CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Nước Thế giới (1993). Năm 238 – Gordianus I cùng con trai là Gordianus II được tuyên bố là những đồng hoàng đế của Đế quốc La Mã. Năm 1862 – Chiến tranh Pháp - Đại Nam: Trước sức tấn công của quân Pháp, quân Nguyễn quyết định từ bỏ thành Vĩnh Long. Năm 1916 – Trước các áp lực từ trong và ngoài nước, Hoàng đế Trung Hoa đế quốc Viên Thế Khải tuyên bố thủ tiêu chế độ quân chủ, Trung Hoa Dân Quốc được phục hồi. Năm 1963 – Album đầu tay của ban nhạc The Beatles là Please Please Me được phát hành tại Anh Quốc. Năm 1945 – Liên đoàn Ả Rập (hình hiệu kỳ) được thành lập tại Cairo, Ai Cập với việc thông qua Nghị định thư Alexandria, các thành viên ban đầu gồm Ai Cập, Ả Rập Saudi, Liban, Syria, Iraq, Yemen và Jordan.
Trận Vĩnh Long
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong quá trình xâm lược Việt Nam nửa cuối thế kỷ 19, quân Pháp đánh chiếm thành Vĩnh Long cả thảy hai lần. Trận đầu diễn ra từ ngày 20 cho đến ngày 23 tháng 3 năm 1862[1], thì thành thất thủ. Sau khi Hòa ước Nhâm Tuất (1862) được ký kết, ngày 25 tháng 5 năm 1863, tòa thành này lại trở về với nhà Nguyễn. Trận thứ hai diễn ra vào ngày 20 tháng 6 năm 1867, nhưng mãi đến năm 1945, nơi từng có tòa thành này (vì nó đã bị đối phương phá hủy) mới trở về với dân tộc Việt Nam.
Bất lực trước sức đề kháng của nhân dân Việt, Đề đốc Hải quân Charner đã xin từ chức. Tháng 10 năm 1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay, quyết tâm thực hiện lệnh của Bộ trưởng Hải quân Pháp là phải giữ vững sự đô hộ của chúng ta ở Sài Gòn...ở đó chúng có thể ở lại lâu dài[2].
Rút kinh nghiệm thất bại của Charne, tướng Bonard chủ trương chưa đánh sâu vào các làng xã mà khẩn trương đánh chiếm những tỉnh thành. Theo đó, kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, và nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống đối trên một địa bàn rộng lớn từ sông Đồng Nai đến sông Tiền, sông Hậu.
Thừa thắng, vào nửa tháng 3 năm 1862, 11 chiến thuyền của Pháp từ Định Tường kéo sang tấn công hai đồn lũy ở Vĩnh Long là Vĩnh Tùng (do Lãnh binh Tôn Thất Tuấn, Nguyễn Thái, Lê Đình Cửu trấn giữ), Thanh Mỹ (do Lãnh binh Hồ Lực, Ngô Thành, Trương Văn Thành trấn giữ). Bắn phá luôn hai ngày đêm, thì hai đồn trên đều vỡ.
Ngày 20 tháng 3 năm 1862, đoàn chiến thuyền của Pháp đã áp sát thành Vĩnh Long, rồi bắt đầu nổ súng. Quân triều đình chống cự kịch liệt trên các ngọn rạch và chung quanh thành. Trận đánh kéo dài đến tối ngày 22 tháng 3, thì các ổ đại bác của quân Việt đều bị phá. Đêm đó, Tổng đốc Trương Văn Uyển cho lệnh đốt hết kho tàng, dinh thự rồi rút chạy về đồn Thị Bảo, rồi chạy thẳng lên huyện Duy Minh. Cho nên, sáng hôm sau (23 tháng 2), quân Pháp ung dung tiến vào chiếm đoạt thành, mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào nữa. Vào thành, quân Pháp thu được 68 cổ đại bác.
Nghe tin thành Vĩnh Long đã mất, vua Tự Đức trách Trương Văn Uyển là không biết chọn chỗ hiểm yếu mà đặt đồn, làm thành cái thế không thể bị đánh bật, mà chỉ chuyên dựa vào hai nơi là Thanh Mỹ và Vĩnh Tùng. Xét tội, các quan tỉnh thành có trách nhiệm đều bị cách lưu, nhưng vẫn phải lo việc thu tập binh dũng, khí giới, lương thực...để hỗ trợ cho các quan quân và nghĩa dân còn đang hoạt động ở các nơi khác.
Đầu tháng 5 năm 1862, sau khi cùng các đình thần bàn bạc, vua Tự Đức sai quan thông báo cho phía Pháp đề nghị "giảng hòa". Đề cập sự việc này, GS. Trần Văn Giàu viết:
Năm Ất Sửu (1865), De Chasseloup Laubat triệu tướng De la Grandière về Pháp để hiểu rõ thêm tình hình ở Nam Kỳ. Cuối cùng, việc đánh chiếm ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên đã được chấp thuận. Về lại Nam Kỳ, lấy cớ triều đình Huế bất lực trong việc đàn áp quân “phiến loạn”, La Grandière thảo ngay kế hoạch đánh chiếm ba tỉnh miền Tây [5].
Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, tránh đổ máu vô ích, với yêu cầu người Pháp đừng quấy nhiễu dân chúng, và được giữ lại kho tiền để chi trả chiến phí theo Hiệp ước Nhâm Tuất...De La Grandière bằng lòng, nhưng ngay khi Phan Thanh Giản vừa bước khỏi tàu chiến Pháp ra về thì viên tướng này cho bộ binh nối gót theo sau rồi chia làm bốn cánh vào chiếm đóng thành. Tiếp đó, De la Grandière còn yêu cầu Phan Thanh Giản viết thư khuyên quan quân ở hai tỉnh còn lại là An Giang và Hà Tiên phải hạ khí giới, giao nộp thành trì...
Sau khi làm theo yêu cầu của đối phương, Kinh lược Phan Thanh Giản tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, sau khi dặn dò con cái phải làm ruộng mà ăn, chứ không được nhận chức quan gì của Pháp. Ngày 21 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm gọn tỉnh An Giang. Ba ngày sau (24 tháng 6), quân Pháp chiếm luôn Hà Tiên. Từ đó toàn cõi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Thuế má, luật lệ, điều gì cũng do súy phủ ở Sài Gòn quyết định.
Ngày 17 và 18 tháng 6 năm 1867, quân Pháp lên đường gồm 1.000 người Âu Châu và 4.000 lính tập. Ngày 20 De la Grandière có mặt trong trận đánh Vĩnh Long. Hạm đội của Pháp gồm có các pháo thuyền "Mitraille, Bourdais, Alom Frah, Espignole, Glaive, Fanconneau, Hallebarde, Arc" và một đoàn tàu vận tải. Nhờ có sa mù của buổi sớm mai, đoàn tàu chiến của Pháp tiến đến đậu trước thành Vĩnh Long mà bên Việt không hay chi hết. Rồi họ đổ bộ, binh sĩ chĩa súng vào thành. Quá bảy giờ sáng thành bị vây hoàn toàn, quan quân Việt mới biết.
Đến nơi, Bộ tham mưu Pháp phái Legrand de la Liraye đem một tối hậu thư vào thành buộc Phan Thanh Giản phải nhượng Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên; nếu không quá hai giờ sau Pháp sẽ công phá thành. Quan Kinh lược Phan cùng án sát Võ Doãn Thanh hết sức lúng túng, xin hội kiến với De la Grandière và xin khoan hạn để hỏi ý kiến triều đình vì biết rằng không thể đối phó nổi bằng quân sự với Pháp. Nhưng cuộc hội kiến vô kết quả. Hai người trở ra về thì thành đã bị mất. Hôm ấy là ngày 20 tháng 6 năm 1867 [6].
Tiếp đó là một phong trào "tị địa"[8] lần thứ hai của các sĩ phu Vĩnh–An–Hà. Một số nhà nho yêu nước đã tìm đường ra Bình Thuận, lập Đồng Châu Xã và căn cứ ở Tánh Linh nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài.
Sau khi thành Vĩnh Long thất thủ và bị chiếm đóng, nhân dân ở nhiều nơi vẫn tiếp tục phất cao ngọn cờ kháng chiến, tuy điều kiện không còn thuận lợi như trước nữa. Bởi lúc này, các quan tỉnh đã được lệnh bãi binh theo Hòa ước Nhâm Tuất.
Tuy nhiên, ở Bến Tre, Vĩnh Long...Phan Tôn cùng Phan Liêm (đều là con Phan Thanh Giản) vẫn cương quyết đứng lên khởi nghĩa (1867-1868). Ở Rạch Giá (Kiên Giang), Nguyễn Trung Trực cũng đã tổ chức đánh chiếm tỉnh thành này và làm chủ được 5 ngày (16 tháng 6 năm 1868 -21 tháng 6 năm 1868). Thủ Khoa Huân, sau khi bị đày rồi được tha (tháng 2, năm 1869), lại tiếp tục kháng Pháp...
Cùng với các cuộc nổi dậy khác, tất cả đã làm cho thực dân Pháp phải lao đao. Sử Pháp thú nhận: Những cuộc thất bại của quân đội triều đình Đại Nam, không có ảnh hưởng chút nào đến tình hình ứng nghĩa của các vùng đã bị chiếm đóng.[9]
Mục lục
Bối cảnh
Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), mặc cho quân triều đình rút chạy, các đạo quân ứng nghĩa vẫn tìm cách cản ngăn quân Pháp. Đến khi Định Tường thất thủ, phong trào kháng chiến của nhân dân càng bùng lên dữ dội, và làm chủ được nhiều làng xã. Vậy nên, theo GS. Nguyễn Phan Quang, mặc dù quân Pháp chiếm được Định Tường, nhưng chỉ đóng được ba đồn là Gia Thạnh, Chợ Gạo và Gò Công. Nổi bật trong số những đạo quân ứng nghĩa, có Trương Định với khoảng 6.000 quân, làm chủ vùng Tây Nam Gò Công; Đỗ Trình Thoại ở vùng Tân Hòa, Gò Công; Phủ Cậu ở vùng Rạch Chanh (Mỹ Tho); Võ Duy Dương ở vùng Tây Bắc tỉnh Định Tường và của Quản Tu (người đã bắn chết Trung tá Bourdais trên sông Bảo Định) ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây.Bất lực trước sức đề kháng của nhân dân Việt, Đề đốc Hải quân Charner đã xin từ chức. Tháng 10 năm 1861, Đô đốc L. Bonard được cử sang thay, quyết tâm thực hiện lệnh của Bộ trưởng Hải quân Pháp là phải giữ vững sự đô hộ của chúng ta ở Sài Gòn...ở đó chúng có thể ở lại lâu dài[2].
Rút kinh nghiệm thất bại của Charne, tướng Bonard chủ trương chưa đánh sâu vào các làng xã mà khẩn trương đánh chiếm những tỉnh thành. Theo đó, kế hoạch đánh chiếm Biên Hòa và Vĩnh Long liền được thảo ra, và nhanh chóng thực hiện nhằm mở rộng khả năng càn quét, bao vây, tiêu diệt các lực lượng chống đối trên một địa bàn rộng lớn từ sông Đồng Nai đến sông Tiền, sông Hậu.
Thất thủ lần đầu
Trước đó, khi nghe tin quân Pháp sắp đánh Biên Hòa và Vĩnh Long, triều đình Huế sai tướng Nguyễn Tri Phương đem hai vệ quân phối hợp với hai ngàn đã phái đi trước, đang đóng ở Khánh Hòa, vào cấp cứu. Nhưng quân chưa đến nơi, thì tướng Nguyễn Bá Nghi đã chạy về Bình Thuận, sau khi để thành Biên Hòa thất thủ (18 tháng 12 năm 1861).Thừa thắng, vào nửa tháng 3 năm 1862, 11 chiến thuyền của Pháp từ Định Tường kéo sang tấn công hai đồn lũy ở Vĩnh Long là Vĩnh Tùng (do Lãnh binh Tôn Thất Tuấn, Nguyễn Thái, Lê Đình Cửu trấn giữ), Thanh Mỹ (do Lãnh binh Hồ Lực, Ngô Thành, Trương Văn Thành trấn giữ). Bắn phá luôn hai ngày đêm, thì hai đồn trên đều vỡ.
Ngày 20 tháng 3 năm 1862, đoàn chiến thuyền của Pháp đã áp sát thành Vĩnh Long, rồi bắt đầu nổ súng. Quân triều đình chống cự kịch liệt trên các ngọn rạch và chung quanh thành. Trận đánh kéo dài đến tối ngày 22 tháng 3, thì các ổ đại bác của quân Việt đều bị phá. Đêm đó, Tổng đốc Trương Văn Uyển cho lệnh đốt hết kho tàng, dinh thự rồi rút chạy về đồn Thị Bảo, rồi chạy thẳng lên huyện Duy Minh. Cho nên, sáng hôm sau (23 tháng 2), quân Pháp ung dung tiến vào chiếm đoạt thành, mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào nữa. Vào thành, quân Pháp thu được 68 cổ đại bác.
Nghe tin thành Vĩnh Long đã mất, vua Tự Đức trách Trương Văn Uyển là không biết chọn chỗ hiểm yếu mà đặt đồn, làm thành cái thế không thể bị đánh bật, mà chỉ chuyên dựa vào hai nơi là Thanh Mỹ và Vĩnh Tùng. Xét tội, các quan tỉnh thành có trách nhiệm đều bị cách lưu, nhưng vẫn phải lo việc thu tập binh dũng, khí giới, lương thực...để hỗ trợ cho các quan quân và nghĩa dân còn đang hoạt động ở các nơi khác.
Đầu tháng 5 năm 1862, sau khi cùng các đình thần bàn bạc, vua Tự Đức sai quan thông báo cho phía Pháp đề nghị "giảng hòa". Đề cập sự việc này, GS. Trần Văn Giàu viết:
- Lúc Vĩnh Long thất thủ (lần đầu), đó chính là lúc nghĩa quân hoạt động rất mạnh ở các nơi. Làm cho quân Pháp lan rộng từ Bà Rịa tới Vĩnh Long, nhưng họ mất rất nhiều căn cứ ở bên trong, bị tập kích khắp nơi khi họ ló ra, tình thế rất là nguy khốn. Thomazi chép: "Người Pháp đã bắt đầu thấy cần phải chinh phục lại những tỉnh đã chinh phục. Nhưng trong lúc không ngờ rằng vua Tự Đức lại xin giảng hòa". Giảng hòa, là gián tiếp giúp Pháp tàn sát nghĩa quân, bội phản quyền lợi của nhân dân, của Tổ quốc.[3]
Thất thủ lần hai
Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được phê chuẩn, vua Tự Đức cử Phan Thanh Giản cầm đầu phái bộ sang Pháp, xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Đề cập đến giai đoạn này, sách Việt Nam sử lược chép:- ...Hai nước cứ bàn đi bàn lại mãi không xong, mà ở bên Pháp thì có nhiều người không muốn trả lại đất Nam Kỳ. Cuối năm Giáp Tý (1864) quan thượng thư Hải quân bộ là hầu tước De Chasseloup Laubat dâng sớ tâu với Pháp Hoàng nhất định xin không cho nước Nam chuộc ba tỉnh. Pháp Hoàng nghe lời ấy bèn xuống chỉ truyền cứ chiếu tờ hòa ước năm Nhâm Tuất (1862) mà thi hành. [4]
Năm Ất Sửu (1865), De Chasseloup Laubat triệu tướng De la Grandière về Pháp để hiểu rõ thêm tình hình ở Nam Kỳ. Cuối cùng, việc đánh chiếm ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên đã được chấp thuận. Về lại Nam Kỳ, lấy cớ triều đình Huế bất lực trong việc đàn áp quân “phiến loạn”, La Grandière thảo ngay kế hoạch đánh chiếm ba tỉnh miền Tây [5].
Diễn biến
- Theo sách Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX), thì:
Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, tránh đổ máu vô ích, với yêu cầu người Pháp đừng quấy nhiễu dân chúng, và được giữ lại kho tiền để chi trả chiến phí theo Hiệp ước Nhâm Tuất...De La Grandière bằng lòng, nhưng ngay khi Phan Thanh Giản vừa bước khỏi tàu chiến Pháp ra về thì viên tướng này cho bộ binh nối gót theo sau rồi chia làm bốn cánh vào chiếm đóng thành. Tiếp đó, De la Grandière còn yêu cầu Phan Thanh Giản viết thư khuyên quan quân ở hai tỉnh còn lại là An Giang và Hà Tiên phải hạ khí giới, giao nộp thành trì...
Sau khi làm theo yêu cầu của đối phương, Kinh lược Phan Thanh Giản tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, sau khi dặn dò con cái phải làm ruộng mà ăn, chứ không được nhận chức quan gì của Pháp. Ngày 21 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm gọn tỉnh An Giang. Ba ngày sau (24 tháng 6), quân Pháp chiếm luôn Hà Tiên. Từ đó toàn cõi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Thuế má, luật lệ, điều gì cũng do súy phủ ở Sài Gòn quyết định.
- Theo Nam Bộ Chiến Sử của Nguyễn Bảo Hóa, được Phạm Văn Sơn thuật trong lại Việt sử toàn thư thì:
Ngày 17 và 18 tháng 6 năm 1867, quân Pháp lên đường gồm 1.000 người Âu Châu và 4.000 lính tập. Ngày 20 De la Grandière có mặt trong trận đánh Vĩnh Long. Hạm đội của Pháp gồm có các pháo thuyền "Mitraille, Bourdais, Alom Frah, Espignole, Glaive, Fanconneau, Hallebarde, Arc" và một đoàn tàu vận tải. Nhờ có sa mù của buổi sớm mai, đoàn tàu chiến của Pháp tiến đến đậu trước thành Vĩnh Long mà bên Việt không hay chi hết. Rồi họ đổ bộ, binh sĩ chĩa súng vào thành. Quá bảy giờ sáng thành bị vây hoàn toàn, quan quân Việt mới biết.
Đến nơi, Bộ tham mưu Pháp phái Legrand de la Liraye đem một tối hậu thư vào thành buộc Phan Thanh Giản phải nhượng Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên; nếu không quá hai giờ sau Pháp sẽ công phá thành. Quan Kinh lược Phan cùng án sát Võ Doãn Thanh hết sức lúng túng, xin hội kiến với De la Grandière và xin khoan hạn để hỏi ý kiến triều đình vì biết rằng không thể đối phó nổi bằng quân sự với Pháp. Nhưng cuộc hội kiến vô kết quả. Hai người trở ra về thì thành đã bị mất. Hôm ấy là ngày 20 tháng 6 năm 1867 [6].
Sau khi thất thủ
Khi quân Pháp một lần nữa lại ung dung tiến vào chiếm đóng thành Vĩnh Long, thì ở đây đang chuẩn bị kỳ thi Hương. Sách Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX) chép: Ba vị đốc học đang lo tổ chức kỳ thi rất phẫn uất vì sao quân Pháp ngang nhiên tiến vào mà không hề gặp sự kháng cự nào, bèn cùng nhau bỏ ra thành, xuống thuyền cố chèo đi Châu Đốc để tổ chức kháng Pháp. Biết được, quân Pháp xuống thuyền đuổi theo bắt lại, một vị đốc học già đã tự sát. [7]Tiếp đó là một phong trào "tị địa"[8] lần thứ hai của các sĩ phu Vĩnh–An–Hà. Một số nhà nho yêu nước đã tìm đường ra Bình Thuận, lập Đồng Châu Xã và căn cứ ở Tánh Linh nhằm mưu cuộc kháng chiến lâu dài.
Sau khi thành Vĩnh Long thất thủ và bị chiếm đóng, nhân dân ở nhiều nơi vẫn tiếp tục phất cao ngọn cờ kháng chiến, tuy điều kiện không còn thuận lợi như trước nữa. Bởi lúc này, các quan tỉnh đã được lệnh bãi binh theo Hòa ước Nhâm Tuất.
Tuy nhiên, ở Bến Tre, Vĩnh Long...Phan Tôn cùng Phan Liêm (đều là con Phan Thanh Giản) vẫn cương quyết đứng lên khởi nghĩa (1867-1868). Ở Rạch Giá (Kiên Giang), Nguyễn Trung Trực cũng đã tổ chức đánh chiếm tỉnh thành này và làm chủ được 5 ngày (16 tháng 6 năm 1868 -21 tháng 6 năm 1868). Thủ Khoa Huân, sau khi bị đày rồi được tha (tháng 2, năm 1869), lại tiếp tục kháng Pháp...
Cùng với các cuộc nổi dậy khác, tất cả đã làm cho thực dân Pháp phải lao đao. Sử Pháp thú nhận: Những cuộc thất bại của quân đội triều đình Đại Nam, không có ảnh hưởng chút nào đến tình hình ứng nghĩa của các vùng đã bị chiếm đóng.[9]
Thơ cảm hoài
Sau khi thành Vĩnh Long thất thủ lần đầu, tiếp theo là Hòa ước Nhâm Tuất (1862) ra đời, danh sĩ Phan Văn Trị đã làm một bài thơ như sau:-
- Thất tỉnh Vĩnh Long
- Tò te kèn thổi tiếng năm ba,
- Nghe lọt vào tai, dạ xót xa.
- Uốn khúc sông rồng mù mịt khói,
- Vắng hoe thành phụng ủ sầu hoa
- Tan nhà cám nỗi câu ly hận,
- Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa
- Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ,
- Ngậm cười hết nói nỗi quan ta.
Chú thích
- ^ Ngày thành Vĩnh Long thất thủ lần đầu ghi theo GS. Trần Văn Giàu, Tổng tập (tr. 101) & Hỏi đáp lịch sử (Tập 4, tr. 79). Sách Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884) và Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX) đều ghi là: "ngày 23, tổng đốc Uyển cho đốt kho tàng, ngày 24 quân Pháp tiến vào thành", tức muộn hơn một ngày.
- ^ Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), tr. 278- 279.
- ^ Trần Văn Giàu, Tổng tập (tr. 100). Rõ ràng, vua quan nhà Nguyễn biết rất ít về đối phương.
- ^ Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược: [1]
- ^ Dựa theo Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Trương Định (Nhiều tác giả. Nxb QĐND, 2008, tr. 82).
- ^ Lược theo Phạm Văn Sơn, Việt sử toàn thư, bản điện tử, tr. 2052-2053.
- ^ Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX), tr. 101.
- ^ Tị địa: Đây là trào lưu bất hợp tác với Pháp sau khi Pháp chiếm đóng Sài Gòn và ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ của tầng lớp quan lại, nho sĩ, những người yêu nước Việt Nam. Họ lánh khỏi các vùng bị Pháp chiếm đóng, đến lập nghiệp tại các nơi khác ở Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ chờ thời cơ xây dựng lực lượng chống Pháp sau này. Phong trào “tị địa” lần thứ nhất xảy ra ngay sau khi triều đình Huế thuận giao ba tỉnh miền Đông cho thực dân Pháp (tháng 6 năm 1862).
- ^ Dẫn theo Lịch sử Việt Nam (1858- cuối XIX), tr. 54. Xem thêm: [2].
Tham khảo chính
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
- Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên(Quyển 5, Tập thượng). Sài Gòn, 1962.
- Huỳnh Minh, Vĩnh Long xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên in lại năm 2002.
- Trần Văn Giàu, Tổng tập. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2006.
- Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX (1802- 1884). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
- Hoàng Văn Lân & Ngô Thị Chính, Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX) (Quyển 3, Tập 1, Phần 1). Nhà xuất bản Giáo dục, 1979.
- Nhóm Nhân Văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử (Tập 4). Nhà xuất bản Trẻ, 2007.
Thể loại:
Ngày Nước Thế giới hay Ngày Nước sạch Thế giới được Liên Hiệp Quốc chọn vào ngày 22 tháng 3 từ năm 1993 với Nghị quyết của Đại Hội đồng lấy ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước sạch Thế giới.[1]
Ngày này lần đầu tiên được chính thức đề xuất trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc năm 1992 về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro, Brasil. Việc chấp hành nghị quyết bắt đầu vào năm 1993 và đã phát triển mạnh kể từ khi công chúng thể hiện sự ủng hộ đối với nó. Người ta kêu gọi công chúng không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. Những ngày hành động vì môi trường này đã trở thành một xu hướng ủng hộ phổ biến trên các mạng xã hội như Facebook.
Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên dành ngày này để thực hiện các khuyến cáo của LHQ và thúc đẩy các hoạt động cụ thể trong quốc gia của họ liên quan đến tài nguyên nước của thế giới. Mỗi năm, một trong những cơ quan khác nhau của Liên Hợp Quốc liên quan đến các vấn đề về nước dẫn đầu trong việc thúc đẩy và điều phối các hoạt động quốc tế cho Ngày Nước Thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 2003, Ủy ban nước LHQ (UN-Water) có trách nhiệm lựa chọn chủ đề, thông điệp và lãnh đạo cơ quan của Liên Hợp Quốc cho Ngày Thế giới về nước.
Ngoài các nước thành viên LHQ, một số các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống của các loài động vật dưới nước đã sử dụng Ngày Thế giới về Nước như là một khoảng thời gian để tập trung sự chú ý của công chúng về các vấn đề quan trọng của nước trong thời đại. Ví dụ, ba năm một lần kể từ năm 1997, Hội đồng Nước Thế giới đã thu hút hàng ngàn người tham gia trong Diễn đàn Nước Thế giới trong tuần lễ của Ngày Nước Thế giới. Những cơ quan tham gia và các tổ chức phi chính phủ đã nêu bật các vấn đề như một tỷ người không được tiếp cận với nước sạch để uống và vai trò của giới tính trong gia đình ảnh hưởng tới việc tiếp cận với nước sạch. Trong năm 2003, 2006 và 2009, LHQ đưa ra "Báo cáo phát triển nước thế giới" nhân dịp Ngày Nước Thế giới. Báo cáo thứ tư dự kiến sẽ được phát hành khoảng ngày 22 tháng 3 năm 2012.
Ngày Nước Thế giới
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Nước Thế giới | |
---|---|
Cử hành bởi | Tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc |
Ngày | 22 tháng 3 |
Ngày này lần đầu tiên được chính thức đề xuất trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc năm 1992 về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro, Brasil. Việc chấp hành nghị quyết bắt đầu vào năm 1993 và đã phát triển mạnh kể từ khi công chúng thể hiện sự ủng hộ đối với nó. Người ta kêu gọi công chúng không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. Những ngày hành động vì môi trường này đã trở thành một xu hướng ủng hộ phổ biến trên các mạng xã hội như Facebook.
Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên dành ngày này để thực hiện các khuyến cáo của LHQ và thúc đẩy các hoạt động cụ thể trong quốc gia của họ liên quan đến tài nguyên nước của thế giới. Mỗi năm, một trong những cơ quan khác nhau của Liên Hợp Quốc liên quan đến các vấn đề về nước dẫn đầu trong việc thúc đẩy và điều phối các hoạt động quốc tế cho Ngày Nước Thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 2003, Ủy ban nước LHQ (UN-Water) có trách nhiệm lựa chọn chủ đề, thông điệp và lãnh đạo cơ quan của Liên Hợp Quốc cho Ngày Thế giới về nước.
Ngoài các nước thành viên LHQ, một số các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống của các loài động vật dưới nước đã sử dụng Ngày Thế giới về Nước như là một khoảng thời gian để tập trung sự chú ý của công chúng về các vấn đề quan trọng của nước trong thời đại. Ví dụ, ba năm một lần kể từ năm 1997, Hội đồng Nước Thế giới đã thu hút hàng ngàn người tham gia trong Diễn đàn Nước Thế giới trong tuần lễ của Ngày Nước Thế giới. Những cơ quan tham gia và các tổ chức phi chính phủ đã nêu bật các vấn đề như một tỷ người không được tiếp cận với nước sạch để uống và vai trò của giới tính trong gia đình ảnh hưởng tới việc tiếp cận với nước sạch. Trong năm 2003, 2006 và 2009, LHQ đưa ra "Báo cáo phát triển nước thế giới" nhân dịp Ngày Nước Thế giới. Báo cáo thứ tư dự kiến sẽ được phát hành khoảng ngày 22 tháng 3 năm 2012.
Tham khảo
- ^ Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc Resolution 193 phiên họp 47 Observance of World Day for Water ngày 22 tháng 12, 1992
Liên kết ngoài
- Ngày Nước Thế giới – Website chính thức của LHQ về Ngày Nước Thế giới
- Section on Water and Habitat – ICRC web site
- Earth Institute: World Water Day
- KnowH2O – Global water education website for students and educators
- UN-Water
- PCI - Project Concern International (PCI), Ngày Nước Thế giới 2012
- UN Groundwater meeting marking road to World Water Day 2013
Thể loại:
Liên đoàn Ả Rập (tiếng Ả Rập: الجامعة العربية al-Jāmiʻa al-ʻArabiyya), tên gọi chính thức là Liên minh các Quốc gia Ả Rập (tiếng Ả Rập: جامعة الدول العربية Jāmiʻat ad-Duwal al-ʻArabiyya), là một tổ chức của các quốc gia Ả Rập tại Tây Nam Á, Bắc và Đông Bắc Phi. Tổ chức này được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1945 tại Cairo với sáu thành viên: Ai Cập, Iraq, Transjordan (sau được đổi tên thành Jordan sau năm 1946), Liban, Ả Rập Xê Út và Syria. Yemen
gia nhập tổ chức ngày 5 tháng 5 năm 1945, liên minh Ả Rập hiện có 22
thành viên. Mục đích của liên minh là "thắt chặt mối quan hệ và gia tăng
hợp tác giữa các quốc gia, nhằm bảo vệ độc lập và chủ quyền, xem xét
các vấn đề chung và các mối quan tâm của các quốc gia Ả Rập".
Thông qua một số cơ quan như Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên minh Ả Rập (ALESCO) hay Hội đồng Thống nhất Kinh tế Ả Rập (CAEU), Liên minh Ả Rập phát triển các chương trình về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học nhằm nâng cao mối quan tâm của thế giới Ả Rập. Nó còn đóng vai trò là một diễn đàn cho các quốc gia thành viên để nâng cao vị thế chính sách và cân nhắc các vấn đề chung cần quan tâm, nhằm giải quyết những mâu thuẫn, hạn chế những xung đột chẳng hạn như Cuộc khủng hoảng Liban 1958. Liên minh cũng giữ vai trò đi đầu trong việc soạn thảo những văn bản quan trọng nhằm nâng cao sự hội nhập kinh tế.
Mỗi quốc gia thành viên có một phiếu tại Hội đồng Liên minh, trong đó những quyết định được rằng buộc bởi những quốc gia đã bầu ra. Những mục tiêu chính của liên minh năm 1945 là củng cố và phát triển những chương trình về xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa của các thành viên nhằm điều chỉnh những mâu thuẫn giữa các thành viên và các bên liên quan. Thêm nữa, việc kí kết hiệp đình Đồng hợp tác Kinh tế và Quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1950, đã gắn kết các thành viên vào một sự hợp tác đồng phát triển các phương pháp an ninh quốc phòng.
Liên minh Ả Rập đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những chương trình giảng dạy tại các trường học, nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, đẩy mạnh phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, khuyến khích các chương trình về thể thao, bảo tồn các di sản Ả Rập, thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa các thành viên. Những chiến dịch xóa mù chữ được phát động, nhiều thuật ngữ và các tác phẩm khoa học kĩ thuật hiện đại đã được dịch giữa các quốc gia thành viên. Liên minh khuyến khích những biện pháp chống lại tội phạm và nghiện hút, giải quyết những vấn đề về lao động - đặc biệt là với lao động nhập cư Ả Rập.
Please Please Me là album đầu tay của ban nhạc rock người Anh The Beatles, được phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 1963. Album chính là sự mở đầu cho thời kỳ Beatlemania, sau khi 2 đĩa đơn đầu tiên của họ, "Love Me Do"/"P.S. I Love You" và "Please Please Me"/"Ask Me Why", đã được phát hành trước đó lần lượt vào tháng 9 năm 1962 và tháng 1 năm 1963. Ngoài 4 ca khúc trên, các ca khúc còn lại được thu âm vào ngày 11 tháng 2 năm 1963 trong một buổi thâu "marathon" kéo dài tới 585 phút live tại phòng thu Abbey Road.
Với 14 ca khúc, album bao gồm 8 bài viết bởi Lennon-McCartney và 6 bài được chọn theo tiêu chí phù hợp của ban nhạc. Nếu như hầu hết các ca khúc đều do John hoặc Paul thể hiện, solo hay song ca, thì George Harrison chỉ hát 2 ca khúc, còn Ringo Starr chỉ 1. Các ca khúc đều là những bài mà The Beatles đã từng thể hiện rất nhiều lần trong các quán bar và club ở Liverpool cũng như trong chuyến lưu diễn của họ tới Hamburg, Đức. Bìa đĩa là bức ảnh chụp ban nhạc nhìn từ chiếc cầu thang tại trụ sở của EMI tại London, nơi sau này được chính họ chụp lại vào 6 năm sau đó.
Kể từ Please Please Me, The Beatles ngày một trở nên nổi tiếng, từ Anh cho tới Mỹ và ra toàn thế giới. Album có đến 7 tháng đứng đầu bảng xếp hạng hit tại Anh. Cho dù đây không phải là album xuất sắc nhất, cũng như không phải là album bán chạy nhất của The Beatles, song Please Please Me luôn có một vị trí trang trọng trong lịch sử ban nhạc nhờ tính xác đáng, sự tươi trẻ và tính tiên phong từ chính nó.
Được công chúng ủng hộ, một danh sách dài các ca khúc từ 33 tour diễn của họ được nhanh chóng liệt kê. John và Paul quyết định xen giữa những ca khúc mà chính họ sáng tác là những bản hát lại các ca khúc khác. Nếu như việc lựa chọn thu âm giữa hành trăm ca khúc nổi tiếng bấy giờ không phải điều gì đặc biệt, thì việc The Beatles tiến hành thu âm các ca khúc của họ lại là lần đầu diễn ra[11]. George Martin nhớ lại: "Tôi có qua Cavern Club và tôi được thấy khả năng của họ. Tôi cảm nhận được sự mẫn cảm ở họ, cũng như hiểu rằng họ hoàn toàn có thể chơi tốt. Tôi tiến tới họ và nói "Hãy qua chỗ chúng tôi và chúng ta cùng thu âm trong một ngày là đủ!". Thực tế, The Beatles không hề có một chút trải nghiệm nào về thu âm, và mãi sau này họ mới quan tâm nhiều tới các kỹ thuật phòng thu. Để mọi ca khúc trở nên hoàn hảo, họ đã thực hiện rất nhiều lần thu: họ nghe lại và thu âm 2-3 lần mỗi ca khúc cho tới khi họ cảm thấy hài lòng. Chỉ có sau này họ mới quan tâm tới việc tốn thời gian cho vô số các bản thu như vậy."[9]
Có 4 ca khúc được ban nhạc thu âm trước vì chúng là những ca khúc mà The Beatles đã cho ra mắt đĩa đơn từ tháng 10 năm 1962 và tháng 1 năm 1963 ("Love Me Do", "P.S. I Love You", "Please Please Me" và "Ask Me Why"). 2 ca khúc đầu tiên được thu âm trong một hoàn cảnh đặc biệt: vào buổi thu thứ 2 ngày 11 tháng 9 năm 1962, Andy White thay thế tạm thời Ringo Starr khi anh từ chối yêu cầu sắc-xô và maraca. Bản thâu trong đĩa đơn "Love Me Do" vì thế có sự xuất hiện của Starr. Họ quay trở lại Abbey Road vào tháng 11 để thu âm 2 ca khúc còn lại. Sau buổi thâu ca khúc "Please Please Me", George Martin đã nói: "Các chàng trai, thứ này sẽ là thứ đứng thứ nhất!"[12][13] Dù đĩa đơn không có được vị trí quán quân ở các bảng xếp hạng, song nó đã gây được sự chú ý lớn cho rất nhiều tạp chí âm nhạc khác nhau[14].
Ban nhạc không có được thể trạng tốt nhất khi phải đi diễn thâu đêm suốt sáng qua một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử nước Anh[10][19]. John Lennon bị cảm khá nặng, và một gói thuốc viên để giảm ho và sốt phải được để thường xuyên trên chiếc piano của phòng thu. Trái lại, những bao thuốc là thì không bao giờ bị bỏ quên trong các buổi thâu của bộ tứ[10].
Đợt thu đầu tiên, họ bắt đầu với 2 ca khúc "There's a Place" và "I Saw Her Standing There" (lúc này còn có tên là Seventeen). Ban nhạc không hề nghỉ ngơi qua trưa: trong khi ê-kíp đi ăn ở một nhà hàng nhỏ gần đó thì The Beatles vẫn cố gắng chơi lại các ca khúc mà họ vừa thu[10]. Từ 14h30' tới 17h, 3 ca khúc nữa được ghi lại: "A Taste of Honey", "Do You Want to Know a Secret" và "Misery". 6 ca khúc còn lại được ghi từ 19h30'. Trong số đó, "Hold Me Tight" lại không được chấp nhận, và buộc phải cho vào album tiếp theo của nhóm, With The Beatles[10]. Các ca khúc còn lại hầu hết là những bản thu ưng ý: "Anna (Go to Him)", "Boys", "Chains" và "Baby It's You"[20].
Buổi thu kết thúc vào lúc 22h với ca khúc "Twist and Shout". Ca khúc này buộc phải thu âm cuối cùng vì Lennon lên cơn sốt, và Martin e ngại rằng việc đó sẽ làm anh đau họng, trong khi ca khúc rất cần nhiều giọng gằn. Lennon ngậm 2 viên thuốc, uống một cốc sữa rồi đứng trước micro[10]. Những câu nói tiếp theo của anh với Martin là vô cùng dõng dạc, tới mức thành kinh điển: "Tôi không biết họ đã từng làm thế nào. Nhưng chúng ta đã cùng làm việc suốt 1 ngày, và mọi thứ sẽ tốt hơn tất cả họ." Nhiều câu chuyện nói rằng "Twist and Shout" được ghi âm chỉ với 1 lần duy nhất, nhưng thực tế là họ đã thu 2 lần, tuy nhiên lần thứ 2 thì không hiệu quả vì giọng của John đã trở nên quá tệ[20]. Lennon kể lại: "Vào cuối buổi thu, chúng tôi thực hiện "Twist and Shout" và cái thứ chết tiệt đó suýt nữa đã giết chết tôi!"[21]
Toàn bộ album được thâu trên máy thu 2-băng, với giọng hát ở băng thứ hai và nhạc cụ ở băng thứ nhất. Trong các ấn bản mono, sự khác biệt này không còn nữa vì 2 phần âm được phát song song. Trái lại, với phần stereo, phần nhạc được bố trí ở tai trái, còn phần hát là bên phải. "Love Me Do" và "P.S. I Love You" được thể hiện bằng mono vì phần băng gốc đều bị thất lạc[22]. John Lennon nhớ lại: "Việc chờ đợi để nghe lại từ những bản thu trở thành một trong những trải nghiệm kỳ cục nhất của chúng tôi. Chúng tôi trở thành những kẻ cầu toàn. Nếu nó nghe có vẻ ngớ ngẩn, chúng tôi liền yêu cầu thu âm lại toàn bộ. Nhưng có vẻ mọi người đều khá hài lòng với kết quả"[9].
Họ kết thúc toàn bộ việc thu âm chỉ trong 585 phút (tương đương với 9 tiếng và 45 phút)[10]. Chỉ sau 3 buổi thu với mỗi lần 3 tiếng, The Beatles đã ghi lại được những ca khúc thành công nhất của họ kể từ khi khởi nghiệp. Chi phí cho buổi thu vào khoảng 400 bảng Anh. George Martin nói: "Parlophone không giàu có. Tôi phải đảm bảo việc sản xuất với một ngân quỹ hàng năm chỉ có 55.000 bảng."[23] Vì đã ký hợp đồng với Hiệp hội nhạc sĩ Anh, mỗi Beatle cũng phải đóng thêm 7,5 bảng cho mỗi buổi thu trên 3 tiếng[24].
Phần piano và celesta trong 2 ca khúc "Misery" và "Baby It's You" được George Martin thu âm vào ngày 20 tháng 2 mà không có mặt ban nhạc. Nhà sản xuất đã thực hiện một kỹ thuật khá đặc biệt, đó là chơi đàn với một nửa tốc độ bình thường, rồi tua nhanh gấp đôi khi thâu. Điều đó tạo nên một hiệu ứng đặc biệt, thứ mà ông một lần nữa áp dụng lại vào hơn 2 năm sau với ca khúc "In My Life"[25]. Ngày 25 tháng 2, Martin và Norman Smith cùng thực hiện chỉnh âm mà không có sự góp mặt của bất cứ Beatle nào, điều sau này trở thành thói quen ở phòng thu EMI[25]. Theo Geoff Emerick, thực tập viên mới có 16 tuổi vào thời điểm đó và là người hỗ trợ Martin trong buổi thu ngày 20[25], buổi chỉnh âm này là vô cùng đơn giản: "Tất cả chỉ diễn ra trong có 1 ngày qua bàn tay của George Martin, Norman Smith và Richard Langham. Hãy tưởng tượng thế này: chỉ là một bản thu mono với 2 băng, gần như là không có gì phải làm nữa, cùng lắm là chỉnh cân bằng giữa tiếng nhạc cụ và giọng hát, hoặc cho thêm chút tiếng vang. Nhưng họ đã làm một công việc kỳ diệu, âm thanh vang lên thực sự tuơi mới và sinh động!"[26]
Có tận 14 phiên bản của ca khúc "Please Please Me", và 8 trong số đó thuộc về Lennon-McCartney. Đây là một sự kiện hiếm có vào thời kỳ đó khi thường tác giả chỉ viết cho một vài nghệ sĩ nào đó hát[28]. Chính vì lý do này mà The Beatles đã tạo nên thứ "rock 'n' roll kiểu Anh cơ bản"[29]. Chính sự kiện này đã mở ra cánh cửa cho rất nhiều thử nghiệm của Fab Four sau này, từ đó gợi ý cho vô số những nghệ sĩ khác[30]. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, ban nhạc cũng chưa thực sự có sức sáng tạo lớn và họ phải dùng tới 6 ca khúc ngoài để lấp đầy album[29].
Sự cạnh tranh sáng tác giữa John Lennon và Paul McCartney, điều đã xảy ra, dù chỉ chút ít, ngay từ lần gặp đầu tiên của họ vào năm 1957, cũng lấy cảm hứng từ những thần tượng người Mỹ của họ[31]. 2 nhạc sĩ đã viết những giai điệu và ca từ xoay quanh những ca khúc yêu thích của riêng họ. Lennon nói vào năm 1963: "Tất cả những ca khúc hay nhất mà chúng tôi đã viết, những ca khúc mà ai cũng muốn nghe, đều là những ca khúc đồng sáng tác. Đôi khi một nửa phần lời tới từ tôi và Paul sẽ hoàn thành nó. Chúng tôi cứ viết từng từ lần lượt như vậy."[32]
Ca từ nói chung khá đơn giản, theo sát với giai điệu và đề cập thường về tình yêu và các cô gái. Đĩa đơn đầu tay của họ, "Love Me Do"[31], thực tế chỉ xoay quanh 1 ý ngân thành giai điệu "You know I love you/ I'll always be true/ So please, love me do"[33]. Tuy nhiên, thứ cách tân đó lại tránh đi những vết xe đổ của âm nhạc Mỹ trong văn hóa nước Anh thời bấy giờ. Trong "I Saw Her Standing There", McCartney đã viết những câu đầu tiên khá vụng về và kiểu Mỹ "Well she was just seventeen, never been a beauty queen"; Lennon đã sửa chúng bằng cách thay thế phần sau bởi câu "if you know what I mean"[34].
Nội dung của album đầu tay này đã phản ánh đúng tính đa dạng trong quan điểm của The Beatles năm 1963 với một thứ âm nhạc khá hỗn loạn sẵn sàng chơi nhằm phục vụ thị yếu công chúng[35]. Rock 'n' roll trở nên quan trọng với 3 ca khúc "I Saw Her Standing There", "Boys" và "Twist and Shout". Nếu ca khúc đầu tiên là lời mào đầu cho tài năng xuất chúng của Lennon-McCartney, thì 2 ca khúc sau đơn giản là những bản hát lại từ The Shirelles và The Isley Brothers. "Boys" vốn là một ca khúc được thể hiện bởi một nhóm nhạc nữ, tuy nhiên điều đó chẳng khiến The Beatles phải thay đổi trong ca từ: Ringo Starr vẫn hát giọng nam trong câu chuyện về tình yêu với một chàng trai khác[36]. Với "Twist and Shout", bản hát lại của ban nhạc đã dễ dàng vượt mặt bản gốc của The Isley Brothers và trở thành bản hát được biết tới nhiều nhất của ca khúc, tới mức nhiều khi bị ngộ nhận là sáng tác của Lennon-McCartney[37].
Sau này, vào năm 1969, theo ý của John Lennon, một bức ảnh chụp cho "dự án Get Back" đã được chụp phỏng theo ảnh bìa của chính Please Please Me. Đó là một bức ảnh chụp cả 4 Beatle tại cùng chỗ đó, với nguyên thứ tự, chỉ khác đã là 6 năm sau với mỗi người những bộ râu và chùm tóc dài. Cuối cùng, dự án đã được đặt tên lại và trở thành một phần của album Let It Be. Bức ảnh chụp năm 1969 được chỉnh sửa và được cho vào trong bộ album tuyển tập The Beatles 1962–1966 và The Beatles 1967–1970, phát hành vào năm 1973[14].
Phần bìa sau của album có một dòng giới thiệu ngắn gọn của Tony Barrow trong buổi giới thiệu The Beatles lần đầu tiên trước báo chí: "George Martin chưa bao giờ sai lầm khi chọn những ca khúc của The Beatles. Những nhạc sĩ, như John Lennon và Paul McCartney, hoàn toàn có đủ khả năng để luôn đảm bảo đưa những đĩa đơn của họ lên đỉnh cao, như bây giờ cho tới tận năm 1975!"[22]
Những bản phát hành đầu tiên của album được ra mắt khi Parlophone chưa thay logo. Những bản phát hành này trở nên hiếm sau này khi chỉ 1 tháng sau, nhãn đĩa thực hiện việc thay đổi logo khi biến biểu tượng của hãng từ màu vàng trên nền đen thành màu đen trên nền vàng[40]. Ấn bản logo gốc được tái bản lại trong lần chỉnh âm vào năm 2009.
Bìa của Please Please Me là một trong những bìa album được hãng đồ chơi của Đan Mạch, Lego, thể hiện trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập của hãng[41].
Theo Calkin[42].
George Martin và Paul McCartney đã cùng có ý tưởng đặt tên album là Off the Beatle Track[51][52]. Cuối cùng, họ đồng ý chọn tên album là Please Please Me, theo tên gọi của đĩa đơn khá thành công trước đó[28]. Album được phát hành làm 2 lần: bản mono vào ngày 22 tháng 3 và bản stereo vào ngày 26 tháng 4 năm 1963. Album đứng đầu UK Albums Chart vào ngày 11 tháng 5, tại vị ở đó suốt 30 tuần kế tiếp và bị thay thế bởi chính album tiếp theo của The Beatles, With the Beatles. Tổng cộng, Please Please Me nằm trong bảng xếp hạng UK Albums Chart tận 74 tuần. Ban nhạc cũng giành được danh hiệu album bán chạy nhất của năm lần đầu tiên cho một ban nhạc rock[53].
Tại Mỹ, nhãn đĩa Vee Jay phát hành album dưới tên gọi Introducing… The Beatles, phát hành vào ngày 10 tháng 1 năm 1964, tức là gần một năm sau kể từ ngày Please Please Me và tương tự như lúc The Beatles thực hiện album thứ ba của họ. Vì tại Mỹ các album thường chỉ có 12 ca khúc, nên "Ask Me Why" và "Please Please Me" bị loại bỏ vì đã phát hành đĩa đơn[54]. Đây cũng là ấn bản duy nhất tại Mỹ được The Beatles tái bản nhân dịp phát hành catalog chỉnh âm vào năm 1987. 10 trên tổng số 12 ca khúc được cho vào các bản EP phát hành tại đây: Twist and Shout, The Beatles' Hits, The Beatles (No. 1) và All My Loving. Twist and Shout trở thành album bán chạy nhất năm 1963 và là bản EP bán chạy nhất lịch sử âm nhạc Anh[55].
Tháng 4 năm 1963, cây bút Allen Evans viết trên tờ New Musical Express rằng Please Please Me là "14 ca khúc kỳ lạ, với chất giọng năng nổ đã nhanh chóng đưa nhóm nhạc từ Liverpool tới đỉnh cao." Ông cũng giành những lời khen cho riêng George Harrison "một tay guitar hơn hẳn mặt bằng chung". Ngày 20 tháng 4, Ray Coleman và Laurie Henshaw ghi chép cho tờ Melody Maker nói album là của "những tay guitar kiệt xuất với chất giọng tươi vui", kèm với đó là lời miêu tả cho một sản phẩm thương mại thành công và một tương lai hứa hẹn chờ đón ban nhạc[38].
Gần hơn, vào năm 2003, tạp chí Rolling Stone đã xếp album ở vị trí số 39 trong danh sách 500 album vĩ đại nhất[56]. Đây là album thứ 6 của The Beatles có vinh dự nằm trong danh sách này. Rolling Stone cũng cho 2 ca khúc của album vào danh sách 500 bài hát vĩ đại nhất, đó là "I Saw Her Standing There" ở vị trí 140 và "Please Please Me" ở vị trí số 184[57].
Theo Roy Carr và Tony Tyler, "Ngày nay, có thể album đã hơi lỗi thời, dù cho tính tươi vui và sự nhiệt huyết vẫn luôn tràn đầy"[58]. Còn với Rolling Stone, The Beatles đã tạo nên vào năm 1963 "ý tưởng của một ban nhạc rock điển hình, với việc tự sáng tác và tự chơi các nhạc cụ của mình"[59]. Allmusic nhận xét: "Kể cả sau bao nhiêu thập kỷ, album còn vẫn như mới được phát hành", các bản thu vẫn rất "ấn tượng" còn các ca khúc thực sự "phấn khích"[60]. Mike Diver của đài BBC cho rằng Please Please Me dù không phải là album bán chạy nhất cũng như là album xuất sắc nhất của The Beatles, song quãng thời gian dài mà nó ngự trị tại các bảng xếp hạng chính là lời phản pháo cho những lời nhận xét của hãng Decca khi cho rằng thời của các "ban nhạc chơi guitar" đã chấm dứt[61]. Nhà báo Daniel Ichbiah thì nêu ý kiến, rằng cho dù album chỉ là một nét nhỏ trong sự nghiệp lẫy lừng của ban nhạc, nhất là khi so sánh với Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band hay Abbey Road, thì nó vẫn có quyền tự hào vì nó đã mở ra thời kỳ Beatlemania[62].
John Lennon trả lời phỏng vấn vào năm 1976: "Đó là lần đầu tiên trong đời chúng tôi làm việc với phòng thu và chúng tôi chỉ muốn làm trong 12 tiếng đồng hồ vì sợ tốn kém. Album này khá gần với những gì chúng tôi thể hiện trước công chúng, vì chúng là những ca khúc chúng tôi vẫn hát ở Hamburg và Liverpool. Dĩ nhiên là nó không có không khí live với tiếng hò reo và bước chân nhưng mà với nó, người ta đã biết thế nào là những Beatle khéo léo..."[9]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Liên đoàn Ả Rập
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
جامعة الدول العربية Jāmiʻat ad-Duwal al-ʻArabiyya
Liên minh các Quốc gia Ả Rập
|
||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Trụ sở | Cairo, Ai Cập1 | |||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Ả Rập | |||||
Thành viên |
22[hiện]
|
|||||
Người đứng đầu | ||||||
• | Tổng thư ký | Nabil el-Araby (từ 2011) | ||||
• | Hội đồng Liên minh Ả Rập |
Syria |
||||
• | Người phát ngôn Nghị viện Ả Rập |
Nabih Berri |
||||
Thành lập | ||||||
• | Nghị định thư Alexandria | 22 tháng 3, 1945 | ||||
Diện tích | ||||||
• | Tổng số | 13.953.041 km² (hạng 2nd2) 5.382.910 mi² |
||||
Dân số | ||||||
• | Ước lượng 2007 | 339.510.535 (hạng 3rd2) | ||||
• | Mật độ | 24.33 /km² | ||||
GDP (PPP) | Ước tính 2007 | |||||
• | Tổng số | $2.364.871 million (hạng 6th2) | ||||
• | Bình quân đầu người | $11,013 (hạng 70th) | ||||
Đơn vị tiền tệ |
21 currencies[hiện]
|
|||||
Múi giờ | (UTC+0 to +4) | |||||
Trang web (tiếng Ả Rập) http://arableagueonline.org/ |
||||||
1 | From 1979 to 1989: Tunis, Tunisia. | |||||
2 | If ranked among nation states. |
Thông qua một số cơ quan như Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên minh Ả Rập (ALESCO) hay Hội đồng Thống nhất Kinh tế Ả Rập (CAEU), Liên minh Ả Rập phát triển các chương trình về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học nhằm nâng cao mối quan tâm của thế giới Ả Rập. Nó còn đóng vai trò là một diễn đàn cho các quốc gia thành viên để nâng cao vị thế chính sách và cân nhắc các vấn đề chung cần quan tâm, nhằm giải quyết những mâu thuẫn, hạn chế những xung đột chẳng hạn như Cuộc khủng hoảng Liban 1958. Liên minh cũng giữ vai trò đi đầu trong việc soạn thảo những văn bản quan trọng nhằm nâng cao sự hội nhập kinh tế.
Mỗi quốc gia thành viên có một phiếu tại Hội đồng Liên minh, trong đó những quyết định được rằng buộc bởi những quốc gia đã bầu ra. Những mục tiêu chính của liên minh năm 1945 là củng cố và phát triển những chương trình về xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa của các thành viên nhằm điều chỉnh những mâu thuẫn giữa các thành viên và các bên liên quan. Thêm nữa, việc kí kết hiệp đình Đồng hợp tác Kinh tế và Quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1950, đã gắn kết các thành viên vào một sự hợp tác đồng phát triển các phương pháp an ninh quốc phòng.
Liên minh Ả Rập đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những chương trình giảng dạy tại các trường học, nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, đẩy mạnh phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, khuyến khích các chương trình về thể thao, bảo tồn các di sản Ả Rập, thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa các thành viên. Những chiến dịch xóa mù chữ được phát động, nhiều thuật ngữ và các tác phẩm khoa học kĩ thuật hiện đại đã được dịch giữa các quốc gia thành viên. Liên minh khuyến khích những biện pháp chống lại tội phạm và nghiện hút, giải quyết những vấn đề về lao động - đặc biệt là với lao động nhập cư Ả Rập.
Lịch sử
Theo sau phê chuẩn nghị định thư Alexandria Protocol năm 1944, liên đoàn Ả Rập được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1945. Liên đoàn nhằm mục đính trở thành một tổ chức khu vực của các quốc gia Ả Rập tập trung vào phát triển kinh tế, giải quyết tranh chấp, và phối hợp các mục tiêu chính trị.[1] Các quốc gia khác gia nhập vào liên đoàn vào các thời điểm sau đó.[2] Mỗi quốc gia cử một thành viên bỏ phiếu vào hội đồng. Hành động can thiệp đầu tiên, bị cáo buộc theo đại diện của phần lớn dân cư Ả Rập là đã bật gốc nhà nước Israel nổi lên vào năm 1948 (và để đáp ứng lại sự phản đổi của đa số trong thế giới Ả Rập), mặc dù thực tế rằng một người than gia trong sự can thiệp này là Transjordan đã đồng ý với Israel để phân chia nhà nước Ả Rập Palestine theo Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, trong khi Ai Cập can thiệp chủ yếu để ngăn chặn đối thủ của nó ở Amman để hoàn thành mục tiêu của nó.[3] Tiếp theo đó là việc tạo ra một hiệp ước phòng thủ chung hai năm sau đó. Một thị trường chung được thành lập vào năm 1965.[1][4]Các quốc gia thành viên
Xem thêm
Please Please Me
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Please Please Me | ||||
---|---|---|---|---|
Album phòng thu của The Beatles | ||||
Phát hành | 22 tháng 3 năm 1963 | |||
Thu âm | 11 tháng 9 và 26 tháng 11 năm 1962, 11 và 20 tháng 2 năm 1963, EMI Studios, London |
|||
Thể loại | Rock, rock and roll | |||
Thời lượng | 32:45 | |||
Hãng đĩa | Parlophone | |||
Sản xuất | George Martin | |||
Thứ tự album của The Beatles | ||||
|
Với 14 ca khúc, album bao gồm 8 bài viết bởi Lennon-McCartney và 6 bài được chọn theo tiêu chí phù hợp của ban nhạc. Nếu như hầu hết các ca khúc đều do John hoặc Paul thể hiện, solo hay song ca, thì George Harrison chỉ hát 2 ca khúc, còn Ringo Starr chỉ 1. Các ca khúc đều là những bài mà The Beatles đã từng thể hiện rất nhiều lần trong các quán bar và club ở Liverpool cũng như trong chuyến lưu diễn của họ tới Hamburg, Đức. Bìa đĩa là bức ảnh chụp ban nhạc nhìn từ chiếc cầu thang tại trụ sở của EMI tại London, nơi sau này được chính họ chụp lại vào 6 năm sau đó.
Kể từ Please Please Me, The Beatles ngày một trở nên nổi tiếng, từ Anh cho tới Mỹ và ra toàn thế giới. Album có đến 7 tháng đứng đầu bảng xếp hạng hit tại Anh. Cho dù đây không phải là album xuất sắc nhất, cũng như không phải là album bán chạy nhất của The Beatles, song Please Please Me luôn có một vị trí trang trọng trong lịch sử ban nhạc nhờ tính xác đáng, sự tươi trẻ và tính tiên phong từ chính nó.
Mục lục
Thu âm và sản xuất
Hoàn cảnh ra đời
Tiếng tăm của The Beatles, vốn đã rộng khắp ở Liverpool, cuối cùng đã lan ra toàn nước Anh. Tới đầu năm 1963, âm nhạc của họ đã được biết tới rộng rãi trong công chúng. Phần lớn các ca khúc của album được thu trong ngày 11 tháng 2 năm 1963, trong khoảng 48 giờ xen giữa hai buổi diễn của họ tại Sunderland ngày mùng 9 và tại Azena Balroom ở Sheffield ngày 12[8]. Neil Aspinall nói: "Những gì mà họ muốn là trở thành số 1. Đó chính là khởi nguồn của Beatlemania. Ở Liverpool, họ đã trở nên nổi tiếng tới mức người ta biết tới từng chân tơ kẽ tóc. Họ muốn tới một vị thế lớn hơn, lật đổ mọi thần tượng hoặc thay đổi các quan điểm. Trong chốc lát, sự điên rồ đó có hơi bị chùn lại, dù rằng nó thực sự rất hứng khởi song khó mà thực hiện được. Tôi phải sắp xếp việc họ ra vào các sàn diễn, vì chưa bao giờ việc đó là dễ dàng. Họ được lên BBC, có văn phòng riêng và có vài fanclub ở London. Khi họ chơi nhạc, những tiếng hò reo không ngớt, nhất là từ những cô gái – những kẻ phát điên vì The Beatles – song cũng không có nghĩa là họ không có các fan nam. Họ làm hài lòng tất cả mọi người."[9] George Martin nói: "Điều hiển nhiên là, nói một cách thương mại hóa, rằng một khi đĩa đơn "Please Please Me" đem lại thành công, thì chúng tôi buộc phải ra mắt album càng sớm càng tốt."[10]Được công chúng ủng hộ, một danh sách dài các ca khúc từ 33 tour diễn của họ được nhanh chóng liệt kê. John và Paul quyết định xen giữa những ca khúc mà chính họ sáng tác là những bản hát lại các ca khúc khác. Nếu như việc lựa chọn thu âm giữa hành trăm ca khúc nổi tiếng bấy giờ không phải điều gì đặc biệt, thì việc The Beatles tiến hành thu âm các ca khúc của họ lại là lần đầu diễn ra[11]. George Martin nhớ lại: "Tôi có qua Cavern Club và tôi được thấy khả năng của họ. Tôi cảm nhận được sự mẫn cảm ở họ, cũng như hiểu rằng họ hoàn toàn có thể chơi tốt. Tôi tiến tới họ và nói "Hãy qua chỗ chúng tôi và chúng ta cùng thu âm trong một ngày là đủ!". Thực tế, The Beatles không hề có một chút trải nghiệm nào về thu âm, và mãi sau này họ mới quan tâm nhiều tới các kỹ thuật phòng thu. Để mọi ca khúc trở nên hoàn hảo, họ đã thực hiện rất nhiều lần thu: họ nghe lại và thu âm 2-3 lần mỗi ca khúc cho tới khi họ cảm thấy hài lòng. Chỉ có sau này họ mới quan tâm tới việc tốn thời gian cho vô số các bản thu như vậy."[9]
Có 4 ca khúc được ban nhạc thu âm trước vì chúng là những ca khúc mà The Beatles đã cho ra mắt đĩa đơn từ tháng 10 năm 1962 và tháng 1 năm 1963 ("Love Me Do", "P.S. I Love You", "Please Please Me" và "Ask Me Why"). 2 ca khúc đầu tiên được thu âm trong một hoàn cảnh đặc biệt: vào buổi thu thứ 2 ngày 11 tháng 9 năm 1962, Andy White thay thế tạm thời Ringo Starr khi anh từ chối yêu cầu sắc-xô và maraca. Bản thâu trong đĩa đơn "Love Me Do" vì thế có sự xuất hiện của Starr. Họ quay trở lại Abbey Road vào tháng 11 để thu âm 2 ca khúc còn lại. Sau buổi thâu ca khúc "Please Please Me", George Martin đã nói: "Các chàng trai, thứ này sẽ là thứ đứng thứ nhất!"[12][13] Dù đĩa đơn không có được vị trí quán quân ở các bảng xếp hạng, song nó đã gây được sự chú ý lớn cho rất nhiều tạp chí âm nhạc khác nhau[14].
Phòng thu EMI
Vì album cần có 14 ca khúc, vậy nên ban nhạc cần cho vào thêm tới 10 ca khúc nữa. Ban đầu, George Martin có ý định cho thu âm cả nhóm biểu diễn tại Cavern Club, trước những khán giả như bình thường[15]. Martin tới quán bar vào ngày 9 tháng 12 năm 1962 để xem xét tình hình[16]. Tuy nhiên vì The Beatles đang có tour và chỉ có 1 ngày trống duy nhất, nhà sản xuất quyết định bố trí cho họ thu âm cả 10 ca khúc, trong cùng ngày hôm đó, bằng cách hát live thử tại phòng thu EMI[17]. Vì khá chủ quan nên Martin chỉ cho thu âm trước 2 ca khúc ở trên, còn ca khúc từ thứ 3 về sau chỉ được bắt đầu thu rất lâu sau[10]. Khoảng 10h sáng ngày 11 tháng 2 năm 1963, The Beatles bắt đầu tiến hành thu âm. Danh sách ca khúc là các bài hát họ từng hát trong giai đoạn 1962-1963. "Nó rất phức tạp: trước mỗi người là một chiếc micro, 2 chiếc phía trên dàn trống, 1 (vài) chiếc cho (các) ca sĩ, và một chiếc trước chiếc trống mặt. Tôi cũng không chắc là trước cái micro cuối cùng đó có còn cái nào nữa không", Ringo nhớ lại[9]. Martin giải thích: "Họ chỉ phải thể hiện những ca khúc quen của họ. Một cách thể hiện lại, vậy thôi."[18]Ban nhạc không có được thể trạng tốt nhất khi phải đi diễn thâu đêm suốt sáng qua một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử nước Anh[10][19]. John Lennon bị cảm khá nặng, và một gói thuốc viên để giảm ho và sốt phải được để thường xuyên trên chiếc piano của phòng thu. Trái lại, những bao thuốc là thì không bao giờ bị bỏ quên trong các buổi thâu của bộ tứ[10].
Đợt thu đầu tiên, họ bắt đầu với 2 ca khúc "There's a Place" và "I Saw Her Standing There" (lúc này còn có tên là Seventeen). Ban nhạc không hề nghỉ ngơi qua trưa: trong khi ê-kíp đi ăn ở một nhà hàng nhỏ gần đó thì The Beatles vẫn cố gắng chơi lại các ca khúc mà họ vừa thu[10]. Từ 14h30' tới 17h, 3 ca khúc nữa được ghi lại: "A Taste of Honey", "Do You Want to Know a Secret" và "Misery". 6 ca khúc còn lại được ghi từ 19h30'. Trong số đó, "Hold Me Tight" lại không được chấp nhận, và buộc phải cho vào album tiếp theo của nhóm, With The Beatles[10]. Các ca khúc còn lại hầu hết là những bản thu ưng ý: "Anna (Go to Him)", "Boys", "Chains" và "Baby It's You"[20].
Buổi thu kết thúc vào lúc 22h với ca khúc "Twist and Shout". Ca khúc này buộc phải thu âm cuối cùng vì Lennon lên cơn sốt, và Martin e ngại rằng việc đó sẽ làm anh đau họng, trong khi ca khúc rất cần nhiều giọng gằn. Lennon ngậm 2 viên thuốc, uống một cốc sữa rồi đứng trước micro[10]. Những câu nói tiếp theo của anh với Martin là vô cùng dõng dạc, tới mức thành kinh điển: "Tôi không biết họ đã từng làm thế nào. Nhưng chúng ta đã cùng làm việc suốt 1 ngày, và mọi thứ sẽ tốt hơn tất cả họ." Nhiều câu chuyện nói rằng "Twist and Shout" được ghi âm chỉ với 1 lần duy nhất, nhưng thực tế là họ đã thu 2 lần, tuy nhiên lần thứ 2 thì không hiệu quả vì giọng của John đã trở nên quá tệ[20]. Lennon kể lại: "Vào cuối buổi thu, chúng tôi thực hiện "Twist and Shout" và cái thứ chết tiệt đó suýt nữa đã giết chết tôi!"[21]
Toàn bộ album được thâu trên máy thu 2-băng, với giọng hát ở băng thứ hai và nhạc cụ ở băng thứ nhất. Trong các ấn bản mono, sự khác biệt này không còn nữa vì 2 phần âm được phát song song. Trái lại, với phần stereo, phần nhạc được bố trí ở tai trái, còn phần hát là bên phải. "Love Me Do" và "P.S. I Love You" được thể hiện bằng mono vì phần băng gốc đều bị thất lạc[22]. John Lennon nhớ lại: "Việc chờ đợi để nghe lại từ những bản thu trở thành một trong những trải nghiệm kỳ cục nhất của chúng tôi. Chúng tôi trở thành những kẻ cầu toàn. Nếu nó nghe có vẻ ngớ ngẩn, chúng tôi liền yêu cầu thu âm lại toàn bộ. Nhưng có vẻ mọi người đều khá hài lòng với kết quả"[9].
Họ kết thúc toàn bộ việc thu âm chỉ trong 585 phút (tương đương với 9 tiếng và 45 phút)[10]. Chỉ sau 3 buổi thu với mỗi lần 3 tiếng, The Beatles đã ghi lại được những ca khúc thành công nhất của họ kể từ khi khởi nghiệp. Chi phí cho buổi thu vào khoảng 400 bảng Anh. George Martin nói: "Parlophone không giàu có. Tôi phải đảm bảo việc sản xuất với một ngân quỹ hàng năm chỉ có 55.000 bảng."[23] Vì đã ký hợp đồng với Hiệp hội nhạc sĩ Anh, mỗi Beatle cũng phải đóng thêm 7,5 bảng cho mỗi buổi thu trên 3 tiếng[24].
Phần piano và celesta trong 2 ca khúc "Misery" và "Baby It's You" được George Martin thu âm vào ngày 20 tháng 2 mà không có mặt ban nhạc. Nhà sản xuất đã thực hiện một kỹ thuật khá đặc biệt, đó là chơi đàn với một nửa tốc độ bình thường, rồi tua nhanh gấp đôi khi thâu. Điều đó tạo nên một hiệu ứng đặc biệt, thứ mà ông một lần nữa áp dụng lại vào hơn 2 năm sau với ca khúc "In My Life"[25]. Ngày 25 tháng 2, Martin và Norman Smith cùng thực hiện chỉnh âm mà không có sự góp mặt của bất cứ Beatle nào, điều sau này trở thành thói quen ở phòng thu EMI[25]. Theo Geoff Emerick, thực tập viên mới có 16 tuổi vào thời điểm đó và là người hỗ trợ Martin trong buổi thu ngày 20[25], buổi chỉnh âm này là vô cùng đơn giản: "Tất cả chỉ diễn ra trong có 1 ngày qua bàn tay của George Martin, Norman Smith và Richard Langham. Hãy tưởng tượng thế này: chỉ là một bản thu mono với 2 băng, gần như là không có gì phải làm nữa, cùng lắm là chỉnh cân bằng giữa tiếng nhạc cụ và giọng hát, hoặc cho thêm chút tiếng vang. Nhưng họ đã làm một công việc kỳ diệu, âm thanh vang lên thực sự tuơi mới và sinh động!"[26]
Dấu ấn nghệ sĩ
John Lennon nói: "Chúng tôi viết những ca khúc là để dành tặng The Everly Brothers và Buddy Holly. Đó là những ca khúc pop. Chúng tôi không có ý gì khác ngoài việc viết những giai điệu. Mấy thứ ca từ nói chung là vô dụng, chúng không có chiều sâu, và chả có ý nghĩa gì."[27]Quan điểm âm nhạc
Album đầu tay của The Beatles cũng là album duy nhất mà họ thu âm toàn bộ các ca khúc bằng cách hát live trong phòng thu với sự có mặt của 2 guitar, 1 bass và 1 trống. Với việc hát live, họ thực tế không chơi bất kể một nhạc cụ nào khác (trừ chiếc harmonica của Lennon) và thực hiện rất ít việc thu âm lại. Đây là một cho những hình ảnh chân thực nhất về thời kỳ đầu của ban nhạc với việc họ tiết kiệm tối đa mọi phương tiện song vẫn đảm bảo việc hòa âm hoàn hảo.Có tận 14 phiên bản của ca khúc "Please Please Me", và 8 trong số đó thuộc về Lennon-McCartney. Đây là một sự kiện hiếm có vào thời kỳ đó khi thường tác giả chỉ viết cho một vài nghệ sĩ nào đó hát[28]. Chính vì lý do này mà The Beatles đã tạo nên thứ "rock 'n' roll kiểu Anh cơ bản"[29]. Chính sự kiện này đã mở ra cánh cửa cho rất nhiều thử nghiệm của Fab Four sau này, từ đó gợi ý cho vô số những nghệ sĩ khác[30]. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, ban nhạc cũng chưa thực sự có sức sáng tạo lớn và họ phải dùng tới 6 ca khúc ngoài để lấp đầy album[29].
Sự cạnh tranh sáng tác giữa John Lennon và Paul McCartney, điều đã xảy ra, dù chỉ chút ít, ngay từ lần gặp đầu tiên của họ vào năm 1957, cũng lấy cảm hứng từ những thần tượng người Mỹ của họ[31]. 2 nhạc sĩ đã viết những giai điệu và ca từ xoay quanh những ca khúc yêu thích của riêng họ. Lennon nói vào năm 1963: "Tất cả những ca khúc hay nhất mà chúng tôi đã viết, những ca khúc mà ai cũng muốn nghe, đều là những ca khúc đồng sáng tác. Đôi khi một nửa phần lời tới từ tôi và Paul sẽ hoàn thành nó. Chúng tôi cứ viết từng từ lần lượt như vậy."[32]
Ca từ nói chung khá đơn giản, theo sát với giai điệu và đề cập thường về tình yêu và các cô gái. Đĩa đơn đầu tay của họ, "Love Me Do"[31], thực tế chỉ xoay quanh 1 ý ngân thành giai điệu "You know I love you/ I'll always be true/ So please, love me do"[33]. Tuy nhiên, thứ cách tân đó lại tránh đi những vết xe đổ của âm nhạc Mỹ trong văn hóa nước Anh thời bấy giờ. Trong "I Saw Her Standing There", McCartney đã viết những câu đầu tiên khá vụng về và kiểu Mỹ "Well she was just seventeen, never been a beauty queen"; Lennon đã sửa chúng bằng cách thay thế phần sau bởi câu "if you know what I mean"[34].
Nội dung của album đầu tay này đã phản ánh đúng tính đa dạng trong quan điểm của The Beatles năm 1963 với một thứ âm nhạc khá hỗn loạn sẵn sàng chơi nhằm phục vụ thị yếu công chúng[35]. Rock 'n' roll trở nên quan trọng với 3 ca khúc "I Saw Her Standing There", "Boys" và "Twist and Shout". Nếu ca khúc đầu tiên là lời mào đầu cho tài năng xuất chúng của Lennon-McCartney, thì 2 ca khúc sau đơn giản là những bản hát lại từ The Shirelles và The Isley Brothers. "Boys" vốn là một ca khúc được thể hiện bởi một nhóm nhạc nữ, tuy nhiên điều đó chẳng khiến The Beatles phải thay đổi trong ca từ: Ringo Starr vẫn hát giọng nam trong câu chuyện về tình yêu với một chàng trai khác[36]. Với "Twist and Shout", bản hát lại của ban nhạc đã dễ dàng vượt mặt bản gốc của The Isley Brothers và trở thành bản hát được biết tới nhiều nhất của ca khúc, tới mức nhiều khi bị ngộ nhận là sáng tác của Lennon-McCartney[37].
Bìa đĩa
Với phần bìa của album, quản lý Brian Epstein muốn ban nhạc sử dụng bức ảnh của Dezo Hoffmann chụp 4 chàng trai tại Abbey Road[38]. Song George Martin, một khách quen của sở thú London, thì lại muốn họ tới đó chụp ảnh. Nhưng ý tưởng của Martin lại sớm bị từ chối: "Mấy thành viên ở sở thú khá khó chịu và họ phản đối. Tôi nghĩ rằng chắc giờ này họ đang phải hối tiếc vì quyết định của mình."[38] Vậy nên nhiếp ảnh gia Angus McBean đã được mời tới để chụp The Beatles tại trụ sở của EMI[39].Sau này, vào năm 1969, theo ý của John Lennon, một bức ảnh chụp cho "dự án Get Back" đã được chụp phỏng theo ảnh bìa của chính Please Please Me. Đó là một bức ảnh chụp cả 4 Beatle tại cùng chỗ đó, với nguyên thứ tự, chỉ khác đã là 6 năm sau với mỗi người những bộ râu và chùm tóc dài. Cuối cùng, dự án đã được đặt tên lại và trở thành một phần của album Let It Be. Bức ảnh chụp năm 1969 được chỉnh sửa và được cho vào trong bộ album tuyển tập The Beatles 1962–1966 và The Beatles 1967–1970, phát hành vào năm 1973[14].
Phần bìa sau của album có một dòng giới thiệu ngắn gọn của Tony Barrow trong buổi giới thiệu The Beatles lần đầu tiên trước báo chí: "George Martin chưa bao giờ sai lầm khi chọn những ca khúc của The Beatles. Những nhạc sĩ, như John Lennon và Paul McCartney, hoàn toàn có đủ khả năng để luôn đảm bảo đưa những đĩa đơn của họ lên đỉnh cao, như bây giờ cho tới tận năm 1975!"[22]
Những bản phát hành đầu tiên của album được ra mắt khi Parlophone chưa thay logo. Những bản phát hành này trở nên hiếm sau này khi chỉ 1 tháng sau, nhãn đĩa thực hiện việc thay đổi logo khi biến biểu tượng của hãng từ màu vàng trên nền đen thành màu đen trên nền vàng[40]. Ấn bản logo gốc được tái bản lại trong lần chỉnh âm vào năm 2009.
Bìa của Please Please Me là một trong những bìa album được hãng đồ chơi của Đan Mạch, Lego, thể hiện trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập của hãng[41].
Danh sách ca khúc
Toàn bộ ca khúc đều được soạn và sáng tác bởi Lennon-McCartney, sáng tác khác được ghi chú bên cạnh.Mặt A | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
STT | Tên bài hát | Hát chính | Thời lượng | |||||||
1. | "I Saw Her Standing There" | Paul McCartney | 2:54 | |||||||
2. | "Misery" | Lennon và McCartney | 1:49 | |||||||
3. | "Anna (Go to Him)" (Arthur Alexander) | John Lennon | 2:57 | |||||||
4. | "Chains" (Gerry Goffin, Carole King) | George Harrison | 2:26 | |||||||
5. | "Boys" (Luther Dixon, Wes Farrell) | Ringo Starr | 2:27 | |||||||
6. | "Ask Me Why" | Lennon | 2:26 | |||||||
7. | "Please Please Me" | Lennon và McCartney | 2:03 |
Mặt B | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
STT | Tên bài hát | Hát chính | Thời lượng | |||||||
1. | "Love Me Do" | McCartney và Lennon | 2:23 | |||||||
2. | "P.S. I Love You" | McCartney | 2:04 | |||||||
3. | "Baby It's You" (Mack David, Barney Williams, Burt Bacharach) | Lennon | 2:40 | |||||||
4. | "Do You Want to Know a Secret" | Harrison | 1:59 | |||||||
5. | "A Taste of Honey" (Bobby Scott, Ric Marlow) | McCartney | 2:03 | |||||||
6. | "There's a Place" | Lennon và McCartney | 1:51 | |||||||
7. | "Twist and Shout" (Phil Medley, Bert Russell) | Lennon | 2:37 |
Phát hành và đón nhận của công chúng
Đánh giá chuyên môn | |
---|---|
Nguồn đánh giá | |
Nguồn | Đánh giá |
Allmusic | [43] |
BBC | (tích cực)[44] |
Pitchfork Media | (9.5/10)[45] |
Q | [46] |
The Telegraph | [47] |
Consequence of Sound | [48] |
Rolling Stone | (không đánh giá)[49] |
The Rolling Stone Album Guide | [50] |
Tại Mỹ, nhãn đĩa Vee Jay phát hành album dưới tên gọi Introducing… The Beatles, phát hành vào ngày 10 tháng 1 năm 1964, tức là gần một năm sau kể từ ngày Please Please Me và tương tự như lúc The Beatles thực hiện album thứ ba của họ. Vì tại Mỹ các album thường chỉ có 12 ca khúc, nên "Ask Me Why" và "Please Please Me" bị loại bỏ vì đã phát hành đĩa đơn[54]. Đây cũng là ấn bản duy nhất tại Mỹ được The Beatles tái bản nhân dịp phát hành catalog chỉnh âm vào năm 1987. 10 trên tổng số 12 ca khúc được cho vào các bản EP phát hành tại đây: Twist and Shout, The Beatles' Hits, The Beatles (No. 1) và All My Loving. Twist and Shout trở thành album bán chạy nhất năm 1963 và là bản EP bán chạy nhất lịch sử âm nhạc Anh[55].
Tháng 4 năm 1963, cây bút Allen Evans viết trên tờ New Musical Express rằng Please Please Me là "14 ca khúc kỳ lạ, với chất giọng năng nổ đã nhanh chóng đưa nhóm nhạc từ Liverpool tới đỉnh cao." Ông cũng giành những lời khen cho riêng George Harrison "một tay guitar hơn hẳn mặt bằng chung". Ngày 20 tháng 4, Ray Coleman và Laurie Henshaw ghi chép cho tờ Melody Maker nói album là của "những tay guitar kiệt xuất với chất giọng tươi vui", kèm với đó là lời miêu tả cho một sản phẩm thương mại thành công và một tương lai hứa hẹn chờ đón ban nhạc[38].
Gần hơn, vào năm 2003, tạp chí Rolling Stone đã xếp album ở vị trí số 39 trong danh sách 500 album vĩ đại nhất[56]. Đây là album thứ 6 của The Beatles có vinh dự nằm trong danh sách này. Rolling Stone cũng cho 2 ca khúc của album vào danh sách 500 bài hát vĩ đại nhất, đó là "I Saw Her Standing There" ở vị trí 140 và "Please Please Me" ở vị trí số 184[57].
Theo Roy Carr và Tony Tyler, "Ngày nay, có thể album đã hơi lỗi thời, dù cho tính tươi vui và sự nhiệt huyết vẫn luôn tràn đầy"[58]. Còn với Rolling Stone, The Beatles đã tạo nên vào năm 1963 "ý tưởng của một ban nhạc rock điển hình, với việc tự sáng tác và tự chơi các nhạc cụ của mình"[59]. Allmusic nhận xét: "Kể cả sau bao nhiêu thập kỷ, album còn vẫn như mới được phát hành", các bản thu vẫn rất "ấn tượng" còn các ca khúc thực sự "phấn khích"[60]. Mike Diver của đài BBC cho rằng Please Please Me dù không phải là album bán chạy nhất cũng như là album xuất sắc nhất của The Beatles, song quãng thời gian dài mà nó ngự trị tại các bảng xếp hạng chính là lời phản pháo cho những lời nhận xét của hãng Decca khi cho rằng thời của các "ban nhạc chơi guitar" đã chấm dứt[61]. Nhà báo Daniel Ichbiah thì nêu ý kiến, rằng cho dù album chỉ là một nét nhỏ trong sự nghiệp lẫy lừng của ban nhạc, nhất là khi so sánh với Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band hay Abbey Road, thì nó vẫn có quyền tự hào vì nó đã mở ra thời kỳ Beatlemania[62].
John Lennon trả lời phỏng vấn vào năm 1976: "Đó là lần đầu tiên trong đời chúng tôi làm việc với phòng thu và chúng tôi chỉ muốn làm trong 12 tiếng đồng hồ vì sợ tốn kém. Album này khá gần với những gì chúng tôi thể hiện trước công chúng, vì chúng là những ca khúc chúng tôi vẫn hát ở Hamburg và Liverpool. Dĩ nhiên là nó không có không khí live với tiếng hò reo và bước chân nhưng mà với nó, người ta đã biết thế nào là những Beatle khéo léo..."[9]
Thành phần tham gia sản xuất
Theo Mark Lewisohn[63].- The Beatles
- John Lennon – hát bè, hát chính và hát nền; guitar điện và acoustic; harmonica; tay vỗ.
- Paul McCartney – hát bè, hát chính và hát nền; bass; tay vỗ.
- George Harrison – guitar điện và acoustic; hát chính trong "Chains" và "Do You Want to Know a Secret"; tay vỗ.
- Ringo Starr – trống, sắc xô, maracas; tay vỗ; hát chính trong "Boys".
- Nghệ sĩ khác
- George Martin – piano trong "Misery", celesta trong "Baby It's You".
- Andy White – trống trong "P.S. I Love You" và "Love Me Do".
Xếp hạng
Bảng xếp hạng | Năm | Vị trí cao nhất |
---|---|---|
UK Albums Chart[64] | 1963 | 1 |
Lịch sử phát hành
Nơi phát hành | Ngày | Nhãn đĩa | Định dạng | Mã |
---|---|---|---|---|
Anh | 22 tháng 3 năm 1963 | Parlophone | Mono, LP | PMC 1202 |
Stereo, LP | PCS 3042 | |||
Mỹ | 26 tháng 2 năm 1987 | Capitol Records | Mono, LP | C1 46435 |
Stereo, LP | ||||
Cassette | C4 46435 | |||
CD | CDP 7 46435 2 | |||
Toàn thế giới | 9 tháng 9 năm 2009 | Apple Records | CD stereo chỉnh âm | 0946 3 82416 2 1 |
CD mono chỉnh âm | ||||
16 tháng 11 năm 2010 | iTunes Store | Nhạc số |
Tham khảo
- (tiếng Pháp) The Beatles (2000). The Beatles Anthology. Seuil. ISBN 2-02-041880-0. Đã bỏ qua tham số không rõ
|total pages=
(trợ giúp) - Bill Harry (1992). The Ultimate Beatles Encyclopedia. London: Virgin Books. ISBN 0-86369-681-3. Đã bỏ qua tham số không rõ
|langue=
(trợ giúp) - (tiếng Pháp) Tim Hill (2008). The Beatles, Quatre garçons dans le vent. Paris: Place des Victoires. ISBN 978-2-84459-199-9. Đã bỏ qua tham số không rõ
|traducteur=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|total pages=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|first edition=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|préface=
(trợ giúp) - (tiếng Pháp) Daniel Ichbiah (2009). Et Dieu créa les Beatles. Les Cahiers de l'Info. ISBN 978-2-9166-2850-9. Đã bỏ qua tham số không rõ
|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|total pages=
(trợ giúp) - (tiếng Pháp) Daniel Lesueur (1997). Les Beatles, la discographie définitive. Alternatives & Parallèles. ISBN 2-86227-138-1. Đã bỏ qua tham số không rõ
|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|total pages=
(trợ giúp) - Mark Lewisohn (1988). The Beatles, Recording Sessions. New York: Harmony Books. ISBN 0-517-57066-1. Đã bỏ qua tham số không rõ
|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|total pages=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|préface=
(trợ giúp) - Geoff Emerick (2006). Here, There and Everywhere, My Life Recording The Music of The Beatles. London: Gotham Books. ISBN 978-1-592-40269-4. Đã bỏ qua tham số không rõ
|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|total pages=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|préface=
(trợ giúp) - (tiếng Pháp) Ian MacDonald (2010). Revolution in the Head, les enregistrements des Beatles et les sixties. Le Mot et le Reste. ISBN 978-2-360540082.
- George Martin (1994). Summer of Love, The Making of Sgt Pepper. Little, Brown. ISBN 0-316-54783-2. Đã bỏ qua tham số không rõ
|langue=
(trợ giúp) - (tiếng Pháp) Mojo (2004). The Beatles, 1961–1970, dix années qui ont secoué le monde. Éditions de Tournon. ISBN 2-914237-35-9. Đã bỏ qua tham số không rõ
|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|total pages=
(trợ giúp) - (tiếng Pháp) Philip Norman (2010). John Lennon, une vie. Paris: Robert Laffont. ISBN 978-2-221-11516-9. Đã bỏ qua tham số không rõ
|traducteur=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|total pages=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|first edition=
(trợ giúp) - (tiếng Pháp) François Plassat (2010). Paul McCartney, l'empreinte d'un géant. Paris: JBz & Cie. ISBN 978-2-75560-651-5. Đã bỏ qua tham số không rõ
|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|total pages=
(trợ giúp) - (tiếng Pháp) Steve Turner (2006). L'intégrale Beatles, les secrets de toutes leurs chansons. Hors Collection. ISBN 2-258-06585-2. Đã bỏ qua văn bản “total pages288” (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ
|traducteur=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|langue=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|first edition=
(trợ giúp)
Nguồn
- ^ Daniel Ichbiah 2009, tr. 17
- ^ François Plassat 2010, tr. 20–21
- ^ a b Daniel Ichbiah 2009, tr. 24
- ^ François Plassat 2010, tr. 19
- ^ « The Beatles' Hamburg Recordings on Record », 1994, University Columbia
- ^ Mark Lewisohn 1988, tr. 18–20
- ^ Mark Lewisohn 1988, tr. 23–24
- ^ « The Beatles on Tour 1963 to 1966 », Dave Dermon, 2008
- ^ a b c d e The Beatles 2000, tr. 92–93
- ^ a b c d e f g h Mark Lewisohn 1988, tr. 24
- ^ Daniel Ichbiah 2009, tr. 30
- ^ Daniel Ichbiah 2009, tr. 27
- ^ Mark Lewisohn 1988, tr. 23
- ^ a b Daniel Ichbiah 2009, tr. 32
- ^ Ian MacDonald 2010, tr. 59
- ^ Bill Harry 1992, tr. 265
- ^ Tim Hill 2008, tr. 29
- ^ George Martin 1994, tr. 77
- ^ « A Daily Summmary of the Winter 1962-1963 », Mike Tullett. Consulté le 31 août 2010.
- ^ a b Mark Lewisohn 1988, tr. 26
- ^ Please Please Me, phim tài liệu, Apple, 2009
- ^ a b Livret de l'album Please Please Me, Apple, 2009, Bản mẫu:P.
- ^ Q, The Beatles Collectors Limited Edition, tr.38
- ^ Mark Lewisohn 1988, tr. 21
- ^ a b c Mark Lewisohn 1988, tr. 28
- ^ Geoff Emerick 2006, tr. 60
- ^ Steve Turner 2006, tr. 22
- ^ a b François Plassat 2010, tr. 26
- ^ a b Steve Turner 2006, tr. 33
- ^ Steve Turner 2006, tr. 21
- ^ a b Steve Turner 2006, tr. 30
- ^ « Beatles Interview: Pop Chat », 30 tháng 7 năm 1963, The Beatles Ultimate Experience
- ^ Steve Turner 2006, tr. 37
- ^ Steve Turner 2006, tr. 30–31
- ^ Steve Turner 2006, tr. 29
- ^ Philip Norman 2010, tr. 235–236
- ^ {« Twist and Shout », The Beatles Bible
- ^ a b c Mojo 2004, tr. 58
- ^ Daniel Ichbiah 2009, tr. 31
- ^ Daniel Lesueur 1997, tr. 49
- ^ Lego (12 tháng 11 năm 2010). “21 Awesome Lego Album Covers (PICS)”. Blender. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
- ^ Calkin 2001
- ^ Erlewine, Stephen Thomas. “The Beatles: Please Please Me > Review”. Allmusic.
- ^ Diver, Mike. “The Beatles Please Please Me Review”. BBC.
- ^ Ewing, Tom. “The Beatles: Please Please Me”. Pitchfork Media.
- ^ “Review: The Beatles Please Please Me”. Q.
- ^ McCormick, Neil (4 tháng 9 năm 2009). “The Beatles - Please Please Me, review”. The Telegraph. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2011.
- ^ Kelley, Aaron (14 tháng 9 năm 2009). “Album Review: The Beatles – Please Please Me [Remastered]”. Consequenceofsound.net. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2011.
- ^ Pond, Steve. “The Beatles: Please Please Me”. Rolling Stone.
- ^ The Beatles | Album Guide | Rolling Stone Music
- ^ Mark Lewisohn 1988, tr. 32
- ^ François Plassat 2010, tr. 28
- ^ Daniel Ichbiah 2009, tr. 40
- ^ « The Beatles on Vee Jay Records », Dermontown
- ^ « E.P. - Twist and Shout », Graham Calkin, 2000
- ^ “500 Greatest albums of all time: Please Please Me - The Beatles”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2012.
- ^ « Rolling Stone Magazine's Top 500 Songs of All Time », Metro Lyrics
- ^ Roy Carr, Tony Tyler, The Beatles, Delville, 1984 (ISBN 2-85922-031-3)
- ^ « The Beatles Biography », Rob Sheffield, Rolling Stone, 2004
- ^ « Please Please Me », Allmusic
- ^ « The Beatles Please Please Me Review}} », BBC
- ^ Daniel Ichbiah 2009, tr. 220
- ^ Lewisohn 1988
- ^ “Chart Stats - The Beatles - Please Please Me”. chartstats.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Tiền nhiệm: Summer Holiday (soundtrack) của Cliff Richard & The Shadows |
UK Albums Chart 11 tháng 5 – 30 tháng 11 năm 1963 |
Kế nhiệm: With the Beatles của The Beatles |
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment