CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Giáo dục Quốc dân tại Indonesia, ngày Nhà giáo tại Iran, ngày Quốc kỳ tại Ba Lan. Năm 264 – Tư Mã Chiêu buộc Ngụy Nguyên Đế phong mình làm Tấn vương, tăng đất phong từ 10 quận lên 20 quận.Năm 1813 – Chiến tranh Napoléon: Xảy ra giao tranh giữa quân Pháp-Warszawa và quân Nga-Phổ tại tây nam Leipzig. Năm 1964 – Chiến tranh Việt Nam: Tàu USS Card bị chiến binh Giải phóng đánh bom khi đang neo đậu tại Sài Gòn, và sau đó bị đắm.Năm 2008 – Bão Nargis (hình) đổ bộ vào Myanmar làm hơn 130.000 người thiệt mạng, gây tổn thất 10 tỉ đô la Mỹ.Năm 2011 – Osama bin Laden bị lực lượng biệt kích của Hoa Kỳ bắn chết trong nơi ẩn náu tại Abbottabad, Pakistan.
Bão Nargis
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 16°03′1″B 94°48′32″Đ
Bão Nargis (tên do JTWC đặt: 01B, cũng gọi là Xoáy thuận nhiệt đới Nargis) là một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đổ bộ vào Myanmar vào ngày 2 tháng 5 năm 2008, và là cơn bão chết người nhất trong lịch sử Myanmar.[7] Cơn bão gây ra lở đất vào ngày 2 tháng 5 năm 2008, gây sự tàn phá thảm khốc làm chết 90.000 người và hơn 56.000 người mất tích. Tuy vậy, riêng thị trấn Labutta
đã báo cáo 80.000 người chết, với hơn 10.000 chết ở Bogale. Số người
chết được chính quyền Myanmar công bố chính thức đã được giảm đi rất
nhiều so với thực tế vì họ muốn tránh các phản ứng chính trị. Người ta
sợ rằng và cũng rất có thể là vì thiếu sự cứu trợ, khoảng một triệu
người đã hoặc sẽ chết vì thảm họa này.[8] Thiệt hại ước tính khoảng 10 tỷ Đô la Mỹ (USD).[9]
Đây là cơn bão gây thiệt hại về nhân mạng lớn nhất ở khu vực Bắc Ấn Độ Dương, cũng như là cơn bão có tên gây chết chóc đứng thứ hai sau bão Nina. Tính cả những cơn bão không được đặt tên, Nargis là cơn bão gây chết chóc thứ tám trong lịch sử thế giới. Nargis là cơn bão nhiệt đới đầu tiên gây hại cho quốc gia này kể từ bão Mala (cơn bão này mạnh hơn nhưng gây thiệt hại không lớn) đổ bộ vào trong 2006.
Tuy những thiệt hại do cơn bão gây ra là khủng khiếp, những nỗ lực cứu trợ ban đầu đã bị cản trở bởi sự từ chối của hội đồng quân sự Miến Điện. Tổng thống George W. Bush đã nói rằng cả thế giới đang tức giận sẽ lên án chính phủ Myanmar vì cái cách họ khắc phục hậu quả của cơn bão lịch sử.[10] Đảng cầm quyền ở Myanmar sau đó vài ngày đã chấp nhận hàng cứu trợ sau khi họ chấp nhận đề nghị của Ấn Độ.[11] Một điều nữa cản trở các nỗ lực cứu trợ là chỉ sau cơn bão mười ngày, một trận động đất gần trung tâm Trung Quốc đại lục, được biết tới như là Động đất Tứ Xuyên năm 2008 với độ lớn 7.9 độ richter đã cướp đi mạng sống của gần 70.000 người, và gây thiệt hại 86 tỉ Đô la Mỹ, một trong ba thảm họa tự nhiên kinh khủng nhất trong lịch sử loài người. Thêm nữa, nhiều hàng cứu trợ có vẻ như đã không đến được tay người bị nạn khi mà chúng được tìm thấy trong các chợ đen tại Myanmar, bất chấp các cảnh cáo trước đó của chính quyền.
Là cơn bão đầu tiên được đặt tên của mùa bão Bắc Ấn Độ Dương năm 2008, Nargis đã xuất hiện vào ngày 27 tháng 4 ở trung bộ của vịnh Bengal. Ban đầu, nó di chuyển chậm theo hướng tây bắc và gặp điều kiện thuận lợi nên đã mạnh lên. Không khí khô đã làm yếu cơn bào này vào ngày 29 tháng 4, dù sau khi bắt đầu di chuyển theo hướng đông thì Nargis nhanh chóng mạnh lên và đạt cường độ gió mạnh nhất với tốc độ ít nhất 165 km/h vào ngày 2 tháng 5; Trung tâm cảnh báo bão chung của Không lực và Hải quân Hoa Ky ̀đã đánh giá rằng tốc độ gió cao nhất là 215 km/h. Cơn bão này đã đổ bộ vào bờ tại Vùng Ayeyarwady của Myanmar với cường độ gần cao nhất và sau khi đi qua Yangon, cơn bão này suy yếu dần cho đến khi bị suy yếu gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Ấn Độ đã khuyến cáo các ngư dân tránh đường đi của bão Nargis. Sóng to và gió lớn đã được dự báo dọc bờ biển Tamil Nadu và Andhra Pradesh của Ấn Độ. Thêm vào đó, ảnh hưởng của cơn bão đã giúp hạ thấp nhiệt độ dọc bờ biển Ấn Độ, nơi đang hứng chịu đợt nóng khủng khiếp.[13]
Khi cơn bão được báo là sẽ đổ bộ gần Bangladesh, các viên chức đã yêu cầu nông dân nhanh chóng thu hoạch lúa. Vào thời điểm đó, quốc gia này đang hứng chịu nạn đói khủng khiếp gây ra bởi cơn bão Sidr vào năm ngoái cũng như các trận lũ trước đó, và sự đổ bộ trực tiếp của Nargis có thể hủy hoại hoa màu do sức bão, khiến tình trạng đói kém trầm trọng hơn.[14]
Một nhà ngoại giao tại thành phố Rangoon đã trả lời Reuters và miêu tả cho họ khung cảnh. Ông ta nói răng khu vực xung quanh trông như vùng chiến sự vì sự tàn phá của cơn bão.[19] Các dòng mưa lũ đã gây ra lở đất cũng như lũ, hủy hoạt hoa màu. Một viên chức Liên hợp Quốc cũng đã nhận xét về tình hình vào thời điểm diễn ra cơn bão. "Tình hình xấu. Gần như tất cả các ngôi nhà đã bị nghiền nát. Mọi người đang trong tình cảnh rất tồi tệ", ông ta nói. Một viên chức Liên hợp Quốc khác cũng đã nói: "Châu thổ Irrawaddy bị tàn phá nặng nề không chỉ vì gió và mưa mà còn bởi sức tàn phá của gió bão." Nhật báo điện tín của Anh cho biết giá gạo tại Miến Điện có thể sẽ bị ảnh hưởng do thảm họa này.[20]
Woradet Wirawekhin (th: วรเดช วีระเวคิน), Phó giám đốc Cục thông tin, Bộ Ngoại giao Thái Lan, phát biểu vào ngày 7 tháng 8 năm 2008 - có nhắc tới một bản báo cáo đệ trình bởi Bansan Bunnak (th: บรรสาน บุนนาค), Đại sứ Thái ở Yangon - rằng tình hình của thành phố đã xuống cấp và phần lớn các cơ sở kinh doanh và chợ đã đóng cửa. Ông cũng thông báo rằng người dân địa phương cũng sẽ đối mặt với khó khăn ngày càng tăng trong việc sinh tồn; giá gạo địa phương đã tăng hai hoặc ba lần.[21]
Báo Thairath của Thái Lan cho biết nhiều người Miến Điện đang rất khó chịu với chính phủ quân sự, vì họ đã không được cảnh báo đầy đủ về cơn bão đang đến. Thêm nữa, họ tin rằng sự bất ổn gây ra bởi cơn bão và các trận lụt liên quan đã được làm trầm trọng thêm bởi sự phản ứng thiếu hợp tác của chính phủ quân sự. Ví dụ, không có phương án xử lý tại chỗ thích hợp cho số lượng xác chết đang tăng dần sau cơn bão nên thây người đang bị bỏ mặc nằm la liệt trên đường phố, tình hình càng lúc càng tồi tệ, điều đó đang biến những suy đoán của quốc tế về sự xuất hiện và lan rộng của dịch bệnh sẽ trầm trọng.[47] Bên cạnh đó, Cộng đồng Quốc tế Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, đóng tại Bangkok, đã báo cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền trong thời gian diễn ra thảm họa, cáo buộc các nhân viên thi hành án của chính phủ đã bắn vào các tù nhân của nhà tù Insein ở Yangon khi họ đang cố thoát khỏi tình trạng hỗn loạn. Có tin đưa 36 tù nhân đã bị giết và 70 người khác bị thương. Chính phủ Myanmar phủ nhận cả hai bản báo cáo.[48]
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2008, hội đồng tướng lĩnh Myanmar chính thức chấp nhận viện trợ quốc tế bao gồm tiền, lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác nhưng vẫn từ chối cho phép các lực lượng nhân đạo tiến hành cứu trợ trực tiếp.[49] Samak Sundaravej, Thủ tướng Thái Lan, thông cáo rằng, theo lời đề nghị của Eric G. John, Đại sứ Mỹ tại Thái Lan, ông sẽ viếng thăm Myanmar vào ngày 11 tháng 5 để thuyết phục hội đồng quân sự Myanmar mở cửa biên giới. Quinton Qquayae, Đại sứ Anh tại Thái Lan, sau đó nhận định rằng ông sẽ tháp tùng Thủ tướng Thái trong một nỗ lực thuyết phục chính phủ Myanmar.[50] Hội đồng quân sự đã ngay lập tức trả lời vào buổi chiều hôm đó (theo giờ Bangkok) rằng họ không hề chào đón bất cứ ai tại ời điểm này. Chuyến thăm vì thế đã bị hủy bỏ; tuy nhiên Samak nói rằng ông sẽ viết thư thuyết phục phía Myanmar ngay lập tức.[51]
Sự chậm trễ đã bắt đầu gây ra sự phản đối trong cộng đồng quốc tế. Cũng trong ngày 9 tháng 5 tại Bangkok, Richard Horsey, phái viên của Liên Hiệp Quốc, đã phát đi lời cảnh báo Myanmar hãy dừng ngay sự từ chối các nỗ lực cứu trợ trên quy mô lớn của cộng đồng quốc tế khi mà một cơn bão khác, tàn khốc như cơn bão Nargis, cũng đang hướng tới quốc gia này. Cơn bão mới sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.[52] Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã hối thúc hội đồng quân sự chấp nhận viện trợ mà "không cản trở". Lời góp ý của Ban được đưa ra sau khi Chương trình Lương thực Thế giới khôi phục viện trợ lương thực sau khi hai chiếc tàu trở bánh quy dinh dưỡng cao của họ bị tịch thu bởi quân đội Myanmar. Hạ viện Canada lên án sự phản ứng của chính quyền Myanmar trong một nghị quyết được thông qua ngày 9 tháng 5, 2008.[26]
Vào ngày 16 tháng 5 năm 2008, Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc đã buộc tội Pháp phái tàu chiến tới bờ biển Myanmar. Đại sứ Pháp lại Liên Hiệp Quốc đã phủ nhận cáo buộc con tàu đó là tàu chiến và cho rằng việc chính phủ Myanmar từ chuối hàng cứu trợ "có thể dẫn tới một tội ác chống lại loài người thực sự". Pháp giải thích con tàu đó đang mang 1.500 tấn hàng cứu trợ. Thủ tướng Anh Gordon Brown đã buộc tội chính quyền quân sự vì đã để thảm họa tự nhiên trở thành một "thảm kịch nhân tạo" bởi những hành động sai lầm của họ. Ông cũng chỉ trích những hành động vô nhân đạo của Hội đồng quân sự Myanmar.
Ngày 19 tháng 5, Myanmar đã cho hàng cứu trợ từ các nước ASEAN vào.[53] Quyết định được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của ASEAN. Hàng cứu trợ bắt đầu đến Miến Điện vào ngày 21 tháng 5. Ban Ki-moon cũng đã tới quốc gia này vào ngày hôm đó để "thúc đẩy các nỗ lực cứu trợ". Cùng ngày hôm đó, Ban thông báo rằng Myanmar sẽ sớm cho phép các nhân viên cứu trợ nhập cảnh không kể quốc tịch, dù cho tàu thuyền và máy bay trực thăng vẫn chưa được phép. Lời tuyên bố được đưa ra sau khi Ban có cuộc gặp hơn hai giờ với Tướng Than Shwe.
Vào ngày 23 tháng 5, các cuộc đàm phán giữa Ban Ki-Moon và Than Shwe đã kết thúc với sự cho phép các nhân viên cứu trợ quốc tế vào Myanmar. Chính phủ Myanmar vẫn phản đối sự hiện diện của các đơn vị vũ trang nước ngoài trên lãnh thổ của họ.[54]
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2008, khoảng 30 người biểu tình đã tụ tập trước Đại sứ quan Myanmar ở Manila, Philippines, yêu cầu hội đồng quân sự hoãn bỏ phiếu và ngay lập tức chấp nhận viện trợ quốc tế. Những người biểu tình ở Philippines đưa ra lời kêu gọi: "đây không phải lúc cho chính trị, đây là lúc để cứu người.". Chính phủ Hoa kỳ đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc không ủng hộ cuộc trưng cầu. Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phe đối lập Myanmar, cũng đã phát biểu rằng tiếng hành bỏ phiếu trong thời điểm thảm họa này là hành động không thể chấp nhận được.[47] Khoảng 500 nhà hoạt động Myanmar đã biểu tình trong ngày 10 tháng 5 bên ngoài Đại sứ quán của họ ở Kuala Lumpur, Malaysia, yêu cầu chế độ quân sự Myanmar hoãn cuộc trưng cầu hiến pháp cho dù cuộc trưng cầu đã bắt đầu bất chấp cơn bão tàn khốc.[56]
Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành tại Myanmar vào ngày 9 tháng 5 năm 2008 bởi Mizzima, một người đưa tin Miến Điện, 64% những người được hỏi vẫn sẽ định bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý kiến. Tuy nhiên, 71% không hề biết bản Hiến pháp thế nào và 52% vẫn chưa quyết định xem họ sẽ ủng hộ hay phản đối nó.[57]
Sau hơn một tuần kể từ thảm họa, chỉ một phần mười số người vô gia cư, bị thương hoặc có nguy cơ mắc bệnh nhận được trợ giúp.[58]
Bão lốc xoáy Nargis | |
---|---|
cyclone cấp 4 (SSHS) | |
Bão Nargis (2008) |
|
Thông tin chung | |
Hình thành | ngày 27 tháng 4 năm 2008 |
Tan | 3 tháng 5 năm 2008 |
Áp suất | 962 |
Thiệt hại | |
Tổn thất | 10 tỷ Đô la Mỹ (2008) |
Tổng số người chết | ít nhất 146.000 người (chết và mất tích)[1][2][3][4][5][6] |
Khu vực chịu ảnh hưởng | Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh, Myanma |
Một phần của Mùa bão Bắc Ấn Độ Dương năm 2008 |
Đường đi của bão
Đây là cơn bão gây thiệt hại về nhân mạng lớn nhất ở khu vực Bắc Ấn Độ Dương, cũng như là cơn bão có tên gây chết chóc đứng thứ hai sau bão Nina. Tính cả những cơn bão không được đặt tên, Nargis là cơn bão gây chết chóc thứ tám trong lịch sử thế giới. Nargis là cơn bão nhiệt đới đầu tiên gây hại cho quốc gia này kể từ bão Mala (cơn bão này mạnh hơn nhưng gây thiệt hại không lớn) đổ bộ vào trong 2006.
Tuy những thiệt hại do cơn bão gây ra là khủng khiếp, những nỗ lực cứu trợ ban đầu đã bị cản trở bởi sự từ chối của hội đồng quân sự Miến Điện. Tổng thống George W. Bush đã nói rằng cả thế giới đang tức giận sẽ lên án chính phủ Myanmar vì cái cách họ khắc phục hậu quả của cơn bão lịch sử.[10] Đảng cầm quyền ở Myanmar sau đó vài ngày đã chấp nhận hàng cứu trợ sau khi họ chấp nhận đề nghị của Ấn Độ.[11] Một điều nữa cản trở các nỗ lực cứu trợ là chỉ sau cơn bão mười ngày, một trận động đất gần trung tâm Trung Quốc đại lục, được biết tới như là Động đất Tứ Xuyên năm 2008 với độ lớn 7.9 độ richter đã cướp đi mạng sống của gần 70.000 người, và gây thiệt hại 86 tỉ Đô la Mỹ, một trong ba thảm họa tự nhiên kinh khủng nhất trong lịch sử loài người. Thêm nữa, nhiều hàng cứu trợ có vẻ như đã không đến được tay người bị nạn khi mà chúng được tìm thấy trong các chợ đen tại Myanmar, bất chấp các cảnh cáo trước đó của chính quyền.
Là cơn bão đầu tiên được đặt tên của mùa bão Bắc Ấn Độ Dương năm 2008, Nargis đã xuất hiện vào ngày 27 tháng 4 ở trung bộ của vịnh Bengal. Ban đầu, nó di chuyển chậm theo hướng tây bắc và gặp điều kiện thuận lợi nên đã mạnh lên. Không khí khô đã làm yếu cơn bào này vào ngày 29 tháng 4, dù sau khi bắt đầu di chuyển theo hướng đông thì Nargis nhanh chóng mạnh lên và đạt cường độ gió mạnh nhất với tốc độ ít nhất 165 km/h vào ngày 2 tháng 5; Trung tâm cảnh báo bão chung của Không lực và Hải quân Hoa Ky ̀đã đánh giá rằng tốc độ gió cao nhất là 215 km/h. Cơn bão này đã đổ bộ vào bờ tại Vùng Ayeyarwady của Myanmar với cường độ gần cao nhất và sau khi đi qua Yangon, cơn bão này suy yếu dần cho đến khi bị suy yếu gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan.
Ảnh hưởng
Vịnh Tây Bengal
Ở Sri Lanka, cơn bão gây ra mưa lớn, dẫn tới lũ lụt và lở đất trên mười quận của quốc gia này. các quận Ratnapura và Kegalle bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 3.000 gia đình mất nhà cửa. Hàng nghìn ngôi nhà chìm trong lũ lụt và 21 ngôi nhà đã bị tàn phá. Trận mưa lớn khiến 4.500 người mất nhà cửa[12] và hơn 35.000 người bị ảnh hưởng trên hòn đảo. Thông tin cho biết ba người trên đảo đã bị thương và hai người đã chếtTrung tâm Khí tượng Thủy văn Ấn Độ đã khuyến cáo các ngư dân tránh đường đi của bão Nargis. Sóng to và gió lớn đã được dự báo dọc bờ biển Tamil Nadu và Andhra Pradesh của Ấn Độ. Thêm vào đó, ảnh hưởng của cơn bão đã giúp hạ thấp nhiệt độ dọc bờ biển Ấn Độ, nơi đang hứng chịu đợt nóng khủng khiếp.[13]
Khi cơn bão được báo là sẽ đổ bộ gần Bangladesh, các viên chức đã yêu cầu nông dân nhanh chóng thu hoạch lúa. Vào thời điểm đó, quốc gia này đang hứng chịu nạn đói khủng khiếp gây ra bởi cơn bão Sidr vào năm ngoái cũng như các trận lũ trước đó, và sự đổ bộ trực tiếp của Nargis có thể hủy hoại hoa màu do sức bão, khiến tình trạng đói kém trầm trọng hơn.[14]
Myanmar
Liên Hiệp Quốc ước tính trong báo cáo rằng 1,5 triệu người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão này.[15] Số người đang mất tích ước tính khoảng 27.838, với 43.318 được xác nhận là đã chết.[16] Một ước tính mới đây của chính phủ Myanmar đã đưa con số người chết lên 70.000, trong khi một vài tổ chức phi chính phớc tính tổng số người chết cuối cùng sẽ trên 100.000.[17] Các nhân viên cứu trợ quốc tế kết luận thêm răng 2 tới 3 triệu người mất nhà cửa, tình trạng tồi tệ nhất trong lịch sử Miến Điện, ngang với trận sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004. Andrew Kirkwood, giám đốc quốc gia của Tổ chức Cứu lấy Trẻ em Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len, phát biểu rằng: " Chúng tôi cho rằng có 50.000 người chết và hàng triệu mất nhà cửa, Tôi sẽ miêu tả nó là chưa từng có trong lịch sử Miến Điện (We're looking at 50.000 dead and millions of homeless, I'd characterise it as unprecedented in the history of Burma)and on an order of magnitude with the effect of the tsunami on individual countries. Sẽ có nhiều người chết hơn cả trong cơn sóng thần tại Srilanka." Là một tất yếu, chính phủ Myanmar đã tuyên bố năm khu vực trong vùng thảm họa, bao gồm: ba Divisions Yangon, Ayeyarwady và Bago, hai bang Mon và Kayin. Hàng nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy; trong thị trấn Labutta, trong Ayeyarwady Division, tuyền hình quốc gia cho biết 75% các công trình xây dựng đã sập và 20% bị tốc mái. Một bản báo cáo cho biết 95% các công trình tại Châu thổ Irrawaddy đã bị phá hủy. Người ta tin rằng đây là cơn bão nhiệt chết người nhất kể từ cơn bão tại Bangladesh năm 1991, cơn bão đã giết trên 138.000 người. Tối thiểu 10.000 người được cho là đã chết trong ở thị trấn châu thổ Bogale.[18] Khoảng hai triệu người được cho là sẽ trở thành vô gia cư sau đó.Một nhà ngoại giao tại thành phố Rangoon đã trả lời Reuters và miêu tả cho họ khung cảnh. Ông ta nói răng khu vực xung quanh trông như vùng chiến sự vì sự tàn phá của cơn bão.[19] Các dòng mưa lũ đã gây ra lở đất cũng như lũ, hủy hoạt hoa màu. Một viên chức Liên hợp Quốc cũng đã nhận xét về tình hình vào thời điểm diễn ra cơn bão. "Tình hình xấu. Gần như tất cả các ngôi nhà đã bị nghiền nát. Mọi người đang trong tình cảnh rất tồi tệ", ông ta nói. Một viên chức Liên hợp Quốc khác cũng đã nói: "Châu thổ Irrawaddy bị tàn phá nặng nề không chỉ vì gió và mưa mà còn bởi sức tàn phá của gió bão." Nhật báo điện tín của Anh cho biết giá gạo tại Miến Điện có thể sẽ bị ảnh hưởng do thảm họa này.[20]
Woradet Wirawekhin (th: วรเดช วีระเวคิน), Phó giám đốc Cục thông tin, Bộ Ngoại giao Thái Lan, phát biểu vào ngày 7 tháng 8 năm 2008 - có nhắc tới một bản báo cáo đệ trình bởi Bansan Bunnak (th: บรรสาน บุนนาค), Đại sứ Thái ở Yangon - rằng tình hình của thành phố đã xuống cấp và phần lớn các cơ sở kinh doanh và chợ đã đóng cửa. Ông cũng thông báo rằng người dân địa phương cũng sẽ đối mặt với khó khăn ngày càng tăng trong việc sinh tồn; giá gạo địa phương đã tăng hai hoặc ba lần.[21]
Sự kiện tiếp theo
Cứu trợ quốc tế
Danh sách các chính phủ đã viện trợ cho Myanmar:Nước | Đóng góp (tính ra tiền)[22] |
---|---|
ASEAN | Một đội đánh giá và 30 nhân viên y tế mỗi nước.[23] |
Úc | 25 triệu AUD (23,5 triệu USD) [24] |
Bangladesh | 20 tấn lương thực, thuốc men |
Bỉ | 250.000 EUR (387.000 USD) |
Brunei | Hàng cứu trợ[25] |
Campuchia | 50.000 USD |
Canada | 2 triệu USD hỗ trợ khẩn cấp, 500.000 USD trong số đó cho Chữ Thập Đỏ; sẽ cố thêm nhiều hỗ trợ khác[26] |
Trung Quốc | 10 triệu USD dưới dạng viện trợ (bao gồm 60 tấn hàng)[27] |
Cộng hòa Séc | 154.000 USD |
Đan Mạch | 103.600 USD |
Liên minh châu Âu | 3.0 triệu USD |
Phần Lan | 300.000 EUR (464.000 USD)[28] |
Flanders | 100.000 EUR (155.000 USD) |
Pháp | 775.000 USD |
Đức | 3 triệu USD |
Hy Lạp | 200.000 USD, thuốc men và hàng cứu trợ nhân đạo[29] |
Hungary | 300.000 USD, thuốc men, lương thực và hàng nhân đạo. |
Ấn Độ | Hơn 178 tấn hàng cứu trợ; lều bạt, lương thực và thuốc men. Một đội 50 nhân viên y tế đã được gửi đến Châu thổ Irrawaddy. |
Indonesia | 1 triệu USD tiền mặt cùng với thức ăn và thuốc men |
Ireland | 25 triệu USD |
Israel | 100.000 USD, hỗ trợ thuốc men và y tế bởi các tổ chức tư nhân |
Nhật Bản | 28 triệu JPY dưới dạng lều bạt và máy phát điện (267.000 USD); 10 triệu USD qua Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc & 570.000 USD hỗ trợ được hứa [30] |
Lào | Lương thực trị giá 20.000 USD[31] |
Litva | Chính phủ Litva đóng góp 200.000 Lt(90.000 USD) cho Chữ Thập Đỏ.[32] |
Malaysia | 4.100.000 USD |
Macedonia | 500.000 USD |
Hà Lan | 1.000.000 EUR (1.550.000 USD) |
New Zealand | 1,5 triệu NZD (1,15 triệu USD)[33] |
Na Uy | Lên tới 1,96 triệu USD[34] |
Pakistan | Hàng cứ trợ và thiết lập một bệnh viện lưu đọng trong khu vực bị ảnh hưởng với sự cho phép của chính phủ Myanmar.[35] |
Philippines | Nhân viên y tế và 500.000 USD và hàng hóa cứu trợ (bằng tiền mặt)[36] |
Nga | 80 tấn lương thực, máy phát điện, thuốc men, lều bạt, chăn màn[37] |
San Marino | 30.000 EUR |
Serbia | Hàng cứu trợ |
Singapore | 200.000 USD[38] |
Tây Ban Nha | 775.000 USD đóng góp cho Chương trình Lương thực Thế giới. |
Thụy Điển | Hỗ trợ vận tải và xử lý nước |
Thụy Sĩ | 475.000 USD (ban đầu) |
Taiwan (R.O.C.) | 200.000 USD |
Thái Lan | 100.000 USD, hỗ trợ thực phẩm và thuốc men (bước đầu)[39] |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.000.000 USD [40] |
Anh Quốc | 5 triệu GBP (9.9 triệu USD)[41] |
Hoa Kỳ | 3,25 triệu USD,[42] 6 máy bay C-130 Hercules, hạm đội tàu sân bay USS Essex[43] |
Việt Nam | 200.000 USD[44] |
Tranh cãi
Sự cản trở viện trợ của chính phủ quân sự
Chính phủ quân sự Myanmar nói quốc gia này chưa sẵn sàng để chấp nhận các nhân viên cứu trợ nước ngoài, giữa những chỉ trích đang dâng cao vì phản ứng chậm chạp của họ trước cơn bão khủng khiếp. Phát ngôn viên khu vực Châu Á của Chương trình Lương thực Thế giới Paul Risley nói rằng sự chậm trễ đó là "không có tiền lệ trong lịch sử hoạt động cứu trợ nhân đạo".[45] Chính phủ Myanmar thậm chí còn tập trung hết sức lực của họ để truy đuổi các phóng viên đưa tin về cơ bão.[46]Báo Thairath của Thái Lan cho biết nhiều người Miến Điện đang rất khó chịu với chính phủ quân sự, vì họ đã không được cảnh báo đầy đủ về cơn bão đang đến. Thêm nữa, họ tin rằng sự bất ổn gây ra bởi cơn bão và các trận lụt liên quan đã được làm trầm trọng thêm bởi sự phản ứng thiếu hợp tác của chính phủ quân sự. Ví dụ, không có phương án xử lý tại chỗ thích hợp cho số lượng xác chết đang tăng dần sau cơn bão nên thây người đang bị bỏ mặc nằm la liệt trên đường phố, tình hình càng lúc càng tồi tệ, điều đó đang biến những suy đoán của quốc tế về sự xuất hiện và lan rộng của dịch bệnh sẽ trầm trọng.[47] Bên cạnh đó, Cộng đồng Quốc tế Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, đóng tại Bangkok, đã báo cáo về tình trạng vi phạm nhân quyền trong thời gian diễn ra thảm họa, cáo buộc các nhân viên thi hành án của chính phủ đã bắn vào các tù nhân của nhà tù Insein ở Yangon khi họ đang cố thoát khỏi tình trạng hỗn loạn. Có tin đưa 36 tù nhân đã bị giết và 70 người khác bị thương. Chính phủ Myanmar phủ nhận cả hai bản báo cáo.[48]
Vào ngày 9 tháng 5 năm 2008, hội đồng tướng lĩnh Myanmar chính thức chấp nhận viện trợ quốc tế bao gồm tiền, lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác nhưng vẫn từ chối cho phép các lực lượng nhân đạo tiến hành cứu trợ trực tiếp.[49] Samak Sundaravej, Thủ tướng Thái Lan, thông cáo rằng, theo lời đề nghị của Eric G. John, Đại sứ Mỹ tại Thái Lan, ông sẽ viếng thăm Myanmar vào ngày 11 tháng 5 để thuyết phục hội đồng quân sự Myanmar mở cửa biên giới. Quinton Qquayae, Đại sứ Anh tại Thái Lan, sau đó nhận định rằng ông sẽ tháp tùng Thủ tướng Thái trong một nỗ lực thuyết phục chính phủ Myanmar.[50] Hội đồng quân sự đã ngay lập tức trả lời vào buổi chiều hôm đó (theo giờ Bangkok) rằng họ không hề chào đón bất cứ ai tại ời điểm này. Chuyến thăm vì thế đã bị hủy bỏ; tuy nhiên Samak nói rằng ông sẽ viết thư thuyết phục phía Myanmar ngay lập tức.[51]
Sự chậm trễ đã bắt đầu gây ra sự phản đối trong cộng đồng quốc tế. Cũng trong ngày 9 tháng 5 tại Bangkok, Richard Horsey, phái viên của Liên Hiệp Quốc, đã phát đi lời cảnh báo Myanmar hãy dừng ngay sự từ chối các nỗ lực cứu trợ trên quy mô lớn của cộng đồng quốc tế khi mà một cơn bão khác, tàn khốc như cơn bão Nargis, cũng đang hướng tới quốc gia này. Cơn bão mới sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.[52] Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã hối thúc hội đồng quân sự chấp nhận viện trợ mà "không cản trở". Lời góp ý của Ban được đưa ra sau khi Chương trình Lương thực Thế giới khôi phục viện trợ lương thực sau khi hai chiếc tàu trở bánh quy dinh dưỡng cao của họ bị tịch thu bởi quân đội Myanmar. Hạ viện Canada lên án sự phản ứng của chính quyền Myanmar trong một nghị quyết được thông qua ngày 9 tháng 5, 2008.[26]
Vào ngày 16 tháng 5 năm 2008, Đại sứ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc đã buộc tội Pháp phái tàu chiến tới bờ biển Myanmar. Đại sứ Pháp lại Liên Hiệp Quốc đã phủ nhận cáo buộc con tàu đó là tàu chiến và cho rằng việc chính phủ Myanmar từ chuối hàng cứu trợ "có thể dẫn tới một tội ác chống lại loài người thực sự". Pháp giải thích con tàu đó đang mang 1.500 tấn hàng cứu trợ. Thủ tướng Anh Gordon Brown đã buộc tội chính quyền quân sự vì đã để thảm họa tự nhiên trở thành một "thảm kịch nhân tạo" bởi những hành động sai lầm của họ. Ông cũng chỉ trích những hành động vô nhân đạo của Hội đồng quân sự Myanmar.
Ngày 19 tháng 5, Myanmar đã cho hàng cứu trợ từ các nước ASEAN vào.[53] Quyết định được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của ASEAN. Hàng cứu trợ bắt đầu đến Miến Điện vào ngày 21 tháng 5. Ban Ki-moon cũng đã tới quốc gia này vào ngày hôm đó để "thúc đẩy các nỗ lực cứu trợ". Cùng ngày hôm đó, Ban thông báo rằng Myanmar sẽ sớm cho phép các nhân viên cứu trợ nhập cảnh không kể quốc tịch, dù cho tàu thuyền và máy bay trực thăng vẫn chưa được phép. Lời tuyên bố được đưa ra sau khi Ban có cuộc gặp hơn hai giờ với Tướng Than Shwe.
Vào ngày 23 tháng 5, các cuộc đàm phán giữa Ban Ki-Moon và Than Shwe đã kết thúc với sự cho phép các nhân viên cứu trợ quốc tế vào Myanmar. Chính phủ Myanmar vẫn phản đối sự hiện diện của các đơn vị vũ trang nước ngoài trên lãnh thổ của họ.[54]
Trưng cầu ý dân
Dù gặp phải sự phản đối của các đảng đối lập cũng như các quốc gia khác sau thảm họa tự nhiên, hội đồng quân sự vẫn tiến hành cuộc trưng cầu dân ý đã được lên lịch vào ngày 10 tháng 5 năm 2008. Việc bỏ phiếu dù sao sẽ được hoãn cho tới ngày 24 tháng 5 cho Yangon và các vùng bị ảnh hưởng nặng khác.[55]Vào ngày 8 tháng 5 năm 2008, khoảng 30 người biểu tình đã tụ tập trước Đại sứ quan Myanmar ở Manila, Philippines, yêu cầu hội đồng quân sự hoãn bỏ phiếu và ngay lập tức chấp nhận viện trợ quốc tế. Những người biểu tình ở Philippines đưa ra lời kêu gọi: "đây không phải lúc cho chính trị, đây là lúc để cứu người.". Chính phủ Hoa kỳ đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc không ủng hộ cuộc trưng cầu. Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phe đối lập Myanmar, cũng đã phát biểu rằng tiếng hành bỏ phiếu trong thời điểm thảm họa này là hành động không thể chấp nhận được.[47] Khoảng 500 nhà hoạt động Myanmar đã biểu tình trong ngày 10 tháng 5 bên ngoài Đại sứ quán của họ ở Kuala Lumpur, Malaysia, yêu cầu chế độ quân sự Myanmar hoãn cuộc trưng cầu hiến pháp cho dù cuộc trưng cầu đã bắt đầu bất chấp cơn bão tàn khốc.[56]
Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành tại Myanmar vào ngày 9 tháng 5 năm 2008 bởi Mizzima, một người đưa tin Miến Điện, 64% những người được hỏi vẫn sẽ định bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý kiến. Tuy nhiên, 71% không hề biết bản Hiến pháp thế nào và 52% vẫn chưa quyết định xem họ sẽ ủng hộ hay phản đối nó.[57]
Phân phát hàng cứu trợ
Tin tức của hãng tin AP đưa rằng hàng cứu trợ quốc tế được gửi cho nạn nhân của cơn bão đã bị sửa đổi để chúng giống như là của chính phủ quân sự, và một hãng tin nhà nước Myanmar liên tục phát những hình ảnh Tướng Than Shwe đang trình diễn hình ảnh ông phát hàng cứu trợ.[58]Sau hơn một tuần kể từ thảm họa, chỉ một phần mười số người vô gia cư, bị thương hoặc có nguy cơ mắc bệnh nhận được trợ giúp.[58]
Phản ứng của các nhà hoạt động xã hội với việc ngăn chặn hàng cứu trợ
Một trang trên Facebook với tên gọi Hỗ trợ các Nỗ lực Cứu trợ Thảm họa Bão tại Miến Điện (Support the Relief Efforts for Burma (Myanmar) Cyclone Disaster Victims) với hơn 10.000 thành viên đã dùng các thành viên của nó để tổ chức Ngày Toàn cầu Hành động vì Myanmar vào ngày 17 tháng 5 năm 2008. Với sự giúp đỡ của Mạng lưới Hành Động Toàn Cầu vì Myanmar, Chiến dịch Myanmar Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Những người bạn Canada của Myanmar, và Chiến dịch Hoa Kỳ cho Myanmar, Info Birmanie, và một số lượng lớn các đối tác địa phương, Ngày Toàn cầu Hành động vì Miến Điện đã phát đi lời kêu gọi một cuộc can thiệp nhân đạo từ nhiều thành phố trên toàn thế giới.Tham khảo
- ^ Myanmar cyclone toll rises to 138.000 dead, missing | Reuters
- ^ http://edition.cnn.com/2008/WORLD/asiapcf/05/16/myanmar.ap/index.html - CNN International - CNN.com
- ^ Myanmar junta warns against hoarding cyclone aid - MSNBC Wire Services - MSNBC.com
- ^ “Referendum in Myanmar likely to solidify junta's power”. The Press Association. 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2008.
- ^ U.N. chief: Focus for Myanmar turns to reconstruction - CNN.com
- ^ ReliefWeb » Document » Myanmar: Cyclone Nargis OCHA Situation Report No. 40
- ^ "80.000 dead in one Burma province", The Australian, 8 tháng 5 năm 2008
- ^ Aid trickles into Burma, but toll 'could reach 1 million if disease set in
- ^ “Asian bloc to handle Burma aid”. Toronto Star. 19 tháng 5, 2008. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ Klug, Foster (2008-05-12). “Bush says world should condemn Myanmar”. Associated Press. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2008.
- ^ India urges Myanmar to accept global aid, junta agrees
- ^ Daily Mirror (30 tháng 4 năm 2008). “Floods leave thousands homeless”. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
- ^ Press Trust of India (28 tháng 4 năm 2008). “Orissa heat deaths rise to eight as cyclonic storm forms over Bay”. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
- ^ Herman, Steve (04-29-2008). “Bangladesh's Farmers Told Not to Panic About Approaching Cyclone”. VOA News. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
- ^ Abs-Cbn Interactive, UN: 1.5 million people affected by Myanmar storm
- ^ Staff writer (15 tháng 5, 2008). “Myanmar cyclone toll ước tínhs soar”. CNN. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2008.
- ^ Alexander, David (6 tháng 5 năm 2008). “Myanmar deaths may top 100.000: U.S. diplomat”. Yahoo! News. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
- ^ Tun, Aung Hla (6 tháng 5 năm 2008). “Cyclone kills 10.000 in one Myanmar town, aid promised”. Reuters India. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
- ^ UPDATE 1-Myanmar cyclone stirs more rice supply fears
- ^ Bell, Thomas (5 tháng 5, 2008). “Burma cyclone kills more than 350 people”. Daily Telegraph. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
- ^ Bản mẫu:Clarifyme(tiếng Thái Lan) ต้นโพธิ์ทรงปลูกรอดพายุ พระเทพฯ ทรงห่วงพม่า, Thai Rath, 9 tháng 5 năm 2008
- ^ Staff Writer (6 tháng 5. 2008). “Aid starting to trickle into Burma: agencies”. CTV. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Burma agrees to accept ASEAN cyclone aid”. CNN. 19 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.
- ^ (tiếng Anh) Tony Eastley (7 tháng 5. 2008). “Australia pledges $3m relief to Burma”. ABC. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
- ^ (tiếng Anh) “Brunei gửi cứu trợ cho Myanmar”. The Brunei Times. 8 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
- ^ a ă “MPs condemn Burma's 'deplorable' cyclone response”. CBC News. 9 tháng 5 năm 2008.
- ^ Tents 'still lacking' for quake survivors, says Chinese premier
- ^ (tiếng Anh) “Phần Lan gửi lực lượng hỗ trợ khẩn cấp tới Myanmar”. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phần Lan. 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Statement of FM Ms. Bakoyannis regarding provision of humanitarian aid to Myanmar/Burma”. Greek Ministry of Foreign Affairs. 8 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
- ^ Abs-Cbn Interactive, Japan gives $10-M aid to Myanmar
- ^ [1]
- ^ "200.000 litas allocated to each Myanmar and China", ELTA 16 tháng 5 năm 2008
- ^ “Aid to Myanmar tripled”. Newstalk ZB. 8 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Norway prepared to provide NOK 10 million for cyclone victims in Burma/Myanmar”. Ministry of Foreign Affairs of Norway. 8 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
- ^ (tiếng Anh) “Hàng cứu trợ tới Myanmar”. The Daily Times. 12 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008.
- ^ (tiếng Anh) “Nhân viên y tế Philippines sẵn sàng tới Myanmar”. Philippine Daily Inquirer. 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Самолет МЧС России доставил в Мьянму гуманитарную помощь”. Газета.Ru. 10 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Singapore sends off first batch of relief supplies to Myanmar”. Channel NewsAsia. 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
- ^ (tiếng Anh)“Bộ Ngoại giao Thái Lan hỗ trợ tài chính một khoản 100.000 USD cho Myanmar, sau "cơn bão Nargis"”. Bộ Ngoại giao Thái Lan. 6 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Cunta'nın İnadı Öldürüyor”. Milliyet.com.tr. 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008.
- ^ “UK pledges £5m in aid for Burma”. BBC. 7 tháng 5. 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
- ^ “USAID Burma: Cyclone Nargis”. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2008. “USAID/OFDA Assistance to Burma Cyclone: $3.250.000”
- ^ “Gates: U.S. Military Ready to Help, Ships, Air Support Staged”. American Forces Press Service. 8 tháng 5 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessedate=
(trợ giúp) - ^ “Chính phủ Việt Nam viện trợ khẩn cấp cho nhân dân Myanmar bị thiệt hại do cơn bão Nargis”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 8 tháng 5 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessedate=
(trợ giúp) - ^ (tiếng Anh)"Miến Điện trục xuất các nhân viên cứu trợ quốc tế", BBC News Online, 9 tháng 5 năm 2008
- ^ (tiếng Anh)"Phóng viên CNN tại Myanmar bị truy đuổi khi đang đưa tin về cơn bão", Associated Press via International Herald Tribune
- ^ a ă Bản mẫu:Clarifyme(tiếng Thái Lan) “พม่านับล้านไร้ที่อยู่ ศพอืดเน่า ผวาโรคระบาดซํ้า”. Thai Rath. 8 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2008.
- ^ Bản mẫu:Clarifyme(tiếng Thái Lan) “ในหลวง-ราชินี สลดพระทัย พม่าพุ่ง 2 หมื่นศพ”. Thai Rath. 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
- ^ Myanmar chỉ nhận hàng tiếp tế! Tuoi Tre Online, 10-05-2008, truy cập 2008-05-09
- ^ Bản mẫu:Clarifyme(Thai) "สมัครบินด่วนไปพม่า11พ.ค. ทูตอังกฤษขอร่วมคณะด้วย", Thai Rath, 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập 2008-05-09.
- ^ Bản mẫu:Clarifyme(tiếng Thái) "สมัครยกเลิกเดินทางไปพม่า เจ้าบ้านแถลงขอแค่สิ่งของ", Thai Rath, 2008-05-09. Truy cập 2008-05-09.
- ^ (tiếng Anh) "Liên Hiệp Quốc cảnh báo một cơn bão khác đang hướng đến Myanmar" AFP, 2008-05-09, truy cập 2008-05-09.
- ^ ASEAN sẽ điều phối nỗ lực cứu trợ cho Myanmar Việt Nam Net. Được truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008
- ^ Myanmar đồng ý tiếp đón mọi nhân viên cứu trợ nước ngoài Việt Nam Net. Được truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008
- ^ "Official: UN plane lands in Myanmar with aid after cyclone", Associated Press, 8 tháng 5 năm 2008
- ^ "Malaysia: Hundreds Of Activists Stage Protest In Malaysia Against Myanmar Referendum", SinChew, 10 tháng 5 năm 2008
- ^ "Poll finds a divided and indecisive public on referendum," Mizzima, 2008-05-09, truy cập 2008-05-09.
- ^ a ă http://www.nola.com/newsflash/index.ssf?/base/international-27/1210422249176120.xml&storylist=mcyclone&thispage=3
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Bão Nargis |
- Chạy đua cứu trợ nạn nhân bão ở Myanmar
- Bão Nagris: Hơn 63.000 người Myanmar chết và mất tích
- Dân Myanmar sợ "hậu bão"
Cái chết của Osama bin Laden
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Osama bin Laden أسامة بن لادن |
|
---|---|
Bin Laden năm 1997 |
|
Tiểu sử | |
Sinh |
Riyadh, Ả Rập Saudi |
Mất |
Abbottabad, Pakistan 34°10′9″B 73°14′33″Đ |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Al-Qaeda |
Tham chiến |
Chiến tranh Afghanistan (1978–1992) Chiến tranh chống khủng bố: |
Chiến dịch này được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chấp thuận và được các biệt kích hải quân SEAL của Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ thực hiện[11] (nhóm này được gọi không chính thức theo tên cũ là Đội Biệt kích Hải quân SEAL số 6)[12] và đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hỗn hợp và Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ. Biệt kích Hoa Kỳ đã dùng trực thăng từ Afganistan thâm nhập vào Pakistan và tiến hành đột kích.[13]
Sự kiện giết chết bin Laden đã nhận được phản ứng tích cực tại Hoa Kỳ. Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc,[14] NATO, Liên minh châu Âu, và một số lớn các quốc gia chúc mừng tin này như một điểm quan trọng và tích cực cho an ninh thế giới và cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, lãnh đạo Hamas tại Dải Gaza, Ismail Haniya, nói rằng: "Chúng tôi lên án việc sát hại một chiến binh Ả Rập và Hồi Giáo".[15]
Chính phủ Pakistan bị chỉ trích vì thất bại trong việc tóm gọn bin Laden, người đã sống trong một căn nhà lớn kiên cố và nổi bật trong một thành phố lớn của Pakistan, sát cạnh học viện quân sự hàng đầu của Pakistan và cách thủ đô Islamabad của Pakistan khoảng 30 dặm Anh. Các giới chức Pakistan từ chối cáo buộc cố ý che chở bin Laden. Họ nói rằng họ không biết ông ta đã ở đó, và mạnh mẽ bác bỏ những ngờ vực rằng bin Laden đã được Pakistan chính thức ủng hộ.
Tuy nhiên sau đó chính quyền Hoa Kỳ đã đính chính nhiều lần về diễn biến của cuộc tìm diệt Bin Laden[16]. Và theo cuốn hồi ký No Easy Day thì lại có nhiều mâu thuẫn giữa các thông tin mà chính phủ Hoa Kỳ công bố và sự việc diễn ra. Theo đó Bin Laden không phải bị lực lượng biệt kích Hoa Kỳ bắn mà bị ai đó bắn trước khi lực lượng này xông vào và hấp hối khi lực lượng này vào. Cũng như phủ nhận thông tin thi thể bin Laden được đối xử một cách chu đáo và mai táng trên biển theo phong tục Hồi giáo[17][18][19].
Mục lục
Xác định vị trí của Osama bin Laden
Các giới chức tình báo Mỹ trước đó khám phá ra nơi ở của Osama bin Laden bằng cách theo dõi một trong số những người đưa tin cho bin Laden vì Hoa Kỳ tin rằng bin Laden che giấu chỗ ở của mình, không cho các tư lệnh cao cấp và binh sĩ dưới quyền của mình trong tổ chức al-Qaeda biết.Nhận dạng người đưa tin
Việc nhận dạng những người đưa tin của al-Qaeda là một ưu tiên ban đầu đối với những giới chức thẩm vấn tại các nơi bí mật của CIA và trại giam giữ tù nhân ở vịnh Guantanamo.[20][21]Vào năm 2002, những người thẩm vấn có nghe qua lời khai không được kiểm chứng về một người đưa tin của al-Qaeda có bí danh là Abu Ahmed al-Kuwaiti (đôi khi được gọi là Sheikh Abu Ahmed của Kuwait).[22] Năm 2003 Khalid Sheik Mohammed, người được cho là trưởng nhóm hành động của al-Qaeda, tiết lộ khi bị thẩm vấn rằng ông ta có quen với al-Kuwaiti nhưng người này không hoạt động trong tổ chức al-Qaeda.
Năm 2004 một tù nhân al-Qaeda tên Hassan Ghul cho những người thẩm vấn hay rằng al-Kuwaiti là người gần gũi với bin Laden cũng như Khalid Sheik Mohammed và người thay thế vai trò của Mohammed là Abu Faraj al-Libi.[23] Ghul tiết lộ thêm rằng al-Kuwaiti đã không được thấy một thời gian, một sự thật mà khiến cho các giới chức Mỹ nghi ngờ rằng người này đã di chuyển cùng với bin Laden. Khi đối chất lời khai của Ghul, Khalid Sheik Mohammed vẫn bám chặt vào câu chuyện mà ông đã kể lúc ban đầu. Abu Faraj al-Libi bị bắt vào năm 2005 và cho các nhà thẩm vấn CIA biết rằng người đưa tin của bin Laden là một người đàn ông có tên là Maulawi Abd al-Khaliq Jan. Al-Libi được chuyển trại tù đến Guantánamo vào tháng 9 năm 2006.[24][25] Ông ta từ chối là biết al-Kuwaiti. Vì cả Mohammed và al-Libi đều có ý giảm thiểu tầm quan trọng của al-Kuwaiti nên các giới chức Mỹ suy đoán rằng người này là một phần trong nhóm thân cận bên trong của bin Laden.
Năm 2007 các giới chức Mỹ biết được tên thật của al-Kuwait nhưng họ không tiết lộ tên cũng như không cho biết làm sao họ đã có thể biết được tên thật của người này. CIA chưa bao giời tìm ra bất cứ ai có tên là Maulawi Jan và tin rằng al-Libi đã dựng ra cái tên này. Năm 2010, một cuộc nghe lén một nhân vật tình nghi khác vô tình nghe được một cuộc nói chuyện giữa người này và al-Kuwaiti.[26] Các giới chức CIA tìm ra vị trí của al-Kuwaiti và theo dõi người này đến khu nhà của bin Laden. Al-Kuwaiti và người anh em của mình sau này bị bắn chết cùng với bin Laden trong cuộc đột kích ngày 2 tháng 5 năm 2011.[20]
Vị trí khu nhà
Một cuộc nói chuyện điện thoại giữa al-Kuwaiti và một phần tử khủng bố khác bị CIA theo dõi, giúp cho cơ quan này lần theo dấu vết của al-Kuwaiti đến khu nhà tại Abbottābad vào tháng 8 năm 2010.[22] Sau khi xem các hình ảnh chụp qua vệ tinh và các bản báo cáo tình báo, CIA nhận dạng được những người sống trong khu nhà mà người đưa tin thường đến. Tháng 9, CIA kết luận rằng khu nhà này "được xây đặc biệt để giấu người quan trọng nào đó" và rất có thể đây là nơi cư ngụ của bin Laden.[27][28] Các giới chức Hoa Kỳ đoán rằng bin Laden đang sống tại đó với người vợ trẻ nhất.[28]Khu nhà này có tòa nhà chính cao ba tầng, được xây năm 2005[29], nằm "ở cuối một con đường đất hẹp",[30] cách trung tâm thành phố Abbottābad khoảng 2,5 dặm (4 km) về hướng Đông Bắc.[27] Abbottābad cách biên giới Afghanistan khoảng 100 dặm và ở phía cận Đông của Pakistan (cách biên giới Ấn Độ khoảng 20 dặm). Khu nhà nằm cách Học viện Quân sự Pakistan, được coi là "West Point" của Pakistan, khoảng 0,8 dặm (1,3 km) về hướng tây nam.[31][32][33] Nằm trong một khu đất rộng gấp tám lần những khu đất của những ngôi nhà lân cận, khu nhà được bao quanh bởi các bức tường bê tông cao từ 12 đến 18 bộ (3,7–5,5 mét)[28] phía trên có giăng dây kẽm gai.[27] Có hai cổng an ninh và ban công tầng ba có một bức tường cá nhân cao 7 bộ (2,1 mét), có thể che khuất chiều cao 6 bộ 4 inch (1,93 mét) của bin Laden.
Khu nhà này không được nối cáp điện thoại hay Internet. Người sống trong khu nhà đốt rác của mình, không như những nhà lân cận mang rác ra ngoài cho dịch vụ thu gom.[29] Các cư dân địa phương gọi khu nhà này là Dinh thự Waziristan và nghĩ rằng chủ nhân của ngôi nhà này là một người làm nghề chuyên chở đến từ vùng Waziristan, hay có thể là một người buôn vàng[34]. Bin Laden trước đây có trải qua một thời gian sống tại khu vực Waziristan của Afghanistan.[35] Các bản đồ Google Earth cho thấy khu nhà này chưa có ở đó vào năm 2001, nhưng nó hiện trên những hình ảnh chụp vào năm 2005.[36]
Trung tâm Chống khủng bố Quốc gia Hoa Kỳ, sử dụng tình báo do máy bay không người lái thu thập được, để phát triển ra "bản đồ" chi tiết bốn-chiều về khu nhà của bin Laden và các mô hình về sinh hoạt bên trong đó". Bản đồ này được dùng để tạo ra một mô hình khu nhà cho các thành viên biệt kích diễn tập trước khi thật sự tiến hành cuộc đột kích.[37]
Giám đốc CIA Leon Panetta đưa ra một bản ghi nhớ để ghi công Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và Cơ quan Tình báo Địa Không gian Quốc gia Hoa Kỳ vì đã góp phần vào việc thu thập tình báo giúp cho cuộc đột kích trở thành hiện thực. National Journal tường trình rằng "Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã tìm hiểu lý do tại sao khu nhà này không có dịch vụ điện thoại hay internet."[38]
Chiến dịch Neptune's Spear
Chiến dịch Neptune's Spear | |
---|---|
Một phần của Chiến tranh chống khủng bố | |
Bản đồ Pakistan biểu thị Abbottabad (xanh lá) nơi bin Laden bị giết chết, và thủ đô Islamabad (đỏ). Abbottabad cách Islamabad khoảng 32 dặm Anh (51 km) về phía bắc. |
|
Phạm vi hoạt động | Chiến thuật |
Địa điểm | Đường Kakul, Thị trấn Bilal, Abbottābad, Pakistan |
Vạch ra bởi | |
Ngày | 2 tháng 5, 2011 01:00 (UTC+5) |
Tiến hành bởi | Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ |
Kết quả | bin Laden bị giết chết |
Thương vong | 5 bị giết |
Mục tiêu
Associated Press thuật lời hai viên chức Hoa Kỳ nói rằng chiến dịch này là "một sứ mệnh giết-hay-bắt sống vì Hoa Kỳ không giết người không vũ trang và có ý đầu hàng", nhưng cũng nói thêm rằng "từ lúc bắt đầu thì quá rõ ràng rằng bất cứ ai đằng sau những bức tường đó đều không có ý định đầu hàng."[39]Giám đốc CIA Leon Panetta phát biểu trên PBS NewsHour (chương trình tin tức của đài phát thanh công cộng tại Hoa Kỳ) rằng "Lệnh ban hành tại đây là giết bin Laden... Dĩ nhiên là theo luật giao chiến nếu thật sự ông ta đưa hai tay lên, đầu hàng và không có vẻ gây nguy hiểm thì họ sẽ bắt sống ông ta. Nhưng họ có toàn thẩm quyền giết ông ta."[40] Một giới chức cao cấp Hoa Kỳ nói với chương trình tin tức của ABC rằng bin Laden không có vũ trang và kháng cự khi bị bắt, và rằng "vợ ông ta nhào đến xô một biệt kích hải quân SEAL, do đó các biệt kích hải quân không có cách nào biết được trong tích tắc là bin Laden hay căn phòng có cài bẫy chết người không."[41]
Cố vấn chống khủng bố Nhà Trắng John O. Brennan phát biểu sau cuộc đột kích rằng "Nếu chúng tôi có cơ hội bắt sống bin Laden, nếu ông ta không tạo ra bất cứ đe dọa nào, những cá nhân tham gia cuộc đột kích đã có thể và sẵn sàng làm vậy."[42] Tuy nhiên, một giới chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ khác, không muốn nêu tên, nói với hãng tin Reuters rằng "'Đây là một chiến dịch giết chết,' rõ ràng không có ý định tìm cách bắt sống bin Laden tại Pakistan."[43] Một nguồn khác có nói đến từ giết (hơn là lệnh bắt sống) đã dẫn lời kể của một giới chức rằng khi các biệt kích được cho biết là "Chúng ta nghĩ là chúng ta đã tìm ra Osama bin Laden, và công việc của các anh là giết ông ta. Các biệt kích SEAL bắt đầu hò reo."[44]
Kế hoạch
Bắt đầu từ tháng 9 năm 2010, sau một thời gian thu thập tình báo về khu nhà tại Pakistan mà người đưa tin đang ở, ngày 14 tháng 3, tổng thống Obama họp với các cố vấn an ninh của mình để lên kế hoạch hành động. Họ họp 4 lần nữa (29 tháng 3, 12 tháng 4, 19 tháng 4 và 28 tháng 4) trong 6 tuần lễ trước cuộc đột kích. Ngày 29 tháng 3, Obama đích thân thảo luận kế hoạch với Phó đô đốc William H. McRaven, chỉ huy Bộ Tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hỗn hợp Hoa Kỳ.[27][45] "Nhiều kế hoạch hành động khả dĩ" đã được đệ trình cho tổng thống Obama trong tháng 3 và "được gạn lọc trong vài tuần tiếp theo."[46]Phương pháp đầu tiên được các viên chức Hoa Kỳ xem xét là dội bom khu nhà bằng oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit mà có thể trút xuống 32[47] quả bom JDAM nặng 2.000 cân Anh. Obama bác bỏ phương pháp này và chọn lựa một cuộc đột kích mà có thể giúp tìm ra bằng chứng chắc chắc rằng bin Laden ở trong đó và hạn chế những thương vong về dân sự.[46] Một phương pháp hành động khác cũng được Bộ Tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hỗn hợp (JSOC) đề nghị là "một cuộc đột kích chung có sự tham gia của giới tình báo Pakistan là những người sẽ được thông báo về sứ mệnh này vài giờ đồng hồ trước khi mở màn."[47] Việc triển khai các phi cơ không người lái rõ ràng không phải là một phương pháp dễ thực hiện, một phần vì hỏa lực có giới hạn và một phần vì vị trí của khu nhà nằm trong "vùng đánh chặn phòng không của Pakistan bảo vệ thủ đô quốc gia."[48][49][50]
Phương pháp hành động kiểu biệt kích cũng có nhiều rủi ro, trong số đó phải kể đến thực tế là việc chuẩn bị kéo dài sự huấn luyện cần thiết để hành động, dễ làm cho thông tin bị rò rỉ ra ngoài, gây khó khăn, nguy hiểm cho sứ mệnh và khiến cho bin Laden ẩn nấp kín hơn."[39]
Các thành viên của Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt Hải quân (viết tắt là DEVGRU) bắt đầu được huấn luyện cho cuộc đột kích (họ không được biết mục tiêu là gì) sau cuộc họp an ninh quốc gia ngày 22 tháng 3. Họ luyện tập sơ khởi ở các cơ sở huấn luyện nằm ở cả hai phía bờ biển của Hoa Kỳ. Các cơ sở này được tạo dựng giống như khu nhà ở Pakistan."[47] Khi các kế hoạch tiến triển suốt tháng 4, các biệt kích hải quân DEVGRU bắt đầu các buổi huấn luyện chi tiết hơn trên một khu đất mô hình của Dinh thự Waziristan rộng 1 mẫu Anh, được xây bên trong Trại Alpha, một khu vực hạn chế trong Căn cứ quân sự Bagram tại Afghanistan.[38][38][51] Theo The Daily Telegraph, 24 biệt kích hải quân SEAL tiến hành các buổi thực tập vào ngày 7 tháng 4 và 13 tháng 4.[52]
Ngày 29 tháng 4, lúc 8:20 sáng, Tổng thống Obama nhóm họp cùng Brennan, Thomas E. Donilon và các cố vấn an ninh quốc gia khác tại Phòng Lễ tân Ngoại giao và đưa ra lệnh tối hậu cho cuộc đột kích vào khu nhà ở Abbottābad. Một viên chức hành chính cao cấp nói với các phóng viên sau khi chiến dịch kết thúc rằng chính phủ Pakistan đã không được thông báo trước về chiến dịch này.[53]
Cuộc đột kích được hoạch định tiến hành vào ngày hôm đó nhưng bị hủy bỏ cho đến hôm sau vì trời có mây.[54]
Thực hiện chiến dịch
Áp sát và đột nhập mục tiêu
Sau khi Tổng thống Obama cho phép thực hiện sứ mệnh giết hoặc bắt sống Osama bin Laden, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ Leon Panetta ra tín hiệu bắt đầu vào giữa ngày 1 tháng 5.[55]Cuộc đột kích được thực hiện bởi 24[56] thành viên biệt kích hải quân SEAL trong Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (DEVGRU) thuộc quyền của Bộ Tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hỗn hợp Hoa Kỳ nhưng tạm thời được đặt dưới quyền chỉ huy của Cục Tình báo Trung ương. Các biệt kích SEAL di chuyển đến mục tiêu bằng máy bay trực thăng và chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 12 người.[57] Theo The New York Times, tổng số có "79 biệt kích (kể cả 24 biệt kích hải quân SEAL) và một chó nghiệp vụ" tham gia vào cuộc đột kích.[58] Các nhân sự hỗ trợ cho sứ mệnh gồm có "truyền tin chiến thuật, thu thập tình báo và hướng dẫn phi hành sử dụng máy ảnh siêu quang phổ hàng tuyệt mật."[38]
Các biệt kích SEALs bay vào Pakistan từ căn cứ tập họp tại Jalalabad, Afghanistan sau khi xuất phát tại Căn cứ Không quân Bagram.[59] Các tường trình trước đây cho rằng họ có thể đã tập họp ở Căn cứ Không quân Tarbela Ghazi tại tây bắc Pakistan, nhưng Pakistan chối là Hoa Kỳ đã không dùng một nơi nào tại Pakistan để mở cuộc đột kích.[60][61][62])
Trung đoàn Không vận Hành quân Đặc biệt số 160, một đơn vị không vận của Bộ Tư lệnh Hành quân Đặc biệt Lục quân Hoa Kỳ được biết với biệt danh "Night Stalkers", đã cung cấp hai chiếc trực thăng Black Hawk cải tiến, và hai trực thăng dự phòng Boeing CH-47 Chinook.[38][44][51][62][63] Hai trực thăng Black Hawk có thể là phiên bản "tàng hình" của loại trực thăng này nhưng chưa từng được thấy trước đây.[64][65] Các trực thăng của Trung đoàn Không vận Hành quân Đặc biệt số 160 được nhiều máy bay khác hỗ trợ trong đó có các máy bay phản lực tiêu kích và máy bay không người lái.[66] Theo CNN, "Không quân Hoa Kỳ cũng có một phi đội đầy đủ các máy bay trực thăng tác chiến sẵn sàng 'tìm kiếm và giải cứu'."[66]
Cuộc đột kích được dự tính vào thời gian có ít ánh trăng để các máy bay trực thăng có thể vào không phận Pakistan "thấp gần mặt đất và không bị phát hiện,"[67]. Các máy bay trực thăng này đã sử dụng các kỹ thuật bay là là trên mặt đất và lẩn quanh địa hình đồi núi để đến khu nhà, không để màn hình radar của quân đội Pakistani phát hiện. Ngay khi cuộc đột kích bắt đầu, các máy bay phản lực tiêm kích của quân đội Pakistani được lệnh xuất kích nhưng không can thiệp vào cuộc đột kích.[60] Theo Public Multimedia, Pakistan được Hoa Kỳ thông báo về cuộc đột kích ngay khi nó bắt đầu nhưng được yêu cầu tránh xa.[68]
Các biệt kích DEVGRU thoát nhanh xuống đất bằng dây thừng khỏi các máy bay Blackhawk. Sau khi họ chạm đất, một trong hai chiếc máy bay trực thăng bị mất kiểm soát,[69] vì rơi vào trạng thái nhiễu loạn không khí do nhiệt độ không khí cao bất ngờ và chiều cao các bức tường của khu nhà.[70] Sau khi máy bay trực thăng này bị mất lực nâng, nó "xém vào một bức tường của khu nhà"[57] và "làm gãy một cánh quạt".[56] Chiếc trực thăng "lăn sang một bên"[71] trong lúc đáp khẩn cấp.
Khoảng 1:00 sáng địa phương (20:00, ngày 1 tháng 5, giờ UTC),[72][73] các biệt kích hải quân SEAL dùng trái nổ phá các bức tường của khu nhà.[62][74]
Chạm trán
Những cuộc chạm trán giữa các biệt kích và những người sống trong khu nhà xảy ra tại nhà khách trong tòa nhà chính trên tầng một nơi có hai người đàn ông sống ở đó, trên tầng hai và tầng ba nơi bin Laden sống cùng gia đình. Tầng hai và tầng ba là khu vực cuối cùng của khu nhà được lục soát.[75]Theo NBC News và New York Times, cuộc đọ súng duy nhất xảy ra là giữa toán biệt kích hải quân SEAL đầu tiên và người đưa tin sống trong nhà khách. Một người phụ nữ, được một số người nhận dạng ra là vợ của người đưa tin, bị giết chết trong lúc hai phía khai hỏa. Thân nhân của người đưa tin và con trai của bin Laden đều bị toán biệt kích hải quân SEAL thứ hai giết chết. Thân nhân của người đưa thư lúc đó ở tầng hai và con trai bin Laden ở trên cầu thang.[57][76]
Một giới chức quốc phòng cao cấp Hoa Kỳ nói với Associated Press rằng chỉ có một trong số năm người bị giết có vũ trang.[77]
Các biệt kích SEAL chạm mặt và bắt sống những người có mặt trong khu nhà, bao gồm phụ nữ và trẻ em. Họ bị trói bằng còng tay plastic hay dây buộc bằng plastic[57], để họ lại tại chỗ và sau đó đưa tất cả ra bên ngoài khi cuộc đột kích chấm dứt[78] "để lực lượng Pakistan tìm ra."[57]
Bin Laden và nhóm biệt kích chạm mặt nhau trên tầng hai[79] hay tầng ba[57] của khu nhà; bin Laden lúc đó "mặc bộ quần áo địa phương gọi là shalwar kameez".[47] Sau đó người ta tìm thấy tờ giấy bạc €500 và hai số điện thoại được khâu vào trong bộ quần áo.[80] Tuy trong phòng có vũ khí gồm có một khẩu súng AK-47 và súng ngắn Makarov,[76] nhưng bin Laden không mang trong người lúc bị bắn.[81] Theo tờ báo Politico "Cuộc trạm mặt với bin Laden kéo dài chỉ vài giây" và xảy ra trong "5 hoặc 10 phút cuối cùng" của cuộc đột kích (có ấn định giới hạn về thời gian).[44] Bin Laden bị giết chết bởi ít nhất một và có có thể là hai viên đạn từ phía biệt kích Mỹ. Một viên bắn trúng bên trái, đầu của bin Laden và viên đạn kia được nhiều báo chí tường trình là bắn trúng ngực. Điều này phù hợp với cái gọi là kỹ thuật bắn "double tap" (bắn 2 viên đạn vào một mục tiêu trong khoảng thời gian rất ngắn giữa 2 lần bắn. Viên thứ nhất bắn vào thân để chặn mục tiêu di chuyển, và viên thứ 2 vào đầu).[82]
Ngoài bin Laden, 3 người đàn ông và một phụ nữ có mặt trong khu nhà được tường thuật là đã bị giết chết trong chiến dịch này. Các cá nhân được biết là người con trai trưởng thành của bin Laden (có thể là Hamza bin Laden;[47][83] một số nguồn tin gọi là Khalid[76]), người đưa tin tên Abu Ahmed al-Kuwaiti, thân nhân của người đưa tin[84] và vợ người đưa tin. Tuy nhiên, các nguồn tin của Pakistani nói với tờ New York Times rằng những người bị giết chết đều là đàn ông.[85]
Ngoài 5 người thiệt mạng, hai phụ nữ khác bị thương.[86] Theo ABC News, người vợ thứ năm của bin Laden, Amal Ahmed Abdul Fatah,[87] là một trong số phụ nữ bị thương; "Khi biệt kích SEALs vào căn phòng mà bin Laden đang lẩn trốn thì vợ của ông ta đã xô đẩy họ nên bị bắn vào chân."[81] Đứa con gái 12 tuổi của Bin Laden cũng chứng kiến cha mình bị giết chết.[88][89]
Số người và những ai sống trong khu nhà đó vẫn không được biết rõ. Một số người có lẽ là thành viên gia đình của Osama bin Laden trong đó có đến ba người vợ của bin Laden (gồm người vợ thứ năm trẻ nhất) và ít nhất 3 người con của bin Laden.[90] Một giới chức Pakistani nói với The New York Times rằng 9 người con tuổi từ 2 đến 12 được Pakistani giữ;[47] 7 trong số đó có thể là con của người đưa tin và của thân nhân.[84] Theo tờ Daily Mail, "bốn đứa trẻ và hai phụ nữ trong đó có con gái của bin Laden là Safia được đưa đi bằng một xe cứu thương."[61] Theo tường thuật thì một người khác bị Hoa Kỳ bắt sống và đưa đi; các giới chức CIA và Nhà Trắng từ chối không có ai bị bắt sống đưa đi trong suốt thời gian đột kích.[88][91][92]
Mặc dù xác của bin Laden bị các lực lượng Hoa Kỳ đưa đi nhưng xác bốn người còn lại bị bỏ lại tại khu nhà này; những cái xác này sau đó được Pakistani thu giữ.[85][93]
Tóm lược
Cuộc đột kích được dự tính xảy ra trong vòng 40 phút. Tất cả các nguồn cho hay thời gian giữa lúc toán biệt kích đột nhập và rời khỏi khu nhà là 38 phút.[44] Thời gian trong khu nhà là để vô hiệu hóa những người bảo vệ khu nhà;[75] "di chuyển cẩn trọng qua khu nhà từ phòng này đến phòng khác, tầng này đến tầng khác" bắt giữ các phụ nữ và trẻ con; kiểm soát an toàn "nơi cất vũ khí và các chướng ngại vật",[57] bao gồm một cái cửa giả, 3 khẩu súng AK-47 và hai khẩu súng ngắn;[94] và lục soát khu nhà để tìm thông tin tài liệu[95]. Nhân sự Hoa Kỳ lấy đi các ổ đĩa cứng máy tính, tài liệu, DVD, ổ đĩa cứng loại bằng ngón tay và "trang bị điện tử" từ khu nhà để phân tích sau này.[44][96]Chiếc máy bay trực thăng đáp khẩn cấp bị hư hại nặng[51] không thể đưa toán biệt kích ra ngoài, nó bị phá hủy để bảo toàn trang bị được xếp loại mật trong đó rõ ràng nó có tính năng tàng hình.[64][65] Sau khi họ "di chuyển phụ nữ và trẻ em ra nơi an toàn"[47] Các lực lượng Hoa Kỳ "ứng biến bằng cách đặt chất nổ vào chiếc trực thăng và làm nổ nó."[28][97] Toán biệt kích "gọi một trong số hai máy bay trực thăng dự phòng đến"[30] để đưa họ ra hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang ở phía bắc biển Ả Rập.[98]
Hợp tác ngoại giao
Theo các giới chức chính phủ Obama, các giới chức Hoa Kỳ đã không chia sẻ thông tin về vụ đột kích với chính phủ Pakistan trước chiến dịch,[9] nhưng có cho phía Pakistan hay tin sau khi chiến dịch kết thúc thành công.[99] Theo bộ ngoại giao Pakistan, chiến dịch được thực hiện hoàn toàn bởi các lực lượng Hoa Kỳ;[100] tuy nhiên, các giới chức cơ quan tình báo Pakistan (ISI) nói rằng họ cũng có mặt tại cái họ gọi là một chiến dịch hỗn hợp,[101] đây là lời tuyên bố mà Tổng thống Asif Ali Zardari thẳng thừng bác bỏ.[102]Theo ABC News, các máy bay phản lực tiêm kích của Pakistan được lệnh cất cánh nhằm tìm cách định vị và nhận dạng những gì mà sau đó hóa ra là các máy bay trực thăng của Hoa Kỳ được sử dụng trong cuộc đột kích.[51] Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Salman Bashir sau đó xác nhận rằng quân đội Pakistani đã ra lệnh cho các máy bay F-16 cất cánh sau khi họ nhận biết được vụ đột kích nhưng họ đã đến khu nhà sau khi các máy bay trực thăng Mỹ rời khỏi nơi đó.[103]
Pakistan được chính thức thông báo về chiến dịch vào lúc khoảng 3:00 sáng địa phương khi Đô đốc Michael Mullen gọi điện thoại cho người đứng đầu quân đội Pakistan là Ashfaq Parvez Kayani.[104]
Lời thuật của người địa phương
Chi tiết của vụ đột kích, dù được mục kích từ xa, đã được một người địa phương Abbottābad ghi trên twitter. Người này ban đầu không biết chuyện gì xảy ra; người này bắt đầu ghi trên twitter phàn nàn về tiếng ồn của các máy bay trực thăng bay thấp.[105][106] Tờ báo Geo News của thành phố Karachi miêu tả một vụ máy bay trực thăng rơi và "tiếng súng dữ dội" trong đêm 1 tháng 5 "gần Học viện Quân sự Pakistan trên đường Kakul".[107] Một người địa phương khác nói "Chúng tôi thấy bốn máy bay trực thăng vào khoảng 2h sáng. Chúng tôi được bảo là nên tắt đèn và ở trong nhà."[108] Những người địa phương trong khu vực của khu nhà báo rằng điện thoại cellular và dịch vụ điện trong khu vực ngưng hoạt động trong thời gian cuộc đột kích bắt đầu và trở lại bình thường ngay sau khi người Mỹ rút đi khỏi khu vực.[64]Cơ quan Tình báo Pakistan, ISI báo cáo sau khi thẩm vấn những người sống sót trong vụ đột kích rằng có 17 đến 18 người trong khu nhà vào thời gian bị tấn công và rằng người Mỹ đã đưa đi một người vẫn còn sống, có thể là một người con trai của bin Laden. ISI cũng nói rằng những người sống sót gồm có một người vợ, một con gái và từ 8 đến 9 trẻ em khác, không rõ có phải là thân nhân của bin Laden hay không. Một giới chức an ninh Pakistani dấu tên có nói rằng một trong số các con gái của bin Laden cho những người điều tra Pakistani biết rằng bin Laden bị giết chết ngay trước mặt các thành viên trong gia đình. Người con gái này cũng cho biết là bin Laden bị bắt sống và rồi bị các lực lượng Mỹ hành quyết và lôi vào một chiếc máy bay trực thăng.[109][110][111]
Mật danh chiến dịch
Có các tường trình trái ngược trong giới truyền thông liên quan đến mật danh chính thức của sứ mệnh. Ban đầu được tường trình là Chiến dịch Geronimo, sau đó được tường trình là Chiến dịch Neptune['s] Spear,[41][112] với Jackpot là mật danh cá nhân để chi bin Laden và Geronimo là mật từ để chỉ bin Laden bị bắt hay bị giết.[113] "Neptune's spear" là cây đinh ba xuất hiện trên phù hiệu Chiến tranh Đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ trong đó ba mũi của đinh ba tiêu biểu cho khả năng hoạt động của biệt kích SEAL trên biển, trên không và trên mặt đất.Geronimo là người lãnh đạo bộ tộc da đỏ Chiricahua Apache chống chính phủ Hoa Kỳ và ông đã nhiều lần trốn thoát khỏi sự truy bắt của Hoa Kỳ. Tín hiệu Geronimo E KIA (viết tắt có nghĩa là Geronimo, kẻ thù đã bị giết trong chiến dịch) truyền đi từ chiến dịch trên đất tại Pakistan cho các tư lệnh đặc trách sứ mệnh biết là bin Laden đã bị giết chết.[114] Một số người Mỹ bản địa phản đối việc sử dụng cái tên Geronimo trong văn mạch này vì nó sẽ làm cho người ta cứ nghĩ rằng người Mỹ bản địa mãi mãi luôn là những kẻ thù.[115] Các người lãnh đạo của một số xứ người Mỹ bản địa đã thúc giục Tổng thống Obama đổi mật danh cho chiến dịch, và Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ đặc trách Người Mỹ bản địa đã đưa nó vào chương trình nghị sự điều trần.[116][117][118][119]
Kết cục
Một giới chức chính phủ Pakistani không nêu tên xác nhận với hãng thông tấn Agence France-Presse vào ngày 2 tháng 5 rằng bin Laden đã bị giết chết trong chiến dịch này.[120] Nhóm hồi giáo cực đoan "Tehrik-i-Taliban Pakistan" đưa ra lời tuyên bố ngày 2 tháng 5, từ chối rằng bin Laden đã bị giết chết.[121] Vài giờ sau đó, phát ngôn viên của Taliban tại Pakistan là Ehsanullah Ehsan nói rằng nếu thật sự bin Laden đã bị giết chết thì đó là "một chiến thắng vĩ đại đối với chúng ta vì tử đạo là mục tiêu của tất cả chúng ta" và thề trả thù chống Pakistan và Hoa Kỳ.[122]Xác bin Laden được thủy táng ở biển gần 1 ngày sau khi ông ta chết.[123] Nơi thủy táng không được tiết lộ để ngăn ngừa việc biến nơi này thành một "ngôi đền của khủng bố".[124] Tờ báo The Guardian đặt câu hỏi liệu nơi chôn cất của Bin Laden có trở thành một ngôi đền hay không vì khái niệm đó hoàn toàn bị chủ nghĩa Wahhabi (phong trào Hồi giáo Sunni cổ xúy việc tẩy rửa làm thanh khiết Hồi Giáo) bác bỏ. Một giới chức Hoa Kỳ được trích dẫn lời giải thích rằng rất khó tìm được một quốc gia chấp nhận chôn Bin Laden trên đất của họ.[125]
Các cáo buộc chống Pakistan
Từ khi truyền thông đăng tin cái chết của bin Laden tại Abbottabad, nơi chỉ cách thủ đô Islamabad của Pakistan non 100 km thì có vô số các cáo buộc đã được đưa ra cho rằng Pakistan có dự phần vào việc che chở bin Laden.[101][126] Các cáo buộc bao gồm vị trí chiến lược của tòa nhà hàng triệu đô la của bin Laden với các bức tường cao 7 bộ Anh và chỉ nằm cách Học viện Quân sự Pakistan khoảng 700 mét. Đây là lý do chính đáng để Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch mà không cho Pakistan biết trước.[127][128][129][130]Thành viên Quốc hội Vương quốc Anh là Khalid Mahmood phát biểu rằng ông ta "rất sửng sốt" khi biết tin Bin Laden sống trong một thành phố với hàng ngàn binh sĩ Pakistan, khiến làm sống lại các câu hỏi về những liên hệ bị cho là có giữa al-Qa’ida và các phần tử bên trong các lực lượng an ninh Pakistan.[131]
Phản ứng
Hoa Kỳ
Diễn văn của tổng thống
Cuối ngày 1 tháng 5 năm 2011, các tổ chức truyền thông lớn của Mỹ được thông báo rằng tổng thống sẽ đọc 1 bài diễn văn quan trọng về một đề tài không được tiết lộ. Ban đầu, các tin đồn lan truyền một cách lung tung về đề tài,[132] cho đến khi nó được tiết lộ rằng Obama sẽ thông báo cái chết của Osama bin Laden. Lúc 11:30 p.m. giờ miền Đông Hoa Kỳ (tức 3:30 UTC ngày 2 tháng 5, 2011), Tổng thống Barack Obama xác nhận sự kiện này và nói rằng bin Laden đã bị giết chết bởi "một đội nhỏ người Mỹ".[133] Ông giải thích việc giết chết bin Laden được thực hiện bằng cách nào sau khi theo dõi một đầu mối từ tháng 8 năm 2010, vai trò của ông là gì trong một loạt các sự kiện, và cái chết của bin Laden có ý nghĩa gì trên tầm mức thực tiễn và biểu tượng.“ | Ngày hôm nay với chỉ thị của tôi, Hoa Kỳ đã mở một chiến dịch có mục tiêu chống khu nhà đó tại Abbottabad, Pakistan. Một đội nhỏ người Mỹ đã thực hiện chiến dịch này bằng khả năng và lòng dũng cảm khác thường. Không có người Mỹ nào bị tổn thương. Họ đã cẩn trọng tránh gây thiệt hại cho dân chúng. Sau trận đấu súng, họ đã giết chết Osama bin Laden và chiếm giữ xác của ông ấy. | ” |
—Tổng thống Barack Obama, ngày 1 tháng 5, 2011[134]
|
Phản ứng khác từ Hoa Kỳ
Trong vài phút được thông báo chính thức, những đám đông đã tập trung ngay bên ngoài Nhà Trắng, Trung tâm Thương mại Thế giới, Ngũ Giác Đài và trong Quảng trường Thời đại của Thành phố New York để chào mừng.[10] Tại Dearborn, Michigan, một khu ngoại ô của thành phố Detroit có một con số đông người Hồi Giáo và Ả Rập, một đám người tụ tập bên ngoài Đại sảnh Thành phố để chào mừng, nhiều trong số họ là người có nguồn gốc Trung Đông.[135] Từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc bài diễn văn của Obama, mỗi giây có đến 4.000 tin nhắn được gởi đi trên Twitter.[136] Những người hâm mộ dự xem trận tranh tài bóng chày truyền hình toàn quốc giữa hai đội Philadelphia Phillies và New York Mets ở Công viên Citizens Bank reo hò U-S-A khi nghe tin này.[137]Cựu tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nói rằng "thành tựu có tính lịch sử này đã đánh dấu một chiến thắng cho Mỹ, cho người dân tìm nền hòa bình khắp thế giới và cho tất cả những ai mất người thân vào ngày 11 tháng 9 năm 2001."[138] Sự kiện này cũng được các lãnh đạo khác của đảng Cộng hòa hoan nghênh trong đó có cựu thống đốc Massachusetts Mitt Romney, cựu thống đốc Minnesota Tim Pawlenty và Thượng nghị sĩ John McCain.[139] Cựu Tổng thống Bill Clinton mô tả sự kiện này như "một khoảnh khắc tối quan trọng cho nhân dân khắp toàn thế giới, những người muốn xây dựng một tương lai hòa bình, tự do và hợp tác chung vì con cháu của chúng ta."[140] Thị trưởng Thành phố New York Michael Bloomberg nói rằng ông hy vọng cái chết của bin Laden "sẽ an ủi cho những ai đã mất người thân của mình" trong các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.[141] Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice nói tin này "tuyệt đối phấn khởi" và nói thêm rằng bà "vô cùng biết ơn và tiếp tục vui mừng với những gì mà quân đội chúng ta đã đạt được."[142]
Pakistan
Sau cái chết của bin Laden, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari triệu tập các cuộc hội đàm khẩn cấp với Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani và các quan chức trưởng ngành an ninh tại Islamabad.[143] Các giới chức quân sự Pakistan từ chối đưa ra lời bình luận, chuyển các câu hỏi sang cho bộ ngoại giao.[144] Thủ tướng Yousaf Raza Gillani phát biểu rằng "Chúng ta sẽ không cho phép chủ nghĩa khủng bố sử dụng lãnh thổ của chúng ta nhằm chống bất cứ quốc gia nào và vì thế tôi nghĩ đây là một chiến thắng vĩ đại, đây là một thành công và tôi xin chúc mừng sự thành công của chiến dịch này."[64]Các nhóm Hồi Giáo
- Người đứng thứ hai của Muslim Brotherhood là Mahmud Ezzat nói rằng: "Hồi Giáo không phải là bin Laden. Sau ngày 11 tháng 9, có nhiều sự lầm lẫn. Chủ nghĩa khủng bố đã bị trộn lẫn với Hồi Giáo. Trong giai đoạn sắp đến, mọi người sẽ trông về phương Tây để tìm sự hành xử công bằng." Ông còn nói thêm rằng với cái chết của bin Laden, các lực lượng phương Tây nên rút quân khỏi Iraq và Afghanistan.[145]
- Phát ngôn viên của nhóm Taliban tại Pakistan nói: "Nếu ông ấy [bin Laden] đã tử vì đạo, chúng ta sẽ trả thù cái chết của ông ấy và mở các cuộc tấn công chống chính phủ Mỹ và Pakistani cùng các lực lượng an ninh của họ... Nếu ông ấy đã thành một tử đạo, đấy là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta vì tử đạo là mục tiêu của tất cả chúng ta."[145]
- Một thành viên Al-Qaeda tại Bán đảo Ả Rập nói: "Tin này là một thảm họa đối với chúng ta. Ban đầu, chúng tôi đã không tin nó nhưng chúng tôi có liên lạc với anh em chúng tôi tại Pakistan và họ đã xác nhận tin này."[145]
Quốc tế
- Afghanistan – Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói về cái chết của bin Laden: "Thật tuyệt vời. Đó là tin hay nhất" và vạch rõ rằng bin Laden "là một trong số những kẻ thù chính của nhân loại, văn minh, và thật sự là một vấn đề lớn đối với nhân loại."[146] Ông nhấn mạnh rằng "Afghanistan đúng" khi nói rằng "cuộc chiến chống khủng bố không ở trong các ngôi làng của Afghanistan, không ở bên trong người dân đáng thương của Afghanistan", nhưng trong "những nơi ẩn náu an toàn",[147] và kêu gọi Taliban buông súng.
- Úc – Thủ tướng Úc Julia Gillard chào mừng tin bin Laden bị giết chết và nói rằng "Osama bin Laden tuyên chiến với người dân vô tội và hôm nay ông ta đã trả giá cho lời tuyên bố đó."[148] She also said it was "a small measure of justice",[149] nhưng phát biểu rằng "Cuộc chiến chống khủng bố chưa kết thúc", và "phải được tiếp tục".[150]
- Áo – Ngoại trưởng Áo Michael Spindelegger chúc mừng tin này và gọi nó như "một sự giải tỏa cho nhiều người" nhưng cảnh báo rằng điều này không nên xem như "một chiến thắng sau cùng chống chủ nghĩa khủng bố"[151]
- Canada – Thủ tướng Canada Stephen Harper nói rằng cái chết của Osama bin Laden "làm vững chắc cái ý nghĩa về công lý cho các gia đình của 24 người Canada bị mưu sát" (vào ngày 11 tháng 9 năm 2001) và nói rằng "Canada rất đỗi hài lòng khi biết tin về cái chết của Osama bin Laden."[152]
- Colombia – Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos chúc mừng Tổng thống Obama và phát biểu rằng cuộc đột kích "chứng minh lần nữa rằng những kẻ khủng bố, không sớm thì muộn, phải thất bại. Trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, chỉ có một cách duy nhất là: phải bền chí, bền chí và bền chí."[153]
- Cộng hòa Séc – Thủ tướng Séc Petr Nečas nói rằng "cái chết của Osama bin Laden là một sự kiện quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố, trong nỗ lực giữ an toàn cho thế giới mặc dù nó còn lậu mới kết thúc. Đây là một thông điệp biểu tượng quan trọng đối với những người là nạn nhân và đã sống sót qua các vụ tấn công khủng bố của Al Qaeda và là một tín hiệu rõ ràng đối với tất cả băng đảng không tôn trọng pháp luật và mạng sống con người ở bất cứ nơi đâu trên thế giới: mạng sống con người bị hủy hoại thì không thể nào thay đổi được nhưng kẻ đã gây ra sẽ không thể nào trốn khỏi sự trừng phạt."[154]
- Đan Mạch – Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen chúc mừng Hoa Kỳ về cái chết của bin Laden. Ông nói "Tôi chúc mừng Tổng thống Obama và nhân dân Mỹ về sự thành công kết thúc một thời đại tàn phá và bạo lực bất nhân và vô lương tâm của bin Laden".[155]
- Liên hiệp châu Âu – Chủ tịch Nghị viện châu Âu Jerzy Buzek nói "Chúng ta thức dậy trong thế giới an bình hơn."[156]
- Pháp – Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé nói trên truyền thanh quốc gia rằng cái chết của bin Laden là một "chiến thắng của tất cả các quốc gia dân chủ chống hiểm họa của chủ nghĩa khủng bố". Ông nói tiếp rằng "Pháp, Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố, vì vậy tôi rất đỗi vui mừng với tin này."[157]
- Dải Gaza – Thủ tướng của Hamas Ismail Haniyeh lên án việc giết chết Bin Laden và nói rằng chiến dịch này là "sự tiếp nối đàn áp của Mỹ và làm cho máu của người Hồi Giáo và Ả Rập tiếp tục rơi". Haniyeh cũng nói rằng Hamas lên án việc ám sát "một chiến binh Ả Rập và Hồi Giáo" và cầu nguyện cho "linh hồn của bin Laden được bình yên".[145][158]
- Đức – Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói rằng "việc có thể chặn đứng hành vi buôn máu của kẻ khủng bố này là tin tốt đối với tất cả những người có đầu óc tự do và yêu chuộng hòa bình trên thế giới."[159]
- Hungary – Ngoại trưởng Hungary János Martonyi nói "cái chết của Osama bin Laden là một thành công lớn lao trog cuộc chiến chống khủng bố quốc tế nhưng điều này không có nghĩa là cuộc chiến này kết thúc. Một kẻ thù quan trọng đối với văn minh toàn nhân loại đã ngã gục."[160]
- Ấn Độ – Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ P. Chidambaram nói rằng Osama bin Laden lẩn trốn "tận bên trong" Pakistan là một vấn đề đáng để Ấn Độ quan tâm và chứng tỏ rằng "nhiều thủ phạm của các vụ tấn công khủng bố Mumbai năm 2008 tiếp tục được che chở tại Pakistan." Ông cũng kêu gọi Pakistan bắt chúng.[161] Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói "Tôi chào mừng tin này như 1 bước tiến đáng kể và hy vọng rằng nó sẽ giáng trả một đòn chí tử vào Al Qaeda và các nhóm khủng bố khác. Cộng đồng quốc tế và Pakistan nói riêng phải cùng nhau làm việc để chấm dứt các hoạt động của các nhóm như thế đang đe dọa sự cư xử văn minh và giết chết đàn ông, đàn bà và trẻ em vô tội."[162]
- Iran – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ramin Mehmanparast nói cái chết của bin Laden có nghĩa rằng "Hoa Kỳ và đồng minh của họ không còn lý do gì để triển khai lực lượng của họ tại Trung Đông dưới khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố". Ông hy vọng rằng việc tiêu diệt bin Laden sẽ "thiết lập nền hòa bình và an ninh trong vùng" và ông nói thêm rằng đây là chính sách của Iran là cực lực lên án chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới."[145] Alaeddin Boroujerdi, người đứng đầu ủy ban chính sách ngoại giao của Quốc hội Iran nói rằng "Nếu đúng vậy thì việc giết chết bin Laden 10 năm sau sự kiện 11 tháng 9 thì chẳng có gì là to lớn".[163]
- Ireland -- Taoiseach Enda Kenny phát biểu rằng việc loại trừ khả năng mưu toan hành động tác ác của bin Laden là một thành tựu lớn trong nỗ lực giúp thế giới tránh khỏi mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.[164]
- Israel – Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng cái chết của bin Laden là một "niềm hân hoan vang vội đối với các quốc gia chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố."[75]
- Ý – Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi nói về việc giết chết bin Laden rằng "đây là một kết quả vĩ đại trong cuộc chiến chống bạo tàn, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, một kết quả vĩ đại đối với Hoa Kỳ và đối với tất cả các quốc gia dân chủ."[165]
- Nhật Bản – Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto nói rằng "Tôi thán phục các giới chức Hoa Kỳ có liên quan. Mặc dù cái chết của ông ta được xác nhận, điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa khủng bố đã bị loại trừ."[166]
- Kenya – Thủ tướng Kenya Raila Odinga nói "Đây là một thành tựu lớn trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố."[167]
- Libya – Đại tá không quân của lực lượng nổi dậy Libya Ahmed Omar Bani phát biểu rằng "Chúng tôi rất vui mừng và đang chờ đợi bước kế tiếp. Chúng tôi muốn người Mỹ làm việc tương tự đối với Gaddafi."[168]
- Malaysia – Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Hishammuddin Hussein nói ông hy vọng rằng cái chết của bin Laden sẽ giúp mang đến nền hòa bình và hòa hợp hoàn vũ.[169]
- México – Ngoại trưởng Mexico Patricia Espinosa Cantellano nói "Thật rất là hệ trọng trong nỗ lực giải thoát thế giới khỏi thảm họa khủng bố mà đang đe dọa hòa bình và an ninh, đặc biệt đây là kẻ dẫn đầu một trong các tổ chức khủng bố đẫm máu và tàn nhẫn nhất trên thế giới."[170]"
- NATO – Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói về cái chết của Bin Laden như là một "thành công đáng kể" đối với an ninh của các đồng minh NATO, theo tường trình của Reuters.[171]
- New Zealand – Thủ tướng New Zealand John Key phát biểu rằng "thế giới là một nơi an toàn hơn khi không còn Osama bin Laden" nhưng "cái chết của bin Laden không thể có nghĩa là chấm dứt chủ nghĩa khủng bố".[172]
- Hà Lan – Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte khen ngợi lòng dũng cảm và quả quyết mà con người đã chứng tỏ trong suốt sứ mệnh. Ông thêm rằng đây là một đòn lớn đối với mạng lưới Al-Queda. Ông bày tỏ lời khen của mình đến Tổng thống Obama nhưng cũng nói rằng đây không phải là sự chấm hết của chủ nghĩa khủng bố.[173]
- Na Uy – Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Støre gọi cái chết của Osama bin Laden là "một đột phá trong cuộc chiến chống khủng bố" nhưng nhấn mạnh rằng mối đe dọa từ al-Qaida vẫn còn đó.[174]
- Palestine – Phát ngôn viên Ghassan Khatib nói "Loại trừ bin Laden là việc tốt cho hòa bình khắp thế giới nhưng điều đáng nói là phải khắc phục đối thoại và những phương thức;— phương thức bạo lực;— mà đã được bin Laden và những kẻ khác trên thế giới tạo ra và khuyến khích".[62] Giới chức Hamas là Ismail Haniyeh đưa ra lời tuyên bố trái ngược một phần nói rằng "Chúng tôi lên án việc ám sát và giết chết một thánh chiến binh Ả Rập. Chúng tôi cầu Thượng đế ban cho ông ta ơn huệ cùng với những thánh tử đạo và người có lòng tin tưởng thật sự."[175]
- Ba Lan – Ngoại trưởng Ba Lan nói "Công lý có thể đã hoàn tất. Xin chúc mừng các Đồng minh. Chúng tôi hài lòng với nhân dân Mỹ."[176]
- Philippines – Cảnh sát Quốc gia Philippine mô tả cái chết của bin Laden như "một chiến thắng cho tất cả các công dân yêu chuộng hòa bình và là một đòn lớn đối với bọn khủng bố và chủ nghĩa khủng bố". Chính phủ tại Philippines tin rằng có những người có mối liên hệ với mạng lưới al-Qaeda của bin Laden và có thể sẽ tiến hành một cuộc tấn công trả thù.[177]
- Bồ Đào Nha – Tổng thống Bồ Đào Nha Aníbal Cavaco Silva gởi thông điệp đến Tổng thống Hoa Kỳ trong đó ông bày tỏ sự đoàn kết của ông với nhân dân Mỹ khi kết quả chiến dịch quân sự kết thúc bằng cái chết của Osama bin Laden được nói đến.[178]
- Nga – Điện Kremlin nói "Nga nằm trong số các quốc gia đầu tiên phải đối diện với những hiểm họa gắn liền với chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, và chẳng may biết al Qaeda là gì mà không phải do tin đồn". "Tất nhiên sự trừng phạt sẽ đến với tất cả bọn khủng bố." [179]
- Singapore – Ngoại trưởng Singapore nói "giết chết Osama bin Laden [...] là một sự kiện quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế."[180]
- Thụy Điển – Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt viết trên twitter rằng "Một thế giới không có Osama Bin Laden làm một thế giới tốt đẹp hơn. Sự thù hằn của hắn là một mối đe dọa đối với chúng ta."[181]
- Thổ Nhĩ Kỳ – Tổng thống Abdullah Gul nói cái chết của bin Laden "đáng là một bài học rằng kẻ lãnh đạo tổ chức khủng bố tinh vi và nguy hiểm nhất thế giới sẽ bị bắt theo kiểu này."[159]
- Vương quốc Anh – Thủ tướng Vương quốc Anh David Cameron nói rằng cái chết của bin Laden sẽ "mang đến sự nhẹ nhõm lớn lao" khắp thế giới.[75]
- Thành Vatican – Phát ngôn viên Vatican - Linh mục Federico Lombardi nói rằng: "Như đã biết, Osama Bin Laden được coi là phải chịu trách nhiệm về những hành vi nghiêm trọng đã gieo rắc sự chia rẽ, lòng thù hận giữa các dân tộc, và đã lôi kéo tôn giáo vào mục đích này. Trước cái chết của một con người, người Kitô hữu không bao giờ mừng rỡ, nhưng coi đây là dịp suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi người trước mặt Chúa và đối với mọi người, đồng thời nhận ra cần phải hành động, không phải để khơi dậy lòng hận thù, nhưng để thúc đẩy hòa bình".[182]
- Việt Nam – Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam - Bà Nguyễn Phương Nga nói rằng, Việt Nam phản đối chủ nghĩa khủng bố và lên án các hoạt động khủng bố dưới mọi hình thức. Những kẻ khủng bố phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình và cần phải bị nghiêm trị. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế đấu tranh chống khủng bố phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế nhằm loại trừ chủ nghĩa khủng bố.[183]
- Yemen – Một giới chức chính phủ mô tả cái chết của bin Laden như "một khoảnh khắp lịch sử thật sự". "Chúng tôi chào mừng tin này... hàng triệu người sẽ ngủ bình yên tối nay, Osama bin Laden từng hơn một khuôn mặt biểu tượng, một lãnh tụ tinh thần đối với al Qaeda. Giới chức này, người không muốn nêu tên vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông, đã nói thêm rằng "Nhưng tuyệt đối đây là một đòn nặng nề đối với tổ chức này".[179]
Chú thích
- ^ "Bin Laden 'shot in the head and chest'" - Daily News - May 03, 2011 - Retrieved 3 May 2011.
- ^ Doug Luzader (2 tháng 5 năm 2011). “Bin Laden Killed after Firefight in Pakistan”. Fox News.
- ^ “How was Osama bin Laden found?”. The Guardian. 2 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ
|section=
(trợ giúp) - ^ May 1, 20:00 UTC, 16:00 EDT/13:00 PDT.
- ^ Jake Tapper (2 tháng 5 năm 2011). “Osama Bin Laden Operation Ended With Coded Message 'Geronimo-E KIA'”. ABC News. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Bin Laden compound in Pakistan was once an ISI safe house”. Gulf News. 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ Declan Walsh, Richard Adams, Ewen MacAskill (2 tháng 5 năm 2011). “Osama bin Laden is dead, Obama announces”. The Guardian.
- ^ Cooper, Helene (1 tháng 5 năm 2011). “Obama Announces Killing of Osama bin Laden”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă “Osama Bin Laden, al-Qaeda leader, dead - Barack Obama”. BBC News. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă “Osama bin Laden is dead, Obama announces”. The Guardian. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Michael Murray (2 tháng 5 năm 2011). “Osama Bin Laden Dead: The Navy SEALs Who Hunted and Killed Al Qaeda Leader”. ABC News. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Foster, Daniel (2 tháng 5 năm 2011). “More Operational Details”. The Corner. National Review Online. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Schabner, Dean and Travers, Karen (1 tháng 5 năm 2011). “Osama bin Laden Killed; ID Confirmed by DNA Testing”. ABC News. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
- ^ UN chief Ban hails bin Laden death as "watershed", Reuters May 2, 2011
- ^ Richard Spencer (2 tháng 5 năm 2011). “Osama bin Laden dead: Hamas condemns killing of bin Laden”. The Telegraph. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ http://tuoitre.vn/The-gioi/436534/My-dinh-chinh-ve-cai-chet-cua-Osama-Bin-Laden.html
- ^ http://www.dailymail.co.uk/news/article-2195075/Osama-Bin-Laden-unarmed-ALREADY-DYING-Navy-SEALs-burst-bedroom.html
- ^ http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Navy-SEAL-khong-giet-bin-Laden/20128/231289.datviet
- ^ http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tiet-lo-khac-ve-cai-chet-cua-osama-bin-laden-c46a480013.html
- ^ a ă Shane, Scott; Charlie Savage (3 tháng 5 năm 2011). “"Bin Laden Raid Revives Debate on Value of Torture"”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Rumsfeld Exclusive: There Was No Waterboarding of Courier Source”. Newsmax. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă “Phone call by Kuwaiti courier led to bin Laden”. Associated Press. 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Iraq - Morocco - Afghanistan - Pakistan: the rendition and torture of Hassan Ghul”. Uruknet. 15 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Bin Laden skull blown apart, official says”. CBS News. 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Tip to bin Laden may have come from Guantánamo”. The Miami Herald. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ "Tips Led To Kill Shots" - New York Daily News - May 3, 2011, page 2 - Retrieved 3 May 2011.
- ^ a ă â b Mazzetti, Mark; Cooper, Helene (2 tháng 5 năm 2011). “Detective Work on Courier Led to Breakthrough on Bin Laden”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă â b Dedman, Bill. “How the U.S. tracked couriers to elaborate bin Laden compound”. msnbc.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă Zengerle, Patricia; Bull, Alister (2 tháng 5 năm 2011). “Bin Laden was found at luxurious Pakistan compound”. Reuters. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă Myers, Steven Lee; Elisabeth Bumiller (3 tháng 5 năm 2011). “Obama Calls World Safer After Death of Bin Laden”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Spitzer: What role did Pakistan play in the killing of Osama bin Laden?”. CNN. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ
|section=
(trợ giúp) - ^ “President Obama Praises Troops Who Killed Osama bin Laden”. ABC News. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Osama bin Laden, the face of terror, killed in Pakistan”. CNN. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Nic Robertson on CNN last night
- ^ “Was Osama killed by US troops or his own guard?, Ismail Khan, Dawn 3 May 2011”. Dawn.com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ Previous post Next post (4 tháng 1 năm 2009). “Video: Inside bin Laden's Drone-Proof Compound | Danger Room”. Wired. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ “National Counterterrorism Center: How A Little-Known Spy Agency Helped Track Down Osama Bin Laden”.
- ^ a ă â b c “The secret team that killed bin Laden”. National Journal. 2 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ
|section=
(trợ giúp) - ^ a ă LOLITA C. BALDOR. “Osama Bin Laden Death: Obama Ran Serious Risks With Mission To Kill Terrorist Leader”. Associated Press.
- ^ Jim Lehrer (3 tháng 5 năm 2011). “CIA Chief Panetta: Obama Made 'Gutsy' Decision on Bin Laden Raid”. PBS. Đã bỏ qua tham số không rõ
|publication=
(trợ giúp) - ^ a ă Jake Tapper. “US Official: "This Was a Kill Mission"”. ABC News.
- ^ “Bin Laden raid: US had plan to capture Osama”, Chicago Sun-Times, 2 tháng 5 năm 2011
- ^ “Osama bin Laden dead”. Huffington Post (USA). 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă â b c “Osama bin Laden raid yields trove of computer data”.
- ^ “President Obama to National Security Team: 'It's a Go'”. ABC News.
- ^ a ă “In March, President Obama Authorized Development of Plan to Bomb Compound but Wanting Evidence of OBL's Death, Did Not Execute*- Political Punch”. ABC News. 5 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă â b c d đ Mazzetti, Mark (2 tháng 5 năm 2011). “Behind the Hunt for Bin Laden”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Video: Inside bin Laden's Drone-Proof Compound”. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Declan Walsh, Esther Addley, and Ewen MacAskill, "40 minutes of battle, and two shots to the head" (May 2, 2011). The Guardian.
- ^ Rebecca Boyle, "Before the Raid, SEALs Rehearsed in a Full-Scale Replica of the Bin Laden Compound" (May 2, 2011). Popular Science.
- ^ a ă â b Tapper, Jake (2 tháng 5 năm 2011). “Some White Knuckle Moments for Elite Navy SEALs Team”. ABC News.
- ^ Gordon Rayner and Toby Harnden, "Osama bin Laden killed by special forces after aerial bombing ruled out by Obama" (May 2, 2011), The Telegraph.
- ^ Osama bin Laden killed while hiding in Pakistan, USA: NPR, 2 tháng 5 năm 2011
- ^ “President Obama to national security team: it's a go”. ABC News. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Dilanian, Ken (2 tháng 5 năm 2011). “CIA led U.S. special forces mission against Osama bin Laden”. Los Angeles Times.
- ^ a ă . 4 tháng 5 năm 2011 http://abcnews.go.com/Politics/navy-seals-return-united-states-killing-osama-bin/story?id=13525344. Đã bỏ qua văn bản “Navy SEALs Who Captured, Killed Osama Bin Laden Return to United States” (trợ giúp);
|tựa đề=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ a ă â b c d đ Jim Miklaszewski (5 tháng 5 năm 2011). “Bin Laden 'firefight': Only one man was armed”. msnbc.com.
- ^ Myers, Steven Lee; Bumiller, Elisabeth (2 tháng 5 năm 2011). “Obama Calls World 'Safer' After Pakistan Raid”. The New York Times.
- ^ Woodward, Calvin, "Inside bin Laden’s lair with SEAL Team 6", Military Times, 4 May 2011.
- ^ a ă Roggio, Bill, "Pakistan critical of 'unilateral' US raid that killed Osama bin Laden", Public Multimedia, May 3, 2011.
- ^ a ă Greenhill, Sam; Williams, David; Hussain, Imtiaz (3 tháng 5 năm 2011). “How a 40-minute raid ended ten years of defiance, as American troops' head cameras relayed every detail to the President”. Daily Mail (London).
- ^ a ă â b Martin, David, CBS Evening News, May 3, 2011.
- ^ “SEALs Sent to Kill bin Laden”.
- ^ a ă â b Ross, Brian, ABC World News, May 4, 2011.
- ^ a ă David Axe. “Aviation Geeks Scramble to ID bin Laden Raid’s Mystery Copter”. Wired.
- ^ a ă “CNN liveblog of Osama death”.
- ^ “Political punch”. President Obama had authorized bombing of compound in March but, wanting evidence of OBL's death, cancelled it. ABC News. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Roggio, Bill, "Pakistani complicity in sheltering Osama bin Laden", Public Multimedia, May 2, 2011.
- ^ “Osama Bin Laden Unarmed When Killed, White House Says”. 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ Gorman, Siobhan; Entous, Adam (3 tháng 5 năm 2011). “U.S. Rolled Dice in bin Laden Raid”. The Wall Street Journal.
- ^ ADAM GOLDMAN and MATT APUZZO. “Osama Bin Laden Dead: How One Phone Call Led U.S. To Bin Laden's Doorstep”. Associated Press.
- ^ “Bin Laden raid was revealed on Twitter”. BBC News. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Ross, Brian; Jake Tapper, Richard Esposito, Nick Schifrin (2 tháng 5 năm 2011). “Osama Bin Laden Killed By Navy SEALs in Firefight”. ABC News. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Katie Couric, CBS Evening News, May 2, 2011.
- ^ a ă â b “BBC News – Osama Bin Laden dead”. Bbc.co.uk. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă â Mark Landler; Mark Mazzetti (5 tháng 5 năm 2011). “Account Tells of One-Sided Battle in Bin Laden Raid”. The New York Times.
- ^ "Source: Only 1 killed in bin Laden raid was armed" May 5 2011 Pauline Jelinek
- ^ Benac, Nancy (Associated Press). "Bin Laden was unarmed when SEALs stormed room", Yahoo! News. May 3, 2011. Retrieved May 4, 2011.
- ^ Martin Evans; Gordon Rayner (3 tháng 5 năm 2011). “Bin Laden: How Obama team saw drama unfold”. Đã bỏ qua tham số không rõ
|publication=
(trợ giúp) - ^ “Osama Bin Laden Escape Plan: Money Found Stitched in Bin Laden's Clothes”. ABC. 4. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă Brian Ross; Lee Ferran (3 tháng 5 năm 2011). “Osama Bin Laden Unarmed When Killed, White House Says”. ABC News. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Navy SEALs Team 6: Super-secret, drinkers of snake venom, known for the ‘double tap’”. Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Osama bin Laden dead: son and presumed heir also killed in raid”. Daily Telegraph. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă “Behind High Walls, Model Neighbors Were Harboring a Fugitive”. 3 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ
|publication=
(trợ giúp) - ^ a ă Carlotta Gall. “Pakistani Military Investigates How Bin Laden Was Able to Hide in Plain View”. The New York Times.
- ^ Agence France-Presse/GEO News, "Osama, son among five killed in raid: US", May 2, 2011.
- ^ Brian Ross (4 tháng 5 năm 2011). “The Young Wife Who Defended Osama Bin Laden”. ABC News.
- ^ a ă “Pakistan admits Bin Laden intelligence failure”. BBC News. 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ Walsh, Declan. “Osama bin Laden killing prompts US-Pakistan war of words”. The Guardian (London).
- ^ Jim Sciutto (5 tháng 5 năm 2011). “Three Osama Bin Laden Wives in Pakistani Custody”. ABC News.
- ^ Kimberly Dozier (2 tháng 5 năm 2011). “US official: 23 children, 9 women with bin Laden”. The San Francisco Chronicle. Associated Press. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ “CIA denies bin Laden was captured before his killing”. NBC News.
- ^ Drogin, Bob; Parsons, Christi; Dilanian, Ken (3 tháng 5 năm 2011). “How Bin Laden met his end”. Los Angeles Times.
- ^ “Osama Bin Laden Raiders Encountered False Door, Found Small Arsenal in Compound”. ABC News. 5 tháng 5 năm 2011.
- ^ Ross, Brian (2 tháng 5 năm 2011). “Osama Bin Laden: Navy SEALS Operation Details of Raid That Killed 9/11 Al Qaeda Leader”. ABC News. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Adam Goldman and Chris Brummitt, "Bin Laden's demise: Long pursuit, burst of gunfire" (May 3, 2011). Associated Press.
- ^ “Wild moments during daring SEAL assault”. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “What DOD says happened at the OBL compound”.
- ^ “Pressure on Pakistan after bin Laden death-lawmaker”. Dawn. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Bin Laden operation conducted by U.S. forces: Pakistan”. Dawn.com. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă Rodriguez, Alex (2 tháng 5 năm 2011). “Suspicions grow over whether Pakistan aided Osama bin Laden”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Ali, Asif (3 tháng 5 năm 2011). “Pakistan did its part”. The Washington Post. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ Wright, Tom (5 tháng 5 năm 2011). “Pakistan Rejects U.S. Criticism”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2011.
- ^ Perlez, Jane (5 tháng 5 năm 2011). “Pakistani Army Chief Warns U.S. on Another Raid”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2011.
- ^ Hadid, Diaa (2 tháng 5 năm 2011), “Pakistani programmer unknowingly tweets bin Laden operation”, Globe and Mail (Toronto), truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011
- ^ Anand, Shefali (2 tháng 5 năm 2011). “From Abbottabad, live-tweeting the Bin Laden attack”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Chopper crashes, three blasts heard near PMA Kakul”. Thenews.com.pk. 5 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Ashfaq Yusufzai (2 tháng 5 năm 2011). “Osama Bin Laden Dead: as seen by local residents”. The Telegraph (London). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ "Differing accounts emerge of bin Laden raid". msnbc.com. May 4, 2011.
- ^ "Shot dead 'with money sewn into his clothes': Bin Laden was captured alive and then executed, 'claims daughter, 12'". DailyMail. UK. May 4, 2011.
- ^ "Bin Laden's daughter confirms her father shot dead by US Special Forces in Pakistan". Alarabiya. May 4, 2011
- ^ @GMA Twitter, 5/3
- ^ “'For God and Country Geronimo, Geronimo, Geromimo'”. CBN News (Christian Broadcasting Network). 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2011.
- ^ "To the bottom of the sea: Bin Laden's last day." CBS News. May 2, 2011. Retrieved on May 4, 2011.
- ^ Tucker, Neely (3 tháng 5 năm 2011). “American Indians object to 'Geronimo' as code for bin Laden raid”. The Washington Post. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ Stephen Dinan (4 tháng 5 năm 2011). “Indian tribes: Strike Geronimo from bin Laden operation name”. The Washington Times.
- ^ Michelle Nichols (4 tháng 5 năm 2011). “Bin Laden, Geronimo link angers Native Americans”. Reuters.
- ^ Susan Montoya Bryan (4 tháng 5 năm 2011). “AP NewsBreak: Geronimo's tribe seeks apology”. Associated Press.
- ^ “'Geronimo' Code Name for bin Laden Mission Sparks Controversy”. Voice of America (VOANews.com). 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2011.
- ^ GEO News, "Security official confirms bin Laden killed", May 2, 2011.
- ^ GEO News, "TTP says Osama alive", May 2, 2011.
- ^ Agence France-Presse, "Taliban threaten US, Pakistan over Osama", GEO News, 2 May 2011.
- ^ “Bin Laden remains given burial at sea”. Toronto Star. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Osama Bin Laden Body Headed for Burial at Sea, Officials Say - The Note
- ^ Bin Laden's body buried at sea, Guardian, Brian Whitaker, 2 May 2011
- ^ “Did Pakistan Army shelter Osama?”. IndianExpress.
- ^ obama-kept-pakistan-in-dark-about-osama-attack
- ^ The Hindu : News / National : Pakistan continue to shelter terrorists: Chidambaram
- ^ Did Pakistan Army shelter Osama?
- ^ Did-Pakistan-know-Osama-hideout
- ^ Woodcock, Andrew (2 tháng 5 năm 2011). “MP 'shocked' at bin Laden Pakistan discovery”. The Independent (London). Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Stelter, Brian (1 tháng 5 năm 2011). “How the bin Laden Announcement Leaked Out”. The New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
- ^ Goldman, Julianna (1 tháng 5 năm 2011). “Obama to Announce Bin Laden is Dead, US Official Says”. Bloomberg (Bloomberg). Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Obama, President Barack (2 tháng 5 năm 2011). “Obama's Remarks on bin Laden's Killing”. The New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
- ^ Salazar, Evan (2 tháng 5 năm 2011). “Crowds gather in NYC, DC after bin Laden killed”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Twitter Reactions To Osama Bin Laden's Death (TWEETS)”. The Huffington Post. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Rubin, Adam (2 tháng 5 năm 2011). “Phillies crowd erupts in 'U-S-A' cheers”. ESPNNewYork.com. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “President George W. Bush Congratulates Obama on Bin Laden Killing”. FoxNews.com. 7 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Camia, Catalina (1 tháng 5 năm 2011). “Reacting to death of Osama bin Laden”. USA Today. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Evan McMorris-Santoro. “Bill Clinton: 'I Congratulate The President' On Death Of Bin Laden | TPM LiveWire”. Tpmlivewire.talkingpointsmemo.com. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ
|unused_data=
(trợ giúp) - ^ Trotta, Dan; Philip Barbara (2 tháng 5 năm 2011). “Mayor Bloomberg hopes bin Laden death comforts victims”. Reuters. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Reaction to bin Laden's death flows in”. MSN. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Zardari, Gilani, security chiefs in emergency talks, Dawn
- ^ Pakistan Silent on Bin Laden Mission Role, Wall Street Journal
- ^ a ă â b c Death of Bin Laden: Live report, AFP 02-05-2011
- ^ “Afghanistan reacts to bin Laden killing”. The Salt Lake Tribune. 11 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Jon Boone (2 tháng 5 năm 2011). “Osama bin Laden dead: US strategy misconceived, says Hamid Karzai”. The Guardian.
- ^ Farr, Malcolm (11 tháng 9 năm 2001). “Julia Gillard says Australian troops in Afghanistan won't withdraw after Osama bin Laden death”. Herald Sun. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Farr, Malcolm. “Julia Gillard says Australian troops in Afghanistan won't withdraw after Osama bin Laden death”. news.com.au. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Johnston, Matt. “Julia Gillard 'welcomes' Osama bin Laden death”. Herald Sun. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Austria: terrorism not defeated by bin Laden death”. Monsters and Critics. 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Obama, Harper statements on death of Osama bin Laden – Inside Politics”. Cbc.ca. 11 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Santos congratulates Obama for Bin Laden's death”. Colombia Reports. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Petr Nečas: Prohlášení předsedy vlády ke smrti Usámy bin Ládina” (bằng Czech). http://zpravy.ods.cz. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Løkke lykønsker USA med bin Ladens død” (bằng Danish). http://www.dr.dk. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Chris Allbritton. “Bin Laden's death makes the world safer, leaders say”. Reuters.
- ^ Bin Laden death 'victory for all democracies': France < French news | Expatica France
- ^ Hamas leader condemns US killing of bin Laden, Fox News
- ^ a ă “World leaders react to news of bin Laden's death”. CNN. 2 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ http://stream001.radio.hu:443/mr1/0055629f_4509942.mp3
- ^ “India Uses Osama Death to Pressure Pakistan”. The Wall Street Journal. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Prime Minister of India”. Prime Minister's Office. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Iranian lawmaker: bin Laden's death "no big deal"”. Deutsche Presse-Agentur. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Forces of peace were successful”. RTÉ News. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Reactions: Bin Laden's death”. Al Jazeera. 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Global reaction following Bin Laden's death”. gulfnews.
- ^ “Osama Bin Laden's death: Reaction in quotes”. Bbc.co.uk. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Libya rebels: Gaddafi should face Bin Laden's fate”. Reuters. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “- Hishammuddin Hopes Osama's Death Would Bring About Universal Peace”. Bernama. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Press=136”. SRE. Mon May 2, 2011 13:54am GMT.
- ^ “Osama Bin Laden dead”. BBC News.
- ^ “Key: World a safer place without bin Laden | NATIONAL News”. Tvnz.co.nz. 11 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ NOS Nieuws – Premier Rutte: slag voor al-Qaida
- ^ “- Et gjennombrudd i kampen mot terror”. Aftenposten (bằng tiếng Na Uy) (Norsk Telegrambyrå). 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ Live blog: Death of bin Laden | Al Jazeera Blogs
- ^ Radosław Sikorski. “Oświadczenie w sprawie śmierci Osamy ben Ladena (Statement on the death of Osama bin Laden)”. MSZ Poland. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “PNP: Osama's death a major blow to terrorism”. Manila, Philippines: GMA News. 2 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Presidente Cavaco Silva enviou mensagem de solidariedade ao homólogo Barack Obama”. 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ a ă “World leaders react to news of bin Laden's death”. edition.cnn.co.uk. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Singapore says Osama's death is a significant milestone against terrorism” (bằng tiếng Anh). Singapore: MediaCorp Channel NewsAsia. 2 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Carl Bildt on Twitter”. 2 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
- ^ “Lập trường của Tòa Thánh trước thông tin về cái chết của Osama Bin Laden”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. 3 tháng 5, 2011. Truy cập 3 tháng 5, 2011.
- ^ “VN lên án hoạt động khủng bố dưới mọi hình thức”. Vietnam Plus, Thông Tấn Xã Việt Nam. 3 tháng 5, 2011. Truy cập 3 tháng 5, 2011.
Liên kết ngoài
Thể loại:
USS Card (CVE-11), (nguyên mang ký hiệu AVG-11, sau đó lần lượt đổi thành ACV-11, CVE-11, CVHE-11, CVU-11 và AKV-40), là một tàu sân bay hộ tống thuộc lớp Bogue của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó nổi bật trong vai trò chống tàu ngầm
đối phương, và sau khi chiến tranh kết thúc, đang khi trong lực lượng
dự bị, nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay trực thăng hộ tống, rồi
như một tàu sân bay tiện ích. Được tái hoạt động như một Tàu Hải quân Hoa Kỳ, Card từng tham gia vận chuyển máy bay sang Việt Nam và là một mục tiêu bị đặc công Quân Giải phóng miền Nam tấn công tại Sài Gòn vào ngày 2 tháng 5 năm 1964. Card bị tháo dỡ tại Clatskanie, Oregon, vào năm 1971.
Chuyến đi thứ hai từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 9 tháng 11 còn hiệu quả hơn nữa. Máy bay của Card phát hiện một nhóm bốn tàu ngầm đang được tiếp nhiên liệu vào ngày 4 tháng 10 và đã đánh chìm hai trong số chúng: U-460 ở tọa độ 43°13′B 28°58′T và U-422 ở tọa độ 43°18′B 28°58′T. Chín ngày sau ở tọa độ 48°56′B 29°41′T, U-402 trở thành nạn nhân của máy bay từ Card. Máy bay của nó diệt thêm một tàu ngầm vào ngày 31 tháng 10 khi họ đánh chìm U-584 ở tọa độ 49°14′B 31°55′T. Chiến công thứ năm cũng cuối cùng của chuyến đi này là vào ngày 1 tháng 11 bởi một trong những tàu hộ tống cho Card. Sau một cuộc đối đầu ác liệt ở tầm ngắn, tàu khu trục Borie đã húc trúng và đánh chìm U-405 ở tọa độ 50°12′B 30°48′T. Bị hư hại quá nặng không thể cứu, Borie được một trong các tàu hộ tống khác đánh đắm. Do hoạt động xuất sắc ở nhiệm vụ chống tàu ngầm trong giai đoạn từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 25 tháng 10, Card và đội đặc nhiệm của nó đã được tặng thưởng Đơn vị Tuyên dương Tổng thống.
Card bắt đầu chuyến đi tìm-diệt tàu ngầm thứ ba của nó vào ngày 24 tháng 11 hướng ra Bắc Đại Tây Dương. Sau đó vào ngày 23 tháng 12, đội đặc nhiệm đi đúng vào một "đàn sói"; trong vòng 5 giờ Card có 12 lần tiếp xúc với đối phương. Tàu khu trục Schenck đã đánh chìm được tàu ngầm U-645 ở tọa độ 45°20′B 21°40′T, nhưng một trong các tàu hộ tống khác, Leary, bị đánh chìm do sự tấn công phối hợp của ba tàu ngầm ở tọa độ 45°00′B 22°00′T. Card săn đuổi các tàu ngầm đối phương suốt đêm chỉ với sự hộ tống của Decatur, trong khi Schenck cứu những người còn sống sót trên chiếc Leary. Đội đặc nhiệm quay trở về Norfolk vào ngày 2 tháng 1 năm 1944.
Từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 17 tháng 5, Card làm nhiệm vụ vận chuyển giữa Norfolk và Casablanca, rồi trải qua một đợt đại tu kéo dài đến ngày 4 tháng 6, khi nó đi đến Quonset Point tiến hành các cuộc thực tập chuẩn nhận phi công. Nó quay trở về Norfolk vào ngày 21 tháng 6 để phục vụ như là hạt nhân của Đội đặc nhiệm 22.10. Đơn vị tìm-diệt tàu ngầm này rời Norfolk vào ngày 25 tháng 6, và vào ngày 5 tháng 7, hai trong số các tàu hộ tống của nó, các tàu khu trục hộ tống Thomas và Baker|(DE-190)|Baker, đã đánh chìm tàu ngầm Đức U-233 ở tọa độ 42°16′B 59°49′T. Ba mươi người còn sống sót của chiếc tàu ngầm, kể cả vị thuyền trưởng sau đó bị tử thương, được Card vớt lên và đưa lên bờ tại Boston vào ngày hôm sau.
Chuyến tuần tiễu chống tàu ngầm tiếp theo của Card diễn ra tại khu vực Caribbe từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 23 tháng 8 không gặp sự kiện nào. Nó khởi hành vào ngày 18 tháng 9 như là soái hạm của Đội đặc nhiệm 22.2 để tuần tra ngoài khơi quần đảo Açores, trong đó nó đã phối hợp với Đội Hộ tống 9 Anh Quốc tấn công một tàu ngầm vào ngày 12 tháng 10. Sau một chuyến tuần tra khác cùng với Đội đặc nhiệm 22.2 từ ngày 1 tháng 12 năm 1944 đến ngày 22 tháng 1 năm 1945, Card đi vào Xưởng hải quân Philadelphia để được đại tu, vốn kéo dài cho đến ngày 7 tháng 2; sau đó nó vận chuyển máy bay Không lực Mỹ cùng nhân sự Lục quân và Hải quân đến Liverpool, và quay trở về Norfolk ngày 12 tháng 3. Từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 24 tháng 5, Card đặt căn cứ tại Quonset Point, tiến hành chuẩn nhận tàu sân bay cho phi công; sau đó nó vận chuyển người và máy bay đến vịnh Guantanamo từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 6, rồi băng qua kênh đào Panama để vận chuyển vật liệu đến Trân Châu Cảng và Guam, và quay về đến San Diego vào ngày 14 tháng 8 năm 1945. Được giao nhiệm vụ "Magic Carpet", nó thực hiện hai chuyến đi đến Trân Châu Cảng và một chuyến đến khu vực Tây Thái Bình Dương từ ngày 21 tháng 8 đến ngày 16 tháng 12 năm 1945 để hồi hương cựu quân nhân phục vụ ở nước ngoài. Card rời Alameda vào ngày 7 tháng 1 năm 1946, quay trở về bờ Đông Hoa Kỳ, nơi nó được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị tại Norfolk vào ngày 13 tháng 5 năm 1946.
Đang khi nằm trong lực lượng dự bị, nó được xếp lại lớp thành tàu sân bay hộ tống máy bay trực thăng với ký hiệu lườn CVHP-11 vào ngày 12 tháng 6 năm 1955; rồi thành một tàu sân bay tiện ích với ký hiệu lườn CVU-11 vào ngày 1 tháng 7 năm 1958.
Ngày 2 tháng 5 năm 1964, trong khi neo đậu tại Sài Gòn, để bốc dỡ máy bay phục vụ chiến tranh cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, chiến sĩ đặc công của Quân Giải phóng Miền Nam Lâm Sơn Náo thuộc lực lượng đặc công Sài Gòn-Gia Định đã đặt 2 khối chất nổ, mỗi khối gồm 40 kg TNT và 2 kg C4. Hai khối thuốc nổ được đặt cách nhau 10m, áp chặt lườn tàu làm nổ tung một lỗ bên hông tàu. Card bị đắm ở độ sâu 6 m (20 ft) nước (độ sâu sông Sài Gòn tại cầu cảng). Nó được sửa chữa vá chỗ thủng và bơm nước, và nổi trở lại được vào ngày 19 tháng 5, rồi được kéo đến Căn cứ Hải quân vịnh Subic, và sau đó là Yokosuka để sửa chữa. Card quay trở lại phục vụ vào ngày 11 tháng 12.
Card cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào ngày 10 tháng 3 năm 1970. Nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 9 năm 1970 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1971.
Bản mẫu:Tàu Kiểu C3-S-A1
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
USS Card (CVE-11)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phục vụ (Hoa Kỳ) | |
---|---|
Tên gọi: | USS Card |
Hãng đóng tàu: | Seattle-Tacoma Shipbuilding Corporation |
Đặt lườn: | 27 tháng 10 năm 1941 |
Hạ thủy: | 27 tháng 2 năm 1942 |
Đỡ đầu bởi: | J. Perry |
Nhập biên chế: | 8 tháng 11 năm 1942 |
Xuất biên chế: | 13 tháng 5 năm 1946 |
Xếp lớp lại: | ACV-11, 20 tháng 8 năm 1942 CVE-11, 15 tháng 7 năm 1943 CVHE-11, 12 tháng 6 năm 1955 |
Danh hiệu và phong tặng: |
Đơn vị Tuyên dương Tổng thống 3 × Ngôi sao Chiến đấu |
Tái biên chế: | 16 tháng 5 năm 1958 như Tàu Hải quân Hoa Kỳ Card |
Xuất biên chế: | 10 tháng 3 năm 1970 |
Xếp lớp lại: | CVU-11, 1 tháng 7 năm 1958 ; AKV-40, 7 tháng 5 năm 1959 |
Xóa đăng bạ: | 15 tháng 9 năm 1970 |
Số phận: | Bị tháo dỡ tại Clatskanie, Oregon, năm 1971 |
Đặc điểm khái quát | |
Lớp và kiểu: | Lớp Bogue |
Trọng tải choán nước: | 7.800 tấn (tiêu chuẩn) |
Độ dài: | 151 m (495 ft 7 in) |
Sườn ngang: | 34 m (111 ft 6 in) |
Mớn nước: | 7,9 m (26 ft) |
Công suất lắp đặt: | 8.500 mã lực (6,3 MW) |
Động cơ đẩy: | 1 × turbine hơi nước hộp số 2 × nồi hơi 1 × trục |
Tốc độ: | 33,3 km/h (18 knot) |
Thủy thủ đoàn: | 890 |
Vũ trang: | 2 × hải pháo 102 mm (4 inch)/50 caliber (1×2) 2 × pháo phòng không Bofors 40 mm (4×2) 35 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm |
Máy bay mang theo: | 12 × TBM 16 × FM2 |
Thiết bị bay: | 2 × thang nâng |
Mục lục
Thiết kế và chế tạo
Card được đặt lườn vào ngày 27 tháng 10 năm 1941 như là một tàu chở hàng kiểu C-3 mang số hiệu lườn 178, nhưng được Ủy ban Hàng hải Hoa Kỳ trưng dụng trong khi đang chế tạo và được cải biến thành một tàu sân bay hộ tống với ký hiệu AVG 11. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 2 năm 1942 bởi hãng Seattle-Tacoma Shipbuilding tại Tacoma, Washington; được đỡ đầu bởi Bà J. Perry. Được xếp lại lớp thành ACV-11 vào ngày 20 tháng 8 năm 1942, Card được đưa ra hoạt động vào ngày 8 tháng 11 năm 1942 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân J. B. Sykes.Lịch sử hoạt động
Chiến tranh Thế giới thứ hai
Khởi hành từ San Diego vào ngày 18 tháng 1 năm 1943, Card đi đến Hampton Roads vào ngày 1 tháng 2 và tiến hành huấn luyện trong vịnh Chesapeake. Nó tham gia vận chuyển máy bay và binh lính từ New York đến Casablanca cho Chiến dịch đổ bộ lên Bắc Phi từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6, và quay trở về đến Norfolk vào ngày 5 tháng 7. Nó được xếp lại lớp với ký hiệu CVE-11 vào ngày 15 tháng 7 năm 1943. Card khởi hành từ Norfolk như là soái hạm của Đội đặc nhiệm TG 21.14, một trong những đội tìm và diệt tàu ngầm tiền phong của Hoa Kỳ để chống lại tàu ngầm Đức. Chuyến đi đầu tiên từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 rất thành công. Máy bay của nó đã đánh chìm U-117 vào ngày 7 tháng 8 ở tọa độ 39°32′B 38°21′T, U-664 vào ngày 9 tháng 8 ở tọa độ 40°12′B 37°29′T, U-525 vào ngày 11 tháng 8 ở tọa độ 41°29′B 38°55′T, và U-847 vào ngày 27 tháng 8 ở tọa độ 28°19′B 37°58′T.Chuyến đi thứ hai từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 9 tháng 11 còn hiệu quả hơn nữa. Máy bay của Card phát hiện một nhóm bốn tàu ngầm đang được tiếp nhiên liệu vào ngày 4 tháng 10 và đã đánh chìm hai trong số chúng: U-460 ở tọa độ 43°13′B 28°58′T và U-422 ở tọa độ 43°18′B 28°58′T. Chín ngày sau ở tọa độ 48°56′B 29°41′T, U-402 trở thành nạn nhân của máy bay từ Card. Máy bay của nó diệt thêm một tàu ngầm vào ngày 31 tháng 10 khi họ đánh chìm U-584 ở tọa độ 49°14′B 31°55′T. Chiến công thứ năm cũng cuối cùng của chuyến đi này là vào ngày 1 tháng 11 bởi một trong những tàu hộ tống cho Card. Sau một cuộc đối đầu ác liệt ở tầm ngắn, tàu khu trục Borie đã húc trúng và đánh chìm U-405 ở tọa độ 50°12′B 30°48′T. Bị hư hại quá nặng không thể cứu, Borie được một trong các tàu hộ tống khác đánh đắm. Do hoạt động xuất sắc ở nhiệm vụ chống tàu ngầm trong giai đoạn từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 25 tháng 10, Card và đội đặc nhiệm của nó đã được tặng thưởng Đơn vị Tuyên dương Tổng thống.
Card bắt đầu chuyến đi tìm-diệt tàu ngầm thứ ba của nó vào ngày 24 tháng 11 hướng ra Bắc Đại Tây Dương. Sau đó vào ngày 23 tháng 12, đội đặc nhiệm đi đúng vào một "đàn sói"; trong vòng 5 giờ Card có 12 lần tiếp xúc với đối phương. Tàu khu trục Schenck đã đánh chìm được tàu ngầm U-645 ở tọa độ 45°20′B 21°40′T, nhưng một trong các tàu hộ tống khác, Leary, bị đánh chìm do sự tấn công phối hợp của ba tàu ngầm ở tọa độ 45°00′B 22°00′T. Card săn đuổi các tàu ngầm đối phương suốt đêm chỉ với sự hộ tống của Decatur, trong khi Schenck cứu những người còn sống sót trên chiếc Leary. Đội đặc nhiệm quay trở về Norfolk vào ngày 2 tháng 1 năm 1944.
Từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 17 tháng 5, Card làm nhiệm vụ vận chuyển giữa Norfolk và Casablanca, rồi trải qua một đợt đại tu kéo dài đến ngày 4 tháng 6, khi nó đi đến Quonset Point tiến hành các cuộc thực tập chuẩn nhận phi công. Nó quay trở về Norfolk vào ngày 21 tháng 6 để phục vụ như là hạt nhân của Đội đặc nhiệm 22.10. Đơn vị tìm-diệt tàu ngầm này rời Norfolk vào ngày 25 tháng 6, và vào ngày 5 tháng 7, hai trong số các tàu hộ tống của nó, các tàu khu trục hộ tống Thomas và Baker|(DE-190)|Baker, đã đánh chìm tàu ngầm Đức U-233 ở tọa độ 42°16′B 59°49′T. Ba mươi người còn sống sót của chiếc tàu ngầm, kể cả vị thuyền trưởng sau đó bị tử thương, được Card vớt lên và đưa lên bờ tại Boston vào ngày hôm sau.
Chuyến tuần tiễu chống tàu ngầm tiếp theo của Card diễn ra tại khu vực Caribbe từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 23 tháng 8 không gặp sự kiện nào. Nó khởi hành vào ngày 18 tháng 9 như là soái hạm của Đội đặc nhiệm 22.2 để tuần tra ngoài khơi quần đảo Açores, trong đó nó đã phối hợp với Đội Hộ tống 9 Anh Quốc tấn công một tàu ngầm vào ngày 12 tháng 10. Sau một chuyến tuần tra khác cùng với Đội đặc nhiệm 22.2 từ ngày 1 tháng 12 năm 1944 đến ngày 22 tháng 1 năm 1945, Card đi vào Xưởng hải quân Philadelphia để được đại tu, vốn kéo dài cho đến ngày 7 tháng 2; sau đó nó vận chuyển máy bay Không lực Mỹ cùng nhân sự Lục quân và Hải quân đến Liverpool, và quay trở về Norfolk ngày 12 tháng 3. Từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 24 tháng 5, Card đặt căn cứ tại Quonset Point, tiến hành chuẩn nhận tàu sân bay cho phi công; sau đó nó vận chuyển người và máy bay đến vịnh Guantanamo từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 6, rồi băng qua kênh đào Panama để vận chuyển vật liệu đến Trân Châu Cảng và Guam, và quay về đến San Diego vào ngày 14 tháng 8 năm 1945. Được giao nhiệm vụ "Magic Carpet", nó thực hiện hai chuyến đi đến Trân Châu Cảng và một chuyến đến khu vực Tây Thái Bình Dương từ ngày 21 tháng 8 đến ngày 16 tháng 12 năm 1945 để hồi hương cựu quân nhân phục vụ ở nước ngoài. Card rời Alameda vào ngày 7 tháng 1 năm 1946, quay trở về bờ Đông Hoa Kỳ, nơi nó được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị tại Norfolk vào ngày 13 tháng 5 năm 1946.
Đang khi nằm trong lực lượng dự bị, nó được xếp lại lớp thành tàu sân bay hộ tống máy bay trực thăng với ký hiệu lườn CVHP-11 vào ngày 12 tháng 6 năm 1955; rồi thành một tàu sân bay tiện ích với ký hiệu lườn CVU-11 vào ngày 1 tháng 7 năm 1958.
Chiến tranh Việt Nam
Con tàu được cho tái hoạt động vào ngày 16 tháng 5 năm 1958 như là tàu hải quân USNS Card, và được xếp lại lớp vào ngày 7 tháng 5 năm 1959 như một tàu vận chuyển máy bay mang ký hiệu AKV-40. Nó hoạt động với một thủy thủ đoàn dân sự dưới sự kiểm soát của cơ quan Dịch vụ Vận tải biển Quân sự (MSTS), và dùng vào việc vận chuyển máy bay.Ngày 2 tháng 5 năm 1964, trong khi neo đậu tại Sài Gòn, để bốc dỡ máy bay phục vụ chiến tranh cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, chiến sĩ đặc công của Quân Giải phóng Miền Nam Lâm Sơn Náo thuộc lực lượng đặc công Sài Gòn-Gia Định đã đặt 2 khối chất nổ, mỗi khối gồm 40 kg TNT và 2 kg C4. Hai khối thuốc nổ được đặt cách nhau 10m, áp chặt lườn tàu làm nổ tung một lỗ bên hông tàu. Card bị đắm ở độ sâu 6 m (20 ft) nước (độ sâu sông Sài Gòn tại cầu cảng). Nó được sửa chữa vá chỗ thủng và bơm nước, và nổi trở lại được vào ngày 19 tháng 5, rồi được kéo đến Căn cứ Hải quân vịnh Subic, và sau đó là Yokosuka để sửa chữa. Card quay trở lại phục vụ vào ngày 11 tháng 12.
Card cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào ngày 10 tháng 3 năm 1970. Nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 9 năm 1970 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1971.
Phần thưởng
Card được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống và ba Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.Tham khảo
- Bài này có các trích dẫn từ nguồn en:Dictionary of American Naval Fighting Ships thuộc phạm vi công cộng: http://www.hazegray.org/danfs/carriers/cve11.htm
Liên kết ngoài
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment