CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 5 Ngày Quốc kỳ tại Philippines. Năm 585 TCN – Hiện tượng nhật thực (hình) xảy ra như dự đoán của nhà triết học và khoa học Thales. Năm 1351 – Lưu Phúc Thông phát động khởi nghĩa, đánh chiếm Dĩnh châu, khởi đầu Khởi nghĩa Khăn Đỏ chống triều Nguyên. Năm 1871 – Công xã Paris hoàn toàn thất thủ trước quân Versailles. Năm 1905 – Chiến tranh Nga-Nhật: Hạm đội của Nga thất bại nặng nề trước hạm đội của Nhật Bản trong Hải chiến Tsushima.
Nhật thực
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.[1][2] Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.
Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm.[3][4] Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7, 1955).[4]
Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.
Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.[5][6]
Một loại nhật thực khác mà Mặt Trời bị che khuất bởi một hành tinh khác ngoài Mặt Trăng khi nhìn từ một điểm trong không gian vũ trụ. Ví dụ, đoàn du hành vũ trụ Apollo 12 đã chụp được ảnh Trái Đất che khuất Mặt Trời năm 1969 và tàu không gian Cassini cũng chụp được ảnh Sao Thổ che khuất Mặt Trời năm 2006.
Quỹ đạo Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng như quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là hình elip. Do vậy kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời và Mặt Trăng biến đổi theo vị trí trên quỹ đạo.[10] Độ lớn của một lần thiên thực xác định bằng tỉ số giữa kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng trên kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời trong thời gian xảy ra thiên thực. Sự kiện thiên thực (bao gồm nhật thực và nguyệt thực) xảy ra khi Mặt Trăng ở gần điểm cận địa (điểm gần Trái Đất nhất) có thể trở thành hiện tượng thiên thực toàn phần bởi vì khi đó Mặt Trăng sẽ đủ lớn để che khuất hoàn toàn đĩa sáng của Mặt Trời, hay quang quyển; và lúc này độ lớn thiên thực có giá trị lớn hơn 1. Ngược lại, sự kiện thiên thực xảy ra khi Mặt Trăng ở điểm viễn địa (điểm xa Trái Đất nhất) chỉ có thể là hiện tượng thiên thực hình khuyên bởi vì khi đó Mặt Trăng có kích thước biểu kiến nhỏ hơn so với của Mặt Trời; độ lớn thiên thực lúc này có giá trị nhỏ hơn 1. Trung bình, hiện tượng nhật thực hình khuyên xảy ra nhiều hơn nhật thực toàn phần, bởi vì Mặt Trăng nằm khá xa Trái Đất để có thể bao phủ hoàn toàn Mặt Trời. Hiện tượng nhật thực lai xảy ra khi độ lớn thiên thực trong thời gian diễn ra chuyển từ giá trị nhỏ hơn 1 sang lớn hơn 1, do vậy tại một nơi trên Trái Đất có thể quan sát thấy nhật thực toàn phần trong khi ở những nơi khác lại quan sát thấy nhật thực hình khuyên.[11]
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời thay đổi trong một năm do quỹ đạo elip. Điều này cũng làm cho kích thước biểu kiến của Mặt Trời biến đổi trong năm, nhưng sự biến đổi này không nhiều bằng so với kích thước biểu kiến của Mặt Trăng.[9] Khi Trái Đất nằm xa Mặt Trời nhất vào tháng 7, và nếu hiện tượng nhật thực xảy ra thì khả năng nhiều là hiện tượng nhật thực toàn phần, trong khi nếu hiện tượng nhật thực xảy ra lúc Trái Đất nằm gần Mặt Trời nhất vào tháng 1 thì nhiều khả năng đó là nhật thực hình khuyên.[12]
Người ta phân chia ra 5 pha trong một lần nhật thực toàn phần đó là:[15]
Quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Do điều này, vào lúc trăng non, Mặt Trăng thường ở phía trên hay phía dưới Mặt Trời (xem thêm minh họa ở hình trên). Nhật thực chỉ xảy ra lúc trăng non và khi Mặt Trăng nằm gần các giao điểm của mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng quỹ đạo của nó (gọi là các điểm nút quỹ đạo).[18]
Mặt Trăng có quỹ đạo elip, do vậy khoảng cách của nó đến Trái Đất biến thiên khoảng 6% so với giá trị trung bình. Vì thế mà kích thước biểu kiến của nó cũng thay đổi theo khoảng cách (biến đổi khoảng 13%) khi nhìn từ Trái Đất, và điều này ảnh hưởng đến hiện tượng nhật thực toàn phần hay hình khuyên.[19] Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời cũng thay đổi trong năm nhưng tỉ số tương đối là nhỏ, vì vậy kích thước biểu kiến của Mặt Trời không thay đổi nhiều. Trung bình, khi nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng hiện lên nhỏ hơn Mặt Trời, do đó phần lớn nhật thực trung tâm là nhật thực hình khuyên. Chỉ khi Mặt Trăng đủ gần Trái Đất hơn so với trung bình (gần điểm cận địa) thì nhật thực toàn phần xảy ra.[20] Chẳng hạn, trong giai đoạn 1900 đến 1999, có tất cả 239 lần nhật thực, gồm 84 lần nhật thực một phần, 71 lần nhật thực hình khuyên, 62 lần nhật thực toàn phần, và 22 lần nhật thực lai.[21]
Chu kỳ quỹ đạo của Mặt Trăng xấp xỉ 27,3 ngày, tính theo những ngôi sao cố định ở xa. Thời gian này tương ứng với tháng thiên văn.
Tuy nhiên, trong thời gian 1 tháng thiên văn, Trái Đất cũng đã di
chuyển được một quãng đường trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, khiến thời gian
trung bình giữa hai lần trăng mới kéo dài hơn tháng thiên văn, xấp xỉ
29,5 ngày, hay chính là chu kỳ giao hội của Mặt Trăng. Các nhà thiên văn học gọi đây là tháng giao hội, và dựa trên đó phân ra dương lịch hay âm lịch.[18][23]
Mặt Trăng đi từ phía nam lên phía bắc của mặt phẳng hoàng đạo tại điểm nút lên, và ngược lại tại điểm nút xuống.[18] Tuy nhiên, các điểm nút của quỹ đạo Mặt Trăng dần dần di chuyển thay đổi theo thời gian do ảnh hưởng hấp dẫn của Mặt Trời lên chuyển động quỹ đạo của Mặt Trăng, và các điểm nút quỹ đạo có chu kỳ gần 18,6 năm Trái Đất.[24] Sự tiến dịch này làm cho khoảng thời gian giữa mỗi lần Mặt Trăng đi qua điểm nút lên ngắn hơn tháng giao hội. Khoảng thời gian này được các nhà thiên văn gọi là tháng giao điểm thăng.[1][25] (xem Phương pháp tiên đoán ở dưới)
Mặt khác do ảnh hưởng của nhiễu loạn hấp dẫn mà điểm cận địa của Mặt Trăng cũng tiến động theo thời gian trên quỹ đạo, và điểm cận địa có chu kỳ khoảng 8,85 năm. Khoảng thời gian Mặt Trăng hoàn thành giữa hai lần đi qua điểm cận địa hơi dài hơn tháng giao điểm thăng và người ta gọi đó là tháng điểm cận địa.[24][26]
Quỹ đạo Mặt Trăng cắt mặt phẳng hoàng đạo tại hai điểm nút cách nhau 180°. Do vậy, khi những lần trăng mới xuất hiện gần các điểm nút theo chu kỳ trong một năm cách nhau xấp xỉ sáu tháng (173,3 ngày), lúc đó có ít nhất một lần nhật thực xảy ra trong những thời điểm này. Thỉnh thoảng khi lần trăng mới xuất hiện đủ gần một điểm nút dẫn đến trong hai tháng liên tiếp xảy ra 2 hiện tượng nhật thực một phần. Có nghĩa là, trong một năm bất kỳ, sẽ có ít nhất 2 lần nhật thực[23] và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra.[2][27][28][29]
Hiện tượng thiên thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời nằm cách một điểm nút khoảng cách góc 15° đến 18°, (10° đến 12° cho hiện tượng nhật thực trung tâm). Và đây là giới hạn cho hiện tượng thiên thực. Trong thời gian Mặt Trăng trở lại điểm nút (tháng giao điểm thăng), vị trí biểu kiến của Mặt Trời di chuyển trong phạm vi rộng 29° so với các điểm nút.[3] Do giới hạn thiên thực có phạm vi tới 18° x 2 = 36° với điểm nút N1 hoặc N2 ở chính giữa (24° cho nhật thực trung tâm), nó mở ra cơ hội cho hiện tượng thiên thực một phần xảy ra (hoặc nhật thực một phần và nhật thực trung tâm xảy ra, nhưng hiếm hơn) trong hai tháng kế tiếp nhau.[29][30][31]
Bề rộng của vùng bóng tối lúc nhật thực toàn phần hay lúc nhật thực hình khuyên phụ thuộc theo khoảng cách của Mặt Trăng đến Trái Đất và do đó là đường kính biểu kiến của Mặt Trăng và Trái Đất. Trong những lần nhật thực đặc biệt nhất, khi nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng rất gần điểm cận địa, bề rộng (hay đường kính vùng bóng tối) của đường đi có thể trên 250 km, và tại một vị trí trên Trái Đất thời gian xảy ra nhật thực toàn phần kéo dài trên 7 phút. Bên ngoài vùng bóng tối trung tâm, vùng quan sát thấy nhật thực một phần có diện tích khá lớn. Trung bình, vùng bóng tối có đường kính khoảng 100–160 km, trong khi đường kính của vùng nửa tối có thể trên 6.400 km. (Xem thêm ảnh động ở đầu bài)[33]
Năm 1824, nhà toán học và thiên văn học người Đức Friedrich Bessel đưa ra phương pháp tính mới tiên đoán vị trí và thời gian xảy ra hiện tượng thiên thực bằng các tham số Bessel cho theo hệ quy chiếu của bóng Mặt Trăng so với tâm của Trái Đất. Phương pháp này rất chính xác và là công cụ mạnh cùng với máy tính cho việc tiên đoán các hiện tượng thiên thực không những trên Trái Đất mà đối với cả các hành tinh và sao khác.[34][36] Một mặt phẳng gọi là mặt phẳng cơ bản đi qua tâm Trái Đất và vuông góc với trục của bóng Mặt Trăng (trục nối tâm Mặt Trời và Mặt Trăng). Các tọa độ x, y và z lần lượt chỉ theo hướng đông, bắc và song song với trục của bóng Mặt Trăng. Các tham số Bessel là x và y cho bóng Mặt Trăng, l1 và l2 lần lượt là bán kính của vùng nửa tối và vùng bóng tối trên mặt phẳng cơ bản. Hướng của trục z trên thiên cầu được cho theo hai tọa độ xích vĩ d và góc giờ μ, và góc của đường bao vùng tối và vùng nửa tối so với trục bóng Mặt Trăng lần lượt là f1 và f2. Tám tham số Bessel (x, y, l1, l2, d, μ, f1, f2) cùng với tỉ số bán kính Mặt Trăng trên bán kính Trái Đất k, được cho theo bảng in sẵn hoặc được lập trình theo nhiều chương trình dự đoán nhật thực và nguyệt thực. Chi tiết về tính toán thiên thực có thảo luận tại một số cuốn chuyên khảo về lịch thiên văn và nhật thực.[34][36]
Nếu ngày và thời gian của những lần nhật thực đã biết, người ta có thể tiên đoán những lần nhật thực trong tương lai bằng sử dụng chu kỳ nhật thực. Chu kỳ Saros là một trong những chu kỳ nổi tiếng và chính xác nhất mà các nhà thiên văn học cổ đại từng áp dụng (xem ở trên). Chu kỳ Saros bằng 6.585,3 ngày (trên 18 năm), có nghĩa là sau mỗi chu kỳ này một sự kiện thiên thực giống hệt sẽ diễn ra. Nhưng có sự khác biệt về kinh độ địa lý bị dịch chuyển khoảng 120° (do dư 0,3 ngày) và lệch một ít về vĩ độ (do độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo Mặt Trăng). Chuỗi Saros luôn luôn bắt đầu bằng thiên thực một phần gần một trong hai vùng cực của Trái Đất, sau đó dịch chuyển trên toàn cầu thông qua những lần thiên thực hình khuyên và toàn phần, và kết thúc chuỗi bằng nhật thực một phần tại vùng cực đối đỉnh. Chuỗi Saros kéo dài khoảng từ 1226 đến 1550 năm với 69 đến 87 lần thiên thực, trong đó 40 đến 60 lần là thiên thực trung tâm.[45]
Do ảnh hưởng của gia tốc thủy triều, quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất hiện tại mỗi năm dịch ra xa khoảng 3,8 cm.[49][50] Người ta tính được rằng trong ít hơn 1,4 tỷ năm nữa, khoảng cách từ nó đến Trái Đất sẽ tăng thêm 23.500 km. Trong thời gian này, đường kính góc của Mặt Trăng sẽ giảm dần, trong khi Mặt Trời thì không có sự biến đổi nhiều trong 1,4 tỷ năm nữa và do vậy Mặt Trăng không thể hoàn toàn che khuất được đĩa Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Điều này sẽ đúng khi Mặt Trăng ở điểm cận địa và Trái Đất ở điểm viễn nhật. Do vậy, khả năng sẽ không còn hiện tượng nhật thực toàn phần trong 1,4 tỷ năm nữa.[47]
Nhìn trực tiếp vào quang quyển của Mặt Trời, đĩa sáng của Mặt Trời, ngay cả trong vài giây, sẽ làm phá hủy nặng nề võng mạc của mắt do cường độ ánh sáng mạnh và bức xạ vô hình phát ra từ quang quyển. Sự phá hủy này làm giảm thị lực, dẫn đến bị mù. Võng mạc không nhạy với vết đau, và hiệu ứng của nguyên nhân phá hủy võng mạc không cảm thấy được trong vài giờ sau đó, do vậy không có dấu hiệu cảnh báo nào của vết thương võng mạc mà người bị cảm thấy được.[51][52]
Trong những điều kiện thông thường, Mặt Trời rất sáng và không thể quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, trong thời gian nhật thực, với nhiều phần Mặt Trời bị che khuất, sẽ dễ hơn để quan sát nó với các dụng cụ bảo vệ mắt. Thực tế, nhìn vào Mặt Trời trong thời gian nhật thực cũng nguy hiểm khi nhìn vào nó lúc không có hiện tượng này, ngoại trừ trong một thời gian ngắn của nhật thực toàn phần, khi toàn bộ đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn bởi Mặt Trăng. Cảnh báo: không được dùng mắt quan sát trực tiếp đĩa Mặt Trời thông qua bất kỳ một thiết bị hỗ trợ quang học nào (ống nhòm, kính thiên văn, hay máy ảnh camera) vì điều này sẽ làm mù mắt trong vài phần giây.[53][54]
Cách an toàn nhất để quan sát nhật thực đó là quan sát đĩa Mặt Trời một cách gián tiếp.[58] Bằng cách sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn với tờ bìa một lỗ nhỏ đặt trước kính và chiếu ảnh Mặt Trời lên một tờ giấy trắng. Lúc đó ảnh chiếu của Mặt Trời có thể quan sát an toàn; kỹ thuật này cũng được sử dụng để quan sát vết đen Mặt Trời. Cũng cần phải đề phòng để không ai nhìn trực tiếp qua ống nhòm hay kính thiên văn.[59] Quan sát đĩa Mặt Trời thông qua màn hình video của camera ghi hình là an toàn, mặc dù camera có thể bị phá hủy bởi chịu tác động trực tiếp của ánh sáng Mặt Trời. Có thể đặt trước máy quay camera hoặc máy ảnh một kính lọc sáng giúp bảo vệ các bộ CCD của máy và cho phép quan sát an toàn. Cần phải có kỹ năng thành thục khi đặt bộ kính lọc trước máy để không gây ảnh hưởng đến ảnh quan sát và tác hại tới máy.[57] Trong nhật thực một phần không thể quan sát thấy vành nhật hoa hoặc bầu trời không tối hoàn toàn, phụ thuộc vào diện tích đĩa Mặt Trời bị che khuất mà có thể cảm nhận được bầu trời tối đi hay không. Nếu hơn ba phần từ diện tích đĩa Mặt Trời bị che khuất thì ánh sáng ban ngày sẽ mờ đi rõ rệt, tuy bầu trời đã tối đi nhưng các vật vẫn in bóng xuống mặt đất.[60]
Trong lúc nhật thực toàn phần, Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn bởi Mặt Trăng, có thể nhìn trực tiếp hiện tượng này bằng mắt thường một cách an toàn, nhưng không thể tiếp tục quan sát khi giai đoạn nhật thực toàn phần kết thúc.[58] Lúc này hình ảnh Mặt Trời rất mờ thông qua bộ lọc ánh sáng. Và có thể nhìn thấy vành nhật hoa bao quanh đĩa tối, cũng như sắc quyển, tai lửa Mặt Trời, hay thậm chí là vết loe Mặt Trời (solar flare). Cuối pha nhật thực toàn phần, hiệu ứng nhẫn kim cương lại xuất hiện về phía đối diện của đĩa Mặt Trăng.[61]
Người cổ đại từng coi hiện tượng thiên thực là điềm gở báo hiệu sắp có sự kiện xấu trong tương lai gần.[66] Nhà lịch sử Hy Lạp cổ đại Herodotus viết rằng Thales của Miletus tiên đoán sẽ có hiện tượng nhật thực xảy ra trong thời gian chiến tranh giữa người Medes và Lydia. Điều này đã khiến cả hai phía hạ vũ khí và thỏa ước hòa bình do sự kiện nhật thực xảy ra.[67] Ngày chính xác xảy ra nhật thực vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa nhiều nhà lịch sử cổ đại và hiện đại. Một trong những khả năng đó là nhật thực ngày 28 tháng 5 năm 585 TCN, có lẽ xảy ra gần sông Halys ở Tiểu Á.[68] Một lần nhật thực mà Herodotus ghi lại được trước khi vua Xerxes rút lui đoàn quân của ông khi chống lại người Hy Lạp,[69] mà có lẽ vào những năm 480 TCN, mà John Russell Hind tính toán rằng có nhật thực hình khuyên xảy ra tại Sardis ngày 17 tháng 2 năm 478 TCN.[70] Người Ba Tư cũng ghi chép lại nhật thực một phần vào ngày 2 tháng 10 năm 480 TCN.[71] Herodotus cũng ghi lại lần nhật thực ở Sparta trong thời gian người Ba Tư xâm lược Hy Lạp lần hai.[72] Ngày xảy ra nhật thực mà ông ghi chép (1 tháng 8 năm 477 TCN) lại không phù hợp chính xác với ngày xâm lược mà đa số các nhà sử học hiện đại chấp nhận.[73]
Ghi chép về nhật thực của Trung Hoa cổ đại bắt đầu có từ 720 TCN.[74] Nhà thiên văn thế kỷ thứ 4 TCN Thạch Thân (石申) đã miêu tả cách tiên đoán nhật thực bằng cách sử dụng vị trí tương đối của Mặt Trăng và Mặt Trời.[75] Tư tưởng về ánh sáng từ Mặt Trăng là do bề mặt của nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời có từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN,[76] mặc dù nhà triết học Vương Sung (王充) đã phản đối lập luận này vào thế kỷ 1.[75] Các nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại, như Parmenides và Aristotle, cũng nêu ra tư tưởng cho rằng Mặt Trăng phát sáng là do phản xạ ánh sáng Mặt Trời.[76]
Một trong những giả thuyết về chính xác ngày thứ sáu Tuần Thánh, ngày mà chúa Giê-su bị đóng thánh giá, chính là một ngày xảy ra nhật thực. Giả thuyết này chưa được công nhận rộng rãi,[77][78] và thứ sáu Tuần Thánh được ghi lại với lễ Vượt Qua mà xảy ra vào lúc trăng tròn. Ở Tây bán cầu, có một vài tư liệu tin cậy ghi lại nhật thực trước năm 800, cho đến khi có sự ra đời của các đài quan sát Ả Rập và tu viện thời trung cổ.[74] Quan sát đầu tiên về nhật hoa được ghi lại ở Constantinople năm 968.[71][74]
Người cổ đại cũng đã xây dựng một số công trình làm nơi tế thần cũng như sử dụng để quan sát và tiên đoán hiện tượng thiên thực. Stonehenge là một công trình bao gồm các tảng đá lớn xếp thành những vòng tròn đồng tâm, mà nhiều nhà khảo cổ cho rằng 1 trong những công dụng của nó là sử dụng để tiên đoán nhật thực.[79]
Quan sát nhật thực bằng kính thiên văn đầu tiên có lẽ là vào năm 1706 tại Pháp.[74] Chín năm sau, nhà thiên văn người Anh Edmund Halley đã quan sát nhật thực ngày 3 tháng 5 năm 1715.[71][74] Cho đến giữa thế kỷ 19, những hiểu biết khoa học về Mặt Trời đã tiến triển thêm nhờ quan sát vành nhật hoa trong thời gian nhật thực toàn phần. Vành nhật hoa được phát hiện đầu tiên trong lần nhật thực xảy ra ngày 8 tháng 7 năm 1842, và bức ảnh đầu tiên về nhật thực toàn phần chụp ngày 28 tháng 7 năm 1851.[71]
Có một hiệu ứng liên quan đến quá trình xảy ra nhật thực đó là những dải tối, tương tự như những dải tối ở đáy hồ bơi. Chúng chỉ xuất hiện trước và sau nhật thực toàn phần, khi hình ảnh lưỡi liềm Mặt Trời chiếu xuống khí quyển và coi như một nguồn sáng không đồng đều theo mọi hướng.[81][82]
Năm 1882, nhà vật lý Italia Luigi Palmieri lần đầu tiên phát hiện ra heli có trên Trái Đất, thông qua vạch phổ D3, khi ông thực hiện phân tích dung nham từ núi lửa Vesuvius.[86]
Ngày 26 tháng 3 năm 1895, nhà hóa học Scottland Sir William Ramsay cô tách được heli từ khoáng vật cleveite (một loại khoáng uraninit chứa ít hơn 10% nguyên tố đất hiếm) bằng axít. Mục đích của Ramsay là tìm kiếm agon nhưng sau khi tách được nitơ và ôxy từ khí thoát ra từ acid sulfuric, ông nhận thấy vạch màu vàng trong quang phổ phù hợp với vạch D3 quan sát trong quang phổ Mặt Trời.[84][87][88][89]
Quan sát ánh sáng đi lệch thực hiện đầu tiên bằng cách khảo sát sự thay đổi vị trí của các ngôi sao khi chúng ở gần Mặt Trời trên thiên cầu. Do ánh sáng Mặt Trời quá sáng sẽ làm mờ hình ảnh các sao, vì vậy để có thể quan sát được chúng phải tận dụng cơ hội những lần nhật thực toàn phần. Năm 1919, tuy mới kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà thiên văn học người Anh Sir Arthur Eddington và cộng sự đã đến đảo Príncipe thưộc châu Phi[94] để chụp lại hình ảnh các ngôi sao trong lúc nhật thực toàn phần diễn ra ngày 29 tháng 5. Trong khi đó một đoàn thám hiểm khác cũng đến Sobral, Ceará ở Brasil để thực hiện quan sát và chụp ảnh.[95] Bằng cách so sánh vị trí biểu kiến của những ngôi sao, với khi có và không có Mặt Trời lúc chụp ảnh, Arthur Eddington thông báo quả thực ánh sáng bị lệch theo như tiên đoán của Einstein.[96][97] Kết quả được xem là một trong những tin tức giật gân và xuất hiện trên hầu hết các tờ báo lớn hồi đó. Thực nghiệm đã làm Einstein và lý thuyết tương đối tổng quát của ông trở lên nổi tiếng. Khi người trợ lý của ông hỏi rằng, nếu như kết quả quan sát nhật thực của Eddington và Dyson năm 1919 là sai so với tiên đoán lý thuyết thì ông sẽ nghĩ sao, Einstein đáp lại rằng: "Lúc đó tôi cảm thấy tiếc cho Chúa. Lý thuyết là đúng đắn hoàn toàn." [98]
Tuy nhiên độ chính xác ban đầu là khá thô. Một số người đã cho rằng độ lệch đo được là do sai số hệ thống[99] và do vậy kết quả của Eddington là quá lỏng lẻo, mặc dù những phân tích hiện đại về bảng dữ liệu của ông[100] cho thấy phân tích của Eddington là chính xác.[101][102] Việc kiểm chứng độ lệch ánh sáng đã được lặp lại nhiều lần trong những lần nhật thực toàn phần tiếp theo, như của đội các nhà thiên văn từ Đài quan sát Lick thực hiện năm 1922 cho kết quả khớp với kết quả năm 1919[102], hoặc các nhà thiên văn ở Đài quan sát Yerkes quan trắc năm 1953[103] và một đội các nhà khoa học thuộc Đại học Texas quan sát nhật thực toàn phần năm 1973 đều cho kết quả như tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát.[104]
Một quan sát công bố trong lần nhật thực 1997 của Wang et al. gợi ra khả năng về hiệu ứng lá chắn hấp dẫn,[107] và dấy lên một cuộc tranh luận về vấn đề này. Sau đó vào năm 2002, Yang và Wang cho đăng dữ liệu phân tích cho thấy vấn đề của họ vẫn chưa giải thích được.[108]
Thường gặp hơn, đó là sự kiện giao hội của một hành tinh (đặc biệt không chỉ Sao Thủy và Sao Kim) tại thời điểm nhật thực toàn phần, khi đó hành tinh sẽ nhìn thấy ở gần Mặt Trời trong thời gian nhật thực toàn phần, và khi kết thúc nhật thực nó sẽ bị lu mờ bởi ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Đã có thời người ta đề xuất có hành tinh ở phía trong quỹ đạo Sao Thủy gọi là hành tinh Vulcan; nhưng nếu nó tồn tại thì các nhà thiên văn sẽ quan sát thấy nó trong những lần nhật thực toàn phần hoặc sự kiện nó đi qua đĩa Mặt Trời, và hiện tại hành tinh này là không tồn tại.[110]
Cũng có những bức ảnh quan sát về thiên thực từ tàu không gian hay vệ tinh nhân tạo quay trên quỹ đạo quanh Trái Đất. Phi hành đoàn Gemini 12 đã chụp ảnh nhật thực toàn phần từ không gian năm 1966.[112] Pha nhật thực một phần trong lần nhật thực toàn phần ngày 11 tháng 8 năm 1999 cũng được các nhà du hành vũ trụ trên trạm Mir chụp lại.[113]
(tiếng Anh)
Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm.[3][4] Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7, 1955).[4]
Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.
Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.[5][6]
Mục lục
Các kiểu nhật thực
Có bốn kiểu nhật thực:- Nhật thực toàn phần xảy ra khi đĩa tối của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời, cho phép quan sát được vầng hào quang bao quanh Mặt Trời hay vành nhật hoa bằng mắt với dụng cụ bảo vệ. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, chỉ có thể quan sát thấy nhật thực toàn phần từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất.[7][8]
- Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng. Thời gian diễn ra nhật thực hình khuyên lâu hơn nhật thực toàn phần nhưng cũng chỉ kéo dài trong vài phút.[8][9]
- Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm. Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra.[8][9]
- Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời. Hiện tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Tuy nhiên, một số kiểu nhật thực chỉ có thể quan sát thấy như là nhật thực một phần, khi vùng bóng tối (umbra) trượt qua một trong hai vùng cực Trái Đất và đường trung tâm lúc này không cắt qua bề mặt của Trái Đất.[8][9]
Một loại nhật thực khác mà Mặt Trời bị che khuất bởi một hành tinh khác ngoài Mặt Trăng khi nhìn từ một điểm trong không gian vũ trụ. Ví dụ, đoàn du hành vũ trụ Apollo 12 đã chụp được ảnh Trái Đất che khuất Mặt Trời năm 1969 và tàu không gian Cassini cũng chụp được ảnh Sao Thổ che khuất Mặt Trời năm 2006.
Quỹ đạo Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng như quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là hình elip. Do vậy kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời và Mặt Trăng biến đổi theo vị trí trên quỹ đạo.[10] Độ lớn của một lần thiên thực xác định bằng tỉ số giữa kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng trên kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời trong thời gian xảy ra thiên thực. Sự kiện thiên thực (bao gồm nhật thực và nguyệt thực) xảy ra khi Mặt Trăng ở gần điểm cận địa (điểm gần Trái Đất nhất) có thể trở thành hiện tượng thiên thực toàn phần bởi vì khi đó Mặt Trăng sẽ đủ lớn để che khuất hoàn toàn đĩa sáng của Mặt Trời, hay quang quyển; và lúc này độ lớn thiên thực có giá trị lớn hơn 1. Ngược lại, sự kiện thiên thực xảy ra khi Mặt Trăng ở điểm viễn địa (điểm xa Trái Đất nhất) chỉ có thể là hiện tượng thiên thực hình khuyên bởi vì khi đó Mặt Trăng có kích thước biểu kiến nhỏ hơn so với của Mặt Trời; độ lớn thiên thực lúc này có giá trị nhỏ hơn 1. Trung bình, hiện tượng nhật thực hình khuyên xảy ra nhiều hơn nhật thực toàn phần, bởi vì Mặt Trăng nằm khá xa Trái Đất để có thể bao phủ hoàn toàn Mặt Trời. Hiện tượng nhật thực lai xảy ra khi độ lớn thiên thực trong thời gian diễn ra chuyển từ giá trị nhỏ hơn 1 sang lớn hơn 1, do vậy tại một nơi trên Trái Đất có thể quan sát thấy nhật thực toàn phần trong khi ở những nơi khác lại quan sát thấy nhật thực hình khuyên.[11]
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời thay đổi trong một năm do quỹ đạo elip. Điều này cũng làm cho kích thước biểu kiến của Mặt Trời biến đổi trong năm, nhưng sự biến đổi này không nhiều bằng so với kích thước biểu kiến của Mặt Trăng.[9] Khi Trái Đất nằm xa Mặt Trời nhất vào tháng 7, và nếu hiện tượng nhật thực xảy ra thì khả năng nhiều là hiện tượng nhật thực toàn phần, trong khi nếu hiện tượng nhật thực xảy ra lúc Trái Đất nằm gần Mặt Trời nhất vào tháng 1 thì nhiều khả năng đó là nhật thực hình khuyên.[12]
Thuật ngữ nhật thực trung tâm
Nhật thực trung tâm là thuật ngữ chung để miêu tả các hiện tượng nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai.[13][14] Tuy nhiên, định nghĩa thuật ngữ này không hoàn toàn đúng và bổ sung thêm: nhật thực trung tâm là hiện tượng nhật thực xảy ra khi đường nối "tâm" của đĩa Mặt Trăng với "tâm" của đĩa Mặt Trời cắt bề mặt Trái Đất. Nhưng có trường hợp, và rất hiếm, một phần của vùng bóng tối (nguyên bóng, umbra) phủ lên bề mặt Trái Đất (và do vậy tạo ra nhật thực hình khuyên hay toàn phần) nhưng đường nối 2 tâm không cắt bề mặt Trái Đất.[14] Hiện tượng này gọi là nhật thực toàn phần (hay hình khuyên) không trung tâm.[13] Nhật thực không trung tâm xảy ra sắp tới vào ngày 29 tháng 4, 2014 và là nhật thực hình khuyên. Nhật thực không trung tâm toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 9 tháng 4 năm 2043 (và như vậy nhật thực không trung tâm rất hiếm gặp!).[14]Người ta phân chia ra 5 pha trong một lần nhật thực toàn phần đó là:[15]
- Tiếp xúc đầu tiên—khi rìa đĩa Mặt Trăng tiếp xúc chính xác với đĩa Mặt Trời.
- Tiếp xúc lần hai—bắt đầu bằng hiệu ứng vòng hạt Baily (ánh sáng Mặt Trời đi qua các khe núi trên Mặt Trăng do địa hình gồ ghề của nó) hay còn gọi là hiệu ứng "nhẫn kim cương". Gần như toàn bộ đĩa Mặt Trời đã bị che khuất.
- Mặt Trăng che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời, và chỉ có thể quan sát thấy vành nhật hoa bao quanh nó.
- Tiếp xúc lần ba—khi ánh sáng Mặt Trời lần đầu tiên ló trở lại và bóng tối của Mặt Trời dần biến mất. Một lần nữa, hiện tượng nhẫn kim cương có thể xảy ra.
- Tiếp xúc lần bốn—khi rìa đĩa Mặt Trăng tiếp xúc lần cuối cùng với đĩa Mặt Trời và kết thúc hiện tượng nhật thực.
Tiên đoán nhật thực
Hình học
Hai hình bên phải cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất trong lần nhật thực. Ở hình thứ hai và thứ ba, vùng màu đen nằm giữa Trái Đất và Mặt Trăng gọi là vùng bóng tối (umbra), nơi Mặt Trời hoàn toàn bị che khuất bởi Mặt Trăng. Vùng đen nhỏ trên bề mặt Trái Đất là nơi có thể quan sát thấy nhật thực toàn phần. Phạm vi rộng hơn màu xám là vùng nửa tối (penumbra), nơi đứng trên Trái Đất có thể thấy nhật thực một phần. Một người quan sát nếu đứng trong vùng đối của vùng bóng tối (antumbra), có thể thấy nhật thực hình khuyên.[17]Quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Do điều này, vào lúc trăng non, Mặt Trăng thường ở phía trên hay phía dưới Mặt Trời (xem thêm minh họa ở hình trên). Nhật thực chỉ xảy ra lúc trăng non và khi Mặt Trăng nằm gần các giao điểm của mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng quỹ đạo của nó (gọi là các điểm nút quỹ đạo).[18]
Mặt Trăng có quỹ đạo elip, do vậy khoảng cách của nó đến Trái Đất biến thiên khoảng 6% so với giá trị trung bình. Vì thế mà kích thước biểu kiến của nó cũng thay đổi theo khoảng cách (biến đổi khoảng 13%) khi nhìn từ Trái Đất, và điều này ảnh hưởng đến hiện tượng nhật thực toàn phần hay hình khuyên.[19] Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời cũng thay đổi trong năm nhưng tỉ số tương đối là nhỏ, vì vậy kích thước biểu kiến của Mặt Trời không thay đổi nhiều. Trung bình, khi nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng hiện lên nhỏ hơn Mặt Trời, do đó phần lớn nhật thực trung tâm là nhật thực hình khuyên. Chỉ khi Mặt Trăng đủ gần Trái Đất hơn so với trung bình (gần điểm cận địa) thì nhật thực toàn phần xảy ra.[20] Chẳng hạn, trong giai đoạn 1900 đến 1999, có tất cả 239 lần nhật thực, gồm 84 lần nhật thực một phần, 71 lần nhật thực hình khuyên, 62 lần nhật thực toàn phần, và 22 lần nhật thực lai.[21]
Mặt Trăng | Mặt Trời | |||
---|---|---|---|---|
Cận địa | Viễn địa | Cận nhật | Viễn nhật | |
Bán kính trung bình | 1.737,10 km | 696.000 km | ||
Khoảng cách | 363.104 km | 405.696 km | 147.098.070 km | 152.097.700 km |
Đường kính góc[22] | 33' 30" (0.5583°) |
29' 26" (0.4905°) |
32' 42" (0.5450°) |
31' 36" (0.5267°) |
Kích thước biểu kiến theo tỷ lệ |
||||
Xếp theo thứ tự giảm dần |
1 | 4 | 2 | 3 |
Mặt Trăng đi từ phía nam lên phía bắc của mặt phẳng hoàng đạo tại điểm nút lên, và ngược lại tại điểm nút xuống.[18] Tuy nhiên, các điểm nút của quỹ đạo Mặt Trăng dần dần di chuyển thay đổi theo thời gian do ảnh hưởng hấp dẫn của Mặt Trời lên chuyển động quỹ đạo của Mặt Trăng, và các điểm nút quỹ đạo có chu kỳ gần 18,6 năm Trái Đất.[24] Sự tiến dịch này làm cho khoảng thời gian giữa mỗi lần Mặt Trăng đi qua điểm nút lên ngắn hơn tháng giao hội. Khoảng thời gian này được các nhà thiên văn gọi là tháng giao điểm thăng.[1][25] (xem Phương pháp tiên đoán ở dưới)
Mặt khác do ảnh hưởng của nhiễu loạn hấp dẫn mà điểm cận địa của Mặt Trăng cũng tiến động theo thời gian trên quỹ đạo, và điểm cận địa có chu kỳ khoảng 8,85 năm. Khoảng thời gian Mặt Trăng hoàn thành giữa hai lần đi qua điểm cận địa hơi dài hơn tháng giao điểm thăng và người ta gọi đó là tháng điểm cận địa.[24][26]
Quỹ đạo Mặt Trăng cắt mặt phẳng hoàng đạo tại hai điểm nút cách nhau 180°. Do vậy, khi những lần trăng mới xuất hiện gần các điểm nút theo chu kỳ trong một năm cách nhau xấp xỉ sáu tháng (173,3 ngày), lúc đó có ít nhất một lần nhật thực xảy ra trong những thời điểm này. Thỉnh thoảng khi lần trăng mới xuất hiện đủ gần một điểm nút dẫn đến trong hai tháng liên tiếp xảy ra 2 hiện tượng nhật thực một phần. Có nghĩa là, trong một năm bất kỳ, sẽ có ít nhất 2 lần nhật thực[23] và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra.[2][27][28][29]
Hiện tượng thiên thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời nằm cách một điểm nút khoảng cách góc 15° đến 18°, (10° đến 12° cho hiện tượng nhật thực trung tâm). Và đây là giới hạn cho hiện tượng thiên thực. Trong thời gian Mặt Trăng trở lại điểm nút (tháng giao điểm thăng), vị trí biểu kiến của Mặt Trời di chuyển trong phạm vi rộng 29° so với các điểm nút.[3] Do giới hạn thiên thực có phạm vi tới 18° x 2 = 36° với điểm nút N1 hoặc N2 ở chính giữa (24° cho nhật thực trung tâm), nó mở ra cơ hội cho hiện tượng thiên thực một phần xảy ra (hoặc nhật thực một phần và nhật thực trung tâm xảy ra, nhưng hiếm hơn) trong hai tháng kế tiếp nhau.[29][30][31]
Đường đi của bóng Mặt Trăng và phạm vi quan sát
Trong lần nhật thực trung tâm, vùng bóng tối của Mặt Trăng - umbra (hoặc vùng đối bóng tối - antumbra, trong trường hợp nhật thực hình khuyên) di chuyển rất nhanh từ tây sang đông trên bề mặt Trái Đất. Trái Đất quay quanh trục từ tây sang đông, với vận tốc khoảng 28 km/min tại xích đạo, nhưng Mặt Trời cũng chuyển động trên quỹ đạo theo cùng hướng tự quay của Trái Đất với vận tốc 61 km/min, do vậy vùng bóng tối (umbra) gần như luôn luôn di chuyển theo hướng tây-đông trên bề mặt với vận tốc quỹ đạo của Mặt Trăng trừ đi vận tốc tiếp tuyến của vận tốc tự quay của Trái Đất bằng 33 km/min.[32]Bề rộng của vùng bóng tối lúc nhật thực toàn phần hay lúc nhật thực hình khuyên phụ thuộc theo khoảng cách của Mặt Trăng đến Trái Đất và do đó là đường kính biểu kiến của Mặt Trăng và Trái Đất. Trong những lần nhật thực đặc biệt nhất, khi nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng rất gần điểm cận địa, bề rộng (hay đường kính vùng bóng tối) của đường đi có thể trên 250 km, và tại một vị trí trên Trái Đất thời gian xảy ra nhật thực toàn phần kéo dài trên 7 phút. Bên ngoài vùng bóng tối trung tâm, vùng quan sát thấy nhật thực một phần có diện tích khá lớn. Trung bình, vùng bóng tối có đường kính khoảng 100–160 km, trong khi đường kính của vùng nửa tối có thể trên 6.400 km. (Xem thêm ảnh động ở đầu bài)[33]
Phương pháp tiên đoán
- 223 tháng giao hội (giữa hai lần trăng mới): 29,530589 ngày x 223 = 6585,3223 ngày = 6585d 07h 43m
- 239 tháng điểm cận địa (giữa hai lần cận địa): 27,554550 ngày x 239 = 6585,5375 ngày = 6585d 12h 54m
- 242 tháng giao điểm thăng (giữa hai lần đi qua điểm nút lên): 27,212221 ngày x 242 = 6585,3575 ngày = 6585d 08h 35m
Năm 1824, nhà toán học và thiên văn học người Đức Friedrich Bessel đưa ra phương pháp tính mới tiên đoán vị trí và thời gian xảy ra hiện tượng thiên thực bằng các tham số Bessel cho theo hệ quy chiếu của bóng Mặt Trăng so với tâm của Trái Đất. Phương pháp này rất chính xác và là công cụ mạnh cùng với máy tính cho việc tiên đoán các hiện tượng thiên thực không những trên Trái Đất mà đối với cả các hành tinh và sao khác.[34][36] Một mặt phẳng gọi là mặt phẳng cơ bản đi qua tâm Trái Đất và vuông góc với trục của bóng Mặt Trăng (trục nối tâm Mặt Trời và Mặt Trăng). Các tọa độ x, y và z lần lượt chỉ theo hướng đông, bắc và song song với trục của bóng Mặt Trăng. Các tham số Bessel là x và y cho bóng Mặt Trăng, l1 và l2 lần lượt là bán kính của vùng nửa tối và vùng bóng tối trên mặt phẳng cơ bản. Hướng của trục z trên thiên cầu được cho theo hai tọa độ xích vĩ d và góc giờ μ, và góc của đường bao vùng tối và vùng nửa tối so với trục bóng Mặt Trăng lần lượt là f1 và f2. Tám tham số Bessel (x, y, l1, l2, d, μ, f1, f2) cùng với tỉ số bán kính Mặt Trăng trên bán kính Trái Đất k, được cho theo bảng in sẵn hoặc được lập trình theo nhiều chương trình dự đoán nhật thực và nguyệt thực. Chi tiết về tính toán thiên thực có thảo luận tại một số cuốn chuyên khảo về lịch thiên văn và nhật thực.[34][36]
Tần suất và thời gian xảy ra
Tại một nơi trên Trái Đất, nhật thực toàn phần là một hiện tượng hiếm gặp. Mặc dù nó xảy ra trên hành tinh trung bình khoảng 18 tháng một lần nhật thực toàn phần,[38]. Người ta tính được hiện tượng này lặp lại tại một nơi bất kỳ trung bình khoảng từ 360 đến 410 năm.[39] Nhật thực toàn phần kéo dài trong vài phút tại từng nơi bất kỳ, bởi vì vùng bóng tối của Mặt Trăng di chuyển về phía tây với tốc độ trên 1700 km/h.[40] Tại một nơi, thời gian quan sát thấy nhật thực toàn phần không bao giờ kéo dài quá 7 phút 31 giây, và thường ngắn hơn 5 phút:[41] trong mỗi thiên niên kỷ thường có ít hơn 10 lần nhật thực toàn phần kéo dài quá 7 phút. Lần gần đây nhất là nhật thực toàn phần ngày 30 tháng 6 năm 1973 với 7 phút 3 giây. Lần này, các nhà thiên văn đã sử dụng một máy bay Concorde bay theo vệt tối của Mặt Trăng và quan sát được nhật thực toàn phần trong thời gian khoảng 72 phút.[42] Lần nhật thực toàn phần tiếp theo có thời gian kéo dài hơn 7 phút sẽ là vào ngày 25 tháng 6 năm 2150. Lần nhật thực toàn phần kéo dài lâu nhất trong giai đoạn 8.000 năm từ 3.000 TCN đến 5.000 sẽ xảy ra vào ngày 16 tháng 7 năm 2186, khi thời gian diễn ra tại một noi đặc biệt vào khoảng 7 phút 29 giây.[43] Để so sánh, lần nhật thực toàn phần lâu nhất trong thế kỷ 20 là 7 phút 8 giây vào ngày 20 tháng 6 năm 1955 và không có lần nhật thực toàn phần nào kéo dài trên 7 phút trong thế kỷ 21.[44]Nếu ngày và thời gian của những lần nhật thực đã biết, người ta có thể tiên đoán những lần nhật thực trong tương lai bằng sử dụng chu kỳ nhật thực. Chu kỳ Saros là một trong những chu kỳ nổi tiếng và chính xác nhất mà các nhà thiên văn học cổ đại từng áp dụng (xem ở trên). Chu kỳ Saros bằng 6.585,3 ngày (trên 18 năm), có nghĩa là sau mỗi chu kỳ này một sự kiện thiên thực giống hệt sẽ diễn ra. Nhưng có sự khác biệt về kinh độ địa lý bị dịch chuyển khoảng 120° (do dư 0,3 ngày) và lệch một ít về vĩ độ (do độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo Mặt Trăng). Chuỗi Saros luôn luôn bắt đầu bằng thiên thực một phần gần một trong hai vùng cực của Trái Đất, sau đó dịch chuyển trên toàn cầu thông qua những lần thiên thực hình khuyên và toàn phần, và kết thúc chuỗi bằng nhật thực một phần tại vùng cực đối đỉnh. Chuỗi Saros kéo dài khoảng từ 1226 đến 1550 năm với 69 đến 87 lần thiên thực, trong đó 40 đến 60 lần là thiên thực trung tâm.[45]
Số lần trong mỗi năm
Một năm có ít nhất hai lần nhật thực và nhiều nhất năm lần nhật thực. Từ khi áp dụng lịch Gregory năm 1582, các năm có 5 lần nhật thực xảy ra đó là 1693, 1758, 1805, 1823, 1870, và 1935. Năm tiếp theo sẽ là 2206.[46]Nhật thực toàn phần cuối cùng
Nhật thực xảy ra nhờ cấu hình hình học đặc biệt của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời. Tuy đối với con người ở trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần là hiếm gặp và ngắn ngủi, nhưng trong hàng trăm triệu năm trước trong quá khứ, Mặt Trăng nằm khá gần Trái Đất để nhiều lần che khuất hoàn toàn Mặt Trời giống như nhật thực toàn phần ngày nay; và trong một tỷ năm tới nó vẫn có thể che lấp Mặt Trời.[47][48]Do ảnh hưởng của gia tốc thủy triều, quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất hiện tại mỗi năm dịch ra xa khoảng 3,8 cm.[49][50] Người ta tính được rằng trong ít hơn 1,4 tỷ năm nữa, khoảng cách từ nó đến Trái Đất sẽ tăng thêm 23.500 km. Trong thời gian này, đường kính góc của Mặt Trăng sẽ giảm dần, trong khi Mặt Trời thì không có sự biến đổi nhiều trong 1,4 tỷ năm nữa và do vậy Mặt Trăng không thể hoàn toàn che khuất được đĩa Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Điều này sẽ đúng khi Mặt Trăng ở điểm cận địa và Trái Đất ở điểm viễn nhật. Do vậy, khả năng sẽ không còn hiện tượng nhật thực toàn phần trong 1,4 tỷ năm nữa.[47]
Nhật thực và nguyệt thực
Nhật thực ít có khả năng quan sát thấy hơn nguyệt thực, mặc dù trên thực tế tần suất nhật thực nhiều hơn. Lý do là nhật thực chỉ có thể quan sát thấy từ một bộ phận nhỏ dân cư sống tại các khu vực bóng Mặt Trăng quét qua, còn nguyệt thực có thể được quan sát thấy bởi toàn bộ dân cư sống tại bán cầu đêm.Quan sát
Nhìn trực tiếp vào quang quyển của Mặt Trời, đĩa sáng của Mặt Trời, ngay cả trong vài giây, sẽ làm phá hủy nặng nề võng mạc của mắt do cường độ ánh sáng mạnh và bức xạ vô hình phát ra từ quang quyển. Sự phá hủy này làm giảm thị lực, dẫn đến bị mù. Võng mạc không nhạy với vết đau, và hiệu ứng của nguyên nhân phá hủy võng mạc không cảm thấy được trong vài giờ sau đó, do vậy không có dấu hiệu cảnh báo nào của vết thương võng mạc mà người bị cảm thấy được.[51][52]
Trong những điều kiện thông thường, Mặt Trời rất sáng và không thể quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, trong thời gian nhật thực, với nhiều phần Mặt Trời bị che khuất, sẽ dễ hơn để quan sát nó với các dụng cụ bảo vệ mắt. Thực tế, nhìn vào Mặt Trời trong thời gian nhật thực cũng nguy hiểm khi nhìn vào nó lúc không có hiện tượng này, ngoại trừ trong một thời gian ngắn của nhật thực toàn phần, khi toàn bộ đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn bởi Mặt Trăng. Cảnh báo: không được dùng mắt quan sát trực tiếp đĩa Mặt Trời thông qua bất kỳ một thiết bị hỗ trợ quang học nào (ống nhòm, kính thiên văn, hay máy ảnh camera) vì điều này sẽ làm mù mắt trong vài phần giây.[53][54]
Nhật thực một phần và hình khuyên
Quan sát nhật thực một phần và hình khuyên (và trong quá trình nhật thực toàn phần khi Mặt Trời không hoàn toàn bị che khuất bởi Mặt Trăng) cần những dụng cụ bảo hộ mắt hoặc quan sát theo phương pháp gián tiếp để tránh hỏng mắt. Quan sát đĩa Mặt Trời nên sử dụng kính mắt quan sát nhật thực chuyên dụng để lọc bớt những bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời. Kính râm không an toàn khi dùng để quan sát Mặt Trời. Chỉ nên sử dụng những kính đạt tiêu chuẩn với thiết kế riêng cho quan sát nhật thực trực tiếp.[55] Đặc biệt, với những dụng cụ tự chế như từ ổ đĩa mềm, đĩa CD, phim âm bản...nên tránh sử dụng.[56][57]Cách an toàn nhất để quan sát nhật thực đó là quan sát đĩa Mặt Trời một cách gián tiếp.[58] Bằng cách sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn với tờ bìa một lỗ nhỏ đặt trước kính và chiếu ảnh Mặt Trời lên một tờ giấy trắng. Lúc đó ảnh chiếu của Mặt Trời có thể quan sát an toàn; kỹ thuật này cũng được sử dụng để quan sát vết đen Mặt Trời. Cũng cần phải đề phòng để không ai nhìn trực tiếp qua ống nhòm hay kính thiên văn.[59] Quan sát đĩa Mặt Trời thông qua màn hình video của camera ghi hình là an toàn, mặc dù camera có thể bị phá hủy bởi chịu tác động trực tiếp của ánh sáng Mặt Trời. Có thể đặt trước máy quay camera hoặc máy ảnh một kính lọc sáng giúp bảo vệ các bộ CCD của máy và cho phép quan sát an toàn. Cần phải có kỹ năng thành thục khi đặt bộ kính lọc trước máy để không gây ảnh hưởng đến ảnh quan sát và tác hại tới máy.[57] Trong nhật thực một phần không thể quan sát thấy vành nhật hoa hoặc bầu trời không tối hoàn toàn, phụ thuộc vào diện tích đĩa Mặt Trời bị che khuất mà có thể cảm nhận được bầu trời tối đi hay không. Nếu hơn ba phần từ diện tích đĩa Mặt Trời bị che khuất thì ánh sáng ban ngày sẽ mờ đi rõ rệt, tuy bầu trời đã tối đi nhưng các vật vẫn in bóng xuống mặt đất.[60]
Nhật thực toàn phần
Trong lúc nhật thực toàn phần, khi phần sáng của đĩa Mặt Trời rất nhỏ, lúc này sẽ hình thành hiệu ứng vòng hạt Baily. Hiệu ứng này xuất hiện bởi ánh sáng Mặt Trời vẫn đến được Trái Đất do địa hình gồ ghề của bề mặt Mặt Trăng. Hiện tượng này còn được biết đến là hiệu ứng nhẫn kim cương, những ánh sáng cuối cùng của Mặt Trời trước lúc nhật thực toàn phần.[61]Trong lúc nhật thực toàn phần, Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn bởi Mặt Trăng, có thể nhìn trực tiếp hiện tượng này bằng mắt thường một cách an toàn, nhưng không thể tiếp tục quan sát khi giai đoạn nhật thực toàn phần kết thúc.[58] Lúc này hình ảnh Mặt Trời rất mờ thông qua bộ lọc ánh sáng. Và có thể nhìn thấy vành nhật hoa bao quanh đĩa tối, cũng như sắc quyển, tai lửa Mặt Trời, hay thậm chí là vết loe Mặt Trời (solar flare). Cuối pha nhật thực toàn phần, hiệu ứng nhẫn kim cương lại xuất hiện về phía đối diện của đĩa Mặt Trăng.[61]
Chụp ảnh
Thú chụp ảnh nhật thực có thể thực hiện bằng các máy chụp ảnh thông thường. Nhưng để hiện rõ đĩa Mặt Trời/Mặt Trăng thì cần những camera với thấu kính phóng đại tiêu cự lớn (ít nhất 200 mm cho camera 35 mm), và để thu được hình ảnh của đĩa trong hầu hết các khung hình, cần một thấu kính tiêu cự lớn hơn (trên 500 mm). Khi ngắm chỉnh hướng thông qua kính ngắm, cần phải thận trọng để không bị hỏng võng mạc nếu chẳng may nhìn trực tiếp vào Mặt Trời qua ống ngắm.[62]Lịch sử quan sát
Các lần nhật thực trong lịch sử là một dữ liệu tham chiếu quý giá cho các nhà sử học, cho phép họ suy ra ngày tương ứng với một sự kiện lịch sử một cách chính xác. Như lần nhật thực 15 tháng 6 năm 763 TCN được người Assyria ghi lại trong văn tự là một dấu mốc quan trọng giúp các nhà lịch sử xác định rõ niên đại lịch sử cận Đông.[63] Cũng có những ghi chép về nhật thực sớm hơn trong lịch sử. Vua Trọng Khang nhà Hạ, cách nay gần 4.000 năm, đã từng xử trảm hai nhà chiêm tinh vì họ đã đoán sai về nhật thực.[64] Có lẽ đề cập về nhật thực sớm nhất được ghi lại nhưng chưa được minh chứng, đó là của nhà khảo cổ Bruce Masse, ông cho rằng nhật thực xảy ra ngày 10 tháng 5 năm 2807 TCN cùng với sự kiện một thiên thạch rơi xuống Ấn Độ Dương gây ra những trận lụt/sóng thần huyền bí trong truyền thuyết mà để cập đến hai sự kiện này xảy ra đồng thời với nhau.[65]Người cổ đại từng coi hiện tượng thiên thực là điềm gở báo hiệu sắp có sự kiện xấu trong tương lai gần.[66] Nhà lịch sử Hy Lạp cổ đại Herodotus viết rằng Thales của Miletus tiên đoán sẽ có hiện tượng nhật thực xảy ra trong thời gian chiến tranh giữa người Medes và Lydia. Điều này đã khiến cả hai phía hạ vũ khí và thỏa ước hòa bình do sự kiện nhật thực xảy ra.[67] Ngày chính xác xảy ra nhật thực vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa nhiều nhà lịch sử cổ đại và hiện đại. Một trong những khả năng đó là nhật thực ngày 28 tháng 5 năm 585 TCN, có lẽ xảy ra gần sông Halys ở Tiểu Á.[68] Một lần nhật thực mà Herodotus ghi lại được trước khi vua Xerxes rút lui đoàn quân của ông khi chống lại người Hy Lạp,[69] mà có lẽ vào những năm 480 TCN, mà John Russell Hind tính toán rằng có nhật thực hình khuyên xảy ra tại Sardis ngày 17 tháng 2 năm 478 TCN.[70] Người Ba Tư cũng ghi chép lại nhật thực một phần vào ngày 2 tháng 10 năm 480 TCN.[71] Herodotus cũng ghi lại lần nhật thực ở Sparta trong thời gian người Ba Tư xâm lược Hy Lạp lần hai.[72] Ngày xảy ra nhật thực mà ông ghi chép (1 tháng 8 năm 477 TCN) lại không phù hợp chính xác với ngày xâm lược mà đa số các nhà sử học hiện đại chấp nhận.[73]
Ghi chép về nhật thực của Trung Hoa cổ đại bắt đầu có từ 720 TCN.[74] Nhà thiên văn thế kỷ thứ 4 TCN Thạch Thân (石申) đã miêu tả cách tiên đoán nhật thực bằng cách sử dụng vị trí tương đối của Mặt Trăng và Mặt Trời.[75] Tư tưởng về ánh sáng từ Mặt Trăng là do bề mặt của nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời có từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN,[76] mặc dù nhà triết học Vương Sung (王充) đã phản đối lập luận này vào thế kỷ 1.[75] Các nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại, như Parmenides và Aristotle, cũng nêu ra tư tưởng cho rằng Mặt Trăng phát sáng là do phản xạ ánh sáng Mặt Trời.[76]
Một trong những giả thuyết về chính xác ngày thứ sáu Tuần Thánh, ngày mà chúa Giê-su bị đóng thánh giá, chính là một ngày xảy ra nhật thực. Giả thuyết này chưa được công nhận rộng rãi,[77][78] và thứ sáu Tuần Thánh được ghi lại với lễ Vượt Qua mà xảy ra vào lúc trăng tròn. Ở Tây bán cầu, có một vài tư liệu tin cậy ghi lại nhật thực trước năm 800, cho đến khi có sự ra đời của các đài quan sát Ả Rập và tu viện thời trung cổ.[74] Quan sát đầu tiên về nhật hoa được ghi lại ở Constantinople năm 968.[71][74]
Người cổ đại cũng đã xây dựng một số công trình làm nơi tế thần cũng như sử dụng để quan sát và tiên đoán hiện tượng thiên thực. Stonehenge là một công trình bao gồm các tảng đá lớn xếp thành những vòng tròn đồng tâm, mà nhiều nhà khảo cổ cho rằng 1 trong những công dụng của nó là sử dụng để tiên đoán nhật thực.[79]
Quan sát nhật thực bằng kính thiên văn đầu tiên có lẽ là vào năm 1706 tại Pháp.[74] Chín năm sau, nhà thiên văn người Anh Edmund Halley đã quan sát nhật thực ngày 3 tháng 5 năm 1715.[71][74] Cho đến giữa thế kỷ 19, những hiểu biết khoa học về Mặt Trời đã tiến triển thêm nhờ quan sát vành nhật hoa trong thời gian nhật thực toàn phần. Vành nhật hoa được phát hiện đầu tiên trong lần nhật thực xảy ra ngày 8 tháng 7 năm 1842, và bức ảnh đầu tiên về nhật thực toàn phần chụp ngày 28 tháng 7 năm 1851.[71]
Những quan sát khác
Nhật thực toàn phần là một cơ hội hiếm có để quan sát thấy vành nhật hoa (lớp bên ngoài của khí quyển Mặt Trời). Thông thường không thể quan sát thấy nó do quang quyển sáng hơn nhiều vành nhật hoa. Tùy theo Mặt Trời vào ở giai đoạn hoạt động của nó, chu kỳ Mặt Trời, mà vành nhật hoa có thể nhỏ và đối xứng hoặc lớn nhưng mờ. Các nhà khoa học đã không biết đến điều này nếu không quan sát thông qua nhật thực toàn phần và rất khó để tiên đoán tính chất của vành nhật hoa.[80]Có một hiệu ứng liên quan đến quá trình xảy ra nhật thực đó là những dải tối, tương tự như những dải tối ở đáy hồ bơi. Chúng chỉ xuất hiện trước và sau nhật thực toàn phần, khi hình ảnh lưỡi liềm Mặt Trời chiếu xuống khí quyển và coi như một nguồn sáng không đồng đều theo mọi hướng.[81][82]
Phát hiện heli có trên Mặt Trời
Trong lần quan sát nhật thực toàn phần xảy ra ngày 18 tháng 8 năm 1868 tại Guntur, Ấn Độ, nhà thiên văn học người Pháp Pierre Janssen lần đầu tiên thu được chứng cứ về vạch phổ của nguyên tử heli, vạch sáng màu vàng trong quang phổ từ sắc quyển của Mặt Trời.[83] Ban đầu ông cho rằng vạch này là của natri. Ngày 20 tháng 10 trong cùng năm, nhà thiên văn học người Anh Norman Lockyer cũng quan sát thấy vạch màu vàng trong quang phổ Mặt Trời và ông ký hiệu nó là vạch D3 trong vạch phổ Fraunhofer, bởi vì nó nằm gần vạch D1 và D2 của natri.[84] Ông kết luận rằng vạch này là của một nguyên tố mới xuất hiện trên Mặt Trời và chưa tìm thấy ở Trái Đất. Lockyer cùng nhà hóa học người Anh Edward Frankland đặt tên cho nguyên tố mới theo tiếng Hy Lạp cho Mặt Trời là ἥλιος (helios).[85]Năm 1882, nhà vật lý Italia Luigi Palmieri lần đầu tiên phát hiện ra heli có trên Trái Đất, thông qua vạch phổ D3, khi ông thực hiện phân tích dung nham từ núi lửa Vesuvius.[86]
Ngày 26 tháng 3 năm 1895, nhà hóa học Scottland Sir William Ramsay cô tách được heli từ khoáng vật cleveite (một loại khoáng uraninit chứa ít hơn 10% nguyên tố đất hiếm) bằng axít. Mục đích của Ramsay là tìm kiếm agon nhưng sau khi tách được nitơ và ôxy từ khí thoát ra từ acid sulfuric, ông nhận thấy vạch màu vàng trong quang phổ phù hợp với vạch D3 quan sát trong quang phổ Mặt Trời.[84][87][88][89]
Quan sát năm 1919
Tháng 11 năm 1915, Albert Einstein hoàn tất công trình thuyết tương đối rộng khi ông tìm ra được phương trình trường hấp dẫn.[90][91] Trong bài báo của mình, ông đưa ra ba hệ quả đầu tiên của thuyết tương đối rộng, bao gồm sự tiến động của điểm cận nhật Sao Thủy-mà giá trị tìm được khớp với các quan sát trước đó của Urbain Le Verrier, dịch chuyển đỏ do hấp dẫn, và ánh sáng bị lệch bởi trường hấp dẫn. Einstein tính ra kết quả ánh sáng bị lệch khoảng 1,73" gấp đôi giá trị mà ông từng tiên đoán vào năm 1907.[92][93]Quan sát ánh sáng đi lệch thực hiện đầu tiên bằng cách khảo sát sự thay đổi vị trí của các ngôi sao khi chúng ở gần Mặt Trời trên thiên cầu. Do ánh sáng Mặt Trời quá sáng sẽ làm mờ hình ảnh các sao, vì vậy để có thể quan sát được chúng phải tận dụng cơ hội những lần nhật thực toàn phần. Năm 1919, tuy mới kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà thiên văn học người Anh Sir Arthur Eddington và cộng sự đã đến đảo Príncipe thưộc châu Phi[94] để chụp lại hình ảnh các ngôi sao trong lúc nhật thực toàn phần diễn ra ngày 29 tháng 5. Trong khi đó một đoàn thám hiểm khác cũng đến Sobral, Ceará ở Brasil để thực hiện quan sát và chụp ảnh.[95] Bằng cách so sánh vị trí biểu kiến của những ngôi sao, với khi có và không có Mặt Trời lúc chụp ảnh, Arthur Eddington thông báo quả thực ánh sáng bị lệch theo như tiên đoán của Einstein.[96][97] Kết quả được xem là một trong những tin tức giật gân và xuất hiện trên hầu hết các tờ báo lớn hồi đó. Thực nghiệm đã làm Einstein và lý thuyết tương đối tổng quát của ông trở lên nổi tiếng. Khi người trợ lý của ông hỏi rằng, nếu như kết quả quan sát nhật thực của Eddington và Dyson năm 1919 là sai so với tiên đoán lý thuyết thì ông sẽ nghĩ sao, Einstein đáp lại rằng: "Lúc đó tôi cảm thấy tiếc cho Chúa. Lý thuyết là đúng đắn hoàn toàn." [98]
Tuy nhiên độ chính xác ban đầu là khá thô. Một số người đã cho rằng độ lệch đo được là do sai số hệ thống[99] và do vậy kết quả của Eddington là quá lỏng lẻo, mặc dù những phân tích hiện đại về bảng dữ liệu của ông[100] cho thấy phân tích của Eddington là chính xác.[101][102] Việc kiểm chứng độ lệch ánh sáng đã được lặp lại nhiều lần trong những lần nhật thực toàn phần tiếp theo, như của đội các nhà thiên văn từ Đài quan sát Lick thực hiện năm 1922 cho kết quả khớp với kết quả năm 1919[102], hoặc các nhà thiên văn ở Đài quan sát Yerkes quan trắc năm 1953[103] và một đội các nhà khoa học thuộc Đại học Texas quan sát nhật thực toàn phần năm 1973 đều cho kết quả như tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát.[104]
Dị thường hấp dẫn
Có một lịch sử dài trong quan sát hiệu ứng ảnh hưởng của hấp dẫn liên quan đến nhật thực, đặc biệt trong thời gian xảy ra nhật thực toàn phần. Năm 1954 và vào năm 1959, Maurice Allais thông báo quan sát thấy sự dịch chuyển kỳ lạ và không giải thích được trong suốt quá trình nhật thực toàn phần.[105] Hiệu ứng này ngày nay được gọi là hiệu ứng Allais. Tương tự, Erwin Saxl và Mildred Allen năm 1970 quan sát thấy sự thay đổi bất thường trong chuyển động của con lắc xoắn, và người ta gọi là hiệu ứng Saxl.[106]Một quan sát công bố trong lần nhật thực 1997 của Wang et al. gợi ra khả năng về hiệu ứng lá chắn hấp dẫn,[107] và dấy lên một cuộc tranh luận về vấn đề này. Sau đó vào năm 2002, Yang và Wang cho đăng dữ liệu phân tích cho thấy vấn đề của họ vẫn chưa giải thích được.[108]
Thiên thực và sự đi ngang qua
Về nguyên lý, sự kiện xuất hiện đồng thời nhật thực và hiện tượng một hành tinh đi ngang qua đĩa Mặt Trời là có thể. Nhưng sự trùng hợp này là rất hiếm bởi vì chúng xảy ra trong thời gian ngắn. Sự kiện nhật thực và Sao Thủy đi ngang qua đĩa Mặt Trời xảy ra đồng thời sẽ xuất hiện vào ngày 5 tháng 7 năm 6757, và nhật thực đi kèm với sự đi ngang qua của Sao Kim sẽ xảy ra vào ngày 5 tháng 4 năm 15232.[109]Thường gặp hơn, đó là sự kiện giao hội của một hành tinh (đặc biệt không chỉ Sao Thủy và Sao Kim) tại thời điểm nhật thực toàn phần, khi đó hành tinh sẽ nhìn thấy ở gần Mặt Trời trong thời gian nhật thực toàn phần, và khi kết thúc nhật thực nó sẽ bị lu mờ bởi ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Đã có thời người ta đề xuất có hành tinh ở phía trong quỹ đạo Sao Thủy gọi là hành tinh Vulcan; nhưng nếu nó tồn tại thì các nhà thiên văn sẽ quan sát thấy nó trong những lần nhật thực toàn phần hoặc sự kiện nó đi qua đĩa Mặt Trời, và hiện tại hành tinh này là không tồn tại.[110]
Chụp từ vệ tinh nhân tạo
Các vệ tinh nhân tạo cũng vượt qua đĩa Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất nhưng không đủ lớn để gây ra hiện tượng che khuất. Ví dụ, tại độ cao của Trạm Vũ trụ Quốc tế một vật thể cần có đường kính ít nhất 3,35 km mới có thể che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời. Những lần các vệ tinh nhân tạo đi ngang qua đĩa là khó quan sát, bởi vì chúng rất nhỏ và tác động của ánh sáng Mặt Trời. Thông thường, các vệ tinh vượt qua đĩa Mặt Trời chỉ trong vài giây.[111]Cũng có những bức ảnh quan sát về thiên thực từ tàu không gian hay vệ tinh nhân tạo quay trên quỹ đạo quanh Trái Đất. Phi hành đoàn Gemini 12 đã chụp ảnh nhật thực toàn phần từ không gian năm 1966.[112] Pha nhật thực một phần trong lần nhật thực toàn phần ngày 11 tháng 8 năm 1999 cũng được các nhà du hành vũ trụ trên trạm Mir chụp lại.[113]
Những lần nhật thực gần đây và sắp tới
Các lần nhật thực | |||||||
1997–2000 | 2000–2003 | 2004–2007 | 2008–2011 | 2011–2014 | 2015–2018 | 2018–2021 | 2022–2025 |
Xem thêm
Tham khảo
- ^ a ă “What is solar eclipse?”. Staff. space.com. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2012.
- ^ a ă “Solar eclipse for beginners”. Fred Espenak. Mreclipse.com. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2010.
- ^ a ă Littmann, Mark; Espenak, Fred; Willcox, Ken (2008). Totality: Eclipses of the Sun. Oxford University Press. tr. 18–19. ISBN 0-19-953209-5.
- ^ a ă Năm 1935 có 5 lần nhật thực.NASA (6 tháng 9 năm 2009). “Five Millennium Catalog of Solar Eclipses”. NASA Eclipse Web Site. Fred Espenak, Project and Website Manager. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2010.
- ^ Koukkos, Christina (14 tháng 5 năm 2009). “Eclipse Chasing, in Pursuit of Total Awe”. New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Pasachoff, Jay M. (10 tháng 7 năm 2010). “Why I Never Miss a Solar Eclipse”. New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Harrington, tr. 7–8
- ^ a ă â b c “What happens in a Solar Eclipse”. Ian Cameron Smith. hermit.org. 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
- ^ a ă â b c Harrington, tr. 9–11
- ^ “Solar Eclipses”. University of Tennessee. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Espenak, Fred (26 tháng 9 năm 2009). “Solar Eclipses for Beginners”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Steel, tr. 351
- ^ a ă Espenak, Fred (6 tháng 1 năm 2009). “Central Solar Eclipses: 1991–2050”. Greenbelt, MD: NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ a ă â Verbelen, Felix (tháng 11 năm 2003). “Solar Eclipses on Earth, 1001 BC to AD 2500”. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Harrington, tr. 13–14; Steel, tr. 266–279
- ^ “How long does a solar eclipse last?”. Dave Rothstein. Astronomy Department at Cornell University. 2002. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2010.
- ^ Mobberley, tr. 30–38
- ^ a ă â Harrington, tr. 4–5
- ^ “Solar and lunar eclipse page”. FSD Webmaster. National Weather Service Weather Forecast Office. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2013.
- ^ Hipschman, Ron. “Why Eclipses Happen”. Exploratorium. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Solar eclipse 1900 ~ 1999”. NASA. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2013.
- ^ NASA - Eclipse 99 - Frequently Asked Questions — There is a mistake in the How long will we continue to be able to see total eclipses of the Sun? answer, "...the Sun's angular diameter varies from 32.7 minutes of arc when the Earth is at its farthest point in its orbit (aphelion), and 31.6 arc minutes when it is at its closest (perihelion)." It should appear smaller when farther, so the values should be swapped.
- ^ a ă â “Science: Eclipse Cycles”. Ian Cameron Smith. hermit.org. 2008. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2013.
- ^ a ă “Science: Lunar Months”. Ian Cameron Smith. hermit.org. 2008. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2013.
- ^ Steel, tr. 319–321
- ^ Steel, tr. 317–319
- ^ Harrington, tr. 5–7
- ^ “How does a solar eclipse happen?”. Solar Eclipse. HM Nautical Almanac Office. 1999. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2013.
- ^ a ă Mark Littmann et al, tr 14-
- ^ a ă Espenak, Fred (28 tháng 8 năm 2009). “Periodicity of Solar Eclipses”. Greenbelt, MD: NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Espenak, Fred; Meeus, Jean (26 tháng 1 năm 2007). “Five Millennium Catalog of Solar Eclipses: -1999 to +3000”. Greenbelt, MD: NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Mobberley, tr. 33–37
- ^ Steel, tr. 52–53
- ^ a ă â b c Paul Murdin biên tập (2001). Encyclopedia of Astronomy and Astrophysics. Nature Publishing Group and Institute of Physics Publishing. tr. Mục "Eclipse".
- ^ a ă â “Eclipse and Saros”. Fred Espenak. NASA. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2013.
- ^ a ă “Besselian elements for Solar eclipse”. Fred Espenak. NASA. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2013.
- ^ Espenak, Fred (24 tháng 3 năm 2008). “World Atlas of Solar Eclipse Paths”. NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Steel, tr. 4
- ^ Về giá trị 360 năm, xem Harrington, tr. 9; về 410 năm, xem Steel, tr. 31
- ^ Mobberley, tr. 33–36; Steel, tr. 258
- ^ Harrington, tr. 10
- ^ Mobberley, tr. 36–37
- ^ Stephenson, F. Richard (1997). Historical Eclipses and Earth's Rotation. Cambridge University Press. tr. 54. doi:10.1017/CBO9780511525186. ISBN 0-521-46194-4.
- ^ Mobberley, tr. 10
- ^ Espenak, Fred (28 tháng 8 năm 2009). “Eclipses and the Saros”. NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Pogo, Alexander (1935). “Calendar years with five solar eclipses”. Popular Astronomy 43: 412. Bibcode:1935PA.....43..412P.
- ^ a ă Walker, John (10 tháng 7 năm 2004). “Moon near Perigee, Earth near Aphelion”. Fourmilab. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Measuring the Moon's distance”. Fred Espenak. 11 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Why the Moon is getting further away from Earth”. Staff. BBC. 1 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Is the Moon moving away from the Earth? When was this discovered?”. Britt Scharringhausen. Cornell University. Tháng 5 năm 2002. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2013.
- ^ Espenak, Fred (11 tháng 7 năm 2005). “Eye Safety During Solar Eclipses”. NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Dobson, Roger (21 tháng 8 năm 1999). “UK hospitals assess eye damage after solar eclipse”. British Medical Journal 319: 469. doi:10.1136/bmj.319.7208.469.
- ^ MacRobert, Alan M. “How to Watch a Partial Solar Eclipse Safely”. Sky & Telescope. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007.
- ^ Chou, B. Ralph (11 tháng 7 năm 2005). “Eye safety during solar eclipses”. NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Littmann, Mark; Willcox, Ken; Espenak, Fred (1999). “Observing Solar Eclipses Safely”. MrEclipse.com. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Chou, B. Ralph (20 tháng 1 năm 2008). “Eclipse Filters”. MrEclipse.com. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
- ^ a ă “Eclipse Viewing Safety”. Perkins Observatory. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ a ă Harrington, tr. 25
- ^ Harrington, tr. 26
- ^ Harrington, tr. 40
- ^ a ă Littmann, Mark; Willcox, Ken; Espenak, Fred (1999). “The Experience of Totality”. MrEclipse.com. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Kramer, Bill. “Photographing a Total Solar Eclipse”. Eclipse-chasers.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2010.
- ^ van Gent, Robert Harry. “Astronomical Chronology”. University of Utrecht. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ Harrington, tr. 2
- ^ Blakeslee, Sandra (14 tháng 11 năm 2006). “Ancient Crash, Epic Wave”. New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2006.
- ^ Steel, tr. 1
- ^ Steel, tr. 84–85
- ^ Le Conte, David (6 tháng 12 năm 1998). “Eclipse Quotations”. MrEclipse.com. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011.
- ^ Herodotus. Book VII. tr. 37.
- ^ Chambers, G. F. (1889). A Handbook of Descriptive and Practical Astronomy. Oxford: Clarendon Press. tr. 323.
- ^ a ă â b Espenak, Fred. “Solar Eclipses of Historical Interest”. NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011.
- ^ Herodotus. Book IX. tr. 10.
- ^ Schaefer, Bradley E. (May năm 1994). “Solar Eclipses That Changed the World”. Sky and Telescope 87 (5): 36–39. Bibcode:1994S&T....87...36S.
- ^ a ă â b c Stephenson, F. Richard (1982). “Historical Eclipses”. Scientific American 247 (4): 154–163. Bibcode:1982SciAm.247..154S.
- ^ a ă Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China: Volume 3. Taipei: Caves Books. tr. 411–413. OCLC 48999277.
- ^ a ă Needham, tr. 227.
- ^ Humphreys, C. J.; Waddington, W. G. (1983). “Dating the Crucifixion”. Nature 306 (5945): 743–746. Bibcode:1983Natur.306..743H. doi:10.1038/306743a0.
- ^ Kidger, Mark (1999). The Star of Bethlehem: An Astronomer's View. Princeton, NJ: Princeton University Press. tr. 68–72. ISBN 0-691-05823-7.
- ^ Mark Littmann et al; chương 3, tr 29-
- ^ “The science of eclipses”. ESA. 28 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007.
- ^ Dravins, Dainis. “Flying Shadows”. Lund Observatory. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ “Shadow bands during a total solar eclipse”. Wolfgang Strickling. strickling.net. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.
- ^ Kochhar, R. K. (1991). “French astronomers in India during the 17th – 19th centuries”. Journal of the British Astronomical Association 101 (2): 95–100. Bibcode:1991JBAA..101...95K.
- ^ a ă Clifford A. Hampel (1968). The Encyclopedia of the Chemical Elements. New York: Van Nostrand Reinhold. tr. 256–268. ISBN 0-442-15598-0.
- ^ Thomson, William (3 tháng 8 năm 1871). “Inaugural Address of Sir William Thompson”. Nature 4 (92): 261–278 [268]. Bibcode:1871Natur...4..261.. doi:10.1038/004261a0. “Frankland and Lockyer find the yellow prominences to give a very decided bright line not far from D, but hitherto not identified with any terrestrial flame. It seems to indicate a new substance, which they propose to call Helium”
- ^ Stewart, Alfred Walter (2008). Recent Advances in Physical and Inorganic Chemistry. BiblioBazaar, LLC. tr. 201. ISBN 0-554-80513-8.
- ^ Ramsay, William (1895). “On a Gas Showing the Spectrum of Helium, the Reputed Cause of D3, One of the Lines in the Coronal Spectrum. Preliminary Note”. Proceedings of the Royal Society of London 58 (347–352): 65–67. doi:10.1098/rspl.1895.0006.
- ^ Ramsay, William (1895). “Helium, a Gaseous Constituent of Certain Minerals. Part I”. Proceedings of the Royal Society of London 58 (347–352): 80–89. doi:10.1098/rspl.1895.0010.
- ^ Ramsay, William (1895). “Helium, a Gaseous Constituent of Certain Minerals. Part II--”. Proceedings of the Royal Society of London 59 (1): 325–330. doi:10.1098/rspl.1895.0097.
- ^ Einstein, Albert (1915), “Die Feldgleichungen der Gravitation”, Sitzungsberichte der Preussischen Akademie der Wissenschaften zu Berlin: 844–847, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2006
- ^ Einstein, Albert (1916). “Die Grundlage der allgemeinen Relativitätstheorie”. Annalen der Physik 354 (7): 769-822.
- ^ Pais, Abraham (1982), 'Subtle is the Lord...' The Science and life of Albert Einstein, Oxford University Press, tr. Ch 15; tr. 266, ISBN 0-19-853907-X
- ^ Mark Littmann et al, Ch 8; tr. 95
- ^ Dyson, F. W.; Eddington, A. S., Davidson C. (1920). “A determination of the deflection of light by the Sun's gravitational field, from observations made at the total eclipse of 29 May 1919”. Philos. Trans. Royal Soc. London 220A: 291–333. doi:10.1098/rsta.1920.0009. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
- ^ Stanley, Matthew (2003). “'An Expedition to Heal the Wounds of War': The 1919 Eclipse and Eddington as Quaker Adventurer”. Isis 94 (1): 57–89. doi:10.1086/376099. PMID 12725104.
- ^ “Relativity and the 1919 eclipse”. ESA. 13 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2011.
- ^ Steel, tr. 114–120
- ^ Rosenthal-Schneider, Ilse: Reality and Scientific Truth. Detroit: Wayne State University Press, 1980. tr 74. Xem thêm Calaprice, Alice: The New Quotable Einstein. Princeton: Princeton University Press, 2005. tr 227.)
- ^ Harry Collins và Trevor Pinch, The Golem, ISBN 0-521-47736-0
- ^ Daniel Kennefick (2007). "Not Only Because of Theory: Dyson, Eddington and the Competing Myths of the 1919 Eclipse Expedition". arΧiv:0709.0685 [physics.hist-ph].
- ^ Ball, Philip (2007). “Arthur Eddington was innocent!”. News@nature. doi:10.1038/news070903-20.
- ^ a ă D. Kennefick, "Testing relativity from the 1919 eclipse- a question of bias," Physics Today, March 2009, tr. 37–42.
- ^ van Biesbroeck, G.: The relativity shift at the 1952 February 25 eclipse of the Sun., Astronomical Journal, vol. 58, page 87, 1953.
- ^ Texas Mauritanian Eclipse Team: Gravitational deflection of-light: solar eclipse of 30 June 1973 I. Description of procedures and final results., Astronomical Journal, vol. 81, page 452, 1976.
- ^ Allais, Maurice (1959). “Should the Laws of Gravitation be Reconsidered?”. Aero/Space Engineering 9: 46–55.
- ^ Saxl, Erwin J.; Allen, Mildred (1971). “1970 solar eclipse as 'seen' by a torsion pendulum”. Physical Review D 3 (4): 823–825. Bibcode:1971PhRvD...3..823S. doi:10.1103/PhysRevD.3.823.
- ^ Wang, Qian-shen; Yang, Xin-she; Wu, Chuan-zhen; Guo, Hong-gang; Liu, Hong-chen; Hua, Chang-chai (2000). “Precise measurement of gravity variations during a total solar eclipse”. Physical Review D 62 (4): 041101(R). arXiv:1003.4947. Bibcode:2000PhRvD..62d1101W. doi:10.1103/PhysRevD.62.041101.
- ^ Yang, X. S.; Wang, Q. S. (2002). “Gravity anomaly during the Mohe total solar eclipse and new constraint on gravitational shielding parameter”. Astrophysics and Space Science 282 (1): 245–253. Bibcode:2002Ap&SS.282..245Y. doi:10.1023/A:1021119023985.
- ^ Meeus, J.; Vitagliano, A. (2004). “Simultaneous transits” (PDF). J. Br. Astron. Assoc. 114 (3): 132–135. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2007.
- ^ Grego, Peter (2008). Venus and Mercury, and How to Observe Them. Springer. tr. 3. ISBN 978-0387742854.
- ^ “ISS-Venustransit” (bằng tiếng Đức). astronomie.info.
- ^ “JSC Digital Image Collection”. NASA Johnson Space Center. 11 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
- ^ NASA (30 tháng 8 năm 1999). “Looking Back on an Eclipsed Earth”. Astronomy Picture of the Day. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
Sách tham khảo
- Mark Littmann; Fred Espenak; Ken Willcox (2009). Totality:Eclipses of the Sun: Eclipses of the Sun. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-157994-3.
- Mobberley, Martin (2007). Total Solar Eclipses and How to Observe Them. Astronomers' Observing Guides. New York: Springer. ISBN 978-0-387-69827-4.
- Steel, Duncan (1999). Eclipse: The celestial phenomenon which has changed the course of history. London: Headline. ISBN 0-7472-7385-5.
- Harrington, Philip S. (1997). Eclipse! The What, Where, When, Why and How Guide to Watching Solar and Lunar Eclipses. New York: John Wiley and Sons. ISBN 0-471-12795-7.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Nhật thực |
- Eclipse (astronomy) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- NASA Eclipse Web Site
- Detailed eclipse explanations and predictions, Hermit Eclipse
- Eclipse Photography, Prof. Miroslav Druckmüller
- Animated maps of 2009 solar eclipses, Larry Koehn
- Eclipse, Astronomical Association of Queensland and Science Teachers Association of Queensland
- Five Millennium (−1999 to +3000) Canon of Solar Eclipses Database, Xavier M. Jubier
- Animated explanation of the mechanics of a solar eclipse, University of South Wales
- Eclipse Image Gallery, The World at Night
- Ring of Fire Eclipse: 2012, Photos
|
Thể loại:
Thalès de Milet hay phiên dịch Hán-Việt thường gặp ở sách giáo khoa là Ta-Lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς ὁ Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp sống trước Socrates, người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là một nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của khoa học". Tên của ông được dùng để đặt cho một định lý toán học do ông phát hiện ra.
Tuổi thọ của ông không được biết một cách chính xác. Có hai nguồn: một nguồn cho là ông sống khoảng 90 tuổi, còn một nguồn khác cho là ông sống khoảng 80 tuổi.
Với quan niệm nước là khởi nguyên của thế giới, của mọi sự vật, hiện tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm triết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ thể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần.
Ông cũng nghĩ ra phương pháp đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng.
Thales được coi là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về Sự sống ngoài Trái Đất
- Thuật ngữ thiên văn học
- Nhật thực
- Phim 2010
- Phim IMAX
- Phim lãng mạn tưởng tượng của Hoa Kỳ
- Phim tiếng Anh
- Phim tiếp nối
- Phim tưởng tượng của thập niên 2010
Thales
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thời đại | Trước thời Socrates |
---|---|
Lĩnh vực | Triết gia phương Tây |
Trường phái | Ionian Philosophy, Milesian school, Naturalism |
Sở thích | Đạo đức, Siêu hình, Toán học, Thiên văn học |
Ý tưởng nổi trội | Water is the physis, Định lý Thales |
Ảnh hưởng tới[hiện]
|
Mục lục
Đời sống
Thales sống trong khoảng thời gian từ năm 624 TCN– 546 TCN, ông sinh ra ở thành phố Miletos, một thành phố cổ trên bờ biển gần cửa sông Maeander (của Thổ Nhĩ Kỳ).Tuổi thọ của ông không được biết một cách chính xác. Có hai nguồn: một nguồn cho là ông sống khoảng 90 tuổi, còn một nguồn khác cho là ông sống khoảng 80 tuổi.
Các học thuyết
Trước Thales, người Hy Lạp giải thích nguồn gốc tự nhiên của thế giới, vạn vật qua các câu truyện thần thoại của chúa trời, của các vị thần và các anh hùng. Các hiện tượng như sấm, sét hay động đất được cho là do các vị thần trong tự nhiênNước là khởi nguyên
Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước.Với quan niệm nước là khởi nguyên của thế giới, của mọi sự vật, hiện tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm triết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ thể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần.
Hình học
- Định lý Thales: Hai đường thẳng song song định ra trên hai đường thẳng giao nhau những đoạn thẳng tỷ lệ
- Góc chắn nửa đường tròn thì bằng một vuông
- Đường kính chia đôi đường tròn thành hai phần bằng nhau
- Hai góc đáy của tam giác cân thì bằng nhau
- Hai tam giác nếu có hai cặp góc đối và cặp cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
Thiên văn học
Thales là người đầu tiên nghiên cứu về thiên văn học, hiểu biết về hiện tượng nhật thực diễn ra do mặt trăng che khuất mặt trời.Ông cũng nghĩ ra phương pháp đo chiều cao của các kim tự tháp Ai Cập căn cứ vào bóng của chúng.
Thales được coi là người đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu về Sự sống ngoài Trái Đất
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Thales |
- Thales of Miletus from The Internet Encyclopedia of Philosophy
- Thales of Miletus from the MacTutor History of Mathematics archive
- Livius, Thales of Miletus by Jona Lendering
- Thales
- Thales' Theorem - Math Open Reference With interactive animation
- Thales biography by Charlene Douglass With extensive bibliography.
Thể loại:
Theo nghĩa đen, Công xã Paris chỉ là một cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một xã) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và một kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành một sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó.
Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazaine chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán![1] Jules Favre, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.
Từ ngày 23 tháng 1 năm 1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều hiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8 tháng 2 năm 1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàng.[2] Adolphe Thiers trở thành thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Ngày 28 tháng 2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:
Giữa tháng 3 năm 1871, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18 tháng 3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ trực tiếp cho Công xã Paris.[2]
Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary. Cuối thàng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở Marseilles, Lyon, Toulouse...[4]
Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò lập pháp và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh tác nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, giới tăng lữ không can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng khinh khí cầu rải truyền đơn tới các vùng nông thôn.[5]
Trong khi đó, quân đội Phổ và quân đội Versailles vẫn tiếp tục bao vây Paris. Chính phủ Versailles cùng một số báo chí đưa nhiều tin bất lợi cho Công xã Paris, như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Nhiều nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Paris.
Về giáo dục, Công xã Paris thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Ngày 12 tháng 5, hai trường chuyên nghiệp được thành lập. Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ này là Ủy ban giáo dục. Tương tự, Hội nghệ sĩ đứng ra quản lý các rạp hát, kinh doanh nghệ thuật bị cấm.[7]
Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân [8]
Ngày 2 tháng 4, quân Versailles bắt đầu tấn công Paris. Quân Công xã nhanh chóng thua cuộc do tổ chức yếu, kỷ luật kém, sử dụng pháo không hiệu quả... Trong tháng 4 và 5, quân Versailles đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía tây và nam thành phố. Từ giữa tháng 4, Paris liên tiếp bị bắn phá. Nhiều người của chính phủ Versailles thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, tham gia cả Bộ tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã cho phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành Paris cho quân đội Versailles tiến vào.[10]
Vào khoảng thời gian đang diễn ra cuộc chiến, ngày 10 tháng 5 năm 1871, Adolphe Thiers chính thức ký với Bismarck hòa ước nhượng Alsace và một phần Lorraine cho Phổ cùng khoản chiến phí 5.000 triệu franc[cần dẫn nguồn]}. Chính phủ của Thiers và phía Phổ cùng tham gia đàn áp Công xã [cần dẫn nguồn]. Theo yêu cầu của Thiers, Bismarck trao trả Pháp 10 vạn tù binh và lực lượng này cùng tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Bộ chỉ huy quân Phổ cho quân đội Versailles qua phía bắc thành phố, nơi Công xã ít đề phòng [cần dẫn nguồn].
Ngày 20 tháng 5, quân đội Versailles bắt đầu tổng tiến công. Ngày 21, quân đội tràn vào Paris qua cửa ô Saint-Cloud. Tiếp đó là khoảng thời gian "Tuần lễ đẫm máu" kéo dài từ 21 tới 28 tháng 5.[10] Ngày 27, quân Versailles chiếm được Belleville. Khoảng 200 binh lính Công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Père-Lachaise. Tới ngày 28, cuộc kháng cự của Paris hoàn toàn thất bại.[11]
Về kinh tế, do không tịch thu ngân hàng, những thành phần chống lại công xã đã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền. Ngoài ra, về quân sự, Công xã Paris tỏ ra yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện, tổ chức tốt. Việc lãnh đạo thiếu tập trung, được chia làm hai cơ quan là Ủy ban quân sự và Ủy ban trung ương quân vệ quốc. Lực lượng công nhân không xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng nông dân. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị quân đội Versailles tấn công.[12]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Sơ khai
- Nhà toán học Hy Lạp cổ đại
- Nhà toán học Hy Lạp
- Nhà hình học
- Triết gia Hy Lạp
- Sinh 624 TCN
- Mất 546 TCN
- Nhà triết học Hy Lạp cổ đại
Công xã Paris
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này viết về Công xã Paris (1871). Đối với bài về Công xã Paris thứ nhất (1789 đến 1795), xem Cách mạng Pháp.
Công xã Paris (tiếng Pháp: La Commune de Paris) là một chính quyền điều hành Paris trong một thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871. Nó đã được mô tả như một chính quyền theo chủ nghĩa vô chính phủ hoặc chủ nghĩa xã hội, tùy theo tư tưởng của người bình luận.Theo nghĩa đen, Công xã Paris chỉ là một cơ quan hành chính địa phương (hội đồng của một xã) đã nắm quyền điều khiển Paris trong vòng hai tháng mùa xuân năm 1871. Tuy nhiên, với những điều kiện khi thành lập, những quy định gây tranh cãi và một kết thúc đẫm máu đã làm cho nó trở thành một sự kiện chính trị quan trọng vào thời đó.
Mục lục
Hoàn cảnh ra đời
Cuối tháng 6 năm 1870, Đệ nhị đế chế Pháp bước vào thời kỳ khủng hoảng. Cũng mùa hè 1870, nước Pháp bước vào cuộc chiến với Phổ. Do chỉ huy yếu, thua kém về vũ khí, các chiến lược sai lầm... Pháp nhanh chóng bị Phổ đánh bại. Tháng 9 năm 1870, hoàng đế Napoléon III thất trận ở chiến trường Sedan phải đầu hàng thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck. Ngày 4 tháng 9, nhân dân Paris nhận được tin, tự phát nổi dậy tràn vào Điện Bourbon, hô lớn: Phế truất hoàng đế", "Cộng hòa muôn năm". Chiều ngày hôm đó, một chính phủ lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Tướng Louis Jules Trochu, một người có tư tưởng bảo hoàng, nguyên thống đốc Paris, được cử làm Bộ trưởng Bộ chiến tranh và đứng đầu chính phủ mới.[1]Quân đội Phổ, sau chiến thắng ở trận Sedan, tiếp tục tiến về Paris. Khi thủ đô bị vây hãm vào gần cuối tháng 9, thành phố vẫn còn 246.000 vệ binh và thủy quân cùng 125.000 vệ quốc quân. Chính phủ tổ chức thêm 200 tiểu đoàn vệ quốc quân, cộng với 60 tiểu đoàn vốn có từ thời Đệ nhị đế chế. Lực lượng này bao gồm chủ yếu các thợ thủ công và công chức nhỏ. Trong khi đó, quân đội Pháp vẫn tiếp tục thua cuộc. Ngày 27 tháng 10, 15 vạn quân Pháp ở thành Metz do tướng François Achille Bazaine chỉ huy đầu hàng. Nhân dân Paris với quyết tâm cố thủ, phản đối việc chính phủ mới đàm phán với phía Phổ, tập trung trước tòa thị chính hô lớn: Đả đảo Trochu! Không đàm phán![1] Jules Favre, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Chính phủ vệ quốc, đã bí mật ký thỏa thuận hòa ước với Otto von Bismarck.
Từ ngày 23 tháng 1 năm 1871, Chính phủ của Trochu bắt đầu đàm phán với Phổ lại cung điện Versailles. Đến ngày 28/1, Chính phủ Pháp ký hiệp định đình chiến, chấp nhận các điều hiện của phía Phổ. Theo các điều khoản đình chiến này, cuộc bầu cử Quốc hội Pháp sẽ được tổ chức vào 8 tháng 2 năm 1871 và sau đó Quốc hội sẽ ký hòa ước. Đúng như dự đinh, Quốc hội mới được thành lập vào đầu tháng 2 với 750 nghị viên. Phần lớn trong số này thuộc tầng lớp phú ông, địa chủ và có tới 450 người thuộc phái bảo hoàng.[2] Adolphe Thiers trở thành thủ tướng và Jules Favre tiếp tục giữ chức bộ trưởng bộ ngoại giao. Ngày 28 tháng 2, Thiers gặp Bismarck và ký kết các điều khoản hòa ước:
- Nước Pháp bồi thường chiến phí 5 ngàn triệu franc.
- Các pháo đài Paris bị quân Đức chiếm đóng cho tới khi Pháp nộp 500 triệu đầu tiên.
- Lãnh thổ phía đông bị chiếm đóng cho tới khi Pháp hoàn thành hết khoản bồi thường.
- Alsace và một phần ba Lorraine thuộc về Đức.
- Quân Phổ vào chiếm đóng Paris.
Giữa tháng 3 năm 1871, Quốc hội hạ lệnh tước vũ khí quân vệ quốc. Cuộc chiến ngày 18 tháng 3 giữa Chính phủ Versailles và quân vệ quốc là ngòi nổ trực tiếp cho Công xã Paris.[2]
Thành lập Công xã
3 giờ đêm ngày 17 rạng sáng ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Thiers tới chiếm các vị trí chiến lược bên tả ngạn sông Seine. Một nhóm khác cũng được điều đến các kho đại bác của Paris. Mục tiêu chủ yếu của quân đội chính phủ là đồi Montmartre ở phía bắc thành phố để chiếm các trọng pháo của quân vệ quốc. Đến 5 giờ 30, quân chính phủ chiếm được các trọng pháo nhưng chưa di chuyển đi được. Sau các tiếng kèn tập hợp và chuông báo động, quân vệ quốc tiến tới bao vây đồi. Trong cuộc chiến, nhiều binh lính quân chính phủ đã nghiên về phía quân vệ quốc, viên tướng chỉ huy bị bắn chết tại chỗ. Tới 9 giờ sáng, lực lượng chính phủ thất bại, vội vã lui quân. Buổi trưa, Ủy ban trung ương vệ quốc ra lệnh các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thành phố. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, quân vệ quốc đã chiếm được các cơ quan đầu não của phủ, tòa thị chính và các trại lính. Đến buổi chiều, Thiers cùng chính phủ phải rút về Versailles.[3]Ngày 26 tháng 3, bầu cử Hội đồng Công xã được tiến hành và ngày 28, kết quả được công bố. Trong số 85 đại biểu trúng cử, có 25 công nhân, 15 đại biểu thuộc tầng lớp tư sản trúng cử nhưng sớm từ chức sau đó. Phần còn lại gồm các bác sĩ, nhà báo, giáo viên, công chức... Khoảng gần 30 đại biểu của Hội đồng công xã là hội viên của Quốc tế thứ nhất và cũng có cả những người ngoại kiều gốc Nga, Ba Lan, Hungary. Cuối thàng 3, do ảnh hưởng của Công xã Paris, nhiều cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra ở Marseilles, Lyon, Toulouse...[4]
Sắc lệnh đầu tiên của Công xã là bãi bỏ quân đội thường trực và bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ an ninh được thay bằng lực lượng công nhân có vũ trang. Chính quyền của giai cấp công nhân cũng được thành lập. Cơ quan tối cao của nhà nước là Hội đồng Công xã có vai trò lập pháp và tổ chức 10 ủy ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Mỗi ủy ban này do một ủy viên của Hội đồng Công xã làm chủ tịch. Công xã cũng ra sắc lệnh tác nhà thờ khỏi hoạt động của nhà nước, giới tăng lữ không can thiệp vào công việc của chính quyền và ngân sách tôn giáo bị hủy bỏ. Tất cả tài sản của các giáo hội trở thành tài sản quốc gia, giáo dục cũng tách khỏi nhà thờ. Để tuyên truyền trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã Paris còn sử dụng khinh khí cầu rải truyền đơn tới các vùng nông thôn.[5]
Trong khi đó, quân đội Phổ và quân đội Versailles vẫn tiếp tục bao vây Paris. Chính phủ Versailles cùng một số báo chí đưa nhiều tin bất lợi cho Công xã Paris, như Công xã sẽ tiêu diệt tất cả các quyền sở hữu. Nhiều nông dân lo ngại chính quyền của Công xã Paris.
Các chính sách kinh tế, xã hội
Công xã Paris quyết định giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp, công xưởng mà giới chủ đã bỏ khỏi Paris. Còn những xưởng mà người chủ vẫn ở lại, Công xã quản lý thông qua việc kiểm soát tiến lương. Các Ủy ban lao động được thành lập chịu trách nhiệm về sản xuất và đời sống công nhân. Với những nhà máy vẫn còn giới chủ, Công xã đưa ra lệnh cấm hình thức cúp phạt, cấm làm đêm trong các xưởng bánh mì.[6] Chế độ ngày làm 8 tiếng cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện. Mức lương của các viên chức bị hạ xuống, trong khi của công nhân được tăng lên. Đến tháng 5, Công xã ban hành đạo luật quy định giá bánh mỳ, thịt bò, cừu. Nhiều công dân nghèo rời nhà mình tới sống tại các dinh thự của những quý tộc, tư sản bỏ trốn.[7]Về giáo dục, Công xã Paris thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Ngày 12 tháng 5, hai trường chuyên nghiệp được thành lập. Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ này là Ủy ban giáo dục. Tương tự, Hội nghệ sĩ đứng ra quản lý các rạp hát, kinh doanh nghệ thuật bị cấm.[7]
Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân [8]
Chiến tranh bảo vệ Công xã
Sau ngày 18 tháng 3, quân đội chính phủ Versailles hầu như tan rã. Về Versailles, Adolphe Thiers dần tập hợp lại được 12 ngàn quân. Cuối tháng 3, khi những cuộc nổi dậy ở các tỉnh thất bại, quân đội tập trung lại Paris và lên tới con số 65 ngàn. Trong khi đó, lực lượng của Công xã ban đầu khoảng 100 ngàn người, về sau tăng lên tới 200 ngàn. Nhưng trong số này chỉ có khoảng 20 đến 30 ngàn đã được luyện tập. Về vũ khí, tuy Công xã có được 1740 khẩu đại bác, nhưng do không có pháo thủ, một số bị phá hủy nên chỉ sử dụng được 320 khẩu. Quân đội Công xã cũng được trang bị hơn 400 ngàn súng trường.[9]Ngày 2 tháng 4, quân Versailles bắt đầu tấn công Paris. Quân Công xã nhanh chóng thua cuộc do tổ chức yếu, kỷ luật kém, sử dụng pháo không hiệu quả... Trong tháng 4 và 5, quân Versailles đã chiếm được phần lớn các pháo đài phía tây và nam thành phố. Từ giữa tháng 4, Paris liên tiếp bị bắn phá. Nhiều người của chính phủ Versailles thâm nhập vào hàng ngũ Công xã, tham gia cả Bộ tổng tham mưu. Lực lượng tình báo này đã cho phá hủy một xưởng đúc đạn, lấy các bản đồ quân sự và tổ chức mở cửa thành Paris cho quân đội Versailles tiến vào.[10]
Vào khoảng thời gian đang diễn ra cuộc chiến, ngày 10 tháng 5 năm 1871, Adolphe Thiers chính thức ký với Bismarck hòa ước nhượng Alsace và một phần Lorraine cho Phổ cùng khoản chiến phí 5.000 triệu franc[cần dẫn nguồn]}. Chính phủ của Thiers và phía Phổ cùng tham gia đàn áp Công xã [cần dẫn nguồn]. Theo yêu cầu của Thiers, Bismarck trao trả Pháp 10 vạn tù binh và lực lượng này cùng tham gia đàn áp Công xã. Sau hòa ước, Bộ chỉ huy quân Phổ cho quân đội Versailles qua phía bắc thành phố, nơi Công xã ít đề phòng [cần dẫn nguồn].
Ngày 20 tháng 5, quân đội Versailles bắt đầu tổng tiến công. Ngày 21, quân đội tràn vào Paris qua cửa ô Saint-Cloud. Tiếp đó là khoảng thời gian "Tuần lễ đẫm máu" kéo dài từ 21 tới 28 tháng 5.[10] Ngày 27, quân Versailles chiếm được Belleville. Khoảng 200 binh lính Công xã rút vào cố thủ trong nghĩa địa Père-Lachaise. Tới ngày 28, cuộc kháng cự của Paris hoàn toàn thất bại.[11]
Nguyên nhân thất bại
Công xã Paris thất bại có nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan. Sau ngày 18 tháng 3, lực lượng của Công xã đã chiếm được nhiều cơ quan quan trọng, nhưng lại bỏ qua bưu điện và Ngân hàng Pháp.[3] Công xã cũng không hoàn thành thắng lợi bằng cách tấn công tiếp tục tới Versailles và điều này khiến chính phủ của Adolphe Thiers có thời giờ củng cố, xây dựng lại quân đội. Công xã cũng không mạnh tay với các nhân vật gián điệp, cho tới thời kỳ Tuần lễ đẫm máu mới thực hiện biện pháp mạnh nhưng không còn tác dụng.Về kinh tế, do không tịch thu ngân hàng, những thành phần chống lại công xã đã vẫn có thể tiếp tục sử dụng tiền. Ngoài ra, về quân sự, Công xã Paris tỏ ra yếu kém. Quân đội của Công xã chưa được huấn luyện, tổ chức tốt. Việc lãnh đạo thiếu tập trung, được chia làm hai cơ quan là Ủy ban quân sự và Ủy ban trung ương quân vệ quốc. Lực lượng công nhân không xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng nông dân. Các yếu kém về quân sự khiến Công xã nhanh chóng tan rã khi bị quân đội Versailles tấn công.[12]
Chú thích
- ^ a ă Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 207.
- ^ a ă â Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 208.
- ^ a ă Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 209.
- ^ Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 210.
- ^ Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 211.
- ^ Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 212.
- ^ a ă Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 213.
- ^ SGK Lịch sử 8 trang 37
- ^ Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 214.
- ^ a ă Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 215.
- ^ Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 216.
- ^ Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, tr. 217.
Tài liệu tham khảo
- Vũ Dương Ninh, Nguyên Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo Dục, Hà Nội 2007
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Công xã Paris |
- Paris Commune Archive at marxists.org
- Paris Commune Archive at Anarchist Archive
- Norman Barth writing on the Commune in Paris Kiosque
- Discussion of the Commune in "An Anarchist FAQ"
- Short history of the Paris Commune on libcom.org
- Karl Marx's contemporary account of the Commune 'The Civil War in France'
- Karl Marx and the Paris Commune by C.L.R. James
- The Paris Commune and Marx' Theory of Revolution by Paul Dorn
- Association Les Amis de la Commune de Paris (1871) (in French)
- The Siege of The Paris Commune at the Northwestern University Library Mccormick Library of Special Collections
- Paris Commune on Encyclopedia.com
- La Commune (Paris, 1871) on DVD
- Page describing the history and the workings of the Paris Commune's government
Thể loại:
Tháng 5 năm Chí Chính thứ 4 (1344), mưa lớn hơn 20 ngày, Hoàng Hà gây lụt, quận huyện ven sông đều chịu thủy tai, nhân dân vô cùng khốn khổ. Do nước lũ tràn vào Vận Hà, uy hiếp Diêm Trường của Lưỡng Tào, ảnh hưởng đến thu nhập của Quốc khố, vào tháng 4 năm thứ 11 (1351), Nguyên Thuận đế nhiệm mệnh Giả Lỗ làm Công bộ thượng thư, Tổng trị Hà phòng sứ, phát 15 vạn dân phu ở 13 lộ Biện Lương [2], Đại Danh [3],… cùng 2 vạn quân đội ở 18 địa phương như Lư Châu [4]…, tháo nước trị sông.
Bọn Hàn Sơn Đồng, Lưu Phúc Thông cho rằng đấy là thời cơ, đầu tháng 5, tụ tập 3.000 người ở thượng du sông Toánh thuộc Dĩnh châu, giết ngựa trắng – trâu đen, thề nguyền trời đất, chuẩn bị khởi nghĩa. Tuyên xưng Hàn Sơn Đồng là cháu 8 đời của Tống Huy Tông, nên làm chủ Trung Quốc; Lưu Phúc Thông là hậu duệ của tướng nhà Nam Tống là Lưu Quang Thế, nên giúp rập.
Tháng 8, “Chi ma lý” Lý Nhị khởi nghĩa ở Từ Châu; Từ Thọ Huy, Bành Oánh Ngọc khởi nghĩa ở Kỳ Châu [5]. Tháng 12, bọn “Bố vương tam” Vương Quyền khởi nghĩa ở Đặng Châu [6], xưng là Bắc Tỏa Hồng quân. Tháng giêng năm thứ 12 (1352), Mạnh Hải Mã chiếm lĩnh Tương Dương, xưng là Nam Tỏa Hồng quân. Tháng 2, bọn Quách Tử Hưng khởi nghĩa ở Hào Châu [7].
Tháng giêng năm thứ 14 (1354), Đáp Thất Bát Đô Lỗ hạ được Thiểm Châu [9], Mạnh Hải Mã tử trận, Nam Tỏa Hồng quân bị trấn áp. Sau 3 tháng vây khốn Trương Sĩ Thành ở Cao Bưu, đầu năm thứ 15 (1355), Thoát Thoát bị bãi binh quyền rồi bị hại, quân đội nhà Nguyên rệu rã, chỉ trông vào lực lượng của địa chủ vũ trang. Phúc Thông lợi dụng tình thế thay đổi theo hướng có lợi, vào tháng 2, đón con trai Hàn Sơn Đồng là Hàn Lâm Nhi ở trại Giáp Hà, núi Nãng; kiến lập chính quyền, đặt quốc hiệu là Tống, đổi niên hiệu là Loan Phượng, đưa Lâm Nhi lên ngôi, xưng là “Tiểu Minh vương”.
Tháng 6, Phúc Thông soái quân tấn công Biện Lương, nhằm phân tán binh lực của quan quân, từ tháng 9 năm thứ 16 đến mùa hạ năm thứ 17 (1357), Phúc Thông tổ chức 3 lộ quân bắc phạt: quân Đông lộ do Mao Quý soái lãnh, từng đến Táo Lâm, Liễu Lâm [10], khiến cho Đại Đô kinh động; quân Tây lộ do Bạch Bất Tín, “Đại đao ngao”, Lý Hỷ Hỷ đi Quan Trung; quân Trung lộ do “Quan tiên sanh” Quan Đạc, “Phá đầu phan” Phan Thành, Phùng Trường Cữu, Sa Lưu Nhị, Vương Sĩ Thành đi Hà Bắc, Sơn Tây.
Tháng 5 năm thứ 18 (1358), Phúc Thông hạ được Biện Lương, dời Tống đô về đấy.
Tình hình ở Sơn Đông liên tục thay đổi. Mao Quý bắc phạt thất bại nên quay về Ích Đô. Sau khi Triệu Quân Dụng thất thủ Hoài An, đến nương nhờ Mao Quý, rồi lại lừa giết Mao Quý. Bộ tướng của Mao Quý là Tục Kế Tổ từ Liêu Dương về Ích Đô, giết Quân Dụng. Một loạt biến cố khiến quân Khăn Đỏ ở Sơn Đông chỉ còn lực lượng của Điền Phong ở Đông Bình là nguyên vẹn, nhưng cũng không chống nổi.
Tháng 5 năm thứ 19 (1359), Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi chia quân mấy lộ cùng tiến, bao vây Biện Lương. Tháng 8, thành vỡ, Lưu Phúc Thông đưa Tiểu Minh vương đột vây chạy đến An Phong.
Mùa hạ năm thứ 21 (1361), Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi phát động tấn công quân Khăn Đỏ ở Sơn Đông. Điền Phong, Vương Sĩ Thành (bỏ quân Trung lộ quay về từ năm thứ 20) đầu hàng. Tháng 10, Sát Hãn vây Ích Đô, bộ tướng của Mao Quý là bọn Trần Nhu Đầu kiên trì chống lại.
Tháng 6 năm thứ 22 (1362), Điền Phong, Vương Sĩ Thành giết Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi, tham gia chiến đấu bảo vệ Ích Đô. Con nuôi của Sát Hãn là Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi kế tự, tiếp tục vây thành. Tháng 11, Ích Đô vỡ, Điền Phong, Vương Sĩ Thành, Trần Nhu Đầu bị giết. Từ đây, nghĩa quân Khăn Đỏ ở Sơn Đông đã hoàn toàn bị trấn áp.
Chu Nguyên Chương thay Quách Tử Hưng bệnh mất từ năm thứ 15 (1355), là thế lực duy nhất ở phía nam Trường Giang, dù là trên danh nghĩa, phục tùng chính quyền Tống. Từ Thọ Huy đã xưng đế, đặt quốc hiệu là Thiên Hoàn từ năm thứ 11 (1351); Trần Hữu Lượng soán ngôi Thọ Huy, đổi quốc hiệu là Hán từ năm thứ 20 (1360).
Sau khi chạy về An Phong, chính quyền Tống chỉ còn tồn tại lay lắt bên cạnh Giang Nam hành tỉnh của Chu Nguyên Chương. Tuy nhiên, Nguyên Chương vẫn dùng niên hiệu Loan Phượng cho đến khi Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi chết đuối ở Qua Bộ (1366).
Kể từ khi các tướng Nguyên do Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi đứng đầu trấn áp thành công nghĩa quân Khăn Đỏ ở phía bắc Trường Giang, thực tế không còn lực lượng vũ trang nông dân nào nữa, cuộc chiến tranh nhân dân phản kháng phong kiến đã trở thành cuộc chiến tranh quân phiệt.
Hải chiến Tsushima (chữ Hán: 對馬海戰, tên Hán-Việt là Đối Mã hải chiến) là một trận hải chiến giữa hạm đội của Đế quốc Nga và hạm đội của Đế quốc Nhật Bản diễn ra tại eo biển Tsushima trong Chiến tranh Nga-Nhật ngày 27-28 tháng 5 năm 1905. Với chiến thắng vẻ vang này, Hải quân Nhật Bản được xem là đã làm nên một trong những thắng lợi hủy diệt trên biển duy nhất trong suốt bề dày lịch sử nhân loại.[1]
Trong trận hải chiến, Hạm đội Nhật Bản dưới quyền chỉ huy của Đô đốc (Admiral) Heihachiro Togo tiêu diệt hai phần ba hạm đội Nga dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky. Theo sách Theodore Rex (ISBN 0-394-55509-0), sử gia Edmund Morris gọi nó là trận hải chiến lớn nhất kể từ sau trận Trafalgar. Nó là trận hải chiến lớn nhất thời kỳ chiến hạm tiền-dreadnought.
Trận chiến kết thúc với thắng lợi to lớn của hạm đội Nhật, buộc Nga phải ký Hiệp định Portsmouth, nhượng lại cho Nhật Bản các quyền lợi ở châu Á và khẳng định vai trò bá chủ của Nhật Bản ở Đông Á.
Được xem là một thắng lợi quyết định và toàn diện nhất trong quân sử trên biển[1], hải chiến Tsushima là trận hải chiến đầu tiên trong lịch sử khi các thiết giáp hạm đóng vai trò quyết định kết cục trận đánh. Hơn thế nữa, phải kể đến hạm đội Nga của Đô đốc Rozhestvensky khi buộc phải thực hiện một cuộc hải trình kéo dài lên đến 18.000 hải lý (chừng 33.000 km) để đến được đích là vùng Viễn Đông vì Anh, đồng minh của Nhật không cho quân Nga đi qua kênh đào Suez.
Trước khi chiến tranh Nga-Nhật nổ ra, các cường quốc đã cho đóng tàu chiến với đủ loại pháo với các cỡ nòng khác nhau, chủ yếu là 150mm (6-inch), 203mm (8-inch), 254mm (10-inch) và 305mm (12-inch), với dự kiến là các chiến hạm này sẽ đánh giáp lá cà trong đội hình khép kín để quyết định chiến trường. Kinh nghiệm chiến trường cho thấy các cỗ trọng pháo với tầm bắn xa có lợi thế hơn, được ưa chuộng trong các trận hải chiến hơn là các khẩu đội pháo gồm nhiều cỡ nòng hỗn hợp. Ngay từ năm 1904, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã cho đóng tàu Satsuma (hạ thủy ngay trước trận hải chiến Tsushima, ngày 15 tháng 5 năm 1905), chiếc tàu chiến đầu tiên được trang bị hoàn toàn bằng trọng pháo. Hải quân Hoàng gia của Đế quốc Anh nhanh chóng bắt nhịp, khởi công đóng tàu chiến HMS Dreadnought tháng 10 năm 1905, và trở thành tàu chiến đầu tiên được trang bị hoàn toàn bằng đại pháo 305mm. Tàu HMS Dreadnought được hạ thủy vào năm 1906, đánh dấu mốc thời kỳ tiền-dreadnought trước 1906 và dreadnought từ 1906 trở đi.
Năm 1902, Liên minh Hải quân Anh-Nhật được ký kết, Anh cam đoan nếu Nhật phải chiến đấu với 2 kẻ thù trở lên thì Anh quốc sẽ dùng các lực lượng của mình để giúp Nhật. Do đó khi chiến tranh nổ ra thì cả Pháp lẫn Đức đều không dám giúp Nga.
Sau hòa ước Bắc Kinh, Nga chiếm trọn Mãn Châu. Nhật yêu cầu Nga rút binh về, trả Mãn Châu cho nhà Thanh. Nga chống lại, chỉ đồng ý cho Nhật buôn bán ở Nam bộ Triều Tiên, còn Bắc bộ Triều Tiên và Mãn Châu, Phụng Thiên đều thuộc về Nga. Nhật tấn công ngay.
Tới tháng 5, quân Nhật đổ bộ lên bán đảo Liêu Đông và tới tháng 8 bắt đầu vây hãm hoàn toàn hạm đội Nga. Tháng 8, bộ chỉ huy Nga quyết định cho Đệ nhất Hải đội Thái Bình Dương xuất kích và liên hợp với Hải đội Vladivostok để đối phó với quân Nhật. Tuy nhiên, cả hai Hải đội của Hạm đội Thái Bình Dương này đều bị đánh tan trong các trận hải chiến tại biển Hoàng Hải và Uslan vào ngày 10 và 14 tháng 8 năm 1904. Những tàu chiến còn sống sót của hạm đội Nga, cuối cùng đều bị nhận chìm ở cảng Lữ Thuận.
Đêm đó trời tối đen, nhiều sương, một làn sương mù bao trùm lên toàn eo biển, nên quân Nga có ưu thế ban đầu. Tuy nhiên đến 2:45 sáng, tàu tuần dương Shinano Maru của hải quân Nhật phát hiện ra ba ánh đèn của một tàu ở đằng xa chân trời, nên tiến lại gần để dò xét. Đó là các đèn hoa tiêu trên boong tàu cứu hộ Orel. Tới 4:30am, tàu Shinano Maru tiến lại gần con tàu kia, và nhận thấy con tàu này không mang hải pháo và có vẻ là một tàu phụ trợ. Tàu Orel nhầm chiếc Shinano Maru với một tàu khác của Nga nên không đánh động cho hạm đội, thay vào đó, nó đánh tín hiệu báo cho tàu Nhật biết là các tàu của Nga đang ở gần đó. Chiếc Shinano Maru sau đó phát hiện ra bóng dáng của mười chiếc tàu khác trong sương mù. Hạm đội Nga như vậy là đã bị phát hiện, và cơ hội để lẻn đến Vladivostok mà không bị phát giác đã mất.
Tới 4:55 sáng, Thuyền trưởng Narukawa của chiếc Shinano Maru đánh radio cho Đô đốc Togo ở Masampo rằng "Địch quân đang ở ô số 203". Tới 5 giờ, do bắt được tín hiệu radio mà phía Nga biết được họ đã bị phát hiện, và các tàu tuần dương trinh sát của Nhật đang tiến đến gần. Lúc 5:05 sáng, Đô đốc Togo nhận được tín hiệu và ngay lập tức chuẩn bị cho hạm đội của mình xuất kích.
Cùng thời gian, toàn bộ hạm đội Nhật Bản triển khai trên biển, Đô đốc Togo từ kỳ hạm Mikasa
chỉ huy trên bốn mươi tàu để nghênh chiến với quân Nga. Trong khi đó,
các tàu tuần tiễu của Nhật vẫn bí mật theo dõi và liên tục cứ vài phút
lại báo về đội hình và hướng di chuyển của hạm đội Nga. Trời đang có
sương mù làm tầm nhìn bị sút giảm, và thời tiết rất xấu. Tới 1:40 chiều,
cả hai hạm đội phát hiện đối phương và chuẩn bị tác chiến. Tới 1:55
phút, Đô đốc Togo hạ lệnh trương lá hiệu kỳ Z (Z-flag):
Khi nói câu này, ông đã vô tình lặp lại câu nói nổi tiếng của Đô đốc Nelson trước trận hải chiến Trafalgar năm 1805.
Các trận hải chiến thường bắt đầu ở khoảng cách gần, nên Đô đốc Togo đã có thể ngay tức khắc chiếm lợi thế bằng cách gây bất ngờ. Tàu chiến Nhật có thể đạt đến tốc độ 16 hải lý, nhưng hạm đội Nga chỉ có thể di chuyển với tốc độ 8 hải lý, một phần vì vướng các tàu vận tải đi theo. Đô đốc Togo lợi dụng ưu thế vận tốc này, cộng với năng lực tuyệt vời của binh sỹ dưới quyền, có được do khổ công huấn luyện, cắt ngang hạm đội Nga theo "hình chữ T" hai lần để giáng nhiều tổn thất lên hạm đội Nga.
Tốc độ bắn của hải quân Nhật hết sức xuất sắc, lên đến hơn 2.000 phát trọng pháo trong một phút. Hơn thế nữa, quân Nhật dùng một loại thuốc đạn mới, bắn vào phần thân trên các chiến hạm Nga gây ra nhiều đám cháy trên các tàu bị bắn trúng. Sự chính xác của pháo thủ Nhật khiến cho quân Nga phải kinh ngạc.
Đô đốc Rozhestvensky bị loại khỏi vòng chiến do bị một mảnh pháo bắn vào xương sọ. Hạm đội Nga mất các chiến hạm Knyaz Suvorov, Oslyabya, Imperator Aleksander III and Borodino ngay trong ngày 27 tháng 5. Phía Nhật chỉ bị một số hư hại nhẹ, chủ yếu là ở tàu Mikasa. Tới tối, Chuẩn đô đốc Nebogatov nắm quyền chỉ huy hạm đội Nga.
Chiến hạm Sisoy Veliki bị hư hại nặng do trúng thủy lôi vào mạn tàu và phải đánh chìm vào ngày hôm sau. Hai tàu bọc thép cũ, tàu Đô đốc Nakhimov và Vladimir Monomakh cũng bị hư hại nặng: chiếc thứ nhất bị thủy lôi đánh trúng vào mũi tàu, chiếc thứ hai đâm vào một tàu khu trục Nhật. Cả hai chiếc đều phải đánh chìm bởi thủy thủ đoàn vào sáng ngày hôm sau, chiếc tàu Đô đốc Nakhimoff ngoài khơi đảo Tsushima khi nước tràn vào tàu. Cuộc tấn công ban đêm làm hải quân Nga rất căng thẳng, vì họ đã mất hai tàu chiến và hai tuần dương hạm bọc thép, trong khi hải quân Nhật chỉ mất ba tàu phóng lôi.
Với các tàu phụ trợ, Kamchatka, Ural và Rus bị đánh chìm trong ngày 27, chiếc Irtuish mắc cạn ngày 28, các chiếc Koreya và Svir bị giữ lại ở Thượng Hải và chiếc Anadyr chạy thoát về Madagascar. Các tàu tải thương Orel, Kostromo bị bắt nhưng được thả ra sau đó.
Uy tín của Nga bị tổn thương nặng nề và nó là một đòn đau cho nhà Romanov. Gần như toàn bộ hạm đội Nga bị mất trong trận hải chiến eo biển Tsushima, trừ chiếc tàu cao tốc vũ trang hạng nhẹ Almaz (được xếp loại tuần dương hạm hạng nhì) và 2 tàu khu trục Grosny và Bravy là những tàu duy nhất trở về được tới cảng Vladivostok. Hạm đội Baltic coi như bị xóa sổ ra khỏi danh sách Hải quân Nga.
Thế lực của Nga ở Viễn Đông sau trận hải chiến này cũng kết thúc, nước Nhật trở thành cường quốc bá chủ Đông Á, Mãn Châu, Triều Tiên. Do những thảm bại này mà đế quốc Nga gần đứng trên bờ vực sụp đổ với cuộc Cách mạng năm 1905.
Khi Đô đốc Togo hạ lệnh tiến hành bước ngoặt "tuần tự" sang cánh trái để giữ nguyên đội hình chiến đấu, tức là kỳ hạm Mikasa tiếp tục dẫn đầu (hiển nhiên là Đô đốc Togo muốn các lực lượng mạnh nhất của mình xung trận trước hết). Quay tàu tuần tự nghĩa là mỗi tàu sẽ tiến hành quay bánh lái tiếp theo tàu trước nó, trên thực tế mỗi tàu sẽ lần lượt đổi hướng tại cùng một điểm trên biển (điều này rất nguy hiểm, vì đối phương sẽ có cơ hội tập trung hỏa lực bắn vào khu vực đó). Đô đốc Togo cũng có thể ra lệnh cho các tàu "đồng loạt" bẻ lái, tức là các tàu sẽ đổi hướng cùng lúc và quay ngược lại, giống như cách hạm đội Pháp-Tây ban nha vận động trong trận Trafalgar. Cách này sẽ nhanh hơn, nhưng sẽ làm rối loạn đội hình chiến đấu, gây ra hỗn loạn khiến cho kế hoạch tác chiến phải thay đổi, đặt các tuần dương hạm lên tuyến đầu, và đó là điều mà Đô đốc Togo không mong muốn.
- Tầm nhìn hẹp
- Trang thiếu chú thích trong bài
- Công xã Paris
- Lịch sử Paris
- Lịch sử Pháp
- Lịch sử chủ nghĩa xã hội
- Cộng sản
- Cựu quốc gia châu Âu
Quân Khăn Đỏ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đừng nhầm lẫn với Khởi nghĩa Khăn Vàng hoặc Khởi nghĩa Bạch Liên giáo.
Quân Khăn Đỏ (Trung văn giản thể: 红巾军; Trung văn phồn thể: 紅巾軍; Hán-Việt: Hồng Cân quân) là các lực lượng khởi nghĩa nông dân cuối đời Nguyên, ban đầu là do các tông giáo dân gian như Minh giáo, Di Lặc giáo, Bạch Liên giáo kết hợp phát động. Vì họ dựng cờ đỏ, đầu đội khăn đỏ, nên được gọi là quân Khăn Đỏ hay Hồng quân. Phần lớn các tông giáo này đều thờ Phật, trong quân thường thắp nhang làm lễ, nên còn được gọi là Hương quân.Mục lục
Bối cảnh ra đời
Cuối đời Nguyên, gian thần chuyên quyền, quan lại tham ô, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Giáo thủ Hàn Sơn Đồng ở Vĩnh Niên [1] tích cực truyền giáo, bọn Lưu Phúc Thông trở thành những tín đồ đầu tiên của ông ta. Bọn họ tuyên truyền “Di Lặc giáng sinh, Minh Vương xuất thế”, hiệu triệu tín đồ, chờ thời cơ lật đổ nhà Nguyên.Tháng 5 năm Chí Chính thứ 4 (1344), mưa lớn hơn 20 ngày, Hoàng Hà gây lụt, quận huyện ven sông đều chịu thủy tai, nhân dân vô cùng khốn khổ. Do nước lũ tràn vào Vận Hà, uy hiếp Diêm Trường của Lưỡng Tào, ảnh hưởng đến thu nhập của Quốc khố, vào tháng 4 năm thứ 11 (1351), Nguyên Thuận đế nhiệm mệnh Giả Lỗ làm Công bộ thượng thư, Tổng trị Hà phòng sứ, phát 15 vạn dân phu ở 13 lộ Biện Lương [2], Đại Danh [3],… cùng 2 vạn quân đội ở 18 địa phương như Lư Châu [4]…, tháo nước trị sông.
Bọn Hàn Sơn Đồng, Lưu Phúc Thông cho rằng đấy là thời cơ, đầu tháng 5, tụ tập 3.000 người ở thượng du sông Toánh thuộc Dĩnh châu, giết ngựa trắng – trâu đen, thề nguyền trời đất, chuẩn bị khởi nghĩa. Tuyên xưng Hàn Sơn Đồng là cháu 8 đời của Tống Huy Tông, nên làm chủ Trung Quốc; Lưu Phúc Thông là hậu duệ của tướng nhà Nam Tống là Lưu Quang Thế, nên giúp rập.
Quá trình hoạt động
Giai đoạn cao trào
Khắp nơi hưởng ứng
Khởi nghĩa còn chưa bắt đầu thì huyện lệnh phái binh đến tiễu, Sơn Đồng bị bắt giết, vợ con trốn đến Vũ An. Lưu Phúc Thông soái nghĩa quân đột vây, vào ngày 3 tháng 5 (tức 28 tháng 5) đánh chiếm Dĩnh châu, cuộc khởi nghĩa Khăn Đỏ chính thức bùng nổ. Lưu Phúc Thông đánh bại quan quân đến trấn áp, nhanh chóng chiếm cứ nhiều thành, trấn nay thuộc An Huy, Hà Nam.Tháng 8, “Chi ma lý” Lý Nhị khởi nghĩa ở Từ Châu; Từ Thọ Huy, Bành Oánh Ngọc khởi nghĩa ở Kỳ Châu [5]. Tháng 12, bọn “Bố vương tam” Vương Quyền khởi nghĩa ở Đặng Châu [6], xưng là Bắc Tỏa Hồng quân. Tháng giêng năm thứ 12 (1352), Mạnh Hải Mã chiếm lĩnh Tương Dương, xưng là Nam Tỏa Hồng quân. Tháng 2, bọn Quách Tử Hưng khởi nghĩa ở Hào Châu [7].
Thoát Thoát bị hại
Tháng 3 nhuận, triều đình trước sau phái bọn Tứ Xuyên hành tỉnh bình chương Giảo Trụ, Tứ Xuyên hành tỉnh tham chính Đáp Thất Bát Đô Lỗ, các vương Diệc Liên Chân Ban, Ái Nhân Ban; tham tri chính sự Dã Tiên Thiếp Mộc Nhi, Thiểm Tây hành tỉnh bình chương Nguyệt Lỗ Thiếp Mộc Nhi, Dự vương A Lạt Thắc Nạp Thất Lý, Tri xu mật viện sự Lão Chương chia đường vây tiễu hai cánh Nam - Bắc Tỏa Hồng quân, ý đồ cô lập Lưu Phúc Thông. Tháng 5, Đáp Thất Bát Đô Lỗ hạ được Tương Dương, “Bố vương tam” Vương Quyền bị bắt, Bắc Tỏa Hồng quân bị trấn áp. Trong lúc này, các cánh quân của bọn địa chủ vũ trang Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi và Lý Tư Tề phá được La Sơn, lực lượng phát triển lên đến hàng vạn người, đồn trú Trầm Khâu [8], liên tiếp đánh bại nghĩa quân Khăn Đỏ, gây ra vô vàn khó khăn cho bọn Lưu Phúc Thông.Tháng giêng năm thứ 14 (1354), Đáp Thất Bát Đô Lỗ hạ được Thiểm Châu [9], Mạnh Hải Mã tử trận, Nam Tỏa Hồng quân bị trấn áp. Sau 3 tháng vây khốn Trương Sĩ Thành ở Cao Bưu, đầu năm thứ 15 (1355), Thoát Thoát bị bãi binh quyền rồi bị hại, quân đội nhà Nguyên rệu rã, chỉ trông vào lực lượng của địa chủ vũ trang. Phúc Thông lợi dụng tình thế thay đổi theo hướng có lợi, vào tháng 2, đón con trai Hàn Sơn Đồng là Hàn Lâm Nhi ở trại Giáp Hà, núi Nãng; kiến lập chính quyền, đặt quốc hiệu là Tống, đổi niên hiệu là Loan Phượng, đưa Lâm Nhi lên ngôi, xưng là “Tiểu Minh vương”.
Tháng 6, Phúc Thông soái quân tấn công Biện Lương, nhằm phân tán binh lực của quan quân, từ tháng 9 năm thứ 16 đến mùa hạ năm thứ 17 (1357), Phúc Thông tổ chức 3 lộ quân bắc phạt: quân Đông lộ do Mao Quý soái lãnh, từng đến Táo Lâm, Liễu Lâm [10], khiến cho Đại Đô kinh động; quân Tây lộ do Bạch Bất Tín, “Đại đao ngao”, Lý Hỷ Hỷ đi Quan Trung; quân Trung lộ do “Quan tiên sanh” Quan Đạc, “Phá đầu phan” Phan Thành, Phùng Trường Cữu, Sa Lưu Nhị, Vương Sĩ Thành đi Hà Bắc, Sơn Tây.
Tháng 5 năm thứ 18 (1358), Phúc Thông hạ được Biện Lương, dời Tống đô về đấy.
Giai đoạn thoái trào
Phía bắc Trường Giang
Cùng năm (1358), quan quân phá Tào Châu, cắt đứt liên hệ giữa chính quyền Tống với quân Khăn Đỏ ở Sơn Đông. Đầu năm thứ 19 (1359), Bột La Thiếp Mộc Nhi trú thủ Đại Đồng, cắt đứt liên hệ giữa chánh quyền Tống với quân Khăn Đỏ Trung lộ. Quân Tây lộ bị bọn Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi đánh bại, tan chạy vào Thục, lại thêm Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi đưa trọng binh trú thủ Thằng Trì, Lạc Dương, chuẩn bị tấn công Biện Lương. Chính quyền Tống trở nên bị cô lập, không có viện quân.Tình hình ở Sơn Đông liên tục thay đổi. Mao Quý bắc phạt thất bại nên quay về Ích Đô. Sau khi Triệu Quân Dụng thất thủ Hoài An, đến nương nhờ Mao Quý, rồi lại lừa giết Mao Quý. Bộ tướng của Mao Quý là Tục Kế Tổ từ Liêu Dương về Ích Đô, giết Quân Dụng. Một loạt biến cố khiến quân Khăn Đỏ ở Sơn Đông chỉ còn lực lượng của Điền Phong ở Đông Bình là nguyên vẹn, nhưng cũng không chống nổi.
Tháng 5 năm thứ 19 (1359), Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi chia quân mấy lộ cùng tiến, bao vây Biện Lương. Tháng 8, thành vỡ, Lưu Phúc Thông đưa Tiểu Minh vương đột vây chạy đến An Phong.
Mùa hạ năm thứ 21 (1361), Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi phát động tấn công quân Khăn Đỏ ở Sơn Đông. Điền Phong, Vương Sĩ Thành (bỏ quân Trung lộ quay về từ năm thứ 20) đầu hàng. Tháng 10, Sát Hãn vây Ích Đô, bộ tướng của Mao Quý là bọn Trần Nhu Đầu kiên trì chống lại.
Tháng 6 năm thứ 22 (1362), Điền Phong, Vương Sĩ Thành giết Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi, tham gia chiến đấu bảo vệ Ích Đô. Con nuôi của Sát Hãn là Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi kế tự, tiếp tục vây thành. Tháng 11, Ích Đô vỡ, Điền Phong, Vương Sĩ Thành, Trần Nhu Đầu bị giết. Từ đây, nghĩa quân Khăn Đỏ ở Sơn Đông đã hoàn toàn bị trấn áp.
Phía nam Trường giang
Các lực lượng vũ trang nông dân ở phía nam Trường Giang phát triển ngày càng mạnh mẽ, bởi không còn phải chịu áp lực của quan quân, thế lực của bọn địa chủ vũ trang cũng không thể vươn đến, nên họ quay sang thôn tính lẫn nhau.Chu Nguyên Chương thay Quách Tử Hưng bệnh mất từ năm thứ 15 (1355), là thế lực duy nhất ở phía nam Trường Giang, dù là trên danh nghĩa, phục tùng chính quyền Tống. Từ Thọ Huy đã xưng đế, đặt quốc hiệu là Thiên Hoàn từ năm thứ 11 (1351); Trần Hữu Lượng soán ngôi Thọ Huy, đổi quốc hiệu là Hán từ năm thứ 20 (1360).
Sau khi chạy về An Phong, chính quyền Tống chỉ còn tồn tại lay lắt bên cạnh Giang Nam hành tỉnh của Chu Nguyên Chương. Tuy nhiên, Nguyên Chương vẫn dùng niên hiệu Loan Phượng cho đến khi Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi chết đuối ở Qua Bộ (1366).
Kể từ khi các tướng Nguyên do Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi đứng đầu trấn áp thành công nghĩa quân Khăn Đỏ ở phía bắc Trường Giang, thực tế không còn lực lượng vũ trang nông dân nào nữa, cuộc chiến tranh nhân dân phản kháng phong kiến đã trở thành cuộc chiến tranh quân phiệt.
Tham khảo
Chú thích
- ^ Nay là đông nam Vĩnh Niên, Hà Bắc
- ^ Nay là Khai Phong, Hà Nam
- ^ Nay là phía bắc Đại Danh, Hà Bắc
- ^ Nay là Hợp Phì, An Huy
- ^ Nay là phía nam Kỳ Xuân, Hồ Bắc
- ^ Nay là huyện Đặng, Hà Nam
- ^ Nay là đông bắc Phượng Dương, An Huy
- ^ Nay là tây bắc Lâm Tuyền, An Huy
- ^ Nay là huyện Thiểm, thành phố Tam Môn Hạp, Hà Nam
- ^ Nay là nội địa huyện Thông, Bắc Kinh
Hải chiến Tsushima
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Trong trận hải chiến, Hạm đội Nhật Bản dưới quyền chỉ huy của Đô đốc (Admiral) Heihachiro Togo tiêu diệt hai phần ba hạm đội Nga dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky. Theo sách Theodore Rex (ISBN 0-394-55509-0), sử gia Edmund Morris gọi nó là trận hải chiến lớn nhất kể từ sau trận Trafalgar. Nó là trận hải chiến lớn nhất thời kỳ chiến hạm tiền-dreadnought.
Trận chiến kết thúc với thắng lợi to lớn của hạm đội Nhật, buộc Nga phải ký Hiệp định Portsmouth, nhượng lại cho Nhật Bản các quyền lợi ở châu Á và khẳng định vai trò bá chủ của Nhật Bản ở Đông Á.
Được xem là một thắng lợi quyết định và toàn diện nhất trong quân sử trên biển[1], hải chiến Tsushima là trận hải chiến đầu tiên trong lịch sử khi các thiết giáp hạm đóng vai trò quyết định kết cục trận đánh. Hơn thế nữa, phải kể đến hạm đội Nga của Đô đốc Rozhestvensky khi buộc phải thực hiện một cuộc hải trình kéo dài lên đến 18.000 hải lý (chừng 33.000 km) để đến được đích là vùng Viễn Đông vì Anh, đồng minh của Nhật không cho quân Nga đi qua kênh đào Suez.
Trước khi chiến tranh Nga-Nhật nổ ra, các cường quốc đã cho đóng tàu chiến với đủ loại pháo với các cỡ nòng khác nhau, chủ yếu là 150mm (6-inch), 203mm (8-inch), 254mm (10-inch) và 305mm (12-inch), với dự kiến là các chiến hạm này sẽ đánh giáp lá cà trong đội hình khép kín để quyết định chiến trường. Kinh nghiệm chiến trường cho thấy các cỗ trọng pháo với tầm bắn xa có lợi thế hơn, được ưa chuộng trong các trận hải chiến hơn là các khẩu đội pháo gồm nhiều cỡ nòng hỗn hợp. Ngay từ năm 1904, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã cho đóng tàu Satsuma (hạ thủy ngay trước trận hải chiến Tsushima, ngày 15 tháng 5 năm 1905), chiếc tàu chiến đầu tiên được trang bị hoàn toàn bằng trọng pháo. Hải quân Hoàng gia của Đế quốc Anh nhanh chóng bắt nhịp, khởi công đóng tàu chiến HMS Dreadnought tháng 10 năm 1905, và trở thành tàu chiến đầu tiên được trang bị hoàn toàn bằng đại pháo 305mm. Tàu HMS Dreadnought được hạ thủy vào năm 1906, đánh dấu mốc thời kỳ tiền-dreadnought trước 1906 và dreadnought từ 1906 trở đi.
Mục lục
Hoàn cảnh
Vào năm 1894-1895, chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất kết thúc với thắng lợi của Nhật Bản, buộc triều đình Mãn Thanh phải chấp thuận nhượng lại Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên. Điều này gây hại cho chính sách xâm lược của Nga ở Mãn Châu, do đó Nga đã liên kết với Pháp và Đức để ép Nhật nhượng lại các quyền lợi này cho Nga. Điều này đã gây ra sự căm oán của người Nhật và nước Nhật sau đó đã bắt đầu 1 chương trình phát triển hải quân để chuẩn bị cho 1 cuộc chiến mới với Nga.Năm 1902, Liên minh Hải quân Anh-Nhật được ký kết, Anh cam đoan nếu Nhật phải chiến đấu với 2 kẻ thù trở lên thì Anh quốc sẽ dùng các lực lượng của mình để giúp Nhật. Do đó khi chiến tranh nổ ra thì cả Pháp lẫn Đức đều không dám giúp Nga.
Sau hòa ước Bắc Kinh, Nga chiếm trọn Mãn Châu. Nhật yêu cầu Nga rút binh về, trả Mãn Châu cho nhà Thanh. Nga chống lại, chỉ đồng ý cho Nhật buôn bán ở Nam bộ Triều Tiên, còn Bắc bộ Triều Tiên và Mãn Châu, Phụng Thiên đều thuộc về Nga. Nhật tấn công ngay.
Chiến tranh ở vùng Viễn Đông
Ngày 8 tháng 2 năm 1904, các khu trục hạm của Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Hạm đội Viễn Đông của Nga bỏ neo tại cảng Lữ Thuận, ba tàu chiến trong đó có hai chiến hạm và một tuần dương hạm bị hư hại trong trận đánh. Trong khi cuộc tiến công của Nhật làm cho cả nước Nga sững sờ thì các nước Anh-Mỹ đều tỏ ý khen ngợi sự táo bạo của ngưới Nhật. Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ. Mục tiêu đầu tiên của Nhật Bản là kiểm soát đường liên lạc và tiếp vận nối liền Nhật Bản với lục địa Á châu, để Nhật Bản có thể tiếp tục cuộc chiến tranh ở Mãn Châu. Để đạt được điều này, Nhật cần phải vô hiệu hóa sức mạnh hải quân Nga ở Viễn Đông. Ban đầu, hải quân Nga án binh bất động và không giao chiến với quân Nhật, quân Nhật có thể đổ bộ dễ dàng lên Triều Tiên mà không gặp phải bất kỳ sự chống cự nào. Sau những thất bại thảm hại trên bộ lẫn trên biển, Đô đốc Nga Stepan Osipovich Makarov được cử tới Viễn Đông đã thổi vào hạm đội Nga sức sống mới và họ đã có thể giành được một số thắng lợi nhỏ trước người Nhật. Tuy nhiên, trong 1 trận hải chiến, kỳ hạm của Đô đốc Makarov là chiến hạm Petropavlovsk trúng thủy lôi Nhật, đô đốc bị tử trận, người kế nhiệm đô đốc không dám thách thức Hạm đội Nhật Bản. Kết quả là hạm đội Nga bị giam chân ở cảng Lữ Thuận.Tới tháng 5, quân Nhật đổ bộ lên bán đảo Liêu Đông và tới tháng 8 bắt đầu vây hãm hoàn toàn hạm đội Nga. Tháng 8, bộ chỉ huy Nga quyết định cho Đệ nhất Hải đội Thái Bình Dương xuất kích và liên hợp với Hải đội Vladivostok để đối phó với quân Nhật. Tuy nhiên, cả hai Hải đội của Hạm đội Thái Bình Dương này đều bị đánh tan trong các trận hải chiến tại biển Hoàng Hải và Uslan vào ngày 10 và 14 tháng 8 năm 1904. Những tàu chiến còn sống sót của hạm đội Nga, cuối cùng đều bị nhận chìm ở cảng Lữ Thuận.
Diễn biến
Mở màn
Hải quân Nga định lẩn trốn về Vladivostok, nên khi họ tiến về lãnh hải Nhật Bản, họ chuyển hướng khỏi các hải trình quen thuộc để tránh bị phát hiện. Tới đêm ngày 26 rạng ngày 27, Hạm đội Nga đã tiến đến eo biển Tsushima.Đêm đó trời tối đen, nhiều sương, một làn sương mù bao trùm lên toàn eo biển, nên quân Nga có ưu thế ban đầu. Tuy nhiên đến 2:45 sáng, tàu tuần dương Shinano Maru của hải quân Nhật phát hiện ra ba ánh đèn của một tàu ở đằng xa chân trời, nên tiến lại gần để dò xét. Đó là các đèn hoa tiêu trên boong tàu cứu hộ Orel. Tới 4:30am, tàu Shinano Maru tiến lại gần con tàu kia, và nhận thấy con tàu này không mang hải pháo và có vẻ là một tàu phụ trợ. Tàu Orel nhầm chiếc Shinano Maru với một tàu khác của Nga nên không đánh động cho hạm đội, thay vào đó, nó đánh tín hiệu báo cho tàu Nhật biết là các tàu của Nga đang ở gần đó. Chiếc Shinano Maru sau đó phát hiện ra bóng dáng của mười chiếc tàu khác trong sương mù. Hạm đội Nga như vậy là đã bị phát hiện, và cơ hội để lẻn đến Vladivostok mà không bị phát giác đã mất.
Tới 4:55 sáng, Thuyền trưởng Narukawa của chiếc Shinano Maru đánh radio cho Đô đốc Togo ở Masampo rằng "Địch quân đang ở ô số 203". Tới 5 giờ, do bắt được tín hiệu radio mà phía Nga biết được họ đã bị phát hiện, và các tàu tuần dương trinh sát của Nhật đang tiến đến gần. Lúc 5:05 sáng, Đô đốc Togo nhận được tín hiệu và ngay lập tức chuẩn bị cho hạm đội của mình xuất kích.
Giao tranh bắt đầu
6:34 phút sáng, trước khi xuất phát với Hạm đội Liên hợp, Đô đốc Togo đánh điện về cho bộ trưởng hải quân ở Tokyo:“ | Tôi vừa nhận được tin là đã phát hiện ra hạm đội địch. Hạm đội của chúng ta sẽ thẳng tiến ra biển để tấn công và tiêu diệt đối phương. | ” |
—Togo[2]
|
“ | Vận mệnh Đế quốc phụ thuộc vào kết cục trận đánh này, mỗi binh sĩ hãy tận lực thực hiện nhiệm vụ. | ” |
—Togo[3]
|
Trận đánh ban ngày
Hạm đội Nga di chuyển từ hướng nam-tây nam về hướng bắc-đông bắc, hạm đội Nhật từ hướng tây về hướng đông bắc. Đô đốc Togo hạ lện cho hạm đội của mình lần lượt nối nhau quay ngoặt lại, sao cho các tàu chiến của ông có cùng hướng di chuyển với các tàu Nga, mặc dù làm như vậy có thể gây nguy hiểm cho chiếc tàu đang đổi hướng. Việc chuyển hướng hạm đội 180 độ hình chữ U cuối cùng cũng được thực hiện thành công. Hai đội tàu đối diện nhau tạo thành hai đường thẳng, được giữ ở khoảng cách 6200 mét và nã đạn pháo vào nhau.Các trận hải chiến thường bắt đầu ở khoảng cách gần, nên Đô đốc Togo đã có thể ngay tức khắc chiếm lợi thế bằng cách gây bất ngờ. Tàu chiến Nhật có thể đạt đến tốc độ 16 hải lý, nhưng hạm đội Nga chỉ có thể di chuyển với tốc độ 8 hải lý, một phần vì vướng các tàu vận tải đi theo. Đô đốc Togo lợi dụng ưu thế vận tốc này, cộng với năng lực tuyệt vời của binh sỹ dưới quyền, có được do khổ công huấn luyện, cắt ngang hạm đội Nga theo "hình chữ T" hai lần để giáng nhiều tổn thất lên hạm đội Nga.
Tốc độ bắn của hải quân Nhật hết sức xuất sắc, lên đến hơn 2.000 phát trọng pháo trong một phút. Hơn thế nữa, quân Nhật dùng một loại thuốc đạn mới, bắn vào phần thân trên các chiến hạm Nga gây ra nhiều đám cháy trên các tàu bị bắn trúng. Sự chính xác của pháo thủ Nhật khiến cho quân Nga phải kinh ngạc.
Đô đốc Rozhestvensky bị loại khỏi vòng chiến do bị một mảnh pháo bắn vào xương sọ. Hạm đội Nga mất các chiến hạm Knyaz Suvorov, Oslyabya, Imperator Aleksander III and Borodino ngay trong ngày 27 tháng 5. Phía Nhật chỉ bị một số hư hại nhẹ, chủ yếu là ở tàu Mikasa. Tới tối, Chuẩn đô đốc Nebogatov nắm quyền chỉ huy hạm đội Nga.
Trận đánh đêm
Khoảng 8 giờ tối, 37 tàu phóng lôi của Nhật và 21 khu trục hạm được tung vào trận. Các tàu khu trục đánh vào các tàu tiền phương, trong khi các tàu phóng lôi đánh vào mạn đông và nam của Hạm đội Nga. Các tàu Nhật tấn công mãnh liệt trong suốt 3 giờ không ngưng nghỉ, kết quả là trong đêm tối đã có những lần các tàu phóng lôi cỡ nhỏ của Nhật và chiến hạm Nga đâm vào nhau. Các tàu của Nga bị phân tán thành nhiều nhóm nhỏ, tìm cách đào thoát về hướng bắc. Tới 11 giờ đêm, hạm đội Nga dường như biến mất, nhưng họ để lộ vị trí của mình cho quân Nhật khi họ bật đèn pha lên, điều nghịch lý là các đèn pha này được bật lên để tìm kiếm tàu địch. Chiếc tàu chiến già nua Navarin đâm phải thủ lôi và phải dừng lại hoàn toàn, kết quả là nó bị 4 thủy lôi nữa bắn trúng và chìm. Trong thủy thủ đoàn gồm 622 người, chỉ có 3 người sống sót, được quân Nhật vớt lên.Chiến hạm Sisoy Veliki bị hư hại nặng do trúng thủy lôi vào mạn tàu và phải đánh chìm vào ngày hôm sau. Hai tàu bọc thép cũ, tàu Đô đốc Nakhimov và Vladimir Monomakh cũng bị hư hại nặng: chiếc thứ nhất bị thủy lôi đánh trúng vào mũi tàu, chiếc thứ hai đâm vào một tàu khu trục Nhật. Cả hai chiếc đều phải đánh chìm bởi thủy thủ đoàn vào sáng ngày hôm sau, chiếc tàu Đô đốc Nakhimoff ngoài khơi đảo Tsushima khi nước tràn vào tàu. Cuộc tấn công ban đêm làm hải quân Nga rất căng thẳng, vì họ đã mất hai tàu chiến và hai tuần dương hạm bọc thép, trong khi hải quân Nhật chỉ mất ba tàu phóng lôi.
Đầu hàng
Trong đêm giao tranh xảy ra, Đô đốc Togo đã có thể cho bộ phận chính yếu của hạm đội mình, gồm các tàu bọc thép nghỉ ngơi. Tới 9:30 sáng, các tàu Nga đang tìm cách chạy về hướng bắc bị phát hiện. Tới 10:34, nhận thấy tình hình đã trở nên tuyệt vọng, Đô đốc Negobatov hạ lệnh cho hạm đội đầu hàng bằng cách trương lên lá cờ mang ký hiệu XGE, có nghĩa quốc tế là đầu hàng. Cho tới tận 10:53 quân Nhật mới chấp nhận đầu hàng. Tới đêm ngày 28 tháng 5, các tàu đơn lẻ của Nga còn tiếp tục bị tàu Nhật truy đuổi cho tới khi chúng bị đánh chìm hoặc bị bắt.Kết quả
Theo tác giả Julian S. Corbett, với đại thắng này, Hải quân Nhật Bản đã làm nên một "thắng lợi quyết định và toàn diện nhất của thủy quân trong lịch sử".[1]Tổn thất phía Nga
Phía Nga mất 4.380 người chết, 5.917 người bị bắt sống, trong đó có hai đô đốc. Với thiệt hại nặng nề của Hải quân Nga, thảm họa Tsushima được xem là một trong những trận đánh hủy diệt duy nhất của thủy quân trong suốt bề dày lịch sử nhân loại[1].- Thiết giáp hạm
- Tuần dương hạm
- Tàu khu trục và tàu phụ trợ
Với các tàu phụ trợ, Kamchatka, Ural và Rus bị đánh chìm trong ngày 27, chiếc Irtuish mắc cạn ngày 28, các chiếc Koreya và Svir bị giữ lại ở Thượng Hải và chiếc Anadyr chạy thoát về Madagascar. Các tàu tải thương Orel, Kostromo bị bắt nhưng được thả ra sau đó.
Tổn thất phía Nhật
Phía Nhật chỉ mất 3 phóng lôi hạm số 34, 35 và 69, với 117 người chết và 500 người bị thương.Hệ quả chính trị
Chiến thắng của Hải quân Nhật Bản là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại 1 quốc gia Châu Á đánh bại 1 Cường quốc Châu Âu trong 1 cuộc chiến quy ước, do đó khi hay tin Nhật đánh bại Nga, hàng triệu người Châu Á cũng vui sướng phát cuồng vì người Nhật đã rửa sạch cái nhục của dân da vàng bị người da trắng thống trị.[4]Uy tín của Nga bị tổn thương nặng nề và nó là một đòn đau cho nhà Romanov. Gần như toàn bộ hạm đội Nga bị mất trong trận hải chiến eo biển Tsushima, trừ chiếc tàu cao tốc vũ trang hạng nhẹ Almaz (được xếp loại tuần dương hạm hạng nhì) và 2 tàu khu trục Grosny và Bravy là những tàu duy nhất trở về được tới cảng Vladivostok. Hạm đội Baltic coi như bị xóa sổ ra khỏi danh sách Hải quân Nga.
Thế lực của Nga ở Viễn Đông sau trận hải chiến này cũng kết thúc, nước Nhật trở thành cường quốc bá chủ Đông Á, Mãn Châu, Triều Tiên. Do những thảm bại này mà đế quốc Nga gần đứng trên bờ vực sụp đổ với cuộc Cách mạng năm 1905.
Chiến thuật được sử dụng
Các chiến hạm, tuần dương hạm, và các tàu các loại khác được chia thành từng đoàn, mỗi đoàn được chỉ huy bởi một sỹ quan cao cấp (như đô đốc). Trong trận hải chiến Tsushima, Đô đốc Togo là chỉ huy trưởng chiến hạm Mikasa (các đoàn khác được chỉ huy bởi Phó đô đốc, Chuẩn đô đốc, thiếu tướng hải quân, thuyền trưởng và sỹ quan chỉ huy khu trục hạm). Trong đội hình chiến đấu, kế tiếp theo Mikasa là các chiến hạm Shikishima, Fuji và Asahi, theo sau chúng là hai tuần dương hạm bọc thép.Khi Đô đốc Togo hạ lệnh tiến hành bước ngoặt "tuần tự" sang cánh trái để giữ nguyên đội hình chiến đấu, tức là kỳ hạm Mikasa tiếp tục dẫn đầu (hiển nhiên là Đô đốc Togo muốn các lực lượng mạnh nhất của mình xung trận trước hết). Quay tàu tuần tự nghĩa là mỗi tàu sẽ tiến hành quay bánh lái tiếp theo tàu trước nó, trên thực tế mỗi tàu sẽ lần lượt đổi hướng tại cùng một điểm trên biển (điều này rất nguy hiểm, vì đối phương sẽ có cơ hội tập trung hỏa lực bắn vào khu vực đó). Đô đốc Togo cũng có thể ra lệnh cho các tàu "đồng loạt" bẻ lái, tức là các tàu sẽ đổi hướng cùng lúc và quay ngược lại, giống như cách hạm đội Pháp-Tây ban nha vận động trong trận Trafalgar. Cách này sẽ nhanh hơn, nhưng sẽ làm rối loạn đội hình chiến đấu, gây ra hỗn loạn khiến cho kế hoạch tác chiến phải thay đổi, đặt các tuần dương hạm lên tuyến đầu, và đó là điều mà Đô đốc Togo không mong muốn.
Chú thích
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Hải chiến Tsushima |
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment