Monday, December 15, 2014

Chào ngày mới 15 tháng 12

Hôtel des Invalides, North View, Paris 7e 140402 1.jpg

CNM365. Chào ngày mới 15 tháng 12. Wikipedia Ngày này năm xưa.  Ngày Tuyên ngôn nhân quyền tại Hoa Kỳ, ngày Vương quốc tại Hà Lan.  Năm 1161 – Sau trận Thái Thạch, Hoàng đế Hoàn Nhan Lượng của triều Kim bị bộ hạ sát hại khi định vượt Trường Giang để tấn công Nam Tống. Năm 1840 – Di hài của Napoléon Bonaparte được chuyển về Paris với nghi lễ quốc tang và án táng tại điện Invalides. Năm 1939 – Bộ phim Cuốn theo chiều gió lần đầu tiên được công chiếu tại nhà hát Loew's Grand ở Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ. Năm 1945 – Trong thời kỳ Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản, tướng Douglas MacArthur ra lệnh bãi bỏ địa vị quốc giáo của Thần đạo tại Nhật Bản.

Điện Invalides

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hotel des Invalides seen from the Tour Montparnasse.JPG
Điện Invalides
Điện Invalides là một công trình nổi tiếng của thành phố Paris. Được vua Louis XIV cho xây dựng vào cuối thế kỷ 17, mục đích ban đầu của Invaldes là bệnh viện dành cho các thương bệnh binh của quân đội hoàng gia. Ngày nay, Invalides tiếp tục duy trì một phần nhỏ cho chức năng dưỡng đường quân y, phần lớn dành cho bảo tàng vũ khí và lăng quân đội. Đây là nơi an nghỉ của hoàng đế Napoléon Bonaparte cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác như Vauban, Turenne, Napoléon II.
Métro Paris Bến tàu điện ngầmInvalidesLa Tour-Maubourg hoặc Varenne

Lịch sử

Sau cuộc chiến tranh 1667-1668, vua Louis XIV quyết định xây dựng một công trình dành cho các thương binh và cựu chiến binh của quân đội hoàng gia. Chiếu dụ ngày 12 tháng 3 năm 1670 ghi: "Dành cho những người đã dấn thân và không tiếng xương máu để bảo vệ nền quân chủ... trải qua quãng thời gian còn lại trong bình yên"[1]. Địa điểm được chọn là khu vực phía Tây vùng ngoại ô Saint-Germain-des-Prés và công trình sẽ mang nhiều chức năng: bệnh viện, nhà điều dưỡng, doanh trại và tu viện. Nhiệm vụ xây dựng được giao cho François Michel Le Tellier de Louvois, thư ký Ban chiến tranh nhà nước. Louvois mua lại khu đất Grenelle và viên đá đầu tiên được đặt xuống vào ngày 30 tháng 11 năm 1671 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Libéral Bruant[2].

Dưỡng đường

Invalides năm 1887
Việc xây dựng những tòa nhà đầu tiên, có sự tham gia của hai kỹ sư Simon Pipault và Michel Noblet, được tiến hành rất nhanh. Chỉ sau ba năm, tháng 10 năm 1674, vua Louis XIV đã đích thân đón các thương bệnh binh đầu tiên tới điện Invalides.
Dưỡng đường của Invalides bao quanh một sân vuông rộng - ngày nay được gọi sân danh dự. Tầng trệt hai dãy phía Đông và Tây là bốn phòng ăn tập thể lớn, ngày nay dành cho bảo tàng Vũ khí. Các nhà ăn này có thể phục vụ tới 1500 người. Bàn ăn xếp dọc theo bức tường, ở giữa là bàn uống nước và các thương binh bị cấm uống rượu. Nhà ăn phía Tây Bắc dài 44,26 mét, rộng 7,35 mét và cao 7,50 mét. Sàn nhà được lát đá, trần bằng gỗ, chân tường phủ lớp trang trí và bên trên treo các họa phẩm[2].
Bốn ngàn thương binh an dưỡng ở đây được chia thành các nhóm, làm việc trong những xưởng may quân trang, đóng giày, đóng sách và sản xuất thảm. Những người bị thương nặng, khoảng 100 người, được điều trị trong bệnh viện. Điện Invalides trở thành hình mẫu cho một số quốc gia châu Âu khác[3].

Nhà thờ

Tổng thể Invalides tiếp tục được xây dựng với nhà thờ Saint-Louis, nằm ở phía Nam dưỡng đường. Công trình mang hai chức năng, vừa là nhà thờ quân đội, vừa là nhà thờ hoàng gia, nơi sẽ đón tiếp vua Louis XIV, người sáng lập Invalides.
Dự án được François Michel Le Tellier de Louvois giao cho kiến trúc sư trẻ Jules Hardouin-Mansart, cháu của kiến trúc sư François Mansart, vào tháng 3 năm 1676. Một tháng sau, Jules Hardouin-Mansart trình cho bộ trưởng thiết kế của mình. Lấy cảm hứng từ thiết kế của Libéral Bruant và các bản vẽ của François Mansart, nhà thờ mang hình chữ thập Hy Lạp với một mái vòm lớn được xem như một tuyệt tác của kiến trúc cổ điển Pháp[4]. Bên trong nhà thờ được trang trí bởi Charles de la Fosse, Jouvenet và Girardon, những người cũng làm việc tại lâu đài Versailles. Ngày 28 tháng 8 năm 1706, đích thân Louis XIV khánh thành công trình.
Tới thời Napoléon, mái vòm trở thành ngôi đền vinh danh quân đội. Thi hài Thống chế Turenne và trái tim của Vauban được chuyển về đây. Vào năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp, mái vóm được trang trí lại lần thứ năm. 550 000 lá vàng, tức khoảng 10 kg được sử dụng cho công việc này[3].
Điện Invalides tiếp tục chức năng dưỡng đường và bệnh viện quân y cho tới cuối thế kỷ 19. Vào thời kỳ Cách mạng Pháp, đám đông đã cướp 32 ngàn khẩu súng trữ trong kho của Invalides. Sau khi trở thành ngôi đền quân đội, nơi đây đón nhận các bộ sưu tập của bào tàng Vũ khí. Năm 1900, Invalides chỉ còn 127 bệnh binh trú ngụ và chức năng bệnh viện bị loại bỏ. Sau chiến tranh, số thương binh lại tăng lên. Hiện nay điện Invalides thuộc Viện thương binh quốc gia (Institution Nationale des Invalides), tiếp tục là nơi điều dưỡng cho khoảng 100 thương bệnh binh[1].
Từ thời Đệ ngũ cộng hòa, điện Invalides là một trong những địa điểm được xem xét để làm dinh tổng thống, nhưng dự án này vẫn không được thực hiện. Từ năm 1996, điện Invalides được sửa chữa lại và hiện đại hóa. Công việc gồm 5 giai đoạn và kéo dài tới năm 2009[2].
Invalides 1683.jpg
Invalides năm 1683
LesInvalides2007.JPG
Invalides nhìn từ bãi cỏ phía Bắc

Invalides nhìn từ tháp Montparnasse
Les Invalides south entrance.JPG
Lối vào phía Bắc

Điện Invalides

Invalides nhìn từ tháp Eiffel
Trang trí trần Invalides
Bên trong mái vòm
Điện Invalides nằm tại Quận 7 thành phố Paris, thuộc khu vực tập trung nhiều công trình nổi tiếng: tháp Eiffel, École Militaire, bảo tàng Orsay, bảo tàng Rodin. Mái vòm mạ vàng của điện là một điểm nhấn quan trọng trong khung cảnh thành phố. Phía Nam Invalides, đại lộ Breteuil chạy thẳng dẫn tới quảng trường Breteuil. Bãi cỏ phía Bắc của điện rộng 32 800 , kéo dài tới bờ sông Seine, vị trí cầu Alexandre-III[5]. Các tòa nhà hai bên bãi cỏ còn có sự hiện diện của một số địa chỉ quan trọng: Đại sứ quán Áo và Đại sứ quán Phần Lan, nhà khách hàng không của Air FranceBộ Ngoại giao Pháp. Từ Invalides, tới cầu Alexandre-III và thẳng tiếp sang bên kia sông là đại lộ Winston-Churchill với hai công trình Grand PalaisPetit Palais ở hai bên.
Các dãy nhà của Invalides được xây dựng vuông góc và đối xứng Đông Tây, tạo thành 15 sân và vườn nhỏ bên trong. Sân lớn nhất mang tên sân danh dự (cour dʼhonneur), nằm ở chính giữa. Nhà thờ, ở phía Nam, có đỉnh mái vòm cao 101 mét. Dàn đại phong cầm nhà thờ được xây dựng từ 1679 tới 1687 và được sửa chữa lại trong khoảng thời gian 1955 đến 1957. Bên trong điện và bên ngoài phía Bắc được trang trí các khẩu pháo đặt rải rác. Kiến trúc của điện Invalides đã trở thành hình mẫu cho một số công trình nổi tiếng khác, như điện Capitoltòa thị chính San FranciscoHoa Kỳ[6][7].

Lăng quân đội

Điện Invalides đã trở thành lăng quân đội dưới thời Napoléon. Sau khi mất, đến năm 1840, thi hài của Napoléon được vua Louis-Philippe quyết định sẽ chuyển về Paris. Hoàng tử Joinville tới đảo Sainte-Hélène, chuyển thi hài Napoléon về đến Le Havre. Từ đó, tiếp tục bằng thuyền theo sông Seine về tới Paris ngày 15 tháng 10 năm 1840. Thi hài được đưa qua Khải Hoàn Môn rồi đại lộ Champs-Elysées, quảng trường Concorde và về Invalides[8].
Được đặt bên mộ Napoléon là mộ Joseph BonaparteJérôme Bonaparte, hai anh em của Napoléon, cùng hai vị tướng Gérard Christophe Michel DurocHenri Gatien Bertrand. Thi hài Napoléon II, con trai của Napoléon Bonaparte, cũng được đưa về Invalides năm 1940 như một món quà của Adolf Hitler dành cho nước Pháp. Hitler đã tới thăm mộ Napoléon vào ngày 23 tháng 6 năm 1940.
Điện Invalides còn là nơi yên nghỉ của nhiều nhân vật quân đội khác của Pháp, trong đó có một số chỉ huy trong Thế chiến thứ nhấtThế chiến thứ hai. Các giám đốc của Invalides, những người đều có một vị trí quân sự, cũng được án táng ở điện[1].

Một số nhân vật nổi tiếng

Thời kỳ quân chủ và Cách mạng
Thời Đệ nhất đế chế
Các chỉ huy trong thế chiến

Bảo tàng Vũ khí

Bộ sưu tập của bảo tàng Vũ khí bắt nguồn từ những bộ sưu tập của các vị vua Pháp, một số hiện vật từ kho hoàng gia thế kỷ 17. Các vũ khí này đều là minh chứng cho những tiến bộ của công nghệ quân sự. Từ năm 1663, vua Louis XIV quyết định tạo nên bộ sưu tập các đồ vật hoàng gia, lưu trữ và bảo quản một bộ sưu tập vương miện. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm, bộ sưu tập được lưu tại một điện ở vị trí quảng trường Concorde ngày nay. Từ 1778, một ngày trong tháng, công chúng được phép vào chiễm ngưỡng những hiện vật này.
Cách mạng Pháp rồi chiến tranh đã khiến một số hiện vật bị thất lạc. Cuối thế kỷ 19, sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, bộ sưu tập được chuyển về Invalides. Năm 1905, bảo tàng Pháo binh - có từ năm 1852 - và bảo tàng Lịch sử vũ khí - từ thời Cách mạng - hợp thành bảo tàng Vũ khí. Ngày nay, bảo tàng Vũ khí của Invalides sở hữu nhiều hiện vật quan trọng bậc nhất của lịch sử quân sự[2].
Eiffelturm Blick vom Invalidendom2.jpg Taxi Renault G7 Paris FRA 001.jpg KunitomoAirGunMechanism.jpg MilitaryCostumeEmperorKienLong1736-1796.jpg
Hàng pháo ở sân phía Bắc Taxi từng trở lính ra mặt trận
trong Thế chiến thứ nhất
Súng hơi của Kunitomo Ikkansai Áo giáp của Càn Long

Chú thích

  1. ^ a ă â Les Invalides - Paris trên trang Parisrama
  2. ^ a ă â b ATHENA, programme de modernisation trên trang của bảo tàng Vũ khí
  3. ^ a ă L'Hôtel national des Invalides: historique du monument trên trang của bảo tàng Vũ khí
  4. ^ Mansart remet à Louis XIV la clef de l’église du dôme des Invalides trên trang của Bộ Văn hóa Pháp
  5. ^ Esplanade des Invalides trên tranh của thành phố Paris
  6. ^ West Virginia State Capitol trên Swanke Hayden Connell Architects
  7. ^ San Francisco, City Hall building trên Virtourist
  8. ^ Dôme et église Saint-Louis des Invalides trên trang Insecula

Liên kết ngoài


Những địa điểm nổi tiếng của Paris
Tháp Eiffel · Khải Hoàn Môn · Đại lộ Champs-Élysées · Nhà thờ Đức Bà · Bảo tàng Louvre · Nhà thờ Sacré-Cœur · Bảo tàng Orsay
Trung tâm Pompidou · Conciergerie · Grand Palais · Vườn Luxembourg · Điện Invalides · Opéra Garnier · Nghĩa trang Père-Lachaise
Khải Hoàn Môn


Cuốn theo chiều gió (phim)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuốn theo chiều gió
Áp phích Gone with the Wind
Thông tin phim
Đạo diễn Victor Fleming
George Cukor
Sam Wood
Sản xuất David O. Selznick
Tác giả Margaret Mitchell (tiểu thuyết),
Sidney Howard
Ben Hecht
David O. Selznick
Jo Swerling
John Van Druten
Diễn viên Clark Gable,
Vivien Leigh,
Leslie Howard,
Olivia de Havilland,
Hattie McDaniel
Âm nhạc Max Steiner
Phát hành Metro-Goldwyn-Mayer
Công chiếu 15 tháng 12 năm 1939
Độ dài 222 phút
Ngôn ngữ Tiếng Anh
Kinh phí $ 3.900.000 (ước lượng)
Doanh thu $ 400.176.459[1]
Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind) (1939) là bộ phim Mỹ, thuộc thể loại phim chính kịch-lãng mạn-sử thi, được phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936. Phim được sản xuất bởi David O.Selznick, đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc Sidney Howard. Bộ phim được quay ở miền Nam nước Mỹ trong thời gian xảy ra nội chiến. Các diễn viên chính bao gồm: Clark Gable, Vivien Leigh, Leslie Howard, Olivia de Havilland và Hattie McDaniel. Nội dung của phim xoay quanh cuộc nội chiến Mỹ và thời kì tái thiết nhìn từ quan điểm của một người Mỹ da trắng ở miền Nam.
Ra mắt năm 1939, Gone With the Wind vẫn chứng tỏ sức sống lâu bền trong lòng khán giả khi dẫn đầu danh sách 100 bộ phim thành công nhất mọi thời đại về doanh thu tại Mỹ. Đây là kết quả từ cuộc thăm dò của nhật báo điện ảnh Screen Digest. Bộ phim đoạt 9 giải Oscar vừa được bình chọn là bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại trong lịch sử chiếu bóng Anh Quốc. Kể từ khi được phát hành năm 1939, "Cuốn theo chiều gió" đã mang lại 5.4 tỉ đô la (gấp nhiều lần so với con số 1.84 tỉ đô la doanh thu phòng vé mà Titanic kiếm được, tính đến thời điểm này).
Với độ dài ba giờ bốn mươi phút và bốn phút nghỉ giữa các phần, Cuốn theo chiều gió là bộ phim Mỹ có lồng tiếng dài nhất từng được thực hiện tính đến thời điểm hiện tại.

Tóm tắt nội dung

Phần 1

Bộ phim bắt đầu trên trang trại trồng bông Tara ở vùng nông thôn Georgia năm 1861 - thời kì nước Mỹ đang xảy ra nội chiến, nơi mà Scarlett O'Hara (Vivien Leigh) đang tán tỉnh hai anh em nhà Tarleton, Brent (Fred Crane) và Stuart (George Reeves). Scarlett, Suelle (Evelyn Keynes) và Careen (Ann Rutherford) là ba cô con gái của một người di cư gốc Ailen, Gerald O'Hara (Thomas Mitchell), và vợ ông, Ellen O'Hara (Barbara O'Neil), một hậu duệ của dòng dõi quý tộc Pháp. Hai anh em nhà Tarleton chia sẻ với Scarlett một bí mật, rằng Ashley Wilkes (Leslie Howard), người mà Scarlett thầm yêu, sẽ cưới em họ anh ta là Melanie Hamilton (Olivia de Havilland). Lễ đính hôn dự định sẽ được thông báo và ngày tiếp theo đó trong bữa tiệc ngoài trời tại nhà Ashley, trang trại Twelve Oaks gần đó.
Tại Twelve Oaks, Scarlett nhận ra cô đang được mến mộ bởi Rhett Butler (Clark Gable), một khách mời đẹp trai láu cá mà đã bị dòng họ ở Charleston của anh ta từ mặt. Rhett bị mọi người phản đối trong một cuộc thảo luận về chiến tranh, khi anh cho rằng miền Nam chẳng có cơ hội nào thắng những con số vượt trội và sức mạnh công nghiệp của miền Bắc. Scarlett lẻn đi khi mọi người đang ngủ trưa để được ở một mình với Ashley trong thư viện, và thú nhận tình yêu dành cho anh. Ashley thừa nhận anh thấy Scarlett hấp dẫn, và rằng anh cũng đã luôn thầm yêu cô, nhưng anh và Melanie ngọt ngào hợp nhau hơn. Cô buộc tội Ashley đã khiến cô hiểu nhầm và tát anh một cách giận dữ. Ashley im lặng bỏ đi còn Scarlett càng tức giận khi biết rằng Rhett đang chợp mắt trên ghế bành trong thư viện, và anh đã nghe lỏm toàn bộ câu chuyện. "Này ông, ông thật chẳng ra dáng một quý ngài!", và anh đáp lại lời của cô: "Còn cô, thưa cô, chẳng phải một quý bà!". Tuy nhiên Rhett hứa sẽ giữ kín bí mật tội lỗi của cô. Scarlett vội vã rời khỏi thư viện. Bữa tiệc bị gián đoạn bởi thông báo rằng chiến tranh đã nổ ra, do đó đám đàn ông phải vội đi tòng quân và đám phụ nữ thì bị tỉnh giấc trưa. Khi Scarlett nhìn Ashley hôn tạm biệt Melanie từ trên lầu, cậu em trai nhút nhát của Melanie, Charles Hamilton (Rand Brooks), người mà Scarlett đã vô tư đùa bỡn, hỏi cưới cô trước khi lên đường. Mặc dù không thực sự yêu Charles nhưng Scarlett vẫn đồng ý với mục đích tiếp cận gia đình Ashley và khiến anh ghen tuông. Charles và Scarlett cưới trước khi anh lên đường ra mặt trận.
Scalett sớm gúa bụa khi Charles chết vì bệnh viêm phổi và bệnh sởi trong quá trình phục vụ quân đội Liên minh miền Nam. Mẹ của Scarlett gửi cô đến nhà Hamilton ở Atlanta để khiến cô vui lên, mặc dù bà vú trực tính Mammy (Hattie McDaniel) bảo với Scarlett rằng bà biết cô tới đó chỉ hòng hi vọng Ashley quay lại. Scarlett và Melanie tham gia buổi bán hàng từ thiện ở Atlanta; Scarlett, người đáng nhẽ phải chìm đắm trong tột cùng đau khổ thì bị xì xào căm ghét. Rhett, bây giờ là người hùng vượt phong tỏa của Liên minh, xuất hiện trong sự ngạc nhiên của mọi người. Scarlett thậm chí còn làm dân chúng Atlanta kinh ngạc hơn khi chấp nhận lời mời nhảy cùng của Rhett. Trong khi nhảy, Rhett tiết lộ ý định giành lấy cô, và Scarlett đáp rằng điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra khi mà cô còn đang sống. Cuộc chiến trở nên bất lợi cho Liên minh sau trận Gettysburg mà trong đó nhiều đàn ông ra đi từ thị trấn của Scarlett đã hi sinh. Scarlett một lần nữa không thành trong nỗ lực giành lấy trái tim Ashley khi anh về nghỉ lễ Giáng sinh, mặc dù họ đã hôn nhau say đắm trong phòng khách trước khi anh quay trở lại mặt trận. Trong bệnh viện, Scarlett và Melanie chăm sóc những chiến sĩ bị thương (Cliff Edwards).
Tám tháng sau, thành phố bị bao vây bởi quân đội Liên bang trong chiến dịch Atlanta, Melanie trở dạ sớm. Giữ lời hứa với Ashley rằng sẽ "chăm sóc Melanie", Scarlett và người hầu gái Prissy (Butterfly McQueen) phải tự đỡ đẻ mà không có bác sỹ. Scarlett cầu xin Rhett đưa cô trở về Tara ngay lập tức cùng với Melanie, Prissy và đứa bé. Anh xuất hiện trên xe ngựa để mang họ rời khỏi thành phố trên một hành trình nguy hiểm vượt qua những bến ga và kho hàng bốc cháy. Anh bỏ cô lại cùng với con ngựa sắp chết, Melanie đang hấp hối, đứa bé và Prissy khóc lóc sướt mướt, cùng một nụ hôn say đắm trên đường trở về Tara. Cô đáp lại sự sửng sốt của anh bằng một cái tát khi anh lên đường chiến đấu cho quân đội Liên minh. Trên hành trình trở về nhà, Scarlett thấy Twelve Oaks bị cháy, tàn phá và bỏ hoang. Cô thở phào nhìn thấy Tara vẫn còn nhưng tất cả đã bỏ đi ngoại trừ bố mẹ cô, những người chị em và hai người làm, Mammy và Pork (Oscar Polk). Scarlett biết tin mẹ cô vừa mất vì sốt thương hàn còn cha cô thì đang trở nên mất trí sau những đau khổ. Trước Tara không có ai coi sóc và bị cướp phá bởi đám lính Liên Bang, Scarlett thề cô sẽ làm bất cứ điều gì để cứu sống gia đình và bản thân: "Có chúa chứng giám, ta sẽ không bao giờ đói nữa".

Phần 2

Scarlett xếp đặt công việc thu hoạch bông cho người nhà và giúp việc. Cô còn giết cả một tên lính miền Bắc đào ngũ đã đột nhập và hăm doạ cô, và tìm được tiền vàng trong túi dết của hắn, đủ để chu cấp cho gia đình cô trong một thời gian ngắn. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của quân Liên minh. Ashley trở về sau khi bị bắt làm tù binh. Mammy ngăn Scarlett chạy đến bên anh trong ngày anh và Melanie đoàn tụ. Ashley chán nản thấy mình không giúp được gì nhiều cho Tara, và khi Scarlett cầu xin anh hãy chạy trốn cùng cô, anh thú nhận rằng anh khao khát cô rồi hôn cô say đắm, nhưng cũng nói rằng anh không thể rời bỏ Melanie. Gerad O’Hara chết vì ngã ngựa trong lúc cố rượt tên Yankee, đốc công cũ của Tara bây giờ muốn mua lại điền trang này, ra khỏi lãnh địa của ông. Chỉ còn lại Scarlett một mình gánh vác gia đình, và cô nhận thấy là không thể trả nổi những khoản thuế má ngày càng tăng cho Tara. Biết rằng Rhett vẫn còn ở Atlanta và tin rằng anh vẫn giàu có, cô yêu cầu Mammy may cho một chiếc váy từ tấm rèm cũ của mẹ cô vẫn treo trong phòng khách. Tuy nhiên, qua cuộc viếng thăm, Rhett bảo cô rằng tài khoản ngân hàng của anh đã bị phong toả, và rằng nỗ lực vay mượn của cô là vô ích.
Khi Scarlett từ biệt Rhett, cô chạm trán vị hôn phu của cô em gái, Frank Kennedy (Carroll Nye) đã luống tuổi, người mà hiện tại đang sở hữu một cửa hàng tạp hoá và một nhà máy xẻ gỗ đều làm ăn phát đạt. Scarlett nói dối rằng Suellen mệt mỏi vì chờ đợi và đã cưới một gã đẹp trai khác. Sau khi trở thành bà Frank Kennedy, Scarlett cũng tiếp quản luôn công việc kinh doanh của chồng, và nàng dùng lợi nhuận kiếm được để mua một nhà máy cưa mà đã rất phát đạt trong quá trình tái thiết Atlanta, một phần là vì cô sẵn sàng giao thương với cả bọn Yankee đáng khinh cũng như thuê dùng những công nhân từng ngồi tù trong nhà máy của cô. Khi Ashley sắp nhận được một công việc trong nhà băng, Scarlett lại nhử tính yếu đuối của anh bằng cách khóc lóc rằng cần anh giúp một tay điều hành nhà máy cưa. Dưới sức ép từ Melanie, anh nhận lời. Một hôm, sau vụ Scarlett bị tấn công khi đánh xe một mình qua khu ổ chuột lân cận, Frank, Ashley và những người khác đã bất ngờ đột kích vào khu phố đó. Ashlet bị thương trong cuộc ẩu đả với đám lính Liên bang, còn Frank thì chết.
Sau đám tang của Frank, Rhett tới thăm Scarlett và cầu hôn nàng. Scarlett chấp nhận anh một phần vì tiền. Anh hôn nàng say đắm và nói rằng rồi một ngày anh sẽ giành được tình yêu của nàng bởi cả anh và nàng đều giống nhau. Sau tuần trăng mật ở New Orleans, Rhett hứa rằng sẽ lấy lại vẻ huy hoàng cũ cho Tara, trong khi Scarlett xây dựng biệt thự lớn nhất ở Atlanta. Hai người có với nhau một bé gái. Scarlett muốn đặt tên bé là Eugenie Victoria, nhưng Rhett lại đặt là Bonnie Blue Butler (Cammie King). Rhett làm mọi thứ để có được danh tiếng tốt đối với dân chúng Atlanta vì lợi ích của cô con gái bé bỏng. Scarlett, vẫn bám lấy Ashley và buồn phiền trước những dấu hiệu đi xuống của nhan sắc (vòng eo của nàng đã tăng từ 18,5 inch lên 20 inch), nói với Rhett rằng cô không muốn có thêm con nữa và rằng họ sẽ không ngủ chung giường kể từ nay. Trong cơn tức giân, anh đạp đổ cánh cửa ngăn đôi phòng ngủ của hai người, cho cô biết rằng cô không thể xua đuổi anh một khi anh đã muốn gần cô.
Một hôm trong lúc đi thăm nhà máy, Scarlett và Ashley cùng ôn lại những kỉ niệm xưa cũ, và khi cô ôm lấy anh để an ủi thì đã bị phát hiện bởi hai kẻ hay buôn chuyện, trong đó có chị gái India của Ashley, người vốn ghét Scarlett. Họ hăm hở rêu rao tin đồn khắp nơi và danh tiếng của Scarlett lại một lần nữa bị huỷ hoại. Tối hôm đó, Rhett, đã biết chuyện, buộc Scarlett phải ra khỏi giường và đến dự bữa tiệc sinh nhật của Ashley. Không tin bất cứ lời nói xấu nào về chị dâu mình, Melanie đã đứng về phía Scarlett để cho mọi người thấy rằng cô tin những tin đồn kia là sai sự thật.
Tối muộn hôm đó, sau khi về đến nhà, trong khi định lén lấy cho mình một ly rượu thì Scarlett phát hiện ra Rhett đang ngồi uống ở tầng dưới. Mù quáng vì ghen tuông, anh bảo Scarlett rằng anh có thể giết cô nếu điều đó có thể khiến cô quên được Ashley. Bế xốc cô lên tầng, anh nói: "Đêm nay em sẽ không đẩy tôi ra". Cô tỉnh dậy vào sáng hôm sau với vẻ hạnh phúc tội lỗi, nhưng Rhett trở lại để xin lỗi cô và đề nghị li hôn. Scarlett không đồng ý, nói rằng đó là một sự ô nhục. Rhett quyết định mang theo Bonnie trong chuyến đi dài ngày đến Luân Đôn. Tuy nhiên sau đấy anh nhận ra rằng một đứa bé như Bonnie vẫn luôn cần có mẹ vì một đêm, Bonnie gặp ác mộng và bé đã khóc gọi mẹ trong mơ. Rhett trở về cùng với Bonnie và Scarlett vui sướng được gặp lại anh, nhưng anh cự tuyệt nỗ lực hoà giải của cô. Anh để ý thấy sự khác biệt ở cô. Cô cho anh biết cô đang mang bầu nữa. Rhett hỏi ai là cha đứa bé và Scarlett nói với anh rằng anh biết rõ đấy là ai và thậm chí cô còn chẳng muốn đứa bé. Bị tổn thương, Rhett bảo cô "Vui lên đi. Biết đâu cô sẽ gặp tai nạn." Điên tiết, Scarlett nhảy bổ vào Rhett nhưng bị trượt chân ngã xuống cầu thang và sẩy thai. Rhett, phát điên lên vì cảm giác tội lỗi, khóc và kể với Melanie về cơn ghen của anh nhưng vẫn không để lộ sự thật về tình cảm của Scarlett dành cho Ashley.
Khi Scarlett đang hồi phục thì Bonnie bé bỏng, cũng bốc đồng như ông ngoại, chết trong một cú ngã trong lúc nhảy qua hàng rào với chú ngựa con. Scarlett đổ lỗi cho Rhett còn Rhett thì đổ lỗi cho chính mình. Melanie tới thăm để an ủi họ, và thuyết phục Rhett hãy để Bonnie được yên nghỉ nhưng sau đó thì cô đổ gục khi mang cái thai thứ hai mà bác sỹ đã cảnh báo có thể khiến cô mất mạng. Lúc hấp hối, cô nhờ Scarlett chăm sóc Ashley dùm cô như nàng đã từng chăm sóc cô dùm Ashley. Melanie cũng bảo Scarlett hãy đối tốt với Rhett vì anh rất yêu cô và trút hơi thở cuối cùng. Bên ngoài, Ashley khuỵu xuống trong nước mắt, vô vọng khi không còn vợ nữa. Chỉ đến lúc đấy Scarlett mới nhận ra cô không hề có một ý nghĩa gì trong anh, rằng cô đã yêu một điều gì đó chưa từng tồn tại. Cô chạy về nhà chỉ để biết rằng Rhett đang đóng gói hành lí rời bỏ cô. Cô cầu xin anh đừng đi, nói với anh rằng cô đã luôn yêu anh, rằng cô chưa từng thật sự yêu Ashley. Nhưng, anh cự tuyệt, nói rằng cái chết của Bonnie đã đi cùng với mọi cơ hội hàn gắn giữa hai người. Và khi cô nhắc lại rằng cô yêu anh, anh khẳng định: "Đấy là điều không may của em".
Khi Rhett bước ra khỏi cửa, dự định sẽ quay về quê hương Charleston của anh, Scarlett van nài, "Rhett, nếu anh đi, em sẽ về đâu? Em sẽ làm gì? Anh đã trả lời một câu nổi tiếng, "Nói thẳng là, em yêu, tôi đếch quan tâm!" và lẩn vào màn sương. Cô ngồi trên bậc thang và khóc trong tuyệt vọng, "Vậy thì có sao chứ?". Và rồi cô nhớ lại giọng nói của Gerald, Ashley, Rhett, tất cả họ đều gợi nhắc cô rằng sức mạnh của cô đến từ chính Tara. Hi vọng bừng sáng trên gương mặt Scarlett: "Tara! Nhà. Mình sẽ về nhà, và mình sẽ nghĩ cách mang Rhett trở về! Rốt cuộc thì, ngày mai là một ngày khác!". Trong cảnh cuối, Scarlett đứng dậy, kiên quyết, trước khi đến Tara.

Sản xuất

Kịch bản

Về biên kịch Sidney Howard, nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh Joanne Yeck viết, "đơn giản hoá cuốn tiểu thuyết đồ sộ Cuốn theo chiều gió quả thực là một nhiệm vụ hết sức nặng nề...và bản thảo đầu tiên của Howard thì cực dài, yêu cầu bộ phim kéo dài ít nhất sáu tiếng đồng hồ;... Selznick đã muốn Howard ở lại để sửa bản thảo...nhưng Howard từ chối rời khỏi New England và kết quả là, bản thảo đã được sửa lại bởi một nhóm những nhà viết kịch địa phương, gồm cả Bent Hecht..."
Nhà sản xuất David O.Selznick đã thay đạo diễn ba tuần trước khi khởi quay và sau đó thay luôn kịch bản. Ông tìm ra Victor Fleming, người mà thời điểm đó đang thực hiện bộ phim "The Wizard of Oz". Fleming đã không bằng lòng với kịch bản nên Selznick đã yêu cầu nhà viết kịch lừng danh Ben Hecht viết lại hoàn toàn kịch bản trong vòng năm ngày." Nhà viết kịch Ron Hutchinson đã khai thác tình tiết li kì này trong vở kịch nổi tiếng Moonlight and Magnolias, khi mà "Selznick thực sự nhốt bản thân ông cùng Fleming và Ben Hecht trong phòng trong vòng năm này để viết lại hoàn toàn kịch bản".
Cùng lúc bộ phim được phát hành năm 1939, người ta đã thắc mắc rằng ai nên được cho là người biên kịch cho bộ phim. "Tuy nhiên bất chấp những thay đổi và số lượng người tham gia biên kịch, kịch bản cuối cùng giống bản thảo của Howard một cách đáng kể. Tên của Howard xuất hiện duy nhất trong phần hiệu đính như là một sự tưởng nhớ đến ông và sự nghiệp của ông, vì năm 1939, Sidney Howard chết thảm khốc trong một vụ tai nạn máy kéo trên nông trường ở tuổi bốn mươi tám, trước khi bộ phim được khởi chiếu." Selznick nhớ lại vào tháng 10 năm 1939, cuộc thảo luận với người hiệu đính cho phim:
"Anh có thể nó thẳng rằng một phần tương đối nhỏ trong những chất liệu của bộ phim mà không phải từ truyện, phần lớn là chính bản thân tôi, và những lời thoại duy nhất không phải của tôi thì một ít là của Sidney Howard, một ít của Ben Hecht và một ít của John Van Druten. Tôi nghi ngờ rằng có khoảng mười từ trong kịch bản là của Oliver Garrett. Về phần kết cấu, khoảng tám mươi phần trăm là của tôi, phần còn lại thì chia cho Jo Swerling và Sidney Howard, cùng Ben Hecht đóng góp cho kết cấu của phần cuối". Theo người viết tiểu sử cho Hecht, illiam MacAdams, "Lúc bình minh ngày chủ nhật 20 tháng hai năm 1939, David Selznick và đạo diễn Victor Fleming lắc Hecht dậy để thông báo rằng ông đang nợ MGM và phải đi cùng họ ngay lập tức để quay Cuốn theo chiều gió mà đã được bấm máy từ năm tuần trước. Selznick mất khoảng 50,000 đô-la cho mỗi một ngày trì hoãn bộ phim để đợi biên kịch và thời gian thì rất là cấp bách.
Hetch lúc đấy đang làm dở dự án At the Circus cho anh em Marx. Nhớ lại bức thư viết cho người bạn Gene Fowler, cũng là một nhà biên kịch, Hecht nói ông chưa từng đọc cuốn tiểu thuyết nhưng Selznick và Fleming không thể đợi cho tới khi ông đọc xong nó. Họ phải ứng biến dựa trên kịch bản gốc của Howard. Hecht viết, "Sau mỗi cảnh được thảo luận và mổ xẻ, tôi ngồi xuống trước máy chữ và gõ nó ra. Selznick và Fleming nóng lòng muốn tiếp tục việc quay phim đang dở của họ liên tục giục tôi. Chúng tôi làm việc như vậy trong bảy ngày, từ mười tám đến hai mươi giờ một ngày. Selznick không cho chúng tôi ăn trưa với lí do rằng ăn uống sẽ làm chậm tiến độ. Anh ta chỉ cho chúng tôi chuối và lạc muối...vậy nên đến ngày thứ bảy thì tôi xong gọn ghẽ chín cuộn phim đầu tiên về cuộc nội chiến.

Nhân vật

Scarlett O'Hara

Bài chi tiết: Scarlett O'Hara
Katie Scarlett O'Hara Hamilton Kennedy Butler: Nhân vật chính của tác phẩm, một cô gái xinh đẹp, con của một điền chủ giàu có ở Georgia trước nội chiến Mỹ. Nàng đã 3 lần kết hôn, tính tình ích kỷ, ngang bướng nhưng là con người đầy nghị lực và sức mạnh vượt qua khó khăn.
Scarlett O'Hara do nữ diễn viên Vivien Leigh thủ vai.

Rhett Butler

Bài chi tiết: Rhett Butler
Rhett Butler: Người chồng thứ 3 của Scarlett, một con người từng trải, mưu trí, vô cùng thông minh và sâu sắc, thực dụng nhưng cũng rất đa cảm và có một tình yêu thương vô bờ bến với Scarlett và Bonnie.
Rhett Butler được thể hiện bởi Clark Gable.

Ashley Wilkes

Bài chi tiết: Ashley Wilkes
George Ashley Wilkes: George Ashley Wilkes: Chồng của Melanie và là người Scarlett theo đuổi đến gần hết tác phẩm. Một người đàn ông quý phái và hay mơ mộng, thông minh nhưng yếu đuối, dễ gục ngã trước thực tế.
Ashley Wilkes được thể hiện bởi Leslie Howard.

Melanie Hamilton

Bài chi tiết: Melanie Hamilton
Melanie Hamilton Wilkes: Vợ và là em họ của Ashley, em chồng Scarlett, một người phụ nữ quý phái, yếu đuối, hiền dịu, đôn hậu nhưng lại đầy nghị lực và sức mạnh tiềm ẩn, là điểm tựa tinh thần của Ashley và Scarlett. Sau khi cố gắng sinh đứa con thứ hai, nàng đã mất vì không đủ sức khỏe.
Melanie Hamilton được thể hiện bởi Olivia de Havilland.

Phân vai

Một vài chi tiết thú vị

Tất cả rượu sử dụng trong bộ phim đều là trà. Tuy nhiên, trong cảnh quay khi Clark Gable và Hattie McDaniel uống mừng ngày sinh của Bonnie thì Gable đã bí mật thay trà bằng rượu thật. Hattie không hề biết chút gì cho tới khi uống một ngụm. Chiều hôm sau, Gable hỏi Hattie: "Này vú, cơn say rượu thế nào ?
Gable cũng bị đoàm làm phim chơi một vố. Trong cảnh quay khi Rhett tới để cứu Scartlett, Prissy và hai mẹ con Melanie, Rhett phải vào phòng ngủ để bế Melanie (đang bệnh) ra khỏi giường. Nhân viên hậu trường đã khâu thêm 70 pounds vào đồ ngủ của Melanie. Khi Gable bế de Havilland lên, ông cảm thấy bà nặng hơn bình thường. Vốn là người là người rất vui tính, Gable đã đùa lại rằng có ai đó trong đoàn làm phim đã đóng đinh de Ha villand vào giường.
Trong bốn nhân vật chính trong phim thì Melanie là nhân vật duy nhất chết. Điều kì lạ là ngoài đời thực thì diễn viên Olivia de Havilland là diễn viên duy nhất còn sống (Leslie Howard mất vì tai nạn máy bay trong chiến tranh, Vivien Leigh mất năm 1967 do căn bệnh viêm phổi còn Clark Gable thì chết vì nhồi máu cơ tim vào năm 1960)
Vivien Leigh nói rằng bà không thích hôn Clark Gable vì miệng ông có mùi rất khó chịu.
Khi Hattie McDaniel nhận được giải Oscar, bà sung sướng đến phát khóc và chỉ lí nhí được lời cảm ơn. Bạn diễn của bà, Olivia de Havilland đã tới chúc mừng và chỉ đến lúc ấy, de Havilland mới nhớ ra là mình đã bị vuột mất giải Oscar (cả hai người đều được đề cử giải Oscar cho diễn viên phụ xuất sắc nhất). Quá thất vọng, de Havilland đã lặng lẽ ra ngoài trong nước mắt.
Trong giờ nghỉ, Vivien Leigh và Clark Gable thường chơi trò battleship (một trò đố chữ). Một lần, hai người mời Olivia de Havilland chơi và bà đã dễ dàng đánh bại cả hai người. Từ đó, Leigh và Gable không cho de Havilland chơi cùng nữa.
Trong thời gian quay phim, Vivien Leigh hút bốn gói thuốc lá một ngày.

Nhạc phim

Phần nhạc sử dụng trong phim được xếp thứ 2 trong Danh sách 100 năm nhạc phim của Viện phim Mỹ

Giải thưởng của Viện hàn lâm khoa học Mỹ Academy Award (Giải Oscar)

Phim được đề cử 13 giải năm 1939, trong đó có 8 đoạt giải, trở thành phim đầu tiên đoạt trên 5 giải Oscar.
Giải Kết quả Đối tượng tham gia
Phim xuất sắc nhất Đoạt giải Selznick International Pictures (David O. Selznick, nhà sản xuất)
Đạo diễn Đoạt giải Victor Fleming
Vai nam chính Đề cử Clark Gable
Winner was Robert Donat - Goodbye, Mr. Chips
Vai nữ chính Đoạt giải Vivien Leigh
Kịch bản chuyển thể Đoạt giải Sidney Howard
Awarded posthumously
Vai nữ phụ Đoạt giải Hattie McDaniel
Received a miniature "Oscar" statuette on a plaque
Vai nữ phụ Đề cử Olivia de Havilland
Winner was Hattie McDaniel - Gone with the Wind
Quay phim Đoạt giải Ernest Haller and Ray Rennahan
This received the "Oscar" statuette
Biên tập Đoạt giải Hal C. Kern and James E. Newcom
Received a miniature "Oscar" statuette on a plaque, replaced with a regular statuette in 1962
Chỉ đạo nghệ thuật Đoạt giải Lyle Wheeler
Best Visual Effects Đề cử Fred Albin (Sound), Jack Cosgrove (Photographic), and Arthur Johns (Sound)
Winners were Fred Sersen (Photographic) and E. H. Hansen (Sound) - The Rains Came
Nhạc phim Đề cử Max Steiner
Winner was Herbert Stothart - The Wizard of Oz
Âm thanh Đề cử Thomas T. Moulton (Samuel Goldwyn Studio Sound Department)
Winner was Bernard B. Brown (Universal Studio Sound Department) - When Tomorrow Comes
Giải Kết quả
Irving G. Thalberg Award David O. Selznick
For his career achievements as a producer.
Honorary Award William Cameron Menzies (Miniature "Oscar" statuette on a plaque)[2]
For outstanding achievement in the use of color for the enhancement of dramatic mood in the production of Gone with the Wind.
Technical Achievement Award Don Musgrave and Selznick International Pictures (Certificate)
For pioneering in the use of coordinated equipment in the production Gone with the Wind.

Vinh danh

Được viện phim Mĩ xếp loại

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Gone with the Wind”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ Newsreel footage of Menzies receiving award, seen in The Making of Gone With the Wind (1988).

Liên kết ngoài

Tiếng Việt
Tiếng Anh

Thần đạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biểu tượng của thần đạo được thế giới biết đến
Một thần xã nhỏ
Thần đạo (tiếng Nhật: 神道, Shintō) là tín ngưỡngtôn giáo của dân tộc Nhật Bản.

Tín ngưỡng

Thần đạo có rất nhiều các thần thánh, có đến 8 triệu thần (神 kami). Tuy một số các vị thần này được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, Mặt Trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần. Những thần trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên đàng gọi là "cao thiên nguyên" (高天原 takama-ga-hara), và chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ.
Cổng lớn của Thần cung Kehi
Nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các thần xã (神社) hoặc những nơi linh thiêng đặc biệt. Những linh vật thường được dâng lên thần linh là vải, gương hay kiếm. Nghi lễ tẩy trần rất quan trọng, người làm lễ phải giữ cho mình được trong sáng để được tĩnh tâm và có được may mắn. Ngày nay, các hoạt động nghi lễ Thần đạo thường được gắn với lễ hội, lễ cưới truyền thống hay năm mới. Tuy nhiên người ta cũng thường hay đến đền để cầu nguyện và dâng lễ (thường là chỉ bỏ vài yen vào thùng rồi cầu xin thần), hay mua bùa may mắn. Và ở nhà cũng thường có thần bằng (神棚 kamidana) để thờ các linh hồn.
Tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không cấm hay buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và tránh điều ác. Giết chóc đối với Thần đạo là điều ác và không nên giết sinh vật trừ khi vì sự sống còn của bạn, nên trước khi ăn thường phải nói câu Itadakimasu! (戴きます) để cảm ơn những sinh linh đã chết để trở thành thức ăn, ngày nay điều này đã trở thành một phong tục. Những người hay sinh vật bị giết một cách dã man, và không được thờ cúng sẽ trở thành hoang thần dạng (荒神様 aragami). Ngoài ra, còn có rất nhiều loại ma quỉ như quỉ (鬼 oni), yêu quái (妖怪 youkai), hà đồng (河童 kappa)...

Các vị thần

Izanagi và Izanami tạo nên nước Nhật
Mỗi ngôi đền đều được xây dựng để dành riêng cho một thần. Sau đây là những nam thần và nữ thần (女神 megami) chính trong truyền thuyết:
  • Izanagi (イザナギ Cổ sự ký ghi là 伊弉諾 Y Trang Nặc, Nhật Bản thư kỷ ghi là 伊邪那岐 Y Tà Na Kỳ, ngoài ra còn được viết là 伊弉諾尊 Y Trang Nặc Tôn) là vị nam thần đầu tiên, chồng của Izanami. Ông cùng vợ đã tạo ra nước Nhật. Ông từ trên cầu Ame-no-ukihashi dùng ngọn giáo thần Ame-no-nuboko nhúng vào đại dương và khuấy. Khi ngọn giáo được rút lên nước biển nhỏ xuống tạo thành một hòn đảo. Izanagi và Izanami xây dựng một lâu đài và sinh ra 8 hòn đảo mới, gộp thành phần lớn nước Nhật ngày nay. Izanagi là cha của Amaterasu, Tsukiyomi và Susanoo.
  • Izanami (イザナミ còn được viết là: 伊弉冉 Y Trang Nhiễm, 伊邪那美 Y Tà Na Mỹ, 伊弉弥 Y Trang My) là vị nữ thần đầu tiên, vợ của Izanagi. Khi Izanami sinh ra thần lửa Kagutsuchi (火之迦具土神 Hinokagatsuchi, Hỏa Chi Già Cụ Thổ Thần trong Cổ sự kí; còn gọi là Kagutsuchi trong Nhật Bản thư kỷ), lửa bốc cháy khiến bà bị thương và chết. Inazagi nổi giận và dùng kiếm chém vào đầu của Kagutsuchi và chặt thành 8 khúc. Các phần của Kagutsuchi trở thành những núi lửa bao bọc nước Nhật. Khi Izanagi xuống Suối Vàng (黄泉 Yomi, Hoàng Tuyền) để đón Izanami về, bà đã biến thành thần chết. Izanagi bị vợ đuổi và trở về một mình.
Amaterasu ló mình khỏi hang đá
  • Amaterasu-Ōmikami (天照大神 Thiên Chiếu Đại Thần theo Nhật Bản thư kỷ, 天照大御神 Thiên Chiếu Đại Ngự Thần theo Cổ sự ký; ngoài ra còn được viết là 天照皇大神 Thiên Chiếu Hoàng Đại Thần, 日神 Nhật Thần hay Thần Mặt Trời) là vị nữ thần được sinh ra từ mắt trái của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Amaterasu mang lại ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật, nhưng một hôm em trai của Amaterasu là Susanoo cãi nhau với bà và ném vật được dâng tế cho Amaterasu, một con lừa chết, vào phòng thêu làm chết một cô hầu gái. Amaterasu tức giận và tự nhốt mình trong hang đá, khiến thế giới chìm vào bóng tối. Ame-no-Uzume và các vị thần khác đã tìm cách lừa Amaterasu ra bằng một lễ hội ầm ĩ và một chiếc gương đồng. Amaterasu được xem là tổ tiên của người Nhật, và bà đã tặng chiếc gương đồng "Bát Chỉ" (八咫鏡 Yata No Kagami, Bát Chỉ kính), "Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc" (八尺瓊曲玉 Yasakani no Magatama) và thanh gươm "Thảo Thế" (草薙の剣 Kusanagi-no-Tsurugi, Thảo Thế kiếm) cho cháu mình là Ninigi-no-Mikoto khi cho ông xuống mặt đất. Ngày nay thanh gươm được giữ tại thần cung Atsuta (熱田).
Đền thờ thần Tsukuyomi ở Kyoto
  • Tsukuyomi (月読 Nguyệt Độc) là thần Mặt Trăng, em trai của Amaterasu. Tsukuyomi được sinh ra từ mắt phải của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Một hôm Amaterasu sai Tsukuyomi đi thay mình đến dự tiệc của Ukemochi-no-kami (保食神 Bảo thực thần). Ukemochi lần lượt nhìn vào biển, rừng và đồng lúa rồi nôn ra cá, thịt và một chén cơm mời Tsukuyomi ăn. Kết quả là bà bị Tsukuyomi cảm thấy kinh hãi và giết chết. Từ đó, Amaterasu không thèm nhìn mặt em trai nữa, và khi nào có Mặt Trăng thì Mặt Trời đi chỗ khác.
Susa-no-O diệt đại xà
  • Susanoo-no-Mikoto (スサノオ đọc là Susa-no-O, Nhật Bản thư kỷ ghi là 素盞嗚尊 Tố Trản Ô Tôn, 素戔嗚尊 Tố Tiên Ô Tôn; Cổ sự ký ghi là 建速須佐之男命 Kiến Tốc Tu Tá Chi Nam Mệnh, 須佐乃袁尊 Tu Tá Nãi Viên Tôn) là thần biển và gió bão. Susanoo là em trai của Amaterasu và Tsukuyomi, được sinh ra từ mũi của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Susanoo làm Amaterasu tức giận và bị đuổi đi. Khi đến huyện Izumo, Susanoo gặp hai thần đất. Họ đã bị một con rắn 8 đầu Yamata-no-Orochi (八岐の大蛇 Bát Kỳ Đại Xà) bắt mất 7 người con gái. Susanoo hỏi cưới cô thứ 8 nhỏ nhất chưa bị bắt là Kushi-inada-hime (奇稲田姫 Kì Đạo Điền Cơ) rồi biến cô thành một chiếc lược giấu trên đầu. Susanoo dùng 8 bình rượu để làm con rắn bị say rồi chặt khúc. Từ đuôi của đại xà, Susanoo tìm được thanh gươm Thảo Thế và gửi tặng Amaterasu để làm hòa.
Ame-no-Uzume-no-mikoto lừa được Amaterasu ra ngoài
  • Ame-no-Uzume-no-mikoto (アメノウズメ, Cổ sự ký ghi là 天宇受賣命 Thiên Vũ Thụ Mại Mệnh, Nhật Bản thư kỷ ghi là 天鈿女命 Thiên Điền Nữ Mệnh) là nữ thần của lễ hội và hạnh phúc. Khi Amaterasu nhốt mình trong hang, Ame-no-Uzume treo một chiếc gương bằng đồng lên cây, khoác hoa lá lên mình rồi nhảy múa trước cửa hang. Các vị thần kéo tới xem, Ame-no-Uzume vất bỏ chiếc áo bằng hoa và đám đông nam thần hét lên thích thú. Amaterasu tò mò lẻn ra khỏi hang xem, ánh sáng của bà phản chiếu trong gương tạo ra bình minh xóa tan bóng tối. Các vị thần lấp của hang, mọi người vui vẻ trở lại và cùng nhau lập lễ hội.
  • Sarutahiko-Ōkami(猿田毘古大神 Viên Điền Tì Cổ Đại Thần) là thần đất và sức mạnh. Ông là chồng của Ame-no-Uzume-no-mikoto. Khi Ninigi-no-Mikoto được phái xuống đất, ông ta bị Sarutahiko chặn đường. Khi Ame-no-Uzume đến hỏi, Sarutahiko chào đón Ninigi-no-Mikoto và cả 3 cùng đi chung với nhau. Sarutahiko thường được mô tả là một người rất to lớn và cầm giáo dài, đặc biệt có mũi rất to và dài.
Torii dẫn vào đền thờ thần Đạo Hà
  • Inari (稲荷 Đạo Hà) là thần gạo, đôi lúc xuất hiện dưới dạng một ông già, hoặc một thiếu nữ, thường được đi kèm bởi một con hồ ly màu trắng. Đền của Inari thường có rất nhiều cổng nối tiếp nhau và có tượng cáo trắng đeo khăn đỏ ở hai bên. Cả Inari và Kitsune đều rất thích ăn đậu khuôn chiên Aburaage (油揚げ) nên món này thường được dâng cho Inari cùng với rượu sake và bánh gạo.
  • Enma-Daiō (閻魔大王 Diêm Ma đại vương) là vua của địa ngục. Tuy nhiên Enma có xuất xứ từ Phật giáo chứ không phải Thần đạo.
  • Ninigi-no-Mikoto (瓊瓊杵尊 Quỳnh Quỳnh Chử Tôn) là cháu của Amaterasu. Nữ thần Mặt Trời phái ông xuống mặt đất để thành lập nước Nhật. Ninigi-no-Mikoto đem theo 3 bảo vật của Thiên Chiếu là thanh gươm, gương và viên ngọc. Khi Ninigi-no-Mikoto gặp Konohana-sakuya-hime (木花之開耶姫 Mộc Hoa Chi Khai Da Cơ) liền đem lòng yêu cô và đến gặp cha của Konohana để hỏi cưới. Công chúa hoa anh đào Konohana và Ninigi-no-Mikoto là tổ tiên của người Nhật.

Đền thờ

Torii của đền Itsukushima
Đền thờ Thần đạo gọi là thần xã (神社 jinja). Phía ngoài đền thờ có cổng torii (鳥居) bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ. Khu vực linh thiêng nhất là sảnh điện bên trong bản điện (本殿 honden), chỉ có các thần chủ (神主 kannushi) mới được phép vào làm lễ. Còn khu vực sân bên ngoài cho phép người ngoài đến viếng đền, uống nước, mua sắm hay đi tham quan. Thường các đền thờ có bán đủ loại bùa đem lại may mắn (như khi mang thai, sức khỏe, tình yêu, hay để khỏi bị xe đụng). Đền thờ thường có giếng nước hay nơi đựng nước để người đến rửa mặt và tay để tẩy trần trước khi vào sâu hơn.
Thần xã Itsukushima
Các thần xã thường được xây trên đồi núi, từ dưới leo lên đến nơi rất mỏi chân và mệt, nhưng đó là cách để tỏ lòng thành kính. Đặc biệt có thần xã Itsukushima (厳島) nổi tiếng nằm trên nước. Thần xã Itsukushima được xem là di sản văn hóa quốc gia và được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại xã Fushimi Inari (伏見稲荷) có đến hàng ngàn cổng torii nối tiếp dẫn từ ngoài vào đến tận đền.
Các vu nữ giúp làm lễ cưới truyền thống
Các vu nữ (巫女 miko) có nhiệm vụ chăm sóc các ngôi đền. Vu nữ thường mặc kimono trắng với quần hakama đỏ, và bít tất tabi. Ngày xưa các vu nữ bắt buộc phải là trinh nữ. Họ giúp đỡ thần chủ trong các buổi lễ, biểu diễn các điệu múa nghi lễ gọi là "Vu nữ thần lạc" (巫女神楽 Miko Kagura), quét dọn sân đền, thắp đèn lồng, làm thẻ xăm bói toán, hoặc bán các loại bùa may mắn. Thần lạc là điệu múa mà Ame-no-Uzume biểu diễn trong thần thoại. Điệu múa này thường rất chậm, vu nữ sẽ cầm quạt hay chuông, và các động tác đều có ý nghĩa.
Ở các cổng torii của đền thường treo những dây thừng làm bằng rơm gọi là "chú liên thừng" (注連繩 shimenawa). Những sợi dây này thường được treo ở những nơi thiêng liêng để đuổi tà, trên đó thường quấn thêm "chỉ thùy" (紙垂 shide), là những chuỗi thường được làm bằng giấy hay vải trắng có hình dạng như tia sét. Chỉ thùy cũng thường được quấn vào que đũa gỗ thành cái gọi là gậy trừ tà "phất xuyến" (祓串 tamagushi) hay gậy sét haraigushi (はらいぐし). Các vu nữ thường dùng phất xuyến gồm có chỉ thùy gắn vào nhánh cây chè sakaki (榊) trong các buổi lễ thanh tẩy.
Ema treo ở đền Minh Trị tại Tokyo
Hội mã (絵馬 ema) thường được treo trước đền, là những thẻ gỗ dùng để viết điều ước của mình lên đó. Những thẻ này được để bên ngoài để thần có thể đọc và hoàn thành điều ước. Hội mã nghĩa là "ngựa vẽ", vì ngày xưa người giàu thường dâng ngựa cho đền, nhưng ngày nay chỉ dùng "ngựa vẽ trên thẻ gỗ". Ngày nay những người trẻ tuổi thường ước chuyện tình yêu hay không học bài mà vẫn thi đậu. Tuy các ema được trang trí bằng họa tiết theo lối Ukiyo-e (浮世絵), thường các bảng treo hội mã vẫn trông rất xấu, vì nhiều người chữ xấu mà vẫn ước đủ thứ.
Một quầy bán mì nướng Yakisoba ở lễ hội
Người ta thường viếng đền vào những dịp như lễ cưới, năm mới, lễ hội, hay chỉ đơn giản là đi cầu may trước khi đi thi. Đa phần các lễ hội địa phương phải được tổ chức gần một đền Thần đạo và người ta thường kéo tới đền trong những dịp này. Đường dẫn đến đền sẽ được bày bán nhiều loại thức ăn đặc trưng được làm trong lễ hội như yakisoba (焼きそば).

Lịch sử

Thần đạo xuất hiện từ trước Công nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép lại trong cuốn Cổ sự ký (古事記 Furukotofumi) và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (日本書紀 Nihon Shoki). Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla của Bắc Âu, trong đó các vị vua chúa đều cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở đây là nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời Flag of Japan (bordered).svg.
Thần xã Hirano ở Kyoto
Đến thế kỷ thứ 6, Phật giáoNho giáo xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo được đặt ra để phân biệt. Trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代; 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ 9, đại sư Kōbō (弘法) hợp nhất những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo ra Chân ngôn tông (真言宗). Tuy cùng tồn tại với Phật giáo, Thần đạo gần như bị loại bỏ.
Đến tận thế kỷ 18, thời kỳ Edo (江戸時代; 1603 - 1868), Thần đạo được tách ra khỏi Phật giáo nhờ một số người như Motoori Norinaga (本居宣長 Bổn Cư Tuyên Trưởng) hay Hirata Atsutane (平田篤胤 Bình Điền Đốc Dận), những người này đề cao tư tưởng tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên do tầm ảnh hưởng của Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần đạo thành quốc giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau.
Thẫn xã Yasukuni tại Tokyo
Năm 1867, chế độ Mạc phủ (将軍) bị lật đổ, và Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền. Ngày 13 tháng 3 năm 1868, chính phủ Nhật Bản công bố "Thần Phật phân ly lệnh", tách Thần đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời khôi phục lại Thần kỳ quan (神祇官 Jingi-kan), một cơ quan lo việc tôn giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển. Tiếp đó, vào tháng 7 năm 1869, dựa vào Đại Bảo luật lệnh (大宝律令 Taihō-ritsuryō), Thần kỳ quan được đặt cao hơn Thái chính quan (太政官 Daijō-kan), hay cơ quan đứng đầu chính phủ. Năm 1870, công bố chiếu Đại giáo, thực thi chính sách coi Thần đạo là quốc giáo. Đến tháng 7 năm 1871, cơ cấu chính phủ lại gần giống với ban đầu, Thái chính quan nắm mọi quyền lực. Do Thiên hoàng được cho là con cháu thần linh, chính phủ lợi dụng Thần đạo để nói rằng Thiên hoàng xứng đáng cai trị cả thế giới, và buộc Đài LoanTriều Tiên là các thuộc địa phải theo đạo Thần đạo.
Hệ thống các đền Thần đạo đa phần được nhà nước thiết lập. Như Thần xã Yasukuni (靖国神社) được dành riêng để thờ linh hồn những người hi sinh cho tổ quốc, do đó có cả những sĩ quan được cho là tội phạm chiến tranh. Việc các Thủ tướng Nhật Bản như Koizumi Junichirō thường xuyên đi thăm đền này đã tạo ra nhiều phản đối từ các nước như Hàn Quốc, vì Nhật chiếm đóng Hàn Quốc hơn 50 năm. Sau Thế chiến thứ hai, Thần đạo tách ra khỏi nhà nước để trở lại là một tôn giáo bình thường và số người theo đạo giảm mạnh. Ngày nay trong nước có hơn 80 ngàn đền thờ và khoản 100 triệu người theo các tín ngưỡng hay phong tục Thần đạo. Tuy nhiên, số người thật sự coi Thần đạo là tôn giáo chính và sống vì Thần đạo (như các vu nữ) thì chỉ khoảng hơn 4 triệu. Như một người Nhật bình thường hàng năm vẫn đi thăm các đền Thần đạo vài lần, nhưng như vậy không tính là theo Thần đạo.

Hình ảnh

Văn hóa hiện đại

Wiki-tan mặc trang phục vu nữ
  • Tháng 10 (theo lịch âm) là tháng Kannazuki (神無月 Thần Vô Nguyệt), tháng mà tất cả các vị thần đều rời nơi ở của mình để đến họp tại Đại xã Izumo (出雲大社 Izumo Taisha);
  • Núi Phú Sỹ (富士) được xem là nơi linh thiêng, phụ nữ bị cấm tới gần cho đến thời kỳ Minh Trị (1868);
  • Trà đạo (茶道 Sadō) có ảnh hưởng từ Thần đạo;
  • Nghệ thuật cắm hoa Ikebana (いけばな) có ảnh hưởng từ Thần đạo;
  • Đấu vật Sumō (相撲) được bắt nguồn từ Thần đạo;
  • Ngày nay lễ cưới và lễ hội người ta đi đến các đền Thần đạo, nhưng đám tang thì lại kéo tới chùa Phật giáo;
  • Trong game Ōkami, nhân vật chính Amaterasu, một con sói, được gọi thân mật là Ammy;
  • Trong anime Mai-HiME, Kagu-tsuchi là phượng hoàng lửa, child của HiME Mai;
  • Trong anime Kannazuki no Miko, Orochi là một ác quỉ muốn tiêu diệt loài người;
  • Trong anime Inuyasha có nhiều việc được vay mượn từ truyền thuyết;
  • Trong game The King of Fighters, Orochi là boss của phiên bản '97;
  • Bộ phim Ju-on: The Grudge (呪怨) và hai phiên bản Mỹ The GrudgeThe Grudge 2 mượn thuyết về Urami (怨み) và hoang thần (荒神様 Aragami).

Tham khảo

  • Chikafusa Kitabatake - Dòng dõi Thiên Hoàng (Thế kỷ 14)
  • Tsunetsugu Muraoka - Tư tưởng của Thần đạo
  • Genichi Kato - Lịch sử phát triển của Thần đạo

Xem thêm

Liên kết ngoài



Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment