CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa . Ngày Nhà giáo tại Malaysia. Năm 290 – Hoàng thái tử Tư Mã Trung kế vị hoàng đế triều Tấn, tức Tấn Huệ Đế. Năm 1929 – Lễ trao Giải Oscar (hình ) lần đầu tiên được tổ chức tại Hollywood, California, Hoa Kỳ. Năm 1965 – Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 9, Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng vǎn hoá vô sản tại Trung Quốc.Năm 1975 – Sau khi bãi bỏ chế độ quân chủ, Sikkim chính thức trở thành một bang của Ấn Độ.Năm 2007 – Nicolas Sarkozy nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Pháp.
Giải Oscar
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Oscar (định hướng).
Giải Oscar | |
---|---|
Giải Oscar lần thứ 86 | |
Tượng vàng Oscar của nữ diễn viên Cate Blanchett cho vai diễn Katharine Hepburn trong The Aviator vào năm 2004 |
|
Trao cho | Những thành tựu xuất sắc nhất trong điện ảnh |
Quốc gia | Hoa Kỳ |
Được trao bởi | Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh |
Lần đầu tiên | 1929 |
Trang chủ | www.oscars.org |
Chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar là AMPAS, một tổ chức nghề nghiệp danh dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ. Cho đến năm 2007 số người đủ tiêu chuẩn tham gia bầu chọn là 5830 người, trong đó có 1311 diễn viên (tỉ lệ cao nhất, chiếm 22 phần trăm). Tính cho đến năm 2007, đã 72 năm quá trình bầu chọn này được thống kê bởi công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers và công ty tiền nhiệm của nó là Price Waterhouse[2].
Lễ trao giải Oscar gần đây nhất, Giải Oscar lần thứ 86 đã được trao vào năm 2014.
Mục lục
Quá trình bầu chọn
Tất cả các thành viên của AMPAS đều phải có lời mời chính thức mới được tham gia quá trình lựa chọn đề cử và bầu ra người thắng giải. Các lời mời được đưa ra bởi Hội đồng quản trị (Board of Governors) thay mặt cho các Ủy ban nhánh của Viện Hàn lâm (Academy Branch Executive Committee). Những người được mời được lựa chọn cũng qua một quá trình đề cử hoặc được xét dựa trên sự cống hiến của họ cho ngành công nghiệp điện ảnh. Tuy rằng những người từng được trao giải Oscar thường là được mời tham gia bầu chọn vào các năm sau đó, nhưng điều này không nằm trong quy định của Hội đồng.Việc đề cử các thành viên mới cho việc tuyển chọn được tiến hành hàng năm. Tuy rằng AMPAS không chính thức công bố danh tính những người được tham gia bầu chọn, nhưng báo chí vẫn đưa ra tên tuổi của những người này, theo đó năm 2007 có khoảng gần 6000 người được mời tham gia quá trình xét giải[3]. Những người này nằm trong 15 nhánh của Viện Hàn lâm, việc phân chia dựa vào các quá trình và bộ phận khác nhau của việc làm phim. Những người không nằm trong nhánh nào được xếp vào nhóm Thành viên chung (Members At Large).
Ngày nay, theo điều số hai và số ba trong quy định chính thức của giải Oscar, một phim muốn đủ điều kiện tranh giải phải được trình chiếu trong năm trước đó, tức là từ nửa đêm ngày 1 tháng 1 đến nửa đêm ngày 31 tháng 12, tại quận Los Angeles, California[4]. Điều số hai còn nói rõ các bộ phim nộp dự giải phải là phim dài (feature-length), tức là có độ dài ít nhất 40 phút, trừ các phim tham gia hạng mục phim ngắn, và phải sử dụng phim 35 mm hoặc phim 70 mm, tốc độ 24 hoặc 48 hình trên giây, độ phân giải không được thấp hơn 1280x720.
Các thành viên thuộc cánh nhánh khác nhau sẽ bầu chọn ứng cử viên cho các hạng mục thuộc nhánh mình, riêng hạng mục Phim hay nhất (Best Picture) thì tất cả đều có quyền tham gia đề cử. Những người thắng giải sẽ được lựa chọn bằng vòng bỏ phiếu thứ hai, trong đó mọi thành viên đều được phép bầu cho hầu hết các hạng mục, kể cả hạng mục Phim hay nhất[5].
Giải thưởng
Phần thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ có tên chính thức là Giải thưởng của Viện Hàn lâm cho đóng góp xuất sắc (tiếng Anh: Academy Award of Merit). Bức tượng bao gồm phần gốc bằng kim loại đen được mạ vàng và britannium, nó cao 34 cm và nặng 3,85 kg có hình dáng của một hiệp sĩ được điêu khắc theo phong cách Art Deco, người hiệp sĩ này cầm gươm và đứng trên một cuộn phim có năm cánh. Năm cánh này tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm bao gồm diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và kỹ thuật viên[6].Người nghĩ ra ý tưởng cho bức tượng Oscar là chỉ đạo nghệ thuật của hãng MGM, Cedric Gibbons, một trong các thành viên đầu tiên của Viện Hàn lâm[7]. Những người cụ thể hóa ý tưởng của Gibbons là nhà điêu khắc George Stanley, người đã tạo ra một bản tượng bằng đất sét trước khi Alex Smith chế ra bản tượng bằng thiếc và đồng được mạ vàng với tỉ lệ 92,5 phần trăm thiếc và 7,5 phần trăm đồng. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 40 bức tượng Oscar được sản xuất bởi công ty R.S. Owens với sự kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt, các bản tượng lỗi trong quá trình sản xuất lập tức được cắt đôi và nung chảy[8].
Nguồn gốc cái tên "Oscar" hiện vẫn còn gây tranh cãi. Trong cuốn tự truyện của mình, Bette Davis cho rằng chính mình là người nghĩ ra cái tên này, cô đặt nó theo tên người chồng đầu tiên, chỉ huy dàn nhạc Harmon Oscar Nelson[9]. Một người khác được coi là người khai sinh ra cái tên Oscar, đó là Margaret Herrick, một thư ký của Viện Hàn lâm, khi lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng năm 1931, cô đã nói rằng bức tượng này trông giống ông chú Oscar của mình, nhà báo Sidney Skolsky cũng có mặt ở đó đã lập tức chộp lấy cái tên đó để làm tựa đề cho bài báo của ông có tên: "Một nhân viên đã yêu mến đặt tên cho bức tượng nổi tiếng là 'Oscar'"[10]. Ngày nay cả hai cái tên Oscar và Giải thưởng Viện Hàn lâm (Academy Award) đều được AMPAS đăng ký tên thương mại để tránh các vụ kiện tụng hoặc tranh chấp có thể xảy ra.
Tính cho đến Giải Oscar lần thứ 79 tổ chức vào năm 2007, đã có tổng cộng 2671 bức tượng Oscar được trao[11]. Có 290 diễn viên khác nhau đã được trao giải Oscar về diễn xuất (bao gồm cả các giải Oscar danh dự và giải Oscar cho trẻ em), trong số này 144 người vẫn còn sống cho đến năm 2007.
Kể từ năm 1950, AMPAS đã ra quy định về việc chủ nhân của các bức tượng Oscar và người thừa kế của họ không được phép bán bức tượng, trừ trường hợp bán lại cho chính Viện Hàn lâm với giá tượng trưng 1 USD. Nếu người được chọn trao giải từ chối vinh dự này, Viện Hàn lâm sẽ giữ lại bức tượng. Quy định này đã gây ra nhiều tranh cãi, vì nó đồng nghĩa với việc người được trao tượng vàng Oscar lại không được sở hữu hoàn toàn giải thưởng của mình[12]. Đã có trường hợp cháu trai của nhà sản xuất phim Michael Todd đã cố bán bức tượng Oscar của ông mình cho một nhà sưu tập, AMPAS đã ngăn cản được việc này bằng một lệnh của toà án.
Lễ trao giải
Hình thức
Các hạng mục chính của giải Oscar sẽ được trao trong một buổi lễ trang trọng được truyền hình trực tiếp. Sáu tuần sau khi các ứng cử viên được công bố, buổi lễ được tổ chức rất hào nhoáng theo phong cách Hollywood khi các khách mời bước trên tấm thảm đỏ với những bộ đồ thời trang nhất. Trong vài năm trở lại đây, Viện Hàn lâm thường tuyên bố lễ trao giải của họ có tới hàng tỉ người xem trực tiếp, tuy nhiên thông tin này chưa hề được kiểm chứng bởi các nguồn độc lập và bản thân AMPAS cũng không đưa ra lý do tại sao số người xem lại có thể đạt tới con số lớn như vậy.Tại Hoa Kỳ, lễ trao giải Oscar được truyền hình trực tiếp ở hầu hết lãnh thổ, ngoại trừ Alaska và Hawaii, trong khi đó lễ trao giải Emmy, Quả cầu vàng và Giải Grammy chỉ được truyền trực tiếp ở Bờ Đông và phát chậm ở Bờ Tây.
Lễ trao giải Oscar lần đầu được ghi hình năm 1953 bởi hãng NBC. Đến năm 1960 thì quyền truyền hình rơi vào tay hãng ABC. Năm 1970, NBC giành lại quyền phát sóng nhưng rồi từ năm 1976, chỉ có ABC được ghi hình buổi lễ này, hợp đồng của ABC với AMPAS hiện kéo dài đến năm 2014[13]. Trong buổi phát sóng trực tiếp, các hãng phim bị nghiêm cấm phát quảng cáo.
Sau hơn 60 năm được tổ chức vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, kể từ năm 2004, buổi trao giải được dịch sớm lên cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 để rút ngắn quá trình vận động hành lang và quảng cáo. Việc tổ chức sớm hơn cũng đem lại thuận lợi cho hãng ABC vì tháng 2 là tháng có lượng người xem lớn và dễ đem lại lợi nhuận hơn. Ngày 30 tháng 3 năm 1981, buổi lễ trao giải đã bị lùi lại một ngày sau sự kiện tổng thống Ronald Reagan bị ám sát hụt.
Địa điểm tổ chức
Lễ trao giải đầu tiên của AMPAS diễn ra tại khách sạn Roosevelt ở Hollywood. Trong thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, các buổi lễ được tổ chức tại khách sạn The Ambassador Hotel hoặc Millennium Biltmore Hotel ở Los Angeles.Từ năm 1944 đến năm 1946, Nhà hát Trung Hoa Grauman ở Hollywood là nơi tổ chức lễ trao giải trước khi nó dời về thính phòng Shrine Auditorium cho đến năm 1948. Lễ trao giải lần thứ 21 năm 1949 diễn ra tại Nhà hát Giải thưởng Viện Hàn lâm mà sau này là trụ sở chính của AMPAS trên đại lộ Melrose ở Hollywood[14].
Từ năm 1950 đến năm 1960, địa điểm được lựa chọn là Nhà hát Pantages. Từ năm 1961, đến lượt thính phòng Santa Monica Civic Auditorium ở Santa Monica, California được tổ chức lễ trao giải Oscar. Năm 1968, một lần nữa lễ trao giải trở về Los Angeles, lần này là tại rạp Dorothy Chandler Pavilion nằm trong Trung tâm Âm nhạc Los Angeles. Rạp The Dorothy Chandler Pavilion là nơi tổ chức 20 đêm trao giải liên tiếp cho đến tận năm 1988, sau đó giải Oscar lại được trao luân phiên ở Trung tâm Âm nhạc và thính phòng Shrine Auditorium. Kể từ năm 2002, Nhà hát Kodak của Hollywood trở thành địa điểm tổ chức lâu dài đầu tiên của giải thưởng.
Chỉ trích
Cũng như nhiều giải thưởng danh giá khác, giải Oscar thường xuyên gặp phải chỉ trích. Những người chỉ trích cho rằng có nhiều bộ phim giành giải Phim hay nhất trong quá khứ không còn nhiều giá trị theo thời gian. Một số phim như 80 ngày vòng quanh Thế giới, Grand Hotel hay The Greatest Show on Earth thường được coi là có tuổi thọ ngắn ngủi và ít có ảnh hưởng trong lần trình chiếu ra mắt[15][16][17]. Trong khi đó một số phim khác được coi là rất xứng đáng để trao giải thì lại chưa bao giờ vươn tới được danh hiệu Phim hay nhất[18]. Ví dụ tiêu biểu nhất phải kể tới bộ phim kinh điển Công dân Kane vốn được giới phê bình ủng hộ nhiệt liệt, được đề cử tới 9 giải Oscar nhưng chỉ mang về duy nhất một giải cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Sau này Công dân Kane được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử Điện ảnh Hoa Kỳ. Một bộ phim xuất sắc khác là The Shawshank Redemption được đề cử 7 giải Oscar nhưng thậm chí còn không giành được giải nào, mặc dù nó vẫn luôn được xếp vào hàng những bộ phim hay nhất của mọi thời đại trên trang web uy tín IMDb. Để cạnh tranh trong hạng mục danh giá nhất này, các hãng phim cũng tiến hành rất nhiều cuộc vận động hành lang, và nhiều người cho rằng đôi khi những đề cử cho hạng mục Phim hay nhất lại là kết quả của những cuộc vận động hành lang hơn là chất lượng thực sự của những bộ phim đó[19].Nhiều chỉ trích còn nhằm vào một sự thật là các đề cử hầu như chỉ dành cho các bộ phim nói tiếng Anh, trừ đề cử cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Cho đến năm 2013, mới chỉ có 9 bộ phim nói tiếng nước ngoài được đề cử cho hạng mục Phim hay nhất, đó là các phim Grand Illusion (tiếng Pháp, 1938), Z (tiếng Pháp, 1969), The Emigrants (tiếng Thụy Điển, 1972), Cries and Whispers (tiếng Thụy Điển, 1973), Il Postino (tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha, 1995), Cuộc sống tươi đẹp (tiếng Ý, 1998), Ngọa hổ tàng long (tiếng Quan thoại, 2000), Letters from Iwo Jima (tiếng Nhật Bản, 2006) và Amour (tiếng Pháp, 2012). Không phim nào trong số chúng (cho đến hiện tại) giành giải Phim hay nhât, tuy vậy các phim Z, Cuộc sống tươi đẹp và Ngọa hổ tàng long được trao giải Oscar Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.
Trong số ít các phim sản xuất tại nước ngoài giành giải Phim hay nhất, gần đây nhất có Slumdog Millionaire (Anh và Ấn Độ, 2008), The King's Speech (Anh, 2010) và The Artist (Pháp, 2011).
Danh sách giải thưởng
Giải thưởng Oscar |
---|
|
Giải thưởng cho đóng góp xuất sắc
Các hạng mục hiện hành
- Phim hay nhất (Best Picture)
- Đạo diễn xuất sắc nhất (Best Director)
- Kịch bản gốc hay nhất (Best Writing - Original Screenplay)
- Kịch bản chuyển thể hay nhất (Best Writing - Adapted Screenplay)
- Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actor)
- Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actress)
- Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Best Supporting Actor)
- Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Best Supporting Actress)
- Quay phim xuất sắc nhất (Best Cinematography)
- Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất (Best Production Design) (được đổi tên từ Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất - Best Art Direction)
- Nhạc phim hay nhất(Best Original Score)
- Ca khúc trong phim hay nhất (Best Original Song)
- Thiết kế trang phục (Best Costume Design)
- Biên tập (Best Film Editing)
- Hóa trang (Best Makeup and Hairstyling)
- Âm thanh (Best Sound Mixing)
- Biên tập âm thanh (Best Sound Editing)
- Hiệu ứng kỹ xảo (Best Visual Effects)
- Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (Best Foreign Language Film)
- Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film) (giải Oscar mới nhất, chỉ mới được trao từ năm 2001)
- Phim hoạt hình ngắn (Best Animated Short Film)
- Phim tài liệu hay nhất (Best Documentary Features)
- Phim tài liệu ngắn hay nhất (Best Documentary Short Subject)
- Phim ngắn (Best Live Action Short Film)
Hạng mục đã ngừng trao
- Trợ lý đạo diễn xuất sắc nhất (Best Assistant Director): trao từ 1933 đến 1937
- Chỉ đạo múa xuất sắc nhất (Best Dance Direction): trao từ 1935 đến 1937
- Hiệu ứng kỹ thuật (Best Engineering Effects): chỉ trao năm 1928
- Âm thanh trong phim ca nhạc hoặc hài kịch xuất sắc nhất (Best Original Musical or Comedy Score): trao từ 1995 đến 1999
- Phim màu ngắn hay nhất (Best Short Film—Color): trao từ 1936 đến 1937
- Phim ngắn dài hai cuộn hay nhất (Best Short Film—Live Action—2 Reels): trao từ 1936 đến 1956
- Phim ngắn mới lạ (Short Film—Novelty): trao từ 1932 đến 1935
- Truyện gốc hay nhất (Best Original Story): trao từ 1928 đến 1956
- Chất lượng nghệ thuật độc đáo nhất (Best Unique and Artistic Quality of Production): chỉ trao năm 1928
Hạng mục được đề nghị
Hàng năm Hội đồng quản trị của AMPAS đều họp lại để xem xét các đề nghị về hạng mục giải Oscar mới. Cho đến nay những hạng mục sau vẫn bị từ chối đưa vào danh sách giải thưởng chính thức:- Tuyển chọn diễn viên tốt nhất (Best Casting)
- Đóng thế xuất sắc nhất (Best Stunt Coordination)
- Tên phim hay nhất (Best Title Design)
Giải thưởng đặc biệt
Các giải này được bầu chọn bởi những ủy ban đặc biệt chứ không phải toàn bộ thành viên Viện Hàn lâm.Hạng mục hiện hành
- Giải danh dự (Academy Honorary Award)
- Cống hiến đặc biệt (Academy Special Achievement Award)
- Giải khoa học kỹ thuật (Academy Award, Scientific or Technical)
- Giải Tưởng niệm Irving G. Thalberg
- Giải thưởng nhân đạo Jean Hersholt
- Giải Gordon E. Sawyer
Hạng mục đã ngừng trao
- Giải cho thiếu nhi (Academy Juvenile Award): trao từ 1934 đến 1960
Thống kê
Phim xếp theo số đề cử
- 14 đề cử
- All about Eve, 20th Century Fox, 1950 (đoạt 6 giải)
- Titanic, 20th Century Fox và Paramount Pictures, 1997 (đoạt 11 giải)
- 13 đề cử
- Cuốn theo chiều gió, Metro-Goldwyn-Mayer, 1939 (đoạt 8 giải, thêm 1 giải đặc biệt và 1 giải kỹ thuật)
- From Here to Eternity, Columbia Pictures, 1953 (đoạt 8 giải)
- Mary Poppins, Buena Vista Distribution Company, 1964 (đoạt 5 giải)
- Who's Afraid of Virginia Woolf?, Warner Bros., 1966 (đoạt 5 giải)
- Forrest Gump, Paramount Pictures, 1994 (đoạt 6 giải)
- Shakespeare đang yêu, Miramax Films, 1998 (đoạt 7 giải)
- Chúa tể của những chiếc nhẫn: Hội bạn nhẫn, New Line, 2001 (đoạt 4 giải)
- Chicago, Miramax Films, 2002 (đoạt 6 giải)
- 12 đề cử
- Mrs. Miniver, Metro-Goldwyn-Mayer, 1942 (đoạt 6 giải)
- The Song of Bernadette, 20th Century Fox, 1943 (đoạt 4 giải)
- Johnny Belinda, Warner Bros., 1948 (đoạt 1 giải)
- Chuyến tàu mang tên dục vọng, Warner Bros., 1951 (đoạt 4 giải)
- On the Waterfront, Columbia Pictures, 1954 (đoạt 8 giải)
- Ben-Hur, Metro-Goldwyn-Mayer, 1959 (đoạt 11 giải)
- Becket, Paramount Pictures, 1964 (đoạt 1 giải)
- My Fair Lady, Warner Bros., 1964 (đoạt 8 giải)
- Reds, Paramount Pictures, 1981 (đoạt 3 giải)
- Khiêu vũ với bầy sói, Orion Pictures, 1990 (đoạt 7 giải)
- Bản danh sách của Schindler, Universal Studios, 1993 (đoạt 7 giải)
- Bệnh nhân người Anh, Miramax Films, 1996 (đoạt 9 giải)
- Võ sĩ giác đấu, DreamWorks và Universal Studios, 2000 (đoạt 5 giải)
- 11 đề cử
- Mr. Smith Goes to Washington, Columbia Pictures, 1939 (đoạt 1 giải)
- Rebecca, United Artists, 1940 (đoạt 2 giải)
- Sergeant York, Warner Bros., 1941 (đoạt 2 giải)
- The Pride of the Yankees, RKO Radio, 1942 (đoạt 1 giải)
- Sunset Boulevard, Paramount Pictures, 1950 (đoạt 3 giải)
- Judgment at Nuremberg, United Artists, 1961 (đoạt 2 giải)
- Câu chuyện phía tây, United Artists, 1961 (đoạt 10 giải)
- Oliver!, Columbia Pictures, 1968 (đoạt 5 giải, thêm 1 giải danh dự)
- Chinatown, Paramount Pictures, 1974 (đoạt 1 giải)
- Bố già phần II, Paramount Pictures, 1974 (đoạt 6 giải)
- Julia, 20th Century Fox, 1977 (đoạt 3 giải)
- The Turning Point, 20th Century Fox, 1977 (không đoạt giải nào)
- Gandhi, Columbia Pictures, 1982 (đoạt 8 giải)
- Terms of Endearment, Paramount Pictures, 1983 (đoạt 5 giải)
- Amadeus, Orion Pictures, 1984 (đoạt 8 giải)
- A Passage to India, Columbia Pictures, 1984 (đoạt 2 giải)
- The Color Purple, Warner Bros., 1985 (không đoạt giải nào)
- Out of Africa, Universal Studios, 1985 (đoạt 7 giải)
- Giải cứu binh nhì Ryan, DreamWorks/Paramount Pictures, 1998 (đoạt 5 giải)
- Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua, New Line, 2003 (đoạt 11 giải)
- The Aviator, Miramax Films, Initial Entertainment Group và Warner Bros., 2004 (đoạt 5 giải)
Phim xếp theo số giải giành được
- 11 giải
- Ben-Hur, Metro-Goldwyn-Mayer, 1959 (12 đề cử)
- Titanic, 20th Century Fox và Paramount, 1997 (14 đề cử)
- Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua, New Line, 2003 (11 đề cử)
- 10 giải
- Câu chuyện phía tây, United Artists, 1961 (11 đề cử)
- 9 giải
- Cuốn theo chiều gió, Metro-Goldwyn-Mayer, 1939 (13 đề cử)
- Hoàng đế cuối cùng, 1987 (9 đề cử)
- Bệnh nhân người Anh, Miramax Films, 1996 (12 đề cử)
- Gigi, Metro-Goldwyn-Mayer, 1958 (9 đề cử)
- 8 giải
- From Here to Eternity, Columbia Pictures, 1953 (13 đề cử)
- On the Waterfront, Columbia Pictures, 1954 (12 đề cử)
- My Fair Lady, Warner Bros., 1964 (12 đề cử)
- Cabaret, Metro-Goldwyn-Mayer, 1972 (10 đề cử)
- Gandhi, Columbia Pictures, 1982 (11 đề cử)
- Amadeus, Orion Pictures và Warner Bros., 1984 (11 đề cử)
- Slumdog Millionaire, Fox Searchlight Pictures, 2008 (10 đề cử)
Phim đoạt năm giải quan trọng
- Đạo diễn: Frank Capra
- Nam diễn viên chính: Clark Gable
- Nữ diễn viên chính: Claudette Colbert
- Kịch bản: Robert Riskin
- Bay trên tổ chim cúc cu (One Flew over the Cuckoo's Nest), 1975
- Đạo diễn: Milos Forman
- Nam diễn viên chính: Jack Nicholson
- Nữ diễn viên chính: Louise Fletcher
- Kịch bản: Lawrence Hauben và Bo Goldman
- Sự im lặng của bầy cừu (The Silence of the Lambs), 1991
- Đạo diễn: Jonathan Demme
- Nam diễn viên chính: Anthony Hopkins
- Nữ diễn viên chính: Jodie Foster
- Kịch bản: Ted Tally
Xem thêm
Tham khảo
- K. Gail & J. Piazza, The Academy Awards the Complete History of Oscar, Black Dog & Leventhal Publishers, Inc., 2002.
- Jon Wright, The Lunacy of Oscar; The Problems with Hollywood's Biggest Night, Thomas Publishing, Inc, 2007.
- ^ Về Giải thưởng Viện Hàn lâm, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ The men who are counting on Oscar, BBC News
- ^ Academy Invites 115 to Become Members, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Điều 2:Điều kiện tranh giải, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Điều 5: Việc bỏ phiếu và đề cử, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Oscar Statuette: Legacy, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Academy to Commemorate Oscar Designer Cedric Gibbons, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Oscar Statuette: Manufacturing, Shipping and Repairs, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Tự truyện Bette Davis, The Internet Movie Database
- ^ Emanuel Levy, All About Oscar: The History and Politics of the Academy Awards, Continuum, New York, ISBN 0-8264-1452-4
- ^ A Brief History of Oscar, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Psst! Wanna Buy An Oscar?, Lacey Rose, Forbes
- ^ ABC and Academy Extend Oscar Telecast Agreement, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Oscars Award Venues, Academy of Motion Picture Arts and Sciences
- ^ Reviewed: Around the World in 80 Days, Movie City News
- ^ The Greatest Show on Earth, Rottentomatoes
- ^ Reviewed: The Poseidon Adventure, Roger Ebert
- ^ Academy Awards Mistakes and Omissions, Tim Dirks
- ^ Rebecca Thomason, How Bafta moved with the times, BBC News
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Academy Awards |
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Giải Oscar |
- Giải Oscar lần thứ 83, 2011
- Trang web chính thức của Giải Oscar
- Dữ liệu về các giải Oscar
- Dữ liệu về giải Oscar trên IMDb
- Oscar 2006 - Một Oscar chia đều các giải
|
Mao Trạch Đông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mao Trạch Đông 毛泽东 |
|
Mao Trạch Đông |
|
Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc | |
---|---|
Nhiệm kỳ | 20 tháng 3, 1943 – 9 tháng 9, 1976 |
Kế nhiệm | Hoa Quốc Phong |
Phó Chủ tịch | Lưu Thiếu Kỳ Lâm Bưu Chu Ân Lai Hoa Quốc Phong |
Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa | |
Nhiệm kỳ | 27 tháng 9, 1954 – 27 tháng 4, 1959 |
Kế nhiệm | Lưu Thiếu Kỳ |
Phó Chủ tịch | Chu Đức |
Chủ tịch Quân ủy Trung ương | |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 9, 1954 – 9 tháng 9, 1976 |
Kế nhiệm | Hoa Quốc Phong |
Chủ tịch Hiệp Chính | |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 10, 1949 – 25 tháng 12, 1976 |
Kế nhiệm | Chu Ân Lai |
Ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc | |
Đại diện | Khu vực Bắc Kinh (54 – 59; 64 – 76) |
Đảng | Đảng Cộng sản |
Sinh | 26 tháng 12, 1893 Thiều Sơn, Tương Đàm, Hồ Nam, Đại Thanh Quốc |
Mất | 9 tháng 9, 1976 (82 tuổi) Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa |
Dân tộc | Hán |
Tôn giáo | Không |
Phu nhân | La Thị (罗一秀) Dương Khai Tuệ (杨开慧) Hạ Tử Trân (贺子珍) Giang Thanh (江青) |
Con cái | Mao Ngạn Anh (毛岸英) Mao Ngạn Thanh (毛岸青) Mao Ngạn Long Lý Mẫn (李敏) Lý Nạp (李讷) |
Chữ kí |
Ông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông (Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist).
Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói 1959–1961 và những tai họa của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt) trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê[1], Mao Trạch Đông là nhà lãnh đạo đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.[2]
Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch (毛主席). Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái "vĩ đại": Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (伟大导师,伟大领袖,伟大统帅,伟大舵手 vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).
Mục lục
Những năm đầu
Là con út trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm (湘潭縣), tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lúc này Mao còn là một học sinh 18 tuổi, triều nhà Thanh bị lật đổ, Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa; người lãnh đạo Cách mạng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Khi Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là cha vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế (杨昌济), lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích (胡適) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (羅氏), nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này.)
Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam).
Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.
Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.
Chiến tranh và cách mạng
Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.
Với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.
Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.
Lãnh đạo Trung Quốc
Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền năm 1949 và giải phóng toàn bộ đại lục Trung Quốc; trong suốt 27 năm, ông đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên đất nước Trung Quốc. Sau khi đánh bại Trung Hoa Dân Quốc, Mao cho thiết quân luật ở Trung Quốc. Vấp phải sự phản đối của một số tướng lĩnh then chốt trong guồng máy cộng sản, Mao cho ám sát và đưa đi an trí một số người như: Đặng Tiểu Bình, Chu Đức,...
Từ năm 1949 đến 1976, Mao Trạch Đông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Mao phải chịu trách nhiệm chính về phong trào "Đại nhảy vọt" vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX - Đây là kế hoạch với ý đồ nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, nhưng cuối cùng bị thất bại và phải hủy bỏ. Kế hoạch tiếp theo mà Mao ủng hộ là cuộc "Đại Cách mạng văn hóa vô sản" vào những năm 60 của thế kỷ XX.
Có điều đặc biệt là khi phát động "Đại nhảy vọt", Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn "Đại Cách mạng văn hóa" diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.
Qua đời
Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. [3]Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig's hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng. [4]
Đánh giá
Theo cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, của Tân Tử Lăng, do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành tháng 7 năm 2007 viết:“ |
Nhân dân đã thức tỉnh. Việc tiếp tục treo ảnh Mao trên Thiên an
môn, tiếp tục để thi hài Mao ở nhà kỷ niệm là lạc hậu so với quần chúng
rồi, cần xử lý thỏa đáng đất nước ta triệt để bóng đen Mao Trạch Đông |
” |
—Tân Tử Lăng
|
“ |
Đánh giá một nhà chính trị thời kỳ cận đại là rất khó khăn; Có thể so sánh Mao Trạch Đông với Tần Thủy Hoàng; vì họ đều là người Trung Quốc, đều là các nhà cải cách. Nếu so sánh Mao Trạch Đông với Lê Nin
cũng là xác đáng, họ đều sống ở thế kỷ 20, Mao Trạch Đông là người kiến
tạo Chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc, cũng như Lê Nin là người đặt nền móng
cho Chủ nghĩa Marx
ở nước Nga. Mới nhìn ta thấy Mao Trạch Đông gần như nổi bật hơn Lê Nin
vì Trung Quốc có số dân gấp ba lần Liên Xô, nhưng Lê Nin có trước và đã
là một tấm gương cho Mao Trạch Đông, có ảnh hưởng đối với Mao Trạch Đông. |
” |
—NXB CTQG
|
Gia đình
Những người vợ
- La Thị (羅氏) (1889–1910), do gia đình sắp đặt nhưng Mao không công nhận và hai người chưa hề ăn ở với nhau. Kết hôn năm 1907. Không có con.
- Dương Khai Tuệ (杨开慧, 1901–1930) ở Trường Sa, kết hôn năm 1921, sống với nhau đến năm 1927, bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai.
- Hạ Tử Trân (贺子珍, 1909? / tháng 8 năm 1910 – 19 tháng 4 năm 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, kết hôn từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành.
- Giang Thanh (江青): kết hôn từ năm 1938 đến lúc Mao mất. Có 1 con gái là Lý Nạp.
Ông nội, cụ và bố mẹ
- Mao Di Xương (毛贻昌), bố, tên tự là Mao Thuận Sinh (毛顺生) (15 tháng 10 năm 1870 – 23 tháng 1 năm 1920)
- Văn Thất Muội (文七妹), mẹ (12 tháng 2 năm 1867 – 5 tháng 10 năm 1919), lấy chồng năm 1885
- Mao Ân Phổ (毛恩普), ông nội
- Mao Tổ Nhân (毛祖人), cụ nội
Anh chị em
Bố mẹ Mao Trạch Đông có cả thảy 5 con trai và 2 con gái. Hai người con trai và cả 2 con gái chết sớm, còn lại 3 anh em Mao Trạch Đông, Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm. Cũng như Dương Khai Tuệ, Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm đều bị Quốc dân Đảng giết hại trong thời kỳ nội chiến.- Mao Trạch Dân (毛泽民, 1895? / 3 tháng 4 năm 1896 – 27 tháng 9 năm 1943), em trai
- Mao Trạch Đàm (毛泽覃, 25 tháng 9 năm 1905 – 26 tháng 4 năm 1935), em trai
- Có hai chị em gái đều chết trẻ, trong đó có Mao Trạch Oanh
Những người con
- Mao Ngạn Anh (毛岸英, 1922-1950): Con trai cả của Dương Khai Tuệ, kết hôn với Lưu Tư Tề (刘思齐), tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm (刘松林)
- Mao Ngạn Thanh (毛岸青, 1923-2007): Con trai của Dương Khai Tuệ, kết hôn với Thiệu Hoa (邵华), em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ
- Mao Ngạn Long (1927- 1931?): con trai út của Dương Khai Tuệ, mất tích
- Lý Mẫn (李敏, 1936): Con gái của Hạ Tử Trân, kết hôn với Khổng Lệnh Hoa (孔令华), sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh (孔继宁), con gái là Khổng Đông Mai (孔冬梅). Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên Lý Mẫn lấy họ này?
- Lý Nạp /Nột (李讷, 1940): Con gái của Giang Thanh, kết hôn với Vương Cảnh Thanh (王景清), sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi (王效芝). Lý là họ gốc của Giang Thanh
Các tác phẩm
- Thực tiễn luận (Luận về vấn đề "thực tiễn")
- Mâu thuẫn luận (Luận về vấn đề "mâu thuẫn")
- Luận trì cửu chiến (Luận về đánh lâu dài)
- Tân dân chủ chủ nghĩa luận (Luận về chủ nghĩa dân chủ mới)
- Mao Trạch Đông ngữ lục (Tổng hợp các câu nói ấn tượng của Mao Trạch Đông)
- Hồng bảo thư
Những câu nói nổi tiếng
“ | Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu | ” |
“ | Súng đẻ ra chính quyền | ” |
“ | Nông thôn bao vây thành thị | ” |
Chú thích
Đọc thêm
- Đời tư của Mao Chủ tịch, hồi ký của Lý Chí Thỏa, từng là bác sĩ riêng và người thân tín của Mao từ 1954 đến 1976 (Li, Zhisui (1996). The Private Life of Chairman Mao. Random House. ISBN 0679764437.).
- Becker, Jasper (1998). Hungry Ghosts: Mao's Secret Famine. Holt Paperbacks. ISBN 0805056688.
- Chang, Jung; Halliday, Jon (2005). Mao: The Unknown Story. Knopf. ISBN 0679422714.
- Cheek, Timothy, ed. Mao Zedong and China's Revolutions: A Brief History with Documents (The Bedford Series in History and Culture. NY: Palgrave, 2002).
- Cheek, Timothy, ed.A Critical Introduction to Mao (New York: Cambridge University Press, 2010 ISBN 978-0-521-88462-4).
- Dikötter, Frank. Mao's Great Famine: The History of China's Most Devastating Catastrophe, 1958–62. Walker & Company, 2010. ISBN 0-8027-7768-6
- Feigon, Lee (2003). Mao: A Reinterpretation. Ivan R. Dee, Publisher. ISBN 1566635225.
- MacFarquhar, Roderick; Schoenhals, Michael (2006). Mao's Last Revolution. Harvard University Press. ISBN 0674023323.
- Mobo, Gao (2008). The Battle for China's Past: Mao and the Cultural Revolution. Pluto Press. ISBN 074532780X.
- Schram, Stuart R. (1967). Mao Tse-Tung. Penguin. ISBN 0140208402.
- Schwartz, Benjamin Isadore (1951). Chinese Communism and the Rise of Mao. Harvard University Press. ISBN 0674122518.
- Short, Philip (2001). Mao: A Life. Owl Books. tr. 761. ISBN 0805066381.
- Spence, Jonathan D. (1999). Mao Zedong. Viking. ISBN 0670886696.
- Terrill, Ross (1980). Mao: A Biography. Stanford University Press. ISBN 0804729212.
- Chinese Writers on Writing featuring Mao Zedong. Ed. Arthur Sze. (Trinity University Press, 2010).
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Mao Trạch Đông |
- BBC 中国丛谈特辑(上)
- BBC 中国丛谈特辑(上)采访录音
- BBC 中国丛谈特辑(下)
- BBC 中国丛谈特辑(下)采访录音
- "Mao: The Unknown Story" on Amazon.com
- 開放出版社 《毛澤東:鮮為人知的故事》中文版
- 《毛澤東:鮮為人知的故事》 英文注釋
- Asia Source biography
- Mao Zedong Biography From Spartacus Educational
- The Mao Zedong Reference Archive at marxists.org
- Collected Works of Mao Zedong at the Maoist Internationalist Movement
- Mao Zedong on propaganda posters Set of propaganda paintings showing Mao Zedong as the great leader of China.
- Other Chinese leaders
- CNN profile
- (tiếng Trung)
Sayings of Chairman Mao [1]
- The Oxford Companion to Politics of the World: Mao Zedong
- Uncounted Millions: Mass Death in Mao's China (July 1994 Washington Post article by Daniel Southerland)
- Getting My Reestimate Of Mao's Democide Out (blog article by professor R. J. Rummel)
- China must confront dark past, says Mao confidant by Jonathan Watts for The Guardian
- Báo Biên Phòng, Những điều ít biết về bài báo chữ to “Nã pháo vào Bộ Tư lệnh” của Mao Trạch Đông
|
|
|
|
|
Cách mạng văn hóa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cách mạng văn hóa | |||
---|---|---|---|
Phồn thể: | 無產階級文化大革命 | ||
Giản thể: | 无产阶级文化大革命 | ||
|
|||
Alternative Chinese name | |||
Tiếng Trung: | 文化大革命 hoặc 文革 | ||
Nghĩa: | Cách mạng văn hóa | ||
|
Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là loại bỏ những phần tử "tư sản tự do" để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng này được mọi người công nhận là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài,...
Dù Mao Trạch Đông tự tuyên bố chính thức là Văn cách kết thúc năm 1969, ngày nay người ta vẫn cho rằng cuộc cách mạng này còn bao gồm cả giai đoạn từ 1969 đến 1976 khi Tứ nhân bang (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên) bị bắt giữ.
Mục lục
Đại nhảy vọt
Cuộc Đại nhảy vọt là một thất bại về kinh tế. Các ngành công nghiệp rơi vào tình trạng bất ổn vì nông dân sản xuất quá nhiều thép chất lượng thấp trong khi các ngành khác bị bỏ rơi. Hơn nữa, những người nông dân không qua đào tạo và được trang bị nghèo nàn để sản xuất thép, phần lớn dựa vào khu vực sân sau nhà để đạt chỉ tiêu sản xuất thép do các quan chức địa phương đặt ra. Trong khi đó, các công cụ nhà nông chính bị nấu chảy để làm thép khiến quy mô sản xuất nông nghiệp bị thu nhỏ. Điều này dẫn đến sự sụt giảm sản lượng của phần lớn các mặt hàng ngoại trừ gang và thép không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tồi tệ hơn nữa, để tránh bị phạt, chính quyền địa phương thường xuyên phóng đại các con số và che giấu khiến cho vấn đề thêm trầm trọng trong nhiều năm[1].
Hầu như chưa phục hồi từ nhiều thập kỷ chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc thêm một lần nữa rơi vào khủng hoảng. Năm 1958, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt buộc phải thừa nhận rằng những số liệu thống kê sản xuất đã bị phóng đại. Ngoài ra, phần nhiều lượng thép sản xuất ra không tinh khiết và vô ích. Trong khi đó, sự hỗn loạn trong các khu sản xuất tập thể, thời tiết xấu và việc xuất khẩu lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực đã dẫn đến một trận đói kém cực lớn. Thực phẩm trong tình trạng hết sức khan hiếm và sản xuất giảm đáng kể. Theo nhiều nguồn khác nhau, số người chết do nạn đói này gây ra ước tính 20 đến 30 triệu người[2].
Sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt có tác động lớn lên uy tín của Mao Trạch Đông bên trong Đảng. Năm 1959, ông ta từ chức Chủ tịch nhà nước, và sau đó Lưu Thiếu Kỳ lên thay. Tháng 7 năm 1959, những người lãnh đạo cấp cao của Đảng triệu tập tại núi Lu để thảo luận về các quyết sách của Đảng, nhất là các tác động của cuộc Đại nhảy vọt. Tại hội nghị, nguyên soái Bành Đức Hoài, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng, đã chỉ trích chính sách của Mao Trạch Đông trong cuộc Đại nhảy vọt là đã quản lý kém và đi ngược lại các quy luật kinh tế.[1].
Trong lúc Hội nghị Lộc Sơn đóng vai trò như một hồi chuông báo tử cho nguyên soái Bành, cũng là nhà phê bình lớn tiếng nhất của Mao, điều này đã dẫn đến một sự chuyển giao quyền lực vào tay những người thuộc phái ôn hòa cầm đầu là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, những người nắm quyền kiểm soát chính phủ[1]. Sau Hội nghị, Mao Trạch Đông đã tìm cách tước bỏ các chức vụ chính thức của Bành Đức Hoài và buộc tội ông ta là kẻ "cơ hội cánh hữu". Bành Đức Hoài bị thay bởi Lâm Bưu, một vị tướng khác trong lực lượng quân cách mạng và sau này là người đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách của Chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Xung đột giữa Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông
Vào đầu những năm 1960, mặc dù Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ tịch Đảng, trách nhiệm chính trong sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt đã buộc ông ta phải giam mình khỏi những vấn đề thường nhật của nhà nước và chính phủ. Nhiều chính sách Đại nhảy vọt của ông ta bị đảo ngược, các tác động tiêu cực của chúng giảm nhẹ và dần dần biến mất. Trong số những cải cách của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình thì việc xóa bỏ phần nào tình trạng sản xuất tập thể được xem là thực dụng và hiệu quả hơn. Trong suốt quá trình này, Lưu Thiếu Kỳ đặt ra cụm từ nổi tiếng, "Mua tốt hơn tự sản xuất, và cho thuê tốt hơn so với đi mua". Điều này đã mở ra một biên giới mới trong kinh tế Trung Quốc và đối lập với lý thuyết "tự cung tự cấp" của Mao Trạch Đông.Những chính sách kinh tế thành công của Lưu Thiếu Kỳ đã thu hút sự ủng hộ từ bên trong Đảng. Cùng với Đặng Tiểu Bình, Kỳ dường như muốn trục xuất Mao Trạch Đông ra khỏi bộ máy quyền lực nhưng vẫn giữ ông ta trong vai trò biểu tượng quốc gia. Đáp lại, Mao Trạch Đông đã khởi xướng Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa vào năm 1962 để lấy lại nền tảng chính trị của mình. Mục tiêu chính của phong trào là khôi phục lòng nhiệt thành cách mạng của các đảng viên và quần chúng. Đáng chú ý hơn, phong trào này còn tập trung vào cải cách hệ thống giáo dục tiểu học và trung học. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của nó là sự kết hợp của đơn vị hành chính xã và lao động nhà máy vào giáo dục. Phong trào đã đạt được kết quả là đưa chủ nghĩa Mao vào giới trẻ Trung Quốc.
Năm 1963, Mao Trạch Đông bắt đầu công kích Lưu Thiếu Kỳ công khai hơn. Ông ta tuyên bố rằng đấu tranh giai cấp vẫn đang được tiến hành và phải được học hỏi và áp dụng "ngày một, tháng một, và năm một", và bóng gió rằng các thành phần cố hữu của giai cấp tư sản (ám chỉ Lưu Thiếu Kỳ) vẫn còn tồn tại mặc dù cách mạng đã thành công. Năm 1964, Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa tiến triển trở thành Phong trào Bốn-dọn-dẹp, một phong trào chính trị - xã hội rộng lớn hơn nhằm mục đích "làm sạch chính trị, kinh tế, tư tưởng, và tổ chức của bọn phản động". Mao Trạch Đông xem chiến dịch này là nhắm vào các thành phần trung lưu vừa được thiết lập nhưng đã trở nên xa rời quần chúng, trong khi Lưu Thiếu Kỳ lại muốn một cách tiếp cận từ dưới lên để loại bỏ những tội phạm nhỏ, tầng lớp địa chủ và thành phần phản động. Sự bất đồng trong quan điểm về bản chất của phong trào đã tạo ra xung đột giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Khẩu chiến chính trị
Cuối năm 1959, nhà sử học và cũng là Phó Thị trưởng Bắc Kinh Ngô Hàm xuất bản phiên bản đầu tiên của bộ kịch lịch sử tựa đề Hải Thụy bãi quan (海瑞罢官). Trong vở kịch, một người đầy tớ trung thành tên Hải Thụy bị sa thải bởi một tên hoàng đế biến chất. Trong khi vở kịch nhận được sự ca ngợi từ phía Mao thì năm 1965 vợ Mao Trạch Đông là Giang Thanh và đồng minh của bà ta là Diêu Văn Nguyên, biên tập viên cho một tờ báo ở Thượng Hải, đã viết bài báo công kích vở kịch. Diêu gọi vở kịch là "một thứ cỏ độc" hãm hại Mao với ngụ ý Mao như một tên hoàng đế suy đồi và Bành Đức Hoài như một công chức trung thực.Bài báo Thượng Hải đó lan truyền khắp nước và nhiều tờ nhật báo hàng đầu khác đã xin đăng lại. Thị trưởng Bắc Kinh là Bành Chân, một người ủng hộ Ngô Hàm, đã thành lập một ủy ban nhiên cứu bài báo và công bố rằng những lời chỉ trích của Diêu Văn Nguyên là không chính đáng. Ngày 12 tháng 2 năm 1966, Ủy ban (gọi là "Nhóm Năm tên chịu trách nhiệm về cuộc Đại Cách mạng văn hóa") đã công bố một báo cáo mà về sau được biết đến với tên "Đại cương tháng Hai" (二月提纲) nhằm tìm cách giới hạn tranh luận về nhân vật Hải Thụy trong khuôn khổ văn chương và lôi kéo sự chú ý của dư luận ra khỏi các hàm ý chính trị.
Tuy nhiên, Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên tiếp tục tố cáo cả Ngô Hàm và Bành Chân trên báo chí. Ngày 16 tháng 5, dưới sự chỉ đạo của Mao, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một thông báo chính thức về cuộc Đại Cách mạng văn hóa. Trong tài liệu này, Bành Chân bị chỉ trích gay gắt và nhóm "Năm tên" bị giải tán và được thay thế bởi Nhóm Cách mạng văn hóa. Ngày 18 tháng 5, Lâm Bưu tuyên bố trong một bài phát biểu rằng "Chủ tịch Mao là một thiên tài, và mọi thứ Chủ tịch nói đều thực sự tuyệt vời; những lời nói của Chủ tịch sẽ tạo ra ý nghĩa cuộc sống của hàng trăm ngàn người trong chúng ta". Vì vậy, bắt đầu giai đoạn đầu của sự sùng bái nhân cách Mao Trạch Đông do Giang Thanh, Lâm Bưu và những kẻ cùng phe điều hành.
Ngày 25 tháng 5, một giảng viên triết học tại Đại học Bắc Kinh tên là Nhiếp Nguyên Tử (聂元梓) đã viết một tấm áp phích lớn và dán ở bảng tin công cộng. Nhiếp công kích giới lãnh đạo Đảng trong trường và các quan chức của Đảng ở Bắc Kinh là "bọn côn đồ đen tối chống lại Đảng", ngụ ý rằng có các thế lực đen tối trong Chính phủ và các trường đại học đang cố gắng ngăn chặn tiến trình cách mạng. Vài ngày sau đó, Mao ra lệnh phổ biến những lời của Nhiếp ra khắp nước và gọi đó là "tấm áp phích lớn tuyên truyền cho Chủ nghĩa Mác đầu tiên ở Trung Quốc". Ngày 29 tháng 5, tại trường trung học thuộc Đại học Thanh Hoa, đơn vị Hồng vệ binh đầu tiên được thành lập. Mục đích của đơn vị này là trừng phạt và cô lập cả giới trí thức lẫn những kẻ thù chính trị của Mao.
Ngày 1 tháng 6 năm 1966, tờ Nhân dân Nhật báo đã phát động một cuộc công kích vào các lực lượng phản động trong giới trí thức. Sau đó, giới chủ tịch các trường đại học và những người trí thức nổi tiếng khác bị truy tố. Ngày 28 tháng 7 năm 1966, đại diện Hồng vệ binh đã viết thư cho Mao nói rằng các cuộc thanh trừng trên diện rộng và tất cả những sự kiện chính trị-xã hội có liên quan đều được thực hiện chính xác và công minh. Mao đáp lại với sự ủng hộ toàn diện của mình bằng tấm áp phích lớn tựa đề "Oanh tạc các trụ sở" (tiếng Trung: 炮打司令部——我的一张大字报). Mao viết rằng, bất chấp cuộc Cách mạng vô sản đã được tiến hành, giai cấp thống trị vẫn bị thâu tóm bởi các thành phần tư sản, các nhà tư bản và những người theo chủ nghĩa xét lại, và rằng các thành phần phản cách mạng này vẫn còn tồn tại, thậm chí ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng. Điều này thực ra là một cuộc khẩu chiến chống lại Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và những người cùng phe với họ.
Diễn biến
1966
Ngày 8 tháng 8 năm 1966, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua "quyết định liên quan đến Cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản" (còn gọi là "Thông cáo 16 điểm"). Quyết định này quy định rằng Cuộc Cách mạng văn hóa Vô sản là "một cuộc cách mạng lớn đụng chạm đến tất cả mọi người và thiết lập một giai đoạn mới trong sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong nước, một giai đoạn sâu rộng hơn".“ | Mặc dù giai cấp tư sản đã bị lật đổ, chúng vẫn cố gắng sử dụng những tư tưởng và lề thói cũ của giai cấp bóc lột để đầu độc quần chúng nhân dân, nắm bắt tâm chí họ và cố gắng khôi phục giai đoạn tư sản. Giai cấp vô sản phải làm điều ngược lại: Đó là tranh đấu với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội. Hiện tại, mục tiêu của chúng ta là đấu tranh và đè bẹp những kẻ hữu khuynh muốn phá bỏ cấu trúc thượng tầng của chủ nghĩa xã hội... | ” |
—"Thông cáo 16 điểm"
|
Những người mà không có mối liên quan với Đảng Cộng sản sẽ được thử thách và thông thường bị buộc tội tham nhũng và bị bỏ tù. Những quyền tự do này được bổ sung bởi quyền được bãi công, mặc dù quyền này đã bị suy yếu bởi sự dính dáng của quân đội vào nền chính trị dân sự vào tháng 2 năm 1967. Tất cả những quyền này đã bị xóa bỏ khỏi Hiến pháp sau khi Chính phủ của Đặng Tiểu Bình dập tắt Phong trào Bức tường Dân chủ năm 1979.
Ngày 16 tháng 8 năm 1966, hàng triệu Hồng vệ binh từ khắp các nơi trên đất nước tập trung tại Bắc Kinh để có cơ hội thấy mặt Chủ tịch Mao. Ngay trên đầu cổng Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Lâm Bưu đã xuất hiện và diễn thuyết trước 11 triệu Hồng vệ binh, và nhận được rất nhiều tràng reo hò từ đám đông. Mao ca ngợi hành động của Hồng vệ binh trong các chiến dịch gần đây là "phát triển Chủ nghĩa xã hội và dân chủ".
Trong Chiến dịch tiêu hủy Bốn cái cũ, tất cả những gì liên quan đến các loại tôn giáo đều bị Hồng vệ binh ngược đãi thẳng tay. Nhiều công trình tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, tu viện Hồi giáo, và các nghĩa trang đều bị đóng cửa, đôi khi còn bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Trong tháng 8 và tháng 9, chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có 1772 người bị sát hại. Tại Thượng Hải, trong tháng 12 có 704 vụ tự tử và 534 ca tử vong liên quan đến Cách mạng Văn hóa. Trong thời gian này ở Vũ Hán cũng chứng kiến 62 vụ tự sát và 32 vụ giết người.[3]
Chính quyền cũng không dám ngăn chặn hành động của Hồng vệ binh. Xie Fuzhi, cảnh sát trưởng quốc gia, cho biết: "Đừng nói rằng họ sai khi đánh đập những kẻ xấu; nếu trong cơn thịnh nộ mà họ có đánh ai đó đến chết thì cũng có thể hiểu được."[4]
Trong hai năm, đến tận tháng 7 năm 1968 (ở vài nơi, thời gian có thể lâu hơn), các nhóm hoạt động của Hội sinh viên như lực lượng Hồng vệ binh đã mở rộng lĩnh vực quyền lực của mình, và gia tăng các nỗ lực tái thiết Xã hội chủ nghĩa. Họ bắt đầu bằng cách phát tờ rơi giải thích cho hành động phát triển và củng cố Chủ nghĩa xã hội của họ và đưa tên các nhân vật bị khép tội "phản cách mạng" lên trên bảng tin của trường. Họ tập hợp lại thành từng nhóm lớn, tổ chức các buổi tranh luận lớn, và viết các vở kịch mang tính "giáo dục". Họ tổ chức các cuộc họp công cộng để chỉ trích những lời bào chữa của các bị cáo "phản cách mạng".
Thế giới này là của các bạn, cũng như của chung chúng ta, nhưng xét cho cùng thì nó vẫn là của các bạn. Các bạn, những người trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết, đang ở độ thăng hoa của cuộc đời giống như mặt trời lúc tám hoặc chín giờ sáng. Chúng tôi hy vọng vào các bạn. Thế giới thuộc về các bạn. Tương lai Trung Quốc thuộc về các bạn.Đây là một trong nhiều trích đoạn từ cuốn Hồng bảo thư mà sau này Hồng vệ binh luôn mang theo như một sự chỉ dẫn hành động từ phía Mao Trạch Đông. Đó là kim chỉ nam cho hành động vì mục tiêu tương lai của Hồng vệ binh. Những trích dẫn trực tiếp từ lời của Mao đã dẫn đến các hành động khác của Hồng vệ binh dưới quan điểm của các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mao khác. Mặc dù Thông cáo 16 điểm và các tuyên bố khác từ các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Chủ nghĩa Mao đều ngăn cấm hình thức "bạo động vũ trang" (武斗) và ủng hộ "đấu tranh tâm lý" (文斗), nhưng những cuộc đấu tranh này thường dẫn đến việc sử dụng vũ lực. Ban đầu, những cuộc khẩu chiến giữa các nhóm hoạt động thậm chí trở thành bạo lực, nhất là khi họ bắt đầu tước vũ khí của quân đội năm 1967. Những người khởi xướng Chủ nghĩa Mao đã giới hạn hoạt động của Hồng vệ binh trong khuôn khổ hình thức "bất bạo động", nhưng đôi khi chính điều đó lại dường như khuyến khích bạo lực; và chỉ sau các vụ cướp vũ khí quân đội của Hồng vệ binh, họ mới bắt đầu đàn áp các phong trào quần chúng. Lưu Thiếu Kỳ bị đưa vào một trại tạm giam và qua đời tại đó năm 1969. Đặng Tiểu Bình cũng bị đưa đi "cải tạo" ba lần và cuối cùng phải làm việc trong một nhà máy cơ khí cho đến khi Chu Ân Lai đưa ông trở lại vài năm sau đó. Tuy nhiên, phần lớn những người bị bắt giữ không được may mắn như vậy và nhiều người trong số họ không bao giờ được quay trở lại.
Hành động của Hồng vệ binh được chủ tịch Mao Trạch Đông ca ngợi. Ngày 22 tháng 8 năm 1966, ông ban hành một thông cáo chung, trong đó quy đinh cấm mọi sự can thiệp từ phía cảnh sát vào hoạt động của Hồng vệ binh. Người nào làm trái với Thông cáo đó sẽ bị gán cho tội danh "phản cách mạng".
Ngày 5 tháng 9 năm 1966, một thông cáo khác được ban hành khuyến khích tất cả Hồng vệ binh đến Bắc Kinh trong một quãng thời gian xác định. Tất cả chi phí, bao gồm ăn ở và đi lại sẽ được chính quyền chi trả. Ngày 10 tháng 10 năm 1966, một đồng minh của Mao là Lâm Bưu đã công khai chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình là "những kẻ dẫn đường cho Chủ nghĩa Tư bản" và là "mối đe dọa" đến Chủ nghĩa Xã hội. Sau đó, Bành Đức Hoài cũng bị đưa đến Bắc Kinh và bị truy tố trước quần chúng.
1967
Ngày 3 tháng Giêng năm 1967, Lâm Bưu và Giang Thanh đã sử dụng truyền thông và cán bộ địa phương để tạo ra cái gọi là "Bão táp tháng Giêng", trong đó nhiều quan chức cấp cao Thượng Hải cũng bị chỉ trích nặng nề và bị đem ra truy tố[5]. Điều này đã mở đường cho Vương Hồng Văn nắm quyền quản lý thành phố với chức danh người đứng đầu Ủy ban Cách mạng thành phố. Do đó, chính quyền thành phố bị bãi bỏ. Ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình một lần nữa trở thành mục tiêu của sự chỉ trích, nhưng những chỉ trích khác cũng nhắm vào các việc làm sai trái của Phó thủ tướng Trần Vân. Các quan chức chính phủ hay đảng viên địa phương cũng nhân cơ hội này để cáo buộc địch thủ tội "phản cách mạng".Ngày 8 tháng Giêng, Mao đã ca ngợi những hành động này thông qua tờ báo của Đảng là tờ Nhân dân Nhật báo, khuyến khích các quan chức địa phương phê bình và tự phê bình nếu có dính líu tới hoạt động "phản cách mạng". Điều này dẫn đến các cuộc thanh trừng trên diện rộng và liên tiếp giữa các quan chức địa phương khiến cho chính quyền nhân dân ở nhiều địa phương bị tê liệt hoàn toàn. Tham gia vào các cuộc thanh trừng "phản cách mạng" này là cách duy nhất để tránh bị thanh trừng, nhưng cũng không có gì đảm bảo.
Vào tháng hai, Giang Thanh và Lâm Bưu, dưới sự ủng hộ của Mao, đã nhấn mạnh rằng "đấu tranh giai cấp" cần mở rộng sang ngành quân đội. Nhiều tướng lĩnh chủ chốt trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã tỏ thái độ lo ngại và phản đối Cách mạng văn hóa; họ gọi đó là "một sự sai lầm". Cựu Bộ trưởng Ngoại giao là Trần Nghị đã tỏ ra tức giận ngay trong cuộc họp Bộ Chính trị, và nói rằng sự chia bè kết phái sẽ hủy hoại quân đội hoàn toàn và sau đó là đến Đảng.
Các tướng lĩnh khác, bao gồm Nhiếp Vinh Trăn, Hạ Long và Từ Hướng Tiền cũng bày tỏ sự bất mãn. Họ lần lượt bị tố cáo bởi các phương tiện truyền thông quốc gia dưới sự kiểm soát của Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Cuối cùng thì tất cả bọn họ đều bị thanh trừng bởi Hồng vệ binh. Cùng lúc đó, nhiều đơn vị Hồng vệ binh lớn quay sang đối đầu với nhau do mâu thuẫn về lập trường cách mạng khiến cho tình hình thêm phức tạp và làm đất nước thêm hỗn loạn.
Do vậy, Giang Thanh đã ra thông báo dừng tất các hành động không lành mạnh bên trong lực lượng Hồng vệ binh. Ngày 6 tháng 4, Lưu Thiếu Kỳ đã bị lên án công khai và rộng rãi bởi nhóm thành viên gồm Giang Thanh, Khang Sinh, thậm chí có cả Mao. Tiếp theo đó là một kháng nghị và các cuộc tuần hành của quần chúng, đáng chú ý nhất là cuộc tuần hành ở Vũ Hán ngày 20 tháng 7. Trong nơi này, Giang Thanh đã công khai tố cáo bất kỳ "hành động phản cách mạng nào"; sau đó đích thân bà ta bay tới Vũ Hán để chỉ trích Zaidao Chen, tướng phụ trách khu vực Vũ Hán.
Ngày 22 tháng 7, Giang Thanh chỉ đạo Hồng vệ binh thay thế Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa nếu cần thiết, do đó làm cho lực lượng vũ trang hiện tại bị vô hiệu. Sau lần ca ngợi ban đầu của Giang Thanh, Hồng vệ binh bắt đầu cướp phá các doanh trại và các tòa nhà quân đội. Hành động này đã không thể bị ngăn chặn bởi các tướng lĩnh quân đội và kéo dài tới tận mùa thu năm 1968.
1968
Mùa xuân 1968, một chiến dịch lớn nổ ra nhằm mục đích đẩy mạnh tôn sùng Mao Trạch Đông lên mức ngang thần thánh. Ngày 27 tháng 7 năm 1968, sự lấn quyền quân đội của Hồng vệ binh chính thức kết thúc và chính quyền trung ương gửi các đơn vị quân đội tới để bảo vệ nhiều khu vực là mục tiêu của Hồng vệ binh. Mao ủng hộ và thúc đẩy ý tưởng cho phép quần chúng lắng nghe một trong những chỉ dẫn tối cao của mình. Một năm sau đó, các nhóm Hồng vệ binh hoàn toàn tan rã vì Mao sợ rằng sự hỗn loạn do họ gây ra có thể làm hại nền tảng căn bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bất kỳ trường hợp nào thì mục tiêu của Hồng vệ binh đã đạt được và Mao đã củng cố được quyền lực chính trị của mình.Đầu tháng 10, Mao tiến hành chiến dịch thanh trừng những quan chức không trung thành với ông ta. Họ bị đưa tới vùng nông thôn và làm việc trong các trại lao động. Cũng trong tháng này, tại Đại hội Đảng lần thứ 12-khóa 8, Lưu Thiếu Kỳ bị trục xuất vĩnh viễn ra khỏi Đảng và Lâm Bưu được đưa lên giữ chức Phó Chủ tịch Đảng và được Mao chọn làm người kế tục. Địa vị và danh tiếng của Bưu chỉ xếp sau Mao.[6]
Lâm Bưu, người được Mao chọn kế vị, trở thành nhân vật nổi bật nhất trong cuộc Đại Cách mạng văn hóa sau năm 1968. Tháng 12 năm 1971, Trung Quốc (và thế giới) bị sốc sau khi một chiếc máy bay bị rơi ở Mông Cổ và Lâm Bưu được cho là một trong những hành khách xấu số. Sự kiện này xảy ra sau một loạt những nỗ lực ám sát Mao bất thành. Từ đó đến nay, chưa thể xác minh được các sự kiện liên quan đến Lâm Bưu trong gian đoạn 1968-1971 với độ thuyết phục và chính xác được vì lý do nhạy cảm chính trị xung quanh sự kiện máy bay rơi đó.[7] Những năm tháng quyền lực của Lâm Bưu và cái chết đầy bí ẩn của ông ta là chủ đề quan tâm của nhiều sử gia khắp thế giới nhưng chưa một ai có thể đưa ra kết luận xác đáng về vấn đề đó.
Tháng 12 năm 1968, Mao triển khai Phong trào Tiến về nông thôn. Phong trào kéo dài từ cuối thập kỷ 1960 đến đầu thập kỷ 1970 đã huy động hàng trăm ngàn trí thức trẻ sống ở các thành phố đi về các vùng nông thôn để sống, lao động và học hỏi kinh nghiệm của những người công nhân và nông dân. Từ "trí thức" lúc đó được dùng với nghĩa rộng nhất là những học sinh mới tốt nghiệp trung học. Cuối những năm 1970, những "trí thức trẻ" này cuối cùng cũng được phép trở về thành phố quê nhà. Xét khía cạnh nào đó thì phong trào này là một cách thức điều chuyển các thành viên Hồng vệ binh từ thành phố về nông thôn, nơi mà họ ít có khả năng gây loạn nhất.
Hậu quả
Nhận định
Đặng Tiểu Bình đã nhận định như sau: “Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa đều do Mao” [8].Chú thích
- ^ a ă â Lịch sử Trung Quốc
- ^ Niên biểu các sự kiện lịch sử của thế kỷ 20
- ^ MacFarquhar Roderick and Schoenhals, Michael. Mao's Last Revolution. Harvard University Press, 2006. p.124
- ^ MacFarquhar, Roderick and Schoenhals, Michael. Mao's Last Revolution. Harvard University Press, 2006. p. 125
- ^ Yan, Jiaqi. Gao, Gao. [1996] (1996). Turbulent Decade: A History of the Cultural Revolution.
- ^ http://www.shulu.net/
- ^ Distorting history, lesson from the Lin's incident
- ^ Global Times ngày 25/5/2011
Đọc thêm
Tổng quan
- Michael Schoenhals, ed., China's Cultural Revolution, 1966-1969: Not a Dinner Party (Armonk, N.Y.: M.E. Sharpe, 1996. An East Gate Reader). xix, 400p. ISBN 1563247364.
- MacFarquhar, Roderick and Schoenhals, Michael. Mao's Last Revolution. Harvard University Press, 2006. ISBN 0674023323
- Morning Sun, "Bibliography," Morningsun.org Books and articles of General Readings and Selected Personal Narratives on the Cultural Revolution.
Chủ đề chuyên sâu
- Chan, Anita. 1985. Children of Mao: Personality Development and Political Activism in the Red Guard Generation. Seattle: University of Washington Press.
- Chan, Che Po. 1991. From Idealism to Pragmatism: The Change of Political Thinking among the Red Guard Generation in China. Ph.D. diss., University of California, Santa Barbara.
- Zheng Yi. Scarlet Memorial: Tales of Cannibalism in Modern China. Westview Press, 1998. ISBN 0813326168
- Yang, Guobin. 2000. China's Red Guard Generation: The Ritual Process of Identity Transformation, 1966-1999. Ph.D. diss., New York University.
- Fox Butterfield, China: Alive in the Bitter Sea, (1982, revised 2000), ISBN 0-553-34219-3, an oral history of some Chinese people's experience during the Cultural Revolution.
- Chang, Jung and Halliday, Jon. Mao: The Unknown Story. Jonathan Cape, London, 2005. ISBN 0224071262
Khác
- Simon Leys (penname of Pierre Ryckmans) Broken Images: Essays on Chinese Culture and Politics (1979). ISBN 0-8052-8069-3
- - Chinese Shadows (1978). ISBN 0-670-21918-5; ISBN 0-14-004787-5.
- - The Burning Forest: Essays on Chinese Culture and Politics (1986). ISBN 0-03-005063-4; ISBN 0-586-08630-7; ISBN 0-8050-0350-9; ISBN 0-8050-0242-1.
- - The Chairman's New Clothes: Mao and the Cultural Revolution (1977; revised 1981). ISBN 0-85031-208-6; ISBN 0-8052-8080-4; ISBN 0-312-12791-X; ISBN 0-85031-209-4; ISBN 0-85031-435-6 (revised ed.).
- Liu, Guokai. 1987. A Brief Analysis of the Cultural Revolution. edited by Anita Chan. Armonk, N.Y.: M. E. Sharpe.
- Sijie Dai, translated by Ina Rilke, Balzac and the Little Chinese Seamstress (New York: Knopf: Distributed by Random House, 2001). 197p. ISBN 2001029865
- Xingjian Gao, translated by Mabel Lee, One Man's Bible: A Novel (New York: HarperCollins, 2002). 450p.
- Hua Gu, A Small Town Called Hibiscus (Beijing, China: Chinese Literature: distributed by China Publications Centre, 1st, 1983. Panda Books). Translated by Gladys Yang. 260p. Reprinted: San Francisco: China Books.
- Hua Yu, To Live: A Novel (New York: Anchor Books, 2003). Translated by Michael Berry. 250p.
- Nien Cheng, Life and Death in Shanghai (Grove, May 1987). 547 pages ISBN 0394555481
- Jung Chang, Wild Swans: Three Daughters of China (New York: Simon & Schuster, 1991). 524 p. ISBN 91020696
- Heng Liang Judith Shapiro, Son of the Revolution (New York: Knopf : Distributed by Random House, 1983).
- Yuan Gao, with Judith Polumbaum, Born Red: A Chronicle of the Cultural Revolution (Stanford, CA: Stanford University Press, 1987).
- Jiang Yang Chu translated and annotated by Djang Chu, Six Chapters of Life in a Cadre School: Memoirs from China's Cultural Revolution [Translation of Ganxiao Liu Ji] (Boulder: Westview Press, 1986).
- Bo Ma, Blood Red Sunset: A Memoir of the Chinese Cultural Revolution (New York: Viking, 1995). Translated by Howard Goldblatt.
- Guanlong Cao, The Attic: Memoir of a Chinese Landlord's Son (Berkeley: University of California Press, 1996).
- Ji-li Jiang, Red Scarf Girl: A Memoir of the Cultural Revolution (New York: HarperCollins, 1997).
- Anchee Min, Red Azalea (New York: Pantheon Books, 1994). ISBN 1-4000-9698-7.
- Rae Yang, Spider Eaters : A Memoir (Berkeley: University of California Press, 1997).
- Weili Ye, Xiaodong Ma, Growing up in the People's Republic: Conversations between Two Daughters of China's Revolution (New York: Palgrave Macmillan, 2005).
- Lijia Zhang, "Socialism Is Great": A Worker's Memoir of the New China (New York: Atlas & Co, Distributed by Norton, 2007).
- Emily Wu, Feather in the Storm (Pantheon, 2006). ISBN 978-0-375-42428-1.
- Xinran Xue, The Good Women of China: Hidden Voices (Chatto & Windus, 2002). Translated by Esther Tyldesley. ISBN 0701173459
- Ting-Xing Ye, Leaf In A Bitter Wind (England, Bantam Books, 2000)
Video
- China Great Leap Forward Mao Zedong
- Video of Peng Dehuai, Peng Zhen, Wu Han (PRC), Zhang Wentian and others being paraded in public.
- Chinese documentary:with English subtitle《Though I am Gone 2》[liên kết hỏng]
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Cách mạng văn hóa tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Encyclopedia Britannica. The Cultural Revolution
- History of The Cultural Revolution
- Chinese propaganda posters gallery (Cultural Revolution, Mao, and others)
- Hua Guofeng's speech to the 11th Party Congress, 1977
- Morning Sun - A Film and Website about Cultural Revolution and the photographs of the subject available from the film's site.
- Memorial for Victims of the Chinese Cultural Revolution
- Exhibition causes stir with candid views of 'great' Mao The Times, July 14, 2005
- Chinese Museum Looks Back in Candor: Groundbreaking New Exhibit on Cultural Revolution Sparks Official Displeasure but Visitors' Praise from the Washington Post, June 3, 2005
- "William Hinton on the Cultural Revolution" by Dave Pugh
- "Student Attacks Against Teachers: The Revolution of 1966" by Youqin Wang
- A Tale of Red Guards and Cannibals by Nicholas D. Kristof. The New York Times, January 6, 1993.
- The new face of the cultural revolution in China, by Rainer Hurtado Navarro, November 26th., 2010.
|
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment