CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 5 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày xóa bỏ chế độ nô lệ tại Brasil (1888). Năm 923 – Tấn vương Lý Tồn Úc (hình) đăng cơ làm hoàng đế tại Ngụy châu, đặt quốc hiệu là Đại Đường, sử gọi là Hậu Đường.Năm 1779 – Hòa ước Teschen được ký kết giữa Áo và Phổ, kết thúc Chiến tranh Kế vị Bayern. Năm 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đoàn châu Phi của Đức và quân Ý tại Bắc Phi đầu hàng quân Đồng Minh. Năm 1981 – Nhân vật tôn giáo cực đoan người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Ağca ám sát bất thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở Quảng trường Thánh Phêrô. Năm 1992 – Lý Hồng Chí lần đầu tiên diễn thuyết công khai về Pháp Luân Công tại Trường Xuân, Cát Lâm, Trung Quốc.
Hậu Đường Trang Tông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hậu Đường Trang Tông | |
---|---|
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...) | |
Hoàng đế triều Hậu Đường | |
Tại vị | 13/5/ 923[1][2] - 15/5/ 926 |
Kế nhiệm | Hậu Đường Minh Tông |
Vương nước Tấn | |
Tại vị | 23/2/ 908[1][3] - 13/5/ 923 |
Tiền nhiệm | Lý Khắc Dụng |
Thông tin chung | |
Thê thiếp | Xem văn bản |
Hậu duệ | Xem văn bản |
Tên đầy đủ | Lý Tồn Úc |
Niên hiệu | Đồng Quang (同光) 13/5/ 923 - 11/6/ 926[1][4] |
Thụy hiệu | Quang Thánh Thần Mẫn Hiếu hoàng đế (光聖神閔孝皇帝) |
Miếu hiệu | Trang Tông (莊宗) |
Thân mẫu | Tào thái hậu |
Sinh | 2 tháng 12, 885[5][1] Thái Nguyên |
Mất | 15 tháng 5, 926[1][4] |
An táng | Ung lăng (雍陵) |
Lý Tồn Úc được đánh giá là một trong những lãnh đạo có tài quân sự nhất trong thời Ngũ Đại Thập Quốc. Khi ông kế vị tước Tấn vương, Tấn đang ở trong tình trạng suy yếu và không được xem như có khả năng gây ra một mối đe dọa quân sự cho kình địch của họ là triều Hậu Đường ở phía nam. Lý Tồn Úc thận trọng tái thiết nước Tấn, tiến hành nhiều cuộc chinh phục và kết minh với kết quả là đoạt được hầu hết lãnh thổ ở phía bắc Hoàng Hà, tức Hà Bắc, trước khi bắt đầu một chiến dịch trường kỳ chống lại Hậu Lương.
Lý Tồn Úc chinh phục Hậu Lương vào năm 923 và tự xưng là hoàng đế của triều Hậu Đường, tuyên bố đây là sự phục hồi triều Đường. Ông thiên đô đến đông đô trước đây của triều Đường là Lạc Dương. Tuy nhiên, giống như các triều đại khác của Ngũ Đại, Hậu Đường chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn ngủi. Bản thân Lý Tồn Úc qua đời ba năm sau khi sáng lập ra triều đại, ông bị sát hại trong cuộc nổi dậy của Quách Tòng Khiêm (郭從謙) vào năm 926. Kế vị Lý Tồn Úc là Lý Tự Nguyên, nghĩa tử của Lý Khắc Dụng.
Mục lục
Thân thế
Lý Tồn Úc sinh ngày 22 tháng 10 năm Ất Tị (2 tháng 12 năm 885), tại Tấn Dương cung (tức Thái Nguyên), trong thời gian trị vì của Đường Chiêu Tông. phụ thân ông là Hà Đông[chú 1] tiết độ sứ Lý Khắc Dụng- một quân phiệt lớn mạnh vào cuối thời Đường. Mẹ ông là Tào thị- thiếp của Lý Khắc Dụng. Ông là con trai ruột sinh sớm nhất của Lý Khắc Dụng.[5]Năm 895, khi Lý Khắc Dụng đang tiến hành một chiến dịch (cuối cùng thành công) chống lại các quân phiệt vừa tiến hành đe dọa quân sự đối với Đường Chiêu Tông là Tĩnh Nan[chú 2] tiết độ sứ Vương Hành Du, Phượng Tường[chú 3] tiết độ sứ Lý Mậu Trinh, và Trấn Quốc[chú 4] tiết độ sứ Hàn Kiến, Lý Khắc Dụng sai Lý Tồn Úc đến hành tại nhằm thể hiện sự thần phục với hoàng đế. Khi thấy Lý Tồn Úc, Đường Chiêu Tông vỗ về ông và nói: "Nhi tương lai là rường cột của đất nước, hãy tận trung hiếu với nhà ta."[6] Sau khi Lý Khắc Dụng đánh bại ba quân biệt[chú 5], Lý Tồn Úc được trao cho chức vụ danh dự 'kiểm giáo tư không', Thấp châu[chú 6] thứ sử, và sau đó lần lượt giữ chức thứ sử của Phần châu và Tấn châu[chú 7], song đều là diêu lĩnh, tức không đến địa phương nhậm chức mà chỉ là chức vụ danh dự. Ông được thuật lại là thông hiểu âm nhạc, và thường ca vũ trước mặt phụ thân. Ông học "Xuân Thu" từ năm 13 tuổi, có được sự hiểu biết sơ đẳng. Khi lớn hơn, ông trở thành người giỏi cưỡi ngựa bắn cung.[5]
Lý Tồn Úc được thuật lại là người thông minh, dũng lược ngay từ khi còn trẻ tuổi. Khoảng năm 902, trông thấy cảnh phụ thân khốn khổ do nhiều năm thua trận trước Tuyên Vũ[chú 8] tiết độ sứ Chu Toàn Trung, ông chỉ ra rằng việc phụ thân tỏ rõ vẻ đau khổ chỉ khiến cho quân dân lo lắng theo, và tốt hơn là ẩn mình và chờ thời cơ Chu Toàn Trung mắc sai lầm để tiến hành phản công, cho phép quân dân nghỉ ngơi trong một thời gian. Ông cũng nói với Lý Khắc Dụng rằng mình nhận thấy vấn đề khi các binh sĩ người Sa Đà cướp bóc của quần chúng, chỉ ra rằng nếu phụ thân không kiềm chế hành vi này thì các binh sĩ sẽ phân tán và không thể tập hợp lại.[7]
Năm 906, Chu Toàn Trung tiến hành chiến dịch chống lại một quân phiệt khác là Lô Long[chú 9] tiết độ sứ Lưu Nhân Cung, và bao vây con của Lưu Nhân Cung là Nghĩa Xương[chú 10] tiết độ sứ Lưu Thủ Văn tại thành Thương châu. Mặc dù trước đó phản lại Lý Khắc Dụng và trở thành quân phiệt độc lập, Lưu Nhân Cung quyết định cầu viện Lý Khắc Dụng. Lý Khắc Dụng ôm hận trong lòng nên từ chối cứu viện Lưu Nhân Cung, song Lý Tồn Úc nói rằng Chu Toàn Trung lúc này đã quá hùng mạnh và được các quân phiệt khác quy phục, Hà Đông và Lô Long là hai trong vài đối thủ còn lại của Chu Toàn Trung. Lý Tồn Úc chủ trương cứu viện Lưu Nhân Cung để ngăn việc Chu Toàn Trung khoách trương, người trong thiên hạ sẽ nhớ đến đức của Lý Khắc Dụng. Lý Khắc Dụng nghe theo ý của Lý Tồn Úc, đề nghị Lưu Nhân Cung phái quân đến để liên hiệp tiến công Chiêu Nghĩa[chú 11] của Hậu Lương để mở một mặt trận thứ hai, Lưu Nhân Cung chấp thuận. Sau đó, Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Đinh Hội đầu hàng Lý Khắc Dụng, Chu Toàn Trung buộc phải từ bỏ chiến dịch chống lại Lưu Nhân Cung.[8]
Năm 907, Chu Toàn Trung buộc người kế vị Đường Chiêu Tông là Đường Ai Đế phải trao lại hoàng vị cho ông ta, kết thúc triều Đường và khởi đầu triều Hậu Lương. Chu Toàn Trung tuyên bố là quân chủ của toàn bộ lãnh thổ Đường cũ, song Lý Khắc Dụng, Lý Mậu Trinh, Hoài Nam[chú 12] tiết độ sứ Dương Ác, Tây Xuyên[chú 13] tiết độ sứ Vương Kiến từ chối công nhận Chu Toàn Trung là hoàng đế, lãnh địa của họ trên trở thành các nước tương ứng là Tấn, Kỳ, Hoằng Nông và Tiền Thục. Sau đó, Chu Toàn Trung phái bộ tướng là Khang Hoài Trinh (康懷貞) đem 8 vạn quân đến đánh Lộ châu của Lý Tự Chiêu (李嗣昭)- người được Lý Khắc Dụng phong làm Chiêu Nghĩa tiết độ sứ. Khang Hoài Trinh cho xây thành đào hào quanh Lộ châu để cắt đứt liên lạc giữa bên ngoài với thành, quân cứu viện do Lý Khắc Dụng phái đến không thể giải vây cho Lộ châu. Đầu năm 908, Lý Khắc Dụng lâm bệnh nặng, và giao phó người thừa kế Lý Tồn Úc cho em là Nội ngoại Phiên Hán đô tri binh mã sứ-Chấn Vũ[chú 14] tiết độ sứ Lý Khắc Ninh, Giám quân Trường Thừa Nghiệp (張承業), Đại tướng Lý Tồn Chương (李存璋), Ngô Củng (吳珙), Chưởng thư ký Lô Chất (盧質). Lý Khắc Dụng nhiều lần nói với Lý Tồn Úc rằng cần lập tức cứu nguy Lý Tự Chiêu sau khi ông ta qua đời. Ngày Tân Mão tháng 1 năm Mậu Thìn (23 tháng 2 năm 908), Lý Khắc Dụng qua đời, Lý Tồn Úc kế nhiệm.[3]
Thời kỳ là Tấn vương
Củng cố quyền lực ban đầu
Sau khi Lý Khắc Dụng qua đời, thoạt đầu Lý Khắc Ninh duy trì kỷ luật trong quân đội, không ai dám tạo ra xáo trộn. Trong khi đó, các quan lại và tướng sĩ không kính trọng Lý Tồn Úc- khi đó mới 22 tuổi, và họ liên tục bình phẩm. Lý Tồn Úc lo sợ nên đã giao quyền chỉ huy quân đội cho Lý Khắc Ninh, song Lý Khắc Ninh từ chối, nói rằng Tồn Úc mới là người kế nhiệm hợp pháp. Theo ý của Lý Khắc Ninh và Trương Thừa Nghiệp, Lý Tồn Úc xưng thừa tập Tấn vương, Hà Đông tiết độ sứ.[3]Nhiều dưỡng tử của Lý Khắc Dụng làm quan cho Tấn, họ nhiều tuổi hơn và có tài năng quân sự hơn Lý Tồn Úc, những người này do đó cũng không tôn trọng Lý Tồn Úc, nhiều người từ chối đến yết kiến, và một số từ chối khấu đầu. Một trong số họ là Lý Tồn Hạo (李存顥) cố gắng thuyết phục Lý Khắc Ninh đoạt lấy quyền chỉ huy, song Lý Khắc Ninh từ chối lời đề nghị. Sau đó, Lý Tồn Hạo và một số dưỡng tử khác đã sai vợ của họ đến thuyết phục vợ của Lý Khắc Ninh là Mạnh phu nhân.[3] Mạnh phu nhân thuận theo và bà thúc giục Lý Khắc Ninh, khiến quyết tâm của Lý Khắc Ninh lay chuyển. Sau đó, Lý Khắc Ninh giết chết Đô ngu hậu Lý Tồn Chất (李存質), mà không được sự chấp thuận của Lý Tồn Úc, Lý khắc cũng yêu cầu được giữ chức Đại Đồng[chú 15] tiết độ sứ, Lý Tồn Úc chấp thuận.[3]
Mặc dù vậy, Lý Tồn Hạo sau đó lên kế hoạch cụ thể, được Lý Khắc Ninh chấp thuận không chính thức, theo đó sẽ bắt Lý Tồn Úc khi Tồn Úc đến phủ của Lý Khắc Ninh, rồi giải Lý Tồn Úc và Tào thái phu nhân đến chỗ hoàng đế Hậu Lương, đoạt lấy Hà Đông. Lý Khắc Ninh gặp Sử Kính Dung (史敬鎔) để thuyết phục người này tham gia vào âm mưu và giám sát Lý Tồn Úc. Sử Kính Dung giả bộ chấp thuận, song sau đó đã báo lại cho Lý Tồn Úc. Lý Tồn Úc gặp Tào thái phu nhân và Trương Thừa Nghiệp, thoạt đầu Lý Tồn Úc muốn từ nhiệm để tránh xung đột, song Trương Thừa Nghiệp thuyết phục được Lý Tồn Úc chống lại Lý Khắc Ninh. Trương Thừa Nghiệp cũng lệnh Lý Tồn Chương, Ngô Củng, Lý Tồn Kính (李存敬) và Chu Thủ Ân (朱守殷) chuẩn bị chống Lý Khắc Ninh.[3]
Vào ngày Nhâm Tuất tháng 2 năm Mậu Thìn (25 tháng 3 năm 908,[1]) Lý Tồn Úc tổ chức tiệc trong phủ của mình, tất cả quan lại cao cấp đều đến tham dự. Tuy nhiên, Lý Tồn Úc cho binh sĩ phục kích từ trước, và trong bữa tiệc, họ tiến ra bắt giữ Lý Khắc Ninh và Lý Tồn Hạo, sau đó hành quyết.[3]
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng tại Lộ châu vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, vì cho rằng Lộ châu sẽ tự sụp đổ một khi không có cứu viện sau khi Lý Khắc Dụng qua đời (đặc biệt là bởi Lý Tồn Úc lệnh cho Chu Đức Uy đem quân quay về Thái Nguyên một thời gian), Chu Toàn Trung rời đi, để các tướng lĩnh của mình ở lại tiếp tục bao vây thành. Lý Tồn Úc quyết định thân chinh nhằm giải vây cho Lộ châu. Lý Tồn Úc và Chu Đức Uy giáp công từ hai phía, quân Hậu Lương bị bất ngờ và sụp đổ, cuộc bao vây Lộ châu kết thúc.[3]
Lý Tồn Úc sau đó thực hiện các chính sách hiệu quả, giúp cho Tấn vào những năm sau đó dần hồi phục sức mạnh từng chạm đáy vào những năm cuối thời Lý Khắc Dụng. Theo như mô tả của sử gia thời Tống Tư Mã Quang trong Tư trị thông giám:[3]
Mệnh châu huyện cử hiền tài, truất quan tham tàn, khoan tô phú, an phủ người cô cùng, chấn chỉnh việc oan lạm, ngăn chặn bọn trộm cướp, trong cương giới là cảnh đại trị. Do Hà Đông đất hẹp binh thiếu, bèn huấn luyện sĩ tốt, lệnh kị binh không được cưỡi ngựa khi chưa thấy địch. Khi bố trí đã định, không được vượt quá giới hạn hay trao đổi phần việc quy định, không được chậm trễ hòng thoát nguy hiểm. Phân đạo tịnh tiến, không được sai thời gian. Kẻ phạm phải tất bị xử trảm. Cho nên có thể chiếm lấy Sơn Đông (phía đông Thái Hành Sơn) và lấy Hà Nam (phía nam Hoàng Hà) do sĩ tốt vốn đã tinh chỉnh.Lý Tồn Úc cũng bắt đầu thực hiện quyền lực hoàng đế, thừa chế phong bái nhân danh Hoàng đế Đường (mặc dù khi đó không tồn tại) — một quyền mà Đường Chiêu Tông ban cho Lý Khắc Dụng trước đó, song Lý Khắc Dụng chưa từng thực hiện. Lý Tồn Úc rất tin tưởng Trương Thừa Nghiệp, kính trọng xem Trương Thừa Nghiệp là 'anh'.[3]
Trong một thời gian sau đó, Lý Tồn Úc không tiến hành các chiến dịch lớn, song sau khi Lưu Thủ Quang lật đổ phụ thân là Lưu Nhân Cung và đoạt lấy Lô Long.[3] Lý Tồn Úc giúp đỡ Lưu Thủ Quang trong cuộc chiến giữa hai huynh đệ Lưu Thủ Văn và Lưu Thủ Quang,[9] (Lưu Thủ Quang cuối cùng bắt được Lưu Thủ Văn, kiểm soát Lô Long và Nghĩa Xương.) Lý Tồn Úc cũng tham gia tiến công Hậu Lương cùng với nước Kỳ của Lý Mậu Trinh sau khi tướng Lưu Tri Tuấn (劉知俊) của Hậu Lương quay sang quy phục Kỳ.[9]
Cuối năm 910, Hậu Lương Thái Tổ Chu Toàn Trung sinh nghi ngờ các chư hầu là Triệu vương Vương Dung- người kiểm soát Vũ Thuận [chú 16], và Nghĩa Vũ[chú 17] tiết độ sứ Vương Xử Trực, quyết định đoạt lấy lãnh địa của họ. Chu Toàn Trung hành quân lên phía bắc, giả bộ là nhằm giúp Nghĩa Vũ và Vũ Thuận phòng thủ trước khả năng bị Lưu Thủ Quang tiến công, song sau đó chiếm hai châu của Vũ Thuận và đồ sát binh sĩ đồn trú của Vũ Thuận tại địa phương. Trước các sự việc này, Vương Dung bị bất ngờ và quyết định cầu viện cả Lý Tồn Úc và Lưu Thủ Quang. Lưu Thủ Quang từ chối, song Lý Tồn Úc trước tiên sai Chu Đức Uy đi cứu viện, và sau đó đích thân dẫn quân. Tháng 1 ÂL 911, liên quân Tấn/Triệu/Nghĩa Vũ tiêu diệt quân Hậu Lương dưới quyền tướng Vương Cảnh Nhân tại Bá Hương (柏鄉, nay thuộc Hình Đài, Hà Bắc). Sau chiến thắng, Lý Tồn Úc quyết định tiến xa hơn, ông từng bao vây Ngụy châu (魏州, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc), trị sở của Thiên Hùng (天雄)- một đạo quan trọng của Hậu Lương. Tuy nhiên, do lo sợ trước một đạo quân lớn dưới quyền tướng Hậu Lương Dương Sư Hậu (楊師厚) đang tiến đến, và càng lo ngại rằng Lưu Thủ Quang có thể sinh sự với mình, Lý Tồn Úc quyết định sớm từ bỏ bao vây Ngụy châu, kết thúc cuộc đối đầu lần này với Hậu Lương. Từ đó trở đi, Triệu và Nghĩa Vũ trở thành các thực thể độc lập trên thực tế, song liên minh khăng khít với Tấn, cả ba đều vẫn sử dụng niên hiệu Thiên Hựu (天佑) của triều Đường nhằm biểu thị sự chống đối với Hậu Lương.[9]
Chinh phục Yên
Lưu Thủ Quang cho rằng bản thân nay đủ mạnh để xưng đế, do vậy thuyết phục Vương Dung và Vương Xử Trực ủng hộ để mình trở thành Thượng phụ. Lý Tồn Úc muốn khiến cho Lưu Nhân Cung thêm tự đại để sau này có thể dễ dàng đánh bại, do đó ông cùng với Vương Dung, Vương Xử Trực, và ba tiết độ sứ khác dưới quyền của mình là Lý Tự Chiêu, Chu Đức Uy, Tống Dao (宋瑤) kiến nghị trao cho Lưu Nhân Cung chức Thượng phụ. Lưu Nhân Cung gửi kiến nghị này cho Chu Toàn Trung.[10]Ngày Giáp Tý tháng 8 năm Tân Mùi (8 tháng 9 năm 911), Lưu Thủ Quang lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Yên. Lưu Thủ Quang phát động tiến công Nghĩa Vũ, Vương Xử Trực cầu viện Lý Tồn Úc và ông cử Chu Đức Uy đem quân đến điểm tập kết với Triệu và Nghĩa Vũ để cùng tiến công Yên. Chu Đức Uy tiến sâu vào lãnh thổ Yên, Lý Tồn Úc sau đó cũng tiến đến mặt trận. Trong lúc Lý Tồn Úc vắng mặt, Chu Toàn Trung tiến công Tấn và Triệu để phục thù, song bị các tướng Tấn là Lý Tồn Thẩm (李存審), Sử Kiến Đường (史建瑭) và Lý Tự Quăng (李嗣肱) đánh bại, và phải từ bỏ ý định cứu viện Lưu Thủ Quang.[10]
Khi chiến dịch đánh Yên đang diễn ra, Chu Toàn Trung bị con là Dĩnh vương Chu Hữu Khuê ám sát, Chu Hữu Khuê trở thành hoàng đế của Hậu Lương. Tướng Hậu Lương là Hộ Quốc[chú 18] tiết độ sứ Chu Hữu Khiêm (朱友謙) từ chối quy phục Chu Hữu Khuê, và quay sang quy phục Tấn, cầu viện Lý Tồn Úc. Đến tháng 9 ÂL, Chu Hữu Khuê sai tướng Khang Hoài Trinh (康懷貞) tiến đánh Chu Hữu Khiêm, Lý Tồn Úc đến cứu viện Chu Hữu Khiêm và đẩy lui cuộc tiến công của Khang Hoài Trinh, buộc Khang Hoài Trinh phải triệt thoái. Chu Hữu Khiêm đến năm 913 lại quay sang quy phục Hậu Lương khi Chu Hữu Trinh lật đổ Chu Hữu Khuê,[10] song sau đó lại quy phục Tấn.)[11]
Tháng 4 ÂL năm 913, Chu Đức Uy bao vây kinh thành U châu (幽州) của Yên. Đến tháng 10 ÂL, Lưu Thủ Quang tuyệt vọng và tuyên bố rằng nếu Lý Tồn Úc đích thân đến U châu thì sẽ đầu hàng. Ngày Giáp Thìn tháng 11 (6 tháng 12), Lý Tồn Úc cho Giám quân Trương Thừa Nghiệp quyền làm chủ quân phủ sự, tự mình đến U châu, ngày Tân Dậu cùng tháng (23 tháng 12 thì một mình cưỡi ngựa đến dưới thành U châu, song Lưu Thủ Quang lại không giữ lời mặc dù Lý Tồn Úc đảm bảo sẽ tha mạng nếu ông ta chịu đầu hàng. Ngày hôm sau, Lý Tồn Úc đốc chư quân 4 mặt đánh thành, U châu thất thủ.[10] Lưu Thủ Quang cùng vợ con chạy trốn, song sau đó bị bắt giữ.[10][12] Lý Tồn Úc đưa Lưu Thủ Quang cùng gia đình, bao gồm cả Lưu Nhân Cung đến Thái Nguyên, và sau đó hành quyết. Lý Tồn Úc bổ nhiệm Chu Đức Uy là Lô Long tiết độ sứ và trao lãnh thổ cũ của Yên cho người này quản lý. Sau chiến thắng, Vương Dung và Vương Xử Trực sai sứ đến suy tôn Lý Tồn Úc tước Thượng thư lệnh (尚書令) — một tước hiệu mà không có thần dân Đường nào dám nhận vì Đường Thái Tông từng mang tước này. Lý Tồn Úc thoạt đầu từ chối, song sau đó chấp thuận tước hiệu, và cũng bắt đầu khai phủ lập hành đài giống như Đường Thái Tông khi còn là Tấn vương.[12]
Chiến dịch ban đầu chống Hậu Lương
Không còn lo sợ cảnh bị Yên tiến công, Lý Tồn Úc quyết định mở đầu chiến dịch chống kình địch Hậu Lương, liên kết với Triệu và Nghĩa Vũ. Tháng 7 ÂL năm 914, Lý Tồn Úc tiến công vào đạo Thiên Hùng của Hậu Lương, song bị Thiên Hùng tiết độ sứ Dương Sư Hậu đẩy lui, đến tháng 8 ÂL thì Lý Tồn Úc trở về Tấn Dương.[12]Tuy nhiên, việc Dương Sư Hậu qua đời năm 915 đem lại cho Tấn một cơ hội lớn. Chu Hữu Trinh (lúc này cải danh thành Chu Trấn) e ngại trước sức mạnh của quân đội Thiên Hùng, vì thế quyết định chia Thiên Hùng thành hai đạo là Thiên Hùng mới với thủ phủ là Ngụy châu, Hạ Đức Luân (賀德倫) là tiết độ sứ, và Chiêu Đức (昭德) với trị sở tại Tương châu[chú 19] và tiết độ sứ là Trương Quân (張筠). Binh lính Thiên Hùng lo ngại và tức giận về việc chia tách, do vậy họ tiến hành binh biến dưới quyền lãnh đạo của Trương Ngạn (張彥), bắt Hạ Đức Luân làm con tin. Khi Chu Trấn từ chối đáp ứng yêu cầu bãi bỏ việc chia tách của Trương Ngạn, Trương Ngạn buộc Hạ Đức Luân phải viết thư cho Lý Tồn Úc, đề nghị dâng Thiên Hùng đầu hàng Tấn. Lý Tồn Úc đến Thiên Hùng vào tháng 5 ÂL, giết Trương Ngạn hung bạo giảo trá, tự phong là Thiên Hùng tiết độ sứ và sáp nhập đạo này vào Tấn. Các cuộc tiến công của Hậu Lương dưới quyền chỉ huy của tướng Lưu Tầm (劉鄩) và Vương Đàn (王檀) thất bại dưới tay Lý Tồn Úc và các bộ tướng của ông. (Thiên Hùng sau đó trở thành một nguồn cung cấp lớn về nhân lực và vật lực cho các chiến dịch của Lý Tồn Úc.) Việc Thiên Hùng rơi vào tay Tấn khiến cho các đạo của Hậu Lương ở bờ bắc Hoàng Hà là Bảo Nghĩa[chú 20], và Thuận Hóa[chú 21] bị cô lập, và đến 916, chúng cũng rơi vào tay Tấn, Hậu Lương chỉ còn lại thành Lê Dương[chú 22] ở bờ bắc Hoàng Hà.[12]
Tuy nhiên, Tấn sớm gặp phải thách thức từ Khiết Đan ở phía bắc, Hoàng đế Da Luật A Bảo Cơ của Khiết Đan tiến hành một cuộc tiến công lớn vào Lô Long trong năm 917, bao vây U châu. Mặc dù Lý Tồn Úc cùng các bộ tướng (Lý Tự Nguyên, Lý Tồn Thẩm, Diêm Bảo (閻寶)) sau đó đẩy lui được người Khiết Đan, song người Khiết Đan sau đó định kỳ xâm nhập Lô Long.[13]
Đến đông năm 917, Lý Tồn Úc cho rằng có triển vọng trong việc tiêu diệt Hậu Lương, do vậy ông tập hợp toàn bộ các tướng lĩnh chủ chốt, chuẩn bị vượt Hoàng Hà đang đóng bằng và tiến công kinh thành Đại Lương của Hậu Lương. Tuy nhiên, sau đó có vẻ như ông lại đổi ý, muốn trước tiên tiêu diệt đội quân chủ đạo của Hậu Lương đang nằm dưới quyền quản lý của Hạ Côi (賀瓌) và giành vài tháng để cướp phá lãnh thổ nằm ven Hoàng Hà của Hậu Lương. Ngày Nhâm Tuất (23) tháng 12 năm Mậu Dần (27 tháng 1 năm 919), hai cánh quân tập hợp tại Hồ Liễu Pha[chú 23], ngay phía nam của Hoàng Hà. Sang ngày hôm sau, tức ngày Quý Hợi (28 tháng 1 năm 919), mặc dù Chu Đức Uy đề nghị rằng nên khiến cho quân Hậu Lương hao mòn rồi mới giao chiến, tuy nhiên Lý Tồn Úc không nghe theo và hạ lệnh tiến hành một cuộc tiến công trực tiếp, quân Tấn thảm bại, phụ tử Chu Đức Uy đều tử chiến. Trải qua thất bại thảm hại ban đầu, Lý Tồn Úc đóng quân trên một ngọn đồi và dùng nó để phản công, giáng cho quân Hậu Lương tổn thất nặng nề, trận chiến kết thúc với kết quả thực chất là hòa. Theo mô tả, cả Tấn và Lương đều mất hai phần ba số binh sĩ vào ngày này, và đều bị suy yếu trong một thời gian.[13]
Hợp nhất Triệu và Nghĩa Vũ vào Tấn
Cuối năm 920, khi Triệu vương Vương Dung dành nhiều tháng ở vùng Tây Sơn nghỉ ngơi và từ chối quay lại thủ đô Trấn châu (鎮州) của Triệu, Hành quân tư mã Lý Ái (李藹) và hoạn giả Lý Hoằng Quy (李弘規) huy động binh sĩ để buộc Vương Dung phải trở về, các binh sĩ sát hại hoạn giả Thạch Hi Mông (石希蒙) được Vương Dung rất tin tưởng. Sau đó, Vương Dung sát hại Lý Ái và Lý Hoằng Quy, giảo phó quyền lực quốc gia cho nhi tử là Vương Chiêu Tộ và nghĩa tử Vương Đức Minh. Các binh sĩ còn lại sợ rằng họ cũng sẽ bị trừng phạt, do vậy vào tháng 2 ÂL năm 921, họ tiến hành binh biến và đồ sát Vương Dung cùng gia đình, ủng hộ Vương Đức Minh (sau đó cải về nguyên danh Trương Văn Lễ) làm lãnh đạo.[11]Trương Văn Lễ đề nghị quy phục làm chư hầu của Lý Tồn Úc, Lý Tồn Úc mặc dù rất buồn trước sự việc Vương Dung bị sát hại, song đến tháng 4 ÂL vẫn thừa chế bổ nhiệm Trương Văn Lễ là Thành Đức (成德, tức là Triệu) lưu hậu. Tuy nhiên, Trương Văn Lễ vẫn e dè trước Lý Tồn Úc, do đó người này tiến hành thương lượng với cả Hoàng đế Chu Trấn của Hậu Lương và Hoàng đế Da Luật A Bảo Cơ của Khiết Đan, tuy nhiên các phụ tá của Chu Trấn can gián việc ủng hộ Trương Văn Lễ. Phù Tập (符習) là người chỉ huy phân đội quân Triệu trong đội quân của Lý Tồn Úc, người này muốn báo thù cho gia tộc họ Vương nên cầu xin Lý Tồn Úc chống Trương Văn Lễ. Ngày Canh Thân tháng 8 (11 tháng 9) Lý Tồn Úc phong Phù Tập làm Thành Đức lưu hậu, hành quân về phía bắc. Ngày Giáp Tý (15 tháng 9), lính Tấn đánh chiếm Triệu châu, Trương Văn Lễ hay tin thì kinh sợ mà chết. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của con Trương Văn Lễ là Trương Xử Cẩn (張處瑾), loạn binh Thành Đức vẫn kháng cự.[11]
Một đồng minh khác của Tấn là Nghĩa Vũ cũng xảy ra khủng hoảng, Vương Xử Trực lo ngại rằng một khi Tấn chinh phục được đất Triệu thì Nghĩa Vũ chắc chắn sẽ bị sáp nhập vào lãnh thổ Tấn, và do đó tán thành việc tha thứ cho Trương Văn Lễ. Khi bị Lý Tồn Úc khước từ đề nghị, Vương Xử Trực quyết định bí mật đàm phán với Hoàng đế Da Luật A Bảo Cơ của Khiết Đan để mởì Da Luật A Bảo Cơ xâm nhập Tấn, liên lạc thông qua con là Vương Úc (王郁)- đang là một sĩ quan Tấn ở biên giới với Khiết Đan. Vương Úc chấp thuận khi Vương Xử Trực hứa rằng sẽ cho người này thừa kế thay vì nghĩa tử Vương Đô. Tuy nhiên, quan lại Nghĩa Vũ không muốn thấy Khiết Đan xâm nhập, Vương Đô tận dụng điều này để tiến hành binh biến chống Vương Xử Trực. Vương Đô cho quản thúc Vương Xử Trực, đồ sát các hậu duệ của Vương Xử Trực tại thủ phủ Định châu (定州) của Nghĩa Vũ. Vương Đô sau đó thông báo dự việc cho Lý Tồn Úc, Lý Tồn Úc bổ nhiệm Vương Đô là Nghĩa Vũ lưu hậu, trên thực tế biến Nghĩa Vũ thành chư hầu.[11]
Đến tháng 11 ÂL, Hoàng đế Khiết Đan đem quân xâm nhập do bị Vương Úc thuyết phục rằng Thành Đức và Nghĩa Vũ là những vùng đất giàu có. Đến tháng 12 ÂL năm Tân Tị, Lý Tồn Úc để các tướng lĩnh của mình bao vây Trấn châu, đích thân đem quân đi giáp chiến với quân Khiết Đan. Ông đánh bại quân Khiết Đan, buộc Hoàng đế Khiết Đan phải rút lui vào tháng 1 ÂL năm Nhâm Ngọ, quân Thành Đức mất đi đồng minh.[11]
Quân Tấn phái chịu một số tổn thất nghiêm trọng khi chống lại loạn binh Thành Đức:
- Sử Kiến Đường bị sát hại trên chiến trường.
- Diêm Bảo bị đánh bại và buộc phải triệt thoái, Diêm Bảo sau đó qua đời trong hổ thẹn.
- Lý Tự Chiêu bị thương trí mạng rồi qua đời.
- Lý Tồn Tiến (李存進) cũng bị sát hại trên chiến trường.
Tuy nhiên, việc Lý Tự Chiêu qua đời vào tháng 4 ÂL Năm 922 gây ra một cơn khủng hoảng khác cho Lý Tồn Úc lúc ông đang chuẩn bị xưng đế. Sau khi Lý Tự Chiêu qua đời, các con của người này không thụ mệnh của Lý Tồn Úc là quy táng Lý Tự Chiêu tại Tấn Dương, mà lại đưa di hài về Lộ châu. Sau đó, con của Lý Tự Chiêu là Lý Kế Thao (李繼韜) đoạt lấy quyền lực tại Chiêu Nghĩa, Lý Tồn Úc không muốn tạo thêm nhiều loạn nên quyết định đổi Chiêu Nghĩa quân thành An Nghĩa (安義) (để húy kỵ Lý Tự Chiêu) và phong Lý Kế Thao làm lưu hậu.[11] Tuy nhiên, sau đó do e sợ rằng Lý Tồn Úc sẽ có hành động chống lại mình, đặc biệt là khi Lý Tồn Úc triệu Giám quân Trương Cư Hàn (張居翰) và Tiết độ phán quan Nhâm Hoàn (任圜) đến Ngụy châu- nơi đang đặt chính phủ lâm thời, Lý Kế Thao quyết định dâng An Nghĩa cho Hậu Lương. Chu Trấn hết sức hài lòng, đổi tên An Nghĩa quân thành Khuông Nghĩa (匡義), cho Lý Kế Thao làm tiết độ sứ.[2]
Làm hoàng đế Hậu Dường
Chinh phục Hậu Lương
Lý Tồn Úc cho xây đàn ở phía nam nha thành Ngụy châu, ngày Kỷ Tị (25) tháng 4 năm Quý Mùi, tức 13 tháng 5 năm 923, Lý Tồn Úc thăng đàn, tế cáo Thượng đế, tức hoàng đế vị, quốc hiệu là Đại Đường, cải niên hiệu. Ông đổi Ngụy châu thành Hưng Đường phủ, đặt Đông Kinh. Đồng thời đặt Tây Kinh tại Thái Nguyên phủ, đổi Trấn châu thành Chân Định phủ và đặt Bắc Đô.[2]Tuy nhiên, khi đó viễn cảnh của Hậu Đường là không tích cực, phải đối mặt với các cuộc xâm nhập đều đặn của Khiết Đan vào Lô Long, cùng việc An Nghĩa làm phản mới diễn ra. Tuy nhiên, lúc này tướng Hậu Lương là Lô Thuận Mật (盧順密) đào thoát sang phía Hậu Đường, tiết lộ rằng đạo Thiên Bình[chú 24] nằm sâu trong lãnh thổ Hậu Lương không được phòng thủ tốt và có thể đoạt được. Lý Tồn Úc tin rằng đây là cơ hội để thay đổi cục diện chiến tranh, và vào ngày Nhâm Dần (28) tháng 4 nhuận (15 tháng 6) sai tướng Lý Tự Nguyên đem 5000 tinh binh tập kích thủ phủ Vận châu (鄆州) của Thiên Bình. Lý Tự Nguyên một thời gian ngắn sau đã chiếm được Vận châu.[2]
Kinh sợ trước việc Vận châu thất thủ, Hoàng đế Chu Trấn truất quyền chỉ huy đại quân Hậu Lương của Đái Tư Viễn, cho Vương Ngạn Chương thay thế. Vương Ngạn Chương nhanh chóng tiến công và chiếm được tòa thành Đức Thắng[chú 25] ở biên giới, nhằm cắt đường tiếp tế từ lãnh thổ Hậu Lương cho Vận châu. Tuy nhiên, do Vương Ngạn Chương không quyết đoán trong các trận chiến với Lý Tồn Úc và bị ngoại thích gièm pha, Chu Trấn lại cho Đoàn Ngưng thay thế. Trong khi đó, Chu Trấn cũng cho phá đê Hoàng Hà tại Hoạt châu[chú 26], khiến khu vực bị ngập lụt, mục đích là để cản trở quân Hậu Đường tiến sâu hơn nữa.[2]
Sau đó, Hữu tiên phong chỉ huy sứ Khang Diên Hiếu (康延孝) của Hậu Lương sau đó đào ngũ sang Hậu Đường, tiết lộ kế hoạch tác chiến của Đoàn Ngưng cho Lý Tồn Úc, mà theo đó thì kinh thành Đại Lương chỉ được phòng thủ yếu kém. Lý Tồn Úc quyết định tiến về Vân châu hợp binh với Lý Tự Nguyên và sau đó giao chiến với Vương Ngạn Chương và Trương Hán Kiệt (張漢傑). Lý Tồn Úc đánh bại và bắt được cả Vương Ngạn Chương và Trương Hán Kiệt tại Trung Đô [chú 27], rồi tiến thẳng về Đại Lương đang không được phòng bị. Do quân của Đoàn Ngưng bị chặn lại ở bờ bắc Hoàng Hà và không thể về ứng cứu, Chu Hữu Trinh nhận thấy tình thế vô vọng nên lệnh cho đô tướng Hoàng Phủ Lân (皇甫麟) giết mình vào ngày Mậu Dần tháng 10 (18 tháng 11), triều Hậu Lương đến đây diệt vong. Ngày Kỷ Mão (19 tháng 11), quân Lý Tự Nguyên đến Đại Lương, đánh Phong Khâu môn, Vương Toản mở cổng thành đầu hàng, Lý Tự Nguyên tiến vào thành. Lý Tồn Úc cũng vào thành Đại Lương trong ngày, bá quan nghênh yết và bái phục thỉnh tội, Lý Tồn Úc úy lạo và phục vị cho họ.[2]
Cai quản Lạc Dương
Lý Tồn Úc định đô tại Lạc Dương, cử sứ đi thông báo về chiến thắng cho các nước Ngô và Tiền Thục, khiến cả hai nước này rất lo sợ.[2] Kỳ vương Lý Mậu Trinh cũng lo sợ trước sự việc này, cho rằng bản thân sẽ là mục tiêu kế tiếp, do vậy chịu quy phục làm chư hầu của Hậu Đường. Lý Tồn Úc chấp thuận để Lý Mậu Trinh quy phục và phong làm Tần vương. Sau khi Lý Mậu Trinh qua đời vào năm 924, Lý Tồn Úc cho phép Lý Kế Nghiễm kế tập chức Phượng Tường tiết độ sứ,[14] song không ban tước vương cho Lý Kế Nghiễm, do vậy nước Kỳ được xem là kết thúc.[15] Tất cả các tiết độ sứ của Hậu Lương đều quy phục Lý Tồn Úc, và thực tế là ông đã hợp nhất hai nước. (Sau khi phát hiệu Lý Kế Thao vẫn lên kế hoạch để cai trị lãnh địa của mình một cách độc lập, Lý Tồn Úc quyết định hành quyết Lý Kế Thao).[2]Mặc dù là một tướng tài, song Lý Tồn Úc không có tài trị quốc. Ông cùng với Lưu hoàng hậu tích trữ của cải, tạo gánh nặng cho nhân dân. Ông cũng xa lánh quân đội của mình trong khi lại tin tưởng bọn linh hoạn, tức các con hát và thái giám, như cho ba con hát làm thứ sử, trong khi những người theo ông chiến đấu hàng trăm trận đánh thì không được thưởng công như vậy.[16][14] Năm bắt được tình hình còn có sứ giả Ngô cử sang Hậu Đường là Lô Bình (盧蘋), một quân phiệt cũ của Hậu Lương là Kinh Nam[chú 28] tiết độ sứ Cao Quý Hưng và người này trở nên độc lập với Hậu Đường sau khi Lý Tồn Úc qua đời,[2] cũng như sứ giả của Nam Hán là Hà Từ (何詞).[14]
Trong khi đó, Lý Tồn Úc lên kế hoạch tiến công Tiền Thục, và đến cuối năm 925, ông biến các kế hoạch thành hành động. Ngày Canh Tý tháng 9 năm Ất Dậu (10 tháng 9 năm 925), ông ủy nhiệm người con trai đầu với Lưu hoàng hậu là Lý Kế Ngập làm Tây Xuyên tứ diện hành doanh đô thống, còn Quách Sùng Thao (郭崇韜) là 'Đông bắc diện hành doanh đô chiêu thảo chế trí đẳng sứ và là người chỉ huy chiến dịch trên thực tế. Hoàng đế Vương Diễn của Tiền Thục bất ngờ trước tình hình vì cho rằng hai nước đang cùng tồn tại hòa bình. Quân Hậu Đường liên tục đánh bại các đội quân mà Tiền Thục cử đi kháng cự,[14] và đến cuối năm 925, đại tướng Tiền Thục là Vương Tông Bật (王宗弼) bắt giữ Vương Diễn cùng gia tộc và buộc Vương Diễn phải đầu hàng Hậu Đường, Vương Diễn chính thức đầu hàng Hậu Đường vào ngày Bính Thìn tháng 11 (15 tháng 12), lãnh thổ Tiền Thục rơi vào tay Hậu Đường.[17]
Suy sụp
Tuy nhiên sau khi chinh phục được Tiền Thục, cả Lý Tồn Úc và Lưu hoàng hậu đều nghi ngờ Quách Sùng Thao là muốn chiếm đất Thục để làm phản. Lý Tồn Úc không sẵn sàng hành động vì không đủ chứng cớ, song Lưu hoàng hậu lại truyền lệnh cho Lý Kế Ngập sát hại Quách Sùng Thao, Lý Kế Ngập thực hiện theo. Khi biết tin, Lý Tồn Úc ra chiếu chỉ kết tội Quách Sùng Thao và lệnh sát hại các con trai của Quách Sùng Thao. Sau đó, do các thái giám và con hát cáo buộc đại tướng Lý Kế Lân (李繼麟) cùng đồng mưu làm phản với Quách Sùng Thao, Lý Tồn Úc quyết định sát hại Lý Kế Lân và gia tộc.[17]Việc Quách Sùng Thao và Lý Kế Lân bị sát hại khiến quân đội Hậu Đường trên dưới đều lo sợ và tức giận. Tình hình còn trở nên tệ hơn khi khu vực trung tâm của lãnh thổ Hậu Đường khi đó phải trải qua nạn đói nghiêm trọng, còn Lưu hoàng hậu thì không muốn cứu tế. Trong số gia đình bị đói có người thân của các binh sĩ, do vậy càng khiến cho họ tức giận hoàng đế và hoàng hậu. Những phẫn uất này bùng phát thành một số cuộc nổi dậy, nghiêm trọng nhất trong đó là của Khang Diên Hiếu ở đất Thục, và của các binh sĩ ở Nghiệp Đô (鄴都, tức Hưng Đường). Cuộc nổi dậy của Khang Diên Hiếu nhanh chóng bị Nhâm Hoàn dập tắt, song quân triều đình dưới quyền Lý Thiệu Vinh (李紹榮) gặp khó khăn trong việc dập tắt cuộc nổi dậy Nghiệp Đô. Lý Tồn Úc cử Lý Tự Nguyên kế tục chỉ huy các chiến dịch, song đến đêm ngày Giáp Tý tháng 3 (22 tháng 4 năm 926), các binh sĩ của Lý Tự Nguyên tiến hành binh biến và buộc chủ tướng phải hợp quân với binh sĩ nổi dậy Nghiệp Đô. Lý Tự Nguyên cố cử người đễn chỗ Lý Tồn Úc để giải thích rằng ông không có ý muốn nổi loạn, song người đưa tin bị Lý Thiệu Vinh chặn lại. Lý Tự Nguyên quyết định tiến công về phía nam và chiếm Biện châu (汴州, tức Đại Lương cũ), Lý Tồn Úc huy động một đội quân đến để ngăn chặn. Tri châu của Biện châu là Khổng Tuần (孔循) sai sứ đến cả chỗ Lý Tồn Úc và Lý Tự Nguyên, chào đón họ. Ngày Nhâm Ngọ (10 tháng 5), Lý Tự Nguyên đến Biện châu trước, tiến vào thành. Ngày hôm đó, Lý Tồn Úc đến phía đông Huỳnh Trạch, mệnh Diêu Ngạn Ôn (姚彥溫) đem 3.000 binh tiến trước, song Diêu Ngạn Ôn sau đó lại về phe Lý Tự Nguyên. Lý Tồn Úc đến Vạn Thắng trấn, hay tin Lý Tự Nguyên đã chiếm Đại Lương, còn quân lính thì làm phản, chán nản trở về Lạc Dương.[17]
Sau khi Lý Tồn Úc trở về Lạc Dương, vào ngày Đinh Hợi tháng 4 (15 tháng 5), Tòng mã trực chỉ huy sứ Quách Tòng Khiêm tiến hành một cuộc binh biến. Lý Tồn Úc biết tin thì thống lĩnh chư vương và cận vệ kị binh chống lại loạn binh, tuy nhiên ông trúng tên trong lúc giao chiến và qua đời. Lý Tự Nguyên đến Lạc Dương vào ngày Ất Sửu (12 tháng 6), rồi lên ngôi hoàng đế. Lưu hoàng hậu bị bắt và buộc phải tự sát. Lý Kế Ngập cố tiến về Lạc Dương để tranh đoạt quyền kế vị với Lý Tự Nguyên, song bị binh sĩ bỏ rơi nên quyết định tự sát. Ngày Bính Tý tháng 7 (1 tháng 9), táng Lý Tồn Úc ở Ung lăng, miếu hiệu Trang Tông.[4]
Gia đình
Vợ
huynh đệ
- Vĩnh vương Lý Tồn Bá
- Ung vương Lý Tồn Mỹ
- Tiết vương Lý Tồn Lễ
- Thân vương Lý Tồn Ác
- Mục vương Lý Tồn Nghệ
- Thông vương Lý Tồn Xác
- Nhã vương Lý Tồn Kỷ
- Lý Tồn Củ
Con cái
Trai
- (không rõ tên)
- (không rõ tên)
- Ngụy vương Lý Kế Ngập
- Thủ vương Lý Kế Đồng
- Quang vương Lý Kế Tung
- Chân vương Lý Kế Thiềm
- Xuyên vương Lý Kế Nghiêu
dưỡng tử
- Quy Đức tiết độ sứ Lý Thiệu Vinh (nguyên tên là Nguyên Hành Khâm)
- Tuyên Vũ tiết độ sứ Lý Thiệu An (nguyên tên là Viên Tượng Tiến)
- Xu mật sử Lý Thiệu Hoành (nguyên họ Mã)
- Trịnh Châu phòng ngự sử Lý Thiệu Sâm (nguyên tên là Khang Duyên Hiếu)
- Bình vương Lý Thiệu Sùng
- Lô Long tiết độ sứ Lý Thiệu Bân (nguyên tên là Triệu Hành Thực, sau đổi thành Triệu Đức Quân)
- Thái Ninh tiết độ sứ Lý Thiệu Khâm (nguyên tên là Đoàn Ngưng)
- Bảo nghĩa lưu hậu Lý Thiệu Chân (nguyên tên là Hoắc Ngạn Uy)
- Minh Châu thứ sử Lý Thiệu Năng (nguyên tên là Mễ Quân Lập)
- Tề Châu phòng ngự sứ Lý Thiệu Kiền (nguyên tên là Vương Yến Cầu)
- Hà Dương tiết độ sứ Lý Thiệu Kỳ (nguyên tên là Hạ Lỗ Kỳ)
- Nam Đông đạo tiết độ sứ Lý Thiệu Cộng (nguyên tên là Lưu Huấn Sơn)
- Bối Châu thứ sử Lý Thiệu Anh (nguyên tên là Phòng Tri Ôn)
- Hộ quốc tiết độ sứ Lý Kế Thiên (nguyên tên là Chu Hữu Khiêm)
- Trung Vũ tiết độ sứ Lý Thiệu Quỳnh (nguyên danh Trường Tùng Giản)
- Kim thương chỉ huy sứ Lý Kế Cảnh (nguyên tên là Lý Tùng Thẩm, là con trưởng của Minh tông Lý Tự Nguyên)
- Khuông quốc tiết độ sứ Lý Thiệu Xung (nguyên danh Ôn Thao)
Chú thích
- ^ 河東, trị sở nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây
- ^ 靜難, trị sở nay thuộc Hàm Dương, Thiểm Tây
- ^ 鳳翔, trị sở nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây
- ^ 鎮國, trị sở nay thuộc Vị Nam, Thiểm Tây
- ^ giết Vương Hành Du và buộc Lý Mậu Trinh cùng Hàn Kiến phải tái quy phục hoàng đế trên danh nghĩa
- ^ 隰州, nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây
- ^ 汾州 và 晉州, đều nằm tại Lâm Phần ngày nay
- ^ 宣武, trị sở nay thuộc Khai Phong, Hà Nam
- ^ 盧龍, trị sở nay thuộc Bắc Kinh
- ^ 義昌, trị sở nay thuộc Thương Châu, Hà Bắc
- ^ 昭義, trị sở nay thuộc Trường Trị, Sơn Tây
- ^ 淮南, trị sở nay thuộc Dương Châu, Giang Tô
- ^ 西川, trị sở nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên
- ^ 振武, trị sở nay thuộc Sóc Châu, Sơn Tây
- ^ 大同, trị sở nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây
- ^ 武順, trị sở nay thuộc Thạch Gia Trang, Hà Bắc
- ^ 義武, trị sở nay thuộc Bảo Định, Hà Bắc
- ^ 護國, trị sở nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây
- ^ 相州, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc
- ^ 保義, trị sở nay thuộc Hình Đài, Hà Bắc, sau Tấn đổi thành An Quốc (安國)
- ^ 順 化, tức Nghĩa Xương, Hậu Lương chiếm trong khi Tấn tiến hành chiến dịch đánh Yên và đổi tên, về sau Tấn đổi tên thành Hoành Hải (橫海)
- ^ 黎陽, nay thuộc Hạc Bích, Hà Nam
- ^ 胡柳陂, nay thuộc Hà Trạch, Sơn Đông
- ^ 天平, trị sở nay thuộc Thái An, Sơn Đông
- ^ 德勝, nay thuộc Bộc Dương, Hà Nam
- ^ 滑州, nay thuộc An Dương, Hà Nam
- ^ 中都, nay thuộc Tế Ninh, Sơn Đông
- ^ 荊南, trị sở nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc
Tham khảo
- ^ a ă â b c d Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
- ^ a ă â b c d đ e ê Tư trị thông giám, quyển 272.
- ^ a ă â b c d đ e ê g h Tư trị thông giám, quyển 266.
- ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 275.
- ^ a ă â Cựu Ngũ Đại sử, quyển 27.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 260.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 263.
- ^ Tư trị thông giám, quyển 265.
- ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 267.
- ^ a ă â b c Tư trị thông giám, quyển 268.
- ^ a ă â b c d đ Tư trị thông giám, quyển 271.
- ^ a ă â b Tư trị thông giám, quyển 269.
- ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 270.
- ^ a ă â b Tư trị thông giám, quyển 273.
- ^ Bá Dương, Trung Quốc lịch sử niên biểu (中國歷史年表), quyển 2, tr 846-847 [924].
- ^ Bá Dương, Trung Quốc nhân sử cương (中國人史綱), quyển 2, tr 593.
- ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 274.
Hậu Đường Trang Tông
|
||
Tước hiệu | ||
---|---|---|
Tiền vị: Lý Khắc Dụng |
Tấn vương/Hoàng đế Hậu Đường 908/923-926 |
Kế vị Hậu Đường Minh Tông (Lý Tự Nguyên) |
Quân chủ Trung Quốc (Sơn Tây) 908-926 |
||
Tiền vị: Lưu Thủ Quang của Yên |
Quân chủ Trung Quốc (Bắc Kinh/Thiên Tân/Bắc bộ Hà Bắc) 913-926 |
|
Tiền vị: Vương Xử Trực (Bắc Bình vương) |
Quân chủ Trung Quốc (vùng Bảo Định) (trên pháp lý) 921-926 onhc|- |
|
Tiền vị: Vương Dung (trên pháp lý)/Trương Xử Cẩn (trên thực tế) |
Quân chủ Trung Hoa (vùng Thạch Gia Trang) 922-926 |
|
Tiền vị: Hậu Lương Thái Tổ |
Quân chủ Trung Hoa (trung bộ) 923-926 |
|
Tiền vị: Lý Mậu Trinh của Kỳ |
Quân chủ Trung Quốc (vùng Bảo Kê) (trên pháp lý) 924-926 |
|
Tiền vị: Vương Diễn của Tiền Thục |
Quân chủ Trung Quốc (tây nam) 925-926 |
|
Thể loại:
Lý Hồng Chí (phồn thể:李洪志,bính âm: Lǐ Hóngzhì) là người sáng lập ra Pháp Luân Công (cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Ông sinh ngày 13 tháng 5 năm 1951 tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc[1]. Ngày 13 tháng 5 năm 1992, ông đã giới thiệu Pháp Luân Công cho công chúng tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Từ năm 1992 đến năm 1994, ông đã đi khắp Trung Quốc để giảng dạy Pháp Luân Công, một môn khí công của Phật gia. Năm 1999, chính phủ Trung Quốc ước tính có hơn 70 triệu người theo học.[2]
Ngày 13 tháng 3 năm 1995, ông Lý bắt đầu giảng Pháp ở nước ngoài, bắt đầu là khóa giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Sau đó là ở Thụy Điển, và ra các nước khác. Năm 1996, ông Lý Hồng Chí và gia đình tới định cư ở New York, Hoa Kỳ...[4]
Năm 1999, chính phủ Trung Quốc ước tính có hơn 70 triệu người theo học Pháp Luân Công[5], một biến cố lớn xảy ra cho ông Lý và môn phái của ông, Giang Trạch Dân là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch đương thời đã bắt đầu đàn áp bất hợp pháp đối với Pháp Luân Công, tiêu hủy sách Pháp Luân Công trên toàn quốc.
Lý Hồng Chí
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Hồng Chí (Hán ngữ:李洪志) | |
---|---|
180px Lý Hồng Chí |
|
Sinh | Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc |
Nơi cư trú | Hoa Kỳ |
Nổi tiếng vì | Sáng lập Pháp Luân Công |
Mục lục
Sáng lập Pháp Luân Công
Trong những năm 1980, khí công ở Trung Quốc cực kỳ phát triển với khoảng 2000 môn khác nhau được hàng chục triệu người tập luyện. Năm 1984 ông Lý Hồng Chí quyết định sáng lập Pháp Luân Công, một thay đổi dễ tiếp cận hơn của Pháp Luân Tu Phật Đại Pháp mà ông được truyền dạy riêng. Năm 1989 ông bắt đầu dạy cho một số ít học viên [3], và năm 1992 tại Trường Xuân đã bắt đầu truyền dạy ra cho công chúng. Cùng năm đó, ông Lý cũng được công nhận là "Khí công sư" bởi Hiệp hội nghiên cứu khoa học Khí công Trung Quốc và Pháp Luân Công được phép truyền giảng trên toàn quốc. Từ đó ông Lý đi khắp Trung Quốc để truyền công pháp với tổng cộng 56 khóa giảng và số lượng người tham dự mỗi khóa tăng từ hàng trăm người cho đến hàng nghìn người.Ngày 13 tháng 3 năm 1995, ông Lý bắt đầu giảng Pháp ở nước ngoài, bắt đầu là khóa giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Sau đó là ở Thụy Điển, và ra các nước khác. Năm 1996, ông Lý Hồng Chí và gia đình tới định cư ở New York, Hoa Kỳ...[4]
Năm 1999, chính phủ Trung Quốc ước tính có hơn 70 triệu người theo học Pháp Luân Công[5], một biến cố lớn xảy ra cho ông Lý và môn phái của ông, Giang Trạch Dân là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch đương thời đã bắt đầu đàn áp bất hợp pháp đối với Pháp Luân Công, tiêu hủy sách Pháp Luân Công trên toàn quốc.
Những cuốn sách chính
Các cuốn sách chính của ông Lý gồm:- "Pháp Luân Công Trung Quốc": xuất bản tháng 4 năm 1993 bởi Nhà Xuất bản quân sự Nghị văn, cuốn Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)[6] được xuất bản tháng 12 cùng năm.
- "Chuyển Pháp Luân": Cuốn sách đầy đủ tập hợp những bài giảng chính của ông Lý tại Trung Quốc, được xuất bản tháng 1, năm 1995 bởi nhà xuất bản Phát thanh và truyền hình Trung Quốc.
Giải thưởng và khen tặng
Trước khi cuộc đàn áp năm 1999 bắt đầu, ông Lý đã được các giải thưởng ở Trung Quốc:- Từ ngày 10 đến 20 tháng 12, 1993, Ông Lý và một số học viên tham dự Triển lãm sức khỏe châu Á, được tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế Sanyuanqiao. Nhiều giải thưởng được trao, bao gồm “Thúc đẩy Biên giới khoa học”, “Giải vàng đặc biệt”, và “Khí công sư được hoan nghênh nhất”.
- 27/12/1993 Ông Lý nhận được Bằng Danh Dự của Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa, một tổ chức thành viên của Bộ Công an.
- 6/5/1994 ông Lý được Hội nghiên cứu khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm công nhận là “Khí công sư lỗi lạc”.
- 3/8/1994 Thành Phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, tuyên bố ông Lý là một “Đại sứ Thiện chí” và là một “Công dân đáng kính” vì “công tác công cộng vị tha vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại”.
Những vu khống từ cuộc đàn áp
Năm 1999 Giang Trạch Dân đã bắt đầu đàn áp môn tập với quy mô trên toàn quốc khi số lượng học viên lên đến trên 70 triệu người[5]. Tiểu sử của ông Lý cũng bị sửa lại, và nhiều thông tin cũng được gán thêm cho ông. Những thông tin do ĐCS Trung Quốc tuyên truyền đối với ông Lý bao gồm:- Chính quyền Trung Quốc nói rằng ông đã sửa lại ngày sinh của mình trùng với ngày sinh của Thích Ca Mâu Ni, và gán cho Pháp Luân Công là một tôn giáo. Ông đã thừa nhận rằng sửa đổi ngày tháng sinh vì trong Đại cách mạng văn hóa chính quyền in sai, nhưng ông không tuyên bố mình là Thích Ca Mâu Ni. Nguyên văn của ông Lý: "Nhiều người khác cũng sinh vào ngày tháng đó. Hơn nữa, tôi không bao giờ tuyên bố rằng tôi là Thích Ca Mâu Ni."[11] Và người ta cũng không tìm thấy bất cứ hoạt động bí mật hay mang tính tôn giáo, cũng như thờ cúng nào trong Pháp Luân Công; ngoài các bài tập công ở công viên và nguyên lý Chân Thiện Nhẫn thực hành bởi học viên trong cuộc sống.
- Chính quyền Trung Quốc nói rằng ông không cho người ta dùng thuốc, và đến bệnh viện. Đối diện với điều này các học viên Pháp Luân Công đã phản đối gay gắt vì trong Chuyển Pháp Luân đã nói "Nếu bệnh viện không thể trị bệnh, thì tại sao người ta lại tin, tại sao lại đến đó để chữa bệnh" (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ bảy, "Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công[12]"). Ông Lý cũng nói rõ quan điểm trong lời tuyên bố của mình và nói rõ " Pháp Luân Công chỉ là một hoạt động khí công của quần chúng."
Tài liệu tham khảo
- Sách Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh) - Cuốn sách giải thích những điều căn bản cho người mới bắt đầu tìm hiểu.
- Sách Chuyển Pháp Luân - Cuốn sách tập hợp các bài giảng chính của ông Lý tại Trung Quốc.
Chú thích
- ^ Pháp Luân Công các mốc thời gian
- ^ Number of Falun Gong practitioners in China in 1999: at least 70 million
- ^ Phỏng vấn một học viên Pháp Luân Công theo Ông Lý trong năm 1990
- ^ Pháp Luân Công những mốc thời gian
- ^ a ă “Number of Falun Gong practitioners in China in 1999: at least 70 million”. faluninfo.net. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2011.
- ^ Pháp Luân Công(bản hiệu chỉnh)
- ^ Sách Pháp Luân Công ngôn ngữ khác
- ^ Zhuan Falun Becomes One of the Most Popular Books in Australia
- ^ Các cuốn sách của Pháp Luân Công
- ^ Danh sách các giải thưởng
- ^ Bài "Lời tuyên bố ngắn của tôi" của ông Lý Hồng Chí
- ^ Bài giảng thứ bẩy, Chuyển Pháp Luân
- ^ Cuốn sách "Sư phụ của chúng tôi" của học viên Pháp Luân Công
- ^ Our teacher
- ^ Truyền kỳ về đại sư Lý Hồng Chí
- ^ What is Li’s response to the suppression in China?
Thể loại:
Pháp Luân Công (phồn thể: 法輪功 giản thể: 法轮功, bính âm: Fǎlún Gōng), hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp (phồn thể: 法輪大法, bính âm: Fǎlún Dafǎ), là một hệ thống "tu dưỡng cơ thể và tinh thần" được ông Lý Hồng Chí
giới thiệu cho công chúng năm 1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung
Quốc. Cốt lõi môn tập là việc tu sửa tâm tính bản thân dựa trên nguyên
lý Chân - Thiện - Nhẫn (Zhen Shan Ren), đặc tính tối cao của vũ trụ.
Pháp Luân Công có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế
đứng và một bài tĩnh công toạ thiền). Môn tập hoàn toàn miễn phí, các
động tác được những học viên hướng dẫn tình nguyện tại điểm luyện công.
Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách chính yếu, Chuyển Pháp Luân[1][2], và hướng dẫn thực hành trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp[3][4].
Từ năm 1992 đến 1994, Ông Lý Hồng Chí giảng 54 khóa học Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc với số lượng tham dự từ vài trăm đến 6000 người mỗi lần. Các khóa học kéo dài 8 đến 10 ngày, với khoảng 1 giờ rưỡi cho giảng Pháp (các nguyên lý chỉ đạo việc tập luyện, và giữ gìn tâm tính của người học viên) và nửa giờ cho thực hành.
Vì khả năng chữa bệnh kỳ diệu, Pháp Luân Công nhanh chóng lan truyền khắp Trung Quốc chỉ bằng cách truyền miệng. Các học viên Pháp Luân Công với lợi ích sức khỏe và tinh thần thông qua tu luyện Pháp Luân Công đã cống hiến rất nhiều cho xã hội, trở thành những người tốt mẫu mực, họ cũng góp phần giúp môn công pháp này được truyền rộng đi toàn quốc. Các điểm luyện công xuất hiện trên khắp các công viên tại Trung Quốc. Các cuốn sách về Pháp Luân Công được xuất bản: cuốn "Pháp Luân Công Trung Quốc" xuất bản tháng 4, năm 1993; tháng 1, năm 1995 sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản. Tại các điểm luyện công các học viên tình nguyện đảm trách hoạt động để quảng bá môn tập và hướng dẫn người mới tập miễn phí.
Tháng 3 năm 1995, Ông Lý bắt đầu giảng Pháp Luân Công ở nước ngoài, khởi đầu bằng một bài giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Một lớp học bảy ngày ở Paris được tổ chức, sau đó là một đợt thứ hai vào tháng năm ở Thụy Điển, và sang các nước khác. Từ đó Pháp Luân Công được truyền lan ra khắp thế giới.
Lợi ích sức khỏe và tinh thần mang lại cùng những nguyên lý uyên thâm, năm 1999 số học viên Pháp Luân Công đã lên đến trên 70 triệu học viên theo ước tính của chính phủ Trung Quốc[5]. Cùng với số lượng không nhỏ người học là sự lo sợ hoang tưởng và ghen tỵ cá nhân từ Giang Trạch Dân - chủ tịch và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó, đơn giản vì số học viên Pháp Luân Công đã vô tình vượt qua số Đảng viên Đảng Cộng Sản lúc đó là 60-65 triệu người. Một chiến dịch đàn áp bất hợp pháp đã được phát động từ 10 tháng 6 năm 1999 bởi Giang Trạch Dân mặc dù các điều tra không tìm thấy một chứng cớ nào chứng tỏ "Pháp Luân Công tham gia chính trị và hay gây ảnh hưởng xấu". Chiến dịch dựa trên sự " bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể" đã gây tan vỡ hàng nghìn gia đình tại Trung Quốc.[6].
Một cuộc nghiên cứu qui mô được thực hiện vào tháng 10 năm 1998 bởi đoàn chuyên viên y-tế tại Bắc Kinh. Bản trắc nghiệm được phân phát trên 200 địa điểm tại năm quận tại Bắc Kinh. Kết quả dựa trên 12,731 bản trắc nghiệm cho thấy có đến 99,1% người tập đang trên đường phục hồi sức khỏe, trong số này có 58,5% hoàn toàn được bình phục bởi tập Pháp Luân Công, 80,3% được cải tiến về sức khỏe cơ thể và 96,5% được cải tiến về sức khỏe tâm thần. Cuộc nghiên cứu cho biết những người tập Pháp Luân Công có được sự cải thiện lớn đối với sức khỏe.[8]
Pháp Luân Công trên thế giới không có tổ chức hành chính, cũng như tổ chức quản lý tài vật; không có danh sách đăng kí thành viên, không lễ nghi, phi tôn giáo, phi chính trị; người tham gia đến và đi một cách tùy ý. Người học viên được yêu cầu học các động tác và thực hành nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày. Tại nhiều quốc gia các Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp được lập ra để tổ chức các hoạt động như mở Pháp hội (các học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và rèn luyện tâm tính của mình), hoặc các hoạt động để quảng bá Pháp Luân Công và nói rõ sự thật về cuộc đàn áp trên cơ sở lòng tự nguyện của các học viên tham gia.
Mặc dù ở Trung Quốc đại lục các học viên Pháp Luân Công vẫn bị bắt cóc, tống giam một cách bí mật, bị xét xử bất hợp pháp, luật sư bị ngăn cấm bào chữa.[11] Ở Đài Loan học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện, và số lượng học viên rất đông. Ở khu tự trị Ma Cao, Hồng Kông, học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện. Tuy nhiên, có một số vụ việc như chính quyền không cho phép học viên thành lập những điểm nói rõ sự thật về cuộc đàn áp ở Trung Quốc tại những nơi tham quan du lịch, người ta nghi ngờ rằng có áp lực của ĐCS Trung Quốc phía sau.[12]
Hiện nay, Pháp Luân Công vẫn đang bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp dã man từ năm 1999. Minh Huệ Net là hệ thống website đa ngữ chính thức của Pháp Luân Công. Website đăng các bài chia sẻ kinh nghiệm, các hoạt động của Pháp Luân Công trên toàn thế giới, và báo cáo tin tức về tình hình bức hại tại Trung Quốc. Năm 2012 ấn bản Minh Huệ Đa Ngữ đã được đăng và phiên dịch thành nhiều thứ tiếng để nói lên sự thật về Pháp Luân Công, và sự thật cuộc đàn áp đang diễn ra tại Trung Quốc.[13][14]
Chính quyền cộng sản Trung quốc không thừa nhận là có trại cưỡng bức lao động (laogai). Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ có một tổ chức gọi là "Laogai Research Foundation" đã thu thập tài liệu và có bằng chứng về sự hiện hữu của hệ thống đàn áp này[16].
Vào ngày 6-7-2006, tại một buổi họp báo trên Parliament Hill, Ottawa, David Kilgour, nguyên Quốc Vụ Khanh phụ trách khu vực Châu Á Thái bình dương của Bộ Ngoại giao Canada và luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas, phát hành một bản báo cáo độc lập, sau hai tháng điều tra của họ và 18 dữ kiện, bằng chứng về việc tố cáo rằng các bộ phận nội tạng của các đệ tử Pháp Luân Công bị mổ cắp tại Trung Quốc để bán và ghép cho những người có nhu cầu và trả giá cao. Ông Matas tố cáo rằng việc mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công là một điều vô nhân đạo chưa bao giờ xảy ra trên Trái Đất[18].
Nhiều chính phủ, tổ chức nhân quyền quốc tế và các học giả đã xem sự ngược đãi này là vi phạm nhân quyền. Tổ chức Ân xá quốc tế tin rằng sự đàn áp này có động cơ chính trị và hạn chế các quyền tự do cơ bản[19].
Các quan ngại đặc biệt đã được người ta nêu ra trong các bản báo cáo về sự tra tấn và bỏ tù bất hợp pháp những người theo môn phái này ở Trung Quốc[19][20][21]. Hạ viện Hoa Kỳ đã buộc tội Trung Quốc quấy rối công dân và những người dân Mỹ luyện tập Pháp Luân Công và đã thông qua nghị quyết 188 (đồng thuận theo tỷ lệ 420:0) kêu gọi Trung Quốc "ngừng các cuộc đàn áp và quấy rối những người luyện Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ"[22][23]. Người theo Pháp Luân Công đã tổ chức thu thập chữ ký khắp nơi để khẩn cầu một tòa án nhân quyền xét xử Giang Trạch Dân và những lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp. Trong tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia đã có 16 vụ án tố cáo Giang Trạch Dân và những lãnh đạo ĐCS Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp vì các tội tra tấn, tội ác đối với nhân loại và sát hại chủng tộc.
Quyết định của tòa án dựa theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát – nguyên tắc cho phép tòa án bất kỳ nước nào cũng có thể thụ lý những vụ án liên quan đến các tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, không phân biệt nơi chúng xảy ra. Quyết định cũng dựa trên những báo cáo nhân quyền của tổ chức Ân xá quốc tế, tổ chức Quan sát nhân quyền, tổ chức sáng lập Luật nhân quyền và Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc [28][29][30], tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế có thẩm quyền và có ảnh hưởng.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Pháp Luân Công
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pháp Luân Công | |||
---|---|---|---|
|
|||
Ký hiệu của Pháp Luân Công | |||
Phồn thể: | 法輪功 | ||
Giản thể: | 法轮功 | ||
|
|||
Pháp Luân Đại Pháp | |||
Phồn thể: | 法輪大法 | ||
Giản thể: | 法轮大法 | ||
|
Mục lục
Lịch sử
Pháp Luân Đại Pháp có một lịch sử rất xa xưa, được đơn truyền qua các thế hệ chỉ với duy nhất một người đệ tử. Ngày 13-5-1992, Ông Lý Hồng Chí đã bắt đầu giới thiệu Pháp Luân Công ra ngoài xã hội ở thành phố Trường Xuân, đông bắc Trung Quốc với khoảng 180 người tham dự khóa giảng khi đó. Sau đó các học viên bắt đầu luyện công thành nhóm tại công viên. Tháng 9 năm 1992, Pháp Luân Công được chính thức công nhận là một công phái dưới sự bảo trợ và quản lý của Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc. Được cho phép truyền giảng trên toàn quốc. Ông Lý được công nhận là "khí công sư" bởi Hiệp hội nghiên cứu Khoa học Khí Công Trung Quốc.Từ năm 1992 đến 1994, Ông Lý Hồng Chí giảng 54 khóa học Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc với số lượng tham dự từ vài trăm đến 6000 người mỗi lần. Các khóa học kéo dài 8 đến 10 ngày, với khoảng 1 giờ rưỡi cho giảng Pháp (các nguyên lý chỉ đạo việc tập luyện, và giữ gìn tâm tính của người học viên) và nửa giờ cho thực hành.
Vì khả năng chữa bệnh kỳ diệu, Pháp Luân Công nhanh chóng lan truyền khắp Trung Quốc chỉ bằng cách truyền miệng. Các học viên Pháp Luân Công với lợi ích sức khỏe và tinh thần thông qua tu luyện Pháp Luân Công đã cống hiến rất nhiều cho xã hội, trở thành những người tốt mẫu mực, họ cũng góp phần giúp môn công pháp này được truyền rộng đi toàn quốc. Các điểm luyện công xuất hiện trên khắp các công viên tại Trung Quốc. Các cuốn sách về Pháp Luân Công được xuất bản: cuốn "Pháp Luân Công Trung Quốc" xuất bản tháng 4, năm 1993; tháng 1, năm 1995 sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản. Tại các điểm luyện công các học viên tình nguyện đảm trách hoạt động để quảng bá môn tập và hướng dẫn người mới tập miễn phí.
Tháng 3 năm 1995, Ông Lý bắt đầu giảng Pháp Luân Công ở nước ngoài, khởi đầu bằng một bài giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc tới Pháp. Một lớp học bảy ngày ở Paris được tổ chức, sau đó là một đợt thứ hai vào tháng năm ở Thụy Điển, và sang các nước khác. Từ đó Pháp Luân Công được truyền lan ra khắp thế giới.
Lợi ích sức khỏe và tinh thần mang lại cùng những nguyên lý uyên thâm, năm 1999 số học viên Pháp Luân Công đã lên đến trên 70 triệu học viên theo ước tính của chính phủ Trung Quốc[5]. Cùng với số lượng không nhỏ người học là sự lo sợ hoang tưởng và ghen tỵ cá nhân từ Giang Trạch Dân - chủ tịch và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó, đơn giản vì số học viên Pháp Luân Công đã vô tình vượt qua số Đảng viên Đảng Cộng Sản lúc đó là 60-65 triệu người. Một chiến dịch đàn áp bất hợp pháp đã được phát động từ 10 tháng 6 năm 1999 bởi Giang Trạch Dân mặc dù các điều tra không tìm thấy một chứng cớ nào chứng tỏ "Pháp Luân Công tham gia chính trị và hay gây ảnh hưởng xấu". Chiến dịch dựa trên sự " bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể" đã gây tan vỡ hàng nghìn gia đình tại Trung Quốc.[6].
Lợi ích sức khỏe và tinh thần
Lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công đến từ việc thực hành 5 bài công pháp và rèn luyện tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Nội hàm của nguyên lý này được giảng trong sách Chuyển Pháp Luân của Ông Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công là công pháp tính mệnh song tu, Ông Lý Hồng Chí yêu cầu người học viên phải vừa luyện động tác, và tu tâm thêm vào đó trong cuộc sống hằng ngày[7].Một cuộc nghiên cứu qui mô được thực hiện vào tháng 10 năm 1998 bởi đoàn chuyên viên y-tế tại Bắc Kinh. Bản trắc nghiệm được phân phát trên 200 địa điểm tại năm quận tại Bắc Kinh. Kết quả dựa trên 12,731 bản trắc nghiệm cho thấy có đến 99,1% người tập đang trên đường phục hồi sức khỏe, trong số này có 58,5% hoàn toàn được bình phục bởi tập Pháp Luân Công, 80,3% được cải tiến về sức khỏe cơ thể và 96,5% được cải tiến về sức khỏe tâm thần. Cuộc nghiên cứu cho biết những người tập Pháp Luân Công có được sự cải thiện lớn đối với sức khỏe.[8]
Pháp Luân Công trên thế giới
Hiện nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền rộng tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, và hơn 100 triệu người tập Pháp Luân Công. Các cuốn sách của Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch ra trên 38 thứ ngôn ngữ[9]. Pháp Luân Công đã giành được hơn 3000 giải thưởng và bằng khen[10]. Vào năm 2000, thông qua sự bàn bạc của Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp tại nhiều quốc gia khác nhau, ngày 13 tháng 5 đã được chọn là ngày “Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới”. "Luận Ngữ" lời mở đầu cuốn Chuyển Pháp Luân bản tiếng Anh của Ông Lý Hồng Chí được đưa vào sách dạy tiếng Anh tại trường Byreshawara ở Bangalore, Ấn Độ.Pháp Luân Công trên thế giới không có tổ chức hành chính, cũng như tổ chức quản lý tài vật; không có danh sách đăng kí thành viên, không lễ nghi, phi tôn giáo, phi chính trị; người tham gia đến và đi một cách tùy ý. Người học viên được yêu cầu học các động tác và thực hành nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong cuộc sống hằng ngày. Tại nhiều quốc gia các Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp được lập ra để tổ chức các hoạt động như mở Pháp hội (các học viên chia sẻ kinh nghiệm tu luyện và rèn luyện tâm tính của mình), hoặc các hoạt động để quảng bá Pháp Luân Công và nói rõ sự thật về cuộc đàn áp trên cơ sở lòng tự nguyện của các học viên tham gia.
Mặc dù ở Trung Quốc đại lục các học viên Pháp Luân Công vẫn bị bắt cóc, tống giam một cách bí mật, bị xét xử bất hợp pháp, luật sư bị ngăn cấm bào chữa.[11] Ở Đài Loan học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện, và số lượng học viên rất đông. Ở khu tự trị Ma Cao, Hồng Kông, học viên Pháp Luân Công được tự do tập luyện. Tuy nhiên, có một số vụ việc như chính quyền không cho phép học viên thành lập những điểm nói rõ sự thật về cuộc đàn áp ở Trung Quốc tại những nơi tham quan du lịch, người ta nghi ngờ rằng có áp lực của ĐCS Trung Quốc phía sau.[12]
Hiện nay, Pháp Luân Công vẫn đang bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp dã man từ năm 1999. Minh Huệ Net là hệ thống website đa ngữ chính thức của Pháp Luân Công. Website đăng các bài chia sẻ kinh nghiệm, các hoạt động của Pháp Luân Công trên toàn thế giới, và báo cáo tin tức về tình hình bức hại tại Trung Quốc. Năm 2012 ấn bản Minh Huệ Đa Ngữ đã được đăng và phiên dịch thành nhiều thứ tiếng để nói lên sự thật về Pháp Luân Công, và sự thật cuộc đàn áp đang diễn ra tại Trung Quốc.[13][14]
Cuộc đàn áp tại Trung Quốc
Sự kiện đàn áp
Pháp Luân Công đã là tiêu điểm của chú ý quốc tế kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp trên toàn quốc môn phái này (ngoại trừ ở Ma Cao và Hương Cảng). Cho đến nay có hơn 100.000 người thực tập Pháp Luân Công bị bắt nhốt vào các trại học tập cải tạo, trại cưỡng bức lao động, bệnh viện tâm thần, bị tra tấn dã man và có 3.163 trường hợp chết vì tra tấn được ghi nhận và chứng minh, phỏng đoán có hơn 7.000 người đã bị hành hạ đến chết[15]. Chỉ cần bị nghi ngờ là thành viên Pháp Luân Công là đã có thể bị bắt giam 3 năm trong các trại lao động mà không cần xét xử.Chính quyền cộng sản Trung quốc không thừa nhận là có trại cưỡng bức lao động (laogai). Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ có một tổ chức gọi là "Laogai Research Foundation" đã thu thập tài liệu và có bằng chứng về sự hiện hữu của hệ thống đàn áp này[16].
Vào ngày 6-7-2006, tại một buổi họp báo trên Parliament Hill, Ottawa, David Kilgour, nguyên Quốc Vụ Khanh phụ trách khu vực Châu Á Thái bình dương của Bộ Ngoại giao Canada và luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas, phát hành một bản báo cáo độc lập, sau hai tháng điều tra của họ và 18 dữ kiện, bằng chứng về việc tố cáo rằng các bộ phận nội tạng của các đệ tử Pháp Luân Công bị mổ cắp tại Trung Quốc để bán và ghép cho những người có nhu cầu và trả giá cao. Ông Matas tố cáo rằng việc mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công là một điều vô nhân đạo chưa bao giờ xảy ra trên Trái Đất[18].
Nhiều chính phủ, tổ chức nhân quyền quốc tế và các học giả đã xem sự ngược đãi này là vi phạm nhân quyền. Tổ chức Ân xá quốc tế tin rằng sự đàn áp này có động cơ chính trị và hạn chế các quyền tự do cơ bản[19].
Các quan ngại đặc biệt đã được người ta nêu ra trong các bản báo cáo về sự tra tấn và bỏ tù bất hợp pháp những người theo môn phái này ở Trung Quốc[19][20][21]. Hạ viện Hoa Kỳ đã buộc tội Trung Quốc quấy rối công dân và những người dân Mỹ luyện tập Pháp Luân Công và đã thông qua nghị quyết 188 (đồng thuận theo tỷ lệ 420:0) kêu gọi Trung Quốc "ngừng các cuộc đàn áp và quấy rối những người luyện Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ"[22][23]. Người theo Pháp Luân Công đã tổ chức thu thập chữ ký khắp nơi để khẩn cầu một tòa án nhân quyền xét xử Giang Trạch Dân và những lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp. Trong tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia đã có 16 vụ án tố cáo Giang Trạch Dân và những lãnh đạo ĐCS Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp vì các tội tra tấn, tội ác đối với nhân loại và sát hại chủng tộc.
Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân của cuộc đàn áp được chấp nhận đó là sự ghen tị của Chủ tịch Giang Trạch Dân, vì số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên đến 100 triệu người. Như tờ Tin Tức Hoa Kỳ và Báo cáo Thế giới đã đưa ra vào năm 1999, “Tổ chức tự nguyện lớn nhất ở Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả Đảng Cộng Sản”, lúc đó Đảng Cộng Sản Trung Quốc có số thành viên khoảng 65 triệu. Các nguyên nhân khác:- Đàn áp Pháp Luân Công để đoạt lợi ích chính trị: Trong khi Trung Quốc chú trọng vào việc phát triển kinh tế, thì nhiều viên chức trong chính quyền chuyên môn trong việc tuyên truyền chính trị và đấu tranh tư tưởng bị lãng quên. Họ muốn dựa vào vu khống tạo lý do đàn áp Pháp Luân Công để đoạt được quyền lợi chính trị và được Giang Trạch Dân chú ý.[24]
- Sự xung đột ý thức hệ: Đảng Cộng Sản Trung Quốc vô thần trong lịch sử của mình đã luôn tìm cách áp đặt tư tưởng vô thần lên nhân dân Trung Quốc vốn có truyền thống tin vào Đạo giáo, Phật giáo và Nho Giáo. Trong những năm 1966-1976 "Đại cách mạng văn hóa"[25] với đàn áp các nhóm tôn giáo và văn hóa truyền thống, đập phá đền chùa, gần như đã phá hủy tín ngưỡng tinh thần của người dân Trung Quốc. Việc Pháp Luân Công tin vào các giá trị Chân Thiện Nhẫn, vào "thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo", có sự tương đồng với văn hóa Thần truyền Trung Quốc đã làm cho Đảng nổi giận. Năm 1999, Tân Hoa Xã tuyên bố “Thực tế, cái gọi là nguyên tắc ‘Chân, Thiện và Nhẫn’ được giảng bởi ông Lý Hồng Chí (người sáng lập Pháp Luân Công) chẳng có gì chung với sự phát triển văn hóa và đạo đức xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cố gắng đạt được”.
- Giải thích theo Cửu Bình: Cửu Bình một cuốn sách bình luận về chính bản chất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cuốn sách đã nêu ra toàn bộ lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc đàn áp nhân dân và đàn áp các nhóm tôn giáo, tinh thần, khí công để duy trì sự thống trị trong suốt quá trình thành lập đến nay.[26]
Truy tố về tội diệt chủng
Ngày 18/11/2009 toà án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của họ trong tội ác tra tấn và diệt chủng chống lại các học viên Pháp Luân Công. Các bị cáo bao gồm: Cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân; La Cán, người đứng đầu Phòng 610 - lực lượng cảnh sát đặc nhiệm bí mật trên toàn Trung Quốc, dẫn đầu chiến dịch bạo lực; Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại; Giả Khánh Lâm, một trong bốn thành viên cao nhất trong hệ thống Đảng cộng sản Trung Quốc và Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Các bị can có từ 4 đến 6 tuần để trả lời sau đó có thể phải đối mặt với sự dẫn độ nếu họ đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, các bị can phải đối mặt với 20 năm tù giam và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kinh tế cho các nạn nhân.[27]Quyết định của tòa án dựa theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát – nguyên tắc cho phép tòa án bất kỳ nước nào cũng có thể thụ lý những vụ án liên quan đến các tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, không phân biệt nơi chúng xảy ra. Quyết định cũng dựa trên những báo cáo nhân quyền của tổ chức Ân xá quốc tế, tổ chức Quan sát nhân quyền, tổ chức sáng lập Luật nhân quyền và Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc [28][29][30], tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế có thẩm quyền và có ảnh hưởng.
Tài liệu tham khảo
- Sách "Chuyển Pháp Luân" Nội dung ông Lý Hồng Chí giảng dạy trong những năm 1992-1994 ở các nơi ở Trung Quốc, và sau đó kết tập thành sách. Đây là tài liệu chính yếu về Pháp Luân Công.
- Video hướng dẫn Hướng dẫn các bài luyện công của Pháp Luân Công.
- Minh Huệ Đa Ngữ (bản Việt ngữ) Ấn bản đặc biệt 2012 - thông tin về Pháp Luân Công và tầm quan trọng của việc hiểu về cuộc đàn áp vô nhân đạo của ĐCS Trung Quốc đối với Pháp Luân Công. Ấn bản này bao gồm các mục về sức khỏe, cộng đồng, Pháp Luân Công là gì, chính trị, văn hóa, kinh doanh, phản bức hại và các thông tin cơ bản.
Chú thích
- ^ “Zhuan Falun”. www.falundafa.org. 1 tháng 3 năm 2000. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Chuyển Pháp Luân”. www.falundafa.org.
- ^ “The Great Consummation Way of Falun Dafa”. www.falundafa.org. 1 tháng 3 năm 2000. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Sách của Pháp Luân Đại Pháp”. www.falundafa.org.
- ^ Number of Falun Gong practitioners in China in 1999: at least 70 million
- ^ Pháp Luân Công: những mốc thời gian
- ^ Lợi ích sức khỏe, tinh thần
- ^ “Tìm hiểu về Pháp Luân Công”. nongnghiep.vn. 1 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.
- ^ Sách của Pháp Luân Công ngôn ngữ khác
- ^ Giải thưởng và bằng khen
- ^ “ĐCS Trung Quốc ngăn chặn giới luật sư tham gia bào chữa cho ông Lật Chí Cường”. vn.minghui.org. 23 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
- ^ “Hong Kong looks dimly upon harassment of Falun Gong”. theepochtimes.com. 17 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
- ^ “Minh Huệ Đa Ngữ (bản Việt ngữ)”. vn.minghui.org. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2012.
- ^ “More About Minghui International – Special Edition (All Versions)”. en.minghui.org. 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2012.
- ^ Gruesome Death Toll - 3163 Confirmed Dead, Tens of Thousands More Unconfirmed
- ^ trang web của Laogai Research Foundation
- ^ “Triển lãm ảnh đường Chính Pháp”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2011.
- ^ [1]
- ^ a ă “The crackdown on Falun Gong and other so-called "heretical organizations"”. Amnesty International. 23 tháng 3 năm 2000. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “U.S. Congress Unanimously Passes Resolution Calling on Jiang Zemin Regime to Cease Persecution of Falun Gong”. Falun Dafa Information Center. 25 tháng 7 năm 2002. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Press Release HR/CN/1073: General Debate on Civil, Political Rights Concludes”. United Nations. 4 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “House Measure Calls on China to Stop Persecuting Falun Gong”. USinfo.state.gov. 24 tháng 7 năm 2002. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Nghị quyết 188”. USinfo.state.gov Minh Huệ dịch.
- ^ Tại sao Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công
- ^ Lịch sử đẫm máu của ĐCS Trung Quốc
- ^ Cửu Bình
- ^ Tòa án quốc gia Tây Ban Nha truy tố các quan chức ĐCS TQ
- ^ báo cáo đàn áp, tra tấn, lạm dụng công dân tại Trung Quốc
- ^ báo cáo của bà Asma Jahangir-báo cáo viên chuyên về tự do và tín ngưỡng
- ^ báo cáo của Liên Hiệp Quốc về mổ cắp nội tạng tại Trung Quốc
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Pháp Luân Công |
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment