CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày độc lập tại Gambia (1965) Năm 1930 – Trong khi nghiên cứu các bức ảnh chụp từ tháng một, nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh khám phá ra sao Diêm Vương (hình) Năm 1932 – Mãn Châu Quốc tuyên bố độc lập từ Trung Quốc và được Nhật Bản công nhận. Năm 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản bắt đầu tiến hành tiêu diệt có hệ thống các thành phần được cho là thù địch trong cộng đồng người Hoa tại Singapore. Năm 1947 – Chiến tranh Đông Dương: Quân Pháp chiếm được Hà Nội sau khi Trung đoàn Thủ Đô rút đến chiến khu. Năm 1977 – Tàu con thoi Enterprise thực hiện "chuyến bay" đầu tiên, bằng cách được gắn trên một chiếc Boeing 747, nhằm thử nghiệm các đặc tính.
Sao Diêm Vương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sao Diêm Vương, hình ảnh do Kính thiên văn Hubble chụp | |
Đặc điểm của quỹ đạo (Kỷ nguyên J2000) | |
---|---|
Bán trục lớn | 5.906.376.272 km hay 39,48168677 đơn vị thiên văn. |
Chu vi | 36.530 × 1012 km hay 244.186 đơn vị thiên văn hay lần Trái Đất. |
Độ lệch tâm | 0,24880766 hay 14,635 lần Trái Đất. |
Cận điểm | 4.436.824.613 km hay 29,65834067 đơn vị thiên văn. |
Viễn điểm | 7.375.927.931 km hay 49,30503287 đơn vị thiên văn. |
Chu kỳ theo sao | 90.613,3058 ngày hay 248,09 năm hay 247,68 lần Trái Đất. |
Chu kỳ giao hội | 366,74 ngày hay 1,004 năm. |
Vận tốc quỹ đạo: | |
- trung bình | 4,666 km/s hay 0,158 lần Trái Đất. |
- tối đa | 6,112 km/s hay 0,201 lần Trái Đất. |
- tối thiểu | 3,676 km/s hay 0,127 lần Trái Đất. |
Độ nghiêng | 17,14175° với Hoàng Đạo hay 11,88° với xích đạo Mặt Trời. |
Hoàng kinh của điểm nút lên | 110,30347° |
Acgumen của điểm cận nhật | 113,76329° |
Tổng số vệ tinh | 3 |
Đặc điểm của hành tinh | |
Đường kính: | |
- tại xích đạo | 2.390 km hay 0,180 lần Trái Đất. |
- qua hai cực | 2.390 km hay 0,180 lần Trái Đất. |
Độ dẹt | 0 |
Diện tích | 17,95 × 106 km² hay 0,033 lần Trái Đất. |
Thể tích | 7,15 × 109 km³ hay 0,0066 lần Trái Đất. |
Khối lượng | 12,5 × 1021 kg hay 0,0021 lần Trái Đất. |
Khối lượng riêng | 1.750 kg/m³ hay 0,317 lần Trái Đất. |
Gia tốc trọng trường tại xích đạo |
0,58 m/s² hay 0,059 lần Trái Đất. |
Vận tốc thoát ly | 1,2 km/s hay 0,107 lần Trái Đất. |
Chu kỳ quay quanh trục | 6,387 ngày hay 153,3 giờ hay 6,387 lần Trái Đất. |
Vận tốc quay quanh trục tại xích đạo |
47,18 km/h hay 0,0039 lần Trái Đất. |
Độ nghiêng trục quay | 122,54° hay lần Trái Đất. |
Xích kinh của cực bắc | 20 h 52 m 5 s (hay 133,02°) |
Xích vĩ của cực bắc | -9,09° |
Hệ số phản xạ | 0,30 hay lần Trái Đất. |
Nhiệt độ tại bề mặt: | |
- tối thiểu | 33K (hay -240°C) |
- trung bình | 44K (hay -229°C) |
- tối đa | 55K (hay -218°C) |
Áp suất khí quyển tại bề mặt |
0,30 kPa hay lần Trái Đất. |
Cấu tạo của khí quyển | |
CH4 N2 CO |
Trước kia nó từng được xếp hạng là một hành tinh, Sao Diêm Vương hiện được coi là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper.[1] Tương tự như các thành viên khác của vành đai này, nó chủ yếu gồm đá với băng và thường có kích thước khá nhỏ: xấp xỉ một phần năm khối lượng và một phần ba thể tích Mặt Trăng của Trái Đất. Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4—7.4 tỷ km) từ Mặt Trời, nên thỉnh thoảng Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương và vệ tinh lớn nhất của nó, Charon, thường được coi là một hệ đôi bởi khối tâm của các quỹ đạo của chúng không nằm trong bất kỳ một vật thể nào.[2] Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU) vẫn chưa chính thức hoá một định nghĩa cho các hệ hành tinh lùn đôi, và cho tới khi họ thông qua một quyết định như vậy, Charon vẫn được xếp hạng là một vệ tinh của Sao Diêm Vương.[3] Sao Diêm Vương cũng có ba vệ tinh nhỏ hơn khác là Nix, Hydra, được khám phá năm 2005,[4] và vệ tinh P4 được khám phá năm 2011.[5]
Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, Sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự Sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt Trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn Sao Diêm Vương 27%.[6] Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm Sao Diêm Vương, nó bị Liên đoàn Thiên văn Quốc tế xếp loại lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres.[7] Sau khi được tái xếp hạng, Sao Diêm Vương được thêm vào danh sách các tiểu hành tinh và được định danh bằng số 134340.[8][9] Một số nhà khoa học vẫn cho rằng nó cần được xếp vào nhóm hành tinh.[10]
Mục lục
Khám phá
Việc tìm kiếm Hành tinh X của đài thiên văn mãi tới năm 1929,[16] mới được bắt đầu trở lại khi ông giám đốc Vesto Melvin Slipher giao vai trò định vị Hành tinh X cho Clyde Tombaugh, một chàng trai xuất thân nông dân 22 tuổi đến từ Kansas, người mới chỉ tới Đài quan sát Lowell sau khi Slipher cảm thấy ấn tượng bởi một mẫu các bản vẽ thiên văn học của anh.[16]
Nhiệm vụ của Tombaugh là vẽ hình một cách có hệ thống bầu trời đêm bằng những bức ảnh đúp được chụp từ hai tuần trước đó, sau đó xem xét các cặp và xác định xem có bất kỳ một vật thể nào thay đổi vị trí hay không. Sử dụng một máy được gọi là máy so sánh ánh sáng nhấp nháy, anh nhanh chóng di chuyển tới lui các quang cảnh của mỗi đĩa, để tạo ra sự phản chiếu di động của bất kỳ vật thể nào đã thay đổi vị trí hay xuất hiện giữa các bức ảnh. Ngày 18 tháng 2 năm 1930, sau gần một năm tìm kiếm, Tombaugh đã phát hiện một vật thể có thể di động trên những đĩa ảnh được chụp ngày 23 tháng 1 và 29 tháng 1 năm ấy. Một bức ảnh chất lượng kém hơn được chụp ngày 20 tháng 1 đã giúp anh xác nhận sự chuyển động. Sau khi đài quan sát có được những bức ảnh xác nhận thêm nữa, tin tức về khám phá được gửi tới Đài quan sát Đại học Harvard ngày 13 tháng 3 năm 1930. Vật thể mới sau này đã được thấy trong những bức ảnh được chụp từ ngày 19 tháng 3 năm 1915.[14]
Đặt tên
Cái tên Pluto lần đầu được Venetia Burney (sau này là Venetia Phair), một cô học trò 11 tuổi tại Oxford, Anh Quốc đề xuất.[19] Venetia yêu tích thần thoại cổ điển cũng như thiên văn học, và coi cái tên này, một trong những tên khác của Hades, vị thần trông coi Âm phủ của người Hy Lạp, là thích hợp cho một hành tinh được cho là tối và lạnh như vậy. Cô bé đã nói ra ý kiến đó trong một cuộc thảo luận với người ông Falconer Madan, một cựu thủ thư tại Thư viện Bodleian thuộc Đại học Oxford. Madan đã gửi cái tên này cho Giáo sư Herbert Hall Turner, và ông này lại đánh điện báo cái tên đó cho các đồng nghiệp ở Châu Mỹ.[20]
Vật thể được chính thức đặt tên ngày 24 tháng 3 năm 1930.[21][22] Mỗi thành viên của Đài quan sát Lowell được cho phép bỏ phiếu chọn trong danh sách chỉ gồm ba cái tên: "Minerva" (tên đã được đặt cho một tiểu hành tinh), "Cronus" (vốn không được coi trọng bởi nó được đề xuất từ một nhà thiên văn vô danh tên là Thomas Jefferson Jackson See), và Pluto. Pluto nhận được số phiếu tối đa.[23] Cái tên này được công bố ngày 1 tháng 5 năm 1930.[19] Ngay sau khi công bố, Madan đã cho Venetia năm pound làm tiền thưởng.[19]
Cái tên Pluto được dự định gợi nhớ tới những chữ cái đầu trong tên của nhà thiên văn học Percival Lowell, chữ viết lồng P-L cũng là biểu tượng thiên văn học của Pluto ().[24] Biểu tượng thiên văn học của Sao Diêm Vương giống với biểu tượng của Sao Hải Vương (), nhưng có một vòng tròn thay thế cho cái chĩa đinh ba ở giữa ().
Tại Nhật Bản năm 1930, ngay sau khi hành tinh này được phát hiện, trên "Khoa học hoạ báo" (Nhật văn: 科学画報), Nojiri Hōei (野尻抱影) đã đề nghị dịch tên gọi của hành tinh này sang tiếng Nhật là Minh vương tinh [chữ Hán: 冥王星, đọc theo âm âm độc là "めいおうせい" (Meiō sei)]. Minh vưong (冥王) là tục xưng của Diêm Ma La Già (閻魔羅闍), theo Phật giáo là chúa tể của địa ngục. Đài Thiên văn Kyōto đã sử dụng tên gọi này nhưng Đài Thiên văn Tōkyō (nay là Đài Thiên văn quốc lập) tiếp tục dùng tên gọi "プルートー" (Purūtō, dịch âm từ tiếng Anh "Pluto") cho đến năm 1943. Trung Quốc từ năm 1933 cũng gọi hành tinh này là "Minh vương tinh". Tên gọi Minh vương tinh còn đựoc dùng trong tiếng Triều Tiên [đọc theo âm Hán tự Triều Tiên là "명왕성" (Myeongwangseong)] và tiếng Mông Cổ.
Do chữ "minh" 冥 có nghĩa là "u ám, tối tăm" đồng âm với chữ "minh" 明 có nghĩa là "sáng" và "minh vương" 冥王 đồng âm với "minh vương" 明王 có nghĩa là "vị vua sáng suốt" nên người Việt Nam tránh gọi Diêm Ma La Già là Minh vương mà thường gọi tắt là Diêm vương (閻王). Minh vương tinh cũng theo đó mà được từ sách báo Trung Quốc sang tiếng Việt là Diêm vương tinh (閻王星) hoặc sao Diêm vương.
Nhiều ngôn ngữ phi Âu sử dụng cách chuyển tự "Pluto" bằng cái tên của họ cho vật thể này.
Từ năm 2006, Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU) đã quyết định loại sao Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời. Như vậy, sao Hải Vương đã trở thành hành tinh có vòng quay xa mặt trời nhất. Và sao Diêm Vương đã trở hành tinh lùn thứ hai trong hệ mặt trời.
Cái chết của Hành tinh X
Ngay khi được tìm thấy, ánh sáng mờ nhạt và sự thiếu vắng một resolvable disc cast đã khiến mọi người nghi ngờ Sao Diêm Vương có thể là Hành tinh X của Lowell. Trong suốt thế kỷ 20, những ước tính về khối lượng Sao Diêm Vương liên tục bị điều chỉnh theo hướng giảm xuống. Năm 1978, sự khám phá vệ tinh Charon của Sao Diêm Vương lần đầu tiên đã cho phép đo đạc khối lượng của nó. Khối lượng này bằng khoảng 2% khối lượng Trái Đất, quá nhỏ để gây ra sự không nhất quán trong quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Những nghiên cứu sau đó về một Hành tinh X khác, đáng chú ý nhất là của Robert Harrington,[25] đều không thành công. Năm 1993, Myles Standish đã sử dụng dữ liệu từ chuyến bay ngang Sao Hải Vương của Voyager 2, xác định lại tổng khối lượng hành tinh này giảm 0.5%, để tính toán lại ảnh hưởng trọng lực lên Sao Thiên Vương. Với những con số mới, sự không nhất quán, và sự cần thiết cho một Hành tinh X, đã bị bãi bỏ.[26] Ngày nay đa số giới thiên văn học thống nhất rằng Hành tinh X, như Lowell định nghĩa nó, không tồn tại.[27] Lowell đã đưa ra dự đoán vị trí Hành tinh X năm 1915 hơi gần hơn vị trí thực của Sao Diêm Vương ở thời điểm đó; tuy nhiên, Ernest W. Brown đã kết luận gần như ngay lập tức rằng đó là một sự trung khớp, một quan điểm vẫn được duy trì đến ngày nay.[28]Đặc điểm của hành tinh
Khoảng cách từ Sao Diêm Vương tới Trái Đất khiến việc nghiên cứu sâu về hành tinh này rất khó khăn. Nhiều chi tiết về Sao Diêm Vương sẽ vẫn chưa được biết tới cho đến năm 2015, khi tàu vũ trụ New Horizons tới đó.[29]Hình dạng bên ngoài và thành phần
Độ sáng biểu kiến bên ngoài của Sao Diêm Vương trong khoảng 15,1, lên tới 13,65 ở điểm cận nhật.[30] Để quan sát được nó, một kính viễn vọng phải có độ mở khoảng 30 cm (12 in).[31] Sao Diêm Vương trông không rõ ràng và giống sao thậm chí khi được quan sát bằng kính viễn vọng lớn bởi đường kính góc của nó chỉ là 0,11". Nó có màu xám sáng pha chút vàng.[32]Phân tích quang phổ bề mặt Sao Diêm Vương cho thấy nó có thành phần gồm hơn 98% băng nitơ, với các dấu hiệu của methane và carbon monoxide.[33][34] Khoảng cách và những giới hạn về hiện tại trong kỹ thuật kính viễn vọng khiến không thể chụp ảnh trực tiếp các chi tiết bề mặt Sao Diêm Vương. Các hình ảnh từ Kính viễn vọng không gian Hubble không thể hiện bất kỳ một đặc điểm hay dấu hiệu bề mặt có thể phân biệt nào.[35]
Những hình ảnh tốt nhất về Sao Diêm Vương có từ các bản đồ sáng được tạo ra từ các quan sát gần các lần thực của nó với vệ tinh lớn nhất, Charon. Sử dụng quá trình xử lý máy tính, những quan sát được tiến hành bằng những yếu tố sáng khi Sao Diêm Vương bị Charon che khuất. Ví dụ, việc che khuất một điểm sáng trên Pluto sẽ tạo ra một sự thay đổi tổng độ sáng lớn hơn khi che khuất một điểm tối. Sử dụng kỹ thuật này, ta có thể đo đạc tổng độ sáng của hệ Sao Diêm Vương-Charon và theo dõi những thay đổi độ sáng theo thời gian.[36] Những bản đồ được Kính viễn vọng không gian Hubble tổng hợp cho thấy bề mặt Sao Diêm Vương có đặc điểm ở sự không đồng nhất, một sự thực cũng được chứng nhận bởi sự làm cong ánh sáng và bởi những thay đổi định kỳ trong các phổ của nó. Bề mặt Sao Diêm Vương hướng về phía Charon chứa nhiều băng methane hơn, trong khi phía bề mặt đối diện chứa nhiều nitơ và băng carbon monoxide. Điều này biến Sao Diêm Vương thành vật thể có sự trái ngược lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời sau Iapetus.[37]
Kính viễn vọng không gian Hubble cho rằng mật độ Sao Diêm Vương ở trong khoảng 1.8 và 2.1 g/cm³, cho thấy thành phần bên trong của nó gồm khoảng 50–70 phần trăm đá và 30–50 phần trăm băng.[34] Vì sự phân rã phóng xạ của các khoáng chất cuối cùng sẽ làm nóng băng tới mức đủ để chúng tách khỏi đá, các nhà khoa học chờ đợi kết cấu bên trong của Sao Diêm Vương có sự khu biệt, với vật liệu đá lắng xuống thành một lõi đặc bao quanh bởi một áo băng. Có thể quá trình nóng lên đó đang diễn ra ở thời điểm hiện tại, tạo ra một biển nước ngầm bên dưới bề mặt.[38]
Kích thước và khối lượng
Sao Diêm Vương không những nhỏ hơn tất cả các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ mà còn nhỏ hơn các vệ tinh sau đây: Ganymede, Titan, Callisto, Io, Mặt Trăng, Europa và Triton. Trong khi đó, Sao Diêm Vương lại lớn hơn tất cả các tiểu hành tinh của vòng đai chính, giữa Sao Hoả và Sao Mộc, hay của vòng đai Kuiper. Điều này làm cho các nhà khoa học tin rằng Sao Diêm Vương không phải là một hành tinh chính thức mà thuộc một loại thiên thể nhiều người gọi là plutino – loại hành tinh nhỏ giống Pluto.Khối lượng của Sao Diêm Vương không được biết hàng chục năm sau khi nó được khám phá. Việc đo lường quỹ đạo vệ tinh Charon đã giúp các nhà khoa học tính được khối lượng của Sao Diêm Vương, dùng một công thức của Isaac Newton dựa vào các định luật của Johannes Kepler.[39]
Khí quyển
Khí quyển Pluto là lớp khí mỏng thành phần gồm khí nitơ, mêtan, và cacbon mônôxít. Chúng có nguồn gốc từ băng trên bề mặt bốc hơi tạo thành.[40] Áp suất bề mặt trong khí quyển thay đổi từ 6,5 tới 24 μbar.[41] Người ta cho rằng quỹ đạo elip dẹt của Pluto có ảnh hưởng lớn đến khí quyển của nó: khi Diêm Vương Tinh chuyển động ra xa Mặt Trời, bầu khí quyển của nó bị đóng băng dần và rơi trở lại bề mặt. Khi Pluto đến gần Mặt Trời hơn, nhiệt độ bề mặt tăng lên, băng trên bề mặt thăng hoa thành khí. Quá trình này tạo ra hiệu ứng nhà kính ngược; giống như mồ hôi làm lạnh cơ thể khi nó toát ra bề mặt da, sự thăng hoa này làm lạnh bề mặt của Pluto. Các nhà khoa học sử dụng mảng kính thiên văn vô tuyến Submillimeter Array gần đây đã phát hiện ra rằng nhiệt độ trên bề mặt Pluto vào khoảng 43 K (−230 °C), lạnh hơn 10 K so với giá trị trước đó.[42]Do có mặt mêtan, một loại khí nhà kính mạnh, hiện tượng đảo ngược nhiệt độ trong khí quyển của Pluto đã xảy ra, với nhiệt độ trung bình ấm hơn 36 K ở độ cao trên 10 km so với bề mặt.[43] Tầng khí quyển thấp hơn có độ tập trung mêtan cao hơn so với tầng khí quyển trên cao.[43]
Chứng cứ đầu tiên cho thấy Sao Diêm Vương có bầu khí quyển được tìm thấy tại Đài quan sát trên không Kuiper (Kuiper Airborne Observatory) năm 1985, dựa trên quá trình quan sát một ngôi sao bị che khuất bởi Pluto. Khi một thiên thể không có bầu khí quyển di chuyển ra phía trước ngôi sao thì ánh sáng từ ngôi sao bị biến mất một cách đột ngột; trong trường hợp của Diêm Vương Tinh, ngôi sao mờ dần dần đi.[44] Từ tốc độ mờ dần, người ta tính ra được áp suất khí quyển bằng 0,15 pascal, xấp xỉ 1/700.000 so với của Trái Đất.[45] Những kết quả này được củng cố mạnh mẽ bằng những quan sát mở rộng trong quá trình che khuất xảy ra vào năm 1988.
Năm 2002, sự kiện Pluto che khuất một ngôi sao khác đã được quan sát và phân tích bởi đội đứng đầu bởi Bruno Sicardy ở Đài quan sát Paris,[46] James L. Elliot ở MIT,[47] và Jay Pasachoff ở Williams College.[48] Kết quả họ thu được thật ngạc nhiên, áp suất khí quyển ước tính bằng 0,3 pascal, cho dù thời điểm này Pluto nằm xa Mặt Trời hơn so với thời điểm năm 1988 và do đó bầu khí quyển phải lạnh và loãng hơn. Một cách giải thích cho sự khác biệt này là năm 1987, cực nam của Sao Diêm Vương bắt đầu đi ra khỏi bóng tối trong suốt 120 năm, gây ra hiện tượng nitơ thăng hoa từ băng ở cực nam. Phải mất hàng thập kỉ để khí nitơ dư thừa ngưng tụ lại trong bầu khí quyển khi nó bị đóng băng trên chỏm băng tối vĩnh cửu ở cực bắc.[49] Các đỉnh nhọn trong biểu đồ dữ liệu từ các nghiên cứu này cho thấy khả năng có gió thổi trong khí quyển của Sao Diêm Vương.[49] Đội MIT-Williams College gồm James Elliot, Jay Pasachoff, và đội do Leslie Young dẫn đầu từ Viện nghiên cứu Tây Nam Southwest Research Institute cũng quan sát sự che khuất của Pluto vào ngày 12 tháng 6 năm 2006 tại Australia.[50]
Tháng 10 năm 2006, Dale Cruikshank ở Trung tâm nghiên cứu Ames thuộc NASA (người đồng lãnh đạo dự án New Horizons) và các đồng nghiệp thông báo họ phát hiện ra dấu vết của êtan trong quang phổ trên bề mặt của Sao Diêm Vương. Lượng êtan này được sinh ra từ sự quang phân hay sự phân ly do bức xạ (sự chuyển đổi hợp chất hóa học do ánh sáng hay bức xạ) của mêtan đóng băng trên bề mặt Pluto hay lơ lửng trong bầu khí quyển của nó.[51]
Quỹ đạo
Quỹ đạo của Sao Diêm Vương khác với các hành tinh khác do có độ nghiêng quỹ đạo >17° và tâm sai ~0,25.[52] Chỉ quỹ đạo của Sao Thủy có độ nghiêng đáng kể là ~7° và tâm sai là ~0,2; còn các hành tinh khác thì có quỹ đạo elip với tâm sai rất bé. Tâm sai lớn có nghĩa là một phần của quỹ đạo Sao Diêm Vương gần với Mặt Trời hơn quỹ đạo của Sao Hải Vương. Khi đến gần điểm cận nhật, Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Nhưng do độ nghiêng quỹ đạo, điểm cận nhật của nó ở phía bên trên (~8.0 AU) mặt phẳng hoàng đạo.[53][54][55] Các sơ đồ trên hai hình bên biểu diễn vị trí tương đối của quỹ đạo Sao Diêm Vương so với mặt phẳng hoàng đạo (mặt cắt vuông góc mặt phẳng hoàng đạo - ecliptic view), và hình chiếu từ trên xuống vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo (polar view) với vị trí hiện hành của Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương. Các đoạn quỹ đạo phía trên mặt phẳng hoàng đạo được tô màu sáng hơn, các đoạn nằm dưới thì có màu tối hơn; điểm cận nhật và điểm viễn nhật được đánh dấu lần lượt bằng các chữ q và Q.Quỹ đạo tránh Sao Hải Vương
Dù rõ ràng quỹ đạo của Sao Diêm Vương cắt quỹ đạo Sao Hải Vương khi quan sát trực tiếp từ phía trên hoàng đạo, hai vật thể này không thể va chạm. Điều này bởi các quỹ đạo của chúng được sắp thẳng hàng sao cho Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương không bao giờ tiếp cận gần. Nhiều yếu tố tác động tới việc này.Ở mức độ đơn giản nhất, một người có thể xem xét hai quỹ đạo và thấy rằng chúng không giao nhau. Khi Sao Diêm Vương ở vị trí cận nhật, và ví thế cũng ở điểm gần nhất với quỹ đạo của Sao Hải Vương như được quan sát ở hình chiếu từ trên xuống, nó cũng ở điểm xa nhất phía trên hoàng đạo. Điều này có nghĩa thực tế quỹ đạo Sao Diêm Vương chạy qua phía trên quỹ đạo Sao Hải Vương, khiến chúng không thể va chạm.[53] Quả vậy, phần quỹ đạo Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn quỹ đạo Sao Hải Vương nằm khoảng 8 AU phía trên hoàng đạo,[54] và cũng cách một khoảng tương tự với quỹ đạo Sao Hải.[55] Giao điểm lên của quỹ đạo của Sao Diêm Vương, điểm tại đó quỹ đạo cắt ngang hoàng đạo, hiện cách khỏi quỹ đạo Sao Hải Vương hơn 21°;[56] các giao điểm xuống của chúng cũng cách nhau một khoảng cách góc tương tự (xem biểu đồ). Bởi quỹ đạo Sao Hải Vương hầu như phẳng so với mặt phẳng hoàng đạo, Sao Diêm Vương luôn cách xa phía trên khi hai hành tinh ở gần nhau trên quỹ đạo.
Chỉ riêng điều này không đủ để bảo vệ Sao Diêm Vương; các nhiễu loạn (ví dụ, tiến động quỹ đạo) từ các hành tinh, đặc biệt là Sao Hải Vương, sẽ làm thay đổi quỹ đạo Sao Diêm Vương, vì thế trong hàng triệu năm một vụ va chạm có thể xảy ra. Một số cơ cấu khác hay các cơ cấu sẽ hoạt động từ đó. Cơ cấu đáng chú ý nhất là một cộng hưởng chuyển động trung bình với Sao Hải Vương.
Sao Diêm Vương nằm ở 3:2 cộng hưởng khoảng cách chuyển động trung bình với Sao Hải Vương: cứ ba lần Sao Hải Vương quay xung quanh Mặt Trời, Sao Diêm Vương thực hiện điều đó 2 lần. Hai vật thể sau đó sẽ quay trở lại các vị trí ban đầu của chúng và chu kỳ lặp lại, mỗi chu kỳ kéo dài 500 năm. Mô hình này được xác định sao cho, trong mỗi chu kỳ 500 năm, lần đầu tiên Sao Diêm Vương gần điểm cận nhật Sao Hải Vương ở hơn 50° phía sau Sao Diêm Vương. Ở lần cận nhật thứ hai của Sao Diêm Vương, Sao Hải Vương sẽ hoàn thành một vòng nữa và một nửa vòng riêng trên quỹ đạo của nó, và vì thế sẽ ở một khoảng cách tương tự phía trước Sao Diêm Vương. Trên thực tế, khoảng cách tối thiểu giữa Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương là hơn 17 AU; Sao Diêm Vương thực tế có thời điểm ở gần (11 AU) Sao Thiên Vương hơn Sao Hải Vương.[55]
Sự cộng hưởng 3:2 giữa hai vật thể rất ổn định, và không thay đổi trong hàng triệu năm.[57] Điều này khiến quỹ đạo của chúng không thể thay đổi so với nhau— chu kỳ luôn lặp lại theo cùng cách— và hai vật thể không bao giờ đến được gần nhau. Vì thế, thậm chí khi quỹ đạo của Sao Diêm Vương không quá nghiêng, hai vật thể cũng không bao giờ va chạm nhau.[55]
Các yếu tố khác ảnh hưởng tới quỹ đạo Sao Diêm Vương
Những nghiên cứu số đã cho thấy rằng sau những chu kỳ hàng triệu năm, hình thức tổng thể của sự thẳng hàng giữa quỹ đạo của Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương không thay đổi.[53][58] Tuy nhiên, có nhiều sự cộng hưởng và tác động khác ảnh hưởng tới các chi tiết chuyển động tương đối của chúng, và tăng cường tính ổn định của Sao Diêm Vương. Chúng xuất hiện chủ yếu từ hai cơ cấu phụ trợ (ngoài sự cộng hưởng chuyển động trung bình 3:2).Đầu tiên, cuộc tranh cãi về điểm cận nhật của Sao Diêm Vương, góc giữa điểm nơi nó cắt hoàng đạo và điểm nó ở gần Mặt Trời nhất, đu đưa quanh 90°.[58] Điều này có nghĩa khi Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời nhất, nó đang ở điểm xa nhất phía trên mặt phẳng hoàng đạo của Hệ Mặt Trời, ngăn cản va chạm với Sao Hải Vương. Đây là hậu quả trực tiếp của cơ cấu Kozai,[53] liên quan tới sự lệch tâm của một quỹ đạo với độ nghiêng của nó, liên hệ với một vật thể làm nhiễu động lớn hơn — trong trường hợp này là Sao Hải Vương. Liên quan tới Sao Hải Vương, biên độ dao động là 38°, và vì thế sự chia tách góc của điểm cận nhật của Sao Diêm Vương với quỹ đạo của Sao Hải Vương luôn lớn hơn 52° (= 90°–38°). Sự chia tách nhỏ nhất này diễn ra mối 10,000 năm.[57]
Thứ hai, các kinh độ của giao điểm lên của hai vật thể — các điểm khi chúng cắt mặt phẳng hoàng đạo - ở cộng hưởng gần với sự đu đưa bên trên. Khi hai kinh độ trùng nhau — có nghĩa, khi một kinh độ có thể vẽ một đường thẳng xuyên qua cả hai điểm giao và Mặt Trời — điểm cận nhật của Sao Diêm Vương nằm chính xác tại 90°, và nó ở gần Mặt Trời Nhật khi ở đỉnh phía trên quỹ đạo Sao Hải Vương. Nói cách khác, khi Sao Diêm Vương nằm gần nhất các giao điểm của mặt phẳng quỹ đạo Sao Hải Vương, nó cũng ở xa nhất phía trên nó. Điều này được gọi là siêu cộng hưởng 1:1.Để hiểu tình trạng của sự đu đưa, tưởng tượng một điểm quan sát phía trên cực, nhìn xuống đường hòng đạo từ một điểm ưu thế ở xa nơi các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo ngược chiều kim đồng hồ. Sau khi vượt qua điểm giao lên, Sao Diêm Vương ở bên trong quỹ đạo Sao Hải Vương và chuyển động nhanh hơn, tiếp cận với Sao Hải Vương từ phía sau. Lực hút hấp dẫn mạnh giữa hai vật thể khiến động lượng góc từ Sao Hải Vương được chuyển sang Sao Diêm Vương. Điều này khiến Sao Diêm Vương đi vào một quỹ đạo hơi lớn hơn, nơi nó đi hơi chậm lại, tuân theo Định luật thứ ba của Kepler. Khi quỹ đạo thay đổi, nó dần tạo hiệu ứng thay đổi pericentre và các kinh độ của Sao Diêm Vương (và, ở mức độ nhỏ hơn, của Sao Hải Vương). Sau nhiều lần lặp lại như vậy, Sao Diêm Vương đã bị hãm lại ở mức đủ, và Sao Hải Vương cũng tăng tốc ở mức đỏ, khiến Sao Hải Vương bắt đầu bắt Sao Diêm Vương tại phía đối diện quỹ đạo của nó (gần điểm giao đối diện nơi chúng ta bắt đầu). Quá trình này sau đó lại đảo ngược, và Sao Diêm Vương mất động lượng góc cho Sao Hải Vương, cho tới khi Sao Diêm Vương tăng tốc đủ để nó bắt đầu bắt Sao Hải Vương một lần nữa ở điểm ban đầu. Toàn bộ quá trình hoàn thành trong khoảng 20,000 năm.[55][57]
Vệ tinh
Các vệ tinh của Sao Diêm Vương luôn ở gần bề mặt của nó, so với các hệ khác đã được quan sát. Các vệ tinh có thể có tiềm năng quay quanh Sao Diêm Vương lên tới 53% (hay 69%, nếu đi ngược) của bán kính quyển Hill, vùng ảnh hưởng trọng lực ổn định của Sao Diêm Vương. Ví dụ, Psamathe quay quanh Sao Hải Vương ở 40% bán kính Hill. Trong trường hợp Sao Diêm Vương, chỉ 3% của vùng được biết có sự có mặt của các vệ tinh. Theo thuật ngữ của các nhà khoa học, hệ Sao Diêm Vương dường như "quá chật và hầu như trống rỗng."[60] Trong các bức ảnh thu được từ Hubble chụp Pluto trong các ngày 28 tháng 6, 2011 và 3 tháng 7, 2011 các nhà thiên văn học ở viện SETI ở California đã phát hiện ra thêm một vệ tinh mới thứ tư của Pluto. Vệ tinh được tạm thời gọi là P4 có đường kính từ 13 đến 34 km và quỹ đạo của nó nằm giữa quỹ đạo của Nix và Hydra.[5]
Tên | Bán kính (km) |
Khối lượng (kg) |
Bán trục chính (km) |
Chu kỳ quỹ đạo (ngày) |
Khám phá |
---|---|---|---|---|---|
Charon | ~603 | 1.6×1021 | 19.410 | 6,3872 | 1978 |
Nix | 32-145 | < 5×1018 | 49.400 ± 600 | 25,5 ± 0,5 | 2005 |
Hydra | 52-160 | < 5×1018 | 64.700 ± 850 | 38,2 ± 0,8 | 2005 |
S/2011 P 1 | 13-34 | ~59.000 | 32,1 | 2011 | |
S/2012 P 1 | 10-25 | ~47.000 | 20,2 | 2012 |
Charon
Hệ thống Sao Diêm Vương-Charon rất đáng chú ý vì đây là hệ đôi lớn nhất trong một vài hệ đôi thuộc Hệ Mặt Trời, và được xác định là cặp đôi có trung tâm khối lượng nằm ngoài bề mặt hành tinh chính (617 Patroclus là một ví dụ nhỏ hơn khác).[61] Điều này và kích thước to lớn của Charon so với Sao Diêm Vương khiến một số nhà thiên văn gọi chúng là một hành tinh đôi lùn.[62] Hệ này cũng khác biệt so với các hệ hành tinh khác ở điểm mỗi vật thể đều khóa thủy triều vật thể kia: Charon luôn quay một phía bề mặt về Sao Diêm Vương, và Sao Diêm Vương cũng luôn quay một mặt về Charon. Nếu một người đứng ở phía bề mặt gần của Sao Diêm Vương, Charon sẽ lơ lửng trên bầu trời mà không chuyển động; nếu người này đi về phía bề mặt bên kia, anh ta sẽ không thể nhìn thấy Charon.[63] Năm 2007, những quan sát của Đài thiên văn Gemini về những dấu vết ammonia hydrate và tinh thể nước trên bề mặt Charon cho thấy sự hiện diện của các mạch nước phun hoạt động.[64]Tên gọi (Phát âm) |
Đường kính (km) | Khối lượng (kg) | Bán kính quỹ đạo (km) (khối tâm) |
Chu kỳ quỹ đạo (ngày) | |
---|---|---|---|---|---|
Sao Diêm Vương/Pluto | /ˈpluːtəʊ/ | 2.306 (65% Mặt Trăng) |
1,305 (7)×1022 (18% Mặt Trăng) |
2.040 (100) (0,6% Mặt Trăng) |
6,3872 (25% Mặt Trăng) |
Charon | /ˈʃɛərən, ˈkɛərən/ | 1.205 (35% Mặt Trăng) |
1,52 (7)×1021 (2% Mặt Trăng) |
17.530 (90) (5% Mặt Trăng) |
Nix và Hydra
Hai vệ tinh khác của Sao Diêm Vương đã được các nhà khoa học sử dụng Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ngày 15 tháng 5 năm 2005, và chúng đã nhận được tên định danh tạm thời là S/2005 P 1 và S/2005 P 2. Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã chính thức đặt tên cho các vệ tinh mới nhất của Sao Diêm Vương là Nix (hay Pluto II, vệ tinh phía bên trong, trước kia là P 2) và Hydra (Pluto III, vệ tinh phía ngoài, trước kia là P 1), ngày 21 tháng 6 năm 2006.[66]Những vệ tinh nhỏ này quay quanh Sao Diêm Vương ở khoảng cách gấp hai và ba lần Charon: Nix ở 48,700 kilômét và Hydra ở 64,800 kilômét từ tâm khối lượng chung của hệ. Chúng có quỹ đạo cùng hướng trên cùng mặt phẳng quỹ đạo như Charon, và rất gần (nhưng không phải ở trong) chuyển động trung bình cộng hưởng quỹ đạo 4:1 và 6:1 với Charon.[67]
Những quan sát Nix và Hydra để xác định các tính chất riêng của chúng đang được tiến hành. Thỉnh thoảng Hydra sáng hơn Nix, cho thấy hoặc nó lớn hơn hoặc những phần khác nhau trên bề mặt của nó có thể có độ sáng khác nhau. Các kích thước được ước tính từ các suất phân chiếu. Quang phổ của hai vệ tinh này tương tự quang phổ của Charon cho thấy một suất phân chiếu 35% như của Charon; các giá trị này khiến Nix được ước tính có đường kính 46 km còn Hydra lớn hơn và có đường kính 61 km. Những giới hạn trên của đường kính của chúng có thể được ước tính khi lấy suất phân chiếu 4% của các vật thể tối nhất trong Vành đai Kuiper; những giới hạn đó là 137 ± 11 km và 167 ± 10 km. Ở phía cuối của dãy này, các khối lượng được suy luận chưa tới 0.3% khối lượng Charon, hay 0.03% của Sao Diêm Vương.[68]
Sự khám phá hai vệ tinh nhở hơn cho thấy Sao Diêm Vương có thể có một hệ vành đai biến đổi. Các vụ va chạm của các vật thể nhỏ có thể tạo ra rác hình thành nên các vành đai hành tinh. Dữ liệu từ một cuộc khảo sát quang học kỹ lưỡng của Advanced Camera for Surveys trên Kính viễn vọng vũ trụ Hubble cho thấy không có hệ vành đai nào. Nếu một hệ như vậy tồn tại, hoặc nó mỏng manh như các vành đai Sao Mộc hoặc nó chỉ hạn chế ở chiều rộng chưa tới 1,000 km.[69]
Khi chụp ảnh hệ Sao Diêm Vương, những quan sát từ Huble đặt ra các giới hạn với bất kỳ một vệ tinh có thể nào khác. Với độ tin cậy lên tới 90%, không thể có thêm một vệ tinh khác lớn hơn 12 km (hay tối đa 37 km với suất phân chiếu 0.041) tồn tại bên ngoài ánh chói của Sao Diêm Vương năm giây cung từ hành tinh lùn này. Điều này giả định rằng một vật thể kiểu Charon có suất phân chiếu 0.38; ở mức độ tin cậy 50% giới hạn là 8.[70]
Kerberos và Styx
Vành đai Kuiper
Từ năm 1992, các nhà thiên văn học đã bắt đầu khám phá ra nhiều vật thể băng nhỏ phía ngoài Sao Hải Vương tương tự như Sao Diêm Vương không chỉ ở quỹ đạo mà cả ở kích thước và thành phần. Vành đai này, được gọi là Vành đai Kuiper theo một trong những nhà thiên văn học người lần đầu tiên xác định tính chất của các vật thể bên ngoài Sao Hải Vương, được tin là nguồn gốc của nhiều sao chổi chu kỳ ngắn. Các nhà thiên văn học hiện tin rằng Sao Diêm Vương là vật thể lớn nhất[1] đã biết trong các vật thể thuộc vành đai Kuiper (KBOs). Giống như các vật thể KBOs khác, Sao Diêm Vương có các đặc điểm chung với các sao chổi; ví dụ, gió mặt trời dần thổi bay bề mặt Sao Diêm Vương vào vũ trụ, theo cách một sao chổi.[72] Nếu Sao Diêm Vương bị đặt ở gần Mặt Trời như Trái Đất, nó cũng sẽ có một cái đuôi như các sao chổi.[73]
Dù Sao Diêm Vương là vật thể lớn nhất trong vành đai Kuper đã được phát hiện, Triton, hơi lớn hơn Sao Diêm Vương lại có nhiều đặc điểm khí quyển và thành phần địa chất giống với Sao Diêm Vương và được tin rằng cũng là một vật thể bị bắt khỏi Vành đai Kuiper.[74] Eris (xem bên dưới) cũng lớn hơn Sao Diêm Vương nhưng không bị coi hoàn toàn là một thành viên của Vành đai Kuiper. Thay vào đó, nó được coi là một thành viên của đám vật thể được gọi là đĩa phân tán.
Một số lượng lớn vật thể trong Vành đai Kuiper, như Sao Diêm Vương, có cộng hưởng quỹ đạo 3:2 với Sao Hải Vương. Các vật thể vành đai Kuiper có cộng hưởng quỹ đạo kiểu này được gọi là "plutino", theo tên Pluto.[75]
Thám hiểm Sao Diêm Vương
Sau một cuộc chiến chính trị căng thẳng, một phi vụ mới tới Sao Diêm Vương, với cái tên New Horizons, đã được chính phủ Hoa Kỳ cung cấp chi phí năm 2003.[79] New Horizons được phóng thành công ngày 19 tháng 1 năm 2006. Lãnh đạo sứ mệnh, S. Alan Stern, xác nhận rằng một số tro từ thi hài Clyde Tombaugh, đã mất năm 1997, đã được đặt trên con tàu.[80]
Đầu năm 2007 lợi dụng hỗ trợ hấp dẫn từ Sao Mộc. Lần tiếp cận gần nhất của nó tới Sao Diêm Vương sẽ diễn ra ngày 14 tháng 7 năm 2015; những quan sát khoa học với Sao Diêm Vương sẽ bắt đầu từ năm tháng trước cuộc tiếp cận gần và sẽ tiếp tục ít nhất một tháng sau lần gặp mặt. New Horizons đã chụp những bức ảnh đầu tiên (từ xa) về Sao Diêm Vương hồi cuối tháng 9 năm 2006, trong cuộc thử nghiệm thiết bị Long Range Reconnaissance Imager (LORRI).[81] Các bức ảnh, được chụp từ khoảng cách xấp xỉ 4.2 tỷ km, xác nhận khả năng thám sát các mục tiêu xa của tàu vũ trụ, khả năng cần thiết để tiến tới gần Sao Diêm Vương và các vật thể khác trong Vành đai Kuiper.
New Horizons sẽ sử dụng một gói cảm biến từ xa gồm các thiết bị hình ảnh và thiết bị radio khảo sát khoa học, cũng như máy quang phổ và các thiết bị khác, để xác định địa chất và hình thái của Sao Diêm Vương cùng vệ tinh Charon của nó, vẽ bản đồ thành phần bề mặt hai vật thể và phân tích khí quyển trung tính của Sao Diêm Vương cùng tỷ lệ tốc độ thoát của nó. New Horizons cũng sẽ chụp ảnh bề mặt Sao Diêm Vương và Charon.
Sự khám phá các vệ tinh Nix và Hydra có thể đặt ra những thách thức chưa được dự tính với tàu vụ trụ. Những vụn rác từ các vụ va chạm giữa các vật thể trong Vành đai Kuiper và các vệ tinh nhỏ hơn, với tốc độ thoát khá nhỏ của chúng, có thể tạo ra một vòng đai rác mảnh. Nếu New Horizons phải bay qua một vòng đai như vậy, nhiều khả năng vi thiên thạch có thể gây hư hại cho con tàu.[69]
Tranh cãi tình trạng hành tinh
Tưởng nhớ tư cách một hành tinh
Sao Diêm Vương được thể hiện như một hành tinh trên Đĩa Pioneer, một bản khắc được đặt trên các con tàu vũ trụ Pioneer 10 và Pioneer 11, phóng đi hồi đầu thập niên 1970. Tấm đĩa này được dự định cung cấp thông tin về nguồn gốc tàu vũ trụ cho bất kỳ một nền văn minh nào ngoài Trái Đất có thể gặp chúng trong tương lai, gồm cả một giản đồ về Hệ Mặt Trời, với chín hành tinh.[82] Tương tự, một hình ảnh analogue chứa bên trong thiết bị Voyager Golden Record được đặt trong tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 (cũng được phóng hồi thập niên 1970) có bao gồm dữ liệu về Sao Diêm Vương và cũng thể hiện nó như hành tinh thứ chín.[83] Nhân vật Pluto trong các bộ phim hoạt hình của Disney, xuất hiện năm 1930, cũng được đặt tên đó để kỷ niệm hành tinh này.[84] Năm 1941, Glenn T. Seaborg đã đặt tên cho nguyên tố mới được tạo ra là plutonium để vinh danh Sao Diêm Vương, và cũng để giữ truyền thống đặt tên các nguyên tố theo các hành tinh mới được tìm ra (uranium theo Sao Thiên Vương (Uranus), neptunium theo Sao Hải Vương (Nepturne), dù truyền thống này cũng được sử dụng đối với một số vật thể không phải hành tinh: cerium được đặt theo tên Ceres và palladium theo tên Pallas).[85]Những khám phá mới dẫn tới tranh cãi
Ngày 29 tháng 7 năm 2005, sự khám phá một vật thể ngoài Sao Hải Vương được thông báo. Được đặt tên Eris, hiện nó được biết hơi lớn hơn Sao Diêm Vương.[88] Đây là vật thể lớn nhất được phát hiện trong Hệ Mặt Trời từ khi phát hiện Triton năm 1846. Những người phát hiện ra nó và báo chí ban đầu gọi nó là "hành tinh thứ mười", dù không có sự đồng thuật chính thức ở thời điểm đó về việc có nên gọi nó là một hành tinh hay không.[89] Những người khác trong giới thiên văn học coi sự khám phá là lý lẽ mạnh mẽ nhất đòi hỏi xếp hạng lại Sao Diêm Vương như một tiểu hành tinh.[90]
Những đặc tính gây tranh cãi khác của Sao Diêm Vương là vệ tinh lớn, Charon, và khí quyển của nó. Những đặc tính này có lẽ không phải duy nhất của Sao Diêm Vương: nhiều vật thể ngoài Sao Hải Vương khác cũng có vệ tinh, và quang phổ của Eris cho thấy bề mặt nó có thành phần tương tự Sao Diêm Vương.[91] Nó cũng có một vệ tinh, Dysnomia, được phát hiện tháng 9 năm 2005.
Giám đốc các viện bảo tàng và cung thiên văn thỉnh thoảng gây ra tranh cãi khi bỏ Sao Diêm Vương khỏi các mô hình hành tinh của Hệ Mặt Trời. Một số lần hành động đó là có chủ ý; Cung thiên văn Hayden mở cửa trở lại sau khi được sửa chữa năm 2000 với một mô hình chỉ gồm tám hành tinh. Cuộc tranh cãi đã được đưa lên trang đầu các báo ở thời điểm đó.[92]
Đại hội Hiệp hội Thiên văn Quốc tế
Tuy nhiên, đến ngày 24 tháng 8 năm 2006, dự định ban đầu đã có thay đổi. Theo nghị quyết 5A được thông qua, 3 tiêu chí để một thiên thể được coi là hành tinh trong Hệ Mặt Trời như sau [95][96]:
- Thiên thể phải có quỹ đạo quanh Mặt Trời và bản thân nó không phải là một ngôi sao.
- Thiên thể phải có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó tạo cho nó dạng cân bằng thuỷ tĩnh (gần như hình cầu).
- Thiên thể phải có khối lượng vượt trội so với các thiên thể khác quanh vùng quỹ đạo của mình.
Theo nghị quyết 6A, Sao Diêm Vương được phân loại là hành tinh lùn (cùng loại với nó là Ceres và 2003 UB313). Ngày 7 tháng 9 năm 2006, Sao Diêm Vương đã được ấn định số tiểu hành tinh 134340, do Trung tâm Minor Planet, cơ quan chính thức chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu về các tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ mặt trời, đưa ra. Nó được công nhận là hình mẫu cho một loại thiên thể mới gồm các thiên thể phía ngoài Sao Hải Vương[98].
Tham khảo
- ^ a b Sao Diêm Vương là vật thể lớn nhất của Vành đai Kuiper (KBO); Theo thoả thuận của Wikipedia, vốn coi Đĩa phân tán là riêng biệt, Eris, dù lớn hơn Sao Diêm Vương, không phải là một vật thể thuộc Vành đai Kuiper.
- ^ C.B. Olkin, L.H. Wasserman, O.G. Franz (2003). “The mass ratio of Charon to Pluto from Hubble Space Telescope astrometry with the fine guidance sensors-”. Icarus 164. Lowell Observatory. tr. 254–259. doi:10.1016/S0019-1035(03)00136-2. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ O. Gingerich (2006). “The Path to Defining Planets”. Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics and IAU EC Planet Definition Committee chair. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ B. Sicardy, W. Beisker et al. (2006). “Observing Two Pluto Stellar Approaches In 2006: Results On Pluto's Atmosphere And Detection Of Hydra”. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b NASA's Hubble Discovers Another Moon Around Pluto
- ^ “Astronomers Measure Mass of Largest Dwarf Planet”. hubblesite. 2007. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2007.
- ^ A. Akwagyiram (2005-08-02). “Farewell Pluto?”. BBC News. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2006.
- ^ T. B. Spahr (2006-09-07). “MPEC 2006-R19 : EDITORIAL NOTICE”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2006.
- ^ D. Shiga (2006-09-07). “Pluto added to official "minor planet" list”. NewScientist. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2006.
- ^ Richard Gray (10 tháng 8 năm 2008). “Pluto should get back planet status, say astronomers”. The Telegraph. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
- ^ K. Croswell (1997). Planet Quest: The Epic Discovery of Alien Solar Systems. The Free Press. tr. 43. ISBN 978-0684832524.
- ^ K. Croswell (1997). Planet Quest: The Epic Discovery of Alien Solar Systems. The Free Press. tr. 43. ISBN 978-0-684-83252-4.
- ^ Tombaugh, C. W. (1946). “The Search for the Ninth Planet, Pluto”. Astronomical Society of the Pacific Leaflets 5: 73–80.
- ^ a b c W. G. Hoyt (1976). “W. H. Pickering's Planetary Predictions and the Discovery of Pluto”. Isis 67 (4): 551–564. doi:10.1086/351668. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2007.
- ^ Mark Littman (1990). Planets Beyond: Discovering the Outer Solar System. Wiley. tr. 70. ISBN 047151053X.
- ^ a b Croswell, p. 50
- ^ a b J. Rao (11 tháng 3 năm 2005). “Finding Pluto: Tough Task, Even 75 Years Later”. SPACE.com. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2006.
- ^ B. Mager. “The Search Continues”. Pluto: The Discovery of Planet X. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b c P. Rincon (2006-01-13). “The girl who named a planet”. Pluto: The Discovery of Planet X. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2007.
- ^ K. M. Claxton. “The Planet 'Pluto'”. Parents' Union School Diamond Jubilee Magazine, 1891–1951 (Ambleside: PUS, 1951), p. 30–32. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007.
- ^ “The Trans-Neptunian Body: Decision to call it Pluto”. The Times. 27 tháng 5 năm 1930. tr. 15.
- ^ “Name Pluto Given to Body Believed to Be Planet X”. The New York Times (New York City). The Associated Press. 25 tháng 5 năm 1930. tr. 1. ISSN 1556067. “Pluto, the title of the Roman gods of the region of darkness, was announced tonight at Lowell Observatory here as the name chosen for the recently discovered trans-Neptunian body, which is believed to be the long-sought Planet X.”
- ^ Croswell pp. 54–55
- ^ “NASA's Solar System Exploration: Multimedia: Gallery: Pluto's Symbol”. NASA. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
- ^ P. K. Seidelmann and R. S. Harrington (1987). “Planet X — The current status”. U. S. Naval Observatory. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
- ^ Ken Croswell (1993). “Hopes Fade in hunt for Planet X”. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
- ^ Tom Standage (2000). The Neptune File. Penguin. tr. 168.
- ^ “History I: The Lowell Observatory in 20th century Astronomy”. The Astronomical Society of the Pacific. 1994-06-28. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2006.
- ^ “Space Probe Heads To Pluto - Finally”. CBS News. 19 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2007.
- ^ D. R. Williams (7 tháng 9 năm 2006). “Pluto Fact Sheet”. NASA. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2007.
- ^ “This month Pluto's apparent magnitude is m=14.1. Could we see it with an 11" reflector of focal length 3400 mm?”. Singapore Science Centre. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
- ^ M. Cuk (tháng 9 năm 2002). “What color is each planet?”. Curious about Astronomy?. Cornell University. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2007.
- ^ Tobias C. Owen, Ted L. Roush et al. (6 August năm 1993). “Surface Ices and the Atmospheric Composition of Pluto”. Science 261 (5122): 745–748. doi:10.1126/science.261.5122.745. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b “Pluto”. SolStation. 2006. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Hubble Reveals Surface of Pluto for First Time”. Hubblesite. 1996. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ E. F. Young; R. P. Binzel; K. Crane (2000). “A Two-Color Map of Pluto Based on Mutual Event Lightcurves”. Bulletin of the American Astronomical Society (AA(SwRI), AB(M.I.T.), AC (Boulder High School)) 32: 1083. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ Alan Boyle (1999-02-11). “Pluto regains its place on the fringe”. MSNBC. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2007.
- ^ “The Inside Story”. New Horizons. 2007. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2007.
- ^ 17. Pluto,Charon & the Kuiper Belt
- ^ Ken Croswell (1992). “Nitrogen in Pluto's Atmosphere”. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2007.
- ^ Lellouch, E.; Sicardy, B.; de Bergh, C.; Käufl, H. -U.; Kassi, S.; Campargue, A. (2009). "Pluto's lower atmosphere structure and methane abundance from high-resolution spectroscopy and stellar occultations". arΧiv:0901.4882 [astro-ph.EP].
- ^ T. Ker (2006). “Astronomers: Pluto colder than expected”. Space.com (via CNN.com). Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2006.
- ^ a b E. Lellouch, B. Sicardy, C. de Bergh (2009). "Pluto's lower atmosphere structure and methane abundance from high-resolution spectroscopy and stellar occultations" (in press). Astronomy & Astrophysics.
- ^ “IAUC 4097”. 1985. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ R. Johnston (2006). “The atmospheres of Pluto and other trans-Neptunian objects”. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ B. Sicardy; T. Widemann, et al. (10 tháng 7 năm 2003). “Large changes in Pluto's atmosphere as revealed by recent stellar occultations”. Nature (Nature) 424 (6945): 168. doi:10.1038/nature01766. PMID 12853950.
- ^ “Pluto is undergoing global warming, researchers find”. Massachusetts Institute of Technology. 9 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Williams Scientists Contribute to New Finding About Pluto”. Williams College. 9 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b R. R. Britt (2003). “Puzzling Seasons and Signs of Wind Found on Pluto”. Space.com. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ J. L. Elliot et al. (2006). “The Size of Pluto's Atmosphere As Revealed by the 2006 June 12 Occultation”. Bulletin of the American Astronomical Society 38: 541. Bibcode:2006DPS....38.3102.
- ^ A. Stern (1 tháng 11 năm 2006). “Making Old Horizons New”. The PI's Perspective. Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007.
- ^ NASA (2011). “Pluto: Facts & Figures”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2011.
- ^ a b c d X.-S. Wan, T.-Y. Huang, and K. A. Innanen (2001). “The 1 : 1 Superresonance in Pluto's Motion”. The Astronomical Journal 121 (2): 1155–1162. doi:10.1086/318733.
- ^ a b Maxwell W. Hunter (2004). “Unmanned scientific exploration throughout the Solar System”. Space Science Reviews 6: 501. doi:10.1007/BF00168793.
- ^ a b c d e Renu Malhotra (1997). “Pluto's Orbit”. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ David R. Williams. “Planetary Fact Sheet”. NASA. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b c Hannes Alfvén and Gustaf Arrhenius (1976). “SP-345 Evolution of the Solar System”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b J. G. Williams; G. S. Benson (1971). “Resonances in the Neptune-Pluto System”. Astronomical Journal 76: 167. doi:10.1086/111100. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2007.
- ^ Guy Gugliotta. "Possible New Moons for Pluto." Washington Post. November 1, 2005. Retrieved on October 10, 2006.
- ^ S.A. Stern, H.A. Weaver, A.J. Steffl, M.J. Mutchler, W.J. Merline, M.W. Buie, E.F. Young, L.A. Young, J.R. Spencer (2006). “Characteristics and Origin of the Quadruple System at Pluto” (PDF). Nature 439: 946–948.
- ^ Derek C. Richardson and Kevin J. Walsh (2005). “Binary Minor Planets”. Department of Astronomy, University of Maryland. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ B. Sicardy et al. (2006). “Charon's size and an upper limit on its atmosphere from a stellar occultation”. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ Leslie Young (1997). “The Once and Future Pluto”. Southwest Research Institute, Boulder, Colorado. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Charon: An ice machine in the ultimate deep freeze”. Gemini Observatory. 2007. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2007.
- ^ Marc W. Buie, William M. Grundy, Eliot F. Young, Leslie A. Young, S. Alan Stern (2006). “Orbits and photometry of Pluto's satellites: Charon, S/2005 P1, and S/2005 P2”. Astronomical Journal 132: 290. doi:10.1086/504422. arΧiv:astro-ph/0512491.
- ^ “IAU Circular No. 8723 - Satellites of Pluto” (Thông cáo báo chí). International Astronomical Union. 21 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007.
- ^ F. R. Ward; RM Canup (25 August năm 2006). “Forced Resonant Migration of Pluto's Outer Satellites by Charon”. Science 313 (5790): 1107–1109. doi:10.1126/science.1127293. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007.
- ^ H. A. Weaver; S. A. Stern, M. J. Mutchler, A. J. Steffl, M. W. Buie, W. J. Merline, J. R. Spencer, E. F. Young and L. A. Young (23 February năm 2006). “Discovery of two new satellites of Pluto” (subscription required). Nature 439 (7079): 943–945. doi:10.1038/nature04547. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2007.
- ^ a b Andrew J. Steffl; S. Alan Stern (2007). “First Constraints on Rings in the Pluto System”. The Astronomical Journal (subscription required) 133 (4): 1485–1489. arXiv:astro-ph/0608036. doi:10.1086/511770.
- ^ A.J. Steffl; M.J. Mutchler, H.A. Weaver, S.A.Stern, D.D. Durda, D. Terrell, W.J. Merline, L.A. Young, E.F. Young, M.W. Buie, J.R. Spencer (2006). “New Constraints on Additional Satellites of the Pluto System” (subscription required). The Astronomical Journal 132: 614–619. doi:10.1086/505424.
- ^ “Pluto's Orbit”. NASA New Horizons. 2007. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Colossal Cousin to a Comet?”. New Horizons. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.[liên kết hỏng]
- ^ Neil deGrasse Tyson (1999). “Space Topics: Pluto Top Ten: Pluto Is Not a Planet”. The Planetary Society. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2006.
- ^ “Neptune's Moon Triton”. The Planetary Society. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ David Jewitt (2004). “The Plutinos”. University of Hawaii. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Voyager Frequently Asked Questions”. Jet Propulsion Laboratory. 14 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2006.
- ^ Dava Sobel (1993). “The last world”. Discover magazine. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2007.
- ^ Dr. David R. Williams (2005). “Pluto Kuiper Express”. NASA Goddard Space Flight Center. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ Robert Roy Britt (2003). “Pluto Mission a Go! Initial Funding Secured”. space.com. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2007.
- ^ Dr. Alan Stern (2006). “Happy 100th Birthday, Clyde Tombaugh”. Southwest Research Institute. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2007.
- ^ “New Horizons, Not Quite to Jupiter, Makes First Pluto Sighting”. The John Hopkins University Applied Physics Laboratory. 2006-11-28. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2007.
- ^ R.W. Robinett (2001). “Spacecraft Artifacts as Physics Teaching Resources”. Department of Physics, The Pennsylvania State University. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Space Topics: Voyager- The Golden Record”. Planetary Society. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ Allison M. Heinrichs (2006). “Dwarfed by comparison”. Pittsburgh Tribune-Review. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ David L. Clark and David E. Hobart (2000). “Reflections on the Legacy of a Legend”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
- ^ Michael E. Brown and Chadwick A. Trujillo (2006). “Direct Measurement of the Size of the Large Kuiper Belt Object (50000) Quaoar”. The American Astronomical Society. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.doi:10.1086/382513
- ^ W. M. Grundy, K. S. Noll, D. C. Stephens. “DDiverse Albedos of Small Trans-Neptunian Objects”. Lowell Observatory, Space Telescope Science Institute. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ “Hubble Finds 'Tenth Planet' Slightly Larger Than Pluto”. Hubblesite. 2006. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2007.
- ^ “NASA-Funded Scientists Discover Tenth Planet”. Jet Propulsion Laboratory. 29/7/2005. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
- ^ Steven Soter (16 tháng 8 năm 2006). “What is a Planet?” (PDF). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2006. submitted to The Astronomical Journal, 16 August 2006
- ^ Mike Brown (2006). “The discovery of 2003 UB313, the 10th planet.”. California Institute of Technology. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2006.
- ^ “Astronomer Responds to Pluto-Not-a-Planet Claim”. Niel deGrasse Tyson. Space.com. 2 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2006.
- ^ Cull, Selby (23 tháng 6, 2006). “Naming Pluto's Moons”. SkyTonight. Truy cập 24 tháng 8, 2006.
- ^ “Experts meet to decide Pluto fate”. BBC News. 14 tháng 8, 2006. Truy cập 24 tháng 8, 2006.
- ^ “IAU 2006 General Assembly: Resolutions 5 and 6”. IAU. 24 tháng 8, 2006.
- ^ “IAU 2006 General Assembly: Result of the IAU Resolution votes”. International Astronomical Union (News Release—IAU0603). 24 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ Q&A: Pluto's planetary demotion, BBC Science/Nature News
- ^ Central Bureau for Astronomical Telegrams, International Astronomical Union (2006). “Circular No. 8747”. Bản gốc lưu trữ 5 tháng 2, 2007. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2007.
Xem thêm
- Vật thể ngoài Sao Hải Vương
- Vành đai Kuiper
- Các vật thể trong Hệ Mặt Trời từng được coi là hành tinh
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Sao Diêm Vương tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Pluto (dwarf planet) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Sao Diêm Vương Pluto trên trang web của NASA
- Pluto Fact Sheet - Số liệu NASA về Sao Diêm Vương cập nhật 3/7/2013
- NASA's Hubble Reveals Possible New Moons Around Pluto - Thông báo của NASA về 2 vệ tinh mới tìm thấy của Diêm vương tinh 31/10/2005
- New Horizons: NASA's Pluto-Kuiper Belt Mission
- Pluto Kuiper Express
- Pluto and the Developing Landscape of Our Solar System IAU
- Diêm Vương Tinh tại Từ điển bách khoa Việt Nam (tiếng Việt)
- Sẽ định đoạt số phận Sao Diêm Vương T. An (theo BBC) VnExpress 14/8/2006 10:46 GMT+7
- Sao Diêm Vương không còn là hành tinh T. An (theo BBC) VnExpress 25/8/2006 09:24 GMT+7
- Bênh vực Sao Diêm Vương! N.T.ĐA - Theo Reuters, AP. Báo Tuổi Trẻ cập nhật 04/09/2006 01:01 (GMT + 7)
|
|
|
Thể loại:
Mãn Châu quốc (満州国) là một quốc gia cai trị trên danh nghĩa Mãn Châu và phía đông Nội Mông, do các quan chức nhà Thanh cũ tạo ra với sự giúp đỡ của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1932. Quốc gia này do Đế quốc Nhật thành lập và điều hành, cùng với Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, nhiếp chính và là hoàng đế trên danh nghĩa[1]. Chính quyền Mãn Châu quốc bị hủy bỏ vào năm 1945 sau sự thất bại của Đế quốc Nhật vào cuối Thế chiến II. Tuy có tên như vậy, người Mãn chỉ là một phần thiểu số ở Mãn Châu quốc, còn nhóm dân tộc đa số là người Hán. Ngoài ra còn có người Triều Tiên, Nhật, Mông Cổ
và những nhóm thiểu số khác. Khu vực Mông Cổ ở phía tây Mãn Châu quốc
có chế độ cai trị hơi khác do truyền thống của người Mông Cổ ở đó.
Khi sức mạnh của triều đình Bắc Kinh yếu đi, nhiều khu vực xa xôi bắt đầu tách ra (như Kashgar) hoặc thoát ra khỏi sự quản lý của chính quyền phong kiến. Vào những năm 1800, Đế quốc Nga rất chú tâm đến vùng đất phía bắc Đế quốc Thanh. Vào năm 1858, Nga trên danh nghĩa đã kiểm soát được một vùng đất rộng lớn có tên Ngoại Mãn Châu nhờ Hiệp ước Bắc Kinh bổ sung kết thúc Chiến tranh thuốc phiện lần hai. Nhưng Nga chưa hài lòng, và khi nhà Thanh tiếp tục suy yếu, họ đã tăng cường những động thái nhằm chiếm luôn phần còn lại của Mãn Châu. Nội Mãn Châu chịu ảnh hưởng lớn từ Nga vào những năm 1890 với việc xây dựng Tuyến đường sắt Đông Trung Hoa từ Cáp Nhĩ Tân đến Vladivostok.
Tuy nhiên, do kết quả trực tiếp của Chiến tranh Nga-Nhật (1904-5) người Nhật đã thay thế người Nga đặt quyền ảnh hưởng lên Nội Mãn Châu. Vào năm 1906, Nhật Bản xây dựng Tuyến đường sắt Nam Mãn Châu đến Cảng Arthur (tiếng Nhật: Ryojun). Trong thời kỳ giữa Thế chiến I và Thế chiến II Mãn Châu trở thành mặt trận chính trị và quân sự giữa Nga, Nhật và Trung Quốc. Nhật đã chuyển ra Ngoại Mãn Châu sau cuộc hỗn loạn xảy ra sau Cách mạng Nga 1917. Tuy nhiên, sự kết hợp của những thành công của quân đội Xô viết và áp lực kinh tế của Mỹ đã buộc Nhật rút ra khỏi khu vực này và Liên Xô quay trở lại quản lý Ngoại Mãn Châu vào năm 1925.
Trong suốt giai đoạn quân phiệt ở Trung Quốc, quân phiệt Trương Tác Lâm đã đặt căn cứ ở Nội Mãn Châu với sự ủng hộ từ Nhật. Sau đó đội quân Quan Đông của Nhật nhận ra nhân vật này quá độc lập và đã ám sát ông vào năm 1928. Sau cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật vào năm 1931, cựu Hoàng đế Trung Hoa, Phổ Nghi, được mời làm người đứng đầu quốc gia Mãn Châu; ông đồng ý lời đề nghị này. Vào ngày 18 tháng 2, 1932 "Mãn Châu Quốc" (Bính âm: Mǎnzhōuguó)[2] tuyên bố thành lập và được Nhật Bản công nhận. Thành phố Trường Xuân được đổi tên thành Tân Kinh và trở thành thủ đô của quốc gia mới. Người Trung Quốc ở Mãn Châu thành lập quân tình nguyện để chống lại người Nhật và quốc gia mới đã phải mất vài năm chiến tranh để bình ổn đất nước.
Người Nhật ban đầu đưa Phổ Nghi làm Quốc trưởng vào năm 1932, và hai năm sau ông được tôn làm Hoàng đế Mãn Châu quốc với niên hiệu Khang Đức. Mãn Châu quốc do đó trở thành Đại Mãn Châu Đế quốc, đôi khi còn được gọi Mãn Châu Đế quốc (Bính âm: Mǎnzhōu Dìguó). Trịnh Hiếu Tư là thủ tướng đầu tiên của Mãn Châu quốc cho đến năm 1935, khi Trương Cảnh Huệ
lên thay thế. Phổ Nghi không có một vai trò gì hơn là hình tượng, còn
quyền hành hoàn toàn nằm trong tay các sĩ quan quân sự người Nhật. Một cung điện
được xây riêng cho hoàng đế. Tất cả những bộ trưởng người Mãn đều đóng
vai trò là những người thay mặt cho các phó bộ trưởng người Nhật, những
người ra mọi quyết định.
Bằng cách này Nhật Bản chính thức tách Mãn Châu quốc ra khỏi Trung Quốc trong suốt thập niên 1930.
Với sự đầu tư của Nhật Bản cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, khu vực này trở thành trung tâm công nghiệp. Vào năm 2007, một bài
báo của Reiji Yoshida trong Thời báo Nhật Bản đã tranh luận rằng những đầu tư của người Nhật một phần do buôn bán thuốc phiện. Theo bài báo, một tài liệu do Yoshida tìm thấy đã chứng minh rằng Ban phát triển Đông Á
đã ngụ ý trực tiếp sẽ cung cấp tài chính cho những nhà bán lẻ thuôc
phiện ở Trung Quốc để kiếm lời cho chính quyền bù nhìn Mãn Châu quốc,
Nam Kinh và Mông Cổ.[3] Tài liệu này kiểm chứng những phân tích trước đây của Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông trong đó có nói rằng
Chỉ có 23 trên 80 quốc gia đang tồn tại khi đó thừa nhận quốc gia mới này. Liên minh các quốc gia (thông qua Báo cáo Lytton) tuyên bố rằng Mãn Châu vẫn là một bộ phận hợp pháp của Trung Quốc, khiến cho Nhật Bản rút khỏi liên minh này vào năm 1934. Trường hợp Mãn Châu quốc nhắc Hoa Kỳ nhớ đến Học thuyết Stimson, theo đó Hoa Kỳ không thừa nhận sự thay đổi trong hệ thống thế giới do vũ lực tạo ra. Do sức mạnh của Đế quốc Nhật Bản khi đó, Liên Xô, Pháp Vichy, Ý Phát xít, Tây Ban Nha thời Franco và Đức quốc xã thừa nhận vai trò ngoại giao của Mãn Châu quốc. Ngoài ra Mãn Châu quốc còn được chính quyền Trung Quốc cộng tác với Nhật của Uông Tinh Vệ, cũng như El Salvador và Cộng hòa Dominica
thừa nhận. Mặc dù chính quyền Trung Quốc không thừa nhận Mãn Châu quốc,
hai nước này vẫn thiết lập con đường mậu dịch, liên lạc và vận chuyển
chính thức.
Ngày tháng công nhận Mãn Châu quốc như sau: Đế quốc Nhật Bản, 16 tháng 9, 1932; El Salvador, 3 tháng 3, 1934; Vatican, 18 tháng 4, 1934 (de facto); Ý (Phát xít), 29 tháng 11, 1937; Tây Ban Nha (Chủ nghĩa quốc gia), 2 tháng 12, 1937; Đức (Quốc xã), 12 tháng 5, 1938; Ba Lan (Đức chiếm đóng), 19 tháng 10, 1939 (de facto); Hungary, 9 tháng 1, 1939; Slovakia, 1 tháng 6, 1940 (quốc qua bù nhìn của Đức Quốc xã cũng được Mãn Châu quốc công nhận vào ngày này); 'Tân’ Trung Hoa (Chính quyền Uông Tinh Vệ), 30 tháng 11, 1940 (ngày ký hiệp ước); România (Cận vệ sắt thống trị), 1 tháng 12, 1940; Bulgaria, 10 tháng 5, 1941; Phần Lan, 18 tháng 7, 1941; Croatia, 2 tháng 8, 1941 (chính quyền bù nhìn của Đức Quốc xã cũng được Mãn Châu quốc công nhận vào ngày này); và Thái Lan, 5 tháng 8, 1941.
Trước Thế chiến II, người Nhật đô hộ Mãn Châu quốc và dùng nó như một căn cứ để từ đó xâm lược Trung Quốc. Vào mùa hè năm 1939 một vụ tranh chấp biên giới giữa Mãn Châu quốc và Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã dẫn đến Trận chiến Khalkhin Gol. Trong trận chiến này, lực lượng phối hợp giữa Liên Xô-Mông Cổ đã đánh bại Đội quân Quan Đông của Nhật cùng với sự hỗ trợ ít ỏi của quân Mãn Châu quốc.
Vào ngày 8 tháng 8, 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản theo một thỏa thuận tại Hội nghị Yalta, và xâm lược Mãn Châu quốc từ Ngoại Mãn Châu. Chiến dịch này có tên Chiến dịch Bão tháng Tám. Trong suốt cuộc tấn công của Hồng quân vào Quân đội Mãn Châu quốc, trên lý thuyết là lực lượng có 200.000 quân, được vũ trang và huấn luyện tốt theo phương pháp Nhật Bản, đã chiến đấu bệ rạc và hầu như toàn bộ đơn vị đầu hàng Hồng quân mà không kháng cự; thậm chí có trường hợp nổi loạn và binh biến chống lại quân Nhật. Hoàng đế Khang Đức đã hy vọng trốn sang Nhật Bản để đầu hàng người Mỹ, nhưng lực lượng Liên Xô đã bắt giữ ông rồi cuối cùng trao trả ông cho chính quyền cộng sản ở Trung Quốc, nơi họ đã giam giữ ông như tội phạm chiến tranh cùng với các quan chức Mãn Châu quốc bị bắt khác.
Từ năm 1945 đến 1948, Mãn Châu (Nội Mãn Châu) là căn cứ của Quân đội Giải phóng Nhân dân trong Nội chiến Trung Quốc chống lại Quốc dân đảng. Với sự khuyến khích của Liên Xô, những người Cộng sản Trung Quốc đã dùng Mãn Châu làm bàn đạp cho đến cuối cuộc Nội chiến Trung Quốc vào năm 1949. Nhiều quân lính Mãn Châu quốc và quan chức đội quân Quan Đông phục vụ trong quân đội cộng sản trong suốt cuộc Nội chiến chống lại lực lượng Quốc gia.
Vào đầu năm 1934, tổng dân số Mãn Châu quốc ước tính chừng 30.880.000, mỗi gia đình khoảng 6,1 người, và 122 nam trên 100 nữ. Những con số này bao gồm 29.510.000 người Hoa, 590.760 người Nhật, 680.000 người Triều tiên, và 98.431 các sắc dân khác (Nga, Mông Cổ,...). Khoảng 80% dân số sống bằng nông nghiệp. Những thống kê khác chỉ ra rằng ở Mãn Châu quốc dân số là 18.000.000.
Từ nguồn của Nhật có những con số sau: vào năm 1940 tổng dân số Mãn Châu quốc của các tỉnh Long Giang, Nhiệt Hà, Cát Lâm, Phụng Thiên (Liêu Ninh) và Hưng An là 43.233.954; hoặc một con số của Bộ Nội vụ là 31.008.600. Một con số khác vào thời kỳ này tính rằng tổng dân số là 36.933.000.
Cũng trong thời kỳ này Liên Xô đang xây dựng Tỉnh tự trị Do Thái của Siberi qua biên giới Mãn Châu quốc-Liên Xô, một số quan chức người Nhật xây dựng Kế hoạc Fugu để thu hút người tị nạn Do Thái sang Mãn Châu quốc như một phần của nỗ lực thuộc địa hóa của họ.
Tiền bạc cho những khu định cư này được trông mong sẽ đến từ những người Do Thái giàu có, nhưng chính quyền Đức thích Giải pháp cuối cùng hơn. Dù trong trường hợp này, cuộc xâm lược Liên Xô của Đức đã khiến cho việc chuyển giao dân số trở nên bất khả thi, vì phe Trục không quản lý được những đường biển cần thiết.
Khi Hồng Quân xâm chiếm Mãn Châu quốc, họ đã bắt được khoảng 850.000 dân định cư người Nhật. Ngoại trừ một số quan chức và quân lính, những người này được hồi hương vào năm 1946-1947. Nhiều trẻ mồ côi người Nhật ở Trung Quốc bị bỏ lại vì sự nhầm lẫn của chính quyền Nhật Bản khi đó và đã được các gia đình Trung Quốc nhận nuôi. Một số trong số đó đã bị dán mác người Nhật trong Cách mạng văn hóa, và vào những năm 1980 Nhật Bản bắt đầu tổ chức một chương trình hồi hương cho họ.
Xem thêm:
Những nô lệ lao động người Trung Quốc thường nhiễm bệnh do công việc lao động nặng nhọc cường độ cao. Một vài công nhân sức khỏe quá yếu bị đẩy thẳng xuống những hố chôn tập thể để tránh phí tổn y tế[8] và thảm họa mỏ than nghiêm trọng nhất thế giới Mỏ than hồ Bản Khê đã xảy ra ở Mãn Châu quốc.
Vào năm 1936 cũng xuất hiện một loạt tem mới in một số phong cảnh khác nhau và có đóng huy hiệu phong lan ở trên. Giữa năm 1937 đến 1945, chính quyền phát hành một số con tem để sưu tập: để kỷ niệm ngày thành lập, để đánh dấu một sự thông qua bộ luật mới, và để tôn vinh nước Nhật bằng các cách khác nhau, ví dụ, vào lễ kỷ niệm lần thứ 2600 của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1940. Lần phát hành cuối cùng của Mãn Châu quốc là vào ngày 2 tháng 5, 1945, để kỷ niệm năm thứ 10 của một sắc lệnh.
Sau sự giải thể của chính quyền, cơ quan bưu chính kế thừa đã tự thiết kế bằng tay những con tem còn lại trong kho đề thêm dòng chữ "Trung Hoa Dân quốc" bằng tiếng Trung. Ngoài ra, Cục bưu chính Cảng Lữ Thuận và Đại Liên đã in thừa nhiều con tem Mãn Châu quốc vào những năm 1946 đến 1949.
Mãn Châu quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Mãn Châu Quốc)
|
Mục lục
Lịch sử
Sau khi các bộ tộc người Mãn chinh phục Trung Quốc, họ thay thế triều Minh bằng triều Thanh. Tuy nhiên, các hoàng đế người Mãn không hoàn toàn hợp nhất quê hương của họ vào Trung Quốc. Một khu vực hợp pháp, đối với một bộ phận dân tộc, vẫn còn tồn tại tận đến khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu vào thế kỷ 19.Khi sức mạnh của triều đình Bắc Kinh yếu đi, nhiều khu vực xa xôi bắt đầu tách ra (như Kashgar) hoặc thoát ra khỏi sự quản lý của chính quyền phong kiến. Vào những năm 1800, Đế quốc Nga rất chú tâm đến vùng đất phía bắc Đế quốc Thanh. Vào năm 1858, Nga trên danh nghĩa đã kiểm soát được một vùng đất rộng lớn có tên Ngoại Mãn Châu nhờ Hiệp ước Bắc Kinh bổ sung kết thúc Chiến tranh thuốc phiện lần hai. Nhưng Nga chưa hài lòng, và khi nhà Thanh tiếp tục suy yếu, họ đã tăng cường những động thái nhằm chiếm luôn phần còn lại của Mãn Châu. Nội Mãn Châu chịu ảnh hưởng lớn từ Nga vào những năm 1890 với việc xây dựng Tuyến đường sắt Đông Trung Hoa từ Cáp Nhĩ Tân đến Vladivostok.
Tuy nhiên, do kết quả trực tiếp của Chiến tranh Nga-Nhật (1904-5) người Nhật đã thay thế người Nga đặt quyền ảnh hưởng lên Nội Mãn Châu. Vào năm 1906, Nhật Bản xây dựng Tuyến đường sắt Nam Mãn Châu đến Cảng Arthur (tiếng Nhật: Ryojun). Trong thời kỳ giữa Thế chiến I và Thế chiến II Mãn Châu trở thành mặt trận chính trị và quân sự giữa Nga, Nhật và Trung Quốc. Nhật đã chuyển ra Ngoại Mãn Châu sau cuộc hỗn loạn xảy ra sau Cách mạng Nga 1917. Tuy nhiên, sự kết hợp của những thành công của quân đội Xô viết và áp lực kinh tế của Mỹ đã buộc Nhật rút ra khỏi khu vực này và Liên Xô quay trở lại quản lý Ngoại Mãn Châu vào năm 1925.
Trong suốt giai đoạn quân phiệt ở Trung Quốc, quân phiệt Trương Tác Lâm đã đặt căn cứ ở Nội Mãn Châu với sự ủng hộ từ Nhật. Sau đó đội quân Quan Đông của Nhật nhận ra nhân vật này quá độc lập và đã ám sát ông vào năm 1928. Sau cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật vào năm 1931, cựu Hoàng đế Trung Hoa, Phổ Nghi, được mời làm người đứng đầu quốc gia Mãn Châu; ông đồng ý lời đề nghị này. Vào ngày 18 tháng 2, 1932 "Mãn Châu Quốc" (Bính âm: Mǎnzhōuguó)[2] tuyên bố thành lập và được Nhật Bản công nhận. Thành phố Trường Xuân được đổi tên thành Tân Kinh và trở thành thủ đô của quốc gia mới. Người Trung Quốc ở Mãn Châu thành lập quân tình nguyện để chống lại người Nhật và quốc gia mới đã phải mất vài năm chiến tranh để bình ổn đất nước.
Mãn Châu quốc | |||
---|---|---|---|
Tên tiếng Trung | |||
Phồn thể: | 滿洲國 | ||
Giản thể: | 满洲国 | ||
Nghĩa: | Quốc gia Mãn Châu | ||
|
|||
Tên Nhật Bản | |||
Hán tự: | 滿州國 hay 滿洲國 | ||
Hiragana: | まんしゅうこく | ||
|
Đế quốc Mãn Châu | |||
---|---|---|---|
Tên tiếng Trung | |||
Phồn thể: | 大滿洲帝國 | ||
Giản thể: | 大满洲帝国 | ||
|
|||
Tên Nhật Bản | |||
Hán tự: | 大滿州帝國 hay 大滿洲帝國 | ||
Hiragana: | だいまんしゅうていこく | ||
|
“ | Mục đích thực sự của Nhật Bản khi dính líu đến việc buôn bán thuốc phiện còn nham hiểu hơn nhiều chứ không chỉ làm hư hỏng người Trung Hoa. Nhật Bản, nước đã ký và phê chuẩn hiệp định thuốc phiện, bị ràng buộc không được dính líu với việc buôn bán thuốc phiện, nhưng quốc gia này đã nhận thấy quốc gia có vẻ, nhưng thực ra độc lập giả tạo là một cơ hội thuận tiện để thực hiện một vụ buôn bán thuốc phiện toàn cầu và gieo rắc cái xấu xa này cho quốc gia bù nhìn (...) Vào năm 1937, người ta đã chỉ ra rằng trong Liên minh các quốc gia có đến 90% lượng bạch phiến lậu trên thế giới có nguồn gốc từ người Nhật...[4] | ” |
Ngày tháng công nhận Mãn Châu quốc như sau: Đế quốc Nhật Bản, 16 tháng 9, 1932; El Salvador, 3 tháng 3, 1934; Vatican, 18 tháng 4, 1934 (de facto); Ý (Phát xít), 29 tháng 11, 1937; Tây Ban Nha (Chủ nghĩa quốc gia), 2 tháng 12, 1937; Đức (Quốc xã), 12 tháng 5, 1938; Ba Lan (Đức chiếm đóng), 19 tháng 10, 1939 (de facto); Hungary, 9 tháng 1, 1939; Slovakia, 1 tháng 6, 1940 (quốc qua bù nhìn của Đức Quốc xã cũng được Mãn Châu quốc công nhận vào ngày này); 'Tân’ Trung Hoa (Chính quyền Uông Tinh Vệ), 30 tháng 11, 1940 (ngày ký hiệp ước); România (Cận vệ sắt thống trị), 1 tháng 12, 1940; Bulgaria, 10 tháng 5, 1941; Phần Lan, 18 tháng 7, 1941; Croatia, 2 tháng 8, 1941 (chính quyền bù nhìn của Đức Quốc xã cũng được Mãn Châu quốc công nhận vào ngày này); và Thái Lan, 5 tháng 8, 1941.
Trước Thế chiến II, người Nhật đô hộ Mãn Châu quốc và dùng nó như một căn cứ để từ đó xâm lược Trung Quốc. Vào mùa hè năm 1939 một vụ tranh chấp biên giới giữa Mãn Châu quốc và Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã dẫn đến Trận chiến Khalkhin Gol. Trong trận chiến này, lực lượng phối hợp giữa Liên Xô-Mông Cổ đã đánh bại Đội quân Quan Đông của Nhật cùng với sự hỗ trợ ít ỏi của quân Mãn Châu quốc.
Vào ngày 8 tháng 8, 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản theo một thỏa thuận tại Hội nghị Yalta, và xâm lược Mãn Châu quốc từ Ngoại Mãn Châu. Chiến dịch này có tên Chiến dịch Bão tháng Tám. Trong suốt cuộc tấn công của Hồng quân vào Quân đội Mãn Châu quốc, trên lý thuyết là lực lượng có 200.000 quân, được vũ trang và huấn luyện tốt theo phương pháp Nhật Bản, đã chiến đấu bệ rạc và hầu như toàn bộ đơn vị đầu hàng Hồng quân mà không kháng cự; thậm chí có trường hợp nổi loạn và binh biến chống lại quân Nhật. Hoàng đế Khang Đức đã hy vọng trốn sang Nhật Bản để đầu hàng người Mỹ, nhưng lực lượng Liên Xô đã bắt giữ ông rồi cuối cùng trao trả ông cho chính quyền cộng sản ở Trung Quốc, nơi họ đã giam giữ ông như tội phạm chiến tranh cùng với các quan chức Mãn Châu quốc bị bắt khác.
Từ năm 1945 đến 1948, Mãn Châu (Nội Mãn Châu) là căn cứ của Quân đội Giải phóng Nhân dân trong Nội chiến Trung Quốc chống lại Quốc dân đảng. Với sự khuyến khích của Liên Xô, những người Cộng sản Trung Quốc đã dùng Mãn Châu làm bàn đạp cho đến cuối cuộc Nội chiến Trung Quốc vào năm 1949. Nhiều quân lính Mãn Châu quốc và quan chức đội quân Quan Đông phục vụ trong quân đội cộng sản trong suốt cuộc Nội chiến chống lại lực lượng Quốc gia.
Chính trị
Khu vực hành chính của Mãn Châu quốc
- Xem Danh sách các đơn vị hành chính của Mãn Châu quốc để có danh sách đầy đủ các đơn vị địa khu.
Nhân khẩu
Vào năm 1908, dân số trong khu vực là 15.834.000, tăng lên 30.000.000 vào năm 1931 và 43.000.000 đối với toàn bộ Mãn Châu quốc. Cán cân dân số được duy trì là 123 nam trên 100 nữ và tổng số dân vào năm 1941 là 50.000.000.Vào đầu năm 1934, tổng dân số Mãn Châu quốc ước tính chừng 30.880.000, mỗi gia đình khoảng 6,1 người, và 122 nam trên 100 nữ. Những con số này bao gồm 29.510.000 người Hoa, 590.760 người Nhật, 680.000 người Triều tiên, và 98.431 các sắc dân khác (Nga, Mông Cổ,...). Khoảng 80% dân số sống bằng nông nghiệp. Những thống kê khác chỉ ra rằng ở Mãn Châu quốc dân số là 18.000.000.
Từ nguồn của Nhật có những con số sau: vào năm 1940 tổng dân số Mãn Châu quốc của các tỉnh Long Giang, Nhiệt Hà, Cát Lâm, Phụng Thiên (Liêu Ninh) và Hưng An là 43.233.954; hoặc một con số của Bộ Nội vụ là 31.008.600. Một con số khác vào thời kỳ này tính rằng tổng dân số là 36.933.000.
Cũng trong thời kỳ này Liên Xô đang xây dựng Tỉnh tự trị Do Thái của Siberi qua biên giới Mãn Châu quốc-Liên Xô, một số quan chức người Nhật xây dựng Kế hoạc Fugu để thu hút người tị nạn Do Thái sang Mãn Châu quốc như một phần của nỗ lực thuộc địa hóa của họ.
Tiền bạc cho những khu định cư này được trông mong sẽ đến từ những người Do Thái giàu có, nhưng chính quyền Đức thích Giải pháp cuối cùng hơn. Dù trong trường hợp này, cuộc xâm lược Liên Xô của Đức đã khiến cho việc chuyển giao dân số trở nên bất khả thi, vì phe Trục không quản lý được những đường biển cần thiết.
Dân số các thành phố chính
- Dinh Khẩu (119.000 hay 180.871 vào năm 1940)
- Thẩm Dương (339.000 hay 1.135.801 vào năm 1940)
- Tân Kinh hay Trường Xuân (126.000 hay 544.202 vào năm 1940)
- Cáp Nhĩ Tân (405.000 hay 661.948 vào năm 1940)
- Đại Liên (400.000 hay 555.562 vào năm 1939)
- Đan Đông (92.000 hay 315.242 vào năm 1940)
- Cát Lâm (119.000 hay 173.624 vào năm 1940)
- Tề Tề Cáp Nhĩ (75.000 vào năm 1940)
Dân số người Nhật
Vào năm 1931-1932, có 100.000 nông dân người Nhật; những nguồn khác cho rằng có 590.760 dân cư có quốc tịch Nhật Bản. Những con số khác tại Mãn Châu quốc lại ghi có 240.000, sau đó răng lên 837.000. Ở Tân Kinh, số người Nhật chiếm 25% số dân. Chính phủ Nhật đã có thảo kế hoạch chính thức di cư 5 triệu người Nhật đến Mãn Châu quốc trong thời gian từ 1936 đến 1956. Giữa năm 1938 và 1942 một nhóm 200.000 nông dân trẻ đã đến Mãn Châu quốc; sau đó thêm 20.000 gia đình đến vào năm 1936. Khi Nhật Bản mất quyền kiểm soát tại biển và vùng trời Hoàng Hải, việc di cư bị dừng lại.Khi Hồng Quân xâm chiếm Mãn Châu quốc, họ đã bắt được khoảng 850.000 dân định cư người Nhật. Ngoại trừ một số quan chức và quân lính, những người này được hồi hương vào năm 1946-1947. Nhiều trẻ mồ côi người Nhật ở Trung Quốc bị bỏ lại vì sự nhầm lẫn của chính quyền Nhật Bản khi đó và đã được các gia đình Trung Quốc nhận nuôi. Một số trong số đó đã bị dán mác người Nhật trong Cách mạng văn hóa, và vào những năm 1980 Nhật Bản bắt đầu tổ chức một chương trình hồi hương cho họ.
Kinh tế
Xem thêm:
- Ngân hàng Trung ương Mãn Châu
- Mãn Châu tệ
- Manshukoku Hikoki Seizo KK
- Manshukoku Koku KK
- Showa Steel Works
Lao động nô lệ và hố chôn tập thể
Theo một nghiên cứu chung giữa các sử gia Zhifen Ju, Mitsuyochi Himeta, Toru Kubo và Mark Peattie, hơn 10 triệu người Trung Quốc đã được quân đội thời kỳ Chiêu Hòa huy động cho công việc nô lệ ở Mãn Châu quốc dưới sự giám sát của Ban phát triển Đông Á[7].Những nô lệ lao động người Trung Quốc thường nhiễm bệnh do công việc lao động nặng nhọc cường độ cao. Một vài công nhân sức khỏe quá yếu bị đẩy thẳng xuống những hố chôn tập thể để tránh phí tổn y tế[8] và thảm họa mỏ than nghiêm trọng nhất thế giới Mỏ than hồ Bản Khê đã xảy ra ở Mãn Châu quốc.
Thử nghiệm vũ khí vi khuẩn
Vũ khí vi khuẩn đã được thử nghiệm trên người bởi đơn vị 731 khét tiếng đặt gần Cáp Nhĩ Tân ở Beinyinhe từ năm 1932 đến 1936 và tại Bình Phòng cho đến năm 1945. Những nạn nhân, đa số là người Trung Quốc, Nga và Triều Tiên, bị buộc giải phẫu sống, đôi khi còn không gây tê.Giao thông
Mãn Châu quốc đã xây dựng được một hệ thống tàu lửa lớn và thuận tiện, ngày nay vẫn còn hoạt động tốt.Quân sự
- Quân đội Đế quốc Mãn Châu quốc
- Lực lượng phòng vệ Đế quốc Mãn Châu quốc
- Hải lực Đế quốc Mãn Châu quốc
- Không lực Mãn Châu quốc
- Danh sách các vũ khí của quân lực Đế quốc Mãn Châu quốc
Giáo dục
Việc giáo dục đạo Khổng đóng 1 vai trò quan trọng trong giáo dục ở các trường công tại Mãn Châu quốc. Ở khu vực nông thôn, học sinh được dạy những kỹ thuật nông nghiệp hiện đại để tăng sản lượng. Giáo dục tập trung vào lao động thực tiễn cho nam và việc nhà cho nữ, tất cả dựa theo nguyên lý "Cao quý" và nhấn mạnh sự trung thành với Hoàng đế. Quốc gia này cũng dùng nhiều lễ hội, sự kiện thể thao, và các buổi lễ để tăng sự trung thành của nhân dân[9] Sau cùng, tiếng Nhật trở thành ngôn ngữ chính thức và được dạy cùng với tiếng Trung ở các trường ở Mãn Châu quốc.Lịch sử tem và bưu chính
Mãn Châu quốc phát hành tem bưu chính đầu tiên vào ngày 28 tháng 7, 1932. Có một số loại, với hai kiểu thiết kế: chùa ở Liêu Dương và chân dung Phổ Nghi. Ban đầu tem được in chữ (bằng tiếng Trung) "Cục Bưu chính Quốc gia Mãn Châu"; vào năm 1934, bản phát hành mới lại ghi "Cục Bưu chính Đế quốc Mãn Châu". Thiết kế có hình huy hiệu phong lan xuất hiện vào năm 1935, và một kiểu thiết kế có hình Núi Bạch Thánh vào năm 1936.Vào năm 1936 cũng xuất hiện một loạt tem mới in một số phong cảnh khác nhau và có đóng huy hiệu phong lan ở trên. Giữa năm 1937 đến 1945, chính quyền phát hành một số con tem để sưu tập: để kỷ niệm ngày thành lập, để đánh dấu một sự thông qua bộ luật mới, và để tôn vinh nước Nhật bằng các cách khác nhau, ví dụ, vào lễ kỷ niệm lần thứ 2600 của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1940. Lần phát hành cuối cùng của Mãn Châu quốc là vào ngày 2 tháng 5, 1945, để kỷ niệm năm thứ 10 của một sắc lệnh.
Sau sự giải thể của chính quyền, cơ quan bưu chính kế thừa đã tự thiết kế bằng tay những con tem còn lại trong kho đề thêm dòng chữ "Trung Hoa Dân quốc" bằng tiếng Trung. Ngoài ra, Cục bưu chính Cảng Lữ Thuận và Đại Liên đã in thừa nhiều con tem Mãn Châu quốc vào những năm 1946 đến 1949.
Tên riêng | Thời gian trị vì | Niên hiệu (年號) và năm niên hiệu | ||
---|---|---|---|---|
Tên riêng được viết đậm. | ||||
Ái Tân-Giác La Phổ Nghi 愛新覺羅溥儀 ai4 xin1 jue2 luo2 pu3 yi2 | tháng 3 năm 1932–tháng 8 năm 1945 | Đại Đồng (大同 da4 tong2) 1932 Khang Đức (康德 kang1 de2) 1934 |
Trong văn hóa đại chúng
Trong bộ phim của tác giả Bernardo Bertolucci vào năm 1987, Vị hoàng đế cuối cùng, đã khắc họa bức chân dung Mãn Châu quốc gây ra nhiều tranh cãi theo trí nhớ của Hoàng đế Phổ Nghi, trong những ngày ông còn là tù nhân chính trị tại Trung Quốc Cộng sản.Xem thêm
- Trận chiến Khalkhin Gol
- Trận chiến Hồ Khasan
- Sự tháo chạy ở Mãn Châu quốc
- Kế hoạch chiến lược của Nhật tại châu Á lục địa (1905-1940)
- Mông Cương quốc
- Nomonhan
- Chiến dịch Bão tháng Tám
- Tội ác chiến tranh ở Mãn Châu quốc
Tham khảo
- ^ Encyclopædia Britannica article on Manchukuo
- ^ Between World Wars
- ^ Japan profited as opium dealer wartime China, http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/nn20070830f1.html
- ^ HyperWar: International Military Tribunal for the Far East [Chapter 5]
- ^ Columbia Encyclopedia article on Manchukuo
- ^ The Journal of Japanese Studies
- ^ Zhifen Ju, Japan's atrocities of conscripting and abusing north China draftees after the outbreak of the Pacific war, 2002.
- ^ http://books.google.com/books?id=yEA5EJyy4CYC&pg=PT25&ots=wnzSo8hEse&dq=%22mass+grave%22+Liaoning&sig=POFcnbEp_C6Ydn-SiEbXHb4YCP4
- ^ Japan Focus.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Mãn Châu quốc |
- The Official Website of Manchukou Temporary Government(Official website of the manchukuo independence movement)
- Manchukuo Imperial Army
- Manchu Money Museum
- Education in Mongolia and Manchukuo
- Museum of Manchukuo
- Ministry of Financial Affairs
- Map of Manchukuo
|
Thể loại:
Chiến tranh Đông Dương, ở Việt Nam được gọi là Kháng chiến chống Pháp, là cuộc chiến diễn ra tại Đông Dương thuộc Pháp từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 tới 1 tháng 8 năm 1954, giữa một bên là quân viễn chinh và lê dương Pháp cùng các lực lượng đồng minh bản xứ bao gồm lực lượng của Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, trong Liên bang Đông Dương, bên kia là lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) cùng các lực lượng kháng chiến khác của Lào và Campuchia.
Đây là giai đoạn đầu tiên trong "Cuộc kháng chiến 30 năm" của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu giành độc lập cho Việt Nam (giai đoạn 2 là cuộc chiến với Hoa Kỳ). Cuộc chiến diễn ra trên khắp Việt Nam và lan ra cả các nước láng giềng Lào và Campuchia, nhưng chiến sự chính diễn ra chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam. Sau 9 năm sa lầy và với thất bại tại trận Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Genève trao trả độc lập cho Việt Nam.
Cuộc chiến tranh này ở Việt Nam còn được gọi là: (Chiến tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (do sau năm 1949 đa số chiến phí của Pháp là do Hoa Kỳ viện trợ), Kháng chiến chín năm, 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thời 9 năm, Hồi 9 năm). Các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài phần lớn gọi là Chiến tranh Việt-Pháp hoặc Chiến tranh Đông Dương.
Pháp tham gia cuộc chiến này thời gian đầu với lý do vì ý muốn giữ Đông Dương là Liên bang Đông Dương tự trị trong Liên hiệp Pháp mới được thành lập - theo tuyên bố ngày 24 tháng Ba năm 1945 của Chính phủ lâm thời De Gaulle và sau quy định trong Hiến pháp 1946), sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Đây là lý do chính trị và tâm lý hơn là kinh tế[13]. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo[14] Đa số lãnh đạo Pháp cho rằng so với một cuộc xâm chiếm thuộc địa cổ điển với việc chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu "vết dầu loang" mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algérie, cuộc chiến này sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Tuy nhiên, mặc dù Pháp chiếm ưu thế quân sự trong thời gian đầu, lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.[14]
Trong khi đó, mục tiêu của Việt Minh và các nhóm kháng chiến khác là giành độc lập cho dân tộc mình. Cuộc chiến giữa một cường quốc trên thế giới và một đất nước nghèo nàn lạc hậu đã diễn ra gần như lời Hồ Chí Minh đã nói:
Trong suốt thời kỳ từ khi Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp do vua, quan, hoặc nông dân tổ chức, nhưng tất cả đều bị thất bại.
Năm 1927, những người Việt cấp tiến đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng (giống Trung Hoa Quốc dân Đảng). Đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân Đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm, những người Việt theo chủ nghĩa Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp, khi bùng nổ cao trào cách mạng năm 1930-1931, và sau này mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình dân trong chính quyền Pháp (khi phe tả nắm quyền tại Pháp).
Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây, độc lập theo tuyên ngôn Đại đông Á, và "ông cũng như Chính phủ Việt Nam tin tưởng lòng trung thực của Nhật Bản và nó được xác định làm việc với các nước để đạt được mục đích" (theo Par Francis AGOSTINI).
Ngay sau đó ngày 24 tháng 3 năm 1945, chính phủ Charles de Gaulle tuyên bố chính thức khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương, dự định thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, bao gồm năm quốc gia có đại diện riêng trong Liên bang, có lợi ích bên ngoài do Pháp đại diện; và dự kiến cơ cấu tổng quan và quyền hạn của chính phủ Liên bang Đông Dương riêng theo mô hình chính phủ do Thống đốc đứng đầu, với các bộ trưởng người Đông Dương và người dân Pháp ở Đông Dương, và một Quốc hội được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu tại mỗi quốc gia của Liên bang, trong đó có đại diện lợi ích của người Pháp. Thống đốc, Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm chuẩn bị các luật và quy định, còn Quốc hội giữ vai trò biểu quyết mọi loại thuế, ngân sách, các dự luật và các điều ước quốc tế về thương mại và hợp tác với các nước khác. Liên bang sẽ có lực lượng vũ trang riêng được trang bị kỹ năng tương đương với của Liên hiệp Pháp và phát triển quan hệ thương mại với tất cả các nước khác, đặc biệt là với Trung Quốc.[17] Cũng trong tuyên bố này, Pháp cam kết đảm bảo bình đẳng giữa công dân Đông Dương với các công dân Liên hiệp Pháp về quyền tham gia các vị trí của Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp, cũng như mọi quyền tự do dân chủ nói chung. Đồng thời Liên hiệp Pháp có nghĩa vụ giúp đỡ thành lập lực lượng vũ trang Liên bang Đông Dương, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị và hành chính ở Đông Dương.[18]
Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
Ngày 16 tháng 8, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ "độc lập" giành được 9 tháng 3, và ngày 18 tháng 8 tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, nhóm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo cuộc chiến này. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước".[19]
Ngày 18 tháng 8, vua Bảo Đại đã xác nhận độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này cho rằng sự độc lập của Việt Nam "chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương". Tuy nhiên De Gaulle dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản để được "độc lập", mà là Vĩnh San, được xem như là một người "Gaullist".[20]
Cuộc đảo chính của Nhật Bản ngày 10 tháng 3 đã làm suy yếu bộ máy hành chính và quân sự của Pháp và mở ra một khoảng trống rất lớn vì "Chính phủ Hoàng gia" không thể điều hành nổi. Khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 14, quân đội Nhật Bản có trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi sự xuất hiện của quân đội Trung Quốc về phía bắc 16° vĩ độ, và quân Anh về phía Nam. Nhưng cuộc cách mạng đang càn quét, "không phải do chính sách Việt Minh", đã bất chấp điều đó.[19]
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) do Hồ Chí Minh thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận thống nhất dân tộc để giành độc lập. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhiều người Việt Nam và ngày càng lớn mạnh. Tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng vũ trang của Việt Minh và tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng. Khẩu hiệu ban đầu của Việt Minh là phản Pháp - kháng Nhật - liên Hoa - độc lập. Ban đầu lực lượng Việt Minh nhận được sự ủng hộ của phe Đồng minh, bao gồm cả Mỹ và Trung Hoa dân quốc, theo Philippe Devillers "bây giờ nó sẽ nhận được 100.000 đô la mỗi tháng phân bổ đến Nguyen Kai Thau". Hồ Chí Minh nhận thấy Mỹ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã làm tất cả để thiếp lập mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.[21] Tháng 7 năm 1945, lực lượng này gửi đến OSS một tuyên bố: "Chúng tôi, Việt Minh, yêu cầu sau đây được công bố đến người Pháp và quan sát trong chính sách tương lai ở Đông Dương thuộc Pháp:
1. Một quốc hội bầu theo phổ thông đầu phiếu. Nó lập pháp cho đất nước. Một thống đốc Pháp quyền Chủ tịch cho đến khi tính chất độc lập chúng tôi được đảm bảo. Thống đốc sẽ chọn một nội các hoặc một nhóm các cố vấn chấp nhận bởi quốc hội. Các quyền hạn cụ thể của các cơ quan này có thể được phát triển trong tương lai.
2. Độc lập sẽ được trao cho đất nước này trong một tối thiểu năm năm và tối đa là mười năm.
3. Tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ trở lại cư dân của nó sau khi bồi thường công bằng cho các chủ sở hữu hiện tại. Pháp sẽ nhận được những lợi ích kinh tế.
4. Tất cả quyền tự do công bố của Liên Hợp Quốc sẽ được đảm bảo ở Đông Dương.
5. Bán thuốc phiện bị cấm.
Chúng tôi hy vọng rằng những điều kiện này sẽ được chấp nhận của chính phủ Pháp.[19]
Từ tháng 3 năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Cả chính phủ của Trần Trọng Kim lẫn triều đình của Bảo Đại đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ chức duy nhất ở nước này có khả năng nắm được quyền chính trị.[22] Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, nước Nhật cạn kiệt nguyên liệu nên quân Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này.
Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái[23][24], với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", "bảo vệ" chính quyền non trẻ đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân.[25] Cùng với đó là giải tán các nghiệp đoàn[26] để kiểm soát nền kinh tế[27], thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp.
Tuy nhiên, theo Hội nghị Potsdam, lực lượng Đồng Minh gồm quân Anh và quân Trung Quốc vào Việt Nam để giải giáp vũ khí Nhật. Cả Anh và Trung Hoa Dân Quốc đều muốn hạ bệ chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Anh ủng hộ sự trở lại của Pháp tại Đông Dương, còn Trung Hoa ủng hộ đồng minh của họ là Việt Nam Quốc dân Đảng lên nắm quyền. Trước đó, ngày 28 tháng 11 năm 1943, trước hội nghị Teheran tổng thống Mỹ đã có ý kiến đặt Đông Dương dưới sự quản thác quốc tế và Liên Xô chấp thuận nhưng sau ủng hộ Pháp để lôi kéo Pháp vào mặt trận chống Liên Xô. Mỹ cũng nhường chính quyền Tưởng Giới Thạch vào miền bắc giải giáp quân đội Nhật. Pháp không tin tưởng ở Anh và khối Anglo-Saxon, nhưng được nhượng quyền lợi ở Trung Đông nên Anh ủng hộ Pháp. Theo thỏa thuận, Anh và Trung Hoa dân quốc không được có chủ quyền tại Đông Dương.[28]
Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tiến vào với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, nhưng mang theo kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ. Đội quân Quốc dân Đảng Trung Quốc "chạy trốn" Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động cướp bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà Nội.[29]. Người Pháp cho rằng quân đội Tưởng cản trở sự trở lại của người Pháp.
Ngày 25 tháng 9, ở Tân Định ngoại ô Sài Gòn, khoảng 300 người Pháp bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc và một nửa trong số họ bị giết. Ngày 9 tháng 10, Anh chấp thuận Cục Dân sự Pháp là cơ quan duy nhất ở Đông Dương về phía nam vĩ tuyến 16.[30] Ngày 7 tháng 1 năm 1946, Pháp và Vương quốc Campuchia ký hiệp ước chấp thuận Vương quốc Campuchia là quốc gia tự trị, thành viên Liên hiệp Pháp. Một hiệp ước tương tự được ký với Vương quốc Lào ngày 27 tháng 8.[31].
Ngày 9 tháng 10, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theo ông là lực lượng gồm 40.000 quân Pháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia. Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Từ cuối tháng 9 năm 1945, các đoàn quân "Nam tiến" của Vệ quốc đoàn (quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) bắt đầu lên đường vào Nam chống Pháp[32]. Các tướng lĩnh quan trọng như Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn... được cấp tốc cử vào Nam. Trong hai tháng cuối năm 1945 và tháng 1 năm 1946, lực lượng Việt Minh tại các tỉnh Nam Bộ đã chiến đấu ngăn chặn làm chậm bước tiến của quân Pháp. Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, sau một thời gian, các lực lượng này đều phải rút ra những căn cứ đầm lầy và rừng núi, xây dựng chiến khu để bảo tồn lực lượng cho kháng chiến lâu dài.
Tháng 9 năm 1945, cựu hoàng Nguyễn Phúc Vĩnh San sau khi được De Gaulle đồng ý trở lại Việt Nam trên cương vị Hoàng đế, đưa ra đề xuất thẳng thừng đòi hỏi sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ), nền độc lập của đất nước thông qua thời gian, liên kết cần thiết và hữu cơ giữa Việt Nam, Campuchia và Lào. De Gaulle đã không đưa ra lời phản đối. Ngày 4 tháng 12 năm 1945, với mong muốn đất nước thống nhất và độc lập trong một thời gian ngắn, cựu hoàng Duy Tân đã có cuộc đàm phán với De Gaulle, mong muốn lá cờ Pháp và cờ ba màu và ba thanh đại diện ba kỳ sẽ bay ở Việt Nam. Ngày 24 tháng 12, máy bay chở Duy Tân gặp nạn tại Trung Phi, những người đi trên máy bay đều thiệt mạng. Ngay sau vụ tai nạn, De Gaulle nói với Palewski: "Đó là sự thật, nó cho thấy Pháp không có cơ hội.". Sự kiện này làm nhiều người trong chính giới Pháp cho rằng cần đối thoại với các lực lượng chính trị bản xứ, bao gồm cả Việt Minh. Trước đó ngày 10 tháng 8, Pháp đã gửi thông điệp đề xuất giải pháp một Cao ủy Pháp bổ nhiệm Bộ trưởng được chấp nhận bởi quốc hội Việt Nam và độc lập "được trao cho đất nước này trong tối thiểu năm năm và tối đa là mười năm" và ngày 15 tháng 8 Pháp tuyên bố đàm phán với Việt Minh sẽ chỉ khúc dạo đầu "để tham khảo ý kiến rộng rãi của tất cả các bên Đông Dương" và rằng nó sẽ tiến tới một bản Hiến pháp mới sẽ làm rõ "nhiều khả năng để đáp ứng nguyện vọng của các dân tộc Đông Dương trong sự độc lập trong Liên hiệp Pháp".[20]
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại[34]. Các đảng này cho là trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được[35]. Mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi.[36] Theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng[36]. Tuy nhiên, lá phiếu không bí mật[37] và theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim[38] thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.[39]
Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử.[40]
Trong thời gian hoạt động, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục...[41] Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản"[42]
Trong khi đó Pháp ký Hiệp ước Hoa-Pháp thỏa thuận với Trung Hoa ngày 28 Tháng Hai, 1946 để Quân đội Trung Hoa rút khỏi phía bắc vĩ tuyến 16 nhường chỗ cho Pháp đại diện phe Đồng Minh giải giới Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Trước đó, ngày 26 tháng Giêng đại diện Pháp và Trung Hoa dân quốc thảo luận, Trung Hoa dân quốc muốn loại bỏ chính phủ cộng sản, thiết lập chính quyền dân tộc thân Trung Quốc ở Hà Nội và đàm phán với Pháp, cùng chống Việt Minh. Nhưng phía Pháp đã bác bỏ, chủ trương đàm phán với Việt Minh. Pháp tuyên bố có thể là một sự độc lập trong Liên bang Đông Dương và trong Liên hiệp Pháp[cần dẫn nguồn].
Đảng Cộng sản Đông Dương (khi đó lui vào hoạt động bí mật), Thường vụ TW ngày 3 tháng 3 năm 1946 tuyên bố thì nếu Pháp cho Đông Dương tự trị thì kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì hòa để phá tan âm mưu của "bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn lại". Ngày 24 tháng 3 (sau khi Hiệp định được ký) chỉ thị của Đảng Cộng sản cho thấy mục đích ký Hiệp định này để tránh tình thế bất lợi "phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động (thực dân Pháp, Tàu trắng, bọn phản cách mạng trong nước)"[43], tập trung đối phó với người Pháp và "các đảng phái phản động"[43]. Để tránh mũi nhọn của 2 kẻ thù có thể đồng thời tấn công, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp tiến ra Bắc để nhanh chóng loại bỏ nguy cơ của 20 vạn quân Tưởng.
Ngày 16 tháng 2, Jean Sainteny gặp Hồ chí Minh và thỏa thuận cụm từ "tự trị" sau đó được chấp nhận bởi chính phủ Pháp. Tuy nhiên đến Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba, sử dụng cụm từ "tự do" thay cho cụm từ "độc lập" hay "tự trị". Việt Minh muốn Pháp phải thừa nhận Việt Nam đã có một chính phủ, quốc hội, quân đội để đi đến một nền độc lập thực sự, trong khi phái Pháp có sự chia rẽ. Đối với những người tin tìm thấy những lợi ích của Pháp - là sự độc lập của Việt Nam sẽ được giới hạn bởi các liên kết của nó với các nước Đông Dương khác. Lúc này khởi đầu Chiến tranh Lạnh, Marius Moute muốn Nam Kỳ tách ra khỏi ảnh hưởng của Việt Nam thống nhất dưới sự điều khiển của Việt Minh, lập một chế độ ở Sài Gòn và sau đó, sẽ một cuộc họp sơ bộ của các quốc gia ở Đông Dương được tổ chức mà không có sự hiện diện của chính phủ Việt Nam tại Hà Nội.
Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:
Đó là những điều kiện mà quân đội Pháp đồng ý để lấy lại một chỗ đứng tại Bắc Kỳ. Trong tên của "đoàn kết dân tộc", cần thiết, theo ông (Hồ Chí Minh), cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, Việt Minh dựa trên liên minh công nhân và nông dân với giai cấp tư sản và địa chủ, nhưng bây giờ họ từ bỏ sự độc lập. Sainteny đã không đồng ý ký một tài liệu cần tìm thuật ngữ này, ông chỉ đồng ý rằng những từ "Nhà nước tự do" được thực hiện ở đó. Đổi lại, Hồ Chí Minh đồng ý rằng "Nhà nước tự do" của ông là chịu hai tầng "xiềng xích" của Liên Bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Cuối cùng và quan trọng nhất, ông hoan nghênh "thân thiện" trong quân đội Bắc Kỳ- Pháp, trong đó có đến được trong Trung Kỳ.[19]
Việt Nam nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ.
Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet.[49] Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet lúc nửa đêm ngày 14 tháng 9 năm 1946 để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt - Pháp (Modus vivendi).[46]
Trong bản Tạm ước này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc Đông Dương làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của Liên bang Đông Dương, cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do Việt Nam chỉ định và Chính phủ Pháp công nhận được uỷ nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thoả thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ sớm tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947) để tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát.[50][51] Tạm ước này sẽ được thi hành bắt đầu từ ngày 30 tháng 10, 1946.[46]
Trong khi đó, ngày 6 tháng 8, Cao ủy Pháp đã tổ chức một hội nghị tại Đà Lạt để nghiên cứu tình hình Liên bang Đông Dương trong Liên hiệp Pháp với đại diện của Campuchia, Lào, Nam Kỳ và Nam Trung Bộ. Ngày 14 tháng 8, các bên tham gia Hội nghị khuyến nghị thành lập một Quốc hội liên bang của các nhà nước.[31]
Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên khẳng định nền độc lập ngày 8 tháng 11. Mặc dù vậy, ngày 20 tháng 2 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thư - thông qua Lãnh sự Anh - đến Tổng thống Pháp kêu gọi hòa bình. Ông viết "...chúng tôi muốn được thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp; chúng tôi muốn, một nền hòa bình đích thực sẽ làm vinh danh cho cả Pháp và Việt Nam".[52]
Trong lúc đó, Võ Nguyên Giáp vội vã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái đối lập như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, những người Trotskist, lực lượng chính trị Công giáo... Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các sỹ quan Nhật Bản trốn tại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp cho chiến dịch này.[54]
Sau sự kiện Hải Phòng, kế hoạch phòng thủ Hà Nội bắt đầu được chuẩn bị để chính phủ Việt Nam có thời gian sơ tán về các vùng núi lân cận. Một số ít lực lượng chính phủ đóng tại Bắc Bộ phủ và một doanh trại gần đó. Còn phần lớn lực lượng quân sự của Việt Nam trong vùng đóng tại ngoại ô của thủ đô. Bù lại, trong nội thành có gần 10.000 du kích và tự vệ. Bao gồm những thanh niên đầy nhiệt tình ủng hộ cách mạng, các lực lượng này được trang bị chủ yếu bằng vũ khí tự tạo. Đối địch với họ là vài nghìn lính Lê dương Pháp, chủ yếu đóng trong Thành Hà Nội, phần còn lại đóng xen kẽ tại 45 điểm trong thành phố như Phủ Toàn quyền, ga Hà Nội, nhà băng Đông Dương, nhà thương Đồn Thủy, cầu Long Biên, và sân bay Gia Lâm.
Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần ra các địa điểm đã được chuẩn bị trước ở bên ngoài thành phố. Trong thành phố, quân dân Hà Nội bắt đầu xây dựng các chiến lũy phòng thủ trên đường phố, quân Pháp cũng củng cố các vị trí phòng thủ của mình. Ngày 6 tháng 12, Hồ Chí Minh kêu gọi Pháp rút về các vị trí họ đã giữ từ trước ngày 20 tháng 11, nhưng ông không nhận được phản hồi. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp vào hôm sau, Hồ Chủ tịch khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam hy vọng tránh được chiến tranh - cái sẽ gây đau khổ lớn cho cả hai nước. "Nhưng nếu chúng tôi phải đối mặt với chiến tranh", ông nói, "chúng tôi sẽ chiến đấu chứ không từ bỏ quyền tự do của mình".
Ngày 12 tháng 12, Léon Brum, thủ tướng mới của Pháp tuyên bố ý định giải quyết xung đột ở Đông Dương theo cách sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh đưa Sainteny một bức thông điệp gửi Brum với các gợi ý cụ thể về cách giải quyết xung đột. Sainteny đánh điện bức thông điệp vào Sài Gòn, yêu cầu chuyển tiếp tới Paris.
Trong khi chính phủ Pháp đang do dự về yêu cầu của Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu về việc tăng quân và lập tức hành động quân sự chống lại người Việt, Valluy, người có chung quyết tâm với d'Argenlieu về việc giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương, đã quyết định rằng cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo xung đột và đưa Paris vào sự đã rồi. Ngày 16 tháng 12, ông lệnh cho tướng Morlière phá các chướng ngại vật mà Việt Minh dựng trong thành phố. Khi bức điện của Hồ Chí Minh gửi Brum vào đến Sài Gòn, Vallue viết thêm bình luận của mình, cảnh báo rằng sẽ nguy hiểm nếu trì hoãn các hành động quân sự cho đến năm sau. Đến ngày 19, bức điện mới đến Paris, khi đó đã quá muộn.
Ngày 17 tháng 12, quân Pháp với xe tăng yểm trợ vào các đường phố Hà Nội để phá các công sự mà Việt Minh dựng trong những ngày trước đó, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Hà Nội), rồi dàn quân ra chốt giữ từ cổng thành Hà Nội đến tận cầu Long Biên và bao vây gây sức ép đồn Công an quận 2 của Hà Nội. Người Việt không phản ứng. Hôm sau, Pháp ra một tối hậu thư đòi chấm dứt dựng chướng ngại vật trên phố. Chiều hôm đó, Pháp ra tối hậu thư thứ hai tuyên bố rằng từ ngày 20, quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau (ngày 19 tháng 12), Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố.
Đối với người Việt, tình hình không khác với sự kiện Hải Phòng hồi tháng trước, khi Đại tá Dèbes cũng đã ra các lệnh tương tự trước khi bắn phá thành phố. Sáng ngày 18 tháng 12, Hồ Chủ tịch ra lệnh chuẩn bị cho các cuộc tấn công quân Pháp vào hôm sau. Đồng thời, sợ rằng bức điện gửi Thủ tướng Brum có thể chưa đến nơi, ông gửi một bức điện thẳng tới Paris. Sáng 19, để thể hiện thiện chí và cố gắng cứu vãn hòa bình, Hồ Chủ tịch viết một bức thư ngắn và cử cố vấn ngoại giao Hoàng Minh Giám tới gặp Sainteny để đàm phán "tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại". Sau khi được tin Sainteny từ chối gặp Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương Ðảng mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Nội, và tuyên bố rằng trong tình hình hiện tại, không thể nhân nhượng thêm được nữa. Hội nghị duyệt lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Hồ Chủ tịch đã viết, thông qua văn kiện "Toàn dân kháng chiến" do Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo. Thời điểm bắt đầu nổ súng được quyết định là 8 giờ tối cùng ngày. Chiến tranh Đông Dương bắt đầu.
Leclerc, người tham gia Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba, cũng đã điều tra sự cố dẫn đến xung đột tại miền Bắc Việt Nam và việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố kháng chiến khiến các giải pháp chính trị thất bại. Ngày 27 tháng Giêng năm 1947, tuyên bố của chính phủ Pháp về "Chi tiết các mục tiêu theo đuổi của Pháp ở Đông Dương" có nêu "để đạt được càng sớm càng tốt với các đại diện đủ điều kiện của người An Nam một thỏa thuận phù hợp với nguyện vọng chính đáng trong Liên hiệp Pháp (...) trên cơ sở độc lập của đất nước cùng với việc duy trì lợi ích của Pháp và sự hiện diện của (các) căn cứ chiến lược của lực lượng Pháp. Một hỗ trợ lớn và ngay lập tức phải nhằm củng cố chính quyền của Nam Kỳ, nhưng "phần nào đủ điều kiện" để không đóng cánh cửa đàm phán với Việt Minh." [61]
Vì nhu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến nên ngay từ 1946, tại các mật khu, quân kháng chiến Việt Nam đã cho thiết lập những xưởng vũ khí thô sơ, sửa chữa hoặc chế tạo một ít bộ phận nhỏ của súng lục và súng trường, có khi cả loại trung - đại liên, đồng thời chế tạo lựu đạn nội hóa.
Quân kháng chiến Việt Nam vẫn trong tình trạng thô sơ, họ áp dụng chiến thật tiêu thổ kháng chiến, phá hết nhà cửa, phố xá ở thành thị; còn tại trôn quê thì tre vót nhọn được cắm tua tủa khắp các bãi đất trống để ngăn cản Pháp nhảy dù. Ủy ban Hành chính Kháng chiến các xã, quận góp tiền mua ít nhất là một khẩu súng để tự vệ. Với thông cáo này, xã nào cũng đua nhau quyên góp tiền trong dân chúng để gửi đi. Nhưng nguồn cung hầu như không có, nên du kích mỗi xã chỉ có được một khẩu súng Mousqueton đã rỉ sét với 5 viên đạn, mà có khi cả 5 viên đều bắn không nổ vì đạn đã để quá lâu.
Ở ngoài mặt trận, gậy tầm vông vót nhọn và dao găm là vũ khí chính, mãi đến năm 1951 - 1952, gậy tầm vông vẫn là một thứ vũ khí lợi hại trong tay Việt Minh, không một cuộc phục kích ban đêm nào thành công mà không có một số binh sĩ Pháp chết vì bị gậy tầm vông đâm xuyên, còn lựu đạn dùng để tấn kích đồn, ném qua lỗ châu mai, hoặc vứt xuống hầm quân Pháp trú ẩn. Nhờ thu được chiến lợi phẩm nên các cấp chỉ huy từ Đại đội trưởng trở lên mới có súng lục mang bên hông, còn ở hậu phương, những cán bộ được mang súng lục phải là cao cấp, cấp tỉnh hoặc cấp khu. Chiến tranh khi đó mang một hình thức thô sơ, vừa du kích, vừa cổ điển đối với phía Việt Minh.
Sau Chiến dịch biên giới năm 1950, biên giới Việt Nam - Trung Quốc được khai thông. Việt Nam bắt đầu nhận được viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng từ Trung Quốc, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Từ 1953-1954, một phần được Trung Quốc, Liên Xô viện trợ, phần khác nhờ tịch thu được vũ khí của Pháp nên gậy tầm vông vót nhọn biến mất, mã tấu dao găm chỉ để dân quân du kích địa phương dùng, còn bộ đội chính quy được võ trang đầy đủ. Tuy vậy cho đến hết chiến tranh thì Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn đơn thuần là bộ binh hạng nhẹ, chưa có các binh chủng hiện đại hơn như xe thiết giáp và không quân, đạn dược cho pháo binh cũng khá thiếu thốn (trong trận Điện Biên Phủ, phải có Tổng tư lệnh phê duyệt thì pháo binh mới được bắn chi viện 5 viên đạn pháo 105mm trở lên). Đến năm 1954, Việt Minh đã bắt đầu có đội xe vận tải dù số lượng còn ít (chiến dịch Điện Biên Phủ đã huy động được 628 xe vận tải, còn lại phải dùng dân công và xe đạp thồ).[63]
Về phía Pháp, có đầy đủ cơ giới: có hàng không mẫu hạm, tàu chiến, máy bay ném bom, có xe tăng thiết giáp, đại bác 105-155 ly do Hoa Kỳ viện trợ. Bộ binh trang bị đầy đủ các loại vũ khí như súng trường M-36, súng FM, súng trung liên Bar, tiểu liên Thompson, súng cối 60-120 ly, súng đại liên 12,7 ly, pháo liên thanh 20 ly v.v... Ngoài 3.600 tỷ Frăng chiến phí tự chi trả, Pháp còn được Hoa Kỳ viện trợ khoảng 3 tỷ USD vũ khí các loại (trong trận Điện Biên Phủ, Pháp có thể thả dù 4.500 lính trong vòng 2 ngày, bắn 110 ngàn viên đạn pháo 105mm trở lên và ném trên 5.000 tấn bom). Nhờ cơ giới và vũ khí tối tân, dồi dào hơn, nên trong giai đoạn 1946-1950, trên khắp các chiến trường từ Nam chí Bắc, Pháp nắm thế chủ động, còn Việt Minh vẫn áp dụng chiến thuật du kích, chưa thể tiến tới chỗ “dùng nông thôn bao vây thành thị”.
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, các lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nổ súng chống Pháp tại nhiều khu vực thành thị trên cả nước: Hà Nội, Nam Ðịnh, đường số 5, Vinh, Huế, Đà Nẵng... hoàn thành nhiệm vụ bao vây kìm chân và tiêu diệt quân Pháp, tạo thời gian cần thiết để quân chủ lực tản về các căn cứ ở nông thôn và để các cơ quan, công xưởng di chuyển lên vùng chiến khu.
Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại Hà Nội. Tại đây, quân Pháp phải chiến đấu giành giật từng con phố và phải chịu thương vong lớn, khoảng 100 lính Pháp được coi là bị giết, 45 công dân Châu Âu thiệt mạng, 200 người mất tích[64] Trong một hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khó khăn và chênh lệch về vũ khí, sau 57 ngày đêm chiến đấu ngoan cường trong lòng thành phố, đến đêm 17 tháng 2 năm 1947 Trung đoàn Thủ Đô mới rút ra khỏi nội thành.[65] Đa số nhân dân Hà Nội và vùng ven cũng đã bỏ thành phố vượt sông Hồng tản cư lên phía Bắc, tạo thế "vườn không nhà trống".
Nhưng tất cả đều không đem lại kết quả gì, người Pháp muốn có phản ứng quân sự mạnh trước khi tính đến chuyện đàm phán. Emile Bollaert, Cao ủy Pháp mới được bổ nhiệm từ tháng 3 năm 1947, được tướng Leclerc khuyên "đàm phán bằng mọi giá". Những người thân cận ông như Pierre Messmer và Paul Mus cũng thiên về chiều hướng đối thoại. Nhưng đã có hơn 1.000 binh sĩ Pháp chết hoặc mất tích, và cộng đồng người Pháp ở Đông Dương phản đối kịch liệt việc thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước mà họ chỉ gọi bằng cái tên Việt Minh, tổ chức nắm đa số trong chính phủ.
Ngày 23 tháng 4, qua Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch lại gửi thông điệp tới Bollaert đề nghị ngừng bắn lập tức và đàm phán. Tự tin vào ưu thế quân sự, Bollaert đáp lại bằng một loạt các điều kiện đòi quân đội Việt Nam hạ vũ khí trước khi khôi phục hòa bình. Hồ Chí Minh từ chối thẳng các yêu cầu này khi Paul Mus đến chiến khu Việt Bắc gặp ông để truyền đạt thông điệp trên.
Hoàn thành việc đánh rộng ra vùng đồng bằng, Pháp quyết định tiến công lên Việt Bắc để sớm kết thúc chiến tranh. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, cuộc hành quân Léa tấn công vào chiến khu Việt Bắc bắt đầu. Quân Pháp tiến nhanh nhưng đã không định vị được những nơi đóng các cơ quan đầu não của đối phương. Lực lượng vũ trang của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhanh chóng được phân tán, sử dụng du kích vận động chiến, bất thần phục kích, đánh tiêu hao quân Pháp ở những khu vực hiểm yếu. Pháp không đạt được mục đích tiêu diệt căn cứ Việt Bắc, nhưng cũng đã cắt được đường số 4 và kiểm soát biên giới Việt Trung, cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thế giới bên ngoài.
Cuộc chiến tranh du kích tại đồng bằng gây khó khăn lớn cho Pháp. Ở mọi nơi, bộ đội Việt Nam vẫn tự do đi lại, tuyển quân, thu thuế. Có những hội tề (chính quyền làng xã thân Pháp) được lập ra để che mắt Pháp nhưng hành động theo Việt Nam. Dân chúng gánh thóc gạo từ vùng do Pháp chiếm đóng đi đóng thuế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các đội du kích được thành lập khắp các vùng bị chiếm quấy rối quân Pháp, Pháp phải để phần lớn quân chủ lực giữ đồng bằng Bắc Bộ. Mặc dù là vùng do Pháp kiểm soát, nhưng thực chất đồng bằng màu mỡ đông dân đó vẫn là nguồn cung cấp nhân lực, hàng hóa và lương thực lớn nhất cho Việt Nam.
Thắng lợi duy nhất của Pháp trong mùa hè này là về chính trị, khi tướng Nguyễn Bình - Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam tại Nam Bộ ra sách lược: Tổ chức lại lực lượng vũ trang các giáo phái để biên chế chính quy thành Vệ quốc đoàn. Trong năm 1947, sau những xung đột quân sự với Việt Minh và nhất là sau khi giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích (Hòa Hảo cho rằng Việt Minh thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ) cả hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo đều chấm dứt hợp tác với Việt Minh để tạm thời hợp tác với Pháp chống Việt Minh. Năm 1948, một phần lực lượng Bình Xuyên cũng hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh.
Lực lượng vũ trang và du kích đồng bằng sông Hồng tổ chức các trận chiến quấy rối quân Pháp. Cuối chiến tranh, quân địa phương và du kích cầm giữ phần lớn quân Pháp trong vùng đồng bằng. Mỗi chuyến hàng của Pháp từ Hải Phòng về Hà Nội phải tụ thành đoàn lớn, nhiều xe tăng và lính bảo vệ mới đi thoát. Các đường bộ bị đào bới ngăn cản xe cơ giới, đường sắt bóc hết gang thép làm vũ khí.
Tại miền Trung Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát từ Hội An đến Mũi Đại Lãnh, gần như ngăn đôi đất nước. Ở miền Nam, quân Pháp ở tình thế tốt hơn do lực lượng chính trị và quân sự ở đây ở xa và liên lạc rất khó khăn với chủ lực ở miền Bắc. Lực lượng của tướng Nguyễn Bình bị đẩy về các chiến khu trong vùng ngập mặn và rừng núi, họ còn gặp sự chống đối của các giáo phái người Việt như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Năm 1948, quân Pháp tổ chức cuộc hành quân Véga nhằm phá hủy cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ và nhiều cuộc hành quân khác vào Đồng Tháp Mười nhưng đều thất bại.
Theo sử gia William Duiker, đây là việc né tránh vấn đề điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh. Thực chất mục đích của Pháp là tìm cách xây dựng một chính quyền bản xứ người Việt để làm đối trọng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và để thuyết phục Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự để Pháp có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương[68], bởi trong hiệp ước không có quy định rõ ràng nào về nghĩa của chữ "độc lập" cũng như quyền hạn của Quốc gia Việt Nam, cũng không nói rõ việc thành lập Quốc gia này có thể ảnh hưởng gì đến cuộc chiến Việt – Pháp hiện vẫn tiếp diễn.[69]
Ngày 7 tháng 12 năm 1947, Bảo Đại và Pháp ký Hiệp định vịnh Hạ Long, trong đó Pháp cam kết mập mờ về nền độc lập dân tộc của Việt Nam. Những chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp và Ngô Đình Diệm đã chỉ trích hiệp định này là kém quá xa so với một nền độc lập thực sự. Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại và Bollaert ký Hiệp định Vịnh Hạ Long thứ hai, Pháp long trọng công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, chính phủ Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát quan hệ ngoại giao và quốc phòng, đồng thời trì hoãn việc chuyển các giao chức năng khác của chính quyền sang những cuộc đàm phán trong tương lai.[52]
Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam địa vị quốc gia độc lập hội viên trong trong khối Liên hiệp Pháp[52], đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam non trẻ rất yếu ớt do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền hành cao nhất ở Đông Dương trên thực tế là Cao ủy Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập nhưng được huấn luyện kém và không có sĩ quan chỉ huy cấp cao người Việt[70]. Theo hiệp ước giữa Quốc gia Việt Nam và Pháp, một số đơn vị của Pháp được chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam. Ban đầu các đơn vị này vẫn do các sĩ quan Pháp chỉ huy nhưng sẽ được thay thế dần bằng các sĩ quan người Việt tốt nghiệp các cơ sở đào tạo sĩ quan do Quốc gia Việt Nam thành lập với sự trợ giúp về mọi mặt huấn luyện đào tạo quân sự của Pháp và Mỹ[71][72]. Ngoài ra các trung tâm và các trường huấn luyện của Mỹ bắt đầu chọn, đưa người từ Việt Nam sang học ở Mỹ.[71]
Ngày 19 tháng 7 năm 1949, Vương quốc Lào giành được độc lập trong Liên hiệp Pháp (nhưng hạn chế)[73], Hiến pháp năm 1947 được sửa đổi. Hiệp ước tiếp theo ký ngày 22 tháng 10 năm 1953. Ngày 8 tháng 11 năm 1949, Vương quốc Campuchia giành độc lập (hạn chế) trong Liên hiệp Pháp[52][74]. Đến ngày 9 tháng 11 năm 1953. Campuchia mới được Pháp công nhận độc lập toàn diện.
Sau đó, chịu sức ép của Mỹ và để xoa dịu mâu thuẫn[cần dẫn nguồn], Pháp dần cho ký những hiệp ước trao cho Quốc gia Việt Nam các quyền tự trị về quân sự, tài chính, thuế quan, xuất nhập cảnh...[67] Các cơ quan chức năng do Pháp nắm giữ được chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam trong những năm sau đó.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên 2 vấn đề quan trọng nhất là nguồn cung tài chính và quyền chỉ huy quân đội thì vẫn do Pháp nắm giữ.
Kỳ thực Pháp coi giải pháp Bảo Đại chỉ là do tình thế thúc ép, họ không tin tưởng và tôn trọng chính phủ này. Năm 1949, Tổng tham mưu trưởng lục quân Pháp, đại tướng Revers sau chuyến khảo sát tình hình Đông Dương đã có bản tường trình mật trong đó viết: "Vấn đề điều đình với Việt Nam thì tìm những người quốc gia chống cộng để điều đình. Giải pháp Bảo đại chỉ là một giải pháp thí nghiệm, nhưng chế độ Bảo Đại là một chế độ ung thối với sự tham nhũng, buôn lậu đồng bạc, buôn lậu giấy phép nhập cảng, những khu chứa cờ bạc đĩ điếm..." (Trung tâm du hí Đại thế Giới ở Chợ Lớn được chính phủ Bảo Đại cho phép công khai sòng bạc và chứa mại dâm để kiếm chác). Bản tường trình sau đó bị lộ khiến chính phủ Pháp "muối mặt", và Revers bị cho về hưu non sau khi ra khai trình tại Hội đồng tối cao quân lực. bản thân Bảo Đại cũng nhận xét rằng: "Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp."[75]
Khi trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo (Trung Hoa Dân Quốc) ngày 3/4/1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời câu hỏi về hiệp định Elysée như sau: "Đối với dân Việt Nam, đó chỉ là một tờ giấy lộn. Thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy chẳng lừa bịp được ai. Ngay nhân dân Pháp và dư luận thế giới cũng đã hiểu rõ và tố cáo điều đó. Lúc nào quân đội thực dân Pháp hoàn toàn rút khỏi đất nước Việt Nam, thì mới có thống nhất và độc lập."[76][77]. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: "Với việc mở đường cho chủ nghĩa thực dân mới vào Việt Nam, De Lattre đã mang đến cho ta một hiểm hoạ lâu dài"[78].
Sau chiến dịch Việt Bắc, Việt Minh dần dần tổ chức lại bộ máy và lực lượng, bắt đầu tổ chức những trận đánh qui mô chống lại Pháp. Trong năm 1950, các lực lượng vũ trang của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được hoàn chỉnh về biên chế, thống nhất với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Về phía Pháp, chiến tranh đã vào thế sa lầy tuy họ đã dùng đến 40-45% ngân sách quân sự và 10% ngân sách quốc gia. Với sự nổ ra của Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, Mỹ thay đổi thái độ về Chiến tranh Đông Dương, coi Triều Tiên và Việt Nam là hai chiến trường phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc chiến của phương Tây chống lại chủ nghĩa cộng sản, tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố sẽ viện trợ quân sự trực tiếp cho các nỗ lực của Pháp tại Đông Dương[79].
Để lấy lại thế chủ động, Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự đường số 4, khoá biên giới Việt-Trung: cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài, thiết lập hành lang Đông-Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc bộ, chuẩn bị lực lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 để tiêu diệt đầu não Việt Minh.
Về phía Việt Minh, Bộ chỉ huy Việt Minh nhận định đúng ý đồ của Pháp nên nhanh chóng vạch kế hoạch chủ động tấn công để mở cửa biên giới, khai thông bàn đạp để nhận viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa. Theo chủ trương này, đầu tháng 7 năm 1950, Bộ Tổng tư lệnh Việt Minh quyết định chọn hướng chiến dịch là Cao Bằng – Lạng Sơn.
Chiến dịch Biên giới bắt đầu ngày 16 tháng 9 năm 1950, diễn ra trong ba đợt. Đợt 1, ngày 16 tháng 9, Việt Minh tiến hành đánh công kiên quy mô tương đối lớn, có hiệp đồng giữa các binh chủng tấn công cứ điểm Đông Khê nhằm cô lập Cao Bằng, và đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ dù quân Pháp đã huy động cả không quân yểm trợ. Sự kiện này làm mất một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ đường số 4 của Pháp. Sang đợt hai, quân Pháp quyết định rút khỏi Cao Bằng, đồng thời thực hiện cuộc "hành quân kép", gửi tiếp viện từ Lạng Sơn qua Thất Khê nhằm tái chiếm Đông Khê. Việt Minh đã bố trí thế trận phục kích, bao vây sau đó lần lượt tiêu diệt cả hai cánh quân Pháp từ Thất Khê lên lẫn từ Cao Bằng rút về. Qua đợt ba, Việt Minh tiến hành truy kích quân Pháp rút chạy đồng thời liên tục quấy rối, không cho họ chuyển quân tiếp viện cho mặt trận Cao-Bắc-Lạng. Dưới sự uy hiếp của quân Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn... Đến ngày 17 tháng 10, Việt Minh chủ động kết thúc chiến dịch.
Thắng lợi của Việt Minh trong chiến dịch này đã làm phá sản chiến lược quân sự chính trị của Pháp, phá được thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông một đoạn biên giới dài, nối Việt Bắc với các đồng minh lớn thành một dải liên tục đến tận châu Âu, mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Vành đai đồn bốt bao vây Việt Bắc đã bị phá hủy hoàn toàn. Đồng thời chiến dịch này đã gây nên không khí chủ bại và hoảng sợ tại Hà Nội. Bộ chỉ huy Pháp được cải tổ, dẫn đến việc tướng Jean de Lattre de Tassigny lên nắm quyền chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Kể từ đây Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chuyển sang thế chủ động tấn công. Cũng từ năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu nhận được viện trợ từ các nước Xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh Pháp được Mỹ giúp sức muốn nhanh chóng giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh còn thế và lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa thực sự lớn mạnh, viện trợ này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Từ cuối năm 1950, Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu thực hiện các trận chiến quy mô lớn theo kiểu kinh điển. Nhưng họ đã phải chịu thiệt hại lớn, các chiến dịch Trung du, Đường 18 và Hà Nam Ninh bị thất bại trước quân Pháp do tướng Jean de Lattre de Tassigny chỉ huy. Chiến dịch Hòa Bình mà de Lattre mở vào tháng 11 năm 1951 đã trở thành "cối xay thịt" đối với cả hai bên. Khi trận đánh kết thúc vào tháng 2 năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam chịu thương vong không nhỏ, nhưng họ đã học được cách đối phó với chiến thuật và vũ khí của Pháp, và họ đã thâm nhập được sâu hơn vào trong vòng cung phòng thủ của Pháp.
Cuối năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở Chiến dịch tiến công Tây Bắc giải phóng thị xã và hầu hết Sơn La cùng các khu vực Nghĩa Lộ, Yên Bái (2 huyện), Lai Châu (4 huyện). Cuộc tấn công vào Phú Thọ để cứu vãn tình thế của Salan thất bại. Salan liền cho củng cố Nà Sản, xây dựng vị trí này như một "con nhím" xù lông để chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ở miền Trung, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng. Vùng kiểm soát của Pháp ở Tây Nguyên đã bị thu hẹp lại chỉ còn vài vùng ven biển hẹp ở quanh Huế, Đà Nẵng, và Nha Trang. Những khu vực duy nhất mà Pháp còn có thể thành công là Nam Kỳ và Campuchia.
Mùa xuân năm 1953, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức một lực lượng lớn tiến công quân Pháp ở Lào, với sự hỗ trợ của Quân đội Chính phủ Souphanouvong. Do hậu cần quá xa nên Quân đội Nhân dân Việt Nam không tiến công quân Pháp ở Cánh đồng Chum. Đây được coi là thành công lớn của Pháp.
Ở các vùng khác, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công phối hợp đồng bộ từ Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Bộ, buộc Pháp phân tán xé lẻ khối quân cơ động. Việt Minh tiến đánh Tây Bắc, Pháp không còn lực lượng cơ động để ứng cứu, hình thành Chiến cục đông-xuân 1953-1954.
Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Hirondelle ("Con én") vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị nhằm phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Lạng Sơn, quân Pháp lùng sục các kho tàng rồi vội vã rút chạy. Sau đó truyền thông Pháp loan tin quân đội đã diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ trong khu tam giác là mối đe dọa trên quốc lộ số 1.
Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, ngày 9 tháng 8 năm 1953 Pháp rút quân ra khỏi Nà Sản bằng không vận. Trước đây, năm 1952, Pháp đặt cứ điểm Na Sản để ngăn Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quân Pháp ở Lào.[80]
Ngày 15 tháng 10 năm 1953, Navarre mở Cuộc hành quân Moutte vào Ninh Bình và Thanh Hóa hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường chính. Mục đích chính lại là phá các căn cứ hậu cần tiền duyên của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc tiến công 1953-1954 được cho là sẽ diễn ra ở đồng bằng. Nhưng thực sự trong kế hoạch Quân đội Nhân dân Việt Nam được đề ra hồi tháng 9, đồng bằng Bắc Bộ chỉ là chiến trường phối hợp. Cuộc hành quân Moutte diễn ra là sự suy đoán sai của Navarre cùng sự xuất sắc của bộ đội mật mã Việt Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1953 Quân đội nhân dân Việt Nam tiến quân sang Lào. Chính phủ Vương quốc Lào lên án "Việt Minh xâm lược".[81]
Tháng 11 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ - Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào. Navarre xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị tiêu diệt bởi pháo binh và hỏa lực không quân vượt trội của Pháp. Navarre đã chọn Điện Biên Phủ - vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 dặm đường không, với sự chi viện của khoảng 400 máy bay. Quân Pháp sau những trận đánh nống thất bại đã nhường các điểm cao xung quanh cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, Navarre cho rằng khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam không đủ khả năng đưa pháo lên Điện Biên Phủ nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các điểm cao. Điện Biên Phủ được Navarre xem như là một "cái nhọt tụ độc", hút hết phần lớn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ.
Khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở Nam Bộ. Trong cuộc họp tháng 11 năm 1953 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các chỉ huy quân sự quyết định mở Chiến cục đông-xuân 1953-1954 để xé lẻ khối quân chủ lực của Pháp đang co cụm đồng bằng Bắc Bộ. Các vị trí tiến công được xác định ở Lai Châu, Trung-Hạ Lào và Tây Nguyên. Ý tưởng tuyến đường chiến lược xuyên Lào sẽ được thực hiện một phần trong tương lai thông qua con đường mòn Hồ Chí Minh.
Để đối phó, Navarre tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nó trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" trong con mắt phương Tây. Nhưng Navarre không hề biết rằng bản thân đã rơi vào một cái "bẫy" của Võ Nguyên Giáp khi "đặt bẫy" đối thủ của mình. Việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở đã hút đi của Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định vào "bẫy", và đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn với một số lượng lớn pháo xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù cơ số đạn hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; phần Trung Quốc viện trợ rất hạn chế do nước này tham chiến tại Triều Tiên). Những cuộc tiến công trên toàn Đông Dương không cho Pháp tập hợp một đội quân cơ động ứng cứu. Những đơn vị phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Liên Xô về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 khi quân Pháp đầu hàng. Ở Washington đã có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự, nhưng tổng thống Eisenhower đã quyết định loại bỏ khả năng này do chính quyền Anh sẽ không ủng hộ.
Cục diện chiến trường Đông Dương, tại thời điểm trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát khoảng 2/3 lãnh thổ Việt Nam, nhưng chủ yếu là các vùng nông thôn và rừng núi, một số thị xã nhỏ, chưa kiểm soát được các thành phố lớn, Pháp kiểm soát một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn đông dân cư, một số tỉnh đồng bằng nằm trong vùng tranh chấp. Việt Minh kiểm soát gần như toàn bộ miền Bắc Việt Nam nhưng tại miền Nam Việt Nam, quân đội Quốc gia Việt Nam và quân đội Pháp chiếm ưu thế, quân đội riêng của các giáo phái tự trị cũng khá mạnh nên Việt Minh chỉ kiểm soát được một số vùng tại Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 18.000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày 8 tháng 5, hội nghị Geneva bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
Năm 1949 ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã giành được quyền lực trên toàn đại lục. Ngay sau tuyên bố trên, ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô, CHDCND Triều Tiên, Nam Tư và các nước Đông Âu cũng lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau khi công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc bắt đầu viện trợ quân sự cho nước này.
Trong Chiến tranh Đông Dương ngoài ô tô vận tải, pháo cao xạ, hỏa tiễn sáu nòng, tiểu liên K50 là của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, còn các vũ khí bộ binh, pháo 105 ly, 75 ly và lương thực là do Trung Quốc giúp đỡ. Số viện trợ nói trên chiếm khoảng 20% tổng số vật chất quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trên chiến trường Bắc Bộ trong thời gian này.[85]
Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tính chung, từ tháng 6-1950 đến tháng 6-1954, Việt Nam nhận được từ Liên Xô, Trung Quốc tổng cộng 21.517 tấn hàng các loại, trị giá 34 triệu rúp Nga (~34 triệu USD theo thời giá bấy giờ). Còn theo thống kê của Trung Quốc thì chưa tính phần của Liên Xô, riêng lượng lương thực và thực phẩm phụ Trung Quốc đã viện trợ Việt Nam hơn 140.000 tấn và hơn 26.000 tấn dầu, ngoài ra còn 155.000 khẩu súng các loại, 57,85 triệu viên đạn, 3.692 khẩu pháo và súng cối, hơn 1,08 triệu quả đạn pháo và đạn cối, hơn 840.000 quả lựu đạn, 1.231 ô tô, hơn 1,4 triệu bộ quân phục nữa. Như vậy là có sự khác biệt khá lớn giữa số liệu thống kê của Trung Quốc và của Việt Nam.[85]
Cuối tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật sang Bắc Kinh để bàn về vấn đề viện trợ, sau đó đi Moskva gặp gỡ Stalin và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đang ở thăm Liên Xô. Stalin và Mao Trạch Đông đã khẳng định: Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc. Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam. Từ đó, viện trợ của Trung Quốc đã một góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi cục diện chiến tranh ở Đông Dương. Archimedes Patti, một nhà quan sát Mỹ, trong hồi ký viết: Đến năm 1950, Mao đã ở trong thế có thể giúp đỡ ông Hồ qua đường biên giới phía Bắc Việt Nam. Ông Hồ không còn bị cô lập như trước, ông đã có rất nhiều đồng minh, trước hết là Trung Quốc và sau đó là Liên Xô, một sân bóng mới đã bắt đầu.
Ngay tháng 4 năm 1950, hai Trung đoàn của Đại đoàn 308 sang Mông Tự, Vân Nam, tiếp đó một Trung đoàn của Đại đoàn 312 sang Hoa Đồng, Quảng Tây nhận vũ khí. Để giải quyết đảm bảo hậu cần của bộ đội Việt Nam, ngày 6-8-1950, Tổng cục Hậu cần Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thành lập văn phòng ở Nam Ninh. Ngoài ra, còn có hai Tiểu đoàn công binh và trường sĩ quan lục quân sang học tập, huấn luyện tại Trung Quốc. Những đơn vị sang Trung Quốc ngoài việc trang bị lại vũ khí còn được huấn luyện thêm về chiến thuật, đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá, được bắn đạn thật nên tiến bộ rất nhanh.
Theo thống kê sơ bộ của Trung Quốc, từ tháng 4 đến tháng 9, Trung Quốc đã viện trợ 14.000 súng trường và súng lục, 1.700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60 khẩu pháo, 300 bazooka, cùng đạn dược, thuốc, quần áo và 2.800 tấn lương thực. Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 200 ô tô, hơn 10.000 thùng dầu, hơn 3.000 khẩu súng các loại, 2.400.000 viên đạn, hơn 100 khẩu pháo các loại, hơn 60.000 viên đạn pháo các loại và đạn hỏa tiễn, 1.700 tấn lương thực, ngoài ra còn một lượng lớn thuốc men, khí tài, thuốc nổ.[85].
Nhờ có sự giúp đỡ của Trung Quốc, trang bị vũ khí của quân đội được cải thiện đáng kể. Những năm qua, mỗi chiến sĩ chỉ mơ ước có một khẩu súng trong tay. Bây giờ không chỉ có súng mà đạn được cũng khá dồi dào. Sức mạnh hỏa lực của trung đoàn bộ binh ta đã hoàn toàn thay đổi so với trước. Tính đến tháng 6-1950, số cán bộ sang Trung Quốc học tập là 3.100 người (trong đó 650 cán bộ học bổ túc trung và sơ cấp, 1.200 học đào tạo, chỉ huy bộ binh sơ cấp, còn lại học về binh chủng như pháo binh, công binh...
Trong hai năm 1951-1952, viện trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa, trong đó có Trung Quốc được duy trì thường xuyên và tương đối đều đặn. Từ tháng 7-1952 đến tháng 1-1953, Trung đoàn 45, Trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc); Trung đoàn pháo cao xạ 367 thành lập ngày 1-4-1953, sau 6 tháng huấn luyện ở Tân Dương (Quảng Tây, Trung Quốc), cuối năm 1953 được điều tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Liên Xô giúp trang bị vũ khí, Trung Quốc đảm nhiệm về đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật, huấn luyện cho hai trung đoàn này.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã chi viện cho 3.600 viên đạn pháo 105 ly, đó là số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953, chiếm 18% tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch, sau đó còn chuyển thêm cho 7.400 viên đạn 105mm nhưng số đạn này không kịp đưa vào phục vụ chiến dịch. Trong những ngày cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc còn giúp thêm một tiểu đoàn DKZ 75mm và 12 pháo hỏa tiễn H6, kịp thời tham gia đợt tổng công kích cuối cùng diễn ra chiều ngày 6 tháng 5 năm 1954, phát huy tác dụng rất lớn.
Trong những năm 1949, 1950, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã viện trợ 2.634 tấn gạo. Tuy nhiên, từ năm 1951 trở đi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cố gắng huy động lương thực trong nước để giảm dần lượng gạo viện trợ. Vì vậy, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lương thực chủ yếu được huy động từ trong nước, gạo Trung Quốc chỉ có 1.700 tấn gạo, chiếm 6,52% tổng nhu cầu.
Ngoài trang bị vũ khí, giúp đỡ huấn luyện, viện trợ lương thực, Trung Quốc còn cử Đoàn công tác Hoa Nam gồm 79 người do Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn. Ngày 9-8-1950 đoàn khởi hành từ Nam Ninh, ngày 12-8 đến Quảng Uyên, Cao Bằng. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc cử một đoàn cố vấn quân sự ra nước ngoài, với chỉ thị là phải phát huy tinh thần chủ nghĩa quốc tế, phải đoàn kết với các đồng chí Việt Nam, phải giúp Việt Nam theo con đường tự lực cánh sinh, phát huy tính thần gian khổ phấn đấu. Đảng Cộng sản Trung Quốc giao cho đoàn 2 nhiệm vụ: Một là, giúp đỡ Việt Nam đánh thắng trận, đuổi thực dân Pháp xâm lược; hai là, giúp đỡ Việt Nam xây dựng quân đội chính quy. Ngoài đoàn cố vấn quân sự, Trung Quốc còn cử Trần Canh (nguyên Phó Tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh quân khu Vân Nam) cùng một số cán bộ quân sự, trực tiếp làm cố vấn trong chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950.
Bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân của tướng Vi Quốc Thanh trong buổi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã cho biết:
Tôi còn nhớ rất rõ, theo yêu cầu của Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, khi nước Trung Hoa mới vừa thành lập, đồng chí Vi Quốc Thanh, đồng chí Trần Canh và đồng chí La Quý Ba và rất nhiều đồng chí trong đoàn cố vấn Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Pháp, trước khi đi, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: "Các đồng chí phải phải coi sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của chính mình.[86]
Trong giai đoạn 1950-1951, cố vấn Trung Quốc tham gia tham mưu tích cực cho các chỉ huy Việt Nam về chiến thuật quân sự[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các chiến dịch do Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động đều không thu được nhiều kết quả mà lại bị thương vong nhiều, cho thấy chiến thuật của cố vấn Trung Quốc không phù hợp với quy mô, trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vốn nhỏ hơn nhiều so với quân đội Trung Quốc[cần dẫn nguồn]. Đến chiến dịch Hòa Bình năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tự tiến hành chiến dịch mà không cần cố vấn Trung Quốc tham gia. Từ đó về sau, vai trò của cố vấn Trung Quốc chỉ dừng ở mức tham khảo ý kiến.[cần dẫn nguồn]
Ngày 2 tháng 9 năm 1953, Hồ Chủ tịch dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến nơi ở của đoàn cố vấn Trung Quốc để trao Huân chương Hồ Chí Minh cho các thành viên của đoàn cố vấn như Vi Quốc Thanh, La Quý Ba, biểu dương tinh thần quốc tế vô sản trong đoàn cố vấn, cảm ơn sự giúp đỡ mà Đảng Cộng sản, Chính phủ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam.[85]
Hoa Kỳ cần có quan hệ đồng minh với Pháp để thiết lập sự cân bằng với sức mạnh của Xô Viết ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Từ tháng 9 năm 1945, Washington đã có một số hành động ở Đông Nam Á. Hồ Chí Minh nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã làm tất cả để thiếp lập mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.[21]
Tại Mỹ, các thế lực chống cộng cực đoan nắm quyền, McCarthy và Hoover thực hiện các chiến dịch chống cộng theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố và bắt giam nhiều người bị xem là cộng sản hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản[89][90][91]. Một bộ phận trong số những nạn nhân bị mất việc, bị bắt giam hoặc bị điều tra quả thật có quan hệ trong hiện tại hoặc trong quá khứ với Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Nhưng đại bộ phận còn lại có rất ít khả năng gây nguy hại cho nhà nước và sự liên quan của họ với người cộng sản là rất mờ nhạt[92]. Những điều này khiến công chúng nghĩ rằng những người cộng sản là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.[93]
Sự cạnh tranh chiến tranh lạnh với Liên Xô là mối quan tâm lớn nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1940 và 1950, chính phủ Truman và Eisenhower ngày càng trở nên lo ngại rằng khi các cường quốc châu Âu bị mất các thuộc địa của họ, các đảng cộng sản được Liên Xô ủng hộ sẽ đạt được quyền lực trong quốc gia mới. Điều này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực quốc tế theo hướng có lợi cho Liên Xô và loại bỏ quyền truy cập vào nguồn lực kinh tế từ đồng minh của Mỹ. Các sự kiện như cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia (1945-1950), cuộc chiến tranh của Việt Nam chống Pháp (1945-1954), và chủ nghĩa xã hội dân tộc công khai của Ai Cập (1952) và Iran (1951) đã khiến Hoa Kỳ lo lắng rằng các nước mới giành độc lập sẽ ủng hộ Liên Xô, ngay cả khi chính phủ mới không trực tiếp liên hệ với Liên Xô. Do vậy, Hoa Kỳ đã sử dụng các gói cứu trợ, hỗ trợ kỹ thuật và can thiệp đôi khi bằng quân sự để hỗ trợ các chính phủ thân phương Tây tại các quốc gia mới giành độc lập.[94]
Từ năm 1949, sau khi Nội chiến Trung Quốc kết thúc, tiếp đó là chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, khuynh hướng thân Liên Xô tại nhiều nước Ả Rập, giới chính khách Mỹ cảm thấy lo sợ về làn sóng đi theo chủ nghĩa Cộng sản tại các nước thế giới thứ ba. Chính phủ Mỹ đưa ra Thuyết domino, theo đó Mỹ tin rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh (chỉ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc.
Mỹ tuyên bố "ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á" trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện "lãnh đạo của những nhà nước mới không phải là người cộng sản", họ đặc biệt ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ các đồng minh tại Đông Nam Á để chống lại các phong trào mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị Châu Á dưới chiêu bài dân tộc".[67] Bằng viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh, sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương.[95]
Để đối phó với các áp lực chính trị, quân sự và thích ứng với xu hướng phi thực dân hoá một mặt Pháp đàm phán với Bảo Đại thành lập Quốc Gia Việt Nam năm 1949, phát triển quân đội người bản xứ. Một mặt, Pháp thuyết phục Mỹ rằng Pháp đang "chống cộng" chứ không phải mục đích chính là tái chiếm thuộc địa[cần dẫn nguồn]. Người Mỹ trợ giúp tiền bạc cho Pháp để giúp họ tiêu diệt Việt Minh, phong trào mà người Mỹ cho là thân Liên Xô. Mỹ dự định sau khi giúp Pháp và Quốc gia Việt Nam đánh bại Việt Minh thì sẽ ép Pháp rút lui khỏi Việt Nam[95].
Đầu năm 1950, Hoa Kỳ bắt đầu gửi viện trợ quân sự cho người Pháp ở Đông Dương. Do chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã buộc Mỹ phải đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ cho Pháp. Tháng 1 năm 1951 người Pháp nhận được 20 xe tăng M24, 40 khẩu pháo 105-mm và 250 quả bom thông thường và cả bom napalm cùng đạn dược và vũ khí tự động. Tới tháng 1/1953, Pháp đã nhận được 900 xe thiết giáp cùng với 15.000 xe vận tải các loại, gần 2.500 khẩu pháo, 24.000 vũ khí tự động, 75.000 vũ khí cá nhân và gần 9.000 máy radio. Ngoài ra, Không quân Pháp đã nhận được 160 máy bay F6F Hellcat và F8F Bearcat, 41 máy bay ném bom B-26 Invader, 28 máy bay vận tải C-47 cùng với 155 động cơ máy bay và 93.000 quả bom. Cho tới khi Pháp thất bại hoàn toàn thì phía Mỹ đã viện trợ trên 1 tỷ USD mỗi năm (tương đương khoảng 5,8 tỷ USD theo thời giá năm 2004) và chi trả 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.[98]
Đến cuối chiến tranh, 80% chiến phí chủ yếu của Pháp do Mỹ cung cấp, lên đến 1,5 tỷ USD. Cuối chiến tranh, người Mỹ trực tiếp chở khoảng 16 ngàn quân Pháp vào Điện Biên Phủ và hỗ trợ không quân cho quân Pháp. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy.[99][100][101] Nhờ số lượng vũ khí viện trợ này mà người Pháp mới có thể duy trì được cuộc chiến.
Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Nava than phiền trong hồi ký: "Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ."[102]
Đến nay nhiều người Mỹ vẫn không biết vì sao họ bị lôi kéo vào chiến tranh Đông Dương, dù nhiều người Mỹ còn chưa biết Việt Nam nằm ở góc nào trên bản đồ thế giới. Ít người nói đến việc nước Mỹ đã bị Pháp kéo vào cuộc, cũng như những thương vong đầu tiên của Mỹ ở Đông Dương đã xảy ra ngay từ trận Điện Biên Phủ. Thực sự thông qua việc tài trợ cho Pháp, nước Mỹ đã dính líu đến cuộc chiến ở Đông Dương từ rất lâu trước khi các lực lượng quân sự Mỹ đầu tiên đến Việt Nam.[103]
Do sức ép của Trung Quốc và Liên Xô, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý với một bản hiệp định mang lại cho họ ít hơn những gì họ đã giành được trên chiến trường[82]. Tuy ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam được tuyên bố độc lập, và điều quan trọng là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được công nhận, nhưng Việt Nam bị tạm thời chia đôi thành hai khu vực quân sự để hai bên quân đội, Việt Minh và Pháp, tập kết. Quân Pháp sẽ rút dần khỏi Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử đi đến thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện trong vòng 2 năm.
Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ” và khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.[104] Cũng trong ngày này Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm phản đối sự chia đôi đất nước.[105]
Cuộc chiến đã góp phần làm nước Pháp suy sụp và phân hóa. Càng về cuối cuộc chiến, sự phản đối chiến tranh trong lòng nước Pháp ngày càng dữ dội hơn. Đại tướng Pháp Henry Navare viết:
Chi phí cho Chiến tranh Đông Dương tăng hàng năm theo cấp số nhân.
Năm 1945: 3 tỷ Franc; năm 1946: 27 tỷ Franc; năm 1947: 53 tỷ Franc; năm
1948: 89 tỷ Franc; năm 1949: 130 tỷ Franc; năm 1950: 201 tỷ Franc; năm
1951: 308 tỷ Franc; năm 1952: 535 tỷ Franc. Tổng cộng trong toàn bộ cuộc
chiến, nước Pháp đã chi phí 3.370 tỷ Franc (vượt dự kiến 2.385 tỷ Franc), tương đương gần 60 tỷ USD theo thời giá 2008, (trung bình là 1 tỉ Franc/ngày), bằng 28% giá trị GDP của Pháp năm 1953.[107] Chính phủ Pháp thay đổi 20 lần, trung bình mỗi chính phủ chỉ tồn tại 7 tháng (có chính phủ chỉ tồn tại trong 7 ngày). 7 lần cao uỷ Pháp bị triệu hồi, 8 tổng chỉ huy quân đội Pháp kế tiếp nhau bị thua trận.
Theo kết quả của hiệp định Geneva, Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc. Quốc gia Việt Nam tuy đã tách khỏi Liên Hiệp Pháp trước khi Hiệp định Geneva được ký kết vẫn cùng quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc đã di cư vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 140.000 người (đa số là cán bộ kháng chiến của Việt Minh) từ miền Nam tập kết ra Bắc.[108]
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, quân Pháp chính thức rút khỏi Hà Nội, Quân đội Nhân dân Việt Nam vào tiếp quản thủ đô. Thời kỳ hòa bình tại miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Ở miền Nam, quân đội Pháp dần dần rút đi và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ tăng cường các hoạt động tình báo, tuyên truyền, viện trợ và cố vấn cho Quốc gia Việt Nam để chính thể này có thể đương đầu với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lực lượng cộng sản còn lại ở miền Nam.
Hội nghị tuyên bố chấm dứt chiến tranh ở Lào và Campuchia, bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của hai nước này, và hai nước sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do theo các nguyên tắc Hiến pháp mỗi nước, bảo đảm tôn trọng các quyền tự do cơ bản. Hai nước sẽ không tham gia vào bất kỳ một liên minh quân sự nào[109]. Năm 1955 Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc, tuyên bố chính sách đối ngoại hòa bình trung lập.[110][111]
Sau 2 năm, hiệp định Geneva đã không đem lại được hòa bình cho Đông Dương. Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam không được chính quyền Quốc gia Việt Nam thực hiện (với lý do "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc"[112]). Việt Nam bị chia cắt thêm 20 năm nữa với chiến tranh tiếp tục nổ ra trên toàn Đông Dương với sự tham gia của Mỹ thay thế cho Pháp. Cuộc chiến mới có quy mô và sức tàn phá lớn hơn nhiều.
Trên phạm vi thế giới, sự thắng lợi của người Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương cũng thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cổ điển và hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. Nhân dân các nước thuộc địa khác thấy rằng quân đội các cường quốc châu Âu thực tế không phải là "bất khả chiến bại", nếu người Việt Nam đã có thể đánh bại được thì dân tộc họ cũng có thể. Chẳng bao lâu sau đó, lực lượng Mặt trận Giải phóng Dân tộc tại Algérie (thuộc địa có diện tích lớn nhất của Pháp) được thành lập, phát động đấu tranh vũ trang để giành độc lập cho đất nước mình. Một năm sau đó, các phong trào tương tự nổ ra ở Cameroon, Tuynidi, Morocco. Sự nổi dậy đồng loạt tại các thuộc địa khiến việc duy trì Liên hiệp Pháp trở nên rất khó khăn bởi Pháp không thể có đủ tài chính và lực lượng quân sự để chống lại các phong trào độc lập tại nhiều nơi cùng lúc.
Năm 1958, Cộng đồng Pháp khai sinh và Liên hiệp Pháp chấm dứt tồn tại. Điều 86 Hiến pháp Pháp (năm 1958) quy định mỗi quốc gia hội viên thuộc Cộng đồng Pháp có thể độc lập sau khi ký kết các hiệp ước với Pháp và có quyền lựa chọn vẫn là hội viên của Cộng đồng Pháp hoặc ra khỏi khối. Ngoại trừ Algérie, các quốc gia còn lại từng là thuộc địa của Pháp, nay thuộc Cộng đồng Pháp chọn giải pháp tiếp tục đàm phán với chính phủ Pháp để độc lập. Trong thập niên 60, các nước thuộc Cộng đồng Pháp như Algérie, Tunisia và Maroc lần lượt ký kết hiệp ước với Pháp để tuyên bố độc lập. Đến năm 1967, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho phần lớn các thuộc địa của mình. Cũng trong xu thế phi thực dân hóa trên quy mô toàn cầu, chỉ trong năm 1960, 17 nước thuộc địa châu Phi đã tuyên bố độc lập, và đây được coi là Năm Châu Phi.
- Cựu quốc gia châu Á
- Cựu vương quốc ở châu Á
- Khởi đầu năm 1932
- Chấm dứt năm 1945
- Mãn Châu quốc
- Thời kỳ Showa
- Quốc gia tồn tại ngắn ngủi
- Chiến tranh Trung-Nhật
- Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc
- Mãn Châu
Chiến tranh Đông Dương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ "Chiến tranh Đông Dương" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Chiến tranh Đông Dương (định hướng).
|
|
|
|
Đây là giai đoạn đầu tiên trong "Cuộc kháng chiến 30 năm" của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu giành độc lập cho Việt Nam (giai đoạn 2 là cuộc chiến với Hoa Kỳ). Cuộc chiến diễn ra trên khắp Việt Nam và lan ra cả các nước láng giềng Lào và Campuchia, nhưng chiến sự chính diễn ra chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam. Sau 9 năm sa lầy và với thất bại tại trận Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Genève trao trả độc lập cho Việt Nam.
Cuộc chiến tranh này ở Việt Nam còn được gọi là: (Chiến tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (do sau năm 1949 đa số chiến phí của Pháp là do Hoa Kỳ viện trợ), Kháng chiến chín năm, 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thời 9 năm, Hồi 9 năm). Các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài phần lớn gọi là Chiến tranh Việt-Pháp hoặc Chiến tranh Đông Dương.
Pháp tham gia cuộc chiến này thời gian đầu với lý do vì ý muốn giữ Đông Dương là Liên bang Đông Dương tự trị trong Liên hiệp Pháp mới được thành lập - theo tuyên bố ngày 24 tháng Ba năm 1945 của Chính phủ lâm thời De Gaulle và sau quy định trong Hiến pháp 1946), sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Đây là lý do chính trị và tâm lý hơn là kinh tế[13]. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo[14] Đa số lãnh đạo Pháp cho rằng so với một cuộc xâm chiếm thuộc địa cổ điển với việc chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu "vết dầu loang" mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algérie, cuộc chiến này sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Tuy nhiên, mặc dù Pháp chiếm ưu thế quân sự trong thời gian đầu, lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.[14]
Trong khi đó, mục tiêu của Việt Minh và các nhóm kháng chiến khác là giành độc lập cho dân tộc mình. Cuộc chiến giữa một cường quốc trên thế giới và một đất nước nghèo nàn lạc hậu đã diễn ra gần như lời Hồ Chí Minh đã nói:
- "Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy." [15]
Mục lục
- 1 Hoàn cảnh
- 2 Thế trận
- 3 Diễn biến
- 4 Sự tham gia của các nước khác
- 5 Hiệp định Genève
- 6 Kết quả
- 7 Thư mục
- 8 Nguồn tham khảo
- 9 Xem thêm
- 10 Liên kết ngoài
Hoàn cảnh
Thời Pháp thuộc
Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng Sài Gòn và ba tỉnh lân cận cho Pháp. Năm 1869, Pháp chiếm nốt ba tỉnh kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Đến năm 1885, Pháp xâm chiếm xong những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Theo chính sách "Chia để trị", Pháp chia Việt Nam thành 3 phần Bắc - Trung - Nam kỳ. Pháp tuyên bố là họ sẽ trực tiếp kiểm soát Nam Kỳ, trong khi "bảo hộ" Bắc kỳ và Trung kỳ (nơi triều đình bù nhìn nhà Nguyễn được Pháp cho tiếp tục "cai trị").[16]Trong suốt thời kỳ từ khi Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp do vua, quan, hoặc nông dân tổ chức, nhưng tất cả đều bị thất bại.
Năm 1927, những người Việt cấp tiến đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng (giống Trung Hoa Quốc dân Đảng). Đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân Đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm, những người Việt theo chủ nghĩa Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp, khi bùng nổ cao trào cách mạng năm 1930-1931, và sau này mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình dân trong chính quyền Pháp (khi phe tả nắm quyền tại Pháp).
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Năm 1940, Đế quốc Nhật Bản tấn công Đông Dương và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật lật đổ Pháp trên toàn bộ Đông Dương. Ngay sau đó, theo chính sách Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, Đế quốc Nhật Bản bảo trợ thành lập chính phủ Đế quốc Việt Nam do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu với thủ tướng là Trần Trọng Kim. Cũng như các chính phủ khác ở những vùng bị Nhật chiếm đóng (Mãn Châu quốc, Triều Tiên, Chính phủ Uông Tinh Vệ...), chính phủ này không có thực quyền khi tài chính và nhân lực đều do quân Nhật nắm giữ.Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945, thu hồi chủ quyền trên danh nghĩa ở ba kỳ, tiếp sau đó là Campuchia ngày 13 tháng 3 và Lào ngày 8 tháng 4. Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây, độc lập theo tuyên ngôn Đại đông Á, và "ông cũng như Chính phủ Việt Nam tin tưởng lòng trung thực của Nhật Bản và nó được xác định làm việc với các nước để đạt được mục đích" (theo Par Francis AGOSTINI).
Ngay sau đó ngày 24 tháng 3 năm 1945, chính phủ Charles de Gaulle tuyên bố chính thức khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương, dự định thành lập Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, bao gồm năm quốc gia có đại diện riêng trong Liên bang, có lợi ích bên ngoài do Pháp đại diện; và dự kiến cơ cấu tổng quan và quyền hạn của chính phủ Liên bang Đông Dương riêng theo mô hình chính phủ do Thống đốc đứng đầu, với các bộ trưởng người Đông Dương và người dân Pháp ở Đông Dương, và một Quốc hội được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu tại mỗi quốc gia của Liên bang, trong đó có đại diện lợi ích của người Pháp. Thống đốc, Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm chuẩn bị các luật và quy định, còn Quốc hội giữ vai trò biểu quyết mọi loại thuế, ngân sách, các dự luật và các điều ước quốc tế về thương mại và hợp tác với các nước khác. Liên bang sẽ có lực lượng vũ trang riêng được trang bị kỹ năng tương đương với của Liên hiệp Pháp và phát triển quan hệ thương mại với tất cả các nước khác, đặc biệt là với Trung Quốc.[17] Cũng trong tuyên bố này, Pháp cam kết đảm bảo bình đẳng giữa công dân Đông Dương với các công dân Liên hiệp Pháp về quyền tham gia các vị trí của Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp, cũng như mọi quyền tự do dân chủ nói chung. Đồng thời Liên hiệp Pháp có nghĩa vụ giúp đỡ thành lập lực lượng vũ trang Liên bang Đông Dương, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị và hành chính ở Đông Dương.[18]
Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
Ngày 16 tháng 8, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ "độc lập" giành được 9 tháng 3, và ngày 18 tháng 8 tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, nhóm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo cuộc chiến này. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước".[19]
Ngày 18 tháng 8, vua Bảo Đại đã xác nhận độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này cho rằng sự độc lập của Việt Nam "chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương". Tuy nhiên De Gaulle dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản để được "độc lập", mà là Vĩnh San, được xem như là một người "Gaullist".[20]
Cuộc đảo chính của Nhật Bản ngày 10 tháng 3 đã làm suy yếu bộ máy hành chính và quân sự của Pháp và mở ra một khoảng trống rất lớn vì "Chính phủ Hoàng gia" không thể điều hành nổi. Khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 14, quân đội Nhật Bản có trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi sự xuất hiện của quân đội Trung Quốc về phía bắc 16° vĩ độ, và quân Anh về phía Nam. Nhưng cuộc cách mạng đang càn quét, "không phải do chính sách Việt Minh", đã bất chấp điều đó.[19]
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) do Hồ Chí Minh thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận thống nhất dân tộc để giành độc lập. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, thu hút được sự tham gia và ủng hộ của nhiều người Việt Nam và ngày càng lớn mạnh. Tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng vũ trang của Việt Minh và tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng. Khẩu hiệu ban đầu của Việt Minh là phản Pháp - kháng Nhật - liên Hoa - độc lập. Ban đầu lực lượng Việt Minh nhận được sự ủng hộ của phe Đồng minh, bao gồm cả Mỹ và Trung Hoa dân quốc, theo Philippe Devillers "bây giờ nó sẽ nhận được 100.000 đô la mỗi tháng phân bổ đến Nguyen Kai Thau". Hồ Chí Minh nhận thấy Mỹ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã làm tất cả để thiếp lập mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.[21] Tháng 7 năm 1945, lực lượng này gửi đến OSS một tuyên bố: "Chúng tôi, Việt Minh, yêu cầu sau đây được công bố đến người Pháp và quan sát trong chính sách tương lai ở Đông Dương thuộc Pháp:
1. Một quốc hội bầu theo phổ thông đầu phiếu. Nó lập pháp cho đất nước. Một thống đốc Pháp quyền Chủ tịch cho đến khi tính chất độc lập chúng tôi được đảm bảo. Thống đốc sẽ chọn một nội các hoặc một nhóm các cố vấn chấp nhận bởi quốc hội. Các quyền hạn cụ thể của các cơ quan này có thể được phát triển trong tương lai.
2. Độc lập sẽ được trao cho đất nước này trong một tối thiểu năm năm và tối đa là mười năm.
3. Tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ trở lại cư dân của nó sau khi bồi thường công bằng cho các chủ sở hữu hiện tại. Pháp sẽ nhận được những lợi ích kinh tế.
4. Tất cả quyền tự do công bố của Liên Hợp Quốc sẽ được đảm bảo ở Đông Dương.
5. Bán thuốc phiện bị cấm.
Chúng tôi hy vọng rằng những điều kiện này sẽ được chấp nhận của chính phủ Pháp.[19]
Từ tháng 3 năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Cả chính phủ của Trần Trọng Kim lẫn triều đình của Bảo Đại đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ chức duy nhất ở nước này có khả năng nắm được quyền chính trị.[22] Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, nước Nhật cạn kiệt nguyên liệu nên quân Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo Philippe Devillers, nó không có dấu hiệu cách mạng vô sản (họ tôn trọng và hợp pháp hóa quyền sở hữu tư nhân của phương tiện sản xuất, chỉ quyết định loại bỏ các quan lại và hệ thống phân cấp hành chính và chính trị thuộc địa), nhưng có sự thanh trừng chính trị ở cấp địa phương hay loại bỏ "chủ nghĩa tư bản phát xít", chia sẻ đất, tịch thu tài sản của những người giàu, ngoài mong muốn của những lãnh đạo Việt Minh (chỉ có một nhóm nhỏ, hàng chục "người đứng đầu" tại Hà Nội, cũng như trong tất cả các tỉnh) như Hồ Chí Minh khi thành lập đảng "Việt Nam sẽ được di chuyển từ từ về phía chủ nghĩa xã hội thông qua việc giảng dạy và thực hành dân chủ".[19]Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái[23][24], với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", "bảo vệ" chính quyền non trẻ đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân.[25] Cùng với đó là giải tán các nghiệp đoàn[26] để kiểm soát nền kinh tế[27], thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp.
Tuy nhiên, theo Hội nghị Potsdam, lực lượng Đồng Minh gồm quân Anh và quân Trung Quốc vào Việt Nam để giải giáp vũ khí Nhật. Cả Anh và Trung Hoa Dân Quốc đều muốn hạ bệ chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Anh ủng hộ sự trở lại của Pháp tại Đông Dương, còn Trung Hoa ủng hộ đồng minh của họ là Việt Nam Quốc dân Đảng lên nắm quyền. Trước đó, ngày 28 tháng 11 năm 1943, trước hội nghị Teheran tổng thống Mỹ đã có ý kiến đặt Đông Dương dưới sự quản thác quốc tế và Liên Xô chấp thuận nhưng sau ủng hộ Pháp để lôi kéo Pháp vào mặt trận chống Liên Xô. Mỹ cũng nhường chính quyền Tưởng Giới Thạch vào miền bắc giải giáp quân đội Nhật. Pháp không tin tưởng ở Anh và khối Anglo-Saxon, nhưng được nhượng quyền lợi ở Trung Đông nên Anh ủng hộ Pháp. Theo thỏa thuận, Anh và Trung Hoa dân quốc không được có chủ quyền tại Đông Dương.[28]
Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tiến vào với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, nhưng mang theo kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ. Đội quân Quốc dân Đảng Trung Quốc "chạy trốn" Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động cướp bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà Nội.[29]. Người Pháp cho rằng quân đội Tưởng cản trở sự trở lại của người Pháp.
Pháp quay trở lại Đông Dương
Ở miền Nam, chỉ 4 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, phái bộ quân sự Anh đã có mặt ở Sài Gòn, theo sau là liên quân Anh-Pháp. Quân Anh theo lệnh Đồng Minh vào giám sát quân Nhật đầu hàng nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ. Chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp muốn khôi phục lãnh thổ Đông Dương với cơ chế tự trị. Ngày 19, Pháp tuyên bố sẽ lập chính quyền tại miền Nam. Ngày 23, với sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp nổ súng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn (ngày này sau được Việt Nam gọi là ngày Nam Bộ Kháng chiến). Nước Việt Nam vừa giành được độc lập đã phải đối đầu với quân đội nước ngoài.Ngày 25 tháng 9, ở Tân Định ngoại ô Sài Gòn, khoảng 300 người Pháp bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc và một nửa trong số họ bị giết. Ngày 9 tháng 10, Anh chấp thuận Cục Dân sự Pháp là cơ quan duy nhất ở Đông Dương về phía nam vĩ tuyến 16.[30] Ngày 7 tháng 1 năm 1946, Pháp và Vương quốc Campuchia ký hiệp ước chấp thuận Vương quốc Campuchia là quốc gia tự trị, thành viên Liên hiệp Pháp. Một hiệp ước tương tự được ký với Vương quốc Lào ngày 27 tháng 8.[31].
Ngày 9 tháng 10, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theo ông là lực lượng gồm 40.000 quân Pháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia. Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.
Từ cuối tháng 9 năm 1945, các đoàn quân "Nam tiến" của Vệ quốc đoàn (quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) bắt đầu lên đường vào Nam chống Pháp[32]. Các tướng lĩnh quan trọng như Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn... được cấp tốc cử vào Nam. Trong hai tháng cuối năm 1945 và tháng 1 năm 1946, lực lượng Việt Minh tại các tỉnh Nam Bộ đã chiến đấu ngăn chặn làm chậm bước tiến của quân Pháp. Tuy nhiên, do lực lượng chênh lệch, sau một thời gian, các lực lượng này đều phải rút ra những căn cứ đầm lầy và rừng núi, xây dựng chiến khu để bảo tồn lực lượng cho kháng chiến lâu dài.
Tháng 9 năm 1945, cựu hoàng Nguyễn Phúc Vĩnh San sau khi được De Gaulle đồng ý trở lại Việt Nam trên cương vị Hoàng đế, đưa ra đề xuất thẳng thừng đòi hỏi sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ), nền độc lập của đất nước thông qua thời gian, liên kết cần thiết và hữu cơ giữa Việt Nam, Campuchia và Lào. De Gaulle đã không đưa ra lời phản đối. Ngày 4 tháng 12 năm 1945, với mong muốn đất nước thống nhất và độc lập trong một thời gian ngắn, cựu hoàng Duy Tân đã có cuộc đàm phán với De Gaulle, mong muốn lá cờ Pháp và cờ ba màu và ba thanh đại diện ba kỳ sẽ bay ở Việt Nam. Ngày 24 tháng 12, máy bay chở Duy Tân gặp nạn tại Trung Phi, những người đi trên máy bay đều thiệt mạng. Ngay sau vụ tai nạn, De Gaulle nói với Palewski: "Đó là sự thật, nó cho thấy Pháp không có cơ hội.". Sự kiện này làm nhiều người trong chính giới Pháp cho rằng cần đối thoại với các lực lượng chính trị bản xứ, bao gồm cả Việt Minh. Trước đó ngày 10 tháng 8, Pháp đã gửi thông điệp đề xuất giải pháp một Cao ủy Pháp bổ nhiệm Bộ trưởng được chấp nhận bởi quốc hội Việt Nam và độc lập "được trao cho đất nước này trong tối thiểu năm năm và tối đa là mười năm" và ngày 15 tháng 8 Pháp tuyên bố đàm phán với Việt Minh sẽ chỉ khúc dạo đầu "để tham khảo ý kiến rộng rãi của tất cả các bên Đông Dương" và rằng nó sẽ tiến tới một bản Hiến pháp mới sẽ làm rõ "nhiều khả năng để đáp ứng nguyện vọng của các dân tộc Đông Dương trong sự độc lập trong Liên hiệp Pháp".[20]
Thành lập Chính phủ Liên hiệp
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại[34]. Các đảng này cho là trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được[35]. Mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi.[36] Theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng[36]. Tuy nhiên, lá phiếu không bí mật[37] và theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim[38] thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.[39]
Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử.[40]
Trong thời gian hoạt động, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục...[41] Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản"[42]
Những hoạt động ngoại giao
Ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)
Trong khi đó Pháp ký Hiệp ước Hoa-Pháp thỏa thuận với Trung Hoa ngày 28 Tháng Hai, 1946 để Quân đội Trung Hoa rút khỏi phía bắc vĩ tuyến 16 nhường chỗ cho Pháp đại diện phe Đồng Minh giải giới Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Trước đó, ngày 26 tháng Giêng đại diện Pháp và Trung Hoa dân quốc thảo luận, Trung Hoa dân quốc muốn loại bỏ chính phủ cộng sản, thiết lập chính quyền dân tộc thân Trung Quốc ở Hà Nội và đàm phán với Pháp, cùng chống Việt Minh. Nhưng phía Pháp đã bác bỏ, chủ trương đàm phán với Việt Minh. Pháp tuyên bố có thể là một sự độc lập trong Liên bang Đông Dương và trong Liên hiệp Pháp[cần dẫn nguồn].
Đảng Cộng sản Đông Dương (khi đó lui vào hoạt động bí mật), Thường vụ TW ngày 3 tháng 3 năm 1946 tuyên bố thì nếu Pháp cho Đông Dương tự trị thì kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì hòa để phá tan âm mưu của "bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn lại". Ngày 24 tháng 3 (sau khi Hiệp định được ký) chỉ thị của Đảng Cộng sản cho thấy mục đích ký Hiệp định này để tránh tình thế bất lợi "phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động (thực dân Pháp, Tàu trắng, bọn phản cách mạng trong nước)"[43], tập trung đối phó với người Pháp và "các đảng phái phản động"[43]. Để tránh mũi nhọn của 2 kẻ thù có thể đồng thời tấn công, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp tiến ra Bắc để nhanh chóng loại bỏ nguy cơ của 20 vạn quân Tưởng.
Ngày 16 tháng 2, Jean Sainteny gặp Hồ chí Minh và thỏa thuận cụm từ "tự trị" sau đó được chấp nhận bởi chính phủ Pháp. Tuy nhiên đến Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba, sử dụng cụm từ "tự do" thay cho cụm từ "độc lập" hay "tự trị". Việt Minh muốn Pháp phải thừa nhận Việt Nam đã có một chính phủ, quốc hội, quân đội để đi đến một nền độc lập thực sự, trong khi phái Pháp có sự chia rẽ. Đối với những người tin tìm thấy những lợi ích của Pháp - là sự độc lập của Việt Nam sẽ được giới hạn bởi các liên kết của nó với các nước Đông Dương khác. Lúc này khởi đầu Chiến tranh Lạnh, Marius Moute muốn Nam Kỳ tách ra khỏi ảnh hưởng của Việt Nam thống nhất dưới sự điều khiển của Việt Minh, lập một chế độ ở Sài Gòn và sau đó, sẽ một cuộc họp sơ bộ của các quốc gia ở Đông Dương được tổ chức mà không có sự hiện diện của chính phủ Việt Nam tại Hà Nội.
Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng
- Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân.
- Pháp đồng ý thực hiện trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ về việc thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Hai bên thực hiện ngưng bắn, giữ nguyên quân đội tại vị trí hiện thời để đàm phán về chế độ tương lai của Đông Dương, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước ngoài và những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
Đó là những điều kiện mà quân đội Pháp đồng ý để lấy lại một chỗ đứng tại Bắc Kỳ. Trong tên của "đoàn kết dân tộc", cần thiết, theo ông (Hồ Chí Minh), cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, Việt Minh dựa trên liên minh công nhân và nông dân với giai cấp tư sản và địa chủ, nhưng bây giờ họ từ bỏ sự độc lập. Sainteny đã không đồng ý ký một tài liệu cần tìm thuật ngữ này, ông chỉ đồng ý rằng những từ "Nhà nước tự do" được thực hiện ở đó. Đổi lại, Hồ Chí Minh đồng ý rằng "Nhà nước tự do" của ông là chịu hai tầng "xiềng xích" của Liên Bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Cuối cùng và quan trọng nhất, ông hoan nghênh "thân thiện" trong quân đội Bắc Kỳ- Pháp, trong đó có đến được trong Trung Kỳ.[19]
Hội nghị Fontainebleau và Tạm ước Việt - Pháp
- Địa vị của Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, về quan hệ ngoại giao của Việt Nam.
- Quan niệm tổng quát về Liên bang Đông Dương.
- Vấn đề thống nhất nước Việt Nam và việc trưng cầu dân ý.
- Chi tiết về Liên bang Đông Dương và vấn đề quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương.
- Dự thảo Hiệp ước.
- Việc thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ).
- Độc lập chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Nam nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ.
Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet.[49] Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet lúc nửa đêm ngày 14 tháng 9 năm 1946 để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt - Pháp (Modus vivendi).[46]
Trong bản Tạm ước này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc Đông Dương làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của Liên bang Đông Dương, cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do Việt Nam chỉ định và Chính phủ Pháp công nhận được uỷ nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thoả thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ sớm tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947) để tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát.[50][51] Tạm ước này sẽ được thi hành bắt đầu từ ngày 30 tháng 10, 1946.[46]
Trong khi đó, ngày 6 tháng 8, Cao ủy Pháp đã tổ chức một hội nghị tại Đà Lạt để nghiên cứu tình hình Liên bang Đông Dương trong Liên hiệp Pháp với đại diện của Campuchia, Lào, Nam Kỳ và Nam Trung Bộ. Ngày 14 tháng 8, các bên tham gia Hội nghị khuyến nghị thành lập một Quốc hội liên bang của các nhà nước.[31]
Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên khẳng định nền độc lập ngày 8 tháng 11. Mặc dù vậy, ngày 20 tháng 2 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thư - thông qua Lãnh sự Anh - đến Tổng thống Pháp kêu gọi hòa bình. Ông viết "...chúng tôi muốn được thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp; chúng tôi muốn, một nền hòa bình đích thực sẽ làm vinh danh cho cả Pháp và Việt Nam".[52]
Kêu gọi sự ủng hộ của các cường quốc
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman[53], lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…).Xung đột đảng phái
Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam[54]. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội Tưởng Giới Thạch và do bất đồng về việc ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt mùng 6 tháng 3 đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp.[cần dẫn nguồn] Lãnh tụ đảng Việt Cách là Nguyễn Hải Thần và các thành viên Việt Quốc - Việt Cách khác trong chính phủ như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ[55]. Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Hội nghị trù bị tại Đà Lạt, nhưng do bất đồng đã không tham gia hầu hết các phiên họp[56], sau đó cũng không tham gia Hội nghị Fontainebleau, cuối cùng rời bỏ chính phủ[57] (tài liệu nhà nước nêu Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ rồi đào nhiệm sang nước ngoài[58]). Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh rời bỏ chính phủ, lưu vong sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái không cộng sản tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến là biểu tượng.Trong lúc đó, Võ Nguyên Giáp vội vã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái đối lập như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, những người Trotskist, lực lượng chính trị Công giáo... Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các sỹ quan Nhật Bản trốn tại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp cho chiến dịch này.[54]
Căng thẳng dẫn đến bùng nổ
Sau sự kiện Hải Phòng, kế hoạch phòng thủ Hà Nội bắt đầu được chuẩn bị để chính phủ Việt Nam có thời gian sơ tán về các vùng núi lân cận. Một số ít lực lượng chính phủ đóng tại Bắc Bộ phủ và một doanh trại gần đó. Còn phần lớn lực lượng quân sự của Việt Nam trong vùng đóng tại ngoại ô của thủ đô. Bù lại, trong nội thành có gần 10.000 du kích và tự vệ. Bao gồm những thanh niên đầy nhiệt tình ủng hộ cách mạng, các lực lượng này được trang bị chủ yếu bằng vũ khí tự tạo. Đối địch với họ là vài nghìn lính Lê dương Pháp, chủ yếu đóng trong Thành Hà Nội, phần còn lại đóng xen kẽ tại 45 điểm trong thành phố như Phủ Toàn quyền, ga Hà Nội, nhà băng Đông Dương, nhà thương Đồn Thủy, cầu Long Biên, và sân bay Gia Lâm.
Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần ra các địa điểm đã được chuẩn bị trước ở bên ngoài thành phố. Trong thành phố, quân dân Hà Nội bắt đầu xây dựng các chiến lũy phòng thủ trên đường phố, quân Pháp cũng củng cố các vị trí phòng thủ của mình. Ngày 6 tháng 12, Hồ Chí Minh kêu gọi Pháp rút về các vị trí họ đã giữ từ trước ngày 20 tháng 11, nhưng ông không nhận được phản hồi. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp vào hôm sau, Hồ Chủ tịch khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam hy vọng tránh được chiến tranh - cái sẽ gây đau khổ lớn cho cả hai nước. "Nhưng nếu chúng tôi phải đối mặt với chiến tranh", ông nói, "chúng tôi sẽ chiến đấu chứ không từ bỏ quyền tự do của mình".
Ngày 12 tháng 12, Léon Brum, thủ tướng mới của Pháp tuyên bố ý định giải quyết xung đột ở Đông Dương theo cách sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh đưa Sainteny một bức thông điệp gửi Brum với các gợi ý cụ thể về cách giải quyết xung đột. Sainteny đánh điện bức thông điệp vào Sài Gòn, yêu cầu chuyển tiếp tới Paris.
Trong khi chính phủ Pháp đang do dự về yêu cầu của Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu về việc tăng quân và lập tức hành động quân sự chống lại người Việt, Valluy, người có chung quyết tâm với d'Argenlieu về việc giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương, đã quyết định rằng cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo xung đột và đưa Paris vào sự đã rồi. Ngày 16 tháng 12, ông lệnh cho tướng Morlière phá các chướng ngại vật mà Việt Minh dựng trong thành phố. Khi bức điện của Hồ Chí Minh gửi Brum vào đến Sài Gòn, Vallue viết thêm bình luận của mình, cảnh báo rằng sẽ nguy hiểm nếu trì hoãn các hành động quân sự cho đến năm sau. Đến ngày 19, bức điện mới đến Paris, khi đó đã quá muộn.
Ngày 17 tháng 12, quân Pháp với xe tăng yểm trợ vào các đường phố Hà Nội để phá các công sự mà Việt Minh dựng trong những ngày trước đó, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Hà Nội), rồi dàn quân ra chốt giữ từ cổng thành Hà Nội đến tận cầu Long Biên và bao vây gây sức ép đồn Công an quận 2 của Hà Nội. Người Việt không phản ứng. Hôm sau, Pháp ra một tối hậu thư đòi chấm dứt dựng chướng ngại vật trên phố. Chiều hôm đó, Pháp ra tối hậu thư thứ hai tuyên bố rằng từ ngày 20, quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau (ngày 19 tháng 12), Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố.
Đối với người Việt, tình hình không khác với sự kiện Hải Phòng hồi tháng trước, khi Đại tá Dèbes cũng đã ra các lệnh tương tự trước khi bắn phá thành phố. Sáng ngày 18 tháng 12, Hồ Chủ tịch ra lệnh chuẩn bị cho các cuộc tấn công quân Pháp vào hôm sau. Đồng thời, sợ rằng bức điện gửi Thủ tướng Brum có thể chưa đến nơi, ông gửi một bức điện thẳng tới Paris. Sáng 19, để thể hiện thiện chí và cố gắng cứu vãn hòa bình, Hồ Chủ tịch viết một bức thư ngắn và cử cố vấn ngoại giao Hoàng Minh Giám tới gặp Sainteny để đàm phán "tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại". Sau khi được tin Sainteny từ chối gặp Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương Ðảng mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Nội, và tuyên bố rằng trong tình hình hiện tại, không thể nhân nhượng thêm được nữa. Hội nghị duyệt lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Hồ Chủ tịch đã viết, thông qua văn kiện "Toàn dân kháng chiến" do Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo. Thời điểm bắt đầu nổ súng được quyết định là 8 giờ tối cùng ngày. Chiến tranh Đông Dương bắt đầu.
Leclerc, người tham gia Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba, cũng đã điều tra sự cố dẫn đến xung đột tại miền Bắc Việt Nam và việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố kháng chiến khiến các giải pháp chính trị thất bại. Ngày 27 tháng Giêng năm 1947, tuyên bố của chính phủ Pháp về "Chi tiết các mục tiêu theo đuổi của Pháp ở Đông Dương" có nêu "để đạt được càng sớm càng tốt với các đại diện đủ điều kiện của người An Nam một thỏa thuận phù hợp với nguyện vọng chính đáng trong Liên hiệp Pháp (...) trên cơ sở độc lập của đất nước cùng với việc duy trì lợi ích của Pháp và sự hiện diện của (các) căn cứ chiến lược của lực lượng Pháp. Một hỗ trợ lớn và ngay lập tức phải nhằm củng cố chính quyền của Nam Kỳ, nhưng "phần nào đủ điều kiện" để không đóng cánh cửa đàm phán với Việt Minh." [61]
Thế trận
Chiến lược
Cuộc Kháng chiến chống Pháp được tóm lược trong tài liệu Kháng chiến nhất định thắng lợi, một tài liệu tuyên truyền của Trường Chinh, phát hành những ngày đầu kháng chiến. Tài liệu chia kháng chiến ra 3 giai đoạn: cầm cự, phòng ngự, phản công. Diễn biến chiến tranh về sau đúng như vậy.- Cầm cự: bao gồm gian đoạn vừa đánh vừa đàm trước 19/12/1946 đến hết Chiến dịch Việt Bắc. Thời này có cuộc Nam Bộ Kháng Chiến, cầm cự miền Nam, miền Trung, Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp, Toàn quốc kháng chiến ở các tỉnh, Hà Nội 1946, nỗ lực vãn hồi hòa bình, công cuộc di tản lên chiến khu. Cuối cùng là đánh bại Pháp trong Chiến dịch Việt Bắc.
- Phòng ngự: sau chiến dịch Việt Bắc đến hết Chiến dịch Biên giới. Có các chiến dịch lớn: Chiến dịch Đông Bắc, Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng, Chiến dịch Biên giới.
- Phản công: Chiến dịch Trung Du, Chiến dịch Đồng Bằng, Chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Chiến dịch Tây Bắc, Chiến dịch Hòa Bình, Chiến dịch Thượng Lào, Kế hoạch Nava, Chiến cục đông-xuân 1953-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương (21/7/1954).
Vũ khí
Thoạt tiên, từ 1945, quân kháng chiến Việt Nam chỉ được võ trang bằng gậy tầm vông, mã tấu, dao găm, cây phạng, lựu đạn nội hóa và một số rất ít súng trường cũ thu được của Nhật hay thậm chí súng của Pháp từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất sót lại (súng Mousqueton), cùng súng lục Rouleau do hãng St. Etienne bên Pháp chế tạo. Ngay cả với các đơn vị chủ lực, trang bị đều thiếu thốn và không thống nhất, có gì dùng nấy. Một tiểu đoàn thường chỉ được trang bị tương đương với 1 đại đội của Pháp, với 2 đại liên, 1-2 súng cối 60mm, tám trung liên, 140 đến 160 súng trường đủ các kiểu (Nhật, Nga, Pháp), một nửa số bộ đội còn lại không có súng mà phải dùng những vũ khí thô sơ như nỏ, giáo mác và dao kiếm.Vì nhu cầu cấp bách của cuộc kháng chiến nên ngay từ 1946, tại các mật khu, quân kháng chiến Việt Nam đã cho thiết lập những xưởng vũ khí thô sơ, sửa chữa hoặc chế tạo một ít bộ phận nhỏ của súng lục và súng trường, có khi cả loại trung - đại liên, đồng thời chế tạo lựu đạn nội hóa.
Quân kháng chiến Việt Nam vẫn trong tình trạng thô sơ, họ áp dụng chiến thật tiêu thổ kháng chiến, phá hết nhà cửa, phố xá ở thành thị; còn tại trôn quê thì tre vót nhọn được cắm tua tủa khắp các bãi đất trống để ngăn cản Pháp nhảy dù. Ủy ban Hành chính Kháng chiến các xã, quận góp tiền mua ít nhất là một khẩu súng để tự vệ. Với thông cáo này, xã nào cũng đua nhau quyên góp tiền trong dân chúng để gửi đi. Nhưng nguồn cung hầu như không có, nên du kích mỗi xã chỉ có được một khẩu súng Mousqueton đã rỉ sét với 5 viên đạn, mà có khi cả 5 viên đều bắn không nổ vì đạn đã để quá lâu.
Ở ngoài mặt trận, gậy tầm vông vót nhọn và dao găm là vũ khí chính, mãi đến năm 1951 - 1952, gậy tầm vông vẫn là một thứ vũ khí lợi hại trong tay Việt Minh, không một cuộc phục kích ban đêm nào thành công mà không có một số binh sĩ Pháp chết vì bị gậy tầm vông đâm xuyên, còn lựu đạn dùng để tấn kích đồn, ném qua lỗ châu mai, hoặc vứt xuống hầm quân Pháp trú ẩn. Nhờ thu được chiến lợi phẩm nên các cấp chỉ huy từ Đại đội trưởng trở lên mới có súng lục mang bên hông, còn ở hậu phương, những cán bộ được mang súng lục phải là cao cấp, cấp tỉnh hoặc cấp khu. Chiến tranh khi đó mang một hình thức thô sơ, vừa du kích, vừa cổ điển đối với phía Việt Minh.
Sau Chiến dịch biên giới năm 1950, biên giới Việt Nam - Trung Quốc được khai thông. Việt Nam bắt đầu nhận được viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng từ Trung Quốc, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Từ 1953-1954, một phần được Trung Quốc, Liên Xô viện trợ, phần khác nhờ tịch thu được vũ khí của Pháp nên gậy tầm vông vót nhọn biến mất, mã tấu dao găm chỉ để dân quân du kích địa phương dùng, còn bộ đội chính quy được võ trang đầy đủ. Tuy vậy cho đến hết chiến tranh thì Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn đơn thuần là bộ binh hạng nhẹ, chưa có các binh chủng hiện đại hơn như xe thiết giáp và không quân, đạn dược cho pháo binh cũng khá thiếu thốn (trong trận Điện Biên Phủ, phải có Tổng tư lệnh phê duyệt thì pháo binh mới được bắn chi viện 5 viên đạn pháo 105mm trở lên). Đến năm 1954, Việt Minh đã bắt đầu có đội xe vận tải dù số lượng còn ít (chiến dịch Điện Biên Phủ đã huy động được 628 xe vận tải, còn lại phải dùng dân công và xe đạp thồ).[63]
Về phía Pháp, có đầy đủ cơ giới: có hàng không mẫu hạm, tàu chiến, máy bay ném bom, có xe tăng thiết giáp, đại bác 105-155 ly do Hoa Kỳ viện trợ. Bộ binh trang bị đầy đủ các loại vũ khí như súng trường M-36, súng FM, súng trung liên Bar, tiểu liên Thompson, súng cối 60-120 ly, súng đại liên 12,7 ly, pháo liên thanh 20 ly v.v... Ngoài 3.600 tỷ Frăng chiến phí tự chi trả, Pháp còn được Hoa Kỳ viện trợ khoảng 3 tỷ USD vũ khí các loại (trong trận Điện Biên Phủ, Pháp có thể thả dù 4.500 lính trong vòng 2 ngày, bắn 110 ngàn viên đạn pháo 105mm trở lên và ném trên 5.000 tấn bom). Nhờ cơ giới và vũ khí tối tân, dồi dào hơn, nên trong giai đoạn 1946-1950, trên khắp các chiến trường từ Nam chí Bắc, Pháp nắm thế chủ động, còn Việt Minh vẫn áp dụng chiến thuật du kích, chưa thể tiến tới chỗ “dùng nông thôn bao vây thành thị”.
Diễn biến
Giai đoạn 1946-1949
Cuộc chiến tại các đô thị phía Bắc
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, các lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nổ súng chống Pháp tại nhiều khu vực thành thị trên cả nước: Hà Nội, Nam Ðịnh, đường số 5, Vinh, Huế, Đà Nẵng... hoàn thành nhiệm vụ bao vây kìm chân và tiêu diệt quân Pháp, tạo thời gian cần thiết để quân chủ lực tản về các căn cứ ở nông thôn và để các cơ quan, công xưởng di chuyển lên vùng chiến khu.
Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại Hà Nội. Tại đây, quân Pháp phải chiến đấu giành giật từng con phố và phải chịu thương vong lớn, khoảng 100 lính Pháp được coi là bị giết, 45 công dân Châu Âu thiệt mạng, 200 người mất tích[64] Trong một hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khó khăn và chênh lệch về vũ khí, sau 57 ngày đêm chiến đấu ngoan cường trong lòng thành phố, đến đêm 17 tháng 2 năm 1947 Trung đoàn Thủ Đô mới rút ra khỏi nội thành.[65] Đa số nhân dân Hà Nội và vùng ven cũng đã bỏ thành phố vượt sông Hồng tản cư lên phía Bắc, tạo thế "vườn không nhà trống".
Các nỗ lực ngoại giao
Nhưng tất cả đều không đem lại kết quả gì, người Pháp muốn có phản ứng quân sự mạnh trước khi tính đến chuyện đàm phán. Emile Bollaert, Cao ủy Pháp mới được bổ nhiệm từ tháng 3 năm 1947, được tướng Leclerc khuyên "đàm phán bằng mọi giá". Những người thân cận ông như Pierre Messmer và Paul Mus cũng thiên về chiều hướng đối thoại. Nhưng đã có hơn 1.000 binh sĩ Pháp chết hoặc mất tích, và cộng đồng người Pháp ở Đông Dương phản đối kịch liệt việc thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước mà họ chỉ gọi bằng cái tên Việt Minh, tổ chức nắm đa số trong chính phủ.
Ngày 23 tháng 4, qua Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch lại gửi thông điệp tới Bollaert đề nghị ngừng bắn lập tức và đàm phán. Tự tin vào ưu thế quân sự, Bollaert đáp lại bằng một loạt các điều kiện đòi quân đội Việt Nam hạ vũ khí trước khi khôi phục hòa bình. Hồ Chí Minh từ chối thẳng các yêu cầu này khi Paul Mus đến chiến khu Việt Bắc gặp ông để truyền đạt thông điệp trên.
Diễn biến tại Lào và Campuchia
Tại Lào, sau khi thất thủ năm 1946, Lào Issara tan vỡ năm 1949. Các các lực lượng kháng chiến Lào thân Việt Nam thành lập Mặt trận Lào Issara. Tháng 1 năm 1949, lực lượng kháng chiến lập các chiến khu ở Thượng Lào, Đông Bắc Lào và Tây Lào. Đại hội toàn quốc kháng chiến Lào nhóm hợp 8 năm 1950 thành lập chính phủ do Hoàng thân Souphanouvong đứng đầu. Chính phủ Souphanouvong tiếp tục trở thành Đồng minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kế tục Chính phủ Lâm thời Lào tự do.Thế trận những năm 1947-1949
Hoàn thành việc đánh rộng ra vùng đồng bằng, Pháp quyết định tiến công lên Việt Bắc để sớm kết thúc chiến tranh. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, cuộc hành quân Léa tấn công vào chiến khu Việt Bắc bắt đầu. Quân Pháp tiến nhanh nhưng đã không định vị được những nơi đóng các cơ quan đầu não của đối phương. Lực lượng vũ trang của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhanh chóng được phân tán, sử dụng du kích vận động chiến, bất thần phục kích, đánh tiêu hao quân Pháp ở những khu vực hiểm yếu. Pháp không đạt được mục đích tiêu diệt căn cứ Việt Bắc, nhưng cũng đã cắt được đường số 4 và kiểm soát biên giới Việt Trung, cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thế giới bên ngoài.
Cuộc chiến tranh du kích tại đồng bằng gây khó khăn lớn cho Pháp. Ở mọi nơi, bộ đội Việt Nam vẫn tự do đi lại, tuyển quân, thu thuế. Có những hội tề (chính quyền làng xã thân Pháp) được lập ra để che mắt Pháp nhưng hành động theo Việt Nam. Dân chúng gánh thóc gạo từ vùng do Pháp chiếm đóng đi đóng thuế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các đội du kích được thành lập khắp các vùng bị chiếm quấy rối quân Pháp, Pháp phải để phần lớn quân chủ lực giữ đồng bằng Bắc Bộ. Mặc dù là vùng do Pháp kiểm soát, nhưng thực chất đồng bằng màu mỡ đông dân đó vẫn là nguồn cung cấp nhân lực, hàng hóa và lương thực lớn nhất cho Việt Nam.
Thắng lợi duy nhất của Pháp trong mùa hè này là về chính trị, khi tướng Nguyễn Bình - Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam tại Nam Bộ ra sách lược: Tổ chức lại lực lượng vũ trang các giáo phái để biên chế chính quy thành Vệ quốc đoàn. Trong năm 1947, sau những xung đột quân sự với Việt Minh và nhất là sau khi giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích (Hòa Hảo cho rằng Việt Minh thủ tiêu Huỳnh Phú Sổ) cả hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo đều chấm dứt hợp tác với Việt Minh để tạm thời hợp tác với Pháp chống Việt Minh. Năm 1948, một phần lực lượng Bình Xuyên cũng hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh.
Pháp sa lầy
Sau chiến dịch Léa, xung đột lặng xuống. Thiếu phương tiện để tiếp tục các chiến dịch tấn công, quân Pháp chỉ giới hạn trong các hoạt động vừa phải ở đồng bằng. Nhưng cũng tại đồng bằng, lực lượng vũ trang Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được phân tán thành các đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung, tổ chức thêm các đội du kích hoạt động bán công khai, sống tại nhà, vừa làm ruộng vừa chiến đấu, thực hiện các hoạt động quấy rối quân Pháp.[66] Các cán bộ của chính quyền và mặt trận Việt Minh vẫn đi lại tuyển quân, thu thuế trong vùng Pháp kiểm soát. Những vùng này vẫn tiếp tục là nơi cung cấp một số loại nhu yếu phẩm như thuốc men, lương thực, vải vóc... cho Việt Nam. Tại các chiến khu, chính quyền Việt Nam củng cố căn cứ, tổ chức tự sản xuất lương thực và vũ khí để có thể kháng chiến lâu dài.Lực lượng vũ trang và du kích đồng bằng sông Hồng tổ chức các trận chiến quấy rối quân Pháp. Cuối chiến tranh, quân địa phương và du kích cầm giữ phần lớn quân Pháp trong vùng đồng bằng. Mỗi chuyến hàng của Pháp từ Hải Phòng về Hà Nội phải tụ thành đoàn lớn, nhiều xe tăng và lính bảo vệ mới đi thoát. Các đường bộ bị đào bới ngăn cản xe cơ giới, đường sắt bóc hết gang thép làm vũ khí.
Tại miền Trung Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát từ Hội An đến Mũi Đại Lãnh, gần như ngăn đôi đất nước. Ở miền Nam, quân Pháp ở tình thế tốt hơn do lực lượng chính trị và quân sự ở đây ở xa và liên lạc rất khó khăn với chủ lực ở miền Bắc. Lực lượng của tướng Nguyễn Bình bị đẩy về các chiến khu trong vùng ngập mặn và rừng núi, họ còn gặp sự chống đối của các giáo phái người Việt như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Năm 1948, quân Pháp tổ chức cuộc hành quân Véga nhằm phá hủy cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ và nhiều cuộc hành quân khác vào Đồng Tháp Mười nhưng đều thất bại.
Giải pháp Bảo Đại
Theo sử gia William Duiker, đây là việc né tránh vấn đề điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh. Thực chất mục đích của Pháp là tìm cách xây dựng một chính quyền bản xứ người Việt để làm đối trọng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và để thuyết phục Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự để Pháp có thể tiếp tục đứng chân tại Đông Dương[68], bởi trong hiệp ước không có quy định rõ ràng nào về nghĩa của chữ "độc lập" cũng như quyền hạn của Quốc gia Việt Nam, cũng không nói rõ việc thành lập Quốc gia này có thể ảnh hưởng gì đến cuộc chiến Việt – Pháp hiện vẫn tiếp diễn.[69]
Ngày 7 tháng 12 năm 1947, Bảo Đại và Pháp ký Hiệp định vịnh Hạ Long, trong đó Pháp cam kết mập mờ về nền độc lập dân tộc của Việt Nam. Những chính trị gia trong Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp và Ngô Đình Diệm đã chỉ trích hiệp định này là kém quá xa so với một nền độc lập thực sự. Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại và Bollaert ký Hiệp định Vịnh Hạ Long thứ hai, Pháp long trọng công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, chính phủ Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát quan hệ ngoại giao và quốc phòng, đồng thời trì hoãn việc chuyển các giao chức năng khác của chính quyền sang những cuộc đàm phán trong tương lai.[52]
Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập Quốc gia Việt Nam địa vị quốc gia độc lập hội viên trong trong khối Liên hiệp Pháp[52], đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam non trẻ rất yếu ớt do các quyền quan trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền hành cao nhất ở Đông Dương trên thực tế là Cao ủy Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập nhưng được huấn luyện kém và không có sĩ quan chỉ huy cấp cao người Việt[70]. Theo hiệp ước giữa Quốc gia Việt Nam và Pháp, một số đơn vị của Pháp được chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam. Ban đầu các đơn vị này vẫn do các sĩ quan Pháp chỉ huy nhưng sẽ được thay thế dần bằng các sĩ quan người Việt tốt nghiệp các cơ sở đào tạo sĩ quan do Quốc gia Việt Nam thành lập với sự trợ giúp về mọi mặt huấn luyện đào tạo quân sự của Pháp và Mỹ[71][72]. Ngoài ra các trung tâm và các trường huấn luyện của Mỹ bắt đầu chọn, đưa người từ Việt Nam sang học ở Mỹ.[71]
Ngày 19 tháng 7 năm 1949, Vương quốc Lào giành được độc lập trong Liên hiệp Pháp (nhưng hạn chế)[73], Hiến pháp năm 1947 được sửa đổi. Hiệp ước tiếp theo ký ngày 22 tháng 10 năm 1953. Ngày 8 tháng 11 năm 1949, Vương quốc Campuchia giành độc lập (hạn chế) trong Liên hiệp Pháp[52][74]. Đến ngày 9 tháng 11 năm 1953. Campuchia mới được Pháp công nhận độc lập toàn diện.
Sau đó, chịu sức ép của Mỹ và để xoa dịu mâu thuẫn[cần dẫn nguồn], Pháp dần cho ký những hiệp ước trao cho Quốc gia Việt Nam các quyền tự trị về quân sự, tài chính, thuế quan, xuất nhập cảnh...[67] Các cơ quan chức năng do Pháp nắm giữ được chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam trong những năm sau đó.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên 2 vấn đề quan trọng nhất là nguồn cung tài chính và quyền chỉ huy quân đội thì vẫn do Pháp nắm giữ.
Kỳ thực Pháp coi giải pháp Bảo Đại chỉ là do tình thế thúc ép, họ không tin tưởng và tôn trọng chính phủ này. Năm 1949, Tổng tham mưu trưởng lục quân Pháp, đại tướng Revers sau chuyến khảo sát tình hình Đông Dương đã có bản tường trình mật trong đó viết: "Vấn đề điều đình với Việt Nam thì tìm những người quốc gia chống cộng để điều đình. Giải pháp Bảo đại chỉ là một giải pháp thí nghiệm, nhưng chế độ Bảo Đại là một chế độ ung thối với sự tham nhũng, buôn lậu đồng bạc, buôn lậu giấy phép nhập cảng, những khu chứa cờ bạc đĩ điếm..." (Trung tâm du hí Đại thế Giới ở Chợ Lớn được chính phủ Bảo Đại cho phép công khai sòng bạc và chứa mại dâm để kiếm chác). Bản tường trình sau đó bị lộ khiến chính phủ Pháp "muối mặt", và Revers bị cho về hưu non sau khi ra khai trình tại Hội đồng tối cao quân lực. bản thân Bảo Đại cũng nhận xét rằng: "Cái được gọi là giải pháp Bảo Đại hóa ra là giải pháp của người Pháp."[75]
Khi trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo (Trung Hoa Dân Quốc) ngày 3/4/1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời câu hỏi về hiệp định Elysée như sau: "Đối với dân Việt Nam, đó chỉ là một tờ giấy lộn. Thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy chẳng lừa bịp được ai. Ngay nhân dân Pháp và dư luận thế giới cũng đã hiểu rõ và tố cáo điều đó. Lúc nào quân đội thực dân Pháp hoàn toàn rút khỏi đất nước Việt Nam, thì mới có thống nhất và độc lập."[76][77]. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: "Với việc mở đường cho chủ nghĩa thực dân mới vào Việt Nam, De Lattre đã mang đến cho ta một hiểm hoạ lâu dài"[78].
Giai đoạn 1950-1954
Chiến dịch Biên giới
Sau chiến dịch Việt Bắc, Việt Minh dần dần tổ chức lại bộ máy và lực lượng, bắt đầu tổ chức những trận đánh qui mô chống lại Pháp. Trong năm 1950, các lực lượng vũ trang của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được hoàn chỉnh về biên chế, thống nhất với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Về phía Pháp, chiến tranh đã vào thế sa lầy tuy họ đã dùng đến 40-45% ngân sách quân sự và 10% ngân sách quốc gia. Với sự nổ ra của Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950, Mỹ thay đổi thái độ về Chiến tranh Đông Dương, coi Triều Tiên và Việt Nam là hai chiến trường phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc chiến của phương Tây chống lại chủ nghĩa cộng sản, tổng thống Mỹ Harry S. Truman tuyên bố sẽ viện trợ quân sự trực tiếp cho các nỗ lực của Pháp tại Đông Dương[79].
Để lấy lại thế chủ động, Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự đường số 4, khoá biên giới Việt-Trung: cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài, thiết lập hành lang Đông-Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc bộ, chuẩn bị lực lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 để tiêu diệt đầu não Việt Minh.
Về phía Việt Minh, Bộ chỉ huy Việt Minh nhận định đúng ý đồ của Pháp nên nhanh chóng vạch kế hoạch chủ động tấn công để mở cửa biên giới, khai thông bàn đạp để nhận viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa. Theo chủ trương này, đầu tháng 7 năm 1950, Bộ Tổng tư lệnh Việt Minh quyết định chọn hướng chiến dịch là Cao Bằng – Lạng Sơn.
Chiến dịch Biên giới bắt đầu ngày 16 tháng 9 năm 1950, diễn ra trong ba đợt. Đợt 1, ngày 16 tháng 9, Việt Minh tiến hành đánh công kiên quy mô tương đối lớn, có hiệp đồng giữa các binh chủng tấn công cứ điểm Đông Khê nhằm cô lập Cao Bằng, và đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ dù quân Pháp đã huy động cả không quân yểm trợ. Sự kiện này làm mất một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ đường số 4 của Pháp. Sang đợt hai, quân Pháp quyết định rút khỏi Cao Bằng, đồng thời thực hiện cuộc "hành quân kép", gửi tiếp viện từ Lạng Sơn qua Thất Khê nhằm tái chiếm Đông Khê. Việt Minh đã bố trí thế trận phục kích, bao vây sau đó lần lượt tiêu diệt cả hai cánh quân Pháp từ Thất Khê lên lẫn từ Cao Bằng rút về. Qua đợt ba, Việt Minh tiến hành truy kích quân Pháp rút chạy đồng thời liên tục quấy rối, không cho họ chuyển quân tiếp viện cho mặt trận Cao-Bắc-Lạng. Dưới sự uy hiếp của quân Việt Minh và sự hoang mang của bộ chỉ huy Pháp, đến ngày 22 tháng 10 năm 1950, quân Pháp phải rút bỏ hoàn toàn khỏi các cứ điểm còn lại trên đường 4 như Thất Khê, Na Sầm, Đồng Lập, Lạng Sơn... Đến ngày 17 tháng 10, Việt Minh chủ động kết thúc chiến dịch.
Thắng lợi của Việt Minh trong chiến dịch này đã làm phá sản chiến lược quân sự chính trị của Pháp, phá được thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông một đoạn biên giới dài, nối Việt Bắc với các đồng minh lớn thành một dải liên tục đến tận châu Âu, mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Vành đai đồn bốt bao vây Việt Bắc đã bị phá hủy hoàn toàn. Đồng thời chiến dịch này đã gây nên không khí chủ bại và hoảng sợ tại Hà Nội. Bộ chỉ huy Pháp được cải tổ, dẫn đến việc tướng Jean de Lattre de Tassigny lên nắm quyền chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh. Kể từ đây Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu chuyển sang thế chủ động tấn công. Cũng từ năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu nhận được viện trợ từ các nước Xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh Pháp được Mỹ giúp sức muốn nhanh chóng giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh còn thế và lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa thực sự lớn mạnh, viện trợ này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Chiến tranh phát triển
Từ cuối năm 1950, Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu thực hiện các trận chiến quy mô lớn theo kiểu kinh điển. Nhưng họ đã phải chịu thiệt hại lớn, các chiến dịch Trung du, Đường 18 và Hà Nam Ninh bị thất bại trước quân Pháp do tướng Jean de Lattre de Tassigny chỉ huy. Chiến dịch Hòa Bình mà de Lattre mở vào tháng 11 năm 1951 đã trở thành "cối xay thịt" đối với cả hai bên. Khi trận đánh kết thúc vào tháng 2 năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam chịu thương vong không nhỏ, nhưng họ đã học được cách đối phó với chiến thuật và vũ khí của Pháp, và họ đã thâm nhập được sâu hơn vào trong vòng cung phòng thủ của Pháp.
Cuối năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam mở Chiến dịch tiến công Tây Bắc giải phóng thị xã và hầu hết Sơn La cùng các khu vực Nghĩa Lộ, Yên Bái (2 huyện), Lai Châu (4 huyện). Cuộc tấn công vào Phú Thọ để cứu vãn tình thế của Salan thất bại. Salan liền cho củng cố Nà Sản, xây dựng vị trí này như một "con nhím" xù lông để chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ở miền Trung, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng. Vùng kiểm soát của Pháp ở Tây Nguyên đã bị thu hẹp lại chỉ còn vài vùng ven biển hẹp ở quanh Huế, Đà Nẵng, và Nha Trang. Những khu vực duy nhất mà Pháp còn có thể thành công là Nam Kỳ và Campuchia.
Mùa xuân năm 1953, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức một lực lượng lớn tiến công quân Pháp ở Lào, với sự hỗ trợ của Quân đội Chính phủ Souphanouvong. Do hậu cần quá xa nên Quân đội Nhân dân Việt Nam không tiến công quân Pháp ở Cánh đồng Chum. Đây được coi là thành công lớn của Pháp.
Ở các vùng khác, Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công phối hợp đồng bộ từ Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Bộ, buộc Pháp phân tán xé lẻ khối quân cơ động. Việt Minh tiến đánh Tây Bắc, Pháp không còn lực lượng cơ động để ứng cứu, hình thành Chiến cục đông-xuân 1953-1954.
Ngày 18 tháng 7 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Hirondelle ("Con én") vào Lạng Sơn và cuộc hành binh "Camargue" vào Quảng Trị nhằm phá hủy được một số dụng cụ và máy móc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở Lạng Sơn, quân Pháp lùng sục các kho tàng rồi vội vã rút chạy. Sau đó truyền thông Pháp loan tin quân đội đã diệt được hai tiểu đoàn, một số căn cứ trong khu tam giác là mối đe dọa trên quốc lộ số 1.
Liên tiếp với hai cuộc hành quân này, ngày 9 tháng 8 năm 1953 Pháp rút quân ra khỏi Nà Sản bằng không vận. Trước đây, năm 1952, Pháp đặt cứ điểm Na Sản để ngăn Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quân Pháp ở Lào.[80]
Ngày 15 tháng 10 năm 1953, Navarre mở Cuộc hành quân Moutte vào Ninh Bình và Thanh Hóa hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường chính. Mục đích chính lại là phá các căn cứ hậu cần tiền duyên của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc tiến công 1953-1954 được cho là sẽ diễn ra ở đồng bằng. Nhưng thực sự trong kế hoạch Quân đội Nhân dân Việt Nam được đề ra hồi tháng 9, đồng bằng Bắc Bộ chỉ là chiến trường phối hợp. Cuộc hành quân Moutte diễn ra là sự suy đoán sai của Navarre cùng sự xuất sắc của bộ đội mật mã Việt Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1953 Quân đội nhân dân Việt Nam tiến quân sang Lào. Chính phủ Vương quốc Lào lên án "Việt Minh xâm lược".[81]
Tháng 11 năm 1953, Navarre mở cuộc hành quân Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ - Khu vực mà ông cho rằng có vị trí chiến lược chặn giữa tuyến đường chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Lào. Navarre xem căn cứ này vừa là một vị trí khóa chặn, vừa là một cái bẫy để nhử đối phương vào một trận đánh lớn theo kiểu kinh điển và có tính chất quyết định mà tại đó Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ bị tiêu diệt bởi pháo binh và hỏa lực không quân vượt trội của Pháp. Navarre đã chọn Điện Biên Phủ - vùng đất nằm trong một thung lũng lớn, cách Hà Nội 200 dặm đường không, với sự chi viện của khoảng 400 máy bay. Quân Pháp sau những trận đánh nống thất bại đã nhường các điểm cao xung quanh cho Quân đội Nhân dân Việt Nam, Navarre cho rằng khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam không đủ khả năng đưa pháo lên Điện Biên Phủ nên sẽ không có nguy hiểm gì từ các điểm cao. Điện Biên Phủ được Navarre xem như là một "cái nhọt tụ độc", hút hết phần lớn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đảm bảo an toàn cho đồng bằng Bắc Bộ.
Khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghĩ tới một cuộc tấn công, hy vọng sẽ mở được một con đường xuyên Lào thọc qua Campuchia. Sau đó đưa lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Bắc vào chi viện bổ sung cho lực lượng sẵn có ở Nam Bộ. Trong cuộc họp tháng 11 năm 1953 của Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các chỉ huy quân sự quyết định mở Chiến cục đông-xuân 1953-1954 để xé lẻ khối quân chủ lực của Pháp đang co cụm đồng bằng Bắc Bộ. Các vị trí tiến công được xác định ở Lai Châu, Trung-Hạ Lào và Tây Nguyên. Ý tưởng tuyến đường chiến lược xuyên Lào sẽ được thực hiện một phần trong tương lai thông qua con đường mòn Hồ Chí Minh.
Trận Điện Biên Phủ
Để đối phó, Navarre tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nó trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" trong con mắt phương Tây. Nhưng Navarre không hề biết rằng bản thân đã rơi vào một cái "bẫy" của Võ Nguyên Giáp khi "đặt bẫy" đối thủ của mình. Việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở đã hút đi của Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định vào "bẫy", và đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn với một số lượng lớn pháo xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù cơ số đạn hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; phần Trung Quốc viện trợ rất hạn chế do nước này tham chiến tại Triều Tiên). Những cuộc tiến công trên toàn Đông Dương không cho Pháp tập hợp một đội quân cơ động ứng cứu. Những đơn vị phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Liên Xô về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 khi quân Pháp đầu hàng. Ở Washington đã có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự, nhưng tổng thống Eisenhower đã quyết định loại bỏ khả năng này do chính quyền Anh sẽ không ủng hộ.
Cục diện chiến trường Đông Dương, tại thời điểm trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát khoảng 2/3 lãnh thổ Việt Nam, nhưng chủ yếu là các vùng nông thôn và rừng núi, một số thị xã nhỏ, chưa kiểm soát được các thành phố lớn, Pháp kiểm soát một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn đông dân cư, một số tỉnh đồng bằng nằm trong vùng tranh chấp. Việt Minh kiểm soát gần như toàn bộ miền Bắc Việt Nam nhưng tại miền Nam Việt Nam, quân đội Quốc gia Việt Nam và quân đội Pháp chiếm ưu thế, quân đội riêng của các giáo phái tự trị cũng khá mạnh nên Việt Minh chỉ kiểm soát được một số vùng tại Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Sau 56 ngày đêm, cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, toàn bộ 18.000 quân Pháp bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Điện Biên Phủ là chiến thắng quân sự lớn nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong toàn bộ chiến tranh Đông Dương. Trên phương diện quốc tế trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một quốc gia thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương là lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp của Pháp và buộc nước này ra khỏi Đông Dương. Ngày 8 tháng 5, hội nghị Geneva bắt đầu họp bàn về vấn đề khôi phục hòa bình ở Đông Dương.
Sự tham gia của các nước khác
Từ năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu nhận được viện trợ quân sự từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác còn Pháp bắt nhận đầu được viện trợ quân sự từ Mỹ. Chiến tranh Đông Dương vì thế chuyển sang giai đoạn mới.Về phía Việt Minh
Sau nhiều lần tìm sự ủng hộ về mặt ngoại giao từ phương Tây và Mỹ không thành, kèm theo đó là quan hệ các nước trong khu vực không có sự tiến triển, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu tìm kiếm sự ủng hộ từ hệ thống xã hội chủ nghĩa[83]. Năm 1949, Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vượt qua biên giới Việt-Trung, tiến công quân Trung Hoa Dân quốc tỉnh Quảng Tây, bàn giao lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[84] Ngày 14 tháng 1 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và khẳng định Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam.[83]Năm 1949 ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã giành được quyền lực trên toàn đại lục. Ngay sau tuyên bố trên, ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô, CHDCND Triều Tiên, Nam Tư và các nước Đông Âu cũng lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau khi công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc bắt đầu viện trợ quân sự cho nước này.
Trong Chiến tranh Đông Dương ngoài ô tô vận tải, pháo cao xạ, hỏa tiễn sáu nòng, tiểu liên K50 là của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, còn các vũ khí bộ binh, pháo 105 ly, 75 ly và lương thực là do Trung Quốc giúp đỡ. Số viện trợ nói trên chiếm khoảng 20% tổng số vật chất quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng trên chiến trường Bắc Bộ trong thời gian này.[85]
Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tính chung, từ tháng 6-1950 đến tháng 6-1954, Việt Nam nhận được từ Liên Xô, Trung Quốc tổng cộng 21.517 tấn hàng các loại, trị giá 34 triệu rúp Nga (~34 triệu USD theo thời giá bấy giờ). Còn theo thống kê của Trung Quốc thì chưa tính phần của Liên Xô, riêng lượng lương thực và thực phẩm phụ Trung Quốc đã viện trợ Việt Nam hơn 140.000 tấn và hơn 26.000 tấn dầu, ngoài ra còn 155.000 khẩu súng các loại, 57,85 triệu viên đạn, 3.692 khẩu pháo và súng cối, hơn 1,08 triệu quả đạn pháo và đạn cối, hơn 840.000 quả lựu đạn, 1.231 ô tô, hơn 1,4 triệu bộ quân phục nữa. Như vậy là có sự khác biệt khá lớn giữa số liệu thống kê của Trung Quốc và của Việt Nam.[85]
Trung Quốc
Trong thời kỳ này, Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao "nhất biên đảo", ngả về phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, trực tiếp đối đầu với Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất. Vì vậy, Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và đưa quân tình nguyện tham chiến ở Triều Tiên chống quân Liên Hợp Quốc và giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống Pháp. Tuy nhiên khác với Triều Tiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ đồng ý nhận viện trợ vũ khí chứ không chấp nhận cho Trung Quốc đem quân tới trực tiếp tham chiến. Trung Quốc là nước viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tích cực nhất, nhiều nhất lúc đó.Cuối tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật sang Bắc Kinh để bàn về vấn đề viện trợ, sau đó đi Moskva gặp gỡ Stalin và Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đang ở thăm Liên Xô. Stalin và Mao Trạch Đông đã khẳng định: Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc. Việt Nam có thể đưa ngay một số đơn vị sang nhận vũ khí trên đất Trung Quốc. Tỉnh Quảng Tây sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam. Từ đó, viện trợ của Trung Quốc đã một góp phần không nhỏ trong việc làm thay đổi cục diện chiến tranh ở Đông Dương. Archimedes Patti, một nhà quan sát Mỹ, trong hồi ký viết: Đến năm 1950, Mao đã ở trong thế có thể giúp đỡ ông Hồ qua đường biên giới phía Bắc Việt Nam. Ông Hồ không còn bị cô lập như trước, ông đã có rất nhiều đồng minh, trước hết là Trung Quốc và sau đó là Liên Xô, một sân bóng mới đã bắt đầu.
Ngay tháng 4 năm 1950, hai Trung đoàn của Đại đoàn 308 sang Mông Tự, Vân Nam, tiếp đó một Trung đoàn của Đại đoàn 312 sang Hoa Đồng, Quảng Tây nhận vũ khí. Để giải quyết đảm bảo hậu cần của bộ đội Việt Nam, ngày 6-8-1950, Tổng cục Hậu cần Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thành lập văn phòng ở Nam Ninh. Ngoài ra, còn có hai Tiểu đoàn công binh và trường sĩ quan lục quân sang học tập, huấn luyện tại Trung Quốc. Những đơn vị sang Trung Quốc ngoài việc trang bị lại vũ khí còn được huấn luyện thêm về chiến thuật, đặc biệt là kỹ thuật đánh bộc phá, được bắn đạn thật nên tiến bộ rất nhanh.
Theo thống kê sơ bộ của Trung Quốc, từ tháng 4 đến tháng 9, Trung Quốc đã viện trợ 14.000 súng trường và súng lục, 1.700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60 khẩu pháo, 300 bazooka, cùng đạn dược, thuốc, quần áo và 2.800 tấn lương thực. Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 200 ô tô, hơn 10.000 thùng dầu, hơn 3.000 khẩu súng các loại, 2.400.000 viên đạn, hơn 100 khẩu pháo các loại, hơn 60.000 viên đạn pháo các loại và đạn hỏa tiễn, 1.700 tấn lương thực, ngoài ra còn một lượng lớn thuốc men, khí tài, thuốc nổ.[85].
Nhờ có sự giúp đỡ của Trung Quốc, trang bị vũ khí của quân đội được cải thiện đáng kể. Những năm qua, mỗi chiến sĩ chỉ mơ ước có một khẩu súng trong tay. Bây giờ không chỉ có súng mà đạn được cũng khá dồi dào. Sức mạnh hỏa lực của trung đoàn bộ binh ta đã hoàn toàn thay đổi so với trước. Tính đến tháng 6-1950, số cán bộ sang Trung Quốc học tập là 3.100 người (trong đó 650 cán bộ học bổ túc trung và sơ cấp, 1.200 học đào tạo, chỉ huy bộ binh sơ cấp, còn lại học về binh chủng như pháo binh, công binh...
Trong hai năm 1951-1952, viện trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa, trong đó có Trung Quốc được duy trì thường xuyên và tương đối đều đặn. Từ tháng 7-1952 đến tháng 1-1953, Trung đoàn 45, Trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được huấn luyện ở Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc); Trung đoàn pháo cao xạ 367 thành lập ngày 1-4-1953, sau 6 tháng huấn luyện ở Tân Dương (Quảng Tây, Trung Quốc), cuối năm 1953 được điều tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Liên Xô giúp trang bị vũ khí, Trung Quốc đảm nhiệm về đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật, huấn luyện cho hai trung đoàn này.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã chi viện cho 3.600 viên đạn pháo 105 ly, đó là số đạn đi theo 24 khẩu pháo viện trợ đưa về Việt Nam từ cuối năm 1953, chiếm 18% tổng số đạn pháo sử dụng trong chiến dịch, sau đó còn chuyển thêm cho 7.400 viên đạn 105mm nhưng số đạn này không kịp đưa vào phục vụ chiến dịch. Trong những ngày cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc còn giúp thêm một tiểu đoàn DKZ 75mm và 12 pháo hỏa tiễn H6, kịp thời tham gia đợt tổng công kích cuối cùng diễn ra chiều ngày 6 tháng 5 năm 1954, phát huy tác dụng rất lớn.
Trong những năm 1949, 1950, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã viện trợ 2.634 tấn gạo. Tuy nhiên, từ năm 1951 trở đi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cố gắng huy động lương thực trong nước để giảm dần lượng gạo viện trợ. Vì vậy, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lương thực chủ yếu được huy động từ trong nước, gạo Trung Quốc chỉ có 1.700 tấn gạo, chiếm 6,52% tổng nhu cầu.
Ngoài trang bị vũ khí, giúp đỡ huấn luyện, viện trợ lương thực, Trung Quốc còn cử Đoàn công tác Hoa Nam gồm 79 người do Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn. Ngày 9-8-1950 đoàn khởi hành từ Nam Ninh, ngày 12-8 đến Quảng Uyên, Cao Bằng. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc cử một đoàn cố vấn quân sự ra nước ngoài, với chỉ thị là phải phát huy tinh thần chủ nghĩa quốc tế, phải đoàn kết với các đồng chí Việt Nam, phải giúp Việt Nam theo con đường tự lực cánh sinh, phát huy tính thần gian khổ phấn đấu. Đảng Cộng sản Trung Quốc giao cho đoàn 2 nhiệm vụ: Một là, giúp đỡ Việt Nam đánh thắng trận, đuổi thực dân Pháp xâm lược; hai là, giúp đỡ Việt Nam xây dựng quân đội chính quy. Ngoài đoàn cố vấn quân sự, Trung Quốc còn cử Trần Canh (nguyên Phó Tư lệnh cánh quân Tây Nam, Tư lệnh quân khu Vân Nam) cùng một số cán bộ quân sự, trực tiếp làm cố vấn trong chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950.
Bà Hứa Kỳ Sảnh, phu nhân của tướng Vi Quốc Thanh trong buổi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã cho biết:
Tôi còn nhớ rất rõ, theo yêu cầu của Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, khi nước Trung Hoa mới vừa thành lập, đồng chí Vi Quốc Thanh, đồng chí Trần Canh và đồng chí La Quý Ba và rất nhiều đồng chí trong đoàn cố vấn Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Pháp, trước khi đi, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: "Các đồng chí phải phải coi sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của chính mình.[86]
Trong giai đoạn 1950-1951, cố vấn Trung Quốc tham gia tham mưu tích cực cho các chỉ huy Việt Nam về chiến thuật quân sự[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các chiến dịch do Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động đều không thu được nhiều kết quả mà lại bị thương vong nhiều, cho thấy chiến thuật của cố vấn Trung Quốc không phù hợp với quy mô, trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vốn nhỏ hơn nhiều so với quân đội Trung Quốc[cần dẫn nguồn]. Đến chiến dịch Hòa Bình năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tự tiến hành chiến dịch mà không cần cố vấn Trung Quốc tham gia. Từ đó về sau, vai trò của cố vấn Trung Quốc chỉ dừng ở mức tham khảo ý kiến.[cần dẫn nguồn]
Ngày 2 tháng 9 năm 1953, Hồ Chủ tịch dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến nơi ở của đoàn cố vấn Trung Quốc để trao Huân chương Hồ Chí Minh cho các thành viên của đoàn cố vấn như Vi Quốc Thanh, La Quý Ba, biểu dương tinh thần quốc tế vô sản trong đoàn cố vấn, cảm ơn sự giúp đỡ mà Đảng Cộng sản, Chính phủ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam.[85]
Liên Xô
Trong giai đoạn đầu, Liên Xô đã hình thành quan hệ chính trị toàn diện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủng hộ chủ trương và đường lối khôi phục và xây dựng miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ này lại không đậm đà bằng quan hệ với các nước khác. Ngày 3/2/1950, Liên Xô mới đặt quan hệ ngoại giao với Indonesia (sau Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 3 ngày), song tháng 1/1953 Liên Xô đã cử đại sứ đi Jakarta, trong khi đó mãi đến gần 2 năm sau tức là ngày 4/11/1954, Liên Xô mới cử Lavraschev - đại sứ đầu tiên của Liên Xô đến Hà Nội.[87]Về phía Pháp
Hoa Kỳ
Chính sách chống cộng của Mỹ
Sau Thế chiến 2, Anh và Pháp liên minh với nhau bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ[cần dẫn nguồn]. Theo chính phủ Mỹ, một mặt Mỹ ủng hộ khái niệm quyền dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố đế quốc đối với những thuộc địa cũ của họ. Chiến tranh Lạnh chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa được bù lại bằng mối quan tâm của Mỹ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại Châu Âu. Một số đồng minh NATO khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Gần như tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc địa sẽ cung cấp sự kết hợp giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với châu Âu.[88].Hoa Kỳ cần có quan hệ đồng minh với Pháp để thiết lập sự cân bằng với sức mạnh của Xô Viết ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Từ tháng 9 năm 1945, Washington đã có một số hành động ở Đông Nam Á. Hồ Chí Minh nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã làm tất cả để thiếp lập mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.[21]
Tại Mỹ, các thế lực chống cộng cực đoan nắm quyền, McCarthy và Hoover thực hiện các chiến dịch chống cộng theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố và bắt giam nhiều người bị xem là cộng sản hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản[89][90][91]. Một bộ phận trong số những nạn nhân bị mất việc, bị bắt giam hoặc bị điều tra quả thật có quan hệ trong hiện tại hoặc trong quá khứ với Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Nhưng đại bộ phận còn lại có rất ít khả năng gây nguy hại cho nhà nước và sự liên quan của họ với người cộng sản là rất mờ nhạt[92]. Những điều này khiến công chúng nghĩ rằng những người cộng sản là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.[93]
Sự cạnh tranh chiến tranh lạnh với Liên Xô là mối quan tâm lớn nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1940 và 1950, chính phủ Truman và Eisenhower ngày càng trở nên lo ngại rằng khi các cường quốc châu Âu bị mất các thuộc địa của họ, các đảng cộng sản được Liên Xô ủng hộ sẽ đạt được quyền lực trong quốc gia mới. Điều này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực quốc tế theo hướng có lợi cho Liên Xô và loại bỏ quyền truy cập vào nguồn lực kinh tế từ đồng minh của Mỹ. Các sự kiện như cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia (1945-1950), cuộc chiến tranh của Việt Nam chống Pháp (1945-1954), và chủ nghĩa xã hội dân tộc công khai của Ai Cập (1952) và Iran (1951) đã khiến Hoa Kỳ lo lắng rằng các nước mới giành độc lập sẽ ủng hộ Liên Xô, ngay cả khi chính phủ mới không trực tiếp liên hệ với Liên Xô. Do vậy, Hoa Kỳ đã sử dụng các gói cứu trợ, hỗ trợ kỹ thuật và can thiệp đôi khi bằng quân sự để hỗ trợ các chính phủ thân phương Tây tại các quốc gia mới giành độc lập.[94]
Từ năm 1949, sau khi Nội chiến Trung Quốc kết thúc, tiếp đó là chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, khuynh hướng thân Liên Xô tại nhiều nước Ả Rập, giới chính khách Mỹ cảm thấy lo sợ về làn sóng đi theo chủ nghĩa Cộng sản tại các nước thế giới thứ ba. Chính phủ Mỹ đưa ra Thuyết domino, theo đó Mỹ tin rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ bị đe dọa. Bởi vậy, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh (chỉ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc.
Mỹ tuyên bố "ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á" trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện "lãnh đạo của những nhà nước mới không phải là người cộng sản", họ đặc biệt ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ các đồng minh tại Đông Nam Á để chống lại các phong trào mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị Châu Á dưới chiêu bài dân tộc".[67] Bằng viện trợ, Mỹ ép Pháp phải nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam. Chính sách của Mỹ là hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh, sau đó sẽ ép người Pháp rút lui khỏi Đông Dương.[95]
Mỹ hỗ trợ Pháp
Để đối phó với các áp lực chính trị, quân sự và thích ứng với xu hướng phi thực dân hoá một mặt Pháp đàm phán với Bảo Đại thành lập Quốc Gia Việt Nam năm 1949, phát triển quân đội người bản xứ. Một mặt, Pháp thuyết phục Mỹ rằng Pháp đang "chống cộng" chứ không phải mục đích chính là tái chiếm thuộc địa[cần dẫn nguồn]. Người Mỹ trợ giúp tiền bạc cho Pháp để giúp họ tiêu diệt Việt Minh, phong trào mà người Mỹ cho là thân Liên Xô. Mỹ dự định sau khi giúp Pháp và Quốc gia Việt Nam đánh bại Việt Minh thì sẽ ép Pháp rút lui khỏi Việt Nam[95].
Đầu năm 1950, Hoa Kỳ bắt đầu gửi viện trợ quân sự cho người Pháp ở Đông Dương. Do chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đã buộc Mỹ phải đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ cho Pháp. Tháng 1 năm 1951 người Pháp nhận được 20 xe tăng M24, 40 khẩu pháo 105-mm và 250 quả bom thông thường và cả bom napalm cùng đạn dược và vũ khí tự động. Tới tháng 1/1953, Pháp đã nhận được 900 xe thiết giáp cùng với 15.000 xe vận tải các loại, gần 2.500 khẩu pháo, 24.000 vũ khí tự động, 75.000 vũ khí cá nhân và gần 9.000 máy radio. Ngoài ra, Không quân Pháp đã nhận được 160 máy bay F6F Hellcat và F8F Bearcat, 41 máy bay ném bom B-26 Invader, 28 máy bay vận tải C-47 cùng với 155 động cơ máy bay và 93.000 quả bom. Cho tới khi Pháp thất bại hoàn toàn thì phía Mỹ đã viện trợ trên 1 tỷ USD mỗi năm (tương đương khoảng 5,8 tỷ USD theo thời giá năm 2004) và chi trả 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.[98]
Đến cuối chiến tranh, 80% chiến phí chủ yếu của Pháp do Mỹ cung cấp, lên đến 1,5 tỷ USD. Cuối chiến tranh, người Mỹ trực tiếp chở khoảng 16 ngàn quân Pháp vào Điện Biên Phủ và hỗ trợ không quân cho quân Pháp. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy.[99][100][101] Nhờ số lượng vũ khí viện trợ này mà người Pháp mới có thể duy trì được cuộc chiến.
Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy Pháp. Sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến tướng Nava than phiền trong hồi ký: "Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ."[102]
Đến nay nhiều người Mỹ vẫn không biết vì sao họ bị lôi kéo vào chiến tranh Đông Dương, dù nhiều người Mỹ còn chưa biết Việt Nam nằm ở góc nào trên bản đồ thế giới. Ít người nói đến việc nước Mỹ đã bị Pháp kéo vào cuộc, cũng như những thương vong đầu tiên của Mỹ ở Đông Dương đã xảy ra ngay từ trận Điện Biên Phủ. Thực sự thông qua việc tài trợ cho Pháp, nước Mỹ đã dính líu đến cuộc chiến ở Đông Dương từ rất lâu trước khi các lực lượng quân sự Mỹ đầu tiên đến Việt Nam.[103]
Hiệp định Genève
Do sức ép của Trung Quốc và Liên Xô, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý với một bản hiệp định mang lại cho họ ít hơn những gì họ đã giành được trên chiến trường[82]. Tuy ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam được tuyên bố độc lập, và điều quan trọng là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam được công nhận, nhưng Việt Nam bị tạm thời chia đôi thành hai khu vực quân sự để hai bên quân đội, Việt Minh và Pháp, tập kết. Quân Pháp sẽ rút dần khỏi Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử đi đến thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện trong vòng 2 năm.
Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ” và khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.[104] Cũng trong ngày này Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm phản đối sự chia đôi đất nước.[105]
Kết quả
Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất này, thương vong của Pháp là 140.992, trong đó có 75.867 chết và mất tích, 65.125 bị thương; các quân đội đồng minh ở Đông Dương chịu thương vong 31.716 người, trong đó có 18.714 chết và mất tích, 13.002 bị thương. Về vũ khí, Pháp mất 435 máy bay, 603 tàu chiến và ca nô, 9.283 xe quân sự, 255 pháo, 504 xe quân sự và 130 nghìn súng các loại. Số thương vong của Việt Minh được Pháp ước tính khoảng 300.000 chết và 500.000 bị thương (hiện vẫn chưa có số liệu kiểm chứng từ phía Việt Nam). Khoảng 25.000 dân thường Việt Nam bị thiệt mạng.[82]Cuộc chiến đã góp phần làm nước Pháp suy sụp và phân hóa. Càng về cuối cuộc chiến, sự phản đối chiến tranh trong lòng nước Pháp ngày càng dữ dội hơn. Đại tướng Pháp Henry Navare viết:
“ | Các đảng viên Cộng sản (Pháp) ngay từ lúc này đã tích cực bênh vực Việt Minh. Cuộc chiến tranh Đông Dương, đối với họ là một "cuộc chiến tranh bẩn thỉu". Còn đối với những người khác, đây là một "cuộc chiến tranh nhục nhã", "cuộc chiến tranh không dám xưng tên" | ” |
—Henry Navare[106]
|
Theo kết quả của hiệp định Geneva, Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc. Quốc gia Việt Nam tuy đã tách khỏi Liên Hiệp Pháp trước khi Hiệp định Geneva được ký kết vẫn cùng quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc đã di cư vào Nam (trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, chiếm khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc), và 140.000 người (đa số là cán bộ kháng chiến của Việt Minh) từ miền Nam tập kết ra Bắc.[108]
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, quân Pháp chính thức rút khỏi Hà Nội, Quân đội Nhân dân Việt Nam vào tiếp quản thủ đô. Thời kỳ hòa bình tại miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Ở miền Nam, quân đội Pháp dần dần rút đi và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ tăng cường các hoạt động tình báo, tuyên truyền, viện trợ và cố vấn cho Quốc gia Việt Nam để chính thể này có thể đương đầu với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lực lượng cộng sản còn lại ở miền Nam.
Hội nghị tuyên bố chấm dứt chiến tranh ở Lào và Campuchia, bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của hai nước này, và hai nước sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do theo các nguyên tắc Hiến pháp mỗi nước, bảo đảm tôn trọng các quyền tự do cơ bản. Hai nước sẽ không tham gia vào bất kỳ một liên minh quân sự nào[109]. Năm 1955 Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc, tuyên bố chính sách đối ngoại hòa bình trung lập.[110][111]
Sau 2 năm, hiệp định Geneva đã không đem lại được hòa bình cho Đông Dương. Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam không được chính quyền Quốc gia Việt Nam thực hiện (với lý do "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc"[112]). Việt Nam bị chia cắt thêm 20 năm nữa với chiến tranh tiếp tục nổ ra trên toàn Đông Dương với sự tham gia của Mỹ thay thế cho Pháp. Cuộc chiến mới có quy mô và sức tàn phá lớn hơn nhiều.
Trên phạm vi thế giới, sự thắng lợi của người Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương cũng thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cổ điển và hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới. Nhân dân các nước thuộc địa khác thấy rằng quân đội các cường quốc châu Âu thực tế không phải là "bất khả chiến bại", nếu người Việt Nam đã có thể đánh bại được thì dân tộc họ cũng có thể. Chẳng bao lâu sau đó, lực lượng Mặt trận Giải phóng Dân tộc tại Algérie (thuộc địa có diện tích lớn nhất của Pháp) được thành lập, phát động đấu tranh vũ trang để giành độc lập cho đất nước mình. Một năm sau đó, các phong trào tương tự nổ ra ở Cameroon, Tuynidi, Morocco. Sự nổi dậy đồng loạt tại các thuộc địa khiến việc duy trì Liên hiệp Pháp trở nên rất khó khăn bởi Pháp không thể có đủ tài chính và lực lượng quân sự để chống lại các phong trào độc lập tại nhiều nơi cùng lúc.
Năm 1958, Cộng đồng Pháp khai sinh và Liên hiệp Pháp chấm dứt tồn tại. Điều 86 Hiến pháp Pháp (năm 1958) quy định mỗi quốc gia hội viên thuộc Cộng đồng Pháp có thể độc lập sau khi ký kết các hiệp ước với Pháp và có quyền lựa chọn vẫn là hội viên của Cộng đồng Pháp hoặc ra khỏi khối. Ngoại trừ Algérie, các quốc gia còn lại từng là thuộc địa của Pháp, nay thuộc Cộng đồng Pháp chọn giải pháp tiếp tục đàm phán với chính phủ Pháp để độc lập. Trong thập niên 60, các nước thuộc Cộng đồng Pháp như Algérie, Tunisia và Maroc lần lượt ký kết hiệp ước với Pháp để tuyên bố độc lập. Đến năm 1967, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho phần lớn các thuộc địa của mình. Cũng trong xu thế phi thực dân hóa trên quy mô toàn cầu, chỉ trong năm 1960, 17 nước thuộc địa châu Phi đã tuyên bố độc lập, và đây được coi là Năm Châu Phi.
Thư mục
- Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000
- William Duiker, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000
Nguồn tham khảo
- ^ Дэвидсон, Филипп Б. Война во Вьетнаме. — М.:Изографус, Эксмо, 2002. Bản gốc: Davidson Ph.B.Vietnam At War. The History 1946-1975. — Oxford University Press, 1991. (Phillip B. Davidson. Chiến tranh Việt Nam. Izografus, Penguin Books. Moskva. 2002. Chương 12: Interbella)
- ^ Howard R.Simpson. Điện Biên Phủ cuộc đối đầu lịch sử mà nước Mỹ muốn quên đi. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2004. trang 189. (bản dịch của Kim Oanh).
- ^ Windrow, Martin (1998). The French Indochina War 1946-1954 (Men-At-Arms, 322). London: Osprey Publishing. tr. p. 11. ISBN 1-85532-789-9.
- ^ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội 2008 trang 144
- ^ Võ Nguyên Giáp-Đường tới Điện Biên Phủ chương 1 - Cuộc họp ở Tín Keo
- ^ Windrow p. 23
- ^ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội 2008 trang 136
- ^ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội 2008 trang 149
- ^ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội 2008 trang 156
- ^ Đường tới DBP-Điểm hẹn Lịch sử
- ^ Báo Thế giới của Pháp, 15-7-1954
- ^ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam-NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội 2008 trang 184
- ^ Đến năm 1950, chi phí quân sự của Pháp đã vượt quá tổng giá trị đầu tư của Pháp tại Việt Nam
- ^ a b Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000, tr. 188.
- ^ Trả lời phóng viên David Schoenbrun của báo New York Times trong cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Paris.
Duiker, William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000, tr. 379 - ^ Tiếp cận một cách nhìn về triều Nguyễn
- ^ Sockeel-Richarte: La Problème de la Souveraineté Française sur l'Indochine, in Le Général de Gaulle et l'Indochine 1940–1946, tr.26
- ^ Martin Shipway, The Road to War: France and Vietnam 1944-1947, tr. 125, Berghahn Books, 2003
- ^ a b c d e Stéphane Just: A propos d'une possibilité théorique et de la lutte pour la dictature du prolétariat trên La Vérité" n°588 (Septembre 1979)
- ^ a b Paul-Marie de La GORCE:De Gaulle-Leclerc: de Londres à l'Indochine Espoir n°132, 2002
- ^ a b Maurice Isserman, John Stewart Bowman (2003, 1992), Vietnam War, trang 4-5, ISBN 0-8160-4937-8.
- ^ Peter A. Pull. Nước Mỹ và Đông Dương-Từ Roosevelt đến Nixon. NXB Thông tin lý luận. Hà Nội. 1986. trang 23.
- ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 8 NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 1945
- ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 30 NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 1945
- ^ Nhớ mãi về bác Bùi Lâm, Tạp chí Kiểm sát
- ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 36 NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 1945
- ^ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Lịch sử 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Thanh Hóa, 2008. Trang 169.
- ^ The Japanese Act of Surrender
- ^ Vietnam's History, Lonely Planet Travel
- ^ Indochina War Timeline: 1945
- ^ a b Indochina War Timeline: 1946
- ^ Báo Quân đội Nhân dân cuối tuần, Võ Nguyên Giáp với những ngày đầu chống thực dân Pháp ở miền Nam, 23/08/2007
- ^ Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. trang 177, NXB Thế giới, 2013
- ^ Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, NXB Trẻ, 2009. Trang 113.
- ^ Mãi mãi ghi nhớ Quốc hội khoá I (17/05/2011), Thái Duy, Báo Đại Đoàn Kết, số ra ngày 17/05/2011, trích "Bọn phản động tưởng trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chúng cho là chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được."
- ^ a b Mãi mãi ghi nhớ Quốc hội khoá I (17/05/2011), Thái Duy, Báo Đại Đoàn Kết, số ra ngày 17/05/2011
- ^ Nohlen, D, Grotz, F & Hartmann, C (2001) Elections in Asia: A data handbook, Volume II, p. 324 ISBN 0-19-924959-8
- ^ Cựu Thủ tướng chính quyền được bảo quân đội Nhật Bản bảo hộ.
- ^ Một cơn gió bụi, Chương VI: Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước
- ^ Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, NXB Trẻ, 2009. Trang 99.
- ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 315
- ^ Cecil B. Currey. CHiến thắng bằng mọi giá. NXB Thế giới. Trang 177 -178
- ^ a b Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: Hoà để tiến, ngày 9-3-1946, Văn kiện Đảng toàn tập, online
- ^ Philippe Devillers. Paris - Saigon - Hanoi, Tài liệu lưu trữ về cuộc chiến tranh 1944-1947. NXB Tổng hợp. Thành phố Hồ Chí Minh. 2003. trang 218 (bản dịch của Hoàng Hữu Đản)
- ^ CÙNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
- ^ a b c Tønnesson, Stein. Vietnam 1946: How the War Began. Berkeley, CA: California University Press, 2010. tr 83-85
- ^ Lê Đình Chi. Người Thượng Miền Nam Việt Nam. Gardena, CA: Văn Mới, 2006. tr 569-612
- ^ Duncanson, Dennis. Government and Revolution in Vietnam. New York: Oxford University Press, 1968. tr 165
- ^ Pierre Quatrpoint. Sự mù quáng của tướng De Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 77 (bản tiếng Việt do Đặng Văn Việt dịch)
- ^ Ban nghiên cứu lịch sử Đảng. Văn kiện Đảng (1945-1954). NXB Sự thật. Hà Nội. 1978, trang 256-260
- ^ Hồ Chí Minh. Toàn tập - Tập 4. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2000. trang 328-330
- ^ a b c d Indochina War Timeline: 1947 - 1949
- ^ Có thể xem nội dung bức thư (bằng tiếng Anh) tại [1]. Bức thư này không được trả lời cũng như không được công bố trước công chúng tới tận năm 1972
- ^ a b Chiến thắng bằng mọi giá, trang 196-197, Cecil B. Currey, Nxb Thế Giới, 2013
- ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 290
- ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi Ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 274
- ^ Việt Nam, một thế kỷ qua, Nguyễn Tường Bách, Nxb Thạch Ngữ, California, 1998
- ^ Bộ trưởng Nguyễn Tường Tam, Trang web Bộ Ngoại giao
- ^ Barnet, Richard J. (1968). Intervention and Revolution: The United States in the Third World. World Publishing. tr. 185. ISBN 0-529-02014-9.
- ^ Prados, John (August 2007, Volume 20, Number 1). The Smaller Dragon Strikes. MHQ: The Quarterly Journal of Military History. tr. 50. ISSN 1040-5992.
- ^ Paul-Marie de La GORCE:De Gaulle-Leclerc: de Londres à l'Indochine Espoir n°132, 2002.
- ^ Điện Biên Phủ: Nhớ lại để suy ngẫm, Trần Thái Bình, BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam
- ^ Chuẩn bị chu đáo - một trong những yếu tố quyết định thắng lợi, QĐND - Thứ Sáu, 04/05/2012
- ^ Duiker, William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000, tr. 400
- ^ Lãnh sự Mỹ tại Hà Nội, O'Sullivan báo về Washington rằng người Việt đã chiến đấu với "một sự ngoan cường và dũng cảm không ngờ" giống như người Nhật trong thế chiến lần thứ hai. Ông ước tính thương vong của người Việt lên đến hàng trăm.
Duiker, William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000, tr. 400 - ^ Du kích vận động chiến - bước phát triển của chiến thuật, Cao Xuân Lịch, Báo điện tử Quân đội Nhân dân
- ^ a b c The Pentagon Papers, Chapter 2, "U.S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1954", U.S. POLICY AND THE BAO DAI REGIME
- ^ William Duiker, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000, tr.412-413
- ^ William Duiker, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000, tr.411
- ^ Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000, tr. 474.
- ^ a b Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập III (1945-2005). NXB Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 85.
- ^ A Brief Overview of the Vietnam National Army and the Republic of Vietnam Armed Forces (1952-1975), PERSPECTIVES ON RVNAF FROM FRUS, Stephen Sherman and Bill Laurie
- ^ The Khun Lo Dynasty
- ^ French Indochina/Cambodia (1945-1954), University of Central Arkansas
- ^ H. R. McMaster (1998). Dereliction of Duty: Johnson, McNamara, the Joint Chiefs of Staff, and the Lies That Led to Vietnam. New York, New York: HarperCollins Publishers, Inc.
- ^ http://www.hcmm.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1388:nh-ng-cu-c-tr-l-i-ph-ng-v-n-bao-chi-c-a-bac-h-ph-n-4&catid=99&Itemid=743&lang=vi
- ^ http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=29641
- ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi kí; NXB Quân đội nhân dân 2006 (Hữu Mai thể hiện). Trang 806
- ^ Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000, tr. 189.
- ^ p 497 Việt Sử Toàn Thư
- ^ Indochina War Timeline: 1953
- ^ a b c Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000, tr. 190.
- ^ a b Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 69-70
- ^ Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 80
- ^ a b c d Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, THS. NGUYỄN PHƯƠNG HOA, Viện Nghiên cứu Trung Quốc
- ^ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tiếp người thân của đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh và lưỡng quốc Tướng quân Hồng Thủy
- ^ Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Phạm Quang Minh
- ^ Decolonization of Asia and Africa, 1945-1960, Office of the Historian, Bureau of Public Affairs, United States Department of State, trích:"While the United States generally supported the concept of national self-determination, it also had strong ties to its European allies, who had imperial claims on their former colonies. The Cold War only served to complicate the U.S. position, as U.S. support for decolonization was offset by American concern over communist expansion and Soviet strategic ambitions in Europe. Several of the NATO allies asserted that their colonial possessions provided them with economic and military strength that would otherwise be lost to the alliance. Nearly all of the United States' European allies believed that after their recovery from World War II their colonies would finally provide the combination of raw materials and protected markets for finished goods that would cement the colonies to Europe."
- ^ Schrecker, Ellen (2002). The Age of McCarthyism: A Brief History with Documents (2d ed.). Palgrave Macmillan. ISBN 0-312-29425-5. p. 63–64
- ^ Ellen Schrecker, THE AGE OF MCCARTHYISM: A BRIEF HISTORY WITH DOCUMENTS, The State Steps In: Setting the Anti-Communist Agenda, trích "These actions--most important the inauguration of an anti-Communist loyalty-security program for government employees in March 1947 and the initiation of criminal prosecutions against individual Communists--not only provided specific models for the rest of the nation but also enabled the government to disseminate its version of the Communist threat.", Boston: St. Martin's Press, 1994
- ^ Ellen Schrecker, THE AGE OF MCCARTHYISM: A BRIEF HISTORY WITH DOCUMENTS, The State Steps In: Setting the Anti-Communist Agenda, trích "Communist defendants were arrested, handcuffed, fingerprinted, and often brought to their trials under guard if they were being held in jail for contempt or deportation.", Boston: St. Martin's Press, 1994
- ^ Schrecker, Ellen (1998). Many Are the Crimes: McCarthyism in America. Little, Brown. ISBN 0-316-77470-7. p. 4
- ^ Ellen Schrecker, THE AGE OF MCCARTHYISM: A BRIEF HISTORY WITH DOCUMENTS, The State Steps In: Setting the Anti-Communist Agenda, trích "The major trials of the period got enormous publicity and gave credibility to the notion that Communists threatened the nation's security.", Boston: St. Martin's Press, 1994
- ^ Decolonization of Asia and Africa, 1945-1960, Office of the Historian, Bureau of Public Affairs, United States Department of State
- ^ a b The Pentagon Papers, Chapter 2, "U.S. Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1955", Trích "The U.S.-French ties in Europe (NATO, Marshall Plan, Mutual Defense Assistance Program) only marginally strengthened U.S. urgings that France make concessions to Vietnamese nationalism. Any leverage from these sources was severely limited by the broader considerations of U.S. policy for the containment of communism in Europe and Asia... To threaten France with economic and military sanctions in Europe in order to have it alter its policy in Indochina was, therefore, not plausible. Similarly, to reduce the level of military assistance to the French effort in Indochina would have been counter-productive, since it would have led to a further deterioration in the French military position there. In other words, there was a basic incompatibility in the two strands of U.S. policy: (1) Washington wanted France to fight the anti-communist war and win, preferably with U.S. guidance and advice; and (2) Washington expected the French, when battlefield victory was assured, to magnanimously withdraw from Indochina."
- ^ LỜI HIỆU TRIỆU CỦA BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI NGÀY 19-12-1951 NHÂN KỶ NIỆM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN, trích "Không đủ sức chống kháng chiến, đế quốc Mỹ và thực dân Pháp lợi dụng bọn bù nhìn vong bản thi hành chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”, dùng độc lập giả hiệu để mê muội, đốt làng cướp của làm cho dân ta bần cùng trụy lạc để dễ áp bức lừa phỉnh, bắt thanh niên đi lính ngụy để đánh lại đồng bào."
- ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập hồi ký - Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử trang 871, 872
- ^ France (location: Indochina) 1950-54, US Foreign Policy in Perspective, 2009
- ^ Thời điểm của những sự thật (2004), NXB CAND, (nguyên gốc: "Le Temps des Vérites" xuất bản tại Paris năm 1979), tr. 51
- ^ Paul Ély, Đông Dương trong cơn lốc, Paris, 1964, tr. 51
- ^ Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật
- ^ Điện Biên Phủ Điểm hẹn lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chương 1: Cuộc họp ở Tín Keo
- ^ Thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam qua con mắt của người Mỹ
- ^ Nguyễn Quang Ngọc 2006, Chương XI – Việt Nam trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng chế độ dân chủ mới (1945-1954), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr.315-324.
- ^ Nguyễn Văn Lục. Lịch sử còn đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008. Trang 125.
- ^ Henry Navare. Đông dương hấp hối. NXB Công an nhân dân. Hà nội. 2004. trang 15. (bản dịch của Phan Thanh Toàn)
- ^ Pierre Quatrpoint. Sự mù quáng của tướng De Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2008. trang 63 (bản tiếng Việt do Đặng Văn Việt dịch)
- ^ Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Flight from Indochina, tr. 80-81
- ^ The Final Declarations of the Geneva Conference July 21, 1954
- ^ Tìm hiểu đất nước Lào, Trang tin tổng hợp thời sự Giáo Dục Việt Nam
- ^ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ hỏa táng Thái Thượng hoàng Norodom Sihanouk, Nguyễn Hoàng - Nhật Bắc, The Embassy of Socialist Republic of Vietnam in Cambodia
- ^ The Reunification of Vietnam, PRESIDENT NGO DINH DIEM'S BROADCAST DECLARATION ON THE GENEVA AGREEMENTS AND FREE ELECTIONS (July 16, 1955), page 24, Vietnam bulletin - a weekly publication of the Embassy of Vietnam in United States, Special issue No.16, Available online Trích: "Our policy is a policy for peace. But nothing will lead us astray of our goal, the unity of our country, a unity in freedom and not in slavery. Serving the cause of our nation, more than ever we will struggle for the reunification of our homeland. We do not reject the principle of free elections as peaceful and democratic means to achieve that unity. However, if elections constitute one of the bases of true democracy, they will be meaningful only on the condition that they be absolutely free. Now, faced with a regime of oppression as practiced by the Viet Minh, we remain skeptical concerning the possibility of fulfilling the conditions of free elections in the North." dịch là "Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc."
Xem thêm
- Nhà Nguyễn
- Chiến tranh Pháp-Đại Nam
- Chiến tranh Pháp-Thanh
- Pháp thuộc
- Thực dân Pháp
- Quân đội Pháp
- Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945)
- Cao trào kháng Nhật
- Cách mạng tháng tám
- Tuyên ngôn độc lập Việt Nam
- Việt Minh
- Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Bảo Đại
- Quốc gia Việt Nam
- Chiến tranh Việt Nam
- Vàng hóa chiến tranh
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Chiến tranh Đông Dương |
Việt Nam trong thế kỷ 20[ẩn]
Chiến tranh thế giới thứ nhất | Giữa hai cuộc thế chiến | Chiến tranh thế giới thứ hai | Chiến tranh Đông Dương | Chiến tranh Việt Nam | Thời bao cấp | Đổi mới |
|
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment