CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 2 Năm 2014 dương lịch không có ngày 29 tháng 2. Wikipedia Ngày này năm xưa. Năm 1752 – Aung Zeya xưng là Alaungpaya, lập ra triều Konbaung, nền quân chủ cuối cùng của Myanmar, nơi Phật giáo với học thuyết sắc không hiện là quốc giáo. Năm 1720 – Không thể thiết lập đồng trị vì như William và Mary của Anh, nữ vương Ulrika Eleonora của Thụy Điển nhường ngôi cho phu quân, người trở thành Fredrik I. Năm 1940 - Do chiến tranh, Ernest Lawrence được Lãnh sự quán Thụy Điển trao giải Giải Nobel Vật lý năm 1939 tại Berkeley, California. Năm 1952 – Quyền cai quản đảo Heligoland được chuyển giao cho chính quyền Tây Đức. Năm 2012 – Việc xây dựng Tokyo Sky Tree (hình) hoàn thành, đương thời là tháp cao nhất trên thế giới.
Tokyo Sky Tree
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tokyo Sky Tree | |
---|---|
Tokyo Sky Tree đang xây 634 m tháng 10 năm 2011 |
|
Thông tin chung | |
Tình trạng | Đã hoàn thành |
Loại hình | Truyền hình, nhà hàng, tháp quan sát |
Địa điểm | Sumida, Tokyo, Japan |
Chủ đầu tư | Tobu Tower Sky Tree Co., Ltd. |
Xây dựng | |
Khởi công | 14 tháng 7 năm 2008 |
Hoàn thành | 29 tháng 2 năm 2012 |
Khánh thành | 22 tháng 5 năm 2012 |
Số thang máy | 13 |
Nhà thầu chính | Obayashi Corp. |
Chi phí xây dựng | 40 tỷ yên (440 triệu USD) |
Chiều cao | |
Chiều cao | 634 m (2.080 ft) (đỉnh anten) |
Tính đến mái | 495,0 m (1.624 ft)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ] |
Tính đến sàn cao nhất | 450,0 m (1.476 ft)[Chuyển đổi: Số không hợp lệ] |
Thiết kế | |
Kiến trúc sư | Nikken Sekkei |
Dự án đang được chỉ huy bởi Tobu Railway và một nhóm sáu đài truyền hình mặt đất (đứng đầu đài truyền hình NHK). Tháp được hoàn thành vào ngày 29 tháng 2 năm 2012, và khai trương vào ngày 22 tháng 5 năm 2012. Cấu trúc hoàn thành sẽ là trung tâm của một phát triển thương mại lớn nằm cách đều từ nhà ga Narihirabashi và Đài Oshiage.
Một trong những mục đích chính của Tokyo Sky Tree như một tòa tháp truyền hình và đài phát thanh phát sóng. Tháp phát sóng hiện tại ở Tokyo, Tháp Tokyo, cao 333 m không còn đủ cao để hoàn thành kỹ thuật số truyền hình phủ sóng phát thanh truyền hình mặt đất bởi vì nó được bao quanh bởi nhiều tòa nhà cao tầng.
Tokyo Sky Tree hiện là tòa tháp cao nhất thế giới. Nó cao hơn Tháp Quảng Châu (600 m), các cấu trúc cao nhất trên một hòn đảo, cao hơn Taipei 101; và cấu trúc cao nhất thứ hai trên thế giới, sau Burj Khalifa ở Dubai.
Tham khảo
- Chú thích
- ^ Tokyo Sky Tree beats Tokyo Tower, now tallest building in Japan, The Mainichi Daily News, 29 March 2010
- ^ “事業概要”. Tokyo Sky Tree Home (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
- Tài liệu
- Skyscrapernews article on New Tokyo Tower
- Profile on Phorio
- Project profile at Emporis
- "Sumida-Taito picked for new Tokyo Tower site", The Japan Times, 29 March 2005.
- Broadcasters to use new Tokyo Tower as main transmitter, Japan Today, 14 December 2007.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Tokyo Sky Tree |
- Trang web chính thức (tiếng Anh)
- Tokyo Sky Tree construction site webcam (available Monday–Saturday 9:00–17:00 Japan Standard Time only) (tiếng Nhật)
Thể loại:
Phật giáo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phật giáo (zh. 佛教, sa. buddhaśāsana, pi. buddhasāsāna, bo. sangs rgyas bstan pa སངས་རྒྱས་བསྟན་པ་), hay giáo lý của Phật-đà (śāsana), là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới (các tôn giáo lớn khác là Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo, và Ấn Độ giáo). Phật giáo được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (zh. 悉達多瞿曇, sa. siddhārtha gautama, pi. siddhattha gotama) sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, và Phật-đà hay Bụt-đà (sa., pi. buddha),
người Việt gọi đơn giản là Phật, hay Bụt có nghĩa là "người tỉnh thức",
"người giác ngộ", danh hiệu mà Ngài có được sau khi thành đạo, giác
ngộ. Giáo lý mà Ngài dạy và để lại được gọi là Phật pháp (zh. 法, sa. dharma, pi. dhamma). Ở một số ngôn ngữ, Phật giáo có nghĩa như "nguyên lí của vạn vật".
Khổ được giải thích là xuất phát từ ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā) và vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā), và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử (hữu luân 有輪, sa. bhavacakra, pi. bhavacakka). Cơ chế làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi (zh. 緣起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda). Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna). Theo Tứ diệu đế, con đường dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo (zh. 八正道, sa. aṣṭāṅgikamārga, pi. aṭṭhāṅgikamagga).
Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka), bao gồm:
Cách thực hành trong Phật giáo cũng được phân chia theo Tam học (sa. tisraḥ śikṣāḥ), cụ thể là tu học về giới (tăng thượng giới học, sa. adhiśīlaśikṣā), định (tăng thượng định học, sa. adhicittaśikṣā) và huệ (tăng thượng huệ học, sa. adhiprajñāśikṣā). Trước hết hành giả phát lòng tin (tín, sa. śraddhā) vào Tam bảo, giữ giới luật đúng theo địa vị của mình (cư sĩ, sa-di hoặc tỉ-khâu). Qua đó mà ông ta chuẩn bị cho cấp tu học kế đến là Thiền định. Cấp này bao gồm bốn trạng thái thiền (tứ thiền, sa. caturdhyāna). Một số cách thực hành được nhắc đến nhằm hỗ trợ bốn cấp thiền định trên, đó là Tứ niệm xứ (sa. catvāri smṛtyupasthānāni), Tứ vô lượng tâm, tức là trau dồi bốn tâm thức Từ, Bi, Hỉ và Xả (sa. catvāry apramāṇāni, cũng được gọi là Tứ Phạm trú, sa. brahmavihāra). Cách thiền định ở cấp này được phân làm hai loại: 1. Chỉ (sa. śamatha) là phương pháp lắng đọng tâm, và 2. Quán (sa. vipaśyanā, vidarśanā) là cách Thiền quán lập cơ sở trên Chỉ, tức là có đạt định an chỉ xong mới có thể thành tựu công phu Quán. Phần thứ ba của Tam học là huệ học, lập cơ sở trên Thiền quán. Đối tượng quán chiếu trong thiền định ở đây có thể là Tứ diệu đế, nguyên lí Duyên khởi (sa. pratītyasamutpāda) hoặc Ngũ uẩn. Ai hoàn tất Tam học này sẽ đạt được sự hiểu biết về giải thoát (sa. vimuktijñāna), biết là mình đã đạt giải thoát. Phiền não của hành giả này đã được tận diệt, các lậu hoặc đã chấm dứt (vô lậu, sa. anāsrava) và hành giả ấy đạt Tứ thánh quả A-la-hán.
Song song với cách tu hành theo Tam học trên ta cũng tìm thấy phương cách theo 37 Bồ-đề phần (sa. saptatriṃśabodhipakṣyadharma) và hành giả nào tu tập theo cách này cũng có thể đạt Niết-bàn.
Từ thế kỉ thứ 13, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó. Ngày nay, phái Tiểu thừa (zh. 小乘, sa. hīnayāna) với quan điểm của Thượng tọa bộ (zh. 上座部, sa. sthaviravādin, pi. theravādin) được truyền bá rộng rãi tại Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Đại thừa được truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore. Giáo pháp Kim cương thừa - cũng được xếp vào Đại thừa - phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ. Ngày nay, chưa ai có một con số tín đồ Phật giáo chính xác. Người ta ước lượng có khoảng 400-500 triệu người (số người đã quy y Tam bảo), nhưng số người theo đạo Phật "tự nhiên" (không làm lễ quy y nhưng trong nhà vẫn thờ Phật, Bồ Tát... kết hợp thờ chung với thần thánh của các tín ngưỡng truyền thống khác như thờ Thần Tài-Ông Địa, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng Thượng đế... hay chỉ đơn thuần là thờ cúng tổ tiên nhưng khi làm tang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu... thì dựa vào kinh Phật) thì con số còn cao hơn nhiều, có thể lên tới 1,2-1,6 tỷ người[1]. Điều này đặc biệt phổ biến tại các nước Đông Á và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khi mà Phật Giáo bị "địa phương hóa", được dung nạp và trở thành một phần trong tín ngưỡng dân gian. Người dân ở các nước này mặc nhiên coi việc thờ Phật là lẽ tự nhiên như việc thờ cúng tổ tiên, dù nhiều người chưa từng đọc qua kinh sách hay trải qua các nghi lễ Phật pháp.
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần tiên chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ "Bụt" bị mất đi và được thay thế bởi từ "Phật". Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà", "Phật đồ" rồi được rút gọn thành "Phật".
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
Theo biên niên sử thì Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên từ Trung Á nhằm niên hiệu Nguyên Thọ đời vua Hán Ai Đế nhà Tây Hán, nhưng Phật giáo không truyền bá rộng rãi cho đến năm 65 Công nguyên, dưới triều vua Hán Minh Đế (niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, 25-220 công nguyên), thì Phật giáo mới bắt đầu cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc. Vì muốn thần dân tu học Phật pháp nên vua Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 18 người đến Ấn Độ để thỉnh cầu hai Thiền sư người Ấn là Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama'tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến Trung Quốc hoằng pháp. Hai vị Tăng người Ấn này đã mang đến Trung Quốc bộ Kinh Bốn Mươi Hai Chương và trú ngụ tại chùa Bạch Mã (ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc do vua Minh Đế xây dựng, đến nay vẫn còn) ở Lạc Dương để hoằng dương Phật Pháp.
Tiếp theo sau hai nhà sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, những nhà truyền giáo khác đến Trung Quốc là An Thế Cao (An Shih-Kao), là người An Tức (Parthian, thuộc Bắc Ấn), Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema), Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha) đến Trung Quốc vào năm 148 Công nguyên, mang theo nhiều kinh điển hệ phái Đại thừa để phổ biến nơi vùng đất mới này.
Đầu thế kỷ 20 là thời điểm chấn hưng Phật giáo Trung Quốc. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã tạo ra một làn sóng mới về dân chủ tự do cho nhân dân Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Năm 1912, Tổng hội Phật giáo Trung Quốc (Chinese Buddhist Association) ra đời tại Thượng Hải, một năm sau đó một hội khác ra mắt tại Bắc Kinh là Trung ương Phật giáo Công hội. Đến năm 1922, công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung Quốc đã lên cao với sự lãnh đạo phong trào tích cực của Đại sư Thái Hư (T'ai-Hsu, 1890-1947), người khai sáng Hội Phật giáo Trung Quốc (Buddhist Society of China) có hơn 5 triệu thành viên trên khắp đất nước. Mở đầu ông cho thành lập Phật học viện Pháp Tạng (Fa t'sang Buddhist School), ông nhấn mạnh rằng chương trình dạy được kết hợp hài hòa giữa Phật học và khoa học để thu hút giới thanh niên trí thức, kết quả là học viên theo học rất đông.
Không những Đại sư Thái Hư chăm lo chấn hưng nền Phật giáo trong nước mà ngài còn có nhiều đóng góp để chấn hưng Phật giáo thế giới. Chẳng hạn, năm 1924, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo thế giới (World Buddhist Conference) tại Lô Sơn, Trung Quốc. Năm 1925, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo Đông Á (East Asian Buddhist Conference) ở Tokyo, Nhật bản. Và từ năm 1928, ông bắt đầu các chuyến đi hoằng pháp ở các nước ở phương Tây. Ngài đã trở thành một trong những nhà truyền giáo người châu Á đầu tiên đến diễn thuyết tại Pháp, Đức, Anh và Mỹ, riêng tại Pháp, vào 1931, ông đã cho xây dựng một Học viện Phật giáo tại Paris để hướng dẫn quần chúng Tây phương học Phật.
Nhìn chung với sự góp sức chấn hưng của các Đại sư Thái Sư và sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc, Phật giáo Trung Quốc đã nhanh chóng phục hưng về mọi phương diện từ kiết thiết trùng tu cơ sở cho đến văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển. Phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Quốc lúc ấy đã ảnh hưởng và lan tỏa đến các nước làng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Vào đầu thế kỷ 20, Phật giáo Trung Quốc phải chịu trải qua một thời kỳ cải cách để có thể thích hợp trào lưu mới của xã hội, những tưởng vận mệnh Phật giáo Trung Quốc đã thoát khỏi tai ách của thời cuộc, nhưng không bao lâu sau đó, Phật giáo Trung Quốc lại tiếp tục bị tàn phá trầm trọng qua cuộc chiến Trung-Nhật (1940-1945), rồi tiếp đó là cuộc cách mạng văn hóa nội bộ (1966-1976), Phật giáo Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của các cuộc đàn áp vô căn cứ của chính sách đổi mới lạ lùng này.
Từ năm 1976 đến nay, tuy chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách cởi mở hơn để khôi phục lại Phật giáo, nhưng nhìn chung Phật giáo Trung Quốc vẫn chưa lấy lại được sinh khí của mình như thuở nào. Tất cả phải đợi chờ đến một cuộc đổi mới khác trong một tương lai gần.
Hiện nay, Phật giáo tại Trung Quốc gồm dòng là Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Nam Tông, tăng lữ xuất gia của ba hệ phái lớn này có 200 nghìn người. Hiện nay Trung Quốc có hơn 13.000 chùa mở cửa, có 33 trường Phật giáo và gần 50 loại sách báo, tạp chí Phật giáo xuất bản.
Kể từ thế kỉ thứ 5, Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của Thượng tọa bộ(Pa:Theravāda) và Đại thùa phái (sa, pa. Mahāyana). Kể từ thế kỉ thứ 7, hai phái Nguyên Thủy và Đại thừa song hành tại Miến Điện, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng. Thế kỷ 11, nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thượng tọa bộ và từ đó, Đại thừa biến mất tại đây. Tại Miến Điện, Bagan ở miền bắc trở thành trung tâm Phật giáo. Phật giáo Miến Điện liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Tích Lan, nhất là với Đại Tự (pi. mahāvihāra). Thế kỉ thứ 15, vua Đạt-ma-tất-đề (pi. dhammaceti) lại xác định lần nữa rằng Phật giáo Miến Điện mang nặng quan điểm của Thượng tọa bộ. Sự có mặt của người Anh trong thế kỉ thứ 19 làm xáo trộn Phật giáo Miến Điện đáng kể. Mãi đến lúc giành lại độc lập năm 1947, Miến Điện mới trở lại cơ chế cũ. Năm 1956 tại Rangun có một cuộc kết tập kinh điển quan trọng. Ngày nay, 90% dân Miến Điện là Phật tử, đạo Phật được xem là quốc giáo.
Theo thời gian, nhiều tông phái Phật giáo khác thành hình và gây nhiều tranh cãi, đến nỗi có khi nhà vua phải can thiệp. Đó là những tranh luận ban đầu của Tiểu thừa và mầm mống của Đại thừa, của cả Mật tông thời bấy giờ. Cuối cùng, Thượng tọa bộ thắng, trong đó Phật Âm (sa. buddhaghoṣa, pi. buddhaghosa) - một Luận sư xuất sắc của Thượng tọa bộ - đóng vai trò quyết định. Tác phẩm của Phật Âm ngày nay vẫn còn ảnh hưởng lên Phật giáo Tích Lan. Đến thế kỉ thứ 12, vua Ba-lạc-la Ma-bà-ha-y (pi. parakkambahu), họp hội nghị Phật giáo và ép tất cả các trường phái phải theo giáo lí của Thượng tọa bộ tại Đại tự.
Qua thế kỉ thứ 16, người Bồ Đào Nha vào Tích Lan và tìm cách du nhập đạo Thiên chúa. Đến thế kỉ thứ 17, người Hà Lan lại ủng hộ việc khôi phục đạo Phật tại Tích Lan. Ngoài ra, Miến Điện và Thái Lan cũng có ảnh hưởng đáng kể lên nền đạo Phật tại đây. Kể từ khi Tích Lan giành lại độc lập năm 1948, đạo Phật luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tín ngưỡng và nền văn hóa của xứ này.
Phật giáo Mông Cổ bắt đầu hưng thịnh từ thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 19 khi tôn giáo này trở thành quốc giáo của Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ 20, Mông Cổ chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, xung đột chính trị từ các cường quốc bên ngoài, sau Trung Quốc (1912), Nhật Bản đánh chiếm vào Manchuria vào năm 1931, và sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu cuộc giải phóng cho Mông Cổ. Và từ đó trở đi Mông Cổ trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, với chính sách không khoan nhượng tôn giáo của chính quyền Cộng sản, có 20 ngàn tăng ni và cư sĩ Phật giáo Mông Cổ trí thức bị giết, 40 ngàn người khác bị tống giam, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không được xuất gia, hơn 800 tự viện bị phá hủy hoàn toàn trên khắp Mông Cổ.[3]
Từ năm 1989 đến nay, khi chế độ Cộng sản sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước đa đảng thì các rào cản về sinh hoạt tín ngưỡng được tháo bỏ, các hoạt động của Phật giáo đã từng bước trở lại bình thường, có hơn 160 ngôi Tu viện Phật giáo được xây dựng hoặc mở cửa trở lại và rất nhiều người xuất gia tu học và làm công tác truyền giáo. Hiện nay, 50% dân số Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng.[4]
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ 12, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Sri Lanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào.
Đến thế kỷ 13 khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu Phật giáo hệ phái Thượng Tọa Bộ hay Therevada - Phật giáo Nam tông và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer vốn theo Thượng Tọa Bộ - Therevada. Dưới thời của đế chế Angkor, thống trị từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào. Thế kỷ 14 khi vua Phà Ngừm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Thượng Tọa Bộ từ Campuchia và phát triển trên khắp đất nước Lào.[5]
Hiện nay, Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Thượng Tọa Bộ, trong đó hệ phái Phật giáo Thượng Tọa Bộ - Therevada chiếm đa số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự, chiếm khoảng 85% dân số nước này. Phật giáo Thượng Tọa Bộ ở Lào phân chia thành 2 phái nhỏ là Đại tông phái truyền thống chiếm 94% số chùa, 90% số sư sãi. Tông phái này từ Thái Lan truyền sang vào thế kỷ 14. Và Pháp tông phái vốn do nhà vua Mongkut (Rama IV) của Vương triều Chakri (Thái Lan) lập ra khi nhà vua chưa lên ngôi. Phái này chủ trương cải cách Phật giáo, chủ trương bảo vệ giới luật nghiêm túc, do các cao tăng điều hành. Sư tăng của phái nầy tuy hạn chế, nhưng phần lớn là các quý tộc xuất gia, nhiều nhà trí thức, trước kia được Hoàng gia Lào ủng hộ.
Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo là quốc giáo của nước này. Ảnh hưởng lớn đến chính trị, xã hội, văn hóa của quốc gia này. Từ khi Phật giáo truyền đến nước Nhật, sự hợp nhất giữa Phật giáo và Thần đạo đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Phật giáo bắt đầu thời kỳ suy vi tại Nhật vào thế kỉ 19, vào thời Minh Trị, chính quyền lúc bấy giờ đã ra sắc lệnh “Thần Phật phân ly”, tách Thần Đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời nổ lực chấn hưng tôn giáo bản địa. Đây là thời kì Thần Đạo phát triển mạnh mẽ với sự bảo trợ đặc biệt của chính quyền. Thần Đạo trở thành quốc giáo của Nhật Bản, gắn liền với các hoạt động của nhà nước. Phật giáo được khôi phục lại sau khi kết thức Thế chiến thứ hai với việc nhiều tổ chức Phật giáo ra đời làm sống dậy các sinh hoạt Phật sự trên khắp nước Nhật.
Theo thống kê gần đây, Phật giáo Nhật Bản có 70.000 ngôi chùa, 250.000 tăng ni, 96 triệu Phật tử. Có trên 20 trường đại học, trung học và viện nghiên cứu Phật giáo ở khắp đất nước Nhật. Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau, được chia thành mười ba tông phái chính.[7]
Mục lục
- 1 Giáo lý cơ bản
- 2 Lịch trình tu học
- 3 Phát triển và phổ biến
- 4 Phật giáo Việt Nam
- 5 Phật giáo Trung Quốc
- 6 Phật giáo tại Miến Điện (Myanma)
- 7 Phật giáo tại Tích Lan (Sri Lanka)
- 8 Phật giáo tại Indonesia
- 9 Phật giáo tại Campuchia
- 10 Phật giáo tại Thái Lan
- 11 Phật giáo tại Hàn Quốc
- 12 Phật giáo tại Mông Cổ
- 13 Phật giáo tại Lào
- 14 Phật giáo tại Nhật Bản
- 15 Nền tảng Đạo Phật và Khác biệt của Đạo Phật với hầu hết các tôn giáo
- 16 Tham khảo
- 17 Xem thêm
- 18 Chú thích
- 19 Đọc thêm
- 20 Liên kết ngoài
Giáo lý cơ bản
Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế, là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lý này chính là câu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó, là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân hồi (zh. 輪回, sa., pi. saṃsāra) và liệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không.- Tứ diệu đế là:
- Khổ đế (zh. 苦諦, sa. duḥkhāryasatya, bo. sdug bsngal bden pa སྡུག་བསྔལ་བདེན་པ་), chân lý về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa người mình yêu quý, ở gần người mình ghét bỏ, không đạt sở nguyện, là 8 điều khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (zh. 五蘊, sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha), là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.
- Tập đế (zh. 集諦, sa. samudayāryasatya, bo. kun `byung bden pa ཀུན་འབྱུང་བདེན་པ་), chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái (愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi (zh. 輪迴; sa., pi. saṃsāra).
- Diệt đế (zh. 滅諦, sa. duḥkhanirodhāryasatya, bo. `gog pa`i bden pa འགོག་པའི་བདེན་པ་), chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.
- Đạo đế (zh. 道諦, sa. duḥkhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, bo. lam gyi bden pa ལམ་གྱི་བདེན་པ་), chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā).
Khổ được giải thích là xuất phát từ ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā) và vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā), và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử (hữu luân 有輪, sa. bhavacakra, pi. bhavacakka). Cơ chế làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi (zh. 緣起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda). Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna). Theo Tứ diệu đế, con đường dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo (zh. 八正道, sa. aṣṭāṅgikamārga, pi. aṭṭhāṅgikamagga).
- Bát chính đạo bao gồm:
- Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): Phá vỡ vô minh nghiệp tập ngàn đời ngàn kiếp, cái thấy cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật về trần gian này, một người có chánh kiến là người đã thâm nhập được phật đạo đã hòa nhập vào bể tánh giác ngộ giải thoát toàn triệt để có cái trí tuệ phủ khắp tam giới trí tuệ vượt thoát khỏi không gian và thời gian, trí tuệ bát nhã hiển lộ, cái thấy biết không còn bị vướn kẹt hai bên, không vướn mắc trong trần gian này nữa, không vướn kẹt trong bất kì lí luận nào, không vướn vào tri thức hiểu biết, vượt qua ngã và pháp vượt qua không gian và thời gian, cái phút giây mà thấy biết vựot qua ngã và pháp phút giây thấy biết vượt qua không gian và thời gian như thế được gọi là chánh kiến. Người có đủ chánh kiến thì tất nhiên sẽ đủ luôn các chánh còn lại.
- Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): Suy nghĩ chơn chánh, những suy tư không vướn mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phưong tiện để cứu giúp chúng sanh trong tam giới ra khỏi sanh tử luân hồi
- Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): Là những lời nói thể hiện chân lí ngay tại đây và bây giờ, những lời nói vượt thoát tam giới để cho người nghe thấu hiểu đựoc chân lí nhiệm màu mà thoát li sanh tử luân hồi đó được gọi là chánh ngữ.
- Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): Suy nghĩ lời nói hành động tưong tầm với chánh kiến, khi một người có chánh kiến rồi thì suy nghĩ hành động đều là chánh, hành động ngôn ngữ đều thể hiện đạo lí để người khác được nhận đạo lí để khai mở đạo lí của chính mình, những hành động được xuất phát từ nơi thân của mình, nơi lời nói của mình thể hiện trọn vẹn cái đạo lí giác ngộ giải thoát và khai mở trí tuệ cho mọi người để nhận chân ra được chân lí nhiệm màu đó được gọi là chánh nghiệp.
- Chính mệnh (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): Chánh mệnh là cái thân mạng trường tồn mãi mãi không bị hư hoại bởi thời gian và không gian, người sống đúng chánh mạng là người hòa nhập cái chỗ bất sanh bất diệt sáng suốt nhiệm màu mỗi một phút giây đều mới mẻ hiện tiền này tức là người đó đã có đủ chánh mạng, chánh mạng là một cái đời sống chơn chánh không bao giờ bị hư hoại bị thay đổi bời thời gian và không gian thì đó gọi là cái mạng chân chánh của mình Đức Phật muốn chúng ta phải trụ trong cái mạng này để sống không lầm mê trong sanh tử luân hồi người đó gọi là người chánh mạng.
- Chính tinh tiến (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): Là người luôn an trú ở nơi sáng suốt nhiệm màu của chính mình để người đó sống trong từng khoảnh khắc mới mẻ hiện tiền không lầm lẫn không bao giờ bị mê mờ nữa ở cái chỗ tỏa thông không lầm lẫn thì người đó được gọi là đang tinh tấn.
- Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): Chánh niệm là loại niệm chân chánh nhất niệm muôn năm tức là một thấy này ngàn đời muôn kiếp về sau không còn thay đổi được nữa thì đó được gọi là chánh niệm, tức là chúng ta thấy nhận một điều gì đó thì điều đó tồn tại nơi chúng ta mãi mãi hết đời này qua đời sau không có bất kì hoàn cảnh nào làm thay đổi dao động được đó là chánh niệm.
- Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Là cái định trường tồn mãi mãi không bị bất kì hoàn cảnh nào làm thay đổi nó được không phải là cái nhập và cái xuất giống như từ trước tới giờ mà đây là cái thường tại định nó vốn có sẵn đủ ở trong pháp giới mười phương từ ngàn xưa cho tới ngàn sau nó luôn là như vậy không bị thay đổi, mà không phải do công phu tu hành với cái thân của một chúng sanh mà sử dụng công phu thiền định này sử dụng công phu thiền định kia để cái thân này yên ở trong định chánh định này chưa tới, mà chánh định là cái thường tại định ngay tại đây không phải do làm mà được, không phải do tạo tác mà thành, cái thường hằng hiện hữu ngay tại đây và bây giờ, từng khoảnh khắc mới mẻ hiện tiền, cái chánh định là nguồn sống của tất cả chúng sanh muôn loài, cái nguồn sống đó nó luôn luôn mới không có khoảnh khắc nào mà nó không mới, hít vào thở ra rồi lại tiếp tục hít vào thở ra là đang mới, từng khoảnh khắc máu chúng ta đang vận hành mới, từng khoảnh khắc vũ trụ mênh mông này đang vận hành mới mới, chúng ta không làm cũ nó được với thời gian và không gian nó luôn luôn là mới mẻ hiện tiền đó được gọi là chánh định.
Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka), bao gồm:
- Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya), 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya), 3. Tương ưng bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya), 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).
- Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
- Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་)—cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất.
Lịch trình tu học
Theo giáo lí nguyên thủy thì một hành giả đạt Bồ-đề, Giác ngộ khi người đó đạt được một cái nhìn vạn vật như chúng đích thật là (Như thật tri kiến sa. yathābhūtadarśana), với một tâm thức thoát khỏi phiền não (sa. kleśa) và si mê (sa. moha). Trong các loại phiền não thì tham ái (sa. tṛṣṇā) và vô minh (sa. avidyā), cũng được gọi là si (sa. moha), là những loại nặng nhất. Tham (sa. rāga), sân (sa. dveṣa) và si được gọi chung là ba chất độc (Tam độc), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức. Vì phiền não vây phủ tâm thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì người đó phải gắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành Bát chính đạo.Cách thực hành trong Phật giáo cũng được phân chia theo Tam học (sa. tisraḥ śikṣāḥ), cụ thể là tu học về giới (tăng thượng giới học, sa. adhiśīlaśikṣā), định (tăng thượng định học, sa. adhicittaśikṣā) và huệ (tăng thượng huệ học, sa. adhiprajñāśikṣā). Trước hết hành giả phát lòng tin (tín, sa. śraddhā) vào Tam bảo, giữ giới luật đúng theo địa vị của mình (cư sĩ, sa-di hoặc tỉ-khâu). Qua đó mà ông ta chuẩn bị cho cấp tu học kế đến là Thiền định. Cấp này bao gồm bốn trạng thái thiền (tứ thiền, sa. caturdhyāna). Một số cách thực hành được nhắc đến nhằm hỗ trợ bốn cấp thiền định trên, đó là Tứ niệm xứ (sa. catvāri smṛtyupasthānāni), Tứ vô lượng tâm, tức là trau dồi bốn tâm thức Từ, Bi, Hỉ và Xả (sa. catvāry apramāṇāni, cũng được gọi là Tứ Phạm trú, sa. brahmavihāra). Cách thiền định ở cấp này được phân làm hai loại: 1. Chỉ (sa. śamatha) là phương pháp lắng đọng tâm, và 2. Quán (sa. vipaśyanā, vidarśanā) là cách Thiền quán lập cơ sở trên Chỉ, tức là có đạt định an chỉ xong mới có thể thành tựu công phu Quán. Phần thứ ba của Tam học là huệ học, lập cơ sở trên Thiền quán. Đối tượng quán chiếu trong thiền định ở đây có thể là Tứ diệu đế, nguyên lí Duyên khởi (sa. pratītyasamutpāda) hoặc Ngũ uẩn. Ai hoàn tất Tam học này sẽ đạt được sự hiểu biết về giải thoát (sa. vimuktijñāna), biết là mình đã đạt giải thoát. Phiền não của hành giả này đã được tận diệt, các lậu hoặc đã chấm dứt (vô lậu, sa. anāsrava) và hành giả ấy đạt Tứ thánh quả A-la-hán.
Song song với cách tu hành theo Tam học trên ta cũng tìm thấy phương cách theo 37 Bồ-đề phần (sa. saptatriṃśabodhipakṣyadharma) và hành giả nào tu tập theo cách này cũng có thể đạt Niết-bàn.
Phát triển và phổ biến
Sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm bốn giai đoạn:- Giữa thế kỉ thứ 6 đến giữa thế kỉ thứ 5 trước CN: Giai đoạn nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá.
- Kể từ thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên: Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trường phái qua các lần kết tập (zh. 結集, sa., pi. saṃgīti) về giáo pháp.
- Kể từ thế kỉ thứ 1: Xuất hiện giáo phái Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna) với hai tông phái quan trọng là Trung quán tông (zh. 中觀宗, sa. mādhyamika) và Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. vijñānavādin, yogācārin).
- Kể từ thế kỉ thứ 7: Sự xuất hiện của Mật tông Phật giáo (Phật giáo Tây Tạng, Kim cương thừa).
Từ thế kỉ thứ 13, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó. Ngày nay, phái Tiểu thừa (zh. 小乘, sa. hīnayāna) với quan điểm của Thượng tọa bộ (zh. 上座部, sa. sthaviravādin, pi. theravādin) được truyền bá rộng rãi tại Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Đại thừa được truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore. Giáo pháp Kim cương thừa - cũng được xếp vào Đại thừa - phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ. Ngày nay, chưa ai có một con số tín đồ Phật giáo chính xác. Người ta ước lượng có khoảng 400-500 triệu người (số người đã quy y Tam bảo), nhưng số người theo đạo Phật "tự nhiên" (không làm lễ quy y nhưng trong nhà vẫn thờ Phật, Bồ Tát... kết hợp thờ chung với thần thánh của các tín ngưỡng truyền thống khác như thờ Thần Tài-Ông Địa, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng Thượng đế... hay chỉ đơn thuần là thờ cúng tổ tiên nhưng khi làm tang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu... thì dựa vào kinh Phật) thì con số còn cao hơn nhiều, có thể lên tới 1,2-1,6 tỷ người[1]. Điều này đặc biệt phổ biến tại các nước Đông Á và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khi mà Phật Giáo bị "địa phương hóa", được dung nạp và trở thành một phần trong tín ngưỡng dân gian. Người dân ở các nước này mặc nhiên coi việc thờ Phật là lẽ tự nhiên như việc thờ cúng tổ tiên, dù nhiều người chưa từng đọc qua kinh sách hay trải qua các nghi lễ Phật pháp.
Phật giáo Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hưng Yên ngày nay) học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần tiên chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ "Bụt" bị mất đi và được thay thế bởi từ "Phật". Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà", "Phật đồ" rồi được rút gọn thành "Phật".
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
- từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
- từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
- từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.
Phật giáo Trung Quốc
Theo sử liệu cho thấy Phật giáo được giới thiệu đến Trung Quốc do các nhà buôn hay các nhà sư truyền giáo người Ấn qua các ngã đường biển và đường bộ. Về đường biển thì xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Sri Lanka, Nam Dương để vào hải cảng Quảng Đông. Về đường bộ, còn gọi là con đường tơ lụa (Silk road) nối liền Đông Tây, di chuyển bằng lạc đà, xuất phát từ miền Đông Bắc Ấn, rồi băng qua các sa mạc ở Trung Á để tới Lạc Dương (kinh đô của nhà Hán).Theo biên niên sử thì Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên từ Trung Á nhằm niên hiệu Nguyên Thọ đời vua Hán Ai Đế nhà Tây Hán, nhưng Phật giáo không truyền bá rộng rãi cho đến năm 65 Công nguyên, dưới triều vua Hán Minh Đế (niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, 25-220 công nguyên), thì Phật giáo mới bắt đầu cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc. Vì muốn thần dân tu học Phật pháp nên vua Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 18 người đến Ấn Độ để thỉnh cầu hai Thiền sư người Ấn là Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama'tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến Trung Quốc hoằng pháp. Hai vị Tăng người Ấn này đã mang đến Trung Quốc bộ Kinh Bốn Mươi Hai Chương và trú ngụ tại chùa Bạch Mã (ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc do vua Minh Đế xây dựng, đến nay vẫn còn) ở Lạc Dương để hoằng dương Phật Pháp.
Tiếp theo sau hai nhà sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, những nhà truyền giáo khác đến Trung Quốc là An Thế Cao (An Shih-Kao), là người An Tức (Parthian, thuộc Bắc Ấn), Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema), Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha) đến Trung Quốc vào năm 148 Công nguyên, mang theo nhiều kinh điển hệ phái Đại thừa để phổ biến nơi vùng đất mới này.
Đầu thế kỷ 20 là thời điểm chấn hưng Phật giáo Trung Quốc. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã tạo ra một làn sóng mới về dân chủ tự do cho nhân dân Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Năm 1912, Tổng hội Phật giáo Trung Quốc (Chinese Buddhist Association) ra đời tại Thượng Hải, một năm sau đó một hội khác ra mắt tại Bắc Kinh là Trung ương Phật giáo Công hội. Đến năm 1922, công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung Quốc đã lên cao với sự lãnh đạo phong trào tích cực của Đại sư Thái Hư (T'ai-Hsu, 1890-1947), người khai sáng Hội Phật giáo Trung Quốc (Buddhist Society of China) có hơn 5 triệu thành viên trên khắp đất nước. Mở đầu ông cho thành lập Phật học viện Pháp Tạng (Fa t'sang Buddhist School), ông nhấn mạnh rằng chương trình dạy được kết hợp hài hòa giữa Phật học và khoa học để thu hút giới thanh niên trí thức, kết quả là học viên theo học rất đông.
Không những Đại sư Thái Hư chăm lo chấn hưng nền Phật giáo trong nước mà ngài còn có nhiều đóng góp để chấn hưng Phật giáo thế giới. Chẳng hạn, năm 1924, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo thế giới (World Buddhist Conference) tại Lô Sơn, Trung Quốc. Năm 1925, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo Đông Á (East Asian Buddhist Conference) ở Tokyo, Nhật bản. Và từ năm 1928, ông bắt đầu các chuyến đi hoằng pháp ở các nước ở phương Tây. Ngài đã trở thành một trong những nhà truyền giáo người châu Á đầu tiên đến diễn thuyết tại Pháp, Đức, Anh và Mỹ, riêng tại Pháp, vào 1931, ông đã cho xây dựng một Học viện Phật giáo tại Paris để hướng dẫn quần chúng Tây phương học Phật.
Nhìn chung với sự góp sức chấn hưng của các Đại sư Thái Sư và sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc, Phật giáo Trung Quốc đã nhanh chóng phục hưng về mọi phương diện từ kiết thiết trùng tu cơ sở cho đến văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển. Phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Quốc lúc ấy đã ảnh hưởng và lan tỏa đến các nước làng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Vào đầu thế kỷ 20, Phật giáo Trung Quốc phải chịu trải qua một thời kỳ cải cách để có thể thích hợp trào lưu mới của xã hội, những tưởng vận mệnh Phật giáo Trung Quốc đã thoát khỏi tai ách của thời cuộc, nhưng không bao lâu sau đó, Phật giáo Trung Quốc lại tiếp tục bị tàn phá trầm trọng qua cuộc chiến Trung-Nhật (1940-1945), rồi tiếp đó là cuộc cách mạng văn hóa nội bộ (1966-1976), Phật giáo Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của các cuộc đàn áp vô căn cứ của chính sách đổi mới lạ lùng này.
Từ năm 1976 đến nay, tuy chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách cởi mở hơn để khôi phục lại Phật giáo, nhưng nhìn chung Phật giáo Trung Quốc vẫn chưa lấy lại được sinh khí của mình như thuở nào. Tất cả phải đợi chờ đến một cuộc đổi mới khác trong một tương lai gần.
Hiện nay, Phật giáo tại Trung Quốc gồm dòng là Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Nam Tông, tăng lữ xuất gia của ba hệ phái lớn này có 200 nghìn người. Hiện nay Trung Quốc có hơn 13.000 chùa mở cửa, có 33 trường Phật giáo và gần 50 loại sách báo, tạp chí Phật giáo xuất bản.
Phật giáo tại Miến Điện (Myanma)
Truyền thuyết cho rằng Miến Điện (Myanma) đã tiếp cận với đạo Phật trong thời A-dục vương (zh. 阿育王, sa. aśoka, pi. asoka, thế kỉ thứ 3 trước CN). Theo một thuyết khác, đạo Phật đã đến Miến Điện trong thời đức Phật còn tại thế, do hai thương nhân từ Ấn Độ mang tới. Những vị này mang theo cả tóc Phật, ngày nay được giữ trong đền Shwe-Dagon tại Rangun (Yangon).Kể từ thế kỉ thứ 5, Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của Thượng tọa bộ(Pa:Theravāda) và Đại thùa phái (sa, pa. Mahāyana). Kể từ thế kỉ thứ 7, hai phái Nguyên Thủy và Đại thừa song hành tại Miến Điện, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng. Thế kỷ 11, nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thượng tọa bộ và từ đó, Đại thừa biến mất tại đây. Tại Miến Điện, Bagan ở miền bắc trở thành trung tâm Phật giáo. Phật giáo Miến Điện liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Tích Lan, nhất là với Đại Tự (pi. mahāvihāra). Thế kỉ thứ 15, vua Đạt-ma-tất-đề (pi. dhammaceti) lại xác định lần nữa rằng Phật giáo Miến Điện mang nặng quan điểm của Thượng tọa bộ. Sự có mặt của người Anh trong thế kỉ thứ 19 làm xáo trộn Phật giáo Miến Điện đáng kể. Mãi đến lúc giành lại độc lập năm 1947, Miến Điện mới trở lại cơ chế cũ. Năm 1956 tại Rangun có một cuộc kết tập kinh điển quan trọng. Ngày nay, 90% dân Miến Điện là Phật tử, đạo Phật được xem là quốc giáo.
Phật giáo tại Tích Lan (Sri Lanka)
Người ta cho rằng Phật giáo đến Tích Lan (Sri Lanka) khoảng năm 250 trước Công nguyên, do Ma-hi-đà và Tăng-già-mật-đa (pi. saṅghamitta), hai người con của A-dục vương (sa. aśoka, pi. asoka), truyền từ Ấn Độ. Nhà vua Tích Lan hồi đó là Thiên Ái Đế Tu (pi. devānampiya tissa) trở thành Phật tử và thành lập Đại tự (pi. mahāvihāra) nổi tiếng, nơi đó ông trồng một nhánh cây Bồ-đề có nguồn từ nơi Phật thành đạo, Bồ-đề đạo tràng. Đại tự trở thành trung tâm của Thượng tọa bộ.Theo thời gian, nhiều tông phái Phật giáo khác thành hình và gây nhiều tranh cãi, đến nỗi có khi nhà vua phải can thiệp. Đó là những tranh luận ban đầu của Tiểu thừa và mầm mống của Đại thừa, của cả Mật tông thời bấy giờ. Cuối cùng, Thượng tọa bộ thắng, trong đó Phật Âm (sa. buddhaghoṣa, pi. buddhaghosa) - một Luận sư xuất sắc của Thượng tọa bộ - đóng vai trò quyết định. Tác phẩm của Phật Âm ngày nay vẫn còn ảnh hưởng lên Phật giáo Tích Lan. Đến thế kỉ thứ 12, vua Ba-lạc-la Ma-bà-ha-y (pi. parakkambahu), họp hội nghị Phật giáo và ép tất cả các trường phái phải theo giáo lí của Thượng tọa bộ tại Đại tự.
Qua thế kỉ thứ 16, người Bồ Đào Nha vào Tích Lan và tìm cách du nhập đạo Thiên chúa. Đến thế kỉ thứ 17, người Hà Lan lại ủng hộ việc khôi phục đạo Phật tại Tích Lan. Ngoài ra, Miến Điện và Thái Lan cũng có ảnh hưởng đáng kể lên nền đạo Phật tại đây. Kể từ khi Tích Lan giành lại độc lập năm 1948, đạo Phật luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tín ngưỡng và nền văn hóa của xứ này.
Phật giáo tại Indonesia
Người ta cho rằng Phật giáo du nhập đến Indonesia khoảng thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên. Cao tăng Pháp Hiển, vị tăng Trung Quốc đầu tiên đến Ấn Độ, cũng là người đến Nam Dương năm 418. Cuối thế kỉ thứ 5 thì Phật giáo bắt đầu phát triển tại Indonesia, đến thế kỉ thứ 7 thì Sumatra và Java trở thành hai trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây, giáo lí Đại thừa được truyền bá rộng rãi, có một số tư tưởng Tiểu thừa, có lẽ của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được thừa nhận. Dưới thời vua Shai-len-dra, Phật giáo phát triển rực rỡ, đó là thời kì xây dựng tháp tại Borobudur, là Phật tích lớn nhất còn lưu tới ngày nay. Khoảng cuối thế kỉ thứ 8, Mật tông bắt đầu thịnh hành. Đại thừa và Mật tông tồn tại mãi đến thế kỉ thứ 15, trong suốt thời gian này, Phật giáo Nam Dương liên hệ nhiều với Ấn Độ và với viện Na-lan-đà (sa. nālandā). Với sự xâm nhập của Hồi giáo, Phật giáo bắt đầu tàn lụi tại Nam Dương, kể từ thế kỉ thứ 15. Ngày nay chỉ còn một số nhỏ tín đồ, nhất là trong giới Hoa kiều.Phật giáo tại Campuchia
Người ta cho rằng Phật giáo du nhập vào Campuchia trong thế kỉ thứ 3 sau CN, theo văn hệ Phạn ngữ, trường phái Thuyết nhất thiết hữu bộ và đạt được đỉnh cao khoảng thế kỉ thứ 5, thứ 6. Năm 791 người ta tìm thấy gần đền Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) một văn bản chứng tỏ rằng Đại thừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Thấp-bà (sa. śiva). Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng Bồ Tát Quán Thế Âm, mà Thấp-bà được xem là một hóa thân. Mọi nhà vua của Campuchia cũng đều được xem là hóa thân của Quan Thế Âm. Sau một thời gian thì yếu tố thần Thấp-bà hầu như bị mất đi, nhưng đến thế kỉ thứ 13, người ta lại tôn thờ thần Thấp-bà và tăng giả Phật giáo bị bức hại. Theo các Cao tăng Trung Quốc thì trong thời gian này, Thượng tọa bộ được phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng Thượng tọa bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắt đầu có ảnh hưởng.Phật giáo tại Thái Lan
Người ta biết rất ít việc đạo Phật được truyền bá đến Thái Lan. Kết quả khảo cổ cho thấy Phật giáo đến Thái Lan khoảng thế kỉ thứ 6 từ Miến Điện. Ban đầu giáo lí Therevada tức Phật giáo nguyên thủy Nam tông có ảnh hưởng rộng rãi. Khoảng giữa thế kỉ thứ 8 và 13, Mahayana (hay phái Bắc Tông) được truyền bá rộng hơn. Giữa thế kỉ thứ 11 và 14, ảnh hưởng của Ấn Độ giáo bắt đầu phát triển. Trong thế kỉ 13, Hoàng gia Thái Lan chính thức công nhận Thượng tọa bộ (giáo lý của Phật giáo nguyên thủy Therevada)và mối liên hệ với Tích Lan trong thời kì này càng làm cho bộ này phát triển thêm rộng rãi. Năm 1782, nhà vua triệu tập một đại hội nhằm kiểm điểm lại Tam tạng kinh điển. Trong thế kỉ thứ 19, nhà vua Ma-ha Mông-cút (mongkut) lên ngôi, bản thân ông cũng đã là một tăng sĩ, ông là người đặt nền tảng cho nền Phật giáo cận đại. Ông thành lập Pháp tông (dhammayut), cơ sở dựa vào Luật tạng và ngày nay có nhiều tín đồ nhất tại Thái Lan. Vua Chulalangkorn - trị vì từ 1868 đến 1910 - cho xuất bản các tạng kinh quan trọng của đạo Phật, có thể gọi là đầy đủ nhất từ xưa đến nay. Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật.Phật giáo tại Hàn Quốc
Trong thế kỉ thứ 4 sau CN, Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc và phát triển rực rỡ nhất là giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 9. Trong thời kì này, các trường phái quan trọng của Trung Quốc đều được thành lập tại Hàn Quốc như Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông (Chân ngôn tông). Bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā-sūtra) cũng được truyền bá rộng rãi rất sớm tại Hàn Quốc. Người ta cũng tìm thấy nhiều tác phẩm văn hóa mang đặc tính Phật giáo tại đây. Suốt thời nhà Lí (yi, 1392-1910), nền văn hóa Khổng giáo trở thành quốc đạo và tăng ni Phật giáo bị ép buộc phải vào núi tu hành. Sau năm 1945, Phật giáo được phục hưng và phát sinh một phong trào mới gọi là Viên Phật giáo (en. won-buddhism). Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Trộn lẫn với đạo Phật là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần tinh tú.Phật giáo tại Mông Cổ
Theo nhà nghiên cứu sử học người Anh Andrew Skilton[2], Phật giáo được truyền vào Mông Cổ từ Ấn Ðộ, Trung Á và Trung Hoa vào đầu thế kỷ 4 TCN bằng con đường tơ lụa (Silk Road) qua các nhà buôn người Ấn Độ. Từ đó Phật giáo dần dà phát triển đến thế kỷ 13 với nhiều đợt truyền giáo của Phật Giáo Tây Tạng và Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, Phật giáo Tây Tạng chiếm ưu thế và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống của người dân Mông Cổ. Ðỉnh cao của sự ảnh hưởng này là Đạt-lại Lạt-ma thứ 4 là người Mông Cổ (1588). Trước khi Phật giáo được truyền vào Mông Cổ, tôn giáo bản địa là Shaman giáo, một tôn giáo chịu ảnh hưởng từ truyền thống tâm linh của người Ba Tư.Phật giáo Mông Cổ bắt đầu hưng thịnh từ thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 19 khi tôn giáo này trở thành quốc giáo của Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ 20, Mông Cổ chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, xung đột chính trị từ các cường quốc bên ngoài, sau Trung Quốc (1912), Nhật Bản đánh chiếm vào Manchuria vào năm 1931, và sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu cuộc giải phóng cho Mông Cổ. Và từ đó trở đi Mông Cổ trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, với chính sách không khoan nhượng tôn giáo của chính quyền Cộng sản, có 20 ngàn tăng ni và cư sĩ Phật giáo Mông Cổ trí thức bị giết, 40 ngàn người khác bị tống giam, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không được xuất gia, hơn 800 tự viện bị phá hủy hoàn toàn trên khắp Mông Cổ.[3]
Từ năm 1989 đến nay, khi chế độ Cộng sản sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước đa đảng thì các rào cản về sinh hoạt tín ngưỡng được tháo bỏ, các hoạt động của Phật giáo đã từng bước trở lại bình thường, có hơn 160 ngôi Tu viện Phật giáo được xây dựng hoặc mở cửa trở lại và rất nhiều người xuất gia tu học và làm công tác truyền giáo. Hiện nay, 50% dân số Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng.[4]
Phật giáo tại Lào
Hầu hết nhân dân Lào theo đạo Phật. Phật Giáo trở thành quốc giáo của họ. Ở Lào, Phật giáo giữ vị trí quốc giáo từ nhiều thế kỷ nay. Phật giáo có ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách dân tộc, nhân sinh của người Lào.Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ 12, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Sri Lanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào.
Đến thế kỷ 13 khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu Phật giáo hệ phái Thượng Tọa Bộ hay Therevada - Phật giáo Nam tông và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer vốn theo Thượng Tọa Bộ - Therevada. Dưới thời của đế chế Angkor, thống trị từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào. Thế kỷ 14 khi vua Phà Ngừm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Thượng Tọa Bộ từ Campuchia và phát triển trên khắp đất nước Lào.[5]
Hiện nay, Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Thượng Tọa Bộ, trong đó hệ phái Phật giáo Thượng Tọa Bộ - Therevada chiếm đa số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự, chiếm khoảng 85% dân số nước này. Phật giáo Thượng Tọa Bộ ở Lào phân chia thành 2 phái nhỏ là Đại tông phái truyền thống chiếm 94% số chùa, 90% số sư sãi. Tông phái này từ Thái Lan truyền sang vào thế kỷ 14. Và Pháp tông phái vốn do nhà vua Mongkut (Rama IV) của Vương triều Chakri (Thái Lan) lập ra khi nhà vua chưa lên ngôi. Phái này chủ trương cải cách Phật giáo, chủ trương bảo vệ giới luật nghiêm túc, do các cao tăng điều hành. Sư tăng của phái nầy tuy hạn chế, nhưng phần lớn là các quý tộc xuất gia, nhiều nhà trí thức, trước kia được Hoàng gia Lào ủng hộ.
Phật giáo tại Nhật Bản
Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Bắc tông đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó. Đến thời Nara, Phật giáo mới phát triển mạnh mẽ trong dân chúng và toàn nước Nhật.[6]Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo là quốc giáo của nước này. Ảnh hưởng lớn đến chính trị, xã hội, văn hóa của quốc gia này. Từ khi Phật giáo truyền đến nước Nhật, sự hợp nhất giữa Phật giáo và Thần đạo đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Phật giáo bắt đầu thời kỳ suy vi tại Nhật vào thế kỉ 19, vào thời Minh Trị, chính quyền lúc bấy giờ đã ra sắc lệnh “Thần Phật phân ly”, tách Thần Đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời nổ lực chấn hưng tôn giáo bản địa. Đây là thời kì Thần Đạo phát triển mạnh mẽ với sự bảo trợ đặc biệt của chính quyền. Thần Đạo trở thành quốc giáo của Nhật Bản, gắn liền với các hoạt động của nhà nước. Phật giáo được khôi phục lại sau khi kết thức Thế chiến thứ hai với việc nhiều tổ chức Phật giáo ra đời làm sống dậy các sinh hoạt Phật sự trên khắp nước Nhật.
Theo thống kê gần đây, Phật giáo Nhật Bản có 70.000 ngôi chùa, 250.000 tăng ni, 96 triệu Phật tử. Có trên 20 trường đại học, trung học và viện nghiên cứu Phật giáo ở khắp đất nước Nhật. Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau, được chia thành mười ba tông phái chính.[7]
Nền tảng Đạo Phật và Khác biệt của Đạo Phật với hầu hết các tôn giáo
- Nền tảng Đạo Phật: Đạo Phật đặt trên 2 nền tảng cốt lõi là Nhân Quả và Luân hồi. Hiểu được 2 khái niệm này sẽ giúp hiểu được toàn bộ Phật pháp
- Nhân Quả:
- Đạo Phật giải thích là mọi sự việc đều có lý do từ Nhân Quả. Nghĩa là mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó. Và sự việc đó chính nó lại sẽ là một nguyên nhân của kết quả sau này. Các sự việc tương tác Nhân Quả phức tạp lẫn nhau gọi là trùng trùng duyên khởi. Nhân có khi còn gọi là Duyên hay Nghiệp, và một khi đã gieo Duyên hay Nghiệp thì ắt sẽ gặt Quả (để phân biệt tích cực với tiêu cực một cách tương đối thì có khái niệm “thuận duyên”, “nghịch duyên” hoặc “Thiện nghiệp”, “Ác nghiệp”)
- Dù con người không thể thấy được toàn bộ, không thể lý giải được hoàn toàn nhân quả này thì mối quan hệ Nhân Quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan. Con người dù không thể hiểu hết, thấy hết, thậm chí có thể họ không tin Nhân Quả, nhưng quy luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật. Thời gian giữa Nhân và Quả là xuyên suốt thời gian vũ trụ chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này dẫn đến 1 khái niệm là Luân hồi.
- Luân hồi:
- Luân hồi là sự chuyển sinh liên tục, là sự chết đi và sống lại của một đối tượng. Hình thức của 1 kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các loài, các thế giới (cõi ngạ quỷ, cõi súc sinh, cõi địa ngục, cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la…). Quan hệ Nhân Quả quyết định cách thức Luân hồi, hay nói cách khác tùy theo Duyên hay Nghiệp đã tạo mà sẽ Luân hồi tương ứng để nhận Quả. Luân hồi khẳng định cho quy luật Nhân Quả là không bao giờ tránh được Quả một khi đã gieo Nhân.
- Chết là hết một kiếp, nhưng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận. Dù có hết 1 kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục Luân hồi sang kiếp khác để nhận Quả. Còn Luân hồi là còn khổ và Đạo Phật chỉ rằng Luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu đạt Giác ngộ. Nghĩa là có thể thoát khỏi Luân hồi sinh tử nếu biết cách “đoạn diệt” các nguyên nhân dẫn dắt Luân hồi. Đạo Phật gọi đó là giải thoát và toàn bộ Phật pháp đều nhằm chỉ ra con đường giải thoát, như Phật đã nói "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát".
- Nhân Quả:
- Khác biệt của Đạo Phật với hầu hết các tôn giáo:
- Bình đẳng:
- Trong hầu hết các tôn giáo, không ai có thể sánh bằng hoặc ngang hàng với một đấng tối thượng là giáo chủ. Tất cả tín đồ đều phải suy tôn, coi vị này là số một và không bao giờ có cơ hội được như đấng đó. Điều này làm tôn giáo thường bị nhiều kẻ xấu lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của riêng mình bằng cách làm cho người khác tin rằng mình là giáo chủ hoặc là người đại diện cho giáo chủ. Đạo Phật thì chỉ coi một bậc là tối thượng chứ không phải cá biệt duy nhất một ai là tối thượng. Bậc Vô thượng bồ đề hay gọi đơn giản là Phật chính là một bậc mà mọi chúng sanh đều có thể đạt được nếu kiên trì tu tập và đạt tới giác ngộ.
- Phật là danh từ chung để gọi một người đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát, ra khỏi Luân hồi, hoàn toàn trong sạch và hơn nữa phải là người có lòng từ bi thương yêu, cứu giúp tất cả chúng sinh không phân biệt dù hy sinh cả bản thân mình. Sự suy tôn trong Đạo Phật là do tự cảm phục trước lòng từ bi, đức độ và công hạnh của người đã đạt đến bậc Vô thượng bồ đề. Là sự tự nguyện noi theo đức độ và giải thoát chứ không hề có sự ép buộc phải phục tùng, cầu lợi. Chính Phật cũng đã khẳng định: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”
- Tính vô thường của vạn vật: Đạo Phật cho rằng mọi sự vật hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt, Duyên khởi thì sinh - Duyên tận thì diệt. Ngay cả không gian, thời gian và vũ trụ cũng vậy, cũng có khởi đầu, biến đổi và cuối cùng là kết thúc (2.500 năm sau khi Đức Phật thuyết pháp, thuyết Big Bang và Vũ trụ giãn nở mà khoa học tìm ra cũng có nội dung tương tự). Trong khi đó, hầu hết các tôn giáo khác đều cho rằng bậc Thượng đế của họ là vĩnh hằng bất biến và sáng tạo ra vạn vật, cho rằng bậc Thượng đế đó không sinh ra từ đâu mà tự đã có khi vạn vật chưa tồn tại.
- Tính vô lượng của thế giới: đa số các tôn giáo khác coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ, loài người là sinh vật tối thượng do Thượng đế tạo ra. Đạo Phật thì cho rằng thế giới này chỉ là một trong muôn vàn các thế giới cùng hiện hữu, loài người (Nhân giới) cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác (súc sinh giới), có kiếp sống còn cao cấp hơn loài người (Thiên giới), và tất cả đều phải chịu luân hồi vô tận từ kiếp này sang kiếp khác. Phật tổ từng nói: "Trên vũ trụ này còn vô số những thế giới khác, trong một ly nước cũng có vô số những con trùng trong đó". Vào thời đó, những gì Đức Phật nói là mơ hồ và không ai có thể chứng minh, nhưng ngày nay thì nhiều điều đã được khoa học hiện đại chứng minh là đúng.
- Tôn thờ:
- Chính vì sự bình đẳng nên Đạo Phật không ép buộc hay khuyến khích thờ cúng cho bất kỳ ai. Nên phân biệt rõ sự ép buộc thờ cúng để hưởng thụ với sự thành tâm cúng dàng, hỷ xả của một tín đồ. Một vị Phật hay một vị tăng chân chính không coi trọng bản thân mình, sẵn sàng hy sinh vì chúng sinh và thực tế đã có rất nhiều bằng chứng trong lịch sử. Vì vậy việc chúng sinh dâng cúng và họ thụ nhận, hoặc một số trường hợp họ khuyên dâng cúng chính là vì muốn chúng sinh tạo công đức, gieo một nhân lành, gieo một duyên tốt để từ đó diệt trừ tham lam, đi vào tu tập, xả bỏ vướng bận và giải thoát.
- Sự cúng dàng và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngưỡng mộ, noi theo đối với đấng Thế tôn đã giải thoát và từ bi vô lượng. Khi một người đạt đến quả vị Vô thượng bồ đề thì cả vũ trụ đều rúng động và suy tôn vì đức độ vĩ đại của vị Phật đó chứ vị Phật đó không còn mong muốn ai suy tôn, thờ cúng cho mình. Quả vị đó là một sự thật chứ không phải tự phong. Phật đã đạt tới và Phật nhận tất cả tấm lòng của chúng sinh hướng về chính đạo để hướng dẫn cách giải thoát cho chúng sinh. Hơn hết tất cả, quả vị Vô thượng bồ đề là bậc mà mọi chúng sinh đều có thể tự tu tập và đạt được theo sự chỉ bảo của Phật.
- Bình đẳng:
Tham khảo
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- Conze, Edward:
- Buddhism. Its Essence and Development, Oxford 1953.
- Buddhist Thought in India, London 1962, (Đức ngữ: Buddhistisches Denken, Frankfurt am Main, 1988)
- A Short History of Buddhism, London 1980.
- Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.
- The World of Buddhism, ed. by Richard Gombrich & Heinz Bechert. London 1991.
Xem thêm
Chú thích
- ^ Số lượng Phật tử trên Thế giới là bao nhiêu ?
- ^ P193. Andrew Skilton (1994), A Concise History of Buddhism, Windhorse Publications.
- ^ http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg-mongco.html
- ^ http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4ng_C%E1%BB%95#L.E1.BB.8Bch_s.E1.BB.AD
- ^ http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2023/Dau_an_van_hoa_Phat_giao_trong_doi_song_cu_dan_cac_bo_toc
- ^ http://www.quangduc.com/quocte/01pgkhaptg-nhat.html
- ^ http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n
Đọc thêm
- What the Buddha Taught, by Wapola Rahula. Grove Press, Revised Edition, 1994.
- Armstrong, Karen (2001). Buddha. Penguin Books. tr. 187. ISBN 0-14-303436-7.
- Bechert, Heinz & Richard Gombrich (ed.) (1984). The World of Buddhism, Thames & Hudson.
- Buswell, Robert E. (ed.) (2003). Encyclopedia of Buddhism. MacMillan Reference Books. ISBN 978-0028657189.
- Coogan, Michael D. (ed.) (2003). The Illustrated Guide to World Religions. Oxford University Press. ISBN 1-84483-125-6.
- Cousins, L. S. (1996). “The Dating of the Historical Buddha: A Review Article”. Journal of the Royal Asiatic Society. Series 3 (6.1): 57–63. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2007.; reprinted in Williams, Buddhism, volume I; NB in the online transcript a little text has been accidentally omitted: in section 4, between "... none of the other contributions in this section envisage a date before 420 B.C." and "to 350 B.C." insert "Akira Hirakawa defends the short chronology and Heinz Bechert himself sets a range from 400 B.C."
- Davidson, Ronald M. (2003). Indian Esoteric Buddhism: A Social History of the Tantric Movement. New York: Columbia University Press. ISBN 0231126190.
- de Give, Bernard (2006). Les rapports de l'Inde et de l'Occident des origines au règne d'Asoka. Les Indes savants. ISBN 2846540365.
- Donath, Dorothy C. (1971). Buddhism for the West: Theravāda, Mahāyāna and Vajrayāna; a comprehensive review of Buddhist history, philosophy, and teachings from the time of the Buddha to the present day. Julian Press. ISBN 0-07-017533-0.
- Embree, Ainslie T. (ed.), Stephen N. Hay (ed.), Wm. Theodore de Bary (ed.), A.L. Bashram, R.N. Dandekar, Peter Hardy, J.B. Harrison, V. Raghavan, Royal Weiler, and Andrew Yarrow (1958; 2nd ed. 1988). Sources of Indian Tradition: From the Beginning to 1800 (vol. 1). NY: Columbia U. Press. ISBN 0-231-06651-1.
- Gethin, Rupert (1998). Foundations of Buddhism. Oxford University Press. ISBN 0-19-289223-1.
- Gombrich, Richard F. (1988; 6th reprint, 2002). Theravāda Buddhism: A Social History from Ancient Benares to Modern Colombo (London: Routledge). ISBN 0-415-07585-8.
- Harvey, Peter (1990). An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices. Cambridge University Press. ISBN 0-52-131333-3.
- Gunaratana, Bhante Henepola (2002). Mindfulness in Plain English. Wisdom Publications. ISBN 0-86171-321-4. Also available on this websites: saigon.com urbandharma.org vipassana.com
- Gyatso, Geshe Kelsang. Introduction to Buddhism: An Explanation of the Buddhist Way of Life, Tharpa Publications (2nd. ed., 2001, US ed. 2008) ISBN 978-0-9789067-7-1
- Indian Books Centre. Bibliotheca Indo Buddhica Series, Delhi.
- Juergensmeyer, Mark (2006). The Oxford Handbook of Global Religions. Oxford Handbooks in Religion and Theology. Oxford University Press. ISBN 978-0195137989.
- Keown, Damien and Charles S Prebish (eds.) (2004). Encyclopedia of Buddhism (London: Routledge). ISBN 978-0-415-31414-5.
- Kohn, Michael H. (trans.) (1991). The Shambhala Dictionary of Buddhism and Zen. Shambhala. ISBN 0-87773-520-4.
- Lamotte, Étienne (trans. from French) (1976). Teaching of Vimalakirti. trans. Sara Boin. London: Pali Text Society. XCIII. ISBN 0710085400.
- Lowenstein, Tom (1996). The Vision of the Buddha. Duncan Baird Publishers. ISBN 1-903296-91-9.
- Morgan, Kenneth W. (ed), The Path of the Buddha: Buddhism Interpreted by Buddhists, Ronald Press, New York, 1956; reprinted by Motilal Banarsidass, Delhi; distributed by Wisdom Books
- Nattier, Jan (2003). A Few Good Men: The Bodhisattva Path according to The Inquiry of Ugra (Ugrapariprccha). University of Hawai'i Press. ISBN 0-8248-2607-8.
- Rahula, Walpola (1974). What the Buddha Taught. Grove Press. ISBN 0-8021-3031-3.
- Ranjini. “Jewels of the Doctrine”. Buddhist Stories of the Thirteenth Century (Sri Satguru Publications).
- Robinson, Richard H. and Willard L. Johnson (1970; 3rd ed., 1982). The Buddhist Religion: A Historical Introduction (Belmont, CA: Wadsworth Publishing). ISBN 0-534-01027-X.
- Ito, Shinjo (2009). Shinjo:Reflections. Somerset Hall Press.
- Sinha, H.P. (1993). Bhāratīya Darshan kī rūprekhā (Features of Indian Philosophy). Motilal Banarasidas Publ. ISBN 81-208-2144-0.
- Skilton, Andrew (1997). A Concise History of Buddhism. Windhorse Publications. ISBN 0904766926.
- Smith, Huston; Phillip Novak (2003). Buddhism: A Concise Introduction. HarperSanFrancisco. ISBN 978-0060730673.
- Thanissaro Bhikkhu (2001). Refuge: An Introduction to the Buddha, Dhamma, & Sangha (3rd ed., rev.).
- Thich Nhat Hanh (1974), The Heart of the Buddha's Teaching, Broadway Books ISBN 0-7679-0369-2.
- Thurman, Robert A. F. (translator) (1976). Holy Teaching of Vimalakirti: Mahayana Scripture. Pennsylvania State University Press. ISBN 0-271-00601-3.
- White, Kenneth (2005). The Role of Bodhicitta in Buddhist Enlightenment Including a Translation into English of Bodhicitta-sastra, Benkemmitsu-nikyoron, and Sammaya-kaijo. The Edwin Mellen Press. ISBN 0-7734-5985-5.
- Williams, Paul (1989). Mahayana Buddhism: the doctrinal foundations. London: Routledge.
- Williams, Paul (ed.) (2005). Buddhism: Critical Concepts in Religious Studies, 8 volumes, Routledge, London & New York.
- Williams, Paul with Anthony Tribe (2000). Buddhist Thought (London: Routledge). ISBN 0-415-20701-0. Retrieved 29 Nov 2008 from "Google Books".
- Yamamoto, Kosho (translation), revised and edited by Dr. Tony Page. The Mahayana Mahaparinirvana Sutra. (Nirvana Publications 1999-2000).
- Yin Shun, Yeung H. Wing (translator) (1998). The Way to Buddhahood: Instructions from a Modern Chinese Master. Wisdom Publications. ISBN 0-86171-133-5.
Trực tuyến
- Berzin, Alexander (November năm 2001). “Historical Sketch of Buddhism and Islam in Afghanistan”. Berzin Archives.
- Wei, Wei Wu (1960). “Why Lazarus Laughed: The Essential Doctrine Zen-Advaita-Tantra”. Routledge and Kegan Paul Ltd., London. Sentient Publications.
- Dhammananda, Kirinde (2002). “What Buddhists Believe” (PDF). Buddhist Missionary Society of Malaysia.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Phật giáo |
- DharmaSound.Net .
- Đường vào Ánh Sáng Đạo Phật, tác phẩm trực tuyến phổ-thông Phật giáo
- Tủ sách Phật học Quảng Đức.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |
Myanmar
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Liên bang Myanma | |||||
---|---|---|---|---|---|
ြည်ထောင်စု သမ္မတ မြန်မာနိုင်ငံတော် (tiếng Miến Điện) | |||||
|
|||||
Quốc ca | |||||
Kaba Ma Kyei | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Dân sự | ||||
• Tổng thống | Thein Sein | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Myanma | ||||
Thủ đô | Naypyidaw |
||||
Thành phố lớn nhất | Yangon | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 676.577 km² | ||||
Diện tích nước | 3,06% % | ||||
Múi giờ | UTC+6.5 | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập
|
|||||
Ngày thành lập | Từ Anh 1 tháng 1, 1948 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2012) | 54.584.650[1] người (hạng 24) | ||||
Mật độ | 73,9 người/km² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2009) | Tổng số: 71,772 tỉ Mỹ kim | ||||
HDI (2010) | 0,451 thấp (hạng 132) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Kyat (MMK ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .mm (trước là .bu) |
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang, chính phủ quân sự do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Từng là một nước thuộc địa bên trong Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanmar tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng thẳng sắc tộc, và vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hóa nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hòa trộn các yếu tố địa phương.
Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Myanma tuyên bố đổi quốc hiệu thành Cộng hòa Liên bang Myanmar, thay đổi quốc kỳ và quốc ca. Sự kiện này diễn ra chỉ trước 17 ngày diễn ra cuộc bầu cử sau 20 năm kể từ lần bầu cử gần nhất trước đây vào năm 1990.
Mục lục
Tên gọi
"Miến Điện" (Hán văn: 緬甸) là tên gọi người Trung Quốc đặt cho Myanmar. "Miến" có nghĩa là xa tắp, xa vời, xa tít tắp. "Điện" là chỉ vùng đất nằm bên ngoài "giao". Theo cách gọi của người Trung Quốc thì tường trong của thành gọi là "thành", tường ngoài gọi là "quách". Vùng ngoại vi của quách gọi là "giao". Vùng đất bên ngoài giao gọi là "điện", cách thành khoảng từ một trăm dặm trở lên. "Miến Điện" ý là vùng ngoại thành xa xôi.Myanma là tên gọi bắt nguồn từ tên địa phương Myanma Naingngandaw. Nó được sử dụng vào đầu thế kỷ 12 nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn chưa được sáng tỏ. Một gốc của tên gọi này là từ Brahmadesh trong tiếng Phạn có nghĩa là "mảnh đất của Brahma", vị thần Hindu của mọi sinh vật.
Năm 1989, hội đồng quân sự đổi tên tiếng Anh từ Burma thành Myanmar, cùng với nhiều thay đổi trong tên gọi tiếng Anh của nhiều vùng trong đất nước, chẳng hạn tên gọi trước kia của thủ đô đổi từ Rangoon thành Yangon. Tuy vậy, tên chính thức của đất nước trong tiếng Myanma là Myanma vẫn không đổi. Trong tiếng Myanma, Myanma là tên quốc gia, trong khi Bama (Burma lấy nguồn gốc từ đây) là tên gọi thông tục.
Sự thay đổi trong tên gọi là biểu hiện của một cuộc tranh cãi chính trị. Nhiều nhóm người Myanma tiếp tục sử dụng tên "Burma" vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Úc, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên "Burma", trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên "Myanmar".
Việc sử dụng tên "Burma" vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ và Anh. Trong tiếng Anh, người ta vẫn dùng từ "Burmese" như một tính từ.
Sau khi giành được độc lập từ Đế quốc Anh, Myanma đã sử dụng các quốc hiệu sau:
- Liên bang Myanma: 1948-1974
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma: 1974-1988
- Liên bang Myanma: 1988-2010 (từ năm 1989 thì quốc hiệu tiếng Anh dùng Myanmar thay cho Burma)
- Cộng hòa Liên bang Myanma: 2010-nay
Lịch sử
Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.
Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Tới năm 849, vương quốc họ đã thành lập xung quanh trung tâm Pagan trở nên hùng mạnh. Trong giai đoạn Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến Điện đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanma hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Pagan, thường được gọi là Đế chế Miến Điện thứ nhất với kinh đô tại Mandalay. Tới cuối thập niên 1200, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Mông Cổ xâm lược Vương quốc Pagan, nhưng tới năm 1364 người Miến Điện đã tái lập vương quốc của họ tại Ava, nơi văn hóa Miến Điện bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, vào năm 1527 người Shan cướp phá Ava. Trong lúc ấy người Mon thiết lập địa điểm mới của họ tại Pegu, nơi này đã trở thành một trung tâm tôn giáo và văn hóa lớn.
Những người Miến Điện đã phải chạy trốn khỏi Ava thành lập Vương quốc Toungoo năm 1531 tại Toungoo, dưới quyền Tabinshwehti, người đã tái thống nhất Miến Điện và lập ra Đế chế Miến Điện thứ hai. Vì sự ảnh hưởng ngày càng tăng từ Châu Âu ở Đông Nam Á, Vương quốc Toungoo trở thành một trung tâm thương mại lớn. Bayinnaung đã mở rộng đế chế bằng cách chinh phục các lãnh thổ Manipur, Chiang Mai, Ayutthaya, Shan, Nagaland, Tripura, Mizoram, Assam, Sikkim, Bhutan, Chittagong, Dhaka, Rajshahi, Rangpur và một số vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc gồm Đức Hoành, Nộ Giang, Bảo Sơn và Phổ Nhĩ. Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được dẫn tới sự sụp đổ của Vương quốc Toungoo. Anaukpetlun, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Bồ Đào Nha, đã lập nên một vương triều mới tại Ava năm 1613. Cuộc nổi dậy trong nước của người Mon, với sự trợ giúp của Pháp, khiến vương quốc sụp đổ năm 1752.
Alaungpaya thành lập nên Triều đại Konbaung và Đế chế Miến Điện thứ ba vào khoảng thập niên 1700[3]. Năm 1767, Vua Hsinbyushin chinh phục Ayutthaya và Ceylon dẫn tới việc văn hóa Thái Lan và văn hóa Ceylon có ảnh hưởng lớn tới văn hóa Miến Điện. Nhà Thanh (Trung Quốc) lo ngại sự lớn mạnh của Miến Điện, đã bốn lần xâm lược nước này trong khoảng thời gian từ 1766 đến 1769 nhưng không lần nào thành công. Các triều đại sau này mất quyền kiểm soát Ayutthaya, nhưng chiếm thêm được Arakan và Tenasserim. Dưới thời cai trị của Vua Bagyidaw, năm 1824, Mahabandoola chiếm Assam, sát lãnh thổ Anh ở Ấn Độ, gây nên một cuộc chiến tranh. Trong các cuộc chiến tranh Anh-Miến (1823-26, 1852-53 và 1885-87), Miến Điện mất một số lãnh thổ vào tay người Anh và trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Ngày 1 tháng 4 năm 1937, Miến Điện trở thành một thuộc địa hành chính riêng biệt, độc lập khỏi quyền hành chính Ấn Độ. Trong thập niên 1940, Ba mươi chiến hữu, do Aung San lãnh đạo đã lập nên Quân đội Miến Điện độc lập[4]. Ba mươi chiến hữu được huấn luyện quân sự tại Nhật Bản[4].
Trong Thế chiến thứ hai Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Sau những thắng lợi ban đầu của Nhật Bản trong Chiến dịch Miến Điện, trong đó người Anh bị đẩy lùi khỏi đa phần Miến Điện, Đồng Minh đã phản công. Tới tháng 7 năm 1945 họ đã chiếm lại toàn bộ nước này. Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến. Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện Anh năm 1941-1942. Năm 1943, Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ 1943-1945. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, người Mỹ đã lập ra Đội biệt kích Kachin-Hoa Kỳ cũng chiến đấu cho quân Đồng Minh. Nhiều người Miến Điện khác chiến đấu trong lực lượng SOE của Anh. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945.
Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác[4]. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanma, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng. Không giống như đa số các thuộc địa của của Anh, nước này không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng chung cho phép các nước cộng hòa trở thành một thành viên của nó. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểu và Viện quốc gia[5]. Vùng địa lý hiện nay của Myanma có thể suy ngược từ Thoả ước Panglong, là toàn bộ Miến Điện gồm Hạ Miến và Thượng Miến và Các vùng biên giới, đã từng được quản lý hành chính độc lập bởi Anh Quốc[6].
Năm 1961 U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc; ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và đã đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm[8]. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi.
Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Myanma lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.
Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Myanma quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanma. Năm sau, quốc hiệu bằng tiếng Anh đổi từ Union of Burma thành Union of Myanmar. Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989[9]. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực[10]. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanma năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số. Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993[11]. Năm 1997, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang được đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanma được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hội nghị Quốc gia tiếp tục được triệu tập và hoãn lại. Nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã bị trục xuất và có ít tiến bộ đã được hoàn thành[11]. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua"[12][13]. Năm 2010, quốc hiệu của Myanma đổi thành Cộng hòa Liên bang Myanma (tiếng Myanma: ပြည်ထောင်စု သမ္မတ မြန်မာနိုင်ငံတော်, tiếng Anh: Republic of the Union of Myanmar).
Chính trị
Các đảng chính trị lớn ở Myanma gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ và Liên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ, dù các hoạt động của họ bị chế độ quản lý chặt chẽ. Nhiều đàng khác, thường đại diện cho lợi ích của các dân tộc thiểu số thực sự có tồn tại. Tại Myanma ít có khoan dung chính trị cho phe đối lập và nhiều đảng đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đảng Thống nhất Quốc gia đại diện cho quân đội, và được sự ủng hộ của một tổ chức to lớn tên gọi Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển[17]. Theo nhiều tổ chức, gồm cả Human Rights Watch và Amnesty International, chính quyền này có bản thành tích nhân quyền kém cỏi[18]. Không có tòa án độc lập tại Myanma và đối lập chính trị với chính phủ quân sự không hề được khoan dung. Truy cập Internet tại Myanma bị hạn chế chặt chẽ thông qua các phần mềm lọc các trang web có thể truy cập đối với công dân, hạn chế đa số các trang đối lập chính trị và ủng hộ dân chủ[19][20]. Lao động cưỡng bức, buôn người và lao động trẻ em là điều thông thường, và bất đồng chính trị không được khoan dung[21].
Năm 1988, quân đội Myanma đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888. Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanma, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanma vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào[22][23]. Hội đồng quân sự ngày phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanma đã được thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanma. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN đề bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanma[24]. Sự thay đổi chính trị lớn ở nước này hiện vẫn khó xảy ra, vì sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc[25][26].
Quan hệ đối ngoại và Quân đội
Chính sách đối ngoại của Myanmar là quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Myanmar là thành viên của Tổ chức ASEAN, Phong trào không liên kết và Liên Hợp Quốc.
Từ khi Myanmar được kết nạp vào ASEAN (tháng 7 năm 1997), quan hệ Myanmar với các nước ASEAN ngày càng được tăng cường và cải thiện. Myanmar tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN, kiên trì bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và đồng thuận của ASEAN để bảo vệ lợi ích của mình.
Hiện nay, Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Myanmar theo hướng mềm mỏng hơn, triển khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cận nhằm đạt được cùng mục tiêu; Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu của Mỹ, có những tiến bộ thực chất.
Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây, nhưng quan hệ của Myanmar với các tổ chức phi chính phủ hoặc có tính nhân dân của các nước phương Tây, kể cả Mỹ, Anh vẫn được duy trì. Các nước này vẫn tiếp tục giúp đỡ Myanmar các dự án xây dựng trường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh...
Các lực lượng vũ trang Myanma được gọi là Tatmadaw, với số lượng 488.000 người[31]. Tatmadaw gồm các lực lượng vũ trang, hải quân và không quân. Myanma được xếp hạng thứ 10 trên thế giới theo số lượng binh lính của mình[31]. Quân đội có nhiều ảnh hưởng trong nước, các vị trí chủ chốt trong chính phủ và trong quân đội đều do các sĩ quan quân sự nắm giữ. Dù những con số chính thức về chi tiêu quân sự của Myanma không được công bố, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong bảng xếp hạng hàng năm của mình đã đặt Myanma trong số 15 nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới[32].
Đầu tháng 2/2011,Quốc Hội Myanma đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây là tướng lãnh, ông Thein Sein làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội.
Hành chính
bang Chin, bang Mon và bang Kayah chỉ có hai huyện mỗi bang.
Địa lý
Myanma nằm giữa Khu Chittagong của Bangladesh và Assam, Nagaland và Manipur của Ấn Độ ở phía tây bắc. Nó có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km (1.358 dặm)[31]. Myanma giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam. Myanma có đường bờ biển dài 1.930 km (1.199 dặm) dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới[31].
Đồng bằng Ayeyarwady, diện tích gần 50.400 km², phần lớn canh tác lúa gạo[34]]] Ở phía bắc, núi Hengduan Shan tạo nên biên giới với Trung Quốc. Hkakabo Razi, nằm tại Bang Kachin, ở độ cao 5.881 m (19.295 feet), là điểm cao nhất Myanma[35]. Các dãy núi Rakhine Yoma, Bago Yoma và Cao nguyên Shan nằm bên trong Myanma, cả ba đều chạy theo hướng bắc-nam từ dãy Himalaya[36]. Các dãy núi phân chia ba hệ thống sông của Myanma, là Ayeyarwady, Thanlwin và Sittang[34]. Sông Ayeyarwady, con sông dài nhất Myanma, gần 2.170 km (1.348 dặm), chảy vào Vịnh Martaban. Các đồng bằng màu mỡ nằm ở các thung lũng giữa các dãy núi[36]. Đa số dân cư Myanma sống trong thung lũng Ayeyarwady, nằm giữa Rakhine Yoma và Cao nguyên Shan.
Đa phần diện tích Myanma nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo. Myanma nằm trong vùng gió mùa Châu Á, các vùng bờ biển của nó nhận lượng mưa trung bình 5.000 mm (197 in) hàng năm. Lượng mưa hàng năm tại vùng đồng bằng gần 2.500 mm (98 in), trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại Vùng Khô, nằm ở trung tâm Myanma, chưa tới 1.000 mm (39 in). Các vùng phía bắc đất nước có khí hậu lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 21 °C (70 °F). Các vùng duyên hải và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 32 °C (90 °F)[34].
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm của Myanma góp phần giữ gìn môi trường và các hệ sinh thái. Rừng, gồm rừng nhiệt đới với loại gỗ tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanma, bao phủ 49% diện tích đất nước[37]. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa, cọ. Trên những cao nguyên phía bắc, sồi, thông, và nhiều giống đỗ quyên khác bao phủ đa phần diện tích[37]. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây ăn trái nhiệt đới. Tại Vùng Khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn.
Các loại động vật rừng rậm tiêu biểu, đặc biệt hổ và báo có nhiều tại Myanma. Ở vùng Thượng Myanma, có tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà, sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp khai thác gỗ. Các loài có vú nhỏ hơn cũng rất nhiều từ vượn, khỉ tới cáo bay và heo vòi. Đáng chú ý là sự đa dạng các loài chim với hơn 800 loài gồm vẹt, peafowl, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến (paddybird). Trong số các loài bò sát có cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn và rùa. Hàng trăm loài cá nước ngọt, rất phong phú và là nguồn thực phẩm quan trọng[38].
Năm 1994, đất canh tác 15,3% (2% có tưới), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý.
Kinh tế
Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987[41]. Từ năm 1992, khi Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Tuy nhiên, chưa tới 750.000 du khách tới nước này hàng năm[42]. Các doanh nghiệp tư nhân thường là đồng sở hữu hay thuộc sở hữu trực tiếp của Tatmadaw. Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên minh châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanma. Đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan[43].
Ở thời thuộc địa Anh, Miến Điện là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao[44]. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng[44].
Ngày nay, Myanma thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới với Thái Lan, và đó cũng là đầu mối xuất khẩu ma tuý lớn nhất, và dọc theo Sông Ayeyarwady. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa từ khi được xây dựng trong thập niên 1800[45]. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn[45]. Thiếu hụt năng lượng là điều thường thấy trong nước, kể cả tại Yangon. Myanma cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguôn cung cấp các tiền chất ma tuý lớn gồm cả amphetamines[46]. Các ngành công nghiệp khác gồm sản phẩm nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, kim cương, kim loại, dầu mỏ và khí ga. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanma[47].
Nông nghiệp chiếm 59,5% GDP và 65,9% lao động. Công nghiệp chế biến chiếm 7,1% GDP và 9,1% lao động; khai khoáng 0,5% GDP và 0,7% lao động; xây dựng 2,4% GDP và 2,2% lao động; thương mại 23,2% GDP và 9,7% lao động; tài chính, dịch vụ và công chính 1,5% GDP và 8,1% lao động. GDP/đầu người: 2.399 USD (1995); GNP/đầu người: 2610 USD (1996). Sản phẩm nông nghiệp chính (1999): lúa 17 triệu tấn, mía 5,4 triệu tấn, đậu 1,9 triệu tấn, lạc 562 nghìn tấn, ngô 303 nghìn tấn, vừng 210 nghìn tấn, bông 158 nghìn tấn. Chăn nuôi: bò 10,7 triệu, lợn 3,7 triệu, trâu 2,4 triệu, cừu và dê 1,7 triệu, vịt 6,1 triệu, gà 39 triệu. Gỗ tròn 22,4 triệu m³ (1998). Đánh bắt cá 917,7 nghìn tấn (1997). Sản phẩm công nghiệp chính: khai khoáng (đồng 14,6 nghìn tấn, thạch cao 40,6 nghìn tấn, chì 1,6 nghìn tấn, thiếc 154 tấn); chế biến (xi măng 513 nghìn tấn, phân hóa học 66 nghìn, đường 43 nghìn; 1996). Năng lượng (1996): điện 4,3 tỉ kW.h, than 72 nghìn tấn, dầu thô 2,8 triệu thùng, khí đốt 1,6 tỉ m³. Giao thông: đường sắt 3955 km (1999-2000), đường bộ 28,2 nghìn km (1996, rải nhựa 12%).
Xuất khẩu (1997-98) 5,4 tỉ kyat (nông sản 26,9%, gỗ và cao su 15,7%). Bạn hàng chính: Singapore 13,2%; Thái Lan 11,9%; Ấn Độ 22,6%; Trung Quốc 10,6%; Hồng Kông 5,8%.
Nhập khẩu (1997-98) 12,7 tỉ kyat (máy móc và thiết bị vận tải 28,6%, tư liệu sản xuất 48%, hàng tiêu dùng 4,3%). Bạn hàng chính: Singapore 31,1%, Thái Lan 9,8%, Trung Quốc 9,4%, Malaysia 7%.
Đơn vị tiền tệ: kyat Myanma. Tỉ giá hối đoái: 1USD = 983 kyat (11/2013)
Nhân khẩu
Myanma rất đa dạng về chủng tộc dân cư. Dù chính phủ công nhận 135 dân tộc khác nhau, con số thực thấp hơn nhiều[52]. Người Bamar chiếm khoảng 68% dân số, 10% là người Shan. Người Kayin chiếm 7% dân số, người Rakhine chiếm 4%. Người Hoa chiếm gần 3% dân số[53]. Người Mon, chiếm 2% dân số, là nhóm người có quan hệ dân tộc và ngôn ngữ với người Khmer. Người Ấn chiếm 2%. Số còn lại là người Kachin, Chin và các nhóm thiểu số khác.
Myanma có bốn ngữ hệ chính: Hán-Tạng, Nam Á, Tai-Kadai và Ấn-Âu[54]. Các ngôn ngữ thuộc hệ Hán-Tạng được sử dụng nhiều nhất. Chúng gồm tiếng Myanma, tiếng Karen, Kachin, tiếng Chin và tiếng Hoa. Ngôn ngữ Tai-Kadai chính là tiếng Shan. Tiếng Mon là ngôn ngữ Nam Á chính được sử dụng ở Myanma. Hai ngôn ngữ Ấn-Âu chính là tiếng Pali, ngôn ngữ dùng trong nghi thức của Phật giáo Tiểu thừa và tiếng Anh[55].
Theo Viện Thống kê UNESCO, tỷ lệ biết đọc biết viết chính thức của Myanma năm 2000 là 89,9%[56]. Về mặt lịch sử, Myanma có tỷ lệ biết chữ cao. Nhằm đạt mức đánh giá tình trạng quốc gia kém phát triển của Liên hiệp quốc để được cho vay vốn, Myanma đã hạ thấp mức biết chữ của nước mình từ 78,6% xuống còn 18,7% năm 1987[57]. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính số người biết chữ thực là 30%.
Phật giáo tại Myanma chủ yếu là phái Tiểu thừa hòa trộn với những đức tin bản địa. 89% dân số nước này theo Phật giáo Tiểu thừa, gồm người Bamar, Rakhine, Shan, Mon và Hoa. 4% dân số là tín đồ Cơ Đốc giáo, chủ yếu là những cư dân vùng cao như Kachin, Chin và Kayin, và Âu Á bởi vì các nhà truyền giáo thường tới các vùng này. Đa số tín đồ Cơ Đốc giáo là Tin Lành, đặc biệt là phái Baptist của Giáo đoàn Baptist Myanmar. 4% dân số theo Hồi giáo, chủ yếu là dòng Sunni[58]. Hồi giáo thường phát triển trong các cộng đồng dân cư Ấn Độ, Ấn Miến, Ba Tư, Ả Rập, Panthay và Rohingya. Những người dân theo Hồi giáo và Cơ Đốc giáo không có vị trí quan trọng trong xã hội và thường sống cô lập[58][59]. Một số nhỏ dân cư theo Hindu giáo.
Văn hóa
Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn[63]. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai () khi đến tuổi trưởng thành[63]. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa[64][65]. Nhiều làng xã ở Myanma có quy ước, các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.
Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon[66]. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo[67].
Ngôn ngữ
Ẩm thực
Âm nhạc
Tôn giáo
Myanma có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên Chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác như Do Thái giáo, Đa Thần giáo, Vật linh giáo, v.v. Chiếm khoảng 0,8% số dân. Mọi công dân Myanma được tự do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và ton trọng tại những thành phố lớn.Phật giáo
Người dân Myanma sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanma, cuộc sống của người dân không tất rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanma là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanma có 99% là người Miến, người Shan và người Karen. Cả nước Myanma có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanma theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.
Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Mianma từng được đưa vào Hiến pháp là quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Myanma tiếp theo đã xóa bỏ điều khoản này để đảm bảo công bằng về tôn giáo.
Cả nước Myanma có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Myanma còn được gọi là đất nước Chùa tháp.
Chùa thấp tập trung nhiều nhất ở thành phố Bagan, gồm khoảng hơn 4000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ trên diện tích khoảng 40km2.Nhiều chùa, tháp được xây dựng từ đầu thế kỷ nguyên Bagan (thế kỷ 11).
Nhiều chùa tháp của Myanma thường được xây trên các đỉnh núi cao hơn mặt nước biển hàng nghìn mét để cất gi, bảo quản xá lợi Phật và các Phật tích khác. Các ngọn tháp cất giữ xá lợi Phật là những cấu trúc liền khối hình nón với một căn phòng chứa báu vật ở bên dưới. Khu nền bao quanh ngọn tháp là nơi dành cho hành khách hương cầu nguyện, thiền định, tụng kinh hay dâng hương. Những kiến trúc Phật giáo khác gồm có: tượng Phật – được dựng ngoài trời hay dưới một mái che, Phật đường – là nơi tổ chức thuyết pháp và các buổi lễ.
Ở lối vào những ngôi đền, chùa lớn thường có nhiều quầy bán hoa tươi, cành lá, nến, vàng thếp, những chiếc dù, quạt nhỏ bằng giấy màu để dâng lên Đức Phật. Giày dép của khách thập phương phải bỏ bên ngoài mỗi khi bước chân vào đền, chùa.
Myanma cũng có rất nhiều thiền viện – là nơi ở của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và dâng đồ bố thí, cúng dường như thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng cho các sư. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để học thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp. Nhiều nghi lễ tôn giáo, trong đó có lễ thụ giới và lễ dâng cà sa,… được tổ chức rất trang trọng tại các thiền viện. Một số khu vực trong thiền viện cấm phụ nữ không được lui tới. Vào các kỳ nghỉ hè hằng năm, học sinh từ 6 đến 16 tuổi cũng tạp trung ở đây làm ễ xuống tóc, đổi áo và dự một khóa tu khoảng 1 tháng để học các giới luật, nghe thuyết pháp và tu thiền.
Chùa Shwedagon (chùa vàng) ở Yangon là chùa tháp lớn nhất và đẹp nhất Myanma, được hình thành từ 2500 năm trước và được các triều đạo phong kiến Miến Điện tu bổ, mở rộng dần. Chùa Shewdagon tọa lạc trên một quả đồi cao, rộng, trên đỉnh tháp gắn nhiều kim cương, hồng ngọc, bích ngọc và các loại đá quý, chùa được dát vàng nên lấp lánh dưới ánh mặt trời vào ban ngày và ánh điện về ban đêm. Ỏ Yangoon còn có chùa Phật nằm, chùa Phật ngọc, chùa tóc Phật, chùa răng Phật, v.v.. rất độc đáo.
Chùa Kyaikhtyo ở bang Mon là kỳ quan có một không hai trên thế giới. Chùa được xây trên tảng đá lớn màu vàng chênh vênh trên vách núi cao trông rất ngoạn mục.
Myanma có nhiều học viện Phật giáo ở các thành phố lớn, nơi đã và đang đào tạo các sư có trình độ cao về Phật học. Myanma còn có trường đại học Phật giáo quốc tế tại Yangoon, dành cho sinh viên từ hiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Xri Lanca, Nepan, Thái Lan, Campuchia, Lào,.. đến học miễn phí từ bậc đại học đến tiến sĩ.
Thiên Chúa giáo
Thiên chúa giáo lần đầu tiên gia nhập Myanma khoảng đầu thế kỷ 17, hiện chiếm khoảng 5,6% số dân Myanma. Phần lớn tín đồ thiên chúa giáo là người Keren, Chin, Kachin, và người Miến theo Thiên chúa giáo dòng Baptis. Những thừa sai Thiên chúa giáo hoạt động rất tích cực từ thời thuộc địa cho đến giữa những năm 1960, họ thành lập các trường học, bệnh viện và các trung tâm cứu trợ xã hội. Sau năm 1962, những cơ sở này bị chính quyền Myanma quốc hữu hóa.Hồi giáo
Đạo Hồi tại Myanma chiếm 3,8% số dân và chủ yếu tập trung ở bang Rakhine, phía tây Myanma. Người hồi giáo dòng Rohingya sống chủ yếu ở các quận Maungdau, Buthidaung và Rathedaung – bang Rakhine. Từ nhiều năm nay, những khu vực này vẫn thường xảy ra xung đột quyết liệt giữa các giáo phái với nhau, đặc biệt là tín đồ Hồi giáo dòng Rohingya với tín đồ Thiên chúa giáo và Phật giáo.Các tôn giáo khác gồm Do thái giáo, Đa thần giáo, Linh vật giáo,..chiếm khoảng 0,8% số dân Mianma.
Xem thêm
- Ẩm thực Myanma
- Lịch sử giáo hội Miến Điện
- Văn học Myanma
- Âm nhạc Myanma
- Vận tải tại Myanma
- U pandita
Ảnh
-
Tượng Phật Thích Ca to lớn trong chùa Vàng (Shwedagon)
Ghi chú
- ^ Dân số các Quốc Gia trên Thế Giới, CIA World Factbook ước tính
- ^ George Aaron Broadwell; Dept. of Anthropology; University at Albany, Albany, NY; truy cập 11 tháng 7, 2006
- ^ An Account of An Embassy to the Kingdom of Ava by Michael Symes,1795.
- ^ a b c Houtman, Gustaaf (1999). Mental Culture in Burmese Crisis Politics: Aung San Suu Kyi and the National League for Democracy. ISBN 4-87297-748-3.
- ^ “The Constitution of the Union of Burma”. DVB. 1947. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2006.
- ^ Smith, Martin (1991). Burma -Insurgency and the Politics of Ethnicity. London and New Jersey: Zed Books. tr. 42–43.
- ^ “Honoring those who fought for freedom "Golden Anniversary"”. Mainichi Daily News. National Coalition Government of Union of Burma. 12 tháng 1 năm 1998. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2006.
- ^ Aung Zaw. “Can Another Asian Fill U Thant's Shoes?”. The Irrawaddy tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2006.
- ^ “PYITHU HLUTTAW ELECTION LAW”. State Law and Order Restoration Council. iBiblio.org. 31 tháng 5 năm 1989. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
- ^ Khin Kyaw Han (1 tháng 2 năm 2003). “1990 MULTI-PARTY DEMOCRACY GENERAL ELECTIONS”. National League for Democracy. iBiblio.org. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
- ^ a b “The National Convention”. The Irrawaddy. 31 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Chính quyền Myanma chuyển sang thủ đô mới”. VietNamNet. 7 tháng 11, 2005. Truy cập 27 tháng 3, 2007.
- ^ “Myanma lần đầu giới thiệu thủ đô mới với thế giới”. VietNamNet. 27 tháng 3, 2007. Truy cập 27 tháng 3, 2007.
- ^ “The Birth Of The NCGUB”. National Coalition Government of the Union of Burma. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006.
- ^ Aung Zaw. “Than Shwe—Man in the Iron Mask”. The Irrawaddy. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Chiefs of State and Cabinet Members of Foreign Governments: Burma”. Central Intelligence Agency. 2 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
- ^ McCain, John (11 tháng 5 năm 2003). “Crisis in Rangoon”. National Review Online. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
- ^ Brad Adams. “Statement to the EU Development Committee”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Internet Filtering in Burma in 2005: A Country Study”. OpenNet Initiative.
- ^ “Burma bans Google and gmail”. BurmaNet News. 27 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2006.
- ^ “Myanmar: 10th anniversary of military repression”. Amnesty International. 7 tháng 8 năm 1998. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
- ^ The Irrawaddy (2006-05-27). “Suu Kyi’s Detention Extended, Supporters likely to Protest”. The Irrawaddy. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2006.
- ^ The Irrawaddy (2006-05-27). “Opposition Condemns Extension of Suu Kyi’s Detention”. The Irrawaddy. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2006.
- ^ “About Us”. ASEAN Inter-Parliamentary Myanmar Caucus. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
- ^ Poon, Khim Shee (2002). “The Political Economy of China-Myanmar Relations: Strategic and Economic Dimensions” (PDF). Ritsumeikan University. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
- ^ Selth, Andrew (Spring 2002). “Burma and Superpower Rivalries in the Asia-Pacific”. Naval War College Review. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2006.
- ^ “The EU's relations with Burma / Myanmar”. European Union. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Dilemma of dealing with Burma”. BBC News. 2004-10-20. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2004. Đã bỏ qua tham số không rõ
|firstname=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|lastname=
(trợ giúp) - ^ “How Best to Rid the World of Monsters”. Washington Post. 2003-06-23. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ
|firstname=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|lastname=
(trợ giúp) - ^ “Reuters Belgian group seeks Total boycott over Myanmar”. Ibiblio (Reuters). 1999-05-10. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2006.
- ^ a b c d CIA Factbook
- ^ Starck, Peter (7 tháng 6 năm 2005). “World Military Spending Topped $1 Trillion in 2004”. Reuters. Common Dreams NewsCenter. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Administrative divisions”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 29 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
- ^ a b c Thein, Myat (2005). Economic Development of Myanmar. ISBN 981-230-211-5.
- ^ Dr. Patrick Hesp et al. biên tập (2000). Geographica's World Reference. Random House Australia. tr. 738, 741.
- ^ a b Than, Mya (2005). Myanmar in ASEAN: Regional Co-operation Experience. ISBN 981-230-210-7.
- ^ a b Myanmar's Forest Law and Rules BurmaLibrary.org Truy cập 15 tháng 7, 2006
- ^ "Flora and Fauna" at Myanmars.net
- ^ Watkins, Thayer. “Political and Economic History of Myanmar (Burma) Economics”. San José State University. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2006.
- ^ Stephen Codrington (2005). Planet geography. Solid Star Press. tr. 559. ISBN 0-9579819-3-7.
- ^ “List of Least Developed Countries”. UN-OHRLLS. 2005.
- ^ Henderson, Joan C. “The Politics of Tourism in Myanmar”. Nanyang Technological University. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2006.
- ^ Fullbrook, David (4 tháng 11 năm 2004). “So long US, hello China, India”. Asia Times. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênsteinberg
- ^ a b “Challenges to Democratization in Burma” (PDF). International IDEA. November năm 2001. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Myanmar Country Profile” (PDF). Office on Drugs and Crime. United Nations. December năm 2005. tr. 5–6. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
- ^ Brown, Ian (2005). A Colonial Economy In Crisis. Routledge. ISBN 0-415-30580-2.
- ^ “POPULATION AND SOCIAL INTEGRATION SECTION (PSIS)”. UN Economic and Social Commission for Asia and the Pacific.
- ^ “Conflict and Displacement in Karenni: The Need for Considered Responses”. PDF. Burma Ethnic Research Group. May năm 2000. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Thailand: The Plight of Burmese Migrant Workers”. Amnesty International. 8 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Myanmar Refugees in South East Asia”. PDF. UNHCR. April năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
- ^ Gamanii. “135: Counting Races in Burma”. The New Era Journal. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2006.
- ^ Mya Than (1997). Trong Leo Suryadinata. Ethnic Chinese As Southeast Asians. ISBN 0-312-17576-0.
- ^ Gordon, Raymond G., Jr. (2005). “Languages of Myanmar”. SIL International. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
- ^ a b Gordon, Raymond G., Jr. (2005). “Language Family Trees: Sino-Tibetan”. Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth edition. SIL International. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Adult (15+) Literacy Rates and Illiterate Population by Region and Gender for 2000-2004” (XLS). UNESCO Institute of Statistics. April năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
- ^ Robert I Rotberg biên tập (1998). Burma: Prospects for a Democratic Future.
- ^ a b Priestly, Harry (tháng 1 năm 2006). “The Outsiders”. The Irrawaddy. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2006.
- ^ Samuel Ngun Ling (2003). “The Encounter of Missionary Christianity and Resurgent Buddhism in Post-colonial Myanmar” (PDF). Payap University. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Ramayana in Myanmar's heart”. Goldenland Pages. 13 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2006.
- ^ Temple, R.C. (1906). The Thirty-seven Nats-A Phase of Spirit-Worship prevailing in Burma.
- ^ “The Worshipping of Nats - The Special Festival of Mount Popa”.
- ^ a b c Khin Myo Chit (1980). Flowers and Festivals Round the Burmese Year.
- ^ a b Tsaya (1886). Myam-ma, the home of the Burman. Calcutta: Thacker, Spink and Co. tr. 36–37.
- ^ a b Shway Yoe (1882). The Burman - His Life and Notions. New York: Norton Library 1963. tr. 211–216,317–319.
- ^ Martin, Steven (30 tháng 3 năm 2004). “Burma maintains bygone buildings”. BBC News. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
- ^ Scott O'Connor, V. C. (1904). The Silken East - A Record of Life and Travel in Burma. Scotland 1993: Kiscadale. tr. 32.
- ^ “Proposal for encoding characters for Myanmar minority languages in the UCS” (PDF). International Organization for Standardization. 2 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2006.
- ^ a b Kong, Foong Ling (2002). Food of Asia. Tuttle Publishing. ISBN 0-7946-0146-4.
- ^ “Get a taste of Myanmar’s national dish”. Indo-Asian News Service (PlanetGuru).
- ^ “Postcard of Saung Gauk (arched harp)”. National Music Museum. University of South Dakota. 18 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2006.
- ^ “Myanmar worries as rappers upstage traditional xylophones”. Agence France Presse (BurmaNet News). 28 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2006.
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Myanmar tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Fonts tiếng Myanma (font chuẩn và font unicode)
- Online Burma/Myanmar Library
- Ministry of Agriculture and Irrigation
- Ministry of Communications, Posts, and Telegraphs
- Ministry of Education
- Ministry of Finance and Revenue
- Ministry of Foreign Affairs
- Ministry of Home Affairs
- Ministry of Hotels and Tourism
- Ministry of Religious Affairs
- National Coalition Government of the Union of Burma
- Official Interim Shan Government Website
- Encyclopaedia Britannica Myanmar Country Page
- Official Myanmar Government Website
- US Campaign for Burma
- Burma Campaign UK
- Myanma tại Từ điển Bách khoa Việt Nam
- The Longest Coup: Did China Plan to Invade Burma in 1988?
- A Historical Overview of Political Transition in Myanmar Since 1988
- Sino-Myanmar Economic Relations Since 1988
- Regionalism in Myanmar’s Foreign Policy: Past, Present and Future
- The Changing Nature of Conflict between Burma and Siam as Seen from the Growth and Development of Burmese States from the 16th to the 19th Centuries
|
|
|
Thể loại:
Alaungpaya (tiếng Myanma: အလောင်းဘုရား, phiên âm quốc tế: ʔəláuɴ pʰəjá) là vị vua đầu tiên của triều Konbaung trong lịch sử Myanma, trị vì từ năm 1752 đến năm 1760. Ông đã xây dựng Đế quốc Miến Điện thứ 3 đầu thế kỷ 18 tồn tại cho đến khi bị quân Anh thôn tính vào ngày 1 tháng 1 năm 1886. Ông đã qua đời vì bị thương trong quá trình thúc quân xâm chiếm vương quốc Ayutthaya.[2]
Ông sinh ra tại một ngôi làng nhỏ 50 km về phía tây bắc của Ava. Với xuất thân tầm thường, ông đã giành được vị trí trưởng làng vào lúc mà đất nước bị người Môn Hanthawaddy Phục hưng xâm chiếm năm 1752. Trong khi cả nước khuất phục quân xâm lược, Alaungpaya với tinh thần độc lập, không chỉ giữ được ngôi làng của mình, mà còn đánh bại đội quân Môn đã được phái đến chinh phạt. Nhờ chiến thắng này, hàng ngàn người Miến đã theo ủng hộ ông và cùng ông đến giành lại Ava vào cuối năm 1753. Trong nhiều năm ông lãnh đạo các cuộc chiến và đã giành được thắng lợi.[3]
Năm 1754, những người Môn sau khi thất bại ở Kyaukmyaung đã hành hình vị vua Toungoo mà họ bắt được. Hậu duệ của vị vua này liền tuyên bố nối ngôi và đã nhận được sự ủng hộ của người Shan; nhưng Alaungpaya không chịu, và quyết định theo đuổi nghiệp đế vương của riêng mình. Vào năm 1755, Alaungpaya chinh phục được Dagon và đổi tên nơi này thành Yangon (nghĩa là kết thúc xung đột).[3] Năm 1757, ông trở thành vị vua hùng mạnh nhất ở phương đông khi ông chinh phạt được Pegu mặc dù người Môn ở đó được Pháp hỗ trợ.
Chưa đến một năm sau, người Môn lại nổi dậy; nhưng Alaungpaya đã lập tức trấn áp được. Nghi ngờ Ayutthaya đã ủng hộ người Môn, ông đã thẳng thừng tấn công vào tận kinh đô Ayutthaya. Tuy nhiên, trong cuộc chinh phạt này, ông đã bị trọng thương do khẩu đại bác mà ông đứng gần bị nổ khi nạp thuốc súng. Quân Miến Điện phải rút về nước. Alaungpaya chết trước khi tới được sông Salween. Lúc ấy, ông mới chưa đầy 46 tuổi và sự nghiệp của ông mới chỉ kéo dài có 8 năm.[3]
Kế vị Alaungpaya là con trai đầu của ông, Naungdawgyi (1760-1763).[1]
Alaungpaya
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Alaungpaya အလောင်းဘုရား |
|
---|---|
Vua của Miến Điện | |
Tại vị | 29 tháng 2 năm 1752 – 11 tháng 5 năm 1760 (8 năm, 51 ngày)[1] |
Đăng quang | 17 tháng 4 năm 1752 |
Tiền nhiệm | Mahadhammaraza Dipadi |
Kế vị | Naungdawgyi |
Thông tin chung | |
Phối ngẫu | Me Yun San 7 hoàng hậu và vương phi |
Hậu duệ | 10 con trai, 7 con gái, gồm: Naungdawgyi Hsinbyushin Bodawpaya |
Tên đầy đủ | Aung Zeya အောင်ဇေယျ |
Hoàng tộc | Konbaung |
Sinh | 24 tháng 9 năm 1714 Moksobo |
Mất | 11 tháng 5, 1760 (45 tuổi) Kinywa, Mottama |
An táng | Shwebo |
Tôn giáo | Thượng tọa bộ |
Bài viết này có chứa các ký tự Myanma. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các chữ Myanma. |
Ông sinh ra tại một ngôi làng nhỏ 50 km về phía tây bắc của Ava. Với xuất thân tầm thường, ông đã giành được vị trí trưởng làng vào lúc mà đất nước bị người Môn Hanthawaddy Phục hưng xâm chiếm năm 1752. Trong khi cả nước khuất phục quân xâm lược, Alaungpaya với tinh thần độc lập, không chỉ giữ được ngôi làng của mình, mà còn đánh bại đội quân Môn đã được phái đến chinh phạt. Nhờ chiến thắng này, hàng ngàn người Miến đã theo ủng hộ ông và cùng ông đến giành lại Ava vào cuối năm 1753. Trong nhiều năm ông lãnh đạo các cuộc chiến và đã giành được thắng lợi.[3]
Năm 1754, những người Môn sau khi thất bại ở Kyaukmyaung đã hành hình vị vua Toungoo mà họ bắt được. Hậu duệ của vị vua này liền tuyên bố nối ngôi và đã nhận được sự ủng hộ của người Shan; nhưng Alaungpaya không chịu, và quyết định theo đuổi nghiệp đế vương của riêng mình. Vào năm 1755, Alaungpaya chinh phục được Dagon và đổi tên nơi này thành Yangon (nghĩa là kết thúc xung đột).[3] Năm 1757, ông trở thành vị vua hùng mạnh nhất ở phương đông khi ông chinh phạt được Pegu mặc dù người Môn ở đó được Pháp hỗ trợ.
Chưa đến một năm sau, người Môn lại nổi dậy; nhưng Alaungpaya đã lập tức trấn áp được. Nghi ngờ Ayutthaya đã ủng hộ người Môn, ông đã thẳng thừng tấn công vào tận kinh đô Ayutthaya. Tuy nhiên, trong cuộc chinh phạt này, ông đã bị trọng thương do khẩu đại bác mà ông đứng gần bị nổ khi nạp thuốc súng. Quân Miến Điện phải rút về nước. Alaungpaya chết trước khi tới được sông Salween. Lúc ấy, ông mới chưa đầy 46 tuổi và sự nghiệp của ông mới chỉ kéo dài có 8 năm.[3]
Kế vị Alaungpaya là con trai đầu của ông, Naungdawgyi (1760-1763).[1]
Tham khảo
- ^ a b Christopher Buyers. “The Konbaung Dynasty Genealogy: King Alaungpaya”. royalark.net. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Alaungpaya”. Encyclopaedia Britannica.
- ^ a b c D.G.E. Hall (1960). Burma. Hutchinson University Library. tr. 76,78,85.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Alaungpaya |
- The Royal Ark: Burma Christopher Buyers
- Capt. George Baker, Observations at Persaim and in the Journey to Ava and Back in 1755 SOAS
- Treaty between Alaung-hpaya and the British East India Company in 1757 SOAS
- Robert Lester, Proceedings of an Embassy to the King of Ava, Pegu, &C. in 1757 SOAS
- Capt. Walter Alves, Diary of the Proceedings of an Embassy to Burma in 1760 SOAS
- Michael Symes, An Account of an Embassy to the Kingdom of Ava, sent by the Governor-General of India, in the year 1795, detailed descriptions of Alaungpaya's military campaigns in the south during the 1750s.
Alaungpaya
Sinh: 24 tháng 9 1714 Mất: 11 tháng 5 1760 |
||
Tước hiệu | ||
---|---|---|
Tiền vị: Mahadhammaraza Dipadi |
Vua Miến Điện 29 tháng 2 năm 1752 – 11 tháng 5 năm 1760 |
Kế vị Naungdawgyi |
|
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment