Saturday, December 13, 2014

Chào ngày mới 11 tháng 12


Vua Edward VIII
CNM365. Chào ngày mới 11 tháng 12 Wikipedia Ngày này năm xưa.  Ngày Núi quốc tế, ngày Cộng hòa tại Burkina Faso; sinh nhật quân chủ bang Selangor, Malaysia.  Năm 316 – Trước sự tấn công của quân Hán dưới quyền Lưu Diệu, Tấn Mẫn Đế ra khỏi kinh thành Trường An đầu hàng, Tây Tấn diệt vong. Năm 711 – Hoàng đế Đông La Mã Justinianos II bị loạn quân bắt giữ và xử tử bên ngoài Constantinopolis, ông là hoàng đế cuối cùng của triều đại Herakleios. Năm 1936 – Do bị phản đối trong việc kết hôn với Wallis Simpson, Edward VIII (hình) trở thành quốc vương Anh đầu tiên tự ý thoái vị. Năm 1994Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất mở màn khi Tổng thống Boris Yeltsin lệnh cho quân đội Nga tiến vào nước cộng hòa ly khai Chechnya.

Edward VIII của Anh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Edward VIII
Quốc vương
Anh, Ireland và Các lãnh địa hải ngoại
Hoàng đế Ấn Độ
The Duke of Windsor (1970).jpg
Edward khi là Công tước Windsor
ảnh chụp năm 1970
Tại vị 20 tháng 1 năm 193611 tháng 12 năm 1936
Tiền nhiệm George V Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệm George VI Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Phối ngẫu Wallis Simpson (sau khi thoái vị)
Tên đầy đủ Edward Albert Christian George Andrew Patrick David
Tước hiệu HRH The Duke of Windsor
HM The King
HRH The Prince of Wales
HRH The Duke of Cornwall
HRH Prince Edward of Wales
HRH Prince Edward of Cornwall and York
HRH Prince Edward of York
HH Prince Edward of York
Hoàng tộc Họ Windsor
Thân phụ George V
Thân mẫu Mary of Teck
Sinh 23 tháng 6 năm 1894
White Lodge, Richmond, Surrey, England
Thanh tẩy 16 tháng 7 năm 1894
White Lodge, Richmond, Surrey
Mất 28 tháng 5 năm 1972
Paris, Pháp
An táng 5 tháng 6 năm 1972Frogmore, Berkshire
Chữ ký của Edward VIII
Edward VIII (Edward Albert Christian George Andrew Patrick David; sau là Công tước Windsor; 23 tháng 6 năm 189428 tháng 5 năm 1972) là quốc vương Anh, Ireland và Các lãnh địa hải ngoại, Hoàng đế Ấn Độ, trong một thời gian ngắn ngủi (20 tháng 111 tháng 12 năm 1936) vì ông đã thoái vị để lấy người tình là bà Wallis Simpson. Bà Wallis Simpson là một người Mỹ đã có 2 lần ly dị cho nên hoàng gia và chính phủ Anh không thể chấp thuận cho Edward VIII cưới bà. Vua Edward VIII quyết định thoái vị thay vì từ bỏ bà Simpson.
Trước khi lên nối Vương vị, Edward được vua cha phong làm Thân vương xứ Wales, Công tước x CornwallRothesay. Khi còn trẻ, ông tham gia Các lực lượng Vũ trang Anh trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất và thực hiện nhiều chuyến hành trình ra hải ngoại thay mặt vua cha George V. Ông gắn bó với một loạt các phụ nữ có chồng và lớn tuổi hơn ông nhưng vẫn không kết không cho tới khi lên ngôi Quốc vương.
Sau khi thoái vị ông được phong làm quận công Windsor và sống lưu vong với bà Wallis Simpson cho đến khi qua đời.

Danh hiệu

  • 23 tháng 6 năm 1894 – 28 tháng 5 năm 1898: His Highness Hoàng Tử Edward xứ York
  • 28 tháng 5 năm 1898 – 22 tháng 1 năm 1901: His Royal Highness Hoàng Tử Edward xứ York
  • 22 tháng 1 năm 1901 – 9 tháng 11 năm 1901: His Royal Highness Hoàng Tử Edward xứ Cornwall và York
  • 9 tháng 11 năm 1901 – 6 tháng 5 năm 1910: His Royal Highness Hoàng Tử Edward xứ Wales
  • 6 tháng 5 năm 1910 – 23 tháng 6 năm 1910: His Royal Highness Công tước xứ Cornwall
  • 23 tháng 6 năm 1910 – 20 tháng 1 năm 1936: His Royal Highness Thân vương xứ Wales
    • tại Scotland: His Royal Highness Công tước xứ Rothesay
  • 20 tháng 1 năm 1936 – 11 tháng 12 năm 1936: His Majesty Quốc vương
  • 11 tháng 12 năm 1936 – 8 tháng 3 năm 1937: His Royal Highness Hoàng Tử Edward
  • 8 tháng 3 năm 1937 – 28 tháng 5 năm 1972: His Royal Highness Công tước xứ Windsor

Thân vương xứ Wales

Edward VIII sinh ngày 23 tháng 6 năm 1894 tại White Lodge ở Richmond, Anh [1]. Ông là con trai trưởng của vua George V. Ông là cháu nội của vua Edward VII, và là chắt của nữ hoàng Victoria.
Edward được chính thức phong làm Thân vương xứ Wales (Prince of Wales, dành cho Hoàng thái tử của Anh) trong một nghi lễ long trọng tại lâu đài Caernarfon ngày 13 tháng 7 năm 1911.[2] Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918) bùng nổ, Edward đã đủ tuổi phục vụ tích cực trong Quân đội và ông rất say mê binh cách.[3] Ông đã gia nhập đội Cận vệ Hoàng gia Anh vào tháng 6 năm 1914, nhưng cho dầu Edward luôn sẵn sàng bồng súng xông pha trận mạc, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh nước Anh là Huân tước Herbert Kitchener khứơc từ, vì ông này cho rằng nếu vị Hoàng thái tử nước Anh mà rơi vào tay "Đức tặc" thì nước Anh sẽ phải chịu vô vàn tổn thương.[4] Suốt trong thập niên 1920, Thái tử Edward đại diện vua cha, George V, trong nhiều công việc của triều đình ở trong nước cũng như ngoài nước. Ông đặc biệt hay đi thăm viếng những vùng nghèo đói trong nước,[5] và đã 16 lần đi kinh lý các thuộc địa từ năm 1919 đến 1935.
Với chức vị cao quí, đẹp trai, hay đi du lịch, và độc thân ông đã trở thành rất nổi tiếng. Trong thập niên 1920, ông được yêu chuộng như một minh tinh điện ảnh. Hình ảnh ông được thấy khắp nơi, và ông cũng là nổi tiếng cho tới nay là người ăn diện rất thời trang và "hào hoa phong nhã".[6]

Tình tứ lãng mạn

Trong những thập niên 1920 và 1930, tính tình lăng nhăng và những hành động táo bạo của Thái tử Edward đã khiến cho Thủ tướng Stanley Baldwin và vua George V rất lo ngại. Thư ký riêng của Edward là Alan Lascelles có nói rằng: "Không hiểu vì lý do di truyền hay sinh lý, trí óc của Thái tử đã không phát triển bình thường khi ngài đến tuổi trưởng thành".[7] Vua George V thất vọng vì Edward hay chơi bời và lăng nhăng với nhiều phụ nữ có chồng. Nhà vua rất lo ngại là Edward sẽ một ngày nối nghiệp của mình. George đã từng nói:
Sau khi ta chết đi, thằng ấy sẽ hủy hoại chính nó trong vòng 12 tháng.
—George V
Nhà vua cũng nói:
Ta cầu nguyện rằng con trưởng của ta [Edward] sẽ không lấy vợ và có con, để không có gì cản trở Bertie [con thứ] và vợ Lilibet lên ngai vàng.
—George V[8]
Quả đúng như vua nói, 12 tháng sau khi George qua đời Edward thoái vị và người em Bertie lên làm vua George VI.
Bà Wallis Simpson
Năm 1930, vua cha George V ban cho Edward một tư thất là thành Belvedere ở Sunningdale, nước Anh.[9] Ở nơi đây, Edward đã mở rất nhiều hội hè và tán tỉnh nhiều đàn bà có chồng như Freda Dudley Ward và Lady Furness (Thelma Morgan). Lady Furness giới thiệu Edward với một người bạn của mình là Wallis Simpson. Bà Wallis là một thường dân Mỹ, trong quá khứ đã ly dị người chồng thứ nhất năm 1927 và sau đó tái hôn với ông Ernest Simpson là một nhà kinh doanh Anh lai Mỹ. Edward dần dần mê bà Wallis và bỏ hết những người đàn bà khác. Ông tìm cách đem Wallis về giới thiệu với vua cha và hoàng gia, nhưng vua cha từ chối không nhận.[10] Mối liên hệ giữa Edward và người đàn bà Mỹ hai lần ly dị Wallis làm cho hoàng gia lo sợ đến mức ra lệnh cho cảnh sát Luân Đôn theo dõi cặp tình nhân này. Hồ sơ cảnh sát sau này được phổ biến có ghi rằng: "Bà ấy có vẻ như hoàn toàn nắm đầu Thái tử".

Lên ngôi

Vua George V qua đời ngày 20 tháng 1, 1936, và Edward lên thay, tức là vua Edward VIII của Anh. Ngày hôm sau, ông phá nghi tục triều đình khi chứng kiến buổi diễn hành tấn phong của chính mình qua cửa sổ của điện St. James bên cạnh bà Wallis Simpson (lúc đó vẫn có chồng).[11]
Vua Edward VIII có nhiều hành động chống lại những truyền thống cổ truyền của triều đình Anh. Hành động này làm cho nhiều người Anh bất mãn vì người Anh đa số rất tôn trọng và hãnh diện về những truyền thống cổ truyền của họ. Một thí dụ là theo tục lệ thì khi một nhà vua mới lên ngôi, chính phủ sẽ đúc tiền mới có ảnh nhà vua nhìn phía ngược lại với tiên quân. Tiền thời vua George V thì nhà vua nhìn về phía trái, như vậy nếu theo đúng tục lệ tiền mới của Edward sẽ nhìn về phía phải. Tuy nhiên, Edward VIII không chịu. Ông nói rằng mặt bên trái của ông đẹp hơn nên ông bắt chính phủ đúc tiền ông nhìn về phía trái, cùng hướng với vua cha.[12] Điều cũng đáng ghi nhận là khi vua em là George VI lên kế vị một năm sau, ông ra lệnh đúc tiền của ông cũng nhìn về phía trái, ý rằng Edward VIII đáng lẽ nên đúc tiền về phía phải theo tục lệ.[13]
Tiền Edward VIII nhìn về phía trái
Ngày 16 tháng 7 năm 1936, một người Ái Nhĩ Lan bất mãn là Jerome Brannigan cầm súng có nạp đạn đến gần nhà vua trong lúc ông cưỡi ngựa gần cung điện Buckingham. Cảnh sát thấy sớm nên đã vật Brannigan xuống đường và bắt Brannigan nhanh chóng. Khi ra tòa Brannigan bào chữa rằng Brannigan thật sự có ý "bảo vệ" Edward vì có tin một "chính quyền ngoại quốc" đang tìm cách ám hại Edward. Tòa xử Brannigan một năm tù.[14]
Vào tháng 8 và 9 năm 1936, Edward và bà Simpson đi du thuyền trên Địa Trung Hải. Đến tháng 10 bà Simpson nộp đơn ly dị chồng là ông Ernest Simpson và người ta thấy rõ là vua Edward VIII có ý định cưới bà Simpson.[15]

Thoái vị

Vua nước Anh cũng mang chức vụ là Giáo chủ tối cao của Anh giáo. Anh giáo không tán thành việc ly dị (mặc dù Anh giáo đã được sáng lập bởi vua Henry VIII để ông có thể ly dị hoàng hậu Catherine không có con thừa kế). Vì vậy Edward lấy một người ly dị hai lần như bà Simpson là chuyện rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể chấp nhận được. Ông có tìm cách giải quyết vấn đề này với thủ tướng Baldwin bằng cách đưa ra những giải pháp khác nhau, thí dụ như lấy bà Simpson nhưng bà không được làm hoàng hậu và các con từ cuộc hôn nhân này sẽ không được nối ngôi. Tuy nhiên, thủ tướng Baldwin hội ý kiến nội các Anh và các nước thuộc địa (Luật pháp Anh buộc chính phủ phải khảo ý các thuộc địa khi muốn thay đổi luật lệ truyền ngôi của nhà vua[16]) và hầu như tất cả mọi người không tán thành cuộc hôn nhân này.[17]
Văn kiện Thoái vị
Không còn giải pháp nào khác để giữ ngai vàng, Edward VIII ký văn kiện thoái vị vào ngày 10 tháng 12 năm 1936 tại thành Belvedere. Tối ngày hôm sau, Edward (bây giờ trở lại thành hoàng tử Edward) đọc bản diễn văn truyền thanh đi khắp đế quốc Anh để giải thích quyết định của mình. Ông nói:
Tôi không thể mang trọng trách và thi hành nhiệm vụ làm vua nếu không có sự giúp đỡ và ủng hộ của người phụ nữ tôi yêu.
—Edward VIII[18]
Sau diễn văn, Edward bỏ đi Áo. Ông không được gặp bà Simpson trong nhiều tháng liền cho tới khi bà ly dị xong. Em ông là hoàng tử Albert ("Bertie") lên kế vị, lấy danh hiệu là George VI tức là thân phụ của đương kim nữ hoàng nước Anh Elizabeth II.
Sự lên ngôi của người em, hoàng tử Albert, thay vì Edward là một điều khó khăn cho Hoàng gia nước Anh. Từ lúc trẻ, thái tử Edward được người ta ưa chuộng vì ông đẹp trai, ăn nói hoạt bát, rất tự tin và được huấn luyện với tất cả trách nhiệm để một ngày kia lên làm vua. Trong khi đó hoàng tử Albert là người rụt rè, bị tật nói lắp, và không được huấn luyện về việc nước. Albert đã từng nói với vợ:
Ta không biết gì về làm vua, ta chỉ biết làm một sĩ quan hải quân mà thôi.
—Albert

Quận công Windsor

Sau khi lên ngôi, vua em George VI phong cho Edward tước Quận công Windsor.
Quận công Windsor cưới bà Simpson trong một buổi lễ riêng tư ngày 3 tháng 6 năm 1937 tại lâu đài Candé thuộc thành phố Tours, Pháp. Vua George VI cấm không cho ai trong hoàng gia đi dự lễ cưới, mặc dù Edward đã muốn hai em là quận công xứ Gloucester và xứ Kent cùng em họ là ông Louis Mountbatten (sau là Bá tước Miến Điện Mountbatten) tới dự. Điều này đã gây ra sự hiềm khích trong nhiều năm giữa Edward và hoàng gia.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai

Năm 1937, quận công và quận chúa Windsor sang Đức và tới thăm lãnh tụ Adolf Hitler thời Đức Quốc Xã. Báo chí Đức làm rất to chuyện này. Từ lâu người ta vẫn nghi ngờ Edward có thiện cảm với chế độ Đức Quốc xã, mặc dù ông nói là ông chỉ ngưỡng mộ người Đức chứ không tán thành chế độ của Hitler. Tuy nhiên trong cuộc viếng thăm này báo chí có chụp hình ông chào kiểu Đức Quốc xã.
Quận công Windsor và vợ chọn Pháp làm nơi sống lưu vong. Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, quân đội Đức tấn công Pháp, hai vợ chồng chạy sang Tây Ban Nha và sau đó sang Bồ Đào Nha. Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là Winston Churchill hăm dọa sẽ đưa ra tòa án quân sự nếu quận công không trở lại lãnh thổ Anh. Tháng 8, 1940 một chiến hạm của Anh đưa hai vợ chồng sang quần đảo Bahamas là thuộc địa Anh ở Đại Tây Dương.
Quận công Windsor được trao chức Thống đốc Bahamas để ông có việc làm mà khỏi phiền toái chính phủ Anh trong lúc chiến tranh với Đức Quốc xã. Ông không thích Bahamas, chê rằng đây là thuộc địa hạng tồi của Đế quốc Anh,[19] nhưng ông cũng làm nhiều điều tốt ở đảo này thí dụ như giảm thiểu sự nghèo đói trên quần đảo này. Tuy nhiên ông vẫn coi người bản xứ da đen là thấp kém, ông thường có quan niệm kỳ thị người da màu và từng nói rằng:
Giống người ấy khi lên địa vị cao thì chúng mất cân bằng.
[20]
Ông cũng kỳ thị người Do Thái như chế độ Đức Quốc xã.[21]

Cuối đời

Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, hai vợ chồng trở lại Pháp sinh sống, và cho đến hết cuộc đời ông không giữ một chức vụ gì nữa. Ông sống bằng tiền trợ cấp nhỏ từ chính phủ Anh và buôn bán tiền lậu. Thành phố Paris cấp cho ông một biệt thự tại số 4 đường Champ d'Entraînement trong khu rừng công viên Boulogne ở ngoại ô Paris. Chính phủ Pháp miễn thuế cho ông và hai vợ chồng được mua hàng miễn thuế nơi Tòa đại sứ Anh và các cửa hàng quân đội. Ông cũng có viết sách để kiếm thêm tiền.
Tổng thống Nixon và ông bà Windsor ở Nhà Trắng (1970)
Hai vợ chồng ông trở thành nhân vật danh tiếng ở Paris và New York, họ thường được mời đi dự những hội hè đình đám. Các Tổng thống Hoa Kỳ như Dwight EisenhowerRichard Nixon có mời ông bà đến thăm Nhà Trắng.
Cho đến khi bà mất, Hoàng gia Anh vẫn không hề chấp nhận bà quận chúa Windsor. Nhất là mẹ Edward là Hoàng thái hậu Mary và vợ George VI là hoàng hậu Elizabeth (mẹ của nữ hoàng Elizabeth II) rất ghét bà Windsor. Hai người này (và cũng như đa số dân Anh) cho rằng bà đã khiến Edward từ bỏ trách nhiệm với "sơn hà, xã tắc" khi bỏ ngai vàng. Hoàng thái hậu Mary từng nói với Edward:
Hàng vạn thường dân đã hy sinh tánh mạng của họ trong cuộc Chiến tranh thế giới (lần thứ nhất) để bảo vệ sơn hà, mà nhà ngươi không hy sinh được một hạnh phúc nhỏ bé của mình để làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc.[22]
Hoàng hậu Elizabeth thì nghĩ rằng vì chồng mình George VI phải miễn cưỡng lên ngai vàng mà chết sớm.
Năm 1972, Quận công Windsor qua đời tại Paris vì ung thư cuống họng; ông hút thuốc từ lúc trẻ. Thi hài của ông được đem về Anh chôn cất trong nghĩa trang của hoàng gia. Bà Simpson qua đời 14 năm sau và được chôn cạnh ông với tấm bia để vỏn vẹn 4 chữ "Wallis, Quận chúa Windsor".

Chú thích

  1. ^ Duke of Windsor, A King's Story, p. 1.
  2. ^ Weir, Alison (1996), Britain’s Royal Families: The Complete Genealogy Revised edition, London: Pimlico, p. 327, ISBN 0-7126-7448-9.
  3. ^ Windsor, pp. 106–107 and Ziegler, pp. 48–50
  4. ^ Roberts, p. 41 and Windsor, p. 109
  5. ^ Duke of Windsor, A King's Story, p. 215.
  6. ^ Broad, Lewis (1961), The Abdication: Twenty-five Years After. A Re-appraisal, London: Frederick Muller Ltd, pp. 4–5.
  7. ^ Lascelles, Sir Alan 'Tommy' (20 tháng 11 năm 2006), "Prince Charmless: A damning portrait of Edward VIII", Daily Mail, http://www.dailymail.co.uk/news/article-417388/Prince-Charmless-A-damning-portrait-Edward-VIII.html, truy cập 29 tháng 5 năm 2009.
  8. ^ Airlie, Mabell (1962), Thatched with Gold, London: Hutchinson, p. 197.
  9. ^ Duke of Windsor, A King's Story, p. 235.
  10. ^ Bradford, p. 142.
  11. ^ Duke of Windsor, A King's Story, p. 265.
  12. ^ Duke of Windsor, A King's Story, pp. 293–294.
  13. ^ Coinage and bank notes, Trang mạn chính thức của Hoàng Gia Anh, http://www.royal.gov.uk/MonarchUK/Symbols/Coinageandbanknotes.aspx, mở ngày 7 tháng tư 2009.
  14. ^ Cook, Andrew (3/1/2003), "The plot thickens", The Guardian, http://www.guardian.co.uk/g2/story/0,3604,867861,00.html, mở ngày 7/4/2009.
  15. ^ Broad, pp. 56–57.
  16. ^ Statute of Westminster 1931 c.4, The UK Statute Law Database, http://www.statutelaw.gov.uk/content.aspx?activeTextDocId=1081723, mở ngày 7/4/2009.
  17. ^ Duke of Windsor, A King's Story, pp. 346,354
  18. ^ Edward VIII (PDF), Truyền thanh sau khi thoái vị 11/12/1936, Trang mạng chính thức của Triều Đình Anh, http://www.royal.gov.uk/pdf/edwardviii.pdf, mở ngày 7/4/2009
  19. ^ Bloch, The Duke of Windsor's War, p. 364.
  20. ^ Ziegler, p. 448.
  21. ^ Ziegler, pp. 471–472.
  22. ^ Bertie and Elizabeth: The Reluctant Royals - The Story of King George VI & Queen Elizabeth (DVD, 2002), ASIN: B0006Q93H4

Quá trình trị vì của vua và nữ hoàng Anh

Elizabeth II George VI của Anh George V của Anh Edward VII của Anh Victoria của Anh William IV của Anh George IV của Anh George III của Anh George II của Anh George I của Anh Anne của Anh Hoàng tộc Windsor Hoàng tộc Saxe-Coburg và Gotha Hoàng tộc Hanover Hoàng tộc Stuart





Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất
Evstafiev-helicopter-shot-down.jpg
Trực thăng Mi-8 của Nga bị bắn hạ bởi quân Chechnya gần Grozny tháng 12, 1994
.
Thời gian 11 tháng 12 năm 1994 - 31 tháng 8, 1996
Địa điểm Cộng hoà Chechen, Nga
Kết quả Chechnya chiến thắng
  • Nga rút quân
  • Chechnya độc lập tiếp tục tồn tại
Tham chiến
Nga Nga
Chechnya Cộng hoà Chechen
Chỉ huy
Nga Boris Yeltsin
Nga Pavel Grachev
Nga Anatoly Kulikov
Nga Konstantin Pulikovsky
Chechnya Dzhokhar Dudayev
Chechnya Aslan Maskhadov


Lực lượng
38.000 (tháng 12 năm 1994)
70.500 (tháng 2 năm 1995)
15.000 binh sĩ[1]
Tổn thất
5.732 chết hoặc mất tích 3,000-15.000 chết hoặc mất tích
30.000 dân thường chết, bị thương vô số[2]
.
Cuộc chiến Chechnya lần thứ I là một cuộc xung đột giữa Liên bang NgaCộng hòa Chechnya Ichkeria, từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 8 năm 1996. Đỉnh điểm của cuộc chiến là trận tàn phá thủ đô Grozny. Mặc dù quân số áp đảo, được sự hỗ trợ của không quân, quân Nga đã cố gắng chiếm quyền kiểm soát khu vực miền núi của Chechnya nhưng không thành công. Năm 1996, chính phủ của Boris Yeltsin tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn và một hiệp ước hòa bình được ký kết một năm sau đó. Con số chính thức số quân Nga tử vong là 5.500. Mặc dù không có con số chính xác cho số dân quân Chechnya bị giết, con số ước lượng là từ 3.000 đến hơn 15.000 người. Ước tính số thường dân bị chết từ 30.000 và 100.000 người, có thể hơn 200.000 người bị thương, các thành phố và làng mạc trên khắp nước cộng hòa trong tàn phá.

Bối cảnh

Liên Xô sụp đổ

Khu vực Chechen (Ngoại Kavkaz)
Liên Bang Nga độc lập sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nga đã được chấp nhận rộng rãi là nhà nước kế vị Liên Xô. Trong thời gian đầu, tình hình chính trị Nga không ổn định. Hạ viện Nga (Duma) đã ban hành các bộ luật nhằm củng cố quyền hành. Trong khi đó, ở Chechnya, một chính phủ chống đối dần hình thành.
Năm 1992, Tổng thống Nga đã thông qua điều luật Duma ban hành. Tuy nhiên, hai quốc gia Chechnya và Tatarstan đã không thông qua. Cuối cùng, năm 1994, Tổng thống Yeltsin đã kí hiệp định đặc biệt, ban cho các nước cộng hoà trực thuộc đặc quyền chính trị lớn hơn. Nhưng Chechnya đã không thông qua. Mâu thuẫn nảy sinh.

Chechen độc lập

Bài chi tiết: Chechnya độc lập
Khu vực Chechen (Tròn, đỏ đậm)
Trong khi đó, ở Chechen, Dzhokhar Dudayev-một chính trị gia lớn đã đứng lên, tuyên bố độc lập cho Chechnya. Quốc hội do ông này lập ra đã đặt tên nước là Cộng hoà Chechen. Tuy nhiên, không có sự ủng hộ từ quốc tế. Sau khi Chechen tuyên bố độc lập, Nga phản ứng dữ dội. Có thể gặp sự phản ứng này tương tự như Gruzia trong Chiến tranh Nam Ossetia.
Nhở khả năng "thiên bẩm" của mình, Dzhokhar Dudayev đã có được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng Chechen. Ông này cũng thành lập nên quân đội Chechen, có sự trang bị hiện đại và sự hậu thuẫn của Mỹ cũng như Phương Tây, sẵn sàng đối đầu với quân Nga.

Diễn biến

Căng thẳng Grozny-Moskva

Từ năm 1991, nhiều người dân tộc Chechen đã có ý định chống đối Nga. Sau khi Chechen độc lập, căng thẳng Grozny và Moskva đã xảy ra. Chính phủ Chechen đã quyết định trục xuất những người Nga sống tại Chechen (Dân số Chechnya chủ yếu là người Nga, Ukraina, Armenia).[3]. Sau sự kiện biểu tình chống Nga năm 1993, chính phủ lâm thời do Dudayev đã lên thay thế chính thức chính quyền Nga tại đây.
Các tay súng Chechen
Đến tháng 8 năm 1994, các đảng đối lập, chống đối Dudayev đã ra mặt chống đối. Moskva đã bí mật cung cấp vũ khí cho các tay súng chống đối Dudayev. Sự việc vỡ lở, Grozny cáo buộc Moskva tiếp tay cho khủng bố. Lập tức, Yeltsin đã cho binh sĩ kéo đến, phong toả Chechen.
Phiến quân làm loạn ở Grozny từ tháng 10 năm 1994. Tuy nhiên, không thành công. Nga đã chính thức tuyên chiến với Chechnya. FSB, Quân đội Nga được cài vào các cơ quan của Chechen để đối phó. Kể từ ngày 01 Tháng 12, lực lượng Nga đã công khai thực hiện không kích Chechnya. Ngày 11 Tháng 12 Năm 1994, Tướng Pavel Grachev của Nga đã đồng ý để "tránh tiếp tục sử dụng vũ lực", lực lượng Nga tiến vào nước cộng hòa để "thiết lập trật tự hiến pháp tại Chechnya và bảo quản sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga".

Diễn biến quân sự

Giai đoạn đầu

Evstafiev-chechnya-women-pray.jpg
Ngày 11 tháng 12 năm 1994, Nga đã tấn công Chechen từ nhiều phía. Hành động này không được ủng hộ. Rất nhiều quan chức Nga đã từ chức để phản đối. Tình hình này khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng phải từ chức. Người Nga coi đây là hành động "nồi da nấu thịt". Hơn 800 quân nhân đã từ chối tham chiến, trong đó có 83 người bị xét xử[4]. Tướng Nga là Lev Rokhlin cũng từ chối tham gia.

Trận Grozny

Bài chi tiết: Trận Grozny (1994-1995)

Nga tiếp tục tấn công

Xác lính Nga sau trận Grozny
Bài chi tiết: Trận Grozny (1996)
Trận Grozny (1996) là trận đánh thứ ba ở Grozny trong Chiến tranh Chechnya. Trận Grozny này bắt đầu khi các phiến quân chống đối Dudayev cùng với quân Nga bất ngờ công kích. Đây là trận đánh dẫn đến thỏa thuận ngừng bắn cuối cùng giữa hai bên. Trong trận này, Nga và các phiến quân có ưu thế về quân số và vũ khí, nhưng đã bị thiệt hại nặng vì sức chống trả quá cao của người Chechnya, khiến họ phải xin ngừng bắn.[5]

Kết quả

Một người Chechen sau trận Grozny
Theo Nga, Nga có 3.826 binh lính đã thiệt mạng, 17.892 bị thương, và 1.906 mất tích. Theo uỷ ban Quân sự độc lập của Nga, Nga có 5.362 binh lính chết, 52.000 người bị thương hoặc bị bệnh[6]. Thương vong Chechnya được ước tính lên đến 100.000 người chết hoặc nhiều hơn, trong đó phần lớn là dân thường[7], Bộ trưởng Nội vụ Nga Anatoly Kulikov cho rằng ít hơn 20.000 dân thường đã bị giết hại.
Tháng 11 năm 1996, hai bên đã kí một thoả thuận, quyết định Nga phải bồi thường cho những người dân Chechnya bị ảnh hưởng từ cuộc chiến. Nga cũng chấp nhận một ân xá cho các binh sĩ Nga và phiến quân Chechnya như nhau.[8]. Tuy nhiên, quan hệ Grozny-Moskva vẫn chưa thể ấm lên. Sau cuộc tấn công lại năm 1999, mâu thuẫn lại tiếp tục nảy sinh.

Tài liệu tham khảo

Người Chechen bên một xác xe tăng Nga

Chú thích

Một lính Chechen với súng Borz trong tay
  1. ^ (Tiếng Nga) Броня горела, как дрова... - Публицистика - Православное воинство - Русское Воскресение;?>
  2. ^ thương vong dân sự và quân sự của cuộc chiến tranh tại Chechnya Chechnya Hữu nghị Nga-Xã hội
  3. ^ OP Orlov; VP Cherkassov "Россия. - Чечня: Цепь ошибок и преступлений" (tiếng Nga). Memorial
  4. ^ Gall, Carlotta; Thomas de Waal (1998) Chechnya:. Thiên tai tại Caucasus. New York University Press. ISBN 0-8147-2963-0.: Pp. 177-181.
  5. ^ Bạo lực bùng một lần nữa tại Chechnya, CNN, Ngày 06 tháng 8 năm 1996
  6. ^ Saradzhyan, Simon (2005-03-09) "Quân đội. Học kinh nghiệm từ bài học ít Chechnya". Moscow
  7. ^ Quân đội Nga tại Chechnya bởi Pavel Felgenhauer
  8. ^ Đầu Chechnya tranh - 1994-1996


Boris Nikolayevich Yeltsin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Boris Yeltsin
Борис Ельцин
Boris Yeltsin-1.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ 10 tháng 7, 1991 – 31 tháng 12, 1999
Tiền nhiệm Không có (lên làm tổng thống sau Lãnh đạo Liên bang xô viết Mikhail Gorbachev)
Kế nhiệm Vladimir Putin
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Liên Xô
Sinh 1 tháng 2, 1931
Butka, Sverdlovsk,
Liên bang xô viết
Mất 23 tháng 4, 2007 (76 tuổi)
Moskva, Nga
Chữ ký Yeltsin signature.svg
(tiếng Nga: Борис Николаевич Ельцин; sinh ngày 1 tháng 2 năm 1931 – mất ngày 23 tháng 4 năm 2007) là nhà hoạt động quốc gia, chính trị của NgaLiên Xô. Ông là tổng thống đầu tiên của Nga, được bầu lên vị trí này 2 lần: ngày 12 tháng 6 năm 199116 tháng 6 – ngày 3 tháng 7 năm 1996. Ông ở vị trí này từ ngày 10 tháng 7 năm 1991 đến 31 tháng 12 năm 1999. Ông là một trong những chính trị gia nổi tiếng với tư tưởng "Tây hóa" và thường xuyên ủng hộ phương Tây trong nhiều vấn đề quốc tế, và cũng hay bổ nhiệm nhiều người thân phương Tây như ngoại trưởng Nga Andrei Kozyrev, thiếu tướng Alexander Korzhakov,..., đối lập với chính phủ kiểu Nga của Putin sau đó.

Tuổi trẻ

Boris Yeltsin sinh tại làng Butka, quận Talitsa ở Sverdlovsk Oblast Nga. Cha ông, Nikolai Yeltsin, bị kết tội xúi giục chống Xô viết năm 1934 và đã phải vào trại cải tạo (gulag) trong ba năm. Sau khi được thả, ông thất nghiệp trong một khoảng thời gian và sau đó làm việc trong ngành xây dựng. Mẹ ông, Klavdiya Vasilyevna Yeltsina, làm thợ may.
Yeltsin hồi trẻ, đứng thứ hai từ trái sang
Yeltsin học tại Trường trung học Pushkin ở Berezniki, Perm Krai. Ông học khá và trong suốt thời gian học sinh ông luôn là lớp trưởng (староста, starosta). Tuy nhiên, ông tuân thủ kỷ luật kém và hay tỏ ra ngang bướng. Ông tham gia vào các vụ đánh nhau trên đường phố và thường xuyên đối đầu với các giáo viên cũng như cha mình. Trong những sự kiện đó ông luôn là người chiến thắng. Vì vậy, sau khi thấy giấy chứng nhận kết quả học tập trong bảy năm của mình bị thu hồi, ông đã yêu cầu thành lập một ủy ban để điều tra trường hợp đó và cuối cùng cũng nhận được giấy chứng nhận ấy, người giáo viên chịu trách nhiệm việc này bị đuổi việc. Ông đỗ kỳ thi kết thúc 10 năm học khi còn chưa hoàn thành khóa học.
Ông rất ưa thích thể thao (đặc biệt là trượt tuyết, thể dục, bóng chuyền, các môn điền kinh, đấm bốcđấu vật) dù đã mất hai ngón tay khi ông cùng một số người bạn chui vào một kho vũ khí của Hồng Quân lấy vài quả lựu đạn và chặt chúng ra.
Yeltsin được nhận bằng giáo dục cao học tại Viện Bách khoa UralSverdlovsk, ngành xây dựng, và tốt nghiệp năm 1955. Đề tài văn bằng của ông là "Tháp truyền hình".
Từ năm 1955 tới 1957 ông làm đốc công tại công ty xây dựng Uraltyazhtrubstroi. Từ 1957 đến 1963 ông làm việc tại Sverdlovsk và được thăng chức từ giám sát công trình lên lãnh đạo Ban giám đốc xây dựng công ty Yuzhgorstroi. Năm 1963 ông trở thành kỹ sư trưởng, và năm 1965 lãnh đạo Tổ hợp xây dựng nhà cửa Sverdlovsk. Ông bắt đầu được xếp vào hàng ngũ cán bộ nguồn (nomenclatura) của Đảng cộng sản Liên xô năm 1968 khi được chỉ định làm lãnh đạo phụ trách xây dựng bên trong Ủy ban vùng Sverdlovsk của Đảng. Năm 1975 ông trở thành bí thư ủy ban vùng và chịu trách nhiệm phát triển công nghiệp vùng.

Thành viên Đảng cộng sản Liên xô

Yeltsin từng là một thành viên Đảng cộng sản Liên xô (CPSU) từ 1961 đến tháng 7, 1990, và đã bắt đầu làm việc trong bộ máy hành chính của đảng năm 1968. Sau này ông đã bình luận về các quan điểm cộng sản của mình:
"Tôi đã chân thành tin tưởng vào các lý tưởng về sự công bằng do đảng tuyên truyền, và cũng có cảm giác ấy khi gia nhập đảng, nghiên cứu toàn bộ các hiến chương, các chương trình và các giáo điều, đọc lại các tác phẩm của Lênin, MarxEngels."
Năm 1977 với tư cách là lãnh đạo đảng tại Sverdlovsk, ông ra lệnh phá huỷ Ipatiev House nơi vị Sa hoàng cuối cùng bị ám sát. Ipatiev House bị phá hủy trong một đêm, rạng sáng ngày 18 tháng 9, 1977. Cũng trong thời gian Yeltsin nắm quyền ở Sverdlovsk, một tòa nhà lớn của Đảng cộng sản được xây dựng và được những người sống ở đó gọi là "Răng trắng". Trong 30 năm hoạt động với tư cách một đảng viên cộng sản, Yeltsin đã phát triển các mối quan hệ với những nhân vật chủ chốt bên trong cơ cấu quyền lực Sô viết.
Ông được chỉ định vào Bộ chính trị, và kiêm chức "Thị trưởng" Moskva (bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Liên xô Ủy ban thành phố Mátxcơva) từ 24 tháng 12, 1985 đến 1987. Ông được đề bạt lên tới các chức vụ đó nhờ Mikhail GorbachevYegor Ligachev, những người tin tưởng rằng Yeltsin sẽ trở thành "người đằng mình". Yeltsin cũng được cấp một căn nhà ở thôn quê (dacha) trước kia từng là của Gorbachev. Trong thời gian này, Yeltsin tự thể hiện mình như một nhà cải cách và quần chúng (ví dụ, ông dùng xe điện bánh hơi đi làm), sa thải và cải tổ bộ máy nhân sự của mình nhiều lần. Những sáng kiến của ông gây được tiếng vang trong dân chúng Mátxcơva.
Năm 1987, sau một cuộc đối đầu với Yegor Ligachev, người theo đường lối cứng rắn, và cuối cùng là cả với Mikhail Gorbachev về vụ vợ Gorbachev, Raisa, dính vào các công việc nhà nước, Yeltsin bị hất khỏi các cương vị cao trong đảng. Ngày 21 tháng 10, 1987 trong phiên họp toàn thể Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Liên xô, Yeltsin, không được Gorbachev đồng ý trước, to tiếng lên án Bộ chính trị. Ông bày tỏ sự bất bình với cả những bước tiến hành cải tổ chậm chạp trong xã hội và sự lệ thuộc của Tổng bí thư, sau đó đòi từ chức khỏi Bộ chính trị và nói thêm rằng Ủy ban thành phố sẽ quyết định việc ông có rời khỏi chức vụ bí thư thứ nhất Ủy ban đảng thành phố Mátxcơva. Trong phần trả lời của mình, Gorbachev đã buộc tội Yeltsin "non nớt về chính trị" và "hoàn toàn vô trách nhiệm", và đặt vấn đề bãi miễn chức vụ bí thư thứ nhất của Yeltsin tại phiên họp toàn thể Ủy ban đảng thành phố Mátxcơva. Không ai ủng hộ Yeltsin. Những lời chỉ trích Yeltsin tiếp tục diễn ra ngày 11 tháng 11, 1987 tại phiên họp của Ủy ban đảng thành phố Mátxcơva. Ông nhận rằng bài phát biểu của ông là một sai lầm. Yeltsin bị cách chức bí thư thứ nhất Ủy ban thành phố Mátxcơva. Ông không bị phát vãng hay bị bỏ tù như những trường hợp trước đó, nhưng bị giáng làm phó ủy viên thường trực Ủy ban nhà nước về Xây dựng. Sau khi bị cách chức, Yeltsin phải vào bệnh viện và theo như tin tức đưa ra (sau này đã được Nikolai Ryzhkov xác nhận) đã định tự sát. Ông ở tình trạng rối loạn và nhục nhã nhưng đã bắt đầu sắp đặt kế hoạch trả thù. Cơ hội của ông đến khi Gorbachev thành lập Đại hội đại biểu nhân dân. Ông phục hồi chức vụ và bắt đầu chỉ trích mạnh mẽ Gorbachev, lấy sự chậm chạp trong quá trình cải tổ ở Liên xô làm mục tiêu.
Những lời chỉ trích của Yeltsin nhắm vào Bộ chính trị và Gorbachev khiến ông phải chịu một chiến dịch bôi nhọ chống lại mình. Những người tổ chức chiến dịch bôi nhọ đó chắc chắn đã tin rằng việc tống khứ Yeltsin quá dễ dàng để thực hiện với những vụ scandal gây bởi cách cư xử vụng về của ông. Một bài báo trong tờ Pravda đã miêu tả ông say rượu tại một buổi thuyết trình trong chuyến thăm Hoa Kỳ, và một chương trình TV bình luận về bài diễn văn của ông dường như đã xác nhận thông tin này. Tuy nhiên, tình cảm bất mãn của dân chúng với chế độ đang rất mạnh mẽ, và bất kỳ một nỗ lực nào nhằm bôi nhọ Yeltsin chỉ càng khiến ông nổi tiếng hơn. Một tai nạn khác xảy ra với Yeltsin khi ông bị ngã từ một cây cầu. Bình luận về vụ này, Yeltsin bóng gió ám chỉ rằng ông bị ngã vì những kẻ thù của perestroika. Tuy nhiên, những người đối lập với ông lại cho rằng đó chỉ đơn giản vì ông say rượu.

Tổng thống Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga

Tháng 3 năm 1989, Yeltsin được bầu vào Đại hội đại biểu nhân dân với tư cách đại biểu quận Moskva và giành được ghế trong Xô viết tối cao. Tháng 5 năm 1990, ông được bầu làm chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa xô viết Nga (RSFSR). Ông được cả những thành viên theo hướng dân chủ và bảo thủ trong Xô viết tối cao, đang tìm cách nắm thêm quyền lực trong tình hình chính trị biến động của đất nước, ủng hộ. Một phần trong cuộc đấu tranh giành quyền lực đó là sự đối đầu giữa các cơ cấu quyền lực Liên bang Xô viếtLiên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Trong một nỗ lực nhằm giành thêm quyền lực vào tay mình, ngày 12 tháng 6 năm 1990, Đại hội đại biểu nhân dân RSFSR đã đồng ý đưa ra một tuyên bố về chủ quyền và Yeltsin rời khỏi Đảng cộng sản tháng 7 năm 1990.
Ngày 12 tháng 6 năm 1991, Yeltsin thắng 57% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống dân chủ của nhà nước cộng hòa Nga, đánh bại ứng cử viên được Gorbachev hậu thuẫn, Nikolai Ryzhkov. Trong chiến dịch tranh cử của mình, Yeltsin đã chỉ trích "sự chuyên chính của trung ương", nhưng không đưa ra đề xuất về một nền kinh tế thị trường. Thay vào đó, ông nói rằng mình sẽ đưa đầu vào đường ray tàu hỏa nếu giá cả tăng lên. Yeltsin nhậm chức ngày 10 tháng 7.
Ngày 18 tháng 8 năm 1991, một vụ đảo chính lật đổ Gorbachev do những người cộng sản theo đường lối cứng rắn dưới sự lãnh đạo của Vladimir Kryuchkov diễn ra. Gorbachev bị giữ tại Krym trong khi Yeltsin chạy vội tới Nhà Trắng Nga (trụ sở Xô viết tối cao RSFSR) ở Mátxcơva để dẹp cuộc đảo chính. Nhà trắng bị quân đội bao vây nhưng quân đội đã thay đổi thái độ khi đối diện với những cuộc tuần hành lớn của nhân dân. Yeltsin đã phản ứng với cuộc đảo chính bằng một bài diễn văn đáng nhớ trên tháp pháo một chiếc xe tăng. Tới ngày 21 tháng 8, đa số lãnh đạo cuộc đảo chính đã phải bỏ chạy khỏi Mátxcơva và Gorbachev đã được "giải cứu" khỏi Krym và sau đó quay lại Mátxcơva. Sau này Yeltsin được những người ủng hộ trên khắp thế giới ca ngợi vì đã kêu gọi dân chúng đứng lên tuần hành phản đối vụ đảo chính.
Dù đã quay lại vị trí, quyền lực của Gorbachev đã bị tổn hại nghiêm trọng. Cả cơ cấu quyền lực Liên bang và của nước Nga đều không còn chú ý đến ông khi sự ủng hộ đã chuyển sang cho Yeltsin. Trong mùa thu năm 1991, chính phủ Nga dần kiểm soát toàn bộ chính phủ liên bang, nắm dần từng bộ. Tháng 11 năm 1991, Yeltsin ra một nghị định cấm Đảng cộng sản trên toàn bộ RSFSR.
Đầu tháng 12 năm 1991, Ukraina trưng cầu dân ý giành lại độc lập từ Liên bang Xô viết. Một tuần sau, ngày 8 tháng 12, Yeltsin gặp gỡ tổng thống Ukraina Leonid Kravchuk và nhà lãnh đạo Belarus, Stanislau Shushkevich, tại Belovezhskaya Pushcha, nơi ba vị tổng thống tuyên bố sự giải tán của Liên bang Xô viết và việc họ sẽ thành lập một Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) với sự tham gia tình nguyện để thay thế. Theo Mikhail Gorbachev, vị tổng thống Liên bang Xô viết ở thời điểm ấy, Yeltsin đã giữ bí mật các kế hoạch về cuộc gặp tại Belovezhskaya và mục đích chính của việc tuyên bố giải tán là để tống khứ Gorbachev, người ở thời điểm ấy đã bắt đầu khôi phục quyền lực sau các sự kiện tháng 8. Mikhail Gorbachev cũng buộc tội Yeltsin vi phạm ước nguyện của nhân dân đã được thể hiện trong một cuộc trưng cầu dân ý về giữ nguyên Liên bang Xô viết, trong đó đa số dân cư đã bỏ phiếu thuận.
Ngày 24 tháng 12, Liên bang Nga nắm ghế của Liên xô tại Liên hiệp quốc. Ngày hôm sau, Tổng thống Gorbachev từ chức và Liên bang xô viết chấm dứt tồn tại (xem Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết), và vì thế cũng chấm dứt chế độ cộng sản lớn nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Các mối quan hệ kinh tế giữa các nước cộng hòa cũ của Liên bang Xô viết bị tổn hại nghiêm trọng. Hàng triệu người gốc Nga bỗng thấy mình đang sống tại một trong những "nước ngoài" vừa được thành lập.

Chức Tổng thống thời hậu Xô viết

Sau khi Liên bang xô viết tan rã, việc tăng cường quá trình tái cơ cấu kinh tế trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Yeltsin và chính phủ của ông đã tiến hành một chiến dịch tư nhân hóa ồ ạt các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, sự thiếu khả năng của chính phủ cũng như những hành động mang tính phá hoại do các lực lượng ủng hộ lạm phát đưa ra khiến nền kinh tế Nga càng suy sụp thêm. Đất nước nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn trong thời gian diễn ra quá trình tái phân phối tài sản quốc gia. Những thành viên cũ của Đảng cộng sảnĐoàn thanh niên cộng sản, đa số họ vẫn còn đang nắm quyền lực trong các cơ cấu của chính phủ mới, có được thời cơ thuận lợi nhất nhằm chiếm đoạt những khối tài sản khổng lồ. Cùng khi ấy, những nhà doanh nghiệp trên khắp đất nước bắt đầu có cơ hội xây dựng doanh nghiệp của riêng mình.
Chương trình cải cách của Yeltsin bắt đầu có hiệu lực ngày 2 tháng 1, 1992 (xem Cải cách kinh tế Nga trong thập kỷ 1990 để biết thêm các thông tin chi tiết). Một thời gian ngắn sau đó, giá cả tăng với tốc độ chóng mặt, chi tiêu chính ph bị hạn chế, và những loại thuế cao mới bắt đầu có hiệu lực. Một cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhiều ngành công nghiệp phải đóng cửa và gây ra tình trạng giảm phát kéo dài. Những người quản lý chính sách tín dụng của chính phủ Yeltsin trong thời gian này đã kiếm được những khoản tiền lớn nhờ các quyền lực về tín dụng. Cùng khi ấy, tiết kiệm ngân hàng của người dân thường nhanh chóng tan biến cùng với lạm phát.
Nhiều nhà chính trị nhanh chóng tự tách biệt mình khỏi chương trình của Yeltsin; và ngày càng tham gia vào cuộc đối đầu chính trị giữa một bên là Yeltsin, và những người đối lập chính trị phản đối cuộc cải cách triệt để nền kinh tế ở phía kia. Cả hai phía đều cáo buộc nhau tham nhũng. Aleksandr Rutskoy, người cầm đầu một ủy ban chống tham nhũng, đã tuyên bố thu thập được "mười một cặp" hồ sơ cho thấy các hành động tội phạm của những kẻ thân tín với Yeltsin: cựu quyền thủ tướng (sau này là phó thủ tướng Yegor Gaidar, thư ký quốc gia Gennady Burbulis, bộ trưởng thông tin và báo chí Mikhail Poltoranin và các cựu phó thủ tướng Vladimir ShumeikoAlexander Shokhin, chủ tịch Ủy ban Tài sản Nhà nước Anatoly Chubais và bộ trưởng ngoại giao Andrey Kozyrev. Trong số 51 trường hợp Rutskoy báo cáo lên Tòa án Nhà nước, sau này 45 vụ đã được chứng minh là đúng sự thực. Để trả đũa, Yeltsin cách chức chủ tịch ủy ban chống tham nhũng của Aleksandr Rutskoy và buộc tội ông này tham nhũng cũng như có một tài khoản trong nhà băng Thụy Sĩ. Các cáo buộc đó sau này đã được chứng minh là không có cơ sở.
Suốt năm 1992, những sự chống đối với các chính sách cải cách của Yeltsin ngày càng mạnh mẽ trong số những người có tâm huyết với tình hình công nghiệp đất nước, trong số những vị thống đốc vùng muốn có được sự độc lập lớn hơn từ Moskva và trong số những đối thủ của ông đang đấu tranh cho phần của họ từ tài sản nhà nước. Phó tổng thống Nga, Aleksandr Rutskoy, đã tố cáo chương trình của Yeltsin là cuộc "diệt chủng kinh tế." Các vị lãnh đạo tại các nước cộng hòa nhiều dầu mỏ như TatarstanBashkiria kêu gọi giành lấy độc lập hoàn toàn từ nước Nga.
Cũng trong suốt cả năm 1992, Yeltsin đương đầu với Sô viết Tối cao và Đại hội đại biểu nhân dân Nga nhằm giành kiểm soát toàn bộ chính phủ, lĩnh vực hoạch định chính sách chính phủ, lĩnh vực ngân hàng chính phủ và tài sản chính phủ. Trong năm này, người phát ngôn Sô viết tối cao Nga, Ruslan Khasbulatov ra mặt chống đối các cuộc cải cách, dù vẫn tuyên bố ủng hộ các mục tiêu nói chung của Yeltsin. Tháng 12 năm 1992, Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ bảy thắng lợi trong việc hạ bệ ứng cử viên được Yeltsin hậu thuẫn là Yegor Gaidar khi ông này tranh chức Thủ tướng Nga.
Cuộc tranh chấp càng gay gắt ngày 20 tháng 3, 1992 khi Yeltsin, trong một lần phát biểu trên truyền hình quốc gia, đã thông báo rằng ông đang chuẩn bị nắm lấy một số "quyền lực đặc biệt" nhằm tiến hành các chương trình cải cách của ông. Đối lại, Đại hội đại biểu nhân dân vội vàng kêu gọi nhóm họp phiên thứ 9 nhằm phế bỏ chức vụ tổng thống của Yeltsin theo lời buộc tội ngày 26 tháng 3, 1993. Các đối thủ của Yeltsin có được hơn 600 phiếu thuận cho lời buộc tội này, nhưng vẫn còn thiếu 72 phiếu để đạt tới đa số hai phần ba cần thiết. Hơn nữa, ngày 25 tháng 4, 1993 Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý về lòng tin của người dân đối với ông cũng như chương trình cải cách nghị viện của ông.
Ngày 21 tháng 9, 1993, Yeltsin giải tán Sô viết tối caoĐại hội đại biểu nhân dân bằng nghị định, trái với Hiến pháp Nga năm 1978, được cập nhật năm 1991, nói rằng:
Điều 121-6. Các quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga không thể được sử dụng để thay đổi nhà nước và tổ chức nhà nước Liên bang Nga, để giải tán hay cản trở hoạt động của bất kỳ một tổ chức quyền lực nhà nước nào được bầu ra; nếu không, Tổng thống sẽ ngay lập tức mất quyền lực của mình.
Nghị định của Yeltsin quy định giai đoạn chuyển tiếp cho tới cuộc bầu cử nghị viện mới, Duma Quốc giatrưng cầu dân ý về một hiến pháp mới. Nghị định này đã gây ra cuộc Khủng hoảng hiến pháp Nga 1993 và chỉ kết thúc với một cuộc tranh giành quân sự tại Mátxcơva, khiến 187 người thiệt mạng, Sô viết tối cao tuyên bố tước bỏ chức vụ tổng thống của Yeltsin, vì vi phạm hiến pháp, và Phó tổng thống Rutskoy tuyên thệ nhậm chức tổng thống tạm quyền. Toà án hiến pháp xác nhận những hành động đó là hợp hiến. Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của truyền thông và quân đội, Yeltsin nắm quyền kiểm soát, tìm cách cô lập nghị viện bằng cả sức mạnh và truyền thông. Sau hai tuần cuộc khủng hoảng biến thành những cuộc ẩu đả đẫm máu trên đường phố, toà nhà nghị viện bị ném bom và chiếm giữ, các lãnh đạo nghị viện bị bắt giam.
Các cuộc bầu cử Duma Quốc gia mới được tổ chức ngày 12 tháng 12, 1993, trong đó Đảng Dân chủ Tự do Nga cánh hữu và Đảng cộng sản Nga có được số ghế cao, trái ngược với đảng "Sự lựa chọn của nước Nga" được Yeltsin ủng hộ. Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức cùng thời điểm đó đã thông qua hiến pháp mới, theo đó mở rộng quyền lực tổng thống, trao cho ông quyền chỉ định các thành viên chính phủ, bãi nhiệm thủ tướng, và, trong một số trường hợp, giải tán Duma. Dù có những nỗ lực "cải thiện" chính phủ, mạng lưới các thể chế chính phủ Nga vẫn hầu như đông đảo tương đương thời kỳ Sô viết. Chính phủ có hàng nghìn công chức quan liêu dính líu nặng nề tới hối lộtham nhũng.
Việc tư nhân hoá tài sản quốc gia năm 1993 là một sự kiện rất đáng chú ý. Về mặt chính thức, quá trình tư nhân hoá được coi là một sự phân chia công bằng tài sản quốc gia cho các công dân. Trên thực tế, những người dân thường hầu như chỉ có được những chứng từ vô giá trị (một chứng từ chỉ tương đương một chai vodka), trong khi những người có địa vị trong cơ cấu chính phủ chiếm được những khoản gia tài kếch sù. Trong nhiều trường hợp, họ là những người cộng sản cũ có được vị trí này nhờ các quan hệ với chính phủ. Việc tư nhân hoá được quảng cáo là một phần của cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng muốn tái lập chủ nghĩa cộng sản trong nước.
Sau khi giành được quyền lực tuyệt đối trong nước, Yeltsin bị cho là đã vi phạm pháp luật khi chỉ định những người họ hàng của mình vào các vị trí chủ chốt trong chính phủ. Con gái ông, Tatyana Dyachenko, một người lập chương trình máy tính, trở thành cố vấn tổng thống năm 1996. Những hành động đó vi phạm trực tiếp vào Luật pháp Liên bang Nga "Về Chức vụ Quốc gia", nói rằng:
Điều 21. Một công dân không thể được chấp nhận giữ một chức vụ nhà nước trong trường hợp người đó là người thân của một quan chức nhà nước và công việc của một người nằm dưới sự quản lý trực tiếp của người kia.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Yeltsin, nhiều cách cư xử vụng về của ông được dân chúng biết tới rộng rãi. Ngày 29 tháng 8, 1994, Yeltsin đã thử chỉ huy trực tiếp một giàn giao hưởng trong chuyến viếng thăm Đức của mình. Tình trạng của ông ở thời điểm đó được các nhà báo tường thuật là "thiếu nghiêm chỉnh". Tình tiết này đã được ghi lại. Tháng 9 năm 1994 (theo Tướng Alexander Korzhakov), Yeltsin đã ra lệnh ném thư ký báo chí của mình là Vyacheslav Kostikov xuống sông Volga để làm nhục ông. Ngày 30 tháng 9, 1994, Yeltsin không thể ra khỏi máy bay để dự cuộc gặp gỡ chính thức với Thủ tướng Ireland. Những lời giải thích chính thức sau đó nói rằng ông ta ngủ quên.
Tháng 12, 1994, Yeltsin ra lệnh cho quân đội tiến vào Chechnya trong một nỗ lực nhằm tái lập quyền kiểm soát của Mátxcơva với nước cộng hoà li khai này. Sau này Yeltsin đã rút các lực lượng liên bang khỏi Chechnya theo một thoả thuận hoà bình năm 1996 do Aleksandr Lebed khi ấy là thư ký an ninh quốc gia, dàn xếp. Thoả thuận cho phép Chechnya có quyền tự trị rộng rãi hơn nhưng không được hoàn toàn độc lập; xem Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất.
Tháng 7, 1996, Yeltsin thắng cử nhiệm kỳ thứ hai với sự hỗ trợ tài chính từ phía các đầu sỏ chính trị, những người đã trở nên giàu có nhờ các mối quan hệ với bộ máy của Yeltsin. Theo Tướng Korzhakov, Roman Abramovich là người quản lý tài chính chính của gia đình Yeltsin. Cũng có lời đồn đại rằng Yeltsin đã bảo vệ Abramovich khỏi bị truy tố vì nhiều hành vi phạm tội khác từ ăn cắp nhiên liệu diesel tới việc dàn xếp chiếm Sibneft một cách trái luật. Dù chỉ có được 35% số phiếu ở vòng đầu tiên cuộc bầu cử năm 1996, Yeltsin đã đánh bại đối thủ cộng sản Gennady Zyuganov trong cuộc đối đầu trực tiếp năm đó. Cuối năm này, Yeltsin phải trải qua một cuộc phẫu thuật đường rẽ (bypass) tim và phải ở trong bệnh viện nhiều tháng.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của Yeltsin, ông đã nhận được 40 tỷ dollar Mỹ từ IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác để ủng hộ ông về mặt chính trị và giúp nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, phần lớn số tiền đó đã bị các nhân vật thân cận với Yeltsin chiếm đoạt và gửi vào các ngân hàng nước ngoài [cần dẫn nguồn]. Một số người tin rằng việc vay tiền từ IMF chỉ một thời gian ngắn trước khi rơi vào tình trạng vỡ nợ năm 1998 là một âm mưu đã được tính toán kỹ lượng từ trước.
Năm 1998, một cuộc khủng hoàng kinh tế và chính trị xuất hiện khi chính phủ Yeltsin không thể trả nổi các khoản nợ của mình, gây ra tình trạng hoảng loạn trên các thị trường tài chính và khiến đồng tiền tệ quốc gia, đồng rúp mất giá.
Ngày 15 tháng 5, 1999, Yeltsin lại vượt qua được một nỗ lực khác nhằm buộc tội ông, lần này bởi những đối thủ dân chủcộng sản bên trong Duma Quốc gia. Ông bị buộc nhiều tội vi hiến, quan trọng nhất là đã ký kết các thoả thuận tại Belovezhskaya Puscha, giải tán Liên bang xô viết vào tháng 12, 1991, vụ đảo chính tháng 10, 1993 và gây ra cuộc chiến ở Chechnya năm 1994. Không một lời buộc tội nào ở trên nhận được đủ đa số hai phần ba tại Duma để bắt đầu một tiến trình luận tội tổng thống.
Ngày 9 tháng 8, 1999 Yeltsin cách chức thủ tướng Sergei Stepashin, và là lần thứ tư, cách chức toàn bộ nội các. Trong cả cuộc đời mình, Yeltsin luôn nổi tiếng là người bốc đồng trong việc cách chức và cải tổ lại bộ máy nhân sự của mình. Ông chỉ định Vladimir Putin, một người khá kín tiếng ở thời điểm ấy làm thủ tướng và thông báo ý định muốn đưa Putin làm người kế vị mình.
Trong cuộc Chiến tranh Kosovo năm 1999, Yeltsin mạnh mẽ phản đối chiến dịch quân sự của NATO chống lại Nam Tư và cảnh báo Nga có thể can thiệp nếu NATO triển khai bộ binh tới Kosovo.
Yeltsin tiếp tục giữ chức tổng thống Nga tới ngày 31 tháng 12, 1999, nhưng các sự kiện năm 1991 đã chứng tỏ là đỉnh cao sự nghiệp của ông, cả về mặt lịch sử và cá nhân. Tỷ lệ ủng hộ ông giảm xuống chỉ còn 5% trong những tháng cuối cùng. Được con gái là Tatyana Dyachenko thuyết phục, ông từ chức ngày 31 tháng 12, 1999, và theo Hiến pháp Nga, Thủ tướng Vladimir Putin trở thành tổng thống tạm quyền cho tới khi các cuộc bầu cử mới được tổ chức ngày 26 tháng 3, 2000.
Một điều kiện được cho là cần thiết để Putin có được sự ủng hộ của Yeltsin là Putin phải đảm bảo rằng Yeltsin cũng như toàn bộ các thành viên "Gia đình" (một thuật ngữ thông dụng chỉ những nhân vật thân thiết với chính phủ trong nhiệm kỳ của ông) sẽ không bị truy tố vì tội sử dụng quân đội trái hiến pháp chống lại nghị viện hợp pháp, vi phạm các điều luật, tham nhũng, ăn hối lộ hay lừa dối.

Chứng nghiện rượu của Yeltsin

Theo nhiều bản báo cáo, Yeltsin là người uống rượu nhiều. Hơn nữa, chứng nghiện rượu của ông đóng vai trò quan trọng trong những quyết định có tầm ảnh hưởng lớn đối với nước Nga và toàn thể thế giới:
  • Năm 1989, Yeltsin tới Hoa Kỳ để thực hiện một loạt những bài phát biểu về đời sống xã hội và chính trị tại Liên bang xô viết. Chuyến đi ấy được một bài báo trong tờ La Repubblica, Italia miêu tả là thảm hoạ. Bài báo viết rằng Yeltsin thường xuất hiện trong tình trạng say rượu trước công chúng. Nó đã được tờ Pravda đăng tải lại.
  • Theo Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Strobe Talbott, Tổng thống Bill Clinton đã biết được về chứng nghiện rượu của Yeltsin trong cuộc nói chuyện điện thoại đầu tiên của họ khi Yeltsin gọi tới chúc mừng nhân Ngày lễ nhậm chứng của ông năm 1993. Yeltsin khi ấy đang say rượu. Ông cũng say rượu trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Clinton tại Vancouver. Talbott nhớ lại rằng Yeltsin đã rất say khi ông tới sân bay vào tháng 9, 1994 tới mức ông có thể ngã khỏi máy bay. Trong đêm ấy Yeltsin loạng choạng đi quanh với độc chiếc quần lót và kêu gào đòi bánh pizza. Theo Talbott, đó là một vấn đề lớn và họ đã phải làm hết sức để che giấu nó trước công chúng. Những cuộc điện đàm tới Yeltsin được sắp xếp thời gian để tránh khi ông uống rượu. Trong vụ ném bom Kosovo, Yeltsin, rõ ràng đang say rượu, đã đề xuất rằng ông và Clinton nên gặp nhau trên một chiếc tàu ngầm.
  • Ngày 30 tháng 9, 1994, ông dự định gặp gỡ Taoiseach Albert Reynolds, nhà lãnh đạo Ireland. Ông đã không thể ra khỏi máy bay và để những vị chủ nhà Ireland phải đứng trơ ở đó. Theo tuyên bố chính thức, ông đang mệt và ốm.
  • Việc phác họa Yeltsin như một người nghiện rượu trong show truyền hình "Kukly" của Victor Shenderovich khiến đã xảy ra một cuộc điều tra hình sự, nhưng sau này nó đã bị bãi bỏ.
  • Gwynne Dyer, một nhà báo độc lập tại London, đã bình luận trên tờ Moscow Times ngày 13 tháng 4, 1999:
"Tôi đã nhìn thấy Tổng thống Boris Yeltsin say rượu và tôi cũng chắc chắn rằng mình đã nhìn thấy ông ở tình trạng tỉnh táo, nhưng trừ khi ông làm một việc rõ ràng như ký cái gì đó hay ngã, thì ta cũng cần một khoảng thời gian để quyết định: cả ngôn ngữ thân thể và các kiểu mẫu phát biểu của ông đều có khuynh hướng che giấu đi vấn đề."

Cuộc sống sau khi từ chức

Boris Yeltsin và vợ, bà Naina Yeltsina nhân dịp sinh nhật ông 75 tuổi
Các vấn đề cá nhân và sức khỏe của Yeltsin được các phương tiện truyền thông thế giới rất chú ý. Cùng với thời gian, ông ngày càng trở thành một vị lãnh đạo hay thay đổi, và không còn là nhân vật gây nhiều cảm xúc của dư luận như trước nữa. Khả năng ông chết khi đang giữ chức đã được bàn luận nhiều lần.
Yeltsin khá kín tiếng từ khi từ chức, hầu như không xuất hiện và đưa ra những lời bình luận trước công chúng. Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 9, 2004, sau Vụ khủng hoảng con tin trường học Beslan, và những vụ tấn công khủng bố mới diễn ra ở Mátxcơva, Putin đã đưa ra sáng kiến thay thế việc bầu cử các thống đốc bằng một hệ thống theo đó họ sẽ được tổng thống chỉ định trực tiếp và được hội đồng lập pháp vùng thông qua. Yeltsin, cùng với Mikhail Gorbachev, đã công khai chỉ trích kế hoạch của Putin như một bước xa rời dân chủ tại Nga và quay lại với tình trạng chính trị tập trung trung ương thời kỳ Sô viết.
Tháng 10 năm 2005, Yeltsin đã trải qua một cuộc giải phẫu hông tại Mátxcơva sau khi bị gãy xương đùi vì bị ngã trong một kỳ nghỉ ở đảo Sardinia, Itala.
Yeltsin và các thành viên gia đình từng tham dự vào bộ máy chính quyền của ông có một cuộc sống dễ chịu và giàu có. Sự giàu có họ có được thông qua việc tham dự vào các cơ cấu chính phủ vượt xa số lương họ có thể nhận được. Ví dụ, năm 1996 họ sở hữu hai thuyền buồm tốc độ cao với giá 450.000 dollar Mỹ, được một công ty Thụy Sĩ chế tạo riêng cho họ. Họ cũng được cho là đang sở hữu một biệt thự tại Pháp trị giá 11 triệu dollar và các cơ sở đua ngựa dắt tiền khác. Việc cháu trai Yeltsin đi học tại Anh Quốc trong giai đoạn giữa những năm 1990 tiêu tốn khoảng 25.000 dollar một năm. Theo tướng Alexander Korzhakov, Roman Abramovich điều hành công việc tài chính của gia đình Yeltsin.
Ngày 1 tháng 2 năm 2006, Yeltsin đã mừng sinh nhật thứ 75 của mình. Ông đã lợi dụng cơ hội này để chỉ trích sự "độc quyền" trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và bình luận rằng Vladimir Putin chính là sự lựa chọn đúng đắn cho nước Nga. Ông cũng bác bỏ những lời buộc tội tham nhũng và cho rằng thuật ngữ "gia đình" không hề có ý nghĩa gì hết.
Ông qua đời ngày 23-04-2007, thọ 76 tuổi.

Sự nghiệp viết lách

(hiệu đính: Valentine Yumashev):
  • «Lời thú tội cho đề tài được cho» (1990) — tiểu sử, chuyện về ban bầu cử đại biểu nhân dân.
  • «Ghi chép của Tổng thống» (1994)[13].
  • «Marathon Tổng thống» (2000) [14] — về cuộc bầu cử và nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai, ra mắt ngay sau khi từ chức.

Linh tinh

Tham khảo

Liên kết ngoài

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

No comments:

Post a Comment