CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Hinamatsuri tại Nhật Bản, Ngày Giải phóng tại Bulgaria. Năm 473 – Tổng tư lệnh quân đội mới đảm nhiệm là Gundobad quyết định chọn Glycerius làm hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã. Năm 875 – Tiết độ sứ Đổng Xương xưng là hoàng đế, đặt quốc hiệu là "Đại Việt La Bình Quốc", chính thức ly khai triều Đường. Năm 1875 – Vở opera Carmen (là một trong những vở opera được trình diễn nhiều nhất trên thế giới - hình quảng cáo) của nhà soạn nhạc người Pháp Georges Bizet công diễn lần đầu tại Opéra-Comique tại Paris, nhưng bị đa số các nhà phê bình chỉ trích. Năm 1918 – Đế quốc Đức, Đế quốc Áo–Hung, và nước Nga Xô Viết kí kết Hòa ước Brest–Litovsk với kết quả là nước Nga rút khỏi Thế chiến thứ nhất. Năm 1968 – Chiến tranh Việt Nam: Kết thúc trận Mậu Thân tại Huế với thắng lợi chiến thuật thuộc về Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.
Carmen
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Carmen (định hướng).
Bản mẫu:Bizet operasCarmen là một vở kịch opéra Pháp của Georges Bizet. Lời nhạc của Henri Meilhac và Ludovic Halévy, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Prosper Mérimée, lần đầu xuất bản năm 1845,[1] tiểu thuyết này lại bị ảnh hưởng từ bài thơ tường thuật The Gypsies (1824) của Alexander Pushkin.[2] Mérimée đã đọc bài thơ trong tiếng Nga năm 1840 và đã dịch nó sang tiếng Pháp năm 1852.[3]
Vở opera công diễn lần đầu tại Opéra-Comique của Paris ngày 3 tháng 3 năm 1875, nhưng đa số các nhà phê bình đều chỉ trích nó.[4] Nó hầu như đã bị rút bỏ sau lần trình diễn thứ tư hay thứ năm, và dù điều này đã không diễn ra, tới khi đã được diễn 48 lần kể từ lần đầu tiên,[5] nó vẫn không mang lại nhiều doanh thu cho Opéra-Comique. Gần cuối đợt diễn này, nhà hát đã tặng không vé để tăng số khán giả. Bizet chết vì một cơn đau tim, lúc 37 tuổi, ngày 3 tháng 6 năm 1875, không bao giờ biết được vở Carmen sẽ trở nên nổi tiếng như thế nào. Tháng 10 năm 1875 nó được diễn ở Vienna, với thành công vang dội, bắt đầu con đường đến với khán giả toàn thế giới.[6] Mãi tới năm 1883 vở opera mới được diễn lại tại Opéra Comique.
Từ những năm 1880 đây đã là một trong những vở opera được trình diễn nhiều nhất trên thế giới[7] và một yếu tố chính của vốn tiết mục opera. Carmen đứng hàng thứ tư trong danh sách 20 vở opera được trình diễn nhiều nhất ở Bắc Mỹ của Opera America.[8]
Vở opera cuối cùng của Bizet không chỉ đã biến đổi thể loại kịch opéra từng ổn định trong suốt nửa thế kỷ, mà nó còn rõ ràng đã tiêu diệt nó. Trong vòng vài năm, sự phân biệt truyền thống giữa opera (nghiêm túc, anh hùng và hùng biện) và kịch opéra (vô tư, tư sản và nhiều đàm thoại với nhiều đoạn hội thoại) đã biến mất. Hơn nữa, Carmen đã nuôi dưỡng một phong trào vừa nổi tiếng vừa tai tiếng đầu tiên ở Italia và sau đó ở những nơi khác: sự sùng bái chủ nghĩa hiện thực được gọi là verismo.[9]
Cái chết sớm của Bizet và sự thờ ơ của những người thừa kế của ông và những nhà xuất bản đã dẫn tới, như với hầu hết các vở opera của Bizet, các vấn đề nguyên bản lớn mà các học giả và các nhà trình diễn chỉ bắt đầu tìm kiếm các giải pháp từ những năm 1960.[10]
Câu chuyện được viết trong bối cảnh tại Seville, Tây Ban Nha, khoảng năm 1830, và liên quan tới Carmen, một phụ nữ Gypsy xinh đẹp với tính khí bốc lửa. Tự do trong tình yêu, cô đã quyến rũ hạ sĩ Don José, một người lính còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Quan hệ của họ khiến anh ta chối bỏ tình yêu cũ của mình, nổi loạn chống lại chỉ huy, và gia nhập một nhóm buôn lậu. Anh ta ghen tuông khi cô bỏ mình để quay sang đấu sĩ đấu bò Escamillo khiến anh giết Carmen.
Mục lục
Bối cảnh
Camille du Locle, giám đốc nghệ thuật của Opéra-Comique, đã đặt hàng Bizet viết một vở opera dựa trên tiểu thuyết của Mérimée vào đầu năm 1873 để khởi diễn vào cuối năm. Tuy nhiên, khó khăn trong việc tìm kiếm vai nữ chính (leading lady) đã làm việc tập vở chậm trễ đến tận tháng 8 năm 1874. Bizet đã mua một ngôi nhà tại Bougival trên bờ sông Seine, nơi ông hoàn thành bảng dàn bè piano (piano score) vào mùa hè năm 1874, và mất hai tháng nữa để hoàn thành toàn bộ bản hoà âm.Sau khi tiếp cận với ca sĩ Marie Roze, người khước từ tham gia, du Locle đề xuất vai diễn với giọng nữ trung (mezzo-soprano) Galli-Marié. Những cuộc đàm phán tài chính về chi phí tham gia tiếp tục, và bà đã chấp nhận tham gia vào tháng 12 năm 1873 (bà đồng ý với mức giá 2,500 franc mỗi tháng trong bốn tháng). Rõ ràng bà đã không biết tới tiểu thuyết của Mérimée.
Trong thời gian tập vở, trợ lý của du Locle là de Leuven đã lên tiếng lo ngại về cốt truyện của vở opera, và gây sức ép với Bizet và những người viết lời thay đổi phần kết kiểu bi kịch. De Leuven cảm thấy rằng các gia đình sẽ bị sốc khi xem một vở opera "đồi truỵ" đến như vậy trên sân khấu Opéra-Comique vốn đã có danh tiếng là một nhà hát gần gũi với các gia đình, với nhiều lô được các bậc cha mẹ sử dụng để phỏng vấn trước người con rể tương lai của họ. Những người viết lời đã đồng ý thay đổi phần kết, nhưng Bizet từ chối, trực tiếp dẫn tới việc de Leuven rút lui khỏi nhà hát đầu năm 1874.
Những người viết lời đã làm dịu bớt một số yếu tố quá cực đoan trong tiểu thuyết của Mérimée, dù đã có lời phàn này rằng điều này, và sự tham gia gần gũi của Bizet vào việc hình thành lời thoại chủ yếu là để thực hiện mong muốn cho vở opera gần gũi hơn với tác phẩm của Pushkin mà thôi.[11]
Việc tập toàn vở bắt đầu tháng 10 năm 1874. Dàn nhạc của Opéra-Comique tuyên bố bản nhạc là không thể chơi được, và việc phân phối các vai diễn gặp khó khăn theo các chỉ đạo của Bizet. Tuy nhiên, sự phản đối mạnh nhất chính là từ du Locle,[12] người ưa thích Bizet về mặt cá nhân, nhưng ghét opera. Ở giai đoạn này, Opéra-Comique đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn tới việc du Locle tin rằng opera sẽ làm cho công ty gặp thêm khó khăn, thể loại này đã không hề mang lại một thành công thực sự nào từ vở Faust của Charles Gounod.
Những người viết lời, mà đối với họ Carmen "không quan trọng mấy" (họ có bốn vở opera khác đang diễn ở Paris ở thời điểm đó), bí mật tìm cách xúi giục các ca sĩ bi kịch hoá vở diễn nhằm mục đích làm giảm ảnh hưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, với sự vui sướng của Bizet, những buổi tập cuối cùng dường như đã thuyết phục được đa số nhà chuyên môn về opera.
Các vai
Vai | Kiểu giọng | Vai đầu tiên, 3 tháng 3 năm 1875 (Chỉ huy: Adolphe Deloffre) |
---|---|---|
Carmen, Một cô gái Gypsy | mezzo-soprano | Célestine Galli-Marié |
Don José, Hạ sĩ trung đội kỵ binh | tenor | Paul Lhérie |
Escamillo, Người đấu bò | bass-baritone | Jacques Bouhy |
Micaëla, Một cô gái làng | soprano | Marguérite Chapuy |
Zuniga, Trung uy trung đội kỵ binh | bass | Eugène Dufriche |
Moralès, Hạ sĩ trung đội kỵ binh | baritone | Edmond Duvernoy |
Frasquita, Bạn của Carmen | soprano | Alice Ducasse |
Mercédès, Bạn của Carmen | mezzo-soprano | Esther Chevalier |
Lillas Pastia, Một chủ quán trọ | nói | M. Nathan |
Le Dancaïre, Buôn lậu | baritone | Pierre-Armand Potel |
Le Remendado, Buôn lậu | tenor | Barnolt |
Một người dẫn đường | nói | M. Teste |
Hợp xướng: Các binh sĩ, các chàng thanh niên, các cô
gái trong xưởng quấn thuốc, những người hâm mô Escamillo, các cô gái
gypsie, các nhà buôn và người bán cam, cảnh sát, những người đấu bò, người dân, những chú bé. |
Bảng tóm tắt
- Địa điểm: Seville, Tây Ban Nha
- Thời điểm: 1830
Màn 1
|
The Damrosch Orchestra performs
the Prelude in 1903. The prelude consists of music taken from the Act IV
preparations for the bull fight and the Toreador's Song.
|
Trục trặc khi nghe bản này? Xem hướng dẫn. |
Moralès và các binh sĩ khác lang thang trước trại lính bình luận về những người qua đường ("Sur la place, chacun passe"). Micaëla xuất hiện hỏi thăm Don José, một hạ sĩ, nhưng cô được Moralès cho biết anh ta vẫn đang trực, vì thế sao cô không ở lại và chờ với họ? Cô chạy đi và nói mình sẽ quay lại sau. Zuniga và José xuất hiện với đội lính gác mới, được một đám trẻ em đường phố chạy theo và bắt chước ("Avec la garde montante").
Chuông nhà máy rung và các cô gái quấn thuốc xuất hiện từ nhà máy, được các chàng trai trẻ đã tụ tập tại đó chào đón và tán tỉnh ("La cloche a sonné"). Các cô gái vào đang hút thuốc lá, và cuối cùng Carmen xuất hiện, và tất cả các chàng trai đều hỏi cô khi nào cô sẽ yêu họ ("Quand je vous aimerai?"). Cô trả lời bằng điệu nhảy Habanera ("L'amour est un oiseau rebelle") nổi tiếng: "Tình yêu là một chú chim nổi loạn không ai có thể thuần hoá [...] Chú chim không bao giờ biết tới luật lệ. Nếu anh không yêu em mà em yêu anh, nếu em yêu anh thì anh hãy giữ mình đấy!". Khi họ yêu cầu cô chọn một người trong số họ, ("Carmen! sur tes pas, nous nous pressons tous!") cô đã lấy một bông hoa từ áo lót của mình và ném nó vào Don José, người không hề quan tâm tới cô, trước khi quay trở lại nhà máy với những cô gái khác. José bực mình với thái độ trơ tráo của cô.
Micaëla quay trở lại và trao cho anh một bức thư —và một nụ hôn— từ mẹ anh ("Parle-moi de ma mère!"). José thiết tha nhớ về quê nhà, đọc bức thư và biết rằng mẹ anh muốn anh quay trở về và lấy vợ. Micaëla bối rối và đi ra, nhưng Don José tuyên bố rằng anh sẽ cưới cô.
Ngay khi cô đi, những tiếng thét vang lên từ nhà máy và đám phụ nữ tuôn ra, hét ầm ỹ ("Au secours! Au secours!"). Don José và Zuniga phát hiện rằng Carmen đã đánh nhau với một phụ nữ và dùng dao rạch mặt cô ta. Zuniga hỏi Carmen có trình bày gì không, nhưng cô trả lời một cách hỗn xược với một bài hát ("Tra la la"). Zuniga ra lệnh cho José canh gác cô trong khi ông viết trát bỏ tù. Các phụ nữ quay lại nhà máy và các binh sĩ về trại. Để trốn, Carmen đã quyến rũ José với một Seguidilla ("Près des remparts de Séville") về một buổi chiều cô sẽ trải qua với người tình tiếp sau của mình người "chỉ là một hạ sĩ"; José đầu hàng và cởi trói tay cho cô. Zuniga quay trở lại và Carmen giả như cho người ta dẫn mình đi nhưng bất ngờ quay trở lại, đẩy ngã José xuống đất, và khi đám các cô gái quấn thuốc vừa cười vừa vây lấy Zuniga, cô chạy trốn.
Màn 2
Buổi chiều tại quán trọ của Lillas Pastia, các bàn rải rác xung quanh; các sĩ quan và những cô gái gypsy đang ngồi thư giãn sau bữa tốiMột tháng đã qua. Carmen và các bạn Frasquita và Mercédès đang hát và nhảy ("Les tringles des sistres tintaient"). Lillas Pastia đang tìm cách tống khứ các sĩ quan, vì thế Zuniga mời Carmen và những người bạn của cô tới nhà hát, nhưng cô chỉ nghĩ tới José, người đã bị giáng cấp và bắt giam vì đã để cô trốn thoát, và vừa được thả ra ngày hôm trước.
|
|
Khi tất cả mọi người trừ Carmen, Frasquita và Mercédès đã đi, những tay buôn lậu Dancaïre và Remendado tới và nói với các cô gái về kế hoạch sắp xếp hàng lậu họ đã mang về qua Gibraltar (Quintet: "Nous avons en tête une affaire"). Carmen từ chối tham gia với họ, nói trước sự kinh ngạc của họ rằng cô đang yêu.
Khi giọng của José xuất hiện ("Halte là!"), Dancaïre nói với Carmen cô phải tìm cách lôi kéo Don José gia nhập với họ. Một mình bên nhau, José trả lại cho Carmen một đồng xu vàng cô đã gửi cho anh trong tù và cô bảo người đi mua hoa quả và rượu.
Carmen làm José bực tức với câu chuyện cô nhảy cho các sĩ quan xem nhưng sau đó nhảy với castanet chỉ cho riêng mình anh ("Je vais danser en votre honneur...Lalala"). Khi cô đang hát có tiếng kèn gọi lính về trại.
Carmen nổi giận khi José nói rằng mình phải đi, nhưng anh đã khiến cô phải im lặng khi đưa ra bông hoa cô đã ném vào anh, mà anh đã giữ khi đang ở trong ngục như một bằng chứng về tình yêu của mình (the Flower Song — "La fleur que tu m'avais jetée"). Carmen lặng yên và hỏi anh có muốn sống cuộc đời gypsy của cô không nếu anh yêu cô ("Non, tu ne m'aimes pas").
Bức tranh của cô về một cuộc sống tự do đã lôi cuốn anh nhưng cuối cùng anh từ chối nói rằng mình sẽ không bao giờ là một kẻ đảo ngũ. Anh bắt đầu đi ra khi Zuniga bước vào tìm kiếm Carmen. Don José chĩa kiếm vào sĩ quan của mình, nhưng trước khi họ đánh nhau những tên buôn lậu xuất hiện và tước vũ khí cả hai người. Zuniga bị giữ làm tù nhân ("Bel officier") và José không có lựa chọn nào khác phải chạy trốn với họ ("Suis-nous à travers la campagne").
Màn 3
|
|
Những kẻ buôn lậu cùng với Carmen và José đang đi cùng hàng lậu ("Écoute, écoute, compagnons"), nhưng Carmen đã chán José, và không dấu giếm điều này, chế nhạo anh quay trở về làng của mình.
Carmen, Frasquita và Mercédès bói các quân bài ("Mêlons! Coupons!"): Frasquita và Mercédès tiên đoán tình yêu và lãng mạn, của cải và giàu sang, nhưng những quân bài của Carmen dự báo cái chết cho cả cô và José ("En vain pour éviter les réponses amères"). Những kẻ buôn lậu yêu cầu các cô gái tới và quyến rũ các nhân viên hải quan ("Quant au douanier, c'est notre affaire") và tất cả mọi người đi ra, để lại José ghen tức ngồi canh đống hàng.
Micaëla tới với một người dẫn đường tìm kiếm José. Cô cho người dẫn đường đi ra và thề nguyền để đưa Don José xa khỏi Carmen ("Je dis que rien ne m'épouvante"). Cô thấy José đang bắn một khẩu súng, và giấu nó trong đá. Chính Escamillo là người bị José bắn, nhưng khi anh ta tới José vẫn chào đón, cho tới khi anh ta nói mình và Carmen đang say đắm với nhau và nói với José câu chuyện tình cảm của Carmen với một người lính, không nhận ra người đó chính là José.
José thách Escamillo đấu dao, nhưng Escamillo đấu kiểu thế thủ, làm José tức điên. Họ đấu một lần nữa và José thua cuộc nhưng Escamillo khoan dung tha cho anh, nói rằng công việc của anh ta là giết bò, chứ không phải giết người. Lần thứ ba họ đấu, dao của Escamillo bị gãy, nhưng anh ta được những tên buôn lậu và Carmen đã quay trở lại cứu sống ("Holà, holà José"). Escamillo ra đi, nhưng mời Carmen và những kẻ buôn lậu tới trận đấu bò tiếp theo của anh ta tại Seville.
Remendado tìm ra Micaëla đang núp, và cô nói với José rằng mẹ anh muốn được gặp anh. Carmen chế giễu anh và đầu tiên José từ chối ra đi ("Non, je ne partirai pas!"), cho tới khi Micaëla nói với anh rằng mẹ anh sắp chết. Thề nguyền rằng mình sẽ quay lại với Carmen, anh ra đi.
Khi anh đi, có tiếng hát của Escamillo ở đằng xa. Carmen vội chạy tới nơi đó, nhưng José đã chặn đường cô.
Màn 4
|
This fast-paced entr'acte is
also very popular. It is superficially light, however there is an
underlying foreboding tone that anticipates the tragic events to occur
in the act.
|
Đó là ngày diễn ra trận đấu mà Escamillo đã mời những kẻ buôn lậu. Quảng trường đầy ắp người, với các lái buôn, những cô gái gypsy bán các loại hàng hoá của mình ("À deux cuartos!"). Zuniga, Frasquita và Mercédès ngồi trong đám đông và các cô gái nói với Zuniga rằng Carmen hiện ở cùng Escamillo.
Đám đông và trẻ em hát hò và hoan hô với đám rước khi các đấu sĩ tới ("Les voici! voici la quadrille"). Carmen và Escamillo được đám đông chào đón và thể hiện tình yêu của họ, Carmen thêm rằng cô chưa từng bao giờ yêu một ai nhiều như thế ("Si tu m'aimes, Carmen").
Sau khi Escamillo đã vào đấu, Frasquita cảnh báo Carmen rằng José đang ở trong đám đông ("Carmen! Prends garde!"), nhưng Carmen tỏ vẻ khinh bỉ sự sợ sệt của họ. Trước khi vào được vũ đài cô gặp José đang tuyệt vọng ("C'est toi? C'est moi!").
Anh cầu xin cô quay lại với tình yêu của mình và bắt đầu một cuộc sống với anh ở một nơi xa khác. Cô lặng lẽ trả lời rằng mình không còn yêu anh nữa và sẽ không nhượng bộ - cô đã sinh ra trong tự do và sẽ chết trong tự do.
Có những tiếng hoan hô từ bên trong và Carmen tìm cách chạy vào, nhưng José ngăn cản cô. Anh ta hỏi một lần cuối liệu cô có quay lại, nhưng cô ném trả một cách khinh bỉ chiếc nhẫn anh đã trao cho cô ("Cette bague, autrefois").
José đâm Carmen ("Eh bien, damnée") khi Escamillo đang được hoan nghênh ở phía trong, với giai điệu hợp xướng ‘Toreador Song’, Carmen chết. Don José quỳ xuống trong tuyệt vọng bên cạnh cô. Đám khán giả tràn ra ngoài đấu trường và thấy José ("Ah! Carmen! ma Carmen adorée!"), đang xưng tội của mình trên xác Carmen.[13]
Lịch sử trình diễn
Buổi trình diễn đầu tiên diễn ra ngày 3 tháng 3 năm 1875, cùng ngày hôm đó Bizet được trao Légion d'honneur. Trong số khán giả không chỉ có nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng: Charles Gounod, Jules Massenet, Léo Delibes, Charles Lecocq và Jacques Offenbach,[14] mà gồm cả các ca sĩ Hortense Schneider, Zulmar Bouffar, Anna Judic, Jean-Baptiste Faure; các nhà xuất bản như Heugel, Choudens và Hartmann; Jules Pasdeloup, Alphonse Daudet và Dumas con.[15]Theo nhật ký của Halévy, buổi khai diễn không diễn ra tốt. Dù đã có những tiếng gọi màn sau Màn I, và tiết mục diễn trong lúc nghỉ (entr'acte) tới Màn II và bài hát của Escamillo được tán thưởng, các Màn III và IV chỉ gặp được sự im lặng, ngoại trừ đoạn aria của Micaëla ở Màn III. Những lời phê bình rất gay gắt, cho rằng lời nhạc không đủ cho kịch. Bizet cũng bị cả hai bên trong cuộc tranh luận Wagnerian lên án, Ernest Reyer và Adolphe Jullien chỉ trích ông vì không theo một cách đích đáng phong cách của Wagnerm, trong khi những người khác chỉ trích ông vì đã khiến dàn hợp xướng trở nên quan trọng hơn các giọng ca.
Tuy nhiên, một số ít nhà phê bình, như Joncières và nhà thơ Théodore de Banville, đã ca tụng tác phẩm vì tính đột phá của nó. Banville tán dương những người viết lời vì đã viết lời cho các nhân vật một cách chân thực hơn những vai thường thấy trên Opéra-Comique. Tuy vậy, với những bình luận không tích cực, vở opera vẫn gắng để đạt được 48 buổi diễn trong đợt đầu tiên và đóng sau tháng 1. Tới cuối đợt diễn, ban quản lý đã bán sỉ toàn bộ vé trong một cố gắng vô ích nhằm lấp đầy chỗ. D'Indy, người đã tham gia tham gia từ đầu trong đợt diễn chơi đàn đạp hơi phía hậu trường để giữ Lhérie đúng điệu cho "Halte-la, dragons d’Alcala!" ở Màn II, thấy khán giả dần ít đi cho tới đêm cuối cùng, 15 tháng 2 năm 1876.[15]
Bizet không sống để thấy thành công của vở opera của mình: ông mất ngày 3 tháng 6, chỉ sau buổi diễn thứ ba mươi. Ngày trước hôm chết ông đã ký hợp đồng cho việc trình diễn Carmen ở Vienna.[16] Từ trước đó ba nhà soạn nhạc hàng đầu của châu Âu có thể được tính là những người ngưỡng mộ ông: Richard Wagner, Johannes Brahms[17] và Pyotr Tchaikovsky[18]. Friedrich Nietzsche (trong The Case of Wagner) ca ngợi Bizet và đề cao các yếu tố ngoại lai của bảng phổ, cũng như là sự trong sáng về cấu trúc; "nó xây nên, tổ chức, kết thúc".
Tại đợt công diễn thứ hai này ở Hofoper tại Vienna ngày 23 tháng 10 năm 1875, công chúng không hề bị ảnh hưởng bởi các truyền thống của Opéra-Comique hay của thể loại, và ở quê nhà của âm nhạc Đức không có gì gợi nhớ tới Wagner dù chỉ là nhỏ nhất, vì thế khán giả đã có thể thưởng thức Carmen với các tính chất riêng của nó.[14]
Sau đợt diễn được đón nhận tốt ở Vienna, vở opera được diễn năm 1876 ở Brussels (tháng 2), Antwerp (tháng 4) và Budapest (tháng 10); tới năm 1878 nó được trình diễn tại St Petersburg, Stockholm, London, Dublin, New York và Philadelphia và vào năm 1879 nó đến tận Australia (Opera House, Melbourne, 14 tháng 5).[19] Buổi trình diễn đầu tiên tại Tây Ban Nha diễn ra ngày 2 tháng 8 năm 1881 tại Teatro Lirico Barcelona với Galli-Marié; Madrid được xem vở ngày 2 tháng 11 năm 1887 tại Teatro de la Zarzuela.[20] Galli-Marié đã tái tạo vai diễn chân dung của mình trong buổi trình diễn đầu tiên tại Italia (Naples) năm 1879, sau đó là Barcelona và Anh Quốc, và từ ngày 27 tháng 10 năm 1883 một lần nữa tại Paris.[21]
Sau khi tái xuất tại Paris năm 1883, nó cũng nhanh chóng nổi tiếng, đạt tới buổi diễn thứ 500 tại Opéra-Comique ngày 23 tháng 10 năm 1891 và 1,000 ngày 23 tháng 12 năm 1904.[22] Trong thế kỷ sau đó, nõ vẫn là một phần của vốn tiết mục opera căn bản.
Vai chính được viết cho giọng nữ trung (mezzo-soprano), nhưng bảng phổ đầy đủ xuất bản năm 1877 đưa ra những thay thế giọng nữ cao (soprano) cho Carmen, và điễu này đã dẫn tới việc một số giọng soprano trình diễn và thu âm vai này;[23] các giọng nữ trầm cũng thỉnh thoảng được thể hiện vai Carmen. Ca sĩ không chỉ phải có một âm vực rộng, mà phải có khả năng diễn xuất kịch siêu hạng để thể hiện tính cách phức tạp của Carmen, và có thể nhảy một cách lôi cuốn trên sân khấu.
Nhiều đoạn từ vở opera này đã trở nên nổi tiếng bên ngoài sàn diễn. Flower song, Toréador's Song và Habanera đều là những bài được nhiều giọng ca ưa thích. Hai bản tổ khúc cho dàn nhạc đã được Fritz Hoffmann soạn: bản đầu gồm một khúc dạo đầu và nhiều đoạn xen giữa các màn, bản thứ hai gồm các bài có lời được soạn cho dàn nhạc.
Các yếu tố kịch
Vở Carmen rất cải tiến trong kịch tính: các màn hài xen lẫn với các cảnh kịch opéra truyền thống với chủ nghĩa hiện thực tuyệt đối.[24] Sự tranh cãi đầu tiên, thậm chí trước cả buổi khai diễn, là về những khía cạnh gây sốc của cốt truyện, dù Bizet và những người viết lời đã giảm bớt một số yếu tố trong tiểu thuyết của Mérimée. Rắc rối với Carmen là, tuy giữ lại những vẻ ngoài của thể loại, như ngôn ngữ thoại, nó không chỉ lấy các nhân vật từ đời sống bình thường - một hạ sĩ, một cô gái gypsy bừa bãi, một thần tượng thể thao - nó đã dám đề cập tới những tình cảm của họ một cách nghiêm túc nhất.[12]Carmen sẽ luôn là một thách thức với những nữ nghệ sĩ vĩ đại nhất. Tính cách dễ dãi của cô với đàn ông (như cô giải thích trong đoạn Habanera) hoàn toàn thuộc trong nhân vật cô. Carmen ngả theo định mệnh và khoái lạc, sống hoàn toàn ở hiện tại. Thuyết định mệnh của Carmen đã được thể hiện rõ trong cảnh bói bài, đã được Bizet thay đổi nhiều, trong đó cô chấp nhận sự báo trước cái chết.[12] Trong Màn I cô trả lời Zuniga khi bị bắt bằng một đoạn dịch từ bài thơ của Pushkin: "J’aime un autre et je meurs en disant que je l’aime" (Tôi yêu một người khác và tôi sẽ chết khi nói rằng tôi yêu anh ta), và báo trước những câu cô sẽ nói ở cuối vở opera.[25] Carmen là một phụ nữ sẵn sàng dâng hiến hoàn toàn, nhận thức được mức độ những gì con người phản ứng với quyết định này nhưng đổi lại cô sẽ yêu cầu điều tương tự từ người cô yêu. Được thể hiện như một "người chủ tự do, độc lập với tất cả các quyết định của mình", sức mạnh và khả năng thể hiện của Carmen, sự im lặng chấp nhận số phận của cô, và đặc biệt của cái chết của cô cho thấy "sự kiểm soát nội tâm, sức mạnh của tính khí, cá tính và vẻ đẹp..." của cô.[26]
José không thích hợp với tính tình hay thay đổi của Carmen, thể hiện sự chung thuỷ, không giống như những nhân vật nam khác trong vở, những người coi cô có thể là thuộc về mình. José mơ rằng mình có thể sở hữu và bù đắp cho cô.[14] Dòng dõi của Don José và sự biến chất đạo đức của anh từ một người lính bình thường trọng danh dự thành một tên cướp giết người đã được các nhà viết lời và soạn nhạc vẽ ra "từ một người đồng loã sai trái với hành động chạy trốn của Carmen, tới đảo ngũ, kháng cự bằng vũ khí với một sĩ quan và buôn lậu, tới giết người".[12]
Các cảnh Carmen và José xuất hiện cùng nhau thể hiện những cung bậc trong mối quan hệ của họ. Đoạn Seguidilla ở Màn I là sự quyến rũ, lần thứ hai ở Màn II là sự xung đột, và lần cuối ở Màn IV —mà các nhà viết lời đã có một sự thay đổi khôn ngoan khi đưa từ vùng núi non (Mérimée) đến bên ngoài trường đấu bò— là một sự giải quyết bi kịch.[12]
Micaëla và Escamillo, những nhân vật không nổi bật trong tiểu thuyết, đã không được phát triển như hai vai chính; họ không ở ngoài vị trí trong một vở kịch opera truyền thống. Micaëla thích hợp với tính cách của José và môi trường đạo đức của anh trước khi anh gặp Carmen, trong khi Escamillo thể hiện một người đàn ông có thái độ bình thường hơn với Carmen. Âm nhạc của Micaëla được phát triển từ các bài thơ trữ tình opera của Gounod, trong khi Escamillo là một kiểu anh em trong âm nhạc của Ourrias trong Mireille.[24] Trong bài 'Toreador Song' của Escamillo (bài mà ca sĩ bị đòi hỏi phải hát 'một cách ngốc nghếch'), Bizet đã biết rằng bài hát sẽ trở nên nổi tiếng, nhưng bình luận rằng "Họ muốn những thứ rác rưởi của mình, và sẽ có nó".[cần dẫn nguồn]
Các yếu tố âm nhạc
Dean affirms that Bizet's score is a masterpiece of dramatic detachment. Bizet never interposes himself between the audience and his characters whose sufferings move us without intervention. In this classical approach his model was his favourite composer, Mozart, though there are parallels with Verdi as well. Mozartian likewise is the compound of richness and clarity in the orchestration and the unfailing aptness of musical form to dramatic situation.The Prelude is in three sections: in A major the flamboyant Act IV ‘Spanish’ music of the bull-fight, then the ‘Toreador Song’, and finally a plunge into D minor and the motive marked by the augmented second, linked both to Carmen, and to Don José's fatal attraction to her, finishing on a diminished 7th chord.
Act I Introduction. The curtain rises with a pedal F which resolves to a tonic B flat only at the first cadence of the chorus; Moralès's solo leads back to a repeat of the chorus. After Micaëla's entry to a chromatic figure in the strings, the soldiers sing a mock military march (in E) to inform her about José's return at the change of guard. She mimics this chorus but jumps to G major as she leaves. The pantomime for Moralès (Bizet composed three versions for Duvernoy) was performed at the first 30 performances until cut, possibly with Bizet's consent, at the end of May 1875.
Bugle calls signal the change of guard, but a March for urchins led by piccolos undermines any military seriousness. Solo violin and cello in canon accompany the mélodrame where Moralès tells José that Micaëla has come to see him. A chorus in shifting metre brings the women on stage whose music evokes swaying languor; enharmonic slips in and out of flat keys reach a cadence, at which the men call for "Carmencita". The flourishes for her entrance are a speeded-up version of the augmented second theme from the Prelude. Bizet modelled the Habanera with graceful dotted rhythm and teasing chromatic melodies on a Cuban-style song then popular in cabarets, lending an aura of exoticism; after each verse Carmen sings a seductive countermelody on the word ‘l'amour’ over the chorus. The scene is set for Carmen's aria in the graceful dotted rhythm of the Habanera. Based on a descending chromatic scale, the Habanera follows a "verse and chorus" form; at the choral verse, and Carmen sings a seductive countermelody on the key word "l'amour.". The next short number includes the ‘fate’ motive from the prelude but with intimations of doom. After the women mockingly sing the Habanera refrain, the orchestra comments in a yearning style which will characterize José's music (he has yet to sing). Throughout this act, Guiraud's recitatives which replace the dialogue destroy the balance of music by recalling previous themes.
José development can be traced by the music alone: in Act I he is the simple countryman, his music in tune with Micaëla's. His duet with Micaëla begins with his first sung words "Parle-moi de ma mère"; Micaëla's music weaves her own feelings with those of José's mother. In the G major duet José briefly recalls Carmen's motif. After a short spoken scene, high violin trills shatter José's reverie, leading to the women's fight – this F# piece where two groups of women exchange short vocal entries requires considerable co-ordination from the chorus. In the following section Zuniga interrogates Carmen in speech, while she answers in wordless song; her insolence is echoed by solo flute, violin and cellos. The Seguidille is an original compound of song, dance and duet, in which Carmen's seduction of José is initiated, developed and carried to the point of capitulation by musical means alone. Muted strings accompany Carmen’s plotting, with a hushed four-part fugue in F minor, which will return in a rollicking A major at the curtain when Carmen escapes.
The entr’acte before Act II contains the song for José later in Act II when he approaches the tavern. The Act opens with a Gypsy song in E minor and celebrates Carmen's singing and dancing – and the feelings they arouse accelerating in a tour de force of orchestration. The toreador's couplets (F minor/F major) present his prowess in the bull-ring and with women. The refrain is marked 'piano avec fatuité'. A brilliant quintet for the smugglers and the gipsy girls is rapid-fire and conspiratorial, which only pauses when Carmen announces that she is in love. Carmen's castanet dance for José is barely scored – which leaves space for the bugle summoning José to barracks, harmonizing with her sensuous dance. The ‘fate’ theme on the cor anglais[27] leads to a wide-raging solo – the ‘flower song’, where his passion for Carmen is more profound than his love for Micaëla ever was; the modulation in the last bars show his emotions have grown beyond his control. This long sequence which includes Carmen's dance, her quarrel with José, his flower song and the duet ‘La-bas, la bas dans la montagne’ – which Bizet refused to break into sections for applause and which leads straight into the finale – is a miracle of musical and dramatic development without recourse to recitative.
The second entr’acte paints the landscape of Act III with a serene arching melody on the flute over a harp accompaniment, with other instruments entering to converse with the flute. The act opens with a furtive march for the smugglers, who join in during the ‘trio’ section, their sliding back portrayed by a series of descending chromatic chords. When Carmen, Mercédès and Frasquita read the cards the refrain portrays it as a girlish game, but when Carmen reads her cards it is above a halting accompaniment foretelling death. The trio ends in F major, but after dialogue swings into G flat for a march in which Carmen and her companions boast of their prowess in distracting the guards, the middle section illustrating the ‘slippery’ nature of Carmen, with chromaticism and enharmonic pivots. Micaëla's air in E flat with prominent parts for four horns is near to conventional opéra comique style; her feelings expressed by her are a foil to Carmen. Escamillo and José's fight duet builds to a blustering climax and ends on a diminished 7th as José lunges to kill his opponent. The Act III finale intensifies everything leading up to it, with Escamillo going off to a dreamy D flat version of his Act II couplets, the discovery of Micaëla and José's agitation driving the music to the emotional climax of the opera, "Dût-il m’en couter la vie". The repetition of the passage a few moments later in G (rather than G flat) is an electrifying stroke. The scene closes with the smuggler's march that opened the act, now in F. This whole section, the only involving all four protagonists, plays the musical styles of the characters against one another to maximum effect.
The entr’acte before Act IV is the most exotic, with sharp rhythms, exotic percussion, chromaticism and descending tetrachords. A sense of excitement is generated with constant quaver accompaniment; as the toreros enter, the crowds celebrate with the theme from the opening of the Prelude; they burst into the Toreador's song when they see Escamillo. The short duet for Carmen and Escamillo allows them to express their feelings separately, then in unison (unanimity absent from Carmen and José's scenes). The finale opens with short exchanges between José and Carmen; his hysteria has given way to a grim and hard desperation. Bizet here anticipates the device so often used by Puccini of writing for voice and bass in octaves with the harmony in between. Songs and cries are heard offstage (in the arena), and as he stabs her the Toreador's song and the fate motive appear together. It had been conventional in opéra comique to have a joyful chorus at the end, but not off-stage, and not as an ironic counterpart to the stage action. The opera concludes with two open octaves in F#.[28]
When asked if he would visit Spain to research his score, Bizet replied "No, that would only confuse me." Several popular Spanish songs are adapted in the score. These include El arreglito which became the habanera, and the folk-song Carmen impudently sings when interrogated by Zuniga; both written by Yradier.[29] The habanera was written to replace an aria that Galli-Marié disliked, and Bizet supposedly wrote over ten revisions.[12] The Act IV entr'acte seems to be influenced by a Spanish song by Manuel García, incorporating elements of gypsy music.[30]
The motif associated with Carmen is used in several forms. The first is heard directly after the Prelude and prefigures the ending of the opera. It is heard in this form when Carmen chooses José as her lover, at the beginning of the Flower Song, and during the opera's final moments. It is also heard, in its faster form, at the entrance of Carmen, and notably during the card playing scene. Bizet's use of the motto theme in Carmen is simple but supremely effective. Its appearances are never mechanical; it always carries a load of dramatic irony. The ‘objective’ and ‘subjective’ forms occur admirably adapted to its purpose and is never run to death.[12]
The other theme associated with Carmen represents her influence over José. It is heard after José is chosen as Carmen's lover, and when Carmen is taken away by the police to José and Zuniga. In a sequence cut from the original edition, placed in the frenzied chorus of women in Act I, the two themes are played contrapuntally.
The orchestration has been much praised; Richard Strauss advised young composers "if you want to learn how to orchestrate, don’t study Wagner's scores, study the score of Carmen. What wonderful economy, and how every note and every rest is in its proper place".[31]
Bizet dedicated the score to Jules Pasdeloup.[15]
Sửa đổi
Bố cục ban đầu của Bizet cho Carmen có các đoạn hội thoại nói. Sau khi Bizet chết, bạn ông Ernest Guiraud đã viết các đoạn hát nói cho buổi khai diễn ở Vienna năm 1875.[32] Chúng được sử dụng ở mọi nơi ngoại trừ tại Opéra-Comique, nơi một phiên bản đối thoại đã rút gọn vẫn được giữ lại trong danh mục diễn tới thập niên 1950 (với một vở có đoạn hát nói của Guiraud cho Micaëla ở Màn III). Ngày 10 tháng 11 năm 1959, Carmen được chuyển sang Paris Opéra, "trong một phiên hùng vĩ và mở rộng với những bảng phân vai lớn, cả người và thú... hầu hết các đoạn hát nói của Guiraud, và với sự dự khán của Tổng thống de Gaulle".[12] Các đoạn hát nói được cho là làm hại tới tổng thể tác phẩm; chúng huỷ hoại nhịp điệu đã được Bizet cẩn thận trù tính, và làm ảnh hưởng mạnh tới quá trình mô tả tính cách nhân vật.[33] Được tìm thấy trong mọi bảng phổ từ năm 1875 tới năm 1964, và được cho vào mà không hề có lời xin lỗi của nhà xuất bản, chúng thỉnh thoảng vẫn được sử dụng tại những nhà hát lớn, như Metropolitan, nơi hội thoại nói khó được sắp đặt.Một phiên bản mới năm 1964 do Fritz Oeser biên tập tuyên bố rằng đã tái lập phiên bản nguyên gốc của Bizet bằng cách gồm thêm các phần đã bị cắt bỏ từ lần khai diễn cũng như lấy lại các đoạn hội thoại. Không may thay, Oeser không nhận ra rằng một phần lớn đã bị chính Bizet cắt trước cuộc công diễn đầu tiên nhằm đạt được sự tập trung vào yếu tố kịch. Oeser cũng thực hiện những thay đổi lớn với các hướng dẫn sân khấu và viết lại một số đoạn lời nhạc kịch. Bảng phổ duy nhất đáng tin cậy của nhà soạn nhạc là bảng phổ phát âm năm 1875.
Đa số các lần ghi âm từ khi phiên bản của Oeser được xuất bản sắp đặt lại các phiên bản của Opéra-Comique, Oeser và Guiraud. Bản ghi năm 1970 của de Burgos gồm cảnh câm Màn I với Moralès và hợp xướng. Bản ghi do Michel Plasson tiến hành có đặc điểm ở biến thể đầu của Habanera của Carmen ("L'amour est enfant de bohème"), cũng như những bản thông thường. Bản ghi của Sir Georg Solti hầu hết tuân theo bảng phổ của Opéra-Comique, với một số điểm thêm vào từ Oeser, gồm cả một phiên bản khác của đoạn mở màn Màn III, một sự kéo dài cảnh đánh nhau trong Màn I, và (với một số cắt bỏ) đối thoại nguyên gốc.
Thu âm
Năm | Vai (Carmen, José, Micaëla, Escamillo) |
Chỉ huy, Nhà hát và Dàn nhạc |
Nhãn hiệu | Phiên bản |
---|---|---|---|---|
1908 | Emmy Destinn, Karl Jörn, Minnie Nast, Hermann Bachmann |
Không rõ chỉ huy, Không rõ dàn nhạc, diễn bằng tiếng Đức |
Audio CD: Aura Music Cat: LRC 1900 |
Hát nói |
1911 | Marguerite Mérentié, Agustarello Affre, Aline Vallandri, Henri Albers |
François Ruhlmann, Chœur de l'Opéra-Comique, l'Orchestre Symphonique |
Pathé | Đối thoại |
1927 | Lucy Perelli, Jose de Trevi, Yvonne Brothier, Louis Musy |
Piero Coppola, Chœur et Orchestre de l'Opéra-Comique |
HMV / Victor | — |
1928 | Raymonde Visconti, Georges Thill, Marthe Nespoulous, Louis Guénot |
Élie Cohen, Chœur de l'Opéra-Comique, l'Orchestre Symphonique de Paris |
Audio CD: Columbia Recording Cat: 27809 (Remastered on Pristine Audio) |
— |
1931 | Gabriella Besanzoni, Piero Pauli, Maria Carbone, Ernesto Besanzoni |
Carlo Sabajno, Teatro alla Scala Orchestra and chorus, diễn bằng tiếng Italia |
Audio CD: Myto Records | — |
1932 | Aurora Buades, Aureliano Pertile, Ines Alfani Tellini, Benvenuto Franci |
Lorenzo Molajoli, Teatro alla Scala Orchestra and chorus, diễn bằng tiếng Italia |
Audio CD: Phonographe Records | — |
1942 | Germaine Cernay, Raymond Berthaud, Ginette Guillamat, Lucien Lovano |
Désiré-Émile Inghelbrecht, Chorus and Orchestra |
Audio CD: Malibran — Music, lần đầu được phát trên Radio Provence |
Đối thoại |
1950 | Solange Michel, Raoul Jobin, Martha Angelici, Michel Dens |
André Cluytens, Chœur et Orchestre de l'Opéra-Comique |
Audio CD: Naxos Historical Cat: 8.110238-39 |
Đối thoại |
1951 | Risë Stevens, Jan Peerce, Licia Albanese, Robert Merrill |
Fritz Reiner, RCA Victor Orchestra |
Audio CD: RCA Victor Red Seal ASIN: B000003ESM |
Hát nói |
1951 | Suzanne Juyol, Libera de Luca, Janine Micheau, Julien Giovannetti |
Albert Wolff, Chorus and Orchestra of the Opéra-Comique |
Audio CD: Preiser (originally Decca) | Hát nói |
1959 | Victoria de los Ángeles, Nicolai Gedda, Janine Micheau, Ernest Blanc |
Sir Thomas Beecham, Orchestre Philharmonique de Radio France |
Audio CD: EMI Classics ASIN: B00004VVZC |
Hát nói |
1964 | Maria Callas, Nicolai Gedda, Andrea Guiot, Robert Massard |
Georges Prêtre, Orchestre du Théâtre National de l'Opéra de Paris |
Audio CD: EMI Classics ASIN: B000002RXS |
Hát nói |
1963 | Leontyne Price, Franco Corelli, Mirella Freni, Robert Merrill |
Herbert von Karajan, Vienna Philharmonic orchestra, Vienna State Opera chorus |
Audio CD: RCA Victor Cat: 6199-2-RG |
Hát nói |
1967 | Grace Bumbry, Jon Vickers, Mirella Freni, Justino Díaz |
Herbert von Karajan, Vienna Philharmonic orchestra, Vienna State Opera chorus |
DVD: Deutsche Grammophon Cat: 00440 073 4032 |
Đối thoại |
1970 | Grace Bumbry, Jon Vickers, Mirella Freni, Kostas Paskalis |
Rafael Frühbeck de Burgos, Chor. & Orch. of the Théâtre National de l'Opéra |
Audio CD: EMI Classics Cat: 724358550528 |
Đối thoại |
1973 | Marilyn Horne, James McCracken, Adriana Maliponte, Tom Krause |
Leonard Bernstein, Metropolitan Opera orchestra and chorus |
Audio CD: Deutsche Grammophon Cat: 0 28942 74402 8 |
Đối thoại |
1975 | Tatiana Troyanos, Plácido Domingo, Kiri Te Kanawa, José van Dam |
Sir Georg Solti, John Alldis Choir, choristers from Haberdashers' Aske's Boys' School, London Philharmonic Orchestra |
Audio CD: Decca ASIN: B00002DDOB Cat: 414 489-2 |
Đối thoại |
1977 | Teresa Berganza, Plácido Domingo, Ileana Cotrubaş, Sherrill Milnes |
Claudio Abbado, London Symphony Orchestra |
Audio CD: Deutsche Grammophon ASIN: B000001G89 |
Đối thoại |
1978 | Elena Obraztsova, Plácido Domingo, Isobel Buchanan, Yuri Mazurok |
Carlos Kleiber, Wiener Staatsoper orchestra and chorus |
DVD: TDK DVD Video Cat: 8 24121 00097 4 |
Đối thoại |
1983 | Agnes Baltsa, José Carreras, Katia Ricciarelli, José van Dam |
Herbert von Karajan, Berliner Philharmoniker |
Audio CD: Deutsche Grammophon ASIN: B000001G4J |
Đối thoại |
1984 | Julia Migenes, Plácido Domingo, Faith Esham, Ruggero Raimondi |
Lorin Maazel, Orchestre National de France, Chorus and Children's Chorus of Radio France (Film directed by Francesco Rosi) |
DVD: Sony Pictures ASIN: B000022TSV (Carmen (1984 film)) |
Đối thoại |
1988 | Jessye Norman, Neil Shicoff, Mirella Freni, Simon Estes |
Seiji Ozawa, Orchestre National de France French National Radio Chorus |
Audio CD: Philips Cat: V 72473 |
Đối thoại |
Agnes Baltsa, José Carreras, Leona Mitchell, Samuel Ramey |
James Levine, Metropolitan Opera orchestra and chorus |
DVD: Deutsche Grammophon Cat: 00440 073 0009 |
Đối thoại | |
2003 | Angela Gheorghiu, Roberto Alagna, Inva Mula, Thomas Hampson |
Michel Plasson, Orchestre national du Capitole de Toulouse |
Audio CD:EMI Classics ASIN: B000083GOD |
Hát nói |
Phóng tác
Phóng tác
Một số nhà soạn nhạc cổ điển đã sử dụng các chủ đề từ Carmen làm cơ sở cho các tác phẩm của riêng mình.Một số trong số đó, như Carmen Fantasy của Pablo de Sarasate (1883) cho violin và dàn nhạc, Carmen Fantasie của Franz Waxman (1946) cho violin và dàn nhạc và Variations on a theme from Carmen Vladimir Horowitz cho piano solo là những tác phẩm bậc thầy trong truyền thống phóng tác trên những chủ đề opera.
Ferruccio Busoni đã viết một bản Sonatina (No. 6) cho piano với tên gọi Fantasia da camera super Carmen (1920), có sử dụng những chủ đề từ vở opera. Cũng có hai tổ khúc âm nhạc được sáng tác trực tiếp dựa trên vở opera của Bizet, thường được ghi âm và trình diễn trong những buổi hoà nhạc giao hưởng.
Phim
Dưới đây là một danh sách các bộ phim phỏng theo, dựa trên vở opera và/hay tiểu thuyết.- 1907 Carmen – Arthur Gilbert, đạo diễn; một bộ phim 12 phút của Anh.
- 1909 Carmen – Gerolamo Lo Savio, đạo diễn; một bộ phim Italia dựa trên tiểu thuyết.
- 1911 Carmen – Jean Durand, đạo diễn; một bộ phim Pháp với diễn viên Gaston Modot.
- 1912 Carmen – Theo Frenkel, đạo diễn; một bộ phim Anh.
- 1913 Carmen – Lucius Henderson, đạo diễn.
- 1913 Carmen – Stanner E.V. Taylor, đạo diễn.
- 1914 Carmen – Giovanni Doria và Augusto Turqui, đạo diễn; một sản phẩm hợp tác Tây Ban Nha-Italia dựa trên vở opera.
- 1915 Carmen – Cecil B. DeMille, đạo diễn; một bộ phim dài 65 phút được cho là dựa trên tiểu thuyết, bởi các nhà sản xuất không thể xin được quyền phỏng theo vở opera; tuy vậy nó gồm một số yếu tố cốt truyện từ vở opera, và đã được chiếu với âm nhạc dàn nhạc từ vở opera bởi Hugo Riesenfeld. Diễn viên chính Geraldine Farrar.
- 1915 Carmen – Raoul Walsh, đạo diễn; diễn viên chính Theda Bara.
- 1915 Burlesque on Carmen – Charlie Chaplin, đạo diễn
- 1918 Carmen – Ernst Lubitsch, đạo diễn; với Pola Negri và Harry Liedtke.
- 1921 Carmen – Ernesto Vollrath, đạo diễn; một bộ phim của Mexico.
- 1922 Carmen – George Wynn, đạo diễn; một bộ phim Anh.
- 1926 Carmen – Jacques Feyder, đạo diễn; diễn viên chính Raquel Meller.
- 1927 Carmen – H.B. Parkinson, đạo diễn; một bộ phim Anh.
- 1927 The Loves of Carmen – Raoul Walsh đạo diễn; diễn viên chính Dolores del Río.
- 1929 Carmen – Shunichi Takeuchi, đạo diễn; một bộ phim của Nhật Bản.
- 1931 Carmen – Cecil Lewis, đạo diễn; một bộ phim Anh.
- 1933 Carmen – Lotte Reiniger, đạo diễn; một bộ phim hoạt hình chín phút của Đức.
- 1938 Carmen la de Triana / Andalusische Nächte – Florián Rey, đạo diễn; một bộ phim Tây Ban Nha-Đức với diễn viên Imperio Argentina.
- 1941 Carmen – Một bộ phim của Phillipines
- 1943 Carmen – Luis César Amadori, đạo diễn; một bộ phim của Argentina.
- 1945 Carmen – Christian-Jaque, đạo diễn; một bộ phim của Pháp với Jean Marais và Viviane Romance.
- 1948 The Loves of Carmen – Charles Vidor, đạo diễn; dựa trên tiểu thuyết.
- 1954 Carmen Jones – Otto Preminger, đạo diễn; dựa trên bộ phim phỏng theo năm 1943 của Oscar Hammerstein II, Carmen Jones.
- 1959 Carmen la de Ronda – Tulio Demicheli, đạo diễn; một bộ phim Tây Ban Nha với diễn viên Sara Montiel và Maurice Ronet.
- 1960 The Wild, Wild Rose – Wong Tin-Lam, đạo diễn
- 1967 Carmen – Herbert von Karajan đạo diễn và chỉ huy; một bộ phim theo vở opera với diễn viên Grace Bumbry và Jon Vickers.
- 1983 Carmen – Carlos Saura, đạo diễn; phim nhảy múa
- 1983 La Tragédie de Carmen – Peter Brook, đạo diễn; một bộ phim của sân khấu riêng của Brook.
- 1983 Prénom: Carmen – Jean-Luc Godard, đạo diễn; một bộ phim hiện đại phỏng theo không thật sự đúng theo nguyên tác.
- 1984 Carmen – Francesco Rosi, đạo diễn; một bộ phim theo vở opera diễn viên Julia Migenes và Plácido Domingo
- 1990 Carmen on Ice – Horant H. Hohlfeld, tác giả và đạo diễn
- 2001 Carmen: A Hip Hopera – Robert Townsend, đạo diễn
- 2001 Karmen Gei – Joseph Gaï Ramaka đạo diễn; đặt bối cảnh ở Dakar, Senegal và hát bằng tiếng Pháp và Wolof.
- 2003 Carmen – Vicente Aranda, đạo diễn
- 2005 U-Carmen eKhayelitsha – Mark Dornford-May, đạo diễn
Khiêu vũ và nhà hát
- Carmen Jones. Một phỏng theo âm nhạc năm 1943 của Broadway với sách và lời của Oscar Hammerstein II. Bảng phổ của Bizet đã được phóng tác và hoà âm bởi Robert Russell Bennett.
- Rodion Shchedrin đã viết một vở ballet Carmen (1967) trực tiếp dựa trên vở opera.
- Biên đạo múa Matthew Bourne đã sáng tác một phiên bản hiện đại của Carmen, được gọi là The Car Man của Matthew Bourne.
- Peter Brook đã chuyển thể vở opera thành một tác phẩm kịch âm nhạc La Tragédie de Carmen.
- Eric V. Cruz người Philippines đã sáng tác Carmen, một vở ballet dài hết cỡ dựa trên câu chuyện nguyên gốc và âm nhạc từ Carmen cho Ballet Manila chỉ đạo bởi Lisa Macuja-Elizalde.
- Robert Sund đã biên đạo một vở ballet hiện đại dài 45 phút của Carmen cho một bảng phổ của Miles Davis cho Ballet Pacifica năm 1997.
- Ramón Oller đã viết một vở ballet Carmen (2007) dựa trên vở opera[34]
- The Royal Winnipeg Ballet đã khởi diễn một phiên bản mới của Carmen, The Passion của Mauricio Wainrot's tháng 1 năm 2008.[35]
- Flow: El Musical, trình diễn tại Centro de Bellas Artes Luis A. Ferré tháng 9 năm 2009 là một phóng tác của Carmen. Các vai diễn gồm Mary Ann Acevedo và những thành viên cũ từng tham gia trong Objetivo Fama.[36]
Phim hoạt hình
Chủ đề Habanera trong Carmen đã được Michael Giacchino phóng tác để sử dụng trong một cảnh trong bộ phim hoạt hình số 2009 Up.[37]Phần Hey Arnold! "What's Opera, Arnold?" bắt chước nhiều phần âm nhạc của các vở opera nổi tiếng, đa số trong đó từ vở Carmen.
Ghi chú
- ^ Tiểu thuyết lần đầu được xuất bản năm 1845 dưới hình thức in từng kỳ trong La Revue des Deux Mondes, và dưới dạng sách năm 1847 (từ trang Wikipedia của Pháp).
- ^ Hammond A. Music Note in programme for Carmen. Royal Opera House Covent Garden, 1984.
- ^ Briggs A D. Did Carmen come from Russia? in English National Opera programme, 2004; the poem also forms the basis of Rachmaninov's one-act opera Aleko.
- ^ Curtiss M. Bizet and his world. New York, Vienna House, 1958, Chapter XXVII
- ^ Wolff S. Un demi-siècle d'Opéra-Comique (1900–1950). André Bonne, Paris, 1953.
- ^ Curtiss M. Bizet and his world. New York, Vienna House, 1958, Chapter XXVII, p. 426.
- ^ Tanner, p. 237
- ^ OPERA America's "The Top 20" list of most-performed operas
- ^ Dean W. Carmen's place in history. Booklet to Decca recording conducted by Solti, 1976.
- ^ Dean W. Bizet. London, J M Dent & Sons, 1978. See Appendix F: The Cult of the Masters in France.
- ^ Briggs A D, op cit. He argues that the concepts of freedom and destiny are enhanced in the opera by Bizet's attempt in part to return to the Pushkin poem.
- ^ a b c d e f g h Dean, Bizet, Georges
- ^ Revised using Synopsis in booklet accompanying Decca records DIID 3, based on Bizet's intentions given in the 1875 vocal score.
- ^ a b c McClary S. George Bizet, Carmen; Cambridge Opera Handbooks. Cambridge, Cambridge University Press, 1994.
- ^ a b c Curtiss M. Bizet and his world. New York, Vienna House, 1974.
- ^ Dean W. Bizet. London, JM Dent & Sons, 1978; p. 129.
- ^ Curtiss M. Bizet and his world. New York, Vienna House, 1974: p. 426–7.
- ^ Brown D. Tchaikovsky: the crisis years (1874–1878). London, Gollancz, 1992; p. 58–60.
- ^ Eric Irvin, Dictionary of the Australian Theatre 1788–1814
- ^ Kertesz E, Christoforidis M. Confronting Carmen beyond the Pyrenees: Bizet's opera in Madrid 1887–88. Cambridge Opera Journal, 20:1, March 2008, p. 79–110. Contemporary Spanish critics condemned the 'Spanish' music in the opera.
- ^ Wright L A. Galli-Marié in New Grove Dictionary of Opera ed Sadie S. London & New York, Macmillan, 1997.
- ^ Loewenberg A. Annals of Opera. London, John Calder, 1978.
- ^ Dean W. Bizet. London, J. M. Dent & Sons, 1978. Appendix F: The Cult of the Masters in France.
- ^ a b Forbes E. Carmen, in Sadie, S: The New Grove Dictionary of Opera. London & New York, Macmillan, 1997.
- ^ Hammond A. Music Note in programme for Carmen. Royal Opera House Covent Garden, 1984.
- ^ Berganza T. The real Carmen in Programme for Carmen. Royal Opera House Covent Garden, 1984.
- ^ Reserved for only three key moments in the opera. Wright LA. A musical commentary. In: Carmen, English National Opera guide. John Calder, London, 1982.
- ^ Description of music based on McClary S. George Bizet, Carmen; Cambridge Opera Handbooks. Cambridge, Cambridge University Press, 1994, Dean W. Bizet. London, J M Dent & Sons, 1978, Wright LA. A musical commentary. In: Carmen, English National Opera guide. John Calder, London, 1982, and MacDonald H. Carmen. In: New Grove Dictionary of Opera. Macmillan, London and New York, 1997.
- ^ Better known as the composer of another habanera "La Paloma", written about 1860 shortly after a visit to Cuba, which was an extremely popular song in Spain, Latin America, and also the United States
- ^ Wright LA. A musical commentary. In: Carmen, English National Opera guide. John Calder, London, 1982.
- ^ Quoted by George Szell in The Szell transcripts (conversations with Paul Myers). Gramophone, February 1971, p. 1291.
- ^ Curtiss nói rằng nhà sản xuất Jauner dù sao vẫn giữ lại đoạn hội thoại cho "các cảnh cá nhân hay con người". Curtiss M. Bizet and his world. New York, Vienna House, 1958.
- ^ Dean W. Bizet. London, JM Dent & Sons, 1978, McClary S. George Bizet, Carmen; Cambridge Opera Handbooks. Cambridge, Cambridge University Press, 1994.
- ^ Carmen de Ramón Oller
- ^ Carmen, The Passion
- ^ EFE, Reguetoneros presentan el musical "Flow", adaptación moderna de la ópera "Carmen", 16 tháng 9 năm 2009. Truy cập 12 tháng 10 năm 2009.
- ^ Coleman, Christopher, “Giacchino's UP gets a huge "thumbs up" from me. The experience of his original score went from mediocre to marvelous with a single viewing of the film", on Tracksounds.com
Tham khảo
- Batta, András (2000). Opera: Composers, Works, Performers. Könemann. ISBN 3-8290-3571-3.
- Winton Dean (1980). “Bizet, Georges”. Trong Sadie, Stanley. The New Grove. Macmillan.
- Dibbern, Mary (2000). Carmen: A Performance Guide. Pendragon Press. ISBN 1-57647-032-6.
- Elizabeth Forbes (1992). “Carmen”. Trong Sadie, Stanley. The New Grove Dictionary of Opera. Macmillan.
- Michael Tanner (1999). “Words and Music”. Trong Robert Ainsley. The Encyclopedia of Classical Music. Carlton. ISBN 1-85868-628-8.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Carmen |
- Carmen: tại International Music Score Library Project.
- Full piano score with notes
- Carmen, tiếng Anh, miễn phí tại Dự án Gutenberg
- Recordings of Carmen
- Carmen Filmography an online resource documenting film versions of the Carmen story, hosted by AHDS Performing Arts
- Search for films titled Carmen at the Internet Movie Database
- Carmen and other works by Mérimée in English
Thể loại:
Trận Mậu Thân tại Huế là trận chiến kéo dài 26 ngày giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ trong sự kiện Tết Mậu Thân. Trận chiến này cũng là một phần của Chiến tranh Việt Nam. Đây là một trận đánh ác liệt nhất trong đợt 1 Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Dù quân Giải phóng bị đánh bật khỏi Huế song nó mang lại sự đổ vỡ tâm lý và chính trị lớn nhất cho Hoa Kỳ. Trong đó còn có sự kiện Thảm sát Huế Tết Mậu Thân vẫn còn nhiều tranh cãi về tính xác thực do các bên chưa công bố tài liệu hoặc công bố (tuyên truyền) sai lệch.
Nhằm tăng cường sự chỉ đạo, mặt trận trọng điểm Huế được chia thành hai cánh:
- Cánh Bắc phụ trách phần thành phố ở tả ngạn sông Hương và huyện Hương Trà. Đây là hướng chính của cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở thành phố Huế với lực lượng gồm: Trung đoàn 6 bộ binh, Tiểu đoàn 816, Trung đoàn 9, Tiểu đoàn đặc công 12, một đại đội trọng liên 12,7mm (6 khẩu), một đại đội ĐKZ-75 (4 khẩu), một đại đội súng cối 82 mm (6 khẩu), một đại đội công binh, một đại đội trinh sát, một đại đội thông tin, một đại đội vận tải, hai đội biệt động thành phố cùng các lực lượng bảo đảm và lực lượng vũ trang huyện Hương Trà. Cánh này có nhiệm vụ tiêu diệt cơ quan đầu não Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa, đánh chiếm khu thành nội, mục tiêu chủ yếu là Mang Cá, Tây Lộc, Cột Cờ, sau đó phát triển, chiếm lĩnh toàn bộ khu vực tả ngạn thành phố và huyện Hương Trà, tiến lên tiêu hao, tiêu diệt căn cứ Mỹ ở Đồng Lâm, thiết lập chính quyền cách mạng, đánh quân đối phương phản kích, giữ vững trật tự an ninh.
- Cánh Nam bao gồm phần thành phố ở hữu ngạn sông Hương và hai huyện Hương Thuỷ, Phú Vang. Lực lượng cánh này có hai tiểu đoàn bộ binh 840 và 810 thuộc Đoàn 5, hai tiểu đoàn bộ binh 815 và 818 của Trung đoàn 9, hai tiểu đoàn đặc công 1 và 2, một đại đội súng cối 82 mm (6 khẩu), một đại đội súng máy phòng không 12,7mm, một đại đội ĐKZ-75 mm (6 khẩu), một đại đội trinh sát, một đại đội công binh, một đại đội thông tin cùng các lực lượng biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ. Mục tiêu chủ yếu của cánh Nam là các cơ quan hành chính của Việt Nam Cộng Hòa, cơ quan quân sự tỉnh Thừa Thiên, trung đoàn thiết giáp nhà lao, khu tam giác hữu ngạn. Sau khi tiêu diệt các mục tiêu này, cánh Nam từ kiềm chế, bao vây, ngăn chặn tiến lên đánh tê liệt căn cứ Phú Bài, trung đoàn thiết giáp Mỹ, giải phóng toàn bộ vùng nông thôn ngoại thành và hai huyện Hương Thuỷ, Phú Vang, đồng thời đánh phản kích từ ngoài vào thành phố.
Để chiếm được Huế, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã đưa 200 khẩu súng ngắn và chất nổ C4 vào bên trong thành phố. Vũ khí được đưa vào bằng xe lam, bằng các gánh hàng trái cây; còn AK thì dấu dưới những chiếc thuyền hai đáy. Tiến vào Mậu Thân, những con thuyền chở vũ khí vào Huế từ nguồn sông Bồ qua ngã Ba Sình, từ Dương Xuân Hạ xuống, từ Phú Vang lên, hoặc từ chợ Tài Ba vào để kịp thời trang bị cho bên trong.[4]
Ban chỉ huy mặt trận trọng điểm Huế gồm: Lê Minh - Phó Bí thư Khu uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế làm Chỉ huy trưởng; Lê Chưởng - Phó Bí thư Khu uỷ, Chính uỷ quân khu làm Chính uỷ; Nam Long - Uỷ viên Thường vụ Khu uỷ, Phó Tư lệnh quân khu làm Chỉ huy phó; Đặng Kinh - Khu uỷ viên, Phó Tư lệnh quân khu làm Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởng.
Các đơn vị tập dượt đánh các mục tiêu ở Huế đều không chọn người địa phương ra, chỉ lấy người ở quê xa tới để họ không biết mục tiêu gì, ở đâu. Mọi người đều phải tập dượt rất công phu, học tập kỹ lưỡng, và tuyệt nhiên không ai có thể biết được rằng sắp “đánh Huế”. Mặt khác, quân khu đề nghị Bộ tăng cường cho chiến trường 2 trung đoàn bộ binh, 3.000 quân bổ sung, 2 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 tiểu đoàn xe tăng và 1 tiểu đoàn thông tin và được Bộ chuẩn y. Nhờ vậy, đến trước ngày nổ ra tổng tiến công và nổi dậy, quân khu đã có 4 trung đoàn và 4 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn đặc công, 15 đội biệt động thành và một số đơn vị binh chủng.
Tấn công Huế, họ đã đặt riêng ra một bộ tư lệnh chiến dịch chỉ huy. Họ dùng hai trung đoàn bộ binh là Đoàn 5 sát nhập chung với các cán bộ Thành đội Huế gọi là Bộ Chỉ huy 5 hay Bộ Chỉ huy Thành đội Huế do Nguyễn Vạn lãnh đạo và Đoàn 6 do trung tá Nguyễn Trọng Dần chỉ huy. Ngoài ra còn 2 trung đoàn bộ binh khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gởi sang làm chi viện là Đoàn 9 (Trung đoàn Cù Chính Lan) và một thành phần của Ðoàn 8.
Do các hoạt động bảo mật của quân Giải phóng làm rất tốt nên cho đến phút chót không một toán quân nào bị đánh vào giữa đội hình, không ai thương vong, không ai bị bắt, trong một thời gian dài, chiến dịch đã đưa về cả ngàn con người, cách trung tâm chỉ huy cách Huế 5 km. Với nỗ lực của các cơ quan kinh tế của khu và hậu cần quân khu, cùng sự đóng góp tích cực của các tầng lớp nhân dân, đến cuối tháng Giêng năm 1968, mặt trận Thừa Thiên - Huế đã có gần 1.000 tấn gạo để rải rác ở vùng giáp ranh và căn cứ miền núi Thừa Thiên, Quảng Trị, hơn 1.100 tấn để trong dân vùng đồng bằng (Thừa Thiên 700 tấn, Quảng Trị 450 tấn). Riêng mặt trận trọng điểm Huế mới có 130 tấn. Ngoài ra còn có 79 tấn muối, 15 tấn đường, 1,2 tấn sữa, 1,5 tấn bột trứng, 590 kg mì chính, chưa tính 350 tấn gạo, 400 tấn vũ khí Bộ Quốc phòng đã chuẩn y cho Trị - Thiên - Huế (qua Bộ Tư lệnh 559). Số hàng này đến ngày 20-1-1968, Đoàn 559 mới giao tại trạm đầu tiên, cách Huế khoảng 10 ngày vận chuyển bộ.
Lịch chung cho toàn quân Giải phóng về Huế là ngày 30 ăn Tết (đúng kỷ niệm lần thứ 180 ngày Tết Quang Trung đi giải phóng Thăng Long, Mậu Thân 1789).[4]
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta!".
Bài Thơ chúc Tết 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh phát đi trên sóng phát thanh quốc gia của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa chính là hiệu lệnh phát động cuộc tấn công.[5]
Từ chiều 30 đến đêm giao thừa qua ngày mồng một, tiếng pháo nổ liên hồi, dân chúng lũ lượt đi lễ, đi chúc Tết lẫn nhau rất vui vẻ, không có chuyện gì xảy ra.
Sáng mồng một Tết, Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, cùng toàn thể nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh Sư đoàn đến dự lễ chào cờ đầu năm ở Phú Văn Lâu. Ngay sau đó, chuẩn tướng được tin Quân đoàn cho biết quân giải phóng trong đêm 30 Tết đã đột nhập tấn công 2 thị xã Nha Trang và Qui Nhơn. Lệnh cấm trại được ban hành tức khắc cho các đơn vị trực thuộc. Chính chuẩn tướng cũng ngủ tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn không về nhà. Đang say sưa ăn Tết, binh sĩ đồn trú vẫn không tin quân giải phóng sẽ tấn công.
2 giờ 33 phút ngày 30-1-1968, pháo binh Quân giải phóng đồng loạt bắn phá các mục tiêu Việt Nam Cộng Hòa ở khu Tam giác, khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Động Toàn, Đông Ba, mở đầu cho tổng tiến công vào Nội đô Huế. Sau loạt pháo mở màn, lực lượng vũ trang trên hai hướng cùng lúc đánh vào 40 mục tiêu trong và ngoại thành Huế.
Khởi đầu cuộc tấn công chủ yếu với 2 tiểu đoàn 800 và 802 cùng với lực lượng bí mật xâm nhập trước, đến sáng sớm ngày đầu tiên, quân Giải phóng đã kiểm soát toàn bộ thành phố ngoại trừ Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1/BB (thành Mang Cá) và khu phái bộ Cố vấn Hoa Kỳ MACV (tức Khách sạn Thuận Hóa). Đại đội 1 (Tiểu đoàn 12 đặc công) và Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) đánh vào Mang Cá. Do không nắm chắc địa hình, các đơn vị phải dùng sức mạnh để đột phá vào cổng chính, quân Mỹ trên các nhà tầng bắn trả quyết liệt. Xe tăng Mỹ tiến ra bịt cổng bị quân Giải phóng dùng B-40 bắn cháy 2 xe và đẩy lui. Sau đó 14 chiến sĩ đặc công và 12 chiến sĩ bộ binh xung phong vào căn cứ chiếm được khu nhà đại đội quân y, đại đội chiến tranh tâm lý. Xe tăng Mỹ phản kích cố bịt cho được cửa mở. Lực lượng quân Giải phóng từ phía sau lên tiếp viện không vượt qua được hoả lực rất mạnh. Đến 11 giờ trưa, toàn bộ lực lượng quân Giải phóng phải rút ra.
Ngay hôm đó quân Mỹ tiến vào Huế tăng cường và phòng thủ các nơi kể trên. Quân Giải phóng tăng cường tiểu đoàn 804 với ý đồ chặn đứng các lực lượng tăng phái Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa nhưng họ không thực hiện được ý đồ này. Thành Mang Cá và khu Cố vấn Mỹ được củng cố mạnh mẽ và không còn bị đe dọa nghiêm trọng nữa.[6]
Vào đêm mồng một Tết, 2 giờ sáng quân Giải phóng đồng loạt pháo kích vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1, Bộ Chỉ huy Tiểu khu, Trung tâm Huấn luyện Đống Đa và vị trí của Thiết đoàn 7 Kỵ binh ở An Cựu. Khoảng trên 100 đạn súng cối 82 ly của quân Giải phóng bắn vào khu Mang Cá Lớn. Cùng lúc đó, họ cũng tấn công khu Mang Cá sau khi lọt qua được cửa An Hòa. Một cánh quân Việt Cộng tiến đến sân bay Tây Lộc tấn công khu quân cụ của Đại đội 1 Quân cụ, nhưng bị lực lượng Việt Nam Cộng hòa bắn dữ dội. Một cánh quân khác của họ tấn công của thành phía Tây, dùng bộc phá phá tan cổng và tràn vào nội thành. Trong khi đó, một tiểu đoàn khác tấn công vị trí Bắc cầu An Hòa tới 3 giờ 20 sáng thì chiếm được mục tiêu.
Lúc 1 giờ sáng thì quân Giải phóng thuộc trung đoàn 6 báo đầu tiên đã chiếm lĩnh trận địa; tiếp theo, cánh nam báo chiếm lĩnh hai mục tiêu ưu tiên; mỗi điện báo đều mật và chỉ 3 chữ. 6 giờ sáng, điện báo chiến thắng về từ khắp mọi nơi, coi như đã chiếm hết thành phố Huế, các huyện ngoại thành cũng chiếm được các xã địa bàn đã quy định. Như vậy, chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, thành phố Huế đã bị Việt Cộng đánh chiếm. Đến 11 giờ sáng mùng 2, lá cờ Mặt trận treo trên đỉnh Kỳ Đài Huế; tất cả bộ đội đều nhảy nhót, vỗ tay hoan hô.[4]
Sau khi chiếm cửa An Hòa và cửa chánh Tây, quân Giải phóng miền Nam dồn nỗ lực tấn công khu Mang Cá. Lực lượng phòng thủ từ trên các tầng lầu bắn xuống dữ dội khiến họ tiến lên không nổi. Lực lượng đánh sân bay Tây Lộc bị rào kẽm gai ngăn cản nên chạy lạc sang đánh khu Quân Cụ.
Đến 3 giờ 15 sáng, họ dốc toàn lực tấn công khu sân bay, đột nhập đốt kho đạn, kho xăng và khu nhân viên kỹ thuật, nhưng cả ngày hôm sau vẫn chưa chiếm được khu sân bay này. Đêm đến, lại tấn công nữa, cuối cùng chiếm được khu đậu phi cơ. Sáng hôm sau, quân Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa phản kích chiếm lại sân bay. Tính chung cả hai đợt, quân Giải phóng phá hỏng được 40 máy bay, 100 xe các loại, đốt 1 kho đạn, 1 kho xăng.
Quanh khu Đại Nội quân giải phóng miền Nam tấn công Đại Ðội Thám Báo của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Đại đội 4 đột phá cửa Hữu, dùng một mũi thọc sâu nhanh chóng chiếm khu Cột Cờ lúc 4 giờ 30 phút. Còn lại đại bộ phận của Đại đội 4 cùng Đại đội 3 theo đường Yết Kiêu, Lê Huân đánh vào khu Đại Nội. và vào lúc 5 giờ sáng, quân Giải phóng chiếm khu Đại Nội, diệt toàn bộ đại đội thám báo và 130 cảnh sát, bắt 26 lính khác. Tới 8 giờ sáng thì họ chiếm được cột cờ và treo lên đó lá cờ Giải phóng (trên đỏ, dưới xanh, có ngôi sao vàng ngay giữa) rất lớn. Tới sáng mồng 2 Tết tại phía tả ngạn sông Hương, họ trà trộn vào nhiều khu phố và kiểm soát được khu Đại nội, chợ Đông Ba, cửa Thượng Tứ, của Chánh Tây và cửa An Hòa.
Tại hữu ngạn sông Hương, một cánh quân khác phối hợp với thành đội Huế làm chủ tình hình khá dễ dàng. Họ tràn ngập vào các khu dân chúng và bao vây cô lập tất cả các cứ điểm quân sự của Việt Nam Cộng Hòa, đã thành công chiếm tất cả các cơ quan hành chánh, trong đó có Tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên, khu đại học, v.v. Riêng khu tứ giác gồm trung tâm MACV, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên, Đài Phát Thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn nằm trong tay quân Việt Nam Cộng hòa.
Đến ngày 1-2, phần lớn Huế với 90% dân số đã nằm trong tay lực lượng quân giải phóng. Hãng tin Pháp AFP ngày 7-2-1968 đã bình luận: “Sau một đêm đánh nhau, Việt cộng đã kiểm soát 90% dân chúng thành phố Huế. Ngay sáng hôm sau, bộ máy hoạt động và cổ động chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã bắt tay vào làm việc. Rõ ràng họ có một tổ chức mạnh mẽ trong thành phố này vì họ có thể huy động rất nhiều người ra làm việc cho họ”.
Vào sáng mồng 2 Tết, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 điều động Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù ở Tứ Hạ kéo về giải tỏa thành phố. Trước hỏa lực rất mạnh của quân giải phóng từ trong các dãy nhà bắn ra, tiểu đoàn Nhảy Dù không sao di chuyển được nhất là trời xấu không có Không Quân yểm trợ. Tiểu Ðoàn 3/3 của Việt Nam Cộng Hòa đóng tại Nam Giao phản công cũng thất bại không giải tỏa được áp lực tại vùng này. Thiết đoàn 7 Kỵ Binh đóng tại An Cựu được lệnh tiến sang Thành nội giải tỏa.
Vào buổi trưa, quân Việt Nam Cộng Hòa mang 3 chiến xa mở đường vào thành phố, nhưng khi vào tới gần Ty Cảnh sát Quốc Gia (vẫn do quân đội Việt Nam Cộng Hòa giữ) thì bất thần bị B-40 của Quân Giải phóng miền Nam từ khu nhà phố bắn cháy xe và Trung Tá Phan Hữu Chí (thiết đoàn trưởng) bị chết ngay tại chỗ.
Tám giờ sáng ngày mồng 3 Tết, Chiến Ðoàn 1 Nhảy Dù gồm các Tiểu Ðoàn 2 và 7 cùng với Chi Ðoàn thiết vận xa từ An Lỗ và Tứ Hạ về giải tỏa cùng lúc Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn 1 và Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù mới được tăng cường từ Saigon tới Huế vào buổi trưa ngày mồng 2 Tết. Bộ đội nghênh chiến nhưng sau đó họ rút lui vào nội thành cố thủ.
Khi Huế bị đánh, Hoa Kỳ không có một lực lượng nào ở trong thành phố ngoài Bộ Chỉ Huy MACV ở ngay sát Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên. Mãi đến chiều mồng 3 Tết mới có 1 đại đội Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ đầu tiên đến tăng cường cho Bộ Chỉ Huy MACV của họ.
Trong 3 ngày mồng 3, 4 và 5 Tết (1, 2 và 3 tháng 2/1968), quân đội Hoa Kỳ gồm 3 đại đội TQLC và 1 chi đoàn thiết xa thuộc Sư Ðoàn 1 TQLC mới mở các cuộc hành quân giải tỏa. Ngày mồng 4 Tết, quân Giải phóng tấn công Tiểu Ðoàn 1 Công Binh tại 1 km phía Nam Huế và tiếp tục duy trì áp lực tại khu vực Tây Lộc, Thành Nội, khu vực cột cờ, khu vực hành chánh và trường Đồng Khánh. Cũng trong đêm này, họ chiếm lao xá giải thoát khoảng 2.000 can phạm đủ thành phần. Trong số này, gần một nửa (1.000 người) được vũ trang và tham gia vào các đơn vị quân Giải phóng. Sự giải thoát các tù nhân này gây thêm sự xáo trộn cho thành phố Huế.
Về phía tả ngạn, Tiểu Ðoàn 2/5 TQLC Hoa Kỳ tấn công giải tỏa tại khu Đại học Huế và Bộ Chỉ Huy MACV. Cứ tiến lên rồi lại bị đẩy lui về, do đó việc giải tỏa khu vực hữu ngạn sông Hương đã chậm trễ và kéo dài trong nhiều ngày. Các đơn vị của Tiểu Ðoàn 2/5 TQLC Hoa Kỳ đã giải tỏa được áp lực cho nhiều cơ sở quân sự và cho nhiều khu dân cư, nhưng sau ít giờ chiếm đóng các đơn vị này lại phải rút lui.
Vào 11 giờ 30 sáng mồng 9 Tết, được tăng cường thêm 2 tiểu đoàn từ phía An Hòa - Kim Long, quân Giải phóng miền Nam mở một cuộc tấn công vào Tiểu Ðoàn 4/3 trú đóng tại Chánh Tây, gây cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa nhiều thương vong, thất lạc một số máy truyền tin cùng vũ khí khá quan trọng mà chỉ mất 7 người. Cũng trong đêm 9 Tết tức 7 tháng 2/1968, quân Giải phóng giật mìn sập cầu Tràng Tiền.
Ngày 10 Tết, lực lượng Hoa Kỳ chiếm lại Tòa Đại Biểu còn lực lượng hành quân Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực tả ngạn không tiến lên được. Đến ngày 9 tháng 2/1968, tức 11 âm lịch, quân Giải phóng miền Nam phân tán mỏng và rút lui về phía Nam Giao.
Để thanh toán Quân Giải phóng miền Nam còn bám trong dân, Tiểu Khu Thừa Thiên đã điều động một số lính Địa Phương Quân của Quận Hương Thủy và các khóa sinh của Trung Tâm Huấn luyện Đống Đa tại Phú Bài để mở các cuộc hành quân lục soát và kiểm soát các khu phố đã được giải tỏa.
16 giờ ngày 10 tháng 2/1968, một đơn vị TQLC Hoa Kỳ được trực thăng vận tới tăng viện cho Tiểu Ðoàn 2/5 bên khu vực hữu ngạn sông Hương dù thời tiết rất xấu, trong khi đó, 1 tiểu đoàn TQLC khác được di chuyển bằng xe từ Phú Bài vào thành phố Huế. Cũng trong ngày này 1 chiếc LCU của Hải Thuyền Việt Nam đã cập bến trước Trường Ðại Học Sư Phạm chở các đồ tiếp tế từ Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 bên tả ngạn sông Hương sang hữu ngạn cho các cơ quan quân sự của Tiểu Khu Thừa Thiên. Lúc này Gia Hội vẫn hoàn toàn do Quân Giải phóng miền Nam kiểm soát. Hai phần ba đường Phan Bội Châu cũng vậy. Trong Thành Nội họ cũng chiếm được nhiều cao điểm và nhà dân.
Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 đang đứng trước hai ngả. Một là thận trọng mà tiến, chiếm từng nhà bằng cận chiến vũ khí cá nhân, chấp nhận thương vong cao cho binh sĩ. Hai là quyết tâm đánh mau đánh mạnh, dùng hỏa lực mạnh như bom, pháo thanh toán nhanh chóng Quân Giải phóng miền Nam và như vậy buộc dân chúng phải chấp nhận tổn thất rất lớn. Cuối cùng họ chọn cách thứ 2.
Vào sáng ngày 12 tháng 2/1968, quân Việt Nam Cộng hòa được tăng cường 1 đơn vị tiền thám của Chiến Ðoàn A TQLC, hồi 18 giờ một đơn vị TQLC Hoa Kỳ cũng đã băng qua sông Hương sang bên tả ngạn cập bến Bảo Vinh vào Thành Nội qua cổng hậu. Sáng ngày 13 tháng 2/1968, TQLC Hoa Kỳ tiếp tục đổ bộ lên bến Bảo Vinh.
Nhờ trời quang mây tạnh trong 3 ngày liền 14, rằm (15) và 16 Âm lịch Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam Cộng hòa từ Sài Gòn đến để thay thế cho Chiến Ðoàn Nhảy Dù đã thiệt hại quá nhiều được về lại Sài gòn nghỉ ngơi và bổ sung. Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam Cộng hòa được mang đến Phú Bài, dùng tàu vượt sông đổ bộ lên bến Bao Vinh. Hai trong 3 Tiểu đoàn TQLC đã đổ bộ an toàn vào Thành Nội ngày 12 tháng 2/1968.
Cuộc hành quân của Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam tại chiến trường Huế nay được đặt mật danh là "Cuộc Hành Quân Sóng Thần 739/68," khởi diễn từ Thành Nội vào sáng ngày 14 tháng 2/1968, Tiểu Ðoàn 1 do Thiếu Tá Phan Văn Thắng chỉ huy và Tiểu Ðoàn 5 do Thiếu Tá Phạm Văn Nhã làm tiểu đoàn trưởng.
Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam chia làm 2 cánh quân. Cánh thứ nhất là Tiểu Ðoàn 1, cánh thứ hai là Tiểu Ðoàn 5. Mục tiêu đầu tiên là tiến tới trại Cao Thắng của Đại đội 1 Quân Cụ làm căn cứ tiền tuyến. Trại này đã do 80 lính Việt Nam Cộng Hòa cố thủ trong 15 ngày dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Trần Kim Huê và Trung Úy Nguyễn Văn Cáp. Họ cho biết kho quân cụ này rất quan trọng vì tồn kho rất nhiều vũ khí, đạn dược, đủ loại kể cả 1.400 súng M-16 là súng tối tân nhất của Mỹ, nếu Quân Giải phóng miền Nam chiếm được kho súng đạn này thì thật là "một đại họa" cho Việt Nam Cộng Hòa.
Hôm 14 tháng 2, lần đầu tiên trong trận đánh 16 ngày tại Huế, phi cơ đã ném bom vào những bức tường kiên cố. Các loại bom được dùng là bom napalm, hỏa tiễn 6.8 inch và bom hơi cay thả vào các vị trí Quân Giải phóng miền Nam. Hôm 15 tháng 2/1968 các phi cơ đã thả các loại bom 250, 500 và 750 cân Anh. Các chiến xa M-50 Ontos sử dụng súng không giật 107 ly bắn đạn tạo mưa mảnh đinh có sức sát thương và phá hủy công trình rất lớn cũng được sử dụng tối đa.
Quân Giải phóng cố tìm cách giữ những yếu điểm ở dọc các bức tường về phía đông bắc và tây nam mặc dù bị tấn công nhiều đợt. Trận đánh ở Huế trở nên gay go vì thời tiết trở lạnh và vì cuộc chiến diễn ra trong từng căn nhà một, bàn ghế được mang ra chất ngổn ngang để làm chướng ngại vật ngăn quân Mỹ. Ổ kháng cự chính của các chiến sĩ quân Giải phóng nằm dọc theo bức tường phía tây nam của pháo đài rộng 2 dậm vuông và chiếm giữ khu nội điện nằm trong Thành Nội.
Ngày 16 tháng 2/1968 tại khu Thành Nội Huế, phi cơ F-8 Crusader thả bom thậm chí đã dùng cả bom napalm oanh kích vào các vị trí của quân Giải phóng.
Ngày 18 tháng 2/1968, việc tiến quân của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa gặp rất nhiều khó khăn, chậm chạp, thời tiết xấu, trực thăng không thể tiếp tế được. Một đoàn xe Việt Nam Cộng Hòa đi từ Phú Bài đã bị pháo kích. Hai bên giao tranh nhiều lần suốt ngày. Phi cơ chiến đấu không yểm trợ được vì thời tiết xấu, khí hậu lạnh và có sương mù thấp cách mặt đất chừng 150 mét.
Lúc 4 giờ 30 ngày 19 tháng 2/1968, 2 tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại khu vực phía tây nam Thành Nội Huế tấn công vào vị trí của Tiểu Ðoàn 1 TQLC Việt Nam cộng hòa, khoảng 300 trái đạn súng cối 82 ly và B-40 bắn vào vị trí của tiểu đoàn này gây thiệt hại. Ngày 20 tháng 2/1968, tại Thành Nội vẫn còn khoảng chừng 350 quân Giải phóng tiếp tục chiến đấu, cầm cự ở những vị trí kiên cố. Trước khi đánh vào Thành Nội, các đơn vị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã truyền loa kêu gọi ra hàng nhưng quân Giải phóng hầu hết bố trí trong hầm hố và địa đạo tại dãy tường thành kiên cố tây nam quyết không đầu hàng nên quân đội phải dùng hỏa lực mạnh tấn công vào.
Ngày 21-2, quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm toàn bộ tuyến Bôn Trì, Bôn Phổ, An Lưu, La Chữ, Quế Chữ, Cổ Bưu. Trong thành nội chúng chiếm thêm cầu Thượng Tứ, dồn lực lượng quân Giải phóng về phía tây. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng tránh bị bao vây, ngày 22-2-1968, Khu uỷ Trị - Thiên và chỉ huy mặt trận Huế quyết định rút toàn bộ lực lượng ra ngoài thành phố.
Mãi tới trưa ngày 23 tháng 2/1968, hai đại đội thuộc một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm cửa Hữu phía tây Thành Nội Huế sau khi thanh toán xong một lực lượng đối phương gồm 31 người, tịch thu một trung liên Bar, 4 súng trường M1, 4 khẩu carbine, một súng trường AK-47.[cần dẫn nguồn] Đồng thời một đơn vị khác của Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa chạm súng với một lực lượng đối phương không rõ quân số tại khu vực tây nam Thành Nội Huế. Còn lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã chiếm được một vòng lầu ở phía đông nam. Nhờ tính chiến lược của địa điểm này, quân Mỹ và đồng minh đã hoàn toàn kiểm soát được cầu Nguyễn Hoàng (tức cầu Tràng Tiền).
Trong trận đánh chiếm giữ thành phố, quân Giải phóng cũng thành công trong việc thành lập Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hoà Bình với Giáo Sư Lê Văn Hảo làm chủ tịch, các ủy viên gồm có bà Thuần Chi, Thượng Tọa Thích Ðôn Hậu, và hai đảng viên Cộng Sản khác.
Quân Giải phóng rút khỏi Huế ngày 23 tháng 2/1968 và cuối ngày 24 tháng 2/1968 thì quân đội Hoa Kỳ tái kiểm soát hết các khu vực nội thành.
Tài liệu của Quân Giải phóng ghi nhận: Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế, quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã 25.000 tên địch, bắn rơi và phá hỏng hơn 200 máy bay, bắn cháy 41 tàu chiến, phá huỷ 533 xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn.
Trong khi xét về chiến thuật, quân Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa đã thành công khi tái chiếm được Huế, nhưng xét về toàn cục thì họ đã nếm đòn đau nhất trong các cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Với việc giữ được thành phố 25 ngày, quân Giải phóng ở Huế đã giành thành công lớn nhất và giữ được thành phố lâu nhất so với các thành phố khác, góp phần quan trọng vào thắng lợi chính trị cũng như tạo ý nghĩa tuyên truyền của tổng tiến công và nổi dậy trên toàn Miền.
Mặt khác, chính chiến thuật của Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa cũng đẩy tình cảnh của họ vào thế bất lợi, bởi việc sử dụng vũ khí hạng nặng trong chiến tranh đô thị, tuy giúp giảm thương vong, song lại gây tàn phá chết chóc cho dân thường. Những hình ảnh này được trình chiếu lên truyền hình vô hình chung đã khiến nhân dân Mỹ căm phẫn, làm quân đội Mỹ mất đi sự ủng hộ của công chúng, tác động tiêu cực tới chiến lược chiến tranh của họ. Trận đánh này cùng với Tết Mậu Thân vẫn thường được giới sử học Mỹ coi là "Begin the lost of the War"[cần dẫn nguồn] - Khởi đầu của sự thất bại.
Tòa tỉnh trưởng, qua đài phát thanh Huế, đã ra thông cáo thiết quân luật 24 trên 24. Tuy nhiên nhiều thường dân đã liều chạy về nhà cũ thu thập chăn mền, chiếu, gạo, nồi niêu, bát đĩa. Tại hữu ngạn sông Hương có 2 trung tâm tỵ nạn, một tại Dòng Chúa Cứu Thế và một tại trường Kiểu Mẫu, một trại khác đã được tạo lập tại Phú Lương.
Những trại tỵ nạn này được lập ngay từ khi quân lực Hoa Kỳ mở cuộc phản công và họ giải tỏa đến đâu thì dân chúng đến tập trung tại các trung tâm tỵ nạn. Đến ngày 10 tháng 2, 1968, người ta mới bắt đầu thu lượm xác chết và dân chúng nằm rải rác rồi tạm chôn ngay bên đường, không thể dời ra nghĩa địa được.
Để tiêu diệt quân Giải phóng trong đô thị, quân Mỹ dùng pháo hạm và máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm. Các loại vũ khí có sức sát thương hàng loạt như súng không giật 107 mm bắn đạn tạo mưa đinh, bom napan, đạn pháo tăng, súng phun lửa... được sử dụng tối đa. Bên cạnh việc giúp tiêu diệt đối phương, những vũ khí này cũng gây tác hại rất lớn cho dân thường. Theo thống kê, sau 25 ngày chiến sự, 80% nhà cửa ở Huế đã bị bom đạn Mỹ phá hủy, hàng ngàn thường dân cũng chết trong các cuộc giao tranh.[7] Theo tài liệu của Quân Giải phóng, họ đã phải chôn cất hàng ngàn dân thường trong các hố chôn tập thể cùng binh sĩ của họ.
Một số tài liệu Mỹ và phương Tây cho rằng trong lúc chiếm giữ Huế, quân Giải phóng đã xử tử nhiều nhân viên quân sự và dân sự thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa.[8][9][10] Theo ông Mark Woodruff, một báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi rằng họ đã "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ bị…" tại Huế.[11] Ngược lại, phía quân Giải phóng và một số tài liệu Mỹ và phương Tây cho biết: Cái gọi là "cuộc thảm sát” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế bom Mỹ đã làm nhiều thường dân chết lẫn lộn cùng binh lính hai bên. Quân Giải phóng đã tự chôn cất thường dân chết do hỏa lực của Mỹ, do vậy Hoa Kỳ mới phát hiện xác thường dân trong các ngôi mộ tập thể. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã đến kiểm chứng các hố chôn tập thể, nhưng bị phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ngăn cản.[12][13][14][15][16] Điều này đặt nghi vấn: tại sao Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sau khi tái chiếm Huế đã không cho phóng viên quốc tế tới hiện trường để điều tra viết bài, trong khi nếu sự việc có thật thì lẽ ra Mỹ phải tận dụng vì đây sẽ là cơ hội tuyên truyền rất tốt cho họ.
Nhiều công trình bị thiệt hại trong Hoàng Thành. Cửa Ngọ Môn cùng các công trình khác bị hư hại nặng nề, làm biến dạng, mãi đến cuối thập niên 1970 mới được trùng tu, sửa chữa.
- Các vở Opera của Georges Bizet
- Các vở opera tiếng Pháp
- Kịch opéra
- Opera năm 1875
- Opera
- Opera có bối cảnh tại Iberia
- Tổ khúc
Trận Mậu Thân tại Huế
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Trận Mậu Thân tại Huế là trận chiến kéo dài 26 ngày giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ trong sự kiện Tết Mậu Thân. Trận chiến này cũng là một phần của Chiến tranh Việt Nam. Đây là một trận đánh ác liệt nhất trong đợt 1 Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Dù quân Giải phóng bị đánh bật khỏi Huế song nó mang lại sự đổ vỡ tâm lý và chính trị lớn nhất cho Hoa Kỳ. Trong đó còn có sự kiện Thảm sát Huế Tết Mậu Thân vẫn còn nhiều tranh cãi về tính xác thực do các bên chưa công bố tài liệu hoặc công bố (tuyên truyền) sai lệch.
Mục lục
Chuẩn bị của Quân Giải phóng
Huế là một trong ba chiến trường chính và là một trong ba trọng điểm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy, từ tháng 5-1967, Trung ương Đảng Lao động quyết định tổ chức lại hệ thống lãnh đạo chỉ huy cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chiến trường trọng điểm này. Theo chỉ đạo của Trung ương, các tỉnh uỷ và tỉnh đội giải thể. Các huyện uỷ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Khu uỷ. Về quân sự, trên từng hướng tiến công thành lập đoàn phụ trách: Đoàn 4 phụ trách khu vực Phú Lộc - bắc đèo Hải Vân; Đoàn 5 phụ trách mặt trận thành phố Huế và ba huyện ngoại thành Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Vang; Đoàn 6 phụ trách hai huyện Phong Điền, Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên); Đoàn 7 phụ trách hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Các đoàn chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên. Đoàn 31, chịu sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh mặt trận B5 (Đường 9 - bắc Quảng Trị), phụ trách khu vực từ Đường 9 trở ra đến giới tuyến quân sự tạm thời.Nhằm tăng cường sự chỉ đạo, mặt trận trọng điểm Huế được chia thành hai cánh:
- Cánh Bắc phụ trách phần thành phố ở tả ngạn sông Hương và huyện Hương Trà. Đây là hướng chính của cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở thành phố Huế với lực lượng gồm: Trung đoàn 6 bộ binh, Tiểu đoàn 816, Trung đoàn 9, Tiểu đoàn đặc công 12, một đại đội trọng liên 12,7mm (6 khẩu), một đại đội ĐKZ-75 (4 khẩu), một đại đội súng cối 82 mm (6 khẩu), một đại đội công binh, một đại đội trinh sát, một đại đội thông tin, một đại đội vận tải, hai đội biệt động thành phố cùng các lực lượng bảo đảm và lực lượng vũ trang huyện Hương Trà. Cánh này có nhiệm vụ tiêu diệt cơ quan đầu não Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa, đánh chiếm khu thành nội, mục tiêu chủ yếu là Mang Cá, Tây Lộc, Cột Cờ, sau đó phát triển, chiếm lĩnh toàn bộ khu vực tả ngạn thành phố và huyện Hương Trà, tiến lên tiêu hao, tiêu diệt căn cứ Mỹ ở Đồng Lâm, thiết lập chính quyền cách mạng, đánh quân đối phương phản kích, giữ vững trật tự an ninh.
- Cánh Nam bao gồm phần thành phố ở hữu ngạn sông Hương và hai huyện Hương Thuỷ, Phú Vang. Lực lượng cánh này có hai tiểu đoàn bộ binh 840 và 810 thuộc Đoàn 5, hai tiểu đoàn bộ binh 815 và 818 của Trung đoàn 9, hai tiểu đoàn đặc công 1 và 2, một đại đội súng cối 82 mm (6 khẩu), một đại đội súng máy phòng không 12,7mm, một đại đội ĐKZ-75 mm (6 khẩu), một đại đội trinh sát, một đại đội công binh, một đại đội thông tin cùng các lực lượng biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ. Mục tiêu chủ yếu của cánh Nam là các cơ quan hành chính của Việt Nam Cộng Hòa, cơ quan quân sự tỉnh Thừa Thiên, trung đoàn thiết giáp nhà lao, khu tam giác hữu ngạn. Sau khi tiêu diệt các mục tiêu này, cánh Nam từ kiềm chế, bao vây, ngăn chặn tiến lên đánh tê liệt căn cứ Phú Bài, trung đoàn thiết giáp Mỹ, giải phóng toàn bộ vùng nông thôn ngoại thành và hai huyện Hương Thuỷ, Phú Vang, đồng thời đánh phản kích từ ngoài vào thành phố.
Để chiếm được Huế, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã đưa 200 khẩu súng ngắn và chất nổ C4 vào bên trong thành phố. Vũ khí được đưa vào bằng xe lam, bằng các gánh hàng trái cây; còn AK thì dấu dưới những chiếc thuyền hai đáy. Tiến vào Mậu Thân, những con thuyền chở vũ khí vào Huế từ nguồn sông Bồ qua ngã Ba Sình, từ Dương Xuân Hạ xuống, từ Phú Vang lên, hoặc từ chợ Tài Ba vào để kịp thời trang bị cho bên trong.[4]
Ban chỉ huy mặt trận trọng điểm Huế gồm: Lê Minh - Phó Bí thư Khu uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế làm Chỉ huy trưởng; Lê Chưởng - Phó Bí thư Khu uỷ, Chính uỷ quân khu làm Chính uỷ; Nam Long - Uỷ viên Thường vụ Khu uỷ, Phó Tư lệnh quân khu làm Chỉ huy phó; Đặng Kinh - Khu uỷ viên, Phó Tư lệnh quân khu làm Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởng.
Các đơn vị tập dượt đánh các mục tiêu ở Huế đều không chọn người địa phương ra, chỉ lấy người ở quê xa tới để họ không biết mục tiêu gì, ở đâu. Mọi người đều phải tập dượt rất công phu, học tập kỹ lưỡng, và tuyệt nhiên không ai có thể biết được rằng sắp “đánh Huế”. Mặt khác, quân khu đề nghị Bộ tăng cường cho chiến trường 2 trung đoàn bộ binh, 3.000 quân bổ sung, 2 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 tiểu đoàn xe tăng và 1 tiểu đoàn thông tin và được Bộ chuẩn y. Nhờ vậy, đến trước ngày nổ ra tổng tiến công và nổi dậy, quân khu đã có 4 trung đoàn và 4 tiểu đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn đặc công, 15 đội biệt động thành và một số đơn vị binh chủng.
Tấn công Huế, họ đã đặt riêng ra một bộ tư lệnh chiến dịch chỉ huy. Họ dùng hai trung đoàn bộ binh là Đoàn 5 sát nhập chung với các cán bộ Thành đội Huế gọi là Bộ Chỉ huy 5 hay Bộ Chỉ huy Thành đội Huế do Nguyễn Vạn lãnh đạo và Đoàn 6 do trung tá Nguyễn Trọng Dần chỉ huy. Ngoài ra còn 2 trung đoàn bộ binh khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gởi sang làm chi viện là Đoàn 9 (Trung đoàn Cù Chính Lan) và một thành phần của Ðoàn 8.
Do các hoạt động bảo mật của quân Giải phóng làm rất tốt nên cho đến phút chót không một toán quân nào bị đánh vào giữa đội hình, không ai thương vong, không ai bị bắt, trong một thời gian dài, chiến dịch đã đưa về cả ngàn con người, cách trung tâm chỉ huy cách Huế 5 km. Với nỗ lực của các cơ quan kinh tế của khu và hậu cần quân khu, cùng sự đóng góp tích cực của các tầng lớp nhân dân, đến cuối tháng Giêng năm 1968, mặt trận Thừa Thiên - Huế đã có gần 1.000 tấn gạo để rải rác ở vùng giáp ranh và căn cứ miền núi Thừa Thiên, Quảng Trị, hơn 1.100 tấn để trong dân vùng đồng bằng (Thừa Thiên 700 tấn, Quảng Trị 450 tấn). Riêng mặt trận trọng điểm Huế mới có 130 tấn. Ngoài ra còn có 79 tấn muối, 15 tấn đường, 1,2 tấn sữa, 1,5 tấn bột trứng, 590 kg mì chính, chưa tính 350 tấn gạo, 400 tấn vũ khí Bộ Quốc phòng đã chuẩn y cho Trị - Thiên - Huế (qua Bộ Tư lệnh 559). Số hàng này đến ngày 20-1-1968, Đoàn 559 mới giao tại trạm đầu tiên, cách Huế khoảng 10 ngày vận chuyển bộ.
Lịch chung cho toàn quân Giải phóng về Huế là ngày 30 ăn Tết (đúng kỷ niệm lần thứ 180 ngày Tết Quang Trung đi giải phóng Thăng Long, Mậu Thân 1789).[4]
Trận chiến 26 ngày
"Xuân này hơn hẳn mấy xuân quaThắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta!".
Bài Thơ chúc Tết 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh phát đi trên sóng phát thanh quốc gia của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa chính là hiệu lệnh phát động cuộc tấn công.[5]
Từ chiều 30 đến đêm giao thừa qua ngày mồng một, tiếng pháo nổ liên hồi, dân chúng lũ lượt đi lễ, đi chúc Tết lẫn nhau rất vui vẻ, không có chuyện gì xảy ra.
Sáng mồng một Tết, Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, cùng toàn thể nhân viên thuộc Bộ Tư lệnh Sư đoàn đến dự lễ chào cờ đầu năm ở Phú Văn Lâu. Ngay sau đó, chuẩn tướng được tin Quân đoàn cho biết quân giải phóng trong đêm 30 Tết đã đột nhập tấn công 2 thị xã Nha Trang và Qui Nhơn. Lệnh cấm trại được ban hành tức khắc cho các đơn vị trực thuộc. Chính chuẩn tướng cũng ngủ tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn không về nhà. Đang say sưa ăn Tết, binh sĩ đồn trú vẫn không tin quân giải phóng sẽ tấn công.
2 giờ 33 phút ngày 30-1-1968, pháo binh Quân giải phóng đồng loạt bắn phá các mục tiêu Việt Nam Cộng Hòa ở khu Tam giác, khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Động Toàn, Đông Ba, mở đầu cho tổng tiến công vào Nội đô Huế. Sau loạt pháo mở màn, lực lượng vũ trang trên hai hướng cùng lúc đánh vào 40 mục tiêu trong và ngoại thành Huế.
Khởi đầu cuộc tấn công chủ yếu với 2 tiểu đoàn 800 và 802 cùng với lực lượng bí mật xâm nhập trước, đến sáng sớm ngày đầu tiên, quân Giải phóng đã kiểm soát toàn bộ thành phố ngoại trừ Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1/BB (thành Mang Cá) và khu phái bộ Cố vấn Hoa Kỳ MACV (tức Khách sạn Thuận Hóa). Đại đội 1 (Tiểu đoàn 12 đặc công) và Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) đánh vào Mang Cá. Do không nắm chắc địa hình, các đơn vị phải dùng sức mạnh để đột phá vào cổng chính, quân Mỹ trên các nhà tầng bắn trả quyết liệt. Xe tăng Mỹ tiến ra bịt cổng bị quân Giải phóng dùng B-40 bắn cháy 2 xe và đẩy lui. Sau đó 14 chiến sĩ đặc công và 12 chiến sĩ bộ binh xung phong vào căn cứ chiếm được khu nhà đại đội quân y, đại đội chiến tranh tâm lý. Xe tăng Mỹ phản kích cố bịt cho được cửa mở. Lực lượng quân Giải phóng từ phía sau lên tiếp viện không vượt qua được hoả lực rất mạnh. Đến 11 giờ trưa, toàn bộ lực lượng quân Giải phóng phải rút ra.
Ngay hôm đó quân Mỹ tiến vào Huế tăng cường và phòng thủ các nơi kể trên. Quân Giải phóng tăng cường tiểu đoàn 804 với ý đồ chặn đứng các lực lượng tăng phái Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa nhưng họ không thực hiện được ý đồ này. Thành Mang Cá và khu Cố vấn Mỹ được củng cố mạnh mẽ và không còn bị đe dọa nghiêm trọng nữa.[6]
Vào đêm mồng một Tết, 2 giờ sáng quân Giải phóng đồng loạt pháo kích vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1, Bộ Chỉ huy Tiểu khu, Trung tâm Huấn luyện Đống Đa và vị trí của Thiết đoàn 7 Kỵ binh ở An Cựu. Khoảng trên 100 đạn súng cối 82 ly của quân Giải phóng bắn vào khu Mang Cá Lớn. Cùng lúc đó, họ cũng tấn công khu Mang Cá sau khi lọt qua được cửa An Hòa. Một cánh quân Việt Cộng tiến đến sân bay Tây Lộc tấn công khu quân cụ của Đại đội 1 Quân cụ, nhưng bị lực lượng Việt Nam Cộng hòa bắn dữ dội. Một cánh quân khác của họ tấn công của thành phía Tây, dùng bộc phá phá tan cổng và tràn vào nội thành. Trong khi đó, một tiểu đoàn khác tấn công vị trí Bắc cầu An Hòa tới 3 giờ 20 sáng thì chiếm được mục tiêu.
Lúc 1 giờ sáng thì quân Giải phóng thuộc trung đoàn 6 báo đầu tiên đã chiếm lĩnh trận địa; tiếp theo, cánh nam báo chiếm lĩnh hai mục tiêu ưu tiên; mỗi điện báo đều mật và chỉ 3 chữ. 6 giờ sáng, điện báo chiến thắng về từ khắp mọi nơi, coi như đã chiếm hết thành phố Huế, các huyện ngoại thành cũng chiếm được các xã địa bàn đã quy định. Như vậy, chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, thành phố Huế đã bị Việt Cộng đánh chiếm. Đến 11 giờ sáng mùng 2, lá cờ Mặt trận treo trên đỉnh Kỳ Đài Huế; tất cả bộ đội đều nhảy nhót, vỗ tay hoan hô.[4]
Sau khi chiếm cửa An Hòa và cửa chánh Tây, quân Giải phóng miền Nam dồn nỗ lực tấn công khu Mang Cá. Lực lượng phòng thủ từ trên các tầng lầu bắn xuống dữ dội khiến họ tiến lên không nổi. Lực lượng đánh sân bay Tây Lộc bị rào kẽm gai ngăn cản nên chạy lạc sang đánh khu Quân Cụ.
Đến 3 giờ 15 sáng, họ dốc toàn lực tấn công khu sân bay, đột nhập đốt kho đạn, kho xăng và khu nhân viên kỹ thuật, nhưng cả ngày hôm sau vẫn chưa chiếm được khu sân bay này. Đêm đến, lại tấn công nữa, cuối cùng chiếm được khu đậu phi cơ. Sáng hôm sau, quân Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa phản kích chiếm lại sân bay. Tính chung cả hai đợt, quân Giải phóng phá hỏng được 40 máy bay, 100 xe các loại, đốt 1 kho đạn, 1 kho xăng.
Quanh khu Đại Nội quân giải phóng miền Nam tấn công Đại Ðội Thám Báo của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa. Đại đội 4 đột phá cửa Hữu, dùng một mũi thọc sâu nhanh chóng chiếm khu Cột Cờ lúc 4 giờ 30 phút. Còn lại đại bộ phận của Đại đội 4 cùng Đại đội 3 theo đường Yết Kiêu, Lê Huân đánh vào khu Đại Nội. và vào lúc 5 giờ sáng, quân Giải phóng chiếm khu Đại Nội, diệt toàn bộ đại đội thám báo và 130 cảnh sát, bắt 26 lính khác. Tới 8 giờ sáng thì họ chiếm được cột cờ và treo lên đó lá cờ Giải phóng (trên đỏ, dưới xanh, có ngôi sao vàng ngay giữa) rất lớn. Tới sáng mồng 2 Tết tại phía tả ngạn sông Hương, họ trà trộn vào nhiều khu phố và kiểm soát được khu Đại nội, chợ Đông Ba, cửa Thượng Tứ, của Chánh Tây và cửa An Hòa.
Tại hữu ngạn sông Hương, một cánh quân khác phối hợp với thành đội Huế làm chủ tình hình khá dễ dàng. Họ tràn ngập vào các khu dân chúng và bao vây cô lập tất cả các cứ điểm quân sự của Việt Nam Cộng Hòa, đã thành công chiếm tất cả các cơ quan hành chánh, trong đó có Tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên, khu đại học, v.v. Riêng khu tứ giác gồm trung tâm MACV, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên, Đài Phát Thanh, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân vẫn nằm trong tay quân Việt Nam Cộng hòa.
Đến ngày 1-2, phần lớn Huế với 90% dân số đã nằm trong tay lực lượng quân giải phóng. Hãng tin Pháp AFP ngày 7-2-1968 đã bình luận: “Sau một đêm đánh nhau, Việt cộng đã kiểm soát 90% dân chúng thành phố Huế. Ngay sáng hôm sau, bộ máy hoạt động và cổ động chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã bắt tay vào làm việc. Rõ ràng họ có một tổ chức mạnh mẽ trong thành phố này vì họ có thể huy động rất nhiều người ra làm việc cho họ”.
Vào sáng mồng 2 Tết, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 điều động Tiểu Ðoàn 2 Nhảy Dù ở Tứ Hạ kéo về giải tỏa thành phố. Trước hỏa lực rất mạnh của quân giải phóng từ trong các dãy nhà bắn ra, tiểu đoàn Nhảy Dù không sao di chuyển được nhất là trời xấu không có Không Quân yểm trợ. Tiểu Ðoàn 3/3 của Việt Nam Cộng Hòa đóng tại Nam Giao phản công cũng thất bại không giải tỏa được áp lực tại vùng này. Thiết đoàn 7 Kỵ Binh đóng tại An Cựu được lệnh tiến sang Thành nội giải tỏa.
Vào buổi trưa, quân Việt Nam Cộng Hòa mang 3 chiến xa mở đường vào thành phố, nhưng khi vào tới gần Ty Cảnh sát Quốc Gia (vẫn do quân đội Việt Nam Cộng Hòa giữ) thì bất thần bị B-40 của Quân Giải phóng miền Nam từ khu nhà phố bắn cháy xe và Trung Tá Phan Hữu Chí (thiết đoàn trưởng) bị chết ngay tại chỗ.
Tám giờ sáng ngày mồng 3 Tết, Chiến Ðoàn 1 Nhảy Dù gồm các Tiểu Ðoàn 2 và 7 cùng với Chi Ðoàn thiết vận xa từ An Lỗ và Tứ Hạ về giải tỏa cùng lúc Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn 1 và Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù mới được tăng cường từ Saigon tới Huế vào buổi trưa ngày mồng 2 Tết. Bộ đội nghênh chiến nhưng sau đó họ rút lui vào nội thành cố thủ.
Khi Huế bị đánh, Hoa Kỳ không có một lực lượng nào ở trong thành phố ngoài Bộ Chỉ Huy MACV ở ngay sát Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Thừa Thiên. Mãi đến chiều mồng 3 Tết mới có 1 đại đội Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ đầu tiên đến tăng cường cho Bộ Chỉ Huy MACV của họ.
Trong 3 ngày mồng 3, 4 và 5 Tết (1, 2 và 3 tháng 2/1968), quân đội Hoa Kỳ gồm 3 đại đội TQLC và 1 chi đoàn thiết xa thuộc Sư Ðoàn 1 TQLC mới mở các cuộc hành quân giải tỏa. Ngày mồng 4 Tết, quân Giải phóng tấn công Tiểu Ðoàn 1 Công Binh tại 1 km phía Nam Huế và tiếp tục duy trì áp lực tại khu vực Tây Lộc, Thành Nội, khu vực cột cờ, khu vực hành chánh và trường Đồng Khánh. Cũng trong đêm này, họ chiếm lao xá giải thoát khoảng 2.000 can phạm đủ thành phần. Trong số này, gần một nửa (1.000 người) được vũ trang và tham gia vào các đơn vị quân Giải phóng. Sự giải thoát các tù nhân này gây thêm sự xáo trộn cho thành phố Huế.
Cuộc phản công của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa
Mồng 5 Tết thì quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa mới bắt đầu phản công với 16 tiểu đoàn, khoảng 15.000 quân thuộc các đơn vị:- Lực lượng Hoa Kỳ gồm Tiểu Ðoàn 2/5 TQLC có 3 đại đội và 1 chi đoàn chiến xa xuất phát từ cứ điểm MACV Thừa Thiên cộng với Chiến Ðoàn RAY gồm 2 đại đội TQLC Hoa Kỳ xuất phát từ đầu cầu An Cựu. Các lực lượng này được phân công giải tỏa khu vực hữu ngạn sông Hương. Ngoài ra, cũng cần kể đến một lực lượng khác nằm án ngữ ở phía Tây Bắc và Tây Nam của thành phố Huế. Đó là Sư Ðoàn 1 Không Vận Hoa Kỳ mới được đưa từ An Khê ra trước Tết ứng phó với tình hình chiến sự tại Khe Sanh.
- Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa gồm Chiến Ðoàn 1 Nhảy Dù với 3 tiểu đoàn và 1 chi đoàn thiết vận xa xuất phát từ phía Bắc Thành Nội tiến vào. Tiểu Ðoàn 9 Nhảy Dù được trực thăng vận từ Quảng Trị đến thành Mang Cá vào chiều ngày mồng 4 Tết và xuất phát từ đây tiến vào Thành Nội. Chiến Ðoàn Nhảy Dù còn được tăng cường thêm các đơn vị của Sư Ðoàn 1 Bộ Binh để giải tỏa khu vực tả ngạn sông Hương.
Về phía tả ngạn, Tiểu Ðoàn 2/5 TQLC Hoa Kỳ tấn công giải tỏa tại khu Đại học Huế và Bộ Chỉ Huy MACV. Cứ tiến lên rồi lại bị đẩy lui về, do đó việc giải tỏa khu vực hữu ngạn sông Hương đã chậm trễ và kéo dài trong nhiều ngày. Các đơn vị của Tiểu Ðoàn 2/5 TQLC Hoa Kỳ đã giải tỏa được áp lực cho nhiều cơ sở quân sự và cho nhiều khu dân cư, nhưng sau ít giờ chiếm đóng các đơn vị này lại phải rút lui.
Vào 11 giờ 30 sáng mồng 9 Tết, được tăng cường thêm 2 tiểu đoàn từ phía An Hòa - Kim Long, quân Giải phóng miền Nam mở một cuộc tấn công vào Tiểu Ðoàn 4/3 trú đóng tại Chánh Tây, gây cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa nhiều thương vong, thất lạc một số máy truyền tin cùng vũ khí khá quan trọng mà chỉ mất 7 người. Cũng trong đêm 9 Tết tức 7 tháng 2/1968, quân Giải phóng giật mìn sập cầu Tràng Tiền.
Ngày 10 Tết, lực lượng Hoa Kỳ chiếm lại Tòa Đại Biểu còn lực lượng hành quân Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực tả ngạn không tiến lên được. Đến ngày 9 tháng 2/1968, tức 11 âm lịch, quân Giải phóng miền Nam phân tán mỏng và rút lui về phía Nam Giao.
Để thanh toán Quân Giải phóng miền Nam còn bám trong dân, Tiểu Khu Thừa Thiên đã điều động một số lính Địa Phương Quân của Quận Hương Thủy và các khóa sinh của Trung Tâm Huấn luyện Đống Đa tại Phú Bài để mở các cuộc hành quân lục soát và kiểm soát các khu phố đã được giải tỏa.
16 giờ ngày 10 tháng 2/1968, một đơn vị TQLC Hoa Kỳ được trực thăng vận tới tăng viện cho Tiểu Ðoàn 2/5 bên khu vực hữu ngạn sông Hương dù thời tiết rất xấu, trong khi đó, 1 tiểu đoàn TQLC khác được di chuyển bằng xe từ Phú Bài vào thành phố Huế. Cũng trong ngày này 1 chiếc LCU của Hải Thuyền Việt Nam đã cập bến trước Trường Ðại Học Sư Phạm chở các đồ tiếp tế từ Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 bên tả ngạn sông Hương sang hữu ngạn cho các cơ quan quân sự của Tiểu Khu Thừa Thiên. Lúc này Gia Hội vẫn hoàn toàn do Quân Giải phóng miền Nam kiểm soát. Hai phần ba đường Phan Bội Châu cũng vậy. Trong Thành Nội họ cũng chiếm được nhiều cao điểm và nhà dân.
Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 đang đứng trước hai ngả. Một là thận trọng mà tiến, chiếm từng nhà bằng cận chiến vũ khí cá nhân, chấp nhận thương vong cao cho binh sĩ. Hai là quyết tâm đánh mau đánh mạnh, dùng hỏa lực mạnh như bom, pháo thanh toán nhanh chóng Quân Giải phóng miền Nam và như vậy buộc dân chúng phải chấp nhận tổn thất rất lớn. Cuối cùng họ chọn cách thứ 2.
Vào sáng ngày 12 tháng 2/1968, quân Việt Nam Cộng hòa được tăng cường 1 đơn vị tiền thám của Chiến Ðoàn A TQLC, hồi 18 giờ một đơn vị TQLC Hoa Kỳ cũng đã băng qua sông Hương sang bên tả ngạn cập bến Bảo Vinh vào Thành Nội qua cổng hậu. Sáng ngày 13 tháng 2/1968, TQLC Hoa Kỳ tiếp tục đổ bộ lên bến Bảo Vinh.
Nhờ trời quang mây tạnh trong 3 ngày liền 14, rằm (15) và 16 Âm lịch Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam Cộng hòa từ Sài Gòn đến để thay thế cho Chiến Ðoàn Nhảy Dù đã thiệt hại quá nhiều được về lại Sài gòn nghỉ ngơi và bổ sung. Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam Cộng hòa được mang đến Phú Bài, dùng tàu vượt sông đổ bộ lên bến Bao Vinh. Hai trong 3 Tiểu đoàn TQLC đã đổ bộ an toàn vào Thành Nội ngày 12 tháng 2/1968.
Cuộc hành quân của Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam tại chiến trường Huế nay được đặt mật danh là "Cuộc Hành Quân Sóng Thần 739/68," khởi diễn từ Thành Nội vào sáng ngày 14 tháng 2/1968, Tiểu Ðoàn 1 do Thiếu Tá Phan Văn Thắng chỉ huy và Tiểu Ðoàn 5 do Thiếu Tá Phạm Văn Nhã làm tiểu đoàn trưởng.
Chiến Ðoàn A TQLC Việt Nam chia làm 2 cánh quân. Cánh thứ nhất là Tiểu Ðoàn 1, cánh thứ hai là Tiểu Ðoàn 5. Mục tiêu đầu tiên là tiến tới trại Cao Thắng của Đại đội 1 Quân Cụ làm căn cứ tiền tuyến. Trại này đã do 80 lính Việt Nam Cộng Hòa cố thủ trong 15 ngày dưới quyền chỉ huy của Đại Úy Trần Kim Huê và Trung Úy Nguyễn Văn Cáp. Họ cho biết kho quân cụ này rất quan trọng vì tồn kho rất nhiều vũ khí, đạn dược, đủ loại kể cả 1.400 súng M-16 là súng tối tân nhất của Mỹ, nếu Quân Giải phóng miền Nam chiếm được kho súng đạn này thì thật là "một đại họa" cho Việt Nam Cộng Hòa.
Hôm 14 tháng 2, lần đầu tiên trong trận đánh 16 ngày tại Huế, phi cơ đã ném bom vào những bức tường kiên cố. Các loại bom được dùng là bom napalm, hỏa tiễn 6.8 inch và bom hơi cay thả vào các vị trí Quân Giải phóng miền Nam. Hôm 15 tháng 2/1968 các phi cơ đã thả các loại bom 250, 500 và 750 cân Anh. Các chiến xa M-50 Ontos sử dụng súng không giật 107 ly bắn đạn tạo mưa mảnh đinh có sức sát thương và phá hủy công trình rất lớn cũng được sử dụng tối đa.
Quân Giải phóng cố tìm cách giữ những yếu điểm ở dọc các bức tường về phía đông bắc và tây nam mặc dù bị tấn công nhiều đợt. Trận đánh ở Huế trở nên gay go vì thời tiết trở lạnh và vì cuộc chiến diễn ra trong từng căn nhà một, bàn ghế được mang ra chất ngổn ngang để làm chướng ngại vật ngăn quân Mỹ. Ổ kháng cự chính của các chiến sĩ quân Giải phóng nằm dọc theo bức tường phía tây nam của pháo đài rộng 2 dậm vuông và chiếm giữ khu nội điện nằm trong Thành Nội.
Ngày 16 tháng 2/1968 tại khu Thành Nội Huế, phi cơ F-8 Crusader thả bom thậm chí đã dùng cả bom napalm oanh kích vào các vị trí của quân Giải phóng.
Ngày 18 tháng 2/1968, việc tiến quân của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa gặp rất nhiều khó khăn, chậm chạp, thời tiết xấu, trực thăng không thể tiếp tế được. Một đoàn xe Việt Nam Cộng Hòa đi từ Phú Bài đã bị pháo kích. Hai bên giao tranh nhiều lần suốt ngày. Phi cơ chiến đấu không yểm trợ được vì thời tiết xấu, khí hậu lạnh và có sương mù thấp cách mặt đất chừng 150 mét.
Lúc 4 giờ 30 ngày 19 tháng 2/1968, 2 tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại khu vực phía tây nam Thành Nội Huế tấn công vào vị trí của Tiểu Ðoàn 1 TQLC Việt Nam cộng hòa, khoảng 300 trái đạn súng cối 82 ly và B-40 bắn vào vị trí của tiểu đoàn này gây thiệt hại. Ngày 20 tháng 2/1968, tại Thành Nội vẫn còn khoảng chừng 350 quân Giải phóng tiếp tục chiến đấu, cầm cự ở những vị trí kiên cố. Trước khi đánh vào Thành Nội, các đơn vị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã truyền loa kêu gọi ra hàng nhưng quân Giải phóng hầu hết bố trí trong hầm hố và địa đạo tại dãy tường thành kiên cố tây nam quyết không đầu hàng nên quân đội phải dùng hỏa lực mạnh tấn công vào.
Ngày 21-2, quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm toàn bộ tuyến Bôn Trì, Bôn Phổ, An Lưu, La Chữ, Quế Chữ, Cổ Bưu. Trong thành nội chúng chiếm thêm cầu Thượng Tứ, dồn lực lượng quân Giải phóng về phía tây. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng tránh bị bao vây, ngày 22-2-1968, Khu uỷ Trị - Thiên và chỉ huy mặt trận Huế quyết định rút toàn bộ lực lượng ra ngoài thành phố.
Mãi tới trưa ngày 23 tháng 2/1968, hai đại đội thuộc một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm cửa Hữu phía tây Thành Nội Huế sau khi thanh toán xong một lực lượng đối phương gồm 31 người, tịch thu một trung liên Bar, 4 súng trường M1, 4 khẩu carbine, một súng trường AK-47.[cần dẫn nguồn] Đồng thời một đơn vị khác của Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa chạm súng với một lực lượng đối phương không rõ quân số tại khu vực tây nam Thành Nội Huế. Còn lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã chiếm được một vòng lầu ở phía đông nam. Nhờ tính chiến lược của địa điểm này, quân Mỹ và đồng minh đã hoàn toàn kiểm soát được cầu Nguyễn Hoàng (tức cầu Tràng Tiền).
Trong trận đánh chiếm giữ thành phố, quân Giải phóng cũng thành công trong việc thành lập Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hoà Bình với Giáo Sư Lê Văn Hảo làm chủ tịch, các ủy viên gồm có bà Thuần Chi, Thượng Tọa Thích Ðôn Hậu, và hai đảng viên Cộng Sản khác.
Quân Giải phóng rút khỏi Huế ngày 23 tháng 2/1968 và cuối ngày 24 tháng 2/1968 thì quân đội Hoa Kỳ tái kiểm soát hết các khu vực nội thành.
Kết quả
Trong 25 ngày chiến đấu, cả 2 bên đều chịu thiệt hại lớn. Quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa có hơn 4.400 thương vong, còn Quân Giải phóng mất khoảng 5.400 người. Tính theo tỷ lệ, các đơn vị Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa thương vong 1/4 quân số, trong khi quân Giải phóng thương vong 1/3.Tài liệu của Quân Giải phóng ghi nhận: Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế, quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã 25.000 tên địch, bắn rơi và phá hỏng hơn 200 máy bay, bắn cháy 41 tàu chiến, phá huỷ 533 xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn.
Trong khi xét về chiến thuật, quân Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa đã thành công khi tái chiếm được Huế, nhưng xét về toàn cục thì họ đã nếm đòn đau nhất trong các cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Với việc giữ được thành phố 25 ngày, quân Giải phóng ở Huế đã giành thành công lớn nhất và giữ được thành phố lâu nhất so với các thành phố khác, góp phần quan trọng vào thắng lợi chính trị cũng như tạo ý nghĩa tuyên truyền của tổng tiến công và nổi dậy trên toàn Miền.
Mặt khác, chính chiến thuật của Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa cũng đẩy tình cảnh của họ vào thế bất lợi, bởi việc sử dụng vũ khí hạng nặng trong chiến tranh đô thị, tuy giúp giảm thương vong, song lại gây tàn phá chết chóc cho dân thường. Những hình ảnh này được trình chiếu lên truyền hình vô hình chung đã khiến nhân dân Mỹ căm phẫn, làm quân đội Mỹ mất đi sự ủng hộ của công chúng, tác động tiêu cực tới chiến lược chiến tranh của họ. Trận đánh này cùng với Tết Mậu Thân vẫn thường được giới sử học Mỹ coi là "Begin the lost of the War"[cần dẫn nguồn] - Khởi đầu của sự thất bại.
Sự thiệt hại cho dân thường
Xem thêm Thảm sát Huế Tết Mậu Thân.Tòa tỉnh trưởng, qua đài phát thanh Huế, đã ra thông cáo thiết quân luật 24 trên 24. Tuy nhiên nhiều thường dân đã liều chạy về nhà cũ thu thập chăn mền, chiếu, gạo, nồi niêu, bát đĩa. Tại hữu ngạn sông Hương có 2 trung tâm tỵ nạn, một tại Dòng Chúa Cứu Thế và một tại trường Kiểu Mẫu, một trại khác đã được tạo lập tại Phú Lương.
Những trại tỵ nạn này được lập ngay từ khi quân lực Hoa Kỳ mở cuộc phản công và họ giải tỏa đến đâu thì dân chúng đến tập trung tại các trung tâm tỵ nạn. Đến ngày 10 tháng 2, 1968, người ta mới bắt đầu thu lượm xác chết và dân chúng nằm rải rác rồi tạm chôn ngay bên đường, không thể dời ra nghĩa địa được.
Để tiêu diệt quân Giải phóng trong đô thị, quân Mỹ dùng pháo hạm và máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm. Các loại vũ khí có sức sát thương hàng loạt như súng không giật 107 mm bắn đạn tạo mưa đinh, bom napan, đạn pháo tăng, súng phun lửa... được sử dụng tối đa. Bên cạnh việc giúp tiêu diệt đối phương, những vũ khí này cũng gây tác hại rất lớn cho dân thường. Theo thống kê, sau 25 ngày chiến sự, 80% nhà cửa ở Huế đã bị bom đạn Mỹ phá hủy, hàng ngàn thường dân cũng chết trong các cuộc giao tranh.[7] Theo tài liệu của Quân Giải phóng, họ đã phải chôn cất hàng ngàn dân thường trong các hố chôn tập thể cùng binh sĩ của họ.
Một số tài liệu Mỹ và phương Tây cho rằng trong lúc chiếm giữ Huế, quân Giải phóng đã xử tử nhiều nhân viên quân sự và dân sự thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa.[8][9][10] Theo ông Mark Woodruff, một báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi rằng họ đã "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ bị…" tại Huế.[11] Ngược lại, phía quân Giải phóng và một số tài liệu Mỹ và phương Tây cho biết: Cái gọi là "cuộc thảm sát” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế bom Mỹ đã làm nhiều thường dân chết lẫn lộn cùng binh lính hai bên. Quân Giải phóng đã tự chôn cất thường dân chết do hỏa lực của Mỹ, do vậy Hoa Kỳ mới phát hiện xác thường dân trong các ngôi mộ tập thể. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã đến kiểm chứng các hố chôn tập thể, nhưng bị phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ngăn cản.[12][13][14][15][16] Điều này đặt nghi vấn: tại sao Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sau khi tái chiếm Huế đã không cho phóng viên quốc tế tới hiện trường để điều tra viết bài, trong khi nếu sự việc có thật thì lẽ ra Mỹ phải tận dụng vì đây sẽ là cơ hội tuyên truyền rất tốt cho họ.
Thiệt hại gây ra cho Hoàng Thành
Sau khi trận tổng công kích của quân Giải phóng miền Nam thực hiện vào Huế kết thúc, Huế đã bị tàn phá tới 80% nhà cửa. Thành Nội với chiều dài 2.5 km kể như hoàn toàn bị tàn phá.Nhiều công trình bị thiệt hại trong Hoàng Thành. Cửa Ngọ Môn cùng các công trình khác bị hư hại nặng nề, làm biến dạng, mãi đến cuối thập niên 1970 mới được trùng tu, sửa chữa.
Xem thêm
- Chiến dịch Huế-Đà Nẵng năm 1975.
Chú thích
- ^ The History Place - Vietnam War 1965-1968
- ^ Nguồn: Cục Tác chiến, số 124/Tgi, Hồ sơ 1103 (14-2-1969): Mặt trận Trị-Thiên: 4.862 chết, 883 mất tích, 6.628 bị thương, 98 bị bắt. Trong đó đợt 1 chiếm 50%
- ^ Hue Massacre , Tet 1968 (An Excerpt from the Viet Cong Strategy of Terror, by Mr. Douglas Pike, p. 23-39)
- ^ a b c Tấn công Huế trong Tết Mậu thân 1968 diễn ra như thế nào Tiền Phong Online
- ^ Đón xuân Mậu Tý, nhớ xuân Mậu Thân Trang web của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre
- ^ The Battle For Hué của Keith W. Nolan-Phần bốn: Cuộc Tàn Sát Tết Mậu Thân ở Huế
- ^ Gabriel Kolko: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1989, t.1, tr. 287
- ^ Douglas Pike, "Vietcong Strategy of Terror" (PDF), page 27-29
- ^ D.Gareth Porter. "The 1968 'Hue Massacre'". Tạp chí Indochina Chronicle số 33, 24/6/1974
- ^ The Tet Offensive: A Concise History. James H. Willbanks. Columbia University Press. page 101
- ^ Woodruff, Mark. Unheralded Victory. Arlington, VA: Vandamere Press, 1999. tr 209
- ^ [1],
- ^ Lật lại những câu chuyện lịch sử “nhạy cảm” trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Báo điện tử Dân trí
- ^ Herman & Porter, The Myth of the Hue Massacre, Ramparts, Tập 13, Chương 8, May-June 1975
- ^ http://msuweb.montclair.edu/~furrg/porterhue1.html
- ^ http://msuweb.montclair.edu/~furrg/porterhue2.html
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Trận Mậu Thân tại Huế |
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment