CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Cây cỏ tại Nhật Bản, ngày Chim tại Hoa Kỳ. Năm 1415 – Các nhà cải cách tôn giáo John Wycliffe và Jan Hus bị kết tội là kẻ dị giáo tại Công đồng Constance. Năm 1904 – Hoa Kỳ kế thừa việc xây dựng kênh đào Panama (hình) từ người Pháp, kênh đào này nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Năm 1919 – Phong trào Ngũ Tứ: Học sinh Bắc Kinh tụ tập trước Thiên An Môn nhằm tuần hành kháng nghị Hòa ước Versailles và 21 điều của Nhật Bản. Năm 1959 – Lễ trao Giải Grammy được tổ chức lần đầu, đây là giải thưởng dành cho những thành tựu trong công nghiệp thu âm. Năm 1979 - Margaret Thatcher trở thành nữ thủ tướng Anh Quốc đầu tiên và duy nhất đến nay.
Phong trào Ngũ Tứ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
tiếng Trung: 五四运动) là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ.
Đến ngày 19 tháng 5 năm 1919, học sinh sinh viên bắt đầu tổng bãi khoá. Ngày 3 tháng 6 năm 1919, công nhân, thương nhân, học sinh sinh viên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân Thượng Hải đã tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá để ủng hộ phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Bắc Kinh. Quân đội, cảnh sát ra sức đàn áp nhưng cuối cùng cũng bất lực trước làn sóng xuống đường của các tầng lớp nhân dân.
Phong trào Ngũ Tứ đã lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố ở Trung Quốc, trong đó lên mạnh nhất ở Thiên Tân, Nam Kinh, Hàng Châu, Vũ Hán... lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như học sinh, sinh viên, công nhân, thương nhân, thị dân, trí thức... Cuối cùng, chính phủ Trung Hoa Dân quốc buộc phải trả tự do cho tất cả những người bị bắt, cách chức Tào Nhữ Lâm, Lục Tông Dư, Chương Tông Tường, sau đó ra lệnh cho đoàn đại biểu Trung Quốc tại Pháp cự tuyệt ký vào Hiệp ước Versailles. Phong trào Ngũ Tứ coi như kết thúc thắng lợi.
Nguyên nhân
Sau khi Đệ nhất thế chiến kết thúc, các nước thắng trận đã ký kết bản Hiệp ước Versailles, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật Bản. Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là học sinh sinh viên đã đứng lên đấu tranh chống lại quyết định này. Phong trào lan rộng, chuyển mũi nhọn đấu tranh từ chống lại Hiệp ước Versailles sang chống lại chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ.Diễn biến
Ngày 4 tháng 5 năm 1919, hơn 3000 học sinh sinh viên của 13 trường đại học Bắc Kinh đã tập hợp trước quảng trường Thiên An Môn, tiến hành biểu tình thị uy trên các đường phố Bắc Kinh để chống lại Hiệp ước Versailles, với các khẩu hiệu như:- Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc (ngoài: giành lại chủ quyền đất nước, trong: trừng trị bọn bán nước)
- Trung Quốc là của người Trung Quốc
- Phế bỏ Hiệp ước 21 điều (quy định quyền lợi của các nước phương Tây tại Trung Quốc)
- Thề chết giành lại Thanh Đảo
- ...
- Tào Nhữ Lâm (曹汝霖): Tổng trưởng Giao thông, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao của chính phủ Viên Thế Khải, người trực tiếp ký kết "Hiệp ước 21 điều"
- Lục Tông Dư (陆宗舆): Tổng giám đốc Ngân hàng, nguyên công sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, người đã ký vay nợ Nhật Bản
- Chương Tông Tường (章宗祥)
"Đất đai Trung Quốc có thể bị chinh phục chứ không thể bị cắt cho. Nhân dân Trung Quốc có thể bị giết chứ không thể cúi đầu. Nước đã mất rồi! Đồng bào hãy vùng lên!"Hưởng ứng lời kêu gọi của học sinh sinh viên Bắc Kinh, học sinh sinh viên các thành phố khác như Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh, Vũ Hán, Tế Nam, Trường Sa, Trùng Khánh, Quảng Châu... đều tổ chức mít tinh và biểu tình thị uy với quy mô lớn. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã phái quân đội, cảnh sát đến đàn áp, ra lệnh cách chức hiệu trưởng trường Đại học Bắc Kinh Sái Nguyên Bồi, đuổi học và bắt giữ hơn 1000 học sinh sinh viên.
Đến ngày 19 tháng 5 năm 1919, học sinh sinh viên bắt đầu tổng bãi khoá. Ngày 3 tháng 6 năm 1919, công nhân, thương nhân, học sinh sinh viên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân Thượng Hải đã tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá để ủng hộ phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Bắc Kinh. Quân đội, cảnh sát ra sức đàn áp nhưng cuối cùng cũng bất lực trước làn sóng xuống đường của các tầng lớp nhân dân.
Phong trào Ngũ Tứ đã lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố ở Trung Quốc, trong đó lên mạnh nhất ở Thiên Tân, Nam Kinh, Hàng Châu, Vũ Hán... lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như học sinh, sinh viên, công nhân, thương nhân, thị dân, trí thức... Cuối cùng, chính phủ Trung Hoa Dân quốc buộc phải trả tự do cho tất cả những người bị bắt, cách chức Tào Nhữ Lâm, Lục Tông Dư, Chương Tông Tường, sau đó ra lệnh cho đoàn đại biểu Trung Quốc tại Pháp cự tuyệt ký vào Hiệp ước Versailles. Phong trào Ngũ Tứ coi như kết thúc thắng lợi.
Ảnh hưởng
Phong trào Ngũ Tứ có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử Trung Quốc, thúc đẩy việc phát triển khoa học và dân chủ. Đồng thời qua phong trào này, chủ nghĩa cộng sản đã được nhanh chóng truyền bá vào Trung Quốc bởi tầng lớp trí thức như Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú... dẫn đến sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 1921.Tham khảo
- Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý, Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục, 2001
- Đặng Đức An, Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 2, NXB Giáo dục, 2000
Thể loại:
Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn
nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to
lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy
hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm)[1]. Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ
hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km (48
dặm) chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch
(cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.
Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào[2].
Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax; một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, được biết đến với tên gọi tàu thuyền hậu Panamax. Một chuyến đi thông thường của tàu hàng qua kênh đào mất khoảng 9 giờ. 14.011 tàu đã đi qua trong năm 2005, với tổng cộng 278,8 triệu tấn, trung bình gần 40 tàu mỗi ngày[3].
Do đặc điểm địa lý của khu vực nên hướng chính của cung đường là đông nam-tây bắc, trong khi hướng toàn thể là từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương là tây-đông. Mặt khác do mực nước ở Thái Bình Dương cao hơn so với mực nước ở Đại Tây Dương (chênh lệch 20 cm ở khu vực kênh đào này) nên kênh đào cần phải xây các âu tàu để tàu thuyền qua lại dễ dàng
Nhận thấy vị trí chiến lược của Trung Mỹ như là một vùng đất hẹp phân chia hai đại dương lớn, các dạng khác của các liên kết thương mại đã được thử theo thời gian. Kế hoạch Darien chết yểu là một cố gắng được Hoàng gia Scotland vạch ra năm 1698 để thiết lập một lộ trình thương mại trên đất liền, nhưng nó đã bị thất bại do các điều kiện khắc nghiệt nói chung và nó bị từ bỏ năm 1700[6]. Cuối cùng, đường sắt Panama đã được xây dựng xuyên qua eo đất, mở cửa năm 1855.Liên kết trên đất liền này đã làm thuận tiện lớn cho thương mại, và bộ phận quan trọng này của cơ sở hạ tầng đã là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn hành trình kênh đào sau này.
Một hành trình toàn nước giữa các đại dương vẫn được coi là giải pháp lý tưởng, và ý tưởng về kênh đào đã được hồi sinh ở các thời kỳ khác nhau, và đối với các hành trình khác nhau; hành trình thông qua Nicaragua đã đượcnghiên cứu tỉ mỉ vài lần. Cuối cùng, được cổ vũ bởi thành công của kênh đào Suez, người Pháp, dưới sự chỉ huy của Ferdinand de Lesseps, đã bắt đầu xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển (nghĩa là không cần các âu thuyền) thông qua tỉnh Panama (khi đó nó là một tỉnh) vào ngày 1 tháng 1 năm 1880. Năm 1893, sau khi đã thực hiện một khối lượng công việc lớn, kế hoạch của người Pháp đã bị từ bỏ do bệnh tật và khó khăn lớn trong xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển, cũng như sự thiếu kinh nghiệm hiện trường của người Pháp, chẳng hạn các trận mưa như trút nước xuống đã làm cho các thiết bị bằng thép bị han gỉ[7]. Thiệt hại lớn về nhân lực cũng là một trong các yếu tố chính trong thất bại này: mặc dù không có ghi chép chi tiết nào được giữ, nhưng ước tính có tới 22.000 công nhân đã chết trong thời gian xây dựng chính của người Pháp (1881-1889)[8].
Hoa Kỳ, dưới thời Theodore Roosevelt, đã mua lại thiết bị và các phần đã đào của người Pháp, và bắt đầu công việc vào năm 1904, sau khi hỗ trợ Panama giành độc lập từ tay người Colombia để đổi lấy việc kiểm soát khu vực kênh đào Panama. Một khoản đầu tư đáng kể đã được rót vào để lại trừ bệnh dịch ra khỏi khu vực, cụ thể là bệnh sốt vàng và bệnh sốt rét, mà nguyên nhân của nó gần đây đã được phát hiện (xem Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong xây dựng kênh đào Panama). Khi bệnh dịch đã được kiểm soát và sau khi đã có các công việc đáng kể trong việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, việc xây dựng kênh đào theo bậc thang bằng các âu thuyền đã bắt đầu một cách nghiêm túc. Kênh đào này chính thức mở cửa vào ngày 15 tháng 8 năm 1914 với sự quá cảnh của tàu chở hàng Ancon[9].
Các tiến bộ trong vệ sinh đã làm cho số lượng tử vong giảm xuống trong thời kỳ xây dựng của người Mỹ; nhưng vẫn có 5.609 công nhân chết trong thời kỳ này (1904-1914) [10]. Nó làm cho tổng số người chết trong việc xây dựng kênh đào đạt tới khoảng 27.500 người.
Vào thập niên 1930, người ta nhận thấy việc cấp nước có thể là vấn đề cho kênh đào; điều này dẫn tới việc xây dựng đập Madden ngang qua sông Chagres phía trên hồ Gatún. Đập nước này được hoàn thành năm 1935, đã tạo ra hồ Alajuela, có vai trò như là một nguồn dự trữ nước bổ sung cho kênh đào[11],[12]. Năm 1939, việc xây dựng đã bắt đầu với các hoàn thiện chính tiếp theo: một âu thuyền mới cho kênh đào, mở rộng đủ để cho các tàu chiến lớn hơn mà Hoa Kỳ đang cho đóng hay có kế hoạch đóng trong tương lai có thể đi qua. Công việc này tiếp diễn trong vài năm và một lượng đất đai được đào bới đáng kể đã được thực hiện trên các kênh dẫn vào mới; nhưng dự án này đã bị hủy bỏ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2[13][14].
Sau chiến tranh, việc kiểm soát của Hoa Kỳ đối với kênh đào và khu vực kênh đào xung quanh nó trở nên dễ gây bất đồng do quan hệ của Panama và Hoa Kỳ ngày càng trở nên căng thẳng. Nhiều người Panama cảm thấy rằng khu vực kênh đào một cách công bằng phải thuộc về Panama; các cuộc biểu tình của sinh viên đã đối mặt với việc dựng lên hàng rào bảo vệ khu vực cũng như sự gia tăng sự có mặt quân sự[15]. Các đàm phán cho một thỏa thuận mới đã bắt đầu vào năm 1974 và kết quả của nó là hiệp ước Torrijos-Carter. Được tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và tướng Omar Torrijos ký ngày 7 tháng 9 năm 1977, nó đã thúc đẩy tiến trình chuyển giao việc tiếp quản kênh đào cho phía Panama một cách miễn phí. Mặc dù có sự mâu thuẫn trong lòng nước Mỹ, nhưng hiệp ước đã dẫn tới việc kiểm soát toàn phần của phía Panama trở nên có hiệu lực vào giữa trưa ngày 31 tháng 12 năm 1999 và việc kiểm soát kênh đào đã được bàn giao cho Cục quản lý kênh đào Panama (ACP).
Trước chuyển giao này, chính quyền Panama đã tổ chức đấu thầu quốc tế để điều đình một hợp đồng 25 năm trong điều hành các cảng vận tải côngtenơ của kênh đào (chủ yếu là tại 2 điểm vào/ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương), công ty thắng thầu là Hutchison Whampoa, một công ty vận tải tại Hồng Kông mà chủ sở hữu của nó là tỷ phú Lý Gia Thành, người giàu nhất châu Á khi đó.
Đối với các tàu côngtenơ, mức phí được tính theo "TEU" (đơn vị tương đương côngtenơ 20 ft), nó là kích thước của côngtenơ 20 ft tiêu chuẩn (20 ft x 8 ft x 8,5 ft hay 6 m x 2,4 m x 2,6 m). Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2006, mức phí này là 49 USD/TEU. Người ta có kế hoạch nâng mức phí này thành 54 USD vào ngày 1 tháng 5 năm 2007. Một tàu côngtenơ Panamax có thể chuyên chở tới 4.400 TEU. Mức phí miễn giảm được tính cho các tàu côngtenơ khi chở "đồ dằn"; nghĩa là khi không có hàng (không có hành khách hoặc hàng hóa).
Phần lớn các kiểu tàu khác thanh toán phí theo tấn ròng PC/UMS, trong đó một "tấn" trên thực tế là tương đương với dung tích 100 phút khối (2,8 m³). Vào năm 2006, mức phí này là 2,96 USD/tấn đối với 10.000 tấn đầu tiên, 2,90 USD/tấn cho 10.000 tấn kế tiếp và 2,85 USD/tấn cho các tấn sau đó. Giống như đối với tàu côngtenơ, mức phí miễn giảm được dành cho các tàu chuyên chở "đồ dằn".
Các tàu nhỏ được thu phí theo chiều dài của chúng. Vào năm 2006, các mức phí này là:
Mức phí cao nhất để đi qua kênh đào cho tới nay được tính vào ngày 30 tháng 5 năm 2006 cho tàu côngtenơ Maersk Dellys với trị giá 249.165,00 USD để đi qua. Mức phí thấp nhất là 36 cent cho nhà thám hiểm người Mỹ Richard Halliburton khi ông này bơi qua kênh đào vào năm 1928[17]. Mức phí trung bình là 54.000 USD.
Lượng hàng hóa nhập khẩu từ châu Á đang gia tăng mà trước đây được bốc xếp tại các cảng ven biển phía tây Hoa Kỳ thì ngày nay được chuyên chở thông qua kênh đào để về phía bờ biển phía đông[20]. Tổng lượng tàu quá cảnh trong năm tài chính 1999 là 14.336; giảm xuống 13.154 vào năm 2003, một phần là do các yếu tố kinh tế toàn cầu, nhưng đã tăng lên 14.194 năm 2006 (năm tài chính của kênh đào từ tháng 10 năm trước tới tháng 9 năm sau). Tuy nhiên, nó được kết hợp với sự gia tăng vững chắc trong kích thước trung bình của tàu và trong số lượng các tàu Panamax quá cảnh, vì thế tổng trọng tải qua kênh đào đã tăng đều từ 227,9 triệu tấn PC/UMS trong năm tài chính 1999 tới 296,0 triệu tấn vào năm 2006[21],[3]. Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của kích thước tàu đối với tần suất quá cảnh (ví dụ, các tàu lớn không có khả năng đi qua đường xẻ Gaillard), nhưng nó vẫn cho thấy một sự gia tăng tổng thể đáng kể trong sức chuyên chở của kênh đào, mặc dù tổng số quá cảnh giảm xuống. Kênh đào này đạt kỷ lục lưu thông vào ngày 13 tháng 3 năm 2006, khi có 1.070.023 tấn PC/UMS quá cảnh trong ngày[22], vượt qua kỷ lục cũ 1.005.551 tấn PC/UMS lập vào ngày 16 tháng 3 năm 2004.[23].
Cục quản lý kênh đào đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD để mở rộng và hiện đại hóa kênh đào, với mục tiêu tăng khả năng chuyên chở lên 20 %[24]. Cục quản lý kênh đào cũng đề cập tới một loạt các hoàn thiện chủ yếu, bao gồm mở rộng và uốn thẳng đường xẻ Gaillard để giảm các hạn chế đối với tàu thuyền đi ngang qua, nạo vét kênh dẫn lái tại hồ Gatún để làm giảm các hạn chế do bùn lắng và cải thiện việc cấp nước, cũng như việc nạo vét các lối vào kênh đào từ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Các công việc này được hỗ trợ bằng các tàu thuyền mới, như xà lan khoan mới hay các tàu nạo vét kiểu hút và sự gia tăng của đội tàu kéo lên 20%. Ngoài ra, các hoàn thiện cũng được thực hiện đối với máy móc vận hành kênh đào, bao gồm sự gia tăng và hoàn thiện của đội tàu hỏa kéo, thay thế trên 16 km đường ray của đoàn tàu hỏa kéo, cũng như các máy móc thiết bị kiểm soát âu thuyền mới. Các hoàn thiện cũng được thực hiện đối với hệ thống kiểm soát lưu thông để cho phép kiểm soát hiệu quả hơn đối với tàu thuyền trong kênh đào[25].
Việc rút đi của người Mỹ đã cho phép Panama bán lượng điện dư thừa được sản xuất từ các đập nước của kênh đào, điều mà trước đây chính quyền Hoa Kỳ ngăn cấm. Chỉ 25% lượng điện do các nhà máy thủy điện trong hệ thống kênh đào sản sinh ra đã đủ để vận hành kênh đào này.
Dù cho các lợi ích được thực hiện là có hiệu quả, nhưng kênh đào này sẽ nhanh chóng đạt tới khả năng cực đại của nó. Một phức tạp bổ sung là tỷ lệ các quá cảnh tàu bè lớn (gần với kích thước Panamax) đang gia tăng vững chắc; điều này có thể tiếp tục làm giảm số lượng quá cảnh, thậm chí nếu như trọng tải hàng hóa vẫn tăng. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu kênh đào còn tiếp tục phục vụ cho nhu cầu hàng hải thế giới thì cần phải làm tăng khả năng chuyên chở của nó.
Các nhà phê bình cũng lên tiếng về sự e ngại của họ liên quan tới kế hoạch tăng mức lệ phí qua kênh đào, cho rằng kênh đào Suez có thể trở thành sự thay thế chấp nhận được cho hàng hóa có hành trình từ châu Á tới bờ biển phía đông Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhu cầu về kênh đào Panama vẫn tiếp tục tăng lên.
Tốc độ tan chảy của băng tại Bắc Băng Dương đang gia tăng cũng dẫn tới suy đoán rằng Hành lang Tây Bắc có thể trở thành chấp nhận được cho vận tải thương mại ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Hành trình này có thể tiết kiệm 9.300 km (5.800 dặm) trên lộ trình từ châu Á tới châu Âu khi so sánh với việc đi qua kênh đào Panama, có thể dẫn tới sự suy giảm một số lưu thông theo hành trình này. Tuy nhiên, hành trình như thế vẫn còn nhiều vấn đề đáng kể do băng, cũng như các vấn đề về lãnh thổ vẫn chưa giải quyết xong[27],[28].
Một kế hoạch mở rộng tương tự như kế hoạch âu thuyền thứ ba năm 1939, để cho phép một lượng quá cảnh lớn hơn và khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn, đã được nghiên cứu xem xét một thời gian[30]. Ngày 4 tháng 4 năm 2006, BBC thông báo rằng kế hoạch mở rộng này đã được chính quyền Panama thông qua[31]. Đề nghị mở rộng kênh đào này đã được phê chuẩn tại cuộc trưng cầu dân ý với khoảng 80% người đồng ý vào ngày 22 tháng 10 năm 2006[32].
Các âu thuyền mới sẽ được hỗ trợ bằng các đường dẫn vào mới, bao gồm kênh dài 6,2 km (3,8 dặm) tại Miraflores từ âu thuyền tới đường xẻ Gaillard, men theo hồ Miraflores. Mỗi kênh này sẽ rộng 218 m (715 ft), là yêu cầu để các tàu hậu Panamax có thể lưu thông trên kênh theo một hướng trong một thời điểm. Đường xẻ Gaillard và kênh qua hồ Gatún sẽ được mở rộng tới không dưới 280 m (918 ft) trên các phần thẳng và không dưới 366 m (1.200 ft) trên các phần cong. Mực nước tối đa trong hồ Gatún sẽ được nâng lên từ độ cao tham chiếu 26,7 m (87,5 ft) thành 27,1 m (89 ft).
Mỗi bậc thang của âu thuyền sẽ kèm theo 9 bồn trũng tái sử dụng nước (3 bồn trên một khoang), mỗi bồn trũng này có kích thước rộng 70 m (230 ft), dài 430 m (1.410 ft) và sâu 5,50 m (18 ft). Các bồn trũng được nuôi nhờ trọng trường này sẽ cho phép 60% lượng nước đã sử dụng trong mỗi lần quá cảnh có thể được tái sử dụng; và như thế các âu thuyền mới sẽ sử dụng tiết kiệm hơn 7% lượng nước cho mỗi lần quá cảnh so với các âu thuyền đang có. Việc nạo vét sâu hồ Gatún cùng việc tăng mực nước tối đa của nó sẽ cung cấp một dung tích lưu trữ nước phụ trội thêm đáng kể. Các biện pháp này có ý định cho phép mở rộng kênh đào để hoạt động mà không cần xây dựng thêm các hồ chứa nước mới.
Chi phí ước tính cho dự án này là 5,25 tỷ USD. Dự án được thiết kế để cho phép sự gia tăng đã dự báo trước trong lưu thông từ 280 triệu tấn PC/UMS vào năm 2005 lên thành gần 510 triệu tấn PC/UMS vào năm 2025; kênh đào đã mở rộng sẽ có khả năng chuyên chở tối đa có thể chịu được là khoảng 600 triệu tấn PC/UMS một năm. Các mức lệ phí vẫn tiếp tục được tính toán dựa trên kích thước tàu và không phụ thuộc vào các âu thuyền được sử dụng.
Các âu thuyền mới được dự kiến sẽ mở cửa cho lưu thông vào năm 2015. Các âu thuyền hiện tại, sẽ là 100 năm tuổi vào thời gian đó, sẽ có cơ hội lớn hơn để bảo trì và được lập dự tính để tiếp tục hoạt động vô hạn định[29]. Một bài báo trong số ra tháng 2 năm 2007 của tạp chí Popular Mechanics đã miêu tả các kế hoạch cho kênh đào, tập trung vào các khía cạnh công nghệ của dự án mở rộng[33]. nha
Margaret Hilda Thatcher, Nữ Nam tước Thatcher (nhũ danh: Margaret Hilda Roberts, 13 tháng 10 năm 1925 – 8 tháng 4 năm 2013), còn được mệnh danh là người đàn bà thép, là một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Bà là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 (1979 - 1990), và là người phụ nữ duy nhất đến nay giữ hai chức vụ đó. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827. Là một chính khách quan trọng trong lịch sử đương đại Anh, bà được nhiều người ngưỡng mộ cũng như bị nhiều người chống đối.
Thatcher là thủ tướng phục vụ lâu nhất kể từ William Gladstone, cũng là người có thời gian liên tục dài nhất nắm giữ cương vị thủ tướng kể từ Lord Liverpool (đầu thế kỷ 19). Bà là phụ nữ duy nhất từng đảm nhiệm chức vụ thủ tướng và là lãnh tụ một chính đảng quan trọng tại Anh và, cùng với Margaret Beckett, là một trong hai phụ nữ từng nắm giữ một trong bốn chức vụ then chốt của quốc gia (thủ tướng, bộ trưởng tài chính, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng ngoại giao). Chắc chắn bà là một trong những chính trị gia quan trọng nhất trong lịch sử chính trị đương đại. Margaret Thatcher chiếm vị trí thứ 16 trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại, thực hiện bởi BBC năm 2002.[1][2]
Thatcher được trưởng dưỡng trong nếp sống Giám Lý sùng tín và duy trì đức tin Cơ Đốc trong suốt cuộc đời của bà.[7] Margaret luôn tỏ ra xuất sắc trong học vấn. Bà theo học tại trường nữ (Kesteven),[8] năm 1944 học tại Trường Somerville thuộc Đại học Oxford chuyên ngành hóa.[3][9] Năm 1947, Margaret đậu bằng Cử nhân, ba năm sau bà nhận học vị Thạc sĩ.[3] Sau khi tốt nghiệp, bà đến Colchester ở Essex để nhận công việc nghiên cứu cho công ty BX Plastics.[10]
Sau vài lần thất bại, năm 1959 Thatcher đắc cử vào Viện Thứ dân (Hạ viện).[15]
Chỉ hai năm sau, tháng 10 năm 1961, Margaret chiếm một vị trí trên hàng ghế đầu của Quốc hội trong cương vị Thư ký đặc trách Quỹ Hưu trí và Bảo hiểm Quốc gia,[9] Thatcher nắm giữ chức vụ này cho đến khi đảng Bảo thủ đánh mất quyền lực trong cuộc tuyển cử năm 1964.[3] Khi Sir Alec Douglas-Home từ nhiệm, Thatcher ủng hộ Edward Heath trong cuộc bầu phiếu chọn lãnh tụ đảng,[16] và được tưởng thưởng chức vụ phát ngôn nhân đảng Bảo thủ về Gia cư và Điền thổ. Trong cương vị này, Thatcher khôn khéo ủng hộ chủ trương bán nhà công cho người thuê mướn đang được tiến hành bởi người đồng viện, James Allason; động thái này khiến bà chiếm được cảm tình của cử tri trong các cuộc bầu cử kế tiếp.[17][18]
Sau thất bại của Đảng Bảo thủ vào tháng 1 năm 1974, Thatcher trở thành Bộ trưởng Môi trường của Nội các Đối lập (Shadow Environment Secretary).[9]
Thatcher bổ nhiệm nhiều người ủng hộ Heath vào Nội các Đối lập (Shadow Cabinet), và khi thành lập chính phủ bà mở rộng nội các cho nhiều khuynh hướng khác nhau của đảng Bảo thủ, nhất là trong giai đoạn từ năm 1976-1979 khi Thatcher giành quyền lãnh đạo từ vị trí của một người ngoại cuộc và có rất ít cơ sở hậu thuẫn bên trong đảng. Bà hành động một cách cẩn trọng để hướng đảng Bảo thủ theo nền kinh tế tiền tệ (monetarism). Bà đảo ngược lập trường của Heath trước đây ủng hộ việc thành lập chính quyền ủy thác ở Scotland.
Đảng Lao động gặp nhiều khó khăn khi xảy ra các cuộc tranh chấp công nghiệp, đình công, chỉ số thất nghiệp cao, và tình trạng tê liệt của các loại dịch vụ công trong "Mùa Đông Bất mãn" năm 1978-1979. Đảng Bảo thủ phổ biến nhiều biểu ngữ với nội dung "Đảng Lao động chẳng chịu làm gì cả" nhắm vào con số thất nghiệp tăng cao cũng như những quy định nghiêm nhặt trong thị trường lao động.[26] Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 năm 1978, Thatcher đưa ra nhận xét, "người dân đang thực sự e ngại rằng đất nước này sẽ bị tràn ngập bởi những người đến từ một nền văn hóa khác".[27]
Chính phủ Lao động của James Callaghan sụp đổ sau biểu quyết bất tín nhiệm vào mùa xuân năm 1979. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1979, đảng Bảo thủ giành được thế đa số 144 ghế tại Viện Thứ dân, Margaret Thatcher trở thành phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Vương quốc Anh. Khi bước chân vào Dinh Thủ tướng ở số 10 đường Downing, bà trích dẫn lời của Francis thành Assisi:
Thatcher mở đầu chính sách kinh tế bằng cách nâng lãi suất nhằm kìm hãm mức gia tăng nguồn cung ứng tiền tệ, nhờ đó làm giảm mức lạm phát.[30] Bà thích sử dụng các biện pháp đánh thuế gián tiếp trên thuế lợi tức, và nâng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) lên đến 15%, gây khó khăn cho các doanh nghiệp – đặc biệt là khu vực sản xuất – chỉ số thất nghiệp vượt quá hai triệu, gấp đôi con số một triệu trong chính phủ Lao động tiền nhiệm.
Tháng 1 năm 1982, lạm phát giảm khiến lãi suất giảm theo. Nhưng chỉ số thất nghiệp tiếp tục tăng cao, đến con số 3,6 triệu người.[31] Năm 1983, sản lượng giảm 30% thấp hơn năm 1978.
Thuật từ "Chủ thuyết Thatcher" được dùng không chỉ để nói đến chính sách mà còn các khái niệm đạo đức và phong cách cá nhân của bà như sự nghiêm ngặt trong các chuẩn mực đạo đức, tinh thần quốc gia, quan tâm đến quyền lợi cá thể, và quyết đoán khi theo đuổi các mục tiêu chính trị.[28]
Sáng sớm ngày 12 tháng 10 năm 1984, một ngày trước sinh nhật thứ 59, Thatcher thoát khỏi một vụ đánh bom bởi Đạo quân Lâm thời Cộng hòa Ireland tại Grand Hotel ở Brighton, địa điểm tổ chức Đại hội Đảng Bảo thủ.[38] Năm người bị thiệt mạng, trong đó có vợ của một trong những nhân vật lãnh đạo đảng, John Wakeham, và Dân biểu Sir Anthony Berry. Một thành viên nội các, Norman Tebbit, bị thương, và vợ ông, Margaret, bị bại liệt. Vụ đánh bom có thể gây thương tích cho Thatcher nếu bà bước vào phòng tắm sớm hơn. Ngay sau đó Thatcher tuyên bố hội nghị sẽ được khai mạc đúng giờ vào ngày mai,[38] bà sẽ đọc diễn văn như đã định nhằm bày tỏ sự phản đối với những kẻ đánh bom. Quyết định này của Thatcher đã dấy lên sự ủng hộ rộng khắp trên chính trường.[39]
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thatcher ủng hộ chính sách răn đe (deterrence) của Ronald Reagan nhắm vào Liên Xô. Chủ trương này đi ngược lại chính sách lắng dịu (détente) mà phương Tây vẫn theo đuổi suốt thập niên 1970, gây ra sự chia rẽ với những quốc gia tiếp tục gắn kết với đường lối ngoại giao theo hướng cố làm lắng dịu tình hình giữa hai khối. Quyết định của Thatcher cho phép quân đội Mỹ bố trí hỏa tiễn cruise tại các căn cứ của Anh làm dấy lên những cuộc tụ họp phản kháng.[36]
Dù vậy, Thatcher là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đáp ứng thuận lợi trước sự kiện nhà lãnh đạo Liên Xô có chủ trương cải cách, Mikhail Gorbachev, lên cầm quyền, mô tả Gorbachev như là "một người chúng ta có thể cùng làm việc"[36] sau một lần hội kiến với nhà lãnh đạo Liên Xô năm 1984, ba tháng sau khi Gorbachev tiến đến đỉnh cao quyền lực. Động thái này kích hoạt một sự chuyển đổi trong thái độ của phương Tây trở lại chủ trương lắng dịu đối với Liên Xô. Tháng 11 năm năm 1988, Thatcher tuyên bố, "Không còn chiến trạnh lạnh nữa," chúng ta hiện có "một mối quan hệ rộng lớn hơn thời kỳ ấy."[40]
Có hai thành quả đáng kể trong chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ hai của Thatcher:
Tại Bruges, Bỉ, năm 1988, Thatcher đọc diễn văn chống lại những đề án của Cộng đồng Âu châu (EC) nhằm thiết lập cấu trúc liên bang và gia tăng quyền lực cho các cơ quan của cộng đồng.[42] Dù ủng hộ Anh Quốc gia nhập cộng đồng, Thatcher tin rằng vai trò của EC nên được giới hạn trong chức trách bảo đảm sự tự do thương mại và cạnh tranh hiệu quả, cũng như tỏ ý lo ngại về các qui định của EC nhằm đảo ngược những thay đổi bà đã thực hiện ở nước Anh. "Chúng ta không thể thu hẹp lãnh thổ nước Anh chỉ để nhìn thấy nó được sắp xếp lại trong khuôn khổ của Âu châu, với một siêu quốc gia hành xử quyền cai trị từ Brussels". Bà đặc biệt quan ngại đến chủ trương sử dụng một loại tiền tệ chung cho cả Liên minh châu Âu. Bài diễn văn gây ra nhiều ý kiến phản bác từ các nhà lãnh đạo Âu châu và lần đầu tiên phô bày tình trạng phân hóa bên trong đảng Bảo thủ về các vấn đề Âu châu.[3]
Năm 1989, uy tín của Thatcher lại sút giảm khi nền kinh tế bị thiệt hại do lãi suất được nâng cao để kìm hãm sự bùng nổ không bền vững trong phát triển kinh tế. Bà qui trách nhiệm cho Bộ trưởng Tài chính, Nigel Lawson, người đã theo đuổi chính sách kinh tế trong mục tiêu chuẩn bị cho việc sử dụng tiền tệ chung; trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Financial Times vào tháng 11 năm 1987, Thatcher nói rằng bà không được nghe báo cáo và cũng không ủng hộ chính sách này.
Trong một buổi họp trước hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Âu châu vào tháng 6 năm 1989, Lawson và Bộ trưởng Ngoại giao Geoffrey Howe ép Thatcher nên chấp nhận hoàn cảnh để gia nhập Hệ thống Hối suất, chuẩn bị cho việc phát hành đồng tiền chung châu Âu. Cả hai bộ trưởng tuyên bố sẽ từ chức nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Thatcher trả đũa bằng cách giáng chức Howe và quan tâm hơn đến những lời khuyên của cố vấn Sir Alan Walter về các vấn đề kinh tế. Tháng 10 năm 1989, Lawson từ chức.
Một trong những hành động của cuối cùng của Thatcher trong cương vị thủ tướng là gây áp lực lên Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush để gởi quân đến Trung Đông nhằm trục xuất quân đội của Saddam Hussein khỏi Kuwait với lời khuyên "đây không phải là lúc để chần chừ!".[43]
Ngày 1 tháng 11 năm 1990, Sir Geoffrey Howe, một trong những đồng minh lâu đời và kiên trung nhất của Thatcher, từ chức phó thủ tướng để phản kháng chính sách của bà về Âu châu.[45] Trong bài diễn văn từ chức đọc trước Viện Thứ dân, Howe cho rằng đã đến lúc "những người khác cần xét lại thái độ của mình đối với vấn đề trung thành", là điều mà ông đã phải suy nghĩ từ lâu.[45] Sau đó, một cựu thành viên nội các khác, Michael Heseltine, công khai thách thức quyền lãnh đạo đảng của Thatcher, thu hút sự ủng hộ đủ để vượt qua vòng bỏ phiếu đầu để tiến vào vòng hai.[3] Lúc đầu, Thatcher cho biết bà sẽ đi tiếp vòng hai, nhưng sau đó lại quyết định rút lui khỏi cuộc đua sau khi hỏi ý kiến các đồng sự trong nội các.[46] Ngày 22 tháng 11, trong bài diễn văn từ nhiệm, bà nói:
Với sự ủng hộ của Thatcher, John Major giành được quyền lãnh đạo đảng. Thatcher rời khỏi Viện Thứ dân sau cuộc bầu cử năm 1992.[47]
Tháng 8 năm 1992, Thatcher kêu gọi NATO chặn đứng cuộc tấn công của người Serbia nhắm vào Gorazde và Sarajevo nhằm chấm dứt cuộc thanh trừng chủng tộc và bảo vệ quốc gia Bosina. Bà tuyên bố rằng những gì đang xảy ra ở Bosna là "một gợi nhớ đến những điều tồi tệ nhất của Đức Quốc Xã". Bà cảnh báo có thể xảy ra một sự kiện tương tự như vụ holocaust.[52]
Tháng 7 năm 1992, bà làm việc cho tập đoàn Philip Morris, nay là Nhóm Altria, trong cương vị "cố vấn địa-chính trị" với mức lương 250.000 USD mỗi năm, thêm vào đó là khoản đóng góp hằng năm 250.000 USD tập đoàn dành cho tổ chức của bà (Margaret Thatcher Foundation).
Từ năm 1993 đến 2000, Thatcher nhận lời làm Viện trưởng Đại học William và Mary, Virginia, Hoa Kỳ. Đây là trường đại học được thành lập năm 1693 bởi vương quyền Anh. Bà cũng là Viện trưởng Đại học Buckingham, viện đại học tư duy nhất tại Anh. Bà rời bỏ chức vụ này năm 1998.
Margaret Thatcher viết hai cuốn hồi ký, The Path to Power (Đường đến Quyền lực), và The Downing Street Years (Những năm làm Thủ tướng). Năm 1993, cuốn The Downing Street Years được đưa lên một chương trình truyền hình của đài BBC, bà miêu tả cuộc nổi dậy của nội các nhằm lật đổ bà là "một sự phản bội với nụ cười trên môi".
Năm 2002, Thatcher cho ấn hành tác phẩm Statecraft: Strategies for a Changing World (Nghệ thuật Chính trị: Chiến lược cho một Thế giới đang Thay đổi), trình bày chi tiết những suy nghĩ của bà về các mối quan hệ quốc tế kể từ lúc bà từ chức năm 1990. Những chương bà viết về Liên minh Âu châu gây nhiều tranh cãi; bà kêu gọi tái đàm phán về quyền thành viên của Anh nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước, nếu thất bại, thì Anh Quốc nên rời bỏ tổ chức này mà gia nhập NAFTA.
Ngày 26 tháng 6 năm 2003, Sir Dennis Thatcher qua đời. Tang lễ cử hành tại Bệnh viện Hoàng gia ở Chelsea vào ngày 3 tháng 7 với sự hiện diện của Thatcher cùng các con Mark và Carol.[53] Thatcher nói về chồng, “Làm thủ tướng là một công việc cô độc… Nhưng với Denis tôi không bao giờ cô đơn. Một người đàn ông tuyệt vời. Một người chồng tuyệt vời. Một người bạn tuyệt vời.[54]
Năm sau, ngày 11 tháng 6 năm 2004, Thatcher đến Hoa Kỳ để tham dự tang lễ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, một trong những người bạn thân nhất của bà, tại Đại Giáo đường Quốc gia (National Cathedral) ở Washington, D.C.. Thatcher đọc điếu văn qua một băng video do những khuyết tật bà mắc phải sau vài lần đột quỵ nhẹ.[55]
Tháng 12 năm 2004, người ta thuật lại rằng Thatcher đã gặp gỡ riêng với các nghị sĩ đảng Bảo thủ, cho biết bà chống lại kế hoạch của chính phủ Anh giới thiệu việc sử dụng chứng minh nhân dân (identity card). Bà gọi nó là "ý tưởng của người Đức, hoàn toàn xa lạ với đất nước này".
Ngày 13 tháng 10 năm 2005, Thatcher tổ chức sinh nhật thứ 80 tại khách sạn Mandarin Oriental ở Hyde Park, khách mời gồm có Nữ hoàng, Công tước xứ Edinburgh, và Tony Blair.[56] Geoffrey Howe, nay là Lord Howe xứ Aberavon, nhận xét về sự nghiệp chính trị của Thatcher: "Chiến thắng thật sự của bà không chỉ là làm thay đổi một hoặc hai chính đảng, nhưng chính là Chủ thuyết Thatcher, để ngay cả khi đảng Lao động trở lại cầm quyền, chủ thuyết này vẫn được mọi người thừa nhận là không thể đảo ngược được".[57]
David Cameron, Thủ tướng Anh, cho biết: "Đây quả là một nỗi đau buồn sâu sắc mà tôi nhận được từ cái chết của bà Thatcher. Chúng ta đã mất đi một nhà lãnh đạo tuyệt vời, một thủ tướng tuyệt vời và một người Anh vĩ đại."[58]
Ngược lại, tại nhiều nơi, tin bà qua đời đã khiến nhiều người công khai ăn mừng trên đường phố.[61][62][63][64][65] Việc này diễn ra tại những nơi như Glasgow, Brixton, Liverpool, Bristol, Leeds, Belfast, Cardiff và nhiều nơi khác, mặc dù gặp chống đối từ chính quyền địa phương.[66][67][68]
Cảnh báo: Từ khóa xếp mặc định “Thatcher, Margaget” ghi đè từ khóa trước, “Thatcher, Margaret”.
Kênh đào Panama
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kênh đào Panama | |
---|---|
Kênh đào Panama | |
Kênh đào Panama |
|
Thông tin chung | |
Quốc gia | Panama |
Tọa độ | |
Khách hàng | Các công ty vận tải biển |
Chủ đầu tư | La Société internationale du Canal |
Kỹ sư | John Findlay Wallace, John Frank Stevens, George Washington Goethals |
Chú thích | |
Mở |
Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào[2].
Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax; một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, được biết đến với tên gọi tàu thuyền hậu Panamax. Một chuyến đi thông thường của tàu hàng qua kênh đào mất khoảng 9 giờ. 14.011 tàu đã đi qua trong năm 2005, với tổng cộng 278,8 triệu tấn, trung bình gần 40 tàu mỗi ngày[3].
Mục lục
Sơ đồ bố trí
Kênh đào này gồm có 17 hồ nhân tạo, một vài kênh nhân tạo và đã cải tiến, cùng hai âu thuyền. Một hồ nhân tạo bổ sung, hồ Alajuela, có vai trò làm hồ chứa nước cho kênh đào. Sơ đồ bố trí của kênh đào được xem xét trong quá cảnh tàu thuyền từ Thái Bình Dương tới Đại Tây Dương là như sau:[4]Do đặc điểm địa lý của khu vực nên hướng chính của cung đường là đông nam-tây bắc, trong khi hướng toàn thể là từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương là tây-đông. Mặt khác do mực nước ở Thái Bình Dương cao hơn so với mực nước ở Đại Tây Dương (chênh lệch 20 cm ở khu vực kênh đào này) nên kênh đào cần phải xây các âu tàu để tàu thuyền qua lại dễ dàng
- Từ lối vào phao nổi của kênh đào tại vịnh Panama, tàu thuyền đi qua 13,2 km (8,2 dặm) tới âu thuyền Miraflores, vượt qua phía dưới cầu Americas.
- Hệ thống âu thuyền hai tầng Miraflores, bao gồm cả lối vào sát tường, dài 1,7 km (1,1 dặm), với tổng độ nâng là 16,5 m (54 ft) khi thủy triều trung bình.
- Hồ nhân tạo Miraflores là giai đoạn tiếp theo, dài 1,7 km (1,0 dặm), và nằm ở độ cao 16,5 m (54 ft) trên mực nước biển.
- Âu thuyền Pedro Miguel một tầng, dài 1,4 km (0, 8 dặm), là phần nâng lên cuối cùng với độ nâng 9,5 m (31 ft)lên tới mức chính của kênh đào.
- Đường xẻ Gaillard cắt 12, 6 km (7,8 dặm) thông qua đường phân chia lục địa tại cao độ 26 m (85 ft) và vượt qua phía dưới cầu Centenario.
- Sông Chagres (Río Chagres), một đường thủy tự nhiên được mở rộng bằng cách xây đập chắn hồ Gatún, chảy về phía tây khoảng 8,5 km (5,3 dặm), hợp nhất vào hồ Gatún.
- Hồ Gatún, một hồ nhân tạo được tạo ra nhờ xây đập Gatún, đưa tàu thuyền đi thêm 24,2 km (15,0 dặm) xuyên qua eo đất.
- Âu thuyền Gatún, một âu thuyền bậc thang ba tầng dài 1,9 km (1,2 dặm), hạ tàu thuyền trở lại xuống tới mực nước biển.
- Một kênh dài 3,2 km (2,0 dặm) tạo thành lối đi tới các âu thuyền từ phía Đại Tây Dương.
- Vịnh Limón (Bahía Limón), một bến tàu tự nhiên lớn, cung cấp nơi neo đậu cho một số tàu thuyền chờ quá cảnh và quãng đường đi dài 8,7 km (5,4 dặm) tới đê chắn sóng phía bên ngoài.
Lịch sử
Nhận thấy vị trí chiến lược của Trung Mỹ như là một vùng đất hẹp phân chia hai đại dương lớn, các dạng khác của các liên kết thương mại đã được thử theo thời gian. Kế hoạch Darien chết yểu là một cố gắng được Hoàng gia Scotland vạch ra năm 1698 để thiết lập một lộ trình thương mại trên đất liền, nhưng nó đã bị thất bại do các điều kiện khắc nghiệt nói chung và nó bị từ bỏ năm 1700[6]. Cuối cùng, đường sắt Panama đã được xây dựng xuyên qua eo đất, mở cửa năm 1855.Liên kết trên đất liền này đã làm thuận tiện lớn cho thương mại, và bộ phận quan trọng này của cơ sở hạ tầng đã là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn hành trình kênh đào sau này.
Một hành trình toàn nước giữa các đại dương vẫn được coi là giải pháp lý tưởng, và ý tưởng về kênh đào đã được hồi sinh ở các thời kỳ khác nhau, và đối với các hành trình khác nhau; hành trình thông qua Nicaragua đã đượcnghiên cứu tỉ mỉ vài lần. Cuối cùng, được cổ vũ bởi thành công của kênh đào Suez, người Pháp, dưới sự chỉ huy của Ferdinand de Lesseps, đã bắt đầu xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển (nghĩa là không cần các âu thuyền) thông qua tỉnh Panama (khi đó nó là một tỉnh) vào ngày 1 tháng 1 năm 1880. Năm 1893, sau khi đã thực hiện một khối lượng công việc lớn, kế hoạch của người Pháp đã bị từ bỏ do bệnh tật và khó khăn lớn trong xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển, cũng như sự thiếu kinh nghiệm hiện trường của người Pháp, chẳng hạn các trận mưa như trút nước xuống đã làm cho các thiết bị bằng thép bị han gỉ[7]. Thiệt hại lớn về nhân lực cũng là một trong các yếu tố chính trong thất bại này: mặc dù không có ghi chép chi tiết nào được giữ, nhưng ước tính có tới 22.000 công nhân đã chết trong thời gian xây dựng chính của người Pháp (1881-1889)[8].
Hoa Kỳ, dưới thời Theodore Roosevelt, đã mua lại thiết bị và các phần đã đào của người Pháp, và bắt đầu công việc vào năm 1904, sau khi hỗ trợ Panama giành độc lập từ tay người Colombia để đổi lấy việc kiểm soát khu vực kênh đào Panama. Một khoản đầu tư đáng kể đã được rót vào để lại trừ bệnh dịch ra khỏi khu vực, cụ thể là bệnh sốt vàng và bệnh sốt rét, mà nguyên nhân của nó gần đây đã được phát hiện (xem Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong xây dựng kênh đào Panama). Khi bệnh dịch đã được kiểm soát và sau khi đã có các công việc đáng kể trong việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, việc xây dựng kênh đào theo bậc thang bằng các âu thuyền đã bắt đầu một cách nghiêm túc. Kênh đào này chính thức mở cửa vào ngày 15 tháng 8 năm 1914 với sự quá cảnh của tàu chở hàng Ancon[9].
Các tiến bộ trong vệ sinh đã làm cho số lượng tử vong giảm xuống trong thời kỳ xây dựng của người Mỹ; nhưng vẫn có 5.609 công nhân chết trong thời kỳ này (1904-1914) [10]. Nó làm cho tổng số người chết trong việc xây dựng kênh đào đạt tới khoảng 27.500 người.
Vào thập niên 1930, người ta nhận thấy việc cấp nước có thể là vấn đề cho kênh đào; điều này dẫn tới việc xây dựng đập Madden ngang qua sông Chagres phía trên hồ Gatún. Đập nước này được hoàn thành năm 1935, đã tạo ra hồ Alajuela, có vai trò như là một nguồn dự trữ nước bổ sung cho kênh đào[11],[12]. Năm 1939, việc xây dựng đã bắt đầu với các hoàn thiện chính tiếp theo: một âu thuyền mới cho kênh đào, mở rộng đủ để cho các tàu chiến lớn hơn mà Hoa Kỳ đang cho đóng hay có kế hoạch đóng trong tương lai có thể đi qua. Công việc này tiếp diễn trong vài năm và một lượng đất đai được đào bới đáng kể đã được thực hiện trên các kênh dẫn vào mới; nhưng dự án này đã bị hủy bỏ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2[13][14].
Sau chiến tranh, việc kiểm soát của Hoa Kỳ đối với kênh đào và khu vực kênh đào xung quanh nó trở nên dễ gây bất đồng do quan hệ của Panama và Hoa Kỳ ngày càng trở nên căng thẳng. Nhiều người Panama cảm thấy rằng khu vực kênh đào một cách công bằng phải thuộc về Panama; các cuộc biểu tình của sinh viên đã đối mặt với việc dựng lên hàng rào bảo vệ khu vực cũng như sự gia tăng sự có mặt quân sự[15]. Các đàm phán cho một thỏa thuận mới đã bắt đầu vào năm 1974 và kết quả của nó là hiệp ước Torrijos-Carter. Được tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và tướng Omar Torrijos ký ngày 7 tháng 9 năm 1977, nó đã thúc đẩy tiến trình chuyển giao việc tiếp quản kênh đào cho phía Panama một cách miễn phí. Mặc dù có sự mâu thuẫn trong lòng nước Mỹ, nhưng hiệp ước đã dẫn tới việc kiểm soát toàn phần của phía Panama trở nên có hiệu lực vào giữa trưa ngày 31 tháng 12 năm 1999 và việc kiểm soát kênh đào đã được bàn giao cho Cục quản lý kênh đào Panama (ACP).
Trước chuyển giao này, chính quyền Panama đã tổ chức đấu thầu quốc tế để điều đình một hợp đồng 25 năm trong điều hành các cảng vận tải côngtenơ của kênh đào (chủ yếu là tại 2 điểm vào/ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương), công ty thắng thầu là Hutchison Whampoa, một công ty vận tải tại Hồng Kông mà chủ sở hữu của nó là tỷ phú Lý Gia Thành, người giàu nhất châu Á khi đó.
Lệ phí
Các mức lệ phí để đi qua kênh đào này do Cục quản lý kênh đào Panama quyết định và nó dựa trên kiểu và kích thước tàu cũng như loại hình hàng hóa chuyên chở [16].Đối với các tàu côngtenơ, mức phí được tính theo "TEU" (đơn vị tương đương côngtenơ 20 ft), nó là kích thước của côngtenơ 20 ft tiêu chuẩn (20 ft x 8 ft x 8,5 ft hay 6 m x 2,4 m x 2,6 m). Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2006, mức phí này là 49 USD/TEU. Người ta có kế hoạch nâng mức phí này thành 54 USD vào ngày 1 tháng 5 năm 2007. Một tàu côngtenơ Panamax có thể chuyên chở tới 4.400 TEU. Mức phí miễn giảm được tính cho các tàu côngtenơ khi chở "đồ dằn"; nghĩa là khi không có hàng (không có hành khách hoặc hàng hóa).
Phần lớn các kiểu tàu khác thanh toán phí theo tấn ròng PC/UMS, trong đó một "tấn" trên thực tế là tương đương với dung tích 100 phút khối (2,8 m³). Vào năm 2006, mức phí này là 2,96 USD/tấn đối với 10.000 tấn đầu tiên, 2,90 USD/tấn cho 10.000 tấn kế tiếp và 2,85 USD/tấn cho các tấn sau đó. Giống như đối với tàu côngtenơ, mức phí miễn giảm được dành cho các tàu chuyên chở "đồ dằn".
Các tàu nhỏ được thu phí theo chiều dài của chúng. Vào năm 2006, các mức phí này là:
Độ dài tàu | Lệ phí |
---|---|
Tới 15,240 m (50 ft) | 500 USD |
Trên 15,240 m (50 ft) tới 24,384 m (80 ft) | 750 USD |
Trên 24,384 m (80 ft) tới 30,480 m (100 ft) | 1.000 USD |
Trên 30,480 m (100 ft) | 1.500 USD |
Quãng đường
Tuyến | Khoảng cách (hải lí) | |
Qua Panama | Vòng qua Nam Mĩ | |
New York đến San Francisco | 5263 | 13107 |
New York đến Vancouver | 6050 | 13907 |
New York đến Valparaíso | 1627 | 8337 |
Liverpool đến San Francisco | 7930 | 13507 |
New York đến Yokohama | 9700 | 13042 |
New York đến Sydney | 9692 | 13051 |
New York đến Thượng Hải | 10584 | 12321 |
New York đến Singapore | 8885 | 10141 |
Các vấn đề hiện tại
Hơn 90 năm kể từ khi mở cửa, kênh đào này vẫn tiếp tục thu được thành công lớn.Mặc dù hàng hải thế giới và kích thước của tàu thuyền cũng như chính chúng đã thay đổi vượt qua khả năng tiếp nhận kể từ khi kênh đào này được thiết kế, nhưng nó vẫn tiếp tục là đầu mối liên kết thiết yếu trong thương mại thế giới, chở nhiều hàng hóa hơn trước đây với chi phí giảm xuống. Tuy nhiên, kênh đào này cũng đối mặt với một số vấn đề tiềm tàng.Hiệu quả và bảo trì
Có một số e ngại rằng hiệu quả và sự bảo trì có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi người Mỹ rút đi; tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra, và hiệu quả của kênh đào dường như được cải thiện hơn dưới sự quản lý của Panama[18]. Canal Waters Time (CWT), là thời gian trung bình để tàu bè đi qua kênh đào, bao gồm cả thời gian chờ đợi, là một chỉ số quan trọng trong tính hiệu quả; mà theo như ACP thì CWT đang giảm xuống. Cùng lúc đó, tỷ lệ các tai nạn cũng ở mức thấp[19].Lượng hàng hóa nhập khẩu từ châu Á đang gia tăng mà trước đây được bốc xếp tại các cảng ven biển phía tây Hoa Kỳ thì ngày nay được chuyên chở thông qua kênh đào để về phía bờ biển phía đông[20]. Tổng lượng tàu quá cảnh trong năm tài chính 1999 là 14.336; giảm xuống 13.154 vào năm 2003, một phần là do các yếu tố kinh tế toàn cầu, nhưng đã tăng lên 14.194 năm 2006 (năm tài chính của kênh đào từ tháng 10 năm trước tới tháng 9 năm sau). Tuy nhiên, nó được kết hợp với sự gia tăng vững chắc trong kích thước trung bình của tàu và trong số lượng các tàu Panamax quá cảnh, vì thế tổng trọng tải qua kênh đào đã tăng đều từ 227,9 triệu tấn PC/UMS trong năm tài chính 1999 tới 296,0 triệu tấn vào năm 2006[21],[3]. Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của kích thước tàu đối với tần suất quá cảnh (ví dụ, các tàu lớn không có khả năng đi qua đường xẻ Gaillard), nhưng nó vẫn cho thấy một sự gia tăng tổng thể đáng kể trong sức chuyên chở của kênh đào, mặc dù tổng số quá cảnh giảm xuống. Kênh đào này đạt kỷ lục lưu thông vào ngày 13 tháng 3 năm 2006, khi có 1.070.023 tấn PC/UMS quá cảnh trong ngày[22], vượt qua kỷ lục cũ 1.005.551 tấn PC/UMS lập vào ngày 16 tháng 3 năm 2004.[23].
Cục quản lý kênh đào đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD để mở rộng và hiện đại hóa kênh đào, với mục tiêu tăng khả năng chuyên chở lên 20 %[24]. Cục quản lý kênh đào cũng đề cập tới một loạt các hoàn thiện chủ yếu, bao gồm mở rộng và uốn thẳng đường xẻ Gaillard để giảm các hạn chế đối với tàu thuyền đi ngang qua, nạo vét kênh dẫn lái tại hồ Gatún để làm giảm các hạn chế do bùn lắng và cải thiện việc cấp nước, cũng như việc nạo vét các lối vào kênh đào từ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Các công việc này được hỗ trợ bằng các tàu thuyền mới, như xà lan khoan mới hay các tàu nạo vét kiểu hút và sự gia tăng của đội tàu kéo lên 20%. Ngoài ra, các hoàn thiện cũng được thực hiện đối với máy móc vận hành kênh đào, bao gồm sự gia tăng và hoàn thiện của đội tàu hỏa kéo, thay thế trên 16 km đường ray của đoàn tàu hỏa kéo, cũng như các máy móc thiết bị kiểm soát âu thuyền mới. Các hoàn thiện cũng được thực hiện đối với hệ thống kiểm soát lưu thông để cho phép kiểm soát hiệu quả hơn đối với tàu thuyền trong kênh đào[25].
Việc rút đi của người Mỹ đã cho phép Panama bán lượng điện dư thừa được sản xuất từ các đập nước của kênh đào, điều mà trước đây chính quyền Hoa Kỳ ngăn cấm. Chỉ 25% lượng điện do các nhà máy thủy điện trong hệ thống kênh đào sản sinh ra đã đủ để vận hành kênh đào này.
Sức chuyên chở
Kênh đào hiện nay có thể chấp nhận giao thông tàu thuyền nhiều hơn so với khả năng mà những người xây dựng ra nó có thể mường tượng. Năm 1934, người ta ước tính rằng khả năng chuyên chở tối đa của nó là khoảng 80 triệu tấn một năm;[26] mà như đã biết, lưu thông của kênh đào này năm 2005 là khoảng 278,8 triệu tấn hàng hải.Dù cho các lợi ích được thực hiện là có hiệu quả, nhưng kênh đào này sẽ nhanh chóng đạt tới khả năng cực đại của nó. Một phức tạp bổ sung là tỷ lệ các quá cảnh tàu bè lớn (gần với kích thước Panamax) đang gia tăng vững chắc; điều này có thể tiếp tục làm giảm số lượng quá cảnh, thậm chí nếu như trọng tải hàng hóa vẫn tăng. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu kênh đào còn tiếp tục phục vụ cho nhu cầu hàng hải thế giới thì cần phải làm tăng khả năng chuyên chở của nó.
Cạnh tranh
Mặc dù có được ví trí đặc quyền đặc lợi trong nhiều năm, nhưng kênh đào vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đang gia tăng từ các nguồn khác. Mặc dù không rõ ràng, nhưng các suy đoán vẫn tiếp diễn về khả năng xây dựng kênh đào mới qua Mexico, Colombia hay Nicaragua có khả năng chấp nhận các tàu thuyền hậu Panamax, cũng như hai đề xuất tư nhân về việc xây dựng đường sắt nối các cảng ở hai bờ[cần dẫn nguồn].Các nhà phê bình cũng lên tiếng về sự e ngại của họ liên quan tới kế hoạch tăng mức lệ phí qua kênh đào, cho rằng kênh đào Suez có thể trở thành sự thay thế chấp nhận được cho hàng hóa có hành trình từ châu Á tới bờ biển phía đông Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhu cầu về kênh đào Panama vẫn tiếp tục tăng lên.
Tốc độ tan chảy của băng tại Bắc Băng Dương đang gia tăng cũng dẫn tới suy đoán rằng Hành lang Tây Bắc có thể trở thành chấp nhận được cho vận tải thương mại ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Hành trình này có thể tiết kiệm 9.300 km (5.800 dặm) trên lộ trình từ châu Á tới châu Âu khi so sánh với việc đi qua kênh đào Panama, có thể dẫn tới sự suy giảm một số lưu thông theo hành trình này. Tuy nhiên, hành trình như thế vẫn còn nhiều vấn đề đáng kể do băng, cũng như các vấn đề về lãnh thổ vẫn chưa giải quyết xong[27],[28].
Các vấn đề về nước
Một vấn đề đáng kể là sự suy giảm lượng nước trung bình của hồ Gatún, chủ yếu là do chặt phá rừng. 52 triệu galông nước ngọt từ hồ bị chảy ra biển qua các âu thuyền mỗi khi có tàu thuyền quá cảnh qua kênh đào;[17] và mặc dù tại đây có đủ lượng mưa hàng năm để bù đắp lại lượng nước mà kênh đào sử dụng trong năm, nhưng bản chất theo mùa của mưa có nghĩa là nước cần phải được tích trữ từ mùa mưa này cho tới mùa mưa sau. Mặc dù hồ Gatún có thể tích trữ một số trong lượng nước mưa này, nhưng các cánh rừng mưa đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lượng nước mưa này để sau đó giải phóng dần chúng với một tốc độ vừa phải vào hồ. Với việc suy giảm thảm thực vật, nước mưa nhanh chóng chảy qua các sườn núi không còn rừng vào hồ, mà từ đó lượng nước dư thừa phải tháo ra biển. Điều này dẫn tới sự sụt giảm lượng nước trong mùa khô, khi có tương đối ít nước chảy vào hồ. Việc chặt phá rừng cũng làm cho phù sa dễ bị xói mòn từ khu vực quanh hồ Gatún và lắng đọng dưới đáy hồ, làm giảm dung tích của nó.Tương lai
Với nhu cầu đang tăng lên, kênh đào vẫn là một đặc trưng đáng kể trong hàng hải thế giới trong tương lai có thể thấy trước. Tuy nhiên, các thay đổi trong các kiểu mẫu tàu thuyền; cụ thể là sự gia tăng của tàu hậu Panamax; sẽ dẫn tới sự cần thiết phải thay đổi kênh đào nếu nó vẫn muốn duy trì một thị phần đáng kể. Người ta tiên đoán rằng vào năm 2011, 37% lượng tàu côngtenơ của thế giới là quá to đối với kênh đào này như ở tình trạng hiện nay, và vì thế thất bại trong việc mở rộng kênh đào có thể làm mất đi một thị phần đáng kể. Khả năng chuyên chở tối đa mà kênh đào hiện tại có thể gánh vác được, với tính toán tới các công việc hoàn thiện tương đối nhỏ, được ước tính là khoảng 330 tới 340 triệu tấn PC/UMS một năm; người ta cũng dự đoán rằng khả năng chuyên chở này có thể đạt tới vào khoảng thời kỳ 2009-2012. Gần 50% tàu thuyền quá cảnh qua kênh đào đã sử dụng hết chiều rộng toàn phần của các âu thuyền[29].Một kế hoạch mở rộng tương tự như kế hoạch âu thuyền thứ ba năm 1939, để cho phép một lượng quá cảnh lớn hơn và khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn, đã được nghiên cứu xem xét một thời gian[30]. Ngày 4 tháng 4 năm 2006, BBC thông báo rằng kế hoạch mở rộng này đã được chính quyền Panama thông qua[31]. Đề nghị mở rộng kênh đào này đã được phê chuẩn tại cuộc trưng cầu dân ý với khoảng 80% người đồng ý vào ngày 22 tháng 10 năm 2006[32].
Dự án tổ hợp âu thuyền thứ ba
Các âu thuyền mới sẽ được hỗ trợ bằng các đường dẫn vào mới, bao gồm kênh dài 6,2 km (3,8 dặm) tại Miraflores từ âu thuyền tới đường xẻ Gaillard, men theo hồ Miraflores. Mỗi kênh này sẽ rộng 218 m (715 ft), là yêu cầu để các tàu hậu Panamax có thể lưu thông trên kênh theo một hướng trong một thời điểm. Đường xẻ Gaillard và kênh qua hồ Gatún sẽ được mở rộng tới không dưới 280 m (918 ft) trên các phần thẳng và không dưới 366 m (1.200 ft) trên các phần cong. Mực nước tối đa trong hồ Gatún sẽ được nâng lên từ độ cao tham chiếu 26,7 m (87,5 ft) thành 27,1 m (89 ft).
Mỗi bậc thang của âu thuyền sẽ kèm theo 9 bồn trũng tái sử dụng nước (3 bồn trên một khoang), mỗi bồn trũng này có kích thước rộng 70 m (230 ft), dài 430 m (1.410 ft) và sâu 5,50 m (18 ft). Các bồn trũng được nuôi nhờ trọng trường này sẽ cho phép 60% lượng nước đã sử dụng trong mỗi lần quá cảnh có thể được tái sử dụng; và như thế các âu thuyền mới sẽ sử dụng tiết kiệm hơn 7% lượng nước cho mỗi lần quá cảnh so với các âu thuyền đang có. Việc nạo vét sâu hồ Gatún cùng việc tăng mực nước tối đa của nó sẽ cung cấp một dung tích lưu trữ nước phụ trội thêm đáng kể. Các biện pháp này có ý định cho phép mở rộng kênh đào để hoạt động mà không cần xây dựng thêm các hồ chứa nước mới.
Chi phí ước tính cho dự án này là 5,25 tỷ USD. Dự án được thiết kế để cho phép sự gia tăng đã dự báo trước trong lưu thông từ 280 triệu tấn PC/UMS vào năm 2005 lên thành gần 510 triệu tấn PC/UMS vào năm 2025; kênh đào đã mở rộng sẽ có khả năng chuyên chở tối đa có thể chịu được là khoảng 600 triệu tấn PC/UMS một năm. Các mức lệ phí vẫn tiếp tục được tính toán dựa trên kích thước tàu và không phụ thuộc vào các âu thuyền được sử dụng.
Các âu thuyền mới được dự kiến sẽ mở cửa cho lưu thông vào năm 2015. Các âu thuyền hiện tại, sẽ là 100 năm tuổi vào thời gian đó, sẽ có cơ hội lớn hơn để bảo trì và được lập dự tính để tiếp tục hoạt động vô hạn định[29]. Một bài báo trong số ra tháng 2 năm 2007 của tạp chí Popular Mechanics đã miêu tả các kế hoạch cho kênh đào, tập trung vào các khía cạnh công nghệ của dự án mở rộng[33]. nha
Xem thêm
|
Tham khảo
- ^ The Americans in Panama, William R. Scott; Công ty xuất bản Statler, New York, NY, 1913
- ^ The Panama Canal, từ Global Perspectives
- ^ a ă Panama Canal Traffic — Fiscal Years 2002 – 2004, Panama Canal Authority
- ^ Historical Map & Chart Project from NOAA, including Panama Canal charts
- ^ Early Canal Plans, from the Panama Canal Authority
- ^ Darien Expedition — extensive background, including a detailed description, maps, lists of ships and people involved, and chronology
- ^ The French Canal Construction, from the Panama Canal Authority
- ^ The French Failure, from America's Triumph in Panama by Ralph E. Avery; L.W. Walter Company, Chicago, IL, 1913
- ^ American Canal Construction, from the Panama Canal Authority
- ^ A History of the Panama Canal: French and American Construction Efforts, Panama Canal Authority
- ^ Article on flooding of Alhajuela Lake in 2001, with pictures of Madden Dam.
- ^ Article on Mr. Richard Bilonick, who was the engineer in charge during the construction of the Madden Dam.
- ^ Enlarging the Panama Canal, Alden P. Armagnac, CZ Brats
- ^ Enlarging the Panama Canal for Bigger Battleships, notes from CZ Brats
- ^ The Martyrs of 1964, Eric Jackson
- ^ Maritime Operations — Tolls, Panama Canal Authority
- ^ a ă Panama Canal Authority FAQ
- ^ A Man, A Plan, A Canal: Panama Rises, Smithsonian Magazine, tháng 3 năm 2004
- ^ Tonnage Increases; Canal Waters Time and Accidents Drop, Panama Canal Authority, ngày 9 tháng 12 năm 2003
- ^ New York Port Hums Again, With Asian Trade, Eric Lipton, New York Times, 22 tháng 11, 2004
- ^ Annual Reports of the Panama Canal Authority
- ^ Panama Canal Breaks Two Records in Two Days, Panama Canal Authority, ngày 21 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2006.
- ^ Panama Canal Sets Historic Record in PC/UMS Tonnage, Panama Canal Authority, ngày 2 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2006
- ^ Transfer heavy on symbolism, light on change, Steve Nettleton, CNN Interactive
- ^ Modernization & Improvements, Panama Canal Authority
- ^ The Land Divided - A History of the Panama Canal and Other Isthmian Canal Projects, Gerstle Mack, 1944
- ^ Northwest Passage redux, Levon Sevunts; từ The Washington Times, ngày 12 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2006
- ^ Conservative Leader Harper Asserts Canada’s Arctic Claims, Michel Comte; từ DefenceNews.com. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2006
- ^ a ă Relevant Information on the Third Set of Locks Project, Panama Canal Authority, ngày 24 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2006
- ^ The Panama Canal, Business in Panama (bài viết về sự phát triển tương lai đang đề nghị của kênh đào)
- ^ Panama Canal set for $7.5bn revamp, Jane Monahan; BBC News, ngày 4 tháng 4 năm 2006.
- ^ Panama approves $5.25 billion canal expansion, MSNBC.com, ngày 22 tháng 10 năm 2006
- ^ The Panama Canal's Ultimate Upgrade, Brad Reagan. Popular Mechanics, tháng 2 năm 2007.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Kênh đào Panama |
- Panama Canal Sailing Guide trong CaptainWiki.Com
- Official website of the Panama Canal Authority — Has a simulation that shows how the canal works
- Canalmuseum — Panama Canal History, Documents, Photographs and Stories
- Canal Zone Brats — Comprehensive information on the canal and the zone
- History of the Canal Zone — including much canal information, from CZ Brats
- Latin Business Chronicle — Panama Canal: Chinese Control?
- Panama Canal Webcams
- Time Lapse Video of the Canal (created using one week of web cam footage).
- Slideshow of a ship passing through the Miraflores locks
- TeddyRoosevelt.com: The Man that Built the Panama Canal
- (tiếng Tây Ban Nha) Dr. Alonso Roy's short essays on Panama Canal History
- Judicial Watch, Inc. v. Panama Canal Commission case (archived)
- Satellite view in Google Maps
- Cruises Going to the Panama Canal
- General information regarding Panama Canal
- Structurae: Panama Canal
- Taking the waters in Panama Foreign Report, 22 tháng 8 năm 2006
- University of Washington Libraries Digital Collections -- Freshwater and Marine Image Bank -- Panama Canal An ongoing digital collection of images related to the Panama Canal.
Margaret Thatcher
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Margaret Thatcher Nam tước Thatcher, LG, OM, PC, FRS |
|
---|---|
Chức vụ
|
|
Nhiệm kỳ | 4 tháng 5 năm 1979 – 28 tháng 11 năm 1990 |
Tiền nhiệm | James Callaghan |
Kế nhiệm | John Major |
Khu vực | Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
Phó thủ tướng | William Whitelaw (1979–1988) Geoffrey Howe (1989–1990) |
Nhiệm kỳ | 11 tháng 2 năm 1975 – 4 tháng 5 năm 1979 |
Tiền nhiệm | Edward Heath |
Kế nhiệm | James Callaghan |
Nhiệm kỳ | 11 tháng 2 năm 1975 – 28 tháng 11 năm 1990 |
Tiền nhiệm | Edward Heath |
Kế nhiệm | John Major |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 6 năm 1970 – 4 tháng 3 năm 1974 |
Tiền nhiệm | Edward Short |
Kế nhiệm | Reginald Prentice |
Khu vực | Bộ Giáo dục Anh |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 10 năm 1959 – 9 tháng 4 năm 1992 |
Tiền nhiệm | John Crowder |
Kế nhiệm | Hartley Booth |
Khu vực | Quốc hội Anh |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Bảo thủ |
Sinh | 13 tháng 10, 1925 Grantham, Lincolnshire, Anh |
Mất | 8 tháng 4, 2013 (87 tuổi) Do đột quỵ The Ritz Hotel, Luân Đôn, Anh |
Học trường | Đại học Oxford City Law School |
Nghề nghiệp | Nhà hóa học Luật sư |
Dân tộc | Anh |
Tôn giáo | Giáo hội Anh Giám Lý |
Họ hàng | Cha: Alfred Roberts (18/4/1892-10/2/1970) Mẹ: Beatrice Ethel Stephenson (1888-1960) Chị: Muriel Roberts |
Chồng | Denis Thatcher 1951–2003 (qua đời) |
Con cái | Sinh đôi: Carol Thatcher (15 tháng 8 năm 1953 -) con gái Mark Thatcher (15 tháng 8 năm 1953 -) con trai |
Thatcher là thủ tướng phục vụ lâu nhất kể từ William Gladstone, cũng là người có thời gian liên tục dài nhất nắm giữ cương vị thủ tướng kể từ Lord Liverpool (đầu thế kỷ 19). Bà là phụ nữ duy nhất từng đảm nhiệm chức vụ thủ tướng và là lãnh tụ một chính đảng quan trọng tại Anh và, cùng với Margaret Beckett, là một trong hai phụ nữ từng nắm giữ một trong bốn chức vụ then chốt của quốc gia (thủ tướng, bộ trưởng tài chính, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng ngoại giao). Chắc chắn bà là một trong những chính trị gia quan trọng nhất trong lịch sử chính trị đương đại. Margaret Thatcher chiếm vị trí thứ 16 trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại, thực hiện bởi BBC năm 2002.[1][2]
Mục lục
Thiếu thời
Margaret Hilda Roberts chào đời tại thị trấn Grantham ở Lincolshire, miền đông Anh Quốc. Cha của bà, Alfred Roberts, làm chủ hai cửa hàng thực phẩm trong thị trấn,[3] đồng thời hoạt động tích cực trong chính trường địa phương (ông là nghị viên hội đồng thị trấn), cũng là một truyền đạo tình nguyện của giáo hội Giám Lý. Roberts xuất thân từ một gia đình có khuynh hướng tự do nhưng hoạt động chính trị theo khuynh hướng độc lập. Ông mất chức nghị viên năm 1952 sau khi Đảng Lao động chiếm đa số trong hội đồng thị trấn Grantham năm 1950.[4] Mẹ của Margaret là Beatrice Roberts nhũ danh Stephenson;[5] Margaret có một chị gái tên Muriel.[6] Hai chị em lớn lên trong căn hộ tầng trên của một trong hai cửa hàng.Thatcher được trưởng dưỡng trong nếp sống Giám Lý sùng tín và duy trì đức tin Cơ Đốc trong suốt cuộc đời của bà.[7] Margaret luôn tỏ ra xuất sắc trong học vấn. Bà theo học tại trường nữ (Kesteven),[8] năm 1944 học tại Trường Somerville thuộc Đại học Oxford chuyên ngành hóa.[3][9] Năm 1947, Margaret đậu bằng Cử nhân, ba năm sau bà nhận học vị Thạc sĩ.[3] Sau khi tốt nghiệp, bà đến Colchester ở Essex để nhận công việc nghiên cứu cho công ty BX Plastics.[10]
Sự nghiệp chính trị (1950 – 1970)
Trong các cuộc bầu cử năm 1950 và 1951, Margaret Roberts ra tranh cử tại hạt bầu cử Darford thách thức một dân biểu đương nhiệm thuộc Đảng Lao động,[3] cô là ứng cử viên trẻ nhất của Đảng Bảo thủ.[3][11] Khi đang hoạt động cho Đảng Bảo thủ tại Kent, cô gặp Sir Dennis Thatcher và kết hôn với ông năm 1951.[12] Denis là một doanh nhân giàu có đang điều hành một công ty của gia đình,[12] rồi trở thành một giám đốc điều hành trong công nghiệp dầu mỏ.[3] Dennis đồng ý tài trợ cho vợ theo học ngành luật.[13] Năm 1953, Margaret bắt đầu hành nghề luật chuyên về luật thuế.[3] Cũng trong năm ấy, hai người con sinh đôi của bà, Carol và Mark, chào đời.[14]Sau vài lần thất bại, năm 1959 Thatcher đắc cử vào Viện Thứ dân (Hạ viện).[15]
Chỉ hai năm sau, tháng 10 năm 1961, Margaret chiếm một vị trí trên hàng ghế đầu của Quốc hội trong cương vị Thư ký đặc trách Quỹ Hưu trí và Bảo hiểm Quốc gia,[9] Thatcher nắm giữ chức vụ này cho đến khi đảng Bảo thủ đánh mất quyền lực trong cuộc tuyển cử năm 1964.[3] Khi Sir Alec Douglas-Home từ nhiệm, Thatcher ủng hộ Edward Heath trong cuộc bầu phiếu chọn lãnh tụ đảng,[16] và được tưởng thưởng chức vụ phát ngôn nhân đảng Bảo thủ về Gia cư và Điền thổ. Trong cương vị này, Thatcher khôn khéo ủng hộ chủ trương bán nhà công cho người thuê mướn đang được tiến hành bởi người đồng viện, James Allason; động thái này khiến bà chiếm được cảm tình của cử tri trong các cuộc bầu cử kế tiếp.[17][18]
Nội các Heath
Khi đảng Bảo thủ dưới quyền lãnh đạo của Edward Heath chiến thắng trong kỳ bầu cử năm 1970, Thatcher trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học. Sau khi nhậm chức, vì bị áp lực phải cắt giảm ngân sách giáo dục, Thatcher phải dành ưu tiên cho mảng trí dục,[19] và ra lệnh ngưng chương trình cung cấp sữa miễn phí cho học sinh lứa tuổi từ 7-15.[20] Những tư liệu của nội các cho thấy, dù không đồng ý nhưng do trách nhiệm tập thể, bà phải làm theo ý của các bộ trưởng khác trong nội các. Quyết định này đã gây phẫn nộ trong công luận,[21] và mang đến cho bà biệt danh "Margaret Thatcher, Milk Snatcher" (Margaret Thatcher, Kẻ cướp sữa).[20] Bà viết trong nhật ký, "Tôi đã có một bài học đắt giá: Giơ đầu chịu báng mà chẳng được gì."[21] Thatcher cũng đã bảo vệ Viện đại học Mở khỏi bị đóng cửa. Bộ trưởng Tài chính muốn đóng cửa học viện này như là một phần trong kế hoạch cắt giảm ngân sách, phần khác là vì ông xem nó là một thủ thuật chính trị của cựu thủ tướng Harold Wilson. Song Thatcher tin rằng đây là một phương sách tương đối ít tốn kém để mở rộng giáo dục đại học; bà yêu cầu Viện đại học Mở mở rộng tuyển sinh cho người trưởng thành và học sinh đã bỏ học. Trong hồi ký, Thatcher kể rằng bà không ở trong số những người thân cận với Heath, vì vậy không có hoặc có rất ít ảnh hưởng trên các quyết định quan trọng của chính phủ bên ngoài khu vực thẩm quyền của bà.Sau thất bại của Đảng Bảo thủ vào tháng 1 năm 1974, Thatcher trở thành Bộ trưởng Môi trường của Nội các Đối lập (Shadow Environment Secretary).[9]
Lãnh tụ Khối Đối lập
Thatcher tin rằng chính phủ Heath không có khả năng kiểm soát chính sách tiền tệ, tức là đã mất phương hướng hành động. Sau khi đảng thất bại trong cuộc bầu cử năm 1974, Thatcher vận động thay đổi cương lĩnh đảng, liên kết với Sir Keith Joseph để thách thức quyền lãnh đạo của Heath, với lời hứa cho một sự khởi đầu mới.[22] Thatcher bất ngờ thắng Heath trong vòng bầu phiếu thứ nhất khiến Heath phải từ chức lãnh tụ đảng.[23] Trong vòng bầu phiếu thứ hai, bà đánh bại người kế nhiệm Heath, William Whitelaw, với số phiếu 146-79 để trở thành lãnh tụ đảng Bảo thủ từ ngày 11 tháng 2 năm 1975 và bổ nhiệm Whitelaw làm phó cho bà.[24] Heath tỏ ra cay đắng với Thatcher cho đến cuối đời vì cho rằng bà đã phản bội ông.[25]Thatcher bổ nhiệm nhiều người ủng hộ Heath vào Nội các Đối lập (Shadow Cabinet), và khi thành lập chính phủ bà mở rộng nội các cho nhiều khuynh hướng khác nhau của đảng Bảo thủ, nhất là trong giai đoạn từ năm 1976-1979 khi Thatcher giành quyền lãnh đạo từ vị trí của một người ngoại cuộc và có rất ít cơ sở hậu thuẫn bên trong đảng. Bà hành động một cách cẩn trọng để hướng đảng Bảo thủ theo nền kinh tế tiền tệ (monetarism). Bà đảo ngược lập trường của Heath trước đây ủng hộ việc thành lập chính quyền ủy thác ở Scotland.
Đảng Lao động gặp nhiều khó khăn khi xảy ra các cuộc tranh chấp công nghiệp, đình công, chỉ số thất nghiệp cao, và tình trạng tê liệt của các loại dịch vụ công trong "Mùa Đông Bất mãn" năm 1978-1979. Đảng Bảo thủ phổ biến nhiều biểu ngữ với nội dung "Đảng Lao động chẳng chịu làm gì cả" nhắm vào con số thất nghiệp tăng cao cũng như những quy định nghiêm nhặt trong thị trường lao động.[26] Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1 năm 1978, Thatcher đưa ra nhận xét, "người dân đang thực sự e ngại rằng đất nước này sẽ bị tràn ngập bởi những người đến từ một nền văn hóa khác".[27]
Chính phủ Lao động của James Callaghan sụp đổ sau biểu quyết bất tín nhiệm vào mùa xuân năm 1979. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1979, đảng Bảo thủ giành được thế đa số 144 ghế tại Viện Thứ dân, Margaret Thatcher trở thành phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Vương quốc Anh. Khi bước chân vào Dinh Thủ tướng ở số 10 đường Downing, bà trích dẫn lời của Francis thành Assisi:
“ | Nơi nào có bất hòa, chúng ta đem đến đó sự hòa thuận. Nơi nào có sai sót, chúng ta đem đến chân lý. Nơi nào có nghi ngờ, chúng ta đem đến đức tin. Và nơi nào có tuyệt vọng, chúng ta đem đến niềm hi vọng. | ” |
Thủ tướng Anh (1979-1990)
1979 – 1983
Ngày 4 tháng 5 năm 1979, Thatcher trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Anh với sự ủy nhiệm của cử tri nhằm đảo ngược tình trạng suy thoái kinh tế của đất nước cũng như thu nhỏ vai trò của nhà nước trong các chức trách về kinh tế.[28] Bực dọc vì một quan điểm phổ biến trong bộ máy hành chính cho rằng bộ máy này chỉ góp phần làm suy giảm ảnh hưởng của nước Anh kể từ thời Đế chế Anh, Thatcher muốn Anh Quốc khẳng định vị trí lãnh đạo của mình trong các vấn đề quốc tế. Thatcher là hình ảnh biểu trưng cho các chính trị gia cánh hữu hoạt động năng nổ trong Đảng Bảo thủ, với chủ trương phát triển tính độc lập cá nhân và hạn chế sự can thiệp của chính quyền.[28] Lập trường của Thatcher về kinh tế và chính trị tập chú vào việc giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước, mở rộng thị trường tự do, và phát triển doanh nghiệp. Bà cam kết chấm dứt điều bà cho là sự can thiệp thái quá của chính phủ vào nền kinh tế, và sẽ hành động để tư hữu hóa các doanh nghiệp quốc doanh, và bán nhà công cho người thuê mướn.[28] Triết lý sống của Thatcher có nhiều điểm tương đồng với Ronald Reagan, người đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1980 và, ở mức độ thấp hơn, với Brian Mulroney, người được bầu làm Thủ tướng Canada năm 1984. Đó là thời kỳ khuynh hướng bảo thủ có nhiều ảnh hưởng trong triết lý chính trị tại các quốc gia nói tiếng Anh. Suốt trong thời gian đảm trách chức vụ thủ tướng, hiếm khi bà ngủ quá bốn tiếng mỗi đêm.[29]Thatcher mở đầu chính sách kinh tế bằng cách nâng lãi suất nhằm kìm hãm mức gia tăng nguồn cung ứng tiền tệ, nhờ đó làm giảm mức lạm phát.[30] Bà thích sử dụng các biện pháp đánh thuế gián tiếp trên thuế lợi tức, và nâng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) lên đến 15%, gây khó khăn cho các doanh nghiệp – đặc biệt là khu vực sản xuất – chỉ số thất nghiệp vượt quá hai triệu, gấp đôi con số một triệu trong chính phủ Lao động tiền nhiệm.
Tháng 1 năm 1982, lạm phát giảm khiến lãi suất giảm theo. Nhưng chỉ số thất nghiệp tiếp tục tăng cao, đến con số 3,6 triệu người.[31] Năm 1983, sản lượng giảm 30% thấp hơn năm 1978.
Thuật từ "Chủ thuyết Thatcher" được dùng không chỉ để nói đến chính sách mà còn các khái niệm đạo đức và phong cách cá nhân của bà như sự nghiêm ngặt trong các chuẩn mực đạo đức, tinh thần quốc gia, quan tâm đến quyền lợi cá thể, và quyết đoán khi theo đuổi các mục tiêu chính trị.[28]
Quần đảo Falkland
Chính quyền quân sự đang cầm quyền tại Argentina muốn đảo ngược ảnh hưởng bất lợi của mình trong công luận do thiếu khả năng trong điều hành nền kinh tế của đất nước. Ngày 2 tháng 4 năm 1982, Argentina xâm chiếm Quần đảo Falkland.[32] Từ thập niên 1980, Argentina tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Trong vòng vài ngày, Thatcher ra lệnh gởi ngay một lực lượng đặc nhiệm của hải quân đến tái chiếm quần đảo.[32] Ngày 14 tháng 6, Argentina tuyên bố đầu hàng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong tiếp vận, và con số thương vong về phía Anh lên đến 258 binh sĩ thiệt mạng, chiến dịch quân sự của lực lượng đặc nhiệm được xem là thành công, đồng thời kích hoạt làn sóng ái quốc cuồng nhiệt giúp gia tăng sự ủng hộ của công chúng dành cho Thatcher vào thời điểm uy tín của bà xuống đến mức thấp nhất trong suốt thời gian làm thủ tướng.[33]Tổng tuyển cử năm 1983
"Yếu tố Falkland", cùng với sự xuất hiện những dấu hiệu phục hồi kinh tế trong đầu năm 1983 làm uy tín của Thatcher tăng cao.[33] Trong khi đó, Đảng Lao động bị phân hóa với những thách thức đến từ nhóm trung hữu.[33] Liên minh Tự do-SPD, thành lập do một thỏa ước giữa Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) và Đảng Tự do trở thành một thách thức mới.[34] Kết quả bầu cử tháng 6 năm 1983: Đảng Bảo thủ 42,4%, Đảng Lao động 27,6% và Liên minh chiếm 25,4% số phiếu bầu.[35] Mặc dù bị chia phiếu, và mất 1, 3% tổng số phiếu bầu nếu so với kết quả bầu cử của năm 1979, nhưng do Đảng Lao động còn thiệt hại nặng hơn (mất 9,3%), và do hệ thống bầu phiếu một đại diện cho mỗi đơn vị bầu cử, chiến thắng thuộc về Đảng Bảo thủ.[34] Chiến thắng áp đảo này đem về cho Đảng Bảo thủ thế đa số ở Quốc hội với 144 ghế ở Viện Thứ dân.[35]Năm 1983-1987
Mặc dù cam kết làm suy giảm quyền lực các nghiệp đoàn, không giống chính phủ Heath, Thatcher áp dụng chiến lược thay đổi tiệm tiến thay vì biện pháp ban hành các đạo luật. Một vài nghiệp đoàn bắt đầu tổ chức đình công nhằm bảo vệ quyền đại diện công nhân của họ, nhưng cuối cùng mọi nỗ lực của họ đều thất bại. Dần dà, các cải cách của Thatcher thành công trong nỗ lực giảm thiểu quyền lực và ảnh hưởng của các nghiệp đoàn hầu có thể ngăn cản sự tái bùng phát các cuộc đình công qui mô lớn.[36] Những biện pháp cải cách này, theo lời của Thatcher, là để dân chủ hóa các nghiệp đoàn và giao trả quyền lực về cho các thành viên.Theo nhận xét của BBC, Thatcher "hoạch định hủy diệt quyền lực của các nghiệp đoàn trong gần một thế hệ."[37]Sáng sớm ngày 12 tháng 10 năm 1984, một ngày trước sinh nhật thứ 59, Thatcher thoát khỏi một vụ đánh bom bởi Đạo quân Lâm thời Cộng hòa Ireland tại Grand Hotel ở Brighton, địa điểm tổ chức Đại hội Đảng Bảo thủ.[38] Năm người bị thiệt mạng, trong đó có vợ của một trong những nhân vật lãnh đạo đảng, John Wakeham, và Dân biểu Sir Anthony Berry. Một thành viên nội các, Norman Tebbit, bị thương, và vợ ông, Margaret, bị bại liệt. Vụ đánh bom có thể gây thương tích cho Thatcher nếu bà bước vào phòng tắm sớm hơn. Ngay sau đó Thatcher tuyên bố hội nghị sẽ được khai mạc đúng giờ vào ngày mai,[38] bà sẽ đọc diễn văn như đã định nhằm bày tỏ sự phản đối với những kẻ đánh bom. Quyết định này của Thatcher đã dấy lên sự ủng hộ rộng khắp trên chính trường.[39]
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thatcher ủng hộ chính sách răn đe (deterrence) của Ronald Reagan nhắm vào Liên Xô. Chủ trương này đi ngược lại chính sách lắng dịu (détente) mà phương Tây vẫn theo đuổi suốt thập niên 1970, gây ra sự chia rẽ với những quốc gia tiếp tục gắn kết với đường lối ngoại giao theo hướng cố làm lắng dịu tình hình giữa hai khối. Quyết định của Thatcher cho phép quân đội Mỹ bố trí hỏa tiễn cruise tại các căn cứ của Anh làm dấy lên những cuộc tụ họp phản kháng.[36]
Dù vậy, Thatcher là nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên đáp ứng thuận lợi trước sự kiện nhà lãnh đạo Liên Xô có chủ trương cải cách, Mikhail Gorbachev, lên cầm quyền, mô tả Gorbachev như là "một người chúng ta có thể cùng làm việc"[36] sau một lần hội kiến với nhà lãnh đạo Liên Xô năm 1984, ba tháng sau khi Gorbachev tiến đến đỉnh cao quyền lực. Động thái này kích hoạt một sự chuyển đổi trong thái độ của phương Tây trở lại chủ trương lắng dịu đối với Liên Xô. Tháng 11 năm năm 1988, Thatcher tuyên bố, "Không còn chiến trạnh lạnh nữa," chúng ta hiện có "một mối quan hệ rộng lớn hơn thời kỳ ấy."[40]
Có hai thành quả đáng kể trong chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ hai của Thatcher:
- Năm 1984, Thatcher đến thăm Trung Quốc và ký với Đặng Tiểu Bình bản tuyên bố chung Trung-Anh ngày 26 tháng 9, theo đó Trung Quốc sẽ trao cho Hồng Kông qui chế "Vùng Hành chính Đặc biệt" theo những điều kiện gọi là Một Quốc gia, Hai Chế độ. Trung Quốc cam kết giữ nguyên trạng các thể chế kinh tế của Hồng Kông trong năm mươi năm kể từ ngày bàn giao lãnh thổ này vào ngày 1 tháng 6 năm 1997.[41]
- Tháng 11 năm 1979, tại Hội đồng Châu Âu Dublin, Thatcher cho rằng nước Anh đóng góp nhiều hơn nhận từ Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Câu nói trứ danh của bà tại hội nghị thượng đỉnh này là "Chúng tôi không xin Cộng đồng hay bất cứ ai khác. Chúng tôi chỉ đòi họ phải trả lại tiền cho chúng tôi". Đòi hỏi này được đáp ứng tại Hội nghị Thượng đỉnh Fontainbleau năm 1984. EEC đồng ý về mức cắt giảm hằng năm cho Anh Quốc lên đến 66% chênh lệch giữa mức đóng góp và nhận từ Liên minh châu Âu.
1987 – 1990
Tiếp tục giành thắng lợi trong kỳ tổng tuyển cử năm 1987, nhờ sự bùng nổ trong phát triển kinh tế và do chống lại chủ trương của đảng Lao động đối lập ủng hộ việc giải giới đơn phương, Margaret Thatcher trở thành thủ tướng có thời gian tại chức dài nhất của Anh quốc kể từ Lord Liverpool (1812-1827), và là thủ tướng đầu tiên chiến thắng trong ba kỳ bầu cử liên tiếp kể từ Lord Palmerston năm 1865. Hầu hết những nhật báo ở Anh ủng hộ bà – ngoại trừ The Daily Mirror, The Guardian và The Independent – đều được tưởng thưởng bằng những buổi họp tường trình ngắn thực hiện bởi thư ký báo chí của thủ tướng Bernard Ingham.Tại Bruges, Bỉ, năm 1988, Thatcher đọc diễn văn chống lại những đề án của Cộng đồng Âu châu (EC) nhằm thiết lập cấu trúc liên bang và gia tăng quyền lực cho các cơ quan của cộng đồng.[42] Dù ủng hộ Anh Quốc gia nhập cộng đồng, Thatcher tin rằng vai trò của EC nên được giới hạn trong chức trách bảo đảm sự tự do thương mại và cạnh tranh hiệu quả, cũng như tỏ ý lo ngại về các qui định của EC nhằm đảo ngược những thay đổi bà đã thực hiện ở nước Anh. "Chúng ta không thể thu hẹp lãnh thổ nước Anh chỉ để nhìn thấy nó được sắp xếp lại trong khuôn khổ của Âu châu, với một siêu quốc gia hành xử quyền cai trị từ Brussels". Bà đặc biệt quan ngại đến chủ trương sử dụng một loại tiền tệ chung cho cả Liên minh châu Âu. Bài diễn văn gây ra nhiều ý kiến phản bác từ các nhà lãnh đạo Âu châu và lần đầu tiên phô bày tình trạng phân hóa bên trong đảng Bảo thủ về các vấn đề Âu châu.[3]
Năm 1989, uy tín của Thatcher lại sút giảm khi nền kinh tế bị thiệt hại do lãi suất được nâng cao để kìm hãm sự bùng nổ không bền vững trong phát triển kinh tế. Bà qui trách nhiệm cho Bộ trưởng Tài chính, Nigel Lawson, người đã theo đuổi chính sách kinh tế trong mục tiêu chuẩn bị cho việc sử dụng tiền tệ chung; trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Financial Times vào tháng 11 năm 1987, Thatcher nói rằng bà không được nghe báo cáo và cũng không ủng hộ chính sách này.
Trong một buổi họp trước hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Âu châu vào tháng 6 năm 1989, Lawson và Bộ trưởng Ngoại giao Geoffrey Howe ép Thatcher nên chấp nhận hoàn cảnh để gia nhập Hệ thống Hối suất, chuẩn bị cho việc phát hành đồng tiền chung châu Âu. Cả hai bộ trưởng tuyên bố sẽ từ chức nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Thatcher trả đũa bằng cách giáng chức Howe và quan tâm hơn đến những lời khuyên của cố vấn Sir Alan Walter về các vấn đề kinh tế. Tháng 10 năm 1989, Lawson từ chức.
Một trong những hành động của cuối cùng của Thatcher trong cương vị thủ tướng là gây áp lực lên Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush để gởi quân đến Trung Đông nhằm trục xuất quân đội của Saddam Hussein khỏi Kuwait với lời khuyên "đây không phải là lúc để chần chừ!".[43]
Thất sủng
Vụ "ám sát chính trị" Thatcher, theo những nhân chứng như Alan Clark, là một trong những giai đoạn ly kỳ nhất trong lịch sử chính trị Anh Quốc. Ý tưởng cho rằng vị thủ tướng lâu năm – bất khả chiến bại trong các cuộc thăm dò dư luận – bị loại khỏi quyền lực bởi một cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng xem ra là điều không tưởng. Thế nhưng, đến năm 1990, bắt đầu xuất hiện những bất bình đối với chính sách của Thatcher về thuế vụ ở cấp địa phương,[44] về những bất cập trong điều hành nền kinh tế (nhất là việc để lãi suất lên đến 15%, bào mòn sự ủng hộ dành cho bà trong giới doanh nhân), và sự phân hóa bên trong đảng Bảo thủ về lập trường hội nhập vào châu Âu[33] làm cho đảng cầm quyền càng dễ bị tổn thương.Ngày 1 tháng 11 năm 1990, Sir Geoffrey Howe, một trong những đồng minh lâu đời và kiên trung nhất của Thatcher, từ chức phó thủ tướng để phản kháng chính sách của bà về Âu châu.[45] Trong bài diễn văn từ chức đọc trước Viện Thứ dân, Howe cho rằng đã đến lúc "những người khác cần xét lại thái độ của mình đối với vấn đề trung thành", là điều mà ông đã phải suy nghĩ từ lâu.[45] Sau đó, một cựu thành viên nội các khác, Michael Heseltine, công khai thách thức quyền lãnh đạo đảng của Thatcher, thu hút sự ủng hộ đủ để vượt qua vòng bỏ phiếu đầu để tiến vào vòng hai.[3] Lúc đầu, Thatcher cho biết bà sẽ đi tiếp vòng hai, nhưng sau đó lại quyết định rút lui khỏi cuộc đua sau khi hỏi ý kiến các đồng sự trong nội các.[46] Ngày 22 tháng 11, trong bài diễn văn từ nhiệm, bà nói:
“ | Sau khi tham khảo ý kiến các đồng sự, tôi tin rằng sự đoàn kết của Đảng và triển vọng cho sự thành công trong kỳ tổng tuyển cử sắp tới sẽ được phục vụ tốt hơn nếu tôi rút lui để các đồng sự của tôi trong nội các có thể bầu chọn một nhà lãnh đạo mới. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người trong và ngoài nội các đã dành cho tôi nhiều sự hỗ trợ quí báu. | ” |
Sau khi từ chức (1990-2013)
Năm 1992, Margaret Thatcher trở nên thành viên Viện Quý tộc sau khi được ban tước quý tộc trọn đời (không có quyền thế tập), Nam tước Thatcher xứ Kesteven thuộc Hạt Lincolnshire.[48][49] Bà đọc nhiều bài diễn văn tại Viện Quý tộc đả kích Hiệp ước Maastricht,[48] miêu tả nó là "đã đi quá xa", tháng 6 năm 1993, bà nói với các nhà quý tộc "Tôi không bao giờ chịu ký một hiệp ước như thế".[50] Bà ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về hiệp ước, cho rằng người dân nên có tiếng nói về vấn đề này mặc dù đã có đến ba chính đảng ủng hộ hiệp ước.[51]Tháng 8 năm 1992, Thatcher kêu gọi NATO chặn đứng cuộc tấn công của người Serbia nhắm vào Gorazde và Sarajevo nhằm chấm dứt cuộc thanh trừng chủng tộc và bảo vệ quốc gia Bosina. Bà tuyên bố rằng những gì đang xảy ra ở Bosna là "một gợi nhớ đến những điều tồi tệ nhất của Đức Quốc Xã". Bà cảnh báo có thể xảy ra một sự kiện tương tự như vụ holocaust.[52]
Tháng 7 năm 1992, bà làm việc cho tập đoàn Philip Morris, nay là Nhóm Altria, trong cương vị "cố vấn địa-chính trị" với mức lương 250.000 USD mỗi năm, thêm vào đó là khoản đóng góp hằng năm 250.000 USD tập đoàn dành cho tổ chức của bà (Margaret Thatcher Foundation).
Từ năm 1993 đến 2000, Thatcher nhận lời làm Viện trưởng Đại học William và Mary, Virginia, Hoa Kỳ. Đây là trường đại học được thành lập năm 1693 bởi vương quyền Anh. Bà cũng là Viện trưởng Đại học Buckingham, viện đại học tư duy nhất tại Anh. Bà rời bỏ chức vụ này năm 1998.
Margaret Thatcher viết hai cuốn hồi ký, The Path to Power (Đường đến Quyền lực), và The Downing Street Years (Những năm làm Thủ tướng). Năm 1993, cuốn The Downing Street Years được đưa lên một chương trình truyền hình của đài BBC, bà miêu tả cuộc nổi dậy của nội các nhằm lật đổ bà là "một sự phản bội với nụ cười trên môi".
Năm 2002, Thatcher cho ấn hành tác phẩm Statecraft: Strategies for a Changing World (Nghệ thuật Chính trị: Chiến lược cho một Thế giới đang Thay đổi), trình bày chi tiết những suy nghĩ của bà về các mối quan hệ quốc tế kể từ lúc bà từ chức năm 1990. Những chương bà viết về Liên minh Âu châu gây nhiều tranh cãi; bà kêu gọi tái đàm phán về quyền thành viên của Anh nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước, nếu thất bại, thì Anh Quốc nên rời bỏ tổ chức này mà gia nhập NAFTA.
Ngày 26 tháng 6 năm 2003, Sir Dennis Thatcher qua đời. Tang lễ cử hành tại Bệnh viện Hoàng gia ở Chelsea vào ngày 3 tháng 7 với sự hiện diện của Thatcher cùng các con Mark và Carol.[53] Thatcher nói về chồng, “Làm thủ tướng là một công việc cô độc… Nhưng với Denis tôi không bao giờ cô đơn. Một người đàn ông tuyệt vời. Một người chồng tuyệt vời. Một người bạn tuyệt vời.[54]
Năm sau, ngày 11 tháng 6 năm 2004, Thatcher đến Hoa Kỳ để tham dự tang lễ của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, một trong những người bạn thân nhất của bà, tại Đại Giáo đường Quốc gia (National Cathedral) ở Washington, D.C.. Thatcher đọc điếu văn qua một băng video do những khuyết tật bà mắc phải sau vài lần đột quỵ nhẹ.[55]
Tháng 12 năm 2004, người ta thuật lại rằng Thatcher đã gặp gỡ riêng với các nghị sĩ đảng Bảo thủ, cho biết bà chống lại kế hoạch của chính phủ Anh giới thiệu việc sử dụng chứng minh nhân dân (identity card). Bà gọi nó là "ý tưởng của người Đức, hoàn toàn xa lạ với đất nước này".
Ngày 13 tháng 10 năm 2005, Thatcher tổ chức sinh nhật thứ 80 tại khách sạn Mandarin Oriental ở Hyde Park, khách mời gồm có Nữ hoàng, Công tước xứ Edinburgh, và Tony Blair.[56] Geoffrey Howe, nay là Lord Howe xứ Aberavon, nhận xét về sự nghiệp chính trị của Thatcher: "Chiến thắng thật sự của bà không chỉ là làm thay đổi một hoặc hai chính đảng, nhưng chính là Chủ thuyết Thatcher, để ngay cả khi đảng Lao động trở lại cầm quyền, chủ thuyết này vẫn được mọi người thừa nhận là không thể đảo ngược được".[57]
Bệnh tật và từ trần
Thatcher bị bệnh suốt nhiều năm trước khi mất[58]. Ngày 21 tháng 12 năm 2012, bà đã tiến hành phẫu thuật để loại bỏ một khối u từ bàng quang của mình [59]. Bà qua đời ngày 8 tháng 4 năm 2013, sau một cơn đột quỵ. Lord Bell, người phát ngôn của Thatcher, xác nhận cái chết của bà vào lúc 12:52 PM (UTC) bằng thông cáo báo chí.[60]Phản ứng của công luận
Phát ngôn viên của điện Buckingham cho biết: "Nữ hoàng rất lấy làm tiếc khi nghe tin về cái chết của Baroness Thatcher. Nữ hoàng sẽ gửi điện chia buồn với gia đình."[58]David Cameron, Thủ tướng Anh, cho biết: "Đây quả là một nỗi đau buồn sâu sắc mà tôi nhận được từ cái chết của bà Thatcher. Chúng ta đã mất đi một nhà lãnh đạo tuyệt vời, một thủ tướng tuyệt vời và một người Anh vĩ đại."[58]
Ngược lại, tại nhiều nơi, tin bà qua đời đã khiến nhiều người công khai ăn mừng trên đường phố.[61][62][63][64][65] Việc này diễn ra tại những nơi như Glasgow, Brixton, Liverpool, Bristol, Leeds, Belfast, Cardiff và nhiều nơi khác, mặc dù gặp chống đối từ chính quyền địa phương.[66][67][68]
Xem thêm
Tham khảo
Sách
- Statecraft: Strategies for Changing World by Margaret Thatcher (HarperCollins, 2002) ISBN 0-06-019973-3
- The Collected Speeches of Margaret Thatcher by Margaret Thatcher (HarperCollins, 1999) ISBN 0-06-018734-4
- The Collected Speeches of Margaret Thatcher by Margaret Thatcher, Robin Harris (editor) (HarperCollins, 1997) ISBN 0-00-255703-7
- The Path to Power by Margaret Thatcher (HarperCollins, 1995) ISBN 0-00-255050-4
- The Downing Street Years by Margaret Thatcher (HarperCollins, 1993) ISBN 0-00-255354-6
Tiểu sử
- The Anatomy of Thatcherism by Shirley Robin Letwin (Flamingo, 1992) ISBN 0-00-686243-8
- Margaret Thatcher; Volume One: The Grocer's Daughter by John Campbell (Pimlico, 2000) ISBN 0-7126-7418-7
- Margaret Thatcher; Volume Two: The Iron Lady by John Campbell (Pimlico, 2003) ISBN 0-7126-6781-4
- Memories of Maggie Edited by Iain Dale (Politicos, 2000) ISBN 1-902301-51-X
- Britain Under Thatcher by Anthony Seldon & Daniel Collings (Longman, 1999) ISBN 0-582-31714-2
- Thatcher for Beginners by Peter Pugh and Paul Flint (Icon Books, 1997) ISBN 1-874166-53-6
- One of Us: Life of Margaret Thatcher by Hugo Young (Macmillan, 1989) ISBN 0-333-34439-1
- The Iron Lady: A Biography of Margaret Thatcher by Hugo Young (Farrar Straus & Giroux, 1989) ISBN 0-374-22651-2
- Margaret, daughter of Beatrice by Leo Abse (Jonathan Cape, 1989) ISBN 0-224-02726-3
- Mrs. Thatcher's Revolution: Ending of the Socialist Era by Peter Jenkins (Jonathan Cape, 1987) ISBN 0-224-02516-3
- The Thatcher Phenomenon by Hugo Young (BBC, 1986) ISBN 0-563-20472-9
Hồi ký
- Conflict of Loyalty by Geoffrey Howe (Macmillan, 1994)
- The View from No. 11: Memoirs of a Tory Radical by Nigel Lawson (Bantam, 1992)
- The Autobiography by John Major (HarperCollins, 1999)
- Right at the Centre by Cecil Parkinson (Weidenfeld & Nicolson, 1992)
- 'My Style of Government': The Thatcher Years by Nicholas Ridley (Hutchinson, 1991) ISBN 0-09-175051-2
- Upwardly Mobile by Norman Tebbit (Weidenfeld & Nicolson, 1988)
Đọc thêm
- Những đỉnh cao chỉ huy: Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới (Commanding Heights: The Battle for the World Economy), Daniel Yergin & Joseph Stanislaw, Nhà xuất bản Tri Thức, 2006
Chú thích
- ^ The complete list of the top 100 in alphabetical order BBC, 21/8/2002
- ^ BBC TWO reveals the ten greatest Britons of all time BBC, 19/10/2002
- ^ a ă â b c d đ e ê g “Biography”. Margaret Thatcher Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2007.
- ^ Beckett, Clare (2006), p. 8
- ^ Beckett, Clare (2006), p. 1
- ^ “Births England and Wales 1837-1983”.
- ^ “Excerpts from a speech in which Thatcher discusses her Christian faith in relation to her politics”. Modern History Sourcebook. August năm 1997. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007.
- ^ Beckett, Clare (2006), p. 5
- ^ a ă â “Brief chronology 1925-90”. Margaret Thatcher Foundation. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2008.
- ^ Beckett, Clare (2006), p. 17
- ^ Beckett, Clare (2006), p. 23
- ^ a ă “Sir Denis Thatcher Bt”. The Independent. 23 tháng 6 năm 2003. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2007.
- ^ Beckett, Clare (2006), p. 25
- ^ Beckett, Clare (2006), p. 26
- ^ Beckett, Clare (2006), p. 27 See also: London Gazette: số 41842, tr. 6433, 13 tháng 10 năm 1959. Truy cập 2008-02-28.
- ^ Wapshott, Nicholas (2007), p. 63
- ^ Wapshott, Nicholas (2007), p. 64
- ^ The Hot Seat, James Allason, Blackthorn, London 2006
- ^ Reitan, E.A. (2003), p. 14
- ^ a ă Wapshott, Nicholas (2007), p. 76
- ^ a ă Reitan, E.A. (2003), p. 15
- ^ Reitan, E.A. (2003), p. 16
- ^ “Thatcher leads tributes to Sir Edward Heath”. The Times of London. 18 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008. Đã bỏ qua văn bản “Naughton, Philippe” (trợ giúp)
- ^ “Press Conference after winning Conservative leadership (Grand Committee Room)”. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
- ^ Weinraub, Bernard (25 tháng 7 năm 1988). “For British Tories, a Private Feud Goes Public”. The New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Tory Party Poster”.
- ^ Interview for Granada TV with journalist Gordon Burns (27 tháng 1 năm 1978), TV Interview for Granada World in Action ("rather swamped"), Margaret Thatcher Foundation. Truy cập 5 tháng 1 năm 2008.
- ^ a ă â b “Margaret Thatcher”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Gene determines sleep demands”. BBC. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
- ^ Whitely, Paul (1986). Political Control of the Macroeconomy. SAGE Publications Ltd, London
- ^ “Consumer Price Inflation: 1947 to 2004”. Office for National Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
- ^ a ă “Falklands/Malvinas War”. GlobalSecurity.org. 27 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ a ă â b “Margaret Thatcher”. MSN Encarta. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ a ă Whyte, Nicholas (4 tháng 11 năm 2001). “Westminster election, 11 tháng 6 năm 1983”. ARK. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ a ă “1983 General election results summary”. UKPolitical.info. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ a ă â “Margaret Thatcher”. CNN. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ Wilenius, Paul (5 tháng 3 năm 2004). “Enemies within: Thatcher and the unions”. BBC. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ a ă “1984: Tory Cabinet in Brighton bomb blast”. BBC. 12 tháng 10 năm 1984. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008.
- ^ Thatcher, Margaret (1993) pp. 379-383
- ^ “Gorbachev Policy Has Ended The Cold War, Thatcher Says”. Associated Press (The New York Times). 18 tháng 11 năm 1988. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2008.
- ^ Buckley, Roger(1997). Hong Kong: The Road to 1997. Cambridge University Press. ISBN 0521469791
- ^ “Speech to the College of Europe ("The Bruges Speech")”. Margaret Thatcher Foundation. 20 tháng 9 năm 1988. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Gulf War: Bush-Thatcher phone conversation (no time to go wobbly)”. Margaret Thatcher Foundation. 26 tháng 8 năm 1990. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ “1990: Violence flares in poll tax demonstration”. BBC News. 31 tháng 3 năm 1990.
- ^ a ă “1990: Howe resigns over Europe policy”. BBC. 1 tháng 11 năm 1990. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ Whitney, Craig R (23 tháng 11 năm 1990). “Change in Britain; Thatcher Says She'll Quit; 11 1/2 Years as Prime Minister Ended by Party Challenge”. The New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ “UK Politics: Major attacks 'warrior' Thatcher”. BBC. 3 tháng 10 năm 1999. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ a ă “1992: Thatcher takes her place in Lords”. BBC. 30 tháng 6 năm 1992. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ LondonGazette số 52943, ngày 5-06-1992. Truy cập: 2008-02-28
- ^ “House of Lords European Communities (Amendment) Bill Speech”. Margaret Thatcher Foundation. 7 tháng 6 năm 1993. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2007.
- ^ “House of Commons European Community debate”. Margaret Thatcher Foundation. 20 tháng 11 năm 1991. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2007.
- ^ Thatcher, Margaret (6 tháng 8 năm 1992). “Stop the Excuses. Help Bosnia Now”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Baroness Thatcher attending funeral of Sir Denis Thatcher”. The Independent. 4 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Margaret Thatcher 1979-90 Conservative”. 10 Downing Street. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Thatcher's final visit to Reagan”. BBC. 10 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ “Thatcher marks 80th with a speech”. BBC. 13 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ “Birthday tributes to Thatcher”. BBC. 13 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2008.
- ^ a ă â BBC News - Ex-Prime Minister Baroness Thatcher dies, aged 87
- ^ BBC News - Margaret Thatcher recovering from operation
- ^ “Margaret Thatcher, former British prime minister, dead at 87”. The Washington post. 08 tháng 04 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
- ^ Paul Cockerton (9 tháng 4 năm 2013). “Margaret Thatcher dead: Street parties held across the UK to mark passing of PM”. Daily Mirror.
- ^ Sam Casey (9 tháng 4 năm 2013). “Leeds street party celebrates Thatcher death”. Yorkshire Evening Post.
- ^ Alex Stevenson (9 tháng 4 năm 2013). “Video: Police move in as Brixton celebrates Thatcher's death”. politics.co.uk.
- ^ “The flames of hatred: 30 years of loathing for Baroness Thatcher explodes in celebrations of her death. Will funeral now be targeted?”. Daily Mail. 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ “No UK taboo: Unlike in America, some Britons happy to publicly celebrate former leader’s death”. Washington Post. Associated Press. 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Council response to social media comments about Baroness Thatcher and George Square”. 4 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Scores gather in Glasgow for 'party' to mark Thatcher's death”. 7 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Glasgow City Council criticises George Square Thatcher 'party'”. 8 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Margaret Thatcher |
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
Wikisource có văn bản gốc Anh ngữ liên quan với bài: |
- Margaret Thatcher Foundation
- Margaret Thatcher trên Internet Movie Database
- Các công trình liên quan hoặc của Margaret Thatcher trên các thư viện của thư mục (WorldCat)
- Thêm tin tức và bình luận về Margaret Thatcher trên The Guardian
- Thêm tin tức và bình luận về Margaret Thatcher trên The New York Times
- Margaret Thatcher trên Find a Grave
- Archival material relating to Margaret Thatcher listed at the UK National Archives
- Thatcher's legacy: 25 years on
- Margaret Thatcher Chronology World History Database
- The Thatcher Era — written on the tenth anniversary of her resignation — 22 November 2000
- The George H. W. Bush Library 22 November 1990, President George H. W. Bush talks about Thatcher resignation
- On This Day 22 November – New York Times marks Thatcher's resignation
- Harold Hill: A People's History — Buying into the Iron Lady's Dream
- Margaret Thatcher quotes
- Biography resources dedicated to Margaret Thatcher
- Bruges Group — A think tank inspired by Margaret Thatcher's Bruges speech in tháng 9 năm 1988
- Margaret Thatcher Center for Freedom — A public policy center dedicated to advancing the ideas of Margaret Thatcher
|
Cảnh báo: Từ khóa xếp mặc định “Thatcher, Margaget” ghi đè từ khóa trước, “Thatcher, Margaret”.
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment