CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Rùa thế giới; ngày Lao động tại Jamaica. Năm 619 – Vương Thế Sung tuyên bố rằng Hoàng Thái Chủ hạ lệnh thiện vị cho mình, triều Tùy hoàn toàn kết thúc. Năm 1430 – Jeanne d'Arc bị người Bourgogne bắt trong khi bà đang dẫn quân đến cứu viện Compiègne. Năm 1844 – Một thương nhân tại Shiraz, Ba Tư tuyên bố rằng mình là một nhà tiên tri, sáng lập một phong trào tôn giáo là tiền thân của Bahá'í. Năm 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Thống chế đội cận vệ Đức Quốc Xã là Heinrich Himmler tự sát trong khi bị Đồng Minh giam giữ. Năm 1995 – James Gosling (hình) phát hành phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ lập trình Java.
Java (ngôn ngữ lập trình)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phần mở rộng thường gặp | .java,.class,.jar |
---|---|
Mô hình lập trình | Mẫu hình lập trình |
Xuất hiện vào | 1995 |
Thiết kế bởi | James Gosling Sun Microsystems |
Nhà phát triển | Oracle Corporation |
Phiên bản mới nhất | 1.7.45 |
Turing đầy đủ | Yes |
Kiểm tra kiểu | Tĩnh, mạnh, an toàn, nominative, hiển nhiên |
Hiện thực | OpenJDK và nhiều máy ảo Java |
Thuộc loại ngôn ngữ | Generic Java, Pizza |
Ảnh hưởng từ | Ada 83, C++, C#,[1] Eiffel,[2] Generic Java, Mesa,[3] Modula-3,[4] Oberon,[5] Objective-C,[6] UCSD Pascal,[7][8] Smalltalk |
Ảnh hưởng tới | Ada 2005, BeanShell, C#, Clojure, D, ECMAScript, Groovy, J#, JavaScript, PHP, Python, Scala, Seed7, Vala |
Hệ điều hành | Cross-platform (multi-platform) |
Giấy phép | GNU General Public License, Java Community Process |
Trang mạng | For Java Developers |
Trước đây, Java chạy chậm hơn những ngôn ngữ dịch thẳng ra mã máy như C và C++, nhưng sau này nhờ công nghệ "biên dịch tại chỗ" - Just in time compilation, khoảng cách này đã được thu hẹp, và trong một số trường hợp đặc biệt Java có thể chạy nhanh hơn. Java chạy nhanh hơn những ngôn ngữ thông dịch như Python, Perl, PHP gấp nhiều lần. Java chạy tương đương so với C#, một ngôn ngữ khá tương đồng về mặt cú pháp và quá trình dịch/chạy[9][10]
Cú pháp Java được vay mượn nhiều từ C & C++ nhưng có cú pháp hướng đối tượng đơn giản hơn và ít tính năng xử lý cấp thấp hơn. Do đó việc viết một chương trình bằng Java dễ hơn, đơn giản hơn, đỡ tốn công sửa lỗi hơn. Lập trình C rất hay xảy ra lỗi và khó sửa.
Trong Java, hiện tượng dò rỉ bộ nhớ hầu như không xảy ra do bộ nhớ được quản lí bởi Java Virtual Machine (JVM) bằng cách tự động "dọn dẹp rác" - Garbage collection. Người lập trình không phải quan tâm đến việc cấp phát và xóa bộ nhớ như C, C++. Tuy nhiên khi sở dụng những tài nguyên mạng, file IO, database (nằm ngoài kiểm soát của JVM) mà người lập trình không đóng (close) các streams thì memory leak vẫn có thể xảy ra.
Lịch sử
Java được khởi đầu bởi James Gosling và bạn đồng nghiệp ở Sun Microsystems năm 1991. Ban đầu ngôn ngữ này được gọi là Oak (có nghĩa là cây sồi; do bên ngoài cơ quan của ông Gosling có trồng nhiều loại cây này), họ dự định ngôn ngữ đó thay cho C++, nhưng các tính năng giống Objective C. Không nên lẫn lộn Java với JavaScript, hai ngôn ngữ đó chỉ giống tên và loại cú pháp như C. Công ty Sun Microsystems đang giữ bản quyền và phát triển Java thường xuyên. Tháng 04/2011, công ty Sun Microsystems tiếp tục cho ra bản JDK 1.6.24.Java được tạo ra với tiêu chí "Viết (code) một lần, thực thi khắp nơi" ("Write Once, Run Anywhere" (WORA)). Chương trình phần mềm viết bằng Java có thể chạy trên mọi nền tảng (platform) khác nhau thông qua một môi trường thực thi với điều kiện có môi trường thực thi thích hợp hỗ trợ nền tảng đó. Môi trường thực thi của Sun Microsystems hiện hỗ trợ Sun Solaris, Linux, Mac OS, FreeBSD & Windows. Ngoài ra, một số công ty, tổ chức cũng như cá nhân khác cũng phát triển môi trường thực thi Java cho những hệ điều hành khác như BEA, IBM, HP.... Trong đó đáng nói đến nhất là IBM Java Platform hỗ trợ Windows, Linux, AIX & z/OS.
Những chi tiết về ngôn ngữ, máy ảo và API của Java được giữ bởi Cộng đồng Java (do Sun quản lý). Java được tạo ra vào năm 1991 do một số kỹ sư ở Sun, bao gồm ông James Gosling, một phần của Dự án Xanh (Green Project). Java được phát hành vào năm 1994, rồi nó trở nên nổi tiếng khi Netscape tuyên bố tại hội thảo SunWorld năm 1995 là trình duyệt Navigator của họ sẽ hỗ trợ Java. Về sau Java được được hỗ trợ trên hầu hết các trình duyệt như Internet Explorer (Microsoft), Firefox (Mozilla), Safari (Apple)...
Java được sử dụng chủ yếu trên môi trường NetBeans và Oracle. Sau khi Oracle mua lại công ty Sun Microsystems năm 2009-2010, Oracle đã mô tả họ là "người quản lý công nghệ Java với cam kết không ngừng để bồi dưỡng một cộng đồng tham gia và minh bạch".[11]
Phương châm
Có 5 mục tiêu chính trong việc xây dựng ngôn ngữ Java:[12]- Nó sẽ được "đơn giản, hướng đối tượng và quen thuộc".
- Nó sẽ được "mạnh mẽ và an toàn".
- Nó sẽ được "kiến trúc trung lập và di động".
- Nó sẽ được thực thi với "hiệu suất cao".
- Nó sẽ được "thể hiện, phân luồng và năng động".
Phiên bản
Các phiên bản Java đã phát hành:- JDK 1.0 (23 tháng 01, 1996)
- JDK 1.1 (19 tháng 2, 1997)
- JDK 1.1.5 (Pumpkin) 03 tháng 12, 1997
- JDK 1.1.6 (Abigail) 24 tháng 4, 1998
- JDK 1.1.7 (Brutus) 28 tháng 9, 1998
- JDK 1.1.8 (Chelsea) 08 tháng 4, 1999
- J2SE 1.2 (Playground) 08 tháng 12, 1998
- J2SE 1.2.1 (không có) 30 tháng 3, 1999
- J2SE 1.2.2 (Cricket) 08 tháng 7, 1999
- J2SE 1.3 (Kestrel) 08 tháng 5, 2000
- J2SE 1.3.1 (Ladybird) 17 tháng 5, 2001
- J2SE 1.4.0 (Merlin) 06 tháng 02, 2002
- J2SE 1.4.1 (Hopper) 16 tháng 9, 2002
- J2SE 1.4.2 (Mantis) 26 tháng 6, 2003
- J2SE 5 (1.5.0) (Tiger) 30 tháng 9, 2004
- Java SE 6 (còn gọi là Mustang), được công bố 11 tháng 12 năm 2006, thông tin chính tại http://java.sun.com/javase/6/. Các bản cập nhật 2 và 3 được đưa ra vào năm 2007, bản cập nhật 4 đưa ra tháng 1 năm 2008.
- JDK 6.18, 2010
- Java SE 7 (còn gọi là Dolphin), được bắt đầu từ tháng 8 năm 2006 và công bố ngày 28 tháng 7 năm 2011.
- JDK 8, 18 tháng 3 năm 2014
Ví dụ
Dưới đây là một chương trình Java đơn giản.-
/* Example.java */
-
-
public class Example
-
{
-
public static void main(String args[])
-
{
-
System.out.println("I don't say -Hello World-");
-
}
-
}
Liên kết ngoài
- java.com
- Oracle's Developer Resources for Java Technology.
- Oracle's Beginner's tutorial for Java SE Programming
- A Brief History of the Green Project
- Michael O'Connell: Java: The Inside Story, SunWord, July 1995.
- Patrick Naughton: Java Was Strongly Influenced by Objective-C (no date).
- David Bank: The Java Saga, Wired Issue 3.12 (December 1995).
- Patrick Naughton: The Long Strange Trip to Java, March 18, 1996.
- Open University (UK): M254 Java Everywhere (free open content documents).
- is-research GmbH: List of programming languages for a Java Virtual Machine.
- How Java's Floating-Point Hurts Everyone Everywhere, by W. Kahan and Joseph D. Darcy, University of California, Berkeley.
- Shahrooz Feizabadi: A history of Java in: Marc Abrams, ed., World Wide Web – Beyond the Basics, Prentice Hall, 1998.
- http://www.coderanch.com/forums - A good community for discussing java concerns.
- Tiếng Việt:
- Những điểm mới trong Java 8 - http://txnam.net/nhung-diem-moi-trong-java-8.html
Ghi chú
- ^ Java 5.0 added several new language features (the enhanced for loop, autoboxing, varargs and annotations), after they were introduced in the similar (and competing) C# language [1] [2]
- ^ Gosling, James; and McGilton, Henry (tháng 5 năm 1996). “The Java Language Environment”.
- ^ Gosling, James; Joy, Bill; Steele, Guy; and Bracha, Gilad. “The Java Language Specification, 2nd Edition”.
- ^ “The A-Z of Programming Languages: Modula-3”. Computerworld.com.au. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010.
- ^ Niklaus Wirth stated on a number of public occasions, e.g. in a lecture at the Polytechnic Museum, Moscow in September, 2005 (several independent first-hand accounts in Russian exist, e.g. one with an audio recording: Filippova, Elena (22 tháng 9 năm 2005). “Niklaus Wirth's lecture at the Polytechnic Museum in Moscow”.), that the Sun Java design team licenced the Oberon compiler sources a number of years prior to the release of Java and examined it: a (relative) compactness, type safety, garbage collection, no multiple inheritance for classes -- all these key overall design features are shared by Java and Oberon.
- ^ Patrick Naughton cites Objective-C as a strong influence on the design of the Java programming language, stating that notable direct derivatives include Java interfaces (derived from Objective-C's protocol) and primitive wrapper classes. [3]
- ^ TechMetrix Research (1999). “History of Java”. Java Application Servers Report. ‘The project went ahead under the name "green" and the language was based on an old model of UCSD Pascal, which makes it possible to generate interpretive code’
- ^ “A Conversation with James Gosling – ACM Queue”. Queue.acm.org. 31 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Programming Language Popularity”. 2009. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2009.
- ^ “TIOBE Programming Community Index”. 2009. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Oracle and Java”. oracle.com. Oracle Corporation. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010. “Oracle has been a leading and substantive supporter of Java since its emergence in 1995 and takes on the new role as steward of Java technology with a relentless commitment to fostering a community of participation and transparency.”
- ^ “1.2 Design Goals of the JavaTM Programming Language”. Java.sun.com. 1 tháng 1 năm 1999. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010.
Jeanne d'Arc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jeanne d'Arc | |
---|---|
Tượng thánh Jeanne d'Arc trong Nhà thờ Đức Bà Paris |
|
Tiểu sử | |
Biệt danh | Cô gái Orléans |
Sinh | Domrémy, Pháp |
Mất | Rouen, Pháp |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Vương quốc Pháp |
Năm tại ngũ | 1428 - 1430 |
Tham chiến | Chiến tranh Trăm năm |
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở phía đông nước Pháp, cô chỉ huy quân Pháp giành được một số chiến thắng quan trọng trong cuộc Chiến tranh trăm năm. Cô cho biết mình được thiên khải dẫn dắt giúp giải phóng nước Pháp đánh bại quân Anh, và như vậy gián tiếp đưa Charles VII lên ngôi. Cô bị người Anh bắt giữ, bị tòa án giáo hội xét xử, bị kết tội là phù thủy và bị hỏa thiêu khi chỉ 19 tuổi. Sự nghiệp của cô như vậy chỉ gói gọn trong hai năm cuối đời, một năm chiến đấu và một năm bị cầm tù. Hai mươi bốn năm sau, Giáo hoàng cho tra xét lại vụ án, và tuyên bố cô vô tội, rồi phong cô là một người tử vì đạo. Cô được ban phúc lành năm 1909, rồi đến năm 1920 được phong thánh.[1]
Jeanne chứng thực là cô nhận được mặc khải từ Chúa muốn cô giải phóng quê hương mình từ ách thống trị của người Anh trong cuộc Chiến tranh trăm năm. Vua Charles VII của Pháp, khi đó còn chưa lên ngôi, gửi cô cùng một đoàn quân đến đánh giải vây cho thành Orléans. Cô trở nên nổi bật sau khi vượt qua được thái độ coi thường của các chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, và phá vây chỉ trong vòng chín ngày. Một loạt chiến thắng chóng vánh khác mở đường cho việc Charles VII đăng quang tại Reims.
Jeanne d'Arc tiếp tục là một hình tượng quan trọng trong nền văn minh phương Tây. Kể từ thời Napoléon cho tới thời hiện đại, các nhà chính trị Pháp thuộc tất cả các nhóm chính kiến tiếp tục gợi đến hình ảnh cô. Trong số các nhà văn và nhà soạn nhạc viết các tác phẩm về cô có thể kể đến Shakespeare, Voltaire, Schiller, Verdi, Tchaikovsky, Twain, và Shaw. Hình tượng cô tiếp tục được sử dụng trong phim ảnh, truyền thông, ca nhạc, múa hát và trò chơi điện tử.
Mục lục
Nước Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm năm
Vào thời Jeanne d'Arc, nước Pháp đang trong tình trạng thê thảm. Cuộc chiến tranh trăm năm bắt đầu từ năm 1337 khi cuộc tranh cãi về quyền thừa kế ngai vàng nước Pháp nổ ra, xen lẫn với các giai đoạn tương đối yên bình. Gần như tất cả các cuộc giao tranh đều diễn ra trên nước Pháp. Người Anh sử dụng chiến thuật chevauchée, tức chiến thuật dùng các cánh quân kỵ binh nhỏ đột kích, đốt phá, tàn sát để tàn phá nước Pháp. Dân số Pháp chưa kịp hồi phục sau nạn Đại dịch hạch từ thế kỷ trước, thương mại bị cắt đứt khỏi thị trường nước ngoài. Người Anh lúc đó đã gần như đạt được mục tiêu của mình nhằm thiết lập một hệ thống lưỡng đầu chế, dưới quyền điều khiển của người Anh, ngược lại quân Pháp chưa bao giờ giành được một chiến thắng đáng kể nào trong suốt cả một thế hệ. Theo lời sử gia DeVries, "vương quốc Pháp không còn đáng là cái bóng của chính nó ở thế kỷ mười ba."[2]Vị vua trị vì nước Pháp khi Joan ra đời là Charles VI, thỉnh thoảng lại lên cơn điên, nên không thể trị vì được. Em trai nhà vua, Công tước Louis xứ Orléans và em họ vua Jean sans Peur, Công tước xứ Burgundy, tranh giành ngôi nhiếp chính nước Pháp và quyền bảo trợ cho con cái nhà vua. Cuộc tranh giành này dẫn tới việc họ buộc tội Hoàng hậu Isabeau xứ Bavaria ngoại tình, và bắt cóc con cái nhà vua. Đỉnh điểm của cuộc xung đột diễn ra khi Công tước xứ Burgundy hạ lệnh cho người ám sát Công tước xứ Orléans năm 1407.
Những người ủng hộ hai phe này được gọi là phe Armagnac và phe Burgundy. Lợi dụng tình hình rối ren, vua Anh là Henry V xâm lược Pháp rồi chiến thắng oanh liệt trong trận Agincourt năm 1415, đánh chiếm các thành phố ở miền bắc nước Pháp.[3] Vị vua tương lai của nước Pháp, Charles VII, thụ phong Dauphin khi mới 14 tuổi, vì cả bốn anh trai của ông đều đã qua đời trước đó.[4] Hành động quan trọng đầu tiên của ông là ký hiệp ước hòa bình với phe Burgundy năm 1419. Nhưng nỗ lực này thất bại khi những người ủng hộ phe Armagnac ám sát John Dũng cảm trong buổi triều kiến, dù Charles đã hứa bảo đảm an toàn cho ông. Vị công tước mới xứ Burgundy, Philippe le Bon, buộc Charles phải chịu trách nhiệm cho sự phản trắc này và liên minh với người Anh, với kết quả là một phần lớn lãnh thổ của Pháp bị người Anh chiếm mất.[5]
Năm 1420, Hoàng hậu Isabeau xứ Bavaria ký Hiệp ước Troyes, theo đó vua Henry V nước Anh và con cháu của ông được kế vị ngai vàng nước Pháp, thay cho con trai bà là Charles. Thỏa thuận này làm sống lại lời đồn đại là bà có quan hệ tình ái với vị Công tước xứ Orléans đã mất, và khiến người ta nghi ngờ vị Thái tử "Dauphin" là con hoang, chứ không phải con nhà vua.[6] Henry V và Charles VI chết chỉ cách nhau hai tháng năm 1422, để lại một đứa con nhỏ, Henry VI của Anh, vua trên danh nghĩa của cả hai vương quốc. Em trai Henry V, John xứ Lancaster, Quận công Bedford đệ nhất làm nhiếp chính.[7]
Kể từ năm 1429, gần như toàn bộ miền bắc nước Pháp và một số vùng ở vùng tây nam bị ngoại bang chiếm đóng. Người Anh cai quản Paris, trong khi người Burgundy giữ Reims. Thành phố này rất quan trọng, vì nó theo truyền thống là nơi đăng quang của nhà vua, đặc biệt khi cả hai nhân vật tranh giành ngai vàng nước Pháp đều chưa được tôn lên làm vua. Người Anh lúc đó đang tiến hành cuộc vây hãm Orléans, thành phố duy nhất ở phía bắc sông Loire còn trung thành với triều đình Pháp. Nó có vị trí chiến lược án ngữ dòng sông, là lá chắn cho trung tâm nước Pháp. Theo lời các sử gia hiện đại, "số mệnh vương quốc treo trên Orléans."[8] Không ai tin tưởng thành phố có thể kháng cự trong một thời gian dài được.[9]
Cuộc đời và sự nghiệp
Joan là con ông Jacques d'Arc và bà Isabelle Romée[10] tại Domrémy, một làng khi đó thuộc lãnh địa quận công xứ Bar (về sau nhập vào tỉnh Lorraine và đổi thành Domrémy-la-Pucelle).[11] Cha mẹ cô sở hữu 50 mẫu đất (0.2 km2), và để thêm thu nhập cha cô còn làm viên chức thu thuế trong làng, cũng như chỉ huy đội dân quân.[12] Họ sống tại một vùng đất hẻo lánh thuộc vùng đông bắc còn trung thành với triều đình Pháp, dù nằm lọt thỏm trong lãnh địa của phe Burgundy. Khi cô còn nhỏ, thỉnh thoảng làng của cô bị đột kích và đốt phá.Joan cho biết cô 19 tuổi khi phiên tòa xử cô diễn ra, như vậy cô sinh năm 1412; cô sau này cho biết cô nhận được thiên khải đầu tiên vào khoảng năm 1424 lúc 12 tuổi, khi đó cô đang ở ngoài đồng một mình thì nghe thấy tiếng nói (của thiên sứ). Cô thuật lại là đã òa lên khóc khi họ biến mất vì họ quá sức đẹp đẽ. Cô cho biết Tổng thiên sứ Michael, nữ Thánh Catherine xứ Alexandria, và nữ Thánh Đồng trinh Margaret truyền cho cô đánh đuổi người Anh và đưa Dauphin đến Reims để lên ngôi vua.[13]
Khi 16 tuổi, cô nhờ một người họ hàng, Durand Lassois, đưa cô đến Vaucouleurs để thỉnh cầu chỉ huy đơn vị quân đóng tại đó là Bá tước Robert de Baudricourt cho phép tiếp kiến triều đình Pháp tại Chinon. Bá tước Baudricourt chế giễu cô, nhưng không làm cô nhụt chí.[14] Tới tháng 1, cô lại trở lại, và lần này được hai nhân vật quan trọng ủng hộ Jean de Metz và Bertrand de Poulengy.[15] Nhờ được họ bảo trợ, cô được gặp Bá tước lần thứ hai, và tiên đoán hết sức chính xác về việc quân Pháp thất trận Herrings gần Orléans.[16]
Thành công
Robert de Baudricourt cấp một toán quân bảo vệ cô đến Chinon, sau khi nhận được tin tức từ mặt trận xác nhận lời tiên đoán của cô trước đó. Cô băng qua lãnh địa của phe đối nghịch Burgundy bằng cách ăn mặc giả trai.[17] Tới triều đình, cô gây ấn tượng trong buổi hội đàm kín đến mức Charles VII phải hết sức kinh ngạc. Ông sau đó cho người thẩm tra lý lịch và giáo lý cô tại Poitiers. Cùng lúc đó, mẹ vợ Charles là Yolande xứ Aragon bỏ tiền ra chuẩn bị một đạo quân cứu viện Orléans. Joan thỉnh cầu được gia nhập đoàn quân và vũ trang như một hiệp sỹ, với áo giáp trắng, ngựa, cờ, thị đồng đều do người ta quyên góp. Sử gia Stephen W. Richey cho biết cô là niềm hy vọng duy nhất của cả một vương triều sắp sụp đổ:“ | Sau bao năm thua hết trận này đến trận khác, các lãnh đạo quân sự và dân sự của Pháp đã mất hết tinh thần và uy tín. Lúc mà Dauphin Charles chấp thuận đề nghị khẩn thiết của Joan được phép vũ trang và chỉ huy quân đội, ông hẳn hiểu rằng tất cả mọi phương sách thông thường và hợp lý khác đều đã thất bại. Chỉ có một vương triều ở thế tuyệt vọng cùng cực mới lắng nghe một cô thôn nữ thất học tự xưng mình là sứ giả của Thượng Đế truyền cho mình lãnh đạo quân đội để giành chiến thắng.[18] | ” |
"Hỡi Nhà vua nước Anh, và ngươi, Quận công Bedford, người tự xưng là nhiếp chính nước Pháp... hãy trả món nợ của các người cho Thượng Đế; trả lại cho người Thiếu nữ, chìa khóa tất cả các thành phố Pháp tươi đẹp mà các người đã xâm phạm." |
Thư gửi cho người Anh, tháng3-4 năm 1429; Quicherat I, trang 240, dịch bởi Wikipedia. |
Chiến tranh xoay chiều
Cô không lặp lại chiến thuật khi đó của ban chỉ huy Pháp vốn tỏ ra quá thận trọng. Trong vòng 5 tháng bị vây hãm, quân Pháp chỉ đột kích có đúng một lần, và thất bại thảm hại. Tới ngày 4 tháng 5, quân Pháp công kích và đánh chiếm được tòa thành ngoại vi Saint Loup. Thừa thắng, cô cho quân tiến đánh pháo đài thứ hai, gọi là Saint Jean le Blanc. Pháo đài này hóa ra bị bỏ trống, nên quân Pháp giành được thắng lợi mà chẳng bị tổn thất gì. Ngày tiếp theo, trong cuộc họp hội đồng quân sự, cô bác lại kế hoạch của Jean d'Orleans và đòi tiến hành một cuộc đột kích nữa vào địch quân. Jean D'Orleans hạ lệnh khóa cửa thành lại để ngăn không cho cô giao chiến với quân địch, nhưng cô triệu tập dân chúng và binh sỹ lại và đòi thị trưởng phải mở cửa thành. Chỉ có một viên cai đội hỗ trợ, cô dẫn quân tiến ra và đánh chiếm pháo đài Saint Augustins. Trong tối đó, cô được tin mình đã bị loại ra khỏi hội đồng quân sự, và các chỉ huy hội đồng đã quyết định chờ viện quân trước khi tiếp tục giao tranh. Bất chấp quyết định đó, cô vẫn cương quyết đòi tấn công cứ điểm chính của quân Anh là "les Tourelles" ngày 7 tháng 5.[22] Người đương thời ghi nhận sự anh hùng của cô trong trận chiến, dù trúng một mũi tên vào cổ, cô vẫn quay trở lại chiến trường để dẫn quân xông lên trong đợt xung phong cuối cùng và hạ thành.[23]"...hỡi dân chúng, trong tám ngày, người Thiếu nữ đã đánh đuổi quân Anh khỏi tất cả các đồn lũy của chúng bên bờ sông Loire bằng cách này hay cách khác: chúng hoặc chết hoặc bị bắt, hoặc phải tháo lui trên chiến trường. Những gì các bạn được nghe về bá tước Suffolk, huân tước la Pole cùng em trai, huân tước Talbot, huân tước Scales, và hiệp sỹ Fastolf đều là sự thật; chúng ta đã đánh bại còn nhiều hiệp sỹ và chỉ huy hơn thế nữa." |
Thư gửi dân chúng Tournai, 25 tháng 6 năm 1429; Quicherat V, trang 125–126, dịch bởi Wikipedia. |
Quân Pháp tái chiếm Jargeau ngày 12 tháng 6, đánh thắng trận Meung-sur-Loire ngày 15, rồi trận Beaugency ngày 17. Công tước Alençon chấp thuận tất cả các đề xuất của Joan. Các chỉ huy khác, bao gồm cả Jean d'Orléans vốn đã hết sức khâm phục cô kể từ trận Orléans, nay trở thành những người nhiệt thành ủng hộ cô. Alençon ghi công cô cứu mạng tại Jargeau, khi cô cảnh báo ông về một cuộc pháo kích bởi đại bác.[25] Cũng trong trận này, cô trúng một viên đạn thần công bằng đá trúng mũ trụ khi đang leo lên thang đánh thành. Một đạo quân Anh cứu viện bất ngờ xuất hiện ngày 18 tháng 6 dưới quyền chỉ huy của Hầu tước John Fastolf. Trận Patay diễn ra và quân Pháp đại thắng, chiến thắng này có thể coi là bản sao ngược của trận Agincourt. Tiền quân Pháp xung trận trước khi xạ thủ Anh dùng trường cung kịp chuẩn bị trận địa phòng ngự, kết quả là quân Anh bị đánh tơi bời, rút chạy toán loạn. Quân Pháp truy kích và tiêu diệt phần lớn đạo quân này, phần lớn sỹ quan chỉ huy quân Anh bị bắt sống. Hầu tước Fastolf chạy thoát với một dúm quân, để trở thành con dê tế thần cho người Anh trút mối nhục chiến bại. Quân Pháp thắng trận mà chỉ tổn thất không đáng kể.[26]
Quân Pháp xuất phát từ Gien-sur-Loire, hướng về Reims ngày 29 tháng 6, chấp nhận đầu hàng từ thành phố Auxerre do phe Burgundy giữ ngày 3 tháng 7. Tất cả các thị trấn nằm trên đường tiến quân của họ đều hạ vũ khí quay về với vua Pháp. Thành Troyes, nơi ký kết hiệp định tước quyền thừa kế của Charles VII, qui hàng sau khi bị vây hãm có bốn ngày mà không cần giao chiến.[27] Quân Pháp lúc tiến tới Troyes thì thiếu lương thực trầm trọng. Edward Lucie-Smith dùng việc này như một ví dụ rằng Joan may hơn khôn: trước đó một vị thày tu lang thang tên là Tu sỹ Richard thuyết giáo về sự tận thế tại Troyes và thuyết phục dân chúng trồng đậu là một thứ cây lương thực ngắn ngày. Đạo quân đói khát đến nơi khi đậu vừa kịp thu hoạch.[28]
"Hoàng thân xứ Burgundy, tôi cầu nguyện ngài — tôi khẩn khoản cầu xin ngày - ngừng chiến với vương quốc Pháp thiêng liêng. Xin hãy nhanh chóng rút binh lính của ngài tại một số đất đai và pháo đài trong vương quốc, và nhân danh nhà vua nhân từ của Pháp, tôi thông báo nhà vua đã sẵn sàng lấy danh dự ra để đảm bảo hòa bình với ngài." |
"Thư gửi cho Philip Tốt bụng, Công tước Burgundy, 17 tháng 7 năm 1429; Quicherat V, trang 126–127, dịch bởi Wikipedia. |
Bị cầm tù
Sau một trận giao chiến nhỏ tại La-Charité-sur-Loire trong tháng 11 và 12, Joan đến Compiègne trong tháng 4 để bảo vệ thành phố chống lại quân Anh và Burgundy vây hãm. Cô bị bắt sống trong một trận chạm trán ngày 23 tháng 5 năm 1430. Khi hạ lệnh rút lui, cô là người rút cuối cùng để đoạn hậu, quân Burgundy vây bọc toán quân đoạn hậu của cô.[31]"Sự thật là nhà vua đã hưu chiến với công tước xứ Burgundy trong 15 ngày, và công tước phải giao lại Paris sau khi hạn 15 ngày chấm dứt. Nhưng các bạn chớ có ngạc nhiên nếu như tôi không nhanh chóng tiến quân vào thành phố đó. Tôi chưa hài lòng với các cuộc hưu chiến, và không chắc rằng tôi sẽ chấp nhận chúng, nhưng nếu tôi chấp thuận hưu chiến, thì đó chỉ là để bảo toàn danh dự cho nhà vua: dù họ có xâm phạm hoàng gia như thế nào đi chăng nữa, thì tôi cũng sẽ duy trì quân đội đề phòng trường hợp họ không tôn trọng hòa bình sau 15 ngày." |
"Thư gửi nhân dân Reims, 5 tháng 8 năm 1429; Quicherat I, trang 246, dịch bởi Wikipedia. |
Phiên tòa xét xử
Tòa án dị giáo này được thúc đẩy bởi lý do chính trị. Công tước Bedford thay mặt cho cháu trai của mình là Henry VI tranh giành ngai vàng của nước Pháp. Joan là người đã trợ giúp cho việc đăng quang của vị vua đối nghịch, do đó việc kết tội cô là một nỗ lực nhằm hạ bệ tính hợp pháp của lễ đăng quang của vua Charles VII. Các thủ tục pháp lý đã được tiền hành từ ngày 9 tháng 1 năm 1431 tại Rouen, thuộc khu vực kiểm soát của chính quyền Anh. Vụ xét xử này có một số điểm bất thường.Tóm tắt một vài vấn đề chính như sau:
Theo luật của Giáo hội, Giám mục Cauchon thiếu thẩm quyền xét xử trường hợp này. Ngài được bổ nhiệm xét xử nhờ sự chống đỡ thiên vị của chính quyền Anh, và chính quyền Anh đã tài trợ cho cuộc xét xử này. Giáo sĩ công chứng viên Nicolas Bailly được bổ nhiệm đi thu thập lời chứng chống lại Joan nhưng đã không thể tìm thấy bất kỳ chứng cứ chống đối nào. Tòa án đã mở cuộc xét xử mà không hề có chứng cứ nào như thế. Tòa án cũng vi phạm luật của Giáo hội khi từ chối quyền được có cố vấn pháp lý của Joan. Trong cuộc thẩm tra công khai đầu tiên, Joan tố cáo rằng tất cả những người hiện diện lúc đó đều là những người theo phe Anh chống lại cô, và yêu cầu phải có những giáo sĩ của phía Pháp được mời.
Nhiều viên chức tòa án sau này đã làm chứng rằng những phần quan trọng của bản ghi chép đã được sửa đổi nhằm chống lại cô. Nhiều giáo sĩ đã bị cưỡng bức tham gia, trong đó có cả quan tòa Jean Le Maitre, thậm chí một số người còn bị chính quyền Anh đe dọa giết. Theo những hướng dẫn dành cho tòa án dị giáo thì Joan phải được nhốt trong một nơi giam giữ thuộc Giáo hội dưới sự trông nom của những người canh gác thuộc nữ giới, nghĩa là các nữ tu. Nhưng không, chính quyền Anh đã giữ cô trong một nhà tù thế tục được canh gác bởi những người lính của họ. Giám mục Cauchon đã từ chối đơn kháng án của Joan lên Hội đồng Basel và Giáo hoàng vì điều này có thể ngừng việc xét xử của ông.
Mười hai lời buộc tội tóm tắt bản tuyên án của tòa mâu thuẫn với hồ sơ tòa án đã bị sửa đổi. Bị cáo mù chữ dưới áp lực bị đe dọa tử hình ngay lập tức đã ký vào một văn kiện tuyên bố bội giáo mà cô không hiểu. Tòa án đã thay thế một lời tuyên bố bội giáo khác trong hồ sơ chính thức.
Bị hành quyết
Tội dị giáo chỉ bị kết án tử hình nếu đương sự liên tục phạm tội. Thoạt đầu Joan chấp nhận mặc quần áo phụ nữ, nhưng trong khi bị giam cầm, cô đã bị quấy rối tình dục.[33] Vì thế nên cô mặc lại quần áo đàn ông để tự vệ khỏi bị quấy nhiễu, hoặc là theo lời chứng của Jean Massieu, vì quần áo của cô bị lấy trộm và cô không có đồ gì khác để mặc.[34]Các nhân chứng kể lại cuộc hành quyết bằng cách thiêu sống trên dàn thiêu ngày 30 tháng 5 năm 1431. Bị trói trên một cây cọc cao tại Vieux-Marche ở Rouen, cô xin hai vị giáo sỹ, linh mục Martin Ladvenu và linh mục Isambart de la Pierre, nâng cây thánh giá trước mặt mình. Một người nông dân cũng làm một cây thập tự nhỏ mà cô dùng để gài trước áo. Sau khi cô chết, người Anh gạt đống tro ra, để lộ thân xác cháy thiêu của cô, để không ai có thể cho là cô đã trốn thoát, rồi lại đốt thi thể cô hai lần nữa để biến nó thành tro bụi, sao cho không ai có thể thu thập được mảnh thân xác nào làm thánh tích. Họ ném tro bụi xác cô xuống sông Seine.[35] Viên đao phủ, Geoffroy Therage, về sau nói là ông ta "...khiếp sợ sẽ bị đày xuống địa ngục."[36]
Phục hồi danh dự
Philippe-Alexandre Le Brun de Charmettes là sử gia đầu tiên viết một cuốn sách hoàn chỉnh về Joan d'Arc[37] năm 1817, trong nỗ lực nhằm khôi phục danh tiếng của gia đình cô. Ông trở nên quan tâm về Joan khi nước Pháp vẫn còn phải nỗ lực tìm bản sắc của mình sau cuộc Cách mạng Pháp chiến tranh Napoleon. Đặc trưng quốc gia của Pháp khi ấy là tìm kiếm một anh hùng chân chính, không có tai tiếng. Với tư cách một người ủng hộ nhiệt thành nhà vua và đất nước, Joan d'Arc là một hình mẫu có thể chấp nhận được với những người theo đường lối bảo hoàng. Là một người yêu nước và là con gái của một gia đình bình dân, cô được xem như hình tượng ban đầu của những chiến sỹ tình nguyện thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội, (the soldats de l'an II), những người đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng cho cuộc cách mạng Pháp năm 1802, và như vậy có thể được xem như hình tượng của một người Cộng hòa. Là một người tử vì đạo, cô rất được lòng giới giáo dân Công giáo mộ đạo. Cô được phong Thánh năm 1920 bởi Đức giáo hoàng Bênêdictô XV. Cuốn Orleanide của De Charmette, ngày nay đã bị quên lãng, là một ví dụ về việc người ta tạo ra một "đặc trưng quốc gia", giống như các nhà văn Virgil (với cuốn Aeneid), hay Camoens (cuốn Lusiad) đã làm cho La Mã và Bồ Đào Nha.Đoạn kết cuộc chiến
Cuộc chiến tranh trăm năm còn tiếp tục kéo dài thêm 22 năm kể từ ngày cô mất. Charles VII giữ được địa vị vua chính thống của Pháp, dù phe đối địch với ông làm lễ đăng quang cho Henry VI tháng 12 năm 1431, khi cậu bé tròn 10 tuổi. Trước khi nước Anh kịp tái tổ chức lực lượng chỉ huy và đạo quân cung thủ dùng trường cung, bị tiêu diệt năm 1429, họ mất đi đồng minh Burgundy sau Hòa ước Arras năm 1435. Quận công Bedford cũng qua đời cùng năm đó, và Henry VI trở thành vị vua thiếu niên trẻ nhất của Anh cai trị không có nhiếp chính, và sự non yếu của ông có lẽ là lý do quan trọng nhất khiến cuộc chiến chấm dứt. Sử gia Kelly DeVries cho rằng chiến thuật tấn công bằng đại bác và tập kích vỗ mặt mà Joan d'Arc sử dụng có ảnh hưởng đến chiến thuật mà quân Pháp sử dụng cho tới hết chiến tranh.[38]Minh oan và vinh danh
Joan d'Arc trở thành một nhân vật gần như huyền thoại trong suốt bốn thế kỷ tiếp theo. Nguồn thông tin chính về cô đến từ các bản kỷ yếu, năm bản chép tay về phiên tòa xét xử cô được tìm thấy trong đống tư liệu cổ vào thế kỷ 19. Không lâu sau đó, các sử gia tìm được toàn bộ bản ghi về phiên tòa minh oan cho cô, trong đó bao gồm lời chứng từ 115 nhân chứng, và nguyên bản tiếng Pháp của bản thảo tiếng Latin của phiên tòa xét xử cô. Nhiều bức thư đương thời cũng được tìm thấy, ba trong số đó mang chữ ký "Jehanne", với nét chữ run run của một người đang tập viết.[39] Nguồn tư liệu phong phú bất ngờ này là lý do để DeVries phải thốt lên, "Không có nhân vật nào từ thời Trung Cổ, đàn ông hay phụ nữ, lại được quan tâm nghiên cứu đến như thế".[40]Joan d'Arc xuất thân từ một làng quê hẻo lánh, chỉ là một cô thôn nữ thất học mà nổi lên như một nhân vật xuất chúng khi còn chưa quá tuổi thiếu niên. Cuộc chiến tranh giành ngôi giữa vua Anh và vua Pháp dựa trên bộ luật Salic cổ kéo dài đằng đẳng, sự xuất hiện của cô mang lại ý nghĩa cho câu hỏi "Liệu có nên đuổi nhà vua khỏi vương quốc; và liệu chúng ta có trở thành người Anh?"[15] Theo Stephen Richey, "Cô biến một cuộc chiến giành ngai vàng giữa hai triều đại, khiến nhân dân trở nên vô cảm vì mất mát, thành một cuộc chiến tranh ái quốc được nhân dân ủng hộ."[17] Theo Richey:
"Những người quan tâm đến cô trong suốt năm thế kỷ sau đó tìm cách gán cho cô đủ loại phẩm chất: cuồng tín ma quỉ, tâm linh huyền bí, ngây thơ và bị sử dụng một cách bi thảm bởi những kẻ có thế lực, người sáng lập và biểu tượng của chủ nghĩa ái quốc hiện đại, nữ anh hùng được yêu quí, nữ thánh. Cô kiên định, dù bị đe dọa tra tấn và chết trên giàn hỏa, rằng mình được dẫn dắt bởi giọng nói của Thượng Đế. Dù có thế nào đi chăng nữa, thành quả mà cô gặt hái được khiến người nghe không khỏi lắc đầu kinh ngạc."[17]
Năm 1452, trong một cuộc điều tra, Nhà Thờ tuyên bố một vở kịch tôn giáo để tưởng niệm cô tại Orléans có giá trị như một đặc ân hành hương tới đất thánh. Cô trở thành biểu tượng cho Liên minh Công giáo (Pháp) thời thế kỷ 16. Ngài Félix Dupanloup, Giám mục xứ Orléans từ 1849 tới 1878 là người đi đầu trong nỗ lực phong thánh cho cô, nhưng ông không còn sống để thấy điều đó trở thành hiện thực.
Người Công giáo truyền thống tại Pháp và các nơi khác xem cô như biểu hiện của nguồn cảm hứng, và so sánh việc rút phép thông công Tổng Giám mục Marcel Lefebvre năm 1988 (người sáng lập ra Hội thánh Pius X và người bất đồng với các cải cách Vatican II) với việc cô bị rút phép thông công. Ba con tàu của Hải quân Pháp được đặt theo tên cô, gồm cả hàng không mẫu hạm cho máy bay trực thăng Jeanne d'Arc (R 97) nay vẫn còn hoạt động.
Ảnh hưởng
Đã từng có nhiều câu chuyện và những bộ phim truyền hình kể về cuộc đời của cô. Và cuộc đời đấu tranh và phục vụ cho nước Pháp của cô được thể hiện trong game chiến thuật dàn trận nổi tiếng Age of Empires II - The Ages of Kings.Chú thích
- ^ Phần lớn các bản tiểu sử đều ghi là cô sinh ngày 6 tháng 1, nhưng thực ra cô chỉ ước đoán ngày sinh của mình. Phần lớn người dự phiên tòa giải oan cho cô cũng chỉ ước tính tuổi của cô, mặc dù trong số đó có cả cha và mẹ đỡ đầu cô. Ngày sinh 6 tháng 1 chỉ dựa trên một nguồn duy nhất là bức thư từ Huân tước Perceval de Boullainvilliers ngày 21 tháng 7 năm 1429 (xem Pernoud Joan of Arc By Herself and Her Witnesses, trang 98: "Boulainvilliers cho biết cô sinh tại Domrémy, và cho biết chính xác ngày sinh, có lẽ xác thực, nói rằng cô sinh vào đêm Epiphany, 6 tháng 1"). Boulainvilliers tuy nhiên lại không xuất xứ từ Domrémy. Sự kiện này không được ghi lại. Việc ghi chép ngày sinh giáo dân không có dòng dõi quí tộc chỉ diễn ra vài thế hệ sau đó.
- ^ DeVries, trang 27–28.
- ^ DeVries, trang 15–19.
- ^ Pernoud and Clin, trang 167.
- ^ DeVries, trang 24.
- ^ Pernoud and Clin, trang 188–189.
- ^ DeVries, trang 24, 26.
- ^ Pernoud and Clin, trang 10.
- ^ DeVries, trang 28.
- ^ Jacques d'Arc (1380–1440) là nông dân xứ Domremy và cũng là người thu thuế và chỉ huy dân quân của làng. Ông cưới bà Isabelle de Vouthon (1387–1468), còn gọi là Romée, năm 1405. Các người con khác của họ gồm có Jacquemin, Jean, Pierre và Catherine. Vua Pháp Charles VII phong tước cho gia đình Jacques và Isabelle ngày 29 tháng 12 năm 1429; Sở Bạ ghi nhận gia đình được phong quí tộc ngày 20 tháng 1 năm 1430. Gia đình được phép thay họ bằng tước quí tộc du Lys.
- ^ Condemnation trial, trang 37.[1] (Truy cập 23 tháng 3 năm 2006)
- ^ Pernoud and Clin, trang 221.
- ^ Condemnation trial, trang 58–59.[2] (Truy cập 23 tháng 3 năm 2006)
- ^ DeVries, trang 37–40.
- ^ a ă Nullification trial testimony of Jean de Metz.[3] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ Oliphant, chương 2.[4] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ a ă â b Richey, trang 4.
- ^ Richey, "Joan of Arc: A Military Appreciation".[5] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ Lịch sử và các tác phẩm hư cấu thường gọi ông là bá tước Dunois, là danh vị ông được ban sau khi Joan chết. Khi cô còn sống, người ta gọi ông là Gã con hoang xứ Orléans, được coi như một tên gọi danh dự, vì nó có nghĩa là ông là anh em thúc bá với vua Charles VII, tên "Jean d'Orleans" không chính xác bằng, xem Pernoud and Clin, trang 180–181.
- ^ Perroy, trang 283.
- ^ Pernoud and Clin, trang 230.
- ^ DeVries, pp. 74–83
- ^ Những người Công giáo một đạo coi đây là bằng chứng thiên mệnh của cô. Thành công trong việc phá vây cho Orleons khiến cô giành được sự ủng hộ từ nhiều tăng lữ có thế lực như Tổng Giám mục Embrun và nhà thần học Jean Gerson, là những người viết những bản luận thuyết thần học ngay sau khi sự kiện này diễn ra.
- ^ DeVries, trang 96–97.
- ^ Phiên tòa phục hồi danh dự, Công tước xứ Alençon.[6] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ DeVries, trang 114–115.
- ^ DeVries, trang 122–126.
- ^ Lucie-Smith, trang 156–160.
- ^ DeVries, trang 134.
- ^ Các cáo buộc kể từ mưu toan vặt vãnh cho đến thóa mạ thậm tệ. Xem Gower, chương 4.[7] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006) hoặc Pernoud and Clin, trang 78–80; DeVries, trang 135; và Oliphant, chương 6. [8] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ DeVries, trang 161–170.
- ^ "Joan of Arc, Saint." Encyclopædia Britannica. 2007. Encyclopædia Britannica Online Library Edition. 12 tháng 9 năm 2007 <http://www.library.eb.com.ezproxy.ae.talonline.ca/eb/article-27055>.
- ^ Pernoud, trang 220, trích dẫn lời chứng của các thầy tu Martin Ladvenu và Isambart de la Pierre.
- ^ Phiên tòa phục hồi danh dự, lời chứng của Jean Massieu.[9] (Truy cập 12 tháng 2 năm 2006)
- ^ Tháng 2 năm 2006, một toán giám định pháp y tiến hành cuộc thẩm tra kéo dài sáu tháng để khám nghiệm xương và da di hài tại viện bảo tàng Chinon, theo lời đồn là từ di hài cô. Cuộc khám nghiệm không xác định được kết quả chính xác, nhưng cũng qua đó phòng ngừa giả mạo thông gia giám định các-bon và kiểm tra giới tính.[10] (Truy cập 1 tháng 3 năm 2006) Một báo cáo tạm thời cho biết những di vật này có lẽ không thuộc về cô.[11] (Truy cập 17 tháng 12 năm 2006)
- ^ Pernoud, trang 233.
- ^ Histoire de Jeanne d`Arc by P.A Le Brun de Charmettes-Tome1 Tome2 Tome3 Tome4
- ^ DeVries, trang 179–180.
- ^ Pernoud and Clin, trang 247–264.
- ^ DeVries trong "Fresh Verdicts on Joan of Arc," biên soạn Bonnie Wheeler, trang 3.
Tài liệu tham khảo
- DeVries, Kelly "Joan of Arc: A Military Leader", Gloucestershire: Sutton Publishing, 1999, ISBN 0-7509-1805-5
- Fraioli, Deborah, "Joan of Arc: The Early Debate", London: Boydell Press, 2002, ISBN 0-85115-880-3
- Pérnoud, Regine and Clin, Marie-Véronique, "Joan of Arc: Her Story", New York: St. Martin's Griffin, 1999, ISBN 0-312-22730-2
- Perroy, Edouard, "The Hundred Years War", New York:Capricorn Books, 1965
- Taylor, Craig, "Joan of Arc: La Pucelle", Manchester University Press, 2006), ISBN 978-0-7190-6847-8
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Jeanne d'Arc |
Thể loại:
Jamaica (phiên âm Tiếng Việt: Gia-mai-ca hoặc Ha-mai-ca; tiếng Anh phát âm /dʒəˈmeɪkə/) là một quốc đảo ở Đại Antilles, có chiều dài 234 kilômét (145 dặm) và chiều rộng 80 kilômét (50 dặm) với diện tích 11.100 km2. Quốc gia này nằm ở Biển Caribbean, cự ly khoảng 145 kilômét (90 dặm) về phía nam Cuba, và 190 kilômét (120 dặm) về phía tây Hispaniola, đảo có các quốc gia Haiti và Cộng hòa Dominica. Những người dân bản xử nói tiếng Arawaka Taíno gọi đảo này là Xaymaca, có nghĩa là "Vùng đất của Gỗ và Nước", hay "Vùng đất của các Con suối".[1]
Đã từng là một khu vực thuộc Tây Ban Nha với tên gọi Santiago, khu vực này sau này thuộc thuộc địa Anh Jamaica. Với 2,8 triệu dân, đây là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ 3 ở châu Mỹ, sau Hoa Kỳ và Canada. Quốc gia này vẫn thuộc Commonwealth realm với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Kingston là thành phố lớn nhất, thủ đô của Jamaica.
Trong thế kỉ 17, đảo này là căn cứ của những bọn cướp biển, làm phương hại đến quyền lợi của người Tây Ban Nha.
Giữa thế kỉ 19, những cuộc bạo loạn đã đe dọa chính sách thuộc địa của Anh dẫn đến việc trì hoãn không có chính quyền đại diện trong suốt hai thập kỉ.
Năm 1944, chính quyền tự trị ra đời, Jamaica tuyên bố độc lập năm 1962 và là nước thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.
Đời sống chính trị trong nước do hai đảng đối lập luân phiên lên cầm quyền: đảng Lao động và đảng Dân tộc Nhân dân.
Đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu Nhà nước Jamaica thông qua một viên Toàn quyền làm đại diện. Thủ tướng do Toàn quyền bổ nhiệm, là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện. Nghị viện chỉ định Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Cơ quan lập pháp là quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 21 thành viên do Toàn quyền bổ nhiệm theo sự tiến cử của Thủ tướng và lãnh tụ của đảng đối lập (13 thành viên của đảng cầm quyền, 8 thành viên của phe đối lập). Hạ nghị viện gồm 60 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Các đảng phái chính: Đảng Dân tộc nhân dân (PNP), Đảng Lao động Jamaica (JLP); Phong trào dân chủ dân tộc (NDM).
Jamaica cũng là một đất nước với nền văn hoá pha trộn của người Ấn Độ, người Tây Ban Nha, châu Phi, Trung Đông, người Trung Quốc và cả người Anh. Thổ ngữ được chuộng hơn tuy tiếng Anh mới là ngôn ngữ chính thức của đất nước này.
Kingston là trung tâm văn hoá và thương mại của Jamaica. Ở khu trưng bày nghệ thuật, bảo tàng của Bob Marley là nơi thu hút du khách nhiều nhất.[2]
Rastafarianism một tôn giáo bản địa Phi châu có 24.020 môn đồ, theo điều tra năm 2001 [4]. Đạo Bahá'í, chiếm khoảng 8000 môn đồ, Phật giáo, và Ấn giáo có 50,000 tín. Có một số dân nhỏ người Do Thái, khoảng 200 người, tự coi họ là Tự do-Bảo thủ.[5] Những người Do Thái đầu tiên ở Jamaica có gốc tích từ đầu thế kỷ 15. Các nhóm Hồi giáo ở Jamaica có 5.000 tín đồ.[4]
Jamaica phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng nhưng nó có tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa. Nền kinh tế Jamaica bị bốn năm liên tiếp của nó tăng trưởng âm (0,4%) vào năm 1999. Tất cả các ngành trừ các ngành bôxít/nhôm, năng lượng và du lịch đều giảm mạnh trong năm 1998 và 1999. Năm 2000, Jamaica đã có kinh nghiệm của mình năm đầu tiên của nó có sự phát triển tích cực kể từ năm 1995. Tăng trưởng kinh tế danh nghĩa tiếp tục ngược dòng trong những khoảng với sự tăng trưởng của Hoa Kỳ kể từ đó. Đây là kết quả của việc tiếp tục các chính sách của chính phủ chặt chẽ kinh tế vĩ mô, đã đạt được phần lớn thành công. Lạm phát đã giảm từ 25% năm 1995 còn lạm phát một con số trong năm 2000, đạt được một mức thấp trong nhiều thập kỷ là 4,3% trong năm 2004. Thông qua chương trình can thiệp định kỳ trên thị trường, các ngân hàng trung ương cũng đã ngăn ngừa bất cứ sự đột ngột giảm nào trong tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đồng đô la Jamaica đã bị trượt giá, bất chấp sự can thiệp, dẫn đến một tỷ giá bình quân của 73,4 J đổi 1 USD và 107,64 J đổi 1 € (Tháng 5 năm 2008).[6] Ngoài ra, lạm phát đã có xu hướng tăng lên kể từ năm 2004 và dự kiến một lần nữa đạt được mức tăng gấp đôi con số 12-13% thông qua năm 2008 do một sự kết hợp của thời tiết bất lợi hại cây trồng và tăng nhập khẩu nông nghiệp và giá năng lượng cao.[7]
Điểm yếu trong lĩnh vực tài chính là đầu cơ và các cấp dưới của việc xói mòn lòng tin đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Chính phủ tiếp tục nỗ lực để tăng giới hạn các khoản nợ mới tại địa phương và thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình bằng đồng đô la Mỹ, thu dọn để duy trì thanh khoản tỷ giá hối đoái và để giúp quỹ thâm hụt ngân sách hiện hành.
Các chính sách kinh tế của chính phủ Jamaica khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực mà kiếm được hay tiết kiệm được ngoại tệ, tạo việc làm và sử dụng nguyên vật liệu địa phương. Chính phủ cung cấp một loạt các ưu đãi cho nhà đầu tư, bao gồm cả các cơ sở chuyển tiền để hỗ trợ họ trong việc hồi hương lại tiền của các nước xuất xứ; thời kỳ miễn thuế mà hoãn thuế cho khoảng thời gian của năm; và miễn thuế truy cập cho máy móc và nguyên liệu nhập khẩu cho các doanh nghiệp được chấp thuận. Khu thương mại tự do có kích thích đầu tư vào hàng may mặc, lắp ráp, sản xuất nhẹ, và nhập dữ liệu của các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, ngành công nghiệp dệt may đã bị giảm thu nhập xuất khẩu, tiếp tục đóng cửa nhà máy, và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Điều này có thể được quy trách nhiệm cho cuộc cạnh tranh dữ dội, sự vắng mặt của hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tính thay đổi, thuốc nhiễm độc trì hoãn giao hàng, và chi phí cao, hoạt động, bao gồm cả chi phí an ninh. Chính phủ Jamaica hy vọng để khuyến khích hoạt động kinh tế thông qua sự kết hợp của tư nhân hoá, chuyển dịch cơ cấu ngành tài chính, giảm lãi suất, và bằng cách thúc đẩy du lịch và các hoạt động sản xuất liên quan.
Jamaica
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Commonwealth of Jamaica | |||||
---|---|---|---|---|---|
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Out of Many, One People (tiếng Anh: Từ nhiều nguồn gốc tạo nên một dân tộc) |
|||||
Quốc ca | |||||
Jamaica, Land We Love | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | dân chủ | ||||
Vua Toàn quyền Thủ tướng |
Elizabeth II Kenneth Hall Portia Simpson Miller |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Kingston |
||||
Thành phố lớn nhất | Kingston | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 10.991 km² (hạng 159) | ||||
Diện tích nước | 1,5% % | ||||
Múi giờ | UTC+5 | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 6 tháng 8 năm 1962 | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 2.731.832 người (hạng 137) | ||||
Mật độ | 252 người/km² (hạng 32) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 11,69 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,738 trung bình (hạng 98) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Jamaica (JMD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .jm |
Đã từng là một khu vực thuộc Tây Ban Nha với tên gọi Santiago, khu vực này sau này thuộc thuộc địa Anh Jamaica. Với 2,8 triệu dân, đây là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ 3 ở châu Mỹ, sau Hoa Kỳ và Canada. Quốc gia này vẫn thuộc Commonwealth realm với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Kingston là thành phố lớn nhất, thủ đô của Jamaica.
Mục lục
Lịch sử
Jamaica xuất phát từ tên gọi Xaymaca mà người Arawak đặt tên cho đảo này. Năm 1494, Cristoforo Colombo phát hiện ra đảo này, sau đó trở thành thuộc địa của người Tây Ban Nha, những người bản xứ bị bắt làm nô lệ hoặc bị tàn sát. Năm 1655, người Anh cũng chia quyền sở hữu đảo này, cùng người Tây Ban Nha đưa nô lệ sang khai hoang lập đồn điền mía.Trong thế kỉ 17, đảo này là căn cứ của những bọn cướp biển, làm phương hại đến quyền lợi của người Tây Ban Nha.
Giữa thế kỉ 19, những cuộc bạo loạn đã đe dọa chính sách thuộc địa của Anh dẫn đến việc trì hoãn không có chính quyền đại diện trong suốt hai thập kỉ.
Năm 1944, chính quyền tự trị ra đời, Jamaica tuyên bố độc lập năm 1962 và là nước thành viên trong Khối Liên hiệp Anh.
Đời sống chính trị trong nước do hai đảng đối lập luân phiên lên cầm quyền: đảng Lao động và đảng Dân tộc Nhân dân.
Chính trị
Vì là nước nằm trong Khối Liên hiệp Anh nên Jamaica theo thể chế quân chủ nghị viện.Đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu Nhà nước Jamaica thông qua một viên Toàn quyền làm đại diện. Thủ tướng do Toàn quyền bổ nhiệm, là lãnh tụ đảng chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện. Nghị viện chỉ định Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Cơ quan lập pháp là quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 21 thành viên do Toàn quyền bổ nhiệm theo sự tiến cử của Thủ tướng và lãnh tụ của đảng đối lập (13 thành viên của đảng cầm quyền, 8 thành viên của phe đối lập). Hạ nghị viện gồm 60 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Các đảng phái chính: Đảng Dân tộc nhân dân (PNP), Đảng Lao động Jamaica (JLP); Phong trào dân chủ dân tộc (NDM).
Địa lý
Jamaica nằm ở Trung Mỹ, thuộc quần đảo Đại Antilles, cách Cuba 150 km về phía Nam và cách Haiti 180 km về phía Tây. Vùng lãnh thổ phía Đông chủ yếu là núi, phía Tây là vùng cao nguyên đá vôi.Văn hóa
Điểm nổi bật của đất nước mang nặng phong cách châu Mỹ này là âm nhạc. Dòng nhạc dân ca điển hình của người Jamaica trộn với phong cách nhạc của Cuba tạo nên một dòng nhạc R&B khá đặc trưng, người làm nên đỉnh cao của loại nhạc này là ca sĩ lừng danh Bob Marley. Anh đã đem tiếng hát của mình đấu tranh chống lại sự phân biệt chủng tộc và những bất công với người da màu.Jamaica cũng là một đất nước với nền văn hoá pha trộn của người Ấn Độ, người Tây Ban Nha, châu Phi, Trung Đông, người Trung Quốc và cả người Anh. Thổ ngữ được chuộng hơn tuy tiếng Anh mới là ngôn ngữ chính thức của đất nước này.
Kingston là trung tâm văn hoá và thương mại của Jamaica. Ở khu trưng bày nghệ thuật, bảo tàng của Bob Marley là nơi thu hút du khách nhiều nhất.[2]
Tôn giáo
Rastafarianism một tôn giáo bản địa Phi châu có 24.020 môn đồ, theo điều tra năm 2001 [4]. Đạo Bahá'í, chiếm khoảng 8000 môn đồ, Phật giáo, và Ấn giáo có 50,000 tín. Có một số dân nhỏ người Do Thái, khoảng 200 người, tự coi họ là Tự do-Bảo thủ.[5] Những người Do Thái đầu tiên ở Jamaica có gốc tích từ đầu thế kỷ 15. Các nhóm Hồi giáo ở Jamaica có 5.000 tín đồ.[4]
Kinh tế
Jamaica có tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là bôxít, và có một khí hậu lý tưởng thuận lợi cho nông nghiệp và du lịch. Việc phát hiện ra bôxít trong những năm 1940 và nền kinh tế của Jamaica chuyển từ khai thác đường và chuối sang thành lập các ngành công nghiệp bô xít-nhôm vào thời gian sau đó. Vào những năm 1970, Jamaica đã nổi lên như là một nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu các khoáng chất cũng như được tăng đầu tư nước ngoài.Jamaica phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng nhưng nó có tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa. Nền kinh tế Jamaica bị bốn năm liên tiếp của nó tăng trưởng âm (0,4%) vào năm 1999. Tất cả các ngành trừ các ngành bôxít/nhôm, năng lượng và du lịch đều giảm mạnh trong năm 1998 và 1999. Năm 2000, Jamaica đã có kinh nghiệm của mình năm đầu tiên của nó có sự phát triển tích cực kể từ năm 1995. Tăng trưởng kinh tế danh nghĩa tiếp tục ngược dòng trong những khoảng với sự tăng trưởng của Hoa Kỳ kể từ đó. Đây là kết quả của việc tiếp tục các chính sách của chính phủ chặt chẽ kinh tế vĩ mô, đã đạt được phần lớn thành công. Lạm phát đã giảm từ 25% năm 1995 còn lạm phát một con số trong năm 2000, đạt được một mức thấp trong nhiều thập kỷ là 4,3% trong năm 2004. Thông qua chương trình can thiệp định kỳ trên thị trường, các ngân hàng trung ương cũng đã ngăn ngừa bất cứ sự đột ngột giảm nào trong tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đồng đô la Jamaica đã bị trượt giá, bất chấp sự can thiệp, dẫn đến một tỷ giá bình quân của 73,4 J đổi 1 USD và 107,64 J đổi 1 € (Tháng 5 năm 2008).[6] Ngoài ra, lạm phát đã có xu hướng tăng lên kể từ năm 2004 và dự kiến một lần nữa đạt được mức tăng gấp đôi con số 12-13% thông qua năm 2008 do một sự kết hợp của thời tiết bất lợi hại cây trồng và tăng nhập khẩu nông nghiệp và giá năng lượng cao.[7]
Điểm yếu trong lĩnh vực tài chính là đầu cơ và các cấp dưới của việc xói mòn lòng tin đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Chính phủ tiếp tục nỗ lực để tăng giới hạn các khoản nợ mới tại địa phương và thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình bằng đồng đô la Mỹ, thu dọn để duy trì thanh khoản tỷ giá hối đoái và để giúp quỹ thâm hụt ngân sách hiện hành.
Các chính sách kinh tế của chính phủ Jamaica khuyến khích đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực mà kiếm được hay tiết kiệm được ngoại tệ, tạo việc làm và sử dụng nguyên vật liệu địa phương. Chính phủ cung cấp một loạt các ưu đãi cho nhà đầu tư, bao gồm cả các cơ sở chuyển tiền để hỗ trợ họ trong việc hồi hương lại tiền của các nước xuất xứ; thời kỳ miễn thuế mà hoãn thuế cho khoảng thời gian của năm; và miễn thuế truy cập cho máy móc và nguyên liệu nhập khẩu cho các doanh nghiệp được chấp thuận. Khu thương mại tự do có kích thích đầu tư vào hàng may mặc, lắp ráp, sản xuất nhẹ, và nhập dữ liệu của các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, ngành công nghiệp dệt may đã bị giảm thu nhập xuất khẩu, tiếp tục đóng cửa nhà máy, và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Điều này có thể được quy trách nhiệm cho cuộc cạnh tranh dữ dội, sự vắng mặt của hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tính thay đổi, thuốc nhiễm độc trì hoãn giao hàng, và chi phí cao, hoạt động, bao gồm cả chi phí an ninh. Chính phủ Jamaica hy vọng để khuyến khích hoạt động kinh tế thông qua sự kết hợp của tư nhân hoá, chuyển dịch cơ cấu ngành tài chính, giảm lãi suất, và bằng cách thúc đẩy du lịch và các hoạt động sản xuất liên quan.
Hình ảnh
Xem thêm
Chú thích
- ^ “Taíno Dictionary” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ
|illistrator=
(trợ giúp) - ^ http://www.vemaybaythegioi.com/news/Du-lich-Chau-My/Gioi-thieu-dat-nuoc-con-nguoi-Jamaica-601/
- ^ [1]
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênstate2007
- ^ Haruth Communications, Harry Leichter. “Jamaican Jews”. Haruth.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2009.
- ^ FXHistory - Lịch sử tỷ giá trao đổi ngoại tệ
- ^ Jamaica's economic and financial market outlook for 2008 - JAMAICAOBSERVER.COM
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Jamaica |
Tìm thêm về Jamaica tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Thông tin trên BKTT VN
- Official website of Queen Elizabeth as Queen of Jamaica
- The Cabinet Office of the Government of Jamaica
- Wikimedia Atlas của Jamaica, có một số bản đồ liên quan đến Jamaica.
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Jamaica |
|
Thể loại:
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Sơ khai
- Jamaica
- Quân chủ lập hiến
- Quốc gia thành viên Khối Thịnh vượng chung Anh
- Đại Antilles
- Lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment