Tuesday, February 25, 2014

Chào ngày mới 25 tháng 2


Tập tin:Map-WR-Prussia.svg

CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 2 Wikipedia Ngày này năm xưa  Ngày Quyền lực Nhân dân tại Philippines.  Năm 1875Ái Tân Giác La Tái Điềm lên ngôi hoàng đế triều Thanh khi chưa tròn 4 tuổi, Từ Hi thái hậuTừ An thái hậu đồng nhiếp chính. Năm 1947 – Hội đồng quản chế Đồng Minh ra Đạo luật số 46, chính thức tuyên bố giải thể nước Phổ (xanh đậm trong bản đồ). Năm 1956 – Trong bài diễn văn Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó của mình, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev lên án sự sùng bái cá nhân của Stalin. Năm 2009 – Các thành viên của Lực lượng biên phòng Bangladesh nổi loạn tại tổng hành dinh ở thủ đô Dhaka.

Phổ (quốc gia)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Preußen
Phổ

1525–1947
Quốc kỳ Quốc huy
Quốc kỳ (1892–1918) Quốc huy (1701–1918)
Khẩu hiệu
Suum cuique  (Latin)
"To each his own"
Vị trí của Phổ
Lãnh thổ Phổ (màu xanh lam) ở đỉnh cao, là quốc gia đứng đầu Đế chế Đức
Thủ đô Königsberg, sau là Berlin
Ngôn ngữ Tiếng Đức (chính thức)
Tôn giáo Tin Lành, Giáo hội Công giáo Rôma
Chính thể Quân chủ, Dân chủ
Công tước1
 - 1525–1568 Albert I (đầu)
 - 1688–1701 Frederick III (cuối)
Vua1
 - 1701–1713 Frederick I (đầu)
 - 1888–1918 Wilhelm II (cuối)
Thủ tướng1, 2
 - 1918–1920 Paul Hirsch (đầu)
 - 1933–1945 Hermann Göring (cuối)
Thời đại lịch sử Từ thời Cận đại đến Đương đại
 - Công quốc Phổ 10 tháng 4, 1525
 - Liên minh với Brandenburg 27 tháng 8 năm 1618
 - Vương quốc Phổ 18 tháng 1 năm 1701
 - Lãnh thổ Tự do Phổ 9 tháng 11 năm 1918
 - Giải thể (thực tế) 30 tháng 1 năm 1934
 - Giải thể (danh nghĩa) 25 tháng 2, 1947
Diện tích
 - 1939 297.007 km²; (114.675 mi²)
Dân số
 - 1939 ước tính 41.915.040 
     Mật độ 141,1 /km²  (365,5 /mi²)
Hiện nay là một phần của Đức, Ba Lan,
Nga, Lithuania,
Đan Mạch, Bỉ,
Cộng hòa Séc, Hà Lan, Thụy Sĩ
1 Chỉ nêu những nhà lãnh đạo đầu tiên và cuối cùng của mỗi thời kỳ.
2 Chức vụ Thủ tướng chính phủ (Ministerpräsident) được đặt ra vào năm 1792 khi Phổ là một Vương quốc; các Thủ tướng ở đây là người đứng đầu nước cộng hòa Phổ.
Phổ (tiếng Đức: Preußen; tiếng Latin: Borussia, Prutenia; tiếng Litva: Prūsija; tiếng Ba Lan: Prusy; tiếng Phổ Lỗ Sĩ cổ: Prūsa) là một quốc gia trong lịch sử cận đại phát sinh từ Brandenburg, một lãnh thổ trong suốt nhiều thế kỉ đã ảnh có hưởng lớn lên lịch sử nước Đức và châu Âu, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới vào thời kỳ cận đại.[1] Kinh đô cuối cùng của vương quốc Phổ là Berlin.
Nước Phổ phát triển rực rỡ nhất trong thế kỉ 18thế kỷ 19. Trong suốt thế kỉ thứ 18, dưới triều đại của ông vua nhà binh Friedrich II Đại Đế (17401786) - được xem là vị thống soái kiệt xuất nhất trong thời đại của ông,[2][3] Vương quốc Phổ vươn lên đứng trong hàng ngũ các cường quốc hàng đầu châu Âu, là một cường quốc của thế giới. Trong suốt những năm tháng trị quốc, vua Friedrich II Đại Đế rất năng nổ.[4] Nhờ tài năng lãnh đạo xuất sắc và những chiến thuật siêu việt, ông đã phát binh đánh bại được tất cả các quốc gia trên toàn lục địa châu Âu.[5] Cuộc chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763) đã chứng tỏ chủ nghĩa anh hùng và sự huy hoàng của nước Phổ, cùng với thiên tài quân sự của ông vua nhà binh Friedrich II Đại Đế, qua việc ông chống lại những kẻ thù hùng mạnh như Đế quốc Nga, Đế quốc ÁoPháp, mà giữ vững Vương quốc Phổ.[6][7][8][9] Sức mạnh của nước Phổ được ông gia tăng rất lớn, và chiếm được đất từ nước Ba Lan và xứ Franconia.[10]
Cuối triều vua Friedrich II Đại Đế, nước Phổ và thiết lập "Liên minh các Vương hầu" với các tiểu quốc của người Đức.[11] Nếu triều đại của ông gắn liền với triết học Khai sáng thì nước Phổ trong những năm tháng sau này gắn liền với những cuộc chinh phạt tàn khốc của Hoàng đế Pháp là Napoléon Bonaparte và những chính sách "Sắt và Máu" của Thủ tướng Otto von Bismarck.[12] Trong suốt thế kỉ 19, Quân đội Phổ đánh tan tác quân Pháp của Napoléon,[13] Triều đình Phổ đánh bại được phong trào tự do, xây dựng một Nhà nước chuyên chế mới,[14] và Thủ tướng Otto von Bismarck theo đuổi mục tiêu thống nhất nước Đức nhưng không bao gồm Đế quốc Áo, gọi là Giải pháp nước Đức nhỏ. Vương quốc Phổ thống trị miền bắc nước Đức về mặt chính trị, kinh tế, và dân số, và là trụ cột của Liên minh Bắc Đức thành lập vào năm 1867, trở thành Đế chế Đức (Deutsches Reich) vào năm 1871. Trong thế kỷ XIX, quá trình công nghiệp hóa đất nước cũng diễn ra nhanh chóng.[14]
Với sự kết thúc của triều đại Hohenzollern ở Đức theo sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Phổ trở thành một phần của Cộng hòa Weimar vào năm 1919 với tư cách một quốc gia tự do. Nước Phổ trên thực tế bị chính quyền Quốc xã hủy bỏ vào năm 1934 và chính thức bị phe Đồng Minh khai tử sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1947.
Kể từ đó, từ "Phổ" chỉ còn được sử dụng giới hạn trong các lĩnh vực lịch sử, địa lý, hoặc văn hóa. Thậm chí ngày nay, có một kiểu phong cách được gọi là "các giá trị Phổ", ví như: tổ chức hoàn hảo, tinh thần hy sinh, tôn trọng luật pháp, tuân phục nhà nước, tinh thần thượng võ, cũng như đáng tin cậy, khoan dung tôn giáo, điều độ, thực tế, tiết kiệm, đúng hẹn, khiêm tốn, và cần mẫn. Rất nhiều người Phổ tin rằng những giá trị đó là nguyên nhân làm đất nước họ trở nên lớn mạnh. Vua Friedrich Wilhelm I đã xây dựng một lực lượng Quân đội Phổ kỷ luật xuất sắc, mang lại chiến thắng cho người con huy hoàng của ông là vua Friedrich II Đại Đế sau này.[15] Với tinh thần kỷ luật khắc khe, nước Phổ hùng mạnh đã trở thành một "Vương quốc Sắt".[1]

Nguồn gốc quốc hiệu

Danh xưng "Phổ" trong tiếng Việt là giản xưng của dịch danh Trung văn của quốc hiệu nước Phổ là Phổ Lỗ Tây (普魯西), còn dịch là Phổ Lỗ Sĩ (普魯士).
Quốc hiệu nước Phổ bắt nguồn từ tên gọi của người Phổ Lỗ Sĩ cổ, một tộc quần người Balt có liên quan đến người Litvangười Latvia; người Phổ Lỗ Sĩ cổ bị các hiệp sĩ Tơ-tông, (tiếng Đức: Deutscher Orden, tiếng Anh: Teutonic Knights), chinh phục rồi dần bị đồng hóa.

Biểu trưng

Cờ của Vương quốc Phổ, 1894-1918
Lá cờ của Phổ mang màu trắng và đen, bắt nguồn từ màu áo choàng trắng thêu thánh giá đen của các Hiệp sĩ Teuton (Đức). Lá cờ đen-trắng-đỏ của Liên minh miền bắc nước Đức là tổ hợp của lá cờ này với lá cờ màu trắng-đỏ của đồng minh Hanse, gồm các thành phố tự do Bremen, HamburgLübeck, tạo thành cờ Liên bang miền bắc Đức, sau trở thành cờ của Đế chế Đức vào năm 1871.
Kể từ sau Cải cách Tôn giáo, khẩu hiệu của Phổ là Suum cuique (tiếng Anh: to each, his own, tiếng Đức: Jedem das Seine). Ngoài ra nó còn là khẩu hiệu trên Huân chương Đại bàng Đen, dược đặt ra bởi vua Friedrich I (xem huân chương Thập tự Sắt). Trên huy hiệu của Phổ có vẽ một con đại bàng đen trên nền trắng.

Địa lý và dân số

Các tỉnh của Phổ trước năm 1905
Phổ bắt nguồn từ một lãnh địa nhỏ mà sau này được gọi Đông Phổ, giờ là tỉnh Warmia-Masuria của Ba Lan, lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga và vùng Klaipėda của Litva. Cư dân nguyên thủy của vùng này là người Phổ cổ, sau cải theo đạo Ki-tô và bị Đức hóa. Sau này Phổ được người Đức theo đạo Tin Lành ưa chuộng nên nhiều người di cư đến, cũng như nhiều người người Ba Lan và người Litva đến sống ở các khu vực dọc theo biên giới Phổ.
Lãnh thổ Vương quốc Phổ trước khi bị xóa bỏ bao gồm đất Phổ "gốc" (Đông và Tây Phổ), Brandenburg, tỉnh Sachsen (gồm phần lớn bang Sachsen-Anhalt ngày này và một phần bang Thüringen), Pomerania, Rheinland-Pfalz, Nordrhein-Westfalen, Schlesien (ngoại trừ phần Schlesien thuộc Áo), Lausitz, Schleswig-Holstein, Hanover, Hesse-Nassau, và một vài lãnh địa nhỏ nằm tách biệt ở miền nam, như Hohenzollern, đất tổ của Hoàng gia Phổ. Tới năm 1914, Phổ có diện tích 354.490 km². Tháng 5 năm 1939, Phổ có diện tích 297.007 km² và dân số 41.915.040 người. Xứ Neuenburg, nay thuộc tổng Neuchâtel ở Thụy Sĩ cũng là một phần của Vương quốc Phổ từ năm 1707 tới 1848.
Đại đa số người Phổ theo đạo Tin Lành. Phần phía nam của vùng Masuria thuộc Đông Phổ có dân cư là người Masur bị Đức hóa và theo Tin Lành. Điều này lý giải phần nào việc các vương quốc Đức theo Công giáo miền nam, đặc biệt là Áo và Bavaria phản kháng lại rất quyết liệt việc Phổ trở thành bá chủ nước Đức.
Một phần đáng kể dân chúng sống ở Rheinland và một số vùng Nordrhein-Westfalen theo Công giáo Rôma. Tương tự vậy, Tây Phổ, Warmia, Schlesien, và tỉnh Posen có đa phần dân chúng theo Công giáo, vì nước Phổ giành được các vùng đó từ các quốc gia Công giáo như Vương quốc Ba Lan và Đế quốc Áo.
Vùng lãnh thổ Đại Ba Lan là đất phát sinh quốc gia Ba Lan trở thành tỉnh Posen của Phổ sau "Cuộc chia cắt Ba Lan". Người Ba Lan chiếm đa số trong tỉnh (62% là người Ba Lan, 38% là người Đức) chống lại sự thống trị của người Đức, tương tự vậy, vùng Thượng Schlesien có một số lớn dân cư là người Ba Lan.
Theo Hiệp ước Versailles năm 1919, nền Cộng hoà thứ hai của Ba Lan giành lại được hai vùng này, cùng với các khu vực thuộc Tây Phổ nhưng có đa số dân là người Đức. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Phổ, Schlesien, phần lớn Pomerania và một phần của Brandenburg bị Liên bang Xô viết và Ba Lan chiếm.

Lịch sử thời xưa

Bản đồ sắc tộc của Phổ trong suốt thời Trung cổ
Vào năm 1226 Công tước Konrad I của Masovia mời các Hiệp sĩ Teuton, một dòng tu chiến binh Đức, đại bản doanh đặt tại thành phố Acre ở Vương quốc Jerusalem, chinh phạt các bộ lạc Phổ trên vùng biên giới lãnh thổ của ông. Sau sáu mươi năm chiến tranh với người Phổ, họ đã dựng nên một quốc gia độc lập mà về sau nắm luôn quyền điều khiển Phổ. Sau khi dòng Hiệp sĩ Thanh gươm của Livonia gia nhập dòng Hiệp sĩ Teuton năm 1237, họ kiểm soát luôn vùng Livonia, bây giờ là Estonia, Latvia và tây Litva.
Các Hiệp sĩ này chỉ chịu ở dưới quyền Giáo hoàng Rôma và Hoàng đế Đức. Ban đầu, họ liên hệ mật thiết với Hoàng gia Ba Lan, nhưng về sau, mối quan hệ này bị đổ vỡ khi họ đánh chiếm các vùng đất mà Ba Lan tuyên bố sở hữu là Pomerelia và Danzig (Gdańsk), một thành phố với cư dân chủ yếu là người Đức. Dòng tu Hiệp sĩ Teuton cuối cùng bị đánh bại trong trận chiến Grunwald năm 1410 bởi Liên minh Ba Lan và Litva, thành lập thông qua Hiệp ước liên minh Krewo.
Trong cuộc "chiến tranh Mười ba năm" (1454-1466), Liên minh Phổ, bao gồm các thành phố đồng minh Hasen ở tây Phổ nổi dậy chống lại dòng Hiệp sĩ Teuton và cầu viện vua Ba Lan. Các Hiệp sĩ Teuton buộc phải chấp nhận thần phục vua Kazimierz IV Jagiellonczyk theo Hòa ước Thorn, đồng thời mất đi vùng tây Phổ cho Ba Lan.
Albert yết kiến và nhận Đại Công quốc Phổ làm đất phong từ vua Zygmunt I của Ba Lan
Năm 1525, Đại Trưởng lão Albert Brandenburg-Ansbach, thuộc một chi nhánh của nhà Hohenzollern, cải theo đạo Tin lành dòng Lutheran và nhập các lãnh địa còn lại của dòng tu vào Công quốc Phổ. Đây là khu vực nằm phía đông cửa sông Vistula, về sau được gọi là lãnh thổ Phổ "gốc". Lần đầu tiên, các lãnh địa này rơi vào tay một chi nhánh của nhà Hohenzollern, chủ nhân lãnh địa Brandenburg về phía tây với trung tâm là Berlin và đã nằm dưới sự cai trị của nhà Hohenzollern từ thế kỷ 15. Hơn thế nữa, khi từ bỏ dòng tu, Albert có thể lập gia đình và có con.
Bá tước Friedrich Wilhelm của Brandenburg, "Đại Tuyển hầu"
Phổ và Brandenburg được thống nhất hai thế hệ sau đó. Anna, cháu nội của Albert và là con gái của Công tước Albrecht Friedrich (tại vị 1568-1618), thành hôn với người anh họ là Tuyển hầu Johann Sigismund của xứ Brandenburg.
Khi Albrecht Friedrich qua đời năm 1618 mà không có con trai nối nghiệp, Johann Sigismund được trao quyền thừa kế Phổ, cho tới khi đó vẫn chỉ là vùng đất phong thuộc Ba Lan. Kể từ nay, Công quốc Phổ được sát nhập với lãnh địa Brandenburg. Vùng lãnh địa này được gọi là Brandenburg-Phổ, bao gồm nhiều mảnh lãnh địa nằm rải rác trong Phổ, Brandenburg, cũng như các lãnh địa Cleves và Mark trong vùng Rhineland. Vào năm 1618, vùng đất Đức lâm vào cuộc Chiến tranh Ba mươi năm tàn khốc.[16]
Sự phát triển của Brandenburg-Prussia, 1600-1795
Trong suốt cuộc Chiến tranh ba mươi năm, những lãnh địa rời rạc của nhà Hohenzollern bị nhiều đoàn quân viễn chinh khác nhau giày xéo, đặc biệt là quân của Thụy Điển. Bá tước George William (1619-1640) không có năng lực quân sự, phải chạy trốn khỏi Berlin sang Königsberg, kinh đô truyền thống của Đại công quốc Phổ vào năm 1637. Người kế vị ông ta, Friedrich Wilhelm I (1640-1688), tiến hành cải cách quân đội để bảo vệ lãnh thổ. Năm 1641, Friedrich Wilhelm I sang Warszawa triều kiến vua Ba Lan là Władysław IV Vasa để tỏ lòng trung thành của mình, do lãnh địa Phổ của ông vẫn được coi là đất phong của triều đình Ba Lan cho ông. uy nhiên về sau, lợi dụng tình trạng đối đầu gay go giữa Ba Lan và Thụy Điển trong các cuộc Chiến tranh Bắc Âu, cũng như mối quan hệ thân thiện của ông với nước Nga trong một loạt các cuộc chiến tranh Nga-Ba Lan, Friedrich Wilhelm đã có thể xoay xở để thoát khỏi nghĩa vụ chư hầu với vua Ba Lan. Ông giành được quyền tự chủ cho Phổ trong Hòa ước Wehlau vào năm 1657. Ông xây dựng một lực lượng Quân đội thường trực, với 30.000 quân tinh nhuệ.[17] Đến cả vị anh hùng của Stalin là Nga hoàng Pyotr Đại Đế cũng phải thán phục xứ Phổ của vị Tuyển hầu tước vĩ đại.[18]
Vào năm 1675, ông đánh tan tác quân Thụy Điển trong trận Fehrbellin, qua đó ông trở thành vị "Tuyển hầu tước vĩ đại".[19] Với chiến công hiển hách của ông, dân tộc Đức quay trở lại thời kỳ hùng mạnh.[20] Quân đội Phổ đã giành chiến thắng trong chiến dịch chống Thụy Điển, và chiến thắng tại Fehrbellin trở thành một ký ức cao đẹp của dân tộc Phổ - Brandenburg, về sự phát triển của truyền thống quân sự của họ. Lực lượng Quân sự độc lập đã đặt nền tảng cho Vương triều Hohenzollern đưa nước Phổ lên hàng liệt cường, chứ không phải là những Liên minh đã đưa xứ Phổ đến tình hình tồi tệ như trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm.[17] "Tuyển hầu tước vĩ đại" cũng truyền lệnh cho 20.000 tín đồ Kháng Cách Pháp đến tị nạn trên đất Phổ.[21] Ban đầu ông dựa theo hình mẫu của người Hà Lan mà xây dựng Quân đội, nhưng từ sau 1685, những người Pháp tị nạn đã truyền bá vào xứ Phổ cách rèn luyện quân sự mới nhất của nước Pháp.[17] Tuy ông bị mất một số đất đai mà ông chinh phạt được, ông vẫn luôn được biết bao người châu Âu nể trọng; và, vào năm 1757, khi vị vua kiên quyết Friedrich II Đại Đế tuyệt vọng vì bị nhiều nước vây hãm, Voltaire đã lấy chuyện này ra để khuyên nhà vua hồi phục và đóng vai trò quan trọng trên chính trường châu Âu. Với tư tưởng sắt đá của mình, ông đã nghe theo Voltaire...[22] Vị Tuyển hầu tước vĩ đại cũng gửi một đạo quân đến giúp Hoàng đế Áo là Leopold I đánh đuổi quân Thổ Ottoman ra khỏi kinh thành Viên.[23]

Lịch sử nước Phổ (1701 - 1786)

Vua Friedrich I của Phổ
Vào năm 1701 con trai của Friedrich Wilhelm, Tuyển hầu Friedrich III tự xưng là Vua Friedrich I của Phổ. Để không xúc phạm đến hoàng đế Đức là Leopold I, vì phần lớn lãnh thổ thuộc Phổ nằm trong Đế quốc La Mã thần thánh dân tộc Đức, Friedrich chỉ được phép xưng là "Đức Vua ở Phổ", chứ không phải "Đức Vua của Phổ". Dù vậy, Brandenburg vẫn được hiểu là một phần vủa vương quốc Phổ, hơn là một lãnh địa riêng biệt. Như thế là ông xưng làm Quốc vương đúng 170 năm trước khi vua Wilhelm I xưng làm Hoàng đế nước Đức vào năm 1871.[24] Nước Phổ trở nên thịnh vượng dưới thời vua Friedrich I, ông sử dụng cả ngân sách Hoàng gia để bảo trợ nghệ thuật nước nhà. Không những là một ông vua xa hoa, ông còn gầy dựng một lực lượng Quân đội Phổ bao gồm 40.000 binh sĩ, dù phải đối mặt với những khó khăn do những dịch bệnh và chính sự ăn chơi của ông. Ông cho quân tham chiến với liên quân chống Pháp trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, và cuộc chiến này có tầm quan trọng quyết định đối với sự trỗi dậy của truyền thống quân sự của dân tộc Phổ. Không những Quân đội Phổ có được danh tiếng trên trận tiền, những tướng tá Phổ như Vương công Leopold I xứ Anhalt-Dessau (còn gọi là "Ông già Dessauer", một công thần dưới các triều vua Friedrich Wilhelm I và Friedrich II Đại Đế sau này[25]) đã học hỏi được những bí quyết giúp danh tướng John Churchill, Quận công Marlborough thứ nhất đập tan tác Quân đội của vua Louis XVI.[17] Từ năm 1740 cho đến năm 1797, mọi Quân vương nước Phổ đều nhận thức rõ việc mở mang bờ cõi. Trong các di chúc chính trị của mình, vị Tuyển hầu tước vĩ đại cùng với các vua Friedrich I, Friedrich Wihelm I và Friedrich II Đại Đế đều cho rằng đang tiến hành một kế hoạch đồ sộ mang tính lịch sử, và qua đó, những vị vua kế tục phải tiếp nối sự nghiệp đang dang dở của vua cha.[26]
Vào năm 1713, ông qua đời và Triều đình Phổ không còn xa hoa như xưa.[17] Ông được kế vị bởi người con trai, vua Friedrich Wilhelm I (1713-1740), một "ông vua nhà binh" khắc khổ, không màng đến nghệ thuật, sống tằn tiện và thực tế. Ông thuê mướn những Goliath của các nước khác, một Quân đội thường trực khét tiếng hùng mạnh ở châu Âu, một hệ thống hành chính Phổ rất được ca ngợi và cải cách kinh tế. Lúc ông lên nối ngôi báu, lực lượng Quân đội Phổ chỉ có 40.000 binh sĩ, nhưng sau khi ông qua đời vào năm 1740, họ có đến 80.000 quân tinh nhuệ. Ông chi phí tốn kém cho binh cách, vì nhận thấy tầm quan trọng của một Quân đội hùng mạnh đối với đất nước.[27] Ngay từ năm 1709, khi còn ở ngôi Hoàng thái tử, ông tham chiến cùng Quân đội Phổ trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, đánh trận Malplaquet.[28] Là vị cha để của bộ máy hành chính Nhà nước Phổ, ông được xem là vị vua vĩ đại nhất của nước Phổ về mặt đối nội.[29] Dù vậy, Quân đội Phổ chỉ xung trận trong một thời gian ngắn trong Đại chiến Bắc Âu, chống quân Thụy Điển. Với tinh thần kỷ luật khắc khe, nhà vua thường mặc chiến bào thay vì những bộ long bào xa xỉ, và đặc điểm này của ông sẽ còn có ở con trai ông là vị vua vinh quang Friedrich II Đại Đế và nhiều vị vua kế tục, cho thấy khi nền quân chủ Phổ của Vương triều Hohenzollern sụp đổ sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[30]
Quốc vương Friedrich Wilhelm I
Khác với vua Louis XIV của Pháp, ông và vua con Friedrich II Đại Đế đều là những ông vua nhà binh.[31] Vua Friedrich Wilhelm I định cư trên 2 vạn người tị nạn Tân giáo từ vùng Salzburg vào các vùng đất thưa dân ở phía đông Phổ, mở mang nó đến tận bờ tây sông Memel và các vùng khác. Ông cũng giành được vùng đất Tây Pomerania cho đến tận sông Peene từ tay Thụy Điển vào năm 1720. Tuy Quốc vương Friedrich Wilhelm I chỉ xưng làm "Đức Vua ở Phổ", dưới triều đại của ông, người ta thường gọi ông là "Đức Vua của Phổ" hơn hẳn Vương hiệu chính thức của ông.[32] Như vua Phổ Friedrich II Đại Đế đã nói sau này, Vương quốc Phổ của ông đã trở thành "xứ Sparta của phương Bắc".[33] Vào thập niên 1730, Chiến tranh Kế vị Ba Lan bùng nổ giữa liên quân Nga - Áo và Pháp, Quốc vương Friedrich Wilhelm I phái một đạo quân do Hoàng thái tử Friedrich đến liên minh với quân Áo, và cuộc chiến tranh kết thúc với chiến bại của quân Pháp.[34] Và, sau khi vua Friedrich Wilhelm qua đời, một "nhân vật kiệt xuất" lên ngai vàng trên đất Đức vào năm 1740 ("que le grand groppe au ryn sera getté") - đúng như nhà tiên tri Nostradamus người Pháp đã tiên đoán, đó là một vị danh tướng lớn trong lịch sử - vua Friedrich II Đại Đế, được coi là bậc thầy của những chiến thuật và chiến lược lừng danh.[3][35] Khác với vua cha Friedrich Wilhelm I, sau này ông không để yên cho nước Nga và Áo được tự do can thiệp vào tình hình Ba Lan, sau khi ông đưa nước Phổ trở thành một liệt cường lớn mạnh chứ không phải là một nước chư hầu của các quốc gia phong kiến phía Đông.[34]
Là một trong những Quân vương ngự trị lâu dài nhất của châu Âu từ thời Trung Cổ đến thời Napoléon, những chiến tích hiển hách của nhà vua, lòng vô cùng dũng cảm và sáng suốt của ông và việc ông đưa từ "thời kỳ Khai sáng" vào từ điển tiếng Đức - đã khiến cho ông được người ta gọi là "Friedrich Đại đế" - cái nhìn của dân tộc Đức đối với ông giống như dân tộc Nhật Bản với Thiên hoàng Minh Trị và dân tộc Nga với vua Pyotr Đại Đế vậy.[36][37][38][39][40][41] Những chiến thắng huy hoàng của ông cũng khiến ông được tôn vinh, trở thành vị anh hùng của đức tin Kháng Cách.[42] Khi còn là Thái tử ông chỉ đam mê triết học và nghệ thuật. Tuy nhiên, ông thể hiện nhiều tài năng về chính trị, quân sự và ngoại giao, và vẫn tiếp tục xây dựng và mở rộng lực lượng Quân đội Phổ hùng cường và kỷ luật, với một lực lượng Kỵ binh không ai sánh kịp.[43]
Như "Amurath kế tục Amurath", ông đã kế vị vua Louis XIV của Pháp ("Louis Mặt Trời") làm vị Bá vương của toàn cõi châu Âu.[44] Trong cuốn sử sách của mình, nhà văn người Anh là Edward Gibbon có ám chỉ về việc chính vị hiệu của Quốc vương Friedrich II Đại Đế đã đẩy mạnh sự phát triển cường thịnh của Đế chế Phổ trong câu "Một vị Hoàng đế Julianus, một vị Nữ hoàng Semiramis sẽ chính vị hiệu ở phương Bắc...".[45] Trong năm đầu tiên lên ngôi vua, ông thống lĩnh Quân đội Phổ tiến đánh Silesia, vùng đất Hohenzollern tranh chấp với nhà Habsburg cai trị đế quốc Áo. Quân đội Phổ chinh phạt được tỉnh này vô cùng nhanh chống, chở thành hoạt động chính trị quan trọng nhất của vua Friedrich II Đại Đế - đây hoàn toàn là quyết định của ông.[46] Trong hai cuộc chiến tranh Silesia (1740 - 1745), nhà vua liên tiếp giành thắng lợi trong cuộc chinh phạt giành Silesia từ đế quốc Áo (1742),[47] sau đó còn bảo vệ tỉnh này với những trận đại thắng tại Hohenfriedberg, Soor hay Hennersdorf (1745) trước quân Áo và quân Sachsen.[48] Với chiến thắng lừng lẫy tại Soor, không những Quốc vương Friedrich II Đại Đế có được danh tiếng với tư cách là một vị lãnh tụ quân sự của châu Âu, mà còn trở thành một vị thống soái bất khả chiến bại.[49] Với những chiến thắng vang dội tại Hohenfriedberg và Soor với chiến thuật "đánh lấn vào sườn" của nhà vua, ông đã che khuất những sai lầm của mình bằng tài năng và lòng dũng cảm của ông. Lực lượng Kỵ binh tinh nhuệ Phổ, do chính ông bỏ công rèn luyện, trở thành lực lượng Kỵ binh hùng mạnh nhất trên lục địa châu Âu, luôn luôn chủ động và táo bạo dưới qưyền những danh tướng kiệt xuất.[50] Nước Phổ trở thành một kình địch hùng mạnh để ngăn cản sự phát triển của nước Áo.[51] Đánh bại quân Áo và đưa nước Phổ lên làm liệt cường tại Đức và châu Âu, ông đã ngăn ngừa việc Vương quốc Pháp trở thành cường quốc bá chủ trên đất Đức.[46][49] Sau đó, ông vẫn tiếp tục quan tâm đến lực lượng Quân đội Phổ, viết sách về nguyên tắc chiến tranh.[52] Trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), ông phải chống lại một liên minh gồm cả Áo, Pháp, Nga, Thụy Điển và Sachsen: ông tỏ ra là một thiên tài xuất chúng.[53] Như Nữ hoàng Áo là Maria Theresia nói với một viên Thống chế vào năm 1761, bà quyết định đưa Vương triều Brandenburg trở lại thành một cường quốc hạng hai trong cuộc chiến tranh này,[54] nhưng cuối cùng bà đã thất bại.[55]
Quân đội Phổ của vua Friedrich II Đại Đế bị liên quân Nga - Áo đánh bại thảm hại trong trận Kunersdorf (1759).[56]
Tuy bị liên quân chống Phổ vây từ nhiều phía, với tinh thần vô cùng quyết chí và dũng cảm, ông đánh bại từng nước một trong liên quân, ông cực kỳ năng động và giữ vững vai trò bá chủ của Phổ ở vùng Trung Đức,[57] và đến cuối năm 1761, đã mang lại cho liên quân chống Phổ (vốn được thiết lập nhằm xâm chiếm và chia cắt lãnh thổ của nước Phổ) sự khẳng định rằng: chứng nào vị Quân vương kiệt xuất và các vị tướng lĩnh tài ba vẫn còn chiến đấu thì ông không thể nào bị đánh bại.[58][59][60] Quyết không nhượng bộ tỉnh Silesia,[61] ông chủ động ra tay đánh thắng quân Sachsen tại Pirna (1756), đánh thắng quân Áo tại Lobositz (1756) và Praha (1757), đánh thắng liên quân Pháp - Áo tại Rossbach (1757), đánh thắng quân Áo tại Leuthen (1757) đánh thắng quân Nga tại Zorndorf (1758)), đánh thắng liên quân Nga - Áo tại Liegnitz, giữ vững được kinh đô Berlin,[62] đánh thắng quân Áo tại Torgau (1760) - Burkersdorf (1762) và Schweidnitz vào năm 1762 - năm liên quân chống Phổ kiệt quệ, Quân đội Phổ vẫn chiến đấu anh dũng và kiên cường, do đó giành chiến thắng hoàn toàn.[6][63][64][65] Với chiến thắng vang dội của ông tại Rossbach (1757), lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Đức đã đánh thắng Pháp một cách vẻ vang.[66] Chiến dịch Rossbach - Leuthen trở thành một trong chiến thắng huy hoàng nhất trong lịch sử.[67] Thực chất, ông không phải là không có sai lầm với tư cách là một vị lãnh tụ quân sự, ông chỉ thắng 8 trận trong 16 trận đánh mà ông chinh chiến, nhưng về nhiều mặt, ông có lợi thế hơi các kình địch của ông. Ông phải đơn phương độc mã đi chinh chiến, nhưng việc ông không có đồng minh sát cánh để hội kiến cũng là một lợi thế, và bộ máy chiến tranh của nước Phổ rất đơn giản, do bản thân Quốc vương và quan Thượng thư Bộ Ngoại giao (có hiệu lực) chính là Tổng tư lệnh Quân đội Phổ trên chiến trường. Dưới triều đại của vị vua tài năng, dai sức và quyết đoán như thế, Quân đội Phổ không bao giờ phải tiến hành một cuộc tranh cãi phức tạp, như ở nước Áo dưới triều Habsburg.[68] Em trai ông là Hoàng tử Friedrich Heinrich Ludwig cũng đánh tan tác quân Áo trong trận Freiberg vào năm 1762, ít lâu trước khi Nữ hoàng Áo là Maria Theresia giảng hoà.[69] Nhiều bạn hữu của ông đã hy sinh, làm có những lúc ông đau buồn, nhưng sau đó, vị vua kiên quyết đã hồi phục.[70] Giữa cuộc chiến, có lúc thất bại thảm hại, nhưng ông - cũng như sau những chiến thắng[71] - vẫn bình tĩnh và giữ thế chủ động, dẫn tới những chiến thắng oanh liệt trước những đội quân đông đảo hơn sau này, làm đối phương phải hoảng sợ.[72][73] Một ví dụ cho thấy rõ tài năng của ông trong việc hồi phục sau những chiến bại, giữ cái đầu lạnh và giáng những đòn đau khủng khiếp vào đối phương qua trận Hochkirch (1758): sau thất bại thảm hại, thậm chí con chiến mã của ông bị trúng đạn, nhà vua rút quân về chỗ an toàn, khiến cho đối phương không thể nào truy kích.[68] Cuối cùng, khi cuộc chiến tranh kết thúc, vị Quân vương bất khả chiến bại vẫn thống lĩnh ba quân trên các đỉnh núi tại tỉnh Silesia và tỉnh Sachsen, trong khi liên quân chống Phổ phải thất bại. Theo nhận định của Theodore Ayrauth Dodge, với tư cách là một chiến binh, ông thể hiện rõ ràng: ông vĩ đại hơn vị Hoàng đế lừng danh Napoléon trong thời gian khó khăn.[74] Vị vua quyết đoán và lực lượng Quân đội Phổ hùng cường còn thể hiện sự tàn bạo ác liệt và lạnh lùng qua các cuộc vây hãm Pirna (1756) và Dresden (1760).[75][76] Chính sách giảm giá, cũng như cuộc cướp bóc tàn nhẫn vào xứ Sachsen và xứ Mecklenburg cũng giúp vị vua kiệt xuất Friedrich II Đại Đế giành được thắng lợi.[77]
Chiến thắng của ông tại Leuthen (1757) là một trận đánh kinh điển của chiến thuật "đánh lấn vào sườn" của ông.[78] Thậm chí ông còn đánh vào lãnh thổ Áo vào năm 1758 nhưng không thành công, và tiến hành một cuộc rút quân vô cùng hiển hách.[79] Nước Anh và một số tiểu quốc Đức liên minh với nước Phổ, đánh Pháp và giúp họ đẩy lui quân Pháp ra khỏi đất nước.[80] Kể từ sau thất bại thê thảm tại Rossbach thì quân Pháp chẳng bao giờ dám đối đầu với quân tinh nhuệ Phổ do nhà vua thân chinh thống lĩnh nữa, thay vì đó họ chuyển sau mặt trận phía Tây và luôn luôn bị đạo quân Phổ của Vương công Ferdinand xứ Brunswick đánh tan tác.[57][66] Nhưng Chính phủ Anh xé bỏ liên minh với ông vào các năm 1761-1762, song cùng lúc đó liên minh chống Phổ cũng tan rã, mang lại thắng lợi cho ông.[77][81] Thân chinh thống lĩnh một lực lượng Quân đội hùng hậu,[68] ông thực hiện xuất sắc nhiệm vụ hết sức nặng nề của mình, và lòng dũng cảm, tính trung kiên và tài năng của ông cuối cùng đã đem lại vinh dự cho ông; trong khi đó liên quân chống Phổ đều kiệt quệ cả: sau bảy năm chinh chiến và giữ vững đất nước trước sự tấn công ba cường quốc quân sự Nga, Áo và Pháp, Hiệp định Hubertusburg được ký kết vào năm 1763 với việc nước Áo phải chịu mất tỉnh Silesia, giữ vững nền hòa bình,[60] và giờ đây nước Phổ hoàn toàn là một quốc gia vĩ đại, mang lại chiến bại thảm hại cho liên quân chống Phổ, phá vỡ thế bá chủ của Pháp và Áo ở châu Âu và Đức.[51][58][82] Với cuộc chiến tranh này, Quốc vương Friedrich II Đại Đế, tức Fredericus Rex trở thành một huyền thoại, do ông đã chiến đấu với một liên quân của các nước châu Âu.[83] Với cuộc Chiến tranh Bảy năm, Vương quốc Phổ không những trở thành một cường quốc tiêu biểu của châu Âu, lại còn trở thành một quốc gia hùng mạnh, đóng vai trò thống trị ở miền Bắc Đức và Đế quốc La Mã Thần thánh.[6][10][59] Cùng với Cuộc chiến tranh Kế vị Áo, cuộc Chiến tranh Bảy năm đã đưa nước Phổ trở thành một liệt cường quân sự hùng mạnh nhất trên toàn cõi châu Âu.[84] Vào năm 1763, Quân đội Phổ có 103.000 binh sĩ là người Phổ, 37.000 binh sĩ là người ngoại quốc.[85] Trong văn chương, vị vua - anh hùng, thiên tài quân sự kiệt xuất Friedrich II Đại Đế thường được ví von với những anh hùng Wotan hay Hermann của người Teuton, và cả nhà chinh phạt vĩ đại Cyrus Đại Đế của Đế quốc Ba Tư.[86][87][88]
Muôn tâu Thánh Thượng, chúng thần chiến đấu vì Đức Tin, vì Thánh Thượng và vì Tổ Quốc.
—Một cựu chiến binh nói với vua Friedrich II Đại Đế sau trận thắng tại Liegnitz (1760)[89]
Quân đội Phổ của vua Friedrich II Đại Đế bị quân Áo đánh bại thảm hại trong trận Kolín (1757).
Quân đội Phổ của vua Friedrich II Đại Đế đánh cho quân Nga thất bại thảm hại trong trận Zorndorf (1758). Cũng như chiến thắng huy hoàng tại Rossbach (1757), Quân đội Phổ giành chiến thắng oanh liệt tại Zorndorf nhờ vào lực lượng Kỵ binh tinh nhuệ.[90][91]
Một sứ thần người Pháp, cho hay, sau bảy năm chinh chiến, vị thế của nước Phổ nâng cao hơn trước hẳn, họ trở thành minh chủ của không ít tín đồ Tin Lành chống Áo.[92] Dưới trướng của ông cũng có nhiều vị thống soái kiệt xuất như Hoàng tử Heinrich em trai ông, Hans Karl von Winterfeldt, Kurt Christoph Graf von Schwerin, Friedrich Wilhelm von Seydlitz hay Hans Joachim von Zieten.[84] Quân đội Phổ và muôn dân Phổ cũng rất trung thành, nhiệt huyết với vị vua anh hùng Friedrich II Đại Đế.[63] Ngay từ thời vua Friedrich Wilhelm I, nạn đào ngũ đã bị xóa bỏ đáng kể trong Quân đội Phổ. Sau khi vua Friedrich II Đại Đế đánh tan tác quân Áo trong cuộc chiến tranh Silesia lần thứ nhất (1740 - 1742), trai tráng Phổ, dù có thể chỉ là con trai của một người nông dân nghèo nàn, đều tự hào khi gia nhập lực lượng Quân đội khải hoàn của vị Quân vương vĩ đại. Chủ nghĩa yêu nước đã bắt đầu phát triển ở nước Phổ.[93] Như một người Ngự Lâm quân nói với Quốc vương Friedrich II Đại Đế trong trận thắng huy hoàng tại Leuthen vào năm 1757, thần dân tỉnh Pomerania thực hiện kỷ luật hết mực xuất sắc. Thần dân xứ Mark Brandenburg cũng tương tự. Người nông dân Phổ cho con em họ đi lính, và luôn trung thành và tự hào về vị vua chiến thắng và vĩ đại của họ. Sự trung thành này cũng là vị quy tắc tuân phục của đức tin Tin Lành, vốn đã được áp đặt lên nông dân Bắc Đức trong nhiều thế kỷ. Những chiến binh của vua Friedrich II Đại Đế thường hát thánh ca mà họ nghe được ở Nhà thờ trong làng họ. Sau trận thắng oanh liệt tại Rossbach, trận thắng oanh liệt tại Leuthen và nhiều trận thắng oanh liệt khác, họ thường hát bài thánh ca "Tất cả chúng ta hãy cùng tạ ơn Chúa".[94] Với lòng yêu nước nồng nàn, trong suốt cuộc Chiến tranh, nhân dân Phổ đã vẽ tranh, viết sách, tiểu sử, sách nhỏ, nói về những tài liệu của vị vua đáng kính của họ: "Friedrich Đại Đế" hoặc là "Friedrich Độc đáo". Những chiến thắng của ông luôn được ca ngợi, ví dụ sau trận đánh kinh hoàng tại Zorndorf (1758), thi sĩ Johann Wilhelm Ludwig Gleim có viết nên "Thơ ca ngợi Thần nàng thơ của chiến tranh". Nhà vua gần như trở thành một siêu nhân; và trong những buổi lễ mừng thọ ông, tiếng súng trường tôn vinh ông luôn vang lên.[95] Không những thế, tinh thần yêu nước của nhân dân Phổ còn được thể hiện qua thơ ca ngợi sự hy sinh anh dũng vì Tổ quốc của nhà thơ Christian Ewald von Kleist, một viên Sĩ quan Quân đội Phổ bị thương nặng và hy sinh sau trận đánh ác liệt tại Kunersdorf (1759).[96] Ông coi sự hy sinh là cái chết huy hoàng, là cái chết mà mọi thế hệ phải quý trọng.[97] Bản thân nhà vua cũng thể hiện chủ nghĩa anh hùng qua những vầng thơ của ông giữa lúc bị hầu hết toàn bộ châu Âu vây hãm vào năm 1757.[22]
Những chiến bại và chiến thắng của nhà vua nước Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm đã mang lại cho ông niềm mến mộ cuồng nhiệt của thần dân, không những đối với ý chí quyết đấu của ông, mà còn đối với cá nhân của ông Theo một Sĩ quan Quân đội Phổ là Johann Wilhelm Archenholtz - đã tham chiến trong bảy năm chinh chiến tàn khốc - trong những năm tháng khốc liệt của cuộc Chiến tranh này, thần dân nước Phổ luôn cùng nhà vua chịu thương chịu khó, và "có phần trong danh tiếng của những chiến công hiển hách của ông". Mọi thần dân thuộc mọi đẳng cấp ở tỉnh Pomerania đã giúp đỡ nhà vua xây dựng một đội quân gồm 5.000 binh sĩ. Các Thánh đường đóng vai trò quan trọng trong việc reo rắc lòng trung quân ái quốc, ca ngợi những chiến công hiển hách của nhà vua, và xem Thiên Chúa cao sao đã phù hộ họ qua việc ban cho họ vua Friedrich II Đại Đế. Một hôm, nhà vua xuất quân thắng trận và một tăng lữ vui sướng tuyên bố rằng, Thiên Chúa đã đưa nước Phổ trở thành vùng đất mạnh hơn cả trong tất cả các vùng đất, và chọn muôn dân Phổ là "thần dân chính yếu của Ngài", và do đó "chúng ta có thể đi trong ánh hào quang của những thần dân được Thiên Chúa lựa chọn".[96] Chiến thắng của nước Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà vua và toàn dân luôn mang lại kết quả vô cùng tốt đẹp, và, với vua Friedrich II Đại Đế trở thành vị anh hùng dân tộc Đức, nhân dân Đức lại được hiểu về sự phi thường của khí phách anh hùng.[98][99]
Lực lượng Hải quân Phổ của dân biển Pomerania đã bảo vệ đất nước chống quân Thụy Điển.[100] Do họ không mạnh bằng Hải quân Thụy Điển, nên bị đánh tan tác vào năm 1759. Tuy nhiên, Hải quân Phổ được tái xây dựng vào năm 1761. Trên bộ, quân Thụy Điển bị một toán Kỵ binh nhẹ Phổ chặn đứng. Quân Thụy Điển chưa hề giao chiến với quân chính quy của vua Phổ, và họ phải làm hòa với ông vào năm 1762.[101]
Vương quốc Phổ cũng được giữ vững trong cuộc chiến tranh Bảy năm tàn khốc là nhờ năm pháo đài lớn: Kolberg, Stettin, Kustrin, GlogauBreslau. Các tướng tá của vua Phổ đánh tan tác liên quân Nga - Thụy Điển vào năm 1758.[57] Chỉ mỗi Kolberg bị rơi vào tay quân Nga vào năm 1761; và sau đó, bốn pháo đài còn lại vẫn luôn gây khó khăn cho quân Nga cho đến khi cuộc chiến tranh kết thúc.[102] Nhà vua đã giữ vững được các thành trì Magdeburg, Kustrin và Stettin chính là nhờ các đẳng cấp tình nguyện trang bị cho các Trung đoàn.[100] Voltaire, một người bạn thân của ông, từng mô tả đất Phổ của Đại đế Friedrich II: "...buổi sáng Phổ còn là Spartas, buổi chiều Phổ đã là Athena". Từ sau những cuộc chiến tranh đó, nền chính trị Phổ mang tính "bắt cá hai tay" cho tới tận năm 1866. Chiếm được Silesia, vùng đất đai màu mỡ với nhiều thành phố công nghiệp, nước Phổ trở nên giàu có và đông đúc. Nhờ đánh tan tác quân Áo và tất cả các kẻ thù trên trận tiền mà nước Phổ vươn lên thành quốc gia hùng mạnh nhất của vùng Trung Âu, giữ một vai trò quan trọng trong bản đồ Âu châu, với một đội quân khổng lồ[80].[103][104] Chiến tranh Silesia cũng khởi đầu hơn một thế kỷ kình địch và xung đột giữa Phổ với Áo với tư cách là hai quốc gia hùng mạnh nhất của đế quốc La Mã thần thánh dân tộc Đức (dù rằng lãnh thổ cả hai quốc gia này đều trải rộng ra ngoài biên giới của đế quốc). Vào năm 1744, hạt Đông Frisia rơi vào tay Phổ khi dòng vua Cirksena kết thúc mà không có người kế vị. Theo một nhà sử học danh tiếng của nước Đức vào thế kỷ XIX là Leopold von Ranke, một liệt cường phải giữ vững đất nước trước sức tấn công của một liên quân các nước khác. Nói như vậy, nước Phổ của vua Friedrich II Đại Đế rõ ràng là một liệt cường, ít nhất là về mặt quân sự.[105] Vương quốc Phổ vào thế kỷ XVIII cũng giống như Đế quốc Thụy Điển vào thế kỷ XVII, có nền chính trị phát triển hùng cường nhờ những chiến thắng của nhà vua và một lực lượng hùng binh tướng mạnh, cùng với một bộ máy Chính phủ hữu hiệu.[105] Khi cuộc Chiến tranh Bảy năm tàn khốc chấm dứt, nước Phổ chiến thắng mà không phải nợ nần,[106] và nhà vua còn có 25 triệu thaler để chuẩn bị cho chiến dịch kế tiếp.[107] Tuy ông đã xây dựng những công trình nguy nga tránh lệ chứng tỏ sự thịnh vượng của đất nước, Quốc vương Friedrich II Đại Đế không thích bị nịnh hót. Sau khi Quân đội Phổ ca khúc khải hoàn trở về kinh kỳ sau cuộc Chiến tranh Bảy năm, người thợ chạm lừng danh Daniel Chodowiecki định làm nên một bức hình công phu về cảnh này, và nhà vua khuyên Chodowiecki rằng, không nên làm cho bức hình cầu kỳ quá trớn.[108] Nhà vua cũng không tham gia bất kỳ một buổi lễ ăn mừng nào trong ngày khải hoàn của ông.[109] Sau một cuộc chiến khốc liệt, vị vua chiến thắng cũng trở nên ảm đạm khi trở về kinh đô.[110]
Quốc vương Gustav II Adolf và Quốc vương Friedrich II Đại Đế đều là những vị vua - chiến binh, đều giành những chiến thắng lừng lẫy trước những kẻ thù hùng mạnh. Những chiến thắng của nước Phổ vào thế kỷ XVIII, cũng như những chiến thắng của nước Thụy Điển vào thế kỷ XVII, đã in sâu vào tinh thần của dân tộc họ.[111] Trong suốt triều đại của ông, về mặt ngoại giao, ông thường lợi dụng những bất hòa giữa các cường quốc (ví dụ: Áo, Nga); qua đó, ông phá vỡ liên minh của họ, hoặc khuyến khích họ liên minh với nhau, nhờ đó, Vương quốc Phổ có điều kiện phát triển tương đối thuận lợi.[43][51] Trong 23 năm cuối đời, cho tới 1786, ông khuyến khích việc phát triển nhiều vùng ở Phổ, như là Oderbruch. Vào năm 1764, với sự phò tá đắc lực của Hoàng đệ Heinrich - một nhà ngoại giao tài ba, ông liên minh với nước Nga - đây là Liên minh lâu dài nhất trong lịch sử nền quân chủ Phổ, giúp nước Phổ hùng mạnh thoát khỏi tình trạng cô lập sau cuộc chiến tranh Bảy năm. Với liên minh này, Triều đình Phổ của vua Friedrich II Đại Đế dễ dàng hơn trong việc chi phối các chính sách của Triều đình Nga, và trở thành một trong những quan thầy của Triều đình Ba Lan bù nhìn của nước Nga.[34][112] Đồng thời ông không ngừng nỗ lực tăng cường binh lực và gia tăng ngân khố Phổ để bảo vệ vị thế liệt cường của đất nước,[110] sau khi đánh bại liên minh chống Phổ của Áo - Pháp - Nga trong bảy năm chinh chiến,[113] ông còn tham dự vào Cuộc phân chia Ba Lan lần thứ nhất cùng với Áo và Nga (1772) để giành thêm lãnh thổ; sau chiến tranh, châu Âu lục địa kiệt quệ, và Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva có nguy cơ bị chia cắt bởi hai nước Nga và Áo, nên ông quyết định can thiệp.[114] Ba Lan đang trong tình trạng vô chính phủ, và trong chiến tranh, quân Nga thường đóng quân tại đây, có thể thấy vào năm 1761, Quân đội Phổ phá tan tác kho đạn dược của quân Nga tại Ba Lan.[115]
Với chiến thắng về ngoại giao của nước Đức trước Nga và Áo,[116] ông đạt được thành quả quan trọng hơn cả so với hai nước kia:[117] nhờ đó Công quốc Đông Phổ kết nối với những vùng đất khác của vua Friedrich II Đại Đế, hoàn thiện việc thống nhất các lãnh thổ Phổ và tiếp tục thể hiện vai trò liệt cường của Vương quốc Phổ.[4] Trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, vùng Đông Phổ bị Nga chiếm đóng nhưng họ vẫn luôn chống Nga, trung thành với nhà vua; sau ngày nhà vua thắng trận, với cuộc chia cắt Ba Lan này, vùng Đông Phổ được giữ vững, hoàn toàn thoát khỏi mối lo sợ về việc quân Nga sẽ xâm lược trở lại.[116][118] Giờ đây, với tư cách là Bá chủ của vùng Tây Phổ, ông mở được những vùng biên cương chiến lược của đất nước đến sông Wislasông Netze. Nhà vua xây nên kênh đào Bromberg cho đến sông Oder, giúp ông hòa nhập sông Wisla với các đường hàng hải nội địa của các lãnh thổ cũ của ông.[119] Với những cuộc chinh phạt huy hoàng của ông, ông trở thành nhà chinh phạt nổi tiếng nhất của nước Phổ, và là vị thống soái kiệt xuất nhất trong thời đại của ông. Quân đội của ông tuy ít, nhưng nhờ kỷ luật và thiên tài của ông, dẫn đến một loạt chiến thắng oanh liệt trước liên quân chống Phổ.[120][121][122]
Tuy ngự trị thiên hạ nhưng vua Friedrich II Đại Đế vẫn sống đời giản dị, chăm chỉ, do đó ông được lòng dân. Là bạn thân của nhà triết học kiệt xuất Voltaire người Pháp, ông thường đi thị sát, và nói chuyện thân mật với bà con nông dân.[123][124]
Với một lực lượng Quân đội đầy danh tiếng, ảnh hưởng của nền quân sự nước Phổ còn ảnh hưởng đến nước Nga, nước Pháp và nước Áo láng giềng. Vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế - một trong những nhân vật phi thường của thế giới thời bấy giờ - vô cùng năng nổ trong việc xây dựng lực lượng Quân đội Phổ, ông cũng thường tiến hành duyệt binh, làm cho cả châu Âu phải bái phục. Người ta cũng mong muốn đến viếng thăm kinh thành Berlin, để chhg kiến tận mắt những Trung đoàn quân phục xanh đầy danh tiếng của ông.[125] Cũng trong thời gian đó ông mở cửa biên giới Phổ cho những người chạy trốn khỏi áp bức tôn giáo ở các phần khác của châu Âu, như là người Huguenots. Ông thực hiện chính sách tự do tôn giáo và gia tăng quyền lợi của những người Do Thái trên đất Phổ.[126] Vào năm 1750, ông ra Thánh chỉ phán rằng người Do Thái được quyền làm chủ các Trường học, Giáo đường và Nhà nguyện của họ.[127] Ông thực Vương quốc Phổ trở thành một vùng đất hứa, giống như Hoa Kỳ với dân nhập cư đi tìm tự do trong thế kỉ 19. Trong khi Hoàng đế Áo Joseph II thất bại trong chính sách này, vị vua vĩ đại của nước Phổ đã thành công.[51] Ông cũng xây một Tân Hoàng cung (Neues Palais) vô cùng hoành tráng ở thành phố Potsdam, thể hiện nền quân chủ Phổ sau khi giành chiến thắng trước liên quân chống Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1763), thể hiện những tham vọng của nhà vua và thực lực của nước Phổ đang trên đà lớn mạnh và phú cường, không thể nào bị cuộc Chiến tranh Bảy năm tàn phá.[125][128][129][130] Hoàng cung lừng lẫy này được xây theo kiến trúc barốc.[131] Với một loạt cung vua phủ chúa, thành phố Potsdam trở thành "Versailles trên đất Đức".[132] Là nhân vật chủ chốt trong nền chính trị châu Âu thời bấy giờ, Quốc vương Friedrich II Đại Đế xưng hiệu "Đức Vua của Phổ" vào năm 1772, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công cuộc giành độc lập của người Phổ khỏi Đế quốc La Mã Thần thánh.[133]
Chân dung vua Friedrich II Đại đế. Ông giành chiến thắng trong hầu hết các trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763) chống lại phần lớn châu Âu. Là một vị vua thành công của chế độ chuyên chế Khai sáng, ông đưa nước Phổ trở nên thịnh vượng.[123][124]
Vua Friedrich Đại đế thực hành chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, với những thành công vang dội trong việc nội chính. Không những là một thiên tài quân sự, nhà ngoại giao kiệt xuất, ông là vị vua đưa nước Phổ trở nên thịnh vượng, trở thành vị bạo chúa "Khai Sáng" hoàn hảo nhất trên lục địa châu Âu trong nửa sau thế kỷ XVIII, được nhân dân yêu mến.[51] Tuy bạo ngược khi đối phó với ngoại bang, nhà vua đối xử hào phóng với muôn dân, trị vì giỏi và làm việc chăm chỉ, vì sự thịnh vượng của toàn dân nước Phổ.[4] Bản thân ông cũng là một vị vua - triết gia, nhà văn, nhạc sĩ, nhà bảo trợ của khoa học và nghệ thuật; là một vị vua huy hoàng không kém vua Louis XIV của Pháp, ông cũng đồng thời là vị vua theo chủ nghĩa Khắc Kỷ.[134][135][136] Với tư cách là một nhạc sĩ tài năng, ông thường chơi thổi sáo, ngay cả lúc chinh chiến.[137] Là bạn thân đồng thời là độc giả của Voltaire, ông được gọi là "Friedrich Độc đáo", ông có vốn kiến thức uyên thâm, do suốt đời, ông rất thích đọc sách, và đam mê những tác phẩm của Fénelon, Descartes, Molière, Pierre Bayle, Boileau, Bossuet, Corneile, Racine, John Locke, Wolff, Gottfried Leibniz, Cicero, Julius Caesar, Lucian, Horace, Plutarch,v.v... và hàng trăm tác gia khác.[138] Tuy có lúc tình bạn giữa nhà vua và Voltaire bị rạn nứt (1753), ông hồi phục lại qua những lá thư hết lời ca ngợi đại văn hào kiệt xuất này.[139] Tuy là vị vua - chiến binh vĩ đại nhất của nước Phổ, ông cũng thể hiện niềm yêu hòa bình.[140] Ngay từ năm 1745, sau chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh Silesia, người chiến binh tham vọng này tuyên bố sẽ không đẩy châu Âu vào chiến tranh nữa.[49] Vào năm 1749, ông phá tan tành một âm mưu gây chiến tranh Kế vị Thụy Điển của Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna, nhờ vào phản ứng quyết đoán và năng nổ của ông.[141] Giữa lúc cuộc Chiến tranh Kế vị Áo còn tiếp tục kéo dài cho đến năm 1748, với toàn thể các nước đều kiệt quệ, ông trị vì đất nước thái bình thịnh trị, trở thành một vị Quân vương sáng suốt, hiếu hòa và nhân đạo chủ nghĩa, bước vào thời đại hoàng kim của ông trong cung điện Sanssouci, nơi ông trở thành vô cùng gần gũi với nhân đạo chủ nghĩa và được mệnh danh là "Nhà triết học của khu Sanssouci".[49][142] Đây là một công trình kiến trúc barôc do một người bạn hữu của nhà vua xây dựng.[143] Cuộc Chiến tranh Bảy năm cũng hoàn toàn là một cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ và địa vị cường quốc của nước Phổ: Những nỗ lực, hy sinh và những chiến công anh hùng của ông đã mang lại niềm tự hào cho toàn thể dân tộc Đức về sự suy yếu của nước Pháp hùng mạnh, cũng như sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nước Phổ vang xa với chiến thắng trong cuộc chiến tranh này (1763). Giữ cuộc chiến tranh, và sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh Bảy năm, ông vẫn tiếp tục lao đầu vào nghiên cứu các tác phẩm triết học, thơ ca, sử học, ví dụ như triết học Khắc Kỷ mà ông đam mê.[144] Sau những năm tháng huy hoàng, trước khi mất, ông vẫn còn yêu thích cái nắng.[145]
Không những là một ông vua cần cù siêng năng, ông còn đam mê âm nhạc.[146] Là vị vua dẫn dắt nền văn hóa đồ sộ của nước nhà trở nên tiến bộ hơn, ông ví von mình với Moses trên bán đảo Sinai, và ông cũng giống như Moses vậy.[147][148] Do văn võ song toàn, ông được xem là vị vua vĩ đại hơn cả Napoléon.[149]
Chúng ta đang gần như quên lãng một nước Phổ làm gương cho không ít các nước khác. Nước Nhật Bản là một trong số đó, họ noi theo nước Phổ, nên thỉnh thoảng gọi là "Vương quốc Phổ của Á châu".
—Nis Petersen, chuyên gia về vua Friedrich II Đại Đế, phụ trách bộ môn Lịch sử Trường Cao đẳng Quốc gia Jersey[150]
Là một Quân vương độc đoán, vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế hạn chế uy quyền của Thủ tướng Chính phủ Phổ là Bá tước Karl-Wilhelm Finck von Finckenstein - người làm quan đến cuối đời ông và luôn trung thành với ông.[151][152] Ông đề ra bộ luật dân sự tổng quát, xóa bỏ hình thức tra tấn, thiết lập nguyên tắc Hoàng gia không can thiệp vào những vấn đề tư pháp. Ông cũng sáng lập hệ thống giáo dục "trung học" nâng cao, tiền thân của hệ thống các trường Grammar School ngày nay ở Đức, đào tạo những học sinh giỏi tương lai cho các trường đại học. Ông cũng biến kinh đô Berlin.[52] Ông còn tiến đánh Hoàng đế Áo là Joseph II trong cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern (1778 - 1779), để buộc Hoàng đế Joseph II phải từ bỏ âm mưu xâm chiếm xứ Bayern. Hiệp định Teschen (1779) là một thắng lợi của ông, nước Áo phải từ bỏ xứ Bayern.[153] Bước vào năm 1780, người chiến binh già này trở thành một trong những nhân vật duy nhất có tầm vóc anh hùng trên chính trường Âu châu.[154]
Sau đó, vào năm 73 tuổi, ông lại còn đánh bại một âm mưu chiếm lĩnh xứ Bayern của liên minh Áo - Nga qua việc thiết lập "Liên minh các Vương hầu" (1785) thắng lợi, tiếp tục thể hiện vai trò cường quốc của Vương quốc Phổ.[155][156][157][158][159] "Liên minh các Vương hầu" cũng là cống hiến cuối cùng của nhà vua nước Phổ đối với nền chính trị châu Âu và cả thế giới, đỉnh cao của những chiến thắng mà ông đạt được trong suốt cuộc đời ông, là một chiến thắng lừng lẫy đưa Vương quốc Phổ thoát khỏi sự đe dọa nguy hiểm nhất trong lúc đó. nâng cao thanh thế của nước Phổ.[51][160][161][162] Là minh chủ của "Liên minh các Vương hầu", đây là lần đầu tiên nước Phổ hòng thống nhất các vua chư hầu người Đức thành một Đế chế Đức do Quốc vương nước Phổ thống trị.[163] Lại một lần nữa, ông vươn lên thành vị quan thầy của những ai chống lại những âm mưu của Hoàng đế trong Đế quốc La Mã Thần thánh.[164] Tuy say mê văn hóa Pháp, vị vua vĩ đại này trở thành một vị anh hùng dân tộc của nước Đức vì những chiến thắng đáng nhớ của ông trước các đạo quân xâm lược đất Đức.[165] Hoàng đế Joseph II phải bỏ cuộc, và việc thành lập Liên minh cho thấy vua Friedrich II Đại Đế - kẻ hủy diệt vĩ đại của Đế quốc La Mã Thần thánh[166] - trầm mình trong ánh nắng hoàng hôn chói lọi của cuộc đời của một vị anh hùng dân tộc Đại Đức.[154] Trước đây, Hoàng đế Joseph II đã từng thăm viếng ông và ca ngợi vị anh hùng này rất nhiều.[167]
"Tân Hoàng cung" thể hiện sự oai hùng và thịnh vượng của ông vua hùng mạnh Friedrich II Đại Đế, được ông xây dựng từ năm 1763 đến năm 1769, sau cuộc Chiến tranh Bảy năm. Nhưng nhờ thiên tài quân sự của ông, ông đã bảo vệ nước Phổ, đánh bại liên quân Áo, Nga, Pháp, v.v... và kết thúc chiến tranh với 1 nước Phổ hùng mạnh hơn trước hẳn.[168]
Dưới triều đại huy hoàng của ông, nước Phổ lên tới tột đỉnh hoàng kim.[169][170] Với triều đại trị vì lâu dài đến 46 năm, ông đã mở mang lãnh thổ nước Phổ, quốc gia hùng mạnh này rộng lên gấp đôi.[43][171] Ông đã đề xướng nhiều chính sách về nội trị, quân sự và ngoại giao đã truyền cảm hứng không nhỏ cho chủ nghĩa dân tộc, cũng như chủ nghĩa quân phiệt Phổ.[43] Một năm sau thắng lợi với "Liên minh các Vương hầu", ông vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế - vị minh chủ của Liên minh này - ngã bệnh qua đời (1786),[155] để lại một nước Phổ hùng mạnh, sánh vai với Áo trong việc thống trị vùng Trung Âu. Trong suốt đời, ông luôn thể hiện một vị vua kỷ cương khắc khe, kỷ cương với cả bản thân mình, và là "một thiên tài đích thực xuất sắc nhất đã lên kế vị ngai vàng vào thời kỳ cận đại" - theo nhận định của nhà sử học người Anh là John Dalberg-Acton, Nam tước Acton thứ nhất (Huân tước Acton).[172][173] Khi ông lên nối ngôi, nước Phổ là một nước yếu nhất trong các cường quốc châu Âu, nhưng với ông, nước Phổ sánh vai với mọi cường quốc trên toàn cõi châu Âu - đây là công lớn của ông.[174] Chiến lược và những chiến thắng của người chiến binh vĩ đại xưa trước liên quân chống Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, tài năng của ông và bộ máy Chính phủ Phổ, sẽ còn được Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte, đại thi hào người Đức Johann Wolfgang von Goethe, thi hào người Đức Christian Friedrich Daniel Schubart, nhà chính trị tự do chủ nghĩa nước Phổ Heinrich Friedrich Karl vom und zum Stein, Quốc trưởng Đức Quốc Xã Adolf Hitler phải thán phục.[60][86][87][175][176][177][178] Đương thời, các chính sách của vua Friedrich II Đại Đế và Chính phủ Phổ cũng luôn được vua xứ Torino thán phục.[179][180] Là vị vua thắng trận trong mọi cuộc chiến tranh, ông được xem là một vị vua giỏi hơn cả vua Louis XIV và các vị vua nhà Bourbon của Pháp. Khác với vua Louis XIV, ông nói:[4]
Trẫm là công bộc đầu tiên của Quốc gia.
—Friedrich II Đại Đế
Sau khi thành công trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất (1772), vua Friedrich II Đại Đế - "nhân vật dẫn dắt của thế kỷ ông"[181] - nhận thấy phần đất Ba Lan mà ông chiếm được đã lâm vào hỗn loạn nghiêm trọng. Ông thân hành thị sát khắp các vùng đất này, và xóa tan tình trạng này. Tuy Triều đình Phổ thống trị hà khác, ông đã mang lại cho phần đất này một cuộc sống tương đối phồn vinh.[117] Có nhiều giai thoại nói về ông.[182] Sự mến mộ ông trở thành di sản lâu dài nhất của phong trào yêu nước Phổ. Sau khi ông qua đời vào năm 1786, nền văn hóa Friedrich ăn sâu vào nhân dân Phổ, với lòng yêu quý nhà vua cực kỳ mãnh liệt. Ông ngự trị trên ngai cao trong suốt 46 năm - gần lâu bằng vị tiên liệt hiển hách của ông - "Tuyển hầu tước vĩ đại". "Friedrich Độc đáo" - một Quân vương đầy nghị lực và tài hoa, đã tự mình quyết chiếm tỉnh Silesia đã làm mê hoặc những người đương thời, và lôi cuốn những nhà sử học. Biết bao nhiêu người tưởng niệm vị vua quá cố, và nhiều nhà xuất bản cũng ca ngợi ông.[46] Một tác phẩm ca ngợi ông thành công nhất, và nổi trội nhất là bản tóm tắt của nhà văn Friedrich Nicolai - một tác gia lừng danh của trào lưu Khai Sáng tại chốn kinh kỳ Berlin. Ông là một trong số những thần dân Phổ còn sống sót cho đến cuối thập niên 1780, đối với họ, Quốc vương Friedrich II Đại Đế có lẽ luôn luôn ngự trên ngai cao. Ông là nhân chứng của cuộc Chiến tranh Bảy năm và công cuộc tái thiết đất nước của nhà vua sau năm 1763, và suy ngẫm về vị vua vinh quang, ông cho rằng, là để "học hỏi một nhân vật đúng đắn của Tổ quốc của một ai đó".[183]
Với vua Friedrich II Đại Đế, một cường quốc Kháng Cách hùng mạnh của người Đức trỗi dậy mạnh mẽ, nên trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, Giáo hoàng Vatican đã thể hiện thái độ thù địch với nước Phổ.[184] Thành công của vua Phổ là thất bại thảm hại nhất của Toà Thánh Rôma kể từ thời Thánh Martin Luther.[100] Vào năm 1786, nước Phổ là quốc gia đông dân thứ 13, rộng lớn thứ 10 nhưng có Quân đội đông đảo thứ ba trên toàn cõi châu Âu. Chính nhờ một lực lượng Quân đội tinh nhuệ mà vua Friedrich II Đại Đế vẫn luôn giữ được thế mạnh của mình dù liên minh giữa ông với các cường quốc khác (Ví dụ: Nga) thường tan rã. Quân đội Phổ hùng mạnh đến mức mà một viên Sĩ quan phụ tá của nhà vua trong cuộc Chiến tranh Bảy năm là Georg Heinrich Berenhost phải để đời một câu nói đáng nhớ:[185]
Nền quân chủ Phổ không phải là một Quốc gia có Quân đội, nhưng là một Quân đội có Quốc gia. Đất nước Phổ thực chất chỉ là nơi cắm trại của toàn quân.
—Georg Heinrich Berenhost

Lịch sử nước Phổ (1786 - 1850)

Sau khi vua Friedrich II Đại Đế qua đời, Vương quốc Phổ trở nên suy yếu, do không có những vị vua tài ba. Với bộ máy Chính phủ Phổ do ông gầy dựng nên, nước Phổ cần phải có một ông vua kiệt xuất như ông, và do không có những ông vua kiệt xuất như vậy, nước Phổ suy yếu.[51] Do vua Friedrich II Đại Đế không có con, ông truyền ngôi cho người cháu gọi ông bằng bác là vua Friedrich Wilhelm II - một ông vua không sáng suốt và nhìn xa trông rộng như ông. Khác với bác của mình, Quốc vương Friedrich Wilhelm II đã thi hành chính sách phản động, phản cách mạng và bài bác Hội Tam Điểm.[186][187][188] Ông vua phản động này đã tiến hành chính sách kiểm duyệt và để đám sủng thần lũng đoạn triều chính.[189][190] Một thời kỳ lịch sử đã qua đi sau khi vua Friedrich II Đại Đế về cõi vĩnh hằng.[191] Với sự kiện ấy, trào lưu Khai Sáng xuống dốc nghiêm trọng trên đất Đức sau năm 1786, và cuối cùng cũng tan biến vào thập niên 1790. Vua Friedrich Wilhelm II trọng dụng một viên cận thần cực kỳ bảo thủ là Johann Christoph Wöllner - vốn đã bị tiên vương Friedrich II Đại Đế chê trách.[192] Ông cũng sáp nhập thêm một phần Ba Lan qua các cuộc Phân chia của Ba Lan sau đó. Tuy mở rộng đáng kể bờ cõi nước Phổ, nhưng ông không có tài năng về chính trị và quân sự.[193]
Ông trở thành một vị vua mất lòng dân.[194] Người kế vị ông, vua Friedrich Wilhelm II (1797-1840) tuyên bố hợp nhất giáo hội Tin Lành dòng Luther Phổ và giáo hội Kháng Cách. Quốc vương Friedrich Wilhelm III không giỏi lắm, phải lệ thuộc vào các quan đại thần.[190] Nước Phổ đóng vai trò đóng vai trò chủ đạo trong Chiến tranh Cách mạng Pháp. Tuy nhiên sau Hòa ước Basel năm 1795, Phổ im hơi lặng tiếng trong hơn một thập kỉ, chỉ tham chiến một lần nữa với Pháp vào năm 1806 khi thương lượng với Pháp về vùng ảnh hưởng của Phổ ở Đức đổ vỡ. Trong lúc này, những chiến công hiển hách của Quốc vương Friedrich II Đại Đế năm xưa, vẫn còn được ghi nhớ trong lòng muôn dân Đức.[5] Trong trận Jena-Auerstedt, Quân đội Phổ bị quân Pháp của Napoléon Bonaparte đánh thất bại nặng nề, khiến cho vua Friedrich Wilhelm III (1797-1840) và Hoàng gia phải chạy sang Memel tạm thời lánh nạn. Tuy nền quân chủ Phổ đã gần như sụp đổ, họ vẫn chiến đấu với sự hỗ trợ của Đế quốc Nga. Một viên tướng tài năng là Gerhard von Scharnhorst cầm đầu đạo quân Phổ tại vùng Đông Phổ, với sự hỗ trợ của Quân đội Nga đông đảo hơn ông đã đánh Pháp trong trận Eylau bất phân thắng bại.[195] Tuy nhiên, quân Pháp đánh tan tác Quân đội Nga trong trận Friedland (1807), buộc Nga hoàng Aleksandr I phải làm hòa,[196] và liên minh Nga - Phổ yểu thọ chấm dứt.[197] Vào năm đó, Hoàng đế Napoléon Bonaparte đến kinh thành Berlin và ca ngợi vị tiên vương Friedrich II Đại Đế. Không những Napoléon mà danh tiếng lẫy lừng của vị vua nước Phổ này cũng làm nhiều người Pháp khác thán phục.[198]
Trong lịch sử nước Phổ, Pháo đài Kolberg nổi tiếng là đã hứng chịu đến năm cuộc vây hãm, nổi bật hơn cả là cuộc vây hãm của quân Pháp vào năm 1807.[199] Tướng August Neidhardt von Gneisenau chống trả quyết liệt, với sự hỗ trợ của nhân dân yêu nước ông đã giam chân được quân Pháp.[200] Cuộc chống trả của Gnesenau đã giành thắng lợi, do đó ông được ban Huy chương cao quý.[201] Sau chiến công anh hùng này, ông nhiệt liệt hoan nghênh việc cải cách Quân đội Phổ, và trở thành một trong những viên chỉ huy xuất sắc nhất của Quân đội Phổ.[202] Chiến công của Quân đội Phổ tại Kolberg đã được đưa lên màn ảnh nước Đức vào thời Đức Quốc Xã sau này.[203]
Với thất bại của Quân đội Nga tại Friedland,[196] theo Hiệp ước Tilsit 1807, Vương quốc Phổ mất đi khoảng một nửa lãnh thổ, đặc biệt là các khu vực chiếm được từ các cuộc Phân chia Ba Lan thứ hai và thứ ba, các vùng này giờ thuộc về Đại công quốc Warsaw. Hơn thế nữa, vua Phổ buộc phải liên minh với Pháp và tham gia vào Hệ thống phong tỏa Lục địa. Đáp lại thất bại này, những Bộ trưởng chủ trương cải cách như SteinHardenberg tiến hành hiện đại hóa nước Phổ, bao gồm giải phóng nông dân khỏi chế độ nông nô, giải phóng và ban quyền công dân cho người Do Thái, thiết lập thể chế tự trị cho các đô thị. Hệ thống trường học được sắp xếp lại, và vào năm 1810 ban hành tự do thương mại. Quá trình cải cách quân đội hoàn thành vào năm 1813 với việc ban hành chế độ quân dịch.
Sau khi Napoléon thất bại ở Nga, nước Phổ rút khỏi liên minh với Pháp và tham gia vào Liên minh thứ 6 trong cuộc chiến tranh Giải phóng (Befreiungskriege) chống lại sự chiếm đóng của Pháp. Quân đội Phổ đóng vai trò quyết định trong chiến dịch năm 1813 giữa quân Pháp và Liên quân chống Phổ (Phổ, Áo, Nga, v.v...).[13] Vào năm 1813, dù quân Pháp chiến đấu dũng cảm, quân Pháp giành chiến thắng kiểu Pyrros trước Quân đội Phổ trong trận Bautzen, và Quân đội Phổ giành chiến thắng trong trận Leipzig cùng năm đó.[204][205] Vào năm 1814, Quân đội Phổ còn tiến đánh kinh thành Paris của Pháp, giành chiến thắng và vua Napoléon phải thoái vị.[206] Vị Hoàng đế này trở vệ từ nơi lưu đày không lâu sau đó, và Quân đội Phổ dưới sự chỉ huy của Thống chế Gebhard Leberecht von Blücher góp phần quyết định trong chiến thắng Waterloo năm 1815, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Napoléon. Danh tiếng của nước Phổ lan truyền trên khắp cõi châu Âu. Tờ báo "Times" ở thủ đô Luân Đôn (Anh Quốc) có bình luận:[207]
Hầu như tất cả mọi chiến thắng quyết định sự sa ngã của nhà chinh phạt này (Napoléon) đều có nước Phổ tham gia. Quân đội Phổ luôn luôn tham chiến trong cả hai trận đánh tại Lutzen và Bautzen; Quân đội Phổ cũng luôn luôn tham chiến trong cả hai trận đánh tại Grossberen và Leipzig; Quân đội Phổ cũng luôn luôn tham chiến trong những trận đánh trên nước Pháp, và cuối cùng, Quân đội Phổ luôn luôn tham chiến trong trận đánh tại Waterloo. Người chiến binh Phổ đã thể hiện anh ta là người chiến binh xuất sắc nhất trong những chiến dịch này.
—Tờ báo Times
Chiến thắng trước Napoléon đã thể hiện chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Phổ, mang lại cho đất nước sự huy hoàng chẳng khác gì nhân dân Hy Lạp khi đập tan tác quân Ba Tư của Hoàng đế Xerxes I.[208] Thống chế Gebhard Leberecht von Blücher vốn là một chiến binh Thụy Điển trong Chiến tranh Bảy năm, bị Quân đội Phổ bắt sống và gia nhập trong lực lượng Kỵ binh nhẹ xuất sắc của vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế và phò tá đắc lực trong những năm tháng huy hoàng của vị vua này.[206] Ông từng là một trong những viên Sĩ quan xuất sắc nhất của nước Phổ.[209] Chiến thắng tại Waterloo trở thành một những trận thắng lẫy lừng trong lịch sử Quân đội Phổ, cùng với những trận chiến tại Rossbach, Leuthen hay Leipzig.[210] Tại Hội nghị Viên 1815, để thưởng công cho Phổ, Phổ được thu lại các lãnh thổ đã mất, cũng như được thêm toàn bộ vùng Rhineland, Westphalia và một số vùng đất khác. Những vùng đất phía tây có tính chất sống còn với Phổ, bởi vì chúng bao gồm vùng Ruhr, trung tâm công nghiệp non trẻ của Đức, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Những vùng đất mới được sáp nhập này làm tăng gấp đôi dân số Phổ. Để đổi lại, Phổ rút khỏi khu vực trung tâm Ba Lan để thành lập Liên hiệp Ba Lan (Congress Poland) dưới quyền cai quản của Nga. Phổ nổi lên từ sau cuộc Chiến tranh Napoléon như là bá chủ của Đức, làm lu mờ đối thủ lâu đời là Áo, nước đã chịu mất địa vị Hoàng đế Đức năm 1806. Kể từ năm 1815, Phổ trở thành một thành viên của Liên minh các quốc gia Đức.
Tập tin:MapGermany1815.gif
Nước Đức sau Công ước Viên 1815
Nửa đầu của thế kỉ thứ 19 chứng kiến cuộc đấu tranh dai dẳng trong nước Đức giữa những người theo chủ nghĩa tự do muốn một có liên bang Đức thống nhất dưới một hiến pháp dân chủ, và những người theo chủ nghĩa bảo thủ, muốn duy trì nước Đức như là một tập hợp chắp vá bởi các tiểu quốc quân chủ độc lập, với Phổ và Áo tranh giành ảnh hưởng. Do Phổ có ưu thế về lãnh thổ và dân số nên các tiểu quốc Đức bắt đầu gia nhập vùng tự do kinh tế do Phổ lập ra vào năm 1820. Phổ được hưởng rất nhiều lợi ích từ việc lập ra Liên hiệp Thuế quan Đức (Zollverein), bao gồm hầu hết các tiểu quốc Đức, ngoại trừ Áo. Quốc vương Friedrich Wilhelm III từng hứa hẹn sẽ ban hành Hiến pháp, nhưng đến khi ông qua đời vào năm 1840 thì lời hứa này vẫn không được thực hiện. Những người có tư tưởng tiến bộ và chủ nghĩa tự do trên khắp Vương quốc sẽ còn gửi gắm hy vọng vào tân vương Friedrich Wilhelm IV.[211] Quốc vương Friedrich Wilhelm IV lên ngôi vua lúc đã 45 tuổi. Ông là một người khó hiểu, kể cả đối với những người đương thời rất am hiểu về ông. Khác với các bậc tiên vương Friedrich II Đại Đế, Friedrich Wilhelm II và Friedrich Wilhelm III đều được nuôi dạy dưới tinh thần và những giá trị của trào lưu Khai Sáng. Ngược lại, vua Friedrich Wilhelm IV được dạy dỗ bởi các danh sĩ của chủ nghĩa lãng mạn.[212]
Ông trở thành một vị vua lãng mạn bảo thủ, ông tin vào thần quyền của Nhà vua.[213] Ông thi hành chính sách phản động, chống cải cách.[214] Ông là một trong những người đã tạo ra một tinh thần bảo thủ ở châu Âu từ sau làn sóng Cách mạng năm 1848 cho đến khi chế quân chủ Đức sụp đổ vào năm 1918. Vào năm 1848 những người theo chủ nghĩa tự do có một cơ hội khi các cuộc cách mạng bùng nổ khắp châu Âu. Vua Friedrich Wilhelm IV đã đồng ý triệu tập Quốc hội và thông qua một bản Hiến pháp. Khi Quốc hội Frankfurt phong Friedrich Wilhelm IV làm hoàng đế của một nước Đức thống nhất, ông từ chối với lý do ông không thể nhận vương miện từ Quôc hội lập ra từ cách mạng mà không được sự ủng hộ của các hoàng gia Đức khác.
Quốc hội Frankfurt bị buộc phải giải tán vào năm 1849, và vua Friedrich Wilhelm IV sử dụng quyền lực của mình để ban hành hiến pháp đầu tiên của Phổ vào năm 1849. Bản Hiến pháp bảo thủ này cho phép lập ra hai Nghị viện. Hạ nghị viện, hay Landtag, được bầu ra bởi tất cả những công dân có khả năng đóng thuế. Những người này được chia làm 3 giai cấp, và trọng lượng lá phiếu phụ thuộc vào số tiền họ đóng thuế. Phụ nữ và những người không có khả năng đóng thuế không có quyền bầu cử. Qui định này khiến cho một phần ba số cử tri có thể chọn ra đến 85% số nghị viên, về thực chất là đảm bảo sự thống trị của những người giàu có trong xã hội. Thượng viện, sau được đổi tên là Herrenhaus (tức "Viện Nguyên Lão"), được chỉ định bởi nhà vua. Nhà vua có toàn quyền hành pháp, và các bộ trưởng chỉ phải chịu dưới quyền nhà vua. Kết quả là sự thống trị của giai cấp lãnh chúa, được gọi là Junker, được bảo đảm nguyên vẹn, nhất là ở các tỉnh miền đông.
Bên cạnh những chính sách bảo thủ, Quốc vương Friedrich Wilhelm IV cũng có chút ít đóng góp đối với nền văn hóa phương Tây, ông tích cực khuyến khích khoa học phát triển ở các Trường Đại học.[214] Nhà vua cũng cũng hạ lệnh cho xuất bản một loạt tác phẩm của tiên vương Friedrich II Đại Đế, từ năm 1846 cho đến năm 1857. Trong thời kỳ này, một họa sĩ tỉnh Silesia là Adolf Menzel có vẽ một loạt bức tranh về vua Friedrich II Đại Đế, ví dụ như "Vua Friedrich Đại Đế trong những chuyến thị sát" (1854). Ông trở thành một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của người Đức, ảnh hưởng đến nhiều họa sĩ đương thời. Quốc vương Friedrich II Đại Đế và chủ nghĩa anh hùng của ông ảnh hưởng vô cùng lớn đến nước Đức thời đó.[182]

Chiến tranh thống nhất nước Đức

Vào năm 1862 Vua Wilhelm I bổ nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Phổ. Bismarck quyết tâm đánh bại cả những người theo trường phái tự do và trường phái bảo thủ bằng cách tạo ra một nước Đức thống nhất hùng mạnh, dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị Phổ và hệ thống quan chức, chứ không phải do những người theo chủ nghĩa dân chủ tự do. Ông cho rằng vua Phổ chỉ có thể nhận được sự ủng hộ của nhân dân nếu ông đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức. Vì thế Bismarck đã dẫn dắt nước Phổ qua ba cuộc chiến tranh để đưa vua Wilhelm I lên ngôi Hoàng đế Đức.

Chiến tranh Schleswig

Vương quốc Đan Mạch vào thời gian đó liên hiệp trực tiếp với các công quốc SchleswigHolstein, cả hai công quốc này đều có các mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên chỉ có Holstein thuộc về Liên minh các quốc gia Đức (German Confederation). Chính quyền Đan Mạch ở Copenhagen muốn sát nhập Schleswig vào Đan Mạch nên đã làm bùng nổ cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất (1848-1851), với Phổ lãnh đạo Liên minh các quốc gia Đức chống lại Đan Mạch. Mặc dù về mặt quân sự, Đan Mạch bị thất bại, nhưng các đế quốc Âu châu làm áp lực buộc Phổ phải trao trả Schleswig và Holstein về cho Đan Mạch, đổi lại Đan Mạch phải hứa sẽ không tìm cách sát nhập Schleswig nữa. Phổ cũng mất vị thế lãnh đạo trong Liên minh các quốc gia Đức cho Áo trong Thỏa ước Olmütz vào năm 1850, vì Nga lúc đó ủng hộ Áo.
Năm 1863, Đan Mạch ban hành một hiến pháp chung cho cả Đan Mạch và Schleswig. Việc này làm nổ ra một cuộc xung đột mới với Liên minh các quốc gia Đức, khiến Liên minh phê chuẩn chiếm đóng Holstein, còn quân Đan Mạch phải rút khỏi vùng đất này. Năm 1864, quân Áo-Phổ vượt biên giới Holstein và Schleswig, làm nổ ra cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai. Quân Áo-Phổ đánh bại quân Đan Mạch, buộc Đan Mạch phải chịu mất cả hai vùng đất này. Theo Thỏa ước Gastein ký kết năm 1865, Phổ chịu trách nhiệm quản lý Schleswig, còn Holstein là trách nhiệm của Áo.

Chiến tranh Áo-Phổ

Nước Phổ mở rộng lãnh thổ từ 1807-1871
Bismarck nhận ra rằng cơ chế quản lý kép Schleswig và Holstein chỉ là một giải pháp tình thế, đồng thời sự căng thẳng cũng tăng dần lên giữa Phổ và Áo. Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh Áo-Phổ (1866) là sự tranh chấp ngôi bá chủ nước Đức giữa Áo và Phổ, sự bất đồng về Schleswig và Holstein chỉ là ngòi lửa thổi bùng cuộc chiến tranh.
Đứng về phía nước Áo là những bang miền nam (bao gồm BavariaWürttemberg), một số bang miền trung và lãnh địa Hannover ở miền bắc nước Đức; về phía Phổ là đa phần các bang phía bắc nước Đức, một số tiểu bang miền trung và Ý. Quân Phổ được vũ trang tốt hơn hẳn quân Áo, dưới quyền chỉ huy của đại tướng Helmuth von Moltke đã đánh thắng trận chiến quyết định Königgrätz. Nước Áo thua trận, mất quyền bá chủ vào tay nước Phổ và phải rời Liên minh các quốc gia Đức. Trong khi năm xưa vua Friedrich II Đại Đế giành chiến thắng là nhờ lòng dũng cảm và tài năng của chính ông, Thủ tướng Bismarck sẽ không thành công trong sự nghiệp dài lâu của mình nếu không có Đại tướng Helmuth von Moltke.[31] Bismarck chủ trương liên minh với Áo trong tương lai, nên không đặt bất kỳ yêu sách lãnh thổ nào lên Đế quốc Áo. Hòa ước Praha năm 1866 mang lại cho nước Phổ các vùng đất vốn là đồng minh của Áo như Vương quốc Hannover, vùng Hesse-Kassel, Công quốc Nassau, thành phố Frankfurt, toàn bộ miền Schleswig-Holstein, và như vậy đã giúp kết nối tất cả vùng đất thuộc Phổ. Cùng năm, Liên minh các quốc gia Đức giải tán và được thay thế bằng Liên bang miền bắc Đức gồm Phổ và 26 tiểu bang khác vào năm sau.
Thoạt tiên chỉ là một liên minh quân sự, các thành viên của liên minh chấp thuận một hiến pháp cho phép Phổ có một vai trò lãnh đạo trên toàn liên minh, và thực tế là Phổ chiếm tới bốn phần năm diện tích và dân số liên minh. Bản hiến pháp mới được thảo bởi Bismarck là tiền đề cơ bản cho Hiến pháp Đế chế Đức sau này. Nhà vua Phổ và Thủ tướng Phổ trở thành Tổng thống và Thủ tướng của Liên minh miền bắc Đức. Tổng thống có quyền lực hành pháp và chức vị này được dành riêng cho Hoàng gia Hohenzollern trị vì nước Phổ. Dưới Tổng thống là thủ tướng và hai viện. Hạ nghị viện được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu, còn Thượng viện, có nhiều quyền lực hơn, được chọn ra bởi thủ hiến các bang. Phổ nắm 17 trong số 43 ghế Thượng viện và có khả năng kiểm soát Thượng viện dễ dàng thông qua liên minh với các bang khác.
Theo kết quả đàm phán hòa bình, các bang miền nam Đức về nguyên tắc vẫn giữ được nền độc lập của mình, được nước Phổ "bảo hộ". Thêm vào đó, các liên minh phòng ngự tương hỗ được ký kết, nhưng Bismarck giữ bí mật về các liên minh này cho tới tận năm 1867, khi nước Pháp định sáp nhập Luxemburg.

Chiến tranh Pháp-Phổ

Hoàng đế Wilhelm I của Đức
Bài chi tiết: Chiến tranh Pháp-Phổ
Cuộc tranh cãi với Đế chế thứ hai (Pháp) về một ứng cử viên của dòng tộc Hohenzollern cho ngai vàng nước Tây Ban Nha bị cả phía Pháp và Bismarck làm cho trở nên gay gắt bởi với sự kiện "bức điện tín từ Ems", nhân việc Đại sứ Pháp tiếp kiến vua Wilhelm của Phổ. Triều đình Napoléon III kỳ vọng một cuộc nội chiến sẽ nổ ra giữa các tiểu quốc Đức, tuyên chiến với Phổ như để kế tiếp sự thù nghịch truyền thống Pháp-Đức. Trung thành với các hiệp ước đã ký với Phổ, các tiểu quốc Đức liên hợp lực lượng với Phổ và nhanh chóng đánh bại Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870. Sau chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Bismarck và nước Phổ, các tiểu quốc Đức như Baden, Württemberg, Bavaria, Mecklenburg, và Saxony chấp thuận gia nhập Đế quốc Đức thống nhất.
Nước Áo, do tiếp tục liên kết với Hungary, nên không gia nhập Đế quốc, và như vậy giải pháp nước Đức nhỏ, tức là một liên minh Đế quốc Đức không bao gồm nước Áo hình thành. Ngày 18 tháng 1 năm 1871, nhân dịp 170 năm lễ đăng quang của Friedrich đệ nhất nước Phổ, vua Wilhelm I của Phổ đăng quang như một Hoàng đế người Đức (chứ không phải là Hoàng đế nước Đức) trong đại sảnh Hall of Mirror tại Lâu đài Versailles, ngoại vi Paris, trong lúc thủ đô của Pháp vẫn đang bị quân Đức bao vây.

Đế chế Đức

Phổ trong Đế quốc Đức thời kỳ 1871-1918
Hoàng đế Wilhelm I được lòng thần dân Đức, và cả Thủ tướng Bismarck.[215] Sau khi ông qua đời vào năm 1888, Hoàng đế Friedrich III lên nối ngôi.[216] Khoảng thời gian hai thập niên kế tiếp sự thống nhất nước Đức là thời kỳ hoàng kim của nước Phổ. Nếu như nước Phổ tiếp tục có được những nhà lãnh đạo tầm cỡ như Bismarck thì quyền lực kinh tế và chính trị của Phổ có lẽ đã có thể biến nó thành trung tâm của nền văn minh Châu Âu một cách hòa bình.
Hoàng đế Friedrich III có lẽ cũng là một ông vua tài năng. Khi còn ở ngôi Thái tử, ông đã thống lĩnh Quân đội Phổ trong những cuộc chiến tranh 1866 - 1871 để gần gũi hơn với thần dân. Ông tin tưởng vào chủ nghĩa tự doHiến pháp. Do Thủ tướng Bismarck đã củng cố cho các thế lực bảo thủ thật quá hùng mạnh, người ta tin tưởng vào vị tân Hoàng đế sẽ đem lại chủ nghĩa tự do cho muôn dân. Có lẽ đây là một trong những mong ước cuối cùng về chủ nghĩa tự do ở nước Đức.[216] Tuy nhiên, ông bị lâm trọng bệnh chỉ sau khi lên ngôi được có 99 ngày vào năm 1888. Trong suốt triều đại ngắn ngủi của ông, Thủ tướng Bismarck vẫn điều hành Chính phủ Đức.[216] Ông cưới Công chúa Victoria, con gái đầu lòng của Nữ hoàng Victoria của Anh, nhưng cậu con trai đầu lòng Wilhelm của họ bị tổn thương thể xác từ khi sinh ra, và có thể còn bị tổn thương trí tuệ nữa.
Hoàng đế Đức Wilhelm II
Tới năm 29 tuổi, Wilhelm lên ngôi vua, trở thành Wilhelm II. Trước đó, ông từng trải qua một thời niên thiếu đầy khó khăn và xung đột với mẹ. Ông trở nên một người thiếu kinh nghiệm sống, thiển cận và hết sức bảo thủ, thiếu óc phán đoán, nhiều lúc rất xấu tính, làm cho cho bạn bè và đồng minh dần xa lánh. Mặc dù, hoặc có lẽ vì là họ hàng gần của dòng họ Windsor nước Anh và dòng họ Romanov nước Nga, mà William trở thành địch thủ, và cuối cùng là kẻ thù không đội trời chung của họ.
Sau khi sa thải Bismarck, người kiến tạo nên các liên minh, vào năm 1890, Wilhelm bắt tay vào một kế hoạch quân sự đầy phiêu lưu, khiến cho nước Đức trở nên cô lập. Nhà vua cũng đưa nước Đức đạt đến đỉnh cao về sức mạnh và công nghệ, và xây dựng một lực lượng Hải quân hùng hậu thứ hai trên toàn thế giới.[215] Việc hoàng đế Wilhelm đánh giá sai cuộc xung đột với Serbia và sự tổng động viên gấp rút của các quốc gia Châu Âu đã dẫn đến thảm họa Chiến tranh thế giới thứ nhất. Để rút khỏi chiến tranh, những người Bolshevik Nga phải chấp nhận cái giá mất một phần lãnh thổ miền Tây của đế quốc Nga, trong đó có một vài vùng giáp gianh với Phổ, cho nước Đức theo Hòa ước Brest-Litovsk vào năm (1918). Nước Đức tuy nhiên chỉ kiểm soát các vùng lãnh thổ đó được vài tháng, vì quân đội Đức bị quân Hiệp ước đánh bại và Cách mạng Đức bùng nổ.

Quốc gia Phổ Tự do trong khuôn khổ Cộng hòa Weimar

Liên bang Cộng hòa Weimar. Phổ có màu xanh da trời.
Sau cuộc Cách mạng Đức vào năm 1918, hoàng đế Wilhelm II phải thoái vị. Phổ được tuyên bố là một nước "Tự do" độc lập (tiếng Đức: Freistaat, Cộng hòa) thuộc Cộng hòa Weimar vừa được thành lập, và tới năm 1920 thiết lập hiến pháp dân chủ.
Tất cả các vùng lãnh thổ mà Đức bị mất trong Hòa ước Versailles nguyên đều thuộc về Phổ: bao gồm vùng Alsace-Lorraine về Pháp, EupenMalmedy về Bỉ; Bắc Schleswig về Đan Mạch, lãnh thổ Memel đưa về Litva; khu vực Hultschin sang Tiệp Khắc. Các khu vực rộng lớn mà Phổ đã sáp nhập trong cuộc Chia cắt Ba Lan, như là các tỉnh PosenTây Phổ, cũng như vùng phía đông của Thượng Silesia về Cộng hòa Ba Lan thứ II. Danzig trở thành Thành phố tự do Danzig dưới quyền quản lý của Hội Quốc Liên. Ngoài ra, vùng Saar mới được thành lập cũng gồm chủ yếu các lãnh thổ cũ của Phổ.
Vì Phổ bị mất các lãnh thổ này, nên cũng như trước khi có cuộc "Chia cắt Ba Lan", Phổ không còn một hành lang nối liền Đông Phổ và phần còn lại của nước Đức. Để đến được Đông Phổ người ta phải dùng đường thủy ("Dịch vụ đường biển Đông Phổ") hoặc bằng hành lang Ba Lan.
Chính phủ Đức nghiêm túc xem xét khả năng tách nước Phổ thành nhiều tiểu bang, nhưng cuối cùng các tư tưởng truyền thống thắng thế và nước Phổ trở thành một "Nước Phổ tự do" (Freistaat Preußen), và là bang lớn nhất nằm trong Cộng hòa Weimar - chiếm tới 60% lãnh thổ. Từ khi các đặc quyền cũ của Phổ bị xóa bỏ, cộng với sự kết hợp với các vùng có đông đảo giai cấp lao động như khu công nghiệp Ruhr và vùng "Berlin đỏ", Phổ trở thành thành trì của phe cánh tả, được cai quản bởi một liên minh của Đảng Xã hội Dân chủ ĐứcĐảng Công giáo Trung lập trong suốt những năm của thập niên 1920.
Từ năm 1919 đến năm 1932, liên minh của Đảng Dân chủ Xã hội, Công giáo Trung lập, và Đảng Dân chủ Đức nắm quyền điều hành nước Phổ; từ 1921 đến 1925 các chính phủ liên minh bao gồm cả Đảng Nhân dân Đức. Không giống như các bang khác trong Liên bang Đức, chính quyền của các đảng phái dân chủ, chiếm đa số ở Phổ, không bao giờ bị lâm vào khủng hoảng. Tuy vậy ở vùng Đông Phổ và các khu vực công nghiệp, Đảng Quốc gia Xã hội Đức, tức đảng Nazi, của Adolf Hitler có ảnh hưởng ngày càng mạnh và có nhiều người ủng hộ, đặc biệt là từ các thành phần trung lưu nghèo và các thành phần lao động ở tầng lớp hạ lưu. Ngoại trừ vùng Thượng Silesia của Phổ theo Giáo hội Công giáo Rôma, đảng Nazi tới năm 1932 trở thành đảng lớn nhất ở Phổ. Tuy nhiện, các đảng phái dân chủ gom lại vẫn chiếm đa số, trong khi những người cộng sản và phát xít ở phe đối lập.
Otto Braun người Đông Phổ, nguyên Tổng thống-Thủ tướng Phổ liên tục từ năm 1920 đến năm 1932, được xem như là một trong những thành viên đảng Xã hội Dân chủ có năng lực nhất trong lịch sử. Ông, cùng với Bộ trưởng Nội vụ Carl Severing đã thi hành một số cải cách hợp thời, sau này là khuôn mẫu cho nước Cộng hòa Liên bang Đức. Chẳng hạn như, ông đặt ra "bỏ phiếu bất tín nhiệm có tính xây dựng" để chỉ cho phép bãi nhiệm Thủ tướng nếu có một đa số chắc chắn bỏ phiếu người kế nhiệm. Bằng cách này chính quyền của nhà nước Phổ có thể tồn tại nếu là không có một "đa số cấp tiến" mới đủ mạnh để thách thức chính phủ. Nhìn tổng thể, đa số các sử gia cho rằng nhà nước Phổ vào thời gian này thành công hơn nhà nước Đức.
Khác với hình ảnh quân phiệt trước chiến tranh, Phổ là trụ cột nền dân chủ của Cộng hòa Weimar. Chính thể này chỉ bị sụp đổ sau cuộc "đảo chính" của Thủ tướng Liên bang Đức (Reich Chancellor) Franz von Papen. Trong cuộc đảo chính này, Chính quyền Liên bang (Reich) giải tán nhà nước Phổ vào ngày 20 tháng 7 năm 1932, dưới cớ là Chính quyền Phổ đã không còn kiểm soát được an ninh (sự kiện ngày Chủ nhật Đẫm máu ở Altona, Hamburg). Papen tuyên bố là Ủy viên Liên bang tại Phổ và tự nắm lấy chính quyền. Cuộc đảo chính khiến cho mọi việc càng trở nên dễ dàng hơn cho Adolf Hitler, khi ông ta chiếm toàn bộ bộ máy chính quyền Phổ, bao gồm cả lực lượng cảnh sát chỉ nửa năm sau.

Nước Phổ chấm dứt

Sau khi Hitler được bổ nhiệm làm Quốc trưởng mới, phe Nazis nhân cơ hội Franz von Papen vắng mặt để bổ nhiệm Hermann Göring chức Ủy viên Liên bang cho Bộ nội vụ của Phổ. Cuộc bầu cử Reichstag vào ngày 5 tháng 3 năm 1933 củng cố thêm sức mạnh của Đảng Quốc Xã, mặc dù họ không chiếm được đa số tuyệt đối.
Vì Nhà quốc hội Đức (Reichstag) đã bị đốt cháy một vài tuần trước đó, trụ sở Reichstag mới được mở ở Nhà thờ Garrison tại Potsdam vào 21 tháng 3 năm 1933 với sự hiện diện của Tổng thống Paul von Hindenburg. Trong một cuộc gặp mang tính tuyên truyền giữa Hitler và NSDAP, "đám cưới của nước Phổ cũ và nước Đức mới" được ăn mừng để lấy lòng những thành phần bảo hoàng Phổ, thành phần bảo thủ, và những người theo chủ nghĩa quốc gia và vận động họ bầu cho luật Enabling Act.
Nhà nước tập quyền tạo ra bởi đảng Nazis theo "Luật tái thiết Đế chế ("Gesetz über den Neuaufbau des Reiches", ngày 30 tháng 1 1934) và "Luật các Thống đốc Liên bang" ("Reichsstatthaltergesetz", 30 tháng 1 1935), các bang trên thực tế bị giải thể. Chính phủ Liên bang được điều hành bởi các thống đốc được chỉ định bởi Quốc trưởng. Song song đó, tổ chức của đảng trong các quận (Gau) trở nên ngày càng quan trọng, viên chức chịu trách nhiệm một quận (biệt danh Gauleiter) cũng được chỉ định bởi Quốc trưởng, là người đứng đầu của đảng NSDAP.
Trong nước Phổ chính sách này còn được tiếp tục xa hơn nữa. Từ năm 1934 hầu hết các bộ được hợp nhất và chỉ còn một vài bộ là còn giữ được tính độc lập. Hitler chính thức trở thành Toàn quyền Phổ, tuy nhiên các trách nhiệm của ông ta được thực hiện bởi Hermann Göring, với tư cách là Thủ tướng Phổ.
Theo "Luật Đại Hamburg" ("Groß-Hamburg-Gesetz"), một số vùng lãnh thổ được chuyển đổi. Phổ được mở rộng vào 1 tháng 4 1937, chẳng hạn, bằng việc sự sát nhập thành phố Tự do Hanseatic Lübeck.
Các vùng đất của Phổ chuyển giao cho Ba Lan sau Hòa ước Versailles được sát nhập trở lại trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Tuy vậy, đa số các vùng này không được nhập lại vào Phổ mà được gán cho một vùng Gaue riêng của nước Đức Quốc xã.
Trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền văn hóa Friedrich hãy còn ảnh hưởng đến chính quyền Đức Quốc Xã. Vua Friedrich II Đại Đế luôn được Adolf Hitler so sánh với ông ta. Bản lĩnh anh hùng của nhà vua đã cho thấy một lịch sử hùng mạnh của nước Phổ. Trong những thời khắc khó khăn cuối cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông ta luôn luôn mang theo bức chân dung vua Friedrich II Đại Đế do họa sĩ Graff vẽ, và ông ta cho rằng, bức tranh này đã giúp cho ông ta trở nên tự tin hơn trong những khi nghe tin dữ.[217] Tuy nhiên, nhà sử học vĩ đại người Đức là Gerhard Ritter phản đối. Khi Adolf cho rằng mình là kẻ thừa kế của nước Phổ trong Ngày lễ Potsdam vào năm 1933, nhà sử học Gerhard Ritter cho rằng, đây là sự xuyên tạc lịch sử. Ông liền viết một cuốn tiểu sử được đánh giá rất cao về vị vua anh hùng - Khắc Kỷ Friedrich II Đại Đế[22], qua đó ông chỉ trích Hitler bằng việc ghi nhận về những tham vọng chiến tranh có hạn chế của nhà vua, đồng thời, vị vua anh minh gắn bó với trào lưu Khai Sáng, khác viết tên trùm phát xít bạo ngược Hitler.[218][219][220]
Cùng với sự chấm dứt của Đảng Quốc gia Xã hội vào năm 1945 là sự phân chia Đức thành các vùng chiếm đóng. Các vùng phía đông của đường biên Oder-Neisse, (bao gồm Silesia, Ngoại Pomerania, Đông Brandenburg, và nam Đông Phổ), rơi vào tay Ba Lan (một phần ba phía bắc của Đông Phổ, bao gồm cả Königsberg, nay là Kaliningrad, về Liên bang Xô viết). Ngày nay Kaliningrad Oblast là một vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga nằm giữa LitvaBa Lan. Có khoảng 10 triệu người Đức đã bị trục xuất khỏi những vùng đất này như là một phần của cuộc di tản của người Đức khỏi Đông Âu.
Điều luật số 46 ra ngày 25 tháng 2 năm 1947 của Hội đồng cai quản quân Đồng minh chính thức tuyên bố giải tán những phần còn lại của nước Phổ. Trong vùng chiếm đóng của Quân đội Liên Xô, trở thành Đông Đức vào năm 1949, những vùng đất Phổ khi trước được tổ chức lại thành các bang Brandenburg và Saxony-Anhalt, với những phần còn lại của tỉnh Pomerania được giao về cho Mecklenburg-Tây Pomerania. Những bang này đã bị giải tán vào năm 1952 để trở thành các quận, nhưng được tái lập sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ vào năm 1990.
Phần lãnh thổ phía tây bị quân Đồng minh chiếm đóng trở thành Tây Đức vào năm 1949. Các lãnh thổ cũ của Phổ được chia cho các bang Bắc Rhine-Westphalia, Hạ Saxony, Hesse, Rhineland-Palatinate, và Schleswig-Holstein. Các vùng Württemberg-BadenWürttemberg-Hohenzollern sát nhập với Baden tạo ra bang Baden-Württemberg.
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, một số lượng nhỏ người gốc Đức từ Kazakhstan đã bắt đầu định cư tại vùng Kaliningrad của Liên bang Nga, vốn là phần phía bắc của Đông Phổ. Đó là một phần của làn sóng nhập cư vào khu vực này, trước đó là một khu vực cấm. Vào khoảng 2005, khoảng 6.000 (0.6% dân số) là dân gốc Đức sống ở đây, đa số từ các vùng khác của Nga.
Sau sự thống nhất nước Đức vào năm 1990 một kế hoạch được đưa ra để sát nhập các bang Berlin và Brandenburg. Mặc dù một số người đề nghị tên của bang mới này là "Prussia", tức Phổ, nhưng không có cái tên nào được chọn, và bang có lẽ sẽ được gọi là "Berlin-Brandenburg" hoặc "Brandenburg". Tuy vậy sự sát nhập này đã bị bác bỏ vào năm 1996 trong cuộc trưng cầu dân ý, bởi đa số cử tri ở Tây Berlin. Cũng sau khi nước Đức thống nhất, thi hài của ông vua lừng lẫy Friedrich II Đại Đế (vốn từng được mai táng ở Nhà thờ Công sự (Potsdam) trước khi Nhà thờ bị phá hủy trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai[221]) được đưa về Cung điện Sanssouci mà mai táng vào tháng 8 năm 1991, theo ước muốn của ông, là chôn cất ông cũng với những chú chó săn thỏ của ông, sau biết bao biến cố lịch sử.[222]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 777
  2. ^ SYLCANUS URBAN, THE GENTLEMAN'S MAGAZINE: AND HISTORICAL CHRONICLE. VOLUME LX, trang 765
  3. ^ a b Philip J. Haythornthwaite, Invincible generals: Gustavus Adolphus, Marlborough, Frederick the Great, George Washington, Wellington
  4. ^ a b c d Gregorio F. Zaide, World history, trang 273
  5. ^ a b Encyclopaedia Britannica, inc, The Britannica book of the war, trang 31
  6. ^ a b c Seven Years War
  7. ^ Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, trang 325
  8. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 118
  9. ^ Charles Booth Brackenbury, Frederick the Great, G. P. Putnam, trang 256
  10. ^ a b David W. Del Testa, Florence Lemoine, John Strickland, Government leaders, military rulers, and political activists, trang 64
  11. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 198
  12. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947
  13. ^ a b Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 371
  14. ^ a b Carl Cavanagh Hodge, Encyclopedia of the Age of Imperialism, 1800-1914, Tập 2, trang 573
  15. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 195
  16. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 19
  17. ^ a b c d e Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang XVI
  18. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 674
  19. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 47
  20. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 657
  21. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 179
  22. ^ a b c Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 114
  23. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 51
  24. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 552
  25. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 318
  26. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 101
  27. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 95
  28. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 97
  29. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 85
  30. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 84
  31. ^ a b Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 10
  32. ^ Carlton Joseph Huntley Hayes, A political and social history of modern Europe, Tập 1, trang 37
  33. ^ Richard L. Gawthrop, Pietism and the making of eighteenth-century Prussia, trang 1
  34. ^ a b c Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 187
  35. ^ Mario Reading, The Complete Prophecies of Nostradamus, trang 464
  36. ^ H. W. Koch, A History of Prussia, các trang 100-102. Trang 161
  37. ^ Tuy nhiên, theo ghi nhận của Paul Kuritz, người ta gọi ông là Friedrich Đại đế do ông đã phản đối chủ nghĩa quân phiệt của vua cha, tập trung năng lực của mình vào nền văn hoá và nghệ thuật. Xem "The making of theatre history", trang 245
  38. ^ Robert S. Albert, Genius and eminence, trang 84
  39. ^ William Theodore De Bary, Sources of East Asian Tradition: The modern period], trang 482
  40. ^ Baron John Emerich Edward Dalberg Acton Acton, Ernest Alfred Benians, The Cambridge modern history, Tập 6, trang 725
  41. ^ The King and the Page
  42. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 182
  43. ^ a b c d Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, trang 320
  44. ^ A. W. Holland, Germany, trang 221
  45. ^ The Merchants' Magazine and Commercial Review, Tập 1, trang 103
  46. ^ a b c Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 183
  47. ^ Bruce Adelson, Arthur Meier Schlesinger, Baron Von Steuben: American General, trang 8
  48. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 19
  49. ^ a b c d Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 92
  50. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 115
  51. ^ a b c d e f g Radhey Shyam Chaurasia, History of Europe, trang 135
  52. ^ a b Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, trang 296
  53. ^ Society of American Military Engineers, The Military engineer, Tập 23, trang 62
  54. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 292
  55. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 242
  56. ^ Daniel Coit Gilman, The New international encyclopaedia, Tập 18, trang 12
  57. ^ a b c Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 116
  58. ^ a b Illustrated Naval and Military Magazine: A monthly journal devoted to all subjects connected with Her Majesty's land and sea forces, Tập 2, trang 271
  59. ^ a b Roger Osborne, Civilization: a new history of the Western world, trang 252
  60. ^ a b c John S. D. Eisenhower, Bitter Woods, trang 21
  61. ^ Bruce Adelson, Arthur Meier Schlesinger, Baron Von Steuben: American General, trang 12
  62. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, các trang 232-233.
  63. ^ a b Friedrich Kohlrausch, A history of Germany: from the earliest period to the present time, các trang 596-598.
  64. ^ Charles Robert Leslie Fletcher, An Introductory History of England: From Charles the II to the Battle of Waterloo, trang 217
  65. ^ B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 243
  66. ^ a b Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 115
  67. ^ B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 181
  68. ^ a b c Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 204
  69. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 241
  70. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 111
  71. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 158
  72. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 181
  73. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 230
  74. ^ Theodore Ayrault Dodge, Great Captains, trang 176
  75. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 219
  76. ^ C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, trang 130
  77. ^ a b Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 125
  78. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 202
  79. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 161
  80. ^ a b Bruce Adelson, Arthur Meier Schlesinger, Baron Von Steuben: American General, trang 13
  81. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 186
  82. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 128
  83. ^ Erich Meissner, German in Peril, trang 22
  84. ^ a b THE COLUMBIA VIKING DESK ENCYCLOPEDIA, trang 383
  85. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 134
  86. ^ a b T. C. W. Blanning, The Culture of Power and the Power of Culture: Old Regime Europe 1660-1789, trang 230
  87. ^ a b Michael A. Meyer, The origins of the modern Jew: Jewish identity and European culture in Germany, 1749-1824, trang 23
  88. ^ Alex Natan, Brian Keith-Smith, German men of letters: Literary essays, trang 99
  89. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: A Historical Profile, trang 133
  90. ^ William Francis Collier, The great events of history from the beginning of the Christian era to the 19th century, trang 298
  91. ^ A. Henry Higginson, The book of the horse, trang 208
  92. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 219
  93. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 132
  94. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 133
  95. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 225
  96. ^ a b Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 220
  97. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 222
  98. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Doughlas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 130
  99. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 158
  100. ^ a b c Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 155
  101. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 228
  102. ^ Christopher Duffy, The fortress in the age of Vauban and Frederick the Great, 1660-1789, trang 119
  103. ^ Bruce Adelson, Arthur Meier Schlesinger, Baron Von Steuben: American General, trang 14
  104. ^ Samuel Willard Crompton, Waterloo, trang 30
  105. ^ a b Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 42
  106. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 12
  107. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 13
  108. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 227
  109. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 216
  110. ^ a b Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 185
  111. ^ Peter H. Wilson, The Thirty Years War: Europe's tragedy, trang 187
  112. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 188
  113. ^ Bernard Pares, Russia and the Peace, trang 95
  114. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 263
  115. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 224
  116. ^ a b Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 163
  117. ^ a b C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, các trang 251-254.
  118. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 156
  119. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 266
  120. ^ Winston Groom, A Storm in Flanders: The Ypres Salient, 1914-1918: Tragedy and Triumph on the Western Front, trang 32
  121. ^ The Case of the Distinguised Corpses, Will Lang, Life Magazine, Mar 6, 1950
  122. ^ John Jacob Anderson, A Manual of General History - Being an Outline History of the World from the Creation to the Present Time. with Numerous Engravings and Maps. for the Use of Colleges High-Schools, Academies, Etc., trang 330
  123. ^ a b Alice Birkhead, Heroes of Modern Europe, các trang 135-136
  124. ^ a b Birdsall S. Viault, Schaum's Outline of Modern European History, trang 127
  125. ^ a b Hamish M. Scott, The emergence of the Eastern powers, 1756-1775, trang 97
  126. ^ Paul Hyland, Olga Gomez, Francesca Greensides, The Enlightenment: a sourcebook and reader, trang 63
  127. ^ David G. Thomas, Swimming: steps to success, trang 16
  128. ^ Derek Fraser, The buildings of Europe: Berlin, trang 136
  129. ^ Earl Steinbicker, Daytrips Germany, trang 306
  130. ^ Hugh Montgomery-Massingberd, Burke's royal palaces of Europe, trang 78
  131. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 194
  132. ^ Illustrated Encyclopaedia of World History, trang 392
  133. ^ World and Its Peoples, trang 328
  134. ^ Bởi Ellen Judy Wilson, Peter Hanns Reill, Encyclopedia of the Enlightenment, trang 451
  135. ^ Emmanuel Le Roy Ladurie, Jean-François Fitou, Saint-Simon and the court of Louis XIV, trang 9
  136. ^ Louis Crompton, "Homosexuality & Civilization", trang 504, nguyên văn bài thơ trong trang 505, trang 508, trang 515.
  137. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 185
  138. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 184
  139. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 42
  140. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 179
  141. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 96
  142. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 44
  143. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 38
  144. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 127
  145. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 281
  146. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 95
  147. ^ Michael O'Loghlin, Frederick the Great and his musicians: the viola da gamba music of the Berlin school, trang 32
  148. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putna, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, các trang 19-22. Trang 202: "...Moses..."
  149. ^ Mary Lindemann, Liaisons dangereuses: sex, law, and diplomacy in the age of Frederick the Great, trang 73
  150. ^ James, Barry: 200 Years Later, Frederick the Great Still Makes Trouble, International Herald Tribune, August 15 1991[liên kết hỏng]
  151. ^ Dieudonné Thiébault, Original anecdotes of Frederick the Great, King of Prussia: and of his family, his court, his ministers, his academies, and his literary friends, Tập 2, trang 69
  152. ^ Brendan Simms, "The Impact of Napoleon: Prussian High Politics, Foreign Policy and the Crisis of the Executive, 1797-1806", Cambridge University Press, 2002, tr. 149
  153. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 278
  154. ^ a b Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 279
  155. ^ a b C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, Frederick the Great, các trang 257-258.
  156. ^ Avner Falk, Napoleon against himself: a psychobiography, trang 68
  157. ^ William Edward Hartpole Lecky, A History of England in the Eighteenth Century, trang 363
  158. ^ Edmond Fitzmaurice, Charles William Ferdinand, Duke of Brunswick: An Historical Study, 1735-1806, trang 24
  159. ^ George Madison Priest, Germany Since 1740, trang 34
  160. ^ W. F. Reddaway, "Frederick the Great and the Rise of Prussia", các trang 148-153, trang 274, trang 288, trang 336, trang 344.
  161. ^ Arthur B. Gunlicks, "The Länder and German federalism", Manchester University Press, 2003, trang 16
  162. ^ Thomas Carlyle, History of Friedrich the Second called Frederick the Great, Tập 6, trang 189, trang 294: "Catin du Nord", trang 495: this is the victory summit of Friedrich's Public History... Friedrich's last feat in the world.....
  163. ^ Antti P. Balk, Saints & Sinners: An Account of Western Civilization, Thelema Publications, 2008, trang 661
  164. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 217
  165. ^ Ephraim Lipson, Europe in the XIXth & XXth centuries, 1815-1939, trang 61
  166. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 199
  167. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 265
  168. ^ Williamson Simpson Oldham, Clayton E. Jewett, Rise and fall of the Confederacy: the memoir of Senator Williamson S. Oldham, CSA, trang 141
  169. ^ George Sand, The Countess of Rudolstadt, Tập 1-2, trang 8
  170. ^ Friedrich Kapp, Life of Frederick William von Steuben: major general in the Revolutionary Army, trang 47
  171. ^ The Kingfisher History Encyclopedia, trang 292
  172. ^ Charles Downer Hazen, Modern European History, trang 13
  173. ^ Famous Men of Modern Times - Frederick the Great
  174. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 23
  175. ^ George Peabody Gooch, Germany and the French Revolution, Tập 1, trang 6
  176. ^ Neil Grant, Oxford Children's History of the World, Tập 2, trang 108
  177. ^ Paul G. Partington, Who's who on the postage stamps of Eastern Europe, Scarecrow Press, 1979, trang 393
  178. ^ Owen Connelly, On War and Leadership: The Words of Combat Commanders from Frederick the Great to Norman Schwarzkopf, trang 11
  179. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 170
  180. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 182
  181. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang XII
  182. ^ a b Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 283
  183. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 228
  184. ^ Heinrich Von Treitschke, George Haven Putnam, Douglas Sladen, Confessions of Frederick the Great and the Life of Frederick the Great, trang 153
  185. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 215
  186. ^ John H. Zammito, The genesis of Kant's critique of judgment, trang 11
  187. ^ Eric Dorn Brose, German history, 1789-1871: from the Holy Roman Empire to the Bismarckian Reich, trang 26
  188. ^ James J. Sheehan, German history, 1770-1866, trang 292
  189. ^ Adrian Johns, Piracy: the intellectual property wars from Gutenberg to Gates, trang 55
  190. ^ a b Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 154
  191. ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 201
  192. ^ Graeme Garrard, Counter-enlightenments: from the eighteenth century to the present, trang 56
  193. ^ Fredrick William II (King of Prussia)
  194. ^ Joseph A. Biesinger, Germany: a reference guide from the Renaissance to the present, trang 392
  195. ^ Peter Paret, The cognitive challenge of war: Prussia 1806, trang 83
  196. ^ a b David Nicholls, Napoleon: a biographical companion, trang 108
  197. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 308
  198. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 307
  199. ^ Christopher Duffy, Red storm on the Reich: the Soviet march on Germany, 1945, trang 232
  200. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 325
  201. ^ Harold Everett Stearns, Germany's military heroes of the Napoleonic era in her post-war historical drama: currents of German nationalism in recent historical plays, trang 45
  202. ^ James J. Sheehan, German history, 1770-1866, trang 308
  203. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 661
  204. ^ Houghton Mifflin Company, The Houghton Mifflin dictionary of biography, trang 561
  205. ^ Lieutenant - General, A Nation Trained in Arms Or a Militia, trang 76
  206. ^ a b Samuel Willard Crompton, Waterloo, trang 34
  207. ^ Frederick Franklin Schrader, 1683-1920, trang 58
  208. ^ John Adam Cramb, Germany and England, trang 23
  209. ^ Samuel Willard Crompton, Waterloo, trang 32
  210. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, Trang XVIII
  211. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 435
  212. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 436
  213. ^ R. Larry Todd, Mendelssohn and his world, trang 145
  214. ^ a b Jeffrey A. Bell, Industrialization and imperialism, 1800-1914: a biographical dictionary, trang 130
  215. ^ a b Joseph A. Biesinger, Germany: a reference guide from the Renaissance to the present, trang 740
  216. ^ a b c Joseph A. Biesinger, Germany: a reference guide from the Renaissance to the present, trang 388
  217. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 662
  218. ^ Weeks, Gregory "Ritter, Gerhard A." pages 996-998 from The Encyclopedia of Historians and Historical Writing, Fitzroy Dearborn Publishers: London 1999 page 997.
  219. ^ Schwabe, Klaus "Gerhard Ritter" pages 83-103 from Paths of Continuity Washington, D.C.: German Historical Institute, 1994 page 95.
  220. ^ Schwabe, Klaus "Gerhard Ritter" pages 83-103 from Paths of Continuity Washington, D.C.: German Historical Institute, 1994 pages 94-95.
  221. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 655
  222. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 690

Tài liệu tham khảo

Kessinger Publishing, 1922. ISBN 1419102745.

Đọc thêm

Liên kết ngoài






No comments:

Post a Comment