CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày "người Ấn Độ đến" tại Trinidad và Tobago. Năm 1431 – Chiến tranh Trăm Năm: Jeanne d'Arc (hình) bị người Anh thi hành án tử hình bằng cách hỏa thiêu tại Rouen, Pháp. Năm 1854 – Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Pierce ký thành luật Đạo luật Kansas–Nebraska, thành lập hai lãnh thổ Kansas và Nebraska. Năm 1974 – Máy bay chở khách Airbus A300 phục vụ lần đầu tiên trên đường bay của Air France. Năm 1989 – Sự kiện Thiên An Môn: Các sinh viên biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn bỏ màn che tượng "Nữ thần Dân chủ".
Jeanne d'Arc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jeanne d'Arc | |
---|---|
Tượng thánh Jeanne d'Arc trong Nhà thờ Đức Bà Paris |
|
Tiểu sử | |
Biệt danh | Cô gái Orléans |
Sinh | Domrémy, Pháp |
Mất | Rouen, Pháp |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Vương quốc Pháp |
Năm tại ngũ | 1428 - 1430 |
Tham chiến | Chiến tranh Trăm năm |
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở phía đông nước Pháp, cô chỉ huy quân Pháp giành được một số chiến thắng quan trọng trong cuộc Chiến tranh trăm năm. Cô cho biết mình được thiên khải dẫn dắt giúp giải phóng nước Pháp đánh bại quân Anh, và như vậy gián tiếp đưa Charles VII lên ngôi. Cô bị người Anh bắt giữ, bị tòa án giáo hội xét xử, bị kết tội là phù thủy và bị hỏa thiêu khi chỉ 19 tuổi. Sự nghiệp của cô như vậy chỉ gói gọn trong hai năm cuối đời, một năm chiến đấu và một năm bị cầm tù. Hai mươi bốn năm sau, Giáo hoàng cho tra xét lại vụ án, và tuyên bố cô vô tội, rồi phong cô là một người tử vì đạo. Cô được ban phúc lành năm 1909, rồi đến năm 1920 được phong thánh.[1]
Jeanne chứng thực là cô nhận được mặc khải từ Chúa muốn cô giải phóng quê hương mình từ ách thống trị của người Anh trong cuộc Chiến tranh trăm năm. Vua Charles VII của Pháp, khi đó còn chưa lên ngôi, gửi cô cùng một đoàn quân đến đánh giải vây cho thành Orléans. Cô trở nên nổi bật sau khi vượt qua được thái độ coi thường của các chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, và phá vây chỉ trong vòng chín ngày. Một loạt chiến thắng chóng vánh khác mở đường cho việc Charles VII đăng quang tại Reims.
Jeanne d'Arc tiếp tục là một hình tượng quan trọng trong nền văn minh phương Tây. Kể từ thời Napoléon cho tới thời hiện đại, các nhà chính trị Pháp thuộc tất cả các nhóm chính kiến tiếp tục gợi đến hình ảnh cô. Trong số các nhà văn và nhà soạn nhạc viết các tác phẩm về cô có thể kể đến Shakespeare, Voltaire, Schiller, Verdi, Tchaikovsky, Twain, và Shaw. Hình tượng cô tiếp tục được sử dụng trong phim ảnh, truyền thông, ca nhạc, múa hát và trò chơi điện tử.
Mục lục
Nước Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm năm
Vào thời Jeanne d'Arc, nước Pháp đang trong tình trạng thê thảm. Cuộc chiến tranh trăm năm bắt đầu từ năm 1337 khi cuộc tranh cãi về quyền thừa kế ngai vàng nước Pháp nổ ra, xen lẫn với các giai đoạn tương đối yên bình. Gần như tất cả các cuộc giao tranh đều diễn ra trên nước Pháp. Người Anh sử dụng chiến thuật chevauchée, tức chiến thuật dùng các cánh quân kỵ binh nhỏ đột kích, đốt phá, tàn sát để tàn phá nước Pháp. Dân số Pháp chưa kịp hồi phục sau nạn Đại dịch hạch từ thế kỷ trước, thương mại bị cắt đứt khỏi thị trường nước ngoài. Người Anh lúc đó đã gần như đạt được mục tiêu của mình nhằm thiết lập một hệ thống lưỡng đầu chế, dưới quyền điều khiển của người Anh, ngược lại quân Pháp chưa bao giờ giành được một chiến thắng đáng kể nào trong suốt cả một thế hệ. Theo lời sử gia DeVries, "vương quốc Pháp không còn đáng là cái bóng của chính nó ở thế kỷ mười ba."[2]Vị vua trị vì nước Pháp khi Joan ra đời là Charles VI, thỉnh thoảng lại lên cơn điên, nên không thể trị vì được. Em trai nhà vua, Công tước Louis xứ Orléans và em họ vua Jean sans Peur, Công tước xứ Burgundy, tranh giành ngôi nhiếp chính nước Pháp và quyền bảo trợ cho con cái nhà vua. Cuộc tranh giành này dẫn tới việc họ buộc tội Hoàng hậu Isabeau xứ Bavaria ngoại tình, và bắt cóc con cái nhà vua. Đỉnh điểm của cuộc xung đột diễn ra khi Công tước xứ Burgundy hạ lệnh cho người ám sát Công tước xứ Orléans năm 1407.
Những người ủng hộ hai phe này được gọi là phe Armagnac và phe Burgundy. Lợi dụng tình hình rối ren, vua Anh là Henry V xâm lược Pháp rồi chiến thắng oanh liệt trong trận Agincourt năm 1415, đánh chiếm các thành phố ở miền bắc nước Pháp.[3] Vị vua tương lai của nước Pháp, Charles VII, thụ phong Dauphin khi mới 14 tuổi, vì cả bốn anh trai của ông đều đã qua đời trước đó.[4] Hành động quan trọng đầu tiên của ông là ký hiệp ước hòa bình với phe Burgundy năm 1419. Nhưng nỗ lực này thất bại khi những người ủng hộ phe Armagnac ám sát John Dũng cảm trong buổi triều kiến, dù Charles đã hứa bảo đảm an toàn cho ông. Vị công tước mới xứ Burgundy, Philippe le Bon, buộc Charles phải chịu trách nhiệm cho sự phản trắc này và liên minh với người Anh, với kết quả là một phần lớn lãnh thổ của Pháp bị người Anh chiếm mất.[5]
Năm 1420, Hoàng hậu Isabeau xứ Bavaria ký Hiệp ước Troyes, theo đó vua Henry V nước Anh và con cháu của ông được kế vị ngai vàng nước Pháp, thay cho con trai bà là Charles. Thỏa thuận này làm sống lại lời đồn đại là bà có quan hệ tình ái với vị Công tước xứ Orléans đã mất, và khiến người ta nghi ngờ vị Thái tử "Dauphin" là con hoang, chứ không phải con nhà vua.[6] Henry V và Charles VI chết chỉ cách nhau hai tháng năm 1422, để lại một đứa con nhỏ, Henry VI của Anh, vua trên danh nghĩa của cả hai vương quốc. Em trai Henry V, John xứ Lancaster, Quận công Bedford đệ nhất làm nhiếp chính.[7]
Kể từ năm 1429, gần như toàn bộ miền bắc nước Pháp và một số vùng ở vùng tây nam bị ngoại bang chiếm đóng. Người Anh cai quản Paris, trong khi người Burgundy giữ Reims. Thành phố này rất quan trọng, vì nó theo truyền thống là nơi đăng quang của nhà vua, đặc biệt khi cả hai nhân vật tranh giành ngai vàng nước Pháp đều chưa được tôn lên làm vua. Người Anh lúc đó đang tiến hành cuộc vây hãm Orléans, thành phố duy nhất ở phía bắc sông Loire còn trung thành với triều đình Pháp. Nó có vị trí chiến lược án ngữ dòng sông, là lá chắn cho trung tâm nước Pháp. Theo lời các sử gia hiện đại, "số mệnh vương quốc treo trên Orléans."[8] Không ai tin tưởng thành phố có thể kháng cự trong một thời gian dài được.[9]
Cuộc đời và sự nghiệp
Joan là con ông Jacques d'Arc và bà Isabelle Romée[10] tại Domrémy, một làng khi đó thuộc lãnh địa quận công xứ Bar (về sau nhập vào tỉnh Lorraine và đổi thành Domrémy-la-Pucelle).[11] Cha mẹ cô sở hữu 50 mẫu đất (0.2 km2), và để thêm thu nhập cha cô còn làm viên chức thu thuế trong làng, cũng như chỉ huy đội dân quân.[12] Họ sống tại một vùng đất hẻo lánh thuộc vùng đông bắc còn trung thành với triều đình Pháp, dù nằm lọt thỏm trong lãnh địa của phe Burgundy. Khi cô còn nhỏ, thỉnh thoảng làng của cô bị đột kích và đốt phá.Joan cho biết cô 19 tuổi khi phiên tòa xử cô diễn ra, như vậy cô sinh năm 1412; cô sau này cho biết cô nhận được thiên khải đầu tiên vào khoảng năm 1424 lúc 12 tuổi, khi đó cô đang ở ngoài đồng một mình thì nghe thấy tiếng nói (của thiên sứ). Cô thuật lại là đã òa lên khóc khi họ biến mất vì họ quá sức đẹp đẽ. Cô cho biết Tổng thiên sứ Michael, nữ Thánh Catherine xứ Alexandria, và nữ Thánh Đồng trinh Margaret truyền cho cô đánh đuổi người Anh và đưa Dauphin đến Reims để lên ngôi vua.[13]
Khi 16 tuổi, cô nhờ một người họ hàng, Durand Lassois, đưa cô đến Vaucouleurs để thỉnh cầu chỉ huy đơn vị quân đóng tại đó là Bá tước Robert de Baudricourt cho phép tiếp kiến triều đình Pháp tại Chinon. Bá tước Baudricourt chế giễu cô, nhưng không làm cô nhụt chí.[14] Tới tháng 1, cô lại trở lại, và lần này được hai nhân vật quan trọng ủng hộ Jean de Metz và Bertrand de Poulengy.[15] Nhờ được họ bảo trợ, cô được gặp Bá tước lần thứ hai, và tiên đoán hết sức chính xác về việc quân Pháp thất trận Herrings gần Orléans.[16]
Thành công
Robert de Baudricourt cấp một toán quân bảo vệ cô đến Chinon, sau khi nhận được tin tức từ mặt trận xác nhận lời tiên đoán của cô trước đó. Cô băng qua lãnh địa của phe đối nghịch Burgundy bằng cách ăn mặc giả trai.[17] Tới triều đình, cô gây ấn tượng trong buổi hội đàm kín đến mức Charles VII phải hết sức kinh ngạc. Ông sau đó cho người thẩm tra lý lịch và giáo lý cô tại Poitiers. Cùng lúc đó, mẹ vợ Charles là Yolande xứ Aragon bỏ tiền ra chuẩn bị một đạo quân cứu viện Orléans. Joan thỉnh cầu được gia nhập đoàn quân và vũ trang như một hiệp sỹ, với áo giáp trắng, ngựa, cờ, thị đồng đều do người ta quyên góp. Sử gia Stephen W. Richey cho biết cô là niềm hy vọng duy nhất của cả một vương triều sắp sụp đổ:“ | Sau bao năm thua hết trận này đến trận khác, các lãnh đạo quân sự và dân sự của Pháp đã mất hết tinh thần và uy tín. Lúc mà Dauphin Charles chấp thuận đề nghị khẩn thiết của Joan được phép vũ trang và chỉ huy quân đội, ông hẳn hiểu rằng tất cả mọi phương sách thông thường và hợp lý khác đều đã thất bại. Chỉ có một vương triều ở thế tuyệt vọng cùng cực mới lắng nghe một cô thôn nữ thất học tự xưng mình là sứ giả của Thượng Đế truyền cho mình lãnh đạo quân đội để giành chiến thắng.[18] | ” |
"Hỡi Nhà vua nước Anh, và ngươi, Quận công Bedford, người tự xưng là nhiếp chính nước Pháp... hãy trả món nợ của các người cho Thượng Đế; trả lại cho người Thiếu nữ, chìa khóa tất cả các thành phố Pháp tươi đẹp mà các người đã xâm phạm." |
Thư gửi cho người Anh, tháng3-4 năm 1429; Quicherat I, trang 240, dịch bởi Wikipedia. |
Chiến tranh xoay chiều
Cô không lặp lại chiến thuật khi đó của ban chỉ huy Pháp vốn tỏ ra quá thận trọng. Trong vòng 5 tháng bị vây hãm, quân Pháp chỉ đột kích có đúng một lần, và thất bại thảm hại. Tới ngày 4 tháng 5, quân Pháp công kích và đánh chiếm được tòa thành ngoại vi Saint Loup. Thừa thắng, cô cho quân tiến đánh pháo đài thứ hai, gọi là Saint Jean le Blanc. Pháo đài này hóa ra bị bỏ trống, nên quân Pháp giành được thắng lợi mà chẳng bị tổn thất gì. Ngày tiếp theo, trong cuộc họp hội đồng quân sự, cô bác lại kế hoạch của Jean d'Orleans và đòi tiến hành một cuộc đột kích nữa vào địch quân. Jean D'Orleans hạ lệnh khóa cửa thành lại để ngăn không cho cô giao chiến với quân địch, nhưng cô triệu tập dân chúng và binh sỹ lại và đòi thị trưởng phải mở cửa thành. Chỉ có một viên cai đội hỗ trợ, cô dẫn quân tiến ra và đánh chiếm pháo đài Saint Augustins. Trong tối đó, cô được tin mình đã bị loại ra khỏi hội đồng quân sự, và các chỉ huy hội đồng đã quyết định chờ viện quân trước khi tiếp tục giao tranh. Bất chấp quyết định đó, cô vẫn cương quyết đòi tấn công cứ điểm chính của quân Anh là "les Tourelles" ngày 7 tháng 5.[22] Người đương thời ghi nhận sự anh hùng của cô trong trận chiến, dù trúng một mũi tên vào cổ, cô vẫn quay trở lại chiến trường để dẫn quân xông lên trong đợt xung phong cuối cùng và hạ thành.[23]"...hỡi dân chúng, trong tám ngày, người Thiếu nữ đã đánh đuổi quân Anh khỏi tất cả các đồn lũy của chúng bên bờ sông Loire bằng cách này hay cách khác: chúng hoặc chết hoặc bị bắt, hoặc phải tháo lui trên chiến trường. Những gì các bạn được nghe về bá tước Suffolk, huân tước la Pole cùng em trai, huân tước Talbot, huân tước Scales, và hiệp sỹ Fastolf đều là sự thật; chúng ta đã đánh bại còn nhiều hiệp sỹ và chỉ huy hơn thế nữa." |
Thư gửi dân chúng Tournai, 25 tháng 6 năm 1429; Quicherat V, trang 125–126, dịch bởi Wikipedia. |
Quân Pháp tái chiếm Jargeau ngày 12 tháng 6, đánh thắng trận Meung-sur-Loire ngày 15, rồi trận Beaugency ngày 17. Công tước Alençon chấp thuận tất cả các đề xuất của Joan. Các chỉ huy khác, bao gồm cả Jean d'Orléans vốn đã hết sức khâm phục cô kể từ trận Orléans, nay trở thành những người nhiệt thành ủng hộ cô. Alençon ghi công cô cứu mạng tại Jargeau, khi cô cảnh báo ông về một cuộc pháo kích bởi đại bác.[25] Cũng trong trận này, cô trúng một viên đạn thần công bằng đá trúng mũ trụ khi đang leo lên thang đánh thành. Một đạo quân Anh cứu viện bất ngờ xuất hiện ngày 18 tháng 6 dưới quyền chỉ huy của Hầu tước John Fastolf. Trận Patay diễn ra và quân Pháp đại thắng, chiến thắng này có thể coi là bản sao ngược của trận Agincourt. Tiền quân Pháp xung trận trước khi xạ thủ Anh dùng trường cung kịp chuẩn bị trận địa phòng ngự, kết quả là quân Anh bị đánh tơi bời, rút chạy toán loạn. Quân Pháp truy kích và tiêu diệt phần lớn đạo quân này, phần lớn sỹ quan chỉ huy quân Anh bị bắt sống. Hầu tước Fastolf chạy thoát với một dúm quân, để trở thành con dê tế thần cho người Anh trút mối nhục chiến bại. Quân Pháp thắng trận mà chỉ tổn thất không đáng kể.[26]
Quân Pháp xuất phát từ Gien-sur-Loire, hướng về Reims ngày 29 tháng 6, chấp nhận đầu hàng từ thành phố Auxerre do phe Burgundy giữ ngày 3 tháng 7. Tất cả các thị trấn nằm trên đường tiến quân của họ đều hạ vũ khí quay về với vua Pháp. Thành Troyes, nơi ký kết hiệp định tước quyền thừa kế của Charles VII, qui hàng sau khi bị vây hãm có bốn ngày mà không cần giao chiến.[27] Quân Pháp lúc tiến tới Troyes thì thiếu lương thực trầm trọng. Edward Lucie-Smith dùng việc này như một ví dụ rằng Joan may hơn khôn: trước đó một vị thày tu lang thang tên là Tu sỹ Richard thuyết giáo về sự tận thế tại Troyes và thuyết phục dân chúng trồng đậu là một thứ cây lương thực ngắn ngày. Đạo quân đói khát đến nơi khi đậu vừa kịp thu hoạch.[28]
"Hoàng thân xứ Burgundy, tôi cầu nguyện ngài — tôi khẩn khoản cầu xin ngày - ngừng chiến với vương quốc Pháp thiêng liêng. Xin hãy nhanh chóng rút binh lính của ngài tại một số đất đai và pháo đài trong vương quốc, và nhân danh nhà vua nhân từ của Pháp, tôi thông báo nhà vua đã sẵn sàng lấy danh dự ra để đảm bảo hòa bình với ngài." |
"Thư gửi cho Philip Tốt bụng, Công tước Burgundy, 17 tháng 7 năm 1429; Quicherat V, trang 126–127, dịch bởi Wikipedia. |
Bị cầm tù
Sau một trận giao chiến nhỏ tại La-Charité-sur-Loire trong tháng 11 và 12, Joan đến Compiègne trong tháng 4 để bảo vệ thành phố chống lại quân Anh và Burgundy vây hãm. Cô bị bắt sống trong một trận chạm trán ngày 23 tháng 5 năm 1430. Khi hạ lệnh rút lui, cô là người rút cuối cùng để đoạn hậu, quân Burgundy vây bọc toán quân đoạn hậu của cô.[31]"Sự thật là nhà vua đã hưu chiến với công tước xứ Burgundy trong 15 ngày, và công tước phải giao lại Paris sau khi hạn 15 ngày chấm dứt. Nhưng các bạn chớ có ngạc nhiên nếu như tôi không nhanh chóng tiến quân vào thành phố đó. Tôi chưa hài lòng với các cuộc hưu chiến, và không chắc rằng tôi sẽ chấp nhận chúng, nhưng nếu tôi chấp thuận hưu chiến, thì đó chỉ là để bảo toàn danh dự cho nhà vua: dù họ có xâm phạm hoàng gia như thế nào đi chăng nữa, thì tôi cũng sẽ duy trì quân đội đề phòng trường hợp họ không tôn trọng hòa bình sau 15 ngày." |
"Thư gửi nhân dân Reims, 5 tháng 8 năm 1429; Quicherat I, trang 246, dịch bởi Wikipedia. |
Phiên tòa xét xử
Tòa án dị giáo này được thúc đẩy bởi lý do chính trị. Công tước Bedford thay mặt cho cháu trai của mình là Henry VI tranh giành ngai vàng của nước Pháp. Joan là người đã trợ giúp cho việc đăng quang của vị vua đối nghịch, do đó việc kết tội cô là một nỗ lực nhằm hạ bệ tính hợp pháp của lễ đăng quang của vua Charles VII. Các thủ tục pháp lý đã được tiền hành từ ngày 9 tháng 1 năm 1431 tại Rouen, thuộc khu vực kiểm soát của chính quyền Anh. Vụ xét xử này có một số điểm bất thường.Tóm tắt một vài vấn đề chính như sau:
Theo luật của Giáo hội, Giám mục Cauchon thiếu thẩm quyền xét xử trường hợp này. Ngài được bổ nhiệm xét xử nhờ sự chống đỡ thiên vị của chính quyền Anh, và chính quyền Anh đã tài trợ cho cuộc xét xử này. Giáo sĩ công chứng viên Nicolas Bailly được bổ nhiệm đi thu thập lời chứng chống lại Joan nhưng đã không thể tìm thấy bất kỳ chứng cứ chống đối nào. Tòa án đã mở cuộc xét xử mà không hề có chứng cứ nào như thế. Tòa án cũng vi phạm luật của Giáo hội khi từ chối quyền được có cố vấn pháp lý của Joan. Trong cuộc thẩm tra công khai đầu tiên, Joan tố cáo rằng tất cả những người hiện diện lúc đó đều là những người theo phe Anh chống lại cô, và yêu cầu phải có những giáo sĩ của phía Pháp được mời.
Nhiều viên chức tòa án sau này đã làm chứng rằng những phần quan trọng của bản ghi chép đã được sửa đổi nhằm chống lại cô. Nhiều giáo sĩ đã bị cưỡng bức tham gia, trong đó có cả quan tòa Jean Le Maitre, thậm chí một số người còn bị chính quyền Anh đe dọa giết. Theo những hướng dẫn dành cho tòa án dị giáo thì Joan phải được nhốt trong một nơi giam giữ thuộc Giáo hội dưới sự trông nom của những người canh gác thuộc nữ giới, nghĩa là các nữ tu. Nhưng không, chính quyền Anh đã giữ cô trong một nhà tù thế tục được canh gác bởi những người lính của họ. Giám mục Cauchon đã từ chối đơn kháng án của Joan lên Hội đồng Basel và Giáo hoàng vì điều này có thể ngừng việc xét xử của ông.
Mười hai lời buộc tội tóm tắt bản tuyên án của tòa mâu thuẫn với hồ sơ tòa án đã bị sửa đổi. Bị cáo mù chữ dưới áp lực bị đe dọa tử hình ngay lập tức đã ký vào một văn kiện tuyên bố bội giáo mà cô không hiểu. Tòa án đã thay thế một lời tuyên bố bội giáo khác trong hồ sơ chính thức.
Bị hành quyết
Tội dị giáo chỉ bị kết án tử hình nếu đương sự liên tục phạm tội. Thoạt đầu Joan chấp nhận mặc quần áo phụ nữ, nhưng trong khi bị giam cầm, cô đã bị quấy rối tình dục.[33] Vì thế nên cô mặc lại quần áo đàn ông để tự vệ khỏi bị quấy nhiễu, hoặc là theo lời chứng của Jean Massieu, vì quần áo của cô bị lấy trộm và cô không có đồ gì khác để mặc.[34]Các nhân chứng kể lại cuộc hành quyết bằng cách thiêu sống trên dàn thiêu ngày 30 tháng 5 năm 1431. Bị trói trên một cây cọc cao tại Vieux-Marche ở Rouen, cô xin hai vị giáo sỹ, linh mục Martin Ladvenu và linh mục Isambart de la Pierre, nâng cây thánh giá trước mặt mình. Một người nông dân cũng làm một cây thập tự nhỏ mà cô dùng để gài trước áo. Sau khi cô chết, người Anh gạt đống tro ra, để lộ thân xác cháy thiêu của cô, để không ai có thể cho là cô đã trốn thoát, rồi lại đốt thi thể cô hai lần nữa để biến nó thành tro bụi, sao cho không ai có thể thu thập được mảnh thân xác nào làm thánh tích. Họ ném tro bụi xác cô xuống sông Seine.[35] Viên đao phủ, Geoffroy Therage, về sau nói là ông ta "...khiếp sợ sẽ bị đày xuống địa ngục."[36]
Phục hồi danh dự
Philippe-Alexandre Le Brun de Charmettes là sử gia đầu tiên viết một cuốn sách hoàn chỉnh về Joan d'Arc[37] năm 1817, trong nỗ lực nhằm khôi phục danh tiếng của gia đình cô. Ông trở nên quan tâm về Joan khi nước Pháp vẫn còn phải nỗ lực tìm bản sắc của mình sau cuộc Cách mạng Pháp chiến tranh Napoleon. Đặc trưng quốc gia của Pháp khi ấy là tìm kiếm một anh hùng chân chính, không có tai tiếng. Với tư cách một người ủng hộ nhiệt thành nhà vua và đất nước, Joan d'Arc là một hình mẫu có thể chấp nhận được với những người theo đường lối bảo hoàng. Là một người yêu nước và là con gái của một gia đình bình dân, cô được xem như hình tượng ban đầu của những chiến sỹ tình nguyện thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội, (the soldats de l'an II), những người đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng cho cuộc cách mạng Pháp năm 1802, và như vậy có thể được xem như hình tượng của một người Cộng hòa. Là một người tử vì đạo, cô rất được lòng giới giáo dân Công giáo mộ đạo. Cô được phong Thánh năm 1920 bởi Đức giáo hoàng Bênêdictô XV. Cuốn Orleanide của De Charmette, ngày nay đã bị quên lãng, là một ví dụ về việc người ta tạo ra một "đặc trưng quốc gia", giống như các nhà văn Virgil (với cuốn Aeneid), hay Camoens (cuốn Lusiad) đã làm cho La Mã và Bồ Đào Nha.Đoạn kết cuộc chiến
Cuộc chiến tranh trăm năm còn tiếp tục kéo dài thêm 22 năm kể từ ngày cô mất. Charles VII giữ được địa vị vua chính thống của Pháp, dù phe đối địch với ông làm lễ đăng quang cho Henry VI tháng 12 năm 1431, khi cậu bé tròn 10 tuổi. Trước khi nước Anh kịp tái tổ chức lực lượng chỉ huy và đạo quân cung thủ dùng trường cung, bị tiêu diệt năm 1429, họ mất đi đồng minh Burgundy sau Hòa ước Arras năm 1435. Quận công Bedford cũng qua đời cùng năm đó, và Henry VI trở thành vị vua thiếu niên trẻ nhất của Anh cai trị không có nhiếp chính, và sự non yếu của ông có lẽ là lý do quan trọng nhất khiến cuộc chiến chấm dứt. Sử gia Kelly DeVries cho rằng chiến thuật tấn công bằng đại bác và tập kích vỗ mặt mà Joan d'Arc sử dụng có ảnh hưởng đến chiến thuật mà quân Pháp sử dụng cho tới hết chiến tranh.[38]Minh oan và vinh danh
Joan d'Arc trở thành một nhân vật gần như huyền thoại trong suốt bốn thế kỷ tiếp theo. Nguồn thông tin chính về cô đến từ các bản kỷ yếu, năm bản chép tay về phiên tòa xét xử cô được tìm thấy trong đống tư liệu cổ vào thế kỷ 19. Không lâu sau đó, các sử gia tìm được toàn bộ bản ghi về phiên tòa minh oan cho cô, trong đó bao gồm lời chứng từ 115 nhân chứng, và nguyên bản tiếng Pháp của bản thảo tiếng Latin của phiên tòa xét xử cô. Nhiều bức thư đương thời cũng được tìm thấy, ba trong số đó mang chữ ký "Jehanne", với nét chữ run run của một người đang tập viết.[39] Nguồn tư liệu phong phú bất ngờ này là lý do để DeVries phải thốt lên, "Không có nhân vật nào từ thời Trung Cổ, đàn ông hay phụ nữ, lại được quan tâm nghiên cứu đến như thế".[40]Joan d'Arc xuất thân từ một làng quê hẻo lánh, chỉ là một cô thôn nữ thất học mà nổi lên như một nhân vật xuất chúng khi còn chưa quá tuổi thiếu niên. Cuộc chiến tranh giành ngôi giữa vua Anh và vua Pháp dựa trên bộ luật Salic cổ kéo dài đằng đẳng, sự xuất hiện của cô mang lại ý nghĩa cho câu hỏi "Liệu có nên đuổi nhà vua khỏi vương quốc; và liệu chúng ta có trở thành người Anh?"[15] Theo Stephen Richey, "Cô biến một cuộc chiến giành ngai vàng giữa hai triều đại, khiến nhân dân trở nên vô cảm vì mất mát, thành một cuộc chiến tranh ái quốc được nhân dân ủng hộ."[17] Theo Richey:
"Những người quan tâm đến cô trong suốt năm thế kỷ sau đó tìm cách gán cho cô đủ loại phẩm chất: cuồng tín ma quỉ, tâm linh huyền bí, ngây thơ và bị sử dụng một cách bi thảm bởi những kẻ có thế lực, người sáng lập và biểu tượng của chủ nghĩa ái quốc hiện đại, nữ anh hùng được yêu quí, nữ thánh. Cô kiên định, dù bị đe dọa tra tấn và chết trên giàn hỏa, rằng mình được dẫn dắt bởi giọng nói của Thượng Đế. Dù có thế nào đi chăng nữa, thành quả mà cô gặt hái được khiến người nghe không khỏi lắc đầu kinh ngạc."[17]
Năm 1452, trong một cuộc điều tra, Nhà Thờ tuyên bố một vở kịch tôn giáo để tưởng niệm cô tại Orléans có giá trị như một đặc ân hành hương tới đất thánh. Cô trở thành biểu tượng cho Liên minh Công giáo (Pháp) thời thế kỷ 16. Ngài Félix Dupanloup, Giám mục xứ Orléans từ 1849 tới 1878 là người đi đầu trong nỗ lực phong thánh cho cô, nhưng ông không còn sống để thấy điều đó trở thành hiện thực.
Người Công giáo truyền thống tại Pháp và các nơi khác xem cô như biểu hiện của nguồn cảm hứng, và so sánh việc rút phép thông công Tổng Giám mục Marcel Lefebvre năm 1988 (người sáng lập ra Hội thánh Pius X và người bất đồng với các cải cách Vatican II) với việc cô bị rút phép thông công. Ba con tàu của Hải quân Pháp được đặt theo tên cô, gồm cả hàng không mẫu hạm cho máy bay trực thăng Jeanne d'Arc (R 97) nay vẫn còn hoạt động.
Ảnh hưởng
Đã từng có nhiều câu chuyện và những bộ phim truyền hình kể về cuộc đời của cô. Và cuộc đời đấu tranh và phục vụ cho nước Pháp của cô được thể hiện trong game chiến thuật dàn trận nổi tiếng Age of Empires II - The Ages of Kings.Chú thích
- ^ Phần lớn các bản tiểu sử đều ghi là cô sinh ngày 6 tháng 1, nhưng thực ra cô chỉ ước đoán ngày sinh của mình. Phần lớn người dự phiên tòa giải oan cho cô cũng chỉ ước tính tuổi của cô, mặc dù trong số đó có cả cha và mẹ đỡ đầu cô. Ngày sinh 6 tháng 1 chỉ dựa trên một nguồn duy nhất là bức thư từ Huân tước Perceval de Boullainvilliers ngày 21 tháng 7 năm 1429 (xem Pernoud Joan of Arc By Herself and Her Witnesses, trang 98: "Boulainvilliers cho biết cô sinh tại Domrémy, và cho biết chính xác ngày sinh, có lẽ xác thực, nói rằng cô sinh vào đêm Epiphany, 6 tháng 1"). Boulainvilliers tuy nhiên lại không xuất xứ từ Domrémy. Sự kiện này không được ghi lại. Việc ghi chép ngày sinh giáo dân không có dòng dõi quí tộc chỉ diễn ra vài thế hệ sau đó.
- ^ DeVries, trang 27–28.
- ^ DeVries, trang 15–19.
- ^ Pernoud and Clin, trang 167.
- ^ DeVries, trang 24.
- ^ Pernoud and Clin, trang 188–189.
- ^ DeVries, trang 24, 26.
- ^ Pernoud and Clin, trang 10.
- ^ DeVries, trang 28.
- ^ Jacques d'Arc (1380–1440) là nông dân xứ Domremy và cũng là người thu thuế và chỉ huy dân quân của làng. Ông cưới bà Isabelle de Vouthon (1387–1468), còn gọi là Romée, năm 1405. Các người con khác của họ gồm có Jacquemin, Jean, Pierre và Catherine. Vua Pháp Charles VII phong tước cho gia đình Jacques và Isabelle ngày 29 tháng 12 năm 1429; Sở Bạ ghi nhận gia đình được phong quí tộc ngày 20 tháng 1 năm 1430. Gia đình được phép thay họ bằng tước quí tộc du Lys.
- ^ Condemnation trial, trang 37.[1] (Truy cập 23 tháng 3 năm 2006)
- ^ Pernoud and Clin, trang 221.
- ^ Condemnation trial, trang 58–59.[2] (Truy cập 23 tháng 3 năm 2006)
- ^ DeVries, trang 37–40.
- ^ a ă Nullification trial testimony of Jean de Metz.[3] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ Oliphant, chương 2.[4] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ a ă â b Richey, trang 4.
- ^ Richey, "Joan of Arc: A Military Appreciation".[5] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ Lịch sử và các tác phẩm hư cấu thường gọi ông là bá tước Dunois, là danh vị ông được ban sau khi Joan chết. Khi cô còn sống, người ta gọi ông là Gã con hoang xứ Orléans, được coi như một tên gọi danh dự, vì nó có nghĩa là ông là anh em thúc bá với vua Charles VII, tên "Jean d'Orleans" không chính xác bằng, xem Pernoud and Clin, trang 180–181.
- ^ Perroy, trang 283.
- ^ Pernoud and Clin, trang 230.
- ^ DeVries, pp. 74–83
- ^ Những người Công giáo một đạo coi đây là bằng chứng thiên mệnh của cô. Thành công trong việc phá vây cho Orleons khiến cô giành được sự ủng hộ từ nhiều tăng lữ có thế lực như Tổng Giám mục Embrun và nhà thần học Jean Gerson, là những người viết những bản luận thuyết thần học ngay sau khi sự kiện này diễn ra.
- ^ DeVries, trang 96–97.
- ^ Phiên tòa phục hồi danh dự, Công tước xứ Alençon.[6] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ DeVries, trang 114–115.
- ^ DeVries, trang 122–126.
- ^ Lucie-Smith, trang 156–160.
- ^ DeVries, trang 134.
- ^ Các cáo buộc kể từ mưu toan vặt vãnh cho đến thóa mạ thậm tệ. Xem Gower, chương 4.[7] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006) hoặc Pernoud and Clin, trang 78–80; DeVries, trang 135; và Oliphant, chương 6. [8] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ DeVries, trang 161–170.
- ^ "Joan of Arc, Saint." Encyclopædia Britannica. 2007. Encyclopædia Britannica Online Library Edition. 12 tháng 9 năm 2007 <http://www.library.eb.com.ezproxy.ae.talonline.ca/eb/article-27055>.
- ^ Pernoud, trang 220, trích dẫn lời chứng của các thầy tu Martin Ladvenu và Isambart de la Pierre.
- ^ Phiên tòa phục hồi danh dự, lời chứng của Jean Massieu.[9] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ Tháng 2 năm 2006, một toán giám định pháp y tiến hành cuộc thẩm tra kéo dài sáu tháng để khám nghiệm xương và da di hài tại viện bảo tàng Chinon, theo lời đồn là từ di hài cô. Cuộc khám nghiệm không xác định được kết quả chính xác, nhưng cũng qua đó phòng ngừa giả mạo thông gia giám định các-bon và kiểm tra giới tính.[10] (Truy cập 1 tháng 3 năm 2006) Một báo cáo tạm thời cho biết những di vật này có lẽ không thuộc về cô.[11] (Truy cập 17 tháng 12 năm 2006)
- ^ Pernoud, trang 233.
- ^ Histoire de Jeanne d`Arc by P.A Le Brun de Charmettes-Tome1 Tome2 Tome3 Tome4
- ^ DeVries, trang 179–180.
- ^ Pernoud and Clin, trang 247–264.
- ^ DeVries trong "Fresh Verdicts on Joan of Arc," biên soạn Bonnie Wheeler, trang 3.
Tài liệu tham khảo
- DeVries, Kelly "Joan of Arc: A Military Leader", Gloucestershire: Sutton Publishing, 1999, ISBN 0-7509-1805-5
- Fraioli, Deborah, "Joan of Arc: The Early Debate", London: Boydell Press, 2002, ISBN 0-85115-880-3
- Pérnoud, Regine and Clin, Marie-Véronique, "Joan of Arc: Her Story", New York: St. Martin's Griffin, 1999, ISBN 0-312-22730-2
- Perroy, Edouard, "The Hundred Years War", New York:Capricorn Books, 1965
- Taylor, Craig, "Joan of Arc: La Pucelle", Manchester University Press, 2006), ISBN 978-0-7190-6847-8
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Jeanne d'Arc |
Thể loại:
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Nữ thần Dân chủ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nữ thần Dân chủ (chữ Hán: 民主女神; bính âm: mínzhǔ nǚshén), cũng được biết với các tên gọi Nữ thần Dân chủ và Tự do, Tinh thần Dân chủ (minzhu jingshen[1]) và Nữ thần Tự do (ziyou nushen[1]), là một bức tượng cao 10 mét (33 ft) được tạo ra trong thời gian có các cuộc biểu tình phản đối ở Thiên An Môn năm 1989.
Bức tượng được xây dựng chỉ trong 4 ngày bằng nhựa cách nhiệt và giấy trên một khung trụ kim loại bởi các sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung ương tại Bắc Kinh. Các sinh viên quyết định làm bức tượng càng lớn càng tốt để chính phủ khó có thể tháo dở nó xuống. Chính phủ chỉ có thể phá hủy bức tượng mà thôi; một hành động có khả năng châm thêm lời chỉ trích về chính sách của chính phủ; hoặc là chính phủ phải để cho nó đứng yên nơi đó.
Có nhiều người cho rằng nó giống như tượng Nữ thần Tự do. Tuy nhiên, một nhà điêu khắc, có mặt trong lúc xây dựng tượng là Tsao Tsing-yuan, đã viết rằng các sinh viên quyết định không làm mẫu tượng của họ dựa vào tượng Nữ thần Tự do bởi vì họ lo rằng nó không nguyên bản và "quá rõ ràng là thân Mỹ". Tsao còn ghi nhận rằng sự ảnh hưởng lên bức tượng là công trình của nữ điêu khắc gia người Nga Vera Ignatyevna Mukhina, cộng với trường phái chủ nghĩa hiện thực cách mạng. Tượng của bà là Công nhân và nữ nông trang viên đã ảnh hưởng đặc biệt lên điểm đầu tượng và khuôn mặt tượng[3].
Khi thời giờ đã đến để đưa các mảnh tượng đến Quảng trường, Cục An ninh Nhà nước biết trước được ý đồ của sinh viên, tuyên bố rằng bất cứ người lái xe tải nào giúp họ sẽ bị tước bằng lái. Các sinh viên mướn sáu xe ba gác ở Bắc Kinh. Bốn chiếc chở các khúc đoạn của bức tượng, và hai xe khác chở dụng cụ cần thiết để dựng tượng. Các sinh viên tung tin sai lạc về việc di chuyển tượng để đánh lừa nhà chức trách và họ đã di chuyển ba đoạn của bức tượng từ Học viện Mỹ thuật Trung ương đến Quảng trường Thiên An Môn bằng con đường khác. Các sinh viên của các học viện khác giúp dựng tượng cùng nắm tay vòng tròn quanh các xe ba gác để bảo vệ trong trường hợp nhà chức trách đến[2]. Trời chập tối ngày 29 tháng 5, với ít hơn 10.000 người biểu tình còn lại tại quảng trường, các sinh viên mỹ thuật dựng các giàn tre và rồi bắt đầu ráp tượng[1]. Quân đội được điều đến để phá vỡ phong trào và việc xây dựng tượng nơi mà "cư dân Bắc Kinh không được vãng lai"[4]. Vào khoảng sáng sớm ngày 30 tháng 5, bức tượng đã được lắp ráp hoàn chỉnh tại Quảng trường Thiên An Môn. Bức tượng đứng trên trục nam-bắc của quảng trường, giữa Tượng đài Anh hùng Nhân dân và Thiên An Môn (bức tượng hướng mặt thẳng về một tấm ảnh lớn của Mao Trạch Đông). Không biết đó có phải là chủ ý của các sinh viên hay không, "hàng chục máy ảnh truyền hình chuyên nghiệp đã quay cảnh đối đầu thầm lặng và thật mỉa mai này giữa Nữ thần và Chủ tịch"[1]. Khi đến giờ để thật sự khánh thành bức tượng vào ngày 30 tháng 5 năm 1989, hai cư dân Bắc Kinh, một nam và một nữ, ngẫu nhiên được chọn từ trong đám đông và được mời vào vòng tròn để kéo dây hạ các bức màn vải màu đỏ và xanh che tượng. Đám đông phát cười lên và hô vang các khẩu hiệu như "Dân chủ muôn năm!"[2]. Với việc xây dựng xong bức tượng, "Các sinh viên mà tinh thần bị giảm sút trước đây nay đã được phục hồi, thông báo họ quyết định tiếp tục chiếm giữ Quảng trường"[1]. Trong khi chỉ có khoảng 10.000 người tại quảng trường vào ngày 29, với việc khánh thành bức tượng "Có đến 300.000 người mục kích tụ tập về quảng trường vào ngày 30 và 31 tháng 5 năm 1989"[1].
Bài viết được 8 ban ngành mỹ thuật ủng hộ việc tạo ra bức tượng ký tên:
Một vài bản sao của bức tượng đã được dựng lên khắp thế giới để kỷ niệm các sự kiện năm 1989:
Video yêu thích
Bức tượng được xây dựng chỉ trong 4 ngày bằng nhựa cách nhiệt và giấy trên một khung trụ kim loại bởi các sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung ương tại Bắc Kinh. Các sinh viên quyết định làm bức tượng càng lớn càng tốt để chính phủ khó có thể tháo dở nó xuống. Chính phủ chỉ có thể phá hủy bức tượng mà thôi; một hành động có khả năng châm thêm lời chỉ trích về chính sách của chính phủ; hoặc là chính phủ phải để cho nó đứng yên nơi đó.
Mục lục
Thiên an Môn
Ảnh hưởng
Gần cuối tháng 5 năm 1989, phong trào dân chủ tại Thiên An Môn như sắp hồi kết thúc, một sử gia nhớ lại rằng phong trào "có vẻ như đang lắng xuống điểm thấp nhất. Số sinh viên tại quảng trường tiếp tục giảm. Những người còn lại dường như do không có lãnh đạo Chai Ling, đã mệt mỏi và chán nản vì khó khăn trong việc gắn kết phong trào với nhau, đã từ nhiệm lãnh đạo... Quảng trường nhanh chóng trở thành một khu hoang tàn tiêu điều, rác vung vãi khắp nơi và ngập tràn mùi hôi từ các thùng đựng rác và nhà vệ sinh di động quá tải... Thiên An Môn, có lúc là một thanh nam châm thu hút đám đông khổng lồ, trở thành một khu đất trại bê bối mà không ai muốn quan tâm đến nữa. Nhiều người coi sự đấu tranh cho dân chủ đã thất bại". Đó là lúc mà "...một bức tượng điêu khắc thô sơ cao 30 ft (khoảng 10 mét) đã có chỗ đứng trong cuộc đấu tranh dân chủ với biểu tượng đáng ghi nhớ...bức tượng lôi cuốn hàng ngàn người mục kích tìm đến Quảng trường, làm chính quyền tức giận và tuyên bố rằng bức tượng là một kiến trúc "mãi mãi bất hợp pháp" cần phải bị phá đổ"[2].Xây dựng
Bức tượng được xây bởi sinh viên Học viện Mỹ thuật Trung ương bắt đầu vào ngày 27 tháng 5 tại viện đại học của họ. Tượng được xây với hy vọng ủng hộ phong trào mà "dường như đang mất động lực; các sinh viên nghi rằng chính phủ đang chờ đợi họ mệt mỏi và rời bỏ Quảng trường"[3]. Làm việc với ý thức cơ động và khẩn cấp[3] để tạo ra một hình mẫu mà bức tượng lớn hơn sẽ được dựa theo đó, các sinh viên đã làm lại "một bức tượng đất sét cao nửa mét hình một người đàn ông cầm một cái cán (cờ) bằng hai tay giơ lên và nhô cả sức nặng về phía nó"[3]. Họ đã thử nghiệm nó như một bài thực tập trong lớp để chứng minh ảnh hưởng của sự phân chia trọng lượng trên một bức tượng. "Các sinh viên cắt bỏ phần dưới của cái cán và thêm vào một ngọn lửa ở trên đầu để biến nó thành một cây đuốc; họ nâng kéo bức tượng lại theo vị thế đứng thẳng người hơn; họ đổi khuôn mặt của người đàn ông thành phụ nữ, và họ phải thêm vào các nét riêng của phụ nữ để biến người nam ra người nữ"[3]. Sau đó họ chuyển các số đo của hình mẫu, điều chỉnh lại cho đúng tỉ lệ lớn hơn bằng nhựa cách nhiệt và rồi điêu khắc nó trở thành tượng đài[3].Có nhiều người cho rằng nó giống như tượng Nữ thần Tự do. Tuy nhiên, một nhà điêu khắc, có mặt trong lúc xây dựng tượng là Tsao Tsing-yuan, đã viết rằng các sinh viên quyết định không làm mẫu tượng của họ dựa vào tượng Nữ thần Tự do bởi vì họ lo rằng nó không nguyên bản và "quá rõ ràng là thân Mỹ". Tsao còn ghi nhận rằng sự ảnh hưởng lên bức tượng là công trình của nữ điêu khắc gia người Nga Vera Ignatyevna Mukhina, cộng với trường phái chủ nghĩa hiện thực cách mạng. Tượng của bà là Công nhân và nữ nông trang viên đã ảnh hưởng đặc biệt lên điểm đầu tượng và khuôn mặt tượng[3].
Khi thời giờ đã đến để đưa các mảnh tượng đến Quảng trường, Cục An ninh Nhà nước biết trước được ý đồ của sinh viên, tuyên bố rằng bất cứ người lái xe tải nào giúp họ sẽ bị tước bằng lái. Các sinh viên mướn sáu xe ba gác ở Bắc Kinh. Bốn chiếc chở các khúc đoạn của bức tượng, và hai xe khác chở dụng cụ cần thiết để dựng tượng. Các sinh viên tung tin sai lạc về việc di chuyển tượng để đánh lừa nhà chức trách và họ đã di chuyển ba đoạn của bức tượng từ Học viện Mỹ thuật Trung ương đến Quảng trường Thiên An Môn bằng con đường khác. Các sinh viên của các học viện khác giúp dựng tượng cùng nắm tay vòng tròn quanh các xe ba gác để bảo vệ trong trường hợp nhà chức trách đến[2]. Trời chập tối ngày 29 tháng 5, với ít hơn 10.000 người biểu tình còn lại tại quảng trường, các sinh viên mỹ thuật dựng các giàn tre và rồi bắt đầu ráp tượng[1]. Quân đội được điều đến để phá vỡ phong trào và việc xây dựng tượng nơi mà "cư dân Bắc Kinh không được vãng lai"[4]. Vào khoảng sáng sớm ngày 30 tháng 5, bức tượng đã được lắp ráp hoàn chỉnh tại Quảng trường Thiên An Môn. Bức tượng đứng trên trục nam-bắc của quảng trường, giữa Tượng đài Anh hùng Nhân dân và Thiên An Môn (bức tượng hướng mặt thẳng về một tấm ảnh lớn của Mao Trạch Đông). Không biết đó có phải là chủ ý của các sinh viên hay không, "hàng chục máy ảnh truyền hình chuyên nghiệp đã quay cảnh đối đầu thầm lặng và thật mỉa mai này giữa Nữ thần và Chủ tịch"[1]. Khi đến giờ để thật sự khánh thành bức tượng vào ngày 30 tháng 5 năm 1989, hai cư dân Bắc Kinh, một nam và một nữ, ngẫu nhiên được chọn từ trong đám đông và được mời vào vòng tròn để kéo dây hạ các bức màn vải màu đỏ và xanh che tượng. Đám đông phát cười lên và hô vang các khẩu hiệu như "Dân chủ muôn năm!"[2]. Với việc xây dựng xong bức tượng, "Các sinh viên mà tinh thần bị giảm sút trước đây nay đã được phục hồi, thông báo họ quyết định tiếp tục chiếm giữ Quảng trường"[1]. Trong khi chỉ có khoảng 10.000 người tại quảng trường vào ngày 29, với việc khánh thành bức tượng "Có đến 300.000 người mục kích tụ tập về quảng trường vào ngày 30 và 31 tháng 5 năm 1989"[1].
Tuyên ngôn của những người tạo ra bức tượng
Các sinh viên Mỹ thuật tạo ra bức tượng viết một tuyên ngôn trong đó có những đoạn như sau:“ | Trong khoảnh khắc nghiệt ngã này, những gì chúng ta cần nhất là bình tĩnh và đoàn kết trong một mục tiêu duy nhất. Chúng ta cần một lực lượng dính kết mạnh mẽ để tăng cường quyết tâm của chúng ta: Kia là Nữ thần Dân chủ. Dân chủ...Người là biểu tượng của mọi sinh viên trong Quảng trường, của mọi trái tim của hàng triệu con người...Hôm nay, tại đây trong Quảng trường Nhân dân, Nữ thần của nhân dân đang đứng cao và tuyên bố đến toàn thế giới: Lương tâm của Dân chủ đã thức tỉnh trong người dân Trung Hoa! Thời đại mới đã bắt đầu!...Tượng Nữ thần Dân chủ làm bằng thạch cao, và dĩ nhiên là không thể đứng đây vĩnh viễn. Nhưng vì là biểu tượng cho những trái tim của nhân dân, Nữ thần là thiêng liêng và sẽ không bị xúc phạm. Gởi đến những người muốn bôi nhọ Nữ thần hãy lưu ý: nhân dân sẽ không cho phép!...Trong ngày khi mà dân chủ và tự do thật sự đến với Trung Hoa, chúng ta sẽ dựng một Nữ thần Dân chủ khác tại đây trong Quảng trường này, gồm có tượng đài, tháp và vĩnh viễn. Chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng ngày đó cuối cùng cũng sẽ đến. Chúng ta cũng có một hy vọng khác nữa: Nhân dân Trung Hoa, hãy đứng dậy! Dựng tượng Nữ thần Dân chủ trong triệu triệu con tim của mình! Nhân dân muôn năm! Tự do muôn năm! Dân chủ muôn năm!"[2] | ” |
- Học viện Mỹ thuật Trung ương
- Học viện Nghệ thuật và Thủ công Trung ương
- Học viện Kịch nghệ Trung ương
- Học viện Âm nhạc Trung ương
- Học viện Điện ảnh Bắc kinh
- Học viện Muá Bắc kinh
- Học viện Nghệ thuật Sân khấu Trung Hoa
- Học viện Âm nhạc cổ truyền[2]
Đại học Dân chủ
Vào ngày 3 tháng 6, mặt dù quân đội chính phủ đang trong vị trí sẵn sàng dẹp tan sinh viên, tiếng vỗ tay bộc phát lên từ những người đứng quanh tượng khi được thông báo là trường Đại học Dân chủ sẻ bắt đầu lớp học ngay lúc đó tại quảng trường, với Zhang Boli được bổ nhiệm là chủ tịch của trường. Ngay khi lớp học bắt đầu bên cạnh bức tượng, từ bên phía tây của quảng trường và tại Muxidi (木樨地) hàng ngàn sinh viên tiến hành ngăn cản Quân đoàn 27 được trang bị với xe tăng, vũ khí tấn công và súng trường. Máu bắt đầu đổ vào khoảng 10:30 tối.Nữ thần bị hạ xuống
Binh sĩ có thể thong thả với thời gian hoạch định tới quảng trường vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 lúc 1 giờ sáng bằng cách sử dụng xe tăng và thiết vận xa. Nữ thần Dân chủ chỉ đứng được năm ngày trước khi bị binh sĩ của Quân đội Giải phóng Nhân dân phá hủy trong cuộc tiến công vào Thiên An Môn và kết thúc Phong trào Dân chủ[3]. Việc triệt hạ tượng Nữ thần Dân chủ được hàng triệu người khắp nơi trên thế giới mục kích qua truyền hình. "Bị một xe tăng ủi, Nữ thần ngã về phía trước bên phải, hai tay và ngọn đuốc đập xuống mặt đất trước tiên, gẫy ra"[3]. Khi bức tượng ngã xuống, những người biểu tình hô to "Đả đảo bọn Phát Xít!" và "Bọn cướp! Bọn cướp!"[5]. Nó "nhanh chóng và dễ dàng biến thành từng mảnh vụn, trộn vào những mảnh vụn khác trong quảng trường. Và rồi bị quân đội dọn dẹp sạch"[3]. Khoảng 5:40 sáng một cuộc dàn xếp thỏa thuận cho phép các sinh viên còn lại rời góc phía đông nam của quảng trường. Quân đội hoàn tất nhiệm vụ dọn dẹp quảng trường vào lúc 6 giờ sáng. Các vụ đụng độ vẫn tiếp tục trong thành phố và các thành phố khác khắp Trung Hoa[5].Các bản sao của Bức tượng
Bức tượng nguyên thủy đã trở thành một hình tượng tự do và là một biểu tượng của tự do ngôn luận và các phong trào dân chủ. Chính phủ Trung Quốc cố giữ khoảng cách không bàn luận về bức tượng nguyên thủy hoặc về vụ biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, và trong trường hợp của Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản gọi việc xây một bản sao của bức tượng là một "mưu đồ phỉ báng Trung Hoa"[6].Một vài bản sao của bức tượng đã được dựng lên khắp thế giới để kỷ niệm các sự kiện năm 1989:
- Một bản sao được dựng lên trong một lễ cầu nguyện với sự tham dự của hàng ngàn người trong Công viên Victoria, Hồng Kông ngày 4 tháng 6 năm 1996.
- Một bức điêu khắc bằng đồng được bắt đầu làm trong năm 1989, khánh thành năm 1994, bởi Thomas Marsh, hướng dẫn một nhóm người thiện nguyện. Nó nặng khoảng 600 cân Anh (272 kg) và đứng trong Quảng trường Portsmouth, ở Phố Tàu của San Francisco.
- Một bản sao ở Đại học British Columbia, được dựng lên bởi hội cựu sinh viên của trường.
- Một bản sao đứng khu giải lao Trung tâm Học sinh ở Đại học York tại Toronto, Ontario.
- Một bản sao đứng trong Công viên Tự do một bảo tàng ngoài trời tại Arlington, Virginia.
- Một bản sao bằng sợi thủy tinh của một nghệ nhân không rõ tên được dựng lên ở Đại học Calgary năm 1995, tưởng niệm các học sinh chết trong cuộc nổi dậy sáu năm trước đó.
- Phần thưởng Dân chủ được trao tặng bởi National Endowment for Democracy là một bản sao nhỏ bức tượng Nữ thần Dân chủ.
- Một bản sao bằng đồng cao 3 mét, Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, ở tại Washington, D.C.
Tham khảo
- ^ a ă â b c d Roderick MacFarquhar (1993). Chính trị tại Trung Hoa: Thời đại Mao và Đặng. Cambrige, Anh Quốc: Đại học Cambridge.
- ^ a ă â b c Minzhu Han (1990). Lời kêu gọi cho dân chủ: Các bài viết và diễn văn từ Phong trào Dân chủ Trung Hoa năm 1989. Oxford, Anh Quốc: Ấn bản Đại học Princeton.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h Tsao Tsing-yuan (1994). Trong Jeffrey N. Wasserstrom và Elizabeth J. Perry. Bài luận "Sự ra đời của Nữ thần Dân chủ" từ văn hóa chính trị và các cuộc chống đối của dân chúng tại Trung Hoa hiện đại. Boulder, Col.: Westview Press. tr. 140–7.
- ^ Robert Benwick (1995). Trung Hoa trong những năm 1990. Vancouver, Canada: Macmillan Press Ltd.
- ^ a ă Charlton M. Lewis, W. Scott Morton (1995). Trung Hoa: Lịch sử và Văn hoá. New York, NY: McGraw-Hill.
- ^ Leora Falk (June 12, 2007). “New DC memorial dedicated to communism's victims”. Chicago Tribune.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Nữ thần Dân chủ |
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment