CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1931), Quốc khánh Bangladesh (1971). Năm 908 – Một năm sau khi tiếm vị, Hậu Lương Thái Tổ cho hạ độc giết chết Lý Chúc, tức Đường Ai Đế, hoàng đế cuối cùng của triều Đường. Năm 1861 – Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Quân Pháp bắt đầu tiến quân đánh chiếm thành Mỹ Tho, quân Pháp sau đó giành chiến thắng. Năm 1970 – Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh ban hành luật "Người Cày Có Ruộng" nhằm cải cách điền địa. Năm 1978 – Bốn ngày trước khánh thành Sân bay quốc tế Narita (hình) tại Nhật Bản, một nhóm người biểu tình đã dùng chai cháy phá hủy nhiều thiết bị trong phòng điều khiển không lưu. Năm 2010 – Tàu tuần tra Cheonan của Hải quân Hàn Quốc bị đắm trên vùng biển Hoàng Hải gần đảo Baengnyeong, Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên tấn công tàu bằng ngư lôi.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh | |
---|---|
Lãnh tụ | Hồ Chí Minh |
Bí thư Thứ nhất | Nguyễn Đắc Vinh |
Bí thư Thường trực | Phan Văn Mãi |
Thành lập | 26 tháng 3, 1931 |
Trụ sở | Hà Nội |
Thành viên (2007) | 6,1 triệu |
Hệ tư tưởng/ vị thế chính trị |
Chủ nghĩa Marx-Lenin Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Thuộc quốc gia | Việt Nam |
Trang web | doanthanhnien.vn
|
Đối với các định nghĩa khác, xem Đoàn.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.[1]Mục lục
Lịch sử
Hoàn cảnh ra đời
Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên, đặt ra vấn đề "... tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết", chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2, một số Ủy viên Trung ương Đảng được cử phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Cuối tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ, Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Ủy ban Cán sự Đoàn các cấp. Ở một số tỉnh đã hình thành cấp Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy Đoàn, trên cơ sở các chi bộ thanh niên thuộc đảng bộ.
Từ năm 1931 đến năm 1935, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Bộ. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất ở Ma Cao (Trung Quốc), Trung ương Đảng đã công nhận chính thức Chương trình hành động của Đoàn công bố từ 1933 và đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Nhưng do tình hình thay đổi, đại hội đã không họp được.
Thời Kỳ năm 1936 đến năm 1955
Năm 1936, Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập, một tổ chức thanh niên hoạt động công khai trên cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, lấy tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Ngày 5 tháng 5 năm 1938, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương đã họp công khai ở Hà Nội và bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đoàn.Năm 1939, khi chính quyền thực dân đàn áp phong trào dân chủ Đông Dương, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương rút vào hoạt động bí mật. Năm 1940, Trung ương Đảng đã thành lập Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương để tổ chức quần chúng thanh niên đấu tranh chống đế quốc.. Đoàn Thanh niên phản đế đã tham gia Khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kỳ
Trong suốt 20 năm, do điều kiện lịch sử, nhiều tổ chức thanh niên do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập cùng hoạt động song song. Ngày 28 tháng 9 năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương có Chỉ thị gửi các cấp bộ Đảng "Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên". Tháng 6 năm 1949, Hội nghị Thanh vận của Đảng được tổ chức tại Việt Bắc, do ông Hoàng Quốc Việt chủ trì. Tại Hội nghị này, một quyết định thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Trung ương được đưa ra, Nguyễn Lam được chỉ định làm Trưởng tiểu Ban thanh vận Trung ương đồng thời là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
Thời kỳ năm 1955 đến năm 1976
Sau khi giành được quyền kiểm soát miền Bắc, trong phiên họp vào tháng 9 năm 1955, Bộ Chính trị chủ trương đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và tên gọi này được chính thức thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 đến 25 tháng 3 năm 1961, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 26 tháng 3 năm 1931 (ngày cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.
Tại miền Nam, một tổ chức bộ phận của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam hoạt động với tên gọi Đoàn Thanh niên Cách mạng miền Nam, là một tổ chức thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tại miền Bắc, tháng 2 năm 1970, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh để kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó 5 tháng. Cùng thời gian này, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam cũng đổi tên thành Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh.
Sau năm 1976
Sau khi Việt Nam thống nhất, tháng 12 năm 1976, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh hợp nhất với tên gọi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Tên gọi qua các thời kỳ
- Từ 26/3/1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
- Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
- Từ 9/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
- Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
- Từ 11/11/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
- Từ 3/2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
- Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Cơ cấu tổ chức
Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007) thì tại Việt Nam hiện có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên[2]. Theo BBC thì tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam, vào năm 2005 có khoảng 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn Thanh niên Cộng sản (khoảng 390.000 Đoàn viên trên tổng số 2,3 triệu người từ độ tuổi 15 đến 30)[3].Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.
Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở.
- Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở
- Cấp Huyện và tương đương
- Cấp Tỉnh và tương đương
- Cấp Trung ương
Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa X (Nhiệm kỳ 2012 - 2017)
- Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn
- Nguyễn Đắc Vinh; Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam của Chính phủ, Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
- Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn
- Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam;
- Các Bí thư Trung ương Đoàn
- Dương Văn An, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam;
- Nguyễn Thị Hà,Trưởng Ban Công tác thiếu nhi Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương - Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Ủy viên BCH Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam;
- Nguyễn Mạnh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn, Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ủy viên HĐQT Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam;
- Nguyễn Long Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn;
- Đặng Quốc Toàn, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo điều lệ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh, tại điều 2 và điều 3 có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn như sau: Nhiệm vụ của đoàn viên:[4]1. Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt đoàn và đóng đoàn phí đúng qui định.
3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
4.Đoàn là đội dự bị tin cậy của đảng, là đội quân xung kích cách mạng.
Quyền của đoàn viên:
1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn
3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của Đoàn.
Các kỳ đại hội toàn quốc
Đại hội lần thứ | Thời gian | Địa điểm | Số đại biểu | Số Uỷ viên Ban chấp hành được bầu | Bí thư thứ nhất được bầu |
---|---|---|---|---|---|
I | 7/2 - 14/2, 1950 | Xã Cao Vân, huyện Đại Từ, Thái Nguyên | 400 | 5 | Nguyễn Lam |
II | 25/10 - 4/11, 1956 | Hà Nội | 479 | 30 | Nguyễn Lam |
III | 23/3 - 25/3, 1961 | Hà Nội | 677 | 71 | Nguyễn Lam. Sau khi Nguyễn Lam chuyển công tác (1962), Vũ Quang được bầu. Sau khi Vũ Quang chuyển công tác (1978), Đặng Quốc Bảo được bầu |
IV | 20/11 - 22/11, 1980 | Hà Nội | 623 | 113 | Đặng Quốc Bảo. Sau khi Đặng Quốc Bảo chuyển công tác (1982), Vũ Mão được bầu. |
V | 27/11 - 30/11, 1987 | Hà Nội | 750 | 150 | Hà Quang Dự |
VI | 15/10 - 18/10, 1992 | Hà Nội | 797 | 91 | Hồ Đức Việt. Sau khi Hồ Đức Việt chuyển công tác (1996), Vũ Trọng Kim được bầu |
VII | 26/11 - 29/11, 1997 | Hà Nội | 899 | 125 | Vũ Trọng Kim |
VIII | 8/12 - 11/12, 2002 | Hà Nội | 898 | 134 | Hoàng Bình Quân. Sau khi Hoàng Bình Quân chuyển công tác, Đào Ngọc Dung được bầu. Sau khi Đào Ngọc Dung chuyển công tác, Võ Văn Thưởng được bầu. |
IX | 17/12 - 21/12, 2007 | Hà Nội | 1033 | 145 | Võ Văn Thưởng. Sau khi Võ Văn Thưởng chuyển công tác, Nguyễn Đắc Vinh được bầu. |
X | 11/12 - 14/12, 2012 | Hà Nội | 997 | 151 | Nguyễn Đắc Vinh. |
Thống kê số lượng Đoàn viên
Theo báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007) thì tại Việt Nam hiện có khoảng 6,1 triệu Đoàn viên[2].Theo BBC, năm 2005 là năm có tỷ lệ thanh niên được kết nạp vào Đoàn và đoàn viên vào Đảng cao nhất từ trước đến nay [3]. Theo đó, năm 2005, toàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kết nạp hơn 1,1 triệu đoàn viên mới (tăng 7.68% so với năm 2004); 91.997 người được kết nạp Đảng. Nhưng riêng tại TP. HCM, lại có đến 70% thanh niên đang đứng ngoài hàng ngũ Đoàn TNCS [3]. Theo đó, ước tính số thanh niên trong độ tuổi 15 đến 35 ở TP. HCM hiện là 2.3 triệu, nhưng trong đó chỉ có gần 390.700 là đoàn viên TNCS [3].
Hoạt động
Khắp các Tỉnh thành, các trường Đại học, các công ty Việt Nam, đều có cơ sở Đoàn. Hằng năm, Đoàn TNCS tổ chức chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh.Mùa hè xanh
Mùa hè xanh là một hoạt động thường niên, do Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức, nhằm hướng sinh viên đến các hoạt động công ích xã hội, như: làm đường, làm cầu, xây nhà tình thương, tham gia xóa mù chữ và xóa mù tin học,... Hoạt động này được đông đảo sinh viên tham gia, và hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam đều tham gia.Sự kiện và hoạt động cụ thể
Năm 1956: Phong trào “Lao động kiến thiết Tổ quốc”- Năm 1960: Phong trào “Thi đua trở thành người lao động tiên tiến” - Năm 1961: Phong trào “Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” - Năm 1964: Phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc: 1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình huống nào. 3. Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến. - Năm 1965: Phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam: 1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch. 2. Xung phong tòng quân giết giặc. 3. Xung phong trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn cũng như đô thị. 4. Xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên xung phong công tác phục vụ chiến trường. 5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông thôn. - Năm 1976: “Ba mũi tên tiến công tiêu cực và toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” - Năm 1982 - 1983: “3 chương trình hành động cách mạng của tuổi trẻ” (lương thực, tiết kiệm, việc làm) - Năm 1983: Cuộc “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” - Năm 1984: Nghị quyết 7 (khoá IV) bổ sung và đề ra 5 chương trình hành động Cách mạng của tuổi trẻ. - Năm 1985: Cuộc “Vận động xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa” trong thanh niên - Năm 1987: Với các phong trào: “Tuổi trẻ xung kích sáng tạo, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc” trên mặt trận kinh tế chính sách xã hội, an ninh và học tập tiến quân vào khoa học kỹ thuật. - Năm 1992: Cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh và 4 phong trào: 3 mục tiêu dân số và kế hoạch hoá gia đình; Phấn đấu xây dựng bộ đội cụ Hồ; Sản xuất kinh doanh giỏi; Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. - Năm 1997: Phong trào lớn: “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” - Năm 2002: Phát triển phong trào: “Tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Năm 2007: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập trung triển khai hai phong trào lớn là: “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp".
- 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc:
- 4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp:
Chính khách xuất thân từ lãnh đạo Đoàn
Từ vị trí Bí thư thứ nhất
- Nguyễn Lam: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 1 và giữ chức vụ này liên tục 12 năm. Sau khi thôi chức Bí thư thứ nhất TW Đoàn thanh niên cộng sản, ông tham gia nhiều công tác trong bộ máy Chính phủ và Đảng: Bí thư Thành ủy Hà nội, Bộ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1969 - 1973), Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1973 - 1974), (1981 - 1982), Trưởng ban Công nghiệp TW, Phó Thủ tướng (1980 - 1982), Bí thư TW Đảng khóa IV, khóa V, Trưởng ban Kinh tế TW.
- Vũ Quang: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 2 và giữ chức vụ này liên tục 16 năm. Sau khi thôi chức bí thư thứ nhất TW Đoàn thanh niên cộng sản, ông tham gia nhiều công tác ở các Ban của TW Đảng, Trưởng ban dân vận TW Đảng, Trưởng ban Đối ngoại TW Đảng, Ủy viên Hội đồng nhà nước; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQVN; Phó trưởng ban Công nghiệp TW Đảng; Phó trưởng ban Kinh tế TW Đảng; Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ..
- Đặng Quốc Bảo: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 3. Sau rời cương vị Bí thư thứ nhất, chuyển công tác, làm Phó Giáo sư, Thiếu tướng, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương.
- Vũ Mão: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 4. Sau khi thôi chức Bí thư thứ nhất, ông tham gia nhiều công tác ở các Ban của TW Đảng, sau đó là ở các Ủy ban của Quốc hội như Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Chức vụ cao cấp cuối cùng mà ông đảm nhận là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
- Hà Quang Dự: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 5. Người dân tộc Tày. Sau khi rời công tác Đoàn và nhậm một số chức vụ khác, ông làm Bộ trưởng phụ trách công tác thanh niên và thể dục thể thao của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao rồi nghỉ hưu.
- Hồ Đức Việt: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 6. Từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 10. Ở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam IX, ông là Ủy viên TW, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Trước đó, sau khi rời cương vị Bí thư thứ nhất TW Đoàn, ông Việt được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Phó ban thường trực Ban Tổ chức TW một thời gian ngắn, rồi sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên trước khi quay trở lại Hà Nội nhận nhiệm vụ tại Quốc hội.
- Vũ Trọng Kim: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 7. Sau khi rời ghế Bí thư thứ nhất TW Đoàn, ông được điều động về tỉnh Quảng Trị làm Bí thư Tỉnh ủy. Còn cách Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X một thời gian ngắn, ông về Hà Nội nhậm chức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận TW, kiêm nhiệm Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Dân vận TW. HIện nay ông là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Hoàng Bình Quân: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 8. Sau khi rời cương vị Bí thứ thứ nhất Trung ương Đoàn, ông được đưa về làm Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang ngay. Hiện đang là Trưởng ban Đối ngoại TW.
- Đào Ngọc Dung: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 8. Sau khi vi phạm quy chế thi nghiên cứu sinh tại hội đồng thi Học viện Hành chính Quốc gia (tháng 5/2006 - chỉ sau khi bầu là Trung ương Ủy viên Đảng cộng sản Việt Nam 1 tháng) đã được điều về làm Bí thư Ban cán sự Đảng ngoài nước. Tháng 7/2007, khi sắp xếp lại hệ thống tổ chức Đảng ở các cơ quan TW, ông được điều về làm Phó Ban phụ trách vấn đề Tây Bắc và sau đó là Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, trúng cử Ban chấp hành TW Đảng khóa XI.
- Võ Văn Thưởng: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa 9. Sau khi rời cương vị Bí thư thứ nhất, ông được đưa về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Các bí thư trung ương khác
STT | Họ tên | Khóa | Các chức vụ từng nắm giữ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1 | Hồ Trúc | 1, 2, 3 | Bí thư Quận ủy quận V Hà Nội năm 1947, nguyên Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Phó trưởng ban Khoa giáo TW, Hội trưởng Hội Cờ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam | |
2 | Lê Xuân Đồng | 2, 3 | Ủy viên Ban thường vụ TW Đoàn khóa II, nguyên Phó trưởng ban Tuyên huấn TW, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương | |
3 | Hoàng Minh Chính | 2 | Tổng Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin | |
4 | Lê Bình | 3 | ? | |
5 | Lê Đức Chỉnh | 3 | Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên, Phó bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, Khu ủy viên Khu tự trị Tây Bắc, Tổng cục trưởng Tổng cục thể dục thể thao, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam | tên thật Hoàng Ngọc Chương |
6 | Lưu Minh Châu | 3 | ? | |
7 | Nguyễn Văn Đệ | 3 | ? | |
8 | Nguyễn Tiên Phong | 3, 4 | Phó Ban dân vận Trung ương Đảng | còn gọi là Lê Đỗ An |
9 | Tạ Quang Chiến | 3 | Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Xã hội của Quốc hội khóa VII | |
10 | Phan Minh Tánh | 3 | Bí thư Đoàn Thanh niên Cách mạng miền nam, Ủy viên Ủy ban quân quản TP HCM, Giám đốc Sở Nông nghiệp TP HCM, Ủy viên Thường vụ Thành ủy TP HCM, Phó chủ tịch UBND TP HCM, Phó bí thư thành ủy TP HCM, Ủy viên TƯ Đảng khóa VII, Trưởng Ban dân vận TW, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội | |
11 | Nguyễn Thị Ngọc Khanh | 3 | ? | |
12 | Trần Lê Dũng | 3 | ? | còn gọi là Trần Mậu Minh |
13 | Nguyễn Đức Toàn | 3 | ? | |
14 | Lương Văn Nghĩa | 3 | Anh hùng Lao động, Ủy viên dự khuyết TW Đảng khóa IV, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp | |
15 | Nguyễn Thị Hằng | 3, 4 | Ủy viên Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Thứ trưởng và Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh xã hội, Ủy viên TW Đảng, hiện là Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam | |
16 | Lê Thanh Đạo | khóa 3, 4 | Chủ tịch Hội đồng Đội TW khóa 1. Trung tá Không quân, Anh hùng lực lượng vũ trang năm 29 tuổi, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa V, Ủy viên Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Ủy viên TW Đảng khóa VII, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Ban dân vận TW. | |
17 | Phạm Công Khanh | 3, 4 | ? | |
18 | Lê Quang Vịnh | 4 | Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư quận ủy Côn Đảo, nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ | |
19 | Phan Văn Chương | 4 | Phó ban đối ngoại TW, Chủ tịch Uỷ ban Việt Nam Đoàn kết và hợp tác Á - Phi - Mỹ La Tinh | |
20 | Hồ Anh Dũng | 4 | Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, nguyên Ủy viên TW Đảng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Uỷ viên Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, hiện là Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nga, Chủ tịch Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Palextin | |
21 | Vũ Quốc Hùng | 4 | Chủ tịch Hội Sinh viên, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy viên TW Đảng khóa VII, khóa VIII, khóa IX, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW | |
22 | Trần Phương Thạc | 4 | Bí thư tỉnh đoàn Quảng Trị, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời Thị xã Đông Hà năm 1973, nguyên Phó trưởng Ban cán sự Đảng ngoài nước | |
23 | Lương Công Đoan | 4 | Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Phú Yên, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên | |
24 | Lưu Minh Trị | 4 | Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội hiện là Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội | |
25 | Phạm Chánh Trực | 4 | Bí thư Thành đoàn TP HCM, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó ban Kinh tế TW, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chíp Sáng | |
26 | Phan Thế Hùng | 4 | Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phó ban Nội chính TW | |
27 | Nguyễn Minh Triết | 4 | Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh Quốc gia | |
28 | Huỳnh Đảm | 4 | Phó bí thư tỉnh Đoàn Cà Mau, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hiện là Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | |
29 | Nguyễn Thước | 4 | nguyên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị quân chủng Không quân, nguyên trưởng Ban Thanh Niên Quân Đội | |
30 | Vũ Xuân Hồng | 5 | Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Tổng thư ký Hội Việt Mỹ, hiện là Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam | |
31 | Phạm Phương Thảo | 5, 6 | Bí thư Thành đoàn TP HCM, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư TW Đoàn khóa V, khóa VI, Chủ tịch Hội đồng Đội TW khóa 3, Phó chủ tịch UBND TP HCM, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TP HCM, Phó bí thư Thành ủy TP HCM, Chủ tịch HĐND TP HCM (đã nghỉ hưu) | |
32 | Trịnh Tố Tâm | 5 | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, từng là Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | |
33 | Nguyễn Duy Hùng | 5 | Chánh Văn phòng Ban Tổ chức TW, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia | |
34 | Phùng Ngọc Hùng | 5 | Chủ tịch Hội đồng Đội TW khóa 2, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | |
35 | Trần Hoàng Thám | 5 | Ủy viên Ban thường vụ Thành uỷ TP HCM, Trưởng ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM, Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp TP HCM, Đại biểu Quốc hội, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội TP HCM, hiện là Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam | |
36 | Thái Hiền Lương | 5 | Cục trưởng Cục hành chính Quản trị Văn phòng 2, Văn phòng Chính phủ | |
37 | Trương Thị Mai | 6, 7 | Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội, Ủy viên TW Đảng, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội | |
38 | Trần Lưu Hải | 6 | Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình, hiện là Ủy viên TW Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức TW | |
39 | Ngô Văn Triển | 6 | Phó Bí thư Quận ủy quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Ban thường trực Ban dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh | |
40 | Vũ Văn Tám | 7 | Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh bình, Thứ trưởng Bộ Thủy sản, hiện là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn | |
41 | Nông Quốc Tuấn | 8 | Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang hiện là Ủy viên TW Đảng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc | |
42 | Bùi Đặng Dũng | 8 | Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, hiện là Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội | |
43 | Bùi Văn Cường | 8 | Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Phó bí thư tỉnh ủy Gia lai, hiện là Phó Ban Dân vận Trung ương | |
44 | Lê Mạnh Hùng | 8 | Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Phú Thọ, Phó bí thư tỉnh ủy Yên Bái, hiện là Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ khối CQTW | |
45 | Đoàn Văn Thái | 8 | Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam | |
46 | Nguyễn Thành Phong | 8 | Tiến sĩ kinh tế, đại biểu Quốc hội khóa XI, nguyên Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 - 2002, Thành ủy viên Thành ủy TP HCM, Bí thư Quận ủy Quận 2 TP Hồ Chí Minh, Phó bí thư tỉnh ủy Bến Tre, hiện là Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre | |
47 | Nguyễn Lam | 8 | Chủ tịch Hội đồng Đội TW khóa V, nguyên tỉnh ủy viên, Bí thư tỉnh đoàn - Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên tỉnh Thanh Hóa, hiện là Phó chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | |
48 | Lâm Phương Thanh | 9 | Hiện là Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương | |
49 | Nguyễn Hoàng Hiệp | 9 | Hiện là Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia |
Xem thêm
- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- Báo Tuổi Trẻ - Cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Tổng đội thanh niên xung phong Trường Sơn - Đơn vị Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế thời kỳ đổi mới, được Nhà Nước tặng thưởng Huân Chương lao động hạng 3, Cờ thi đua của Chính Phủ, đơn vị thành công trong công tác xây dựng đường Hồ Chí Minh, chương trình cho thanh thiếu niên Học kỳ quân đội - Nhịp Bước Hành Quân.
- Báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- Báo Tiền Phong - Cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Báo Thiếu Niên Tiền Phong - Cơ quan ngôn luận của Đội Thiếu Niên Tiền Phong
- Báo Sinh Viên Việt Nam - Hoa Học Trò - Cơ quan ngôn luận của hội sinh viên Việt Nam
- Tạp chí Thanh niên
- Tạp chí Thời Trang Trẻ
- Học viện Thanh thiếu Niên Việt Nam - Cơ quan đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho các tỉnh thành, Đoàn từ trình độ sơ cấp đến Đại Học
- Báo Nhi Đồng - Báo dành cho học sinh bậc tiểu học
Tham khảo
- ^ “Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.
- ^ a ă “Đoàn thanh niên làm nòng cốt xây dựng xã hội học tập”. Sài Gòn giải phóng.
- ^ a ă â b “Khi thanh niên vào đảng Cộng sản”. BBC.
- ^ “Điều lệ đoàn”. “điều lệ đoàn”
- Tuổi Trẻ Việt Nam - Tuổi Trẻ Việt Nam - Năng động, Đoàn kết, Sáng tạo, Xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc!
- Lực lượng TNXP Việt Nam vinh dự đón nhận Huân chương Sao vàng của Chủ tịch nước
Liên kết ngoài
- Trang Web chính thức của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
- Tuổi Trẻ Việt Nam - Tuổi Trẻ Việt Nam - Năng động, Đoàn kết, Sáng tạo, Xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc!
- Báo Tuổi Trẻ - Cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
- Báo Thanh Niên - Cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
- Tổng đội Thanh Niên Xung Phong Trường Sơn - Đơn vị thanh niên xung phong xây dựng kinh tế thời kỳ đổi mới.
- Báo Tiền Phong - Cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
- Báo Thiếu Niên Tiền Phong - cơ quan ngôn luận của đội Thiếu niên Tiền Phong
Tác phẩm
tiêu biểuYêu sách của nhân dân An Nam (1919) · Con rồng tre (1922) · Vi hành · Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) · Đường kách mệnh (1927) · Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt (1930) · Nhật kí chìm tàu (1930) · Cách đánh du kích (1941) · Nhật ký trong tù (1942 - 1943) · Lịch sử nước ta (1942) · Tuyên ngôn Độc lập (1945) · Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) · Sửa đổi lề lối làm việc (1947) · Vừa đi đường vừa kể chuyện (1961 - 1963) · Không có gì quý hơn độc lập - tự do (1966) · Di chúc Hồ Chí Minh (1965 - 1969)Tưởng niệm Khác
Thể loại:
Trận Định Tường hay Pháp đánh chiếm Định Tường là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 trong lịch sử Việt Nam, xảy ra từ ngày 26 tháng 3 năm 1861 và kết thúc vào ngày 14 tháng 4 cùng năm[2], tức sau khi Pháp đánh chiếm Tân Hòa (Gò Công) và làm chủ hoàn toàn tỉnh thành này.
Mặc dù quân Pháp chịu nhiều thiệt hại, nhưng theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì chiến thắng này đã giúp họ lập dần được nhiều căn cứ quan trọng, để hoàn thành cuộc chinh phục vùng đất đai của người Việt...[3]
Cùng phối hợp với Trung tá Hải quân Bourdairs có hai pháo hạm La Mitraill và L’Alarme, 5 tiểu pháo hạm cùng 200 lính thủy, 20 lính Tây Ban Nha do Thiếu úy Maolini dẫn đầu.
Việc làm đầu tiên là Bourdairs lệnh cho tất cả tàu bè đang ở kênh Thương Mại, nhưng vì cỏ rậm & bùn sình lấp cạn đã không tiến được, lui ra hết để theo đường kênh Trạm.
Ngày 1 tháng 4 năm 1861, các pháo hạm cùng nả súng phá được hai đồn của quân Việt ở bờ kênh.
Ngày 2 và 3 năm 1961, quân Pháp tập trung để phá các đập chắn ngang kênh dùng để cản ngăn tàu. Phá xong 4 đập, ba pháo hạm bằng sắt tiến lên, rồi nhanh chóng bắn triệt hạ đồn thứ ba đang canh giữ đập thứ 5 và thứ 6[8] của quân Việt.
Ngày 4, từ Sài Gòn, một đoàn quân đông đảo đi trên hộ tống hạm Echo do Đại úy De.Vautré chỉ huy đến chi viện, gồm:
Lúc này, đoàn quân viễn chinh trở nên đông đảo; và theo lệnh Charner, quyền tổng chỉ huy từ Trung tá Hải quân Bourdairs được chuyển sang cho Đại tá Hải quân Le Couriault du Quilio[10], là sĩ quan tùy tùng của Thủy sư đề đốc Charner. Phụ tá cho chỉ huy mới có viên chỉ huy đoàn công binh là Allizé de Matignicourt, và huấn thị mới lần này là: Nếu vị Phó vương đề nghị thương thảo với ông (tức Le Couriault du Quilio), thì ông sẽ trả lời rằng phải để ông chiếm thành rồi mới nói chuyện. Không một phút nào ông được phép quên là ông đang liên hệ với một “con cáo” sẵn sàng đánh lừa ông.[11]
Ngày 5 tháng 4, sau khi phá xong đập thứ 5 và thứ 6, hạm đội của Trung tá Hải quân Bourdairs và pháo hạm số 16 do Đại úy Béhic chỉ huy vừa đến tăng cường cùng thẳng tiến đến đập thứ 7. Vừa đến nơi, thì các tàu Pháp bị quân Việt ở hai bên bờ dùng súng bắn xuống. Tàu Pháp bắn trả, giết chết một và làm bị thương vài người khác.
Cũng vào sáng ngày này, đoàn quân tăng viện theo hộ tống hạm Echo vừa kể trên, bắt đầu đổ bộ xuống ngã ba sông Vàm Cỏ và kênh Vũng Gù. Từ đây, quân Pháp được đưa xuống các sa-lúp (Chaloupe, tức xuồng máy) để đến đập thứ 8 vào lúc 3 giờ chiều. Quân xung kích hai bên liền nổ súng bắn nhau được một lúc, thì quân Việt rút lui, bỏ lại chiến trường nhiều xác chết.
Đập này được đắp thật chắc chắn, lấp ngang một phần kênh dài suốt 90m, gồm ba chặng, mà mỗi chặng ngoài những cọc bằng cau, tre còn có 9 chiến thuyền chở đầy bùn đất bị nhận chìm.
Ngày 6 và ngày 7, quân Pháp đánh chiếm thêm đồn và cho phá đập thứ 9. Kể từ đầu trận, bên cạnh những công việc hết sức nặng nhọc là phá đập, các bệnh như dịch tả, kiết lỵ, sốt rét luôn làm cho quân Pháp kiệt sức và lo âu; nhưng dịch bệnh thật sự trở thành nỗi kinh hoàng bắt đầu từ ngày 7 tháng 4.
Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của tướng Leonard Charner & là người trực tiếp tham dự trận, sau này đã kể lại trong sách của mình như sau:
Ngày 9 tháng tư, Pháp dùng dân công mang vài khẩu đại pháo bọc hậu để bắn vào phía sau đồn, trong khi đó hạm đội sẽ tấn công vào mặt trước. Đồn vỡ, các pháo hạm và bộ binh Pháp cùng tiến. Do trinh sát kém, nên quân Pháp vẫn không biết đính xác đồn quân Việt ở đâu. Bất thình lình, đồn hiện ra ngay trước mặt chỉ cách bốn trăm thước, đúng vào một khúc quanh của con kinh Trạm. Pháo hạm số 18 đi đầu do Đại úy Bourdais[13] chỉ huy bắn một quả đạn, liền bị bắn trả ba quả đạn. Một rớt lên tàu, một làm bị thương một lính Pháp, một giết chết Bourdais vào chiều ngày 10 tháng 4 [14]. Tức thì bốn đại pháo nòng 30 có khía từ các chiến hạm đi cùng phóng đạn liên hồi vào phá tan nát đồn, khiến quân Việt phải tháo lui. Kể từ lúc đó suốt con kinh Trạm đã bị Pháp chiếm lĩnh.
Trung tá hải quân Desvaux nhận quyền điều khiển các pháo hạm thay Bourdais, nhanh chóng chiếm đồn thứ sáu (gần làng Trung Lương), vì khi đó quân Việt đã rút lui hết. Ngày 10 tháng 4, cả đạo quân viễn chinh đã đến gần sát thành Mỹ Tho. Nhưng vì ngày hôm sau bận làm tưởng niệm Bourdais, nên cả đoàn quân của Desvaux đánh mất công đầu, bởi thành Mỹ Tho đã bị Chuẩn đề đốc Page chiếm trước.
Theo Léopold Pallu, vì muốn chiếm lấy nhanh Định Tường, nên ngày 6 tháng 4, Đề đốc Charne đã sai người đi thăm dò đường biển, cốt mở thêm một mũi tiến công nữa. Và sau khi "khổ công"[15] mới tìm được, ngày 10 tháng 4, ba pháo hạm là Fusées, Lily và Sham Rock do Chuẩn đề đốc Page chỉ huy, đã rời Biên Hòa men theo đường biển, tiến vào cửa Tiểu (sông Tiền), với chỉ thị là để góp phần cho Mỹ Tho mau sụp đổ và làm cho quân thù phải sớm điều đình. Đoàn tàu này đã nhanh chóng phá đập chắn sông tại vàm cửa Tiểu, vàm Kỳ Hôn và phá tan hai đồn bảo vệ đập vào ngày 12 tháng 4.
Đối mặt với hai mũi tấn công của thực dân, Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn chạy về Kiến Đăng (thuộc phủ Kiến An, Định Tường), Án sát Huỳnh Mẫn Đạt cũng bỏ trốn; còn Tuần phủ Nguyễn Hữu Thành và Phó đề đốc Đặng Đức rút vào trong thành.
Nhưng vì thấy lực lương quân đội của Pháp cùng với vũ khí hùng hậu quá, biết không thể nào giữ được nên trưa ngày 12 tháng 4 năm 1861, Nguyễn Hữu Thành đã ra lệnh thiêu hủy toàn bộ kho tàng, dinh thự rồi cùng với Đặng Đức thu gom vũ khí, tài liệu rút rồi rút quân về Vĩnh Long trước khi tàu Pháp đến.
Tổng đốc Long Tường là Trương Văn Uyển phái Án sát Nguyễn Duy Quang và Lãnh binh Tôn Thất Tuấn [16] đem khoảng ngàn quân Vĩnh Long qua cứu viện Định Tường. Đội quân này đóng bên hữu, ngoài thành, thấy tình thế như vậy nên đã cùng quân Định Tường rút hết về Vĩnh Long.
Cho nên, lúc 1 giờ 30 phút trưa ngày 12 tháng 4 năm 1861, đoàn tàu chiến của tướng Page đã chiếm lĩnh thành Mỹ Tho mà không hề tốn một viên đạn. Ngày 14 tháng 4, đoàn quân thủy bộ của Trung tá Desvaux mới vào bên trong thành. Cũng ngày này, quân Pháp tiến chiếm luôn Tân Hòa (Gò Công)[17].
Về phía các quan nhà Nguyễn, thì Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn chạy về Kiến Đăng, Tuần phủ Nguyễn Hữu Thành chạy về Biên Hòa, và rồi cả hai đều dâng sớ chịu tội, đổ lỗi cho nhau. Vua Tự Đức và các đại thần trong triều, từ khi mất ba tỉnh miền Đông chỉ họp bàn loanh quanh, chưa tìm được kế sách cứu nước. Cho nên khi hay mất thêm Định Tường, nhà vua chỉ còn biết ra lệnh cho ba tỉnh là Bình Thuận, Khánh Hòa và Bình Định; mỗi tỉnh phải xuất 500 quân kéo vào Biên Hòa, Vĩnh Long và An Giang để hỗ trợ cho Định Tường, và lệnh cho các quan bại trận ở Định Tường phải trở về lập công chuộc tội[19].
Sau khi thất trận này, tướng Nguyễn Bá Nghi thấy tình hình không thể sáng sủa được, bèn thảo thư nghị hòa với Charner[20].
Khác với cách ứng phó của một số tướng tá nhà Nguyễn, ngay từ lúc quân Pháp san bằng Đại đồn Chí Hòa, quân triều đình rút chạy; thì các đạo quân ứng nghĩa vẫn bám sát đối phương để chiến đấu. Đến khi Định Tường thất thủ, phong trào kháng chiến của nhân dân càng bùng lên dữ dội, và làm chủ được nhiều làng xã. Cho nên, theo GS. Nguyễn Phan Quang, mặc dù quân Pháp chiếm được Định Tường, nhưng chỉ đóng được ba đồn là Gia Thạnh, Chợ Gạo và Gò Công. Nổi bật trong số những đạo quân ứng nghĩa, có Trương Định với khoảng 6.000 quân, làm chủ vùng Tây Nam Gò Công; Đỗ Trình Thoại ở vùng Tân Hòa, Gò Công; Phủ Cậu ở vùng Rạch Chanh (Mỹ Tho); Võ Duy Dương ở vùng Tây Bắc Định Tường; và của Quản Tu (người đã bắn chết Trung tá Bourdais trên kênh Trạm (tức sông Bảo Định).
Bất lực trước sức đề kháng của nhân dân Việt, Đề đốc Hải quân Charner đã xin từ chức. Tháng 10 năm 1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay, quyết tâm thực hiện lệnh của Bộ trưởng Hải quân Pháp là phải giữ vững sự đô hộ của chúng ta ở Sài Gòn...ở đó chúng có thể ở lại lâu dài.[21]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Huân chương Sao Vàng
- Tổ chức thanh thiếu niên Việt Nam
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Sơ khai Việt Nam
- Đảng Cộng sản Việt Nam
Trận Định Tường (1861)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Mặc dù quân Pháp chịu nhiều thiệt hại, nhưng theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì chiến thắng này đã giúp họ lập dần được nhiều căn cứ quan trọng, để hoàn thành cuộc chinh phục vùng đất đai của người Việt...[3]
Mục lục
Lý do đánh chiếm
Sau khi phá được Đại đồn Chí Hòa ngày 25 tháng 2 năm 1861, bộ chỉ huy thực dân Pháp thấy cần phải đánh lấy Biên Hòa và Định Tường để mở rộng khu vực và cũng để ổn định các vùng đất đã đánh chiếm được, nhưng vì không đủ quân để mở cả hai mặt trận và vì sau khi cân khi cân nhắc, Thủy sư đề đốc Charner quyết định đánh chiếm Định Tường trước, mà điểm mấu chốt là thành Mỹ Tho, bởi mấy lý do chính sau[4].- Đây là tỉnh giàu có, là vựa lúa, và là thị trường lúa gạo quan trọng của Việt Nam.
- Định Tường có vị trí then chốt trong hệ thống giao thông thủy ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể dễ dàng đi đến Cao Miên và ra Huế.
- Định Tường là một trung tâm kháng Pháp, cần phải nhanh chóng tiêu diệt.
- Chiếm được Định Tường, tức cắt đứt được nguồn cung ứng lúa gạo ra Huế & các nơi khác.
- Ngoài ra, chiếm được Định Tường, thực dân Pháp có thêm điều kiện để đánh lấy Vương quốc Căm Bốt.
Chuẩn bị
Bởi mùa mưa sắp đến, nên ngay khi quyết định đánh chiếm Định Tường, Đề đốc Charner hối hả sai nhiều toán đi thăm dò, cuối cùng ông cũng tìm được sông Bảo Định (hay kênh Trạm)[5] và kênh Thương Mại (Arroyo Commercial) để làm đường tiến quân.Diễn biến
Ngày 26 tháng 3 năm 1861, Trung tá Hải quân Bourdairs[6], từ 15 ngày nay đã đóng chốt tại cửa kênh Trạm, nhận được lệnh khởi sự hành quân, với chỉ thị đặc biệt của Đề đốc Charner là: Không được phép quên mục tiêu tối hậu của ta là chiếm Mỹ Tho (thư ngày 27 tháng 3 năm 1861).[7]Cùng phối hợp với Trung tá Hải quân Bourdairs có hai pháo hạm La Mitraill và L’Alarme, 5 tiểu pháo hạm cùng 200 lính thủy, 20 lính Tây Ban Nha do Thiếu úy Maolini dẫn đầu.
Việc làm đầu tiên là Bourdairs lệnh cho tất cả tàu bè đang ở kênh Thương Mại, nhưng vì cỏ rậm & bùn sình lấp cạn đã không tiến được, lui ra hết để theo đường kênh Trạm.
Ngày 1 tháng 4 năm 1861, các pháo hạm cùng nả súng phá được hai đồn của quân Việt ở bờ kênh.
Ngày 2 và 3 năm 1961, quân Pháp tập trung để phá các đập chắn ngang kênh dùng để cản ngăn tàu. Phá xong 4 đập, ba pháo hạm bằng sắt tiến lên, rồi nhanh chóng bắn triệt hạ đồn thứ ba đang canh giữ đập thứ 5 và thứ 6[8] của quân Việt.
Ngày 4, từ Sài Gòn, một đoàn quân đông đảo đi trên hộ tống hạm Echo do Đại úy De.Vautré chỉ huy đến chi viện, gồm:
- 200 lính bộ do hai Đại úy là Lafouge và Azières cầm đầu.
- 100 lính thủy, 2 đại đội thủy quân đánh bộ, hai cổ đại pháo nòng 4, hai súng cối miền núi nòng có khía cùng nhiều đạn dược do Đại úy Amlaudrie du Chauffaut cầm đầu.
- 50 lính công binh do Đại úy Bovet cầm đầu, có Thiếu úy Mathieu theo hỗ trợ và Thiếu úy Hải quân Amirault được biệt phái sang làm phụ tá.
Lúc này, đoàn quân viễn chinh trở nên đông đảo; và theo lệnh Charner, quyền tổng chỉ huy từ Trung tá Hải quân Bourdairs được chuyển sang cho Đại tá Hải quân Le Couriault du Quilio[10], là sĩ quan tùy tùng của Thủy sư đề đốc Charner. Phụ tá cho chỉ huy mới có viên chỉ huy đoàn công binh là Allizé de Matignicourt, và huấn thị mới lần này là: Nếu vị Phó vương đề nghị thương thảo với ông (tức Le Couriault du Quilio), thì ông sẽ trả lời rằng phải để ông chiếm thành rồi mới nói chuyện. Không một phút nào ông được phép quên là ông đang liên hệ với một “con cáo” sẵn sàng đánh lừa ông.[11]
Ngày 5 tháng 4, sau khi phá xong đập thứ 5 và thứ 6, hạm đội của Trung tá Hải quân Bourdairs và pháo hạm số 16 do Đại úy Béhic chỉ huy vừa đến tăng cường cùng thẳng tiến đến đập thứ 7. Vừa đến nơi, thì các tàu Pháp bị quân Việt ở hai bên bờ dùng súng bắn xuống. Tàu Pháp bắn trả, giết chết một và làm bị thương vài người khác.
Cũng vào sáng ngày này, đoàn quân tăng viện theo hộ tống hạm Echo vừa kể trên, bắt đầu đổ bộ xuống ngã ba sông Vàm Cỏ và kênh Vũng Gù. Từ đây, quân Pháp được đưa xuống các sa-lúp (Chaloupe, tức xuồng máy) để đến đập thứ 8 vào lúc 3 giờ chiều. Quân xung kích hai bên liền nổ súng bắn nhau được một lúc, thì quân Việt rút lui, bỏ lại chiến trường nhiều xác chết.
Đập này được đắp thật chắc chắn, lấp ngang một phần kênh dài suốt 90m, gồm ba chặng, mà mỗi chặng ngoài những cọc bằng cau, tre còn có 9 chiến thuyền chở đầy bùn đất bị nhận chìm.
Ngày 6 và ngày 7, quân Pháp đánh chiếm thêm đồn và cho phá đập thứ 9. Kể từ đầu trận, bên cạnh những công việc hết sức nặng nhọc là phá đập, các bệnh như dịch tả, kiết lỵ, sốt rét luôn làm cho quân Pháp kiệt sức và lo âu; nhưng dịch bệnh thật sự trở thành nỗi kinh hoàng bắt đầu từ ngày 7 tháng 4.
Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu, sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của tướng Leonard Charner & là người trực tiếp tham dự trận, sau này đã kể lại trong sách của mình như sau:
- ...Ngày 7 tháng 4, ta khởi công phá đập. Chờ lúc nước ròng, ta vét bùn trong các thuyền nhận chìm...Công việc phá đập nặng nhọc hơn các ngày hôm trước nhiều, nước ngập lên đến vai, đầu ló ra khỏi nước thì trời nóng như thiêu như đốt. Bộ binh nhiều người bị dịch tả: thủy quân đã bị dịch tả từ mấy ngày trước rồi. Càng ngày càng phải huy động thêm bác sĩ cho đoàn viễn chinh... Ngay khi đến đập thứ bảy đã có đến 150 quân sĩ bị bịnh phải di tản: mỗi người một bịnh đòi hỏi phải săn sóc khác nhau; y tá cũng thiếu, bọn cu li Tàu bị dịch tả phải tự xoa bóp cho nhau.
- Nhiều tàu sa-lúp móp méo dưới móng ngựa từ khi còn ở Peh-tang bên Tàu bây giờ lại tệ hơn, bị thủng đáy và nước tràn vào; phần lớn các ghe thuyền cướp được của quân An Nam cũng bị nước vào. Xác của quân lính ta thâm đen vì tai ương dịch tả, tạm thời đặt ở gầm tàu, cứ mỗi lần tàu bị chòng chành thì đè lên người sống. Thật quả là những trạm cứu thương quân y hết sức thảm thương.
- Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ mà Trung úy hải quân Vicaire đã thấy trên chiếc sa-lúp Loire năm người trút hơi thở trước mắt mình. Hạm trưởng và sĩ quan trên tàu Monge tiếp tục chỉ huy thủy thủ phá đập, đây là số quân lính duy nhất từ khi khởi sự phá đập đến nay mà vẫn còn đứng vững. Trong số thủy thủ đoàn của tàu Monge nhiều người đã chết, người nào còn sống sót chắc lâu lắm mới đủ sức hồi phục. Vị chỉ huy Bourdais bị sốt; những hôm gần đây ai cũng thấy ông suy yếu rõ. Ông thường xuống xuồng nhỏ để huy động, nếu thấy quân lính chèo xuồng lơi tay vì mệt lã thì ông quay sang người cầm đầu bọn lính chèo mà nói rằng: "Bảo họ cố gắng lên, tao sẽ đề nghị gắn huân chương cho mày". Cứ như thế mà ông thúc họ cố gắng thêm. Vị chỉ huy Bourdais, người điều động lính chèo và năm anh chèo xuồng người nào cũng ngất ngư như sắp chết. Vào một buổi chiều, khi đập thứ chín đã phá xong và sức chịu đựng đã cùng cực, người ta để ý thấy có một vài người Pháp và người Tagal bắt đầu than phiền...[12]
Ngày 9 tháng tư, Pháp dùng dân công mang vài khẩu đại pháo bọc hậu để bắn vào phía sau đồn, trong khi đó hạm đội sẽ tấn công vào mặt trước. Đồn vỡ, các pháo hạm và bộ binh Pháp cùng tiến. Do trinh sát kém, nên quân Pháp vẫn không biết đính xác đồn quân Việt ở đâu. Bất thình lình, đồn hiện ra ngay trước mặt chỉ cách bốn trăm thước, đúng vào một khúc quanh của con kinh Trạm. Pháo hạm số 18 đi đầu do Đại úy Bourdais[13] chỉ huy bắn một quả đạn, liền bị bắn trả ba quả đạn. Một rớt lên tàu, một làm bị thương một lính Pháp, một giết chết Bourdais vào chiều ngày 10 tháng 4 [14]. Tức thì bốn đại pháo nòng 30 có khía từ các chiến hạm đi cùng phóng đạn liên hồi vào phá tan nát đồn, khiến quân Việt phải tháo lui. Kể từ lúc đó suốt con kinh Trạm đã bị Pháp chiếm lĩnh.
Trung tá hải quân Desvaux nhận quyền điều khiển các pháo hạm thay Bourdais, nhanh chóng chiếm đồn thứ sáu (gần làng Trung Lương), vì khi đó quân Việt đã rút lui hết. Ngày 10 tháng 4, cả đạo quân viễn chinh đã đến gần sát thành Mỹ Tho. Nhưng vì ngày hôm sau bận làm tưởng niệm Bourdais, nên cả đoàn quân của Desvaux đánh mất công đầu, bởi thành Mỹ Tho đã bị Chuẩn đề đốc Page chiếm trước.
Theo Léopold Pallu, vì muốn chiếm lấy nhanh Định Tường, nên ngày 6 tháng 4, Đề đốc Charne đã sai người đi thăm dò đường biển, cốt mở thêm một mũi tiến công nữa. Và sau khi "khổ công"[15] mới tìm được, ngày 10 tháng 4, ba pháo hạm là Fusées, Lily và Sham Rock do Chuẩn đề đốc Page chỉ huy, đã rời Biên Hòa men theo đường biển, tiến vào cửa Tiểu (sông Tiền), với chỉ thị là để góp phần cho Mỹ Tho mau sụp đổ và làm cho quân thù phải sớm điều đình. Đoàn tàu này đã nhanh chóng phá đập chắn sông tại vàm cửa Tiểu, vàm Kỳ Hôn và phá tan hai đồn bảo vệ đập vào ngày 12 tháng 4.
Đối mặt với hai mũi tấn công của thực dân, Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn chạy về Kiến Đăng (thuộc phủ Kiến An, Định Tường), Án sát Huỳnh Mẫn Đạt cũng bỏ trốn; còn Tuần phủ Nguyễn Hữu Thành và Phó đề đốc Đặng Đức rút vào trong thành.
Nhưng vì thấy lực lương quân đội của Pháp cùng với vũ khí hùng hậu quá, biết không thể nào giữ được nên trưa ngày 12 tháng 4 năm 1861, Nguyễn Hữu Thành đã ra lệnh thiêu hủy toàn bộ kho tàng, dinh thự rồi cùng với Đặng Đức thu gom vũ khí, tài liệu rút rồi rút quân về Vĩnh Long trước khi tàu Pháp đến.
Tổng đốc Long Tường là Trương Văn Uyển phái Án sát Nguyễn Duy Quang và Lãnh binh Tôn Thất Tuấn [16] đem khoảng ngàn quân Vĩnh Long qua cứu viện Định Tường. Đội quân này đóng bên hữu, ngoài thành, thấy tình thế như vậy nên đã cùng quân Định Tường rút hết về Vĩnh Long.
Cho nên, lúc 1 giờ 30 phút trưa ngày 12 tháng 4 năm 1861, đoàn tàu chiến của tướng Page đã chiếm lĩnh thành Mỹ Tho mà không hề tốn một viên đạn. Ngày 14 tháng 4, đoàn quân thủy bộ của Trung tá Desvaux mới vào bên trong thành. Cũng ngày này, quân Pháp tiến chiếm luôn Tân Hòa (Gò Công)[17].
Sau trận chiến
Hai bên đều bị thiệt hại về người và của nhiều, nhưng không có con số chính thức. Và theo Léopold Pallu, vì các quan trấn giữ thành Mỹ Tho cho đốt hết các kho nhà nước, và cả các xâu tiền kẽm, nên quân Pháp “chẳng còn vớt vát được gì. Tại các ụ đóng ghe ta cướp được vài thuyền quan thật đẹp bằng gỗ giá tị là một loại gỗ rất quí. Ta liền tu sửa các ghe cướp được, trang bị khi giới, đem tăng cường cho hạm đội của ta”.[18]. Khi hay tin quân viễn chinh Pháp chiếm được Mỹ Tho, Đề đốc Charner đã đến nơi sắp xếp việc hành chính, chính trị và lo việc phòng giữ thành.Về phía các quan nhà Nguyễn, thì Tổng đốc Nguyễn Công Nhàn chạy về Kiến Đăng, Tuần phủ Nguyễn Hữu Thành chạy về Biên Hòa, và rồi cả hai đều dâng sớ chịu tội, đổ lỗi cho nhau. Vua Tự Đức và các đại thần trong triều, từ khi mất ba tỉnh miền Đông chỉ họp bàn loanh quanh, chưa tìm được kế sách cứu nước. Cho nên khi hay mất thêm Định Tường, nhà vua chỉ còn biết ra lệnh cho ba tỉnh là Bình Thuận, Khánh Hòa và Bình Định; mỗi tỉnh phải xuất 500 quân kéo vào Biên Hòa, Vĩnh Long và An Giang để hỗ trợ cho Định Tường, và lệnh cho các quan bại trận ở Định Tường phải trở về lập công chuộc tội[19].
Sau khi thất trận này, tướng Nguyễn Bá Nghi thấy tình hình không thể sáng sủa được, bèn thảo thư nghị hòa với Charner[20].
Khác với cách ứng phó của một số tướng tá nhà Nguyễn, ngay từ lúc quân Pháp san bằng Đại đồn Chí Hòa, quân triều đình rút chạy; thì các đạo quân ứng nghĩa vẫn bám sát đối phương để chiến đấu. Đến khi Định Tường thất thủ, phong trào kháng chiến của nhân dân càng bùng lên dữ dội, và làm chủ được nhiều làng xã. Cho nên, theo GS. Nguyễn Phan Quang, mặc dù quân Pháp chiếm được Định Tường, nhưng chỉ đóng được ba đồn là Gia Thạnh, Chợ Gạo và Gò Công. Nổi bật trong số những đạo quân ứng nghĩa, có Trương Định với khoảng 6.000 quân, làm chủ vùng Tây Nam Gò Công; Đỗ Trình Thoại ở vùng Tân Hòa, Gò Công; Phủ Cậu ở vùng Rạch Chanh (Mỹ Tho); Võ Duy Dương ở vùng Tây Bắc Định Tường; và của Quản Tu (người đã bắn chết Trung tá Bourdais trên kênh Trạm (tức sông Bảo Định).
Bất lực trước sức đề kháng của nhân dân Việt, Đề đốc Hải quân Charner đã xin từ chức. Tháng 10 năm 1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay, quyết tâm thực hiện lệnh của Bộ trưởng Hải quân Pháp là phải giữ vững sự đô hộ của chúng ta ở Sài Gòn...ở đó chúng có thể ở lại lâu dài.[21]
Nhận xét
- Léopold Pallu:
- Dịch tả trong mười lăm ngày đã gây chết chóc nhiều hơn là đại pháo và súng bắn trong một trận hỗn chiến.
- V. Vial:
- Thực tế, cuộc tiến quân đánh chiếm Mỹ Tho diễn ra không đơn giản. Chưa có cuộc hành quân nào ở Nam Kỳ lại mệt nhọc và chết chóc nhiều như cuộc hành quân này...Quân lính ta, trên đường, đụng phải nhiều ổ đại bác, nhiều cản, nhiều chướng ngại vật đủ thứ của kẻ địch đã bày ra. Đó là một cuộc chiến đấu liên miên cả ngày lẫn đêm, chống người, chống vật của một vùng xa lạ huyền bí. Một số đông quân lính tham gia cuộc hành quân này đều bị chết, chết vì nhọc nhằn quá, hay chết vì bệnh dịch tả. Viên quan tư can đảm Bourdairs, người chỉ huy cuộc hành quân bị một viên đại bác làm bay mất cái đầu… Trên chiến thuyền Sông Ranh có 12 người thì bị bệnh dịch tả chết hết năm trong một ngày...Số đông quân lính bị chết vì quá mệt nhọc, vì bệnh dịch tả[22].
- Trong cuộc xuất binh này, quân đội Pháp khổ cực vô cùng. Bệnh tả và bệnh lỵ đã giết hại một số người của họ. Nhưng ngoài cái thiệt hại này, họ đã lập dần được nhiều căn cứ quan trọng, để hoàn thành cuộc chinh phục vùng đất đai này của người Việt...[3].
Chú thích
- ^ Vương Hồng Sển viết: "Đếm ra lực lượng bên quân đội Pháp (quân của Bourdairs) lên đến 99 người, không kể súng dưới tàu, súng đoàn bộ binh gồm 18 súng đại bác, trong số đó có 6 cây ngắn". (Sài Gòn tạp pín lù, tr. 357)
- ^ Sách Lịch sử lớp 11 (nâng cao) ghi Định Tường mất ngày 12 tháng 4 năm 1861 (Nxb Giáo Dục, 2007, tr. 225), một bài viết trên website Bến Tre ghi ngày 15 tháng 4 năm 1861 [1].
- ^ a ă Việt sử tân biên(quyển 5, tập thượng), tr. 131.
- ^ Căn cứ theo các sách sau:
- Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX): Charner muốn làm chủ Định Tường vì đây là tỉnh giàu có vị trí then chốt trong hệ thống giao thông thủy, và cũng vì muốn cắt luồng vận chuyển lúa gạo từ nơi này ra Huế (tr. 47).
- Tướng De Genouilly, trong báo cáo gửi về Bộ hải quân Pháp ngày 29 tháng 1 năm 1859, đã viết: khi chiếm được Nam Kỳ, ta sẽ ngược sông Cửu Long tiến chiếm luôn Vương quốc Căm Bốt (tr. 34).
- Léopold Pallu: Thành Mỹ Tho kiểm soát hết sông Tiền và các đường thủy đổ vào sông này. Do đó thành có một vị trí chiến lược quan trọng. Hơn nữa Mỹ Tho còn là vựa thóc lại vừa là thị trường lúa gạo quan trọng (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861, bản tiếng Việt, tr. 155).
- Trần Trọng Kim: Charner có sai người đưa thư sang cho vua Cao Miên là Norodom (Nặc Ông Lân), đại lược nói rằng: chủ ý của Pháp định lấy đất Gia Định làm thuộc địa, và nay mai sẽ lấy Mỹ Tho (Định Tường) để cho tiện đường lưu thông với nước Cao Miên (Việt Nam sử lược, tr. 493)”.
- Việt sử tân biên: Ở phía Nam, quân ta (quân Việt) vẫn xuất phát ở tỉnh này, đánh phá quân Pháp (Việt sử tân biên, quyển 5, tập trung, tr.129).
- H. Abel: Sáu tỉnh Nam Kỳ (mà trong đó có Mỹ Tho là vựa lúa lớn) có khả năng cung cấp dễ dàng 80.000 tấn gạo trắng cho xuất khẩu. Lượng gạo này chính là nền tảng, là căn bản cho hoạt động thương mại của chúng ta, trong khi chờ phát triển các loại canh tác khác. Trước kia, 8-9/10 số gạo này hàng ănm được chở ra Huế và các tỉnh phụ cận kinh đô, cung cấp cho binh lính ở Huế và gia đình các quan chức ăn lương. (Khi chúng ta có mặt ở đây) triều đình Huế tiếc ngơ ngẩn vì đã đánh mất vựa lúa gạo này (La question de Cochinchine au poit de vue intérêts français, Paris, 1864. Dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX, tr. 372)
- ^ Kênh Trạm: tục gọi vậy là vì bên sông có đặt trạm để chuyển công văn của triều Nguyễn, sau Pháp đặt tên sông là Arroto de la Poste. Ngay từ thời Gia Long, sông này đã có tên là Bảo Định Giang. Đây là một công trình nhân tạo nối liền rạch Vũng Gù và sông Mỹ Tho, một đường thủy chiến lược vào thời buổi ấy. Xem thêm: [2].
- ^ Léopold Pallu ghi Bourdair mang cấp bực Đại úy.
- ^ Theo Léopold Pallu, Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1961, tr. 131.
- ^ Đập ngăn ở đây thường là những thân tre, thân cau vạt nhọn cắm dày và sâu, cùng nhiều sọt đá nằm dưới đáy kênh. Riêng ở đập thứ 5 và 6 có neo 25 chiếc bè chất đầy lưu quỳnh cùng bùi nhùi và xác một chiến thuyền do quân Việt cố ý đánh đắm.
- ^ Cấp bậc của Desvaux, Vương Hồng Sển ghi là Trung tá Hải quân, Sách của Léopold Pallu (bản tiếng Việt) dịch là Đại úy Hải quân.
- ^ Cấp bậc của Le Couriault du Quilio, Vương Hồng Sển ghi là Đại tá Hải quân. Sách của Léopold Pallu (bản tiếng Việt) dịch là Đại úy Hải quân.
- ^ Chép theo Léopold Pallu (tr. 136). Từ Phó vương ở đây, Vương Hồng Sển dịch là quan Kinh Lược kèm theo câu hỏi: Ám chỉ Phan Thanh Giản chăng? (Sài Gòn tạp pín lù, tr. 359)
- ^ Léopold Pallu, Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1961, tr. 141-142.
- ^ Đoạn này tác giả Léopold Pallu gọi cấp bậc của Bourdais, khi thì Trung tá, khi thì Thiếu tá. Ở sử Việt, trước sau đều gọi là Trung tá.
- ^ Tại Bến Chùa (Trung Lương), pháo hạm Monge đã bị trúng ba quả thần công của quân ta, Trung tá Bourdais và 5 thủy thủ bỏ mạng vào chiều ngày 10 tháng 4 năm 1861 [3]. Theo GS. Nguyễn Phan Quang, người bắn chết Bourdais là Quản Tu (sách ở mục tham khảo, tr. 279)
- ^ Chữ dùng của Léopold Pallu, bản tiếng Việt, tr. 151.
- ^ Tên ghi theo [4]. Sách Hỏi đáp lịch sử (tập 4, tr. 53-54), ghi tên là Nguyễn Quang Duy và Tôn Thất Tuân.
- ^ Theo
- ^ Léopold Pallu, bản tiếng Việt, tr. 156.
- ^ Theo bài Quân Pháp đánh chiếm Định Tường và Gò Công trên Website Tiền Giang [5]
- ^ Việt sử tân biên, tr. 132.
- ^ Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), tr. 278-279
- ^ Paul Vial: Histoire de la Cochinchine, tr. 112-113 (Dẫn lại theo Tổng tập do Trần Văn Giàu soạn. Nxb QĐND, 2006, tr. 94).
Tham khảo chính
- Léopold Pallu, Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1961 (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861), do nhà xuất bản Hachette in tại Pháp năm 1864. Bản dịch của Hoang Phong. Nxb Phương Đông, 2008.
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nxb Tân Việt, 1968.
- Vương Hồng Sển, Sài Gòn tạp pín lù. Nxb VH-TT, 19998.
- Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, Q. 5, tập thượng. Sài Gòn, 1962.
- Huỳnh Minh, Định Tường (Mỹ Tho) xưa. Nxb Thanh Niên in lại năm 2001.
- Trần Văn Giàu, Tổng tập. Nxb QĐND, 2006.
- Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884). Nxb TP. HCM, 2002.
- Hoàng Văn Lân & Ngô Thị Chính, Lịch sử Việt Nam (1858- cuối XIX), Q. 3, Tập I, Phần 1. Sách dùng cho Đại học sư phạm. Nxb Giáo dục, 1979.
- Nhóm Nhân Văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử (tập 4). Nxb Trẻ, 2007.
Liên kết ngoài
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment