CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Năm 396 – Sau trận Tham Hợp Pha, Hoàng đế Mộ Dung Thùy của nước Hậu Yên qua đời trên đường triệt thoái. Năm 1819 – Thomas Stamford Raffles thành lập Singapore. Năm 1952 – Elizabeth II (hình) tiến hành lễ đăng cơ nữ vương Anh Quốc và Khối Thịnh vượng chung sau khi phụ thân của bà, George VI, qua đời. Năm 1958 – Thảm họa Munich: chuyến bay số 609 của hãng hàng không British Airway chở thành viên câu lạc bộ Manchester United, một số cổ động viên và nhà báo, đã bị rơi khi cố gắng cất cánh từ sân bay Munich-Riem, Munich, Tây Đức, giết chết 8 cầu thủ và 15 người khác. Năm 2000 – Chiến tranh Chechnya lần thứ hai: Quân đội Nga chiếm Grozny, thủ phủ của Chechnya, buộc chính phủ ly khai Chechnya phải sống lưu vong.
Elizabeth II
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Elizabeth II | |
---|---|
Nữ hoàng Elizabeth II năm 2010 |
|
Nữ vương của Vương quốc Anh, Canada, Australia và các vương quốc Thịnh vượng chung khác | |
Tại vị | 6 tháng 2, 1952 – nay (61 năm, 364 ngày) |
Đăng quang | 2 tháng 6, 1953 |
Tiền nhiệm | George VI |
Thái tử | Charles, Thân vương xứ Wales |
Thông tin chung | |
Phối ngẫu | Thân vương Philip, Công tước xứ Edinburgh |
Hậu duệ | Charles, Thân vương xứ Wales Công chúa Anne Vương tử Andrew, Công tước xứ York Vương tử Edward, Bá tước xứ Wessex |
Tên đầy đủ | Elizabeth Alexandra Mary |
Tước hiệu | HM Nữ hoàng HRH Công chúa Elizabeth, Nữ công tước xứ Edinburgh HRH Công chúa Elizabeth HRH Công chúa Elizabeth xứ York |
Hoàng tộc | Nhà Windsor |
Hoàng gia ca | God Save the Queen |
Thân phụ | George VI |
Thân mẫu | Elizabeth Bowes-Lyon |
Sinh | 21 tháng 4, 1926 Mayfair, Luân Đôn |
Rửa tội | 29 tháng 5 năm 1926 Điện Buckingham, Luân Đôn |
Tôn giáo | Giáo hội Anh & Giáo hội Scotland |
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Elizabeth.
Elizabeth II (Elizabeth Alexandra Mary; sinh ngày 21 tháng 4 năm 1926; phát âm: Ê-li-gia-bét II) là đương kim Nữ vương của 16 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh bao gồm: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis.
Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm
vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ quốc vương, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, Lãnh đạo Tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandy, Chúa tể xứ Mann, và Thủ lĩnh Tối cao xứ Fiji. Về lý thuyết quyền lực của bà là rất lớn; tuy nhiên, trên thực tế, theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị.Elizabeth trở thành Nữ vương Vương quốc Anh, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, Pakistan, và Ceylon sau khi phụ thân của bà, George VI, qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Thời gian trị vì suốt 61 năm của bà chứng kiến nhiều sự thay đổi, trong đó có sự giải thể của Đế quốc Anh (một tiến trình bắt đầu từ trước khi bà lên ngôi) và sự phát triển tiếp đó của Khối thịnh vượng chung Anh. Sau khi các thuộc địa khác của Anh giành được độc lập khỏi Vương quốc Anh, bà trở thành nữ vương của một vài quốc gia mới độc lập. Bà cũng là người đã từng trị vì 32 quốc gia riêng biệt, nhưng nay một nửa trong số đó đã trở thành nước cộng hòa.
Elizabeth kết hôn với Vương thân Philip năm 1947. Hai người họ có bốn con, tám cháu và ba chắt. Bà là một trong những người trong người trị vì lâu nhất nước Anh, chỉ sau nữ vương Victoria (trị vì Vương quốc Anh trong 63 năm, 217 ngày) bà đã vược qua (vua George III là người trị vì Vương quốc Anh trong 59 năm, 96 ngày).
Mục lục
Thời thơ ấu
Elizabeth là con đầu lòng của Vương tử Albert, Công tước xứ York (sau này trở thành Vua George VI), và vợ, bà Elizabeth. Bà được sinh ra nhờ biện pháp mổ lấy thai tại căn nhà số 17 Đường Bruton, Mayfair, Luân Đôn[1], và được rửa tội vào ngày 29 tháng 5 năm 1926 trong nhà thờ riêng của Điện Buckingham dưới sự chủ trì của Tổng giám mục xứ York, Cosmo Lang. Cha mẹ đỡ đầu của bà là ông bà nội Đức vua George V và Vương hậu Mary; cô của bà, Công chúa Mary và Quý bà Elphinstone; ông bác cố, Vương tử Arthur, Công tước xứ Connaught và Strathearn; và bà ngoại, Cecilia Bowes-Lyon, Nữ bá tước Strathmore và Kinghorne. Elizabeth được đặt theo tên của mẹ bà, bà cố Nữ vương Alexandra, và bà ngoại Vương hậu Mary[2] và được những người thân trong gia đình gọi bằng cái tên "Lilibet"[3]. Bà có quan hệ gần gũi với ông nội của mình, và được cho là có công giúp ông hồi phục sau bệnh tật năm 1929[4][5]. Bà có một cô em gái duy nhất là Công chúa Margaret, sinh năm 1930. Hai cô công chúa được dạy tại nhà dưới sự giám sát của mẹ và cô giáo của gia đình, Marion Crawford, người thường được biết đến với tên "Crawfie"[6][7]. Trong sự tức giận của vương tộc, Crawford sau đó đã xuất bản một cuốn tiểu sử ghi lại thời thơ ấu của Elizabeth và Margaret có tựa đề The Little Princesses (Những cô công chúa nhỏ). Cuốn sách mô tả tình yêu cùa Elizabeth với ngựa và chó, tính ngăn nắp của bà, và rất có trách nhiệm[8]. Những người khác cũng đồng tình với nhận xét này. Winston Churchill đã mô tả Elizabeth khi bà được hai tuổi là "một nhân cách. Cô bé phảng phất uy quyền và chín chắn đáng ngạc nhiên trong một đứa trẻ."[9] Chị họ của bà, Margaret Rhodes, mô tả bà là "một cô bé vui vẻ, nhưng có ý thức và có giáo dục"[10].Người thừa kế ngai vàng
Là cháu gái xem quốc vương là ông nội, Elizabeth nhận được danh hiệu Công chúa Anh, với tước hiệu Her Royal Highness, tước hiệu đầy đủ là Her Royal Highness Công chúa Elizabeth xứ York. Khi sinh ra, bà là người thứ ba trong danh sách kế vị ngai vàng, sau bác của mình, Vương tử Edward, Thân vương xứ Wales, và cha bà. Mặc dù việc bà được sinh ra có được công chúng chú ý, không ai có lý do để tin rằng bà sẽ trở thành nữ vương, vì mọi người khi đó đều cho rằng Thân vương xứ Wales sẽ cưới vợ và sinh con[11]. Vào năm 1936, khi ông nội của bà, Đức vua, băng hà và người bác Edward của bà nối ngôi, bà trở thành người kế vị thứ hai sau cha mình. Vào cuối năm đó, Edward thoái vị và cha bà trở thành vua. Elizabeth từ đó trở thành người thừa kế ngai vàng, và do đó được gọi là Her Royal Highness Công chúa Elizabeth.Elizabeth học môn lịch sử lập hiến với Ngài Henry Marten, Phó hiệu trưởng Đại học Eton[12], và tôn giáo với Tổng giám mục xứ Canterbury[13]. Bà học các ngôn ngữ hiện đại, và hiện nay vẫn nói tiếng Pháp trôi chảy[14]. Một đoàn Hướng đạo nữ, Đoàn Cung điện Buckingham số 1, được thành lập đặc biệt để Elizabeth có thể giao tiếp với những cô gái cùng lứa tuổi. Bà đoạt được phù hiệu thông dịch viên, bơi lội, múa, cưỡi ngựa, đầu bếp, chăm sóc trẻ, và may vá, và sau này trở thành người đứng đầu tội tuần tra của Nhóm tuần tra Swallow Patrol. Sau đó bà được tuyển làm Hướng đạo sinh biển và vào năm 1946, trở thành Trưởng hướng đạo sinh của Hướng đạo sinh lớn Đế quốc Anh, một nhánh dành cho người trưởng thành của Hướng đạo sinh nữ[15]. Nữ vương đến nay vẫn tham gia Hướng đạo và làm người bảo trợ cho Liên đoàn Hướng đạo từ năm 1952[16].
Vào năm 1939, Chính phủ Canada muốn Elizabeth tháp tùng cha mẹ trong chuyến đi thăm Canada. Tuy nhiên, Đức Vua đã quyết định không thực hiện điều này, nói rằng con gái ông còn quá trẻ để tham dự vào chuyến đi thăm căng thẳng như vậy, cuối cùng kéo dài đến hơn 1 tháng[17]. Elizabeth có thể đã gặp người chồng tương lai của mình, Vương tử Philip của Hy Lạp và Đan Mạch vào năm 1934 và 1937[18]. Sau một cuộc gặp gỡ khác tại Đại học Hải quân Hoàng gia ở Dartmouth tháng 7 năm 1939, Elizabeth, dù khi đó chỉ mới 13 tuổi, đã đem lòng yêu mến Philip, và họ bắt đầu thư từ cho nhau[19].
Đệ nhị thế chiến
Vào tháng 9 năm 1939, Đệ nhị thế chiến bùng nổ. Elizabeth và em gái, Margaret, ở tại Lâu đài Balmoral, Scotland, từ tháng 9 đến Giáng sinh năm 1939, rồi chuyển sang Nhà Sandringham, Norfolk. Vào tháng 5 năm 1940, họ chuyển tới Lâu đài Windsor và ở đó trong gần hết năm năm tiếp theo. Đã có người đề nghị di tản hai công chúa sang Canada, nơi họ cùng với cha mẹ mình sẽ sống tại Lâu đài Hatley ở British Columbia. Kế hoạch này chưa bao giờ thành hiện thực; để đáp lại lời đề nghị này, mẹ của Elizabeth đã nói một câu nói nổi tiếng: "Những đứa trẻ sẽ không đi đâu hết nếu không có tôi. Tôi sẽ không đi khỏi mà không có Đức Vua. Và Đức Vua sẽ không bao giờ ra đi"[20]. Những đứa trẻ vẫn tiếp tục ở lại Windsor, tại đó chúng đã diễn kịch pantomime vào Giáng sinh, trước gia đình và bạn bè được mời tới, cùng với những đứa con trong nhân viên Nội trợ Hoàng gia. Cũng từ Windsor mà Elizabeth, vào năm 1930, đã có buổi phát thanh đầu tiên qua chương trình Children's Hour của BBC, gửi đến những đứa trẻ đang di tản khỏi các thành phố. Bà đã nói:Trong những năm Elizabeth ở Windsor, chuyên gia lập hiến Edward Iwi đã lên các kế hoạch để cho một thành viên của Hoàng gia xuất hiện ở Wales, nhằm dẹp yên ảnh hưởng của phong trào quốc gia đang lên Plaid Cymru[21]. Trong một báo cáo gửi đến Thư ký Nội vụ Hoàng gia Herbert Morrison, Iwi đề nghị chỉ định Elizabeth là Cảnh sát của Lâu đài Caernarfon (vị trí mà David Lloyd George đang nắm giữ) và là người bảo hộ của Urdd Gobaith Cymru, và đi đến Wales với danh nghĩa đó[21]. Ý tưởng này được Thư ký Nội vụ bác bỏ, dựa trên cơ sở nó có thể gây ra bất hòa giữ bắc và nam Wales; và bởi cả Đức Vua, người từ chối bắt đứa con gái nhỏ của mình phải chịu áp lực bởi các chuyến đi công cán[21]; và của chính phủ, vì hai thành viên lãnh đạo của Urdd Gobaith Cymru được phát hiện ra là những người từ chối nhập ngũ có chủ đích.[21]Chúng tôi đang cố gắng làm tất cả những gì chúng tôi có thể để giúp đỡ những thủy thủ, quân nhân và phi công dũng cảm, và chúng cũng đang cố gắng chịu đựng một phần nguy hiểm và buồn bã của cuộc chiến. Chúng tôi, mỗi một người, biết rằng cuối cùng rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp.[17]
Vào năm 1945, Elizabeth tháp tùng cha mẹ đến thăm nhân viên quân đội của Khối thịnh vượng chung, và bắt đầu thực hiện các công tác một mình, như xem cuộc diễu hành của các nữ phi công[17]. Bà gia nhập Đội quân Lãnh thổ Bổ trợ Phụ nữ, với số hiệu 230873 Đại úy thứ hai Elizabeth Windsor. Bà được huấn luyện để trở thành tài xế và thợ cơ khí, lái một chiếc xe tải quân sự, và tiến đến cấp bậc Tư lệnh cấp thấp[22]. Hiện nay bà là "người đứng đầu quốc gia còn sống duy nhất đã từng mặc quân phục trong Đệ nhị thế chiến"[23].
Đến cuối cuộc chiến ở châu Âu, vào ngày Chiến thắng trong Ngày châu Âu, Elizabeth và em gái bà đã hòa mình một cách ẩn danh vào đám đông ăn mừng trên đường phố Luân Đôn. Sau này bà đã nói trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, "chúng tôi xin phép cha mẹ để được ra ngoài và tự mắt mình chứng kiến. Tôi nhớ là chúng tôi đã rất sợ bị nhận ra ... Tôi nhớ nhiều hàng người không biết mặt nhau đã nắm tay và đi dọc xuống Whitehall, tất cả chúng tôi chỉ biết khóc trong ngập tràn hạnh phúc và nhẹ nhõm"[24]. Hai năm sau, Công chúa thực hiện chuyến đi ra nước ngoài chính thức đầu tiên, khi bà tháp tùng cha mẹ đến phía Nam châu Phi. Vào sinh nhật lần thứ 21, trong một buổi phát thanh đến Khối thịnh vượng chung Anh từ Nam Phi, bà bảo đảm: "Tôi tuyên bố trước tất cả mọi người rằng toàn bộ cuộc đời tôi, dù dài hay ngắn, sẽ dành phục vụ các bạn và phục vụ cho hoàng gia vĩ đại mà tất cả chúng đều thuộc về"[25].
Kết hôn
Elizabeth kết hôn với Philip vào ngày 20 tháng 11 năm 1947. Cặp đôi này là cháu gọi Đức Vua Christian IX của Đan Mạch bằng bác họ và họ hàng ba đời với Nữ vương Victoria. Trước khi kết hôn, Philip đã từ bỏ tước hiệu Hy Lạp và Đan Mạch của ông, và sử dụng danh hiệu Trung úy Philip Mountbatten, lấy theo họ mẹ. Ngay trước lễ cưới, ông được phong tước Công tước xứ Edinburgh và được trao cho danh hiệu His Royal Highness.Lễ cưới diễn ra không phải là suôn sẻ: Philip theo Chính thống giáo Hy Lạp, không có địa vị tài chính, và có các chị em gái kết hôn với những quý tộc Đức có liên hệ với Đức quốc xã. Mẹ của Elizabeth, trong những cuốn tự truyện về sau, được nói rằng đã phản đối mối lương duyên này, thậm chí còn gọi Philip là thằng Đức (The Hun)[26]. Tuy nhiên, Khối thịnh vượng chung chưa hoàn toàn hồi phục sau chiến tranh; nên Công chúa đã phải để dành các phiếu được phân phối để mua vật liệu may váy cưới[27], do Norman Hartnell thiết kế[28]. Lễ cưới được xem là tia hy vọng đầu tiên của sự tái sinh sau chiến tranh. Elizabeth và Philip nhận được 2.500 món quà cưới từ khắp nơi trên thế giới. Tại lễ cưới, phù dâu của Elizabeth là em gái; em họ, Công chúa Alexandra xứ Kent; Lady Caroline Montagu-Douglas-Scott, chị em bạn dì với Công chúa; Công chúa Alice, Nữ công tước xứ Gloucester; chị em con chú họ, Lady Mary Cambridge; Lady Elizabeth Mary Lambart (nay là Longman), con gái của Frederick Lambart, Bá tước xứ Cavan; The Honourable Pamela Mountbatten (nay là Hicks), chị họ của Philip; và chị họ bên phía mẹ, The Honourable Margaret Elphinstone (nay là Rhodes) và The Honourable Diana Bowes-Lyon (nay là Somervell)[29]. Cậu bé xách váy cho bà là em con chú của bà, Vương tử William xứ Gloucester và Vương tử Michael xứ Kent[29]. Ở nước Anh hậu chiến, không có bất kỳ họ hàng người Đức nào của Công tước xứ Edinburgh được phép tham dự lễ cưới, gồm có ba người chị gái còn sống của Philip. Cô của Elizabeth, Công chúa Mary, từ chối tham dự vì anh trai của bà, Công tước xứ Windsor (người thoái vị năm 1936), không được mời vì lý do bên nhà chồng; bà lấy lý do sức khỏe làm lý do chính thức không đến dự tiệc cưới[30].
Elizabeth sinh hạ con trai đầu lòng, Vương tử Charles, vào ngày 14 tháng 11 năm 1948, vài tuần sau khi vua cha trao giấy chứng nhận đặc quyền cho phép con cái bà được hưởng địa vị vương tộc, mà nếu không họ sẽ không được phong tước[31]. Mặc dù vương tộc có tên là Windsor, một sắc lệnh của Vua Anh ban hành năm 1960 nói rằng dòng dõi nam phái của Elizabeth II và Hoàng thân Philip nếu không phải là vương tử và công chúa của Vương quốc Anh thì sẽ mang họ Mountbatten-Windsor[32]. Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả con cái của họ đều lấy họ Mountbatten-Windsor. Đứa con thứ hai, Công chúa Anne, sinh vào năm 1950.
Sau lễ cưới, cặp vợ chồng thuê chỗ ở đầu tiên của mình, Windlesham Moor, cho đến ngày 4 tháng 7 năm 1949[29], khi họ chuyển sang sinh sống tại Clarence House. Tuy nhiên, trong nhiều khoảng thời gian khác nhau từ năm 1949 đến 1951, Công tước xứ Edinburgh đóng quân ở Malta (vào thời điểm đó là Đất bảo hộ của Anh) với vai trò sĩ quan Hải quân Hoàng gia. Ông và Elizabeth thỉnh thoảng sống vài tháng ở thôn Gwardamangia ở Malta, tại Làng Gwardamangia, ngôi nhà mướn lại từ Louis Mountbatten, Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện. Trong những lần gặp nhau ở Malta, những đứa trẻ vẫn ở lại nước Anh[33].
Cai trị
Lên ngôi
Sức khỏe của Vua George VI yếu đi trong năm 1951, và Elizabeth bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong những sự kiện công cộng thay thế cho cha mình. Vào tháng 10 năm đó, bà có chuyến thăm đến Canada, và viếng thăm Tổng thống Hoa Kỳ, Harry S. Truman, tại Washington, D.C.; trong chuyến thăm đó, Công chúa đã mang theo mình bản thảo tuyên bố lên ngôi phòng khi Đức Vua qua đời khi bà không có mặt ở Vương quốc Anh[17][34]. Vào đầu năm 1952, Elizabeth và Philip có chuyến thăm đến Úc và New Zealand đi qua Kenya. Tại Sagana Lodge, cách Nairobi 100 dặm về phía bắc, tin dữ về cái chết của vua cha đến tai Elizabeth vào ngày 6 tháng 2. Philip là người báo tin này cho nữ vương mới[35]. Martin Charteris, khi đó Thư ký Trợ lý riêng của bà, đã hỏi bà muốn chọn tên gì để làm niên hiệu, và được bà trả lời: "Elizabeth, tất nhiên"[36]. Elizabeth tuyên bố trở thành nữ vương tại nhiều quốc gia nơi bà được thừa kế ngai vàng, và đoàn vương tộc nhanh chóng quay lại Vương quốc Anh. Tân Nữ vương và Công tước Edinburgh chuyển sang sống tại Điện Buckingham.Trong chuẩn bị cho lễ đăng quang, Công chúa Margaret thông báo với chị mình rằng cô muốn kết hôn với Peter Townsend, một thường dân đã ly dị lớn hơn Margaret 16 tuổi, và có hai đứa con riêng. Nữ vương yêu cầu họ chờ thêm một năm; mà theo lời của Martin Charteris, "Nữ vương rất đồng cảm với Công chúa, nhưng tôi cho rằng bà đã nghĩ – bà hy vọng – với thời gian, mối tình này rồi sẽ phôi phai". Sau khi bị sự phản đối của các thủ tướng trong Khối thịnh vượng chung, và lời đe dọa từ chức của một bộ trưởng Anh quốc nếu Margaret và Townsend kết hôn, Công chúa đã quyết định từ bỏ ý định[37].
Dù bà nội của Nữ vương là Vương hậu Mary mất vào ngày 24 tháng 3 năm 1953, lễ đăng quang của Nữ vương vẫn được tiến hành tại Tu viện Westminster vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, theo ước nguyện của Mary. Toàn bộ buổi lễ, ngoại trừ lễ xức dầu và ban thánh thể, đã được truyền hình khắp Khối thịnh vượng chung, và ước đoán có khoảng 20 triệu người xem ở Anh, và 12 triệu người khác theo dõi qua radio[38]. Elizabeth mặc áo dài do Norman Hartnell thiết kế, có đính những biểu tượng hoa của các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung: hoa hồng Tudor của nước Anh, cây kế của Scotland, tỏi tây của Wales, cây lá chụm hoa của Ireland, cây keo của Úc, lá phong của Canada, dương xỉ của New Zealand, protea của Nam Phi, hai đóa hoa sen đại diện cho Ấn Độ và Ceylon, và cây lúa mì, cây bông, và cây đay của Pakistan[39].
Sự phát triển của Khối thịnh vượng chung
- Xem thêm tại [[Khối Thịnh vượng chung Anh, Triều đình Khối thịnh vượng chung, và George VI của Anh]]
Vào năm 1956, Thủ tướng Pháp Guy Mollet và Thủ tướng Anh Ngài Anthony Eden đã bàn về khả năng Pháp liên minh với Vương quốc Anh; một trong những ý tưởng đó là Elizabeth sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia của Pháp. Mollet "đã cho rằng không có khó khăn gì khi chấp nhận sự lãnh đạo của Đức Vương thượng"[43]. Lời đề nghị này chưa bao giờ được chấp nhận, và vào năm sau đó, Pháp đã ký Hòa ước Roma[43]. Vào tháng 11 năm đó, Anh và Pháp xâm lược Ai Cập trong một nỗ lực không thành cuối cùng nhằm chiếm giữ kênh đào Suez. Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện đã tuyên bố rằng Nữ vương phản đối cuộc xâm lược, mặc dù Thủ tướng Eden phue nhận nó. Eden đã từ chức hai tháng sau đó[44].
Sự thiếu vắng một cơ chế nghi thức trong Đảng Bảo thủ nhằm chọn ra một vị lãnh đạo có nghĩa là, sau khi Eden từ chức, Nữ vương có toàn quyền quyết định người thành lập chính phủ. Eden khuyên Elizabeth tham vấn Lord Salisbury (Chủ tịch Hội đồng Mật viện). Lord Salisbury và Lord Kilmuir (Đại pháp quan) đã tham vấn Nội các, Winston Churchill và Chủ tịch Ủy ban 1922, kết quả là Nữ vương đã chỉ định ứng cử viên do họ đề xuất: Harold Macmillan. Sáu năm sau, đến phiên Macmillan từ chức và khuyên Nữ vương chỉ định Bá tước xứ Home làm Thủ tướng, bà cũng làm theo lời khuyên này. Trong cả hai năm 1957 và 1963, Nữ hoàng đã chịu sự chỉ trích vì đã chỉ định Thủ tướng theo lời khuyên của một nhóm nhỏ bộ trưởng, hoặc chỉ theo lời một người duy nhất. Vào năm 1965, Đảng Bảo thủ đã đưa vào cơ chế nghi thức để chọn người đứng đầu, vì vậy bà không còn phải làm nhiệm vụ này nữa[44].
Cuộc khủng hoảng Suez và sự lựa chọn người kế nhiệm Eden đã dẫn đến sự chỉ trích thực sự đầu tiên vào cá nhân Nữ vương vào năm 1957. Trong một tạp chí do [45] Lord Altrincham sở hữu và biên tập, ông cáo buộc bà là "xa cách"[46]. Altrincham đã bị những nhân vật nổi tiếng lên án và bị một số người hành hung vì tức giận với lời phát biểu của ông[47]. Bà có chuyến viếng thăm đến Hoa Kỳ vào năm đó, và có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc[48]. Cũng trong dịp đó bà đã khai mạc Nghị viện Canada thứ 23, trở thành vị quân vương Canada đầu tiên khai mạc một phiên nghị viện. Hai năm sau, bà lại đến thăm Canada và Hoa Kỳ. Vào năm 1962, bà đến Síp, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Iran[49]. Trong chuyến thăm Ghana, bà đã từ chối giữ khoảng cách với Tổng thống Kwame Nkrumah, dù ông là mục tiêu của những kẻ ám sát. Harold Macmillan khi đó đã viết: "Nữ vương hoàn toàn quyết đoán trong chuyện đó. Bà cảm thấy thiếu kiên nhẫn với thái độ xem bà như... một ngôi sao điện ảnh... Bà đã thực sự là 'trái tim và dạ dày của một người đàn ông'... Bà yêu công việc của mình và xứng đáng là một Nữ hoàng"[50].
Hai lần Elizabeth mang thai Andrew và Edward, năm 1959 và 1963, là những lần duy nhất Elizabeth không xuất hiện để khai mạc Nghị viện khi bà trị vì. Bà đã ủy nhiệm quyền đó cho Đại pháp quan. Elizabeth đã khai mạc đường dây điện thoại xuyên Đại Tây Dương đầu tiên của Canada (một phần trong số đó đã được điều chỉnh để kết nổi tất cả các quốc gia Khối thịnh vượng chung với nhau) năm 1961, với việc gọi cho Thủ tướng Canada, John Diefenbaker, từ Điện Buckingham và nói "Ông có đó không, ông Thủ tướng?"[51]. Vào năm 1965, Thủ tướng Rhodesia Ian Smith đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Anh quốc. Mặc dù Nữ hoàng đã cách chức Smith trong một tuyên bố chính thức và cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt cho Rhodesia, chế độ của Smith vẫn tồn tại thêm 11 năm nữa[52].
Vào năm 1969, Elizabeth đã gửi một trong 73 Thông điệp Chúc mừng Apollo 11 đến NASA do sự kiện lịch sử lần đầu tiên đổ bộ lên Mặt Trăng; thông điệp này được khắc lên một đĩa silicon nhỏ hiện vẫn nằm trên Mặt Trăng. Sau đó bà đã gặp phi hành đoàn trong chuyến đi thăm các nước trên thế giới của họ[14]. Vào năm 1976, bà trở thành quân vương đầu tiên gửi thư điện tử[53].
Vào tháng 2 năm 1974, một kết quả tổng tuyển cử bất phân thắng bại của Anh dẫn tới việc, về lý thuyết, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, Edward Heath, người thuộc đảng thắng đa số phiếu phổ thông, có thể tiếp tục tại vị nếu ông hình thành một chính phủ liên minh với Đảng Tự do. Thay vì lập tức từ chức Thủ tướng, Heath đã xem xét lựa chọn này, và chỉ từ chức sau khi cuộc thảo luận để hình thành chính phủ liên hiệp thất bại, sau đó Nữ vương đã yêu cầu Thủ lĩnh Phe đối lập, Harold Wilson của Đảng Lao động, thành lập chính phủ[54].
Một năm sau, tại cao trào của cuộc khủng hoảng lập hiến Úc 1975, Thủ tướng Gough Whitlam bị Toàn quyền Ngài John Kerr bãi nhiệm khi đề xuất ngân sách của Whitlam bị Thượng viện do phe đối lập điều khiển bác bỏ[55]. Phát ngôn viên Hạ viện Úc, Gordon Scholes, đã thay mặt hạ viện thỉnh cầu Nữ vương đảo ngược quyết định của Kerr, trên cơ sở Đảng Lao động của Whitlam vẫn nhận được sự tín nhiệm của quốc hội. Elizabeth từ chối, cho rằng việc can thiệp vào chính trường là không thích hợp đối với bà mà theo Hiến pháp Úc nó là quyền hạn của Toàn quyền[56]. Cuộc khủng hoảng này đã kích thích chủ nghĩa cộng hòa ở Úc[55].
Lễ kỷ niệm 25 năm
Năm 1977, Elizabeth đánh dấu Lễ kỷ niệm 25 năm trị vì[57]. Nhiều sự kiện được tổ chức ở các quốc gia khác nhau trong chuyến thăm đến các nước thuộc Khối thịnh vượng chung của Nữ vương, trong đó có lễ tạ ơn tại Nhà thờ chính tòa Thánh Phao-lô trong đó có sự tham dự của các chức sắc quý tộc và các nguyên thủ quốc gia khác. Những bữa tiệc đã được tổ chức trên khắp các vương quốc Khối thịnh vượng chung, đỉnh điểm là một vài Ngày kỷ niệm (Jubilee Days) ở Vương quốc Anh, vào tháng 6. Tại Anh quốc, những con tem kỷ niệm đã được phát hành. Đường Lễ kỷ niệm 25 năm (Jubilee Line) tại Tàu điện ngầm Luân Đôn (dù đến năm 1979 mới mở cửa) được đặt theo tên của lễ kỷ niệm này, cũng như một vài địa điểm và không gian công cộng khác, như Vườn Jubilee ở Bờ Nam Luân Đôn. Tại Canada, Huy hiệu Kỷ niệm 25 năm trị vì Nữ hoàng Elizabeth II đã được phát hành. Năm 1978, bà đón nhận chuyến thăm của vị lãnh tụ cộng sản Rumani, Nicolae Ceauşescu[58], và năm sau là hai xảy ra hai sự kiện lớn: một là việc phát hiện ra Anthony Blunt, Thanh tra Bộ tranh của Nữ hoàng, là một điệp viên cộng sản; vụ còn lại vụ ám sát người họ hàng bên chồng Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện do Quân đội Cộng hòa Ireland Lâm thời thực hiện[59].Theo Paul Martin, Sr., vào cuối thập niên 1970 Nữ vương rất lo lắng rằng Vương tộc "không còn mấy ý nghĩa" đối với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau[60]. Tony Benn nói rằng Nữ vương nhận thấy Trudeau "khá thất vọng"[60][61]. Điều này có thể là do những trò khôi hài của ông, như trượt xuống lan can tại Điện Buckingham hay múa xoay tròn sau lưng bà vào năm 1977[60], cũng như tước bỏ nhiều biểu tượng hoàng gia Canada trong nhiệm kỳ của ông[60]. Martin—cùng với John Roberts và Mark MacGuigan—được cử tới Anh năm 1980 để bàn về việc thay đổi Hiến pháp Canada. Nữ hoàng rất quan tâm đến cuộc tranh luận về hiến pháp, đặc biệt sau sự thất bại của Bill C-60, có thể ảnh hưởng đến vai trò nguyên thủ của bà. Tất cả các bên đều nhận thấy Nữ vương "được báo cáo cặn kẽ về nội dung và chính trị của trường hợp hiến pháp Canada hơn bất kỳ chính trị gia hoặc nhân viên chính phủ nào"[60]. Kết quả của việc thay đổi hiến pháp là vai trò của nghị viện Anh trong hiến pháp Canada bị xóa bỏ, nhưng ngôi quốc vương thì vẫn được duy trì. Trudeau nói trong hồi ký của ông: "Nữ vương đã ủng hộ nỗ lực cải cách Hiến pháp của tôi. Tôi luôn ấn tượng không chỉ bởi phong thái của bà trước công chúng, mà còn bởi trí tuệ mà bà thể hiện trong những cuộc đối thoại riêng tư"[62].
Thập niên 1980
Sự dũng cảm của Elizabeth, cùng tài nghệ cưỡi ngựa của bà đã được thể hiện trong buổi lễ Trooping the Colour hàng năm năm 1981[63]. Sáu phát súng nhắm vào bà từ khoảng cách gần khi bà đang cưỡi ngựa dọc theo The Mall. Bà vẫn điều khiển con ngựa Burmese của mình đi tiếp. Các nhà báo đã vô cùng ngạc nhiên trước vụ tấn công vào mạng sống Nữ hoàng, cho dù sau đó người ta điều tra được đó chỉ là những phát súng chỉ thiên. Hạ viện Canada ấn tượng với màn trình diễn của Nữ hoàng đến nỗi họ đã thông qua văn bản ca ngợi sự điền tĩnh của bà[50]. Vào năm sau đó, Nữ hoàng lại gặp một tình huống nguy hiểm khi bà thức dậy trong phòng ngủ ở Điện Buckingham và thấy một người lạ, Michael Fagan, đang ở trong phòng của bà. Vẫn bình tĩnh, trong khoảng mười phút, và qua hai cú điện thoại đến tổng đài cảnh sát của cung điện, Elizabeth đã nói chuyện với Fagan khi tên này đang ngồi ở chân giường cho đến khi trợ lý của bà ập đến[64]. Từ tháng 4 đến tháng 9 năm đó, Nữ hoàng rất lo lắng[65] nhưng tự hào[66] về con trai của bà, Hoàng tử Andrew, người đang phục vụ trong quân đội Anh trong Chiến tranh Falklands. Mặc dù bà đã từng đón Tổng thống Ronald Reagan tại Lâu đài Windsor năm 1982, và đến thăm trang trại của ông ở California năm 1983, bà vẫn biểu lộ sự tức giận khi chính quyền ông này ra lệnh xâm lược Grenada, một trong những vương quốc của bà ở Caribe[67].Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher vào thập niên 1980, có lời đồn rằng Elizabeth lo ngại rằng chính sách kinh tế của Thatcher sẽ thúc đẩy sự phân hóa xã hội, và được báo động về tình trạng thất nghiệp cao, một loạt vụ bạo động, tình trạng bạo lực trong một cuộc biểu tình của thợ mỏ[68], và sự từ chối thi hành sắc lệnh chống lại chế độ apartheid ở Nam Phi của Thatcher[69]. Thatcher đã nói với Brian Walden, "Nữ vương là loại phụ nữ có thể sẽ bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ Xã hội"[68]. Những báo cáo về mối quan hệ căng thẳng giữa Elizabeth và Thatcher trong suốt thời kỳ này đánh giá khác nhau về sự khác biệt giữa hai người và mức độ căng thẳng do khác biệt về chính sách, hoặc sự xung đột tính cách[70]. Thái độ của Nữ hoàng đối với Thatcher thậm chí còn được mô tả là "ghét cay ghét đắng"[71]. Mặc cho những suy đoán như vậy, Thatcher sau này vẫn bày tỏ sự ngưỡng mộ Nữ vương, và thể hiện niềm tin rằng cái ý tưởng về sự xung đột giữa hai người chỉ là sự bịa đặt vì họ đều là phụ nữ với nhau. Trong bộ phim phóng sự của BBC Queen & Country (Nữ vương và Đất nước), Thatcher đã mô tả Nữ vương là "tuyệt diệu" và là một "quý bà hoàn hảo" "luôn biết mình phải nói cái gì", cụ thể là ám chỉ cuộc họp cuối cùng với vai trò thủ tướng với Elizabeth[72]. Trái ngược với những báo cáo về sự thù địch giữa hai người, sau khi Thatcher không tham gia chính trị nữa, Elizabeth đã phong cho bà hai món quà cá nhân từ nữ vương: Order of Merit và Order of the Garter[73]. Cả Nữ vương và hoàng thân Philip đều tham dự tiệc sinh nhật lần thứ 80 của Thatcher.
Vào năm 1991, bà trở thành quân vương Anh đầu tiên đọc diễn văn trước buổi họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ. Năm sau, bà cố gắng cứu vớt sự hôn nhân thất bại của con trưởng của bà, Charles, bằng cách khuyên nhủ ông và vợ, Diana, Công nương xứ Wales, hàn gắn sự khác biệt giữa họ[74]. Bà không thành công, và cặp vợ chồng đã chính thức ly thân.
Năm tồi tệ
Nữ vương đã gọi năm 1992 là một "năm tồi tệ" (nguyên văn: annus horribilis) của bà trong bài phát biểu ngày 24 tháng 11 năm 1992. Đây là năm chứng kiến con gái của bà ly dị, một đứa con trai ly thân và đứa khác gặp trục trặc trong hôn nhân. Lâu đài Windsor bị thiệt hại nặng sau vụ cháy, và chế độ quân chủ ngày càng bị chỉ trích và bị công chúng dòm ngó[75]. Trong bài phát biểu cá nhân khá bất thường, bà nói rằng bất kỳ một thể chế nào cũng phải đón nhận sự chỉ trích nhưng lại đặt câu hỏi, "Không thể nào làm [chỉ trích] mà không có tí hài hước, lịch sự và thấu hiểu được hay sao?"[76]Vào những năm tiếp theo, tình trạng hôn nhân của Charles và Diana càng bị tiết lộ ra công chúng nhiều hơn[77]. Cuối cùng, sau khi tham vấn Thủ tướng Anh John Major, Tổng giám mục xứ Canterbury George Carey, thư ký riêng Robert Fellowes của Nữ vương, và phu quân, bà đã viết thư gửi cho cả Charles và Diana nói rằng giờ đây ly dị là điều cần thiết[78]. Một năm sau khi ly dị, Diana chết trong một vụ tai nạn xe hơi ở Paris vào ngày 31 tháng 8 năm 1997. Vào thời điểm đó, Nữ vương đang đi nghỉ ở Balmoral với con trai và các cháu. Với niềm thương tiếc, hai đứa con trai của Diana muốn tham dự lễ nhà thờ, vì vậy ông bà nội chúng đã đưa chúng đi ngay vào sáng hôm đó[79]. Trong năm ngày, Nữ vương và Công tước đã bảo vệ những đứa cháu của họ khỏi sự tò mò của đám phóng viên bằng cách lưu chúng lại Balmoral nơi chúng có chốn riêng tư để buồn nhớ[79][80]. Sự ẩn dật của vương tộc khiến công chúng mất tinh thần[81]. Chịu áp lực từ gia đình, bạn bè, tân Thủ tướng Anh Tony Blair, và phản ứng từ công chúng, Nữ vương đã đồng ý có buổi phát sóng trực tiếp cho thế giới vào ngày 5 tháng 11[82]. Trong buổi truyền hình đó, bà bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Diana, và cảm xúc "của một người bà" đối với hai vương tử William và Harry[83]. Thái độ của công chúng đã thay đổi từ tiêu cực sang kính trọng sau buổi phát hình đó[83].
Ban đầu người ta cho rằng Elizabeth có mối quan hệ rất tốt với Tony Blair, trong năm năm đầu tiên ông làm Thủ tướng từ 1997 đến 2002. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy mối quan hệ của họ xấu dần qua năm tháng[84], cho đến tháng 5 năm 2007, Nữ vương được tiết lộ đã "tức giận và thất vọng" trước những hành động của Blair, đặc biệt là những gì bà được chứng kiến là sự thờ ơ đối với các vấn đề nông nghiệp, cũng như cách hành xử quá bình dân (ông yêu cầu Nữ vương gọi ông là "Tony") và khinh thường di sản truyền thống của nước Anh. Người ta đồn rằng Elizabeth đã bày tỏ sự quan tâm đến việc Quân lực Anh đã bị lạm dụng quá đáng, đặc biệt tại Iraq và Afghanistan, cũng như "ngạc nhiên" trước việc Blair thay đổi buổi họp hàng tuần với bà từ chiều thứ 3 sang chiều thứ 4. Bà được cho là đã liên tục nêu lên những vấn đề này với Blair tại cuộc họp của họ, mặc dù bà chưa bao giờ tiết lộ quan điểm của bà về Chiến tranh Iraq[85]. Mối quan hệ giữa Nữ vương và Công tước của Edinburgh với Blair và vợ ông, Cherie, được báo cáo là khá xa cách, khi hai cặp này rất ít khi cùng xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên, Elizabeth rõ ràng ngưỡng mộ những nỗ lực của Blair trong việc giành được hòa bình tại Bắc Ireland[86].
Lễ kỷ niệm 50 năm trị vì đến nay
Vào năm 2002, Elizabeth đánh dấu lễ kỷ niệm 50 năm từ khi lên ngôi Nữ hoàng[87]. Một lần nữa bà lại tổ chức nhiều cuộc viếng thăm đến các vương quốc của mình, bắt đầu từ Jamaica vào tháng 2, tại đó bà đã gọi bữa tiệc chia tay là "rất đáng nhớ" khi điện bỗng dưng bị cắt khiến cho King's House, nơi ở chính thức của Toàn quyền, rơi vào bóng tối[88]. Mặc dù những buổi lễ ăn mừng của người dân ở Anh có vẻ im ắng hơn so với 25 năm trước, một phần do cái chết của Vương thái hậu và em gái bà vào đầu năm đó, người ta vẫn tổ chức những buổi tiệc đường phố và các sự kiện kỷ niệm ở nhiều địa phương. Cũng như năm 1977, nhiều tượng đài được đặt tên và nhiều món quà được ban phát vì dịp này, trong đó phải kể đến Trung tâm Tân Truyền thông Báo chí Golden Jubilee ở Đại học Sheridan, và Công viên mang tên Nữ hoàng Elizabethn II tỉnh Wildlands, đều ở Canada.Năm 2005, bà là quân vương Canada đầu tiên phát biểu tại Hội đồng Lập pháp Alberta; và vào năm 2007, là quân vương Anh đầu tiên phát biểu tại Đại hội đồng Virginia. Nữ vương và Công tước xứ Edinburgh đã tổ chức ngày kỷ niệm 60 năm ngày cưới vào năm 2007, với buổi lễ đặc biệt tại Tu viện Westminster và bữa tối riêng tư do Hoàng tử Charles tổ chức tại Clarence House vào ngày 19 tháng 11, và vào hôm sau (đúng ngày kỷ niệm) một bữa dạ tiệc với các thành viên của Vương tộc, các Thủ tướng các thời kỳ, và những phù dâu và người xách váy còn sống trong tiệc cưới khi xưa. Vào ngày 21 tháng 11, Elizabeth và Philip đi du lịch Malta, nơi các thủy thủ của chiếc tàu Hải quân Hoàng gia đang đậu gần đó đã đứng trên boong xếp thành con số 60.
Vào ngày 20 tháng 3 năm 2008, tại Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick, Armagh của Giáo hội Ireland, Nữ vương đã lần đầu tiên tham dự Lễ Maudy được tổ chức bên ngoài Anh và Wales[89].
Sức khỏe và sự giảm bớt trách nhiệm
Thời gian trị vì của Nữ vương lâu hơn cả bốn đời vua trước cộng lại (Edward VII, George V, Edward VIII, và George VI). Bà là quân vương trị vương quốc Anh lâu thứ hai, lâu thứ hai trong các quân vương hiện đang trị vì một quốc gia độc lập (sau Vua Bhumibol của Thái Lan), và quân vương trị vì nước Anh có số tuổi cao nhất từ trước đến nay.Elizabeth có thể trở thành nguyên thủ quốc gia Anh sống lâu nhất (vượt qua Richard Cromwell) vào ngày 29 tháng 1 năm 2012, quốc vương trị vì lâu nhất trong lịch sử Anh (vượt qua Nữ hoàng Victoria) vào ngày 10 tháng 9 năm 2015 ở tuổi 89, và quốc vương trị vì lâu nhất trong lịch sử châu Âu (vượt qua Vua Louis XIV của Pháp) vào ngày 26 tháng 5 năm 2014, khi đó bà được 88 tuổi.
Elizabeth có sức khỏe tốt trong suốt thời kỳ trị vì của mình. Dù bà vẫn được mô tả là có sức khỏe tuyệt vời và rất hiếm khi có bệnh, bà đã trải qua một số vấn đề sức khỏe trong năm 2005–06. Tháng 6 năm 2005, Nữ vương đã hủy vài cuộc hẹn gặp sau khi Cung điện nói rằng bà bị cảm nặng. Vào tháng 10 năm 2006, bà bị vỡ mạch máu ở bên mắt phải, khiến nó có màu đỏ sẫm[90]. Tuy Điện Buckingham không đưa ra bình luận nào, các chuyên gia y tế cho rằng Nữ vương sẽ không phải chịu đau đớn gì cả, và sẽ trở lại bình thường trong vòng một đến hai tuần, không có hư tổn lâu dài. Tuy nhiên, họ cũng nhắc rằng việc vỡ mạch máu, dù là bình thường ở những người lớn tuổi, có thể là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Vào cuối tháng đó, Nữ vương phải hủy cuộc hẹn khai mạc Sân vận động Emirates mới, vì cơ lưng bị căng khiến bà khó chịu từ cuối kỳ nghỉ của bà ở Lâu đài Balmoral hồi mùa hè[91]. Lưng của Elizabeth khiến mọi người lo lắng nhiều hơn; vào tháng 11 năm 2006, người ta lo rằng Nữ hoàng có thể sẽ không khỏe để mở màn Nghị viện Anh, và mặc dù bà đã tham dự, người ta đã lập kế hoạch cho trường hợp bà vắng mặt. Vào tháng 12, có tin đồn rằng sức khỏe của Elizabeth đã giảm sút khi người ta thấy bà với miếng băng dính trên tay phải, nơi người ta cho là bà có thể đã được tiêm tĩnh mạch, và đặc biệt là với vấn đề về lưng của bà, do bị loãng xương[92]. Tuy nhiên, sau đó người ta biết được rằng miếng băng dính đó là do một trong hai con corgi cắn vào tay bà khi bà tách chúng ra lúc chúng đang cắn nhau[93].
Vào thời điểm sinh nhật lần thứ 80, Nữ vương đã nói rõ rằng bà không có ý định thoái vị[94]. Vài năm vừa qua, cả Vương tử Charles và Công chúa Anna đều đã từng thay mặt mẹ mình trong một số sự kiện như phong tước, và đóng vai trò Cố vấn Quốc gia (đại diện cho triều đình khi Nữ vương đi vắng). Điều này dẫn đến suy đoán trong giới truyền thông Anh rằng Thái tử Charles sẽ bắt đầu đảm nhiệm ngày càng nhiều trọng trách của một quân vương trong khi Elizabeth nghỉ ngơi dần[95]. Tuy nhiên, Điện Buckingham thông báo rằng Elizabeth sẽ tiếp tục phận sự của bà, cả với công chúng lẫn riêng tư, trong tương lai[96].
Đại lễ 60 năm trị vì
Trước đó, trong vương triều chỉ mới có Nữ vương Victoria là từng tổ chức đại lễ Kim cương năm 1897 trong lịch sử Anh [97] Canada,[98][99][100] Úc, New Zealand và vài vương quốc khác trong Khối Thịnh vượng chung Anh. Tiếp nối truyền thống của kỳ đại lễ kim cương trước thì Huy chương Kỷ niệm Lễ kim cương của nữ vương Anh Elizabeth II sẽ được trao tặng trong một số quốc gia khác nhau và sẽ tổ chức các ngày lễ, sự kiện lớn trong toàn Khối thịnh vượng chung. Các kế hoạch đã được bàn thảo tại Hội nghị Nguyên thủ Khối thịnh vượng chung vào năm 2011.
Hình ảnh và nhân cách trong công chúng
Elizabeth được minh họa trong một bộ phim bán tiểu sử năm 2006 mang tên The Queen, cũng như nhiều tác phẩm khác nhưng bà hầu như chưa bao giờ thực hiện phỏng vấn với báo chí và rất ít người biết được cảm xúc của bà. Bà nhận thức rất rõ phận sự tôn giáo và công dân của mình, và rất nghiêm túc với lời thề khi lên ngôi[101][102]. Bà có tiếng là người có lối thời trang bảo thủ, gần như lúc nào cũng áo khoác màu trơn và chiếc mũ trang trí, khiến bà dễ nhận thấy trong đám đông[103]. Thú vui tiêu khiển chính của bà là đua ngựa, nhiếp ảnh, và chó, đặc biệt là những con Pembroke Welsh Corgi của bà[14].Vào những năm 1950, khi còn là một phụ nữ trẻ vừa lên ngôi, Elizabeth được minh họa là một "Nữ vương cổ tích" quyến rũ[104]. Sau chấn thương chiến tranh, đó là thời điểm của sự hy vọng, thời kỳ phát triển và thành tựu được gọi là "thời kỳ Elizabeth mới"[105]. Lời cáo buộc như của Lord Altrincham vào năm 1957 rằng bà là một "cô nữ sinh hợm hĩnh" là một sự chỉ trích cực kỳ hiếm hoi[106]. Vào cuối thập niên 1960, những nỗ lực nhằm mô tả một hình ảnh của một chủ nghĩa quân chủ hiện đại hơn đã được thực hiện trong phim phóng sự truyền hình Royal Family (Gia đình Vương tộc), và bằng cách truyền đi Lễ phong tước Hoàng thân xứ Wales của Thái tử Charles[107]. Vào ngày kỷ niệm 25 năm trị vì của bà, người dân và những lễ hội thực sự rất say mê[108], nhưng vào thập niên 1980 sự chỉ trích của công chúng nhằm vào vương tộc tăng lên, vì đời sống cá nhân và công việc của con cái Elizabeth bị truyền thông xoi mói khá kỹ[109]. Uy tín của Elizabeth thấp nhất trong thập niên 1990; dưới sức ép của công chúng bà bắt đầu lần đầu tiên trả thuế thu nhập, và Điện Buckingham phải mở cửa cho công chúng[80]. Sự bất mãn với chế độ quân chủ lên đến đỉnh điểm với Cái chết của Diana, Công nương xứ Wales, và chỉ mất dần khi Nữ hoàng phát biểu truyền hình đến toàn thế giới[80]. Vào tháng 11 năm 1999, cuộc trưng cầu dân ý ở Úc về tương lai của chế độ quân chủ cho kết quả tiếp tục duy trì nền quân chủ[110]. Khi năm Kỷ niệm 50 năm trị vì của bà bắt đầu, giới truyền thông dự đoán xem nó sẽ là một năm thành công hay thất bại[111]. Năm đó bắt đầu một cách u ám bằng cái chết của em gái và mẹ của Elizabeth, nhưng đã có một triệu người tham dự mỗi ngày trong ba ngày lễ kỷ niệm chính ở Luân Đôn[112]. Sự nhiệt tình của công chúng đối với Elizabeth lớn hơn nhiều so với những dự đoán của báo giới[113]. Những cuộc thu thập ý kiến năm 2006 cho thấy người ta ủng hộ Elizabeth mạnh mẽ; đa số người trả lời muốn bà tiếp tục trị vì cho đến khi chết, và nhiều người cảm thấy bà đã trở thành một người thân thuộc[114][115].
Tài chính
Tài sản cá nhân của Elizabeth đã là chủ đề xoi mói trong nhiều năm. Tạp chí Forbes ước đoán tài sản sau thuế của bà là khoảng 600 triệu đô la Mỹ (330 triệu bảng Anh)[116], nhưng thông cáo chính thức của Điện Buckingham đã gọi việc ước đoán 100 triệu bảng Anh cũng đã là "cường điệu thô thiển"[117]. Mặc dù Bộ sưu tập Hoàng gia trị giá xấp xỉ 10 tỷ bảng Anh, nó là tài sản phó thác cho con cháu và nước Anh, như Điện Buckingham, Lâu đài Windsor, và các cung điện có người ở trong Vương quốc Anh[118][119]. Cũng như nhiều vị tiên đế, Elizabeth được cho là không thích ở Điện Buckingham, mà xem Lâu đài Windsor là mái nhà của mình[94].Sandringham House và Lâu đài Balmoral là tài sản sở hữu của cá nhân Nữ vương, được thừa kế từ cha khi ông mất, cùng với Đất công tước Lancaster, bản thân nó trị giá 30 triệu bảng và mang lợi thu nhập cá nhân 9,811 triệu bảng cho Nữ vương vào năm 2006. Thu nhập từ Tài sản Vương tộc Anh—có giá trị 7 tỷ bảng—được chuyển sang ngân khố Anh của bà để chi trả cho nhân viên vương tộc. Cả Tài sản Vương tộc và đất Vương tộc Canada—bao gồm 89% (hoặc xấp xỉ 8.885.000 km²)[120] diện tích 9.984.670 km² của Canada—do Elizabeth sở hữu phó thác cho quốc gia vì vai trò Quốc vương của bà, và không được phép bán hoặc sở hữu như tài sản cá nhân.
Chính trị và vai trò trong chính phủ
Sự thống nhất quốc gia Anh
Sau Thỏa thuận Belfast đối với Bắc Ireland, Ian Paisley, người đứng đầu Đảng Thống nhất Dân chủ, đã phá vỡ truyền thống tôn kính đối với Vương tộc của những người theo Chủ nghĩa thống nhất bằng cách gọi Nữ vương là "một con vẹt" của Tony Blair, ý nói sự ủng hộ của Elizabeth đối với thỏa thuận có thể là yếu tố làm suy giảm vị thế của chế độ quân chủ trong lòng những người Tin lành Bắc Ireland, mà một số không nhỏ trong số họ vẫn phản đối một vài phần của hiệp ước[122]. Sau những cuộc trưng cầu dân ý trong thập niên 1990 mà kết quả là sự ủng hộ kế hoạch tự trị, Nữ vương đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Nghị viện Scotland vừa mới thành lập và Quốc hội xứ Wales, những buổi khai mạc đầu tiên do bà thực hiện với tư cách cá nhân.Sự thống nhất quốc gia Canada
Khi Elizabeth được mời đến Canada năm 1964, là đỉnh điểm của phong trào ly khai Quebec, đã có những lo ngại về an toàn cho bà. Có báo cáo rằng tổ chức khủng bố Mặt trận tự do Québec đã đe dọa sẽ ám sát bà, và người ta đã xét đến việc hủy chuyến viếng thăm[50][123]. Thư ký riêng của Nữ hoàng nói rằng Nữ hoàng rất sợ bị cản không cho công du vì "những hoạt động của những kẻ quá khích"[50]. Tuy chưa bao giờ nói thẳng là bà chống lại xu hướng ly khai, Elizabeth đã công khai ca ngợi sự thống nhất của Canada và bày tỏ mong ước tiếp tục nhìn thấy một Canada thống nhất, đôi khi gây nên tranh cãi trong một số vụ việc. Trong bài diễn văn gửi đến Quốc hội Quebec, bà bỏ qua cuộc tranh cãi quốc gia và những cuộc nổi loạn trong khi bà đang hiện diện và đã nói bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp về sức mạnh của hai nền văn hóa "bổ sung cho nhau" của Canada[124]. Sau Đạo luật Hiến pháp năm 1982, là "lần đầu tiên trong lịch sử Canada một sự thay đổi hiến pháp lớn đã được thông qua mà không có sự đồng ý của chính phủ Quebec, Bệ hạ đã cố gắng thể hiện vị trí là người đứng đầu toàn gia đình Canada và vai trò là người hòa giải bằng cách bày tỏ một cách riêng tư với báo giới sự tiếc nuối của bà rằng Quebec không phải là một phần của thuộc địa"[17].Vào năm 1995, trong một chiến dịch trưng cầu dân ý về sự ly khai của Quebec, Nữ vương đã bị lừa tiết lộ quan điểm cá nhân về sự ly khai của Quebec khi Pierre Brassard, một DJ cho Đài Radio CKOI-FM Montreal, gọi đến Điện Buckingham giả vờ làm Thủ tướng Canada khi đó Jean Chrétien, và khiến cho Nữ vương Elizabeth tin và nói chuyện trong 14 phút đan xen tiếng Anh và tiếng Pháp. Khi được nói rằng những người ly khai đang dẫn đầu trong cuộc trưng cầu, Elizabeth tiết lộ bà cảm thấy "cuộc trưng cầu đang đi theo hướng sai lầm", và thêm, "nếu tôi bằng cách nào đó có thể giúp, tôi sẽ rất vui lòng". Tuy nhiên, bà nhấn mạnh từ chối chấp nhận lời khuyên từ người đàn ông, mà bà tin là Chrétien, rằng bà nên can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý mà không cần xem bài diễn văn nháp. Nữ vương cuối cùng nghi ngờ có lừa gạt và dừng cuộc nói chuyện, mặc dù tài xử lý khéo léo cuộc gọi của bà đã được Brassard tán dương[125]. Trong hồi ký của mình, Chrétien nhắc lại lời bình luận chế nhạo của Nữ vương đối với ông liên quan đến sự việc này: "'Tôi không nghĩ ông bình thường,' bà nói với tôi, 'nhưng tôi nghĩ, với sức ép mà ông đang phải chịu, có thể ông đang say'"[126].
Tôn giáo
Bên cạnh vai trò tôn giáo chính thức tại Vương qốc Anh, cá nhân Elizabeth theo Giáo hội Anh giáo (khi ở Scotland bà theo Giáo hội Scotland, để giữ gìn vai trò lập hiến của mình trong quốc gia đó[127]. Bà thường đi lễ ngày Chủ nhật tại Nhà thờ Crathie khi ở Balmoral[128]). Định kỳ, Nữ vương sẽ nhắn lời nhắn cá nhân về niềm tin của mình trong buổi phát hình Thông điệp Giáng sinh Hoàng gia thường niên đến Khối thịnh vượng chung, như trong năm 2000, bà đã nói về ý nghĩa thần học của thiên niên kỷ đánh dấu lần thứ 2000 Chúa Giê-su sinh ra:Elizabeth cũng biểu lộ sự ủng hộ mối quan hệ giữa các tôn giáo với nhau, thường là cuộc gặp với các lãnh đạo tôn giáo khác, và trao sự bảo trợ cá nhân của mình cho Hội đồng Những người theo Cơ đốc giáo và Do Thái giáo[130].Đối với nhiều người trong chúng ta, niềm tin có tầm quan trọng căn bản. Đối với tôi, theo lý thuyết Kitô, và trách nhiệm cá nhân của tôi trước Chúa là nền tảng dẫn dắt cuộc đời tôi. Tôi, giống như nhiều người trong các bạn, đã có được sự an ủi lớn lao trong những thời khắc khó khăn từ những lời và huấn dụ của Chúa[129].
Yêu cầu được tôn trọng cuộc sống riêng tư
Elizabeth cảnh cáo báo chí đừng nên đăng tải hình ảnh không chính thức do đám thợ săn ảnh cung cấp, Cung điện Buckingham tuyên bố ngày 6 tháng 12 năm 2009. Vương tộc Anh nói rằng, luật sư của triều đình trước đó sáu tuần có viết thư gửi cho chủ bút các báo, nhắc nhở họ đừng cho công bố những hình ảnh xâm phạm đến cuộc sống gia đình hoàng gia. Lá thư được gửi "để đáp lại việc hằng mấy năm trời gia đình hoàng gia bị các nhiếp ảnh gia săn đuổi hướng vào phần đất sở hữu riêng của hoàng gia."[131]Thái độ cứng rắn mới này của vương tộc có vẻ có kết quả tốt trong nhiều tháng, nay được nhắc đến trước dịp lễ Giáng sinh, là thời điểm mà các tay săn ảnh có truyền thống lùng kiếm những hình ảnh hoàng gia về nghỉ ngơi tại Sandringham Estate, ở phía Ðông nước Anh. Gia đình vương tộc vốn có rắc rối từ lâu với các nhiếp ảnh gia. Nhiều người tin rằng sự săn đuổi của giới truyền thông đã góp phần vào cái chết của Công nương Diana trong tai nạn xe vào năm 1997. Sau đó, hai Vương tử William và Harry bị chụp hình khi họ vừa từ các hộp đêm đi ra, và bạn gái của William là Kate Middleton cũng bị rượt sát ngay bên ngoài nhà mình.[132]
Năm 2007, phát ngôn viên của Vương tử William có than phiền về hành vi "nguy hiểm" của các tay săn hình. Phát ngôn viên của Thái tử Charles, Paddy Harverson nói với tờ The Sunday Telegraph rằng, thành viên gia đình hoàng gia "cảm thấy họ có quyền được sống riêng tư mỗi khi họ cần đi đây đó hằng ngày, hay có những sinh hoạt riêng tư."[133]
Danh hiệu và Tước hiệu
- 21 tháng 4 năm 1926 - 11 tháng 12 năm 1936: Her Royal Highness Công chúa Elizabeth of York
- 11 tháng 12 năm 1936 - 20 tháng 11 năm 1947: Her Royal Highness Công chúa Elizabeth
- 20 tháng 11 năm 1947 - 6 tháng 2 năm 1952: Her Royal Highness Công chúa Elizabeth, Nữ Công tước xứ Edinburgh
- 6 tháng 2 năm 1952 - nay: Her Majesty Nữ hoàng
Huân chương và các chức vụ quân sự danh dự
Với cương vị quốc vương của nhiều quốc gia khác nhau, Elizabeth giữ vị trí Tổng tư lệnh ở một số vương quốc của bà, như Canada[134], New Zealand, và Vương quốc Anh[135]. Ở Anh, bà còn là Trưởng tư lệnh Không lực Hoàng gia và Lord High Admiral của Hải quân Hoàng gia. Elizabeth đã từng là Colonel-in-Chief, Captain-General, Air-Commodore-in-Chief, Commissioner, Brigadier, Commandant-in-Chief, và Royal Colonel của ít nhất 96 trung đoàn khắp Khối thịnh vượng chung, cả trước và sau khi lên ngôi.Do thời gian trị vì dài và đi thăm viếng nhiều nơi, Elizabeth đã nhận được rất nhiều huân huy chương từ các quốc gia trên khắp thế giới.
Phù hiệu
Tương tự, Elizabeth cũng có một số cờ hiệu cá nhân để sử dụng tại một số vương quốc của bà: hai cái tại Vương quốc Anh (một cho Scotland và một cho các khu vực khác), và mỗi cái khác nhau cho Canada, Úc, New Zealand, Jamaica và Barbados. Những cờ này gồm có băng rôn trên đó là Phù hiệu Vương tộc, tất cả đều như vậy ngoại trừ những lá cờ tại Vương quốc Anh, bị xóa đi bằng ký hiệu của Elizabeth: một chữ cái E đội vương miện trong một vòng tròn hoa hồng trên nền xanh. Ký hiệu này cũng được dùng làm cờ cá nhân của Nữ vương với vai trò là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, hoặc khi thăm viếng các quốc gia nằm trong Khối nhưng bà không phải là nguyên thủ.
Con cháu
Tên | Ngày sinh | Kết hôn | Ly dị | Con cái | Cháu | |
---|---|---|---|---|---|---|
Thái tử Charles, Hoàng thân xứ Wales | 14 tháng 11 năm 1948 | 29 tháng 7 năm 1981 | Diana, Công nương xứ Wales | 28 tháng 8 năm 1996 | Hoàng tử William, Công tước Cambridge | Hoàng tử George xứ Cambridge |
Hoàng tử Harry xứ Wales | ||||||
9 tháng 4 năm 2005 | Camilla, Nữ công tước xứ Cornwall | |||||
Anne, Công chúa Hoàng gia | 15 tháng 8 năm 1950 | 14 tháng 11 năm 1973 | Mark Phillips | 28 tháng 4 năm 1992 | Peter Phillips | Savannah Phillips Isla Phillips |
Zara Phillips | ||||||
12 tháng 12 năm 1992 | Timothy Laurence | |||||
Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York | 19 tháng 2 năm 1960 | 23 tháng 7 năm 1986 | Sarah, Công nương xứ York | 30 tháng 5 năm 1996 | Công chúa Beatrice xứ York Công chúa Eugenie xứ York |
|
Hoàng tử Edward, Bá tước xứ Wessex | 10 tháng 3 năm 1964 | 19 tháng 6 năm 1999 | Sophie, Nữ Bá tước xứ Wessex | Lady Louise Windsor James, Tử tước Severn |
Tổ tiên
[hiện]Tổ tiên của Elizabeth II |
---|
Xem thêm
Tham khảo
- ^ Brandreth, p.103 and Roberts, p.74
- ^ Brandreth, p.103
- ^ “Queen 'Lilibet' letters unveiled”. BBC. 27 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2009.
- ^ Pimlott, Ben (1997). The Queen: A Biography of Elizabeth II. John Wiley & Sons. ISBN 047119431X. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ Rose, Kenneth (1983). King George V. London: Weidenfeld and Nicolson. tr. 389. ISBN 0-297-78245-2.
- ^ “The Real Crawfie”. Channel 4. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2007.
- ^ Shawcross, p.21
- ^ Quoted in Brandreth, pp.108–110
- ^ Quoted in Brandreth, p.105 and Shawcross, pp.21–22
- ^ Quoted in Brandreth, pp.105–106
- ^ Bond, p.8
- ^ Brandreth, p.124; Shawcross, p.25
- ^ “Queen's decision no snub: royal aides”. CBC News. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2005.
- ^ a b c “80 Things You (Probably) Didn't Know About Queen Elizabeth”. Time Europe. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
- ^ “Buckingham Palace press releases-Diary of events in the life of Her Majesty the Queen leading up to her accession”. Official Website of the British Monarchy. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Royal Support for the Scouting and Guiding Movements”. Official Website of the British Monarchy. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2008.
- ^ a b c d e “Elizabeth II, Queen of Canada”. Canadian Royal Heritage Trust. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
- ^ Brandreth, pp.133–139
- ^ Bond, p.10 and Brandreth, pp.132–136, 166–169
- ^ “Biography of HM Queen Elizabeth the Queen Mother: Activities as Queen”. British Monarchy Official Website. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2007.
- ^ a b c d “Royal plans to beat nationalism”. BBC. 8 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Her Majesty the Queen – Early Public Life”. Official website of the British Monarchy. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
- ^ "Left Out of D-Day Events, Queen Elizabeth Is Fuming", New York Times, 27 tháng 5 năm 2009
- ^ Bond, p.10
- ^ Princess Elizabeth (21 tháng 4 năm 1947). “Historic speeches: 21st birthday speech”. British Monarchy Official Website. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2007.
- ^ Davies, Caroline (20 tháng 4 năm 2006). “Philip, the one constant through her life”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2007.
- ^ Royal Insight Magazine: Behind-the-Scenes at the Royal Wedding of 1947
- ^ Bond, p.19
- ^ a b c “BBC NEWS | UK | Sixty facts about a royal marriage”. News.bbc.co.uk. Cập nhật lần cuối:. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ Bradford, Sarah (1989). King George VI. London: Weidenfeld and Nicolson. tr. p.424. ISBN 0297796674.
- ^ “Letters Patent, 22 tháng 10 năm 1948”. Heraldica. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2007.
- ^ London Gazette: (Supplement) số 41948, tr. 1003, 5 tháng 2 năm 1960. Truy cập 2007-10-31.
- ^ Brandreth, pp.226–238
- ^ Brandreth, pp.240–241
- ^ Brandreth, pp.245–247; Lacey, pp.150–151; Shawcross, p.16
- ^ Charteris quoted in Shawcross, p.17
- ^ Bond, p.22 and Brandreth, p.271
- ^ Robert, p.82
- ^ “By appointment: Norman Hartnell’s sample for the Coronation dress”. Nga.gov.au. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ Brandreth, p.278; Shawcross, p.59
- ^ Challands, Sarah (25 tháng 4 năm 2006). “Queen Elizabeth II celebrates her 80th birthday”. CTV News. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2007.
- ^ The Real Queen. 1 tháng 1 năm 2002.
- ^ a b “France and UK considered 1950s 'merger'”. The Guardian. 15 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2007.
- ^ a b Roberts, p.84
- ^ Shawcross, p.75
- ^ Lord Altrincham in National Review quoted by Brandreth, p.374 and Roberts, p.83
- ^ Brandreth, p.374; Shawcross, p.76
- ^ Toàn văn bài phát biểu
- ^ Shawcross, p.83
- ^ a b c d “Courage of the Queen”. Canadian Royal Heritage Trust. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2007.
- ^ “Transatlantic phone cable officially opened”. CBC. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008.
- ^ Bond, p.66
- ^ “The Queen and The Duke of Edinburgh visit the UK headquarters of Google”. Royal Insight (Buckingham Palace) (tháng 10 năm 2008). 16 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008.
- ^ Shawcross, pp.109–110
- ^ a b Bond, p.96; Shawcross, p.110
- ^ “The Whitlam Dismissal: Letter from the Queen's Private Secretary”. Whitlamdismissal.com. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ 1977 “Queen celebrates Silver Jubilee”. BBC News: On This Day.
- ^ Roberts, pp.88–89; Shawcross, p.178
- ^ Roberts, pp.88–89
- ^ a b c d e Heinricks, Geoff (2001). “Trudeau and the Monarchy”. Canadian Monarchist News, reprinted from National Post. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2008.
- ^ CBC. “The Greatest Canadian: Pierre Elliot Trudeau”. CBC. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2008.
- ^ Trudeau, Pierre Elliott (1993). Memoirs. McLelland & Stewart. ISBN 0771085885. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ Shawcross, p.192
- ^ Davidson, Spencer. "God Save the Queen, Fast", Time (26 tháng 7 năm 1982), p. 33.
- ^ Bond, p.115
- ^ Shawcross, p.127
- ^ Bond, p.188
- ^ a b Campbell, John (2003). Margaret Thatcher: The Iron Lady. Jonathan Cape. ISBN 0224061569.
- ^ Shawcross, pp.129–132
- ^ “Newspaper Says Queen Is Upset by Thatcher”. The New York Times. 20 tháng 7 năm 1986.
- ^ “Atticus”. The Sunday Times. 9 tháng 10 năm 2005.
- ^ Bridcut, John (Producer). Queen and Country. [Documentary]. BBC. Truy cập 6 tháng 1 năm 2009.
- ^ Roberts, p.101; Shawcross, p.139
- ^ Brandreth, p.349
- ^ Brandreth, p.377; Roberts, p.94; Shawcross, p.204
- ^ Brandreth, p.377
- ^ Brandreth, p.356; Roberts, p.94; Shawcross, p.168
- ^ Brandreth, p.357
- ^ a b Brandreth, p.358
- ^ a b c Bond, p.134
- ^ Brandreth, p.358; Bond, p.134; Roberts, p.98; Shawcross, p.8
- ^ Brandreth, pp.358–359
- ^ a b Bond, p.134 and Brandreth, p.359
- ^ “Queen Elizabeth feels snubbed by Blair”. Sify. 23 tháng 6 năm 2004.
- ^ Alderson, Andrew (28 tháng 5 năm 2007). “Revealed: Queen's dismay at Blair legacy”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.
- ^ Alderson, Andrew (27 tháng 5 năm 2007). “Tony and Her Majesty: an uneasy relationship”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.
- ^ “In Depth: The Golden Jubilee”. BBC News.
- ^ Brandreth, p.31
- ^ “BBC NEWS | Northern Ireland | Historic first for Maundy service”. News.bbc.co.uk. Cập nhật lần cuối:. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ Leyland, Joanne (11 tháng 10 năm 2006). “The Queen Proves She's A Real Trooper”. The Royalist. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Queen cancels visit due to injury”. BBC News. 26 tháng 10 năm 2006.
- ^ Greenhill, Sam and Hope, Jenny (6 tháng 12 năm 2006). “Plaster on Queen's hand: minor cut or IV drip?”. Daily Mail.
- ^ Whittaker, Thomas (14 tháng 12 năm 2006). “Corgi put the queen in plaster”. The Sun.
- ^ a b English, Rebecca (20 tháng 4 năm 2006). “'The Queen will NEVER consider abdicating'”. Daily Mail. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Key aides move to Windsor ahead of Queen's retirement| News | This is London”. Thisislondon.co.uk. London. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ http://www.royal.gov.uk/output/page3956.asp Royal.gov.uk – Corrections
- ^ “Extra bank holiday to mark Jubilee”. Press Association. 5 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2010.
- ^ Department of Canadian Heritage (22 tháng 6 năm 2010). “Government of Canada Commissions New Canadian Portrait of Her Majesty The Queen”. Queen's Printer for Canada. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
- ^ Office of the Prime Minister of Canada (9 tháng 2 năm 2011). “PM unveils Diamond Jubilee Medal design to honour Canadian contributions”. Queen's Printer for Canada. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2011.
- ^ Department of Canadian Heritage. “Topics > Monarchy in Canada > Queen's Diamond Jubilee”. Queen's Printer for Canada. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Queen 'will do her job for life'”. BBC News. 19 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2007.
- ^ Shawcross, pp.194–195
- ^ Cartner-Morley, Jess (10 tháng 5 năm 2007). “Elizabeth II, belated follower of fashion”. The Guardian (Guardian Media Group). tr. p2, G2 section. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2007.
- ^ Bond, p.22
- ^ Bond, p.35; Roberts, p.82; Shawcross, p.50
- ^ Bond, p.35; Shawcross, p.76
- ^ Bond, pp.66–67, 84, 87–89 and Roberts, pp.84–86
- ^ Bond, p.97; Roberts, p.87; Shawcross, pp.114–117
- ^ Bond, p.117 and Roberts, p.91
- ^ Roberts, p.101; Shawcross, p.218
- ^ Bond, p.156
- ^ Bond, pp.166–167
- ^ Bond, p.157
- ^ Bansal, Shaveta. “Poll: Queen Elizabeth "Most Popular Royal"”. All Headline News. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2006.
- ^ Monarchy poll, Ipsos MORI, Tháng 4 năm 2006, truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2008
- ^ “The World's Richest Royals - Forbes.com”. Forbes.com. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ The Queen's Personal Wealth, Official web site of the British monarchy, truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2008
- ^ “The Royal Collection - What is the Royal Collection?”. Royalcollection.org.uk. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ “The Royal Collection > About the Royal Collection”. Royal.gov.uk. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ V.P. NEIMANIS. “Crown Land”. The Canadian Encyclopedia: Geography. Historica Foundation of Canada. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007.
- ^ Thatcher, M. (1993). The Downing Street Years (p. 18) New York: HarperCollins. ISBN 0-06-0170565
- ^ “'The Queen is a parrot' - Paisley”. BBC News. 26 tháng 5 năm 1998.
- ^ Speaight, Robert (1970). Vanier, Soldier, Diplomat and Governor General: A Biography. Collins. ISBN 0002622521.
- ^ “1964 Quebec visit – speech”. CBC.
- ^ Bousfield, Arthur (April năm 1996). “A Queen Canada Should be Proud Of”. Monarchy Canada.
- ^ Thompson, Elizabeth (14 tháng 10 năm 2007). “Chretien's Revenge”. The Gazette. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2007.
- ^ “Queen, State and Kirk”. Church of Scotland official website. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Kirk's invite leads Queen to break Sunday tradition”. The Scotsman newspaper. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2010.
- ^ Elizabeth II (25 tháng 12 năm 2000). “Historic speeches: Christmas Broadcast 2000”. British Monarchy Official Website. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Presidents, Vice Presidents and Board”. Council of Christians and Jews. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2007.
- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ [3]
- ^ Constitution Act 1867; III.15, Queen's Printer for Canada, 1867
- ^ “The Monarchy Today: Queen and State: The Queen and the Armed Forces”. Buckingham Palace. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Marks of cadency in the British royal family”. Heraldica.org. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Her Majesty The Queen”. Britishflags.net. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
Sách tham khảo chính
- Bond, Jennie (2006). Elizabeth: Eighty Glorious Years. London: Carlton Publishing Group. ISBN 10-1-8442-360-7; 13-978-1-8442-360-9
- Brandreth, Gyles (2004). Philip and Elizabeth: Portrait of a Marriage. London: Century. ISBN 0-7126-6103-4
- Roberts, Andrew (2000). The House of Windsor. (Edited by Antonia Fraser) London: Cassell & Co. ISBN 0304354066
- Shawcross, William (2002). Queen and Country. Toronto: McClelland & Stewart. ISBN 0771080565
Đọc thêm
- Allison, Ronald; The Queen: 50 Years - A Celebration; HarperCollins UK (1 tháng 10 năm 2001) (ISBN 0004140788)
- Bousfield, Arthur; Toffoli, Gary (2002). Fifty Years the Queen - A Tribute to Elizabeth II on Her Golden Jubilee. Hamilton: Dundurn Press. ISBN 9781550023602.
- Erickson, Carolly; Lillibet: An Intimate Portrait of Elizabeth II; St. Martin's Press; 1st edition (26 tháng 1 năm 2004) (ISBN 0312287348)
- Lacey, Robert (2002). Royal: Her Majesty Queen Elizabeth II. London: Little, Brown. ISBN 0748104097.
- Lacey, Robert; Monarch: The Life and Reign of Elizabeth II; Free Press (6 tháng 5 năm 2003) (ISBN 0743236696)
- Noakes, Michael & Noakes, Vivien; The Daily Life of the Queen: An Artist's Diary; Trafalgar Square (2001) (ISBN 009186982X)
- Pimlott, Ben; The Queen: Elizabeth II and the Monarchy; Harper Collins;revised edition (2007) (ISBN 0-007-11436-2)
- Waller, Maureen; Sovereign Ladies: Sex, Sacrifice, and Power. The Six Reigning Queens of England; New York, St. Martin's Press (2006) (ISBN 0-312-33801-5)
- Jubilee A Celebration of 50 Years of the Reign of Her Majesty Queen Elizabeth II; Cassell & Co (2002) (ASIN B000BMS0UE)
Liên kết ngoài
Tiếng Anh
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Elizabeth II |
- Website chính thức (tiếng Anh)
- Trang wed trên Youtube
- Tin tức trên BBC (2002)
- Hoàng hậu mới của Canada
Tiếng Việt
- Nữ hoàng Elizabeth II - một trong những phụ nữ quyến rũ nhất thế giới
- Nữ hoàng Anh Elizabeth - Những bức ảnh độc
- Tính “chắt bóp” của Nữ hoàng Elizabeth II
- Nữ Hoàng Elizabeth II - 2
[hiện]Danh hiệu và kế vị |
---|
|
Thể loại:
Singapore (phiên âm tiếng Việt: Xinh-ga-po, Hán Việt: Tân Gia Ba), tên đầy đủ là Cộng hòa Singapore (tiếng Anh: Republic of Singapore; Trung: 新加坡共和國 (Tân Gia Ba Cộng hòa quốc)/ Xīnjiāpō gònghéguó; tiếng Mã Lai: Republik Singapura; tiếng Tamil: சிங்கப்பூர் குடியரசு Ciŋkappūr Kudiyarasu), là quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nằm phía nam của bán đảo Mã Lai, tiếp giáp tiểu bang Johor của Malaysia về phía bắc và đối diện đảo Riau của Indonesia về phía nam. Là nước nhiệt đới, Singapore nằm phía bắc đường xích đạo, chỉ cách 137 km.
Người Việt trước năm 1950 còn biết đến Singapore dưới tên Chiêu Nam, Tân Châu và Hạ Châu.
Singapore vốn là làng chài của người Mã Lai, sang thế kỷ 19 thì bị người Anh chiếm làm thuộc địa. Quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai để rồi sang thời kỳ hậu thuộc địa thì Singapore gia nhập Liên bang Mã Lai. Khi Singapore tiếp thu độc lập thì quốc gia mới phải đối diện với một số thử thách: tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, xã hội phân tán, chính trị bất ổn và kinh tế yếu kém. Bằng cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và kế hoạch công nghiệp hóa của chính phủ, Singapore đã tự tạo một nền kinh tế dựa vào thương nghiệp và gia công xuất khẩu hàng điện tử.
Hơn 90% dân cư Singapore sống trong các khu nhà xây dựng sẵn của Ban Phát triển Nhà ở và gần một nửa dân cư sử dụng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày. Chính nhờ các phương tiện giao thông công cộng này cùng với sự chủ động của chính phủ trong các vấn đề môi trường đã làm cho sự ô nhiễm môi trường ở Singapore chỉ còn lại ở vùng công nghiệp nặng ở đảo Jurong. Theo hiến pháp, Singapore là một nước dân chủ đại nghị. Ban đầu, Singapore theo thể chế xã hội chủ nghĩa dân chủ sau khi độc lập, sử dụng một hệ thống kinh tế phúc lợi. Tuy nhiên sau đó chính phủ Singapore đã nghiêng dần về phía cánh hữu.
Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm đóng của đế chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek. Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đó dần dần suy tàn. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần của Vương quốc Johor.
Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau. Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trí rất quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc.
Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Chiêu Nam đảo (昭南島 Shōnantō), nghĩa là "Đảo Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945.
Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.[2]
Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.[3]
Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba.[4]
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía bắc Singapore bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất ở 55 khu vực.
Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.
Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C (72°–88°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4 °C (65,1 °F) và 37,8 °C (100,0 °F).
Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Nguồn: World Meteorological Organisation (UN) [5] February 2010.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.[6]
Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus (hơn 3 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010) và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit) (hơn 2 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010)[7]. Người đi xe bus trả tiền mua vé cho từng chặng, ngoại trừ trường hợp họ có thẻ từ tự động EZlink (thẻ này cho phép họ sử dụng dịch vụ của xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 84 ga với chiều dài 129.9 km [7] và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore nhưng khá khó bắt và đắt trong giờ cao điểm.
Do Singapore có diện tích rất hẹp, nên chính quyền Singapore thường có những biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng nghẽn xe, tắc đường. Hệ thống thuế giờ cao điểm ERP (Electronics Road Pricing) được đưa vào hoạt động trong khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng xe lưu thông qua các khu vực này vào giờ cao điểm. Số tiền này được trừ thẳng vào thẻ EZLink cài trên xe hơi. ERP có thể lên đến SGD15 nếu 1 chiếc xe chạy qua 5 trạm ERP trong khu vực nội thành.
Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch. Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.
Khoảng 40 phần trăm dân số là người nước ngoài, đây là tỉ lệ cao thứ sáu trên thế giới.[11] Chính quyền mời gọi người làm việc ngoại quốc, mặc dù điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.[12] Lao động nước ngoài chiếm đến 80% trong ngành công nghiệp xây dựng và 50% trong công nghiệp dịch vụ.[13][14]
Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007) trong đó 76,8% là người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người gốc khác.
Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ) là tín đồ Đạo Cơ đốc.Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo). Có khỏang 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo, cá tôn giáo khác không đáng kể.
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai... Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp dự bị đại học (pre-university) hoặc vào các trường kỹ thuật (polytechnic).
Video yêu thích - Elizabeth II của Anh
- Vua đang tại vị
- Vua Úc
- Nguyên thủ Canada
- Nguyên thủ New Zealand
- Vua Nam Phi
- Vua Ceylon
- Vua Anh
- Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung Anh
- Sĩ quan Lực lượng Lãnh thổ Bổ trợ
- Phụ nữ trong Đệ nhị thế chiến
- Nhân vật trong năm của Tạp chí Time
Singapore
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hoà Singapore | |||||
---|---|---|---|---|---|
Republik Singapura (tiếng Mã Lai) Republic of Singapore (tiếng Anh) 新加坡共和國 (tiếng Trung) சிங்கப்பூர் குடியரசு (tiếng Tamil) |
|||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Majulah Singapura ("Tiến lên, Singapore") |
|||||
Quốc ca | |||||
Majulah Singapura "Tiến lên, Singapore" |
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa nghị viện | ||||
• Tổng thống • Thủ tướng |
Trần Khánh Viêm Lý Hiển Long |
||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Trung Quốc tiếng Mã Lai Anh Tamil |
||||
Thủ đô | Singapore |
||||
Thành phố lớn nhất | Singapore | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 692,7 km² | ||||
Diện tích nước | 1,444% % | ||||
Múi giờ | SST (UTC+8); mùa hè: Không áp dụng (UTC+8) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | 31 tháng 8, 1963 16 tháng 9, 1963 8 tháng 9, 1965 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2009) | 4.987.6000 người (hạng 115) | ||||
Dân số (2000) | 4.117.700 người | ||||
Mật độ | 6.389 người/km² (hạng 2) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2009) | Tổng số: 239.966 tỷ USD | ||||
Đơn vị tiền tệ | Đôla Singapore (SGD ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .sg | ||||
¹ +02 khi gọi từ Malaysia |
Người Việt trước năm 1950 còn biết đến Singapore dưới tên Chiêu Nam, Tân Châu và Hạ Châu.
Singapore vốn là làng chài của người Mã Lai, sang thế kỷ 19 thì bị người Anh chiếm làm thuộc địa. Quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai để rồi sang thời kỳ hậu thuộc địa thì Singapore gia nhập Liên bang Mã Lai. Khi Singapore tiếp thu độc lập thì quốc gia mới phải đối diện với một số thử thách: tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, xã hội phân tán, chính trị bất ổn và kinh tế yếu kém. Bằng cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và kế hoạch công nghiệp hóa của chính phủ, Singapore đã tự tạo một nền kinh tế dựa vào thương nghiệp và gia công xuất khẩu hàng điện tử.
Hơn 90% dân cư Singapore sống trong các khu nhà xây dựng sẵn của Ban Phát triển Nhà ở và gần một nửa dân cư sử dụng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày. Chính nhờ các phương tiện giao thông công cộng này cùng với sự chủ động của chính phủ trong các vấn đề môi trường đã làm cho sự ô nhiễm môi trường ở Singapore chỉ còn lại ở vùng công nghiệp nặng ở đảo Jurong. Theo hiến pháp, Singapore là một nước dân chủ đại nghị. Ban đầu, Singapore theo thể chế xã hội chủ nghĩa dân chủ sau khi độc lập, sử dụng một hệ thống kinh tế phúc lợi. Tuy nhiên sau đó chính phủ Singapore đã nghiêng dần về phía cánh hữu.
Mục lục
Lịch sử
Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm đóng của đế chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek. Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đó dần dần suy tàn. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần của Vương quốc Johor.
Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau. Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trí rất quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc.
Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Chiêu Nam đảo (昭南島 Shōnantō), nghĩa là "Đảo Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945.
Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.[2]
Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm kỳ của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.[3]
Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba.[4]
Địa lý
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía bắc Singapore bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất ở 55 khu vực.
Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.
Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C (72°–88°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4 °C (65,1 °F) và 37,8 °C (100,0 °F).
Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Chính trị và chính phủ
- Ngày quốc khánh: 9/8/1965.
- Lãnh đạo nhà nước hiện nay:
- Tổng thống: Trần Khánh Viêm, nhậm chức nhiệm kỳ thứ nhất ngày 1 tháng 9 năm 2011, nhiệm kỳ 6 năm.
- Thủ tướng: Lý Hiển Long, làm Thủ tướng Singapore từ ngày 12 tháng 8 năm 2004 đến nay (giữ chức Bộ trưởng Tài chính từ năm 2001 đến tháng 12 năm 2007).
- Chủ tịch Quốc hội (Speaker of Parliament): Abdullah Tarmugi được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội Singapore khóa 11 từ ngày 2 tháng 11 năm 2006.
- Bộ trưởng Cao cấp (Senior Minister):
- Goh Chok Tong nhậm chức ngày 30 tháng 5 năm 2006 (làm Thủ tướng từ năm 1990 – 2004), kiêm Chủ tịch Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS).
- S. Jayakumar (Giay-a-ku-ma) nhậm chức từ ngày 1 tháng 4 năm 2009, kiêm Bộ trưởng Điều phối An ninh Quốc gia.
- Thể chế chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Nhân dân Hành động (People's Action Party – PAP) liên tục cầm quyền. Trong Quốc hội hiện nay có 94 đại biểu (82 đại biểu thuộc Đảng Nhân dân hành động, 2 đại biểu thuộc Đảng Công nhân, 1 đại biểu của Liên minh Dân chủ và 9 đại biểu chỉ định). Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của Đảng. Từ tháng 12 năm 1992 đến tháng 12 năm 2004, Tổng thư ký Đảng là Gô Chốc Tông. Từ 12/2004 đến nay, Tổng Thư ký Đảng PAP là Thủ tướng Lý Hiển Long.
Quốc kỳ
Quốc kỳ của Singapore gồm 2 phần: nửa ở trên màu đỏ và nửa dưới màu trắng. Ngoài ra, ở nửa trên còn có thêm hình trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao. Mỗi một màu, một hình ảnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Màu đỏ trên lá cờ Singapore tượng trưng cho mối tình anh em giữa người với người, giữa các dân tộc trên thế giới, và sự bình đẳng của con người. Còn một cách hiểu khác đó là vì Singapore là một nước đa dân tộc (gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,...) nên có thể hiểu màu đỏ này theo nhiều mặt: sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia, sự may mắn của những người Trung Quốc. Màu trắng là biểu tượng của sự trong sạch và tinh khôi vĩnh viễn, không nhơ bẩn. Trăng lưỡi liềm có nghĩa biểu trưng cho 1 quốc gia trẻ còn đang trên đường phát triển. Năm ngôi sao nhỏ gần mặt trăng tượng trưng cho năm lý tưởng của quốc gia Singapore: dân chủ, sự bình đẳng, hòa bình, phát triển và công lý.Kinh tế
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.[6]
Giao thông
Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus (hơn 3 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010) và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit) (hơn 2 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010)[7]. Người đi xe bus trả tiền mua vé cho từng chặng, ngoại trừ trường hợp họ có thẻ từ tự động EZlink (thẻ này cho phép họ sử dụng dịch vụ của xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 84 ga với chiều dài 129.9 km [7] và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore nhưng khá khó bắt và đắt trong giờ cao điểm.
Do Singapore có diện tích rất hẹp, nên chính quyền Singapore thường có những biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng nghẽn xe, tắc đường. Hệ thống thuế giờ cao điểm ERP (Electronics Road Pricing) được đưa vào hoạt động trong khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng xe lưu thông qua các khu vực này vào giờ cao điểm. Số tiền này được trừ thẳng vào thẻ EZLink cài trên xe hơi. ERP có thể lên đến SGD15 nếu 1 chiếc xe chạy qua 5 trạm ERP trong khu vực nội thành.
Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch. Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.
Dân cư
Vào năm 2010, 5,1 triệu người sinh sống tại Singapore, trong số đó 3,2 triệu (64%) mang quốc tịch Singapore trong khi số còn lại (36%) là cư dân định cư hoặc người làm việc ngước ngoài. 2,9 triệu người (57%) được sinh tại Singapore trong khi số còn lại được sinh tại nước ngoài. Tuổi trung bình của người Singapore là 73 và số thành viên trung bình trong gia đình là 3,5 người.[8][9] Năm 2010, tỉ lệ sinh nở là 1,1 trẻ em trên một phụ nữ, thấp thứ ba trên thế giới và dưới tỉ lệ cần thiết 2,1 để giữ vững số dân. Để giải quết vấn đề này, chính quyền Singapore đang khuyến khích những người nước ngoài tới định cư tại Singapore. Một lượng lớn dân định cư giữ cho dân số của Singapore không giảm quá nhanh.[10]Khoảng 40 phần trăm dân số là người nước ngoài, đây là tỉ lệ cao thứ sáu trên thế giới.[11] Chính quyền mời gọi người làm việc ngoại quốc, mặc dù điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.[12] Lao động nước ngoài chiếm đến 80% trong ngành công nghiệp xây dựng và 50% trong công nghiệp dịch vụ.[13][14]
Tổng số dân của nước này là 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007) trong đó 76,8% là người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người gốc khác.
Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ) là tín đồ Đạo Cơ đốc.Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo). Có khỏang 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo, cá tôn giáo khác không đáng kể.
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai... Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp dự bị đại học (pre-university) hoặc vào các trường kỹ thuật (polytechnic).
Chủ đề liên quan
Vào thập niên 1980, Singapore có Trại tị nạn cho thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi. Nhiều nước phương Tây có chương trình cứu vớt những thuyền nhân này với sự trợ giúp của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR). Trong số những nước có tàu vớt người vượt biển có Hoa Kỳ với tàu Akuna (do ông Jack Bailey làm thuyền trưởng), Đức với tàu Cap Anamur. Trại tị nạn có địa chỉ là Hawkins Road, Singapore 2775. Sau một thời gian tạm trú tại Trại tị nạn Singapore, những thuyền nhân này được đi định cư ở một nước thứ ba theo tiêu chuẩn của mỗi người.Tham khảo
- ^ “Early History”. Ministry of Information, Communications and the Arts, Singapore. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2006.
- ^ “Road to Independence”. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2006.
- ^ “Country Groups”. The World Bank. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2006.
- ^ “Country profile: Singapore”. BBC News. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2006.
- ^ “World Weather Information Service - Singapore”.
- ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/ca_tbd/nr040819104347/ns070731160923#XCTxV8IkRXba
- ^ a b Thống kê giao thông Singapore 2010
- ^ “Key demographic indicators, 1970–2010”. Singapore Department of Statistics. 2010. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Resident Population by Place of Birth, Ethnic Group and Sex”. Singapore Department of Statistics. 2010. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2011.
- ^ Ng, Julia (7 tháng 2 năm 2007). “Singapore's birth trend outlook remains dismal”. Channel NewsAsia (Singapore). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2010.
- ^ "Trends năm international migrant stock: The 2008 revision", United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division (2009).
- ^ “Singapore may cap low-skilled foreign workers”. TV New Zealand. 2 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
- ^ “Executive summary”. Building and Construction Authority. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
- ^ Sudderuddin, Shuli (22 tháng 2 năm 2009). “Singapore's phantom workers”. The Straits Times (Singapore). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
Đọc thêm
- Hill, Michael (1995). Trong Kwen Fee Lian. The Politics of Nation Building and Citizenship năm Singapore. Routledge. ISBN 0-415-12025-X.
- King, Rodney (2008). The Singapore Miracle, Myth and Reality. Insight Press. ISBN 0-9775567-0-0.
- Mauzy, Diane K.; Milne, R.S. (2002). Singapore Politics: Under the People's Action Party. Routledge. ISBN 0415246539.
- Tan, Kenneth Paul (2007). Renaissance Singapore? Economy, Culture, and Politics. NUS Press. ISBN 9789971693770.
- Lee Kuan Yew (2000). From Third World To First: The Singapore Story: 1965–2000. New York: HarperCollins. ISBN 0-06-019776-5
- Worthington, Ross (2002). Governance năm Singapore. Routledge/Curzon. ISBN 0-7007-1474-X.
- “Census of Population (2000)” (PDF). Singapore Department of Statistics. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2000.
- “Key Facts & Figures”. Ministry of Transport, Singapore. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2003.
- “Nation's History”. Singapore Infomap. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2004.
- “MOE-PRIME”. Programme For Rebuilding and IMproving Existing schools (PRIME). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
- “Eight More Schools to Benefit from Upgrading” (Thông cáo báo chí). Ministry of Education. 14 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2007.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Singapore |
Tìm thêm về Singapore tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
- Singapore Government Online Portal
- Singapore Infomap
- Amnesty International's 2005 report on Singapore
- CIA World Factbook Entry for Singapore
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày,
Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBook, CassavaViet, foodcrops.vn
No comments:
Post a Comment