CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Sinh nhật Kim Jong-il (tiết Quang Minh Tinh) tại Triều Tiên. Năm 1923 – Nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter phát hiện ra mộ thất và quách của Pharaon Tutankhamun. Năm 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Mỹ đổ bộ lên đảo Corregidor tại Philippines và giao chiến với quân đồn trú của Nhật Bản trên đảo. Năm 1959 – Fidel Castro (ảnh) trở thành thủ tướng Cuba sau khi nhà độc tài Fulgencio Batista bị lật đổ ngày 1 tháng 1. Năm 1985 – Hezbollah, tổ chức chính trị, vũ trang của người Liban theo đạo Hồi dòng Shi'a, được thành lập. Năm 2005 – Với việc được Nga phê chuẩn, Nghị định thư Kyoto bắt đầu có hiệu lực dưới sự giám sát của UNFCCC.
Fidel Castro
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fidel Castro | |
---|---|
Fidel Castro năm 2011 |
|
Sinh | 13 tháng 8, 1926 Birán, Holguín Province, Cuba |
Quốc gia | Cuba |
Học vấn | Colegio de Belen Đại học La Habana |
Tiền nhiệm | Osvaldo Dorticós Torrado |
Kế nhiệm | Raúl Castro |
Đảng phái chính trị | Đảng Cộng sản Cuba |
Tín ngưỡng | Tự coi mình như một người thế tục, trước kia theo Công giáo Rôma, bị Giáo hoàng Gioan XXIII rút phép thông công (khai trừ khỏi giáo hội) vào năm 1962 |
Chồng/vợ | (1) Mirta Díaz-Balart Gutierrez (ly dị 1955) (2) Dalia Soto del Valle |
Con cái | Fidel Angel Castro Diaz-Balart Alina Fernandez-Revuelta Alexis Castro-Soto Alejandro Castro-Soto Antonio Castro-Soto Angel Castro-Soto Alain Castro-Soto Jorge Angel Castro[1] Francisca Pupo[1] |
Người thân | Natalia Revuelta y Clews |
Chữ ký | |
Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và đã có bằng luật. Khi học tập ở Đại học La Habana, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành một nhân vật được biết đến trong chính giới Cuba.[3] Sự nghiệp chính trị của ông tiếp tục với những lời chỉ trích mang tính chủ nghĩa dân tộc đối với Tổng thống Fulgencio Batista, và sự ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ với Cuba. Ông trở thành một nhân vật chống Batista kịch liệt và thu hút sự chú ý của chính quyền.[4] Cuối cùng ông cầm đầu cuộc tấn công thất bại năm 1953 vào Pháo đài Moncada, sau đó bị bắt, xét xử, tống giam và thả tự do. Sau đó ông tới Mexico[5][6] để tổ chức và huấn luyện một cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12 năm 1956.
Castro lên nắm quyền lực sau thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba lật đổ chế độ độc tài được Hoa Kỳ tài trợ[7] của Fulgencio Batista,[8] và một thời gian ngắn sau đó trở thành Thủ tướng Cuba.[9] Năm 1965 ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba và lãnh đạo cuộc chuyển tiếp Cuba trở thành một nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc đảng. Năm 1976 ông trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cũng như Hội đồng Bộ trưởng. Ông cũng giữ cấp bậc tối cao quân đội Comandante en Jefe ("Tổng chỉ huy") các lực lượng vũ trang Cuba.
Sau một cuộc phẫu thuật ruột bởi một bệnh hệ tiêu hoá không được tiết lộ được cho là diverticulitis,[10] Castro đã chuyển giao các chức vụ của mình cho Phó chủ tịch thứ nhất, đồng thời là em trai ông, Raúl Castro, ngày 31 tháng 7 năm 2006. Ngày 19 tháng 2 năm 2008, năm ngày trước khi thời hạn nhiệm kỳ của ông kết thúc, ông thông báo không tiếp tục tham gia tranh cử một nhiệm kỳ nữa với cả chức danh chủ tịch và tổng tư lệnh.[11][12] Ngày 24 tháng 2 năm 2008, Quốc hội "bầu" Raúl Castro kế nhiệm ông làm Chủ tịch Cuba.[13]
Trong lịch sử hiện đại, Fidel Castro là một nhà lãnh đạo nhận được những nhận định mâu thuẫn.[2] Truyền thông phương Tây miêu tả ông là một nhà độc tài[14][15][16][17][18] và thời gian cầm quyền của ông là dài nhất trong lịch sử Mỹ Latinh hiện đại.[15][16][17][18], tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ buộc tội ông tạo ra một "bộ máy đàn áp".[19] Tuy nhiên, nhân dân Cuba thì xem ông là một vị anh hùng, người đã thực hiện cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là “Fidel vô cùng yêu mến” và tôn vinh “sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối với những người khác” cùng với “tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng".[20].
Trên bình diện quốc tế, Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" đối với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[21] Ông đã được trao tặng rất nhiều giải thưởng và huân chương danh dự của các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[22]
Ngoài ra, Castro cũng được xem là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất nửa sau thế kỷ XX,[23] là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với nhân dân những xứ có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính quyền trấn áp trên thế giới. Chính phủ Castro đóng vai trò không nhỏ trong cuộc giải phóng người da đen Nam Phi khỏi chế độ Apartheid nói riêng cũng như những cuộc đấu tranh đòi độc lập diễn ra tại các quốc gia châu Phi thời bấy giờ nói chung.[2]. Bản thân ông cũng là nhà lãnh tụ đã vượt qua nhiều sóng gió và nguy hiểm nhất: tháng 12/2011, Sách Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là người bị ám sát nhiều nhất (638 lần), chủ yếu bởi tổ chức Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành[24].
Mục lục
Tiểu sử
Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926[25] (có tài liệu chép ngày 14 tháng 8 năm 1927) tại một thị trấn nhỏ tên Birán của Cuba. Cha mẹ của ông, vốn là di dân từ Tây Ban Nha, là chủ đồn điền trồng mía giàu có. Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ông vào Đại học La Habana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950.Trong thời gian học đại học, Castro tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952; trở thành đảng viên Đảng Chính thống (tiếng Tây Ban Nha: Partido Ortodoxo) và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính Thống. Dưới sự cai trị của Batista, hàng ngàn chính khách bị ám sát và dân chúng bị sống dưới sự đàn áp.
Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 phần tử cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Castro và các chiến hữu tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn "Lịch sử sẽ giải oan cho tôi" (La historia me absolverá), phản ánh quan điểm chính trị của ông.
Một năm sau, Batista đại xá cho nhiều tù chính trị, trong đó có Castro. Castro sang Mexico và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 trước kia. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City.
Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên chiếc thuyền Granma dài 18 mét. Họ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi quân chính phủ. Chỉ có 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista đào ngũ và đầu hàng rất nhiều.
Ngày 1 tháng 1 năm 1959 Fidel Castro đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Cu Ba. Khi thua cuộc Batista chạy trốn khỏi Cuba.
Một giai đoạn quá độ đã được hình thành. Manuel Urrutia Lleó, một chính trị gia không đảng phái đã được tôn lên làm Tổng thống Cuba vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Manuel đã chỉ định một luật sư và là giáo sư Đại học La Habana là José Miró Cardona làm Thủ tướng. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, Miró bất ngờ từ chức. Fidel Castro được chỉ định là Thủ tướng. Ông hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp. Tuy nhiên, chính phủ Castro đã hành hình hàng ngàn người thuộc Đảng Batista.
Hoa Kỳ ban đầu công nhận chính quyền Fidel Castro, nhưng sau khi Castro quốc hữu hóa các công ty Hoa Kỳ tại Cuba thì quan hệ Hoa Kỳ – Cuba trở nên lạnh nhạt. Chính sách kinh tế của Castro làm cho Hoa Kỳ nghi ngờ rằng ông theo chủ nghĩa cộng sản và có quan hệ với Liên bang Xô viết – đối địch với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Tháng 4 năm 1959 Castro viếng thăm Nhà Trắng nhưng Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ chối gặp, thay vào đó là Phó tổng thống Richard Nixon. Sau cuộc gặp gỡ này, Nixon cho rằng Castro là một người "ngây thơ" nhưng không nhất thiết là cộng sản.
Tháng 2 năm 1960, chính quyền Castro ký một hiệp thương với Liên Xô, trong đó Liên Xô đồng ý bán dầu hỏa cho Cuba. Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 tháng 1 năm 1961. Cuba tiếp tục thắt chặt quan hệ với Liên Xô và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế.
Ngày 17 tháng 4 năm 1961, Hoa Kỳ yểm trợ một đạo binh gồm 1300 người Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Heo (tiếng Anh: Bay of Pigs) nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Cuộc đổ bộ thất bại và nhiều người bị bắt, chín người bị xử tử. Ngày 1 tháng 5 năm 1961, ông tuyên bố Cuba là một quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa và chính thức bãi bỏ sự bầu cử đa đảng.[3] Những người phê phán Castro cho rằng ông sợ những cuộc bầu cử sẽ khiến ông mất uy quyền.[3] Cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người dân Cuba nghe lãnh tụ Castro tuyên bố:[26]
“ |
Cách mạng không kết thúc sau một thời hạn nhất định, vì thế chúng
ta không cần phải bầu cử. Tại châu Mỹ La Tinh này, không có một chính
phủ nào dân chủ hơn chính phủ cách mạng của chúng ta... Nếu ngài Kennedy
không ưa Xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta cũng ghét chủ nghĩa đế quốc
vậy. Chúng ta căm ghét chủ nghĩa tư bản. |
” |
—Fidel Castro
|
Ngày 15 tháng 9 năm 1973, giữa lúc cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, ông đến thăm Quảng Trị, Việt Nam khi đó đang nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là chuyến thăm đặc biệt đáng nhớ nhất của không chỉ riêng ông mà còn với những người Việt Nam mà ông đã gặp như Đại tá Hồ Văn A, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[27]
Cuối năm 1976, một Hiến pháp Cuba mới được xây dựng với những thay đổi về cơ cấu chính quyền. Ngày 2 tháng 12 năm 1976, Fidel Castro được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Cuba, một chức vụ vừa là nguyên thủ quốc gia của Cuba, vừa là người đứng đầu Chính phủ Cuba. Về mặt lý thuyết, chức vụ này được Quốc hội Cuba bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, nhưng trên thực tế ông giữ chức vụ này liên tục trong 32 năm.
Ngày 28 tháng 3 năm 1980, một chiếc xe buýt tông sập cổng tòa đại sứ Peru ở thủ đô La Habana. Trong vòng 48 tiếng, hơn 10.000 người Cuba đã nhân cơ hội tràn vào tòa đại sứ xin tị nạn chính trị. Ngày 10 tháng 4 năm 1980, Castro tuyên bố cho mọi người được tự do rời Cuba qua cảng Mariel ở La Habana. Khoảng hơn 125 nghìn người dân Cuba xuống tàu ra đi, trên một cuộc hành trình được mệnh danh là "Đoàn Tàu Tự Do" hay là cuộc di tản Mariel, đa số đến Florida, Hoa Kỳ.
Chính quyền Castro áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Chính sách này làm cho giới trung lưu bất mãn, kể cả những người trước kia ủng hộ kháng chiến. Nhiều người trong số này trốn sang Hoa Kỳ và lập ra những tổ chức chống Fidel Castro tại Florida.
Tháng 1 năm 2004, Luis Eduardo Garzón, thị trưởng của Bogotá – thủ đô của Columbia – sau cuộc gặp gỡ với Castro nói rằng ông ta "trông có vẻ rất ốm yếu". Tháng 5 năm 2004, bác sĩ của Castro bác bỏ các tin đồn cho rằng sức khỏe Castro đang xuống dốc. Ông tuyên bố rằng Castro sẽ sống đến 140 tuổi.
Ngày 20 tháng 10 năm 2004, Castro bị vấp ngã sau khi đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh. Cú ngã này làm ông bị vỡ xương tay và đầu gối. Ông ta phải trải qua ba giờ giải phẫu. Sau đó Castro viết một lá thư để đăng lên báo, đài. Trong thư ông cam đoan với công chúng rằng mình vẫn khỏe và sẽ "không mất liên lạc với quí vị".
Sau cuộc phẫu thuật dạ dày năm 2006, Fidel Castro đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai của mình là ông Raul Castro. Kể từ đó, Fidel Castro không xuất hiện trước công chúng.[28][29]
Ngày 18 tháng 2 năm 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba[25]. Sau gần 50 năm lãnh đạo.
Hình ảnh đại chúng
"Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Fidel luôn luôn là một cam kết thực hiện Bình đẳng xã hội.
Ông khinh thường bất kỳ hệ thống nào trong đó một nhóm người sống tốt
hơn nhiều so với số còn lại. Ông muốn có một hệ thống xã hội cung cấp
các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người dân - đủ thực phẩm, chăm sóc sức
khỏe, nhà ở và giáo dục miễn phí. Bản chất độc đoán của cuộc cách mạng
Cuba bắt nguồn phần lớn từ mục tiêu này của Fidel. Castro làm những gì
mà đã thuyết phục ông ấy là đúng, là vì lợi ích của nhân dân. Bất cứ ai
chống lại cuộc cách mạng và chống lại nhân dân Cuba, trong đôi mắt của
Castro, chỉ đơn giản là không thể chấp nhận. Do đó, rất ít thể hiện của
tự do cá nhân - tự do ngôn luận và hội họp, được chấp nhận. Đã có tù
nhân chính trị - những người có những hành vi quá mức chống lại cuộc
cách mạng - mặc dù ngày nay số này chỉ khoảng 300, giảm rõ rệt so với
ngày đầu của cuộc cách mạng
Fidel Castro nổi tiếng với giờ làm việc bận rộn, ông thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày[34] Ông có một trí nhớ "phi thường", các bài phát biểu Castro thường trích dẫn các báo cáo và những cuốn sách ông đã đọc[35] Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê các loại vũ khí, nhất là súng[36] và ưa thích cuộc sống ở vùng nông thôn ngoại ô thành phố.[37]
Sử gia và nhà báo Richard Gott coi Castro là "một trong những nhân vật chính trị khác thường nhất của thế kỷ 20", ghi nhận Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[38] Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự của Chính phủ các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài như Ahmed Ben Bella và Nelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[39]
Đối với những cáo buộc từ phương Tây rằng ông là nhà độc tài, Fidel Castro tuyên bố rằng nhà nước đôi khi phải hạn chế các quyền tự do của các cá nhân để bảo vệ các quyền lợi của tập thể người dân như quyền được lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và y tế miễn phí[40]. Bourne Castro ghi nhận rằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Castro ở Cuba hoàn toàn là từ những giá trị của bản thân con người ông. Bourne lưu ý rằng rất hiếm có một quốc gia và một dân tộc hoàn toàn ủng hộ bởi "nhân cách từ một con người" như đối với Fidel[41].
Đời sống riêng
Những chi tiết về cuộc sống riêng tư của Castro, đặt biệt mà có dính líu tới những thành viên trong gia đình, ít được biết, bởi vì báo chí nhà nước bị cấm đề cập tới.[42] Người viết tiểu sử về Castro, ông Robert E. Quirk ghi nhận là trong suốt cuộc đời của ông, nhà lãnh tụ Cuba "không có khả năng để duy trì một quan hệ tình dục lâu dài với bất cứ người phụ nữ nào."[43] Với người vợ đầu tiên, bà Mirta Díaz-Balart, mà ông cưới vào ngày 11, tháng 10 1948, Castro có một người con trai tên Fidel Ángel "Fidelito" Castro Díaz-Balart, sanh ngày 1, tháng 9 1949. Díaz-Balart và Castro ly dị trong năm 1955, sau đó bà cưới Emilio Núñez Blanco. Sau một thời gian cư trú ở Madrid, Díaz-Balart đã trở về Havana để sống với Fidelito và gia đình ông.[44] Fidelito lớn lên ở Cuba; có một thời, ông làm chủ tịch ủy ban năng lực nguyên tử Cuba nhưng sau đó bị tước chức này bởi chính cha mình.[45]Ngoài ra, Fidel có 5 người con trai khác với người vợ thứ hai, Dalia Soto del Valle: Antonio, Alejandro, Alexis, Alexander "Alex" and Ángel Castro Soto del Valle.[45] Trong khi Fidel ở với Mirta, ông đã ngoại tình với Natalia "Naty" Revuelta Clews, sinh ở Havana vào năm 1925 và đã làm đám cưới với Orlando Fernández, đẻ ra một người con gái tên Alina Fernández|Alina Fernández Revuelta.[45] Alina rời khỏi Cuba vào năm 1993, hóa trang làm một du khách người Tây Ban Nha,[46] và xin tị nạn ở Hoa kỳ. Bà đã chỉ trích chính sách của cha mình.[47] Với một phụ nữ khác không được biết tên, ông có một người con trai khác, tên Jorge Ángel Castro. Fidel còn có một người con gái khác, Francisca Pupo (sanh năm 1953) kết quả của một cuộc tình một đêm. Pupo và chồng bà bây giờ sống ở Miami.[1][48] Castro thường có quan hệ tình dục một đêm với các người đàn bà khác.[49]
Chị em gái của ông, bà Juanita Castro sống ở Hoa Kỳ ngay từ đầu thập niên 1960. Khi bà đi tỵ nạn, đã nói là "Tôi không thể hờ hững với những gì đang xảy ra trên đất nước tôi. Hai anh em của tôi, Fidel và Raúl đã biến nước tôi thành một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả. Người dân đang bị trói buộc và hành hạ bởi chủ nghĩa Cộng sản quốc tế."[50]
Các vụ ám sát nhằm vào Fidel Castro
Ủy ban Giáo Hội tuyên bố đã tìm ra ít nhất tám nỗ lực của CIA nhằm ám sát Fidel Castro trong giai đoạn 1960-1965[51] Fabian Escalante, nguyên giám đốc đã nghỉ hưu của cơ quan phản gián Cuba, người được giao nhiệm vụ bảo vệ Fidel Castro, ước tính số lượng các chương trình ám sát hoặc nỗ lực ám sát của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ nhắm vào Fidel là 638 (tính tới 2006)[52]. Các nỗ lực ám sát rất đa dạng, bao gồm xì gà tẩm độc tố hoặc tẩm thuốc nổ, bút bi chứa một ống tiêm tẩm chất độc chết người, và thuê mafia ám sát... Một số âm mưu đã được miêu tả trong một bộ phim tài liệu với tựa đề 638 cách để giết Castro phát sóng vào năm 2006 bởi Channel 4 - kênh truyền hình dịch vụ công cộng của Anh.Castro từng nói: "Nếu sống sót sau các vụ ám sát cũng được trao huy chương Olympic, tôi nhất định sẽ giành được huy chương vàng."[53]
Huân chương và danh hiệu
Tính tới 2010, Fidel đã được trao tặng 50 huân chương và danh hiệu các loại từ hơn 40 quốc gia trên thế giới:- Anh hùng Liên Xô[54]
- Huân chương Lenin, 3 lần[55] 1972;[56] 1986 "for his contribution to the promotion of fraternal relations between the USSR and Cuba".[57]
- Giải thưởng hòa bình Lenin (Liên Xô, 1961)
- Huân chương kỷ niệm 30 năm chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945 (Liên Xô, 1975)[58]
- Huân chương Cách mạng Tháng Mười (Liên Xô, 1976)[59]
- Ngôi sao Cộng hòa Indonesia, Cấp 4
- Ngôi sao du kích (Indonesia, 1960)
- Huân chương ngôi sao Romania, Cấp 1 (1972)[60]
- Huân chương Sư tử trắng, Cấp 1 (Czechoslovakia, 1972)[61]
- Huân chương Georgi Dimitrov (Bulgaria, 1972)[62]
- Chữ Thập lớn của Huân chương Polonia Restituta (1973)[63]
- Huân chương Dũng cảm (Libya) (1977)
- Huân chương Somali, Cấp 1 (1977)[64]
- Huân chương Jamaica (1977)[65]
- Huân chương công đức Jamaica[66]
- Cấp cao nhất Huân chương danh dự Ethiopia (1978)[67]
- Giải thưởng hòa bình Jorge Dimitrov (Bulgaria, 1980)[68]
- Huân chương Sao vàng (Việt Nam, 1982)
- Anh hùng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên[69]
- Huân chương Quốc kỳ, cấp 1 (Triều Tiên, 1986)[69]
- Huân chương Karl Marx (Đông Đức)[70]
- Huân chương Đại bàng Aztec (Mexico, 1987)
- Huân chương vàng của Thượng viện Tây Ban Nha (1988)
- Huân chương Klement Gottwald (Czechoslovakia, 1989).[71]
- Huân chương Agostinho Neto (Angola, 1992)[72]
- Huân chương công đức Duarte, Sanchez và Mella, chữ thập vàng (Cộng hòa Dominican, 1998)[73]
- Huân chương Hảo Vọng, hạng nhất (Nam Phi, 1998)[74]
- Chữ thập Huân chương quốc gia Mali (1998)[75]
- Huân chương Hoàng tử Yaroslav xứ Wise (Ukraine, 2000), for medical assistance to victims of the Chernobyl disaster[76]
- Huân chương Độc lập của Qatar (15/9/2000)[77]
- Huân chương Cộng hòa Yemen (2000)[78]
- Huân chương giải phóng hạng nhất (Venezuela, October 2000)[79]
- Huân chương Agostura Congress (Venezuela, 2001)[80]
- Huân chương danh dự Quân Giải phóng Algeri (6/5/2001)[81]
- Huân chương Vương miện (Malaysia, 11/05/2001)[82]
- Huân chương Thành phố Buenos Aires (2003)[83]
- Huân chương lao động (Triều Tiên, 2006)[84]
- Huân chương Quốc kỳ cấp 1 (Triều Tiên, 2006) to "promote the reunification of the Korean peninsula and build socialism"[84]
- Huân chương Amilcar Cabral (Guinea xích đạo, 2007)[85]
- Kỷ niệm chương thể thao (Bộ thể thao Ecuador, 2007)[86]
- Huân chương Welwitschia Mirabilis cổ đại (Namibia, 2008) "vì những đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Châu Phi"[87]
- Giải thưởng Ubuntu (Hội đồng di sản quốc gia Nam Phi, 2008) vì đã "dành trọn cuộc đời cho đoàn kết và đạo đức, nêu bật tầm quan trọng của các giá trị nhân bản và sự cống hiến cho nhân loại"[88]
- Huân chương danh dự Dominica (2008) vì những "đóng góp cho nền độc lập của Dominica"[89]
- Huân chương Omar Torrijos Herrera hạng nhất (Panama, 2009)[90]
- Huân chương Quetzal hạng nhất (2009) "nhằm tôn vinh hơn 17 triệu lượt khám và hơn 40.000 ca phẫu thuật được thực hiện bởi các bác sĩ Cuba vì lợi ích của người dân Guatemala"[91]
- Huân chương O. R. Tambo hạng Vàng của Nam Phi "vì những đóng góp vào công cuộc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng trong xã hội loài người"[92]
- Huân chương Danh dự và Vinh quang (Giáo hội Chính thống giáo Nga, October 19, 2008) - vì những đóng góp cho việc tăng cường hợp tác giữa các tôn giáo.
- Huân chương Đại bàng Zambia, Cấp 1 (Zambia, 2009) "vì đã truyền cảm hứng cho những người đấu tranh vì phẩm giá và bình đẳng"[93]
- Huân chương Merit (Ukraine), cấp 1 (Ukraine, 2010) "vì những đóng góp quan trọng để khôi phục sức khỏe cho trẻ em vùng Chernobyl, sau tai nạn vào năm 1986"[94]
- Giải thưởng tướng Eloy Alfaro (Ecuador, May 2010) "cho những giá trị và phẩm chất đặc biệt"[95]
- Huân chương Đông Timor hạng nhất (2010) "vì những đóng góp của Cuba về y tế và giáo dục"[96]
Những câu nói nổi tiếng
- Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình ! [97][98][99]
- Nhân dân Cuba sẵn sàng đổ đến giọt máu cuối cùng để kề vai chiến đấu cạnh người anh em Việt Nam (nói về cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979)
Chú thích
- ^ a b c http://www.canf.org/es/ENSAYOS/2003-dic-09-vida_secreta_del_tirano_castro.htm
- ^ a b c Fidel Castro - Cuộc đời tôi. Một trăm giờ với Fidel Castro
- ^ a b c Thomas M. Leonard. ISBN 0-313-32301-1 [Fidel Castro Fidel Castro] Kiểm tra giao thức
|url=
(trợ giúp).|tựa đề=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ DePalma, Anthony (2006). The Man Who Invented Fidel. Public Affairs.
- ^ Bockman, Larry James (April 1 năm 1984). “The Spirit Of Moncada: Fidel Castro's Rise To Power, 1953 - 1959”. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2006.
- ^ Sweig, Julia E. (2002). Inside the Cuban Revolution. Harvard University Press. ISBN 0-674-00848-0.
- ^ Audio: Cuba Marks 50 Years Since 'Triumphant Revolution' by Jason Beaubien, NPR All Things Considered, January 1 2009
- ^ Encyclopedia Britannica entry for Fulgencio Batista
- ^ “1959: Castro sworn in as Cuban PM”. BBC News. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2006.
- ^ “Spanish newspaper gives more details on Castro condition”. CNN. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2007.
- ^ Castro, Fidel (19 tháng 2 năm 2008). “Mensaje del Comandante en Jefe” (PDF). Granma (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ Castro, Fidel (19 tháng 2 năm 2008). “Message from the Commander in Chief”. Granma. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Raul Castro named Cuban president”. BBC. 24 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2008. “Raul, 76, has in effect been president since and the National Assembly vote was seen as formalising his position.”
- ^ Jay Mallin. Covering Castro: rise and decline of Cuba's communist dictator. Transaction Publishers. ISBN 9781560001560.
- ^ a b D. H. Figueredo. The complete idiot's guide to Latino history and culture.
- ^ a b “Farewell Fidel: The man who nearly started World War III”. Daily Mail.
- ^ a b Catan, Thomas. “Fidel Castro bows to illness and age as he quits centre stage after 50 years - Times Online”. www.timesonline.co.uk. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
- ^ a b “Fidel's fade-out”.
- ^ “Cuba: Fidel Castro’s Abusive Machinery Remains Intact”. Human Rights Watch.
- ^ www.cpv.org.vn Fidel Castro
- ^ Quirk 1993. p. 424.
- ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/165566.stm.
- ^ Lãnh tụ Cuba, Fidel Castro: Tư tưởng sẽ làm chuyển hoá thế giới
- ^ http://bee.net.vn/channel/1987/201201/Twitter-don-chet-Fidel-Castro-pha-len-cuoi-1821539/
- ^ a b Chủ tịch Fidel Castro từ chức
- ^ “Victorious Castro bans elections”. BBC News. May 1 năm 1961. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2006. Nguyên văn: The revolution has no time for elections. There is no more democratic government in Latin America than the revolutionary government.... If Mr. Kennedy does not like Socialism, we do not like imperialism. We do not like capitalism.
- ^ http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2009/4/69168.cand truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2010.
- ^ Cuộc đời Chủ tịch Fidel Castro qua ảnh
- ^ Chủ tịch Cuba Fidel Castro nghỉ hưu
- ^ Smith, Wayne S. (2 tháng 2 năm 2007). “Castro’s Legacy”. TomPaine.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
- ^ Coltman 2003. p. 14.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênBourne_1986._p._273
- ^ Von Tunzelmann 2011. p. 94.
- ^ Coltman 2003. p. 219
- ^ Quirk 1993, tr. 352.
- ^ Quirk 1993. pp. 10, 255.
- ^ Quirk 1993. p. 5.
- ^ Quirk 1993. p. 424.
- ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/165566.stm.
- ^ Coltman 2003. p. 247.
- ^ Bourne 1986. p. 295.
- ^ Admservice (8 tháng 10 năm 2000). “Fidel Castro’s Family”. Latinamericanstudies.org. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
- ^ Quirk 1993. p. 15.
- ^ Ann Louise Bardach: Cuba Confidential. p. 67. "One knowledgeable source claims that Mirta returned to Cuba in early 2002 and is now living with Fidelito and his family."
- ^ a b c Jon Lee Anderson, "Castro’s Last Battle: Can the revolution outlive its leader?" The New Yorker, July 31, 2006. 51.
- ^ Boadle, Anthony (8 tháng 8 năm 2006). “Cuba’s first family not immune to political rift”. Reuters. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
- ^ Fernandez, Alina (1997). Castro’s Daughter, An Exile’s Memoir of Cuba. St. Martin’s Press. ISBN 031224293X.
- ^ Cuba confidential: Love and Vengeance in Miami and Havana By Ann Louise Bardach; Random House, Inc., 2002; ISBN 978-0-375-50489-1
- ^ Quirk 1993. p. 231.
- ^ “The Bitter Family (page 1 of 2)”. TIME. 10 tháng 7 năm 1964. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênThe_Church_Committee
- ^ Escalante Font, Fabián. Executive Action: 634 Ways to Kill Fidel Castro. Melbourne: Ocean Press, 2006.
- ^ “The Castropedia: Fidel's Cuba in facts and figures”. The Independent. 17 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
- ^ Кастро Рус Фидель Алехандро, Герой Советского Союза
- ^ Concediendo a Fidel Castro Ruz el título de Héroe de la Unión Soviética, La Prensa.
- ^ Fidel Castro
- ^ Un día como hoy: 11 de noviembre
- ^ CASTRO, PCC OFFICIALS RECEIVE SOVIET DECORATION
- ^ Биография Фиделя Кастро
- ^ Castro Speech Data Base
- ^ Castro to keep his state and university distinctions
- ^ Dimitrov Order Presentation to Fidel Castro
- ^ Visita de la delegación del gobierno polaco a Cuba el 25 de abril de 1973.
- ^ The International Who's Who, 2004, Europa Publications
- ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz en el acto en que le fue impuesta la "Orden de Jamaica", la más alta distinción nacional que se confiere a gobernantes de otros países, en Kingston, Jamaica, October 16, 1977.
- ^ Order of Merit (OM)
- ^ «Fidel's visit to Ethiopia», September 24 edition, 1978, p. 2, Granma.
- ^ Breve biografía de Fidel Castro
- ^ a b Confiere la República Popular Democrática de Corea a Fidel, Orden Héroe del Trabajo
- ^ Kuba: Das Ende der Ära Castro. Fidels Finale: Jetzt gibt Castro, schwer krank, die Macht ab
- ^ 1989 Speech Czechoslovak - Jakes Presents Award To Castro
- ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz en el acto de imposición de la Orden "Agostinho Neto", efectuado en el Palacio de la Revolución, el 9 de julio de 1992.
- ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz al recibir la Orden del Mérito de Duarte, Sánchez y Mella en el grado Gran Cruz Placa de Oro e imponer al Presidente de la República Dominicana, Dr. Leonel Fernández, la Orden José Martí. Santo Domingo, August 22, 1998.
- ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz, Primer Secretario del Comité Central del Partido Comunista de Cuba y Presidente de los Consejos de Estado y de Ministros, en el acto de imposición de la Orden de Buena Esperanza, efectuado en Ciudad del Cabo, Sudáfrica, el día 4 de septiembre de 1998.
- ^ Breves de Cuba
- ^ Asistencia a los niños en Cuba
- ^ The Amir visit Cuba
- ^ CUBA IN THE MIDDLE EAST: 2000-2002
- ^ La Guerra Sucia Sobra
- ^ Discurso pronunciado al recibir la Orden Congreso de Angostura, en la Plaza Bolívar, Ciudad Bolívar, Venezuela, el 11 de agosto del 2001.
- ^ Reciben condecoraciones Presidentes de Cuba y Argelia
- ^ Rey malasio condecoró a Fidel
- ^ Fidel Castro percibe clima de "optimismo" en Argentina
- ^ a b Fidel Castro recibe condecoraciones de Corea del Norte
- ^ Otorgan medalla "Amílcar Cabral" a Fidel Castro
- ^ Ecuador otorga a Fidel Castro la Medalla al Mérito Deportivo
- ^ Conceden en Namibia condecoración a Fidel Castro
- ^ Otorgado a líder cubano Fidel Castro Premio Ubuntu, de Sudáfrica
- ^ Fidel Castro to receive Dominica's highest award
- ^ Torrijos condecora a Fidel Castro y recibe medalla cubana
- ^ Conceden a Fidel Castro la Orden del Quetzal de Guatemala
- ^ Sudáfrica impondrá a Fidel Castro su condecoración de mayor grado
- ^ Distinguen a Fidel Castro con Orden Águila de Zambia
- ^ Yanukóvich condecora a Fidel y Raúl Castro por ayuda consecuencias Chernóbil
- ^ Legislativo ecuatoriano reconoce méritos e impronta de Fidel
- ^ Fidel Castro recibe la mayor distinción de Timor Oriental
- ^ Tình nghĩa sắt son Việt Nam - Cuba mãi mãi tỏa sáng
- ^ Cuba coi thắng lợi của VN là thắng lợi của mình
- ^ Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam-Cuba
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Fidel Castro |
Thể loại:
Howard Carter (9/5/1874 – 2/3/1939) là một nhà khảo cổ học và Ai Cập học người Anh, là người chủ chốt khám phá ra lăng mộ của vua Tutankhamun.
Năm 1891, ở tuổi 17, ông là một nghệ sĩ trẻ tài năng và được gửi sang Ai Cập do Quỹ thăm dò Ai Cập để hỗ trợ Percy Newberry trong việc khai quật và ghi chép về các ngôi mộ thời kỳ Trung Cổ của Ai cập tại Beni Hasan. Ngay cả lúc đó còn trẻ, ông đã có sáng tạo trong việc cải thiện các phương pháp sao chép những hình trang trí của các ngôi mộ. Năm 1892, ông làm việc dưới sự giám hộ của Flinders Petrie cho một công trình tại Amarna, thủ đô được thành lập bởi pharaoh Akhenaten. Từ 1894 đến 1899, ông đã làm việc với Édouard Naville tại Deir el-Bahari, nơi ông ghi lại các phù điêu trên tường trong đền thờ của Hatshepsut. Năm 1899, Carter được bổ nhiệm làm Trưởng Điều tra viên thứ nhất của Cục Cổ vật Ai Cập (EAS). Ông giám sát một số các cuộc khai quật tại Thebes (bây giờ được gọi là Luxor) trước khi được chuyển giao trong năm 1904 sang Thanh tra vùng Hạ Ai Cập. Carter đã từ chức vào năm 1905 sau cuộc điều tra về một cuộc ẩu đả giữa bảo vệ lăng mộ của Ai Cập và một nhóm khách du lịch Pháp, mà trong đó ông đứng về phía nhân viên Ai Cập (được gọi là vụ Saqqara).
Carnarvon tài trợ công việc của Carter trong thung lũng các vị vua từ năm 1914, nhưng nó đã bị gián đoạn bởi chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1917, khi công việc đã được nối lại. Sau nhiều năm tìm kiếm không kết quả, Carnarvon đã không hài lòng với việc thiếu kết quả, và vào năm 1922, ông đã cho Carter một mùa kinh phí nữa để tìm ngôi mộ.
Ngày 04 tháng 11 năm 1922, nhóm khai quật của Carter tìm thấy các bước dẫn đến ngôi mộ của Tutankhamun '(sau này được gọi KV62 ), cho đến tận lúc này, đó là ngôi mộ pharaon bảo tồn tốt nhất và nguyên vẹn nhất từng được tìm thấy trong Thung lũng các vị vua. Ông gọi điện cho Carnarvon, và ngày 26 năm 1922 tháng 11, với Carnarvon, con gái của Carnarvon, và những người khác tham gia, Carter đã thực hiện các "hành vi vi phạm nhỏ trong các góc tay hàng đầu bên trái" của cửa ra vào, và có thể để ngang nhau trong ánh sáng của một ngọn nến và thấy rằng nhiều người trong số những kho báu vàng và gỗ mun vẫn còn tại chỗ. Ông đã xâm nhập vào ngôi mộ bằng một cái đục mà bà ngoại của ông đã cho vào ngày sinh nhật 17 của mình. Bà biết ông một ngày sẽ làm cho một khám phá tuyệt vời khảo cổ học.[1] Ông không biết tại thời điểm đó cho dù nó là "một ngôi mộ hay chỉ đơn thuần là một cache", nhưng ông đã nhìn thấy một ô cửa đầy hứa hẹn kín giữa hai bức tượng chính. Khi Carnarvon hỏi "Ông đã nhìn thấy cái gì?", Carter trả lời với câu nói nổi tiếng: "Vâng, những điều tuyệt vời".
Trong vài tháng tới đã được chi tiêu danh mục các nội dung của các tiền sảnh dưới sự giám sát thường xuyên căng thẳng của Pierre Lacau, Tổng giám đốc của Cục Cổ vật Ai Cập. Ngày 16 tháng hai năm 1923, Carter đã mở cửa kín, và thấy rằng nó đã thực sự dẫn đến một phòng chôn cất, và ông có cái nhìn thoáng qua đầu tiên của chiếc quách của Tutankhamun. Tất cả những khám phá này đã háo hức được báo chí thế giới, nhưng hầu hết các đại diện của họ được lưu giữ trong các khách sạn của họ, chỉ HV Morton đã được cho phép trong bối cảnh đó, và mô tả sống động của ông đã giúp củng cố danh tiếng của Carter với công chúng Anh.
Ghi chép và các bằng chứng hình ảnh của Carter cho thấy ông, Lord Carnarvon và Lady Evelyn Herbert bước vào phòng chôn cất ngay sau khi phát hiện ngôi mộ và trước khi mở mộ chính thức.[2]
- Sinh 1926
- Nhân vật còn sống
- Chủ tịch Cuba
- Fidel Castro
- Người thuận tay trái
- Đảng viên Đảng Cộng sản
- Người Cộng sản
- Người bị ám sát
Howard Carter
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Howard Carter | |
---|---|
Howard Carter
|
|
Sinh | 9 tháng 5, 1874 Kensington, London |
Mất | 2 tháng 3, 1939 (64 tuổi) Kensington, London |
Quốc tịch | Người Anh |
Ngành | Khảo cổ học và nhà nghiên cứu về Ai Cập |
Nổi tiếng vì | Phát hiện ra ngôi mộ của Tutankhamun |
Bắt đầu sự nghiệp
Howard Carter đã được sinh ra tại London, Anh, con trai của Samuel Carter, một nghệ sĩ, đã đào tạo anh theo bước chân của mình, và Martha Joyce (Sands) Carter.Năm 1891, ở tuổi 17, ông là một nghệ sĩ trẻ tài năng và được gửi sang Ai Cập do Quỹ thăm dò Ai Cập để hỗ trợ Percy Newberry trong việc khai quật và ghi chép về các ngôi mộ thời kỳ Trung Cổ của Ai cập tại Beni Hasan. Ngay cả lúc đó còn trẻ, ông đã có sáng tạo trong việc cải thiện các phương pháp sao chép những hình trang trí của các ngôi mộ. Năm 1892, ông làm việc dưới sự giám hộ của Flinders Petrie cho một công trình tại Amarna, thủ đô được thành lập bởi pharaoh Akhenaten. Từ 1894 đến 1899, ông đã làm việc với Édouard Naville tại Deir el-Bahari, nơi ông ghi lại các phù điêu trên tường trong đền thờ của Hatshepsut. Năm 1899, Carter được bổ nhiệm làm Trưởng Điều tra viên thứ nhất của Cục Cổ vật Ai Cập (EAS). Ông giám sát một số các cuộc khai quật tại Thebes (bây giờ được gọi là Luxor) trước khi được chuyển giao trong năm 1904 sang Thanh tra vùng Hạ Ai Cập. Carter đã từ chức vào năm 1905 sau cuộc điều tra về một cuộc ẩu đả giữa bảo vệ lăng mộ của Ai Cập và một nhóm khách du lịch Pháp, mà trong đó ông đứng về phía nhân viên Ai Cập (được gọi là vụ Saqqara).
Mộ Tutankhamun
Sau ba năm, Carter đã được làm việc cho Lord Carnarvon trong giám sát khai quật từ năm 1907. Mục đích của Gaston Maspero, người đã giới thiệu hai người này, là để đảm bảo rằng Carter áp dụng phương pháp khảo cổ học hiện đại và hệ thống ghi chép.Carnarvon tài trợ công việc của Carter trong thung lũng các vị vua từ năm 1914, nhưng nó đã bị gián đoạn bởi chiến tranh thế giới thứ I đến năm 1917, khi công việc đã được nối lại. Sau nhiều năm tìm kiếm không kết quả, Carnarvon đã không hài lòng với việc thiếu kết quả, và vào năm 1922, ông đã cho Carter một mùa kinh phí nữa để tìm ngôi mộ.
Ngày 04 tháng 11 năm 1922, nhóm khai quật của Carter tìm thấy các bước dẫn đến ngôi mộ của Tutankhamun '(sau này được gọi KV62 ), cho đến tận lúc này, đó là ngôi mộ pharaon bảo tồn tốt nhất và nguyên vẹn nhất từng được tìm thấy trong Thung lũng các vị vua. Ông gọi điện cho Carnarvon, và ngày 26 năm 1922 tháng 11, với Carnarvon, con gái của Carnarvon, và những người khác tham gia, Carter đã thực hiện các "hành vi vi phạm nhỏ trong các góc tay hàng đầu bên trái" của cửa ra vào, và có thể để ngang nhau trong ánh sáng của một ngọn nến và thấy rằng nhiều người trong số những kho báu vàng và gỗ mun vẫn còn tại chỗ. Ông đã xâm nhập vào ngôi mộ bằng một cái đục mà bà ngoại của ông đã cho vào ngày sinh nhật 17 của mình. Bà biết ông một ngày sẽ làm cho một khám phá tuyệt vời khảo cổ học.[1] Ông không biết tại thời điểm đó cho dù nó là "một ngôi mộ hay chỉ đơn thuần là một cache", nhưng ông đã nhìn thấy một ô cửa đầy hứa hẹn kín giữa hai bức tượng chính. Khi Carnarvon hỏi "Ông đã nhìn thấy cái gì?", Carter trả lời với câu nói nổi tiếng: "Vâng, những điều tuyệt vời".
Trong vài tháng tới đã được chi tiêu danh mục các nội dung của các tiền sảnh dưới sự giám sát thường xuyên căng thẳng của Pierre Lacau, Tổng giám đốc của Cục Cổ vật Ai Cập. Ngày 16 tháng hai năm 1923, Carter đã mở cửa kín, và thấy rằng nó đã thực sự dẫn đến một phòng chôn cất, và ông có cái nhìn thoáng qua đầu tiên của chiếc quách của Tutankhamun. Tất cả những khám phá này đã háo hức được báo chí thế giới, nhưng hầu hết các đại diện của họ được lưu giữ trong các khách sạn của họ, chỉ HV Morton đã được cho phép trong bối cảnh đó, và mô tả sống động của ông đã giúp củng cố danh tiếng của Carter với công chúng Anh.
Ghi chép và các bằng chứng hình ảnh của Carter cho thấy ông, Lord Carnarvon và Lady Evelyn Herbert bước vào phòng chôn cất ngay sau khi phát hiện ngôi mộ và trước khi mở mộ chính thức.[2]
Cái chết
Carter chết vì bệnh ung thư ở tuổi 65. Cái chết tự nhiên của Carter sau khi khai quật mộ Tutankhamun rất lâu cho thấy lời nguyền của pharaon chưa chắc đã đúng.Xem thêm
Chú thích
- ^ Lord Carnarvon's description, 10 December 1922, quoted in: Reeves, Nicholas; Taylor, John H. (1992). Howard Carter before Tutankhamun. London: British Museum. tr. 141. ISBN 0-7141-0952-5.
- ^ Reeves, C. N. (1990). Valley of the Kings: the decline of a royal necropolis. London: Kegan Paul. p. 63. ISBN 0710303688.
Thể loại:
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005
Kể từ tháng 9/2011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I[1][2] cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải.
Bên cạnh đó cũng còn nhiều tranh cãi xung quanh mức độ hiệu quả của nghị định này giữa các chuyên gia, khoa học gia và những nhà hoạt động môi trường. Một vài nghiên cứu về phí tổn bỏ ra nhằm hậu thuẫn cho sự thành công của nghị định cũng đã được quan tâm tiến hành.
Theo một bài báo về Chương trình biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc thì:
Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nitơ ôxít, lưu huỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourocarbon trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland[3].
Đó là sơ thảo do Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc đưa ra - UNFCCC khi được nhất trí trong Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu tại Rio de Janeiro vào 1992. Khi đó chỉ có những nước thuộc Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mới tham gia kí kết. Sau đó Nghị định thư Kyoto mới được đệ trình trong phiên họp thứ ba của Hội nghị các bên tham gia nằm trong Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản.
Hầu hết những điều khoản trong Nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước công nghiệp phát triển - được liệt vào nhóm Annex I trong UNFCCC, và không có hiệu lực đối với các nguồn khí thải đến từ lãnh vực hàng không và hàng hải thuộc phạm vi quốc tế.
Nghị định thư giờ đây có hiệu lực với hơn 170 quốc gia, chiếm khoảng 60% các nước liên quan đến vấn đề khí thải nhà kính. Tính đến tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ và Kazakhstan là hai nước duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có tham gia kí kết nghị định thư. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết vào năm 2012, để vun đắp thành công cho nghị trình hiện tại, nhiều hội nghị quốc tế với sự tham gia của các bên liên quan đã được tiến hành từ tháng 5/2007[4].
Các quốc gia Annex I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong bản kí kết sẽ phải cắt giảm thêm 1.3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn hiệu lực tiếp theo của nghị định thư.
Kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước Annex I phải cắt giảm lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999 (với nhiều nước thành viên Châu Âu, mức này tương đương khoảng 15% lượng khí họ thải ra vào năm 2008). Trong khi trung bình của lượng khí phải cắt giảm là 5%, mức dao động giữa các quốc gia của Liên minh Châu Âu là 8% đến 10% (đối với Iceland), nhưng do ràng buộc với nghị định thư với từng nước trong khối có khác nhau[5] nên một số nuớc kém phát triển trong EU có thể được phép giữ cho mức tăng đến 27% (so với 1999). Quy ước này sẽ hết hạn vào năm 2013.
Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các nước Annex I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép các nước này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho các nước Non-Annex I (vốn có tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch-CDM) để các nước này hoàn thành mục tiêu đã kí kết trong Nghị định thư, trong đó chỉ có những thành viên được chứng nhận CER trong Chương trình cơ cấu phát triển sạch mới được phép tham gia.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nền kinh tế nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol không bị bắt buộc phải giới hạn lượng khí thải gây ra, nhưng một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia này nó sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép (Carbon Credit), vốn có thể bán cho các nước Annex I. Qui định này xuất hiện trong Nghị định thư do:
Theo Chương trình hợp tác giữa các chính phủ về vấn đề biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change-IPCC) nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1.4°C (2.5°F) đến 5.8°C (10.4°F) từ 1990 đến 2100[7].
Các bên ủng hộ cho cũng nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto phải là bước đầu tiên[8][9] vì các điều kiện để thỏa mãn Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu - UNFCCC sẽ được liên tục cân nhắc sửa đổi cho phù hợp nhất[10] để hoàn thành mục tiêu cân bằng khí thải ở mức độ thích hợp cho sự phát triển của con người.
Theo điều khoản 25 của Nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau khoảng thời gian 90 ngày kể từ khi Nghị định đã có đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng carbon dioxide do các nước các nước phát triển tham gia kí kết Kyoto Protocol thải ra vào năm 1990. Điều kiện thứ nhất được thoả mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước tham gia đạt được với chữ kí của Iceland, trong khi điều kiện thứ hai phải đến ngày 18 tháng 11 năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của Nga.
Không lâu sau đó, Nghị định thư Kyoto đã chính thức có hiệu lực cho tất cả các bên tham gia kí kết, đó là ngày 16 tháng 2 năm 2005.
Điều này có nghĩa những thành phần mua hạn ngạch sẽ là những đơn vị sản xuất kinh doanh có mức khí thải vượt quá số hạn ngạch cho phép (Đơn vị cấp phát cố định -the Assigned Allocation Units, AAUs hay ngắn gọn là "Mức cho phép"). Cụ thể những đơn vị sản xuất này sẽ phải mua thêm số AAUs trực tiếp từ một bên khác nhằm gia tăng mức hạn ngạch cho phép, chủ yếu từ chương trình cơ cấu phát triển sạch - CDM hoặc dưới các hình thức trao đổi thương mại khác.
Vì hạn ngạch carbon cho phép là những đơn vị có thể thương mại hóa dưới hình thức định dạng giá cả nên những nhà đầu tư có thể mua lại nhằm mục đích đầu cơ hay dành cho các thương vụ tương lai. Các giao dịch trên thị trường thứ cấp này sẽ giúp giá cả của mức hạn ngạch carbon cho phép thay đổi linh hoạt hơn nhằm giúp các cơ sở kinh doanh hay các dự án đầu tư nhằm thu hút vốn nước ngoài (ví dụ như Trung Quốc muốn thu hút đầu tư vào nước họ thì chính phủ sẽ hỗ trợ các thành phần kinh doanh hạn ngạch carbon bằng các hình thức trợ giá, và như vậy các cơ sở sản xuất ở TQ sẽ mua hạn ngạch carbon với giá thấp hơn so với các cơ sở ở Thụy Điển chẳng hạn).
Hạn ngạch khí thải qui định trong Nghị định thư Kyoto được cung cấp bởi chương trình cơ cấu phát triển sạch - CDM và chương trình hỗ trợ bổ sung - Joint Implementation (Projects)/JI. Chương trình cơ cấu phát triển sạch/CDM cho phép các nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol thương mại hóa các khoản hạn ngạch carbon của nó trong khi Chương trình hỗ trợ bổ sung/JI cho phép các nước Annex I qui đổi lượng khí thải vượt trần cho phép (đã cam kết khi kí Nghị định thư Kyoto) sang lượng khí thải tương ứng của các nước Non-Annex I có tham gia Chương trình cơ cấu phát triển sạch dưới dạng các đơn vị hạn ngạch carbon. Chương trình CDM sẽ cung cấp Chứng nhận cắt giảm khí thải (CERs), và chương trình JI sẽ đưa ra Đơn vị khí thải cắt giảm (Emission Reduction Units - ERUs), vốn dĩ có giá trị tương đương với một đơn vị cấp phát cố định (the Assigned Allocation Units - AAUs).
Một nhóm các tổ chức thương mại lớn của Canada cũng lên tiếng kêu gọi những hành động cấp bách cho vấn đề ấm nóng toàn cầu và nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto chỉ là bước quan trọng đầu tiên.
Mặt khác cũng có tiếng chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế môi trường[16][17][18] với suy nghĩ rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động duy trì mục tiêu Nghị định thư là vượt xa hiệu quả mà nó mang lại, họ cũng bày tỏ hoài nghi về sự lạc quan quá mức trong khi chỉ có một lượng nhỏ khí thải được cắt giảm thông qua các cam kết[19][20].
Dưới đây là Bảng theo dõi tăng khí thải nhà kính ở một số nước.[22]
Nghị định thư Kyōto
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Nghị định thư Kyoto)
|
|||
Kyoto Protocol | |||
---|---|---|---|
Được đưa ra ký | 11 tháng 12 năm 1997 ở Kyoto, Nhật Bản | ||
Có hiệu lực | 16 tháng 2, năm 2005. | ||
Các điều kiện để có hiệu lực | 55 nước tham gia chiếm ít nhất 55% khí thải CO2 vào thời điểm 1990 theo Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change). | ||
Các nước tham gia | 181 nước (tính đến tháng 02/2009) |
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005
Kể từ tháng 9/2011 đã có khoảng 191 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh Châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61.6% của lượng khí của nhóm nước Annex I[1][2] cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó gồm Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải.
Bên cạnh đó cũng còn nhiều tranh cãi xung quanh mức độ hiệu quả của nghị định này giữa các chuyên gia, khoa học gia và những nhà hoạt động môi trường. Một vài nghiên cứu về phí tổn bỏ ra nhằm hậu thuẫn cho sự thành công của nghị định cũng đã được quan tâm tiến hành.
Mục lục
- 1 Nội dung chính
- 2 Những nguyên tắc chính trong Nghị định thư Kyoto
- 3 Mục tiêu chính
- 4 Con đường đi đến hiệu lực của Nghị định thư Kyoto
- 5 Tình trạng hiện tại của các nước tham gia
- 6 Cùng chung trách nhiệm nhưng chấp nhận khác biệt
- 7 Thương mại khí thải
- 8 Ủng hộ
- 9 Phản đối
- 10 Bảng theo dõi tăng khí thải nhà kính từ năm 1990
- 11 Ghi chú
- 12 Liên kết ngoài
Nội dung chính
Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Chương trình khung của Liên hiệp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó những quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Emission trading nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.Theo một bài báo về Chương trình biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc thì:
Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 (lưu ý rằng mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nitơ ôxít, lưu huỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourocarbon trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland[3].
Đó là sơ thảo do Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc đưa ra - UNFCCC khi được nhất trí trong Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu tại Rio de Janeiro vào 1992. Khi đó chỉ có những nước thuộc Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mới tham gia kí kết. Sau đó Nghị định thư Kyoto mới được đệ trình trong phiên họp thứ ba của Hội nghị các bên tham gia nằm trong Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản.
Hầu hết những điều khoản trong Nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước công nghiệp phát triển - được liệt vào nhóm Annex I trong UNFCCC, và không có hiệu lực đối với các nguồn khí thải đến từ lãnh vực hàng không và hàng hải thuộc phạm vi quốc tế.
Nghị định thư giờ đây có hiệu lực với hơn 170 quốc gia, chiếm khoảng 60% các nước liên quan đến vấn đề khí thải nhà kính. Tính đến tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ và Kazakhstan là hai nước duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có tham gia kí kết nghị định thư. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết vào năm 2012, để vun đắp thành công cho nghị trình hiện tại, nhiều hội nghị quốc tế với sự tham gia của các bên liên quan đã được tiến hành từ tháng 5/2007[4].
Những nguyên tắc chính trong Nghị định thư Kyoto
Nghị định được kí kết bởi chính phủ các quốc gia tham gia Liên hiệp quốc và được điều hành dưới các nguyên tắc do tổ chức này qui ước. Các quốc gia được chia làm hai nhóm: nhóm các nước phát triển-còn gọi là Annex I (vốn sẽ phải tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính) và buộc phải có bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải; và nhóm các nước đang phát triển-hay nhóm các nước Non-Annex I (không chịu ràng buộc các nguyên tắc ứng xử như Annex I nhưng có thể tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch).Các quốc gia Annex I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong bản kí kết sẽ phải cắt giảm thêm 1.3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn hiệu lực tiếp theo của nghị định thư.
Kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước Annex I phải cắt giảm lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999 (với nhiều nước thành viên Châu Âu, mức này tương đương khoảng 15% lượng khí họ thải ra vào năm 2008). Trong khi trung bình của lượng khí phải cắt giảm là 5%, mức dao động giữa các quốc gia của Liên minh Châu Âu là 8% đến 10% (đối với Iceland), nhưng do ràng buộc với nghị định thư với từng nước trong khối có khác nhau[5] nên một số nuớc kém phát triển trong EU có thể được phép giữ cho mức tăng đến 27% (so với 1999). Quy ước này sẽ hết hạn vào năm 2013.
Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các nước Annex I nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép các nước này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho các nước Non-Annex I (vốn có tham gia vào Chương trình cơ cấu phát triển sạch-CDM) để các nước này hoàn thành mục tiêu đã kí kết trong Nghị định thư, trong đó chỉ có những thành viên được chứng nhận CER trong Chương trình cơ cấu phát triển sạch mới được phép tham gia.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nền kinh tế nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol không bị bắt buộc phải giới hạn lượng khí thải gây ra, nhưng một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia này nó sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép (Carbon Credit), vốn có thể bán cho các nước Annex I. Qui định này xuất hiện trong Nghị định thư do:
- Có dấu hiệu lo ngại rằng chi phí bỏ ra cho mục tiêu được kí kết trong Nghị định thư là quá đắt đối với các nước Annex I, đặc biệt là các nước đã đầu tư rất hiệu quả cho việc bảo vệ môi trường trên đất nước họ và đã đạt tiêu chuẩn môi trường sạch. Vì lí do đó Nghị định thư cho phép những nước này mua lượng hạn ngạch carbon cho phép (Carbon Credit) từ các nước nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol trên thế giới thay vì tiến hành nâng cấp tiêu chuẩn môi trường trong nước.
- Điều này được xem như một công cụ hiệu quả nhằm khuyến khích các nước nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính (phát triển bền vững), hơn nữa điều này là rất kinh tế vì lượng đầu tư vào các quốc gia nhóm nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocolsẽ tăng lên thông qua việc mua bán hạn ngạch carbon cho phép (với điều kiện các nước này phải tham gia vào chương trình cắt giảm khí thải qua chương trình CDM).
Mục tiêu chính
Mục tiêu được đặt ra nhằm "Cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường[6]".Theo Chương trình hợp tác giữa các chính phủ về vấn đề biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change-IPCC) nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1.4°C (2.5°F) đến 5.8°C (10.4°F) từ 1990 đến 2100[7].
Các bên ủng hộ cho cũng nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto phải là bước đầu tiên[8][9] vì các điều kiện để thỏa mãn Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu - UNFCCC sẽ được liên tục cân nhắc sửa đổi cho phù hợp nhất[10] để hoàn thành mục tiêu cân bằng khí thải ở mức độ thích hợp cho sự phát triển của con người.
Con đường đi đến hiệu lực của Nghị định thư Kyoto
Các điều khoản trong Nghị định thư đã được đưa ra bàn thảo vào tháng 12/1997 tại thành phố Kyoto,Nhật Bản và được đưa ra kí kết thông qua từ 16 tháng 3 năm 1998 đến 15 tháng 3 năm 1999. Sau đó chính thức có hiệu lực từ ngày 16 tháng 2 năm 2005. Đến tháng 11 năm 2007 đã có 175 nước và đại diện chính phủ các nước tham gia kí kết (chiếm hơn 61.1% lượng khí thải từ các nước Annex I.Theo điều khoản 25 của Nghị định thư, thời gian hiệu lực sẽ được tính sau khoảng thời gian 90 ngày kể từ khi Nghị định đã có đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng carbon dioxide do các nước các nước phát triển tham gia kí kết Kyoto Protocol thải ra vào năm 1990. Điều kiện thứ nhất được thoả mãn vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 khi số lượng 55 nước tham gia đạt được với chữ kí của Iceland, trong khi điều kiện thứ hai phải đến ngày 18 tháng 11 năm 2004 mới đạt được với sự tham gia của Nga.
Không lâu sau đó, Nghị định thư Kyoto đã chính thức có hiệu lực cho tất cả các bên tham gia kí kết, đó là ngày 16 tháng 2 năm 2005.
Tình trạng hiện tại của các nước tham gia
Nhật Bản
Trong cuộc gặp gỡ tháng 11 năm 2007 tại Washington D.C., Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nhấn mạnh về sự hợp tác tiếp tục giữa hai nước về vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển sạch và an ninh năng lượng. Theo đó hai bên đã cùng đưa ra các cam kết:- Quyết không để Hiệp định khung về vấn đề biến đổi khí hậu (ở VN hay gọi là Công ước khung) Bali sụp đổ và cùng lập nên một "Lộ trình Bali " nhằm tạo một sức nặng cần thiết cho các cuộc hội đàm để thông qua một Hiệp định hoàn chỉnh vào 2012.
- Liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ được tổ chức ở Toyako, Hokkaido sắp tới, hai nước cam kết lẫn nhau về việc thỏa mãn các yêu cầu về vai trò đối với các nghĩa vụ trên cương vị là thành viên của G8, song song đó hai nước sẽ tiếp tục hợp tác để có bước tiến rõ ràng hơn cho một Hiệp định khung nhận nhiều sự đồng thuận vào 2012.
- Lập một chương trình riêng trong Hội nghị thượng đỉnh G8 nhằm xác định các đóng góp cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường của từng nước trước 2009 và cùng theo đuổi một thỏa ước trong đó cho phép dung hoà giữa các cam kết môi trường đi kèm một nền kinh tế phát triển bền vững.
- Cùng tập trung vào các thảo luận để có một nền kinh tế bền vững dựa trên các tiêu chuẩn môi trường toàn cầu:
- Một mục tiêu dài hạn cho công tác cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đi cùng với mục tiêu phát triển kinh tế.
- Các chương trình quốc gia cho phép xác định các mục tiêu trung hạn để hỗ trợ cho mục tiêu toàn cầu kèm với các công cụ chính sách thích hợp nhằm theo dõi tiến trình bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất.
- Tiến hành các dự án hợp tác phát triển công nghệ và triển khai các chiến lược trong các lãnh vực chủ chốt gồm nhà máy phát điện có hàm lượng khí cacbon thải thấp, công nghệ sạch trong phương tiện chuyên chở, các chương trình khai thác đất đai, chú ý phát triển các nguồn năng lượng thay thế (nguyên tử, mặt trời, năng lượng gió) và nâng cao tiêu chuẩn môi trường hiện tại.
- Có biện pháp cơ cấu các khoản tài chính cho mục tiêu hỗ trợ phát triển công nghệ sạch đi kèm với các chính sách thích hợp kích thích tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ từ công nghệ sạch.
- Nhanh chóng cải cách các chính sách theo dõi tiến trình bảo vệ môi trường hiện tại để các nước thành viên Liên hiệp quốc đều có thể cùng áp dụng tham gia.
- Góp phần nêu bật các giá trị có được thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển môi trường toàn cầu, nhấn mạnh sự hợp tác giữa khu vực công và tư trong các đề án phát triển như đã đề cập trong Thỏa thuận của liên hiệp Châu Á - Thái Bình Dương về khí hậu và phát triển sạch (Asia-Pacific Partnership on Clean Development and Climate-APP)
- Tiếp tục vai trò lãnh đạo của hai nước trong nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển năng lượng và công nghệ môi trường sạch, song song với việc khuyến khích các nền kinh tế phát triển khác tiếp tục tăng ngân sách cho việc bảo vệ môi trường.
- Cải thiện hợp tác trên các lãnh vực về năng lượng nguyên tử dưới các điều ước kí kết trong Cộng tác toàn cầu về năng lượng hạt nhân (Global Nuclear Energy Partnership) và Kế hoạch hợp tác năng lượng hạt nhân Mỹ-Nhật (U.S.-Japan Joint Nuclear Energy Action Plan) nhằm đạt được các mục tiêu về cắt giảm khí thải trên nền tảng các tiêu chuẩn an toàn và hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cùng chung trách nhiệm nhưng chấp nhận khác biệt
Chương trình khung về vấn đề thay đổi khí hậu của Liên hiệp quốc đồng ý về sự có mặt của điều khoản trong đó nhấn mạnh về trách nhiệm chung của các nước tham gia nhưng cũng cho phép sự khác biệt của từng nước, theo đó:- Vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã xuất hiện từ rất lâu và phần nhiều liên quan đến các nước công nghiệp phát triển.
- Lượng khí thải tính theo đầu người tại các nước đang phát triển nhìn chung là không cao
- Phần khí thải của các nước đang phát triển phải được tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại của xã hội và để thỏa mãn các nhu cầu phát triển khác[11].
Thương mại khí thải
Nghị định thư Kyoto chấp nhận một hệ thống cho phép thương mại hóa lượng khí thải cắt giảm gọi là "cap and trade system" nhằm giúp các nước phát triển tham gia Nghị định thư Kyoto một cách linh hoạt hơn[12] khi tiến hành các biện pháp cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Bình quân những nước này cần phải đạt mục tiêu lượng khí thải hàng năm thấp hơn 5.2% so với lượng thải năm 1990 và cam kết này có hiệu lực từ 2008 đến 2012. Mặc dù điều này được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế nhưng trong thực tế các nước tham gia điều tiến hành đối với các loại hình liên quan đến các cơ sở công nghiệp sản xuất năng lượng và giấy. Một ví dụ về loại hình thương mại khí thải này phải kể đến là chương trình thương mại khí thải của Liên minh Châu Âu[13] Tại Hoa Kỳ, có thị trường quốc gia về giảm thiểu mưa axit và một số thị trường khu vực về giảm thiểu nitơ ôxit.[14]Điều này có nghĩa những thành phần mua hạn ngạch sẽ là những đơn vị sản xuất kinh doanh có mức khí thải vượt quá số hạn ngạch cho phép (Đơn vị cấp phát cố định -the Assigned Allocation Units, AAUs hay ngắn gọn là "Mức cho phép"). Cụ thể những đơn vị sản xuất này sẽ phải mua thêm số AAUs trực tiếp từ một bên khác nhằm gia tăng mức hạn ngạch cho phép, chủ yếu từ chương trình cơ cấu phát triển sạch - CDM hoặc dưới các hình thức trao đổi thương mại khác.
Vì hạn ngạch carbon cho phép là những đơn vị có thể thương mại hóa dưới hình thức định dạng giá cả nên những nhà đầu tư có thể mua lại nhằm mục đích đầu cơ hay dành cho các thương vụ tương lai. Các giao dịch trên thị trường thứ cấp này sẽ giúp giá cả của mức hạn ngạch carbon cho phép thay đổi linh hoạt hơn nhằm giúp các cơ sở kinh doanh hay các dự án đầu tư nhằm thu hút vốn nước ngoài (ví dụ như Trung Quốc muốn thu hút đầu tư vào nước họ thì chính phủ sẽ hỗ trợ các thành phần kinh doanh hạn ngạch carbon bằng các hình thức trợ giá, và như vậy các cơ sở sản xuất ở TQ sẽ mua hạn ngạch carbon với giá thấp hơn so với các cơ sở ở Thụy Điển chẳng hạn).
Hạn ngạch khí thải qui định trong Nghị định thư Kyoto được cung cấp bởi chương trình cơ cấu phát triển sạch - CDM và chương trình hỗ trợ bổ sung - Joint Implementation (Projects)/JI. Chương trình cơ cấu phát triển sạch/CDM cho phép các nước đang phát triển tham gia Kyoto Protocol thương mại hóa các khoản hạn ngạch carbon của nó trong khi Chương trình hỗ trợ bổ sung/JI cho phép các nước Annex I qui đổi lượng khí thải vượt trần cho phép (đã cam kết khi kí Nghị định thư Kyoto) sang lượng khí thải tương ứng của các nước Non-Annex I có tham gia Chương trình cơ cấu phát triển sạch dưới dạng các đơn vị hạn ngạch carbon. Chương trình CDM sẽ cung cấp Chứng nhận cắt giảm khí thải (CERs), và chương trình JI sẽ đưa ra Đơn vị khí thải cắt giảm (Emission Reduction Units - ERUs), vốn dĩ có giá trị tương đương với một đơn vị cấp phát cố định (the Assigned Allocation Units - AAUs).
Ủng hộ
Những người ủng hộ Nghị định thư Kyoto cho rằng công cuộc đấu tranh giảm thiểu các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là việc làm tối quan trọng vì các loại khí này là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ấm nóng toàn cầu. Ý kiến này cũng đã được minh chứng bằng nhiều nghiên cứu. Hầu như toàn bộ quốc hội của các nước tham gia kí kết điều ủng hộ các qui tắc ứng xử trong Nghị định thư. Trong đó phần nhiều là các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và các tổ chức bảo vệ môi trường. Bản thân Liên hiệp quốc và các cơ quan tham vấn phát triển công nghệ (chủ yếu là của các nước G8) cũng đã đệ trình những báo cáo ủng hộ cho tương lai của Nghị định thư Kyoto.Một nhóm các tổ chức thương mại lớn của Canada cũng lên tiếng kêu gọi những hành động cấp bách cho vấn đề ấm nóng toàn cầu và nhấn mạnh rằng Nghị định thư Kyoto chỉ là bước quan trọng đầu tiên.
Phản đối
Một vài chuyên gia quan tâm đến vấn đề gia tăng nhiệt độ toàn cầu cho rằng Nghị định thư sẽ có tác động tiêu cực đến sự gia tăng của các nền dân chủ trên thế giới do các tác động của nó trong tiến độ chuyển giao thành quả công nghiệp cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Một số khác lại cho rằng những đóng góp của Nghị định thư không đủ cho vấn đề cắt giảm lượng khí thải cần thiết cho mục tiêu mà nó đề ra[15].Mặt khác cũng có tiếng chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế môi trường[16][17][18] với suy nghĩ rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động duy trì mục tiêu Nghị định thư là vượt xa hiệu quả mà nó mang lại, họ cũng bày tỏ hoài nghi về sự lạc quan quá mức trong khi chỉ có một lượng nhỏ khí thải được cắt giảm thông qua các cam kết[19][20].
Bảng theo dõi tăng khí thải nhà kính từ năm 1990
Dưới đây là Bảng theo dõi tăng khí thải nhà kính từ năm 1990 đến năm 2004 của một số quốc gia trong Hiệp định thay đổi Khí hậu theo báo cáo của Liên Hợp Quốc[21]Nước | Thay đổi khí gas Emissions (1990-2004) không kể LULUCF |
Thay đổi khí gas Emissions (1990-2004) kể cả LULUCF |
Mục tiêu giảm theo EU tới năm 2012 |
Mục tiêu 2008-2012 |
---|---|---|---|---|
Đan Mạch | -19% | -22.2% | -20% | -11% |
Đức | -17% | -18.2% | -21% | -8% |
Canada | +27% | +26.6% | n/a | -6% |
Australia | +25% | +5.2% | n/a | +8% |
Tây Ban Nha | +49% | +50.4% | +15% | -8% |
Na Uy | +10% | -18.7% | n/a | +1% |
New Zealand | +21% | +17.9% | n/a | 0% |
Pháp | -0.8% | -6.1% | 0% | -8% |
Hy Lạp | +27% | +25.3% | +25% | -8% |
Ireland | +23% | +22.7% | +13% | -8% |
Nhật Bản | +6.5% | +5.2% | n/a | -6% |
Vương quốc Anh | -14% | -58.8% | -12.5% | -8% |
Bồ Đào Nha | +41% | +28.9% | +27% | -8% |
EU-15 | -0.8% | -2.6% | n/a | -8% |
Nước | Thay đổi khí gas Emissions (1992-2007) |
---|---|
Ấn Độ | +103% |
Trung Quốc | +150% |
Hoa Kỳ | +20% |
Liên bang Nga | -20% |
Nhật Bản | +11% |
Toàn cầu | +38% |
Ghi chú
- ^ “Kyoto Protocol: Status of Ratification, 10 July 2006 (PDF)”. UNFCC. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|accessmonthday=
(trợ giúp) - ^ “Climate Action Network Europe: Ratification Calendar”. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|accessmonthday=
(trợ giúp) - ^ "Industrialized countries to cut greenhouse gas emissions by 5.2%". United Nations Environment Programme. 1997-12-11. Truy cập 2007-08-06.
- ^ Climate talks face international hurdles, by Arthur Max, Associated press, 5/14/07.
- ^ “The Kyoto protocol - A brief summary”. European Commission. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Article 2”. The United Nations Framework Convention on Climate Change. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|accessmonthday=
(trợ giúp) - ^ “Executive Summary. Chapter 9: Projections of Future Climate Change”. Climate Change 2001: The Scientific Basis. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|accessmonthday=
(trợ giúp) - ^ Wigley, Tom (Spring 2006). “The effect of the Kyoto Protocol on global warming”. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2006.
- ^ Wigley, Tom. “The Kyoto Protocol: CO2, CH4, and climate implications”. Geophys. Res. Lett. (AGU) 25 (13): 2285. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp) - ^ “Article 4”. The United Nations Framework Convention on Climate Change. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|accessmonthday=
(trợ giúp) - ^ “The full text of the convention”. The United Nations Framework Convention on Climate Change. Đã bỏ qua tham số không rõ
|accessyear=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|accessmonthday=
(trợ giúp) - ^ Montgomery, W.D. "Markets in Licenses and Efficient Pollution Control Programs." Journal of Economic Theory 5 (Dec 1972):395-418
- ^ DEFRA - Emissions Trading Schemes
- ^ USEPA's Clean Air Markets web site
- ^ “Kyoto protocol status(pdf)”. UNFCCC. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2006.
- ^ Mendelsohn, Robert O. (2005-02-18). “An Economist's View of the Kyoto Climate Treaty”. NPR. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2006.
- ^ Hilsenrath, Jon E. (2001-08-07). “Environmental Economists Debate Merit of U.S.'s Kyoto Withdrawal”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2006.
- ^ Gwyn Prins and Steve Rayner calling for radical rethink of Kyoto-protocol approach
- ^ “The Impact of the Kyoto Protocol on U.S. Economic Growth and Projected Budget Surpluses”. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2005.
- ^ Radical rethinking of approach needed says Steve Rayner and Gwyn Prins
- ^ “United Nations Framework Convention on Climate Change: Changes in GHG emissions from 1990 to 2004 for annex I Parties” (PDF).
- ^ “Global Carbon Project”.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Nghị định thư Kyōto |
- Bộ ngoại giao Nhật Bản
- Các điều khoản cụ thể trong Nghị định thư Kyoto
- Nghị định thư Kyoto và các văn bản pháp luật khác liên quan
- Các nước đã tham gia kí kết và chấp nhận các điều khoản trong Kyoto Protocol
- Sách Trắng về các vấn đề chi phí cho việc xử lí khí Carbon Dioxide
|
Thể loại:
- Thế giới
- Văn bản quốc tế
- Hiệu lực từ 2005
- Chính sách về vấn đề thay đổi khí hậu
- Phương pháp ứng xử với môi trường
- Biến đổi khí hậu
- Hội nghị quốc tế
- Hiệp ước về môi trường
- Chủ đề liên quan Nhật Bản
- Nhật Bản và vấn đề môi trường
No comments:
Post a Comment