Saturday, December 13, 2014

Chào ngày mới 07 tháng 12


Taipei 101 from afar.jpg
CNM365 Chào ngày mới 07 tháng 12 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Đại tuyết (2014); ngày Hàng không dân dụng quốc tế; ngày Anh hùng quốc gia tại Đông TimorNăm 1776 – Nhà quý tộc người Pháp Gilbert du Motier de La Fayette gia nhập quân đội Hoa Kỳ với quân hàm cấp tướng. Năm 1941Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ hải quân tại Trân Châu Cảng, Hawaii, Hoa Kỳ. Năm 1949Nội chiến Trung Quốc: Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bắt đầu di dời đến Đài Bắc (hình) trên đảo Đài Loan. Năm 1970Tổng tuyển cử lần đầu tiên diễn ra ở Pakistan từ khi quốc gia này độc lập, chiến thắng thuộc về Liên minh Awami từ Đông Pakistan.

Đại tuyết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai mươi tư tiết khí
Kỷ nguyên J2000
Kinh độ Tiết khí Dương lịch
(thông thường)
Xuân
315° Lập xuân 4 - 5/2
330° Vũ thủy 18 - 19/2
345° Kinh trập 5 - 6/3
Xuân phân 20 - 21/3
15° Thanh minh 4 - 5/4
30° Cốc vũ 20 - 21/4
Hạ
45° Lập hạ 5 - 6/5
60° Tiểu mãn 21 - 22/5
75° Mang chủng 5 - 6/6
90° Hạ chí 21 - 22/6
105° Tiểu thử 7 - 8/7
120° Đại thử 22 - 23/7
Thu
135° Lập thu 7 - 8/8
150° Xử thử 23 - 24/8
165° Bạch lộ 7 - 8/9
180° Thu phân 23 - 24/9
195° Hàn lộ 8 - 9/10
210° Sương giáng 23 - 24/10
Đông
225° Lập đông 7 - 8/11
240° Tiểu tuyết 22 - 23/11
255° Đại tuyết 7 - 8/12
270° Đông chí 21 - 22/12
285° Tiểu hàn 5 - 6/1
300° Đại hàn 20 - 21/1
Đại tuyết (tiếng Hán: 大雪) là một trong 24 tiết khí của của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 12 dương lịch, khi Mặt Trờixích kinh 255° (kinh độ Mặt Trời bằng 255°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Tuyết dầy.
Theo quy ước, tiết đại tuyết là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 7 hay 8 tháng 12 khi kết thúc tiết tiểu tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết đông chí bắt đầu.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Đại tuyết nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Đại tuyết ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 255°. Ngày bắt đầu tiết Đại tuyết do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 7 hay 8 tháng 12 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước Đại tuyết là Tiểu tuyết và tiết khí kế tiếp sau là Đông chí.

Xem thêm

Tham khảo

Gilbert du Motier de La Fayette

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân nhân Hầu tước La Fayette
Gilbert du Motier Marquis de Lafayette.PNG
Cá nhân
Sinh 6 tháng 9 năm 1757
Chavaniac, Pháp
Mất 20 tháng 5 năm 1834
Paris, Pháp
An táng Nghĩa trang Picpus
Công việc khác Nghị sĩ
Binh nghiệp
Phục vụ US flag 13 stars – Betsy Ross.svg Hoa Kỳ
Flag of France 1790-1794.PNG Pháp
Cấp bậc Trung tướng (Hoa Kỳ)
Thống chế (Pháp)
Tham chiến
Khen thưởng Công dân danh dự Hoa Kỳ
Marie-Joseph Paul Yves Roch Gilbert du Motier (6 tháng 9 năm 1757 – 20 tháng 5 năm 1834), thường được gọi Hầu tước La Fayette, là một quân nhân, nhà quý tộc người Pháp từng tham gia Cách mạng Hoa Kỳ với hàm trung tướng và là chỉ huy lực lượng Vệ binh quốc gia trong thời kỳ Cách mạng Pháp.
Tới Hoa Kỳ năm 1777 khi nước Pháp còn chưa tham dự vào cuộc chiến, La Fayette phục vụ trong Quân đội Lục địa dưới quyền George Washington. Trận Brandywine, trận đánh đầu tiên La Fayette tham gia, tuy bị thương nhưng ông vẫn chỉ huy thành công cuộc rút quân. Sau khi góp phần vào chiến thắng Monmouth, La Fayette tới Boston dàn xếp cuộc nổi loạn của những cư dân thành phố. Trở về Paris năm 1779, ông thuyết phục triều đình Pháp ủng hộ mạnh mẽ hơn cho Hoa Kỳ. Năm 1780, La Fayette – biểu tượng của mối quan hệ Pháp–Hoa Kỳ – quay lại với cuộc chiến. Tại Yorktown, ông ghìm chân tướng Charles Cornwallis trong khi Washington và Jean-Baptiste Donatien de Vimeur chuẩn bị cho trận đánh quyết định kết thúc chiến tranh.
Trở về nước Pháp, La Fayette tham dự Hội nghị các đẳng cấp vào tháng 5 năm 1789. Ông soạn thảo bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùng Thomas Jefferson và tham gia Hạ viện với vai trò phó chủ tịch. Trong suốt thời kỳ Cách mạng Pháp, trên vị trí tổng tư lệnh của Vệ binh quốc gia, La Fayette cố gắng duy trì trật tự và cuối cùng lâm vào thế đối đầu với phái Jacobin. Những hành động bảo vệ nhà vua cùng hoàng gia khiến ông bị kết tội vào tháng 8 năm 1792, thời điểm mà phái cực đoan quá lớn mạnh. La Fayette quyết định bỏ trốn sang Mỹ nhưng bị quân Áo bắt tại Hà Lan. Sau 5 năm giam giữ, ông được trả tự do và đến năm 1799 quay trở về Pháp. Năm 1830, trong cuộc Cách mạng tháng Bảy, một lần nữa, La Fayette lại giữ vai trò chỉ huy Vệ binh quốc gia và bằng sự ủng hộ của mình góp phần đưa Louis-Philippe I lên ngôi.
Do những đóng góp và vai trò trong ba cuộc cách mạng, La Fayette được vinh danh ở Pháp và cả Hoa Kỳ, nơi rất nhiều thành phố, thị trấn mang tên La Fayette.

Xuất thân

La Fayette sinh tại lâu đài Chavaniac, gần Le Puy-en-Velay, thuộc tỉnh Haute-Loire, với tên đầy đủ Marie-Joseph Paul Yves Roch Gilbert du Motier[1]. Dòng họ La Fayette có nguồn gốc ở Aix-la-Fayette, thuộc Puy-de-Dôme, được biết tới từ thế kỷ 11 với nhiều người theo binh nghiệp. Trong thời kỳ Chiến tranh Trăm năm, Thống chế Pháp Gilbert de La Fayette III là bạn đồng ngũ của Jeanne d'Arc khi Jeanne chiến đấu ở Orléans. Theo giai thoại, một người khác trong họ La Fayette từng giành được mão gai của Chúa Giê-su khi tham gia cuộc Thập tự chinh thứ 6[2]. Jacques-Roch, người chú của La Fayette, mất trong cuộc chiến tranh với người Áo, để lại tước hiệu Hầu tước cho Michel Louis Christophe Roch Gilbert Paulette du Motier, cha của La Fayette[3].
Michel Louis Christophe Roch Gilbert Paulette du Motier tham gia cuộc Chiến tranh Bảy năm với hàm đại tá. Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1759 ở tuổi 26, trong trận Minden do đạn pháo của Quân đội Anh[4]. Marie Louise Jolie de La Rivière, mẹ của La Fayette, mất ngày 3 tháng 4 năm 1770 ở tuổi 33. Vài tuần sau, 24 tháng 4 năm 1770, người ông ngoại, Hầu tước La Rivière, cũng qua đời để lại toàn bộ tài sản cho người cháu ngoại. Sau cái chết của một người chú khác, La Fayette còn được thừa kế một lợi tức 120.000 livre một năm[4]. Khi 13 tuổi, La Fayette trở thành đứa trẻ mồ côi và được bà nội là Madamme de Chavaniac nuôi dưỡng[3].

Học vấn và hôn nhân


Một chân dung La Fayette thời trẻ
Thời thơ ấu, La Fayette được một người cô dạy dỗ và được giáo dục bởi hai linh mục, trong đó có tu viện trưởng Fayon, cha xứ của Saint-Roch de Chavaniac. Qua những tác phẩm của Plutarch, Titus LiviusTacitus, cậu bé có những hiểu biết đầu tiên về nền Cộng hòa La Mã. Năm 1768, theo ý muốn của ông nội, La Fayette tới Cung điện LuxembourgParis, gia nhập giới quý tộc. Tuổi 11, La Fayette vào học tại Collège du Plessis, tức Trung học Louis-le-Grand về sau. Trong ngôi trường dành cho giới quý tộc với giáo dục thiên về tiếng Latin, tiếng Hy Lạp và nền văn minh La Mã, La Fayette bắt đầu thể hiện những khuynh hướng tự do đầu tiên[5]. Sau khi kết thúc ở Collège du Plessis, La Fayette theo học quân sự tại Học viện Versailles và gia nhập Ngự lâm quân ngày 9 tháng 4 năm 1771 với hàm thiếu úy[6][7].
Qua một cuộc gặp gỡ sắp đặt, vị hầu tước trẻ La Fayette làm quen với Marie Adrienne Francoise de Noailles, con gái của Jean-Paul-François, Công tước thứ năm của Noailles. Cả hai cùng bị cuốn hút, bí mật hứa hôn và chỉ công bố sau khi La Fayette hoàn thành con đường học vấn. Hôn lễ tổ chức ngày 11 tháng 4 năm 1774. La Fayette được người cha vợ, nguyên soái và cũng là một nhà hóa học nổi tiếng, phong cho chức đại úy, chỉ huy một đại đội kỵ binh ở Noailles[8].

Rời nước Pháp

Năm 1775, khi tới Metz trong một cuộc tập huấn thường niên của đơn vị, La Fayette gặp Charles-François, Bá tước xứ Broglie, người chỉ huy Quân đội Miền đông, và là người quan tâm đến Cách mạng Hoa Kỳ. Bá tước Broglie mời viên sĩ quan trẻ La Fayette gia nhập Hội Tam Điểm. Khi Công tước Gloucester – em trai vua George III của Anh và là một người chỉ trích chính sách thuộc địa – đi qua vùng này, ông có một buổi ăn tối cùng Bá tước Broglie và La Fayette[2]. Hồi ký của La Fayette có ghi lại về buổi gặp gỡ này: "Khi tôi lần đầu tiên biết về cuộc tranh chấp, trái tim tôi như đã bị chinh phục và tôi chỉ nghĩ tới việc đứng dưới lá cờ cách mạng"[9]. Mùa thu, La Fayette quay trở lại Paris, tham dự các cuộc tranh luận về quan hệ của nước Pháp với cuộc cách mạng tại Hoa Kỳ. Trong những buổi thảo luận này, tu viện trưởng Guillaume Raynal thường nhấn mạnh tới quyền con người, đồng thời cũng chỉ trích giới quý tộc, tăng lữ và chế độ nô lệ. Khi bị triều đình cấm diễn thuyết, Guillaume Raynal vẫn kín đáo bày tỏ quan điểm của mình trong Hội Tam Điểm, tổ chức mà La Fayette đã là một thành viên[10].
Ngày 7 tháng 12 năm 1776, qua Silas Deane, một đại diện của Mỹ tại Paris, La Fayette thu xếp cho việc gia nhập Quân đội Hoa Kỳ của mình với hàm trung tướng[11]. Khi được biết, cha vợ của La Fayette không tán thành và bổ nhiệm La Fayette tới một chức vụ ở Anh. Thế nhưng quãng thời gian ở Anh cũng mau chóng kết thúc sau một lần La Fayette từ chối nâng cốc chúc mừng vua George III[12]. Năm 1777, nhờ sự thuyết phục của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Charles Gravier, Chính phủ Pháp quyết định tài trợ cho Quân đội Hoa Kỳ một triệu livre. Bá tước Broglie gặp Johann de Kalb, một sĩ quan người Đức ủng hộ Mỹ. Sau buổi nói chuyện về hoàn cảnh của nước Mỹ khi ấy, Bá tước Broglie đề xuất với Charles Gravier kế hoạch hỗ trợ cho phe cách mạng ở Hoa Kỳ và giới thiệu La Fayette với Johann de Kalb[13].
Trở lại Paris, được biết Quốc hội Lục địa - tức Quốc hội cách mạng Hoa Kỳ - không thể chi trả cho chuyến đi của mình, La Fayette tự bỏ tiền mua con tàu La Victoire[12]. Vua Louis XVI, biết được kế hoạch của La Fayette qua tình báo của Anh, ra lệnh La Fayette phải tới nhập trung đoàn của người cha vợ, khi đó đang ở Marseille[14], chống lại lệnh cũng đồng nghĩa với việc ông sẽ bị bắt và giam giữ. Theo đề nghị của Đại sứ Anh, con tàu La Victoire đang đóng ở xưởng Bordeaux bị tịch thu và La Fayette cũng bị đe dọa bắt giữ[14][15][16]. Để trốn tránh, La Fayette cải trang thành một người đưa thư và tới Tây Ban Nha. Ngày 20 tháng 4 năm 1777, cùng 11 người khác, La Fayette xuống tàu đi Mỹ, bỏ lại người vợ khi đó đang mang thai[6]. Viên thuyền trưởng con tàu định dừng chân ở quần đảo Tây Ấn (tức Caribbean) để bán số hàng hóa mà họ chở theo, nhưng La Fayette lo sợ bị bắt giữ, đã mua toàn bộ số hàng để tránh việc tàu phải dừng lại. Họ cuối cùng cập bến Đảo Bắc gần Georgetown, Nam Carolina vào ngày 13 tháng 6 năm 1777[12][17].

Cách mạng Hoa Kỳ


La Fayette và Washington ở Valley Forge
Khi đặt chân tới Mỹ, La Fayette gặp Thiếu tá Benjamin Huger đầu tiên và ở lại hai tuần trước khi họ cùng đến Philadelphia. Sau cuộc hành trình 32 ngày, họ tiếp tục phải đợi 4 ngày cho tới khi Quốc hội Lục địa tuyên bố vào ngày 31 tháng 7 năm 1777: "Xem xét lòng nhiệt huyết và xuất thân, chấp nhận La Fayette phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ với hàm trung tướng"[18]. Mặc dù vậy, vị trung tướng trẻ không được giao chỉ huy một đơn vị nào và điều này khiến La Fayette đã nghĩ tới việc quay về châu Âu. Tuy nhiên, Benjamin Franklin – khi đó đang ở Paris – gửi cho George Washington một lá thư, thỉnh cầu chấp nhận La Fayette làm sĩ quan phụ tá với hy vọng sẽ nhận được sự trợ giúp nhiều hơn từ nước Pháp[19].
La Fayette gặp Washington ngày 10 tháng 8 năm 1777 tại tổng hành dinh Moland[20]. Khi nhận thấy Washington tỏ ý khó chịu vì phải dẫn mình thăm doanh trại, La Fayette trả lời: "Tôi tới đây để học, chứ không phải để dạy"[21]. La Fayette trở thành một thành viên trong bộ tham mưu của Washington mặc dù địa vị mơ hồ. Quốc hội xem nhiệm vụ của La Fayette chỉ mang tính danh dự, trong khi ông tự coi mình như một chỉ huy thực thụ, người có thể ra lệnh cho một sư đoàn. Phân giải điều này, Washington nói vì là người ngoại quốc, La Fayette không thể chỉ huy một sư đoàn, tuy nhiên ông vui vẻ và tin tưởng La Fayette như "một người bạn và một người cha". Washington và La Fayette, cả hai người, xem đây như một "cuộc đối thoại vĩ đại"[22].

Brandywine và Albany


La Fayette bị thương ở trận Brandywine
Trận đánh đầu tiên La Fayette tham gia chính là thất bại của Quân đội Mỹ tại Brandywine ngày 11 tháng 9 năm 1777[23]. Sau khi bị quân Ạnh tấn công thọc sườn, Washington chấp nhận đề nghị của La Fayette, hợp nhất cùng tướng John Sullivan. La Fayette tới cùng lữ đoàn trưởng Thomas Conway với cố gắng tập hợp lực lượng để chống trả. Trong cuộc đối đầu với Quân đội Anh và quân đánh thuê xứ Hesse có quân số vượt trội, La Fayette bị một vết thương ở chân. Mặc dù vậy, trước khi được chữa trị, ông đã thành công trong việc chỉ huy cuộc rút quân có trật tự[24]. Sau trận đánh, George Washington viết thư gửi Quốc hội ngày 1 tháng 11, trong đó Washington nhận xét La Fayette: "dũng cảm và đầy nhuệ khí chiến đấu", tiến cử La Fayette chỉ huy một sư đoàn[12].
Sau hai tháng nghỉ dưỡng, La Fayette trở lại chiến trường, trợ giúp tướng Nathanael Greene tiến hành trinh sát các vị trí của quân Anh tại New Jersey. Chỉ với 300 quân, ông đánh bại một đạo quân Hesse đông gấp bội ở Gloucester ngày 24 tháng 11 năm 1777[25]. Trở lại trại Valley Forge để trú đông, La Fayette nhận được yêu cầu từ Bộ chỉ huy của Horatio Gates yêu cầu ông chuẩn bị một cuộc tấn công Canada từ Albany, New York. Horatio Gates, sau chiến thắng lừng lẫy trong trận Saratoga, có ý định loại Washington khỏi ban chỉ huy và việc tách rời Washington và La Fayette là một phần trong kế hoạch này. Trước khi khởi hành, La Fayette cảnh báo cho Washington về mối nghi ngờ của mình[26].
Tới Albany, La Fayette nhận thấy mình có quá ít quân để tiến hành cuộc tấn công Canada. Ông viết thư thông báo tình hình cho Washington và lên kế hoạch quay về Valley Forge. Cũng ở Albany, La Fayette thuyết phục được bộ tộc người da đỏ Oneida, những người xem La Fayette như Kayewla (một kỵ binh đáng sợ), chuyển sang liên minh với quân Mỹ[12]. Việc La Fayette trở về đã phá vỡ kế hoạch của Horatio Gates nhằm thâu tóm quyền kiểm soát quân đội. Cùng thời gian đó, khoảng tháng 3 năm 1778, các hiệp ước giữa Pháp và Hoa Kỳ được công bố, Pháp chính thức công nhận nền độc lập của Hoa Kỳ[2].

Barren Hill, Monmouth và Rhode Island

Sau khi nước Pháp tham dự cuộc chiến, người Mỹ chờ đợi phản ứng từ phía Anh. Ngày 18 tháng 5 năm 1778, Washington cử La Fayette cùng 2.200 quân tới trinh sát gần Barren Hill, Pennsylvania. Ngày hôm sau, khi người Anh được biết La Fayette đang đóng quân gần đó, họ lập tức cử 5.000 lính tới bắt vị tướng người Pháp – biểu tượng cho mối quan hệ Pháp–Hoa Kỳ. Ngày 20 tháng 5, Tướng William Howe mang thêm 6.000 quân, tấn công La Fayette từ sườn trái. Cánh trái bị đánh tan, La Fayette nhanh chóng tổ chức rút quân trong khi quân Anh vẫn đang do dự[27][28]. Sau khi không thành công trong việc bắt giữ La Fayette, quân Anh hành quân lên phía Bắc, từ Philadelphia về New York. La Fayette và số quân còn lại nhập với Quân đội Lục địa, bám theo và đánh thắng quân Anh tại Monmouth ngày 28 tháng 6 năm 1778[2].
Đô đốc Charles Henri d'Estaing cùng hạm đội Hải quân Pháp tới Hoa Kỳ ngày 8 tháng 7 năm 1778. Cùng Washington, d'Estaing lên kế hoạch tấn công Newport, Rhode Island. La Fayette và tướng Greene được cử đi cùng 3.000 quân tham dự trận đánh này. Ông muốn được chỉ huy một đội quân hỗn hợp Pháp–Hoa Kỳ nhưng không được chấp thuận. Ngày 9 tháng 8, lực lượng Hoa Kỳ tấn công quân đội Anh mà không tham vấn Đô đốc d'Estaing trước[1]. Tiếp đó Đô đốc d'Estaing đụng độ với Tướng Howe, và tuy phân tán được hạm đội của Anh, nhưng các chiến thuyền Pháp lại bị một cơn bão làm hư hại[12].
Hạm đội Hải quân Pháp phải hướng về phía bắc, đến Boston để sửa chữa. Nhưng khi tới nơi, dân chúng Boston nổi loạn vì họ xem việc quân Pháp rời Newport là hành động đào ngũ. John Hancock và La Fayette được lệnh tới Boston để dàn xếp cuộc rối loạn, rồi La Fayette quay về Newport để chuẩn bị cho cuộc lui quân, đã trở nên cấp thiết vì việc hạm đội Pháp rời khỏi đây. Sau sự kiện này, Quốc hội Thuộc địa ghi nhận về La Fayette: "dũng cảm, khéo léo và cẩn trọng". Nhận thấy cuộc nổi loạn ở Boston có thể làm tổn hại mối quan hệ Pháp–Hoa Kỳ, La Fayette thỉnh cầu và được chấp thuận quay về Pháp[12].

Trở lại nước Pháp

Tháng 2 năm 1779, La Fayette trở về Paris. Vì đã chống lệnh nhà vua để tới Hoa Kỳ, ông bị bắt và chịu giam lỏng tại nhà trong hai tuần. Mặc dù vậy, sự trở về của La Fayette vẫn mang hào quang của chiến thắng. Người cháu của Benjamin Franklin, được Quốc hội Lục địa ủy thác, tới gặp và trao tặng La Fayette một thanh kiếm khảm vàng trị giá tới 4.800 livre; vua Louis XVI cũng cho gọi La Fayette vào diện kiến và tỏ ra hài lòng với đề xuất về kế hoạch tấn công người Anh của ông[29]. Được nhà vua cho phục hồi chức vụ cũ trong long kỵ binh, La Fayette sử dụng vị trí của mình để vận động Pháp can thiệp và viện trợ nhiều hơn cho Hoa Kỳ. Cùng với Benjamin Franklin, La Fayette xin được thêm 6.000 lính dưới sự chỉ huy của tướng Jean Baptiste de Rochambeau[12].
Tháng 12 năm 1779, La Fayette có con đầu lòng, Georges Washington de La Fayette[30]. Sau khi có con, ông tiếp tục thúc giục người Pháp cam kết hỗ trợ cuộc chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ. Ông ra lệnh chuẩn bị quân phục mới và trang bị cho cuộc xuất phát của hạm đội. Tháng 3 năm 1780, ông chia tay Adrienne xuống tàu Hermione đi Mỹ. Trước khi khởi hành, ông và binh sỹ quân đội Pháp được biết họ sẽ chiến đấu dưới sự chỉ huy của phía Hoa Kỳ, với Washington nắm quyền điều động cho các chiến dịch quân sự[31].

Trận Green Spring và vây hãm Yorktown


Bản đồ trận Yorktown
Quay lại cuộc chiến vào tháng 5 năm 1781, La Fayette được gửi tới Virginia đối đầu với Tướng Benedict Arnold – người vừa mới đào ngũ – và thay thế cho Nam tước Von Steuben[32][33]. Tại Richmond, La Fayette tiếp tục lẩn tránh các nỗ lực của Charles Cornwallis nhằm truy bắt mình[33]. Tháng 6, Cornwallis nhận được lệnh từ London, tới vịnh Chesapeake giám sát việc xây dựng cảng và chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Philadelphia[33]. Ngay khi quân Anh vừa rút đi, La Fayette liền bám theo như một cách biểu dương lực lượng, nhằm lên tinh thần cho các tân binh của mình. Cũng tháng 6, khi lực lượng của Tướng Anthony Wayne hội binh cùng với đội quân của La Fayette, nhiều binh lính của cả hai đạo quân đào ngũ. Anthony Wayne cho xử tử 6 người để làm gương, ngược lại, La Fayette cho phép binh lính của mình rời ngũ với lý do mối nguy hiểm mà họ phải đối mặt quá lớn. Nhưng chính vì hành động này của La Fayette mà tất cả binh lính của ông đều ở lại[34].
Ngày 4 tháng 7, quân Anh rút khỏi trại Williamsburg và chuẩn bị vượt sông James. Cornwallis cử đội quân tiên phong vượt sông trước với mục đích tạo cái bẫy nhử La Fayette. La Fayette chỉ thị Wayne tấn công vào ngày 6 tháng 7 với 800 quân. Phải đối đầu với quân Anh đông gấp bội, thay vì rút chạy, Wayne chỉ huy quân lắp lưỡi lê xung phong để cầm chân quân Anh, giúp La Fayette có thời gian rút lui[33][35]. Quân Anh không truy kích, và chiến thắng thuộc về họ, nhưng tinh thần quân Mỹ lại lên cao vì được khích lệ bởi sự quả cảm mà họ thể hiện trong trận đánh[33][35].
Tháng 8, Cornwallis đã củng cố vị thế của quân Anh tại Yorktown, còn La Fayette tới đóng ở Malvern Hill, và như vậy đã đặt quân Anh vào thế bị kẹt giữa hai gọng kìm khi hạm đội Pháp tới[2][36]. Ngày 13 tháng 9 năm 1781, lực lượng của Washington đến hội quân cùng La Fayette. Ngày 28, cùng với việc hạm đội Hải quân Pháp phong tỏa quân Anh, hai cánh quân này tấn công quân Anh, mở đầu cho cuộc vây hãm Yorktown. Phân đội của La Fayette lập thành mũi tận cùng của sườn bên phải quân Mỹ, rồi với 400 quân tiến công đánh chiếm chiến lũy số 10 sau một trận giáp lá cà kịch liệt. Sau khi cuộc phản công thất bại, ngày 19 tháng 10, Cornwallis buộc phải đầu hàng[35][37]. Cuộc vây hãm Yorktown là trận đánh lớn cuối cùng trong Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ, buộc Chính phủ Anh ngồi vào bàn thương thuyết nhằm kết thúc cuộc chiến.

Sau Cách mạng Hoa Kỳ


La Fayette và WashingtonMount Vernon năm 1784
La Fayette trở lại nước Pháp ngày 18 tháng 1 năm 1781 và được chào đón như một người anh hùng. Năm 1782, khi con gái ông ra đời, La Fayette đặt tên con là Marie-Antoinette Virginie, theo đề nghị của Thomas Jefferson[38][39]. Ông được phong hàm thống chế vượt cấp[40] và chuẩn bị cho cuộc viễn chinh của liên quân Pháp và Tây Ban Nha tới vùng Tây Ấn chống lại Anh. Nhưng Hiệp ước Paris ký giữa Anh và Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1 năm 1783 khiến cuộc viễn chinh này trở nên không cần thiết[41]. Cùng với Thomas Jefferson, La Fayette thúc đẩy buôn bán thương mại giữa Pháp và Hoa Kỳ[42].
Ngày 17 tháng 8 năm 1784, nhận lời mời của Washington, La Fayette tới Hoa Kỳ và thăm Mount Vernon. Trong chuyến đi này, ông đã phát biểu trước cơ quan lập pháp của Pennsylvania và ủng hộ hình thức nhà nước liên bang. La Fayette cũng đến thăm Mohawk Valley tại tiểu bang New York, gặp gỡ các thổ dân bộ tộc Iroquois khi họ tiến hành các cuộc thương thuyết hòa bình[43]. Đại học Harvard cũng trao tặng cho La Fayette học vị tiến sĩ danh dự[44][45].
La Fayette hình thành nhãn quan của mình về chế độ nô lệ khi ông còn ở Hoa Kỳ, mà sau này ông đem áp dụng tại Pháp. Ban đầu ông coi nô lệ là tài sản nhưng sau khi gặp người nô lệ da đen James Armistead (một người hoạt động gián điệp cho cách mạng Hoa Kỳ và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin dẫn đến chiến thắng Yorktown) ông đã đề xuất sử dụng họ làm binh sỹ cho cuộc cách mạng. Từ năm 1783, qua việc thư từ với Washington, La Fayette đã đề xuất tới việc bãi bỏ chế độ nô lệ và sắp xếp cho họ trở thành những tá điền[46]. Khi Washington vẫn do dự, La Fayette mua một vùng đất ở Guyane thuộc Pháp và thí nghiệm cho việc bãi nô[46]. Trở về Pháp, ông tham gia Hội Bạn hữu của người da đen (Société des amis des Noirs), chủ trương bãi nô, chống lại việc buôn bán nô lệ, bênh vực những người da màu[47].

Cách mạng Pháp

Hội nghị các đẳng cấp

Tháng 2 năm 1788, để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính, Louis XVI triệu tập Hội nghị quý tộc, lần đầu tiên kể từ năm 1626. Trong buổi họp, La Fayette đưa ra đề xuất về Hội nghị các đẳng cấp với những đại biểu thuộc ba giới: tăng lữ, quý tộc và bình dân. Năm 1789, sau khi đã được bầu vào Hội nghị các đẳng cấp, La Fayette cùng Thomas Jefferson soạn thảo bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền[48], trong đó nêu ra những quyền cơ bản nhất của con người: quyền tự do, sở hữu, tự vệ và chống lại áp bức[49][50].
Ngày 5 tháng 5 năm 1789, Hội nghị các đẳng cấp được triệu tập và La Fayette là đại biểu thuộc Đẳng cấp thứ hai với tư cách quý tộc vùng Auvergne. Khi vua Louis XVI vấp phải sự bất đồng từ phía các thành viên của Hội nghị, ông ra lệnh đóng cửa phòng họp của Đẳng cấp thứ ba, với đại bộ phận thành viên không thuộc về giới tăng lữ và quý tộc. Các nghị sĩ khi tới phòng họp bị sốc khi thấy phòng họp bị khóa và có binh lính canh giữ. Tuy nhiên, thay vì giải tán, họ tập trung tại căn phòng chơi tennis Jeu de Paume, nơi họ tuyên bố thành lập Quốc hội, rồi cùng tuyên thệ sẽ lập nên một hiến pháp mới cho nước Pháp[51]. Ngày 11 tháng 7, La Fayette đệ trình Quốc hội Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền mà ông đã chuẩn bị từ trước[49]. Khi tin tức về việc nhà vua thải hồi Bộ trưởng tài chính Jacques Necker loan ra, Camille Desmoulins tập hợp những đám đông nổi loạn được trang bị vũ khí. Để hưởng ứng, Quốc hội thông qua việc thành lập Vệ binh quốc gia, và bầu La Fayette làm Chỉ huy Vệ binh và Phó chủ tịch Quốc hội. Ngày hôm sau, 14 tháng 7, dân chúng công phá ngục Bastille. Ngày 15, Chủ tịch Quốc hội Jean Sylvain Bailly trở thành thị trưởng Paris, người đứng đầu Công xã. Cùng ngày, người ta bắt đầu cho phá bỏ ngục Bastille. Một chiếc chìa khóa của nhà tù nổi tiếng này đã được La Fayette gửi cho Washington, ngày nay trưng bày ở Mount Vernon[48][49][52].

Vệ binh quốc gia


La Fayette tại Fête de la Fédération, lễ hội kỷ niệm 1 năm ngày chiếm ngục Bastille
Nghe tin ngục Bastille bị chiếm, La Fayette vội vã quay về Paris. Khi ông bước lên ban công của tòa thị chính, trông thấy một đám đông đang đánh đập một tu sĩ, ông nhấc bổng đứa con trai của mình lên tuyên bố: "Tôi hân hạnh được giới thiệu con trai của tôi với các bạn." Với việc đám đông mất tập trung, vị tu sĩ được cứu thoát[53]. Trong một buổi mít tinh vài ngày sau đó, ông đề xuất dùng Vệ binh quốc gia để kiểm soát Công xã Paris. Cũng buổi gặp gỡ ấy, La Fayette mang theo một phù hiệu tam tài đỏ trắng và xanh – với hai màu đỏ, xanh của lá cờ Paris – không lâu sau đó đã trở thành màu của quốc kỳ Pháp[49][52].
Tham gia Quốc hội lập hiến, La Fayette khẩn khoản kêu gọi khoan dung tôn giáo, cho đại diện của nhân dân, cho việc thành lập tòa án có bồi thẩm đoàn, từng bước bãi bỏ chế độ nô lệ, tự do báo chí, hủy bỏ việc bắt giam tùy tiện cùng các tước vị quý tộc[50]. Các thành viên Quốc hội thảo luận về việc đưa ra phương thức phủ quyết, theo đó cho phép nhà vua bác bỏ các điều luật được Quốc hội thông qua. Thỏa thuận này tỏ ra hợp lý, cho tới khi vua Louis XVI từ chối thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Ngày 5 tháng 10, dân chúng Paris phát hiện ra các lò bánh mỳ trống rỗng trên toàn thành phố, để phản đối và cũng là để phản ứng trước việc nhà vua từ chối phê chuẩn bản Tuyên ngôn, dân chúng Paris nổi dậy kéo tới Cung điện Versailles gây sức ép đòi hoàng gia cung cấp bột mỳ và buộc họ phải trở về thủ đô. Đêm đó, La Fayette tới đánh thức Louis XVI và thay thế hầu hết cận vệ hoàng gia bằng những Vệ binh quốc gia. Trong cơn hỗn loạn, đám cận vệ còn lại bị đám đông nổi dậy giết hại. La Fayette đưa hoàng gia lên ban công cung điện và gắng thuyết phục đám đông trật tự. Những người nổi dậy nhất quyết đưa nhà vua cùng hoàng gia về Paris. Ngày hôm sau, đám đông 60 ngàn người dẫn Louis XVI cùng toàn bộ hoàng tộc về Cung điện Tuileries[54][55].
Ngày 28 tháng 2 năm 1791, "Ngày của những con dao găm", La Fayette tới Vincennes ngăn chặn những người nổi loạn đang phá hoại Lâu đài Vincennes, cũng là một nhà ngục giống như Bastille. Cùng lúc đó, phe quý tộc, trang bị dao găm và súng lục, lo sợ cho vua Louis XVI có thể bị tấn công, đổ dồn về Cung điện Tuileries. La Fayette vội vã quay trở lại Paris tước vũ khí của phe quý tộc[56]. Sau khi đàn áp một cuộc bạo loạn khác vào tháng 4 năm 1791, La Fayette quyết định từ nhiệm nhưng không được chấp nhận và ông phải tiếp tục tại chức[52]. Ngày 20 tháng 6 năm 1791, Louis XVI cùng hoàng gia bỏ trốn nhưng bị bắt ở Varennes. Trên cương vị tổng tư lệnh Vệ binh quốc gia, La Fayette chịu trách nhiệm canh giữ hoàng gia. Mặc dù đã cố gắng ngăn chặn, nhưng việc để hoàng gia trốn thoát đã khiến La Fayette bị Georges Danton qui trách nhiệm, và trở thành kẻ phản bội trong mắt nhóm Maximilien Robespierre[57][58], họ gọi La Fayette là một tên bảo hoàng. Cũng sau việc hoàng gia chạy trốn, nhóm Feuillant tách ra khỏi Jacobin. La Fayette cùng Jean Sylvain Bailly bị xem như nhưng người bảo hoàng lập hiến thuộc nhóm Feuillant[59].
Ngày 17 tháng 7, trên quảng trường Champ-de-Mars, câu lạc bộ Jacobin tổ chức một buổi biểu tình với ý định phế truất nhà vua và tuyên bố nền cộng hòa. La Fayette, cùng với Bailly, đưa binh lính tới, ra lệnh cho đám đông giải tán. Những người biểu tình bất phục tùng, chế nhạo và tấn công bằng gạch đá. Lính vệ binh trả lời bằng những loạt súng bắn chỉ thiên. Tình trạng hỗn loạn bùng nổ khi từ trong đám đông, một viên đạn bắn về phía La Fayette. Bailly ra lệnh cho quân đội nổ súng. Khoảng 50 người đã thiệt mạng trong sự kiện được mang tên Cuộc thảm sát Champs de Mars. Đây cũng là dấu chấm hết cho sự liên minh giữa phái quân chủ lập hiến và những người cấp tiến như Jean-Paul MaratGeorges Danton. Jean Sylvain Bailly bị xử chém ngày 12 tháng 11 năm 1793 trên chính Champ-de-Mars, "địa điểm mà ông ta đã gây ra tội ác"[60]. Sau sự kiện trên, sự khích động ủng hộ bản hiến pháp gia tăng, La Fayette chấp nhận hợp tác với đối thủ của ông là Barnave để nó được thông qua. Kết quả là tài liệu này được nhà vua ký ngày 13 tháng 9, và La Fayette được ban tặng một thanh kiếm để thưởng cho công lao của ông trong việc này[59][61].

Bị kết tội và tù đày

Tháng 12 năm 1791, đứng trước cuộc chiến với Đế quốc Áo, La Fayette giữ vị trí chỉ huy ba đội quân miền Đông. Tình hình ở thủ đô Paris trở nên hỗn loạn khi phái Jacobin tiến hành các cuộc nổi dậy, giết hại đám lính cận vệ Thụy Sĩ của nhà vua và đình chỉ quyền lực triều đình[62]. La Fayette đưa ra tuyên bố hành độ của họ "không hợp hiến". Trả lời lại, phái Jacobin cho rằng La Fayette dính líu tới âm mưu trợ giúp Áo và Phổ tấn công nước Pháp[63]. Ngày 28 tháng 6, La Fayette quay về Paris, yêu cầu Quốc hội đặt phái Jacobin vào trình trạng ngoài vòng pháp luật và sử dụng Vệ binh quốc gia bảo vệ nền quân chủ[64]. Không được chấp thuận, La Fayette đưa binh lính của mình tới Tuileries để bảo vệ hoàng gia, nơi vừa bị những người nổi loạn tấn công vài tuần trước đó. Hoàng hậu Marie Antoinette lo ngại chính La Fayette, từ chối. La Fayette quay trở lại Metz trong khi nhóm Jacobin và Ủy ban Giám sát ngày càng lớn mạnh. Sau khi La Fayette khước từ lời mời trở thành Tổng thống để đổi lại việc ông từ bỏ nhà vua, phái Jacobin yêu cầu ông phải từ bỏ chức tổng tư lệnh Vệ binh quốc gia và quay về Paris. Galiot Mandat de Grancey thay thế vị trí của La Fayette một thời gian ngắn rồi bị sát hại vào 10 tháng 8 năm 1792. Sau những hành động ủng hộ và bảo vệ nhà vua, La Fayette bị buộc tội phản quốc và kết án vắng mặt ngày 19 tháng 8. Hiểu rằng nếu quay trở lại, ông sẽ bị chặt đầu nên ông quyết định lánh nạn ở Hoa Kỳ bằng cách chạy qua Anh theo ngả Hà Lan. Nhưng cuộc chạy trốn không thành công, La Fayette bị quân Áo bắt tại Cộng hòa Hà Lan rồi chịu tù đày ở Wesel, Vương quốc Phổ[65][66][67].
Tháng 9 năm 1792, giai đoạn đen tối nhất của Cách mạng Pháp, nhà cầm quyền trở nên ngày càng cực đoan, đưa khoảng 1.400 người ra xử tội và giết hại[68]. Adrienne, vợ của La Fayette bị binh lính trung thành với nhóm Jacobin bắt ngày 10 tháng 9 năm 1792 nhưng được thả sau đó. Georges, người con trai duy nhất của họ, cũng phải được gửi tới Hoa Kỳ để tránh bị hành quyết. Trong giai đoạn khó khăn đó, nhiều người vợ của những nhân vật đối nghịch với phe Jacobin phải ly dị để tránh cuộc khủng bố, nhưng Adrienne không làm như vậy, bà phải bán đi tài sản của gia đình, và nhờ Hoa Kỳ cấp hộ chiếu. Vì những lý do chính trị, quốc gia non trẻ này không thể đưa ra một trợ giúp chính thức nào. Dù vậy, họ đã hồi trả cho gia đình 24.424 đô la cho thời kỳ phục vụ quân sự của La Fayette, và cá nhân Washington cũng trợ giúp tài chính cho Adrienne[69]. Khi tình hình rối loạn ở Pháp gia tăng, Adrienne bị bắt lần thứ hai. Phe Jacobin muốn đưa bà lên đoạn đầu đài, giống như "bà, mẹ và chị" của bà. Tổng thống Hoa Kỳ James Monroe đã can thiệp và chính trị gia Gouverneur Morris tuyên bố cái chết của Adrienne sẽ làm tổn hại mối quan hệ giữa Pháp và Hoa Kỳ. Ngày 22 tháng 1 năm 1795, Adrienne được tự do[70][71]. Mặc dù nhờ James Monroe, toàn bộ gia đình La Fayette được công nhận là công dân Hoa Kỳ, nhưng Adrienne lại tới Wien tiếp kiến hoàng đế Franz II, thỉnh cầu được sống cùng La Fayette đang bị giam giữ[72]. Tuy không hòa hợp, nhưng chính Napoléon Bonaparte là người trả tự do cho La Fayette vào tháng 9 năm 1797 theo yêu cầu của Ban đốc chính, sau 5 năm bị tù đày[73]. Vẫn bị cấm trở về Pháp, La Fayette cùng gia đình sống lưu vong tại Holsten rồi Utrecht. Đến năm 1799, họ trở về lâu đài La Grange của mình ở Seine-et-Marne[74]. Khi trở về, La Fayette vì không muốn phục vụ trong quân đội của Napoléon nên từ bỏ nhiệm sở của mình[73].

Thời kỳ Napoléon


Chân dung La Fayette năm 1825

"Cái ôm hôn cộng hòa" của La Fayette và Louis-Philippe I trên ban công Tòa thị chính
Cảm thấy mình không cần thiết trong chính phủ của Napoléon, La Fayette rời bỏ chính trường. Năm 1804, Napoléon xưng hoàng đế sau một cuộc trưng cầu dân ý mà La Fayette không tham gia bỏ phiếu. Ông sống lặng lẽ, nhưng vẫn phát biểu trước công chúng trong những lễ kỷ niệm ngày phá ngục Bastille[75]. Sau thương vụ Louisiana, Thomas Jefferson ngỏ ý mời La Fayette làm thống đốc ở Mỹ, nhưng ông từ chối với những lý do cá nhân và mong muốn hoạt động vì quyền tự do ở Pháp[76]. Trong một chuyến đi tới Auvergne, Adrienne bị ốm. Bệnh scorbut mắc phải thời gian trong tù làm sức khỏe bà càng tồi tệ hơn. Năm 1807, Adrienne bắt đầu hôn mê nhưng vào đêm trước Giáng Sinh, khi gia đình đến quanh giường bệnh, bà đủ tỉnh táo để nói với La Fayette: "Tất cả em thuộc về anh" (Je suis toute à vous)[77]. Adrienne mất vào ngày hôm sau, mang triệu chứng nhiễm độc chì[78].
Nhận lời mời của Tổng thống James Monroe nhân dịp quốc khánh lần thứ 50, La Fayette tới thăm Hoa Kỳ từ tháng 8 năm 1824 tới tháng 9 năm 1825[17]. Ông đã thực hiện một hành trình 6.000 dặm (9.656 km), thăm tất cả các tiểu bang[79][80]. La Fayette đặt chân đầu tiên tới Staten Island, New York ngày 15 tháng 8 năm 1824, được chào mừng bằng một buổi lễ có bắn đại bác[81]. La Fayette cũng tới thăm Fayetteville, Bắc Carolina, thành phố Hoa Kỳ đầu tiên mang tên ông[79]. Ngày 17 tháng 10 năm 1824, La Fayette tới Mount Vernon thăm mộ Washington và còn trở lại đây một lần nữa vào cuối tháng 8 năm 1825 trước khi về Pháp[82]. Một đơn vị quân sự đã quyết định lấy tên "Vệ binh quốc gia", theo lực lượng mà La Fayette từng lãnh đạo trong thời kỳ Cách mạng Pháp. Tháng 9 năm 1825, ông trở về trên con tàu USS Brandywine[79].

Cách mạng tháng Bảy

La Fayette quay lại chính trường vào năm 1815, giai đoạn Vương triều 100 ngày, khi ông trúng cử vào Văn phòng nghị sĩ[74]. Thời kỳ Bourbon phục hoàng, La Fayette tiếp tục đại diện cho Seine-et-Marne trong Quốc hội[83]. Trên cương vị này, cùng với những uy tín tạo được trước đó, La Fayette một lần nữa giữ vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng tháng Bảy năm 1830.
Sau khi Charles X lên ngôi thay thế người anh trai, hai phe tự do và bảo hoàng cực đoan ngày càng mâu thuẫn. Đỉnh điểm, Chiếu dụ Saint-Cloud ngày 26 tháng 7 đã khiến những người dân Paris nổi dậy, dựng chướng ngại vật khắp thành phố chống lại quân đội hoàng gia. Trong khi đó, các nghị sĩ do dự, không đưa ra được một giải pháp cụ thể. Từ lâu đài La Grange của mình ở Courpalay, Seine-et-Marne, La Fayette về Paris và tham dự buổi họp của các nghị sĩ vào trưa ngày 28. Sáng ngày 29, sau buổi họp tiếp theo tại nhà Jacques Laffitte, các nghị sĩ đồng ý thành lập một ủy ban chịu trách nhiệm quản lý thành phố. Lực lượng Vệ binh quốc gia, vốn bị giải thể vào năm 1827, hình thành trở lại và La Fayette nắm vai trò chỉ huy, cương vị mà gần 40 trước đó năm ông từng giữ. Buổi chiều, La Fayette và ủy ban tới Tòa thị chính của thành phố.
Cuối ngày hôm đó, quân đội hoàng gia bị những người nổi dậy đẩy lui về rừng Boulogne. Ngày 30, phần lớn các nghị sĩ đồng ý phế truất Charles X nhưng do dự nữa nền cộng hòa hay một vị vua mới. Nhóm Jacques LaffitteAdolphe Thiers ủng hộ Công tước Orléans, tức Louis-Philippe I, cử Charles de Rémusat đến thăm dò ý kiến La Fayette. Ông trả lời: "Công tước Orléans sẽ làm vua"[84]. Chiều ngày 31, Louis-Philippe tới Tòa thị chính, tìm kiếm sự ủng hộ của La Fayette. Với hàng động đưa Louis-Philippe ra ban công Tòa thị chính và cùng ôm hôn dưới là quốc kỳ, La Fayette đã chính thức đặt Louis-Philippe lên ngai vàng như lời nhận xét của Chateaubriand[85].

Qua đời

Sau Louis-Philippe I lên ngôi, mở ra nền Quân chủ tháng Bảy, La Fayette giữ vị trí chỉ huy Vệ binh quốc gia đến tháng 12 năm 1830 thì từ chức[74]. Ông phát biểu lần cuối trước Nghị viện vào 3 tháng 1 năm 1834. Trong mùa đông năm lạnh và ẩm ướt năm đó, sức khỏe của La Fayette hoàn toàn suy sụp bởi chứng viêm phổi. Mặc dù có hồi phục nhưng tới tháng 5, ông lại ngã bệnh và nằm liệt giường[86]. Ngày 20 tháng 5 năm 1834, La Fayette qua đời. Quan tài của ông được đưa tới nhà thờ Assomption với đám đông các nghị sĩ, thành viên các viện hàn lâm, các quan thức hành chính và quân đội, thành viên Vệ binh quốc gia, những người nước ngoài ở Paris... đến tiễn biệt. Ngày 22 tháng 5, La Fayette được an táng bên cạnh vợ tại Nghĩa trang Picpus với những nắm đất mang về từ Bunker Hill, tiểu bang Massachusetts[87][88].
Tại Hoa Kỳ, theo yêu cầu của Tổng thống Andrew Jackson, nghi lễ tưởng niệm La Fayette được tổ chức như với John AdamsGeorge Washington. Hai mươi tư phát đại bác tiễn biệt vị tướng quân, đại diện cho 24 tiểu bang của Hoa Kỳ. Trong 35 ngày, các lá cờ treo ở nửa cột và binh lính quân đội đeo băng tang trong 6 tháng[89][90].

Vinh danh


Tượng đài La Fayette ở Baltimore, Maryland
Hiếm có quân nhân nào được vinh danh nhiều lần trong cả lịch sử Pháp và Hoa Kỳ như La Fayette. Mặc dù chỉ phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ gần 5 năm, La Fayette lại nhận được rất nhiều tưởng nhớ và vinh danh từ quốc gia này. Đã có một ngọn núi, bảy quận và rất nhiều địa danh khác trên đất Mỹ được đặt theo tên của La Fayette[91]. Ngay từ năm 1824, chính phủ Hoa Kỳ đã lấy tên ông để đặt cho công viên La Fayette nằm ở phía bắc Nhà Trắng. Không lâu sau đó, đại học La Fayette College được thành lập ở Easton, Pennsylvania năm 1826. Năm 1917 tại New York người ta đã cho khánh thành một tượng đài vinh danh La Fayette sáng tác bởi Auguste Bartholdi, tác giả Tượng Nữ thần Tự do, ngày nay bức tượng được đặt ở công viên Union Square Park[92]. Chân dung La Fayette và Washington được treo trong phòng của Hạ viện Hoa Kỳ[93]. Năm 1958, Đại tá Hamilton Fish III – nghị sĩ và cũng là một sĩ quan kỳ cựu của Mỹ trong Đệ nhất thế chiến – sáng lập Huân chương La Fayette trao cho những sĩ quan Mỹ chiến đấu ở Pháp[94]. La Fayette là người đầu tiên trong số 6 người từng được Hoa Kỳ công nhận công dân danh dự. Ông cũng là một trong ba người được công nhận khi còn sống và là người duy nhất được công nhận hai lần, vào 1824 và 2002[95][96]. Trên khắp nước Mỹ, rất nhiều thành phố, thị trấn, địa phương mang tên La Fayette, hoặc có gốc từ chữ La Fayette như Fayette hay Fayetteville[97].
Tại Pháp, con tàu Hermione mà La Fayette quay trở lại Mỹ vào tháng 3 năm 1780 đã được phục dựng ở Rochefort, Charente-Maritime[98]. Ở Paris, một con phố mang tên La Fayette cũng trở thành nguồn gốc cái tên của Galeries La Fayette, hệ thống cửa hàng thời trang xa xỉ nổi tiếng[91]. Mặc dù vậy, năm 2007, trong cuộc tranh luận về việc đưa tro thi hài La Fayette vào điện Panthéon, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tán thành, nhưng nhà sử học Jean-Noël Jeanneney phản đối và cho rằng La Fayette là một người bảo hoàng không hề có chút tư tưởng cộng hòa. Trả lời lại, nhà văn Gonzague Saint-Bris, tác giả một cuốn tiểu sử La Fayette, phát biểu: "Những con người đặc biệt luôn phục vụ vì lợi ích của nước Pháp hơn là một thể chế, cho dù đó là một nền quân chủ hay cộng hòa"[91].

Chú thích

  1. ^ a ă Clary, trang 7, 8
  2. ^ a ă â b c Gaines, trang 33
  3. ^ a ă Clary, trang 11–13
  4. ^ a ă Gottschlk, trang 3–5
  5. ^ Clary, trang 17
  6. ^ a ă Holbrook, trang 13, 71
  7. ^ Holbrook, trang 8
  8. ^ Clary, trang 20
  9. ^ Adams, trang 12
  10. ^ Clary, trang 28
  11. ^ Holbrook, trang 15
  12. ^ a ă â b c d đ e Holbrook, trang 15–16
  13. ^ Clary, trang 75
  14. ^ a ă Holbrook, trang 17
  15. ^ Gaines, trang 56
  16. ^ Clary, trang 83
  17. ^ a ă Glathaar, trang 3
  18. ^ Cloquet, trang 37
  19. ^ Holbrook, trang 20
  20. ^ “The Moland House”. The Moland House. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008.
  21. ^ Gaines, trang 70
  22. ^ Clary, trang 100
  23. ^ Holbrook, trang 23
  24. ^ Gaines, trang 75
  25. ^ Cloquet, trang 203
  26. ^ Fayette.htm “Valley Forge National Historic Park”. National Park Service. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2008.
  27. ^ Gaines, trang 112
  28. ^ Holbrook, trang 28, 29
  29. ^ Clary, trang 243
  30. ^ Cloquet, trang 155
  31. ^ Clary, trang 257
  32. ^ Holbrook, trang 44
  33. ^ a ă â b c Gaines, trang 153–155
  34. ^ Gaines, James (tháng 9 2007). “Washington & La Fayette”. Smithsonian Magazine Online (Smithsonian). Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008.
  35. ^ a ă â Holbrook, trang 53–54
  36. ^ Holbrook, trang 43
  37. ^ Clary, trang 330–338
  38. ^ Holbrook, trang 56
  39. ^ Clary, trang 350
  40. ^ Holbrook, trang 63
  41. ^ Tuckerman, trang 154
  42. ^ Holbrook, trang 65
  43. ^ Gaines, trang 201, 202
  44. ^ Holbrook, trang 67–68
  45. ^ Gaines, trang 198–99, 204, 206
  46. ^ a ă Kaminsky, trang 34, 35
  47. ^ Jennings, trang 2
  48. ^ a ă Kramer, trang 35
  49. ^ a ă â b Gerson, trang 81–83
  50. ^ a ă Neely, trang 86
  51. ^ de La Fuye, trang 83.
  52. ^ a ă â Doyle, trang 112–13
  53. ^ Holbrook, trang 84
  54. ^ Doyle, trang 122
  55. ^ Clary, trang 392
  56. ^ Doyle, trang 148
  57. ^ Gaines, trang 345, 346
  58. ^ Holbrook, trang 100
  59. ^ a ă Doyle, trang 154
  60. ^ Claude Adrien Helvétius, trang 202
  61. ^ Holbrook, trang 105
  62. ^ Gaines, trang360
  63. ^ Holbrook, trang 109
  64. ^ Doyle, trang 186
  65. ^ Clary, trang 409
  66. ^ Holbrook, trang 114
  67. ^ Doyle, trang 190
  68. ^ Gaines, trang 362
  69. ^ Kaminski, trang 298
  70. ^ Clary, trang 410–16.
  71. ^ Gaines, trang 380
  72. ^ Clary, trang 418
  73. ^ a ă Holbrook, trang 141–42
  74. ^ a ă â Laura J. Kells, Margaret H. McAleer, Michael Spangler và Karen Stuart. “Marie Joseph Paul Yves Roch Gilbert du Motier, Marquis de La Fayette”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008.
  75. ^ Holbrook, trang 146
  76. ^ Kennedy, trang 210
  77. ^ Crawford, trang 318
  78. ^ Clary, trang 438
  79. ^ a ă â Clary, trang 443, 444
  80. ^ Loveland, trang 3
  81. ^ Cloquet, trang 302
  82. ^ Mount Vernon Estate & Gardens. “Washington & La Fayette”. Washington & La Fayette. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
  83. ^ Gaines, trang 427
  84. ^ De Guizot, François (1858). Mémoires pour servir à l'histoire de mon temps. Michel Lévy frères. tr. 12.
  85. ^ François-René de Chateaubriand (1951). Mémoires d’outre-tombe, XXXIII. Paris: Gallimard. tr. 437.
  86. ^ Payan, trang 93
  87. ^ Clary, trang 443–445, 447, 448
  88. ^ Kathleen McKenna (10 tháng 6 năm 2007). Fayette_profile/ “On Bunker Hill, a boost in La Fayette profile”. Boston Globe. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2008.
  89. ^ Gaines, trang 448
  90. ^ Clary, trang 448
  91. ^ a ă â Laurent Zecchini (28 tháng 12 năm 2007). “La Fayette, voilà tes maires !”. Le Monde. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008.
  92. ^ “Marquis de La Fayette”. New York City Department of Parks & Recreation. 7 tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  93. ^ Ike Skelton (22 tháng 5 năm 2007). “House Record: Honoring The Marquis De La Fayette On The Occasion Of The 250th Anniversary Of His Birth: Section 29”. GovTrack.us. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  94. ^ Fayette.org “Official website of the Order of La Fayette”. Order of La Fayette. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2008.
  95. ^ Patricia Molen Van EE. Fayette_legacy.html “La Fayette's Travels in America Documented”. The Library of Congress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
  96. ^ 107th Congress. “Joint Resolution” (TXT). United States Government Printing Office. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
  97. ^ Fayette.edu/~library/special/marquis/CelebratingLa Fayette/towntributes.htm “Các hạt và thành phố của Hoa Kỳ mang tên La Fayette”. Celebrating La Fayette. La Fayette College. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.
  98. ^ Robert Kalbach. “L'Hermione”. L'Hermione. L’association Hermione-La Fayette. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.

Tham khảo

Liên kết ngoài




Trận Trân Châu Cảng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 21,355761°B 157,963929°Đ
Trận Trân Châu Cảng
Một phần của Mặt trận Thái Bình Dương thuộc
Chiến tranh thế giới thứ hai
Attack on Pearl Harbor Japanese planes view.jpg
Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia
.
Thời gian 7 tháng 12 năm 1941
Địa điểm Trân Châu Cảng, Hawaii.
Nguyên nhân bùng nổ Hoa Kỳ cấm vận dầu mỏ và thương mại Nhật Bản; quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản xấu đi.
Kết quả Đế quốc Nhật Bản giành thắng lợi chiến thuật;
Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản
Đức Quốc XãPhát xít Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ.
Tham chiến
Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ Đế quốc Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Chỉ huy
Hoa Kỳ Husband Kimmel
Hoa Kỳ Walter Short
Đế quốc Nhật Bản Nagumo Chūichi
Đế quốc Nhật Bản Yamamoto Isoroku


Lực lượng
8 thiết giáp hạm,
8 tàu tuần dương,
30 tàu khu trục,
4 tàu ngầm,
49 tàu khác,[1]
khoảng 390 máy bay
Hạm đội cơ động:
6 tàu sân bay,
2 thiết giáp hạm,
2 tàu tuần dương hạng nặng
1 tàu tuần dương hạng nhẹ,
9 tàu khu trục,
8 tàu dầu,
23 tàu ngầm hạm đội,
5 tàu ngầm bỏ túi,
414 máy bay
Tổn thất
5 thiết giáp hạm bị đánh chìm,
2 tàu khu trục bị đánh chìm, 1 hư hại
1 tàu khác bị đánh chìm, 3 hư hại
3 thiết giáp hạm hư hại,
3 tàu tuần dương hư hại[2]
188 máy bay bị tiêu diệt, 155 máy bay hư hại,
2.345 quân nhân và 57 thường dân thiệt mạng,
1.247 quân nhân và 35 thường dân bị thương[3][4]
4 tàu ngầm bỏ túi bị đánh chìm,
1 tàu ngầm bỏ túi mắc cạn,
29 máy bay bị tiêu diệt,
55 phi công, 9 thủy thủ tàu ngầm bị giết và 1 bị bắt sống[5]
.
Trận tấn công Trân Châu Cảng (hay Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản)[6] là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay[7] xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại giaoWashington, D.C. Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất "bất ngờ" của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ" ("A date which will live in infamy").
Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xãÝ cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ "sự trung lập".[8] Theo đó, România, Hungary, BulgariaSlovakia cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ. Việc Đức nhanh chóng tuyên chiến với Hoa Kỳ mà không bị thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào với Nhật Bản đã lập tức khiến Hoa Kỳ can dự vào Mặt trận Châu Âu.

Bối cảnh của cuộc xung đột

Kế hoạch của đòn tấn công

Đòn tấn công được trù tính sẽ vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nhờ đó bảo vệ cho kế hoạch xâm lược MalayaĐông Ấn thuộc Hà Lan của Nhật Bản, nơi người Nhật đang tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thiên nhiên như dầu mỏcao su. Cả hai phía Hoa Kỳ và Nhật Bản đều duy trì lâu dài các kế hoạch phòng hờ một cuộc chiến tranh nổ ra tại Thái Bình Dương, vốn luôn thay đổi khi căng thẳng giữa hai quốc gia ngày càng leo thang trong những năm 1930, do sự đáp trả bằng cấm vận và trừng phạt với mức độ tăng dần của Hoa Kỳ và các quốc gia khác khi Nhật Bản bành trướng vào Mãn ChâuĐông Dương.
Vào năm 1940, dựa vào điều khoản trong Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu, phía Hoa Kỳ đã hoãn lại mọi chuyến hàng xuất khẩu máy bay, linh kiện, máy công cụ và xăng máy bay, điều mà phía Nhật Bản xem là một hành động không thân thiện.[9] Hoa Kỳ không ngưng toàn bộ việc xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật vào lúc đó một phần là vì quan điểm đa số tại Washington cho rằng hành động như vậy có thể quá cực đoan, do Nhật còn bị phụ thuộc vào dầu mỏ Hoa Kỳ,[10][11] và dễ bị phía Nhật xem là một hành động khiêu khích.
Ban tham mưu hải quân Nhật đã nghiên cứu một cách sâu sắc sự kiện Anh Quốc tấn công hạm đội Ý tại cảng Taranto vào năm 1940. Sự kiện này đã được tận dụng triệt để nhằm lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng.[12][13]
Sau khi Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương, Hoa Kỳ đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật vào mùa Hè năm 1941, một phần do các giới hạn mới của Hoa Kỳ trong việc tiêu thụ dầu mỏ trong nước.[14] Tổng thống Franklin D. Roosevelt trước đó đã điều Hạm đội Thái Bình Dương đến Hawaii và yêu cầu xây dựng một lực lượng quân sự tại Philippines với hy vọng có thể làm nản lòng Nhật Bản trong việc tiếp tục xâm chiếm miền Viễn Đông. Như giới lãnh đạo quân sự tối cao Nhật nhận định (một cách nhầm lẫn)[15] rằng mọi hành động chống lại các thuộc địa Anh Quốc ở Đông Nam Á sẽ thúc đẩy Hoa Kỳ can dự vào chiến tranh,[15] một cú tấn công phủ đầu được xem như là giải pháp duy nhất[15] để Nhật Bản tránh được sự can thiệp của Hải quân Hoa Kỳ. Nhật Bản cũng cân nhắc đến việc xâm lược Philippines và cho đó là cần thiết trong kế hoạch chiến tranh của Nhật; trong khi về phía Hoa Kỳ, việc chiếm lại quần đảo này đã được quy định trong Kế hoạch Cam trong những năm giữa hai cuộc thế chiến.
Nhật Bản và Hoa Kỳ đều nhận thức được nguy cơ chiến tranh (và đều xây dựng các kế hoạch chuẩn bị điều này) ngay từ những năm 1920, cho dù sự căng thẳng trong mối quan hệ chưa thực sự bắt đầu leo thang đến tận khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu năm 1931. Trong thập niên tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục bành trướng vào Trung Quốc, dẫn đến cuộc Chiến tranh Trung Nhật vào năm 1937. Đến năm 1940, Nhật Bản tiến hành xâm chiếm Đông Dương nhằm ngăn chặn các con đường tiếp tế đến được Trung Quốc, đồng thời cũng là một bước đi đến việc sở hữu các nguồn tài nguyên ở Đông Nam Á. Hành động này khiến Hoa Kỳ ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật Bản, buộc Nhật Bản phải khởi động kế hoạch chiếm hữu việc sản xuất xăng dầu tại Đông Ấn.[16] Hơn nữa, việc chuyển Hạm đội Thái Bình Dương từ căn cứ trước đây ở San Diego đến các căn cứ mới ở Trân Châu Cảng được giới quân sự Nhật Bản xem là Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu tiềm tàng giữa hai quốc gia.

Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 10 năm 1941.
Kế hoạch sơ thảo cho một cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng nhằm bảo vệ cuộc tiến quân vào "Khu vực Tài nguyên phía Nam" (tên mà phía Nhật đặt cho khu vực Đông Ấn và Đông Nam Á nói chung) được bắt đầu ngay từ đầu năm 1941, dưới sự đỡ đầu của Đô đốc Yamamoto, lúc đó đang là Tư lệnh của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản.[17] Ông giành được sự ủng hộ chính thức của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản để vạch kế hoạch và huấn luyện cho cuộc tấn công sau nhiều cuộc tranh luận căng thẳng với Bộ chỉ huy Hải quân; ông thậm chí đã đe dọa từ chức.[18] Công việc lên kế hoạch toàn diện được tiến hành vào đầu mùa Xuân năm 1941, chủ yếu do Đại tá Minoru Genda thực hiện. Trong những tháng tiếp theo sau, phi công được huấn luyện, trang bị được cải tiến và thông tin tình báo được thu thập. Cho dù có những sự chuẩn bị như vậy, kế hoạch tấn công chỉ được Thiên hoàng Chiêu Hòa phê chuẩn chính thức vào ngày 5 tháng 11, sau ba trong tổng số bốn cuộc họp Hội nghị Hoàng gia để xem xét vấn đề.[19] Nhật Hoàng chỉ đưa ra lời cho phép cuối cùng vào ngày 1 tháng 12, sau khi phần lớn các nhà lãnh đạo Nhật thuyết phục với ông rằng bản "ghi chú của Hull" có thể "phá hủy thành quả của các sự kiện tại Trung Quốc, đe dọa Mãn Châu Quốc và hạ thấp khả năng kiểm soát Triều Tiên của Nhật Bản."[20] Đến cuối năm 1941, các căn cứ và cơ sở quân sự Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã nhiều lần bị đặt trong tình trạng báo động, và xung đột giữa Hoa Kỳ và Nhật là điều mà nhiều quan sát viên nghĩ đến. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ đã hoài nghi việc Trân Châu Cảng sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên trong một cuộc chiến tranh với Nhật. Họ cho là Philippines sẽ bị tấn công trước tiên do mối đe dọa mà nó đặt ra cho các con đường vận chuyển trên biển về phía Nam,[21] và do niềm tin sai lầm rằng Nhật không có khả năng tung ra hai chiến dịch tấn công hải quân chủ lực cùng một lúc.[22]
Hiện đang nổi lên một cuộc tranh luận xuất phát từ các cáo buộc của các nhà âm mưu học, các sử gia quân sự và các cựu quân nhân cho rằng một số thành viên trong nội các của Roosevelt đã biết trước về cuộc tấn công và đã lờ đi nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía công chúng và Quốc hội trong việc cho phép Hoa Kỳ tham chiến theo phe Vương quốc Anh và các đồng minh hay không.[23][24][25][26]

Vị trí chiến lược của Trân Châu Cảng

Quần đảo Hawaii của Hoa Kỳ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối tiếp nhau theo hướng từ Tây-tây Bắc sang Đông-đông Nam có diện tích tổng cộng gần 17.000 km² với khoảng nửa triệu người (ở thập kỉ 40). Lớn nhất là đảo Hawaii (trên 10.000 km²) nằm ở cực trong quần đảo, nhưng quan trọng nhất lại là đảo Oahu với diện tích khoảng 1500 km², nằm cách Hawaii khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc. Trên bờ biển phía Nam đảo Oahu có thành phố Honolulu (200.000 dân), thủ phủ của cả quần đảo. Cũng trên bờ biển phía Nam đảo, cách Honolulu về phía Tây chừng 6 dặm là Trân Châu Cảng, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (kể từ năm 1940). Dựng trên một vịnh biển ăn sâu vào đất liền của đảo rồi chia thành nhiều vụng biển và luồng lạch kín đáo lại có một cù lao ở giữa vịnh được gọi là "đảo Ford" như một cầu tàu thiên nhiên. Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lí tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài.[27] Việc bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu ngầm. Ngoài Trân Châu Cảng ra, hạm đội còn một căn cứ khác là cảng Lahaina trên đảo Maui, một đảo nằm ở khoảng giữa Oahu và Hawaii.
Nằm ở tọa độ 21°20′38″ Bắc, 157°58′30″ Tây trên đảo Oahu, hòn đảo lớn thứ ba của nhóm đảo phía Tây quần đảo Hawaii, Trân Châu Cảng có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương. Với khoảng cách tương ứng với một tầm bay tối đa của các "pháo đài bay" B-17 từ Oahu đến bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, Trân Châu Cảng có thể trở thành căn cứ triển khai các hoạt động của không quân oanh tạc ở Tây Thái Bình Dương. Vai trò vị trí của Trân Châu Cảng đối với hải quân còn quan trọng hơn. Do vị trí gần như ở giữa vùng Bắc Thái Bình Dương, Trân Châu Cảng vừa là căn cứ chỉ huy, căn cứ hậu cần, là cơ sở bảo duỡng, sửa chữa các chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương. Từ căn cứ này, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có thể tung sức mạnh của họ khống chế toàn bộ vùng Bắc Thái Bình Dương bằng các lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và không quân của Hạm đội. Nếu như đối với Hoa Kỳ, Trân Châu Cảng và Midway là hai bàn đạp quan trọng nối tiếp nhau để vươn sang lục địa Châu Á thì đối với Nhật Bản, Trân Châu Cảng là bàn đạp để tiến đến Hoa Kỳ và toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Tuy nhiên, vào những năm 1941-1942, lục quân và hải quân Nhật Bản không có tham vọng đánh chiếm hoàn toàn quần đảo này như họ đã làm với quần đảo Midway. Với trận tấn công Trân Trâu Cảng, Nhật Bản chỉ đủ sức làm tê liệt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian vừa đủ để họ có thể rảnh tay đánh chiếm toàn bộ vùng bờ biển và các quần đảo Tây Thái Bình Dương, uy hiếp Ấn Độ và Australia, đẩy lùi ảnh hưởng của Hoa Kỳ khỏi Châu Á, chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ trong một thế cân bằng chiến lược mới ở đại dương rộng nhất thế giới này, tiến tới hiện thực hóa học thuyết "Đại Đông Á".

Mục tiêu

Cuộc tấn công có nhiều mục đích chính. Trước tiên, người Nhật hi vọng nó sẽ tiêu diệt các đơn vị của hạm đội Hoa Kỳ, và do đó ngăn cản hạm đội Thái Bình Dương can thiệp vào việc Nhật chinh phục Đông Ấn. Kế tiếp, đó là cách người Nhật tranh thủ thời gian để củng cố vị thế của họ và tăng cường sức mạnh hải quân, trước khi các tàu chiến mới của Hoa Kỳ được chế tạo theo Đạo luật Vinson-Walsh sẽ xóa tan mọi cơ hội chiến thắng.[28][29] Cuối cùng, nó được trù tính sẽ là một đòn mạnh giáng vào tinh thần của người Mỹ, có thể gây nản lòng, cho phép Nhật tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị can thiệp.[28]
Đặt mục tiêu chính vào những chiếc thiết giáp hạm là một cách đánh vào tinh thần, vì chúng là niềm tự hào của mọi lực lượng hải quân vào thời điểm đó.[28] Vì các ý tưởng chiến lược và văn kiện quân sự của cả hai phía Nhật Bản và Hoa Kỳ đều xuất phát từ công trình của Thuyền trưởng Alfred Mahan,[30] vốn cho rằng những chiếc thiết giáp hạm có vai trò quyết định trong các trận hải chiến.[31] Nó cũng là cách đánh vào sức mạnh tác chiến của Hạm đội Thái Bình Dương; và nếu như thành công, điều đó sẽ trì hoãn, nếu không thể ngăn ngừa vĩnh viễn, trận chiến Thái Bình Dương tổng lực ("trận đánh quyết định", theo suy nghĩ của Hải quân Nhật), một cuộc chiến chắc chắn là cuộc đối đầu giữa các thiết giáp hạm. Với những suy nghĩ ấy, Yamamoto dự định phải tìm kiếm và tấn công Hạm đội Thái Bình Dương "bất cứ nơi nào có thể tìm gặp tại Thái Bình Dương."[32] Ngày 14 tháng 11 năm 1941, cuộc diễn tập trên sa đồ đã đưa ra giả định lực lượng phòng thủ khi được báo động sẽ có thể đánh chìm hai tàu sân bay của Nhật và làm hư hại thêm hai chiếc nữa, ngay cả khi có thời tiết thuận lợi;[33] đó là tất cả sức mạnh mà Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nhật dự định tung ra cho chiến dịch này.[34] Dù sao, Yamamoto vẫn ra lệnh tiếp tục tiến hành. Phía Nhật Bản đã quá tin tưởng vào khả năng đạt được thắng lợi nhanh chóng trong Thế Chiến Thứ Hai, và do đó đã bỏ qua các mục tiêu khác trong cảng, đặc biệt là các xưởng tàu hải quân, kho chứa dầu và căn cứ tàu ngầm, vì tin rằng chiến tranh sẽ kết thúc trước khi các cơ sở đó có thể phát huy tác dụng.[35]

Kế hoạch và binh lực hai bên

Kế hoạch sử dụng binh lực của Hải quân Nhật Bản


Đô đốc Nagumo Chūichi, tư lệnh Hạm đội 1 Nhật Bản
Không lực của Hải quân của các tàu sân bay Nhật Bản tham gia vào các cuộc tấn công Trân Châu Cảng sử dụng ba loại máy bay chủ yếu, thường được biết đến với tên mã cho chúng trong Hải quân Hoa Kỳ: máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M Kiểu 11 ("Zero"), máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N Kiểu 97 ("Kate") và máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A Kiểu 99 ("Val"). Đặc điểm của các phương tiện này như sau:
  • Máy bay chiến đấu Mitsubishi A6M kiểu 11 ("Zero") do một phi công điều khiển; tốc độ tối đa 545 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.870 km; được trang bị một súng máy 20 mm và hai bom 60 kg dưới cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 10 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 78 chiếc.
  • Máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A kiểu 99 ("Val") do hai phi công điều khiển; tốc độ tối đa 450 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.400 km; đuợc trang bị một bom 250 kg dưới thân và hai bom 60 kg dưới cánh. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 6 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 129 chiếc.
  • Máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N kiểu 97 ("Kate") do hai đến ba phi công điều khiển; tốc độ tối đa 360 km/giờ; tầm hoạt động tối đa 1.100 km; được trang bị một ngư lôi MK-91 457 mm hoặc một quả bom 800 kg dưới thân. Tổng số lần xuất kích trong trận đánh: 11 đợt từ các tàu sân bay Agaki, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku với 143 chiếc, trong đó có 49 chiếc mang bom 800 kg và 94 chiếc mang ngư lôi MK-91.
Các tàu sân bay được hộ tống bởi một hạm đội tàu nổi mạnh gồm các thiết giáp hạm nhanh HieiKirishima, tàu tuần dương hạng nặng Chikuma, 9 tàu khu trục. Soái hạm của hạm đội Nhật Bản là chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara.[36]
Phân hạm đội liên hợp số 1 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm tấn công Trân Châu Cảng do đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy, có 2 tàu sân bay AkagiKaga với sự phân công nhiệm vụ như sau:

Tàu sân bay Akagi (1927)
  • Tàu sân bay Akagi do hạm trưởng Kiichi Hasegawa chỉ huy, chỉ huy không quân Masuda Shogo; được giao nhiệm vụ tấn công các thiết giáp hạm USS Maryland (BB-46), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37)USS California (BB-44); tàu chở dầu USS Neosho (AO-23), căn cứ không quân Hickam, căn cứ thủy phi cơ Ford, khu vực Eva. Trong biên chế có:
    • Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 chiếc Nakajima B5N do thiếu tá Fuchida Mitsuo chỉ huy, gồm phi đội 1 của thiếu tá Fuchida, phi đội 2 của trung úy Goro Iwasaki và phi đội 3 của trung úy Izumi Furukawa.
    • Liên đội phóng lôi có 15 chiếc Nakajima B5N do trung tá Murata Shigeharu chỉ huy, gồm các phi đội 1 và 2 do trung tá Shigeharu chỉ huy, phi đội 3 và 4 do trung úy Asao Negishi chỉ huy.
    • Phi đoàn ném bom có 18 chiếc Aichi D3A do trung úy Takehiko Chihaya chỉ huy gồm các phi đội 21, 22, 23 do trung úy Takehiko Chihaya chỉ huy, các phi đội 25, 26, 27 do trung úy Zenji Abe chỉ huy.
    • Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung tá Shigeru Itaya chỉ huy, gồm phi đội 1 của trung tá Itaya, phi đội 2 của trung úy Saburo Shindo. Liên đội này còn có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.

Tàu sân bay Kaga (1928)
  • Tàu sân bay Kaga do hạm trưởng Okada Jisaku chỉ huy, không quân do thiếu tá Sata Naohito chỉ huy; được giao nhiệm vụ tấn công các thiết giáp hạm USS Arizona (BB-39), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37), USS Nevada (BB-36), căn cứ không quân Hickam và căn cứ thủy phi cơ Ford. Trong biên chế có:
    • Liên đội hỗn hợp phóng lôi - ném bom có 15 chiếc Nakajima B5N do trung tá Kakuichi Hashiguchi chỉ huy, gồm phi đội 1 của trung tá Kakuichi Hashiguchi, phi đội 2 của trung úy Hideo Maki, phi đội 3 của trung uý Yoshitaka Mikami.
    • Liên đội phóng lôi có 12 chiếc Nakajima B5N do trung tá Kazuyoshi Kitajima chỉ huy, gồm các phi đội 1 và 2 của trung tá Kazuyoshi Kitajima chỉ huy, các phi đội 3 và 4 của trung úy Mimori Suzuki.
    • Liên đội ném bom có 27 chiếc Aichi D3A do trung úy Saburo Makino chỉ huy, gồm các phi đội 21, 22, 23 do đích thân Makino chỉ huy, các phi đội 24, 25, 26 do trung úy Shoichi Ogawa chỉ huy, các phi đội 27, 28, 29 do trung úy Shoichi Ibuki chỉ huy.
    • Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung úy Yoshio Shiga chỉ huy, gồm phi đội 1 do đích thân trung úy Yoshio Shiga chỉ huy, phi đội 2 do trung úy Yaushi Nikaido chỉ huy. Liên đội này có có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Phân hạm đội liên hợp số 2 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm tấn công Trân Châu Cảng do phó đô đốc Yamaguchi Tamon chỉ huy, có 2 tàu sân bay SōryūHiryū với sự phân công nhiệm vụ như sau:

Tàu sân bay Sōryū
  • Tàu sân bay Sōryū do hạm trưởng Yanagimoto Ryusaku chỉ huy; không quân do thiếu tá Kusumoto Ikuto chỉ huy được giao nhiệm vụ tấn công các chiến hạm USS Nevada (BB-36), USS Tennessee (BB-43), USS West Virginia (BB-48), USS Utah (BB-31), USS Helena (CL-50), USS California (BB-44)USS Raleigh (CL-7); sân bay Wheeler và cơ sở sửa chữa máy bay tại Barbers. Trong biên chế có:
    • Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 chiếc Nakajima B5N do trung úy Heijiro Abe chỉ huy, gồm phi đội 1 do trong úy Abe chỉ huy và phi đội 2 do trung úy Sadao Yamamoto chỉ huy.
    • Liên đội phóng lôi có 8 chiếc Nakajima B5N do trung úy Tsuyoshi Nagai chỉ huy, gồm phi đội 1 và phi đội 2 do trung úy Nagai chỉ huy, phi đội 3 và phi dội 4 do trung úy Tatsumi Nakajima chỉ huy.
    • Liên đội ném bom có 18 chiếc Aichi D3A do thiếu tá Egusa Takeshige chỉ huy, gồm các phi đội phi đội 21, 22, 23 của thiếu tá Egusa Takeshige và các phi đội 24, 25, 26 của trung úy Masatake Ikeda.
    • Liên đội tiêm kích đánh chặn có 18 chiếc A6M Zero do trung úy Masaji Suganami chỉ huy gồm phi đội 1 của trung úy Masaji Suganami và phi đội 2 của trung úy Fusata Iida. Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.

Tàu sân bay Hiryū
  • Tàu sân bay Hiryū do hạm trưởng Kaku Tomeo chỉ huy, Amagai Takahisa chỉ huy không quân, đuợc giao nhiệm vụ tấn công các chiến hạm USS Arizona (BB-39), USS California (BB-44), USS West Virginia (BB-48), USS Oklahoma (BB-37)USS Helena (CL-50); các công trình ngầm và cơ sở sửa chữa máy bay tại Barbers. Trong biên chế có:
    • Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 10 chiếc Nakajima B5N do trung tá Tadashi Kosumi chỉ huy gồm phi đội 1 của trung tá Kosumi và phi đội 2 của trung úy Toshio Hashimoto.
    • Liên đội phóng lôi có 8 chiếc Nakajima B5N do trung úy Heita Matsumura gồm các phi đội 1 và 2 của trung úy Heita Matsumura, các phi đội 3 và 4 của trung úy Hiroharu Sumino.
    • Liên đội ném bom có 10 chiếc Aichi D3A do trung tá Michio Kobayashi chỉ huy gồm các phi đội 21, 22, 23 của trung tá Michio Kobayashi, các phi đội 24, 25, 26 của trung úy Shun Nakagawa.
    • Liên đội tiêm kích đánh chặn có 15 chiếc A6M Zero do trung úy Kiyokima Okajima gồm phi đội 1 của trung úy Kiyokima Okajima và phi đội 2 của trung úy Sumio Nono. Liên đội này có 9 chiếc A6M Zero dự trữ.
Phân hạm đội liên hợp số 5 của đế quốc Nhật Bản chịu trách nhiệm tấn công Trân Châu Cảng do phó đô đốc Chūichi Hara chỉ huy có 2 tàu sân bay ShōkakuZuikaku với sự phân công nhiệm vụ như sau:

Tàu sân bay Shōkaku
  • Tàu sân bay Shōkaku do hạm trưởng Jojima Takatsugu chỉ huy, Wada Tetsujiro chỉ huy không quân đuợc giao nhiệm vụ tấn công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane'ohe và các trận địa cao xạ. Trong biên chế có:
    • Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 chiếc Nakajima B5N do trung úy Tatsuo Ichihara chỉ huy gồm phi đội 1 của trung úy Tatsuo Ichihara, phi đội 2 của trung úy Tsutomu Hagiwara và phi đội 3 của trung úy Yoshiaki Ikuin
    • Liên đội ném bom do có 27 chiếc Aichi D3A do trung tá Takahashi Kakuichi chỉ huy gồm phi đội 1 của trung tá Takahashi Kakuichi, phi đội 2 của trung úy Masao Yamaguchi và phi đội 3 của trung úy Hisayoshi Fujita.
    • Liên đội tiêm kích đánh chặn có 5 chiếc A6M Zero do trung úy Tadashi Kaneko chỉ huy, liên đội này có 9 chiếc A6M Zero trong lực lượng dự trữ.

Tàu sân bay Zuikaku
  • Tàu sân bay Zuikaku do hạm trưởng Yokokawa Ichibei chỉ huy, Shimoda Hisao chỉ huy không quân, được giao nhiệm vụ tấn công căn cứ không quân Hickam, sân bay Kane'ohe và các trận địa cao xạ. Trong biên chế có:
    • Liên đội hỗn hợp ném bom - phóng lôi có 27 chiếc Nakajima B5N do trung tá Shigekazu Shimazaki chỉ huy gồm phi đội 1 của Shigekazu Shimazaki, phi đội 2 của trung úy Takemi Iwami và phi đội 3 của trung úy Yoshiaki Tsubota.
    • Liên đội ném bom có 27 chiếc Aichi D3A do trung tá Sakamoto Akira chỉ huy gồm phi đội 1 của Sakamoto Akira, phi đội 2 của trung úy Tomatsu Ema và phi đội 3 của trung úy Hayashi.
    • Liên đội tiêm kích đánh chặn có 6 chiếc A6M Zero do trung úy Masao Sato chỉ huy và 9 chiếc trong lực lượng dự trữ.
Tàu khu trục Akigumo thuộc lớp Yugumo hoạt động độc lập.
Phân hạm đội thiết giáp hạm số 3 do phó đô đốc Gunichi Mikawa chỉ huy gồm hai thiết giáp hạm HieiKirishima.
Phân hạm đội tuần dương số 8 do đô đốc Hiroaki Abe chỉ huy gồm các tuần dương hạm ToneChikuma.
Phân hạm đội khu trục số 1 do phó đô đốc Sentarō Ōmori chỉ huy chỉ có khu trục hạm Abukuma thuộc lớp Nagara.
Phân hạm đội khu trục số 17' gồm các tàu khu trục Urakaze, Isokaze, Tanikaze Hamakaze đều thuộc lớp Kagerō.
Phân hạm đội khu trục số 18' gồm các tàu khu trục Kagerō Shiranuhi thuộc lớp Kagerō, các tàu khu trục Arare Kasumi thuộc lớp Asashio
Đơn vị khu trục Midway do hạm trưởng Ohishi Kaname gồm các tàu khu trục Akebono (1930) và Ushio (1930) đều thuộc lớp Fubuki.
Phân hạm đội tàu ngầm số 2 do hạm trưởng Imaizumi Kijiro chỉ huy gồm tàu ngầm I-10 thuộc lớp Kiểu A, các tàu ngầm I-21I-23 thuộc phân lớp I-15, Kiểu B1.
Đoàn tàu vận tải số 1 gồm tàu chở dầu Kyokuto Maru, các tàu vận tải Kenyo Maru, Kokuyo Maru, Shinkiku Maru và Akebono Maru.
Đoàn tàu vận tải số 2 gồm tàu chở dầu Tōhō Maru, các tàu vận tải Toei Maru và Nippon Maru.
Hạm đội tàu ngầm số 6 do phó đô đốc Shimizu Mitsumi chỉ huy trong biên chế có:
  • Phân hạm đội tàu ngầm số 1 do phó đô đốc Sato Tsutomu chỉ huy gồm tàu ngầm I-9 thuộc lớp I-9, kiểu A1, các tàu ngầm I-15, I-17I-25 đều thuộc lớp I-15 kiểu B1.
  • Phân hạm đội tàu ngầm số 2 do phó đô đốc Yamazaki Shigeaki chỉ huy gồm tàu ngầm I-7 thuộc lớp I-7, kiểu J3, các tàu ngầm I-1, I-2, I-3, I-4 đều thuộc lớp I-1, kiểu J1, tàu ngầm I-5 thuộc lớp I-5, kiểu J1M và tàu ngầm I-6 thuộc lớp I-6, kiểu J2.
  • Phân hạm đội tàu ngầm số 3 do đô đốc Shigeyoshi Miwa chỉ huy gồm các tàu ngầm I-8 lớp I-7 kiểu J3, I-68, I-69, I-70, I-71, I-72, I-73 đều thuộc lớp I-68 kiểu KD6A, các tàu ngầm I-74I-75 thuộc lớp I-74 kiểu KD6B.
  • Phân hạm công kích đặc biệt do hạm truởng Sasaki Hanku chỉ huy tàu ngầm "mẹ" gồm các tàu ngầm "bỏ túi" I-22 và I-22A do thuyền trưởng Naoji Iwasa chỉ huy, I-16 do thuyền truởng Hiroshi Hanabusa chỉ huy, I-16A, I-18, I-18A, I-20, I-20A, I-21 và I-21A.
  • Đơn vị tàu ngầm trinh sát do hạm trưởng Kashihara Yasuchika chỉ huy gồm các tàu ngầm I-10I-26 do Minoru Yokota chỉ huy.[37]

Binh lực của Hải quân Hoa Kỳ

Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thực sự là hạm đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ[27] với khoảng 170 hạm tàu các loại
Bảo vệ hạm đội và toàn bộ quần đảo, có một lực lượng lục quân gồm 43.000 binh lính và sĩ quan, trong đó 35.000 đóng tại Oahu. Lực lượng này được trang bị các vũ khí rất hiện đại.[38] Trên đảo Oahu có 5 sân bay, quan trọng nhất là sân bay Hickam ở ngay gần Trân Châu Cảng và sân bay Wheeler ở phía Bắc đảo. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, trên đảo có tất cả 233 máy bay quân sự của Lục quân, trong đó 150 chiến đấu cơ, 35 pháo đài bay hiện đại B17, còn lại là các máy bay ném bom khác. Với lực lượng nói trên, tướng Walter Short, tư lệnh Lục quân tại đảo Hawaii (từ tháng 2 năm 1941) vẫn cho rằng ông thiếu phương tiện phòng thủ, đặc biệt là những vũ khí để giáng trả những cuộc tấn công bằng không quân của kẻ địch.[38] Có 81 chiếc thủy phi cơ Catalina và bổ sung thêm 6 chiếc B17 làm nhiệm vụ trinh sát cho toàn quần đảo, đô đốc Kimmel cũng tho rằng ông không đủ khả năng thường xuyên thám sát từ xa toàn bộ vùng biển xung quanh quần đảo. Bởi thế, ông chỉ chú trọng tuần tra vùng biển phía Nam, nơi gần quần đảo Marshall của Nhật.
Đã nhiều lần, Short đề nghị bổ sung những phương tiện còn thiếu, nhưng các thượng cấp không tán thành, vì họ không cùng quan điểm với ông. Trong một bản báo cáo đệ trình Tổng thống Franklin Roosevelt ngày 24 tháng 4 năm 1941, Bộ trưởng Quốc phòng Henry Stimson và Tổng tham mưu trưởng Lục quân George Marshall nhất trí khẳng định rằng:
Nhờ sự phòng thủ vững chắc của mình, nhờ những lực lượng đồn trú, nhờ những đặc điểm của thiên nhiên, đảo Oahu có thể coi là pháo đài mạnh nhất thế giới.
—George Marshall, [39]

Tiếp cận và tấn công


Con đường mà Hạm đội Nhật đã đi đến Trân Châu Cảng rồi rút lui
Ngày 26 tháng 11 năm 1941, một lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản (Kido Butai, hay là Lực lượng Tấn công) gồm sáu tàu sân bay hạm đội cùng một số tàu hộ tống và tàu chở dầu tiếp nhiên liệu, dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Chuichi Nagumo đã lên đường rời miền Bắc Nhật Bản đi đến một địa điểm ở phía Tây Bắc Hawaii, dự định sẽ tung số máy bay trên đó, 405 chiếc, để tấn công vào Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công dự định được chia làm hai đợt với 360 chiếc dành cho hai đợt tấn công, và 48 máy bay làm nhiệm vụ phòng thủ tuần tra chiến đấu trên không (CAP), kể cả chín chiếc của đợt thứ nhất quay về.
Đợt thứ nhất sẽ là đòn tấn công chủ lực, trong khi đợt thứ hai sẽ hoàn tất những công việc còn sót lại. Đợt thứ nhất mang theo phần lớn vũ khí, chủ yếu là ngư lôi, để tấn công các tàu chủ lực. Các phi công được lệnh phải chọn những mục tiêu có giá trị cao nhất có mặt tại Trân Châu Cảng để tấn công. Máy bay ném bom bổ nhào dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Trong khi đó, Máy bay tiêm kích được yêu cầu phải bắn phá các sân bay và tiêu diệt số máy bay đậu trên mặt đất càng nhiều càng tốt nhằm đảm bảo chúng không thể cất cánh để phản công lại các máy bay ném bom, đặc biệt là trong đợt đầu tiên. Khi những máy bay tiêm kích bị cạn nhiên liệu, chúng sẽ được tiếp thêm nhiên liệu từ các tàu sân bay rồi quay trở lại chiến đấu. Những máy bay tiêm kích sẽ làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên không ở nơi cần thiết, đặc biệt là bên trên các sân bay Hoa Kỳ.
Để bảo đảm bí mật, đoàn tàu được lệnh đánh chìm mọi tàu bè của các nước trung lập mà nó gặp. Nếu gặp tàu Mỹ trước ngày 6 tháng 12 thì hủy bỏ cuộc hành quân quay trở về; trong ngày 6 thì tùy theo tình hình mà có quyết định thích hợp; còn trong ngày 7 thì tấn công tiêu diệt trong bất cứ tình huống nào.[40] May mắn thay, đúng như kế hoạch đã dự tính, trong suốt cuộc hành hình hơn 10 ngày, "Kido Butai" không gặp một tàu bè nào khác trên đường đi. Trong khi đó, mỗi ngày nó đều nhận được những tin tức tình báo về tình hình Trân Châu Cảng và những chỉ thị cần thiết của Tư lệnh chiến dịch do đô đốc Isoroku Yamamoto phát đi từ hạm đội Liên hợp đang thả neo trong vịnh Hashirajima thuộc biển Nội Hải (Nhật Bản). Những tin tình báo ấy do tòa Tổng lãnh sự Nhật ở Honolulu điện về cho đô dốc Yamamoto theo những giờ quy định.[40]
Sáng 6 tháng 12, khi đoàn tàu còn cách đảo Oahu 600 dặm về phía Bắc-tây Bắc, phó đô đốc Nagumo đã được đô đốc Yamamoto thông báo về chỉ thị của Thiên hoàng quyết định tiến hành chiến tranh với Hoa Kỳ. Đoàn tàu được tiếp nhiên liệu lần cuối cùng, các tàu chở dầu quay trở lại còn "Kido Butai" chuyển sang hướng Nam-Đông Nam, tăng tốc độ để tiến đến mục tiêu. Buổi trưa, đô đốc Yamamoto lại thông báo cho Nagumo rằng tại Trân Châu Cảng không có tàu sân bay Mĩ. Tin ấy làm cho trung tá Minoru Genda và một số nhân vật quan trọng khác của "Kido Butai" có phần thất vọng, nhưng nó không được Nagumo quan tâm vì ông vẫn luôn cho rằng các thiết giáp hạm mới là lực lượng chủ yếu của hải quân.[41] Trước khi cuộc tấn công được thực hiện, hai máy bay trinh sát được phóng lên từ các tàu tuần dương để thám sát bên trên Oahu và báo cáo về thành phần và vị trí của hạm đội đối phương. Bốn chiếc máy bay thám sát khác sẽ tuần tra trong khu vực giữa Kido ButaiNiihau nhằm ngăn ngừa lực lượng đặc nhiệm khỏi bị phản công bất ngờ.[42] Theo kế hoạch máy bay của hạm đội sẽ tiến công Trân Châu Cảng trước lúc rạng đông nhưng nhiều phi công đã than phiền về nguy cơ có thể gặp khi họ phải cất cánh lúc đêm tối. Bởi thế Genda cùng Bộ chỉ huy hạm đội đã quyết định lùi thời hạn xuất phát lại hai tiếng đồng hồ vào thời điểm mà họ cho là rất thuận lợi vì người Mỹ hết sức lơ là mất cảnh giác.[41]
Trong khi đó, về phía Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 11, vài giờ sau khi Lực lượng đặc nhiệm Z của Nhật rời khỏi vịnh Hitokapu, trung tá Wilfred Holmes, người chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động của các chiến hạm Nhật đã mật báo về phòng tình báo hải quân Trân Châu Cảng rằng 6 tàu sân bay Nhật "vẫn còn ở trong nước".[43] Nhưng kể từ lúc đó, ông ta hoàn toàn bị mất dấu vết của chúng, và các ngày sau đó đều báo cáo rằng "không có tin tức gì". Bằng giọng khôi hài, đô đốc Kimmel đã trách trưởng phòng tình báo của ông là trung tá Eward Layton:"Anh nghĩ sao, nếu như trong giờ phút này chúng xuất hiện ngay trên trước Đồi kim cương, còn anh thì không biết gì về chúng ?[44]" Tuy vậy, Kimmel vẫn không có biện pháp nào để đề phòng các tàu sân bay mất tích này.

Tàu ngầm

Các tàu ngầm hạm đội của Nhật Bản I-16, I-18, I-20, I-22I-24, mỗi chiếc mang theo một tàu ngầm con Kiểu A để chở đến vùng biển ngoài khơi Oahu.[45] Năm chiếc tàu ngầm này rời Căn cứ hải quân Kure vào ngày 25 tháng 11 năm 1941,[46] đi đến một vị trí cách lối vào Trân Châu Cảng 19 km (10 hải lý)[47] rồi tung các tàu ngầm con ra lúc khoảng 01 giờ 00 giờ Hawaii sáng sớm ngày 7 tháng 12.[48] Lúc 03 giờ 42 phút,[49] chiếc tàu quét mìn USS Condor phát hiện kính tiềm vọng của một chiếc tàu ngầm bỏ túi ở phía Đông Nam của phao dẫn vào cảng và đã báo động cho chiếc tàu khu trục USS Ward.[50] Con tàu ngầm bỏ túi này có thể đã lọt vào Trân Châu Cảng, nhưng Ward đã đánh chìm được một chiếc khác vào lúc 06 giờ 37 phút[50][51] trong phát súng đầu tiên của Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai. Một chiếc tàu ngầm con khác ở phía Bắc đảo Ford đã bắn trượt tàu Curtiss với quả ngư lôi đầu tiên của nó rồi lại bắn trượt tàu khu trục Monaghan với quả ngư lôi còn lại trước khi bị Monaghan đánh chìm lúc 08 giờ 43 phút.[50]
Chiếc tàu ngầm con thứ ba bị mắc cạn hai lần, một lần bên ngoài lối vào cảng và một lần nữa ở phía Đông của Oahu, nơi nó bị bắt giữ vào ngày 8 tháng 12.[52] Thiếu úy Kazuo Sakamaki rời khỏi nó bơi lên bờ và trở thành tù binh chiến tranh người Nhật Bản đầu tiên trong Chiến tranh Thái Bình Dương.[53] Chiếc thứ tư bị hư hại bởi cuộc tấn công bằng mìn sâu khiến thủy thủ đoàn phải bỏ tàu khi chưa bắn được quả ngư lôi nào.[54] Viện Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1999, sau khi đã tiến hành một cuộc phân tích các bức ảnh chụp cuộc tấn công, cho biết một tàu ngầm bỏ túi có thể đã bắn trúng một ngư lôi vào chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia. Lực lượng Nhật Bản nhận được một liên lạc vô tuyến từ một tàu ngầm bỏ túi lúc 00 giờ 41 phút ngày 8 tháng 12 báo cáo đã gây hư hại cho một tàu chiến lớn bên trong Trân Châu Cảng.[55] Số phận của chiếc cuối cùng này cho đến nay vẫn chưa được xác định.[56]

Nhật Bản tuyên chiến

Dù cuộc tấn công trên thực tế đã xảy ra trước khi có một lời tuyên chiến chính thức của Nhật Bản, Đô đốc Yamamoto ban đầu đã quy định rằng cuộc tấn công chỉ được thực hiện 30 phút sau khi Nhật Bản thông báo cho Hoa Kỳ rằng họ muốn chấm dứt các cuộc đàm phán về hòa bình.[57] Bằng cách này, người Nhật cố gắng đồng thời duy trì các quy ước về chiến tranh trong khi vẫn đạt được yếu tố bất ngờ. Cho dù có những dự định như thế, cuộc tấn công đã được khởi sự trước khi bản thông điệp dài 5.000 từ này được chuyển giao. Tokyo truyền bức thông điệp đến Tòa đại sứ Nhật Bản (chia thành hai phần), mà cuối cùng thời gian truyền quá lâu để có thể kịp trao cho Hoa Kỳ đúng lúc, trong khi các chuyên viên mật mã Hoa Kỳ đã giải mã và dịch xong phần lớn bức thông điệp[58] nhiều giờ trước khi Đại sứ Nhật Bản dự định trao bức thông điệp đó. Tuy được xem là một lời tuyên chiến, "bức thông điệp không hề tuyên bố chiến tranh hay ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước".[59] Việc tuyên chiến chính thức chỉ được đăng tải trên trang đầu của các tờ nhật báo Nhật Bản trong số phát hành buổi chiều tối ngày 8 tháng 12.[60]

Đợt tấn công thứ nhất


Quân Nhật tấn công làm hai đợt. Đợt thứ nhất bị radar Lục quân Hoa Kỳ phát hiện khi còn cách 136 hải lý nhưng nhầm chúng với những máy bay ném bom Không lực Hoa Kỳ đến từ lục địa
Bên trên:
A. Căn cứ không lực hải quân Ford Island B. Sân bay Hickam C. Sân bay Bellows D. Sân bay Wheeler Field
E. Căn cứ không lực hải quân Kaneohe F. Ewa MCAS R-1. trạm radar Opana R-2. trạm radar Kawailoa R-3. trạm radar Kaaawa
G. Haleiwa H. Kahuku I. Wahiawa J. Kaneohe K. Honolulu
0. B-17 đến từ lục địa 1. Đợt tấn công thứ nhất 1-1. máy bay ném bom bay ngang 1-2. máy bay ném ngư lôi 1-3. máy bay ném bom bổ nhào 2. Đợt tấn công thứ hai 2-1. máy bay ném bom bay ngang 2-1F. máy bay tiêm kích 2-2. máy bay ném bom bổ nhào
Bên dưới:
A. Đảo Wake B. Đảo Midway C. Đảo Johnston D. Hawaii
D-1. Oʻahu 1. USS Lexington 2. USS Enterprise 3. Lực lượng Đặc nhiệm Nhật Bản

  <21 ft
  22-23 ft
  29 ft
  30-32 ft
  33-34 ft
  34-35 ft
  36-37 ft
  38-39 ft
  40-41 ft
  42-48 ft
  >49 ft
  City
  Army base
  Navy base
Các mục tiêu bị tấn công:
1: USS California
2: USS Maryland
3: USS Oklahoma
4: USS Tennessee
5: USS West Virginia
6: USS Arizona
7: USS Nevada
8: USS Pennsylvania
9: Căn cứ không lực hải quân đảo Ford
10: Sân bay Hickam
Các mục tiêu cơ sở hạ tầng bị bỏ qua:
A: Kho chứa dầu
B: toà nhà sở chỉ huy CINCPAC
C: Căn cứ tàu ngầm
D: Xưởng đóng tàu hải quân
Rạng ngày 7, Nagumo ra lệnh chuyển đội hình hành quân thành đội hình chiến đấu. Đúng 3 giờ 30 lệnh báo thức phát ra, tất cả thành viên của "Kido Butai", chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Đó là lúc đoàn tàu đã đến địa điểm quy định và thả neo ở vị trí này, cách Trân Châu Cảng hơn 200 dặm về phía Bắc.[61] Mặc dù đã được thông báo chính thức rằng hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ hiện đang tập trung ở Trân Châu Cảng, Nagumo vẫn quyết định kiểm tra lại một lần nữa. Lúc 5 giờ 30, ông ra lệnh cho 4 máy bay trinh sát bay đi quan sát: 2 chiếc đến Trân Châu Cảng, 2 chiếc kia đến cảng Lahaina trên đảo Maui.
Dưới ánh sáng mờ nhạt của buổi bình minh, sóng biển vỗ mạnh, tàu nghiêng hơn 12 độ. Thông thường nếu tàu nghiêng hơn 5 độ, máy bay không được cất cánh. Nhưng hôm nay quy định này đã bị bỏ qua.[61] Đúng 6 giờ, tham mưu trưởng Lực lượng đặc nhiệm là phó đô đốc Kusaka hạ lệnh kéo lên lá cờ có chữ Z trên tàu sân bay - kì hạm Akagi để làm hiệu lệnh chiến đấu. Đó là lá cờ mà đô đốc Togo đã dùng trong trận hải chiến Tsushima đánh chìm hạm đội Nga hoàng năm 1905. Tư lệnh hành quân, trung tá Mitsuo Fuchida mặc sơmi đỏ, quấn ngang đầu một tấm băng trắng để biểu thị tinh thần quyết tử của truyền thống võ sĩ đạo, bước vào buồng lái chiếc máy bay ném bom cùng với viên phi công và hiệu thính viên của mình. Trên đường băng của 6 tàu sân bay, các máy bay của đợt tiến công đầu tiên đã sẵn sàng cất cánh. Đợt tấn công thứ nhất gồm 183 máy bay được phóng lên ở phía Bắc Oʻahu, do Đại tá Mitsuo Fuchida chỉ huy. Sáu máy bay không thể cất cánh do trục trặc kỹ thuật.[42] Chúng bao gồm:[62]
Đúng 6 giờ 20, lệnh xuất kích được ban ra. Chỉ trong khoảnh khắc, trong tiếng gầm rú kinh khủng, 183 máy bay chiến đấu, theo trình tự định sẵn lao vút lên trời theo những đội hình chữ "V" nối tiếp nhau ào ạt tiến với tốc độ 125 hải lí/giờ.[64] Mãi đến 7 giờ 35, các máy bay trinh sát mới điện về "Kido Butai": "Hạm đội địch không có ở Lahaina". Và một lát sau:
Hạm đội địch đang ở Trân Châu Cảng ![64]

Khi đợt máy bay tấn công thứ nhất tiến đến gần Oʻahu, một trạm radar SCR-270 của Lục quân Hoa Kỳ đặt tại Opana Point gần mũi cực Bắc của hòn đảo (một vị trí chưa đưa vào hoạt động, đang trong giai đoạn huấn luyện được vài tháng) phát hiện ra chúng và phát đi lời cảnh báo. Dù những người vận hành radar báo cáo rằng sóng dội của một mục tiêu lớn chưa từng thấy; một viên sĩ quan chưa được huấn luyện tại một Trung tâm Thông tin vừa được đưa vào vận hành một phần, Trung úy Kermit A. Tyler, đoán chừng rằng đó là do sự có mặt của sáu chiếc máy bay ném bom B-17 đang được dự định sẽ bay đến. Hướng mà những chiếc máy bay bay đến khá gần (hai hướng bay vào chỉ lệch nhau vài độ),[65] trong khi những người vận hành chưa từng thấy một đội hình lớn như vậy trên radar;[66] họ đã thờ ơ không báo cho Tyler về kích cỡ,[67] trong khi Tyler, vì những lý do an ninh, không thể báo cho họ biết những chiếc B-17 đang sắp đến[67] (dù điều này được biết một cách rộng rãi).[67]
Nhiều máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi khi đợt tấn công đầu tiên tiến vào đất liền, và ít nhất một chiếc qua radio đã phát đi lời cảnh báo dù không được mạch lạc. Các lời cảnh báo khác, xuất phát từ những chiếc tàu bên ngoài lối vào cảng, vẫn còn đang được xử lý hoặc chờ đợi để được xác nhận khi những chiếc máy bay tấn công bắt đầu ném bom và bắn phá. Dù sao, vẫn không rõ là những lời cảnh báo này có đem lại hiệu quả thiết thực nào hay không ngay cả khi chúng được hiểu đúng đắn và kịp thời hơn. Có thể thấy điều đó qua kết quả mà quân Nhật đạt được tại Philippines về cơ bản giống như tại Trân Châu Cảng, cho dù tướng MacArthur có đến gần chín giờ báo động rằng quân Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng, và đã có các chỉ thị đặc biệt để tiến hành các hoạt động trước khi đối phương thực sự tấn công sở chỉ huy của ông.
Từ độ cao 3500 m, đoàn máy bay Nhật bay giữa một biển mây dày dặc tưởng chừng như vô tận khiến các phi công không tránh khỏi lo lắng. Sau gần một giờ bay, Fuchida ra lệnh cho hiệu thính viên dò bắt sóng của dài phát thanh Honolulu để ông theo đó mà xác định hướng bay của phi đoàn. Cũng nhờ thông tin bắt được qua sóng, Fuchida biết được tình hình thời tiết vùng trời Hawaii nhiều mây riêng tại Oahy mây thưa thớt; khu vực Trân Châu Cảng hoàn toàn trong sáng đúng với mong muốn của Fuchida.[68] Lúc 7 giờ 40 phút, Fuchida mừng rỡ nhận ra bầu trời quả nhiên không còn mây mù. Đúng theo kế hoạch, Fuchida cho toàn phi đoàn lượn theo bờ biển phía Tây Bắc đảo để tiếp cận mục tiêu. Qua ống nhòm, toàn cảnh Trân Châu cảng đã hiện ra dưới mắt Fuchida với đầy đủ 8 thiết giáp hạm xếp hàng thẳng tắp. Chiếc Oklahoma đứng cạnh Maryland, sau đó là chiếc West Virginia bên chiếc Tennesse, tiếp đến chiếc Arizona đứng cạnh chiếc tàu công xưởng mang tên Vestal, chiếc Nevada đứng cuối hàng, còn chiếc California dẫn đầu đứng chếch hàng một chút. Cách một quãng về phía trước là kì hạm của hạm đội, chiếc Pensylvania có hai khu trục hạm hộ tống. Ngoài ra còn nhiều tuần dương hạm và khu trục hạm khác nhưng không có tàu sân bay nào. Cả một hạm đội lớn chưa từng thấy đã gây cho các phi công Nhật một ấn tượng rất mạnh.[68]
Phần không kích của cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng bắt đầu lúc 7 giờ 48 phút sáng giờ Hawaii (3 giờ 18 phút sáng ngày 8 tháng 12 giờ tiêu chuẩn Nhật Bản, như ghi nhận trên các con tàu thuộc Bộ đội cơ động), bằng việc tấn công vào Kaneohe.[69] Tổng cộng có 353 máy bay Nhật Bản[7] gồm hai đợt bay đến được đến Oʻahu. Để phát lệnh tấn công, Fuchida đã phát đi mật mã "To... To... To..."[70] với một phát súng bắn pháo hiệu màu đen, đây là hiệu lệnh tấn công trong điều kiện địch quân đã bị bất ngờ. Theo đúng dự kiến, 40 máy bay phóng ngư lôi của trung tá Shigeharu Murata hạ thấp xuống lượn về Trân Châu cảng. 49 máy bay do Fuchida chỉ huy bắt đầu triển khai theo hướng đó để sẵn sàng nhập cuộc. Đoàn máy bay ném bom bổ nhào tách làm hai nhóm: 25 chiếc của trung tá Akira Sakamoto đến sân bay Wheeler, căn cứ máy bay tiêm kích chủ yếu của Không lực Lục quân Hoa Kỳ còn 26 chiếc do trung tá Kakuichi Takahasi chỉ huy thì đến Trân Châu cảng và sân bay Hickam gần đó. Nhưng nhóm chiến đấu cơ 43 chiếc do trung tá Shigeru Itaya chỉ huy lại không triển khai được đội hình do không nhìn thấy pháo hiệu. Fuchida buộc phải bắn thêm phát pháo hiệu nữa. Các phi công lái máy bay ném bom bổ nhào trông thấy cho rằng pháo hiệu thứ hai này có nghĩa là tính bất ngờ đã mất nên họ thực hiện theo phương án hai dự phòng là bổ nhào ném bom xuống các sân bay làm cho kế hoạch bị xáo trộn vì các máy bay phóng ngư lôi và ném bom bổ nhào đã hành động cùng một lúc.[70] Đúng 7 giờ 53 phút, ngay trước khi trái bom đầu tiên rơi xuống Trân Châu cảng, Fuchida đánh đi mật mã thứ hai "Tora... Tora... Tora... ". Mật mã này có nghĩa là cuộc tấn công đã được đảm bảo hoàn toàn bất ngờ.[71] 171 máy bay trong đợt thứ hai tấn công các sân bay Bellows Field của Không lực Hoa Kỳ gần Kaneohe ở rìa phía Đông của hòn đảo và Ford Island. Chỉ có khoảng một chục chiếc P-36 HawkP-40 Warhawk đối đầu với lực lượng Nhật Bản.[72]
Thủy thủ trên những con tàu chiến Hoa Kỳ tỉnh giấc do tiếng báo động, bom nổ và tiếng súng; buộc những con người còn đang ngái ngủ vội vã mặc quần áo và lao đến các vị trí trực chiến. Bức điện nổi tiếng "Air raid Pearl Harbor. This is not drill"[73] (Trân Châu Cảng bị không kích. Đây không phải là diễn tập), được gửi từ sở chỉ huy Không đoàn Thám sát 2, là vị chỉ huy cao cấp đầu tiên tại Hawaii trả lời. Những người phòng thủ hoàn toàn không được chuẩn bị. Các kho đạn còn đang bị khóa lại, máy bay đậu sát cánh lại với nhau ngoài bãi đậu để ngăn ngừa phá hoại,[74] các khẩu pháo không có người (không có khẩu pháo 5 inch/38 nào của hải quân và chỉ có một phần tư số súng máy hoạt động, và chỉ có ba trong tổng số 31 khẩu đội Lục quân đi vào hoạt động).[74] Cho dù với tình huống như vậy và tình trạng báo động thấp, nhiều quân nhân Hoa Kỳ đã phản ứng một cách hiệu quả trong trận đánh.[75] Thiếu úy Joe Taussig đã đưa chiếc thiết giáp hạm USS Nevada của anh khởi hành từ tình trạng lạnh máy trong quá trình cuộc tấn công. Một trong các tàu khu trục, chiếc USS Aylwin, di chuyển chỉ với bốn sĩ quan trên tàu, tất cả đều là Thiếu úy và không ai trong số họ có thâm niên phục vụ nhiều hơn một năm; nó hoạt động ngoài biển được bốn ngày trước khi sĩ quan chỉ huy của nó tìm cách lên được tàu. Thuyền trưởng Mervyn Bennion, người chỉ huy chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia (soái hạm của Kimmel), đã lãnh đạo người của ông cho đến khi bị trúng phải mảnh bom từ một quả bom phát nổ trên chiếc thiết giáp hạm USS Tennessee thả neo bên cạnh.
Sự dũng cảm được thể hiện ở nhiều nơi khác. Tổng cộng đã có 14 sĩ quan và thủy thủ được trao tặng Huân chương Danh dự. Sau này, một phần thưởng quân sự đặc biệt, Huy chương Tưởng niệm Trân Châu Cảng, đã được đặt ra và tưởng thưởng cho mọi cựu quân nhân từng tham gia trong cuộc tấn công này.

Đợt tấn công thứ hai

Đúng 7 giờ 15, các máy bay của đợt tấn công thứ hai dưới sự chỉ huy của Trung tá Shigekazu Shimazaki bắt đầu cất cánh bao gồm 171 máy bay: 54 chiếc B5N, 81 chiếc D3A và 36 chiếc A6M.[62] Bốn máy bay đã không thể cất cánh do gặp trục trặc kỹ thuật.[42] Thành phần và mục tiêu của đợt tấn công này là:[62]
  • Nhóm thứ nhất: 54 chiếc B5N trang bị bom đa dụng 250 kg (550 lb) và 55 kg (120 lb)[63]
    • 27 chiếc B5N – mục tiêu: kho và máy bay tại các sân bay Kaneohe, đảo Ford và Barbers Point
    • 27 chiếc B5N – mục tiêu: kho và máy bay tại sân bay Hickam
  • Nhóm thứ hai (mục tiêu: các tàu sân bay và tuần dương hạm)
    • 81 chiếc D3A trang bị bom đa dụng 250 kg (550 lb), được tổ chức thành bốn đội
  • Nhóm thứ ba (mục tiêu: máy bay tại các sân bay Ford Island, Hickham Field, Wheeler Field, Barber’s Point, Kaneohe)
    • 36 chiếc A6M để phòng thủ và bắn phá
Đợt tấn công thứ hai được chia làm ba nhóm. Một nhóm được giao nhiệm vụ tấn công Kāneʻohe, số còn lại tập trung vào Trân Châu Cảng. Các nhóm tấn công tách rời đã bay đến địa điểm tấn công hầu như đồng thời từ nhiều hướng khác nhau.

Tấn công các chiến hạm


Thiết giáp hạm USS California đang chìm.
Hai quả ngư lôi đầu tiên đã đánh trúng thiết giáp hạm Oklahoma. Hai giây sau, thêm 2 quả nữa đập mạnh vào sườn tàu và nổ tung. Nước tràn vào, tàu nghiêng 30 độ. Phó hạm trưởng Ken Worthy ra lệnh đóng kín các của sập, ngăn không cho nước tràn vào các khoang khác. Tàu không bị chìm ngay, nhưng nước vẫn vào. Vài phút sau nó lại nhận thêm một chùm bom nữa.[76] Loạt ngư lôi tiếp theo đánh trúng chiếc USS Utah, vốn là một thiết giáp hạm đã 33 năm đi biển, nay được tháo bỏ mọi vũ khí để trở thành chiếc tàu bia dành cho huấn luyện. Tiếp đó các thiết giáp hạm West VirginiaCalifornia bắt đầu bị trúng ngư lôi riêng thiết giáp hạm California trúng phải hai bom và hai ngư lôi. Khói đen cuồn cuộn bốc lên từ nhũng chiếc tàu bị ngư lôi đánh trúng. người Mỹ cho rằng, độ sâu của vịnh biển chỉ 10m không thể phóng ngư lôi được, cho nên họ chỉ đề phòng máy bay ném bom và tàu ngầm mà không thả lưới ngăn ngư lôi quanh các chiến hạm.[76] Giờ đây, họ đã phải bất ngờ chứng kiến phát minh mới của người Nhật về cách dùng ngư lôi ở vùng biển nông: cho máy bay bay sát mặt biển với tốc độ chậm để phóng ra những quả ngư lôi lướt trên mặt nước với tốc độ cũng rất chậm, chỉ khoảng 30-40 hải lý/giờ.
Đến lúc 8 giờ, tin về cuộc tấn công Trân Châu cảng mới được báo về Washington và các hạm tàu trên biển. Hỏa lực phòng không từ các chiến hạm và trên bờ bắn lên mỗi lúc một mạnh. Trên nhiều chiến hạm, người ta buộc phải phá cửa các hầm chứa vũ khí đạn dược vì không có thời gian để tìm chìa khóa.[77] Những đám khói đen, trắng của đạn phòng không nổ tung trên nền trời xanh mỗi lúc một thêm dày đặc, gây khó khăn cho các phi công Nhật. Hỏa lực phòng không tuy rất mạnh nhưng lại thiếu tổ chức, nên kết quả bị hạn chế. Trong lúc hoảng loạn, người ta đã lắp cả đạn huấn luyện vào pháo phòng không để vạch lên trời những đường đạn vô ích.[77] Tám phút sau khi bị quả ngư lôi đầu tiên đánh trúng thiết giáp hạm Oklahoma đã bị lật nhào. Nước tràn qua những chiếc cửa sập không thể đóng lại được nữa. Hơn 400 sĩ quan và thủy thủ mắc kẹt bên trong chết chìm cùng với tàu.[78] Các cột buồm nằm dưới nước, trên mặt biển chỉ còn nhô lên mạn bên phải và một phần của sống tàu. Tiếp theo đó, thêm một loạt bom và ngư lôi đánh trúng chiếc California khiến nó bốc cháy dữ dội và chìm tại chỗ chỉ còn nhô mấy cột buồm lên khỏi mặt nước.
Chiếc Arizona bị ngư lôi đánh hụt, nhưng các máy bay ném bom đã rót trúng nó 5 trái bom cùng một lúc. Một trong 5 trái đó chui vào ống khói xuống bên dưới nổ ngay ở hầm chứa đạn. Chiếc tàu phát nổ long trời lở đất với một cột khói và lửa cao 300m rồi gãy làm đôi trong 9 phút. Cả hai phần tàu chúi xuống biển rồi từ từ chìm dần làm 1.102 người chết theo tàu.[78] Trong số các tổn thất về nhân mạng về phía Hoa Kỳ, gần một nửa là do vụ nổ hầm đạn phía trước của chiếc thiết giáp hạm USS Arizona sau khi nó bị trúng phải một quả bom 40 cm (16 inch) cải biến.[79] Trên mặt nước, hàng ngàn người bơi khỏi các tàu đang cháy, định vào bờ đảo Ford nhưng mặt nước bị ngập dầu dày hơn 3 phân, bắt cháy như một biển lửa. Phần đông những người nhảy xuống nước đều chết cháy.
Từ trên không nhìn xuống, nhiều phi công Nhật lầm tưởng chiếc Utah là một tàu sân bay, vì nó đậu riêng một chỗ ở bờ bên kia đảo Ford và có mặt boong trống trải.[78] Do đó khoảng nửa tá máy bay Nhật đã lao vào tấn công liên tục chiếc tàu bia không có vũ khí tự vệ này. Lúc 8 giờ 12 phút, chiếc Utah bị lật úp. Giống như chiếc Maryland đã bị thương sau khi chiếc Oklahoma đậu bên ngoài nó bị đánh chìm, chiếc Tennessee bắt đầu bị trúng bom và ngư lôi sau khi chiếc West Virginia không còn đứng bên để che cho nó nữa. Còn Nevada là chiếc tàu duy nhất dứng cuối hàng các thiết giáp hạm, phơi mình chịu hỏa lực máy bay Nhật. Một quả ngư lôi đánh trúng mũi tàu làm nó hơi chúi xuống và một quả bom rơi trúng boong phía mạn tàu. Mặc dù bị thương, nhưng các bộ phận điều khiển và vô tuyến điện trên tàu vẫn còn tốt. Một sĩ quan đã nhận lấy quyền chỉ huy trong khi vắng hạm trưởng để đưa tàu chạy thoát ra biển. Thông thường, muốn cho thiết giáp hạm di chuyển, cần phải có hai giờ rưỡi để khởi động các nồi hơi và sử dụng 4 tàu kéo. Lần này may mắn là một nồi hơi của tàu đã được khởi động từ sáng sớm để thử máy, nhờ đó tàu có thể rời cảng sau 45 phút kể từ lúc máy bay Nhật bắt đầu tấn công.[80] Nhờ sự chỉ dẫn luồng lạch của viên thuyền trưởng một tàu cuốc đậu tại lối ra vào cảng, chiếc Nevada vừa chạy vừa chiến đấu và khéo léo xoay chuyển trong bến cảng thật chội đầy khói lửa để tránh bom và ngư lôi. Hai tàu kéo được phái đến giúp thiết giáp hạm này đi vào luồng lạch.

Thiết giáp hạm USS Arizona nổ tung.
8 giờ 50 phút, các máy bay của đợt tấn công thứ hai tiếp cận Oahu theo hướng ngược với đợt 1: vòng qua bờ đông của đảo để tiến tới mục tiêu. Với sự yểm trợ của 36 chiến đấu cơ, 54 máy bay ném bom độ cao hướng tới các sân bay và 78 máy bay ném bom bổ nhào do trung tá Takashige Egusa chỉ huy ập đến Trân Châu Cảng. 8 giờ 55, Shimazaki hạ lệnh tấn công, nhưng khói lửa mịt mù và hỏa lực phòng không cực mạnh đã làm cho các phi công mới nhập cuộc khó có thể ném bom chính xác.[81] Fuchida ra lệnh cho các máy bay đợt 1 quay trở về còn mình thì nhập vào đợt 2, lập tức bắt liên lạc với Shimazaki để chỉ dẫn và giao nhiệm vụ cho các phi công mới tới. Các máy bay ném bom bổ nhào của Egusa đã nhanh chóng xác định được mục tiêu của mình: đánh tiếp vào các thiết giáp hạm còn lại và tấn công các tuần dương hạm, khu trục hạm.
Từ trên không nhìn qua màn khói, các phi công Nhật vẫn thấy rõ chiếc Nevada đang di chuyển. Khi thiết giáp hạm đã tiến vào luồng lạch, máy bay Nhật đã dồn dập tấn công nhằm đánh chìm nó để bịt kín lối ra vào Trân Châu Cảng.[81] Thêm 6 quả bom rơi trúng tàu làm tung lên trời chiếc cầu gần ống khói và những cấu trúc phía trước. Tuy vậy chiếc Nevada vẫn ngoan cường bắn trả mãnh liệt và tiếp tục tiến lên. Nhưng đến 9 giờ 10 phút thì tàu bị mắc cạn ngay gần lối ra vào cảng. Nhờ đó, viên hạm trưởng mới đuổi kịp và leo lên mạn tàu, nhận lại trách nhiệm chỉ huy của mình. Trong suốt trận đánh, trên chiếc Nevada có 50 người tử trận và hơn 100 người khác bị thương. Nhưng các thủy binh dũng cảm đã giữ cho con tàu của mình không bị đánh chìm.[81]
Thiết giáp hạm Pennsylvania, kì hạm của hạm đội, với hai khu trục hạm đứng sát hai bên cùng đậu ở ụ tàu. Nước trong ụ tàu đã được hút ra, các chiến hạm được hạ xuống và nhũng tấm chắn cao của ụ tàu khô đã che chở cho các chiến hạm bên trong thoát khỏi đòn giáng của ngư lôi Nhật. Nhưng những tấm chắn đó lại cản trở tầm nhìn của các xạ thủ phòng không trên tàu, khiến họ không thể thấy máy bay địch từ xa và luôn bị tấn công bất ngờ. Nhận ra điều đó, một công nhân lái chiếc cần cẩu chạy trên đường ray dọc theo tấm chắn ụ tàu tên là George Walters đã quyết định đóng góp phần mình vào việc bảo vệ các chiến hạm. Ngồi trên buồng lái cần cẩu ở độ cao 15m, Walters theo dõi các máy bay địch tiến đến ụ tàu và cho cần cẩu di động về hướng có máy bay. Các xạ thủ nhận ra ý nghĩa của hành động này đã hướng mũi súng theo chiếc cần cẩu để kịp thời bắn chặn máy bay địch, hạn chế độ chính xác của các trận mưa bom. Nhờ vậy, mặc dù cả hai khu trục hạm cùng chiếc cần cẩu có người công nhân anh hùng ấy bị bom phá hủy tan tành, thiết giáp hạm Pennsylvania chỉ bị thương không nặng lắm.[70] Theo nhận định của Fuchida, các máy bay của đợt 2 đã lao vào tấn công những chiến hạm có hỏa lực phòng không mạnh nhất bởi vì những chiến hạm này đã bị tổn thất ít hơn trong đợt tấn công thứ nhất.[70]
Thiết giáp hạm USS West Virginia trúng phải bảy ngư lôi, quả thứ bảy xé rách bánh lái của nó. Trong giây lát, chiếc West Virginia bốc cháy và chìm xuống biển khi vẫn giữ thăng bằng.[78] Thiết giáp hạm USS Oklahoma trúng phải bốn ngư lôi, hai quả cuối cùng chạm đích phía trên đai giáp bảo vệ làm cho nó bị lật úp. Thiết giáp hạm USS Maryland trúng phải hai quả đạn 40 cm được cải biến, nhưng không bị hư hại nghiêm trọng.

Tàu khu trục USS Shaw nổ tung sau khi hầm đạn phía trước của nó bị đánh trúng.
Mặc dù quân Nhật tập trung vào các tàu chiến lớn quan trọng nhất, họ cũng không bỏ qua các mục tiêu khác. Tàu tuần dương hạng nhẹ USS Helena bị trúng ngư lôi, và sự rung chuyển của vụ nổ đã làm lật úp chiếc tàu thả mìn USS Oglala kế cận. Hai tàu khu trục đang nằm trong ụ tàu bị phá hủy khi bom xuyên trúng bồn chứa nhiên liệu của chúng. Nhiên liệu bị rò rỉ đã bắt lửa, và nỗ lực dập lửa bằng cách làm ngập ụ tàu đã khiến dầu đang bốc cháy dâng cao thiêu rụi con tàu. Tàu tuần dương hạng nhẹ USS Raleigh bị thủng một lỗ bởi ngư lôi. Tàu tuần dương hạng nhẹ USS Honolulu bị hư hại nhưng vẫn tiếp tục hoạt động. Tàu khu trục USS Cassin bị lật úp, còn tàu khu trục USS Downes bị hư hỏng nặng. Chiếc tàu sửa chữa USS Vestal neo đậu bên cạnh chiếc Arizona bị hư hỏng nặng và mắc cạn. Tàu chở thủy phi cơ USS Curtiss cũng bị hư hại. Tàu khu trục USS Shaw bị hư hỏng đáng kể khi hai quả bom xuyên trúng hầm đạn phía trước.[82]

Tấn công các sân bay


Một chiếc máy bay ném bom B-17 bị phá hủy sau trận tấn công tại sân bay Hickam.
Nếu như hải quân chỉ lo đối phó với tàu ngầm thì lục quân và không quân của lục quân trên đảo chỉ đề phòng bọn phá hoại, không hề chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công bằng không quân. Theo lệnh tướng Short, máy bay trên các sân bay đều được xếp thành từng tốp cánh sát cánh và thẳng hàng với nhau trên những bãi đậu hoàn toàn trống trải. Bố trí như vậy là để chống phá hoại máy bay, nhưng lại tạo ra điều kiện lý tưởng để không quân dịch tiêu diệt chúng.[83] Các thủy phi cơ tại căn cứ Kaneohe của hải quân cũng xếp hàng thẳng tắp.
7 giờ 50 phút, loạt bom đầu tiên đã rơi xuống sân bay Wheeler, căn cứ chính của các chiến đấu cơ. Các sĩ quan không quân Hoa Kỳ đang ngủ trong một doanh trại gần sân bay choàng tỉnh dậy và nhốn nháo hẳn lên. Có người tưởng là động đất, người khác cho rằng máy bay của hải quân diễn tập. Nhưng khi chạy ra ngoài thì họ đã hiểu: các máy bay Nhật nối tiếp nhau bổ nhào xuống ném bom sân bay. Đó chính là đoàn máy bay ném bom bổ nhào của trung tá Akira Sakamoto. Những tốp máy bay Mĩ đậu sát nhau trên bãi đã bùng cháy. Một số phi công Hoa Kỳ nâng đệm trải giường lên đầu chạy ra sân bay để cố cứu máy bay của mình.[83]
7 giờ 55 phút, máy bay Nhật thuộc phi đoàn của trung tá Kakuichi Takashi bắt đầu ném bom tấn công sân bay Hickam. Lục quân và không quân trên đảo được báo động gần như cùng lúc với hải quân. Từ các sân bay, người ta dùng bất cứ loại vũ khí nào kiếm được để bắn lên trời: từ súng máy, súng trường cho đến cả súng lục.[84] Nhưng hỏa lực chủ yếu vẫn dựa vào hơn 80 khẩu pháo phòng không cỡ 3 inches, 20 pháo phòng không 37 mm và hơn 100 súng máy cỡ lớn nhưng vì thiếu tổ chức phối hợp nên không gây thiệt hại đáng kể cho máy bay Nhật.
Chỉ trong ít phút đầu, các căn cứ không quân của lục quân là Wheeler, Hickam, Bellows cũng như các căn cứ không quân của hải quân ở Kaneohe, đảo Ford và sân bay Ewa đều bị tàn phá khủng khiếp. Phối hợp với các máy bay ném bom bổ nhào, các chiến đấu cơ Nhật cũng sà xuống xả súng vào các sân bay và các ổ phòng không. Không một máy bay nào của hải quân Mĩ có thể bay lên được vì hầu hết chúng đã bị phá hủy. Các thủy phi cơ đã chìm hoặc cháy ngay trong nhà để máy bay. Các phi công của hải quân trên đảo Ford mất hết máy bay đã nấp sau các cây cọ để chiến đấu bằng súng lục và súng trường.[85] Trên tất cả các sân bay của lục quân, cũng chỉ có 10 máy bay Mĩ cất cánh. Trong trận không chiến không cân sức trên bầu trời Oahu sáng hôm đó, các máy bay này đã hạ được 11 máy bay Nhật. Trong đó, chỉ riêng hai trung úy George WelchKenneth Taylor đã bắn rơi 7 chiếc và trở thành các anh hùng không quân đầu tiên của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh này.[85]
Khoảng 8 giờ, các pháo đài bay khổng lồ B-17 có 4 động cơ của Hoa Kỳ mà người ta chờ đón đã đến Oahu sau khi hoàn tất chuyến bay kỉ lục 14 giờ không nghỉ.[85] Thiếu tá Truman Landon chỉ huy phi đội đi trong tốp đầu gồm 6 chiếc. Trông thấy nhiều chiến đấu cơ lượn vòng trên đảo, ông nghĩ rằng không quân Mĩ ở đây đang bay lên để đón chào đội bay của mình. Nhưng khi các chiến đấu cơ ấy lao vút đến gần các pháo đài bay và bắn xả vào các máy bay Mĩ, thì Landon đã nhận rõ tình hình. Các máy bay của Landon bay tán loạn và vội vã tìm nơi hạ cánh. Chịu đựng cùng một lúc từng tràng đạn súng máy của các máy bay Nhật và hỏa lực phòng không Mĩ, chiếc pháo đài bay của Landon cùng 4 chiếc khác lần lượt đáp xuống sân bay Hickam giữa những máy bay đang bốc cháy trên mặt đất, còn 1 chiếc bay lên phía Bắc và hạ cánh xuống sân bay Bellows đang bị tàn phá.
Tốp 6 chiếc pháo đài bay thứ hai do đại úy Richard Cannichael chỉ huy cũng dự định đáp xuống Hickam nhưng tình hình nguy hiểm ở đây đã làm chúng phải phân tán đi nhiều hướng. Hai chiếc đến Wheeler nhưng bị bắn mạnh lại phải vòng về Haleiwa và hạ cánh một cách khó khăn trên đường băng quá ngắn của sân bay này. Một chiếc bay lên tận mỏm cực bắc của đảo để đáp xuống một bãi đất hoang gần biển. Ba chiếc còn lại liều mạng hạ cánh tại Hickam giữa làn đạn phòng không bắn xối xả. Trên thân các pháo đài bay, ngoài phù hiệu không quân còn có hàng chữ "USARMY" viết rất lớn. Nhưng trong cơn hoảng loạn, các xạ thủ phòng không Mĩ hoặc đã không nhận thấy hoặc cho rằng quân Nhật đã sơn lên thân máy bay chữ ấy để đánh lừa họ.[86] Nhờ có vỏ thép dày và cấu tạo đặc biệt, các pháo đài bay Mĩ không bị đạn súng máy và đạn phòng không hủy diệt. Tất cả đã hạ cánh an toàn với một số tổn thương.
Một lúc sau, sau khi hoàn tất việc đua một đội hạm tàu và các chiến đấu cơ đến đảo Wake, tàu sân bay Mĩ Enterprise do đô đốc William Halsey điều khiển trở về căn cứ. Sáng 7 tháng 12, còn cách Oahu 200 dặm về phía Tây, khi chưa được biết về cuộc tấn công Trân Châu Cảng, đô đốc Halsey đã phái một đoàn máy bay gồm 19 chiếc bay về trước để thăm dò tình hình và báo cáo với Bộ tư lệnh hạm dội về nhiệm vụ đã hoàn thành. Gần 8 giơ 30 phút, tốp đầu tiên trong số đó gồm 6 máy bay phóng ngư lôi đã tiếp cận Trân Châu Cảng và chứng kiến một cảnh tượng mà các phi công của đội bay cho là "cuộc diễn tập ngày chủ nhật".[87] Lúc sắp sửa hạ cánh xuống sân bay trên đảo Ford, máy bay của họ bị các chiến đấu cơ Nhật bám đuôi và bắn xối xả đồng thời hỏa lực phòng không Mĩ cũng tập trung bắn vào họ. Khi các phi công Mĩ hiểu rõ sự tình thì đã muộn: 5 máy bay của họ bị bắn rơi, thỉ còn 1 chiếc đáp xuống sân bay với thương tích đầy mình.

Kho chứa máy bay tại đảo Ford đang cháy.
Thành phố Honolulu chỉ bị một trái bom Nhật lạc hướng rơi trúng. Còn 40 vụ nổ khác trong thành phố là do lực lượng phòng không Mĩ gây ra, làm 68 thường dân chết và bị thương.[88] Đúng 9 giờ 45 phút, Mitsuo Fuchida ra lệnh cho tất cả các máy bay Nhật quay tụ về mũi đất Kaena để quay về hạm đội, kết thúc cuộc tấn công. Tiếng đạn bom im bặt, nhưng trên bầu trời Oahu vẫn còn một máy bay Nhật bay lượn thêm nửa giờ nữa. Đó là máy bay của tư lệnh hành quân Fuchida đang xác định lại lần cuối cùng kết quả của trận đánh. Những đám cháy vẫn còn bốc cao trên cảng làm ông khó quan sát, nhưng Fuchida cũng chụp được nhiều bức ảnh tốt.[88] Việc đánh giá mức độ hủy diệt tại các sân bay có khó khăn hơn nhưng thực tế trên trời không hề có một máy bay Hoa Kỳ nào đã cho thấy được kết quả.

Cuộc tập kích kết thúc

Gần 10 giờ sáng, lần lượt các máy bay phóng ngư lôi, các máy bay ném bom và sau cùng là các chiến đấu cơ của đợt tấn công thứ nhất đã quay trở về đoàn chiến hạm "Kido-Butai". Một giờ sau, đến lượt các máy bay của đợt hai hạ cánh. Các máy bay vừa mới trở về lập tức được sửa chữa, nạp nhiên liệu, lắp vũ khí để chờ lệnh xuất kích. Trung tá Genda lên gặp đô đốc Nagumo đề nghị cho hạm đội lưu lại Hawaii thêm một số ngày nữa để tìm kiếm và tiêu diệt các tàu sân bay địch.[89]
Khoảng gần giữa trưa, chiếc máy bay cuối cùng mang số hiệu 321 đáp vội vã xuống boong kì hạm Akagi, đó là máy bay của Fuchida. Bất chấp những lời nài nỉ của Fuchida và Genda nên xuất kích đợt tấn công thứ ba, đúng 13 giờ, đô đốc Nagumo ra lệnh nhổ neo và toàn thể các chiến hạm của "Kido-Butai" quay sang hướng Tây thẳng tiến về bờ biển Nhật Bản.
Ở cách Hawaii hơn 5000 dặm, Hạm đội Liên hợp thả neo tại một vịnh biển thuộc hòn đảo nhỏ Hashirajima gần thành phố Hiroshima bên bờ Nội Hải (Nhật Bản) được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu từ khi bắt đầu cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Ngay từ 2 giờ sáng, đô đốc Isoroku Yamamoto và Bộ tham mưu của ông đã có mặt trong buồng chỉ huy thiết giáp hạm Nagato với một tấm bản đồ lớn của vùng Hawaii trên bàn và một máy khuếch đại âm thanh vô tuyến trên tường. Khoảng 8 giờ, trung tá Watanabe ghi nhận tổn thất của Hoa Kỳ trên một tờ giấy và trao cho tư lệnh đọc:
  • Thiết giáp hạm: 3 chiếc chìm, 4 chiếc bị hư hỏng.
  • Tuần dương hạm: 2 chiếc bị hư hỏng.
  • Khu trục hạm: 2 hoặc 3 chiếc bị hư hỏng.
  • Máy bay bị phá: hàng trăm chiếc.
Sau khi nghiên cứu một lát, Yamato ra lệnh "Quá tốt nếu là sự thật. Kiểm chứng lại. Chiều nay khi nào chắc chắn rồi mới trình Thiên hoàng.[89]". Trên thực tế, số liệu thực sự về tổn thất Hoa Kỳ còn lớn hơn báo cáo ấy.

Kết quả cuộc tập kích

Chín mươi phút kể từ khi bắt đầu, cuộc tấn công kết thúc. 2.386 người Mỹ bị thiệt mạng (55 người là thường dân, đa số bị giết khi các quả đạn pháo phòng không không được kích nổ rơi xuống các khu vực dân cư), và thêm 1.139 người khác bị thương. Mười tám tàu bị đánh chìm, kể cả năm chiếc thiết giáp hạm.[3][4]
Trong số 402 máy bay[7] Mỹ có mặt tại Hawaii, 188 chiếc bị phá hủy và 159 chiếc bị hư hỏng,[7] 155 trong số đó đậu trên mặt đất. Hầu như không có chiếc nào thực sự sẵn sàng để cất cánh nhằm bảo vệ căn cứ. Trong số 33 chiếc thủy phi cơ PBY ở Hawaii, 24 chiếc bị phá hủy và sáu chiếc khác bị hư hỏng nặng đến mức không thể sửa chữa, ba chiếc khác đang phiên đi tuần tra khi cuộc tấn công xảy ra đã quay trở về an toàn. Pháo phòng không cũng đã bắn nhầm một số máy bay Mỹ, kể cả năm chiếc xuất phát từ tàu sân bay USS Enterprise trên đường quay về. Cuộc tấn công của Nhật vào các trại binh cũng đã gây thêm một số thương vong.
Về phía Nhật, 55 phi công và chín thủy thủ tàu ngầm tử trận cùng một người bị bắt làm tù binh. Trong số 414 máy bay tham gia tấn công,[62] 29 chiếc bị mất trong trận đánh[90] (chín chiếc trong đợt tấn công thứ nhất và 20 chiếc trong đợt thứ hai),[91] cùng 74 chiếc khác bị hư hại do hỏa lực phòng không từ mặt đất.

Khả năng thực hiện đợt tấn công thứ ba

Nhiều sĩ quan cấp dưới của Nhật Bản, trong đó có cả Mitsuo FuchidaMinoru Genda, kiến trúc sư chính của cuộc tấn công, đã thuyết phục Đô đốc Nagumo tiếp tục thực hiện đợt không kích thứ ba nhằm tiêu diệt càng nhiều càng tốt nhiên liệu và ngư lôi[92] dự trữ tại Trân Châu Cảng, cũng như các cơ sở sửa chữa và ụ tàu.[93] Các sử gia quân sự đều cho rằng việc phá hủy các cơ sở này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương nặng nề hơn nhiều so với phá hủy các thiết giáp hạm.[94] Nếu chúng bị quét sạch, "các chiến dịch quân sự nghiêm túc tại Thái Bình Dương phải bị trì hoãn hơn một năm."[95] Tuy nhiên, Nagumo đã quyết định rút lui vì nhiều lý do:
  • Hỏa lực phòng không Hoa Kỳ đã cải thiện đáng kể trong đợt tấn công thứ hai, và hai phần ba các tổn thất của phía Nhật Bản xảy ra trong đợt này.[96] Nagumo cảm thấy nếu ông tung ra đợt tấn công thứ ba, ông sẽ phải đặt ba phần tư sức mạnh tấn công của Hạm đội Liên hợp vào nguy hiểm để càn quét các mục tiêu còn lại (bao gồm các cơ sở nói trên) trong khi phải chịu nhiều tổn thất máy bay hơn nữa.[96]
  • Vị trí của các tàu sân bay Hoa Kỳ vẫn còn chưa được biết. Thêm vào đó, vị Đô đốc còn lo ngại rằng lực lượng của ông giờ đây nằm trong tầm hoạt động của những máy bay ném bom Mỹ xuất phát từ mặt đất.[96] Nagumo không chắc chắn rằng liệu Hoa Kỳ có còn đủ số máy bay còn sót tại Hawaii để tung ra một cuộc tấn công vào các tàu sân bay của ông hay không[97]
  • Một đợt tấn công thứ ba đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thích đáng và thời gian quay vòng, điều này có nghĩa là những máy bay tấn công khi quay trở về sẽ phải hạ cánh lúc trời tối. Cho đến thời ấy, chưa có lực lượng hải quân nào phát triển hay thực hành kỹ thuật tàu sân bay ban đêm, nên đây là rủi ro lớn.
  • Tình hình nhiên liệu của Lực lượng Đặc nhiệm không cho phép ông nán lại vùng biển phía Bắc Hawaii lâu hơn nữa, vì ông đang ở sát giới hạn của khả năng tiếp vận. Việc tiếp tục tấn công sẽ mạo hiểm làm cạn đáng kể nhiên liệu, thậm chí đến mức phải bỏ lại các tàu khu trục trên đường quay trở về.[98]
  • Ông tin rằng đợt tấn công thứ hai về cơ bản đã thỏa mãn mục đích chủ yếu của nhiệm vụ, đó là vô hiệu hóa Hạm đội Thái Bình Dương, và không cần thiết phải mạo hiểm để gánh thêm nhiều thiệt hại khác.[99] Hơn nữa, hoạt động của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thiên về việc bảo toàn sức mạnh hơn là tiêu diệt toàn bộ đối phương.[100]
Trong một hội nghị trên chiếc thiết giáp hạm Yamato vào buổi sáng ngày hôm sau, Yamamoto thoạt tiên ủng hộ Nagumo.[99] Sau này, khi nhìn lại, việc bỏ sót các ụ tàu, công xưởng sửa chữa và kho dầu mang ý nghĩa sống còn đó khiến cho người Mỹ có thể phản ứng tương đối nhanh chóng các hoạt động của Nhật tại Thái Bình Dương. Yamamoto sau đó đã lấy làm tiếc cho quyết định rút lui của Nagumo và thẳng thừng cho rằng đó là một sai lầm lớn khi không tung ra đợt tấn công thứ ba.[101]

Quá trình trục vớt của Hải quân Hoa Kỳ


Đại tá Hải quân Homer N. Wallin (đứng giữa) giám sát các công việc trục vớt trên chiếc USS California, đầu năm 1942.
Sau cuộc tìm kiếm có hệ thống những người còn sống sót, các công việc trục vớt được bắt đầu. Sĩ quan chỉ huy hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương, Đại tá Hải quân Homer N. Wallin, người chuẩn bị đi đến Massawa nhằm giúp người Anh dọn sạch các con tàu Đức và Italy bị đánh đắm tại đây, lập tức được giữ lại để chỉ huy các công việc trục vớt.[102]
Chung quanh Trân Châu Cảng, thợ lặn của hải quân (trên bờ và trên các tàu vận chuyển), xưởng tàu và các nhà thầu tư nhân (Pacific Bridge và các hãng khác) bắt đầu công việc với các con tàu có thể nổi trở lại. Họ vá các lỗ thủng, dọn sạch các mảnh vỡ, và bơm nước ra khỏi tàu. Các thợ lặn hải quân làm việc bên trong các con tàu bị hư hỏng. Trong vòng sáu tháng, năm chiếc thiết giáp hạm và hai tàu tuần dương đã được vá các lỗ thủng hay trục vớt để có thể đưa vào các xưởng tàu ở Trân Châu Cảng hoặc đất liền sửa chữa triệt để.
Các hoạt động trục vớt khẩn trương được tiếp tục trong một năm sau đó, tốn kém tổng cộng 20.000 giờ lao động dưới nước.[103] Oklahoma, cho dù được vớt lên thành công, không bao giờ được sửa chữa. Arizona và chiếc tàu mục tiêu giả Utah bị hư hại nặng nề đến mức không được vớt lên, nhưng nhiều vũ khí và thiết bị của chúng được tháo ra để sử dụng trên những con tàu khác. Ngày nay, xác của hai con tàu này vẫn còn lại nơi chúng bị đắm,[104] với Arizona trở thành một bảo tàng chiến tranh.

Diễn biến tiếp theo


USS Pennsylvania, phía sau xác tàu đắm của những tàu khu trục USS DownesUSS Cassin.
Sau trận tấn công, 16 Huân chương Danh dự Quốc hội, 51 Huân chương Chữ thập Hải quân, 53 Huân chương Chữ thập Bạc, bốn Huân chương Hải quân và Thủy quân Lục chiến, một Chữ thập Bay Xuất sắc, bốn Chữ thập Phục vụ Xuất sắc, một Huân chương Phục vụ Xuất sắc và ba Ngôi sao Đồng được tặng thưởng cho các quân nhân Hoa Kỳ đã tỏ ra xuất sắc trong chiến đấu tại Trân Châu Cảng.[105]
12 giờ 30 phút ngày 8 tháng 12, tổng thống Roosevelt đã đọc Tuyên cáo chiến tranh của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản. Ông mở đầu bài diễn văn như sau:
Hôm qua, ngày 7-12, một ngày của sự nhục nhã – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã bị các lực lượng hải quân và không quân của đế quốc Nhật tấn công bất ngờ và không tuyên chiến….[106]"

Sau khi nói rõ thiện chí hòa bình và sự tráo trở của Nhật Bản trong các cuộc hội đàm và trong hành động thực tế để dẫn đến chiến tranh, tổng thống Roosevelt tuyên bố:
Tôi yêu cầu lưỡng viện của quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản, kể từ ngày chủ nhật hôm qua[106]."

Hoa Kỳ đã chính thức bước vào cuộc chiến tranh tổng lực với Nhật Bản. Trong ngày 7 tháng 12, Úc cũng tuyên chiến với Nhật Bản[107] và một ngày sau đến lượt Hà Lan.[108] Tiếp đó, nước Pháp Tự do, New Zealand, Canada,… tất cả hơn 20 nước cũng lần lượt tuyên chiến với Nhật.
Tin chiến tranh giữa Nhật và Hoa Kỳ bùng nổ bay đến Berlin một cách đột ngột trong lúc Đức Quốc xã đang tập trung mọi sự chú ý vào mặt trận phía Đông, nơi Hồng quân Liên Xô đã phản công mãnh liệt đẩy lùi quân Đức trước Moscow. Liền đó, cũng trong ngày 8 tháng 12, Quốc trưởng Adolf Hitler đã nhận được thông điệp của chính phủ Nhật, yêu cầu Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ theo như cam kết trong Hiệp ước Tam cường. Đêm ngày 9 tháng 12, cả Hitler lẫn Mussolini đã điện trả lời chính phủ Nhật rằng cam đoan cả ba nước sẽ chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, không giảng hòa riêng rẽ nhưng vẫn né tránh việc tuyên chiến với Hoa Kỳ.[109] Trưa ngày 10 tháng 12, đại sứ Nhật Oshima đã trình lên Quốc trưởng một thông điệp mới của chính phủ Nhật trả lời điện văn nói trên của Đức và Ý. Thông điệp này bày tỏ hi vọng quân đội Đức sẽ tiến ngay vào Trung Cận Đông với ngụ ý Đức nên tuyên chiến.[109] Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop cố gắng thuyết phục Hitler không nên tuyên chiến với Hoa Kỳ vì theo Hiệp ước Tam Cường, Đức sẽ chiến đấu bên cạnh Nhật chỉ khi Nhật bị một nước khác tấn công. Tuy nhiên, vào lúc ấy, bộ ngoại giao Đức lại nhận được điện của tham tán ngoại vụ Hans Thompson ở Washington D.C rằng 24 giờ nữa Hoa Kỳ sẽ tuyên chiến hoặc cắt quan hệ ngoại giao với Đức. Chụp lấy cơ hội này, Hitler vội vã triệu tập Quốc hội vào ngày 11 tháng 12 và chính thức tuyên chiến với Hoa Kỳ. Cùng trong ngày hôm ấy, Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ và Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức. Hitler đã phát biểu trong dịp này như sau:
"Sự kiện Chính phủ Nhật Bản, vốn đã thương lượng trong nhiều năm cùng con người này Franklin D. Roosevelt, cuối cùng đã trở nên mệt mỏi vì bị ông ta chơi xấu một cách vô ơn, đã khiến cho tất cả chúng ta, dân tộc Đức, cùng tất cả các dân tộc có lương tri khác trên thế giới, cảm thấy vô cùng thất vọng... Đức và Ý, sau khi xem xét tất cả các điều này và vì sự trung thành với Hiệp ước ba bên, cuối cùng đã buộc phải tiến hành cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ và Anh Quốc, hiệp cùng và sát cánh với Nhật Bản để bảo vệ và từ đó duy trì sự tự do và độc lập của các quốc gia và vương quốc của họ... Là kết quả của sư bành trướng chính sách của Tổng thống Roosevelt, vốn nhắm vào việc chinh phục thế giới và độc tài vô giới hạn, Hoa Kỳ cùng với Anh Quốc đã không ngần ngại sử dụng mọi phương cách để tranh chấp các quyền lợi của các quốc gia Đức, Ý và Nhật Bản thậm chí đến quyền sinh tồn... Không chỉ vì chúng ta là đồng minh của Nhật Bản, mà còn vì Đức và Ý có đủ sáng suốt và sức mạnh để nhận thức rằng, trong khoảnh khắc lịch sử này, sự tồn tại hay biến mất của các quốc gia, có thể được quyết định mãi mãi."

Không ảnh chụp bên trên hàng thiết giáp hạm tại bờ phía Nam đảo Ford, ngày 10 tháng 12 năm 1941, cho thấy những thiệt hại mà cuộc tấn công gây ra ba ngày trước đó. Góc trên bên trái là USS California (BB-44) bị đánh chìm, với nhiều tàu nhỏ vây quanh. Lần lượt chéo từ giữa trái đến góc dưới phải: USS Maryland (BB-46) bị hư hại nhẹ, cùng với USS Oklahoma (BB-37) bị lật úp bên ngoài, và một sà lan đang cặp theo Oklahoma hỗ trợ các công việc cứu hộ. USS Tennessee (BB-43) bị hư hại nhẹ, cùng với USS West Virginia (BB-48) bị đánh chìm bên ngoài. USS Arizona (BB-39) bị đánh chìm, khi thân tàu bị vỡ do vụ nổ hầm đạm bên dưới hai tháp pháo phía trước. Đáng chú ý là các vệt dầu đen loang ra mặt nước trong cảng, xuất phát từ các con tàu bị đánh chìm.
Cho dù cuộc tấn công gây thiệt hại trên diện rộng cho tàu chiến và máy bay Mỹ, nó đã không ảnh hưởng đến các cơ sở dự trữ nhiên liệu, xưởng sửa chữa và các cơ quan tình báo tại Trân Châu Cảng.
Cuộc tấn công là một cú sốc thật sự đối với tất cả các nước Đồng Minh tại Mặt trận Thái Bình Dương. Các thiệt hại tiếp theo sau tạo ra một sự thụt lùi đáng báo động. Ba ngày sau, sự kiện các tàu chiến Prince of WalesRepulse bị đánh chìm ngoài khơi bờ biển Malaya khiến Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill sau này nhớ lại: "Trong suốt cuộc chiến tranh tôi chưa bao giờ nhận được một cú sốc trực tiếp đến như thế. Khi tôi trăn trở trên giường, nỗi sợ hãi bao trùm lấy tâm trí tôi. Không còn chiếc tàu chiến chủ lực Anh hay Hoa Kỳ nào còn lại trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trừ những chiếc của Hoa Kỳ còn sống sót tại Trân Châu Cảng đang vội vã lui về California. Trên các vùng biển mênh mông này người Nhật đang là bá chủ, và chúng ta đang yếu đuối và trần trụi ở mọi nơi".[110]
May mắn cho phía Hoa Kỳ, các tàu sân bay Hoa Kỳ đã không bị đụng đến trong cuộc tấn công của Nhật; nếu không thì khả năng tiến hành các chiến dịch tấn công của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ bị tê liệt trong khoảng một năm (nếu không chuyển hướng một phần lực lượng Hạm đội Đại Tây Dương). Như đã thấy, lực lượng thiết giáp hạm bị loại bỏ khiến Hải quân Hoa Kỳ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cách dựa vào các tàu sân bay và tàu ngầm, chính những vũ khí đã giúp Hoa Kỳ chặn đứng và đảo ngược thế thượng phong của Nhật Bản. Năm trong số tám thiết giáp hạm được sửa chữa và quay trở lại hoạt động, nhưng vận tốc chậm của chúng làm giới hạn hoạt động được bố trí, và chúng phục vụ chủ yếu trong vai trò bắn phá bờ biển. Một thiếu sót lớn trong tư duy chiến lược của Nhật Bản là niềm tin về một trận chiến Thái Bình Dương cuối cùng được đấu giữa những thiết giáp hạm theo đúng học thuyết của Thuyền trưởng Alfred Mahan. Hậu quả là, Yamamoto (và những người kế tiếp ông) cố dành dụm những chiếc thiết giáp hạm cho một "trận chiến quyết định" không bao giờ xảy ra.
Cuối cùng, các mục tiêu không nằm trong danh sách của Genda, như căn cứ tàu ngầm và ngôi nhà sở chỉ huy cũ, đã chứng tỏ tầm quan trọng lớn hơn mọi chiếc tàu chiến. Chính những chiếc tàu ngầm đã vô hiệu hóa những con tàu nặng nề của Hải quân Đế quốc Nhật Bản và đưa tình trạng kinh tế của Nhật Bản đến mức trì trệ bằng cách phá hỏng sự vận chuyển dầu mỏ và nguyên liệu thô. Tương tự, tầng hầm của ngôi nhà sở chỉ huy cũ là trụ sở của đơn vị phân tích mật mã vốn đã góp phần đáng kể vào trận mai phục Midway và thành công của lực lượng tàu ngầm.

Các ảnh hưởng chiến lược

Đô đốc Hara Tadaichi đã tóm lược kết quả cuộc tấn công về phía Nhật Bản bằng một câu nói súc tích: "Chúng ta thắng một chiến thắng chiến thuật vĩ đại tại Trân Châu Cảng, và do đó đã thua cả cuộc chiến."[111]
Trong khi đạt được các mục tiêu đặt ra, cuộc tấn công lại tỏ ra hoàn toàn không cần thiết. Điều mà Đô đốc Isoroku Yamamoto - người đầu tiên nghĩ ra kế hoạch - chưa bao giờ biết đến, đó là Hải quân Hoa Kỳ ngay từ năm 1935 đã từ bỏ dự định "xung phong" băng ngang suốt Thái Bình Dương đến tận Philippines để trả đũa hành động mở đầu chiến tranh (như quy định trong Kế hoạch Cam).[15] Thay vào đó Hoa Kỳ chấp thuận "Kế hoạch Dog" vào năm 1940, nhấn mạnh đến việc giữ cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản bên ngoài khu vực Đông Thái Bình Dương và cách xa con đường biển vận chuyển đến Úc trong khi Hoa Kỳ tập trung vào việc đánh bại Đức Quốc Xã.[112]
Tác giả Robert Leckie nhận xét rằng "Tổng thống Franklin Roosevelt đã khôn ngoan che giấu những chi tiết của thảm họa này hơn là chịu đựng nguy cơ về sự hoảng sợ của công chúng, và chỉ công bố những chi tiết này sau khi Hoa Kỳ đã bắt đầu phản công tại Guadalcanal" vào tháng 8 năm 1942.[113]

Những hình ảnh về trận Trân Châu Cảng

Phim và sách về sự kiện

Hư cấu

Hư cấu dựa trên lịch sử

  • Tora! Tora! Tora! năm 1970 là một bộ phim về cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Nhiều người đã đánh giá nó là bộ phim trung thực nhất kể lại cuộc tấn công này vì nó liên hệ đến nhiều khía cạnh của trận đánh có chú ý đến các sự kiện có thật trong lịch sử.
  • Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) là tựa của một bộ phim sản xuất năm 2001 về cuộc tấn công năm 1941. Cuốn phim là một câu chuyện tình hơn là một biên niên sử chính xác của sự kiện này, cho dù một số sự kiện được trình bày đã thực sự xảy ra. Một số cảnh trong phim trên tàu được quay trên chiếc USS LexingtonCorpus Christi, Texas. Phim được đạo diễn bởi Michael Bay và gồm các diễn viên Ben Affleck, Josh Hartnett, Cuba Gooding Jr.Kate Beckinsale.
  • December 7th, đạo diễn bởi John Ford cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1943, là một cuốn phim tái tạo lại các đợt tấn công của lực lượng Nhật Bản. Các tài liệu khác cũng như các tài liệu nghe nhìn thường nhầm lẫn chiếu lại các hình ảnh trong phim này cho là các cảnh quay thực của cuộc tấn công Trân Châu Cảng.[114]

Sách lịch sử

  • At Dawn We Slept: The Untold Story of Pearl Harbor của tác giả Gordon W. Prange là một công trình cực kỳ toàn diện về những sự kiện dẫn đến cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Đây là một bản báo cáo công bằng xem xét đến cả khía cạnh của Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ. Prange đã bỏ ra 37 năm cho quyển sách này bằng cách nghiên cứu các tài liệu về Trân Châu Cảng và phỏng vấn những người tham gia còn sống sót để thử lần ra sự thật thấu đáo về những gì đã xảy ra khiến Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, tại sao tình báo Hoa Kỳ đã thất bại trong việc dự đoán trận tấn công, và tại sao một thỏa thuận hòa bình đã không thể đạt được. The Village đã nói về At Dawn We Slept như sau: "là công trình toàn diện và đầy đủ nhất mà chúng ta muốn có về chính xác những gì đã xảy ra và bằng cách nào và tại sao."
  • The Attack on Pearl Harbor: An Illustrated History của tác giả Larry Kimmett và Margaret Regis là một công trình tái dựng một cách cẩn thận "Day of Infamy" (Ngày ô nhục) sử dụng bản đồ, hình ảnh, minh họa và một CD hoạt hình. Nó mô tả lại các giai đoạn vạch kế hoạch ban đầu của Nhật, quá trình tấn công cho đến việc trục vớt Hạm đội Thái Bình Dương. Quyển sách cung cấp một cái nhìn toàn cục khá chi tiết về cuộc tấn công.
  • Pearl Harbor Countdown: Admiral James O. Richardson của tác giả Skipper Steely là một công trình sâu sắc và chi tiết về những sự kiện đưa đến thảm họa Trân Châu Cảng. Thông qua sự bàn luận xúc tích về cuộc đời và các mốc thời gian của Đô đốc James O. Richardson, Steely khảo sát bốn thập niên về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, truyền thống thực hành trong quân đội, tình báo Hoa Kỳ và khía cạnh quản trị của quân đội, bộc lộ nhiều câu chuyện chưa được kể về những sự kiện dẫn đến cuộc tấn công của Nhật.

Phóng tác lịch sử

  • Days of Infamy là một tiểu thuyết của Harry Turtledove trong đó việc Nhật Bản tấn công Hawaii không chỉ giới hạn trong việc không kích Trân Châu Cảng, mà là một cuộc tấn công toàn diện và chiếm đóng sau khi quân Hoa Kỳ bị đánh bật ra khỏi quần đảo (điều mà một trong những người vạch kế hoạch chủ chốt của cuộc tấn công, Đại tá Minoru Genda mong muốn nhưng bị cấp trên từ chối). Nhiều quan điểm đặc trưng (thương hiệu của Turtledove) được rút ra từ những người thường dân Hawaii (cả người da trắng và người Nhật) cũng như binh lính và thủy thủ của cả hai phía Hoa Kỳ và Nhật. Đến nay Turtledove đang viết tiếp chương kế tiếp The End of the Beginning.
  • Trong game trên máy tính Command & Conquer: Red Alert 2, Trân Châu Cảng là địa điểm hứng chịu một đòn tấn công của Liên Xô trong Thế Chiến III. Trong màn đầu tiên của loạt game Red Alert, Adolf Hitler được loại bỏ khỏi lịch sử bởi hệ thống ‘Chronosphere’ của Einstein, ngăn ngừa được sự diệt chủng hàng loạt (và suy đoán là không có vụ tấn công năm 1941 nhắm vào Trân Châu Cảng). Một vị tướng trong game đã bông đùa rằng "như là ai đó có thể tung một cuộc tấn công thành công vào nơi đây". Điều thú vị là, Bảo tàng Tưởng niệm Arizona vẫn hiện diện trong game, cho dù chiếc tàu đó không hề bị phá hủy do lịch sử trong game đã được thay đổi.
  • Tiền đề của việc không kích và chiếm đóng Hawaii trong Days of Infamy trước đó đã được sử dụng trong phần thứ nhất của loạt phim hoạt hình OVA Konpeki no Kantai. Trong phần này, quân Nhật thực hiện cuộc tấn công vào những giờ đầu tiên của buổi sáng, và có các hoạt động tàu sân bay ban đêm hoàn hảo. Cuộc không kích được mở đầu bằng một pháo sáng được những máy bay chỉ điểm thả xuống. Toàn bộ căn cứ (kể cả các xưởng sửa chữa) và một số tàu tiếp liệu trong cảng bị tiêu diệt vào buổi sáng sớm. Đối phó với lực lượng chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã tái bố trí lại và tiêu diệt khi chúng quay trở lại Trân Châu Cảng. Phần này, vốn được chia thành ba hiệp trong loạt game mang cùng tên, kết thúc với việc quân Nhật đổ bộ lên tất cả các hòn đảo ở Hawaii.

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Tàu hiện diện tại Trân Châu Cảng lúc 08 giờ 00 ngày 7 tháng 12 năm 1941 - US Navy Historical Center
  2. ^ CinCP Báo cáo về số tàu chiến hư hại tại Trân Châu Cảng của www.ibiblio.org/hyperwar. Trừ khi được ghi chú rõ, mọi con tàu liệt kê đều được vớt lên.
  3. ^ a ă Conn 2000, tr. 194 Hải quân và Thủy quân Lục chiến: 2.117 người tử trận hay tử thương, 779 người bị thương; Lục quân: 215 người tử trận hay tử thương, 360 người bị thương.
  4. ^ a ă GPO 1946, tr. 64-65
  5. ^ Martin Gilbert, The Second World War(1989) trang 272
  6. ^ Fukudome, Shigeru, "Hawaii Operation". United States Naval Institute, Proceedings, 81 (tháng 12 năm 1955), trang 1315-1331
  7. ^ a ă â b Parillo 2006, tr. 288
  8. ^ Lê Văn Quang 2003, tr. 170
  9. ^ GPO 1943, tr. 96 Sau khi lệnh cấm xuất khẩu sắt và thép cuộn được công bố vào tháng 9, Đại sứ Nhật Bản Horinouchi đã tỏ thái độ phản đối với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hull vào ngày 8 tháng 10 năm 1940 cảnh báo rằng đây có thể được xem như là "một hành động thù địch".
  10. ^ GPO 1943, tr. 94
  11. ^ Toland, Japan's War.
  12. ^ "Bản báo cáo Dorn không đề cập một cách rõ ràng rằng liệu Kimmel và Short có biết các thông tin về Taranto. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì là họ đều biết, cũng như là Thiếu tá Nhật Bản Takeshi Naito, tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Berlin, người đã đích thân bay đến Taranto để điều tra về vụ tấn công, và Naito sau đó đã có một buổi nói chuyện kéo dài cùng Trung tá Mitsuo Fuchida về chuyến khảo sát của ông. Fuchida sau đó đã dẫn đầu cuộc tấn công của Nhật Bản vào ngày 7 tháng 12 năm 1941." Kimmel, Short, and Pearl Harbor: The Final Report Revealed. By Frederic L. Borch, Daniel Martinez; Contributor Donald M. Goldstein; Published by Naval Institute Press, 2005, trang 53-54. ISBN 1-59114-090-0
  13. ^ "Một máy bay ném ngư lôi cần có một đoạn bay ngang đủ dài, và khi được phóng ra, một trái ngư lôi bình thường phải xuống tới độ sâu 30 m (100 ft) trước khi ngoặt lên và tấn công vào lườn tàu. Trân Châu Cảng có độ sâu trung bình là 12 m (42 ft), nhưng người Nhật đã vay mượn ý tưởng cuả cuộc tấn công ngư lôi xuất phát từ các hàng không mẫu hạm Anh vào căn cứ hải quân Italy ở Taranto. Họ đã gắn thêm các vây đuôi bằng gỗ giữ cho trái ngư lôi nằm ngang, nhờ đó trái ngư lôi chỉ lặn sâu đến 10 m (35 ft), cũng như bổ sung một chóp mũi bẳng gỗ mềm có thể tách ra được để làm nhẹ bớt sự va chạm với mặt nước." Hellions of the Deep: The Development of American Torpedoes in World War II. By Robert Gannon; Published by Penn State Press, 1996, trang 49. ISBN 0-271-01508-X
  14. ^ GPO 1943, tr. 125
  15. ^ a ă â b Peattie 1997
  16. ^ Điều này thuần túy là một sự ưa thích của Hải quân Nhật; Lục quân Nhật Bản sẽ chọn để tấn công Liên Xô. Peattie 1997; Coox, Kobun.
  17. ^ Gailey 1995, tr. 68
  18. ^ Gailey 1995, tr. 70
  19. ^ Peter Wetzler, Hirohito and War, 1998, trang 39
  20. ^ Bix, Herbert. Hirohito and the Making of Modern Japan, 2000, trang 417, trích dẫn hồi ức của Sugiyama)
  21. ^ Noted by Arthur MacArthur in the 1890s. Manchester, William. American Caesar.
  22. ^ Peattie & Evans, Kaigun
  23. ^ Stinnett, Robert. Day of Deceit: The Truth About FDR and Pearl Harbor (Free Press, 1999)
  24. ^ Toland, John. Infamy: Pearl Harbor and Its Aftermath (Berkley, 1986).
  25. ^ Flemming, Thomas (10 tháng 6 năm 2001). “Pearl Harbor Hype”. History News Network. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  26. ^ Stolley, Roger. “Pearl Harbor Attack No Surprise”. Institute for Historical Review. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2009.
  27. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 47
  28. ^ a ă â Willmott, Barrier and the Javelin, p.14.
  29. ^ Fukudome, Shigeru. Shikan: Shinjuwan Kogeki (Tokyo, 1955), p.150.
  30. ^ Miller, Edward S. War Plan Orange: The U.S. Strategy to Defeat Japan, 1897–1945 (Annapolis, MD: United States Naval Institute Press,1991).
  31. ^ Mahan, Alfred T. The Influence of Seapower on History, 1660–1783 (Boston: Little, Brown, 1918, reprinted 1949), passim.
  32. ^ Trích dẫn phỏng vấn Fukudome, trong: Prange et al., At Dawn We Slept (New York: Penguin, 1991), p.15.
  33. ^ Prange et al., At Dawn We Slept, pp.228 & 230.
  34. ^ Prange et al., At Dawn We Slept.
  35. ^ Willmott, Barrier and the Javelin
  36. ^ Hải quân Nhật bản trong trận Pearl Harbor
  37. ^ http://navalhistory.flixco.info/H/106082x19846/8330/a0.htm
  38. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 48
  39. ^ N.N.Yakovlev, Trân Châu Cảng 7-12-1941 những điều có thật và không có thật; NXB Chính trị. Moskva. 1988. (Tiếng Nga). trang 49-50
  40. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 43
  41. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 44
  42. ^ a ă â Order of Battle - Pearl Harbor - December 7, 1941
  43. ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 52
  44. ^ John Tolland, The Rising Sun; Random Hose - New York (1970), trang 212
  45. ^ Stewart, A.J., Lieutenant Commander, USN. "Those Mysterious Midgets", United States Naval Institute Proceedings, December 1974, trang 56
  46. ^ Stewart, trang 56
  47. ^ Goldstein & Dillon 2000, tr. 274
  48. ^ Stewart, "Those Mysterious Midgets", trang 57
  49. ^ Smith 1999, tr. 36
  50. ^ a ă â Stewart, "Those Mysterious Midgets", trang 58
  51. ^ Nó được phát hiện bởi một thiết bị lặn nghiên cứu của Đại học Hawaii vào ngày 28 tháng 8 năm 2002 ở độ sâu 400 m và khoảng cách 8 km (5 dặm) bên ngoài cảng.“Japanese Midget Submarine”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2008.
  52. ^ Stewart, trang 59-61
  53. ^ Sự sống sót bất ngờ của Sakamaki bị nhiều người Nhật khinh thường, khi họ coi cái chết của các đồng đội của anh như là "chín vị thần trẻ tuổi".
  54. ^ Stewart, "Those Mysterious Midgets", trang 61-62
  55. ^ Ofstie, R.A., Rear Admiral, USN. The Campaigns of the Pacific War (United States Government Printing Office, 1946), trang 19
  56. ^ Rodgaard 1999
  57. ^ Calvocoressi et al., The Penguin History of the Second World War, p.952
  58. ^ Toland, Infamy.
  59. ^ Prange, Goldstein & Dillon 1988, tr. 58
  60. ^ Declaration of War handout
  61. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 45
  62. ^ a ă â b c AIRCRAFT ATTACK ORGANIZATION Lực lượng Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Kế hoạch và hành động. Đợt thứ nhất: 189 máy bay: 50 chiếc Kate mang bom, 40 chiếc Kate mang ngư lôi, 54 chiếc Val, 45 chiếc Zeke. Đợt thứ hai: 171 máy bay: 54 chiếc Kate mang bom, 81 chiếc Val, 36 chiếc Zeke. Lực lượng tuần tra chiến đấu trên không bên trên các tàu sân bay thay đổi mỗi phiên 18 máy bay trong hai giờ, với 18 chiếc khác sẵn sàng để cất cánh trên sàn đáp và thêm 18 chiếc sẵn sàng trong sàn chứa.
  63. ^ a ă NavSource 2003
  64. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 46
  65. ^ Prange 1999, tr. 98
  66. ^ Prange et al., At Dawn We Slept, trang 500.
  67. ^ a ă â Prange et al., At Dawn We Slept, trang 501.
  68. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 54
  69. ^ Prange 1999, tr. 174
  70. ^ a ă â b Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 55
  71. ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 56
  72. ^ Trong số 25 phi vụ bay ngày hôm đó, công trình Nghiên cứu Lịch sử Số 85 của Không quân Hoa Kỳ ghi nhận có sáu phi công đã tiêu diệt được mười máy bay đối phương: Đại úy Lewis M. Sanders (P-36) và các thiếu úy Philip M. Rasmussen (P-36), Gordon H. Sterling Jr. (P-36, tử trận), Harry W. Brown (P-36), Kenneth M. Taylor (P-40, 2) và George S. Welch (P-40, 4). Có ba chiến công bởi P-36 không được phía Nhật Bản xác nhận và có thể đã bị bắn rơi bởi hỏa lực pháo phòng không Hải quân.
  73. ^ Cho dù kỳ quặc khi đọc ra, đúng là chữ "not" đã được dùng cho phù hợp với tiêu chuẩn trong thực hành truyền tin hải quân. Điều này đã được xác nhận bởi Beloite và Beloite sau nhiều năm nghiên cứu và tranh luận.
  74. ^ a ă Parillo 2006, tr. 293
  75. ^ Các xạ thủ đã thực sự tích cực là những người bắn được nhiều máy bay Nhật nhất trong buổi sáng hôm đó, kể cả đợt đầu tiên, bởi chiếc Tautog, và Dorie Miller là người sau đó được tặng thưởng huân chương Chữ thập Hải quân. Miller, một đầu bếp người Mỹ gốc Phi trên chiếc West Virginia, đã sử dụng một khẩu pháo phòng không bị bỏ trống trong khi bản thân anh không được huấn luyện về nó. Anh là thủy thủ người Mỹ gốc Phi đầu tiên được trao tặng huân chương Chữ thập Hải quân.
  76. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 59
  77. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 60
  78. ^ a ă â b Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 61
  79. ^ Xác tàu đắm đã trở thành một đài tưởng niệm cho những người đã thiệt mạng trong ngày đó, mà đa số đã ở lại cùng với con tàu dưới nước. Con tàu vẫn tiếp tục rỉ ra một lượng dầu nhỏ trong suốt 60 năm sau cuộc tấn công.
  80. ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 63
  81. ^ a ă â Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 64
  82. ^ USS Shaw (DD-373)
  83. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 67
  84. ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 68
  85. ^ a ă â Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 69
  86. ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 70
  87. ^ Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 71
  88. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 72
  89. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 73
  90. ^ Ofstie 1946, tr. 18
  91. ^ Phi công Không lực Lục quân thuộc các phi đội tiêm kích 46 và 47 thuộc Liên đội Tiêm kích 15 đã tiêu diệt được 10 chiếc.
  92. ^ Trong trường hợp đó, những tổn thất này mang lai nhiều bất lợi cho Hoa Kỳ. Blair, passim.
  93. ^ Gailey 1997, tr. 68
  94. ^ Willmott, Barrier and the Javelin; Blair, Silent Victory.
  95. ^ Gailey 1997, tr. 97–98
  96. ^ a ă â Hoyt 2000, tr. 190
  97. ^ Hoyt 2000, tr. 191
  98. ^ Prange 1999
  99. ^ a ă Gailey 1997, tr. 97
  100. ^ Willmott, p.16.
  101. ^ Gailey 1997, tr. 98
  102. ^ Đại tá Edward Ellsberg được lệnh thay thế trong nhiệm vụ đến Massawa. Việc này đã làm trì hoãn nhiều tháng hy vọng của người Anh có được một cảng hữu dụng tại biển Đỏ. Commander Edward Ellsberg, O.B.E. Under the Red Sea Sun (Dodd, Mead, and Co., 1946).
  103. ^ Raymer, E.C: "Descent Into Darkness", Presidio Press, 1996.
  104. ^ Post-attack ship salvage 1942-1944[liên kết hỏng]
  105. ^ Pearl Harbor 1941; Osprey Campaign Series #62
  106. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 85
  107. ^ “Australia Declares War on Japan”. Inter-Allied Review. 15 tháng 12, 1941. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |pulisher= (trợ giúp)
  108. ^ “The Kingdom of the Netherlands Declares War with Japan”. (purportedly) Inter-Allied Review. 15 tháng 12, 1941. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |pulisher= (trợ giúp)
  109. ^ a ă Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng 1991, tr. 110
  110. ^ Churchill, Winston; Martin Gilbert (2001). “December 1941”. The Churchill War Papers: The Ever-Widening War. Volume 3: 1941. London, New York: W.W. Norton. tr. 1593–1594. ISBN 0393019594.
  111. ^ Haufler, Herve. Codebreaker's Victory: How the Allied Cryptographers Won World War II (New York: NAL, 2003), quoted p.127.
  112. ^ Hakim, Joy (1995). A History of Us: War, Peace and all that Jazz. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509514-6.
  113. ^ Leckie, Robert (1998). The Wars of America. Castle Books. tr. 1074.
  114. ^ History News Network (10 tháng 6 năm 2001). “CNN's Pearl Harbor Mistake”. History News Network. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009.

Thư mục tham khảo

Tư liệu

Sách

  • Lê Vinh Quốc; Huỳnh Văn Tòng (1991), Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) - Tập một, Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo Dục.
  • Lê Văn Quang (2003). Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo Dục.
  • Conn, Stetson; Fairchild, Byron; Engelman, Rose C. (2000), “7 — The Attack on Pearl Harbor”, Guarding the United States and Its Outposts, Washington D.C.: Center of Military History United States Army

  • Gailey, Harry A. (1997), War in the Pacific: From Pearl Harbor to Tokyo Bay, Presidio, ISBN 0891416161
  • Hakim, Joy (1995). A History of Us: War, Peace and all that Jazz. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509514-6.
  • Smith, Carl (1999), Pearl Harbor 1941: The Day of Infamy, Osprey, ISBN 1855327988
  • Theobold, Robert Alfred (1954), The Final Secret of Pearl Harbor, New York: Devin-Adair
  • Willmott, H.P. (1983), The Barrier and the Javelin: Japanese and Allied Pacific Strategies, February to June 1942, Annapolis, MD: Naval Institute Press, ISBN 0870210920
Tư liệu của Chính phủ Hoa Kỳ
  • “Document text”, US Navy Report of Japanese Raid on Pearl Harbor, United States National Archives, Modern Military Branch, 1942, truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2007

Bài viết trên tạp chí

Nguồn trực tuyến

Đọc thêm

  • McCollum memo Một bản ghi nhớ vào năm 1940 từ một sĩ quan tham mưu Bộ chỉ huy Hải quân báo cáo lên cấp trên của mình khái quát các khả năng khiêu khích của Nhật Bản có thể dẫn đến chiến tranh (tài liệu mật – được cho phép tiết lộ vào năm 1994).
  • Gordon W. Prange, At Dawn We Slept (McGraw-Hill, 1981), Pearl Harbor: The Verdict of History (McGraw-Hill, 1986), and December 7, 1941: The Day the Japanese Attacked Pearl Harbor (McGraw-Hill, 1988). Công trình kỷ niệm gồm ba tập, được viết với sự cộng tác cùng Donald M. Goldstein và Katherine V. Dillon, được xem là công trình xác đáng về đề tài.
  • Larry Kimmett and Margaret Regis, The Attack on Pearl Harbor: An Illustrated History (NavPublishing, 2004). Quyển sách này sử dụng các bản đồ, hình ảnh, minh hoạ và một CD hoạt hình để cung cấp một cái nhìn tổng quát có chi tiết về cuộc tấn công bất ngờ đã khiến Hoa Kỳ tham gia Thế Chiến II.
  • Walter Lord, Day of Infamy (Henry Holt, 1957) là một tài liệu đáng đọc, và toàn bộ là giai thoại, kể về các sự kiện trong ngày hôm đó.
  • W. J. Holmes, Double-Edged Secrets: U.S. Naval Intelligence Operations in the Pacific During World War II (Naval Institute, 1979) chứa đựng một số thông tin quan trọng, như là tranh luận của Holmes rằng nếu Hải quân Hoa Kỳ được cảnh báo và đưa các tàu chiến ra khơi, nhiều khả năng là có thể dẫn đến một thảm họa nghiêm trọng hơn.
  • Michael V. Gannon, Pearl Harbor Betrayed (Henry Holt, 2001) là một khảo sát gần đây về các vấn đề chung quanh sự bất ngờ của cuộc tấn công.
  • Frederick D. Parker, Pearl Harbor Revisited: United States Navy Communications Intelligence 1924–1941 (Center for Cryptologic History, 1994) chứa đựng một mô tả chi tiết những gì Hải quân biết được qua các bức điện Nhật Bản bắt được và giải mã trước sự kiện Trân Châu Cảng.
  • Henry C. Clausen and Bruce Lee, Pearl Harbor: Final Judgment, (HarperCollins, 2001), Một báo cáo về bản "Điều tra Clausen" bí mật được thực hiện vào cuối cuộc chiến tranh do Quốc hội đặt ra cho Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. Stimson.
  • Robert A. Theobald, Final Secret of Pearl Harbor (Devin-Adair Pub, 1954) ISBN 0-8159-5503-0 ISBN 0-317-65928-6 Lời tựa của Thủy sư đô đốc William F. Halsey, Jr.
  • Albert C. Wedemeyer, Wedemeyer Reports! (Henry Holt Co, 1958) ISBN 0-89275-011-1 ISBN 0-8159-7216-4
  • Hamilton Fish, Tragic Deception: FDR and America's Involvement in World War II (Devin-Adair Pub, 1983) ISBN 0-8159-6917-1
  • John Toland, Infamy: Pearl Harbor and Its Aftermath (Berkley Reissue edition, 1986 ISBN 0-425-09040-X) là một báo cáo xuất sắc của một tác giả từng nhận được giải thưởng Pulitzer, cho dù nhiều người nghĩ rằng ông không cũng cố các lập luận của mình một cách hoàn hảo như được mong đợi trong các hội nghị hàn lâm.
  • Robert Stinnett, Day of Deceit: The Truth About FDR and Pearl Harbor (Free Press, 1999) Một nghiên cứu về các văn kiện của Luật Tự do Thông tin đã khiến Quốc hội Hoa Kỳ trực tiếp giải tội cho Kimmel và Short. ISBN 0-7432-0129-9
  • Edward L. Beach, Scapegoats: A Defense of Kimmel and Short at Pearl HarborISBN 1-55750-059-2
  • Andrew Krepinevich, [1]PDF (186 KiB) (Center for Strategic and Budgetary Assessments) chứa một đoạn về cuộc tấn công Yarnell, và các ghi chú trích dẫn tham khảo.
  • Roberta Wohlstetter, Pearl Harbor: Warning and Decision, (Stanford University Press: 1962). Được nhiều người xem là công trình quan trọng nhất nhằm tìm hiểu sự thất bại của tình báo tại Trân Châu Cảng. Nó giới thiệu và phân tích khái niệm "nhiễu" nhằm hiểu rõ những trường hợp thất bại.
  • John Hughes-Wilson, Military Intelligence Blunders and Cover-Ups. Robinson, 1999 (revised 2004). Chứa đựng một chương ngắn nhưng sâu sắc về những trường hợp thất bại tình báo đặc biệt, và một cái nhìn bao quát về nguyên nhân của chúng.
  • Horn, Steve (2005). The Second Attack on Pearl Harbor: Operation K And Other Japanese Attempts to Bomb America in World War II. Naval Institute Press. ISBN 1-59114-388-8.
  • Seki, Eiji. (2006). Mrs. Ferguson's Tea-Set, Japan and the Second World War: The Global Consequences Following Germany's Sinking of the SS Automedon in 1940. London: Global Oriental. 10-ISBN 1-905246-28-5; 13- ISBN 978-1-905246-28-1 (cloth) In lại bởi University of Hawaii Press, Honolulu, 2007. Trước đây được thông báo dưới tên gọi Sinking of the SS Automedon and the Role of the Japanese Navy: A New Interpretation.
  • Daniel Madsen, Resurrection-Salvaging the Battle Fleet at Pearl Harbor. U.S. Naval Institute Press. 2003. Tài liệu rất đáng đọc, báo cáo được nghiên cứu tường tận về diễn tiến tiếp theo sau của cuộc tấn công và các nỗ lực trục vớt từ ngày 8 tháng 12 năm 1941 đến đầu năm 1944.

Liên kết ngoài

Nguồn

Truyền thông

Tài liệu lịch sử




No comments:

Post a Comment