Wednesday, May 7, 2014

Chào ngày mới 8 tháng 5

CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Chiến thắng ở Châu Âu; ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Năm 1516 – Nguyên quận công Trịnh Duy Sản sai võ sĩ sát hại Tương Dực Đế của triều Lê, sau đó hỏa thiêu thi thể.Năm 1541 – Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Hernando de Soto trở thành người châu Âu đầu tiên được ghi chép là đến sông Mississippi (hình), ông gọi sông là Río del Espíritu Santo.Năm 1609 – Trong cuộc xâm chiếm Lưu Cầu, quân đội phiên Satsuma của Nhật Bản tiến vào kinh thành Shuri của Lưu Cầu. Năm 1963Sự kiện Phật Đản bùng phát tại Huế giữa các Phật tử và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sông Mississippi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sông Mississippi
Mississippi River - New Orleans.jpg
Sông Mississippi ở New Orleans.
Quốc gia  Hoa Kỳ
Các bang Minnesota, Wisconsin, Iowa, Illinois, Missouri, Kentucky, Tennessee, Arkansas, Mississippi, Louisiana

Các chi lưu
 - tả ngạn Sông St. Croix, Sông Illinois, Sông Rock, Sông Ohio
 - hữu ngạn Sông Minnesota, Sông Missouri, Sông White, Sông Arkansas, Sông Red
Thành phố Minneapolis, MN, St. Paul, MN, Davenport, IA, St. Louis, MO, Memphis, TN, Baton Rouge, LA, New Orleans, LA


Nguồn Hồ Itasca[1]
 - Vị trí Công viên bang Itasca, Quận Clearwater, MN
 - Cao độ 1.475 ft (450 m)
 - Tọa độ 47°14′23″B 95°12′27″T
Cửa sông Gulf of Mexico
 - vị trí Pilottown, Plaquemines Parish, LA
 - cao độ ft (0 m)
 - tọa độ 29°09′13″B 89°15′3″T

Chiều dài 2.320 mi (3.734 km)
Lưu vực 1.151.000 mi² (2.981.076 Km²)
Lưu lượng tại Baton Rouge, LA
 - trung bình 450.000 ft³/s (12.743 /s) [2]
Lưu lượng tại nơi khác (trung bình)

Lưu vực sông Mississippi và các phụ lưu chính
Lưu vực sông Mississippi và các phụ lưu chính
Bản đồ chi tiết các phụ lưu sông Mississippi
Bản đồ chi tiết các phụ lưu sông Mississippi
Sông Mississippi là một con sôngBắc Mỹ. Theo ngôn ngữ cổ Ojibwe, tên "Mississippi" từ misi-ziibi, có nghĩa là 'sông lớn'. Sông có chiều dài là 3.733 kilômét (2.320 dặm) từ hồ Itasca đến Vịnh Mexico. Một con sông khác ở Bắc Mỹ dài hơn là sông Missouri, với chiều dài 3.767 km (2.341 dặm) từ ngã ba của sông Jefferson, sông Madisonsông Gallatin đến sông Mississippi. Các sông nối tiếp nhau Jefferson, Missouri và Mississippi hình thành nên hệ thống các sông lớn nhất ở Bắc Mỹ.
Nếu đo từ nguồn của sông Jefferson đến Vịnh Mexico, chiều dài của hệ thống sông Mississippi-Missouri-Jefferson là khoảng 6.275 km (3.900 dặm), tạo nên hệ thống sông dài thứ 3 trên thế giới.

Địa lý

Ngã ba của các sông Mississippi và Ohio tại Cairo, Illinois.
Nguồn của nó là Hồ Itasca ở độ cao 450 mét (1.475 foot) trên mặt nước biển. Sông Mississippi dẫn nước đến hầu hết các vùng giữa dãy núi Rockydãy núi Appalachian, ngoại trừ các vùng được dẫn từ vịnh Hudson theo đường dẫn của Sông Đỏ, Ngũ Đại Hồ. Nó chạy xuyên qua hai bang — MinnesotaLouisiana — và được sử dụng để phân định biên giới của tám bang — Wisconsin, Iowa, Illinois, Missouri, Kentucky, Arkansas, Tennessee, và Mississippi thuộc Hoa Kỳ.

Dòng chảy

Sông Mississippi được chia thành ba phần : thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.
Các phần này được phân chia như sau:
  • Phần thượng lưu kéo dài từ thượng nguồn của sông Mississippi ở hồ Itasca đến nơi hợp lưu với sông Missouri;
  • Phần trung lưu kéo dài từ nơi sông Mississippi hợp lưu với sông Missouri đến nơi hợp lưu với sông Ohio;
  • Phần hạ lưu kéo dài từ nơi sông Mississippi hợp lưu với sông Ohio đến cửa sông ở vịnh Mexico.

Thượng lưu

Sông Mississippi bắt nguồn từ hồ Itasca. Hồ Itasca là một hồ nhỏ nằm ở độ cao 450 m (1.475 feet) trên mực nước biển trong công viên bang Itasca của hạt Clearwater. Tên hồ được ghép lại từ hai từ "Itas" và "ca". Trong đó "Itas" là bốn chữ cái cuối cùng của từ Latin có nghĩa là sự thật, chân lý (veritas) còn "ca" là hai chữ cái đầu tiên của từ Latin có nghĩa là đầu (Caput). Như vậy tên hồ có nghĩa là "đầu nguồn thật sự", ám chỉ đây chính là đầu nguồn của sông Mississippi. Tuy hồ Itasca được công nhận là đầu nguồn của sông Mississippi nhưng trên thực tế nó cũng được nuôi dưỡng bởi các dòng suối nhỏ.
Sau khi chảy ra khỏi hồ Itasca, sông Mississippi nhanh chóng giảm độ cao xuống còn 220 m trên mực nước biển tại thác Saint Anthony.
Trong đoạn thượng lưu, sông Mississippi hợp lưu với một loạt các phụ lưu của nó như:

Số thứ tự Tên phụ lưu Miêu tả Bản đồ phụ lưu
1 Minnesota Sông Minnesota dài 534 km (332 dặm), có lưu lượng là 125 m³/s, bắt nguồn từ phía Tây Nam bang Minnesota là phụ lưu lớn đầu tiên của sông Mississippi, chảy qua bang Nam Dakota, tiểu bang Minnesota và tiểu bang Lowa. Thung lũng sông Minnesota rộng 8 km (5 dặm) và sâu 80 m (250 feet) được tạo thành do bằng hà sông Warren từ 11.700 đến 9.400 năm trước vào cuối thời kì Bằng Hà. Các phụ lưu chính của sông Minnesota là: Sông Minnesota hợp lưu với sông Mississippi từ phía hữu ngạn ở pháo đài Snelling, trong khu vực Minneapolis–Saint Paul.
Minnesotarivermap.png
2 Saint Croix Sông Saint Croix dài 272 km (169 dặm) tạo thành đường biên giới dài 201 km (125 dặm) giữa hai bang Wisconsin và Minnesota. Sông Saint Croix bắt nguồn ở phía Tây Bắc bang Wisconsin, phía nam hồ Superior. Các phụ lưu chính của sông Saint Croix là: Sông Saint Croix hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn ở thành phố Prescott thuộc bang Wisconsin.
Stcroixmnwirivermap.png
3 Cannon Sông Cannon dài 180 km (112 dặm) hợp lưu với sông Mississippi từ phía hữu ngạn ở thành phố Red Wing.
Cannonriver.jpg
4 Zumbro Sông Zumbro dài 104 km (64,6 dặm) tính từ chỗ hợp lưu của các phụ lưu chính và có lưu vực rộng 3,700 km2 (1,428 dặm vuông). 3 nguồn chính của sông Zumbro là: Sông Zumbro hợp lưu với sông Mississippi tại Wabasha, Minnesota.

5 Black Sông Black dài 310 km (190 dặm). Sông Black được hình thành ở hạt Taylor tại trung tâm bang Wisconsin. Sông Black hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn ở thành phố La Crosse bang Wisconsin.
Blackwirivermap.png
6 La Crosse Sông La Crosse dài 98.7 km (61.3 dặm) hình thành ở phía Bắc hạt Monroe bang Wisconsin. Sông La Crosse hợp lưu với sông Mississsippi từ phía tả ngạn ở thành phố La Crosse bang Wisconsin.
7 Root Sông Root dài 130 km (80 dặm) chảy qua phía Đông Nam bang Minnesota. Sông Root hợp lưu với sông Mississippi từ phía hữu ngạn ở thành phố La Crosse bang Wisconsin.
Rootrivermap.jpg
8 Wisconsin Sông Wisconsin dài 692 km (430 dặm) là con sông dài nhất của tiểu bang Wisconsin, có lưu lượng ở cửa sông là 340 m3/s. Sông Wisconsin hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn ở thành phố Prairie du Chien bang Wisconsin.
Wisconsinrivermap.png
9 Rock Sông Rock dài 481 km (299 dặm) bắt nguồn ở phía Đông Nam bang Wisconsin chảy qua bang Wisconsin và tiểu bang Illinois. Các phụ lưu của sông Rock là: Sông Rock hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn ở thành phố Rock Island.
Rockilrivermap.png
10 Cedar Sông Cedar dài 544 km (338 dặm) chảy qua bang Minnesota và tiểu bang Lowa. Sông này hợp lưu với sông Lowa dài 520 km (323 dặm). Sông Cedar hợp lưu với sông Mississippi từ phía hữu ngạn tại thành phố Wapello, hạt Louisa, tiểu bang Lowa.
Iowarivermap.png
11 Skunk Sông Skunk dài 150 km (93 dặm) được hình thành tại nơi hợp lưu của hai nhánh nguồn: Sông Skunk đổ vào sông Mississippi từ phía hữu ngạn ở Burlington, Iowa.
Skunkrivermap.png
12 Des Moines Sông Des Moines dài 845 km (525 dặm), có lưu lượng là 246 m3/s bắt nguồn từ hai nhánh sông đầu nguồn ở phía Nam bang Minnesota, chảy qua bang Lowa. Sông Des Moines được hình thành từ băng hà tan chảy. Dòng sông được đặt tên theo một thành phố mà nó chảy qua: thành phố Des Moines. Sông Des Moines nhập vào sông Mississippi ở hữu ngạn tại Keokuk, Iowa.
Desmoinesrivermap.png
13 Illinois Sông Illinois dài 439 km (273 dặm), có lưu lượng là 659 m3/s chảy qua bang Illinois. Sông Illinois được hình thành ở nơi hợp lưu của sông Kankakee và sông Des Plaines, phía Đông hạt Grundy. Các phụ lưu của sông Illinois là: Sông Kankakee; Sông Des Plaines; Sông Mazon; Sông Fox; Sông Vermilion; Sông Mackinaw; Sông Spoon; Sông Sangamon; Sông La Moine. Sông Illinois hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn.
IllinoisRiver watershed.png
14 Crow Sông Crow có lưu vực rộng 7140 km2 (2756 dặm vuông). Có 3 dòng suối chính chảy vào sông Crow: Sông Crow hợp lưu vào sông Mississippi từ phía hữu ngạn.
Crow mnrivermap.png
Đoạn nguồn của sông Mississippi trên bờ hồ Itasca

Lưu vực

Sông Mississippi có diện tích lưu vực lớn thứ 4 trên thế giới. Lưu vực này rộng hơn 1.245.000 sq mi (3.220.000 km2), bao gồm tất cả các phần của 32 bang Hoa Kỳ và 2 tỉnh của Canada. Lưu vực đổ vào vịnh Mexico, một phần của Đại Tây Dương. Lưu vực Mississippi phủ gần 40% đất liền của Hoa Kỳ lục địa.
Ở Hoa Kỳ, Mississippi thu nước chủ yếu từ các khu vực giữa đỉnh của dải núi Rocky và đỉnh của dải nú Appalachia, trừ các khu vực khác nhau chảu vào vịnh Hudson quaso6ng Red River of the North; vào Đại Tây Dương qua Great Lakessông Saint Lawrence; và vào vịnh Mexico qua Rio Grande, sông Alabamasông Tombigbee, sông Chattahoocheesông Apalachicola, và nhiều nhánh nhỏ khác dọc theo vịnh Mexico.
Sông Mississippi hòa vào vịnh Mexico cách New Orleans khoảng 100 dặm (160 km). Chiều dài của sông Mississippi từ hồ Itasca đến vịnh Mexico có nhiều con số khác nhau, tuy nhiên theo USGS là 2.340 dặm (3.770 km). Thời gian nước chảy từ hồ Itasca đến vịnh khoảng 90 ngày.[3]

Các thành phố lớn dọc theo sông

Những người sống quanh năm trong các nhà thuyền trên sông Mississippi ở Winona, Minnesota

Tham khảo

  1. ^ The United States Geological Survey recognizes two contrasting definitions of a river's source.[1] By the stricter definition, the Mississippi would share its source with its longest tributary, the Missouri, at Brower's Spring in Montana. The other definition acknowledges "somewhat arbitrary decisions" and places the Mississippi's source at Lake Itasca, which is publicly accepted as the source,[2] and which had been identified as such by Brower himself.[3]
  2. ^ Median of the 1,826 daily mean streamflows recorded by the USGS for the period 1978–1983 at Baton Rouge.
  3. ^ “General Information about the Mississippi River”. Mississippi National River and Recreation Area. National Park Service. 2004. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2006.

Liên kết ngoài



Ngày chiến thắng (8 tháng 5)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tướng Alfred Jodl ký văn bản đầu hàng sơ bộ tại Reims
Văn kiện đầu hàng ký kết ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Reims
Ngày chiến thắng (8 tháng 5 năm 1945) còn được gọi là Ngày Chiến thắng ở Châu Âu (tiếng Anh viết tắt: VE Day hoặc V-E Day). Đây là ngày mà quân đội các nước đồng minh chính thức chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của các lực lượng vũ trang nước Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự đầu hàng muộn nhất của quân đội Đức Quốc xã trên quần đảo Channel diễn ra ngày 9 tháng 5. Sau khi Adolf Hitler tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1945, đô đốc Karl Dönitz kế nhiệm vai trò quốc trưởng nước Đức Quốc xã và điều hành một chính phủ tại Flensburg. Dưới sự chỉ đạo của Karl Dönitz, tướng Alfred Jodl đã ký văn bản đầu hàng sơ bộ tại Reims ngày 7 tháng 5 và văn bản này được phê chuẩn bởi một văn bản chính thức được ký đêm 8 rạng ngày 9 tháng 5 (giờ Trung Âu) giữa đoàn đại biểu quân đội Đức Quốc xã được sự ủy quyền của chính phủ Karl Dönitz với các đoàn đại biểu các nước đồng Minh Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp.

Lễ kỷ niệm

Thủ tướng Winston Churchill vẫy tay chào đám đông công chúng đứng trên Đại lộ Bạch Sảnh ở Luân Đôn khi ông thông báo chính thức về việc phát xít Đức đã đầu hàng Đồng Minh.

Tại Anh và Pháp

Năm 1945, hơn một triệu người đã đổ ra đường ăn mừng ngày chiến tranh kết thúc ở châu Âu - dù trước mắt những khó khăn do chiến tranh gây ra vẫn còn đó. Ở Luân Đôn, đông đảo người dân đổ ra Đại lộ Mall (Luân Đôn) suốt từ Quảng trường Trafalgar ở đầu phía Đông đến Lâu đài Buckingham ở đầu phía Tây đại lộ, nơi vua George VI, Hoàng hậu Elizabeth Bowes-Lyon và Thủ tướng Winston Leonard Spencer-Churchill đứng trước ban công Cung điện chia vui cùng dân chúng. Công chúa Elizabeth (nay là Nữ hoàng Elizabeth II) và Công chúa Margaret được vua cha cho phép tham gia vào buổi diễu hành ăn mừng của đám đông công chúng.
Là một trong năm đồng minh lớn chống phát xít, ngày 8 tháng 5 được tuyên bố là ngày lễ kỷ niệm quốc gia của Pháp từ ngày 20 tháng 3 năm 1953 và là ngày nghỉ. Tuy nhiên, đến ngày 11 tháng 4 năm 1959, bằng một nghị định, Tổng thống Charles de Gaulle không xem ngày kỷ niệm 8 tháng 5 là ngày nghỉ. Để nhận được một sự hoà giải về hình thức với Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức), Tổng thống Giscard d'Estaing cũng loại bỏ việc phối hợp với các nước Đồng minh kỷ niệm chiến thắng 8 tháng 5. Nghi thức kỷ niệm ngày chiến thắng tại Pháp được Tổng thống Francois Mitterrand khôi phục lại vào ngày 1 tháng 6 năm 1981. Đối với người Pháp, ngay từ lần tổ chức mừng chiến thắng đầu tiên đã diễn ra không suôn sẻ tại thành phố Constantine ở Algeria, một thuộc địa của Pháp. Đúng ngày 8 tháng 5 năm 1945, trong cuộc ăn mừng ngày Tây Âu được giải phóng, những người yêu nước Algeria đã lợi dụng cuộc diễu hành để bày tỏ tinh thần yêu nước của họ. Cảnh sát đã nổ súng vào đoàn diễu hành, giết chết một thanh niên cầm cờ của Mặt trận Giải phóng dân tộc Algeria, gây nên sự hỗn loạn. Quân đội kéo đến đàn áp và thảm hoạ đã xảy ra, được quốc tế biết đến với tên gọi "Các vụ thảm sát ở Sétif, Guelma và Kherrata", (Les massacres de Sétif, Guelma et Kherrata). Chính phủ Pháp công bố số thương vong là 1.165 người. Cơ quan tình báo Hoa Kỳ đưa ra con số lớn hơn: 17.000 người chết và 20.000 người bị thương. Sau này, chính phủ Algeria của tổng thống Houari Boumédiène cho rằng có đến 45.000 chết và bị thương.[1]

Tại Hoa Kỳ và các nước khác

Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, Nữ hoàng Hà Lan Koningin Beatrice, Phu nhân tổng thống Laura Bush và phu quân Nữ hoàng Hà Lan Jan Peter Balkenend trong Lễ mừng chiến thắng 8 tháng 5 năm 2005 tại Hà Lan
Năm 1945, tại Hoa Kỳ, Tổng thống Harry S. Truman - lúc này vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 61 của mình - tổ chức buổi lễ mừng chiến thắng nhằm tưởng nhớ người tiền nhiệm của mình, Franklin Delano Roosevelt, vừa mới qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 1945. Lúc đó Hoa Kỳ vẫn treo cờ rủ vì thời gian 30 ngày quốc tang vẫn chưa kết thúc. Ở Chicago, Los Angeles, Miami, và nhất là ở Quảng trường Thời đại tại Thành phố New York, người dân cũng tổ chức ăn mừng với quy mô rất lớn.[2]
Tại Hà Lan, ngày Chiến thắng được gọi là Ngày Giải phóng (Bevrijdingsdag). Hà Lan là nước tổ chức sớm nhất ngày kỷ niệm chiến thắng ở Châu Âu và vào ngày 5 tháng 5. Lý do của sự kiện đó là ngày 5 tháng 5 1945, một bộ phân quân Đức đóng tại Tây Bắc nước Đức, Hà Lan và Đan Mạch đã hạ vũ khí đầu hàng Tập đoàn quân 8 (Anh) và Tập đoàn quân 1 (Canada) do thống chế Bernard Montgomery chỉ huy. Văn kiện cam kết đầu hàng của chỉ huy quân đội Đức Quốc xã tại Hà Lan, tướng John Blaskowitz ký tại khách sạn De Wereld tại Wageningen trước sự chứng kiến của thống chế Bernard Montgomery (Anh) và Hoàng tử Bernhard (Hà Lan) có hiệu lực từ lúc 7 giờ 00 ngày 6 tháng 5 năm 1945.[3]
Lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng 8 tháng 5 năm 1945 tại Ottawa, thủ đô Canada
Định kỳ tổ chức Ngày Giải phóng của Hà Lan là 5 năm một lần. Từ năm 1990, ngày 5 tháng 5 là ngày nghỉ trên toàn quốc Hà Lan. Tuy nhiên, việc nghỉ lễ không phải là bắt buộc. Đối với công chức viên chức, họ được nghỉ nhưng không nhận một ngày lương. Đối với người lao động là việc trong các doanh nghiệp thì cần có sự thoả thuận trước giữa người lao động và người sử dụng lao động. Từ năm 1980, lễ hội Ngày Giải phóng được tổ chức không chỉ ở Amsterdam mà còn được tổ chức ở 12 tỉnh lỵ của Hà Lan, do một Uỷ ban quốc gia điều hành có sự tham gia đóng góp của một đội ngũ các "Đại sứ của Tự do". Cho đến nay, người Hà Lan vẫn có một số ý kiến khác nhau về Ngày Giải phóng của mình vì quá trình đầu hàng của quân Đức tại Hà Lan và Đan Mạch kéo dài từ ngày 4 đến hết ngày 6 tháng 5 năm 1945.[4][5]
Tại Tây Đức, ban đầu, chính quyền Cộng hoà liên bang Đức (Tây Đức) coi ngày 9 tháng 5 là một ngày thất bại của dân tộc. Do đó, họ không tổ chức kỷ niệm. Các căn cứ quân sự của NATO đóng tại Tây Đức như Flensburg, Ramstein... cũng không tổ chức kỷ niệm ngày này. Dần dần, người Đức đã có sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của ngày kỷ niệm này. Năm 1985, tổng thống Đức Richard von Weizsäcker có một bài diễn văn kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai ở Châu Âu và ông đã gọi ngày 9 tháng 5 là ngày giải phóng dân tộc Đức khỏi chủ nghĩa Quốc xã. Ngày 8 tháng 5 năm 2005, nước Đức thống nhất kỷ niệm ngày này với tên gọi: "Ngày dân chủ".[6]

Ngày Chiến thắng của Liên Xô

Do sự khác nhau về múi giờ, việc ký kết văn bản chính thức về việc đầu hàng không điều kiện của nước Đức Quốc xã diễn ra lúc 22 giờ 00 ngày 8 tháng 5 năm 1945 (giờ Trung Âu) tức 0 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1945 (giờ Moskva) và hoàn thành lúc 22 giờ 43 phút (giờ Trung Âu) tức 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 (giờ Moskva). Vì vậy, Liên Xô cũ và nhiều quốc gia SNG hiện nay và một số nước khác lấy ngày 9 tháng 5 làm ngày kỷ niệm chiến thắng nước Đức Quốc xã đồng thời là ngày kết thúc thắng lợi cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Ngày 8 tháng 5 là ngày nghỉ lễ

Tờ báo "Sao và sọc" (Stars and Stripes) số 285 phát hành tại Paris (Pháp) ngày 8 tháng 5 năm 1945 công bố sự kiện nước Đức Quốc xã đầu hàng không điều kiện
  • Tại Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Irland, từ dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai ở Châu Âu năm 1995, ngày 8 tháng 5 được coi là ngày nghỉ lễ và thay thế cho ngày nghỉ giao dịch 1 tháng 5 (ngày Quốc tế lao động) trước đó.
  • Tại Cộng hòa dân chủ Đức cũ, từ năm 1950 đến năm 1966 và năm 1985, ngày 8 tháng 5 được gọi là Ngày giải phóng và được coi là ngày nghỉ. Từ năm 1986 đến năm 1989, ngày nghỉ lễ chuyển sang ngày 9 tháng 5.
  • Tại bang Mecklenburg-Vorpommern (Cộng hòa liên bang Đức), từ năm 2002, ngày 8 tháng 5 chỉ được coi là ngày kỷ niệm giải phóng khỏi Chủ nghĩa Quốc xã (Tag der Befreiung Nationalsozialismus vom und der des Beendigung 2. Weltkrieges) và là ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Slovakia coi ngày 8 tháng 5 là Ngày giải phóng (Den vítězství or Den osvobozen)
  • Na Uy coi ngày 8 tháng 5 là Ngày giải phóng (Frigjøringsdagen)
  • Đan Mạch gọi ngày 5 tháng 5 Ngày giải phóng (Befrielsen)
  • Hà Lan coi ngày 5 tháng 5 Ngày giải phóng (Bevrijdingsdag)

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Charles-Robert Ageron, Les troubles du Nord Constantinois en mai 1945 : une tentative insurrectionnelle ?, Siècle XXe, n°4, Octobre 1984, p. 112 Charles-Robert Ageron. Sự kiện tại Bắc Constantine tháng 5 năm 1945: một cuộc nổi dậy đã bắt đầu?, Tạp chí Thế kỷ XX, số 4, tháng 10 năm 1984, trang. 112
  2. ^ sandiego.edu article
  3. ^ Văn kiện đầu hàng của quân đội Đức Quốc xã tại Hà Lan và Đan Mạch
  4. ^ Hans Wansink. Việc đầu hàng tại Wageningen là bất hợp pháp. Tạp chí Time 30 tháng 4 năm 2005
  5. ^ Hans Wansink. Ngày 4, 5 hay 6 tháng 5?. Tạp chí Time. Ngày 3 tháng 5 năm 2005
  6. ^ 60 Jahre Kriegsende, Aus Politik und Zeitgeschichte (APuZ 18-19/2005)

Liên kết ngoài

Biến cố Phật giáo, 1963

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Sự kiện Phật Đản, 1963)
Biến cố Phật giáo, 1963 là một sự kiện đỉnh điểm cao trào của mâu thuẫn xã hội liên quan đến Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Biến cố này dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng từ đó dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một biến cố gây tiếng vang lớn tại Việt Nam và trên quốc tế và có ảnh hưởng to lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng như trong lịch sử tôn giáo và lịch sử chính trị Việt Nam.
Biến cố Phật giáo năm 1963 kéo dài nửa năm lan rộng khắp miền Nam Việt Nam, là xung đột giữa hai bên, một bên là Phật giáo tại Miền Nam Việt Nam và bên kia là Chính quyền miền Nam Việt Nam đứng đầu bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cuộc khủng hoảng này đã làm chính phủ Ngô Đình Diệm mất hết uy tín trong và ngoài nước. Điểm qua các sự kiện, có thể thấy chính phủ Ngô Đình Diệm đã có những cố gắng xoa dịu sự bất mãn, giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo nhưng vẫn không thể ổn định nổi tình hình trước quyết tâm đấu tranh cao độ của các lãnh đạo Phật giáo. Phật giáo không hề tin tưởng vào thiện chí của chính quyền. Mỗi hành động của chính quyền đều bị lãnh đạo Phật giáo xem là một âm mưu chống lại tôn giáo của họ. Chính vì thế hai bên không tìm được tiếng nói chung để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Cuối cùng Chính phủ Ngô Đình Diệm đã chọn giải pháp vũ lực bằng cách đem binh sĩ tấn công phong toả các chùa chiền bắt các nhà sư và những người có liên quan đến phong trào đấu tranh của Phật giáo. Các hành động này không chấm dứt được khủng hoảng mà dẫn đến sự phân hóa trong bộ máy chính quyền và cuộc đấu tranh của học sinh - sinh viên phản đối chế độ. Chính quyền Ngô Đình Diệm không còn được chấp nhận trong con mắt của nhiều tầng lớp xã hội miền Nam Việt Nam, đánh mất sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đứng trước tình hình đó một số tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, với sự ngầm đồng tình của chính phủ Hoa Kỳ, đã làm đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam.

Mục lục

Dụ số 10

Trước khi xảy ra sự kiện Phật đản, tại Việt Nam đã có quan niệm cho rằng các chính quyền bảo hộ Pháp, Quốc gia Việt Nam có chính sách thiên vị tôn giáo sau này được Việt Nam Cộng hoà kế tục. Điều này góp phần đẩy mâu thuẫn tôn giáo vốn có lên cao. Sự kiện Phật Đản năm 1963 chỉ là sự bùng nổ của các mâu thuẫn vì lý do tôn giáo tích tụ trong lòng xã hội, và đặc biệt bị đẩy lên mức độ cực đoan trong thời kỳ của chính phủ Ngô Đình Diệm, từ 1954 đến 1963.
Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại ban hành đạo dụ số 10 điều chỉnh các tổ chức hội đoàn. Điều 1 định nghĩa Hội: "Hội là Hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu.". Như vậy tôn giáo được xem là một loại hiệp hội. Đạo dụ này đặt ra những hạn chế đối với các hiệp hội như sau:
  • Tổng trưởng Bộ Nội vụ, nếu hội hoạt động trong toàn quốc hoặc ngoài địa hạt một phần Việt Nam; hay Thủ Hiến, nếu hội chỉ hoạt động trong địa hạt một phần Việt Nam, có quyền bác khước không cho phép lập hội mà không cần phải nói lý do. Phép cho rồi có thể bãi đi vì trái điều lệ hay vì lẽ trị an. (Điều 7)
  • Không hội nào có quyền nhận tiền trợ cấp của Chính phủ, của các quỹ địa phương, quỹ hàng tỉnh và quỹ hàng xã, trừ những hội khoa học, mỹ nghệ, tiêu khiển, từ thiện, thanh niên và thể thao (Điều 14)
  • Các hội chỉ có quyền chiếm hữu, tạo mãi, quản trị, đứng làm sở hữu chủ những bất động sản thật cần thiết để đạt mục đích của hội (Điều 14)
  • Những người có liên quan và Công Tố viên có quyền xin toàn án hủy bỏ những việc tạo mãi bất động sản trái với điều này. Bất động sản ấy sẽ đem bán đấu giá và được bao nhiêu tiền sẽ sung vào quỹ hội (Điều 14)
Đặc biệt trong đạo dụ này có điều khoản 44 có quy định "Chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội, sẽ được ấn định sau."[1], đặt các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ này.
Điều 44 của Dụ số 10 được nhiều người hiểu là một chính sách thiên vị về tôn giáo của nhà cầm quyền Quốc gia Việt Nam. Nhưng theo điều trần của Thiếu tướng Trần Tử Oai với phái đoàn Liên Hiệp Quốc điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam thì "Trong thực tế, từ khi ban hành Dụ số 10, chính phủ chỉ áp dụng những điều khoản trong văn kiện ấy đối với những hội tôn giáo mà những hội tôn giáo có một tánh cách xã hội, như những hoạt động của “Phật giáo xã hội” chẳng hạn. Chính phủ chưa bao giờ dùng Dụ ấy để nhằm mục đích kỳ thị tôn giáo nào hết" và "Trong Điều 44 của Dụ ấy có nói đến một chế độ đặc biệt sẽ được quy định sau cho những phái đoàn truyền giáo Công giáo và Tin Lành cũng như cho những Lý-sự-hội Trung Hoa (nghĩa là những hội có tính cách tôn giáo hay không của ngoại quốc hay quốc tế). Có quy chế riêng cho các Hội truyền giáo Thiên Chúa giáo và Hoa Kiều Lý sự hội không có nghĩa là họ được hưởng đặc quyền. Trái lại lại có mục đích giới hạn sự thủ đắc những bất động sản của ngoại kiều và bảo tồn độc lập cho xứ sở."[2] Ngô Đình Diệm sau khi trở thành Tổng thống vẫn giữ nguyên đạo dụ số 10. Điều này được nhiều người coi là duy trì tình trạng thiên vị về tôn giáo.

Sự kiện Phật Đản 1963

Xung đột giữa chính quyền và Phật giáo từ Công điện số 5159

Lá cờ Phật giáo
Chính phủ Ngô Đình Diệm quy định cờ tôn giáo không được treo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo (nhà thờ, chùa, thánh thất...) nhưng tất cả các tôn giáo đều không tuân thủ nghiêm túc quy định này. Trước khi xảy ra sự kiện Phật đản, chính phủ cũng không hề lưu tâm tới vấn đề các tôn giáo vi phạm quy định treo cờ.[3]
Ngày 6/5/1963 (trước lễ Phật Đản 2 ngày), Phủ Tổng thống gởi Công điện số 5159 cho các tỉnh yêu cầu các địa phương bắt buộc các tôn giáo thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về việc treo cờ tôn giáo. Vì đây là thời điểm trước Phật Đản nên Tỉnh trưởng Thừa Thiên không dám thực hiện Công điện của Phủ Tổng thống mà đến xin ý kiến Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn không kỳ thị Phật giáo, có mối quan hệ thân mật với Thượng toạ Thích Trí Quang nên vừa lệnh cho Tỉnh trưởng chuyển thông điệp đến Thích Trí Quang yêu cầu ban Tổ chức lễ Phật Đản chỉ cần thông báo cho toàn thể tín đồ Phật giáo đừng treo cờ Phật giáo trong ngày lễ, Phật tử nào đã treo cờ rồi thì cứ để cho treo hết lễ, đồng thời yêu cầu Tỉnh trưởng đánh điện về Phủ Tổng thống xin chỉ thị. Nhưng khi nhận tin báo từ Tỉnh trưởng, Thượng tọa Thích Trí Quang trả lời không tán thành lời yêu cầu đó[4]
Buổi tối, Thượng tọa Thích Trí Quang nhận được Công điện 5159 của Phủ Tổng thống về việc thực hiện quy định cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng. Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam ở Miền Trung họp khẩn tại chùa Từ Đàm từ 21 giờ ngày 6/5/1963 đến 02 giờ sáng ngày 7/5/1963. Sau đó, Thượng tọa Thích Trí Quang soạn ba văn bản phản đối Công điện 5159 của Phủ Tổng thống để gửi cho Hội Phật giáo Thế giới, Chính quyền Ngô Đình Diệm, và Tổng hội Phật giáo Việt Nam ở Sài Gòn. Ngay hôm sau, chính quyền Tỉnh yêu cầu Phật giáo ở Huế không gửi ba văn bản trên và mời Thích Trí Quang đến họp tại tư dinh Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Trưa hôm đó (7/5), tại Huế, chính quyền cho cảnh sát đến từng nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật giáo. Điều này gây bất bình cho các chức sắc và tín đồ Phật giáo.[4]
Lãnh đạo Phật giáo Miền Trung và tỉnh Thừa Thiên (Hòa thượng Tịnh Khiết, cùng các Thượng tọa Thích Trí Quang, Mật Nguyện, Thiện Minh, Thiện Siêu, Mật Hiển, Thanh Trí) cùng nhiều tăng ni và khoảng 500 Phật tử đến Tòa Hành chính Tỉnh để phản đối hành động của chính quyền. Tỉnh trưởng giải thích với phái đoàn là cảnh sát đã làm sai lệnh cấp trên và đồng ý cho Phật tử được treo cờ Phật giáo. rồi cho xe phóng thanh đi thông báo trong thành phố Huế chính quyền cho phép treo cờ Phật giáo trước 21 giờ theo đúng yêu cầu của Phật giáo.[4]

Lễ Phật Đản ngày 8/5/1963

Tuy nhiên, Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Miền Trung vẫn quyết định tiếp tục đấu tranh với chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày Phật Đản 8/5. Sách lược Đấu tranh với chính quyền bao gồm[4]:
  • Bất bạo động.
  • Phản đối chính sách bất công về tôn giáo.
  • Không chống chính phủ.
  • Không chống đạo Thiên Chúa.
  • Tự do tín ngưỡng Phật giáo.
  • Bình đẳng tôn giáo.
Sáng ngày 8/5/1963 (ngày Phật Đản), lúc 06 giờ 30, Phật giáo biểu tình và rước Phật từ chùa Diệu Đế đến chùa Từ Đàm một cách trật tự. Cảnh sát có mặt nhưng không ngăn cản hay đàn áp.[4] Lễ Phật Đản diễn ra tại chùa Từ Đàm căng thẳng với bài diễn văn gay gắt của Thượng tọa Thích Trí Quang, một trong các nhân vật có ảnh hưởng của Phật giáo miền Nam Việt Nam, người bị CIA mô tả là một kẻ mị dân, cực kì chống Công giáo, một người theo chủ nghĩa quốc gia cuồng tín, và một kẻ vĩ cuồng với mục tiêu tối hậu là thành lập ở Miền Nam một chế độ thần quyền Phật giáo[5]. Diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang lên án chế độ phân biệt đối xử đối với tôn giáo, kỳ thị Phật giáo trong chín năm qua và đề cập chuyện cấm treo cờ Phật giáo trong khi chỉ hai ngày trước cho treo công khai cờ Vatican. Bài diễn văn đã khích động lòng bất mãn của Phật tử lên cao. Tiếp theo sau là phần nghi lễ diễn ra bình thường.

Biến cố ở đài phát thanh Huế

Buổi tối ngày 8/5/1963 đám đông Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang đã được thu âm. Đài phát thanh từ chối phát bài diễn văn. Lúc 21 giờ số người tụ tập tại đài phát thanh Huế lên đến khoảng 6000 người[6]. Sau đó, Thượng tọa Trí Quang, Mật Nguyện, Mật Hiển và Đức Tâm đến đài phát thanh để hỏi lý do không phát thanh bài diễn văn. Tỉnh trưởng Thừa Thiên đến đài phát thanh để đối thoại với các chức sắc Phật giáo. Binh lính và xe bọc thép cũng được điều đến Đài phát thanh.
Trong khi lãnh đạo Phật giáo và tỉnh trưởng đang thảo luận, chính quyền dùng vòi rồng giải tán đám đông. Trong khuôn viên đài phát thanh xảy ra hai vụ nổ làm tình hình xấu đi bất ngờ. Các xe bọc thép và binh lính bắt đầu nổ súng.[6]
Trật tự vãn hồi lúc 24h. Có 8 người chết (trong đó có 7 trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi)[7] cùng nhiều người khác bị thương nằm ở ngoài phòng Chương trình và trong khuôn viên đài phát thanh. Xe cứu thương đến chở người chết và bị thương đi bệnh viện. Chính quyền đến trước đài phát thanh loan báo: "Chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán"[4].
Đài kỉ niệm thánh tử đạo, sự kiện ngày 8 tháng 5 năm 1963 tại Huế. Phía sau, trước đây, là Đài phát thanh Huế

Phản ứng của dân chúng và Chính phủ với biến cố ở đài phát thanh

Sau biến cố tại Đài phát thanh Huế, ngày 9/5/1963, Toà Hành chính Tỉnh Thừa Thiên ra Thông cáo "Trong lúc Đại diện Chính quyền và vị Thượng Tọa Hội trưởng Hội Phật Giáo Trung Phần đang thảo luận để tìm cách thỏa mãn lời yêu cầu của tín đồ Phật Giáo thì đối phương đã len lỏi trong đám đông xâm nhập Đài Phát Thanh, đập phá các cửa, ném đá và chất nổ vào Đài Phát thanh làm sập trần, vỡ nhiều cửa kính gây thiệt mạng cho 7 đồng bào và gây thương tích cho 1 đồng bào với 5 binh sĩ có nhiệm vụ giữ trật tự tại Đài Phát Thanh.".[8] Nhưng phía Phật giáo lại tin rằng chính quân đội chính phủ đã làm thiệt mạng 8 người có mặt tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963.[7] Bác sĩ Erich Wulff chứng kiến sự việc tại đài phát thanh Huế và sau đó đến nhà xác quan sát các thi thể khẳng định có 5 trong 8 nạn nhân bị xe bọc thép bắn mất đầu.[4] Thủ phạm gây ra cái chết của 8 người vẫn chưa được làm rõ nhưng đã gây căm phẫn cực độ trong giới Phật tử và các tầng lớp xã hội khác.
Tại Sài Gòn, ngày 9/5/1963, Giám đốc Cảnh sát (Nguyễn Văn Thành) và Giám đốc Cảnh sát Đặc biệt (Dương Văn Hiếu) đến chùa Ấn Quang gặp lãnh đạo Phật giáo Nam Bộ nhờ trấn an dư luận.
Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và Bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu gặp Thượng tọa Thích Tâm Châu xin hoãn lễ Cầu siêu nạn nhân ở Đài Phát thanh Huế dự định tổ chức vào ngày 12/5/1963.[4]
Sáng ngày 9/5/1963, tín đồ Phật giáo ở Huế biểu tình tố cáo chính quyền tàn sát tín đồ. Thượng tọa Thích Trí Quang và Tỉnh trưởng Thừa Thiên dùng xe phóng thanh kêu gọi Phật tử giải tán.[4]

Vai trò của miền Bắc Việt Nam trong sự kiện này

Chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố Miền Bắc Việt Nam dính líu và đứng đằng sau các cuộc biểu tình phản đối của giới tăng lữ năm 1963.[cần dẫn nguồn]

Cuộc đấu tranh của Phật giáo sau Lễ Phật Đản

Tuyên ngôn ngày 10/5/1963

Chiều ngày 9/5/1963, văn phòng Tổng Trị Sự Giáo Hội Tăng Già Việt Nam nhận được báo cáo về việc xảy ra tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963, do Phật giáo Trung phần chuyển tới. Tổng trị sự giáo hội trung ương liền triệu tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày và ra quyết định gửi kháng thư cho tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối việc cấm treo cờ Phật giáo và đàn áp Phật giáo đêm 8/5/1963; tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại đài phát thanh Huế rồi rước bài vị từ chùa Ấn Quang tới chùa Xá Lợi vào ngày 21/5/1963.[8]
Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết Domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền
Miền Nam
Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968
Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Linebacker –Linebacker II
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên   -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửatiêu bản

Ngày 10/5/1963, các vị lãnh đạo Phật giáo họp tại chùa Từ Đàm, hoạch định đường lối và phương pháp tranh đấu bảo vệ Phật giáo và đòi hỏi công bằng xã hội. Một bản Tuyên Ngôn được soạn thảo, nêu ra năm nguyện vọng của Phật giáo. Bản Tuyên Ngôn này được gửi tới tổng thống Ngô Đình Diệm qua trung gian đại biểu chính phủ Trung Nguyên Trung Phần. Năm nguyện vọng bao gồm:[8][9]
  1. Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng.
  2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên Chúa Giáo đã được ghi trong Đạo dụ số 10.
  3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
  4. Yêu cầu cho tăng ni phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo.
  5. Yêu cầu chính phủ bồi thường thích đáng cho những người chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét xử.
Bản Tuyên Ngôn có chữ ký của thiền sư Tịnh Khiết, hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, thiền sư Mật Nguyện, đại diện Giáo Hội Tăng Già Trung Phần, thiền sư Trí Quang, đại diện hội Phật Giáo Thừa Thiên và thiền sư Thiện Siêu, đại diện Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên.[8][9]
Cũng trong ngày 15/5/1963, phái đoàn Tổng Hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với đại diện các tổ chức Phật giáo khác gặp tổng thống Ngô Đình Diệm để trao bản Tuyên Ngôn ngày 10/5/1963, đồng thời giải thích năm nguyện vọng của Phật giáo. Sau 3 giờ thảo luận Tổng thống chỉ hứa hẹn mơ hồ và quy trách nhiệm gây ra biến cố đài phát thanh Huế cho những người cộng sản.[4][10]
Ngày 16/5/1963, Phật giáo mở cuộc họp báo tại chùa Xá Lợi, công bố bản Tuyên Ngôn 10/5/1963 đồng thời tố cáo trước dư luận những vụ đàn áp, giam cầm và giết chóc mà phật tử phải chịu đựng, vạch trần chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm trong giai đoạn 1954-1963.[4][10]

Phụ đính của Tuyên ngôn ngày 10/5/1963

Ngày 15/5/1963, tại chùa Từ Đàm, một Bản Phụ đính của Tuyên ngôn 10/5/1963 được công bố, giải thích rõ ràng năm nguyện vọng nói trên. Nội dung bản Phụ đính này gồm:[8][11]
  1. Phật Giáo Việt Nam không chủ trương lật đổ chính phủ để đưa người của mình lên thay thế mà chỉ nhằm đến sự thay đổi chính sách của chính phủ.
  2. Phật Giáo Việt Nam không có kẻ thù, không xem ai là kẻ thù. Đối tượng của cuộc tranh đấu tuyệt đối không phải là Thiên Chúa Giáo mà là chính sách bất công tôn giáo.
  3. Cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ cho bình đẳng tôn giáo được đặt trong khuôn khổ của lý tưởng công bằng xã hội.
  4. Cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ được thực hiện theo đường lối bất bạo động.
  5. Phật Giáo Việt Nam không chấp nhận sự lợi dụng của bất cứ ai vào cuộc tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội.
Bản Phụ đính cũng đề nghị chính quyền rút tất cả các tôn giáo ra khỏi phạm vi ràng buộc của Đạo dụ số 10, và ban hành một chế độ đặc biệt cho tất cả các tôn giáo, trong đó có Phật giáo và Gia Tô giáo.[8][11]
Ngày 25/5/1963, Phụ trương của Bản Phụ đính được công bố. Mục đích của văn kiện này là nhắc lại vai trò lập quốc và xây dựng nền văn hóa quốc gia trong quá trình lịch sử dân tộc của Phật giáo và nói rõ lập trường tranh đấu của Phật giáo cho công bằng xã hội.[4][10]

Lễ cầu siêu và rước linh vị các nạn nhân tại Huế

Ngày 17/5/1963, Phật giáo cho trưng bày hình ảnh biến cố đài phát thanh Huế trong đêm Phật Đản tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn).[4]
Ngày 20/5/1963, Phật giáo gửi chính quyền một tài liệu 45 trang trong đó liệt kê những vụ đàn áp, bắt bớ và thủ tiêu.[4][10]
Ngày 21/5/1963, khắp nơi trên toàn quốc tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân tại Huế. Tại Sài Gòn, khoảng 1000 tăng ni tập trung tại chùa Ấn Quang để hành lễ sau đó diễu hành rước linh vị các nạn nhân về chùa Xá Lợi. Cùng lúc đó, một đoàn gồm 350 tăng ni diễu hành từ chùa Xá Lợi về trụ sở Quốc Hội. Những cuộc diễu hành này diễn ra tốt đẹp.[4][12]

Phật giáo thành lập Ủy ban Liên phái

Ngày 25/5/1963, thiền sư Tịnh Khiết triệu tập một cuộc gặp mặt tại chùa Xá Lợi 10 giáo phái, hội đoàn thuộc Tổng Hội Phật giáo Việt Nam và đại diện các tổ chức và môn phái Phật giáo khác như Giáo Hội Nguyên Thủy, Thiền Tịnh, Đạo Tràng, Giáo Hội Theravada v.v… để thảo luận về kế hoạch tranh đấu. Một Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo được thành lập để chỉ đạo cho cuộc vận động Phật giáo do thiền sư Thích Tâm Châu làm Chủ tịch dưới quyền lãnh đạo tối cao của thiền sư Tịnh Khiết.[4][13]
Đại diện các giáo phái có mặt tại chùa Xá Lợi ngày 25/5/1963 công bố một bản Tuyên ngôn mang chữ ký của các thiền sư Thiện Hoa, trị sự trưởng Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, là thiền sư Thiện Hòa, trị sự trưởng Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam, thiền sư Bửu Chơn, tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, thiền sư Lâm Em, tăng thống Giáo Hội Theravada, thiền sư Tâm Châu, phó hội chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu, hội trưởng hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, cư sĩ Vũ Bảo Vinh, hội trưởng Hội Việt Nam Phật Giáo (Bắc Việt, tại miền Nam), cư sĩ Sơn Thái Nguyên, đại diện phật tử Théraveda (người Việt gốc Miên) và cư sĩ Mai Thọ Truyền, hội trưởng hội Phật Học Nam Việt. Tuyên ngôn "Ủng hộ toàn diện năm nguyện vọng tối thiểu và thiêng liêng nhất của Phật giáo Việt Nam" đã ghi trong bản Tuyên ngôn ngày 10/5/1963 và "Thệ nguyện đoàn kết đến cùng trong cuộc tranh thủ bất bạo động và hợp pháp để thực hiện những nguyện vọng ấy".[4][13]

Phật giáo biểu tình và tuyệt thực

Ngày 26/5/1963, một phái đoàn Phật giáo đến Phủ Tổng Thống trình bản Phụ đính của Tuyên ngôn 10/5/1963 và thông báo tăng ni toàn miền Nam sẽ tuyệt thực trong 48 giờ từ ngày 30/5/1963 theo chỉ thị của thiền sư Tịnh Khiết để đòi chính quyền đáp ứng 5 nguyện vọng trong bản Phụ đính.[14]
Sáng ngày 30/5/1963, 352 vị tăng ni đã tổ chức biểu tình, xuất phát từ chùa Ấn Quang, diễu hành tới trụ sở Quốc hội gặp các đại biểu Quốc hội và gửi tới chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ lá thư của thiền sư Tâm Châu, Chủ tịch Ủy Ban Liên Phái, yêu cầu Quốc hội xác định lập trường đối với những nguyện vọng của Phật giáo.[14]
Trước giờ tuyệt thực, Đoàn Sinh Viên Phật Tử Huế công bố một lá thư kêu gọi sinh viên học sinh toàn quốc ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo. Tại Sài Gòn, Đoàn Sinh Viên Phật Tử lập tức hưởng ứng lời kêu gọi.
Ngày 31/5/1963 sinh viên tất cả các phân khoa Viện Đại Học Huế họp hội nghị tại chùa Từ Đàm, kiến nghị Tổng thống và Chính phủ giải quyết năm nguyện vọng của Phật giáo, thực thi chính sách tự do, dân chủ và bình đẳng, chấm dứt dùng thủ đoạn với tín đồ Phật giáo. Cư sĩ Mai Thọ Truyền, hội trưởng hội Phật Học Nam Việt gửi văn thư cho toàn thể phật tử trong hội Phật Học Nam Việt kêu gọi mọi người tham gia đấu tranh. Các đơn vị tỉnh hội bắt đầu cộng tác với Giáo Hội Tăng Già Nam Việt địa phương để tổ chức cuộc đấu tranh tại các tỉnh miền Nam.[14]
Tại Huế, ngày 1/6/1963, một cuộc biểu tình và tuyệt thực lớn được tổ chức.[15]
Tại Sài Gòn và các tỉnh nhiều cuộc biểu tình và diễu hành được tổ chức, rất đông tăng ni và quần chúng tham gia tuyệt thực. Chùa Ấn Quang và chùa Xá Lợi là hai trung tâm tuyệt thực quan trọng nhất ở Sài Gòn với khoảng 800 người.[16]
Ủy Ban Liên Phái cho ấn hành những bản tin và bài báo các cơ quan truyền thông quốc tế như BBC, VOA, AFP... Dư luận và báo chí quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo càng làm tăng tinh thần đấu tranh của tăng ni, Phật tử.[17]

Các biện pháp đối phó của chính quyền

Đối phó Phật giáo biểu tình, tuyệt thực

Tại Sài Gòn, ngày 30/5/1963 các lực lượng cảnh sát và mật vụ bao vây chùa Xá Lợi tại Sài Gòn và các chùa Từ Đàm, Báo Quốc và Linh Quang tại Huế.[15]
Ngày 01/6/1963, Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng và Phó Tỉnh trưởng Nội an Đặng Sĩ bị triệu hồi về Bộ Nội vụ ở Sài Gòn đợi lệnh.[4]
Tại Huế, ngày 3/6/1963, cảnh sát và quân đội có vũ trang chặn đường không cho đoàn biểu tình đến chùa. Quần chúng ngồi xuống đường, chắp tay hướng về chùa Từ Đàm cầu nguyện thì bị cảnh sát dùng lựu đạn cay, lựu đạn khói và chó nghiệp vụ giải tán. Thiền sư Trí Thủ tới can thiệp để giải tán đoàn biểu tình. Mọi người về tới Bến Ngự thì bị một lực lượng cảnh sát khác tấn công bằng lựu đạn cay và lựu đạn khói.[15]
Ngày 4/6/1963 cảnh sát phong toả các chùa Từ Đàm, Báo Quốc và Linh Quang. Quần chúng kéo lên chùa nhưng bị ngăn lại. Đám đông áp dụng chiến thuật ngồi xuống đường cầu nguyện. Lựu đạn cay, lựu đạn khói và chó nghiệp vụ được sử dụng để giải tán khiến 142 người bị thương, trong đó 49 người bị thương nặng.[16]
Căn cứ chính của cuộc đấu tranh như các chùa Xá Lợi, Ấn Quang, Giác Minh, Từ Quang, Báo Quốc, Từ Đàm và Linh Quang hoàn toàn bị cô lập và bị cắt điện nước. Tại các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Ba Xuyên, những đoàn thể Phật giáo bị ép ký những kiến nghị ủng hộ chính quyền. Cảnh sát chặn bắt và đuổi về địa phương tất cả những tăng ni từ các tỉnh lên Sài Gòn và từ Sài Gòn về các tỉnh.[18]
Các lực lượng chính phủ canh gác, xét hỏi các tăng ni và những người qua đường đồng thời chặn bắt, lục soát và tịch thu tất cả tài liệu kêu gọi đấu tranh. Các quán ăn và các tiệm cà phê ở Sài Gòn đều có mật vụ. Những người bị tình nghi là lãnh đạo cuộc đấu tranh bị theo dõi. Chính quyền còn bỏ tài liệu Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào các chùa rồi lục soát để vu cáo các thiền sư và phật tử theo Cộng Sản. Quân đội và cảnh sát được lệnh cấm trại.[18]
Tại các tỉnh, các chùa trụ sở của giáo hội Phật Giáo Việt Nam và Giáo Hội Tăng Già đều bị phong tỏa.[18]
Theo Đỗ Mậu (Giám đốc Nha an ninh quân đội), chính quyền đã có những hành động khiêu khích đánh vào lòng tự trọng của Phật giáo: cho lính cảnh sát, mật vụ cạo trọc đầu giả làm nhà sư đi ra đường trêu ghẹo phụ nữ, ăn uống tục tĩu, quỵt tiền và làm các việc bất minh để lấy cớ để phát động tuyên truyền bôi nhọ Phật giáo.[3]

Thành lập Ủy ban Liên bộ

Ngày 4/6/1963, Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập Ủy ban Liên bộ để nghiên cứu giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo, do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu. Thành phần Ủy ban Liên bộ gồm:[4]
  1. Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ
  2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Lương
  3. Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nguyển Đình Thuần
Ủy Ban Liên Phái chấp nhận cộng tác với Ủy Ban Liên Bộ. Một phái đoàn hỗn hợp của hai bên được gửi ra Huế để giải tỏa các chùa Từ Đàm, Linh Quang, Báo Quốc, và Diệu Đế, đồng thời kêu gọi Phật tử trở về sinh hoạt bình thường, kiên nhẫn chờ đợi hành động của chính quyền.
Sự lắng dịu chỉ kéo dài chưa tới được một tuần lễ. Nhận thấy đối thoại với Ủy Ban Liên bộ không đưa đến kết quả cụ thể trong khi chính quyền vẫn âm thầm xiết chặt những biện pháp kiểm soát, Ủy Ban Liên Phái ra lệnh tiếp tục đấu tranh.[19]

Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu

Bài chi tiết: Thích Quảng Đức
Hoà thượng Thích Quảng Đức tọa thiền tự thiêu vì đạo pháp; tác giả: Malcolm Browne
Trong thời kỳ đấu tranh quyết liệt này, những tu sỹ Phật giáo đã chọn cách tự thiêu để phát động phong trào đấu tranh chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền. Theo tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ngày 27/5/1963, Thích Quảng Đức viết một lá thư cho Giáo Hội Tăng Giào Toàn Quốc tình nguyện tự thiêu để phản đối chính quyền. Ý định này của ông đã bị Giáo Hội từ chối.[20] Theo một nguồn khác, các chư tăng họp tại Chùa Ấn Quang đã quyết định để Hòa thượng Thích Quảng Đức lãnh sứ mệnh quan trọng này[21]. Sáng ngày 11/6/1963, trước khi tự thiêu, ông đã viết lại một bức thư Lời Thỉnh Nguyện Tâm Huyết, nói rõ chủ định và nguyện vọng của ông.[20]
Ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, đúng 10 giờ sáng, hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trong tư thế kiết già trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử.[22]
Hình ảnh một hoà thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã tạo ấn tượng mạnh gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới.[22]
Chiều 11/6/1963, chính quyền ra lệnh phong tỏa chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, nơi để di thể của thiền sư Quảng Đức. Bất chấp lực lượng cảnh sát, khoảng 15.000 người có mặt tại chùa Xá Lợi khiến chính quyền phải ra lệnh giải tán dân chúng tụ tập tại chùa Xá Lợi.[23]
Trong nhiều ngày liên tiếp, quần chúng tới chùa Xá Lợi viếng di thể hòa thượng Thích Quảng Đức rất đông. Lễ rước di thể thiền sư Quảng Đức được định vào ngày 16/6/1963. Giới lãnh đạo Phật giáo đã dự tính tổ chức vào dịp này một cuộc biểu dương đoàn kết lớn.[23]

Thông cáo chung

Theo chỉ đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đề nghị Ủy Ban Liên Phái và Ủy Ban Liên Bộ đàm phán để giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo. Phái đoàn Ủy Ban Liên Bộ do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đoàn và phái đoàn Ủy Ban Liên Phái do thiền sư Thiện Minh làm trưởng đoàn họp từ ngày 14/6/1963 đến 2 giờ sáng ngày 16/6/1963. Sau 30 giờ làm việc, hai phái đoàn ra bản Thông cáo chung với sự chấp thuận của Chủ tịch Tổng Hội Phật giáo Việt Nam thiền sư Tịnh Khiết và Tổng thống Ngô Đình Diệm.[24]
Nội dung bản Thông cáo chung:
  1. Về quy định thể thức treo cờ quốc gia và cờ Phật giáo: được phép treo cờ Phật giáo nơi công cộng nhưng phải kèm theo cờ quốc gia. Khi treo hai cờ chung với nhau, cờ Phật giáo phải treo bên trái và bằng 2/3 cờ quốc gia. Trong chùa và tư gia được phép chỉ treo cờ Phật giáo.
  2. Về dụ số 10: sẽ tách các tôn giáo ra khỏi dụ số 10. các tôn giáo sẽ được điều chỉnh bởi một đạo luật do Quốc hội thông qua cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964. Trong khi chờ đạo luật này ban hành, chính quyền sẽ không áp dụng khắt khe dụ số 10, ngược lại Phật giáo cũng tránh vi phạm pháp luật.
  3. Về việc bắt bớ và giam giữ tín đồ Phật giáo: Chính phủ thành lập Ban điều tra để xem xét tất cả các đơn khiếu nại của Phật giáo. Những ai liên quan đến cuộc đấu tranh của Phật giáo sẽ được phóng thích. Chính phủ sẽ ban hành lệnh sửa sai để các cấp thực hiện.
  4. Về tự do truyền đạo và hành giáo: những sinh hoạt tôn giáo thuần túy và thường xuyên không diễn ra nơi công cộng không cần xin phép, các sinh hoạt nơi công cộng phải xin phép. Tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo xây cất chùa.
  5. Về trách nhiệm và trợ giúp của chính phủ: các cán bộ có trách nhiệm trong sự kiện Phật đản ngày 8/5/1963 sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu thật sự họ có lỗi. Các gia đình nạn nhân ở Huế đã được chính phủ trợ giúp kịp thời và có thể được trợ giúp thêm.

Những hành động của chính quyền

Ngày 18/6/1963, Văn phòng Tổng thống gửi mật điện số 1432/VP/TT cho các những người có trách nhiệm ra lệnh tạm thời nhượng bộ phong trào Phật giáo, chuẩn bị dư luận để phản công đồng thời thanh trừng những nhân viên nhà nước ủng hộ Phật giáo. Một bản sao của mật điện lọt vào tay của Ủy ban Liên Phái.[25]
Chính quyền cũng hỗ trợ giáo phái Lục Hòa Tăng thành lập Tổng Hội Phật giáo Cổ Sơn Môn. Tổng Hội Phật Giáo này gửi điện cho hội Phật Giáo Tích Lan, tố cáo Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đang lợi dụng danh nghĩa của hội Phật Giáo Tích Lan hoạt động chính trị và yêu cầu tổ chức này lên tiếng phản đối. Hội Phật Giáo Tích Lan khẳng định Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam không phải là chi nhánh của tổ chức này và phản đối những hành động kỳ thị tôn giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.[26]
Thông cáo số 3 (phổ biến nội bộ) của Thanh niên Cộng hòa do Ngô Đình Nhu chỉ huy cho rằng nội dung cũng như hình thức Thông cáo chung không phù hợp với chủ trương của Thanh Niên Cộng Hòa và trái với luật lệ hiện hành đồng thời phủ nhận quyền của Tổng thống trong vấn đề thả những người bị bắt.[26]
Ngày 26/6/1963, thiền sư Thích Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm tố cáo các hành động kể trên là âm mưu chống Phật giáo, tố cáo chính quyền tiếp tục đàn áp Phật giáo, tố cáo Ngô Đình Nhu có ý định tổ chức cuộc biểu tình của Thanh Niên Cộng Hòa để yêu cầu chính phủ duyệt lại bản Thông cáo chung.[27]
Ngày 7/7/1963, chính quyền đem những người tham gia đảo chính ngày 11/11/1960 ra xét xử trong đó có Nguyễn Tường Tam. Điều này được Phật giáo cho là muốn đánh lạc hướng dư luận khỏi cuộc đấu tranh của Phật giáo.[28]
Ngày 9/7/1963, bộ Nội Vụ ban hành nghị định 358-BNV/KS ấn định thể thức treo cờ Phật giáo cho Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Tuy nhiên phía Phật giáo lại kết luận chính phủ đang gây chia rẽ giữa Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và các phái Phật giáo khác.[29]
Ngày 11/7/1963, Ủy Ban Liên Bộ thông báo cho Ủy Ban Liên Phái biết theo điều tra của Bộ Nội Vụ thì vụ thảm sát ở Huế ngày 8/5/1963 do cộng sản gây ra. Phía Phật giáo buộc tội chính quyền bưng bít sự thật.[29]

Phật giáo đấu tranh đòi thực hiện Thông cáo chung

Ủy ban Liên phái tố cáo chính quyền địa phương đang ngầm chống lại thực thi Thông cáo chung còn Ủy ban Liên bộ phủ nhận những cáo buộc này.[30]
Ngày 14/7/1963, thiền sư Thích Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm thông báo quyết định tiếp tục đấu tranh bất bạo động để đòi hỏi thực thi nghiêm chỉnh bản Thông cáo chung, đồng thời ra thông bạch kêu gọi tăng ni và tín đồ tiếp tục đấu tranh trên nguyên tắc bất bạo động.[31]
Từ ngày 15/7/1963 tăng ni tại chùa Xá Lợi, và các thành viên Ủy Ban Liên Phái bắt đầu tuyệt thực.[32]
Ngày 16/7/1963 hơn 150 tăng ni biểu tình trước nhà riêng đại sứ Mỹ kêu gọi Mỹ và các nước đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa thuyết phục chính phủ Ngô Đình Diệm thi hành bản Thông cáo chung.[32]
Ngày 17/7/1963, trên 1000 người do Thiền sư Thích Quảng Độ dẫn đầu diễu hành từ chùa Giác Minh nhưng bị chặn lại. Cảnh sát phong tỏa 2 chùa này khiến trên 600 người bị cô lập trong chùa hơn 2 ngày.[32]
Cũng trong ngày 17/7/1963, khoảng 400 tăng ni diễu hành từ chùa Xá Lợi đến chợ Bến Thành để yêu cầu chính phủ thực thi bản Thông cáo chung. Sau khi tăng ni biểu tình, cảnh sát đồng ý dùng xe chở tất cả về chùa Xá Lợi. Thay vì về chùa Xá Lợi, xe rẽ về hướng miền Tây. Hai bên giằng co nên cảnh sát chở tất cả tăng ni đến chùa Hoa Nghiêm ở Phú Lâm và cô lập họ ở đây. Tại đây chính quyền lấy thông tin cá nhân của tăng ni và tổ chức họp báo. Chính quyền tố cáo tăng ni hành hung người thi hành công vụ còn phía tăng ni phủ nhận cáo buộc của chính quyền. Sau đó, Ủy Ban Liên Phái đưa tất cả tăng ni về chùa Xá Lợi với sự hộ tống của xe cảnh sát. Trong cuộc biểu tình này có 50 tăng ni bị bắt.[33]
Cuộc đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực của Phật giáo được dân chúng ủng hộ rất mạnh. Nhiều Phật tử tình nguyện đến chùa tham gia tuyệt thực với các sư sãi.[34]

Dư luận quốc tế

Cộng đồng Phật giáo đã sử dụng sức mạnh của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước để tạo dư luận đồng thời liên lạc với toà đại sứ các nước để kêu gọi nước ngoài gây áp lực với chính phủ Ngô Đình Diệm, hỗ trợ cuộc đấu tranh của Phật giáo. Các cơ quan truyền thông quốc tế đăng tải đầy đủ về cuộc đấu tranh của Phật giáo. Báo chí Mỹ đã tạo ra dư luận lớn ở Mỹ khiến chính phủ Mỹ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ Ngô Đình Diệm.[35]
Báo New York Times đăng rất nhiều bài bất lợi cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Nhà báo David Halberstam viết chính phủ đã bị nhân dân ghét bỏ, và sớm muộn cũng sẽ bị lật đổ.[36]
Báo Washington Post ngày 19/6/1963 viết: "Cuộc tranh chấp không còn là một biến động mang tính địa phương nữa. Vì chế độ Ngô Đình Diệm liên hệ mật thiết với Hoa Kỳ nên có nguy cơ tín đồ Phật giáo khắp Châu Á sẽ có cảm tưởng rằng Hoa Kỳ cũng dung túng sự kỳ thị tôn giáo. Tuy đó là một ý nghĩ sai lầm nhưng vì là đồng minh của một chế độ độc tài và áp bức cho nên Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng."[36]
Việc một số nhà báo Mỹ khi tác nghiệp tại miền Nam Việt Nam bị cảnh sát hành hung được báo chí Mỹ đăng tải.[36]
Thượng nghị sĩ Mỹ Wayne L. Morse tuyên bố ngày 19/7/1963 rằng ông không đồng ý cho Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm.[36]
Báo Le Monde ngày 10/6/1963 viết: "Biến cố ở Huế đã xẩy ra do sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền, và đã là một cơ hội tốt để sự bất mãn của nhân dân bộc phát. Sự tranh chấp nầy đã lột trần sự cô lập và thất nhân tâm của một nhóm thiểu số Thiên Chúa Giáo được ưu đãi."[37]
Trung Quốc in hàng triệu hình hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phổ biến tại các nước Á Phi với hàng chữ lớn "Một tăng sĩ Phật Giáo hy sinh thân mạng để chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ-Diệm".[37]
Thứ trưởng ngoại giao Nhật Shigenobu Shima tiếp xúc với Đại sứ Việt Nam Cộng hòa để bày tỏ quan ngại về biến cố Phật Giáo Việt Nam.[37]
Ngày 30/8/1963, Giáo Hoàng Phaulo VI ra thông điệp: "Giáo Hoàng đã biểu lộ sự chú tâm và đau đớn theo dõi các biến cố bi thảm đương dày vò nhân dân Việt Nam và sự lo âu của Giáo Hoàng ngày càng thêm sâu sắc. Giáo Hoàng cầu nguyện để cho tất cả mọi người, trong mối hợp tác khoan dung và trong sự tương kính các quyền tự do chân chính, đoàn kết với nhau để tái lập tương thân và tình huynh đệ."[37]

Tổng thống Ngô Đình Diệm kêu gọi hòa giải

Để ổn định tình hình, ngày 18/7/1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra thông điệp được đài phát thanh phát lại nhiều lần với nội dung như sau:[38]
"Để tỏ rõ chủ trương của chính phủ cương quyết thi hành đúng đắn và hữu hiệu Thông cáo chung và để đánh tan mọi hồ nghi hoặc mưu mô xuyên tạc chia rẽ, chiếu theo đề nghị của Hội Đồng Liên Bộ, tôi vừa chấp thuận:
1. Chỉ thị của nghị định số 358 ngày 9 tháng 7 năm 1963 ấn đinh thể thức treo cờ Phật giáo. Thể thức này đã áp dụng riêng cho Tổng Hội Phật Giáo sẽ áp dụng cho bất tất cả các môn phái nào tự ý công nhận Phật giáo kỳ.
2. Chỉ thị Ủy Ban Liên Bộ hợp tác mật thiết với phái đoàn Phật giáo để cùng nghiên cứu điều tra giải quyết hoặc theo hồ sơ hoặc tại chỗ nếu cần những khiếu nại liên quan đến sự thực thi Thông cáo chung.
3. Chỉ thị các cấp quân dân chính mỗi người trong lĩnh vực của mình, trong lời nói cũng như trong việc làm, tích cực góp phần vào việc thực thi Thông cáo chung.
Tôi mong rằng quốc dân đồng bào ghi nhận ý chí hòa giải tột bực của chính phủ trong vấn đề Phật giáo và tôi yêu cầu quốc dân đồng bào từ nay sẽ khách quan phán quyết để có thái độ hành động, không để ai làm ngăn cản bước tiến của tân tộc trong nhiệm vụ diệt Cộng cứu quốc.".

Phật giáo không chấp nhận hòa giải

Ủy ban Liên phái Phật giáo kêu gọi đẩy mạnh đấu tranh

Ngày 19/7/1963, thiền sư Tâm Châu gửi thư ghi nhận thông điệp của Tổng thống Ngô Đình Diệm và yêu cầu Tổng thống phóng thích tất cả những người bị chính quyền giam giữ, bồi thường cho các nạn nhân tại đài phát thanh Huế đồng thời chấm dứt phong tỏa chùa Ấn Quang và Giác Minh. Sau khi những điều này được thực hiện, Phật giáo mới chấp nhận hòa giải và hợp tác với chính quyền.[39]
Ủy ban Liên phái nhiều lần từ chối lời đề nghị của Ủy ban Liên bộ thành lập Ủy ban hỗn hợp giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo và tiếp tục công bố những tài liệu tố cáo chính quyền vi phạm Thông cáo chung.[40]
Sáng ngày 23/7/1963, diễn ra một cuộc biểu tình của hơn 100 thương binh trước chùa Xá Lợi. Chiều hôm đó Nha Tổng Giám đốc Thông tin tổ chức họp báo cho biết những người tổ chức cuộc biểu tình đã bị cách chức và tạm giam 40 ngày.[41]
Ngày 30/7/1963, chùa Xá Lợi tổ chức lễ chung thất (49 ngày) cho thiền sư Quảng Đức. Sau buổi lễ, Ủy ban Liên phái ra Tuyên ngôn kêu gọi dân chúng đẩy mạnh cuộc đấu tranh bất bạo động.[42]
Ngày 1/8/1963, thiền sư Tịnh Khiết gửi một điện văn cho tổng thống John F. Kennedy, phản đối việc đại sứ Hoa Kỳ Frederic Nolting tuyên bố với hãng thông tấn U.P.I rằng không có chuyện kỳ thị tôn giáo và ngược đãi Phật giáo tại Việt Nam.[43]

Tăng ni, Phật tử tự thiêu và tự chặt tay

Ngày 4/8/1963, thiền sư Nguyên Hương 23 tuổi châm lửa tự thiêu không cho ai biết ở đài chiến sĩ tại Bình Thuận.[43]
Ngày 6/8/1963, Ủy ban Liên phái được mật báo về kế hoạch của chính quyền phân hóa và cô lập Phật giáo, bao vây kinh tế, tạo chứng cứ giả để truy tố lãnh đạo Phật giáo nhằm tiêu diệt phong trào Phật giáo, gọi là "kế hoạch nước lũ". Ngày 7/8/1963, thiền sư Tịnh Khiết gửi thư báo tin cho Tổng thống về kế hoạch này đồng thời lưu ý Tổng thống về những âm mưu thâm độc của những người dưới quyền.[44]
Ngày 12/8/1963, nữ sinh Mai Tuyết An đến chùa Xá Lợi chặt bàn tay trái để phản đối chính quyền.[45]
Ngày 13/8/1963, thiền sư Thanh Tuệ 18 tuổi ở chùa Phước Duyên ở quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên tự thiêu. Quần chúng tụ tập lại chùa. Cảnh sát đến giải tán làm một số người bị thương. Cảnh sát không cho đưa thi thể Thanh Tuệ về chùa Từ Đàm mà mang đi.[45]
Ngày 13/8/1963, Ủy Ban Liên Bộ họp báo quy trách nhiệm cho Ủy Ban Liên Phái không cộng tác để thành lập Ủy Ban Hỗn hợp để thi hành Thông cáo chung.[46]
Ngày 14/8/1963, Ủy ban Liên phái mở cuộc họp báo tại chùa Xá Lợi để giải thích những lý do khiến Ủy Ban Liên Phái không tham dự thành lập Ủy Ban Hỗn hợp. Phía Phật giáo tố cáo chính quyền coi Thông Cáo Chung chỉ là biện pháp dẹp bỏ ngày tang lễ của thiền sư Quảng Đức chứ không hề có ý định thi hành nó. Phật giáo kêu gọi ngừng phong tỏa các chùa, phóng thích tất cả những người bị bắt giữ và chấm dứt mọi hành động đàn áp, khủng bố, phỉ báng xuyên tạc, kêu gọi tăng ni, Phật tử ngừng tự thiêu.[46]
Ngày 15/8/1963, khoảng 1.000 sinh viên - học sinh biểu tình tại Huế để phản đối vụ đàn áp trước chùa Phước Duyên và buộc chính quyền trả lại di thể thiền sư Thanh Tuệ.[46]
Cũng trong ngày 15/8/1963, Ni sư Diệu Quang 27 tuổi tự thiêu tại quận Ninh Hòa, Khánh Hòa. Thi hài ni sư Diệu Quang bị cảnh sát mang đi. Dân chúng biểu tình tại thị xã Nha Trang để phản đối cảnh sát. Hơn 200 người bị bắt và gần 30 người bị thương. Chùa Hội Quán và Phật học viện Hải Đức bị phong tỏa và cắt điện nước trong ba ngày đêm làm 300 tăng sĩ và và Phật tử bị cô lập.[47]
Ngày 16/8/1963, tại Huế, thiền sư Tiêu Diêu 71 tuổi tự thiêu tại chùa Từ Đàm. Khoảng 5000 người đến chùa Từ Đàm để bảo vệ thi hài thiền sư Tiêu Diêu.[48]
Cùng ngày 16/8/1963, Ủy Ban Liên Phái gửi thông bạch tố cáo sự tàn nhẫn của chế độ trước dư luận trong và ngoài nước. Thiền sư Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Diệm tố cáo sự ngược đãi chưa từng có của chính quyền đối với Phật giáo. Trong thư có viết: "Chúng tôi đã đến nước không còn nghĩ đến sự kêu cầu nhân đạo và công lý; chúng tôi chỉ mong bao nhiêu tội ác của một chế độ xem dân như cỏ rác được thực hiện ngay để chúng tôi có dip chết an hơn là sống khổ và cũng để cho chân tướng nền Cộng Hòa Nhận Vị do nhà Chí Sĩ xây dựng được phơi bày trước mắt đồng bào và thế giới."[49]
Ngày 18/8/1963, trên 30.000 người đến chùa Xá Lợi cầu siêu cho những người tự thiêu. Sau lễ cầu siêu, khoảng 10.000 tiếp tục tham gia tuyệt thực.[50]

Quần chúng hưởng ứng cuộc đấu tranh của Phật giáo

Ngày 16/8/1963, tại Huế, tất cả chợ búa, trường học, công ty, xí nghiệp và công sở đều nhất loạt tổng đình công theo lời kêu gọi của giới lãnh đạo Phật giáo. Chính quyền thành phố ban hành lệnh giới nghiêm và thiết quân luật toàn diện. Tất cả các chùa lớn đều bị phong tỏa, hàng ngàn người bị cô lập trong các chùa Linh Quang, Từ Đàm và Diệu Đế.[51]
Viện trưởng Đại học Huế, linh mục Cao Văn Luận, bị cách chức vì ủng hộ phong trào Phật giáo. Sau đó, các trưởng khoa (Y khoa, Luật khoa, Khoa học, Sư phạm, Văn khoa) và 30 giảng viên Viện Đại Học Huế ra thông cáo từ chức. Toàn bộ giảng viên Viện Hán Học Huế cũng ra tuyên cáo phản đối chính quyền và tuyên bố từ chức.[52]
Phong trào bất hợp tác tại Huế trở nên toàn diện và bắt đầu phát triển sang các địa phương khác. Ngoài lực lượng cảnh sát, lực lượng đặc biệt, công an và mật vụ, không còn ai theo lệnh chính quyền nữa. Quân đội được lệnh cấm trại.[53]
Cũng trong ngày 16/8/1963, Ủy ban Liên phái gửi điện tín cho Tổng thư ký Liên Hiệp quốc và cho tổ chức Phật giáo các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Đại Hàn, Singapore, Tích Lan, Miến Điện, Đài Loan và Ấn Độ về tình trạng của Phật giáo Việt Nam và kêu gọi hỗ trợ: "Chúng tôi gửi đến Thế Giới Tự Do, các tổ chức Phật giáo ngoại quốc lời kêu cứu thiết tha này và thành thật tri ân mọi sự can thiệp, nhân danh nhân quyền, để chấm dứt một sự ngược đãi đã trở thành dã man."[53]

Chính quyền trấn áp Phật giáo

Ngày 20 tháng 8 năm 1963, chính phủ huy động cảnh sát, quân đội và lực lượng đặc biệt đồng loạt tấn công các chùa trung tâm tại Sài Gòn và Huế là các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quang cùng các chùa lớn làm căn cứ cho cuộc tranh đấu của Phật giáo trên cả nước, bắn nát mặt tượng Phật, bắt giam 1.400 nhà sư cùng các lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Uỷ ban Liên phái, dùng dây thép gai quây các chùa không cho Phật tử ra vào.[54]
Ở chùa Xá Lợi ngày 21 Tháng Tám, hai vị lãnh đạo Tổng Hội Phật giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng tọa Thích Tâm Châu bị bắt[55]. Ngay sau khi bị bắt, lãnh đạo Tổng Hội Phật giáo Việt Nam thiền sư Tịnh Khiết được thả về chùa Ấn Quang. Tất cả các những người phụ tá cho ông vẫn bị giam giữ.[56]
Tất cả thành viên Ban Chấp Hành Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn và Huế bị bắt tại nhà riêng. Nhiều trí thức, sinh viên ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo cũng bị bắt.[57]
Sáng 21/8/1963 lệnh thiết quân luật được ban bố ở các thành phố lớn của miền Nam Việt Nam. Xe phóng thanh của chính quyền loan tin "chính phủ đã diệt xong bọn phản động". Chính quyền rải truyền đơn và hiệu triệu khắp nơi.[58]
Sau khi trấn áp Phật giáo, chính quyền hỗ trợ thành lập Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Thuần Túy do thiền sư Nhật Minh đứng đầu với mục đích tạo ra hình ảnh Phật giáo không chống đối chính quyền.[59]

Chính quyền bị phân hoá

Cuối tháng 7/1963, các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh đã có ý định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đình trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định tình hình, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam vào khủng hoảng trầm trọng hơn.[60]
Ngày 21/8/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm họp nội các để thông báo đã thiết quân luật trên toàn quốc đồng thời đánh chiếm các chùa và bắt giữ "bọn tăng ni làm loạn". Bộ trưởng Ngoại giao Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu phản đối hành động của chính quyền rồi rời cuộc họp. Sau đó ông cạo đầu và từ chức bộ trưởng bộ Ngoại giao. Vũ Văn Mẫu cùng một số giáo sư đại học thành lập Phong trào Trí Thức Chống Độc Tài.[61]
Để ngăn ngừa đảo chính, chính quyền thuyên chuyển tư lệnh các Vùng Chiến Thuật. Tướng Tôn Thất Đính từ Vùng II về Vùng III. Tướng Huỳnh Văn Cao về Vùng IV. Tướng Nguyễn Khánh về Vùng II. Tướng Đỗ Cao Trí về Vùng I. Những tướng bị nghi ngờ được triệu về Sài Gòn giữ những chức vụ không có quân. Tướng Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh làm cố vấn quân sự Phủ Tổng thống. Chính quyền tăng cường phòng thủ tại Phủ Tổng thống để chống lại một cuộc đảo chính có thể diễn ra.[62]

Sinh viên học sinh biểu tình, bãi khoá và Tăng ni tự thiêu

Ngày 21/8/1963, sinh viên Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ bãi khóa.[61]
Ngày 22/8/1963 khoa trưởng Y Khoa Sài Gòn bác sĩ Phạm Biểu Tâm từ chức rồi bị bắt. Ngày hôm sau, sinh viên Y khoa vận động sinh viên các trường khác liên kết thành lập Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa. Uỷ ban này phát động sinh viên tất cả các trường đại học bãi khoá. Sau vài tuần lễ, phong trào bãi khóa lan tới tất cả các cấp trung học toàn quốc.[63]
Ngày 24/8/1963 trên 3.000 sinh viên và học sinh tập hợp tại trường Luật Khoa Sài Gòn để tiếp Giáo sư Vũ Văn Mẫu. Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa được đổi tên thành Ban Chỉ Đạo Sinh Viên Và Học Sinh ra tuyên ngôn yêu cầu chính quyền:[63]
1- Thực sự tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng.
2- Trả tự do cho tăng ni và tín đồ Phật giáo, sinh viên, học sinh và giáo sư hiện giam giữ.
3- Chấm dứt tình trạng khủng bố, bắt bớ hành hạ tín đồ Phật giáo.
4- Giải tỏa chùa chiền, ban bố tự do ngôn luận.
Sau ngày 24/8/1963, các phân khoa đại học và trường trung học lớn tại Sài Gòn đều bị cảnh sát phong toả. Sinh viên và học sinh bãi khóa và vận động các giáo sư từ chức. Học sinh các trường trung học công lập Gia Long, Trưng Vương và Võ Trường Toản tổ chức meeting tại sân trường. Học sinh trường Chu Văn An xô xát với cảnh sát. Khoảng 2.000 học sinh trung học tại Sài Gòn bị bắt.[64]
Ngày 25/8/1963, 300 sinh viên học sinh tổ chức biểu tình tại Công trường Diên Hồng phía trước chợ Bến Thành trong lúc chính quyền đang ban bố lệnh giới nghiêm. Cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình giết chết nữ sinh Quách Thị Trang. Khoảng 200 người bị bắt giữ. Xác Quách Thị Trang bị cảnh sát mang đi. Chiều hôm đó chính quyền ra thông cáo các lực lượng an ninh được lệnh nổ súng vào bất cứ đám đông nào tụ họp nơi công cộng mà không xin phép trước.[65]
Trên đài phát thanh, chính quyền kêu gọi phụ huynh học sinh kiểm soát con cái mình đừng cho chúng mắc mưu Cộng sản đồng thời họp báo đưa hai thiếu nhi 15 và 16 tuổi để hai em này tự nhận là Cộng sản xúi dục bạn bè đi biểu tình.[64]
Ngày 5/10/1963, thiền sư Quảng Hương 37 tuổi thuộc Tỉnh hội Phật Giáo Ban Mê Thuột châm lửa tự thiêu trước tại chợ Bến Thành.[56]
Ngày 27/10/1963, thiền sư Thiện Mỹ 23 tuổi tại chùa Vạn Thọ châm lửa tự thiêu trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.[66]

Hậu quả

Thi hài Ngô Đình Diệm sau khi bị hạ sát.
Đến lúc này thì tất cả các lực lượng bất mãn với chính phủ Ngô Đình Diệm đã đoàn kết thành một khối coi chính phủ Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị, phân biệt tôn giáo, không thể chấp nhận được cho miền Nam Việt Nam. Cuộc đấu tranh chính trị lan rộng sang cả khối học sinh, sinh viên, tiểu thương, trí thức và các lực lượng khác. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã mất hết đồng minh trong nước và quốc tế. Dư luận thế giới và cả Hoa Kỳ đều phản đối chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp Phật giáo.
Việc chính phủ Ngô Đình Diệm bất lực trong đấu tranh chống Cộng sản, lại mất uy tín trong nước và trên thế giới làm méo mó hình ảnh thế giới tự do trong chiến lược toàn cầu chống cộng sản của Hoa Kỳ tất yếu sẽ làm Hoa Kỳ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ này. Ngày 20 tháng 8 năm 1963 chính phủ dùng vũ lực tấn công Phật giáo thì ngay hôm sau Hoa Kỳ cử đại sứ mới là Cabot Lodge đến Sài Gòn với chính sách hoàn toàn mới đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Các lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hoà liên hệ với các lực lượng chính trị bất mãn và các giới chính trị và tình báo Hoa Kỳ để tham khảo một giải pháp loại bỏ anh em Diệm – Nhu – Cẩn.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã làm đảo chính thành công lật đổ chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, sau đó mở phiên toà xử tử cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn. Cuộc đảo chính này chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam.

Cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc

Ngày 4/9/1963, 14 nước bao gồm Afghanistan, Algeria, Cambodia, Ceylon, Guyana, India, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Rwanda, Sierra Leone, Somalia, Trinidad và Tobago đưa vấn đề Phật giáo Việt Nam ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc với nội dung cáo buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa vi phạm các nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 4/10/1963, Việt Nam Cộng hoà gửi thư lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc mời một phái đoàn sang Việt Nam điều tra về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Cuối tháng 10, Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn gồm 16 thành viên đại diện 7 quốc gia Afghanistan (trưởng phái đoàn), Brazil, Ceylon, Costa Rica, Dahomey, Morroco và Nepal sang Việt Nam điều tra tìm hiểu sự thật. Cuộc điều tra kết thúc khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính.
Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã phỏng vấn nhiều người bao gồm các quan chức Việt Nam Cộng hòa, các lãnh đạo Phật giáo. Tuy nhiên, không có giáo sĩ Công giáo hoặc thường dân nào được mời tham gia trong việc điều tra.[67]
Tuy nhiên, một số kết luận điều tra (rằng "không có ai chết vì súng bắn") đã bị phản bác bởi bác sĩ người Ðức Erich Wulff, nhân chứng của vụ nổ súng ở Huế. Ông kể: "Chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan... Tôi có thể nhìn thấy rõ ràng đầu ngọn lửa phát ra từ họng súng của hai chiếc xe án ngự nơi bồn tròn nằm phía đầu cầu Tràng Tiền. Sau tiếng súng là một chập im lặng... Từng nhóm từ mười đến hai mươi người vung tay lên bày tỏ sự bất bình của mình. Ðúng vào lúc đó một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn. Một chiếc thiết giáp bắt đầu tìm cách phân tán những đám nhỏ này. Thiếu tá Sỹ lệnh cho chúng tôi phải rời đi, ông ta là một người Kitô quá khích và là người thân tín của Tổng giám mục Thục". Ông cho biết những nạn nhân có những vết thương nghiêm trọng do đạn bắn chứ không phải như Đặng Sỹ nói. Ông thuật lại: "Dưới ánh sáng yếu ớt của đèn bạch lạp, chúng tôi thấy có bảy thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực thân thể họ còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác – tất cả là trẻ em - thì không còn đầu. Nơi một người phụ nữ thì có những vết đạn bắn vào cánh tay, vai và cổ. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em thiếu nhi, có lẽ vào lúc các em leo qua hàng rào của Ðài phát thanh và nhô đầu ra trước". Những lời tường thuật đầu tiên này được ghi lại chỉ không đầy một giờ đồng hồ sau biến cố; đã được dùng làm bằng cớ vào tháng 9 năm 1963 trước Ủy ban Việt Nam của Liên Hiệp quốc, kèm theo với lời khai danh dự chứng thật nguyên bản của Giáo sư Krainick.[68]

Xét xử

Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng bác bỏ các lời buộc tội. Tuy nhiên, năm 1964, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị đảo chính, tòa án quân sự đã bắt Mathew Đặng Sỹ (phó tỉnh trưởng Huế, người đã ra lệnh nổ súng trong vụ việc ở Huế) và kết án tử hình với các tội danh: bắn vào đám đông không vũ trang, dùng xe bọc thép cán người biểu tình, và sử dụng chất nổ nguy hiểm để kiểm soát đám đông. Đặng Sỹ vẫn tuyên bố mình vô tội, ông biện hộ rằng việc ra lệnh phóng 3 quả lựu đạn MK3A2 vào đám đông là để "giúp giải tán nhanh đoàn người, bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công có thể có của Việt Cộng". Lời bào chữa này khiến hàng ngàn xếp hàng trên đường phố rất tức giận và la ó phản đối dữ dội.[69] Đối mặt với tình trạng bất ổn nội bộ, Nguyễn Khánh xá tội chết nhưng kết án Đặng Sỹ phải vào trại lao động khổ sai, cùng với các khoản bồi thường cho các gia đình nạn nhân.
Theo sự tiết lộ của Giáo sư Trần Hữu Thế, cựu bộ trưởng Giáo dục đối với GS Vũ Văn Mẫu, chính Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá Đặng Sỹ phải "dẹp" đám đông Phật tử tại đài Phát thanh Huế tối 8/5/1963. Trích:
“Chính tối hôm Phật đản cũng đã có một bữa tiệc tại nhà Ngô Đình Cẩn với sự hiện diện của Tổng giám mục Thục, một số bộ trưởng và nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ. Đang giữa bữa ăn thì Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng và Phó Tỉnh trưởng Đặng Sĩ hốt hoảng xin vào trình bày tình hình rất căng thẳng vì mấy ngàn Phật tử đang tụ họp trước Đài Phát thanh. Vì phụ trách các vấn đề an ninh, Thiếu tá Đặng Sĩ xin chỉ thị để đối phó.
Ngô Đình Cẩn ngồi yên không nói gì, hay không muốn nói có lẽ vì đã đoán trước được ý kiến của ông anh Ngô Đình Thục thế nào cũng chống đối thái độ hòa hoãn của ông ta trong vụ này. Sau báo cáo của Đặng Sĩ, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang ăn bỗng ngưng lại, giơ tay ra hiệu cho Thiếu tá Đặng Sĩ: “Dẹp…!”.
Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng lãnh chỉ thị lui ra. Sau đó thì các sự việc xảy ra như bác sĩ Erich Wulff đã tường thuật rõ ràng các điều mắt thấy tai nghe tại chỗ[cần dẫn nguồn]
Mặt khác, một số nguồn khác thì cho rằng: chính Đặng đã ra lệnh nổ súng để ngầm giúp đỡ cho một đảng phái thứ ba có quyền lợi nếu chế độ Diệm sụp đổ. Nhà báo Arthur DommenEllen Hammer thì suy đoán rằng một quân nhân Mỹ và một số ít nhân viên CIA đã dàn dựng toàn bộ vụ việc, bởi loại thuốc nổ dẻo được sử dụng khi đó là loại mới và chỉ có Mỹ sử dụng, trong khi quân Giải phóng lẫn Việt Nam Cộng hòa đều chưa có loại chất nổ này.[70]

Thư mục

Tham khảo

  1. ^ Dụ số 10
  2. ^ Dụ số 10 hay “tính suy diễn tôn giáo”, Nguyễn Văn Lục
  3. ^ a ă Hồi ký Hoành Linh Đỗ Mậu - Tâm Sự Tướng Lưu Vong, Chương 15: Biến cố Phật giáo, Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân, 2001
  4. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ PHÁP NẠN Ở HUẾ TRONG LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 1963, Nguyễn Hiền Đức, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  5. ^ Thích Trí Quang và Chiến tranh Việt Nam, JAMES McALLISTER, Nguồn www.viet-studies.info
  6. ^ a ă Hồi ký bác sĩ Erich Wulff, Erich Wulff, Nguồn todinhtudamhaingoai.org
  7. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1047
  8. ^ a ă â b c d Cuộc vận động của Phật Giáo Việt Nam chống chính thể độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, 1963, Thích Đức Nhuận, phatviet.com
  9. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1048
  10. ^ a ă â b Nguyễn Lang 2000, trang 1050
  11. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1048 - 1049
  12. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1051
  13. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1051 - 1052
  14. ^ a ă â Nguyễn Lang 2000, trang 1052 - 1053
  15. ^ a ă â Nguyễn Lang 2000, trang 1053 - 1054
  16. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1054
  17. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1056
  18. ^ a ă â Nguyễn Lang 2000, trang 1055 - 1056
  19. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1057
  20. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1058 - 1059
  21. ^ Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư bà Diệu Không, Báo Công An Nhân Dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An
  22. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1057
  23. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1062
  24. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1062 - 1063
  25. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1065 - 1066
  26. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1066
  27. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1067
  28. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1068
  29. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1069
  30. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1068
  31. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1070
  32. ^ a ă â Nguyễn Lang 2000, trang 1079 - 1080
  33. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1081 - 1084
  34. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1088
  35. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1087 - 1088
  36. ^ a ă â b Nguyễn Lang 2000, trang 1085
  37. ^ a ă â b NGỌN LỬA QUẢNG ĐỨC VÀ BIẾN CỐ PHẬT GIÁO 1963 DƯỚI CÁI NHÌN CỦA THẾ GIỚI, Bùi Kha, Thư viện Hoa sen
  38. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1085, 1086
  39. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1086
  40. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1086, 1087
  41. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1089, 1090
  42. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1087
  43. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1090
  44. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1093, 1094
  45. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1094
  46. ^ a ă â Nguyễn Lang 2000, trang 1095
  47. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1095, 1096
  48. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1096, 1097
  49. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1097
  50. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1099
  51. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1096
  52. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1097 - 1098
  53. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1098
  54. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1100 - 1102
  55. ^ Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004. Trang 451.
  56. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1110
  57. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1102
  58. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1103
  59. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1109
  60. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1114
  61. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1105
  62. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1113
  63. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1106
  64. ^ a ă Nguyễn Lang 2000, trang 1108
  65. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1107
  66. ^ Nguyễn Lang 2000, trang 1112
  67. ^ United Nations Fact Finding Mission
  68. ^ Vietnamesische Lehrjahre (Những năm dạy học tại Việt Nam), Suhrkamp Verlag, Taschenbuch Ausgabe, st 73, Germany, 1972, trang 129-142
  69. ^ "Death Sentence Asked for Vietnamese Major"
  70. ^ "The Indochinese experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos and Vietnam", page 510, Arthur J. Dommen, Indiana University Press, 20/02/2002

Xem thêm


No comments:

Post a Comment