CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 3 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Thế giới phòng chống lao. Năm 1603 – Thiên hoàng Go-Yozei ban tước hiệu Chinh Di đại tướng quân cho Tokugawa Ieyasu, chính thức khởi đầu chính quyền Mạc phủ Tokugawa tại Nhật Bản. Năm 1801 – Sa hoàng Nga Pavel I (hình) bị ám sát trong tẩm điện ở Lâu đài Thánh Micae tại kinh đô Sankt-Peterburg, con ông là Aleksandr I trở thành tân hoàng đế. Năm 1882 – Bác sĩ - nhà sinh học người Đức Robert Koch tuyên bố khám phá ra Mycobacterium tuberculosis, vi khuẩn gây bệnh lao. Năm 1993 – Sao chổi Shoemaker-Levy 9 được phát hiện từ một bức ảnh chụp từ kính viễn vọng Schmidt ở Đài thiên văn Palomar, California, Hoa Kỳ. Năm 2011 – Một trận động đất có chấn tâm ở đông bộ bang Shan của Myanmar khiến 151 người thiệt mạng.
Lao
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Bệnh lao)
Lao | |
---|---|
Phân loại và tư liệu bên ngoài | |
X-quang ngực của một người lao tiên tiến. Nhiễm trùng ở cả hai phổi được đánh dấu bằng mũi tên màu trắng đứng đầu, và sự hình thành của một khoang được đánh dấu bằng mũi tên màu đen. |
|
ICD-10 | A15.–A19. |
ICD-9 | 010–018 |
OMIM | 607948 |
DiseasesDB | 8515 |
MedlinePlus | 000077 000624 |
eMedicine | med/2324 emerg/618 radio/411 |
MeSH | D014376 |
Đối với các định nghĩa khác, xem Lao (định hướng).
Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp.Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỉ người tức 1/3 dân số, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 2 triệu người tử vong, hầu hết ở các nước đang phát triển.
Hầu hết (90%) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, và nếu không điều trị, nó sẽ giết 50% số nạn nhân. Lao là một trong 3 bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất trên thế giới: HIV/AIDS giết 3 triệu người mỗi năm, lao giết 2 triệu, và sốt rét giết 1 triệu.
Sự sao lãng trong các chương trình kiểm soát lao, sự bùng phát của đại dịch HIV/AIDS và việc di dân đã khiến lao trỗi dậy. Các chủng lao kháng đa thuốc (MDR, multiple drug resistant) đang tăng. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao.
Mục lục
Vi khuẩn
Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis (MTB), là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn này phân chia mỗi 16 đến 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác (trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là một chủng E. coli, có thể phân chia mỗi 20 phút). MTB không được phân loại Gram dương hay Gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. Trên mẫu nhuộm Gram, nó nhuộm Gram dương rất yếu hoặc là không biểu hiện gì cả. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần nhưng, trong điều kiện tự nhiên, chỉ có thể phát triển trong sinh vật ký chủ (cấy M. tuberculosis in vitro cần thời gian dài để lấy có kết quả, nhưng ngày nay là công việc bình thường ở phòng xét nghiệm).Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là "trực khuẩn kháng acid" (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine.
Phức hợp M. tuberculosis gồm 3 loài mycobacterium khác có khả năng gây lao: M. bovis, M. africanum và M. microti. Hai loài đầu rất hiếm gây bệnh và loài thứ 3 không gây bệnh ở người.
Bệnh học
Lây truyền
Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22%, nhưng có thể đến 100%). Người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 20 người khác mỗi năm. Các nguy cơ khác bao gồm ra đời ở vùng lao phổ biến, bệnh nhân rối loạn miễn dịch (như HIV/AIDS), cư dân hoặc làm việc ở nơi đông người nguy cơ cao, nhân viên chăm sóc sức khoẻ phục vụ đối tượng có nguy cơ cao, nơi thu nhập kém, thiếu vắng dịch vụ y tế, dân thiểu số nguy cơ cao, trẻ em phơi nhiễm với người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao, người tiêm chích ma tuý.Lây truyền chỉ xảy ra ở người mắc bệnh lao hoạt động (không phải lao tiềm ẩn).
Khả năng lây truyền phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người mắc lao (số lượng tống xuất), môi trường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm và độc lực của vi khuẩn.
Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh ở giai đoạn bệnh hoạt động và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu.
Bệnh sinh
Mặc dù chỉ 10% ca nhiễm vi khuẩn lao tiến triển đến bệnh lao, nhưng tỉ lệ tử vong là 51% nếu không điều trị.Nhiễm lao bắt đầu khi trực khuẩn lao vào đến phế nang, xâm nhiễm vào đại thực bào phế nang và sinh sôi theo cấp số mũ. Vi khuẩn bị tế bào đuôi gai bắt giữ và mang đến hạch lympho vùng ở trung thất, sau đó theo dòng máu đến các mô và cơ quan xa, nơi mà bệnh lao có khả năng phát triển: đỉnh phổi, hạch lympho ngoại biên, thận, não và xương.
Lao được phân loại là trình trạng viêm u hạt. Đại thực bào, lympho bào T, lympho bào B và nguyên bào sợi là các tế bào kết tập lại tạo u hạt, với các lympho bào vây quanh đại thực bào. Chức năng của u hạt không chỉ ngăn cản sự lan toả của mycobacteria, mà còn tạo môi trường tại chỗ cho các tế bào của hệ miễn dịch trao đổi thông tin. Bên trong u hạt, lympho bào T tiết cytokine, như interferon gamma, hoạt hoá đại thực bào và khiến chúng chống nhiễm khuẩn tôt hơn. Lympho T cũng giết trực tiếp các tế bào bị nhiễm.
Điều quan trọng là vi khuẩn không bị u hạt loại trừ hoàn toàn, mà trở nên bất hoạt, tạo dạng nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Nhiễm khuẩn tiềm ẩn chỉ có thể được phát hiện với thử nghiệm da tuberculin - người nhiễm lao sẽ có đáp ứng quá mẫn muộn đối với dẫn xuất protein tinh khiết từ M. tuberculosis.
Một đặc điểm nữa của u hạt ở lao người là diễn tiến đến chết tế bào, còn gọi là hoại tử, ở trung tâm của củ lao. Nhìn bằng mắt thường, củ lao có dạng pho mát trắng mềm và được gọi là hoại tử bã đậu.
Nếu vi khuẩn lao xâm nhập vào dòng máu và lan toả khắp cơ thể, chúng tạo vô số ổ nhiễm, với biểu hiện là các củ lao màu trắng ở mô. Trường hợp này được gọi là lao kê và có tiên lượng nặng.
Ở nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn lúc tăng lúc giảm. Mô hoại tử xơ hoá, tạo sẹo và các khoang chứa chất hoại tử bã đậu. Trong giai đoạn bệnh hoạt động, một số khoang này thông với phế quản và chất hoại tử có thể bị ho ra ngoài, chứa vi khuẩn sống và lây nhiễm sang người khác.
Điều trị với kháng sinh thích hợp có thể tiêu diệt được vi khuẩn và lành bệnh. Vùng bị ảnh hưởng được thay thế bằng mô sẹo.
Tiến triển
Nghiên cứu
Vắc xin BCG có những hạn chế do đó người ta đang nghiên cứu các loại vắc xin TB mới.[1] Một số ứng viên protein hiện đã được thử nghiệm lâm sàng ở pha 1 và 2.[1] Hai phương pháp chính đang được sử dụng là cố gắng cải thiện hiệu quả của các loại vắc xin có sẵn. Phương pháp thứ nhất liên quan đến việc thêm một tiểu đơn vị vắc xin bào BCG, trong khi phương pháp còn lại đang cố gắng tạo ra các loại vắc xin sống mới và tốt hơn.[1]MVA85A, là một loại vắc xin ví dụ cho trường hợp đầu, hiện đang trong vòng thử nghiệm tại Nam Phi, dựa trên một loại vi-rút vaccinia bị biến đổi gen.[2] Các vắc xin được hy vọng là có vai trò quan trọng trong việc điều trị cả giai đoạn ủ và phát bệnh.[3]Để khuyến khích các nghiên cứu đi xa hơn, các nhà nghiên cứu và nhà làm chính sách đang thúc đẩu những mô hình kinh tế mới trong việc phát triển vắc xin, như các giải thưởng, ưu đãi về thuế, và các cam kết thị trường.[4][5] Một số tập đoàn, bao gồm Stop TB Partnership,[6] Tuberculosis Vaccine Initiative Nam Phi, và Aeras Global TB Vaccine Foundation, đã tham gia nghiên cứu.[7] Trong số này, Aeras Global TB Vaccine Foundation đã nhận được một phần thưởng trị giá hơn 280 triệu đô-la từ Bill and Melinda Gates Foundation để phát triển và cấp giấy phép cho một loại vắc xin cải tiến ngừa bệnh lao được sử dụng ở những quốc gia có gánh nặng cao.[8][9]
Ở các động vật khác
Mycobacteria lây nhiễm lên nhiều động vật khác, bao gồm cả chim,[10] động vật gặm nhấm,[11] và bò sát.[12] Phân loài của loài Mycobacterium tuberculosis, dường như iếm khi có mặt trên các loài động vật hoang dã.[13] Một nỗ lực để diệt trừ bệnh lao bò do Mycobacterium bovis trên các đàn gia súc và nai của New Zealand đã tương đối thành công.[14] Những nổ lực như thế ở Anh thì ít thành công hơn.[15][16]Xem thêm
Tham khảo
- ^ a ă â Martín Montañés, C; Gicquel, B (1 tháng 3 năm 2011). “New tuberculosis vaccines.”. Enfermedades infecciosas y microbiologia clinica. 29 Suppl 1: 57–62. doi:10.1016/S0213-005X(11)70019-2. PMID 21420568.
- ^ Ibanga H, Brookes R, Hill P, Owiafe P, Fletcher H, Lienhardt C, Hill A, Adegbola R, McShane H (2006). “Early clinical trials with a new tuberculosis vaccine, MVA85A, in tuberculosis-endemic countries: issues in study design”. Lancet Infect Dis 6 (8): 522–8. doi:10.1016/S1473-3099(06)70552-7. PMID 16870530.
- ^ Kaufmann SH (2010). “Future vaccination strategies against tuberculosis: Thinking outside the box”. Immunity 33 (4): 567–77. doi:10.1016/j.immuni.2010.09.015. PMID 21029966.
- ^ Webber D, Kremer M (2001). “Stimulating Industrial R&D for Neglected Infectious Diseases: Economic Perspectives”. Bulletin of the World Health Organization 79 (8): 693–801.
- ^ Barder O, Kremer M, Williams H (2006). “Advance Market Commitments: A Policy to Stimulate Investment in Vaccines for Neglected Diseases”. The Economists' Voice 3 (3). doi:10.2202/1553-3832.1144.
- ^ Economic, Department of; Affairs, Social (2009). Achieving the global public health agenda : dialogues at the Economic and Social Council. New York: United Nations. tr. 103. ISBN 978-92-1-104596-3.
- ^ Jong, [edited by] Jane N. Zuckerman, Elaine C. (2010). Travelers' vaccines (ấn bản 2). Shelton, CT: People's Medical Pub. House. tr. 319. ISBN 978-1-60795-045-5.
- ^ Bill and Melinda Gates Foundation Announcement (12 tháng 2 năm 2004). “Gates Foundation Commits $82.9 Million to Develop New Tuberculosis Vaccines”.
- ^ Nightingale, Katherine (19 tháng 9 năm 2007). “Gates foundation gives US$280 million to fight TB”.
- ^ Shivaprasad, HL; Palmieri, C (1 tháng 1 năm 2012). “Pathology of mycobacteriosis in birds.”. The veterinary clinics of North America. Exotic animal practice 15 (1): 41–55, v–vi. doi:10.1016/j.cvex.2011.11.004. PMID 22244112.
- ^ Reavill, DR; Schmidt, RE (1 tháng 1 năm 2012). “Mycobacterial lesions in fish, amphibians, reptiles, rodents, lagomorphs, and ferrets with reference to animal models.”. The veterinary clinics of North America. Exotic animal practice 15 (1): 25–40, v. doi:10.1016/j.cvex.2011.10.001. PMID 22244111.
- ^ Mitchell, MA (1 tháng 1 năm 2012). “Mycobacterial infections in reptiles.”. The veterinary clinics of North America. Exotic animal practice 15 (1): 101–11, vii. doi:10.1016/j.cvex.2011.10.002. PMID 22244116.
- ^ Wobeser, Gary A. (2006). Essentials of disease in wild animals (ấn bản 1). Ames, Iowa [u.a.]: Blackwell Publ. tr. 170. ISBN 978-0-8138-0589-4.
- ^ Ryan, TJ; Livingstone, PG, Ramsey, DS, de Lisle, GW, Nugent, G, Collins, DM, Buddle, BM (25 tháng 2 năm 2006). “Advances in understanding disease epidemiology and implications for control and eradication of tuberculosis in livestock: the experience from New Zealand.”. Veterinary microbiology 112 (2-4): 211–9. doi:10.1016/j.vetmic.2005.11.025. PMID 16330161.
- ^ White, PC; Böhm, M, Marion, G, Hutchings, MR (1 tháng 9 năm 2008). “Control of bovine tuberculosis in British livestock: there is no 'silver bullet'.”. Trends in microbiology 16 (9): 420–7. doi:10.1016/j.tim.2008.06.005. PMID 18706814.
- ^ Ward, AI; Judge, J, Delahay, RJ (1 tháng 1 năm 2010). “Farm husbandry and badger behaviour: opportunities to manage badger to cattle transmission of Mycobacterium bovis?”. Preventive veterinary medicine 93 (1): 2–10. doi:10.1016/j.prevetmed.2009.09.014. PMID 19846226.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Lao |
- Chuyên trang Lao của WHO
- Chuyên trang Lao của Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương, Bộ Y tế Việt Nam
Thể loại:
Paven I của Nga, còn được chép là Paul I hay Pavel I (tiếng Nga: Па́вел I Петро́вич; Pavel Petrovich) (1 tháng 10 [cũ 20 tháng 9] năm 1754 – 23 tháng 3 [cũ 11 tháng 3] năm 1801) là Hoàng đế Nga từ năm 1796 đến năm 1801. Trong triều đại mình, Pavel đã bãi bỏ nhiều chính sách của tiên đế Ekaterina II.
Tỷ như công cuộc canh tân lực lượng Quân đội Nga của Ekaterina II đã bị
Pavel I xóa bỏ, thay vì đó ông huấn luyện ba quân theo mô hình Quân đội Phổ của vua Friedrich II Đại Đế.[1] Ông còn tham gia liên minh chống Anh với Napoléon Bonaparte, gây tổn hại đến quyền lợi quý tộc Nga. Đây là giọt nước làm tràn ly: tháng 3 năm 1801 Paven I bị Thái tử Alếchxăngđrơ (tức Sa hoàng Alếchxăngđrơ I) giết ngay trong cung điện.[2]
Ngay từ lúc còn nằm nôi, Paven đã bị tước đoạt khỏi tay mẹ mình bởi nữ hoàng Êlidavéta - người đã vô tình làm hại đến sức khỏe của cậu bằng một lòng thương không đúng chỗ. Có những thông tin cho rằng Pavel là một đứa trẻ xấu xí từ lúc còn nhỏ[3], tuy nhiên cũng có những báo cáo cho rằng lúc nhỏ cậu rất đẹp trai và khỏe mạnh. Khuôn mặt xấu xí của Pavel những năm sau đó là hậu quả của một trận sốt Rickettsia vào năm 1771. Đồng thời cũng có những thông tin (ví dụ như ý kiến của John Hobart, Đại sứ Anh đề xuất vào năm 1764) cho rằng mẹ của Pavel, nữ hoàng Êkatêrina II rất ghét cậu và bà đã cố gắng lắm để không giết cậu ngay từ lúc còn nhỏ, với nỗi sợ rằng Pavel sẽ ám hại mình để cướp ngôi. Tuy nhiên, những ý kiến khác lại cho rằng bản thân Ekaterina rất yêu thương trẻ con vì vậy bà hẳn phải đối xử tốt với con trai Pavel của mình. Thực chất Pavel đã được giao cho Nikita Ivanovich Panin - một cận thần tin cậy của Êkatêrina - cùng với nhiều gia sư tài giỏi chăm sóc và dạy dỗ.
Tuy nhiên Êkatêrina đã gặp nhiều rắc rối khi mai mối Paven với Wilhelmina Louisa (sau đó nhận cái tên Nga là "Natatlia Alếchxâyépna"), con gái của lãnh chúa xứ Hess-Datmstadt Ludwig IX vào năm in 1773, và cho phép Paven tham gia triều chính để Paven quen với công việc triều đình. Poroshin - gia sư của Paven - thường xuyên phàn nàn rằng Paven luôn tỏ ra vội vã và ăn nói, hành động thiếu suy nghĩ.
Tuy mẹ của ông đã chuyển ông ra khỏi Triều đình Nga và giữ ông ở khoảng cách xa, những hành động của bà không thể được xem là không tử tế. Việc tên của ông được sử dụng bởi thủ lĩnh quân nổi dậy Yemyelyan Ivanovich Pugachyov, người giả làm vua cha Pyotr III của ông, đã làm cho tình thế của Pavel khó khăn hơn. Khi đứa con đầu tiên của ông ra đời vào năm 1777, Ekaterina II đã ban cho ông lãnh địa ở Pavlovsk. Pavel và vợ được phép đi du hành xuyên Tây Âu vào những năm 1781–1782. Năm 1783, Ekaterina II lại ban cho ông một lãnh địa khác ở Gatchina, ở đây ông được phép duy trì một lữ đoàn quân đội mà chính ông huấn luyện theo mô hình Phổ mà khi đó vẫn còn chưa trở nên phổ biến. Bản thân ông cũng vận quân phục của lực lượng Quân đội Phổ của vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786).[1]
Pavel I của Nga
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pavel I Па́вел I |
||
---|---|---|
Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của tất cả nước Nga | ||
Tại vị | 6 tháng 11 năm 1796 – 23 tháng 3 năm 1801 | |
Tiền nhiệm | Êkatêrina II | |
Kế nhiệm | Alếchxăngđrơ I | |
Thông tin chung | ||
Phối ngẫu | Wilhelmina Louisa xứ Hesse-Darmstadt Sophie Dorothea xứ Württemberg |
|
Hậu duệ |
|
|
Hoàng tộc | Họ Holstein-Gottorp-Romanov | |
Thân phụ | Piốt III | |
Thân mẫu | Êkatêrina II | |
Sinh | ngày 1 tháng 10 [cũ ngày 20 tháng 9] năm 1754 Xanh Pêtécbua |
|
Mất | ngày 23 tháng 3 [cũ ngày 11 tháng 3] năm 1801 Lâu đài Thánh Mikhailov |
Mục lục
Tuổi thơ
Paven I được sinh ra tại lâu đài của nữ hoàng Êlidavéta tại kinh đô Sankt-Peterburg. Ông là con trai của Đại Công tước Nga Piốt Phếtđotôvích (cháu gọi Êlidavéta bằng dì và cũng là người thừa kế ngai vàng của bà, về sau trở thành Hoàng đế Piốt III) với Đại Công nương Êkatêrina Alếchxâyépna (về sau trở thành nữ hoàng Êkatêrina II). Trong hồi ký của mình, nữ hoàng Êkatêrina II lại cho rằng Pavel không phải là con trai của bà với Piốt III, mà là với người tình Xécgây Xantikốp. Những người ủng hộ Ekaterina II cho rằng Piốt III là một người vô sinh, thậm chí ông ta không thể quan hệ tình dục với Êkatêrina cho đến khi thực hiện một cuộc phẫu thuật chữa trị căn bệnh này. Mặc dù câu chuyện này phần nhiều được cái đối thủ chính trị của Paven ủng hộ, nhằm mục đích tạo sự nghi ngờ về nguồn gốc kế vị chính thống của Pavel. Thật ra dung mạo của Pavel rất giống Piốt III, vì vậy nhiều người vẫn tin rằng Pavel chính là con ruột của Piốt.Ngay từ lúc còn nằm nôi, Paven đã bị tước đoạt khỏi tay mẹ mình bởi nữ hoàng Êlidavéta - người đã vô tình làm hại đến sức khỏe của cậu bằng một lòng thương không đúng chỗ. Có những thông tin cho rằng Pavel là một đứa trẻ xấu xí từ lúc còn nhỏ[3], tuy nhiên cũng có những báo cáo cho rằng lúc nhỏ cậu rất đẹp trai và khỏe mạnh. Khuôn mặt xấu xí của Pavel những năm sau đó là hậu quả của một trận sốt Rickettsia vào năm 1771. Đồng thời cũng có những thông tin (ví dụ như ý kiến của John Hobart, Đại sứ Anh đề xuất vào năm 1764) cho rằng mẹ của Pavel, nữ hoàng Êkatêrina II rất ghét cậu và bà đã cố gắng lắm để không giết cậu ngay từ lúc còn nhỏ, với nỗi sợ rằng Pavel sẽ ám hại mình để cướp ngôi. Tuy nhiên, những ý kiến khác lại cho rằng bản thân Ekaterina rất yêu thương trẻ con vì vậy bà hẳn phải đối xử tốt với con trai Pavel của mình. Thực chất Pavel đã được giao cho Nikita Ivanovich Panin - một cận thần tin cậy của Êkatêrina - cùng với nhiều gia sư tài giỏi chăm sóc và dạy dỗ.
Tuy nhiên Êkatêrina đã gặp nhiều rắc rối khi mai mối Paven với Wilhelmina Louisa (sau đó nhận cái tên Nga là "Natatlia Alếchxâyépna"), con gái của lãnh chúa xứ Hess-Datmstadt Ludwig IX vào năm in 1773, và cho phép Paven tham gia triều chính để Paven quen với công việc triều đình. Poroshin - gia sư của Paven - thường xuyên phàn nàn rằng Paven luôn tỏ ra vội vã và ăn nói, hành động thiếu suy nghĩ.
Tuổi trẻ
Sau khi người vợ đầu tiên của ông chết trong khi sinh, mẹ ông đã sắp đặt cho ông một đám cưới khác, tổ chức vào ngày 7 tháng 10 năm 1776, với quận chúa xinh đẹp Sophie Dorothea của Württemberg. Sau khi cưới, bà lấy tên mới là Maria Feodorovna. Sau đó, ông bắt đầu tham gia vào một số âm mưu. Ông tin rằng mình và mục tiêu của những mưu đồ ám sát. Ông còn nghi ngờ cả mẹ mình có ý định giết mình, và một lần ông đã công khai buộc tội bà đã làm cho thủy tinh vỡ lẫn vào trong thức ăn của ông.Tuy mẹ của ông đã chuyển ông ra khỏi Triều đình Nga và giữ ông ở khoảng cách xa, những hành động của bà không thể được xem là không tử tế. Việc tên của ông được sử dụng bởi thủ lĩnh quân nổi dậy Yemyelyan Ivanovich Pugachyov, người giả làm vua cha Pyotr III của ông, đã làm cho tình thế của Pavel khó khăn hơn. Khi đứa con đầu tiên của ông ra đời vào năm 1777, Ekaterina II đã ban cho ông lãnh địa ở Pavlovsk. Pavel và vợ được phép đi du hành xuyên Tây Âu vào những năm 1781–1782. Năm 1783, Ekaterina II lại ban cho ông một lãnh địa khác ở Gatchina, ở đây ông được phép duy trì một lữ đoàn quân đội mà chính ông huấn luyện theo mô hình Phổ mà khi đó vẫn còn chưa trở nên phổ biến. Bản thân ông cũng vận quân phục của lực lượng Quân đội Phổ của vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786).[1]
Lên ngôi
Ít lâu sau khi lên ngôi, Pavel bãi bỏ mạnh mẽ nhiều chính sách của mẹ mình. Dù ông kết tội rất nhiều người theo chủ nghĩa Jacobin và đày ải những người có tội danh đơn giản là "mặc trang phục Paris" hay "đọc sách Pháp", ông lại cho phép người chỉ trích Ekaterina nổi tiếng nhất, Radishchev, trở về từ nơi đày ải Siberia.Hình ảnh
-
Pavel Petrovich as a Child (1761), by Fedor Rokotov
-
The rooms of Gatchina palace where Grand Duke Paul spent his youth
-
EaglePaul.jpg
State Arms under Emperor Paul, incorporating the cross of the Order of Malta, circa 1800
Tổ phụ
[hiện]Tổ tiên của Pavel I của Nga |
---|
Xem thêm
Chú thích
- ^ a b Philip J. Haythornthwaite, The Russian army of the Napoleonic Wars, Tập 2, trang 3
- ^ Lê Vinh Quốc, Nguyễn Thị Thư, Lê Phụng Hoàng, trang 152-154
- ^ Lê Vinh Quốc, Lê Phụng Hoàng, Nguyễn Thị Thư, trang 77
Tài liệu tham khảo
- A reasonable and balanced picture of Paul I, can be gained from: Hugh (Ed) Paul I: A reassessment of His Life and Reign, University Center for International Studies, University of Pittsburgh, 1979 [cần dẫn nguồn]
- For Paul's early life: K. Waliszewski, Autour d'un trone (Paris, 1894), or the English translation, The Story of a Throne (London, 1895), and P. Morane, Paul I. de Russie avant l'avenement (Paris, 1907)
- For Paul's reign: T. Schiemann, Geschichte Russlands unter Nikolaus I (Berlin, 1904), vol. i. and Die Ermordung Pauls, by the same author (Berlin, 1902)
- Other readings: (in Russian) V.V.Uzdenikov. Monety Rossiyi XVIII-nachala XX veka (Russian coinage from XVIII to the beginning of XX century). Moscow - 1994. ISBN 5-87613-001-X
Nga hoàng Paven I
Nhánh thứ của Dòng họ Ônđenbuốc
Sinh: 1 October 1754 Mất: 23 March 1801 |
||
Hiệu | ||
---|---|---|
Tiền nhiệm: Êkatêrina II |
Hoàng đế Nga 6 tháng 11 năm 1796 – 23 tháng 3 năm 1801 |
Kế nhiệm: Alếchxăngđrơ I |
Quý tộc Đức | ||
Tiền vị: Karl Peter Ulrich |
Công tước của Schleswig-Holstein-Gottorp 1762–1773 |
Cắt cho Vương quốc Đan Mạch |
Tiền vị: Christian |
Bá tước Ônđenbuốc 1773 |
Kế vị Friedrich August |
Danh hiệu | ||
Tiền vị: Ferdinand von Hompesch zu Bolheim |
Grand Master of the Knights Hospitaller 1798–1801 |
Kế vị Nikolay Saltykov |
Russian royalty | ||
Tiền nhiệm: Piốt III của Nga |
Heir to the Russian Throne 1762–1796 |
Kế nhiệm: Alếchxăngđrơ I của Nga |
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Pavel I của Nga |
- http://www.alexanderpalace.org/palace/Paul.html
- (tiếng Nga) Pavel I - Prince of Gatchina. Digest & "Bednyy, bednyy Pavel". Film Vitaliy Melnikov about Paul I of Russia
- Tsar Paul and the Question of Madness by Hugh Ragsdale
- Godunov to Nicholas II by Saul Zaklad
|
Thể loại:
Động đất Myanma 2011 là một trận động đất 6,8 độ Mw xảy ra vào ngày 24 tháng 3 có tâm chấn ở phía động bang Shan, Myanma sâu 10 kilômét (6,2 dặm).[2] Có 2 dư chấn với cường độ 4,8 và 5,4[3] và một loạt dư chấn nhỏ khoảng 5,0 độ. Thành phố lớn nhất nằm cách tâm chấn 70 kilômét (43 dặm) là Chiang Rai, Mae Sai và Kengtung của Thái Lan.[4]
Một chuyên gia vật lý địa cầu của Việt Nam cho rằng trận động đất này có liên quan tới động đất Tohoku 2011.[8] Song, một số chuyên gia khác bảo động đất Myanma và động đất Tohoku không có mối liên hệ gì với nhau.[9][10]
Sáng sớm hôm sau, khi các báo cáo được cập nhật, số người thiệt mạng ở Myanma tăng lên đến 24, và ở Thái Lan còn thêm một người nữa. Các quan chức cảnh báo rằng số người chết có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng.[13] Sau đó, số người chết được thống kế là 74 ở Myanmar và 1 ở Thái Lan,[14][15] ít nhất 111 người khác bị thương và khoảng 100 người đã mất tích. Riêng ở Tarlay, giữa Tachileik và Mong Hpyak, đã có ít nhất là 40 người thiệt mạng trong 130 ngôi nhà bị sập. Sụt đất sâu 1,5 mét đã quan sát được ở đây.[16]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Sơ khai tiểu sử
- Bài cần nguồn tham chiếu bổ sung
- Hoàng đế Nga
- Người Nga theo Chính thống giáo
- Nhà Holstein-Gottorp-Romanov
- Người Saint Petersburg
- Hoàng đế Nga bị ám sát
- Sinh 1754
- Mất 1801
- Hoàng đế theo Chính thống giáo
- Mai táng tại nhà thờ thánh Pyotr và Pavlov, Saint Petersburg
Động đất Myanma 2011
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động đất Myanma 2011 | |
---|---|
Ngày | 20:25:23, 24 tháng 3, 2011 (+06:30) |
Thời gian xảy ra | 1 phút |
Độ lớn | 6,8 Mw |
Độ sâu | 10 km (6,21 mi) |
Tâm chấn | 20,705°B 99,949°ĐTọa độ: 20,705°B 99,949°Đ |
Quốc gia và vùng chịu ảnh hưởng |
Myanmar (chủ yếu) Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Việt Nam |
Cường độ lớn nhất | Mercalli IX |
Thương vong | Ít nhất 150 người chết, trên 200 người bị thương, khoảng 30 người mất tích [1] |
Địa chất
Động đất đã xảy ra ở một khu vực có kiến tạo địa chất phức tạp và do mảng Ấn-Úc trượt về phía Bắc và va chạm với mảng Á-Âu. Va chạm tương tự như vậy đã từng tạo thành dãy núi Arakan Yoma. Ở khu vực có nhiều va chạm địa chất này, nhiều sự dịch chuyển kéo theo việc đứt gãy Sagaing - bộ phận chính của một đứt gãy trượt chạy ngang qua miền tây và miền trung Myanmar - di chuyển theo hướng bắc-nam. Phần còn lại của đứt gãy lớn này góp phần tạo ra biến dạng phân bố ở phía đông Myanma và Thái Lan, lan sang cả Lào. Biến dạng này góp phần kéo theo sự dịch chuyển theo hướng tây nam-đông bắc của đứt gãy trượt phía bên trái.[2] Các đứt gãy sát với tâm chấn của trận động đất là Mae Chan và Nam Ma.[5] Cơ chế đứt gãy của trận động đất Myanma 2011 phù hợp với chuyển động phần trái của một trong các đứt gãy nói trên,[2] dịch ra khỏi các khu vực hoạt động động đất chính ở Myanma.[6] Những trận động đất đáng chú ý từng xảy ra ở khu vực này là Động đất Vân Nam 2011 và Động đất Lào 2007.[7]Một chuyên gia vật lý địa cầu của Việt Nam cho rằng trận động đất này có liên quan tới động đất Tohoku 2011.[8] Song, một số chuyên gia khác bảo động đất Myanma và động đất Tohoku không có mối liên hệ gì với nhau.[9][10]
Thiệt hại
Các báo cáo ban đầu cho rằng có ít nhất 10 người, trong đó có cả trẻ em, thiệt mạng do đất lở ở thị trấn Tachileik, Tarpin (phía bắc Tachileik), đều là các địa phương ở bang Shan, tây bắc Myanma[11] Một người thiệt mạng ở Mae Sai, Thái Lan, gần biên giới với Myanma.[12] Ít nhất có 3 người ở Myanma bị thương.Sáng sớm hôm sau, khi các báo cáo được cập nhật, số người thiệt mạng ở Myanma tăng lên đến 24, và ở Thái Lan còn thêm một người nữa. Các quan chức cảnh báo rằng số người chết có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng.[13] Sau đó, số người chết được thống kế là 74 ở Myanmar và 1 ở Thái Lan,[14][15] ít nhất 111 người khác bị thương và khoảng 100 người đã mất tích. Riêng ở Tarlay, giữa Tachileik và Mong Hpyak, đã có ít nhất là 40 người thiệt mạng trong 130 ngôi nhà bị sập. Sụt đất sâu 1,5 mét đã quan sát được ở đây.[16]
Các nơi khác
Nhiều tòa nhà cao tầng ở Chiang Rai, Mãnh Hải (Vân Nam), Nam Ninh (Quảng Tây), và Hà Nội (Việt Nam) bị rung lắc.[17][18] Ít nhất có một cây cầu ở Myanma bị sập.[19] Tổng cộng, có khoảng 390 ngôi nhà ở, 14 tu viện và 9 trụ sở chính quyền bị phá hủy. Ở Monglin, ít nhất 128 ngôi nhà đã bị hư hỏng.[20] Theo ước lượng của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (UGSS), mức thiệt hại cuối cùng của trận động đất này có thể vào khoảng 100 triệu dollar Mỹ.[21]Tham khảo
- ^ “Powerful quake in NE Myanmar kills more than 70”. The Associated Press. 25 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- ^ a b c Magnitude 6.8 – MYANMAR
- ^ Earthquakes, USGS. “Magnitude 5.4 – MYANMAR”. United States Geological Survey. Earthquake Hazards Program. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
- ^ “North-east Burma hit by two 7.0 magnitude earthquakes”. BBC. 24 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
- ^ Morley, C.K. (2007). “Variations in Late Cenozoic–Recent strike-slip and oblique-extensional geometries, within Indochina: The influence of pre-existing fabrics”. Journal of Structural Geology 29 (1). doi:10.1016/j.jsg.2006.07.003. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- ^ Hazard Risk Profile, ASEAN. “Earthquake”. Post Nargis Knowledge Management Portal. Disaster Risk Management. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
- ^ USGS, May 16, 2007. “M6.3 – Laos”. United States Geological Survey. Did You Feel It?. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- ^ “'Chấn động ở Hà Nội có liên quan tới động đất Nhật Bản'”. VnExpress. 25 tháng 3 năm 2011. Truy cập 26 tháng 3 năm 2011..
- ^ “Trận động đất tại Myanmar gây ảnh hưởng đến Việt Nam tối 24-3: Không liên quan đến động đất tại Nhật Bản”. An ninh Thủ đô. 26 tháng 3 năm 2011. Truy cập 26 tháng 3 năm 2011.
- ^ “Động đất ở Myanmar: Ít nhất 202 người thiệt mạng và bị thương”. Tuổi trẻ (báo). 26 tháng 3 năm 2011. Truy cập 26 tháng 3 năm 2011.
- ^ Yan, Xinhuanet (25 tháng 3 năm 2011). “At least 10 killed in 7.0-magnitude quake in Myanmar”. Xinhua. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
- ^ News, BNO (24 tháng 3 năm 2011). “Powerful earthquake rocks Myanmar, deaths reported”. Channel 6 News Thailand. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
- ^ Reuters, TVNZ (25 tháng 3 năm 2011). “Myanmar quake toll rises to 25”. TVNZ. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- ^ Reuters, JPost (25 tháng 3 năm 2011). “Quake kills 74 in Myanmar, aftershock rattles Thailand”. The Jerusalem Post. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- ^ Asia, World (25 tháng 3 năm 2011). “At least 75 killed in Burma quake: officials”. Bangkok Post. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- ^ Zhang, Xiang (25 tháng 3 năm 2011). “40 killed in Tarlay in Myanmar quake”. Xinhua. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- ^ AFP, South Asia (25 tháng 3 năm 2011). “Two dead as strong quake hits Myanmar: Officials”. The Straits Times. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
- ^ Yan, Xinhuanet (25 tháng 3 năm 2011). “Myanmar quake rocks part of south China”. Xinhua. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
- ^ Htay, Hla Hla (25 tháng 3 năm 2011). y.com.au/breaking-news-world/two-dead-as-strong-quake-hits-burma-20110325-1c8ra.html “Two dead as strong quake hits Burma”. WA today. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
- ^ Fang, Yang (25 tháng 3 năm 2011). “Death toll of Myanmar's earthquake rises to 74, 111 people injured”. Xinhua. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
- ^ Earthquakes, USGS. “PAGER – M 6.8 – MYANMAR”. United States Geological Survey. PAGER. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2011.
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment