CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Giáo viên tại Liban. Năm 141 TCN – Hán Cảnh Đế qua đời ở Vị Ương cung, Thái tử Lưu Triệt kế vị hoàng đế triều Hán ở tuổi 15, tức Hán Vũ Đế (hình). Năm 1500 – Hạm đội của Pedro Álvares Cabral rời Lisboa của Bồ Đào Nha để lên đường sang Ấn Độ, tuy nhiên cuối cùng lại phát hiện ra Brasil. Năm 1776 – Của cải của các quốc gia, tác phẩm kinh tế chính trị học kinh điển của Adam Smith, lần đầu tiên được phát hành. Năm 1908 – Câu lạc bộ bóng đá Ý Inter Milan được hình thành sau khi tách khỏi Câu lạc bộ Cricket và bóng đá Milan- tiền thân của A.C. Milan. Năm 1959 – Búp bê Barbie xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng tại Hội chợ đồ chơi quốc tế Mỹ được tổ chức tại thành phố New York.
Hán Vũ Đế
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hán Vũ Đế 漢武帝 |
||
---|---|---|
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...) | ||
Hán Vũ Đế |
||
Hoàng đế nhà Tây Hán | ||
Trị vì | 9 tháng 3 năm 141 TCN – 29 tháng 3 năm 87 TCN | |
Tiền nhiệm | Hán Cảnh Đế | |
Kế nhiệm | Hán Chiêu Đế | |
Thông tin chung | ||
Thê thiếp | Hiếu Vũ Trần Hoàng hậu Hiếu Vũ Vệ Hoàng hậu |
|
Hậu duệ |
|
|
Tên thật | Lưu Triệt (劉徹) | |
Niên hiệu |
|
|
Thụy hiệu | Ngắn: Vũ Đế (武帝) Đầy đủ: Hiếu Vũ Hoàng đế (孝武皇帝) |
|
Miếu hiệu | Thế Tông (世宗) | |
Triều đại | Nhà Hán | |
Thân phụ | Hán Cảnh Đế | |
Thân mẫu | Hoàng hậu Vương Chí | |
Sinh | 156 TCN | |
Mất | 87 TCN Trung Quốc |
|
An táng | Mậu Lăng |
Do kiêng tên húy của Vũ Đế, các sách vở Trung Quốc thời đó phải chép chữ Triệt ra chữ Thông. Sau này một số sách vở dùng tư liệu của đời Hán soạn cũng chép tương tự.
Tiểu sử của ông được ghi tại Hán thư, quyển 6 “Vũ Đế kỷ” và Sử ký, quyển 28 “Phong thiện thư”.
Mục lục
Tên gọi
Theo Hán Vũ cố sự, quyển tiểu thuyết viết về Hán Vũ Đế thì lúc mới sinh ông được đặt tên là Lưu Trệ, sau khi làm Giao Đông vương mới đổi lại là Lưu Triệt. Tuy nhiên các bộ sử chính thống như Sử kí, Hán thư và Tư trị thông giám đều không công nhận điều này, mà cho rằng Hán Vũ Đế có một tên duy nhất là Lưu Triệt[1][2][3].Thân thế và tuổi trẻ
Xuất thân
Lưu Triệt là con trai thứ 11 của Hán Cảnh Đế với mỹ nhân Vương Chí[4]. Mẹ ông ban đầu được gả cho Kim Vương Tôn, sinh được 1 con gái là Kim Tục, sau tái giá với Hán Cảnh Đế, sinh được ba con gái, một con trai[5]. Lưu Triệt là con trai duy nhất của bà, được sinh vào năm 156 TCN. Tương truyền khi mang thai Lưu Triệt, Vương Chí đã nằm mộng thấy mặt trời rơi vào bụng mình[6], bèn nói lại với Cảnh Đế. Cảnh Đế cho rằng đứa bé đó về sau sẽ phú quý.Kết hôn với Trần Kiều
Do có thân phận hoàng tử nên Lưu Triệt được phong tước vị Giao Đông vương vào năm 153 TCN[7], còn người anh trưởng của ông là Lưu Vinh được lập làm thái tử. Nguyên vị hoàng hậu đầu tiên của vua cha là Bạc thị do không được sủng ái nên đã bị phế vào năm 155 TCN, ngôi vị hoàng hậu bỏ trống. Vào lúc đó, Hán Cảnh Đế lại sủng ái mỹ nhân Lịch cơ nên cũng lập con Lịch cơ (tức Lưu Vinh) làm Hoàng thái tử.Chị của Hán Cảnh Đế là Quán Đào công chúa có người con gái lớn là Trần Kiều[8], muốn đem gả cho Lưu Vinh[9][10] nhưng bị Lật Cơ khước từ, vì bà ta oán hận Quán Đào thường tiến cử mĩ nữ cho Hán Cảnh Đế. Vương Chí thấy vậy bèn tìm cách lấy lòng Quán Đào, hứa sẽ cho Lưu Triệt (năm đó 4 tuổi) thành hôn với Trần Kiều[5]. Về sau khi Lưu Triệt lên làm thái tử thì Trần Kiều trở thành thái tử phi, song không rõ hai người thành hôn năm nào.
Lên ngôi thái tử
Quán Đào công chúa ra sức giúp Lưu Triệt giành ngôi thái tử để con gái mình làm hoàng hậu, đồng thời để trả thù Lật Cơ, nên thường nói tốt cho ông trước mặt Cảnh đế và gièm pha mẹ con Lưu Vinh. Trong khi đó Lật Cơ ỷ được sủng có lại có con làm thái tử, tỏ ra ngạo mạn, nhiều khi còn lớn tiếng với cả Cảnh đế khiến Cảnh đế không còn sủng ái Lật Cơ nữa.Năm 150 TCN, Quán Đào công chúa cùng Vương Chí nhân Hán Cảnh Đế giận Lật Cơ, bèn xúi giục các đại thần hãy tìm cách lập Lật cơ làm hoàng hậu. Đại thần Đại Hành nghe lời vào tâu Cảnh đế, Cảnh Đế đang tức giận, cho rằng việc này là do Lật Cơ xúi giục, bèn lập tức xử tử Đại Hành, sau đó ra lệnh phế Lưu Vinh xuống làm Lâm Giang vương[9][11] và bỏ không tới gặp Lật Cơ nữa, khiến bà uất ức qua đời vào năm 150 TCN. Sau đó Cảnh Đế lập Vương Chí làm hoàng hậu và Lưu Trịêt làm thái tử.
Năm 141 TCN, Hán Cảnh Đế qua đời, Lưu Triệt năm ấy 16 tuổi lên nối ngôi, tức Hán Vũ Đế[6][7][12]. Ông lập Trần Kiều làm hoàng hậu, tôn mẹ là Vương Chí làm Hoàng Thái hậu và Đậu Thái hậu làm Thái Hoàng Thái hậu.
Cai trị
Chính sách đối nội
Củng cố nền quân chủ chuyên chế
Khác với vua cha, ông là người chuyên chế, nóng nảy, nhưng cùng rất nhiều mưu lược tài năng, rất sùng đạo Nho, không theo chính sách vô vi (ít can thiệp vào việc dân) của đạo Lão, như vua đời trước, mà ưa Pháp gia giống như Tần Thủy Hoàng và Hán Cao Tổ.[13]Thấy đời vua cha, nhóm thất vương làm phản, Vũ Đế quyết tâm bỏ hẳn chế độ phong kiến. Một mặt ông dùng thuật của Pháp gia, đồng thời để trị chư hầu quý tộc (sai người thân tín giúp việc họ do thám họ, ngăn chặn sự mưu phản và lần lần tước hết quyền hành, đất đai họ).
Muốn diệt họa Hung Nô và mở mang bờ cõi thì quân đội phải mạnh, quân luật phải nghiêm, và ông dùng chính sách của Pháp gia. Vũ Đế không tha thứ cho những viên tướng bại trận, không xét hoàn cảnh và tình thế của họ, cứ thẳng tay trừng trị. Vì vậy, có nhiều tướng bại trận phải theo hàng giặc chứ không dám về triều đình. Thấy vậy, Vũ Đế lại càng tàn nhẫn, tru di tam tộc những tướng này, như trường hợp của Lý Lăng. Không ai dám trái ý ông, chỉ tỏ vẻ bất mãn, bất phục cũng đủ làm cho ông trị tội rồi. Vì vậy, triều thần không ai dám can gián. Tư Mã Thiên chỉ vì bênh vực Lý Lăng mà phải chịu tội nhục nhã nhất thời đó: tội bị thiến.[13]
Một mặt, ông rất đề cao Nho học, đặt ra chức ngũ kinh, bác sĩ, tuyển dụng những người giỏi như Công Tôn Hoằng, rồi lại thay đổi triều chính, sửa lại lịch, định lễ tế trời và tế đất, xây cất cung điện. Ông cũng trọng dụng những nhà nho như Đổng Trọng Thư, và thích những nhân văn có tài làm phú ca tụng như Tư Mã Tương Như.[13] Nhờ vậy, văn học thời bấy giờ phát triển.[13]
Như vậy là Vũ Đế dùng cả Pháp lẫn Nho mà hoàn thành được cuộc cách mạng về chính trị, củng cố được chính thể quân chủ chuyên chế: quyền hành tập trung vào tay triều đình và giao phó cho kẻ sĩ có tài do dân tiến cử và cả do hoàng đế tuyển dụng. Quý tộc, thân vương vẫn còn được hưởng nhiều đặc quyền, nhưng phải tuân lệnh vua và Tể tướng[13].
Chính sách kinh tế
Năm nào nào cũng chinh phạt, mà hoàng đế lại xa xỉ, xây cất thêm nhiều cung thất, cho nên triều đình luôn thiếu tiền. Muốn có tiền, Vũ đế dùng ba cách:- Phát hành một thứ tiền làm bằng kim loại và thiếc, như vậy trữ kim tăng lên; ông lại đặt ra thừ tiền bằng da nữa.
- Bán tước và cho chuộc tội bằng tiền.
- Tuyên bố bao nhiêu tài nguyên trong nước thuộc về quốc gia hết, như vậy “tư nhân không thể chiếm các nguồn lợi của núi, biến làm của riêng mà thao túng các giai cấp thấp hơn”.[13]
Hán Vũ đế có sáng kiến diệt những người trung gian đầu cơ, những người cho vay nặng lãi hoặc chứa chất hàng hoá khi giá rẻ rồi bán cho nhân dân khi giá đắt.
Ông đã tổ chức một cơ quan chuyên chở và trao đổi thuộc quyền nhà nước, kiểm soát thương mại chặt chẽ để giá cả khỏi thình lình lên xuống. Trong khắp đế quốc nơi đâu cũng có những nhân viên của triều đình lo việc chuyên chở và giao hàng.[13] Lúc nào mua sản phẩm thì triều đình giữ lại, đợi lúc giá tăng thì đem bán rẻ cho dân, hễ giá xuống thì lại mua vào để trữ; như vậy “bọn phú thương không đầu cơ mà vơ được món lợi lớn... và giá được bình lại”. Người ta đã ghi sổ tất cả những lợi tức của họ để thu thuế hàng năm là 5%.[13]
Hán Vũ đế lại cho khởi công nhiều công tác lớn để cho hàng triệu thợ bị các xí nghiệp tư sa thải có công ăn việc làm, khỏi bị thất nghiệp: bắc cầu qua sông, đào nhiều kênh để nối các dòng sông với nhau và dẫn nước vào ruộng.[13]
Theo Nguyễn Hiến Lê, Sau mấy trận lụt xen với mấy cơn đại hạn kéo dài, vật giá tăng vọt lên, dân chúng la ló, muốn trở lại chế độ cũ, và những người kinh doanh bất bình vì triều đình can thiệp vào công việc của họ, thuế má quá nặng, không còn làm ăn gì được; lại thêm các cung phi được nhà vua sủng ái lấn át các đại thần, nên sau khi Vũ đế qua đời nạn tham nhũng lan tràn khắp nước, sự bóc lột người nghèo bắt đầu trở lại, và trong non một thế kỉ, những cải cách của Vũ đế bị chê bai.[13]
Chính sách đối với địa phương
Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế thiếp lập chế độ thứ sử. Ông lập ra 13 châu là Kí, Duyễn, Dự, Thanh, Từ, U, Tịnh, Lương, Kinh, Dương, Ích, Sóc Phương, Giao Chỉ và sai 13 người đến trấn nhận chức thứ sử ở đấy. Ban đầu, Thứ sử chỉ có vai trò đi tuần hành các quận trong châu để xem xét việc cai trị của các Thái thú và cường hào ở đó, thăng thưởng người làm tốt, truất người làm dở, đoán xét oan ngục, lấy 6 điều giới hạn của chức vụ. Hàng năm, Thứ sử đi tuần các quận vào tháng 8 và đến đầu năm sau thì về triều đình tâu báo. Vai trò của Thứ sử thời Tây Hán tương tự như công việc của thanh tra hoạt động của Thái thú. Với việc lập chế độ này, triều đình nhà Hán có thể dễ dàng kiểm soát và khống chế thế lực cường hào địa phương.Chế độ sát cử
Chế độ sát cử ở Trung Quốc bắt đầu từ thời Hán Vũ Đế và nối tiếp đến triều đại tiếp theo, có ảnh hưởng to lớn đến đời sau. Hán Vũ Đế chủ trương tìm kiếm nhân tài để bổ dụng làm quan lại qua các khoa thi khảo hạch hơn là lấy từ bọn quý tộc thế tập từ đời này sang đời khác. Chế độ này được bắt đầu từ năm 134 TCN. Cần phân biệt chế độ khảo hạch này với chế độ thế tập thời Tiền Tần trước đó và khoa thi bắt đầu ở đời Tùy Đường sau này. Chế độ này đợn giản hơn chế độ thi cử, mỗi năm quan lại mỗi địa phương tại khu hạt mình quản lí sẽ khảo hạch trong các học trò để tìm ra người tài giỏi, hiền lương ở trong đó và tiến cử lên cấp trên, triều đình[14]. Dựa vào năng lực của họ, triều đình sẽ phong cho chức quan thích hợp. Chế độ sát cử từ đó trở thành nơi trổ tài và tiến thân của tầng lớp học sĩ và cung cấp một nguồn nhân lực lớn cho triều đình.Chính sách với các chư hầu
Vào thời Tây Hán, các nước chư hầu, chủ yếu do thân tộc họ Lưu cai quản, được hưởng thế tập và đất phong rộng lớn, rất dễ phát sinh bạo loạn, điển hình như loạn bảy nước vào thời Hán Cảnh Đế (154 TCN). Đến đầu thời Hán Vũ Đế, đất đai chư hầu nước nào cũng có hơn ngàn dặm, liên kết với nhau, uy hiếp nghiêm trọng đến triều đình trung ương. Các chính sách trực tiếp cắt giảm đất đai của chư hầu cũng không phát huy tác dụng, như trường hợp của Tiều Thác dẫn đến loạn bảy nước. Do vậy Hán Vũ Đế cũng chú trọng đến việc cắt giảm thế lực của họ. Năm Nguyên Sóc thứ hai (128 TCN), Hán Vũ Đế dùng chính sách của Chủ phụ Yển, ban Thôi ân lệnh[15]. Theo như lệnh này, khi một chư hầu vương chết đi thì người con trai trưởng sẽ được thế tập tước vương, còn những người con trai khác cũng được phong tước hầu ở ngay trong lãnh thổ của chư hầu đó. Trên thực tế, các hầu quốc được phong không còn do vị chư hầu vương kia quản lý nữa mà sẽ được nhập vào các quận trực thuộc triều đình, cũng tương đương như một huyện. Từ đời này sang đời khác, đất đai của chư hầu vì thế cũng sẽ ngày một giảm đi, đến nỗi chư hầu vương nhiều lắm chỉ có mười thành, tiểu hầu quốc chỉ được chừng 10 dặm. Bởi vậy các cuộc nổi dậy của chư hầu không còn đáng ngại như trước nữa, điển hình như cuộc nổi dậy của Hoài Nam vương Lưu An năm 112 TCN nhanh chóng bị dập tắt[16].Tôn nho thượng pháp
Chính sách đối ngoại
Thiết lập quan hệ với Tây Vực
Vào thời cai trị của mình, Hán Vũ Đế chú trọng tới việc thiết lập quan hệ với Tây Vực. Sự việc ấy bắt đầu từ việc có tù binh Hung Nô khai rằng vua của nước Đại Nguyệt Chi bị Hung Nô chém đầu, dùng làm đồ đựng rượu. Triều đình tin lời ấy, muốn sai sứ đến Đại Nguyệt Chi đề nghị liên kết chống Hung Nô. Năm 138 TCN, Vũ đế cũng cử Trương Khiên dẫn đoàn sứ bộ đi về các vùng phía tây[19]. Trong vòng mười mấy năm, Trương Khiên lần lượt sang các nước phía tây là Yên Kì[20], Quy Từ[21], Sơ Lặc[22], Đại Uyển[23] và Đại Nguyệt Chi. Mặc dù việc liên kết ban đầu không thành công nhưng cũng đã nắm được tình hình ở Tây Vực, do đó Vũ Đế coi trọng Trương Khiên, phong cho chức Thái trung đại phu.Năm 119 TCN, Hán Vũ Đế lại cử Trương Khiên đi sứ Tây Vực lần thứ hai, qua nước Ô Tôn[24] đề nghị liên minh, được đón tiếp nồng hậu. Con đường mà Trương Khiên tìm ra, chính là “con đương Tơ Lụa” nổi tiếng, các thương nhân Đông – Tây đi lại buôn bán, nên người Trung Quốc mới biết đến ngựa Hãn Huyết, bồ đào, mục túc, thạch lựu, hồ đào, hồ ma,... Công lao của ông được Sử ký ca ngợi là tạc không (nghĩa là mở mang đường lối cho thông suốt).
Chiến tranh với Hung Nô
Phá vỡ hòa bình
Từ thời Hán Cao Tổ, do lo sợ thế lực của Hung Nô đang cường thịnh ở phía bắc, nhà Hán quyết định sử dụng chính sách hòa thân, cống nộp của cải và gả con gái cho Hung Nô để lấy lòng[25]. Đến thời Văn Cảnh, nhà Hán phát triển lớn mạnh về chính trị, kinh tế và quân đội do đó Hán Vũ Đế quyết định phế bỏ chính sách hòa thân với Hung Nô và bắt đầu tiến hành chiến tranh. Ông phái Lý Quảng trấn giữ quận Yêu Tái, củng cố phòng bị ở phía bắc. Ngoài ra, việc kết giao với Tây Vực cũng là một bước quan trọng trong việc tìm liên minh cùng chống Hung Nô.Năm 134 TCN, Hung Nô cử sứ thần sang Hán đề nghị hòa thân. Hán Vũ Đế thương nghị việc này với quần thần và cuối cùng quyết định đồng ý hòa thân theo lời Hàn An Quốc.
Năm 133 TCN, theo ý kiến của đại thần Vương Khôi, Hán Vũ Đế quyết định sử dụng chính sách lợi dụng tài vật để dẫn dụ Hung Nô ra quân trước, sai Lý Quảng làm Phiêu kị tướng quân, Công Tôn Hạ làm Kinh Xa tướng quân, Hàn An Quốc làm Hộ quân dẫn 30 vạn quân mai phục ở sơn cốc gần khu vực Mã Ấp[26], và Vương Khôi làm Tương Đồn tướng quân cùng Thái trung đại phu Lí Tức dẫn 3 vạn quân từ Đại Quận[27] ra dụ địch. Nội gián của quân Hán là Niếp Nhất khuyên Quân Thần thiền vu có thể đem thủ hạ giết các quan cai trị ở Mã Ấp và chiếm hết tài vật trong thành này[28]. Quân Thần ham mê tiền tài, nghe lời dụ dỗ của Niếp Nhất bèn đích thân dẫn 10 vạn quân Vũ Châu[29] rồi phái sứ giả đến mưu hại quan cai trị ở Mã Ấp. Tuy nhiên việc này sau bị bại lộ nên thất bại. Hán Vũ Đế tức giận bèn tống giam Vương Khôi, sau ép tự sát. Từ đó hai nước tuyệt giao với nhau, hòa thân chấm dứt.
Vượt Nhạn Môn quan
Năm 129 TCN, quân Hung Nô xâm lân vào vùng Thượng Cốc của nhà Hán[30]. Hán Vũ Đế bèn cử 4 vạn quân chia làm bốn đường, do Vệ Thanh[31][32], Công Tôn Hạ, Công Tôn Ngao và Lý Quảng chỉ huy ra chống[33], tuy nhiên rốt cục bị thiệt hại nặng nề và thất bại.Sang năm 127 TCN, Hán Vũ Đế cử Vệ Thanh và Lý Tức ra Vân Trung, tiến thẳng đến vùng Phù Lý[34], đánh bại và tiêu diệt hai đạo quân Hung Nô do Bạch Dương Vương và Lâu Phiền Vương chỉ huy, chém và bắt sống hơn 1000 người, thu phục và sáp nhập vùng đất Hà Sáo của Hung Nô mà gần như không mất một binh sĩ nào, toàn quân khải hoàn trở về. Chiến thắng này đã góp phần giải quyết được mối đe dọa đối của Hung Nô với kinh đô Trường An[35]. Tại vùng Hà Sáu, nhà Hán cho thiết lập quận Sóc Phương. Năm sau, Hán Vũ Đế lại sai Tô Kiến đem theo 100000 người tu bổ Trường Thành để ngăn chặn Hung Nô.
Năm 121 TCN, Hán Vũ Đế muốn thực hiện kế hoạch đánh chiếm khu vực Hà Tây của Hung Nô để làm bàn đạp tiến công lên phía bắc để đẩy quân Hung Nô ra khỏi Trung Nguyên. Ông cử Hoắc Khứ Bệnh đem quân lên phía bắc[36][37]. Ông chỉ huy một đội kỵ binh nhẹ gồm 1 vạn phiêu kị quân tiến về phía tây của Lũng Tây và trong vòng 6 ngày đã tiến sâu vào 1000 dặm qua 5 tiểu quốc của Hung Nô, giết 9000 quân Hung Nô và bắt được hơn 1000 người.
Sang mùa hè năm đó, Hoắc Khứ Bệnh lại vượt sa mạc và giao tranh với quân Hung Nô trên núi. Quân Hán nhanh chóng nắm ưu thế, tiêu diệt hơn 30000 quân Hung Nô, nhưng cũng bị tổn thất 2800 người, buộc Hung Nô đầu hàng. Nhà Hán chiếm được nhiều đất đai của Hung Nô và thành lập quận huyện ở đó.
Sang mùa xuân năm 119 TCN, Hán Vũ Đế lại cử Vệ Thanh cùng Hoắc Khứ Bệnh mỗi người dẫn 5 vạn kị quân thành hai đường đánh Hung Nô, lại cho hơn 14 vạn ngựa chiến và 50 vạn bộ tốt và hậu cần tiến về sa mạc Gobi. Quân Hán tiến vào Đại Quận, đánh bại quân của Tả Hiền Vương, buộc ông này phải đem 4 vạn quân đầu hàng nhà Hán. Sau đó Vệ Hoắc mỗi người chia quân theo hai phía đông-tây, cánh của Hoắc Khứ Bệnh tiến đánh Đại quận, còn cánh của Vệ Thanh đi về phía đông, thu phục Định Tương. Quấn Hán giành được thắng lợi, tiêu diệt 8-9 vạn quân Hung Nô, bắt được Tả Hiền Vương và 86 quý tộc.
Xử tội Lý Lăng và Tư Mã Thiên
Sau trận mạc bắc, quân Hán cơ bản đã giải quyết xong nạn uy hiếp của Hung Nô. Tuy nhiên hai bên vẫn tiếp tục xảy ra xung đột. Vào năm 115 TCN, người Hán tiếp tục lấn át và lập huyện trên đất Hung Nô. Sang năm 112 TCN, Hung Nô liên kết với người Khương tiến công vào quân Ngũ Nguyên, giết chết quan thái thú ở đó. Để đối phó, sang năm 111 TCN, Hán Vũ Đế cho 18 vạn quân đi về phía bắc để gây sức ép với Hung Nô.Năm 99 TCN, tướng quân Lý Quảng Lợi được lệnh đem 300000 quân lên phía bắc, giao chiến với Hữu hiền vương của Hung Nô ở Kỳ Liên Sơn. Một tướng khác là Lý Lăng đem quân bộ cùng năm nghìn người thiện xạ qua phía Bắc Cư Duyên chừng hơn nghìn dặm.
5000 quân của Lăng bị 80000 quân Hung Nô bao vây. Trước tình thế tuyệt vọng, tên bắn đã hết, lính chết quá nửa, nhưng giết hại quân Hung Nô cũng hơn vạn người, sau đó Lý Lăng vừa rút lui vừa đánh tám ngày liền. Nhưng trên đường về thì lại bị quân Hung Nô chặn đứt lối đường. Quân Lăng thiếu ăn mà cứu binh không tới. Lý Lăng bất đắc dĩ phải đầy hàng Hung Nô. Hán Vũ Đế nghe tin, giết mẹ và vợ con Lăng[38]. Quan thái sử Tư Mã Thiên ra sức can ngăn nên bị bỏ ngục và bị cung hình (thiến)[39].
Giảng hòa, tái lập hòa bình
Sang năm 90 TCN, Lý Quảng Lợi lại đem quân chinh phạt vùng Ngũ Nguyên. Tuy nhiên cùng lúc ở kinh thành, Hán Vũ Đế nghi ngờ ông ta có âm mưu lập Xương Ấp vương làm thái tử nên bỏ ngục vợ ông ta. Lý Quảng Lợi mất tinh thần, nên không thể địch lại Hung Nô. Quân Hán thiệt hại nặng, thương vong hơn 10000 người. Tư trị thông giám cũng lên tiếng chê trách việc làm này của Hán Vũ Đế[40].Sau thất bại này, Hán Vũ Đế đành phải hạ cố tạ tội với Hung Nô và bị Hung Nô ép phải cống nạp cho mình 10000 thạch mễ tửu, 5000 hộc lương thực[41].
Tiêu diệt Nam Việt
Sau đó Lữ Gia đem quân phá Hàn Thiên Thu. Hán Vũ Đế tức giận, sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức xuất phát từ Quế Dương, Lâu thuyền tướng quân Dương Bộc xuất phát từ Dự Chương, Qua Thuyền tướng quân Nghiêm xuất phát từ Linh Lăng, Hạ lại tướng quân Giáp đem quân xuống Thương Ngô, Trì Nghĩa hầu Quý đem quân Dạ Lang xuống sông Tường Kha, hội ở Phiên Ngung là kinh đô Nam Việt.
Mùa đông năm 111 TCN, Hán Vũ Đế lại cử Dương Bộc đem 9000 tinh binh hãm Tầm Hiệp, phá Thạch Môn lấy được thuyền thóc của quân Triệu, kéo luôn cả các thuyền ấy đi, đem mấy vạn người đợi Lộ Bác Đức. Bác Đức cùng Bộc hội quân tiến đến Phiên Ngung, đánh bại quân Triệu và phóng lửa đốt thành. Quân trong thành đầu hàng. Lữ Gia và vua Triệu bỏ chạy, bị bắt được giết chết. Các xứ ở Nam Việt đều xin hàng. Nhà Hán chiếm xong Nam Việt, lập ra bảy quận trên đất ấy và đất Dạ Lang.
Tiêu diệt Dạ Lang
Hán Vũ Đế muốn chinh phục vùng Dạ Lang để mở rộng lãnh thổ. Năm 136 TCN ông cử Đường Mông làm Lang trung tướng dẫn 1000 binh sĩ và mấy vạn dân đem theo lương thực và công cụ sản xuất xuất phát từ Ba quận vượt qua Phù Quan[46] đến Dạ Lang. Đường Mông ban tặng của cải để vua Dạ Lang và phô trương uy thế khiến Dạ Lang khiếp sợ, cho phép Đường Mông đặt cơ quan quản lý ở đó và cử con trai Dạ Lang hầu làm Lệnh (tương đương huyện lệnh).
Năm 130 TCN Hán Vũ Đế ra lệnh đặt thành lập quận ở Dạ Lang và chọn Bậc đạo tây nam [47] làm quận lỵ rồi phát động quân sĩ 2 quận Ba Thục tiến hành việc mở đường từ Bậc đạo thông đến sông Tường Kha. Người đất Thục là Tư Mã Tương Như lại dâng thư yêu cầu đặt quận huyện tại Cùng [48], Trách [49] thuộc Tây Di. Tư Mã Tương Như được Vũ đế cử làm Trung lang tướng. Tư Mã Tương Như tuyên truyền với các thủ lĩnh dân tộc thiểu số tại địa phương được họ đồng ý cho nhà Hán đặt tại khu vực đó mười mấy huyện và 1 đô úy trực thuộc Thục quận.
Về sau, Hán Vũ Đế còn cho 8 hiệu úy chỉ huy các tội nhân tấn công Thả Lan [50] giết chết mấy vạn người, đặt tại khu vực Nam Di này quận Tường Kha. Cuối cùng năm 111 TCN, Dạ Lang chính thức quy phục nhà Hán, Hán Vũ Đế lập ra quận Kiện Vi trên đất Dạ Lang cũ.
Xâm lược Cổ Triều Tiên
Dưới thời nhà Chu và nhà Hán, ở bán đảo Triều Tiên đã thành lập một quốc gia riêng, gọi là Vệ Thị Triều Tiên. Dưới thời trị vì của mình, Hán Vũ Đế cũng có ý định mở rộng lãnh thổ tới miền đất này. Năm 109 TCN, ông cử quân đánh Vệ Thị Triều Tiên và tiêu diệt được quốc gia này vào năm 108 TCN. Tại bán đảo Triều Tiên, nhà Hán cho thành lập bốn quận là Nhạc Lãng, Chân Phiên, Lâm Đồn và Huyền Thố.Hậu cung và những năm cuối đời
Thay ngôi hoàng hậu
Năm 130 TCN, chuyện bùa yểm bị phát giác, khi có người tố cáo Hoàng hậu dùng thuật vu cổ. Hán Vũ Đế vô cùng tức giận. Sau đó chuyện tình của hoàng hậu cũng bị vạch trần. Vũ Đế lập tức định tội bà, giao cho Trương Thang điều tra[52]. Cuối cùng, Trần Hoàng hậu bị giam vào Trường Môn cung, còn Sở Phục và hơn 300 người bị bắt giết. Sau đó Hán Vũ Đế lập Vệ Tử Phu lên làm hoàng hậu. Những thành viên trong gia tộc của bà ta cũng được trọng dụng như Vệ Trường Quân, Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh..., trở thành một thế lực ngoại thích trong triều.
Tìm thuốc trường sinh
Cuối đời, Hán Vũ Đế sa vào hưởng lạc, xây cất nhiều cung điện và tin vào chuyện mê tín. Ông có cố gắng tìm thuốc tiên để trường sinh bất lão. Ông gả con gái cho phương sĩ Dịch Đại, phong làm tướng quân và tước hầu, giao cho 10 vạn cân vàng để tìm thuốc tiên. Vì Dịch Đại tìm mãi không ra thuốc tiên nên bị Vũ Đế giết chết[53].Thay ngôi thái tử
Không lâu sau đó thừa tướng Lưu Khuất Mạo cũng bị cho là dính dáng tới chuyện yểm bùa và bị giết.
Cuối cùng Hán Vũ Đế tỉnh ngộ ra rằng những chuyện yểm bùa phần nhiều do Giang Sung bày đặt ra, nên bắt giết cả nhà Giang Sung. Vì thương nhớ thái tử, Hán Vũ Đế cho xây cung Tử Tư (nhớ con).
Sau cái chết của thái tử Lưu Cứ, người con thứ của Vũ Đế là Yên vương Lưu Đán dâng thư xin vào cung làm túc vệ. Hán Vũ Đế biết ý đồ của ông ta nên từ đó không còn tin tưởng Lưu Đán nữa[56].
Cuối cùng Hán Vũ Đế lập người con út là Lưu Phất Lăng làm thái tử, nhưng cảm thấy thái tử còn trẻ mà mình không sống được bao lâu nữa, sợ sau khi mình chết, Phất Lăng kế vị thì Câu Dặc sẽ được nhiếp chính, thao túng triều cương. Cho nên Vũ Đế bắt Câu Dặc phải chọn: hoặc là hai mẹ con ra khỏi cung, hoặc tự sát để Phất Lăng lên làm Thái tử. Cuối cùng Câu Dặc đồng ý tự tử và Vũ Đế lập Phất Lăng làm thái tử[57].
Qua đời
Năm 89 TCN, Trung phó xạ Hà La và người em là Trọng Hợp Hầu âm mưu tạo phản, Vũ Đế cử Hoắc Quang, Kim Nhật Di và Thượng Quan Kiệt dẹp loạn. Sau đó cả ba người đều được phong hầu.Hán Vũ Đế có ý định giao con trai cho Hoắc Quang sau khi mình qua đời. Năm 88 TCN, ông sai Công Tôn Liễu làm bức vẽ Chu công bối Thành Vương triều chư hầu đồ, trao cho Hoắc Quang với ý định nhờ ông ta phụ tá cho Phất Lăng[58].
Năm 87 TCN, tháng hai, Hán Vũ Đế lâm bệnh nặng. Trước lúc chết, ông hạ chiếu phó thác việc nước cho các trọng thần: Hoắc Quang làm Đại tư mã, Đại tướng quân Kim Nhật Di làm Xa Kị tướng quân, thái phó Thượng Quan Kiệt làm Tả tướng quân, đô úy Tang Hoằng Dương làm Ngự sử đại phu[59].
Ngày hôm sau, Hán Vũ Đế qua đời ở cung Ngũ Tạc, hưởng thọ 70 tuổi, được tôn miếu hiệu là Thế Tông (世宗), thụy hiệu là Hiếu Vũ Hoàng đế, thường gọi là Vũ Đế. Ông là vị vua ở ngôi lâu nhất và thọ nhất nhà Tây Hán.
Vũ Đế mất, Thái tử Lưu Phất Lăng lên ngôi, tức là Hán Chiêu Đế. Vua mới tuổi còn nhỏ, được Đại Tư Mã Hoắc Quang giúp sức, tiếp tục sự phồn thịnh của nhà Tây Hán qua 2 đời Chiêu Đế (87 TCN - 74 TCN), Tuyên Đế (74 TCN - 49 TCN).
Niên hiệu
Trong 54 năm ở ngôi, Hán Vũ Đế đặt 11 niên hiệu. Điều đáng chú ý là 6 niên hiệu đầu được ông đều đặn đổi 6 năm 1 lần; 4 niên hiệu sau đó đổi đều đặn 4 năm 1 lần; niên hiệu cuối cùng được 2 năm thì ông qua đời:- Kiến Nguyên (140 - 135 TCN)
- Nguyên Quang (134 - 129 TCN)
- Nguyên Sóc (128-123 TCN)
- Nguyên Thú (122 - 117 TCN)
- Nguyên Đỉnh (116 - 111 TCN)
- Nguyên Phong (110 - 105 TCN)
- Thái Sơ (104 - 101 TCN)
- Thiên Hán (100 - 97 TCN)
- Thái Thủy (96 - 93 TCN)
- Chính Hòa (92 - 89 TCN)
- Hậu Nguyên (88 - 87 TCN)
Đánh giá
Mặt tích cực
Hán Vũ Đế được đánh giá là một ông vua vĩ đại của nhà Hán và Trung Quốc. Những việc làm của Hán Vũ Đế trong thời gian làm vua được nhiều người biết đến. Dưới thời của ông, đế chế Hán đã được mở rộng gấp đôi, và nhiều chính sách của ông có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của Trung Quốc về sau này. Trong khi đó trong lĩnh vực văn hóa, ông cũng ban hành nhiều chính sách giúp phát triển nền văn hóa trong nước như chế độ sát cử, nhạc phủ[60], tôn sùng nho giáo...Theo Sử Trung Quốc (1997) của Nguyễn Hiến Lê, triều đại ông được xem là là triều đại rực rỡ nhất của nhà Hán: uy quyền được củng cố, trong nước bình trị, bờ cõi được mở rộng, thương mại thịnh vượng nhờ khuếch trương, giao thiệp với các lân bang (nhất là Tây Vực) và văn học cũng phát triển.[13]
Ngoài ra Hán Vũ Đế cũng là một người yêu thích văn học. Ông từng sáng tác nhiều bài thơ, một số còn lưu truyền tới nay như Hồ tử ca, Thiên mã ca, Điệu Lý phu nhân phú...
Mặt tiêu cực
Tư trị thông giám, quyển sách được viết bởi Tư Mã Quang thời nhà Tống đánh giá Hán Vũ Đế là một người xa xỉ, ngông cuồng tự đại, mê tín và chỉ trích các chính sách của ông gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, thậm chí còn so sánh ông với vị bạo chúa Tần Thủy Hoàng[61]. Khác với cha ông, Hán Vũ Đế dùng hình phat cực kì nghiêm khắc và không khoan dung ngay cả đối với những người thuộc thân tộc của mình, như vụ án của Hoài Nam vương, Trần Hoàng hậu và thái tử Lưu Cứ[62], Lý Quảng Lợi...Về chính sách kinh tế của ông, trong sách La civilisation Chinoise (Albin Michael, 1948), có lời nhận định:[13]
“ |
Chính sách đó thật cách mạng, nếu Võ đế[13]
có tinh thần kiên trì thì ông... đã tạo nên quốc gia Trung Hoa trong
một xã hội mới rồi... Nhưng ông chỉ biết nhìn cái lợi trước mắt, làm cái
gì gấp nhất, dùng những phương tiện để giải quyết từng lúc một, xong
rồi lại bỏ đi, chỉ dùng những người mới một thời gian, hễ họ thành công,
uy tín tăng lên có thể lấn át ông được là ông hi sinh họ liền. Tính đa
nghi của một ông vua chuyên chế, óc thiển cận của bọn quan lại lập pháp
tại triều khiến cho Trung Hoa bỏ lỡ cơ hội hiếm nhất đó. |
” |
—Marcel Granet
|
Trong điện ảnh
Hán Vũ Đế, một trong những vị hoàng đế nổi bật nhất của Trung Quốc, xuất hiện trong rất nhiều bộ phim Trung Quốc, điển hình như:Gia đình
- Cha: Hán Cảnh Đế Lưu Khải
- Mẹ: Hoàng hậu Vương Chí
- Thê thiếp
- Hoàng hậu Trần thị (bị phế năm 130 TCN vì việc bùa chú phù thủy)
- Hoàng hậu Vệ Tử Phu (s. thái tử Lưu Cứ và ba công chúa, bị giết năm 91 TCN)
- Lý phu nhân (s. Lưu Bác không lâu sau qua đời, được phong thụy hiệu là Hiếu Vũ Hoàng Hậu)
- Vương phu nhân (s. Lưu Hoành)
- Doãn tiệp dư (s. Lưu Đán và Lưu Tư)
- Hình phu nhân
- Câu Dặc phu nhân (s. Hán Chiêu Đế, bị bức hại năm 88 TCN)
- Con cái
- Vệ Trường công chúa (mẹ: Vệ hoàng hậu), sau thành thân với Tào Tương - con trai của Công chúa Bình Dương với chồng quá cố.
- Dương Thạch công chúa (mẹ: Vệ hoàng hậu), tức Thạch Ấp công chúa.
- Chư Ấp công chúa (?-91), (mẹ: Vệ hoàng hậu), bị buộc tự sát.
- Lệ thái tử Lưu Cứ (128–91 TCN), (mẹ: Vệ hoàng hậu), ông nội của Hán Tuyên Đế - vua thứ 10 nhà Hán, bị buộc tự sát năm 91 TCN.
- Lưu Bác (?-86 TCN), tức Xương Ấp Ai vương (mẹ: Lý phu nhân), cha của Lưu Hạ - vua thứ 9 nhà Tây Hán.
- Lưu Hoành (?–109 TCN), tức Tề Hoài vương (mẹ: Vương phu nhân).
- Lưu Đán (?-80 TCN), tức Yên Thích vương, bị buộc tự sát.
- Lưu Tư (?-53 TCN) Quảng Lăng vương, bị buộc tự sát
- Lưu Phất Lăng (94-74 TCN), tức Hán Chiêu Đế (mẹ: Câu Dặc phu nhân) - vua kế tục Vũ Đế.
- Cháu nội:
- Cháu cố:
- Hoàng tằng tôn Lưu Bệnh Dĩ (91-49 TCN), tức Hán Tuyên Đế - vua thứ 10 của nhà Hán.
Xem thêm
- Hán Cảnh Đế
- Hán Chiêu Đế
- Vệ Tử Phu
- Trần Kiều
- Hung Nô
- Dạ Lang
- Nam Việt
- Nhà Hán
- Trương Khiên
- Lưu Cứ
- Giang Sung
- Tư Mã Thiên
Tham khảo
- Sử kí
- Hán thư
- Tư trị thông giám, các quyển 16,17,18,19,20,21,22
- Đại Việt sử kí toàn thư, kỉ nhà Triệu
- Nguyễn Hiến Lê (1997) Sử Trung Quốc, Chương I: Nhà Hán (206 TCN - 220)
- Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, NXB Hà Nội
- Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Quốc, NXB Giáo dục
Chú thích
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 11: Hiếu Cảnh bản kỉ”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 5: Cảnh Đế kỉ”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 16”.
- ^ Về sau Vương Chí mới được lập làm hoàng hậu, khi sinh Lưu Triệt thì vẫn là mỹ nhân
- ^ a b c Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 49: Ngoại thích thế gia”.
- ^ a b Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 12: Hiếu Vũ bản kỉ”.
- ^ a b Ban Cố. “Hán thư, quyển 6: Vũ Đế kỉ”.
- ^ Trần Kiều là tên được lấy từ Hán Vũ cố sự, Sử kí và Hán thư không công nhận tên này
- ^ a b Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 59: Ngũ tông thế gia”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 53: Cảnh thập tam vương truyện”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 53: Cảnh thập tam vương truyện”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 17”.
- ^ a b c d e f g h i j k l m Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 17”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 112: Bình Tân hầu chủ phụ liệt truyện”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 118: Hoài Nam Hành Sơn liệt truyện”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 121: Nho lâm liệt truyện”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 17”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 61: Trương Khiên Lý Quảng Lợi”.
- ^ Nay thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc
- ^ Nay là phía đông Khố Xa, Tân Cương
- ^ Nay là Khách Thập, Tân Cương
- ^ Nay là thung lũng Fergana
- ^ Nay là phía nam hồ Ba Nhĩ Khách Thập và lưu vực sông Y Lê
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 1: Cao Đế hạ”.
- ^ Nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 108: Hàn Trường Nhụ liệt truyện”.
- ^ Nay thuộc huyện Vân, Sơn Tây, Trung Quốc
- ^ Nay thuộc địa phận Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 111: Vệ Tướng quân phiêu kị tướng quân liệt truyện”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 55: Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 109: Lý Tướng quân liệt truyện”.
- ^ Nay thuộc phía bắc tỉnh Cam Túc
- ^ Trường An là kinh đô thời đó của nhà Hán, nay thuộc địa phận Tây An, tỉnh Thiểm Tây
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 111: Vệ Tướng quân phiêu kị tướng quân liệt truyện”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 55: Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 109: Lý Tướng quân liệt truyện”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 62: Tư Mã Thiên truyện”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 21”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 6: Vũ Đế kỉ”.
- ^ Đại Việt sử kí toàn thư, kỉ nhà Triệu
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 113: Nam Việt liệt truyện”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 95: Tây Nam Di Lưỡng Việt Triều Tiên truyện”.
- ^ Tư Mã Thiên. “Sử kí, quyển 116: Tây Nam Di liệt truyện”.
- ^ Nay thuộc Hợp Giang, Tứ Xuyên, Trung Quốc
- ^ thành phố Nghi tân, Tứ xuyên
- ^ Nay thuộc Tây Xương, Tứ Xuyên
- ^ Huyện Diêm Nguyên, Tứ Xuyên ngày nay
- ^ phía tây nam huyện Hoàng Bình, Quý Châu
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 97: Ngoại thích truyện”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 18”.
- ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 66
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 66: Công Tôn Lưu Điền Vương Dương Thái Trần Trịnh truyện”.
- ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 65-66
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 63: Võ Ngũ Tử truyện”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 22”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 68 Hoắc Quang Kim Nhật Đê truyện”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 22”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 22 Lễ nhạc chí”.
- ^ Tư Mã Quang. “Tư trị thông giám, quyển 22”.
- ^ Ban Cố. “Hán thư, quyển 45 Khoái Ngũ Giang Tức Phu truyện”.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Hán Vũ Đế |
|
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Hán Vũ Đế |
Thể loại:
Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Của cải của các quốc gia)
Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia (tiếng Anh: An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, thường được gọi là The Wealth of Nations) là tác phẩm kinh điển của kinh tế chính trị do Adam Smith viết và xuất bản lần đầu năm 1776.
Tác phẩm hai tập này của Adam Smith, thường được gọi tắt là Của cải của các quốc gia hay Của cải hay Quốc phú luận, có tầm vóc bách khoa, không chỉ bàn về bộ môn kinh tế học. Có nhà phê bình đã gọi tác phẩm là "Bộ sách lịch sử và phê bình nền văn minh của cả châu Âu".
Bắt đầu tác phẩm bằng phần thảo luận về cách phân công lao động, tác giả đã cứu xét nguồn gốc và công dụng của tiền tệ, giá cả của các loại hàng hóa, tiền công của lao động, lợi nhuận, địa tô, giá trị của bạc, sự phân biệt giữa lao động sản xuất và lao động phi sản xuất.
Kế tiếp là phần trình bày sự phát triển kinh tế của châu Âu kể từ khi Đế quốc La Mã sụp đổ, các phân tích và phê bình chính sách thương mại và thuộc địa của các quốc gia châu Âu, lợi tức quốc gia, các phương pháp quốc phòng và điều hành luật pháp của các xã hội sơ khai, nguồn gốc và sự phát triển của các đạo quân tại châu Âu, lịch sử giáo dục vào thời trung cổ, sự phát triển các món nợ công và cuối cùng là việc cứu xét các nguyên tắc thuế vụ và hệ thống thu ngân sách.
Tại phần V của bộ sách, Adam Smith đã phác họa bốn giai đoạn chính của cách tổ chức xã hội: thời kỳ nguyên thủy gồm những người thợ săn thô sơ, thời kỳ nông nghiệp du mục, thời kỳ canh tác phong kiến, và thời kỳ phụ thuộc lẫn nhau về thương mại. Đi kèm với mỗi thời kỳ là các thể chế thích hợp với các nhu cầu của thời ấy.
Luận đề chính của tác phẩm "Của cải" dựa trên niềm tin rằng "mỗi con người đều chính thức bị thúc động bởi tư lợi "mà điển hình là lòng ham muốn của cải. Các động lực ích kỷ là căn cốt của các hành động của con người. Adam Smith tin rằng tính ích kỷ cá nhân đã đêm tới lợi ích xã hội, rằng nếu mỗi người cố gắng làm lợi cho chính mình một cách đều đặn, không ngừng, thì sẽ dẫn tới sự thịnh vượng của quốc gia. Người hàng thịt, người nấu rượu, người làm bánh mì chỉ vì tư lợi của họ mà khiến cho chúng ta có bữa cơm ăn. Adam Smith còn cho rằng sự phân công lao động và tích lũy tư bản đã dẫn tới nền kỹ nghệ mới. Một "bàn tay vô hình" dẫn dắt con người trong khi làm việc có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng góp lợi ích cho tập thể và về điểm này, Adam Smith đồng ý với Thomas Paine rằng "một chính quyền tốt nhất là loại chính quyền cai trị ít nhất".
Trong cách phân phối lao động, Adam Smith cho rằng nên phân chia tiến trình sản xuất thành các khâu đoạn nhờ đó gia tăng mức độ sản xuất. Trước vấn đề của giới chủ và công nhân, Adam Smith đã viết: "giới công nhân muốn đòi nhiều, giới chủ nhân muốn trả ít. Tác giả đã có cảm tình với giới công nhân bởi vì lương bổng cao sẽ khiến cho người công nhân ham hoạt động hơn, chăm chỉ hơn và hữu hiệu hơn. Đồng thời, tác giả còn cho rằng các luật lệ về thời gian học nghề là sự can thiệp bất công vào quyền lợi khi người công nhân ký hợp đồng làm việc, chọn nghề hay đổi nghề từ chỗ trả lương thấp tới nơi trả lương cao.
Phần chính của tác phẩm là quyển IV có tên là "Về các hệ thống kinh tế chính trị". Tại đây, tác giả cứu xét hai hệ thống: hệ thống thương mại và hệ thống nông nghiệp và phần nông nghiệp chỉ dày bằng 1/8 của phần thương mại. Adam Smith đã làm phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh và tất cả các hoạt động kinh tế dẫn tới tự do thương mại bên trong cũng như bên ngoài, bởi vì nhờ nền thương mại không bị giới hạn trong nước và ngoài nước mà một quốc gia có thể phát triển toàn diện.
Tác phẩm hai tập này của Adam Smith, thường được gọi tắt là Của cải của các quốc gia hay Của cải hay Quốc phú luận, có tầm vóc bách khoa, không chỉ bàn về bộ môn kinh tế học. Có nhà phê bình đã gọi tác phẩm là "Bộ sách lịch sử và phê bình nền văn minh của cả châu Âu".
Bắt đầu tác phẩm bằng phần thảo luận về cách phân công lao động, tác giả đã cứu xét nguồn gốc và công dụng của tiền tệ, giá cả của các loại hàng hóa, tiền công của lao động, lợi nhuận, địa tô, giá trị của bạc, sự phân biệt giữa lao động sản xuất và lao động phi sản xuất.
Kế tiếp là phần trình bày sự phát triển kinh tế của châu Âu kể từ khi Đế quốc La Mã sụp đổ, các phân tích và phê bình chính sách thương mại và thuộc địa của các quốc gia châu Âu, lợi tức quốc gia, các phương pháp quốc phòng và điều hành luật pháp của các xã hội sơ khai, nguồn gốc và sự phát triển của các đạo quân tại châu Âu, lịch sử giáo dục vào thời trung cổ, sự phát triển các món nợ công và cuối cùng là việc cứu xét các nguyên tắc thuế vụ và hệ thống thu ngân sách.
Tại phần V của bộ sách, Adam Smith đã phác họa bốn giai đoạn chính của cách tổ chức xã hội: thời kỳ nguyên thủy gồm những người thợ săn thô sơ, thời kỳ nông nghiệp du mục, thời kỳ canh tác phong kiến, và thời kỳ phụ thuộc lẫn nhau về thương mại. Đi kèm với mỗi thời kỳ là các thể chế thích hợp với các nhu cầu của thời ấy.
Luận đề chính của tác phẩm "Của cải" dựa trên niềm tin rằng "mỗi con người đều chính thức bị thúc động bởi tư lợi "mà điển hình là lòng ham muốn của cải. Các động lực ích kỷ là căn cốt của các hành động của con người. Adam Smith tin rằng tính ích kỷ cá nhân đã đêm tới lợi ích xã hội, rằng nếu mỗi người cố gắng làm lợi cho chính mình một cách đều đặn, không ngừng, thì sẽ dẫn tới sự thịnh vượng của quốc gia. Người hàng thịt, người nấu rượu, người làm bánh mì chỉ vì tư lợi của họ mà khiến cho chúng ta có bữa cơm ăn. Adam Smith còn cho rằng sự phân công lao động và tích lũy tư bản đã dẫn tới nền kỹ nghệ mới. Một "bàn tay vô hình" dẫn dắt con người trong khi làm việc có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng góp lợi ích cho tập thể và về điểm này, Adam Smith đồng ý với Thomas Paine rằng "một chính quyền tốt nhất là loại chính quyền cai trị ít nhất".
Trong cách phân phối lao động, Adam Smith cho rằng nên phân chia tiến trình sản xuất thành các khâu đoạn nhờ đó gia tăng mức độ sản xuất. Trước vấn đề của giới chủ và công nhân, Adam Smith đã viết: "giới công nhân muốn đòi nhiều, giới chủ nhân muốn trả ít. Tác giả đã có cảm tình với giới công nhân bởi vì lương bổng cao sẽ khiến cho người công nhân ham hoạt động hơn, chăm chỉ hơn và hữu hiệu hơn. Đồng thời, tác giả còn cho rằng các luật lệ về thời gian học nghề là sự can thiệp bất công vào quyền lợi khi người công nhân ký hợp đồng làm việc, chọn nghề hay đổi nghề từ chỗ trả lương thấp tới nơi trả lương cao.
Phần chính của tác phẩm là quyển IV có tên là "Về các hệ thống kinh tế chính trị". Tại đây, tác giả cứu xét hai hệ thống: hệ thống thương mại và hệ thống nông nghiệp và phần nông nghiệp chỉ dày bằng 1/8 của phần thương mại. Adam Smith đã làm phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh và tất cả các hoạt động kinh tế dẫn tới tự do thương mại bên trong cũng như bên ngoài, bởi vì nhờ nền thương mại không bị giới hạn trong nước và ngoài nước mà một quốc gia có thể phát triển toàn diện.
Xem thêm
Thể loại:
Barbie là tên và là thương hiệu của một loại búp bê nổi tiếng, được tập đoàn Mattel trưng bày lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 3 năm 1959 trong Hội chợ American Toy Fair tại New York. Từ đó, búp bê Barbie trở thành 1 món đồ chơi bán chạy nhất lịch sử và phá bỏ quan điểm rằng "búp bê chỉ dành cho các bé gái".
Ở trong các cửa hàng bán búp bê Barbie, bạn có thể thấy hàng loạt những cô búp bê xinh đẹp nằm gọn trong hộp với đủ dạng: đi học, dạo phố, chăm sóc, mua đồ...; đủ ngành nghề như bá sĩ, y tá, cô giáo...; các đồ dùng gia đình.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Barbie
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Barbie | |
---|---|
Barbie logo |
|
Xuất hiện lần đầu | 9 tháng 3,1959 |
Sáng tạo bởi | Ruth Handler |
Thông tin | |
Biệt danh | Barbie |
Ở trong các cửa hàng bán búp bê Barbie, bạn có thể thấy hàng loạt những cô búp bê xinh đẹp nằm gọn trong hộp với đủ dạng: đi học, dạo phố, chăm sóc, mua đồ...; đủ ngành nghề như bá sĩ, y tá, cô giáo...; các đồ dùng gia đình.
Lịch sử
- 1958: Ruth Handler đưa ra các ý tưởng về búp bê Barbie.
- 1959: Búp bê Barbie đầu tiên ra đời và thời đại của Barbie bắt đầu.
- 1960: Búp bê số 3 và 4 được sản xuất.
- 1961: Barbie số 5 xuất hiện với màu tóc khác. Đi kèm với nó là cậu bạn trai Ken.
- 1963: Các bộ trang phục khác nhau dành cho Barbie được tung ra cùng với cô bạn gái thân nhất Midge
- 1964: Barbie lần đầu tiên xuất hiện trong bộ áo bơi màu hồng. Skipper, em gái của Barbie cũng ra đời trong năm này.
- 1965: Barbie có tên “American Girl” xuất hiện và có trang phục giống như phu nhân của tổng thống Mỹ Kennedy
- 1966: Các mẫu tóc khác nhau để thay đổi cho Barbie được đưa ra thị trường.
- 1968: Lần đầu tiên ra đời một Barbie biết nói, khi này chỉ là tiếng Anh và Tây Ban Nha với những mẫu câu hết sức đơn giản.
- 1970: Phòng ở dành cho Barbie xuất hiện và bán chạy như tôm tươi.
- 1972: Thời đại của Barbie thế hệ mới bắt đầu, khi Barbie có thể quay đầu và cử động các ngón tay để cầm nắm một số thứ.
- 1974: Barbie đã 16 tuổi và một đoạn trên quảng trường Times ở New York được gọi tên là Barbie Boulevard để kỷ niệm.
- 1977: Siêu sao Barbie ra đời với chiều cao “khổng lồ” trong thế giới Barbie: 45 cm
- 1984: Barbie kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25 và được coi là búp bê của cả thế giới.
- 1995: Một số lượng ít ỏi Barbie được làm để chào mừng sinh nhật thứ 36 được tung ra. Tất nhiên chỉ những khách hàng thân thiết và đã đặt hàng trước mới được sở hữu những cô búp bê quý giá này.
- 1996: Website riêng về Barbie chính thức hoạt động.
- 2000: Barbie dành riêng cho Tổng thống được tung ra.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Barbie |
- The Official Barbie Website – Owned By Mattel
- St. Petersburg Times Floridian: "The doll that has everything – almost", an article about the "Muslim Barbie" by Susan Taylor Martin
- USA Today: Barbie at number 43 on the list of The 101 Most Influential People Who Never Lived
- The Telegraph: Doll power: Barbie celebrates 50th anniversary and toy world dominance
- NPR Audio Report: Pretty, Plastic Barbie: Forever What We Make Her
- Lawmaker Wants Barbie Banned in W.Va.; Local Residents Quickly React March 3, 2009
- New York Times: Barbie: Doll, Icon Or Sexist Symbol? December 23, 1987
- Các bộ phim về Barbie trên Internet Movie Database
- Barbie's 50th – slideshow by The First Post
- Mattel shuts flagship Shanghai Barbie concept store March 7, 2011
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Barbie |
- Fulla : Barbie phong cách vùng Cận đông
- Jenny : Barbie, phong cách Nhật Bản
- Danh sách gia đình và bạn của Barbie
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment