CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Bắt đầu Tiểu mãn (02:59 UTC, 2014), ngày Hải quân tại Chile. Năm 934 – Sau khi tiến vào kinh thành Lạc Dương, Lý Tòng Kha đăng cơ làm hoàng đế của triều Hậu Đường. Năm 1904 – Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) được thành lập tại Paris, Pháp. Năm 1991 – Cựu thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi thiệt mạng trong một vụ tấn công tự sát gần thành phố Chennai, bang Tamil Nadu. Năm 2000 – Khánh thành cầu Mỹ Thuận (hình), cầu dây văng lớn nhất Việt Nam thời điểm đó. Năm 2012 – Hơn một trăm người thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát nhằm vào các binh sĩ tại thủ đô Sana'a của Yemen.
Tiểu mãn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai mươi tư tiết khí | ||
Kinh độ | Tiết khí | Dương lịch |
---|---|---|
Xuân | ||
315° | Lập xuân | 4 - 5/2 |
330° | Vũ thủy | 18 - 19/2 |
345° | Kinh trập | 5 - 6/3 |
0° | Xuân phân | 20 - 21/3 |
15° | Thanh minh | 4 - 5/4 |
30° | Cốc vũ | 20 - 21/4 |
Hạ | ||
45° | Lập hạ | 5 - 6/5 |
60° | Tiểu mãn | 21 - 22/5 |
75° | Mang chủng | 5 - 6/6 |
90° | Hạ chí | 21 - 22/6 |
105° | Tiểu thử | 7 - 8/7 |
120° | Đại thử | 22 - 23/7 |
Thu | ||
135° | Lập thu | 7 - 8/8 |
150° | Xử thử | 23 - 24/8 |
165° | Bạch lộ | 7 - 8/9 |
180° | Thu phân | 23 - 24/9 |
195° | Hàn lộ | 8 - 9/10 |
210° | Sương giáng | 23 - 24/10 |
Đông | ||
225° | Lập đông | 7 - 8/11 |
240° | Tiểu tuyết | 22 - 23/11 |
255° | Đại tuyết | 7 - 8/12 |
270° | Đông chí | 21 - 22/12 |
285° | Tiểu hàn | 5 - 6/1 |
300° | Đại hàn | 20 - 21/1 |
Tiểu mãn (tiếng Hán: 小滿/小满) là một trong 24 tiết khí của của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 21 hay 22 tháng 5 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 60° (kinh độ Mặt Trời bằng 60°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Lũ nhỏ, duối vàng.
Theo quy ước, tiết tiểu mãn là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 5 khi kết thúc tiết lập hạ và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 6 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết mang chủng bắt đầu.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Tiểu mãn nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết tiểu mãn ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 60°. Ngày diễn ra hay bắt đầu tiết tiểu mãn do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 21 hay 22 tháng 5 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước tiểu mãn là lập hạ và tiết khí kế tiếp sau là mang chủng.
Xem thêm
Cầu Mỹ Thuận
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cầu Mỹ Thuận | |
---|---|
Vị trí địa lý | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vị trí | Tiền Giang và Vĩnh Long, Việt Nam |
Toạ độ | 10°16′16″B 105°54′20″ĐTọa độ: 10°16′16″B 105°54′20″Đ |
Bắc qua | Sông Tiền |
Thông số kỹ thuật | |
Kiểu cầu | Cầu dây văng |
Chiều dài | 1.535,2 m |
Rộng | 23,66 m |
Cao | 116,5 m |
Nhịp chính | 350 m |
Xây dựng | |
Nhà thầu | Baulderstone Hornibrook & Cienco 6 |
Khởi công | 6 tháng 7, 1997 |
Khánh thành | 21 tháng 5, 2000 |
Mục lục
Vị trí dự án
Cầu Mỹ Thuận nối liền giữa hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Vượt qua sông Tiền nối với tỉnh Tiền Giang.Qui mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
Thông tin chung
- Loại cầu: cầu treo dây văng theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18,6m;
- Tổng chiều dài cầu: 1.535,2m;
- Phần cầu chính dây văng: 660m;
- Phần cầu dẫn: 875,2m (gồm 22 nhịp);
- Tải trọng thiết kế: theo tiêu chuẩn AUSROADS-92 của Úc, có so sánh và kiểm toán với tải trọng H30-XB80 theo tiêu chuẩn 22 TCN 18-79 của Việt Nam;
- Độ dốc dọc cầu: 5%;
- Lực va xô tàu, vuông góc với tim cầu: 32,000 KN (xuôi dòng), 15,000 KN (ngược dòng);
- Song song với tim cầu: 16,000 KN (xuôi dòng), 7,500 KN (ngược dòng);
- Khổ thông thuyền: 37,5m x 110m;
- Khổ cầu 4 làn xe cơ giới, 2 lề bộ hành tổng cộng rộng 23m.
Kết cấu dầm
Dầm cầu cấu tạo bê tông DƯL grade 50, gồm 2 dầm biên, các dầm ngang, bản mặt cầu thi công theo phương pháp đúc hẫng. Dầm biên cao 1760mm rộng 1200-1400mm, bản mặt cầu dày 250mm.Dầm biên được treo bằng 4 x 32 bó cáp, mỗi bó gồm từ 22 đến 69 tao 15,2mm, mỗi tao gồm 7 sợi đặt trong ống HPDE có màu để trang trí. Mỗi bó cáp một đầu neo vào dầm, đầu neo vào tháp, có dự trữ hệ thống chống rung cho cáp.
Tháp cầu
Tháp cầu hình chữ H bằng bê tông cốt thép grade 50 cao 123,5 m (tính từ đỉnh bệ cọc); 84,43m (tính từ mặt cầu). Kết cấu móng trụ tháp gồm 16 cọc khoan nhồi có đường kính 2,5m hạ đến cao độ -90m (tháp bờ Bắc) và -100m (tháp bờ Nam), cao độ đáy bệ phần đặc là + 1m, ống vách đặt tới cao độ -35m (tháp bờ Bắc) và -40m (tháp bờ Nam).Trụ neo
Đặt tại hai đầu cầu chính để chống dịch chuyển cho tháp. Thân trụ neo gồm hai cột bê tông cốt thép ứng suất trước bê tông mác 400, kích thước 1500x3500mm. Trụ neo không có xà mũ, thân cột liên kết trực tiếp với kết cấu nhịp. Móng trụ neo gồm 2 cọc khoan nhồi đường kính 2,5m mỗi trụ đặt ở độ sâu -60 (bờ Bắc); -74 và -84 (bờ Nam).Hệ cáp dây văng
Sơ đồ bố trí dây văng cầu Mỹ Thuận theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18.6m. Các cặp dây văng (thượng, hạ lưu) được bố trí đối xứng qua mặt phẳng thẳng đứng đi qua ti dọc của cầu. Góc nghiêng của dây văng so với phương nằm ngang nhỏ nhất (dây văng ngoài cùng) là 31.031o, và lớn nhất (dây văng gần tháp cầu nhất của nhịp biên) là 77.39o. Dây văng ngoài cùng của hai nhịp biên được liên kết với hệ dầm cầu tại điểm cách tim trụ neo 5,0m về phía cầu dẫn.Toàn cầu có 128 dây văng chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 16 dây. Dây văng ngoài cùng nhịp biên có số tao lớn nhất (68 tao), dây văng thuộc nhíp chính gằn tháp cầu nhất có số tao nhỏ nhất (22 tao). Các tao cáp kiểu Freyssinet 7 sợi, đường kính danh định 15,2mm.
Kết cấu cầu dẫn
Kết cấu nhịp
Mỗi bên gồm 9 nhịp 40m, 1 nhịp 38,8m và 1 nhịp 43, 8m đều dạng dầm BTDƯL đơn giản lắp ghép kiểu “Super Tee” (có hình hộp hở) cao 1750mm, rộng 2140 đến 2810mm đặt cách nhau 2160mm, bê tông mác 32. Riêng nhịp 43,8m gồm đầu hẫng 5m từ nhịp cầu chính và nhịp dầm đơn giản 38,8m. Mặt cầu đổ tại chỗ dày 20 cm tại đầu dầm và 15 cm tại giữa dầm (để khắc phục độ vồng ngược khi căng cốt thép). Bản đổ liên tục nhiệt trên 11 nhịp.Mố cấu
Mố cầu bằng BTCT trên 14 cọc thép f 600mm, dài từ 35 đến 37m, trên đoạn 3m đầu đổ BTCT độn ruột cấp 32.Trụ cầu
Trụ cầu bằng BTCT, thân trụ gồm hai cột BTCT hình chữ nhật kích thước mỗi cột 1200 x 3500mm cao. Mỗi trụ gồm hai nhóm cọc tách riêng, mỗi nhóm gồm 10 cọc 40x40cm; chiều dài cọc tại các trụ từ 33,2 - 41,2m.Các công trình phụ
Gối cầu
- Với cầu chính và tại mố dùng loại gối chậu (sliding pot bearing);
- Với cầu dẫn dùng loại gối cao su (Eslastomeric bearing)
Khe co dãn
Khe co dãn đặt tại mố và tại chỗ tiếp ráp giữa cầu chính và cầu dẫn (loại SD 800) và tại mố (loại SD 320) loại khe co dãn cao su.Hệ thống thoát nước từ mặt cầu
Ống thoát nước cách nhau 5,2m được bố trí trên mặt cầu sát gờ lề bộ hành, cầu chính nước thoát trực tiếp xuống lòng sông. Trên cầu dẫn, nước thoát xuống đất, qua bể lắng để xử lý trước khi thải ra sông.Dải phân cách giữa cầu
Dải phân cách bằng bê tông được đổ ngay tại chỗ, lan can hai bên làn xe cơ giới bằng bê tông và thép, lan can cho người đi bộ bằng thép mạ kẽm.Hệ thống cấp điện
- Hai trạm biến thế 560 KVA đặt tại hai bờ sông;
- Trạm điều khiển chính tại mỗi máy;
- Hệ dây cáp điện đặt trong ống, nằm trong dải phân cách hoặc dưới sàn.
Đèn chiếu sáng và an toàn
- Cột điện đặt tại dải phân cách giữa;
- Đèn báo hiệu đường sông;
- Đèn trang trí đặt trên mặt phẳng dây cáp;
- Đèn báo máy bay đặt trên đỉnh tháp;
- Đèn báo trong tháp;
- Đèn báo sương mù đặt tại đài cọc.
Hệ thống chữa cháy
- Hệ thống ống dẫn nước từ bờ sông phía Nam;
- Một trạm bơm điện;
- Một hệ thống dẫn nước từ trạm bơm lên cầu;
- Van tăng áp suất tại đầu sàn cầu chính.
Đường dẫn hai đầu cầu
Rộng 21,5m gồm 4 làn xe cơ giới 2 x 8m, hai làn xe thô sơ 2 x 2m, dải phân cách giữa 0,6m lề đất 2 x 0,6m. Hai bên có bố trí đường gom chạy song song. Do Địa chất yếu nên phải tăng nhanh độ lún cố kết bằng bấc thấm và vải địa kỹ thuật Phạm vi đường đầu cầu 166,7m (bờ Bắc) và 118m (bờ Nam)Kết cấu mặt đường có thể dùng 1 trong 2 loại:
Loại A
- Lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm dày 21 cm;
- Lớp móng bằng cấp phối đá dăm cỡ nhỏ dày 30 cm;
- Lớp mặt bằng bê tông nhựa nóng dày 7 cm.
Loại B
Phần trên tương tự như loại A nhưng có thêm một lớp móng cấp phối đồi có CBR > 5% và lớp móng dưới có cấp phối đá dăm dày 30 cm. Nền cát đắp đạt K> 98%, CBR > 2%. Đường bộ hành có vỉa hè, kết cấu gồm hai lớp:- Cấp phối đá dăm dày 2,5 cm
- Bê tông mác 200 dày 7,5 cm.
Tiến độ dự án
- Khởi công: 06/7/1997;
- Hoàn thành: 21/5/2000.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Cầu Mỹ Thuận |
- My Thuan bridge gets final link
- Các hình ảnh cầu Mỹ Thuận trên trang mạng của Ausaid
Thể loại:
Lý Tòng Kha (Trung văn giản thể: 李从珂; phồn thể: 李從珂; bính âm: Lǐ Cóngkē) (11 tháng 2 năm 885 – 11 tháng 1 năm 937), sử gọi là Hậu Đường Mạt Đế (後唐末帝) hay Hậu Đường Phế Đế (後唐廢帝) là hoàng đế cuối cùng của triều Hậu Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông là con nuôi của Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên, đoạt lấy ngôi vua sau khi lật đổ Hậu Đường Mẫn Đế Lý Tòng Hậu - con đẻ của Minh Tông. Sau đó, ông lại bị em rể là Thạch Kính Đường lật đổ với sự hỗ trợ của Khiết Đan.
Khi liên quân của Thạch Kính Đường và Khiết Đan đánh bại quân Hậu
Đường, Lý Tòng Kha cùng hoàng thất và các triều thần trung thành tự
thiêu tập thể tại kinh thành.
Đến thời gian niên hiệu Cảnh Phúc (892-893) thời Đường Chiêu Tông, khi Lý Tự Nguyên- đang là bộ tướng dưới quyền cha nuôi Hà Đông[c 2] tiết độ sứ Lý Khắc Dụng- đang lược đoạt khu vực dưới sự chỉ huy của Lý Khắc Dụng, Lý Tự Nguyên bắt mẹ con Ngụy thị đem về làm thiếp.[5][6] Lý Tự Nguyên nhận nuôi và đặt tên ông là Tòng Kha.[3][7] (Lý Tòng Kha có lẽ lớn tuổi hơn tất cả các con đẻ của Lý Tự Nguyên, do độ tuổi của Lý Tòng Thẩm (李從審) và Lý Tòng Vinh không được ghi lại, còn Lý Tòng Hậu và Lý Tòng Ích, được sinh khá lâu sau đó.)[8][9] Ông có tiểu tự là "Nhị Thập Tam", hay gọi tắt là "A Tam" theo sinh nhật của mình.[3]
Khi còn nhỏ, Lý Tòng Kha được miêu tả là cẩn trọng và ít nói. Theo một tường thuật mà Lý Tự Nguyên nêu ra sau này, gia cảnh của Lý Tự Nguyên đương thời không giàu sang, và thường không đủ tiền sinh hoạt. Lý Tòng Kha giúp đỡ gia đình bằng cách thu lượm vôi và phân ngựa về để dùng và/hoặc bán.[3] Ngụy thị mất vào năm sau khi bà bị bắt và được an táng tại Thái Nguyên- thủ phủ của Hà Đông.[5]
Cuối năm 918, Lý Tồn Úc muỗn tiến hành một chiến dịch lớn để tiêu diệt kình địch Hậu Lương ở phía nam, đích thân dẫn quân nam hạ hướng đến kinh thành của Hậu Lương là Đại Lương. Đến tháng 1 DL năm 919, Lý Tồn Úc chạm trán với đại quân của Hậu Lương dưới quyền Bắc diện hành doanh chiêu thảo sứ Hà Côi, tại Hồ Liễu Pha [c 3], ở bờ nam Hoàng Hà[c 4]. Quân Tấn ban đầu giành được thắng lợi, song sau đó do nhầm lẫn về thông tin nên quân Tấn nghĩ rằng mình chiến bại rồi suy sụp. Trong hỗn loạn, đại tướng Chu Đức Uy bị giết, Lý Tự Nguyên mất liên lạc với Lý Tồn Úc, còn Lý Tòng Kha nằm trong một nhóm nhỏ binh sĩ tháp tùng Lý Tồn Úc. Lý Tự Nguyên cho rằng Lý Tồn Úc đã vượt sang bờ bắc Hoàng Hà nên quyết định vượt sông, trong khi Lý Tồn Úc vẫn phải vật lộn tìm đường. Lý Tòng Kha cùng các bộ tướng khác và các bộ tốt sau đó chiếm được một gò đất, cho phép Lý Tồn Úc có được một vị trí cao để tiến hành một cuộc phản công. Quân Tấn phản công thành công, giết được một lượng lớn binh sĩ Hậu Lương, dẫn tới kết quả tổng thể là hai bên đều chịu thiệt hại nặng nề, mất khoảng 2/3 binh sĩ và không thể tiến đánh lẫn nhau trong một thời gian sau đó. Đến cuối trận chiến, Lý Tồn Úc chiếm được Bộc Dương[c 5]- một lộ điểm để có thể rút lui về lãnh thổ Tấn. Lý Tòng Kha cũng góp công vào thắng lợi của cuộc phản kích. Lý Tự Nguyên hay tin Lý Tồn Úc đang ở Bộc Dương thì quay trở lại Hà Nam và gặp được Lý Tồn Úc. Lý Tồn Úc không hài lòng và nói "Công cho là ta đã chết? vượt sông làm gì?" Lý Tự Nguyên cút đầu sát đất tạ tội. Lý Tồn Úc thấy Lý Tòng Kha có công, nên chỉ ban rượu đại chung cho Lý Tự Nguyên để trách phạt, song từ đó đối xử sảo bạc với Lý Tự Nguyên.[12]
Hoàng đế Hậu Lương là Chu Hữu Trinh sau đó quyết định cho Đoàn Ngưng thay thế Vương Ngạn Chương, Đoàn Ngưng vượt Hoàng Hà và tiến đến Thiền châu (澶州, nay thuộc An Dương, Hà Nam) và chuẩn bị một chiến dịch tấn công Hậu Đường:[13]
Ngáy Ất Tị (7) tháng 3 năm Giáp Thân (13 tháng 4 năm 924), do Khiết Đan xâm phạm, Bắc Kinh (tức Thái Nguyên) tả sương mã quân chỉ huy sứ Lý Tòng Kha cùng Hoành Hải[c 10] tiết độ sứ Lý Thiệu Bân chỉ huy kị binh phòng thủ. Ngày Đinh Dậu (5) tháng 3 năm Ất Dậu (31 tháng 3 năm 925), Lý Tự Nguyên dâng biểu xin cho Vệ châu[c 11] thứ sử Lý Tòng Kha được làm Bắc Kinh nội nha mã bộ đô chỉ huy sứ để được gần gia đình, tuy nhiên Hậu Đường Trang Tông tức giận cho là Tự Nguyên quá cả gan, truất Lý Tòng Kha làm Đột kỵ chỉ huy sứ, chỉ huy vài trăm người phòng thủ Thạch Môn trấn[c 12]. Điều này khiến Lý Tự Nguyên lo sợ, còn cơn giận của Hậu Đường Trang Tông giảm bớt qua thời gian.[14] (Có vẻ như trong khoảng thời gian này, trong một dịp khi Lý Tòng Kha còn ở Trấn châu — thủ phủ của Thành Đức (成德), là nơi Lý Tự Nguyên làm tiết độ sứ — Lý Tòng Kha và thân tín của Lý Tự Nguyên là An Trọng Hối có tranh cãi trong một bữa tiệc. Lý Tòng Kha đánh An Trọng Hối, An Trọng Hối phải chạy trốn. Lý Tòng Kha hết say thì đến tạ tội với An Trọng Hối, An Trọng Hối mặc dù chấp nhận song trong lòng mang mối hận với Lý Tòng Kha.)[3]
Năm 926, Hậu Đường nổ ra nhiều cuộc binh biến chống lại triều đình, Hậu Đường Trang Tông khiển Lý Tư Nguyên đem quân đi trấn áp cuộc nổi dậy tại Nghiệp Đô[c 13], song các binh sĩ của Lý Tự Nguyên lại tiến hành binh biến và buộc ông phải tham gia nổi dậy cùng binh sĩ tại Nghiệp Đô. Lý Tự Nguyên quyết định quay sang chống Lý Tồn Úc, tiền về phía nam hướng đến Đại Lương và kinh thành đương thời là Lạc Dương. Lý Tòng Kha đem binh sĩ dưới quyền đến hội quân với Ngu hậu tướng Vương Kiến Lập tại Trấn châu, sau đó tiến tiếp về phía nam tăng viện cho Lý Tự Nguyên. Lý Tự Nguyên nhanh chóng tiến vào Đại Lương rồi tiến hướng đến Lạc Dương.[15] Trước khi Lý Tự Nguyên đến Lạc Dương, Lý Tồn Úc bị sát hại trong một cuộc binh biến tại Lạc Dương, Lý Tự Nguyên vào Lạc Dương và xưng là giám quốc, do khi đó còn lưỡng lự về việc có nên ủng hộ con cả của Trang Tông là Ngụy vương Lý Kế Ngập hay không (người này đang trở về sau khi chinh phục Tiền Thục).[16]
Vào đầu thời gian trị vì của Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên, An Trọng Hối trở thành xu mật sứ và là quan lại quyền lực nhất trong triều, đến mức cả các hoàng tử Lý Tòng Vinh và Lý Tòng Hậu phải cung kính. An Trọng Hối vẫn nhớ thù xưa, bắt đầu nói xấu Lý Tòng Kha với Lý Tự Nguyên, song Minh Tông ban đầu không nghe theo. Năm 930, An Trọng Hối giả mệnh lệnh của Minh Tông cho Hà Đông nha nội chỉ huy sứ Dương Ngạn Ôn (楊彥溫)- thuộc cấp của Lý Tòng Kha, lệnh phải đuổi Lý Tòng Kha. Dương Ngạn Ôn tìm được cơ hội khi Lý Tòng Kha ra ngoài thành Hà Trung (thủ phủ của Hộ Quốc) duyệt mã, Dương Ngạn Ôn cho đóng cổng thành, từ chối cho Lý Tòng Kha vào thành. Khi Lý Tòng Kha sai người đi hỏi nguyên nhân, Dương Ngạn Ôn đáp: "Ngạn Ôn không dám phụ ơn, nhận mệnh lệnh của Xu mật viện, mời Công vào triều". Lý Tòng Kha quyết định tiến hướng về Lạc Dương song dừng chân tại Ngu Hương[c 16] và khiển sứ báo lại sự việc cho Trang Tông. Trang Tông biết tin thì ngờ vực, song An Trọng Hối chối việc có bất cứ liên lạc nào với Dương Ngạn Ôn và nói rằng Dương Ngạn Ôn là gian nhân. Trang Tông khiển các tướng Tác Tự Thông (索自通) và Dược Ngạn Trù (藥彥稠) đem quân thảo phạt Dương Ngạn Ôn, với lệnh rằng Dương Ngạn Ôn phải bị bắt sống để Trang Tông có thể gặp mặt tra hỏi. Tuy nhiên, khi Tác Tự Thông và Dược Ngạn Trù chiếm được Hà Trung vào ngày Tân Hợi (18) tháng 4 (18 tháng 5), họ lại trảm Dương Ngạn Ôn, Trang Tông rất tức giận song không trừng phạt họ.[17]
An Trọng Hối sau đó xúi giục các tể tướng Phùng Đạo và Triệu Phượng tấu với Trang Tông rằng Lý Tòng Kha không kiểm soát được trấn, cần phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, Trang Tông từ chối ngay cả khi đích thân An Trọng Hối đề cập đến vấn đề này, song lệnh cho Lý Tòng Kha quay trở về phủ tại kinh thành. Sau khi Tác Tự Thông được bổ nhiệm làm Hộ Quốc tiết độ sứ, An Trọng Hối xúi giục người này vu cáo Lý Tòng Kha tự tạo vũ khí. Theo ghi chép, nhờ có ái phi của Trang Tông là Vương đức phi bảo hộ nên Lý Tòng Kha mới được miễn. Các sĩ đại phu không dám qua lại với Lý Tòng Kha, ngoại trừ Lã Kỳ sống gần đó, mỗi khi tấu thỉnh Lý Tòng Kha thường bàn bạc với Lã Kỳ trước khi tiến hành.[17] Lý Tòng Kha lo sợ An Trọng Hối đa phương hãm hại, chỉ đọc kinh Phật và cầu nguyện.[3]
Năm 931, An Trọng Hối bị mất quyền lực, bị phế chức xu mật sứ và cuối cùng bị hành quyết. Sau khi An Trọng Hối bị loại bỏ, Trang Tông triệu kiến Lý Tòng Kha và khóc nói: "Nếu [ta] theo ý của Trọng Hối, ngươi sao có thể lại thấy ta!". Ngày Bính Dần (8) tháng 3 (29 tháng 3), Lý Tòng Kha được bổ nhiệm làm Tả vệ đại tướng quân. Đến ngày Ất Sửu (9) tháng 6 (26 tháng 7), Lý Tòng Kha được phục chức Đồng bình chương sự, đảm nhiệm chức Tây Đô lưu thủ tại Trường An.[17] Ngày Canh Tý (20) tháng 7 năm Nhâm Thìn (24 tháng 8 năm 932), Lý Tòng Kha được chuyển sang giữ chức Phượng Tường[c 17] tiết độ sứ. Ngày Mậu Dần (3) tháng 5 năm Quý Tị (29 tháng 5 năm 933), Trang Tông lập Lý Tòng Kha làm Lộ vương (đồng thời cũng phong vương cho hoàng tử Lý Tòng Ích và các tụng tử Lý Tòng Ôn (李從溫), Lý Tòng Chương (李從璋), và Lý Tòng Mẫn (李從敏)).[18]
Cũng trong năm 933, Minh Tông lâm bệnh nặng, hoàng tử Lý Tòng Vinh sợ rằng sẽ không thể kế vị nên cố dùng vũ lực đoạt quyền, song thất bại và bị giết. Sau khi Trang Tông mất, Lý Tòng Hậu đăng cơ kế vị vào ngày Quý Mão (1) tháng 12 (20 tháng 12).[18]
Tháng 2 năm Giáp Ngọ (934), Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân không muốn để Thạch Kính Đường và Lý Tòng Kha cố thủ tại trấn của họ, do vậy họ quyết định chuyển Lý Tòng Kha đến Hà Đông làm tiết độ sứ và kiêm Bắc Đô lưu thủ, chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến Thành Đức[c 19], và chuyển Thành Đức tiết độ sứ Phạm Diên Quang đến Thiên Hùng. Họ làm vậy mà không cần Lý Tòng Hậu giáng chế thư, mà chỉ cứ sứ thần đem lệnh từ Xu mật viện đến trấn. Lo sợ trước những tác động, đặc biệt là khi triều đình mệnh Dương vương Lý Tòng Chương tạm quyền cai quản Phượng Tường, mà Lý Tòng Chương lại có tiếng là thô thiển, từng chính tay giết An Trọng Hối — Lý Tòng Kha thảo luận với tướng tá của mình, họ đều khuyên ông nổi dậy. Lý Tòng Kha do đó tiến hành nổi dậy, tuyên bố rằng Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân sát trưởng lập thiếu, chuyên chế triều quyền.[2]
Tuyên bố của Lý Tòng Kha ban đầu thu hút được rất ít sự ủng hộ từ các trấn khác, hầu hết sứ giả của Lý Tòng Kha bị bắt giữ. Ngày Tân Mão (21) tháng 2 (7 tháng 4), Lý Tòng Hậu bổ nhiệm Vương Tư Đồng làm Tây diện hành doanh mã bộ quân đô bộ thự, Dược Ngạn Trù làm phó, đem quân thảo phạt Lý Tòng Kha. Ngày Ất Mão (15) tháng 3 (1 tháng 5), các đạo binh của triều đình tập hợp dưới chân thành Phượng Tường và đánh thành, trong thành người chết rất nhiều, đến ngày Bính Thìn hôm sau lại tiến công thành, thành chuẩn bị thất thủ. Phượng Tương thành thấp hào nông, khó mà phòng thủ, lòng người nguy cấp, Lý Tòng Kha lên thành khóc nói với quân bên ngoài:[2]
Lý Tòng Kha sau đó đem quân tiến hướng đến Lạc Dương, Lý Tòng Hậu cho xử tử Lý Trọng Cát và Lý Huệ Minh, giao các toán quân còn lại cho Khang Nghĩa Thành (康義誠) vào ngày Quý Hợi (23) tháng 3 (9 tháng 5), lệnh đem quân tiến về phía tây chống Lý Tòng Kha. Tuy nhiên, Khang Nghĩa Thành do có kế hoạch từ trước nên khi gặp Lý Tòng Kha thì cũng đầu hàng. Đêm ngày Mậu Thìn (28) tháng 3 (14 tháng 5), Lý Tòng Hậu chạy khỏi kinh thành.[2]
Khi bá quan tại Lạc Dương đề nghị trao hoàng vị cho Lý Tòng Kha, Lý Tòng Kha ban đầu từ chối. Tuy nhiên, ngày Quý Dậu (4) tháng 4 (19 tháng 5), Tào thái hậu hạ lệnh phế Lý Tòng Hậu và giáng làm Ngạc vương. Ngày Giáp Tuất (5) tháng 4 (20 tháng 5), Tào thái hậu lệnh Lý Tòng Kha tức hoàng đế vị. Đến ngày Ất Hợi (6) tháng 4 (21 tháng 5), Lý Tòng Kha tức vị. Lý Tòng Kha sau đó khiển Vương Loan (王巒) đem rượu độc đến Vệ châu[c 20] giết Lý Tòng Hậu- nơi phế đế đang ở, Khổng hoàng hậu và bốn hoàng tử của Lý Tòng Hậu cũng bị giết.[2]
Một vấn đề khác là Thạch Kính Dường, người này mặc dù là em rể song là kình địch với ông một thời gian dài. Tào thái hậu và vợ chính của Thạch Kính Đường là Tấn quốc công chúa đều thỉnh xin cho Thạch Kính Đường được phép trở về Hà Đông, song những người thân tín của Lý Tòng Kha hầu hết đều chủ trương để Thạch Kính Đường ở lại Lạc Dương. Tuy nhiên, Xu mật sứ Hàn Chiêu Dận và Lý Chuyên Mỹ cho rằng giữ Thạch Kính Đường ở lại Lạc Dương sẽ khiến một người em rể khác là Tuyên Vũ (宣武, trị sở tại Đại Lương) tiết độ sứ Triệu Diên Thọ và cha là Lô Long (盧龍, trị sở nay thuộc Bắc Kinh) tiết độ sứ Triệu Đức Quân cảm thấy lo sợ. Do Thạch Kính Đường khi đó có thể trạng yếu (sau một thời giam ốm đau kéo dài), Lý Tòng Kha cho rằng Thạch Kính Đường không còn là mối đe dọa sau này, và do đó cử Thạch Kính Đường quay trở lại Hà Đông.[2]
Trong năm 935, Khiết Đan nhiều lần xâm nhập lãnh thổ Hậu Đường, trong lãnh thổ Hậu Đường lại xảy ra nhiều trận lụt và hạn hán, do vậy xảy ra nạn đói và tình trạng dân lưu tán. Thạch Kính Đường và Triệu Đức Quân nhiều lần yêu cầu tăng viện để chống Khiết Đan, người dân bị quá sức. Hơn nữa, trong một lần khi một sứ thần của triều đình đưa quân phục đến cho binh sĩ của Thạch Kính Đường, binh sĩ của Thạch Kính Đường nhiều lần hô vạn tuế. Thạch Kính Đường cho xử tử 36 binh sĩ đề xướng, song Lý Tòng Kha vẫn thêm ngờ vực Thạch Kính Đường, và do đó đến ngày Ất Tị (13) tháng 7 (14 tháng 8) thì bổ nhiệm Vũ Ninh[c 21] tiết độ sứ Trương Kính Đạt làm phó của Thạch Kính Đường, tức Bắc diện hành doanh phó tổng quản, nhằm phân tán quyền lực của Thạch Kính Đường.[2]
Đến mùa xuân năm 936, căng thẳng giữa Lý Tòng Kha và Thạch Kính Đường trở nên rất sâu sắc, Thạch Kính Đường tận thu của cải và củng cố tại Hà Đông, mọi người đều cho rằng Thạch Kính Đường có ý muốn làm phản. Khi Tấn quốc trưởng công chúa đến Lạc Dương chúc thọ Lý Tòng Kha, sau khi chúc rượu và xin về Hà Đông, Lý Tòng Kha say và nói "Sao không ở lại thêm mà vội về. Muốn cùng Thạch lang phản chăng". Thạch Kính Đường biết tin thì càng lo sợ.[4]
Các học sĩ Lý Tung và Lã Kỳ cho rằng giải pháp là liên minh với Khiết Đan. Họ đề nghị phóng thích một lượng nhất định các tướng sĩ Khiết Đan bị bắt trước đây và mỗi năm tặng cho Khiết Đan một lượng tiền nhất định. Tể tướng Trương Diên Lãng ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên, một học sĩ khác là Tiết Văn Ngộ (薛文遇) phản đối vì cho rằng Khiết Đan sẽ cầu hòa thân, điều mà Tiết Văn Ngộ cho là xỉ nhục. Lý Tòng Kha do đó ngưng lại đề xuất và giáng chức Lã Kỳ.[4]
Ngày Tân Mão (3) tháng 5 năm Bính Thân (26 tháng 5 năm 936), theo đề xuất của Tiết Văn Ngộ, Lý Tòng Kha hạ chỉ chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến Thiên Bình. Thạch Kính Đường lo sợ nên tiến hành nổi loạn. Ngày Ất Tị tháng 5 (9 tháng 6), Lý Tòng Kha bổ nhiệm Trương Kính Đạt kiêm Thái Nguyên tứ diện bài trần sứ, chỉ huy quân triều đình thảo phạt Thạch Kính Đường, Trương Kính Đạt nhanh chóng bao vây Thái Nguyên song không thể nhanh chóng chiếm được thành. Thạch Kính Đường cầu viện Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang, hứa rằng nếu Da Luật Đức Quang đồng ý hỗ trợ mình làm hoàng đế thì sẽ nhượng Yên Vân thập lục châu (gòm toàn bộ trấn Lô Long và các châu bắc bộ của trấn Hà Đông) cho Khiết Đan. Da Luật Đức Quang chấp thuận, sau đó tiến đến Hà Đông, đánh bại quân Hậu Đường dưới quyền Trương Kính Đạt. Tàn quân của Trương Kính Đạt sau đó bị liên quân Khiết Đan/Hà Đông bao vây tại Tấn An trại gần Thái Nguyên.[4]
Trong khi Tấn An trị bị bao vây, Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang công nhận Thạch Kính Đường là hoàng đế của Hậu Tấn. Hầu hết bá quan chủ trương Lý Tòng Kha thân chinh chống Thạch Kính Đường. Lý Tòng Kha cảm thấy bắt buộc phải làm vậy, song lại sợ giao chiến với Thạch Kính Đường do tài năng của người này và bản thân ông đang bị ốm, và thường uống rượu để đối phó. Ngày Nhâm Thân (17) tháng 11 nhuận (2 tháng 1 năm 937), Lý Tòng Kha dừng lại sau khi tiến đến Hà Dương ở ngay phía bắc Lạc Dương, rồi lệnh cho Triệu Đức Quân và Phạm Diên Quang đem quân đến giải vây cho Tấn An. Tuy nhiên, Triệu Đức Quân muốn thu được sự ủng hộ của Khiết Đan cho bản thân để trở thành hoàng đế, do đó, khi đến gần Tấn An, Triệu Đức Quân dừng lại và bí mật liên hệ với Da Luật Đức Quang. Da Luật Đức Quang cuối cùng vẫn quyết định ủng hộ Thạch Kính Đường, trong khi phó tướng của Trương Kính Đạt là Dương Quang Viễn giết chủ tướng và đầu hàng.[4]
Liên quân Khiết Đan/Hậu Tấn chuyển sang giao chiến với quân của Triệu Đức Quân, quân của Triệu Đức Quân chưa đánh đã tan. Triệu Đức Quân và Triệu Diên Thọ đầu hàng Da Luật Đức Quang, quân Khiết Đan/Hậu Tấn tiến về Lạc Dương mà không gặp trở ngại. Lý Tòng Kha trở về Lạc Dương, và đến ngày Tân Tị (26) cùng tháng (11 tháng 1) thì cùng với Tào thái hậu, Lưu hoàng hậu, Ung vương Lý Trọng Mỹ cũng một số quan lại trung thành đem theo truyền quốc bảo lên Huyền Vũ lâu tự thiêu. Thạch Kính Đường sau đó tiến vào Lạc Dương và nắm quyền kiểm soát lãnh thổ cũ của Hậu Đường.[4] Thạch Kính Đường thu thập tro cốt của ông, đến tháng 3 ÂL năm sau (tức năm Kỉ Mão) thì hạ chiếu táng ở gò mộ Huy lăng-lăng của Hậu Đường Trang Tông.[19]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Lý Tòng Kha
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Tòng Kha | |
---|---|
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...) | |
Hoàng đế Hậu Đường | |
Tại vị | 21 tháng 5, 934[1][2] - 11 tháng 1, 937 |
Thông tin chung | |
Niên hiệu | Thanh Thái (清泰) 31/5/934–11/1/937 |
Sinh | 11 tháng 2, 885[1][3] Thạch Gia Trang |
Mất | 11 tháng 1, 937[1][4] Lạc Dương |
An táng | tháng 3 ÂL năm Kỉ Mão (937) |
Mục lục
Thân thế
Lý Tòng Kha sinh ngày 23 tháng 1 năm Ất Tị (11 tháng 2 năm 885, thời Đường Hy Tông) tại Bình Sơn[c 1]. Ông nguyên mang họ Vương, mẹ mang họ Ngụy, cả hai đều là người Bình Sơn.[3][5]Đến thời gian niên hiệu Cảnh Phúc (892-893) thời Đường Chiêu Tông, khi Lý Tự Nguyên- đang là bộ tướng dưới quyền cha nuôi Hà Đông[c 2] tiết độ sứ Lý Khắc Dụng- đang lược đoạt khu vực dưới sự chỉ huy của Lý Khắc Dụng, Lý Tự Nguyên bắt mẹ con Ngụy thị đem về làm thiếp.[5][6] Lý Tự Nguyên nhận nuôi và đặt tên ông là Tòng Kha.[3][7] (Lý Tòng Kha có lẽ lớn tuổi hơn tất cả các con đẻ của Lý Tự Nguyên, do độ tuổi của Lý Tòng Thẩm (李從審) và Lý Tòng Vinh không được ghi lại, còn Lý Tòng Hậu và Lý Tòng Ích, được sinh khá lâu sau đó.)[8][9] Ông có tiểu tự là "Nhị Thập Tam", hay gọi tắt là "A Tam" theo sinh nhật của mình.[3]
Khi còn nhỏ, Lý Tòng Kha được miêu tả là cẩn trọng và ít nói. Theo một tường thuật mà Lý Tự Nguyên nêu ra sau này, gia cảnh của Lý Tự Nguyên đương thời không giàu sang, và thường không đủ tiền sinh hoạt. Lý Tòng Kha giúp đỡ gia đình bằng cách thu lượm vôi và phân ngựa về để dùng và/hoặc bán.[3] Ngụy thị mất vào năm sau khi bà bị bắt và được an táng tại Thái Nguyên- thủ phủ của Hà Đông.[5]
Thời Tấn
Sau khi triều Đường sụp đổ, lãnh địa của Lý Khắc Dụng trở thành nước Tấn và Lý Khắc Dụng cai trị với tước Tấn vương, sau khi Lý Khắc Dụng mất, nhi tử thân sinh là Lý Tồn Úc kế tập tước Tấn vương.[10] Lý Tự Nguyên là một trong các tướng chính của Lý Tồn Úc, còn Lý Tòng Kha phụng sự dưới quyền dưỡng phụ. Theo ghi chép, Lý Tòng Kha là người mạnh mẽ và cao bảy xích lẻ, má vuông mình lớn, tài mạo hùng vĩ, dũng mãnh cương nghị, được Lý Tự Nguyên rất yêu mến. Lý Tòng Kha theo Lý Tự Nguyên đánh dẹp, do nỗ lực chiến đấu nên có được danh tiếng, khiến Lý Tồn Úc (cùng tuổi với Lý Tòng Kha và là một chiến binh hung mãnh) từng nói "A Tam không chỉ cùng tuổi với ta, [tính] cảm chiến cũng giống nhau."[3][11] Lý Tòng Kha cùng cha đem 3.000 kị binh làm tiền phong đi chiến đấu với Khiết Đan vào năm 917.[12]Cuối năm 918, Lý Tồn Úc muỗn tiến hành một chiến dịch lớn để tiêu diệt kình địch Hậu Lương ở phía nam, đích thân dẫn quân nam hạ hướng đến kinh thành của Hậu Lương là Đại Lương. Đến tháng 1 DL năm 919, Lý Tồn Úc chạm trán với đại quân của Hậu Lương dưới quyền Bắc diện hành doanh chiêu thảo sứ Hà Côi, tại Hồ Liễu Pha [c 3], ở bờ nam Hoàng Hà[c 4]. Quân Tấn ban đầu giành được thắng lợi, song sau đó do nhầm lẫn về thông tin nên quân Tấn nghĩ rằng mình chiến bại rồi suy sụp. Trong hỗn loạn, đại tướng Chu Đức Uy bị giết, Lý Tự Nguyên mất liên lạc với Lý Tồn Úc, còn Lý Tòng Kha nằm trong một nhóm nhỏ binh sĩ tháp tùng Lý Tồn Úc. Lý Tự Nguyên cho rằng Lý Tồn Úc đã vượt sang bờ bắc Hoàng Hà nên quyết định vượt sông, trong khi Lý Tồn Úc vẫn phải vật lộn tìm đường. Lý Tòng Kha cùng các bộ tướng khác và các bộ tốt sau đó chiếm được một gò đất, cho phép Lý Tồn Úc có được một vị trí cao để tiến hành một cuộc phản công. Quân Tấn phản công thành công, giết được một lượng lớn binh sĩ Hậu Lương, dẫn tới kết quả tổng thể là hai bên đều chịu thiệt hại nặng nề, mất khoảng 2/3 binh sĩ và không thể tiến đánh lẫn nhau trong một thời gian sau đó. Đến cuối trận chiến, Lý Tồn Úc chiếm được Bộc Dương[c 5]- một lộ điểm để có thể rút lui về lãnh thổ Tấn. Lý Tòng Kha cũng góp công vào thắng lợi của cuộc phản kích. Lý Tự Nguyên hay tin Lý Tồn Úc đang ở Bộc Dương thì quay trở lại Hà Nam và gặp được Lý Tồn Úc. Lý Tồn Úc không hài lòng và nói "Công cho là ta đã chết? vượt sông làm gì?" Lý Tự Nguyên cút đầu sát đất tạ tội. Lý Tồn Úc thấy Lý Tòng Kha có công, nên chỉ ban rượu đại chung cho Lý Tự Nguyên để trách phạt, song từ đó đối xử sảo bạc với Lý Tự Nguyên.[12]
Thời Lý Tồn Úc làm hoàng đế Hậu Đường
Năm 922, Lý Tồn Úc xưng là hoàng đế của Hậu Đường. Tuy nhiên, đương thời Hậu Đường phải chịu áp lực quân sự đến từ Hậu Lương và Khiết Đan, cung ứng thực phẩm và sĩ khí của quân đội ở mức thấp. Vào lúc này, đại quân của Hậu Lương nằm dưới quyền chỉ huy của Thiên Bình[c 6] tiết độ sứ Đái Tư Viễn, Đái Tư Viễn để Lô Thuận Mật (盧順密), Lưu Toại Nghiêm (劉遂嚴), và Yên Ngung (燕顒) ở lại trấn thủ Vận châu (鄆州)- thủ phủ của Thiên Bình. Tuy nhiên, không lâu sau khi Lý Tồn Úc xưng đế, Lộ Thuận Mật trốn thoát sang Hậu Đường và tiết lộ rằng Vận châu chỉ có dưới 1.000 lính phòng vệ, và rằng Lưu Toại Nghiêm và Yên Ngung mất lòng binh sĩ, Hậu Đường có thể tập kích để đoạt lấy. Do Vận châu nằm sâu trong lãnh thổ Hậu Lương ở Hà Nam, hầu hết tướng của Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc, gồm cả Xu mật sứ Quách Sùng Thao, phản đối đề xuất của Lô Thuận Mật, cho rằng điều này nguy hiểm và vô ích. Tuy nhiên, Lý Tự Nguyên vì muốn lập công để khôi phục quan hệ với Trang Tông, do vậy đề xuất để mình đảm đương nhiệm vụ. Trang Tông chấp thuận, và đến ngày Nhâm Dần (28) tháng 4 nhuận năm Quý Mùi (15 tháng 6 năm 923) cho Lý Tự Nguyên đem theo 5.000 tinh binh từ Đức Thắng đến Vận châu, lợi dung ban đêm nhanh chóng tiến quân. Quân của Lý Tự Nguyên đến dưới thành mà người Vận châu không biết, Lý Tòng Kha cầm quân tiền phong trèo lên tường thành. Sau khi Lý Tự Nguyên chiếm được thành Vận châu, người này được Trang Tông bổ nhiệm làm Thiên Bình tiết độ sứ và giữ thành trong vài tháng, quân Hậu Lương (đương thời dưới quyền Vương Ngạn Chương) thất bại trong việc cắt đường tiếp tế giữa Vận châu với lãnh thổ còn lại của Hậu Đường.[13]Hoàng đế Hậu Lương là Chu Hữu Trinh sau đó quyết định cho Đoàn Ngưng thay thế Vương Ngạn Chương, Đoàn Ngưng vượt Hoàng Hà và tiến đến Thiền châu (澶州, nay thuộc An Dương, Hà Nam) và chuẩn bị một chiến dịch tấn công Hậu Đường:[13]
- Đổng Chương tiến hướng đến Thái Nguyên.
- Hoắc Ngạn Uy tiến hướng đến Trấn châu[c 7].
- Vương Ngạn Chương và Trương Hán Kiệt (張漢傑) tiến hướng đến Vận châu.
- Đoàn Ngưng cùng với Đỗ Yến Cầu sẽ đối đầu với Hậu Đường Trang Tông.
Ngáy Ất Tị (7) tháng 3 năm Giáp Thân (13 tháng 4 năm 924), do Khiết Đan xâm phạm, Bắc Kinh (tức Thái Nguyên) tả sương mã quân chỉ huy sứ Lý Tòng Kha cùng Hoành Hải[c 10] tiết độ sứ Lý Thiệu Bân chỉ huy kị binh phòng thủ. Ngày Đinh Dậu (5) tháng 3 năm Ất Dậu (31 tháng 3 năm 925), Lý Tự Nguyên dâng biểu xin cho Vệ châu[c 11] thứ sử Lý Tòng Kha được làm Bắc Kinh nội nha mã bộ đô chỉ huy sứ để được gần gia đình, tuy nhiên Hậu Đường Trang Tông tức giận cho là Tự Nguyên quá cả gan, truất Lý Tòng Kha làm Đột kỵ chỉ huy sứ, chỉ huy vài trăm người phòng thủ Thạch Môn trấn[c 12]. Điều này khiến Lý Tự Nguyên lo sợ, còn cơn giận của Hậu Đường Trang Tông giảm bớt qua thời gian.[14] (Có vẻ như trong khoảng thời gian này, trong một dịp khi Lý Tòng Kha còn ở Trấn châu — thủ phủ của Thành Đức (成德), là nơi Lý Tự Nguyên làm tiết độ sứ — Lý Tòng Kha và thân tín của Lý Tự Nguyên là An Trọng Hối có tranh cãi trong một bữa tiệc. Lý Tòng Kha đánh An Trọng Hối, An Trọng Hối phải chạy trốn. Lý Tòng Kha hết say thì đến tạ tội với An Trọng Hối, An Trọng Hối mặc dù chấp nhận song trong lòng mang mối hận với Lý Tòng Kha.)[3]
Năm 926, Hậu Đường nổ ra nhiều cuộc binh biến chống lại triều đình, Hậu Đường Trang Tông khiển Lý Tư Nguyên đem quân đi trấn áp cuộc nổi dậy tại Nghiệp Đô[c 13], song các binh sĩ của Lý Tự Nguyên lại tiến hành binh biến và buộc ông phải tham gia nổi dậy cùng binh sĩ tại Nghiệp Đô. Lý Tự Nguyên quyết định quay sang chống Lý Tồn Úc, tiền về phía nam hướng đến Đại Lương và kinh thành đương thời là Lạc Dương. Lý Tòng Kha đem binh sĩ dưới quyền đến hội quân với Ngu hậu tướng Vương Kiến Lập tại Trấn châu, sau đó tiến tiếp về phía nam tăng viện cho Lý Tự Nguyên. Lý Tự Nguyên nhanh chóng tiến vào Đại Lương rồi tiến hướng đến Lạc Dương.[15] Trước khi Lý Tự Nguyên đến Lạc Dương, Lý Tồn Úc bị sát hại trong một cuộc binh biến tại Lạc Dương, Lý Tự Nguyên vào Lạc Dương và xưng là giám quốc, do khi đó còn lưỡng lự về việc có nên ủng hộ con cả của Trang Tông là Ngụy vương Lý Kế Ngập hay không (người này đang trở về sau khi chinh phục Tiền Thục).[16]
Thời Lý Tự Nguyên trị vì
Tuy nhiên, Lý Tự Nguyên sau đó quyết định chống lại Lý Kế Ngập, cử Lý Tòng Kha đến Hộ Quốc[c 14] vào ngày Kỉ Hợi (13) tháng 4 (27 tháng 5 năm 926) và cử Thạch Kính Dường đến Bảo Nghĩa[c 15] để làm lưu hậu và phòng thủ trước khả năng bị Lý Kế Ngập tiến công. Tuy nhiên, Lý Kế Ngập bị binh sĩ bỏ rơi nên quyết định tự sát. Lý Tự Nguyên sau đó xưng là hoàng đế.[16] Đầu niên hiệu Thiên Thành (926-930), Lý Tòng Kha được bổ nhiệm làm tiết độ sứ của Hộ Quốc. Sang tháng 2 ÂL năm sau, ông được thêm chức kiểm hiệu thái bảo và Đồng bình chương sự, đến tháng 11 ÂL lại được giữ thêm chức kiểm hiệu thái phó (太傅) và đến niên hiệu Trương Hưng thứ 1 thì (930) thì được thêm chức Kiểm hiệu thái úy.[3]Vào đầu thời gian trị vì của Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên, An Trọng Hối trở thành xu mật sứ và là quan lại quyền lực nhất trong triều, đến mức cả các hoàng tử Lý Tòng Vinh và Lý Tòng Hậu phải cung kính. An Trọng Hối vẫn nhớ thù xưa, bắt đầu nói xấu Lý Tòng Kha với Lý Tự Nguyên, song Minh Tông ban đầu không nghe theo. Năm 930, An Trọng Hối giả mệnh lệnh của Minh Tông cho Hà Đông nha nội chỉ huy sứ Dương Ngạn Ôn (楊彥溫)- thuộc cấp của Lý Tòng Kha, lệnh phải đuổi Lý Tòng Kha. Dương Ngạn Ôn tìm được cơ hội khi Lý Tòng Kha ra ngoài thành Hà Trung (thủ phủ của Hộ Quốc) duyệt mã, Dương Ngạn Ôn cho đóng cổng thành, từ chối cho Lý Tòng Kha vào thành. Khi Lý Tòng Kha sai người đi hỏi nguyên nhân, Dương Ngạn Ôn đáp: "Ngạn Ôn không dám phụ ơn, nhận mệnh lệnh của Xu mật viện, mời Công vào triều". Lý Tòng Kha quyết định tiến hướng về Lạc Dương song dừng chân tại Ngu Hương[c 16] và khiển sứ báo lại sự việc cho Trang Tông. Trang Tông biết tin thì ngờ vực, song An Trọng Hối chối việc có bất cứ liên lạc nào với Dương Ngạn Ôn và nói rằng Dương Ngạn Ôn là gian nhân. Trang Tông khiển các tướng Tác Tự Thông (索自通) và Dược Ngạn Trù (藥彥稠) đem quân thảo phạt Dương Ngạn Ôn, với lệnh rằng Dương Ngạn Ôn phải bị bắt sống để Trang Tông có thể gặp mặt tra hỏi. Tuy nhiên, khi Tác Tự Thông và Dược Ngạn Trù chiếm được Hà Trung vào ngày Tân Hợi (18) tháng 4 (18 tháng 5), họ lại trảm Dương Ngạn Ôn, Trang Tông rất tức giận song không trừng phạt họ.[17]
An Trọng Hối sau đó xúi giục các tể tướng Phùng Đạo và Triệu Phượng tấu với Trang Tông rằng Lý Tòng Kha không kiểm soát được trấn, cần phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, Trang Tông từ chối ngay cả khi đích thân An Trọng Hối đề cập đến vấn đề này, song lệnh cho Lý Tòng Kha quay trở về phủ tại kinh thành. Sau khi Tác Tự Thông được bổ nhiệm làm Hộ Quốc tiết độ sứ, An Trọng Hối xúi giục người này vu cáo Lý Tòng Kha tự tạo vũ khí. Theo ghi chép, nhờ có ái phi của Trang Tông là Vương đức phi bảo hộ nên Lý Tòng Kha mới được miễn. Các sĩ đại phu không dám qua lại với Lý Tòng Kha, ngoại trừ Lã Kỳ sống gần đó, mỗi khi tấu thỉnh Lý Tòng Kha thường bàn bạc với Lã Kỳ trước khi tiến hành.[17] Lý Tòng Kha lo sợ An Trọng Hối đa phương hãm hại, chỉ đọc kinh Phật và cầu nguyện.[3]
Năm 931, An Trọng Hối bị mất quyền lực, bị phế chức xu mật sứ và cuối cùng bị hành quyết. Sau khi An Trọng Hối bị loại bỏ, Trang Tông triệu kiến Lý Tòng Kha và khóc nói: "Nếu [ta] theo ý của Trọng Hối, ngươi sao có thể lại thấy ta!". Ngày Bính Dần (8) tháng 3 (29 tháng 3), Lý Tòng Kha được bổ nhiệm làm Tả vệ đại tướng quân. Đến ngày Ất Sửu (9) tháng 6 (26 tháng 7), Lý Tòng Kha được phục chức Đồng bình chương sự, đảm nhiệm chức Tây Đô lưu thủ tại Trường An.[17] Ngày Canh Tý (20) tháng 7 năm Nhâm Thìn (24 tháng 8 năm 932), Lý Tòng Kha được chuyển sang giữ chức Phượng Tường[c 17] tiết độ sứ. Ngày Mậu Dần (3) tháng 5 năm Quý Tị (29 tháng 5 năm 933), Trang Tông lập Lý Tòng Kha làm Lộ vương (đồng thời cũng phong vương cho hoàng tử Lý Tòng Ích và các tụng tử Lý Tòng Ôn (李從溫), Lý Tòng Chương (李從璋), và Lý Tòng Mẫn (李從敏)).[18]
Cũng trong năm 933, Minh Tông lâm bệnh nặng, hoàng tử Lý Tòng Vinh sợ rằng sẽ không thể kế vị nên cố dùng vũ lực đoạt quyền, song thất bại và bị giết. Sau khi Trang Tông mất, Lý Tòng Hậu đăng cơ kế vị vào ngày Quý Mão (1) tháng 12 (20 tháng 12).[18]
Thời Lý Tòng Hậu trị vì
Chính quyền của Lý Tòng Hậu do các Xu mật sứ Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân chi phối, họ lo sợ cả Lý Tòng Kha và Hà Đông tiết độ sứ Thạch Kính Đường (kết hôn với công chúa của Lý Tự Nguyên), do cả hai từng có thời gian dài theo Minh Tông chinh phạt lập công và có được sự ủng hộ lớn trong quân đội Hậu Đường. Ngờ vực của họ bắt nguồn từ việc khi Minh Tông lâm bệnh, Lý Tòng Kha nhiều lần khiển phu nhân đến kinh thành dò xét, khi Minh Tông mất ông cũng cáo bệnh không đến dự tang lễ. Họ bãi chức Khống hạc đô chỉ huy sứ của Lý Trọng Cát (李重吉)- trưởng tử của Lý Tòng Kha- và cử đi nhậm chức Bạc châu[c 18] đoàn luyện sứ, trong khi lại triệu nữ nhi của Lý Tòng Kha là Lý Huệ Minh (李惠明) vào cung, trong khi bà đang là ni cô tại Lạc Dương, khiến Lý Tòng Kha trở nên sợ hãi.[18]Tháng 2 năm Giáp Ngọ (934), Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân không muốn để Thạch Kính Đường và Lý Tòng Kha cố thủ tại trấn của họ, do vậy họ quyết định chuyển Lý Tòng Kha đến Hà Đông làm tiết độ sứ và kiêm Bắc Đô lưu thủ, chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến Thành Đức[c 19], và chuyển Thành Đức tiết độ sứ Phạm Diên Quang đến Thiên Hùng. Họ làm vậy mà không cần Lý Tòng Hậu giáng chế thư, mà chỉ cứ sứ thần đem lệnh từ Xu mật viện đến trấn. Lo sợ trước những tác động, đặc biệt là khi triều đình mệnh Dương vương Lý Tòng Chương tạm quyền cai quản Phượng Tường, mà Lý Tòng Chương lại có tiếng là thô thiển, từng chính tay giết An Trọng Hối — Lý Tòng Kha thảo luận với tướng tá của mình, họ đều khuyên ông nổi dậy. Lý Tòng Kha do đó tiến hành nổi dậy, tuyên bố rằng Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân sát trưởng lập thiếu, chuyên chế triều quyền.[2]
Tuyên bố của Lý Tòng Kha ban đầu thu hút được rất ít sự ủng hộ từ các trấn khác, hầu hết sứ giả của Lý Tòng Kha bị bắt giữ. Ngày Tân Mão (21) tháng 2 (7 tháng 4), Lý Tòng Hậu bổ nhiệm Vương Tư Đồng làm Tây diện hành doanh mã bộ quân đô bộ thự, Dược Ngạn Trù làm phó, đem quân thảo phạt Lý Tòng Kha. Ngày Ất Mão (15) tháng 3 (1 tháng 5), các đạo binh của triều đình tập hợp dưới chân thành Phượng Tường và đánh thành, trong thành người chết rất nhiều, đến ngày Bính Thìn hôm sau lại tiến công thành, thành chuẩn bị thất thủ. Phượng Tương thành thấp hào nông, khó mà phòng thủ, lòng người nguy cấp, Lý Tòng Kha lên thành khóc nói với quân bên ngoài:[2]
Ta từ lúc chưa đến hai mươi đã theo Tiên Đế [tức Minh Tông] bách chiến, vào sống ra chết. Ta thương tích đầy mình để lập nên xã tắc ngày nay. Các ngươi từng theo ta và thấy được sự việc. Nay triều đình tín nhiệm sàm thần, nghi kị cốt nhục, ta có tội gì mà phải chịu bị giết chứ?Nhiều binh sĩ triều đình đã sẵn có ý ủng hộ Lý Tòng Kha, lời của Lý Tòng Kha khiến họ cảm động. Đến khi tướng triều đình là Trương Kiến Chiêu (張虔釗) buộc sĩ tốt phải leo thang lên tường thành Phượng Tường và đe dọa họ bằng lưỡi đao, sĩ tốt tức giận làm phản. Vũ lâm chỉ huy sứ Dương Tư Quyền (楊思權) nhân cơ hội đem binh sĩ trốn thoát sang phía Lý Tòng Kha, tạo ra tâm lý hoang mang trong quân đội triều đình. Hầu hết đầu hàng Lý Tòng Kha, trong khi Vương Tư Đồng và Dược Ngạn Trù chạy trốn song cuối cùng vẫn bị bắt.[2]
Lý Tòng Kha sau đó đem quân tiến hướng đến Lạc Dương, Lý Tòng Hậu cho xử tử Lý Trọng Cát và Lý Huệ Minh, giao các toán quân còn lại cho Khang Nghĩa Thành (康義誠) vào ngày Quý Hợi (23) tháng 3 (9 tháng 5), lệnh đem quân tiến về phía tây chống Lý Tòng Kha. Tuy nhiên, Khang Nghĩa Thành do có kế hoạch từ trước nên khi gặp Lý Tòng Kha thì cũng đầu hàng. Đêm ngày Mậu Thìn (28) tháng 3 (14 tháng 5), Lý Tòng Hậu chạy khỏi kinh thành.[2]
Khi bá quan tại Lạc Dương đề nghị trao hoàng vị cho Lý Tòng Kha, Lý Tòng Kha ban đầu từ chối. Tuy nhiên, ngày Quý Dậu (4) tháng 4 (19 tháng 5), Tào thái hậu hạ lệnh phế Lý Tòng Hậu và giáng làm Ngạc vương. Ngày Giáp Tuất (5) tháng 4 (20 tháng 5), Tào thái hậu lệnh Lý Tòng Kha tức hoàng đế vị. Đến ngày Ất Hợi (6) tháng 4 (21 tháng 5), Lý Tòng Kha tức vị. Lý Tòng Kha sau đó khiển Vương Loan (王巒) đem rượu độc đến Vệ châu[c 20] giết Lý Tòng Hậu- nơi phế đế đang ở, Khổng hoàng hậu và bốn hoàng tử của Lý Tòng Hậu cũng bị giết.[2]
Trị vì
Lý Tòng Kha phải đương đầu với thực tế là quốc khố không đủ để ban thưởng như ông từng hứa với các binh sĩ Phượng Tường và các binh sĩ triều đình quy phục ông. Nghe theo ý của học sĩ Lý Chuyên Mỹ (李專美), Lý Tòng Kha giảm khao thưởng theo tình hình quốc khố, khiến lòng quân oán giận.[2]Một vấn đề khác là Thạch Kính Dường, người này mặc dù là em rể song là kình địch với ông một thời gian dài. Tào thái hậu và vợ chính của Thạch Kính Đường là Tấn quốc công chúa đều thỉnh xin cho Thạch Kính Đường được phép trở về Hà Đông, song những người thân tín của Lý Tòng Kha hầu hết đều chủ trương để Thạch Kính Đường ở lại Lạc Dương. Tuy nhiên, Xu mật sứ Hàn Chiêu Dận và Lý Chuyên Mỹ cho rằng giữ Thạch Kính Đường ở lại Lạc Dương sẽ khiến một người em rể khác là Tuyên Vũ (宣武, trị sở tại Đại Lương) tiết độ sứ Triệu Diên Thọ và cha là Lô Long (盧龍, trị sở nay thuộc Bắc Kinh) tiết độ sứ Triệu Đức Quân cảm thấy lo sợ. Do Thạch Kính Đường khi đó có thể trạng yếu (sau một thời giam ốm đau kéo dài), Lý Tòng Kha cho rằng Thạch Kính Đường không còn là mối đe dọa sau này, và do đó cử Thạch Kính Đường quay trở lại Hà Đông.[2]
Trong năm 935, Khiết Đan nhiều lần xâm nhập lãnh thổ Hậu Đường, trong lãnh thổ Hậu Đường lại xảy ra nhiều trận lụt và hạn hán, do vậy xảy ra nạn đói và tình trạng dân lưu tán. Thạch Kính Đường và Triệu Đức Quân nhiều lần yêu cầu tăng viện để chống Khiết Đan, người dân bị quá sức. Hơn nữa, trong một lần khi một sứ thần của triều đình đưa quân phục đến cho binh sĩ của Thạch Kính Đường, binh sĩ của Thạch Kính Đường nhiều lần hô vạn tuế. Thạch Kính Đường cho xử tử 36 binh sĩ đề xướng, song Lý Tòng Kha vẫn thêm ngờ vực Thạch Kính Đường, và do đó đến ngày Ất Tị (13) tháng 7 (14 tháng 8) thì bổ nhiệm Vũ Ninh[c 21] tiết độ sứ Trương Kính Đạt làm phó của Thạch Kính Đường, tức Bắc diện hành doanh phó tổng quản, nhằm phân tán quyền lực của Thạch Kính Đường.[2]
Đến mùa xuân năm 936, căng thẳng giữa Lý Tòng Kha và Thạch Kính Đường trở nên rất sâu sắc, Thạch Kính Đường tận thu của cải và củng cố tại Hà Đông, mọi người đều cho rằng Thạch Kính Đường có ý muốn làm phản. Khi Tấn quốc trưởng công chúa đến Lạc Dương chúc thọ Lý Tòng Kha, sau khi chúc rượu và xin về Hà Đông, Lý Tòng Kha say và nói "Sao không ở lại thêm mà vội về. Muốn cùng Thạch lang phản chăng". Thạch Kính Đường biết tin thì càng lo sợ.[4]
Các học sĩ Lý Tung và Lã Kỳ cho rằng giải pháp là liên minh với Khiết Đan. Họ đề nghị phóng thích một lượng nhất định các tướng sĩ Khiết Đan bị bắt trước đây và mỗi năm tặng cho Khiết Đan một lượng tiền nhất định. Tể tướng Trương Diên Lãng ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên, một học sĩ khác là Tiết Văn Ngộ (薛文遇) phản đối vì cho rằng Khiết Đan sẽ cầu hòa thân, điều mà Tiết Văn Ngộ cho là xỉ nhục. Lý Tòng Kha do đó ngưng lại đề xuất và giáng chức Lã Kỳ.[4]
Ngày Tân Mão (3) tháng 5 năm Bính Thân (26 tháng 5 năm 936), theo đề xuất của Tiết Văn Ngộ, Lý Tòng Kha hạ chỉ chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến Thiên Bình. Thạch Kính Đường lo sợ nên tiến hành nổi loạn. Ngày Ất Tị tháng 5 (9 tháng 6), Lý Tòng Kha bổ nhiệm Trương Kính Đạt kiêm Thái Nguyên tứ diện bài trần sứ, chỉ huy quân triều đình thảo phạt Thạch Kính Đường, Trương Kính Đạt nhanh chóng bao vây Thái Nguyên song không thể nhanh chóng chiếm được thành. Thạch Kính Đường cầu viện Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang, hứa rằng nếu Da Luật Đức Quang đồng ý hỗ trợ mình làm hoàng đế thì sẽ nhượng Yên Vân thập lục châu (gòm toàn bộ trấn Lô Long và các châu bắc bộ của trấn Hà Đông) cho Khiết Đan. Da Luật Đức Quang chấp thuận, sau đó tiến đến Hà Đông, đánh bại quân Hậu Đường dưới quyền Trương Kính Đạt. Tàn quân của Trương Kính Đạt sau đó bị liên quân Khiết Đan/Hà Đông bao vây tại Tấn An trại gần Thái Nguyên.[4]
Trong khi Tấn An trị bị bao vây, Hoàng đế Khiết Đan Da Luật Đức Quang công nhận Thạch Kính Đường là hoàng đế của Hậu Tấn. Hầu hết bá quan chủ trương Lý Tòng Kha thân chinh chống Thạch Kính Đường. Lý Tòng Kha cảm thấy bắt buộc phải làm vậy, song lại sợ giao chiến với Thạch Kính Đường do tài năng của người này và bản thân ông đang bị ốm, và thường uống rượu để đối phó. Ngày Nhâm Thân (17) tháng 11 nhuận (2 tháng 1 năm 937), Lý Tòng Kha dừng lại sau khi tiến đến Hà Dương ở ngay phía bắc Lạc Dương, rồi lệnh cho Triệu Đức Quân và Phạm Diên Quang đem quân đến giải vây cho Tấn An. Tuy nhiên, Triệu Đức Quân muốn thu được sự ủng hộ của Khiết Đan cho bản thân để trở thành hoàng đế, do đó, khi đến gần Tấn An, Triệu Đức Quân dừng lại và bí mật liên hệ với Da Luật Đức Quang. Da Luật Đức Quang cuối cùng vẫn quyết định ủng hộ Thạch Kính Đường, trong khi phó tướng của Trương Kính Đạt là Dương Quang Viễn giết chủ tướng và đầu hàng.[4]
Liên quân Khiết Đan/Hậu Tấn chuyển sang giao chiến với quân của Triệu Đức Quân, quân của Triệu Đức Quân chưa đánh đã tan. Triệu Đức Quân và Triệu Diên Thọ đầu hàng Da Luật Đức Quang, quân Khiết Đan/Hậu Tấn tiến về Lạc Dương mà không gặp trở ngại. Lý Tòng Kha trở về Lạc Dương, và đến ngày Tân Tị (26) cùng tháng (11 tháng 1) thì cùng với Tào thái hậu, Lưu hoàng hậu, Ung vương Lý Trọng Mỹ cũng một số quan lại trung thành đem theo truyền quốc bảo lên Huyền Vũ lâu tự thiêu. Thạch Kính Đường sau đó tiến vào Lạc Dương và nắm quyền kiểm soát lãnh thổ cũ của Hậu Đường.[4] Thạch Kính Đường thu thập tro cốt của ông, đến tháng 3 ÂL năm sau (tức năm Kỉ Mão) thì hạ chiếu táng ở gò mộ Huy lăng-lăng của Hậu Đường Trang Tông.[19]
Ghi chú
- ^ 平山, nay thuộc Thạch Gia Trang, Hà Bắc
- ^ 河東, trị sở nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây
- ^ 胡柳陂, nay thuộc Hà Trạch, Sơn Đông
- ^ là biên giới trên thực địa giữa Tấn và Hậu Lương
- ^ 濮陽, nay thuộc Bộc Dương, Hà Nam
- ^ 天平, trị sở nay thuộc Thái An, Sơn Đông
- ^ 鎮州, nay thuộc Bảo Định, Hà Bắc
- ^ 中都, nay thuộc Tế Ninh, Sơn Đông
- ^ 封丘, nay thuộc Tân Hương, Hà Nam
- ^ 橫海, trị sở nay thuộc Thương Châu, Hà Bắc
- ^ 衛州, nay thuộc Bộc Dương
- ^ 石門鎮, nay thuộc Đường Sơn, Hà Bắc
- ^ 鄴都, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc
- ^ 護國, trị sở nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây
- ^ 保義, trị sở nay thuộc Tam Môn Hiệp, Hà Nam
- ^ 虞鄉, nay thuộc Vận Thành
- ^ 鳳翔, trị sở nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây
- ^ 亳州, nay thuộc Bạc Châu, An Huy
- ^ 成德, trị sở nay thuộc Thạch Gia Trang, Hà Bắc
- ^ 衛州, nay thuộc An Dương, Hà Nam
- ^ 武寧, trị sở nay thuộc Từ Châu, Giang Tô
Tham khảo
- ^ a ă â Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
- ^ a ă â b c d đ e ê Tư trị thông giám, quyển 279.
- ^ a ă â b c d đ e ê Cựu Ngũ Đại sử, quyển 46.
- ^ a ă â b c d Tư trị thông giám, quyển 280.
- ^ a ă â Tân Ngũ Đại sử, quyển 15.
- ^ Cựu Ngũ Đại sử, quyển 49.
- ^ Tân Ngũ Đại sử, quyển 7.
- ^ Cựu Ngũ Đại sử, quyển 51.
- ^ Cựu Ngũ Đại sử, quyển 45.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 266.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 268.
- ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 270.
- ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 272.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 273.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 274.
- ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 275.
- ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 277.
- ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 278.
- ^ Cựu Ngũ Dại sử, quyển 48.
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment