CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa Bắt đầu Thanh minh (20:46 UTC, 2014), ngày Quốc tế Nhận thức bom mìn và Hỗ trợ bằng hành động chống bom mìn, tiết Nhi đồng tại Đài Loan (THDQ) và Hồng Kông. Năm 1850 – Los Angeles được hợp nhất thành một thành phố, hiện là thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ. Năm 1928 – Trọng tài viên Max Huber của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye đưa ra kết luận đảo Palmas thuộc về Đông Ấn Hà Lan trong vụ kiện giữa Hà Lan và Hoa Kỳ. Năm 1949 – 12 quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tại Washington, D.C, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (hình hiệu kỳ). Năm 1968 – Nhà hoạt động người Mỹ Martin Luther King bị ám sát trên ban công khách sạn ở Memphis, Tennessee, Hoa Kỳ. Năm 1976 – Norodom Sihanouk từ chức nguyên thủ quốc gia của Campuchia Dân chủ vì sự tàn bạo của Khmer đỏ, sau đó ông lưu vong tại Trung Quốc và Triều Tiên.
Thanh minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Bài này nói về một trong hai mươi tư tiết khí trong lịch Trung Quốc. Các nghĩa khác, xem Thanh minh (định hướng).
Hai mươi tư tiết khí | ||
Kinh độ | Tiết khí | Dương lịch |
---|---|---|
Xuân | ||
315° | Lập xuân | 4 - 5/2 |
330° | Vũ thủy | 18 - 19/2 |
345° | Kinh trập | 5 - 6/3 |
0° | Xuân phân | 20 - 21/3 |
15° | Thanh minh | 4 - 5/4 |
30° | Cốc vũ | 20 - 21/4 |
Hạ | ||
45° | Lập hạ | 5 - 6/5 |
60° | Tiểu mãn | 21 - 22/5 |
75° | Mang chủng | 5 - 6/6 |
90° | Hạ chí | 21 - 22/6 |
105° | Tiểu thử | 7 - 8/7 |
120° | Đại thử | 22 - 23/7 |
Thu | ||
135° | Lập thu | 7 - 8/8 |
150° | Xử thử | 23 - 24/8 |
165° | Bạch lộ | 7 - 8/9 |
180° | Thu phân | 23 - 24/9 |
195° | Hàn lộ | 8 - 9/10 |
210° | Sương giáng | 23 - 24/10 |
Đông | ||
225° | Lập đông | 7 - 8/11 |
240° | Tiểu tuyết | 22 - 23/11 |
255° | Đại tuyết | 7 - 8/12 |
270° | Đông chí | 21 - 22/12 |
285° | Tiểu hàn | 5 - 6/1 |
300° | Đại hàn | 20 - 21/1 |
Đối với các định nghĩa khác, xem Tết (định hướng).
Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.
Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.
Thời tiết
Xét về mặt thời tiết, khí hậu thì từ thời điểm này trở đi ở miền Bắc Việt Nam, do ảnh hưởng của luồng gió mùa đông-bắc đã yếu, gió đông-nam đã mạnh dần lên và mưa phùn đã gần như chấm dứt hẳn. Điều này làm mất đi hiện tượng nồm (hiện tượng làm hơi nước ngưng tụ lại trên bề mặt các đồ vật tiếp giáp gần với mặt đất cũng như nhà cửa) và tiết trời trở nên trong sáng, dễ chịu hơn do nhiệt độ đã lên cao và độ ẩm giảm xuống. Tuy nhiên, gần như vẫn chưa có mưa rào để bắt đầu cho mùa mưa. Mưa rào thường diễn ra gần tiết Cốc vũ.Tết Thanh minh
Tảo mộ
Nhân ngày Thanh minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
Hội đạp thanh
Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì được.Trong văn học
Nếu tính tiết Đông chí là gốc thì tiết Thanh minh cách tiết này khoảng 105 ngày, còn nếu tính tiết Lập xuân là gốc thì nó cách tiết này khoảng 60 ngày. Tính theo âm lịch, nó rơi vào khoảng từ sớm nhất là giữa tháng Mão (tháng Hai) đến muộn nhất là giữa tháng Thìn (Tháng Ba). Cho nên, Nguyễn Du trong Truyện Kiều mới có câu:- Ngày xuân con én đưa thoi
- Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
- Cỏ non xanh tận chân trời
- Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Thanh minh trong tiết tháng Ba
- Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...
Xem thêm
|
NATO
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương | |
---|---|
Cờ NATO |
|
Các nước khối NATO được tô màu xanh lá cây |
|
Khẩu hiệu | Animus in Consulendo Liber[1] |
Thành lập | 4 tháng 4 năm 1949 |
Loại hình | Liên minh quân sự |
Trụ sở chính | Bruxelles, Bỉ |
Thành viên | 28 quốc gia |
Ngôn ngữ chính thức | Anh, Pháp[2] |
Tổng thư ký | Anders Fogh Rasmussen |
Tổng thư ký được bổ nhiệm | Jens Stoltenberg |
Chủ tịch Ủy ban Quân sự | Knud Bartels |
Trang web | www.nato.int |
Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.
Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Hoa Kỳ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi NATO năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, tổ chức bị lôi cuốn vào cuộc phân chia nước Nam Tư, và lần đầu tiên tham dự quân sự tại Bosna và Hercegovina từ 1992 tới 1995 và sau đó đã thả bom Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt đẹp hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia.[4] Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới trong đó có đưa quân đến Afghanistan và Iraq.
Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Hoa Kỳ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.
Mục lục
Các thành viên
Thành viên sáng lập
Thành viên trong chiến tranh Lạnh
- Hy Lạp (18 tháng 2 năm 1952)
- Thổ Nhĩ Kỳ (18 tháng 2 năm 1952)
- CHLB Đức (9 tháng 5 năm 1955)
- Tây Ban Nha (30 tháng 5 năm 1982)
Thành viên Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh
- Ba Lan (27 tháng 5 năm 1999)
- Cộng hoà Séc (27 tháng 5 năm 1999)
- Hungary (27 tháng 5 năm 1999)
- Bulgaria (29 tháng 3 năm 2004)
- Estonia (29 tháng 3 năm 2004)
- Latvia (29 tháng 3 năm 2004)
- Litva (29 tháng 3 năm 2004)
- România (29 tháng 3 năm 2004)
- Slovakia (29 tháng 3 năm 2004)
- Slovenia (29 tháng 3 năm 2004)
- Croatia (1 tháng 4 năm 2009)
- Albania (1 tháng 4 năm 2009)
Pháp là một thành viên NATO, nhưng năm 1966 đã rút khỏi bộ chỉ huy quân sự. Sau đó tổng hành dinh NATO chuyển từ Paris đến Bruxelles. Tháng 4 năm 2009, Pháp quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ, chấm dứt 43 năm vắng bóng. Iceland là thành viên duy nhất của NATO không có quân đội riêng vì thế lực lượng quân đội Hoa Kỳ thường trực tại Iceland đảm nhiệm vai trò Lực lượng Phòng vệ Iceland.
Ngày 29 tháng 3 năm 2004, Slovenia, Slovakia, các nước khối Warszawa cũ gồm Bulgaria, Romania, các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô trước đây là Estonia, Latvia và Litva chính thức gia nhập NATO. Tháng 4 cùng năm, các nước này lần đầu tiên dự họp hội đồng NATO.
Ngày 1 tháng 4 năm 2009, Croatia và Albania chính thức được kết nạp vào NATO sau 1 năm nộp đơn xin gia nhập.
Ngoài ra, NATO còn có chương trình hành động thành viên (MAP). Hiện tại MAP gồm Macedonia, Bosnia-Herzegovina và Montenegro.
Bản đồ lớn
Chú thích
- ^ “The Official motto of NATO”. NATO (bằng tiếng Anh). 20 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.
- ^ "English and French shall be the official languages for the entire North Atlantic Treaty Organization.", Final Communiqué following the meeting of the North Atlantic Council on 17 tháng 9, 1949. "(..)the English and French texts [of the Treaty] are equally authentic(...)"The North Atlantic Treaty, Article 14
- ^ Boulevard Leopold III-laan, B-1110 BRUSSELS, which is in Haren, part of the City of Brussels. “NATO homepage”. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2006.
- ^ Albania, Croatia join NATO military alliance, AFP, 1 tháng 4, 2009
Tham khảo
- David C. Isby & Charles Kamps Jr, Armies of NATO's Central Front, Jane's Publishing Company Ltd 1985
Đọc thêm
Đọc thêm – Early period- Francis A. Beer. Integration and Disintegration in NATO: Processes of Alliance Cohesion and Prospects for Atlantic Community. (Columbus: Ohio State University Press, 1969), 330 pp.
- Francis A. Beer. The Political Economy of Alliances: Benefits, Costs, and Institutions in NATO. (Beverly Hills: Sage, 1972), 40 pp.
- Eisenhower, Dwight D. The Papers of Dwight David Eisenhower. Vols. 12 and 13: NATO and the Campaign of 1952 : Louis Galambos et al., ed. Johns Hopkins University Press, 1989. 1707 pp. in 2 vol.
- Gearson, John and Schake, Kori, ed. The Berlin Wall Crisis: Perspectives on Cold War Alliances Palgrave Macmillan, 2002. 209 pp.
- John C. Milloy. North Atlantic Treaty Organisation, 1948–1957: Community or Alliance? (2006), focus on non-military issues
- Smith, Joseph, ed. The Origins of NATO Exeter, UK University of Exeter Press, 1990. 173 pp.
- Smith, Jean Edward, and Canby, Steven L.The Evolution of NATO with Four Plausible Threat Scenarios. Canada Department of Defence: Ottawa, 1987. 117 pp.
- Asmus, Ronald D. Opening NATO's Door: How the Alliance Remade Itself for a New Era Columbia University Press, 2002. 372 pp.
- Bacevich, Andrew J. and Cohen, Eliot A. War over Kosovo: Politics and Strategy in a Global Age. Columbia University Press, 2002. 223 pp.
- Daclon, Corrado Maria Security through Science: Interview with Jean Fournet, Assistant Secretary General of NATO, Analisi Difesa, 2004. no. 42
- Gheciu, Alexandra. NATO in the 'New Europe' Stanford University Press, 2005. 345 pp.
- Hendrickson, Ryan C. Diplomacy and War at NATO: The Secretary General and Military Action After the Cold War University of Missouri Press, 2006. 175 pp.
- Lambeth, Benjamin S. NATO's Air War in Kosovo: A Strategic and Operational Assessment Santa Monica, Calif.: RAND, 2001. 250 pp.
- Alasdair, Roberts (2002/2003). “NATO, Secrecy, and the Right to Information”. East European Constitutional Review (New York University — School of Law). 11/12 (4/1): 86–94
- Kaplan, Lawrence S. The Long Entanglement: NATO's First Fifty Years. Praeger, 1999. 262 pp.
- Kaplan, Lawrence S. NATO Divided, NATO United: The Evolution of an Alliance. Praeger, 2004. 165 pp.
- Létourneau, Paul. Le Canada et l'OTAN après 40 ans, 1949–1989 Quebec: Cen. Québécois de Relations Int., 1992. 217 pp.
- Paquette, Laure. NATO and Eastern Europe After 2000 (New York: Nova Science, 2001).
- Powaski, Ronald E. The Entangling Alliance: The United States and European Security, 1950–1993. Greenwood Publishing Group, 1994. 261 pp.
- Telo, António José. Portugal e a NATO: O Reencontro da Tradiçoa Atlântica Lisbon: Cosmos, 1996. 374 pp.
- Sandler, Todd and Hartley, Keith. The Political Economy of NATO: Past, Present, and into the 21st Century. Cambridge Uiversity Press, 1999. 292 pp.
- Zorgbibe, Charles. Histoire de l'OTAN Brussels: Complexe, 2002. 283 pp.
- Kaplan, Lawrence S., ed. American Historians and the Atlantic Alliance. Kent State University Press, 1991. 192 pp.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về NATO |
- Website chính thức của NATO
- History of NATO – the Atlantic Alliance - UK Government site
- Basic NATO Documents
- 'NATO force 'feeds Kosovo sex trade' (The Guardian)
- NATO Maintenance and Supply Agency (NAMSA) Official Website
- NATO Consultation, Command and Control Agency (NC3A) Official Website
- Joint Warfare Centre
- NATO Response Force Article
- NATO searches for defining role
- Official Article on NATO Response Force
- World Map of NATO Member Countries
- Congressional Research Service (CRS) Reports regarding NATO
- Balkan Anti NATO Center, Greece
- NATO Defense College
- Atlantic Council of the United States
- CBC Digital Archives - One for all: The North Atlantic Treaty Organization
- NATO at Fifty: New Challenges, Future Uncertainties U.S. Institute of Peace Report, tháng 3 năm 1999
- NATO at 50
- Ukraine shelves bid to join NATO
|
|
Norodom Sihanouk
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Norodom Sihanouk phát âm tiếng Khmer: /nɔɾoːdɔm siːhanuʔ/ phát âm tiếng Pháp: /noʀodɔm sjanuk/ |
|
---|---|
Sihanouk năm 1983 |
|
Quốc vương | |
24 tháng 9, 1993 – 7 tháng 10, 2004 |
|
Sisowath Monivong (đến 1941); Chea Sim (đến 1991) |
|
Norodom Suramarit (từ 1955); Norodom Sihamoni (từ 2004) |
|
Thủ tướng Campuchia đầu tiên Thủ tướng đầu tiên của Campuchia thời thuộc địa |
|
|
|
không có | |
Sơn Ngọc Thành | |
Quốc trưởng | |
19 tháng 8, 1975–2 tháng 4, 1976 14 tháng 11 năm 1991 – 24 tháng 9 năm 1993 |
|
Thông tin chung | |
Thê thiếp | Phat Kanhol 1942- Sisowath Pongsanmoni 1942-1951 Norodom Thavet Norleak 1943-Sisowath Monikessan 1944- Kanitha Norodom Norleak 1946- Mam Manivan Phanivong 1949- Norodom Monineath |
Sinh | 31 tháng 10, 1922 Phnôm Pênh, Campuchia |
Mất | 15 tháng 10, 2012 (89 tuổi) Bắc Kinh, CHND Trung Hoa |
Tôn giáo | Phật giáo |
Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho quốc vương Norodom Sihamoni (7 tháng 10 năm 2004). Sihanouk là con trai của cựu quốc vương Norodom Suramarit và vương hậu Sisowath Kossamak. Sihanouk đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Phần lớn là chức vụ hình thức, kể cả lần cuối làm vua (trị vì nhưng không cai trị). Thời gian trị vì thực sự của ông hoàng này là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến 18 tháng 3 năm 1970 (khi bị Lon Nol phế truất chức vụ Quốc trưởng).
Mục lục
Thời niên thiếu
Sihanouk học tiểu học tại Phnom Penh, trường Pháp École François Baudoin, học trung học tại Sài Gòn tại trường Lycée Chasseloup Laubat (nay là Trường Lê Quý Đôn, TP. HCM) cho đến khi lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Khi vua Sisowath Monivong (ông ngoại của Sihanouk) băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941.Thời kỳ trị vì
Giai đoạn 1941-1945
Trong giai đoạn 1941 - 1945 vua Sihanouk chưa bộc lộ xu hướng dân tộc chủ nghĩa của mình. Khi người Pháp bắt giữ, khép án chung thân và đày ra Côn Đảo các trí thức tập hợp xung quanh Viện Phật giáo và báo Khmer Nagarawatta vì lên kế hoạch bắt giữ các quan chức Pháp và tuyên bố độc lập sau khi một phần đất ở miền Tây Campuchia bị Thái Lan chiếm, Sihanouk đã không bày tỏ thái độ phản đối.[1]Giai đoạn 1945-1953
Tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Campuchia, cơ quan an ninh quân sự Kempeitai khuyên Norodom Sihanouk nên tuyên bố độc lập và lãnh đạo chính quyền mới của Campuchia[1]. Sau khi quân đội Đồng minh tái chiếm Đông Dương vào cuối năm 1945, người Pháp trở lại Campuchia, Sihanouk hợp tác trở lại với người Pháp, do đó người Pháp cho phép chính quyền Sihanouk tổ chức bầu cử Quốc hội năm 1946. Trong cuộc bầu cử 1946, Đảng Dân chủ được cả người Pháp và Hoàng gia hậu thuẫn giành được 50 trong số 69 ghế, trong khi Đảng Tự do của Hoàng thân Norindeth chỉ được 16 ghế. Sau cuộc bầu cử năm 1951, Đảng dân chủ vẫn giữ 53 ghế còn Đảng Tự do 18 ghế. Quốc hội này đã thông qua bản Hiến pháp thành lập chính thể quân chủ lập hiến.[1].Thời kỳ này, vua Sihanouk có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bắt đầu yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và về nước.[cần dẫn nguồn] Ngày 15/6/1952, do tình hình chính trị bất ổn Sihanouk đã giải tán nội các Huy Kanthol và thay ông này làm Thủ tướng. Ngày 11/1/1953, ông cũng giải tán luôn Quốc hội và cho bắt giữ 17 đảng viên Dân chủ, giam họ 8 tháng mà không hề xét xử. Cũng trong giai đoạn này Norodom Sihanouk thực hiện chiến dịch mà ông gọi là 'Thánh chiến cho Độc lập' bằng các cuộc vận động ngoại giao ở Montreal, Washington và Tokyo. Trong thời gian này, ông cũng không chịu về Phnom Penh, mà ở Siem Reap và Battambang[1]. Ông làm việc này với mục tiêu giành độc lập hoàn toàn cho Campuchia trong vòng ba năm.[1]
Tháng 5 năm 1953, ông sang tị nạn tại Thái Lan và từ chối hồi hương cho đến khi có độc lập. Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953. Người Pháp trong khi đang thua trận ở miền Bắc Việt Nam, không còn sức lực đối phó với một tiền tuyến thứ hai nên đồng ý giao trả chủ quyền lại cho Campuchia vào ngày 9/11/1953, trước khi Việt Nam và Lào giành được độc lập.[1].
Giai đoạn 1954-1964
Ngày 17/2/1955 Sihanouk cho mở một cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi:"Người dân có hài lòng với việc Quốc vương thực hiện cam kết Thánh chiến Hoàng gia của mình hay không?" Kết quả cuộc trưng cầu dân ý là 99,9% người được hỏi trả lời “Có”[1].Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho cha mình là Suramarit. Sau đó ông giữ chức Thủ tướng vài tháng. Đầu tháng 4/1955, ông tuyên bố thành lập đảng Sangkum Reastr Niyum (Cộng đồng Xã hội Chủ nghĩa Bình dân) do ông lãnh đạo. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11/9/1955, bằng các biện pháp ép buộc và dọa dẫm, đảng Sangkum Reastr Niyum giành 83% số phiếu và toàn bộ số ghế trong Quốc hội[1].
Từ 18/4/1955 đến 24/4/1955, Sihanouk dẫn đầu một đoàn đại biểu đi Bandung dự hội nghị của Phong trào Không liên kết[1]. Từ năm 1956 Sihanouk bắt đầu trở nên thân thiết với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Kim Il-sung. Sau này ông vẫn gắn bó với Trung Quốc đến mức sống những ngày cuối đời ở đất nước này[1].
Sau khi cha ông mất năm 1960, Sihanouk không đề cử ai làm Quốc vương mà được Quốc hội bổ nhiệm vào chức Quốc trưởng với danh vị hoàng thân[1].
Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra, Sihanouk tán thành chính sách Bên thứ 3 chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời có quan hệ ngoại giao với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Năm 1963, ông khước từ cứu trợ của Hoa Kỳ[1].
Giai đoạn 1965-1969
Nhưng đến năm 1965, sau khi Mỹ đưa quân vào Việt Nam bảo vệ Việt Nam Cộng hòa, ông cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và Anh[1]. Mùa xuân 1965, ông thỏa thuận với Trung Quốc và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện diện của các căn cứ Việt Nam ở sát biên giới Campuchia - Việt Nam đồng thời cho phép viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam thông qua các cảng Campuchia. Campuchia được đền bù bằng cách Trung Quốc mua gạo của Campuchia với giá cao. Ông cũng nhiều lần lên tiếng rằng chiến thắng của phe cộng sản ở Đông Nam Á là không thể tránh khỏi và cho rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người thi đua. Chính sách hữu hảo với Trung Quốc của ông bị phá sản do thái độ cực đoan của Trung Quốc vào thời kỳ cao trào của Cách mạng văn hóa.Trong giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã đàn áp chính trị loại bỏ các đảng cánh tả ở Campuchia. Ông đàn áp đảng Pracheachon cánh tả bằng cách buộc tội thành viên của đảng này hoạt động phục vụ Hà Nội[2] nhưng cũng làm mất lòng phe hữu do ông không nhận thức được tình hình kinh tế suy thoái do việc thực hiện quốc hữu hóa và độc quyền nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ[1] (bị trầm trọng thêm bởi việc mất đi nguồn xuất khẩu gạo, do lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam thu mua mất) và do sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng quân sự cộng sản trên đất Campuchia[2]. Việc đàn áp phe tả và mất tín nhiệm trước phe hữu cùng với những thay đổi trong chính sách ngoại giao làm cho thái độ cân bằng các bên để giữ thế trung lập khó duy trì được.
Bị phế truất và hợp tác với Khmer Đỏ
Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnompenh và bố trí xe tăng bao vây toà nhà Quốc hội sau đó triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Việc đàn áp đối lập và các chính sách kinh tế sai lầm của Sihanouk, cũng như thái độ xích lại gần Việt Nam và Trung Quốc của ông cùng với áp lực của Lon Nol khiến Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm ông.[1] Sihanouk gọi đây là âm mưu đảo chính của CIA và buộc phải đi an dưỡng ở biệt thự riêng của gia đình ông tại Riviera một thời gian[1].Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau khi mất quyền lực, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Sihanouk đã đến nhiều nước trên thế giới để kêu gọi sự ủng hộ cho Khmer Đỏ. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Việc Sihanouk đứng đầu Khmer Đỏ trong suốt 6 năm từ 1971 đến 1976 là điều mà giới trí thức Campuchia không bao giờ quên được[1].
Năm 1978, quân đội Việt Nam sang lãnh thổ Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Tháng 1/1979, Sihanouk tiếp tục tới Liên Hiệp Quốc ở New York để vận động cho Khmer Đỏ và kêu gọi Liên Hiệp Quốc gửi quân đến Campuchia tấn công quân Việt Nam[1].
Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcinpec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia.
Lần trị vì cuối cùng
Các đảng phái ở Campuchia đã đàm phán đến năm 1991 và các bên đã đòng ý ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm lưu vong. Trong cuộc bầu cử 1993, đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thất cử. Sihanouk đã can thiệp để buộc con trai là Hoàng thân Ranariddh và đảng FUNCIPEC của ông này tiếp nhận Hun Sen làm đồng thủ tướng nhằm đổi lấy việc trở lại ngai vàng. Sau đó Hun Sen thực hiện đảo chính đổ máu lật đổ Hoàng thân Ranariddh vào năm 1997[1].Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và con trai ông, thái tử Norodom Ranariddh làm thủ tướng. Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ "trị vì nhưng không cai trị". Do bệnh tật, ông phải đi lại chữa trị ở Bắc Kinh nhiều lần. Thú tiêu khiển của Sihanouk: sáng tác âm nhạc bằng các thứ tiếng khác nhau (tiếng Khmer, tiếng Pháp và tiếng Anh), đạo diễn nhiều bộ phim và chỉ huy dàn nhạc. Ông có website riêng. Tháng 1 năm 2004, ông tự chuyển sang sống lưu vong tại Bình Nhưỡng, sau đó là Bắc Kinh, lấy lý do sức khỏe kém, ông tuyên bố thoái vị ngày 7 tháng 10 năm 2004. Hiến pháp Campuchia không cho phép tự thoái vị. Chea Sim, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, tạm nắm giữ chức Quyền nguyên thủ Nhà nước cho đến ngày 14 tháng 10 khi Hội đồng Tôn vương bầu Norodom Sihamoni – một trong những người con trai của Sihanouk - lên làm quốc vương mới.
Qua đời
Sihanouk qua đời vì bệnh tim tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào lúc 2 giờ 25 phút ngày 15 tháng 10 năm 2012 theo giờ địa phương. Hai ngày sau, Quốc vương Norodom Sihamoni tới Bắc Kinh mang di hài cha mình về Campuchia.Tang lễ
Sau một tuần tang lễ vào tháng 10 năm 2012, thi hài ông được lưu giữ trong Cung điện Hoàng gia để người dân tới bày tỏ sự tôn kính cuối cùng. Vào ngày 4 tháng 2 năm 2013 (sau ba tháng được lưu giữ trong Cung điện Hoàng gia), Campuchia tiến hành lễ hỏa thiêu thi hài cựu quốc vương Norodom Sihanouk. Một phần tro cốt của ông được rải gần nơi hợp lưu của 4 con sông tại Phnom Penh. Trong khi phần tro cốt còn lại sẽ được đưa về cung điện hoàng gia vào ngày 7 tháng 2 năm 2013, nằm cạnh cô con gái Kunthea Buppha, theo ý nguyện của cựu quốc vương.Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Norodom Sihanouk |
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment