CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Năm 589 – Quân Tùy tiến vào kinh thành Kiến Khang của Trần, bắt giữ hoàng đế Trần Thúc Bảo, triều Tùy hoàn thành thống nhất Trung Hoa. Năm 1741 – Chiến tranh Kế vị Áo: Friedrich Đại đế thống lĩnh quân đội Phổ giành chiến thắng tại trận Mollwitz (hình) trước quân Áo. Năm 1837 – Tác gia người Nga Pushkin qua đời do thương tích sau một trận đấu súng vì danh dự. Năm 1930 – Việt Nam Quốc dân Đảng phát động cuộc Khởi nghĩa Yên Bái tại Bắc Kỳ nhằm chống lại sự đô hộ của Thực dân Pháp. Năm 2008 – Lầu thành bằng gỗ của di sản văn hóa quốc gia Sungnyemun tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc bị một nam giới cao tuổi phóng hoả thiêu huỷ.
Khởi nghĩa Yên Bái
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Mục lục
Bối cảnh
Sau những tổn thất nặng nề do chính quyền thực dân gây ra, một số lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương phản công bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, chứ không thể ngồi khoanh tay chờ bị tiêu diệt.Từ cách nhìn nhận đó, ngày 17 tháng 9 năm 1929, Chủ tịch Đảng Nguyễn Thái Học đã triệu tập Hội nghị Đại biểu toàn quốc Việt Nam Quốc dân Đảng tại Lạc Đạo, Hải Dương, để bàn bạc và thống nhất kế hoạch khởi nghĩa. Tại hội nghị, Việt Nam Quốc dân Đảng bị chia thành phái chủ hoà (Lê Hữu Cảnh) và chủ chiến (Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu). Phái chủ chiến chiếm ưu thế trong hội nghị.
Sau đó, Việt Nam Quốc dân Đảng triệu tập Hội nghị Bắc Ninh, thống nhất kế hoạch và phương thức tiến hành khởi nghĩa. Tăng cường vận động binh lính. Các cơ sở chế tạo vũ khí được triển khai và đẩy mạnh. Công tác chuẩn bị sau đó gặp một số sự cố như vụ sơ suất khi chế tạo bom, làm chết 3 đảng viên tại Bắc Ninh.
Trong Hội nghị tiếp theo nhóm họp ở làng Võng La, xã Hạ Bì, Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ ngày 25 tháng 12 năm 1929, Quốc dân Đảng khẳng định rằng cần phải tiến hành một cuộc khởi nghĩa để phản công lại sự đàn áp của Pháp. Phạm Thành Dương phản bội tổ chức tại Hội nghị.
Ngày 26 tháng 1 năm 1930, hội nghị tiếp theo được tổ chức tại làng Mỹ Xá, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong phiên họp ấy, đa số các đại biểu đều tán thành kế hoạch "Tổng khởi nghĩa". Cũng trong cuộc họp này, Việt Nam Quốc dân Đảng đã vạch ra kế hoạch tấn công một số đô thị và những yếu điểm quân sự của Pháp, bao gồm: Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại, Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, và Hà Nội. Chỉ huy các mặt trận cũng được chỉ định trong phiên họp lịch sử đó.
Trong một cuộc họp bí mật khác, trên núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữa các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và Nguyễn Khắc Nhu, ngày giờ phát động cuộc Tổng Khởi Nghĩa được ấn định là ngày 10 tháng 2 năm 1930.
Chuẩn bị
Việt Nam Quốc dân Đảng quyết định tiến hành cuộc Tổng Khởi Nghĩa đồng loạt ở một số tỉnh Bắc Kỳ vào đêm 10 tháng 2 năm 1930, bao gồm các tỉnh: Yên Bái do Thanh Giang, Nguyễn Văn Khôi; Sơn Tây do Phó Đức Chính; Hưng Hoá, Lâm Thao do Nguyễn Khắc Nhu; Phả Lại, Hải Dương do Nguyễn Thái Học; Hải Phòng, Kiến An do Vũ Văn Giản tức Vũ Hồng Khanh, và Hà Nội do Đoàn Trần Nghiệp [3].Địa danh Yên Bái được lựa chọn là một địa điểm của cuộc Tổng Khởi Nghĩa vì vị trí quan trọng của đô thị này trên tuyến đường nối Hà Nội với Lào Cai và Vân Nam.
Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, các cán bộ của Quốc dân Đảng là Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Thị Bắc được phái tới thành lập và tổ chức binh đoàn Yên Bái, đồng thời gây dựng cơ sở trong lực lượng lính khố đỏ tại đây. Sau đó, một chi bộ Việt Nam Quốc dân Đảng gồm binh lính người Việt trong quân đội Pháp được thành lập, kể cả các quân nhân Quản Cầm, Cai Thịnh, Cai Nguyên, Cai Thuyết, và Cai Hoàng tức Ngô Hải Hoàng. Lực lượng khởi nghĩa nhận được lời hứa ủng hộ của lính khố xanh và chi bộ tại Xuân Lũng, Phú Thọ. Tuy nhiên, sắp tới ngày khởi nghĩa thì người chỉ huy là Quản Cầm bị bệnh, đang chữa trị tại bệnh viện Lanessan. Quốc dân Đảng liền cử Trần Văn Liêm và Nguyễn Văn Khôi là những người không am hiểu về quân sự đến lãnh đạo và cử Ngô Hải Hoàng thay Quản Cầm.
Ngày 9 tháng 2 năm 1930, nhân cơ hội lễ hội đền Tuần Quán có nhiều người từ khắp nơi kéo về, lợi dụng dịp này, đảng viên Quốc dân Đảng đã chuyển dấu vũ khí đến Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa của binh đoàn Yên Bái tấn công quân đội Pháp khởi sự vào ngày 10 tháng 2 năm 1930.
Hành động
Chiến sự tại Yên Bái
Tối ngày 9 tháng 2 năm 1930, ngay khi có kèn hiệu tắt đèn ở trại lính, lực lượng nổi dậy đã đột nhập và hội với lực lượng binh lính nổi dậy bên trong. Quân khởi nghĩa chia làm mũi đánh vào khu nhà ở của sĩ quan, đồn Cao và đồn Dưới với mục tiêu là giết chỉ huy người Pháp và chiếm trại. Đúng 1 giờ sáng 10 tháng 2 thì lực lượng khởi nghĩa đồng loạt hành động. Các viên chỉ huy Pháp là quan ba Jourdan, quan một Robert, quản Cunéo, đội Chevalier, sĩ quan Damour, Bouhier bị giết. Một số chi huy người Pháp khác bị thương nặng.Sau khi tiêu diệt các sĩ quan Pháp, lược lượng nổi dậy chiếm kho vũ khí, chiếm nhà ga và cơ quan trong tỉnh.
Viên chỉ huy cao nhất của quân Pháp là trung tá Aimé Le Tacon đã chốt chặt ở đồn Cao và đánh trả lực lượng tấn công. Quân nổi dậy dần rơi vào bất lợi do chỉ có ít lính khố đỏ theo còn lính khố xanh không những không theo như đã hứa mà còn chống lại.
Đến 7 giờ sáng ngày 10 tháng 2, Tacon chỉ huy quân phản công và chiếm được lại toàn bộ trại lính, bắt giữ 4 cai và 22 lính khố đỏ cùng 25 nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã thất bại vào sáng 10 tháng 2 năm 1930.
Các tỉnh trung du
Chiến sự tại Phú Thọ diễn ra không đạt kết quả, Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy quân đánh vào thị xã Hưng Hóa không đạt kết quả. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp từ Phú Thọ kéo lên phản công, quân khởi nghĩa bị đánh tan, Nguyễn Khắc Nhu bị bắt, sau đó ông tự sát. Tại phủ Lâm Thao, cánh quân của Phạm Nhận đã nhanh chóng làm chủ, đuổi Tri phủ Đỗ Kim Ngọc, treo cờ, đốt lửa báo tin thắng lợi nhưng cũng bị tan rã sau đó ít lâu.Do kế hoạch bị lộ từ trước nên cuộc tấn công vào thị xã Sơn Tây tại đồn Chùa Thông cũng không giành được thắng lợi. Sáng ngày 10 tháng 2 thì chỉ huy là Phó Đức Chính bị bắt.
Các tỉnh miền xuôi
Sau khi chiến sự tại trung du đã thất bại thì kế hoạch hành động ở các tỉnh miền xuôi mới được triển khai. Đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1930, Việt Nam Quốc dân Đảng khởi nghĩa tại Phả Lại, Vĩnh Bảo, Kiến An, Phụ Dực.Tại Vĩnh Bảo (Hải Dương), do Trần Quang Diệu (VNQDĐ) chỉ huy, quân khởi nghĩa từ làng Cổ Am tiến lên tấn công huyện lỵ, giết Tri huyện Hoàng Gia Mô rồi tự giải tán. Tại Phụ Dực (Thái Bình), nghĩa quân đánh chiếm được phủ huyện, đốt giấy tờ sổ sách, rồi tự giải tán do không đủ sức chiếm giữ.
Kế hoạch khởi sự tại Kiến An bị lộ, chính quyền Pháp đã ra lệnh bắt gian toàn bộ lính khố đỏ, tổ chức canh phòng cẩn mật nên quân khởi nghĩa tự giải tán. Quân khởi nghĩa cũng gặp thất bại ở Đạo quan binh Phả Lại.
Ném bom
Tại Hà Nội, Đoàn Trần Nghiệp tổ chức đội cảm tử gồm có Nguyễn Văn Liên, Mai Duy Xứng, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Quang Triệu, và Nguyễn Bá Tâm, tiến hành ném bom ở năm địa điểm ở Hà Nội trong đó có nhà Chánh mật thám Arnoux, 2 trái; Hỏa Lò 8 trái; Sở Sen đầm 2 trái; cảnh sát Quận 1, 2 trái; cảnh sát Quận 2, 2 trái[4]. Bom nổ nhưng không có ai thiệt mạng. Đoàn Trần Nghiệp bị truy nã khắp nơi. Sau đó Đoàn Trần Nghiệp bị bắt tại Nam Định và bị hành quyết tại Hà Nội.Kết quả
Quân khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, 6 cai và lính khố đỏ, làm bị thương 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 4 cai và lính khố đỏ, thu được 2 khẩu súng liên thanh, 12 súng trường.Ngày 27 tháng 2 năm 1930, 15 người của quân khởi nghĩa đã bị đem ra tòa xử và 4 trong số đó bị tử hình.
Sau khi một loạt lãnh đạo của Quốc dân Đảng bị bắt, thực dân Pháp đưa 87 người tới Yên Bái xử vào ngày 23 tháng 3 năm 1930, và 13 trong số đó bị tử hình. Nguyễn Thái Học và một số đồng chí bị bắt ở Hải Dương cũng bị đem tới Yên Bái tử hình trong đợt này. Các lãnh tụ Quốc dân Đảng khác bị tử hình cùng đợt ở Yên Bái ngày 23 tháng 3 gồm Phó Đức Chính, Bùi Tử Toàn (nông dân), Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Đào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên) bí danh Ngọc Tỉnh, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính, và Hà Văn Lạo (25 tuổi, thợ hồ).
Chính phủ Bảo hộ còn ra lệnh ném bom triệt hạ làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương vì có tin là nghĩa quân về ẩn náu ở đó.[5]
Thơ ca về cuộc Khởi nghĩa Yên Bái
Thương tiếc các vị anh hùng vị quốc vong thân, trong số các bài thơ ca, có bài thơ "Ngày Tang Yên Bái" được in trong sách giáo khoa tiểu học thời bấy giờ:- Ngày Tang Yên Bái
- Gió căm hờn rền rĩ tiếng gào than
- Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang
- Ánh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹ
- Trên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽ
- Giữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quang
- Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
- Thong thả tiến đến trước đài danh dự
- Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ
- Vài cụ già đầu bạc, lệ tràn rơi
- Ngất người sau tiếng rú: "Ới, con ơi!"
- Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
- Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
- Của những trang anh kiệt sắp lìa đời
- Nhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cười
- Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước
- Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước
- Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường
- Éo le thay! Muốn phụng sự quê hương
- Phải dẫm nát bao lòng mình quí mến
- Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến
- Sau cái nhìn chào non nước bi ai
- Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài
- Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng
- "Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng
- "Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lên
- Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
- Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.
Chú thích
Tài liệu tham khảo
- Norindr, Panivong. Phantasmatic Indochina. Durham, NC: Duke University Press, 1996.
- Tế Xuyên, Gương Người Xưa. Glendale, CA: Đại Nam, ?. Trang 113-121.
- Vũ Huy Phúc, "Các tổ chức cách mạng ra đời trong những năm 1925-1929", chương VIII trong Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam (1919-1930), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.
- Rettig, Tobias (tháng 11 năm 2002). "French military policies in the aftermath of the Yên Bay mutiny, 1930: old security dilemmas return to the surface". South East Asia Research, 10 (3): pp. 309–331.
- Oscar Chapuis (2000). The last emperors of Vietnam. Greenwood Publishing Group. ISBN 0313311706.
|
Thể loại:
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: ; 1799 – 1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ XIX.
Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như "Gửi Chaadaev" (К Чаадаеву, 1818), "Gửi N. Ya. Plyuskova" (Н. Я. Плюсковой, 1818), "Làng quê" (Деревня, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - "Ruslan và Lyudmila" (Руслан и Людмила) và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền.
Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Tại Mikhailovskoe ông đã sang tác những tác phẩm lịch sử như vở kịch "Boris Godunov" (Борис Годунов, 1825), "Với biển cả" (К морю, 1826), trường ca "Những người Digan" (Цыганы, 1827).
Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng "Gửi K". Cuối năm 1825 đầu năm 1826 kết thúc chương năm và sáu của "Evgeny Onegin", mà lúc đó Puskin coi là đoạn kết cho phần một của tác phẩm.
Cuối năm 1825, thông qua một số viên chức có thiện chí, Pushkin đã được tiếp cận Nga hoàng Nikolai I để đệ đơn xin ân xá và được Nga hoàng chấp thuận. Tuy nhiên sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1825 tại Sankt-Peterburg, chính quyền đã xem xét lại tất cả các ấn phẩm chống đối chính quyền của Pushkin trước đó và quyết định buộc ông bị quản thúc tại gia và có chính sách kiểm duyệt nghiêm khắc các tác phẩm của nhà thơ. Pushkin đã chuyển về Moskva sống trong thời gian này.
Năm 1831 được đánh dấu bởi một sự kiện rất quan trọng trong sự nghiệp của Pushkin, ông đã có buổi gặp gỡ với Nikolai Vasilyevich Gogol, một nhà văn Nga nổi tiếng khác. Cả hai nhanh chóng trở thành bạn thân và luôn hỗ trợ nhau trong hoạt động nghệ thuật. Puskin đã có ảnh hưởng lớn tới những nhân vật trong các tác phẩm châm biếm phê phán hiện thực của Gogol.
Cùng năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao. Ông hoàn tất chương "Bức thư của Onegin" trong tác phẩm "Evegeny Onegin" và cũng là chương kết của công trình vĩ đại mà nhà thơ đã mất 8 năm để thực hiện.
Nhờ sự sủng ái của Sa hoàng Nikolai I, đầu năm 1834 chế độ quản thúc đối với Pushkin được nới lỏng, tuy nhiên các tác phẩm thơ ca của ông vẫn phải có sự đồng ý của Sa hoàng mới được phát hành. Do vậy hoàn cảnh kinh tế của nhà thơ không được thuận lợi, Pushkin phải đăng ký vào một chức vụ thư lại trong viện biên sử của Sa hoàng. Thời kỳ này, Puskin chuyển hướng sang viết văn xuôi. Ông sáng tác truyện vừa như "Con đầm bích" (Пиковая дама), tiểu thuyết như "Dubrovski" (Дубровский, 1832-33), "Con gà trống vàng", "Người da đen của Pyotr Đại đế" (không hoàn thành)...
Cùng với những người bạn, Pushkin đã thành lập tờ tạp chí Người đương thời (Современник). Nhiều tác giả nổi tiếng của Nga thời bấy giờ như Aleksandr Ivanovich Turgenev, N.V. Gogol, V.A. Zhukovski, P.A. Vyazemski đã ủng hộ bằng cách gửi những tác phẩm mới nhất của mình tới cho tạp chí này. Tuy nhiên, độc giả Nga khi đó chưa quen với những bài viết mang tính phê phán hiện thực sâu sắc đã không hưởng ứng tạp chí Người đương thời. Số lượng độc giả quá ít khiến ban biên tập lâm vào tình thế rất khó khăn, họ không có đủ tiền để trang trải cho việc in ấn và thù lao cho cộng tác viên. Hai số cuối của tạp chí có đến quá nửa là sáng tác của Pushkin, phần lớn là để vô danh. Tiểu thuyết "Người con gái viên đại úy" (Капитанская дочка) chính là được in trên tạp chí này.
Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).
Aleksandr Sergeyevich Pushkin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aleksandr S.Pushkin Александр С.Пушкин |
|
---|---|
Sinh | 6 tháng 6 năm 1799 Moskva |
Mất | 10 tháng 2 năm 1837 Sainkt-Petersburg |
Công việc | Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch |
Quốc gia | Nga |
Trào lưu | Lãng mạn |
Mục lục
Thời thơ ấu
Pushkin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại thành phố Moskva trong một gia đình quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ 12. Mẹ ông thuộc dòng dõi của Abram Petrovich Gannibal, một người nô lệ da đen của vua Pyotr Đại đế . Nhờ thông minh xuất chúng và có những đóng góp lớn về quân sự, hàng hải cho nước Nga, Gannibal đã được Pyotr Đại đế nhận làm con nuôi. Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Puskin thường tới sống với bà ngoại tại ngôi làng nhỏ Zakharov, gần thành phố Zvenigorod, ngoại ô Moskva. Những tháng ngày êm đềm ở đây về sau này được phản ảnh trong những bài thơ đầu tiên của Puskin ("Thầy tu", 1813; "Bova", 1814; "Lời nhắn cho Yudin", 1815; "Giấc mơ", 1816).Thời niên thiếu
Sáu tuổi, Pushkin được tuyển vào trường Lyceum Hoàng gia , tại Tsarskoe Selo (Hoàng Thôn, nay là thị trấn Pushkin) gần kinh đô Sankt-Peterburg. Thời gian theo học tại đây ông đã chứng kiến cuộc chiến tranh giữa quân đội Nga hoàng với quân Pháp của Napoléon I (1812). Ông có bài thơ nổi tiếng về chủ đề này - "Hồi ức ở Hoàng Thôn" (Воспоминание о Царском Селе, 1815). Bài thơ này đã được nhà phê bình văn học Nga nổi tiếng thời bấy giờ là Gavril Romanovich Derzhavin (Гаври́л Рома́нович Держа́вин) coi là một tác phẩm kiệt xuất và đã tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga.Sau khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như "Gửi Chaadaev" (К Чаадаеву, 1818), "Gửi N. Ya. Plyuskova" (Н. Я. Плюсковой, 1818), "Làng quê" (Деревня, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - "Ruslan và Lyudmila" (Руслан и Людмила) và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền.
Đi đày
Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Sibir. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadayev, Fyodor Nikolayevich Glinka), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô thời hạn. Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Krym, Moldova, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như "Người tù binh Kavkaz" (Кавказский пленник, 1822), "Gavriiliada" (Гавриилиада, 1821), "Anh em lũ cướp" (Братья разбойники, 1822), "Đài phun nước Bakhchisaraysky" (Бахчисарайский фонтан, 1824). Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác "Yevgeny Onegin" (Евгений Онегин).Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Tại Mikhailovskoe ông đã sang tác những tác phẩm lịch sử như vở kịch "Boris Godunov" (Борис Годунов, 1825), "Với biển cả" (К морю, 1826), trường ca "Những người Digan" (Цыганы, 1827).
Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng "Gửi K". Cuối năm 1825 đầu năm 1826 kết thúc chương năm và sáu của "Evgeny Onegin", mà lúc đó Puskin coi là đoạn kết cho phần một của tác phẩm.
Cuối năm 1825, thông qua một số viên chức có thiện chí, Pushkin đã được tiếp cận Nga hoàng Nikolai I để đệ đơn xin ân xá và được Nga hoàng chấp thuận. Tuy nhiên sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1825 tại Sankt-Peterburg, chính quyền đã xem xét lại tất cả các ấn phẩm chống đối chính quyền của Pushkin trước đó và quyết định buộc ông bị quản thúc tại gia và có chính sách kiểm duyệt nghiêm khắc các tác phẩm của nhà thơ. Pushkin đã chuyển về Moskva sống trong thời gian này.
Năm 1831 được đánh dấu bởi một sự kiện rất quan trọng trong sự nghiệp của Pushkin, ông đã có buổi gặp gỡ với Nikolai Vasilyevich Gogol, một nhà văn Nga nổi tiếng khác. Cả hai nhanh chóng trở thành bạn thân và luôn hỗ trợ nhau trong hoạt động nghệ thuật. Puskin đã có ảnh hưởng lớn tới những nhân vật trong các tác phẩm châm biếm phê phán hiện thực của Gogol.
Cùng năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao. Ông hoàn tất chương "Bức thư của Onegin" trong tác phẩm "Evegeny Onegin" và cũng là chương kết của công trình vĩ đại mà nhà thơ đã mất 8 năm để thực hiện.
Trở lại Sankt-Peterburg
Tháng 11 năm 1833, Puskin trở lại Sankt-Peterburg, và cảm thấy cần phải có những thay đổi lớn trong cuộc sống, ông không muốn bị kìm kẹp trong bốn bức tường do chế độ quản thúc.Nhờ sự sủng ái của Sa hoàng Nikolai I, đầu năm 1834 chế độ quản thúc đối với Pushkin được nới lỏng, tuy nhiên các tác phẩm thơ ca của ông vẫn phải có sự đồng ý của Sa hoàng mới được phát hành. Do vậy hoàn cảnh kinh tế của nhà thơ không được thuận lợi, Pushkin phải đăng ký vào một chức vụ thư lại trong viện biên sử của Sa hoàng. Thời kỳ này, Puskin chuyển hướng sang viết văn xuôi. Ông sáng tác truyện vừa như "Con đầm bích" (Пиковая дама), tiểu thuyết như "Dubrovski" (Дубровский, 1832-33), "Con gà trống vàng", "Người da đen của Pyotr Đại đế" (không hoàn thành)...
Cùng với những người bạn, Pushkin đã thành lập tờ tạp chí Người đương thời (Современник). Nhiều tác giả nổi tiếng của Nga thời bấy giờ như Aleksandr Ivanovich Turgenev, N.V. Gogol, V.A. Zhukovski, P.A. Vyazemski đã ủng hộ bằng cách gửi những tác phẩm mới nhất của mình tới cho tạp chí này. Tuy nhiên, độc giả Nga khi đó chưa quen với những bài viết mang tính phê phán hiện thực sâu sắc đã không hưởng ứng tạp chí Người đương thời. Số lượng độc giả quá ít khiến ban biên tập lâm vào tình thế rất khó khăn, họ không có đủ tiền để trang trải cho việc in ấn và thù lao cho cộng tác viên. Hai số cuối của tạp chí có đến quá nửa là sáng tác của Pushkin, phần lớn là để vô danh. Tiểu thuyết "Người con gái viên đại úy" (Капитанская дочка) chính là được in trên tạp chí này.
Đấu súng
Vợ của Pushkin - Natalia Goncharova là một phụ nữ đẹp và quý phái vì vậy luôn có rất nhiều người ái mộ, trong số đó có cả Sa hoàng Nikolai I. Trong khi đó Puskin, do nguồn gốc châu Phi của mình, lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt. Điều này làm cho Puskin rất khó chịu và không ít lần cảm thấy bực bội.Năm 1837, do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges d'Anthès, một sỹ quan kỵ binh trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837 (29 tháng 1 trong lịch Julian).
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Natalia Pushkina |
Ghi chú
- ^ Sau này vào những năm 1830, Puskin đã viết cuốn tiểu thuyết về Abram Petrovich Gannibal, có tựa đề là "Người nô lệ da đen của Pyotr Đại đế". Tuy nhiên cuốn tiểu thuyết này đã không được hoàn thành vì ông bất ngờ qua đời sau vụ đọ súng với Georges d'Anthes.
- ^ Lyceum Hoàng gia là trường dành cho các học sinh quý tộc Nga từ cấp tiểu học cho tới trung học; học sinh theo học Lyceum thường có độ tuổi từ 8 tới 17.
- ^ "Evegeny Onegin" là tác phẩm dài nhất và nổi tiếng nhất của Puskin. Ông đã dày công thực hiện nó trong gần tám năm trời (1823-1830). Sau này nhà soạn nhạc người Nga nổi tiếng Tschaikovski đã dựa vào bản trường thi này để viết vở opera "Evgeny Onegin".
Tác phẩm
|
|
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Aleksandr Sergeyevich Pushkin |
- Сказка о рыбаке и рыбке, Спб., Берлин: Издательство З. И. Гржебина, 1922, на сайте «Руниверс»
- Фундаментальная электронная библиотека «Русская литература и фольклор»
- Информационно-справочный портал «А. С. Пушкин»
- Сочинения А. С. Пушкина в старой орфографии
- Хронологическая таблица Пушкин А.С
- Предки А. С. Пушкина до 14-го поколения
- Галерея рисунков и портретов, сделанных Пушкиным в своих произведениях
- Цявловская Т. Г. Рисунки Пушкина
- Пушкин и Лермонтов. История отношений
- Г. И. Ганзбург. Стихотворение А. С. Пушкина «19 октября 1827» и трактовка его смысла в музыке А. С. Даргомыжского. — Харьков, 2007. ISBN 966-7950-32-8
- Динамические модели ритмики пушкинского стиха
- Сборник статей «Александр Сергеевич Пушкин: Путь к православию»
- А. С. Пушкин в Одессе
- Официальный сайт Музея-усадьбы «Остафьево» — «Русский Парнас»
- Тригорские друзья А. С. Пушкина. История усадьбы Тригорское Псковской губернии
- Пушкинское село Большое Болдино
- 200-летию Пушкина посвящается. Журнал «Летопись Причерноморья» № 2
- Пушкин: зачёркнутый профиль. Опыт психографии. Биографический очерк писателя и психолога Владимира Леви.
- Hà Nội đón nhận tượng thi hào Pushkin
Thể loại:
Trận Mollwitz là một trận đánh giữa Vương quốc Phổ và Đế quốc Áo vào ngày 10 tháng 4 năm 1741, trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo. Sau khi vua Friedrich II Đại Đế thân chinh kéo các chiến binh đi chinh phạt tỉnh Silesia của Áo vào năm 1740, quân Áo đã phản công vào năm sau và dẫn tới trận đánh này.[5] Đây là trận đánh đầu tiên của vua Phổ Friedrich II Đại Đế kể từ lúc ông lên nối ngôi báu vào năm 1740. Tuy ban đầu lực lượng Kỵ binh Phổ bị đánh tan tác và bản thân vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế phải rút khỏi trận đánh, lực lượng Bộ binh tinh nhuệ do vị Bá tước quyết đoán Kurt Christoph von Schwerin thống lĩnh đã đại phá được quân Áo vô kỷ luật.[6] Và sau chiến thắng này, vua Friedrich II Đại Đế cùng các chiến binh của ông sẽ còn tiếp tục tiến lên trên đà thắng lợi.[5]
Quân Phổ thắng và đây là trận đánh đầu tiên trong sự nghiệp của nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế.[7] Nhà vua sáng tác bản "Hành khúc Mollwitz" (Mollwitzer-Marsch) trong doanh trại quân đội, chỉ vài ngày sau chiến thắng tại Mollwitz để kỷ niệm chiến thắng đầu tiên của mình.[8] Đối với lực lượng Bộ binh tinh nhuệ Phổ, họ quyết định đến chiến thắng của quân Phổ trong trận đánh này là nhờ trình độ kỷ cương và hỏa lực của họ mạnh hơn hẳn quân giặc, cho nên họ liên tiếp đánh lui những cuộc tấn công của lực lượng Kỵ binh Áo. Mà lực lượng Bộ binh Phổ hùng hậu đến vậy, là bằng chứng cho thấy thành công trong việc huấn luyện ba quân của vị vua - chiến binh Friedrich Wilhelm I vừa qua đời.[9] Một tên tù binh Áo trong trận đánh này phải gọi lực lượng Bộ binh tinh nhuệ Phổ là "những bức tường biết đi".[10]
Chiến thắng Mollwitz cho thấy sự trỗi dậy của một cường quốc non trẻ. Sau trận thắng này, Quân đội Phổ chiếm lấy các vùng Britz và Neisse. Cả châu Âu trở nên bất ngờ trước sự táo bạo của vị "vua - triết gia" Friedrich II.[11] Ông đã chiếm được toàn bộ miền Hạ Silesia (phía tây bắc Silesia).[12][13]
Ngay từ ngày ngày 6 tháng 12 năm 1740, các Sứ quán nước ngoài tại kinh đô Berlin hay tin nhà vua mặc giáp xông pha trận trận mạc.[23] Vào ngày 13 tháng 12 năm 1740, vị "vua - triết gia - nhạc sĩ" mở đầu sự nghiệp của "một trong những danh tướng xuất sắc nhất mọi thời đại".[23] Sau một buổi khiêu vũ trong Hoàng cung, tân Quốc vương Friedrich II lên xe ngựa, và đọc bài diễn văn trước ba quân, thể hiện sự thận trọng của vị vua - học giả - chiến binh:[24]
Cánh phải Phổ sớm khôi phục lại tình thế, bộ binh Phổ tiếp tục tấn công và sớm đành vào trung tâm kẻ thù, kể từ khi họ sở hữu một trong những lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất châu Âu, họ đã có thể bắn 5-6 phát súng trong một phút. Cuối cùng "những bức tường biết đi" đã đập tan quân Áo. Quân Áo hốt hoảng bỏ chạy, Friedrich Đại đế dành chiến thắng và đây là chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp chinh chiến của vị vua - chiến binh.
Công cuộc chinh phạt tỉnh Silesia đã mang lại cho Hoàng gia Phổ 3.600.000 thaler. Nhà vua dùng phần lớn chiến lợi phẩm này để xây dựng Quân đội Phổ, do đó, vào năm năm 1741, họ có đến 106 tiểu đoàn và 161 sư đoàn Kỵ binh.[30] Và vùng Glogau giờ đây cũng là của nhà vua nước Phổ.[31] Ông vốn đã chinh phạt xứ Glogau vào ngày 23 tháng 12 năm 1740, và để lại một đoàn quân chiếm đóng tại đây.[32] Sau đó, ông và lực lượng Bộ binh tuyệt hảo giành chiến thắng trước quân Áo trong trận Mollwitz vào ngày 10 tháng 4 năm 1741 và quyết định vận mệnh của toàn dân tỉnh Silesia, dù ông rút khỏi chiến trường giữa trận kịch chiến.[22][33] Cũng giống như Quận công Wellington: vị anh hùng ngoan cường không thành công lắm trong lần thử sức đầu: ông chỉ thể hiện một ít lòng dũng cảm của mình, và rút lui sau đợt tấn công bất thành đầu tiên của Kỵ binh Phổ, nhưng Quân đội Phổ thắng trận nhờ có lực lượng Bộ binh chiến đấu tuyệt vời đập tan quân Áo đông đảo hơn, rồi ông hay tin chiến thắng khi đó nghỉ trong một nhà máy. Trước khi xuất quân chinh phạt tỉnh Silesia, một số người cho rằng hành động táo bạo của nhà vua là liều lĩnh và gây nguy hiểm đến nước Phổ, thế nhưng, trong những giờ phút cuối cùng của năm 1740, ông cùng một đoàn Kỵ binh và lính ném lựu đạn tiến đến cổng thành Breslau và đóng quân tại Schweidnitz. Thấy vị Quốc vương Tin Lành ấy, nhân dân Tin Lành vui vẻ mở cổng thành Breslau mà chào đón Quốc vương. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều kính mến vị vua chiến thắng này.[32] Không những thế, Quốc vương Friedrich II cũng chinh phạt vùng Brieg,[34] sau đó ông hội kiến với một cánh quân khác vừa đánh bại quân Áo. Trong vòng sáu tuần, nhà vua ca khúc khải hoàn trở về kinh thành Berlin.[22] Vào ngày 9 tháng 1 năm 1741, ông viết thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phổ - Brandenburg là Heinrich von Podewils:[35]
Nhà vua - vốn say mê nghiên cứu binh pháp - coi trận đánh đầu tiên tại Mollwitz là "một ngôi trường" của mình.[36]
Quả nhiên, chiến thắng tại Mollwitz cho thấy ông cần phải cải thiện lực
lượng Kỵ binh của mình. Và ông đã bỏ thời gian ra huấn luyện cho họ,[6] không những thế, ông còn xây dựng lực lượng Pháo binh vì quân Áo có thế mạnh về Kỵ binh và Pháo binh.[37] Thế rồi sau này, lực lượng Kỵ binh tinh nhuệ Phổ đã không phụ lòng nhà vua với chiến thắng lừng lẫy tại Hohenfriedberg (1745).[38]
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBook, CassavaViet, foodcrops.vn
Trận Mollwitz
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Trận Mollwitz là một trận đánh giữa Vương quốc Phổ và Đế quốc Áo vào ngày 10 tháng 4 năm 1741, trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo. Sau khi vua Friedrich II Đại Đế thân chinh kéo các chiến binh đi chinh phạt tỉnh Silesia của Áo vào năm 1740, quân Áo đã phản công vào năm sau và dẫn tới trận đánh này.[5] Đây là trận đánh đầu tiên của vua Phổ Friedrich II Đại Đế kể từ lúc ông lên nối ngôi báu vào năm 1740. Tuy ban đầu lực lượng Kỵ binh Phổ bị đánh tan tác và bản thân vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế phải rút khỏi trận đánh, lực lượng Bộ binh tinh nhuệ do vị Bá tước quyết đoán Kurt Christoph von Schwerin thống lĩnh đã đại phá được quân Áo vô kỷ luật.[6] Và sau chiến thắng này, vua Friedrich II Đại Đế cùng các chiến binh của ông sẽ còn tiếp tục tiến lên trên đà thắng lợi.[5]
Quân Phổ thắng và đây là trận đánh đầu tiên trong sự nghiệp của nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế.[7] Nhà vua sáng tác bản "Hành khúc Mollwitz" (Mollwitzer-Marsch) trong doanh trại quân đội, chỉ vài ngày sau chiến thắng tại Mollwitz để kỷ niệm chiến thắng đầu tiên của mình.[8] Đối với lực lượng Bộ binh tinh nhuệ Phổ, họ quyết định đến chiến thắng của quân Phổ trong trận đánh này là nhờ trình độ kỷ cương và hỏa lực của họ mạnh hơn hẳn quân giặc, cho nên họ liên tiếp đánh lui những cuộc tấn công của lực lượng Kỵ binh Áo. Mà lực lượng Bộ binh Phổ hùng hậu đến vậy, là bằng chứng cho thấy thành công trong việc huấn luyện ba quân của vị vua - chiến binh Friedrich Wilhelm I vừa qua đời.[9] Một tên tù binh Áo trong trận đánh này phải gọi lực lượng Bộ binh tinh nhuệ Phổ là "những bức tường biết đi".[10]
Chiến thắng Mollwitz cho thấy sự trỗi dậy của một cường quốc non trẻ. Sau trận thắng này, Quân đội Phổ chiếm lấy các vùng Britz và Neisse. Cả châu Âu trở nên bất ngờ trước sự táo bạo của vị "vua - triết gia" Friedrich II.[11] Ông đã chiếm được toàn bộ miền Hạ Silesia (phía tây bắc Silesia).[12][13]
Mục lục
Bối cảnh
Là một vị vua, nhà quân phiệt đầy tham vọng,[14][15] Friedrich II Hohenzollern mong muốn đổi mới và thống nhất những vùng đất cát cứ trong Vương quốc của mình. Vua Friedrich Wilhelm I, trị vì nước Phổ từ năm 1713 cho đến năm 1740, đã gây dựng lực lượng Quân đội Phổ với 8 vạn quân tinh nhuệ và truyền ngôi cho vua con Friedrich II Đại Đế.[16][17] Tân Quốc vương Friedrich II luôn mong muốn chiếm được Silesia - một tỉnh giàu có nhất của Đế quốc Áo thời đó.[18] Vì vậy, ông quyết định chống lại "Đạo luật Thừa kế năm 1713" (theo đó Maria Theresia sẽ thừa kế toàn bộ lãnh thổ của Đế quốc Áo - Habsburg), để tạo nên "điểm hẹn của sự huy hoàng" trong cuộc đời ông.[19] Ngoài ra, ông cũng lo ngại rằng, nhà vua Ba Lan August III, cũng là Tuyển hầu tước Friedrich August II xứ Sachsen, sẽ tìm cách nối lại những vùng đất nằm rời rạc của ông thông qua tỉnh Silesia. Do đó, cả thế giới đều hay tin tân vương Friedrich II quyết định thực hiện giấc mơ của mình.[20] Cụ thể hơn, ông liền mang 28.000 quân Phổ đi đánh vùng đất Silesia[21] vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, lấy cớ là làm theo một hiệp ước được Vương triều Hohenzollern và Vương triều Piast xứ Brieg (Brzeg) ký kết vào năm 1537, mà hầu như không ai biết đến. Trước đó, ông đã đề nghị Nữ hoàng Maria Theresia nhượng cho ông các vùng Glogau và Silesia, đổi lại ông sẽ tôn chồng bà làm Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz I, nhưng bà không hồi âm.[22]Ngay từ ngày ngày 6 tháng 12 năm 1740, các Sứ quán nước ngoài tại kinh đô Berlin hay tin nhà vua mặc giáp xông pha trận trận mạc.[23] Vào ngày 13 tháng 12 năm 1740, vị "vua - triết gia - nhạc sĩ" mở đầu sự nghiệp của "một trong những danh tướng xuất sắc nhất mọi thời đại".[23] Sau một buổi khiêu vũ trong Hoàng cung, tân Quốc vương Friedrich II lên xe ngựa, và đọc bài diễn văn trước ba quân, thể hiện sự thận trọng của vị vua - học giả - chiến binh:[24]
“ Hỡi ba quân, Quả nhân đang phát động một cuộc chiến tranh, với đồng minh là lòng dũng cảm và trung thành của các Ngươi. Trẫm chỉ có lý do tuyên chiến như sau: chúng ta cần phải mang lại lợi ích cho Trẫm, và để muôn dân được chung sống hạnh phục. Lần lượt nhớ lại những chiến thắng huy hoàng của cha ông ta trên thảo nguyên Warszawa, tại Fehrbellin hay trong công cuộc khai quốc Phổ. Số mệnh của ba quân nằm trong tầm tay của các Ngươi đó: những đợt thăng quân hàm và vinh dự đang chờ đợi ba quân, chúng sẽ xứng đáng với lòng dũng cảm của các Ngươi. Nhưng để ba quân đại thắng thì Trẫm phải làm gì? Có một thứ mà các Ngươi cần phải chú ý, đó là thực lực của Trẫm và ba quân. Các Ngươi thấy đấy, phía trước các Ngươi là một lực lượng Quân đội từng nhận biết bao lời tán dương khi Vương công Eugene thống lĩnh họ. Giờ đây, Vương công Eugene không còn nữa, Trẫm và ba quân sẽ có kế sách riêng, để áp đảo những tên giặc táo tợn. Nếu cuộc chinh phạt của chúng ta thành công, vinh quang sẽ đến với chúng ta: chúng ta sẽ trở nên vĩ đại hơn! Vĩnh biệt! Hãy tiến về phía trước! Ngay lập tức, Quả nhân sẽ theo sau các Ngươi, để cùng các Ngươi nhận lấy sự huy hoàng đang mong chờ chúng ta. ” —Friedrich Đại đế
Trận chiến
Quân đội Phổ tấn công vào quân Áo bằng hai cánh, nhưng 6 trung đoàn kỵ binh của Áo có tới 4500 - 5000 người. Họ xua ngựa tấn công về phía cánh phải của quân Phổ và đập tan cánh này của quân Phổ. Điều này khiến cánh trái phải mở rộng và tấn công vào kỵ binh Áo và sau đó đánh bật được nhũng bộ binh không được bảo vệ. Chỉ huy quân Phổ, Bá tước Schwerin khuyên nhà vua hãy rời khỏi trận chiến. Sau đó Friedrich rời khỏi bãi chiến trường ác liệt, về nghỉ tại một nhà máy gần đó. Tuy lực lượng kỵ binh bị đánh tan rã, và bản thân vua Friedrich II cũng phải rời khỏi trận chiến, nhưng rồi cuối cùng lưc lượng bộ binh tinh nhuệ do Bá tước Schwerin chỉ huy đã xoay ngược tình thế. Nhiều nhà sử gia tin rằng Schwerin khuyên Friedrich rời khỏi trận đánh là có chủ ý, có thể là để tự mình chỉ huy vì ông đã có nhiều kinh nghiệm trên chiến trường hơn vị tân vương trẻ tuổi. Khung cảnh rất hỗn loạn vì các đơn vị được triển khai nằm vuông góc với cánh quân Phổ đã bỏ chạy hoặc vô tình bắn nhầm vào quân Phổ đang giao chiến với kỵ binh Áo, tuy nhiên, một đặc điểm có thể thấy là, quân Phổ đã được vị cựu vương Friedrich Wilhelm I đào tạo một cách chuyên nghiệp, vì vậy tiêu diệt đoàn quân này là không dễ. Đột nhiên, quân Phổ chuyển hướng bắn vào kỵ binh Áo, gây thiệt hại lớn cho quân Áo. Chỉ huy kỵ binh Áo, tướng Römmer tử trận vì nhận một phát súng hỏa mai của Phổ, với việc hai nhà lãnh đạo hai cánh chết, một sĩ quan hỏi Schwerin: Thưa ngài, liệu chúng ta có nên rút lui ? Schwerin trả lời: Chúng ta sẽ rút lui vào lòng quân địch!Cánh phải Phổ sớm khôi phục lại tình thế, bộ binh Phổ tiếp tục tấn công và sớm đành vào trung tâm kẻ thù, kể từ khi họ sở hữu một trong những lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất châu Âu, họ đã có thể bắn 5-6 phát súng trong một phút. Cuối cùng "những bức tường biết đi" đã đập tan quân Áo. Quân Áo hốt hoảng bỏ chạy, Friedrich Đại đế dành chiến thắng và đây là chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp chinh chiến của vị vua - chiến binh.
Ý nghĩa lịch sử
Chiến thắng tại Mollwitz đã nâng cao sự huy hoàng và uy thế của Friedrich II Đại Đế. Nhưng tuy ông đã giành chiến thắng, trận đánh tại Mollwitz không quyết định được cuộc chiến. Song, dần dần tình thế trở nên có lợi cho ông:[6] chiến thắng tại Mollwitz đã nâng cao sự huy hoàng mang lại lợi thế chính trị cho ông: nước Pháp liên minh với ông.[9] Bởi lẽ, thắng lợi này đã chứng tỏ với phong kiến Áo rằng Đế quốc Habsburg có thể bị phân chia.[25] Thắng lợi lớn đầu tiên của vị vua nước Phổ này cũng báo hiệu sự vươn lên của một quốc gia ham chiến trận ở châu Âu.[26] cũng Một năm sau, ông tiếp tục đè bẹp quân Áo trong trận đánh tại Chotusitz (1742).[27] Chiến thắng tại Chotusitz cũng giống như chiến thắng tại Mollwitz trước đó: lực lượng Bộ binh hùng hậu của nhà vua đã cứu thoát ông khỏi hậu quả của những tính toán sai lầm của ông.[28] Sau này, với chiến thắng huy hoàng của ông tại Leuthen (1757), tên tuổi của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế gắn liền với chiến thuật "đánh dọc sườn" (oblique order) trứ danh. Và trong khi giữa các nhà sử học không có sự thống nhất về câu trả lời của câu hỏi: "Nhà vua đã sử dụng chiến thuật đánh dọc sườn từ khi nào?", Otto Herrmann cho rằng ông đã tiến hành đánh dọc sườn kể từ hai trận thắng đầu tiên tại Mollwitz và Chotusitz.[29]Công cuộc chinh phạt tỉnh Silesia đã mang lại cho Hoàng gia Phổ 3.600.000 thaler. Nhà vua dùng phần lớn chiến lợi phẩm này để xây dựng Quân đội Phổ, do đó, vào năm năm 1741, họ có đến 106 tiểu đoàn và 161 sư đoàn Kỵ binh.[30] Và vùng Glogau giờ đây cũng là của nhà vua nước Phổ.[31] Ông vốn đã chinh phạt xứ Glogau vào ngày 23 tháng 12 năm 1740, và để lại một đoàn quân chiếm đóng tại đây.[32] Sau đó, ông và lực lượng Bộ binh tuyệt hảo giành chiến thắng trước quân Áo trong trận Mollwitz vào ngày 10 tháng 4 năm 1741 và quyết định vận mệnh của toàn dân tỉnh Silesia, dù ông rút khỏi chiến trường giữa trận kịch chiến.[22][33] Cũng giống như Quận công Wellington: vị anh hùng ngoan cường không thành công lắm trong lần thử sức đầu: ông chỉ thể hiện một ít lòng dũng cảm của mình, và rút lui sau đợt tấn công bất thành đầu tiên của Kỵ binh Phổ, nhưng Quân đội Phổ thắng trận nhờ có lực lượng Bộ binh chiến đấu tuyệt vời đập tan quân Áo đông đảo hơn, rồi ông hay tin chiến thắng khi đó nghỉ trong một nhà máy. Trước khi xuất quân chinh phạt tỉnh Silesia, một số người cho rằng hành động táo bạo của nhà vua là liều lĩnh và gây nguy hiểm đến nước Phổ, thế nhưng, trong những giờ phút cuối cùng của năm 1740, ông cùng một đoàn Kỵ binh và lính ném lựu đạn tiến đến cổng thành Breslau và đóng quân tại Schweidnitz. Thấy vị Quốc vương Tin Lành ấy, nhân dân Tin Lành vui vẻ mở cổng thành Breslau mà chào đón Quốc vương. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều kính mến vị vua chiến thắng này.[32] Không những thế, Quốc vương Friedrich II cũng chinh phạt vùng Brieg,[34] sau đó ông hội kiến với một cánh quân khác vừa đánh bại quân Áo. Trong vòng sáu tuần, nhà vua ca khúc khải hoàn trở về kinh thành Berlin.[22] Vào ngày 9 tháng 1 năm 1741, ông viết thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phổ - Brandenburg là Heinrich von Podewils:[35]
“ | Thành Breslau (thủ phủ xứ Silesia) giờ đây là của Trẫm. | ” |
—Friedrich Đại đế
|
Xem thêm
Tham khảo
- ^ 1911 Encyclopedia Britannica, entry National Flags: "The Austrian imperial standard has, on a yellow ground, the black double-headed eagle, on the breast and wings of which are imposed shields bearing the arms of the provinces of the empire . The flag is bordered all round, the border being composed of equal-sided triangles with their apices alternately inwards and outwards, those with their apices pointing inwards being alternately yellow and white, the others alternately scarlet and black ." Also, Whitney Smith, Flags through the ages and across the world, McGraw-Hill, England, 1975 ISBN 0-07-059093-1, pp.114 - 119, "The imperial banner was a golden yellow cloth...bearing a black eagle...The double-headed eagle was finally established by Sigismund as regent...".
- ^ a b Chandler: The Art of Warfare in the Age of Marlborough, p.306: All statistics taken from Chandler
- ^ Meyers Konversations-Lexikon, trang 315, tập XIV
- ^ Meyers Konversations-Lexikon, trang 314, tập XIV
- ^ a b Christopher Duffy, The military experience in the age of reason, trang 322
- ^ a b c Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, các trang 83-84.
- ^ Christopher Duffy, The military experience in the age of reason, trang 249
- ^ Christopher Duffy, The army of Frederick the Great, trang 141
- ^ a b Jay Luvaas, Frederick the Great on the Art of War, trang 4
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 31
- ^ W. Sanford Ramey, Kings of the Battle Field, trang 171
- ^ Asprey, Frederick the Great: the Magnificent Enigma, trang 195-208.
- ^ Charles C. Savage, Illustrated biography; or, Memoirs of the great and the good of all nations and all times: comprising sketches of eminent statesmen, philosophers, heroes, artists, reformers, philanthropists, mechanics, navigators, authors, poets, divines, soldiers, savans, etc, trang 272
- ^ George Jellinek, History through the opera glass: from the rise of Caesar to the fall of Napoleon, trang 255
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têngerhardritte
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 95
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 192
- ^ Koch, A History of Prussia, trang 105.
- ^ Eleanor L. Turk, The history of Germany, trang 57
- ^ W. F. Reddaway, "Frederick the Great and the Rise of Prussia", các trang 148-153, trang 274, trang 288, trang 336, trang 344.
- ^ W. Sanford Ramey, sách đã dẫn, trang 170, trang 234.
- ^ a b c The new American cyclopaedia: a popular dictionary of general knowledge, Tập 7, các trang 727-728.
- ^ a b C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 53
- ^ Lewis Copeland, Lawrence W. Lamm, Stephen J. McKenna, The world's great speeches, trang 69
- ^ J. H. Shennan, International Relations in Europe, 1689-1789, trang 43
- ^ LIFE 22 Tháng 4 1940, trang 24
- ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 86
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 49
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 309
- ^ J. Ellis Barker, The Foundations of Germany, các trang 80-81, trang 83.
- ^ Peter N. Stearns, William Leonard Langer, sách đã dẫn, các trang 317-318.
- ^ a b Thomas Campbell, Frederick the Great and His Times, Tập 2, các trang 80-81. Frederick the Great, his court and times, Tập 1, các trang 240-241. Tập 3, trang 189 về chiến thắng Zorndorf.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên2ss1332s
- ^ Bernard Grun, Werner Stein, The timetables of history: a horizontal linkage of people and events, based on Werner Stein's Kulturfahrplan, Simon and Schuster, 1979, trang 340
- ^ Norwood Young, The Life of Frederick the Great, trang 90, các trang 122-129, các trang 139-140.
- ^ Jay Luvaas, Frederick the Great on the Art of War, trang 46
- ^ Jay Luvaas, Frederick the Great on the Art of War, trang 12
- ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great : a historical profile, trang 91
Tài liệu tham khảo
- Chandler, David (1990), The Art of Warfare in the Age of Marlborough, Spellmount Limited, ISBN 0946771421.
- LIFE 22 Tháng 4 1940
- Citino, Robert M. (2005), The German Way of War: From the Thirty Years War to the Third Reich, Lawrence, KS: University Press of Kansas, ISBN 0700614109.
- Luvaas, Jay (1999), Frederick the Great on the Art of War, Da Capo Press, ISBN 0306809087.
- Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, University of California Press, 1968.
- Christopher Duffy, The army of Frederick the Great, David & Charles, 1974.
- Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, Routledge, 1988. ISBN 0415002761.
- Christopher Duffy, The military experience in the age of reason, Routledge, 1987. ISBN 0710210248.
- Norman Davies, Europe: a history, Oxford University Press, 1996. ISBN 0198201710.
- Theodor Schieder, Sabina Berkeley, Hamish M. Scott, Frederick the Great, Longman, 2000. ISBN 0582017696.
- Bản gốc: Theodor Schieder, Friedrich der Grosse: ein Königtum der Widersprüche, Propyläen, 2002. ISBN 3549071574.
- Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, Cambridge University Press, 2001. ISBN 052179269X.
- Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, Harvard University Press, 2006. ISBN 0674023854.
Liên kết ngoài
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBook, CassavaViet, foodcrops.vn
No comments:
Post a Comment