CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Quốc khánh Grenada (1974) Năm 199 – Quân của Tào Tháo và Lưu Bị chiếm được thành Hạ Bì, bắt giữ Lã Bố trên Bạch Môn lâu rồi thắt cổ giết chết. Năm 457 – Leo I lên ngôi hoàng đế Đế quốc Đông La Mã. Năm 1418 – Khởi nghĩa Lam Sơn (bia Vĩnh Lăng - hình) chính thức bắt đầu với chủ trương lật đổ nền thống trị của triều Minh tại Giao Chỉ, tái lập nước Đại Việt. Năm 1807 – Chiến tranh Napoléon: Trận Eylau – Quân đội Pháp của Napoléon bắt đầu chiến đấu chống lại lực lượng Nga và Phổ của Liên minh thứ tư tại Eylau, Ba Lan. Năm 1964 – The Beatles (hình dưới) lần đầu tiên đặt chân đến Mỹ. Sự xuất hiện của họ 2 ngày sau đó trên chương trình The Ed Sullivan Show khởi đầu cho "Cuộc xâm lăng của nước Anh".
Khởi nghĩa Lam Sơn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng.[1] Một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.[1]
Sau chiến thắng, với một nước Đại Việt độc lập tự chủ như xưa, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tổ (1428).[1] Vì chiến công vang dội của mình, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Mục lục
Bối cảnh lịch sử
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn. Ông vốn là một người có chí lớn và khảng khái, đến mức chính quyền đô hộ nhà Minh từng kêu gọi ông ra làm quan chức. Tuy nhiên, ông quyết không nghe theo, và luôn cho rằng: "Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người!". Do đó, ông cư ngụ ở nơi núi rừng, và tập hợp hào kiệt về.[1] Cuộc khởi nghĩa mở đầu đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
- Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
- Chính lúc quân thù đang mạnh
- ... Tuấn kiệt như sao buổi sớm
- Nhân tài như lá mùa thu
Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn[2] (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, một nghĩa sĩ của Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị quân Minh giải về Đông Quan và bị giết. (Xem thêm bài Lê Lai)
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.
Tiến vào Nam
Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng.
Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.
Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.
Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.
Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.
Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây.
Giải phóng Đông Quan
Chiến thắng Tốt Động, Chúc Động
- Xem chi tiết: Trận Tốt Động-Chúc Động
Lê Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan.
Viện quân từ Vân Nam do Vương An Lão chỉ huy kéo sang, nhưng bị Phạm Văn Xảo phá tan. An Lão chạy về cố thủ ở thành Tam Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Quân Lam Sơn định đón đường ngăn chặn nhưng không được. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.
Để đối phó lại tình hình nguy cấp, năm 1426, nhà Minh cho huy động 20.000 quân từ nhiều tỉnh phía nam tiến vào tiếp viện. Các quan lại nhà Minh tại Việt Nam cũng được lệnh mộ thêm 30.000 thổ binh bản xứ hỗ trợ. Thêm vào đó, nhà Minh cho gửi thêm hỏa khí sang trợ chiến, và các tướng Minh tại Việt Nam cũng rút hết quân làm đồn điền (trồng lúa lấy lương - khoảng 8.000 thổ binh bản xứ) để đối phó với quân nổi dậy.[3] Trần Trí, Phương Chính bị cách chức, bị đặt dưới quyền Vương Thông sai khiến để lấy công chuộc tội. Tại Vân Nam, Mộc Thạnh cũng được lệnh tuyển mộ 15 ngàn bộ binh và 3 ngàn cung thủ chuẩn bị sẵn sàng.[4] Từ Quảng Tây, tướng Minh là Cố Hưng Tổ (Gu Xing-zu) được lệnh đưa 5.000 quân bản bộ sang tiếp ứng với Vương Thông.[5]
Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện, hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ ra chặn đánh quân Lam Sơn. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí.
Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động (các địa danh này ngày nay đều thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội)[6]. Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lê Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động[7]. Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.
Sử chép ba đạo quân ra bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách Đại Việt thông sử, khi quân Minh sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có tổng số 35 vạn, ông dự định sẽ cho 25 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra bắc phải có một vài vạn mỗi cánh quân.
Ngoài ra, theo tác giả Karl Hack, sau khi nhà Hậu Trần thất bại, nhà Minh cho rằng sự bình định ở Giao Chỉ cơ bản đã hoàn thành, nên điều Trương Phụ cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh về nước. Việc đánh dẹp và chiếm giữ được giao lại cho các đạo quân phần nhiều gồm binh lính mộ bản xứ và có các chỉ huy là người Việt. Đây có lẽ là lý do sự chiếm đóng của nhà Minh nhanh chóng sụp đổ khi các binh lính người Việt này nổi dậy hoặc hưởng ứng các cuộc nổi dậy sau này.[3]
Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra gần Đông Quan.
Lập Trần Cảo
- Xem chi tiết: Trần Cảo
Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo bèn lập làm vua, còn ông tự xưng là Vệ quốc công. Theo sử sách, Trần Cảo tên thật là Hồ Ông, tự xưng là cháu nội vua Trần Nghệ Tông, được tù trưởng châu Ngọc Ma tiến cử với Lê Lợi. Nhưng theo một số sử gia gần đây, việc Trần Cảo mạo xưng hay thật sự là con cháu nhà Trần rất khó xác định, có thể chữ "mạo xưng" mà sử sách ghi là do các sử gia nhà Lê chép vào để giảm uy tín của Cảo.
Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.
Vây thành Đông Quan
Sau khi cắt đứt giảng hoà, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.Đầu năm 1427, Lê Lợi chia quân tiến qua sông Nhị Hà, đóng dinh ở Bồ Đề, sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.
Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ địch ở các thành khác ra hàng.
Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ và Nguyễn Xí bị bắt ở Thanh Trì. Sau Đinh Lễ bị giết, Nguyễn Xí trốn thoát được.
Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang
- Xem chi tiết: Trận Chi Lăng - Xương Giang
Theo Minh sử thì tới cuối tháng 1 năm 1427, nhà Minh điều động từ Bắc Kinh, Nam Kinh và khắp các tỉnh miền nam Trung Quốc khoảng 70.000 quân[3]. Để cung ứng lương thảo, tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hễ nơi nào có dư lương thực đều phải tức tốc vận chuyển về để cung ứng cho đạo quân viễn chinh. Tới cuối tháng 3, nhà Minh lại điều thêm 2.200 vệ binh từ Vũ Xương và Thành Đô, 10.000 quân tinh nhuệ từ Nam Kinh và 33.000 quân từ các tỉnh miền nam Trung Quốc đặt dưới quyền Liễu Thăng và Mộc Thạnh.
Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành lạ hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.
Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng địch đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập địch. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Nguyễn Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.
Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết.
Các tướng thừa dịp xông lên đánh địch, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng sáp đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc, Thôi Tụ và hơn 3 vạn quân bị bắt. Do quyết tâm không quy hàng, Thôi Tụ bị giết.[1]
Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua to nên kinh hồn, bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa.[1]
Hội thề Đông Quan
Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Vua Minh biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.
Tháng chạp, Vương Thông rút quân về nước. Các tướng muốn giết địch để trả thù tội ác khi cai trị Việt Nam, Lê Lợi không đồng tình vì muốn giữ hòa khí hai nước, cho nên ông phán:[1]
“ | Phục thù báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng cái bản-tâm người có nhân không muốn giết người bao giờ. Vả người ta đã hàng mà lại còn giết thì không hay. Nếu mình muốn thỏa cơn giận một lúc, mà chịu cái tiếng muôn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng để cho muôn vạn con người sống mà khỏi được cái mối tranh chiến về đời sau, lại để tiếng thơm lưu truyền thiên cổ trong sử xanh. | ” |
—Lê Lợi
|
- Sách Minh sử thông giám kỷ sự chép:
- "[Vương] Thông đến kinh đô (Bắc Kinh) rồi, quần thần nhà Minh tới tấp dâng tấu sớ lên đàn hặc Thông và bọn Mã Anh, Mã Kỳ, Sơn Thọ. Hình quan trong triều làm việc xét hỏi, bọn Thông đều thú nhận cả. Định nghị cho rằng Thông thì phạm tội không giữ quân luật, làm thiệt quân và bỏ mất đất; Sơn Thọ thì phạm tội che chở bênh vực cho bọn phản nghịch, Mã Kỳ thì làm kích động gây biến ở nơi phiên thuộc. Tất cả đều đáng luận vào tội xử tử. Vua Minh xuống chiếu: tống giam Thông vào ngục và tịch thu gia sản; còn bọn Mã Anh cũng đều phạt tội có nặng nhẹ khác nhau. Sau đó Lê Lợi sai đưa trả 157 quan lại, 15170 lính thú, và 1200 ngựa; còn số người bị giữ không cho về nước không biết bao nhiêu mà kể".
- Vương Thông lực yếu mà phải xin hoà, Liễu Thăng lại sang rồi bị thua chết. Sau đó lại xuống chiếu sai sứ sang giao hảo và rút quân về, nhục nhã thực bằng Tân, Trịnh hội thề dưới chân thành, hổ thẹn ngang với Kính Đường cắt đất giảng hoà vậy[8]
Vấn đề tù binh người Minh
Ngày 29 tháng 12 năm 1427, khi Vương Thông rút về nước, Lê Lợi trao trả nhà Minh vừa tù binh, vừa hàng binh. Theo Minh sử, số người trở về nước là 84.640; số người bị giữ lại không tính được[9].Tháng giêng năm 1428, nhà Minh có thư sang yêu cầu Lê Lợi trả hết số người và vũ khí ở Đại Việt. Lê Lợi bèn ra lệnh cấm người Việt chứa giấu người Minh, chỉ giấu 1 người cũng xử tội chết, vì vậy người Minh lần lượt ra đầu thú để về nước[9].
Năm 1429, Lê Lợi sai Đào Công Soạn đi sứ, dâng thư và trao trả những người và vũ khí còn lại, bao gồm quân quan 580 người, dân quân và lại 157 người, kỳ quân 15.170 người, ngựa 1.200 con[10].
Lê Lợi lên ngôi vua
Trong cuốn Việt Nam Sử Lược, nhà sử học Trần Trọng Kim có bình luận: "Giặc Minh lục-tục về bắc, bấy giờ mới thật là: Nam quốc sơn hà, nam đế cư; nước Nam lại được tự chủ như cũ."[1] Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh giặc Minh, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài thơ Nam quốc sơn hà.Bài "Bình Ngô Đại cáo" trở thành một áng văn chương có giá trị to lớn dưới Vương triều nhà Lê Sơ.[1] Sau khi quân Minh rút về, trên danh nghĩa Trần Cảo là vua Việt Nam. Theo sử sách, đầu năm 1428, Trần Cảo tự biết mình không có công, lòng người không theo nên bỏ trốn vào châu Ngọc Ma (vùng núi phía Tây), nhưng không thoát, bị bắt mang về và bị ép uống thuốc độc chết. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ việc Cảo phải tự bỏ trốn mà cho rằng các tướng của Lê Lợi được lệnh sát hại Cảo, hoặc Cảo bị đe doạ phải bỏ trốn. Tuy nhiên, suy cho cùng Trần Cảo cũng chỉ là con bài chính trị để Lê Lợi đối phó với nhà Minh trong một giai đoạn cần thiết. Nhà Minh lấy lý do lập con cháu nhà Trần thực chất chỉ là cớ để đánh nhà Hồ.
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên nhà Hậu Lê. Do chiến công của ông đánh bại quân Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Phong thưởng
Theo "Chức quan chí" trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, tháng 5 năm 1429 khi Lê Thái Tổ phong mọi tước hầu (liệt hầu) cho các công thần, gồm có 9 bậc:- Thứ nhất: Huyện thượng hầu.
- Thứ hai: Á thượng hầu.
- Thứ ba: Hương thượng hầu.
- Thứ tư: Đình thượng hầu.
- Thứ năm: Huyện hầu.
- Thứ sáu: Á hầu.
- Thứ bảy: Quan nội hầu.
- Thứ tám: Quan phục hầu.
- Thứ chín: Trước phục hầu.
- Huyện Thượng hầu, 3 người: Phạm Vấn, Lê Sát, Phạm Văn Xảo.
- Á Thượng hầu, 1 người: Lê Ngân.
- Hương Thượng hầu, 3 người: Nguyễn Lý, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng.
- Đình Thượng hầu, 14 người: Nguyễn Chích, Lê Văn An, Đinh Liệt, Lê Miễn, Đinh Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết, Trịnh Lỗi, Nguyễn Nhữ Lãm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Bật.
- Huyện hầu, 14 người: Bùi Bị, Lê Bì, Lê Phủ, Lê Náo, Lê Thụ, Lê Lôi, Trịnh Khả, Lê Bồi, Lê Lang, Nguyễn Xí, Lê Khuyển, Đỗ Bí, Lê Quốc Trinh, Lê Bật;
- Á hầu, 26 người: Lê Lạn, Nguyễn Trãi, v.v...;
- Quan nội hầu, 16 người: Lê Thiệt, Lê Chương,...
- Quan phục hầu, 12 người: Phạm Cuống, Lê Dao (Diêu)...
- Thượng trí tự trước phục hầu, 4 người: Trịnh Khắc Phục, Lê Hài, v.v...
Vai trò của hỏa lực trong khởi nghĩa Lam Sơn
Trong một tiểu luận được viết vào sau năm 2000[12], một sử gia là Sun Laichen (Tôn Lai Thần) cho rằng, khi khởi nghĩa, Lê Lợi cũng học hỏi từ cách cầm quân của Trương Phụ, sử dụng hỏa khí rất hữu hiệu để đánh lại quân Minh và giành được những thắng lợi quan trọng, như trận đánh Vương Thông ngày 8/5/1426, quân Lam Sơn đánh bại 10 vạn quân Vương Thông, tiêu diệt trên 5 vạn, bắt sống 1 vạn, khiến "vô số" quân Minh chết đuối (Minh sử ghi từ 2 đến 3 vạn quân tử trận). Nếu như trước kia thành Đa Bang thất thủ là điểm khởi đầu cho thất bại của nhà Hồ, thì sau khi khi 8 vạn quân Lam Sơn vây hạ thành Xương Giang có 2000 quân cố thủ, quân Minh cũng không gượng dậy được. Trong số 15 vạn quân tiếp viện nhà Minh gửi sang, có tới 9 vạn quân bỏ mạng trong các trận đánh tiếp theo, dù rằng cả hai tướng chỉ huy, Liễu Thăng và Mộc Thạnh đều đã từng tham gia các chiến dịch chinh phạt An Nam, bản thân Liễu Thăng cũng tử trận.Sun Laichen (Tôn Lai Thần) tỏ ra thiếu thuyết phục khi ông nêu ra luận điểm: Chiến thắng tại trận Tốt Động-Chúc Động khiến quân khởi nghĩa thu được rất nhiều khí cụ của quân Minh, trong đó có hỏa pháo và do đó biết cách sử dụng chiến cụ này, cũng như việc Thái Phúc- viên Đô đốc trấn thành Nghệ An đầu hàng quân Lam Sơn đã khiến người Việt học được từ chính viên tướng đầu hàng này cách chế súng máy để đánh lại kẻ thù đang chiếm đóng đất nước họ.
Trên thực tế, các chi tiết về Thái Phúc chỉ được đề cập rất giản lược trong sử Việt Nam. Trong bộ sử chính thức của Trung Quốc-tác phẩm Minh thực lục- cũng chỉ tường thuật là Thái Phúc bày cho Lam Sơn cách đánh thành, không kèm theo chi tiết "bày cách chế tạo súng". Và thuyết phục hơn cả, những tường thuật về diễn biến chiến trận tại thành Xương Giang trong Minh thực lục cũng nói quân Đại Việt hạ được thành sau khi họ tăng cường tấn công, thắng cả 3 trận chiến liên tiếp ngay dưới chân thành rồi sau đó dùng thang leo được vào thành. Vai trò của hỏa pháo chỉ được đề cập như 1 công cụ hỗ trợ bên cạnh máy bắn đá, tên có đầu tẩm dầu và câu liêm.
Ngoài ra, trong tiểu luận của mình, tác giả Sun Laichen cũng tỏ ra nhầm lẫn khi ông viết rằng "theo sách Đại Việt sử kí toàn thư thì trong trận đánh quyết định, thắng quân 10 vạn quân tiếp viện nhà Minh tại Xương Giang vào cuối năm 1427, quân Đại Việt đã thu được khối lượng chiến lợi phẩm gấp 2 lần so với những gì họ đã thu được sau trận Tốt Động-Chúc Động một năm trước đó (cuối năm 1426)." Trên thực tế, chi tiết này không có trong sách Toàn thư.
Bởi lẽ đó, sẽ là xác đáng khi cho rằng trong tiểu luận của mình, Sun Laichen đã đề ra những giả thiết có sức thuyết phục và hấp dẫn nhất định; tuy nhiên những giả thiết và luận điểm của ông không được hỗ trợ bởi những ghi chép chính xác và cụ thể được ghi lại trong chính sử.
Vì thế, vai trò của hỏa lực trong thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu và tranh luận thêm.
Chú thích
- ^ a b c d e f g h i j k Việt Nam Sử Lược, Quyển I, Phần III, Chương XIV: Mười Năm Đánh Quân Tàu (1418 – 1427)
- ^ Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, viết: "..., tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), nhằm niên hiệu Vĩnh Lạc triều Minh thứ 16, [tờ 11a] Hoàng đế dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, phong chức Đại Tướng và chức Thừa Tướng cho: Lê Khang, Lê Luân, Lê Sao, Lê Lễ, Lê Hiêu, Lê Nhữ Tri, Lê Cố, Trịnh Thác, Trịnh Hối, Lê Thỏ, lê Lý, Lê Xa Lôi, Lê Khắc Phục, Lê Định, Lê Lãng, Lê Vấn, Lê Cuống, Lê Chiêm, Lê Đệ, Lê Khiêm, Lê Trinh, Lưu Đàm, Lê Lâm, Lê Nghiệm, Lê Văn Giáo, Trần Đạt, Trần Khai, Lê Cảnh Thọ, Phạm Lung, Phạm Quì, Lê Sát, Trương Lôi, Trịnh Khả, Bùi Quốc Hưng, Lê Nỗ, Lê Liễu, Lê Nhữ Lãm, Lê Khả Lãng, Vũ Oai, Trịnh Vô, Lưu Hoạn, Trần Hốt, Đỗ Bí, Nguyễn Trãi, Lê Văn Linh, Lê Thận và Lê Văn An, [tờ 11b] chia nhau đốc suất đội quân Thiết đột ra đối địch với quân Minh. " Đại Việt thông sử
- ^ a b c Karl Hack, trang 88
- ^ Dreyer, trang 227
- ^ Ming Shi-lu, Vol 17, trang 556
- ^ Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta (phần 4), Trận Tốt Động - Chúc Động (5-7/11/1426)
- ^ Nguyễn Xí bắt được thám tử của Vương Thông, biết Thông đóng ở Ninh Kiều, định dùng một cánh quân cùng đánh tập hậu Lê Triện, Thông cầm đại quân tiến đằng trước, đêm đến nổ pháo hiệu thì hai cánh quân cùng đánh sáp vào. Nguyễn Xí bèn đặt phục binh rồi cho nổ pháo hiệu để lừa Thông
- ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 276.
- ^ a b Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 271
- ^ Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 273
- ^ Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
- ^ Nguồn:Chinese military technology and Dai Viet
Xem thêm
Tham khảo
Tiếng Việt- Việt Nam sử lược
- Đại Việt thông sử
- Đại Việt Sử ký Toàn thư
- Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội
- Edward Dreyer (1982). Early Ming China: A political history 1355-1435. Stanford University Press. ISBN 9780804711050.
- Karl Hack (2006). Colonial Armies in Southeast Asia. New York: Routledge. ISBN 0-415-33413-6.
- John Whitmore (1985). Vietnam: Ho Qui Ly and the Ming. New Haven, CT.
|
British Invasion
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc xâm lăng của nước Anh (nguyên gốc tiếng Anh: British Invasion) là khái niệm để chỉ sự xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường âm nhạc Mỹ của các nghệ sĩ tới từ nước Anh vào nửa đầu những năm 60 của thế kỷ 20[1].
Dusty Springfield, được tính trong sự nghiệp solo, là nghệ sĩ đầu tiên không phải The Beatles trong thời kỳ "xâm lăng" giành được vị trí quán quân tại Mỹ với ca khúc "I Only Want to Be With You". Cô cũng có nhiều ca khúc xuất sắc khác, mà theo Allmusic bình luận "là ca sĩ da trắng có giọng soul mượt mà nhất vào lúc đó"[10]. Lần lượt trong 2 năm tiếp theo, Chad & Jeremy, Peter and Gordon, The Animals, Manfred Mann, Petula Clark, Freddie and the Dreamers, Wayne Fontana and the Mindbenders, Herman's Hermits, The Rolling Stones, The Kinks, The Troggs và Donovan đều có 1 hay nhiều đĩa đơn quán quân[5]. Ngoài ra có thể kể tới Them và The Dave Clark Five[8]. Hiển nhiên, "cuộc xâm lăng" cũng có các thứ hạng cao tại Anh[15].
Các nghệ sĩ chủ yếu chia làm 2 phong cách chính: blues kiểu rock, hoặc chơi guitar rock/pop[15]. Làn sóng "xâm lăng" thứ hai sau này của The Who và The Zombies lại có những ảnh hưởng của nhạc pop và nhạc rock Mỹ[15]. Thứ âm nhạc của làn sóng "xâm lăng" đầu tiên, mà The Beatles là đại diện tiêu biểu, thì bị ảnh hưởng bởi rock and roll của Mỹ, một thể loại không thực sự phổ thông và chỉ được biết tới nhiều hơn nhờ "cuộc xâm lăng". Những nghệ sĩ người Anh thực tế đã làm sống lại những thể loại nhạc vốn của người da màu Mỹ[16].
Bộ phim A Hard Day's Night (1964) của The Beatles cùng với những hình ảnh từ con phố mua sắm nổi tiếng Carnaby Street đã khiến người Mỹ đi theo quan điểm âm nhạc và thời trang của người Anh[5]. Thời trang và hình ảnh của The Beatles đã được biết tới sớm bởi thành phần hâm mộ rock and roll tại Mỹ. Phong cách của họ (mặc vest và trang phục lịch lãm) "thách thức phong cách thời trang của đàn ông Mỹ", trong khi âm nhạc của họ thực sự thách thức những ý tưởng ban đầu của rock and roll[17].
The Rolling Stones được công chúng Mỹ đánh giá như một ban nhạc "khùng" và "nguy hiểm". Họ bắt đầu "cuộc xâm lăng" với những ảnh hưởng từ giai điệu của âm nhạc người da màu, như nhạc rhythm và nhạc blues. Hình ảnh họ tạo ra nhằm tạo nên sự đối lập với những chàng trai của The Beatles – những người xây dụng hình ảnh ban nhạc pop dễ gần và thân thiện. The Stones được ưa chuộng nhiều ở những vùng ngoại ô, chủ yếu là tầng lớp trẻ; họ thường phổ biến thứ giai điệu của nhạc R&B của những người da màu vốn đã bị công chúng Mỹ phớt lờ từ những năm 50[17].
Sự phổ biến rộng khắp toàn thế giới của nhạc Rock vào khoảng năm 1967 chính thức chấm dứt thời kỳ "xâm lăng"[5].
Dù rằng khá nhiều nhân vật liên quan tới "cuộc xâm lăng" không tạo ảnh hưởng quá rõ rệt, song rất nhiều trong số họ trở thành những biểu tượng của nhạc rock[15]. Nhiều nghệ sĩ Mỹ có phong cách chơi nhạc vốn tương đồng các nghệ sĩ từ Anh, có thể kể tới The Beach Boys. Nó cũng là chủ đề gây tranh cãi khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nghiệp của nhiều nghệ sĩ Mỹ-Phi cũng như các nghệ sĩ nữ tại đây[23]. Khá nhiều nghệ sĩ Mỹ cũng tạo ra thứ âm nhạc giống "cuộc xâm lăng", song họ cũng nhấn mạnh không phải ngẫu nhiên mà âm nhạc Anh trở thành thứ gốc rễ cơ bản. Roger McGuinn của The Byrds nói rằng người Mỹ mắc nợ những nghệ sĩ Anh "họ đã chơi nhạc folk như thứ nhạc mà chúng ta vẫn đang chơi"[24].
VOA Special English Tiếng Anh cho em Bối cảnh
Rock and Roll và blues trở nên phổ biến với giới trẻ Anh từ những năm 50. Trong khi những nỗ lực về mặt thương mại nhằm xây dựng một hình ảnh rock and roll mang tính Mỹ nhanh chóng thất bại, trad jazz lấy cảm hứng từ nhạc skiffle[2] sớm lấy được lòng người Anh và sau này trở thành hạt nhân của "cuộc xâm lăng". Lonnie Donegan, một nghệ sĩ chơi nhạc skiffle nổi tiếng tại Anh, có ngay một ca khúc "Rock Island Line" nằm trong Top 20 của Mỹ từ những năm 50, sau đó là "Does Your Chewing Gum Lose Its Flavour (On the Bedpost Overnight?)" vào năm 1961[3][4]. Hàng loạt các ban nhạc của Anh ra đời theo phong cách pha trộn giữa âm nhạc Anh và Mỹ. Chúng bùng nổ ở Liverpool, cái nôi của Mersey Beat[5][6][7][8]. Năm 1962, "Telstar" của The Tornado trở thành ca khúc đầu tiên của Anh là đĩa đơn đứng đầu tại Mỹ[9]. Cùng năm đó, tam ca The Springfields với sự góp mặt của Dusty Springfield cũng có mặt tại Top 20[10].Cuộc xâm lăng
Ngày 10 tháng 12 năm 1963, chương trình CBS Evening News đề cập tới Beatlemania ở Anh, cùng với đó chiếu ca khúc đình đám "She Loves You"[11]. Sau khi xem xong, cô bé 15 tuổi Marsha Albert từ Maryland viết bức thư hỏi DJ Caroll James "tại sao chúng ta không có thứ nhạc đó tại Mỹ?"[11] Ngày 17 tháng 12, James và Albert cùng giới thiệu từ phòng thu ca khúc "I Want to Hold Your Hand"[11]. Ngày 26 tháng 12, Capitol Records phát hành ca khúc này 3 tuần trước định hạn[11]. Đây chính là điểm khởi đầu của Beatlemania tại Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1964, "I Want to Hold Your Hand" leo một lèo lên vị trí số 1 tại tạp chí Cash Box[11]. Tại Billboard, nó làm được điều tương tự vào ngày 1 tháng 2[12]. Ngày 7 tháng 2, CBS Evening News dùng cụm từ "Cuộc xâm lăng của nước Anh" là "khái niệm Beatlemania tại nước Mỹ"[13], cùng với đó là hình ảnh The Beatles xuất hiện tại sân bay JFK, New York[8]. Chỉ 2 ngày sau, họ có mặt trên chương trình The Ed Sullivan Show[8]. Nielsen Ratings ước tính 45% người Mỹ đều theo dõi trực tiếp chương trình đó[8][14]. Ban nhạc sau đó liên tiếp có những thành công tại đây cho tới khi họ tan rã vào năm 1970[8].Dusty Springfield, được tính trong sự nghiệp solo, là nghệ sĩ đầu tiên không phải The Beatles trong thời kỳ "xâm lăng" giành được vị trí quán quân tại Mỹ với ca khúc "I Only Want to Be With You". Cô cũng có nhiều ca khúc xuất sắc khác, mà theo Allmusic bình luận "là ca sĩ da trắng có giọng soul mượt mà nhất vào lúc đó"[10]. Lần lượt trong 2 năm tiếp theo, Chad & Jeremy, Peter and Gordon, The Animals, Manfred Mann, Petula Clark, Freddie and the Dreamers, Wayne Fontana and the Mindbenders, Herman's Hermits, The Rolling Stones, The Kinks, The Troggs và Donovan đều có 1 hay nhiều đĩa đơn quán quân[5]. Ngoài ra có thể kể tới Them và The Dave Clark Five[8]. Hiển nhiên, "cuộc xâm lăng" cũng có các thứ hạng cao tại Anh[15].
Các nghệ sĩ chủ yếu chia làm 2 phong cách chính: blues kiểu rock, hoặc chơi guitar rock/pop[15]. Làn sóng "xâm lăng" thứ hai sau này của The Who và The Zombies lại có những ảnh hưởng của nhạc pop và nhạc rock Mỹ[15]. Thứ âm nhạc của làn sóng "xâm lăng" đầu tiên, mà The Beatles là đại diện tiêu biểu, thì bị ảnh hưởng bởi rock and roll của Mỹ, một thể loại không thực sự phổ thông và chỉ được biết tới nhiều hơn nhờ "cuộc xâm lăng". Những nghệ sĩ người Anh thực tế đã làm sống lại những thể loại nhạc vốn của người da màu Mỹ[16].
Bộ phim A Hard Day's Night (1964) của The Beatles cùng với những hình ảnh từ con phố mua sắm nổi tiếng Carnaby Street đã khiến người Mỹ đi theo quan điểm âm nhạc và thời trang của người Anh[5]. Thời trang và hình ảnh của The Beatles đã được biết tới sớm bởi thành phần hâm mộ rock and roll tại Mỹ. Phong cách của họ (mặc vest và trang phục lịch lãm) "thách thức phong cách thời trang của đàn ông Mỹ", trong khi âm nhạc của họ thực sự thách thức những ý tưởng ban đầu của rock and roll[17].
The Rolling Stones được công chúng Mỹ đánh giá như một ban nhạc "khùng" và "nguy hiểm". Họ bắt đầu "cuộc xâm lăng" với những ảnh hưởng từ giai điệu của âm nhạc người da màu, như nhạc rhythm và nhạc blues. Hình ảnh họ tạo ra nhằm tạo nên sự đối lập với những chàng trai của The Beatles – những người xây dụng hình ảnh ban nhạc pop dễ gần và thân thiện. The Stones được ưa chuộng nhiều ở những vùng ngoại ô, chủ yếu là tầng lớp trẻ; họ thường phổ biến thứ giai điệu của nhạc R&B của những người da màu vốn đã bị công chúng Mỹ phớt lờ từ những năm 50[17].
Sự phổ biến rộng khắp toàn thế giới của nhạc Rock vào khoảng năm 1967 chính thức chấm dứt thời kỳ "xâm lăng"[5].
Ảnh hưởng
"Cuộc xâm lăng của nước Anh" tạo nên rất nhiều ảnh hưởng rộng khắp. Nó góp phần mang rock and roll phổ biến ở mọi nơi, đưa nước Anh trở thành trung tâm của âm nhạc thế giới[18], và mở ra thời kỳ thành công vang dội cho vô vàn các nghệ sĩ Anh sau này[15]. Tại Mỹ, "cuộc xâm lăng" chính thức chấm dứt kỷ nguyên của nhạc surf (âm nhạc solo nhạc cụ), các girl group tiền-Motown, nhạc folk, và thứ âm nhạc teen thống trị các bảng xếp hạng trong giai đoạn cuối thập niên 50 đầu thập niên 60[19]. Nó cũng làm hỏng sự nghiệp của vài nghệ sĩ R&B, như Fats Domino hay Chubby Checker, thậm chí làm gián đoạn sự thống trị của vài nghệ sĩ thành danh, chẳng hạn như Elvis Presley[20]. Nó thúc đẩy việc các ban nhạc nghiệp dư đi theo phong cách của "cuộc xâm lăng" – hoàn cảnh của rất nhiều nghệ sĩ Mỹ nhiều thập kỷ sau[21]. "Cuộc xâm lăng" góp phần tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa các thể loại của nhạc rock, cùng với đó là đóng khung hình ảnh của một ban nhạc rock, với guitar và trống làm nhạc cho những sáng tác của chính họ[22].Dù rằng khá nhiều nhân vật liên quan tới "cuộc xâm lăng" không tạo ảnh hưởng quá rõ rệt, song rất nhiều trong số họ trở thành những biểu tượng của nhạc rock[15]. Nhiều nghệ sĩ Mỹ có phong cách chơi nhạc vốn tương đồng các nghệ sĩ từ Anh, có thể kể tới The Beach Boys. Nó cũng là chủ đề gây tranh cãi khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nghiệp của nhiều nghệ sĩ Mỹ-Phi cũng như các nghệ sĩ nữ tại đây[23]. Khá nhiều nghệ sĩ Mỹ cũng tạo ra thứ âm nhạc giống "cuộc xâm lăng", song họ cũng nhấn mạnh không phải ngẫu nhiên mà âm nhạc Anh trở thành thứ gốc rễ cơ bản. Roger McGuinn của The Byrds nói rằng người Mỹ mắc nợ những nghệ sĩ Anh "họ đã chơi nhạc folk như thứ nhạc mà chúng ta vẫn đang chơi"[24].
Xem thêm
Nguồn
- ^ Ira A. Robbins. “British Invasion (music) - Britannica Online Encyclopedia”. Britannica.com. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
- ^ M. Brocken, The British folk revival, 1944-2002 (Aldershot: Ashgate, 2003), pp. 69-80.
- ^ “Lonnie Donegan > Charts and Awards > Billboard singles”. Allmusic. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
- ^ Lonnie Donegan Allmusic bio
- ^ a b c d Ira A. Robbins. “Encyclopædia Britannica Article”. Britannica.com. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
- ^ Morrison, Craig. American Popular Music. British Invasion (New York: Facts on File, 2006, pp. 32-4.
- ^ J. Gould, Can't Buy Me Love: The Beatles, Britain, and America (New York, Harmony Books, 2007), pp. 344-5.
- ^ a b c d e f When the Beatles hit America CNN February 10, 2004.
- ^ The Tornados Allmusic bio
- ^ a b Dusty Springfield Allmusic bio
- ^ a b c d e Tweet The Beatles! How Walter Cronkite Sent The Beatles Viral... in 1963!" by Martin Lewis based on information from "THE BEATLES ARE COMING! The Birth Of Beatlemania In America" by Bruce Spitzer" July 18, 2009.
- ^ “1 February 1964 Hot 100”. Billboard. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012.
- ^ The Beatles: The First U.S. Visit documentary
- ^ “UK acts disappear from US charts BBC April 23, 2002”. BBC News. 23 tháng 4 năm 2002. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2011.
- ^ a b c d e British Invasion trên Allmusic
- ^ Cooper, Laura E and B. Lee "The Pendulum of Cultural Imperialism: Popular Music Interchanges Between the United States and Britain", Journal of Popular Culture, Jan. 1993
- ^ a b Cooper, L and B, Journal of Popular Culture, 93
- ^ J. M. Curtis, Rock eras: interpretations of music and society, 1954-1984 (Popular Press, 1987), p. 134.
- ^ K. Keightley, "Reconsidering rock" in, S. Frith, W. Straw and J. Street, eds, The Cambridge companion to pop and rock (Cambridge: Cambridge University Press, 2001), p. 117.
- ^ F. W. Hoffmann, Encyclopedia of recorded sound, Volume 1 (CRC Press, 2nd edn., 2004), p. 132.
- ^ allmusic Genre Garage Rock
- ^ R. Shuker, Popular music: the key concepts (Routledge, 2nd edn., 2005), p. 35.
- ^ K. Keightley, "Reconsidering rock" S. Frith, W. Straw and J. Street, eds, The Cambridge companion to pop and rock (Cambridge: Cambridge University Press, 2001), pp. 117-8.
- ^ Holmes, Tim "US and Them: American Rock's Reconquista" Popular Music and Society, Vol.30, July 07
Tham khảo
- Miles, Barry The British Invasion: The Music, the Times, the Era Sterling Publishing 2009 ISBN 978-1-4027-6976-4
- Harry, Bill The British Invasion: How the Beatles and Other UK Bands Conquered America Chrome Dreams 2004 ISBN 978-1-84240-247-4
Liên kết ngoài
- Gilliland, John (1969). “The British Are Coming! The British Are Coming!: The U.S.A. is invaded by a wave of long-haired English rockers.” (audio). Pop Chronicles. Digital.library.unt.edu.
Green Sper Rice Siêu Lúa Xanh,
‘Green Super Rice’ About Two Years Away for Asia, Africa
Related Posts
VOA Learning English Agriculture Report
Nghe VOA Special English
Nghevoa.blogspot.com là trang web luyện nghe tiếng anh thông qua giáo trình voa special english. Với trang web này, bạn sẽ được học tiếng anh đa dạng liên quan đến tiếng anh kinh tế, tiếng anh giáo dục, tiếng anh phổ thông, tiếng anh công nghệ, tiếng anh nông nghiệp, tiếng anh y tế. Ngoài ra bạn sẽ được cung cấp 1 vốn từ vựng tiếng anh phong phú liên qua đến các vấn đề trên..
Nghevoa.blogspot.com là trang web luyện nghe tiếng anh thông qua giáo trình voa special english. Với trang web này, bạn sẽ được học tiếng anh đa dạng liên quan đến tiếng anh kinh tế, tiếng anh giáo dục, tiếng anh phổ thông, tiếng anh công nghệ, tiếng anh nông nghiệp, tiếng anh y tế. Ngoài ra bạn sẽ được cung cấp 1 vốn từ vựng tiếng anh phong phú liên qua đến các vấn đề trên..
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBook, CassavaViet, foodcrops.vn
No comments:
Post a Comment