy). Nó chỉ dành cho các khách hàng Bảo hiểm Phần mềm. Hệ điều hành này dành cho những khách hàng doanh nghiệp muốn nâng cấp lên Windows XP để tận dụng tính bảo mật và khả năng quản lý của nó, nhưng không đủ tiền để mua phần cứng mới.

Các phiên bản dành cho các thị trường nhất định

Windows XP Starter Edition là một phiên bản giá thấp của Windows XP dành cho các thị trường Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Indonesia, Nga, Ấn Độ, Colombia, Brasil, Argentina, Peru, Bolivia, Chile, Mexico, Ecuador, UruguayVenezuela. Nó tương tự như Windows XP Home, nhưng giới hạn cho những phần cứng cấp thấp, chỉ có thể chạy 3 chương trình một lúc, và có một số tính năng khác được mặc định tắt hoặc gỡ bỏ. Các phiên bản của mỗi quốc gia cũng được đình chỉnh dành riêng cho quốc gia đó, trong đó có hình nền là địa điểm nổi tiếng tại quốc gia đó, các tính năng trợ giúp được bản địa hóa để giúp đỡ những người không biết tiếng Anh, và các thiết lập mặc định khác giúp dễ dùng hơn so với khi cài đặt Windows XP thông thường. Ví dụ như phiên bản Malaysia có hình nền là không ảnh của Kuala Lumpur[17].
Vào tháng 3 năm 2004, Ủy ban châu Âu đã phạt Microsoft 497 triệu euro và ra lệnh cho công ty này phải cung cấp một phiên bản Windows không có Windows Media Player. Ủy ban kết luận rằng Microsoft "đã vi phạm luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu bằng cách đẩy sự độc quyền trong thị trường hệ điều hành dành cho máy tính để bàn sang thị trường dành cho hệ điều hành máy chủ phục vụ nhóm làm việc và trình chơi nhạc". Sau khi kháng án không thành vào năm 2004 và 2005, Microsoft đã có thỏa thuận với Ủy ban sẽ phát hành một phiên bản thể theo bàn án của tòa, Windows XP Edition N. Phiên bản này không có Windows Media Player, thay vào đó, nó khuyến khích người dùng tự chọn và tải về trình chơi nhạc của riêng họ. Microsoft muốn đặt tiên cho phiên bản này là Reduced Media Edition, nhưng tổ chức thi hành của EU đã phản đối và đề nghị tên Edition N, với chỉ N có nghĩa là "not with Media Player" (không có Media Player) cho cả phiên bản Home và Professional của Windows XP. Vì nó được bán ngang giá với phiên bản có Windows Media Player, Dell, Hewlett-Packard, LenovoFujitsu Siemens đã không dùng nó trong sản phẩm. Tuy nhiên, Dell có đưa ra hệ điều hành này một thời gian ngắn. Tỷ lệ người dùng hệ điều hành này thấp, với chỉ 1.500 đơn vị được bán cho OEM, và không thấy có báo cáo về số lượng bán cho người tiêu dùng[18][19][20][21].
Vào tháng 12 năm 2005, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc đã yêu cầu Microsoft bán các phiên bản Windows XP và Windows Server 2003 không có Windows Media Player hoặc Windows Messenger[22]. Giống như phán quyết của Ủy ban châu Âu, phán quyết này dựa trên hoàn cảnh Microsoft đã lạm dụng vị trí thống trị của mình trong thị trường để đẩy các sản phẩm khác vào tay người dùng. Tuy nhiên, không giống như quyết định của châu Âu, Microsoft còn bị buộc phải rút các phiên bản Windows không phù hợp ra khỏi thị trường Hàn Quốc. Quyết định này khiến cho Microsoft phải phát hành các biến thể "K" và "KN" của các phiên bản Home và Professional vào tháng 8 năm 2006.
Cũng cùng năm đó, Microsoft cũng phát hành hai phiên bản Windows XP Home Edition nhắm tới mô hình ra giá dựa trên thuê bao và trả tiền khi xài. Các phiên bản này, được phát hành như một phần của sáng kiến FlexGo của Microsoft, được dùng kèm với một thành phần phần cứng để hạn chế thời gian sử dụng Windows. Thị trường mục tiêu là những nền kinh tế đang nổi như Brasil hay Việt Nam[23].

Ngôn ngữ

Windows XP có nhiều phiên bản ngôn ngữ[24]. Ngoài ra, gói MUILanguage Interface Pack dùng để dịch giao diện người dùng cũng có ở một số ngôn ngữ[25][26].

Các tính năng mới và được cải tiến

Windows XP đã ra mắt một số tính năng mới cho dòng Windows, trong đó có:
  • Tiến trình khởi động và ngủ đông nhanh hơn
  • Khả năng loại bỏ một trình điều khiển thiết bị mới hơn để thay bằng một trình cũ hơn (có tên driver rollback), nếu khi cập nhật trình điều khiển cho ra kết quả không mong muốn
  • Một giao diện mới, được cho là thân thiện với người dùng hơn, trong đó có nền tảng để phát triển các chủ đề (theme) cho môi trường để bàn
  • Fast user switching, cho phép người dùng lưu trạng thái hiện tại và các ứng dụng đang mở để cho phép người dùng khác đăng nhập mà không làm mất thông tin
  • Cơ chế hiển thị font ClearType, được thiết kế để tăng tính dễ đọc trên các màn hình LCD và các màn hình tương tự
  • Tính năng Remote Desktop, cho phép người dùng kết nối với một máy tính đang chạy Windows XP Pro thông qua mạng hoặc Internet và truy cập các ứng dụng, tập tin, máy in, và thiết bị của máy đó
  • Hỗ trợ hầu hết các loại modem DSL và kết nối mạng không dây, cũng như nối mạng thông qua FireWireBluetooth.

Giao diện người dùng

Các chủ đề trong Windows XP
Windows XP Luna.png Windows XP Classic.png
Xanh Mặc định (Luna)
Windows Cổ điển
Windows XP Royale.png
RoyaleXP2.PNG
XP Royale
Thiết kế trình đơn Start mới
trong chủ đề "Royale".

Windows task grouping (Luna).png
Tính năng "nhóm tác vụ" được giới thiệu trong Windows XP.
Windows XP đưa ra một giao diện người dùng đồ họa dựa trên tác vụ mới. Trình đơn Start và khả năng tìm kiếm được thiết kế lại và thêm vào nhiều hiệu ứng hình ảnh, trong đó có:
  • Hình chữ nhật lựa chọn màu xanh mờ trong Explorer
  • Đổ bóng cho tên biểu tượng trên màn hình desktop
  • Thanh ngang dựa trên tác vụ trong các cửa Explorer ("tác vụ thường dùng")
  • Khả năng nhóm các nút trên thanh tác vụ đại diện cho các cửa sổ của một ứng dụng thành một nút duy nhất
  • Khả năng khóa thanh tác vụ và các thanh công cụ khác để ngăn các thay đổi vô ý
  • Làm nổi bật các chương trình vừa mới thêm vào trình đơn Start
  • Tạo bóng dưới các trình đơn (Windows 2000 có bóng dưới con trỏ, nhưng không có bóng dưới trình đơn)
Windows XP phân tích tác động của các hiệu ứng hình ảnh lên hiệu năng và dùng nó để xác định có nên kích hoạt chúng không, do đó ngăn ngừa các tính năng mới ngốn quá nhiều tài nguyên xử lý. Người dùng cũng có thể điều chỉnh các thiết lập này[27]. Một số hiệu ứng, như trộn alpha (trong suốt rồi giảm dần), được xử lý hoàn toàn bởi các loại card đồ họa mới. Tuy nhiên, nếu card đồ họa không có khả năng trộn alpha, hiệu năng có thể bị ảnh hưởng đáng kể, và Microsoft khuyến cáo nên tắt tính năng này bằng tay[28]. Windows XP thêm các khả năng để Windows có thể sử dụng "Kiểu Thị giác" để thay đổi giao diện người dùng. Tuy nhiên, các kiểu thị giác phải đựoc Microsoft ký tên mã hóa thì mới chạy được. Luna là tên của kiểu thị giác mới đi kèm với Windows XP, và được kích hoạt mặc định đối với các máy có bộ nhớ RAM video hơn 64 MiB. Luna dùng để chỉ một kiểu thị giác cụ thể, chứ không phải tất cả các tính năng giao diện mới của Windows XP. Một số người dùng "vá" tập tin uxtheme.dll hạn chế khả năng sử dụng kiểu thị giác trên Windows XP[29].
Ngoài các chủ đề đi kèm với Windows XP, có một chủ đề trước đó không được phát hành với thanh tác vụ màu xanh đen và thanh cửa sổ tương tự với Windows Vista có tên "Royale Noir" có sẵn để tải về, mặc dù nó không chính thức[30]. Microsoft đã chính thức phát hành một phiên bản chỉnh sửa của chủ đề này với tên chủ đề "Zune", để chào mừng sự ra mắt máy chơi nhạc bỏ túi Zune vào tháng 11 năm 2006. Sự khác nhau duy nhất là cảm giác bóng như gương kèm với một thanh tác vụ màu đen thay vì màu xanh đen và nút Start màu cam thay vì màu xanh lá cây[31]. Ngoài ra, chủ đề "Royale" của Media Center, được kèm trong các phiên bản Media Center, cũng có sẵn để tải về và có thể dùng trên mọi phiên bản Windows XP[32].
Hình nền mặc định, Bliss, là ảnh phong cảnh ở Thung lũng Napa bên ngoài Napa, California theo định dạng BMP[33], có những ngọn đồi và bầu trời xanh với các đám mây tầng tíchmây ti.
Giao diện Windows 2000 "cổ điển" cũng có thể dùng thay thế nếu muốn. Một số tiện ích của bên thứ ba có thể dùng để bổ sung hàng trăm kiểu thị giác. Microsoft đã cấp phép công nghệ cho hãng tạo ra WindowBlindsStardock để tạo ra các kiểu thị giác trong XP.

Yêu cầu hệ thống


Biểu trưng phần cứng máy tính được thiết kế cho Windows XP
Yêu cầu hệ thống của Windows XP Home và Professional như sau:[34]

Tối thiểu Khuyến cáo
Bộ xử lý 233 MHz1 300 MHz trở lên
Bộ nhớ 64 MB RAM2 128 MB RAM trở lên
Màn hình VGA (800 x 600) trở lên
Dung lượng ổ cứng trống 16 GB trở lên (thêm 1,8 GB trong SP2[35] và 900 MB nữa trong SP3[36])
Ổ đĩa CD hoặc DVD
Thiết bị ngõ nhập Bàn phím,chuột
Âm thanh Loa hoặc headphone
Chú giải 1: Mặc dù đây là tốc độ bộ xử lý tối thiểu mà Microsoft đưa ra để chạy Windows XP, vẫn có thể cài đặt và chạy hệ điều hành trên các bộ xử lý IA-32 cũ hơn như Pentium không có bộ lệnh MMX hoặc SSE[37].
Chú giải 2: "Với nhiều công việc như duyệt Web, thư điện tử, và các hoạt động khác, 64 MB RAM sẽ cung cấp trải nghiệm người dùng tương đương hoặc cao hơn Windows Me chạy trên cùng phần cứng"[38].

Các service pack

Microsoft thỉnh thoảng phát hành các service pack dành cho hệ điều hành Windows cũng hãng để sửa các lỗi và thêm tính năng. Mỗi service pack là một gói lớn gồm tất cả các service pack trước đó cùng với những bản vá, do đó chỉ cần cài đặt những service pack mới nhất[39]. Bạn cũng không cần phải gỡ bỏ các service pack cũ hơn trước khi cài một bản service pack mới.
Các chi tiết về service pack phía dưới chỉ dùng cho phiên bản 32-bit. Windows XP Professional x64 Edition dựa trên Windows Server 2003 Service Pack 1 và đã được gọi là "SP1" trong thuộc tính hệ thống ngay bản phát hành đầu tiên. Nó được cập nhật cùng bản service pack lẫn vá khẩn cấp chung với phiên bản x64 của Windows Server 2003.

Service Pack 1


Set Program Access and Defaults được bổ sung trong Service Pack 1.
Service Pack 1 (SP1) dành cho Windows XP được phát hành vào ngày 9 tháng 9 năm 2002. Nó có các bản sửa lỗi bảo mật hậu-RTM và bản sửa lỗi khẩn cấp, các cập nhật tương thích, hỗ trợ tùy chọn .NET Framework, kích hoạt các công nghệ dành cho thiết bị mới như máy tính bảng, và một phiên bản Windows Messenger 4.7 mới. Tính năng mới đáng chú ý nhất là hỗ trợ USB 2.0 và tiện ích Set Program Access and Defaults nhắm đến những sản phẩm ẩn nằm ở giữa. Người dùng có thể điều khiển ứng dụng mặc định sẽ sử dụng cho các hoạt động như lướt web và tin nhắn nhanh, cũng như ẩn truy cập đến một số chương trình đóng gói của Microsoft. Tiện ích này lần đầu tiên xuất hiện trong hệ điều hành Windows 2000 Service Pack 3. Bản Service Pack này mặc định hỗ trợ SATAổ cứng có dung lượng hơn 137GB (hỗ trợ LBA). Máy ảo Java của Microsoft, không có trong phiên bản RTM, đã xuất hiện trong bản Service Pack này[40]. Sự hỗ trợ cho IPv6 cũng được ra mắt trong Service Pack này.
Vào ngày 3 tháng 2 năm 2003, Microsoft phát hành Service Pack 1a (SP1a). Lần phát hành này bỏ đi máy ảo Java của Microsoft do kết quả vụ kiện với Sun Microsystems[41].

Service Pack 2


Windows Security Center được bổ sung trong Service Pack 2.
Service Pack 2 (SP2) (tên mã "Springboard") được phát hành vào ngày 6 tháng 4 năm 2004 sau một vài lần trì hoãn, tập trung vào tính bảo mật[42]. Không giống như các service pack khác, SP2 bổ sung nhiều chức năng mới cho Windows XP, trong đó có tường lửa nâng cao, tăng cường hỗ trợ Wi-Fi, như tương thích với mã hóa WPA, với tiện ích thuật sĩ, trình khóa quảng cáo popup dành cho Internet Explorer 6, và hỗ trợ Bluetooth. Màn hình chào mừng mới xuất hiện trong quá trình khởi động nhân đã bỏ các phụ đề "Professional", "Home Edition" và "Embedded" vì Microsoft đã giới thiệu thêm các phiên bản Windows XP khác trước khi phát hành SP2. Thanh đang tải màu xanh lá cây trong Home Edition và màu vàng trong Embedded được thay bằng thanh màu xanh, như trong bản Professional và các phiên bản khác của Windows XP, như vậy màn hình khởi động của tất cả các phiên bản hệ điều hành đã hoàn toàn giống nhau. Màu sắc ở những chỗ khác, như Control Panel và các công cụ Help and Support, vẫn giữ nguyên như trước.
Service Pack 2 cũng thêm các cải tiến bảo mật mới, bao gồm chỉnh sửa lớn đối với trình tường lửa đi kèm được đổi tên thành Windows Firewall và đã được kích hoạt mặc định, Data Execution Prevention, hỗ trợ phần cứng tốt hơn trong NX bit có thể ngăn được một số dạng tấn công tràn bộ đệm. Ngoài ra, hỗ trợ socket thô cũng bị loại bỏ (để hạn chế thiệt hại do máy tính ma tạo ra). Hơn thế, bản service pack này đã cải tiến một số tính năng bảo mật cho email và duyệt web. Windows XP Service Pack 2 đưa vào Windows Security Center, hiển thị tổng quan tình trạng bảo mật của hệ thống, trong đó có tình trạng của phần mềm diệt virus, Windows Update, và Windows Firewall mới. Các ứng dụng diệt virus và tường lửa của bên thứ ba có thể giao tiếp với Security Center mới này[43].
Vào ngày 10 tháng 8 năm 2007, Microsoft thông báo một cập nhật nhỏ cho Service Pack 2, có tên Service Pack 2c (SP2c)[44]. Bản cập nhật này sửa vấn đề có quá ít khóa sản phẩm cho Windows XP. Bản cập nhật này chỉ dành cho các nhà xây dựng hệ thống từ nhà phân phối của họ cho Windows XP Professional và Windows XP Professional N. SP2c phát hành vào tháng 9 năm 2007[45].

Service Pack 3

Windows XP Service Pack 3 (SP3) được phát hành cho nhà sản xuất vào ngày 21 tháng 4 năm 2008 và cho công chúng thông qua Microsoft Download Center và Windows Update vào ngày 6 tháng 5 năm 2008[46][47][48][49].
Bộ service pack này bắt đầu tự động yêu cầu người dùng cập nhật thông qua Automatic Update vào ngày 10 tháng 7 năm 2008[50]. Microsoft đã đăng một bản tổng quan về các tính năng trong đó liệt kê chi tiết các tính năng mới có thể tải độc lập như các bản cập nhật cho Windows XP, cũng như các tính năng backporting từ Windows Vista[51]. Trong SP3, có tổng cộng 1.174 lỗi được sửa[52]. Service Pack 3 có thể cài đặt trên hệ thống bằng Internet Explorer 6 hoặc 7, và Windows Media Player phiên bản 9 trở lên[53]. Internet Explorer 7 không đi kèm trong SP3[54].

Các tính năng mới trong Service Pack 3

  • Tự động bật chức năng dò lỗ đen[55]
  • Trình Network Access Protection
  • Ủy nhiệm thư Security Service Provider [56]
  • Tùy chọn bảo mật dễ hiểu hơn giao diện Group Policy/Local Security Policy
  • Bản Microsoft Kernel Mode Cryptographic Module được cập nhật, được chứng nhận FIPS 140-2 (giải thuật SHA-256, SHA-384 và SHA-512) [55]
  • Cài đặt mà không đòi khóa sản phẩm khi cài đặt trên các phiên bản bán lẻ và OEM

Các bản cập nhật đã phát hành trước đó

Service Pack 3 cũng đưa vào một số bản cập nhật quan trọng trước đó dành cho Windows XP, nhưng đã không kèm trong SP2 gồm:
Mặc dù đến nay các bản service pack đều mang tính tích lũy, khi cài đặt SP3 trên hệ điều hành Windows XP có sẵn vẫn yêu cầu máy tính ít nhất đã phải cài đặt Service Pack 1[36].
Service Pack 3 có các bản cập nhật cho các thành phần hệ điều hành của phiên bản Windows XP Media Center Edition (MCE) và Windows XP Tablet PC Edition, và cập nhật bảo mật cho.NET Framework phiên bản 1.0, được kèm trong những SKU của Windows XP này. Tuy nhiên, nó không kèm theo các cập nhật cho ứng dụng Windows Media Center trong Windows XP MCE 2005[59], SP3 cũng bỏ đi các cập nhật bảo mật cho Windows Media Player 10, mặc dù trình duyệt này được kèm trong Windows XP MCE 2005[59] . Address Bar DeskBand trên Thanh tác vụ không còn kèm trong SP3 do hạn chế về pháp lý[60].

Vòng thời gian hỗ trợ

Việc hỗ trợ cho Windows XP không có service pack đã kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2004[61] và hỗ trợ cho Windows XP Service Pack 1 và 1a kết thúc vào ngày 10 tháng 10 năm 2006[62][63].
Windows XP Service Pack 2 được nghỉ vào ngày 13 tháng 7 năm 2010, gần sáu năm sau khi ra đời[64]. Theo thời gian biểu do Microsoft công bố, công ty sẽ ngừng việc cấp phép Windows XP cho các hãng OEM và ngưng việc bán lẻ hệ điều hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2008, 17 tháng sau khi phát hành Windows Vista[65][66]. Tuy nhiên, hãng đã công bố một ngoại lệ vào ngày 3 tháng 4 năm 2008, đối với các hãng OEM cài đặt cho các máy PC giá cực thấp (ULCPC) thì hoặc là hạn chót là 30 tháng 6 năm 2010, hoặc một năm sau khi ra mắt phiên bản dành cho máy khách đầu tiếp theo của Windows, Windows 7—tùy theo ngày nào đến sau[67][68][69].
Vào ngày 14 tháng 4 năm 2009, Windows XP bắt đầu giao đoạn "Hỗ trợ mở rộng" và kéo dài trong 5 năm cho đến ngày 8 tháng 4 năm 2014[64].

Các chỉ trích phổ biến

Vấn đề bảo mật

Windows XP thường xuyên bị chỉ trích vì sự nhạy cảm với phần mềm độc hại, virus, trojan, và sâu. Các vấn đề bảo mật tựu trung lại đều bị quy về lý do là một cách mặc định, người dùng luôn nhận được một tài khoản quản trị cung cấp quyền truy cập không giới hạn đến những thứ nằm sâu trong hệ thống. Nếu tài khoản quản trị đó bị xâm nhập, không còn thứ gì có thể ngăn cản việc điều khiển máy tính bị lây nhiễm đó.
Windows, với thị phần rất lớn, từ trước tới nay luôn là mục tiêu lý tưởng của những kẻ viết virus. Các lỗ hổng bảo mật thường không lộ diện cho đến khi chúng bị khám phá, gây khó khăn để phòng ngừa. Microsoft đã nói rằng việc phát hành các bản vá để sửa các lỗ hổng bảo mật thường lại chính là nguyên nhân phát tán sự khai thác các lỗ hổng tương tự, vì các cracker sẽ khám phá ra những vấn đề mà miếng vá đó sẽ sửa chữa, rồi sau đó thực hiện tấn công các hệ thống chưa được vá. Microsoft khuyến cáo tất cả các hệ thống cần bật chức năng tự động cập nhật để ngăn ngừa hệ thống khỏi bị tấn công do vì một lỗi chưa được vá, nhưng một số phòng ban IT của doanh nghiệp cần phải kiểm tra các bản cập nhật trước khi cài chúng lên toàn hệ thống để dự đoán các vấn đề tương thích với những phần mềm tự viết và các cơ sở hạ tầng. Thời gian trì hoãn này cũng kéo dài khoảng thời gian thiếu an toàn của hệ thống khi có một bản vá được phát hành.

Hiệu năng của giao diện người dùng

Những lời chỉ trích cho rằng giao diện người dùng mặc định của Windows XP (Luna) đã tăng thêm sự hỗn loạn về hình ảnh và hao phí không gian màn hình trong khi không đưa ra chức năng nào mới và chạy còn chậm hơn. Những người dùng than phiền như vậy có thể chuyển lại về chủ đề Windows Cổ điển[70].

Sự tích hợp các tính năng của hệ điều hành

Theo vụ Hoa Kỳ kiện Microsoft mà kết quả là Microsoft bị tuyên bố có trách nhiệm trong việc lạm dụng tính độc quyền trong thị trường hệ điều hành để lấn lướt các đối thủ trong thị phần khác, Windows XP đã chuốc lấy rắc rối khi tích hợp các ứng dụng người dùng như Windows Media Player và Windows Messenger vào hệ điều hành, cũng như mối liên kết chặt chẽ giữa chúng với dịch vụ Windows Live ID.

Tương thích ngược

Một số người dùng chuyển từ Windows 9x sang XP không thích việc Windows XP thiếu hỗ trợ DOS. Mặc dù XP có khả năng chạy các chương trình DOS trong máy DOS ảo, nó vẫn gặp vấn đề khi chạy các chương trình DOS cũ. Điều này xảy ra chủ yếu do nó là một hệ thống Windows NT và không dùng DOS làm hệ điều hành nền tảng, và rằng kiến trúc Windows NT khác biệt với Windows 9x. Một số chương trình DOS không thể chạy thực sự trên XP, đáng chú ý nhất là các chương trình dựa vào việc truy cập trực tiếp vào phần cứng, có thể chạy trong các trình giả lập, như DOSBox, hoặc các máy ảo, như VMware, Microsoft Virtual PC hay VirtualBox.

Kích hoạt và xác minh sản phẩm

Kích hoạt sản phẩm

Để giảm tình trạng vi phạm bản quyền, Windows XP đã giới thiệu chức năng kích hoạt sản phẩm. Việc kích hoạt đòi hỏi máy tính hoặc người dùng phải kích hoạt sản phẩm với Microsoft (có thể trực tuyến hoặc qua điện thoại) trong một khoản thời gian nhất định để có thể tiếp tục sử dụng hệ điều hành. Nếu hệ thống máy tính của người dùng có sự thay đổi—ví dụ, nếu hai hoặc nhiều thành phần hệ thống tương ứng khác được nâng cấp—Windows sẽ quay trở lại trạng thái chưa kích hoạt và sẽ yêu cầu kích hoạt lại trong một khoảng thời gian quy định trước. Nếu người dùng cố gắng tái kích hoạt quá nhiều lần hệ thống sẽ từ chối kích hoạt trực tuyến. Người dùng khi đó phải liên hệ với Microsoft qua điện thoại, để giải thích tại sao điều đó xảy ra, rồi mới lấy được một mã kích hoạt mới.
Tuy nhiên, việc kích hoạt chỉ áp dụng cho những bản sao Windows dành cho nhà bán lẻ và "hãng lắp ráp hệ thống". Những bản "OEM trung thành" (được các hãng máy tính lớn sử dụng) dùng cách thay thế là khóa một chữ ký đặc biệt trong BIOS máy tính (và sẽ yêu cầu kích hoạt nếu hệ điều hành được chuyển sang một hệ thống có bo mạch chủ không có chữ ký) và các bản cấp phép theo gói thì không cần phải kích hoạt gì cả. Vô hình trung điều hành đã dẫn tới việc những kẻ vi phạm bản quyền chỉ cần sử dụng những bản sao cấp phép theo gói kèm với các khóa cấp phép theo gói được phán tán rộng rãi trên Internet.

Kiểm tra khóa sản phẩm

Bên cạnh việc kích hoạt, các bản service pack Windows XP sẽ từ chối cài đặt trên các hệ thống Windows có khóa sản phẩm được nhận biết là đang được dùng phổ biến trong các bản cài đặt phi pháp. Những khóa sản phẩm này thực ra là duy nhất trong mỗi một bản Windows đóng hộp (hoặc đóng gói) và ghi kèm trong tài liệu hướng dẫn sử dụng, nhưng một số khóa sản phẩm đã bị đăng lên Internet rồi sau đó được sử dụng trong nhiều bản cài đặt phi pháp. Các service pack còn chứa một danh sách các khóa kiểu này và sẽ không cập nhật các bản Windows XP đang dùng chúng.
Microsoft đã phát triển một bộ máy xác minh khóa mới dành cho Windows XP Service Pack 2 có thể kiểm tra các khóa lậu, thậm chí nhũng khóa chưa từng được sử dụng trước đây. Sau khi bị những nhà tư vấn bảo mật phản đối vì sợ việc từ chối không cho các máy vi phạm cài các bản cập nhật bảo mật có thể dẫn đến hậu quả rộng cho cả những người sở hữu hợp pháp, Microsoft đã quyết định tắt cơ chế xác minh khóa mới này. Service Pack 2 chỉ kiểm tra một danh sách nhỏ các khóa thường dùng như trong Service Pack 1. Điều này có nghĩa là tuy Service Pack 2 không cài trên các bản Windows sử dụng tập khóa sao chép cũ, những máy dùng khóa mới được đăng vẫn có thể cập nhật hệ thống của họ được.

Windows Genuine Advantage

Bài chi tiết: Windows Genuine Advantage
Trong nỗ lực nhằm kiềm chế vi phạm bản quyền dựa trên các khóa cấp phép theo gói bị rò rỉ hoặc tạo ra trên mạng, Microsoft đã cho mắt Windows Genuine Advantage (WGA). WGA bao gồm hai phần, một công cụ xác minh phải dùng khi tải một số thứ từ Microsoft và một hệ thống thông báo người dùng. WGA dành cho Windows được tiếp nối bằng các hệ thống xác minh dành cho Internet Explorer 7, Windows Media Player 11, Windows Defender, và Microsoft Office 2007. Gần đây Microsoft đã gỡ bỏ xác minh WGA ra khỏi bản cài đặt Internet Explorer 7 nói rằng mục đích của sự thay đổi này là để đưa IE7 đến với mọi người dùng Windows[71][72].
Nếu khóa giấy phép bị đánh giá là không thật, nó sẽ hiển thị một màn hình mè nheo thường xuyên yêu cầu người dùng mua giấy phép từ Microsoft[73]. Thêm vào đó, người dùng bị hạn chế khi truy cập vào Microsoft Update để tải các bản cập nhật bảo mật, và như vậy, các bản cập nhật nâng cao mới và các sản phẩm Microsoft khác sẽ không thể được tải về hoặc cài đặt nữa. Vào ngày 26 tháng 8 năm 2008, Microsoft đã phát hành chương trình kích hoạt WGA mới hiển thị một màn hình nền màu đen nếu máy tính không vượt qua được cuộc xác minh. Hình nền có thể được đổi, nhưng sẽ quay về đen sau 60 phút[74].
Những chỉ trích phổ biến đối với WGA gồm có việc Microsoft miêu tả nó là "Bản cập nhật bảo mật tối quan trọng", khiến cho Automatic Updates mặc định tải nó về mà người dùng không tài nào can thiệp được, hành vi của nó giống như một phần mềm gián điệp liên tục "gọi về" Microsoft mỗi khi máy tính kết nối vào Internet, việc không thông báo cho người dùng cuối viết WGA đang thực sự làm cái gì sau khi được cài đặt (đã được sửa trong bản cập nhật 2006[75]), không cung cấp một phương cách gỡ bỏ hợp lý trong suốt bản thử nghiệm beta (người dùng được cung cấp hướng dẫn gỡ bỏ bằng tay nhưng không hoạt động cho đến bản chính thức[73]), và sự nhạy cảm của nó đối với sự thay đổi hệ thống phần cứng dẫn đến đòi tái kích hoạt liên tục đối với một số nhà phát triển.
Nói một cách thẳng thắn, việc tải về hay cài đặt Thông báo đều không phải bắt buộc; người dùng có thể thay đổi thiết lập của Automatic Updates của họ để cho phép họ chọn tải về và cài đặt bản cập nhật nào. Nếu bản cập nhật đã được tải về rồi, người dùng có thể chọn không chấp nhận EULA bổ sung đi theo Thông báo. Trong cả hai trường hợp đó, người dùng cũng có thể yêu cầu bản cập nhật không được hiển thị nữa. Các Cập nhật Bảo mật Tối quan trọng mới hơn vẫn có thể cài đặt mà không hiển thị yêu cầu WGA nữa. Tuy nhiên thiết lập này sẽ chỉ có tác dụng trên phiên bản hiện tại của Thông báo, do đó nó có thể xuất hiện lại nếu có phiên bản mới. Vào năm 2006, Microsoft đã có dính líu tới một vụ kiện ở California, về việc công ty đã vi phạm các luật chống phần mềm gián điệp của tiểu bang với chương trình Windows Genuine Advantage Notifications của nó[76].

'Bẻ khóa' bảo vệ

Những chương trình "tạo khóa", thường được gọi là "keygen", hiện có để tạo ngẫu nhiên các khóa sản phẩm của Windows XP (do đó, không còn các khóa thường dùng để có thể cấm) rồi sau đó kích hoạt Windows mà không cần phải liên hệ với Microsoft. Những khóa này có thể có hoặc không cho phép người dùng nhận được các bản cập nhật mặc dù Microsoft đã cho phép tải về và cài đặt các bản cập nhật bảo mật quan trọng thông qua Windows Update và trang tải về của nó, thậm chí trong các bản ăn cắp bản quyền và không thật của Windows[77]. Ngoài ra, cũng tồn tại nhiều phiên bản WGA bị bẻ khóa, cho phép một máy tính đang chạy một bản Windows không chính hãng vẫn được xem là bản thật và có thể truy cập tất cả bản cập nhật và cải tiến của Windows.

Đánh giá người dùng

Windows XP được xem là một trong những HĐH thành công nhất của Microsoft."Giới IT vẫn rất thích hệ điều hành Windows XP, họ nói rằng nó rất tốt và không muốn từ bỏ nó."

Xem thêm

Sách

  • Microsoft Windows XP Plain & Simple - J. Joyce and M. Moon, Microsoft Press, USA, 2005. ISBN 0-7356-2112-8

Chú thích

  1. ^ “Windows Licensing Programs”. Microsoft. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ http://www.microsoft.com/presspass/press/2001/aug01/08-24WinXPRTMPR.mspx
  3. ^ http://www.microsoft.com/windows/lifecycle/servicepacks.mspx#section_3
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên lifecycle-db
  5. ^ “Microsoft Announces Windows XP and Office XP”. Microsoft PressPass. Microsoft. 5 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2006.
  6. ^ Jeremy Kirk (18 tháng 1 năm 2006). “Analyst: No effect from tardy XP service pack”. ITworld.com.
  7. ^ System Builders Can Buy Windows XP Until January '09
  8. ^ Mary Jo Foley (3 tháng 10 năm 2008). “Microsoft extends XP downgrade rights date by six months”. ZDnet. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008.
  9. ^ Gavin Clarke (3 tháng 10 năm 2008). “Microsoft gives users six months longer to flee from Vista”. The Register. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008.
  10. ^ “Ngừng hỗ trợ Windows XP”.
  11. ^ David Coursey (25 tháng 10 năm 2001). “The 10 top things you MUST know about Win XP”. CNet.com. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  12. ^ “A Brief History and Introduction to Windows”. Princeton University. 22 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008.
  13. ^ “Simplifying Deployment and Solving DLL Hell with the.NET Framework”. Microsoft Developer Network. Microsoft. November năm 2001. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008.
  14. ^ “How To Build and Service Isolated Applications and Side-by-Side Assemblies for Windows XP”. Microsoft Developer Network. Microsoft. 24 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2008.
  15. ^ “Windows "Longhorn" FAQ”. Paul Thurrott's SuperSite for Windows. 22 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2008. (see Q: What's up with the name Longhorn?)
  16. ^ “Trend for 'Windows XP'”. Market share for browsers, operating systems and search engines. Net Applications. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009.
  17. ^ Paul Thurrott (3 tháng 1 năm 2005). “Windows XP Starter Edition”. Paul Thurrott's SuperSite for Windows. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  18. ^ “Windows XP-lite 'not value for money'”. Silicon.com. 28 tháng 6 năm 2005.
  19. ^ “Europe gets 'reduced' Windows”. Seattle Pi. 24 tháng 12 năm 2004.
  20. ^ “European Windows Called 'Windows XP Home Edition N'”. Redmondmag.com. 28 tháng 3 năm 2005.
  21. ^ “Microsoft and EU reach agreement”. BBC. 28 tháng 3 năm 2005.
  22. ^ Nate Anderson (7 tháng 12 năm 2005). “South Korea fines Microsoft for antitrust abuses”. Ars Technica. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  23. ^ “Microsoft Unveils Pay-As-You-Go Personal Computing Designed for Emerging Market Consumers”. PressPass (Thông cáo báo chí). Microsoft. 21 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
  24. ^ “List of languages supported in Windows 2000, Windows XP, and Windows Server 2003”. Microsoft. 3 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2008.
  25. ^ “Cumulative Help Update for Microsoft Windows XP Multilingual User Interface (MUI) Pack (KB841625)”. Microsoft. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2008.
  26. ^ “Unlimited Potential: Local Language Program”. Microsoft. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  27. ^ “Change Windows visual effects”. Microsoft.
  28. ^ “Computer Slows When You Click Multiple Icons in Windows XP”. Microsoft. 15 tháng 1 năm 2006.
  29. ^ “UXTheme Multi-Patchers”. Neowin. 12 tháng 2 năm 2004.
  30. ^ “Royale Noir: secret XP theme uncovered”. istartedsomething.com. 29 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008.
  31. ^ http://go.microsoft.com/fwlink/?LinkID=75078
  32. ^ “Royale Theme for WinXP - Official”. Windows downloads. Softpedia. 11 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  33. ^ Turner, Paul (22 tháng 2 năm 2004). No view of Palouse from Windows. The Slice. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2007.
  34. ^ “System requirements for Windows XP operating systems”. 28 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2007.
  35. ^ “System Requirements for Windows XP Service Pack 2”. Microsoft. 20 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  36. ^ a ă Installing Windows XP Service Pack 3 (SP3
  37. ^ “Windows XP Home Edition Service Pack 2 running on 100 MHz”. 26 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  38. ^ “Windows XP Performance”. 1 tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  39. ^ “Windows XP Service Pack 2 Overview”. Microsoft. 4 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2007.
  40. ^ “Windows XP Service Pack 1 preview”. 9 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2007.
  41. ^ “Differences Between Windows XP SP1 and Windows XP SP1a”. 3 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2007.
  42. ^ “How to obtain the latest Windows XP service pack”. 26 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2007.
  43. ^ “Windows XP Service Pack 2 information”. Microsoft. 4 tháng 8 năm 2004.
  44. ^ “Windows XP Service Pack 2c (SP2c) press release”. Blink.nu. 10 tháng 8 năm 2007.
  45. ^ “Windows XP Service Pack 2c (SP2c) information”. Microsoft. 17 tháng 9 năm 2007.
  46. ^ “Windows XP Service Pack 3 Released to Manufacturing”. Microsoft. 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2009.
  47. ^ “Windows XP SP3 Released to Web (RTW), now available on Windows Update and Microsoft Download Center”. Microsoft. 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2009.
  48. ^ “Windows XP Service Pack 3 Network Installation Package for IT Professionals and Developers”. Microsoft. 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  49. ^ “Windows XP Service Pack 3 - ISO-9660 CD Image File”. Microsoft. 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  50. ^ “Microsoft sets XP SP3 automatic download for Thursday”. Computerworld. 8 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  51. ^ “Windows XP Service Pack 3 Overview”. Microsoft. 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  52. ^ List of fixes that are included in Windows XP Service Pack 3
  53. ^ No, Internet Explorer 7 Will Not(!) Be a Part of Windows XP SP3
  54. ^ Windows XP SP3 features
  55. ^ a ă Overview of Windows XP Service Pack 3
  56. ^ Description of the Credential Security Service Provider (CredSSP) in Windows XP Service Pack 3
  57. ^ Information about Windows Imaging Component
  58. ^ How to simplify the creation and maintenance of Internet Protocol (IPsec) security filters in Windows Server 2003 and Windows XP
  59. ^ a ă FAQs regarding SP3 RTM
  60. ^ Lost Address Bar: Windows XP SP3 forum
  61. ^ “"Lifecycle Supported Service Packs"”. Microsoft. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessedate= (trợ giúp)
  62. ^ “End of support for Windows 98, Windows Me, and Windows XP Service Pack 1”. 6 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2006.
  63. ^ “Lifecycle Supported Service Packs”. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2007.
  64. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên lifecycle
  65. ^ “Microsoft Extends Sales Availability of Windows XP”. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  66. ^ Ina Fried (27 tháng 9 năm 2007). “Microsoft extends Windows XP's stay”. CNet News. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2008.
  67. ^ “Microsoft Announces Extended Availability of Windows XP Home for ULCPCs”. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  68. ^ “Microsoft to keep Windows XP alive -- but only for Eee PCs and wannabes”. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  69. ^ “Microsoft Extends XP Through 2010 for Ultra-Low-Cost Laptops”. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  70. ^ “Full Disclosure: Your Take on Windows' Worst Irritations”. PC World. Tháng 10 năm 2004.
  71. ^ Mary Jo Foley (4 tháng 10 năm 2007). “Internet Explorer 7 update: Now WGA-free”. ZDNet. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
  72. ^ Steve Reynolds (4 tháng 10 năm 2007). “Internet Explorer 7 Update”. Microsoft. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2007.
  73. ^ a ă “Description of the Windows Genuine Advantage Notifications application”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2006.
  74. ^ http://support.microsoft.com/?kbid=905474
  75. ^ “New WGA Notifications Released”. MSDN Blogs. 29 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2006.
  76. ^ “Lawsuit Labels Windows Genuine Advantage as Spyware”. eWeek. 29 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  77. ^ Bruce Schneier (29 tháng 7 năm 2005). “Microsoft Permits Pirated Software to Receive Security Patches”. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2007.

Liên kết ngoài

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
  

No comments:

Post a Comment