Wednesday, December 3, 2014

Chào ngày mới 02 tháng 12


Flag of Laos.svg
CNM365. Chào ngày mới 02 tháng 12 . Wikipedia Ngày này năm xưa. Quốc khánh Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (1971) và Lào (1975); ngày Quốc tế phế trừ chế độ nô lệ. Năm 1804Napoléon Bonaparte làm lễ đăng quang hoàng đế Pháp tại Nhà thờ Đức Bà Paris, là hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Pháp trong vòng một nghìn năm.Năm 1845 – Kết thúc Chiến tranh Việt–Xiêm bằng hòa ước quốc tế, theo đó Campuchia chịu bảo hộ của Việt Nam lẫn Xiêm La, Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm 1975 – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (hình quốc kỳ) được thành lập sau khi Pathet Lào chiếm Viêng Chăn, Vương quốc Lào chấm dứt tồn tại, Nội chiến Lào chính thức kết thúc.Năm 1988Benazir Bhutto tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Pakistan, trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo chính phủ trong một đất nước Hồi giáo.

Lào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
ສາທາລະນະລັດປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ (tiếng Lào)
Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao (tiếng Lào)
Flag of Laos.svg Emblem of Laos.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Lào
Khẩu hiệu
"Hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng"
Quốc ca
Pheng Xat Lao
Trình đơn
0:00
Hành chính
Chính phủ Xã hội chủ nghĩa, một đảng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Choummaly Sayasone
Thủ tướng Thongsing Thammavong
Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Lào
Thủ đô Viêng Chăn
Địa lý
Diện tích 236.800 km² (hạng 79)
Diện tích nước 2,53% %
Múi giờ ĐNÁ (UTC+7); mùa hè: ĐNÁ (UTC+7)
Lịch sử
19.7.1949
22.10.1954
• Tuyên bố
• Công nhận
Dân số (2009) 6.800.000 người
Mật độ 26,7 người/km² (hạng 102)
Kinh tế
GDP (PPP) (2010) Tổng số: 15,69 tỉ dollar Mỹ
GDP (danh nghĩa) (2009) Tổng số: 5,598 triệu dollar Mỹ
HDI (2009) 0.545
Đơn vị tiền tệ Kíp (LAK)
Thông tin khác
Tên miền Internet .la
Laos in Lao.svg
Bài viết này có chứa các ký tự Lào. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các chữ Lào.
Lào (tên chính thức: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ) là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước MyanmaTrung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao, Lão Qua.

Lịch sử

Bài chi tiết: Lịch sử Lào
Lịch sử của Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu (南詔).Mãi cho đến thế kỷ 13, lãnh thổ nước Lào hiện nay vẫn thuộc về đế chế Khmer, rồi đến vương quốc Sukhothai. Vào thế kỷ 14, vua Phà Ngừm (Fa Ngum) lên ngôi đổi tên nước thành Lan Xang (Lạn Xạn). Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, Lào nhiều lần phải chống các cuộc xâm lược của Miến ĐiệnXiêm. Đến thế kỷ 18, Thái Lan giành quyền kiểm soát trên một số tiểu vương quốc còn lại. Các lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp trong thế kỷ 19 và bị sáp nhập vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893. Trong Thế chiến thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12 tháng 10 năm 1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949 quốc gia này nằm dưới sự lãnh đạo của vua Sisavang Vong và mang tên Vương quốc Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp ước Genève, công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
Khi chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương, năm 1968 quân tình nguyện Việt Nam sang tham chiến cùng quân Pathet Lào, chống lại chính phủ vương quốc Lào và quân đội Hoa Kỳ. Năm 1975 phong trào cộng sản Pathet Lào do Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã xóa bỏ chính quyền vương quốc Lào, đưa vua Savang Vatthana vào trại học tập cải tạo và nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày này cũng được lấy làm ngày quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Lào là thành viên Liên Hiệp Quốc từ ngày 14 tháng 12 năm 1955. Những năm cuối thập niên 1980, Lào thực hiện chính sách nới lỏng kiểm soát kinh tế. Năm 1997 quốc gia này gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay quan hệ với Việt Nam vẫn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.

Địa lý

Bài chi tiết: Địa lý Lào
Lào nhìn từ vệ tinh
Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía tây với đường biên giới dài 1835 km.[1]
Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyêncao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưamùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, SavannakhetPakse.
Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voibò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Chính trị Lào

Chính trị Lào duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.
Lào thông qua hiến pháp mới năm 1991. Trong năm sau đó đã diễn ra bầu cử Quốc hội với 85 đại biểu. Các thành viên quốc hội được bầu bằng bỏ phiếu kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biểu đã thông qua các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành các sắc lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra tháng 2 năm 2002 với 109 đại biểu.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế Lào
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack...45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Đại hội đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII tháng 3 năm 2006 đề ra mục tiêu đến năm 2020: xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.
Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane (Lào) đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.
Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.

Hành chính

Bài chi tiết: Các tỉnh của Lào
Các tỉnh của Lào
Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng Chăn. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Tiếp theo là cấp Cụm bản (thay cho cấp xã trước đây). Cấp địa phương thấp nhất là bản.
Thủ đô: Viêng Chăn
Các tỉnh: Attapeu - Bokeo - Borikhamxay - Champasack - Huaphanh - Khammuane - Luangnamtha - Luangprabang - Oudomxay - Phongsaly - Saravane - Savannakhet - Viêng Chăn - Xayabury - Sekong - Xiengkhuang - Xaisomboun

Dân cư

Bài chi tiết: Các dân tộc Lào
Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm.
Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H'Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao.
Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975.
Thuật ngữ Lào không nhất thiết phải chỉ đến ngôn ngữ, dân tộc Lào hay tập quán của người Lào mà nó bao hàm ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Nó có thể bao hàm cả các sắc tộc không phải là người Lào gốc nhưng đang sinh sống ở Lào và là công dân Lào. Tương tự như vậy từ "Lào" có thể chỉ đến những người hay ngôn ngữ, văn hóaẩm thực của những người thuộc sắc tộc Lào đang sinh sống ở vùng Đông Bắc Thái Lan (Isan).
Tôn giáo chính là Phật giáo Theravada, cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ lạc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hòa bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitôđạo Hồi.
Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.

Văn hóa

Bài chi tiết: Văn hóa Lào
Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữnghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào.

Âm nhạc

Âm nhạc của Lào ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như kèn (một dạng của ống tre. Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác. Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.

Lễ hội

Bài chi tiết: Lễ hội Lào
Lễ hội ở Lào hay được gọi là Bun. Nghĩa đúng của Bun là phước. Làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12). Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10.

Ẩm thực

Bài chi tiết: Ẩm thực Lào
Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là CampuchiaThái Lan: cay, chuangọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng.

Giao thông

Giao thông Lào được xem tương đối tốt, tại các thành phố lớn, giao thông rất thuận tiện. Người Lào tại vùng thủ đô đều sử dụng xe hơi do giá nhập khẩu rẻ, người làm công chức được cấp xe nên lượng xe 4 bánh tại các thành phố lớn rất nhiều. Xe máy hầu như rất ít và không có, xe đạp cũng hiếm thấy ngay tại thủ đô.
Đường xá hầu hết là đường 2 chiều, tại các ngã tư đèn xanh là đèn một hướng và không cho phép hướng đối diện chạy. Đèn bộ hành cũng như đèn cho xe chạy đều là đèn một hướng.

Du lịch

Bài chi tiết: Du lịch Lào
Phong cảnh Văng Viêng

Truyền thông

Tất cả báo chí đều được phát hành bởi chính quyền, kể cả hai tờ báo tiếng nước ngoài là tờVientiane Times bằng tiếng Anh và tờ Le Renovateur bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, Khao San Pathet Lao, hãnh thông tấn chính thức, cũng phát hành các bản tin với phiên bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Lao hiện có 9 nhật báo, 90 tạp chí, 43 trậm phát thanh và 32 trạm truyền hình hoạt động trên khắp cả nước.[2]. Ngoài ra, Trung Quốc cũng mở trạm phát thành FM tại thủ đô Viêng Chăn để phát các chương trình của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc bằng tiếng Trung, tiếng Làotiếng Anh.[3] Việc sử dụng Internet chủ yếu chỉ thông dụng ở khu vự đô thị lớn và đặc biệt phổ biến trong giới trẻ.

Tôn giáo

Hầu hết dân chúng Lào theo Phật giáo Nam Tông. Người Công giáo và Tin Lành chiếm khoảng 2% dân số. Các nhóm thiểu số tôn giáo khác bao gồm những người thực hành đức tin Bahá'í, Hồi giáo, Phật giáo Đại thừa, và Nho giáo. Một số lượng rất nhỏ người dân không theo tôn giáo nào.
Mặt trận xây dựng đất nước Lào (LFNC) chịu trách nhiệm về các vấn đề tôn giáo trong nước và tất cả các tổ chức tôn giáo ở Lào phải đăng ký với tổ chức này.[4]
Hiến pháp Lào quy định tự do tôn giáo, tuy nhiên trong thực tế chính phủ hạn chế các quyền này. Một số quan chức chính phủ bị cáo bưộc vi phạm tự do tôn giáo của công dân.

Xem thêm

Chú thích

  • 1 Quốc kỳ Nguồn gốc tên gọi các quốc gia trên thế giới; Nguyễn Hông Trang, Nguyễn Kim Dân, Nguyễn Thuận Ánh - Vũ Hải biên soạn NXB: Văn hóa Thông tin-2005

Liên kết ngoài

Tiếng Việt
Tiếng Anh



Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
الإمارات العربيّة المتّحدة
Al-Imārāt al-ʿArabiyyah al-Muttaḥidah

Flag of the United Arab Emirates.svg Emblem of the United Arab Emirates.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
Khẩu hiệu
Chúa trời, Quốc gia, Tổng Thống
Quốc ca
Ishy Bilady
Hành chính
Chính phủ Liên bang quân chủ lập hiến
Tổng thống

Thủ tướng
Khalifa bin Zayed Al Nahayan
Mohammed bin Rashid Al Maktoum
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Ả Rập
Thủ đô Abu Dhabi
22°42′B, 46°43′Đ
Thành phố lớn nhất Abu Dhabi
Địa lý
Diện tích 83,600 km² (hạng 114)
Diện tích nước không đáng kể %
Múi giờ GMT (UTC+4); mùa hè: UTC+4
Lịch sử
2 tháng 12, 1971 Thành lập
Dân cư
Dân số ước lượng (2006) 4,496,000 người (hạng 116)
Mật độ 54 người/km² (hạng 139)
Kinh tế
GDP (PPP) (2006) Tổng số: 130.8 tỷ Mỹ kim
HDI (2003) 0.849 cao (hạng 41)
Đơn vị tiền tệ Dirham (AED)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ae
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (cũng gọi là UAE, viết tắt tiếng Anh của United Arab Emirates; tiếng Ả Rập: الإمارات العربيّة المتّحدة Al-Imārāt al-ʿArabiyyah al-Muttaḥida hay Tiếng Hán-Việt: A Lạp Bá Liên hiệp Đại Công quốc) là một nước ở vùng Trung Đông nằm ở phía đông nam Bán đảo Ả Rập tại Tây Nam Á trên Vịnh Péc xích, gồm bảy tiểu vương quốc: Abu Dhabi, Ajmān, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, SharjahUmm al-Quwain. Trước năm 1971, các nước này được gọi là Các quốc gia ngừng bắn hay Oman ngừng bắn, có liên quan tới một sự ngừng bắn ở thế kỷ 19 giữa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số sheikh Ả Rập. Nó có biên giới chung với OmanẢ Rập Saudi. Nước này rất giàu dầu mỏ.

Lịch sử

Từ thế kỉ 16, thực dân Bồ Đào Nha chiếm eo biển Hormuz, sau đó mở rộng ảnh hưởng ra các vùng xung quanh. Trong thế kỉ 17, 18 và đầu thế kỉ 19, vùng Vịnh trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng giữa thực dân Hà Lan, PhápAnh...
Năm 1806, Anh đánh chiếm Tiểu Vương quốc Ras al-Khaimah, buộc Tiểu vương phải kí Hiệp ước hòa bình để Anh thiết lập bộ máy cai trị của họ ở đó.
Năm 1833, Bộ lạc Buklab thành lập nước Dubai. Anh đã chia 2 quốc gia Qawasssem và Dubai thành 5 Tiểu vương quốc (UAE): Ras al-Khaimah, Sharjah, Ajman, Dubai và Fujairah.
Năm 1892, Anh lại kí với các lãnh chúa vùng Vịnh các Hiệp định riêng rẽ khẳng định sự bảo trợ duy nhất của mình đối với các nước ở khu vực này.
Đến giữa Thế kỉ 20, Anh tiếp tục củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực. Năm 1966, Anh đặt căn cứ quân sự tại Sharjah.
Ngày 1 tháng 12 năm 1971, Anh tuyên bố từ bỏ tất cả các Hiệp định đã kí với các nước vùng Vịnh và rút quân ra khỏi khu vực.
Ngày 2 tháng 12 năm 1971, Nhà nước các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất được thành lập gồm Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Umm al-Qaiwam, AjmanFujairah. Đến tháng 2 năm 1972 Ras al-Khaimah mới gia nhập Nhà nước liên bang.

Chính trị

Tổng thống hiện tại của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Khalifa bin Zayed Al Nahyan.
UAE theo chế độ quân chủ lập hiến gồm 7 tiểu vương quốc (UAE) hợp lại. Cơ quan quyền lực tối cao là Hội đồng tối cao 7 tiểu vương. Hội đồng này bầu Tổng thốngPhó Tổng thống trong số các thành viên của mình. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên Hội đồng Bộ trưởng. Mọi quyết định được thông qua theo đa số. Là 2 Tiểu vương quốc giàu nhất cung cấp tới 3/4 ngân sách toàn quốc nên Abu DhabiDubai có quyền phủ quyết.
Các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động.

Thể chế liên bang

Hội đồng tối cao gồm các cá nhân cầm quyền ở bảy tiểu vương quốc. Tổng thống và Phó tổng thống được Hội đồng tối cao bầu ra với nhiệm kỳ năm năm. Dù là không chính thức, Tổng thống trên thực tế là người thừa kế dòng họ Al-Nahyan ở Abu Dhabi và Thủ tướng là người thừa kế dòng họ Al-Maktoom ở Dubai. Hội đồng tối cao cũng lựa chọn ra Hội đồng Bộ trưởng, trong khi một Hội đồng liên bang quốc gia gồm 40 thành viên được chỉ định từ khắp bảy tiểu quốc, quản lý việc thảo các dự luật. Nước này có một hệ thống tòa án liên bang; mọi tiểu quốc trừ Dubai và Ras al-Khaimah đều đã gia nhập hệ thống liên bang; tất cả các tiểu quốc đều có cả hệ thống luật theo truyền thống và luật Hồi giáo đối với dân sự, hình sự và tòa án cấp cao.
Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan là tổng thống từ khi liên bang này được thành lập cho tới khi ông mất ngày 2 tháng 11, 2004. Con trai ông, Khalifa bin Zayed Al Nahayan được bầu làm tổng thống vào ngày hôm sau.

Đối ngoại

UAE thực hiện đường lối đoàn kết Ả Rập, dựa vào Mỹphương Tây, đồng thời hướng về châu Á (chủ yếu là Pakistan, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ). Đối với khu vực Đông Nam Á, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chú trọng phát triển quan hệ với Singapore, Thái LanMalaysia.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hiện là thành viên của Liên Hiệp Quốc, OPEC, Liên đoàn Ả Rập, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), G-77, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)...

Kinh tế

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hiện là nước giàu thứ hai trong thế giới Hồi giáo và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới, ngành hàng không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất xuất khẩu chủ yếu dầu thô, khí đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là, nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất, thực phẩm
Từ năm 1973, UAE đã tiến hành một sự thay đổi lớn biến một vùng đất sa mạc cằn cỗi thành một đất nước hiện đại có mức sống cao. Với mức sản xuất như hiện nay trữ lượng dầu và khí gas có thể khai thác trên 100 năm. Chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn để tạo việc làm, mở rộng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dầu lửa và hơi đốt (trữ lượng dầu lửa 98 tỷ thùng, chiếm khoảng 10% tổng dự trữ dầu đã được xác định của thế giới), trữ lượng khí đốt: 5.892 tỷ m3, xếp hàng thứ 4 thế giới (sau Nga, Iran, và Quatar). Ngành công nghiệp chủ chốt là khai thác và chế biến dầu lửa. Sản lượng dầu khai thác đạt khoảng 3,046 triệu thùng/ngày. Các ngành nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt phát triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nông nghiệp có chà là, rau quả, gia cầm, trứng, sữa, (tự túc được gần 100% nhu cầu về cá).
Các đối tác thương mại chính: Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Pháp, Anh, Iran.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 4%, công nghiệp 58,5%, dịch vụ 37,5% (2008).
GDP: $228,6 tỉ USD (2009)
GDP bình quân đầu người: 50.000 USD (2009)

Hàng không

Hàng không quốc gia các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất trước kia là Gulf Air, hoạt động chung với BahrainOman. Ngày 13 tháng 9, 2005, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất thông báo họ đang rút lui khỏi Gulf Air để tập trung vào Etihad Airways, công ty hàng không quốc gia mới của họ, thành lập năm 2003.
Năm 1985, Dubai thành lập công ty hàng không riêng đặt tên là Emirates.

Địa lý

Bản đồ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất nằm ở Tây Nam Á, có biên giới với Vịnh Omanvịnh Péc xích, nằm giữa OmanẢ rập Xê út. Nước này có địa hình đồng bằng ven biển phẳng xen lẫn với những cồn cát di chuyển bên trong những vùng đất đai cằn cỗi rộng lớn; với địa hình núi non ở phía đông. Sa mạc chiếm hơn 90% diện tích đất nước [1]. Vị trí chiến lược của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với lãnh thổ nằm dọc theo lối vào phía nam Eo Hormuz biến nó trở thành một điểm quá cảnh quan trọng trên con đường vận chuyển dầu mỏ thế giới. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất được coi là một trong mười lăm quốc gia sở hữu cái gọi là "Cái nôi của loài người".
Các hiệp ước phân chia biên giới năm 1974 và 1977 giữa Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Ả rập Xê út chưa bao giờ được tuyên bố công khai. Vì thế, biên giới chính xác của hai nước này chỉ được chính phủ của họ biết rõ.

Khí hậu

Khí hậu ở UAE là khí hậu sa mạc, nóng và khô, nhiệt độ lạnh hơn ở vùng phía đông. Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau khí hậu tương đối mát mẻ, dễ chịu, buổi tối hơi lạnh. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 khí hậu nóng, nhiệt độ có thể lên tới 42⁰C. Do đó, hầu hết ôtô và các tòa nhà đều có máy điều hòa nhiệt độ. UAE rất ít mưa, mưa rào chỉ xuất hiện vài lần mỗi năm vào các tháng mùa đông với lượng mưa trung bình vào khoảng 110mm/năm. Các tháng mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau) thỉnh thoảng có mưa rào và bão cát.

Lãnh thổ bao quanh lãnh thổ nước khác, và lãnh thổ trong lãnh thổ nước khác

25°17′4″B 56°19′59″Đ
Lãnh thổ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất bao quanh một vùng đất của Oman được gọi là Wadi Madha. Vùng này nằm giữa đường từ bán đảo Musandam tới phần còn lại của Oman, trên con đường Dubai-Hatta tại Vương quốc Sharjah. Nó rộng gần 75 km² (29 mi²) và biên giới vùng được phân định năm 1969. Góc tây bắc Madha là điểm nằm gần con đường Khor Fakkan-Fujairah nhất, chỉ cách 10 m (33 ft). Bên trong vùng đất này là có một lãnh thổ nhỏ của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, tên gọi Nahwa, cũng thuộc Vương quốc Sharjah. Nó nằm khoảng 8 km (5 mi) trên một con đường bùn phía tây thị trấn New Madha. Vùng này có khoảng 40 ngôi nhà với trạm điện thoại và bệnh viện riêng [2].

Kỹ thuật và viễn thông

Luật Liên bang số 1 [3] năm 1976 quy định Tập đoàn Viễn thông các tiểu vương quốc là nhà cung cấp độc quyền dịch vụ điện thoạiviễn thông trong nước, tuy nhiên, những vùng tự do và các dự án phát triển nhà ở hiện đại được loại trừ khỏi điều luật này và được quyền sử dụng dịch vụ từ các công ty viễn thông khác.
Trên đa phần lãnh thổ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Etisalat va Du được cung cấp các dịch vụ viễn thông cá nhân và thương mại.
Cơ quan quản lý viễn thông (TRA) buộc Etisalat va Du kiểm duyệt mọi website. Các thông tin bị cho là không chính đáng đều bị ngăn chặn.

Nhân khẩu

Dân số bản địa tính đến tháng 7 năm 2006 là 3,55 triệu dân, tốc độ tăng dân số bình quân là 1,5%. Dân số ở đây chủ yếu là dân nhập cư, phần lớn họ là người Ấn Độ và các nước Ả Rập láng giềng. Dân số phân bổ theo quốc tịch như sau: 19% gốc UAE, 23% là người gốc ả rập khác và Iran, 50% là dân gốc Nam Á và 8% từ các nước châu Á. Khoảng 80% dân số các Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất là dân thành thị.
Ngôn ngữ chính thức ở UAE là tiếng Ả Rập, tuy nhiên các cơ quan chính quyền đều có khả năng sử dụng tiếng Anh. Tiếng Anh được dùng rộng rãi và trở thành ngôn ngữ chủ yếu trong kinh doanh. Hầu hết các biển báo trên đường phố đều được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Ả Rập.
UAE là nước đạo Hồi. Người theo Đạo Hồi chiếm 96% dân số, còn lại là Công giáo, Ấn giáo và các đạo khác (chiếm 4%).

Văn hoá

Nằm trong văn hóa Hồi giáo, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có những mối quan hệ chặt chẽ với phần còn lại của thế giới Ả rập. Chính phủ nước này cam kết gìn giữ các hình thức nghệ thuật và văn hóa truyền thống, chủ yếu thông qua Quỹ Văn hóa Abu Dhabi. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi bên trong đời sống xã hội - quan điểm về phụ nữ đang phát triển cởi mở hơn, và những môn thể thao mới như golf, với hai giải được tổ chức định kỳ (Dubai Desert ClassicAbu Dhabi Golf Championship) cùng cuộc đua ngựa Dubai World Cup diễn ra vào tháng 3 hàng năm dần trở nên quen thuộc với dân chúng bên cạnh những môn thể thao đua lạc đà truyền thống. Vì ưu thế tuyệt đối của đức tin Hồi giáo, thịt lợn và rượu thường ít khi hiện diện trong vùng. [4]

Những ngày lễ

Date Tên tiếng Việt/Anh tiếng Ả Rập Chuyển tự
1 tháng 1 Năm mới رأس السنة الميلادية
Tùy thuộc Ngày hy sinh Eid ul-Adha (عيد الأضحى)
Tùy thuộc Năm mới Lịch Hồi giáo Ra's Al Sana Al Hijria (رأس السنة الهجرية)  
6 tháng 8 Thăng thiên H.H. Sheikh Zayed bin Sultan-al Nahyan  
Tùy thuộc Du ngoạn đêm Isra'a wa al-Miraj (الإسراء و المعراج)  
2 tháng 12 Quốc khánh Al-Eid Al Watani (العيد الوطني)  
Tùy thuộc Kết thúc Ramadan Eid ul-Fitr (عيد الفطر)

Tham khảo

Liên kết ngoài

Chính phủ
Thông tin chung
Các cộng đồng và diễn đàn về Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
Các tổ chức phi chính phủ
  • Ansar Burney Trust - working on human rights and human trafficking issues in the Middle East; and against the use of children for slavery for camel racing in the UAE
  • MAFIWASTA - working on workers' rights issues
Truyền thông
Thể thao
Mua sắm
Bản mẫu:Liên minh Ả Rập Bản mẫu:Hội đồng hợp tác các nước Ả Rập vùng Vịnh

No comments:

Post a Comment