CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Phát thanh Thế giới. Năm 1689 – Cách mạng Vinh Quang: William III và Mary II được tuyên bố là các đồng quân chủ của Anh và Ireland. Năm 1885 – Chiến tranh Pháp-Thanh: Quân Pháp chiếm thành Lạng Sơn (hình) từ tay quân Thanh. Năm 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Budapest kết thúc khi tàn quân Đức và Hungary đầu hàng vô điều kiện trước Hồng Quân Liên Xô. Năm 1984 – Konstantin Chernenko được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, kế nhiệm Yuri Andropov vừa qua đời.
Trận Lạng Sơn (1885)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Kết thúc cuộc chiến, quân Pháp đại bại khiến Chính phủ Jules Ferry ở Paris bị đổ, nhưng cuối cùng Pháp - Thanh cũng ký kết được hiệp ước nhằm chấm dứt chiến tranh. Điều đó cũng có nghĩa, kể từ ngày 9 tháng 6 năm 1885 (ngày ký hiệp ước Thiên Tân mới), nhà Thanh chính thức thừa nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Mục lục
Trước trận chính
Đánh Phúc Châu và vây Đài Loan
Tức giận vì quân Thanh đã giao chiến và gây nhiều thiệt hại cho quân đội Pháp ở trận Bắc Lệ, chính phủ Pháp đòi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) phải bồi thường thiệt hại 250 triệu franc. Sau 7 tuần thương thuyết dai dẳng về khoản tiền trên, ngày 5 tháng 8 năm 1884, Phó Đô đốc Amédée Courbet, chỉ huy hạm đội Đông Hải của Pháp, được lệnh nã súng tấn công bất ngờ pháo đài Cơ Long ở phía Bắc Đài Loan, rồi cho quân đổ bộ nhưng bị quân Thanh phản công, phải rút lui.Ngày 23 tháng 8, tướng Courbet chuyển sang tấn công hải cảng Phúc Châu (Quảng Đông), bắn phá nhiều pháo đài và đánh chìm chiến thuyền quân Thanh cùng một số tàu buôn neo tại bến. Sau đó tướng Courbet lại đem quân quay lại đánh chiếm Cơ Long, quần đảo Bành Hồ và ra lệnh phong tỏa Đài Loan.
Trong lúc cuộc chiến tranh Pháp-Thanh leo thang thì quân Thanh cũng lũ lượt kéo sang đóng đối đầu với quân Pháp ở vùng trung châu Bắc Kỳ (Việt Nam).
Vài trận khai cuộc
Sau khi thua to ở Bắc Lệ (nay thuộc xã Tân Thành huyện Hữu Lũng Lạng Sơn), ngày 8 tháng 9 năm 1884 thống tướng Millot xin về Pháp, giao quyền lại cho Thiếu tướng Louis Brière de l'Isle. Dưới sự chỉ huy của Brière, quân Pháp lần lượt tiến lên chiếm Kép (8 tháng 10) và Chũ (12 tháng 10).[1]Đến đầu năm 1885 thì Thiếu tướng Brière de l'Isle được thăng chức Trung tướng lại được chi viện thêm hơn 1.000 quân từ Pháp sang. Với quân số hơn 7.000 lính quân Pháp mới mở cuộc hành quân đánh Lạng Sơn, phối hợp với cuộc tấn công của hạm đội Pháp trên vùng biển Trung Quốc.[2] Quân Pháp chia thành 2 đại đoàn, một do Thiếu tướng De Négrier thống lãnh và một do Đại tá Giovanninelle chỉ huy.
- Trận núi Bóp
- Trận Phố Vỹ
Đánh thành Lạng Sơn
Sách Việt Nam sử lược chép:- …Thiếu tướng De Négrier trước đã lên đồn Kép, dương thanh thế tiến binh, rồi lẻn về đồn Chũ đem quân qua đèo Vân, lấy đồn Đồng Sơn tức là đồn Sung, rồi sang lấy Tuần Muội (tên cũ của ải Chi Lăng).
- Quân Tàu đang giữ ở mạn Bắc Lệ, thấy quân Pháp đã chặn mất đường về, liền rút quân chạy. Thiếu tướng De Négrier đem quân đánh tràn lên đến Lạng Sơn, trưa hôm 29 tháng Chạp thì lấy được thành (GS. Giàu ghi ngày 13 tháng 2). Đánh từ ngày 25 đến 29 tháng Chạp, quân Pháp thiệt mất 40 người tử trận và 222 người bị thương.
- Lấy xong thành Lạng Sơn, quân Pháp nghỉ ngơi mấy ngày, rồi lại tiến lên đánh Đồng Đăng. Quân Tàu chạy phân ra làm hai ngả: một chạy lên Thất Khê, một ngả chạy lên cửa Nam Quan về Tàu. Đến ngày mồng 8 tháng giêng năm Ất Dậu (1885), thì Thiếu tướng De Négrier lên đến cửa Nam Quan, truyền phá Ải quan, rồi trở về giữ Lạng Sơn.
- ...Quân Tàu tuy đã thua phải bỏ thành Lạng Sơn, nhưng quan Đề đốc Quảng Tây là Phùng Tử Tài vẫn đóng lại đồn ở Long Châu, chực song đánh lấy lại Lạng Sơn. Ngày mồng 6 tháng 2 năm Ất Dậu (1885), Quân Tàu sang đánh Đồng Đăng, Thiếu tướng De Négrier đem quân lên cứu, rồi chực đánh sang Long Châu. Quân Pháp đánh trong 2 ngày, chết hại mất non 200 người. Đến mồng 8, Thiếu tướng rút quân về Lạng Sơn, còn những người bị thương thì đem về đồn Chũ. Quân Pháp đóng ở Lạng Sơn bấy giờ có 35.000 người.
- Ngày 13 thì quân Tàu tràn sang đánh Kỳ Lừa. Thiếu tướng De Négrier bị thương nặng, phải giao quyền lại cho Trung tá Herbinger, để chống với quân Tàu. Nhưng bấy giờ quân Tàu sang đông quá, Trung tá phải bỏ thành Lạng Sơn rút về Tuần Muội, rồi về đồn Chũ và đồn Kép.
- ...Bên Pháp tiếp được điện tín của Trung tướng Brière de I’ Isle đánh về nói quân Pháp phải bỏ thành Lạng Sơn, thì lòng người náo động cả lên. Thủ tướng Jules Ferry phải từ chức. Chính phủ Pháp thấy sự chiến tranh không lợi bèn ký tờ giao ước định chiến với nước Tàu...[4]
Sau đó, quân Pháp do tướng De Négrier chỉ huy đã phản công mạnh mẽ, vượt qua cửa ải trên, liên tục đánh phá các đồn quân Thanh trên con đường Nam Quan - Bằng Tường. Nhưng rồi quân Pháp lại bị đánh bật trở lại, phải rút về phía bên này biên giới, rồi hỗn loạn tháo chạy về Lạng Sơn ngày 26 tháng 3, bỏ lại trên chiến trường nhiều xác lính chết, lính bị thương và quân trang quân dụng.
Tại Lạng Sơn, quân Pháp chưa kịp chấn chỉnh lại đội ngũ, thì ngày 28 tháng 3 quân Thanh lại tiến đánh Kỳ Lừa, sát thành Lạng Sơn. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, Đại tá Herbinger (Việt Nam sử lược ghi Trung tá) chỉ huy thay tướng De Négrier vừa bị trọng thương, liệu thế không giữ được Lạng Sơn nên phải ra lệnh rút chạy về Phủ Lạng Thương ngay trong đêm đó. Dọc đường chạy tháo thân, quân Pháp đã vứt cả súng đại bác, hòm đạn; quẳng cả đồ đạc, hành lý xuống sông, đốt giấy tờ sổ sách, đập vỡ cả máy điện tín. Mãi đến ngày 1 tháng 4, quân Pháp mới về đến Chũ.[5].
Bàn luận
Sử gia Phạm Văn Sơn viết:- Đáng buồn cười là khi quân Pháp hấp tấp triệt thoái thì quân Tàu cũng vội vã rời khỏi thành Lạng. Đến đồn Thanh Mọi, Trung tá Herbinger lại đánh điện cho tướng Brière de I’ Isle rằng quân đội của y đang bị quân Tàu vây khốn ở Chũ và ở Đồng Sông... Tướng Tổng tư lệnh trả lời: "chỉ rút lui khi nào cần thiết". Nhận được điện văn này, y cho quân sửa soạn gấp để lên đường, sau khi cho đốt sổ sách, phá hủy máy truyền tin, lương thực và các thứ khác. Ngày 31 tháng 3 năm 1885, 3.000 quân Pháp đã phải lẩn trốn trước 40 tên lính Tàu, đó là lời than chua chát của sử gia Taboulet. Còn chính khách Waldeck- Rousseau phải rên lên rằng: "Tôi nghĩ rằng đến ngay trận Waterloo xưa kia cũng khó có thể gây ra một cuộc triệt binh thảm hại đến thế!" .
- Cuộc rút lui khỏi Lạng Sơn của Pháp đáng kể là thảm hại và đáng buồn cười, bởi quân Pháp phải trở về khởi điểm sau 5 tháng sửa soạn công phu và chiến đấu tổn nhiều xương máu.[6]
- Ảnh hưởng của cuộc đại bại ở Lạng Sơn về bên Pháp rất lớn. Tại nghị viện, Thủ tướng Jules Ferry đứng như một tội nhân. Bằng 306 phiếu phản đối, chính phủ Jules Ferry đổ. Một ê kíp khác lên thay để tiếp tục một chính sách xâm chiếm thuộc địa.
- Thắng ở Lạng Sơn, trên sông Hồng; quân Vân Nam, Quý Châu có 20 quân doanh, ấy thế mà tuyệt nhiên tướng Sầm Dục Anh không chịu nhúc nhích. Nếu trong lúc Pháp bị mắc ở lạng Sơn và Tuyên Quang, mà quân đội của Tôn Thất Thuyết ở Huế nổi lên đánh Pháp, vua Hàm Nghi ra lệnh Cần Vương, thì cơ thắng lợi không phải là không còn nữa.
- Để rồi ngày tháng 4 năm 1885, nghĩa là 3 ngày sau khi binh đoàn của Pháp phải chạy về Phủ Lạng Thương thì Paris và Bắc Kinh ký kết đình chiến. Tháng 5, quân Thanh rút hết về nước. Ngày 9 tháng 6 năm 1885, hiệp ước Thiên Tân ra đời. Như thế là cuộc chiến tranh Trung - Pháp chấm dứt, và cũng có nghĩa là triều đình Thanh thừa nhận quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam.[7].
- Ảnh hưởng cuộc đại bại của Pháp ở Lạng Sơn về đến Pháp rất lớn. Dư luận phản đối cuộc “chiến tranh xâm lược phiêu lưu” trong nhân dân Pháp đến nay lại có dịp bộc phát mạnh mẽ làm cho giới tư bản tài chính cầm quyền vô cùng lo sợ…Tại nhà hối đoái, những giấy cho vay xuống giá còn mạnh hơn hồi xảy ra chiến tranh Pháp – Đức năm 1870. Tất cả các báo đều lớn tiếng công kích Chính phủ Jules Ferry...[5]
Xem thêm
Chú thích
- ^ Xem chi tiết trong Việt Nam sử lược
- ^ Theo GS. Trần Văn Giàu thì số quân đi đánh Lạng Sơn chỉ có 7.200 quân trong khi Việt Nam sử lược ghi 7.500
- ^ a b Tổng tập (tập I), tr. 405,
- ^ Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1968, tr. 545-547.
- ^ a b Lược theo Đại cương lịch sử Việt Nam tập II, tr. 60
- ^ Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, tr. 445-447.
- ^ Tổng tập (tập I), tr. 413-414.
Tham khảo
- Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1968 (tr. 543-544).
- Trần Văn Giàu, Tổng tập (phần I), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006 (tr.405-414)
- Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, Sài Gòn, 1962 (tr. 438-440).
- Hoàng Văn Lân & Ngô Thị Chính, Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX), Nxb Giáo dục, 1979 (tr. 67-68).
- Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục, 2006 (tr. 60-61)
Liên kết ngoài
|
Thể loại:
Konstantin Ustinovich Chernenko (tiếng Nga: Константи́н Усти́нович Черне́нко, Konstantin Ustinovič Černenko; 24 tháng 9 năm 1911 – 10 tháng 3 năm 1985) là một chính trị gia và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
Ông đã lãnh đạo Liên xô từ ngày 13 tháng 2 năm 1984, tới khi ông mất
chỉ 13 tháng sau ngày 10 tháng 3 năm 1985. Chernenko cũng là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao từ 11 tháng 4 năm 1984, tới khi ông mất.
Thời điểm quyết định trong sự nghiệp của Chernenko là khi ông được chỉ định làm lãnh đạo sở tuyên truyền Đảng tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia năm 1948. Tại đây, ông đã gặp và giành được sự tin cậy của Leonid Brezhnev, Bí thư thứ nhất Cộng hòa Moldova từ năm 1950 tới năm 1952 và lãnh đạo tương lai của Liên xô. Chernenko theo Brezhnev năm 1956 để giữ một chức vụ tuyên truyền tương đương trong Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô tại Moscow. Năm 1960, sau khi Brezhnev được phong làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao (chức vụ lãnh đạo nhà nước Liên xô trên danh nghĩa), Chernenko trở thành lãnh đạo bộ máy nhân sự của ông ta.
Năm 1971 Chernenko trở thành thành viên đầy đủ của Uỷ ban Trung ương: giám sát công việc của Đảng với Phòng thư tín, giải quyết các công việc thư từ. Năm 1976 ông được bầu làm thư ký Phòng thư tín. Từ năm 1976 trở về sau, ông là một thành viên đầy đủ của Bộ chính trị, đứng thứ hai sau Tổng bí thư về cấp bậc đảng.
Trong những năm cầm quyền cuối cùng của Brezhnev, Chernenko hoàn toàn đảm trách công việc tư tưởng của Đảng: Lãnh đạo các phái đoàn của Liên xô ở nước ngoài, tháp tủng Brezhnev tới các cuộc gặp gỡ và hội nghị quan trọng, và là một thành viên của uỷ ban sửa đổi Hiến pháp Liên xô năm 1977. Năm 1979 ông tham gia vào các cuộc đàm phán giới hạn vũ khí tại Vienna.
Sau cái chết của Brezhnev tháng 11 năm 1982, đã có suy đoán rằng vị trí Tổng bí thư sẽ thuộc về Chernenko, tuy nhiên ông không thu hút đủ sự ủng hộ cho mình bên trong đảng, và vị trí này đã thuộc về cựu lãnh đạo KGB Yuri Andropov.
Arkady Volsky, một trợ lý của Andropov và các tổng thư ký khác, thuật lại về một thời điểm xảy ra sau một cuộc họp của Bộ chính trị ngay sau ngày Andropov chết: Khi các thành viên Bộ chính trị ra khỏi phòng họp, cả Andrei Gromyko hay (trong những tường thuật sau này) Dmitriy Ustinov đều được kể rằng đã nắm tay Nikolai Tikhonov và nói: "Tốt rồi, Kostya là một người thích hợp (pokladisty muzhik), mọi người có thể làm việc với anh ta...." Thậm chí điều gây khó chịu lớn hơn là thất bại của Bộ chính trị trong việc thông qua quyết định cho ông để điều khiển các cuộc họp của Bộ chính trị khi vắng mặt Chernenko, người có thể được dự đoán là đã bắt đầu bỏ lỡ các phiên họp đó với tần suất ngày càng lớn. Như Nikolai Ryzhkov miêu tả trong hồi ký của mình, "mọi sáng thứ 5 (Mikhail Gorbachev) sẽ ngồi trong văn phòng của mình như một đứa trẻ mồ côi nhỏ - tôi thường hiện diện trong quá trình buồn tẻ đó – chờ đợi một cách lo lắng một cuộc điện thoại gọi tới từ Chernenko đang ốm yếu: Liệu ông có đích thân tới Bộ chính trị hay sẽ yêu cầu Gorbachev thay mặt cho ông một lần nữa?"
Tại lễ tang Andropov, ông chỉ có thể đọc bài điếu văn. Những người có mặt cố sức hiểu nghĩa của điều ông đang cố diễn đạt trong đó. Ông nói nhanh, nuốt từ, húng hắng và dừng lại nhiều lần để quệt môi và trán. Ông lên trên lễ đài trên Lăng Lenin theo một chiếc thang máy mới được lắp đặt và đi xuống với sự trợ giúp của hai vệ sĩ. Chernenko đã thể hiện một sự quay lại với những chính sách của thời kỳ Brezhnev. Quả thực, ông ủng hộ một vai trò lớn hơn của các liên đoàn lao động, và cải cách trong giáo dục và tuyên truyền. Thay đổi nhân sự quan trọng đầu tiên thời Chernenko là việc ông sa thải lãnh đạo General Staff, Nikolay Ogarkov, người đã ủng hộ giảm chi tiêu cho hàng hoá tiêu thụ để dành tiền cho các chi tiêu vào nghiên cứu và phát triển vũ khí.
Về chính sách đối ngoại, ông đã đàm phán một hiệp ước thương mại với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Dù có những kêu gọi quay lại thời giảm căng thẳng, Chernenko không hành động nhiều để ngăn chặn sự leo thang của Chiến tranh Lạnh với Hoa Kỳ. Ví dụ, năm 1984, Liên bang Xô viết đã ngăn chặn một chuyến thăm tới Tây Đức của lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker. Tuy nhiên, cuối mùa thu năm 1984, Hoa Kỳ và Liên xô đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí vào đầu năm 1985. Tháng 11 năm 1984 Chernenko gặp lãnh đạo Công Đảng, Neil Kinnock.
Vì Hoa Kỳ đã tẩy chay Olympic mùa hè năm 1980 được tổ chức tại Moscow, Liên xô, khi đang ở dưới sự lãnh đạo của bộ máy Chernenko, đã tẩy chay thế vận hội mùa hè năm 1984 được tổ chức tại Los Angeles. Cuộc tẩy chay khiến 14 quốc gia thuộc Khối Đông Âu và các đồng minh gồm cả Liên xô, Cuba và Đông Đức (nhưng không có România) tẩy chay thế vận hội đó. Liên xô thông báo ý định không tham gia ngày 8 tháng 5 năm 1984, nêu ra những lo ngại về an ninh và nói rằng, "những tình cảm sô vanh và hội chứng chống Liên xô đang được tạo nên ở Hoa Kỳ", nhưng một số người coi đó là sự trả đũa cho việc Hoa Kỳ tẩy chay Moskva thế vận hội. Trong số những người phản đối nguyên nhân trả đũa có Peter Ueberroth, người lãnh đạo tổ chức sự kiện, trong một cuộc họp báo và sau khi việc tẩy chay đã được thông báo. Iran là quốc gia duy nhất không tham gia cả Olympic Moscow hay Los Angeles. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tham gia thi tài tại Los Angeles sau khi tẩy chay Olympic Moscow. Vì các lý do khác nhau, Iran và Lybia cũng tẩy chay. Việc tẩy chay được tông báo cùng ngày với sự kiện cuộc Rước đuốc Olympic xuyên Hoa Kỳ bắt đầu diễn ra tại Thành phố New York.
Cuộc tẩy chay đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn các cuộc thi của thế vận hội vốn thường có sự thống trị của các quốc gia vắng mặt. Các quốc gia tẩy chay đã tổ chức một sự kiện khác vào tháng 7-8 năm 1984, gọi là Friendship Games.
Tới cuối năm 1984, Chernenko không thể rời Bệnh viện Trung tâm, một cơ sở được canh gác cẩn mật ở tây Moskva, và Bộ chính trị gắn một chữ ký của fax của ông vào mọi bức thư, như Chernenko đã làm với Andropov khi ông sắp mất. Trong cái được đa số mọi người coi là[cần dẫn nguồn], thậm chí cả các đối thủ của ông, một hành động độc ác chống lại Chernenko, thành viên Bộ chính trị Viktor Grishin đã lôi Chernenko đang ốm nặng từ giường bệnh tới một phòng bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử đầu năm 1985[cần dẫn nguồn].
Khí thũng của hai lá phổi và lá phổi đã bị hư hại nặng cùng tình trạng tim trở nên xấu đi đặc biệt nhanh trong ba tuần cuối cùng của tháng 2 năm 1985. Một chứng bệnh khác, bệnh viêm gan mãn tính, hay hỏng gan, phát triển và nó chuyển thành xơ gan. Chứng bệnh này và những thay đổi loạn dưỡng trong các cơ quan và tế bào khiến sức khoẻ của ông ngày càng kém đi. Lúc 3:00 giờ chiều ngày 10 tháng 3 ông rơi vào một cơn hôn mê, và lúc 7:20 chiều ông mất vì suy tim. Ông trở thành lãnh đạo thứ ba của Liên xô qua đời chỉ trong hai năm, và ngay khi được thông báo vào lúc nửa đêm về cái chết của ông, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan được thông báo đã nói "làm sao tôi có thể có bất kỳ mối quan hệ nào với người Nga nếu họ cứ tiếp tục chết đi như vậy?"[1]
Ông được chôn cất với tang lễ cấp nhà nước và được chôn tại nghĩa trang Kremlin.
Dấu ấn của Chernenko—hay sự vắng mặt của nó—là rõ ràng trong cách miêu tả cái chết của ông trên báo chí Liên xô. Các tờ báo Liên xô tường thuật những câu chuyện về cái chết của ông và việc lựa chọn Gorbachev trong cùng một ngày. Các tờ báo đều có một khuôn mẫu chung: trang một thông báo phiên họp toàn thể của Uỷ ban Trung ương ngày 11 tháng 3 bầu Gorbachev và in tiểu sử vị lãnh đạo mới cùng một bức ảnh lớn của ông; trang 2 thông báo cái chết của Chernenko và thông cáo chính thức.
Sau cái chết của một lãnh đạo Liên xô những người kế tục ông theo phong tục phải mở két của người tiền nhiệm và xem xét bên trong đó. Khi Gorbachev mở két của Chernenko, trong đó có một cặp file nhỏ gồm các giấy tờ cá nhân và nhiều tập tiền lớn, tiền cũng được tìm thấy trong ngăn bàn ông[cần dẫn nguồn]. Chernenko được tặng thưởng Huân chương Lao động Cờ đỏ; 1976, năm 1981 và năm 1984 ông được tặng Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa: trong dịp này, Bộ trưởng quốc phòng Ustinov đã coi vai trò của ông như một "nhân vật chính trị kiệt xuất, người kế tục và trung thành với lý tưởng của Lenin vĩ đại"; năm 1981 ông được tặng thưởng huân chương cao quý nhất của Bulgaria và vào năm 1982 ông được nhận Giải thưởng Lenin vì đóng góp vào "Nhân quyền trong Xã hội Xô viết" của ông.
Trong cuộc hôn nhân đầu tiên ông có một con trai, Albert, người sau này nổi tiếng ở Liên xô với tư cách một nhà lý thuyết pháp luật. Người vợ thứ hai của ông, Anna Dmitrevna Lyubimova (sinh năm 1913), lấy ông năm 1944, sinh cho ông hai con gái, Yelena (làm việc trong Viện lịch sử Đảng), Vera (làm việc tại Đại sứ quán Liên xô ở Washington, DC tại Hoa Kỳ), và một con trai, Vladimir, là một biên tập viên của Goskino.
Ông có một Gosdacha tại Troitse-Lykovo được đặt tên là Sosnovka-3 bên dòng sông Moskva với một bãi tắm riêng, còn Sosnovka-1 là của Mikhail Suslov.
Konstantin Ustinovich Chernenko
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Константин Черненко Konstantin Chernenko |
|
---|---|
Chức vụ
|
|
Tiền nhiệm | Yuri Andropov |
Kế nhiệm | Mikhail Gorbachev |
Nhiệm kỳ | 11 tháng 4 năm 1984 – 10 tháng 3 năm 1985 |
Tiền nhiệm | Yuri Andropov Vasily Kuznetsov (quyền) |
Kế nhiệm | Andrei Gromyko Vasily Kuznetsov (quyền) |
Thông tin chung
|
|
Đảng | Đảng Cộng sản Liên xô |
Sinh | 24 tháng 9, 1911 Bolshaya Tes, Yeniseysk Governorate, Đế chế Nga |
Mất | 10 tháng 3, 1985 (73 tuổi) Moskva, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, Liên xô |
Tôn giáo | Không (Vô thần) |
Mục lục
Tuổi trẻ
Chernenko sinh ra trong một gia đình nghèo tại làng Bolshaya Tes (hiện ở Novosyolovo Rayon, Krasnoyarsk Krai). Cha ông, Ustin Demidovich, làm việc tại các mỏ đồng và mỏ vàng còn mẹ ông làm nông nghiệp. Chernenko gia nhập Komsomol (Liên đoàn Thanh niên Cộng sản) năm 1929, và trở thành thành viên chính thức của Đảng Cộng sản năm 1931. Từ năm 1930 tới năm 1933, ông phục vụ trong lực lượng biên phòng tại biên giới Trung Quốc-Liên xô. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông quay trở lại Krasnoyarsk và trở thành một người tuyên truyền. Năm 1933 ông làm việc tại Sở Tuyên truyền của Ủy ban Đảng Quận Novoselovo. Vài năm sau ông được thăng chức lãnh đạo sở này tại Uyarsk Raykom. Chernenko sau đó dần thăng tiến vững chắc qua các cấp bậc đảng; trở thành giám đốc Krasnoyarsk House của Party Enlightenment sau đó vào năm 1939, Phó lãnh đạo Sở AgitProp của Ủy ban Lãnh thổ Krasnoyarsk và cuối cùng, vào năm 1941 ông được chỉ định làm Bí thư Ủy ban Tuyên truyền Đảng Lãnh thổ. Năm 1945, ông hoàn thành một bằng cấp tại một trường huấn luyện của đảng tại Moscow, và vào năm 1953 ông hoàn thành một bằng hàm thụ cho giáo viên.Thời điểm quyết định trong sự nghiệp của Chernenko là khi ông được chỉ định làm lãnh đạo sở tuyên truyền Đảng tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia năm 1948. Tại đây, ông đã gặp và giành được sự tin cậy của Leonid Brezhnev, Bí thư thứ nhất Cộng hòa Moldova từ năm 1950 tới năm 1952 và lãnh đạo tương lai của Liên xô. Chernenko theo Brezhnev năm 1956 để giữ một chức vụ tuyên truyền tương đương trong Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô tại Moscow. Năm 1960, sau khi Brezhnev được phong làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao (chức vụ lãnh đạo nhà nước Liên xô trên danh nghĩa), Chernenko trở thành lãnh đạo bộ máy nhân sự của ông ta.
Trong bộ chính trị
Năm 1964 lãnh đạo Liên xô Nikita Khrushchev bị hạ bệ và được thay thế bởi Leonid Brezhnev. Trong thời Brezhnev giữ chức lãnh đạo Đảng, sự nghiệp của Chernenko tiếp tục thăng tiến. Ông được chỉ định làm lãnh đạo Ban Tổng quát của Uỷ ban Trung ương năm 1965 và được trao trách nhiệm thiết lập chương trình nghị sự của Bộ chính trị, và chuẩn bị các bản thảo cho các nghị quyết và nghị định của Uỷ ban Trung ương. Ông cũng giám sát các thiết bị điện thoại và truyền tin tại nhiều văn phòng của các thành viên lãnh đạo cấp cao của Đảng. Một trong những công việc khác nữa của ông là ký hàng trăm tài liệu hàng ngày của Đảng, một công việc ông đã làm trong 20 năm tiếp theo. Thậm chí sau khi đã trở thành Tổng bí thư Đảng, ông vẫn tiếp tục ký các giấy tờ của Ban Tổng quát (khi ông không còn có thể tự ký các tài liệu, một bản fax được dùng thay thế).Năm 1971 Chernenko trở thành thành viên đầy đủ của Uỷ ban Trung ương: giám sát công việc của Đảng với Phòng thư tín, giải quyết các công việc thư từ. Năm 1976 ông được bầu làm thư ký Phòng thư tín. Từ năm 1976 trở về sau, ông là một thành viên đầy đủ của Bộ chính trị, đứng thứ hai sau Tổng bí thư về cấp bậc đảng.
Trong những năm cầm quyền cuối cùng của Brezhnev, Chernenko hoàn toàn đảm trách công việc tư tưởng của Đảng: Lãnh đạo các phái đoàn của Liên xô ở nước ngoài, tháp tủng Brezhnev tới các cuộc gặp gỡ và hội nghị quan trọng, và là một thành viên của uỷ ban sửa đổi Hiến pháp Liên xô năm 1977. Năm 1979 ông tham gia vào các cuộc đàm phán giới hạn vũ khí tại Vienna.
Sau cái chết của Brezhnev tháng 11 năm 1982, đã có suy đoán rằng vị trí Tổng bí thư sẽ thuộc về Chernenko, tuy nhiên ông không thu hút đủ sự ủng hộ cho mình bên trong đảng, và vị trí này đã thuộc về cựu lãnh đạo KGB Yuri Andropov.
Lãnh đạo Liên xô
Yuri Andropov chết tháng 2 năm 1984, chỉ sau 15 tháng cầm quyền. Sau đó Chernenko được bầu thay thế Andropov, dù có những lo ngại về sức khoẻ kém của ông, và trái ngược lại với những mong muốn của Andropov (ông nói ông muốn Gorbachev kế vị mình). Yegor Ligachev viết trong hồi ký của mình rằng Chernenko được bầu làm tổng bí thư mà không gặp cản trở nào. Tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Trung ương ngày 13 tháng 2 năm 1984, bốn ngày sau khi Andropov qua đời, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên xô và thành viên Bộ chính trị Nikolai Tikhonov đề nghị bầu Chernenko làm tổng bí thư và Uỷ ban đã thống nhất bầu ông.Arkady Volsky, một trợ lý của Andropov và các tổng thư ký khác, thuật lại về một thời điểm xảy ra sau một cuộc họp của Bộ chính trị ngay sau ngày Andropov chết: Khi các thành viên Bộ chính trị ra khỏi phòng họp, cả Andrei Gromyko hay (trong những tường thuật sau này) Dmitriy Ustinov đều được kể rằng đã nắm tay Nikolai Tikhonov và nói: "Tốt rồi, Kostya là một người thích hợp (pokladisty muzhik), mọi người có thể làm việc với anh ta...." Thậm chí điều gây khó chịu lớn hơn là thất bại của Bộ chính trị trong việc thông qua quyết định cho ông để điều khiển các cuộc họp của Bộ chính trị khi vắng mặt Chernenko, người có thể được dự đoán là đã bắt đầu bỏ lỡ các phiên họp đó với tần suất ngày càng lớn. Như Nikolai Ryzhkov miêu tả trong hồi ký của mình, "mọi sáng thứ 5 (Mikhail Gorbachev) sẽ ngồi trong văn phòng của mình như một đứa trẻ mồ côi nhỏ - tôi thường hiện diện trong quá trình buồn tẻ đó – chờ đợi một cách lo lắng một cuộc điện thoại gọi tới từ Chernenko đang ốm yếu: Liệu ông có đích thân tới Bộ chính trị hay sẽ yêu cầu Gorbachev thay mặt cho ông một lần nữa?"
Tại lễ tang Andropov, ông chỉ có thể đọc bài điếu văn. Những người có mặt cố sức hiểu nghĩa của điều ông đang cố diễn đạt trong đó. Ông nói nhanh, nuốt từ, húng hắng và dừng lại nhiều lần để quệt môi và trán. Ông lên trên lễ đài trên Lăng Lenin theo một chiếc thang máy mới được lắp đặt và đi xuống với sự trợ giúp của hai vệ sĩ. Chernenko đã thể hiện một sự quay lại với những chính sách của thời kỳ Brezhnev. Quả thực, ông ủng hộ một vai trò lớn hơn của các liên đoàn lao động, và cải cách trong giáo dục và tuyên truyền. Thay đổi nhân sự quan trọng đầu tiên thời Chernenko là việc ông sa thải lãnh đạo General Staff, Nikolay Ogarkov, người đã ủng hộ giảm chi tiêu cho hàng hoá tiêu thụ để dành tiền cho các chi tiêu vào nghiên cứu và phát triển vũ khí.
Về chính sách đối ngoại, ông đã đàm phán một hiệp ước thương mại với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Dù có những kêu gọi quay lại thời giảm căng thẳng, Chernenko không hành động nhiều để ngăn chặn sự leo thang của Chiến tranh Lạnh với Hoa Kỳ. Ví dụ, năm 1984, Liên bang Xô viết đã ngăn chặn một chuyến thăm tới Tây Đức của lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker. Tuy nhiên, cuối mùa thu năm 1984, Hoa Kỳ và Liên xô đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí vào đầu năm 1985. Tháng 11 năm 1984 Chernenko gặp lãnh đạo Công Đảng, Neil Kinnock.
Vì Hoa Kỳ đã tẩy chay Olympic mùa hè năm 1980 được tổ chức tại Moscow, Liên xô, khi đang ở dưới sự lãnh đạo của bộ máy Chernenko, đã tẩy chay thế vận hội mùa hè năm 1984 được tổ chức tại Los Angeles. Cuộc tẩy chay khiến 14 quốc gia thuộc Khối Đông Âu và các đồng minh gồm cả Liên xô, Cuba và Đông Đức (nhưng không có România) tẩy chay thế vận hội đó. Liên xô thông báo ý định không tham gia ngày 8 tháng 5 năm 1984, nêu ra những lo ngại về an ninh và nói rằng, "những tình cảm sô vanh và hội chứng chống Liên xô đang được tạo nên ở Hoa Kỳ", nhưng một số người coi đó là sự trả đũa cho việc Hoa Kỳ tẩy chay Moskva thế vận hội. Trong số những người phản đối nguyên nhân trả đũa có Peter Ueberroth, người lãnh đạo tổ chức sự kiện, trong một cuộc họp báo và sau khi việc tẩy chay đã được thông báo. Iran là quốc gia duy nhất không tham gia cả Olympic Moscow hay Los Angeles. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tham gia thi tài tại Los Angeles sau khi tẩy chay Olympic Moscow. Vì các lý do khác nhau, Iran và Lybia cũng tẩy chay. Việc tẩy chay được tông báo cùng ngày với sự kiện cuộc Rước đuốc Olympic xuyên Hoa Kỳ bắt đầu diễn ra tại Thành phố New York.
Cuộc tẩy chay đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn các cuộc thi của thế vận hội vốn thường có sự thống trị của các quốc gia vắng mặt. Các quốc gia tẩy chay đã tổ chức một sự kiện khác vào tháng 7-8 năm 1984, gọi là Friendship Games.
Qua đời và Di sản
Mùa thu năm 1984, Chernenko phải vào bệnh viện trong hơn một tháng, nhưng vẫn làm việc bằng cách gửi thư và ý kiến tới Bộ chính trị. Trong mùa hè, các bác sĩ gửi ông tới Kislovodsk nơi có các suối nước khoáng, nhưng vào ngày ông tới khu nghỉ sức khoẻ của Chernenko xấu đi rõ rệt, và ông bị viêm phổi. Chernenko mãi tới cuối mùa thu năm 1984 mới quay trở về Kremlin. Ông trao huân chương cho các nhà du hành vũ trụ và các tác gia trong văn phòng của mình, nhưng không thể đi qua các hành lăng văn phòng và phải ngồi trong một chiếc xe lăn.Tới cuối năm 1984, Chernenko không thể rời Bệnh viện Trung tâm, một cơ sở được canh gác cẩn mật ở tây Moskva, và Bộ chính trị gắn một chữ ký của fax của ông vào mọi bức thư, như Chernenko đã làm với Andropov khi ông sắp mất. Trong cái được đa số mọi người coi là[cần dẫn nguồn], thậm chí cả các đối thủ của ông, một hành động độc ác chống lại Chernenko, thành viên Bộ chính trị Viktor Grishin đã lôi Chernenko đang ốm nặng từ giường bệnh tới một phòng bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử đầu năm 1985[cần dẫn nguồn].
Khí thũng của hai lá phổi và lá phổi đã bị hư hại nặng cùng tình trạng tim trở nên xấu đi đặc biệt nhanh trong ba tuần cuối cùng của tháng 2 năm 1985. Một chứng bệnh khác, bệnh viêm gan mãn tính, hay hỏng gan, phát triển và nó chuyển thành xơ gan. Chứng bệnh này và những thay đổi loạn dưỡng trong các cơ quan và tế bào khiến sức khoẻ của ông ngày càng kém đi. Lúc 3:00 giờ chiều ngày 10 tháng 3 ông rơi vào một cơn hôn mê, và lúc 7:20 chiều ông mất vì suy tim. Ông trở thành lãnh đạo thứ ba của Liên xô qua đời chỉ trong hai năm, và ngay khi được thông báo vào lúc nửa đêm về cái chết của ông, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan được thông báo đã nói "làm sao tôi có thể có bất kỳ mối quan hệ nào với người Nga nếu họ cứ tiếp tục chết đi như vậy?"[1]
Ông được chôn cất với tang lễ cấp nhà nước và được chôn tại nghĩa trang Kremlin.
Dấu ấn của Chernenko—hay sự vắng mặt của nó—là rõ ràng trong cách miêu tả cái chết của ông trên báo chí Liên xô. Các tờ báo Liên xô tường thuật những câu chuyện về cái chết của ông và việc lựa chọn Gorbachev trong cùng một ngày. Các tờ báo đều có một khuôn mẫu chung: trang một thông báo phiên họp toàn thể của Uỷ ban Trung ương ngày 11 tháng 3 bầu Gorbachev và in tiểu sử vị lãnh đạo mới cùng một bức ảnh lớn của ông; trang 2 thông báo cái chết của Chernenko và thông cáo chính thức.
Sau cái chết của một lãnh đạo Liên xô những người kế tục ông theo phong tục phải mở két của người tiền nhiệm và xem xét bên trong đó. Khi Gorbachev mở két của Chernenko, trong đó có một cặp file nhỏ gồm các giấy tờ cá nhân và nhiều tập tiền lớn, tiền cũng được tìm thấy trong ngăn bàn ông[cần dẫn nguồn]. Chernenko được tặng thưởng Huân chương Lao động Cờ đỏ; 1976, năm 1981 và năm 1984 ông được tặng Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa: trong dịp này, Bộ trưởng quốc phòng Ustinov đã coi vai trò của ông như một "nhân vật chính trị kiệt xuất, người kế tục và trung thành với lý tưởng của Lenin vĩ đại"; năm 1981 ông được tặng thưởng huân chương cao quý nhất của Bulgaria và vào năm 1982 ông được nhận Giải thưởng Lenin vì đóng góp vào "Nhân quyền trong Xã hội Xô viết" của ông.
Trong cuộc hôn nhân đầu tiên ông có một con trai, Albert, người sau này nổi tiếng ở Liên xô với tư cách một nhà lý thuyết pháp luật. Người vợ thứ hai của ông, Anna Dmitrevna Lyubimova (sinh năm 1913), lấy ông năm 1944, sinh cho ông hai con gái, Yelena (làm việc trong Viện lịch sử Đảng), Vera (làm việc tại Đại sứ quán Liên xô ở Washington, DC tại Hoa Kỳ), và một con trai, Vladimir, là một biên tập viên của Goskino.
Ông có một Gosdacha tại Troitse-Lykovo được đặt tên là Sosnovka-3 bên dòng sông Moskva với một bãi tắm riêng, còn Sosnovka-1 là của Mikhail Suslov.
Xem thêm
Nguồn chính
Tham khảo
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:
|
- ^ Maureen Dowd. Where's the Rest of Him? New York Times, 18 tháng 11, 1990
- Brown, Archie. "The Soviet Succession: From Andropov to Chernenko," World Today, 40, tháng 4 năm 1984, 134-41.
- Daniels, Robert V. "The Chernenko Comeback," New Leader, 67, 20 tháng 2 năm 1984, 3-5.
- Halstead, John. "Chernenko in Office," International Perspectives, May-tháng 6 năm 1984, 19-21.
- Meissner, Boris. "Soviet Policy: From Chernenko to Gorbachev," Aussenpolitik [Bonn], 36, No. 4, tháng 4 năm 1985, 357-75.
- Urban, Michael E. "From Chernenko to Gorbachev: A Repolitization of Official Soviet Discourse," Soviet Union/Union Soviétique, 13, No. 2, 1986, 131-61.
- Pribytkov, Victor, "Soviet-U.S. Relations: The Selected Writings and Speeches of Konstantin U. Chernenko", The American Political Science Review, Vol. 79, No. 4 (December, 1985), p. 1277
[hiện]Chức vụ Đảng |
---|
|
Thể loại:
- Sinh 1911
- Mất 1985
- Lãnh đạo thời Chiến tranh Lạnh
- Đảng viên Đảng Cộng sản Liên xô
- Người chết vì xơ gan
- Lãnh đạo nhà nước Liên xô
- Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa
- Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên xô
- Người được chôn trong Nghĩa trang bức tường điện Kremlin
- Người liên quan tới cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan
- Người vô thần Nga
- Người Nga gốc Ukraina
- Người tuyên truyền Nga
- Đảng viên Đảng Cộng sản
- Người Cộng sản
- Chính trị 1984
Sau Chernenko là Gorbachev. "Yuri Andropov chết tháng 2 năm 1984, chỉ sau 15 tháng cầm quyền. Chernenko được bầu thay thế Andropov, dù có những lo ngại về sức khoẻ kém của ông, và trái ngược lại với những mong muốn của Andropov (ông nói ông muốn Gorbachev kế vị mình). Yegor Ligachev viết trong hồi ký của mình rằng Chernenko được bầu làm tổng bí thư mà không gặp cản trở nào.
Lịch sử sang trang của Liên Xô cũ: "Mọi sáng thứ 5 Mikhail Gorbachev sẽ ngồi trong văn phòng của mình như một đứa trẻ mồ côi nhỏ - tôi thường hiện diện trong quá trình buồn tẻ đó – chờ đợi một cách lo lắng một cuộc điện thoại gọi tới từ Chernenko đang ốm yếu: Liệu ông có đích thân tới Bộ chính trị hay sẽ yêu cầu Gorbachev thay mặt cho ông một lần nữa?" Nikolai Ryzhkov đã miêu tả như vậy trong hồi ký của mình.
Sự kiện và nhân vật cuối cùng của sự chuyển dịch lịch sử. Đọc lại và suy ngẫm. Hoàng Kim.
Video yêu thích http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment