Ngày Quốc tế Lao động
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Vào các ngày 1 tháng 5, tại nhiều nước trên thế giới, có khi tại Mỹ và Canada, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Vào ngày này, các phong trào cộng sản, cánh tả, các tổ chức theo chủ nghĩa vô chính phủ cùng với các công đoàn liên minh thực hiện các cuộc tuần hành trên đường phố yêu cầu mở rộng các quyền lao động và an sinh xã hội.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ.
Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Đặc biệt, ở Chicago, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương [cần dẫn nguồn]. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... gây nên sự kiện thảm sát Haymarket năm 1886 tại Chicago, Mỹ. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân.
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Lịch sử
Năm 1883, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ.
Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Đặc biệt, ở Chicago, cảnh sát đã xả súng vào đoàn người tay không, làm hàng trăm người chết và bị thương [cần dẫn nguồn]. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... gây nên sự kiện thảm sát Haymarket năm 1886 tại Chicago, Mỹ. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân.
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Xem thêm
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Ngày Quốc tế Lao động |
Tam Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Bài này nói về một thời kỳ lịch sử Trung Quốc. Xem các nghĩa khác ở Tam Quốc (định hướng)
Mục lục
Khái quát
Trước đó, phần "không chính thức" của giai đoạn này, từ năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa, như các cuộc giao tranh của Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật, Tôn Kiên, Lưu Biểu, Lưu Bị, Đổng Trác, Lã Bố, quân Khăn Vàng v.v. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy (魏), Thục (蜀) và Ngô (吳). Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên nhưng trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy (曹魏), Hán là Thục Hán (蜀漢), và Ngô là Đông Ngô (東吳). Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Ngụy tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy (tháng 2 năm 266 theo dương lịch), và Tấn tiêu diệt Ngô (280).Mặc dù tương đối ngắn, thời kỳ lịch sử đầy hỗn loạn và chinh chiến này đã được tiểu thuyết hóa trong văn học và rất nổi tiếng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á. Nó được chuyển thể thành các vở kịch, tiểu thuyết, truyện dân gian, truyện dã sử cũng như trong phim ảnh, phim truyền hình nhiều tập và trò chơi điện tử. Nổi bật nhất trong số đó là tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, một tác phẩm hư cấu dựa phần lớn theo lịch sử. Ghi chép lịch sử chính thức của thời kỳ này là Tam Quốc Chí của Trần Thọ, với sự hiệu đính của Bùi Tùng Chi sau này.
Thời kỳ Tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu nhà Tây Tấn (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 26 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng phần lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.
Diễn biến lịch sử
Sự sụp đổ của nhà Đông Hán
Hàng loạt các sự kiện đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà Đông Hán và sự nổi lên của Tào Tháo rất phức tạp. Cái chết của Hán Linh Đế tháng 5 năm 189 đã dẫn đến thời kỳ nhiếp chính không ổn định của Hà Tiến vốn là Đại tướng quân và sự tái phát của mối bất hòa giữa các hoạn quan và các quan lại khác. Sau khi Hà Tiến bị Trương Nhượng, Đoàn Khuê và nhóm thập thường thị giết thì bộ tướng là Viên Thiệu đã thảm sát các hoạn quan trong triều. Sự hỗn loạn trong triều đã mở đường cho thứ sử Tây Lương là Đổng Trác từ miền Tây Bắc trở về kinh thành Lạc Dương và kiểm soát toàn bộ triều chính, mở đầu cho các cuộc chiến tranh sát phạt lẫn nhau của các chư hầu trên toàn lãnh thổ Trung hoa.Đổng Trác liên tiếp sử dụng mưu kế bức bách để vua Hán Thiếu Đế (Lưu Biện) phải nhường ngôi cho em là Trần Lưu vương Lưu Hiệp, tức là Hán Hiến Đế và phế Thiếu Đế làm Hoằng Nông Vương rồi sau đó giết đi. Năm 190 liên minh 10 sứ quân do Viên Thiệu cầm đầu gồm có Viên Thiệu, Viên Thuật, Hàn Phức, Khổng Do, Lưu Đại, Trương Mạo, Trương Siêu, Vương Khuông, Viên Di, Kiều Mạo đã nổi dậy ở các tỉnh miền đông chống lại Đổng Trác[1]. Cùng lúc, một sứ quân ở Ngô quận là Tôn Kiên cũng dấy binh đánh Đổng Trác. Dưới áp lực này, Đổng Trác phải mang Hiến đế chạy về phía tây tới Trường An vào tháng 5 năm 191. Một năm sau đó, ông ta bị con nuôi là Lã Bố giết chết. Từ đây, Trung Quốc bắt đầu trải qua những cuộc giao tranh quân sự trong những năm tiếp theo.
Tào Tháo
Tào Tháo, sau này là người sáng lập nhà nhà Ngụy, đã nổi binh mùa đông năm 189. Ông đã thu được khoảng 300.000 quân Khăn Vàng cũng như một loạt các nhóm quân sự có nguồn gốc bộ tộc vào quân đội của mình. Năm 196 ông ta thiết lập kinh đô cho nhà Hán ở Hứa Xương (Hứa Đô) và phát triển nông nghiệp trên cơ sở sử dụng sức lính để tăng thêm lương thảo cho quân đội. Sau khi tiêu diệt Viên Thuật năm 197 và các lãnh chúa miền đông như giết Lã Bố (198) và làm suy yếu Lưu Bị (199-200) ở Từ Châu trong một sự kế tiếp nhanh chóng, Tào Tháo nhằm sự chú ý của ông ta vào phía bắc tới Viên Thiệu, người trong cùng năm đó đã tiêu diệt kẻ thù phía bắc của mình là Công Tôn Toản.
Sau nhiều tháng lập kế hoạch, hai bên đã giao tranh tại Quan Độ năm 200. Vượt qua đội quân đông đảo hơn của họ Viên (700.000 người so với hơn 70.000 quân của Tào Tháo), Tào Tháo đã đánh bại ông ta và làm tan rã quân miền bắc. Năm 202, Tào Tháo giành hoàn toàn thế chủ động sau cái chết của Viên Thiệu và sự chia rẽ của ba con trai ông ta để tiến lên phía bắc sông Hoàng Hà. Ông ta chiếm Nghiệp Thành năm 204 và xâm chiếm các tỉnh Ký Châu, Tinh Châu, Thanh Châu và U Châu. Cuối năm 207, sau những chiến dịch nhỏ chống lại người Ô Hoàn (乌桓), Tào Tháo đã giành được sự thống lĩnh không thể tranh cãi đối với miền đồng bằng Hoa Bắc gồm các tỉnh như Liêu Ninh, Sơn Tây, Nội Mông và Bắc Kinh ngày nay.
Sau khi liên minh với Viên Thiệu bị tan vỡ, Lưu Bị phải chạy về Kinh Châu nương náu dưới trướng Lưu Biểu.
Trận Xích Bích và kết quả
- Xem chi tiết: Trận Xích Bích
Sau khi chạy về phía bắc, Tào Tháo thu phục các khu vực ở miền tây bắc năm 211, đặc biệt là trong trận Đồng Quan, ông đã đánh bại được hai thế lực cát cứ là Mã Siêu và Hàn Toại, qua đó củng cố vững chắc quyền lực của mình. Ông ta tăng nhanh chức vụ cũng như sức mạnh quân đội, cuối cùng đạt đến tước phong Ngụy vương năm 217. Lưu Bị tấn công vào Ích Châu và năm 214 thay thế Lưu Chương cai trị khu vực này, giao cho Quan Vũ cai quản Kinh Châu. Tôn Quyền, trong những năm sau đó bị vướng bận với việc chống lại Tào Tháo tại miền đông nam ở Hợp Phì, bây giờ bắt đầu chú ý tới mảnh đất Kinh Châu màu mỡ và miền trung sông Dương Tử. Sự bất hòa giữa hai quốc gia liên minh này ngày càng tăng lên. Năm 219, sau khi Lưu Bị chiếm được Hán Trung và Tương Dương từ Tào Tháo, đại tướng của Ngô là Lã Mông đã bắt giết Quan Vũ và tái chiếm Kinh Châu.
Chia ba Trung Quốc
Đầu năm 220, Tào Tháo chết, tháng mười năm đó con ông là Tào Phi phế bỏ vua Hán Hiến Đế giành ngôi, tức là Ngụy Văn đế, chấm dứt nhà Đông Hán. Tào Phi đặt quốc hiệu là Ngụy và lên ngôi tại Lạc Dương, Tào Tháo được truy tôn là "Thái Tổ Vũ Hoàng Đế".Năm 221, Lưu Bị xưng là vua nhà Hán, tức Tiên chủ của Thục Hán với mục đích khôi phục nhà Hán. (Quốc gia này trong sử sách gọi là "Thục" hay "Thục-Hán".) Trong năm đó, Ngụy ban cho Tôn Quyền tước hiệu Ngô vương. Một năm sau, do việc Tôn Quyền sai Lã Mông bắt giết tướng Thục Hán là Quan Vũ và chiếm đóng toàn bộ Kinh Châu, quân đội Thục Hán tuyên bố chiến tranh với Đông Ngô và giao tranh với quân Ngô tại trận Di Lăng. Tại Hào Đình, Lưu Bị bị tướng của Tôn Quyền là Lục Tốn đánh bại và phải lui quân về Thục, sau đó băng hà vào năm 222 tại thành Bạch Đế. Sau cái chết của Lưu Bị, Thục và Ngô dưới sự liên kết của Không Minh,đã thiết lập lại quan hệ bang giao để chống Tào Ngụy, tạo nên sự ổn định của trục ba quốc gia. Năm 229, Tôn Quyền từ chối công nhận nhà Ngụy của Tào Phi và lên ngôi hoàng đế tại Vũ Xương,thành lập nhà Đông Ngô.Thế chân vạc Tam Quốc chính thức hình thành.
Phần lớn miền bắc hoàn toàn thuộc nhà Ngụy, trong khi đó Thục chiếm miền tây nam bao gồm Tứ Xuyên và Ngô chiếm miền trung tâm phía nam và phía đông. Biên giới phía ngoài của ba quốc gia này bị giới hạn bởi ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Ví dụ, kiểm soát về chính trị của nhà Thục trên biên giới phía nam của mình bị giới hạn bởi các bộ lạc người Thái trong tỉnh Vân Nam và Myanma ngày nay, nhà Ngô không thể vươn tới mà phải tồn tại cùng nước Lâm Ấp (của người Chăm).
Củng cố
Năm 222, con Lưu Bị là Lưu Thiện lên ngôi kế nghiệp cha. Thất bại của Lưu Bị tại Hào Đình kết thúc thời kỳ thù địch giữa Ngô và Thục và cả hai tận dụng cơ hội này để tập trung vào những vấn đề trong nước cũng như để đối phó với nhà Ngụy. Đối với Tôn Quyền, chiến thắng này cũng kết thúc sự e ngại của ông về việc nhà Thục mở rộng về phía Kinh Châu và ông có thể nhòm ngó tới các bộ tộc thiểu số ở phía đông nam, là những bộ tộc mà người Hán gọi chung là "Sơn Việt" (xem thêm người Việt (tiếng Hoa) và Việt (tiếng Hoa) (越, 粵, 鉞)). Năm 234 ông ta đã đè bẹp các bộ lạc nổi dậy. Trong năm này, mười vạn quân Sơn Việt phải đầu hàng Gia Cát Cẩn sau ba năm bị bao vây ở Đan Dương (丹陽). Trong số này, bốn vạn người Man Di đã bị bắt đi lính cho nhà Ngô. Trong khi đó nhà Thục cũng gặp sự chống cự của bộ tộc bản xứ ở phía nam. Bộ tộc Di (彝族) ở phía tây nam đã nổi dậy chống nhà Hán, chiếm giữ Ích Châu. Gia Cát Lượng, để tránh thế hai đầu đối địch, đã dẫn ba cánh quân tiến đánh bộ tộc Di. Quân đội của ông đã đánh một số trận với vua người Man là Mạnh Hoạch, cuối cùng Mạnh Hoạch đã phải đầu hàng. Những người thổ dân (theo cách gọi của người Hán) được phép cư trú tại kinh đô nhà Thục ở Thành Đô như những công dân chính thức và người Di cũng phải đi lính cho nhà Thục.Gia Cát Lượng tấn công miền bắc
Vào cuối cuộc chinh chiến miền nam của Gia Cát Lượng, liên minh Thục-Ngô đang hưng thịnh và nhà Thục Hán có thể đem quân lên phía bắc. Năm 227 Gia Cát Lượng đem quân đến Hán Trung, mở đầu cho những trận đánh với nhà Ngụy ở phía tây bắc (Xem Gia Cát Bắc phạt). Năm sau, ông cho tướng Triệu Vân (趙雲), hay Tử Long (子龍), tấn công từ Tà Cốc để nghi binh trong khi tự mình dẫn quân đến Kỳ Sơn. Quân tiên phong của Mã Tốc tuy nhiên đã bị đánh bại tại Nhai Đình và quân Thục phải rút lui. Trong sáu năm tiếp theo Gia Cát Lượng đã vài lần đem quân tiến ra bắc Kỳ Sơn nhưng sự hạn chế về lương thảo, lại do đô đốc nhà Ngụy lúc đó là Tư Mã Ý phòng thủ nên ông đã không thành công. Năm 234 ông đem quân lần cuối tấn công ra bắc, đánh với quân Ngụy tại Vị Nam ở phía nam sông Vị Thủy. Vì cái chết đột ngột của ông, quân Thục lại phải rút lui.Ngô và sự phát triển xuống miền nam
Trong thời gian những cuộc đánh lớn của Gia Cát Lượng ra miền bắc thì nhà Ngô luôn luôn phải đề phòng chống lại sự xâm lấn của nhà Ngụy. Khu vực quanh Hợp Phì thường xuyên dưới áp lực của Ngụy kể từ sau trận Xích Bích và là chiến trường cho những trận giao tranh cỡ nhỏ hơn. Do lo sợ chiến tranh nhiều người dân đã phải di cư tới miền nam sông Dương Tử. Sau cái chết của Gia Cát Lượng, những cuộc tấn công vào khu vực Hoài Nam đã tăng lên nhưng không có kết quả gì, nhà Ngụy không thể phá vỡ phòng tuyến của quân Ngô trên sông, kể cả pháo đài Nhu Tu (濡鬚, Xuru).Thời gian cai trị kéo dài của Tôn Quyền là khoảng thời gian sung túc nhất của quốc gia này. Việc di dân từ phía bắc và "giải quyết xong" các bộ lạc thiểu số Man Di đã làm tăng nhân lực cho nông nghiệp, đặc biệt là ở hạ lưu sông Dương Tử. Vận tải đường sông phát triển, với sự ra đời của các kênh Chiết Đông và Giang Nam. Thương mại với Thục phát triển, với một sự lưu thông lớn của bông từ Thục và sự phát triển của đồ tráng men và công nghệ luyện kim. Vận tải biển đã được hoàn thiện hơn để có thể đến được Mãn Châu và đảo Đài Loan. Về phía nam, các thương nhân Ngô đã đến Luy Lâu và Phù Nam). Với sự phát triển của kinh tế thì văn hóa, nghệ thuật cũng phát triển theo. Tại đồng bằng sông Dương Tử, những ảnh hưởng đầu tiên của Phật giáo đã xuất hiện ở phía nam Lạc Dương. (Xem Phật giáo ở Trung Quốc)
Sự suy yếu và sụp đổ của ba quốc gia
Thục Hán sụp đổ
Sau khi Khai Quốc công thần và cũng là trụ cột không thể thay thế của Thục Hán là Khổng Minh Gia Cát Lượng qua đời ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần 6 (CN năm 234), vị trí Thừa tướng của ông lần lượt được Tưởng Uyển, Phí Vĩ và Đổng Doãn đảm nhận, chính sự tạm thới yên ổn. Sau năm 258, chính trường nhà Thục Hán ngày càng bị kiểm soát bởi các hoạn quan và tham nhũng tràn lan mà điển hình là Hoàng Hạo, lại thêm Hậu Chủ Lưu Thiện bất tài nhu nhược, tin dùng hoạn quan, ngày càng xa lánh trung thần khiến Thục Hán hoàn toàn đi trên vết xe đổ của vua Hán Linh Đế trước kia.Cho dù có những cố gắng đầy nghị lực từ Khương Duy, học trò của Gia Cát Lượng, nhà Thục Hán không thể giành được chiến thắng quyết định trước nhà Ngụy. Tám cuộc tấn công ra Bắc khi được khi thua, nhưng không lấn chiếm được đất đai của Ngụy và khiến lực lượng của Thục bị hao mòn. Trong thì loạn ngoài thì suy, việc Thục bị tiêu diệt chỉ còn là vấn đề thần gian.
Năm 263, quân Ngụy dưới sự lãnh đạo của 2 đại tướng là Đặng Ngải và Chung Hội ồ ạt tấn công vào đất Thục bằng ba cánh quân, quân Thục phải rút lui khỏi Hán Trung. Khương Duy lui về Kiếm Các tử thủ. Tướng Ngụy Đặng Ngải cùng với con trai đã đem quân của mình từ Âm Bình qua những khu vực được cho là không thể vượt qua - đã tiến công đánh bại Gia Cát Chiêm tại Miên Trúc, Thành Đô lập tức bị đe dọa. Mùa đông năm đó, quân Ngụy bao vây chặt Thành Đô, sau 20 ngày kháng cự ác liệt, toàn bộ binh sĩ nhà Thục sống sót trong thành buông vũ khí sau khi Hậu Chủ Lưu Thiện tuyên bố đầu hàng. Khương Duy lúc đó đang ở Kiếm Các được lệnh đầu hàng. Khương Duy đến hàng tướng Ngụy Chung Hội. Mặc dù ông đã cố gắng gây chia rẽ các tướng Ngụy để thực hiện một cuộc đảo chính, khôi phục lại nhà Thục Hán nhưng nửa chừng do bệnh tim tái phát nên ông phải đã tự sát ngay giữa trận đánh cuối, kết thúc sự kháng cự cuối cùng của nhà Thục. Nhà Thục Hán chấm dứt sau 43 năm tồn tại.
Chiến tranh Thục-Ngụy (263-264)
Tào Ngụy sụp đổ
Từ những năm cuối thập niên 230, những rạn nứt đã xuất hiện và ngày càng trở lên rõ nét hơn giữa họ Tào lúc đó đang cai trị và họ Tư Mã. Sau cái chết của Tào Duệ, chủ nghĩa bè phái đã rõ nét hơn giữa quan nhiếp chính Tào Sảng và tổng chỉ huy quân đội Tư Mã Ý. Cẩn thận hơn, Tào Sảng đã để cho những người thân cận nắm giữ các chức vụ quan trọng và loại bỏ họ Tư Mã, mà ông cho là mối đe dọa. Sức mạnh của họ Tư Mã, một trong những dòng họ địa chủ lớn ở Trung Quốc thời Hán, đã được tăng thêm bởi những chiến thắng quân sự của Tư Mã Ý. Ngoài ra, Tư Mã Ý còn là một nhà chiến lược và chính trị nổi tiếng. Năm 238 ông đánh bại cuộc nổi dậy của Công Tôn Uyên và đưa vùng Liêu Đông về dưới sự kiểm soát của trung ương. Cuối cùng, ông vượt qua Tào Sảng trong trò chơi quyền lực. Nắm lấy cơ hội, nhân lúc những người thuộc phe hoàng gia đi viếng Cao Bình lăng, Tư Mã Ý làm đảo chính ở Lạc Dương, ép lực lượng của Tào Sảng rời khỏi chính quyền. Rất nhiều người phản đối về việc quyền lực nghiêng về gia đình Tư Mã quá nhiều; nổi tiếng nhất là Trúc Lâm Thất Hiền. Một trong bảy người này, Kê Khang, đã bị giết như là một phần của sự thanh lọc sau khi Tào Phương thất thế.Sau khi Tư Mã Ý chết, các con là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu tiếp tục cầm quyền ở Ngụy. Việc đánh dẹp những lực lượng kháng cự trong nước Ngụy như Vô Kỳ Kiệm, Gia Cát Đản và chống lại cuộc xâm lấn của đại tướng Khương Duy bên Thục càng khiến thế lực của họ Tư Mã thêm mạnh. Việc tiêu diệt Thục (263), tuy trên danh nghĩa là Ngụy diệt nhưng thực chất là do Tấn vương Tư Mã Chiêu.
Năm 264, Tư Mã Chiêu chết, con là Tư Mã Viêm lên thay tước Tấn vương. Tháng chạp năm sau (tức tháng 2 năm 266), Viêm phế bỏ Ngụy Nguyên đế Tào Hoán lên làm vua, tức là Tấn Vũ Đế.
Đông Ngô sụp đổ. Tam Quốc quy Tấn
Sau cái chết của Tôn Quyền năm 252, không có người kế tục xứng đáng, nhà Ngô bắt đầu đi xuống. Trong nước, quyền thần đánh nhau lục đục khiến nội bộ thêm suy yếu. Những cuộc áp chế thành công do Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu tiến hành trước các cuộc nổi loạn ở khu vực Hoài Nam (lãnh thổ Ngụy) đã làm giảm ảnh hưởng của nhà Ngô.Sau khi Cảnh đế Tôn Hưu chết, Tôn Hạo lên thay lại là người tàn bạo độc ác khiến nhân tâm thêm chia lìa.
Năm 269 Dương Hộ, tướng nhà Tấn tại miền nam, bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm nước Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Tuấn. Bốn năm sau, Lục Kháng, vị tướng giỏi cuối cùng của nhà Ngô chết, nước Ngô không còn tướng tài.
Kế hoạch xâm chiếm của nhà Tấn cuối cùng đã diễn ra vào mùa đông năm 279. Tư Mã Viêm ra lệnh tấn công bằng 5 cánh quân đồng thời dọc theo sông Dương Tử từ Kiến Khang tới Giang Lăng trong khi hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng tới Kinh Châu dưới sự chỉ huy của các tướng Đỗ Dự, Vương Tuấn. Trước các cuộc tấn công mãnh liệt của quân Tấn, lực lượng nhà Ngô tan rã và Kiến Khang mất vào tháng 3 năm 280. Tôn Hạo đầu hàng, đóng lại một thế kỷ chia cắt đầy biến động.
Chiến tranh Tấn-Ngô (280)
Kinh tế - xã hội
Pháp luật, đời sống kinh tế
Các sử gia Trung Quốc nhận định: thực ra đời sống nhân dân thời Tam Quốc nếu so với cuối thời Đông Hán có phần tốt hơn. Thời Tam Quốc dù là thời chia cắt và mật độ chiến tranh dày hơn nhưng chính trong thời Đông Hán, nhân dân cũng phải chịu lao dịch nặng, thường phải tòng quân đánh các tộc Ô Hoàn, Tiên Ty.Về đời sống sinh hoạt, các nhà nghiên cứu cho rằng tình hình tốt hơn hẳn. Ngoại trừ Thục Hán trong 9 năm cuối bị hoạn quan Hoàng Hạo thao dúng, nhìn chung trong triều đình cả 3 nước đều không bị nạn hoạn quan lộng hành. Quan lại lớn nhỏ ở cả 3 nước đa số là những người thanh liêm[2].
Pháp luật của Tào Ngụy hơi thiên về sự nghiêm khắc. Đến thời Ngụy Minh đế Tào Tuấn, pháp luật được hiệu đính, về sau trở thành cơ sở pháp luật của một số triều đại khác[2].
Tào Ngụy cũng sáng lập ra chế độ "cửu phẩm" - 9 bậc quan lại. Chế độ này được đánh giá là tiến bộ hơn so với chế độ Hiếu liêm, Mậu tài thời Đông Hán chỉ dựa vào quyền thế của cha anh và cha vợ mà có được[2].
Chính sách đồn điền và thủy lợi của Tào Ngụy tuy nhằm mục đích quân sự là chủ yếu nhưng cũng gián tiếp giúp nhiều cho nông dân[2].
Về tiền tệ, Tào Ngụy sau khi dùng tiền Ngũ thù và thi hành trở lại chính sách hàng đổi hàng. Tại Tây Thục thực hiện chính sách tiền tệ tốt hơn, một thời gian phát hành tiền lớn nhưng sau đó khôi phục tiền Ngũ thù. Thời Gia Cát Lượng chấp chính luôn dùng chính sách thủ tín với nhân dân nên đời sống ở Thục tương đối ổn định. Tôn Quyền cũng phát hành tiền lớn và sau đó lại phát hành tiền lớn ăn 1000 đồng đổi lấy tiền nhỏ của dân.. Về sau, Tôn Quyền thu hết tiền lớn lại[3].
Dân số
Lãnh thổ của ba nước Ngụy, Thục, Ngô rộng hơn thời Đông Hán trở về trước. Ba nước không thể thôn tính được nhau nên tính tới chuyện cùng phát triển ra bên ngoài, thu thập các bộ tộc láng giềng nhỏ yếu hơn và văn hóa kém phát triển hơn. Ngụy thu phục người Tiên Ty, Ô Hoàn; Thục thu thập người Di và người Khương ở Thanh Hải; Ngô thu phục người Việt ở vùng núi ba tỉnh Giang, Chiết, Hoãn[3].Về dân số, nhà Ngụy là mạnh nhất. Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891 người trong phạm vi biên giới của mình. Nhà Thục có 280.000 hộ dân số 940.000 người. Đông Ngô có 523.000 hộ, 2.558.000 người[4]. Như vậy, nhà Ngụy chiếm hơn 58% dân số và khoảng 40% diện tích. Với những nguồn lực này, nhà Ngụy có thể có tới 400.000 quân trong khi nhà Thục và Ngô có thể có 100.000 và 230.000 quân tương ứng: khoảng 10% dân số. Liên minh Thục-Ngô chống lại nhà Ngụy là một liên minh quân sự ổn định; biên giới của ba quốc gia này gần như không thay đổi trong hơn 40 năm[5].
Nhà Ngụy khi diệt Thục có dân số gấp 4 lần Thục, khi Tấn diệt Ngô thì dân số gấp 6,3 lần. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến Ngô và Thục lần lượt mất về tay Ngụy và Tấn[6].
Thương mại và vận tải
Trong thuật ngữ kinh tế sự phân chia thời Tam Quốc phản ánh một thực tế được kéo dài đến tận sau này. Thậm chí trong thời nhà Bắc Tống, bảy trăm năm sau thời kỳ Tam Quốc, có thể nghĩ về Trung Hoa như là một thực thể của ba thị trường khu vực lớn. (Tình trạng của miền tây bắc thì hơi mâu thuẫn, vì nó được liên kết bởi khu vực tây bắc và miền Tứ Xuyên). Sự phân chia địa lý như vậy được nhấn mạnh bởi một thực tế là tất cả các tuyến giao thông chính giữa ba khu vực lớn đều là nhân tạo: Đại Vận Hà ("Kênh đào vĩ đại") liên kết miền bắc và miền nam, việc vận chuyển qua Tam Hiệp trên sông Dương Tử liên kết nam Trung Hoa với Tứ Xuyên và con đường hành lang (gallery road) nối Tứ Xuyên với miền tây bắc. Sự chia cắt thành ba thực thể riêng rẽ này là hoàn toàn tự nhiên và thậm chí được tiên đoán trước bởi những nhà chính trị như Gia Cát Lượng (Xem thêm Kế hoạch Long Trung 隆中對).Văn hóa, nghệ thuật và khoa học
Con của Vương Lãng nhà Tào Ngụy là Vương Túc nổi tiếng trong lĩnh vực cổ văn. Có ý kiến cho rằng chính Vương Túc chứ không phải Khổng An Quốc, mới là tác giả của bộ Cổ văn Thượng thư truyện. Con Vương Túc là Vương Bật được đánh giá là thiên tài, người đã chú giải Lão tử, sau đó lại dùng Lão tử giải thích Kinh dịch[7].Ba cha con Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực được đời sau xếp vào hàng những nhà thơ tiêu biểu cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc. Ngoài thơ ca, Tào Thực còn nổi tiếng với bài phú đài Đồng Tước. Tào Phi tuy kém Tào Thực một bậc nhưng chính là người mở đầu cho thể thơ thất ngôn. Về tiểu thuyết, thời Tam Quốc có Lục dị ký và truyện ma quỷ Sưu thần ký, cũng được cho là của Tào Phi[8].
Một học giả nổi tiếng khác là Cam Bảo, để lại tác phẩm Ngụy Tấn Xuân thu, đây chính là tài liệu mà sau này Bùi Tùng Chi thời Lưu Tống dùng để chú giải Tam Quốc chí. Ngoài ra, còn có các nhà sử học khác như Ngư Quyền viết Ngụy lược, Vi Chiêu viết Ngô thư và Tiêu Chu nhà Thục Hán viết Cổ sử khảo[8].
Về nghệ thuật, hiện nay Bảo tàng Mỹ thuật Boston (Mỹ) còn lưu giữ bức tranh hai người du xuân rất sinh động. Trong nghệ thuật kiến trúc, các chùa Phật giáo, miếu của Đông Ngô rất phát triển: Vũ Xương có chùa Tuệ Bảo, Kiến Nghiệp có viện Thủy Tướng và chùa Bảo Ninh, Ngô huyện có chùa Thông Huyền, huyện Cần có chùa Đức Nhuận. Ở miền bắc, Tào Tháo dựng đài Đồng Tước sau khi thua trận Xích Bích[8].
Về khoa học, thời Tam Quốc đã bắt đầu ứng dụng ma túy và dùng thủ thuật lấy sỏi mật ra. Tên tuổi của danh y Hoa Đà còn truyền đến nhiều đời sau. Người nước Ngụy là Mã Quân có công phát minh ra xe chỉ nam, xe bắn đá; đồng thời cũng được xem là người phát minh ra guồng nước. Ngoài ra, còn có nhà toán học Lưu Huy, tác giả của bộ Hải đảo toán kinh[8].
Những trận chiến lớn
- Trận Giới Kiều, (191) giữa Viên Thiệu và Công Tôn Toản.
- Trận Quan Độ, (200) giữa Tào Tháo và Viên Thiệu.
- Trận Trường Bản, (208) giữa Lưu Bị và Tào Tháo.
- Trận Xích Bích, (208) giữa liên quân Tôn-Lưu và Tào Tháo.
- Trận Đồng Quan, (211) giữa Tào Tháo và Mã Siêu, Hàn Toại.
- Trận chiến tại Phàn Thành, (219) giữa Tào Nhân và Quan Vũ.
- Trận Di Lăng, (221-222) giữa Lưu Bị và Lục Tốn nhà Ngô.
- Thất cầm Mạnh Hoạch, (225) 7 lần tha cho Mạnh Hoạch và cuối cùng đã thu phục được Mạnh Hoạch.
- Lục xuất Kỳ Sơn, (228-234) Gia Cát Lượng 6 lần lên Kỳ Sơn.
- Cửu phạt trung nguyên, (247-262) Khương Duy 9 lần phạt trung nguyên.
Các nhân vật chủ chốt
- Đổng Trác
- Lã Bố
- Tào Tháo
- Viên Thiệu
- Viên Thuật
- Lưu Bị
- Quan Vũ
- Trương Phi
- Mã Siêu
- Triệu Vân
- Tôn Quyền
- Gia Cát Lượng
- Khương Duy
- Lục Tốn
- Tư Mã Ý
- Chu Du
- Lã Mông
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Tam Quốc |
- Danh sách nhân vật thời Tam Quốc
- Tam Quốc diễn nghĩa
- Tào Ngụy
- Thục Hán
- Đông Ngô
- Nhà Tấn
- Khởi nghĩa Khăn Vàng
Chú thích
- ^ Những người khác được Tam Quốc Diễn Nghĩa đề cập tới nhưng thực ra không tham dự là: Khổng Dung, Đào Khiêm, Mã Đằng, Trương Dương, Công Tôn Toản; Tôn Kiên cũng tự động khởi binh đánh Đổng Trác chứ không hội quân với Viên Thiệu - Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), sách đã dẫn, tr 351 - 352
- ^ a ă â b Lê Đông Phương (2007), sách đã dẫn, tr 437
- ^ a ă Lê Đông Phương (2007), sách đã dẫn, tr 438
- ^ Học viện quân sự cấp cao, sách đã dẫn, tr 90-91
- ^ Tam Quốc bình giảng - Nguyễn Tử Quang, NXB Tổng hợp An Giang, 1988
- ^ Học viện quân sự cấp cao, sách đã dẫn, tr 91
- ^ Lê Đông Phương (2007), sách đã dẫn, tr 438-439
- ^ a ă â b Lê Đông Phương (2007), sách đã dẫn, tr 439
Tham khảo
- Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục, 1995
- Kể chuyện Tam Quốc - Lê Đông Phương (Cao Tự Thanh dịch), NXB Đà Nẵng, 2007
- Tam Quốc bình giảng - Nguyễn Tử Quang, NXB Tổng hợp An Giang, 1988
- Lịch sử Trung Quốc từ thượng cổ đến Năm đời mười nước - Học viện quân sự cấp cao, 1992
- Tam quốc chí của Trần Thọ (233-297) viết
Liên kết ngoài
Tiền nhiệm: Nhà Hán |
Tam Quốc 220 – 280 |
Kế nhiệm: Nhà Tấn |
|
|
Công dân Kane
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Citizen Kane (Công dân Kane) |
|
---|---|
áp phích mĩ thuật |
|
Đạo diễn | Orson Welles |
Sản xuất | Orson Welles |
Tác giả | Herman J. Mankiewicz Orson Welles |
Diễn viên | Orson Welles Joseph Cotten Agnes Moorehead Dorothy Comingore Ruth Warrick Everett Sloane George Coulouris Ray Collins |
Âm nhạc | Bernard Herrmann |
Quay phim | Gregg Toland |
Dựng phim | Robert Wise |
Phát hành | RKO Pictures |
Công chiếu | 1 tháng 5, 1941 |
Độ dài | 119 phút |
Quốc gia | Hoa Kỳ |
Ngôn ngữ | Tiếng Anh |
Nội dung
Bộ phim kể về cuộc đời của nhân vật giả tưởng Charles Foster Kane, ông trùm báo chí của Hoa Kỳ và là một trong những người giàu nhất thế giới. Được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cuộc đời Charles Foster Kane thay đổi khi người ta phát hiện được một mỏ vàng lớn trong phần đất do bà mẹ của Kane thừa kế. Để đảm bảo cho con trai có một tương lai vững chắc, mẹ của Kane bắt cậu rời gia đình để tới sống với người bảo hộ là Walter Parks Thatcher, một người kinh doanh ngân hàng. Khi tới tuổi trưởng thành, Charles Fosster Kane dùng số tiền thừa kế khổng lồ để xây dựng nên một đế chế báo chí hùng mạnh với sự giúp đỡ của hai người cộng sự là ông Bernstein và Jedediah Leland. Tuy thành công trong sự nghiệp nhưng Kane lại thất bại trong cuộc sống gia đình khi ông phải ly dị vợ 2 lần và cuối cùng sống tuổi già trong tư dinh Xanadu mà không có người thân thích chăm sóc. Charles Foster Kane qua đời trong cảnh cô đơn tại Xanadu, từ cuối cùng ông thốt lên trước khi chết là "Rosebud".Diễn viên
Diễn viên | Vai diễn |
---|---|
Orson Welles | Charles Foster Kane |
William Alland | Jerry Thompson, người phóng viên điều tra về cuộc đời Kane nhằm tìm ra ý nghĩa của câu nói cuối cùng "Rosebud" |
Fortunio Bonanova | Ngài Matiste, thầy dạy opera cho vợ thứ hai của Kane là Susan Alexander |
Sonny Bupp | Charles Foster Kane III, con trai của Kane cùng người vợ đầu |
Ray Collins | Jim W. Gettys, đối thủ chính trị của Kane trong cuộc bầu cử thống đốc |
Dorothy Comingore | Susan Alexander Kane, vợ thứ hai của Kane |
Joseph Cotten | Jedediah Leland, nhà báo và là bạn thân của Kane trong giai đoạn đầu sự nghiệp |
George Coulouris | Walter Parks Thatcher, người bảo hộ và quản lý tài sản cho Kane |
Agnes Moorehead | Mary Kane, mẹ của Kane, người quyết định tách con trai ra khỏi gia đình |
Harry Shannon | Cha của Kane |
Everett Sloane | Ông Bernstein, người quản lý tài chính cho Kane |
Paul Stewart | Raymond, quản gia của Kane trong những năm cuối đời |
Buddy Swan | Charles Foster Kane lúc nhỏ |
Đánh giá
Tuy không được giới phê bình đón nhận nồng nhiệt nhưng bộ phim cũng nhận được nhiều đánh giá tốt từ báo giới.[4][5] Mặc dù vậy bộ phim vẫn thất bại về mặt doanh thu khi chỉ giúp hãng RKO Pictures thu hồi đủ vốn đầu tư. Tại lễ trao giải Oscar năm 1941, Công dân Kane chỉ chiến thắng ở một hạng mục là Kịch bản gốc xuất sắc nhất (cho Herman J. Mankiewicz và Orson Welles) ngoài ra nó thất bại ở 8 hạng mục khác, phần lớn tượng vàng ở các hạng mục này được trao cho How Green Was My Valley.[6] Bộ phim sau đó dần bị quên lãng trong làng điện ảnh Mỹ tuy nó được giới làm phim châu Âu đánh giá rất cao. Đến giữa thập niên 1950 bộ phim mới bắt đầu được chiếu lại trên truyền hình Mỹ và đánh giá của giới phê bình về Công dân Kane cũng dần thay đổi theo chiều hướng tích cực.[7]Với nhiều đột phá mang tính cách mạng với nghệ thuật điện ảnh, Công dân Kane thường xuyên được bầu chọn trong nhóm đầu của các cuộc xếp hạng phim hay nhất trong lịch sử. Bộ phim được Viện phim Mỹ xếp thứ nhất trong Danh sách 100 phim hay nhất mà viện này lập ra các năm 1998 và 2007, nó cũng được Viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ lựa chọn vào danh sách bảo tồn ngay từ đợt đầu tiên năm 1989. Bộ phim còn đứng thứ nhất trong nhiều cuộc bình chọn khác của Editorial Jaguar, FIAF Centenary List, France Critics Top 10, Cahiers du cinéma 100 films pour une cinémathèque idéale[8], Kinovedcheskie Russia Top 10, Romanian Critics Top 10, Time Out Magazine Greatest Films và Village Voice 100 Greatest Films. Nhà phê bình điện ảnh Roger Ebert cũng nhận xét rằng Công dân Kane là "bộ phim vĩ đại nhất".[9]
Tham khảo
Chú thích
- ^ Epstein, Michael and Thomas Lennon. "The Battle Over Citizen Kane." PBS, 1996. Truy cập: 14 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Critics' Top Ten Poll”. British Film Institute. 2002. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Directors' Top Ten Poll”. British Film Institute. 2002. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2008.
- ^ Borges, Jorge Luis. Selected Non-Fictions. New York: Viking Press, 1999. ISBN 0-14-029011-7.
- ^ Griffith, Richard; Arthur Mayer and Eileen Bowser (1981). “The Movies”. Simon and Schuster.
- ^ “NY Times: Citizen Kane”. NY Times. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2008.
- ^ “The Sight & Sound Top Ten Poll: 1962”. British Film Institute. 1962. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2008.
- ^ Cahiers du cinéma 100 films pour une cinémathèque idéale
- ^ [1]
Thư mục
- Bogdanovich, Peter and Welles, Orson This Is Orson Welles, HarperPerennial 1992, ISBN 0-06-092439-X
- Callow, Simon. Orson Welles : Hello Americans London: Johnathon Cape, 2006. ISBN 0-224-03853-2.
- Carringer, Robert L. The Making of Citizen Kane. University of California Press, 1985. ISBN 0-520-05876-3.
- Gottesman, Ronald, ed. Focus on Citizen Kane. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall, 1971.
- Heylin, Clinton. Despite the System: Orson Welles Versus the Hollywood Studios, Chicago Review Press, 2005.
- Nasaw, David. The Chief: The Life of William Randolph Hearst.New York: Houghton Mifflin, 2000.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Công dân Kane |
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment