CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày Quốc khánh tại Cộng hòa Dominica. Năm 1594 – Henri IV tiến hành nghi lễ đăng quang quốc vương của Pháp tại Chartres. Năm1801 – Chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn: Quân Nguyễn giành chiến thắng trước quân Tây Sơn trong trận Thị Nại tại Bình Định. Năm 1940 – Martin Kamen và Sam Ruben phát hiện ra đồng vị phóng xạ Cacbon-14 tại một phòng thí nghiệm thuộc California, Hoa Kỳ. Năm 1976 – Mặt trận Polisario tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy tại cựu thuộc địa Tây Sahara của Tây Ban Nha. Năm 2010 – Một trận động đất (hình) xảy ra ở Chile với cường độ 8,8Mw, khiến 525 người thiệt mạng.
Động đất Chile 2010
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động đất Chile 2010 | |
---|---|
Ngày | 03:34:14, 27 tháng 2, 2010 (−03:00) 06:34:14, 27 tháng 2, 2010 (UTC) |
Độ lớn | 8,8 Mw |
Độ sâu | 35 kilômét (22 mi) |
Tâm chấn | 35,846°N 72,719°TTọa độ: 35,846°N 72,719°T |
Quốc gia và vùng chịu ảnh hưởng |
Chile, Vùng Maule, Vùng Biobío |
Cường độ lớn nhất | MM VIII[1] |
Sóng thần | Cảnh báo toàn vùng biển Thái Bình Dương.[2] |
Thương vong | 708[3] |
Trận động đất có thể cảm nhận được ở thủ đô Santiago với cường độ VII (rất mạnh),[8] cũng như ở các thành phố của Argentine, bao gồm Buenos Aires, Córdoba, Mendoza và La Rioja.[9][10] Các nhân chứng cảm nhận được ở thành phố phía bắc Ica của miền nam Peru.[11] Cảnh báo sóng thần được loan báo ở 53 quốc gia.[8] Tổng thống Michelle Bachelet tuyên bố tình trạng thảm họa. Bà cũng xác nhận có ít nhất 708 người chết.[3] Một số khác được cho là mất tích.[12][13][14]
Chấn tâm của trận động đất nằm ngoài khơi bờ biển Maule Region, khoảng 8 km về phía tây của Curanipe và 115 km bắc-đông bắc của thành phố lớn thứ 2 Chile, Concepción.[15] Các thành phố khác bị ảnh hưởng với cường độ VIII (phá hủy) gồm Arauco, Lota, Cañete và Constitución.[1][16] Trận động đất cũng gây ra thủy triều giả ở hồ Pontchartrain ở phía bắc New Orleans, Hoa Kỳ, cách tâm chấn 7.600 km.[17]
Địa chất
Phần bờ biển Chile đã từng xảy ra những trận động đất lớn có nguồn gốc từ ranh giới mảng này, như động đất Valdivia 1960. Gần đây, ranh giới mảng này bị đứt vỡ từ trận động đất Antofagasta 2007. Đoạn đứt vỡ trong đới đứt gãy trong trận động đất này kéo dài 400 dăm, và đoạn phía bắc dài 600 dăm sinh ra trong trận động đất năm 1960.[18]
Dư chấn
Một dư chấn 6,2 được ghi nhận sau trận động đất chính 20 phút,[19][20] và sau đó là hai dư chấn khác có độ lớn 5,4 và 5,6.[20] USGS nói rằng "một loạt dư chấn lớn có thể xả ra sau trận động đất này".[15] Vào lúc 10:00 tối giờ phối hợp quốc tế ngày 27 tháng 2 có 59 dư chấn độ lớn trên 5,0, trong đó có 6 dư chấn độ lớn trên 6,0 đã xảy ra.[21]Trận động đất độ lớn 6,9 ở ngoài khơi đã xảy ra cách đó 185 dặm về phía tây nam sau trận động đất chính khoảng 90 phút; tuy nhiên, chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy mối quan hệ giữa chúng.[22] Một trận động đất khác độ lớn 6,3 xảy ra ở Salta, Argentina, vào lúc 3:45 tối giờ phối hợp quốc tế ngày 27 tháng 2 ở độ sâu 38,2 km.[23] Các chấn động chính sinh ra bởi trận động đất có thể cảm nhận được ở São Paulo, Brasil,[24] cách 3.000 km từ Concepción.
Ngày 5 tháng 3, người ta ghi nhận được hai dư chấn độ lớn trên M6,0. Dư chấn thứ nhất có độ lớn 6,3 ngoài khơi bờ biển vùng Bio-Bio. Dư chấn thứ 2 gần tâm chấn của trận động đất chính có độ lớn 6,6.[25] Tính đến 8 tháng 3 có ít nhất 40 dư chấn có độ lớn > M5,0 đã được ghi nhận.[20][26]
Sóng thần
Cảnh báo sóng thần được bãi bỏ ở tất cả các quốc gia trừ Nhật Bản và Nga theo PTWC Bulletin 18 vào 00:12 giờ phối hợp quốc tế ngày 28 tháng 2 năm 2010.[33]
Nhìn chung, sóng thần có khuynh hướng tạo ra nhiều mức sóng khác nhau với đợt đầu tiên không cao.[34][35]
Biên độ sóng thần lên đến 2,6 m ghi nhận được ở vùng biển Valparaíso, Chile.[19][36][37] Sóng có biên độ 2,34 m ghi nhận được ở Talcahuano, vùng Biobío.[2] Một số nguồn nói rằng sóng thần lớn 40 m đã tấn công vào quần đảo Juan Fernández, tiến vào sâu 667 km cách bờ biển Chile, gây thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, thông tin này chưa có số liệu chính thức ghi nhận.[38] Provincial Governor Ivan De La Maza nói rằng sóng lớn làm 3 người thiện mạng trên đảo, với 10 người được báo là mất tích.[39]
Dữ liệu bên dưới từ Trung tâm cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương và trung tâm cảnh báo sóng thần Alaska và bờ biển Tây (Hoa Kỳ).
Trạm đo | Quốc gia/vùng lãnh thổ | Vĩ độ | Kinh độ | Thời gian (UTC) |
Độ cao (m) |
Độ cao (ft) |
---|---|---|---|---|---|---|
Minamitorishima[42] | Nhật Bản | 24,1 B | 153,5 Đ | 03:43 | 0,1 | 0,3 |
Sitka, Alaska | Hoa Kỳ | 57,1 B | 135,3 T | 0:11 | 0,08 | 0,3 |
Nawiliwili, Hawaii | Hoa Kỳ | 22 B | 159,4 T | 23:23 | 0,37 | 1,2 |
La Push, Washington | Hoa Kỳ | 47,5 B | 124,4 T | 22:54 | 0,11 | 0,4 |
Hilo, Hawaii | Hoa Kỳ | 19,7 B | 154,9 T | 21:20 | 0,86 | 2,8 |
San Francisco, California | Hoa Kỳ | 37,8 B | 122,5 T | 21:20 | 0,26 | 0,8 |
Santa Monica, California | Hoa Kỳ | 34,0 B | 118,5 T | 20:24 | 0,64 | 2,1 |
Mũi Lottin | New Zealand | 37,6 N | 178.2 Đ | 19:34 | 0,15 | 0,5 |
Rarotonga | Quần đảo Cook | 21,2 N | 159,8 T | 19:18 | 0,32 | 1,0 |
DART Tonga | 23 N | 168,1 T | 18:44 | 0,04 | 0,1 | |
Papeete | Polynésie thuộc Pháp | 17,5 B | 149,6 T | 18:10 | 0,16 | 0,5 |
Nuku Hiva | Polynésie thuộc Pháp | 8,9 N | 140,1 T | 17:45 | 0,95 | 3,1 |
Cabo San Lucas | México | 22,9 B | 109,9 T | 17:43 | 0,28 | 0,9 |
Hiva Oa | Polynésie thuộc Pháp | 9,8 B | 139,0 T | 17:41 | 1,79 | 5,9 |
Manzanillo | México | 19,1 B | 104,3 T | 17:05 | 0,32 | 1 |
DART Manzanillo | 16,0 B | 107 T | 16:11 | 0,07 | 0,2 | |
Rikitea | Polynésie thuộc Pháp | 23,1 N | 134,9 T | 15:59 | 0,15 | 0,5 |
Acapulco | México | 16,8 B | 99,9 T | 15:49 | 0,16 | 0,5 |
DART Quần đảo Marquesas | 8,5 N | 125 T | 15:31 | 0,18 | 0,6 | |
Quần đảo Galapagos | Ecuador | 0,4 N | 90,3 T | 14:52 | 0,35 | 1,2 |
Đảo Easter | Chile | 27,2 N | 109,5 T | 12:05 | 0,35 | 1,1 |
Callao | Peru | 12,1 N | 77,2 T | 10:29 | 0,36 | 1,2 |
Arica | Chile | 18,5 N | 70,3 T | 10:08 | 0,94 | 3,1 |
Antofagasta | Chile | 23,2 N | 70,4 T | 09:41 | 0,49 | 1,6 |
DART Lima | 18 N | 86,4 T | 09:41 | 0,24 | 0,8 | |
Iquique | Chile | 20,2 N | 70,1 T | 09:07 | 0,28 | 0,9 |
Coquimbo | Chile | 30 N | 71,3 T | 08:52 | 1,32 | 4,3 |
Ancud | Chile | 41,9 N | 73,8 T | 08:38 | 0,62 | 2 |
Caldera | Chile | 27,1 N | 70,8 T | 08:34 | 0,45 | 1,5 |
San Felix | Chile | 26,3 N | 80,1 T | 08:15 | 0,53 | 1,7 |
Corral | Chile | 39,9 N | 73,4 T | 07:39 | 0,90 | 2,9 |
Valparaiso | Chile | 33 N | 71,6 T | 07:08 | 1,29 | 4,2 |
Talcahuano | Chile | 36,7 N | 73,4 T | 06:53 | 2,34 | 7,7 |
-
Sóng thần theo ETA NOAA (06:34 UTC 27 tháng 2)
Nhận xét
Trận động đất này ở Chile có cường độ gấp 500 lần trận động đất ở Haiti một tháng trước đó và gần thủ đô Santiago của Chile, tuy nhiên lại gây thiệt hại nhân mạng thấp hơn nhiều nếu so với Haiti, vì chính quyền Chile đã có những chuẩn bị chu đáo từ lâu, như là tập dượt trẻ em cách đối phó khi động đất xảy ra và luật pháp Chile yêu cầu các công trình xây dựng phải chống được động đất cũng như mạng lưới các nhân viên cứu hộ phản ứng cực nhanh [43].Richard Gross, làm việc cho NASA, nói rằng trận động đất có thể đã làm thay đổi tốc độ quay của Trái Đất và làm cho ngày trên Trái Đất ngắn hơn 1,26 phần ngàn giây [44]
Theo Viện địa lý quân sự Chile, sau khi xảy ra vụ động đất, Chile dịch chuyển về phía tây nam ra biển Thái Bình Dương, tức là hướng ngược lại theo hướng đông bắc về phía châu Phi của lục địa Nam Mỹ.[45]
Xem thêm
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Động đất Chile 2010 |
- Danh sách các trận động đất tại Chile
- Danh sách các trận động đất thế kỷ 21
- Danh sách các trận động đất lớn theo độ lớn
Tham khảo
- ^ a b “PAGER – M 8.8 – OFFSHORE MAULE, CHILE”. Earthquake.usgs.gov. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ a b c TSUNAMI BULLETINS – index of frequently updated bulletins issued by the Pacific Tsunami Warning Center, including the latest.
- ^ a b Chilean quake toll jumps to 708 “Death toll from Chile earthquake toll jumps to 708”. BBC News. 28 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Reuters earthquake report”. Reuters. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “USGS Earthquake Details”. United States Geological Survey. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ Patrick Sawer (27 tháng 2 năm 2010). “Huge earthquake hits Chile”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Historic World Earthquakes”. Earthquake.usgs.gov. United States Geological Survey. 23 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ a b “Tsunami After Major Earthquake Hits Chile”. Sky News. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Confirman que el sismo de Chile se sintió en Buenos Aires” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Infobae. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “En la región de Cuyo "se sintió muy fuerte" el temblor de Chile”. Infobae.com. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Temblor sacude Ica y causa temor en pobladores tras terremoto en Chile”. Peru.com. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ David Batty (27 tháng 2 năm 2010). “Deadly earthquake hits central Chile”. The Guardian. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Death toll in Chile earthquake rises to 78”. RTÉ News. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “8.8-magnitude quake rocks Chile, sets off tsunami”. Los Angeles Times. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ a b c “Magnitude 8.8 – Offshore Maule, Chile”. United States Geological Survey. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ Intensity of shaking in cities around the 2010 Chilean earthquake from USGS
- ^ Erdman, Jonathan (27 tháng 2 năm 2010). “How strong & rare was quake?”. The Weather Channel. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ Fountain, Henry (27 tháng 2 năm 2010). “Underwater Plate Cuts 400-Mile Gash”. The New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ a b “Massive earthquake strikes Chile”, BBC News, 28 tháng 2 năm 2010
- ^ a b c Latest Earthquakes M5.0+ in the World, theo USGS.
- ^ USGS, Earthquake Hazards Program (27 tháng 2 năm 2010). “10-degree Map Centered at 35°S,75°W”. United States Geological Survey. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ USGS, Earthquake Hazards Program (27 tháng 2 năm 2014). “Magnitude 6.9 - Off the coast of Bio-Bio, Chile”. United States Geological Survey. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ USGS, Earthquake Hazards Program (27 tháng 2 năm 2014). “Magnitude 6.3 – SALTA, Argentina”. United States Geological Survey. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Estado de SP sente reflexo do terremoto de 8,8 graus registrado no Chile” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Folha Online. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Strong aftershocks rattle Chile”. CNN.com. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Latest Earthquakes in the World - Past 7 days”. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Australia on tsunami watch after quake”. News.ninemsn.com.au. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Massive earthquake, aftershocks rattle Chile tsunami warning issued”. Time Warner. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ
|Newspaper=
(gợi ý|newspaper=
) (trợ giúp) - ^ « Strong earthquake hits Chile, Tsunami warning issued in region », peoplestar.co.uk, Retrieved on February 27, 2010.
- ^ “Pacific Tsunami Warning Center”. Pacific Tsunami Warning Center. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Tsunami warning in effect for Hawaii”. Hawaii News Now. 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ West Coast and Alaska Tsunami Information
- ^ PTWC Bulletin 18: cancelling warning for all countries except Japan and Russia
- ^ Tsunami threatens Australia, New Zealand, Hawaii, Pacific Rim, By staff writers, From: news.com.au, February 28, 2010 8:59 am.
- ^ New Zealand is among 53 Pacific Ocean nations where tsunami alerts have been issued following an earthquake off Chile, NZCity, 28 February 2010.
- ^ “Tsunami message from WCATWC”. Wcatwc.arh.noaa.gov. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ TSUNAMI BULLETIN NUMBER 004 by the NOAA Pacific Tsunami Warning Center
- ^ Staff Writer (27 tháng 2 năm 2010). “40 Meter Tsunami Wave Hits Juan Fernández Island”. Newsolio. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2010.
- ^ Gutierrez, Thelma (27 tháng 2 năm 2010). “First waves of tsunami arrive at Hawaii”. Honolulu, Hawaii: CNN. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ TSUNAMI BULLETIN NUMBER 015 issued by the Pacific Tsunami Warning Center.
- ^ “West Coast and Alaska Tsunami Warning Center”. NOAA. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
- ^ 小笠原諸島の南鳥島に津波第一波、10cm
- ^ Động đất Chile mạnh gấp 500 lần ở Haiti
- ^ “Chile Earthquake May Have Shortened Days on Earth”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Động đất làm Chile tách khỏi châu Mỹ” (bằng Tiếng Việt). Tuoi Tre Online. Thứ Ba, 27/04/2010, 15:17 (GMT+7). Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2010.
Phim
Xem thêm
Thể loại:
Trận Thị Nại năm (1801) là trận thủy chiến dữ dội nhất, trận thư hùng quyết định, đáng được gọi là “Võ công đệ nhất” trong thời trung hưng của nhà Nguyễn[1].
Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Sa bồi tụ dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm. Khi nước triều lên thì mặt đầm nước mênh mông, vào những hôm trời gió, sóng dập dờn như mặt biển. Những lúc triều xuống, nước rút cạn để trơ lòng đầm, sình lầy lai láng...Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên cửa Giã (trong tiếng Việt cổ, giã là biển), mà sau này người ta quen gọi là cửa Thị Nại[3]. Và trước khi xảy ra trận "thủy chiến dữ dội" này, thủy quân của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã kéo đến giao tranh với quân Tây Sơn tại Thị Nại vào những năm: Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793) và Kỷ Mùi (1799), nhưng cả ba trận đánh đều có qui mô nhỏ hơn và không mang tính quyết định.
Khi ấy, thành Bình Định bị quân Tây Sơn uy hiếp rõ rệt, Võ Tánh, tướng chúa Nguyễn, chỉ còn biết cố thủ. Ngoài cửa Thị Nại, phía Tây Sơn cho bố phòng cẩn thận. Bên chúa Nguyễn, để Hoàng tử Cảnh ở lại giữ Sài Côn, chúa Nguyễn Phúc Ánh cùng Thế tử Hy [5] ráo riết chuẩn bị chiến dịch Bắc tiến. Cùng theo dự trận còn có ba sĩ quan người Pháp là Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) điều khiển tàu Phượng phi (Le Phénix), Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) điều khiển tàu Long phi (Le Dragon) và De Forsans (Lê Văn Lăng) điều khiển tàu Bằng phi (L’aigle).
Theo giáo sĩ Le Labousse, bộ binh của chúa Nguyễn có tới tám ngàn người thiện chiến, thủy quân thì vượt hẳn thủy quân của các nước Âu Châu đang đồn trú tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Ngoài 4 chiến hạm [6], chúa còn có 40 chiếc làm theo kiểu bản xứ trong số đó có 5 chiếc mang được mỗi chiếc 46 khẩu đại bác, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu. Các chiến thuyền chèo bằng tay có tới 100 chiếc lớn và 200 chiếc nhỏ để chiến đấu trên các mặt sông. Tháng tư (âm lịch), chúa Nguyễn ra tới Nha Trang (24 tháng 5-24 tháng 6). Để Thế tử Hy ở lại Diên Khánh, còn chúa thì cho tướng sĩ đi đánh chiếm Phú Yên, rồi sai lập nhiều kho lương ở đây.
Theo sử của C.B.Maybon, thì khi ấy một lực lượng quân Lào khá quan trọng xâm nhập vào Nghệ An, dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phúc Tường đi đánh úp quân Tây Sơn. Được sự hưởng ứng của những người dân ở hai tỉnh Thanh Hóa và Hưng Hóa khiến quân Tây Sơn ở các vùng biên giới bị cầm chân...Ngoài ra, chúa Nguyễn lại còn được Cao Miên viện trợ cho 20 cặp voi trận, giao cho Nguyễn Văn Thành sử dụng. Miền Nam bấy giờ được mùa, Đông cung Cảnh sau vụ gặt cứ 10 xuất đinh tuyển lấy 3 để sung vào quân ngũ được thêm khoảng 10.000 người, đóng thêm 50 chiến thuyền nữa.
Mặc dầu quân Nguyễn đã được chuẩn bị kỹ càng và đông đảo như vậy, nhưng vẫn không giải vây cho thành Bình Định được. Quân thế của Võ Tánh ở đây mỗi ngày mỗi nguy. Viện quân bằng bộ binh, thủy quân mấy phen tấn công vào Thị Nại đều vô hiệu.
Sử gia Trần Trọng Kim kể:
Sử gia Phạm Văn Sơn kể:
Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết:
Chúa Nguyễn liền cử Nguyễn Văn Thành ở lại đánh nhau với Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng, và đặt một phần quân lực giữ cửa Thị Nại. Ngày 5 tháng 6 năm 1801, chúa Nguyễn dẫn tàu thuyền ra khỏi Thị Nại, hợp quân với Nguyễn Văn Trương tiến ra đánh Phú Xuân...[8]
Trận Thị Nại 1801, là trận thủy chiến lớn nhất nơi đầm Thị Nại. Từ đấy quân nhà Nguyễn giữ vững vùng biển chiến lược này. Thời Pháp thuộc, Trường Xuyên có bài thơ hoài cổ rằng:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Trận Thị Nại (1801)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Thị Nại.
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Trận Thị Nại.
|
Mục lục
Nơi giao tranh
Trận thủy chiến này xảy ra nơi đầm Thị Nại. Đầm này tên chữ là Hải Hạc Đàm[2], đó là cách gọi tắt của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại, người Hoa gọi cảng này là Tân Châu (新州). Đây là một đầm nước mặn nằm phía Đông Bắc, thuộc địa phận thành phố Qui Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, có diện tích khoảng 5.000 ha, chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng khoảng 4 cây số.Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định. Các nhánh của sông Kôn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Sa bồi tụ dần theo năm tháng khiến cho đầm mỗi ngày một đầy thêm. Khi nước triều lên thì mặt đầm nước mênh mông, vào những hôm trời gió, sóng dập dờn như mặt biển. Những lúc triều xuống, nước rút cạn để trơ lòng đầm, sình lầy lai láng...Nước đầm thông với biển bằng một cửa hẹp có tên cửa Giã (trong tiếng Việt cổ, giã là biển), mà sau này người ta quen gọi là cửa Thị Nại[3]. Và trước khi xảy ra trận "thủy chiến dữ dội" này, thủy quân của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã kéo đến giao tranh với quân Tây Sơn tại Thị Nại vào những năm: Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793) và Kỷ Mùi (1799), nhưng cả ba trận đánh đều có qui mô nhỏ hơn và không mang tính quyết định.
Chuẩn bị
Năm Canh Thân (1800), các thủ lĩnh Tây Sơn lẫn chúa Nguyễn đều tăng cường binh lực. Lược kể theo sách Việt sử tân biên[4]:Khi ấy, thành Bình Định bị quân Tây Sơn uy hiếp rõ rệt, Võ Tánh, tướng chúa Nguyễn, chỉ còn biết cố thủ. Ngoài cửa Thị Nại, phía Tây Sơn cho bố phòng cẩn thận. Bên chúa Nguyễn, để Hoàng tử Cảnh ở lại giữ Sài Côn, chúa Nguyễn Phúc Ánh cùng Thế tử Hy [5] ráo riết chuẩn bị chiến dịch Bắc tiến. Cùng theo dự trận còn có ba sĩ quan người Pháp là Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) điều khiển tàu Phượng phi (Le Phénix), Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) điều khiển tàu Long phi (Le Dragon) và De Forsans (Lê Văn Lăng) điều khiển tàu Bằng phi (L’aigle).
Theo giáo sĩ Le Labousse, bộ binh của chúa Nguyễn có tới tám ngàn người thiện chiến, thủy quân thì vượt hẳn thủy quân của các nước Âu Châu đang đồn trú tại Ấn Độ lúc bấy giờ. Ngoài 4 chiến hạm [6], chúa còn có 40 chiếc làm theo kiểu bản xứ trong số đó có 5 chiếc mang được mỗi chiếc 46 khẩu đại bác, 18 chiếc khác mang được từ 20 đến 26 khẩu. Các chiến thuyền chèo bằng tay có tới 100 chiếc lớn và 200 chiếc nhỏ để chiến đấu trên các mặt sông. Tháng tư (âm lịch), chúa Nguyễn ra tới Nha Trang (24 tháng 5-24 tháng 6). Để Thế tử Hy ở lại Diên Khánh, còn chúa thì cho tướng sĩ đi đánh chiếm Phú Yên, rồi sai lập nhiều kho lương ở đây.
Theo sử của C.B.Maybon, thì khi ấy một lực lượng quân Lào khá quan trọng xâm nhập vào Nghệ An, dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phúc Tường đi đánh úp quân Tây Sơn. Được sự hưởng ứng của những người dân ở hai tỉnh Thanh Hóa và Hưng Hóa khiến quân Tây Sơn ở các vùng biên giới bị cầm chân...Ngoài ra, chúa Nguyễn lại còn được Cao Miên viện trợ cho 20 cặp voi trận, giao cho Nguyễn Văn Thành sử dụng. Miền Nam bấy giờ được mùa, Đông cung Cảnh sau vụ gặt cứ 10 xuất đinh tuyển lấy 3 để sung vào quân ngũ được thêm khoảng 10.000 người, đóng thêm 50 chiến thuyền nữa.
Mặc dầu quân Nguyễn đã được chuẩn bị kỹ càng và đông đảo như vậy, nhưng vẫn không giải vây cho thành Bình Định được. Quân thế của Võ Tánh ở đây mỗi ngày mỗi nguy. Viện quân bằng bộ binh, thủy quân mấy phen tấn công vào Thị Nại đều vô hiệu.
Sử gia Trần Trọng Kim kể:
- Nguyễn Vương được tin quân Tây Sơn ra vây thành Bình Định, liền cử đại binh ra cứu viện, sai Nguyễn Văn Thành đem Lê Chất, Nguyễn Đình Đắc, Trương Tiến Bảo, chia ra làm ba đạo ra đánh lấy đồn Hội An ở Phú Yên, rồi kéo ra đánh ở Thị Dã (thuộc Bình Định). Nguyễn Vương đem thủy binh ra đến Quy Nhơn đóng thuyền ở ngoài cửa Thị Nại. Bấy giờ quân bộ của Nguyễn Văn Thành và quân thủy của Nguyễn Vương không thông được với nhau, cho nên sự cứu viện không có công hiệu gì cả[7].
- Trước đây chưa trông thấy địch (Tây Sơn), tôi có ý khinh thường, nhưng bây giờ mới biết là mình lầm. Thật vậy, quân của Tây Sơn đã là một phòng tuyến không sao vượt được. Bây giờ thời tiết lại xấu, binh sĩ bịnh tật nhiều. Lính Gia Định và Cao Miên phải trả về nguyên quán, những quân tướng về hàng trước đây trở lại với chủ cũ, tình thế thật nguy vô cùng...Không giải tỏa nỗi thành Bình Định, tình trạng này kéo dài luôn một năm khiến chúa Nguyễn vô cùng bực tức[8].
Diễn biến
Sách Đại Nam Thực Lục của triều Nguyễn viết:“ |
Thủy quân cả phá quân giặc ở cửa Thị Nại. Trước là Tư đồ giặc Võ Văn Dũng
dùng hai chiếc thuyền đại hiệu Định quốc và hơn trăm chiếc thuyền chiến
chặn đóng ngang cửa biển, lại dựng hai bảo ở bãi Nhạn Châu bên tả và ở
núi Tam Tòa bên hữu cửa biển, đặt nhiều súng lớn, dựa thế cao chẹn chỗ
hiểm để chống quân ta. Đến đây các quân làm xong chiến cụ hỏa công, vua
mật định đêm hôm 16 cất quân đánh úp. Sai Tiền chi Hoàng Văn Khánh
đem bộ binh lẻn xuống Da áo [Vũng Dừa], chờ khi hiệu lửa ở Tiêu Cơ phát
thì đánh hãm lũy giặc, đặt mai phục ở sau núi để ngăn giặc. Lưu Phạm Văn Nhân
giữ Cù Mông. Vua bèn thân đem thủy quân tiến phát. Trống canh ba qua
Tiêu Cơ, bắt được lính đi tuần của giặc, biết được khẩu hiệu, tức thì
sai Nguyễn Văn Trương và Tống Phước Lương dùng thuyền nhỏ lẻn trước vào Hổ Cơ đốt đồn thủy của giặc. Lại sai Võ Di Nguy đi thuyền chấp lệnh thẳng tiến, Lê Văn Duyệt
đốc quân tiếp theo. Giặc giữ bảo cự chiến, từ giờ dần đến giờ ngọ,
tiếng súng vang trời, đạn bay như mưa. Di Nguy bị bắn chết. Duyệt cứ mặc
kệ, càng thúc đánh hăng. Vua thấy sĩ tốt nhiều người tử thương, cho
tiểu sai đến dụ cho tam lui. Duyệt thề chết, vẫy quân xông lên, giờ thân
vào được cửa biển, dùng đuốc hỏa chiến thừa chiều gió phóng đánh thuyền
đại hiệu của giặc. Quân Tây Sơn cả vỡ, chết rất nhiều. Dũng thua chạy.
Thuyền Tây Sơn bị đốt cháy gần hết. Quân ta bèn giữ cửa Thị Nại. Người
ta khen trận này là võ công to nhất [9]. |
” |
“ |
Một hôm, chúa tính rằng hiện nay bao nhiêu lực lượng của Tây Sơn đều tập trung quanh và trước thành Quy Nhơn (tức thành Bình Định). Như vậy, Phú Xuân không mạnh. Nhưng tiến ra Phú Xuân thì hãy phá tan thủy quân của Tây Sơn ở Thị Nại đã, kẻo ra tới Phú Xuân, quân Gia Định bị cả hai mặt thủy bộ ép lại thì nguy. Khi đã thắng Phú Xuân, chúa quay lại cứu Quy Nhơn có lẽ dễ dàng hơn. Ngày rằm tháng Giêng năm Tân Dậu (27 tháng 2 năm 1801), chúa Nguyễn nảy ra ý cho các chiến thuyền tiến gần cù lao Hàn (đảo Hòn Đất). Chúa ra lệnh cho Lê Văn Duyệt [10] đem 1.200 quân đổ bộ lên bãi cát. Đoàn người này lặng lẽ tiến đến hải đồn của Tây Sơn mà không ai biết. Hồi 10 giờ rưỡi, khi đoàn quân chỉ còn cách độ 1/3 tầm súng đại bác, tiền đội quân thủy Nguyễn gồm 62 chiếc thuyền được lệnh tấn công ba chiến hạm lớn đầu tiên của Phú Xuân. Cuộc tấn công này lại được cái may là gió và nước triều bấy giờ đang thổi mạnh. Đúng 10 giờ 30, tướng Nguyễn Văn Trương bắn phát đại bác đầu tiên để ra lệnh tấn công khắp mọi nơi. Hai mươi sáu chiến thuyền chèo phóng lửa đốt sạch mọi thứ trên bãi cát. Đạo binh 1.200 người của (quân) Nguyễn, lưỡi lê tuốt trần nấp ở các hầm hố dưới cát, vừa đánh vừa bắn đại bác lên bờ. Quân Phú Xuân (tức quân Tây Sơn) bị đánh bất thình lình rối loạn chết hại khá nhiều. Đồn Tây Sơn ở Tam Tòa Sơn, ở bên phải cánh quân tấn công, chuyển một hỏa lực kinh khủng bắn xuống các thuyền chèo tay của Nguyễn vương khi đó vào đúng tầm súng. Võ Di Nguy bị một phát đạn bay đầu liền làm cho quân Nguyễn hoảng hốt ngừng lại. Lê Văn Duyệt liền cho chém ngay viên tướng đã thiếu can đảm, rồi thúc thuyền tiến tới chỗ có các chiến hạm của Phú Xuân đang đậu ở phía đông gần núi, đốt phá tơi bời và mau lẹ. Lúc ấy, Nguyễn Văn Trương cũng đã phá xong 3 chiếc chiến hạm của Tây Sơn đậu bên ngoài, tiến vào giữa hai cánh quân Tây Sơn đang vận chuyển để cứu các chiến hạm. Đêm ấy lửa và tiếng đại bác đã gây nên một quang cảnh hết sức khủng khiếp, rùng rợn...[8] |
” |
“ |
Đêm rằm tháng giêng năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Văn Thành nhận mật lệnh kéo quân cướp trại, để cản chân các tướng Tây Sơn về mặt bộ, Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương (Phúc Lương) cũng lãnh mật lệnh dẫn một đoàn binh thuyền đi trước. Tiếp theo sau là Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy cũng dẫn một đạo chiến thuyền sấn tới, Nguyễn vương thân đốc chiến. Vừa tới cửa Thị Nại, Nguyễn Văn Trương chặn bắt được thuyền tuần tiễu của Tây Sơn, tra hạch được mật khẩu [11], nên vào sâu nơi thủy trại mà đốt phá. Đến 10 giờ rưỡi đêm ấy, Võ Di Nguy cùng Lê Văn Duyệt kéo toàn đội chiến thuyền xông vào. Quân Tây Sơn từ các đồn trên núi, triền núi Cam Tòa bên hữu, và ở bãi Nhạn bên tả nã súng lớn pháo kích, Võ Di Nguy trúng đạn nơi đầu tử trận. Tướng Duy chết, nhưng các chiến hữu đã dùng hỏa công triệt tiêu tất cả thủy trại Tây Sơn, toàn thắng. Trận Thị Nại này được gọi là “Võ công đệ nhất” trong thời trung hưng của triều Nguyễn [1]. |
” |
Thiệt hại
Theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì: Đến 4 giờ sáng hôm sau, tức ngày 16 tháng giêng, các chiến hạm của Phú Xuân đều ra tro, thuyền lớn thuyền nhỏ đến quá trưa mới tắt lửa. Tính ra quân Nguyễn chết mất 4.000, trong số đó có tướng Võ Di Nguy, ba anh em Thư Ngọc Hầu...Quân Tây Sơn thiệt tới 20 ngàn và mất hết cả hải đội hùng mạnh: thuyền buồm bị tiêu 1.800 chiếc, 600 khẩu đại bác đủ cỡ và nhiều quân nhu, vũ khí, vàng bạc của binh tướng Tây Sơn rơi xuống đáy biển hết[12].Sau trận thủy chiến
Quét xong thủy quân Tây Sơn ở Thị Nại, nhưng lúc này thành Bình Định mỗi ngày mỗi kiệt quệ. Chúa Nguyễn ra lệnh cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu bí mật trốn ra khỏi thành, nhưng Võ Tánh biên thư từ chối: Tinh binh của Tây Sơn ở Quy Nhơn cả, nên lợi dụng lúc này đánh Phú Xuân thì lợi hơn...[13]Chúa Nguyễn liền cử Nguyễn Văn Thành ở lại đánh nhau với Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng, và đặt một phần quân lực giữ cửa Thị Nại. Ngày 5 tháng 6 năm 1801, chúa Nguyễn dẫn tàu thuyền ra khỏi Thị Nại, hợp quân với Nguyễn Văn Trương tiến ra đánh Phú Xuân...[8]
Trận Thị Nại 1801, là trận thủy chiến lớn nhất nơi đầm Thị Nại. Từ đấy quân nhà Nguyễn giữ vững vùng biển chiến lược này. Thời Pháp thuộc, Trường Xuyên có bài thơ hoài cổ rằng:
- Thị Nại xưa kia vũng chiến trường,
- Nổi chìm thế sự mấy triều vương...
- Non mây nghi ngút nơi binh dữ,
- Biển ráng chưa tan bọt máu hường.
- Nhạn lãnh sóng vờn gương đế bá
- Phương Mai rừng đắp vết tang thương.
- Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lại
- Lớp lớp xe ai rộn phố phường! [14]
Chú thích
- ^ a b Huỳnh Minh, Gia Định xưa. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin, 2006, tr. 148.
- ^ Ghi theo Địa chí Bình Định (bản điện tử) [1]. Sách Đại Nam dư địa chi ước biên (do Cao Xuân Dục làm chủ biên, bản dịch, tr. 129) ghi là đầm Hạc Hải.
- ^ Theo [2].
- ^ Việt sử tân biên, Quyển 4, chương 6: cuộc thất bại cuối cùng của Tây Sơn.
- ^ Theo Nguyễn Khắc Thuần, Thế tử Hy tức Nguyễn Phúc Hy, em ruột Hoàng tử Cảnh (tr.9).
- ^ Sử gia Phạm Văn Sơn không ghi số liệu lính thủy và cũng không cho biết tên chiến hạm thứ tư.
- ^ Việt Nam sử lược (Quyển 2), Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1971, tr.160.
- ^ a b c Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (quyển 4), Sài Gòn, 1961, tr.221-225.
- ^ Đại Nam Thực Lục, Tập 1, trang 440.
- ^ Theo Huỳnh Minh, Ngô Giáp Đậu (Hoàng Việt hưng long chí, Nxb Văn học, 1993, hồi thứ 21) thì viên tướng chỉ huy đạo bộ binh này là Nguyễn Văn Thành, vì lúc đó Lê Văn Duyệt cùng Nguyễn Văn Trương đang chỉ huy lực lượng thủy quân.
- ^ Ngô Giáp Đậu kể chi tiết: "Trần Công Hiến ban đêm dẫn quân vượt bến đò Tiêu Ky, bắt sống được Đô ty của Tây Sơn là Nguyễn Văn Độ, tra lấy được mật khẩu. Thế Tổ (Nguyễn Ánh) cho 18 chiếc thuyền thoi, giả thuyền Tây Sơn đi tuần tiễu, áp sát đội hình thuyền giặc mà đánh" (sách đã dẫn, tr. 264).
- ^ Ở đoạn này, sử gia Phạm Văn Sơn kèm theo lời bình: "Con số này do sử Pháp chép theo sử ta. Sử nhà Nguyễn thường hay tự đề cao bản triều, nên chỉ có thể tin rằng quân Nguyễn thắng mà thôi".
- ^ Theo trang website báo Bình Định: "Võ Tánh tuy gần cạn đạn dược cùng lương thực song vẫn cố thủ và sai nữ tướng tâm phúc là Nguyễn Thị Hào mang mật thư gặp Nguyễn Phúc Ánh, khuyên nên bỏ thành Bình Định mà đánh chiếm lấy Phú Xuân, vì lực lượng chủ lực của Tây Sơn đã dồn hết vào Bình Định, nên Phú Xuân lực lượng rất yếu." Xem [3].
- ^ Theo Quách Tấn, Nước non Bình Định.
Liên kết ngoài
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment