Tuesday, February 4, 2014

Chào ngày mới 4 tháng 2

Tập tin:ArafatEconomicForum.jpg
CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa  Ngày độc lập tại Sri Lanka (1948), Ngày ung thư thế giớiNăm 960 – Sau khi tiến hành binh biến buộc Hoàng đế Hậu Chu Sài Tông Huấn phải thiện vị, Tiết độ sứ Triệu Khuông Dận lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Tống. Năm 1945Chiến tranh thế giới thứ hai: Hội nghị Yalta với sự tham gia của nguyên thủ 3 cường quốc (Churchill, Roosevelt, và Stalin) được tổ chức tại cung điện Livadia tại bán đảo Krym, Ukraina, Liên Xô. Năm 1969Yasser Arafat (hình) được bầu làm chủ tịch Ủy ban điều hành tổ chức Giải phóng Palestine. Năm 2004Mark Zuckerberg thành lập nên mạng xã hội Thefacebook tại Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Hội nghị Yalta

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt và Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta.
Thỏa thuận trong Hội nghị Yalta còn gọi là hội nghị Crimea và tên mật là Hội nghị Argonaut (Yalta còn được viết phiên âm là I-an-ta hoặc Ianta[1]), với sự tham gia của các nguyên thủ 3 cường quốc: Stalin (Liên Xô), Roosevelt (Hoa Kỳ) và Churchill (Anh), họp từ ngày 4-11 tháng 2 năm 1945 tại Cung điện Livadia gần thành phố Yalta, miền nam Ukraina, là một hợp tác quân sự để giải quyết những bất đồng giữa ba cường quốc, thắng trục phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, đưa ra chính sách với Đức cũng như với các nước được giải phóng, khi cục diện chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ngã ngũ.
Chuỗi các hội nghị bao gồm Hội nghị Tehran năm 1943, Hội nghị YaltaHội nghị Potsdam.
Hội nghị quyết định việc chiếm và chia Đức ra 4 vùng chiếm đóng (thêm Pháp), việc đền bù chiến tranh. Đức phải phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, dân chủ hóa, bồi thường chiến tranh, một trong những hình thức bồi thường là tịch thu tài sản nước Đức một lần. Liên Xô phải mở mặt trận chống Nhật từ 2-3 tháng sau khi chiến sự ở châu Âu kết thúc, đổi lấy quyền chiếm đóng Viễn Đông (quần đảo Cu-ryl và Triều Tiên). Hội nghị San Francisco diễn ra (từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1945) đã thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc với sự tham gia của các nước cộng hoà xô viết như Ukraina, Belarus... Với Ba Lan, xác định biên giới phía đông theo tuyến Curzon, mở rộng lãnh thổ sang phía tây, cải tổ chính phủ lâm thời. Với Nam Tư, cần lập ngay chính phủ chung từ Ủy ban Giải phóng Dân tộc của Tito (do Liên Xô ủng hộ) và chính phủ lưu vong của Ivan Šubašić.

Trật tự hai cực Yalta

Sự kiện này cũng dẫn đến việc hình thành Trật tự hai cực Yalta là việc phân chia khu vực có ảnh hưởng giữa các nước lớn của phe đồng minh tại Hội nghị. Nội dung của hội nghị về việc kết thúc chiến tranh: Ba cường quốc thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tại Châu Á sau khi chiến tranh ở Châu Âu kết thúc. Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ. Theo đó, Liên Xô nắm Đông Âu, Đông Đức, Đông Berlin, quần đảo Quơ-rin (Nhật), Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung QuốcMông Cổ; Hoa Kỳ nắm ảnh hưởng ở phần còn lại của châu Âu (Tây Âu), Nam Triều Tiên, phần còn lại của Nhật Bản, ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, nhằm tạo cơ sở cho việc gìn giữ trật tự thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Anh, Pháp được khôi phục khu vực ảnh hưởng cũ. Hai nước ÁoPhần Lan trở thành nước trung lập. Vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ được trao trả lại cho Trung Quốc. Ngoài ra, theo thỏa thuận của Hội nghị Potsdam, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới, việc giải giáp quân đội Nhật được giao cho quân đội Anh về phía Nam và quân đội Trung Hoa Dân Quốc về phía Bắc.
Trật tự hai cực Yalta đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ nghĩaXã hội chủ nghĩa. Nước Đức chia hai hình thành nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang Đức ở phía TâyCộng hòa Dân chủ Đức phía Đông.
Sau chiến tranh, hai hệ thống xã hội nêu trên càng được phát triển bởi:
  • Kế hoạch Marshall đối với các nước Tây Âu của Mĩ
  • Sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 1949 của khối các nước Xã hội Chủ nghĩa
Trải qua hơn 40 năm, "trật tự hai cực Yalta" đã từng bước bị xói mòn và sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1988 - 1991, "Trật tự hai cực Yalta" đã bị sụp đổ, do Khối Đông Âu và các liên minh trong phạm vi ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô (liên minh quân sự (khối Hiệp ước Vacxava) và liên minh kinh tế (khối SEV) đã bị tan vỡ và thế "hai cực" của hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô trong trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ.
Thuật ngữ "Trật tự hai cực Yalta" thường chỉ được dùng trong sách giáo khoa các nước theo Xã hội chủ nghĩa .

Chú thích

  1. ^ trong sách giáo khoa và đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ấn hành




Facebook

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Facebook, Inc.
Loại hình Công ty đại chúng
Thành lập Cambridge, Massachusetts
(4 tháng 2, 2004)[1]
Trụ sở Palo Alto, California
Dublin, Ireland (trụ sở quốc tế cho châu Âu, châu Phi, Trung Đông)
Điều hành Mark Zuckerberg, Người sáng lậpCEO
Sheryl Sandberg, COO
Lợi nhuận Green Arrow Up.svg 5.1 tỷ USD (ước tính 2012)[2]
Doanh thu sau thuế và khấu trừ 53 triệu Đô la Mỹ
Số lượng nhân viên 5299 [3]
Trang web facebook.com
Loại trang web Dịch vụ mạng xã hội
Quảng cáo Băng-rôn quảng cáo, tiếp thị ám chỉ
Yêu cầu đăng ký Bắt buộc
Số người sử dụng 1.23 tỷ [4] (còn hoạt động đến tháng 1, 2014)[N 1]
Ngôn ngữ Đa ngôn ngữ
Hoạt động Tháng 2 năm 2004
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành.[1] Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại họccao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường.
Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Dustin MoskovitzChris Hughes khi Mark còn là sinh viên tại Đại học Harvard.[5]
Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh viên Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi. Website hiện có hơn 500 triệu thành viên tích cực trên khắp thế giới[6]. Với con số ấy, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpaceTwitter.[7][8]
Facebook đã gặp phải một số tranh cãi trong những năm qua. Nó đã bị cấm một thời gian tại một số quốc gia, trong đó có Syria[9], Trung Quốc[10], Việt Nam[11]Iran[12]. Nó cũng đã bị cấm tại nhiều công sở để hạn chế nhân viên tốn thời gian sử dụng dịch vụ[13]. Quyền riêng tư trên Facebook cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trang này cũng đang đối mặt với một số vụ kiện từ một số bạn cùng lớp của Zuckerberg, những người cho rằng Facebook đã ăn cắp mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác của họ.

Lịch sử

Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên gọi Facemash[14]. Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng nên Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Zuckerberg đang viết blog về một cô gái và cố gắng nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩ về cô ấy.[15]
Facebook vào ngày 12 tháng 2 năm 2004
Theo tờ Harvard Crimson, Facemash "đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn lưu bút trực tuyến của chín Nhà, đặt hai cái kế bên nhau và yêu cầu người dùng chọn ai là người là "hot" nhất". Trang này nhanh chóng được chuyển đến vài máy chủ danh sách của nhóm campus nhưng bị những người quản lý Harvard tắt vài ngày sau đó. Zuckerberg bị ban quản lý phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự do cá nhân và phải đối mặt với việc đuổi học, nhưng sau đó đã được hủy bỏ các cáo buộc[16]. Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tại thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.[17]
"Mọi người đã nói nhiều về một cuốn sách đăng ảnh trong Harvard", Zuckerberg nói với The Harvard Crimson. "Tôi cho rằng hơi bị ngu xuẩn khi trường đã phải mất vài năm để bỏ nó. Tôi có thể làm tốt hơn những gì họ có thể, và tôi có thể làm nó trong vòng một tuần".[18]
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã đăng ký dịch vụ này[19]. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa), và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá website. Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale[20]. Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ[21]. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California[20]. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.[22]
Facebook ra mắt phiên bản trung học vào tháng 9 năm 2005, Zuckerberg gọi nó là một bước logic tiếp theo[23]. Vào thời gian đó, các mạng của trường trung học bắt buộc phải được mời mới được gia nhập[24]. Facebook sau đó mở rộng quyền đăng ký thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có Apple Inc.Microsoft[25]. Tiếp đó vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook mở cửa cho mọi người trên 13 tuổi với một địa chỉ email hợp lệ.[26][27]
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo đã mua được 1,6% cổ phần (240 triệu $) của Facebook, nâng giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ $.[28] Microsoft cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của công ty lên Facebook.[29] Tháng 10 2008, Facebook tuyên bố nó đã thiết lập một trụ sở quốc tế tại Dublin, Ireland.[30] Tháng 9 năm 2009, Facebook tuyên bố lần đầu tiên công ty đã đạt lợi nhuận.[31] Tháng 11 năm 2010, dựa trên thống kê của SecondMarket Inc., một sàn giao dịch chứng khoán của các công ty tư nhân, tổng tài sản của Facebook là 41 tỷ $ (vượt qua một chút so với eBay) và trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ ba ở Hoa Kỳ sau GoogleAmazon.[32] Có khả năng Facebook sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu IPO vào 2013.[33]
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13 tháng 3 năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập vào Google.[34]

Công ty

Trụ sở hiện tại của Facebook ở Stanford Research Park, Palo Alto, California.
Phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo. Microsoft là một đối tác đặc biệt của Facebook về các dịch vụ banner quảng cáo,[35] và Facebook chỉ đăng các quảng cáo thuộc mạng lưới quảng cáo của Microsoft.[cần dẫn nguồn] Theo comScore, một công ty nghiên cứu thị trường internet, Facebook thu thập rất nhiều dữ liệu từ những người viếng thăm tương đương như Google và Microsoft, nhưng ít hơn so với Yahoo!.[36] Năm 2010, đội an ninh mạng của công ty đã bắt đầu mở rộng các nỗ lực nhằm ngăn chặn những nguy hiểm và phá hoại từ phía người sử dụng.[37] Ngày 6 tháng 11, 2007, Facebook triển khai Facebook Beacon nhằm ngăn chặn những cố gắng quảng cáo đến bạn bè của các thành viên nhờ sử dụng những thông tin cá nhân của thành viên đó.
Facebook nói chung có tỉ lệ nhấp chuột (clickthrough rate) (CTR) vào các nội dung quảng cáo nhỏ so với nhiều website lớn. Đối với các banner quảng cáo, CTR của banner chỉ bằng một phần năm so với CTR của toàn bộ các nội dung (đường link) trên FB.[38] Điều này có nghĩa là tỉ lệ người dùng FB nhấp chuột vào nội dung quảng cáo nhỏ hơn so với các website lớn khác.[cần dẫn nguồn] Ví dụ, trong khi số người click vào quảng cáo đầu tiên cho kết quả tìm được trên Google trung bình là 8% thời gian (80.000 click cho 1 triệu tìm kiếm),[39] thì người dùng Facebook click vào quảng cáo trung bình 0,04% thời gian (400 click cho 1 triệu trang).[40]
Sarah Smith, giám đốc hoạt động bán hàng trực tuyến của Facebook, xác nhận rằng các chiến dịch quảng cáo thành công trên FB có tỉ lệ nhấp chuột CTR là 0,05% tới 0,04%, và rằng CTR cho các quảng cáo có xu hướng giảm xuống trong vòng hai tuần.[41] So với CTR của mạng xã hội MySpace, tỉ lệ này là 0,1%, cao hơn 2,5 lần của Facebook nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều website. Giá trị CTR của Facebook khá thấp có thể giải thích do FB bao gồm những thành viên là những người hiểu biết về công nghệ hơn và họ sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo để ẩn đi những quảng cáo trên FB, có nhiều thành viên trẻ tuổi hơn tham gia FB do vậy họ cũng bỏ qua những thông tin quảng cáo; và trên Myspace, các thành viên dành nhiều thời gian để duyệt nội dung trong khi trên Facebook các thành viên lại sử dụng nhiều thời gian để trao đổi với bạn bè và do vậy họ bỏ qua sự chú ý tới nội dung quảng cáo.[42]
Bản mẫu:Facebook revenue Trên các trang cho các thương hiệu và sản phẩm, tuy nhiên, một số công ty đã báo cáo CTR cao tới 6,49% cho bài viết ở Wall (một tính năng của Facebook).[43] Involver, một nền tảng tiếp thị xã hội, công bố vào tháng 7 năm 2008 rằng nó quản lý để đạt được CTR là 0,7% trên Facebook (hơn 10 lần so với kết quả CTR từ các chiến dịch quảng cáo tiêu biểu trên Facebook) cho khách hàng đầu tiên của Involver, công ty phần mềm Serena, quản lý để chuyển đổi 1.100.000 lượt xem vào 8.000 khách truy cập vào trang web của họ.[44] Một nghiên cứu cho thấy rằng đối với quảng cáo video trên Facebook, kết quả là đối với những người sử dụng đã xem những video này thì hơn 40% họ xem chúng toàn bộ, trong khi trung bình ngành công nghiệp là 25% đối với quảng cáo video trong banner.[45]
Facebook có hơn 1.750 nhân viên và cộng tác viên ở 12 nước.[46] Về quyền sở hữu Facebook, Mark Zuckerberg sở hữu 24% công ty, Accel Partners là 10%, Digital Sky Technologies là 10%[47], Dustin Moskovitz sơ hữu 6%, Eduardo Saverin là 5%, Sean Parker là 4%, Peter Thiel là 3%, Greylock PartnersMeritech Capital Partners mỗi bên sở hữu 1 tới 2%, Microsoft sở hữu 1,3%, Lý Gia Thành sở hữu 0,75%,Interpublic Group sở hữu ít hơn 0,5%, một nhóm nhỏ các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên cũng như nhân vật nổi tiếng sở hữu ít hơn 1%, bao gồm Matt Cohler, Jeff Rothschild, thượng nghị sĩ bang California Barbara Boxer, Chris Hughes, và Owen Van Natta; Reid HoffmanMark Pincus có cổ phần khá lớn trong công ty, và 30% còn lại hoặc do nhân viên sở hữu, hoặc do những người muốn giấu tên hoặc từ những nhà đầu tư bên ngoài.[48] Adam D'Angelo, giám đốc công nghệ và bạn của Zuckerberg, đã rút khỏi công ty vào tháng 5 năm 2008. Báo chí cho rằng ông và Zuckerberg đã tranh cãi, và rằng Adam không còn quan tâm đến việc sở hữu cổ phần công ty nữa.[49]

Website

Phần đăng nhập đặt ở phía trên bên phải của trang chủ Facebook, đối với ai chưa có tài khoản sẽ trông thấy trực tiếp mẫu đăng ký bên dưới.
Thành viên đã đăng ký có thể tạo hồ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá nhân, thông tin liên lạc, và những thông tin cá nhân khác. Người dùng có thể trao đổi với bạn bè và những người khác thông qua tin nhắn cá nhân hoặc công cộng và tính năng chat của Facebook. Họ cũng có thể tạo và gia nhập nhóm ưa thích hay "trang yêu thích" (trước đây gọi là "trang các fans", cho đến tận 19 tháng4, 2010), một số trang được duy trì bởi các tổ chức và có banner quảng cáo.[50]
Để xoa dịu những lo ngại về sự riêng tư, Facebook cho phép người dùng lựa chọn cài đặt bảo mật của riêng mình và lựa chọn những người có thể nhìn thấy phần cụ thể của tiểu sử của họ.[51] Website là miễn phí đăng nhập, và nó phát sinh lợi nhuận từ quảng cáo, chẳng hạn thông qua banner quảng cáo.[52] Facebook đòi hỏi tên thành viên và hình ảnh (nếu có) để mọi người có thể đăng nhập vào trang web. Người dùng có thể kiểm soát những ai nhìn thấy các thông tin mà họ đã chia sẻ, cũng như những người có thể tìm thấy chúng trong tìm kiếm, thông qua các thiết lập bảo mật của họ.[53]
Cấu hình tùy chọn trên Facebook năm 2011. Được triển khai vào tháng 12 năm 2010.
Các phương tiện truyền thông thường so sánh Facebook với MySpace, nhưng có một ý nghĩa khác biệt giữa hai trang web là mức độ tuỳ biến.[54] Một khác biệt nữa là sự yêu cầu của Facebook rằng người dùng sử dụng danh tính thực sự của họ, một đòi hỏi mà không có ở MySpace.[55] MySpace cho phép người dùng trang trí hồ sơ của họ bằng cách sử dụng HTMLCascading Style Sheets (CSS), trong khi Facebook chỉ cho phép bằng văn bản (plain text).[56] Facebook có một số tính năng mà người dùng có thể tương tác. Chúng bao gồm Wall, một không gian trên trang hồ sơ của mỗi thành viên cho phép bạn bè họ đăng các tin nhắn cho thành viên để xem;[57] Pokes(cú hích), cho phép người dùng gửi một "cái hích" ảo với nhau (một thông báo cho thành viên là họ đã bị chọc);[58] Hình ảnh, nơi người dùng có thể upload album và hình ảnh;[59]Trạng thái, cho phép thành viên thông báo cho bạn bè họ đang ở đâu và làm gì.[60] Tùy thuộc vào cài đặt riêng tư, bất cứ ai có thể xem hồ sơ của người dùng cũng có thể xem tính năng Wall của người dùng đó. Tháng 7 năm 2007, Facebook bắt đầu cho phép người dùng gửi file đính kèm với Wall, trong khi trước đây Wall chỉ giới hạn nội dung văn bản.[57]
Giao diện người dùng đồ họa của Facebook trên di động
Theo thời gian, Facebook đã thêm các tính năng mới vào website. Ngày 6 tháng 9 năm 2006, tính năng News Feed được ra, nó xuất hiện trên trang chủ của thành viên sử dụng và làm nổi bật thông tin bao gồm thay đổi hồ sơ, các sự kiện sắp tới, và ngày sinh nhật của bạn bè của thành viên đó.[61] Điều này cho phép những người gửi thư rác (spammer) và người dùng khác thao tác với những tính năng này bằng cách tạo ra sự kiện bất hợp pháp hoặc đăng ngày sinh nhật giả để thu hút sự chú ý đến hồ sơ của họ.[62] Ban đầu, News Feed không làm hài lòng đối với những người sử dụng Facebook; một số người phàn nàn là nó quá lộn xộn và đầy những thông tin không mong muốn, trong khi những người khác đề cập đến nó quá dễ dàng cho những người khác có thể theo dõi các hoạt động cá nhân của họ (chẳng hạn như thay đổi tình trạng quan hệ, sự kiện, và các cuộc hội thoại với thành viên khác).[63]
Để đáp lại, Zuckerberg đã đưa ra một lời xin lỗi cho lỗ hổng của trang web và đưa vào các tính năng bảo mật thích hợp tùy biến được. Kể từ đó, người dùng đã có thể kiểm soát những loại thông tin được chia sẻ một cách tự động với bạn bè. Thành viên FB hiện nay có thể ngăn chặn những người trong danh sách bạn bè mà thành viên đó không muốn họ nhìn thấy thông tin cập nhật về một số loại hoạt động, bao gồm thay đổi hồ sơ, bài trên Wall, và bạn bè mới thêm vào.[64]
Ngày 23 tháng 2 năm 2010, Facebook được cấp bằng sáng chế US patent 7669123 về những khía cạnh của News Feed. Bằng sáng chế bảo vệ News Feeds trong đó các liên kết được cung cấp để một người dùng có thể tham gia vào các hoạt động tương tự của một người dùng khác.[65] Bằng sáng chế có thể khuyến khích Facebook theo đuổi hành động chống lại các trang web vi phạm bằng sáng chế của họ, mà có khả năng có thể bao gồm các trang web như Twitter.[66]
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên Facebook là ứng dụng Hình ảnh (Photos), nơi thành viên có thể upload album và hình ảnh.[67] Facebook cho phép người dùng tải lên không giới hạn số hình ảnh, so với các dịch vụ lưu trữ hình ảnh khác như PhotobucketFlickr, trong đó áp dụng giới hạn số lượng các bức ảnh mà người dùng được phép tải lên. Trong những năm đầu tiên, người dùng Facebook được giới hạn đến 60 hình ảnh cho mỗi album. Tính đến tháng 5 năm 2009, giới hạn này đã được tăng lên đến 200 bức ảnh mỗi album.[68][69][70][71]
Các thiết lập bảo mật có thể được đặt cho các album cá nhân, hạn chế các nhóm người sử dụng có thể xem một album. Ví dụ, tính riêng tư của một album có thể được thiết lập để chỉ những bạn bè của thành viên có thể xem album, trong khi tính riêng tư của album khác có thể được thiết lập để tất cả người dùng Facebook có thể nhìn thấy nó. Một tính năng của ứng dụng hình ảnh là khả năng "tag", hay đánh nhãn một thành viên trong một bức ảnh. Ví dụ, nếu một bức ảnh có một người bạn của thành viên, sau đó thành viên này có thể "tag" người bạn trong bức ảnh. Điều này sẽ gửi một thông báo cho người bạn rằng họ đã được gắn thẻ, và cung cấp cho họ một liên kết để xem bức ảnh.[72]
Hồ sơ trên Thefacebook năm 2005
Hồ sơ Facebook năm 2007
Facebook Notes được giới thiệu vào ngày 22 tháng 8 năm 2006, một tính năng viết blog cho phép nhúng các thẻ và hình ảnh. Thành viên sau đó có thể nhập blog từ Xanga, LiveJournal, Blogger, và các dịch vụ blog khác.[26] Trong tuần lễ từ ngày 7 tháng 4 năm 2008, Facebook đưa ra ứng dụng nhắn tin tức thời dựa trên ngôn ngữ lập trình Comet[73] gọi là "Chat" cho một vài mạng,[74] cho phép người dùng giao tiếp với bạn bè và nó có chức năng tương tự ứng dụng tin nhắn tức thời của máy tính để bàn.
Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Facebook ra mắt tính năng Quà tặng, cho phép người dùng gửi quà tặng ảo cho bạn bè của họ xuất hiện trên hồ sơ của người nhận. Mỗi quà tặng chi phí 1,00 $ để mua hàng, và một tin nhắn cá nhân hoá có thể được đính kèm với từng món quà.[75][76] Ngày 14 tháng 5 năm 2007, Facebook khai trương Marketplace, cho phép người sử dụng đăng quảng cáo miễn phí có tính phân loại.[77] Marketplace đã từng được so sánh với Craigslist bởi CNET, trong đó chỉ ra rằng sự khác biệt lớn giữa hai tính năng là danh sách được đăng bởi một người sử dụng trên Marketplace chỉ nhìn thấy bởi những người dùng đang ở trong cùng một mạng với người dùng đó, trong khi danh sách được đăng trên Craigslist có thể được xem bởi bất cứ ai.[78]
Ngày 20 tháng 7 năm 2008, Facebook giới thiệu "Facebook Beta", một thiết kế lại đáng kể giao diện người dùng trên các mạng đã chọn. Tính năng Mini-Feed và Wall được hợp nhất, hồ sơ đã được tách thành nhiều phần theo thẻ, và một nỗ lực đã được thực hiện để tạo ra một cái nhìn "sạch".[79] Sau khi ban đầu cho người dùng một sự lựa chọn để chuyển đổi, Facebook đã bắt đầu di chuyển tất cả thành viên vào phiên bản mới trong tháng 9, 2008.[80] Ngày 11 tháng 12 năm 2008, người ta thông báo rằng Facebook đã thử nghiệm một quá trình đăng ký đơn giản hơn.[81]
Ngày 13 tháng 6 năm 2009, Facebook đã giới thiệu tính năng "Tên người dùng" (Usernames), nhờ đó mà các trang có thể được liên kết với URL đơn giản hơn như http://www.facebook.com/facebook so với http://www.facebook.com/profile.php?id=20531316728.[82] Nhiều điện thoại thông minh mới cung cấp truy cập vào các dịch vụ của Facebook hoặc thông qua trình duyệt web hoặc các ứng dụng của điện thoại. Ứng dụng Facebook chính thức có sẵn cho hệ điều hành iPhone, hệ điều hành Android, và WebOS. NokiaResearch In Motion đều cung cấp ứng dụng Facebook cho các dòng di động của họ. Hơn 150 triệu người dùng truy cập vào Facebook thông qua thiết bị di động trên 200 nhà khai thác dịch vụ di động ở 60 quốc gia.
Facebook đưa ra dịch vụ "Facebook Messages" mới vào ngày 15 tháng 11 năm 2010. Trong sự kiện truyền thông ngày hôm đó, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết, "Sự thật là mọi người sẽ có thể có địa chỉ email an@facebook.com, nhưng nó không phải email." Việc ra mắt tính năng như vậy đã được dự đoán trước khi công bố nó, với một số người gọi nó là "sát thủ của Gmail." Hệ thống này có sẵn cho tất cả người sử dụng trang web, kết hợp tin nhắn văn bản, tin nhắn tức thời, email, và tin nhắn thông thường, và sẽ bao gồm các thiết lập bảo mật tương tự như của các dịch vụ khác của Facebook. Với mã hiện "Project Titan," Facebook Messages mất 15 tháng để phát triển.[83][84]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ "Thành viên hoạt động" là thành viên đăng nhập vào Facebook trong vòng 30 ngày.

Tham khảo

  1. ^ a b Eldon, Eric. (18 tháng 12 năm 2008). “2008 Growth Puts Facebook In Better Position to Make Money”. VentureBeat. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ “Facebook Current Report, Form 8-K, Filing Date July 26, 2012”. SEC. 26 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ "Key Facts", Facebook
  4. ^ “Facebook Reports First Quarter 2013 Results”. FB. 12 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
  5. ^ "Executive Bios", Facebook. Truy cập 16 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ "Facebook Statistics", Truy cập 17 tháng 11 năm 2009
  7. ^ http://siteanalytics.compete.com/facebook.com+myspace.com+TWITTER.com/?metric=uv
  8. ^ http://photos-b.ll.facebook.com/photos-ll-sf2p/v653/225/41/537190749/n537190749_1380649_6150061.jpg
  9. ^ "Red lines that cannot be crossed", The Economist, 24 tháng 7 năm 2008. Truy cập 17 tháng 8 năm 2008.
  10. ^ “China's Facebook Status: Blocked”. ABC News. 8 tháng 7 năm 2009. Truy cập 13 tháng 7 năm 2009.
  11. ^ Ben Stocking (17 tháng 11 năm 2009). “Vietnam Internet users fear Facebook blackout”. Associated Press. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2009.
  12. ^ Shahi, Afshin. "IRAN’S DIGITAL WAR", Daily News Egypt, 27 tháng 7 năm 2008. Truy cập 16 tháng 8 năm 2008.
  13. ^ Benzie, Robert."Facebook banned for Ontario staffers", TheStar.com, 3 tháng 5 năm 2007. Truy cập 16 tháng 8 năm 2008.
  14. ^ Tabak, Alan J. (9 tháng 2 năm 2004). “Hundreds Register for New Facebook Website”. Harvard Crimson. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2008.
  15. ^ Hoffman, Claire (28 tháng 6 năm 2008). “The Battle for Facebook”. Rolling Stone. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2009.
  16. ^ Kaplan, Katherine (19 tháng 11 năm 2003). “Facemash Creator Survives Ad Board”. The Harvard Crimson. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2009.
  17. ^ Seward, Zachary M. (25 tháng 7 năm 2007). “Judge Expresses Skepticism About Facebook Lawsuit”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2008.
  18. ^ Tabak, Alan (9 tháng 2 năm 2004). “Hundreds Register for New Facebook Website”. Harvard Crimson. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2008.
  19. ^ Phillips, Sarah (25 tháng 7 năm 2007). “A brief history of Facebook”. The Guardian. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008.
  20. ^ a b “Press Room”. Facebook. 1 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  21. ^ Rosmarin, Rachel (11 tháng 9 năm 2006). “Open Facebook”. Forbes. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
  22. ^ Williams, Chris (1 tháng 10 năm 2007). “Facebook wins Manx battle for face-book.com”. The Register. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.|
  23. ^ Dempsey, Laura (3 tháng 8 năm 2006). “Facebook is the go-to Web site for students looking to hook up”. Dayton Daily News.
  24. ^ Lerer, Lisa (25 tháng 1 năm 2007). “Why MySpace Doesn't Card”. Forbes. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
  25. ^ Lacy, Sarah (12 tháng 9 năm 2006). “Facebook: Opening the Doors Wider”. BusinessWeek. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  26. ^ a b Abram, Carolyn (26 tháng 9 năm 2006). “Welcome to Facebook, everyone”. Facebook. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
  27. ^ “Terms of Use”. Facebook. 15 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  28. ^ “Facebook and Microsoft Expand Strategic Alliance”. Microsoft. 24 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2007.
  29. ^ “Facebook Stock For Sale”. BusinessWeek. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2008.
  30. ^ “Press Releases”. Facebook. 30 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2008.
  31. ^ “Facebook 'cash flow positive,' signs 300M users”. Cbc.ca. 16 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  32. ^ Facebook Becomes Third Biggest US Web Company http://www.thejakartaglobe.com/technology/facebook-becomes-third-biggest-us-web-company/406751
  33. ^ http://www.businessinsider.com/google-groupon-deal
  34. ^ “Facebook Reaches Top Ranking in US”.
  35. ^ “Product Overview FAQ: Facebook Ads”. Facebook. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2008.[liên kết hỏng]
  36. ^ Story, Louise (10 tháng 3 năm 2008). “To Aim Ads, Web Is Keeping Closer Eye on You”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  37. ^ Cluley, Graham (1 tháng 2 năm 2010). “Revealed: Which social networks pose the biggest risk?”. Sophos. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2010.
  38. ^ “Facebook May Revamp Beacon”. BusinessWeek. 28 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  39. ^ “Google AdWords Click Through Rates Per Position”. AccuraCast. 9 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  40. ^ Denton, Nick (7 tháng 3 năm 2007). “Facebook 'consistently the worst performing site'”. Gawker. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  41. ^ “Facebook Says Click Through Rates Do Not Match Those At Google”. TechPulse 360. 12 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  42. ^ Leggatt, Helen (16 tháng 7 năm 2007). “Advertisers disappointed with Facebook's CTR”. BizReport. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  43. ^ Klaassen, Abbey (13 tháng 8 năm 2009). “Facebook's Click-Through Rates Flourish... for Wall Posts”. AdAge. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  44. ^ “Involver Delivers Over 10x the Typical Click-Through Rate for Facebook Ad Campaigns”. Press release. 31 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  45. ^ Walsh, Mark (15 tháng 6 năm 2010). “Study: Video Ads On Facebook More Engaging Than Outside Sites”. MediaPost. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  46. ^ “Facebook Factsheet”. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2010.
  47. ^ “Facebook's friend in Russia”. CNN. 4 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
  48. ^ David Kirkpatrick. The Facebook Effect. tr. 322. ISBN 1439102112.
  49. ^ McCarthy, Caroline (11 tháng 5 năm 2008). “As Facebook goes corporate, Mark Zuckerberg loses an early player”. CNET.com. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2010.
  50. ^ “Edit Your Profile”. Facebook. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008.
  51. ^ “Search Privacy”. Facebook. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2009.
  52. ^ Barton, Zoe (28 tháng 4 năm 2006). “Facebook goes corporate”. ZDNet. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  53. ^ “Choose Your Privacy Settings”. Facebook. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2009.
  54. ^ Stone, Brad (25 tháng 5 năm 2007). “Facebook Expands Into MySpace’s Territory”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
  55. ^ Ciccone, David (7 tháng 5 năm 2009). “Facebook Connect fully integrated into Mobility Today”. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
  56. ^ Sullivan, Mark (24 tháng 7 năm 2007). “Is Facebook the New MySpace?”. PC World. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2008.
  57. ^ a b Der, Kevin. “Facebook is off-the-wall”. Facebook. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2007.
  58. ^ “Inbox, Messages and Pokes”. Facebook. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  59. ^ “The Facebook Gifts”. Facebook. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2008.
  60. ^ Ramadge, Andrew (26 tháng 11 năm 2007). “Facebook is... reconsidering the word "is"”. News Limited. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
  61. ^ Sanghvi, Ruchi (6 tháng 9 năm 2006). “Facebook Gets a Facelift”. Facebook. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2008.
  62. ^ “Facebook: Celebrate Your Birthday Every Day”. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2010.
  63. ^ Lacy, Sarah (8 tháng 9 năm 2006). “Facebook Learns from Its Fumble”. BusinessWeek. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  64. ^ Gonsalves, Antone (8 tháng 9 năm 2006). “Facebook Founder Apologizes In Privacy Flap; Users Given More Control”. InformationWeek. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  65. ^ “US Patent No. 7669123”. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2010.
  66. ^ "Facebook's news-feed patent could mean lawsuits". CNN. Retrieved July 12, 2010.
  67. ^ Arrington, Michael (24 tháng 5 năm 2007). “Facebook Launches Facebook Platform; They are the Anti-MySpace”. TechCrunch. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  68. ^ “Share More Memories with Larger Photo Albums”. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.
  69. ^ “Upload: 60 or 200 photos in the same album?”. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2009.
  70. ^ “How can I add more than 60 photos to an album?”. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2009.
  71. ^ “Example of album from a regular user with a 200-photo limit”. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2009.
  72. ^ “Photos”. Facebook. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  73. ^ Eugene (14 tháng 5 năm 2008). “Facebook Chat”. Facebook. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008.
  74. ^ “April 6, 2008 Press Release” (Thông cáo báo chí). Facebook. 6 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2008.
  75. ^ “Give gifts on Facebook!”. Facebook. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  76. ^ “Gifts”. Facebook. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  77. ^ “The Marketplace Is Open...”. Facebook. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  78. ^ McCarthy, Caroline (13 tháng 5 năm 2007). “Hands-on with Facebook Marketplace”. CNET. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  79. ^ "Facebook Facelift Targets Aging Users and New Competitors". The New York Times. July 21, 2008.
  80. ^ “Moving to the new Facebook”. Facebook. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
  81. ^ Facebook Testing Even Simpler Sign Up; Closing The Gap With MySpace In The U.S., TechCrunch. Published December 11, 2008.
  82. ^ DiPersia, Blaise (9 tháng 6 năm 2009). “Coming Soon: Facebook Usernames”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2009.
  83. ^ Gabbatt, Adam; Arthur, Charles (15 tháng 11 năm 2010). “Facebook mail: it might kill Gmail, but 'it's not email'”. The Guardian (London).
  84. ^ Facebook launches new messaging system – San Jose Mercury News

Liên kết ngoài



No comments:

Post a Comment