Wednesday, February 5, 2014

Chào ngày mới 5 tháng 2

Tập tin:Zimní palác (3).jpg

CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Hiến pháp tại Mexico (1917), ngày Kashmir tại Pakistan.  Năm 1852Bảo tàng Ermitazh (hình) tại Sankt-Peterburg, Nga được mở cửa cho công chúng, hiện là một trong những bảo tàng lớn nhất và cổ nhất trên thế giới. Năm 1859WallachiaMoldavia hợp nhất thành một thân vương quốc trong thành phần Đế quốc Ottoman, được xem là mốc khai sinh ra nước Romania hiện nay. Năm 1909 – Nhà hóa học người Bỉ Leo Hendrick Baekeland tuyên bố tạo thành Bakelite, chất dẻo tổng hợp đầu tiên trên thế giới. Năm 1946Đảng Thanh hữu Thiên Đạo được thành lập tại Triều Tiên với nền tảng là các tín đồ Thiên Đạo.

Bảo tàng Ermitazh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 59,940353°B 30,313811°Đ
Bảo tàng Hermitage
Thành lập 1852
Vị trí 2, quảng trường Cung điện
190000 Sankt-Peterburg
Bộ sưu tập Phương Đông cổ đại
Hiện vật thời tiền sử
Hội họa, điêu khắc
Lượng khách 2008: 2.359.600 [1]
Web www.hermitage.ru
Bảo tàng Ermitazh (tiếng Nga: Эрмитаж, Ermitaj), nằm ở trung tâm thành phố Sankt-Peterburg, nước Nga, ngày nay là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới. Hơn 60 ngàn trong tổng số 3 triệu hiện vật được trưng bày trong gần 1000 căn phòng. Bên cạnh một số lượng lớn các hiện vật cổ, Hermitage sở hữu một bộ sưu tập hội họa giá trị bậc nhất thế giới, sánh ngang với bảo tàng LouvreParisPradoMadrid. Trong số những hiện vật của Hermitage, có những họa phẩm nổi tiếng của các bậc thầy người Pháp, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha như Rembrandt, Rubens, Matisse, Paul Gauguin, Raffaello, Pablo Picasso. Với khoảng 2500 nhân viên, mỗi năm bảo tàng Ermitage đón khoảng 3 triệu lượt khách viếng thăm. Tòa nhà bảo tàng cùng trung tâm lịch sử Sankt-Peterburg đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

Chú thích

  1. ^ “Exhibition attendance figures 2008” (201). The Art Newspaper. tháng 4 năm 2009. tr. 26. Bản gốc|Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2009.

Liên kết ngoài


România

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
România

Flag of Romania.svg Coat of arms of Romania.svg
Quốc kỳ Huy hiệu
Vị trí của
Khẩu hiệu
Không có
Quốc ca
Deşteaptă-te, române!
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa đại nghị
Tổng thống
Thủ tướng
Traian Băsescu
Emil Boc
Ngôn ngữ chính thức Tiếng România
Thủ đô Bucharest
44°25′B, 26°06′Đ
Thành phố lớn nhất Bucharest
Địa lý
Diện tích 238.392 km²
Diện tích nước 3% %
Múi giờ CET (UTC+2); mùa hè: CEST (UTC+3)
Lịch sử
Ngày thành lập 9 tháng 5 năm 1877
13 tháng 7 năm 1878
Dân cư
Dân số ước lượng (2007) 22.276.056 người (hạng 50)
Dân số (2011) 19.599.506[1][2] người
Mật độ 82 người/km² (hạng 104)
Kinh tế
GDP (PPP) (2007) Tổng số: 256,9 tỷ Mỹ kim
HDI (2004) 0,805 cao (hạng 60)
Đơn vị tiền tệ Leu (RON)
Thông tin khác
Tên miền Internet .ro
România (tiếng România: România, Hán Việt: Lỗ Ma Ni), còn được phiên âm là Rumani, Ru-ma-ni, là một quốc gia tại đông nam châu Âu. România giáp với UkrainaMoldova về phía bắc và đông bắc; giáp với Hungary về phía tây bắc; giáp với Serbia về phía tây nam; giáp với Bulgaria về phía nam và giáp với Biển Đen về phía đông. Nước này nằm trên phần lớn diện tích của đồng bằng sông Danube. Tính đến tháng 7 năm 2007, dân số của nước này là 22.276.056 người. [1]. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất România là Bucharest.
Lãnh thổ România ngày nay được hình thành do sự hợp nhất của nhiều công quốc România thời trung cổ, trong đó quan trọng nhất là Moldavia, WallachiaTransilvania. România giành được độc lập từ tay Đế chế Ottoman và được cộng đồng quốc tế công nhận vào năm 1878. Sau Thế chiến thứ hai, România trở thành một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa có quan hệ gắn bó với Liên Xô. Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ tại România và nước này quay trở lại tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 2007, România đã chính thức trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu.

Lịch sử

Thời kỳ tiền sử

Vùng đất România ngày nay đã có những nhóm người khác nhau đến sinh sống từ thời tiền sử. Một mẫu hóa thạch xương hàm của người đàn ông đã được tìm thấy tại România và được xác định có niên đại khoảng 34.000 đến 36.000 năm. Đây được coi là mẫu hóa thạch người cổ nhất tại châu Âu[3]. Bên cạnh đó, một hộp sọ có niên đại khoảng 35.000 đến 40.000 năm cũng được tìm thấy tại một hang động gần Anina đã khẳng định con người đã xuất hiện tại vùng đất România từ rất sớm.

Vương quốc Dacia

Vương quốc Dacia vào năm 82 trước công nguyên
Những người Dacia đã xuất hiện tại România ít nhất vào khoảng năm 513 trước công nguyên. Dưới sự lãnh đạo của Burebista, Dacia trở thành một quốc gia hùng mạnh và thậm chí còn đe dọa cả một số vùng của Đế quốc La Mã. Trước tình cảnh đó, hoàng đế Julius Caesar dự định mở một chiến dịch lớn chống lại người Dacia nhưng ông đã bị ám sát vào năm 44 trước công nguyên. Không lâu sau đó, Burebista cũng bị ám sát bởi một trong những quý tộc của ông ta. Vương quốc Dacia bị phân thành những quốc gia nhỏ hơn rồi tái thống nhất lại vào năm 95 sau công nguyên dưới sự cai trị của vua Decebalus. Sau đó Dacia lại phải trải qua một giai đoạn đầy biến động cho đến khi hoàng đế La Mã là Marcus Ulpius Nerva Traianus đánh bại Decebalus vào năm 106 sau công nguyên và Dacia trở thành một phần của đế quốc. Nhưng đến năm 271, người La Mã đã phải rút lui do sự xâm lược của người Goth và người Carpi đối với vùng đất này.

Trung cổ

Khoảng năm 271, La Mã rút khỏi Daica. Dân du mục Goth vào chiếm và sinh sống với dân địa phương cho đến thề kỷ 4, khi dân du mục Hung tiến vào. Khu vực Transilvania do dân GepidAvar chiếm đóng cho đến thế kỷ 8. Sau đó bị sát nhập vào đế quốc Bulgaria đến năm 1018. Trong thế kỷ 10 - 11, Transilvania thuộc vương quốc Hungary cho đến thế kỉ 16 khi Tỉnh độc lập Transilvania được thành lập. Do sự tàn phá và các gánh nặng về kinh tế, dân địa phương không bị ảnh hưởng bởi dân nhập cư về văn hóa và lối sống. Người Pechenegs, người Cumans và người Uzes cũng được nhắc đến trong quá trình lịch sử trên vùng lãnh thổ România, cho đến sự thành lập của các tỉnh România mang tên gọi Wallachia bởi Basarab I, và Moldavia bởi Dragoş vào thế kỉ thứ 13 và thứ 14 theo thứ tự được kể.
Vào thời Trung Cổ, người Romani sống trong hai tỉnh độc lập chính: Wallachia (tiếng Romani: Ţara Românească - "Đất của người Romani"), Moldavia (tiếng Romani: Moldova) cũng như tỉnh Transilvania được cai quản bởi Hungary.
Vào năm 1475, Stefan III Đại đế xứ Moldavia đã đại thắng trước quân Ottoman trong trận Vaslui. Tuy nhiên, về sau Wallachia và Moldavia lại dần chịu sự bá chủ của Đế quốc Ottoman trong suốt thế kỉ 15 và thế kỉ 16 (năm 1476 đối với Wallachia, Moldavia vào năm 1514), như là những nước chư hầu phải nộp triều cống với quyền tự trị hoàn toàn và sự độc lập đối với bên ngoài cuối cùng mất hẳn vào thế kỉ thứ 18.
Một trong những vị vua kiệt xuất của Hungary, Mátyás Corvin (được biết đến trong tiếng România như là Matei Corvin), người trị vì từ 1458-1490, được sinh ra ở Transilvania. Ông tự nhận là người România bởi vì cha ông là người România, Iancu de Hunedoara (Hunyadi János trong tiếng Hungary), và bởi người Hungary vì mẹ ông là người Hungary. Sau này, vào năm 1541, Transilvania trở thành một bang gồm nhiều chủng tộc dưới quyền cai quản của triều đình Ottoman sau trận Mohács.

Cận đại

Mihail Viteazal (1558-9 tháng 8 năm 1601) là Công tước xứ Wallachia (1593-1601), xứ Transilvania (1599-1600), và xứ Moldavia (1600). Trong suốt triều đại ông 3 tỉnh này được cư ngụ đa số bởi người România lần đầu tiên sống dưới cùng một chế độ cai trị.
Lâu đài Peleş Castle - nơi ở của hoàng gia România
Vào năm 1812 đế quốc Nga sát nhập Bessarabia, phân nửa phần phía đông của Moldavia (một phần bị mất do Hòa ước Paris (1856)); vào năm 1775 các hoàng đế nhà Habsburg đã sát nhập phần phía bắc, Bukovina, và Đế quốc Ottoman phần đông-nam, Budjak.
Vào cuối thế kỉ 18, triều đình Habsburg đã sát nhập Transilvania vào phần mà sau này trở thành Đế quốc Áo. Trong suốt thời gian thống trị của đế quốc Áo-Hung (1867-1918), người dân România ở vùng Transilvania đã trải qua một sự đàn áp tệ hại nhất dưới hình thức các chính sách Hungary hóa của nhà nước Hungary.

Vương quốc România

Nước România hiện đại được thành lập với sự sát nhập của hai bang Moldavia và Wallachia vào năm 1859 dưới thời Công tước Alexandru Ioan Cuza xứ Moldavia. Ông ta bị thay thế bởi Công tước Karl xứ Hohenzollern-Sigmaringen vào năm 1866. Trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, 1877-78, România chiến đấu ủng hộ phía Nga; trong Hiệp định Berlin, 1878 România được công nhận như là một nước độc lập bởi các nước đế quốc. Để đổi lại việc nhượng cho Nga ba quận phía nam của Bessarabia mà sau này được lấy lại bởi Moldavia sau Chiến tranh Krym vào năm 1852, Vương quốc România đoạt lấy Dobruja. Vào năm 1881 bang này được nâng lên thành một vương quốc và Công tước Carol I trở thành vua Carol I.
Cung Văn hoá Iaşi
România tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất cùng phe với Đồng minh ba bên. Chiến dịch quân sự của România đã kết thúc thảm hại khi quân Liên minh Trung tâm chinh phục phần lớn đất nước và bắt hoặc giết phần lớn quân đội România chỉ trong vòng 4 tháng. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, đế quốc Nga hoàng sụp đổ năm 1917 với cuộc Cách mạng Tháng Hai, còn đế quốc Áo-Hung thì tan rã năm 1918. Những sự kiện này cho phép Bessarabia, Bukovina và Transilvania tái gia nhập với Vương quốc România vào năm 1918. Nước Hungary khôi phục sau cuộc chiến đã bãi bỏ các đặc quyền và danh hiệu của Hoàng gia Habsburg trong Hiệp ước Trianon vào năm 1920.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Romania1941.png
Năm 1940 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Bắc Bukovina và Bessarabia, Bắc Transilvania và phía nam Dobruja bị chiếm bởi Liên Xô, HungaryBulgaria theo thứ tự kể trên. Vua Carol II độc đoán đã thoái vị vào năm 1940 và những năm sau đó România bước vào cuộc chiến tham gia lực lượng của Phe Trục. Sau sự chiếm đóng của Liên Xô, România lấy lại được Bessarabia và phía bắc Bukovina từ nước Nga Xô-viết, dưới sự lãnh đạo của tướng Ion Antonescu. Đức tặng thưởng lãnh thổ Transnistria cho România. Trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Antonescu, liên minh với phát xít Đức, đã đóng một vai trò trong Holocaust, với các chính sách đàn áp và tàn sát người Do Thái, và ở mức độ thấp hơn là người România. Theo một báo cáo phát hành năm 2004 bởi một cơ quan do cựu Tổng Thống Ion Iliescu bổ nhiệm và điều hành bởi Elie Wiesel (người đã từng đoạt giải Nobel), các nhà cầm quyền România là thủ phạm trong việc lên kế hoạch và thực hiện việc giết từ 280.000 đến 380.000 người Do Thái, nguyên trong miền đông România thu lại hay chiếm của Liên Xô, dù trong một số tài liệu ước lượng thương vong trong thế chiến II thậm chí còn cao hơn.
Vào tháng 8 năm 1944 chính quyền Antonescu bị lật đổ, và România gia nhập phe Đồng Minh chống lại phát xít Đức, nhưng vai trò của nước này trong việc đánh bại Đức không được công nhận bởi Hiệp định Hòa bình Paris, 1947.

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa România

Vào năm 1947, vua Michael I bị những người Xã hội Chủ nghĩa bắt phải từ bỏ quyền lực và rời khỏi đất nước. Sau đó, România tuyên bố là một nhà nước Cộng hòa và đặt dưới sự quản trị của quân đội Liên Xô cùng nền kinh tế phụ thuộc Liên Xô cho đến thập niên 50 của thế kỉ 20. Trong thời gian đó, phần lớn nguồn tài nguyên của România đã bị khai thác gần như cạn kiệt do sự thỏa thuận của Liên Xô và Romania trong hiệp định Xô-România. Sau cuộc thương thảo về việc rút lui của Liên Xô tại đây vào năm 1958, România - dưới sự lãnh đạo của Nicolae Ceauşescu - bắt đầu theo đuổi những chính sách độc lập hơn với Liên Xô như việc chỉ trích Khối Warszawa can thiệp quân sự vào Tiệp Khắc, tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Israel sau Cuộc chiến 6 ngày năm 1967, thiết lập các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức. Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia Ả Rập cho phép România đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình đối thoại Israel-Ai CậpIsrael-PLO. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của România gia tăng không ngừng, từ năm 1977-1981, nợ nước ngoài tăng từ 3 lên 10 tỷ USD, ảnh hưởng của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và Ngân hàng thế giới tăng lên, mâu thuẫn với đường lối chính trị của Nicolae Ceauşescu. Ông đề xướng một dự án cuối cùng để hoàn trả nợ nước ngoài của România bởi các đường lối chính trị trên đã làm nghèo và kiệt quệ România, trong khi mở rộng quyền lực của công an và tệ sùng bái cá nhân. Việc đó đã làm giảm uy tín của Nicolae Ceauşescu và dẫn đến việc ông bị tử hình trong cuộc Cách mạng România năm 1989. Tháng 12 năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Rumania do Nicolae Ceausescu đứng đầu bị sụp đổ, Rumania chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng.

Hậu Cộng sản

Năm 1990, Ion Iliescu được bầu làm Tổng thống và lấy tên chính thức của nước là Cộng hòa România. Hiến pháp mới được phê chuẩn qua cuộc trưng cầu ý dân năm 1991. Sau khi thay đổi thể chế chính trị, cánh tả đã cầm quyền tại Rumania cho tới cuối 1996. Tháng 11 năm 1996, cánh hữu thắng cử nhưng đã thất bại trong việc phục hồi và quản lý kinh tế - xã hội nên cánh tả trở lại nắm quyền cuối năm 2000. Năm 1995, România đệ đơn xin gia nhập Liên hiệp châu Âu. Năm 1996, România và Hungary kí một hiệp định chung tuyên bố bãi bỏ những tranh chấp (không xâm phạm biên giới và bảo đảm quyền của thiểu số người Hungary sống trong lãnh thổ România). Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp, Emil Constantinescu trở thành Tổng thống. Năm 2000, Ion Iliescu tái đắc cử và trở lại lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, do đời sống nhân dân chậm được cải thiện nên tháng 12 năm 2004 cánh hữu lại thắng cử và cầm quyền cho tới nay. Rumania đã gia nhập NATO từ 29 tháng 3 năm 2004EU từ 1 tháng 1 năm 2007.

Kinh tế

Bài chi tiết: Kinh tế România
România cũng là một đất nước sử dụng hiệu quả đồng tiền với chất liệu polyme

Tôn giáo

Tập tin:RO, IS, Iasi, Metropolitan Cathedral 1.jpg
Nhà thờ chính tòa Metropolitan Iaşi, nhà thờ Chính Thống giáo lớn nhất ở România, được xây dựng vào năm 1833.
România là một nhà nước thế tục và không có tôn giáo nào được công nhận quốc giáo. Tuy nhiên, đại đa số công dân của nước này tự nhận mình là Kitô hữu. 86,7% dân số của đất nước được xác định là Chính Thống giáo theo điều tra dân số năm 2002, phần lớn trong số đó thuộc về Giáo hội Chính thống România. Các giáo phái Kitô giáo khác là Tin Lành (5,2%), Công giáo La Mã (4,7%) và Giáo hội Công giáo nghi lễ Hy Lạp (0,9%).[4] Đây cũng là hai tổ chức tôn giáo phải chịu đựng sự đàn áp nặng nề nhất dưới chế độ Cộng sản. Giáo hội Công giáo nghi lễ Hy Lạp vẫn bị cấm bởi chính quyền cộng sản vào năm 1948,[5] sau đó, dưới chế độ Ceauşescu, một số nhà thờ ở Transilvania đã bị phá hủy. Tin Lành và Công giáo La Mã cũng tập trung ở Transilvania.
România cũng có một cộng đồng Hồi giáo tập trung ở Dobruja, chủ yếu là người Thổ Nhĩ KỳTatar với dân số 67.500 người.[6] Theo kết quả điều tra dân số năm 2002, có 66.846 công dân România theo đức tin Unitarian (0,3% tổng dân số). Trong tổng số các dân tộc thiểu số nói tiếng Hungary ở România, giáo phái Unitarians đại diện cho 4,55% dân số, là nhóm giáo phái Kitô lớn thứ ba sau Giáo hội Cải cách ở România (47,10%) và Công giáo La Mã (41,20%). Từ năm 1700, Giáo hội Unitarian đã có 125 giáo xứ, trong năm 2006, có 110 mục sư Unitarian và 141 nơi thờ tự ở România.
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, một Luật mới về tôn giáo đã được phê duyệt, theo đó các giáo phái tôn giáo chỉ có thể nhận được sự công nhận chính thức của nhà nước nếu họ có ít nhất 20.000 thành viên, chiếm khoảng 0,1% tổng dân số của România.[7]

Thắng cảnh du lịch

Tham khảo

  1. ^ http://www.mediasinfo.ro/wp-content/uploads/documente/rez_recensamant_part_2011.pdf
  2. ^ http://www.insse.ro/cms/files%5Cstatistici%5Ccomunicate%
    5CRPL%5CInformare_1nov2011.pdf
  3. ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/3129654.stm Hóa thạch người tại châu Âu - BBC
  4. ^ http://www.recensamant.ro/pagini/rezultate.html
  5. ^ Harper-Collins Encyclopedia of Catholicism, 1132; Niessen, "The Greek Catholic Church and the Romanian Nation," 59–60
  6. ^ (Report). Recensamant.ro. Retrieved 2008-01-01
  7. ^ "Romania President Approves Europe's "Worst Religion Law"




Đảng Thanh hữu Thiên Đạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảng Thanh hữu Thiên Đạo (tiếng Triều Tiên: 조선천도교청우당; chữ Hán: 朝鮮天道教青友黨 ; âm Hán Việt: Triều Tiên Thiên Đạo giáo Thanh hữu Đảng) là một trong ba chính đảng tại CHDCND Triều Tiên. Theo danh xưng của tổ chức này thì tên đảng có thể dịch là "đảng của các bạn trẻ theo đạo của Trời".

Lịch sử

CHDCND Triều Tiên
Emblem of North Korea.svg
Chính trị và chính phủ
CHDCND Triều Tiên





Các nước khác

Trước năm 1948

Đảng Thanh hữu Thiên Đạo bắt nguồn từ những tín đồ theo Thiên Đạo. Tôn giáo này thành hình vào cuối thế kỷ 19 như một phản ứng xã hội trước cuộc xâm nhập của đạo Thiên Chúa. Thiên Đạo ngoài ra lại nhuốm màu sắc chính trị vì đã góp phần trong các cuộc vận động chống chính quyền thực dân Nhật lúc bấy giờ đang cai trị Triều Tiên. Cuộc nổi dậy năm 1894 và xách động năm 1919 đều có nhiều tín đồ Thiên Đạo tham gia.
Tính đến năm 1945 thì số tín đồ Thiên Đạo là hơn một triệu rưỡi. Khi đảng Thanh hữu Thiên Đạo ra đời ngày 5 Tháng Hai năm 1946 thì 98.000 tín đồ gia nhập làm đảng viên. Con số này đông hơn số đảng viên đảng Cộng sản Triều Tiên vào thời điểm đó. Đến Tháng 12 năm 1946 thì số đảng viên đã lên đến hơn 200 nghìn.
Ngày 22 Tháng Bảy năm 1946 khi Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc ra mắt thì đảng Thanh hữu Thiên Đạo là một trong bốn chính đảng gia nhập. Theo đó thì đảng Thanh hữu chính thức chịu sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản, tức Đảng Lao động Triều Tiên. Đảng trưởng Kim Tarhyŏn được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Trong một buổi phát biểu, đại biểu Kim Yungol thuộc đảng Thanh hữu có lời chỉ trích đường lối thi hành cuộc cải cách ruộng đất ở Triều Tiên. Ông liền bị lên án gắt gao khiến phải đính chính và rút bỏ lời phê bình. Có lẽ đó là điểm duy nhất xưa nay trong Quốc Hội CHDCND Triều Tiên mà có người lên tiếng chỉ trích đường lối của chính phủ.

Thời kỳ 1948-1958

Sau khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập thì Đảng Thanh hữu nắm 16,5% số ghế. Dù vậy, Đảng này không được sự tin tưởng của Đảng Lao động Triều Tiên và thường được coi là mầm mống thành phần phản động. Thêm rắc rối cho Đảng Thanh hữu là giáo hội Thiên Đạo ở Hàn Quốc chính thức ủng hộ chính sách chống cộng của Tổng thống Lý Thừa Vãn. Tháng 1 năm 1948 Giáo hội lại ra thông báo mở cuộc biểu tình chống cộng ngay ở Bình Nhưỡng. Hàng giáo phẩm bị phân hóa, một nhóm quy phục Giáo hội; nhóm của Kim Tarhyŏn và Đảng Thanh hữu thì công khai khước từ đường lối của Giáo hội. Tuy nhiên Đảng Thanh hữu vẫn bị chính quyền CHDCND Triều Tiên mở cuộc thanh trừng sâu rộng.
Năm 1950 Đảng Thanh hữu ở Hàn Quốc cũng ly khai với Giáo hội Thiên Đạo và hợp nhất với Đảng Thanh hữu ở miền Bắc. Trong cuộc chiến Triều Tiên phe của Kim Tarhyŏn tái khẳng định lập trường ủng hộ chính quyền CHDCND Triều Tiên và rút trụ sở lên gần biên giới Triều-Trung nhưng cũng có nhiều đảng viên vượt tuyến vào Nam. Khi đình chiến thì chính quyền CHDCND Triều Tiên muốn đồng loạt thanh lọc tất cả các tổ chức trong Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc từng có hoạt động chống cộng. Đảng Thanh hữu tuy không bị giải tán nhưng hoạt động của Đảng sau đó bị giới hạn tối đa.
Năm 1954 chính phủ CHDCND Triều Tiên ngưng mọi ngân khoản trợ cấp cho Đảng Thanh hữu. Đảng phải xoay sang mở lò đúc sắt và nhà in để có kinh phí.

Sau năm 1958

Năm 1957 Kim Tarhyŏn được bổ vào Nội các nhưng không đảm nhiệm bộ nào cả. Chỉ được một năm thì Đảng Thanh hữu cùng với Đảng Dân chủ Xã hội Triều Tiên bị kết án thông đồng âm mưu chống lại lãnh đạo nhà nước Cộng sản. Kim Tarhyŏn bị bắt và sau đó mất tích còn các đảng viên Thanh hữu thì bị truy bắt. Từ đó đảng này không còn là một thực thể độc lập trên chính trường Bắc Triều Tiên nữa. Tổ chức của Đảng hoàn toàn bị cắt đứt. Đảng chỉ còn mỗi đơn vị trung ương với tổng bí thư Ryu Mi Yong[1] nhưng không còn tỉnh bộ nào cả nên Đảng hoàn toàn ngưng hoạt động. Đường lối của Đảng lệ thuộc vào nhà nước Cộng sản và thuộc sự chỉ đạo của Đảng Lao động Triều Tiên[2].

Chú thích

  1. ^ KCNA (2001-10-03). “Foundation day of Korea marked”. Korean Central News Agency. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2006.
  2. ^ “Korea, North”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. 19 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2006.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
Hoàng Kim
, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày,
Danh nhân Việt
, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBookCassavaViet, foodcrops.vn

No comments:

Post a Comment