Friday, December 5, 2014

Chào ngày mới 06 tháng 12


Flag of Finland.svg
CNM365. Chào ngày mới 06 tháng 12 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Hiến pháp tại Tây Ban Nha; ngày các Lực lượng vũ trang tại Ukraina. Năm 1768 – Ấn bản đầu tiên của Encyclopædia Britannica được xuất bản. Năm 1790Quốc hội Hoa Kỳ chuyển từ thành phố New York đến thành phố PhiladelphiaNăm 1917 – Sau Cách mạng Tháng Mười tại Nga, Phần Lan (hình quốc kỳ) tuyên bố độc lập khỏi Nga. Năm 1933 – Thẩm phán Hoa Kỳ John M. Woolsey phán quyết rằng tiểu thuyết Ulysses của James Joyce không phải là văn hóa phẩm khiêu dâm.

Phần Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Phần Lan
Suomen tasavalta (tiếng Phần Lan)
Republiken Finland (tiếng Thụy Điển)
Flag of Finland.svg Coat of arms of Finland.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Phần Lan
Khẩu hiệu
không có
Quốc ca
Maamme
Hành chính
Chính phủ Cộng hoà bán tổng thống
 • Tổng thống
 • Thủ tướng
Tarja Halonen
Jyrki Katainen
Ngôn ngữ chính thức tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển
Thủ đô Helsinki
60°10′B, 24°56′Đ
Thành phố lớn nhất Helsinki
Địa lý
Diện tích 338.145 km² (hạng 63)
Diện tích nước 9,4% %
Múi giờ giờ Đông Âu (EET) (UTC+2); mùa hè: Giờ mùa hè Đông Âu (EEST) (UTC+3)
Lịch sử
Ngày thành lập Từ Nga
Ngày 6 tháng 12, 1917
Ngày 3 tháng 1, 1918
Dân số (2005) 5.252.778 người
Mật độ 17,1 người/km²
Kinh tế
GDP (PPP) (2003) Tổng số: 163 tỷ đô la
HDI (2003) 0,941 (hạng 13)
Đơn vị tiền tệ Euro (EUR)
Thông tin khác
Tên miền Internet .fi
Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu. Phần Lan giáp với Thụy Điển về phía tây, Nga về phía đông, Na Uy về phía bắc và Estonia về phía nam qua Vịnh Phần Lan.
Trong lịch sử, Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển trong một thời gian dài (từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 18) rồi sau đó trở thành một đại công quốc dưới sự cai trị của Sa hoàng nước Nga trong khoảng thời gian 1809-1917. Ngày 6 tháng 12 năm 1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa. Sau Thế chiến thứ hai, Phần Lan giữ vai trò như một nước trung lập và đã chuyển đổi nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp phát triển cao vào hàng bậc nhất châu Âu. Ngày nay, Phần Lan là một quốc gia dân chủ theo chế độ cộng hòa nghị viện. Nước này là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1955 và gia nhập Liên minh Châu Âu vào năm 1995.
Phần Lan là một trong những quốc gia dân cư thưa thớt nhất châu Âu. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Phần Lan là 5 238 460 người[1]. Với mật độ dân số chỉ khoảng 16 người/km², Phần Lan trở thành quốc gia có mật độ dân cư thấp nhất trong các nước Liên minh Châu Âu. Ngôn ngữ phổ biến tại nước này là tiếng Phần Lan - một ngôn ngữ không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, ngoài ra tiếng Thụy Điển cũng được coi là một ngôn ngữ chính thức.

Tên gọi

Danh xưng "Phần Lan" trong tiếng Việt bắt nguồn từ Trung văn giản thể: 芬兰; Trung văn phồn thể: 芬蘭; bính âm: Fēnlán, dịch danh Trung văn của quốc hiệu Phần Lan (theo Finland trong tiếng Anh)

Điều kiện địa lý - tự nhiên


Vườn quốc gia Repovesi ở đông nam Phần Lan.
Phần Lan nằm ở phía Bắc châu Âu giữa vĩ tuyến 60° và 70°. Một phần tư lãnh thổ là nằm phía bắc của Vòng Bắc Cực (vĩ tuyến 66°30 Bắc). Các nước láng giềng của Phần Lan là Thụy Điển, Na Uy, NgaEstonia. Phần Lan thuộc Bắc Âu. Gần 1/3 lãnh thổ của Phần Lan nằm ở phía bắc vành đai Bắc cực. Hồ chiếm 1/10 diện tích của Phần Lan (tổng số khoảng 50.000 hồ). Hồ lớn nhất là hồ Saimaa rộng hơn 4.400 km². Vào mùa đông, vịnh Bothnia ở phía Tây và Vịnh Phần Lan ở phía Nam đóng băng, ở các cảng phải sử dụng máy phá băng. Đất của Phần Lan là đất băng giá. Trừ khu vực núi cao có đỉnh tới 1.342 m ở phía Tây Bắc, phần lớn diện tích còn lại của Phần Lan là đất thấp.
Khí hậu: Mùa hạ ấm. Mùa đông dài và rất lạnh, nhất là ở phía Bắc.
Khí hậu của Phần Lan có sự khác biệt rõ rệt vào mùa đôngmùa hè, nhiệt độ trung bình hằng năm tại thủ đô Helsinki khoảng 5,3°C. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày ở miền Nam của Phần Lan đôi khi cũng lên tới 30 °C. Vào mùa đông, nhất là vào những tháng 1, tháng 2, nhiệt độ thông thường là -20 °C. Phía cực bắc của Phần Lan, dưới vòng Bắc Cực, vào mùa hè có đợt Mặt trời không lặn trong khoảng 73 ngày, đó là những ngày "hè đêm trắng", còn vào mùa đông Mặt Trời không mọc trong 51 ngày liền.

Lịch sử

Khoảng thế kỉ 1, người Phần LanEstonia đến định cư ở các vùng phía Nam và đến khoảng năm 800 thì mở rộng đến vùng Karelia, nơi đã xuất hiện những cư dân khác gốc Phần Lan - Ugri, từ phía Đông đến lập nghiệp. Họ buôn bán lông thú rất phát đạt đến khi bị người Viking cạnh tranh dần khắp vùng phía Nam. Khoảng năm 1150, Vua Thụy ĐiểnErik IX, tiến hành cuộc Thập tự chinh chống lại những người Phần Lan vô thần.
Cuộc chinh phục Phần Lan của Thụy Điển bắt đầu từ thế kỷ 12 và kết thúc vào năm 1634. Trong cuộc cải cách tôn giáo ở thế kỷ 18, phần lớn người Phần Lan theo giáo phái của Martin Luther. Nga xâm lược phần lớn lãnh thổ của Phần Lan vào năm 1809. Trong suốt thế kỷ 19, Phần Lan là một đại công quốc do Sa hoàng cai quản. Tình hình trở nên căng thẳng khi Đế quốc Nga muốn củng cố quyền lực chính trị và tăng cường ảnh hưởng văn hoá. Năm 1906, Phần Lan được phép triệu tập viện Duma (quốc hội) riêng, nhưng đến năm 1910 lại bị bãi bỏ. Sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nội chiến nổ ra tại Phần Lan. Năm 1919, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã buộc phải trao quyền độc lập cho Phần Lan. Thể chế cộng hòa độc lập được thành lập và tồn tại cho tới ngày nay. Sau Thế chiến thứ hai, Phần Lan giữ vai trò của một nước độc lập và trung lập. Phần Lan có được phần nào ảnh hưởng do thực hiện nghiêm chỉnh vai trò trung lập của mình, ví dụ vai trò chủ nhà của các phiên họp đầu tiên của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu. Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Phần Lan đã nối lại quan hệ gần gũi vốn có với Nga và xin gia nhập Cộng đồng châu Âu.
Từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, Phần Lan là phần lãnh thổ lớn thuộc Thụy Điển và sau đó là lãnh thổ tự trị của Nga sau năm 1809. Phần Lan hoàn toàn độc lập vào năm 1917. Trong Thế chiến thứ hai, Phần Lan đã bảo vệ được nền độc lập của mình và chống lại sự xâm lược của Liên Xô (Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan) mặc dù bị mất một phần lãnh thổ. Nửa thế kỷ sau đó, người Phần Lan đã có một sự biến đổi lớn từ một nền kinh tế nông-lâm nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại đa dạng hoá, thu nhập đầu người tương đương với các nước Tây Âu. Là thành viên của Liên minh châu Âu, Phần Lan là quốc gia Bắc Âu duy nhất tham gia đồng tiền chung euro bắt đầu từ tháng 1 năm 1999.

Một số mốc quan trọng

  • 1155: Người truyền giáo đầu tiên là người Thụy Điển đến Phần Lan. Phần Lan trở thành một phần lãnh địa của Thụy Điển.
  • 1809: Thụy Điển nhượng Phần Lan cho Nga hoàng, Nga hoàng tuyên thệ Phần Lan là nửa tự trị của lãnh địa đại công tước như một quốc vương lập hiến.
  • 1917: Phần Lan tuyên bố độc lập chủ quyền, không còn là vùng tự trị của Nga hoàng vào ngày 6 tháng 12.
  • 1919: Phần Lan thiết lập hiến pháp, trở thành một quốc gia cộng hòa với sự đứng đầu là tổng thống.
  • 1939-1940: Liên Xô tấn công Phần lan, nổ ra cuộc Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940).
  • 1941-1944: Cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô tiếp tục trong cuộc chiến Continuation War. Một phần lãnh thổ của Phần Lan phải nhựơng lại cho Liên Xô.
  • 1955: Phần Lan gia nhập Liên hiệp quốc và trở thành thành viên của Bắc Âu năm 1956.
  • 1995: Phần Lan trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu.

Tổ chức nhà nước

Phần Lan đã có hiến pháp và hình thức chính quyền riêng khi còn là một đại công quốc tự trị thuộc Nga. Hiến pháp Phần Lan được phê chuẩn ngày 17 tháng 7 năm 1919 và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Về cơ bản, hiến pháp đảm bào các quyền công dân, mọi người bình đẳng trước pháp luật. Quyền lực tối cao nằm trong tay người dân, mà quốc hội là đại diện.

Quốc hội


Tòa nhà Eduskuntatalo, tòa nhà chính của Quốc hội Phần Lan tại Helsinki.
Quốc hội Phần Lan gồm một viện với 200 ghế. Năm 1928, luật quốc hội được thông qua. Nó đặt ra cơ cấu, trách nhiệm và cơ chế bầu cử quốc hội. Các thành viên trong quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm. Theo hiến pháp, quốc hội bầu ra thủ tướng, sau đó được tổng thống bổ nhiệm vào nội các. Các bộ trưởng cũng được tổng thống bổ nhiệm dựa trên sự đề xuất của thủ tướng. Không như tổng thống, thủ tướng có rất ít thực quyền, bất quá chỉ có thể bỏ lá phiếu cho một phe nào đó khi gặp bế tắc trong nghị viện. Nhiều tổng thống đã từng là thủ tướng trước khi tiếp nhận chức tổng thống. Matti VanhanenThủ tướng Phần Lan hiện tại, đồng thời là chủ tịch Đảng Trung tâm Phần Lan, một đảng trung dung.
Sau cuộc bầu cử quốc hội ngày 16 tháng 3 năm 2003, các ghế trong quốc hội được phân chia như sau:
Đảng Số ghế Tăng/giảm  % số ghế  % phiếu bầu
Đảng Trung tâm
55
+7
27.5
24.7
Đảng Dân chủ xã hội
53
+2
26.5
24.5
Đảng Liên minh dân tộc
40
–6
20.0
18.6
Liên minh cánh tả
19
–1
9.5
9.9
Đảng Liên hiệp xanh
14
+3
7.0
8.0
Đảng Người Thụy Điển
8
–3
4.0
4.6
Liên đoàn Thiên chúa giáo
7
–3
3.5
5.3
Đảng Người Phần Lan thực thụ (Perussuomalaiset)
3
+2
1.5
1.6
Khác (đại diện tỉnh Åland)
1
0
0.5
2.8
Cuộc bầu cử quốc hội kế tiếp dự kiến diễn ra vào ngày 18 tháng 3 năm 2007.

Tổng thống

Tổng thống là người đứng đầu nhà nước Phần Lan, được bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm. Kể từ năm 1991, không vị tổng thống nào được tại nhiệm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Tổng thống phải là người Phần Lan. Các chính đảng có ít nhất 1 ghế trong quốc hội được quyền đề cử ứng viên tổng thống. Tuy nhiên bất cứ ai thu được hơn 20000 chữ ký cũng có thể ứng cử.
Tổng thống hiện tại là Tarja Halonen. Bà bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất vào năm 2000 và tái đắc cử vào năm 2006. Bà là vị tổng thống thứ 11 và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này. Trước đó bà là bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phần Lan.

Hành chính

Phần Lan được chia thành 6 tỉnh ÅlandĐông Phần LanLaplandNam Phần LanOuluTây Phần Lan

Kinh tế


Bản đồ tăng trưởng GDP của Phần Lan từ năm 1998 đến 2009.

Trụ sở chính của công ty điện thoại di động Nokia.
Từ một nước bị tàn phá sau chiến tranh và phải trả một khoản bồi thường chiến tranh lớn giữa những năm 1940, Phần Lan đã tập trung vào xây dựng đất nước và đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao như công nghiệp gỗ giấy; luyện kim; đóng tàu và vận tải; cơ khí; điện tử, viễn thông; công nghiệp hoá chất, dược phẩm. Về nông nghiệp, Phần Lan có 2.504 ngàn héc-ta đất trồng trọt (chiếm 8% diện tích), tự túc 85% lương thực.
Chính phủ Phần Lan luôn chú trọng gắn giáo dục với nghiên cứu và sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế, trong đó hiện nay tập trung vào công nghệ thông tin. Theo xếp hạng của Ủy ban Sáng tạo Châu Âu (EIS), Phần Lan được xếp là nền kinh tế sáng tạo thứ ba thế giới, vượt xa mức trung bình của châu ÂuMỹ, được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2004) đánh giá là đất nước có "văn hóa sáng tạo", trong đó Nokia là một điển hình. Tình hình kinh tế của Phần Lan hiện nay nhìn chung ổn định. Kinh tế Phần Lan đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (thu nhập từ xuất khẩu, chiếm 40% GDP của Phần Lan, đã giảm mạnh). Tuy nhiên, theo đánh giá mới đây của EU, về trung và dài hạn, Phần Lan có nền kinh tế ổn định và vững chắc. Năm 2011, dự kiến tăng trưởng GDP ở mức 3,9% (2010 là 3,2%), tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 7,8% (2010 là 8,4%).
Rừng chiếm 2/3 diện tích của Phần Lan và các sản phẩm gỗ chiếm 45% số ngoại tệ thu được ở Phần Lan. Điện thoại di động Nokia (chính gốc là của Phần Lan) hiện đang chiếm một con số đáng kể trong doanh thu của kinh tế Phần Lan. Chế biến kim loạicơ khí, đặc biệt đóng tàu là các ngành công nghiệp chính của Phần Lan nổi tiếng về chất lượng và thiết kế. Ngoài gỗ, quặng đồngthuỷ điện, các nguồn tài nguyên khác đều nghèo. Phần Lan có mức sống cao, mặc dù việc buôn bán với Nga, bạn hàng chủ yếu, bị sụp đổ kéo theo những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế trong những năm 1991-1992. Công nghiệp đánh cá có qui mô đáng kể. Nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm sữa cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Thương mại


Đường Aleksanterinkatu, một con đường thương mại ở Phần Lan.
Thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan, trong đó xuất khẩu chiếm tỷ trọng GDP cao. Ba ngành xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan là: Các sản phẩm thép, máy móc và thiết bị vận tải (chiếm 31,1% xuất khẩu); Thiết bị quang học và điện tử (chiếm 28% xuất khẩu); và sản phẩm giấy và gỗ (chiếm 20,3% xuất khẩu). Công nghiệp Phần Lan phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô, máy móc và phụ kiện cần thiết cho sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong nước cũng như cho xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của Phần Lan là Đức, Thuỵ Điển, NgaMỹ. Các đối tác nhập khẩu chính là Đức (15,8%), Nga (14%), Thụy Điển (13,7%) và Hà Lan (6,8%).

Chính sách ODA

Phần Lan luôn coi trọng chính sách viện trợ và hợp tác phát triển, coi đây là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Thông qua viện trợ phát triển, Phần Lan mong muốn hỗ trợ các nước nghèo cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, qua đó tăng cường khả năng thu hút đầu tư và thương mại của các nước này ("aid for trade"), hướng tới xoá bỏ tình trạng nghèo đói trên thế giới. Ngày 18 tháng 10 năm 2007, chính phủ Phần Lan đã thông qua Chương trình chính sách phát triển (Development Policy Programme) mới với chủ đề "Toward a Sustainable and Just World Community"(Hướng tới một cộng đồng thế giới công bằng và bền vững). Mục tiêu chính của chính sách phát triển mới này là xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2009, viện trợ phát triển của Phần Lan đạt 0,5% GDI. Phần Lan cam kết tăng viện trợ phát triển lên 0,58% GDI năm 2011 và 0,7% GDI năm 2015. Hiện nay, hợp tác phát triển của Phần Lan tập trung vào 8 nước đối tác dài hạn gồm: Mozambique, Tanzania, Ethiopia, Zambia, Kenyachâu Phi; Nicaraguachâu Mỹ Latin; Việt NamNepalchâu Á.

Văn hóa - xã hội

Dân số của Phần Lan xấp xỉ 5.200.000 người. Phần Lan là quốc gia rộng xếp thứ 6 ở Châu Âu, mật độ dân số trung bình 17 người/km². Hầu hết người Phần Lan, khoảng 76% sống ở ngoại ô, trong đó 33% sống ở khu vực vùng xa. Ba thành phố của Helsinki, thủ đô của Phần Lan, có số dân khoảng 560.000 người, Espoo có khoảng 216.000 người và Vantaa có khoảng 179.000 người; một số các thành phố lớn khác là Tampere với số dân 197.000 người, Turku 173.700 người và Bắc Oulu 123.300 người.
Có khoảng 1.4 triệu gia đình ở Phần Lan. Trong số đó các gia đình có trẻ em chiếm khoảng 1,8. Vào năm 1960 con số đó là 2,27%. Năm 1999 số lực lượng lao động nữ chiếm 2.5 triệu người. Mức thu nhập của họ chiếm 80% so với nam giới và tuổi thọ của nữ giới cũng cao hơn nam. Trung bình tuổi thọ của nữ giới là 81 trong khi nam giới là 74. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1999, nữ chiếm 74 ghế trong tổng số 200.

Ngôn ngữ

Tiếng Phần Lan là thành viên của hệ ngôn ngữ Ural. Tiếng Phần Lan, tiếng Estonia nằm trong một nhánh; tiếng Hung thuộc nhóm lớn trong nhóm ngôn ngữ người Ugrian. Ngôn ngữ chính thức của Phần Lan là tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển được sử dụng như tiếng mẹ đẻ khoảng 6% số dân. Một tiếng bản xứ nữa là tiếng Sami được sử dụng bởi những người Sami, còn được biết đến là người Lapp (miền Bắc của Scandinavia). Tiếng Thụy Điển xuất hiện ở Phần Lan do có lịch sử trước đây, thời kỳ đầu thế kỷ 13 cho đến năm 1809, lúc đó Phần Lan là một phần của lãnh địa Thụy Điển.
Số lượng người nước ngoài sống tại Phần Lan khoảng 91.000 người vào năm 2000, chủ yếu là người Nga, người Estoniangười Thụy Điển.

Tôn giáo


Nhà thờ Turku trung tâm của Giáo hội Luther ở Phần Lan.

Nhà thờ Lutheran Cathedral nhà thờ Kháng Cách lớn nhất và nổi tiếng nhất Phần Lan.
Phần Lan là một trong các nước thuần nhất nhất về tôn giáo ở châu Âu: khoảng 83% dân số thuộc Giáo hội Luther và khoảng 2% thuộc Cơ Đốc giáo khác, hay các cộng đồng tôn giáo khác. Khoảng 13.5% dân số không đăng ký theo tôn giáo nào. Chính Thống giáo ở Phần Lan chỉ có dưới 60.000 tín đồ, tức là khoảng 1.1% dân số. Tự do tín ngưỡng ở Phần Lan đã được bảo đảm từ năm 1923.
Sự mộ đạo của Phần Lan đã được mô tả một cách khá đúng là "theo đạo nhưng không thường xuyên dự lễ", vì phần lớn người dân không thường xuyên dự các buổI lễ do nhà thờ tổ chức như các dân tộc khác. Vai trò của nhà thờ trong đờI sống ở Phần Lan được thể hiện rõ hơn trong các sự kiện hàng năm như lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, và trong các sự kiện quan trọng trong gia đình như lễ đặt tên thánh, lễ công nhận thành viên nhà thờ, lễ cưới, và lễ tang.
Cơ Đốc giáo đến Phần Lan vào thế kỷ 13 từ cả hai phía Đông và Tây. Khi đó Phần Lan là một phần của vương quốc Thụy Điển và vua Thụy Điển Gustavus Vasa, người trị vì trong thế kỷ 16, quyết định thực hiện Phong Trào Kháng Cách trong vương quốc của mình, kết quả là tài sản của nhà thờ Cơ Đốc ở Phần Lan bị tịch thu và nhà thờ Luther được thiết lập như nhà thờ quốc đạo.
Trong một thờI gian dài, Nhà Thờ đảm trách các chức năng quan trọng của xã hội như hành chính địa phương và giáo dục, trong khi đó Nhà Nước tham gia một phần trong các vấn đề như hành chính, tài chính và điều lệ của Nhà Thờ. Sau đó, Nhà Thờ Luther bị tách ra, nhưng các nhà thờ Giáo hội Luther và nhà thờ Chính Thống giáo vẫn giữ vị trí đặc biệt của mình là nhà thờ quốc đạo.
Tín đồ của hai nhà thờ này trả một khoản lệ phí thành viên dưới dạng thuế nhà thờ khoảng từ 1 đến 2.25%, tùy theo từng giáo xứ, được thu cùng với thuế thu nhập. Ngoài ra, các nhà thờ còn được hưởng một phần nhỏ trong thuế doanh nghiệp do các công ty, tập đoàn hay các tổ chức tương tự như vậy đóng góp. Khoản tiền này được dùng để hỗ trợ quản lý các hoạt động phát triển xã hội của nhà thờ như tạo việc làm cho thanh thiếu niên, công việc xã hội, tu sửa nghĩa trang, duy trì sổ đăng ký của nhà thờ, tu sửa các khu nhà lịch sử.

Quan hệ quốc tế

Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá khứ của lịch sử, trong nhiều thập kỷ qua, Phần Lan luôn theo đuổi đường lối đối ngoại trung lập tích cực; giữ cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, các khối; không tham gia các khối quân sự; ủng hộ và thúc đẩy cho các hoạt động vì hoà bình, giải trừ quân bị, làm giảm căng thẳng tình hình quốc tế; ủng hộ đối thoại giữa các nước và khu vực.
Năm 2008, Phần Lan là Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Phần Lan là thành viên tích cực của EU, ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng như các nước Bắc Âu, Nga và các nước ở vùng biển Baltic. Mới đây, Phần Lan đã thông qua Hiệp ước Lisbon. Hiện nay, Phần Lan đang tham gia vào chương trình Đối tác vì Hoà bình (Partnership for Peace) với NATO và vẫn để ngỏ cửa cho việc tham gia NATO (tuy nhiên phần lớn dân Phần Lan muốn tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại trung lập). Chính phủ Phần Lan cũng chú trọng phát triển quan hệ với châu Á, nhất là với các nền kinh tế đang nổi lên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Phần Lan thâm nhập thị trường, phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh. Phần Lan trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1950; Liên Hiệp QuốcHội đồng Bắc Âu năm 1955; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 1969; liên kết với Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) năm 1961 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1986; ký Hiệp định Tự do thương mại với Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) năm 1973. Phần Lan gia nhập Liên hiệp châu Âu (EU) từ ngày 1 tháng 1 năm 1995EMU từ 1 tháng 1 năm 1999. Ngoài ra, Phần Lan cũng là thành viên của Tổ chức Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và nhiều ngân hàng phát triển trên thế giới như ADB

Tham khảo

Liên kết ngoài

Các đời tổng thống Phần Lan
Tên Năm sinh, năm mất Thời gian tại chức
Kaarlo Juho Ståhlberg 1865–1952 1919–1925
Lauri Kristian Relander 1883–1942 1925–1931
Pehr Evind Svinhufvud 1861–1944 1931–1937
Kyösti Kallio 1873–1940 1937–1940
Risto Heikki Ryti 1889–1956 1940–1944
Carl Gustaf Emil Mannerheim 1867–1951 1944–1946
Juho Kusti Paasikivi 1870–1956 1946–1956
Urho Kaleva Kekkonen 1900–1986 1956–1981
Mauno Henrik Koivisto 1923– 1982–1994
Martti Oiva Kalevi Ahtisaari 1937– 1994–2000
Tarja Kaarina Halonen 1943– 2000–2012
Sauli Väinämö Niinistö 1948- 2012-

Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phần Lan

1 comment: