Monday, June 30, 2014

Chào ngày mới 30 tháng 6

Cờ Hồng Kông
CNM 365 Chào ngày mới 30 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Cộng hòa Dân chủ Congo (1960). Năm 1894Cầu Tháp Luân Đôn (hình) được khánh thành, cầu bắc qua sông Thames đoạn chảy qua thủ đô của Anh Quốc. Năm1908Một vụ nổ lớn xảy ra gần sông Trung Tunguska thuộc khu vực Siberi của Đế quốc Nga, sự kiện có tác động lớn đối với Trái Đất. Năm 1934 – Đảng Quốc xã của Adolf Hitler phát động thanh trừng các đối thủ chính trị tại Đức. Năm 1972Giây nhuận đầu tiên được thêm vào hệ thống Giờ phối hợp quốc tế (UTC).

Cộng hòa Dân chủ Congo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Dân chủ Congo
République démocratique du Congo (tiếng Pháp)
Repubilika ya Kongo Demokratiki (tiếng Kongo)
Jamhuri ya Kidemokrasia ya Kongo (tiếng Swahili)
Republiki ya Kongó Demokratiki (tiếng Lingala)
Flag of the Democratic Republic of the Congo.svg Armoiries de la République démocratique du Congo - 2006.png
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của Cộng hòa Dân chủ Congo
Khẩu hiệu
Justice – Paix – Travail
(tiếng Pháp: "Công lý – Hòa bình – Lao động")
Quốc ca
Debout Congolais
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa
 • Tổng thống Joseph Kabila
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Pháp
Thủ đô Kinshasa
4°24′N, 15°24′Đ
Thành phố lớn nhất Kinshasa
Địa lý
Diện tích 2.348.000 km² (hạng 12)
Diện tích nước 3,3% %
Múi giờ CETEET (UTC+1 đến +2)
Lịch sử
Độc lập
Ngày thành lập Từ Bỉ
30 tháng 6, 1960
Dân cư
Dân số ước lượng (2012) 73.599.190[1] người (hạng 19)
Dân số (1984) 29.916.800 người
Mật độ 24 người/km² (hạng 179)
Kinh tế
GDP (PPP) (2003) Tổng số: 35.798 tỷ đô la Mỹ[2]
HDI (2003) 0,389 thấp (hạng 176)
Đơn vị tiền tệ Franc Congo (CDF)
Thông tin khác
Tên miền Internet .cd
République démocratique du Congo
Cộng hòa Dân chủ Congo (tiếng Pháp: République Démocratique du Congo, viết tắt là DR Congo, DRC, RDC, Tiếng Việt: Cộng hòa Dân chủ Công-gô[3]) là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Cộng hòa Dân chủ Congo còn được gọi là Nhà nước Tự do Congo, Congo thuộc Bỉ, Congo-Leopoldville, hay Congo-Kinshasa vì thủ đô là Kinshasa, hay Zaire (hoặc Zaïre trong tiếng Pháp).
Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi. Mặc dù nằm ở tiểu vùng Trung Phi theo cách xác định của Liên Hiệp Quốc, song quốc gia này hay được xem thuộc vùng Nam châu Phi vì là một thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC). Quốc gia này có biên giới với Cộng hòa Trung PhiNam Sudanphía Bắc, Uganda, Rwanda, Burundi, Tanzaniaphía Đông, ZambiaAngolaphía Nam, và Cộng hòa Congophía Tây. Quốc qia có đường bờ biển dài chỉ 40 km ở Muanola, trong đó có tới khoảng 9 km là cửa sông Congo đổ vào vịnh Guinea ở Đại Tây Dương. Cái tên Congo (nghĩa đen: Người đi săn) được đặt theo tên sắc tộc Kongo sống ở lưu vực sông Congo.
Vốn là một thuộc địa của Bỉ (Congo thuộc Bỉ), quốc gia này giành được độc lập vào năm 1960, mang tên "Cộng hòa Congo" cho đến ngày 01 tháng 10 năm 1971 thì được tổng thống Mobutu đổi tên thành Zaire, phát âm từ Bồ Đào Nha của chữ Nzere hay Nzadi của Kikogo, được dịch là "Dòng sông nuốt chửng tất cả các dòng sông". Sau cuộc chiến Congo lần thứ nhất lật đổ Mobutu vào năm 1997, đất nước này lại được đổi tên là Cộng hòa Dân chủ Congo. Từ năm 1998 đến năm 2003, đất nước đã chịu nhiều đau khổ từ sự tàn phá của cuộc chiến Congo lần thứ hai (đôi khi được gọi là Chiến tranh thế giới ở châu Phi).

Lịch sử

Vùng lãnh thổ thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo là nơi định cư của hai nhóm sắc tộc BantuPygmy, bị phân chia thành những địa hạt tù trưởng và các vương quốc. Lịch sử vùng này được đánh dấu bởi sự ra đời của ba vương quốc lớn. Vương quốc Kongo được thành lập trên phần lãnh thổ phía Bắc Angola hiện nay, bên vùng cửa sông Congo từ thế kỉ 14. Vương quốc của người Luba (hoặc Baluba) được thành lập từ thế kỉ 16 trong vùng cao nguyên Katanga. Vương quốc Lunda gồm một phần của vùng Kasai, được thành lập vào thế kỉ 17. Các vương quôc này xâu xé nhau bởi các cuộc tranh chấp trong vùng và bị tàn phá do chế độ buôn bán nô lệ.

Nhà nước Congo tự do (1870 – 1908)

Bài chi tiết: Nhà nước Tự do Congo
Sau các cuộc thám hiểm của Henry Stanley tiến sâu vào lãnh thổ bên trong bằng đường sông Congo (1874-1884), Nhà nước Tự do Congo được thành lập (Hội nghị Berlin, 1885) và thuộc quyền sở hữu cá nhân của vua Bỉ, Leopold II, ông ta đã thâu tóm một gia tài khổng lồ từ ngà voi và cao su do bóc lột sức lao động của nô lệ. Khoảng 10 triệu người đã chết do lao động cưỡng bức, đói khát và bị giết chết trong suốt thời kì cai trị thuộc địa của Leopold.

Sự quản lý của Bỉ (1908 – 1960)

Từ năm 1908, Congo trở thành thuộc địa của Bỉ. Bỉ đã xây dựng và phát triển mạng lưới đường bộ và đường sắt tại thuộc địa này để chuyên chở các sản phẩm khai thác từ hầm mỏ và các đồn điền về chính quốc. Cư dân thành thị và công nhân phát triển mạnh làm xuất hiện các phong trào dân tộc chủ nghĩa.

Chính trị khủng hoảng (1960 – 1965)

Năm 1960, Congo giành được độc lập. Vùng Katanga, dưới sự lãnh đạo của Moise Tschombé, tuyên bố li khai. Đồng thời, chính quyền trung ương lại chia thành những người ủng hộ thể chế liên bang của Tổng thống Kasanubu và những người ủng hộ chế độ hợp nhất của Thủ tướng Lumumba. Năm 1961, Thủ tướng Lumumba bị ám sát, nội chiến vẫn tiếp tục kéo dài. Liên Hiệp Quốc gởi quân đội đến can thiệp (1961-1963) và lực lượng lính dù của Bỉ được phái đến để tiêu diệt quân phiến loạn ủng hộ Thủ tướng Lumumba (1964).
Năm 1965, Tướng Mobutu lên nắm quyền sau cuộc đảo chính, mở ra một thời kì tương đối ổn định. Cộng hòa Congo, còn gọi Congo-Kinshasa được đổi tên thành Zaire năm 1971.

Thời kỳ Zaire (1971 – 1997)

Bài chi tiết: Zaire
Năm 1977, Tổng thống Mobutu kêu gọi sự giúp đỡ của Pháp khi phải đối mặt với những nguy cơ đòi li khai ngày càng phát triển mạnh.
Từ năm 1990, làn sóng phản đối ngày càng tăng cao buộc Tổng thống Mobutu phải nhượng bộ. Năm 1994, khoảng một triệu người HutuRwanda sang tị nạn ở miền đông Congo, làm cho cuộc khủng hoảng chính trị thêm trầm trọng. Năm 1997, cuộc đấu tranh chống lại sự kiểm soát của quyền lực trung ương đã dẫn dến việc ra đi của Tổng thống Mobutu.

Xung đột và sự chuyển tiếp (1996 – nay)

Laurent-Désiré Kabila lên cầm quyền và tuyên bố đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Congo. Năm 1998, các lực lượng liên minh cũ của Tổng thống L. D. Kabila nhờ sự ủng hộ của RwandaUganda, đã nổi dậy chống lại chính quyền trung ương, đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh mới. Tháng 1 năm 2001. Tổng thống Kabila bị ám sát và con trai là Joseph Kabila lãnh đạo đất nước.
Tổng thống Joseph tiến hành các cuộc đàm phán nhằm - chấm dứt cuộc nội chiến. Tháng 4 năm 2002, chính phủ đồng ý một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với quân nổi dậy do Uganda hậu thuẫn. Tháng 7 năm 2002, Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo và Tổng thống Rwanda cùng kí hiệp ước: Rwanda hứa rút 35.000 quân khỏi biên giới phía Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, còn Cộng hòa Dân chủ Congo sẽ giải trừ vũ khí của hàng ngàn dân quân Hutu đang đóng trên lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Congo và đe doạ đến an ninh Rwanda - nhiều người trong số họ đã ủng hộ hoặc tham gia cuộc diệt chủng người Tutsi Rwanda năm 1994. Tháng 9 năm 2002, Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo kí hiệp định hòa bình.
Một Chính phủ chuyển tiếp đã ra đời vào tháng 7 năm 2003, đứng đầu là Tổng thống Joseph Kabila và 4 phó Tổng thống là các đại diện của Chính phủ trước đây, lực lượng nổi dậy và phe đối lập. Chính phủ chuyển tiếp đã tổ chức thành công cuộc chưng cầu dân ý về Hiến pháp tháng 12 năm 2005. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 8 năm 2006, ông Kabila đã tái đắc cử và tiếp tục điều hành đất nước. Theo hiến pháp nước này, Thủ tướng do Tổng thống chỉ định. Cuộc bầu cử tiếp theo sẽ được dự kiến tổ chức vào tháng 11 năm 2011.
Từ tháng 3 năm 2012, nhóm phiến quân nổi loạn, được gọi là M23, đã nổi dậy buộc 470.000 người ở Bắc Kivu, tỉnh giàu khoáng sản ở miền Đông Cộng hoà Dân chủ Congo và nằm sát biên giới chung với UgandaRwanda, phải đi lánh nạn. Đầu tháng bảy vừa qua, M23 tuyên bố đã giành quyền kiểm soát nhiều thị trấn, trong đó có vị trí chiến lược Rutshuru tại tỉnh Bắc Kivu. M23, nhóm nổi loạn nguyên là quân đội người Tutsi sáp nhập vào quân đội Cộng hoà dân chủ Congo từ năm 2009 nhưng đầu năm nay đã đào ngũ với lý do bất đồng về lương bổng và các điều kiện sinh hoạt. Nhóm nổi loạn cũng đã đặt ra các điều kiện với Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Congo như người tị nạn Congo ở Rwanda được hồi hương, thúc đẩy dân chủ cũng như xác nhận vị trí cấp bậc mà các thành viên M23 từng giữ trong quân đội Cộng hoà Dân chủ Congo.
Liên Hiệp Quốc đã gửi quân đến để hỗ trợ lực lượng chính phủ trấn áp phe nổi loạn. Cho đến tháng 8 năm 2012, tình hình an ninh tại CHDC Congo tại một số vùng vẫn chưa ổn định.

Địa lí

Cộng hòa Dân chủ Congo nằm ở Trung Phi, đường xích đạo đi ngang qua, nằm chếch về phía trên. Cộng hòa dân chủ Congo có diện tích lớn hàng thứ ba ở châu Phi, sau SudanAlgérie, Bắc giáp Cộng hòa Trung PhiSudan; Tây Nam giáp Angola và Nam giáp Zambia; Đông giáp Uganda, Rwanda, BurundiTanzania; Tây giáp Đại Tây DươngCộng hòa Congo.
Quốc gia này chỉ có một hành lang hẹp thông ra Đại Tây Dương, lãnh thổ cả nước trải rộng trên vùng chậu được bao phủ bởi rừng rậm xích đạo ẩm và nóng, tương ứng với khoảng 2/3 diện tích vùng lưu vực sông Congo. Ở phía Đông, Cộng hòa Dân chủ Congo tựa lưng vào những vùng đất cao của Đông Phi, tiếp đó là dãy lũng hẹp dài có các hồ Albert (Mobutu), Edward, Kivu, Tanganyika đặt mốc cho biên giới chung với các nước ở phía Đông. Cư dân tập trung ở các vùng cao thuộc rìa phía Đông có khí hậu trong lành, nhất là ở một phần ba lãnh thổ phía Nam, tại đó rừng thưa và các đồng cỏ xen nhau (KinshasaKangtaga). Nhìn chung, nhân dân Congo gồm chừng 60 tộc người gia tăng mạnh ở các thành phố (44,3% số dân).
Các sông chính có Sông Congo (4.700 km, lưu lượng lớn nhất châu Phi), sông Lualaba (1.770 km), sông Lomami (1.500 km), sông Aruwimba, sông Uélé, sông Tahuapa, sông Lukénie, sông Kasai.

Hành chính

Các tỉnh

Quốc gia này được chia thành 10 tỉnh và 01 thành phố cấp tỉnh. Đến lượt các tỉnh lại chia thành các huyện và huyện chia thành các vùng lãnh thổ.[4]
DCongoNumbered.png
  1. Bandundu
  2. Bas-Congo
  3. Équateur
  4. Kasai-Occidental
  5. Kasai-Oriental
  6. Katanga
  7. Kinshasa (thành phố)
  8. Maniema
  9. Bắc Kivu
  10. Orientale
  11. Nam Kivu
Thành thị lớn nhất của Cộng hòa Dân chủ Congo
[5]

Hạng
Tỉnh Dân số
Kinshasa
Kinshasa
Lubumbashi
Lubumbashi
1 Kinshasa Kinshasa 7 785 965 Mbuji-Mayi
Mbuji-Mayi
Kisangani
Kisangani
2 Lubumbashi Katanga 1 373 770
3 Mbuji-Mayi Kasai-Oriental 874 761
4 Kisangani Orientale 539 158
5 Masina Kinshasa 485 167
6 Kananga Kasai-Occidental 463 546
7 Likasi Katanga 422 414
8 Kolwezi Katanga 418 000
9 Tshikapa Kasai-Occidental 267 462
10 Bukavu Nam Kivu 225 389

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm ở các khu vực trũng hai bên bờ sông thuộc vùng xích đạo; mát và khô hơn ở các vùng cao nguyên phía Nam; mát và ẩm hơn các vùng cao nguyên phía Đông. Vùng phía Bắc xích đạo: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2; vùng phía Nam xích đạo: mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 4, mùa khô từ tháng 4 đến tháng 10.

Môi trường

Tình trạng nhiễm nguồn nước; nạn phá rừng; đất bị xói mòn; nạn săn bắt trái phép và nguy cơ thú rừng bị tuyệt chủng.

Chính trị

Ngày 30 tháng 7 năm 2006, Cộng hòa Dân chủ Congo bầu cử Tổng thốngQuốc hội theo chế độ đa đảng. Đây là cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên trong hơn 40 năm qua tại Cộng hòa Dân chủ Congo, dưới sự giám sát của 1.500 quan sát viên nước ngoài; hơn 17.000 binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và 1.000 binh sĩ thuộc Liên minh châu Âu bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử. Sau vòng 2, ông Joseph Kabia đã giành thắng lợi với 58,05% số phiếu.
Chính quyền của Tổng thống J. Kabila có nhiều nỗ lực nhằm ổn định tình hình, khắc phục hậu quả nặng nề do nội chiến để lại và thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc; song vẫn còn các cuộc đụng độ phe phái - sắc tộc, nhất là ở khu vực phía Đông có sự dính líu của RwandaUganda.
Tháng 1 năm 2008, tại Goma, thủ phủ tỉnh Bắc Kivu (North Kivu), Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo và lực lượng nổi dậy thuộc Phong trào Mai Mai và tướng đào ngũ Laurent Nkunda đã ký Hiệp định nhằm chấm dứt nội chiến kéo dài ở miền Đông nước này.

Kinh tế

Biến động GDP
Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC) Congo nằm trong số những nước nghèo nhất thế giới, với GDP thấp đứng hàng thứ 2 CHDC Congo được nhiều nước giàu có chú ý tới bởi nguồn tài nguyên phong phú của quốc gia này; các mỏ nguyên liệu khoáng thô chưa được khai thác của quốc gia này có trị giá hơn 24 tỉ đô la.[6][7][8]
Tuy nhiên, nền kinh tế của CHDC Congo đã bị suy thoái từ giữa những năm 80 của thế kỉ 20. Vào thời điểm độc lập năm 1960, CHDC Congo là một nước công nghiệp hóa thứ 2 ở châu Phi sau Nam Phi, dựa chủ yếu vào ngành công nghiệp khai thác mỏ[9] và nền nông nghiệp tương đối có hiệu quả.[10] Hai cuộc chiến trong thời gian sau đó, bắt đầu từ năm 1996, đã làm sản xuất và nguồn thu ngân sách giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó nợ nước ngoài lại tăng. Cuộc chiến còn cướp đi sinh mạng của 3,5 triệu người do bạo lực, nạn đói và bệnh tật. Những nhà kinh doanh cắt giảm các hoạt động đầu tư do lo ngại các cuộc xung đột, thiếu cơ sở hạ tầng, và môi trường kinh doanh khó khăn. Tình hình đã được cải thiện vào cuối năm 2002 khi mà lực lượng chiếm đóng bắt đầu rút quân khỏi Congo. Chính phủ chuyển tiếp đã nối lại quan hệ với các thiết chế tài chính và các nhà tài trợ quốc tế. Tổng thống Kabila bắt đầu tiến hành cải cách. Nhiều các dự án được tiến hành thúc đẩy tăng trưởng GDP. Kinh tế CHDC Congo bắt đầu tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2003 – 2005 bất chấp những khó khăn do khuôn khổ pháp lý chưa rõ ràng, nạn tham nhũng, và các chính sách mở cửa chưa thông thoáng. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho tốc độ tăng trưởng của nước này năm 2009 giảm 1 nửa so với năm 2008, tuy nhiên chỉ số này đã hồi phục và tăng trưởng 6% năm 2010.
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của CHDC Congo tăng trưởng 6%, đạt 12,6 tỷ USD. Và GDP bình quân đầu người của nước này là 176 USD/người/năm. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong ổn định nền kinh tế, nhưng tỷ lệ lạm phát của nước này là khá cao, khoảng 26,2%.
Congo là một nước nông nghiệp. Phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Hàng năm, nông nghiệp đóng góp khoảng 37,4% GDP cho đất nước này. Các loại nông sản chính của Congo là: cà phê, đường, dầu cọ, chè, miến, chuối, ngô, hoa quả và các sản phẩm gỗ, cao su
CHDC Congo là nước có nguồn dự trữ về tài nguyên và khoáng sản vô cùng phong phú. Công nghiệp của Congo chủ yếu là khai khoáng, là nhà sản xuất cobalt lớn nhất thế giới.[11] Congo có 70% trữ lượng coltan của thế giới, và hơn 30% kim cương.[12] chủ yếu là dạng kim cương nhỏ, công nghiệp. Năm 2002, thiếc đã được phát hiện ở phía đông của quốc gia này nhưng cho đến nay việc khai thác chỉ ở quy mô nhỏ.[13] Buôn lậu liên quan đến khoáng sản, coltan và cassiterit như đã đổ thêm dầu vào lửa cho các cuộc chiến tranh[14] ở miền đông Congo. Katanga Mining Limited, một công ty của Thụy Sĩ, sở hữu nhà máy luyện kim Luilu, có công suất 175.000 tấn đồng và 8.000 tấn cobalt mỗi năm, là nhà sản tinh chế cobalt lớn nhất thế giới. Sau một chương trình phục hồi lớn, công ty này đã khởi động lại vào tháng 12 năm 2007 và sản xuất cobalt vào tháng 5 năm 2008.[15] CHDC Congo cũng sở hữu 50% diện tích rừng ở Châu Phi và hệ thống sông suối cung cấp nhiều thuận lợi cho khai thác thủy điện, theo báo cáo của UN về ý nghĩa chiến lược và vai trò tiềm năng của quốc gia này thì đây được xem là một động lực kinh tế ở Trng Phi.[16] Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng (dệt may, giày dép, sản xuất đồ ăn và đồ uống), sửa chữa tàu.. Hàng năm, công nghiệp đóng góp vào khoảng 11% GDP của nước này.
Dịch vụ hàng năm đóng góp khoảng 1/3 GDP cho đất nước. Tuy nhiên ngành dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc nội chiến liên miên trước đây.
Về ngoại thương, năm 2009, CHDC Congo xuất khẩu 3,8 tỷ USD hàng hoá các loại. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt là kim cương, đồng, cà phê, dầu thôcôban. Các bạn hàng xuất khẩu chính của nước này là: Bỉ, Phần Lan, Mỹ, Trung Quốc.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 của Congo đạt 3,8 tỷ USD. Các mặt hàng mà Congo thường nhập khẩu là lương thực, xăng dầu và các thiết bị vận tải. Các đối tác nhập khẩu hàng từ CHDC Congo là Nam Phi, Bỉ, Pháp, Zambia, Kenya, Mỹ, Đức.

Nhân khẩu - Ngôn ngữ

Dân số 60.085.000 người (ước tính 2005)
Mật độ dân số Xấp xỉ 19 người/km2.
Các dân tộc Trong số các nhóm dân tộc Phi, dân tộc Bantu chiếm đa số; có 4 bộ lạc lớn nhất là Mongo, Luba, Conggo (tất cả thuộc dân tộc Bantu), và Mangbetu-Azande (Hamitic), chiếm khoảng 45% tổng số dân.
-Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp; tiếng Lingala (một ngôn ngữ thương mại Pháp), tiếng Kingwana (tiếng Kiswahili hay Swahili), tiếng Kikongo, tiếng Tshiluba cũng được sử dụng.
Tôn giáo: Thiên Chúa giáo 50%, Tin lành 20%, Giáo hội Kimbanguist 10% một nhánh Tin lành được sáng lập tại Conggo, Hồi giáo 10%, tôn giáo khác (bao gồm syncretic sects và tín ngưỡng bản địa) 10%.
Thời kỳ Sinh theo năm Chết theo năm Tăng dân số tự nhiên CBR* CDR* NC* TFR* IMR*
1950-1955 608 000 329 000 279 000 47.2 25.5 21.7 5.98 167
1955-1960 683 000 341 000 342 000 47.2 23.6 23.7 5.98 158
1960-1965 780 000 369 000 411 000 47.4 22.4 25.0 6.04 151
1965-1970 898 000 402 000 496 000 47.5 21.3 26.3 6.15 143
1970-1975 1 037 000 433 000 604 000 47.6 19.9 27.7 6.29 134
1975-1980 1 208 000 488 000 720 000 48.0 19.4 28.6 6.46 129
1980-1985 1 425 000 550 000 874 000 49.1 19.0 30.1 6.72 125
1985-1990 1 689 000 632 000 1 057 000 50.1 18.7 31.4 6.98 121
1990-1995 2 035 000 743 000 1 292 000 50.6 18.5 32.1 7.14 119
1995-2000 2 335 000 923 000 1 412 000 49.8 19.7 30.1 7.04 128
2000-2005 2 580 000 973 000 1 607 000 48.2 18.2 30.0 6.70 120
2005-2010 2 772 000 1 058 000 1 714 000 44.9 17.2 27.8 6.07 116

Giáo dục

Hệ thống giáo dục Congo chưa phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn và rất thiếu cán bộ, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Năm 2001, tỉ lệ người biết chữ được ước tính là 67,2% (80,9% ở nam và 54,1% ở nữ).[17] Hệ thống giáo dục của CHDC Congo được quản lý bởi 3 bộ thuộc chính phủ: Ministère de l'Enseignement Primaire, Secondaire et Professionnel(Bộ tiểu học, trung học và chuyên nghiệp), Ministère de l'Enseignement Supérieur et Universitaire (Bộ Đại học và sau đại học)Ministère des Affaires Sociales (Bộ Xã hội). Hệ thống giáo dục của CHDC Congo giống của Bỉ. Năm 2002, có hơn 19.000 trường tiểu học với 160.000 học sinh; và 8.000 trường trung học với 110.000 học sinh. Giáo dục tiểu học là miễn phí và bắt buộc (điều 43 của Hiếp pháp Congo 2005).[18]
Tỉ lệ nhập học thô được tính dựa trên số học sinh đăng ký chính thức ở các trường tiểu học và sau đó không cần thiết phản ảnh qua số học sinh thực tế theo học.[19] Năm 2000, 65% trẻ ở độ tuổi 10-14 đã đi học.[19] Do ảnh hưởng của cuộc nội chiến 6 năm, hơn 5,2 triệu trẻ em ở quốc gia này phải thất học.[19]

Giao thông

Tàu từ Lubumbashi đến Kindu trên đường ray mới được nâng cấp
Giao thông đường bộ ở CHDC Congo rất khó khăn do nhiều yếu tố địa hình và khí hậu cản trở, và khoảng cách đi lại giữa những khu vực trên đất nước này rất lớn. Hơn nữa, quản lý kinh tế yếu kém kéo dài và xung đột nội bộ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư trong nhiều năm qua. Ngoài ra, đất nước này có hàng ngàn km đường thủy, và vận tải đường thủy truyền thống có thể di chuyển trong khoảng 2/3 chiều dài đất nước này.
Tất cả các nhà vận tải đường không được CHDC Congo cấp phép đều bị cấm khai thác ở các sân bay của Liên minh Châu Âu do không đủ tiêu chuẩn an toàn.[20]

Động và thực vật

Rừng nhiệt đới ở CHDC Congo có độ đa dang sinh học rất cao[21], sở hữu nhiều loài đặc hữu và quý hiếm như tinh tinh thông thườngtinh tinh lùn, voi rừng, khỉ đột núi, hươu đùi vằntê giác trắng. Năm trong số các vườn quốc gia của đất nước này được xếp vào danh sách các di sản thế giới gồm: Garumba, Kahuzi-Biega, Salongavườn quốc gia Virunga, và Khu dự trữ động vật hoang dã Okapi. Cuộc nội chiến và các điều kiện kinh tế yếu kém đã đe dọa sự đa dạng sinh học ở đây. Tất cả các vườn quốc gia được liệt kê ở trên đều trong diện Di sản bị đe dọa.[22][23][24]

Chú thích

  1. ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
  2. ^ Số ước lượng theo hồi quy; các số PPP khác được ngoại suy dùng các số ước lượng tiêu chuẩn của Chương trình So sánh Quốc tế.
  3. ^ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/
  4. ^ Central Intelligence Agency (2013). “Congo, Democratic Republic of the”. The World Factbook. Langley, Virginia: Central Intelligence Agency. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2011.
  5. ^ http://www.geonames.org/CD/largest-cities-in-congo.html
  6. ^ “DR Congo's $24 trillion fortune. - Free Online Library”. Thefreelibrary.com. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ “Congo with $24 Trillion in Mineral Wealth BUT still Poor”. News About Congo. 15 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  8. ^ Kuepper, Justin (26 tháng 10 năm 2010). “Mining Companies Could See Big Profits in Congo «”. Theotcinvestor.com. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  9. ^ “Dublin”. Research and Markets. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2010.
  10. ^ Elle "pouvait se prévaloir
  11. ^ “Cobalt: World Mine Production, By Country”. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  12. ^ "DR Congo poll crucial for Africa" BBC News. 16 November 2006.
  13. ^ Polgreen, Lydia (16 tháng 11 năm 2008). “Congo's Riches, Looted by Renegade Troops, New York Times, 11/15/08”. The New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2010.
  14. ^ What is happening in the Congo? Unwatchable - documentary film
  15. ^ “Katanga Project Update and 2Q 2008 Financials, Katanga Mining Limited, 8/12/08”.
  16. ^ John Vandiver. “DR Congo economic and strategic significance”. Stripes.com. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2010.
  17. ^ “Central Intelligence Agency”. Cia.gov. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2011.
  18. ^ Constitution de la République démocratique du Congo - Wikisource
  19. ^ a ă â "Congo, Democratic Republic of the." 2005 Findings on the Worst Forms of Child Labor. Bureau of International Labor Affairs, U.S. Department of Labor (2006). This article incorporates text from this source, which is in the public domain.
  20. ^ List of airlines banned within the EU – Official EC list, updated 2011-04-20. Retrieved 20 September 2011
  21. ^ “Lambertini, A Naturalist's Guide to the Tropics, excerpt”. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  22. ^ Clark, Jerome (1993) "Unexplained! 347 Strange Sightings, Incredible Occurrences, and Puzzling Physical Phenomena." Visible Ink Press, ISBN 0-8103-9436-7
  23. ^ Mackal, R. P. (1987) A Living Dinosaur? In Search of Mokele-Mbembe. E.J. Brill, ISBN 90-04-08543-2
  24. ^ Congo, episode 2 of 4 ("Spirits of the Forest")

Xem thêm

Liên kết ngoài



Cầu Tháp Luân Đôn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 51°30′20″B 0°04′32″T
Cầu Tháp Luân Đôn
London November 2013-17.jpg
Cầu Tháp, nhìn từ phía Tây
Vị trí địa lý
Vị trí London boroughs:
– phía Bắc: Tower Hamlets
– phía Nam: Southwark
Bắc qua Sông Thames
Tuyến đường A100 Tower Bridge Road
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầu Cầu rút,
Cầu dây võng
Chiều dài 244 mét (801 ft)
Nhịp chính 61 mét (200 ft)
Độ cao gầm cầu 8,6 mét (28 ft) (đóng)
42,5 mét (139 ft) (mở)
(cao theo triều cường)
Xây dựng
Nhà thầu Bridge House Estates
Khánh thành 30 tháng 6, 1894; 119 năm trước
Thông tin khác
Tình trạng di sản Grade I listed structure
Cầu Tháp vào lúc hoàng hôn
Cầu Tháp Luân Đôn (tiếng Anh: Tower Bridge) là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng bắc qua sông Thames tại Luân Đôn, thủ đô Vương quốc liên hiệp Anh. Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với Tháp London, trở thành một biểu tượng nổi tiếng, gắn liền với thành phố London và với nước Anh nói chung. Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Cầu thường hay bị nhầm lẫn với Cầu London (London Bridge) nằm cách nó không xa.

Lịch sử

Từ giữa thế kỷ 19, thông thương phát triển mạnh ở phía Đông London, dẫn tới nhu cầu cần một cây cầu mới bắc xuôi dòng hỗ trợ cho Cầu London. Một cây cầu cố định theo cách xây dựng truyền thống sẽ không thích hợp vì nó sẽ cắt đứt đường vào những khu cảng nhỏ Pool of London, lúc bấy giờ nằm giữa Cầu London và Tháp London.
Một ủy ban nghiên cứu xây dựng Đường hầm hoặc Cầu đặc biệt được thành lập vào năm 1876 do ngài A.J.Altman làm Chủ tịch, để tìm ra giải pháp cho vấn đề nối liền hai bờ sông Thames. Hơn 50 thiết kế được đề cử, nhưng mãi đến năm 1884, thiết kế của Horace Jones - kiến trúc sư của Hội đồng thành phố mới được phê chuẩn. Công trình sư John Wolfe Barry triển khai ý tưởng thiết kế.
Năm 1886, công trình bắt đầu khởi công và hoàn thành sau 8 năm với 5 nhà thầu và phải thuê 432 công nhân xây dựng. Hai móng cầu đồ sộ với 70.000 tấn bêtông được chôn dưới lòng sông để nâng đỡ toàn bộ công trình. Hơn 11.000 tấn sắt thép được dùng làm khung cho hai tòa tháp và đường đi bộ, sau đó được phủ đã granite xứ Cornwall và đá pooclăng, cả hai loại đá này có tác dụng bảo vệ kết cấu sắt thép bên dưới và mang lại cho cây cầu một vẻ ngoài khá đẹp.
Horace Jones qua đời năm 1887 và George D. Stevenson thay thế ông. Stevenson thay đổi mặt lát gạch thô nguyên gốc của cây cầu bằng lối kiến trúc Tân Gothic với nhiều hoa văn trang trí hơn, với mục đích làm cho cây cầu mới hòa hợp hơn với Tháp London lịch sử gần nó. Diện mạo mới này đã biến cây cầu trở thành danh thắng riêng biệt. Tổng chi phí xây dựng cây Cầu Tháp vào thời kỳ đó hết 1.184.000 bảng Anh.
Cầu Tháp được Thái tử xứ Wales (sau này chính là Vua Edward VII) chính thức khánh thành ngày 30-6-1894.

Kết cấu

thành một cây cầu dài 244m, với hai ngọn tháp cao 65m. Nhịp cầu chính dài 61m nằm giữa hai tòa tháp, được tách ra nhờ hai máy nâng, có thể nâng lên tạo thành một góc 830 đủ cho tàu bè qua lại. Mỗi máy nâng nặng 1.000 tấn, được làm đối trọng để giảm thiểu lực và có thể nâng lên trong vòng 5 phút. Nhịp cầu hai bên là hai cầu treo, mỗi bên dài 82m, có dây treo móc vào các trụ đá hai bên và luồn qua những dây treo nối với đường đi bộ bên trên. Đường dành cho người đi bộ hai bên cách mặt sông 44 m vào thời điểm nước lên. Tại đây du khách vừa được ngắm cảnh London từ trên cao, vừa có thể tìm hiểu về lịch sử và cách hoạt động của cây cầu.

Hình ảnh

Cầu tháp,London lúc mở

Ảnh cầu tháp

Sự kiện Tunguska

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 60°55′B 101°57′Đ
Sự kiện Tunguska
Russia-CIA WFB Map--Tunguska.png
Vị trí của sự kiện tại Siberia
Sự kiện Vụ nổ trong khu rừng (10–15 Mtons TNT)
Thời gian 30 tháng sáu 1908
Địa điểm Sông Podkamennaya TunguskaSiberia, Đế quốc Nga
Tác động San phẳng 2.000 km2 (770 sq mi) rừng; phát ra ánh sáng chói lóa có thể quan sát được từ xa
Hậu quả Tổn thất vật chất với cây cối
Nguyên nhân Có khả năng là do vụ nổ trên không của tiểu hành tinh cỡ nhỏ hoặc thiên thạch
Bài viết này có chứa ngày tháng tham khảo theo Lịch Julius đã cũ. Cần nhớ ngày tháng đó có thể không đồng nhất với Lịch Gregory.
Sự kiện Tunguska là một vụ nổ xảy ra tại tọa độ 60°55′B, 101°57′Đ, gần Sông Podkamennaya (Under Rock) Tunguska ở vùng Evenk Autonomous Okrug, Siberi thuộc Nga hiện nay, lúc 7:17 sáng ngày 30 tháng 6, 1908. Thỉnh thoảng sự kiện này được gọi là Vụ nổ lớn Siberia.
Có thể sự kiện đã được gây ra bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 kilômét (3–6 dặm) trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 megaton TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 Kilômét vuông (830 dặm vuông).

Miêu tả

Cây đổ sau vụ nổ Tunguska. Ảnh chụp từ cuộc khảo sát của Kulik năm 1927
Khoảng 7:15 sáng, những người Tungus bản địa và người định cư Nga trên những quả đồi phía tây bắc Hồ Baikal quan sát thấy một cột ánh sáng xanh, hầu như sáng bằng Mặt trời, di chuyển ngang bầu trời[cần dẫn nguồn]. Khoảng 10 phút sau có một vụ nổ và một âm thanh "va chạm" lớn tương tự tiếng pháo nổ ngắn và ngày càng mở rộng ra xa. Những nhân chứng tận mắt chứng kiến vụ nổ nói rằng nguồn âm thanh di chuyển mỗi khi gặp chướng ngại, từ đông sang bắc. Tiếp sau âm thanh là một đợt sóng chấn động hất ngã mọi người và đập vỡ cửa sổ ở khoảng cách hàng trăm dặm. Đa số người chứng kiến đều chỉ thông báo về âm thanh và các cơn chấn động, không quan sát thấy vụ nổ; đối với những nhân chứng khác nhau quá trình vụ nổ và khoảng thời gian diễn ra của sự kiện cũng khác nhau.
Vụ nổ đã được các trạm địa chấn khắp vùng Âu Á ghi nhận, và đã gây ra các dao động bất thường trong áp suất khí quyển ở mức đủ mạnh để có thể được phát hiện bằng các máy ghi khí áp mới được phát minh khi đó tại Anh Quốc. Trong vài ngày sau, bầu trời đêm trở nên đỏ rực tới mức mọi người có thể đọc sách bằng ánh sáng đó. Tại Hoa Kỳ, Trạm quan sát Vật lý học thiên thể SmithsonianTrạm quan sát Thiên văn Núi Wilson đã quan sát thấy sự giảm sút độ trong khí quyển kéo dài vài tháng.

Một số tường thuật của những người tận mắt chứng kiến

  • Lời tường thuật của S. Semenov, như được ghi lại trong chuyến khảo sát của Leonid Kulik năm 1930.
Lúc buổi sáng tôi đang ngồi cạnh nhà, quay mặt về hướng bắc tại Trạm Vanavara (65 kilômét hay 40 dặm phía bắc vụ nổ). [...] Bỗng tôi thấy ở đúng phía Bắc, bên trên con đường Tunguska của Onkoul, bầu trời bỗng chia làm hai và cột lửa lớn và cao xuất hiện bên trên khu rừng (như Semenov cho thấy, khoảng 50 độ phía trên - ghi chú của đoàn thám hiểm). Đoạn chia tách trên bầu trời ngày càng lớn, và toàn bộ phía bắc đều bị lửa bao trùm. Khi ấy tôi thấy nóng tới mức không chịu nổi, cứ như áo của tôi đang cháy vậy; từ phía bắc, nơi ngọn lửa đang bùng phát, cái nóng dữ dội ập đến. Tôi đã có ý định xé rách áo và ném nó đi, nhưng sau đó bầu trời bỗng tối sầm lại, và một tiếng vang lớn phát ra, và tôi bị đẩy bắn đi vài yard. Tôi mất cảm giác một lúc, nhưng sau đó vợ tôi chạy ra và đưa tôi vào nhà. Sau khi âm thanh đó lan tới, giống như đá đang lăn từ đỉnh núi xuống hay như tiếng bắn đạn pháo, mặt đất rung lên, và khi tôi ngã xuống mặt đất, tôi cố ngẩng đầu dậy, sợ rằng đá sẽ lăn nát đầu mình. Khi bầu trời lại sáng lên, những cơn gió nóng thổi tới giữa các ngôi nhà, giống như gió nóng thổi từ các khẩu pháo, chúng để lại dấu vết trên mặt đất thành những rãnh dài, và đã làm hư hại một số mùa màng. Sau này, chúng tôi thấy một số cửa sổ bị đập vỡ, và ở nhà kho một phần chiếc khóa thép đã bị gãy mất.
  • Lời kể của Chuchan of Shanyagir tribe, được I.M.Suslov ghi lại năm 1926.
Tôi đang ở một ngôi lều ở ven sông với người anh/em tôi là Chekaren.
Khi ấy chúng tôi đang ngủ. Bỗng cả hai người cùng tỉnh giấc. Ai đó đã xô đẩy chúng tôi. Chúng tôi nghe thấy tiếng huýt và cảm thấy có gió mạnh. Chekaren nói, "Anh có nghe thấy những tiếng ồn của bọn chim bay trên đầu không?" Cả hai chúng tôi đều ở trong lều, không thể thấy điều gì đang diễn ra bên ngoài. Bỗng chốc, tôi lại bị xô mạnh một lần nữa, lần này mạnh tới mức tôi ngã vào đống lửa. Tôi cảm thấy sợ hãi. Chekaren cũng sợ. Chúng tôi bắt đầu khóc gọi cha, mẹ, anh em, nhưng không ai trả lời. Có những tiếng ầm ầm bên ngoài căn lều, và chúng tôi có thể nghe thấy tiếng cây cối đang đổ ngã. Tôi và Chekaren chui ra khỏi túi ngủ và định chạy ra ngoài, nhưng khi đó bỗng một tiếng sấm vang lên. Đó là tiếng sấm đầu tiên. Mặt đất bắt đầu di chuyển và đá, gió lao tới căn lều của chúng tôi, giật đổ nó. Tôi bị các cành cây quật ngã, nhưng đầu óc tôi vẫn tỉnh táo. Sau đó tôi thấy một cảnh tượng kỳ lạ: cây cối đổ xuống, cành lá bốc cháy, xung quanh trở nên sáng rực, tôi có thể nói thế nào nhỉ, như là có một mặt trời thứ hai vậy, tôi cảm thấy chói mắt, và thậm chí phải nhắm mắt lại. Nó giống cái mà người Nga gọi là sét. Và ngay sau đó tôi nghe thấy một tiếng sấm nổ lớn. Tiếng sấm thứ hai. Bầu trời buổi sáng có nắng, quang mây, Mặt trời vẫn chiếu sáng như bình thường, và bỗng chốc đợt thứ hai lại đến!
Tôi và Chekaren gặp khó khăn khi chui ra khỏi căn lều đã đổ nát. Sau đó chúng tôi thấy ở bên trên, nhưng tại một nơi khác, có một chớp sáng khác, và tiếng nổ lớn vang tới. Đó là tiếng sấm thứ ba. Gió lại thổi, đẩy chúng tôi ngã, lại lật tung những cây cối đã ngã rạp.
Chúng tôi nhìn những cây đổ, nhìn những ngọn cây bị giật bay, nhìn những đám lửa. Bỗng nhiên Chekaren kêu lên "Nhìn trên kia kìa" và giơ tay chỉ. Tôi nhìn theo và thấy một ánh chớp lóe khác, và nó lại gây ra một tiếng nổ khác. Nhưng âm thanh không lớn như những lần trước. Đó là tiếng nổ thứ tư, tương tự tiếng sấm bình thường.
Bây giờ tôi nhớ rất rõ còn có thêm một tiếng nổ nữa, nhưng nó nhỏ, và xa hơn, ở tít nơi Mặt trời lặn.
Ngày 17 tháng 6, khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi đã quan sát thấy một hiện tượng tự nhiên bất thường. Tại làng Karelinski bắc (200 verst phía Bắc Kirensk) những người nông dân thấy ở phía Tây-Bắc, trên đường chân trời, một vật thể vũ trụ sáng xanh (không thể nhìn trực tiếp vào) kỳ lạ, lao xuống đất trong khoảng 10 phút. Vật thể này có vẻ là một vật "hình ống", như hình trụ. Bầu trời quang mây, chỉ có một đám mây đen nhỏ được quan sát thấy ở đúng hướng vật thể lạ. Trời nóng và khô. Khi vật thể rơi gần xuống đất (khu rừng), nó dường như trở nên nhoè, và sau đó biến thành một đám sóng khói đen lớn, và mọi người nghe thấy một tiếng nổ lớn (không phải tiếng sấm), như tiếng một tảng đá cực lớn rơi xuống, hay như tiếng pháo bắn. Tất cả các ngôi nhà đều rung chuyển. Cùng lúc ấy đám mây bắt đầu phun lửa theo mọi hình dạng. Tất cả dân làng đều sợ hãi và lao ra đường phố, phụ nữ kêu khóc, cho rằng đó là thời điểm tận thế của thế giới.
Tác giả của những dòng này khi ấy đang ở trong rừng khoảng 6 verst phía Bắc Kirensk, và nghe thấy một tiếng nổ như pháo bắn từ phía Tây Bắc, âm thanh này lặp lại cách quãng liên tục trong 15 phút ít nhất 10 lần. Tại Kirensk một số cửa kính tường nhà phía tây bắc bị vỡ.
Khi thiên thạch rơi xuống, các chấn động mạnh trong mặt đất đã được quan sát thấy, và gần làng Lovat vùng Kansk uezd mọi người nghe thấy hai tiếng nổ lớn, giống tiếng bắn pháo hạng nặng.
Làng Kezhemskoe. Nơi quan sát thấy một hiện tượng khí quyển bất thường ngày 17. Lúc 7:43 sáng mọi người nghe thấy một tiếng động giống một cơn gió mạnh. Ngay sau đó là những tiếng sấm ghê sợ, tiếp theo là những cơn chấn động làm rung chuyển các ngôi nhà, như chúng bị một thân cây lớn hay một tảng đá nặng lao phải. Tiếng nổ đầu tiên rồi đến tiếng nổ thứ hai, sau đó là tiếng nổ thứ ba. Tiếp đó - khoảng thời gian ngắt quãng giữa tiếng nổ thứ nhất và tiếng nổ thứ ba là những đợt chấn động bất thường, tương tự như đường sắt khi có cả chục đoàn tàu cùng chạy qua. Sau đó 5 tới 6 phút một tiếng nổ như tiếng pháo bắn lan tới: 50 tới 60 loạt ngắn, với những đợt cách quãng như nhau, dần yếu đi. Sau 1,5 - 2 phút có thêm sáu tiếng nổ nữa, như những tiếng bắn đại bác, những rời rạc, và tiếp nối bởi những rung động.
Bầu trời, khi mới nhìn, có vẻ quang đãng. Không có gió hay mây. Tuy nhiên khi nhìn về phía Bắc, nơi phát ra những tiếng nổ, có một kiểu mây xám tro phía gần chân trời đang ngày càng nhỏ đi và tan bớt, và có lẽ tới khoảng 2-3 giờ chiều thì biến mất hoàn toàn.

Lịch sử

Khá ngạc nhiên, ở thời điểm ấy giới khoa học ít chú ý tới vụ va chạm này, có thể vì vị trí địa lý cách biệt của vùng Tunguska. Những bản ghi chép từ các cuộc khảo sát hiện trường sớm cũng đã mất sau những năm hỗn loạn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, và cuộc Nội chiến Nga.
Ghi chép sớm nhất còn lại từ các đoàn thám hiểm diễn ra hơn một thập kỷ sau vụ nổ. Năm 1921, nhà khoáng vật học người Nga Leonid Kulik, đã tới khu lưu vực Sông Podkamennaya Tunguska trong một phần chuyến khảo sát cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô, sau khi nghiên cứu những lời kể của người dân địa phương về sự kiện cho rằng vụ nổ do một vụ va chạm thiên thạch lớn gây nên. Ông đã thuyết phục chính phủ Xô viết cấp chi phí cho một đoàn khảo sát tới vùng Tunguska, dựa trên lý luận cho rằng sắt thiên thạch có thể được dùng cung cấp cho ngành công nghiệp Liên xô. Và giá trị số sắt thu được sẽ lớn hơn nhiều chi phí cho cuộc khảo sát.
Ảnh chụp từ chuyến khảo sát của Kulik năm 1927.
Đội khảo sát của Kulik tới địa điểm này năm 1927. Trước sự ngạc nhiên của họ, không hề có sự hiện diện của một miệng hố kiểu núi lửa nào. Thay vào đó là một vùng cây cối cháy xém rộng khoảng 50 kilômét (30 dặm). Đáng ngạc nhiên, một số cây gần khu vực trung tâm vẫn đứng thẳng, cành của chúng bị xé nát. Những cây ở xa bị hất đổ theo hướng từ tâm ra ngoài.
Trong mười năm sau đó, đã có ba cuộc khảo sát khác tới khu vực. Kulik đã tìm thấy một "hốc" đầm lầy nhỏ nơi ông cho là miệng hố thiên thạch nhưng sau nhiều nỗ lực rút nước ra khỏi đầm lầy đó, ông chỉ thấy những mẩu gốc cây dưới đáy, loại trừ khả năng đây là hố do thiên thạch gây ra. Năm 1938, Kulik tìm cách chụp ảnh khu vực từ trên không, những bức ảnh cho thấy vụ nổ đã làm đổ rạp cây cối trên một vùng rộng theo hình cánh bướm. Dù có sức tàn phá lớn, nhưng vụ nổ không để lại dấu vết miệng hố kiểu núi lửa nào.
Những đoàn thám hiểm tới nơi này trong thập kỷ 19501960 đã tìm thấy những mảnh kính hình cầu cực nhỏ khi lọc sàng đất. Phân tích hóa học cho thấy những hình cầu này chứa phần trăm lượng nickeliridium, vốn thường thấy có nhiều trên các thiên thạch, cho thấy khả năng nguồn gốc ngoài Trái Đất của chúng. Nhưng điều này vẫn chưa thể khẳng định, đặc biệt khi dựa trên các nguyên tố vi lượng nơi xảy ra sự kiện Tunguska, bởi vì Tunguska là một vùng núi lửa cũ vốn có nhiều nguyên tố iridium.
Chậm nhất từ năm 1959 những lời tường thuật của nhân chứng tận mắt chứng kiến sự kiện đã được ghi chép, hệ thống hóa và thu thập sau khi các cuộc phỏng vấn được tiến hành với nhiều người thổ dân sống trong vòng bán kính 100 kilômét (60 dặm) từ vụ nổ. Đa số những lời tường thuật cho rằng sau vụ nổ người dân địa phương đã bị một cơn gió nóng bao phủ, nhiều gia đình không còn ai sống sót. Những bác sĩ đi cùng đoàn thám hiểm đã kết luận rằng ở thời điểm ấy vùng này đang có dịch đậu mùa. Những cuộc khảo sát do Gennady Plekhanov dẫn đầu không phát hiện thấy lượng phóng xạ ở mức độ cao như dự đoán nếu đã xảy ra một vụ nổ hạt nhân trong môi trường.

Giả thuyết va chạm Trái Đất

Vụ nổ tiểu thiên thạch

Trong giới khoa học, nguyên nhân hàng đầu giải thích sự kiện là vụ nổ trên không của một thiên thạch 6 đến 10 kilômét (4–6 dặm) bên trên bề mặt Trái Đất.
Các thiên thạch lao vào bầu khí quyển Trái Đất từ ngoài vũ trụ hàng ngày, thường có vận tốc lớn hơn 10 km/giây (6 dặm/sec). Đa số chúng có kích thước nhỏ nhưng thỉnh thoảng cũng có những thiên thạch cỡ lớn. Nhiệt sinh ra do khí bị nén lại trước thiên thạch khi nó lao vào khí quyển rất lớn khiến đa số thiên thạch bốc cháy hết hay nổ trước khi rơi xuống đất. Từ nửa cuối thế kỷ 20, quan sát khí quyển Trái Đất tầm thấp cho thấy những vụ nổ thiên thạch trên không diễn ra khá thường xuyên. Một thiên thạch đá đường kính khoảng 10 mét (30 ft) có thể gây ra một vụ nổ khoảng 20 kiloton, tương tự với sức công phá của quả bom hạt nhân Little Boy ném xuống Hiroshima, và dữ liệu do Chương trình Hỗ trợ Phòng vệ của Không quân Hoa Kỳ cung cấp cho thấy những vụ nổ như vậy xảy ra trong khí quyển tầm cao ít nhất mỗi năm một lần. Những vụ nổ kiểu Tunguska với sức công phá mức megaton ít hơn nhiều. Eugene Shoemaker đã ước tính rằng một vụ nổ như vậy có xác suất xảy ra mỗi 300 năm.

Những mô hình vụ nổ

Tác động kỳ lạ của vụ nổ Tunguska với cây cối xung quanh khu vực trung tâm đã được tái hiện trong những vụ thử vũ khí hạt nhân trên không trong thập kỷ 19501960. Các tác động đó do sóng xung kích phát sinh từ những vụ nổ lớn gây ra. Cây cối trực tiếp bên dưới vụ nổ bị lột vỏ khi sóng xung kích đi thẳng theo chiều dọc xuống dưới, trong khi cây cối phía xa bị ngã rạp bởi sóng xung kích đi tới theo chiều ngang khi tác động tới chúng.
Những cuộc thực nghiệm do người Xô viết tiến hành hồi giữa thập kỷ 1960, với các mô hình rừng (làm bằng các bao diêm) và một lượng nhỏ thuốc nổ trượt xuống theo dây treo, đã tạo ra những mô hình vụ nổ hình cánh bướm rất giống với mô hình ghi được tại Tunguska. Những cuộc thực nghiệm cho thấy vật thể đã lao xuống theo góc khoảng 30 độ so với mặt đất và 115 độ từ hướng bắc và đã nổ tung trên không trung.

Thiên thạch hay Sao chổi?

Thành phần những mảnh sót lại của vật thể Tunguska vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Năm 1930, nhà thiên văn học người Anh F.J.W. Whipple đã cho rằng vật thể Tunguska là một sao chổi. Một sao chổi thiên thạch, gồm chủ yếu là băngbụi, đã hoàn toàn bốc hơi sau khi va chạm vào khí quyển Trái Đất và không để lại dấu vết rõ ràng nào. Giả thuyết sao chổi càng được ủng hộ thêm khi trong nhiều đêm sau vụ nổ trên toàn Châu Âu đều có bầu trời đêm sáng rực, rõ ràng do bụi phân tán trên tầng cao khí quyển gây ra. Hơn nữa, phân tích những mẫu lấy từ vùng này cho thấy chúng chứa nhiều vật chất sao chổi.
Năm 1978, nhà thiên văn Slovakia Ľubor Kresák đề xuất vật thể đó là một mảnh của sao chổi thời gian ngắn Encke, và chính nó đã gây ra trận mưa sao băng Beta Taurid; sự kiện Tunguska trùng khớp với đỉnh điểm trận mưa sao băng này. Hiện chúng ta biết rằng các vật thể kiểu đó thường nổ phía trên bề mặt Trái Đất từ hàng chục tới hàng trăm kilômét. Những vệ tinh quân sự cũng đã từng quan sát các vụ nổ như vậy trong nhiều thập kỷ.
Năm 1983, nhà thiên văn Zdeněk Sekanina đã xuất bản một bài viết chỉ trích giả thuyết sao chổi. Ông chỉ ra rằng một vật thể gồm những vật chất kiểu sao chổi, đi qua khí quyển theo một quỹ đạo hẹp như vậy, phải bị tan rã, trong khi vật thể Tunguska rõ ràng vẫn còn nguyên vẹn khi nó đi vào vùng khí quyển thấp. Sekanina cho rằng bằng chứng cho thấy đó phải là một vật thể đặc chắc, dạng đá, có thể có nguồn gốc thiên thạch. Giả thuyết này càng nổi tiếng năm 2001, khi Farinella, Foschini, và những người khác xuất bản một cuộc nghiên cứu cho thấy vật thể đó tới từ hướng vành đai thiên thạch.
Những người đề xướng giả thuyết sao chổi đã đưa ra lý lẽ rằng vật thể đó là một sao chổi đã vỡ nhưng còn lại lõi đá bên trong cho phép nó đi sâu vào khí quyển.
Khó khăn lớn nhất của giả thuyết thiên thạch là một vật thể đá phải tạo ra một hố va chạm ở nơi nó lao xuống mặt đất, nhưng không hề có một hố nào như vậy được tìm thấy. Cũng có lý thuyết cho rằng khi thiên thạch đi qua khí quyển gây ra áp suất và nhiệt độ lớn tới mức nó đột ngột nổ tung tan vỡ thành nhiều mảnh. Vụ nổ phải lớn tới mức không hề có một mảnh thiên thạch còn lại nào đủ lớn ở mức có thể phân biệt, và vật chất còn lại trên khí quyển sau vụ nổ đã gây ra hiện tượng rực sáng trên bầu trời đêm. Những mô hình được công bố năm 1993 cho rằng vật thể đá có đường kính khoảng 60 mét với các đặc tính vật lý trong khoảng giữa một chondrite thông thường và một carbonaceous chondrite.
Christopher Chyba và những người khác đã đưa ra một quá trình theo đó một thiên thạch đá sẽ hoạt động tương tự như vật thể Tunguska. Những mô hình của họ cho thấy khi các lực ngược hướng lao xuống của vật thể trở nên lớn hơn lực liên kết trong vật thể, nó sẽ bị tan vỡ, hầu như giải phóng toàn bộ năng lượng ở một thời điểm. Vì thế sẽ không để lại dấu vết hố va chạm, và sức công phá sẽ ảnh hưởng trong một phạm vi khá rộng, toàn bộ thiệt hại do sóng xung kích và nhiệt gây ra.

Những hiện tượng chưa được giải thích

Vẫn còn một số vấn đề chưa được giải thích thỏa đáng. Địa điểm này nằm ở giữa một khu vực núi lửa cũ, và các nhà nghiên cứu từng một lần phát hiện sự phun trào khí radon kéo dài bốn giờ. Những nỗ lực nhằm tiến hành xác định niên đại carbon-14 cho thấy đất ở đây có nhiều phóng xạ carbon-14 [cần dẫn nguồn].
Nhà địa chất người Nga Vladimir Epifanov và nhà vật lý học thiên thể người Đức Wolfgang Kundt đã cho rằng vụ nổ là một đợt phun trào khí methane từ trong lòng Trái Đất. Một thứ gì đó tương tự như điều đã xảy ra năm 1994 gần làng Cando ở Tây Ban Nha. So sánh với hiện tượng Cando. Xem 'New Scientist', 7 tháng 9, 2002, trang 14 [1] [2].
Nhà vật lý người Nga Tiến sĩ Ol'khovatov đã chỉ ra những vấn đề khi giải thích vụ nổ bằng lý thuyết thiên thạch hay sao chổi, và có khuynh hướng cho rằng Tunguska là một sự kiện địa vật lý (xem bài viết của ông, và bản tóm tắt) đã xuất bản.

Các giả thuyết dự đoán

Đầu thế kỷ 20 tầm hiểu biết của con người về cách tác động của các thiên thạch trong khí quyển Trái Đất còn khá khiêm tốn. Vì sự hạn chế đó, cũng như số lượng dữ liệu khoa học ít ỏi về sự kiện Tunguska do chính sách giữ bí mật của người Xô viết trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, rất nhiều giả thuyết giải thích sự kiện Tunguska đã được đưa ra, và cũng có độ tin cậy rất khác nhau. Những giả thuyết được liệt kê dưới đây đều đã bị các nhà khoa học hiện đại và những người theo chủ nghĩa hoài nghi bác bỏ.

Hố đen

Năm 1973, Jackson và Ryan đã đưa ra giả thuyết rằng sự kiện Tunguska do một hố đen "nhỏ" (khoảng 10-20 g tới 10-22 g) đi qua Trái Đất gây nên. Không may cho giả thuyết này, không hề có bằng chứng về một vụ nổ thứ hai như vậy xảy ra khi hố đen rời khỏi Trái Đất và nó cũng không được chấp nhận rộng rãi. Hơn nữa, giả thuyết sau đó của Stephen Hawking về việc các hố đen bức xạ năng lượng cho thấy một hố đen nhỏ như vậy sẽ bốc hơi từ lâu trước khi nó có thể chạm tới Trái Đất.

Phản vật chất

Năm 1965, Cowan, Atluri, và Libby cho rằng sự kiện Tunguska do sự hủy diệt của một khối phản vật chất rơi xuống từ vũ trụ gây nên. Tuy nhiên, như với những giả thuyết khác ở phần này, nó không tính tới lượng rác khoáng chất còn lại trong vùng sau vụ nổ. Hơn nữa, không hề có bằng chứng thiên văn học nào cho thấy những khối phản vật chất như vậy hiện diện trong vùng vũ trụ của chúng ta. Nếu những vật thể như vậy thực sự tồn tại, chúng phải luôn tạo ra các tia gamma mạnh vì sự hủy diệt với môi trường giữa các vì sao (interstellar medium), nhưng những tia gamma như vậy không hề được quan sát thấy.

Bom H tự nhiên

Năm 1989, các nhà thiên văn học D'Alessio và Harms đã cho rằng một số deuterium trong một sao chổi rơi vào khí quyển Trái Đất có thể trải qua một quá trình phản ứng tan rã hạt nhân, để lại dấu vết dễ phát hiện ở hình thức Carbon-14. Họ kết luận rằng việc giải phóng năng lượng hạt nhân có thể đã là không đáng kể. Độc lập với họ, năm 1990, César Sirvent đã đề xuất rằng một sao chổi deuterium, ví dụ, một sao chổi có mức độ tập trung deuterium lớn bất thường trong thành phần của nó, có thể sẽ nổ tung như một quả bom hydogen, tạo ra phần lớn năng lượng được giải phóng. Ban đầu nó là một vụ nổ cơ học hay động lực, và chỉ khoảnh khắc sau một phản ứng nhiệt hạch do vụ nổ thứ nhất gây nên sẽ diễn ra.

Điện từ

Một số giả thuyết lại liên hệ sự kiện Tunguska với các cơn bão địa từ tương tự với những gì đã xảy ra sau những vụ nổ nhiệt hạch tại tầng bình lưu. Ví dụ, năm 1984 V. K. Zhuravlev và A. N. Dmitriev đã đưa ra một mô hình "vật lý mặt trời" (heliophisical) dựa trên những "plasmoid" do Mặt trời phát ra. Valeriy Buerakov cũng đã phát triển một mô hình độc lập về một quả "bóng lửa" điện từ.

Vật thể bay không xác định

Những người ủng hộ Vật thể bay không xác định (UFO) từ lâu đã tuyên bố rằng sự kiện Tunguska là kết quả một vụ nổ tàu vụ trũ của người ngoài hành tinh hay thậm chí là một loại vũ khí của người ngoài hành tinh được sử dụng để "cứu Trái Đất khỏi một mối đe dọa sắp tới". Giả thuyết này dường như có nguồn gốc từ câu chuyện khoa học viễn tưởng do kỹ sư Liên xô Alexander Kazantsev viết năm 1946, trong đó một con tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng nguyên tử của người Sao Hỏa, trong khi tìm kiếm nước sạch ở Hồ Baikal, đã bị nổ tung trên không. Câu chuyện này có cảm hứng từ chuyến thăm Hiroshima của Kazantsev cuối năm 1945.
Nhiều sự kiện trong câu chuyện của Kazantsev sau này đã bị nhầm lẫn thành những gì diễn ra trên thực tế tại Tunguska. Giả thuyết tàu vụ trụ năng lượng nguyên tử của người ngoài hành tinh đã được hai nhà phê bình điện ảnh là Thomas Atkins và John Baxter ủng hộ trong cuốn sách The Fire Came By (1976) của họ. Series truyền hình The Secret KGB UFO Files (Phenomenon: The Lost Archives) năm 1989, được phát sóng trên Turner Network Television, đã liên hệ sự kiện Tunguska với vụ "Roswell của người Nga" và cho rằng những mảnh vỡ của con tàu ngoài hành tinh phủ đầy khu vực. Năm 2004, một nhóm các nhà khoa học Nga của Tunguska Space Phenomenon Public State Fund tuyên bố đã tìm thấy những mảnh vỡ của một tàu vũ trụ ngoài hành tinh tại địa điểm vụ nổ [3].
Những người ủng hộ giả thuyết UFO chưa bao giờ có thể cung cấp bất kỳ một bằng chứng xác đáng nào cho lý thuyết của họ ngoại trừ đoạn video này do một người nông dân tại vùng núi British Columbia ở Canada cho thấy Vật thể Tunguska không bị phá hủy mà tiếp tục lang thang trên các vùng phụ cận Trái Đất. Hình ảnh video tương ứng chính xác với những điều mô tả của nhân chứng về vật thể Tunguska do báo Sibir Nga cung cấp ngày 2 tháng 7, 1908. Điều này giúp giải quyết vấn đề khó khăn của những người ủng hộ các giả thuyết khác cho rằng vật thể Tunguska đã bị phá hủy và vì thế không thể tìm thấy bất kỳ mảnh nào còn lại của nó cũng như miệng hố va chạm. Cũng cần nhớ rằng địa điểm Tunguska là một vùng hạ cánh (downrange) của Sân bay vũ trụ Baikonur và đã liên tục phải hứng chịu rác thải từ các trạm vũ trụ Nga, mà nổi tiếng nhất là lần phóng thử nghiệm lần thứ năm không thành công Chương trình Vostok ngày 22 tháng 12, 1960. Con tàu vũ trụ rơi xuống gần địa điểm vụ nổ Tunguska, và một đội kỹ sư đã được phái tới đó nhằm thu thập các khí cụ và hai chú chó trên khoang (vẫn sống sót).
Một tiểu thuyết năm 1951, và một bộ phim sau đó (1960 Der Schweigende Stern), đều dựa trên khái niệm UFO.

Tháp Wardenclyffe

Cũng có ý kiến cho rằng vụ nổ Tunguska là kết quả của một cuộc thực nghiệm do Nikola Tesla tiến hành tại Tháp Wardenclyffe, cuộc thực nghiệm diễn ra trong thời gian Robert Peary đang tiến hành các cuộc thám hiểm Bắc Cực. Họ cho rằng Tesla đã gửi điện tín cho Peary thông báo về một 'hiện tượng bình minh bất thường' sẽ gặp phải khi ông tới Bắc Cực. Tuy nhiên, ở thời điểm diễn ra sự kiện Tunguska đa số công việc tại Wardenclyffe đã chấm dứt và địa điểm này cũng đã bị bỏ hoang. Hơn nữa, rõ ràng là không thể có phương tiện để chỉ với một nguồn năng lượng nhỏ tại Wardenclyffe lại gây ra được một nguồn năng lượng lớn như vậy ở một nơi khác.

Vị trí sự kiện còn gây tranh cãi

Một giả thuyết khác cho rằng một thiên thạch đã rơi tại một vùng khác ở Siberia.
Nhà khoáng vật học người Nga Leonid Kulik đã xác định vị trí va chạm trong một khu rừng gần Sông Podkamennaja (tọa độ 60° 53' 40" vĩ độ Bắc và 101° 53' 40" kinh độ Đông.) Trong khoảng từ năm 1921 đến năm 1938 Kulik đã tổ chức năm cuộc khảo sát tới khu vực này nhưng không hề tìm thấy một miệng hố va chạm hay một bằng chứng nào về vụ va chạm đó.
Những bức ảnh về khu rừng bị tàn phá và những thân cây gãy đổ do Kulik chụp năm 1927 và 1928, không mang tính thuyết phục: chúng có vẻ ở tình trạng được giữ gìn hoàn hảo 20 năm sau vụ nổ, trong khi những cây duy nhất còn sống là những cây non không thể hơn vài năm tuổi. Những cây do Kulik chụp có lẽ bị đổ do Evenki, những người dân địa phương, chặt để tạo đồng cỏ cho các loài tuần lộc, để dựng những căn lều hình nón của họ, và để lấy củi đốt.
Hơn nữa, bằng chứng khác cho thấy những miệng hố va chạm được tìm thấy là một thành tạo tự nhiên gây ra do tuyết tan, và một hòn đá lớn từng được coi là một thiên thạch sau này lại bị cho là một phiến đá băng tích thông thường. Tuy nhiên, Kulik và những người cộng sự của mình quả quyết mạnh mẽ rằng họ đã tìm được địa điểm chính xác nơi sự kiện xảy ra, vì thế họ vẫn được coi là những nhà khoa học và những nhà nghiên cứu giỏi giang.

Giả thuyết nổ khí mê tan

Tunguska xảy ra do sự giải phóng 10 triệu tấn khí giàu mê-tan nằm trong lớp vỏ Trái Đất. Bằng chứng của sự thoát khí hủy diệt tương tự có thể được phát hiện tại Blake Ridge, đáy biển ngoài Na Uy: một "vết rỗ" rộng 700km2.

Nhận định

  • "Nếu sự kiện Tungaska thực sự do một sao chổi gây ra, nó thuộc loại độc nhất vô nhị chứ không chỉ là một trường hợp quan trọng nằm trong những hiện tượng đã được phân loại. Mặt khác, nếu thực sự một thiên thạch phát nổ trên bầu trời Siberi vào sáng tháng 6 đó, tại sao không ai tìm thấy một mảnh vỡ nào?", Gasperini, Tạp chí Khoa học Mỹ.

Sự kiện Tunguska trong văn học, truyện tranh, trò chơi, phim, TV và âm nhạc

Tham khảo

  • Lerman, J. C., Mook, W. G. & Vogel, J. C. Nature, 216, 990–1 (1967).
  • Cowan, C., Atluri, C. R. & Libby, W. F. Nature 206, 861–865 (1965).
  • Brown, J.C, and Hughes, D.W. Nature 268, 512 - 514 (1977)
  • Ol'khovatov, A.Yu. Earth, Moon and Planets, v.93, pp. 163–173 (2003)

Những cuốn sách về Tunguska

  • John Baxter and Thomas Atkins, The Fire Came By: The Riddle of the Great Siberian Explosion, Macdonald and Jane's, London 1975
  • Rupert Furneaux, The Tungus Event, Nordon Publications, New York, 1977
  • Roy A. Gallant, The Day the Sky Split Apart: Investigating a Cosmic Mystery, Atheneum Books for Children, New York, 1995
  • E.L. Krinov, Giant Meteorites, trans. J.S. Romankiewicz (Part III: The Tunguska Meteorite), Pergamon Press, Oxford, 1966
  • Jack Stoneley, Cauldron of Hell: Tunguska, Simon and Schuster, New York, 1977
  • Surendra Verma, The Tunguska Fireball: Solving One of the Great Mysteries of the 20th Century, Icon Books, Cambridge, 2005

Xem thêm

Liên kết ngoài