CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa Quốc khánh Mauritius. Năm 1884 – Chiến dịch Bắc Kỳ: Quân Thanh vượt sông Cầu rút chạy về Thái Nguyên, quân Pháp chiếm được thành Bắc Ninh. Năm 1894 – Sản phẩm nước ngọt có ga Coca-Cola được đóng chai và bán đầu tiên ở Vicksburg, Mississippi, Hoa Kỳ. Năm 1918 – Những người Bolshevik chuyển thủ đô của nước Nga Xô viết từ Petrograd sang Moskva (hình nhà thờ thánh Basel) vì các lý do xã hội và địa chính trị. Năm Năm 1922 – Armenia, Gruzia và Azerbaijan hợp nhất thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz, tham gia sáng lập Liên Xô vào tháng 12 cùng năm. Năm 1967 – Suharto đoạt lấy quyền lực từ Sukarno, trở thành quyền Tổng thống của Indonesia, ông nắm giữ chức vụ tổng thống cho đến năm 1998.
Moskva
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 55°45′08″B 37°36′56″Đ
Moskva (tiếng Nga: Москва; phiên âm: Mát-xcơ-va; Hán-Việt: Mạc Tư Khoa, phiên theo chữ Hán 莫斯科; tiếng Anh: Moscow; tiếng Pháp: Moscou), ngày nay là thủ đô của Liên bang Nga, nằm trên bờ sông Moskva, giữa lưu vực của hai con sông lớn là Volga và Oka,
có diện tích 878,7 km² thuộc khu Trung tâm Nga (trên thực tế khu vực
này nằm ở phía Tây của nước Nga thuộc khu vực châu Âu). Dân số thành phố
này tăng lên rất nhanh, đến năm 2004 đã là 11,2 triệu người. Thị trưởng hiện nay của thành phố là Sergey Sobyanin. Moskva cũng là trung tâm hành chính của tỉnh Moskva (chữ Kirill: Московскaя область). Trước đây, Moskva đã từng là thủ đô của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (tức Liên Xô) cho đến năm 1991 khi chính quyền Liên bang sụp đổ và sớm hơn nữa là của các công quốc
và đại công quốc Moskva (chữ Kirill: Московское княжество). Các địa
điểm, địa danh lịch sử nổi tiếng nhất của Moskva phải kể đến là: điện Kremli (Кремль) trụ sở của Nhà nước Liên bang Nga, bên cạnh nó là Quảng trường Đỏ (Красная площадь), nhà thờ lớn Vasily Blazhenny (храм Василия Блаженного) với mái vòm hình củ tỏi. Giáo chủ Moskva cũng đồng thời là người đứng đầu Chính thống giáo Nga.
Năm 1300, Moskva được quản lý bởi Daniil Aleksandrovich (Даниил Александрович), con trai của Aleksandr Yaroslavich Nevsky (Александр Ярославич Невский) và là thành viên của triều đại nhà Rurik. Vị trí thuận lợi trên đầu nguồn sông Volga góp phần vào việc mở rộng vững chắc. Moskva được ổn định và phát triển rực rỡ trong nhiều năm và là điểm thu hút của nhiều người tỵ nạn trên toàn lãnh thổ Nga. Năm 1304, Yury của Moskva (Юрий Данилович) giao tranh với Mikhail của Tver (Михаил Ярославич) để giành ngôi vị công tước Vladimir. Ivan I (Иван I Данилович Калита) cuối cùng đánh bại quân Tver (Тверь) để trở thành chủ của công quốc Vladimir, và là người thu thuế duy nhất cho các nhà vua Mông Cổ. Do cống nộp nhiều nên Ivan giành được nhiều sự nhân nhượng của các Hãn (Khan). Không giống như các công quốc khác, Moskva không được phân chia cho các con trai mà truyền cho con trai lớn nhất.
Kim Trướng hãn quốc (hay Hãn quốc Kipchak) thoạt tiên cố gắng giới hạn ảnh hưởng của Moskva, nhưng do sự lớn mạnh của Đại công quốc Litva đã đe dọa toàn Nga nên vị Hãn lúc đó đã phải tăng cường sức mạnh cho Moskva để cân bằng với Litva. Điều này đã cho phép nó trở thành một trong những thành phố hùng mạnh nhất tại Nga. Năm 1480, Ivan III cuối cùng đã giải phóng Nga khỏi sự thống trị của người Tarta (Xem Trận chiến trên sông Ugra) và Moskva trở thành thủ đô của đế chế bao gồm toàn Nga và Siberia và một phần các lãnh thổ khác.
Sự chuyên chế của các Sa hoàng cuối thời kỳ đó như Ivan Hung đế (Иван IV Грозный) đã dẫn đến sự tan rã của đế chế, mặc dù nó đã được mở rộng. Năm 1571, người Tarta từ Hãn quốc Krym đã chiếm và thiêu hủy Moskva. Từ 1610 đến 1612, quân đội của Liên bang Ba Lan-Litva xâm chiếm Moskva, và vua Sigismund III của Ba Lan đã có những cố gắng để chiếm đoạt ngôi báu và sau đó hợp nhất hai quốc gia Slav. Tuy nhiên, sự cố gắng của quân đội Ba Lan-Litva chỉ nhận được sự ủng hộ nửa vời từ trong nước họ và sự can thiệp đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ hạ viện Liên bang. Vì vậy năm 1612, nhân dân Moskva đã nổi dậy chống lại lực lượng Ba Lan-Litva và chiếm Kremli từ tay họ. Năm 1613, hội nghị đế chế đã bầu Mikhail Fyodorovich Romanov (Михаил Фёдорович Романов) làm Sa hoàng nước Nga, thiết lập triều đại nhà Romanov.
Moskva không phải là kinh đô nước Nga từ năm 1703 khi Pyotr Đại đế (Пётр I Великий) xây dựng Sankt-Peterburg trên sông Neva gần bờ biển Baltic làm kinh đô. Khi Napoléon Bonaparte xâm lược Nga vào năm 1812, người dân Moskva đã di tản và tự đốt cháy thành phố vào ngày 14 tháng 9, khi quân đội của Napoléon tiến vào. Quân đội của Napoléon, do thiếu thốn lương thực, thực phẩm và giá lạnh đã phải rút lui.
Tháng 1 năm 1905, người dân Moskva đi bầu thị trưởng thành phố và Aleksandr Adrianov đã trở thành thị trưởng chính thức đầu tiên của Moskva. Sau cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917, Lenin đã chuyển thủ đô từ Sankt-Peterburg về Moskva vào ngày 5 tháng 3, 1918 do lo ngại sự xâm lăng từ nước ngoài.
Là đầu mối quan trọng trong hệ thống đường sắt của Liên Xô cùng với Kiev và Leningrad, thành phố này là mục tiêu xâm chiếm chiến lược của Đức năm 1941. Tháng 11 năm 1941, tập đoàn quân trung tâm của Đức đã phải dừng bước trước ngoại ô thành phố và sau đó bị đẩy lui trong Trận Moskva.
Mặc dù ít hơn một phần tư dân số Nga sống ở nông thôn nhưng những người Moskva cũng giống như những người dân các thành phố khác vẫn gắn liền với nông thôn. Rất nhiều người có nhà ở khu vực nông thôn (tiếng Nga: дача, phát âm "đacha") để dành cho những ngày nghỉ cuối tuần và hội hè. Những ngôi nhà này cũng được sử dụng làm nhà nghỉ cho những người cao tuổi. Có rất nhiều công viên và vườn hoa trong thành phố.
Những năm sau chiến tranh là cuộc khủng hoảng về nhà ở đã được giải quyết bằng các ngôi nhà lắp ghép. Khoảng 13.000 các ngôi nhà được tiêu chuẩn hóa và đúc sẵn như thế phục vụ cho phần lớn dân cư Moskva. Chúng được xây cao 9, 12, 17, 21 hay 24 tầng. Các căn hộ được xây dựng và trang bị một phần đồ đạc tại nhà máy trước khi được xây dựng và sắp xếp vào các cột cao. Bộ phim hài nổi tiếng thời kỳ Xô viết là Số phận trớ trêu, hay Chúc xông hơi nhẹ nhõm ! nhại lại phương pháp kết cấu xây dựng vô hồn này. Nội dung của phim như sau:
Nói như vậy không có nghĩa là văn hóa, nghệ thuật của nước Nga nói chung và của người Moskva nói riêng là đơn điệu và nghèo nàn. Trái lại, nền văn hóa-nghệ thuật của người dân Moskva trong gần 900 năm qua là một nền văn hóa-nghệ thuật cực kỳ phát triển. Tại Moskva hiện nay có hơn 70 viện bảo tàng. Trong đó có rất nhiều viện bảo tàng nổi tiếng thế giới như Viện bảo tàng lịch sử (Исторический музей), Viện bảo tàng quốc gia Tretyakov (Государственный Третьяковская галерея), Viện bảo tàng kiến trúc Shchusev (Музей архитектуры им. А.В. Щусева) v.v.
Các nhà văn lớn của Nga cho dù có thể không phải là người Moskva nhưng đã có thời gian dài sống ở đó như Tolstoy, Bunin, Chekhov v.v. đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới như Chiến tranh và Hòa bình.
Trường Đại học kỹ thuật quốc gia Moskva mang tên Bauman là trường đại học kĩ thuật hàng đầu của nước Nga, nơi đây là cái nôi đào tạo nên các nhà bác học, các tổng công trình sư, các kỹ sư trưởng nổi tiếng về vũ trụ, hàng không và kĩ thuật quân sự (tên lửa, máy bay chiến đấu, xe tăng, xe thiết giáp, lò phản ứng hạt nhân, siêu máy tính, vũ khí công nghệ cao).
Xem thêm: Danh sách các trường đại học ở Nga
Giao thông trong thành phố có thể kể đến hệ thống tàu điện ngầm (metro) Moskva, là một hệ thống metro tuyệt vời, các nhà ga được trang trí bằng các bức tranh treo tường hay khảm vào tường có giá trị nghệ thuật. Bắt đầu hoạt động vào ngày 15 tháng 5 năm 1935, hiện nay hệ thống này có 11 tuyến đường với tổng chiều dài 278 km và hơn 170 ga. Tại các ga rất phổ biến các loại hình đèn chùm pha lê chiếu sáng. Hệ thống này là bận rộn nhất thế giới với hơn 9 triệu lượt hành khách mỗi ngày và tại giờ cao điểm cứ mỗi 90 giây lại có một chuyến tàu. Hệ thống metro Moskva được thiết kế là các tuyến đường "thẳng" giao nhau tại khu vực gần trung tâm thành phố. Ngoài ra còn có một tuyến đi theo đường "tròn" liên kết tất cả các tuyến kia.
Do các ga metro đặt tương đối xa nhau (so sánh với các thành phố khác), có thể tới 4 km, nên hệ thống xe buýt rất phát triển. Các tuyến xe buýt chạy qua các ga metro và bao phủ toàn bộ khu vực dân cư. Thông thường cứ mỗi phút lại có một chuyến xe buýt và giá cả khá rẻ so với các thành phố lớn khác của Châu Âu (khoảng 1USD / 1 chuyến). Mỗi một phố chính trong thành phố đều có ít nhất một tuyến xe buýt phục vụ và không có một khu nhà chung cư nào trong số 13.000 chung cư lại phải mất hơn vài phút đi bộ. Ở đây cũng có các hệ thống xe điện trên đường ray (Трамвай-tramvai) và xe điện bánh hơi (Троллейбус-trolleybus). Trước đây rất ít người sử dụng ô tô cá nhân để đi lại do thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình trung lưu có ô tô để đi lại trong những ngày nghỉ cuối tuần và lễ hội. Theo một số ước tính, có trên 2,5 triệu ô tô lưu thông trên địa bàn thành phố trong ngày (2004). 3 năm trở lại đây (từ 2004) do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Liên Bang Nga, đặc biệt là Moskva, số lượng xe hơi cá nhân đã bùng nổ với sự đa dạng về chủng loại, nguồn gốc, tắc đường đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện". Rất nhiều công chức đến công ty bằng xe riêng đã phải đi trước giờ làm việc buổi sáng (8-9 giờ) cả tiếng đồng hồ. Tắc đường trên diện rộng từ sáng đến đêm khuya.
Các môn thể thao mùa đông thì có rất nhiều. Phần lớn người Nga đều có ván trượt tuyết và giày trượt băng và có rất nhiều công viên lớn có khu vực để tập luyện các môn trượt tuyết, trượt băng. Có một số công viên cho thuê ván/giày trượt với giá từ $1 đến $5 cho một giờ thuê. Moskva cũng có các đội khúc côn cầu trên băng có tên tuổi ở châu Âu.
Moskva là chủ nhà của Thế vận hội mùa hè 1980, lúc đó môn đua thuyền buồm được tổ chức tại Tallinn (Estonia).
Theo số liệu của báo Forbes vào ngày 22 tháng 7 năm 2004, Moskva là thành phố có đông các nhà tỷ phú nhất trên thế giới. Hiện nay Moskva có 33 tỷ phú, hơn Thành phố New York hai người.
Tiếng Anh:
|
|||||
Tên hiệu "Más" |
|||||
Vị trí | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vị trí của Moskva tại châu Âu | |||||
Chính quyền | |||||
Quốc gia Vùng liên bang Kiểu đơn vị hành chính |
Nga Vùng TW LB Nga Thành phố trực thuộc trung ương |
||||
Thị trưởng | Sergey Semyonovich Sobyanin | ||||
Các đặc điểm địa lý | |||||
Diện tích - Thành phố |
1.081 km² |
||||
Dân số - Thành phố (2012) - Mật độ |
11 612 943[1] 10361.1/km² |
||||
Tọa độ | |||||
Cao độ | <130 - 253 m | ||||
Múi giờ - Mùa hè (DST) |
MSK (UTC+3) MSD (UTC+4) |
||||
Thông tin khác | |||||
Mã bưu chính | 101xxx-129xxx | ||||
Mã điện thoại | +7 495; +7 499 | ||||
Mã số xe | 77, 99, 97, 177 | ||||
Website: mos.ru |
Mục lục
Lịch sử
Năm 1300, Moskva được quản lý bởi Daniil Aleksandrovich (Даниил Александрович), con trai của Aleksandr Yaroslavich Nevsky (Александр Ярославич Невский) và là thành viên của triều đại nhà Rurik. Vị trí thuận lợi trên đầu nguồn sông Volga góp phần vào việc mở rộng vững chắc. Moskva được ổn định và phát triển rực rỡ trong nhiều năm và là điểm thu hút của nhiều người tỵ nạn trên toàn lãnh thổ Nga. Năm 1304, Yury của Moskva (Юрий Данилович) giao tranh với Mikhail của Tver (Михаил Ярославич) để giành ngôi vị công tước Vladimir. Ivan I (Иван I Данилович Калита) cuối cùng đánh bại quân Tver (Тверь) để trở thành chủ của công quốc Vladimir, và là người thu thuế duy nhất cho các nhà vua Mông Cổ. Do cống nộp nhiều nên Ivan giành được nhiều sự nhân nhượng của các Hãn (Khan). Không giống như các công quốc khác, Moskva không được phân chia cho các con trai mà truyền cho con trai lớn nhất.
Kim Trướng hãn quốc (hay Hãn quốc Kipchak) thoạt tiên cố gắng giới hạn ảnh hưởng của Moskva, nhưng do sự lớn mạnh của Đại công quốc Litva đã đe dọa toàn Nga nên vị Hãn lúc đó đã phải tăng cường sức mạnh cho Moskva để cân bằng với Litva. Điều này đã cho phép nó trở thành một trong những thành phố hùng mạnh nhất tại Nga. Năm 1480, Ivan III cuối cùng đã giải phóng Nga khỏi sự thống trị của người Tarta (Xem Trận chiến trên sông Ugra) và Moskva trở thành thủ đô của đế chế bao gồm toàn Nga và Siberia và một phần các lãnh thổ khác.
Sự chuyên chế của các Sa hoàng cuối thời kỳ đó như Ivan Hung đế (Иван IV Грозный) đã dẫn đến sự tan rã của đế chế, mặc dù nó đã được mở rộng. Năm 1571, người Tarta từ Hãn quốc Krym đã chiếm và thiêu hủy Moskva. Từ 1610 đến 1612, quân đội của Liên bang Ba Lan-Litva xâm chiếm Moskva, và vua Sigismund III của Ba Lan đã có những cố gắng để chiếm đoạt ngôi báu và sau đó hợp nhất hai quốc gia Slav. Tuy nhiên, sự cố gắng của quân đội Ba Lan-Litva chỉ nhận được sự ủng hộ nửa vời từ trong nước họ và sự can thiệp đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ hạ viện Liên bang. Vì vậy năm 1612, nhân dân Moskva đã nổi dậy chống lại lực lượng Ba Lan-Litva và chiếm Kremli từ tay họ. Năm 1613, hội nghị đế chế đã bầu Mikhail Fyodorovich Romanov (Михаил Фёдорович Романов) làm Sa hoàng nước Nga, thiết lập triều đại nhà Romanov.
Moskva không phải là kinh đô nước Nga từ năm 1703 khi Pyotr Đại đế (Пётр I Великий) xây dựng Sankt-Peterburg trên sông Neva gần bờ biển Baltic làm kinh đô. Khi Napoléon Bonaparte xâm lược Nga vào năm 1812, người dân Moskva đã di tản và tự đốt cháy thành phố vào ngày 14 tháng 9, khi quân đội của Napoléon tiến vào. Quân đội của Napoléon, do thiếu thốn lương thực, thực phẩm và giá lạnh đã phải rút lui.
Tháng 1 năm 1905, người dân Moskva đi bầu thị trưởng thành phố và Aleksandr Adrianov đã trở thành thị trưởng chính thức đầu tiên của Moskva. Sau cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917, Lenin đã chuyển thủ đô từ Sankt-Peterburg về Moskva vào ngày 5 tháng 3, 1918 do lo ngại sự xâm lăng từ nước ngoài.
Là đầu mối quan trọng trong hệ thống đường sắt của Liên Xô cùng với Kiev và Leningrad, thành phố này là mục tiêu xâm chiếm chiến lược của Đức năm 1941. Tháng 11 năm 1941, tập đoàn quân trung tâm của Đức đã phải dừng bước trước ngoại ô thành phố và sau đó bị đẩy lui trong Trận Moskva.
Dân số
Năm | Dân số | Năm | Dân số | Năm | Dân số |
---|---|---|---|---|---|
1400 | 40.000 | 1811 | 270.200 | 1912 | 1.617.157 |
1638 | 200.000 | 1813 | 215.000 | 1920 | 1.027.300 |
1710 | 160.000 | 1825 | 241.500 | 1926 | 2.101.200 |
1725 | 145.000 | 1840 | 349.100 | 1939 | 4.609.200 |
1738 | 138.400 | 1856 | 368.800 | 1959 | 6.133100 |
1775 | 161.000 | 1868 | 416.400 | 1970 | 7.194.300 |
1785 | 188.700 | 1871 | 601.969 | 1979 | 8.142.200 |
1888 | 753.459 | 1989 | 8.972.300 | ||
1897 | 1.038.600 | 2002 | 10.383.000 |
Khí hậu
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Moscow (VVC) 1981–2010 | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 8.6 | 8.3 | 17.5 | 28.9 | 33.2 | 34.9 | 38.2 | 37.3 | 32.3 | 24.0 | 14.5 | 9.6 | 38,2 |
Trung bình cao °C (°F) | −4 (25) |
−3.7 | 2.6 | 11.3 | 18.6 | 22.0 | 24.3 | 21.9 | 15.7 | 8.7 | 0.9 | −3 (27) |
9,6 |
Trung bình ngày, °C (°F) | −6.5 | −6.7 | −1 (30) |
6.7 | 13.2 | 17.0 | 19.2 | 17.0 | 11.3 | 5.6 | −1.2 | −5.2 | 5,8 |
Trung bình thấp, °C (°F) | −9.1 | −9.8 | −4.4 | 2.2 | 7.7 | 12.1 | 14.4 | 12.5 | 7.4 | 2.7 | −3.3 | −7.6 | 2,1 |
Thấp kỉ lục, °C (°F) | −42.2 | −38.2 | −32.4 | −21 (−6) |
−7.5 | −2.3 | 1.3 | −1.2 | −8.5 | −16.1 | −32.8 | −38.8 | −42,2 |
Giáng thủy mm (inches) | 52 (2.05) |
41 (1.61) |
35 (1.38) |
37 (1.46) |
49 (1.93) |
80 (3.15) |
85 (3.35) |
82 (3.23) |
68 (2.68) |
71 (2.8) |
55 (2.17) |
52 (2.05) |
707 (27,83) |
% độ ẩm | 83 | 80 | 74 | 67 | 64 | 70 | 74 | 77 | 81 | 81 | 84 | 85 | 76,7 |
Số ngày mưa TB | 0.8 | 0.7 | 3 | 9 | 13 | 14 | 15 | 15 | 15 | 12 | 6 | 2 | 105,5 |
Số ngày tuyết rơi TB | 18 | 15 | 9 | 1 | 0.1 | 0 | 0 | 0 | 0.1 | 2 | 10 | 17 | 72,2 |
Số giờ nắng trung bình hàng tháng | 33 | 72 | 128 | 170 | 265 | 279 | 271 | 238 | 147 | 78 | 32 | 18 | 1.731 |
Nguồn: [2][3][4][5] |
Văn hóa, nghệ thuật
Moskva là trung tâm của ba lê (ballet) và các nghệ thuật múa Nga. Các nhà hát và studio ba lê rải rác khắp Moskva. Những cái nổi tiếng nhất là Nhà hát Lớn (Bolshoi) và Nhà hát Nhỏ (Malyi). Trong thời kỳ Xô viết giá vé khá rẻ thường là dưới $1, nhưng hầu hết vé được phân phối theo đặc quyền, người dân chỉ có thể mua vé chợ đen. Sau này giá thay đổi rất nhiều.Mặc dù ít hơn một phần tư dân số Nga sống ở nông thôn nhưng những người Moskva cũng giống như những người dân các thành phố khác vẫn gắn liền với nông thôn. Rất nhiều người có nhà ở khu vực nông thôn (tiếng Nga: дача, phát âm "đacha") để dành cho những ngày nghỉ cuối tuần và hội hè. Những ngôi nhà này cũng được sử dụng làm nhà nghỉ cho những người cao tuổi. Có rất nhiều công viên và vườn hoa trong thành phố.
Những năm sau chiến tranh là cuộc khủng hoảng về nhà ở đã được giải quyết bằng các ngôi nhà lắp ghép. Khoảng 13.000 các ngôi nhà được tiêu chuẩn hóa và đúc sẵn như thế phục vụ cho phần lớn dân cư Moskva. Chúng được xây cao 9, 12, 17, 21 hay 24 tầng. Các căn hộ được xây dựng và trang bị một phần đồ đạc tại nhà máy trước khi được xây dựng và sắp xếp vào các cột cao. Bộ phim hài nổi tiếng thời kỳ Xô viết là Số phận trớ trêu, hay Chúc xông hơi nhẹ nhõm ! nhại lại phương pháp kết cấu xây dựng vô hồn này. Nội dung của phim như sau:
- Một sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học trở về nhà mình sau buổi dạ hội tốt nghiệp cử nhân với trạng thái say mềm ngoài sân bay và thức dậy ở Leningrad do những bạn bè của anh ta lại gửi anh đến đó một cách ngẫu nhiên. Anh bắt taxi đến địa chỉ nhà mình, địa chỉ này cũng tồn tại ở Leningrad và sử dụng chìa khóa của mình để mở cửa. Mọi đồ đạc và tài sản được chuẩn hóa đến nỗi anh ta cũng không thể nhận ra đó không phải là nhà mình cho đến tận khi chủ thực sự của căn hộ trở về.
Nói như vậy không có nghĩa là văn hóa, nghệ thuật của nước Nga nói chung và của người Moskva nói riêng là đơn điệu và nghèo nàn. Trái lại, nền văn hóa-nghệ thuật của người dân Moskva trong gần 900 năm qua là một nền văn hóa-nghệ thuật cực kỳ phát triển. Tại Moskva hiện nay có hơn 70 viện bảo tàng. Trong đó có rất nhiều viện bảo tàng nổi tiếng thế giới như Viện bảo tàng lịch sử (Исторический музей), Viện bảo tàng quốc gia Tretyakov (Государственный Третьяковская галерея), Viện bảo tàng kiến trúc Shchusev (Музей архитектуры им. А.В. Щусева) v.v.
Các nhà văn lớn của Nga cho dù có thể không phải là người Moskva nhưng đã có thời gian dài sống ở đó như Tolstoy, Bunin, Chekhov v.v. đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới như Chiến tranh và Hòa bình.
Giáo dục
Tại Moskva có rất nhiều trường đại học. Lớn nhất và nổi tiếng nhất là Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (tiếng Nga: Московский Государственный Университет имени М.В.Ломоносова, viết tắt: МГУ, hay MGU) nằm trên Đồi Chim sẻ (Vorobyovy Gory) trong một tòa nhà cao 240m. Hiện nay trường này có 30.000 sinh viên và 7.000 nghiên cứu sinh.Trường Đại học kỹ thuật quốc gia Moskva mang tên Bauman là trường đại học kĩ thuật hàng đầu của nước Nga, nơi đây là cái nôi đào tạo nên các nhà bác học, các tổng công trình sư, các kỹ sư trưởng nổi tiếng về vũ trụ, hàng không và kĩ thuật quân sự (tên lửa, máy bay chiến đấu, xe tăng, xe thiết giáp, lò phản ứng hạt nhân, siêu máy tính, vũ khí công nghệ cao).
Xem thêm: Danh sách các trường đại học ở Nga
Du lịch
Những điểm du lịch thu hút du khách là các di sản thế giới được UNESCO công nhận như điện Kremli, Quảng trường Đỏ và nhà thờ ở Kolomenskoye, đều là những công trình được xây dựng trong khoảng thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Các điểm thu hút khác bao gồm vườn bách thú, được mở rộng vào thập niên 1990. Moskva cũng là điểm cuối cùng của tuyến đường sắt xuyên Xi-bê-ri dài 9.300 km tới Vladivostok. Thành phố này đẹp nhất khi đến thăm vào giữa mùa đông khi mà các đường phố bị bao phủ bởi tuyết và cảnh tranh tối tranh sáng của mùa đông lục địa. Tuy nhiên do nhiệt độ thường xuyên xuống đến dưới -25 °C nên mùa hè hoặc mùa thu đến sớm có thể cho những cuộc thăm viếng thuận tiện hơn nếu như du khách không phải là người quá lãng mạn.Giá cả sinh hoạt
Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ đối với người ngoại quốc cao hơn so với người trong nước. Sự nghiên cứu giá cả sinh hoạt do Mercer Human Resource Consulting tiến hành đã đặt Moskva vào vị trí thứ hai sau Tokyo, làm nó trở thành thành phố đắt đỏ nhất châu Âu. Đối với dân bản địa, những căn hộ nhỏ được chu cấp bởi chính quyền trong thời kỳ Xô viết, cùng với các chi phí tiện nghi ở mức cực kỳ thấp và những khoản thuế thu nhập có thể tránh được đã làm giá cả sinh hoạt thấp xuống rất nhiều. Nhìn vào giá cả vận chuyển, đi lại sẽ cho ra một minh họa tốt. Một chuyến taxi từ sân bay quốc tế Sheremetyevo-2 sẽ có giá đối với người nước ngoài không biết tiếng Nga là $60; với người nước ngoài biết tiếng Nga là $30–$40. Những người dân Moskva bản địa sẽ mặc cả giá xuống mức $15–20 hoặc sẽ tránh không đi taxi riêng mà đi chung với nhau đến ga metro gần nhất với giá 50 xu Mỹ.Ăn uống
Trong thời gian gần đây tại Moskva xuất hiện rất nhiều các nhà hàng ăn uống với giá cả dao động nhiều. Giá đồ ăn trung bình trên một người trong các nhà hàng trung và cao cấp sẽ từ $30 đến $200, đặc biệt nếu có gọi rượu vang nổi tiếng. Những đồ ăn kiểu "căng tin" trong các stolovaya (tiếng Nga: столовая - nhà ăn tự phục vụ) có giá khoảng ba đôla Mỹ (47.000 đ tiền Việt). Hệ thống các nhà hàng, như "Moo-Moo", cung cấp đồ ăn kiểu căng tin có chất lượng theo thực đơn kiểu Anh có giá khoảng 5 đô la Mỹ cho mỗi người. Mặc dù phần đông người Moskva không thường xuyên ăn uống thậm chí trong các nhà hàng ăn rẻ tiền nhất, nhưng rất nhiều nhà hàng "bậc trung" mới vẫn xuất hiện và mở cửa, nhắm vào các gia đình trong những ngày nghỉ cuối tuần. Một loạt các cửa hàng bán đồ ăn nhanh mọc xung quanh các nhà ga xe lửa và metro. Hệ thống này bao gồm cả các cửa hàng khắp mọi nơi của McDonald's và các hệ thống khác, đáng kể nhất là Rostiks, chuyên bán các đồ ăn làm từ gà. Ngoài ra hàng loạt các cửa hàng bán cà phê cũng mọc ra xung quanh thành phố này.Các địa điểm du lịch đáng chú ý
- Tổ hợp Nhà hát Lớn và Nhà hát Nhỏ. (Большой и Mалый театры)
- Kolomenskoye (Коломенское)
- Điện Kremli
- Trang viên Kuskovo (Кусково)
- Manezh (Mанеж)
- Tháp Ostankino, tháp truyền hình cao nhất châu Âu
- Trang viên Ostankino (Останкино)
- Trang viên Tsaritsyno (Царицыно)
- Trang viên Kuzminki (Кузьминки)
- Viện bảo tàng Pushkin - bảo tàng mỹ thuật
- Quảng trường Đỏ, lăng Lenin
- Nhà thờ lớn Vasily Blazhenny
- Tháp phát thanh Sukhov
- Nhà thờ Chúa Cứu thế (Храм Христа Спасителя)
- Viện bảo tàng Tretyakov
- Trung tâm triển lãm toàn Nga (VĐNKha)
- Vườn bách thú Moskva
- Tòa nhà trường Lomonosov và phong cảnh.
Giao thông và vận tải
Moskva có bốn sân bay là: sân bay quốc tế Sheremetyevo, sân bay quốc tế Domodedovo, sân bay Bykovo và sân bay quốc tế Vnukovo.Giao thông trong thành phố có thể kể đến hệ thống tàu điện ngầm (metro) Moskva, là một hệ thống metro tuyệt vời, các nhà ga được trang trí bằng các bức tranh treo tường hay khảm vào tường có giá trị nghệ thuật. Bắt đầu hoạt động vào ngày 15 tháng 5 năm 1935, hiện nay hệ thống này có 11 tuyến đường với tổng chiều dài 278 km và hơn 170 ga. Tại các ga rất phổ biến các loại hình đèn chùm pha lê chiếu sáng. Hệ thống này là bận rộn nhất thế giới với hơn 9 triệu lượt hành khách mỗi ngày và tại giờ cao điểm cứ mỗi 90 giây lại có một chuyến tàu. Hệ thống metro Moskva được thiết kế là các tuyến đường "thẳng" giao nhau tại khu vực gần trung tâm thành phố. Ngoài ra còn có một tuyến đi theo đường "tròn" liên kết tất cả các tuyến kia.
Do các ga metro đặt tương đối xa nhau (so sánh với các thành phố khác), có thể tới 4 km, nên hệ thống xe buýt rất phát triển. Các tuyến xe buýt chạy qua các ga metro và bao phủ toàn bộ khu vực dân cư. Thông thường cứ mỗi phút lại có một chuyến xe buýt và giá cả khá rẻ so với các thành phố lớn khác của Châu Âu (khoảng 1USD / 1 chuyến). Mỗi một phố chính trong thành phố đều có ít nhất một tuyến xe buýt phục vụ và không có một khu nhà chung cư nào trong số 13.000 chung cư lại phải mất hơn vài phút đi bộ. Ở đây cũng có các hệ thống xe điện trên đường ray (Трамвай-tramvai) và xe điện bánh hơi (Троллейбус-trolleybus). Trước đây rất ít người sử dụng ô tô cá nhân để đi lại do thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình trung lưu có ô tô để đi lại trong những ngày nghỉ cuối tuần và lễ hội. Theo một số ước tính, có trên 2,5 triệu ô tô lưu thông trên địa bàn thành phố trong ngày (2004). 3 năm trở lại đây (từ 2004) do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Liên Bang Nga, đặc biệt là Moskva, số lượng xe hơi cá nhân đã bùng nổ với sự đa dạng về chủng loại, nguồn gốc, tắc đường đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện". Rất nhiều công chức đến công ty bằng xe riêng đã phải đi trước giờ làm việc buổi sáng (8-9 giờ) cả tiếng đồng hồ. Tắc đường trên diện rộng từ sáng đến đêm khuya.
Thể thao
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất trong giới trẻ. Các câu lạc bộ bóng đá thủ đô như Dinamo, Spartak, Lokomotiv, CSKA là các câu lạc bộ có tên tuổi tại châu Âu. Tuy nhiên gần đây tệ nạn hooligan đã phát triển ở Nga và gây không ít ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của bóng đá Nga. Các môn thể thao khác như bóng ném, bóng nước, bóng rổ cũng rất phát triển ở đây.Các môn thể thao mùa đông thì có rất nhiều. Phần lớn người Nga đều có ván trượt tuyết và giày trượt băng và có rất nhiều công viên lớn có khu vực để tập luyện các môn trượt tuyết, trượt băng. Có một số công viên cho thuê ván/giày trượt với giá từ $1 đến $5 cho một giờ thuê. Moskva cũng có các đội khúc côn cầu trên băng có tên tuổi ở châu Âu.
Moskva là chủ nhà của Thế vận hội mùa hè 1980, lúc đó môn đua thuyền buồm được tổ chức tại Tallinn (Estonia).
Nhân khẩu
Mặc dù dân số của Liên bang Nga giảm mỗi năm khoảng 700.000 người (143,8 triệu * 0.5% tỷ lệ giảm) vì tỷ lệ sinh đẻ thấp, di cư, chết sớm và AIDS, nhưng dân số Moskva thì vẫn đạt tỷ lệ tăng cao, chủ yếu do nhập cư (mặc dù các giấy tờ tùy thân trong nước không cho phép dân không phải người thành phố này ở thủ đô quá 90 ngày mà không phải đăng ký). Những người Moskva mới này đã góp phần làm nền kinh tế thủ đô tăng trưởng đến 20%, ngược lại với sự đình trệ hoặc suy thoái trên phần lớn lãnh thổ Nga, kết quả là nó tạo ra sự phân hóa rõ nét trong những năm gần đây. Hiện nay, Moskva là một trong những thành phố lớn nhất châu Âu.Theo số liệu của báo Forbes vào ngày 22 tháng 7 năm 2004, Moskva là thành phố có đông các nhà tỷ phú nhất trên thế giới. Hiện nay Moskva có 33 tỷ phú, hơn Thành phố New York hai người.
Vấn đề khủng bố
Khủng bố là mối đe dọa diễn ra gần đây cho Moskva. Cuộc chiến tranh kéo dài giữa Nga với những phần tử cực hữu của Chechnya đã dẫn đến tình trạng những nhóm người này sử dụng biện pháp khủng bố để chống lại chính quyền liên bang. Vào ngày 6 tháng 2 năm 2004 một quả bom đã phát nổ trong một chiếc ô tô trong đường hầm gần ga metro Avtozavodskaya làm chết ít nhất 40 người và làm thương nhiều người khác. Các hành động khủng bố khác có thể kể đến là vụ phá hủy hai tòa nhà chung cư tháng 9 năm 1999 (Xem Vụ đánh bom nhà chung cư ở Nga), vụ nổ trong đường hầm dành cho người đi bộ dưới quảng trường Pushkinskaya trong tháng 8 năm 2000 cũng như việc chiếm giữ nhà hát ở Dubrovka trong tháng 10 năm 2002 mà hơn 100 người đã chết khi các nhân viên của lực lượng an ninh Nga sử dụng khí gây mê để tấn công bọn khủng bố.Thành phố kết nghĩa
Tham khảo
- ^ “Росстат. Оценка численности постоянного населения на 1 января 2011 года, на 1 января 2012 года и в среднем за 2011 год”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ
|datepublished=
(trợ giúp) - ^ “Thermograph.ru averages”. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Pogoda & Climate (Weather & Climate)” (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Climate monitor 2005-2011” (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Average monthly Sunshine hours” (bằng tiếng Nga). Meteoweb.ru. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
- ^ Almaty official site
- ^ “Twin Towns”. www.amazingdusseldorf.com. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Sister Cities of Manila”. © 2008–2009 City Government of Manila. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Prague Partner Cities” (bằng Czech). © 2009 Magistrát hl. m. Prahy. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009.
- ^ Moscow and Rejkjavik sister cities. . Truy cập 2008-03-11
- ^ “Twinning Cities: International Relations” (PDF). Municipality of Tirana. www.tirana.gov.al. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2009.
- ^ Twinning Cities: International Relations. Municipality of Tirana. www.tirana.gov.al. Truy cập 2008-01-25.
- ^ “Cooperation Internationale” (bằng tiếng Pháp). © 2003–2009 City of Tunis Portal. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Miasta partnerskie Warszawy”. um.warszawa.pl. Biuro Promocji Miasta. 4 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ 11-10/2007. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
Đọc thêm
- Caroline Brooke. Moscow: A Cultural History. 2006 (Oxford University Press)
- William Craft Brumfield. A History of Russian Architecture (Seattle: Univ. of Washington Press, 2004) ISBN 978-0-295-98394-3
- Karel Neubert. "Portrait of Moscow". 1964
- Albert J. Schmidt. The Architecture and Planning of Classical Moscow: A Cultural History. 1989
- Kathleen Berton. Moscow: An Architectural History. St. Martin's, 1991
- Marcel Girard. "Splendours of Moscow and Its Surroundings", trans. from French. 1967
- John Bushnell. "Moscow Graffiti: Language and Subculture". Unwin Hyman, 1990
- S.S. Hromov et al. (eds.). "History of Moscow: An Outline", trans. from Russian. 1981
- Galina Dutkina. "Moscow Days: Life and Hard Times in the New Russia". Trans. Catherine Fitzpatrick. Kodansha America, 1995.
- "Mosca 1990-1993" by Giuseppe D'Amato in Il Diario del Cambiamento. Urss 1990 – Russia 1993. Greco&Greco editori, Milano, 1998. ISBN 88-7980-187-2 (The Diary of the Change. USSR 1990 – Russia 1993) Book in Italian.
Liên kết ngoài
- Moscow.ru - Trang chính thức (tiếng Nga), (tiếng Anh), (tiếng Tây Ban Nha), (tiếng Đức), (tiếng Pháp)
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Moskva |
- Lịch sử Moskva
- Moscowcity.com – chỉ dẫn đến những khách sạn, nhà hàng, và viện bảo tàng
- Thư mục khách sạn Moskva
- Dự báo thời tiết cho Moskva
- Giờ địa phương ở Moskva
- Moscow
|
|
|
|
Thể loại:
Trận Bắc Ninh hay Trận Pháp đánh thành Bắc Ninh là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 diễn ra từ ngày 7 tháng 3 năm 1884 và kết thúc vào ngày 12 tháng 3 cùng năm. Đây là trận đánh lớn thứ hai, sau trận thành Sơn Tây, do quân đội Pháp tổ chức tấn công nhằm hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam của chính phủ Pháp.
Ngay từ cuối thế kỷ 17 các giáo sĩ phương Tây đã xâm nhập và coi Bắc Ninh là địa phận đầu mối của công cuộc truyền giáo ở miền Đông xứ Bắc Kỳ. Tháng 8 năm 1872 Jean Dupuis đã ngược sông Cầu đến vùng Đáp Cầu, Thổ Hà để khẳng định con đường thuận lợi từ biển thông với con sông Hồng. Hai tháng sau Đại tá Sénès cũng đã theo dòng sông Đuống vào Bắc Ninh. Giữa năm 1882 viên lãnh sự Pháp ở Hà Nội và viên chưởng lý Aumoitte đã tới Bắc Ninh để chuẩn bị cho những kế hoạch quân sự ở Bắc Kỳ và đưa ra nhận xét "Thành Bắc Ninh không quan trọng về mặt buôn bán nhưng nó là một địa điểm được lựa chọn tốt chi phối các con đường Thái Nguyên, Lạng Sơn và Hải Dương".
Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thành được xây lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại bằng gạch vào thời Thiệu Trị (1841). Thành xây tại chỗ giáp giới của 3 xã thuộc 3 huyện là Đỗ Xá (huyện Võ Giàng), Khúc Toại (huyện Yên Phong) và Lỗi Đình (huyện Tiên Du).
Thành Bắc Ninh được xây dựng theo đồ án “hình sáu cạnh”. Theo hệ đo lường cổ Việt Nam, thì thành chu vi 532 trượng 3 thước 2 tấc. Tường gạch cao 9 thước. Xung quanh có hào rộng 4 trượng sâu 5 thước. Thành có 4 cửa[1] mỗi cửa đều có cầu đi qua hào. Ở sáu góc thành đều có pháo đài nhô ra ngoài, theo kiểu dáng điển hình Vauban. Đây rõ ràng là một thành lớn sau thành Hà Nội, chứng tỏ sự quan tâm nhiều của triều Nguyễn đối với tầm quan trọng mọi mặt của đất Bắc Ninh.
Thành Bắc Ninh có tọa độ là 21010'59" N và 106003'34" E [1].
Trước thất bại vừa rồi trong trận thành Sơn Tây, Tổng đốc Bắc Ninh là Trương Quang Đản nao núng, nên ông cho rút quân ra khỏi thành về đóng ở huyện Tiên Du. Cho nên lúc bấy giờ ở ngoại vi thành chỉ có tướng nhà Thanh là Triệu Ốc[3] trấn giữ, ở trong thành chỉ có Bố chính Nguyễn Tu, Án sát Nguyễn Ngọc Trân cùng 10.000 quân Thanh[4] do Thống lĩnh Hoàng Quế Lan chỉ huy.
Phía quân Pháp có cả thảy 16.300 quân, 55 khẩu đại bác và 6 tàu chiến. Đặc biệt, là lần này có thêm một công cụ mới để điều tra quan sát trận địa đó là chiếc khí cầu. Lực lượng quân viễn chinh Pháp tập trung cho trận này là lực lượng lớn nhất kể từ trước tới nay trong chiến dịch Bắc Kỳ. Sau khi để lại một lực lượng đồn trú, tướng Millot giao cho mỗi lữ đoàn trưởng của mình hai trung đoàn, mỗi trung đoàn gồm ba tiểu đoàn bộ binh. Theo nguyên tắc, ông không được được thành lập các tiểu đoàn hỗn hợp lính hải quân đánh bộ, lính Bắc Phi và lính nội địa Pháp, nên ông phải thành lập một trung đoàn lính hải quân đánh bộ, hai trung đoàn Bắc Phi, và một trung đoàn Pháp. Một trung đoàn lính Bắc Phi gồm ba tiểu đoàn lính bộ binh người Algeria, trong khi trung đoàn kia gồm các đơn vị lính người Âu thuộc quân Lê Dương và bộ binh nhẹ châu Phi. Bốn trung đoàn này được chỉ huy bởi các trung tá Lieutenant-Colonels Bertaux-Levillain, Belin, Duchesne và Defoy. Ngoài ra mỗi lữ đoàn còn có một tiểu đoàn lính thủy vũ trang (fusiliers-marins), được chỉ huy bởi các thuyền trưởng Laguerre và de Beaumont.
Giữa năm 1882 quân đội Mãn Thanh cũng tràn đến Bắc Ninh để tranh giành ảnh hưởng và lãnh thổ. Đứng trước tình hình ấy triều đình Huế chủ trương "Nước ta ở giữa hai nước lớn. Đối với nước Thanh thì nước ta là kẻ phiên phục ngàn năm, theo nghĩa không thể nào đoạn tuyệt. Mà đối với Pháp lại là nước xa lửa gần, thế buộc không thể dừng được, chi bằng cứ đứng trung lập, đợi hai bên hành động thôi"[6]. Do thái độ đó của nhà Nguyễn, Pháp ngày càng lấn tới trong âm mưu chiếm Bắc Ninh.
Giữa Pháp và Trung Hoa xảy ra việc điều đình, nên mặc dù vẫn gửi viện binh, nhưng chính phủ Pháp đã chỉ thị cho Tổng tư lệnh ở Bắc Kỳ là chỉ được đánh chiếm thêm Bắc Ninh và Hưng Hóa mà thôi, vì nếu đánh lên nữa sẽ đụng độ với quân Thanh, không có lợi cho việc nghị hòa trên.
Để phòng xa sự quá tận tâm và hăng hái của tướng Courbet, ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Thân (1884), chính phủ Pháp cử Thống tướng Charles Millot sang thay, còn Thiếu tướng Courbet được thăng lên Trung tướng, lo coi quản hải quân để phòng giữ mặt biển. Cùng đi theo tướng Charles Millot là hai thiếu tướng Louis Brière de l'Isle và François de Négrier và ba sĩ quan cấp tá.
Ngày 12 tháng 2 năm 1884, tất cả viện binh từ quân cảng Toulon (Pháp) đã tới Bắc Kỳ. Nắm được hướng phòng thủ của quân đội triều đình và quân Mãn Thanh "... chủ yếu trên con đường từ Hà Nội đi Bắc Ninh chạy qua gần phủ Từ Sơn"[7], Trung tướng Millot đã huy động một lực lượng 16.300 quân phiên chế thành hai lữ đoàn cơ động, những đơn vị đồn trú và trợ chiến. Một lữ đoàn ở bên hữu ngạn sông Hồng thì đóng ở Hà Nội, do thiếu tướng Brière de l'Isle chỉ huy; một lữ đoàn ở bên tả ngạn sông Hồng, thì đóng ở Hải Dương, do thiếu tướng De Négrier cai quản. Millot đã quyết định kế hoạch đánh chiếm Bắc Ninh như sau: Lữ đoàn I xuất phát từ Hà Nội, dựa vào hệ thống đồn lũy do Courbet xây dựng từ tháng 11 năm 1883; Lữ đoàn II xuất phát từ Hải Dương, nơi sẽ được Hải Phòng tiếp tế dễ dàng trong vòng 8 giờ bằng pháo hạm và thuyền.
Ngày 20 tháng 2 năm 1884, Pháp cho quân đánh lấy Phả Lại, nơi mà sông Cầu, sông Đuống và sông Lục Nam hội tụ nhau. Thấy phía Đông của mình bị uy hiếp, quân Thanh ở Bắc Ninh cố ra sức phản công liên tiếp trong hai tuần, nhưng vẫn không lấy lại được vị trí xung yếu này. Nhằm thực hiện triệt để chủ trương mà Courbet đã vạch ra "đánh chiếm Phả Lại chỉ là giai đoạn mở đầu cho các cuộc hành quân rộng lớn sau này", tướng Négrier đã dùng pháo thuyền thám thính sông Đuống, sông Thương tới ngã ba Phượng Nhỡn, sông Cầu tới sát chân núi Nham Biền.
Đầu tháng 3 năm 1884, sau khi giao việc phòng giữ và cai trị các tỉnh thành đã chiếm được cho đoàn khâm sai do Đoàn Văn Hội cầm đầu, tướng Charles Millot lại tiếp tục cuộc đánh chiếm, và mục tiêu lần này là thành Bắc Ninh. Phương án tác chiến đã được Millot duyệt y là: giải quyết hoàn toàn hệ thông bố phòng ở núi Và, núi Dạm và núi Rùa; phá vỡ tuyến phòng thủ Châu Cầu, Yên Định và Đạo Chân.
Ngày 6-3, Lữ đoàn I tập kết tại bờ tây sông Hồng ở phía bắc Hà Nội, rồi dùng phà vượt sông trong ngày 7 với 5.000 quân và 4.500 dân phu người Việt. Lữ đoàn này tiến dọc theo bờ nam của con kênh rộng 80m mà họ gọi là Canal des Rapides (sông Đuống) để tránh bị quân Thanh công kích, hành binh thọc sườn quân Thanh phòng ngự dọc theo đường cái quan. Tới ngày 9, cánh quân này đã đến làng Xam. Cùng ngày, các pháo thuyền Éclair và Trombe đi từ Hải Dương tới hội binh với cánh quân này, mang theo vật liệu để làm cầu phao vượt kênh. Tới ngày 10, Lữ đoàn vượt kênh bằng cầu phao vào bờ bắc sông Đuống. Chiều ngày 11 tháng 3 Lữ đoàn II được lệnh tiến đến Xuân Hòa [8] để cắt đôi tuyến phòng thủ Trung Sơn [9]- Cung Kiệm [10]. Quân Pháp đóng lại tại vùng Quảng Lãm, Quế Dương (làng Chì), cách Bắc Ninh chỉ 20 km về phía đông nam.
Trong khi Lữ đoàn I hành binh thọc sườn quân Thanh, thì Lữ đoàn II của de Négrier's 2nd tiến từ Hải Dương tập kệt tại Phả Lại, giao điểm của sông Thái Bình and sông Cầu. Ngày 7 tháng 3 năm 1884 toàn bộ Lữ đoàn II mới tập kết đầy đủ ở Phả Lại. Tối ngày 7 tháng 3 một toán trinh sát thuộc Lữ đoàn II có pháo thuyền Lê-ô-pa đi hộ tống tiến tới chiếm Phá Lãng.
Ngày 8 tháng 3 nhiều trận đánh đã xảy ra ở Phá Lãng, Yên Định, Dưỡng Quyết, Đông Du. Lữ đoàn II tiến theo bờ nam sông Cầu, đánh vào các tiền đồn quân Thanh (tại Ne Ou và Do Son?). Một bộ phận quân Pháp gìm chân quân Thanh trên hướng chính diện, trong khi một lực lượng lớn quân Pháp đổ bộ bằng pháo thuyền sau lưng quân Thanh tại Phủ Lạng (Phá Lãng?). Thấy đường rút bị đe dọa, quân Thanh bỏ các đồn Ne Ou và Do Son, rút chạy về Bắc Ninh. Lữ đoàn II chiếm các đồn mà quân Thanh bỏ lại, mở rộng tuyến liên lạc ở hướng tây nam để bắt tay với Lữ đoàn I tại làng Chì.[11]
Hai cánh quân của Pháp hội binh, chuẩn bị đánh vào các vị trí quân Thanh ở phía đông nam Bắc Ninh. Lúc 8h sáng ngày 12 tháng 3 Lữ đoàn II do tướng Négrier chỉ huy ở cánh phải gồm lính Lê Dương và lính bộ binh vấp phải chiến tuyến Lãm Sơn Nam [12] kéo dài gần 2 km. 10h sáng ngày 12 chiến sự rộ lên ở nhiều nơi, nhất là ở Lãm Sơn Nam, Lãm Sơn Đông. Quân Pháp được thỏa sức vãi đạn để uy hiếp và giữ vững trận địa chờ Lữ đoàn I chi viện. Mặt khác, Négrier cho 4 đại đội ghìm chân và lôi kéo sự chú ý ở Lãm Sơn Nam, còn toàn bộ quân ngụy trang đi theo các lùm tre đến làng Xuân Hòa (mà người Pháp gọi là Keroi, có lẽ là phiên âm từ Kẻ Rọi) nhưng lập tức cũng vấp phải một hệ thống hàng rào rậm rạp, những bức tường đất cắm nhiều chông tre vót nhọn chồng chéo lên nhau kéo dài tới 300 mét.
Tại làng Xuân Hòa pháo binh của Pháp đã nã đạn dữ dội vào tuyến phòng thủ thứ nhất, dọn đường cho tiểu đoàn lê dương tấn công. Quân Thanh tại đây kháng cự lại quân Pháp quyết liệt hơn ở cánh trái, buộc quân Pháp phải tuốt lưỡi lê xung phong. De Négrier dùng tiểu đoàn 143 bộ binh và tiểu đoàn 2 Lê Dương tấn công. Quân Pháp được lệnh không được bắn cho tới khi họ chỉ còn cách vị trí quân địch không quá 250m, và hai tiểu đoàn quân Pháp lội qua ruộng lúa ngập nước tới tận thắt lưng dưới làn đạn quân Thanh cho tới khi tới khoảng cách đã định. Quân Pháp đồng loạt nổ súng, vài loạt đạn của quân Pháp áp đảo hỏa lực quân Thanh bắn ra. Thiếu tá Colonel Jacques Duchesne, người sau này sẽ chinh phục Madagascar, dẫn quân xung phong đánh vào các vị trí quân Thanh. Sau một cuộc xáp chiến ngắn, quân Thanh rút chạy hỗn loạn.
Trong khi đó tại cánh trái, lính Bắc Phi của Godon và lính hải quân bộ chiến của Coronnat thuộc Lũ đoàn I của Brière de l'Isle đánh vào quân Thanh tại làng Trung Sơn. Từ trên khinh khí cầu Cuvenlie thông báo tình hình chiến sự cho Lữ đoàn I. Tướng Brière de l'Isle cho nã pháo về phía núi Con Rùa [13], Lãm Sơn Nam và đưa toàn bộ 8.500 quân về hướng ấy. Quân Thanh kháng cự yếu ớt, tháo chạy khỏi các vị trí phòng thủ của mình trước khi quân Pháp đánh tới nơi. Tướng Mãn Thanh Hoàng Quế Lan cùng với quân đội rút bỏ phòng tuyến. Như vậy tới trưa ngày 12 tháng 3 quân Pháp chiếm được các điểm cao, tập trung pháo binh bắn vào Quả Cảm và xung quanh thành Bắc Ninh.
Trên sông Cầu các pháo thuyền vấp phải Lũy Bường, mới chỉ phá được những mảng tường đầu tiên. Lũy Bường gồm một loạt các lũy nhỏ áp sát bên tả ngạn sông Cầu đối diện với Xuân Hòa, ở đó bố trí nhiều dàn pháo để chặn tàu tiến ngược theo sông Cầu. Trong khi bộ binh của de Négrier còn đang đánh tại Keroi (Xuân Hòa) thì các pháo thuyền của de Beaumont vượt qua bãi cọc ngăn sông tại Lũy Bường, rồi ngược dòng tiến về Đáp Cầu và Phú Cẩm.
Tới 16:00 giờ, bộ binh của Lữ đoàn II và số lính hải quân vũ trang trên các pháo thuyền hội binh tại Đáp Cầu, phía đông thành Bắc Ninh. De Négrier hạ lệnh cho tiểu đoàn Lê Dương số 2 đánh vào đồn quân Thanh tại Đáp Cầu, nhưng lính thủy của de Beaumont nhanh chân hơn đã đánh chiếm đồn trước.
Hai lữ đoàn quân Pháp cho đặt tất cả đại bác trên đồi cao chung quanh mục tiêu rồi nhất loạt bắn dữ dội vào phía trong thành. Quân Thanh hoảng loạn, mất tinh thần khi thấy quân Pháp chiếm được cao điểm Đáp Cầu. Đường rút lui của quân Thanh về Lạng Sơn bị uy hiếp, các đồn Keroi, Lạng Bưởi, và Đáp Cầu bị đánh hạ nhanh chóng, đồng thời pháo binh Pháp bắn phá rất chính xác các vị trí quân Thanh. Quân Thanh giờ chỉ lo tháo chạy thoát thân về Lạng Sơn trước khi quân Pháp cắt đứt đường rút lui. Tuyến phòng ngự của quân Thanh trên hướng Lữ đoàn II sụp đổ. Cùng lúc, cuộc rút chạy hỗn loạn của quân Quảng Tây trên cánh trái cũng đặt cánh phải quân Thanh ở phía nam Bắc Ninh vào tình thế hiểm nghèo, cánh quân này vốn đã bị Brière de l'Isle đánh một đòn đau, nay càng mất tinh thần. Các tướng Thanh chỉ huy cánh phải thấy mặt trận tan vỡ ở cánh trái, và bản thân họ cũng phải đối diện với nguy cơ bị bao vây nếu họ tiếp tục ở lại vị trí của mình lâu hơn. Quân Thanh ngay lập tức nhổ trại chạy về Bắc Ninh. Tới 17:00 giờ, quân Pháp tại đồn Đáp Cầu thấy cờ quân Thanh còn bay trên cột cờ bát giác trên thành Bắc Ninh, nhưng khoảng giữa thành Bắc Ninh với Đáp Cầu và Trung Sơn đông nghẹt quân Thanh bỏ chạy hoảng loạn. Quân Thanh vượt sông Cầu rút chạy về Thái Nguyên. Tối hôm ấy, 17 giờ 50 phút quân Pháp chiếm được thành Bắc Ninh.
Lưu Vĩnh Phúc hay tin mang quân qua ứng cứu, nhưng vừa đến nơi thì thành Bắc Ninh vừa mất, nên về lại Hưng Hóa. Trong khi đó, Trương Quang Đản đóng quân ở Tiên Du vẫn án binh bất động, rồi đến khi thành mất, ông toan kéo quân về đóng nhưng Pháp không cho nên đành đến cắm trại ở huyện An Phong.[14]
Sau Sơn Tây, Bắc Ninh, quân Pháp sẽ lần lượt đánh chiếm Thái Nguyên, Hưng Hóa, và Tuyên Quang. Để rồi từ những thắng lợi này, ngày 6 tháng 6 năm 1884, chính phủ Pháp đã buộc triều đình Huế ký thêm Hiệp ước Patenôte gồm 19 khoản, đặt cơ sở cho quyền đô hộ của Pháp tại Việt nam.
Trước khi Pháp chiếm, tỉnh lỵ của Bắc Ninh mới chỉ là một dãy phố trải dọc theo con đường trạm đá khoảng 1500 mét (Ảnh dưới bên trái), chủ yếu là hơn 1500 người Hoa trú ngụ, còn quan lại và chính quyền đóng trong thành. Năm 1892, tám năm sau khi Pháp chiếm Bắc Ninh, nhà thờ lớn của Tòa giám mục dòng Dominicain được xây dựng ở Bắc Ninh, kiến trúc đẹp và hoành tráng vẫn còn giữ đến ngày nay (Ảnh dưới bên phải). Tòa giám mục này cai quản các địa phận đạo Thiên Chúa cả một vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên và một phần của Hải Dương, Phú Thọ.
GS. Trần Văn Giàu kể có lần, tướng Lưu Vĩnh Phúc đến thành Bắc Ninh, thấy tướng Hoàng Quế Lan[16]“ngày đêm vui chơi như cảnh thái bình...không để ý gì cả”, thì khuyên nên lo việc phòng thủ ở các cao điểm, nhưng ông tướng này sau đó vẫn cứ lơ là.
Còn tướng Sầm Dục Anh, từ Vân Nam được lệnh kéo quân xuống Hưng Hóa, để hỗ trợ tướng Hoàng Quế Lan giữ thành Bắc Ninh. Nhưng khi thành bị quân Pháp tấn công, Sầm Dục Anh vẫn nằm yên không đến cứu. GS. Giàu nhận xét: Các ông tướng nhà Thanh không kém các ông tướng của triều đình Huế về cái tật “địa phương chủ nghĩa”.
Trận Bắc Ninh (1884)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Mục lục
Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Năm 1831 trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, đây là một tỉnh rất lớn bao gồm toàn bộ Bắc Ninh hiện nay, gần hết Bắc Giang, một phần Hà Nội, một phần Vĩnh Phúc và một ít của Lạng Sơn, chia thành 20 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Dương, Võ Giàng, Siêu Toại, Gia Bình, Lang Tài, Văn Giang, Gia Lâm, Thiên Phúc, Hiệp Hòa, Kim Anh, Phượng Nhãn, Bảo Lộc, Lục Ngạn, Yên Thế, Hữu Lũng, Yên Dũng, Việt Yên.Ngay từ cuối thế kỷ 17 các giáo sĩ phương Tây đã xâm nhập và coi Bắc Ninh là địa phận đầu mối của công cuộc truyền giáo ở miền Đông xứ Bắc Kỳ. Tháng 8 năm 1872 Jean Dupuis đã ngược sông Cầu đến vùng Đáp Cầu, Thổ Hà để khẳng định con đường thuận lợi từ biển thông với con sông Hồng. Hai tháng sau Đại tá Sénès cũng đã theo dòng sông Đuống vào Bắc Ninh. Giữa năm 1882 viên lãnh sự Pháp ở Hà Nội và viên chưởng lý Aumoitte đã tới Bắc Ninh để chuẩn bị cho những kế hoạch quân sự ở Bắc Kỳ và đưa ra nhận xét "Thành Bắc Ninh không quan trọng về mặt buôn bán nhưng nó là một địa điểm được lựa chọn tốt chi phối các con đường Thái Nguyên, Lạng Sơn và Hải Dương".
Thành Bắc Ninh
Trấn lỵ của trấn Bắc Ninh trước kia ở xã Đáp Cầu thuộc huyện Võ Giàng. Tháng 2 năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long cho dời trấn lỵ cũ đến xã Lỗi Đình thuộc huyện Tiên Du.Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thành được xây lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại bằng gạch vào thời Thiệu Trị (1841). Thành xây tại chỗ giáp giới của 3 xã thuộc 3 huyện là Đỗ Xá (huyện Võ Giàng), Khúc Toại (huyện Yên Phong) và Lỗi Đình (huyện Tiên Du).
Thành Bắc Ninh được xây dựng theo đồ án “hình sáu cạnh”. Theo hệ đo lường cổ Việt Nam, thì thành chu vi 532 trượng 3 thước 2 tấc. Tường gạch cao 9 thước. Xung quanh có hào rộng 4 trượng sâu 5 thước. Thành có 4 cửa[1] mỗi cửa đều có cầu đi qua hào. Ở sáu góc thành đều có pháo đài nhô ra ngoài, theo kiểu dáng điển hình Vauban. Đây rõ ràng là một thành lớn sau thành Hà Nội, chứng tỏ sự quan tâm nhiều của triều Nguyễn đối với tầm quan trọng mọi mặt của đất Bắc Ninh.
Thành Bắc Ninh có tọa độ là 21010'59" N và 106003'34" E [1].
Lực lượng đôi bên
Thành Bắc Ninh là một căn cứ tập trung khá đông quân đội Việt và quân đội Thanh. Tổng chỉ huy quân Thanh là Từ Diên Húc (徐延旭), tổng đốc Quảng Tây. Do già yếu nên Từ Diên Húc đóng ở Lạng Sơn, giao quyền chỉ huy quân Thanh cho các thuộc tướng của mình là Hoàng Quế Lan (黃桂蘭) và Triệu Ốc (趙沃). Hai tướng Hoàng và Triệu là các tướng dày dặn kinh nghiệm của các đạo quân An Huy và Hồ Nam, nhưng lại kình địch và không phối hợp với nhau. Tổng số quân Thanh lên đến 20.000 quân, nửa đóng dọc đường cái quan về hướng tây nam thành Bắc Ninh. Nửa còn lại đóng ở phía đông trên bình nguyên Trung Sơn và Đáp Cầu, phòng ngự hướng nam và nhìn ra bến sông đi Thái Nguyên và Lạng Sơn tại Phú Cẩm và Đáp Cầu.[2]Trước thất bại vừa rồi trong trận thành Sơn Tây, Tổng đốc Bắc Ninh là Trương Quang Đản nao núng, nên ông cho rút quân ra khỏi thành về đóng ở huyện Tiên Du. Cho nên lúc bấy giờ ở ngoại vi thành chỉ có tướng nhà Thanh là Triệu Ốc[3] trấn giữ, ở trong thành chỉ có Bố chính Nguyễn Tu, Án sát Nguyễn Ngọc Trân cùng 10.000 quân Thanh[4] do Thống lĩnh Hoàng Quế Lan chỉ huy.
Phía quân Pháp có cả thảy 16.300 quân, 55 khẩu đại bác và 6 tàu chiến. Đặc biệt, là lần này có thêm một công cụ mới để điều tra quan sát trận địa đó là chiếc khí cầu. Lực lượng quân viễn chinh Pháp tập trung cho trận này là lực lượng lớn nhất kể từ trước tới nay trong chiến dịch Bắc Kỳ. Sau khi để lại một lực lượng đồn trú, tướng Millot giao cho mỗi lữ đoàn trưởng của mình hai trung đoàn, mỗi trung đoàn gồm ba tiểu đoàn bộ binh. Theo nguyên tắc, ông không được được thành lập các tiểu đoàn hỗn hợp lính hải quân đánh bộ, lính Bắc Phi và lính nội địa Pháp, nên ông phải thành lập một trung đoàn lính hải quân đánh bộ, hai trung đoàn Bắc Phi, và một trung đoàn Pháp. Một trung đoàn lính Bắc Phi gồm ba tiểu đoàn lính bộ binh người Algeria, trong khi trung đoàn kia gồm các đơn vị lính người Âu thuộc quân Lê Dương và bộ binh nhẹ châu Phi. Bốn trung đoàn này được chỉ huy bởi các trung tá Lieutenant-Colonels Bertaux-Levillain, Belin, Duchesne và Defoy. Ngoài ra mỗi lữ đoàn còn có một tiểu đoàn lính thủy vũ trang (fusiliers-marins), được chỉ huy bởi các thuyền trưởng Laguerre và de Beaumont.
Diễn biến
Trước trận đánh
Ngày 16 tháng 12 năm 1883, quân Pháp đánh chiếm được thành Sơn Tây. Hai ngày sau (18 tháng 12) ở Paris, nghị viện Pháp đã phấn khởi gửi thêm 7.000 quân[5], cấp 17 triệu quan và còn cho vay thêm 3 triệu nữa, để hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ ở Việt Nam.Giữa năm 1882 quân đội Mãn Thanh cũng tràn đến Bắc Ninh để tranh giành ảnh hưởng và lãnh thổ. Đứng trước tình hình ấy triều đình Huế chủ trương "Nước ta ở giữa hai nước lớn. Đối với nước Thanh thì nước ta là kẻ phiên phục ngàn năm, theo nghĩa không thể nào đoạn tuyệt. Mà đối với Pháp lại là nước xa lửa gần, thế buộc không thể dừng được, chi bằng cứ đứng trung lập, đợi hai bên hành động thôi"[6]. Do thái độ đó của nhà Nguyễn, Pháp ngày càng lấn tới trong âm mưu chiếm Bắc Ninh.
Giữa Pháp và Trung Hoa xảy ra việc điều đình, nên mặc dù vẫn gửi viện binh, nhưng chính phủ Pháp đã chỉ thị cho Tổng tư lệnh ở Bắc Kỳ là chỉ được đánh chiếm thêm Bắc Ninh và Hưng Hóa mà thôi, vì nếu đánh lên nữa sẽ đụng độ với quân Thanh, không có lợi cho việc nghị hòa trên.
Để phòng xa sự quá tận tâm và hăng hái của tướng Courbet, ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Thân (1884), chính phủ Pháp cử Thống tướng Charles Millot sang thay, còn Thiếu tướng Courbet được thăng lên Trung tướng, lo coi quản hải quân để phòng giữ mặt biển. Cùng đi theo tướng Charles Millot là hai thiếu tướng Louis Brière de l'Isle và François de Négrier và ba sĩ quan cấp tá.
Ngày 12 tháng 2 năm 1884, tất cả viện binh từ quân cảng Toulon (Pháp) đã tới Bắc Kỳ. Nắm được hướng phòng thủ của quân đội triều đình và quân Mãn Thanh "... chủ yếu trên con đường từ Hà Nội đi Bắc Ninh chạy qua gần phủ Từ Sơn"[7], Trung tướng Millot đã huy động một lực lượng 16.300 quân phiên chế thành hai lữ đoàn cơ động, những đơn vị đồn trú và trợ chiến. Một lữ đoàn ở bên hữu ngạn sông Hồng thì đóng ở Hà Nội, do thiếu tướng Brière de l'Isle chỉ huy; một lữ đoàn ở bên tả ngạn sông Hồng, thì đóng ở Hải Dương, do thiếu tướng De Négrier cai quản. Millot đã quyết định kế hoạch đánh chiếm Bắc Ninh như sau: Lữ đoàn I xuất phát từ Hà Nội, dựa vào hệ thống đồn lũy do Courbet xây dựng từ tháng 11 năm 1883; Lữ đoàn II xuất phát từ Hải Dương, nơi sẽ được Hải Phòng tiếp tế dễ dàng trong vòng 8 giờ bằng pháo hạm và thuyền.
Ngày 20 tháng 2 năm 1884, Pháp cho quân đánh lấy Phả Lại, nơi mà sông Cầu, sông Đuống và sông Lục Nam hội tụ nhau. Thấy phía Đông của mình bị uy hiếp, quân Thanh ở Bắc Ninh cố ra sức phản công liên tiếp trong hai tuần, nhưng vẫn không lấy lại được vị trí xung yếu này. Nhằm thực hiện triệt để chủ trương mà Courbet đã vạch ra "đánh chiếm Phả Lại chỉ là giai đoạn mở đầu cho các cuộc hành quân rộng lớn sau này", tướng Négrier đã dùng pháo thuyền thám thính sông Đuống, sông Thương tới ngã ba Phượng Nhỡn, sông Cầu tới sát chân núi Nham Biền.
Đầu tháng 3 năm 1884, sau khi giao việc phòng giữ và cai trị các tỉnh thành đã chiếm được cho đoàn khâm sai do Đoàn Văn Hội cầm đầu, tướng Charles Millot lại tiếp tục cuộc đánh chiếm, và mục tiêu lần này là thành Bắc Ninh. Phương án tác chiến đã được Millot duyệt y là: giải quyết hoàn toàn hệ thông bố phòng ở núi Và, núi Dạm và núi Rùa; phá vỡ tuyến phòng thủ Châu Cầu, Yên Định và Đạo Chân.
Trận Bắc Ninh
Trước ngày khởi đại binh, Pháp còn cho người đi thăm dò đường bộ, đường sông và giả vờ là sẽ cho quân qua sông Đuống (sông Thiên Đức) ở trước Hà Nội, để cho quân Thanh dồn nhiều quân phòng thủ mặt ấy.Ngày 6-3, Lữ đoàn I tập kết tại bờ tây sông Hồng ở phía bắc Hà Nội, rồi dùng phà vượt sông trong ngày 7 với 5.000 quân và 4.500 dân phu người Việt. Lữ đoàn này tiến dọc theo bờ nam của con kênh rộng 80m mà họ gọi là Canal des Rapides (sông Đuống) để tránh bị quân Thanh công kích, hành binh thọc sườn quân Thanh phòng ngự dọc theo đường cái quan. Tới ngày 9, cánh quân này đã đến làng Xam. Cùng ngày, các pháo thuyền Éclair và Trombe đi từ Hải Dương tới hội binh với cánh quân này, mang theo vật liệu để làm cầu phao vượt kênh. Tới ngày 10, Lữ đoàn vượt kênh bằng cầu phao vào bờ bắc sông Đuống. Chiều ngày 11 tháng 3 Lữ đoàn II được lệnh tiến đến Xuân Hòa [8] để cắt đôi tuyến phòng thủ Trung Sơn [9]- Cung Kiệm [10]. Quân Pháp đóng lại tại vùng Quảng Lãm, Quế Dương (làng Chì), cách Bắc Ninh chỉ 20 km về phía đông nam.
Trong khi Lữ đoàn I hành binh thọc sườn quân Thanh, thì Lữ đoàn II của de Négrier's 2nd tiến từ Hải Dương tập kệt tại Phả Lại, giao điểm của sông Thái Bình and sông Cầu. Ngày 7 tháng 3 năm 1884 toàn bộ Lữ đoàn II mới tập kết đầy đủ ở Phả Lại. Tối ngày 7 tháng 3 một toán trinh sát thuộc Lữ đoàn II có pháo thuyền Lê-ô-pa đi hộ tống tiến tới chiếm Phá Lãng.
Ngày 8 tháng 3 nhiều trận đánh đã xảy ra ở Phá Lãng, Yên Định, Dưỡng Quyết, Đông Du. Lữ đoàn II tiến theo bờ nam sông Cầu, đánh vào các tiền đồn quân Thanh (tại Ne Ou và Do Son?). Một bộ phận quân Pháp gìm chân quân Thanh trên hướng chính diện, trong khi một lực lượng lớn quân Pháp đổ bộ bằng pháo thuyền sau lưng quân Thanh tại Phủ Lạng (Phá Lãng?). Thấy đường rút bị đe dọa, quân Thanh bỏ các đồn Ne Ou và Do Son, rút chạy về Bắc Ninh. Lữ đoàn II chiếm các đồn mà quân Thanh bỏ lại, mở rộng tuyến liên lạc ở hướng tây nam để bắt tay với Lữ đoàn I tại làng Chì.[11]
Hai cánh quân của Pháp hội binh, chuẩn bị đánh vào các vị trí quân Thanh ở phía đông nam Bắc Ninh. Lúc 8h sáng ngày 12 tháng 3 Lữ đoàn II do tướng Négrier chỉ huy ở cánh phải gồm lính Lê Dương và lính bộ binh vấp phải chiến tuyến Lãm Sơn Nam [12] kéo dài gần 2 km. 10h sáng ngày 12 chiến sự rộ lên ở nhiều nơi, nhất là ở Lãm Sơn Nam, Lãm Sơn Đông. Quân Pháp được thỏa sức vãi đạn để uy hiếp và giữ vững trận địa chờ Lữ đoàn I chi viện. Mặt khác, Négrier cho 4 đại đội ghìm chân và lôi kéo sự chú ý ở Lãm Sơn Nam, còn toàn bộ quân ngụy trang đi theo các lùm tre đến làng Xuân Hòa (mà người Pháp gọi là Keroi, có lẽ là phiên âm từ Kẻ Rọi) nhưng lập tức cũng vấp phải một hệ thống hàng rào rậm rạp, những bức tường đất cắm nhiều chông tre vót nhọn chồng chéo lên nhau kéo dài tới 300 mét.
Tại làng Xuân Hòa pháo binh của Pháp đã nã đạn dữ dội vào tuyến phòng thủ thứ nhất, dọn đường cho tiểu đoàn lê dương tấn công. Quân Thanh tại đây kháng cự lại quân Pháp quyết liệt hơn ở cánh trái, buộc quân Pháp phải tuốt lưỡi lê xung phong. De Négrier dùng tiểu đoàn 143 bộ binh và tiểu đoàn 2 Lê Dương tấn công. Quân Pháp được lệnh không được bắn cho tới khi họ chỉ còn cách vị trí quân địch không quá 250m, và hai tiểu đoàn quân Pháp lội qua ruộng lúa ngập nước tới tận thắt lưng dưới làn đạn quân Thanh cho tới khi tới khoảng cách đã định. Quân Pháp đồng loạt nổ súng, vài loạt đạn của quân Pháp áp đảo hỏa lực quân Thanh bắn ra. Thiếu tá Colonel Jacques Duchesne, người sau này sẽ chinh phục Madagascar, dẫn quân xung phong đánh vào các vị trí quân Thanh. Sau một cuộc xáp chiến ngắn, quân Thanh rút chạy hỗn loạn.
Trong khi đó tại cánh trái, lính Bắc Phi của Godon và lính hải quân bộ chiến của Coronnat thuộc Lũ đoàn I của Brière de l'Isle đánh vào quân Thanh tại làng Trung Sơn. Từ trên khinh khí cầu Cuvenlie thông báo tình hình chiến sự cho Lữ đoàn I. Tướng Brière de l'Isle cho nã pháo về phía núi Con Rùa [13], Lãm Sơn Nam và đưa toàn bộ 8.500 quân về hướng ấy. Quân Thanh kháng cự yếu ớt, tháo chạy khỏi các vị trí phòng thủ của mình trước khi quân Pháp đánh tới nơi. Tướng Mãn Thanh Hoàng Quế Lan cùng với quân đội rút bỏ phòng tuyến. Như vậy tới trưa ngày 12 tháng 3 quân Pháp chiếm được các điểm cao, tập trung pháo binh bắn vào Quả Cảm và xung quanh thành Bắc Ninh.
Trên sông Cầu các pháo thuyền vấp phải Lũy Bường, mới chỉ phá được những mảng tường đầu tiên. Lũy Bường gồm một loạt các lũy nhỏ áp sát bên tả ngạn sông Cầu đối diện với Xuân Hòa, ở đó bố trí nhiều dàn pháo để chặn tàu tiến ngược theo sông Cầu. Trong khi bộ binh của de Négrier còn đang đánh tại Keroi (Xuân Hòa) thì các pháo thuyền của de Beaumont vượt qua bãi cọc ngăn sông tại Lũy Bường, rồi ngược dòng tiến về Đáp Cầu và Phú Cẩm.
Tới 16:00 giờ, bộ binh của Lữ đoàn II và số lính hải quân vũ trang trên các pháo thuyền hội binh tại Đáp Cầu, phía đông thành Bắc Ninh. De Négrier hạ lệnh cho tiểu đoàn Lê Dương số 2 đánh vào đồn quân Thanh tại Đáp Cầu, nhưng lính thủy của de Beaumont nhanh chân hơn đã đánh chiếm đồn trước.
Hai lữ đoàn quân Pháp cho đặt tất cả đại bác trên đồi cao chung quanh mục tiêu rồi nhất loạt bắn dữ dội vào phía trong thành. Quân Thanh hoảng loạn, mất tinh thần khi thấy quân Pháp chiếm được cao điểm Đáp Cầu. Đường rút lui của quân Thanh về Lạng Sơn bị uy hiếp, các đồn Keroi, Lạng Bưởi, và Đáp Cầu bị đánh hạ nhanh chóng, đồng thời pháo binh Pháp bắn phá rất chính xác các vị trí quân Thanh. Quân Thanh giờ chỉ lo tháo chạy thoát thân về Lạng Sơn trước khi quân Pháp cắt đứt đường rút lui. Tuyến phòng ngự của quân Thanh trên hướng Lữ đoàn II sụp đổ. Cùng lúc, cuộc rút chạy hỗn loạn của quân Quảng Tây trên cánh trái cũng đặt cánh phải quân Thanh ở phía nam Bắc Ninh vào tình thế hiểm nghèo, cánh quân này vốn đã bị Brière de l'Isle đánh một đòn đau, nay càng mất tinh thần. Các tướng Thanh chỉ huy cánh phải thấy mặt trận tan vỡ ở cánh trái, và bản thân họ cũng phải đối diện với nguy cơ bị bao vây nếu họ tiếp tục ở lại vị trí của mình lâu hơn. Quân Thanh ngay lập tức nhổ trại chạy về Bắc Ninh. Tới 17:00 giờ, quân Pháp tại đồn Đáp Cầu thấy cờ quân Thanh còn bay trên cột cờ bát giác trên thành Bắc Ninh, nhưng khoảng giữa thành Bắc Ninh với Đáp Cầu và Trung Sơn đông nghẹt quân Thanh bỏ chạy hoảng loạn. Quân Thanh vượt sông Cầu rút chạy về Thái Nguyên. Tối hôm ấy, 17 giờ 50 phút quân Pháp chiếm được thành Bắc Ninh.
Lưu Vĩnh Phúc hay tin mang quân qua ứng cứu, nhưng vừa đến nơi thì thành Bắc Ninh vừa mất, nên về lại Hưng Hóa. Trong khi đó, Trương Quang Đản đóng quân ở Tiên Du vẫn án binh bất động, rồi đến khi thành mất, ông toan kéo quân về đóng nhưng Pháp không cho nên đành đến cắm trại ở huyện An Phong.[14]
Sau Sơn Tây, Bắc Ninh, quân Pháp sẽ lần lượt đánh chiếm Thái Nguyên, Hưng Hóa, và Tuyên Quang. Để rồi từ những thắng lợi này, ngày 6 tháng 6 năm 1884, chính phủ Pháp đã buộc triều đình Huế ký thêm Hiệp ước Patenôte gồm 19 khoản, đặt cơ sở cho quyền đô hộ của Pháp tại Việt nam.
Trước khi Pháp chiếm, tỉnh lỵ của Bắc Ninh mới chỉ là một dãy phố trải dọc theo con đường trạm đá khoảng 1500 mét (Ảnh dưới bên trái), chủ yếu là hơn 1500 người Hoa trú ngụ, còn quan lại và chính quyền đóng trong thành. Năm 1892, tám năm sau khi Pháp chiếm Bắc Ninh, nhà thờ lớn của Tòa giám mục dòng Dominicain được xây dựng ở Bắc Ninh, kiến trúc đẹp và hoành tráng vẫn còn giữ đến ngày nay (Ảnh dưới bên phải). Tòa giám mục này cai quản các địa phận đạo Thiên Chúa cả một vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên và một phần của Hải Dương, Phú Thọ.
Thiệt hại
Kết thúc trận đánh chiếm, theo Thomazi (1934)[15] thì con số thiệt hại của đôi bên như sau:- Bên quân Thanh: 100 chết và 400 bị thương.
- Bên quân Pháp: 9 chết và 39 bị thương.
Bàn luận
Thành Bắc Ninh nằm ở giữa cánh đồng, chung quanh có một số đồi núi không cao không thấp. Ở những nơi ấy đều có đồn canh phòng, nhưng được trang bị rất sơ sài.GS. Trần Văn Giàu kể có lần, tướng Lưu Vĩnh Phúc đến thành Bắc Ninh, thấy tướng Hoàng Quế Lan[16]“ngày đêm vui chơi như cảnh thái bình...không để ý gì cả”, thì khuyên nên lo việc phòng thủ ở các cao điểm, nhưng ông tướng này sau đó vẫn cứ lơ là.
Còn tướng Sầm Dục Anh, từ Vân Nam được lệnh kéo quân xuống Hưng Hóa, để hỗ trợ tướng Hoàng Quế Lan giữ thành Bắc Ninh. Nhưng khi thành bị quân Pháp tấn công, Sầm Dục Anh vẫn nằm yên không đến cứu. GS. Giàu nhận xét: Các ông tướng nhà Thanh không kém các ông tướng của triều đình Huế về cái tật “địa phương chủ nghĩa”.
Xem thêm
Tham khảo chính
- Trần Văn Giàu, Tổng tập (phần I), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006 (tr. 380)
- Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, Sài Gòn, 1962 (tr. 422-423)
- Nhiều người soạn, Lịch sử 11 (nâng cao), Nxb Giáo dục, 2007 (tr. 238).
- Hoàng Văn Lân & Ngô Thị Chính, Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX), Nxb Giáo dục 1979 (tr. 54-55)
- Đỗ Văn Ninh, Thành cổ Việt Nam, Nxb KHXH, 1983 (tr. 181-183)
- Các-tơ-rông, Những kỷ niệm về sự chiếm đóng xứ Bắc Kỳ. Thư quán quân sự Bô-doăng và công ty, 1888. Bản dịch của Thư viện Hà Bắc.
- Lịch sử Hà Bắc, tập I. Hội đồng lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986 (tr 169-170)
Chú thích
- ^ Thành xây 6 cạnh nhưng chỉ mở có 4 cửa, bởi ảnh hưởng thuyết phong thủy.
- ^ Lung Chang, Yueh-nan yu Chung-fa chan-cheng [越南與中法戰爭, Vietnam and the Sino-French War] (Taipei, 1993), tr. 207–08
- ^ Ghi theo GS. Giàu. Việt sử tân biên ghi tên là Châu Phú. Không biết đây là hai người hay chỉ là một.
- ^ Ghi theo Trần Văn Giàu. Sách Lịch Sử Việt Nam (1858-cuối XIX) ghi 22.000. Cùng đề tài, ở Wiki tiếng Anh ghi 10.000 lính Trung Quốc và 3.000 lính Cờ Đen. Nhưng theo sử Việt đã dẫn, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc không tham gia trận này.
- ^ Ghi theo Phạm văn Sơn. Trần Văn Giàu ghi 6.000, còn sách Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX) ghi 6.500 quân.
- ^ Đại Nam thực lục chính biên. Sử quan triều Nguyễn.
- ^ Những kỷ niệm về sự chiếm đóng xứ Bắc Kỳ, R. Các-tơ-rông
- ^ Xuân Hòa nằm trong huyện Quế Võ
- ^ Vùng núi Trung Sơn bảo vệ ngoại vi Bắc Ninh
- ^ Làng Cung Kiện thuộc xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ
- ^ Thomazi, Histoire militaire, pp. 77–78
- ^ Núi Lãm Sơn có chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ
- ^ Núi Con Rùa nằm ở phía Nam chùa Dạm
- ^ Lược kể theo Tổng tập (tập I), Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX) và bản đồ trận đánh (xem ảnh).
- ^ Thomazi, A., La conquête de l'Indochine (Paris, 1934)
- ^ Không làm tròn nhiệm vụ ở Bắc Kỳ, tướng Hoàng Quế Lan bị triều đình nhà Thanh xử uống thuốc độc chết (ghi chú của GS. Giàu).
Liên kết ngoài
|
Thể loại:
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Trận đánh và chiến dịch trong Chiến tranh Pháp-Đại Nam
- Trận đánh Pháp-Thanh vì Đại Nam
- Lịch sử Bắc Ninh
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment