CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Năm 515 - Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế đột tử, Thái tử Nguyên Hủ mới 5 tuổi kế vị hoàng đế Bắc Ngụy, Hồ thái hậu phụ chính. Năm 1502 – Vasco da Gama (ảnh) khởi hành từ Lisbon, Bồ Đào Nha, trong chuyến đi thứ 2 của ông tới Ấn Độ. Năm 1541 – Santiago, Chile được thành lập bởi Pedro de Valdivia. Năm 1912 – Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của triều Thanh bị buộc phải thoái vị. Năm 1968 – Thảm sát Phong Nhất và Phong Nhị: các đơn vị quân đội Hàn Quốc đã thảm sát hàng loạt dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Năm 1994 – Thế vận hội Mùa đông 1994 khai mạc tại Lillehammer, Na Uy.
Vasco da Gama
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vasco da Gama | |
---|---|
Sinh | khoảng năm 1469 Sines, Alentejo, Bồ Đào Nha |
Mất | 24 tháng 12 năm 1524 Kochi, Ấn Độ |
Công việc | Nhà thám hiểm, chỉ huy hải quân |
Chồng/vợ | Catarina de Ataíde |
Mục lục
Tiểu sử
Vasco da Gama sinh khoảng năm 1460[1] hoặc 1469[2] tại Sines ở bờ biển phía Tây Nam của Bồ Đào Nha, có lẽ là trong một ngôi nhà gần nhà thờ Nossa Senhora das Salas.Cha của Vasco da Gama là Estêvão da Gama, một kỵ sĩ trong đội gia binh của Công tước xứ Viseu, Dom Fernando vào khoảng những năm 1460. Dom Fernando cử ông làm Alcaide-Mór (thủ hiến) xứ Sines và cho phép ông giữ lại một phần thuế thu từ việc làm xà phòng ở Estremoz. Estêvão da Gama cưới Quý cô (Dona) Isabel Sodré, con gái của João Sodré.
Người ta biết rất ít cuộc đời Vasco da Gama khi còn nhỏ, có giả thiết cho rằng ông học trong một thị trấn trên đất liền ở Évora, ở đó có lẽ ông đã học Toán học và nghề hàng hải, người ta cũng biết rằng da Gama hiểu biết sâu về Thiên văn học là nhờ được học từ nhà thiên văn nổi tiếng Abraham Zacuto.
Năm 1492 vua João II của Bồ Đào Nha phái ông tới cảng Setúbal, phía Nam Lisbon, và tới Algarve, tỉnh cực Nam của Bồ Đào Nha để chiếm lấy những con tàu Pháp nhằm trả đũa việc cướp bóc tàu thuyền Bồ Đào Nha trong thời bình, Vasco da Gama đã hoàn thành rất nhanh chóng và hiệu quả công việc được giao.
Bối cảnh
Từ đầu thế kỷ 15, trường phái hàng hải của Henry nhà hàng hải (Henry the Navigator) đã mở rộng hiểu biết của Bồ Đào Nha về đường bờ biển của châu Phi. Từ thập niên 1460, mục tiêu của những nhà hàng hải đã bắt đầu tập trung vào việc đi vượt qua điểm cực Nam của châu Phi nhằm tìm một con đường biển thuận lợi hơn để tiếp cận được những của cải quý báu của Ấn Độ (chủ yếu là hồ tiêu đen và các loại hương liệu khác).Khi de Gama được 10 tuổi, kế hoạch trên bắt đầu cho những kết quả cụ thể. Bartolomeu Dias đã quay trở lại sau khi đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope), ông cũng thám hiểm sông Rio do Infante (nay là sông Fish ở Nam Phi) và xác định rằng đường bờ biển chưa được biết tới chạy thẳng về hướng Đông Bắc.
Những cuộc thám hiểm trên bộ trong thời kì trị vì của vua João II của Bồ Đào Nha cũng củng cố thêm lý thuyết cho rằng có thể đi tới Ấn Độ bằng đường biển từ Đại Tây Dương. Pero da Covilhã và Afonso de Paiva đã đi theo tuyến đường từ Barcelona, qua Naples, Rhodes đến Alexandria, và từ đó đến Aden, Hormuz và Ấn Độ tin vào lý thuyết này.
Việc còn lại cho các nhà thám hiểm là phải xác nhận được mối liên hệ giữa những phát hiện của Dias và những chứng cớ của da Covilhã và de Paiva, và kết nối được những đoạn rời rạc của con đường thương mại đầy tiềm năng với Ấn Độ Dương. Nhiệm vụ này đầu tiên được giao cho cha của Vasco da Gama, sau đó đã được vua Manuel I của Bồ Đào Nha giao cho da Gama nhờ những thành tích của ông trong việc bảo vệ những trạm giao dịch dọc bờ biển châu Phi khỏi sự cướp phá của người Pháp.
Chuyến du hành đầu tiên
Ngày 8 tháng 7 năm 1497 hạm đội 4 tàu của Vasco da Gama rời cảng Lisbon[3]. 4 tàu bao gồm:- Chiếc São Gabriel, do đích thân Vasco da Gama làm thuyền trưởng, một chiếc carrack nặng 178 tấn, dài 27 mét, rộng 8,5 mét, buồm rộng 372 mét vuông, 150 thủy thủ
- Chiếc São Rafael, do Paulo da Gama anh trai của Vasco da Gama làm thuyền trưởng; kích thước tương tự chiếc São Gabriel.
- Chiếc caravel Berrio, nhỏ hơn một chút so với hai chiếc đầu, do Nicolau Coelho làm thuyền trưởng.
- Một chiếc tàu dự trữ không rõ tên, do Gonçalo Nunes làm thuyền trưởng, sau đó mất tích gần vịnh São Brás, dọc bờ biển phía Đông châu Phi.
Vòng qua mũi Hảo Vọng
Ngày 16 tháng 12 năm 1497, hạm đội vượt qua sông White (Nam Phi) nơi Dias đã quay trở lại, họ tiếp tục đi vào một vùng nước người châu Âu chưa hề biết tới. Vì gần đến Lễ Giáng sinh, họ đặt tên cho bờ biển này cái tên Natal ("Giáng sinh" trong tiếng Bồ Đào Nha).Những vùng đất do người Người Ả rập kiểm soát nằm trên bờ biển phía Đông châu Phi là một phần của con đường thương mại trên Ấn Độ Dương. Lo sợ những người địa phương có thể sẽ căm ghét người theo đạo Thiên chúa giáo, da Gama đã giả làm một người Hồi giáo để tiếp kiến Sultan của Mozambique. Chỉ mang theo những hàng hóa tầm thường, Vasco da Gama đã không thể chuẩn bị được cống vật cần thiết và người dân địa phương bắt đầu nhận ra trò lừa bịp của da Gama. Bị buộc phải rời khỏi Mozambique, da Gama rời khỏi cảng và bắn đại bác vào thành phố để trả đũa[4].
Mombasa
Khi tới gần địa phận nước Kenya ngày nay, đoàn thám hiểm phải dùng tới biện pháp cướp bóc những tàu buôn Ả rập vốn ít khi được trang bị đại bác. Họ trở thành những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến cảng Mombasa nhưng lại gặp phải sự căm ghét của dân địa phương và phải nhanh chóng rời bến.Malindi
Tháng 2 năm 1498, Vasco da Gama tiếp tục đi theo hướng Bắc, hạm đội của ông ghé vào cảng Malindi, người dân ở đây có vẻ thân thiện hơn vì họ đang có xung đột với Mombasa và ở đây lần đầu tiên đoàn thám hiểm ghi nhận được sự có mặt của những nhà buôn Ấn Độ. Họ thuê một nhà hàng hải và vẽ bản đồ người Ả rập hiểu biết về gió mùa, người này đã giúp hạm đội đi nốt phần đường còn lại đến Calicut (nay là Kozhikode) ở bờ biển phía Tây Nam Ấn Độ. Người ta tin nhà hàng hải này là Ibn Majid, tuy nhiên nếu đúng như vậy thì Ibn Majid khi đó đã phải 60 tuổi.Calicut, India
Đoàn thám hiểm đến Calicut ngày 20 tháng 5 năm 1498. Đôi khi họ phải đụng độ dữ dội với những nhà buôn người Ả rập để có thể thương lượng với nhà cầm quyền địa phương. Cuối cùng thì da Gama cũng có thể kiếm được một lá thư nhượng quyền trao đổi hàng hóa, nhưng ngay sau đó ông cùng hạm đội phải rời bến vì nhà cầm quyền cho rằng hàng hóa trên tàu của da Gama là đồ phạm pháp. Vasco da Gama giữ được hàng hóa của mình nhưng phải để lại vài người Bồ Đào Nha với mục đích mở một điểm giao dịch.Trở về
Paulo da Gama chết trên đường về ở vùng Azores còn Vasco da Gama đã quay lại được Bồ Đào Nha vào tháng 9 năm 1499, ông được thưởng hậu hĩnh nhờ việc hoàn thành tấm bản đồ mà những nhà thám hiểm Bồ đã phải vẽ trong 80 năm. da Gama được phong "Đô đốc Ấn Độ Dương" (Admiral of the Indian Ocean) và được quyền cai quản vùng Sines. Vua Manuel I cũng ban tước Quý ngài (Dom) vĩnh viễn cho da Gama, các anh chị em của ông và tất cả con cháu. Ông trở thành bá tước của Vidigueira, người Bồ Đào Nha đầu tiên không mang dòng máu hoàng tộc được phong chức này.Chuyến du hành của Vasco da Gama cho thấy rõ rằng bờ biển phía Đông của châu Phi, vùng Contra Costa là cực kì quan trọng cho lợi ích sau này của Bồ Đào Nha, các hải cảng ở vùng này cung cấp nước ngọt, lương thực dự trữ, bến tàu và xưởng mộc để sửa chữa thuyền, và nơi trú chân khi thời tiết không thuận lợi. Ngoài ra, việc trao đổi hương liệu cũng sẽ đóng góp chủ yếu cho kinh tế của Bồ Đào Nha.
Chuyến du hành thứ hai
Ngày 12 tháng 2 năm 1502, một lần nữa da Gama cùng hạm đội tàu chiến 20 chiếc khởi hành. Pedro Álvares Cabral đã được phái đến Ấn Độ hai năm trước đó và phát hiện ra rằng những người Bồ được da Gama gửi lại đã bị giết chết, bản thân Cabral cũng bị tấn công và ông ta phải bắn phá Calicut trước khi khởi hành tới Cochin, một vương quốc nhỏ đã đón tiến Cabral rất nồng hậu.Khi quay trở về vào tháng 9 năm 1503, da Gama được trao thêm quyền quản lý cả Vidigueira và Vila dos Frades.
Chuyến du hành thứ ba
Vasco da Gama được phái đến Ấn Độ lần thứ ba vào năm 1524 để giải quyết những khó khăn của người Bồ Đào Nha ở đây. Ban đầu da Gama được chỉ định để thay thế Eduardo de Menezes trong vai trò người đại diện của thuộc địa Bồ Đào Nha trên đất Ấn Độ, nhưng ông đã mắc bệnh sốt rét không lâu sau khi đến Goa và chết ở Cochin vào đêm Giáng sinh năm 1524.Đầu tiên, da Gama được chôn ở nhà thờ St. Francis thuộc Kochi, sau đó hài cốt của ông được chuyển về Bồ Đào Nha và cải táng trong một ngôi mộ lớn ở Vidigueira.
Di sản
Da Gama và vợ, Catarina de Ataíde có 6 con trai và 1 con gái.Vasco da Gama là người đã khởi đầu "kỷ nguyên vàng" cho Bồ Đào Nha khi nước này trở thành một trong những đế quốc đầu tiên.
Hải cảng Vasco da Gama ở Goa được đặt theo tên của ông, tên ông cũng được đặt cho một miệng núi lửa lớn trên Mặt Trăng. Có tới 3 câu lạc bộ bóng đá ở Brasil (trong đó có Club de Regatas Vasco da Gama) mang tên của ông, câu lạc bộ Vasco Sports Club ở Goa cũng được lấy theo tên nhà hàng hải này.
da Gama được xếp thứ 86 trong danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất của lịch sử của Michael H. Hart.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Vasco da Gama |
Thể loại:
Ấn Độ, tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,2 tỷ người. Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía nam, biển Ả Rập ở phía tây-nam, và vịnh Bengal ở phía đông-nam, quốc gia có biên giới trên bộ với Pakistan ở phía tây; với Trung Quốc, Nepal, và Bhutan ở phía đông-bắc; và Myanmar cùng Bangladesh ở phía đông. Trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ lân cận với Sri Lanka và Maldives; thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia.
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi xuất hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, và có các tuyến đường mậu dịch có tính chất lịch sử, có các đế quốc rộng lớn, trở nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của mình.[6] Bốn tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina, và đạo Sikh bắt nguồn tại đây; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên và cũng giúp hình thành nền văn hóa đa dạng của khu vực. Khu vực dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ 18, rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh Quốc từ giữa thế kỷ 19. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức đấu tranh bất bạo động do Mahatma Gandhi lãnh đạo.
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 11 thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 3 thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP).[7] Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất; và được nhận định là một nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, quốc gia vẫn tiếp tục phải đối diện với những thách thức từ nghèo đói, tham nhũng, kém dinh dưỡng, y tế công thiếu thốn, và chủ nghĩa khủng bố. Ấn Độ là một quốc gia vũ khí hạt nhân và là một cường quốc trong khu vực, có quân đội thường trực lớn thứ ba và xếp hạng tám về chi tiêu quân sự trên thế giới. Ấn Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang theo thể chế nghị viện, gồm có 28 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc. Đây cũng là nơi có sự đa dạng về động vật hoang dã trong nhiều khu vực được bảo vệ.
Tên gọi India bắt nguồn tư Indus, từ này lại bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư cổ là Hinduš. Thân từ của thuật ngữ tiếng Ba Tư bắt nguồn từ tiếng Phạn Sindhu, là tên gọi bản địa có tính lịch sử của sông Ấn (Indus).[8] Người Hy Lạp cổ đại gọi người Ấn Độ là Indoi (Ινδοί), có thể dịch là "người của Indus".[9]
Thuật ngữ địa lý Bharat (भारत, phát âm [ˈbʱaːrət̪] ( nghe)), được Hiến pháp Ấn Độ công nhận là một tên gọi chính thức của quốc gia, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ với các biến thể.[10] Bharat bắt nguồn từ tên của Bharata, một nhân vật thần học được kinh thánh Ấn Độ giáo mô tả là một hoàng đế truyền thuyết của Ấn Độ cổ đại. Hindustan ([ɦɪnd̪ʊˈst̪aːn] ( nghe)) có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Vùng đất của người Hindu"; trước năm 1947, thuật ngữ này ám chỉ một khu vực bao trùm lên bắc bộ Ấn Độ và Pakistan. Nó đôi khi được sử dụng để biểu thị toàn bộ Ấn Độ.[11][12]
Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt.[20] Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo,[21] được soạn trong giai đoạn này,[22] và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đà ở vùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng.[20] Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ tây-bắc.[23][21][24] Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là điều ô uế.[25] Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ giai đoạn này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang.[20] Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ giai đoạn này cho thấy một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.[26]
Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ 5 TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốc và quân chủ quốc lớn, chúng được gọi là các mahajanapada.[27][28] Đô thị hóa nổi bật lên và các tính chất chính thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tôn giáo không chính thống, hai trong số đó trở thành các tôn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ.[29][30][31] Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ của người mô phạm của nó là Mahavira.[32] Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần thịnh vương, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng,[33] và cả hai đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ 3 TCN, Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) sáp nhập hoặc chinh phục các quốc gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya (Khổng Tước).[27] Đế quốc Maurya từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực lõi của nó nay bị phân ly vì các khu vực tự trị lớn.[34][35] Các quốc vương của Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý kiên quyết đời sống công cộng như Hoàng đế Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng hộ rộng rãi "Phật pháp".[36][37]
Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực Tây và Đông Nam Á.[38][39] Ở bắc bộ Ấn Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm soát phụ quyền trong gia đình, khiến phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc.[40][27] Đến thế kỷ 4 và 5, Đế quốc Gupta được hình thành tại đồng bằng sông Hằng với một hệ thống phức hợp về hành pháp và phú thuế, trở thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ.[41][42] Dưới chế độ Gupta, một Ấn Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi bắt đầu khẳng định được mình.[43] Sự phục hồi của Ấn Độ giáo được thể hiện qua việc nở rộ các công trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một giới tinh hoa đô thị.[42] Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên văn học, y học, toán học Ấn Độ có các tiến bộ đáng kể.[42]
Trong thế kỷ 6 và 7, bài thánh ca cầu nguyện tiếng Tamil đầu tiên được tạo nên.[47] Toàn Ấn Độ mô phỏng theo điều đó và khiến cho Ấn Độ giáo tái khởi, và toàn bộ các ngôn ngữ hiện đại trên tiểu lục địa có sự phát triển.[47] Các vương thất lớn nhỏ tại Ấn Độ cùng các đền thờ mà họ bảo trợ thu hút một lượng rất lớn các thần dân đến kinh thành, các kinh thành cũng trở thành những trung tâm kinh tế.[48] Các đô thị thánh đường với kính cỡ khác nhau bắt đầu xuất hiện khắp nơi khi Ấn Độ trải qua một quá trình đô thị hóa nữa.[48] Đến thế kỷ và 9, các ảnh hưởng của Ấn Độ được cảm nhận thấy tại Đông Nam Á, khi mà văn hóa và hệ thống chính trị Nam Á được truyền bá ra các vùng đất mà nay là một phần của Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, và Java.[49] Các thương nhân, học giả, và đôi khi là quân nhân Ấn Độ tham gia vào sự chuyển giao này; người Đông Nam Á cũng có sự chủ động, nhiều người lưu lại một thời gian trong các trường dòng Ấn Độ và dịch các văn bản Phật giáo và Ấn Độ giáo sang ngôn ngữ của họ.[49]
Sau thế kỷ 10, các thị tộc du cư Trung Á nhờ sử dụng kỵ binh và có các đội quân đông đảo được thống nhất nhờ dân tộc và tôn giáo, liên tiếp tràn qua các đồng bằng ở tây-bắc của Nam Á, cuối cùng hình thành nên Vương quốc Hồi giáo Delhi vào năm 1206.[50] Vương quốc này kiểm soát phần lớn bắc bộ Ấn Độ, tiến hành nhiều hoạt động đánh phá xuống nam bộ Ấn Độ. Mặc dù chính quyền Hồi giáo ban đầu phá vỡ giới tinh hoa Ấn Độ, song các thần dân phi Hồi giáo của vương quốc này phần lớn vẫn duy trì được luật lệ và phong tục riêng của họ.[51][52] Vương quốc Hồi giáo Delhi nhiều lần đẩy lui quân Mông Cổ trong thế kỷ 13, cứu nguy Ấn Độ khỏi cảnh tàn phá giống như ở Trung và Tây Á. Vương quốc trở thành nơi định cư của những quân nhân bỏ trốn, người có học, pháp sư, thương gia, nghệ sĩ, thợ thủ công từ khu vực Trung và Tây Á, tạo nên một nền văn hóa Ấn-Hồi hổ lốn ở phía bắc.[53][54] Các cuộc đột kích của Vương quốc Hồi giáo Delhi và sự suy yếu của các vương quốc khu vực ở nam bộ Ấn Độ tạo điều kiện cho Đế quốc Vijayanagara bản địa hình thành.[55] Đế quốc phương nam này theo một truyền thống Shiva giáo mạnh mẽ và xây dựng nên công nghệ quân sự vượt lên trên Vương quốc Hồi giáo Delhi, kiểm soát được phần nhiều Ấn Độ Bán đảo,[56] và có ảnh hưởng đến xã hội nam bộ Ấn Độ trong một thời gian dài sau đó.[55]
Đầu thế kỷ 18, khi mà ranh giới giữa thống trị thương mại và chính trị ngày càng bị lu mờ, một số công ty mậu dịch phương Tây, bao gồm Công ty Đông Ấn Anh, đã thiết lập nên các tiền đồn ven biển.[68][69] Công ty Đông Ấn Anh có quyền kiểm soát đối với các vùng biển, tiềm lực lớn hơn, có khả năng huấn luyện quân sự cùng công nghệ tiến bộ hơn, do vậy thu hút một phần giới tinh hoa Ấn Độ. Nhờ đó, Công ty Đông Ấn Anh gặp thuận lợi trong việc giành quyền kiểm soát đối với vùng Bengal vào năm 1765 và gạt các công ty châu Âu khác ra ngoài lề.[70][68][71][72] Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục tiếp cận được sự giàu có của Bengal, và sau khi tăng cường sức mạng và quy mô quân đội thì Công ty có năng lực thôn tính hoặc khuất phục hầu hết Ấn Độ vào thập niên 1820.[73] Ấn Độ sau đó không còn là nhà xuất khẩu hàng hóa chế tạo như một thời gian dài trước đó, mà trở thành một nơi cung cấp nguyên liệu cho Đế quốc Anh, và nhiều sử gia xem đây là sự khởi đầu cho thời kỳ thực dân của Ấn Độ.[68] Đương thời, do quyền lực kinh tế bị Nghị viện Anh Quốc tước bỏ một cách nghiêm trọng và do bản thân trên thực tế là một cánh tay nối dài của chính phủ Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu có ý thức hơn trong việc tiến vào các hoạt động phi kinh tế như giáo dục, cải cách xã hội, và văn hóa.[74]
Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và thương mại hóa nông nghiệp trong nửa sau thế kỷ 19 gây nên các khó khăn kinh tế: nhiều nông dân nhỏ trở nên phụ thuộc vào các nhu cầu của các thị trường xa xôi.[87] Số lượng nạn đói quy mô lớn có sự gia tăng,[88] và có ít công việc công nghiệp được trao cho người Ấn Độ.[89] Tuy nhiên cũng có những tác động tích cực: trồng trọt mang tính thương mại, đặc biệt là ở vùng Punjab mới được khơi kênh, khiến sản lượng lương thực dành cho tiêu dùng nội địa gia tăng.[90] Hệ thống đường sắt giúp cung cấp đồ cứu tế đến những nơi bị nạn đói nguy cấp,[91] giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa,[91] và giúp ích cho ngành công nghiệp non trẻ của Ấn Độ.[90] Có khoảng một triệu người Ấn Độ phục vụ cho Anh Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất,[92] và sau cuộc chiến này là một thời kỳ mới. Thời kỳ này mang dấu ấn với các cải cách của Anh Quốc song cũng có các áp chế về luật pháp, với việc người Ấn Độ mãnh liệt hơn trong việc yêu cầu quyền tự trị, và với việc bắt đầu một phong trào bất bạo động bất hợp tác- trong đó Mohandas Karamchand Gandhi trở thành lãnh tụ và biểu tượng.[93] Trong thập niên 1930, Anh Quốc ban hành các cải cách lập pháp một cách chậm chạp; Đảng Quốc đại Ấn Độ giành chiến thắng trong các kết quả bầu cử.[94] Thập niên tiếp theo chìm trong các cuộc khủng hoảng: Ấn Độ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại kiên quyết bất hợp tác, và một đợt bột phát chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo. Tất cả đều bị ngăn lại với việc Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, song bị kiếm chế do thuộc địa này phân ly thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan.[95]
Để khẳng định hình ảnh là một quốc gia độc lập, hiến pháp Ấn Độ hoàn thành vào năm 1950, xác định quốc gia là một nền cộng hòa thế tục và dân chủ.[96] Trong 60 năm kể từ đó, Ấn Độ trải qua cả những thành công và thất bại.[97] Quốc gia vẫn duy trì một chế độ dân chủ với các quyền tự do dân sự, một Tòa án tối cao hoạt động tích cực, và một nền báo chí độc lập ở mức độ lớn.[97] Tự do hóa kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990, và tạo ra một tầng lớp trung lưu thành thị có quy mô lớn, biến Ấn Độ thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.,[98] và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình. Phim, âm nhạc, và giảng đạo của Ấn Độ đóng một vai trò ngày càng lớn trong văn hóa toàn cầu.[97] Tuy nhiên, Ấn Độ phải đương đầu với các vấn đề như nghèo nàn ở cả thành thị lẫn nông thôn;[97] từ xung đột liên quan đến tôn giáo và đẳng cấp;[99] từ quân nổi dậy Naxalite được truyền cảm hứng từ tư tưởng Mao Trạch Đông;[100] từ chủ nghĩa ly khai tại Jammu và Kashmir và tại Đông Bắc.[101] Quốc gia có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc, từng leo thang thành Chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962;[102] và các cuộc chiến tranh biên giới với Pakistan bùng phát vào các năm 1947, 1965, 1971, và 1999.[102] Sự đối đầu hạt nhân Ấn Độ–Pakistan lên đến đỉnh vào năm 1998.[103]
Mảng Ấn Độ gốc còn lại hiện là phần Ấn Độ bán đảo, đây là phần cổ nhất và có địa chất ổn định nhất của Ấn Độ; viễn bắc của phần này là các dãy Satpura và Vindhya tại trung bộ Ấn Độ. Hai dãy song song này chạy từ bờ biển Ả Rập thuộc bang Gujarat ở phía tây đến cao nguyên Chota Nagpur có nhiều than thuộc bang Jharkhand ở phía đông.[108] Ở phía nam, ở hai bên sườn tây và đông của cao nguyên Deccan là các dãy núi ven biển được gọi là Ghat Tây và Ghat Đông;[109] cao nguyên có các thành hệ đá cổ nhất của quốc gia, một vài trong số đó có trên 1 tỷ năm tuổi. Với cấu tạo như vậy, Ấn Độ nằm ở bắc Xích đạo, từ 6°44' đến 35°30' vĩ Bắc (37°6' nếu tính cả vùng tuyên bố chủ quyền tại Kashmir) và từ 68°7' đến 97°25' kinh Đông.[110]
Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.517 kilômét (4.700 mi); trong đó, 5.423 kilômét (3.400 mi) thuộc Ấn Độ bán đảo và 2.094 kilômét (1.300 mi) thuộc các dãy đảo Andaman, Nicobar, và Lakshadweep.[111] Theo biểu đồ thủy văn học của Hải quân Ấn Độ, bờ biển lục địa của quốc gia gồm: 43% là bãi biển cát; 11% là bờ đá, gồm cả vách đá; và 46% là bãi bùn hay bãi lầy.[111]
Các sông lớn bắt nguồn từ dãy Himalaya về căn bản chảy qua lãnh thổ Ấn Độ gồm có sông Hằng và Brahmaputra, cả hai đều đổ nước vào vịnh Bengal.[112] Các chi lưu quan trọng của sông Hằng bao gồm Yamuna và Kosi; độ dốc quá thấp của sông Kosi thường dẫn đến các trận lụt nghiêm trọng và thay đổi dòng chảy.[113] Các sông chính ở phần bán đảo có độ dốc lớn hơn giúp ngăn ngừa nạn lụt, gồm có Godavari, Mahanadi, Kaveri, và Krishna, chúng đều đổ nước vào vịnh Bengal;[114] trong khi Narmada và Tapti đổ nước vào biển Ả Rập.[115] Các địa điểm đặc biệt của vùng ven biển Ấn Độ là Đồng lầy nước mặn Kutch ở tây bộ Ấn Độ và đồng bằng phù sa Sundarbans (chia sẻ với Bangladesh) ở đông bộ Ấn Độ.[116] Ấn Độ có hai quần đảo lớn: Lakshadweep, gồm các đảo san hô vòng ở ngoài khơi bờ biển tây-nam Ấn Độ; còn Quần đảo Andaman và Nicobar là một dãy núi lửa trên biển Andaman.[117]
Khí hậu Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh từ dãy Himalaya và hoang mạc Thar, các cơn gió mùa vào mùa hè và mùa đông mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế và văn hóa có sự tác động từ hai nơi.[118] Himalaya ngăn gió hạ giáng lạnh từ Trung Á thổi xuống, giữ cho phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ấm hơn so với những nơi khác cùng vĩ độ.[119][120] Hoang mạc Thar đóng một vai trò quyết định trong việc hút gió mùa mùa hè tây-nam chứa nhiều hơi ẩm từ tháng 6 đến tháng 10, cung cấp phần lớn lượng mưa của Ấn Độ.[118] Bốn nhóm khí hậu lớn chi phối tại Ấn Độ: nhiệt đớt mưa, nhiệt đới khô, cận nhiệt đới ẩm, núi cao.[121]
Nhiều loài tại Ấn Độ bắt nguồn từ các taxon có nguồn gốc từ Gondwana- nơi mà mảng Ấn Độ tách ra từ hơn 106 triệu năm trước.[128] Ấn Độ bán đảo sau đó di chuyển đến và va chạm với siêu lục địa Laurasia và khởi đầu sự trao đổi loài trên quy mô lớn. Việc khởi đầu kỷ nguyên núi lửa và thay đổi khí hậu vào 20 triệu năm trước dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt.[129] Các loài thú sau đó tiến vào Ấn Độ từ châu Á thông qua hai hành lang động vật địa lý học là đi vòng qua sườn và vượt qua dãy Himalaya đang nổi lên.[126] Do đó, trong khi 45,8% số loài bò sát và 55,8% số loài lưỡng cư là đặc hữu, thì chỉ có 12,6% số loài thú và 4,5% số loài chim là đặc hữu.[124] Ấn Độ có 172 loài động vật bị đe dọa theo chỉ định của IUCN, hay 2,9% số loài gặp nguy hiểm.[130]
Việc loài người tràn ngập và tàn phá sinh thái trong những thập niên gần dây khiến động vật hoang dã gặp nguy hiểm cực kỳ lớn. Hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn được bắt đầu từ năm 1935, và sau đó được mở rộng về căn bản. Năm 1972, Ấn Độ ban hành Luật bảo vệ động vật hoang dã[131] và Dự án Hổ để bảo vệ những vùng hoang vu cốt yếu; Đạo luật Bảo tồn rừng được ban hành vào năm 1980 và sửa đổi bổ sung vào năm 1988.[132] Ấn Độ có hơn 500 khu bảo tồn động vật hoang dã và 13 khu dự trữ sinh quyển,[133] bốn trong số đó là một phần của Hệ thống khu dự trữ sinh quyển thế giới; 25 khu đất ngập nước được đăng ký nằm dưới Công ước Ramsar.[134]
Trong ba cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tại Cộng hòa Ấn Độ, tức vào các năm 1951, 1957, and 1962, Đảng Quốc đại do Jawaharlal Nehru dễ dàng giành chiến thắng. Khi Jawaharlal Nehru qua đời vào năm 1964, Lal Bahadur Shastri trở thành thủ tướng trong một thời gian ngắn; người kế vị sau khi Lal Bahadur Shastri qua đời năm 1966 là Indira Gandhi, người này lãnh đạo Đảng Quốc đại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1967 và 1971. Sau khi quần chúng bất mãn do tình trạng khẩn cấp do bà tuyên bố vào năm 1975, Đảng Quốc đại thất cử vào năm 1977; đa số cử tri khi đó bỏ phiếu cho Đảng Janata mới thành lập và phản đối tình trạng khẩn cấp. Chính phủ của Đảng Janata kéo dài hơn ba năm. Đảng Quốc đại lại được bầu lên nắm quyền vào năm 1980, và trải qua thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo vào năm 1984 khi Indira Gandhi bị ám sát; kế nhiệm bà là người con trai Rajiv Gandhi, người này dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm đó. Đảng Quốc đại lại thất cử vào năm 1989 trước một liên minh Mặt trận Quốc gia, lãnh đạo liên minh này là Đảng Janata Dal mới thành lập và liên minh với Mặt trận Cánh tả; chính phủ của liên minh này tồn tại chưa đầy hai năm.[140] Các cuộc bầu cử lại được tổ chức vào năm 1991; lần này không đảng nào giành được đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, Đảng Quốc đại có thể thành lập nên một chính phủ thiểu số do P. V. Narasimha Rao lãnh đạo với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất.[141]
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1996 là hai năm bất ổn chính trị, một vài liên minh đoản mệnh chia sẻ quyền lực. Đảng Bharatiya Janata lập nên một chính phủ tồn tại một thời gian ngắn trong năm 1996; sau đó là hai chính phủ do liên minh Mặt trận Thống nhất thành lập. Năm 1998, Đảng Bharatiya Janata có thể thành lập nên một liên minh thắng lợi là Liên minh Dân chủ Quốc gia do Atal Bihari Vajpayee lãnh đạo. Chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia trở thành chính phủ phi Quốc đại, chính phủ liên minh đầu tiên hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm.[142] Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, một lần nữa không có đảng nào giành đa số tuyệt đối, song lần này Đảng Quốc đại nổi lên với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất, họ thành lập một liên minh thắng lợi là Liên minh Cấp tiến Quốc gia (UPA). Liên minh nhận được sự ủng hộ của các đảng tả khuynh và các thành viên quốc hội phản đối Đảng Bharatiya Janata. Liên minh Cấp tiến Quốc gia trở lại nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009 với số ghế cao hơn, và không còn cần phải có sự ủng hộ từ các đảng cộng sản tại Ấn Độ.[143] Năm đó, Manmohan Singh trở thành thủ tướng đầu tiên được tái cử cho một nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp kể từ thời Jawaharlal Nehru.[144]
Chính phủ liên bang gồm ba nhánh:
Ấn Độ là một liên bang gồm 28 bang và 7 lãnh thổ liên bang.[166] Toàn bộ các bang, cùng các lãnh thổ liên bang Puducherry và Delhi,
bầu nên cơ quan lập pháp và chính phủ theo hệ thống Westminster. Năm
lãnh thổ liên bang còn lại do Trung ương quản lý trực tiếp thông qua các
quản trị viên được bổ nhiệm. Năm 1956, dựa theo Luật Tái tổ chức các
bang, các bang của Ấn Độ được tái tổ chức dựa trên cơ sở ngôn ngữ.[167]
Kể từ đó, cấu trúc các bang phần lớn vẫn không thay đổi. Mỗi bang hay
lãnh thổ liên bang được chia thành các huyện. Các huyện chia tiếp thành
các tehsil và cuối cùng là các làng.
Bang
Lãnh thổ liên bang
Ngoài việc tiếp tục mối quan hệ chiến lược với Nga, Ấn Độ có quan hệ quân sự ở phạm vi rộng với Israel và Pháp. Trong những năm gần đây, quốc gia đóng vai trò then chốt trong Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực và Tổ chức Thương mại Thế giới. Quốc gia cung cấp 100.000 nhân viên quân sự và cảnh sát để phục vụ trong 35 hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Ấn Độ tham gia vào Hội nghị cấp cao Đông Á, the G8+5, và nhiều diễn đàn đa phương khác.[171] Ấn Độ có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với các khu vực Nam Mỹ, châu Á, và châu Phi; quốc gia theo đuổi một chính sách "Hướng Đông" mà theo đó mưu cầu tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc xoay quanh nhiều vấn đề, song đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đầu tư kinh tế và an ninh khu vực.[172][173]
Sau khi Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 1964, và liên tục hăm dọa can thiệp hỗ trợ Pakistan trong cuộc chiến năm 1965, Ấn Độ tin rằng cần phải phát triển vũ khí hạt nhân.[174] Ấn Độ tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình vào năm 1974 và tiếp tục tiến hành vụ thử nghiệm dưới lòng đất vào năm 1998. Bất chấp các chỉ trích và trừng phạt quân sự, Ấn Độ không ký kết cả Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho rằng chúng thiếu sót và phân biệt đối xử.[175] Ấn Độ duy trì chính sách hạt nhân "không sử dụng trước tiên" và phát triển năng lực bộ ba hạt nhân như một phần của học thuyết "răn đe tối thiểu đáng tin cậy" của mình.[176][177] Ấn Độ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, và hợp tác với Nga nhằm phát triển một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.[178] Các dự án quân sự bản địa khác liên quan đến việc thiết kế và bổ sung hàng không mẫu hạm lớp Vikrant và tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant.[178]
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ tăng cường hợp tác về kinh tế, chiến lược và quân sự với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[179] Năm 2008, Hoa Kỳ và Ấn Độ ký kết một thỏa thuận hạt nhân dân sự. Mặc dù đương thời Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và không phải là một bên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, song quốc gia nhận được miễn trừ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Ấn Độ do vậy thoát khỏi các hạn chế trước đây đối với công nghệ và thương mại hạt nhân. Như một hệ quả, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ sáu sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế.[180] Ấn Độ sau đó ký kết các thỏa thuận hợp tác liên quan đến năng lượng hạt nhân dân sự với Nga,[181] Pháp,[182] Anh Quốc,[183] và Canada.[184]
Tổng thống Ấn Độ là thống soái tối cao của lực lượng vũ trang quốc gia; với 1,6 triệu quân tại ngũ và xếp thứ ba thế giới trên tiêu chí này.[185] Quân đội Ấn Độ gồm có Lục quân Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ, và Không quân Ấn Độ; các tổ chức phụ trợ gồm có Bộ tư lệnh chiến lược (Strategic Forces Command) và ba nhóm bán quân sự: Đội quân súng trường Assam, Lực lượng biên cảnh đặc chủng, và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ.[186] Ngân sách quốc phòng chính thức của Ấn Độ vào năm 2011 là 36,03 tỷ đô la Mỹ, chiếm 1,83% GDP.[187] Đối với năm tài chính 2012–2013, ngân sách dự thảo là 40,44 tỷ đô la Mỹ.[188] Theo một báo cáo của SIPRI năm 2008, phí tổn quân sự hàng năm của Ấn Độ dựa theo sức mua đứng ở mức 72,7 tỷ đô la Mỹ,[189] Năm 2011, ngân sách quốc phòng hàng năm tăng 11,6%,[190] song đây chưa bao gồm các ngân quỹ đến với quân đội thông qua các nhánh khác của chính phủ.[191] Năm 2012, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới; từ năm 2007 đến năm 2011, tiền mua vũ khí của Ấn Độ chiếm 10% tổng phí tổn giành cho mua sắm vũ khí quốc tế.[192] Phần lớn chi tiêu quân sự tập trung vào phòng thủ chống Pakistan và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.[190]
Ấn Độ có lực lượng lao động gồm 486,6 triệu người theo số liệu năm 2011.[186] Lĩnh vực dịch vụ chiếm 55,6% GDP, lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,3% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm 18,1%. Các nông sản chính của Ấn Độ là lúa gạo, lúa mì, hạt có dầu, bông, đay, chè, mía, và khoai tây.[166] Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu, máy móc, và phần mềm.[166] Năm 2006, đóng góp của ngoại thương đối với GDP của Ấn Độ ở mức 24%, tăng từ 6% vào năm 1985.[197] Năm 2008, Ấn Độ chiếm 1,68% giá trị ngoại thương toàn cầu;[201] Năm 2011, Ấn Độ là n]ớc nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên thế giới.[202] Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, hàng công nghệ, hóa chất, và gia công da thuộc.[166] Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.[166] Từ năm 2001 đến năm 2011, đóng góp của các mặt hành hóa dầu và công nghệ vào giá trị xuất khẩu tăng từ 14% lên 42%.[203]
Mức lương theo giờ tại Ấn Độ tăng gấp đôi trong thập niên đầu của thế kỷ 21.[204] Khoảng 431 triệu người Ấn Độ thoát nghèo kể từ năm 1985; các tầng lớp trung lưu của Ấn Độ được dự tính sẽ đạt khoảng 580 triệu người vào năm 2030.[205]
Năm 2010, Ấn Độ xếp hạng 51 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, xếp hạng 7 về trình độ phát triển của thị trường tài chính, xếp hạng 24 về lĩnh vực ngân hàng, xếp hạng 44 về trình độ phát triển trong kinh doanh và xếp thứ 39 về cách tân, đứng trước một số nền kinh tế tiến bộ.[206] Năm 2009, 7 trong số 15 công ty gia công phần mềm hàng đầu thế giới đặt tại Ấn Độ, do vậy quốc gia được nhìn nhận là nơi gia công phần mềm thuận lợi thứ hai sau Hoa Kỳ.[207] Thị trường tiêu dùng của Ấn Độ hiện lớn thứ 11 thế giới, và dự kiến sẽ lên vị trí thứ 5 vào năm 2030.[205] Ngành công nghiệp viễn thông của Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, có thêm 227 triệu thuê bao trong giai đoạn 2010–11,[208] và sau quý đầu tiên của năm 2013, Ấn Độ vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.[209]
Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, doanh số bán hàng nội địa tăng 26% trong giai đoạn 2009–10,[210] và doanh số xuất khẩu tăng 36% trong giai đoạn 2008–09.[211] Công suất điện năng của Ấn Độ là 250 GW, trong đó 8% là năng lượng tái tạo.[212] Đến cuối năm 2011, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Ấn Độ tạo việc làm cho 2,8 triệu chuyên viên, tạo ra doanh thu gần 100 tỷ đô la Mỹ, tức bằng 7,5% GDP của Ấn Độ và đóng góp 26% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ.[213]
Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ nằm trong số các thị trưởng mới nổi quan trọng của công nghiệp dược phẩm thế giới. Thị trường dược phẩm Ấn Độ dự kiến đạt 48,58 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Ấn Độ chiếm 60% thị phần ngành công nghiệp sinh dược phẩm.[214]
Mặc dù tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong các thập niên dần đây, Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với các thách thức về kinh tế-xã hội. Ấn Độ là nơi có nhiều người nhất sống dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 đô la Mỹ/ngày) của Ngân hàng Thế giới,[215] tỷ lệ này giảm từ 60% năm 1981 xuống 42% năm 2005.[216] 48% số nhi đồng Ấn Độ dưới 5 tuổi bị thiếu cân, một nửa số nhi đồng dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng mạn tính, và tại các bang Madhya Pradesh, Andhra Pradesh, Bihar, Chhattisgarh, Haryana, Jharkhand, Karnataka, và Uttar Pradesh, chiếm 50,04% dân số Ấn Độ, 70% số nhi đồng từ 6 tháng đến 59 tháng bị thiếu máu.[217] Kể từ năm 1991, bất bình đẳng kinh tế giữa các bang của Ấn Độ liên tục phát triển: sản phẩm quốc nội thực cấp bang của các bang giàu nhất vào năm 2007 gấp 3,2 lần so với các bang nghèo nhất.[218] Tham nhũng tại Ấn Độ được cho là gia tăng đáng kể.[219] Nhờ tăng trưởng mà GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Ấn Độ tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1991, tuy nhiên nó luôn ở mức thấp hơn so với các quốc gia đáng phát triển khác tại châu Á như Indonesia, Iran, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, hay Thái Lan, và được dự báo sẽ vẫn tiếp tục như vậy trong tương lai gần.[220]
Ấn Độ là nơi có hai nhóm ngôn ngữ lớn: Ấn-Arya (74% cư dân nói) và Dravidia (24%). Các ngôn ngữ khác được nói tại Ấn Độ thuộc các ngữ hệ Nam Á và Tạng-Miến. Ấn Độ không có ngôn ngữ quốc gia.[233] Tiếng Hindi có số lượng người nói lớn nhất và là ngôn ngữ chính thức của chính phủ.[234][235] Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và hành chính và có địa vị "ngôn ngữ phó chính thức";[236] và có vị thế quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học. Mỗi bang và lãnh thổ liên bang có một hoặc nhiều hơn các ngôn ngữ chính thức, và hiến pháp công nhận cụ thể 21 "ngôn ngữ xác định" (scheduled languages). Hiến pháp công nhận 212 nhóm bộ lạc xác định, họ chiếm tỷ lệ 7,5% trong dân số quốc gia.[237] Điều tra dân số năm 2001 đưa ra số liệu là 800 triệu người Ấn Độ (80,5% tổng dân số) là tín đồ Ấn Độ giáo, Ấn Độ giáo do vậy là tôn giáo lớn nhất tại Ấn Độ, sau đó là Hồi giáo (13,4%), Ki tô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,9%), Phật giáo (0,8%), đạo Jaina (0,4%), Do Thái giáo, Hỏa giáo, và Bahá'í.[238] Ấn Độ có số tín đồ Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Jaina giáo, Hỏa giáo, Bahá'í giáo đông nhất thế giới, và có số tín đồ Hồi giáo lớn thứ ba thế giới, đồng thời là quốc gia có đông người Hồi giáo nhất trong số các quốc gia mà họ không chiếm đa số.[239][240]
Việc đội tuyển Davis Cup Ấn Độ và các đội tuyển quần vợt khác tại Ấn Độ cải thiện được kết quả vào đầu thập niên 2010 khiến môn thể thao này gia tăng tính đại chúng tại quốc gia.[288] Ấn Độ có sự hiện diện tương đối mạnh trong các môn thể thao bắn súng, và giành một vài huy chương tại Thế vận hội, Giải vô địch bắn súng Thế giới, và Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung.[289][290] Ấn Độ cũng thành công trên cấp độ quốc tế trong các môn gồm cầu lông,[291] quyền Anh,[292] và đấu vật.[293] Bóng đá là môn thể thao phố biến tại Tây Bengal, Goa, Tamil Nadu, Kerala, và các bang đông-bắc.[294]
Khúc côn cầu tại Ấn Độ có một Liên đoàn quản lý, đội tuyển khúc côn cầu quốc gia Ấn Độ từng giành chiến thắng trong Giải vô địch khúc côn cầu thế giới năm 1975, và tính đến năm 2012, quốc gia giành được tổng cộng 8 huy chương vàng, một huy chương bạc, và hai huy chương đồng Thế vận hội. Ấn Độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đại chúng hóa môn cricket, và đây là môn thể thao phổ biến nhất tại quốc gia. Đội tuyển cricket quốc gia Ấn Độ giánh chiến thắng tại các giải vô địch cricket thế giới năm 1983 và 2011.
Ấn Độ từng tổ chức hoặc đồng tổ chức một vài sự kiện thể thao quốc tế: Á vận hội năm 1951 và 1982, vòng chung kết Giải vô địch Cricket thế giới năm 1987, 1996 và 2011; Đại hội thể thao Á-Phi năm 2013; Giải khúc côn cầu nam thế giới năm 2010; Đại hội thể thao khối Thịnh vương chung năm 2010. Các sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức thường niên tại Ấn Độ bao gồm Chennai Open, Mumbai Marathon, Delhi Half Marathon, và Indian Masters. Cuộc đua Indian Grand Prix đầu tiên diễn ra vào cuối năm 2011.[295] Ấn Độ có truyền thống là quốc gia chiếm ưu thế tại Đại hội Thể thao Nam Á.
Từ nguyên
Lịch sử
Địa lý
Đa dạng sinh học
Chính trị
Ngoại giao và quân sự
Kinh tế
Nhân khẩu
Văn hóa
Ấn Độ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Ấn Độ | |||||
---|---|---|---|---|---|
भारत गणराज्य (tiếng Hindi) Bhārat Ganarājya Republic of India (tiếng Anh) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
सत्यमेव जयत Satyamēva Jayatē (Tiếng Phạn: "Sự thật tự nó thắng") |
|||||
Quốc ca | |||||
Jana Gana Mana "Thou Art the Ruler of the Minds of All People"[1] |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa nghị viện liên bang | ||||
Tổng thống Thủ tướng |
Pranab Mukherjee Manmohan Singh |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Anh, tiếng Hindi | ||||
Thủ đô | New Delhi |
||||
Thành phố lớn nhất | Mumbai | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 3.287.590 km² | ||||
Diện tích nước | 9,56% % | ||||
Múi giờ | IST (UTC+5:30) | ||||
Lịch sử | |||||
Độc lập từ Anh Quốc
|
|||||
15 tháng 8 năm 1947 | Nước tự trị | ||||
26 tháng 1 năm 1950 | Cộng hòa | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2011) | 1.210.193.422[2] người (hạng 2) | ||||
Mật độ | 376,1 người/km² (hạng 31) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2013) | Tổng số: 4.962 tỷ Đô la Mỹ[3] | ||||
GDP (danh nghĩa) (2013) | Tổng số: 1.758 tỷ Đô la Mỹ[3] (hạng 10) Bình quân đầu người: 1.414 Đô la Mỹ[3] (hạng 146) |
||||
HDI (2012) | 0,554[4][5] trung bình (hạng 136) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Rupee Ấn Độ (INR ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet |
.in
tên miền khác[hiện]
|
Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi xuất hiện văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, và có các tuyến đường mậu dịch có tính chất lịch sử, có các đế quốc rộng lớn, trở nên giàu có về thương mại và văn hóa trong hầu hết lịch sử lâu dài của mình.[6] Bốn tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina, và đạo Sikh bắt nguồn tại đây; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Thiên Chúa giáo, và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên và cũng giúp hình thành nền văn hóa đa dạng của khu vực. Khu vực dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ 18, rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh Quốc từ giữa thế kỷ 19. Ấn Độ trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1947 sau một cuộc đấu tranh giành độc lập dưới hình thức đấu tranh bất bạo động do Mahatma Gandhi lãnh đạo.
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 11 thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 3 thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP).[7] Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất; và được nhận định là một nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, quốc gia vẫn tiếp tục phải đối diện với những thách thức từ nghèo đói, tham nhũng, kém dinh dưỡng, y tế công thiếu thốn, và chủ nghĩa khủng bố. Ấn Độ là một quốc gia vũ khí hạt nhân và là một cường quốc trong khu vực, có quân đội thường trực lớn thứ ba và xếp hạng tám về chi tiêu quân sự trên thế giới. Ấn Độ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang theo thể chế nghị viện, gồm có 28 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc. Đây cũng là nơi có sự đa dạng về động vật hoang dã trong nhiều khu vực được bảo vệ.
Mục lục
Từ nguyên
Trong lịch sử, tên gọi Ấn Độ tại Trung Quốc trải qua nhiều biến đổi. Thời nhà Hán gọi là "Thân Độc" (身毒), hay "Thiên Trúc" (天竺). Tên gọi Ấn Độ (tiếng Trung: 印度; bính âm: Yìndù) xuất hiện lần đầu trong "Đại Đường Tây Vực ký" của cao tăng Huyền Trang đời nhà Đường.Tên gọi India bắt nguồn tư Indus, từ này lại bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư cổ là Hinduš. Thân từ của thuật ngữ tiếng Ba Tư bắt nguồn từ tiếng Phạn Sindhu, là tên gọi bản địa có tính lịch sử của sông Ấn (Indus).[8] Người Hy Lạp cổ đại gọi người Ấn Độ là Indoi (Ινδοί), có thể dịch là "người của Indus".[9]
Thuật ngữ địa lý Bharat (भारत, phát âm [ˈbʱaːrət̪] ( nghe)), được Hiến pháp Ấn Độ công nhận là một tên gọi chính thức của quốc gia, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ với các biến thể.[10] Bharat bắt nguồn từ tên của Bharata, một nhân vật thần học được kinh thánh Ấn Độ giáo mô tả là một hoàng đế truyền thuyết của Ấn Độ cổ đại. Hindustan ([ɦɪnd̪ʊˈst̪aːn] ( nghe)) có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Vùng đất của người Hindu"; trước năm 1947, thuật ngữ này ám chỉ một khu vực bao trùm lên bắc bộ Ấn Độ và Pakistan. Nó đôi khi được sử dụng để biểu thị toàn bộ Ấn Độ.[11][12]
Lịch sử
Ấn Độ cổ đại
Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73-55.000 năm trở lại đây,[13] song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước.[14] Tại nhiều nơi ở tiểu lục địa Ấn Độ, phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở từ đá Bhimbetka tại Madhya Pradesh.[15] Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở đông bộ Pakistan.[16] Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn,[17] là nền văn hóa đô thị đầu tiên tại Nam Á;[18] và phát triển hưng thịnh trong khoảng thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ.[19] Nền văn minh này tập trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira, và Kalibangan, và dựa trên các hình thức đa dạng về sinh kế, nền văn minh này có hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mạnh mẽ cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.[18]Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt.[20] Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo,[21] được soạn trong giai đoạn này,[22] và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đà ở vùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng.[20] Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ tây-bắc.[23][21][24] Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là điều ô uế.[25] Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ giai đoạn này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang.[20] Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ giai đoạn này cho thấy một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.[26]
Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ 5 TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốc và quân chủ quốc lớn, chúng được gọi là các mahajanapada.[27][28] Đô thị hóa nổi bật lên và các tính chất chính thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tôn giáo không chính thống, hai trong số đó trở thành các tôn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ.[29][30][31] Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ của người mô phạm của nó là Mahavira.[32] Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần thịnh vương, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng,[33] và cả hai đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ 3 TCN, Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) sáp nhập hoặc chinh phục các quốc gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya (Khổng Tước).[27] Đế quốc Maurya từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực lõi của nó nay bị phân ly vì các khu vực tự trị lớn.[34][35] Các quốc vương của Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý kiên quyết đời sống công cộng như Hoàng đế Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng hộ rộng rãi "Phật pháp".[36][37]
Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực Tây và Đông Nam Á.[38][39] Ở bắc bộ Ấn Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm soát phụ quyền trong gia đình, khiến phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc.[40][27] Đến thế kỷ 4 và 5, Đế quốc Gupta được hình thành tại đồng bằng sông Hằng với một hệ thống phức hợp về hành pháp và phú thuế, trở thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ.[41][42] Dưới chế độ Gupta, một Ấn Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi bắt đầu khẳng định được mình.[43] Sự phục hồi của Ấn Độ giáo được thể hiện qua việc nở rộ các công trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một giới tinh hoa đô thị.[42] Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên văn học, y học, toán học Ấn Độ có các tiến bộ đáng kể.[42]
Ấn Độ trung đại
Thời kỳ Ấn Độ trung đại đầu kéo dài từ năm 600 đến năm 1200, có đặc điểm là các vương quốc mang tính khu vực và đa dạng văn hóa.[44] Khi người cai trị phần lớn đồng bằng Ấn-Hằng từ 606 đến 647 là Hoàng đế Harsha cố gắng khoách trương về phía nam, ông chiến bại trước quân chủ của triều Chalukya ngự trị tại Deccan.[45] Khi người thừa tự của Harsha nỗ lực khoách trương về phía đông, ông ta chiến bại trước quân chủ của Pala ngự trị tại Bengal.[45] Khi triều Chalukya nỗ lực khoách trương về phía nam, họ chiến bại trước triều Pallava ở xa hơn về phía nam, triều Pallava lại đối đầu với triều Pandya và triều Chola ở xa hơn nữa về phía nam.[45] Không quân chủ nào trong giai đoạn này có thể thiết lập nên một đế quốc và kiểm soát liên tục các vùng đất nằm xa vùng lãnh thổ lõi của mình.[44] Trong thời kỳ này, các mục dân có đất đai bị phát quang để phát triển kinh tế nông nghiệp được thu nhận vào trong xã hội đẳng cấp, trở thành tầng lớp thống trị phi truyền thống mới.[46] Hệ thống đẳng cấp do đó bắt đầu thể hiện những khác biệt giữa các vùng.[46]Trong thế kỷ 6 và 7, bài thánh ca cầu nguyện tiếng Tamil đầu tiên được tạo nên.[47] Toàn Ấn Độ mô phỏng theo điều đó và khiến cho Ấn Độ giáo tái khởi, và toàn bộ các ngôn ngữ hiện đại trên tiểu lục địa có sự phát triển.[47] Các vương thất lớn nhỏ tại Ấn Độ cùng các đền thờ mà họ bảo trợ thu hút một lượng rất lớn các thần dân đến kinh thành, các kinh thành cũng trở thành những trung tâm kinh tế.[48] Các đô thị thánh đường với kính cỡ khác nhau bắt đầu xuất hiện khắp nơi khi Ấn Độ trải qua một quá trình đô thị hóa nữa.[48] Đến thế kỷ và 9, các ảnh hưởng của Ấn Độ được cảm nhận thấy tại Đông Nam Á, khi mà văn hóa và hệ thống chính trị Nam Á được truyền bá ra các vùng đất mà nay là một phần của Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, và Java.[49] Các thương nhân, học giả, và đôi khi là quân nhân Ấn Độ tham gia vào sự chuyển giao này; người Đông Nam Á cũng có sự chủ động, nhiều người lưu lại một thời gian trong các trường dòng Ấn Độ và dịch các văn bản Phật giáo và Ấn Độ giáo sang ngôn ngữ của họ.[49]
Sau thế kỷ 10, các thị tộc du cư Trung Á nhờ sử dụng kỵ binh và có các đội quân đông đảo được thống nhất nhờ dân tộc và tôn giáo, liên tiếp tràn qua các đồng bằng ở tây-bắc của Nam Á, cuối cùng hình thành nên Vương quốc Hồi giáo Delhi vào năm 1206.[50] Vương quốc này kiểm soát phần lớn bắc bộ Ấn Độ, tiến hành nhiều hoạt động đánh phá xuống nam bộ Ấn Độ. Mặc dù chính quyền Hồi giáo ban đầu phá vỡ giới tinh hoa Ấn Độ, song các thần dân phi Hồi giáo của vương quốc này phần lớn vẫn duy trì được luật lệ và phong tục riêng của họ.[51][52] Vương quốc Hồi giáo Delhi nhiều lần đẩy lui quân Mông Cổ trong thế kỷ 13, cứu nguy Ấn Độ khỏi cảnh tàn phá giống như ở Trung và Tây Á. Vương quốc trở thành nơi định cư của những quân nhân bỏ trốn, người có học, pháp sư, thương gia, nghệ sĩ, thợ thủ công từ khu vực Trung và Tây Á, tạo nên một nền văn hóa Ấn-Hồi hổ lốn ở phía bắc.[53][54] Các cuộc đột kích của Vương quốc Hồi giáo Delhi và sự suy yếu của các vương quốc khu vực ở nam bộ Ấn Độ tạo điều kiện cho Đế quốc Vijayanagara bản địa hình thành.[55] Đế quốc phương nam này theo một truyền thống Shiva giáo mạnh mẽ và xây dựng nên công nghệ quân sự vượt lên trên Vương quốc Hồi giáo Delhi, kiểm soát được phần nhiều Ấn Độ Bán đảo,[56] và có ảnh hưởng đến xã hội nam bộ Ấn Độ trong một thời gian dài sau đó.[55]
Ấn Độ cận đại
Đầu thế kỷ 16, bắc bộ Ấn Độ khi đó nằm dưới quyền cai trị của các quân chủ mà phần lớn theo Hồi giáo,[57] song một lần nữa lại sụp đổ trước tính linh động và hỏa lực vượt trội của một thế hệ các chiến binh Trung Á mới.[58] Đế quốc Mogul ra đời song không nghiền nát các xã hội địa phương, mà thay vào đó là cân bằng và bình định họ thông qua các thủ tục hành chính mới[59][60] cùng giới tinh hoa cầm quyền đa dạng và bao dung,[61] tạo ra một nền cai trị có hệ thống hơn, tập trung hóa và thống nhất.[62] Nhằm tránh xiềng xích bộ lạc và bản sắc Hồi giáo, đặc biệt là dưới thời Akbar, người Mogul đoàn kết đế chế rộng lớn của họ thông qua lòng trung thành, thể hiện thông qua một nền văn hóa Ba Tư hóa, đối với một hoàng đế có địa vị gần như thần thánh.[61] Các chính sách kinh tế quốc gia của Mogul, chuyển hóa phần lớn nguồn thu khỏi nông nghiệp[63] và yêu cầu các khoản thuế phải trả theo tiền bạc được quản lý chặt,[64] khiến cho các nông dân và thợ thủ công tiến vào những thị trường lớn hơn.[62] Đế quốc giữ được tình hình tương đối hòa bình trong phần lớn thế kỷ 17, và đây là một yếu tố giúp mở rộng kinh tế Ấn Độ,[62] kết quả là sự bảo trợ lớn hơn đối với hội họa, các loại hình văn chương, dệt, và kiến trúc.[65] Các nhóm xã hội mới kết hợp tại bắc bộ và tây bộ Ấn Độ, như Maratha, Rajput, và Sikh, giành được tham vọng về quân sự và quản trị dưới chế độ Mogul, và thông qua cộng tác hoặc tai họa, họ thu được cả sự công nhận và kinh nghiệm quân sự.[66] Sự mở rộng thương mại dưới chế độ Mogul giúp cho giới tinh hoa thương mại và chính trị Ấn Độ mới dọc theo các bờ biển nam bộ và đông bộ nổi bật lên.[66] Khi đế quốc tan rã, nhiều người trong giới tinh hoa này có thể theo đuổi và kiểm soát được công việc của họ.[67]Đầu thế kỷ 18, khi mà ranh giới giữa thống trị thương mại và chính trị ngày càng bị lu mờ, một số công ty mậu dịch phương Tây, bao gồm Công ty Đông Ấn Anh, đã thiết lập nên các tiền đồn ven biển.[68][69] Công ty Đông Ấn Anh có quyền kiểm soát đối với các vùng biển, tiềm lực lớn hơn, có khả năng huấn luyện quân sự cùng công nghệ tiến bộ hơn, do vậy thu hút một phần giới tinh hoa Ấn Độ. Nhờ đó, Công ty Đông Ấn Anh gặp thuận lợi trong việc giành quyền kiểm soát đối với vùng Bengal vào năm 1765 và gạt các công ty châu Âu khác ra ngoài lề.[70][68][71][72] Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục tiếp cận được sự giàu có của Bengal, và sau khi tăng cường sức mạng và quy mô quân đội thì Công ty có năng lực thôn tính hoặc khuất phục hầu hết Ấn Độ vào thập niên 1820.[73] Ấn Độ sau đó không còn là nhà xuất khẩu hàng hóa chế tạo như một thời gian dài trước đó, mà trở thành một nơi cung cấp nguyên liệu cho Đế quốc Anh, và nhiều sử gia xem đây là sự khởi đầu cho thời kỳ thực dân của Ấn Độ.[68] Đương thời, do quyền lực kinh tế bị Nghị viện Anh Quốc tước bỏ một cách nghiêm trọng và do bản thân trên thực tế là một cánh tay nối dài của chính phủ Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu có ý thức hơn trong việc tiến vào các hoạt động phi kinh tế như giáo dục, cải cách xã hội, và văn hóa.[74]
Ấn Độ hiện đại
Các sử gia xem thời kỳ hiện đại của Ấn Độ bắt đầu từ 1848-1885. Việc bổ nhiệm James Broun-Ramsay làm Toàn quyền của Công ty Đông Ấn Anh vào năm 1848 chuẩn bị cho những thay đổi cốt yếu đối với một quốc hiện đại. Chúng bao gồm củng cố và phân ranh giới chủ quyền, sự giám sát của người dân, và giáo dục cho công dân. Các biến đổi về công nghệ như đường sắt, kênh đào, và điện báo được đưa đến Ấn Độ không lâu sau khi chúng được giới thiệu tại châu Âu.[75][76][77][78] Tuy nhiên, sự bất mãn đối với Công ty cũng tăng lên trong thời kỳ này, và bùng nổ Khởi nghĩa Ấn Độ 1857. Bắt nguồn từ những oán giận và nhận thức đa dạng, bao gồm cải cách xã hội kiểu Anh, thuế đất khắc nghiệt, và đối đãi tồi của một số địa chủ giàu có và phiên vương, cuộc khởi nghĩa làm rung chuyển nhiều khu vực ở bắc bộ và trung bộ Ấn Độ và làm lung lay nền móng của Công ty.[79][80] Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp vào năm 1858, song nó khiến cho Công ty Đông Ấn Anh giải thể và chính phủ Anh Quốc từ đó trực tiếp quản lý Ấn Độ. Những người cai trị mới công bố một nhà nước nhất thể và một hệ thống nghị viện từng bước theo kiểu Anh song có hạn chế, nhưng họ cũng bảo hộ các phó vương và quý tộc địa chủ nhằm tạo ra một thế lực hộ vệ phong kiến để chống lại bất ổn trong tương lai.[81][82] Trong các thập niên sau đó, vấn đề đời sống quần chúng dần trở nên nổi bật trên khắp Ấn Độ, cuối cùng dẫn đến việc thành lập Đảng Quốc đại Ấn Độ vào năm 1885.[83][84][85][86]Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và thương mại hóa nông nghiệp trong nửa sau thế kỷ 19 gây nên các khó khăn kinh tế: nhiều nông dân nhỏ trở nên phụ thuộc vào các nhu cầu của các thị trường xa xôi.[87] Số lượng nạn đói quy mô lớn có sự gia tăng,[88] và có ít công việc công nghiệp được trao cho người Ấn Độ.[89] Tuy nhiên cũng có những tác động tích cực: trồng trọt mang tính thương mại, đặc biệt là ở vùng Punjab mới được khơi kênh, khiến sản lượng lương thực dành cho tiêu dùng nội địa gia tăng.[90] Hệ thống đường sắt giúp cung cấp đồ cứu tế đến những nơi bị nạn đói nguy cấp,[91] giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa,[91] và giúp ích cho ngành công nghiệp non trẻ của Ấn Độ.[90] Có khoảng một triệu người Ấn Độ phục vụ cho Anh Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất,[92] và sau cuộc chiến này là một thời kỳ mới. Thời kỳ này mang dấu ấn với các cải cách của Anh Quốc song cũng có các áp chế về luật pháp, với việc người Ấn Độ mãnh liệt hơn trong việc yêu cầu quyền tự trị, và với việc bắt đầu một phong trào bất bạo động bất hợp tác- trong đó Mohandas Karamchand Gandhi trở thành lãnh tụ và biểu tượng.[93] Trong thập niên 1930, Anh Quốc ban hành các cải cách lập pháp một cách chậm chạp; Đảng Quốc đại Ấn Độ giành chiến thắng trong các kết quả bầu cử.[94] Thập niên tiếp theo chìm trong các cuộc khủng hoảng: Ấn Độ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại kiên quyết bất hợp tác, và một đợt bột phát chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo. Tất cả đều bị ngăn lại với việc Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, song bị kiếm chế do thuộc địa này phân ly thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan.[95]
Để khẳng định hình ảnh là một quốc gia độc lập, hiến pháp Ấn Độ hoàn thành vào năm 1950, xác định quốc gia là một nền cộng hòa thế tục và dân chủ.[96] Trong 60 năm kể từ đó, Ấn Độ trải qua cả những thành công và thất bại.[97] Quốc gia vẫn duy trì một chế độ dân chủ với các quyền tự do dân sự, một Tòa án tối cao hoạt động tích cực, và một nền báo chí độc lập ở mức độ lớn.[97] Tự do hóa kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990, và tạo ra một tầng lớp trung lưu thành thị có quy mô lớn, biến Ấn Độ thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.,[98] và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình. Phim, âm nhạc, và giảng đạo của Ấn Độ đóng một vai trò ngày càng lớn trong văn hóa toàn cầu.[97] Tuy nhiên, Ấn Độ phải đương đầu với các vấn đề như nghèo nàn ở cả thành thị lẫn nông thôn;[97] từ xung đột liên quan đến tôn giáo và đẳng cấp;[99] từ quân nổi dậy Naxalite được truyền cảm hứng từ tư tưởng Mao Trạch Đông;[100] từ chủ nghĩa ly khai tại Jammu và Kashmir và tại Đông Bắc.[101] Quốc gia có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc, từng leo thang thành Chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962;[102] và các cuộc chiến tranh biên giới với Pakistan bùng phát vào các năm 1947, 1965, 1971, và 1999.[102] Sự đối đầu hạt nhân Ấn Độ–Pakistan lên đến đỉnh vào năm 1998.[103]
Địa lý
Ấn Độ bao trùm phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ và nằm trên đỉnh của mảng kiến tạo Ấn Độ- một phần của mảng Ấn-Úc.[104] Các quá trình địa chất học xác định được của Ấn Độ bắt đầu từ 75 triệu năm trước, khi đó tiểu lục địa Ấn Độ một bộ phận của siêu lục địa phương nam Gondwana và bắt đầu trôi giạt về phía đông-bắc qua Ấn Độ Dương (khi đó còn chưa thành hình) kéo dài trong 50 triệu năm.[104] tiểu lục địa sau đó va chạm và hút chìm bên dưới mảng Á-Âu đẩy lên cao dãy Himalaya cao nhất hành tinh. Dãy núi này tiếp giáp với Ấn Độ ở phía Bắc và Đông-Bắc.[104] Tại đáy biển cũ nằm ngay phía nam dãy Himalaya, kiến tạo mảng hình thành nên một máng rộng lớn để rồi dần bị trầm tích từ sông bồi lấp;[105] hình thành nên đồng bằng Ấn-Hằng hiện nay.[106] Ở phía tây có hoang mạc Thar, nó bị dãy Aravalli chia cắt.[107]Mảng Ấn Độ gốc còn lại hiện là phần Ấn Độ bán đảo, đây là phần cổ nhất và có địa chất ổn định nhất của Ấn Độ; viễn bắc của phần này là các dãy Satpura và Vindhya tại trung bộ Ấn Độ. Hai dãy song song này chạy từ bờ biển Ả Rập thuộc bang Gujarat ở phía tây đến cao nguyên Chota Nagpur có nhiều than thuộc bang Jharkhand ở phía đông.[108] Ở phía nam, ở hai bên sườn tây và đông của cao nguyên Deccan là các dãy núi ven biển được gọi là Ghat Tây và Ghat Đông;[109] cao nguyên có các thành hệ đá cổ nhất của quốc gia, một vài trong số đó có trên 1 tỷ năm tuổi. Với cấu tạo như vậy, Ấn Độ nằm ở bắc Xích đạo, từ 6°44' đến 35°30' vĩ Bắc (37°6' nếu tính cả vùng tuyên bố chủ quyền tại Kashmir) và từ 68°7' đến 97°25' kinh Đông.[110]
Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.517 kilômét (4.700 mi); trong đó, 5.423 kilômét (3.400 mi) thuộc Ấn Độ bán đảo và 2.094 kilômét (1.300 mi) thuộc các dãy đảo Andaman, Nicobar, và Lakshadweep.[111] Theo biểu đồ thủy văn học của Hải quân Ấn Độ, bờ biển lục địa của quốc gia gồm: 43% là bãi biển cát; 11% là bờ đá, gồm cả vách đá; và 46% là bãi bùn hay bãi lầy.[111]
Các sông lớn bắt nguồn từ dãy Himalaya về căn bản chảy qua lãnh thổ Ấn Độ gồm có sông Hằng và Brahmaputra, cả hai đều đổ nước vào vịnh Bengal.[112] Các chi lưu quan trọng của sông Hằng bao gồm Yamuna và Kosi; độ dốc quá thấp của sông Kosi thường dẫn đến các trận lụt nghiêm trọng và thay đổi dòng chảy.[113] Các sông chính ở phần bán đảo có độ dốc lớn hơn giúp ngăn ngừa nạn lụt, gồm có Godavari, Mahanadi, Kaveri, và Krishna, chúng đều đổ nước vào vịnh Bengal;[114] trong khi Narmada và Tapti đổ nước vào biển Ả Rập.[115] Các địa điểm đặc biệt của vùng ven biển Ấn Độ là Đồng lầy nước mặn Kutch ở tây bộ Ấn Độ và đồng bằng phù sa Sundarbans (chia sẻ với Bangladesh) ở đông bộ Ấn Độ.[116] Ấn Độ có hai quần đảo lớn: Lakshadweep, gồm các đảo san hô vòng ở ngoài khơi bờ biển tây-nam Ấn Độ; còn Quần đảo Andaman và Nicobar là một dãy núi lửa trên biển Andaman.[117]
Khí hậu Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh từ dãy Himalaya và hoang mạc Thar, các cơn gió mùa vào mùa hè và mùa đông mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế và văn hóa có sự tác động từ hai nơi.[118] Himalaya ngăn gió hạ giáng lạnh từ Trung Á thổi xuống, giữ cho phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ấm hơn so với những nơi khác cùng vĩ độ.[119][120] Hoang mạc Thar đóng một vai trò quyết định trong việc hút gió mùa mùa hè tây-nam chứa nhiều hơi ẩm từ tháng 6 đến tháng 10, cung cấp phần lớn lượng mưa của Ấn Độ.[118] Bốn nhóm khí hậu lớn chi phối tại Ấn Độ: nhiệt đớt mưa, nhiệt đới khô, cận nhiệt đới ẩm, núi cao.[121]
Đa dạng sinh học
Ấn Độ nằm trong vùng sinh thái Indomalaya và gồm có ba điểm nóng đa dạng sinh học.[122] Ấn Độ là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh vật siêu cấp, có 8,6% tổng số loài thú, 13,7% tổng số loài chim, 7,9% tổng số loài bò sát, 6% tổng số loài lưỡng cư, 12,2% tổng số loài cá, và 6,0% tổng số loài thực vật có hoa.[123][124] Ấn Độ có nhiều loài đặc hữu, chiếm tỷ lệ 33%, và nằm tại các vùng sinh thái như rừng shola.[125] Môi trường sống trải dài từ rừng mưa nhiệt đới của quần đảo Andaman, Ghat Tây, và Đông Bắc đến rừng tùng bách trên dãy Himalaya. Giữa chúng là rừng sala sớm rụng ẩm ở đông bộ Ấn Độ; rừng tếch sớm rụng khô ở trung bộ và nam bộ Ấn Độ; và rừng gai do keo Ả Rập thống trị ở trung bộ Deccan và tây bộ đồng bằng sông Hằng.[126] Dưới 12% đất đai của Ấn Độ bao phủ bởi rừng rậm.[127] Sầu đâu là một loài cây quan trọng tại Ấn Độ, được sử dụng rộng rãi trong thảo dược nông thôn Ấn Độ. Cây đề xuất hiện trên các ấn ở di chỉ Mohenjo-daro, Đức Phật giác ngộ dưới gốc của loài cây này.Nhiều loài tại Ấn Độ bắt nguồn từ các taxon có nguồn gốc từ Gondwana- nơi mà mảng Ấn Độ tách ra từ hơn 106 triệu năm trước.[128] Ấn Độ bán đảo sau đó di chuyển đến và va chạm với siêu lục địa Laurasia và khởi đầu sự trao đổi loài trên quy mô lớn. Việc khởi đầu kỷ nguyên núi lửa và thay đổi khí hậu vào 20 triệu năm trước dẫn đến tuyệt chủng hàng loạt.[129] Các loài thú sau đó tiến vào Ấn Độ từ châu Á thông qua hai hành lang động vật địa lý học là đi vòng qua sườn và vượt qua dãy Himalaya đang nổi lên.[126] Do đó, trong khi 45,8% số loài bò sát và 55,8% số loài lưỡng cư là đặc hữu, thì chỉ có 12,6% số loài thú và 4,5% số loài chim là đặc hữu.[124] Ấn Độ có 172 loài động vật bị đe dọa theo chỉ định của IUCN, hay 2,9% số loài gặp nguy hiểm.[130]
Việc loài người tràn ngập và tàn phá sinh thái trong những thập niên gần dây khiến động vật hoang dã gặp nguy hiểm cực kỳ lớn. Hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn được bắt đầu từ năm 1935, và sau đó được mở rộng về căn bản. Năm 1972, Ấn Độ ban hành Luật bảo vệ động vật hoang dã[131] và Dự án Hổ để bảo vệ những vùng hoang vu cốt yếu; Đạo luật Bảo tồn rừng được ban hành vào năm 1980 và sửa đổi bổ sung vào năm 1988.[132] Ấn Độ có hơn 500 khu bảo tồn động vật hoang dã và 13 khu dự trữ sinh quyển,[133] bốn trong số đó là một phần của Hệ thống khu dự trữ sinh quyển thế giới; 25 khu đất ngập nước được đăng ký nằm dưới Công ước Ramsar.[134]
Chính trị
Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới.[135] Đây là một nước cộng hòa nghị viện với một hệ thống đa đảng,[136] có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận, bao gồm Đảng Quốc đại Ấn Độ và Đảng Bharatiya Janata, và trên 40 chính đảng cấp địa phương.[137] Đảng Quốc đại được nhận định là có tư tưởng trung-tả hay là "tự do" trong văn hóa chính trị Ấn Độ, còn Đảng Bharatiya Janata có tư tưởng trung-hữu hay là "bảo thủ". Trong hầu hết giai đoạn từ 1950— tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành một nước cộng hòa—đến cuối thập niên 1980, Đảng Quốc đại nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, kể từ đó, Đảng Quốc đại ngày càng chia sẻ nhiều hơn vũ đài chính trị với Đảng Bharatiya Janata,[138] cũng như với các chính đảng cấp địa phương mạnh khác trong các một liên minh đa đảng.[139]Trong ba cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tại Cộng hòa Ấn Độ, tức vào các năm 1951, 1957, and 1962, Đảng Quốc đại do Jawaharlal Nehru dễ dàng giành chiến thắng. Khi Jawaharlal Nehru qua đời vào năm 1964, Lal Bahadur Shastri trở thành thủ tướng trong một thời gian ngắn; người kế vị sau khi Lal Bahadur Shastri qua đời năm 1966 là Indira Gandhi, người này lãnh đạo Đảng Quốc đại giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1967 và 1971. Sau khi quần chúng bất mãn do tình trạng khẩn cấp do bà tuyên bố vào năm 1975, Đảng Quốc đại thất cử vào năm 1977; đa số cử tri khi đó bỏ phiếu cho Đảng Janata mới thành lập và phản đối tình trạng khẩn cấp. Chính phủ của Đảng Janata kéo dài hơn ba năm. Đảng Quốc đại lại được bầu lên nắm quyền vào năm 1980, và trải qua thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo vào năm 1984 khi Indira Gandhi bị ám sát; kế nhiệm bà là người con trai Rajiv Gandhi, người này dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm đó. Đảng Quốc đại lại thất cử vào năm 1989 trước một liên minh Mặt trận Quốc gia, lãnh đạo liên minh này là Đảng Janata Dal mới thành lập và liên minh với Mặt trận Cánh tả; chính phủ của liên minh này tồn tại chưa đầy hai năm.[140] Các cuộc bầu cử lại được tổ chức vào năm 1991; lần này không đảng nào giành được đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, Đảng Quốc đại có thể thành lập nên một chính phủ thiểu số do P. V. Narasimha Rao lãnh đạo với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất.[141]
Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1996 là hai năm bất ổn chính trị, một vài liên minh đoản mệnh chia sẻ quyền lực. Đảng Bharatiya Janata lập nên một chính phủ tồn tại một thời gian ngắn trong năm 1996; sau đó là hai chính phủ do liên minh Mặt trận Thống nhất thành lập. Năm 1998, Đảng Bharatiya Janata có thể thành lập nên một liên minh thắng lợi là Liên minh Dân chủ Quốc gia do Atal Bihari Vajpayee lãnh đạo. Chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia trở thành chính phủ phi Quốc đại, chính phủ liên minh đầu tiên hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm.[142] Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, một lần nữa không có đảng nào giành đa số tuyệt đối, song lần này Đảng Quốc đại nổi lên với địa vị là đảng đơn lẻ lớn nhất, họ thành lập một liên minh thắng lợi là Liên minh Cấp tiến Quốc gia (UPA). Liên minh nhận được sự ủng hộ của các đảng tả khuynh và các thành viên quốc hội phản đối Đảng Bharatiya Janata. Liên minh Cấp tiến Quốc gia trở lại nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009 với số ghế cao hơn, và không còn cần phải có sự ủng hộ từ các đảng cộng sản tại Ấn Độ.[143] Năm đó, Manmohan Singh trở thành thủ tướng đầu tiên được tái cử cho một nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp kể từ thời Jawaharlal Nehru.[144]
Chính phủ
Ấn Độ là một liên bang với một hệ thống nghị viện nằm dưới sự khống chế của Hiến pháp Ấn Độ. Đây là một nước cộng hòa lập hiến với chế độ dân chủ đại nghị, trong đó "quyền lực đa số bị kiềm chế bởi các quyền thiểu số được bảo vệ theo pháp luật". Chế độ liên bang tại Ấn Độ xác định rõ sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các bang. Chính phủ tuân theo theo sự kiểm tra và cân bằng của Hiến pháp. Hiến pháp Ấn Độ có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950,[145] trong lời mở đầu của nó có viết rằng Ấn Độ là một nước cộng hòa có chủ quyền, xã hội, thế tục, dân chủ.[146] Mô hình chính phủ của Ấn Độ theo truyền thống được mô tả là "bán liên bang" do trung ương mạnh và các bang yếu,[147] song quốc gia phát triển tính liên bang hơn nữa kể từ cuối thập niên 1990 do kết quả của các thay đổi về chính trị, kinh tế và xã hội.[148][149]Quốc kỳ | Tam sắc |
Quốc huy | Sư kinh Sarnath |
Quốc ca | Jana Gana Mana |
Bài hát | Vande Mataram |
Quốc lịch | Saka |
Quốc hí | không tuyên bố[151] |
Quốc hoa | sen hồng |
Quốc quả | xoài |
Quốc thụ | đa |
Quốc điểu | công Ấn Độ |
Động vật lục địa | hổ Bengal |
Động vật thủy sinh | cá heo sông |
Quốc hà | Hằng (Ganga) |
- Hành pháp: Tổng thống Ấn Độ là nguyên thủ quốc gia[152] và được một đại cử tri đoàn quốc gia bầu gián tiếp[153] với một nhiệm kỷ 5 năm.[154] Thủ tướng Ấn Độ đứng đầu chính phủ và thi hành hầu hết quyền lực hành pháp.[155] Thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm,[156] và theo quy ước là người được chính đảng hoặc liên minh đảng phải nắm giữ đa số ghế trong hạ viện ủng hộ.[155] Nhánh hành pháp của chính phủ Ấn Độ gồm có tổng thống, phó tổng thống, và Hội đồng Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu. Người được bổ nhiệm làm bộ trưởng phải là một thành viên trong các viện của quốc hội.[152] Trong hệ thống quốc hội Ấn Độ, hành pháp lệ thuộc lập pháp; thủ tướng và hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước hạ viện của quốc hội.[157]
- Lập pháp: Cơ quan lập pháp của Ấn Độ là lưỡng viện quốc hội. Quốc hội Ấn Độ hoạt động theo một hệ thống kiểu Westminster và gồm có thượng viện được gọi là Rajya Sabha ("Hội đồng các bang") và hạ viện được gọi là Lok Sabha ("Viện Nhân dân").[158] Rajya Sabha là một thể chế thường trực gồm có 245 thành viên phục vụ trong nhiệm kỳ 6 năm được đặt so le.[159] Hầu hết họ được bầu gián tiếp từ các cơ quan lập pháp bang và lãnh thổ và số lượng tương ứng với tỷ lệ dân số của bang so với dân số quốc gia.[156] 543 thành viên của Lok Sabha được bầu trực tiếp theo thể chế phổ thông đầu phiếu; họ đại diện cho các khu vực bầu cử riêng rẽ trong nhiệm kỳ 5 năm.[160] Hai thành viên còn lại của Lok Sabha do tổng thống chỉ định từ cộng đồng người Anh-Ấn, trong trường hợp tổng thống quyết định rằng cộng đồng này không được đại diện tương xứng.[161]
- Tư pháp: Ấn Độ có bộ máy tư pháp độc lập gồm ba cấp đơn nhất,[162] gồm: Tòa án Tối cao do Chánh án đứng đầu, 25 tòa thượng thẩm, và một lượng lớn tòa án sơ thẩm.[162] Toà án Tối cao có thẩm quyền ban đầu đối với các vụ án liên quan đến các quyền cơ bản và tranh chấp giữa các bang và Trung ương; nó có quyền chống án đối với các tòa án thượng thẩm.[163] Nó có quyền công bố luật và vô hiệu hóa các luật liên bang hay bang mà trái với hiến pháp.[164] Tòa án Tối cao cũng là cơ quan diễn giải cuối cùng của hiến pháp.[165]
Phân vùng
Bang
Quan hệ ngoại giao và quân sự
Kể từ khi độc lập vào năm 1947, Ấn Độ duy trì các quan hệ thân mật với hầu hết các quốc gia. Trong thập niên 1950, Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ quá trình phi thực dân hóa tại châu Phi và châu Á, đóng một vai trò lãnh đạo trong Phong trào Không liên kết.[168] Vào cuối thập niên 1980, quân đội Ấn Độ can thiệp ra nước ngoài theo lời mời của các quốc gia láng giềng: một hoạt động gìn giữ hòa bình tại Sri Lanka từ năm 1987 đếm năm 1990; và một cuộc can thiệp vũ trang để ngăn chặn một nỗ lực đảo chính tại Maldives. Ấn Độ có các mối quan hệ căng thẳng với Pakistan; hai quốc gia từng bốn lần tiến tới chiến tranh vào năm 1947, 1965, 1971 và 1999. Ba trong số bốn cuộc chiến diễn ra trên lãnh thổ tranh chấp Kashmir, còn cuộc chiến năm 1971 diễn ra sau khi Ấn Độ ủng hộ nền độc lập cho Bangladesh.[169] Sau khi tiến hành chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1962 và với Pakistan vào năm 1965, Án Độ theo đuổi mối quan hệ quân sự và kinh tế gần gũi với Liên Xô; Liên Xô là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ vào cuối thập niên 1960.[170]Ngoài việc tiếp tục mối quan hệ chiến lược với Nga, Ấn Độ có quan hệ quân sự ở phạm vi rộng với Israel và Pháp. Trong những năm gần đây, quốc gia đóng vai trò then chốt trong Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực và Tổ chức Thương mại Thế giới. Quốc gia cung cấp 100.000 nhân viên quân sự và cảnh sát để phục vụ trong 35 hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Ấn Độ tham gia vào Hội nghị cấp cao Đông Á, the G8+5, và nhiều diễn đàn đa phương khác.[171] Ấn Độ có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với các khu vực Nam Mỹ, châu Á, và châu Phi; quốc gia theo đuổi một chính sách "Hướng Đông" mà theo đó mưu cầu tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc xoay quanh nhiều vấn đề, song đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đầu tư kinh tế và an ninh khu vực.[172][173]
Sau khi Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 1964, và liên tục hăm dọa can thiệp hỗ trợ Pakistan trong cuộc chiến năm 1965, Ấn Độ tin rằng cần phải phát triển vũ khí hạt nhân.[174] Ấn Độ tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình vào năm 1974 và tiếp tục tiến hành vụ thử nghiệm dưới lòng đất vào năm 1998. Bất chấp các chỉ trích và trừng phạt quân sự, Ấn Độ không ký kết cả Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho rằng chúng thiếu sót và phân biệt đối xử.[175] Ấn Độ duy trì chính sách hạt nhân "không sử dụng trước tiên" và phát triển năng lực bộ ba hạt nhân như một phần của học thuyết "răn đe tối thiểu đáng tin cậy" của mình.[176][177] Ấn Độ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, và hợp tác với Nga nhằm phát triển một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.[178] Các dự án quân sự bản địa khác liên quan đến việc thiết kế và bổ sung hàng không mẫu hạm lớp Vikrant và tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant.[178]
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ tăng cường hợp tác về kinh tế, chiến lược và quân sự với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[179] Năm 2008, Hoa Kỳ và Ấn Độ ký kết một thỏa thuận hạt nhân dân sự. Mặc dù đương thời Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và không phải là một bên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, song quốc gia nhận được miễn trừ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Ấn Độ do vậy thoát khỏi các hạn chế trước đây đối với công nghệ và thương mại hạt nhân. Như một hệ quả, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ sáu sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế.[180] Ấn Độ sau đó ký kết các thỏa thuận hợp tác liên quan đến năng lượng hạt nhân dân sự với Nga,[181] Pháp,[182] Anh Quốc,[183] và Canada.[184]
Tổng thống Ấn Độ là thống soái tối cao của lực lượng vũ trang quốc gia; với 1,6 triệu quân tại ngũ và xếp thứ ba thế giới trên tiêu chí này.[185] Quân đội Ấn Độ gồm có Lục quân Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ, và Không quân Ấn Độ; các tổ chức phụ trợ gồm có Bộ tư lệnh chiến lược (Strategic Forces Command) và ba nhóm bán quân sự: Đội quân súng trường Assam, Lực lượng biên cảnh đặc chủng, và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ.[186] Ngân sách quốc phòng chính thức của Ấn Độ vào năm 2011 là 36,03 tỷ đô la Mỹ, chiếm 1,83% GDP.[187] Đối với năm tài chính 2012–2013, ngân sách dự thảo là 40,44 tỷ đô la Mỹ.[188] Theo một báo cáo của SIPRI năm 2008, phí tổn quân sự hàng năm của Ấn Độ dựa theo sức mua đứng ở mức 72,7 tỷ đô la Mỹ,[189] Năm 2011, ngân sách quốc phòng hàng năm tăng 11,6%,[190] song đây chưa bao gồm các ngân quỹ đến với quân đội thông qua các nhánh khác của chính phủ.[191] Năm 2012, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới; từ năm 2007 đến năm 2011, tiền mua vũ khí của Ấn Độ chiếm 10% tổng phí tổn giành cho mua sắm vũ khí quốc tế.[192] Phần lớn chi tiêu quân sự tập trung vào phòng thủ chống Pakistan và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.[190]
Kinh tế
Ấn Độ có lực lượng lao động gồm 486,6 triệu người theo số liệu năm 2011.[186] Lĩnh vực dịch vụ chiếm 55,6% GDP, lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,3% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm 18,1%. Các nông sản chính của Ấn Độ là lúa gạo, lúa mì, hạt có dầu, bông, đay, chè, mía, và khoai tây.[166] Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu, máy móc, và phần mềm.[166] Năm 2006, đóng góp của ngoại thương đối với GDP của Ấn Độ ở mức 24%, tăng từ 6% vào năm 1985.[197] Năm 2008, Ấn Độ chiếm 1,68% giá trị ngoại thương toàn cầu;[201] Năm 2011, Ấn Độ là n]ớc nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên thế giới.[202] Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, hàng công nghệ, hóa chất, và gia công da thuộc.[166] Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.[166] Từ năm 2001 đến năm 2011, đóng góp của các mặt hành hóa dầu và công nghệ vào giá trị xuất khẩu tăng từ 14% lên 42%.[203]
Mức lương theo giờ tại Ấn Độ tăng gấp đôi trong thập niên đầu của thế kỷ 21.[204] Khoảng 431 triệu người Ấn Độ thoát nghèo kể từ năm 1985; các tầng lớp trung lưu của Ấn Độ được dự tính sẽ đạt khoảng 580 triệu người vào năm 2030.[205]
Năm 2010, Ấn Độ xếp hạng 51 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, xếp hạng 7 về trình độ phát triển của thị trường tài chính, xếp hạng 24 về lĩnh vực ngân hàng, xếp hạng 44 về trình độ phát triển trong kinh doanh và xếp thứ 39 về cách tân, đứng trước một số nền kinh tế tiến bộ.[206] Năm 2009, 7 trong số 15 công ty gia công phần mềm hàng đầu thế giới đặt tại Ấn Độ, do vậy quốc gia được nhìn nhận là nơi gia công phần mềm thuận lợi thứ hai sau Hoa Kỳ.[207] Thị trường tiêu dùng của Ấn Độ hiện lớn thứ 11 thế giới, và dự kiến sẽ lên vị trí thứ 5 vào năm 2030.[205] Ngành công nghiệp viễn thông của Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, có thêm 227 triệu thuê bao trong giai đoạn 2010–11,[208] và sau quý đầu tiên của năm 2013, Ấn Độ vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.[209]
Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, doanh số bán hàng nội địa tăng 26% trong giai đoạn 2009–10,[210] và doanh số xuất khẩu tăng 36% trong giai đoạn 2008–09.[211] Công suất điện năng của Ấn Độ là 250 GW, trong đó 8% là năng lượng tái tạo.[212] Đến cuối năm 2011, ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Ấn Độ tạo việc làm cho 2,8 triệu chuyên viên, tạo ra doanh thu gần 100 tỷ đô la Mỹ, tức bằng 7,5% GDP của Ấn Độ và đóng góp 26% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ.[213]
Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ nằm trong số các thị trưởng mới nổi quan trọng của công nghiệp dược phẩm thế giới. Thị trường dược phẩm Ấn Độ dự kiến đạt 48,58 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Ấn Độ chiếm 60% thị phần ngành công nghiệp sinh dược phẩm.[214]
Mặc dù tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong các thập niên dần đây, Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với các thách thức về kinh tế-xã hội. Ấn Độ là nơi có nhiều người nhất sống dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 đô la Mỹ/ngày) của Ngân hàng Thế giới,[215] tỷ lệ này giảm từ 60% năm 1981 xuống 42% năm 2005.[216] 48% số nhi đồng Ấn Độ dưới 5 tuổi bị thiếu cân, một nửa số nhi đồng dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng mạn tính, và tại các bang Madhya Pradesh, Andhra Pradesh, Bihar, Chhattisgarh, Haryana, Jharkhand, Karnataka, và Uttar Pradesh, chiếm 50,04% dân số Ấn Độ, 70% số nhi đồng từ 6 tháng đến 59 tháng bị thiếu máu.[217] Kể từ năm 1991, bất bình đẳng kinh tế giữa các bang của Ấn Độ liên tục phát triển: sản phẩm quốc nội thực cấp bang của các bang giàu nhất vào năm 2007 gấp 3,2 lần so với các bang nghèo nhất.[218] Tham nhũng tại Ấn Độ được cho là gia tăng đáng kể.[219] Nhờ tăng trưởng mà GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Ấn Độ tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1991, tuy nhiên nó luôn ở mức thấp hơn so với các quốc gia đáng phát triển khác tại châu Á như Indonesia, Iran, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, hay Thái Lan, và được dự báo sẽ vẫn tiếp tục như vậy trong tương lai gần.[220]
Nhân khẩu
Với 1.210.193.422 theo điều tra tạm thời năm 2011,[2] Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng dân số của Ấn Độ giảm xuống còn trung bình 1,76% mỗi năm trong giai đoạn 2001–2011,[2] từ mức 2,13% mỗi năm trong thập niên trước (1991–2001).[221] Tỷ suất giới tính theo điều tra năm 2011 là 940 nữ trên 1.000 nam.[2] Tuổi bình quân của cư dân Ấn Độ là 24,9 theo điều tra năm 2001.[186] Trong cuộc điều tra dân số hậu thuộc địa đầu tiên, tiến hành vào năm 1951, Ấn Độ có 361,1 triệu người.[222] Các tiến bộ về y tế trong suốt 50 năm vừa qua cùng với năng suất nông nghiệp gia tăng (Cách mạng xanh) khiến dân số Ấn Độ gia tăng nhanh chóng.[223] Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến sức khỏe cộng đồng.[224][225] Theo Tổ chức Y tế thế giới, 900.000 người Ấn Độ tử vong mỗi năm do uống nước bị nhiễm bẩn hay hít khí bị ô nhiễm.[226] Có khoảng 50 bác sĩ trên 100.000 người Ấn Độ.[227] Số người Ấn Độ sinh sống tại thành thị tăng trưởng 31,2% từ 1991 đến 2001.[228] Tuy nhiên, theo số liệu năm 2001, có trên 70% cư dân Ấn Độ sinh sống tại các vùng nông thôn.[229][230] Theo điều tra dân số năm 2001, có 27 đô thị trên 1 triệu dân tại Ấn Độ;[228] trong đó Delhi, Mumbai, Kolkata, Chennai, Bangalore, Hyderabad, Ahmedabad và Pune là các vùng đô thị đông dân nhất. Tỷ lệ biết chữ năm 2011 là 74,04%: 65,46% đối với nữ giới và 82,14% đối với nam giới.[2] Kerala là bang có tỷ lệ người biết chữ cao nhất;[231] còn bang Bihar có tỷ lệ người biết chữ thấp nhất.[232]Ấn Độ là nơi có hai nhóm ngôn ngữ lớn: Ấn-Arya (74% cư dân nói) và Dravidia (24%). Các ngôn ngữ khác được nói tại Ấn Độ thuộc các ngữ hệ Nam Á và Tạng-Miến. Ấn Độ không có ngôn ngữ quốc gia.[233] Tiếng Hindi có số lượng người nói lớn nhất và là ngôn ngữ chính thức của chính phủ.[234][235] Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và hành chính và có địa vị "ngôn ngữ phó chính thức";[236] và có vị thế quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học. Mỗi bang và lãnh thổ liên bang có một hoặc nhiều hơn các ngôn ngữ chính thức, và hiến pháp công nhận cụ thể 21 "ngôn ngữ xác định" (scheduled languages). Hiến pháp công nhận 212 nhóm bộ lạc xác định, họ chiếm tỷ lệ 7,5% trong dân số quốc gia.[237] Điều tra dân số năm 2001 đưa ra số liệu là 800 triệu người Ấn Độ (80,5% tổng dân số) là tín đồ Ấn Độ giáo, Ấn Độ giáo do vậy là tôn giáo lớn nhất tại Ấn Độ, sau đó là Hồi giáo (13,4%), Ki tô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,9%), Phật giáo (0,8%), đạo Jaina (0,4%), Do Thái giáo, Hỏa giáo, và Bahá'í.[238] Ấn Độ có số tín đồ Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Jaina giáo, Hỏa giáo, Bahá'í giáo đông nhất thế giới, và có số tín đồ Hồi giáo lớn thứ ba thế giới, đồng thời là quốc gia có đông người Hồi giáo nhất trong số các quốc gia mà họ không chiếm đa số.[239][240]
Văn hóa
Lịch sử văn hóa Ấn Độ kéo dài hơn 4.500 năm.[241] Trong thời kỳ Vệ Đà (k. 1700 – 500 TCN), các nền tảng của triết học, thần thoại, văn học Ấn Độ giáo được hình thành, ngoài ra còn có sự hình thành của nhiều đức tin và sự luyện tập vẫn tồn tại cho đến nay, chẳng hạn như Dharma, Karma, yoga, và moksha.[9] Ấn Độ có sự đa dạng về mặt tôn giáo, trong đó Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, và Jaina giáo nằm trong số các tôn giáo lớn của quốc gia.[242] Ấn Độ giáo là tôn giáo chiếm ưu thế, được định hình thông qua nhiều trường phái mang tính lịch sử về tư tưởng, bao gồm các tư tưởng trong Áo nghĩa thư,[243] kinh Yoga, phong trào Bhakti,[242] và từ triết học Phật giáo.[244]Nghệ thuật và kiến trúc
Nhiều kiến trúc Ấn Độ, bao gồm Taj Mahal, các công trình theo kiến trúc Mogul, và kiến trúc Nam Ấn, là sự pha trộn giữa các truyền thống bản địa cổ xưa với các phong cách nhập ngoại.[245] Kiến trúc bản xứ cũng mang tính vùng miền cao. Vastu shastra dịch theo nghĩa đen là "khoa học xây dựng" hay "kiến trúc", và được quy cho những người mang tước vị Mamuni Mayan,[246] khám phá xem các quy luật của thiên nhiên ảnh hưởng thế nào đến chỗ ở của con người;[247] nó sử dụng các điều chỉnh hình học và định hướng chính xác để phản ánh nhận thức về cấu trúc vũ trụ.[248] Khi áp dụng trong kiến trúc đền Ấn Độ giáo, nó chịu ảnh hưởng từ Shilpa Shastras, một loạt các văn bản mang tính nền tảng có hình dạng thần thoại học cơ bản là Vastu-Purusha mandala- một hình vuông là hiện thân của "tuyệt đối".[249] Taj Mahal được xây dựng tại Agra từ năm 1631 đến năm 1648 theo lệnh của Hoàng đế Shah Jahan để tưởng nhớ phu nhân của ông, nó được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO với miêu tả "viên ngọc quý của nghệ thuật Hồi giáo tại Ấn Độ và một trong những kiệt tác được khắp nơi ca tụng thuộc về di sản thế giới."[250] Từ các yếu tố của kiến trúc Ấn-Hồi, Anh Quốc phát triển nên kiến trúc Ấn-Saracen phục hưng vào cuối thế kỷ 19.[251]Văn học
Các tác phẩm văn học sớm nhất tại Ấn Độ được biên soạn từ khoảng năm 1400 TCN đến 1200 TCN, chúng được viết bằng tiếng Phạn.[252][253] Các tác phẩm nổi bật trong nền văn học tiếng Phạn này bao gồm các sử thi như Mahabharata và Ramayana, các tác phẩm kịch của tác gia Kālidāsa như Abhijnanasakuntalam, và thơ ca như Mahakavya.[254][255][256] Cuốn sách nổi tiếng về quan hệ tình dục là Kama Sutra (Dục kinh) cũng được viết bằng tiếng Phạn. Văn học Sangam phát triển từ năm 600 TCN đến năm 300 TCN tại Nam Ấn Độ, bao gồm 2.381 bài thơ, được xem như một tiền thân của văn học Tamil.[257][258][259][260] Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, các truyền thống văn học của Ấn Độ trải qua một giai đoạn thay đổi mạnh mẽ bởi sự xuất hiện của các thi nhân sùng đạo như Kabir, Tulsidas, và Guru Nanak. Điểm đặc trưng của văn học giai đoạn này là thể hiện một hình ảnh đa dạng và rộng lớn về tư tưởng và biểu lộ tình cảm; như một hệ quả, các tác phẩm văn học Ấn Độ trung đại có sự khác biệt đáng kể so với các tác phẩm truyền thống cổ điển.[261] Đến thế kỷ 19, các tác gia Ấn Độ đi theo mối quan tâm mới về các vấn đề xã hội và mô tả tâm lý. Trong thế kỷ 20, văn học Ấn Độ chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của thi nhân và tiểu thuyết gia người Bengal Rabindranath Tagore.[262]Nghệ thuật biểu diễn
Âm nhạc Ấn Độ có các phong cách truyền thống và khu vực khác biệt. Âm nhạc cổ điển gồm có hai thể loại và các nhánh dân gian khác nhau của chúng: trường phái Hindustan ở bắc bộ và Carnatic ở nam bộ.[263] Các loại hình phổ biến được địa phương hóa gồm filmi và âm nhạc dân gian; baul bắt nguồn từ Bengal với truyền thống hổ lốn là một loại hình âm nhạc dân gian được biết đến nhiều. Khiêu vũ Ấn Độ cũng có các loại hình dân gian và cổ điển đa dạng, trong số những vũ điệu dân gian được biết đến nhiều, có Bhangra của Punjab, Bihu của Assam, Chhau của Tây Bengal và Jharkhand, Garba và Dandiya của Gujarat, Sambalpuri của Odisha, Ghoomar của Rajasthan, và Lavani của Maharashtra. Tám loại vũ điệu, trong đó nhiều loại đi kèm với các hình thức kể chuyện và yếu tố thần thoại được Viện Âm nhạc, Vũ đạo, Hí kịch Quốc gia ban cho địa vị vũ đạo cổ điển. Chúng gồm có Bharatanatyam của bang Tamil Nadu, Kathak của Uttar Pradesh, Kathakali và Mohiniyattam của Kerala, Kuchipudi của Andhra Pradesh, Manipuri của Manipur, Odissi của Odisha, và Sattriya của Assam.[264] Sân khấu tại Ấn Độ pha trộn các loại hình âm nhạc, vũ điệu, ứng khẩu hay đối thoại.[265] Sân khấu Ấn Độ thường dựa trên thần thoại Ấn Độ giáo, song cũng vay mượn từ các mối tình từ thời trung cổ hay các sự kiện xã hội và chính trị, và gồm có bhavai của Gujarat, Jatra của Tây Bengal, Nautanki và rRamlila ở Bắc Ấn Độ, Tamasha của Maharashtra, Burrakatha của Andhra Pradesh, Terukkuttu của Tamil Nadu, và Yakshagana của Karnataka.[266]Phim
Ngành công nghiệp phim Ấn Độ tạo ra nghệ thuật điện ảnh đông người xem nhất thế giới.[267] Các truyền thống điện ảnh địa phương tồn tại trong các ngôn ngữ gồm Assam, Bengal, Hindi, Kannada, Malayalam, Punjab, Gujarat, Marath, Oriya, Tamil, và Telugu.[268] Điện ảnh nam bộ Ấn Độ chiếm tới 75% doanh thu phim toàn quốc.[269] Truyền hình tại Ấn Độ khởi đầu từ năm 1959 như một phương tiện truyền thông quốc doanh, và được mở rộng chậm chạp trong hai thập niên sau.[270] Sự độc quyền của nhà nước đối với truyền hình kết thúc vào thập niên 1990, và kể từ đó các kênh truyền hình vệ tinh ngày càng góp phần tạo thành hình văn hóa đại chúng của xã hội Ấn Độ.[271] Ngày nay, truyền hình là phương tiện truyền thông đi sâu vào xã hội Ấn Độ nhất; các ước tính cho thấy vào năm 2012 có trên 554 triệu khán giả truyền hình, 462 triệu có kết nối vệ tinh hoặc/và kết nối cáp, lớn hơn các loại hình truyền thông đại chúng khác như báo chí (350 triệu), phát thanh (156 triệu) hay internet (37 triệu).[272]Xã hội
Xã hội truyền thống Ấn Độ được xác định theo đẳng cấp xã hội, hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ là hiện thân của nhiều xếp tầng xã hội và nhiều hạn chế xã hội tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các tầng lớp xã hội được xác định theo hàng nghìn nhóm đồng tộc thế tập, thường được gọi là jāti, hay "đẳng cấp".[273] Ấn Độ tuyên bố tiện dân là bất hợp pháp vào năm 1947 và kể từ đó ban hành các luật chống phân biệt đối xử khác và khởi xướng phúc lợi xã hội, tuy vậy nhiều tường thuật vẫn cho thấy rằng nhiều Dalit ("tiện dân cũ") và các đẳng cấp thấp khác tại các khu vực nông thôn tiếp tục phải sống trong sự cách ly và phải đối mặt với ngược đãi và phân biệt.[274][275][276] Tại những nơi làm việc ở đô thị của Ấn Độ, tại các công ty quốc tế hay công ty hàng đầu tại Ấn Độ, tầm quan trọng của hệ thống đẳng cấp bị mất đi khá nhiều.[277][278] Các giá trị gia đình có vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ, và các gia đình chung sống gia trưởng đa thế hệ là quy tắc tiêu chuẩn tại Ấn Độ, song các gia đình hạt nhân cũng trở nên phổ biến tại những khu vực thành thị.[279] Đại đa số người Ấn Độ, với sự ưng thuận của họ, kết hôn theo sự sắp xếp của cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình.[280] Hôn nhân được cho là gắn liền với sinh mệnh,[280] và tỷ lệ ly hôn rất thấp.[281] Tảo hôn tại Ấn Độ là việc phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn; nhiều nữ giới tại Ấn Độ kết hôn trước độ tuổi kết hôn hợp pháp là 18.[282] Nhiều lễ hội tại Ấn Độ có nguồn gốc tôn giáo, trong đó có Chhath, Giáng sinh, Diwali, Durga Puja, Bakr-Id, Eid ul-Fitr, Ganesh Chaturthi, Holi, Makar Sankranti hay Uttarayan, Navratri, Thai Pongal, và Vaisakhi. Ấn Độ có ba ngày lễ quốc gia được tổ chức trên toàn bộ các bang và lãnh thổ liên bang: Ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, và Gandhi Jayanti.Phục trang
Bông được thuần hóa tại Ấn Độ từ khoảng 4000 TCN, y phục truyền thống Ấn Độ có sự khác biệt về màu sắc và phong cách giữa các vùng và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm khí hậu và đức tin. Phong cách y phục phổ biến gồm phục trang được xếp nếp như sari cho nữ giới và dhoti hay lungi cho nam giới. Các loại phục trang được khâu cũng phổ biến, như shalwar kameez cho nữ giới và kết hợp kurta–pyjama hay quần áo kiểu Âu cho nam giới.[283] Việc đeo đồ kim hoàn tinh tế, được làm theo hình hoa thật thời Ấn Độ cổ đại, là một phần của truyền thống kéo dài từ khoảng 5.000 năm; người Ấn Độ cũng đeo đá quý như một thứ bùa.[284]Thể thao
Tại Ấn Độ, một số môn thể thao bản địa truyền thống vẫn còn khá phổ biến, chẳng hạn như kabaddi, kho kho, pehlwani và gilli-danda. Một số hình thái sơ khởi của võ thuật châu Á, như kalarippayattu, musti yuddha, silambam, và marma adi, bắt nguồn tại Ấn Độ. Cờ vua thường được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ với tên gọi chaturanga, môn thể thao này đang lấy lại tính đại chúng với sự gia tăng số Đại kiện tướng người Ấn Độ.[285][286] Pachisi là tiền thân của parcheesi, Akbar Đại đế từng chơi trò này trên một kì trường khổng lồ bằng cẩm thạch.[287]Việc đội tuyển Davis Cup Ấn Độ và các đội tuyển quần vợt khác tại Ấn Độ cải thiện được kết quả vào đầu thập niên 2010 khiến môn thể thao này gia tăng tính đại chúng tại quốc gia.[288] Ấn Độ có sự hiện diện tương đối mạnh trong các môn thể thao bắn súng, và giành một vài huy chương tại Thế vận hội, Giải vô địch bắn súng Thế giới, và Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung.[289][290] Ấn Độ cũng thành công trên cấp độ quốc tế trong các môn gồm cầu lông,[291] quyền Anh,[292] và đấu vật.[293] Bóng đá là môn thể thao phố biến tại Tây Bengal, Goa, Tamil Nadu, Kerala, và các bang đông-bắc.[294]
Khúc côn cầu tại Ấn Độ có một Liên đoàn quản lý, đội tuyển khúc côn cầu quốc gia Ấn Độ từng giành chiến thắng trong Giải vô địch khúc côn cầu thế giới năm 1975, và tính đến năm 2012, quốc gia giành được tổng cộng 8 huy chương vàng, một huy chương bạc, và hai huy chương đồng Thế vận hội. Ấn Độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đại chúng hóa môn cricket, và đây là môn thể thao phổ biến nhất tại quốc gia. Đội tuyển cricket quốc gia Ấn Độ giánh chiến thắng tại các giải vô địch cricket thế giới năm 1983 và 2011.
Ấn Độ từng tổ chức hoặc đồng tổ chức một vài sự kiện thể thao quốc tế: Á vận hội năm 1951 và 1982, vòng chung kết Giải vô địch Cricket thế giới năm 1987, 1996 và 2011; Đại hội thể thao Á-Phi năm 2013; Giải khúc côn cầu nam thế giới năm 2010; Đại hội thể thao khối Thịnh vương chung năm 2010. Các sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức thường niên tại Ấn Độ bao gồm Chennai Open, Mumbai Marathon, Delhi Half Marathon, và Indian Masters. Cuộc đua Indian Grand Prix đầu tiên diễn ra vào cuối năm 2011.[295] Ấn Độ có truyền thống là quốc gia chiếm ưu thế tại Đại hội Thể thao Nam Á.
Chú thích
- ^ Wolpert 2003, tr. 1
- ^ a b c d e Ministry of Home Affairs 2011
- ^ a b c d “Report for Selected Countries and Subjects”. World Economic Outlook Database, International Monetary Fund. 27 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2013.
- ^ United Nations 2012
- ^ Human Development Reports
- ^ Stein 1998, tr. 16–17
- ^ “Gross domestic product, current prices in US dollars, Oct 2013”. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2013.
- ^ Oxford English Dictionary
- ^ a b Kuiper 2010, tr. 86
- ^ Ministry of Law and Justice 2008
- ^ Kaye 1997, tr. 639–640
- ^ Encyclopædia Britannica
- ^ Petraglia, Allchin & 2007, tr. 6
- ^ Singh 2009, tr. 64
- ^ Singh 2009, tr. 89–93
- ^ Possehl 2003, tr. 24–25
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 21–23
- ^ a b Singh 2009, tr. 181
- ^ Possehl 2003, tr. 2
- ^ a b c Singh 2009, tr. 255
- ^ a b Singh 2009, tr. 186–187
- ^ Witzel 2003, tr. 68–69
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 31
- ^ Stein 2010, tr. 47
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 41–43
- ^ Singh 2009, tr. 250–251
- ^ a b c Singh 2009, tr. 319
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 53–54
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 54–56
- ^ Stein 1998, tr. 21
- ^ Stein 1998, tr. 67–68
- ^ Singh 2009, tr. 312–313
- ^ Singh 2009, tr. 300
- ^ Stein 1998, tr. 78–79
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 70
- ^ Singh 2009, tr. 367
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 63
- ^ Stein 1998, tr. 89–90
- ^ Singh 2009, tr. 408–415
- ^ Stein 1998, tr. 92–95
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 89–91
- ^ a b c Singh 2009, tr. 545
- ^ Stein 1998, tr. 98–99
- ^ a b Stein 1998, tr. 132
- ^ a b c Stein 1998, tr. 119–120
- ^ a b Stein 1998, tr. 121–122
- ^ a b Stein 1998, tr. 123
- ^ a b Stein 1998, tr. 124
- ^ a b Stein 1998, tr. 127–128
- ^ Ludden 2002, tr. 68
- ^ Asher & Talbot 2008, tr. 47
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 6
- ^ Ludden 2002, tr. 67
- ^ Asher & Talbot 2008, tr. 50–51
- ^ a b Asher & Talbot 2008, tr. 53
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 12
- ^ Robb 2001, tr. 80
- ^ Stein 1998, tr. 164
- ^ Asher & Talbot 2008, tr. 115
- ^ Robb 2001, tr. 90–91
- ^ a b Metcalf & Metcalf 2006, tr. 17
- ^ a b c Asher & Talbot 2008, tr. 152
- ^ Asher & Talbot 2008, tr. 158
- ^ Stein 1998, tr. 169
- ^ Asher & Talbot 2008, tr. 186
- ^ a b Metcalf & Metcalf 2006, tr. 23–24
- ^ Asher & Talbot 2008, tr. 256
- ^ a b c Asher & Talbot 2008, tr. 286
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 44–49
- ^ Robb 2001, tr. 98–100
- ^ Ludden 2002, tr. 128–132
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 51–55
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 68–71
- ^ Asher & Talbot 2008, tr. 289
- ^ Robb 2001, tr. 151–152
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 94–99
- ^ Brown 1994, tr. 83
- ^ Peers 2006, tr. 50
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 100–103
- ^ Brown 1994, tr. 85–86
- ^ Stein 1998, tr. 239
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 103–108
- ^ Robb 2001, tr. 183
- ^ Sarkar 1983, tr. 1–4
- ^ Copland 2001, tr. ix–x
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 123
- ^ Stein 1998, tr. 260
- ^ Bose & Jalal 2011, tr. 117
- ^ Stein 1998, tr. 258
- ^ a b Metcalf & Metcalf 2006, tr. 126
- ^ a b Metcalf & Metcalf 2006, tr. 97
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 163
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 167
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 195–197
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 203
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 231
- ^ a b c d Metcalf & Metcalf 2006, tr. 265–266
- ^ United States Department of Agriculture
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 266–270
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 253
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 274
- ^ a b Metcalf & Metcalf 2006, tr. 247–248
- ^ Metcalf & Metcalf 2006, tr. 293–295
- ^ a b c Ali & Aitchison 2005
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 7
- ^ Prakash et al. 2000
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 11
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 8
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 9–10
- ^ Ministry of Information and Broadcasting 2007, tr. 1
- ^ a b Kumar và đồng nghiệp 2006
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 15
- ^ Duff 1993, tr. 353
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 16
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 17
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 12
- ^ Dikshit & Schwartzberg, tr. 13
- ^ a b Chang 1967, tr. 391–394
- ^ Posey 1994, tr. 118
- ^ Wolpert 2003, tr. 4
- ^ Heitzman & Worden 1996, tr. 97
- ^ Conservation International 2007
- ^ Zoological Survey of India 2012, tr. 1
- ^ a b Puri
- ^ Basak 1983, tr. 24
- ^ a b Tritsch 2001
- ^ Fisher 1995, tr. 434
- ^ Crame & Owen 2002, tr. 142
- ^ Karanth 2006
- ^ Mace 1994, tr. 4
- ^ Ministry of Environments and Forests 1972
- ^ Department of Environment and Forests 1988
- ^ Ministry of Environment and Forests
- ^ Secretariat of the Convention on Wetlands
- ^ United Nations Population Division
- ^ Burnell & Calvert 1999, tr. 125
- ^ Election Commission of India
- ^ Sarkar 2007, tr. 84
- ^ Chander 2004, tr. 117
- ^ Bhambhri 1992, tr. 118, 143
- ^ The Hindu 2008
- ^ Dunleavy, Diwakar & Dunleavy 2007
- ^ Kulke & Rothermund 2004, tr. 384
- ^ Business Standard 2009
- ^ Pylee & 2003 a, tr. 4
- ^ Dutt 1998, tr. 421
- ^ Wheare 1980, tr. 28
- ^ Echeverri-Gent 2002, tr. 19–20
- ^ Sinha 2004, tr. 25
- ^ National Informatics Centre 2005
- ^ “In RTI reply, Centre says India has no national game”. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.
- ^ a b Sharma 2007, tr. 31
- ^ Sharma 2007, tr. 138
- ^ Gledhill 1970, tr. 112
- ^ a b Sharma 1950
- ^ a b Sharma 2007, tr. 162
- ^ Mathew 2003, tr. 524
- ^ Gledhill 1970, tr. 127
- ^ Sharma 2007, tr. 161
- ^ Sharma 2007, tr. 143
- ^ Sharma 2007, tr. 360
- ^ a b Neuborne 2003, tr. 478
- ^ Sharma 2007, tr. 238, 255
- ^ Sripati 1998, tr. 423–424
- ^ Pylee & 2003 b, tr. 314
- ^ a b c d e Library of Congress 2004
- ^ Sharma 2007, tr. 49
- ^ Rothermund 2000, tr. 48, 227
- ^ Gilbert 2002, tr. 486–487
- ^ Sharma 1999, tr. 56
- ^ Alford 2008
- ^ Ghosh 2009, tr. 282–289
- ^ Sisodia & Naidu 2005, tr. 1–8
- ^ Perkovich 2001, tr. 60–86, 106–125
- ^ Kumar 2010
- ^ Nair 2007
- ^ Pandit 2009
- ^ a b The Hindu 2011
- ^ Europa 2008
- ^ The Times of India 2008
- ^ British Broadcasting Corporation 2009
- ^ Rediff 2008 a
- ^ Reuters 2010
- ^ Curry 2010
- ^ Ripsman & Paul 2010, tr. 130
- ^ a b c Central Intelligence Agency
- ^ Behera 2011
- ^ Behera 2012
- ^ Stockholm International Peace Research Institute 2008, tr. 178
- ^ a b Miglani 2011
- ^ Shukla 2011
- ^ Stockholm International Peace Research Initiative 2012
- ^ International Monetary Fund 2011, tr. 2
- ^ Nayak, Goldar & Agrawal 2010, tr. xxv
- ^ International Monetary Fund
- ^ Wolpert 2003, tr. xiv
- ^ a b Organisation for Economic Co-operation and Development 2007
- ^ a b Gargan 1992
- ^ Alamgir 2008, tr. 23, 97
- ^ WTO 1995
- ^ The Times of India 2009
- ^ World Trade Organisation 2010
- ^ Economist 2011
- ^ Bonner 2010
- ^ a b Farrell & Beinhocker 2007
- ^ Schwab 2010
- ^ Sheth 2009
- ^ Telecom Regulatory Authority 2011
- ^ Natasha Lomas (26 tháng 6 năm 2013). “India Passes Japan To Become Third Largest Global Smartphone Market, After China & U.S.”. TechCrunch. AOL Inc. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013.
- ^ Business Line 2010
- ^ Express India 2009
- ^ Yep 2011
- ^ Nasscom 2011–2012
- ^ Vishal Dutta, ET Bureau 10 Jul 2012, 03.14PM IST (10 tháng 7 năm 2012). “Indian biotech industry at critical juncture, global biotech stabilises: Report”. Economic Times. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2012.
- ^ World Bank 2006
- ^ World Bank a
- ^ Social Statistics Division. “Children in India 2012: A Statistical Appraisal”. Central Statistics Office, Government of India. tr. 10–11. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2013.
- ^ Pal & Ghosh 2007
- ^ Transparency International 2010
- ^ International Monetary Fund 2011
- ^ Ministry of Home Affairs 2010–2011 b
- ^ “Census Population” (PDF). Census of India. Ministry of Finance India.
- ^ Rorabacher 2010, tr. 35–39
- ^ World Health Organisation 2006
- ^ Boston Analytics 2009
- ^ Robinson 2008
- ^ Dev & Rao 2009, tr. 329
- ^ a b Garg 2005
- ^ Dyson & Visaria 2005, tr. 115–129
- ^ Ratna 2007, tr. 271–272
- ^ Skolnik 2008, tr. 36
- ^ Singh 2004, tr. 106
- ^ Dharwadker 2010, tr. 168–194, 186
- ^ Ottenheimer 2008, tr. 303
- ^ Mallikarjun 2004
- ^ Ministry of Home Affairs 1960
- ^ Bonner 1990, tr. 81
- ^ Ministry of Home Affairs 2010–2011
- ^ Global Muslim population estimated at 1.57 billion. The Hindu (8 October 2009)
- ^ India Chapter Summary 2012
- ^ Kuiper 2010, tr. 15
- ^ a b Heehs 2002, tr. 2–5
- ^ Deutsch 1969, tr. 3, 78
- ^ Nakamura 1999
- ^ Kuiper 2010, tr. 296–329
- ^ Silverman 2007, tr. 20
- ^ Kumar 2000, tr. 5
- ^ Roberts 2004, tr. 73
- ^ Lang & Moleski 2010, tr. 151–152
- ^ United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organisation
- ^ Chopra 2011, tr. 46
- ^ Hoiberg & Ramchandani 2000
- ^ Sarma 2009
- ^ Johnson 2008
- ^ MacDonell 2004, tr. 1–40
- ^ Kālidāsa & Johnson 2001
- ^ Zvelebil 1997, tr. 12
- ^ Hart 1975
- ^ Encyclopædia Britannica 2008
- ^ Ramanujan 1985, tr. ix–x
- ^ Das 2005
- ^ Datta 2006
- ^ Massey & Massey 1998
- ^ Encyclopædia Britannica b
- ^ Lal 2004, tr. 23, 30, 235
- ^ Karanth 2002, tr. 26
- ^ Dissanayake & Gokulsing 2004
- ^ Rajadhyaksha & Willemen 1999
- ^ The Economic Times
- ^ Kaminsky & Long 2011, tr. 684–692
- ^ Mehta 2008, tr. 1–10
- ^ Media Research Users Council 2012
- ^ Schwartzberg 2011
- ^ World Bank 2011
- ^ Rawat 2011, tr. 3
- ^ Wolpert 2003, tr. 126
- ^ Messner 2009, tr. 51-53
- ^ Messner 2012, tr. 27-28
- ^ Makar 2007
- ^ a b Medora 2003
- ^ Jones & Ramdas 2005, tr. 111
- ^ Cullen-Dupont 2009, tr. 96
- ^ Tarlo 1996, tr. xii, xii, 11, 15, 28, 46
- ^ Eraly 2008, tr. 160
- ^ Wolpert 2003, tr. 2
- ^ Rediff 2008 b
- ^ Binmore 2007, tr. 98
- ^ The Wall Street Journal 2009
- ^ British Broadcasting Corporation 2010 b
- ^ The Times of India 2010
- ^ British Broadcasting Corporation 2010 a
- ^ Mint 2010
- ^ Xavier 2010
- ^ Majumdar & Bandyopadhyay 2006, tr. 1–5
- ^ Dehejia 2011
Tham khảo
Tổng quan- “India”, The World Factbook (Central Intelligence Agency), truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011
- “Country Profile: India” (PDF), Library of Congress Country Studies (ấn bản 5) (Library of Congress Federal Research Division), Tháng 12 năm 2004, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2011
- Heitzman, J.; Worden, R. L. (tháng 8 năm 1996), India: A Country Study, Area Handbook Series, Washington, D.C.: Library of Congress, ISBN 978-0-8444-0833-0
- India, International Monetary Fund, truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011
- “Provisional Population Totals – Census 2011”, Office of the Registrar General and Census Commissioner (Ministry of Home Affairs, Government of India), 2011, truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2011
- “Constituent Assembly of India—Volume XII”, Constituent Assembly of India: Debates (National Informatics Centre, Government of India), 24 tháng 1 năm 1950, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011
- There's No National Language in India: Gujarat High Court, The Times Of India, 6 tháng 1 năm 2007, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011
- “Table 1: Human Development Index and its Components” (PDF), Human Development Report 2011, United Nations, 2011
- Hindustan, Encyclopædia Britannica, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011
- Kaye, A. S. (1 tháng 9 năm 1997), Phonologies of Asia and Africa, Eisenbrauns, ISBN 978-1-57506-019-4
- Kuiper, K. biên tập (tháng 7 năm 2010), Culture of India, Rosen Publishing Group, ISBN 978-1-61530-203-1
- Constitution of India (PDF), Ministry of Law and Justice, 29 tháng 7 năm 2008, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2012, ‘Article 1(1): "India, that is Bharat, shall be a Union of States."’
- “India”, Oxford English Dictionary, Oxford University Press, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011
- Asher, C. B.; Talbot, C (1 tháng 1 năm 2008), India Before Europe (ấn bản 1), Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-51750-8
- Bose, S.; Jalal, A. (11 tháng 3 năm 2011), Modern South Asia: History, Culture, Political Economy (ấn bản 3), Routledge, ISBN 978-0-415-77942-5
- Brown, J. M. (26 tháng 5 năm 1994), Modern India: The Origins of an Asian Democracy, The Short Oxford History of the Modern World (ấn bản 2), Oxford University Press, ISBN 978-0-19-873113-9
- Copland, I. (8 tháng 10 năm 2001), India 1885–1947: The Unmaking of an Empire (ấn bản 1), Longman, ISBN 978-0-582-38173-5
- Kulke, H.; Rothermund, D. (1 tháng 8 năm 2004), A History of India, 4th, Routledge, ISBN 978-0-415-32920-0
- Ludden, D. (13 tháng 6 năm 2002), India and South Asia: A Short History, One World, ISBN 978-1-85168-237-9
- Metcalf, B.; Metcalf, T. R. (9 tháng 10 năm 2006), A Concise History of Modern India (ấn bản 2), Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-68225-1
- Peers, D. M. (3 tháng 8 năm 2006), India under Colonial Rule 1700–1885 (ấn bản 1), Pearson Longman, ISBN 978-0-582-31738-3
- Petraglia, Michael D.; Allchin, Bridget (2007), “Human evolution and culture change in the Indian subcontinent”, trong Michael Petraglia, Bridget Allchin, The Evolution and History of Human Populations in South Asia: Inter-disciplinary Studies in Archaeology, Biological Anthropology, Linguistics and Genetics, Springer, ISBN 978-1-4020-5562-1
- Possehl, G. (tháng 1 năm 2003), The Indus Civilization: A Contemporary Perspective, Rowman Altamira, ISBN 978-0-7591-0172-2
- Robb, P. (2001), A History of India, London: Palgrave, ISBN 978-0-333-69129-8
- Sarkar, S. (1983), Modern India: 1885–1947, Delhi: Macmillan India, ISBN 978-0-333-90425-1
- Singh, U. (2009), A History of Ancient and Medieval India: From the Stone Age to the 12th Century, Delhi: Longman, ISBN 978-81-317-1677-9
- Sripati, V. (1998), “Toward Fifty Years of Constitutionalism and Fundamental Rights in India: Looking Back to See Ahead (1950–2000)”, American University International Law Review 14 (2): 413–496
- Stein, B. (16 tháng 6 năm 1998), A History of India (ấn bản 1), Oxford: Wiley-Blackwell, ISBN 978-0-631-20546-3
- Stein, B. (27 tháng 4 năm 2010), trong Arnold, D., A History of India (ấn bản 2), Oxford: Wiley-Blackwell, ISBN 978-1-4051-9509-6
- “Briefing Rooms: India”, Economic Research Service (United States Department of Agriculture), 17 tháng 12 năm 2009
- Thapar, Romila (2003), Penguin history of early India: from the origins to A.D.1300, Penguin Books, truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012
- Witzel, Michael (2003), “Vedas and Upanișads”, trong Gavin D. Flood, The Blackwell companion to Hinduism, John Wiley & Sons, ISBN 978-0-631-21535-6, truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012
- Wolpert, S. (25 tháng 12 năm 2003), A New History of India (ấn bản 7), Oxford University Press, ISBN 978-0-19-516678-1
- Ali, J. R.; Aitchison, J. C. (2005), “Greater India”, Earth-Science Reviews 72 (3–4): 170–173, doi:10.1016/j.earscirev.2005.07.005
- Chang, J. H. (1967), “The Indian Summer Monsoon”, Geographical Review 57 (3): 373–396, doi:10.2307/212640
- Forest (Conservation) Act, 1980 with Amendments Made in 1988 (PDF), Department of Environment and Forests, Government of the Andaman and Nicobar Islands, 1988, truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011
- Dikshit, K. R.; Schwartzberg, Joseph E., Land, “India”, Encyclopædia Britannica: 1–29
- Duff, D. (29 tháng 10 năm 1993), Holmes Principles of Physical Geology (ấn bản 4), Routledge, ISBN 978-0-7487-4381-0
- Kumar, V. S.; Pathak, K. C.; Pednekar, P.; Raju, N. S. N. (2006), “Coastal processes along the Indian coastline” (PDF), Current Science 91 (4): 530–536
- India Yearbook 2007, New Delhi: Publications Division, Ministry of Information and Broadcasting, Government of India, 2007, ISBN 978-81-230-1423-4
- Posey, C. A. (1 tháng 11 năm 1994), The Living Earth Book of Wind and Weather, Reader's Digest, ISBN 978-0-89577-625-9
- Prakash, B.; Kumar, S.; Rao, M. S.; Giri, S. C. (2000), “Holocene Tectonic Movements and Stress Field in the Western Gangetic Plains” (PDF), Current Science 79 (4): 438–449
- Ali, S.; Ripley, S. D.; Dick, J. H. (15 tháng 8 năm 1996), A Pictorial Guide to the Birds of the Indian Subcontinent (ấn bản 2), Mumbai: Oxford University Press, ISBN 978-0-19-563732-8
- Animal Discoveries 2011: New Species and New Records (PDF), Zoological Survey of India, 2012, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012
- Basak, R. K. (1983), Botanical Survey of India: Account of Its Establishment, Development, and Activities, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011
- “Hotspots by Region”, Biodiversity Hotspots (Conservation International), 2007, truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011
- Crame, J. A.; Owen, A. W. (1 tháng 8 năm 2002), Palaeobiogeography and Biodiversity Change: The Ordovician and Mesozoic–Cenozoic Radiations, Geological Society Special Publication (194), Geological Society of London, ISBN 978-1-86239-106-2, truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2011
- Fisher, W. F. (tháng 1 năm 1995), Toward Sustainable Development?: Struggling over India's Narmada River, Columbia University Seminars, M. E. Sharpe, ISBN 978-1-56324-341-7
- Griffiths, M. (6 tháng 7 năm 2010), The Lotus Quest: In Search of the Sacred Flower, St. Martin's Press, ISBN 978-0-312-64148-1
- Karanth, K. P. (25 tháng 3 năm 2006), “Out-of-India Gondwanan Origin of Some Tropical Asian Biota” (PDF), Current Science (Indian Academy of Sciences) 90 (6): 789–792, truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2011
- Mace, G. M. (tháng 3 năm 1994), “1994 IUCN Red List of Threatened Animals”, World Conservation Monitoring Centre (International Union for Conservation of Nature), ISBN 978-2-8317-0194-3
- “Biosphere Reserves of India”, C. P. R. Environment Education Centre (Ministry of Environment and Forests, Government of India), truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011
- Indian Wildlife (Protection) Act, 1972, Ministry of Environments and Forests, Government of India, 9 tháng 9 năm 1972, truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011
- Puri, S. K., Biodiversity Profile of India, truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2007
- The List of Wetlands of International Importance (PDF), The Secretariat of the Convention on Wetlands, 4 tháng 6 năm 2007, tr. 18, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2007, truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2007
- Tritsch, M. F. (3 tháng 9 năm 2001), Wildlife of India, London: HarperCollins, ISBN 978-0-00-711062-9
- Bhambhri, C. P. (1 tháng 5 năm 1992), Politics in India, 1991–1992, Shipra, ISBN 978-81-85402-17-8, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011
- Burnell, P. J.; Calvert, P. (1 tháng 5 năm 1999), The Resilience of Democracy: Persistent Practice, Durable Idea (ấn bản 1), Taylor & Francis, ISBN 978-0-7146-8026-2, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011
- Second UPA Win, A Crowning Glory for Sonia's Ascendancy, Business Standard, 16 tháng 5 năm 2009, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2009
- Chander, N. J. (1 tháng 1 năm 2004), Coalition Politics: The Indian Experience, Concept Publishing Company, ISBN 978-81-8069-092-1, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011
- Dunleavy, P.; Diwakar, R.; Dunleavy, C. (2007), The Effective Space of Party Competition (PDF) (5), London School of Economics and Political Science, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2011
- Dutt, S. (1998), “Identities and the Indian State: An Overview”, Third World Quarterly 19 (3): 411–434, doi:10.1080/01436599814325
- Echeverri-Gent, J. (tháng 1 năm 2002), “Politics in India's Decentred Polity”, trong Ayres, A.; Oldenburg, P., Quickening the Pace of Change, India Briefing, London: M. E. Sharpe, tr. 19–53, ISBN 978-0-7656-0812-3
- “Current Recognised Parties” (PDF), Election Commission of India, 14 tháng 3 năm 2009, truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2010
- Gledhill, A. (30 tháng 3 năm 1970), The Republic of India: The Development of its Laws and Constitution, Greenwood, ISBN 978-0-8371-2813-9, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011
- Narasimha Rao Passes Away, The Hindu, 24 tháng 12 năm 2004, truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2008
- Mathew, K. M. (1 tháng 1 năm 2003), Manorama Yearbook, Malayala Manorama, ISBN 978-81-900461-8-3, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011
- “National Symbols of India”, Know India (National Informatics Centre, Government of India), truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2009
- Neuborne, B. (2003), “The Supreme Court of India”, International Journal of Constitutional Law 1 (1): 476–510, doi:10.1093/icon/1.3.476
- Pylee, M. V. (2003), “The Longest Constitutional Document”, Constitutional Government in India (ấn bản 2), S. Chand, ISBN 978-81-219-2203-6
- Pylee, M. V. (2003), “The Union Judiciary: The Supreme Court”, Constitutional Government in India (ấn bản 2), S. Chand, ISBN 978-81-219-2203-6, truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2007
- Sarkar, N. I. (1 tháng 1 năm 2007), Sonia Gandhi: Tryst with India, Atlantic, ISBN 978-81-269-0744-1, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011
- Sharma, R. (1950), “Cabinet Government in India”, Parliamentary Affairs 4 (1): 116–126
- Sharma, B. K. (tháng 8 năm 2007), Introduction to the Constitution of India (ấn bản 4), Prentice Hall, ISBN 978-81-203-3246-1
- Sinha, A. (2004), “The Changing Political Economy of Federalism in India”, India Review 3 (1): 25–63, doi:10.1080/14736480490443085
- World's Largest Democracy to Reach One Billion Persons on Independence Day, United Nations Population Division, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2011
- Wheare, K. C. (tháng 6 năm 1980), Federal Government (ấn bản 4), Oxford University Press, ISBN 978-0-313-22702-8
- Alford, P. (7 tháng 7 năm 2008), G8 Plus 5 Equals Power Shift, The Australian, truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009
- Behera, L. K. (7 tháng 3 năm 2011), Budgeting for India's Defence: An Analysis of Defence Budget 2011–2012, Institute for Defence Studies and Analyses, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2011
- Behera, L. K. (20 tháng 3 năm 2012), India's Defence Budget 2012–13, Institute for Defence Studies and Analyses, truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2012
- “Russia Agrees India Nuclear Deal”, BBC News (British Broadcasting Corporation), 11 tháng 2 năm 2009, truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010
- Curry, B. (27 tháng 6 năm 2010), Canada Signs Nuclear Deal with India, The Globe and Mail, truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011
- “India, Europe Strategic Relations”, Europa: Summaries of EU Legislation (European Union), 8 tháng 4 năm 2008, truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011
- Ghosh, A. (1 tháng 9 năm 2009), India's Foreign Policy, Pearson, ISBN 978-81-317-1025-8
- Gilbert, M. (17 tháng 12 năm 2002), A History of the Twentieth Century, William Morrow, ISBN 978-0-06-050594-3, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011
- India, Russia Review Defence Ties, The Hindu, 5 tháng 10 năm 2009, truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011
- Kumar, A. V. (1 tháng 5 năm 2010), “Reforming the NPT to Include India”, Bulletin of Atomic Scientists, truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2010
- Miglani, S. (28 tháng 2 năm 2011), With An Eye on China, India Steps Up Defence Spending, Reuters, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
- Nair, V. K. (2007), No More Ambiguity: India's Nuclear Policy (PDF), Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007, truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2007
- Pandit, R. (27 tháng 7 năm 2009), N-Submarine to Give India Crucial Third Leg of Nuke Triad, The Times of India, truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2010
- Perkovich, G. (5 tháng 11 năm 2001), India's Nuclear Bomb: The Impact on Global Proliferation, University of California Press, ISBN 978-0-520-23210-5, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011
- India, France Agree on Civil Nuclear Cooperation, Rediff, 25 tháng 1 năm 2008, truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010
- UK, India Sign Civil Nuclear Accord, Reuters, 13 tháng 2 năm 2010, truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010
- Ripsman, N. M.; Paul, T. V. (18 tháng 3 năm 2010), Globalization and the National Security State, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-539390-3, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011
- Rothermund, D. (17 tháng 10 năm 2000), The Routledge Companion to Decolonization, Routledge Companions to History (ấn bản 1), Routledge, ISBN 978-0-415-35632-9
- India Gets Its First Homegrown Fighter Jet, RIA Novosti, 10 tháng 1 năm 2011, truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2009
- Sharma, S. R. (1 tháng 1 năm 1999), India–USSR Relations 1947–1971: From Ambivalence to Steadfastness 1, Discovery, ISBN 978-81-7141-486-4
- Shukla, A. (5 tháng 3 năm 2011), China Matches India's Expansion in Military Spending, Business Standard, truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011
- Sisodia, N. S.; Naidu, G. V. C. (2005), Changing Security Dynamic in Eastern Asia: Focus on Japan, Promilla, ISBN 978-81-86019-52-8
- “SIPRI Yearbook 2008: Armaments, Disarmament, and International Security”, Stockholm International Peace Research Institute (Oxford University Press), 8 tháng 8 năm 2008, ISBN 978-0-19-954895-8, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011
- “Rise in international arms transfers is driven by Asian demand, says SIPRI”, Stockholm International Peace Research Initiative, 19 tháng 3 năm 2012, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2013, truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2012
- India, US Sign 123 Agreement, The Times of India, 11 tháng 10 năm 2008, truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011
- Alamgir, J. (24 tháng 12 năm 2008), India's Open-Economy Policy: Globalism, Rivalry, Continuity, Taylor & Francis, ISBN 978-0-415-77684-4, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Bonner, B (20 tháng 3 năm 2010), Make Way, World. India Is on the Move, Christian Science Monitor, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- “India Lost $462bn in Illegal Capital Flows, Says Report”, BBC News (British Broadcasting Corporation), 18 tháng 11 năm 2010, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- “India Second Fastest Growing Auto Market After China”, Business Line, 9 tháng 4 năm 2010, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Drèze, Jean; Sen, Amartya (2013), An Uncertain Glory: India and Its Contradictions, Allen Lane
- India's Economy: Not Just Rubies and Polyester Shirts, The Economist, 8 tháng 10 năm 2011, truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2011
- “Indian Car Exports Surge 36%”, Express India, 13 tháng 10 năm 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2013, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Report for Selected Countries and Subjects: India, Indonesia, Islamic Republic of Iran, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thailand, International Monetary Fund, Tháng 4 năm 2011, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Farrell, D.; Beinhocker, E. (19 tháng 5 năm 2007), Next Big Spenders: India's Middle Class, McKinsey & Company, truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2011
- Gargan, E. A. (15 tháng 8 năm 1992), India Stumbles in Rush to a Free Market Economy, The New York Times, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011
- World Economic Outlook Update (PDF), International Monetary Fund, Tháng 6 năm 2011, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011
- Nayak, P. B.; Goldar, B.; Agrawal, P. (10 tháng 11 năm 2010), India's Economy and Growth: Essays in Honour of V. K. R. V. Rao, SAGE Publications, ISBN 978-81-321-0452-0
- Economic Survey of India 2007: Policy Brief (PDF), Organisation for Economic Co-operation and Development, Tháng 10 năm 2007, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011
- Pal, P.; Ghosh, J (tháng 7 năm 2007), “Inequality in India: A Survey of Recent Trends” (PDF), Economic and Social Affairs: DESA Working Paper No. 45 (United Nations), truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- The World in 2050: The Accelerating Shift of Global Economic Power: Challenges and Opportunities (PDF), PricewaterhouseCoopers, 1 tháng 1 năm 2011, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Schwab, K. (2010), The Global Competitiveness Report 2010–2011 (PDF), World Economic Forum, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011
- Sheth, N. (28 tháng 5 năm 2009), “Outlook for Outsourcing Spending Brightens”, The Wall Street Journal, truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2010
- Srivastava, V. C. (2008), “Introduction”, trong V.C. Srivastava, Lallanji Gopal, D.P. Chattopadhyaya, History of Agriculture in India (p to c1200 AD), History of Science, Philosophy and Culture In Indian Civization, V (Part 1), Concept Publishing Co, ISBN 8180695212
- Information Note to the Press (Press Release No.29 /2011) (PDF), Telecom Regulatory Authority of India, 6 tháng 4 năm 2011, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Exporters Get Wider Market Reach, The Times of India, 28 tháng 8 năm 2009, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Corruption Perception Index 2010—India Continues to be Corrupt (PDF), Transparency International, 26 tháng 10 năm 2011, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- New Global Poverty Estimates—What It Means for India, World Bank, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- “India: Undernourished Children—A Call for Reform and Action”, World Bank, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Inclusive Growth and Service Delivery: Building on India's Success (PDF), World Bank, 29 tháng 5 năm 2006, truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009
- India Country Overview September 2010, World Bank, Tháng 9 năm 2010, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Trade to Expand by 9.5% in 2010 After a Dismal 2009, WTO Reports, World Trade Organisation, 26 tháng 3 năm 2010, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Yep, E. (27 tháng 9 năm 2011), ReNew Wind Power Gets $201 Million Goldman Investment, The Wall Street Journal, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2011
- Indian IT-BPO Industry, NASSCOM, 2011-2012, truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012
- UNDERSTANDING THE WTO: THE ORGANIZATION Members and Observers, WTO, 1995, truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012
- Bonner, A. (1990), Averting the Apocalypse: Social Movements in India Today, Duke University Press, ISBN 978-0-8223-1048-8, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Healthcare in India: Report Highlights (PDF), Boston Analytics, Tháng 1 năm 2009, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Dev, S. M.; Rao, N. C. (2009), India: Perspectives on Equitable Development, Academic Foundation, ISBN 978-81-7188-685-2
- Dharwadker, A. (28 tháng 10 năm 2010), “Representing India's Pasts: Time, Culture, and Problems of Performance Historiography”, trong Canning, C. M.; Postlewait, T., Representing the Past: Essays in Performance Historiography, University of Iowa Press, ISBN 978-1-58729-905-6, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Drèze, J.; Goyal, A. (9 tháng 2 năm 2009), “The Future of Mid-Day Meals”, trong Baru, R. V., School Health Services in India: The Social and Economic Contexts, SAGE Publications, ISBN 978-81-7829-873-3
- Dyson, T.; Visaria, P. (7 tháng 7 năm 2005), “Migration and Urbanisation: Retrospect and Prospects”, trong Dyson, T.; Casses, R.; Visaria, L., Twenty-First Century India: Population, Economy, Human Development, and the Environment, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-928382-8
- Garg, S. C. (19 tháng 4 năm 2005), Mobilizing Urban Infrastructure Finance in India (PDF), World Bank, truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2010
- Mallikarjun, B (tháng 11 năm 2004), “Fifty Years of Language Planning for Modern Hindi—The Official Language of India”, Language in India 4 (11), ISSN 19302940, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Notification No. 2/8/60-O.L, Ministry of Home Affairs, Government of India, 27 tháng 4 năm 1960, truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011
- “Religious Composition”, Office of the Registrar General and Census Commissioner (Ministry of Home Affairs, Government of India), 2010–2011, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- “Census Data 2001”, Office of the Registrar General and Census Commissioner (Ministry of Home Affairs, Government of India), 2010–2011, truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011
- Ottenheimer, H. J. (2008), The Anthropology of Language: An Introduction to Linguistic Anthropology, Cengage, ISBN 978-0-495-50884-7
- Ratna, U. (2007), “Interface Between Urban and Rural Development in India”, trong Dutt, A. K.; Thakur, B, City, Society, and Planning 1, Concept, ISBN 978-81-8069-459-2
- Robinson, S. (1 tháng 5 năm 2008), “India's Medical Emergency”, Time, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Rorabacher, J. A. (2010), Hunger and Poverty in South Asia, Gyan, ISBN 978-81-212-1027-0
- Singh, S. (2004), Library and Literacy Movement for National Development, Concept, ISBN 978-81-8069-065-5
- Skolnik, R. L. (2008), Essentials of Global Health, Jones & Bartlett Learning, ISBN 978-0-7637-3421-3
- Country Cooperation Strategy: India (PDF), World Health Organisation, Tháng 11 năm 2006, truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011
- Binmore, K. G. (27 tháng 3 năm 2007), Playing for Real: A Text on Game Theory, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-530057-4
- Bladholm, L. (12 tháng 8 năm 2000), The Indian Grocery Store Demystified (ấn bản 1), Macmillan Publishers, ISBN 978-1-58063-143-3
- “Saina Nehwal: India's Badminton Star and "New Woman"”, BBC News, 1 tháng 8 năm 2010, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010
- “Commonwealth Games 2010: India Dominate Shooting Medals”, BBC News, 7 tháng 10 năm 2010, truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2011
- Chopra, P. (18 tháng 3 năm 2011), A Joint Enterprise: Indian Elites and the Making of British Bombay, University of Minnesota Press, ISBN 978-0-8166-7037-6
- Cullen-Dupont, K. (tháng 7 năm 2009), Human Trafficking (ấn bản 1), Infobase Publishing, ISBN 978-0-8160-7545-4
- Das, S. K. (1 tháng 1 năm 2005), A History of Indian Literature, 500–1399: From Courtly to the Popular, Sahitya Akademi, ISBN 978-81-260-2171-0
- Datta, A. (2006), The Encyclopaedia of Indian Literature 2, Sahitya Akademi, ISBN 978-81-260-1194-0
- Dehejia, R. S. (7 tháng 11 năm 2011), “Indian Grand Prix Vs. Encephalitis?”, The Wall Street Journal, truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011
- Deutsch, E. (30 tháng 4 năm 1969), Advaita Vedānta: A Philosophical Reconstruction, University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-0271-4
- Dissanayake, W. K.; Gokulsing, M. (tháng 5 năm 2004), Indian Popular Cinema: A Narrative of Cultural Change (ấn bản 2), Trentham Books, ISBN 978-1-85856-329-9
- Southern Movies Account for over 75% of Film Revenues, The Economic Times, 18 tháng 11 năm 2009, truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2011
- Indian Dance, “South Asian Arts”, Encyclopædia Britannica, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011
- “Tamil Literature”, Encyclopædia Britannica, 2008, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Eraly, A. (2008), India, Penguin Books, ISBN 978-0-7566-4952-4, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Hart, G. L. (tháng 8 năm 1975), Poems of Ancient Tamil: Their Milieu and Their Sanskrit Counterparts (ấn bản 1), University of California Press, ISBN 978-0-520-02672-8
- Heehs, P. biên tập (1 tháng 9 năm 2002), Indian Religions: A Historical Reader of Spiritual Expression and Experience, New York University Press, ISBN 978-0-8147-3650-0, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Henderson, C. E. (2002), Culture and Customs of India, Greenwood Publishing Group, ISBN 978-0-313-30513-9
- Hoiberg, D.; Ramchandani, I. (2000), Students' Britannica India: Select Essays, Popular Prakashan, ISBN 978-0-85229-762-9
- Johnson, W. J. biên tập (1 tháng 9 năm 2008), The Sauptikaparvan of the Mahabharata: The Massacre at Night, Oxford World's Classics (ấn bản 2), Oxford University Press, ISBN 978-0-19-282361-8
- Jones, G.; Ramdas, K. (2005), (Un)tying the Knot: Ideal and Reality in Asian Marriage, National University of Singapore Press, ISBN 978-981-05-1428-0
- Kālidāsa; Johnson, W. J. (15 tháng 11 năm 2001), The Recognition of Śakuntalā: A Play in Seven Acts, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-283911-4
- Kaminsky, Arnold P.; Long, Roger D. (30 tháng 9 năm 2011), India Today: An Encyclopedia of Life in the Republic: An Encyclopedia of Life in the Republic, ABC-CLIO, ISBN 978-0-313-37462-3, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2012</ref>
- Karanth, S. K. (tháng 10 năm 2002), Yakṣagāna, Abhinav Publications, ISBN 978-81-7017-357-1
- Kiple, K. F.; Ornelas, K. C. biên tập (2000), The Cambridge World History of Food, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-40216-3
- Kuiper, K. biên tập (1 tháng 7 năm 2010), The Culture of India, Britannica Educational Publishing, ISBN 978-1-61530-203-1, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Kumar, V. (tháng 1 năm 2000), Vastushastra, All You Wanted to Know About Series (ấn bản 2), Sterling Publishing, ISBN 978-81-207-2199-9
- Lal, A. (2004), The Oxford Companion to Indian Theatre, Oxford University Press, ISBN 978-0-19-564446-3, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Lang, J.; Moleski, W. (1 tháng 12 năm 2010), Functionalism Revisited, Ashgate Publishing, ISBN 978-1-4094-0701-0
- MacDonell, A. A. (2004), A History of Sanskrit Literature, Kessinger Publishing, ISBN 978-1-4179-0619-2
- Majumdar, B.; Bandyopadhyay, K. (2006), A Social History of Indian Football: Striving To Score, Routledge, ISBN 978-0-415-34835-5
- Makar, E. M. (2007), An American's Guide to Doing Business in India, Adams, ISBN 978-1-59869-211-2
- Massey, R.; Massey, J (1998), The Music of India, Abhinav Publications, ISBN 978-81-7017-332-8
- Medora, N. (2003), “Mate Selection in Contemporary India: Love Marriages Versus Arranged Marriages”, trong Hamon, R. R.; Ingoldsby, B. B., Mate Selection Across Cultures, SAGE Publications, tr. 209–230, ISBN 978-0-7619-2592-7
- Messner, W. (2009), Working with India. The Softer Aspects of a Successful Collaboration with the Indian IT & BPO Industry, Springer, ISBN 978-3-540-89077-5
- Messner, W. (2012), Engaging with India. How to Manage the Softer Aspects of a Global Collaboration, Createspace, ISBN 978-1-466244900
- “Indian Readership Survey 2012 Q1 : Topline Findings” (PDF). Media Research Users Council. Growth: Literacy & Media Consumption. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2012.
- Mehta, Nalin (30 tháng 7 năm 2008), Television in India: Satellites, Politics and Cultural Change, Taylor & Francis US, ISBN 978-0-415-44759-1, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2012
- Is Boxing the New Cricket?, Mint, 24 tháng 9 năm 2010, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010
- Nakamura, H. (1 tháng 4 năm 1999), Indian Buddhism: A Survey with Bibliographical Notes, Buddhist Tradition Series (ấn bản 12), Motilal Banarsidass, ISBN 978-81-208-0272-8
- Puskar-Pasewicz, M. (16 tháng 9 năm 2010), Cultural Encyclopedia of Vegetarianism, Greenwood Publishing Group, ISBN 978-0-313-37556-9
- Raghavan, S. (23 tháng 10 năm 2006), Handbook of Spices, Seasonings, and Flavorings (ấn bản 2), CRC Press, ISBN 978-0-8493-2842-8
- Raichlen, S. (10 tháng 5 năm 2011), A Tandoor Oven Brings India's Heat to the Backyard, The New York Times, truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2011
- Rajadhyaksha, A.; Willemen, P. biên tập (22 tháng 1 năm 1999), Encyclopaedia of Indian Cinema (ấn bản 2), British Film Institute, ISBN 978-0-85170-669-6
- Ramanujan, A. K. (translator) (15 tháng 10 năm 1985), Poems of Love and War: From the Eight Anthologies and the Ten Long Poems of Classical Tamil, New York: Columbia University Press, tr. ix–x, ISBN 978-0-231-05107-1
- Rawat, Ramnarayan S (23 tháng 3 năm 2011), Reconsidering Untouchability: Chamars and Dalit History in North India, Indiana University Press, ISBN 978-0-253-22262-6
- Anand Crowned World Champion, Rediff, 29 tháng 10 năm 2008, truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2008
- Roberts, N. W. (12 tháng 7 năm 2004), Building Type Basics for Places of Worship (ấn bản 1), John Wiley & Sons, ISBN 978-0-471-22568-3
- Sarma, S. (1 tháng 1 năm 2009), A History of Indian Literature 1 (ấn bản 2), Motilal Banarsidass, ISBN 978-81-208-0264-3
- Schoenhals, M. (22 tháng 11 năm 2003), Intimate Exclusion: Race and Caste Turned Inside Out, University Press of America, ISBN 978-0-7618-2697-2
- Schwartzberg, J. (2011), Caste, “India”, Encyclopædia Britannica, truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011
- Sen, A. (5 tháng 9 năm 2006), The Argumentative Indian: Writings on Indian History, Culture, and Identity (ấn bản 1), Picador, ISBN 978-0-312-42602-6
- Seymour, S.C. (28 tháng 1 năm 1999), Women, Family, and Child Care in India: A World in Transition, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-59884-2
- Silverman, S. (10 tháng 10 năm 2007), Vastu: Transcendental Home Design in Harmony with Nature, Gibbs Smith, ISBN 978-1-4236-0132-6
- Tarlo, E. (1 tháng 9 năm 1996), Clothing Matters: Dress and Identity in India (ấn bản 1), University of Chicago Press, ISBN 978-0-226-78976-7, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2011
- Sawant Shoots Historic Gold at World Championships, The Times of India, 9 tháng 8 năm 2010, truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011
- Taj Mahal, United Nations Educational, Scientific, and Cultural Organisation, truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2012
- India Aims for Center Court, The Wall Street Journal, 11 tháng 9 năm 2009, truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2010
- Wengell, D. L.; Gabriel, N. (1 tháng 9 năm 2008), Educational Opportunities in Integrative Medicine: The A-to-Z Healing Arts Guide and Professional Resource Directory (ấn bản 1), The Hunter Press, ISBN 978-0-9776552-4-3
- “Intergenerational Mobility for Dalits Is Visible, Albeit Limited” (PDF). World Bank Report 2011. doi:10.1596/978-0-8213-8689-7. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2012.
- Xavier, L. (12 tháng 9 năm 2010), Sushil Kumar Wins Gold in World Wrestling Championship, The Times of India, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010
- Yadav, S. S.; McNeil, D.; Stevenson, P. C. (23 tháng 10 năm 2007), Lentil: An Ancient Crop for Modern Times, Springer, ISBN 978-1-4020-6312-1
- Zvelebil, K. V. (1 tháng 8 năm 1997), Companion Studies to the History of Tamil Literature, Brill Publishers, ISBN 978-90-04-09365-2
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Ấn Độ tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Cổng thông tin quốc gia của Chính phủ Ấn Độ
- Mục “India” trên trang của CIA World Factbook.
- Ấn Độ tại Dự án thư viện mở (trang đề nghị)
- Sơ lược Ấn Độ từ BBC News
- Mục từ Ấn Độ trên Encyclopædia Britannica
- Ấn Độ trên Thư viện Thông tin Chính phủ UCB
|
|
|
Thể loại:
Phổ Nghi (phồn thể: 溥儀; giản thể: 溥仪; pinyin: Pu Yi; niên hiệu: Tuyên Thống; 1906 – 1967) là vị vua thứ 12 và là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ Trung Quốc nói chung. Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, bị buộc phải thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm vua bù nhìn của Mãn Châu Quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Quân đội Xô viết
bắt. Từ 1949 đến 1959, ông bị Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
quản thúc, giam giữ. Tháng 12 năm 1959, ông được tha và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi chết.
Ông nội của Phổ Nghi là Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn (醇贤亲王; 1840–1891), con trai Đạo Quang và là anh em cùng cha khác mẹ với Hàm Phong. Sau khi Hàm Phong chết, con trai duy nhất của ông lên ngôi, trở thành vua Đồng Trị (trị vì: 1861-1875).
Đồng Trị qua đời mà không có con trai, em họ là Quang Tự (trị vì: 1875–1908) lên thay. Quang Tự mất cũng không có người kế vị. Phổ Nghi được lập làm vua.
Phổ Nghi là con trai cả của Thuần Thân vương Tải Phong (1883–1951), con trai của Thuần Hiền Thân vương và người thiếp thứ hai của mình là bà Lingiya (1866–1925). Bà Lingiya là một người hầu trong phủ của Thuần Hiền Thân vương với họ Trung Hoa là Lưu (劉); họ này đã được đổi thành Thị tộc Mãn Châu là Lingyia khi bà trở thành một người thuộc Mãn tộc, một yêu cầu trước khi làm người hầu cho các phủ của thân vương Mãn Châu. Thuần Thân vương do đó là em cùng cha khác mẹ của Quang Tự Hoàng đế và là người anh em xếp cùng hàng sau Quang Tự. Phổ Nghi ở trong một nhánh của Hoàng tộc với mối liên hệ gần gũi với Thái hậu Từ Hi, người xuất thân từ Thị tộc Yehe-Nara (Diệp Hách Na Lạp thị: 叶赫那拉氏) Mãn Châu (Hoàng gia nhà Thanh là Thị tộc Ái Tân Giác La). Từ Hi gả con gái của em trai bà cho cháu trai của Quang Tự, người mà sau khi Từ Hi mất đã trở thành Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu (孝定景皇后; 1868–1913).
Điều thú vị là người anh họ ít nổi tiếng hơn của Phổ Nghi, Phổ Tuyết Trai (溥雪斋) là một bậc thầy quan trọng về nhạc cụ cổ truyền cổ cầm[1].
Các quan chức triều đình đã đến nhà và đưa cậu bé đi. Phổ Nghi đã khóc và chống cự khi các quan triều đình ra lệnh cho các thái giám bế cậu. Bà vú em của Phổ Nghi là Wen-Chao Wang là người duy nhất có thể dỗ được cậu bé và được theo cậu vào Tử Cấm Thành. Phổ Nghi sau đó không được gặp mẹ mình trong 6 năm[2].
Việc nuôi dưỡng Phổ Nghi rất khó khăn để khiến cậu bé trở thành một đứa trẻ có sức khỏe và biết điều. Ban đêm, cậu bé được cung phụng như ông trời con và cậu bé đã không thể cư xử như một đứa bé bình thường. Ngoài bà vú nuôi họ Vương ra, những người lớn xung quanh cậu bé hoàn toàn xa lạ, giữ khoảng cách và không thể rèn luyện cho cậu bé. Khi cậu đến đâu mọi người đều phái quỳ xuống và khấu đầu. Do đó cậu bé Phổ Nghi đã phát hiện ra quyền lực tuyệt đối được sử dụng đối với các hoạn quan và cậu thường bắt đánh đập họ vì những lỗi nhỏ[3].
Cha cậu, Tải Phong, làm Nhiếp chính vương cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1911 khi Hiếu Định Cảnh Thái hậu kế tục vị trí này để chống lại Cách mạng Tân Hợi.
Long Dụ Hoàng hậu đã ký “Thanh đế thoái vị chiếu thư” (清帝退位詔書) ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau Cách mạng Tân Hợi theo một thỏa thuận do Viên Thế Khải làm môi giới trung gian với Triều đình ở Bắc Kinh và những người Cộng hòa ở Nam Trung Hoa: theo các “điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh” (清帝退位優待條件) ký với Trung Hoa Dân Quốc mới, Phổ Nghi được giữ lại tước vị và được chính quyền Cộng hòa đối xử bằng nghị định thư được gán cho một vua ngoại quốc. Điều này tương tự như Luật đảm bảo của Ý năm 1870 ban cho Giáo hoàng một số đặc quyền và danh dự nhất định như đối với Vua Ý. Ông và triều đình được phép ở lại trong nửa phía Bắc Tử Cấm Thành (các cung riêng) cũng như ở trong Di Hòa Viên. Hàng năm, Chính phủ Cộng hòa sẽ trợ cấp cho Hoàng gia 4 triệu dollar bạc, dù khoản này không bao giờ được chu cấp đầy đủ và đã bị xóa bỏ chỉ vài năm sau.
Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã đem quân vào khu vực lăng tẩm nhà Thanh ở Sơn Đông, quật mộ của Càn Long và Từ Hi Thái hậu. Chỉ có lăng của Khang Hy là còn toàn vẹn, vì khi bẩy mở được cửa lăng thì một khối nước màu vàng khè từ bên trong tuôn tràn ra rất mạnh, quân sĩ sợ hãi quá phải bỏ chạy. Tin các lăng tẩm của Càn Long và Từ Hi bị khai quật để lấy của đã gây chấn động và căm phẫn sâu sắc cho Phổ Nghi và các thành viên hoàng tộc, cựu thần nhà Thanh. Đối với người phương Đông, việc mồ mả của tổ tiên bị phá là một sự xúc phạm không thể tha thứ được.
Johnston, thầy dạy tiếng Anh của Phổ Nghi kể lại: Chỉ qua một vài ngày Phổ Nghi đã già đi rất nhiều. "Chỉ những ai hiểu lòng tôn thờ tổ tiên của người Trung Hoa và người Mãn Châu mới hiểu nỗi đau đớn của Phổ Nghi.” Phổ Nghi gửi một điện văn cho Tưởng Giới Thạch và yêu cầu trừng trị những kẻ xâm phạm các lăng tẩm, kể cả Tôn Điền Dương. Tưởng liền cho mở một cuộc điều tra, nhưng cuối cùng cũng ỉm đi luôn. Chính phủ cộng hoà cũng không gửi một lời chia buồn đến cho Phổ Nghi. Biến cố này càng khiến Phổ Nghi nung nấu quyết tâm khôi phục ngai vàng nhà Mãn Thanh dù có phải nhờ vào sự trợ giúp của Đế quốc Nhật Bản, kẻ thù của nước Trung Hoa khi đó.
Năm 1934, ông đã chính thức đăng quang Hoàng đế Mãn Châu Quốc với
niên hiệu Khang Đức (康德). Ông vẫn bí mật luôn ở thế xung đột với Nhật
Bản nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra phục tùng. Ông không hài lòng vì thành
“Quốc trưởng” Mãn Châu Quốc và sau đó là “Hoàng đế Mãn Châu Quốc” thay
vì được phục hồi hoàn toàn thành Hoàng đế triều Thanh. Là một phần của Chính sách thuộc địa Nhật Bản ở Mãn Châu Quốc, Phổ Nghi phải ở Ngụy Hoàng cung
trong thời gian này. Trong thời gian trị vì này, ông xung đột với Nhật
Bản về y phục; người Nhật muốn ông mặc y phục Mãn Châu Quốc, còn ông xem
đó là một sự sỉ nhục nếu mặc các y phục khác thay vì mặc y phục truyền
thống của triều Thanh. Trong một trường hợp thỏa hiệp tiêu biểu, ông mặc
một bộ đồng phục khi ngồi trên ngai và mặc long phục trong lễ tuyên cáo
lên ngôi tại Thiên Đàn. Em trai Phổ Nghi là Phổ Kiệt (溥傑) cưới Hiro Saga, một người bà con xa với Nhật Hoàng Hirohito và được phong làm Hoàng tự (người kế vị).
Trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Mãn Châu Quốc, toàn bộ gia đình của ông bị người Nhật giám sát chặt chẽ và liên tục thực hiện các bước Nhật hóa Mãn Châu Quốc như họ đã thực hiện ở Triều Tiên và những nơi khác. Khi Phổ Nghi đi thăm Tokyo trong một chuyến thăm cấp quốc gia, ông đã tâng bốc một cách ngượng nghịu trước Hoàng gia Nhật Bản. Ông còn cảm tạ Nhật Hoàng Hirohito đã cho bầu trời trong và ánh bình minh cho dịp này. Trong những năm tháng nhạt nhẽo này, ông bắt đầu quan tâm lớn đến Phật giáo, nhưng người Nhật đã sớm ép buộc ông chọn Thần đạo là quốc giáo của Mãn Châu Quốc. Những người ủng hộ cũ của ông dần bị loại bỏ và thay bằng những vị quan thân Nhật. Trong thời kỳ này, ông liên tục ký những luật do người Nhật soạn thảo, đọc thuộc lòng những bài kinh cầu nguyện, tham vấn những nhà tiên tri và viếng thăm khắp vương quốc của mình.
Với sự cổ vũ của Mao và sau đó là Thủ tướng Chu Ân Lai và được Chính phủ công khai tán thành, Phổ Nghi đã viết tự truyện “Nửa cuộc đời trước đây của tôi” (我的前半生; bản dịch tiếng Anh có tên From Emperor to Citizen - Từ Hoàng đế đến Thường dân) vào thập niên 1960 cùng với Lý Văn Đạt, một biên tập viên của Cục Xuất bản Nhân dân Bắc Kinh.
Mao Trạch Đông bắt đầu tiến hành Cách mạng Văn hóa năm 1966, và các Hồng vệ binh xem Phổ Nghi, một biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Hoa là một mục tiêu dễ tấn công. Với sự bảo vệ của phòng công an địa phương, Phổ Nghi được bảo vệ dù khẩu phần ăn, các vật dụng sang trọng như bàn và ghế bành đã bị gạt bỏ. Phổ Nghi đã chịu ảnh hưởng về mặt thể chất và tình cảm. Ông đã qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim năm 1967 trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Theo luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xác ông được hỏa táng thay vì mai táng như tổ tiên của ông. Tro của ông được chôn tại Nghĩa địa Cách mạng Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các quan chức của đảng và nhà nước Trung Quốc. Trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đây là nơi chôn cất các nàng hầu trong các cung phủ và các thái giám. Năm 1995, bà quả phụ Lý Thục Hiền đã di chuyển tro của ông đến một nghĩa địa cách Bắc Kinh 120 km về phía Tây Nam.
- Ấn Độ
- Các nước khối G15
- Thành viên G20
- Quốc gia thành viên Khối Thịnh vượng chung Anh
- Quốc gia thành viên Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á
- Quốc gia Nam Á
- Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Anh
Phổ Nghi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuyên Thống Đế | ||
---|---|---|
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...) | ||
Phổ Nghi năm 1922. |
||
Hoàng đế nhà Thanh | ||
Tại vị | 2 tháng 12 năm 1908 – 12 tháng 2 năm 1912 | |
Tiền nhiệm | Thanh Đức Tông | |
Hoàng đế Mãn Châu quốc | ||
Tại vị | 1 tháng 3 năm 1934 – 15 tháng 8 năm 1945 | |
Thông tin chung | ||
Tên đầy đủ | Ái Tân Giác La Phổ Nghi | |
Niên hiệu |
|
|
Thụy hiệu | Tốn Hoàng đế [cần dẫn nguồn] | |
Miếu hiệu | Thanh Cung Tông | |
Triều đại | Nhà Thanh | |
Thân phụ | Thuần Thân vương Tải Phong | |
Sinh | 7 tháng 2 năm 1906 Bắc Kinh, Đế quốc Thanh |
|
Mất | 17 tháng 10 năm 1967 (61 tuổi) Bắc Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa |
|
An táng | Nghĩa địa Cách mạng Bát Bảo Sơn Năm 1996 dời về Đông Thanh mộ. |
Mục lục
Gia phả tổ tiên
Bên nội
Ông cố (cụ nội) của Phổ Nghi là vua Đạo Quang (trị vì: 1820–1850). Đạo Quang qua đời, con trai trưởng lên ngôi, tức là vua Hàm Phong (trị vì: 1850–1861).Ông nội của Phổ Nghi là Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn (醇贤亲王; 1840–1891), con trai Đạo Quang và là anh em cùng cha khác mẹ với Hàm Phong. Sau khi Hàm Phong chết, con trai duy nhất của ông lên ngôi, trở thành vua Đồng Trị (trị vì: 1861-1875).
Đồng Trị qua đời mà không có con trai, em họ là Quang Tự (trị vì: 1875–1908) lên thay. Quang Tự mất cũng không có người kế vị. Phổ Nghi được lập làm vua.
Phổ Nghi là con trai cả của Thuần Thân vương Tải Phong (1883–1951), con trai của Thuần Hiền Thân vương và người thiếp thứ hai của mình là bà Lingiya (1866–1925). Bà Lingiya là một người hầu trong phủ của Thuần Hiền Thân vương với họ Trung Hoa là Lưu (劉); họ này đã được đổi thành Thị tộc Mãn Châu là Lingyia khi bà trở thành một người thuộc Mãn tộc, một yêu cầu trước khi làm người hầu cho các phủ của thân vương Mãn Châu. Thuần Thân vương do đó là em cùng cha khác mẹ của Quang Tự Hoàng đế và là người anh em xếp cùng hàng sau Quang Tự. Phổ Nghi ở trong một nhánh của Hoàng tộc với mối liên hệ gần gũi với Thái hậu Từ Hi, người xuất thân từ Thị tộc Yehe-Nara (Diệp Hách Na Lạp thị: 叶赫那拉氏) Mãn Châu (Hoàng gia nhà Thanh là Thị tộc Ái Tân Giác La). Từ Hi gả con gái của em trai bà cho cháu trai của Quang Tự, người mà sau khi Từ Hi mất đã trở thành Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu (孝定景皇后; 1868–1913).
Điều thú vị là người anh họ ít nổi tiếng hơn của Phổ Nghi, Phổ Tuyết Trai (溥雪斋) là một bậc thầy quan trọng về nhạc cụ cổ truyền cổ cầm[1].
Bên ngoại
Mẹ Phổ Nghi, Ấu Lan (幼蘭; 1884-1921), là vợ lẽ của Hàm Thân Vương. Bà là con gái của tướng Mãn Châu Vinh Lộc (榮祿; 1836–1903) từ Thị tộc Guwalgiya (Qua Nhĩ Giai). Vinh Lộc là một trong những lãnh đạo của phe bảo thủ trong Triều đình và là một người ủng hộ trung thành của Từ Hi; Từ Hi ban thưởng cho sự trung thành của Vinh Lộc bằng cách gả con gái của Vinh Lộc, người là mẹ của Phổ Nghi, cho gia đình Hoàng tộc.Tổ tiên
Phổ Nghi | Cha: Thuần Thân vương Tải Phong |
Ông nội: Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn |
Ông cố nội: Đạo Quang Hoàng đế |
Bà cố nội: Lin |
|||
Bà nội: Bà Lingiya |
Ông cố nội: | ||
Bà cố nội: | |||
Mẹ: Ấu Lan |
Ông ngoại: Vinh Lộc |
Ông cố ngoại: | |
Bà cố ngoại: | |||
Bà ngoại: | Ông cố ngoại: | ||
Bà cố ngoại: |
Tiểu sử
Hoàng đế Trung Hoa (1908–1911)
Phổ Nghi được Thái hậu Từ Hi chọn lên ngôi khi bà đang hấp hối. Phổ Nghi đã lên ngôi lúc mới 2 tuổi 10 tháng vào tháng 12 năm 1908 sau khi người bác là Quang Tự băng hà ngày 14 tháng 11.Các quan chức triều đình đã đến nhà và đưa cậu bé đi. Phổ Nghi đã khóc và chống cự khi các quan triều đình ra lệnh cho các thái giám bế cậu. Bà vú em của Phổ Nghi là Wen-Chao Wang là người duy nhất có thể dỗ được cậu bé và được theo cậu vào Tử Cấm Thành. Phổ Nghi sau đó không được gặp mẹ mình trong 6 năm[2].
Việc nuôi dưỡng Phổ Nghi rất khó khăn để khiến cậu bé trở thành một đứa trẻ có sức khỏe và biết điều. Ban đêm, cậu bé được cung phụng như ông trời con và cậu bé đã không thể cư xử như một đứa bé bình thường. Ngoài bà vú nuôi họ Vương ra, những người lớn xung quanh cậu bé hoàn toàn xa lạ, giữ khoảng cách và không thể rèn luyện cho cậu bé. Khi cậu đến đâu mọi người đều phái quỳ xuống và khấu đầu. Do đó cậu bé Phổ Nghi đã phát hiện ra quyền lực tuyệt đối được sử dụng đối với các hoạn quan và cậu thường bắt đánh đập họ vì những lỗi nhỏ[3].
Cha cậu, Tải Phong, làm Nhiếp chính vương cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1911 khi Hiếu Định Cảnh Thái hậu kế tục vị trí này để chống lại Cách mạng Tân Hợi.
Long Dụ Hoàng hậu đã ký “Thanh đế thoái vị chiếu thư” (清帝退位詔書) ngày 12 tháng 2 năm 1912, sau Cách mạng Tân Hợi theo một thỏa thuận do Viên Thế Khải làm môi giới trung gian với Triều đình ở Bắc Kinh và những người Cộng hòa ở Nam Trung Hoa: theo các “điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh” (清帝退位優待條件) ký với Trung Hoa Dân Quốc mới, Phổ Nghi được giữ lại tước vị và được chính quyền Cộng hòa đối xử bằng nghị định thư được gán cho một vua ngoại quốc. Điều này tương tự như Luật đảm bảo của Ý năm 1870 ban cho Giáo hoàng một số đặc quyền và danh dự nhất định như đối với Vua Ý. Ông và triều đình được phép ở lại trong nửa phía Bắc Tử Cấm Thành (các cung riêng) cũng như ở trong Di Hòa Viên. Hàng năm, Chính phủ Cộng hòa sẽ trợ cấp cho Hoàng gia 4 triệu dollar bạc, dù khoản này không bao giờ được chu cấp đầy đủ và đã bị xóa bỏ chỉ vài năm sau.
Thời kỳ phục hồi đế vị ngắn (1917)
Năm 1917, quân phiệt Trương Huân (張勛) đã phục hồi đế vị cho Phổ Nghi trong 12 ngày từ ngày 1 tháng 7 đến 12 tháng 7. Những công dân nam của Bắc Kinh đã phải nhanh chóng đội tóc đuôi sam giả để tránh bị phạt do đã cắt chúng năm 1912. Trong 12 ngày này, một quả bom nhỏ đã được một máy bay của Cộng hòa thả xuống Tử Cấm Thành và gây ra hư hại nhỏ. Sự kiện này được xem như cuộc không kích đầu tiên ở Đông Á. Sự phục hồi đế vị này đã thất bại do làn sóng phản đối khắp Trung Hoa và một sự can thiệp đúng lúc của một quân phiệt khác là Đoàn Kỳ Thụy (段祺瑞). Giữa tháng 7, các đường phố Bắc Kinh đã tràn ngập các đuôi sam giả đã bị các chủ nhân của nó nhanh chóng vứt đi cũng như chúng được vội vã mua để đội lên đầu vậy. Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành năm 1924 bởi Quân phiệt Phùng Ngọc Tường.Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã đem quân vào khu vực lăng tẩm nhà Thanh ở Sơn Đông, quật mộ của Càn Long và Từ Hi Thái hậu. Chỉ có lăng của Khang Hy là còn toàn vẹn, vì khi bẩy mở được cửa lăng thì một khối nước màu vàng khè từ bên trong tuôn tràn ra rất mạnh, quân sĩ sợ hãi quá phải bỏ chạy. Tin các lăng tẩm của Càn Long và Từ Hi bị khai quật để lấy của đã gây chấn động và căm phẫn sâu sắc cho Phổ Nghi và các thành viên hoàng tộc, cựu thần nhà Thanh. Đối với người phương Đông, việc mồ mả của tổ tiên bị phá là một sự xúc phạm không thể tha thứ được.
Johnston, thầy dạy tiếng Anh của Phổ Nghi kể lại: Chỉ qua một vài ngày Phổ Nghi đã già đi rất nhiều. "Chỉ những ai hiểu lòng tôn thờ tổ tiên của người Trung Hoa và người Mãn Châu mới hiểu nỗi đau đớn của Phổ Nghi.” Phổ Nghi gửi một điện văn cho Tưởng Giới Thạch và yêu cầu trừng trị những kẻ xâm phạm các lăng tẩm, kể cả Tôn Điền Dương. Tưởng liền cho mở một cuộc điều tra, nhưng cuối cùng cũng ỉm đi luôn. Chính phủ cộng hoà cũng không gửi một lời chia buồn đến cho Phổ Nghi. Biến cố này càng khiến Phổ Nghi nung nấu quyết tâm khôi phục ngai vàng nhà Mãn Thanh dù có phải nhờ vào sự trợ giúp của Đế quốc Nhật Bản, kẻ thù của nước Trung Hoa khi đó.
Hoàng đế Mãn Châu Quốc (1933–1945)
Ngày 1 tháng 3 năm 1933, Phổ Nghi đã được Nhật Bản dựng lên ngôi Hoàng đế Mãn Châu Quốc, một ngôi vị bị nhiều nhà sử học coi là nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, dưới niên hiệu Đại Đồng (大同).Trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Mãn Châu Quốc, toàn bộ gia đình của ông bị người Nhật giám sát chặt chẽ và liên tục thực hiện các bước Nhật hóa Mãn Châu Quốc như họ đã thực hiện ở Triều Tiên và những nơi khác. Khi Phổ Nghi đi thăm Tokyo trong một chuyến thăm cấp quốc gia, ông đã tâng bốc một cách ngượng nghịu trước Hoàng gia Nhật Bản. Ông còn cảm tạ Nhật Hoàng Hirohito đã cho bầu trời trong và ánh bình minh cho dịp này. Trong những năm tháng nhạt nhẽo này, ông bắt đầu quan tâm lớn đến Phật giáo, nhưng người Nhật đã sớm ép buộc ông chọn Thần đạo là quốc giáo của Mãn Châu Quốc. Những người ủng hộ cũ của ông dần bị loại bỏ và thay bằng những vị quan thân Nhật. Trong thời kỳ này, ông liên tục ký những luật do người Nhật soạn thảo, đọc thuộc lòng những bài kinh cầu nguyện, tham vấn những nhà tiên tri và viếng thăm khắp vương quốc của mình.
Cuộc sống cuối đời (1945–1967)
Khi kết thúc Thế chiến thứ hai, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt năm 1945. Ông đã làm chứng tại một phiên tòa tội ác chiến tranh tại Tokyo năm 1946. Tại phiên tòa này, ông đã kể lể những ngược đãi của Nhật Bản đối với mình. Khi quân Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, Phổ Nghi đã viết thư cho Stalin đề nghị không đưa ông trở lại Trung Quốc. Ông cũng viết ra quan điểm sống của mình đã thay đổi do ảnh hưởng của các tác phẩm của Marx và Lenin mà ông đã đọc trong tù. Tuy nhiên, do Stalin mong muốn làm ấm lại quan hệ với Mao Trạch Đông nên ông đã cho hồi hương Phổ Nghi vào năm 1950. Phổ Nghi trải qua 10 năm trong Trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh cho đến khi ông được tuyên bố là đã được cải tạo xong. Phổ Nghi đến Bắc Kinh năm 1959, với sự cho phép đặc biệt từ Chủ tịch Mao Trạch Đông và đã sống 6 tháng tiếp theo trong một căn hộ bình thường ở Bắc Kinh với em gái của mình trước khi bị chuyển đến một khách sạn do Chính phủ tài trợ. Ông lên tiếng ủng hộ những người Cộng sản và làm việc tại Vườn thực vật Bắc Kinh. Ông đã kết hôn với một y tá tên là Lý Thục Hiền ngày 30 tháng 4 năm 1962 bằng một lễ kết hôn tổ chức tại Phòng Khánh tiết của Đại lễ đường. Sau đó ông làm biên tập cho Vụ Văn học của Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Hoa (Quốc hội), nơi ông được trả lương khoảng 100 tệ[4] trước khi trở thành một thành viên của Hội nghị này từ năm 1964 đến khi mất.Với sự cổ vũ của Mao và sau đó là Thủ tướng Chu Ân Lai và được Chính phủ công khai tán thành, Phổ Nghi đã viết tự truyện “Nửa cuộc đời trước đây của tôi” (我的前半生; bản dịch tiếng Anh có tên From Emperor to Citizen - Từ Hoàng đế đến Thường dân) vào thập niên 1960 cùng với Lý Văn Đạt, một biên tập viên của Cục Xuất bản Nhân dân Bắc Kinh.
Mao Trạch Đông bắt đầu tiến hành Cách mạng Văn hóa năm 1966, và các Hồng vệ binh xem Phổ Nghi, một biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Hoa là một mục tiêu dễ tấn công. Với sự bảo vệ của phòng công an địa phương, Phổ Nghi được bảo vệ dù khẩu phần ăn, các vật dụng sang trọng như bàn và ghế bành đã bị gạt bỏ. Phổ Nghi đã chịu ảnh hưởng về mặt thể chất và tình cảm. Ông đã qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim năm 1967 trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Theo luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xác ông được hỏa táng thay vì mai táng như tổ tiên của ông. Tro của ông được chôn tại Nghĩa địa Cách mạng Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các quan chức của đảng và nhà nước Trung Quốc. Trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đây là nơi chôn cất các nàng hầu trong các cung phủ và các thái giám. Năm 1995, bà quả phụ Lý Thục Hiền đã di chuyển tro của ông đến một nghĩa địa cách Bắc Kinh 120 km về phía Tây Nam.
Hôn nhân
Phổ Nghi trước sau có cả thảy 5 người vợ chính thức:- Quách Bố La Uyển Dung (1906–1946, 郭布羅·婉容, Gobulo Wan Rong): Vợ chính thức, cưới năm 1922, được phong là Hiếu Khác Mẫn hoàng hậu (孝恪愍皇后). Theo sách Hoàng đế cuối cùng, sau khi tới Mãn Châu, bà nghiện thuốc phiện và từng ngoại tình rồi có thai với 1 lái xe. Phổ Nghi khi biết chuyện đã ra lệnh chích thuốc giết chết con của bà ngay khi nó được sinh ra, rồi giam bà vào tầng hầm. Từ đó bà bị tâm thần và chỉ được ra khỏi hầm khi có dịp lễ. Năm 1945, bà thoát cảnh bị giam cầm nhưng qua đời sau đó 1 năm vì bệnh tật và đói thuốc phiện.
- Văn Tú (1909–1953, 文绣, Wen Xiu): cưới năm 1922, được phong là Thục Phi (淑妃). Ly dị với Phổ Nghi năm 1931, trở thành người đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa đã chủ động ly dị một Hoàng đế. Để giữ thể diện cho mình, ngay sau ngày ký ly hôn, Phổ Nghi ra một “chỉ dụ” với nội dung phế bỏ Thục phi Văn Tú làm thứ dân. Bà đi làm giáo viên tiểu học rồi tái giá với Lưu Chấn Đông, một thiếu tá trong quân đội Quốc dân đảng vào năm 1947.
- Đàm Ngọc Linh (1920–1942, 谭玉龄, Tan Yuling): cưới năm 1937, được phong là Tường quý nhân (祥貴人). Năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà danh hiệu Minh Hiền hoàng quý phi (明賢皇貴妃). Theo hồi ký thì Phổ Nghi yêu thương bà nhất trong các bà vợ, sau khi bà mất Phổ Nghi vẫn luôn giữ bên mình lọn tóc của bà để làm kỉ vật.
- Lý Ngọc Cầm (1928–2001, 李玉琴, Li Yuqin): cưới năm 1943, được phong Phúc quý nhân (福贵人). Ly dị với Phổ Nghi năm 1958. Được người đời mệnh danh là Mạt Đại hoàng nương (末代皇娘)
- Lý Thục Hiền (1925–1997, 李淑賢, Li Shuxian): cưới năm 1962. Năm 2004, tôn tộc nhà Thanh tôn xưng bà danh hiệu Hiếu Duệ Mẫn hoàng hậu (孝睿愍皇后).
Trong phim ảnh
- Bộ phim tiểu sử về Phổ Nghi: Hoàng đế cuối cùng, đạo diễn Bernardo Bertolucci.
Ghi chú
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Phổ Nghi |
- ^ Phổ Tuyết Trai (1893—1966), tên thật là Phổ Cân (溥伒), hiệu Tuyết đạo nhân (雪道人), còn có hiệu là Nam Thạch cư sĩ (南石居士), bút danh Nam Thạch, Thuý Viên, Lạc Sơn Đẳng. Xuất thân trong gia đình đại hoàng tộc nhà Thanh, tằng tổ là Đạo Quang hoàng đế, là anh em trực hệ với Phổ Nghi. Ông là một danh gia thư họa và là một nghệ nhân diễn tấu cổ cầm.
- ^ Edward Behr, The Last Emperor, 1987, p. 63
- ^ Edward Behr, ibid, p. 80
- ^ CCTV-10 Historical Series:公民溥仪, Episode 10, 17:34
|
Thể loại:
Từng được người Nữ Chân xây dựng và tuyên bố là Hậu Kim Triều năm 1616 tại Mãn Châu,[1] năm 1636, nó đổi tên thành "Thanh", và mở rộng vào lục địa Đông Á và các lãnh thổ xung quanh, lập nên Đại Thanh Quốc (chữ Hán: 大清國; bính âm: dàqīngguó). Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị của: Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng (1751), Tân Cương (1759); hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu.
Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ đã giảm sút trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Hoàng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng 2, 1912.
Năm 1625, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập thủ đô tại Thẩm Dương (tiếng Mãn Châu: Mukden), nhưng năm sau ông phải chịu một thất bại quân sự lớn đầu tiên trước một vị tướng nhà Minh là Viên Sùng Hoán. Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết năm đó. Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là việc tạo lập hệ thống Bát Kỳ, theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Các Kỳ được đặt tên như vậy bởi vì mỗi nhóm được phân biệt bởi một lá cờ khác nhau.
Người kế tục Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực (Huang Taiji), tiếp tục tiến hành công việc dựa trên các nền móng được người cha để lại, sáp nhập các kỳ của người Hán đầu tiên vào quân đội của mình. Hoàng Thái Cực cũng chấp nhận việc áp dụng nhiều cơ cấu chính trị kiểu nhà Minh vào đất nước mình, nhưng luôn giữ ưu thế của người Mãn Châu trong các cơ cấu đó thông qua một hệ thống định mức phân bổ. Khi Lâm Đan Hãn (Ligdan Khan), vị đại hãn cuối cùng của người Mông Cổ, chết trên đường tới Tây Tạng năm 1634, con trai ông Ngạch Triết (Ejei) đã đầu hàng người Mãn Châu và trao lại ấn ngọc truyền quốc của Hoàng đế Nguyên cho Hoàng Thái Cực.
Năm 1636 Hoàng Thái Cực đổi tên nước thành Thanh, có nghĩa là thanh khiết, biểu hiện những tham vọng đối với vùng Mãn Châu. Cái tên Thanh được lựa chọn bởi vì tên của nhà Minh (明) được cấu thành từ các ký hiệu của chữ nhật (日, mặt trời) và nguyệt (月, Mặt Trăng), đều liên quan tới hỏa mệnh. Chữ Thanh (清) được cấu thành từ chữ căn bản là thuỷ (水, nước) và từ chỉ màu xanh (青), cả hai đều là mệnh thuỷ. Trong một loạt những chiến dịch quân sự, Hoàng Thái Cực đã khuất phục được vùng Nội Mông và Triều Tiên trước khi tiếp tục chiếm quyền kiểm soát vùng Hắc Long Giang.
Sơn Hải Quan là cửa ải có vị trí trọng yếu ở phía đông bắc Vạn lý trường thành cách Bắc Kinh năm mươi dặm về phía đông bắc và trong nhiều năm lực lượng đồn trú tại đây luôn phải chiến đấu ngăn chặn người Mãn Châu bên ngoài thủ đô Bắc Kinh. Sau khi Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh, giết cha và cướp thiếp của Ngô Tam Quế, Ngô Tam Quế đã quyết định đánh mở cổng thành đầu hàng nhà Thanh, liên minh với hoàng tử Đa Nhĩ Cổn, khi ấy đang làm nhiếp chính cho Hoàng đế Thuận Trị mới lên sáu, con trai của Hoàng Thái Cực mới chết năm trước.
Liên minh này đánh bại các lực lượng nổi loạn của Lý Tự Thành trong trận chiến ngày 27 tháng 5, 1644. Quá trình tiêu diệt các lực lượng trung thành với nhà Minh, những kẻ nhòm ngó ngôi báu và những kẻ phiến loạn khác kéo dài thêm mười bảy năm nữa. Vị vua cuối cùng của nhà Minh, Vĩnh Lịch, chạy trốn tới Miến Điện, tức Myanma hiện nay, nhưng bị bắt và giao lại cho lực lượng viễn chinh của nhà Thanh do Ngô Tam Quế cầm đầu. Vĩnh Lịch bị hành quyết tại tỉnh Vân Nam đầu năm 1662.
Người Mãn Châu nhận ra rằng việc kiểm soát "Thiên mệnh" là một nhiệm vụ hết sức to lớn. Sự rộng lớn của lãnh thổ Mãn Châu đồng nghĩa với việc triều đình chỉ có đủ quân đội để đồn trú tại những thành phố chính và xương sống của mạng lưới phòng ngự dựa chủ yếu vào những người lính nhà Minh đã đầu hàng.
Hơn nữa, các tướng lĩnh nhà Minh đã đầu hàng trước đó cũng được lựa chọn theo mức độ đóng góp vào việc thành lập nhà Thanh, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến (藩王- phiên vương), và được quyền cai quản những vùng đất rộng lớn ở phía nam Trung Quốc. Người đứng đầu số đó là Ngô Tam Quế (吳三桂), được trao các tỉnh Vân Nam và Quý Châu, trong khi các vị tướng khác như Thượng Khả Hỉ (尚可喜) và Cảnh Trọng Minh (耿仲明) được giao cai quản các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Ba người này được người Trung Quốc gọi chung bằng cái tên Tam Phiên.
Sau một thời gian, ba vị lãnh chúa này và những vùng đất đai của họ cai quản dần trở thành hình thức tự trị. Cuối cùng, vào năm 1673, Thượng Khả Hỉ thỉnh cầu Khang Hi, bày tỏ ước vọng muốn được trở về quê hương tại tỉnh Liêu Đông (遼東) và chỉ định con trai làm người kế nhiệm. Vị hoàng đế trẻ cho phép ông ta về nghỉ nhưng từ chối trao chức vụ cho người con trai. Trước sự kiện đó, hai vị tướng kia cũng quyết định xin về hưu để thử phản ứng của Khang Hi, cho rằng ông ta sẽ không dám liều xúc phạm đến họ. Hành động này mang lại kết quả trái ngược với mong đợi của họ khi vị hoàng đế trẻ tuổi lừa phỉnh họ bằng cách chấp nhận các yêu cầu và đoạt lại ba vùng đất đó cho triều đình.
Thấy mình bị tước đoạt quyền lực, Ngô Tam Quế cho rằng ông ta không còn lựa chọn nào khác ngoài cách làm loạn. Ngô Tam Quế cùng Cảnh Trọng Minh và con trai Thượng Khả Hỉ là Thượng Chi Tín (尚之信) thành lập liên minh. Cuộc nổi dậy diễn ra sau đó kéo dài tám năm. Ở thời phát triển mạnh nhất, lực lượng nổi dậy đã tìm cách mở rộng tầm kiểm soát của mình về hướng bắc tới tận sông Trường Giang (長江). Dù vậy, cuối cùng triều đình nhà Thanh tiêu diệt được cuộc nổi dậy và kiểm soát được toàn bộ miền nam Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, sự kiện này được gọi là Loạn Tam Phiên.
Để củng cố đế chế, Khang Hi đích thân chỉ huy một loạt các chiến dịch quân sự tấn công Tây Tạng, người Dzungars; và sau này, ông đánh cả Đế quốc Nga, nhưng phần lớn bị Pyotr I tấn công dữ dội cho tới chân thành Bắc Kinh. Ông dàn xếp một cuộc hôn nhân giữa con gái mình với vị Hãn Mông Cổ là Gordhun (Chuẩn Cát Nhĩ) nhằm tránh một cuộc xung đột quân sự. Các chiến dịch quân sự của Gordhun chống lại nhà Thanh đã chấm dứt, giúp tăng cường sức mạnh đế chế. Đài Loan cũng bị các lực lượng nhà Thanh chinh phục năm 1683 từ tay con trai của Trịnh Kinh là Trịnh Khắc Sảng (鄭克塽,) (cháu nội Trịnh Thành Công, người đã đoạt lại quyền kiểm soát Đài Loan từ tay thực dân Hà Lan). Tới cuối thế kỷ 17, Trung Quốc đạt tới đỉnh cao quyền lực của mình kể từ thời nhà Minh.
Khang Hi cũng cho phép nhiều nhà truyền giáo thuộc các Giáo hội Thiên chúa tới Trung Quốc để truyền đạo. Dù họ không đạt được mục đích cải đạo cho đa số dân Trung Quốc, Khang Hi vẫn cho họ sống yên ổn tại Bắc Kinh.
Ung Chính là một nhà cai trị chăm chỉ và quản lý đất nước mình bằng bàn tay sắt. Bước đầu tiên của ông nhằm tăng cường sức mạnh triều đình là đưa hệ thống thi cử quốc gia trở về các tiêu chuẩn trước đó. Năm 1724 ông đàn áp thẳng tay những trao đổi tiền bất hợp pháp, vốn bị các quan chức triều đình lợi dụng để kiếm chác. Những người vi phạm vào luật mới về tài chính đều bị cách chức hay trong những trường hợp nghiêm trọng, sẽ bị hành quyết.
Ung Chính rất tin tưởng vào các vị quan người Hán, và đã chỉ định nhiều người được ông che chở vào những chức vụ quan trọng. Một trong những trường hợp điển hình là Niên Canh Nghiêu đã được phong làm người chỉ huy chiến dịch quân sự tại Thanh Hải, thay cho người em trai của Ung Chính là hoàng tử Dận Trinh (胤禵). Tuy nhiên, những hành động kiêu ngạo của Niên khiến ông mất chức năm 1726.
Trong thời gian cai trị của Ung Chính, sức mạnh của đế quốc được củng cố và đạt tới mức cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều vùng đất ở phía tây bắc được sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia. Một lập trường cứng rắn hơn được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ các quan lại tham nhũng, và Ung Chính là người đã lập ra Quân Cơ Xứ (軍機處), trên thực tế là một bộ máy nhằm đảm bảo sự yên ổn của triều đình.
Hoàng đế Ung Chính mất năm 1735. Con trai ông Bảo Thân Vương (寶親王) Hoằng Lịch lên nối ngôi trở thành Hoàng đế Càn Long. Càn Long nổi tiếng là một vị tướng có tài. Nối ngôi ở tuổi 24, Càn Long đích thân chỉ huy một cuộc tấn công quân sự gần Tân Cương và Mông Cổ. Các cuộc nổi loạn và khởi nghĩa tại Tứ Xuyên và nhiều vùng ở phía nam Trung Quốc cũng được dẹp yên.
Khoảng bốn mươi năm kể từ khi Càn Long lên ngôi, chính phủ nhà Thanh đối mặt với tình trạng tham nhũng nặng nề trở lại. Hòa Thân một vị quan trong triều, là kẻ tham nhũng nhất vương quốc. Ông ta đã bị con trai Càn Long, Hoàng đế Gia Khánh (r. 1796 - 1820) buộc phải tự sát.
Các nhà sử học đã đưa ra nhiều sự giải thích cho những sự kiện trên, nhưng ý tưởng căn bản cho rằng quyền lực nhà Thanh, sau một thế kỷ, đã phải đối mặt với những vấn đề bên trong và áp lực bên ngoài khiến cho hình mẫu chính phủ, tình trạng quan liêu và hệ thống kinh tế của Trung Quốc thời ấy không sao giải quyết nổi.
Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc vào giữa thế kỷ mười chín là ví dụ đầu tiên phản ánh tư tưởng chống Mãn Châu đe dọa sự ổn định của nhà Thanh, một hiện tượng còn tăng thêm trong những năm sau này. Tuy nhiên, số lượng thương vong kinh khủng của cuộc khởi nghĩa này - tới 30 triệu người - và sự tàn phá nghiêm trọng các vùng đất rộng lớn ở phía nam đất nước vẫn còn bị che mở bởi một cuộc xung đột khác. Dù không đẫm máu bằng, nhưng thế giới ảnh hưởng của thế giới bên ngoài qua những tư tưởng và kỹ thuật của nó đã có một ảnh hưởng rất lớn và cuối cùng mang lại tác động có tính cách mạng đối với một triều đình nhà Thanh đang ngày càng suy yếu và dao động.
Một trong những vấn đề lớn ở thế kỷ mười chín của Trung Quốc là cách thức đối phó với các nước khác bên ngoài. Trước thế kỷ mười chín, Đế chế Trung Quốc là cường quốc bá chủ ở Châu Á. Theo học thuyết đế quốc của họ, hoàng đế Trung Quốc có quyền cai trị toàn bộ "thiên hạ". Tùy theo từng giai đoạn và từng triều đại, họ hoặc cai trị trực tiếp các vùng lãnh thổ xung quanh hoặc buộc các nước đó phải nộp cống cho mình.
Các nhà sử học thường đưa ra quan niệm cơ bản của đế chế Trung Quốc, "đế chế không biên giới", khi đề cập tới thực trạng trên. Tuy nhiên, trong thế kỷ mười tám, các đế chế Châu Âu dần mở rộng ra khắp thế giới, khi các nước Châu Âu phát triển các nền kinh tế hùng mạnh dựa trên thương mại hàng hải. Mặt khác, đế chế Trung Quốc rơi vào tình trạng tù hãm sau nhiều thế kỷ dẫn đầu thế giới.
Tới cuối thế kỷ mười tám, các thuộc địa của Châu Âu đã được lập nên ở gần Ấn Độ và trên những hòn đảo hiện là các vùng thuộc Indonesia, trong khi Đế chế Nga đã sáp nhập các vùng phía bắc Trung Quốc. Ở thời các cuộc chiến tranh Napoleon, Anh Quốc từng muốn thành lập liên minh với Trung Quốc, gửi các hạm đội tàu tới Hồng Kông mang theo quà tặng gửi tới vị Hoàng đế, gồm nhiều vật phẩm được chế tạo bởi những kỹ thuật và phong cách nghệ thuật mới nhất của Châu Âu thời kỳ đó. Khi các phái đoàn Anh nhận được một lá thư từ Bắc Kinh giải thích rằng Trung Quốc không cảm thấy ấn tượng trước những thành tựu của Châu Âu và cho rằng triều đình Trung Quốc sẵn lòng nhận sự kính trọng của vua George III nước Anh, chính phủ Anh cảm thấy bị xúc phạm và từ bỏ mọi kế hoạch nhằm thiết lập các quan hệ với nhà Thanh.
Khi các cuộc chiến tranh Napoleon chấm dứt năm 1815, thương mại thế giới tăng trưởng nhanh chóng, và bởi vì dân số đông đảo của Trung Quốc là một thị trường vô hạn cho hàng hóa Châu Âu, thương mại giữa Trung Quốc và các thương gia Châu Âu phát triển trong những năm đầu của thế kỷ mười chín. Khi thương mại tăng trưởng, sự thù nghịch cũng gia tăng giữa các chính phủ Châu Âu và nhà Thanh.
Năm 1793, nhà Thanh chính thức cho rằng Trung Quốc không cần tới các hàng hóa Châu Âu. Vì thế, các lái buôn Trung Quốc chỉ chấp nhận dùng bạc làm vật trao đổi cho hàng hóa của họ. Nhu cầu to lớn của Châu Âu đối với các hàng hóa Trung Quốc như tơ, trà, và đồ sứ chỉ có thế được đáp ứng khi các công ty Châu Âu rót hết số bạc họ có vào trong Trung Quốc. Tới cuối những năm 1830, các chính phủ Anh và Pháp rất lo ngại về các kho dự trữ kim loại quý của họ và tìm cách đưa ra một phương thức trao đổi mới với Trung Quốc - và cách tốt nhất là đầu độc Trung Quốc bằng thuốc phiện. Khi nhà Thanh tìm cách cấm buôn bán thuốc phiện năm 1838, Anh Quốc đã tuyên chiến với Trung Quốc.
Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất cho thấy sự lạc hậu của quân đội Trung Quốc. Dù có quân số áp đảo so với người Anh, kỹ thuật và chiến thuật của họ không thể so sánh với các cường quốc kỹ thuật thời ấy. Hải quân nhà Thanh, gồm toàn các tàu gỗ không phải là đối thủ của các tàu chiến bọc thép chạy hơi nước của Hải quân Hoàng gia Anh. Binh sĩ Anh sử dụng súng có rãnh xoắn và pháo binh vượt trội dễ dàng tiêu diệt các lực lượng nhà Thanh trên chiến trường.
Việc nhà Thanh đầu hàng năm 1842 đánh dấu một tai họa mang tính quyết định và nhục nhã của Trung Quốc. Hiệp ước Nam Kinh, buộc họ phải trả các khoản bồi thường thiệt hại, cho phép các thương gia Châu Âu đi lại không hạn chế tại các cảng Trung Quốc và nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc. Nó cũng cho thấy nhiều tình trạng tồi tệ của chính phủ nhà Thanh và khiến cho nhiều cuộc khởi nghĩa chống chế độ diễn ra.
Các cường quốc phương tây, chưa hài lòng với Hiệp ước Nam Kinh, chỉ miễn cưỡng hỗ trợ nhà Thanh trong việc tiêu diệt các cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc và cuộc khởi nghĩa Niệm Quân. Thu nhập của Trung Quốc giảm sút rõ rệt trong thời gian chiến tranh khi nhiều vùng đất canh tác rộng lớn bị hủy hoại, hàng triệu người thiệt mạng và số lượng binh lính đông đảo cũng như trang bị vũ khí cho họ để chiến đấu.
Năm 1854, Anh Quốc tìm cách đàm phán lại Hiệp ước Nam Kinh, thêm vào các điều khoản cho phép các thương gia người Anh đi lại trên sông ngòi Trung Quốc và lập một đại sứ quán thường trực của họ tại Bắc Kinh. Điều khoản cuối cùng này xúc phạm tới chính quyền nhà Thanh và họ đã từ chối ký kết, gây ra một cuộc chiến tranh khác giữa hai bên. Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai chấm dứt với một thất bại nặng nề khác của Trung Quốc, với Hiệp ước Thiên Tân cùng cách điều khoản "xấc xược" đối với phía Trung Quốc, như yêu cầu tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc phải được viết bằng tiếng Anh và một quy định cho phép các tàu chiến Anh được đi lại không hạn chế trên các sông ngòi Trung Quốc.
Tới những năm 1860, triều đình nhà Thanh đã tiêu diệt được các cuộc nổi dậy nhờ sự hỗ trợ của lực lượng dân quân do tầng lớp quý tộc tổ chức. Sau đó, chính phủ Thanh tiếp tục giải quyết vấn đề hiện đại hoá, từng được đưa ra trước đó với Phong trào tự cường. Nhiều đội quân hiện đại được thành lập gồm cả Hạm đội Bắc Hải; tuy nhiên Hạm đội Bắc Hải đã bị tiêu diệt trong Chiến tranh Trung Nhật (1894-1895), khiến cho ngày càng xuất hiện nhiều kêu gọi cải cách sâu rộng hơn nữa. Đầu thế kỷ 20, nhà Thanh rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục theo đuổi cải cách, họ sẽ khiến giới quý tộc bảo thủ mất lòng, nếu ngăn cản việc đó họ lại khiến những người theo đường lối cách mạng tức giận. Nhà Thanh tìm cách đi theo con đường trung dung, nhưng việc này lại khiến tất cả các bên cùng bất mãn.
Mười năm trong giai đoạn cai trị của Hoàng đế Quang Tự (r. 1875 - 1908), áp lực của phương Tây đối với Trung Quốc lớn tới mức họ phải từ bỏ mọi hình thức quyền lực. Năm 1898 Quang Tự nỗ lực tiến hành Cuộc cải cách một trăm ngày (百日維新, Bách nhật duy tân), còn được biết dưới cái tên "Mậu Tuất biến pháp" (戊戌變法), đưa ra các luật mới thay thế cho các quy định cũ đã bị bãi bỏ. Những nhà cải cách, với đầu óc tiến bộ hơn như Khang Hữu Vi được tin tường và những người có đầu óc thủ cựu như Lý Hồng Chương bị gạt bỏ khỏi các vị trí quan trọng. Nhưng các ý tưởng mới đã bị Từ Hi dập tắt, Quang Tự bị nhốt trong cung. Từ Hi chỉ tập trung vào việc củng cố quyền lực của riêng mình. Tại buổi lễ sinh nhật lần thứ 60, bà đã chi 30 triệu lạng bạc để trang trí và tổ chức, số tiền đã định dùng để cải tiến vũ khí cho Hạm đội Bắc Hải.
Năm 1901, sau khi Đại sứ Đức bị ám sát, Liên quân tám nước (八國聯軍) cùng tiến vào Trung Quốc lần thứ hai. Từ Hi phản ứng bằng cách tuyên chiến với tám nước, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã để mất Bắc Kinh và cùng với Hoàng đế Quang Tự chạy trốn tới Tây An. Để đòi bồi thường chiến phí, Liên quân đưa ra một danh sách những yêu cầu đối với chính phủ nhà Thanh, gồm cả một danh sách những người phải bị hành quyết khiến cho Lý Hồng Chương, thuyết khách số một của Từ Hi, buộc phải đi đàm phán và Liên quân đã có một số nhượng bộ đối với các yêu cầu của họ.
Đối với Mông Cổ, Tây Tạng và Đông Turkestan, giống như các triều đại trước đó, nhà Thanh vẫn giữ quyền kiểm soát đế quốc với việc hoàng đế kiêm vai trò Hãn Mông Cổ, người bảo trợ của Phật giáo Tây Tạng và người bảo vệ cho Hồi giáo. Tuy nhiên, chính sách của nhà Thanh đã thay đổi với việc thành lập tỉnh Tân Cương năm 1884. Để đối phó với các hành động quân sự của Anh và Nga tại Tân Cương và Tây Tạng, nhà Thanh đã phái các đơn vị quân đội tới và họ đã đương đầu khá tốt với quân Anh.
Sự từ bỏ địa vị của hoàng đế Thanh đương nhiên dẫn tới tình trạng tranh cãi về địa thế của các lãnh thổ tại Tây Tạng và Mông Cổ. Quan điểm của những người theo chủ nghĩa quốc gia Tây Tạng và Mông Cổ thời ấy cũng như hiện tại cho rằng bởi vì họ đã trung thành với nhà Thanh thì khi nhà Thanh từ bỏ vị thế của mình họ không còn bổn phận gì nữa đối với nước Trung Hoa mới. Lập trường này bị Cộng hòa Trung Hoa và sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bác bỏ dựa trên các yêu sách của họ cho rằng trên thực tế các vùng này từng là các vùng đất thuộc các triều đại Trung Quốc từ trước cả nhà Thanh.
Bất kỳ thuộc sắc tộc nào, người Hán, người Mãn Châu, người Mông Cổ hay những nhóm thiểu số khác, tất cả họ đều đã thành lập lên các triều đại với tính chất Hán trung tâm (Sino-centric), và cho rằng lịch sử cũng như tính chính thống của các lãnh thổ này đều là một phần của đế quốc Trung Quốc trong hơn hai ngàn năm qua. Các cường quốc phương Tây chấp nhận lý thuyết sau này, một phần với mục đích tránh tranh cãi với Trung Quốc.
Hầu như trong toàn bộ thời gian tồn tại của nhà Thanh, bộ máy quan lại của Hoàng đế đều có sự hiện diện của Quân Cơ Xứ (軍機處), một cơ quan chuyên trách các vấn đề quân sự và tình báo, nhưng sau này nó lại chịu trách nhiệm giám sát mọi bộ của chính phủ. Các vị quan quản lý Quân Cơ Xứ nắm luôn vai trò Tể tướng, và một vài người trong số họ từng được chỉ định làm người đứng đầu Quân Cơ Thủ Phụ (軍機首輔). Sáu bộ và các lĩnh vực quản lý của họ như sau:
Lại bộ (吏部) - Quản lý nhân sự hành chính cho mọi chức vụ dân sự - gồm cả đánh giá, bổ dụng, và thải hồi. Bộ này cũng chịu trách nhiệm lập 'danh sách danh dự'.
Hộ bộ (户部) - Dịch nghĩa theo từ Trung Quốc, "hộ" (户- 'hú') có nghĩa là 'gia đình'. Hầu như trong toàn bộ thời cai trị của nhà Thanh, nguồn thu chính của chính phủ có từ thuế do các chủ đất đóng và các khoản phụ khác từ độc quyền nhà nước như các vật dụng gia đình thiết yếu là muối và trà. Vì thế, với ưu thế áp đảo của trồng trọt ở thời nhà Thanh, 'gia đình' là gốc cơ bản của nguồn tài chính quốc gia. Bộ này chịu trách nhiệm thu thuế và quản lý tài chính cho chính phủ.
Lễ bộ (禮部) - Bộ này chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan tới nghi thức lễ tân tại triều đình, gồm cả không chỉ những lễ thờ cúng tổ tiên định kỳ và nhiều vị thánh thần khác của Hoàng đế—với tư cách "Thiên tử" (天子 - con trời), để đảm bảo sự hoạt động trơn tru của đế chế—mà còn chịu trách nhiệm cả vấn đề tiếp đãi các sứ đoàn từ các nước tới nộp cống. Quan niệm Trung Quốc về lễ (礼), theo Khổng Tử dạy, được coi là một phần của giáo dục.
Từng có quan niệm rằng một học giả phải "tri thư, đạt lễ" (知書達禮) có nghĩa là phải học rộng và cư xử đúng lễ nghi. Vì thế, một chức năng khác của bộ này là giám sát các hệ thống thi cử dân sự trên toàn quốc để lựa chọn quan lại. Bởi vì dân chủ là một vấn đề chưa từng được biết tới ở thời tiền Cộng hòa tại Trung Quốc, các triết lý Khổng Tử mới coi các cuộc thi cử của nhà nước là con đường để chính thống hóa một chế độ bằng cách cho phép nhân tài tham gia vào chính quyền độc đoán và khép kín trước đó.
Binh bộ (兵部) - Không giống thời nhà Minh trước đó, vốn kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực quân sự, Binh bộ nhà Thanh có quyền lực rất hạn chế. Đầu tiên các Kỳ binh (quân chủ lực) nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Hoàng đế và các hoàng tử người Mãn Châu và Mông Cổ, khiến cho bộ này chỉ có quyền lực đối với các lộ quân địa phương. Hơn nữa, các chức năng của bộ hầu như chỉ đơn thuần là hành chính - các chiến dịch và các đợt diễn tập quân sự được chỉ huy và giám sát bởi Hoàng đế, đầu tiên thông qua hội đồng quản lý người Mãn Châu và sau này là Quân Cơ Xứ (軍機處).
Hình bộ (刑部) - Hình bộ xử lý mọi vấn đề pháp luật, gồm cả giám sát các tòa án và nhà tù. Bộ luật hình sự nhà Thanh khá yếu kém so với các hệ thống luật pháp hiện đại hiện nay, bởi vì nó không có sự phân biệt giữa các nhánh hành pháp và lập pháp trong chính phủ. Hệ thống pháp luật có thể mâu thuẫn, và khá nhiều khi tỏ ra độc đoán, bởi vì Hoàng đế cai trị bằng nghị định và là người đưa ra phán quyết cuối cùng đối với mọi vấn đề luật pháp.
Các hoàng đế có thể (và đã) đảo ngược các phán quyết của các tòa án cấp dưới tùy theo từng lúc. Sự công bằng trong đối xử cũng là một vấn đề dưới hệ thống phân biệt chủng tộc do chính phủ Mãn Châu áp dụng đối với cộng đồng đa số người Hán. Để giảm bớt các vấn đề không thỏa đáng đó và giữ cho dân chúng sống yên ổn, nhà Thanh áp dụng một hệ thống luật hình sự rất khắc nghiệt đối với người Hán, nhưng không tới mức nghiêm khắc quá đáng như ở các triều đại trước đó.
Công bộ (工部) - Công bộ xử lý mọi dự án xây cất của triều đình gồm các cung điện, đền đài và sửa chữa các đường thủy cũng như các kênh tiêu lũ. Họ cũng chịu trách nhiệm đúc tiền.
Ngoài sáu bộ kể trên, có một Lý Phiên Viện (理藩院|Lǐfànyuán) và đây là cơ quan chỉ riêng có ở nhà Thanh. Cơ quan này ban đầu chịu trách nhiệm điều hành quan hệ với các đồng minh Mông Cổ. Khi đế chế mở rộng thêm, nó nhận thêm các công việc hành chính đối với tất cả các nhóm thiểu số sống trong và ngoài đế chế, gồm cả những tiếp xúc đầu tiên với Nga - khi ấy còn được coi là một quốc gia triều công. Cơ quan này hoạt động như một bộ thực sự và vị quan đứng đầu cũng có mức hàm tương đương. Tuy nhiên, ban đầu những ứng cử viên lãnh đạo nó chỉ là người thuộc dân tộc Mãn Châu và Mông Cổ.
Dù Lễ bộ và Lý Phiên Viện có một số trách nhiệm chung trong ngoại giao, chúng vẫn không được sáp nhập vào nhau. Điều này xuất phát từ quan điểm truyền thống của đế quốc coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới và mọi người nước ngoài đều là những kẻ mọi rợ chưa khai hóa không xứng đáng có tư cách ngoại giao tương đương với họ. Chỉ tới năm 1861—một năm sau khi thua trận trong "Chiến tranh nha phiến lần thứ hai" trước liên minh Anh-Pháp—chính phủ nhà Thanh mới lùi bước trước sức ép của nước ngoài và lập ra một bộ ngoại giao thực sự được gọi theo một cái tên dài lê thê là "Tổng lý các quốc sự vụ nha môn" (總理各國事務衙門), hay nói gọn là "Tổng lý nha môn" (總理衙門)).
Ban đầu cơ quan này được dự định tạm thời sử dụng các viên chức thuyên chuyển từ Quân Cơ Xứ (軍機處) theo kiểu làm việc bán thời gian. Tuy nhiên, khi việc giải quyết vấn đề với những người nước ngoài ngày càng phức tạp và thường xuyên, cơ quan ngày càng mở rộng và trở nên quan trọng, và càng có ưu thế khi được sử dụng tiền thu từ thuế hải quan. Dù triều đình nghi ngờ về mọi thứ liên quan tới nước ngoài, văn phòng này đã trở thành một trong những bộ có nhiều quyền lực nhất bên trong chính phủ nhà Thanh.
Chỉ những người Mãn Châu thuộc Thượng Tam Kỳ mới được đích thân Hoàng đế lựa chọn vào đội bảo vệ riêng của mình. Những kỳ còn lại được gọi là 'Hạ Ngũ Kỳ' (下五旗) và được chỉ huy bởi các hoàng tử người Mãn Châu trực hệ của Nurhachi theo chế độ cha truyền con nối, và thường được gọi theo nghi thức là 'Thiết mạo tử vương' (鐵帽子王 - Các hoàng tử mũ sắt) hay các 'Hòa Thạc' (和硕). Họ cùng nhau tạo thành một hội đồng quản lý quốc gia Mãn Châu cũng như bộ tư lệnh quân đội có tên gọi là Hòa Thạc Bội Cần.
Năm 1730 Hoàng đế Ung Chính thành lập Quân Cơ Xứ (Junjichu|軍機處) ban đầu để chỉ huy trực tiếp các hoạt động hàng ngày của quân đội nhưng dần dần Quân Cơ Xứ lãnh một số trách nhiệm hành chính và quân sự khác của quân đội và chịu trách nhiệm tập trung hóa quyền lực vào triều đình. Tuy nhiên, các Hòa thạc vẫn tiếp tục đóng vai trò có ảnh hưởng to lớn trong các hoạt động chính trị và quân sự của triều đình nhà Thanh cũng như công việc cai trị của Hoàng đế Càn Long.
Khi quyền lực nhà Thanh mở rộng về phía bắc Vạn lý trường thành trong những năm cuối triều nhà Minh, hệ thống các Kỳ được con trai và là người thừa kế của Nurhachi là Hoàng Thái Cực phát triển thêm các kỳ Mông Cổ và các kỳ Hán. Khi họ kiểm soát được những vùng lãnh thổ cũ của nhà Minh, các Kỳ đội có quy mô khá nhỏ đó được tăng cường bởi Lục doanh quân (綠營兵 lục doanh binh) vốn có quân số lớn gấp ba các Kỳ. Lục doanh quân là các đội quân người Hán.
Các đội quân này được điều khiển bởi một Ban chỉ huy gồm cả các đô thống Lục doanh quân và Kỳ binh. Các Kỳ và Lục doanh là quân thường trực, được chính phủ trả lương. Ngoài ra, các quan lại địa phương từ mức tỉnh trở xuống tới mức xã vẫn giữ một lực lượng dân quân không chính quy làm các nhiệm vụ cảnh sát và cứu nạn. Các đội dân quân đó thường nhận được một khoản lương nhỏ hàng năm lấy từ kho bạc địa phương cho hoạt động của mình. Họ ít khi được huấn luyện quân sự và nếu có được huấn luyện thì cũng không được coi là đội quân chiến đấu.
Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục, các vai trò quân sự của kỳ binh Hán nhanh chóng bị Lục doanh quân thâu tóm. Các Kỳ binh Hán hoàn toàn chấm dứt tồn tại sau khi Hoàng đế Ung Chính cải cách lại các Kỳ nhằm mục tiêu giảm chi phí triều đình. Các nguồn gốc quân sự-xã hội của hệ thống Kỳ binh có nghĩa là dân cư bên trong mỗi nhánh của hệ thống Kỳ binh cùng như các nhánh phụ của nó tuân theo hệ thống cha truyền con nối và cứng nhắc. Chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt được sự đồng ý theo nghị định triều đình việc di chuyển xã hội giữa các kỳ mới được thực hiện.
Trái lại Lục doanh quân ban đầu được dự định xây dựng trở thành một lực lượng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong những giai đoạn hòa bình lâu dài ở Trung Quốc từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, việc tuyển dụng lính từ các cộng đồng nông nghiệp đã giảm sút, một phần vì lập trường chống đối của tầng lớp trí thức Khổng giáo mới với nghề binh. Nhằm giữ vững sức mạnh, Lục quân bắt đầu biến đổi, dần trở thành một chế độ kiểu cha truyền con nối.
Lực lượng Kỳ binh đông đảo tới gần 200.000 ngàn quân của người Mãn Châu được chia thành; một nửa được chỉ định vào Cấm Lữ Bát Kỳ (禁旅八旗 Jìnlǚ Bāqí) đóng quân tại Bắc Kinh. Họ vừa đóng vai trò đội quân đồn trú của chính phủ nhà Thanh vừa là lực lượng chiến đấu. Số còn lại được chia vào nhiệm vụ canh gác các thành phố quan trọng ở Trung Quốc. Họ được gọi là Trú Phòng Bát Kỳ (駐防八旗 Zhùfáng Bāqí).
Tầng lớp cai trị Mãn Châu, nhận thức rõ số lượng nhỏ nhoi của mình so với người Hán, đã áp dụng một chính sách nghiêm ngặt về phân biệt nguồn gốc giữa người Mãn Châu và Mông Cổ với người Hán vì sợ rằng sẽ bị người Hán đồng hoá. Chính sách này được áp dụng trực tiếp tới các đội quân Kỳ đồn trú, đa số họ chiếm giữ một vùng có tường bao kín xung quanh bên trong các thành phố đồn trú của họ. Bên trong các thị trấn chật hẹp như Thanh Châu (青州), một thị trấn pháo đài mới được xây dựng làm nơi sinh sống cho quân Kỳ đồn trú và gia đình họ.
Bắc Kinh là thủ đô của đế chế, Nhiếp chính Dorgon (Đa Nhĩ Cổn) buộc toàn bộ dân Trung Quốc phải dời đi sống tại các khu ngoại thành phía nam sau này được gọi là "Ngoại Thành" (外城 wàichéng). Thành phố có tường bao ở phía bắc được gọi là "Nội thành" (内城 nèichéng) được phân chia cho Bát Kỳ Mãn Châu còn lại, mỗi Kỳ chịu trách nhiệm canh gác khu của mình bên trong Nội Thành bao quanh khu dinh thự Tử Cấm Thành (紫禁城 Zǐjìnchéng).
Chính sách bố trí quân đội các Kỳ làm quân đồn trú tại các địa phương không phải để bảo vệ mà là để ngăn chặn sự lo ngại của người Mãn Châu thông qua việc nô dịch hóa dân chúng bằng lợi thế kỵ binh của họ. Vì thế, sau một thế kỷ hòa bình và hiếm khi được huấn luyện trên chiến trường, các Kỳ binh Mãn Châu dần đánh mất khả năng chiến đấu. Thứ hai, trước cuộc chinh phục, các Kỳ binh Mãn Châu là một 'công dân' quân đội, và các thành viên của nó là các nông dân và người chăn thả gia súc Mãn Châu bị buộc phải đi lính cho đất nước trong thời gian chiến tranh.
Quyết định của nhà Thanh buộc các Kỳ binh phải trở thành một lực lượng chuyên nghiệp khiến cho nhà nước phải chu cấp cho mọi nhu cầu của họ, và với sự tham nhũng xảy ra từ binh lính cho đến sĩ quan khiến họ càng nhanh chóng biến chất không còn đáp ứng được yêu cầu của một đội quân chiến đấu. Điều tương tự cũng xảy ra trong Lục doanh quân. Ở thời bình, việc đi lính chỉ đơn giản là để kiếm thêm một khoản thu nhập. Các binh sĩ và chỉ huy đều không quan tâm tới việc huấn luyện mà chỉ chăm chú vào việc kiếm tiền. Tham nhũng tăng lên khi chỉ huy các đơn vị địa phương đề xuất tài chính và trang bị dựa trên các con số đã được thổi phồng lên để bỏ túi phần chênh lệch. Khi khởi nghĩa Thái bình thiên quốc nổ ra trong thập kỷ 1850, triều đình nhà Thanh mới muộn màng nhận ra rằng Kỳ binh và Lục doanh quân không thể giúp họ dẹp tan nội loạn cũng như bảo vệ đất nước khỏi quân xâm lược.
Hai người đi đầu trong việc hoạch định một chính sách mới là Ngụy Nguyên và Phùng Quế Phương. Ngụy Nguyên đưa ra những biện pháp nhan đề Trù Hải Thiên (Kế Hoạch Phòng Thủ Duyên Hải) năm 1842 đại lược như sau:
- Cải cách quân đội bằng cách học hỏi cách chế tạo vũ khí, đóng tàu của người phương Tây. Ngoài ra phải đãi ngộ xứng đáng, trả lương hậu hĩ để có được những binh sĩ ưu tú
- Tập trung phòng thủ trên đất liền và dụ địch vào trong các thủy đạo để tiêu diệt tại một khu vực đã sắp xếp trước
- Liên minh với nhiều nước để họ kiềm chế lẫn nhau và mượn tay kẻ thù này tiêu diệt kẻ thù kia
- Mở cửa cho người ngoại quốc vào buôn bán
Phùng Quế Phương là học trò của Lâm Tắc Từ. Lúc ở Thượng Hải đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa tư bản. Năm 1861 ông đã viết quyển sách “ Hiệu lư bân” kháng nghị chủ trương học tập khoa học tự nhiên và kỹ thuật sản xuất của các nước tư bản như thiên văn, lịch pháp, công cụ sản xuất va các mặt tri thức khác, mong muốn thông qua biện pháp cải lương chính trị để đưa Trung Quốc tiến lên con đường tư bản. Ông đi sâu hơn vào những cải cách chính trị và xã hội trong đó ông nhấn mạnh:
- Học hỏi và tự chế tạo những vũ khí cần thiết, thúc đẩy người học về kỹ thuật để thoát ra khỏi những đe dọa của nước ngoài.
- Cải cách giáo dục để đào tạo nhân tài bao gồm nhiều lãnh vực kỹ thuật và khoa học khác đồng thời biến cải kỹ nghệ quốc phòng
- Cải cách cách huấn luyện binh sĩ, đào tạo những lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ hơn là duy trì một đội quân khổng lồ nhưng kém cỏi
- Áp dụng lý thuyết Thể Dụng, duy trì tinh thần Khổng Mạnh nhưng áp dụng kỹ thuật mới.
Trịnh Quan Ứng, một thương nhân nổi tiếng: chủ trương khai thác mỏ quặng, xây dựng đường sắt, xuất bản báo chí, lập trường học, yêu cầu thành lập nghị viện và xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
Những quan điểm mới đó sau này được phát động để trở thành một phong trào dưới cái tên Dương Vụ Vận Động. Tuy nhiên những vận động có tính chất “lửa rơm” đó không đi đến đâu vì chỉ do nhiệt huyết sĩ phu mà không phải là những chương trình được nghiên cứu chu đáo và áp dụng một cách qui củ. Những cải cách quân sự vẫn chỉ hời hợt bề ngoài nên không thành công. Về sau, để đối phó với những tổ chức nổi dậy, nhiều đơn vị quân sự địa phương được thành lập và ít nhiều mang lại những sinh khí mới như Tương quân của Tăng Quốc Phiên, gia tăng lưu động tính, nhấn mạnh vào đức tính của quân sĩ, Hoài quân của Lý Hồng Chương, sử dụng vũ khí phương Tây, Sở quân của Tả Tông Đường nhấn mạnh vào vai trò hệ thống tiếp liệu.
Cải cách trong quân đội.
Đầu cuộc khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc, các lực lượng nhà Thanh chịu một loạt các thất bại nặng nề dẫn tới việc mất thủ đô hành chính địa phương tại Nam Kinh (南京) 1853. Quân khởi nghĩa giết toàn bộ quân đồn trú Mãn Thanh và gia đình họ sống tại thành phố và biến nó làm thủ đô của họ. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, lực lượng viễn chinh của Thái bình thiên quốc xâm nhập về phía bắc tới tận các vùng ngoại ô Thiên Tân (天津), nơi được coi là vùng trung tâm của đế quốc.
Trong tình trạng tuyệt vọng, triều đình lệnh cho một vị quan Trung Quốc là Tăng Quốc Phiên (曾國藩) tổ chức lại lực lượng dân quân tại các vùng và các địa phương (Đoàn Dũng 團勇 và Hương Dũng 鄉勇) thành một lực lượng thường trực để chống lại quân Thái Bình. Chiến lược của Tăng Quốc Phiên dựa trên giới quý tộc địa phương để xây dựng lên một tổ chức quân sự mới từ các tỉnh đang bị quân Thái Bình đe dọa trực tiếp.
Lực lượng mới này được gọi là Sương quân (湘軍), được đặt tên theo vùng đất nơi họ được thành lập. Sương quân là một hỗn hợp giữa dân quân địa phương và quân đội thường trực. Họ được huấn luyện chuyên nghiệp, nhưng lĩnh lương từ ngân khố địa phương. Sương quân và lực lượng sau này là Hoài quân (淮軍) được các vị quan đồng triều với Tăng Quốc Phiên cùng người 'học trò' là Lý Hồng Chương thành lập (hai quân này thường được gọi chung là Dũng Doanh (勇營).
Trước khi thành lập và chỉ huy Hoài quân, Tăng Quốc Phiên chưa từng có kinh nghiệp quân sự. Là một vị quan được giáo dục theo kiểu cổ điển, kế hoạch thành lập Hoài quân của ông được thực hiện theo kinh nghiệm lịch sử - tướng nhà Minh là Thích Kế Quang (戚繼光) vì thấy sự yếu kém của quân đội triều đình đã quyết định thành lập đội quân 'riêng' của mình nhằm chống lại quân cướp biển Nhật Bản ở giữa thế kỷ 16. Học thuyết của Thích Kế Quang dựa nhiều vào các tư tưởng Tân Khổng giáo ràng buộc tính trung thành của quân đội với cấp chỉ huy trực tiếp và vào vùng đất nơi họ được thành lập.
Việc này đầu tiên tạo cho quân đội một số tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên, cần phải chỉ ra rằng quân đội của Thích Kế Quang là một giải pháp tình thế cho một vấn đề cụ thể - chiến đấu chống lại cướp biển, cũng như Tăng Quốc Phiên dự định thành lập Hoài quân để chống quân khởi nghĩa Thái Bình. Tuy nhiên theo hoàn cảnh, hệ thống Dũng binh trở thành một cơ cấu thường trực bên trong quân đội nhà Thanh và cùng với thời gian nó lại gây ra những vấn đề cho chính phủ trung ương.
Đầu tiên hệ thống Dũng binh báo hiệu sự kết thúc ưu thế của người Mãn Châu bên trong thể chế quân đội nhà Thanh. Dù các Kỳ và Lục doanh quân làm lãng phí các nguồn tài nguyên cần thiết cho bộ máy hành chính của nhà Thanh, từ đó các cơ cấu Dũng binh trên thực tế đã trở thành lực lượng số một của chính phủ Thanh. Thứ hai, các đơn vị Dũng binh được tài trợ từ nguồn tài chính của các tỉnh và tuân theo sự chỉ huy của các tướng lĩnh địa phương.
Sự thay đổi này khiến cho quyền lực của chính phủ trung ương giảm sút trên toàn bộ đất nước, và tình hình càng trầm trọng thêm khi các cường quốc bên ngoài đua nhau lập các vùng lãnh thổ tự trị của riêng họ tại nhiều vùng khác nhau bên trong Trung Quốc. Tuy nhiên, dù có những ảnh hưởng tiêu cực các biện pháp này tỏ ra rất cẩn thiết ở thời điểm nguồn thu từ các tỉnh đã bị quân khởi nghĩa chiếm không còn tới được ngân khố triều đình. Cuối cùng, cơ cấu chỉ huy của Dũng binh tạo thuận lợi cho các chỉ huy quân sự của nó có cơ hội phát triển quan hệ với nhau vì khi được thăng chức, dần dần triều đình nhà Thanh phải nhượng bộ họ và cuối cùng là sự nổi dậy của các "quân phiệt".
Tới cuối những năm 1800 Trung Quốc nhanh chóng trượt vào con đường trở thành một nước nửa thuộc địa. Thậm chí các nhân tố bảo thủ nhất bên trong triều đình nhà Thanh cũng không thể không nhận thấy sự yếu kém quân sự của triều đình đối lập với sự hùng mạnh của quân đội "rợ" nước ngoài đang dần áp chế họ - Năm 1860 trong cuộc Chiến tranh nha phiến lần hai thủ đô Bắc Kinh bị chiếm và Cung điện mùa hè (Cũ) bị một liên minh nhỏ của Anh Pháp với số lượng chừng 25.000 quân cướp phá.
Dù Trung Quốc tự kiêu hãnh rằng chính họ là người phát minh ra thuốc súng, và súng ống từng được sử dụng trong chiến tranh ở Trung Quốc từ thời nhà Tống, sự xuất hiện của các loại vũ khí hiện đại từ cuộc Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu như súng có rãnh xoắn (1855), súng máy (1885), và các tàu chiến chạy bằng hơi nước (những năm 1890) khiến quân đội, hải quân Trung Quốc được huấn luyện kiểu cổ điển và trang bị các loại vũ khí thô sơ mất ưu thế hoàn toàn. Nhiều lời kêu gọi 'Tây phương hoá' và hiện đại hóa các loại vũ khí hiện dùng trong quân đội - đa phần từ phía Hoài quân mang lại rất ít kết quả. Một phần bởi vì họ thiếu vốn, nhưng chủ yếu bởi vì thế lực chính trị trong triều đình nhà Thanh không muốn thực hiện điều đó thông qua các biện pháp cải cách.
Sau khi điều ước Ái huy được ký kết năm 1858 thương nhân Nga được quyền hoạt động ở Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1863 các thương nhân Nga mở xưởng chế biến chè tại Hán Khẩu (Hồ Bắc), Cửu Giang (Giang Tây), Phúc Châu (Phúc Kiến) cạnh tranh mạnh với ngành sản xuất chè truyền thống của Trung Quốc. Hán Khẩu trở thành trung tâm chế biến và xuất khẩu chè của Trung Quốc, năm 1865 số lượng chè xuất khẩu tại Hán Khẩu là 1400 tấn, đến năm 1875 đã tăng lên 11000 tấn, tức tăng lên 8 lần.
Năm 1862 các thương nhân Anh mở xưởng ươm tơ tại Thượng Hải, sau đó thương nhân Pháp và Mỹ cũng tham gia sản xuất trong ngành này. Các xưởng ươm tơ của tư bản nước ngoài đã phá hoại ngành ươm tơ thủ công nghiệp truyền thống của Trung Quốc. Bên cạnh đó tư bản nước ngoài còn mở những xí nghiệp làm đường, chế biến bột, thuộc da.
Thương nhân, địa chủ, quan liêu bỏ vốn vào công nghiệp kiểu mới trở thành tiền thân của giai cấp tư sản Trung Quốc. Thương nhân chuyển thành giai cấp tư sản đó là lớp dưới của giai cấp tư sản vì điều kiện khó khăn nên công nghiệp của họ phát triển chậm. Còn địa chủ và quan liêu biến thành giai cấp tư sản là lớp trên vì họ có đặc quyền về chính trị và kinh tế nên công nghiệp của họ phát triển tương đối nhanh. Đối với việc cải cách xã hội giai cấp tư sản lớp dưới có yêu cầu tương đối mạnh.
Lúc mới ra đời, tư sản dân tộc Trung Quốc đã phải chịu hai tầng áp chế của tư sản nước ngoài và thế lực phong kiến trong nước. Một công sứ Anh đã từng nói “việc Trung Quốc sản xuất bằng máy móc sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Anh”. Mặt khác nhà Thanh cũng sợ công nghiệp phát triển sẽ tập trung nhiều nhân dân lao động làm lung lay nền thống trị phong kiến của mình. Vì vậy tư sản ngoại quốc và phong kiến trong nước có thái độ thù địch với tư bản dân tộc, do đó tư bản dân tộc Trung Quốc phát triển rất khó khăn và chậm chạp. Trong thời gian 1904 – 1908 có 227 công ty được thành lập nhưng trong số đó chỉ có 72 doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 100.000 lạng bạc.
Công nghiệp dệt phát triển rất nhanh chóng, số vốn từ năm 1881 – 1895 tăng gấp 22 lần lên tới 18.047.544 đô la, các nhà máy dệt chủ yếu tại Thượng hải và Vũ hán (Hồ bắc). Tại Vũ hán có cục dệt vải Hồ bắc. Tại Thượng hải có cục dệt Hoa tân, Hoa thịnh, nhà máy sợi Dụ nguyên. Trương Kiển (1853 – 1926) một trong những nhà doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động công thương thời kỳ đó, mở xưởng dệt Đại Sinh ở Nam thông (Giang tô), các công ty khai khẩn chăn nuôi Thông Hải, công ty tàu thủy Đại Đạt, công ty bột mì Phục Tân, ngân hàng thực nghiệp Hoài hải.
Trước năm 1870 hoạt động vận tải hàng hải tại Trung Quốc bị chi phối bởi công ty Russel & Co của Mỹ. Nhận thấy vấn đề đó đạo đài Thượng hải là Đinh Nhữ Xương (về sau là Giám đốc Giang nam công xưởng, đô đốc hạm đội hải quân Bắc dương) cùng với Lý Hồng Chương bàn tính giành lại quyền tự chủ trong hoạt động hàng hải. Năm 1863 Đinh Nhữ Xương dự định thành lập công ty hàng hải dùng tàu thuyền Trung Quốc và được hưởng mức thuế thấp, chủ trương khuyến khích thương nhân bỏ vốn và đóng các tàu hơi nước.
Sau khi vượt qua trở ngại về tài chính năm 1872, Lý Hồng Chương và Thịnh Tuyên Hoài cùng xây dựng Cục Kinh doanh Tàu biển (Luân thuyền chiêu thương cục) tại Thượng hải có tính chất dân dụng do thương nhân Đường Đình Thục, Từ Nhuận, Trịnh Quan Ứng góp vốn và tham gia quản lý thực hiện chở lương thực từ Giang nam đến Thiên tân, đặt nền móng cho ngành vận tải hàng hải của Trung Quốc. Lúc đầu Chiêu thương cục có 3 chiếc tàu với lượng vốn 20 vạn lạng bạc, sau 4 năm hoạt động tăng lên 33 chiếc, tổng lượng hàng vận chuyển là 23.967 tấn, lợi nhuận hàng năm đạt 30 vạn lạng bạc.
Do lượng vốn ban đầu hạn chế nên trong quá trình kinh doanh những người quản lý kêu gọi vốn góp thêm đạt tới 100 vạn lạng bạc, trong đó Từ Nhuận chiếm tới 50% cổ phần. Năm 1877 Chiêu thương cục mua lại Công ty tàu thủy Thượng hải do người Mỹ góp vốn, tiếp nhận 17 chiếc tàu. Khi Đường Đình Thục chuyển đến làm quản lý mỏ than Khai bình năm 1884, Từ Nhuận lên thay, mua lại Công ty tàu thủy Kỳ xương (Mỹ) có quy mô lớn nhất Đông Á mở rộng phạm vi kinh doanh, độc quyền kinh doanh vận tải vùng Trường giang.
Đường Đình Thục còn quản lý Công ty hàng hải liên hợp thành lập năm 1868. Đường Đình Thục liên kết với Trịnh Quan Ứng mở 2 ụ tàu hơi nước ở Phật sơn và Quảng châu. Khai bình môi khoáng thành lập năm 1877 tại phía bắc Thiên tân có sản lượng lên tới 70 vạn tấn/năm do thương nhân Đường Đình Thục quản lý với số vốn 150 vạn lạng bạc, Thiên tân điện báo cục, Nam bắc điện báo cục, Cục đường sắt Bắc dương quan ở Sơn hải quan, Tân Du thiết lộ, Giang tây Công ty Than đá và sắt Hán Dã Bình thành lập năm 1889 dưới sự kết hợp của mỏ sắt Đại dã và mỏ than Bình hương, Ngân hàng Công thương Trung Quốc được thành lập năm 1897 tại Thượng hải, Công ty Xi măng Tangshan Qixin tại Thiên tân thành lập năm 1892 đưa Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á sản xuất xi măng.
Trước đó ngành bảo hiểm hàng hóa của Trung Quốc do các công ty nước ngoài thực hiện. Để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm, năm 1875 Từ Nhuận đã thành lập Công ty bảo hiểm đầu tiên của Trung Quốc là Công ty bảo hiểm hàng hải Nhân hòa với số vốn 50 vạn lạng bạc. Đến năm 1878 lại thành lập thêm Công ty bảo hiểm hàng hải và cháy Ký hòa với số vốn 50 vạn lạng bạc. Đến năm 1886 Từ Nhuận sáp nhập 2 công ty đó thành Công ty Bảo hiểm Nhân Kỳ Hòa, đặt nền móng cho ngành kinh doanh bảo hiểm Trung Quốc.
Ngoài ra Từ Nhuận còn góp vốn vào hoạt động khai mỏ. Với 15 vạn lạng bạc chiếm 10% số vốn của mỏ than Khai bình, Từ Nhuận đảm nhận chức Giám đốc, khuyến khích sử dụng nhiều máy móc nhập từ Anh, thuê kỹ sư Anh, dùng công nghệ mới để khai thác than, số nhân công người Quảng đông đã lên tới 5000 người. Sản lượng của mỏ than Khai bình nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường Thiên tân, cạnh tranh với than nhập khẩu. Mỏ than Khai bình cung cấp nhiên liệu cho hạm đội hải quân Bắc dương và các cơ sở địa phương. Để phục vụ cho việc vận chuyển than, đường sắt Thiên tân được xây dựng. Các doanh nghiệp phụ trợ cho than đá và xi măng cũng được thành lập trong khu vực.
Chi nhánh Quảng châu của Mỏ than Khai bình do Trịnh Quan Ứng (1842 -1922) làm quản lý. Trịnh Quan Ứng tham gia dịch thuật bộ luật kinh doanh của Anh ban hành tại Hương cảng năm 1865 sang tiếng Hoa. Năm 1880 Trịnh Quan Ứng mở nhà máy dệt tại Thượng hải, nhờ Dung Hoằng lúc đó làm Phó lãnh sự tại Mỹ tuyển dụng kỹ sư người Mỹ. Năm 1881 Trịnh Quan Ứng đầu tư 65000 lạng bạc thành lập Công ty Khai hoang Đường cô Thiên tân làm tiền đề cho việc sản xuất giấy 10 năm sau. Trịnh Quan Ứng còn tham gia quản lý tuyến đường sắt Quảng châu – Hán khẩu và đến năm 1905 thành lập Phòng thương mại Quảng châu. Về sau Trịnh Quan Ứng tái cơ cấu lại Luân thuyền chiêu thương cục cho phù hợp với luật thương mại.
Từ Nhuận còn đầu tư vào mỏ đồng Bình tuyền, mỏ vàng Hà phong ở Nghi xương, mỏ bạc Gushanxi, mỏ bạc Tam sơn, mỏ bạc Thiên hoa (Quảng đông), mỏ bạc Đàn châu, mỏ vàng Kiến bình (Nhiệt hà), mỏ than Cẩm châu, mỏ than Quế trì (An huy).
Bên cạnh các hoạt động doanh thương Từ Nhuận còn đóng góp vào các hoạt động xã hội, thành lập Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, Đồng văn thư cục, gửi du học sinh sang Mỹ. Nhiều người trong số đó về sau đều có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước như nhà chính trị Đường Thiệu Nghi, nhà ngoại giao Lương Như Hạo, nhà kỹ sư Thiên Hựu, Hiệu trưởng trường Đại học Thanh hoa Đường Quốc Ân. Trong việc xây dựng và phát triển nền công nghiệp cận đại của Trung Quốc, công lao của Thịnh Tuyên Hoài rất lớn, được xem như người cha của nền công nghiệp cận đại. Ngoài ra còn phải kể đến các thương nhân như Đường Đình Thục, Đường Đình Canh, Từ Nhuận (1838 -) “vua trà Trung Quốc” và “vua địa ốc”.
Lý Hồng Chương thành lập Cục Điện báo năm 1882 và giao cho trợ thủ là Thịnh Tuyên Hoài quản lý và góp phần lớn số vốn trong Điện báo cục thực hiện xây dựng đường dây điện tín giữa Thiên tân và Thượng hải. Tới năm 1901 Điện báo cục đã xây dựng 14000 dặm đường dây điện tín giữa các thành phố, thị trấn. Năm 1876 Bưu điện Đại Thanh được thành lập. Trong thời gian 1872 – 1885 có tới 90% dự án hiện đại hóa sản xuất được thực hiện dưới sự bảo trợ của Lý Hồng Chương. Có tới 75 cơ xưởng sản xuất và 33 mỏ than và khoáng sản được thành lập.
Các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng phương pháp kỹ thuật mới. Năm 1853 nhà thuốc Lão đức ở Thượng hải đã chế được thuốc tây, nhà máy xà phòng Mỹ Tra làm được xà phòng. Năm 1876 nhà máy Đạm thủy Đài loan bắt đầu dùng máy móc đào than. Năm 1878 dùng phương pháp Tây phương đế khai thác dầu. Năm 1861 người Anh dùng máy kéo tơ. Năm 1889 Cục dệt vải Thượng hải sử dụng kỹ thuật Tây phương để dệt vải. Năm 1892 Cục dệt vải Hồ bắc cũng có xưởng dệt quy mô lớn.
Năm 1881 kỹ thuật chế tạo giấy bằng máy được du nhập, năm 1890 nhà máy giấy Long chương được thành lập tại Thượng hải, năm 1882 kỹ thuật chế tạo da được nhập vào. Năm 1880 tại Thượng hải bắt đầu sản xuất hộp quẹt, năm 1891 sản xuất thuốc lá cuốn bằng máy. Năm 1864 nhà máy khí than Thượng hải ra đời, năm 1881 có nhà máy nước, năm 1882 có nhà máy bóng đèn điện. Trước năm 1880 điện báo đã được đưa vào Trung Quốc, năm 1872 đường dây điện tín giữa Hồng Kông và Thượng Hải được khai thông.
Ngành in ấn dùng kỹ thuật in của phương tây. Năm 1872 báo Buổi sáng ở Thượng hải đã nhập máy in bánh xe. Năm 1873 Cục in ấn được thành lập. Năm 1906 máy in cuốn chạy điện được nhập vào Trung Quốc. Phương pháp in thạch nhập vào năm 1876, kỹ thuật karô nhập vào đầu thời Quang tự.
Thông thương vụ đại thần Tam khẩu Sùng Hậu đề nghị phát triển thủy lợi ở miền đông Trực lệ, và tuần phủ Giang tây Thẩm Bảo Trinh đề nghị thay đổi phương pháp thu thuế đất ở Giang tây, đều nhằm giảm gánh nặng cho dân. Mặc dầu còn có nhiều hạn chế nhưng những hoạt động của phái Dương Vụ trên thực tế đã kích thích phần nào chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc phát triển.
Bên cạnh đó các nước Âu Mỹ cũng cho xây nhiều bệnh viện. Năm 1844 Anh xây dựng bệnh viện ở Thượng hải, sau đó ở Bắc kinh, Thẩm dương. Mỹ cũng xây bệnh viện ở Thượng hải, Sán đầu. Các tổ chức giáo hội xây dựng khoảng 70 bệnh viện. Lĩnh vực dân sinh.
Năm 1888 Lý Hồng Chương lập Tổng y viện trực thuộc Hải quân Bắc dương, có Tây y học đường, bệnh viện thực hành, kho thuốc, bổ nhiệm một người Anh làm Y quan. Các tổ chức giáo hội mở trường y ở Trung Quốc có Quảng châu Hạt Cát Y học viện năm 1899, Thượng hải Thần đán Y học viện năm 1903, Bắc kinh Hiệp hòa Y học viện năm 1906, Tứ xuyên Thành đô Hoa tây Hiệp hòa Đại học Y học viên năm 1910.
Năm 1902 Công ty nước sạch Thiên tân hoạt động, năm 1904 Thiên tân có Công ty Xe điện của Bỉ hoạt động. Năm 1895 Thịnh Tuyên Hoài thành lập trường Trung Tây học đường ở Thiên tân.
Ngày 13/1/1861 vua Hàm Phong ra chỉ dụ thừa nhận phong trào Dương Vụ, khuyến khích tự lực tự cường, làm theo phương Tây để tăng cường quyền lực và phát triển kinh doanh. Phong trào Tây dương vụ ra đời, do Cung thân vương Dịch Hân, em vua Hàm Phong giữ chức Nghị chính vương kiêm Quân cơ xứ lĩnh bang đại thần khởi xướng. Phong trào kéo dài từ 1860 – 1895 với mốc khởi đầu là việc thành lập Tổng lý các quốc sự vụ nha môn tháng 1 năm 1861.
Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.
Năm 1861 Tổng đốc Lưỡng giang Tăng Quốc Phiên thành lập An khánh quân giới cục tại tỉnh An huy.
Năm 1862 Tuần phủ Giang tô Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên đồng sáng lập Cục pháo binh và Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam ở Thượng hải, Cục làm pháo Tây dương ở Tô châu, Cục cơ khí Kim lăng ở Nam kinh.
Năm 1866 Tổng đốc Mân Triết Tả Tôn Đường mở Cục thuyền Mã vĩ ở Phúc Kiến, do Thuyền chính đại thần Thẩm Bảo Trinh làm Giám đốc, đặt nền móng cho hải quân Trung Quốc. Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.
Khi chuyển đến vùng tây bắc giữ chức Tổng đốc Thiểm Cam, Tả Tôn Đường đề xuất lên triều đình nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy kinh tế văn hóa vùng Tân Cương có tác dụng tích cực đối với việc khai phá vùng biên giới, thành lập các cơ sở sản xuất kiểu mới ở vùng tây bắc như: Lan châu cơ khí chức ni cục (là xưởng dệt len cơ khí đầu tiên của Trung Quốc dùng máy móc của Đức, thành lập năm 1878), Tổng cục tơ tằm A khắc tô, Lan châu chế tạo cục thành lập năm 1871, Tây an cơ khí cục thành lập năm 1869.
Năm 1867 tại Thiên tân Sùng Hậu Thông thương vụ đại thần Tam khẩu mở 2 cơ khí cục chuyên sản xuất cơ khí quân dụng, sau đó năm 1872 Luân thuyền chiêu thương cục mở chi nhánh tại đây, năm 1877 mỏ than Khai bình được đưa vào khai thác, năm 1888 tuyến đường sắt Thiên tân Đường sơn hoàn thành, năm 1896 Bưu điện Đại Thanh hoạt động tại đây, năm 1903 thành lập Tổng cục Công nghệ Trực lệ. Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.
Tổng cục chế tạo Giang nam.
Năm 1865 đạo đài Thượng hải Đinh Nhữ Xương, cựu tướng lĩnh Hoài quân được bổ nhiệm làm Giám đốc Cục chế tạo cơ khí Giang nam (về sau được cử làm đô đốc hạm đội hải quân Bắc dương). Lúc đầu kinh phí mua sắm máy móc chỉ có 25 vạn lạng bạc (35 vạn USD) được lấy từ nguồn thu thuế quan tại Thượng Hải. Tổng cục chế tạo cơ khí Giang Nam mua các máy móc của Mỹ gồm lò nấu, máy hơi nước, động cơ, máy đục, máy vặn ốc đủ các loại máy móc để chế tạo súng trường và pháo, thủy lôi, đạn dược, máy móc đóng tàu, là xí nghiệp quân sự lớn nhất do phái Dương vụ thành lập, về quy mô là một trong những công xưởng quân sự lớn nhất châu Á lúc bấy giờ.
Đến giữa năm 1867 mỗi ngày công xưởng sản xuất 14 khẩu súng trường và hàng trăm thùng đạn, cung ứng cho mặt trận Thiểm Cam của Tả Tông Đường. Đến năm 1873 mới sản xuất được 4200 khẩu súng trường Remington. Năm 1874 sản xuất được 110 đại bác theo kiểu của cơ xưởng Amstrong (Anh) với các loại cỡ nòng 120 mm, 170 và 200 mm. Về sau Lý Hồng Chương cho áp dụng kỹ thuật của Đức thay cho của Anh, dùng nhiều sản phẩm của hãng Krupp.
Năm 1861 nhà khoa học Từ Thọ (1818 – 1888) người Vô Tích, Giang tô đã nghiên cứu chế tạo tàu hơi nước, đến năm 1862 chế tạo thành công tàu Hoàng cốc là chiếc tàu hơi nước đầu tiên của Trung Quốc được làm bằng gỗ. Máy móc chủ yếu là bánh chuyển động bằng hơi nước, xi lanh dài 2 thước, đường kính dài 1 thước, chiều dài của tàu là 55 thước, nặng 25 tấn, vận tốc đạt 6 hải lý/giờ. Năm 1868 Từ Thọ đến làm việc tại Quảng phiên viện quán (nhà phiên dịch của Tổng cục chế tạo Giang nam) lần lượt dịch 13 loại thư tịch khoa học Tây phương như “Khí cơ phát nhẫn”, “Doanh trận đề yếu”, “Tây nghệ tri tân”.
Năm 1868 chiếc tàu đầu tiên của nhà máy tàu thuyền Giang Nam là Huệ Cát được hạ thủy. Đến năm 1876 Giang nam công xưởng cho hạ thủy 7 chiếc tàu hơi nước, trong đó chiếc tàu lớn nhất có tải trọng 2800 tấn. Quy mô của Giang nam công xưởng vượt xa xưởng đóng tàu Yokosuda của Nhật mãi đến năm 1887 mới bắt đầu sản xuất tàu cỡ lớn.
Năm 1869 nhà máy chế tạo tàu thuyền Mã vĩ (Phúc châu) bắt đầu đóng loại tàu mới, sử dụng máy móc và kỹ thuật cơ khí của Pháp do Thẩm Bảo Trinh nguyên tuần phủ Giang tây làm Giám đốc. Kinh phí ban đầu là 40 vạn lạng bạc (55 vạn đô la) được huy động từ các tỉnh Phúc kiến, Chiết giang, Quảng đông. Trong thời gian 1866 – 1874 chi phí của xưởng lên tới 540 vạn lạng bạc (750 vạn đô la). Số nhân công của xưởng Mã vĩ lúc cao nhất đạt tới 3000 công nhân, quy mô lớn hơn Giang nam chế tạo cơ khí chế tạo tổng cục.
Năm 1890 Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam bắt đầu lập xưởng luyện thép, có lò 15 tấn mỗi ngày luyện được 3 tấn, đó là lò luyện thép (lò thường) đầu tiên của Trung Quốc. Năm 1892 quy mô của Giang nam công xưởng đạt tới diện tích 73 acre đất, 1974 nhà xưởng và 2982 công nhân. Máy móc của công xưởng có 1037 máy, sản xuất ra 47 loại sản phẩm dưới sự giám sát của kỹ thuật viên nước ngoài. Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.
Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang nam, Thiên tân, Kim lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh.
Ngoài ra còn có các công xưởng quân khí khác được xây dựng ở Tây an (Thiểm tây, năm 1869), Lan châu (Cam túc, năm 1871), Quảng châu (năm 1874), Hồ nam và Sơn đông (năm 1875), Thành đô (Tứ xuyên, năm 1877), Cát lâm (năm 1881), Bắc kinh (năm 1883), Vân nam (năm 1884), Hàng châu và Đài loan (năm 1885). Các trường quân sự cũng được thành lập: năm 1867 trường hải quân được thành lập ở Phúc châu (Phúc kiến), Thiên tân (Trực lệ) năm 1880, Hoàng phố (Quảng đông) năm 1887, Nam kinh (Giang tô) năm 1890, Yên đài (Sơn đông) năm 1903.
Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang nam, Thiên tân, Kim lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh. Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.
Ngoài ra còn có các công xưởng quân khí khác được xây dựng ở Tây an (Thiểm tây, năm 1869), Lan châu (Cam túc, năm 1871), Quảng châu (năm 1874), Hồ nam và Sơn đông (năm 1875), Thành đô (Tứ xuyên, năm 1877), Cát lâm (năm 1881), Bắc kinh (năm 1883), Vân nam (năm 1884), Hàng châu và Đài loan (năm 1885).
Về sau công cuộc Tây dương vụ được Tổng đốc Hồ quảng Trương Chi Động và Bộ trưởng Giao thông Thịnh Tuyên Hoài tiếp tục thực hiện, hai người thành lập nhiều xí nghiệp, riêng Thịnh Tuyên Hoài còn bỏ vốn đầu tư trong nhiều cơ sở kinh doanh.
Khi đến Quảng đông nhậm chức tổng đốc Lưỡng quảng, Trương Chi Động cho xây dựng Quảng đông quân giới cục, thành lập trường lục quân Quảng đông, Cục dệt vải và Xưởng luyện thép Quảng đông. Trong thời gian này Trương Chi Động cho thành lập Giang nam tự cường quân là lực lượng lục quân kiểu mới sớm nhất Trung Quốc lúc bấy giờ theo biên chế quân đội phương Tây.
Lúc được thuyên chuyển đến Hồ bắc Trương Chi Động cho di dời toàn bộ thiết bị của xưởng súng pháo Quảng đông và cho xây dựng thành xưởng súng pháo Hán dương, Xưởng dệt tứ cục Hồ bắc bao gồm dệt vải, kéo sợi, ươm tơ, chế biến gai, Thư viện Lưỡng Hồ, lập kế hoạch xây dựng đường sắt Lô Hán (sau đổi tên là Kinh Hán, xây dựng từ năm 1896, hoàn thành năm 1905) nối liền hai miền nam bắc.
Công binh xưởng Hán dương.
Công binh xưởng Hán dương được xây dựng năm 1894 từ nguồn kinh phí của hạm đội Nam dương là nhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên có quy mô lớn với hệ thống kỹ thuật lớn nhất. Công xưởng có diện tích 40 acre. Tháng 8 năm 1895 tại đây bắt đầu sản xuất súng trường M1888 của Đức, và súng trường Mauser, và đạn dược với sản lượng 13000 băng/tháng. Đến năm 1900 công binh xưởng Hán dương đã cung cấp cho lực lượng Nghĩa hòa đoàn hơn 3000 súng trường và 1 triệu băng đạn. Đến năm 1904 công binh xưởng Hán dương đã đạt sản lượng 50 súng trường T88 và 12000 băng đạn mỗi ngày, sản xuất ra súng bộ binh kiểu Hán dương gọi là Hán dương tạo.
Năm 1893 ở Hồ bắc xây dựng nhà máy thép Hán dương, lò cao cận đại hóa của Trung Quốc bắt đầu sản xuất vào tháng 5 năm 1894. Nhà máy có 4 lò cao đều mua trang thiết bị nước ngoài, trình độ kỹ thuật tương đối tiên tiến so với thế giới lúc đó. Tháng 2 năm 1908 nhà máy thép Hán dương cùng mỏ sắt Đại dã hợp nhất với nhà máy luyện khoáng và mỏ Bình hương (Giang tây), trở thành một xí nghiệp liên hợp gang thép đầu tiên có quy mô lớn hiện đại nhất châu Á lúc bấy giờ, đạt tới sản lượng 113 ngàn tấn gang và 50 ngàn tấn thép năm 1910.
Thua trận trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894 - 1895 là một bước ngoặt đối với triều đình nhà Thanh. Nhật Bản, một nước từ lâu bị người Trung Quốc coi là quốc gia mới của những kẻ cướp biển, đã đánh bại một cách thuyết phục hạm đội Bắc hải mới được hiện đại hóa của nước láng giềng to lớn khiến triều đình nhà Thanh phải mất mặt.
Khi đã đánh bại Trung Quốc, Nhật Bản trở thành nước Châu Á đầu tiên gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc trước đó chỉ gồm các nước phương Tây. Thất bại này là một sự sửng sốt đối với triều đình nhà Thanh đặc biệt khi họ chứng kiến hoàn cảnh xảy ra của nó chỉ ba thập kỷ sau khi Nhật Bản tiến hành các cuộc Minh Trị cải cách biến nước này có khả năng ganh đua với các nước phương Tây về các thành quả kinh tế và kỹ thuật của họ.
Cuối cùng vào tháng 12 năm 1894 chính phủ nhà Thanh đưa ra một số bước kiên quyết nhằm cải cách thể chế quân sự và đào tạo lại một số đơn vị đã được lựa chọn nhằm tây phương hóa trình độ tác chiến, vũ khí và chiến thuật của họ. Các đơn vị đó được gọi là Tân thức lục quân (新式陸軍 Quân đội kiểu mới). Kết quả thành công nhất của việc này là Bắc Dương Quân (北洋軍) nằm dưới sự giám sát và điều khiển của cựu chỉ huy Hoài Quân, vị tướng người Hán Viên Thế Khải (袁世凱), người đã tận dụng vị trí của mình để trở thành một Tổng thống Cộng hòa độc tài và cuối cùng thành một vị hoàng đế trong thời gian ngắn của Trung Quốc.
Cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương diễn ra vào ngày 10 tháng 10, 1911 dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi, và tiếp sau đó là sự tuyên bố thành lập một chính phủ trung ương riêng biệt, Trung Hoa Dân Quốc, tại Nam Kinh với Tôn Dật Tiên làm lãnh đạo lâm thời. Nhiều tỉnh bắt đầu "ly khai" khỏi quyền kiểm soát của nhà Thanh. Chứng kiến tình trạng này, chính phủ Thanh dù không muốn cũng buộc phải đưa Viên Thế Khải trở lại nắm quân đội, kiểm soát Bắc dương quân của ông, với mục tiêu nhằm tiêu diệt những người cách mạng. Sau khi lên giữ chức Tể tướng (內閣總理大臣 Nội các tổng lý đại thần) và lập ra chính phủ của riêng mình, Viên Thế Khải còn tiến xa nữa khi buộc triều đình phải cách chức nhiếp chính của Thuần Thân Vương. Việc cách chức này sau đó được chính thức hoá thông qua các chỉ thị của Hiếu Định hoàng hậu.
Khi Thuần Thân Vương đã buộc phải ra đi, Viên Thế Khải và các vị chỉ huy bên trong Bắc dương quân của mình hoàn toàn nắm quyền chính trị của triều đình nhà Thanh. Ông cho rằng không có lý do gì để tiến hành một cuộc chiến tranh gây nhiều tốn phí, đặc biệt khi nói rằng chính phủ nhà Thanh chỉ có một mục tiêu thành lập một nền quân chủ lập hiến.
Tương tự như vậy, chính phủ của Tôn Dật Tiên muốn thực hiện một cuộc cải cách dân chủ, vừa hướng tới lợi ích của nền kinh tế và dân chúng Trung Quốc. Với sự cho phép của Hiếu Định hoàng hậu, Viên Thế Khải bắt đầu đàm phán với Tôn Dật Tiên, người đã cho rằng mục tiêu của mình đã thành công trong việc lập ra một nhà nước cộng hòa và vì thế ông có thể cho phép Viên Thế Khải nhận chức vụ Tổng thống của nền Cộng hoà. Năm 1912, sau nhiều vòng đàm phán, Hiếu Định đưa ra một chiếu chỉ tuyên bố sự thoái vị của vị ấu vương, Phổ Nghi.
Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm đế quốc Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân. Tình trạng lạc hậu rõ rệt về chính trị và kinh tế cộng với sự chỉ trích ngày càng tăng về văn hoá Trung Quốc dẫn tới sự ngờ vực về tương lai của họ.
Lịch sử hỗn loạn của Trung Quốc từ sau thời nhà Thanh ít nhất cũng có thể được thấu suốt một phần trong nỗ lực nhằm tìm hiểu và khôi phục lại những mặt quan trọng của văn hoá lịch sử Trung Quốc và tích hợp nó với những ý tưởng mang nhiều ảnh hưởng mới đã xuất hiện trong thế kỷ đó. Nhà Thanh là khởi nguồn của nền văn hoá vĩ đại đó, nhưng những sự hổ thẹn họ phải gánh chịu cũng là một bài học cần quan tâm.
Video yêu thích http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con,
Nhà Thanh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Một phần của loạt bài về |
Lịch sử Mông Cổ |
---|
Thời kỳ tiền Mông Cổ |
Hung Nô 209 TCN–155 |
Tiên Ti 93–234 |
Nhu Nhiên 330–555 |
Hãn quốc Đột Quyết 552–744 |
Hồi Cốt 742–848 |
Kiên Côn 539–1219 |
Khiết Đan 916–1125 |
Thời kỳ trung đại |
Mông Ngột Quốc 1120–1206 |
Đế quốc Mông Cổ 1206–1271 |
Nguyên 1271–1368 |
Bắc Nguyên 1368–1636 |
Thanh trị 1636/1691–1911 |
Thời hiện đại |
Cách mạng Dân tộc 1911 |
Hãn quốc Bác Khắc Đa 1911–1924 |
Chiếm đóng 1919–1921 |
Cách mạng Nhân dân 1921 |
Cộng hòa Nhân dân 1924–1992 |
Cách mạng Dân chủ 1990 |
Mông Cổ hiện đại 1990–nay |
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Thanh.
Nhà Thanh (tiếng Mãn Châu: daicing gurun; tiếng Mông Cổ: Манж Чин Улс; chữ Hán: 清朝; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập, nên còn được gọi là Đế quốc Mãn Châu. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm phía bắc bán đảo Triều Tiên. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa Viễn Đông Nga và đông bắc Trung Quốc. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ.Từng được người Nữ Chân xây dựng và tuyên bố là Hậu Kim Triều năm 1616 tại Mãn Châu,[1] năm 1636, nó đổi tên thành "Thanh", và mở rộng vào lục địa Đông Á và các lãnh thổ xung quanh, lập nên Đại Thanh Quốc (chữ Hán: 大清國; bính âm: dàqīngguó). Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị của: Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng (1751), Tân Cương (1759); hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu.
Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ đã giảm sút trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Hoàng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng 2, 1912.
Mục lục
- 1 Sự thành lập nhà nước Mãn Châu
- 2 Tuyên bố Thiên mệnh
- 3 Khang Hi và sự củng cố quyền lực
- 4 Các hoàng đế Ung Chính và Càn Long
- 5 Mở rộng đế chế
- 6 Nổi loạn, bất ổn và áp lực ngày càng tăng
- 7 Sự cai trị của Từ Hi Thái Hậu
- 8 Chính phủ nhà Thanh và xã hội
- 9 Tư bản nước ngoài xâm nhập.
- 10 Sự hình thành chủ nghĩa tư bản dân tộc.
- 11 Quan đốc thương biện
- 12 Phong trào Tây dương vụ.
- 13 Sự sụp đổ của triều đại
- 14 Xem thêm
- 15 Tham khảo
- 16 Chú thích
- 17 Liên kết ngoài
Sự thành lập nhà nước Mãn Châu
Năm 1625, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lập thủ đô tại Thẩm Dương (tiếng Mãn Châu: Mukden), nhưng năm sau ông phải chịu một thất bại quân sự lớn đầu tiên trước một vị tướng nhà Minh là Viên Sùng Hoán. Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết năm đó. Một trong những thành tựu lớn nhất của ông là việc tạo lập hệ thống Bát Kỳ, theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Các Kỳ được đặt tên như vậy bởi vì mỗi nhóm được phân biệt bởi một lá cờ khác nhau.
Người kế tục Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực (Huang Taiji), tiếp tục tiến hành công việc dựa trên các nền móng được người cha để lại, sáp nhập các kỳ của người Hán đầu tiên vào quân đội của mình. Hoàng Thái Cực cũng chấp nhận việc áp dụng nhiều cơ cấu chính trị kiểu nhà Minh vào đất nước mình, nhưng luôn giữ ưu thế của người Mãn Châu trong các cơ cấu đó thông qua một hệ thống định mức phân bổ. Khi Lâm Đan Hãn (Ligdan Khan), vị đại hãn cuối cùng của người Mông Cổ, chết trên đường tới Tây Tạng năm 1634, con trai ông Ngạch Triết (Ejei) đã đầu hàng người Mãn Châu và trao lại ấn ngọc truyền quốc của Hoàng đế Nguyên cho Hoàng Thái Cực.
Năm 1636 Hoàng Thái Cực đổi tên nước thành Thanh, có nghĩa là thanh khiết, biểu hiện những tham vọng đối với vùng Mãn Châu. Cái tên Thanh được lựa chọn bởi vì tên của nhà Minh (明) được cấu thành từ các ký hiệu của chữ nhật (日, mặt trời) và nguyệt (月, Mặt Trăng), đều liên quan tới hỏa mệnh. Chữ Thanh (清) được cấu thành từ chữ căn bản là thuỷ (水, nước) và từ chỉ màu xanh (青), cả hai đều là mệnh thuỷ. Trong một loạt những chiến dịch quân sự, Hoàng Thái Cực đã khuất phục được vùng Nội Mông và Triều Tiên trước khi tiếp tục chiếm quyền kiểm soát vùng Hắc Long Giang.
Tuyên bố Thiên mệnh
Bắc Kinh đã bị một liên minh những lực lượng nổi loạn do Lý Tự Thành cầm đầu vào cướp phá. Nhà Minh chính thức kết thúc khi Minh Tư Tông (Sùng Trinh Đế) Chu Do Kiệm, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh treo cổ tự tử tại Môi Sơn cạnh Tử Cấm Thành. Sau khi chiếm Bắc Kinh vào tháng 4 năm 1644, Lý Tự Thành dẫn đầu một đội quân mạnh gồm 600.000 người chiến đấu với Ngô Tam Quế, vị tướng chỉ huy lực lượng đồn trú 100.000 lính bảo vệ Sơn Hải Quan (山海關) của nhà Minh.Sơn Hải Quan là cửa ải có vị trí trọng yếu ở phía đông bắc Vạn lý trường thành cách Bắc Kinh năm mươi dặm về phía đông bắc và trong nhiều năm lực lượng đồn trú tại đây luôn phải chiến đấu ngăn chặn người Mãn Châu bên ngoài thủ đô Bắc Kinh. Sau khi Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh, giết cha và cướp thiếp của Ngô Tam Quế, Ngô Tam Quế đã quyết định đánh mở cổng thành đầu hàng nhà Thanh, liên minh với hoàng tử Đa Nhĩ Cổn, khi ấy đang làm nhiếp chính cho Hoàng đế Thuận Trị mới lên sáu, con trai của Hoàng Thái Cực mới chết năm trước.
Liên minh này đánh bại các lực lượng nổi loạn của Lý Tự Thành trong trận chiến ngày 27 tháng 5, 1644. Quá trình tiêu diệt các lực lượng trung thành với nhà Minh, những kẻ nhòm ngó ngôi báu và những kẻ phiến loạn khác kéo dài thêm mười bảy năm nữa. Vị vua cuối cùng của nhà Minh, Vĩnh Lịch, chạy trốn tới Miến Điện, tức Myanma hiện nay, nhưng bị bắt và giao lại cho lực lượng viễn chinh của nhà Thanh do Ngô Tam Quế cầm đầu. Vĩnh Lịch bị hành quyết tại tỉnh Vân Nam đầu năm 1662.
Khang Hi và sự củng cố quyền lực
Hoàng đế Khang Hi (khoảng 1662 - 1722) lên ngôi khi mới tám tuổi. Trong những năm cầm quyền đầu tiên ông được bà của mình là Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang giữ quyền nhiếp chính trợ giúp rất nhiều.Người Mãn Châu nhận ra rằng việc kiểm soát "Thiên mệnh" là một nhiệm vụ hết sức to lớn. Sự rộng lớn của lãnh thổ Mãn Châu đồng nghĩa với việc triều đình chỉ có đủ quân đội để đồn trú tại những thành phố chính và xương sống của mạng lưới phòng ngự dựa chủ yếu vào những người lính nhà Minh đã đầu hàng.
Hơn nữa, các tướng lĩnh nhà Minh đã đầu hàng trước đó cũng được lựa chọn theo mức độ đóng góp vào việc thành lập nhà Thanh, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến (藩王- phiên vương), và được quyền cai quản những vùng đất rộng lớn ở phía nam Trung Quốc. Người đứng đầu số đó là Ngô Tam Quế (吳三桂), được trao các tỉnh Vân Nam và Quý Châu, trong khi các vị tướng khác như Thượng Khả Hỉ (尚可喜) và Cảnh Trọng Minh (耿仲明) được giao cai quản các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Ba người này được người Trung Quốc gọi chung bằng cái tên Tam Phiên.
Sau một thời gian, ba vị lãnh chúa này và những vùng đất đai của họ cai quản dần trở thành hình thức tự trị. Cuối cùng, vào năm 1673, Thượng Khả Hỉ thỉnh cầu Khang Hi, bày tỏ ước vọng muốn được trở về quê hương tại tỉnh Liêu Đông (遼東) và chỉ định con trai làm người kế nhiệm. Vị hoàng đế trẻ cho phép ông ta về nghỉ nhưng từ chối trao chức vụ cho người con trai. Trước sự kiện đó, hai vị tướng kia cũng quyết định xin về hưu để thử phản ứng của Khang Hi, cho rằng ông ta sẽ không dám liều xúc phạm đến họ. Hành động này mang lại kết quả trái ngược với mong đợi của họ khi vị hoàng đế trẻ tuổi lừa phỉnh họ bằng cách chấp nhận các yêu cầu và đoạt lại ba vùng đất đó cho triều đình.
Thấy mình bị tước đoạt quyền lực, Ngô Tam Quế cho rằng ông ta không còn lựa chọn nào khác ngoài cách làm loạn. Ngô Tam Quế cùng Cảnh Trọng Minh và con trai Thượng Khả Hỉ là Thượng Chi Tín (尚之信) thành lập liên minh. Cuộc nổi dậy diễn ra sau đó kéo dài tám năm. Ở thời phát triển mạnh nhất, lực lượng nổi dậy đã tìm cách mở rộng tầm kiểm soát của mình về hướng bắc tới tận sông Trường Giang (長江). Dù vậy, cuối cùng triều đình nhà Thanh tiêu diệt được cuộc nổi dậy và kiểm soát được toàn bộ miền nam Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, sự kiện này được gọi là Loạn Tam Phiên.
Để củng cố đế chế, Khang Hi đích thân chỉ huy một loạt các chiến dịch quân sự tấn công Tây Tạng, người Dzungars; và sau này, ông đánh cả Đế quốc Nga, nhưng phần lớn bị Pyotr I tấn công dữ dội cho tới chân thành Bắc Kinh. Ông dàn xếp một cuộc hôn nhân giữa con gái mình với vị Hãn Mông Cổ là Gordhun (Chuẩn Cát Nhĩ) nhằm tránh một cuộc xung đột quân sự. Các chiến dịch quân sự của Gordhun chống lại nhà Thanh đã chấm dứt, giúp tăng cường sức mạnh đế chế. Đài Loan cũng bị các lực lượng nhà Thanh chinh phục năm 1683 từ tay con trai của Trịnh Kinh là Trịnh Khắc Sảng (鄭克塽,) (cháu nội Trịnh Thành Công, người đã đoạt lại quyền kiểm soát Đài Loan từ tay thực dân Hà Lan). Tới cuối thế kỷ 17, Trung Quốc đạt tới đỉnh cao quyền lực của mình kể từ thời nhà Minh.
Khang Hi cũng cho phép nhiều nhà truyền giáo thuộc các Giáo hội Thiên chúa tới Trung Quốc để truyền đạo. Dù họ không đạt được mục đích cải đạo cho đa số dân Trung Quốc, Khang Hi vẫn cho họ sống yên ổn tại Bắc Kinh.
Các hoàng đế Ung Chính và Càn Long
Hai giai đoạn trị vì của Hoàng đế Ung Chính (trị vì 1723 - 1735) và con trai ông Hoàng đế Càn Long (trị vì 1735 - 1796) đánh dấu đỉnh cao phát triển quyền lực nhà Thanh. Trong giai đoạn này, nhà Thanh cai quản 13 triệu kilômét vuông lãnh thổ. Sau khi Khang Hi qua đời vào mùa đông năm 1722, con trai thứ tư của ông là Ung Thân vương (雍親王) Dận Chân lên nối ngôi trở thành Hoàng đế Ung Chính. Ung Chính là một nhân vật gây nhiều tranh cãi bởi vì có những lời đồn đại về việc ông cướp ngôi, và trong những năm cuối cùng thời Khang Hi ông đã tham gia vào nhiều cuộc tranh giành quyền lực chính trị với các anh em của mình.Ung Chính là một nhà cai trị chăm chỉ và quản lý đất nước mình bằng bàn tay sắt. Bước đầu tiên của ông nhằm tăng cường sức mạnh triều đình là đưa hệ thống thi cử quốc gia trở về các tiêu chuẩn trước đó. Năm 1724 ông đàn áp thẳng tay những trao đổi tiền bất hợp pháp, vốn bị các quan chức triều đình lợi dụng để kiếm chác. Những người vi phạm vào luật mới về tài chính đều bị cách chức hay trong những trường hợp nghiêm trọng, sẽ bị hành quyết.
Ung Chính rất tin tưởng vào các vị quan người Hán, và đã chỉ định nhiều người được ông che chở vào những chức vụ quan trọng. Một trong những trường hợp điển hình là Niên Canh Nghiêu đã được phong làm người chỉ huy chiến dịch quân sự tại Thanh Hải, thay cho người em trai của Ung Chính là hoàng tử Dận Trinh (胤禵). Tuy nhiên, những hành động kiêu ngạo của Niên khiến ông mất chức năm 1726.
Trong thời gian cai trị của Ung Chính, sức mạnh của đế quốc được củng cố và đạt tới mức cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều vùng đất ở phía tây bắc được sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia. Một lập trường cứng rắn hơn được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ các quan lại tham nhũng, và Ung Chính là người đã lập ra Quân Cơ Xứ (軍機處), trên thực tế là một bộ máy nhằm đảm bảo sự yên ổn của triều đình.
Hoàng đế Ung Chính mất năm 1735. Con trai ông Bảo Thân Vương (寶親王) Hoằng Lịch lên nối ngôi trở thành Hoàng đế Càn Long. Càn Long nổi tiếng là một vị tướng có tài. Nối ngôi ở tuổi 24, Càn Long đích thân chỉ huy một cuộc tấn công quân sự gần Tân Cương và Mông Cổ. Các cuộc nổi loạn và khởi nghĩa tại Tứ Xuyên và nhiều vùng ở phía nam Trung Quốc cũng được dẹp yên.
Khoảng bốn mươi năm kể từ khi Càn Long lên ngôi, chính phủ nhà Thanh đối mặt với tình trạng tham nhũng nặng nề trở lại. Hòa Thân một vị quan trong triều, là kẻ tham nhũng nhất vương quốc. Ông ta đã bị con trai Càn Long, Hoàng đế Gia Khánh (r. 1796 - 1820) buộc phải tự sát.
Mở rộng đế chế
Sau khi chiếm Trung Hoa của nhà Minh, các hoàng đế nhà Thanh đã từng bước mở rộng đế chế của mình thông qua các cuộc chiến tranh và sát nhập. Họ đã chiếm thêm được Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, một phần Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan ngày nay và cùng với Mông Cổ, Triều Tiên trước đó vào đế chế của mình. Họ chỉ thất bại trước Đại Việt và Miến Điện khi tiến xuống Đông Nam Á vào nửa sau thế kỷ 18, cho tới khi Đế quốc Nga xâm chiếm Trung Á vào thế kỉ 19.Nổi loạn, bất ổn và áp lực ngày càng tăng
Một quan điểm thông thường về Trung Quốc ở thế kỷ 19 cho rằng đây là giai đoạn mà sự kiểm soát của nhà Thanh suy yếu đi và sự thịnh vượng cũng sút giảm. Quả vậy, Trung Quốc phải chịu đựng nhiều cuộc xung đột xã hội, đình đốn kinh tế và sự bùng nổ dân số đặt ra những vấn đề lớn đối với việc phân phối lương thực.Các nhà sử học đã đưa ra nhiều sự giải thích cho những sự kiện trên, nhưng ý tưởng căn bản cho rằng quyền lực nhà Thanh, sau một thế kỷ, đã phải đối mặt với những vấn đề bên trong và áp lực bên ngoài khiến cho hình mẫu chính phủ, tình trạng quan liêu và hệ thống kinh tế của Trung Quốc thời ấy không sao giải quyết nổi.
Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc vào giữa thế kỷ mười chín là ví dụ đầu tiên phản ánh tư tưởng chống Mãn Châu đe dọa sự ổn định của nhà Thanh, một hiện tượng còn tăng thêm trong những năm sau này. Tuy nhiên, số lượng thương vong kinh khủng của cuộc khởi nghĩa này - tới 30 triệu người - và sự tàn phá nghiêm trọng các vùng đất rộng lớn ở phía nam đất nước vẫn còn bị che mở bởi một cuộc xung đột khác. Dù không đẫm máu bằng, nhưng thế giới ảnh hưởng của thế giới bên ngoài qua những tư tưởng và kỹ thuật của nó đã có một ảnh hưởng rất lớn và cuối cùng mang lại tác động có tính cách mạng đối với một triều đình nhà Thanh đang ngày càng suy yếu và dao động.
Một trong những vấn đề lớn ở thế kỷ mười chín của Trung Quốc là cách thức đối phó với các nước khác bên ngoài. Trước thế kỷ mười chín, Đế chế Trung Quốc là cường quốc bá chủ ở Châu Á. Theo học thuyết đế quốc của họ, hoàng đế Trung Quốc có quyền cai trị toàn bộ "thiên hạ". Tùy theo từng giai đoạn và từng triều đại, họ hoặc cai trị trực tiếp các vùng lãnh thổ xung quanh hoặc buộc các nước đó phải nộp cống cho mình.
Các nhà sử học thường đưa ra quan niệm cơ bản của đế chế Trung Quốc, "đế chế không biên giới", khi đề cập tới thực trạng trên. Tuy nhiên, trong thế kỷ mười tám, các đế chế Châu Âu dần mở rộng ra khắp thế giới, khi các nước Châu Âu phát triển các nền kinh tế hùng mạnh dựa trên thương mại hàng hải. Mặt khác, đế chế Trung Quốc rơi vào tình trạng tù hãm sau nhiều thế kỷ dẫn đầu thế giới.
Tới cuối thế kỷ mười tám, các thuộc địa của Châu Âu đã được lập nên ở gần Ấn Độ và trên những hòn đảo hiện là các vùng thuộc Indonesia, trong khi Đế chế Nga đã sáp nhập các vùng phía bắc Trung Quốc. Ở thời các cuộc chiến tranh Napoleon, Anh Quốc từng muốn thành lập liên minh với Trung Quốc, gửi các hạm đội tàu tới Hồng Kông mang theo quà tặng gửi tới vị Hoàng đế, gồm nhiều vật phẩm được chế tạo bởi những kỹ thuật và phong cách nghệ thuật mới nhất của Châu Âu thời kỳ đó. Khi các phái đoàn Anh nhận được một lá thư từ Bắc Kinh giải thích rằng Trung Quốc không cảm thấy ấn tượng trước những thành tựu của Châu Âu và cho rằng triều đình Trung Quốc sẵn lòng nhận sự kính trọng của vua George III nước Anh, chính phủ Anh cảm thấy bị xúc phạm và từ bỏ mọi kế hoạch nhằm thiết lập các quan hệ với nhà Thanh.
Khi các cuộc chiến tranh Napoleon chấm dứt năm 1815, thương mại thế giới tăng trưởng nhanh chóng, và bởi vì dân số đông đảo của Trung Quốc là một thị trường vô hạn cho hàng hóa Châu Âu, thương mại giữa Trung Quốc và các thương gia Châu Âu phát triển trong những năm đầu của thế kỷ mười chín. Khi thương mại tăng trưởng, sự thù nghịch cũng gia tăng giữa các chính phủ Châu Âu và nhà Thanh.
Năm 1793, nhà Thanh chính thức cho rằng Trung Quốc không cần tới các hàng hóa Châu Âu. Vì thế, các lái buôn Trung Quốc chỉ chấp nhận dùng bạc làm vật trao đổi cho hàng hóa của họ. Nhu cầu to lớn của Châu Âu đối với các hàng hóa Trung Quốc như tơ, trà, và đồ sứ chỉ có thế được đáp ứng khi các công ty Châu Âu rót hết số bạc họ có vào trong Trung Quốc. Tới cuối những năm 1830, các chính phủ Anh và Pháp rất lo ngại về các kho dự trữ kim loại quý của họ và tìm cách đưa ra một phương thức trao đổi mới với Trung Quốc - và cách tốt nhất là đầu độc Trung Quốc bằng thuốc phiện. Khi nhà Thanh tìm cách cấm buôn bán thuốc phiện năm 1838, Anh Quốc đã tuyên chiến với Trung Quốc.
Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất cho thấy sự lạc hậu của quân đội Trung Quốc. Dù có quân số áp đảo so với người Anh, kỹ thuật và chiến thuật của họ không thể so sánh với các cường quốc kỹ thuật thời ấy. Hải quân nhà Thanh, gồm toàn các tàu gỗ không phải là đối thủ của các tàu chiến bọc thép chạy hơi nước của Hải quân Hoàng gia Anh. Binh sĩ Anh sử dụng súng có rãnh xoắn và pháo binh vượt trội dễ dàng tiêu diệt các lực lượng nhà Thanh trên chiến trường.
Việc nhà Thanh đầu hàng năm 1842 đánh dấu một tai họa mang tính quyết định và nhục nhã của Trung Quốc. Hiệp ước Nam Kinh, buộc họ phải trả các khoản bồi thường thiệt hại, cho phép các thương gia Châu Âu đi lại không hạn chế tại các cảng Trung Quốc và nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc. Nó cũng cho thấy nhiều tình trạng tồi tệ của chính phủ nhà Thanh và khiến cho nhiều cuộc khởi nghĩa chống chế độ diễn ra.
Các cường quốc phương tây, chưa hài lòng với Hiệp ước Nam Kinh, chỉ miễn cưỡng hỗ trợ nhà Thanh trong việc tiêu diệt các cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc và cuộc khởi nghĩa Niệm Quân. Thu nhập của Trung Quốc giảm sút rõ rệt trong thời gian chiến tranh khi nhiều vùng đất canh tác rộng lớn bị hủy hoại, hàng triệu người thiệt mạng và số lượng binh lính đông đảo cũng như trang bị vũ khí cho họ để chiến đấu.
Năm 1854, Anh Quốc tìm cách đàm phán lại Hiệp ước Nam Kinh, thêm vào các điều khoản cho phép các thương gia người Anh đi lại trên sông ngòi Trung Quốc và lập một đại sứ quán thường trực của họ tại Bắc Kinh. Điều khoản cuối cùng này xúc phạm tới chính quyền nhà Thanh và họ đã từ chối ký kết, gây ra một cuộc chiến tranh khác giữa hai bên. Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai chấm dứt với một thất bại nặng nề khác của Trung Quốc, với Hiệp ước Thiên Tân cùng cách điều khoản "xấc xược" đối với phía Trung Quốc, như yêu cầu tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc phải được viết bằng tiếng Anh và một quy định cho phép các tàu chiến Anh được đi lại không hạn chế trên các sông ngòi Trung Quốc.
Sự cai trị của Từ Hi Thái Hậu
Tới những năm 1860, triều đình nhà Thanh đã tiêu diệt được các cuộc nổi dậy nhờ sự hỗ trợ của lực lượng dân quân do tầng lớp quý tộc tổ chức. Sau đó, chính phủ Thanh tiếp tục giải quyết vấn đề hiện đại hoá, từng được đưa ra trước đó với Phong trào tự cường. Nhiều đội quân hiện đại được thành lập gồm cả Hạm đội Bắc Hải; tuy nhiên Hạm đội Bắc Hải đã bị tiêu diệt trong Chiến tranh Trung Nhật (1894-1895), khiến cho ngày càng xuất hiện nhiều kêu gọi cải cách sâu rộng hơn nữa. Đầu thế kỷ 20, nhà Thanh rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục theo đuổi cải cách, họ sẽ khiến giới quý tộc bảo thủ mất lòng, nếu ngăn cản việc đó họ lại khiến những người theo đường lối cách mạng tức giận. Nhà Thanh tìm cách đi theo con đường trung dung, nhưng việc này lại khiến tất cả các bên cùng bất mãn.
Mười năm trong giai đoạn cai trị của Hoàng đế Quang Tự (r. 1875 - 1908), áp lực của phương Tây đối với Trung Quốc lớn tới mức họ phải từ bỏ mọi hình thức quyền lực. Năm 1898 Quang Tự nỗ lực tiến hành Cuộc cải cách một trăm ngày (百日維新, Bách nhật duy tân), còn được biết dưới cái tên "Mậu Tuất biến pháp" (戊戌變法), đưa ra các luật mới thay thế cho các quy định cũ đã bị bãi bỏ. Những nhà cải cách, với đầu óc tiến bộ hơn như Khang Hữu Vi được tin tường và những người có đầu óc thủ cựu như Lý Hồng Chương bị gạt bỏ khỏi các vị trí quan trọng. Nhưng các ý tưởng mới đã bị Từ Hi dập tắt, Quang Tự bị nhốt trong cung. Từ Hi chỉ tập trung vào việc củng cố quyền lực của riêng mình. Tại buổi lễ sinh nhật lần thứ 60, bà đã chi 30 triệu lạng bạc để trang trí và tổ chức, số tiền đã định dùng để cải tiến vũ khí cho Hạm đội Bắc Hải.
Năm 1901, sau khi Đại sứ Đức bị ám sát, Liên quân tám nước (八國聯軍) cùng tiến vào Trung Quốc lần thứ hai. Từ Hi phản ứng bằng cách tuyên chiến với tám nước, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã để mất Bắc Kinh và cùng với Hoàng đế Quang Tự chạy trốn tới Tây An. Để đòi bồi thường chiến phí, Liên quân đưa ra một danh sách những yêu cầu đối với chính phủ nhà Thanh, gồm cả một danh sách những người phải bị hành quyết khiến cho Lý Hồng Chương, thuyết khách số một của Từ Hi, buộc phải đi đàm phán và Liên quân đã có một số nhượng bộ đối với các yêu cầu của họ.
Chính phủ nhà Thanh và xã hội
Chính trị
Bộ máy hành chính quan trọng nhất của nhà Thanh là Đại hội đồng, là một cơ quan gồm hoàng đế và các quan lại cao cấp. Nhà Thanh có đặc trưng bởi một hệ thống chỉ định kép, theo đó mỗi vị trí trong chính phủ trung ương đều có một người Hán và một người Mãn Châu cùng quản lý. Ví dụ, ở thời Hoàng đế Càn Long các thành viên của gia đình ông được phân biệt bởi một loại trang phục với biểu tượng hình tròn ở phía sau lưng, trong khi người Hán chỉ được mặc trang phục với một biểu tượng hình vuông; điều này có nghĩa là bất kỳ người lính nào trong cung đều có thể dễ dàng phân biệt các thành viên gia đình hoàng gia mà chỉ cần quan sát từ phía sau.Đối với Mông Cổ, Tây Tạng và Đông Turkestan, giống như các triều đại trước đó, nhà Thanh vẫn giữ quyền kiểm soát đế quốc với việc hoàng đế kiêm vai trò Hãn Mông Cổ, người bảo trợ của Phật giáo Tây Tạng và người bảo vệ cho Hồi giáo. Tuy nhiên, chính sách của nhà Thanh đã thay đổi với việc thành lập tỉnh Tân Cương năm 1884. Để đối phó với các hành động quân sự của Anh và Nga tại Tân Cương và Tây Tạng, nhà Thanh đã phái các đơn vị quân đội tới và họ đã đương đầu khá tốt với quân Anh.
Sự từ bỏ địa vị của hoàng đế Thanh đương nhiên dẫn tới tình trạng tranh cãi về địa thế của các lãnh thổ tại Tây Tạng và Mông Cổ. Quan điểm của những người theo chủ nghĩa quốc gia Tây Tạng và Mông Cổ thời ấy cũng như hiện tại cho rằng bởi vì họ đã trung thành với nhà Thanh thì khi nhà Thanh từ bỏ vị thế của mình họ không còn bổn phận gì nữa đối với nước Trung Hoa mới. Lập trường này bị Cộng hòa Trung Hoa và sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bác bỏ dựa trên các yêu sách của họ cho rằng trên thực tế các vùng này từng là các vùng đất thuộc các triều đại Trung Quốc từ trước cả nhà Thanh.
Bất kỳ thuộc sắc tộc nào, người Hán, người Mãn Châu, người Mông Cổ hay những nhóm thiểu số khác, tất cả họ đều đã thành lập lên các triều đại với tính chất Hán trung tâm (Sino-centric), và cho rằng lịch sử cũng như tính chính thống của các lãnh thổ này đều là một phần của đế quốc Trung Quốc trong hơn hai ngàn năm qua. Các cường quốc phương Tây chấp nhận lý thuyết sau này, một phần với mục đích tránh tranh cãi với Trung Quốc.
Quan liêu
Hệ thống hành chính của nhà Thanh dựa trên hệ thống trước đó của nhà Minh. Ở tình trạng phát triển nhất, chính phủ Thanh tập trung quanh Hoàng đế với tư cách là người cầm quyền tối cao chỉ huy sáu bộ, mỗi bộ do hai Thượng thư (尚書|Shángshù) đứng đầu và được hỗ trợ bởi bốn Thị lang (侍郎|Shílāng). Tuy nhiên, không giống như hệ thống của nhà Minh, chính sách căn bản của nhà Thanh quy định rằng việc chỉ định chức vụ được phân chia giữa quý tộc Mãn Châu và quan lại Hán, những người đã vượt qua các kỳ thi tuyển ở mức độ cao nhất của nhà nước.Hầu như trong toàn bộ thời gian tồn tại của nhà Thanh, bộ máy quan lại của Hoàng đế đều có sự hiện diện của Quân Cơ Xứ (軍機處), một cơ quan chuyên trách các vấn đề quân sự và tình báo, nhưng sau này nó lại chịu trách nhiệm giám sát mọi bộ của chính phủ. Các vị quan quản lý Quân Cơ Xứ nắm luôn vai trò Tể tướng, và một vài người trong số họ từng được chỉ định làm người đứng đầu Quân Cơ Thủ Phụ (軍機首輔). Sáu bộ và các lĩnh vực quản lý của họ như sau:
Lại bộ (吏部) - Quản lý nhân sự hành chính cho mọi chức vụ dân sự - gồm cả đánh giá, bổ dụng, và thải hồi. Bộ này cũng chịu trách nhiệm lập 'danh sách danh dự'.
Hộ bộ (户部) - Dịch nghĩa theo từ Trung Quốc, "hộ" (户- 'hú') có nghĩa là 'gia đình'. Hầu như trong toàn bộ thời cai trị của nhà Thanh, nguồn thu chính của chính phủ có từ thuế do các chủ đất đóng và các khoản phụ khác từ độc quyền nhà nước như các vật dụng gia đình thiết yếu là muối và trà. Vì thế, với ưu thế áp đảo của trồng trọt ở thời nhà Thanh, 'gia đình' là gốc cơ bản của nguồn tài chính quốc gia. Bộ này chịu trách nhiệm thu thuế và quản lý tài chính cho chính phủ.
Lễ bộ (禮部) - Bộ này chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan tới nghi thức lễ tân tại triều đình, gồm cả không chỉ những lễ thờ cúng tổ tiên định kỳ và nhiều vị thánh thần khác của Hoàng đế—với tư cách "Thiên tử" (天子 - con trời), để đảm bảo sự hoạt động trơn tru của đế chế—mà còn chịu trách nhiệm cả vấn đề tiếp đãi các sứ đoàn từ các nước tới nộp cống. Quan niệm Trung Quốc về lễ (礼), theo Khổng Tử dạy, được coi là một phần của giáo dục.
Từng có quan niệm rằng một học giả phải "tri thư, đạt lễ" (知書達禮) có nghĩa là phải học rộng và cư xử đúng lễ nghi. Vì thế, một chức năng khác của bộ này là giám sát các hệ thống thi cử dân sự trên toàn quốc để lựa chọn quan lại. Bởi vì dân chủ là một vấn đề chưa từng được biết tới ở thời tiền Cộng hòa tại Trung Quốc, các triết lý Khổng Tử mới coi các cuộc thi cử của nhà nước là con đường để chính thống hóa một chế độ bằng cách cho phép nhân tài tham gia vào chính quyền độc đoán và khép kín trước đó.
Binh bộ (兵部) - Không giống thời nhà Minh trước đó, vốn kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực quân sự, Binh bộ nhà Thanh có quyền lực rất hạn chế. Đầu tiên các Kỳ binh (quân chủ lực) nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Hoàng đế và các hoàng tử người Mãn Châu và Mông Cổ, khiến cho bộ này chỉ có quyền lực đối với các lộ quân địa phương. Hơn nữa, các chức năng của bộ hầu như chỉ đơn thuần là hành chính - các chiến dịch và các đợt diễn tập quân sự được chỉ huy và giám sát bởi Hoàng đế, đầu tiên thông qua hội đồng quản lý người Mãn Châu và sau này là Quân Cơ Xứ (軍機處).
Hình bộ (刑部) - Hình bộ xử lý mọi vấn đề pháp luật, gồm cả giám sát các tòa án và nhà tù. Bộ luật hình sự nhà Thanh khá yếu kém so với các hệ thống luật pháp hiện đại hiện nay, bởi vì nó không có sự phân biệt giữa các nhánh hành pháp và lập pháp trong chính phủ. Hệ thống pháp luật có thể mâu thuẫn, và khá nhiều khi tỏ ra độc đoán, bởi vì Hoàng đế cai trị bằng nghị định và là người đưa ra phán quyết cuối cùng đối với mọi vấn đề luật pháp.
Các hoàng đế có thể (và đã) đảo ngược các phán quyết của các tòa án cấp dưới tùy theo từng lúc. Sự công bằng trong đối xử cũng là một vấn đề dưới hệ thống phân biệt chủng tộc do chính phủ Mãn Châu áp dụng đối với cộng đồng đa số người Hán. Để giảm bớt các vấn đề không thỏa đáng đó và giữ cho dân chúng sống yên ổn, nhà Thanh áp dụng một hệ thống luật hình sự rất khắc nghiệt đối với người Hán, nhưng không tới mức nghiêm khắc quá đáng như ở các triều đại trước đó.
Công bộ (工部) - Công bộ xử lý mọi dự án xây cất của triều đình gồm các cung điện, đền đài và sửa chữa các đường thủy cũng như các kênh tiêu lũ. Họ cũng chịu trách nhiệm đúc tiền.
Ngoài sáu bộ kể trên, có một Lý Phiên Viện (理藩院|Lǐfànyuán) và đây là cơ quan chỉ riêng có ở nhà Thanh. Cơ quan này ban đầu chịu trách nhiệm điều hành quan hệ với các đồng minh Mông Cổ. Khi đế chế mở rộng thêm, nó nhận thêm các công việc hành chính đối với tất cả các nhóm thiểu số sống trong và ngoài đế chế, gồm cả những tiếp xúc đầu tiên với Nga - khi ấy còn được coi là một quốc gia triều công. Cơ quan này hoạt động như một bộ thực sự và vị quan đứng đầu cũng có mức hàm tương đương. Tuy nhiên, ban đầu những ứng cử viên lãnh đạo nó chỉ là người thuộc dân tộc Mãn Châu và Mông Cổ.
Dù Lễ bộ và Lý Phiên Viện có một số trách nhiệm chung trong ngoại giao, chúng vẫn không được sáp nhập vào nhau. Điều này xuất phát từ quan điểm truyền thống của đế quốc coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới và mọi người nước ngoài đều là những kẻ mọi rợ chưa khai hóa không xứng đáng có tư cách ngoại giao tương đương với họ. Chỉ tới năm 1861—một năm sau khi thua trận trong "Chiến tranh nha phiến lần thứ hai" trước liên minh Anh-Pháp—chính phủ nhà Thanh mới lùi bước trước sức ép của nước ngoài và lập ra một bộ ngoại giao thực sự được gọi theo một cái tên dài lê thê là "Tổng lý các quốc sự vụ nha môn" (總理各國事務衙門), hay nói gọn là "Tổng lý nha môn" (總理衙門)).
Ban đầu cơ quan này được dự định tạm thời sử dụng các viên chức thuyên chuyển từ Quân Cơ Xứ (軍機處) theo kiểu làm việc bán thời gian. Tuy nhiên, khi việc giải quyết vấn đề với những người nước ngoài ngày càng phức tạp và thường xuyên, cơ quan ngày càng mở rộng và trở nên quan trọng, và càng có ưu thế khi được sử dụng tiền thu từ thuế hải quan. Dù triều đình nghi ngờ về mọi thứ liên quan tới nước ngoài, văn phòng này đã trở thành một trong những bộ có nhiều quyền lực nhất bên trong chính phủ nhà Thanh.
Quân sự
Những sự khởi đầu và sự phát triển đầu tiên
Chỉ những người Mãn Châu thuộc Thượng Tam Kỳ mới được đích thân Hoàng đế lựa chọn vào đội bảo vệ riêng của mình. Những kỳ còn lại được gọi là 'Hạ Ngũ Kỳ' (下五旗) và được chỉ huy bởi các hoàng tử người Mãn Châu trực hệ của Nurhachi theo chế độ cha truyền con nối, và thường được gọi theo nghi thức là 'Thiết mạo tử vương' (鐵帽子王 - Các hoàng tử mũ sắt) hay các 'Hòa Thạc' (和硕). Họ cùng nhau tạo thành một hội đồng quản lý quốc gia Mãn Châu cũng như bộ tư lệnh quân đội có tên gọi là Hòa Thạc Bội Cần.
Năm 1730 Hoàng đế Ung Chính thành lập Quân Cơ Xứ (Junjichu|軍機處) ban đầu để chỉ huy trực tiếp các hoạt động hàng ngày của quân đội nhưng dần dần Quân Cơ Xứ lãnh một số trách nhiệm hành chính và quân sự khác của quân đội và chịu trách nhiệm tập trung hóa quyền lực vào triều đình. Tuy nhiên, các Hòa thạc vẫn tiếp tục đóng vai trò có ảnh hưởng to lớn trong các hoạt động chính trị và quân sự của triều đình nhà Thanh cũng như công việc cai trị của Hoàng đế Càn Long.
Khi quyền lực nhà Thanh mở rộng về phía bắc Vạn lý trường thành trong những năm cuối triều nhà Minh, hệ thống các Kỳ được con trai và là người thừa kế của Nurhachi là Hoàng Thái Cực phát triển thêm các kỳ Mông Cổ và các kỳ Hán. Khi họ kiểm soát được những vùng lãnh thổ cũ của nhà Minh, các Kỳ đội có quy mô khá nhỏ đó được tăng cường bởi Lục doanh quân (綠營兵 lục doanh binh) vốn có quân số lớn gấp ba các Kỳ. Lục doanh quân là các đội quân người Hán.
Các đội quân này được điều khiển bởi một Ban chỉ huy gồm cả các đô thống Lục doanh quân và Kỳ binh. Các Kỳ và Lục doanh là quân thường trực, được chính phủ trả lương. Ngoài ra, các quan lại địa phương từ mức tỉnh trở xuống tới mức xã vẫn giữ một lực lượng dân quân không chính quy làm các nhiệm vụ cảnh sát và cứu nạn. Các đội dân quân đó thường nhận được một khoản lương nhỏ hàng năm lấy từ kho bạc địa phương cho hoạt động của mình. Họ ít khi được huấn luyện quân sự và nếu có được huấn luyện thì cũng không được coi là đội quân chiến đấu.
Hòa bình và trì trệ
Các Kỳ đội được phân chia theo dòng dõi dân tộc, có nghĩa theo người Mãn Châu và người Mông Cổ. Dù vẫn có một nhánh thứ ba gồm những kỳ binh người Hán từng theo người Mãn Châu trước khi nhà Thanh được thành lập, những kỳ binh Hán không bao giờ được chính phủ đối xử bình đẳng so với hai nhánh kia vì việc họ gia nhập muộn hơn và vì dòng giống Hán Trung Quốc của họ. Chuyên môn quân sự của họ - chủ yếu trong bộ binh, pháo binh và công binh, cũng bị coi là xa lạ so với truyền thống sử dụng kị binh của những người du mục Mãn Châu.Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục, các vai trò quân sự của kỳ binh Hán nhanh chóng bị Lục doanh quân thâu tóm. Các Kỳ binh Hán hoàn toàn chấm dứt tồn tại sau khi Hoàng đế Ung Chính cải cách lại các Kỳ nhằm mục tiêu giảm chi phí triều đình. Các nguồn gốc quân sự-xã hội của hệ thống Kỳ binh có nghĩa là dân cư bên trong mỗi nhánh của hệ thống Kỳ binh cùng như các nhánh phụ của nó tuân theo hệ thống cha truyền con nối và cứng nhắc. Chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt được sự đồng ý theo nghị định triều đình việc di chuyển xã hội giữa các kỳ mới được thực hiện.
Trái lại Lục doanh quân ban đầu được dự định xây dựng trở thành một lực lượng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong những giai đoạn hòa bình lâu dài ở Trung Quốc từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, việc tuyển dụng lính từ các cộng đồng nông nghiệp đã giảm sút, một phần vì lập trường chống đối của tầng lớp trí thức Khổng giáo mới với nghề binh. Nhằm giữ vững sức mạnh, Lục quân bắt đầu biến đổi, dần trở thành một chế độ kiểu cha truyền con nối.
Lực lượng Kỳ binh đông đảo tới gần 200.000 ngàn quân của người Mãn Châu được chia thành; một nửa được chỉ định vào Cấm Lữ Bát Kỳ (禁旅八旗 Jìnlǚ Bāqí) đóng quân tại Bắc Kinh. Họ vừa đóng vai trò đội quân đồn trú của chính phủ nhà Thanh vừa là lực lượng chiến đấu. Số còn lại được chia vào nhiệm vụ canh gác các thành phố quan trọng ở Trung Quốc. Họ được gọi là Trú Phòng Bát Kỳ (駐防八旗 Zhùfáng Bāqí).
Tầng lớp cai trị Mãn Châu, nhận thức rõ số lượng nhỏ nhoi của mình so với người Hán, đã áp dụng một chính sách nghiêm ngặt về phân biệt nguồn gốc giữa người Mãn Châu và Mông Cổ với người Hán vì sợ rằng sẽ bị người Hán đồng hoá. Chính sách này được áp dụng trực tiếp tới các đội quân Kỳ đồn trú, đa số họ chiếm giữ một vùng có tường bao kín xung quanh bên trong các thành phố đồn trú của họ. Bên trong các thị trấn chật hẹp như Thanh Châu (青州), một thị trấn pháo đài mới được xây dựng làm nơi sinh sống cho quân Kỳ đồn trú và gia đình họ.
Bắc Kinh là thủ đô của đế chế, Nhiếp chính Dorgon (Đa Nhĩ Cổn) buộc toàn bộ dân Trung Quốc phải dời đi sống tại các khu ngoại thành phía nam sau này được gọi là "Ngoại Thành" (外城 wàichéng). Thành phố có tường bao ở phía bắc được gọi là "Nội thành" (内城 nèichéng) được phân chia cho Bát Kỳ Mãn Châu còn lại, mỗi Kỳ chịu trách nhiệm canh gác khu của mình bên trong Nội Thành bao quanh khu dinh thự Tử Cấm Thành (紫禁城 Zǐjìnchéng).
Chính sách bố trí quân đội các Kỳ làm quân đồn trú tại các địa phương không phải để bảo vệ mà là để ngăn chặn sự lo ngại của người Mãn Châu thông qua việc nô dịch hóa dân chúng bằng lợi thế kỵ binh của họ. Vì thế, sau một thế kỷ hòa bình và hiếm khi được huấn luyện trên chiến trường, các Kỳ binh Mãn Châu dần đánh mất khả năng chiến đấu. Thứ hai, trước cuộc chinh phục, các Kỳ binh Mãn Châu là một 'công dân' quân đội, và các thành viên của nó là các nông dân và người chăn thả gia súc Mãn Châu bị buộc phải đi lính cho đất nước trong thời gian chiến tranh.
Quyết định của nhà Thanh buộc các Kỳ binh phải trở thành một lực lượng chuyên nghiệp khiến cho nhà nước phải chu cấp cho mọi nhu cầu của họ, và với sự tham nhũng xảy ra từ binh lính cho đến sĩ quan khiến họ càng nhanh chóng biến chất không còn đáp ứng được yêu cầu của một đội quân chiến đấu. Điều tương tự cũng xảy ra trong Lục doanh quân. Ở thời bình, việc đi lính chỉ đơn giản là để kiếm thêm một khoản thu nhập. Các binh sĩ và chỉ huy đều không quan tâm tới việc huấn luyện mà chỉ chăm chú vào việc kiếm tiền. Tham nhũng tăng lên khi chỉ huy các đơn vị địa phương đề xuất tài chính và trang bị dựa trên các con số đã được thổi phồng lên để bỏ túi phần chênh lệch. Khi khởi nghĩa Thái bình thiên quốc nổ ra trong thập kỷ 1850, triều đình nhà Thanh mới muộn màng nhận ra rằng Kỳ binh và Lục doanh quân không thể giúp họ dẹp tan nội loạn cũng như bảo vệ đất nước khỏi quân xâm lược.
Chuyển biến và hiện đại hoá
Sự thất bại của Trung Hoa trong những cuộc chiến tranh với nước ngoài đã làm cho sĩ phu thức tỉnh. Cũng như nhiều quốc gia Á Đông thời kỳ đó, nhiều nho sĩ Trung Hoa đã yêu cầu Thanh đình cải cách về quân sự, chính trị cũng như xã hội.Hai người đi đầu trong việc hoạch định một chính sách mới là Ngụy Nguyên và Phùng Quế Phương. Ngụy Nguyên đưa ra những biện pháp nhan đề Trù Hải Thiên (Kế Hoạch Phòng Thủ Duyên Hải) năm 1842 đại lược như sau:
- Cải cách quân đội bằng cách học hỏi cách chế tạo vũ khí, đóng tàu của người phương Tây. Ngoài ra phải đãi ngộ xứng đáng, trả lương hậu hĩ để có được những binh sĩ ưu tú
- Tập trung phòng thủ trên đất liền và dụ địch vào trong các thủy đạo để tiêu diệt tại một khu vực đã sắp xếp trước
- Liên minh với nhiều nước để họ kiềm chế lẫn nhau và mượn tay kẻ thù này tiêu diệt kẻ thù kia
- Mở cửa cho người ngoại quốc vào buôn bán
Phùng Quế Phương là học trò của Lâm Tắc Từ. Lúc ở Thượng Hải đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa tư bản. Năm 1861 ông đã viết quyển sách “ Hiệu lư bân” kháng nghị chủ trương học tập khoa học tự nhiên và kỹ thuật sản xuất của các nước tư bản như thiên văn, lịch pháp, công cụ sản xuất va các mặt tri thức khác, mong muốn thông qua biện pháp cải lương chính trị để đưa Trung Quốc tiến lên con đường tư bản. Ông đi sâu hơn vào những cải cách chính trị và xã hội trong đó ông nhấn mạnh:
- Học hỏi và tự chế tạo những vũ khí cần thiết, thúc đẩy người học về kỹ thuật để thoát ra khỏi những đe dọa của nước ngoài.
- Cải cách giáo dục để đào tạo nhân tài bao gồm nhiều lãnh vực kỹ thuật và khoa học khác đồng thời biến cải kỹ nghệ quốc phòng
- Cải cách cách huấn luyện binh sĩ, đào tạo những lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ hơn là duy trì một đội quân khổng lồ nhưng kém cỏi
- Áp dụng lý thuyết Thể Dụng, duy trì tinh thần Khổng Mạnh nhưng áp dụng kỹ thuật mới.
Trịnh Quan Ứng, một thương nhân nổi tiếng: chủ trương khai thác mỏ quặng, xây dựng đường sắt, xuất bản báo chí, lập trường học, yêu cầu thành lập nghị viện và xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
Những quan điểm mới đó sau này được phát động để trở thành một phong trào dưới cái tên Dương Vụ Vận Động. Tuy nhiên những vận động có tính chất “lửa rơm” đó không đi đến đâu vì chỉ do nhiệt huyết sĩ phu mà không phải là những chương trình được nghiên cứu chu đáo và áp dụng một cách qui củ. Những cải cách quân sự vẫn chỉ hời hợt bề ngoài nên không thành công. Về sau, để đối phó với những tổ chức nổi dậy, nhiều đơn vị quân sự địa phương được thành lập và ít nhiều mang lại những sinh khí mới như Tương quân của Tăng Quốc Phiên, gia tăng lưu động tính, nhấn mạnh vào đức tính của quân sĩ, Hoài quân của Lý Hồng Chương, sử dụng vũ khí phương Tây, Sở quân của Tả Tông Đường nhấn mạnh vào vai trò hệ thống tiếp liệu.
Cải cách trong quân đội.
Đầu cuộc khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc, các lực lượng nhà Thanh chịu một loạt các thất bại nặng nề dẫn tới việc mất thủ đô hành chính địa phương tại Nam Kinh (南京) 1853. Quân khởi nghĩa giết toàn bộ quân đồn trú Mãn Thanh và gia đình họ sống tại thành phố và biến nó làm thủ đô của họ. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, lực lượng viễn chinh của Thái bình thiên quốc xâm nhập về phía bắc tới tận các vùng ngoại ô Thiên Tân (天津), nơi được coi là vùng trung tâm của đế quốc.
Trong tình trạng tuyệt vọng, triều đình lệnh cho một vị quan Trung Quốc là Tăng Quốc Phiên (曾國藩) tổ chức lại lực lượng dân quân tại các vùng và các địa phương (Đoàn Dũng 團勇 và Hương Dũng 鄉勇) thành một lực lượng thường trực để chống lại quân Thái Bình. Chiến lược của Tăng Quốc Phiên dựa trên giới quý tộc địa phương để xây dựng lên một tổ chức quân sự mới từ các tỉnh đang bị quân Thái Bình đe dọa trực tiếp.
Lực lượng mới này được gọi là Sương quân (湘軍), được đặt tên theo vùng đất nơi họ được thành lập. Sương quân là một hỗn hợp giữa dân quân địa phương và quân đội thường trực. Họ được huấn luyện chuyên nghiệp, nhưng lĩnh lương từ ngân khố địa phương. Sương quân và lực lượng sau này là Hoài quân (淮軍) được các vị quan đồng triều với Tăng Quốc Phiên cùng người 'học trò' là Lý Hồng Chương thành lập (hai quân này thường được gọi chung là Dũng Doanh (勇營).
Trước khi thành lập và chỉ huy Hoài quân, Tăng Quốc Phiên chưa từng có kinh nghiệp quân sự. Là một vị quan được giáo dục theo kiểu cổ điển, kế hoạch thành lập Hoài quân của ông được thực hiện theo kinh nghiệm lịch sử - tướng nhà Minh là Thích Kế Quang (戚繼光) vì thấy sự yếu kém của quân đội triều đình đã quyết định thành lập đội quân 'riêng' của mình nhằm chống lại quân cướp biển Nhật Bản ở giữa thế kỷ 16. Học thuyết của Thích Kế Quang dựa nhiều vào các tư tưởng Tân Khổng giáo ràng buộc tính trung thành của quân đội với cấp chỉ huy trực tiếp và vào vùng đất nơi họ được thành lập.
Việc này đầu tiên tạo cho quân đội một số tinh thần đoàn kết. Tuy nhiên, cần phải chỉ ra rằng quân đội của Thích Kế Quang là một giải pháp tình thế cho một vấn đề cụ thể - chiến đấu chống lại cướp biển, cũng như Tăng Quốc Phiên dự định thành lập Hoài quân để chống quân khởi nghĩa Thái Bình. Tuy nhiên theo hoàn cảnh, hệ thống Dũng binh trở thành một cơ cấu thường trực bên trong quân đội nhà Thanh và cùng với thời gian nó lại gây ra những vấn đề cho chính phủ trung ương.
Đầu tiên hệ thống Dũng binh báo hiệu sự kết thúc ưu thế của người Mãn Châu bên trong thể chế quân đội nhà Thanh. Dù các Kỳ và Lục doanh quân làm lãng phí các nguồn tài nguyên cần thiết cho bộ máy hành chính của nhà Thanh, từ đó các cơ cấu Dũng binh trên thực tế đã trở thành lực lượng số một của chính phủ Thanh. Thứ hai, các đơn vị Dũng binh được tài trợ từ nguồn tài chính của các tỉnh và tuân theo sự chỉ huy của các tướng lĩnh địa phương.
Sự thay đổi này khiến cho quyền lực của chính phủ trung ương giảm sút trên toàn bộ đất nước, và tình hình càng trầm trọng thêm khi các cường quốc bên ngoài đua nhau lập các vùng lãnh thổ tự trị của riêng họ tại nhiều vùng khác nhau bên trong Trung Quốc. Tuy nhiên, dù có những ảnh hưởng tiêu cực các biện pháp này tỏ ra rất cẩn thiết ở thời điểm nguồn thu từ các tỉnh đã bị quân khởi nghĩa chiếm không còn tới được ngân khố triều đình. Cuối cùng, cơ cấu chỉ huy của Dũng binh tạo thuận lợi cho các chỉ huy quân sự của nó có cơ hội phát triển quan hệ với nhau vì khi được thăng chức, dần dần triều đình nhà Thanh phải nhượng bộ họ và cuối cùng là sự nổi dậy của các "quân phiệt".
Tới cuối những năm 1800 Trung Quốc nhanh chóng trượt vào con đường trở thành một nước nửa thuộc địa. Thậm chí các nhân tố bảo thủ nhất bên trong triều đình nhà Thanh cũng không thể không nhận thấy sự yếu kém quân sự của triều đình đối lập với sự hùng mạnh của quân đội "rợ" nước ngoài đang dần áp chế họ - Năm 1860 trong cuộc Chiến tranh nha phiến lần hai thủ đô Bắc Kinh bị chiếm và Cung điện mùa hè (Cũ) bị một liên minh nhỏ của Anh Pháp với số lượng chừng 25.000 quân cướp phá.
Dù Trung Quốc tự kiêu hãnh rằng chính họ là người phát minh ra thuốc súng, và súng ống từng được sử dụng trong chiến tranh ở Trung Quốc từ thời nhà Tống, sự xuất hiện của các loại vũ khí hiện đại từ cuộc Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu như súng có rãnh xoắn (1855), súng máy (1885), và các tàu chiến chạy bằng hơi nước (những năm 1890) khiến quân đội, hải quân Trung Quốc được huấn luyện kiểu cổ điển và trang bị các loại vũ khí thô sơ mất ưu thế hoàn toàn. Nhiều lời kêu gọi 'Tây phương hoá' và hiện đại hóa các loại vũ khí hiện dùng trong quân đội - đa phần từ phía Hoài quân mang lại rất ít kết quả. Một phần bởi vì họ thiếu vốn, nhưng chủ yếu bởi vì thế lực chính trị trong triều đình nhà Thanh không muốn thực hiện điều đó thông qua các biện pháp cải cách.
Tư bản nước ngoài xâm nhập.
Điều ước Nam Kinh mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào Trung Quốc. Năm 1845 nước Anh mở tuyến đường thủy từ thủ đô Luân Đôn (Anh) đến Trung Quốc, sau đó xây dựng ụ tàu ở Quảng Châu (Quảng Đông) để sửa chữa tàu thuyền, đó là hoạt động công nghiệp đầu tiên của tư bản nước ngoài hình thành ở Trung Quốc. Ít lâu sau các thương nhân Anh, Mỹ cũng mở xưởng sửa chữa tàu và lập ụ tàu ở Thượng Hải, Hạ Môn, Phúc Châu, về sau tư bản nước ngoài lũng đoạn ngành hàng hải của Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1862 đến 1875 số vốn của thương nhân Anh và Mỹ đầu tư trong ngành hàng hải lên tới 256 vạn lạng bạc.Sau khi điều ước Ái huy được ký kết năm 1858 thương nhân Nga được quyền hoạt động ở Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1863 các thương nhân Nga mở xưởng chế biến chè tại Hán Khẩu (Hồ Bắc), Cửu Giang (Giang Tây), Phúc Châu (Phúc Kiến) cạnh tranh mạnh với ngành sản xuất chè truyền thống của Trung Quốc. Hán Khẩu trở thành trung tâm chế biến và xuất khẩu chè của Trung Quốc, năm 1865 số lượng chè xuất khẩu tại Hán Khẩu là 1400 tấn, đến năm 1875 đã tăng lên 11000 tấn, tức tăng lên 8 lần.
Năm 1862 các thương nhân Anh mở xưởng ươm tơ tại Thượng Hải, sau đó thương nhân Pháp và Mỹ cũng tham gia sản xuất trong ngành này. Các xưởng ươm tơ của tư bản nước ngoài đã phá hoại ngành ươm tơ thủ công nghiệp truyền thống của Trung Quốc. Bên cạnh đó tư bản nước ngoài còn mở những xí nghiệp làm đường, chế biến bột, thuộc da.
Sự hình thành chủ nghĩa tư bản dân tộc.
Sau chiến tranh thuốc phiện do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản ngoại quốc nên công nghiệp dân doanh của Trung Quốc bắt đầu sử dụng máy móc để sản xuất. Năm 1861 thương nhân Phúc châu mua máy móc nước ngoài để làm chè khối. Năm 1862 hiệu buôn gạo Hồng thịnh ở Thượng hải bắt đầu dùng máy xát gạo. Năm 1880 thương nhân Nam hải (Quảng đông) mở xưởng ươm tơ máy. Các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ đó là bước đầu của ngành công nghiệp kiểu mới do thương nhân làm.Thương nhân, địa chủ, quan liêu bỏ vốn vào công nghiệp kiểu mới trở thành tiền thân của giai cấp tư sản Trung Quốc. Thương nhân chuyển thành giai cấp tư sản đó là lớp dưới của giai cấp tư sản vì điều kiện khó khăn nên công nghiệp của họ phát triển chậm. Còn địa chủ và quan liêu biến thành giai cấp tư sản là lớp trên vì họ có đặc quyền về chính trị và kinh tế nên công nghiệp của họ phát triển tương đối nhanh. Đối với việc cải cách xã hội giai cấp tư sản lớp dưới có yêu cầu tương đối mạnh.
Lúc mới ra đời, tư sản dân tộc Trung Quốc đã phải chịu hai tầng áp chế của tư sản nước ngoài và thế lực phong kiến trong nước. Một công sứ Anh đã từng nói “việc Trung Quốc sản xuất bằng máy móc sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Anh”. Mặt khác nhà Thanh cũng sợ công nghiệp phát triển sẽ tập trung nhiều nhân dân lao động làm lung lay nền thống trị phong kiến của mình. Vì vậy tư sản ngoại quốc và phong kiến trong nước có thái độ thù địch với tư bản dân tộc, do đó tư bản dân tộc Trung Quốc phát triển rất khó khăn và chậm chạp. Trong thời gian 1904 – 1908 có 227 công ty được thành lập nhưng trong số đó chỉ có 72 doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 100.000 lạng bạc.
Công nghiệp dệt phát triển rất nhanh chóng, số vốn từ năm 1881 – 1895 tăng gấp 22 lần lên tới 18.047.544 đô la, các nhà máy dệt chủ yếu tại Thượng hải và Vũ hán (Hồ bắc). Tại Vũ hán có cục dệt vải Hồ bắc. Tại Thượng hải có cục dệt Hoa tân, Hoa thịnh, nhà máy sợi Dụ nguyên. Trương Kiển (1853 – 1926) một trong những nhà doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động công thương thời kỳ đó, mở xưởng dệt Đại Sinh ở Nam thông (Giang tô), các công ty khai khẩn chăn nuôi Thông Hải, công ty tàu thủy Đại Đạt, công ty bột mì Phục Tân, ngân hàng thực nghiệp Hoài hải.
Quan đốc thương biện
Nhờ những hoạt động đó, Trung Quốc bước đầu có những cơ sở công nghiệp hiện đại. Sau đó xuất hiện nhiều xí nghiệp do nhà nước quản lý, tư nhân điều hành, nhà nước và tư nhân cùng làm gọi là quan đốc thương biện. Những thương nhân người Quảng đông như Đường Đình Canh, Từ Nhuận, Trịnh Quan Ứng, đều hoạt động mãi biện cho các công ty nước ngoài như Dent & Co, Jardin Matheson nên tích lũy được tiền bạc trước khi tham gia kinh doanh riêng. Tài sản của Từ Nhuận đạt đến 1800 vạn lạng bạc vào năm 1883 trong đó 65% tài sản là thuộc về bất động sản tại Thượng hải, được mệnh danh là vua địa ốc..Trước năm 1870 hoạt động vận tải hàng hải tại Trung Quốc bị chi phối bởi công ty Russel & Co của Mỹ. Nhận thấy vấn đề đó đạo đài Thượng hải là Đinh Nhữ Xương (về sau là Giám đốc Giang nam công xưởng, đô đốc hạm đội hải quân Bắc dương) cùng với Lý Hồng Chương bàn tính giành lại quyền tự chủ trong hoạt động hàng hải. Năm 1863 Đinh Nhữ Xương dự định thành lập công ty hàng hải dùng tàu thuyền Trung Quốc và được hưởng mức thuế thấp, chủ trương khuyến khích thương nhân bỏ vốn và đóng các tàu hơi nước.
Sau khi vượt qua trở ngại về tài chính năm 1872, Lý Hồng Chương và Thịnh Tuyên Hoài cùng xây dựng Cục Kinh doanh Tàu biển (Luân thuyền chiêu thương cục) tại Thượng hải có tính chất dân dụng do thương nhân Đường Đình Thục, Từ Nhuận, Trịnh Quan Ứng góp vốn và tham gia quản lý thực hiện chở lương thực từ Giang nam đến Thiên tân, đặt nền móng cho ngành vận tải hàng hải của Trung Quốc. Lúc đầu Chiêu thương cục có 3 chiếc tàu với lượng vốn 20 vạn lạng bạc, sau 4 năm hoạt động tăng lên 33 chiếc, tổng lượng hàng vận chuyển là 23.967 tấn, lợi nhuận hàng năm đạt 30 vạn lạng bạc.
Do lượng vốn ban đầu hạn chế nên trong quá trình kinh doanh những người quản lý kêu gọi vốn góp thêm đạt tới 100 vạn lạng bạc, trong đó Từ Nhuận chiếm tới 50% cổ phần. Năm 1877 Chiêu thương cục mua lại Công ty tàu thủy Thượng hải do người Mỹ góp vốn, tiếp nhận 17 chiếc tàu. Khi Đường Đình Thục chuyển đến làm quản lý mỏ than Khai bình năm 1884, Từ Nhuận lên thay, mua lại Công ty tàu thủy Kỳ xương (Mỹ) có quy mô lớn nhất Đông Á mở rộng phạm vi kinh doanh, độc quyền kinh doanh vận tải vùng Trường giang.
Đường Đình Thục còn quản lý Công ty hàng hải liên hợp thành lập năm 1868. Đường Đình Thục liên kết với Trịnh Quan Ứng mở 2 ụ tàu hơi nước ở Phật sơn và Quảng châu. Khai bình môi khoáng thành lập năm 1877 tại phía bắc Thiên tân có sản lượng lên tới 70 vạn tấn/năm do thương nhân Đường Đình Thục quản lý với số vốn 150 vạn lạng bạc, Thiên tân điện báo cục, Nam bắc điện báo cục, Cục đường sắt Bắc dương quan ở Sơn hải quan, Tân Du thiết lộ, Giang tây Công ty Than đá và sắt Hán Dã Bình thành lập năm 1889 dưới sự kết hợp của mỏ sắt Đại dã và mỏ than Bình hương, Ngân hàng Công thương Trung Quốc được thành lập năm 1897 tại Thượng hải, Công ty Xi măng Tangshan Qixin tại Thiên tân thành lập năm 1892 đưa Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á sản xuất xi măng.
Trước đó ngành bảo hiểm hàng hóa của Trung Quốc do các công ty nước ngoài thực hiện. Để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm, năm 1875 Từ Nhuận đã thành lập Công ty bảo hiểm đầu tiên của Trung Quốc là Công ty bảo hiểm hàng hải Nhân hòa với số vốn 50 vạn lạng bạc. Đến năm 1878 lại thành lập thêm Công ty bảo hiểm hàng hải và cháy Ký hòa với số vốn 50 vạn lạng bạc. Đến năm 1886 Từ Nhuận sáp nhập 2 công ty đó thành Công ty Bảo hiểm Nhân Kỳ Hòa, đặt nền móng cho ngành kinh doanh bảo hiểm Trung Quốc.
Ngoài ra Từ Nhuận còn góp vốn vào hoạt động khai mỏ. Với 15 vạn lạng bạc chiếm 10% số vốn của mỏ than Khai bình, Từ Nhuận đảm nhận chức Giám đốc, khuyến khích sử dụng nhiều máy móc nhập từ Anh, thuê kỹ sư Anh, dùng công nghệ mới để khai thác than, số nhân công người Quảng đông đã lên tới 5000 người. Sản lượng của mỏ than Khai bình nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường Thiên tân, cạnh tranh với than nhập khẩu. Mỏ than Khai bình cung cấp nhiên liệu cho hạm đội hải quân Bắc dương và các cơ sở địa phương. Để phục vụ cho việc vận chuyển than, đường sắt Thiên tân được xây dựng. Các doanh nghiệp phụ trợ cho than đá và xi măng cũng được thành lập trong khu vực.
Chi nhánh Quảng châu của Mỏ than Khai bình do Trịnh Quan Ứng (1842 -1922) làm quản lý. Trịnh Quan Ứng tham gia dịch thuật bộ luật kinh doanh của Anh ban hành tại Hương cảng năm 1865 sang tiếng Hoa. Năm 1880 Trịnh Quan Ứng mở nhà máy dệt tại Thượng hải, nhờ Dung Hoằng lúc đó làm Phó lãnh sự tại Mỹ tuyển dụng kỹ sư người Mỹ. Năm 1881 Trịnh Quan Ứng đầu tư 65000 lạng bạc thành lập Công ty Khai hoang Đường cô Thiên tân làm tiền đề cho việc sản xuất giấy 10 năm sau. Trịnh Quan Ứng còn tham gia quản lý tuyến đường sắt Quảng châu – Hán khẩu và đến năm 1905 thành lập Phòng thương mại Quảng châu. Về sau Trịnh Quan Ứng tái cơ cấu lại Luân thuyền chiêu thương cục cho phù hợp với luật thương mại.
Từ Nhuận còn đầu tư vào mỏ đồng Bình tuyền, mỏ vàng Hà phong ở Nghi xương, mỏ bạc Gushanxi, mỏ bạc Tam sơn, mỏ bạc Thiên hoa (Quảng đông), mỏ bạc Đàn châu, mỏ vàng Kiến bình (Nhiệt hà), mỏ than Cẩm châu, mỏ than Quế trì (An huy).
Bên cạnh các hoạt động doanh thương Từ Nhuận còn đóng góp vào các hoạt động xã hội, thành lập Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, Đồng văn thư cục, gửi du học sinh sang Mỹ. Nhiều người trong số đó về sau đều có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước như nhà chính trị Đường Thiệu Nghi, nhà ngoại giao Lương Như Hạo, nhà kỹ sư Thiên Hựu, Hiệu trưởng trường Đại học Thanh hoa Đường Quốc Ân. Trong việc xây dựng và phát triển nền công nghiệp cận đại của Trung Quốc, công lao của Thịnh Tuyên Hoài rất lớn, được xem như người cha của nền công nghiệp cận đại. Ngoài ra còn phải kể đến các thương nhân như Đường Đình Thục, Đường Đình Canh, Từ Nhuận (1838 -) “vua trà Trung Quốc” và “vua địa ốc”.
Lý Hồng Chương thành lập Cục Điện báo năm 1882 và giao cho trợ thủ là Thịnh Tuyên Hoài quản lý và góp phần lớn số vốn trong Điện báo cục thực hiện xây dựng đường dây điện tín giữa Thiên tân và Thượng hải. Tới năm 1901 Điện báo cục đã xây dựng 14000 dặm đường dây điện tín giữa các thành phố, thị trấn. Năm 1876 Bưu điện Đại Thanh được thành lập. Trong thời gian 1872 – 1885 có tới 90% dự án hiện đại hóa sản xuất được thực hiện dưới sự bảo trợ của Lý Hồng Chương. Có tới 75 cơ xưởng sản xuất và 33 mỏ than và khoáng sản được thành lập.
Các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng phương pháp kỹ thuật mới. Năm 1853 nhà thuốc Lão đức ở Thượng hải đã chế được thuốc tây, nhà máy xà phòng Mỹ Tra làm được xà phòng. Năm 1876 nhà máy Đạm thủy Đài loan bắt đầu dùng máy móc đào than. Năm 1878 dùng phương pháp Tây phương đế khai thác dầu. Năm 1861 người Anh dùng máy kéo tơ. Năm 1889 Cục dệt vải Thượng hải sử dụng kỹ thuật Tây phương để dệt vải. Năm 1892 Cục dệt vải Hồ bắc cũng có xưởng dệt quy mô lớn.
Năm 1881 kỹ thuật chế tạo giấy bằng máy được du nhập, năm 1890 nhà máy giấy Long chương được thành lập tại Thượng hải, năm 1882 kỹ thuật chế tạo da được nhập vào. Năm 1880 tại Thượng hải bắt đầu sản xuất hộp quẹt, năm 1891 sản xuất thuốc lá cuốn bằng máy. Năm 1864 nhà máy khí than Thượng hải ra đời, năm 1881 có nhà máy nước, năm 1882 có nhà máy bóng đèn điện. Trước năm 1880 điện báo đã được đưa vào Trung Quốc, năm 1872 đường dây điện tín giữa Hồng Kông và Thượng Hải được khai thông.
Ngành in ấn dùng kỹ thuật in của phương tây. Năm 1872 báo Buổi sáng ở Thượng hải đã nhập máy in bánh xe. Năm 1873 Cục in ấn được thành lập. Năm 1906 máy in cuốn chạy điện được nhập vào Trung Quốc. Phương pháp in thạch nhập vào năm 1876, kỹ thuật karô nhập vào đầu thời Quang tự.
Thông thương vụ đại thần Tam khẩu Sùng Hậu đề nghị phát triển thủy lợi ở miền đông Trực lệ, và tuần phủ Giang tây Thẩm Bảo Trinh đề nghị thay đổi phương pháp thu thuế đất ở Giang tây, đều nhằm giảm gánh nặng cho dân. Mặc dầu còn có nhiều hạn chế nhưng những hoạt động của phái Dương Vụ trên thực tế đã kích thích phần nào chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc phát triển.
Bên cạnh đó các nước Âu Mỹ cũng cho xây nhiều bệnh viện. Năm 1844 Anh xây dựng bệnh viện ở Thượng hải, sau đó ở Bắc kinh, Thẩm dương. Mỹ cũng xây bệnh viện ở Thượng hải, Sán đầu. Các tổ chức giáo hội xây dựng khoảng 70 bệnh viện. Lĩnh vực dân sinh.
Năm 1888 Lý Hồng Chương lập Tổng y viện trực thuộc Hải quân Bắc dương, có Tây y học đường, bệnh viện thực hành, kho thuốc, bổ nhiệm một người Anh làm Y quan. Các tổ chức giáo hội mở trường y ở Trung Quốc có Quảng châu Hạt Cát Y học viện năm 1899, Thượng hải Thần đán Y học viện năm 1903, Bắc kinh Hiệp hòa Y học viện năm 1906, Tứ xuyên Thành đô Hoa tây Hiệp hòa Đại học Y học viên năm 1910.
Năm 1902 Công ty nước sạch Thiên tân hoạt động, năm 1904 Thiên tân có Công ty Xe điện của Bỉ hoạt động. Năm 1895 Thịnh Tuyên Hoài thành lập trường Trung Tây học đường ở Thiên tân.
Phong trào Tây dương vụ.
Những người hăng hái thực hiện những biện pháp canh tân đều là các quan lại đã trải qua cuộc nội dậy Thái bình thiên quốc cho rằng muốn chống cự với phương Tây thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ. Vài người Mãn như Cung Thân Vương Dịch Hân, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Văn Tường, Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường, Quách Sùng Đào về sau có Tăng Kỷ Trạch, Tăng Quốc Thuyên, Trương Chi Động... hình thành Dương vụ phái. Họ cùng có chung chủ trương “tân chính”, kêu gọi “tự cường” bằng cách học tập phương Tây, trong đó khẩu hiệu “Trung học vi thể, Tây học vi dụng” được phái này xem là tư tưởng chỉ đạo Họ đồng ý với nhau rằng "muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới".Ngày 13/1/1861 vua Hàm Phong ra chỉ dụ thừa nhận phong trào Dương Vụ, khuyến khích tự lực tự cường, làm theo phương Tây để tăng cường quyền lực và phát triển kinh doanh. Phong trào Tây dương vụ ra đời, do Cung thân vương Dịch Hân, em vua Hàm Phong giữ chức Nghị chính vương kiêm Quân cơ xứ lĩnh bang đại thần khởi xướng. Phong trào kéo dài từ 1860 – 1895 với mốc khởi đầu là việc thành lập Tổng lý các quốc sự vụ nha môn tháng 1 năm 1861.
Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.
Năm 1861 Tổng đốc Lưỡng giang Tăng Quốc Phiên thành lập An khánh quân giới cục tại tỉnh An huy.
Năm 1862 Tuần phủ Giang tô Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên đồng sáng lập Cục pháo binh và Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam ở Thượng hải, Cục làm pháo Tây dương ở Tô châu, Cục cơ khí Kim lăng ở Nam kinh.
Năm 1866 Tổng đốc Mân Triết Tả Tôn Đường mở Cục thuyền Mã vĩ ở Phúc Kiến, do Thuyền chính đại thần Thẩm Bảo Trinh làm Giám đốc, đặt nền móng cho hải quân Trung Quốc. Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.
Khi chuyển đến vùng tây bắc giữ chức Tổng đốc Thiểm Cam, Tả Tôn Đường đề xuất lên triều đình nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy kinh tế văn hóa vùng Tân Cương có tác dụng tích cực đối với việc khai phá vùng biên giới, thành lập các cơ sở sản xuất kiểu mới ở vùng tây bắc như: Lan châu cơ khí chức ni cục (là xưởng dệt len cơ khí đầu tiên của Trung Quốc dùng máy móc của Đức, thành lập năm 1878), Tổng cục tơ tằm A khắc tô, Lan châu chế tạo cục thành lập năm 1871, Tây an cơ khí cục thành lập năm 1869.
Năm 1867 tại Thiên tân Sùng Hậu Thông thương vụ đại thần Tam khẩu mở 2 cơ khí cục chuyên sản xuất cơ khí quân dụng, sau đó năm 1872 Luân thuyền chiêu thương cục mở chi nhánh tại đây, năm 1877 mỏ than Khai bình được đưa vào khai thác, năm 1888 tuyến đường sắt Thiên tân Đường sơn hoàn thành, năm 1896 Bưu điện Đại Thanh hoạt động tại đây, năm 1903 thành lập Tổng cục Công nghệ Trực lệ. Tả Tông Đường là người đã mở xưởng đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc tại Phúc Kiến mang tên Mã vĩ, và cũng đã thành lập học viện hải quân đầu tiên khi ông làm tổng đốc ở đây.
Tổng cục chế tạo Giang nam.
Năm 1865 đạo đài Thượng hải Đinh Nhữ Xương, cựu tướng lĩnh Hoài quân được bổ nhiệm làm Giám đốc Cục chế tạo cơ khí Giang nam (về sau được cử làm đô đốc hạm đội hải quân Bắc dương). Lúc đầu kinh phí mua sắm máy móc chỉ có 25 vạn lạng bạc (35 vạn USD) được lấy từ nguồn thu thuế quan tại Thượng Hải. Tổng cục chế tạo cơ khí Giang Nam mua các máy móc của Mỹ gồm lò nấu, máy hơi nước, động cơ, máy đục, máy vặn ốc đủ các loại máy móc để chế tạo súng trường và pháo, thủy lôi, đạn dược, máy móc đóng tàu, là xí nghiệp quân sự lớn nhất do phái Dương vụ thành lập, về quy mô là một trong những công xưởng quân sự lớn nhất châu Á lúc bấy giờ.
Đến giữa năm 1867 mỗi ngày công xưởng sản xuất 14 khẩu súng trường và hàng trăm thùng đạn, cung ứng cho mặt trận Thiểm Cam của Tả Tông Đường. Đến năm 1873 mới sản xuất được 4200 khẩu súng trường Remington. Năm 1874 sản xuất được 110 đại bác theo kiểu của cơ xưởng Amstrong (Anh) với các loại cỡ nòng 120 mm, 170 và 200 mm. Về sau Lý Hồng Chương cho áp dụng kỹ thuật của Đức thay cho của Anh, dùng nhiều sản phẩm của hãng Krupp.
Năm 1861 nhà khoa học Từ Thọ (1818 – 1888) người Vô Tích, Giang tô đã nghiên cứu chế tạo tàu hơi nước, đến năm 1862 chế tạo thành công tàu Hoàng cốc là chiếc tàu hơi nước đầu tiên của Trung Quốc được làm bằng gỗ. Máy móc chủ yếu là bánh chuyển động bằng hơi nước, xi lanh dài 2 thước, đường kính dài 1 thước, chiều dài của tàu là 55 thước, nặng 25 tấn, vận tốc đạt 6 hải lý/giờ. Năm 1868 Từ Thọ đến làm việc tại Quảng phiên viện quán (nhà phiên dịch của Tổng cục chế tạo Giang nam) lần lượt dịch 13 loại thư tịch khoa học Tây phương như “Khí cơ phát nhẫn”, “Doanh trận đề yếu”, “Tây nghệ tri tân”.
Năm 1868 chiếc tàu đầu tiên của nhà máy tàu thuyền Giang Nam là Huệ Cát được hạ thủy. Đến năm 1876 Giang nam công xưởng cho hạ thủy 7 chiếc tàu hơi nước, trong đó chiếc tàu lớn nhất có tải trọng 2800 tấn. Quy mô của Giang nam công xưởng vượt xa xưởng đóng tàu Yokosuda của Nhật mãi đến năm 1887 mới bắt đầu sản xuất tàu cỡ lớn.
Năm 1869 nhà máy chế tạo tàu thuyền Mã vĩ (Phúc châu) bắt đầu đóng loại tàu mới, sử dụng máy móc và kỹ thuật cơ khí của Pháp do Thẩm Bảo Trinh nguyên tuần phủ Giang tây làm Giám đốc. Kinh phí ban đầu là 40 vạn lạng bạc (55 vạn đô la) được huy động từ các tỉnh Phúc kiến, Chiết giang, Quảng đông. Trong thời gian 1866 – 1874 chi phí của xưởng lên tới 540 vạn lạng bạc (750 vạn đô la). Số nhân công của xưởng Mã vĩ lúc cao nhất đạt tới 3000 công nhân, quy mô lớn hơn Giang nam chế tạo cơ khí chế tạo tổng cục.
Năm 1890 Tổng cục chế tạo cơ khí Giang nam bắt đầu lập xưởng luyện thép, có lò 15 tấn mỗi ngày luyện được 3 tấn, đó là lò luyện thép (lò thường) đầu tiên của Trung Quốc. Năm 1892 quy mô của Giang nam công xưởng đạt tới diện tích 73 acre đất, 1974 nhà xưởng và 2982 công nhân. Máy móc của công xưởng có 1037 máy, sản xuất ra 47 loại sản phẩm dưới sự giám sát của kỹ thuật viên nước ngoài. Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.
Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang nam, Thiên tân, Kim lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh.
Ngoài ra còn có các công xưởng quân khí khác được xây dựng ở Tây an (Thiểm tây, năm 1869), Lan châu (Cam túc, năm 1871), Quảng châu (năm 1874), Hồ nam và Sơn đông (năm 1875), Thành đô (Tứ xuyên, năm 1877), Cát lâm (năm 1881), Bắc kinh (năm 1883), Vân nam (năm 1884), Hàng châu và Đài loan (năm 1885). Các trường quân sự cũng được thành lập: năm 1867 trường hải quân được thành lập ở Phúc châu (Phúc kiến), Thiên tân (Trực lệ) năm 1880, Hoàng phố (Quảng đông) năm 1887, Nam kinh (Giang tô) năm 1890, Yên đài (Sơn đông) năm 1903.
Kinh phí xây dựng 3 cục cơ khí Giang nam, Thiên tân, Kim lăng lên tới 2454 vạn lạng bạc, chiếm 50% chi phí cho công nghiệp quân sự của nhà Thanh. Đến những năm 1890 hoạt động của 3 cục quân giới trên đã có những thành tích nổi bật; các kiểu đạn pháo do Tổng cục chế tạo Giang nam chế tạo ra đã tiếp cận được với vũ khí nhập khẩu của phương Tây. Cục cơ khí Thiên tân nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí quân dụng.
Ngoài ra còn có các công xưởng quân khí khác được xây dựng ở Tây an (Thiểm tây, năm 1869), Lan châu (Cam túc, năm 1871), Quảng châu (năm 1874), Hồ nam và Sơn đông (năm 1875), Thành đô (Tứ xuyên, năm 1877), Cát lâm (năm 1881), Bắc kinh (năm 1883), Vân nam (năm 1884), Hàng châu và Đài loan (năm 1885).
Về sau công cuộc Tây dương vụ được Tổng đốc Hồ quảng Trương Chi Động và Bộ trưởng Giao thông Thịnh Tuyên Hoài tiếp tục thực hiện, hai người thành lập nhiều xí nghiệp, riêng Thịnh Tuyên Hoài còn bỏ vốn đầu tư trong nhiều cơ sở kinh doanh.
Khi đến Quảng đông nhậm chức tổng đốc Lưỡng quảng, Trương Chi Động cho xây dựng Quảng đông quân giới cục, thành lập trường lục quân Quảng đông, Cục dệt vải và Xưởng luyện thép Quảng đông. Trong thời gian này Trương Chi Động cho thành lập Giang nam tự cường quân là lực lượng lục quân kiểu mới sớm nhất Trung Quốc lúc bấy giờ theo biên chế quân đội phương Tây.
Lúc được thuyên chuyển đến Hồ bắc Trương Chi Động cho di dời toàn bộ thiết bị của xưởng súng pháo Quảng đông và cho xây dựng thành xưởng súng pháo Hán dương, Xưởng dệt tứ cục Hồ bắc bao gồm dệt vải, kéo sợi, ươm tơ, chế biến gai, Thư viện Lưỡng Hồ, lập kế hoạch xây dựng đường sắt Lô Hán (sau đổi tên là Kinh Hán, xây dựng từ năm 1896, hoàn thành năm 1905) nối liền hai miền nam bắc.
Công binh xưởng Hán dương.
Công binh xưởng Hán dương được xây dựng năm 1894 từ nguồn kinh phí của hạm đội Nam dương là nhà máy sản xuất vũ khí đầu tiên có quy mô lớn với hệ thống kỹ thuật lớn nhất. Công xưởng có diện tích 40 acre. Tháng 8 năm 1895 tại đây bắt đầu sản xuất súng trường M1888 của Đức, và súng trường Mauser, và đạn dược với sản lượng 13000 băng/tháng. Đến năm 1900 công binh xưởng Hán dương đã cung cấp cho lực lượng Nghĩa hòa đoàn hơn 3000 súng trường và 1 triệu băng đạn. Đến năm 1904 công binh xưởng Hán dương đã đạt sản lượng 50 súng trường T88 và 12000 băng đạn mỗi ngày, sản xuất ra súng bộ binh kiểu Hán dương gọi là Hán dương tạo.
Năm 1893 ở Hồ bắc xây dựng nhà máy thép Hán dương, lò cao cận đại hóa của Trung Quốc bắt đầu sản xuất vào tháng 5 năm 1894. Nhà máy có 4 lò cao đều mua trang thiết bị nước ngoài, trình độ kỹ thuật tương đối tiên tiến so với thế giới lúc đó. Tháng 2 năm 1908 nhà máy thép Hán dương cùng mỏ sắt Đại dã hợp nhất với nhà máy luyện khoáng và mỏ Bình hương (Giang tây), trở thành một xí nghiệp liên hợp gang thép đầu tiên có quy mô lớn hiện đại nhất châu Á lúc bấy giờ, đạt tới sản lượng 113 ngàn tấn gang và 50 ngàn tấn thép năm 1910.
Thua trận trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894 - 1895 là một bước ngoặt đối với triều đình nhà Thanh. Nhật Bản, một nước từ lâu bị người Trung Quốc coi là quốc gia mới của những kẻ cướp biển, đã đánh bại một cách thuyết phục hạm đội Bắc hải mới được hiện đại hóa của nước láng giềng to lớn khiến triều đình nhà Thanh phải mất mặt.
Khi đã đánh bại Trung Quốc, Nhật Bản trở thành nước Châu Á đầu tiên gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc trước đó chỉ gồm các nước phương Tây. Thất bại này là một sự sửng sốt đối với triều đình nhà Thanh đặc biệt khi họ chứng kiến hoàn cảnh xảy ra của nó chỉ ba thập kỷ sau khi Nhật Bản tiến hành các cuộc Minh Trị cải cách biến nước này có khả năng ganh đua với các nước phương Tây về các thành quả kinh tế và kỹ thuật của họ.
Cuối cùng vào tháng 12 năm 1894 chính phủ nhà Thanh đưa ra một số bước kiên quyết nhằm cải cách thể chế quân sự và đào tạo lại một số đơn vị đã được lựa chọn nhằm tây phương hóa trình độ tác chiến, vũ khí và chiến thuật của họ. Các đơn vị đó được gọi là Tân thức lục quân (新式陸軍 Quân đội kiểu mới). Kết quả thành công nhất của việc này là Bắc Dương Quân (北洋軍) nằm dưới sự giám sát và điều khiển của cựu chỉ huy Hoài Quân, vị tướng người Hán Viên Thế Khải (袁世凱), người đã tận dụng vị trí của mình để trở thành một Tổng thống Cộng hòa độc tài và cuối cùng thành một vị hoàng đế trong thời gian ngắn của Trung Quốc.
Sự sụp đổ của triều đại
Tới đầu thế kỷ 20, hàng loạt các vụ náo động dân sự xảy ra và ngày càng phát triển. Từ Hi và Hoàng đế Quang Tự cùng mất năm 1908, để lại một khoảng trống quyền lực và một chính quyền trung ương bất ổn. Phổ Nghi, con trai lớn nhất của Thuần Thân Vương, được chỉ định làm người kế vị khi mới hai tuổi, và Thân Vương trở thành người nhiếp chính. Tiếp theo sự kiện này Tướng Viên Thế Khải bị gạt khỏi chức vụ của mình. Tới giữa năm 1911 Thuần Thân Vương lập ra "Chính phủ gia đình hoàng gia", một hội đồng cai trị của Chính phủ Hoàng gia hầu như gồm toàn bộ các thành viên thuộc dòng họ Aisin Gioro. Việc này khiến các quan lại cao cấp như Trương Chi Động tỏ thái độ bất mãn.Cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương diễn ra vào ngày 10 tháng 10, 1911 dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi, và tiếp sau đó là sự tuyên bố thành lập một chính phủ trung ương riêng biệt, Trung Hoa Dân Quốc, tại Nam Kinh với Tôn Dật Tiên làm lãnh đạo lâm thời. Nhiều tỉnh bắt đầu "ly khai" khỏi quyền kiểm soát của nhà Thanh. Chứng kiến tình trạng này, chính phủ Thanh dù không muốn cũng buộc phải đưa Viên Thế Khải trở lại nắm quân đội, kiểm soát Bắc dương quân của ông, với mục tiêu nhằm tiêu diệt những người cách mạng. Sau khi lên giữ chức Tể tướng (內閣總理大臣 Nội các tổng lý đại thần) và lập ra chính phủ của riêng mình, Viên Thế Khải còn tiến xa nữa khi buộc triều đình phải cách chức nhiếp chính của Thuần Thân Vương. Việc cách chức này sau đó được chính thức hoá thông qua các chỉ thị của Hiếu Định hoàng hậu.
Khi Thuần Thân Vương đã buộc phải ra đi, Viên Thế Khải và các vị chỉ huy bên trong Bắc dương quân của mình hoàn toàn nắm quyền chính trị của triều đình nhà Thanh. Ông cho rằng không có lý do gì để tiến hành một cuộc chiến tranh gây nhiều tốn phí, đặc biệt khi nói rằng chính phủ nhà Thanh chỉ có một mục tiêu thành lập một nền quân chủ lập hiến.
Tương tự như vậy, chính phủ của Tôn Dật Tiên muốn thực hiện một cuộc cải cách dân chủ, vừa hướng tới lợi ích của nền kinh tế và dân chúng Trung Quốc. Với sự cho phép của Hiếu Định hoàng hậu, Viên Thế Khải bắt đầu đàm phán với Tôn Dật Tiên, người đã cho rằng mục tiêu của mình đã thành công trong việc lập ra một nhà nước cộng hòa và vì thế ông có thể cho phép Viên Thế Khải nhận chức vụ Tổng thống của nền Cộng hoà. Năm 1912, sau nhiều vòng đàm phán, Hiếu Định đưa ra một chiếu chỉ tuyên bố sự thoái vị của vị ấu vương, Phổ Nghi.
Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm đế quốc Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân. Tình trạng lạc hậu rõ rệt về chính trị và kinh tế cộng với sự chỉ trích ngày càng tăng về văn hoá Trung Quốc dẫn tới sự ngờ vực về tương lai của họ.
Lịch sử hỗn loạn của Trung Quốc từ sau thời nhà Thanh ít nhất cũng có thể được thấu suốt một phần trong nỗ lực nhằm tìm hiểu và khôi phục lại những mặt quan trọng của văn hoá lịch sử Trung Quốc và tích hợp nó với những ý tưởng mang nhiều ảnh hưởng mới đã xuất hiện trong thế kỷ đó. Nhà Thanh là khởi nguồn của nền văn hoá vĩ đại đó, nhưng những sự hổ thẹn họ phải gánh chịu cũng là một bài học cần quan tâm.
Xem thêm
- Vua Trung Quốc
- Các triều đại trong lịch sử Trung Quốc
- Hoàng đế Trung Quốc
- Luật pháp đại Thanh
- Danh sách vua nhà Thanh
- Danh sách các họ Mãn Châu
- Mũ chính thức của người Mãn Châu
- Thiên mệnh
- Trang phục quan lại Mãn Châu
- Lịch sử quân sự Trung Quốc
- Bảng các vua Trung Quốc
Tham khảo
Chú thích
- ^ Nguyễn Khắc Thuần. Các đời Đế Vương Trung Quốc. NXB Giáo Dục. tr. 289.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Nhà Thanh |
- Short History of the Qing Dynasty
- Art of the early Qing dynasty
- Bộ truyện Thanh cung mười ba triều bản tiếng Việt
|
Video yêu thích http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con,
No comments:
Post a Comment