CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Cá tháng Tư, Ngày Cộng hòa Hồi giáo tại Iran. Năm 1028 – Sau khi dẹp xong loạn Tam vương, Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi quân chủ thứ hai của triều Lý, tức Lý Thái Tông (hình Tượng Lý Thái Tông tại đền Lý Bát Đế). Năm 1945 – Quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lực lượng vào Okinawa, mở màn cho trận đánh cuối cùng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1975 – Trong khi lực lượng Khmer Đỏ bao vây Phnom Penh, Lon Nol tuyên bố từ chức Tổng thống nước Cộng hòa Khmer và nhanh chóng đào tẩu ra ngoại quốc. Năm 1986 – Nghĩa trang Père-Lachaise trở thành vườn bảo tồn của Paris, Pháp Năm 2004 – Công ty Google phát hành beta dịch vụ thư điện tử miễn phí Gmail phiên bản thử nghiệm đầu tiên.
Lý Thái Tông
-
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Thái Tông Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)
Tượng Lý Thái Tông tại đền Lý Bát Đế.Hoàng đế nhà Lý Trị vì 1028 – 1054 Tiền nhiệm Lý Thái Tổ Kế nhiệm Lý Thánh Tông Thông tin chung Thê thiếp 8 hoàng hậu (Mai thị, Vương thị, Đinh thị, Thiên Cảm,...) Hậu duệ [hiện]Hậu duệ Tên thật Lý Phật Mã
Lý Đức ChínhNiên hiệu [hiện]Niên hiệu Miếu hiệu Thái Tông Triều đại Nhà Lý Thân phụ Lý Thái Tổ Thân mẫu Linh Hiến hoàng thái hậu Lê thị Sinh 29 tháng 7, 1000 Mất 3 tháng 11, 1054 (54 tuổi)
Việt NamAn táng Thọ Lăng Tôn giáo Phật giáo
Mục lục
Giai thoại
Lý Thái Tông là con trưởng của Vua Lý Thái Tổ. Các nhà nghiên cứu lịch sử như Trần Bá Chí theo các thần phả hán nôm ở cố đô Hoa Lư khẳng định mẹ Lý Phật Mã là Lê Thị Phất Ngân, con gái Lê Đại Hành và Dương Vân Nga[1].[2][3]
Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên thứ 7 thời Tiền Lê (tức 29 tháng 7 năm 1000) ở chùa Duyên Ninh trong kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người có trâu ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà người ấy cười mà nói rằng: "Đó là điềm đổi mới thôi, can dự gì đến nhà anh" thì người ấy mới hết lo.[4] Tương truyền thuở nhỏ ông đã có 7 nốt ruồi sau gáy như chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu).
Thái tử
Năm 13 tuổi (1012), ông được lập làm Đông cung Thái tử, Năm Thuận Thiên thứ 3 ông được phong làm Khai Thiện Vương, lập phủ ở ngoài nội cung để được làm quen với các quan lại và dân chúng. Trong thời gian làm Thái tử, ông nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và đều lập được công.
Năm 1019, Ông được trao quyền nguyên soái, cầm quân vào nam đánh Chiêm Thành.
Năm 1023, ông cầm quân đi đánh Phong châu. Năm 1025, ông đi đánh Diễn châu. Năm 1027, ông lên phía bắc đánh châu Thất Nguyên (Lạng Sơn).
Lên ngôi
Năm 1028, Lý Thái Tổ mất, chưa tế táng xong, thì các hoàng tử là Vũ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử.
Bấy giờ các quan đứng đầu là Lý Nhân Nghĩa xin Thái tử cho đem quân ra thành quyết được thua một trận. Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì quan Vũ vệ tướng quân là Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức Vương mà bảo rằng:
- Các người dòm ngó ngôi cao, khinh dể tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!
Dẹp xong loạn Tam vương, ngày Kỷ Hợi (tức 1 tháng 4 năm 1028), Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông.
Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương xin về chịu tội. Thái Tông nghĩ tình cốt nhục bèn tha tội cho, và lại phục chức cũ cho cả hai người.
Cũng vì sự phản nghịch ấy cho nên vua Thái Tông mới lập lệ: cứ hàng năm, các quan phải đến đền Đồng Cổ (ở làng Yên Thái, Hà Nội) làm lễ đọc lời thề rằng:
- Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỉ thần làm tội.
Thời Lý Thái Tông đặt sáu niên hiệu, bao gồm:
- Thiên Thành (1028-1033)
- Thông Thụy (1034-1038)
- Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041)
- Minh Đạo (1042-1043)
- Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1048)
- Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054)
Đánh dẹp
Lý Thái Tông là người có thiên tư đĩnh ngộ, thông lục nghệ, tinh thao lược, gặp lúc trong nước có nhiều giặc giã, nhưng ông đã quen việc dùng binh, cho nên ông thường thân chinh đi đánh đông dẹp bắc.
Thời bấy giờ nhà vua không đặt quan tiết trấn; phàm việc binh việc dân ở các châu, là đều giao cả cho người châu mục. Còn ở mạn thượng du thì có người tù trưởng quản lĩnh. Cũng vì quyền những người ấy to quá, cho nên thường hay có sự phản nghịch. Lại có những nước lân bang như Chiêm Thành và Ai Lao (Lào) thường hay sang quấy nhiễu, bởi vậy cho nên sự đánh dẹp thời Lý Thái Tông rất nhiều.
Cha con họ Nùng
Tháng 2 năm 1039, vua thân chinh đi đánh, Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông bị bắt đem về kinh đô, sau đó bị giết chết. A Nùng và người con khác là Nùng Trí Cao chạy thoát.
Năm 1041, Nùng Trí Cao cùng mẹ là A Nùng về lấy châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra nước Đại Lịch. Thái Tông sai tướng lên đánh bắt được đem về Thăng Long. Nhưng vua nghĩ trước đã giết cha và anh, nay thương tình không giết, tha cho về và lại phong cho làm Quảng Nguyên mục. Sau, Lý Thái Tông lại gia phong cho tước Thái bảo.
Năm 1048, Trí Cao lại làm phản, chiếm giữ động Vật Ác (phía tây Cao Bằng). Lý Thái Tông sai Quách Thịnh Dật đi đánh, Trí Cao lại đầu hàng.
Năm 1052, Nùng Trí Cao lại làm phản, xưng là Nhân Huệ hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Nam. Trí Cao xin phụ thuộc vào Trung Quốc, vua Nhân Tông nhà Tống không cho. Trí Cao bèn đem quân sang đánh đất triều Tống, phá trại Hoàng Sơn, bao vây những châu Ung, Hoành, Quý, Đằng, Ngô, Khang, Đoan, Củng, Tầm sau đó tiến đến vây hãm thành Quảng Châu. Năm tuần sau, Trí Cao không lên được thành này. Sau đó, quân của Trí Cao vào Ung Châu, tướng tá triều Tống bị sát hại hơn 3000 người, hàng vạn dân chúng bị bắt sống. Trước tình cảnh này, triều đình nhà Tống lo sợ. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: "Khu mật sứ Địch Thanh dâng biểu xin đi đánh. Vua Tống sai Thanh làm Tuyên huy sứ đô đại đề cử, tổng quyền tiết việt đi đánh."[5]
Lý Thái Tông dâng biểu sang Trung Quốc xin mang quân phối hợp đánh Trí Cao. Khi quân Lý sắp vào biên giới, tướng nhà Tống là Địch Thanh can vua Tống nên tự đánh dẹp vì sợ quân Lý vào lấn chiếm. Vua Tống bèn sai các tướng Dư Tĩnh và Tôn Miện đi đánh dẹp Nùng Trí Cao và sai sứ nói với Lý Thái Tông rằng không cần quân Lý giúp. Dư Tĩnh đánh mãi không được. Nùng Trí Cao dâng biểu xin lĩnh chức Tiết độ sứ Ung châu và Quý châu, vua nhà Tống đã toan thuận cho, Địch Thanh can không nên và xin đem quân đi đánh.
Đầu năm 1053, Địch Thanh ra quân đánh bại Nùng Trí Cao. Trí Cao bỏ chạy. Tháng 10 năm 1053, Trí Cao sai Lương Châu đến cầu cứu Đại Việt. Lý Thái Tông sai chỉ huy sứ Vũ Nhị đi tiếp ứng cho Trí Cao. Nhưng quân Lý chưa tới nơi thì Trí Cao lại bị Địch Thanh đánh bại, Cao phải chạy trốn sang nước Đại Lý. Quân Lý rút về.
Về sau người Đại Lý bắt Nùng Trí Cao chém lấy đầu đem nộp nhà Tống. Nhà Tống giết luôn gia quyến của Trí Cao. Từ đó họ Nùng tuyệt diệt.
Chiêm Thành, Ai Lao
Năm 1044, hoàng đế Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm dàn trận ở phía nam sông Ngũ Bồ. Lý Thái tông truyền thúc quân đánh tràn sang, quân Chiêm thua chạy. Quân Lý bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm là Quách Gia Di chém chết vua Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II) đem đầu sang xin hàng.
Bấy giờ quân Chiêm Thành và dân bản xứ bị giết rất nhiều. Vua Thái Tông trông thấy động lòng thương, ra lệnh cấm không được giết người Chiêm, hễ ai trái lệnh thì theo phép quân mà trị tội.
Ông tiến binh đến quốc đô Phật Thệ (nay ở làng Nguyệt Hậu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế), vào thành bắt được vương phi Mỵ Ê và các cung nữ đem về. Mỵ Ê giữ tiết không chịu lấy vua, nhảy xuống sông tự tử. Mỵ Ê được ông khen là trinh tiết, phong làm Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi nhận:[5]
- Vua từ Chiêm Thành về, làm lễ cáo thắng trận ở miếu Thái Tổ, xong về ngự ở điện Thiên An, mở tiệc rượu làm lễ mừng về đến nơi. Ngày hôm ấy, bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên và các thứ vàng bạc châu báu. Xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang9 đến Đăng Châu10 (nay là Quy Hóa), đặt hương ấp phỏng tên gọi cũ của Chiêm Thành. Vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (tức là Hồ Tây ngày nay), lấy con voi thuần của Chiêm Thành làm mồi nhử voi rừng vào trong cũi, vua thân đến bắt...
Cai trị
Lý Thái Tông tuy phải đánh dẹp luôn, nhưng cũng không bỏ bê việc chính trị trong nước. Đặc biệt, ông tỏ ra là vị vua có lòng thương dân. Hễ năm nào đói kém hoặc đi đánh giặc về, lại giảm thuế cho dân trong hai ba năm.
Ông sửa lại luật pháp, định các bậc hình phạt, các cách tra hỏi, và đặt lệ cho những người già người trẻ, trừ khi phạm tội thập ác, thì được lấy tiền mà chuộc tội. Nhân khi đổi luật mới, nhà vua đổi niên hiệu là Minh Đạo, đồng thời cho đúc tiền Minh Đạo (1042). Bộ Luật Hình thư năm 1042 được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1043, Thái Tông hạ chiếu cấm không cho ai được mua hoàng nam để làm nô. Vua lại chia đường quan lộ ra từng cung, đặt nhà trạm để chạy giấy công văn.
Vua Thái Tông ở ngôi cao nhưng vẫn luôn gắn bó với lao động. Tháng 2 năm 1038, ông thân hành ra cửa Bồ Hải cày ruộng tịch điền. Ông tế Thần Nông, tế xong tự mình cầm cày xuống ruộng. Các quan can rằng:
- Đó là việc của nông phu, bệ hạ việc gì phải làm thế?
- Trẫm không tự cày cấy thì lấy gì mà có xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?
Trong cung Thái Tông định số hậu phi và cung nữ như sau này: hậu và phi 13 người, ngự nữ là 18 người, nhạc kỹ 100 người. 1040, ông ra lệnh lấy hết gấm vóc hàng nước Tống trong cung ra may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào vóc. Thái Tông phát hết gấm vóc và dạy cho cung nữ dệt được gấm vóc. Từ đó trong cung chuyên dùng hàng tự dệt, không dùng hàng của nước Tống nữa.
Những việc làm trên của Thái Tông được sử gia Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao, rằng vua đã nêu gương cho thiên hạ, có đức tính kiệm ước, dẫn đến dân đông, của giàu, “trong cái tốt lại có cái tốt nữa”. Là người chuộng đạo Phật, Thái Tông khởi đầu cho việc xây dựng chùa Một Cột. Tương truyền năm 1049, ông nằm mơ thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên toà sen dắt ông lên toà. Sau đó nhà vua kể lại chuyện đó với bầy tôi; và cho dựng cột đá, làm toà sen đặt đặt lên như đã thấy trong mộng, theo lời khuyên của nhà sư Thiền Tuệ. Cột toà sen đó trở thành ngôi chùa, khi đó có tên là chùa Diên Hựu.
Có ý kiến cho rằng, Lý Thái Tông do từng có tuổi thơ 10 năm gắn bó với vùng đất cố đô Hoa Lư trước khi về với Thăng Long nên sau này xây chùa Một Cột, đền Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng ở Thăng Long; đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở cửa Thần Phù (Hoa Lư) và thực hiện nghi lễ cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ thời ông ngoại của mình là vua Lê Đại Hành.[3]
Qua đời
Tháng 7 năm Giáp Ngọ 1054, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 6, theo chiếu của vua Thái Tông, Hoàng thái tử Lý Nhật Tôn được phép coi chầu nghe chính sự.
Sử thần Ngô Sĩ Liên cho rằng:
- Xem đoạn văn ở dưới chép tháng 9 vua không khỏe, thì tháng này xuống chiếu cho thái tử ra coi chầu nghe chính sự là việc bất đắc dĩ.
- Truy tôn tên thụy cho Đại Hành Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái Tông, mẹ họ Mai làm Kim Thiên Hoàng Thái Hậu.[5]
Nhận định
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhận xét về Lý Thái Tông:
“ Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông. Nhưng người quân tử còn lấy việc khoe khoang thái quá để chê trách vua chưa hiền.
” —Đại Việt Sử Ký Toàn Thư[6]
Khi vua Thái Tổ sắp mất, nhà Lý đứng trước nguy cơ trượt theo vết xe đổ của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, chỉ truyền được 1 đời thì gặp phải đại loạn và dẫn đến việc bị thoán đoạt. Uy tín của ông và tài năng, sự dũng cảm của Khai Quốc Vương, tướng Lê Phụng Hiểu đã khiến cho tình hình nhanh chóng được ổn định trở lại.
Nhiều lần dùng binh từ nam chí bắc nhưng Lý Thái Tông tỏ ra là ông vua bao dung, nhân hậu. Các nhà sử học cho rằng vua Thái Tông cũng như nhiều vua Lý khác có lượng khoan hồng vì ảnh hưởng của quốc giáo là đạo Phật. Trừ người em Vũ Đức vương làm loạn bị giết, những vương tôn phản loạn khác ông đều tha tội. Trong cuộc phản loạn của các vương tôn, nhờ người em thứ hai của vua Thái Tông là Khai Quốc vương đem quân giải vây cho Thăng Long và Trường Yên (kinh đô Hoa Lư) giúp ông chống lại quân nổi loạn và chính Khai Quốc vương vận động quần thần tôn ông lên ngôi. Nùng Trí Cao nhiều lần làm phản nhưng ông vẫn đối đãi khá rộng lượng. Vì vậy nhà sử học Ngô Sĩ Liên theo quan điểm Nho giáo chê ông “mê hoặc theo thuyết từ ái của đạo Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch”.[7] Tuy nhiên, theo tác giả Lê Văn Siêu trong sách Việt Nam văn minh sử, việc ông hậu đãi Nùng Trí Cao là một thâm ý kiểu “thất cầm Mạnh Hoạch” của Gia Cát Lượng khiến Trí Cao kính phục và cảm kích. Sau này, dù Trí Cao còn ý định xưng hùng, nổi loạn cũng sang Trung Quốc gây họa cho Tống (và kêu gọi cả vua Thái Tông cùng xé đế quốc Tống) chứ không còn gây họa cho Đại Cồ Việt[8].
Gia quyến
- Cha: Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn
- Mẹ: Linh Hiến hoàng thái hậu Lê Thị Phất Ngân
- Vợ:
- Kim thiên hoàng thái hậu Mai thị
- Vương hoàng hậu
- Đinh hoàng hậu
- Thiên Cảm hoàng hậu... (tổng cộng 8 người)
- Con cái:
- Khai Hoàng Vương Nhật Tôn, là hoàng thái tử, sau là Lý Thánh Tông
- Phùng Càn Vương
- Công chúa Bình Dương
- Công chúa Trường Ninh
- Công chúa Hồng Phúc
Xem thêm
Tham khảo
- Đại Việt Sử ký Toàn thư (bản điện tử)
- Việt Nam sử lược (bản điện tử)
- Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, 2001
- GS Vũ Ngọc Khánh (2003), Tám vị vua triều Lý, NXB Văn hóa thông tin
- Lê Văn Siêu (2004), Việt Nam văn minh sử, NXB Thanh niên
Chú thích
- ^ NGỌC PHẢ CÁC VUA TRIỀU LÊ: Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư “Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là Lê Thị... sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.
- ^ 4 đền, chùa cầu duyên linh thiêng nức tiếng gần xa - 3. Chùa Duyên Ninh, Kim Giang, Tờ báo Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam, ngày 09-02-2011
- ^ a ă Vua Lý Thái Tổ làm rể vua Lê Đại Hành, Lê Thái Dũng, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, 13/09/2011
- ^ Điềm báo trước việc vua Lý Thái Tông ra đời, Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, Tạp chí Quê hương, 16/05/2006
- ^ a ă â b c Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư: Kỷ nhà Lý: Quyển Nhị: Thái Tông Hoàng đế
- ^ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản điện tử: Bản kỷ, Quyển II: tr 90
- ^ Nguyên văn: Sử khen vua là người nhân triết, thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chí hiếu có thiếu sót. Mê hoặc bởi cái thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch3 thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém. (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
- ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 132-133
Liên kết ngoài
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: [hiện] Lý Thái TôngCá tháng tư
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia(đổi hướng từ Ngày Cá tháng Tư)Đối với các định nghĩa khác, xem Cá tháng tư (định hướng).Ngày cá tháng tư, còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1 tháng 4 là ngày được chú ý ở nhiều nước. Đây là ngày mà bạn bè có thể bị lừa hoặc chơi khăm mà không sợ bị giận hay bị đánh.
Cá tháng tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỉ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland,... trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.[1].
Lịch sử
Pháp
Nước Pháp được cho là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Năm 1564, vua Pháp là Charles IX, lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này.
Scotland
Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “Gowks” - tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.[2]
Tham khảo
- ^ History Channel - Secret Access to the Vatican - Academic documentary on the Roman Pontiff - http://www.youtube.com/watch?v=DCGoyuo8_Wo
- ^ Ngày Cá tháng Tư có từ khi nào?
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Cá tháng tư Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment