Wednesday, December 3, 2014

Chào ngày mới 04 tháng 12


CNM365. Chào ngày mới 04 tháng 12 . Wikipedia Ngày này năm xưa.  Ngày Hải quân tại Ấn Độ và Ý; ngày Môi trường Thái LanNăm 1872 – Thương thuyền Mary Celeste  (hình) của Hoa Kỳ được phát hiện trong tình trạng bị bỏ rơi, tạo nên một bí ẩn lớn trong ngành hàng hải. Năm 1939Chiến tranh thế giới thứ hai: Thiết giáp hạm Anh Quốc HMS Nelson trúng thủy lôi ở ngoài khơi bờ biển Scotland, phải vào ụ tàu để sửa chữa cho đến tháng 8 năm sau. Năm 1956Million Dollar Quartet gồm Elvis Presley, Jerry Lee ewis, Carl Perkins, và Johnny Cash thu âm cùng nhau lần đầu tiên và lần cuối cùng tại Sun Studio.    Năm 1977 – Tổng thống Jean-Bédel Bokassa của Cộng hòa Trung Phi tự đăng cơ làm Hoàng đế Bokassa I của Đế quốc Trung Phi.

Thái Lan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Thái Lan
ราชอาณาจักรไทย (tiếng Thái Lan)
Racha-anachak Thai (tiếng Thái Lan)
Flag of Thailand.svg Garuda Emblem of Thailand.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Thái Lan
Khẩu hiệu
ชาติ ศาสนา พระมหากษัตริย์
Chat, Satsana, Phra Maha Kasat
"Đất nước, tôn giáo, nhà vua"
Quốc ca
Phleng Chat
Hành chính
Chính phủ Quân chủ nghị viện
Quốc vương
 • Thủ tướng
Bhumibol Adulyadej
Prayuth Chan-ocha
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Thái
Thủ đô Bangkok
13°45′B, 100°30′Đ
Thành phố lớn nhất Bangkok
Địa lý
Diện tích 513.120 km² (hạng 50)
Diện tích nước 0,4 %
Múi giờ ĐNÁ (UTC+7); mùa hè: ĐNÁ (UTC+7)
Lịch sử
12381448 Vương quốc Sukhothai
13511767 Vương quốc Ayutthaya
17681782 Vương triều Thonburi
1782–nay Nhà Chakri
Dân cư
Dân số ước lượng (2012) 67.091.089[1] người (hạng 20)
Dân số (2002) 62.354.402 người
Mật độ 132.1 người/km² (hạng 88)
Kinh tế
GDP (PPP) (2013) Tổng số: $673,725 tỷ[2]
Bình quân đầu người: $9.874[2]
GDP (danh nghĩa) (2013) Tổng số: $387,156 tỷ[2]
Bình quân đầu người: $5.674[2]
HDI (2013) 0,722[3] cao
Đơn vị tiền tệ ฿ baht (THB)
Thông tin khác
Tên miền Internet .th
Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp LàoMyanma, phía đông giáp LàoCampuchia, phía nam giáp vịnh Thái LanMalaysia, phía tây giáp Myanmabiển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Namvịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải IndonesiaẤn Độbiển Andaman.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan.[4] Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệpvăn hóa.
Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác.[5] Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan.[6] Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Công giáo Rôma khác chiếm 0,7% dân số.[7]
Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samuixuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế.[8][9]

Tên gọi

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm La, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11 tháng 5 năm 1949[10]. Từ "Thái" (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". "Thái" cũng là tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên là "Xiêm". Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và Thailand được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) với nghĩa là "nước Thái".
Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là ราชอาณาจักรไทย (Racha Anachakra Thai). Hai chữ ราชา (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng Phạn: Racha có nghĩa là "quốc vương", Anachakra có nghĩa là "lãnh thổ". Trong khi đó, ไทย (Thai) là một chữ tiếng Thái có nghĩa là "tự do". Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là "Vương quốc của người tự do". Tuy nhiên, một học giả nổi tiếng người Thái cho rằng từ Thai (ไท) đơn giản chỉ có nghĩa là "người" vì điều tra của ông cho thấy rằng tại một số vùng nông thôn từ "Thai" được dùng thay thế cho từ "khon" (คน) nghĩa là người.[11] Người Thái còn gọi nước Thái là เมืองไทย Mueang Thai (Mường Thái) hay ประเทศไทย Prathet Thai (Prathét Thái). Hai chữ MueangPrathet có cùng nghĩa "nước, quốc gia". Nhiều nhà ngôn ngữ học nói chữ เมือง "Mueang" (Mường) là đồng âm nghĩa với chữ "mường" trong tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, vương quốc này được gọi là "Thái Lan". Từ này có gốc Hán-Việttiếng Anh. Đúng ra thì "Thái Lan" đến từ Thailand trong tiếng Anh nhưng ngày xưa trong tiếng Việt không phiên âm được Thailand và, do đó, phải chế ra một âm để người Việt đọc được. Các nhà Hán học ở Việt Nam dùng hai chữ Hán có cách phát âm gần với từ Thailand như các nhà Hán học ở Đông Á thường dùng: hai chữ này là "Thái Lan" (泰蘭). "Thái" (泰) được dùng để dịch âm Thai hay Tai, và cũng thường được dùng để gọi người Thái; "Lan" (蘭) dùng để dịch âm Land, như trong "Ba Lan" (波蘭 - Poland), "Ái Nhĩ Lan" (愛爾蘭 - Ireland), v.v.
Trung Quốc, vương quốc này được gọi là "Thái Quốc" (泰國), hay "Thái Vương Quốc" (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là "Xiêm La" (暹羅) và người Thái là "người Xiêm".

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Thái Lan
Nuvola Thai flag.svg
Các chủ đề Thái Lan
Ẩm thực
Văn hóa
Âm nhạc
Kinh tế
Giáo dục
Chính trị
Ngày lễ
Tiếng Thái
Hành chính
Lịch sử
Văn hóa
Giáo dục
Du lịch
Dân số
Trang phục
Thể thao

edit box

Hiện vật văn hóa Baan Chiang tại bảo tàng Berlin

Công viên lịch sử Phnomrung
Nhiều nền văn hóa khác nhau đã có mặt tại đây từ thời Văn hóa Baan Chiang. Nhưng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Ấn ĐộTrung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác.
Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của người Thái, một trong số đó liên hệ người Thái tới sự di cư ào ạt sau sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý ở vùng Vân Nam thế kỷ 13 đã bị chứng minh là không chính xác.[12] Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng nguồn gốc của người Thái cổ nằm ở vùng Quảng Tây-Quý Châu ngày nay, nơi người TrángBố Y vẫn sinh sống.[13] Khoảng thế kỷ thứ II TCN, dưới sức ép nam tiến của người Hán, họ bắt đầu di cư xuống phía nam vào vùng ngày nay là bắc Lào và Chiềng Sen (Chiang Saen เชียงแสน) qua Điện Biên Phủ, sau đó tỏa xuống đồng bằng sông Chao Phraya. Quá trình di cư này bắt đầu không sớm hơn thời điểm thành lập Giao Chỉ ở Việt Nam năm 112 TCN, nhưng không muộn hơn thời gian từ thế kỷ thứ 5 – thế kỷ 6.[14] Tại vùng đất mới của mình, người Thái đánh đuổi các cư dân bản địa như người Môn, Wa, Khmer...đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng ngôn ngữ–văn hóa từ họ và đặc biệt là Phật giáo Ấn Độ. Vào năm 1238, người Thái thành lập một vương quốc Phật giáo tên Sukhothai (ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13thế kỷ 15).
Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm.
Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô.
Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường dân chủ.
Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính Đông Á. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la. Sau đó, đồng baht dần lấy lại được sức nặng của mình, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1.
Lịch được sử dụng chính thức tại Thái Lan là Phật lịch, một loại lịch của người phương Đông, sớm hơn Tây lịch 543 năm. Năm 2007 thì là năm thứ 2550 Phật lịch tại Thái Lan.

Chính sách "ngoại giao cây sậy" trong lịch sử

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả 2 sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này[15].
Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau[16], nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.

Các lãnh thổ Thái Lan cắt cho Pháp và Anh từ 1867–1909:
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1867
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1888
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1893
  Lãnh thổ cắt cho Anh 1893
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1904
  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1907
  Lãnh thổ cắt cho Anh 1909
Tuy giữ được vị thế độc lập, nhưng Thái Lan cũng phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Năm 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất phía đông cho Campuchia (thuộc quyền cai trị của Pháp). Năm 1904 và 1907 phải tiếp tục cắt đất, tổng cộng hơn 2 vạn km2 cho Pháp. Năm 1909, phải cắt vùng đất trên 4 vạn km2 tại bán đảo Malacca cho Anh[17].
Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanma. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.
Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi AnhPháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Hoàng gia Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang.
Lực lượng du kích ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối de dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Kể từ sau năm 1979, khi quân Khmer Đỏ bị Việt Nam đánh bại tại Campuchia, Thái Lan đã chấp thuận cho quân Khmer Đỏ lập căn cứ tại nhiều khu vực trong lãnh thổ của mình như một biện pháp để làm suy yếu Việt Nam. Việc này đã dẫn đến một số cuộc giao chiến tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và Việt Nam, cho tới khi Việt Nam rút quân khỏi Camphuchia vào năm 1989.
Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Tuy nhiên, đã có một số đụng độ quân sự giữa Thái Lan và Campuchia vào giai đoạn 2010-2012, khi cả 2 nước tranh chấp chủ quyền tại đền Preah Vihear, trước khi Tòa án quốc tế tuyên bố ngôi đền thuộc về Campuchia.
Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Thái Lan

Cảnh một chợ (Pahùrắt;พาหุรัด) Bangkok

Một đoàn Xe điện nổi đến Sathon, Bangkok

Bangkok, thành phố lớn nhất và là trung tâm công nghiệp, thương mại của Thái Lan.
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệpdịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.
Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht phá giá hơn một nửa, chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, kinh tế năm 1997 tăng trưởng âm 20%.
Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên "Thaksinomics". Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2%, đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%[18]. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Đến năm 2005, kinh tế Thái Lan gần đạt mức trước khủng hoảng năm 1997, với PPP đầu người đạt mức 8.300 USD/năm, so với mức 8.800 USD vào năm 1997. Dù vậy, sự bất ổn chính trị do cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV chỉ còn 0,7%.
Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm[18]. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tínhthiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa[19]. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong[20].
Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.
Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, ga tự nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, , thạch cao, than non, fluoriteđất trồng.
Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. (Buddhist Era - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong trong công nghiệp và thương mại[21].

Chính trị

Bài chi tiết: Chính trị Thái Lan
  • Cơ cấu các cơ quan quyền lực:

Bộ Quốc Phòng Thái Lan nằm đối diện Hoàng Cung- lực lượng chủ chốt trong tất cả các cuộc đảo chính
Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.
Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.
Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.[22]
Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi[23][24]. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc[25][26].
Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.[27]

Giai đoạn 1997 - 2006

Hiến pháp 1997 là hiến pháp đầu tiên được phác thảo bởi Hội đồng lập pháp dân cử, và thường được gọi là "Hiến pháp nhân dân"[28].
Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi quốc hội lưỡng viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ (สภาผู้แทนราษฎร sapha phutan ratsadon) và 200 thượng nghị sĩ (วุฒิสภา wuthisapha). Lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, cả hai viện đều lập tức thông qua (dự thảo hiến pháp). Nhiều quyền con người được thừa nhận, làm tăng thêm mức độ ổn định của chính phủ dân bầu. Hạ viện được chọn thông qua hệ thống bầu cử first-past-the-post, trong đó (trong một vùng) chỉ có duy nhất một người chiến thắng bởi đa số phiếu. Thượng viện được lựa chọn dựa trên hệ thống hành chính cấp tỉnh, tùy thuộc vào số dân mà mỗi tỉnh có một hoặc nhiều hơn các thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, còn ở hạ viện là 4 năm.
Hệ thống tư pháp (ศาล saan) bao gồm tòa án hoàng gia (ศาลรัฐธรรมนูญ săan rát-tà-tam-má-nuun) chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh hoàng gia và các vấn đề chính trị.
Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái Lan[29]. Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái Lan hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi và được khuyến cáo rằng để giảm bớt tình trạng mua phiếu so với trước đây[30][31][32].
Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Mâu thuẫn mỗi ngày một tăng, dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19 tháng 9 năm 2006.

Sau đảo chính 2006

Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hộiTòa án, giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật và, cuối cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng quân sự đồng thuận đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ tướng bất kể khi nào[33].
Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5 năm 2007.
Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2011, Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong 500 ghế quốc hội. Với chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều bất ổn trong chính trường.[34]

Quan hệ ngoại giao

Về đối ngoại, Chính phủ của Thủ tướng Abhisit chủ trương tăng cường quan hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc tế (Thủ tướng Abhisit đã thăm Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Singapore, Anh và sắp tới sẽ đi thăm Châu ÂuBắc Mỹ); tích cực tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS, EWEC,…). Với cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008 - 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 10 tháng 3 năm 2009), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (ngày 16-23 tháng 7 năm 2009) và Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác (tháng 10 năm 2009). Tuy nhiên hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia còn là vấn đề nan giải, gây quan ngại cho nhiều nước.
Thái Lan tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức trong vùng. Thái Lan tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN.
Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.

Hành chính

Bài chi tiết: Hành chính Thái Lan
Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: BangkokPattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.
Các tỉnh được chia thành các huyện (อำเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon PathomSamut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อำเภอเมือง amphoe mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตำบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ้าน muban).
Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร Thesaban nakhon), thị xã (เทศบาลเมือง Thesaban mueang) và thị trấn (เทศบาลตำบล Thesaban tambon). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.

Danh sách các tỉnh Thái Lan theo Vùng

Miền Bắc Thái Lan Đông Bắc Thái Lan Miền Trung Thái Lan

Bản đồ các tỉnh Thái Lan
  1. Chiang Mai
  2. Chiang Rai
  3. Kamphaeng Phet
  4. Lampang
  5. Lamphun
  6. Mae Hong Son
  7. Nakhon Sawan
  8. Nan
  9. Phayao
  10. Phetchabun
  11. Phichit
  12. Phitsanulok
  13. Phrae
  14. Sukhothai
  15. Tak
  16. Uthai Thani
  17. Uttaradit
  1. Amnat Charoen
  2. Buriram
  3. Bueng Kan
  4. Chaiyaphum
  5. Kalasin
  6. Khon Kaen
  7. Loei
  8. Maha Sarakham
  9. Mukdahan
  10. Nakhon Phanom
  11. Nakhon Ratchasima
  12. Nongbua Lamphu
  13. Nong Khai
  14. Roi Et
  15. Sakon Nakhon
  16. Sisaket
  17. Surin
  18. Ubon Ratchathani
  19. Udon Thani
  20. Yasothon
  1. Ang Thong
  2. Ayutthaya
  3. Bangkok
  4. Chainat
  5. Kanchanaburi
  6. Lopburi
  7. Nakhon Nayok
  8. Nakhon Pathom
  9. Nonthaburi
  10. Pathum Thani
  11. Phetchaburi
  12. Prachuap Khiri Khan
  13. Ratchaburi
  14. Samut Prakan
  15. Samut Sakhon
  16. Samut Songkhram
  17. Saraburi
  18. Sing Buri
  19. Suphanburi
Miền Đông Thái Lan Miền Nam Thái Lan
  1. Chachoengsao
  2. Chanthaburi
  3. Chonburi
  4. Rayong
  5. Prachinburi
  6. Sa Kaeo
  7. Trat
  1. Chumphon
  2. Krabi
  3. Nakhon Si Thammarat
  4. Narathiwat
  5. Pattani
  6. Phang Nga
  7. Phatthalung
  1. Phuket
  2. Ranong
  3. Satun
  4. Songkhla
  5. Surat Thani
  6. Trang
  7. Yala

Địa lí


Thái Lan nhìn từ vệ tinh
Với diện tích 513.120 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau IndonesiaMyanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. phía đông bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Khí hậu

Bài chi tiết: Khí hậu Thái Lan
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía nam luôn luôn nóng, ẩm.

Hệ động thực vật

Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voibò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Dân số

Bài chi tiết: Dân số Thái Lan
Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Tiếng Thái gồm bốn phương ngữ: tiếng Trung Thái hay tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isản còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Làn Nà cũng gọi là tiếng Lào, tiếng Nam Thái hay tiếng Tai. Ở các tỉnh cực nam Thái Lan, dân cư còn nói tiếng Yawi, một phương ngữ của tiếng Mã Lai. Người Thái ở vùng trung tâm (Xiêm) tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.
Ngoài người Tháingười Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và người Thái Đen (Tai Đăm, chữ Thái:ไท ดำ) ở tỉnh Loei. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc. Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở Thái Lan.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Theravada và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía tây nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Kitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáođạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố.
Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isản hoặc tiếng Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức độ thành thạo thấp.

Văn hóa

Bài chi tiết: Văn hóa Thái Lan

Chợ nổi Damoen Saduk

Kỳ lân bằng đá trong Hoàng Cung có sự ảnh hưởng rõ rệt của quá trình Hán hóa
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Hôn nhân

Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, nhưng bây giờ hầu như không có trừ vài trường hợp gia đình bên gái khó khăn quá.

Tục lệ ma chay

Xưa kia, người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".

Văn hóa dân gian

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao(tiếng Thái:สโงหชอุโสนสาโ), Khun Lú Nàng Ủa, Ẩm ệt luông. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp tay. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Nhà cửa

Nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Còn những người Thái khác thì nhà cửa có hoa văn trang trí kiểu cung đình hoặc giống phương Tây.

Xem thêm

Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch Thái Lan

Chú thích

  1. ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
  2. ^ a ă â b “Thailand”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “Thailand”. United Nations Development Programme. tr. 17. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ “A Royal Occasion speeches”. Worldhop.com Journal. 1996. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2006.
  5. ^ CIA World Factbook Thailand, CIA World Factbook.
  6. ^ THAILAND: Burmese migrant children missing out on education. IRIN Asia. June 15, 2009.
  7. ^ Population by religion, sex, area and region, National Statistic Office of Thailand.
  8. ^ Thailand and the World Bank, World Bank on Thailand country overview.
  9. ^ The Guardian, Country profile: Thailand, 25 April 2009.
  10. ^ Thailand (Siam) History, CSMngt-Thai.
  11. ^ จิตร ภูมิศักดิ์ 1976: "ความเป็นมาของคำสยาม ไทย ลาวและขอม และลักษณะทางสังคม ของชื่อชนชาติ" (Jid Phumisak 1976: "Coming Into Existence for the Siamese Words for Thai, Laotian and Khmer and Societal Characteristics for Nation-names")
  12. ^ Du Yuting; Chen Lufan (1989). “Did Kublai Khan's Conquest of the Dali Kingdom Give Rise to the Mass Migration of the Thai People to the South?” (PDF). Journal of the Siam Society (Siam Heritage Trust). JSS Vol. 77.1c (digital). câu cuối cùng trong phần bài viết của trang 39. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014. ‘Người Thái ở phương bắc cũng như phương nam, theo bất cứ cách hiểu nào, đã không di cư ào ạt xuống phía nam sau cuộc xâm lược của Hốt Tất Liệt vào Vương quốc Đại Lý (tiếng Anh: The Thai people in the north as well as in the south did not in any sense "migrate en masse to the south" after Kublai Khan's conquest of the Dali Kingdom).’
  13. ^ Luo, Wei; Hartmann, John; Li, Jinfang; Sysamouth, Vinya (tháng 12 năm 2000). “GIS Mapping and Analysis of Tai Linguistic and Settlement Patterns in Southern China”. Geographic Information Sciences (DeKalb: Northern Illinois University) 6 (2). phần abstract. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014. “Tóm tắt. Bằng sự kết hợp giữa các thông tin về ngôn ngữ học và các đặc điểm địa vật lý trong môi trường GIS, bài viết này lập bản đồ vùng sử dụng các biến thể của từ ngữ liên hệ tới canh tác lúa nước của các nhóm thiểu số Tai ở miền nam Trung Quốc và cho thấy rằng nguồn gốc của Tai Nguyên Thủy nằm ở vùng Quảng Tây-Quý Châu chứ không phải Vân Nam hay vùng trung lưu sông Trường Giang như nhiều người nghĩ....”
  14. ^ University of Texas, Arlington, Department of Linguistic and TESOL; Jerold A. Edmondson. the power of language over the past: Tai settlement and Tai linguistics in southern China and northern Vietnam. tr. 15.
  15. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục. 2011. Trang 476
  16. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục 2011. Trang 475
  17. ^ Lịch sử thế giới cận đại. NXB Giáo dục. 2011. Trang 481
  18. ^ a ă CIA world factbook - Thailand
  19. ^ IRRI country profile
  20. ^ CIA world factbook - Greater Mekong Subregion
  21. ^ Weights and measures in Thailand
  22. ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104152/ns070801102436#0c63gOSyiV52
  23. ^ The Council of State, Constitutions of Thailand. This list contains 2 errors: it states that the 6th constitution was promulgated in 1912 (rather than 1952), and it states that the 11th constitution was promulgated in 1976 (rather than 1974).
  24. ^ Thanet Aphornsuvan, The Search for Order: Constitutions and Human Rights in Thai Political HistoryPDF (152 KiB), 2001 Symposium: Constitutions and Human Rights in a Global Age: An Asia Pacific perspective
  25. ^ A list of previous coups in Thailand
  26. ^ A list of recent coups in Thailand's history
  27. ^ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dao-chinh-quan-su-o-thai-lan-2994416.html
  28. ^ Kittipong Kittayarak, The Thai Constitution of 1997 and its Implication on Criminal Justice ReformPDF (221 KiB)
  29. ^ Robert B. Albritton and Thawilwadee Bureekul, Developing Democracy under a New Constitution in ThailandPDF (319 KiB), National Taiwan University and Academia Sinica Asian Barometer Project Office Working Paper Series No. 28, 2004
  30. ^ Pongsudhirak Thitinan, "Victory places Thaksin at crossroads", Bangkok Post, February 9, 2005
  31. ^ “Unprecedented 72% turnout for latest poll”. The Nation. 10 tháng 2 năm 2005.
  32. ^ Aurel Croissant and Daniel J. Pojar, Jr., Quo Vadis Thailand? Thai Politics after the 2005 Parliamentary Election, Strategic Insights, Volume IV, Issue 6 (June 2005)
  33. ^ The Nation, Interim charter draft, 27 September 2006
  34. ^ http://tuoitre.vn/The-gioi/445017/Em-gai-Thaksin-tro-thanh-thu-tuong.html

Liên kết ngoài

Chính thức

Khác



Mary Celeste

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một bức hoạ năm 1861 vẽ tàu Amazon (sau đổi tên thành Mary Celeste) của một hoạ sĩ chưa xác định. (có thể là Honoré Pellegrin)
Tàu Mary Celeste (hay Marie Céleste như được đề cập đến bởi Sir Arthur Conan Doyle và những người khác sau ông) là một tàu thương gia hai cột buồm của Mĩ nổi tiếng về việc được phát hiện vào ngày 4.12.1872, ở Đại Tây Dương, không có người và dường như đã bị bỏ không (thiếu một thuyền cứu sinh), mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thuỷ thủ đoàn là những người đi biển rất có kinh nghiệm và năng lực. Tàu Mary Celeste vẫn trong điều kiện đáp ứng tốt cho một cuộc hành trình trên biển và vẫn đang căng buồm hướng về phía eo Gibraltar. Nó đã ở trên biển một tháng cho tới lúc đó và có thức ăn, nước đủ dùng cho hơn 6 tháng trên boong. Hàng hoá trên tàu gần như không có hư hại gì và những vật dụng cá nhân của hành khách và thuỷ thủ đoàn vẫn ở nguyên vị trí, bao gồm cả những vật có giá trị. Từ thời điểm đó không có ai nhìn thấy hay nghe được tin tức gì từ thuỷ thủ đoàn nữa. Sự mất tích của họ được cho là bí ẩn hàng hải lớn nhất mọi thời đại.
Số phận thuỷ thủ đoàn của con tàu đã và đang là chủ đề của nhiều cuộc bàn luận. Các giả thuyết được đưa ra khá nhiều: từ hơi cồn đến động đất ngầm dưới biển, vòi rồng, tới những giải thích 'siêu nhiên' gồm sự sống ngoài hành tinh, vật thể bay không xác định (UFO), quái vật biển, và hiện tượng tam giác quỷ Bermuda, mặc dù Mary Celeste không biết có đi qua vùng tam giác Bermuda hay không. Mary Celeste thường được miêu tả như con tàu ma điển hình nhất, vì nó được phát hiện bị bỏ hoang mà không có lời giải thích thoả đáng nào, và tên của nó cũng được sử dụng như từ đồng nghĩa với các trường hợp tàu ma khác.

Chiếc tàu và sự bỏ rơi nó

Mary Celeste là một chiếc thuyền buồm dài 103-foot (31 mét), 282-tấn. Nó được đóng với cái tên Amazon tại Spencer's Island, Nova Scotia, năm 1861, chiếc tàu chở hàng lớn đầu tiên được đóng tại vùng này của Nova Scotia. Thuyền trưởng đầu tiên của con tàu chết ngay từ đầu chuyến đi đầu tiên của nó. Mọi người cho rằng con tàu này không may mắn vì nhiều chuyến đi không thành công và nó đã bị đổi chủ nhiều lần. Trong chuyến hải trình đầu tiên của nó năm 1862, nó đã bị hư hại nặng sau 1 cuộc đụng tàu. Khi đang được sửa chữa ở bến cảng, nó phát cháy. Năm 1863, nó vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên và ở eo biển Manche, nó va vào 1 chiếc tàu khác làm chiếc này bị chìm. Chiếc "Amazon" cũng bị hư hại nặng. Bốn năm sau đó, vào năm 1867, nó mắc cạn ở đảo Cape Breton, ngoài khơi bờ biển Canada. Con tàu hầu như bị tàn phá và phải được đóng lại. Một cơn bão đã hất nó lên bãi biển Vịnh Glace, Nova Scotia đầu năm 1869, và sau đó nó được bán cho một người chủ Mỹ, người này đổi tên con tàu thành Mary Celeste năm 1869.
Ngày 5 tháng 11 năm 1872, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Benjamin Briggs, chiếc tàu với hàng hóa là cồn công nghiệp của Meissner Ackermann & Coin đi từ Staten Island, New York tới Genoa, Italia. Ngoài thủy thủ đoàn bảy người, trên tàu còn có thuyền trưởng và hai hành khách khác: vợ thuyền trưởng, Sarah E. Briggs (tên khi sinh Cobb), và cô con gái hai tuổi, Sophia Matilda, đưa tổng số lên 10 người.
Ngày 4 tháng 12 năm 1872 (một số báo cáo đưa ra thời điểm ngày 5 tháng 12, vì ở thế kỷ 19 chưa có múi giờ tiêu chuẩn) chiếc Mary Celeste được chiếc Dei Gratia, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng David Reed Morehouse, người có quen biết Thuyền trưởng Briggs, nhìn thấy. Chiếc Dei Gratia đã rời cảng New York chỉ sau chiếc Mary Celeste bảy ngày. Thủy thủ đoàn trên chiếc Dei Gratia quan sát nó trong hai giờ và kết luận rằng nó đang trôi dạt, dù chiếc tàu không phát đi tín hiệu cầu cứu. Oliver Deveau, Thuyền phó thứ nhất chiếc Dei Gratia, dẫn một đội thủy thủ đi thuyền nhỏ sang Mary Celeste. Ông phát hiện chiếc tàu đã bị từ bỏ, dù nói chung nó vẫn ở tình trạng tốt.
Dù Deveau đã báo cáo rằng "cả con tàu hoàn toàn lộn xộn và ẩm ướt." Chỉ có một chiếc bơm đang hoạt động, với rất nhiều nước giữa các tầng và có khoảng ba feet rưỡi nước trong khoang. Tất cả buồm vẫn được giương lên và vẫn còn tốt. Hàng hóa vẫn còn nguyên. Còn đủ lương thực cho 6 tháng nữa và còn nhiều nước ngọt. Tất cả đồ dùng cá nhân của thủy thủ đoàn (áo quần, giày ống, tẩu thuốc...) đều còn trên tàu. Có một số đồ chơi của trẻ con trên giường của thuyền trưởng. Còn đồ ăn đồ uống trên bàn trong phòng. Cửa sập phía trước và buồng lái đều mở toang, mặc dù cửa hầm bị đóng kín. Chiếc đồng hồ không chạy và la bàn đã bị phá huỷ. Kính lục phânđồng hồ hàng hải bị lấy đi, cho thấy khả năng con tàu đã bị bỏ rơi có chủ ý. Chiếc thuyền cứu sinh duy nhất còn lại dường như đã được hạ thủy có chủ định chứ không phải bị cướp đi. Có 2 vết cắt sâu ở mũi tàu, gần đường mớn nước. Có 1 vết chém sâu dọc thành tàu, vết do rìu chém. Trên boong tàu có những vệt máu khô sẫm, và trên thanh kiếm của thuyền trưởng ở trong phòng cũng có vết máu.
Số hàng 1701 thùng cồn còn nguyên vẹn, dù khi số hàng được hạ xuống tại Genoa, chín thùng được thấy đã rỗng không. Số lương thực và nước uống dự trữ cho sáu tháng đã biến mất. Tất cả giấy tờ của tàu ngoại trừ nhật ký hàng hải của thuyền trưởng đã mất. Nhật ký hàng hải được ghi lần cuối ngày 24 tháng 11 tại địa điểm cách 1000 km về phía tây Açores nhưng con tàu đã chạy theo 1 đường thẳng. Ghi chép tìm được cho thấy con tàu đã tới đảo Santa Maria tại Azores ngày 25 tháng 11.
Thủy thủ đoàn chiếc Dei Gratia được chia làm hai để điều khiển chiếc Mary Celeste tới Gibraltar, nơi, trong một phiên tòa, họ đã được vị thẩm phán ca ngợi về lòng can đảm và trình độ nghề nghiệp. Tuy nhiên, viên chức Tòa án của Bộ hải quân Frederick Solly Flood đã chuyển những phiên tòa từ vụ cứu hộ đơn giản thành một phiên tòa thật sự xét xử thủy thủ đoàn chiếc Dei Gratia, mà Flood cho rằng đã có hành động phản phúc. Cuối cùng, phiên tòa đã trao thưởng cho thủy thủ đoàn, nhưng số tiền ít hơn nhiều so với số đáng ra phải có, để "trừng phạt" vì cái gọi là sai sót của họ mà phiên tòa không thể chứng minh.

Số phận thuỷ thủ đoàn và hành khách

Không một ai trong số thủy thủ đoàn và hành khách trên chiếc Mary Celeste được tìm thấy. Số phận của họ có thể không bao giờ được biết; xem đoạn dưới đây để biết về các giả thuyết.
Đầu năm 1873 có báo cáo rằng hai chiếc thuyền cứu sinh đã cập bến tại Tây Ban Nha, trên một chiếc có một xác người và một lá cờ Mỹ, trên chiếc kia có năm xác. Từng có giả thuyết cho rằng đó là xác của các thủy thủ chiếc Mary Celeste. Điều này chưa từng được xác nhận bởi nhân dạng của các xác chết chưa từng được điều tra.

Số phận con tàu

Con tàu tiếp tục được nhiều chủ sử dụng tiếp trong 12 năm nữa trước khi được chất hàng là giày ống và thức ăn cho mèo trong chuyến đi cuối cùng với vị thuyền trưởng đang muốn đánh chìm nó, rõ ràng là để đòi tiền bảo hiểm. Kế hoạch không thành công bởi con tàu không chịu chìm, nó lao lên Bãi đá ngầm Rochelois tại Haiti. Những tuyên bố khám phá xác tàu đã được đưa ra ngày 9 tháng 8 năm 2001, bởi một đội thám hiểm do tác giả Clive Cussler đứng đầu (đại diện National Underwater and Marine Agency) và nhà quay phim Canada John Davis (chủ tịch ECO-NOVA Productions of Canada), nhưng một cuộc phân tích tại Canada đã bác bỏ tuyên bố này. Scott St. George thuộc Geological Survey của Canada và Phòng thí nghiệm thuộc Tree-Ring Research tại Đại học Arizona đã phân tích những mẫu do NUMA cung cấp và tuyên bố là xác tàu Mary Celeste, và phát hiện gỗ đó được lấy từ những cây vẫn con sống ít nhất một thập kỷ sau khi con tàu đã đắm, như được trích dẫn trên tờ The London Independent ngày 23 tháng 1 năm 2005.

Suy đoán về Mary Celeste

Hàng chục giả thuyết đã được đưa ra giải thích số phận bí ẩn của thủy thủ đoàn và hành khách trên tàu, từ thông thường tới quái dị.
Những giả thuyết kỳ lạ nhất dựa trên số lượng cồn trên tàu. Briggs chưa bao giờ chở loại hàng hóa nguy hiểm như vậy và không tin tưởng nó. Chín barrel thiếu có thể đã tạo ra một đám hơi trong khoang tàu. Nhà sử học Conrad Byers tin rằng Thuyền trưởng Briggs đã ra lệnh mở khoang tàu. Một đám khói hơi mạnh thoát ra và sau đó là hơi nước. Thuyền trưởng Briggs tin rằng chiếc tàu sắp nổ và ra lệnh cho mọi người lên xuồng cứu sinh. Trong khi vội vã, ông đã không kịp nối thuyền cứu sinh với tàu bằng một sợi dây chắc chắn. Gió nổi lên và thổi tàu đi xa khỏi họ. Những người trên xuồng cứu sinh hoặc đã chết đuối hoặc đã trôi dạt trên biển và chết vì đói khát và ánh nắng.
Một giả thuyết tinh vi hơn dựa trên lập luận này được nhà sử học người Đức Eigel Wiese đưa ra năm 2005. Theo ý kiến của ông, các nhà khoa học tại Đại học London đã tạo ra một mô hình khoang tàu theo tỷ lệ để xem xét giả thuyết đám khói bốc lửa sau khi cồn bay hơi. Sử dụng butane làm nhiên liệu và thùng giấy để chứa, khoang tàu được đóng kín và sau đó hơi được đánh lửa. Lực nổ thổi cánh cửa khoang mở tung và làm rung động mô hình theo tỷ lệ, bằng cỡ một chiếc quan tài. Ethanol cháy ở nhiệt độ khá thấp với điểm cháy 13 °C hay 55.4 °F. Chỉ cần một tia lửa nhỏ, ví dụ như từ hai vật kim loại cọ xát vào nhau. Không thùng chứa bằng giấy nào bị hư hại, cũng không có vết cháy xém nào. Giả thuyết này có thể giải thích số lượng hàng vẫn còn nguyên vẹn và vết gãy trên xà tàu, có thể do một trong những cánh cửa khoang hàng. Đám cháy hơi cồn này trong khoang có thể đã khá lớn và có thể đủ để khiến thủy thủ đoàn hoảng sợ để rời tàu nhưng nó không đủ mạnh để để lại dấu vết. Một sợi thừng sờn kéo dưới nước phía sau tàu có thể là bằng chứng cho thấy thủy thủ đoàn vẫn nối dây với tàu hy vọng đám cháy sẽ qua. Con tàu bị bỏ lại khi vẫn căng tất cả các buồm và một cơn bão đã được ghi nhận chỉ một thời gian ngắn sau đó. Có thể sợi dây nối với xuồng cứu sinh đã đứt vì lực kéo quá mạnh. Một con thuyền nhỏ trong bão không thể so sánh được với Mary Celeste.
Một số người đưa ra giả thuyết cho rằng cồn chính là nguyên nhân dẫn tới sự biến mất của thủy thủ đoàn, nhưng với lý do khác. Họ tin rằng thủy thủ trên tàu Mary Celeste đã vào khoang và uống số lượng cồn chứa trong đó, phản bội và giết hại Thuyền trưởng Briggs và sau đó đã đánh cắp một xuồng cứu sinh.
Các giả thuyết khác đưa ra nguyên nhân về một vụ nổi loạn trong thủy thủ đoàn, giết hại vị thuyền trưởng khắc nghiệt Briggs cùng gia đình ông rồi sau đó bỏ trốn trên một chiếc thuyền cứu sinh. Tuy nhiên, không hề có bằng chứng cho thấy Thuyền trưởng Briggs là tuýp người có thể khiến thủy thủ đoàn của mình nổi loạn. Thuyền phó Albert Richardson và những thủy thủ còn lại đều có lý lịch tốt.
Một giả thuyết khác cho rằng con tàu đã gặp một vòi rồng, một cơn bão kiểu lốc xoáy với một đám mây hình phễu trên biển. Trong trường hợp đó, vùng nước xung quanh tàu có thể, khi bị hút lên trên, tạo cảm tưởng rằng chiếc Mary Celeste đang đắm. Điều này có thể giải thích tại sao chiếcMary Celeste lại ướt nhẹp khi thủy thủ đoàn chiếc Dei Gratia tìm thấy nó, và một sự sợ hãi ghê gớm của mọi người có thể giải thích vết trầy trên rầm và chiếc la bàn hỏng được tìm thấy, cũng như chiếc thuyền cứu sinh đã mất. Một giả thuyết khác cho rằng một trận động đất trên biển đã khiến thủy thủ đoàn hoảng sợ rời bỏ con tàu. Tuy nhiên, những người đi biển nói chung đồng ý rằng việc rời bỏ con tàu chỉ là một biện pháp cuối cùng.
Một giả thuyết khác cho rằng một trường hợp nhiễm độc ergot đã xảy ra do nguyên nhân từ những chiếc bánh mì trên tàu và có thể đã khiến tất cả những người trên boong tự lao mình xuống biển.
Brian Hicks và Stanley Spicer trong những cuốn sách gần đây đã nêu lên một giả thuyết hoàn toàn hợp lý rằng Thuyền trưởng Briggs đã mở cửa khoang để thông gió khi thời tiết biển đang yên tĩnh. Đám hơi cồn độc hại từ trong khoang có thể đã đầu độc vị thuyền trưởng và thủy thủ đoàn tới mức họ phải rời bỏ tàu để lên xuồng, chỉ nối với tàu bằng một sợi dây không đủ chắc. Nếu sợi dây đứt khi thời tiết thay đổi và do gió thì sẽ dễ dàng giải thích được sự rời bỏ bí ẩn và đột ngột khỏi con tàu với các cánh cửa khoang, cửa sổ mở tung.

Giấy tờ của Abel Fosdyk

Hơn 40 năm sau khi chiếc Mary Celeste được tìm thấy, những giấy tờ và tài liệu thuộc về một người đã chết, có trình độ tên là Abel Fosdyk tuyên bố rằng ông ta đã là một hành khách bí mật trên tàu. Fosdyk cho rằng một ngày, sau một cuộc tranh cãi vui với một thủy thủ về khoảng cách một người có thể bơi được với quần áo trên người, Thuyền trưởng Briggs và thủy thủ đoàn đã nhảy xuống biển, trong khi vợ Thuyền trưởng Briggs và con gái, Fosdyk, cùng hai thủy thủ khác đứng trên một boong đặc biệt để quan sát cuộc vui. Bỗng nhiên, cá mập lao tới tấn công những người ở dưới nước. Những thủy thủ trên tàu chạy lên boong để quan sát rõ hơn, khiến nó đổ sập và hất tất cả xuống biển. Fosdyk, rơi lên một mảnh ván, là người duy nhất sống sót. Không thể lên được tàu, ông đã trôi dạt nhiều ngày trên biển và cuối cùng dạt tới bờ biển Châu Phi. Sợ hãi vì những gì đã trải qua, ông không bao giờ kể lại cho bất kỳ ai. Câu chuyện của Fosdyk chưa bao giờ được chứng minh, và nhiều điều không chính xác (như việc Fosdyk miêu tả các thủy thủ là người Anh) cho thấy đây có thể là chuyện giả mạo.

Câu chuyện trong văn hóa đại chúng

Những con tàu vô chủ rất thường thấy ở thế kỷ 19 và không phải hoàn toàn không được biết tới ở thế kỷ 20 (ví dụ chiếc SS San Demetrio) nhưng tác phẩm của Solly Flood và sau đó là của Arthur Conan Doyle đã tạo ra một huyền thoại về Mary Celeste. Năm 1884 Doyle xuất bản một câu chuyện có tựa đề "J. Habakuk Jephson's Statement", một phần của cuốn sách The Captain of the Polestar. Câu chuyện của Doyle dựa theo đúng sự kiện nguyên bản nhưng thêm nhiều chi tiết hư cấu và gọi chiếc tàu là Marie Céleste. Đa số những chi tiết hư cấu, và cả cái tên không chính xác, đã trở thành gần như sự thực trong văn hóa đại chúng về vụ việc, và thậm chí còn được nhiều tờ báo coi là sự thật. Chúng miêu tả những tách trà vẫn còn ấm và bữa sáng đang được chuẩn bị khi con tàu được phát hiện; các chi tiết này đều xuất phát từ câu chuyện của Doyle. Thực tế, lần cuối cùng nhật ký hàng hải trên tàu được ghi đã từ mười một ngày trước khi nó được phát hiện.
Câu chuyện hư cấu đã được chuyển thể thành một bộ phim Anh sản xuất năm 1935 với tên gọi The Mystery of the Marie Celeste (cũng được gọi là Phantom Ship), với diễn viên Bela Lugosi.
Ngày 27 tháng 12 năm 1955 chương trình radio Suspense đã đưa ra một lời tường thuật hư cấu về sự mất tích bí hiểm, theo đó thủy thủ đoàn đã rời tàu khi họ cập bờ tại một doi cát ở cửa một con sông Châu Phi.
Cuốn sách năm 1956, The Wreck of the Mary Deare, của Hammond Innes, cũng lấy cảm hứng từ câu chuyện tàu Mary Celeste.
Nhiều tập trong loạt phim truyền hình Star Trek đã dùng lại câu chuyện tàu Mary Celeste về một con tàu được tìm thấy mà không có bất kỳ người nào trên boong.
Tập The Chase (1965) thuộc loạt phim Doctor Who cho rằng khi những Dalek, vốn có khả năng đi xuyên thời gian, xuất hiện, các thủy thủ đã hoảng sợ tới mức phải nhảy ra khỏi tàu.
Năm 1973, tác giả viễn tưởng khoa học Philip José Farmer đã viết một tiểu thuyết, The Other Log Of Phileas Fogg, trong đó hai nhân vật nổi tiếng nhất của Jules Verne là Phileas FoggCaptain Nemo đã chiến đấu với nhau trong một cảnh trên boong tàu Mary Celeste.
Truyện The Langoliers trong tập Four Past Midnight của Stephen King cũng đề cập tới tàu Mary Celeste.
Al Stewart, trong bài hát "Life in Dark Water" thuộc album Time Passages, có đề cập tới Marie Celeste, có lẽ để ngụ ý rằng một con tàu khác (tàu ngầm) cũng đã bị rời bỏ.
Bộ phim kinh dị năm 1990, làm lại theo phim Night of the Living Dead, một tấm biển ngoài cánh cửa trước của ngôi nhà trang trại viết "M. Celeste." Đạo diễn Tom Savini nói trong phần bình luận DVD rằng đây ám chỉ Mary Celeste. Các chi tiết khác, gồm cả các cảnh khói vẫn đang bốc lên từ điếu thuốc trong gạt tàn và thức ăn vẫn đang được nấu trên bếp, nhưng tất cả mọi người đã biến mất.
Một tập năm 1996 của loạt phim The Real Adventures of Jonny Quest với tựa đề "In the Wake of the Mary Celeste" cũng đề cập tới con tàu.
Bài hát "Sinking", từ album La Peste 2000 Alabama 3 nói về một con tàu bị bỏ rơi ngoài biển sau khi thuyền trưởng tàu chết vì dùng thuốc quá liều. Trong bài hát, những lời cuối của thuyền trưởng là: Cẩn thận, đừng nhìn vào Mary Celeste, this quest of ours is cursed.
Tựa của Nurse With Wound's 2003 album Salt Marie Celeste cũng ám chỉ tới Mary Celeste.
Trong truyện ngắn And I Only Am Escaped to Tell Thee của Roger Zelazny, một thủy thủ đã thoát khỏi con tàu Flying Dutchman bị nguyền rủa để rồi lại được Mary Celeste cứu lên.
Dean Koontz viết cuốn sách, Phantoms giải thích sự biến mất đồng loạt của mọi người tương tự Mary Celeste. Trong cuốn sách ‘Kẻ thù Cũ’ là nguyên nhân. Nó sống dưới đáy biển và chủ yếu ăn sinh vật biển, mỗi lần gặp một con tàu nó ăn thịt toàn bộ thủy thủ và hành khách trên boong.
Trong Babylon 5 một con tàu chở hàng tên gọi Marie Celeste được nhắc đến trong phần âm thanh nền. Đặc biệt, đó là con tàu chở Thomas (aka Jinxo) đi trong phần Grail.
Mary Celeste xuất hiện trong Vampire Hunter D: Raiser of Gales của Hideyuki Kikuchi. D trốn khỏi một nhà tù đa chiều, gây ra sự xé rách chuỗi liên tục không thời gian. Điều này khiến nhiều người biến mất khỏi lịch sử trước khi chuỗi không thời gian hồi phục, thủy thủ đoàn Mary Celeste trong số này.
Bộ phim năm 2002 Ghost Ship có một đoạn kể dài lê thê và không chính xác về Mary Celeste.
Tiểu thuyết năm 1973 của Thomas Pynchon, "Gravity's Rainbow", có đề cập một đoạn ngắn tới Mary-Celeste--dù viết là Marie-Celeste--so sánh nó với các đường hầm Mittelwerke: "Dù được tìm thấy trong tình trạng trôi dạt và ghê rợn, nhiều dấu hiệu cho thấy con người vừa có mặt tại đó, đây không phải là con tàu huyền thoại Marie-Celeste--nó không thể ngăn nắp như vậy..."

Biểu thời gian

  • 1861 - Amazon được đóng
  • 1869 - Amazon đổi tên thành Mary Celeste
  • 1872 - Chạy từ Thành phố New York tới Genoa, Ý ngày 7 tháng 11
  • 1872 - Nhật ký hàng hải thuyền trưởng được ghi lần cuối ngày 24 tháng 11
  • 1872 - Bảng tin trên tàu được ghi lần cuối ngày 25 tháng 11
  • 1872 - Chiếc tàu được tìm thấy trong tình trạng bị từ bỏ ngày 4 tháng 12
  • 1885 - Tàu đắm trên bãi đá ngầm khi thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng Parker ngày 3 tháng 1
  • 2001 - Xác tàu được tìm thấy tại Haiti (bị nghi ngờ)

Bảng kê

Thủy thủ đoàn và hành khách được liệt kê trong Nhật ký hàng hải gồm:

Thuỷ thủ đoàn

Tên Chức vụ Quốc tịch Tuổi
Benjamin S. Briggs Thuyền trưởng Mỹ 37
Albert C Richardson Thuyền phó Mỹ 28
Andrew Gilling Thuyền phó thứ hai Đan Mạch 25
Edward W Head Phục vụ & Đầu bếp Mỹ 23
Volkert Lorenson Thuỷ thủ Đức 29
Arian Martens Thuỷ thủ Đức 35
Boy Lorenson Thuỷ thủ Đức 23
Gottlieb Gondeschall Thuỷ thủ Đức 23

Hành khách

Tên Địa vị Tuổi
Sarah Elizabeth Briggs Vợ thuyền trưởng 30
Sophia Matilda Briggs Con gái 2

Xem thêm

Tham khảo

  • New York Times; February 26, 1873; pg. 2; "A Brig's Officers Believed to Have Been Murdered at Sea."
  • Boston Post, February 24, 1873. "It is now believed that the fine brig Mary Celeste, of about 236 tons, commanded by Capt. Benjamin Briggs, of Marion, Mass., was seized by pirates in the latter part of November, and that, after murdering the Captain, his wife..."

Liên kết ngoài

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

No comments:

Post a Comment