CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Quốc thổ (người Palestine). Năm 1258 – Trần Thái Tông (hình lăng Trần Thái Tông ở Long Hưng Thái Bình) nhượng lại hoàng vị triều Trần cho Thái tử Trần Hoảng Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng. Năm 1867 – Đại diện của Đế quốc Nga và đại diện của Hoa Kỳ ký hiệp định về việc Nga nhượng lãnh thổ Alaska cho Hoa Kỳ với giá 7,2 triệu đô la Mỹ. Năm 1940 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Uông Tinh Vệ được Đế quốc Nhật Bản bổ nhiệm làm lãnh đạo của chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc. Năm 1964 – Trò chơi truyền hình Jeopardy! được chiếu lần đầu tiên, Jeopardy được trình chiếu ban ngày trên hệ thống truyền hình NBC. Năm 1972 – Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Xuân - Hè bắt đầu khi Quân đội Nhân dân Việt Nam băng qua khu phi quân sự chia cắt hai miền Nam-Bắc Việt Nam.
Trần Thái Tông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Thái Tông | |
---|---|
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...) | |
Vua nhà Trần | |
Trị vì | 1225 - 1258 |
Thái thượng hoàng Trần Thừa Thái sư Trần Thủ Độ |
|
Kế nhiệm | Trần Thánh Tông |
Thái thượng hoàng nhà Trần | |
Tại vị | 1258 - 1277 |
Tiền nhiệm | Trần Thừa |
Kế nhiệm | Trần Thánh Tông |
Thông tin chung | |
Thê thiếp | Chiêu Thánh hoàng hậu Thuận Thiên hoàng hậu |
Niên hiệu | Kiến Trung (1225 - 1237) Thiên Ứng Chính Bình (1238 - 1350) Nguyên Phong (1251 - 1258) |
Thụy hiệu | Nguyên Hiếu Hoàng Đế |
Miếu hiệu | Thái Tông |
Triều đại | Nhà Trần |
Thân phụ | Trần Thừa |
Thân mẫu | Thuận Từ hoàng hậu |
Sinh | 10 tháng 7, 1218 |
Mất | 5 tháng 5, 1277 (58 tuổi) Việt Nam |
Tôn giáo | Phật giáo |
Vua còn trẻ đã lập quốc, được Thái sư Trần Thủ Độ giúp sức cai quản, đất nước thêm yên ổn. Khi trưởng thành, tự có thể cai quản tốt mà không phụ thuộc quá nhiều vào Thái sư. Tuy vậy chuyện gia đình, phòng the lại có nhiều điều hổ thẹn, gây nên nhiều điều tiếng cho thế hệ sau.
Mục lục
Thân thế
Ông nguyên tên thật là Trần Bồ (陳蒲), sau đổi thành Trần Cảnh (陳煚), là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218). Ông được sử cũ mô tả ngoại hình: mũi cao, mặt rộng, giống như Hán Cao Tổ. Khi mới 8 tuổi, ông làm Chi hậu chính chi ứng cục triều Lý.Lên ngôi Hoàng đế Đại Việt
Khi ông sinh ra, họ Trần đã nắm quyền thao túng triều chính nhà Lý. Vì có chú họ là Trần Thủ Độ làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nên ông được vào hầu trong cung. Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng nhỏ tuổi của nhà Lý thấy ông thì rất ưa.Do sự sắp đặt của người chú họ là Trần Thủ Độ - quyền thần đương thời - ông lấy nữ hoàng đầu tiên và là vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng khi mới lên 7 tuổi.
Khi đó Trần Thủ Độ là Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý. Cha của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý như Trần Thủ Độ (từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý).
Cuối năm 1225, Trần Thủ Độ ép nữ hoàng nhà Lý mới lên 7 tuổi nhường ngôi cho ông. Ông trở thành Hoàng đế Đại Việt, lập ra triều đại nhà Trần. Trần Thừa trở thành Thái thượng hoàng, cùng Trần Thủ Độ chấp chính giúp vua trị nước.
Cai trị
Sự chấp chính của Thái sư Trần Thủ Độ
Tuy vậy, Thái sư cho đến khi Thái Tông trưởng thành, tự mình cai quản đất nước đều không tâm niệm cướp ngôi, mà trở thành cánh tay đắc lực nhất của Thái Tông.
Bất ổn trong gia đình
Chiêu Thánh hoàng hậu có thai sinh ra một hoàng nam vào năm 1233, đặt tên là Trịnh, nhưng không may lại chết yểu. Hoàng hậu từ đó không sinh nở nữa.Thái sư Trần Thủ Độ bèn bàn với Thiên Cực công chúa, lập một người khác để có con nối dõi. Năm 1237, phế Chiêu Thánh xuống làm Công chúa và lấy Thuận Thiên phu nhân, vợ của anh trai vua là An Sinh vương Trần Liễu, đương có thai 3 tháng, lập làm Hoàng hậu Thuận Thiên.
Vì thế, Trần Liễu đem quân bản bộ ra sông Cái làm loạn. Điều này làm cho vua Trần Thái Tông khó xử và ông đã bỏ kinh đô lên núi Yên Tử. Trần Thủ Độ phải đích thân lên núi mời, cộng với lời khuyên của sư Phù Vân, ông mới quay lại kinh đô. Hai tuần sau, Trần Liễu thế cô, không đối địch được, mới đi thuyền độc mộc giả làm người đánh cá, đến chỗ vua xin hàng. Trần Thủ Độ định chém Trần Liễu, nhưng vua Trần Thái Tông đã lấy thân mình che đỡ cho Liễu nên Thủ Độ không làm gì được. Sau đó lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang cho Liễu làm ấp thang mộc. Vì tên đất được phong, mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh Vương (An Sinh Vương).
Tuy nhiên, Trần Liễu vẫn ôm hận trong lòng và trước khi mất (1251) có dặn lại con trai là Trần Quốc Tuấn phải tìm cách đoạt lấy ngai vàng (Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được). Trần Quốc Tuấn đã nhận lời cha, nhưng sau này ông đã không thực hiện lời trối trăn này.
Vi hành qua nước Tống
Lúc này, Thái Tông đã trưởng thành, tự mình có thể đảm đương việc đất nước. Năm 1241, ông thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm. Vào địa phận nước Tống, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang.Người châu ấy không biết là ai, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là Hoàng đế Đại Việt, mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, ông sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về, rồi ung dung đi tiếp đường cũ mà không sợ hãi lúng túng.
Triệu Nguyễn Hiền giải nạn cho nước
Tương truyền sứ thần Trung Hoa đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Bài thơ như sau:
“ | Lưỡng nhật bình đầu nhật, Tứ sơn điên đảo sơn, Lưỡng vương tranh nhất quốc, Tứ khẩu tung hoành gian. |
” |
“ | Hai mặt trời bằng đầu, Bốn trái núi điên đảo, Hai vua tranh nhau một nước, Bốn miệng ở trong khoảng dọc ngang. |
” |
-
- "Trước đây vua nói ta chưa biết lễ, thì nay chính vua cũng không biết lễ. Không ai đi mời trạng nguyên về kinh lại không có lễ nghĩa.
Về đến kinh đô, vua đưa bài thơ của sứ Tàu ra, trạng Hiền liền giải thích như sau:
-
- Câu thứ nhất nghĩa là hai chữ “nhật” đều bằng đầu nhau. Câu thứ hai “Tứ sơn điên đảo sơn” là 4 chữ “sơn”, ngược xuôi cũng đều là chữ “sơn” cả. Câu thứ ba “Lưỡng vương tranh nhất quốc”, nghĩa là chữ “vương”hai vua tranh một nước. Câu thứ tư “Tứ khẩu tung hoành gian”, có nghĩa là 4 chữ “khẩu” ngang dọc cũng đều thành chữ “khẩu” cả. Tóm lại tất cả 4 câu thơ chỉ nói đến chữ “Điền”.
Ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý (1255), trạng nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời, thọ 21 tuổi. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là Đại vương thành hoàng và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội - huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay.
Chống Mông Cổ
Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ. Chiến tranh nổ ra vào năm 1258 khi Uriyangqatai cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, cuối tháng 1 năm 1258.
Truyền ngôi và qua đời
Năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, lui về làm Thái thượng hoàng, được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đây thành truyền thống, thứ nhất tránh việc tranh giành ngôi báu giữa các con do đã sớm được định đoạt, thứ nữa là rèn luyện cho vị vua mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt.Ở ngôi Thái thượng hoàng 19 năm, ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (tức 5 tháng 5 năm 1277), Trần Thái Tông băng hà tại điện Vạn Thọ, thọ 60 tuổi, táng tại Chiêu Lăng phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
Tác phẩm
Tác phẩm của Trần Thái Tông có:- Khóa hư lục (Tập bài giảng về lẽ hư vô)
- Thiền tông chỉ nam ca (Bài ca về yếu chỉ của thiền tông), nhưng nay chỉ còn lại bài tựa.
- Lục thì sám hối khoa nghi (Nghi thức sám hối vào sáu thời khắc trong một ngày)
- Trần Thái Tông ngự tập (1 quyển), được Phan Huy Chú khen là "lời thơ thanh nhã, đáng đọc"[1], nhưng nay đã không còn, chỉ còn lại 2 bài chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục.
Theo GS. Trần Văn Giáp thì ông còn viết:
- Quốc triều thông chế
- Kiến trung thường lễ [3].
Gia đình
Vợ
- Chiêu Thánh hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng, năm 1237 giáng làm công chúa do không có con, năm 1258 gả cho Lê Phụ Trần.
- Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị húy Oanh, nguyên là vợ An Sinh vương Trần Liễu.
- Có lẽ còn một số bà vợ khác nhưng không rõ tên tuổi, Trần Ích Tắc (1254), Trần Nhật Duật (1255) đều sinh ra sau khi Thuận Thiên hoàng hậu đã mất (1248).
Con cái
Sử sách cổ không ghi chính xác là bao nhiêu nhưng có thể thấy các con trai có:- Trần Trịnh (chết yểu năm 1233)[4]
- Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang[4], thực tế là con của Trần Liễu và hoàng hậu Thuận Thiên.
- Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông, con của Thuận Thiên hoàng hậu.
- Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, con của Thuận Thiên hoàng hậu.
- Bình Nguyên vương Trần Nhật Vĩnh
- Chiêu Đạo Vương Trần Quang Xưởng, anh cùng mẹ với Ích Tắc.
- Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc
- Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật
- Minh Hiến Vương Uất[5]. Chơi thân với Phạm Ngũ Lão.
- Công chúa Thiên Thành (? - 9/1288) (Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bà là trưởng công chúa[6] nhưng không nói rõ là con ai (có lẽ là con gái lớn của Trần Thái Tông[7]), trong khi Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép bà là con gái[8] của Trần Thừa).
- Công chúa Thiều Dương húy Thúy (? - 4/1277): Lấy thượng vị Văn Hưng hầu, mất khi Trần Thái Tông vừa mất.
- Công chúa Thụy Bảo: Lấy Uy Văn vương Toại, sau lấy Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng.
- Công chúa An Tư: Lấy Thoát Hoan.
Niên hiệu
Trong thời gian ở ngôi, Trần Thái Tông đã 3 lần đổi niên hiệu: Kiến Trung (1225-1232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (1251-1258).Tôn hiệu
Các vua nhà Trần có nhiều tôn hiệu: Tôn hiệu khi được nhường ngôi, khi đang làm hoàng đế, khi lui về làm Thái Thượng hoàng, và thụy hiệu sau khi mất. Tôn hiệu của Trần Thái Tông gồm:- Khi mới nhận ngôi từ Lý Chiêu Hoàng thì tôn hiệu là: Thiện hoàng (Hoàng đế được nhường ngôi)
- Khi đang làm vua: Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế
- Khi về làm Thái thượng hoàng: Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế
- Thụy hiệu đầy đủ: Thống Thiên Ngự Cực Long Công Hậu Đức Hiền Công Hựu Thuận Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Hiếu hoàng đế
Tôn vinh
Ngày nay ở nhiều thành phố Việt Nam có tên đường Trần Thái Tông như ở Hà Nội có phố Trần Thái Tông ở quận Cầu Giấy. Các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, thành phố Thái Bình, thành phố Nam Định... đều có đường phố mang tên ông.Lăng mộ của Trần Thái Tông theo Đại Việt sử ký toàn thư thì thái tổ Trần Thừa và các Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông được táng tại phủ Long Hưng, nay thuộc xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay.
Trần Thái Tông hiện được đúc tượng và thờ phụng ở các đền Trần (Thái Bình), đền Trần (Nam Định) và đền Thái Vi ở Ninh Bình.
Nhận định
Sử thần Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư đã đánh giá về ông như sau:“ | Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn. | ” |
Xem thêm
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
|
Tham khảo
Chú thích
- ^ Trích trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, phần "Văn tịch chí".
- ^ Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, mục từ “Trần Cảnh” trong Từ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004, tr. 1775-1776.
- ^ Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm. Nxb Khoa học xã hội, 2003, tr. 845.
- ^ a ă Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, Quyển V, trang 7b
- ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, Quyển VI, xem năm 1312
- ^ Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư - Quyển V: Kỷ Nhà Trần - Thái Tông hoàng đế
- ^ Thiên Thành công chúa
- ^ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: Chính biên quyển thứ VI
Liên kết ngoài
|
Thể loại:
Trần Thánh Tông (chữ Hán: 陳聖宗; 1240 – 1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông), ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 (sau khi Thượng hoàng Thái Tông mất[1]) cho đến khi qua đời. Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Dưới triều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên Mông không sang xâm lược nữa.[2] Không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục,
ông đã thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, nhưng cương quyết, đề
cao quyền lợi của Đại Việt chứ quyết không để cho người Nguyên sang thôn
tính.[1]
Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với vua con Nhân
Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến
chống Nguyên Mông.
Ông là vị Hoàng đế có lòng thương dân và thân thiết với anh em trong Hoàng gia.[2]
Trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1, vào ngày 24 tháng 12 năm 1257 (năm Nguyên Phong thứ bảy), Thái tử Hoảng cùng với vua cha Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong trận đánh ở đây, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.[4]
Vua Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị[6]. Vào năm Tân Dậu 1261, ông phong cho em là Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải làm Thái úy, chứ không phong cho Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang do ông này kém tài năng.[4]
Do vậy, trong nội cung khi ăn uống nô đùa không có phân tôn ti trật
tự, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung một cỗ và cùng ngủ
trên một giường với nhau, rất là đầm ấm, chỉ lúc nào có việc công, hay
buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo lẽ phép[5].
Vào tháng Chín (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.[4]
Nhà vua xuống chiếu kén chọn văn học sĩ xung vào quan ở Quán và Các, Đặng Kế được kén làm Hàn Lâm Học sĩ, liền được thăng chức Trung Thư. Theo quy chế cũ: không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển. Những người văn học được giữ quyền binh bắt đầu từ đây.
Để giữ tình bang giao với Đại Việt, khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả. Việc duy trì quan hệ với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc[9].
Sau này Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, từ đó mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.
Vua Mông Cổ lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt. Ý Mông Cổ muốn tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm.
Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để phòng chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân quân ngũ ra làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.
Từ năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, trong lúc bình định nốt miền nam Trung Quốc muốn dụ vua Đại Việt sang hàng phục, để khỏi cần động binh. Cứ vài năm, Mông Cổ lại cho sứ sang sách nhiễu Đại Việt và dụ vua An Nam sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.
Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa.[1] Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.
Năm 1275 Trần Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng:
Theo sách "Các triều đại Việt Nam" của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, "Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên."[1] Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.
Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính trong bối cảnh chuẩn bị chống xâm lược của Nguyên Mông.
Quan hệ hai bên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng vua con Nhân Tông đặt hết niềm tin vào người anh họ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai cuộc chiến chống Nguyên Mông lần 2 và lần 3 thắng lợi có vai trò đóng góp của thượng hoàng Thánh Tông.
Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, ông lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: Hành cung Thiên Trường, Cung viên nhật hoài cực.
Ngày 25 tháng Năm năm Trùng Hưng thứ 6 (tức 3 tháng 7 năm 1290), Thượng hoàng Trần Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ.[4] Ông làm vua 21 năm, làm Thượng hoàng 12 năm, hưởng thọ 51 tuổi, được táng ở Dụ Lăng - phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.
Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông[2]:
Thánh Tông là vị hoàng đế hiền tài; đối với anh em họ hàng thân mật,
không phân biệt chúa tôi, chỉ kể tình ruột thịt đối với dân trong nước
mở mang kinh tế và việc học hành…
Ông lại chỉnh đốn võ bị, chống ngoại xâm, biết ngoại giao mềm mỏng mà
bảo vệ quyền lợi của đất nước, dùng kế hoãn binh trong nhiều năm. Khi
chiến tranh nổ ra, ông cùng quân dân đồng cam cộng khổ để đi đến thắng
lợi, có thể coi là vua tài đức toàn vẹn[1][2].
Chiến dịch Xuân - Hè 1972 (Việt Nam Cộng hòa gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, Mỹ gọi là Easter Offensive) là một phần trong Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam, xảy ra từ 30 tháng 3 đến 31 tháng 1 năm 1973 trong Chiến tranh Việt Nam, là một nhóm các chiến dịch do Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) thực hiện, chống lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cùng đồng minh Mỹ.
Đây là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy
mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu hệ thống phòng ngự của quân
đội Việt Nam Cộng hòa vào những hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Khu V và Khu VIII (Nam Bộ). Cuộc tiến công bắt đầu ngày 30 tháng 3 năm 1972.[6]
Tháng 10-1971, Trung ương Cục miền Nam họp Hội nghị lần thứ 9, xác định quyết tâm kiên quyết thực hiện thắng lợi Nghị quyết Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Trung ương Cục nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của chiến trường B2 là: "Tranh thủ thời gian, phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị, xây dựng thế tiến công chiến lược mới bằng ba quả đấm mạnh trên cả ba vùng chiến lược; tiếp đó, mở cuộc tiến công và nổi dậy rộng lớn nhằm đánh suy sụp nặng ngụy quân, ngụy quyền, dánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch". Để đạt được yêu cầu trên, Thường vụ Trung ương Cục chỉ rõ yêu cầu, nhiệm vụ trên từng vùng chiến lược:
Để giành thắng lợi, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã huy động rất nhiều tân binh cho trận quyết chiến này. Rất đông những người lính lên đường mùa hè 1972 ấy là những thanh niên ưu tú từ 30 trường đại học - cao đẳng của Hà Nội: gần 10.000 sinh viên và cả giảng viên trẻ.[8] Hiện nay ở Nghĩa trang Trường Sơn, ở Thành cổ Quảng Trị có rất nhiều bia mộ của những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi rằng quê quán: Hà Nội - Năm sinh 1954 hay 1955.[9].
Theo ước tính của Spencer C.Tucker, tổng lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam huy động trong chiến dịch này lúc đầu là 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân, 1200 xe tăng và xe bọc thép[3](tuy nhiên theo số liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, số xe tăng và xe bọc thép của họ thực ra chỉ khoảng 250-300 chiếc). Về sau chiến sự kéo dài nên hai bên huy động binh sĩ tham chiến càng lúc càng nhiều cho tới tháng 1/1973 thì kết thúc.
Trong lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam đang dồn sức chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, tình báo Hoa Kỳ và VNCH vẫn không phát hiện ra. Họ vẫn chủ quan cho rằng: “Cộng sản còn ở thế bị động về chiến lược chiến thuật và đang thiếu thốn trầm trọng, nhất là đạn dược, tinh thần cán binh giảm sút, tuyển mộ khó khăn, số hồi chánh tăng, mức độ hoạt động của cộng sản trong năm 1972 sẽ chỉ tương tự như 6 tháng cuối năm 1971. Có thể việc chống phá bình định được tăng cường hơn và đẩy mạnh hoạt động trong dịp bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11-1972”[10]
Tại Vùng I chiến thuật, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công bằng 3 Sư đoàn 304, 308, 324, Mặt trận B5 (4 trung đoàn), 1 trung đoàn hỏa tiễn, 4 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn chiến xa và 2 trung đoàn biệt lập địa phương. Trong tháng 4 và 5/72, hai Sư đoàn 320 và 325 từ miền Bắc tiến xuống và Sư đoàn 312 từ Lào về tăng cường tấn công Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng và thành phố Quảng Trị. Quân lực VNCH có ở đây 2 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ, 1 lữ đoàn thiết giáp, 17 tiểu đoàn pháo binh, với hơn 40 ngàn quân chính quy, cộng với hơn 100.000 quân địa phương. Tuy nhiên ưu thế quân số này bị vô hiệu hóa bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam nắm thế chủ động, buộc Quân lực VNCH phải dàn mỏng lực lượng để đối phó.
Trưa ngày 30 tháng 3 năm 1972, hai Sư đoàn 304 và 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam với khoảng 30.000 quân, với sựu hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh, cùng với 150.000 tay súng của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam[13], vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Từ phía Tây, Sư đoàn 324B, với xe tăng hỗ trợ, theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Lực lượng tương đương 3 sư đoàn này đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Mỹ[14].
Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào các vị trí phòng thủ của Sư đoàn 3 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và làm tan rã lực lượng này. Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút lui, hai bên bắt đầu một cuộc chạy đua tới các cây cầu tại Đông Hà và Cam Lộ. Ngày 2 tháng 4, trung tá Phạm Văn Đính, chỉ huy Trung đoàn 56 và trung tá Vĩnh Phong, trung đoàn phó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa ra hàng cùng 1.500 quân mà không kháng cự. Cuối ngày hôm đó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa bỏ Mai Lộc, căn cứ cuối cùng ở phía Tây. Từ đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể vượt cầu Cam Lộ cách Đông Hà 11 km về phía Tây.
Sau 3 tuần giảm hoạt động, ngày 27 tháng 4 Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công Đông Hà từ nhiều hướng (lấy được thị xã này vào ngày hôm sau) và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 29, Quân lực Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút về sông Mỹ Chánh cách đó 13 km về phía Nam. Thị xã Quảng Trị về tay Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 2 tháng 5.
Chỉ vài ngày sau khi cuộc tiến công tại mặt trận Trị Thiên mở màn, ngày 5 tháng 4, lực lượng gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 cùng một số trung đoàn độc lập của Quân Giải phóng vượt biên giới từ Campuchia tấn công tỉnh Bình Long ở phía bắc Sài Gòn. Họ nhanh chóng cắt đường tới thủ đô Sài Gòn, chiếm Lộc Ninh ngày 7 tháng 4, bao vây An Lộc từ ngày 13 tháng 4.
Ngày 12 tháng 4, mặt trận Bắc Tây Nguyên nổ súng. Sư đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng một phần của Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp và một số trung đoàn độc lập của Mặt trận B-3 tấn công một loạt các cứ điểm quanh Đăk Tô và Tân Cảnh. Lực lượng gồm hơn 100 thiết giáp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Bến Hét di chuyển về phía Đăk Tô đã bị mai phục và tiêu diệt. Đến ngày 24 tháng 4, cả Đăk Tô và Tân Cảnh đã thất thủ. Hàng ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng hòa rút chạy về Kon Tum gây nên một sự hỗn loạn và hoảng sợ tại thị xã này. Nếu trong vòng 1 tuần, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục tiến dọc đường 14 để truy đuổi đến đây, Kon Tum sẽ nhanh chóng sụp đổ[15]. Nhưng do thiếu đạn dược bổ sung nên họ đã dừng lại.
Trong giai đoạn đầu, cuộc tổng tấn công đã là một thành công hoàn hảo. Tình báo Mỹ đã đánh giá sai về thời gian, quy mô, và địa điểm của các cuộc tấn công. Có được tính bất ngờ, QĐNDVN chọc thủng các tuyến phòng thủ mỏng của QLVNCH, nhanh chóng tiến về các thị xã Quảng Trị ở phía bắc, Kon Tum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở cách Sài Gòn chỉ 60 dặm. Chỉ trong hơn 2 tháng tiến công, riêng tại Quảng Trị, QĐNDVN diệt hoặc bắt sống gần 30.000 quân, trong đó có một số đơn vị tinh nhuệ của quân đội Sài Gòn như Sư đoàn bộ binh 3, Lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ; phá hủy và thu 636 xe tăng, xe thiết giáp, 1.870 xe quân sự, 419 khẩu pháo các loại, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay.
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu buộc phải rút quân bỏ ngỏ vùng nông thôn, huy động hầu hết lực lượng dự bị để bảo vệ các thị xã bị đe dọa, tạo cơ hội cho các lực lượng địa phương của Quân giải phóng Miền Nam mở các cuộc tấn công tại đồng bằng sông Cửu Long và các vùng tập trung dân cư quanh Sài Gòn.
Theo ông William Colby, giám đốc cơ quan CIA tại Sài Gòn thì Quân đội Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ chiếm được Huế nhưng không qua nổi Đà Nẵng. Dù vậy, thực tế tốt hơn mong đợi khi Hạm đội 7 và Không lực của Mỹ tham chiến, hỗ trợ hỏa lực giúp ngăn đà tiến của đối phương, giúp quân VNCH có thêm thời gian bổ sung thiệt hại và tổ chức lại. Tổng thống Thiệu giao quyền chỉ huy cho Trung tướng Ngô Quang Trưởng, 1 chỉ huy có năng lực. Với sự yểm trợ hỏa lực tối đa của Mỹ, tướng Trưởng đã ngăn được đà tiến Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Huế, khiến đối phương phải lui về phòng ngự. Quân VNCH sau đó phản công và tái chiếm lại thành cổ Quảng Trị sau đó 2 tháng.[16] Xem chi tiết:Chiến dịch Trị Thiên.
Tại An Lộc, tình hình cũng không tốt hơn. Cú đánh ở hướng Bắc Sài Gòn tỏ ra nguy hiểm hơn. Họ đã tập trung 4 sư đoàn mạnh vào đây với hy vọng sẽ đè bẹp đối phương rồi tiến vào bao vây Sài Gòn. Tuy nhiên nhờ những cuộc tấn công yểm trợ dữ dội của không quân Mỹ, quân Việt Nam Cộng hòa đã trụ vững.[16]. Xem chi tiết:Chiến dịch Nguyễn Huệ
Tuy không quân Mỹ đã đánh phá 1 cách có hiệu quả các địa điểm tập trung của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đã nhấn mạnh: Việt Nam Cộng hòa phải tự lo lấy phần việc chiến đấu trên mặt đất. Người Mỹ sẽ chỉ giúp họ về hậu cần và hỏa lực Không quân.[17].
Sau khi chiến dịch kết thúc, hai bên đều không còn sức để tiếp tục giao tranh. Tuy nhiên, cả hai đều cho rằng các nỗ lực của mình đã thành công.
Tuy rằng hiệu quả chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa không đồng đều và họ phải chịu thương vong rất lớn, nhưng cuối cùng đã đứng vững với sự hỗ trợ của các cố vấn Mỹ và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ từ trên không, trong đó phải kể đến các phi vụ B-52 liên tiếp rải thảm xuống đội hình đối phương. Việt Nam Cộng hòa và Mỹ tin rằng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh đã chứng tỏ hiệu lực.[18] Tuy gặp thất bại trên chiến trường và chịu thương vong lớn, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đẩy lui được cuộc tổng tấn công lớn nhất từ trước đến nay của quân Giải phóng - mặc dù thái độ này bị giảm nhẹ do thực tế rằng nhờ có hỏa lực mãnh liệt của không lực Mỹ mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa mới có thể trụ vững. Tuy nhiên các điểm yếu nội tại trong chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa đã xuất hiện trở lại, khi họ tỏ ra quá phụ thuộc vào yểm trợ hỏa lực của Mỹ, điều này đã bị đối phương nắm bắt và tận dụng sau đó. Trong chiến dịch, Hoa Kỳ ước tính khoảng 25.000 dân thường đã bị thiệt mạng, gần 1 triệu phải đi tản cư.[19]
Hà Nội, sau khi đã sử dụng 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (gần như toàn bộ quân đội của mình) cho cuộc tấn công, đã chịu thương vong khoảng 100.000 người (Hoa Kỳ ước tính), mất hầu hết số xe tăng (58 xe tăng T-54, 18 xe tăng T-59 do Trung Quốc chế tạo, 27 xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Ba Lan chế tạo).[20][21]. (Một nguồn khác cho thống kê 50.000-75.000 binh sĩ chết và bị thương cùng với hơn 700 xe tăng, xe thiết giáp các loại[22]) Tuy nhiên, họ đã giành được quyền kiểm soát lâu dài tại một nửa diện tích của 4 tỉnh miền Trung Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, và Quảng Tín — cũng như các vùng ven phía Tây của các Vùng II và III Chiến thuật (khoảng 10-20% diện tích miền Nam). Hà Nội cũng tin rằng họ đã giành được vị thế mạnh hơn tại cuộc đàm phán hòa bình ở Paris.[3]
Theo đánh giá của Mỹ, Hà Nội đã mắc phải 2 sai lầm quan trọng khi tính toán về năng lực của đối phương. Điểm thứ nhất là đánh giá thấp khả năng chiến đấu của QLVNCH, quân đội mà vào năm 1972 là một trong những quân đội được trang bị tốt nhất thế giới; điểm thứ hai là không lường được sự hủy diệt cực mạnh của không lực Mỹ đối với đối phương trên chiến trường truyền thống. Cùng với các sai lầm chiến thuật đó, các chỉ huy QĐNDVN đã không tận dụng lợi thế du kích và quân số địa phương mà thay vào đó liên tiếp tấn công trực diện vào các vùng hỏa lực phòng thủ mạnh, chịu hậu quả là thương vong rất lớn.
Tuy nhiên, Hà Nội nhanh chóng tận dụng được những gì giành được. QĐNDVN lập tức bắt đầu mở rộng các hành lang hậu cần từ Lào và Campuchia vào miền Nam Việt Nam. Các cơ sở tại Cửa Việt và Đông Hà được nhanh chóng mở rộng, trong vòng 1 năm, hơn 20% hàng chuyển vào cho chiến trường miền Nam được đi qua đây.[23]
Tại Paris, đàm phán hòa bình tiếp diễn, nhưng lần này, cả hai bên cùng đồng ý thỏa hiệp. Mỹ đồng ý chấp nhận ngừng bắn tại chỗ, thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tồn tại bên cạnh chính quyền Sài Gòn, và Mỹ rút quân hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam. Các điểm này thực tế đã đủ để thỏa mãn các tiêu chí cho chiến thắng mà Hà Nội đã đề ra trước khi cuộc tổng tấn công bắt đầu.[24] Còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý để chính quyền của tổng thống Thiệu tiếp tục giữ quyền lực.
Đến đây, trở ngại duy nhất đối với một cuộc dàn xếp là Nguyễn Văn Thiệu. Thất bại của Mỹ trong việc thuyết phục tổng thống Thiệu đã dẫn đến việc ngừng đàm phán vào tháng 12. Tiếp đó là chiến dịch Linebacker II đánh phá miền Bắc Việt Nam nhưng thất bại, do vậy Mỹ quay sang gây áp lực buộc Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận kết quả thương lượng hồi tháng 10, trước khi các bên quay lại đàm phán. Hiệp định hòa bình Paris được kí vào tháng Giêng năm 1973 với nội dung cơ bản giống với bản đã được kí tắt hồi tháng 10, với điều khoản quan trọng nhất là cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam giữ lại các vùng mà họ đã kiểm soát được.
Mỹ rút hoàn toàn quân viễn chinh khỏi Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1973, tuy nhiên không có nghĩa họ đã rút hẳn khỏi cuộc chiến. Hoa Kỳ vẫn để lại lực lượng cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ quân sự cho VNCH dù cắt giảm nhiều.[cần dẫn nguồn]
Trên chiến trường lúc này (28 tháng 1/1973) tổng lực lượng VNCH là 450.000 quân chủ lực và hơn 700.000 quân địa phương và dân vệ. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000) mà 220.000 trong số đó đang có mặt ở miền Nam[cần dẫn nguồn]
Video yêu thích - Sinh 1218
- Mất 1277
- Vua nhà Trần
- Thái thượng hoàng nhà Trần
- Quan nhà Lý
- Vua thiếu nhi
- Người Thái Bình
- Nhà thơ Việt Nam thời Trần
- Thiền sư Việt Nam
Trần Thánh Tông
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Thánh Tông | ||
---|---|---|
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...) | ||
Hoàng đế nhà Trần | ||
Trị vì | 1258 – 1279 | |
Tiền nhiệm | Trần Thái Tông | |
Thái thượng hoàng | Trần Thái Tông | |
Kế nhiệm | Trần Nhân Tông | |
Thông tin chung | ||
Thê thiếp | Thiên Cảm hoàng hậu | |
Hậu duệ |
|
|
Tên thật | Trần Hoảng (陳晃) | |
Tước vị |
|
|
Niên hiệu | Thiệu Long (1258 - 1272) Bảo Phù (1273 - 1278) |
|
Thụy hiệu | Tuyên Hiếu Hoàng Đế | |
Miếu hiệu | Thánh Tông | |
Triều đại | Nhà Trần | |
Thân phụ | Trần Thái Tông | |
Thân mẫu | Hiểu Từ Thuận Thiên Hoàng hậu Lý Thị | |
Sinh | 12 tháng 10, 1240 Đại Việt |
|
Mất | 3 tháng 7, 1290 (49 tuổi) Đại Việt |
|
An táng | Dụ Lăng | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Ông là vị Hoàng đế có lòng thương dân và thân thiết với anh em trong Hoàng gia.[2]
Mục lục
Thân thế
Ông tên thật là Trần Hoảng (陳晃) (sách Việt Sử Toàn Thư chép là Khoán)[3] là con trai thứ, nhưng mà là con trưởng dòng đích của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 25 tháng Chín âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức 12 tháng 10 năm 1240) và ngay lập tức được lập làm Đông cung thái tử. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu mang thai ông, vua Thái Tông nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.[4]Trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1, vào ngày 24 tháng 12 năm 1257 (năm Nguyên Phong thứ bảy), Thái tử Hoảng cùng với vua cha Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong trận đánh ở đây, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.[4]
Trị vì
Ngày 24 tháng Hai niên hiệu Nguyên Phong thứ 8 (tức 30 tháng 3 năm 1258), Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Hoảng, về Bắc cung làm Thái thượng hoàng, mong muốn ông sẽ nắm thêm về đường lối trị quốc và mai này các anh em của ông sẽ cùng chung sống hòa đồng với nhau.[5]. Trần Thánh Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua cha là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế[4]. Triều thần dâng tôn hiệu cho ông là Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hoàng đế.Vua Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị[6]. Vào năm Tân Dậu 1261, ông phong cho em là Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải làm Thái úy, chứ không phong cho Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang do ông này kém tài năng.[4]
Vị vua thân thiện
Thánh Tông được xem là một vị vua nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài.[7] Ông thường nói rằng:“ | Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung. | ” |
—Trần Thánh Tông[5]
|
Quan hệ với Trần Quốc Khang
Sử cũ kể lại, có lần nhà vua cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:[2]- Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?
- Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?
Quan tâm tới giáo dục
Ông cũng quan tâm tới giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước nên được cử ra mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy[5].Tổ chức rèn luyện quân đội
Vào năm Nhâm Tuất, niên hiệu Thiệu Long thứ năm (1262), Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận.Vào tháng Chín (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.[4]
Soạn bộ Quốc sử
Ông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Thái Tông, đến năm Nhâm Thân (1271) đời Thánh Tông mới xong[5].Nhiều thông lệ được hình thành
Trần Thánh Tông cho phép vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang[6]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đây.Nhà vua xuống chiếu kén chọn văn học sĩ xung vào quan ở Quán và Các, Đặng Kế được kén làm Hàn Lâm Học sĩ, liền được thăng chức Trung Thư. Theo quy chế cũ: không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển. Những người văn học được giữ quyền binh bắt đầu từ đây.
Ngoại giao
Nước Đại Việt dưới triều vua Thánh Tông không hề có biến loạn gì.[5]Quan hệ với Nam Tống
Năm 1258, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Sau đó dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ.Để giữ tình bang giao với Đại Việt, khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả. Việc duy trì quan hệ với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc[9].
Sau này Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, từ đó mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.
Quan hệ với Nguyên Mông
Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Phong thứ tư, ông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương', lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục.[4] Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…Vua Mông Cổ lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt. Ý Mông Cổ muốn tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm.
Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để phòng chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân quân ngũ ra làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.
Từ năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, trong lúc bình định nốt miền nam Trung Quốc muốn dụ vua Đại Việt sang hàng phục, để khỏi cần động binh. Cứ vài năm, Mông Cổ lại cho sứ sang sách nhiễu Đại Việt và dụ vua An Nam sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.
Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa.[1] Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.
Năm 1275 Trần Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng:
- Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.
Theo sách "Các triều đại Việt Nam" của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, "Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên."[1] Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.
Thái thượng hoàng
Năm 1277, thượng hoàng Trần Thái Tông mất. Mùa đông ngày 22 tháng Mười âm lịch năm sau (tức 8 tháng 11 năm 1278), Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm - tức là vua Trần Nhân Tông - lên làm Thái thượng hoàng. Ông về ở Bắc cung rồi đi tu, nghiên cứu Phật học, viết sách. Trần Nhân Tông nối ngôi tôn ông là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế, tôn Thiên Cảm hoàng hậu (vợ Thánh Tông) làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Bầy tôi dâng tôn hiệu cho ông là Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân hoàng đế.Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính trong bối cảnh chuẩn bị chống xâm lược của Nguyên Mông.
Quan hệ hai bên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng vua con Nhân Tông đặt hết niềm tin vào người anh họ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai cuộc chiến chống Nguyên Mông lần 2 và lần 3 thắng lợi có vai trò đóng góp của thượng hoàng Thánh Tông.
Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, ông lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: Hành cung Thiên Trường, Cung viên nhật hoài cực.
Ngày 25 tháng Năm năm Trùng Hưng thứ 6 (tức 3 tháng 7 năm 1290), Thượng hoàng Trần Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ.[4] Ông làm vua 21 năm, làm Thượng hoàng 12 năm, hưởng thọ 51 tuổi, được táng ở Dụ Lăng - phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.
Tác phẩm
Tác phẩm của Trần Thánh Tông có:- Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau)
- Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà)
- Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông)
- Phóng ngưu (Thả trâu)
- Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)
- Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông)
Gia quyến
- Vợ: Thiên Cảm phu nhân Trần thị húy Thiều (?-2/1287), con gái Trần Liễu, sau được phong là Thiên Cảm hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu.
- Con trai
- Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông (1258-1308), con của Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu.
- Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265-1306)
- Con gái:
- Công chúa Thiên Thụy, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch 1308). Lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
- Công Chúa Bảo Châu, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải
Nhận định
Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”[2].Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông[2]:
“ | Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có viêc giặc Hồ[11] nữa, công to lắm. | ” |
—Ngô Sĩ Liên
|
Xem thêm
- Nhà Trần
- Trần Thái Tông
- Trần Nhân Tông
- Công chúa An Tư
- Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2
- Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3
Tài liệu tham khảo
- Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy,..., Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
- Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư (bản điện tử)
- Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (bản điện tử)
- Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, NXB Hải Phòng
- Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên, 1993.
- Đại Việt Sử ký Toàn thư, Quyển V, Kỷ nhà Trần: Thánh Tông Hoàng Đế.
Chú thích
- ^ a ă â b c Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam, các trang 100-102.
- ^ a ă â b c d đ e Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, các trang 107-108.
- ^ Việt Sử Toàn Thư, Phạm Văn Sơn, tr. 175
- ^ a ă â b c d đ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Quyển Ngũ: Kỷ nhà Trần
- ^ a ă â b c d Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr. 52
- ^ a ă Phạm Văn Sơn, sách đã dẫn, tr. 176
- ^ Việt Sử Toàn Thư, sách đã dẫn, tr. 176
- ^ Đại Việt Sử ký Toàn Thư
- ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 105
- ^ Theo Phạm Tú Châu, mục từ “Trần Hoảng” trong Từ điển văn học (bộ mới. Nxb Thế giới, 2004, tr. 1785) và Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (Nxb Khoa học xã hội, 2003, tr. 847).
- ^ Chỉ nhà Nguyên người Mông Cổ, theo cách gọi của Trung Quốc
Liên kết ngoài
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
|
- Trần Thánh Tông trên VDC
- Trần Thánh Tông trên Đất Việt
|
Chiến dịch Xuân - Hè 1972
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Mục lục
Kế hoạch của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Nhận thấy tình hình chuyển biến ngày càng có lợi về so sánh lực lượng và về thế chiến lược, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Quân đội Nhân dân Việt Nam quyết định xúc tiến việc chuẩn bị để mở cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị - Thiên được chọn là hướng tấn công chủ yếu. Khu 5, trong đó có Đà Nẵng là chiến trường phối hợp quan trọng.[7]Tháng 10-1971, Trung ương Cục miền Nam họp Hội nghị lần thứ 9, xác định quyết tâm kiên quyết thực hiện thắng lợi Nghị quyết Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Trung ương Cục nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của chiến trường B2 là: "Tranh thủ thời gian, phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị, xây dựng thế tiến công chiến lược mới bằng ba quả đấm mạnh trên cả ba vùng chiến lược; tiếp đó, mở cuộc tiến công và nổi dậy rộng lớn nhằm đánh suy sụp nặng ngụy quân, ngụy quyền, dánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch". Để đạt được yêu cầu trên, Thường vụ Trung ương Cục chỉ rõ yêu cầu, nhiệm vụ trên từng vùng chiến lược:
- Đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của Mỹ ở nông thôn.
- Đẩy mạnh đòn đánh tiêu diệt địch của bộ đội chủ lực, phát triển thế tiến công liên tục khắp các chiến trường, làm cho quân địch suy sụp và tan rã nặng.
- Đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở đô thị lên một bước mới, nhất là Sài Gòn - Gia Định; khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - Thiệu, đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, tiến tới cao trào đấu tranh chính trị rộng lớn, phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự của bộ đội chủ lực ở hướng chính, buộc Mỹ phải lập một chính phủ mới vãn hồi hòa bình.
Để giành thắng lợi, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã huy động rất nhiều tân binh cho trận quyết chiến này. Rất đông những người lính lên đường mùa hè 1972 ấy là những thanh niên ưu tú từ 30 trường đại học - cao đẳng của Hà Nội: gần 10.000 sinh viên và cả giảng viên trẻ.[8] Hiện nay ở Nghĩa trang Trường Sơn, ở Thành cổ Quảng Trị có rất nhiều bia mộ của những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi rằng quê quán: Hà Nội - Năm sinh 1954 hay 1955.[9].
Theo ước tính của Spencer C.Tucker, tổng lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam huy động trong chiến dịch này lúc đầu là 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân, 1200 xe tăng và xe bọc thép[3](tuy nhiên theo số liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, số xe tăng và xe bọc thép của họ thực ra chỉ khoảng 250-300 chiếc). Về sau chiến sự kéo dài nên hai bên huy động binh sĩ tham chiến càng lúc càng nhiều cho tới tháng 1/1973 thì kết thúc.
Trong lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam đang dồn sức chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, tình báo Hoa Kỳ và VNCH vẫn không phát hiện ra. Họ vẫn chủ quan cho rằng: “Cộng sản còn ở thế bị động về chiến lược chiến thuật và đang thiếu thốn trầm trọng, nhất là đạn dược, tinh thần cán binh giảm sút, tuyển mộ khó khăn, số hồi chánh tăng, mức độ hoạt động của cộng sản trong năm 1972 sẽ chỉ tương tự như 6 tháng cuối năm 1971. Có thể việc chống phá bình định được tăng cường hơn và đẩy mạnh hoạt động trong dịp bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11-1972”[10]
Diễn biến
Chiến dịch Xuân hè 1972 xảy ra trên 3 mặt trận chính:- Mặt trận Trị Thiên Huế hay Chiến dịch Trị Thiên tại mặt trận B2 (Vùng 1 chiến thuật), ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế (từ 30/3 tới 31/1/1973) với 40.000 quân chính quy miền Bắc.
- Mặt trận Bắc Tây Nguyên hay Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (từ 30/3 đến 5/6/1972) tại Đăk Tô, Tân Cảnh, Kon Tum. có 20.000 quân.
- Mặt trận Đông Nam Bộ hay Chiến dịch Nguyễn Huệ - chiến dịch đánh Lộc Ninh, Bình Long và dọc đường 13, miền Đông Nam Bộ[11] có 30.000-40.000 quân.
Tại Vùng I chiến thuật, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công bằng 3 Sư đoàn 304, 308, 324, Mặt trận B5 (4 trung đoàn), 1 trung đoàn hỏa tiễn, 4 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn chiến xa và 2 trung đoàn biệt lập địa phương. Trong tháng 4 và 5/72, hai Sư đoàn 320 và 325 từ miền Bắc tiến xuống và Sư đoàn 312 từ Lào về tăng cường tấn công Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng và thành phố Quảng Trị. Quân lực VNCH có ở đây 2 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ, 1 lữ đoàn thiết giáp, 17 tiểu đoàn pháo binh, với hơn 40 ngàn quân chính quy, cộng với hơn 100.000 quân địa phương. Tuy nhiên ưu thế quân số này bị vô hiệu hóa bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam nắm thế chủ động, buộc Quân lực VNCH phải dàn mỏng lực lượng để đối phó.
Trưa ngày 30 tháng 3 năm 1972, hai Sư đoàn 304 và 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam với khoảng 30.000 quân, với sựu hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh, cùng với 150.000 tay súng của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam[13], vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Từ phía Tây, Sư đoàn 324B, với xe tăng hỗ trợ, theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Lực lượng tương đương 3 sư đoàn này đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Mỹ[14].
Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào các vị trí phòng thủ của Sư đoàn 3 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và làm tan rã lực lượng này. Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút lui, hai bên bắt đầu một cuộc chạy đua tới các cây cầu tại Đông Hà và Cam Lộ. Ngày 2 tháng 4, trung tá Phạm Văn Đính, chỉ huy Trung đoàn 56 và trung tá Vĩnh Phong, trung đoàn phó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa ra hàng cùng 1.500 quân mà không kháng cự. Cuối ngày hôm đó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa bỏ Mai Lộc, căn cứ cuối cùng ở phía Tây. Từ đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể vượt cầu Cam Lộ cách Đông Hà 11 km về phía Tây.
Sau 3 tuần giảm hoạt động, ngày 27 tháng 4 Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công Đông Hà từ nhiều hướng (lấy được thị xã này vào ngày hôm sau) và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 29, Quân lực Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút về sông Mỹ Chánh cách đó 13 km về phía Nam. Thị xã Quảng Trị về tay Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 2 tháng 5.
Chỉ vài ngày sau khi cuộc tiến công tại mặt trận Trị Thiên mở màn, ngày 5 tháng 4, lực lượng gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 cùng một số trung đoàn độc lập của Quân Giải phóng vượt biên giới từ Campuchia tấn công tỉnh Bình Long ở phía bắc Sài Gòn. Họ nhanh chóng cắt đường tới thủ đô Sài Gòn, chiếm Lộc Ninh ngày 7 tháng 4, bao vây An Lộc từ ngày 13 tháng 4.
Ngày 12 tháng 4, mặt trận Bắc Tây Nguyên nổ súng. Sư đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng một phần của Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp và một số trung đoàn độc lập của Mặt trận B-3 tấn công một loạt các cứ điểm quanh Đăk Tô và Tân Cảnh. Lực lượng gồm hơn 100 thiết giáp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Bến Hét di chuyển về phía Đăk Tô đã bị mai phục và tiêu diệt. Đến ngày 24 tháng 4, cả Đăk Tô và Tân Cảnh đã thất thủ. Hàng ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng hòa rút chạy về Kon Tum gây nên một sự hỗn loạn và hoảng sợ tại thị xã này. Nếu trong vòng 1 tuần, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục tiến dọc đường 14 để truy đuổi đến đây, Kon Tum sẽ nhanh chóng sụp đổ[15]. Nhưng do thiếu đạn dược bổ sung nên họ đã dừng lại.
Trong giai đoạn đầu, cuộc tổng tấn công đã là một thành công hoàn hảo. Tình báo Mỹ đã đánh giá sai về thời gian, quy mô, và địa điểm của các cuộc tấn công. Có được tính bất ngờ, QĐNDVN chọc thủng các tuyến phòng thủ mỏng của QLVNCH, nhanh chóng tiến về các thị xã Quảng Trị ở phía bắc, Kon Tum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở cách Sài Gòn chỉ 60 dặm. Chỉ trong hơn 2 tháng tiến công, riêng tại Quảng Trị, QĐNDVN diệt hoặc bắt sống gần 30.000 quân, trong đó có một số đơn vị tinh nhuệ của quân đội Sài Gòn như Sư đoàn bộ binh 3, Lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ; phá hủy và thu 636 xe tăng, xe thiết giáp, 1.870 xe quân sự, 419 khẩu pháo các loại, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay.
Loạt bài Chiến tranh Việt Nam |
---|
Giai đoạn 1954–1959 |
Thuyết Domino |
Hoa Kỳ can thiệp |
Miền Bắc – Miền Nam |
Giai đoạn 1960–1965 |
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam |
Kế hoạch Staley-Taylor |
Chiến tranh đặc biệt |
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm |
Giai đoạn 1965–1968 |
Miền Bắc Chiến dịch: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền |
Miền Nam Chiến tranh cục bộ Chiến dịch: Các chiến dịch Tìm-Diệt Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968 |
Diễn biến Quốc tế |
Giai đoạn 1968–1972 |
Diễn biến Quốc tế |
Việt Nam hóa chiến tranh |
Hội nghị Paris |
Hiệp định Paris |
Chiến dịch: Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 – Hè 1972 –Linebacker –Linebacker II |
Giai đoạn 1973–1975 |
Chiến dịch: Xuân 1975 Phước Long |
Tây Nguyên -Huế - Đà Nẵng Phan Rang - Xuân Lộc |
Hồ Chí Minh |
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông |
Sự kiện 30 tháng 4, 1975 |
Hậu quả chiến tranh |
Tổn thất nhân mạng |
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh |
Chất độc da cam |
Thuyền nhân |
sửatiêu bản |
Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu buộc phải rút quân bỏ ngỏ vùng nông thôn, huy động hầu hết lực lượng dự bị để bảo vệ các thị xã bị đe dọa, tạo cơ hội cho các lực lượng địa phương của Quân giải phóng Miền Nam mở các cuộc tấn công tại đồng bằng sông Cửu Long và các vùng tập trung dân cư quanh Sài Gòn.
Theo ông William Colby, giám đốc cơ quan CIA tại Sài Gòn thì Quân đội Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ chiếm được Huế nhưng không qua nổi Đà Nẵng. Dù vậy, thực tế tốt hơn mong đợi khi Hạm đội 7 và Không lực của Mỹ tham chiến, hỗ trợ hỏa lực giúp ngăn đà tiến của đối phương, giúp quân VNCH có thêm thời gian bổ sung thiệt hại và tổ chức lại. Tổng thống Thiệu giao quyền chỉ huy cho Trung tướng Ngô Quang Trưởng, 1 chỉ huy có năng lực. Với sự yểm trợ hỏa lực tối đa của Mỹ, tướng Trưởng đã ngăn được đà tiến Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Huế, khiến đối phương phải lui về phòng ngự. Quân VNCH sau đó phản công và tái chiếm lại thành cổ Quảng Trị sau đó 2 tháng.[16] Xem chi tiết:Chiến dịch Trị Thiên.
Tại An Lộc, tình hình cũng không tốt hơn. Cú đánh ở hướng Bắc Sài Gòn tỏ ra nguy hiểm hơn. Họ đã tập trung 4 sư đoàn mạnh vào đây với hy vọng sẽ đè bẹp đối phương rồi tiến vào bao vây Sài Gòn. Tuy nhiên nhờ những cuộc tấn công yểm trợ dữ dội của không quân Mỹ, quân Việt Nam Cộng hòa đã trụ vững.[16]. Xem chi tiết:Chiến dịch Nguyễn Huệ
Tuy không quân Mỹ đã đánh phá 1 cách có hiệu quả các địa điểm tập trung của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đã nhấn mạnh: Việt Nam Cộng hòa phải tự lo lấy phần việc chiến đấu trên mặt đất. Người Mỹ sẽ chỉ giúp họ về hậu cần và hỏa lực Không quân.[17].
Kết quả
Sau khi cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam diễn ra, Không quân Hoa Kỳ tiến hành oanh tạc Hà Nội và Hải Phòng cùng những hoạt động phóng ngư lôi phong toả các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Sau khi chiến dịch kết thúc, hai bên đều không còn sức để tiếp tục giao tranh. Tuy nhiên, cả hai đều cho rằng các nỗ lực của mình đã thành công.
Tuy rằng hiệu quả chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa không đồng đều và họ phải chịu thương vong rất lớn, nhưng cuối cùng đã đứng vững với sự hỗ trợ của các cố vấn Mỹ và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ từ trên không, trong đó phải kể đến các phi vụ B-52 liên tiếp rải thảm xuống đội hình đối phương. Việt Nam Cộng hòa và Mỹ tin rằng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh đã chứng tỏ hiệu lực.[18] Tuy gặp thất bại trên chiến trường và chịu thương vong lớn, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đẩy lui được cuộc tổng tấn công lớn nhất từ trước đến nay của quân Giải phóng - mặc dù thái độ này bị giảm nhẹ do thực tế rằng nhờ có hỏa lực mãnh liệt của không lực Mỹ mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa mới có thể trụ vững. Tuy nhiên các điểm yếu nội tại trong chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa đã xuất hiện trở lại, khi họ tỏ ra quá phụ thuộc vào yểm trợ hỏa lực của Mỹ, điều này đã bị đối phương nắm bắt và tận dụng sau đó. Trong chiến dịch, Hoa Kỳ ước tính khoảng 25.000 dân thường đã bị thiệt mạng, gần 1 triệu phải đi tản cư.[19]
Hà Nội, sau khi đã sử dụng 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (gần như toàn bộ quân đội của mình) cho cuộc tấn công, đã chịu thương vong khoảng 100.000 người (Hoa Kỳ ước tính), mất hầu hết số xe tăng (58 xe tăng T-54, 18 xe tăng T-59 do Trung Quốc chế tạo, 27 xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76 do Ba Lan chế tạo).[20][21]. (Một nguồn khác cho thống kê 50.000-75.000 binh sĩ chết và bị thương cùng với hơn 700 xe tăng, xe thiết giáp các loại[22]) Tuy nhiên, họ đã giành được quyền kiểm soát lâu dài tại một nửa diện tích của 4 tỉnh miền Trung Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, và Quảng Tín — cũng như các vùng ven phía Tây của các Vùng II và III Chiến thuật (khoảng 10-20% diện tích miền Nam). Hà Nội cũng tin rằng họ đã giành được vị thế mạnh hơn tại cuộc đàm phán hòa bình ở Paris.[3]
Theo đánh giá của Mỹ, Hà Nội đã mắc phải 2 sai lầm quan trọng khi tính toán về năng lực của đối phương. Điểm thứ nhất là đánh giá thấp khả năng chiến đấu của QLVNCH, quân đội mà vào năm 1972 là một trong những quân đội được trang bị tốt nhất thế giới; điểm thứ hai là không lường được sự hủy diệt cực mạnh của không lực Mỹ đối với đối phương trên chiến trường truyền thống. Cùng với các sai lầm chiến thuật đó, các chỉ huy QĐNDVN đã không tận dụng lợi thế du kích và quân số địa phương mà thay vào đó liên tiếp tấn công trực diện vào các vùng hỏa lực phòng thủ mạnh, chịu hậu quả là thương vong rất lớn.
Tuy nhiên, Hà Nội nhanh chóng tận dụng được những gì giành được. QĐNDVN lập tức bắt đầu mở rộng các hành lang hậu cần từ Lào và Campuchia vào miền Nam Việt Nam. Các cơ sở tại Cửa Việt và Đông Hà được nhanh chóng mở rộng, trong vòng 1 năm, hơn 20% hàng chuyển vào cho chiến trường miền Nam được đi qua đây.[23]
Tại Paris, đàm phán hòa bình tiếp diễn, nhưng lần này, cả hai bên cùng đồng ý thỏa hiệp. Mỹ đồng ý chấp nhận ngừng bắn tại chỗ, thừa nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tồn tại bên cạnh chính quyền Sài Gòn, và Mỹ rút quân hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam. Các điểm này thực tế đã đủ để thỏa mãn các tiêu chí cho chiến thắng mà Hà Nội đã đề ra trước khi cuộc tổng tấn công bắt đầu.[24] Còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý để chính quyền của tổng thống Thiệu tiếp tục giữ quyền lực.
Đến đây, trở ngại duy nhất đối với một cuộc dàn xếp là Nguyễn Văn Thiệu. Thất bại của Mỹ trong việc thuyết phục tổng thống Thiệu đã dẫn đến việc ngừng đàm phán vào tháng 12. Tiếp đó là chiến dịch Linebacker II đánh phá miền Bắc Việt Nam nhưng thất bại, do vậy Mỹ quay sang gây áp lực buộc Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận kết quả thương lượng hồi tháng 10, trước khi các bên quay lại đàm phán. Hiệp định hòa bình Paris được kí vào tháng Giêng năm 1973 với nội dung cơ bản giống với bản đã được kí tắt hồi tháng 10, với điều khoản quan trọng nhất là cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam giữ lại các vùng mà họ đã kiểm soát được.
Mỹ rút hoàn toàn quân viễn chinh khỏi Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1973, tuy nhiên không có nghĩa họ đã rút hẳn khỏi cuộc chiến. Hoa Kỳ vẫn để lại lực lượng cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ quân sự cho VNCH dù cắt giảm nhiều.[cần dẫn nguồn]
Trên chiến trường lúc này (28 tháng 1/1973) tổng lực lượng VNCH là 450.000 quân chủ lực và hơn 700.000 quân địa phương và dân vệ. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000) mà 220.000 trong số đó đang có mặt ở miền Nam[cần dẫn nguồn]
Chú thích
- ^ William Conby-Một chiến thắng bị bỏ lỡ NXB CAND
- ^ http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/32/32/180858/Default.aspx
- ^ a ă â Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000. tr. 113
- ^ Marc Leepson & Helen Hannaford, Dictionary of the Vietnam War. New York: Simon & Schuster, 1999, p. 115. Missing figure from Sorley, p. 339.
- ^ For a comparison of casualty figures, see Lewis Sorley, A Better War. New York: Harvest Books, 1999, Chapt. 20, fn. 49. Although North Vietnamese casualties were horrendus, the figure of 100.000 dead, often quoted in historical sources, is only an approximation. See Dale Andrade, Trial by Fire. New York: Hippocrene Books, 1995, p. 531.
- ^ [1]
- ^ ĐÀ NẴNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN LƯỢC 'VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH' CỦA MỸ (1969 - 1973) [2]
- ^ Bỏng rát mùa hè Quảng Trị - Ngô Thị Kim Cúc
- ^ Giáo sư Hồ Tú Bảo - Giảng đường vẫn tươi nguyên ký ức chiến trường
- ^ Kế hoạch quân sự hỗn hợp AB-147 của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
- ^ Chú thích tại chương 1, Những năm tháng quyết định, hồi ký của Đại tướng Hoàng Văn Thái.
- ^ Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000. tr. 112
- ^ [3]
- ^ David Fulghum & Terrance Maitland, et al, South Vietnam on Trial. Boston: Boston Publishing Company, 1984, tr. 138.
- ^ Nhận xét của John Vann, cố vấn Mỹ của Vùng 3 Chiến thuật. Nguồn: Neil Sheehan, A Bright Shining Lie, Random House, 1988, tr. 776.
- ^ a ă Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ-William Colby-Nxb Công an nhân dân p 372
- ^ Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ-William Colby-Nxb Công an nhân dân p 374
- ^ Palmer, Dave Richard, Summons of the Trumpet: A History of the Vietnam War From A Military Man's Viewpoint. Novato CA: Presidio Press, 1999, tr. 324.
- ^ Andrade, Dale. Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle. New York: Hippocrene Books, 1995, tr. 529.
- ^ Andrade, tr. 536.
- ^ Nguồn khác cho rằng ít nhất một nửa số pháo và tăng bị phá hỏng. Spencer, tr. 113
- ^ James K. Moore, North Vietnamese Army's 1972 Eastertide Offensive
- ^ Fulgham, David, Terrence Maitland, et al. South Vietnam on Trial: Mid-1970-1972. Boston: Boston Publishing Company, 1984, tr. 183.
- ^ Fulgham & Maitland, tr.183.
Tham khảo
- Lt. Gen. Ngo Quang Truong, THE EASTER OFFENSIVE OF 1972, U.S. Army Center Of Military History
Liên kết ngoài
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment