Saturday, December 27, 2014

Chào ngày mới 01 tháng 1


                                                       CNM365. Chào ngày mới 01 tháng 1
                                                     Kính chúc năm mới vui khỏe, hạnh phúc

CHÀO NGÀY MỚI 365

www.chaongaymoi365.blogspot.com
là điểm nhấn 365 ngày trong năm, câu
chuyện nổi bật, Tình yêu cuộc sống

Chào ngày mới 31 tháng 12

Giao thừa

CNM365. Chào ngày mới 31 tháng 12 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Giao thừa  (hình) (Lịch Gregory). Năm 1225 – Sau khi xuống chiếu nhường ngôi, Lý Chiêu Hoàng bỏ hoàng bào mời chồng là Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế, nhà Lý chấm dứt tồn tại. Năm 1857 – Nữ vương Victoria của Anh lựa chọn Ottawa làm thủ đô của Canada, khu vực này khi đó là một thị trấn lâm nghiệp. Năm 1954Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được hình thành, đây là ngân hàng trung ương của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa. Năm 1999 – Chính phủ Hoa Kỳ trao lại quyền kiểm soát Kênh đào Panamavùng đất liền kề cho Panama theo hiệp ước ký kết vào năm 1977.

Giao thừa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giao thừa
Giao thừa
Bắn pháo hoa cạnh Nhà hát Opera ở Sydney, Úc (2006)
Tên gọi khác Hogmanay (Scotland),
Calennig (Wales),
Silvester (Áo, Croatia, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hungary, Israel, Ý, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Ukraina),
Réveillon (PhápBrasil),
Ano Novo (Brasil, Bồ Đào Nha),
Año Nuevo (Mỹ Latinh),
Nochevieja (Tây Ban Nha)
Cử hành bởi Cả thế giới
Kiểu Quốc tế
Ý nghĩa Ngày cuối cùng của năm cũ theo lịch Gregory
Ngày 31 tháng 12, lúc nửa đêm
Tổ chức Suy nghĩ năm mới; Tiệc khuya; Sum họp gia đình; Tiệc yến khách; Tặng quà; Bắn pháo hoa; Đếm ngược
Liên quan đến Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán
Giao thừa là một từ chỉ ngày 31 tháng 12, ngày cuối cùng của năm cũ. Đây là ngày liền trước năm mới, được xem là một trong những ngày lễ quan trọng, đánh dấu một năm cũ sắp kết thúc. Theo "Hán Việt từ điển giản yếu" của Ðào Duy Anh, "giao thừa" (chữ Hán: 交承) có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến" [1]. Vào dịp này, nhiều nước phương Tâyphương Đông thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1. Đây cũng là những dịp quan trọng của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Giao thừa tại Việt Nam

Những năm gần đây Việt Nam mới chính thức tổ chức lễ đón năm mới theo dương lịch. Trong những năm trước, giới chức trách chủ yếu tập trung vào Tết âm lịch truyền thống, và đó là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam.

Dương lịch

Giao thừa(tiếng Anh: New Year's Eve) xảy ra vào ngày 31 tháng 12 là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới theo dương lịch.

Âm lịch

Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới - một̀ thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa.
Pháo hoa đêm giao thừa
Vào thời khắc giao thừa, các địa phương trên toàn quốc đều tổ chức màn bắn pháo hoa hoành tráng kéo dài 15 phút ở nhiều địa điểm.những năm làm ăn gặp may bắn pháo liên tục nhiều trong khi bị cấm bắn ở các địa phương, chỉ do chính quyền tổ chứ
Chào đón tài thần
Chọn người xông đất

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Đào Duy Anh: "Hán Việt từ điển giản yếu", Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, in tại Xưởng in Nhà Xuất bản Văn hoá Dân tộc, năm 2005, trang 269.

Nhà Lý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại Việt
Lý triều
1009–1225
Vị trí của nhà Lý
Cương thổ Đại Việt thời nhà Lý, phần màu nhạt là lãnh thổ mở rộng về phía nam năm 1069 thời Lý Thánh Tông
Thủ đô Thăng Long (昇龍)
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Tín ngưỡng dân gian
Chính thể Quân chủ
Lịch sử
 - Lý Thái Tổ thay ngôi nhà Tiền Lê 1009
 - Loạn tam vương 31 tháng 3, 1028
 - Loạn họ Nùng Tháng 1, 1038
 - Chiến tranh chống Tống 1075-1077
 - Loạn Quách Bốc Tháng 7, năm 1209
 - Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh 1225
Diện tích
 - Ước tính năm 1014 110.862 km²; (42.804 mi²)
 - Ước tính năm 1153 117.893 km²; (45.519 mi²)
Dân số
 - Năm 968 ước tính 2.000.000 
 - Năm 1054 ước tính 2.200.000 
Tiền tệ Tiền xu
Hiện nay là một phần của
Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm: 家李 • 李朝, nhà LýLý triều), còn được gọi là nhà Hậu Lý (Hán-Nôm: 家後李 • 後李朝, nhà Hậu LýLí Hậu triều) (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê, trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái đạo Phật, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm thủ đô (sau là Thăng Long tức Hà Nội ngày nay) đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.
Ở thời này có những sự kiện đáng nhớ của lịch sử Việt Nam: việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi ở góc đông nam đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng Long theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này; quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 và được duy trì đến đầu thế kỷ 19; Văn MiếuQuốc tử giám, biểu tượng của văn hiến Việt Nam, được xây dựng; và việc thi cử cũng như hệ thống pháp luật bằng văn bản bắt đầu có dưới triều đại này.

Lịch sử

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam
Bản đồ Việt Nam
Thời tiền sử
Hồng Bàng
An Dương Vương
Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
   Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 - 43)
Bắc thuộc lần II (43 - 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần III (602 - 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 - 1527)
   
   trung
   hưng
(1533 - 1789)
Nhà Mạc (1527 - 1592)
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
   Pháp thuộc (1887 - 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)
Xem thêm
sửa

Thành lập

Việc hình thành nhà Lý gắn liền với sự kiện Lý Công Uẩn thay ngôi Lê Long Đĩnh. Các bộ sử cổ của Việt Nam như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thưKhâm định Việt sử thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền LêLong Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn[1][2].

Tượng đài Lý Thái Tổ (21,18456701°B 106,07636702°Đ) tại trung tâm thành phố Bắc Ninh
Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn nhân lúc Long Đĩnh bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép[3]. Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành.
Nhà sử học Lê Văn Hưu viết: Lý Công Uẩn người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Thuở nhỏ làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn, theo học ở chùa Lục Tổ của sư Vạn Hạnh. Sau đó làm quan nhà Lê, giữ đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.
Việc Lý Công Uẩn trưởng thành, thăng tiến trong bộ máy nhà Tiền Lê và lên ngôi vua có vai trò gây dựng rất lớn của thiền sư Vạn Hạnh[4]. Các nhà nghiên cứu thống nhất ghi nhận vai trò của sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi nhanh chóng, êm thấm và kịp thời, khiến cục diện chính trị nước Đại Cồ Việt được duy trì ổn định trong quá trình chuyển giao quyền lực, không gây xáo trộn từ trong cung đình lẫn bên ngoài[5]. Việc lên ngôi nhanh chóng và êm thuận của Lý Công Uẩn được xem là điều kiện thuận lợi và nền tảng để ông yên tâm bắt tay xây dựng đất nước thống nhất, mở đầu một vương triều thịnh vượng lâu dài[6], mở ra thời kỳ phục hưng toàn diện của đất nước[7].

Dời đô về Thăng Long

Bài chi tiết: Chiếu dời đô
Hơn 1 năm sau khi lên ngôi vua, tháng 7 âm lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội). Ông đã ban hành Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010.
Việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thuỷ. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: triều nhà Lý dời đô bằng đường thuỷ, và chỉ có dời đô bằng đường thuỷ thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm[8][9].

Bia Lý Thái Tổ bên sông Sào Khê tại cố đô Hoa Lư, nơi vua ban chiếu dời đô
Các nhà nghiên cứu khẳng định Lý Thái Tổ dời đô cũng cần dùng tới đội thuyền. Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (nay là khu vực giữa phủ Vườn Thiên và nhà bia Lý Thái Tổ ở khu di tích cố đô Hoa Lư). Rồi thuyền vào sông Sào Khê, qua cầu Đông, cầu DềnHoa Lư để ra bến đò Trường Yên vào sông Hoàng Long. Đi tiếp đến Gián Khẩu thì rẽ vào sông Đáy. Từ sông Đáy lại rẽ vào sông Châu Giang. Đến Phủ Lý đoàn thuyền ngược sông Hồng, rồi vào sông Tô Lịch trước cửa thành Đại La.[10]
Như vậy hành trình dời đô đi qua 6 con sông khác nhau, trong đó các hành trình trên sông Sào Khê, sông Hoàng Long, sông Châu Giang là đi xuôi dòng, trên sông Đáy, sông Hồng, sông Tô Lịch là đi ngược dòng. Sở dĩ nhà Lý đi bằng đường sông chứ không đi bằng đường biển cũng là bảo đảm an toàn vì thuyền phải tải nặng không chịu nổi sóng dữ ở biển.
Sử gia Ngô Thì Sỹ trong Đại Việt sử ký tiền biên nhận xét về kinh đô Thăng Long như sau:
"Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này".
Quyết định dời đô ra Thăng Long của Lý Thái Tổ được xem là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của vương triều Lý[11]. Trong vòng 8 thế kỷ tiếp theo, hầu hết các triều đại phong kiến kế tục nhà Lý như nhà Trần, nhà Mạc, nhà Hậu Lê đều tiếp tục dùng Thăng Long làm kinh đô và có thời gian tồn tại tương đối lâu dài.

Loạn tam vương

Khoảng tháng 3 năm 1028, Lý Thái Tổ qua đời, thụy hiệuThần Vũ hoàng đế (神武皇帝), an táng ở Thọ lăng.
Các đại thần đều đến cung Long Đức để dâng biểu, xin Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi. Nhưng 3 người em của ông là Đông Chinh vương, Dực Thánh vương và Vũ Đức vương không đồng ý, đem quân của mình phục sẵn ở trong Hoàng thành, nhằm cướp ngôi.
Lúc đó, Đông Chinh vương phục ở trong Long Thành, còn Dực Thánh vương và Vũ Đức vương phục binh ở cửa Quảng Phúc, đợi Thái tử đến sẽ đánh úp. Một lát sau, Thái tử từ cửa Tường Phù vào, đến điện Càn Nguyên, biết có biến, sai người hầu đóng hết các cửa điện và sai các vệ sĩ trong cung phòng giữ. Thấy Phật Mã không nỡ xuống tay, nội thị là Lý Nhân Nghĩa xin đánh một trận để quyết được thua, theo gương Đường Thái TôngChu Công Đán.
Quân của ba vương đánh đến rất gấp, Thái tử bèn sai vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh. Lê Phụng Hiểu sức khỏe hơn người, một mình vượt hơn trăm quân lính, ra trước cửa Quảng Phúc xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức Vương. Vương quay ngựa tránh, ngựa quỵ xuống, bị Phụng Hiểu bắt giết. Phủ binh của ba vương thua chạy. Quan quân đuổi theo chém giết hết, chỉ có hai vương Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát được.
Thái tử Phật Mã lên ngôi, tức là Lý Thái Tông, đổi niên hiệu là Thiên Thành. Hai vương chạy thoát sau đó được tha tội. Cũng vì biến loạn này, để ngăn ngừa về sau, Lý Thái Tông đặt ra Hội thề thần Đồng Cổ, là một buổi lễ thề rất quan trọng suốt triều đại nhà Lý. Ông xuống chiếu giao cho Hữu ty dựng miếu ở bên phải thành Đại La sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng 3 có ngày quốc kỵ, chuyển sang mồng 4 tháng 4. Nếu không có mặt trong buổi lễ, người bị tội sẽ bị đánh 50 trượng.
Việc thái tử Phật Mã dẹp được loạn, giữ được ngôi khiến chính trị nhà Lý từ đó được duy trì ổn định trong thời gian dài, chấm dứt tình trạng biến loạn gây hậu quả nặng nề sau khi vua khai quốc qua đời đã xảy ra với các triều đại trước như Ngô (Dương Tam Kha đoạt ngôi), Đinh (trung thần nhà Đinh chống Lê Hoàn dẫn tới nhà Đinh mất), Tiền Lê (các hoàng tử tranh ngôi).

Thời kỳ thịnh trị


Lý Thái Tông (李太宗)
Ngay từ thời Lý Thái Tổ đến các vua tiếp theo là Thái Tông và Thánh Tông, nhà Lý tập trung giải quyết những vấn đề lớn sau:
  1. Củng cố nội trị: Phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp; ban hành Hình thư, hệ thống pháp luật đầu tiên từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc; xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống[12]
  2. Củng cố cương vực cai trị, vươn rộng quyền lực đến những vùng xa. Nhà Lý Dùng chính sách hôn nhân, gả công chúa cho các tù trưởng địa phương để thắt chặt mối quan hệ. Với những nơi không thần phục, vua cử các hoàng tử hoặc thân chinh đi đánh dẹp. Chính sử ghi nhận ba vị vua đầu triều Lý đã nhiều lần xuất quân các châu như Vị Long, Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, Định Nguyên, Trệ Nguyên, Thất Nguyên, Văn, Hoan, Diễn, Phong v.v. Lớn nhất là biến loạn họ Nùng những năm 1038-1041 [13].
  3. Bảo vệ biên giới các phía: giải quyết những xung đột nhỏ xảy ra vùng biên với nhà Tống, và thường có liên quan tới các tù trưởng địa phương; đánh lui những cuộc tấn công cướp phá của Nam Chiếu, Chiêm Thành.

Lý Thánh Tông (李聖宗)
Một sự kiện lớn trong những năm thịnh trị thời lý là việc đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (大瞿越) sang Đại Việt (大越) vào năm 1054, mở ra kỷ nguyên Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh nước Chiêm Thành do Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu, cướp phá. Quân nhà Lý bắt được quốc vương Chiêm Thành là Chế Củ. Chế Củ xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma LinhBố Chính để chuộc tội. Thánh Tông lấy 3 châu ấy và cho Chế Củ về nước. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị. Lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể về phía nam.
Năm 1070, Thánh Tông cho xây dựng Văn miếu, đắp tượng thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cũng tế, để mở mang Nho học. Ông là vị vua đầu tiên khởi xướng Nho giáo vào việc cai trị của các Hoàng đế Đại Việt sau này.
Ba vị vua đầu tiên triều Lý đều lên ngôi ở tuổi trưởng thành và qua đời ở độ tuổi 50, có tư tưởng và thực thi chính sách kế tục nhau khá nhất quán. Các vua đều ở ngôi trong thời gian tương đối dài, sau loạn tam vương không còn tranh chấp nội bộ, vì vậy chính quyền nhà Lý ngày càng được củng cố.

Lý Nhân Tông (李仁宗)
Từ đời vua thứ tư, nhà Lý bắt đầu đối mặt với vấn đề nhân sự. Vua Lý Thánh Tông muộn con, khi vua mất thái tử Lý Càn Đức (李乾德) mới 7 tuổi lên nối ngôi, tức là Lý Nhân Tông. Dương hoàng hậu được thái sư Lý Đạo Thành (李道成) lập làm Hoàng thái hậu và có quyền nhiếp chính. Việc này gọi là Thùy liêm thính chính (垂簾聽政 - rủ mành nghe việc nước), các Thái hậu sẽ thượng triều, ngồi sau long tọa đã được buông 1 tấm rèm the và quyết định thay vua.
Ỷ Lan phu nhân (倚蘭夫人) - mẹ đẻ của Nhân Tông, được tôn làm Hoàng thái phi. Thái phi do nghĩ mình là mẹ đẻ mà không được can dự triều đình nên rất buồn bực, hằng ngày bà than thở với Nhân Tông khiến vị vua cũng dần nhận ra và quyết định phế truất Dương thái hậu và bắt giam bà cùng 72 cung nhân khác của Thánh Tông, đến khi linh cữu Thánh Tông được hạ huyệt thì Thái hậu và các cung nhân đó đều bị chôn sống theo. Lý Đạo Thành, do ủng hộ Dương thái hậu nên bị Ỷ Lan thái phi điều ra trấn thủ Nghệ An.
Sau khi Dương thái hậu bị phế truất, Ỷ Lan thái phi được tôn làm Hoàng thái hậu, buông rèm nghe chính sự. Bên dưới mọi việc do Thái úy Lý Thường Kiệt (李常傑), một trọng thần thời Thánh Tông đảm nhiệm.
Lúc này, nhà Tống đang khủng hoảng về vấn đề biên giới với nhà Liêu, Tây Hạ muốn nhân lúc vua Lý còn nhỏ, Thái hậu nhiếp chính mang quân đánh chiếm. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ động xóa tan hiềm khích, mời Lý Đạo Thành về triều để bàn đối sách chống quân Tống.
Năm 1075, ngay khi nhà Tống đang tập kết lực lượng ở Ung châu chuẩn bị tiến sang, Lý Thường Kiệt chủ động mang thủy quân, kết hợp quân trên bộ của Nùng Tôn Đản (儂宗亶) đánh sang đất Tống trước. Sang đầu năm 1076, quân Lý hạ thành Ung châu.
Năm 1076, nhà Tống cử Quách Quỳ (郭逵), một viên tướng dày dặ trận mạc cùng Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược Đại Việt. Thế quân nhà Tống rất mạnh, quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chống trả hết sức quyết liệt. Ông đã cử Lý Kế Nguyên đánh bại đội quân thủy của quân Tống sang kết hợp với quân đánh bộ của Quách Quỳ. Cuối cùng, Lý Thường Kiệt đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt. Năm 1077, Quách Quỳ chấp nhận cho Đại Việt giảng hòa và rút quân trở về.
Nhà Lý vượt qua thử thách lớn nhất từ khi hình thành và tiếp tục thịnh trị. Sau khi đánh được quân Tống, Nhân Tông bắt tay vào việc cai trị, mở khoa thi đầu tiên và chọn ra 10 người thi đỗ, nổi tiếng nhất là Lê Văn Thịnh (黎文盛). Ông còn củng cố nông nghiệp, cấm nạn giết trâu và xử phạt rất nặng. Quốc gia yên bình, Nhân Tông chuyên tâm theo Phật giáo, mở nhiều cuộc vui như đua thuyền, múa rối nước,...Đại Việt luôn có hội hè, trở nên cực kỳ phồn vinh và phát triển.

Thời kỳ trung suy

Nhân Tông là vị Hoàng đế trị vì lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam, tuy nhiên ông không có con. Vì vậy, ông chọn trong các con em hoàng tộc một người để kế vị và chọn được Lý Dương Hoán (李陽煥), là con của người em Sùng Hiền hầu, tức là cháu gọi ông bằng bác.
Năm 1127, Lý Nhân Tông qua đời, Dương Hoán lúc đó mới 11 tuổi lên nối ngôi, tức là Lý Thần Tông. Có một truyền thuyết rằng Thần Tông là do Từ Đạo Hạnh (徐道行) đầu thai.
Việc Nhân Tông qua đời và truyền ngôi cho Thần Tông đánh dấu sự chuyển dời ngôi vua từ chi trưởng cho chi dưới và cũng kết thúc thời kỳ phát triển đỉnh cao của nhà Lý. Từ Nhân Tông trở đi, trong 4 đời vua liên tiếp, người kế vị của nhà Lý đều nhỏ tuổi. Tuy việc cai trị bên ngoài chưa có nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ đầu nhưng trong cung đình đã chịu ảnh hưởng trực tiếp vì sự tranh chấp quyền lực của những người tham gia nhiếp chính.
Thời Lý Thần Tông, các đại thần giúp vua gồm Thái sư Lê Bá Ngọc (黎伯玉), Thái phó Dương Anh Nhĩ (杨英耳), Gián nghị đại phu Mâu Du Đô (缪攸度), Điện tiền chỉ huy sứ Lý Sơn (李山),... đều là những người có năng lực, được Nhân Tông tin tưởng giao trọng trách nên thời đại Thần Tông cai trị, nước Đại Việt vẫn giữ được ổn định.
Nhà Lý từ những đời trước đã có thú thích vật hiếm lạ, đến khi Lý Thần Tông trưởng thành, việc đó ngày càng thịnh hành. Biết được ý vua, nhiều người dâng những vật lạ lên như hươu trắng, rùa có chữ trên mai, chim sẻ, cá sấu, cá sông, cây cảnh... nhiều người như Lý Lộc (李禄), Lý Tự Khắc (李自克) tuy chỉ là quan hèn mọn mà do dâng hươu trắng quý hiếm mà cho làm Đại liêu ban, Minh tự. Ngoài ra xuất hiện nhiều quan lại có ý xu nịnh, nhân ý vua còn ham vui mà hùa theo nhà vua.
Năm 1138, Lý Thần Tông qua đời khi mới thọ 23 tuổi, trị vì được 10 năm. Trước đây Thần Tông đã lập con trưởng là Lý Thiên Lộc (李天禄) làm Thái tử. Nhưng Cảm Thánh phu nhân (感聖夫人) cùng Phụng Thánh phu nhân (奉聖夫人), Nhật Phụng phu nhân (日奉夫人) đã dùng tiền hối lộ hoạn quan Từ Văn Thông (徐文通) mà cho vào gặp Thần Tông, xui vua bỏ thái tử Thiên Lộc. Thần Tông nghe theo, bèn lập con nhỏ là Thiên Tộ làm Hoàng thái tử, giáng Thiên Lộc xuống làm Minh Đạo vương. Lý Thiên Tộ (李天祚) khí đó mới 3 tuổi lên ngôi, tức là Lý Anh Tông.
Cảm Thánh phu nhân Lê thị trở thành Hoàng thái hậu. Bà trọng dụng tình nhân Đỗ Anh Vũ (杜英武) - người em ruột của Đỗ thái hậu và là cháu gọi Lý Thường Kiệt bằng cậu - cho làm nhiếp chính. Việc đó khiến nhiều đại thần, gồm Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái (武戴), Phò mã Dương Tự Minh (杨字明) cùng một số thân vương nhà Lý bất bình và làm binh biến bắt Anh Vũ, nhưng không quyết đoán giết ông. Vì vậy Anh Vũ chỉ bị đày làm Cảo điền nhi - cày ruộng cho nhà nước. Không lâu sau, Thái hậu cố nghĩ làm thế nào để phục hồi chức nhiệm cho Anh Vũ, mới nhiều lần mở hội lớn để xá cho tội nhân. Anh Vũ được mấy lần xá tội, lại làm Thái uý phụ chính như cũ, càng được yêu dùng hơn. Đỗ Anh Vũ tìm cách trả thù. Anh Tông còn nhỏ, chuẩn tâu theo Anh Vũ, do đó những người tham gia binh biến đều bị giết hoặc đi đày.
Năm 1158, Đỗ Anh Vũ qua đời. Tô Hiến Thành (蘇憲誠), có họ hàng là Tô thị vợ của Anh Vũ, được thăng làm Thái úy. Hiến Thành giỏi việc dụng binh, lại là người chính trực, chuyên tâm tuyển chọn quân lính, biên giới nhiều lần bình định Chiêm Thành, Ai Lao.
Năm 1174, nhà Lý lại xảy ra việc thay ngôi thái tử. Thái tử là Lý Long Xưởng gian dâm với cung phi, làm chuyện thất đức nên bị phế truất làm Bảo Quốc vương. Anh Tông lập người con trai nhỏ là Lý Long Cán (李龍翰), con của một cung phi là cháu gái Đỗ Anh Vũ, làm Hoàng thái tử. Tô Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tước Vương, được giao phụ chính giúp người kế vị.
Năm 1175, Anh Tông qua đời khi mới 40 tuổi, trị vì được 36 năm. Thái tử còn nhỏ tuổi lên ngôi, sử gọi là Lý Cao Tông. Từ đây nhà Lý bắt đầu con đường suy vong.

Thời kỳ suy vong

Lý Cao Tông lên ngôi khi mới 3 tuổi, mẹ là Đỗ phu nhân trở thành Chiêu Thiên Chí Lý hoàng thái hậu, Đỗ An Di em trai bà trở thành ngoại thích, Tô Hiến Thành được giao cho việc kèm cặp phụ chính.
Chiêu Linh hoàng thái hậu, mẹ của thái tử cũ Lý Long Xưởng cố giành lại ngôi báu cho con trai nhưng không thành vì thái độ cương quyết của Tô Hiến Thành.
Giữa năm 1179, khi Cao Tông mới lên 6 tuổi thì Thái úy Tô Hiến Thành qua đời. Đỗ An Di được phong làm phụ chính. Năm 1188, Đỗ An Di qua đời, Ngô Lý Tín (吳理信) được trao quyền phụ chính, đến khi ông qua đời năm 1190. Đàm Dĩ Mông (譚以蒙) là em trai của An Toàn hoàng hậu được cất nhắc làm phụ chính.
Lý Cao Tông trưởng thành chỉ thích chơi bời, cho mua bán chức tước, khiến xã hội bất ổn, bọn bất tài cứ có nhiều tiền là làm quan gây phiền nhiễu cho dân chúng; lại cho bán tội ngục, tức là nếu có 2 người tranh giành nhau về một vật, tài sản giá trị mà hễ có ai dâng tiền bạc thì được lấy tài sản đó về làm của công, không cần qua tra xét gì cả, nên kho bạc tài sản trong cung thì như núi mà dân đói khổ cứ thế kêu than bên ngoài, giặc cướp như ong. Nhiều thủ lĩnh địa phương nhân lúc triều đình trung ương suy yếu cũng ngầm xây dựng lực lượng nổi dậy.

Loạn Quách Bốc

Bài chi tiết: Loạn Quách Bốc
Đoàn Thượng (段尚) ở vùng Hồng nổi dậy chống triều đình, Cao Tông sai các đại thần là Phạm Bỉnh Di (范秉異), Phạm Du (范兪), Đàm Dĩ Mông cùng các tướng khác đem quân đến định tiêu diệt. Đoàn Thượng sai người đem của đút lót Phạm Du, mong muốn lui binh. Du về tâu với Cao Tông, dùng mọi lời thuyết phục và khiến Cao Tông gọi tất cả quay về, Thượng thoát khỏi cảnh nguy khốn.
Phạm Du được quản việc binh ở Nghệ An, thuyết phục Cao Tông cho chiêu tập thêm người để củng cố lực lượng, Cao Tông đồng ý. Phạm Du chiêu dụ bọn cướp, những người vô gia cư tạo thành quân lực của riêng mình mà đi khắp nơi cướp bóc. Cao Tông sai Phạm Bỉnh Di đi dẹp, Bỉnh Di thắng liền mấy trận, đốt phá dinh thự nhà cửa của Phạm Du, Du phải chạy sang Hồng châu mà trốn.
Năm 1209, Cao Tông triệu Phạm Du về Thăng Long. Phạm Du hết lời vu cáo Phạm Bỉnh Di. Cao Tông tin theo, bèn sai người bắt giam Bỉnh Di cùng con trai là Phạm Phụ. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc (郭卜) đang đóng ở ngoài nghe tin thì mang quân đánh vào kinh thành Thăng Long hòng giải cứu Bỉnh Di. Cao Tông và Phạm Du vội giết chết Bỉnh Di và Phụ rồi chạy lên vùng Quy Hóa (Vĩnh Phú, Yên Bái). Quách Bốc vào kinh sư an táng cha con Bỉnh Di, rồi lập con thứ của Cao Tông là Lý Thầm lên ngôi Hoàng đế.
Hoàng tử Lý Hạo Sảm (李日旵) cùng mẹ là An Toàn hoàng hậu phải chạy về Hải Ấp, được Trần Lý (陳李) cùng Phạm Ngu là một học giả người vùng Diêu Hào lập làm minh chủ, giáng Lý Thầm xuống làm Vương. Hạo Sảm được sắp xếp kết hôn với con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung (陳氏庸), ban chức cho những người trong phe họ Trần như Trần Lý, Phạm Ngu và Tô Trung Từ (蘇忠詞).
Cao Tông nghe tin Thái tử Sảm tự ý lập triều đình riêng ở Hải Ấp, cho là chống lại mình nên cử Phạm Du huyến luyện binh sĩ ở vùng Hồng mà đi đánh. Nhưng Phạm Du mải tư thông với Thiên Cực công chúa, nên trễ hẹn với bọn Đoàn Thượng, bị thuộc hạ của Thái tử Sảm (thực chất là thuộc hạ họ Trần) mai phục và bắt giết. Sau đó, Trần Lý và em vợ là Tô Trung Từ đứng đầu cầm quân đánh đến kinh sư, đánh bại Quách Bốc và đồng đảng, dẹp tan loạn Quách Bốc.

Bất lực trong đại loạn

Cao Tông được rước về kinh thành Thăng Long. Không lâu sau, năm 1210, Cao Tông qua đời lúc 38 tuổi. Thái tử Lý Sảm (李旵) lên ngôi, tức Lý Huệ Tông, lúc ấy mới 16 tuổi. Huệ Tông cho lão thần Đỗ Kính Tu làm Thái úy phụ chính.
Trần Lý đã chết, Tô Trung Từ nắm binh quyền thế lực Hải Ấp, giết chết Đỗ Kính Tu. Các tướng Đỗ Quảng, Đỗ Thế Qui và Phí Lệ cùng nhau mưu lập đánh Trung Từ. Trung Từ biết thế quân của mình nhỏ hơn liên quân của họ, bèn lập mưu kế lừa gạt, vờ hòa hoãn với họ mà đang đêm tăng cường binh sĩ mưu trừ. Rồi ông cho tùy tướng Đào Phán bất ngờ ùa binh đánh lên diệt bọn Đỗ Quảng, Phí Lệ. Bọn họ xung phong tiến đánh quân của Đào Phán và chạy thoát được, Phán bèn đánh úp Đỗ Thế Qui, bắt được Qui và Qui bị tùng xẻo ở giữa chợ trời.
Huệ Tông sợ hãi, vội phong Trung Từ làm Thái úy phụ chính, ban tước Vương; sai người đi đón Trần Thị Dung và phong làm Nguyên phi (元妃), cho anh của Nguyên phi là Trần Tự Khánh (陳嗣慶) làm Chương Thành hầu (章成侯).
Sau khi dẹp được các thế lực chống đối mình, Tô Trung Từ lại bị giết đột ngột vào năm 1211 khi thông dâm với Thiên Cực công chúa - người trước đây đã tư thông với Phạm Du - và bị chồng công chúa là Vương Thượng bắt quả tang (Luật nhà Lý cho phép giết gian phu mà không bị tội). Quan đầu triều bị giết, kinh thành hỗn loạn. Con rể Trung Từ là Nguyễn Ma La thế cô, mưu dựa vào họ Trần, bèn cùng với vợ là Tô thị (em họ Tự Khánh) lên thuyền sang đạo Thuận Lưu để gặp bộ tướng của Tô Trung Từ là Nguyễn Trinh thì bị Nguyễn Trinh giết rồi cướp lấy Tô thị đem về. Tô thị sai người tố cáo với Trần Thừa. Trần Thừa bèn sai Tô thị dụ được Trinh và giết chết. Lực lượng của Tô Trung Từ tan rã hoàn toàn. Trần Tự Khánh nhân lúc Ma La kéo đi, kinh thành bỏ trống, lập tức mang quân về kinh sư và an táng Tô Trung Từ ở làng Hoạch.
Sau khi Tô Trung Từ chết, Huệ Tông dùng cậu là Đàm Dĩ Mông làm Thái úy phụ chính, Đàm thái hậu cũng xen vào việc chính sự. Họ Đàm muốn nhân quyền ngoại thích mà lộng hành, chính sự ngày càng suy.
Hai lực lượng lớn nhất tranh quyền lúc đó là họ Trần và họ Đoàn. Lý Huệ Tông lo ngại ngoại thích nhà vợ họ Trần thế lực lớn, nên cùng ngoại thích nhà mẹ là cậu Đàm Dĩ Mông muốn dựa vào họ Đoàn. Nghe họ Đoàn gièm pha Trần Tự Khánh muốn phế lập, Huệ Tông tức giận hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Trần Thị Dung xuống làm Ngự nữ (御女). Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng.
Lúc bấy giờ, Trần Tự Khánh dẫn quân đi đánh khắp nơi, thu phục được nhiều đất, đặc biệt chiếm được Hồng châu, vùng từ Lạng châu đến núi Tam Trĩ hết thảy đều là đất của họ Trần.
Năm 1213, Đoàn Thượng phối hợp với quân triều đình đụng độ với Trần Tự Khánh. Tuy nhiên, lực lượng họ Trần mạnh hơn, có nhiều tướng giỏi hơn; trong khi đó quân nhà Lý do Huệ Tông và thái sư Đàm Dĩ Mông không có tài làm tướng chỉ huy nhanh chóng bị thua trận. Cánh quân Đoàn Thượng cử đi do Đoàn Cấm và Vũ Hốt chỉ huy bị bộ tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn (阮嫩) đánh bại. Huệ Tông bỏ chạy lên Lạng châu, quân họ Đoàn rút khỏi kinh đô trở về vùng Hồng.
Trần Tự Khánh cố thuyết phục Lý Huệ Tông trở về kinh không được, bèn lập một hoàng thân nhà Lý là Lý Nguyên vương lên ngôi làm vua mới.
Năm 1214, anh em họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang do tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đóng giữ. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết chết được Đoàn Nguyễn. Tuy nhiên lúc đó nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị (杜備) lại nổi lên chống cự. Miền Cam Giá lại tách khỏi phạm vi thế lực của anh em họ Trần, hình thành một thế lực mới. Cùng lúc đó, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang sau khi đánh được họ Đoàn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn. Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Tự Khánh phóng hỏa đốt kinh đô rồi chạy về hành cung Lý Nhân (Hà Nam).
Song lực lượng họ Trần vẫn rất mạnh. Sau hàng loạt biến cố khác, thế lực của Trần Tự Khánh ngày càng mạnh hơn, buộc vua Huệ Tông phải tính trở về dựa vào họ Trần. Cuối năm, Trần Tự Khánh dẫn binh đánh được Đinh Khả và Bùi Đô ở Đại Hoàng, chiếm luôn vùng đất này.
Năm 1216, Huệ Tông sách phong Ngự Nữ Trần thị làm Thuận Trinh phu nhân (順貞夫人). Đàm thái hậu cho Trần Tự Khánh là kẻ phản trắc, nên ghét Trần Thị Dung, bảo vua đuổi bỏ đi, lại nhiều lần muốn làm hại, nhưng Huệ Tông đều che chở.
Trước sức ép muốn giết con dâu của Đàm Thái hậu, Huệ Tông cùng với phu nhân lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh ở bãi Cửu Liên. Từ đấy, Huệ Tông lại dựa vào Trần Tự Khánh. Tự Khánh bèn phế bỏ vua mới Lý Nguyên vương, tôn Huệ Tông là vua như cũ mà chuyên tâm bình định các thế lực: Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, Hiển Tín vương Nguyễn Bát, Đoàn Văn Lôi và Đoàn Thượng ở Hồng châu và Hà Cao ở Qui Hóa (Yên Bái, Tuyên Quang).

Họ Trần nắm quyền

Cuối năm đó, mùa động, Thuận Trinh phu nhân được sắc phong làm Hoàng hậu. Huệ Tông phong chức cho một loạt người họ Trần: Tự Khánh làm Thái uý phụ chính, anh trai Tự Khánh là Trần Thừa làm Nội thị phán thủ, tước Liệt hầu, Phùng Tá Chu làm Quan nội hầu; con trưởng của Trần Thừa là Trần Liễu (陳柳) làm Quan nội hầu, con trưởng của Thái úy Tự Khánh là Trần Hải (陳海) làm Hiển Đạo vương (顯道王).
Năm 1217, Đoàn Thượng quy phục triều đình, được ban làm Hồng vương, cai quản Hồng Châu. Từ đấy, họ Đoàn yên bình, tự gây lực lượng cát cứ. Cùng năm đó, các thế lực cát cứ ở Phong Châu, Hiển Tín vương Lý Bát cũng đều quy phục triều đình. Lúc này, Huệ Tông thường phát điên, tự xưng là Thiên tướng, cắm cờ ở búi tóc, cầm giáo và khiên múa may, đến khi mệt thì uống rượu ngủ li bì. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần dần về tay họ Trần.
Năm 1218, Trần Thừa đem binh thuyền tiến đánh Nguyễn Nộn ở Bắc Giang. Ông cho người mở đê, để nước lan vào các thái ấp, rồi dùng binh thủy theo lối ấy mà đánh. Nộn thua to, chạy về Phù Ninh (Bắc Ninh). Năm đó, để yên Hồng châu,Trần Tự Khánh đưa em gái là Trần Tam Nương gả cho Hồng hầu là Đoàn Văn Lôi vốn là người có uy tín với người Hồng châu.
Năm 1219, các thủ lĩnh Phạm Dĩ (范以) và Hoàng Cá ở Nam Sách qua đời. Thuộc tướng là Nguyễn Lợi dâng thành cho Tự Khánh.
Năm 1220, Nguyễn Nộn tự xưng Hoài Đạo vương (怀道王), giữ hương Phù Đổng, dâng biểu xưng thần. Thái úy Tự Khánh phê chuẩn, từ đấy Bắc Giang không còn công khai đối kháng triều đình.
Năm đó, Thái úy Trần Tự Khánh cùng Trần Thừa đánh dẹp Hà Cao ở Qui Hóa. Ông chia làm 2 đạo quân, Trần Tự Khánh và Trần Thừa đi theo sông Qui Hóa; bộ tướng Lại Linh (赖靈) và Phan Cụ (潘埧) đi theo sông Tuyên Quang, nhưng Hà Cao cũng chia quân tiến đánh. Phan Cụ bị bộ tướng của Hà Cao là Nguyễn Nải chém chết. Nhưng Thái úy Tự Khánh đã bao vây thủ phủ của Hà Cao, khiến Cao và gia đình phải tự sát. Từ đấy lộ Thượng Nguyên (Bắc Cạn, Thái Nguyên) và sông tam Đái (Vĩnh Phú) được dẹp yên.
Năm 1223, Thái úy Trần Tự Khánh qua đời, Huệ Tông lấy Trần Thừa làm Phụ quốc Thái uý, cho đặc quyền khi vào chầu không xưng tên. Lúc đó, Nguyễn Nộn lại bắt đầu mạnh lên, là mối nguy hại cho dòng họ Trần đang nắm giữ triều đình.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nêu ý kiến về việc này[14]:
...Năm đầu niên hiệu Kiến Gia, giặc cướp đua nhau nổi dậy, Huệ Tông nhu nhược không đánh dẹp được. Trần Tự Khánh vì cớ Huệ hậu bị thái hậu làm khổ mà đem quân phạm cửa khuyết xin đón xa giá. Đương lúc bấy giờ, lòng người không thể không ngờ vực, cho nên Huệ Tông có lệnh bắt Tự Khánh mà không bắt được. Tự Khánh muốn làm cho kỳ được mới nhiều lần làm kinh động đến vua, xa giá phải dời chỗ mấy lần, tội rõ ràng rồi. Nhưng mà Huệ Tông và Huệ hậu rốt cuộc phải nhờ Tự Khánh mới được yên, thì tội ấy không kể đến. Thế là việc tuy là trái nhưng tình thì thuận, sử chép không nêu lên nhưng thực cũng có nêu đấy. Nếu không thế thì chỉ là kẻ đầu sỏ giặc cướp mà thôi.

Chiêu Hoàng nhường ngôi

Năm 1224, bệnh của Huệ Tông ngày càng tăng mà không có con trai để nối nghiệp lớn, các công chúa đều được chia các lộ làm ấp thang mộc, uỷ nhiệm cho một mình chỉ huy sứ Trần Thủ Độ (陳守度) quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình. Con gái thứ 2 là công chúa Chiêu Thánh được lập làm Hoàng thái nữ (皇太女), rồi làm Hoàng đế, sự gọi là Chiêu hoàng đế (昭皇帝). Huệ Tông truyền ngôi trở thành Thái thượng hoàng, rồi xuất gia ở chùa Chân Giáo trong đại nội hoàng cung. Đàm thái hậu cũng theo ông vào đây xuất gia, gọi là Huệ Quang thiền sư.
Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài thành thị. Trần Cảnh (陳煚), con trai thứ của Trần Thừa được phong làm Chính thủ, cho hầu hạ gần gũi với Chiêu Hoàng, được Chiêu Hoàng yêu mến. Dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh làm chồng, rồi đến tháng 12 âm lịch năm 1225 (đầu năm 1226), ngày mồng một Mậu Dần, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế. Cha Trần Cảnh là Trần Thừa được tôn làm Thái thượng hoàng.
Ngôi nhà Lý chính thức chuyển sang nhà Trần. Nhà Lý kéo dài 216 năm với 9 đời vua. Không lâu sau, thượng hoàng Huệ Tông bị Trần Thủ Độ bức tự sát ở chùa Chân giáo.

Nhận định

Đời sau xem sử ba đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ với phương bắc, ra uy với phương nam - những việc làm đó đều đặn thu được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý. Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. Ba vị vua Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là triều đại đầu tiên truyền nối được lâu dài trong lịch sử Việt Nam, chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế kỷ 10. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định.
Lý Nhân Tông là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống trên sông Như Nguyệt thời Lý Nhân Tông thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời Thánh Tông, do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của đạo Phật có thể cho rằng việc làm thất đức của thái hậu Ỷ Lan (sát hại hoàng thái hậu Thượng Dương và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.
Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do ba đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ chính đời sau như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Kính Tu, Đàm Dĩ Mông không thể sánh được với thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua Cao Tông trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà Nam Tống khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho nhà Trần, Việt Nam không bị nước láng giềng lớn ở phương bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này.

Địa giới hành chính và hệ thống quan lại


Vùng màu cam trên bản đồ là lãnh thổ mở rộng về phía nam năm 1069 thời Lý Thánh Tông
Nhà Lý thiết lập và lựa chọn thiết chế chính trị với đặc trưng riêng biệt, được các sử gia gọi là mô hình tập quyền thân dân, với thể chế quân chủ tập quyền mang nhiều điểm khác và vượt xa thời kỳ trước của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê[15]. Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:
  • Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện
  • Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ
  • Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc
Các chức tướng công, thái phó được hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển toàn bộ chính quyền. Phụ tá cho các thái phó là tả tham tri chính sự, hữu tham tri chính sự, và hành khiển. Phụ tá cho thái phó còn có các cơ quan là khu mật viện và bộ.
Địa giới phía bắc nước Đại Việt thời Lý bao gồm Bắc Bộ Việt Nam hiện nay và một phần nhỏ của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). thời Địa giới phía nam của nhà Lý khi mới thành lập chỉ tới khu vực Hà Tĩnh hiện nay. Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Củ dâng 3 châu tương đương với tỉnh Quảng BìnhQuảng Trị hiện nay. Cương vực này được duy trì ổn định tới khi triều Lý kết thúc. Trên vùng lãnh thổ này, nhà Lý chia cả nước thành 24 đơn vị hành chính[16]. Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:
  • Phủ, lộ, châu, trại
  • Huyện, hương, giáp, phường, sách, động
Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo là quan mục. Đứng đầu bộ máy hành của các huyện là huyện lệnh. Dưới huyện là đơn vị giápthôn.

Luật pháp

Bài chi tiết: Pháp luật thời Lý
Nhà Lý được xác định là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngô, nhà Đinhnhà Tiền Lê trước đó chưa có[17].
Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ HìnhThẩm hình viện. Đảm nhận chức vụ này thường là á tướng kiêm nhiệm. Trong một số trường hợp, vua đích thân xử án như vụ kiện[18].
Năm 1042, Lý Thái Tông ban hành sách Hình thư, đây là sách Luật đầu tiên của một triều đại Việt Nam, có thể coi như tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sựluật hôn nhân gia đình ngày nay. Hình thư gồm có 3 quyển, đã bị thất truyền sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt của nhà Minh vào đầu thế kỷ 15[17].
Trừ 10 tội nặng gọi là thập ác (bất trung, bất hiếu, bất kính, bất nghĩa...), nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, người có nhược tật, những người họ nhà vua và người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền, tùy theo tội nặng nhẹ thì nộp tiền với mức độ nhiều ít khác nhau[17].
Việc ra đời của Hình thư cũng như các cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý, tuy hiệu lực vẫn còn hạn chế[18].
Do sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm khắc. Pháp luật bảo vệ nguồn thu nhập của triều đình, đảm bảo dân đinh là sức lao động chủ yếu mà triều đình sử dụng. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu được quy định chặt chẽ. Người giết trâu bừa bãi không theo quy định bị xử tội nặng[18].
Pháp luật nhà Lý phản ánh và chấp nhận sự xuất hiện của chế độ tư hữu ruộng đất, chỉ rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội, trong đó quý tộc quan liêu được hưởng đặc quyền[19].

Kinh tế

Nông nghiệp

Kinh tế thời nhà Lý chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì thế trong suốt thời gian của triều đại này, có nhiều việc làm của các vua hay các chiếu chỉ liên quan đến vấn đề bảo vệ và phát triển nông nghiệp. Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp.
Ruộng đất thời Lý gồm có ruộng công, ruộng tư và đặc biệt, do Phật giáo phát triển mạnh, có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị - xã hội nên nhà chùa sở hữu một bộ phận ruộng đất (không thuộc ruộng công lẫn ruộng tư).
Ruộng công gồm có[20]
  • Quốc khố điền là ruộng công của triều đình mà hoa lợi thu được dự trữ vào kho của vua để chi dùng cho hoàng cung.
  • Đồn điền là ruộng đất hình thành từ việc khai hoang ven sông, ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam.
  • Ruộng tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng cho triều đình. Hằng năm, nhà Lý vẫn duy trì cày ruộng tịch điền là hình thức kế thừa từ thời Tiền Lê.
  • Ruộng sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua.
  • Ruộng công làng xã là ruộng giao cho các làng xã quản lý, do những người lính nhàn thời bình về cày cấy
  • Ruộng thác đaoấp thang mộc là ruộng ban thưởng cho quan lại, công thần. Nhưng loại ruộng này chỉ dành cho 1 đời công thần, không truyền được cho con cháu và công thần cũng chỉ được hưởng phần thuế thu từ ruộng đó[21].
Ruộng đất nhà chùa
Là đất đai do nhà chùa quản lý, chiếm số lượng khá lớn[22].
Ruộng tư
Chế độ sở hữu ruộng tư thời Lý khá phổ biến và phát triển. Pháp luật cho phép các tầng lớp trong xã hội mua bán ruộng đất.
Việc đo đạc ruộng đất thời Lý đã xuất hiện, nhưng đơn vị đo lường tính chưa thống nhất; nơi tính theo mẫu, nơi tính bằng thước[23]. Để phát triển nghề nông, triều đình ra những biện pháp như quy tập người tha hương trở về quê quán để đảm bảo sức lao động ở nông thôn; trị nặng tội ăn trộm và giết trâu bừa bãi...[24].
Ngoài ra triều đình còn chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1077, Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Các công trình thủy lợi tiêu biểu thời Lý là việc đào sông Đản Nãi (Thanh Hóa) năm 1029, đào kênh Lãm (Ninh Bình) năm 1051, khơi sâu sông Lãnh Kinh năm 1089 và sông Tô Lịch năm 1192. Sử sách ghi nhận những năm được mùa lớn như: 1016, 1030, 1044, 1079, 1092, 1111, 1120, 1123, 1131, 1139, 1140[25].
Nhờ sự quan tâm phát triển nông nghiệp và làm thủy lợi của nhà Lý, nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định[25].

Thủ công nghiệp

Trong cung đình, những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tháng 2 năm 1040, "vua [Lý Thái Tông] đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan,từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm,từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa".[1]
Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, khai thác vàng lộ thiên[26] đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội) v.v

Thương nghiệp

Cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển[27].
Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, Xiêm La - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra.
Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau. Theo sách Lĩnh ngoại đại đáp của Nam Tống, người Việt thời Lý thường sang Trung Quốc buôn bán qua hai ngả là trại Vĩnh Bình trên bộ, nằm ở biên giới với Ung Châu, và đường biển là cảng châu Khâm và Liêm. Nhà Lý cũng thường cử sứ giả sang buôn bán, gọi là "đại cương". Nhà Lý cử sứ giả sang Trung Quốc ba lần để thống nhất cân đo, tạo điều kiện cho buôn bán.
Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, , vải, gấm. Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Năm 1149 tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java), Lộ Lạc (có thể là Lộ Hạc - La Hộc - Lavo ở Lopburi, Thái Lan, Lộ Hạc có khả năng là nước Locac được nhắc đến trong du ký của Marco Polo), Xiêm La[28] vào Hải Đông (tỉnh Quảng Ninh ngày nay, xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn hay năm 1184 tháng 3, người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Srivijaya ở đảo Sumatra, được nhắc đến với tên Thất Lợi Phật Thệ từ thế kỷ 7 và với tên Tâm Phật Tề từ thế kỷ 5 trong thư tịch Trung Quốc) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán [29].

Tiền tệ


Thuận Thiên đại bảo
Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng. Nhà Lý đúc tiền bằng hợp kim đồng – giống như tiền lưu hành ở vùng Đông Nam Trung Quốc khi đó[30]. Tuy nhiên, tiền do triều đình đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa nên nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước[31].
Các nhà khảo cổ hiện nay phát hiện được 6 loại đồng tiền được xem là tiền do các vua nhà Lý phát hành: Thuận Thiên đại bảo, Minh Đạo thông bảo, Càn Phù nguyên bảo, Thiên Phù nguyên bảo, Thiên Cảm thông bảo, Thiên Tư thông bảo.

Giáo dục, khoa cử


Kiến trúc quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay

Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh - thủ khoa đầu tiên của Việt Nam, trong đền thờ tại thôn xã Đông Cứu (Bắc Ninh)
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống[12].
Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân - một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học[32]. Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều[33][34]. Do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo[35]. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán[36].
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó[32].
Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bằng hữu...), để thống nhất và quản lý xã hội[37].
Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam[38]. Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó[39].
Các khoa thi hỏi đòi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thông hiểu kiến thức cả 3 đạo Nho, Phật và Lão mới có thể đỗ đạt[40]. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông.
Sử sách ghi chép 9 khoa dưới triều Lý, trong đó có các khoa thi không ghi đầy đủ tên người đỗ[39][41][42][43][44]. Các khoa thi không đều đặn theo định kỳ và các kỳ thi cũng chưa có cách thức nhất định.

Tôn giáo


Cổng chùa Diên Hựu
Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất, ngoài ra Nho giáoĐạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội. Thời Lý có tư tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng cả 3 tôn giáo này.
Các vua Lý chú trọng xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ sang Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở các địa phương. Việc chú trọng xây dựng chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là "xây tường cao ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua"[45]. Các chùa lớn và nổi tiếng là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu.
Giống như thời Đinh, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính thời Lý, nhưng ảnh hưởng ít hơn trước. Họ chỉ đóng vai trò giáo hóa hoặc giảng kinh[46]. Trong phạm vi tín ngưỡng và kỹ thuật, các vị cao tăng vẫn rất được xem trọng, được vua, hoàng tộc và các quan văn võ xem trọng như bậc thầy[47].
Từ thời Lý Thần Tông, các vua thường qua đời sớm, vua lên thay còn nhỏ, thái hậu buông rèm chấp chính. Sự sùng đạo Phật từ lúc này bị xem là trở thành mối dị đoan, bắt nhịp với đạo Giáo và tín ngưỡng cổ truyền[48]. Tuy những mối dị đoan không làm ảnh hưởng tới chính trị, nhưng đủ làm bằng chứng về nhân tâm rối loạn, nhà chức trách bỏ phí thời gian vào việc hão huyền, việc thưởng phạt trong triều đình căn cứ vào những điều không chính đáng[49].
Nho giáo thời Lý nhìn chung phát triển nhưng chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau[44]. Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả 3 tôn giáo Phật, Đạo và Nho mới có thể đỗ. Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên vào thời Lý[50]; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư[50].

Văn học

Bài chi tiết: Văn học đời Lý

Chiếu dời đô-bản dịch của Viện khoa học xã hội Việt Nam
Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đô (214 chữ), Phạt Tống lộ bố văn (148 chữ) và bài thơ Nam quốc sơn hà (28 chữ).
Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã tịch thu hoặc tiêu hủy hầu hết chứng tích văn hóa thời nhà Lý. Một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này.
Tác phẩm đặc sắc tời này là Thiền Uyển tập anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác gia thời này như thiền sư Viên Chiếu (999-1091), thiền sư Không Lộ (?-1119)... và Hoàng thái hậu Ỷ Lan cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không".

Nghệ thuật

Kiến trúc


Gạch lát nền trang trí hoa cúc, thế kỷ 11-12, được tìm thấy tại Thành cổ Hà Nội.
Những công trình kiến trúc chủ yếu thời kỳ Lý này là kinh thành, cung điện, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là chùa chiền, đền miếu.
Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xây dựng kinh thành và các cung điện: phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ; mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có 3 thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía.[1]
Nhà Lý cho xây dựng 36 cung, 49 điện ở khu trung tâm Cấm thành Thăng Long[51]. Công trình hoàng thành Thăng Long mang các đặc điểm: đẹp, công phu, phong phú, quy mô rộng lớn, trang trí rất tinh xảo, quy hoạch thống nhất và cân xứng. Các sử gia đánh giá kiến trúc hoàng thành Thăng Long đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch kinh thành Thăng Long[52]:
Do sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý, chùa chiền mọc lên khắp nơi, được chia làm 3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam[51]. Nổi tiếng nhất là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu (chùa Một Cột).
Các chùa thường có tháp lớn như tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, tháp Chiêu Ân, tháp Phật Tích, tháp Sùng Thiện Diên Linh, tháp Vạn Phong Thành Thiện... Ngoài chùa, nhà Lý còn xây dựng nhiều công trình khác như đền Đồng Cổ, lầu gác trên núi Cung vua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám...[53].

Điêu khắc, đúc tượng


Đầu rồng trang trí mái cung điện thời nhà Lý.
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý được đánh giá là đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình dân tộc Việt, góp phần to lớn để sáng tạo ra giá trị của đỉnh cao văn hóa, văn minh thứ hai của người Việt phục hưng[54].
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý gồm những công trình điêu khắc tinh tế với những tấm phù điêu mô típ hoa văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là rồng giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề. Đặc điểm chung là chân thực, đơn giản, khỏe mạnh[55].
Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến. Nước Đại Việt có 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được gọi là "An Nam tứ đại khí" thì 3 trong số đó được tạo ra thời Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền (chùa Một CộtHà Nội) và Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh)[55][56][57][58][59][60].
Các tượng người hay vật đều sinh động và có hồn; đường cong lớn và dày đặc, nét uyển chuyển mềm mại, dù làm bằng chất liệu nào. Bố cục các tác phẩm điêu khắc đẹp cân xứng, hài hòa[61].

Âm nhạc

Ban đầu nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nhạc Chiêm Thành (mà nguồn gốc xa từ Tây Thiên tức Ấn Độ) qua những tù binh người Chiêm (cả nam lẫn nữ) bị bắt trong các cuộc nam chinh của nhà Lý[55][62]. Sau đó, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc tăng dần. Nhạc cụ các nhạc công sử dụng thời Lý gồm có trống cơm, tiêu, não, sáo ngang, hồ gáo, đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn 7 dây, đàn 2 dây, đàn bầu[55][63].
Nền ca kịch Đại Việt bắt đầu từ thời Lý, do những người Hoa theo Đạo giáo sang dạy cho người Việt[64]. Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Nghệ thuật chèo cũng phổ biến, được giới quý tộc ham thích[55].

Ngoại giao

Nhà Lý trong suốt thời đại của mình liên tục phải đối phó với những mưu đồ bành trướng, thôn tính hoặc cướp phá của các nước láng giềng như nhà Tống ở phía Bắc, Chiêm Thành, Chân Lạp ở phía Nam, Đại Lý ở Tây bắc hoặc những cuộc nổi loạn lẻ tẻ của các dân tộc thiểu số. Quan hệ với nhà Tống mang tính chất nước nhỏ thần phục nước lớn, tuy rằng trong giai đoạn khoảng những năm 1075-1076, Lý Thường KiệtTông Đản đã từng đem quân tấn công nhà Tống ở các châu Ung, châu Khâm. Đại Lý không còn là một quốc gia hùng mạnh như trong giai đoạn thế kỷ 8, thế kỷ 9 nên các cuộc giao tranh mang tính chất lẻ tẻ và phần thua thông thường thuộc về người Đại Lý. Quan hệ với Chiêm Thành thì nhà Lý dường như lại đóng vai trò của một nước lớn. Quan hệ với Chân Lạp khá bình thường, với chính sách ngoại giao khá mềm dẻo, nhà Lý đã giữ vững và mở rộng được lãnh thổ của mình. Năm 1097, ban hành Hội Điển qui định các phép tắc chính trị.

Với nhà Tống


Sứ giả Đại Việt sang Trung Hoa. Hiện vật bảo tàng Guimet, Paris.
Ngoài thời gian xảy ra chiến tranh 1075-1077, nhà Lý thường xuyên giữ quan hệ với nhà Tống. Hai bên cử sứ qua lại trong nhiều năm. Trừ sự kiện cha con họ Nùng, khi có các lực lượng gây rối vùng biên, hai bên có những hoạt động quân sự hỗ trợ nhau đánh dẹp và khi bắt được "tội phạm" thì người bên nào trả về cho nước ấy.
Năm 1164, Nam Tống công nhận Đại Việt là một nước độc lập với quốc hiệu ban cho vua Lý Anh Tông là An Nam Quốc vương. Đây là lần đầu tiên sau 225 năm kể từ khi Ngô Quyền giành được độc lập và xưng vương (939), vua Trung Quốc mới công nhận nền độc lập của Đại Việt. Trước đó các vua nhà Tống chỉ gọi các vua Việt là Giao Chỉ Quận Vương, xem đất Đại Việt chỉ là một quận của nhà Tống.

Với nhà Kim

Có điều rất thú vị là nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt[65][66] và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt[67].
Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả 2 nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau[65][66][67].

Với Chiêm Thành và Chân Lạp

Đại Cồ Việt và sau này là Đại Việt đóng vai trò nước lớn trong quan hệ với Chiêm ThànhChân Lạp. Hai nước này vẫn sai sứ sang tiến cống các động vật quý như voi, chim lạ... Nhưng quan hệ của Đại Việt với 2 nước này không thật sự ổn định, sử sách ghi lại nhiều vụ cướp phá ở vùng biên giới phía nam Đại Việt của hai nước này, nhưng đều bị đánh bại (xem phần quân sự).

Quân sự

Bài chi tiết: Quân sự nhà Lý

Tổ chức quân đội

Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
  • Cấm quân: là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành.
  • Quân địa phương: Tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi), có nhiệm vụ canh phòng các lộ,phủ.
Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động[68]. Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huyấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quan đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, mắy bắn đá…

Chiến tranh với các nước lân cận

Đánh Tống ở Ung châu

Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc)[69]. Vua Tống bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép, trâu bò.
Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường KiệtTông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh[70]; quân thủy và quân bộ đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, quân Lý Thường Kiệt giết hết hơn 5 vạn người[70], cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về.

Chống Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt

Bài chi tiết: Trận Như Nguyệt

Bản đồ Trận Như Nguyệt.
Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai đường thủy, bộ vào Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ huy. Ở trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt hay còn gọi là sông Cầu hay sông Nguyệt Đức. Quân Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và chuyển sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân (Trương Hống và Trương Hát: hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà tác giả chính là Lý Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Tạm dịch
Sông núi nước Nam Đế Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, tạo ra lòng tin rằng họ đang được thần linh giúp đỡ, đồng thời làm hoang mang quân nhà Tống. Khi quân nhà Tống đã lâm vào thế yếu Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để quan hệ Tống-Việt sau đó có thể trở lại bình thường.
Khi rút quân, Quách Quỳ đã tranh thủ chiếm đoạt luôn châu Quảng Nguyên (Lạng SơnCao Bằng ngày nay). Sau này, Thái sư Lê Văn Thịnh đã lấy lại châu Quảng Nguyên, nơi có nhiều mỏ kim loại quý, bằng phương pháp hòa bình là ngoại giao và tặng voi cho vua Tống. Người Tống cho rằng vua Tống mắc sai lầm để "mất" châu Quảng Nguyên có nhiều mỏ vàng nên đặt ra câu:
Bởi tham voi Giao Chỉ
Để mất vàng Quảng Nguyên

Chiến tranh với Chiêm Thành

Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218[1][14][71]) các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành v.v. đã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối.
Sự kiện lớn nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long, để được tha vua Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị).
Nhưng có sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ Chiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống[72].

Chiến tranh với Chân Lạp

Nước Chân Lạp ở xa phía nam (dưới nước Chiêm Thành), nhưng cũng từng có chiến tranh với Đại Việt. Đại Việt sử ký toàn thư có chép sự kiện tháng Giêng, ngày Giáp Dần, năm Mậu Thân (tức 2 tháng 3 năm 1128), 2 vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Lý Thần Tông sai Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem quân đánh dẹp. Chưa đến 10 ngày sau (ngày Quý Hợi), quân Chân Lạp bị đánh tan. Tháng 8 năm đó, người Chân Lạp lại vào cướp hương Đỗ Gia ở châu Nghệ An, có đến hơn 700 chiếc thuyền. Vua sai Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ đem quân dẹp được.
Cuối năm đó, châu Nghệ An đệ tâu một phong quốc thư của nước Chân Lạp, xin sai người sang sứ. Tuy nhiên Lý Thần Tông đã không trả lời.
Tháng 8 năm 1132, quân Chân LạpChiêm Thành vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống. Tháng 9 năm 1136, tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp.
Tháng 9 năm 1150, quân Chân Lạp lại đánh cướp châu Nghệ An, đến núi Vụ Thấp[73] gặp nắng nóng ẩm thấp, phần nhiều chết vì lam chướng nên tự tan vỡ.

Đền thờ


Đền Lý Bát Đế, tục gọi là Đền Đô thờ các vua nhà Lý
Hiện nay, 8 vị vua nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại Đền Đô thuộc xóm Đền, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền Đô được xây dựng từ thế kỷ 11, thời Lý Thái Tổ. Các vị vua được thờ ở đây: Lý Thái Tổ; Lý Thái Tông; Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông; Lý Thần Tông; Lý Anh Tông; Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Lý Chiêu Hoàng không được đưa vào đền thờ vì bị coi là đã có tội làm ngôi vua rơi vào tay họ Trần. Dân xây miếu thờ bà riêng một chỗ khác.

Các vua nhà Lý

Miếu hiệu Niên hiệu Tên Sinh- Mất Trị vì Thụy hiệu Lăng
Lý Thái Tổ Thuận Thiên
(1010-1028)
Lý Công Uẩn 974-1028 1009-1028 Thần vũ Hoàng đế
神武皇帝
Thọ Lăng
Lý Thái Tông Thiên Thành
(1028-1034)
Thông Thụy
(1034-1039)
Càn Phù Hữu Đạo
(1039-1042)
Minh Đạo
(1042-1044)
Thiên Cảm Thánh Vũ
(1044-1049)
Sùng Hưng Đại Bảo
(1049-1054)
Lý Phật Mã 1000-1054 1028-1054 Khai Thiên Thống Vận Từ Hiếu hoàng đế
開天捅韵慈孝皇帝
Thọ Lăng
Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình
(1054-1058)
Chương Thánh Gia Khánh
(1059-1065)
Long Chương Thiên Tự
(1066-1068)
Thiên Thống Bảo Tượng
(1068-1069)
Thần Vũ
(1069-1072)
Lý Nhật Tôn 1023-1072 1054-1072 Ứng Thiên Sùng Nhân Thánh Thần hoàng đế
應天崇仁聖神皇帝
Thọ Lăng
Lý Nhân Tông Thái Ninh
(1072-1076)
Anh Vũ Chiêu Thắng
(1076-1084)
Quảng Hựu
(1085-1092)
Hội Phong
(1092-1100)
Long Phù
(1101-1109)
Hội Tường Đại Khánh
(1110-1119)
Thiên Phù Duệ Vũ
(1120-1126)
Thiên Phù Khánh Thọ
(1127-1127)
Lý Càn Đức 1066-1127 1072-1127 Hiếu Từ Thánh Thần Văn Vũ hoàng đế
孝慈聖神文武皇帝
Thiên Đức Lăng
Lý Thần Tông Thiên Thuận
(1128-1132)
Thiên Chương Bảo Tự
(1133-1138)
Lý Dương Hoán 1116-1138 1128-1138 Quảng Nhân Sùng Hiếu Văn Vũ hoàng đế
廣仁崇孝文武皇帝
Thọ Lăng
Lý Anh Tông Thiệu Minh
(1138-1140)
Đại Định
(1140-1162)
Chính Long Bảo Ứng
(1163-1174)
Thiên Cảm Chí Bảo
(1174-1175)
Lý Thiên Tộ 1136-1175 1138-1175 Thể Thiên Thuận Đạo Chí Hiếu hoàng đế
體天顺道至孝皇帝
Thọ Lăng
Lý Cao Tông Trinh Phù
(1176-1186)
Thiên Tư Gia Thụy
(1186-1202)
Thiên Gia Bảo Hựu
(1202-1204)
Trị Bình Long Ứng
(1204-1210)
Lý Long Trát (Lý Long Cán) 1173-1210 1175-1210 Ứng Thiên Ngự Cực Quang Hiếu hoàng đế
應天御極光孝皇帝
Thọ Lăng
Lý Huệ Tông Kiến Gia
(1211-1224)
Lý (Hạo) Sảm 1194-1226 1211-1224 Tự Thiên Thống Ngự Khâm Nhân Hoành Hiếu hoàng đế
自天捅御欽仁橫孝皇帝
Thọ Lăng
Lý Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo
(1224-1225)
Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) 1218-1278 1224-1225 Chiêu hoàng đế
昭皇帝
Cửa Mả Lăng

Thế phả nhà Lý

  




















1
Lý Thái Tổ
1009 - 1028












2
Lý Thái Tông
1028 - 1054












3
Lý Thánh Tông
1054 - 1072

















4
Lý Nhân Tông
1072 - 1127



Sùng Hiền Hầu


















5
Lý Thần Tông
1128 - 1138


















6
Lý Anh Tông
1138 - 1175


















7
Lý Cao Tông
1175 - 1210


















8
Lý Huệ Tông
1210 - 1224


















9
Lý Chiêu Hoàng
1224 - 1225
Chú thích: Các năm trong bảng là các năm trị vì của vị vua đó

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ a ă â b Đại Việt Sử ký Toàn thư Bản kỷ, quyển II, Kỷ nhà Lý, Thái Tổ hoàng đế
  2. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 2
  3. ^ Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 223
  4. ^ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, sách đã dẫn, tr 32-33
  5. ^ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, sách đã dẫn, tr 34
  6. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 72
  7. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 103
  8. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 84
  9. ^ Nhà Lý dời đô bằng đường nào?
  10. ^ Giả thiết bằng ảnh vệ tinh: Lộ trình dời đô của Vua Lý
  11. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 102
  12. ^ a ă Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 592
  13. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 2, http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt08.html quyển 3
  14. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 4
  15. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 290
  16. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 120-122
  17. ^ a ă â Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 127
  18. ^ a ă â Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 129
  19. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 128
  20. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 134-136
  21. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 137
  22. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 139
  23. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 140
  24. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 141
  25. ^ a ă Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 143
  26. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 145
  27. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 147
  28. ^ Quốc gia của người Thái vùng thượng lưu sông Mê Nam thời trung đại Xiêm, nói trong Nguyên sử tức là Vương quốc Sukhothai hình thành vào thế kỷ 13 ở Thái Lan. Mãi đến thế kỷ 15, Sukhothai mới trở thành thuộc quốc của Vương quốc Ayuthya
  29. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ quyển 4
  30. ^ Lục Đức Thuận, Võ Quốc Ky, sách đã dẫn, tr 58
  31. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 146
  32. ^ a ă Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 594
  33. ^ Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 595-596
  34. ^ Phan Ngọc Liên, sách đã dẫn, tr 56-57
  35. ^ Mai Hồng, sách đã dẫn, tr 13-14
  36. ^ Phan Ngọc Liên, sách đã dẫn, tr 58
  37. ^ Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 599-600
  38. ^ Mai Hồng, sách đã dẫn, tr 22
  39. ^ a ă Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 597
  40. ^ Mai Hồng, sách đã dẫn, tr 14
  41. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr 86
  42. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển V
  43. ^ Phan Ngọc Liên, sách đã dẫn, tr 59
  44. ^ a ă Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 261
  45. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 258
  46. ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 418
  47. ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 418-419
  48. ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 420
  49. ^ Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 421
  50. ^ a ă Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 598
  51. ^ a ă Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 649
  52. ^ Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 649, 651
  53. ^ Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 651
  54. ^ Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 652, 654
  55. ^ a ă â b c Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 268
  56. ^ Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, sách đã dẫn, tr 200-203
  57. ^ Lạc Việt, sách đã dẫn, tr 17-18
  58. ^ Dấu tích một thời của đất Kinh kỳ đã bị phá hủy
  59. ^ Chùa Quỳnh Lâm, Halong, Website của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam
  60. ^ Đại khí thứ tư là vạc Phổ Minh (tại chùa Phổ Minh – Nam Định) đúc thời Trần
  61. ^ Kỷ yếu hội thảo khoa học về 1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, tr 654
  62. ^ Tô Ngọc Thanh, sách đã dẫn, tr 25
  63. ^ Tô Ngọc Thanh, sách đã dẫn, tr 25-26
  64. ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 469
  65. ^ a ă Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 350
  66. ^ a ă Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 5
  67. ^ a ă Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 143
  68. ^ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 125
  69. ^ Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư, tr 146
  70. ^ a ă Đại Việt Sử Lược, quyển II
  71. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 3
  72. ^ Việt Sử toàn thư, Chương 5
  73. ^ còn gọi là Vụ Ôn, tức là núi Vụ Quang ở huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh

Liên kết ngoài


Ottawa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
City of Ottawa/Ville d'Ottawa
Ottawa from McKenzie King Bridge.jpg
Lá cờ City of Ottawa/Ville d'Ottawa
Lá cờ
Biệt danh: O-town- O.T - The 613
Khẩu hiệu: Advance Ottawa/Ottawa en avant (Ottawa tiến lên)
Vị trí của Ottawa trong tỉnh bang Ontario
Vị trí của Ottawa trong tỉnh bang Ontario
Tọa độ: 45°25′15″B 75°41′24″T
Quốc gia Canada Flag of Canada.svg
Tỉnh bang Ontario Flag of Ontario.svg
Thành lập 1850 với tên "Thị trấn Bytown"
Sáp nhập 1855 với tên "Thành phố Ottawa"
Hợp nhất 1 tháng 1 năm 2001
Đặt theo tên Q536116[?] sửa dữ liệu
Chính quyền
 - Thị trưởng Larry O'Brien
 - Hội đồng Thành phố Hội đồng Thành phố Ottawa
 - Nghị viện 8 đến 9 nghị sĩ
Diện tích [1][2]
 - Thành phố 2.778,64 km² (1.072,9 mi²)
 - Vùng đô thị 5.318,36 km² (2.053,4 mi²)
Độ cao 70 m (230 ft)
Dân số (2006)[1][2]
 - Thành phố 812.129 (xếp thứ 4)
 - Mật độ 278,6/km² (721,6/mi²)
 - Vùng đô thị 1.300.000
 - Mật độ vùng đô thị 200,0/km² (518/mi²)
Múi giờ Eastern (EST) (UTC-5)
 - Mùa hè (DST) EDT (UTC-4)
Mã bưu chính K0A, K1A-K4C
Mã điện thoại (613)
Thành phố kết nghĩa Bắc Kinh, Catania, Montecastrilli, Buenos Aires, Palermo, Campobasso, Cairo sửa dữ liệu
Website: http://www.ottawa.ca
Ottawa là thủ đô và cũng là thành phố lớn thứ tư của Canada[3] thành phố lớn thứ nhì của tỉnh bang Ontario[4]. Ottawa nằm trong thung lũng sông Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario, cách Toronto 400 km về phía Đông Bắc và Montréal 190 km về phía Tây. Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh bang Ontario và Québec.
Diện tích của thành phố vào khoảng 2.778,64 km², dân số vào năm 2001 là trên 808.000 người (nếu tính luôn các khu ngoại thành thì hơn 1,1 triệu người). Vào năm 2005, dân số ước tính là 859.704, trong khi vùng thủ đô, bao gồm thành phố Gatineau, Québec, có dân số ước khoảng 1.148.785[5]. Dân số những người nói tiếng Pháp tại Ottawa rất đáng kể, và theo chính sách của chính phủ, tất cả các dịch vụ chủ yếu đều bằng song ngữ cả hai thứ tiếng Anh và Pháp[6]. Thủ đô Ottawa còn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện (Parliament Buildings), Dinh Toàn quyền Rideau (Rideau Hall), Tòa nhà Liên bang (Confederation Building), các phòng tranh, viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường đại học như Đại học CarletonĐại học Ottawa. Thêm nữa thành phố cũng có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại giống như Toronto, Montréal và Vancouver.
Thị trưởng đương thời của Ottawa là ông Larry O'Brien, là người kế nhiệm ông Bob Chiarelli vào ngày 1 tháng 12 năm 2006. Ottawa là nơi tập trung nhiều Tiến sĩ nhất tính theo đầu người tại Canada[7].

Lịch sử


Các tòa nhà lịch sử trên đường Elgin, nhìn về hướng Đồi Parliament
Vùng Ottawa xưa kia là nơi sinh sống của dân tộc bản xứ bộ lạc Algonquin. Người Algonquin xưa kia gọi sông Ottawa là sông Kichi Sibi hoặc Kichissippi, có nghĩa là "Dòng sông lớn". Người Âu châu đầu tiên đến định cư tại vùng này là Philemon Wright đã thành lập một cộng đồng phía bên bờ sông thuộc tỉnh bang Québec vào năm 1800. Ông Wright khám phá rằng có thể vận chuyển gỗ bằng đường sông từ thung lũng Ottawa đến Montréal, và khu vực này đã phát triển nhanh chóng nhờ vào độc quyền kinh doanh gỗ. Loại thông trắng đã được trồng khắp vùng thung lũng này nhờ vào thân cây thẳng và rắn chắc rất được ưa chuộng tại nhiều nước Âu châu.

Lịch sử sáp nhập của Ottawa
Để có thể ổn định cuộc sống cho gia đình các trung đoàn quân đội vào những năm tiếp theo cuộc Chiến tranh năm 1812, chính phủ bắt đầu hỗ trợ các kế hoạch di dân nhằm đưa nhóm dân Công giáo IrelandTin lành đến định cư tại vùng Ottawa, và từ đó bắt đầu cho một làn sóng di cư đều đặn của người Ireland trong các thập niên kế tiếp. Cùng với nhóm dân Canada gốc Pháp đến từ tỉnh bang Québec, hai nhóm dân này đã cung cấp một số lượng lớn công nhân trong công trình Kênh Rideau và sự phát triển của ngành kinh doanh gỗ, nhờ đó Ottawa đã được đưa vào bản đồ.
Dân số trong vùng tăng lên rõ rệt sau khi Đại tá John By hoàn tất kênh Rideau vào năm 1832. Mục đích của kênh đào này là cung cấp một đường thủy an toàn giữa Montréal và Kingston trong vùng hồ Ontario, băng qua sông St. Lawrence nơi giáp ranh với tiểu bang New York. Kênh được xây dựng bắt đầu từ đoạn cuối phía Bắc là nơi Đại tá By đặt một doanh trại, sau đó trở thành đồi Parliament và bố trí một thành phố nhỏ được gọi là Bytown. Các nhà lãnh đạo thành phố này bao gồm các con của ông Wright, đáng kể nhất là ông Ruggles Wright. Nicholas Sparks, Braddish Billings và Abraham Dow là những cư dân đầu tiên phía bên bờ sông Ottawa thuộc tỉnh bang Ontario.
Phía Tây của kênh đào được biết đến với tên gọi "Annalisetown" là nơi tập trung các tòa nhà Quốc hội, trong khi phía Đông của kênh đào (chỗ giao nhau giữa kênh đào và sông Rideau) được gọi là "Nathantown". Lúc bấy giờ, Lowertown là một thị trấn lụp xụp đông đúc và huyên náo, thường xuyên hứng chịu các trận dịch tệ hại nhất, như trận dịch tả vào năm 1832 và trận dịch sốt phát ban vào năm 1847.
Ottawa trở nên trung tâm công nghiệp chế biến gỗ của Canada và Bắc Mỹ. Từ đó, ngành công nghiệp này nhanh chóng được mở rộng dọc theo sông Ottawa về hướng Tây, và gỗ mới đốn được kết thành bè xuôi theo một đoạn sông dài đưa đến các nhà máy chế biến. Bytown được đổi tên là Ottawa vào năm 1855.
Ngày 31 tháng 12 năm 1857, Nữ hoàng Victoria đã được thỉnh cầu để định đô cho xứ Canada (gồm tỉnh bang Québec và Ontario) và bà đã chọn Ottawa. Có nhiều câu chuyện châm biếm về cách bà chọn ra thủ đô như sau: bà đã cắm cây trâm gài nón trên bản đồ giữa khoảng cách Toronto và Montréal, hoặc đơn giản là bà thích màu sắc trên bản đồ của vùng này. Mặc dù những câu chuyện này không có cơ sở lịch sử nhưng đã phản ánh sự chuyên quyền độc đoán khi Ottawa được chọn làm thủ đô lúc bấy giờ và Luân Đôn đã không thỉnh ý người dân. Mặc dù hiện nay Ottawa là một thủ đô chủ yếu và là thành phố lớn thứ 4 của Canada, nhưng xưa kia Ottawa chỉ là một thị trấn ngoại ô cách xa các thành phố chính khác, như Thành phố Québec và Montréal ở phía Đông của Canada, hoặc Kingston và Toronto ở phía Tây.
Trong thực tế, các cố vấn của Nữ hoàng đã khuyên bà chọn Ottawa vì nhiều lý do: lý do thứ nhất vì Ottawa là khu định cư ở ngay ranh giới của phía Đông và Tây của Canada (ranh giới giữa Québec và Ontario ngày nay), như là một thỏa hiệp giữa hai khu kiều dân Pháp và Anh; thứ hai là cuộc chiến tranh năm 1812 đã cho thấy nhược điểm của các thành phố lớn là dễ bị phía Mỹ tấn công vì các thành phố này nằm rất gần biên giới trong khi Ottawa lúc bấy giờ được rừng rậm bao bọc và nằm cách xa biên giới; lý do thứ ba là chính phủ sở hữu một mảnh đất rộng lớn ở một vị thế với phong cảnh ngoạn mục nhìn xuống dòng sông Ottawa. Vị trí của Ottawa rất thuận lợi trong việc phòng thủ trong lúc vẫn duy trì được vận chuyển bằng đường thủy bằng sông Ottawa đến phía Đông Canada, và bằng kênh Rideau đến phía Tây Canada. Hai lý do khác là do Ottawa gần như là trung điểm giữa Toronto và thành phố Québec (~500 km/310 mi) và vì Ottawa là một thành phố nhỏ nên giảm thiểu được dư luận bất bình trong quần chúng và dẫn đến sự phá hoại các tòa nhà chính phủ như đã từng xảy ra với các thủ đô cũ của Canada.

Chợ Byward cung cấp thực phẩm tươi sống trong mùa hè
Khu nhà chính của tòa nhà Quốc hội tại Ottawa đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn ngày 3 tháng 2 năm 1916. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện phải tạm thời dời đến Viện Bảo tàng Kỷ niệm Victoria vừa mới xây xong, nay là Viện Bảo tàng Thiên nhiên cách đồi Parliament khoảng 1 km trên đường Metcalfe. Một khu nhà chính khác đã được xây dựng lại và hoàn tất vào năm 1922. Tháp Hòa bình ở ngay giữa tòa nhà Quốc hội và là biểu tượng của thành phố này đã được xây theo kiến trúc Gô-tích.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1945, chỉ một vài tuần lễ sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, nhiều người cho rằng Ottawa là nơi chính thức bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh. Một thư ký tầm thường của Liên Xô tên là Igor Gouzenko đã trốn khỏi Tòa Đại sứ Liên xô với hơn 100 tài liệu mật. Đầu tiên, Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) đã từ chối thu nhận mớ tài liệu này vì Liên Xô vẫn còn là đồng minh của Canada và Anh Quốc, và vì báo chí không tha thiết gì đến câu chuyện này. Sau khi Gouzenko lẩn trốn một đêm tại căn hộ của người hàng xóm và biết được nhà riêng đã bị lục soát, cuối cùng Gouzenko đã thuyết phục được RCMP xem qua mớ tài liệu đó và đó là bằng chứng về hệ thống gián điệp Liên Xô đang hoạt động tại các nước phương Tây, và điều này đã gián tiếp dẫn đến việc phát hiện Liên Xô đang chế tạo bom nguyên tử để đối chọi với Hoa kỳ.

Đài Tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia tại quảng trường Confederation
Năm 2001, thành phố Ottawa cũ (dân số ước tính năm 2005 là 350.000) đã được hợp nhất với các khu ngoại ô Nepean (dân số 135.000), Kanata (dân số 56.000), Gloucester (dân số 120.000), Rockcliffe Park (dân số 2.100), Vanier (dân số 17.000) và Cumberland (dân số 55.000), và các huyện ngoại thành West Carleton (dân số 18.000), Osgoode (dân số 13.000), Rideau (dân số 18.000) và Goulbourn (dân số 24.000), cùng với các hệ thống và cơ sở hạ tầng của Vùng Thủ đô Ottawa-Carleton. Trước năm 1969, Ottawa-Carleton là Carleton County bao gồm các khu vực như thành phố Ottawa hiện nay ngoại trừ Cumberland.

Khẩu hiệu

"Tiến lên" là khẩu hiệu của Ottawa [8] và Trung đoàn Bộ binh Cameron Highlanders của Ottawa.

Địa lý và khí hậu

Ottawa tọa lạc tại bờ phía Nam của sông Ottawa, và bao gồm các cửa sông Rideaukênh Rideau. Khu phố cổ nhất (kể cả di tích của Bytown) được gọi là Lower Town và chiếm cứ một vùng giữa kênh đào và các nhánh sông. Phía bên kia kênh đào về phía Tây là Centretown (thường được gọi là "downtown" - khu trung tâm thành phố), là trung tâm tài chính và thương mại của thành phố. Giữa nơi đây và sông Ottawa là đồi Parliament vươn lên cao và là nơi tập trung các tòa nhà chính phủ tiêu biểu của thủ đô và cũng là nơi hội họp của các nhà Lập pháp Canada.
Thủ đô Ottawa bao gồm nhiều vùng ven ngoại thành nằm ở phía Đông, phía Tây và phía Nam, và kể cả các thành phố cũ của Gloucester, NepeanVanier, khu làng xã cũ của Rockcliffe Park và các khu ngoại ô ManotickOrléans. Tính chung vào khu thành thị chính là vùng ngoại ô Kanata bao gồm khu phố trước kia của Kanata và khu làng xã Stittsville (dân số 70.320). Ngoài ra còn có các thị trấn và cộng đồng khác thuộc vùng ven đô ở phía bên kia vùng đất chưa khai phá như là Constance Bay (dân số 2.327); Kars (dân số 1.539); Metcalfe (dân số 1.610); Munster (dân số 1.390); Osgoode (dân số 2.571); và Richmond (dân số 3.287).

Bản đồ các vùng ngoại ô, đường cao tốc, sông ngòi và các thị trấn lịch sử của Ottawa
Sông Ottawa là ranh giới giữa Ontario Québec. Bên kia sông là thành phố Gatineau. Mặc dù Ottawa và Gatineau (và các thành phố lân cận khác) chính thức thuộc về hai tỉnh bang khác nhau và có bộ máy quản lý riêng biệt nhưng hai thành phố này hợp nhất thành Vùng Thủ đô Quốc gia với tổng số cư dân hơn một triệu người. Hội đồng Thành phố của chính quyền Liên bang (Hội đồng Thủ đô Quốc gia, viết tắt là NCC) sở hữu các khu đất của cả hai thành phố - bao gồm các địa điểm có tính chất lịch sử quan trọng trong lãnh vực du lịch. NCC có trách nhiệm lên kế hoạch và phát triển các khu đất này và là một đóng góp quan trọng cho cả hai thành phố.
Bao bọc vùng thành thị này là vùng đất chưa khai phá rộng lớn Greenbelt do Hội đồng Thủ đô Quốc gia quản lý bao gồm các khu rừng, đất canh tác và đầm lầy.
Ottawa là một thành phố tự trị, không phụ thuộc vào cấp quản lý cao hơn nào khác. Ottawa được bao bọc bởi Liên hiệp Huyện Prescott và Russell về phía Đông; Huyện RenfrewHuyện Lanark về phía Tây; ở phía Nam là Liên hiệp Huyện Leeds và GrenvilleLiên hiệp Huyện Stormont, Dundas và Glengarry; và ở phía Bắc là Les Collines-de-l'Outaouais và thành phố Gatineau.
Ottawa do 11 huyện có tính chất lịch sử hợp thành: Cumberland, Fitzroy, Gloucester, Goulbourn, Huntley, March, Marlborough, Nepean, North Gower, OsgoodeTorbolton.

Tòa án Tối cao Canada nhìn từ đồi Parliament

Đèn Giáng sinh tại đồi Parliament
Ottawa có một khí hậu đại lục ẩm ướt (Koppen Dfb) với nhiệt độ cao nhất là 37.8 °C (100 °F) vào mùa hè năm 1986 và 2001, thấp nhất là -38.9 °C (-38 °F) vào ngày 29 tháng 12 năm 1933, và là thủ đô lạnh hàng thứ nhì trên thế giới (sau Ulaanbaatar, Mongolia). Với khí hậu đặc biệt này, Ottawa rất hãnh diện về các hoạt động hàng năm nhưng cũng có yêu cầu đa dạng về quần áo. Tuy nhiên vì khí hậu vào mùa hè rất ấm áp nên Ottawa chỉ xếp hạng thứ 7 trong các thủ đô lạnh nhất thế giới [9] căn cứ vào nhiệt độ trung bình hàng năm, nhưng nếu dựa vào nhiệt độ trung bình của tháng 1 thì Ottawa xếp hạng 3 sau Ulaanbaatar, MongoliaAstana, Kazakhstan.
Tuyết và băng nước đá có ảnh hưởng lớn đến Ottawa vào mùa Đông. Lượng tuyết hàng năm tại Ottawa vào khoảng 235 cm (93 in). Ngày có nhiều tuyết rơi nhất được ghi lại là 4 tháng 3 năm 1947 với 73 cm (2.5 feet).[10] Nhiệt độ trung bình tháng 1 là -10.8 °C (13 °F), ban ngày nhiệt độ trên 0 °C và ban đêm lạnh dưới -25 °C (-13 °F) vào mùa Đông. Mùa tuyết rơi hàng năm thay đổi thất thường. Thông thường tuyết bao phủ mặt đất từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 4, nhưng cũng có năm tuyết chỉ rơi sau lễ Giáng sinh, nhất là những năm gần đây. Năm 2007 thật đáng chú ý vì mãi đến gần cuối tháng 1 mới có tuyết rơi. Những cơn gió lạnh cóng trung bình hàng năm là 51, 14 và 1 với những ngày nhiệt độ xuống dưới -20 °C (-4 °F), -30 °C (-22 °F) và -40 °C (-40 °F) theo thứ tự. Cơn gió lạnh nhất được ghi lại là -47.8 °C (-54.0 °F) vào ngày 8 tháng 1 năm 1968.
Ottawa và những nơi khác của Canada thường có những cơn mưa đóng băng. Trận bão đóng băng năm 1998 là một cơn bão lớn đã làm cúp điện và ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương.
Mùa hè thường ấm áp và ẩm ướt tại Ottawa mặc dù rất ngắn ngủi. Nhiệt độ trung bình cao nhất của tháng 7 là 26.5 °C (80 °F) với dòng không khí lạnh bất ngờ đến từ hướng Bắc đã hạ thấp độ ẩm ướt với nhiệt độ khoảng 30 °C (86 °F) hoặc cao hơn. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 39.5 °C (103 °F) vào mùa hè năm 2005 ở vài địa điểm. Thời tiết nóng bức thường tăng thêm độ ẩm ướt đặc biệt là các khu vực gần sông ngòi. Ottawa hàng năm có 41, 12 và 2 ngày với độ ẩm ướt trên 30 °C (86 °F), 35 °C (95 °F) và 40 °C (104 °F) theo thứ tự. Ngày có độ ẩm ướt cao nhất 48 °C (118 °F) là 1 tháng 8 năm 2006.[11]

Giao thông


Xe điện O-Train của Ottawa
Ottawa có hệ thống xe lửa của Công ty Đường sắt VIA, nhiều đường hàng không thông qua phi trường Quốc tế Ottawa Macdonald-Cartier, và các Công ty xe liên tỉnh như Greyhound tại Trạm xe bus trung tâm Ottawa.
Thủ đô của Canada còn có một hệ thống đường cao tốc, như quốc lộ Highway 417 (còn được gọi là quốc lộ Queensway), đường 174 vùng Ottawa-Carleton (trước kia là quốc lộ 17), và quốc lộ Highway 416 (Quốc lộ Kỷ niệm Cựu chiến binh) vừa được xây xong nối liền Ottawa với các quốc lộ khác thuộc Hệ thống Quốc lộ 400 của Ontario. Quốc lộ 417 cũng là một phần của Quốc lộ xuyên Canada. Thành phố này cũng có một vài đại lộ với phong cảnh đẹp hai bên như Đại lộ Ottawa River, và một đường cao tốc nối liền với quốc lộ 5 Québec của thành phố Hull. Tất cả quốc lộ và đường xá của Ottawa đều được liệt kê trong Danh sách đường phố của Ottawa.
Phương tiện di chuyển công cộng chủ yếu của Ottawa là OC Transpo và hệ thống tàu điện O-Train. Một hệ thống đường tàu điện nối liền Nam Bắc và Đông Tây đã được đề xuất nhưng Hội đồng Thành phố đã hủy bỏ dự án mở rộng đường Bắc Nam có thể nối liền khu Barrhaven và khu trung tâm vào năm 2009. Cả hai Công ty OC Transpo và Quebec-based Société de transport de l'Outaouais (STO) đảm nhiệm dịch vụ xe bus giữa Ottawa và Gatineau. Vé chuyển xe hoặc vé tháng đều có thể sử dụng ở cả hai thành phố không phải trả thêm tiền phụ thu.

Kênh Rideau và đường mòn vào lúc bình minh gần trường Đại học Carleton
Kênh Rideau bắt nguồn từ Kingston, Ontario lượn khúc dẫn đến Ottawa. Vào mùa Đông, kênh này vẫn mở cửa và là một phương tiện di chuyển của khu trung tâm dài khoảng 7.8 km dành cho những người trượt băng (từ Đại học Carleton đến khu siêu thị Rideau Centre) và cũng là sân trượt băng dài nhất thế giới.
Ngoài ra còn có một hệ thống đường mòn uốn khúc dọc theo sông Ottawa, sông Rideau và kênh Rideau. Những con đường nhỏ này được sử dụng trong vận chuyển, du lịch và giải trí, bởi vì đa số đều đủ rộng cho những người đi xe đạp. Đi xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến quanh năm trong vùng này.
Ottawa là chỗ hợp dòng của ba con sông lớn: sông Ottawa, sông Gatineausông Rideau. Sông Ottawa và sông Gatineau là những con sông quan trọng trong lịch sử của nền công nghiệp khai thác gỗ và lâm sản. Sông Rideau nối liền Ngũ Đại Hồ và sông Saint Lawrence với sông Ottawa.
, Danh sách các công viên của Ottawa, Danh sách đường sá của Ottawa

Thắng cảnh và các tổ chức nổi tiếng


Khu trung tâm Ottawa nhìn từ khách sạn Marriott
, National Capital Region

Khu trung tâm của tòa nhà Quốc hội

Khách sạn Chateau Laurier ở khu trung tâm Ottawa

Mặt tiền bằng kính của Nhà triển lãm Quốc gia Canada

Thể thao

Các đội thể thao

Đội Liên đoàn Nơi luyện tập Thành lập Giải vô địch
Ottawa Senators Khúc côn cầu trên băng NHL Quảng trường Scotiabank 1918-34, 1992 1 (President's Trophy)
7 (Stanley Cups)1918-1934 franchise
0 (Stanley Cups) Current Senators
1 (Prince of Wales Trophy)
Ottawa Lynx Bóng chày IL AAA Sân vận động Lynx 1993 1
Ottawa Gee Gees CIS Trường Đại học Ottawa 1848 2 (Vanier Cup)
Carleton Ravens CIS Trường Đại học Carleton 1942 5 (Canadian University Basketball)
Ottawa 67's Khúc côn cầu trên băng OHL Trung tâm Ottawa Civic 1967 3 (OHL)
2 (Memorial Cups)
Ottawa Raiders Khúc côn cầu trên băng NWHL Đấu trường Sandy Hill 1999 0
Ottawa Fury W-League
Bóng đá USL PDL
Sân vận động Keith Harris 2003 0
Ottawa Harlequins Rugby Canada Super League (Rugby Union) Công viên Twin Elm Rugby 1999 0

Thông tin

Chú thích

  1. ^ a ă “Community Highlights for Ottawa (City)”. 2001 Canadian Census. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007.
  2. ^ a ă “Community Highlights for Ottawa (CMA)”. 2001 Canadian Census. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007.
  3. ^ “Ottawa là thành phố đông dân đứng hàng thứ 4 của Canada”. Stastics Canada. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2007.
  4. ^ “Dân số của cuộc điều tra dân số vùng thủ đô (2001 Census boundaries)”. Statistics Canada. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2007.
  5. ^ “Báo cáo phát triển hàng năm 2005--phần 2-dân số” (bằng tiếng Anh (cũng có bản tiếng Pháp)). Planning and Growth Management Department, City of Ottawa. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp)
  6. ^ “Chính sách song ngữ” (bằng tiếng Anh). City of Ottawa. 15 November 2004. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp)
  7. ^ Zakaluzny, Roman. “Where must Ottawa's tech sector go from here?”. Ottawa Business Journal. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2007.
  8. ^ “City of Ottawa:Our Motto”. Ottawa City Council. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2007.
  9. ^ Rosenberg, Matt. “Coldest Capital Cities. Is Ottawa the coldest capital?” (bằng tiếng Anh). geography.about.com & WorldClimate.com. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp)
  10. ^ Heidorn, Keith C., PhD. “Các sự kiện thời tiết đáng chú ý của Canada” (bằng tiếng Anh). The Weather Doctor. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp)
  11. ^ Herbert, Alex (2 tháng 8 năm 2006). “Nóng như vậy đủ rồi” (bằng tiếng Anh). Báo Ottawa Sun.
  12. ^ “1981 to 2010 Canadian Climate Normals”. Environment Canada. 2 tháng 7 năm 2013. Climate ID: 6106000. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.

Nguồn tham khảo

Liên kết ngoài





Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con