CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa Năm 217 – Hoàng đế La Mã Caracalla bị Trưởng quan Cận vệ Macrinus ám sát, Macrinus sau đó trở thành hoàng đế của La Mã. Năm 1710 – Khang Hy Đế của triều Thanh hạ chỉ biên soạn tự điển. Năm 1820 – Một nông dân phát hiện ra Tượng thần Vệ Nữ tại đảo Milos, Ottoman. Bức tượng có niên đại từ thời Hy Lạp cổ đại. Năm 1911 – Heike Kamerlingh Onnes phát hiện ra hiện tượng siêu dẫn khi đang nghiên cứu về điện trở của thủy ngân thể rắn.
Tượng thần Vệ Nữ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Hãy đừng lẫn lộn tượng này với nhóm tượng nhỏ tiền sử được gọi Các tượng Vệ Nữ
Bài này viết về Tượng thần Vệ Nữ thành Milo. Đối với bài về các tượng thần Vệ Nữ khác, xem Tượng thần Vệ Nữ (định hướng).
Giải thích
Tượng có niên đại khoảng năm 130 TCN. Dù niên đại này khá muộn, nó tổng hợp các phong cách điêu khắc cổ điển Hy Lạp. Hiện vẫn chưa biết chính xác bức tượng này, theo nguyên bản, thể hiện khía cạnh nào của thần Vệ nữ. Thông thường mọi người cho rằng tượng khắc hoạ Venus Victrix đang giữ một quả táo vàng do Paris thành Troia đưa (xem thêm Sự phán xử của Paris). Đây cũng có thể là nguồn gốc cách đặt tên kiểu chơi chữ hòn đảo Milos, có nghĩa là "quả táo" trong tiếng Hy Lạp. Một mảnh của cánh tay với quả táo đã được tìm thấy gần bức tượng và được cho là cánh tay nguyên bản của tượng. Sau khi bức tượng được tìm thấy, nhiều người đã tìm cách khôi phục dáng bộ nguyên thuỷ, dù vậy vẫn chưa mang lại thành công. (Một bản vẽ của Adolf Furtwängler về đề xuất dáng vẻ nguyên thủy của bức tượng có trong một bài viết của Kousser .)Khám phá và tiếng đồn
Bức tượng được được một người nông dân tên là Yorgos Kentrotas tìm thấy trong tình trạng rời làm hai mảnh năm 1820 trên đảo Milos, cũng được gọi là Melos hay Milo, ở Aegae. Ông giấu bức tượng nhưng sau này các quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra và tịch thu. Một sĩ quan hải quân Pháp, Jules Dumont d'Urville, phát hiện vẻ đẹp của tượng và dàn xếp vụ mua bán cùng Đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Marquis de Riviere. Sau khi phục chế, bức tượng được mang giới thiệu cho vua Louis XVIII năm 1821. Cuối cùng nhà vua cho đặt tượng tại bảo tàng Louvre ở Paris, nơi bức tượng vẫn được trưng bày đến ngày nay.Sự nổi tiếng của bức tượng trong thế kỷ 19 không đơn thuần vì vẻ đẹp của nó mà còn vì những nỗ lực quảng bá mạnh của chính quyền Pháp. Năm 1815 Pháp trả lại bức tượng Medici Venus cho Ý sau khi bức tượng bị Napoléon Bonaparte cướp đoạt đem về nước. Tượng thần Vệ nữ được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất còn tồn tại khiến người Pháp càng bỏ công quảng cáo bức tượng Vệ nữ Milo là tuyệt tác hơn so với bức tượng họ vừa mất trước đó. Tượng được các nghệ sĩ và các nhà phê bình ca ngợi, họ coi đó là biểu tượng của vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ; tuy nhiên, Pierre-Auguste Renoir rõ ràng không theo trào lưu chung khi cho rằng nó giống như một "tên sen đầm" (gendarme).
Thư viện hình
Tham khảo
- ^ Kousser, Rachel (2005). Creating the past: the Vénus de Milo and the Hellenistic reception of Classical Greece. American Journal of Archeology 109 (2), 227–250.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Tượng thần Vệ Nữ |
- Musée du Louvre – Louvre Museum: Venus de Milo
- Controversy and politics over the sculptor's identity
- Unusual Louvre Museum Image of the Venus di Milo.
Thể loại:
Khang Hy tự điển (Hán văn giản thể: 康熙字典; Hán văn phồn thể:康熙字典; bính âm: Kangxi zidian), là một bộ từ điển chữ Hán có tầm ảnh hưởng lớn, do một nhóm học giả đời Hoàng đế Khang Hy ((4 tháng 5 năm 1654 - 20 tháng 12 năm 1722), tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Việp (爱新觉罗玄燁), là con thứ ba của Thanh Thế Tổ Thuận Trị, Hoàng đế thứ hai kể từ khi nhà Thanh
tiến vào quan ải, ở ngôi từ năm 1662 đến năm 1722, miếu hiệu là Thanh
Thánh Tổ (朝聖祖), niên hiệu là Khang Hy (康熙). Tiểu sử của ông được ghi tại
Thanh sử cảo, quyển 4 "Thánh Tổ bản kỷ" và Thanh thông giám, quyển
41-45 "Thánh Tổ Khang Hy") đứng đầu là Trương Ngọc Thư
(张玉书) và Trần Đình Kính (陈廷敬) biên toản. Công tác thu thập và thu công
được bắt đầu vào năm Hoàng đế Khang Hy thứ 19 (1710, cũng chính là năm
F.P. De La Croix đặt lời đề tựa cho cuốn Ngàn lẻ một đêm
huyền thoại), hoàn thành năm Khang Hy thứ 55 (1716). Ròng rã qua sáu
năm vất vả, một cuốn từ điển đồ sộ đã ra đời mang tên "Khang Hy tự
điển", phân làm 12 tập theo Thập nhị địa chi, trong đó mỗi tập lại được
chia ra ba quyển Thượng, Trung, Hạ, dựa vào vận mẫu, thanh điệu và âm
tiết mà phân loại, cả thảy có 47.035 chữ. Cuốn từ điển này được coi là
một trong những công cụ tra cứu đắc dụng trong việc nghiên cứu Hán Nôm
nói riêng, Hanja, Kanji, Hán tự hay Hán học nói chung của các học giả quan tâm đến lãnh vực này trên toàn thế giới.
Ngoài hai nhân vật chủ biên là Trương Ngọc Thư và Trần Đình Kính, hậu nhân chúng ta khi nhắc đến công biên toản cuốn từ điển đồ sộ này còn phải nhớ đến bốn tên tuổi tiêu biểu sau: Sử Quỳ, Ngô Thế Đạo, Mại Kinh, Lưu Nham, Chu Khởi Vị, Tưởng Đình Tích, Uông Long, Lệ Đình Nghi, Trương Dật Thiếu, Triệu Hùng Chiếu, Đồ Thiên Tướng, Vương Vân Cẩm, Giả Quốc Duy, Lưu Hạo, Mai Chi Hành, Trần Chương, Trần Bang Ngạn, Vương Cảnh Tằng, Lăng Thiệu Văn (史夔、吳世燾、萬經、劉巗、周起渭、蔣廷錫、汪漋、勵廷儀、張逸少、趙熊詔、涂天相、王雲錦、賈國維、劉灝、梅之珩、陳璋、陳邦彥、王景曾、淩紹雯). Riêng hai trường hợp Ngô Thế Đạo (吳世燾) và Lăng Thiệu Văn 淩紹雯 có sách chép là Trần Thế Nho (陈世儒) và Lăng Thiệu Tiêu (凌绍霄).
Theo đánh giá của giới nghiên cứu thì Khang Hy tự điển có ba ưu điểm sau:
a. Bản 42 quyển, còn gọi bản Vũ Anh Điện (武英殿本), chia làm 12 quyển theo địa chi, mỗi tập ba quyển Thượng, Trung, Hạ.
b. Bản 42 quyển hay còn gọi là bản Vũ Anh Điện Đạo Quang, do Vương Dẫn Chi (王引之, người đọc là Vương Thấn Chi)tu đính.
c. Bản 43 quyển, còn gọi là bản Vũ Anh Điện năm Khang Hy 55 có khảo chứng.
d. Bản Đạo Quang Điện có khảo chứng và khảo dị sửa chữa.
e. Bản Đạo Quang Điện chỉnh lý, đặc biệt có cả hai loại tự thể tân cựu.
f. Bản Khang Hy tự điển Thông Giải (康熙字典通解).
g. Bản Khang Hy giản thể của NXB Đại học sư phạm Bắc Kinh xuất bản năm 1997.
h. Bản Chú âm đối chiếu Trung Quốc Đương Án Trân tàng bản, NXB Trung Quốc Đương Án (中国档案出版社, Hồ sơ di sản Trung Quốc) xuất bản 2002.
i. Bản Khang Hy tự điển của Trung Hoa Thư cục xuất bản năm 2004.
k. Bản Khang Hy tự điển của NXB Trung Châu cổ tịch (中州古籍出版社) xuất bản năm 2006.
l. Bản Khang Hy tu đính xuất bản năm do NXB Văn hiến khoa học xã hội xuất bản (社会科学文献出版社) năm 2008.
- Tự điển Khang Hy Đồng Văn Thượng Hải do Cty TNHH Kỹ thuật số Đồng Văn sáng chế, NXB Điện tử Vạn Phương - Bắc Kinh năm 2000.
- Tự điển điện tử Đài Loan Hán Trân.
- Tự điển điện tử Bắc Kinh Trung Dịch.
- Tự Điển Khang Hy bản Hiện đại là tự điển Trung Quốc đầu tiên thu góp nhiều từ nhất, hoàn toàn nhất, quy mô lớn nhất; là tự điển Trung Quốc đầu tiên phạm vi sử dụng lớn nhất, thời gian dân chúng sử dụng lâu nhất; là tự điển Trung Quốc đầu tiên số lần in nhiều nhất, số lượng in nhiều nhất; là tự điển Trung Quốc đầu tiên duy nhất được nhà vua viết Tự mà được thành tên, là sách công cụ Trung Quốc đầu tiên dùng khái niệm khoa học "Tự Điển;" là tự điển Trung Quốc đầu tiên có mục đích thu góp từ ngữ tiếng Hán, là tự điển Trung Quốc Lớn đầu tiên giá trị sử dụng cao nhất, ảnh hưởng rộng rãi nhất. Sách gồm 4 tập, in đẹp hào hoa, tinh xảo.
Tự Điển Khang Hy bản Hiện đại khác Tự Điển Khang Hy bản cũ chủ yếu những điều sau đây:
+ Chữ thu góp hoàn thiện hơn: cách tra nghĩa sâu rộng của chữ rất dễ vì theo lối hiện đại, thêm nhiều chữ mới ngày nay, phá giới hạn lượng sử dụng cho chuyên gia.
+ Dùng chữ quy phạm: sách mới đã làm rất nhiều tu sửa. Nghe nói nhà vua đã tu sửa 2,588 chỗ, nhưng bản hiện đại đã sửa 18,000 chỗ.
+ Chú âm mới: bản hiện đại không và sẽ không dùng cách đọc cũ, mà dùng cách phiên âm ngày nay, khiến cho chuẩn xác không sai nhầm khi đọc âm của chữ. Tự Điển Khang Hy bản Hiện đại thu góp tất cả 47,035 chữ.
ISBN 7-80114-341-8/G·169, xuất bản năm 2000, nhà xuất bản Cửu Châu.
Khang Hi tự điển
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khang Hi tự điển | |||
---|---|---|---|
|
|||
Khang Hy tự điển ấn bản 2005 | |||
|
|||
Tên tiếng Trung | |||
Tiếng Trung: | 康熙字典 | ||
|
|||
Tên Nhật Bản | |||
Hán tự: | 康熙字典 | ||
Hiragana: | こうきじてん | ||
|
Bài viết này có chứa các ký tự Trung Hoa. Nếu không được hỗ trợ hiển thị đúng, bạn có thể sẽ nhìn thấy các ký hiệu chấm hỏi, ô vuông, hoặc ký hiệu lạ khác thay vì các chữ Trung Quốc. |
Ngoài hai nhân vật chủ biên là Trương Ngọc Thư và Trần Đình Kính, hậu nhân chúng ta khi nhắc đến công biên toản cuốn từ điển đồ sộ này còn phải nhớ đến bốn tên tuổi tiêu biểu sau: Sử Quỳ, Ngô Thế Đạo, Mại Kinh, Lưu Nham, Chu Khởi Vị, Tưởng Đình Tích, Uông Long, Lệ Đình Nghi, Trương Dật Thiếu, Triệu Hùng Chiếu, Đồ Thiên Tướng, Vương Vân Cẩm, Giả Quốc Duy, Lưu Hạo, Mai Chi Hành, Trần Chương, Trần Bang Ngạn, Vương Cảnh Tằng, Lăng Thiệu Văn (史夔、吳世燾、萬經、劉巗、周起渭、蔣廷錫、汪漋、勵廷儀、張逸少、趙熊詔、涂天相、王雲錦、賈國維、劉灝、梅之珩、陳璋、陳邦彥、王景曾、淩紹雯). Riêng hai trường hợp Ngô Thế Đạo (吳世燾) và Lăng Thiệu Văn 淩紹雯 có sách chép là Trần Thế Nho (陈世儒) và Lăng Thiệu Tiêu (凌绍霄).
Mục lục
Đặc điểm
Khang Hy tự điển dựa vào hai quyển sách đời nhà Minh là Tự Hối (字汇) và Chính Tự Thông (正字通), hiệu đính và bổ sung。Để làm công tác hiệu đính, ban học giả đã phải miệt mài lao động và tiến hành một cuộc gọi là "Biện nghi đính ngoa" (辨疑订讹) rất vất vả và công phu。Theo đánh giá của giới nghiên cứu thì Khang Hy tự điển có ba ưu điểm sau:
- Số lượng chữ thu công phong phú và đồ sộ.
- Phân loại dựa 214 bộ thủ, có đầy đủ phiên thiết, xuất xứ, tham khảo, phân biệt rõ ràng, tiện lợi việc kiểm duyệt so sánh.
- Chú giải kỹ lưỡng, phần nhiều đều lấy từ những nét nghĩa nguyên thủy từ cổ thư.
Các đính bản của Khang Hy tự điển
Các đính bản của cuốn từ điển Khang Hy có rất nhiều, gồm Khang Hy Nội Phủ, là một loại đính bản dùng trong nội bộ triều đình, được trang sức rất đẹp đẽ và sang trọng, thường không thể thấy được ở trong dân gian. Ngoài ra trong số di cảo hiện nay người ta còn thấy những bản khắc gỗ, đá, chì và thậm chí là ảnh ấn. Ấn bản được coi là có số lượng lớn nhất và phổ biến nhất là ấn bản khắc đa cuối đời Thanh do Đồng Văn Thư Cục (Thượng Hải) ấn hành. Tính từ sau khi ra đời, cuốn từ điển này có tới 100 loại, tựu chung có thể giản thuật như sau:a. Bản 42 quyển, còn gọi bản Vũ Anh Điện (武英殿本), chia làm 12 quyển theo địa chi, mỗi tập ba quyển Thượng, Trung, Hạ.
b. Bản 42 quyển hay còn gọi là bản Vũ Anh Điện Đạo Quang, do Vương Dẫn Chi (王引之, người đọc là Vương Thấn Chi)tu đính.
c. Bản 43 quyển, còn gọi là bản Vũ Anh Điện năm Khang Hy 55 có khảo chứng.
d. Bản Đạo Quang Điện có khảo chứng và khảo dị sửa chữa.
e. Bản Đạo Quang Điện chỉnh lý, đặc biệt có cả hai loại tự thể tân cựu.
f. Bản Khang Hy tự điển Thông Giải (康熙字典通解).
g. Bản Khang Hy giản thể của NXB Đại học sư phạm Bắc Kinh xuất bản năm 1997.
h. Bản Chú âm đối chiếu Trung Quốc Đương Án Trân tàng bản, NXB Trung Quốc Đương Án (中国档案出版社, Hồ sơ di sản Trung Quốc) xuất bản 2002.
i. Bản Khang Hy tự điển của Trung Hoa Thư cục xuất bản năm 2004.
k. Bản Khang Hy tự điển của NXB Trung Châu cổ tịch (中州古籍出版社) xuất bản năm 2006.
l. Bản Khang Hy tu đính xuất bản năm do NXB Văn hiến khoa học xã hội xuất bản (社会科学文献出版社) năm 2008.
Ấn bản điện tử của Khang Hy tự điển
Gồm 03 loại:- Tự điển Khang Hy Đồng Văn Thượng Hải do Cty TNHH Kỹ thuật số Đồng Văn sáng chế, NXB Điện tử Vạn Phương - Bắc Kinh năm 2000.
- Tự điển điện tử Đài Loan Hán Trân.
- Tự điển điện tử Bắc Kinh Trung Dịch.
Chú thích
Liên kết ngoài
- 康熙字典網上版 Kangxi Dictionary Net Version
- Kangxi zidian 康熙字典, English translation of one definition, on Chinaknowledge.de
- Making Friends with the Kangxi zidian 康熙字典, Occasional paper with translation of Kangxi Emperor's preface 御製康熙字典序
- 汉典 The Chinese Language Dictionary Homepage - Tiếng Trung
Xem thêm
- Bộ Khang Hy Tự Điển ra đời năm 1716 liệt kê 40,000 chữ, trong đó có 4000 chữ thông dụng, 2000 tên họ, và 30,000 chữ không dùng vào đâu.- Tự Điển Khang Hy bản Hiện đại là tự điển Trung Quốc đầu tiên thu góp nhiều từ nhất, hoàn toàn nhất, quy mô lớn nhất; là tự điển Trung Quốc đầu tiên phạm vi sử dụng lớn nhất, thời gian dân chúng sử dụng lâu nhất; là tự điển Trung Quốc đầu tiên số lần in nhiều nhất, số lượng in nhiều nhất; là tự điển Trung Quốc đầu tiên duy nhất được nhà vua viết Tự mà được thành tên, là sách công cụ Trung Quốc đầu tiên dùng khái niệm khoa học "Tự Điển;" là tự điển Trung Quốc đầu tiên có mục đích thu góp từ ngữ tiếng Hán, là tự điển Trung Quốc Lớn đầu tiên giá trị sử dụng cao nhất, ảnh hưởng rộng rãi nhất. Sách gồm 4 tập, in đẹp hào hoa, tinh xảo.
Tự Điển Khang Hy bản Hiện đại khác Tự Điển Khang Hy bản cũ chủ yếu những điều sau đây:
+ Chữ thu góp hoàn thiện hơn: cách tra nghĩa sâu rộng của chữ rất dễ vì theo lối hiện đại, thêm nhiều chữ mới ngày nay, phá giới hạn lượng sử dụng cho chuyên gia.
+ Dùng chữ quy phạm: sách mới đã làm rất nhiều tu sửa. Nghe nói nhà vua đã tu sửa 2,588 chỗ, nhưng bản hiện đại đã sửa 18,000 chỗ.
+ Chú âm mới: bản hiện đại không và sẽ không dùng cách đọc cũ, mà dùng cách phiên âm ngày nay, khiến cho chuẩn xác không sai nhầm khi đọc âm của chữ. Tự Điển Khang Hy bản Hiện đại thu góp tất cả 47,035 chữ.
ISBN 7-80114-341-8/G·169, xuất bản năm 2000, nhà xuất bản Cửu Châu.
Thể loại:
Hoàng đế Khang Hi (tiếng Mông Cổ: Enkh Amgalan Khan) (4 tháng 5 năm 1654 – 20 tháng 12 năm 1722), tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (爱新觉罗玄燁), là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu[1][2] và là vua Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722.
Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.
Ông có miếu hiệu là Thanh Thánh Tổ (清聖祖), niên hiệu là Khang Hi (康熙). Tiểu sử của ông được ghi tại Thanh sử cảo, quyển 4 “Thánh Tổ bản kỷ” và Thanh thông giám, quyển 41-45 “Thánh Tổ Khang Hi”. Còn thụy hiệu đầy đủ của ông là Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Du Hiếu Kính Thành Tín Trung Hòa Công Đức Đại Thành Nhân hoàng đế (合天弘運文武睿哲恭儉寬裕孝敬誠信中和功德大成仁皇帝).
Ngày 2 tháng giêng năm 1661, Ái Tân Giác La Huyền Diệp mới lên 8 tuổi thì vua cha Thuận Trị mới 24 tuổi đã lâm bệnh nặng nằm liệt giường. Bà nội ông là Hiếu Trang hoàng thái hậu ủng hộ việc lập Huyền Diệp lên kế vị. Thuận Trị bèn tuyên bố lập Huyền Diệp trở thành vua mới, đồng thời bổ nhiệm 4 đại thần làm phụ chính là Sách Ni, Tô Khắc Táp Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái. Không lâu sau đó Thuận Trị qua đời.
Huyền Diệp lấy niên hiệu là Khang Hi, chính thức trở thành vị vua thứ 4 nhà Thanh.
Trong số 4 đại thần phụ chính, Ngao Bái là người có nhiều chiến công nhất và được phong thưởng nhiều, nên tỏ ra ngang tàng, coi thường vua nhỏ. Sách Ni tuổi già lắm bệnh nên ngại việc, ít tham gia chính sự; Át Tất Long tính tình mềm mỏng, ngại va chạm, không muốn gây xung đột với người khác; chỉ có Tô Khắc Táp Cáp tính tình thẳng thắn cương trực, thường hay tranh luận với Ngao Bái.
Ngao Bái cho con trai làm thị vệ nội đại thần. Năm 1666, Ngao Bái giết hại Tổng đốc Trực Khang – Sơn Đông là Chu Xương Tô, Tuần phủ Vương Đăng Liên. Trước sự chuyên quyền của Ngao Bái, Tô Khắc Táp Cáp tức giận, hai người trở thành đối đầu nhau.
Tô Khắc Táp Cáp ít kinh nghiệm, lại một mình một chủ trương, không chỉ đối đầu với Ngao Bái mà còn mâu thuẫn với Sách Ni, do đó bị cô lập. Ngao Bái tìm cách vu cáo Tô Khắc Táp Cáp để buộc tội, và thúc ép Khang Hi ban lệnh xử tử.
Sau khi 3 đại thần qua đời, không còn ai phản đối Ngao Bái, vì vậy Ngao Bái càng chuyên quyền. Những ai muốn tâu việc lên vua đều phải tâu qua Ngao Bái và đút lót mới được cất nhắc, bổ dụng[5]. Ngao Bái muốn tiếp tục duy trì đường lối chỉ dùng người Mãn làm quan, hạn chế người Hán vào triều[6].
Sự chuyên quyền của Ngao Bái khiến Khang Hi không hài lòng. Năm 1667, Khang Hi lên 14 tuổi. Ông tự mình đứng ra xem xét việc triều chính và muốn trừ bỏ Ngao Bái. Do Ngao Bái đang là phụ chính, bè cánh lại đông, Khang Hi biết chưa thể trừ bỏ ngay, bề ngoài tỏ ra bình thường. Ngao Bái ngạo mạn khinh thường vua nhỏ, thường cáo bệnh ốm không vào triều, khiến ông phải đến tận nhà thăm hỏi. Một lần ông cùng thị vệ Hòa Thác tới thăm, thấy Ngao Bái không hề ốm yếu. Hòa Thác tới giường Ngao Bái xem, phát hiện ra dưới đệm có con dao. Ngao Bái rất lo lắng nhưng Khang Hi lại không tỏ thái độ gì, cho rằng việc mang dao bên người là tập quán bình thường của người Mãn. Do đó Ngao Bái yên tâm không bị Khang Hi nghi ngờ[5].
Lấy lý do thích đánh cờ, ông triệu tập con Sách Ni là Sách Ngạch Đồ vào cung để bàn kế trừ Ngao Bái. Ông phong cho Ngao Bái làm Nhất đẳng công để Ngao Bái lơ là mất cảnh giác, mặt khác ông lấy cớ thích học võ nghệ để tuyển chọn nhiều người trong hàng ngũ con em thân vương làm thị vệ cho Ngao Bái. Sau đó, ông lấy cớ điều bớt những người vây cánh của Ngao Bái đi làm quan ở nơi xa.
Năm 1669, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Ông kể tội, cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hi tha chết và giam Ngao Bái vào ngục, và lệnh bắt những người trong cùng vây cánh Ngao Bái.
Không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục. Khang Hi chính thức nắm quyền điều hành triều chính, khi đó ông 16 tuổi.
Tam phiên có địa bàn cai quản rộng lớn, thế lực ngày càng mạnh, lại là tướng cũ của nhà Minh, trở thành mối lo với nhà Thanh, do đó Khang Hi quyết tâm trừ bỏ. Tháng 3 năm 1673, Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ tuổi cao sức yếu dâng thư lên triều đình xin được về hưu dưỡng lão và xin cho con là Thượng Chi Tín kế chức. Khang Hi nắm được cơ hội bắt đầu trừ bỏ tam phiên, bèn đồng ý với thỉnh cầu từ chức của Khả Hỷ, nhưng không cho Chi Tín kế vị.
Lúc đó con trai Ngô Tam Quế là Ngô Ưng Hùng đang ở Bắc Kinh đã nhanh chóng đưa tin về Vân Nam. Tháng 7 năm đó, tin tức đưa tới miền nam. Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung thấy Khang Hi đồng ý với đề nghị rút lui của Thượng Khả Hỷ, lấy làm lo lắng, bèn đồng loạt viết thư xin cáo lão. Các đại thần cho rằng hai Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung không thực lòng rút lui, khuyên ông không nên phê chuẩn vì sẽ gây biến loạn[7].
Trong khi đó, chỉ có số ít đại thần đồng tình với ý định triệt phiên của Khang Hi như Thượng thư Bộ Hộ là Mễ Tư Hàn, Thượng thư Bộ Hình là Mạc Lạc, Thượng thư Bộ Binh là Minh Châu. Khang Hi muốn nhân cơ hội này trừ bỏ tam phiên nên chấp thuận luôn, và sai Bác Nhĩ Khẳng, Chiết Mại Lễ tới Vân Nam, sai Lương Thanh Tiêu tới Quảng Đông, Trần Nhất Bỉnh tới Phúc Kiến để thi hành mệnh lệnh, thúc giục tam vương rời bỏ ngôi vị.
Thấy rõ ý định của Khang Hi muốn trừ bỏ mình, Ngô Tam Quế bèn cầm đầu tam vương khởi sự chống lại nhà Thanh. Tam Quế viết thư cho Phúc Kiến và Quảng Đông đề nghị cùng khởi binh với danh nghĩa “phục Minh diệt giặc”, tự xưng là “thiên hạ đô chiêu thảo binh mã đại nguyên soái”. Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung đều hưởng ứng. Con Trịnh Thành Công là Trịnh Tuyền cũng nhân dịp đó mang quân từ đảo Đài Loan vào đất liền đánh chiếm Ôn châu, Tuyền châu, Chương châu…[8].
Quân nổi dậy của Ngô Tam Quế nhanh chóng chiếm giữ Nguyên châu, Thường Đức rồi tiến vào Tứ Xuyên. Tam Quế đích thân tới Thường Đức, Lễ châu chỉ huy chiến trận.
Trước thế mạnh của Tam vương, một số đại thần nhà Thanh khuyên Khang Hi theo nếp cũ của Hán Cảnh Đế từng chém Triều Thố để yên lòng Ngô vương Lưu Tỵ khi mới xảy ra loạn bảy nước, vì vậy nên chém những người đồng tình triệt phiên như Mễ Tư Hàn, Mạc Lạc và Minh Châu để làm vừa lòng Tam phiên. Nhưng Khang Hi kiên quyết phản đối chủ trương đó, vì ông đã thấy trong quá khứ sau khi Hán Cảnh Đế chém Triều Thố, Lưu Tỵ vẫn không giải binh. Vì vậy ông tuyên bố một mình chịu trách nhiệm việc triệt phiên, và lệnh bắt giam con cháu Ngô Tam Quế ở Bắc Kinh là Ngô Ưng Hùng, Ngô Thế Lâm.
Giữa lúc đó Ngô Tam Quế thông qua Đạt Lại Lạt Ma gửi thư tới Khang Hi yêu cầu cho mình được cát cứ phía nam Trường Giang.
Khang Hi bác bỏ đề nghị cát cứ nam Trường Giang của Tam Quế, ra lệnh chém Ngô Ưng Hùng và Ngô Thế Lâm. Ngô Tam Quế thúc quân tấn công 30 thành trì vùng Giang Tây. Thủ hạ của Tam Quế là Vương Bỉnh Phiên tấn công vào Thiểm Cam – hậu phương nhà Thanh. Tháng 1 năm 1675, con nuôi Ngô Tam Quế là Vương Phụ Thần đang làm Đề đốc Thiểm Tây mang quân chiếm Bình Lương. Được Vương Bính Phiên trợ giúp, Vương Phụ Thần chiếm được Thái châu, Lan Châu, Củng Xương, Định Biên. Ngô Tam Quế tuyên bố sẽ chiếm Kinh châu để tiến vào Bắc Kinh.
Trong lúc đó, Cảnh Tinh Trung và Thượng Chi Tín cũng ra quân hưởng ứng Ngô Tam Quế.
Trước tình hình biến loạn, Khang Hi vẫn bình tĩnh chỉ huy cuộc chiến. Ông xác định Ngô Tam Quế cầm đầu cuộc nổi dậy, chỉ cần tập trung lực lượng diệt Ngô Tam Quế. Vì vậy ông tận dụng mâu thuẫn giữa Cảnh Tinh Trung và Trịnh Kinh, ra chiếu gửi Quảng Đông và Phúc Kiến, chấp thuận cho Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung tiếp tục làm vương. Đồng thời, ông điều quân Thanh đánh bật quân Đài Loan bị cô lập ra khỏi đại lục.
Năm 1677, Thượng Khả Hy vì mâu thuẫn với Ngô Tam Quế, buồn bực lâm bệnh qua đời. Quân hai xứ Phúc Kiến, Quảng Đông sau khi gặp một số bất lợi bèn chấp nhận yêu cầu của Khang Hi, dâng sớ chấp nhận bãi binh. Yên được 2 phía, Khang Hi tập trung lực lượng đối phó với Ngô Tam Quế[9]. Tuy đồng ý trên giấy tờ, hai xứ này vẫn chưa chịu hoàn toàn thần phục.
Thấy vai trò quan trọng của Vương Phụ Thần trong việc giúp lực lượng Ngô Tam Quế phát triển, Khang Hi dùng sách lược vừa đánh vừa dụ. Ông sai con Phụ Thần tới hàng quân Vân Nam, rồi sai Đồ Hải mang quân tới chống Phụ Thần. Phụ Thần trúng kế điệu hổ ly sơn của Đồ Hải, bị hao binh tổn tướng. Bị quân Thanh vây hãm lâu ngày, Vương Phụ Thần hết lương phải ra hàng triều đình.
Quân Thanh chiếm lại trọng điểm Bình Lương khiến Ngô Tam Quế ở Thiểm Tây bị thất thế. Sang năm 1678, quân Thanh giành thắng lợi, đánh chiếm lại Thiểm Tây. Một số tướng lĩnh của Tam Quế là Lâm Hưng Chu, Hàn Đại Nhiệm xin hàng nhà Thanh. Cùng lúc Vương Kiệt Thư đánh bại quân Ngô ở Giang Tây và Chiết Giang khiến Cảnh Tinh Trung không còn ngoại viện, thế cùng phải xin hàng.
Thế cục đã thay đổi, Ngô Tam Quế phải rút về chỉ còn giữ được Vân Nam. Nhưng đầu năm 1678 Ngô Tam Quế vẫn cố xưng đế hiệu ở Hành Dương, đặt quốc hiệu là Chu. Chỉ 5 tháng sau Tam Quế già yếu mắc bệnh qua đời. Cháu Tam Quế là Ngô Thế Phan kế vị.
Năm 1680, Khang Hi điều 3 cánh quân tấn công Vân Nam. Ngô Thế Phan thất bại liên tiếp, quân Thanh chiếm được Côn Minh. Thế Phan bị dồn vào đường cùng, phải uống thuốc độc tự sát. Sang năm 1681, Khang Hi hoàn toàn dẹp được Vân Nam, chấm dứt loạn Tam phiên.
Cha Thành Công là Trịnh Chi Long đã hàng nhà Thanh nhưng Thành Công vẫn một lòng thờ nhà Minh, không thần phục nhà Thanh. Năm 1662, Trịnh Thành Công được sự giúp sức của Hà Đình Bân (phiên dịch cho người Hà Lan), đánh đuổi người Hà Lan trên đảo, chiếm toàn bộ Đài Loan.
Sau khi Trịnh Thành Công chết, họ Trịnh truyền 3 thế hệ qua Trịnh Kinh tới Trịnh Khắc Xương vẫn giữ Đài Loan. Theo đề nghị của Tổng đốc Phúc Kiến là Diêu Khải Thánh, Khang Hi quyết định tấn công Đài Loan nhân có tranh chấp trong nội tộc họ Trịnh. Ông sai Diêu Khải Thánh đánh Đài Loan. Khải Thánh thi hành chính sách vừa đánh vừa dụ của Khang Hi, kết quả dụ được 13 vạn dân Đài Loan quy phục[10].
Theo sự tiến cử của Diêu Khải Thánh, Khang Hi bất chấp sự phản đối của nhiều người, sai thủ hạ cũ của Trịnh Thành Công là Thi Lang làm đề đốc thủy sư Phúc Kiến phụ trách việc đánh Đài Loan. Nhưng sau khi nhận chức, Thi Lang lại bất đồng quan điểm với Diêu Khải Thánh về việc tiến quân. Khang Hi cho Thi Lang toàn quyền quyết định việc chiến dịch đánh Đài Loan. Mùa hè năm 1683, Thi Lang ra quân một trận đánh bại quân chủ lực họ Trịnh, chiếm được Bành Hồ. Thế cùng, tháng 8 năm đó họ Trịnh xin đầu hàng.
Theo đề nghị của Thi Lang, Khang Hi xóa bỏ chủ trương bỏ Đài Loan để trao cho người Hà Lan. Ông điều quân và dân tới sống tại đảo, xây dựng các huyện Phượng Sơn, Đài Loan, Chư La trên đảo trở thành đơn vị hành chính của Trung Quốc.
Đầu năm 1682, Hoàng đế Khang Hi lên biên giới xem xét tình hình để tổ chức kháng cự. Vào năm 1683, ông bổ nhiệm Tát Bố Tố làm tướng quân Hắc Long Giang tới Ái Huy triển khai phòng ngự.
Vào năm 1685, ông sai đô đốc Bành Xuân và Tát Bố Tố chia hai đường thủy bộ tấn công Yaksa, hạ được thành này và rút về Ái Huy.
Quân Nga điều đại bác từ kinh thành Moskva tới, kéo thêm viện binh từ Nerchinsk tấn công trở lại. Khang Hi lại sai Tát Bố Tố tấn công Yaksa lần thứ 2 vào năm 1686. Sau 3 tháng giao tranh ác liệt, cuối cùng hai bên đều cầm cự. Tới năm 1689, hai bên ký kết hòa ước Nerchinsk xác định biên giới 2 nước. Hòa ước này đảm bảo hòa bình cho biên giới Nga – Trung trong hơn 100 năm[11][12].
Khang Hi bèn thân chinh đi đánh Cát Nhĩ Đan, bất chấp sự phản đối của nhiều đại thần muốn cầu hòa. Hai bên giao chiến ác liệt tại Ô Lan Bố Thông. Cát Nhĩ Đan bố trí phòng thủ “thành lạc đà”, dùng hàng ngàn con lạc đà trói chân nằm dưới đất, trên lưng xếp đầy hòm gỗ đựng chăn đệm ướt tạo ra bức thành dài[13]. Nhưng sau đó thành lạc đà bị quân Thanh dùng đại bác bắn vỡ. Cát Nhĩ Đan phải phá vây bỏ chạy.
Năm 1696, Cát Nhĩ Đan lại liên kết với Sa hoàng, mang 3 vạn quân[13] tấn công Trung Quốc lần thứ 2. Khang Hi lại thân chinh mang 10 vạn quân[13] đi đánh, chia làm 3 cánh: Tát Bố Tố phía đông, Phí Dương Cổ chỉ huy phía tây và ông tự mình đi trung quân. Kết quả quân Thanh thắng trận, đuổi được Cát Nhĩ Đan.
Sang năm 1697, Cát Nhĩ Đan tấn công lần thứ 3. Khang Hi lại phải thân chinh một lần nữa. Lần này Cát Nhĩ Đan thất bại nặng, phải chạy về căn cứ Y Lợi, nhưng Y Lợi đã bị cháu là Sách Vọng A Na Bố Đan làm phản chiếm giữ. Cát Nhĩ Đan định chạy sang Tây Tạng nhưng đường đi bị quân Thanh ngăn trở. Nhiều thủ hạ đầu hàng quân Thanh, Cát Nhĩ Đan bèn tự vẫn chết trong tuyệt vọng[13][14].
Sau này Sách Vọng A Na Bố Đan lại mang quân chiếm Tây Tạng. Năm 1720 Khang Hi điều binh đánh đuổi Sách Vọng, hộ tống Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 về Tây Tạng. Từ đó nhà Thanh cử sứ thần và quân sĩ tới chiếm lĩnh vùng Tây Tạng[15]. Từ năm 1722, Khang Hi phái quân tiến vào Urumqi, mở đầu việc chiếm giữ Tân Cương sau này[4].
Khang Hi luôn dậy sớm từ 3 giờ sáng làm việc[16]. Ông không hài lòng về tình trạng quan lại tham ô, ức hiếp dân chúng. Trong những lần đi tuần thú, ông được các quan lại địa phương dâng mỹ nữ nhưng ông kiên quyết từ chối và còn trách phạt viên quan đó. Điều này được xem là hiếm có trong các vị vua Trung Quốc[16].
Ông rất chú trọng chỉnh đốn bộ máy chính quyền. Ông nghiêm trị những viên quan đục khoét dân như Tuần phủ Sơn Tây là Mục Nhĩ Trại, Tổng đốc Hồ Quảng là Sái Dục Vinh, Tri phủ Thái Nguyên là Triệu Phương Chiếu, Tổng đốc Lưỡng Giang là Cát Lễ giáng chức nhiều người có tội khác. Nhiều vị quan thanh liêm được ông cất nhắc[14][17].
Khang Hi xem những tư tưởng cơ bản của Nho giáo như Tam cương ngũ thường, trung hiếu tiết nghĩa là nền tảng trị quốc. Việc áp dụng mạnh tư tưởng đó là một nguyên nhân giúp ông thống nhất quốc gia, khiến mâu thuẫn dân tộc tương đối hòa dịu[4]. Ngoài việc giữ thông lệ khoa cử cũ, ông còn mở ra chế độ khoa cử mới, có tên là “bác học hồng từ khoa”. Ông cũng thu hút những nhân tài cũ của nhà Minh vào bộ máy[16].
Năm 1716, ông ban lệnh soạn bộ Khang Hi tự điển gồm 42 quyển, 47.035 chữ Hán, có giá trị rất lớn[15]. Bên cạnh đó, ông còn ra lệnh soạn “Toàn Đường thi”, “Bội văn vận phủ”. Ông tổ chức đo đạc trên toàn quốc và ban hành cuốn bản đồ “Hoàng dư toàn lãm đồ”.
Khác với triều đình nhà Minh và các đời vua Thanh đầu tiên luôn cảnh giác với người phương Tây, Khang Hi tỏ ra cởi mở tiếp thu những thành tựu văn hóa của họ. Nhà Minh và các vua Thanh trước chỉ lợi dụng các giáo sĩ, cho vào truyền giáo nhằm học cách soạn lịch pháp và chế súng ống, ngoài ra rất dè dặt với lớp người này. Khang Hi tiếp cận sâu hơn với người phương Tây để tiếp nhận nhiều học thuật từ họ trong các lĩnh vực: toán học, y học, địa lý học, thiên văn học[21].
Trong triều đình, ông trọng dụng hai người Tây Dương. Người thứ nhất là Adam Schall von Bell (Thang Nhược Vọng), quốc tịch Đức, Giám đốc Đài thiên văn Bắc Kinh, được Khang Hi gọi là Thông Minh Giáo sư. Người thứ hai là Ferdinan Verbiest (Nam Hoài Nhân), người Bỉ, có khả năng luyện kim, đúc súng. Cả hai đều có những đóng góp lớn lao trong công cuộc bình định Trung Quốc của Khang Hi. Johann Adam Schall von Bell bị nhóm người Dương Quang Tiên vu cáo và bị sát hại. Sau này ông ân hận, giải oan cho giáo sĩ Johann Adam Schall và công khai thừa nhận lịch pháp phương Tây chính xác hơn lịch truyền thống của Trung Quốc[22].
Năm 1713, ông gửi một số thanh niên Trung Quốc sang Pháp du học. Ông biết chơi viôlông, thích sử dụng đồng hồ Tây phương. Khang Hi chân thành học hỏi các giáo sĩ phương Tây về các ngành kỷ hà học, thiên văn học. Ông tổ chức cho các nhà khoa học Trung Hoa và phương Tây cùng hợp tác biên soạn những bộ sách kiến thức hỗn hợp đông – tây về thiên văn học, số học, âm nhạc như Lịch Tượng khảo thành, Số lý tinh uẩn, Luật lữ chính nghĩa… Ông hấp thu tri thức địa đồ học phương Tây để vẽ địa đồ toàn quốc; ông so sánh y học phương Tây và với học thuật Trung Quốc. Ngoài ra ông còn tìm hiểu triết học phương Tây[20].
Sau này, do có sự can thiệp của Giáo hội Công giáo Rôma vào phương thức truyền giáo của các giáo sĩ khiến Khang Hi bất đồng, ông bèn ra lệnh “bế quan tỏa quốc”, cấm họ không được phép truyền giáo tại Trung Quốc nữa[24].
Khang Hi chưa lập ai làm thái tử thì ông qua đời năm 1722 tại Bắc Kinh, hưởng thọ 69 tuổi, ở ngôi 61 năm, là hoàng đế ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc[16][26][27].
Các sử gia ghi nhận có nhiều ghi chép khác nhau về việc qua đời và truyền ngôi của Khang Hi. Có ý kiến cho rằng ông bị hoàng tử thứ tư Dận Chân đầu độc sát hại để lên nối ngôi (tức là vua Ung Chính)[28]. Có ý kiến cho rằng Khang Hi không bị giết; ông vốn có ý định truyền ngôi cho hoàng tử thứ 14 là Dận Để[29] - trong di chiếu ông đã viết “truyền ngôi cho con trai thứ 14”. Khi ông qua đời, hoàng tử thứ tư là Dận Chân đã liên kết với Tổng đốc Xuyên Thiểm Niên Canh Nghiêu và Cửu Môn Đề Đốc Long Khoa Đa sửa chữ “thập” (十 - mười) thành chữ “vu” (于 - cho), vì vậy nghĩa di chiếu hiểu là “truyền ngôi cho con trai thứ 4”[30].
Hoàng tử thứ tư Dận Chân lên nối ngôi, tức vua Ung Chính.
Dù còn một số hạn chế, Khang Hi được đánh giá là vị hoàng đế có nhiều thành tích chính trị và có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử vương triều Thanh[33]. Dưới thời cai trị của Khang Hi, vương triều Thanh mới thành lập đi vào con đường cường thịnh. Thời kỳ ông cai trị có cả thành tích văn và võ, củng cố cơ sở thống trị cho nhà Thanh một cách vững chắc. Ông đã để lại sự khai sáng cho đường lối cai trị đất nước vững vàng sang thế kỷ 18 cho người cháu nội là Càn Long, được các sử gia gọi là “Khang Càn thịnh thế”[34].
Khang Hi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Khang Hy)
Khang Hi Hoàng đế | ||
---|---|---|
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...) | ||
Hoàng đế nhà Thanh | ||
Trị vì | 7 tháng 2 năm 1662 – 20 tháng 12 năm 1722 (60 năm, 316 ngày) | |
Đăng quang | 1667 | |
Tiền nhiệm | Thanh Thế Tổ | |
Kế nhiệm | Thanh Thế Tông | |
Thông tin chung | ||
Thê thiếp | 4 hoàng hậu: Hiếu Thành Nhân hoàng hậu Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu Hiếu Ý Nhân hoàng hậu Hiếu Cung Nhân hoàng hậu và 1200 phi tần |
|
Hậu duệ |
|
|
Tên thật | Ái Tân Giác La Huyền Diệp | |
Niên hiệu | Khang Hi | |
Thụy hiệu | Nhân Hoàng đế | |
Miếu hiệu | Thanh Thánh Tổ | |
Triều đại | Nhà Thanh | |
Thân phụ | Thuận Trị hoàng đế | |
Sinh | 4 tháng 5 năm 1654 | |
Mất | 20 tháng 12 năm 1722 Bắc Kinh, Trung Quốc |
|
An táng | Cảnh lăng, Đông Thanh mộ, Tuân Hóa |
Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.
Ông có miếu hiệu là Thanh Thánh Tổ (清聖祖), niên hiệu là Khang Hi (康熙). Tiểu sử của ông được ghi tại Thanh sử cảo, quyển 4 “Thánh Tổ bản kỷ” và Thanh thông giám, quyển 41-45 “Thánh Tổ Khang Hi”. Còn thụy hiệu đầy đủ của ông là Hợp Thiên Hoằng Vận Văn Vũ Duệ Triết Cung Kiệm Khoan Du Hiếu Kính Thành Tín Trung Hòa Công Đức Đại Thành Nhân hoàng đế (合天弘運文武睿哲恭儉寬裕孝敬誠信中和功德大成仁皇帝).
Mục lục
Lên ngôi
Ái Tân Giác La Huyền Diệp là con thứ 3 của Thuận Trị. Mẹ ông là Đông Giai thị vốn là con gái của Đông Đồ Lại. Huyền Diệp sinh ngày 18 tháng 3 năm 1654. Ông được bà nội dạy dỗ từ nhỏ, lên 5 tuổi bắt đầu học hành[3][4].Ngày 2 tháng giêng năm 1661, Ái Tân Giác La Huyền Diệp mới lên 8 tuổi thì vua cha Thuận Trị mới 24 tuổi đã lâm bệnh nặng nằm liệt giường. Bà nội ông là Hiếu Trang hoàng thái hậu ủng hộ việc lập Huyền Diệp lên kế vị. Thuận Trị bèn tuyên bố lập Huyền Diệp trở thành vua mới, đồng thời bổ nhiệm 4 đại thần làm phụ chính là Sách Ni, Tô Khắc Táp Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái. Không lâu sau đó Thuận Trị qua đời.
Huyền Diệp lấy niên hiệu là Khang Hi, chính thức trở thành vị vua thứ 4 nhà Thanh.
Trừ Ngao Bái
Trong số 4 đại thần phụ chính, Ngao Bái là người có nhiều chiến công nhất và được phong thưởng nhiều, nên tỏ ra ngang tàng, coi thường vua nhỏ. Sách Ni tuổi già lắm bệnh nên ngại việc, ít tham gia chính sự; Át Tất Long tính tình mềm mỏng, ngại va chạm, không muốn gây xung đột với người khác; chỉ có Tô Khắc Táp Cáp tính tình thẳng thắn cương trực, thường hay tranh luận với Ngao Bái.
Ngao Bái cho con trai làm thị vệ nội đại thần. Năm 1666, Ngao Bái giết hại Tổng đốc Trực Khang – Sơn Đông là Chu Xương Tô, Tuần phủ Vương Đăng Liên. Trước sự chuyên quyền của Ngao Bái, Tô Khắc Táp Cáp tức giận, hai người trở thành đối đầu nhau.
Tô Khắc Táp Cáp ít kinh nghiệm, lại một mình một chủ trương, không chỉ đối đầu với Ngao Bái mà còn mâu thuẫn với Sách Ni, do đó bị cô lập. Ngao Bái tìm cách vu cáo Tô Khắc Táp Cáp để buộc tội, và thúc ép Khang Hi ban lệnh xử tử.
Sau khi 3 đại thần qua đời, không còn ai phản đối Ngao Bái, vì vậy Ngao Bái càng chuyên quyền. Những ai muốn tâu việc lên vua đều phải tâu qua Ngao Bái và đút lót mới được cất nhắc, bổ dụng[5]. Ngao Bái muốn tiếp tục duy trì đường lối chỉ dùng người Mãn làm quan, hạn chế người Hán vào triều[6].
Sự chuyên quyền của Ngao Bái khiến Khang Hi không hài lòng. Năm 1667, Khang Hi lên 14 tuổi. Ông tự mình đứng ra xem xét việc triều chính và muốn trừ bỏ Ngao Bái. Do Ngao Bái đang là phụ chính, bè cánh lại đông, Khang Hi biết chưa thể trừ bỏ ngay, bề ngoài tỏ ra bình thường. Ngao Bái ngạo mạn khinh thường vua nhỏ, thường cáo bệnh ốm không vào triều, khiến ông phải đến tận nhà thăm hỏi. Một lần ông cùng thị vệ Hòa Thác tới thăm, thấy Ngao Bái không hề ốm yếu. Hòa Thác tới giường Ngao Bái xem, phát hiện ra dưới đệm có con dao. Ngao Bái rất lo lắng nhưng Khang Hi lại không tỏ thái độ gì, cho rằng việc mang dao bên người là tập quán bình thường của người Mãn. Do đó Ngao Bái yên tâm không bị Khang Hi nghi ngờ[5].
Lấy lý do thích đánh cờ, ông triệu tập con Sách Ni là Sách Ngạch Đồ vào cung để bàn kế trừ Ngao Bái. Ông phong cho Ngao Bái làm Nhất đẳng công để Ngao Bái lơ là mất cảnh giác, mặt khác ông lấy cớ thích học võ nghệ để tuyển chọn nhiều người trong hàng ngũ con em thân vương làm thị vệ cho Ngao Bái. Sau đó, ông lấy cớ điều bớt những người vây cánh của Ngao Bái đi làm quan ở nơi xa.
Năm 1669, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Ông kể tội, cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hi tha chết và giam Ngao Bái vào ngục, và lệnh bắt những người trong cùng vây cánh Ngao Bái.
Không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục. Khang Hi chính thức nắm quyền điều hành triều chính, khi đó ông 16 tuổi.
Hoàn thành thống nhất quốc gia
Dẹp loạn Tam phiên
Tam phiên có địa bàn cai quản rộng lớn, thế lực ngày càng mạnh, lại là tướng cũ của nhà Minh, trở thành mối lo với nhà Thanh, do đó Khang Hi quyết tâm trừ bỏ. Tháng 3 năm 1673, Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ tuổi cao sức yếu dâng thư lên triều đình xin được về hưu dưỡng lão và xin cho con là Thượng Chi Tín kế chức. Khang Hi nắm được cơ hội bắt đầu trừ bỏ tam phiên, bèn đồng ý với thỉnh cầu từ chức của Khả Hỷ, nhưng không cho Chi Tín kế vị.
Lúc đó con trai Ngô Tam Quế là Ngô Ưng Hùng đang ở Bắc Kinh đã nhanh chóng đưa tin về Vân Nam. Tháng 7 năm đó, tin tức đưa tới miền nam. Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung thấy Khang Hi đồng ý với đề nghị rút lui của Thượng Khả Hỷ, lấy làm lo lắng, bèn đồng loạt viết thư xin cáo lão. Các đại thần cho rằng hai Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung không thực lòng rút lui, khuyên ông không nên phê chuẩn vì sẽ gây biến loạn[7].
Trong khi đó, chỉ có số ít đại thần đồng tình với ý định triệt phiên của Khang Hi như Thượng thư Bộ Hộ là Mễ Tư Hàn, Thượng thư Bộ Hình là Mạc Lạc, Thượng thư Bộ Binh là Minh Châu. Khang Hi muốn nhân cơ hội này trừ bỏ tam phiên nên chấp thuận luôn, và sai Bác Nhĩ Khẳng, Chiết Mại Lễ tới Vân Nam, sai Lương Thanh Tiêu tới Quảng Đông, Trần Nhất Bỉnh tới Phúc Kiến để thi hành mệnh lệnh, thúc giục tam vương rời bỏ ngôi vị.
Thấy rõ ý định của Khang Hi muốn trừ bỏ mình, Ngô Tam Quế bèn cầm đầu tam vương khởi sự chống lại nhà Thanh. Tam Quế viết thư cho Phúc Kiến và Quảng Đông đề nghị cùng khởi binh với danh nghĩa “phục Minh diệt giặc”, tự xưng là “thiên hạ đô chiêu thảo binh mã đại nguyên soái”. Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung đều hưởng ứng. Con Trịnh Thành Công là Trịnh Tuyền cũng nhân dịp đó mang quân từ đảo Đài Loan vào đất liền đánh chiếm Ôn châu, Tuyền châu, Chương châu…[8].
Quân nổi dậy của Ngô Tam Quế nhanh chóng chiếm giữ Nguyên châu, Thường Đức rồi tiến vào Tứ Xuyên. Tam Quế đích thân tới Thường Đức, Lễ châu chỉ huy chiến trận.
Trước thế mạnh của Tam vương, một số đại thần nhà Thanh khuyên Khang Hi theo nếp cũ của Hán Cảnh Đế từng chém Triều Thố để yên lòng Ngô vương Lưu Tỵ khi mới xảy ra loạn bảy nước, vì vậy nên chém những người đồng tình triệt phiên như Mễ Tư Hàn, Mạc Lạc và Minh Châu để làm vừa lòng Tam phiên. Nhưng Khang Hi kiên quyết phản đối chủ trương đó, vì ông đã thấy trong quá khứ sau khi Hán Cảnh Đế chém Triều Thố, Lưu Tỵ vẫn không giải binh. Vì vậy ông tuyên bố một mình chịu trách nhiệm việc triệt phiên, và lệnh bắt giam con cháu Ngô Tam Quế ở Bắc Kinh là Ngô Ưng Hùng, Ngô Thế Lâm.
Giữa lúc đó Ngô Tam Quế thông qua Đạt Lại Lạt Ma gửi thư tới Khang Hi yêu cầu cho mình được cát cứ phía nam Trường Giang.
Khang Hi bác bỏ đề nghị cát cứ nam Trường Giang của Tam Quế, ra lệnh chém Ngô Ưng Hùng và Ngô Thế Lâm. Ngô Tam Quế thúc quân tấn công 30 thành trì vùng Giang Tây. Thủ hạ của Tam Quế là Vương Bỉnh Phiên tấn công vào Thiểm Cam – hậu phương nhà Thanh. Tháng 1 năm 1675, con nuôi Ngô Tam Quế là Vương Phụ Thần đang làm Đề đốc Thiểm Tây mang quân chiếm Bình Lương. Được Vương Bính Phiên trợ giúp, Vương Phụ Thần chiếm được Thái châu, Lan Châu, Củng Xương, Định Biên. Ngô Tam Quế tuyên bố sẽ chiếm Kinh châu để tiến vào Bắc Kinh.
Trong lúc đó, Cảnh Tinh Trung và Thượng Chi Tín cũng ra quân hưởng ứng Ngô Tam Quế.
Trước tình hình biến loạn, Khang Hi vẫn bình tĩnh chỉ huy cuộc chiến. Ông xác định Ngô Tam Quế cầm đầu cuộc nổi dậy, chỉ cần tập trung lực lượng diệt Ngô Tam Quế. Vì vậy ông tận dụng mâu thuẫn giữa Cảnh Tinh Trung và Trịnh Kinh, ra chiếu gửi Quảng Đông và Phúc Kiến, chấp thuận cho Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung tiếp tục làm vương. Đồng thời, ông điều quân Thanh đánh bật quân Đài Loan bị cô lập ra khỏi đại lục.
Năm 1677, Thượng Khả Hy vì mâu thuẫn với Ngô Tam Quế, buồn bực lâm bệnh qua đời. Quân hai xứ Phúc Kiến, Quảng Đông sau khi gặp một số bất lợi bèn chấp nhận yêu cầu của Khang Hi, dâng sớ chấp nhận bãi binh. Yên được 2 phía, Khang Hi tập trung lực lượng đối phó với Ngô Tam Quế[9]. Tuy đồng ý trên giấy tờ, hai xứ này vẫn chưa chịu hoàn toàn thần phục.
Thấy vai trò quan trọng của Vương Phụ Thần trong việc giúp lực lượng Ngô Tam Quế phát triển, Khang Hi dùng sách lược vừa đánh vừa dụ. Ông sai con Phụ Thần tới hàng quân Vân Nam, rồi sai Đồ Hải mang quân tới chống Phụ Thần. Phụ Thần trúng kế điệu hổ ly sơn của Đồ Hải, bị hao binh tổn tướng. Bị quân Thanh vây hãm lâu ngày, Vương Phụ Thần hết lương phải ra hàng triều đình.
Quân Thanh chiếm lại trọng điểm Bình Lương khiến Ngô Tam Quế ở Thiểm Tây bị thất thế. Sang năm 1678, quân Thanh giành thắng lợi, đánh chiếm lại Thiểm Tây. Một số tướng lĩnh của Tam Quế là Lâm Hưng Chu, Hàn Đại Nhiệm xin hàng nhà Thanh. Cùng lúc Vương Kiệt Thư đánh bại quân Ngô ở Giang Tây và Chiết Giang khiến Cảnh Tinh Trung không còn ngoại viện, thế cùng phải xin hàng.
Thế cục đã thay đổi, Ngô Tam Quế phải rút về chỉ còn giữ được Vân Nam. Nhưng đầu năm 1678 Ngô Tam Quế vẫn cố xưng đế hiệu ở Hành Dương, đặt quốc hiệu là Chu. Chỉ 5 tháng sau Tam Quế già yếu mắc bệnh qua đời. Cháu Tam Quế là Ngô Thế Phan kế vị.
Năm 1680, Khang Hi điều 3 cánh quân tấn công Vân Nam. Ngô Thế Phan thất bại liên tiếp, quân Thanh chiếm được Côn Minh. Thế Phan bị dồn vào đường cùng, phải uống thuốc độc tự sát. Sang năm 1681, Khang Hi hoàn toàn dẹp được Vân Nam, chấm dứt loạn Tam phiên.
Chiếm Đài Loan
Sau khi dẹp xong Tam vương, Khang Hi tính tới việc thu hồi Đài Loan bị dòng họ Trịnh Thành Công chiếm trong nhiều năm.Cha Thành Công là Trịnh Chi Long đã hàng nhà Thanh nhưng Thành Công vẫn một lòng thờ nhà Minh, không thần phục nhà Thanh. Năm 1662, Trịnh Thành Công được sự giúp sức của Hà Đình Bân (phiên dịch cho người Hà Lan), đánh đuổi người Hà Lan trên đảo, chiếm toàn bộ Đài Loan.
Sau khi Trịnh Thành Công chết, họ Trịnh truyền 3 thế hệ qua Trịnh Kinh tới Trịnh Khắc Xương vẫn giữ Đài Loan. Theo đề nghị của Tổng đốc Phúc Kiến là Diêu Khải Thánh, Khang Hi quyết định tấn công Đài Loan nhân có tranh chấp trong nội tộc họ Trịnh. Ông sai Diêu Khải Thánh đánh Đài Loan. Khải Thánh thi hành chính sách vừa đánh vừa dụ của Khang Hi, kết quả dụ được 13 vạn dân Đài Loan quy phục[10].
Theo sự tiến cử của Diêu Khải Thánh, Khang Hi bất chấp sự phản đối của nhiều người, sai thủ hạ cũ của Trịnh Thành Công là Thi Lang làm đề đốc thủy sư Phúc Kiến phụ trách việc đánh Đài Loan. Nhưng sau khi nhận chức, Thi Lang lại bất đồng quan điểm với Diêu Khải Thánh về việc tiến quân. Khang Hi cho Thi Lang toàn quyền quyết định việc chiến dịch đánh Đài Loan. Mùa hè năm 1683, Thi Lang ra quân một trận đánh bại quân chủ lực họ Trịnh, chiếm được Bành Hồ. Thế cùng, tháng 8 năm đó họ Trịnh xin đầu hàng.
Theo đề nghị của Thi Lang, Khang Hi xóa bỏ chủ trương bỏ Đài Loan để trao cho người Hà Lan. Ông điều quân và dân tới sống tại đảo, xây dựng các huyện Phượng Sơn, Đài Loan, Chư La trên đảo trở thành đơn vị hành chính của Trung Quốc.
Xung đột biên giới phía bắc
Xung đột với nước Nga
Trong lúc Khang Hi còn phải đánh dẹp trong nước thì quân Nga liên tiếp tấn công vùng Hắc Long Giang của Trung Quốc. Sa hoàng còn xây dựng căn cứ Yaksa để dễ bề tấn công Trung Quốc.Đầu năm 1682, Hoàng đế Khang Hi lên biên giới xem xét tình hình để tổ chức kháng cự. Vào năm 1683, ông bổ nhiệm Tát Bố Tố làm tướng quân Hắc Long Giang tới Ái Huy triển khai phòng ngự.
Vào năm 1685, ông sai đô đốc Bành Xuân và Tát Bố Tố chia hai đường thủy bộ tấn công Yaksa, hạ được thành này và rút về Ái Huy.
Quân Nga điều đại bác từ kinh thành Moskva tới, kéo thêm viện binh từ Nerchinsk tấn công trở lại. Khang Hi lại sai Tát Bố Tố tấn công Yaksa lần thứ 2 vào năm 1686. Sau 3 tháng giao tranh ác liệt, cuối cùng hai bên đều cầm cự. Tới năm 1689, hai bên ký kết hòa ước Nerchinsk xác định biên giới 2 nước. Hòa ước này đảm bảo hòa bình cho biên giới Nga – Trung trong hơn 100 năm[11][12].
Chiến tranh với người Mông Cổ
Một mặt tấn công chính diện, mặt khác Sa hoàng còn giúp cho các tộc Mông Cổ phía bắc tấn công nhà Thanh. Do Sa hoàng ủng hộ, Cát Nhĩ Đan ngày càng lớn mạnh, thống nhất các bộ lạc Mông và năm 1690 mang quân tấn công vào Nội Mông, chỉ còn cách Bắc Kinh 90 km.Khang Hi bèn thân chinh đi đánh Cát Nhĩ Đan, bất chấp sự phản đối của nhiều đại thần muốn cầu hòa. Hai bên giao chiến ác liệt tại Ô Lan Bố Thông. Cát Nhĩ Đan bố trí phòng thủ “thành lạc đà”, dùng hàng ngàn con lạc đà trói chân nằm dưới đất, trên lưng xếp đầy hòm gỗ đựng chăn đệm ướt tạo ra bức thành dài[13]. Nhưng sau đó thành lạc đà bị quân Thanh dùng đại bác bắn vỡ. Cát Nhĩ Đan phải phá vây bỏ chạy.
Năm 1696, Cát Nhĩ Đan lại liên kết với Sa hoàng, mang 3 vạn quân[13] tấn công Trung Quốc lần thứ 2. Khang Hi lại thân chinh mang 10 vạn quân[13] đi đánh, chia làm 3 cánh: Tát Bố Tố phía đông, Phí Dương Cổ chỉ huy phía tây và ông tự mình đi trung quân. Kết quả quân Thanh thắng trận, đuổi được Cát Nhĩ Đan.
Sang năm 1697, Cát Nhĩ Đan tấn công lần thứ 3. Khang Hi lại phải thân chinh một lần nữa. Lần này Cát Nhĩ Đan thất bại nặng, phải chạy về căn cứ Y Lợi, nhưng Y Lợi đã bị cháu là Sách Vọng A Na Bố Đan làm phản chiếm giữ. Cát Nhĩ Đan định chạy sang Tây Tạng nhưng đường đi bị quân Thanh ngăn trở. Nhiều thủ hạ đầu hàng quân Thanh, Cát Nhĩ Đan bèn tự vẫn chết trong tuyệt vọng[13][14].
Sau này Sách Vọng A Na Bố Đan lại mang quân chiếm Tây Tạng. Năm 1720 Khang Hi điều binh đánh đuổi Sách Vọng, hộ tống Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 về Tây Tạng. Từ đó nhà Thanh cử sứ thần và quân sĩ tới chiếm lĩnh vùng Tây Tạng[15]. Từ năm 1722, Khang Hi phái quân tiến vào Urumqi, mở đầu việc chiếm giữ Tân Cương sau này[4].
Xây dựng đất nước
Lãnh thổ
Thời kỳ Khang Hi cai trị, lãnh thổ Trung Quốc phía đông giáp biển, phía nam giáp Đại Việt, phía tây vượt Thông Lãnh, phía bắc đến Siberi. Từ trước đến thời Khang Hi, Trung Quốc chưa từng có thời kỳ nào lãnh thổ rộng lớn, thống nhất, đa sắc tộc và được quản lý hiệu quả, lâu dài như vậy[4].Chế độ quan lại
Sau khi thống nhất quốc gia, Khang Hi bắt tay vào chỉnh đốn bộ máy quan lại. Ông thực thi thưởng phạt nghiêm minh, chiêu nạp nhân tài trong toàn quốc để thu dụng[14].Khang Hi luôn dậy sớm từ 3 giờ sáng làm việc[16]. Ông không hài lòng về tình trạng quan lại tham ô, ức hiếp dân chúng. Trong những lần đi tuần thú, ông được các quan lại địa phương dâng mỹ nữ nhưng ông kiên quyết từ chối và còn trách phạt viên quan đó. Điều này được xem là hiếm có trong các vị vua Trung Quốc[16].
Ông rất chú trọng chỉnh đốn bộ máy chính quyền. Ông nghiêm trị những viên quan đục khoét dân như Tuần phủ Sơn Tây là Mục Nhĩ Trại, Tổng đốc Hồ Quảng là Sái Dục Vinh, Tri phủ Thái Nguyên là Triệu Phương Chiếu, Tổng đốc Lưỡng Giang là Cát Lễ giáng chức nhiều người có tội khác. Nhiều vị quan thanh liêm được ông cất nhắc[14][17].
Phát triển kinh tế
Nhằm tăng cường kiểm soát Giang Nam sau khi dẹp loạn Tam phiên, từ năm 1684 Khang Hi nhiều lần đi tuần thú vùng này. Việc đi tuần thú của Khang Hi góp phần ổn định xã hội Giang Nam và thúc đẩy kinh tế nơi đây phát triển.- Xóa bỏ chế độ khoanh đất sản xuất: Năm 1669, Khang Hi hạ lệnh xóa bỏ chế độ khoanh đất sản xuất theo kiểu nông nô, song bị Ngao Bái ngăn trở nên không thực thi được hiệu quả. Năm 1685, ông cho thi hành lệnh này một lần nữa, nhờ vậy đất đai được trả về tay nông dân[14].
- Xây dựng các công trình thủy lợi: công trình thủy lợi nổi bật nhất thời Khang Hi là đê sông Hoàng Hà. Ông đã dồn tâm huyết suốt 30 năm để trị thủy dòng sông này. Ban đầu ông sai đại thần Cận Phụ vốn nổi tiếng về nghề nông lo việc này. Sau khi Cận Phụ mất, ông trực tiếp tham gia vào việc này[18]. Trong 6 lần ông đi tuần sát xuống phía nam, lần nào cũng quan tâm tới thủy lợi sông Hoàng Hà. Việc làm thủy lợi sông Hoàng Hà đảm bảo sự thông suốt của Đại Vận Hà (kênh đào lớn từ thời Tùy), giúp vận chuyển hàng triệu tấn lương thực trong nước.
- Khuyến khích khẩn hoang: Khang Hi cho thi hành chính sách khuyến khích khai khẩn, ai có công khai khẩn thì được hưởng. Ông yêu cầu các quan lại phải thực thi, trong 5 năm phải khẩn hoang hết vùng đất do mình cai trị[18]. Ông ra lệnh kêu gọi lưu dân tham gia sản xuất nông nghiệp, bất kể ai dù là người bản địa hay di cư đều xếp vào Bảo, Giáp để tham gia khẩn hoang. Lưu dân tham gia khẩn hoang được sở hữu một phần đất đai, do đó họ được đảm bảo chỗ ở và nguồn kiếm sống. Nhờ chính sách này, sản lượng lương thực trong nước tăng từ 527 vạn tấn lên 581 vạn tấn[14].
- Giảm nhẹ thuế khóa: Thấy rõ bài học mất nước của triều Minh do chính sách thuế khóa nặng nề, ông cho thi hành cải cách thuế. Trong thời gian làm vua, ông dã cho 3 lần miễn thuế cho các địa phương, miễn thu lương thực 2 lần cho phía nam[19]. Khi có mất mùa hoặc có chiến tranh, ông đều hạ lệnh giảm thu tiền mặt và thu lương thực. Trước đây, thuế thu theo đầu người (“đinh ngân”), nhiều người không đủ tiền nộp. Năm 1712, ông tuyên bố lấy năm trước (1711) làm năm chuẩn để tính số đinh toàn quốc, về sau nếu số đinh gia tăng cũng không phải nộp thêm. Việc này gọi là “thịnh thế tư đinh, vĩnh bất gia phú” (Thêm tráng đinh thời thịnh, mãi không tăng thuế). Chính sách này làm giảm gánh nặng cho dân, góp phần ổn định xã hội.
Với vấn đề văn hóa
Thành tựu
Khang Hi cũng rất chú trọng tới văn hóa. Ham học từ nhỏ, Khang Hi tiếp tục học tập suốt đời. Ông rất quan tâm tới truyền thống văn hóa cổ xưa của người Hán, đã học qua các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, Sử ký, Hán thư, Tư trị thông giám... Ông biết cách dùng văn hóa Hán để tận dụng tài năng của các tri thức người Hán giúp việc trong bộ máy chính quyền[4].Khang Hi xem những tư tưởng cơ bản của Nho giáo như Tam cương ngũ thường, trung hiếu tiết nghĩa là nền tảng trị quốc. Việc áp dụng mạnh tư tưởng đó là một nguyên nhân giúp ông thống nhất quốc gia, khiến mâu thuẫn dân tộc tương đối hòa dịu[4]. Ngoài việc giữ thông lệ khoa cử cũ, ông còn mở ra chế độ khoa cử mới, có tên là “bác học hồng từ khoa”. Ông cũng thu hút những nhân tài cũ của nhà Minh vào bộ máy[16].
Năm 1716, ông ban lệnh soạn bộ Khang Hi tự điển gồm 42 quyển, 47.035 chữ Hán, có giá trị rất lớn[15]. Bên cạnh đó, ông còn ra lệnh soạn “Toàn Đường thi”, “Bội văn vận phủ”. Ông tổ chức đo đạc trên toàn quốc và ban hành cuốn bản đồ “Hoàng dư toàn lãm đồ”.
Khác với triều đình nhà Minh và các đời vua Thanh đầu tiên luôn cảnh giác với người phương Tây, Khang Hi tỏ ra cởi mở tiếp thu những thành tựu văn hóa của họ. Nhà Minh và các vua Thanh trước chỉ lợi dụng các giáo sĩ, cho vào truyền giáo nhằm học cách soạn lịch pháp và chế súng ống, ngoài ra rất dè dặt với lớp người này. Khang Hi tiếp cận sâu hơn với người phương Tây để tiếp nhận nhiều học thuật từ họ trong các lĩnh vực: toán học, y học, địa lý học, thiên văn học[21].
Trong triều đình, ông trọng dụng hai người Tây Dương. Người thứ nhất là Adam Schall von Bell (Thang Nhược Vọng), quốc tịch Đức, Giám đốc Đài thiên văn Bắc Kinh, được Khang Hi gọi là Thông Minh Giáo sư. Người thứ hai là Ferdinan Verbiest (Nam Hoài Nhân), người Bỉ, có khả năng luyện kim, đúc súng. Cả hai đều có những đóng góp lớn lao trong công cuộc bình định Trung Quốc của Khang Hi. Johann Adam Schall von Bell bị nhóm người Dương Quang Tiên vu cáo và bị sát hại. Sau này ông ân hận, giải oan cho giáo sĩ Johann Adam Schall và công khai thừa nhận lịch pháp phương Tây chính xác hơn lịch truyền thống của Trung Quốc[22].
Năm 1713, ông gửi một số thanh niên Trung Quốc sang Pháp du học. Ông biết chơi viôlông, thích sử dụng đồng hồ Tây phương. Khang Hi chân thành học hỏi các giáo sĩ phương Tây về các ngành kỷ hà học, thiên văn học. Ông tổ chức cho các nhà khoa học Trung Hoa và phương Tây cùng hợp tác biên soạn những bộ sách kiến thức hỗn hợp đông – tây về thiên văn học, số học, âm nhạc như Lịch Tượng khảo thành, Số lý tinh uẩn, Luật lữ chính nghĩa… Ông hấp thu tri thức địa đồ học phương Tây để vẽ địa đồ toàn quốc; ông so sánh y học phương Tây và với học thuật Trung Quốc. Ngoài ra ông còn tìm hiểu triết học phương Tây[20].
Hạn chế
Tuy có những đóng góp tích cực, Khang Hi cũng có những tì vết đối với văn hóa Trung Hoa đương thời. Nhằm bảo vệ quyền lợi riêng của quý tộc Mãn Thanh, ông đã ra tay đàn áp nhiều trí thức người Hán trong các vụ án văn chương (“văn tự ngục”) khi ông cho rằng họ có lời lẽ và câu văn ảnh hưởng tới lợi ích của Đại Thanh, đã xử họ rất nặng[16][23].Sau này, do có sự can thiệp của Giáo hội Công giáo Rôma vào phương thức truyền giáo của các giáo sĩ khiến Khang Hi bất đồng, ông bèn ra lệnh “bế quan tỏa quốc”, cấm họ không được phép truyền giáo tại Trung Quốc nữa[24].
Qua đời
Khang Hi vốn đã lập con lớn Dận Nhưng làm thái tử, song Dận Nhưng đạo đức kém, tính tình xấu xa[25] nên ông liền phế truất. Trước ngôi thái tử bỏ trống, các hoàng tử kéo bè cánh để tranh giành ngôi thừa kế, trong đó những người có ý định tranh ngôi là hoàng tử thứ 4 Dận Chân, hoàng tử thứ 8 Dận Tự, hoàng tử thứ 9 Dận Đường, hoàng tử thứ 14 Dận Đề.Khang Hi chưa lập ai làm thái tử thì ông qua đời năm 1722 tại Bắc Kinh, hưởng thọ 69 tuổi, ở ngôi 61 năm, là hoàng đế ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc[16][26][27].
Các sử gia ghi nhận có nhiều ghi chép khác nhau về việc qua đời và truyền ngôi của Khang Hi. Có ý kiến cho rằng ông bị hoàng tử thứ tư Dận Chân đầu độc sát hại để lên nối ngôi (tức là vua Ung Chính)[28]. Có ý kiến cho rằng Khang Hi không bị giết; ông vốn có ý định truyền ngôi cho hoàng tử thứ 14 là Dận Để[29] - trong di chiếu ông đã viết “truyền ngôi cho con trai thứ 14”. Khi ông qua đời, hoàng tử thứ tư là Dận Chân đã liên kết với Tổng đốc Xuyên Thiểm Niên Canh Nghiêu và Cửu Môn Đề Đốc Long Khoa Đa sửa chữ “thập” (十 - mười) thành chữ “vu” (于 - cho), vì vậy nghĩa di chiếu hiểu là “truyền ngôi cho con trai thứ 4”[30].
Hoàng tử thứ tư Dận Chân lên nối ngôi, tức vua Ung Chính.
Gia đình
- Cha: Hoàng đế Thuận Trị (1637-1661)
- Mẹ: Hiếu Khang Chương hoàng hậu Đông Giai thị (1640–1663), còn gọi là Từ Hòa hoàng thái hậu
Hậu phi
- Hiếu Thành Nhân hoàng hậu Hách Xá Lý thị (mất 1674): sinh được hai hoàng nam là Thừa Hỗ (mất sớm) và Nhị hoàng tử - Thái tử Dận Nhưng.
- Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị (Manchu: Hiyoošungga Genggiyen Gosin Hūwanghu).
- Hiếu Ý Nhân hoàng hậu Đông Giai thị (Manchu: Hiyoošungga Fujurangga Gosin Hūwanghu): con gái của Quốc cữu Đông Quốc Duy.
- Hiếu Cung Nhân hoàng hậu Ô Nhã thị (Manchu: Hiyoošungga Gungnecuke Gosin Hūwanghu): tức Đức phi. Sinh được hai hoàng nam: Tứ hoàng tử Dận Chân và Thập Tứ hoàng tử Dận Đề.
- Khác Huệ Hoàng quý phi Đông Giai thị(1668–1743): tên thật là Đông Giai Biệt Sở Khắc, em gái ruột của Hiếu Ý Nhân hoàng hậu. Đến thời Ung Chính được tôn làm Hoàng Khảo Hoàng quý phi, đến thời Càn Long được tôn làm Hoàng Tổ Thọ Kì Hoàng Quý Thái phi, sau khi chết được phong làm Khác Huệ Hoàng quý phi.
- Đôn Di Hoàng quý phi Qua Nhĩ Giai thị (1683–1768): Hòa phi của Khang Hi. Được Ung Chính tôn làm Hoàng Khảo Quý phi, Càn Long tôn làm Hoàng Tổ Ôn Huệ Hoàng Quý Thái phi. Sinh một hoàng nữ (mất sớm).
- Kính Mẫn Hoàng quý phi Chương Giai thị (mất 1699): tên thật là Chương Giai Phúc Ngưng; sinh được một hoàng nam là Thập Tam hoàng tử Dận Tường, hai hoàng nữ sau hạ giá lấy Thương Tân và Đa Nhĩ Tể.
- Ôn Hy Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị (mất 1695): tên thật là Nữu Hỗ Lộc Hải Lan San, em gái ruột của Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu. Sinh được một hoàng nam là Thập hoàng tử Dận Hề, một hoàng nữ chết non.
- Thuận Ý Mật phi Vương thị (1668–1744): Mật tần của Khang Hi, là người Hán. Được Ung Chính tôn làm Hoàng Khảo Mật phi, Càn Long tôn làm Hoàng Tổ Thuận Ý Mật Thái phi. Sinh được ba hoàng nam: Thập Ngũ hoàng tử Dận Vu, Thập Lục hoàng tử Dận Lộc, Thập Bát hoàng tử Dận Giới. Dận Giới chết yểu lúc lên 8 tuổi.
- Thuần Dụ Cần phi Trần thị (mất 1754): Cần tần của Khang Hi, là người Hán. Được Ung Chính tôn làm Hoàng Khảo Cần phi, Càn Long tôn làm Hoàng Tổ Thuần Dụ Cần Thái phi. Sinh một hoàng nam là Thập Thất hoàng tử Dận Lễ.
- Vinh phi Mã Giai thị (mất 1727): con gái của Viên ngoại lang Cái Sơn. Đầu tiên là Vinh tần, sau được phong làm Vinh phi. Sinh được năm hoàng nam: Thừa Thụy (mất sớm), Tái Âm Sát Hồn (mất sớm), Trường Hoa (mất sớm), Trường Sinh (mất sớm) và Tam hoàng tử Dận Chỉ; một hoàng nữ: Cố Luân Vinh Hiến công chúa, hạ giá lấy Ô Nhĩ Cổn.
- Nghi phi Quách Lạc La thị (mất 1733): chị gái của Quý nhân Quách Lạc La thị, con gái của Tá lĩnh Tam Quan thuộc Tương Hoàng Kỳ. Năm Khang Hi thứ 16 được phong Nghi tần, đến năm Khang Hi thứ 22 được phong Nghi phi. Sinh ba hoàng nam: Ngũ hoàng tử Dận Kì, Cửu hoàng tử Dận Đường và Thập Nhất hoàng tử Dận Tư.
- Huệ phi Nạp Lạt thị (mất 1732): con gái của Lang trung Tác Nhĩ Hòa, đầu tiên được phong làm Thứ phi. Năm Khang Hi thứ 16 được phong Huệ tần, đến năm Khang Hi thứ 20 được phong Huệ phi. Sinh được hai hoàng nam: Thừa Khánh (mất sớm) và Đại hoàng tử Dận Thì.
- Lương phi Vệ thị (mất 1711): cung nhân, sau được phong thành Lương tần, rồi Lương phi. Sinh một hoàng nam: Bát hoàng tử Dận Tự.
- Thành phi Đái Giai thị (mất 1740): tức Thành tần, tên thật là Đái Giai Kim Huyên. Sinh một hoàng nam: Thất hoàng tử Dậu Hựu.
- Tuyên phi Bác Nhĩ Tể Cát Đặc thị (mất 1736): là người Mông Cổ, cháu gái của Điệu phi của Thuận Trị.
- Định phi Vạn Lưu Ha thị (1661–1757): tên thật là Vạn Lưu Ha A Linh Bảo, con gái của Tha Nhĩ Bật. Định tần của Khang Hi, được Ung Chính tôn làm Hoàng Khảo Định phi, là phi tử sống thọ nhất trong số các phi tần của Khang Hi. Sinh một hoàng nam: Thập Nhị hoàng tử Dận Đào.
- Bình phi Hách Xá Lý thị (mất 1696): em gái của Hiếu Thành Nhân hoàng hậu. Sinh một hoàng nam nhưng mất sớm.
- Tuệ phi Bát Nhĩ Tể Cát Đặc thị (mất 1670).
Hoàng nam
# | Tên | Sinh | Mất | Mẹ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
Thừa Thụy 承瑞 |
5/11/1667 | 10/7/1670 | Vinh phi | Mất sớm | |
Thừa Hỗ 承祜 |
4/1/1670 | 3/3/1672 | Hiếu Thành Nhân hoàng hậu | Mất sớm | |
Thừa Khánh 承慶 |
21/3/1670 | 26/5/1671 | Huệ phi | Mất sớm | |
Tái Âm Sát Hồn 賽音察渾 |
24/1/1672 | 6/3/1674 | Vinh phi | Mất sớm | |
1 | Dận Thì 胤禔 |
12/3/1672 | 7/1/1735 | Huệ phi | Được phong Trực Quận vương (直郡王) năm 1698; Bị tước bỏ tước hiệu năm 1708; Chôn cất theo lễ nghi dành cho Bối tử |
Trường Hoa 長華 |
11/5/1674 | 12/5/1674 | Vinh phi | Mất sớm | |
2 | Dận Nhưng 胤礽 |
6/6/1674 | 27/1/1725 | Hiếu Thành Nhân hoàng hậu | Đầu tiên có tên là Bảo Thành (保成); Được phong Thái tử năm 1675; Bị phế bỏ tước vị năm 1708; Tái phong Thái tử năm 1709; Bị phế bỏ tước vị năm 1712; Sau khi mất được phong làm Lý Thân vương (理親王), thụy là Mật (密) |
Trường Sinh 長生 |
12/8/1675 | 27/4/1677 | Vinh phi | Mất sớm | |
Vạn Phủ 萬黼 |
4/12/1675 | 11/3/1679 | Thông tần Nạp Lạt thị | Mất sớm | |
3 | Dận Chỉ 胤祉 |
23/3/1677 | 10/7/1732 | Vinh phi | Được phong Thành Quận vương (誠郡王) năm 1698;Thành Thân Vương năm 1709 Bị giáng xuống làm Bối tử năm 1730; Được phục hiệu sau khi mất, ban cho thụy là Ẩn (隱) |
4 | Dận Chân 胤禛 |
13/12/1678 | 8/10/1735 | Hiếu Cung Nhân hoàng hậu | Được phong Bối lặc năm 1698, Ung Thân vương (雍親王) năm 1709; Lên ngôi lấy hiệu là Ung Chính vào ngày 27/11/1722 |
Dận Tán 胤禶 |
10/4/1679 | 30/4/1680 | Thông tần | Mất sớm | |
5 | Dận Kì 胤祺 |
5/1/1680 | 10/7/1732 | Nghi phi | Được phong Bối lặc năm 1698; Hằng Thân vương (恆親王) năm 1698; Được ban thụy là Ôn (溫) |
6 | Dận Tộ 胤祚 |
5/3/1680 | 15/6/1685 | Hiếu Cung Nhân hoàng hậu | Mất sớm |
7 | Dận Hựu 胤祐 |
19/8/1680 | 18/5/1730 | Thành phi | Được phong Bối lặc năm 1698; Được phong Bối lặc năm 1698; Thuần Quận vương (淳郡王) năm 1709; Được phong Thuần Thân vương (淳親王) vào 5/1723; Được ban thụy là Độ (度) |
8 | Dận Tự 胤禩 |
29/3/1681 | 5/10/1726 | Lương phi | Được phong Bối lặc năm 1698;Liêm Thân vương (廉親王) năm 1723; Bị tước bỏ tước hiệu và xóa tên khỏi hoàng gia năm 1726; Bị buộc phải đổi tên thành Akina (阿其那) ("lợn") Được phục hiệu sau khi mất năm 1778 |
Dận Vũ 胤䄔 |
13/9/1683 | 17/7/1684 | Quý nhân Quách Lạc La thị | Mất sớm | |
9 | Dận Đường 胤禟 |
17/10/1683 | 22/9/1726 | Nghi phi | Được phong Bối tử năm 1709; Bị tước bỏ tước hiệu và xóa tên khỏi hoàng gia năm 1725; Bị buộc phải đổi tên thành Sesihei (塞思黑) ("chó") Được phục hiệu sau khi mất năm 1778 |
10 | Dận Ngã 胤䄉 |
28/11/1683 | 18/10/1741 | Ôn Hy Quý phi | Được phong Đôn Quận vương (敦郡王) năm 1709; Bị tước bỏ tước hiệu năm 1724; Được phong tước Phụ Quốc CônG (輔國公) năm 1737 Chôn cất theo lễ nghi dành cho Bối tử |
11 | Dận Tư 胤禌 |
8/6/1685 | 22/8/1696 | Nghi phi | Mất sớm |
12 | Dận Đào 胤祹 |
18/1/1686 | 2/9/1763 | Định phi | Được phong Bối tử năm 1709; phong Lí Quận Vương năm 1722;giáng xuống Bối tử 1724;phong Lí Quận Vương 1730, phong Lí Thân vương (履親王) năm 1735; Được ban thụy là Ý (懿) |
13 | Dận Tường 胤祥 |
16/11/1686 | 18/6/1730 | Kính Mẫn Hoàng quý phi | Được phong Bối Tử năm 1709;bị tước tước vị và giam lỏng năm 1712;được thả và phong Di Thân vương (怡親王) năm 1722; Là một trong 12 Thiết mạo tử vương của nhà Thanh |
14 | Dận Đề 胤禵 |
16/1/1688 | 13/1/1756 | Hiếu Cung Nhân hoàng hậu | Tên khai sinh là Dận Trinh (胤禎); Được phong Bối tử năm 1709; phongTuân Quận vương (恂郡王) năm 1723; giáng làm Trấn Quốc Công rồi thăng Bối tử năm 1725; tước bỏ tước vị và giam lỏng trong Thọ Hoàng Điện năm 1726; được thả và phong Trấn Quốc Công năm 1737; phong Bối lặc năm 1747; tái phong Tuân Quận vương năm 1748 Được ban thụy là Cần (勤) |
Dận Ki 胤禨 |
23/2/1691 | 30/3/1691 | Bình phi | Mất sớm | |
15 | Dận Vu 胤禑 |
24/12/1693 | 8/3/1731 | Thuần Ý Mật phi | Được phong Bối lặc năm 1726; phong Du Quận vương (愉郡王) năm 1730; Được ban thụy là Khác (恪) |
16 | Dận Lộc 胤祿 |
28/7/1695 | 20/3/1767 | Thuần Ý Mật phi | Được cho thừa tước của Trang Thân vương Thạc Tái; Thừa tước Trang Thân vương (莊親王) năm 1723; Được ban thụy là Khác (恪) |
17 | Dận Lễ 胤禮 |
24/3/1697 | 21/3/1738 | Thuần Dụ Cần phi | Được phong Quả Quận vương (果郡王) năm 1723;phong Quả Thân Vương năm 1728 Được ban thụy là Nghị (毅) |
18 | Dận Giới 胤祄 |
15/5/1701 | 17/10/1708 | Thuần Ý Mật phi | Mất vì bệnh sởi tại Tị Thử Sơn Trang |
19 | Dận Cát 胤禝 |
25/10/1702 | 28/3/1704 | Tương tần Cao thị | Mất sớm |
20 | Dận Vi 胤禕 |
1/9/1706 | 30/6/1755 | Tương tần | Được phong Bối lặc năm 1726 |
21 | Dận Hi 胤禧 |
27/2/1711 | 26/6/1758 | Hi tần Trần thị | Được phong Bối tử và thăng Bối lặc năm 1730; phong Thận Quận vương (慎郡王) vào 12/1735 Được ban thụy là Cảnh (靖) |
22 | Dận Hỗ 胤祜 |
10/1/1712 | 12/2/1744 | Cẩn tần Sắc Hách Đồ thị | Được phong Bối lặc năm 1730; Được ban thụy là Cung Cần (恭勤) |
23 | Dận Kì 胤祁 |
14/1/1714 | 31/8/1785 | Tĩnh tần Thạch thị | Được phong Bối lặc năm 1730; Được ban thụy là Thành (誠) |
24 | Dận Bí 胤祕 |
5/7/1716 | 3/12/1773 | Mục tần Trần thị | Được phong Hàm Thân vương (諴親王) năm 1733; Được ban thụy là Khác (恪) |
Dận Viên 胤禐 |
2/3/1718 | 2/3/1718 | Quý nhân Trần thị | Mất sớm ngay sau khi sinh |
Hoàng nữ
# | Tên | Sinh | Mất | Hạ giá | Hôn phu | Hậu duệ | Mẫu thân |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Hoà Thạc Uyển Nghi công chúa | 23/12/1668 | 11/1671 | Thứ phi Trương thị | |||
2 | Hoà Thạc Trinh Thuần công chúa | 17/4/1671 | 8/1/1674 | Thứ phi Đổng thị | |||
3 | Cố Luân Vinh Hiến Công chúa 固倫榮憲公主 |
20/6/1673 | 29/5/1728 | 7/1691 | Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Ô Nhĩ Cổn của Ba Lâm bộ 博爾濟吉特烏爾袞 |
Vinh phi | |
4 | Hoà Thạc Uyển Trang công chúa | 16/3/1674 | 1678 | Thứ phi Trương thị | |||
5 | Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa 和碩端靜公主 |
9/6/1674 | 4/1710 | 11 hoặc 12/1692 | Ô Lương Hãn Cát Nhĩ Tang 烏梁罕噶爾臧 |
Quý nhân Triệu Giai thị | |
6 | Cố Luân Khác Tĩnh Công chúa 固倫恪靖公主 |
4/7/1679 | 1735 | 1697 | Khách Nhĩ Khách Quận vương Bác Nhĩ Tể Cát Đặc Đôn Đa Bố Đa Nhĩ Tể 博尔济吉特氏喀尔喀郡王敦多布多尔济 |
Quý nhân Quách Lạc La thị | |
7 | Cố Luân Thục Trang công chúa | 5/7/1682 | 9/1682 | Hiếu Cung Nhân hoàng hậu | |||
8 | Hoàng bát nữ | 13/7/1683 | cuối 7 hoặc đầu 8/1683 | Hiếu Ý Nhân hoàng hậu | |||
9 | Cố Luân Ôn Hiến Công chúa 固倫溫憲公主 |
10/11/1683 | 8 hoặc 9/1702 | 10 hoặc 11/1700 | Đông Giai Thuấn An Nhan 佟佳舜安顏 |
Hiếu Cung Nhân hoàng hậu | |
10 | Cố Luân Thuần Khác Công chúa 固倫純愨公主 |
20/3/1685 | 1710 | 1706 | Bác Nhĩ Tể Cát Đặc Sách Lăng 博爾濟吉特策棱 |
Bác Nhĩ Tể Cát Đặc Thành Cổn Trát Bố 博爾濟吉特成袞札布 |
Thông tần |
11 | Hoà Thạc Kính Tuệ công chúa | 24/10/1685 | 6 hoặc 7/1686 | Ôn Hy quý phi | |||
12 | Cố Luân Bình Hiển công chúa | 14/6/1686 | cuối 2 hoặc 3/1697 | Hiếu Cung Nhân hoàng hậu | |||
13 | Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa 和碩溫恪公主 |
1/1/1688 | 7 hoặc 8/1709 | 1706 | Bác Nhĩ Tể Cát Đặc Thương Tân 博爾濟吉特倉津 |
Kính Mẫn Hoàng quý phi | |
14 | Hòa Thạc Khác Tĩnh Công chúa 和碩愨靖公主 |
16/1/1690 | 1736 | 1706 | Nhất đẳng nam Tôn Thừa Vận 一等男孫承運 |
Quý nhân Viên thị | |
15 | Hòa Thạc Đôn Khác Công chúa 和碩敦恪公主 |
3/2/1691 | 1/1710 | 1 hoặc 2/1709 | Bác Nhĩ Tể Cát Đặc "Thai Cát" Đa Nhĩ Tể 博爾濟吉特台吉多爾濟 |
Kính Mẫn Hoàng quý phi | |
16 | Hoà Thạc Anh Duệ công chúa | 27/11/1695 | 10 hoặc 11/1707 | Thứ phi Vương thị | |||
17 | Hoà Thạc Ngọc Lễ công chúa | 12/1/1699 | 12/1700 | Thứ phi Lưu thị | |||
18 | Cố Luân Hiểu Minh công chúa | 17/11/1701 | Đôn Di Hoàng quý phi | ||||
19 | Hoà Thạc Đoan Ý công chúa | 30/3/1703 | cuối 2 hoặc 3/1705 | Tương tần Cao thị | |||
20 | Hoàng nhị thập nữ | 20/11/1708 | 1 hoặc đầu 2/1709 | Thứ phi Nữu Hỗ Lộc thị | |||
Dưỡng trưởng nữ | Cố Luân Thuần Hi Công chúa | 1671 | 1741 | Con gái trưởng của Cung Thân vương Thường Trữ - em trai của Thanh Thánh Tổ, và Thứ phúc tấn Tấn thị |
Trong tiểu thuyết võ hiệp
Trong tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Kí của nhà văn Kim Dung viết năm 1972, Khang Hi đã được xây dựng là một hoàng đế kiệt xuất, văn võ song toàn bên cạnh nhân vật hư cấu Vi Tiểu Bảo. Tuy nhiên tác phẩm cũng có những chi tiết thực như diệt trừ Ngao Bái, chiến tranh với Nga, Mông Cổ.Nhận định
Đương thời, một giáo sĩ người phương Tây từng làm việc cạnh Khang Hi mô tả ông như sau[31]:- Hoàng đế là người tầm thước, hiền từ, chín chắn, cử chỉ đoan trang. Ông có vẻ bề ngoài uy nghiêm bất kể nhìn từ phương diện nào… Ông là người … hiểu biết rất nhiều lĩnh vực khoa học, hàng ngày đều dốc sức tìm tòi nghiên cứu, lại phải giải quyết công việc trong nước, vì thế buổi sáng và buổi tối ông đều định ra một thời gian nhất định để học tập
Dù còn một số hạn chế, Khang Hi được đánh giá là vị hoàng đế có nhiều thành tích chính trị và có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử vương triều Thanh[33]. Dưới thời cai trị của Khang Hi, vương triều Thanh mới thành lập đi vào con đường cường thịnh. Thời kỳ ông cai trị có cả thành tích văn và võ, củng cố cơ sở thống trị cho nhà Thanh một cách vững chắc. Ông đã để lại sự khai sáng cho đường lối cai trị đất nước vững vàng sang thế kỷ 18 cho người cháu nội là Càn Long, được các sử gia gọi là “Khang Càn thịnh thế”[34].
Xem thêm
Tham khảo
- Thương Thánh (2011), Chính sử Trung Quốc qua các triều đại, NXB Văn hóa thông tin
- Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Quốc, NXB Giáo dục
- Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, NXB Hà Nội
- Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suycủa các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 3, NXB Văn hóa thông tin
- Tiêu Lê (2000), Những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, NXB Đà Nẵng
- Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào (2004), 100 người đàn ông có ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia
- Jonathan, Spence. Emperor of China: Self-Portrait of K'ang-hsi. Jonathan Cape (1974) ISBN 0-224-00940-0
Chú thích
- ^ Schirokauer, Conrad. A Brief History of Chinese Civilization(Thompson Wadsworth, 2006), tr. 234-235.
- ^ Ông có thể được xem là hoàng đế thứ tư của nhà Thanh, tính từ người đặt nền móng cho nhà Thanh là Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người xưng Hãn vương nhưng được tôn hiệu Hoàng đế sau khi chết, trên thực tế chưa giữ ngôi vị Hoàng đế một ngày nào.
- ^ Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 609
- ^ a ă â b c Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 390
- ^ a ă Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 473
- ^ a ă Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 384
- ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 537
- ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 389
- ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 476
- ^ Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 612
- ^ Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 613
- ^ Năm 1858, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, quân Nga quay lại và chiếm giữ vùng này cho tới nay, hiện là Nertohinska của Nga
- ^ a ă â b Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 480
- ^ a ă â b c Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 614
- ^ a ă Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 481
- ^ a ă â b c Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 615
- ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 388
- ^ a ă Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 386
- ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 387
- ^ a ă Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 392
- ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 535-537
- ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 391
- ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 482
- ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 391-392
- ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 593
- ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 472
- ^ Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào, sách đã dẫn, tr 479. Các nhà nghiên cứu thống nhất theo quan điểm không tính các vị vua truyền thuyết như Hoàng Đế, Chuyên Húc, Nghiêu, Thuấn…
- ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 586
- ^ Theo Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 587: tên gọi của 2 anh em theo âm và cả chữ trong tiếng Hán đều rất giống nhau
- ^ Thương Thánh, sách đã dẫn, tr 616
- ^ Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 581-582
- ^ Tiêu Lê, Mã Ngọc Chu, Lã Diên Đào, sách đã dẫn, tr 481
- ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 383
- ^ Cát Kiếm Hùng, sách đã dẫn, tr 384-385
|
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Khang Hi |
|
Siêu dẫn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Siêu dẫn là hiệu ứng vật lý xảy ra đối với một số vật liệu ở nhiệt độ đủ thấp và từ trường đủ nhỏ, đặc trưng bởi điện trở bằng 0 dẫn đến sự suy giảm nội từ trường (hiệu ứng Meissner). Siêu dẫn là một hiện tượng lượng tử. Trạng thái vật chất này không nên nhầm với mô hình lý tưởng dẫn điện hoàn hảo trong vật lý cổ điển, ví dụ từ thủy động lực học.
Trong chất siêu dẫn thông thường, sự siêu dẫn được tạo ra bằng cách tạo một lực hút giữa một số electron truyền dẫn nào đó nảy sinh từ việc trao đổi phonon, làm cho các electron dẫn trong chất siêu dẫn biểu hiện pha siêu lỏng tạo ra từ cặp electron tương quan. Ngoài ra còn tồn tại một lớp các vật chất, biết đến như là các chất siêu dẫn khác thường, phô bày tính chất siêu dẫn nhưng tính chất vật lý trái ngược lý thuyết của chất siêu dẫn đơn thuần. Đặc biệt, có chất siêu dẫn nhiệt độ cao có tính siêu dẫn tại nhiệt độ cao hơn lý thuyết thường biết (nhưng hiện vẫn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ trong phòng). Hiện nay chưa có lý thuyết hoàn chỉnh về chất siêu dẫn nhiệt độ cao.
Năm 1911, Heike Kamerlingh Onnes làm thí nghiệm với thủy ngân nhận thấy rằng sự phụ thuộc của điện trở thủy ngân vào nhiệt độ khác hẳn sự phụ thuộc đối với kim lọai khác. Khi nhiệt độ thấp,địên trở thủy ngân không phụ thuộc vào nhiệt độ nữa, chỉ phụ thuộc vào nồng độ tạp chất. Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ xuống tới Tc=4,1 độ K, điện trở đột ngột hạ xuống 0 một cách nhảy vọt. Hiện tượng nói trên gọi là hiện tượng siêu dẫn, và Tc là nhiệt độ tới hạn.
Đến tháng 1 năm 1986 tại Zurich, hai nhà khoa học Alex Muller và Georg Bednorz tình cờ phát hiện ra một chất gốm mà các yếu tố cấu thành là: Lantan, Đồng, Bari, Oxit kim loại. Chất gốm này trở nên siêu dẫn ở nhiệt độ 35 độ K.
Một thời gian ngắn sau, các nhà khoa học Mỹ lại phát hiện ra những chất gốm tạo thành chất siêu dẫn ở nhiệt độ tới 98 độ K.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về siêu dẫn cũng đã được các nhà khoa học của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện trong khoảng gần hai chục năm qua. Các nhà khoa học Việt Nam làm lạnh bằng Nitơ lỏng và đã tạo ra được một số vật liệu siêu dẫn thuộc loại rẻ tiền [1].
Trong chất siêu dẫn thông thường, sự siêu dẫn được tạo ra bằng cách tạo một lực hút giữa một số electron truyền dẫn nào đó nảy sinh từ việc trao đổi phonon, làm cho các electron dẫn trong chất siêu dẫn biểu hiện pha siêu lỏng tạo ra từ cặp electron tương quan. Ngoài ra còn tồn tại một lớp các vật chất, biết đến như là các chất siêu dẫn khác thường, phô bày tính chất siêu dẫn nhưng tính chất vật lý trái ngược lý thuyết của chất siêu dẫn đơn thuần. Đặc biệt, có chất siêu dẫn nhiệt độ cao có tính siêu dẫn tại nhiệt độ cao hơn lý thuyết thường biết (nhưng hiện vẫn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ trong phòng). Hiện nay chưa có lý thuyết hoàn chỉnh về chất siêu dẫn nhiệt độ cao.
Mục lục
Sự khác biệt giữa vật siêu dẫn và vật dẫn điện hoàn hảo
Từ trường bên trong vật dẫn điện hoàn hảo và vật siêu dẫn dưới tác động của môi trường ngoài ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ thấp (nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ Curie). Từ trường bị đẩy ra khỏi vật siêu dẫn ở nhiệt độ thấp không phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ phòng. Trạng thái của vật siêu dẫn ở nhiệt độ thấp là trạng thái không thuận nghịch.Lịch sử
Đối với kim loại nói chung, ở nhiệt độ rất cao thì điện dẫn xuất λ tỉ lệ với nhiệt độ T. Ở nhiệt độ thấp, λ tăng nhanh khi T giảm. Nếu kim loại hoàn toàn tinh khiết, có thể nói rằng về nguyên tắc khi T=0 thì λ tiến tới vô cực, nghĩa là điện trở kim lọai dần tiến tới 0. Nếu kim lọai có lẫn tạp chất thì ở nhiệt độ rất thấp (khoảng vài độ K) kim loại có điện trở dư không phụ thuộc nhiệt độ và tỉ lệ với nồng độ tạp chất. Thực tế không thể đạt tới nhiệt độ T=0 độ K và không thể có kim loại nguyên chất hoàn toàn, nên vật thể có điện trở bằng 0 chỉ là vật dẫn lý tưởng.Năm 1911, Heike Kamerlingh Onnes làm thí nghiệm với thủy ngân nhận thấy rằng sự phụ thuộc của điện trở thủy ngân vào nhiệt độ khác hẳn sự phụ thuộc đối với kim lọai khác. Khi nhiệt độ thấp,địên trở thủy ngân không phụ thuộc vào nhiệt độ nữa, chỉ phụ thuộc vào nồng độ tạp chất. Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ xuống tới Tc=4,1 độ K, điện trở đột ngột hạ xuống 0 một cách nhảy vọt. Hiện tượng nói trên gọi là hiện tượng siêu dẫn, và Tc là nhiệt độ tới hạn.
Đến tháng 1 năm 1986 tại Zurich, hai nhà khoa học Alex Muller và Georg Bednorz tình cờ phát hiện ra một chất gốm mà các yếu tố cấu thành là: Lantan, Đồng, Bari, Oxit kim loại. Chất gốm này trở nên siêu dẫn ở nhiệt độ 35 độ K.
Một thời gian ngắn sau, các nhà khoa học Mỹ lại phát hiện ra những chất gốm tạo thành chất siêu dẫn ở nhiệt độ tới 98 độ K.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về siêu dẫn cũng đã được các nhà khoa học của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện trong khoảng gần hai chục năm qua. Các nhà khoa học Việt Nam làm lạnh bằng Nitơ lỏng và đã tạo ra được một số vật liệu siêu dẫn thuộc loại rẻ tiền [1].
Ứng dụng hiện tượng siêu dẫn
- Chuyển tải điện năng
- Đoàn tàu chạy trên đệm từ
- Tạo ra Máy gia tốc mạnh
- Máy đo điện trường chính xác
- Cái ngắt mạch điện từ trong máy tính điện tử siêu tốc
- Máy quét MRI dùng trong y học
Quá trình tìm kiếm, chế tạo chất siêu dẫn
Xem thêm
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Siêu dẫn |
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment