Saturday, April 26, 2014

Chào ngày mới 27 tháng 4

CNM 365 Chào ngày mới 27 tháng 4. Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Kiến trúc Việt Nam, ngày Tự do tại Nam Phi, ngày Quốc vương tại Vương quốc Hà Lan, ngày Độc lập tại Sierra LeoneTogoNăm 909Hậu Lương Thái Tổ phong tước Mân vương cho Vương Thẩm Tri, Mân trở thành một quốc gia chư hầu của triều đình Trung Nguyên. Năm 1521 – Nhà thám hiểm Fernão de Magalhães bị người dân bản địa sát hại tại đảo Mactan thuộc Philippines ngày nay. Năm 1909 – Sultan Abdul Hamid II của Ottoman bị lật đổ, kế vị là em trai Mehmed V. Năm 2005 – Máy bay phản lực lớn nhất thế giới Airbus A380 (hình) hoàn thành chuyến bay đầu tiên với khả năng chuyên chở hành khách là 840 người.

Airbus A380

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Airbus A380
Logo Airbus A380.svg
Airbus A380 overfly.jpg
Máy bay Airbus A380-800
Kiểu Máy bay hành khách
Hãng sản xuất Airbus
Chuyến bay đầu tiên 27 tháng 4, 2005
Được giới thiệu 25 tháng 10, 2007
Tình trạng Được chứng nhận 12 tháng 12, 2006
Hãng sử dụng chính Emirates
Singapore Airlines
Qantas
Lufthansa
Hãng sử dụng đầu tiên Singapore Airlines
Được chế tạo 2004–nay
Số lượng được sản xuất 124 (2/2014)
Chi phí máy bay 403,9 triệu đô la Mỹ (tương đương 300 triệu Euro hay 252 triệu Bảng Anh)
Airbus A380 là một loại máy bay hai tầng, bốn động cơ do Airbus S.A.S. sản xuất. Nó bay thử lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 4 năm 2005 từ Toulouse, Pháp. Sau 15 tháng thử nghiệm, đã bắt đầu có các chuyến bay thương mại vào đầu năm 2007 khi Airbus chuyển giao máy bay đầu tiên để đi vào sử dụng cho Singapore Airlines. Trong hầu hết quá trình thiết kế và chế tạo, chiếc máy bay này được gọi là Airbus A3XX, và tên hiệu Superjumbo cũng đã trở thành một tên gọi khác của A380. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, các phương tiện truyền thông đại chúng lẫn các chuyên gia ngành kỹ thuật, hàng không còn đặt biệt danh khác cho loại máy bay này là "Khách sạn bay 5 sao" vì đây là loại máy bay dân dụng duy nhất trên thế giới có các phòng ngủ với giường nệm, nhà hàng, quầy bar, phòng tắm spa, phòng giải trí sang trọng, các TV LED tại các phòng và các ghế hành khách với hơn 500 kênh truyền hình trên toàn thế giới, hơn 1000 game 3D và hàng chục nghìn bài hát, bản nhạc, phim ảnh được lưu trữ trên máy bay, hệ thống mạng Wifi tốc độ cao, khe cắm USB kết nối với máy tính, khe cắm phích sạc pin điện thoại để phục vụ mục đích giải trí và làm việc
Máy bay A380 có hai tầng, với tầng trên kéo dài toàn bộ chiều dài của thân máy bay. Điều này cho phép một khoang cabin rộng rãi, cấu hình tiêu chuẩn với ba cấp hành khách có thể đạt sức chứa 555người, tối đa là 853 người nếu chỉ có các hành khách thông thường (economy class)[1].
Có hai kiểu A380 sẽ được đưa vào sử dụng. Loại A380-800, loại chở hành khách, là máy bay chở khách lớn nhất thế giới [2], lớn hơn cả Boeing 747[2]. Loại thứ hai, A380-800F, sẽ là máy bay vận tải, là một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới sau Antonov An-225, An-124C-5 Galaxy[3]. Phiên bản mới nhất do Airbus công bố (2010) là A380-900 với kích cỡ lớn hơn phiên bản A380-800 và sức chuyên chở hành khách tối đa lên đến hơn 900 hành khách
Máy bay A380-800 có tầm bay xa cực đại là 16.000 km (8.000 mi) đủ để bay không nghỉ từ Chicago đến Sydney, và một tốc độ bay bình thường khoảng Mach 0,85 (1.050 km/h)[2], giống như máy bay Boeing 747[4].

Phát triển

Bối cảnh

Mùa hè năm 1988, một nhóm các kỹ sư của hãng Airbus được lãnh đạo bởi Jean Roeder đã bí mật bắt đầu việc nghiên cứu và phát triển một siêu máy bay chở khách (UHCA), với hai mục tiêu là để hoàn thiện danh mục các sản phẩm của Airbus cũng như đánh đổ sự thống trị của Boeing trong phân khúc thị trường này với mẫu Boeing 747.[5] Khác với MacDonnell Douglas trong việc thương mại hóa mẫu máy bay nhỏ hai boong MD-12[6][7] Roeder đã được chấp thuận bởi UHCA cho các nghiên cứu tiếp theo sau một bài thuyết trình chính thức tới Chủ tịch và Giám đốc điều hành của hãng vào tháng 06/1990. Dự án được công bố tại Farnborough Air Show năm 1990, với mục tiêu được nêu là sẽ giảm bớt 15% chi phí vận hành so với mẫu Boeing 747 cùng loại.[8] Airbus đã tổ chức bốn nhóm thiết kế, từ bốn đối tác của EADS (Aérospatiale, DaimlerChrysler Aerospace,. British Aerospace, EADS CASA) cùng nghiên cứu và đề xuất những công nghệ tiên tiến nhất để áp dụng cho mẫu máy bay mới trong tương lai. Các mẫu thiết kế sẽ được trình bày trong năm 1992 và những thiết kế xuất sắc nhất sẽ được sử dụng [9].
Tháng 1/1993, Boeing và một số công ty trong tập đoàn của Airbus đã bắt đầu một nghiên cứu và phát triển chung một mẫu siêu máy bay chở khách cơ lớn nhằm mục tiêu hình thành một quan hệ đối tác để chia sẻ thị trường hạn chế.[10][11] Nghiên cứu đã bị huỷ bỏ hai năm sau đó, lãi suất của Boeing cũng bị giảm sút.[12]
Trong tháng 6/1994, Airbus đã bắt đầu phát triển riêng cho mình một mẫu máy bay chở khách cỡ lớn, thuộc phân hạng A3XX.[13][14] Airbus đã nghiên cứu một số mẫu thiết kế, bao gồm cả sự kết hợp hai từ thân máy bay A340, mẫu máy bay phản lực lớn nhất của Airbus tại thời điểm đó [15]. Các A3XX được thiết kế để chạnh tranh với nghiên cứu của Boeing và mẫu máy bay 747 rất thành công.[16][17] Từ 1997-2000, khi cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á đã phủ bóng đêm lên toàn bộ thị trường, Airbus đã thay đổi thiết kế với mục tiêu giảm từ 15-20% chi phí vận hành hiện tại trên các máy bay Boeing 747-400. Thiết kế A3XX bao gồm hai boong, cho phép chuyên chở được nhiều hành khách hơn so với thiết kế một boong truyền thống.[18][19]

Các giai đoạn thiết kế

Ngày 19/12/2000, Ban giám sát mới được tái cơ cấu của Airbus đã thống nhất chương trình xây dựng A3XX trị giá 8,8 tỷ euro, đổi tên mẫu máy bay mới là A380,[18][20] với 50 đơn đặt hàng từ sáu công ty khách hàng.[21][22] Thiết kế của A380 là sự thay đổi lớn so với các thành viên còn lại của Airbus, là kết quả của việc phát triển từ mẫu A300 đến A340. Nó đã được lựa chọn bởi vì số 8 giống với mục chéo hai sàn tàu, và là con số may mắn theo quan niệm của một số nước chau Á, thị trường mục tiêu của A380 [15]. Các tính năng của A380 đã được hoàn thiện vào đầu năm 2001, bộ phận cánh của máy bay được bắt đầu đưa vào sản xuất vào ngày 23/1/2002. Chi phí phát triển của A380 là đã tăng lên đến 11 tỷ euro tính cho đến khi chiếc máy bay đầu tiên được xuất xưởng [11].

Thử nghiệm

Chiếc A380 đầu tiên, số MSN001 và đăng ký F-WWOW, đã được công bố tại một buổi lễ ở Toulouse ngày 18 tháng 1 năm 2005.[23][24] Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra lúc 08:29 UTC (10:29 giờ địa phương) ngày 27 Tháng Tư năm 2005.[25] Chiếc máy bay này được trang bị động cơ Trent 900, cất cánh từ Sân bay quốc tế Toulouse Blagnac với một phi hành đoàn gồm sáu phi công thử nghiệm chính do Jacques Rosay điều khiển. Và hạ cánh thành công sau ba giờ và 54 phút sau thử nghiệm..[26] Ngày 01 tháng 12 năm 2005 của A380 đạt được tốc độ thiết kế tối đa Mach 0,96 (so với tốc độ bay bình thường là Mach 0,85).[25] Ngày 10 tháng một năm 2006 của A380 đã vượt Đại Tây Dương đầu tiên chuyến bay đến Medellín ở Colombia, để kiểm tra hiệu suất động cơ tại một sân bay độ cao lớn. Nó đã bay đến Bắc Mỹ vào ngày 06 tháng hai, hạ cánh tại Iqaluit, NunavutCanada đễ thử nghiệm trong thời tiết lạnh.[26]
Airbus đã công bố thay đổi thêm 30 kg cho cánh để cung cấp sức mạnh cần thiết sau lượt kiểm tra không thành công hồi đàu năm 2006.[27] Ngày 26 tháng 3 2006 A380 đã trải qua chứng nhận sơ tán ở Hamburg. Với 8 trong số 16 thoát khỏi bị chặn, 853 hành khách và phi hành đoàn 20 rời máy bay trong 78 giây, ít hơn 90 giây yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận.[28] Ba ngày sau, A380 đã nhận được phép từ Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) và Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ(FAA) phê duyệt để thực hiện lên đến 853 hành khách.[29] Các chuyến bay đầu tiên của A380 đầu tiên sử dụng GP7200, số serial động cơ MSN009 và đăng ký F-WWEA -diễn ra vào ngày 25 Tháng 8, 2006.[30][31] Vào ngày 04 tháng chín năm 2006, lần đầu tiên mang đầy đủ hành khách chuyến bay thử nghiệm đã diễn ra.[32] Chiếc máy bay đã bay từ Toulouse với 474 nhân viên Airbus trên tàu, trong các đầu tiên của một loạt các chuyến bay để kiểm tra các cơ sở hành khách và thoải mái.[32] Trong tháng 11 năm 2006 một loạt hơn nữa của các tuyến đường bay minh đã diễn ra để chứng minh máy bay thực hiện của các đối 150 chuyến bay giờ theo điều kiện hoạt động hàng không điển hình.[33]

Sản xuất

Phần lớn cấu trúc của A380 được chế tạo tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và Vương quốc Anh. Do kích thước rất lớn nên các bộ phận của A380 được vận chuyển đến lắp ráp tại xưởng của Airbus tại Toulouse, Pháp bằng tàu thủy, mặc dù một số phần được chuyển bằng A300-600ST Beluga, máy bay được sử dụng trong việc xây dựng các mẫu Airbus khác.[34] Các bộ phận của A380 được cung cấp bởi các nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới; năm nhà cung cấp lơn nhất tính theo giá trị là Rolls-Royce, SAFRAN, United Technologies, General Electric, và Goodrich [18].
Các phần phía trước và phía sau của thân máy bay được chuyển lên tàu vận tải của Airbus bằng trục lăn, cảng Ville de Bordeaux, tại Hamburg ở miền bắc nước Đức, từ đó họ được chuyển đến Vương quốc Anh [35][36]. Cánh của máy bay được sản xuất tại Filton ở Bristol và Broughton, miền bắc xứ Wales; được vận chuyển bằng sà lan đến cảng Mostyn và sau đó được chuyển lên các tàu chở hàng. Tại Saint-Nazaire ở phía Tây nước Pháp, các tàu chở những phần thân của máy bay từ Hamburg đẻ lắp ráp lại với nhau. Trong đó bao gồm cả một số bộ phận ở mũi máy bay. Sau đó các bộ phận này được chuyển đến và dỡ xuống cảng Bordeaux. Các tàu này tiếp tục bốc các phần bụng và đuôi của máy bay tại nhà máy Construcciones Aeronáuticas SA tại Cádiz phía Nam của Tây Ban Nha và sau đó lại chuyển về cảng Bordeaux.[37] Airbus sized the production facilities and supply chain for a production rate of four A380s per month.[38] Từ đó, các bộ phận A380 được vận chuyển bằng sà lan đến Langon và được vận chuyển đến điểm láp ráp cuối cùng tại Toulouse. Các tuyến đường và kênh đào để vận chuyển các bộ phận của A380 đều đã được mở rộng và sử chữa. Sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp, nó sẽ bay đến sân bay Hamburg Finkenwerder (XFW) để được hoàn thiện và sơn. Mất khoảng 3600 lít sơn để che phủ 3.100 m2 bên ngoài của A380. Năng lực sản xuất A380 là vào khoảng 04 chiếc mỗi tháng.[35][39][40]

Các đặc điểm


So sánh kích thước 4 máy bay lớn nhất
(Loại vận tải 800F bằng chữ nâu)[2][3]
Các đặc điểm tổng quát
  • Phi hành đoàn: 2
  • Khả năng chuyên chở: 555 trong 3 cấp hay 853 hành khách 1 cấp, với 66,4 tấn (146.400 lb) hàng hoá trong 38 LD3 hay 13 pallet
    • 152,4 tấn (336.000 lb) hàng hoá (158 t option)
  • Động cơ: 4×311 kN (70.000 lbf) turbofan. Hoặc Rolls-Royce Trent 900 hay là Engine Alliance GP7200
    • 4×340 kN (76.500 lbf)
Kích thước
  • Dài: 73 m (239 ft 6 in)
  • Sải cánh: 79,8 m (261 ft 10 in)
  • Cao: 24,1 m (79 ft 1 in)
  • Diện tích cánh: 845 m² (9.100 ft²)
Trọng lượng và dung tích nhiên liệu
  • Trọng lượng lúc trống: 276.800 kg (610.200 lb)
    • 252.200 kg (556.000 lb)
  • Trọng lượng tối đa lúc cất cánh: 560.000 kg (1.235.000 lb)
    • 590.000 kg (1.300.000 lb)
  • Nhiên liệu chứa tối đa: 310.000 litres (81.890 US gal)
    • 310.000 l (352.000 l option)
Vận hành
  • Tốc độ bay bình thường: 0.85 Mach (khoảng 1050 km/h, 647 mph, 562 kt)
  • Tốc độ bay tối đa: 0,89 Mach
  • Tầm xa: 16.000 km (8.000 nmi)
    • 10.400 km (5.600 nmi)
  • Độ cao phục vụ: 13.100 m (43.000 ft)

Đặt hàng

Có 17 hãng hàng không đã đặt hàng A380 tính đến 6 tháng 4 năm 2006 bao gồm cả đơn đặt hàng từ bộ phận cho thuê máy bay của AIG, ILFC. Hiện nay, tổng số đơn đặt A380 đứng ở 163, bao gồm cả 27 chiếc loại vận tải. Điểm hòa vốn được ước tính từ 250 đến 300 chiếc. CEO của Airbus, Noël Forgeard, nói ông ta dự đoán sẽ bán được 750 chiếc. Vào năm 2006, giá một chiếc A380 là 295 triệu US$[41][42].
Hãng hàng không Năm đưa vào sử dụng Kiểu Động cơ
A380-800 A380-800F Lựa chọn EA RR
Flag of France.svg Air France 2008 10
4 *
Flag of the People's Republic of China.svg China Southern Airlines 2011 5


*
Flag of the United Arab Emirates.svg Emirates 2008[43][44] 43

*
Flag of the United Arab Emirates.svg Etihad Airways 2012 4


*
Flag of the United States.svg FedEx 2010[44]
10 10 *
Flag of the United States.svg ILFC
5 5
4
Flag of India.svg Kingfisher Airlines 2012 5



Flag of South Korea (bordered).svg Korean Air 2009 5
3 *
Flag of Germany.svg Lufthansa 2008 15
10
*
Flag of Malaysia.svg Malaysia Airlines 2010 6


*
Flag of Australia.svg Qantas 2009 12
10
*
Flag of Qatar.svg Qatar Airways 2009 2
2

Flag of Singapore.svg Singapore Airlines 2007 10
15
*
Flag of Thailand.svg Thai Airways International Năm 2012 đến 2015 6



Flag of the United States.svg UPS 2011
10 10

Flag of the United Kingdom.svg Virgin Atlantic 2012 6
6
*
Cộng 138 25 74 72 63
Tổng 163 135

Chú thích

  1. ^ Market challenges facing Airbus' giant, John Cronin, BBC News, 25 April 2005
  2. ^ a ă â A380 Specifications Airbus S.A.S.
  3. ^ a ă A380 Freight Specifications Airbus S.A.S.
  4. ^ "Technical Characteristics -- Boeing 747-400", Boeing Commercial Aircraft, truy cập 11 tháng 6 2006
  5. ^ Norris, 2005. p. 7.
  6. ^ “MDC brochures for undeveloped versions of the MD-11 and MD-12”. md-eleven.net. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
  7. ^ “McDonnell Douglas Unveils New MD-XX Trijet Design”. McDonnell Douglas. 4 tháng 9 năm 1996.
  8. ^ Norris, 2005. p. 16-17.
  9. ^ Norris, 2005. p. 17-18.
  10. ^ Norris, 2005. p. 31.
  11. ^ a ă Wallace, James (24 tháng 10 năm 2007). “Airbus all in on need for jumbo -- but Boeing still doubtful”. Seattle PI.
  12. ^ “Boeing, partners expected to scrap Super-Jet study”. Los Angeles Times. 10 tháng 7 năm 1995.
  13. ^ Bowen, David (4 tháng 6 năm 1994). “Airbus will reveal plan for super-jumbo: Aircraft would seat at least 600 people and cost dollars 8bn to develop”. The Independent (London).
  14. ^ Sweetman, Bill (1 tháng 10 năm 1994). “Airbus hits the road with A3XX”. Interavia Business & Technology.
  15. ^ a ă Norris, Guy; Mark Wagner (2005). Airbus A380: Superjumbo of the 21st Century. Zenith Press. ISBN 978-0-7603-2218-5.[liên kết hỏng]
  16. ^ “Aviation giants have Super-jumbo task”. Orlando Sentinel. 27 tháng 11 năm 1994.
  17. ^ Norris, Guy (10 tháng 9 năm 1997). “Boeing looks again at plans for NLA”. Flight International.
  18. ^ a ă â Babka, Scott (5 tháng 9 năm 2006). “EADS: the A380 Debate” (PDF). Morgan Stanley. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2006.
  19. ^ Lawler, Anthony (4 tháng 4 năm 2006). “Point-To-Point, Hub-To-Hub: the need for an A380 size aircraft”. Leeham.net. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2010.
  20. ^ “The Casino in the Sky”. Associated Press. 19 tháng 12 năm 2000.
  21. ^ “Airbus jumbo on runway”. CNN. 19 tháng 12 năm 2000.
  22. ^ “Virgin orders six A3XX aircraft, allowing Airbus to meet its goal”. Wall Street Journal. 15 tháng 12 năm 2000.
  23. ^ Kingsley-Jones, Max (20 tháng 12 năm 2005). “A380 powers on through flight-test”. Flight International. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2007.
  24. ^ Madslien, Jorn (18 tháng 1 năm 2005). “Giant plane a testimony to 'old Europe'”. BBC News.
  25. ^ a ă “A380, the 21st century flagship, successfully completes its first flight”. Airbus. 27 tháng 4 năm 2005.
  26. ^ a ă “A380 Successfully completes its first flight”. Flug Revue. 27 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2008.[liên kết hỏng]
  27. ^ “Airbus to reinforce part of A380 wing after March static test rupture”. Flight International. 23 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2008.
  28. ^ Daly, Kieran (6 tháng 4 năm 2006). “Airbus A380 evacuation trial full report: everyone off in time”. Flight International. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2006.
  29. ^ “Pictures: Airbus A380 clears European and US certification hurdles for evacuation trial”. Flight International. 29 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2006.
  30. ^ “GE joint venture engines tested on Airbus A380”. Business Courier. 25 tháng 8 năm 2006.
  31. ^ “First GP7200-Powered Airbus A380 Takes Its First Flight”. PR Newswire. 25 tháng 8 năm 2006.
  32. ^ a ă “Airbus A380 completes test flight”. BBC News. 4 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2006.
  33. ^ Ramel, Gilles (11 tháng 11 năm 2006). “Airbus A380 jets off for tests in Asia from the eye of a storm”. USA Today.
  34. ^ “Airbus delivers first A380 fuselage section from Spain”. Airbus. 6 tháng 11 năm 2003.[liên kết hỏng]
  35. ^ a ă “Ciudad De Cadiz delivered”. Höegh Autoliners. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2010.
  36. ^ “A380: topping out ceremony in the equipment hall. A380: special transport ship in Hamburg for the first time”. Airbus Press Centre. 10 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009.
  37. ^ “Airbus starts painting first A380”. Airbus. 11 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  38. ^ Lỗi chú thích
  39. ^ “Convoi Exceptionnel”. Airliner World (Key Publishing Limited). Tháng 5 năm 2009.
  40. ^ “A380 convoys”. IGG.FR. 28 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007.
  41. ^ Airbus A380 News, URL truy cập 11 June 2006
  42. ^ Orders & Deliveries to 30 June
  43. ^ "Late landing for Emirates' A380 jets." Al Deen, M. E. Gulf News. 5 tháng 4 2006.
  44. ^ a ă "Airbus A380 Freighter Delayed as Emirates Switches Orders to Passenger Variant." Kingsley-Jones, M. Flight International. 16 tháng 5 2006.

Liên kết ngoài

Fernão de Magalhães

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ferdinand Magellan
Sinh Fernão de Magalhães
1480
Sabrosa, Vương quốc Bồ Đào Nha
Mất tháng 4 27, 1521 (40–41 tuổi)
Cebu, Philippines
Quốc gia Bồ Đào Nha
Nổi tiếng vì Thuyền trưởng đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.
Chữ ký
Fernão de Magalhães hay thường được biết đến rộng rãi với tên Anh hóa Ferdinand Magellan (tiếng Tây Ban Nha: Fernando de Magallanes; mùa xuân 148027 tháng 4 năm 1521) là một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha.Ông sinh ra tại Sabrosa, miền bắc Bồ Đào Nha, nhưng sau đó đã từ bỏ quốc tịch Bồ Đào Nha để nhập quốc tịch Tây Ban Nha nhằm mục đích phục vụ cho Vua Carlos I của Tây Ban Nha trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ cho chuyến đi về hướng tây đến "Quần đảo Gia vị" (ngày nay là quần đảo Maluku ở Indonesia).
Chuyến hải hành trong khoảng thời gian 1519–1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương (cái tên có nghĩa "biển bình yên" này được đặt bởi Magellan; đồng thời nơi nối giữa hai Đại dương được mang tên Eo biển Magellan), và là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất thành công, mặc dù chính bản thân Magellan cũng không hoàn thành chuyến đi của ông do bị giết trong Trận chiến Mactan ở Philippines. Tuy nhiên, do Magellan đã từng đi theo hướng đông đến Bán đảo Mã Lai trong một chuyến hải hành trước đó, nên ông trở thành nhà thám hiểm đầu tiên đi qua tất cả đường kinh tuyến của quả địa cầu. Trong số 237 thủy thủ khởi hành trên năm con tàu, chỉ còn lại 18 người hoàn thành chuyến đi và xoay xở để quay trở về Tây Ban Nha vào năm 1522,[1][2] dưới sự dẫn dắt của nhà hàng hải xứ Basque Juan Sebastián Elcano, người đã nhận trách nhiệm chỉ huy thủy thủ đoàn sau cái chết của Magellan. Mười bảy thủy thủ nữa sau đó cũng về được Tây Ban Nha: mười hai người bị Bồ Đào Nha bắt ở Cape Verde vài tuần trước đó trong khoảng thời gian giữa năm 1525 và 1527, năm người sống sót còn lại trở về trên con tàu Trinidad.
Magellan cũng đặt tên mình cho Chim cánh cụt Magellan, vốn được ông là người châu Âu đầu tiên ghi chép lại,[3]Đám mây Magellan, ngày nay được biết đến là một thiên hà lùn.

Thời niên thiếu và những chuyến đi

Magellan sinh vào khoảng năm 1480 tại Sabrosa, gần Vila Real, tỉnh Trás-os-Montes, Bồ Đào Nha. Cha ông là Rui de Magalhães (ông nội là Pedro Afonso de Magalhães và bà nội Quinta de Sousa) và mẹ Alda de Mesquita, gia đình ông có các anh em Duarte de Sousa, Diogo de Sousa và Isabel de Magalhães. Sau khi ba mẹ mất vào năm ông lên mười, ông trở thành cậu bé giúp việc cho Hoàng hậu Leonor trong triều đình Hoàng gia Bồ Đào Nha theo truyền thống của gia đình.
Vào tháng 3, 1505, ở tuổi 25, Magellan gia nhập hạm đội gồm 22 tàu, đứng đầu là Francisco de Almeida Phó Vương đầu tiên của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha. Mặc dù tên của ông không được tìm thấy trong biên niên sử các cuộc chiến tranh ở Ấn Độ, những điều còn lại người ta biết về ông là ông đã trải qua tám năm ở Goa, Cochin và Quilon. Ông đã tham dự một vài trận đánh, bao gồm trận Cannanore năm 1506, nơi ông đã bị thương. Năm 1509, ông dự trận đánh Diu[4] và sau đó đi cùng thủy thủ đoàn của Diogo Lopes de Sequeira với tư cách Sứ thần đầu tiên của Bồ Đào Nha đến Malacca. Trong thủy thủ đoàn còn có bạn ông và có thể là người anh em họ Francisco Serrão.[5] Tháng 9, sau khi đến Malacca, chuyến đi trở thành thảm họa khi họ rơi vào một âm mưu tấn công và phải rút lui. Trong dịp này Magellan đóng một vai trò then chốt giúp không cho đoàn hải hành không bị tiêu diệt hoàn toàn, ông đã cảnh báo Sequeira và chiến đấu dũng cảm cứu Francisco Serrão, người vốn đã lên bờ trước cuộc tấn công.[6] Sau đó, ông được chú ý tới và thăng chức.
Năm 1511, dưới quyền của vị Thống sứ mới là Afonso de Albuquerque, Magellan và Serrão tham gia vào cuộc chinh phục bán đảo Malacca, đồng thời phục hận cho thất bại của Sequeira. After the conquest their ways parted: Magellan was promoted, with a rich plunder, and in the company of a Malay he had indentured and baptised Enrique of Malacca, returned to Portugal in 1512. Serrão departed in the first expedition sent to find the "Spice Islands" in the Moluccas, where he remained, having married a woman from Amboina and becoming a military advisor to the Sultan of Ternate, Bayan Sirrullah. His letters to Magellan would prove decisive, giving information about the spice-producing territories.[7][8]

Chuyến thám hiểm cuối cùng

Trong các năm 1505-1512 ông tham gia các chuyến hải hành của Bồ Đào Nha đến Ấn Độ Dương, 2 lần đến Malacca (nay là Malaysia) trong các năm 15091511. Thiết lập dự án bơi bằng con đường phía Tây đến quần đảo Molucca (nay thuộc Indonesia), nhưng ông bị loại bởi vua Bồ Đào Nha, do chuyến hải hành của Vasco da Gama, một con đường phía đông gần hơn đã được lập nên. Trong năm 1517, dự án này đã được nhận bởi vua Tây Ban Nha, và vào ngày 20 tháng 9 năm 1519, 5 chiếc tàu với hải đoàn 265 người dưới sự lãnh đạo của Magalhães khởi hành từ cảng San Lucar de Barrameda (những con sông nhỏ Guadalquivir) đi tìm eo biển Tây Nam từ Đại Tây Dương đến "biển Nam", khám phá bởi Vasco Nunes de Balboa. Ngoài ra theo chỉ đạo của vua Carlos I:
Theo Trẫm biết thì trên quần đảo Moluccas có nhiều gia vị, do đó Trẫm phái Khanh đi chính là để tìm kiếm chúng, và nguyện vọng của Trẫm là Khanh hãy đi thẳng đến quần đảo đó.
—Carlos I
Đoàn tàu của Magalhães gồm những tàu sau:
  • Trinidad (tải trọng 110 tấn, 55 người) dưới sự điều khiển của Magalhães;
  • San Antonio (120 tấn, 60 người) dưới sự điều khiển của Juan de Cartegena;
  • Concepción (90 tấn, 45 người) dưới sự điều khiển của Gomez;
  • Victoria (85 tấn, 42 người) dưới sự điều khiển của Gaspar de Quesada; và
  • Santiago (75 tấn, 32 người) dưới sự điều khiển của Luis de Mendoza.

Vinh danh

Tên ông được đặt cho:

Chú thích

  1. ^ Swenson 2005.
  2. ^ Stanley 1874, tr. 39, 162.
  3. ^ Hogan 2008
  4. ^ James A. Patrick, "Renaissance and Reformation", tr. 787, Marshall Cavendish, 2007, ISBN 0-7614-7650-4
  5. ^ William J. Bernstein, "A Splendid Exchange: How Trade Shaped the World", tr 183-185, Grove Press, 2009, ISBN 0-8021-4416-0
  6. ^ Zweig, Stefan, "Conqueror of the Seas - The Story of Magellan", tr 44-45, READ BOOKS, 2007, ISBN 1-4067-6006-4
  7. ^ Zweig, Stefan, "Conqueror of the Seas - The Story of Magellan", p.51, READ BOOKS, 2007, ISBN 1-4067-6006-4
  8. ^ R. A. Donkin, "Between east and west: the Moluccas and the traffic in spices up to the arrival of Europeans", p.29, Volume 248 of Memoirs of the American Philosophical Society, DIANE Publishing, 2003 ISBN 0-87169-248-1

Liên kết ngoài



Cảnh báo: Từ khóa xếp mặc định “Magalhães, Fernão” ghi đè từ khóa trước, “Magellan, Ferdinand”.

Vương Thẩm Tri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương Thẩm Tri
Uong Sing-di.JPG
Vương Thẩm Tri
Vua nước Mân
Tại vị 27/4/909[1][2][chú 1] - 30/12/925
Kế nhiệm Vương Diên Hàn
Thông tin chung
Tên đầy đủ Vương Thẩm Tri (王審知)
Tước hiệu Mân vương
Niên hiệu của Hậu Lương
Khai Bình (開平, 4/909-4/911)
Càn Hóa (乾化, 5/911-10/915)
Trinh Minh (貞明, 11/915-4/921)
Long Đức (龍德, 5/921-3/923)
của Hậu Đường
Đồng Quang (同光, 4/923-925)
Thụy hiệu Trung Ý Vương (忠懿王)
Chiêu Vũ Hiếu hoàng đế (昭武孝皇帝)
Miếu hiệu Thái Tổ (太祖)
Hoàng tộc Mân
Sinh 862[3]
Mất 30 tháng 12 năm 925[2][4]
Phúc Châu, Trung Quốc
Vương Thẩm Tri (Trung văn giản thể: 王审知; phồn thể: 王審知; bính âm: Wáng Shěnzhī; Bạch Thoại tự: Ông Sím-ti; 862–30 tháng 12 năm 925), tự Tín Thông (信通) hay Tường Khanh (詳卿), gọi theo thụy hiệu là Mân Trung Nghĩa Vương, sau tiếp tục được truy phong là Mân Thái Tổ, là vị quân chủ khai quốc của nước Mân thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Thân thế

Vương Thẩm Tri sinh năm 862, dưới triều đại của Đường Ý Tông.[3] Tổ tiên năm đời của ông là Vương Diệp (王曄) giữ chức Cố Thủy[chú 2] [huyện] lệnh, được dân chúng yêu mến, và ông ta cùng gia đình định cư tại Cố Thủy. Gia đình này sau đó trở nên vẻ vang với nghiệp kinh doanh.[5] Cha ông tên là Vương Nhẫm (王恁), mẹ ông là Đổng thị.[6][chú 3] Ông có hai anh là Vương Triều và Vương Thẩm Khuê (王審邽).[7]

Phụng sự Vương Tự

Năm 881, Đại Đường chìm đắm trong các cuộc khởi nghĩa nông dân, Vương Tự và Lưu Hành Toàn (劉行全) tiến hành nổi dậy và chiếm Thọ châu[chú 4], sau đó là Quang châu[chú 5]- bao gồm huyện Cố Thủy. Vương Tự được Phụng Quốc[chú 6] tiết độ sứ Tần Tông Quyền bổ nhiệm làm Quang châu thứ sử. Vương Tự buộc các đàn ông địa phương phải nhập ngũ, ba anh em Vương Triều, Vương Thẩm Khuê và Vương Thẩm Tri trở thành binh lính dưới quyền Vương Tự.[7]
Sau đó, Tần Tông Quyền quay sang phản lại triều đình Đường, xưng làm hoàng đế, đem quân tiến công Vương Tự. Vương Tự lo sợ nên tập hợp 5.000 binh sĩ Quang châu và Thọ châu và buộc người dân phải vượt sang bờ nam Trường Giang. Vào mùa xuân năm 885, Vương Tự tiếp tục tiến về phía nam và khi Vương Tự tiến đến Chương châu[chú 7], đội quân của ông ta cạn kiệt lương thực. Do địa hình Phúc Kiến gồ ghề, Vương Tự ra lệnh bỏ lại những người già yếu. Tuy nhiên, Vương Thẩm Tri cùng hai anh vẫn đưa Đổng thị đi cùng. Vương Tự trách mắng họ và đe dọa giết Đổng thị. Ba anh em cầu xin tha mạng cho Đổng thị, đề nghị được chết thay bà, các thuộc hạ khác cũng nói giúp cho họ, khiến Vương Tự mủi lòng.[6]
Khi đội quân tiến đến Nam An[chú 8], Vương Triều cùng tướng tiền phong quay sang chống lại Vương Tự, họ tiến hành phục kích và bắt được Vương Tự. Vương Triều trở thành thủ lĩnh của đội quân. Sau đó Vương Triều được Phúc Kiến quan sát sứ Trần Nham (陳巖) bổ nhiệm làm Tuyền châu[chú 9] thứ sử.[6]

Phụng sự Vương Triều

Năm 891, Trần Nham qua đời, Vương Tự và Đô tướng Phạm Huy (范暉) tranh giành quyền cai quản Phúc Kiến. Năm 892, Vương Triều bổ nhiệm em họ là Vương Ngạn Phục (王彥復) làm Đô thống, Vương Thẩm Tri làm Đô giám, đem binh công Phúc châu. Theo ghi chép thì người Hán tự quyên lương thực, còn các dân tộc khác đem binh thuyền trợ giúp quân của Vương Triều.[8]
Tuy nhiên, việc bao vây Phúc châu bị sa lầy do thành phòng thủ vững chắc, Phạm Huy cầu cứu Uy Thắng[chú 10] tiết độ sứ Đổng Xương- có quan hệ thông qua hôn nhân với Trần Nham. Đổng Xương phái 5.000 quân của Ôn châu, Đài châu và Vụ châu đến cứu Phúc châu. Vương Ngạn Phục và Vương Thẩm Tri hay tin, thấy thành Phúc châu kiên cố, quân sĩ chết và bị thương nhiều, quyết định báo lại cho Vương Triều và thỉnh cầu bãi binh, song Vương Triều từ chối. Khi họ thỉnh Vương Triều tự đến hành doanh, Vương Triều trả lời: "Binh hết thì thêm binh, tướng hết thì thêm tướng. Binh tướng đều hết, ta sẽ tự đến"[8]
Vương Ngạn Phục và Vương Thẩm Tri lo sợ bị trách mắng nên tăng cường tiến công. Đến tháng 5 ÂL năm 893, Phúc châu cạn nguồn lương thực, Phạm Huy trao ấn cho giám quân rồi bỏ thành chạy trốn rồi bị binh sĩ giết chết, quân Uy Thắng vẫn đang trên đường đến song khi hay tin thì trở về Uy Thắng. Ngày Canh Tý, Vương Ngạn Phục cùng tướng sĩ tiến vào thành Phúc châu. Vương Triều tiến vào Phúc châu, xưng là lưu hậu. Năm 896, Đường Chiêu Tông thăng Phúc Kiến thành Uy Vũ quân (威武), bổ nhiệm Vương Triều làm tiết độ sứ.[9]
Trong khi Vương Triều giữ chức tiết độ sứ, Vương Thẩm Tri giữ chức quan sát phó sứ. Theo ghi chép, khi Vương Thẩm Tri phạm lỗi, sẽ bị Vương Triều đánh, song Vương Thẩm Tri không oán giận. Khi Vương Triều nằm trên giường bệnh vào năm 897, thay vì giao lại quyền lực cho một trong bốn con (Vương Diên Hưng (王延興), Vương Diên Hồng (王延虹), Vương Diên Phong (王延豐), Vương Diên Hưu (王延休)), ông ta lại giao phó quân phủ sự cho Vương Thẩm Tri. Ngày Đinh Mùi tháng 12 ÂL, Vương Triều qua đời.[10]
Sau khi Vương Triều qua đời, Vương Thẩm Tri đề nghị giao lại quyền hành cho anh là Tuyền châu thứ sử Vương Thẩm Khuê, song Vương Thẩm Khuê từ chối vì cho rằng Vương Thẩm Tri có công lao lớn hơn. Sau đó, Vương Thẩm Tri xưng là lưu hậu, rồi được Đường Chiêu Tông bổ nhiệm làm tiết độ sứ.[10]

Uy Vũ tiết độ sứ

Ngày Nhâm Thân tháng 2 ÂL năm 900, Đường Chiêu Tông ban chức Đồng bình chương sự (tể tướng trên danh nghĩa) cho Vương Thẩm Tri.[11] Sau đó ông lại được nhậm chức kiểm hiệu tư khôngkiểm hiệu tư đồ. Năm 902, Vương Thẩm Tri cho xây ngoại quách thành Phúc châu. Năm 904, Đường Chiêu Tông phong tước Lang Da vương cho Vương Thẩm Tri, thực ấp 4.000 hộ, thực phong 100 hộ; thăng chức kiểm hiệu thái bảo.[12][13]
Năm 907, Tuyên Vũ[chú 11] tiết độ sứ Chu Toàn Trung soán vị Đường Ai Đế, trở thành Hậu Lương Thái Tổ, lập ra triều Hậu Lương. Vương Thẩm Tri công nhận Chu Toàn Trung là Thiên tử, sau đó được ban cho chức Thị trung.[14] Ngày Canh Tý (5) tháng 4 năm Kỉ Tị (27 tháng 4 năm 909), Hậu Lương Thái Tổ phong tước Mân vương cho Vương Thấm Tri,[1] cùng chức Trung thư lệnh.[12]

Thời kỳ đầu trị vì

Cũng vào năm 909, Hoằng Nông (tức Ngô) khiển sứ giả Trương Tri Viễn (張知遠) sang Mân xây dựng quan hệ hòa hảo. Vương Thẩm Tri thấy Trương Tri Viễn hỗn láo nên quyết định xử trảm Trương Tri Viễn, thượng biểu nói rằng từ nay tuyệt giao với Hoằng Nông (nước này vốn không công nhận Hậu Lương).[1]
Theo ghi chép, Vương Thẩm Tri có tính tiết kiệm, thường đi giày gai, phủ chật hẹp và chưa từng tu bổ. Ông khoan dung trong hình phạt, trưng thu thuế ở mức thấp; công tư đều thịnh vượng, đất Mân an bình. Ông nộp cống phẩm hàng năm cho Hoàng đế Hậu Lương thông qua đường biển, cập bến ở Đăng châu (登州) và Lai châu (萊州)[chú 12], song có đến 40-50% thuyền bị lật chìm.[1]
Năm 916, Vương Thẩm Tri gả một con gái cho Tiền Truyền Hướng (錢傳珦, sau gọi là Tiền Nguyên Hướng (錢元珦)- con của Ngô Việt vương Tiền Lưu. Tiền Truyền Hướng đích thân đến Mân rước dâu, sau cuộc hôn nhân này, Mân và Ngô Việt càng thêm hữu hảo.[15] Cũng vào năm 916, Vương Thẩm Tri bắt đầu cho đúc tiền bằng chì, và sau đó, tiền chì được lưu thông song song với tiền đồng truyền thống.[12]

Thời kỳ cuối trị vì

Năm 917, Lưu Nghiễm gả Thanh Viễn công chúa Lưu Hoa làm vợ của Vương Diên Quân- nhị tử của Vương Thẩm Tri, thắt chặt quan hệ giữa hai nước.[16][17]
Năm 918, Ngô vương Dương Long Diễn khiển tướng Lưu Tín (劉信) suất quân đi tiến công Bách Thắng[chú 13] tiết độ sứ Đàm Toàn Bá (譚全播) — người trên danh nghĩa quy phục cả Ngô và Hậu Lương — nhằm thôn tính Bách Thắng. Đàm Toàn Bá cầu viện Mân, cũng như Ngô Việt và Sở. Quân Mân tiến đến đóng tại Vu Đô[chú 14] để cứu viện Đàm Toàn Bá, Ngô Việt và Sở cũng phái binh đến. Đến khi Lưu Tín đánh bại quân Sở, quân Mân và quân Ngô Việt cũng triệt thoái. Sau đó, Lưu Tín chiếm được Kiền châu, Ngô nay kiểm soát trực tiếp Bách Thắng quân.[16]
Sau khi Vương Thẩm Khuê qua đời, Vương Thẩm Tri cho phép con của ông ta là Vương Diên Bân (王延彬) kế tập cai quản Tuyền châu, sau đó ban cho Diên Bân chức Bình Lô[chú 15] tiết độ sứ (mặc dù Mân không kiểm soát quân này). Vương Diên Bân cai quản Tuyền châu trong vòng 17 năm, tình hình an định. Tuy nhiên, sau khi nhận được một bạch lộc và tử chi, ông ta trở nên kiêu nạo, tin tưởng vào lời của tăng Hạo Nguyên (浩源) rằng mình sẽ trở thành vương giả. Vương Diên Bân còn bí mật khiển sứ giả đến triều đình Hậu Lương triều cống, mong được bổ nhiệm làm Tuyền châu tiết độ sứ. Vương Thẩm Tri phát hiện ra sự việc vào năm 920, ông cho giết Hạo Nguyên cùng đồng đảng, truất chức vụ của Vương Diên Bân, buộc về sống trong tư em.[18]
Năm 922, Lưu Nghiễm đến Mai Khẩu[chú 16] để tránh tà, do Mai Khẩu nằm gần biên giới giữa Mân và Nam Hán,[18] tướng Mân là Vương Diên Mỹ (王延美)- có lẽ là con của Vương Thẩm Tri hoặc Vương Thẩm Khuê,[17] quyết định tập kích Lưu Nghiễm. Tuy nhiên, Lưu Nghiễm biết trước tin tức và chạy trốn kịp thời.[18]
Năm 923, Lý Tồn Úc xưng là hoàng đế Hậu Đường, tức Hậu Đường Trang Tông, sau đó chiếm được kinh đô Đại Lương của Hậu Lương, triều Hậu Lương diệt vong.[19] Sau đó, Mân và Hậu Đường trao đổi sứ giả, Vương Thẩm Tri công nhận quyền bá chủ của Hậu Đường Trang Tông.[12]
Năm 924, Nam Hán tiến công Mân, Hoàng đế Lưu Nghiễm tiến đến Đinh châu và Chương châu của Mân, tuy nhiên kết quả là chiến bại trước quân Mân và phải triệt thoái.[20]
Năm 925, Vương Thẩm Tri lâm bệnh, mệnh trưởng tử là Vũ Uy tiết độ phó sứ Vương Diên Hàn nắm quyền cai quản quân phủ sự[20] (Đương thời có tin đồn nói rằng Vương Thẩm Tri bị bệnh là do bị hạ độc bởi vợ Thôi thị của Vương Diên Hàn.)[17] Ngày Tân Mùi tháng 12 ÂL năm đó, Vương Thẩm Tri qua đời, Vương Diên Hàn nắm quyền cai quản nước Mân, tự xưng là Uy Vũ lưu hậu.[4] Ông được an táng tại Tuyên Lăng (nay tại núi Liên HoaPhúc Châu, Phúc Kiến), thụy hiệu là Trung Ý, miếu hiệu là Thái Tổ.
Ông được lịch sử đánh giá là người hòa thuận với các nước lân bang, giữ yên bờ cõi; giảm nhẹ lao dịch, cắt giảm sưu thuế; phát triển sản xuất khiến kinh tế trở nên phồn thịnh; mở cửa các cảng, khuyến khích thông thương với nước ngoài; chiêu hiền nạp sĩ, phát triển giáo dục.[21]

Gia đình

Vợ
Vợ lẽ
  • Hoàng Huệ Cô (黃惠姑), Lỗ quốc phu nhân, sinh Vương Diên Quân, năm 933 được tôn làm hoàng thái hậu, năm 936 được tôn làm thái hoàng thái hậu
  • Trần Kim Phượng (陳金鳳), sau trở thành hoàng hậu của Vương Diên Quân
Con
Con nuôi
Nữ
  • Lang Da quận quân, vợ của Lý Mẫn (李敏)
  • Vương thị, vợ của Trương Tư Tề (張思齊)
  • Lang Da quận quân, vợ của Tiền Nguyên Hướng (錢元珦)- con của Ngô Việt vương Tiền Lưu
  • Vương thị, vợ của Dư Đình Ẩn (余廷隱)
  • Tam nữ khác

Chú thích

  1. ^ Hậu Lương Thái Tổ phong tước Mân vương cho Vương Thẩm Tri vào năm 909. Ông cai quản Phúc Kiến sau khi Vương Triều qua đời vào ngày 2 tháng 1 năm 898, song khi đó ông không mang tước hiệu.
  2. ^ 固始, nay thuộc Tín Dương, Hà Nam
  3. ^ Bia mộ của Vương Triều ghi chính thất của Vương Nhẫm là Từ thị và ghi rằng bà là mẹ của Vương Triều và các em. Tuy nhiên, bia mộ cũng ghi rằng Từ thị được an táng tại Cố Thủy, mâu thuẫn với việc Vương Triều và các em đưa mẹ đến Phúc Kiến. Tư trị thông giám ghi mẹ của Vương Thẩm Tri là Đổng thị, có vẻ như Đổng thị là mẹ thân sinh của Vương Thẩm Tri và là vợ kế hoặc thiếp của Vương Nhẫm, song về mặt chính thức thì Từ thị được xem là mẹ hợp lễ của ông do là vợ cả.
  4. ^ 壽州, nay thuộc Lục An, An Huy
  5. ^ 光州, nay thuộc Tín Dương Hà Nam
  6. ^ 奉國, trị sở nay thuộc Trú Mã Điếm, Hà Nam
  7. ^ 漳州, nay thuộc Chương Châu, Phúc Kiến
  8. ^ 南安, nay thuộc Tuyền Châu, Phúc Kiến
  9. ^ 泉州, trị sở nay thuộc Tuyền Châu, Phúc Kiến
  10. ^ 威勝, trị sở nay thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang
  11. ^ 宣武, trị sở nay thuộc Khai Phong, Hà Nam
  12. ^ nay đều thuộc Yên Đài, Sơn Đông
  13. ^ 百勝, trị sở nay thuộc Cám Châu, Giang Tây
  14. ^ 雩都, nay thuộc Cám Châu
  15. ^ 平盧, trị sở nay thuộc Duy Phường, Sơn Đông
  16. ^ 梅口, nay thuộc Mai Châu, Quảng Đông

Tham khảo

  1. ^ a ă â b Tư trị thông giám, quyển 267.
  2. ^ a ă Viện Nghiên cứu Trung Ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
  3. ^ a ă Tân Ngũ Đại sử, quyển 68.
  4. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 274.
  5. ^ Tân Đường thư, quyển 190.
  6. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 256.
  7. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 254.
  8. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 259.
  9. ^ Tư trị thông giám, quyển 260.
  10. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 261.
  11. ^ Tư trị thông giám, quyển 262.
  12. ^ a ă â b Thập Quốc Xuân Thu, quyển 90.
  13. ^ “王审知”. 山东省情网.
  14. ^ Tư trị thông giám, quyển 266.
  15. ^ Tư trị thông giám, quyển 269.
  16. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 270.
  17. ^ a ă â Thập Quốc Xuân Thu, quyển 94.
  18. ^ a ă â Tư trị thông giám, quyển 271.
  19. ^ Tư trị thông giám, quyển 272.
  20. ^ a ă Tư trị thông giám, quyển 273.
  21. ^ Công tội Mân Thái tổ Vương Thẩm Tri, Chính sử Trung Quốc qua các triều đại, Thương Thánh, tr.375
Video yêu thích   
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con
  

No comments:

Post a Comment