CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày của cha tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Ý, Honduras, và Bolivia. Năm 1279 – Quân Nguyên thắng Nam Tống ở trận Nhai Môn, Thừa tướng Lục Tú Phu ôm Tống đế Bính (hình) nhảy xuống biển tự vẫn; Trung Quốc được thống nhất. Năm 1873 – Quân Pháp đánh chiếm Hưng Trung doanh, kết thúc Khởi nghĩa Bảy Thưa diễn ra trên địa bàn An Giang, Nam Kỳ. Năm 1932 – Cầu cảng Sydney, kiến trúc cầu vòm cao nhất thế giới, chính thức thông xe. Năm 1946 – Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique và Réunion trở thành các Tỉnh hải ngoại của Pháp.
Trận Nhai Môn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Mục lục
Bối cảnh
Năm 1276, kinh đô Lâm An của nhà Nam Tống rơi vào tay quân đội Mông Cổ, vua nhà Tống là Tống Cung Tông cũng bị bắt làm tù binh. Lực lượng còn sót lại của nhà Tống kéo về Phúc Châu và đưa Tống Đoan Tông, lúc này mới chỉ là một đứa trẻ 9 tuổi, lên ngôi báu. Chỉ một năm sau, tới lượt Phúc Châu rơi vào tay quân đội Mông Cổ, buộc triều đình nhà Tống phải chạy tới Tuyền Châu theo đề nghị của đại tướng Trương Thế Kiệt, ông cho rằng tại đây mình sẽ mượn được thêm thuyền để duy trì cuộc kháng chiến. Tuy nhiên dự định của Trương Thế Kiệt thất bại buộc triều đình nhà Tống phải tiếp tục lênh đênh trên biển để đi xuống Quảng Đông nhằm liên kết với lực lượng của Văn Thiên Tường đang chiến đấu ở đây. Chuyến đi cực nhọc nhày đã khiến Tống Đoan Tông đổ bệnh và qua đời ngày 8 tháng 5 năm 1278 tại trấn Mai Oa trên đảo Lạn Đầu. Để duy trì nhà Tống, hai đại thần Trương Thế Kiệt và Lục Tú Phu buộc phải chọn một đứa trẻ trong hoàng gia có tên Triệu Bính lên ngôi, đây là Tống Đế Bính, vị vua cuối cùng của nhà Tống. Trong lúc đó, hy vọng cuối cùng trên bộ của Trương Thế Kiệt cũng không còn khi Văn Thiên Tường rơi vào tay quân đội nhà Nguyên. Ở vào thế đường cùng, Trương Thế Kiệt quyết định dừng đoàn thuyền tại Nhai Môn, Quảng Đông để đối đầu với lực lượng truy đuổi do Trương Hoằng Phạm lãnh đạo. Sở dĩ ông chọn Nhai Môn vì đây là vùng có địa thế hết sức hiểm yếu, phía Đông là Nhai sơn (厓山), phía Tây là Thang Bình sơn (湯瓶山) khiến cho việc phòng thủ trở nên dễ dàng.Diễn biến
Năm 1279, lực lượng của Trương Hoằng Phạm được tăng viện nhờ quân của Lý Hằng, người vừa hoàn thành việc bình định Quảng Châu. Để đối phó với quân Nguyên, Trương Thế Kiệt cho xích cả ngàn con thuyền của quân Tống lại với nhau nhằm che chở cho chiếc thuyền của Tống Đế Bính nằm ở trung quân. Các thuyền chiến của quân Tống đều được trát bùn để chống hỏa công vì vậy Trương Hoằng Phạm quyết định không tấn công trực tiếp mà bao vây khu vực Nhai Môn, cắt đứt hoàn toàn mọi đường liên lạc và tiếp tế của quân Tống với bên ngoài. Tuy quân Tống có lực lượng đông tới 200.000 người nhưng thực tế trong số này có rất nhiều quan lại, người hầu, chưa kể tới hoàng gia nhà Tống vốn không hề thích hợp với việc phòng thủ lâu dài trong điều kiện khó khăn trên biển.Chiều ngày 18 tháng 3 năm 1279, Trương Hoằng Phạm bắt đầu lập kế hoạch tấn công quân Tống, ông quyết định không dùng đại bác công phá vì cho rằng nó sẽ phá vỡ chuỗi xích gắn liền các thuyền Tống với nhau khiến chúng dễ dàng chyaj thoát. Ngày hôm sau, Trương Hoằng Phạm chia quân Nguyên ra làm bốn phần trong đó 3 phần tấn công quân Tống từ các hướng Đông, Bắc và Nam còn đích thân Trương Hoằng Phạm chỉ huy một đội chiến thuyền dự bị.
Vốn thường xuyên hứng chịu những cuộc đụng độ nhỏ trong nhiều ngày, quân Tống không hề chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn như vậy của quân Nguyên. Lực lượng ô hợp và mệt mỏi của quân Tống nhanh chóng bị quân Nguyên thiện chiến áp đảo, kết quả là đội hình chiến thuyền Tống trở nên hỗn loạn và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trương Thế Kiệt. Trong lúc ông đang dẫn thuyền tới bảo vệ Tống Đế Bính thì đại thần phụ chính Lục Tú Phu do thấy tình thế tuyệt vọng của quân Tống đã quyết định ôm nhà vua nhảy xuống biển tự tử. Cái chết của vua Tống đã kéo theo sự tự tử của nhiều người Tống khác và kết thúc luôn hy vọng kháng chiến của Trương Thế Kiệt và những người ủng hộ nhà Tống.
Kết quả
Tống sử ghi lại rằng, 7 ngày sau trận chiến, người ta thấy cả trăm nghìn xác người chết trôi nổi trên biển. Riêng xác của Tống Đế Bính được tìm thấy tại bờ biển gần Xà Khẩu, Thâm Quyến ngày nay. Trương Thế Kiệt sau khi thoát khỏi Nhai Môn đã dong thuyền ra biển và mất tích trong một trận bão. Thất bại ở Nhai Môn cùng cái chết của Tống Đế Bính đã đánh dấu sự diệt vong của nhà Tống, Trung Quốc từ đây chính thức nằm hoàn toàn dưới quyền cai trị của nhà Nguyên.Đặc biêt, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, xác ba mẹ con công chúa nước Nam Tống là Từ Thi Thái hậu Dương Nguyệt Quả (mẹ Tống Đoan Tông - anh trai của Tống Đế Bính), hai công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương dạt vào cửa Tráp, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1285, dân Việt lập đền thờ gọi là đền Cờn. Ngày 29-1-1993 Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định công nhận đền Cờn là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia.[1]
Chú thích
Thể loại:
Khởi nghĩa Bảy Thưa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) là một cuộc kháng Pháp do Quản cơ Trần Văn Thành làm thủ lĩnh, đã xảy ra trên địa bàn của tỉnh An Giang, Việt Nam.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó, một đoàn tàu chiến do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, tiến lên huy hiếp thành Châu Đốc, buộc Tổng đốc Phan Khắc Thận phải đầu hàng, tỉnh An Giang mất ngày 22 tháng 6 năm 1867.
Lập tức nhiều binh sĩ và người dân ở tỉnh này chống lại, hình thành nên hai cuộc khởi nghĩa đáng chú ý, đó là cuộc khởi nghĩa của Chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và Phó vệ thủy Lê Văn Sanh ở Châu Đốc[1], và cuộc khởi nghĩa của Quản cơ Trần Văn Thành ở cánh đồng Láng Linh (Châu Phú).
Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông (nay thuộc Kiên Lương), còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh dựng trại, khẩn hoang làm ruộng, luyện quân và rèn đúc vũ khí...để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm [4].
Theo lời kể của nhân dân và tư liệu cũ thì căn cứ chính của khởi nghĩa Bảy Thưa là Hưng Trung doanh (nay thuộc ấp Hưng Trung, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú)[7]. Xung quanh thiết lập các đồn làm tuyến ngăn cản đối phương, như: đồn Cái Môn, đồn Lương (đều thuộc Thạnh Mỹ Tây), đồn Giồng Nghệ (Vĩnh Hanh, (Châu Thành), trạm canh Ông Tà (Tà Đảnh, Tri Tôn), đồn Hờ ở vàm rạch Cái Dầu (Châu Phú), v.v... (xem thêm bản đồ chiến khu Bảy Thưa). Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ,... với khoảng 150 nghĩa quân phòng thủ.
Trần Văn Thành phất cờ chống Pháp vào khoảng tháng 8 năm 1867[8], và lấy tên Binh Gia Nghị đặt cho đội quân của mình[9].
Theo tờ trình của Pháp năm 1870, thì lúc bấy giờ lực lượng của Trần Văn Thành có khoảng 1.200 nghĩa quân, bao gồm một số quân triều và nghĩa dân (trong đó phần đông là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương)[10]. Để củng cố thêm thế lực, Trần Văn Thành cho người đến liên hệ với Pu Kom Pô, thủ lĩnh kháng Pháp ở Campuchia, nhưng vì ông này cũng đang gặp khó khăn nên việc liên kết không mấy hiệu quả. Ngoài ra, ông còn cho người sang Xiêm La và Cao Miên để mua súng đạn, nhưng không thành công, vì hai nước ấy không muốn nhúng tay vào việc Nam Kỳ e mất lòng Pháp [11].
Cuối năm 1868, các phong trào kháng Pháp tại Nam Kỳ đã bị tan rã gần hết, lực lượng Trần Văn Thành lâm vào thế cô, và ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã, treo giải thưởng cao [12].
Sang năm 1872, nhờ lời khai của nghĩa quân ra hàng và mật thám thăm dò được, thực dân Pháp quyết định mở cuộc càn quét lớn vào Bảy Thưa. Tuy nhiên mãi cho đến năm sau, họ mới phát lệnh hành quân.
Bắt đầu từ tháng 3 năm 1873, thực dân Pháp cho quân đánh phá đồn Hờ ở rạch Cái Dầu (thuộc Châu Phú), và uy hiếp đồn Nghệ (thuộc xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, An Giang) rồi kéo dần vào rừng. Họ nã đại bác vào phía trước và cho dân dọn đường phía sau. Qua 5 ngày chiến đấu, quân Bảy Thưa lui dần. Quân Pháp không tiến mau được vì ngột nắng và sợ đĩa. Ngày 19 tháng 3, hải quân Pháp từ Châu Đốc tiến vào đánh đồn Cái Môn (nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú). Tuy có hào sâu nhưng vì súng của nghĩa quân bắn không được xa, phát nổ phát không, nên chẳng bao lâu quân Pháp tràn vào được trong đồn.
Cùng ngày ấy, tàu chiến Pháp đâu tại vàm rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc Châu Thành, An Giang), ngoài sông Hậu, rồi cho quân [13] dùng xuồng nhỏ vào ngọn rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc Châu Thành, An Giang) để tiến tới ngọn Hang Tra là nơi Trần Văn Thành đang chỉ huy chiến cuộc [14].
Biết mình đang bị bao vây, và người Pháp có vũ khí hữu hiệu, nhưng Trần Văn Thành và nghĩa quân vẫn cương quyết đối phó.
Theo Sơn Nam, khoảng 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3 năm 1873 (21 tháng 2 năm Quý Dậu), quân Pháp bắt đầu xung phong đánh chiếm Hưng Trung doanh. Báo Le Courrier de Saigon ra ngày 5 tháng 4 năm 1873 tường thuật:
Xong trận, quân Pháp nổi lửa đốt tất cả dinh trại, phá hủy hết các lò đúc vũ khí, rồi mang xác ông Thành và Đội Văn (Pháp ghi là Vang, giữ hậu tập, tử trận trong trận Hưng Trung) về chưng bày tại chợ Cái Dầu (Châu Phú) để thị uy, để ngăn chận những tin đồn cho rằng ông còn sống, chỉ tạm thời đi lánh mặt và sẽ tiếp tục kháng chiến [17]. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam thì ông không tử trận. Sách viết: "sau khi bản doanh Hưng Trung bị tàn phá, thất bại nặng, ông rút lui vào chiến khu và mất ngày 21 tháng 2 âm lịch năm 1873"[18]. Về cái chết của ông, đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Sau trận đồn Hưng Trung, cuộc khởi nghĩa mà Quản Cơ Thành và các đồng đội của ông đã dày công gầy dựng kết thúc (tháng 3 năm 1873).
Đây là cuộc khởi nghĩa mang đậm màu sắc tôn giáo vì thủ lĩnh Thành (là một trong số đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) và đông đảo nghĩa quân đều là người theo đạo Lành (còn có tên là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương)[19].
Nhà văn Sơn Nam đã viết về thủ lĩnh Thành và cuộc khởi nghĩa của ông như sau:
Hiện nay, vào các ngày 20-21-22 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, một số nơi trong tỉnh An Giang đều có tổ chức lễ trọng thể để "Kỷ niệm ngày Quản Cơ Thành hy sinh và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa".
Mục lục
Hoàn cảnh lịch sử
Tháng 2 năm 1861, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, sau đó quân Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vua Tự Đức liền ra lời kêu gọi các sĩ dân nơi đây cùng hợp tác chống ngăn quân xâm lược. Hưởng ứng lệnh vua, nguyên Chánh quản cơ Trần Văn Thành trở lại đội ngũ.Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó, một đoàn tàu chiến do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, tiến lên huy hiếp thành Châu Đốc, buộc Tổng đốc Phan Khắc Thận phải đầu hàng, tỉnh An Giang mất ngày 22 tháng 6 năm 1867.
Lập tức nhiều binh sĩ và người dân ở tỉnh này chống lại, hình thành nên hai cuộc khởi nghĩa đáng chú ý, đó là cuộc khởi nghĩa của Chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và Phó vệ thủy Lê Văn Sanh ở Châu Đốc[1], và cuộc khởi nghĩa của Quản cơ Trần Văn Thành ở cánh đồng Láng Linh (Châu Phú).
Diễn biến
Tham gia khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực
Để cứu nguy nước nhà, Trần Văn Thành tự tổ chức dân binh đắp cản ở quê nhà (Cồn Nhỏ) để ngăn quân Pháp [2], đồng thời mang quân qua phía Rạch Giá, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Tháng 6 năm 1968, thủ lĩnh Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, thì bị quân Pháp tổ chức phản công. Lập tức, Trần Văn Thành cho quân (có đông đảo đồng bào Núi Sập giúp sức) đắp cản ở Ba Bần, Trà Kên (nay đều thuộc huyện Thoại Sơn) để ngăn cản tàu chiến Pháp đi tái chiếm tỉnh lỵ Rạch Giá [3].Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông (nay thuộc Kiên Lương), còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh dựng trại, khẩn hoang làm ruộng, luyện quân và rèn đúc vũ khí...để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm [4].
Tổ chức kháng Pháp ở Láng Linh
Láng Linh một cánh đồng rộng trũng phèn rộng bao la, thời nhà Nguyễn, đất này thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang (nay nằm trên địa bàn các xã Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh, Bình Phú thuộc huyện Châu Phú tỉnh An Giang).[5]. Xưa kia, nơi đây có nhiều đầm lầy, đế sậy và vô số cây thưa (vì thế mà thành tên cuộc khởi nghĩa) [6], lại ít có kênh rạch thông vào...Theo lời kể của nhân dân và tư liệu cũ thì căn cứ chính của khởi nghĩa Bảy Thưa là Hưng Trung doanh (nay thuộc ấp Hưng Trung, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú)[7]. Xung quanh thiết lập các đồn làm tuyến ngăn cản đối phương, như: đồn Cái Môn, đồn Lương (đều thuộc Thạnh Mỹ Tây), đồn Giồng Nghệ (Vĩnh Hanh, (Châu Thành), trạm canh Ông Tà (Tà Đảnh, Tri Tôn), đồn Hờ ở vàm rạch Cái Dầu (Châu Phú), v.v... (xem thêm bản đồ chiến khu Bảy Thưa). Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ,... với khoảng 150 nghĩa quân phòng thủ.
Trần Văn Thành phất cờ chống Pháp vào khoảng tháng 8 năm 1867[8], và lấy tên Binh Gia Nghị đặt cho đội quân của mình[9].
Theo tờ trình của Pháp năm 1870, thì lúc bấy giờ lực lượng của Trần Văn Thành có khoảng 1.200 nghĩa quân, bao gồm một số quân triều và nghĩa dân (trong đó phần đông là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương)[10]. Để củng cố thêm thế lực, Trần Văn Thành cho người đến liên hệ với Pu Kom Pô, thủ lĩnh kháng Pháp ở Campuchia, nhưng vì ông này cũng đang gặp khó khăn nên việc liên kết không mấy hiệu quả. Ngoài ra, ông còn cho người sang Xiêm La và Cao Miên để mua súng đạn, nhưng không thành công, vì hai nước ấy không muốn nhúng tay vào việc Nam Kỳ e mất lòng Pháp [11].
Cuối năm 1868, các phong trào kháng Pháp tại Nam Kỳ đã bị tan rã gần hết, lực lượng Trần Văn Thành lâm vào thế cô, và ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã, treo giải thưởng cao [12].
Trận chiến đấu sau cùng
Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào Bảy Thưa, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích.Sang năm 1872, nhờ lời khai của nghĩa quân ra hàng và mật thám thăm dò được, thực dân Pháp quyết định mở cuộc càn quét lớn vào Bảy Thưa. Tuy nhiên mãi cho đến năm sau, họ mới phát lệnh hành quân.
Bắt đầu từ tháng 3 năm 1873, thực dân Pháp cho quân đánh phá đồn Hờ ở rạch Cái Dầu (thuộc Châu Phú), và uy hiếp đồn Nghệ (thuộc xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, An Giang) rồi kéo dần vào rừng. Họ nã đại bác vào phía trước và cho dân dọn đường phía sau. Qua 5 ngày chiến đấu, quân Bảy Thưa lui dần. Quân Pháp không tiến mau được vì ngột nắng và sợ đĩa. Ngày 19 tháng 3, hải quân Pháp từ Châu Đốc tiến vào đánh đồn Cái Môn (nay thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú). Tuy có hào sâu nhưng vì súng của nghĩa quân bắn không được xa, phát nổ phát không, nên chẳng bao lâu quân Pháp tràn vào được trong đồn.
Cùng ngày ấy, tàu chiến Pháp đâu tại vàm rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc Châu Thành, An Giang), ngoài sông Hậu, rồi cho quân [13] dùng xuồng nhỏ vào ngọn rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc Châu Thành, An Giang) để tiến tới ngọn Hang Tra là nơi Trần Văn Thành đang chỉ huy chiến cuộc [14].
Biết mình đang bị bao vây, và người Pháp có vũ khí hữu hiệu, nhưng Trần Văn Thành và nghĩa quân vẫn cương quyết đối phó.
Theo Sơn Nam, khoảng 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3 năm 1873 (21 tháng 2 năm Quý Dậu), quân Pháp bắt đầu xung phong đánh chiếm Hưng Trung doanh. Báo Le Courrier de Saigon ra ngày 5 tháng 4 năm 1873 tường thuật:
- Tại Hưng Trung, Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đứng sau chiến lũy làm bằng những tấm ván và những bao gạo chồng lên nhau, để đốc thúc nghĩa binh chiến đấu. Nghĩa quân trong các chiến lũy thổi tù và, đánh trống và reo hò để tăng uy thế. Bên cạnh ông còn có con trai ông hỗ trợ cho ông bắn"...
- Ông Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đối phó, tuy đang bị vây. Ông đứng sau phòng tuyến làm bằng ván với những bao gạo chồng chất. Ông thách thức bọn Pháp, dùng ống loa mà chửi rủa thậm tệ. Đồng thời ông day về phía quân sĩ của mình mà khích động tinh thần; quân sĩ hò reo vang rân, chửi rủa bọn Pháp, trống đánh liên hồi. Ông Trần Văn Thành cắt từng lọn tóc nhỏ của mình mà phân phát cho các tín đồ...Bọn Pháp được lịnh đánh tràn vào. Ông Thành mặc áo màu đo sậm, đốc thúc chiến sĩ, ra hiệu lịnh, bên ạnh ông là đứa con ruột đang tiếp tay và đích thân ông bắn súng...[15]
Xong trận, quân Pháp nổi lửa đốt tất cả dinh trại, phá hủy hết các lò đúc vũ khí, rồi mang xác ông Thành và Đội Văn (Pháp ghi là Vang, giữ hậu tập, tử trận trong trận Hưng Trung) về chưng bày tại chợ Cái Dầu (Châu Phú) để thị uy, để ngăn chận những tin đồn cho rằng ông còn sống, chỉ tạm thời đi lánh mặt và sẽ tiếp tục kháng chiến [17]. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam thì ông không tử trận. Sách viết: "sau khi bản doanh Hưng Trung bị tàn phá, thất bại nặng, ông rút lui vào chiến khu và mất ngày 21 tháng 2 âm lịch năm 1873"[18]. Về cái chết của ông, đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Sau trận đồn Hưng Trung, cuộc khởi nghĩa mà Quản Cơ Thành và các đồng đội của ông đã dày công gầy dựng kết thúc (tháng 3 năm 1873).
Nhận xét
Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa diễn ra trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn đã ký hòa ước (Hòa ước Nhâm Tuất 1862) với thực dân Pháp, và các cuộc khởi nghĩa tại Nam Kỳ lúc bấy giờ bị dập tắt hay bị suy yếu. Mặc dù vậy, khởi nghĩa Bảy Thưa vẫn hình thành và kéo dài khá lâu (6 năm) ở đồng Láng Linh (Châu Phú), và đã gây tiếng vang trong và ngoài tỉnh.Đây là cuộc khởi nghĩa mang đậm màu sắc tôn giáo vì thủ lĩnh Thành (là một trong số đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) và đông đảo nghĩa quân đều là người theo đạo Lành (còn có tên là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương)[19].
Nhà văn Sơn Nam đã viết về thủ lĩnh Thành và cuộc khởi nghĩa của ông như sau:
- Trần Văn Thành từng tham gia những trận chống quân xâm lược Xiêm La, đời Thiệu Trị. Qua đời Tự Đức, thấy sự áp bức của vua quan, ông trở thành tín đồ của Đoàn Minh Huyên, bấy lâu nổi danh với tài trị bệnh, cải cách Phật giáo, bỏ những nghi thức rườm rà, nhằm huy động nông dân chống lại phong kiến...Với chí lớn không chút bi quan yếm thế, ngay sau khi An Giang mất, ông đưa nghĩa dân và nghĩa quân qua phía Rạch Giá, tham gia cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, và ông trở thành nhân vật mà thực dân Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng. Sau đó, ông rút lui về Láng Linh để khẩn hoang. Có thể nói, ông là người đầu tiên dám nghĩ đến việc canh tác ở vùng trũng phèn này. Từ năm 1871 đến đầu năm 1873, mật khu lần hồi thành hình...Nghĩa quân gồm quân sĩ cựu trào, thêm khá đông người yêu nước từ các tỉnh.
- Khi đề cập cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, nhiều sử gia đều đánh giá cao, vì:
- -Việc tổ chức khá khoa học, với công sự, kho lương thực; đặc biệt là đúc súng ống tại chỗ, tuy súng hãy còn thô sơ, kiểu "ống lói".
- -Biết dùng hình thức tôn giáo để qui tụ quần chúng và che mắt thực dân.
- -Thủ lĩnh (Trần Văn Thành) thấy rõ tương lai dân tộc ở hành động cụ thể là phải chống ngoại xâm, không thể ngồi khoanh tay chờ núi Cấm nứt ra “bất chiến tự nhiên thành”. Thái độ của thủ lĩnh và nghĩa quân là “chiến đấu không thỏa hiệp”[20].
Hiện nay, vào các ngày 20-21-22 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, một số nơi trong tỉnh An Giang đều có tổ chức lễ trọng thể để "Kỷ niệm ngày Quản Cơ Thành hy sinh và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa".
Xem thêm
Sách tham khảo
- Nguyễn Văn Hầu, Đức Cố Quản hay cuộc khởi nghĩa Bảy thưa, Nhà xuất bản Tân Sanh, Sài Gòn, 1956.
- Nhiều người soạn, Địa chí An Giang (Tập I), UBND tỉnh An Giang tổ chức biên soạn và ấn hành, 2003.
- Sơn Nam, Lịch sử An Giang, Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, 1988.
- Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập Thượng). Tác giả tự xuất bản, Sài Gòn, 1962.
- Nhiều tác giả, Kỷ yếu Hội thảo cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa và lễ hội văn hóa truyền thống huyện Châu Phú (trong bài gọi tắt là Kỷ yếu). Phòng Văn hóa Thông tin huyện Châu Phú (An Giang) xuất bản, 2010.
- Phan Văn Kiến, Lịch sử địa phương An Giang. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
Chú thích
- ^ Đỗ Đăng Tàu và Lê Văn Sanh cho quân kéo dây ngang sông Hậu ngăn tàu chiến Pháp. Trận chiến nổ ra trên sông, nhưng cuối cùng thì quân triều thất trận, hai ông phải cho đội tàu rút về ẩn ở kênh Mương Thủy (nay thuộc phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc) lập kế hoạch phục kích, nhưng lại thất bại, phải rút vào Ô Long Vĩ (Châu Phú), phối hợp với lực lượng của Trần Văn Thành. Khi vị thủ lĩnh này tử trận. Hai ông gom góp tàn binh trở về quê giả dạng thành nông dân, chờ ngày hoạt động trở lại nhưng không còn cơ hội, lực lượng dần tan rã...Hai ông mất năm nào chưa rõ. Hiện nay tại phường Vĩnh Mỹ có ngôi miếu (miếu Vệ Thủy) thờ hai ông.
- ^ Theo Nguyễn Hữu Hiếu, Kỷ yếu, tr. 18.
- ^ Theo Sơn Nam, tr. 67.
- ^ Theo Đồng Tháp nhân vật chí do Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp biên soạn, thì cùng rút về Láng Linh lập căn cứ chống Pháp còn có Chánh lãnh binh Nguyên Hương (nguyên thành thủ úy Hà Tiên) và các bộ tướng như Quản Bạch, Kim Chung...Đến khi Láng Linh thất thủ, Quản Cơ Thành hy sinh, các ông này đã trốn về quê ở thôn Tịnh Thới, tổng An Tịnh (An Giang) tiếp tục chống Pháp (dẫn lại theo TS. Nguyễn Hữu Hiếu, Kỷ yếu, tr. 18).
- ^ Theo ThS. Trần Văn Đông, Kỷ yếu, tr. 81.
- ^ Cây trát thưa hay cát thưa (dân gian gọi tắt là “thưa”) là một loại cây ưa mọc ở vùng đất thấp, chịu được mùa nước nổi, cội to (khi lớn), lá nhỏ mà dài (xem ảnh). Ca dao địa phương có câu: Bãi bồi mọc những cát (hay trát) thưa/ Thương em đi sớm về trưa một mình. Theo Nguyễn Hữu Hiệp và Liêm Châu, tên cuộc khởi nghĩa viết là Bãi Thưa (theo nghĩa bãi đất mọc nhiều cây thưa) mới đúng. Do cách phát âm của người nông thôn miền Nam, mà tên Bãi Thưa lần hồi thành ra Bảy Thưa (theo Kỷ yếu, tr. 79 và 92). Hiện nay ở Láng Linh còn rất ít loại cây này.
- ^ Đó là địa điểm thuộc Cốc Ông Cậy hiện nay. Theo ThS. Trần Văn Đông, sau khi dinh Hưng Trung bị tàn phá, ông Đạo Cậy đã đến đây dựng cốc tu hành, nên người dân còn gọi nơi này là Cốc Ông Đạo Cậy (Kỷ yếu, tr. 83). Xem thêm: Trần Hồng Liên, "Chùa Nam Long ở Láng Linh, Bảy Thưa (An Giang) quá khứ và hiện tại" [1]. Hiện nay ở đầu cầu sắt số 13 (ngang UBND xã Bình Phú) có một ngôi thờ mang tên là Dinh Hưng Trung, song đây chỉ là tên do nhân dân đặt theo để tưởng nhớ khi dựng lên ngôi thờ này (Võ Thành Phương, Kỷ yếu, tr. 25).
- ^ Theo Liêm Châu, Kỷ yếu, tr. 94.
- ^ Trong bằng phong cho Nguyễn Kế Trung làm chức Chánh Đề đốc, có câu liên quan như sau: "An Giang tỉnh, Gia nghị cơ, Trần Vạn Thành cai quản hợp đồng"...(dẫn lại theo Trần Thị Thu-Võ Thành Phương, Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873). NXB TP. Hồ Chí Minh, 1991). Vậy Gia Nghị là phiên hiệu của một đội quân ở An Giang thời Nguyễn, giống như "Gia Trung cơ", "Gia Thuận cơ" ở Gia Định... Giảng Nhà Láng có đoạn: "Trong cơ vệ, mộ quân đã đủ/ Ông trở về chịu chức Quản cơ/ Đạo nghĩa quân khai trống phất cờ/ Lấy danh nghĩa Binh cơ Gia Nghị".
- ^ Dẫn lại theo Phạm Văn Sơn (tr. 211). Vì thế có thể nói đây là cuộc khởi nghĩa mang đậm màu sắc tôn giáo (theo Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Phương, Kỷ yếu, tr. 6).
- ^ Theo Phạm Văn Sơn, tr. 210-211.
- ^ Theo quyết định số 473 không đề ngày do Đô đốc Ohire ký vào tháng 8 năm 1868, thì ai bắt được Trần Văn Thành sẽ được thưởng 1.000 france, viên chức nào bắt được sẽ thăng cấp bực (dẫn lại theo Liêm Châu, Kỷ yếu, tr. 94). Không bắt được, đầu năm 1873) Pháp sai Tôn Thọ Tường mang thư đến chiêu hàng, nhưng ông Thành từ chối, quyết đánh tới cùng (theo TS. Trần Thuận, Kỷ yếu, tr. 31).
- ^ Đây là cánh quân mạnh nhất do Tri phủ Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) chỉ huy, có Phó quản Hiếm (trước kia là quân Bảy Thưa) cầm đầu một toán quân nhỏ theo hỗ trợ. Nhưng thực ra, viên chủ tỉnh Long Xuyên tên là Pếch (Emile Pueh) mới là người chỉ huy chính, có đại úy Guyon làm trợ lý (theo Sơn Nam, tr. 70).
- ^ Lược kể theo Phạm Văn Sơn (tr. 211) và Sơn Nam (tr.70).
- ^ Theo Sơn Nam, Nói về miền Nam, sách đã dẫn.
- ^ Theo Sơn Nam, Lịch sử An Giang, tr. 72.
- ^ Theo Sơn Nam (Lịch sử An Giang, tr. 72) và Hỏi đáp lịch sử (Tập 4, tr. 164).
- ^ Trích trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 902.
- ^ Theo Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Phương, Kỷ yếu, tr. 6.
- ^ Lược theo Sơn Nam, Lịch sử An Giang, tr.68-72.
- ^ Dẫn lại theo Sơn Nam, Lịch sử An Giang, tr. 71.
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment