Sunday, February 23, 2014

Chào ngày mới 23 tháng 2

Tập tin:Yamashita.jpg
CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa Ngày Bảo vệ Tổ quốc tại Belarus, Kyrgyzstan, Nga, Ukraina.  Năm 965 – Tại thủ đô Thành Đô, Hoàng đế Mạnh Sưởng của Hậu Thục chính thức đầu hàng quân nhà Tống, Hậu Thục diệt vong. Năm 1868 – Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn. Năm 1918 – Biệt đội lớn đầu tiên của Hồng Quân Liên Xô xuất hiện ở PetrogradMoskva và có trận đánh đầu tiên với quân đội Đức trên sông Neva. Năm 1946 – "Con hổ Mã Lai" Yamashita Tomoyuki (hình) của Lục quân Đế quốc Nhật Bản bị hành hình tại Philippines theo phán quyết của Tòa án vì các cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Năm 1947Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn về quyền sở hữu, công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới.

Yamashita Tomoyuki

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Yamashita Tomoyuki
Yamashita.jpg
Đại Tướng Yamashita Tomoyuki năm 1941
Tiểu sử
Biệt danh Con hổ Mã Lai
Sinh 8 tháng 11, 1885
Kochi, Nhật Bản
Mất 23 tháng 2, 1946 (60 tuổi)
Los Baños, Philippines
Binh nghiệp
Phục vụ Đế quốc Nhật Bản
Thuộc War flag of the Imperial Japanese Army.svg Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ 1905 -1945
Cấp bậc Đại Tướng
Chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 4 Đế quốc Nhật Bản
Tập đoàn quân 25 Đế quốc Nhật Bản
Tập đoàn quân 1 Đế quốc Nhật Bản
Tập đoàn quân vùng 14
Tham chiến Chiến tranh Trung Nhật lần hai
Chiến tranh thế giới thứ hai
Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Yamashita. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tên người Nhật hiện đại khi viết bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau).
Đại Tướng Yamashita Tomoyuki (Nhật: 山下 奉文 Yamashita Tomoyuki?, Sơn Hạ Phụng Văn) (8 tháng 11, 1885 - 23 tháng 2, 1946) là một Đại Tướng thuộc Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Ông nổi tiếng với chiến công đánh chiếm các thuộc địa AnhMalayaSingapore, với biệt danh "Con hổ Mã Lai".

Thiếu thời

Yamashita là con trai của một bác sĩ địa phương tại làng Osugi, hiện tại là một phần của làng Ōtoyo, Kochi, Shikoku. Khi còn trẻ ông theo học trường quân sự dự bị.

Bước đầu trên con đường binh nghiệp

Sau khi tốt nghiệp từ khóa 18 tại Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) năm 1905, Yamashita gia nhập Lục quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1906 và chiến đấu chống lại đế quốc Đức tại Sơn Đông, Trung Quốc năm 1914. Sau đó, ông theo học khóa 28 tại Đại học Lục quân, tốt nghiệp hạng 6 trong lớp vào năm 1916. Ông kết hôn với Nagayama Hisako, con gái của vị Tướng về hưu Nagayama vào năm 1916. Yamashita trở thành một chuyên gia về Đức và làm việc như là một tùy viên quân sự tại Bern, Thụy SĩBerlin, Đức trong khoảng thời gian 1919-1922.
Trong chuyến đi trở về Nhật Bản vào năm 1922, Yamashita phục vụ trong Đại bản doanh Quân đội Đế quốc Nhật Bản và Ban giảng viên của trường Đại học. Trong khi làm việc tại Hội đồng Tướng quân Lục Quân Đế quốc Nhật Bản, Yamashita không thành công trong việc đệ trình một kế hoạch giảm quân. Bất chấp khả năng hoàn thành của ông, Yamashita ít được trọng dùng vì mối liên hệ chính trị của ông với các phe nhóm đối lập trong quân đội Nhật Bản. Là người chỉ huy nhóm "Đường lối Đế quốc" ông trở thành đối thủ với Tōjō Hideki và các thành viên của "Phe quyền lực".
Năm 1928, Yamashita được bổ nhiệm làm việc ở Viên, Áo với trách nhiệm là tùy viên quân sự. Năm 1930, Đại tá Yamashita được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 3 một trong những trung đoàn thiện chiến của quân đội Nhật Bản.
Sau Biến cố 26 tháng 2 năm 1936, ông bị Thiên hoàng Chiêu Hòa thất sủng vì lời thỉnh cầu của ông nhằm giảm nhẹ hình phạt cho nhóm sĩ quan nổi loạn liên quan đến nỗ lực đảo chính.

Những năm đầu chiến tranh

Yamashita nhấn mạnh rằng người Nhật nên chấm dứt cuộc xung đột với Trung Quốc, đồng thời giữ mối quan hệ hòa bình với Hoa KỳVương quốc Anh, nhưng tiếng nói của ông bị phớt lờ và sau cùng ông được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng trong Đạo quân Quan Đông. Từ năm 1938 đến 1940, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Sư đoàn 4 đơn vị đóng ở miền bắc Trung Quốc và làm nhiệm vụ đàn áp các các cuộc nổi dậy của người Trung Quốc chống lại quân Nhật chiếm đóng.
Vào tháng 12, 1940, Yamashita được bổ nhiệm trong một phi vụ quân sự bí mật đến nước ĐứcÝ, nơi ông gặp gỡ Adolf HitlerBenito Mussolini.

Mã Lai và Singapore

Bài chi tiết: Trận Mã LaiTrận Singapore
Trung Tướng Yamashita Tomoyuki (ngồi giữa) với nắm tay ấn lên bàn nhấn mạnh yêu cầu của ông về sự đầu hàng không điều kiện. Trung Tướng Percival ngồi giữa hai nhân viên, tay ông đang nắm lại và để ở miệng (Hình từ Viện Bảo tàng Chiến tranh Đế quốc).
Vào ngày 6 tháng 11, 1941, Yamashita được bổ nhiệm làm chỉ huy Tập đoàn quân 25 Nhật Bản. Ngày 8 tháng 12, ông phát động trận Malaya từ những căn cứ đóng ở Đông Dương thuộc Pháp. Trong chiến dịch này, bao gồm cả sự kiện Singapore thất thủ vào ngày 15 tháng 2, 1942, 30.000 lính dưới quyền Yamashita đã bắt giữ 130.000 quân Anh, Ấn ĐộÚc. Đây là sự đầu hàng của một lực lượng do quân đội Anh chỉ huy lớn nhất trong lịch sử. Sau trận này, ông được mệnh danh là "Con hổ Malaya".
Trong chiến dịch và sau cùng là sự kiện Quân Nhật chiếm đóng Singapore, các tội ác chiến tranh mà quân Nhật nhằm vào thường dân và quân Đồng Minh, như tại bệnh viện Alexandrathảm sát Túc Thanh. Vai trò Yamashita trong những sự kiện này vẫn còng là một vấn đề gây tranh cãi khi một số người cho rằng ông đã thất bại trong việc ngăn chặn các sự kiện này xảy ra. Tuy nhiên, chính viên sĩ quan dưới quyền Yamashita đã xúi giục hành động thảm sát tại bệnh viện và một số binh lính bị phát hiện có hành vi cướp bóc đã bị xử tử, và ông cũng đã đưa ra lời xin lỗi cá nhân đối với những nạn nhân của cuộc thảm sát.[1]

Mãn Châu

Ngày 17 tháng 7, 1942, Yamashita lại được tái bổ nhiệm rời khỏi Singapore để tới Mãn Châu quốc, và chỉ huy Đệ nhất Tập đoàn quân Nhật Bản, vốn không tham gia trong phần lớn thời gian của Chiến tranh Thái Bình Dương.
Người ta cho rằng đây là hành động trục xuất Thủ tướng Hideki Tōjō nhằm vào ông, do sai lầm của Yamashita trong một bài diễn văn phát biểu trước các lãnh đạo dân sự của Singapore vào đầu năm 1942, khi ông ám chỉ những người dân Singapore như là những công dân thuộc Đế quốc Nhật Bản. Điều này đã gây bối rối cho chính phủ Nhật Bản, vốn không xem những người dân ở các lãnh thổ chiếm đóng có được những quyền hay đặc ân như những cư dân của chính quốc.

Philippines

Vào năm 1944, khi tình thế chiến tranh đã chuyển sang thế bất lợi cho Nhật Bản, Yamashita nhận lãnh việc chỉ huy Tập đoàn quân Vùng 14 có nhiệm vụ phòng thủ Philippines vào ngày 10 tháng 10. Khi Lục quân Hoa Kỳ đổ bộ lên đảo Leyte vào ngày 20 tháng 10, chỉ 10 ngày sau khi Yamashita nhận chức tại Manila. Vào ngày 6 tháng 1, 1945 Tập đoàn quân số 6 của Hoa Kỳ đổ bộ lên vịnh LingayenLuzon.
Dưới quyền của Yamashita có khoảng 262.000 lính được chia làm 3 nhóm phòng thủ chính. Ông cố gắng củng cố lại tập đoàn quân của mình nhưng phải rút lui khỏi Manila và hành quân đến vùng núi phía bắc Luzon. Yamashita đã yêu cầu tất cả những người lính của mình, trừ những người có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, rút khỏi thành phố.
Gần như ngay lập tức, Chuẩn Đô Đốc Sanji Iwabuchi tiến vào Manila với một lực lượng gồm 16.000 thủy thủ, và dự định phá hủy tất cả các cơ sở và nhà kho của hải quân. Sau đó, Iwabuchi nắm lấy quyền chỉ huy 3.750 lính Lục quân có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, và chống lại mệnh lệnh của Yamashita, biến thành phố trở thành chiến trường.[2] Những hoạt động của quân du kích Nhật tại đây đã gây ra cái chết của hơn 100.000 người Philippines, mà sau này được biết đến với cái tên sự kiện thảm sát Manila, trong lúc các trận chiến đấu đường phố diễn ra ác liệt từ ngày 4 tháng 2 đến 3 tháng 3.
Yamashita sử dụng chiến thuật trì hoãn để duy trì lực lượng của ông tại Kiangan (một phần của tỉnh Ifugao), cho đến ngày 2 tháng 9, 1945, sau sự kiện Nhật Bản đầu hàng và lúc này lực lượng của ông đã giảm khoảng 50.000 người do chiến dịch ác liệt do sự phối hợp giữa quân Mỹ và du kích Philippines. Yamashita đầu hàng dưới sự chứng kiến của Tướng Jonathan WainwrightArthur Percival, cả hai đều từng là tù nhân chiến tranh ở Mãn Châu. Và trớ trêu thay, chính Percival đã phải đầu hàng Yamashita sau trận Singapore. Tuy nhiên trong lần đầu hàng này, Percival từ chối bắt tay Yamashita, vì vị tướng người Anh đang giận dữ vì chính sách hủy diệt được cho là Yamashita áp dụng chống lại tù nhân Đồng Minh, sau đó Yamashita khóc rất nhiều. Mặc dù Yamashita có lẽ đã muốn tự tử theo truyền thống võ sĩ đạo trước sự kiện đầu hàng này, giải thích cho lý do không tự tử ông đã nói nếu ông chết thì "một người nào khác sẽ phải chịu trách nhiệm." [3]

Đưa ra xét xử

Tướng Yamashita Tomoyuki (thứ hai từ phải qua) đang bị xét xử tại Manila, tháng 11, 1945
Từ ngày 29 tháng 10 đến 7 tháng 12, 1945, một tòa án quân sự được mở tại Manila xét xử Tướng Yamashita vì những cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh liên quan đến thảm sát Manila và nhiều hành động vô nhân đạo ở Philippines và Singapore chống lại dân thường và tù nhân chiến tranh, như tại Túc Thanh, sau cùng ông đã lãnh án tử hình.[cần dẫn nguồn] Đây là trường hợp đầu tiên được xét xử liên quan đến trách nhiệm chỉ huy trong các tội ác chiến tranh và được biết đến như là tiêu chuẩn Yamashita.

Cáo buộc

Cáo buộc chính chống lại Yamashita là ông đã không làm tròn trách nhiệm chỉ huy lực lượng Nhật ở Philippines trong việc ngăn chặn những hành động thảm sát. Tuy nhiên hành động chống lại dân thường gây ra bởi lực lượng phòng thủ gây ra khi mà các phương tiện liên lạc giữa họ và vị tướng đã bị cắt đứt và các chỉ huy cấp dưới thì vẫn phải đối phó với chiến dịch Philippines lần hai, tất cả khiến cho Yamashita không thể ngăn chặn được những hành động này ngay cả khi ông biết trước được chúng, nhưng điều này không đúng trong tất cả các trường hợp. Hơn nữa, nhiều tội ác đã bị lực lượng hải quân phạm phải và lực lượng này không nằm dưới quyền chỉ huy của ông.

Bào chữa

Trong phiên tòa, luật sư bào chữa đã thách thức Tướng Douglas MacArthur, vốn bị ấn tượng sâu sắc bởi Yamashita với những chiến công của ông trong chiến tranh, và yêu cầu MacArthur tái khẳng định sự kính trọng của ông đối với kẻ thù cũ của mình. Luật sư người Mỹ Harry E. Clarke, Sr., sau là một Đại tá trong quân đội Mỹ, làm nhiệm vụ trưởng ban bào chữa. Trong một phát biểu mở, Clarke đã khẳng định:
Bị cáo không bị cáo buộc vì đã làm gì hay đã không làm được gì, nhưng duy nhất bị cáo buộc vì đã có những gì….Nền Pháp lý học Hoa Kỳ công nhận những nguyên tắc pháp lý không được áp dụng đối với các nhân viên quân sự của họ….Không một ai có thể dù chỉ là đề nghị rằng vị tướng chỉ huy lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ là có tội mỗi khi một người lính Mỹ vi phạm luật lệ và sẽ không ai bị bắt giữ để trả lời cho tội ác của một người khác.
Tính hợp pháp của phiên tòa vội vã này đã bị đặt câu hỏi bởi nhiều người vào thời điểm đó, bao gồm cả thẩm phán Murphy, người vốn phản đối nhiều vấn đề theo thủ tục, bao gồm chứng cứ tin đồn, và sự thiếu chuyên nghiệp của các các công tố viên. In re Yamashita 327 U.S. 1 (1946).[4]
Hơn nữa chứng cứ về việc Yamashita không có trách nhiệm chỉ huy tối cao đối với tất cả lực lượng Nhật ở Philippines (chẳng hạn như đối với các đơn vị thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong trận Manila) không được chấp nhận tại tòa.[5]

Phán quyết và tuyên án

Tòa án đã phán quyết Yamashita có tội như cáo buộc và bị tuyên án tử hình. Clarke cũng kêu gọi sự tuyên án đối với tướng MacArthur, người lập ra tòa án. Sai đó, ông đã kháng án lên Tòa án Tối cao Philippines và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nhưng cả hai đề từ chối xem xét lại phán quyết. Sau đó, Yamashita đã bị xử tử vào ngày 23 tháng 2, 1946.

Chỉ trích

Tòa án cũng không nằm ngoài sự chỉ trích. Ủy ban gồm năm nhân viên thiếu những kinh nghiệm chiến tranh và không được đào tạo về luật một cách chính thức. Thêm vào đó, nhiều người Philippines đang tập trung chú ý và mong chờ Yamashita phải trả giá cho sự chịu đựng của họ trong thời gian quân Nhật chiếm đóng, khiến cho bầu không khí căng thẳng của tòa án càng thêm ngột ngạt và làm cho thẩm phán khó có thể phán quyết một cách khách quan. Tòa án đã sử dụng cả những chứng cứ là tin đồn, từ các nhân chứng không được nêu tên, và nhiều loại chứng cứ khác mà bên bị đơn không thể bác bỏ.[6] Ủy ban bào chữa phàn nàn rằng họ được cho quá ít thời gian để chuẩn bị cho viện biện hộ. Nguyên nhân là vì Yamashita là vị Tướng Nhật Bản nổi tiếng đầu tiên bị quân Đồng Minh đưa ra xét xử vì tội ác chiến tranh, MacArthur muốn phiên tòa diễn ra nhanh chóng và cáo buộc có tội phải được thành lập để tạo một tiền lệ cho những phiên tòa tiếp theo tại Tokyo và các nơi khác ở Viễn Đông.[cần dẫn nguồn]
Trong một thông cáo phản đối từ số đông những người thuộc Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, Thẩm phán W.B. Rutledge viết:[6]
Sự đặt cược thành công của phiên tòa đã quan trọng hơn cả số phận của Tướng Yamashita. Đã không thể có sự thông cảm khả dĩ nào được dành cho ông nếu ông bị kết luận là có tội vì những hành động tàn sát mà dựa vào đó người ta đã phán quyết cái chết của vị tướng. Nhưng công lý vẫn có thể và nên được thực hiện theo luật pháp... Đã không quá sớm, và không bao giờ là quá sớm, cho một quốc gia đã kiên định tuân theo truyền thống hiến pháp của nó, không lâu đời hơn hay được bảo vệ bất cứ thời điểm nào chống lại sức mạnh không bị kiểm soát hơn là tiến trình của luật pháp và hình phạt đối với con người, cũng như tất cả nhân loại không phân biệt dân thường, kẻ thù và các bên tham chiến.

Hành hình

Theo phán quyết của Tòa án Tối cao, yêu cầu kháng án được gửi lên Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman; Truman, tuy nhiên, ông từ chối can thiệp và để cho vấn đề nằm hoàn toàn dưới sự quyết định của cơ quan quân sự. Theo thủ tục, Tướng MacArthur đọc phán quyết của tòa án.
Ngày 23 tháng 2, 1946, tại nhà tù Los Baños, khoảng 30 dặm về phía nam thành phố Manila, Tomoyuki Yamashita đã bị treo cổ. Sau khi bước được 13 bậc lên cầu thang dẫn tới giá treo cổ, ông đã hỏi liệu ông có thể nói lời cuối cùng. Và Yamashita đã nói với người phiên dịch:
Như tôi đã nói tại Tòa án Tối cao Manila rằng tôi đã làm với tất cả khả năng của tôi, vì thế tôi không hổ thẹn trước chúa về những việc tôi đã làm cho tới lúc tôi chết. Nhưng nếu bạn nói với tôi rằng 'ngươi không có đủ khả năng chỉ huy Lục quân Nhật Bản' Tôi sẽ không đáp lại, vì rằng đó là bản chất của tôi. Hiện tại, các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của chúng ta đang vẫn tiếp tục ở Tòa án Tối cao Manila, cho nên tôi ước được tự bào chữa dưới dưới sự tử tế và đúng đắn của các bạn. Tôi biết rằng tất cả người Mỹ và cơ quan quân sự Mỹ luôn luôn có những phán xét đúng đắn và khoan dung. Khi tôi bị điều tra ở tòa án Manila, tôi đã được đối xử với một thái độ tử tế, xuất phát từ bản chất tốt đẹp của những người sĩ quan đã bảo vệ tôi suốt thời gian tôi bị giam giữ. Tôi không bao giờ quên những việc mà họ đã làm cho tôi ngay cả khi tôi chết. Đừng xúc phạm người hành hình tôi. Tôi sẽ cầu nguyện cho chúa ban phước họ. Xin làm ơn hãy gửi lời cảm ơn của tôi đến Đại tá Clarke và Trung tá Feldhaus, Trung tá Hendrix, Maj. Guy, Đại úy. Sandburg, Đại úy. Reel, ở tòa án Manila và Đại tá Col. Arnard. Tôi cảm ơn.
Tham mưu trưởng của Yamashita tại Philippines, Mutō Akira, bị xử tử vào ngày 23 tháng 12, 1948 sau khi bị kết luận là có tội bởi Tòa án Quân sự Quốc tế ở Viễn Đông.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Alexandra Hospital
  2. ^ John Toland, The Rising Sun: The Decline and Fall of the Japanese Empire 1936-1945, Random House, 1970, p. 677
  3. ^ General Tomoyuki Yamashita, page 3, Nat Helms, originally in World War II Magazine, February 1996, verified 2006-09-16
  4. ^ 327 U.S. 1 “Full text of the opinion on Findlaw.com”].
  5. ^ Barber, The Yamashita Trial Revisited
  6. ^ a b Mahler, Jonathan. The Challenge: Hamdan v. Rumsfeld and the Fight Over Presidential Power (2008). New York: Farrar, Straus and Giroux, p. 291

Nguồn

Liên kết ngoài

No comments:

Post a Comment