CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Trồng cây quốc gia tại Kenya. Năm 753 TCN – Romulus và Remus được cho là thành lập nên thành phố Roma (hay La Mã). 1509 – Henry VIII trở thành quốc vương Anh và chúa Ireland. Năm 1782 – Phật vương Yodfa Chulaloke cho dựng cột trụ thành (hình) tại thủ đô bên bờ đông sông Chao Phraya, nay được cho là mốc thành lập Bangkok. Năm 1898 – Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu phong tỏa các cảng của Cuba, Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ chính thức bùng nổ bốn ngày sau đó. Năm 1960 – Ba nhánh của chính phủ Brasil đồng thời chuyển từ thủ đô cũ Rio de Janeiro đến thủ đô mới thành lập là Brasilia.
Roma
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cảnh quan Roma: bức hình phía trên bên trái là Đấu trường La Mã, tiếp theo (từ trái sang phải) là tượng đài Vittorio Emanuele II, Piazza della Repubblica, Lâu đài Thiên Thần, giếng phun Trevi, mái vòm của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và cuối cùng là phối cảnh trên không trung tâm lịch sử của thành phố. | |||||
|
|||||
Vị trí | |||||
Vị trí Roma ở Ý Tọa độ: |
|||||
Biệt danh: Thành phố vĩnh cửu | |||||
Khẩu hiệu thành phố: Senatus Populusque Romanus – SPQR (Thượng Nghị viện và nhân dân thành Roma) |
|||||
Thành lập | 21 tháng 4 753 TCN theo truyền thuyết, Thiên niên kỷ I TCN |
||||
Chính quyền | |||||
Vùng: | Lazio | ||||
Thị trưởng | Walter Veltroni (Dân chủ cánh tả Ý) |
||||
Đặc điểm | |||||
Diện tích - Nội thành |
1290 km² |
||||
Số dân - Thành phố (2004) - Toàn thành phố - Mật độ (nội thành) |
2.546.807 gần 4.000.000 1.974/km² |
||||
Số dân - Thành phố (2004) - Toàn thành phố - Mật độ (nội thành) |
2.546.807 gần 4.000.000 1.974/km² |
||||
Múi giờ | |||||
Tiêu chuẩn: | CET, UTC+1 | ||||
Mùa hè: (DST) | BST (UTC+1) | ||||
Website www.comune.roma.it |
Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm. Đây là thành phố thủ đô của Vương quốc La Mã, Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Địa Trung Hải trong hơn 700 năm từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên cho tới thế kỷ thứ 7. Từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Roma đã trở thành nơi ngự trị của giáo hoàng, cho đến sau khi sự thống trị của Đế quốc Đông La Mã kết thúc, từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô những lãnh thổ của Giáo hoàng mãi cho đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng hoà Ý.
Sau thời Trung cổ, Roma chịu sự cai trị của các Giáo hoàng như Giáo hoàng Alexanđê VI và Giáo hoàng Lêô X, những Giáo hoàng này đã biến thành phố Roma trở thành một trong những trung tâm lớn của thời kỳ Phục hưng Ý, cùng với Florence.[1] Phiên bản ngày nay của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô đã được xây dựng ở thời điểm này và Michelangelo đã vẽ lên những bức họa ở Nhà nguyện Sistina. Các nghệ sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng như Bramante, Bernini và Raphael cũng có thời gian từng ở Roma và đã góp phần cho nền kiến trúc Phục hưng và Baroque.
Trong năm 2007, Roma được xếp thứ 11 trong những thành phố có nhiều du khách viếng thăm nhất thế giới, riêng tại Liên minh châu Âu đứng thứ 3, đồng thời cũng là điểm du lịch thu hút du khách phổ biến nhất ở Ý.[2] Thành phố Roma là một trong những "thương hiệu" thành phố thành công nhất tại châu Âu và trên toàn thế giới, cả về danh tiếng lẫn tài sản.[3] Khu trung tâm mang tính lịch sử của Roma được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.[4] Những di tích và bảo tàng như Bảo tàng Vatican và đấu trường La Mã đều nằm trong danh sách 50 điểm du lịch được viếng thăm nhiều nhất thế giới (Bảo tàng Vatican đón tiếp 4,2 triệu du khách du lịch và đấu trường La Mã có 4 triệu khách du lịch hàng năm).[5]
GDP của Roma là 97 tỷ euro (khoảng 117 tỷ USD), chiếm 6,7% GDP của Ý. Roma là trung tâm kinh tế hàng đầu và là một trung tâm văn hóa, thương mại, chính trị của Ý.
Mục lục
Nguồn gốc tên gọi
Lịch sử
Roma được bắt đầu xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, đến nay đã có 2.800 năm lịch sử, được loài người tôn vinh như một "thành phố vĩnh hằng".
Roma cổ đại được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau nên còn được gọi là "thành phố 7 quả đồi". Trong thành phố có công trình kiến trúc cổ như quảng trường, nhà thờ, tu viện, hoàng cung, trường đấu mãnh thú, miếu thần, pháo đài cổ, các tượng thần, vòi phun nước... Đến tham quan Roma, du khách sẽ chứng kiến tận mắt các tác phẩm vĩ đại lịch sử này. Cảm giác như đứng trong một viện bảo tàng khổng lồ, do đó Roma còn được du khách gọi là "thành phố bảo tàng". Đôi khi nếu không có xe cộ qua lại, không có các loại hàng tiêu dùng hiện đại bày bán trong quầy kính, du khách sẽ quên mất mình đang sống ở thế kỷ 21, trong một đất nước hiện đại mà gần như có ý nghĩ thay quần áo kỵ sĩ lên xe ngựa cùng đi với các quý bà nhàn hạ dạo chơi trên đường phố. Sẽ rất tuyệt vời nếu đến Roma vào mùa thu. Dưới ánh nắng vàng, du khách có thể dạo bước trên những tuyến phố cổ, nhìn ngắm các đài phun nước, những đàn bồ câu bay lượn xung quanh và những trang phục rực rỡ của người dân nơi đây như tô vẽ thêm nét đẹp và lãng mạn của người Ý.
Quảng trường Venice ở trung tâm thành phố là quảng trường lớn nhất Roma được xây dựng vào năm 1455. Tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi nhà của những người nổi tiếng trước đây ở Roma. Các hoạt động lễ tiết trọng đại như tổng thống Ý tuyên thệ nhậm chức, đón tiếp nguyên thủ nước ngoài đều được tổ chức ở quảng trường Venice. Người Ý gọi quảng trường Venice là: "Diễn đàn tổ quốc" bởi nó tượng trưng cho biểu tượng nước Ý độc lập và thống nhất.
Quảng trường Tây Ban Nha, quảng trường trung tâm du lịch Roma, bao giờ cũng thu hút nhiều khách tham quan nhất. Có người đến để bày tỏ tình cảm với người yêu, người thì lang thang độc tấu đàn nuối tiếc một cuộc tình dang dở. Tại nơi đây, ngôi nhà màu hồng chính là ngôi nhà kỷ niệm của hai nhà thơ nổi tiếng người Anh: John Keats và Percy Byssche Shelley.
Năm 1672, đài phun nước thuyền cổ do Petro thiết kế được xây dựng đối diện với quảng trường Tây Ban Nha và được gọi là "Con thuyền thiên đàng". Trên cột trụ La Mã ở gần con thuyền thiên đàng điêu khắc nhiều nhân vật trong Kinh Thánh. Hằng năm vào dịp Lễ Giáng Sinhl, nơi đây lại diễn ra các hoạt động tế lễ trang trọng của giáo hội. Gần quảng trường Tây Ban Nha còn có nhà thờ Chúa Ba Ngôi, nơi có tháp chuông xây bằng đá trông rất uy nghi và hoành tráng.
Chính quyền
Chính quyền
Chính quyền quốc gia
Địa lý
Vị trí
Địa hình
Khí hậu
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Trung bình tối cao °C (°F) | 11.8 (53) | 13.0 (55) | 15.2 (59) | 18.1 (65) | 22.9 (73) | 27.0 (81) | 30.4 (87) | 30.3 (87) | 26.8 (80) | 21.8 (71) | 16.3 (61) | 12.6 (55) | 20,5 (69) |
Trung bình tối thấp °C (°F) | 2.7 (37) | 3.5 (38) | 5.0 (41) | 7.5 (46) | 11.1 (52) | 14.7 (58) | 17.4 (63) | 17.5 (64) | 14.8 (59) | 10.8 (51) | 6.8 (44) | 3.9 (39) | 10,0 (50) |
Lượng mưa mm (inch) | 102.6 (4) | 98.5 (3.9) | 67.5 (2.7) | 65.4 (2.6) | 48.2 (1.9) | 34.4 (1.4) | 22.9 (0.9) | 32.8 (1.3) | 68.1 (2.7) | 93.7 (3.7) | 129.6 (5.1) | 111.0 (4.4) | 874,7 (34,4) |
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Trung bình tối cao °C (°F) | 12.9 (55) | 13.7 (57) | 15.3 (60) | 18.0 (64) | 22.0 (72) | 25.6 (78) | 28.6 (83) | 28.7 (84) | 26.0 (79) | 22.0 (72) | 17.2 (63) | 13.9 (57) | 20,3 (69) |
Trung bình tối thấp °C (°F) | 3.7 (39) | 4.4 (40) | 5.8 (42) | 8.3 (47) | 11.9 (53) | 15.6 (60) | 18.2 (65) | 18.4 (65) | 15.8 (60) | 12.0 (54) | 8.1 (47) | 5.1 (41) | 10,6 (51) |
Lượng mưa mm (inch) | 80.7 (3.2) | 74.9 (2.9) | 65.0 (2.6) | 54.7 (2.2) | 31.8 (1.3) | 16.3 (0.6) | 14.7 (0.6) | 33.3 (1.3) | 68.2 (2.7) | 93.4 (3.7) | 110.5 (4.4) | 89.6 (3.5) | 733,1 (28,9) |
Nhân khẩu
|
|
|
Bản đồ miêu tả hậu kỳ Roma cổ đại
Các nhóm dân tộc
Tôn giáo
Cũng như phần lớn các vùng khác của nước Ý, người Roma chủ yếu theo Công giáo Rôma. Thành phố là một trung tâm quan trọng về tôn giáo và các cuộc hành hương trong nhiều thế kỷ, là nền tảng của Tôn giáo La Mã cổ đại, khởi đầu thờ Pontifex Maximus sau đó là sự trị vì của Thành Vatican và Giáo hoàng. Trước khi khi những Kitô hữu có mặt ở Rôma, Religio Romana (nghĩa là "Tôn giáo La Mã") là tôn giáo chính của thành phố trong thời cổ điển. Các vị thần người La Mã tôn vinh đầu tiên là thần Zeus, vị thần được quyền uy nhất, tiếp theo là Ares, thần chiến tranh, và là cha của hai anh em sinh đôi sáng lập ra Roma là Romulus và Remus, dựa theo truyền thuyết. Các vị thần và nữ thần khác như Vesta và Minerva cũng được tôn thờ. Roma còn là nơi đặt nền tảng cho một số giáo phái bí ẩn, chẳng hạn như Mithraism. Sau khi Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tử vì đạo trong thành phố và những người theo Kitô giáo đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong thành phố, Roma bắt đầu chịu ảnh hưởng của Kitô giáo nhiều hơn, và Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô được khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 313. Mặc dù có một số sự gián đoạn xảy ra (như Giáo hoàng Avignon), Roma trong nhiều thế kỷ là trung tâm của Giáo hội Công giáo Rôma và vị giám mục Rôma còn được gọi là Giáo hoàng.Cảnh quan thành phố
Kiến trúc
Kiến trúc của Roma trong nhiều thế kỷ đã rất phát triển, đặc biệt là từ phong cách cổ điển và phong cách Đế quốc La Mã chuyển sang phong cách kiến trúc phát xít hiện đại. Trong một thời gian, Roma đã từng là trung tâm kiến trúc cổ điển chính của thế giới, phát triển những dạng thức kiến trúc mới như các loại vòm và mái vòm.[8] Phong cách kiến trúc Romanesque trong thế kỷ 11, 12 và 13 cũng được áp dụng rộng rãi trong kiến trúc La Mã, sau đó thành phố trở thành một trong những trung tâm kiến trúc Phục Hưng và Baroque chính.[8]Roma cổ đại
Một trong những biểu tượng của Roma là Đấu trường La Mã (xây dựng từ năm 70-80 trước Công nguyên), một khán đài vòng cung ngoài trời lớn nhất từng được xây dựng trong Đế chế La Mã. Sức chứa ban đầu của khán đài là 60.000 khán giả, và không gian này được sử dụng cho những cuộc tranh tài của các võ sĩ giác đấu. Các di tích và địa điểm nổi tiếng của La Mã cổ đại bao gồm Hội trường La Mã (Roman Forum), tòa nhà Domus Aurea, đền Parthenon, Cột Trajan, Chợ Trajan, hầm mộ, sân vận động Massimo, nhà tắm công cộng Terme di Caracalla, Lâu đài Thiên thần, Lăng mộ Augustus, Pacis Ara, Khải hoàn môn Costantino, Kim tự tháp Cestius và bức tượng khắc Bocca della Verità.Trung cổ
Tuy thường ít được chú ý đến nhưng di sản thời Trung cổ của Roma là một trong những di sản lớn nhất tại các thành phố của Ý. Các vương cung thánh đường có niên đại từ buổi ban đầu của Kitô giáo, bao gồm Vương cung thánh đường Đức Bà Cả và Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (sau này đã được đại trùng tu lại vào thế kỷ 19). Cả hai tòa nhà đều được chạm khắc những họa tiết trang trí tinh vi mang giá trị thẩm mỹ cao từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Phong cách nghệ thuật tranh tường và nghệ thuật khảm thời Trung cổ đáng chú ý khác cũng có thể được tìm thấy trong các nhà thờ như Basilica di Santa Maria in Trastevere, Santi Quattro Coronati và Santa Prassede. Những công trình không theo giáo hội nào gồm một lượng lớn tháp, trong đó lớn nhất là tháp Milizie và Conti. Cả hai đều nằm kế Hội trường La Mã và cầu thang lớn dẫn đến nhà thờ Basilica di Santa Maria in Ara coeli.Phục Hưng và Baroque
Roma là một trung tâm về thời kỳ Phục Hưng lớn trên thế giới, chỉ đứng sau Florence, và là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong trào Phục Hưng. Giai đoạn này có một kiệt tác của kiến trúc Phục hưng ở Roma là Quảng trường Piazza del Campidoglio do Michelangelo thiết kế. Cũng ở thời điểm này, các gia đình quý tộc lớn của Roma thường xây dựng những nơi ở sang trọng như cung điện Palazzo del Quirinale (nay là trụ sở của Tổng thống Cộng hòa Ý), cung điện Venezia, Farnese, Barberini, Chigi (hiện nay là nơi ở của Thủ tướng Chính phủ), cung điện Spada, Cancelleria và dinh thự Farnesina.Nhiều quảng trường của các thành phố nổi tiếng vẫn giữ nguyên hình dáng được tạo từ thời Phục hưng và Baroque. Trong đó một số quảng trường rất lớn, hoành tráng với tháp tưởng niệm trang trí đặt ở giữa, một số quảng trường khác nhỏ và thơ mộng. Những quảng trường chính là Quảng trường Navona, Quảng trường Spagna, Campo de 'Fiori, Quảng trường Venezia, Quảng trường Farnese, Quảng trường Rotonda và Quảng trường Minerva. Một trong những ví dụ điển hình nhất của nghệ thuật Baroque là đài phun nước Trevi của Nicola Salvi. Những cung điện Baroque đáng chú ý khác của thế kỷ 17 là cung điện Madama, ngày nay là trụ sở của Thượng nghị viện Ý và cung điện Montecitorio, ngày nay là trụ sở của Hạ nghị viện Ý.
Tân cổ điển
Năm 1870, Roma đã trở thành thủ đô của Vương quốc Ý. Trong thời gian này, trường phái tân cổ điển với phong cách xây dựng chịu ảnh hưởng của kiến trúc cổ xưa đã chiếm ưu thế vượt trội trong kiến trúc La Mã. Ở giai đoạn này, nhiều cung điện lớn theo phong cách tân cổ điển được xây dựng để làm trụ sở của chính phủ, đại sứ quán và các cơ quan nhà nước khác. Một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của trường phái tân cổ điển La mã là đài tưởng niệm liệt sĩ Vittorio Emanuele II là nơi "Tổ quốc ghi công", nơi an nghỉ của các binh sĩ vô danh, đại diện cho 650.000 người Ý đã ngã xuống trong chiến tranh thế giới thứ nhất.Kiến trúc phát xít
Chế độ cai trị phát xít tại Ý từ năm 1922 đến 1943 đã phát triển một phong cách kiến trúc đặc trưng bởi sự liên kết với kiến trúc La Mã cổ đại. Những nơi lưu dấu kiến trúc phát xít quan trọng nhất ở Roma là khu vực E.U.R. do Marcello Piacentini thiết kế vào năm 1938. Ban đầu khu này được hình thành với mục đích dành cho cuộc Triển lãm Thế giới 1942 ("Esposizione universale 1942") và có tên gọi là "E.42" ("Esposizione 42"). Tuy nhiên, triển lãm thế giới đã không có dịp diễn ra vì năm 1940 nước Ý bước vào chiến tranh thế giới thứ hai. Công tình tiêu biểu nhất của phong cách kiến trúc phát xít tại E.U.R. là cung điện Civiltà Italiana (1938–1943), thiết kế mang tính biểu tượng của công trình đã được xem như khối lập phương tại Quảng trường La Mã. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền La Mã thấy rằng họ đã có những mầm mống của một khu kinh tế ngoài trung tâm như những thủ đô khác mà hiện trong thời gian đó vẫn còn đang quy hoạch (xưởng đóng tàu Luân Đôn Docklands và La Défense ở Paris). Ngoài ra cung điện Farnesina, nơi đóng trụ sở của Bộ Ngoại giao Ý ngày nay, được thiết kế vào năm 1935 theo phong cách phát xít thuần chất.Công viên và khu vườn
Công viên công cộng và khu bảo tồn thiên nhiên chiếm một khu vực rộng lớn ở Roma. Có thể nói, Roma là thành phố có một trong những vùng được không gian xanh bao phủ thuộc hàng lớn nhất trong các thủ đô châu Âu.[9] Phần đáng chú ý nhất của khu không gian xanh này đặc trưng bởi rất nhiều biệt thự và khu vườn của các tầng lớp quý tộc Ý. Tuy nhiều biệt thự đã bị phá hủy trong giai đoạn bùng nổ xây dựng cuối thế kỷ 19 nhưng vẫn còn sót lại một lượng lớn. Đáng chú ý nhất trong số này là biệt thự Borghese, Ada và Pamphili Doria. Biệt thự Pamphili Doria nằm ở phía Tây của ngọn đồi Gianicolo rộng 1,8 km2. Ngoài ra trên đồi Gianicolo còn có biệt thự Sciarra với các sân chơi cho trẻ em và những khu vực đi bộ phủ bóng mát. Tại khu vực lân cận của Trastevere the Orto Botanico (khu vườn Botanico) là một không gian xanh thoáng mát và lợp phủ bóng râm. Trường đua ngựa La Mã cổ đai (sân vận động Maximus) là một không gian xanh lớn khác nhưng sự thu hút chính ở đây là các địa điểm đua xe ngựa cổ xưa, còn cây thì tương đối ít. Gần đó là biệt thự Celimontana tươi tốt, gần các khu vườn xung quanh nhà tắm công cộng Caracalla và Vườn Hoa hồng. Khu vườn của biệt thự Borghese là một không gian xanh lớn được biết đến nhiều nhất ở Roma, nơi đây có các phòng trưng bày nghệ thuật nổi tiếng nằm giữa các lối đi bộ phủ bóng mát cây xanh. Nó nằm gần với Tây Ban Nha Spanish Steps và Quảng trường Popolo. Roma cũng có nhiều công viên địa phương được hình thành gần đây hơn như công viên Pineto và Appian Way. Ngoài ra còn có các khu bảo tồn thiên nhiên tại Marcigliana và Tenuta di Castelporziano.Đài phun nước và hệ thống cống dẫn nước
Roma là một thành phố nổi tiếng với rất nhiều đài phun nước được xây dựng theo tất cả các phong cách khác nhau, từ cổ điển, trung cổ đến Baroque và tân cổ điển. Đài phun nước đã có ở thành phố từ hơn 2.000 năm trước, người dân đã dẫn nước uống và trang trí các quảng trường của Roma. Trong thời Đế chế La Mã, vào năm 98 trước Công nguyên, theo Sextus Julius Frontinus, các lãnh sự La Mã được gọi là người phụ trách quản lý hoặc người giám hộ nguồn nước của thành phố. Roma có 9 hệ thống cống dẫn nước, cung cấp nước dẫn đến 39 đài phun nước tưởng niệm và 591 đài phun nước công cộng dạng bồn nhỏ, không kể nguồn nước cung cấp cho hoàng gia, tắm rửa hay cho các chủ sở hữu biệt thự tư nhân. Mỗi đài phun nước lớn đều được kết nối với hai cống dẫn nước khác nhau, phòng trường hợp một hệ thống không hoạt động được do sửa chữa.[10] Trong thế kỷ 17 và 18, các Giáo hoàng La Mã tái tạo những đài phun nước La Mã bị hư hỏng và xây dựng các đài phun nước mới nhằm đánh dấu thời kì của họ, mở ra thời hoàng kim cho các đài phun nước La Mã. Như những bức tranh của Rubens, các đài phun nước La Mã mang tính biểu hiện phong cách mới của nghệ thuật Baroque. Có rất nhiều nhân vật biểu tượng đầy tính cảm xúc và sức sống được đặt tại các đài phun nước. Ở những đài phun nước này, điêu khắc đã trở thành yếu tố chính, và nước được thêm vào đơn giản chỉ để tạo sự chuyển động và đóng vai trò trang trí cho các tác phẩm điêu khắc. Chúng giống như những khu vườn Baroque, là "một hình ảnh của sự tự tin và quyền lực."[11]Tượng
Roma nổi tiếng với những bức tượng, nhưng đặc biệt những bức tượng có tính truyền cảm xúc cao. Chúng thường là những pho tượng cổ đã trở thành phương tiện truyền tải những lời diễn thuyết về các thảo luận chính trị và xã hội, là nơi để mọi người cất lên tiếng nói về quan điểm của họ (thông thường là châm biếm trào phúng). Có hai bức tượng nổi tiếng là: Pasquino và Marforio, ngoài ra vẫn có 4 bức tượng khác đáng chú ý là il Babuino, Madama Lucrezia, il Facchino và Abbot Luigi. Hầu hết những bức tượng đều từ thời La Mã cổ đại hay từ thời cổ điển, phần lớn trong số đó miêu tả những nhân vật trong thần thoại; il Pasquino đại diện Menelaus, Abbot Luigi - một thẩm phán La Mã bí ẩn, il Babuino đại diện cho Silenus, Marforio đại diện cho Oceanus, Madama Lucrezia là một bức tượng bán thân của Isis, và il Facchino là bức tượng duy nhất không phải của La Mã, được tạo thành trong năm 1580, và không đại diện riêng cho bất cứ nhân vật nào. Những bức tượng thường được phủ đầy áp phích hoặc những hình vẽ graffiti bày tỏ ý tưởng và quan điểm chính trị. Những bức tượng khác trong thành phố không phải tượng bộc lộ cảm xúc và quan điểm gồm Ponte Sant'Angelo, hoặc một số di tích nằm rải rác trong thành phố, như Giordano Bruno ở Campo de'Fiori.Tháp và cột tưởng niệm
Thành phố có 8 tháp tưởng niệm cổ Ai Cập và 5 tháp tưởng niệm La Mã cổ đại cùng một số khác hiện đại hơn, như tháp tưởng niệm Ethiopia ở Roma được xây dựng gần đây (từ 2005).[13] Thành phố có một vài tháp tưởng niệm ở các quảng trường, chẳng hạn như tại quảng trường Piazza Navona, Quảng trường Thánh Phêrô, Piazza Montecitorio, Piazza del Popolo và những tháp tưởng niệm khác trong các biệt thự, nhà tắm công cộng và trong các khu vườn, công viên, chẳng hạn như ở Villa Mattei, nhà tắm công cộng Thermae Diocletiani và ngọn đồi Mons Pincius. Ngoài ra, trung tâm của Roma cũng là nơi có hai cột tưởng niệm La Mã cổ đại là Cột của Trajan và Cột Marcus Aurelius với bề ngoài được trang trí theo dạng xoắn ốc nhẹ.Cầu
Thành phố Roma có rất nhiều cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Tiber. Những cây cầu nổi tiếng gồm cầu Ponte Cestio, Ponte Milvio, Ponte Nomentano, Ponte Sant'Angelo, Ponte Vittorio Emanuele II, Ponte Sisto và Ponte dei Quattro Capi. Hiện nay có năm cây cầu từ thời La Mã cổ đại vẫn còn lại trong thành phố.[14] Hầu hết các công trình cầu công cộng của thành phố được xây dựng theo phong cách cổ điển hay Phục Hưng, nhưng cũng có những cây cầu theo phong cách Baroque, tân cổ điển và hiện đại. Theo bộ bách khoa toàn thư tiếng Anh Encyclopædia Britannica, cây cầu cổ nhất còn lại ở Roma là Ponte Sant'Angelo do Bernini thiết kế vào năm 1688, được hoàn thành vào năm 135 trước Công nguyên và có 10 bức tượng các thiên thần dùng trang trí trên cầu.[15]Hầm mộ
Roma có một lượng lớn hầm mộ cổ hoặc những nơi chôn cất ngầm trong thành phố hay gần thành phố, với số lượng ít nhất 40, một số vừa được phát hiện chỉ trong vài thập kỷ gần đây. Mặc dù nổi tiếng nhất là những nơi chôn cất Kitô hữu nhưng vẫn có mộ ngoại giáo và người Do Thái, hoặc được chôn cất trong hầm mộ riêng biệt hoặc nằm xen kẽ chung với nhau trong một khu đất. Những hầm mộ quy mô lớn đầu tiên được khai quật từ thế kỷ thứ hai trở đi. Ban đầu chúng được chạm khắc từ một loại mềm từ tro núi lửa là đá túp và đặt tại những vị trí ngoài ranh giới của thành phố vì luật La Mã cấm chôn cất trong thành phố. Hiện nay Giáo hoàng nắm quyền và trách nhiệm bảo trì các hầm mộ. Giáo hoàng đã trao quyền cho Dòng Salêdiêng Don Bosco trong trong việc giám sát hầm mộ của Thánh Callixtus ở ngoại ô Roma.Kinh tế
Với vai trò là thủ đô của nước Ý, Roma là trụ sở của tất cả các tổ chức chính của quốc gia, như Chủ tịch nước Cộng hoà, chính phủ (và Thủ tướng duy nhất), Quốc hội, Toà án tư pháp chính và đại diện ngoại giao của từ tất cả các quốc gia cho đến các tiểu bang của Ý và Thành Vatican (một trường hợp ngoại lệ duy nhất của đại sứ quán trong lãnh thổ quốc gia là Roma cũng là nơi đóng cứ điểm của Đại sứ quán Ý của Thành Vatican). Nhiều tổ chức quốc tế được đặt tại Roma, đặc biệt là những tổ chức văn hóa và khoa học nổi tiếng - chẳng hạn như Viện nghiên cứu Hoa Kỳ, British School, Viện hàn lâm Pháp, Viện Scandinavi, các Viện khảo cổ học Đức - với những học bổng danh dự tại Thành phố Vĩnh cửu này, cùng những tổ chức nhân đạo khác như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO). Roma cũng là nơi có các tổ chức văn hóa và chính trị quốc tế lớn từ khắp nơi trên thế giới như Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), trường Cao đẳng Quốc phòng NATO và Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Phục hồi Tài sản Văn hóa (ICCROM). Roma hiện nay là một thành phố toàn cầu hàng đầu, cùng với Chicago, Istanbul, Frankfurt, Athena, Zurich, Thành phố Mexico, Praha, Budapest, Amsterdam, Viên và Dublin cùng một vài thành phố khác.[16] Năm 2008, Roma được xếp hạng 15 trong tất cả các thành phố thế giới về tầm quan trọng toàn cầu, chủ yếu là về bề dày văn hóa.[17]Năm 2005, thành phố Roma có GDP là 94,376 tỷ euro (121,5 tỷ USD),[18] đóng góp 6,7% vào của GDP của cả nước (nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác ở Ý). Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của thành phố từ giữa năm 2001 và 2005 đã giảm từ 11,1% xuống 6,5%, hiện đang là một trong những tỷ lệ thấp nhất của tất cả các thành phố thủ đô thuộc Liên minh châu Âu.[18] Tốc độ tăng trưởng của Roma đạt 4,4%/năm và tiếp tục phát triển với một tốc độ cao hơn so với bất kỳ thành phố khác của đất nước.[18] Điều này có nghĩa là nếu Roma là một quốc gia độc lập thì nó sẽ là quốc gia giàu có đứng thứ 52 trên thế giới tính theo GDP, gần với Ai Cập. Năm 2003, Roma có mức GDP bình quân đầu người đạt 29.153 euro (37.412 USD), cao thứ hai tại Ý chỉ sau Milan, và cao hơn 134,1% GDP bình quân đầu người trung bình của Liên minh Châu Âu.[19] Hơn hết, Roma có tổng thu nhập xếp hàng cao nhất ở Ý, đạt 47.076.890.463 euro trong năm 2008,[20] nhưng xét về thu nhập của người lao động trung bình, thành phố chỉ đứng ở vị thứ 9 tại Ý với mức thu nhập là 24.509 euro.[20] Ở góc độ toàn cầu, lao động Roma nhận được mức lương cao thứ 30 trong năm 2009, tăng 3 thứ hạng so với năm 2008.[21]
Mặc dù nền kinh tế của Roma đặc trưng bởi sự vắng mặt của ngành công nghiệp nặng và bị chi phối chủ yếu bởi ngành dịch vụ, các công ty công nghệ cao (công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, quốc phòng, viễn thông), nghiên cứu, xây dựng và hoạt động thương mại (đặc biệt là ngân hàng), cùng với sự phát triển mạnh của ngành du lịch đầy năng động đều đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Roma. Fiumicino là sân bay quốc tế ở Roma và cũng là sân bay lớn nhất tại Ý. Bên cạnh đó, thành phố còn là nơi đóng trụ sở của đại đa số các công ty lớn của Ý, cùng với trụ sở của ba trong 100 công ty lớn nhất thế giới: Enel, Eni và Telecom Italia.[22]
Giáo dục đại học, hệ thống phát thanh truyền hình quốc gia và ngành công nghiệp điện ảnh ở Roma cũng góp phần quan trọng trong nền kinh tế: Roma còn là trung tâm của ngành công nghiệp điện ảnh Ý nhờ vào hãng phim Cinecittà với hoạt động khởi nghiệp từ những 1930. Thành phố cũng là một trung tâm ngân hàng và bảo hiểm, điện tử, năng lượng, vận tải và công nghiệp hàng không vũ trụ. Rất nhiều trụ sở công ty và cơ quan quốc tế, bộ chính phủ, trung tâm hội nghị, địa điểm thể thao và viện bảo tàng được đặt tại khu kinh doanh chính của Roma: khu kinh tế Esposizione Universale Roma (EUR); Torrino (phía nam EUR); Magliana; Parco de' Medici-Laurentina và Tiburtina-valley nằm dọc theo con đường cổ Via Tiburtina.
Giáo dục
Văn hóa
Giải trí và biểu diễn nghệ thuật
Roma là một trung tâm âm nhạc quan trọng với nền âm nhạc lớn mạnh, bao gồm một số nhạc viện và nhà hát uy tín. Đây là nơi tọa lạc của nhạc viện Accademia Nazionale di Santa Cecilia (thành lập năm 1585), một trong những nhạc viện có bề dày lịch sử lâu nhất thế giới, trong đó những phòng hòa nhạc mới đã được xây dựng tại khu phức hợp âm nhạc cộng đồng đa chức năng Parco della Musica, một trong những địa điểm âm nhạc lớn nhất thế giới. Roma cũng có nhà hát opera là nhà hát Teatro dell'Opera di Roma, cùng vài viện âm nhạc nhỏ khác. Thành phố cũng là nơi đăng cai cuộc thi Eurovision Song Contest (Cuộc thi Ca khúc Truyền hình Châu Âu) năm 1991 và Lễ trao giải MTV Châu Âu (MTV Europe Music Awards) năm 2004.Roma cũng từng có tác động lớn trong lịch sử âm nhạc. Trường phái La Mã là một nhóm các nhà soạn nhạc chủ yếu về mảng nhạc nhà thờ, hoạt động tại thành phố trong thế kỷ 16 và 17, kéo dài từ cuối thời kỳ Phục hưng đến đầu thời kỳ Baroque. Thuật ngữ này cũng dùng để chỉ âm nhạc mà họ sản xuất. Nhiều nhạc sĩ có mối liên hệ trực tiếp với Giáo hội Công giáo, Tòa Thánh và Nhà nguyện Sistina của Giáo hoàng, mặc dù họ làm việc tại một số nhà thờ khác nhau. Về phong cách âm nhạc, họ thường tương phản với Trường phái Venezia, một phong trào của các nhà soạn nhạc diễn ra cùng thời và có xu hướng phát triển mạnh hơn. Nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất từ trước đến nay của Trường phái La Mã là Giovanni Pierluigi da Palestrina, tên tuổi ông gắn liền với một tài năng hoàn hảo với phức điệu âm nhạc rõ ràng, nhịp nhàng uyển chuyển suốt 400 năm. Tuy nhiên, cũng có những nhạc sĩ khác hành nghề tại Roma với những phong cách và hình thức đa dạng.
Du lịch
Roma | |
---|---|
Di sản thế giới UNESCO | |
Quốc gia | Ý and Holy See |
Kiểu | Văn hóa |
Hạng mục | i, ii, iii, iv, vi |
Tham khảo | 91 |
Vùng UNESCO | Châu Âu và Bắc Mỹ |
Lịch sử công nhận | |
Công nhận | 1980 (kì thứ 4) |
Mở rộng | 1990 |
Roma là một trung tâm khảo cổ học lớn và là một trong những trung tâm quan trọng nhất về nghiên cứu khảo cổ học của thế giới. Có rất nhiều viện nghiên cứu và viện văn hóa nằm rải rác trong trong thành phố, chẳng hạn như Viện Hàn lâm Hoa Kỳ tại Roma,[24] Viện Thụy Điển tại Roma[25] và một vài cơ quan khác. Roma tồn tại rất nhiều di tích cổ đại, bao gồm Hội trường La Mã, Chợ Trajan, Hội trường Trajan,[26] Đấu trường La Mã, đền Pantheon. Đấu trường La Mã được đánh giá là một trong những di tích khảo cổ tiêu biểu nhất của Roma và là một kì quan thế giới.[27][28]
Roma là một bảo tàng lưu trữ lớn và đầy ấn tượng về các lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc, đài phun nước, khảm trang trí ghép mảnh (mosaic), tranh tường và tranh vẽ từ tất cả các giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Roma đã trở thành một trung tâm nghệ thuật từ thời La Mã cổ đại, với các hình thức nghệ thuật La Mã quan trọng như kiến trúc, hội họa, điêu khắc và khảm mosaic. Rèn kim loại, làm khuôn tiền xu và khắc đá quý, chạm trổ ngà voi, tượng thủy tinh, đồ gốm và sách minh họa hình ảnh được coi là những hình thức "nhỏ" trong các tác phẩm nghệ thuật La Mã.[29] Roma sau này trở thành một trung tâm nghệ thuật Phục hưng chính, từ khi các giáo hoàng dành khoản tiền lớn cho các công trình xây dựng hoàng cung hùng vĩ, cung điện, quảng trường và công trình công cộng nói chung. Rome trở thành một trong những trung tâm tác phẩm nghệ thuật Phục hưng lớn của châu Âu, chỉ đứng sau Florence, và có thể so sánh với các thành phố lớn và các trung tâm văn hóa khác như Paris và Venice. Thành phố đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi phong trào baroque và trở thành quê hương của nhiều nghệ sĩ và kiến trúc sư, chẳng hạn như Bernini, Caravaggio, Carracci, Borromini, Cortona và một vài tên tuổi khác.[30] Trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, thành phố là một trong những trung tâm của Grand Tour[31] - một hình thức du lịch truyền thống ở châu Âu - khi mà những người giàu có, quý tộc trẻ Anh và châu Âu đến thăm thành phố để tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật, triết học và kiến trúc La Mã cổ đại. Roma là nơi có nhiều nghệ sĩ tân cổ điển và rococo, chẳng hạn như Pannini và Bernardo Bellotto. Ngày nay, thành phố là một trung tâm nghệ thuật lớn, với rất nhiều viện nghệ thuật[32] và bảo tàng.
Roma đã phát triển thành nơi lưu trữ nghệ thuật đương đại, hiện đại và kiến trúc. Thư viện Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia là nơi trưng bày cố định các tác phẩm của Balla, Morandi, Pirandello, Jerzy Dudek, De Chirico, De Pisis, Guttuso, Fontana, Burri, Mastroianni, Turcato, Kandisky, Cézanne. Năm 2010 chứng kiến buổi khai trương nền tảng nghệ thuật mới nhất của Roma, một loại hình nghệ thuật đương đại và triển lãm kiến trúc do kiến trúc sư Iraqnổi tiếng Zaha Hadid thiết kế. Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật và Kiến trúc thế kỷ 21 Maxxi tái hiện một khu vực đổ nát với kiến trúc hiện đại ấn tượng. Maxxi[33] có một trường dành riêng cho phòng nghiên cứu thực nghiệm và văn hóa, trao đổi quốc tế và học tập. Nó là một trong những dự án kiến trúc hiện đại mong muốn nhất của Roma, cùng với Bảo tàng Renzo Piano (Renzo Piano's Auditorium Parco della Musica)[34] và Trung tâm Hội nghị Massimiliano Fuksas ở Roma, Centro Congressi Italia EUR, ở khu EUR, dự kiến khai trương vào năm 2011.[cần dẫn nguồn] Trung tâm Hội nghị có đặc điểm như một container bán trong suốt khổng lồ, kết cấu thép và teflon treo giống như một đám mây bên trong có các phòng họp và một hội trường với hai quảng trường mở ra khu dân cư hai bên công trình.
Roma cũng được công nhận rộng rãi như một kinh đô thời trang thế giới. Mặc dù không đóng vai trò quan trọng như Milan, theo Hiệp hội Giám sát Ngôn ngữ Toàn cầu năm 2009, Roma là trung tâm thời trang quan trọng đứng thứ tư đối với thời trang thế giới, chỉ sau Milan, New York, Paris và vượt qua Luân Đôn.[35] Các hãng thời trang và trang sức cao cấp nổi bật như Bulgari, Fendi,[36] Laura Biagiotti và Brioni và một số tên tuổi khác, có trụ sở chính hoặc được thành lập trong thành phố. Ngoài ra, các thương hiệu lớn khác như Chanel, Prada, Dolce & Gabbana, Armani và Versace có nhiều cửa hàng sang trọng ở Roma, chủ yếu dọc theo con đường thời trang Via Condotti dei uy tín và cao cấp ở Roma.
- Một số danh lam thắng cảnh ở Roma
- Đấu trường La Mã: được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3. Là nơi giao đấu của các đấu sĩ.
- Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
- Vương cung thánh đường Đức Bà Cả
- Đài phun nước Trevi
- Quảng trường Navona
- Quảng trường Tây Ban Nha
- Quảng trường Venezia
- Vittoriano
- Lâu đài Thiên Thần
- Quảng trường La Mã
- Tháp Traianus
Ẩm thực
Ẩm thực của Roma đã phát triển qua nhiều thế kỷ và các thời kì biến đổi xã hội, văn hóa và chính trị. Roma trở thành một trung tâm nghệ thuật ẩm thực lớn từ thời La Mã cổ đại. Ẩm thực thời kì này chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Hy Lạp cổ đại, và sau đó, quá trình bành trướng đế chế La Mã đưa Roma tiếp xúc với nhiều tập quán chế biến món ăn địa phương và kĩ thuật nấu ăn. Ban đầu, sự cách biệt giữa các tầng lớp xã hội không lớn lắm nhưng đã tăng dần theo tốc độ tăng trưởng của đế chế. Sau này, trong thời kỳ Phục hưng, Roma đã trở nên nổi tiếng là một trung tâm ẩm thực lớn, vì một số đầu bếp giỏi nhất thời đại làm việc cho các Giáo hoàng. Một đầu bếp điển hình là Bartolomeo Scappi, làm việc cho Giáo hoàng Pius IV trong nhà bếp Vatican và trở nên nổi tiếng khi xuất bản cuốn sách nấu ăn Opera dell'arte del cucinare vào năm 1570. Trong đó, ông liệt kê khoảng 1000 công thức ẩm thực Phục hưng đồng thời mô tả các kỹ thuật và dụng cụ nấu ăn đồng thời đưa ra hình ảnh được biết đến như chiếc nĩa đầu tiên.[37] Ngày nay, thành phố là nơi có nhiều món ăn truyền thống Ý vô cùng nổi tiếng. Có thể thấy được ảnh hưởng của người Do Thái trong nền ẩm thực này vì người Do Thái đã sống ở Roma kể từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Các loại rau, đặc biệt là atisô hình cầu phổ biến rất rộng rãi.[38] Một số ví dụ về món ăn nổi tiếng như "Saltimbocca alla Romana" – cốt lết bê theo phong cách La Mã; đứng đầu với giăm bông tươi, cây xô thơm, ninh với rượu vang trắng và bơ; "Carciofi alla giudia" – atisô chiên trong dầu ô liu, món điển hình của người Do Thái La Mã; "Carciofi alla Romana" – atisô phong cách La Mã, lớp lá bên ngoài được tách bỏ, nhồi với bạc hà, tỏi, vụn bánh mì sau đó đem om; "Spaghetti alla Carbonara"–spaghetti với thịt xông khói, trứng và pecorino; "Gnocchi di semolino alla Romana"–bánh bao semolina theo phong cách La Mã và một vài món ăn khác.Phim màn ảnh rộng
Ngôn ngữ
Thể thao
Giao thông
Roma là trung tâm của mạng lưới đường hướng tâm chạy theo những con đường nhấp nhô có từ thời La Mã cổ đại, bắt đầu từ ngọn đồi Capitoline và nối liền Roma với đế chế La Mã. Vòng quanh Roma ngày nay ở khoảng cách khoảng 10 km (6 dặm) là tuyến đường vòng cung (Grande Raccordo Anulare hoặc GRA).Do vị trí nằm ở trung tâm bán đảo Ý, Roma là một nút đường sắt chủ yếu cho các khu trung trung tâm tại Ý. Nhà ga chính của Roma, Termini, là một trong những nhà ga lớn nhất ở châu Âu và có lưu lượng khách sử dụng nhiều nhất ở Ý, với khoảng 400.000 hành khách được chuyên chở mỗi ngày. Nhà ga lớn thứ hai trong thành phố là nhà ga Roma Tiburtina, hiện đang được tái phát triển thành một trạm đường sắt cao tốc.[39]
Có ba sân bay phục vụ tại Roma. Sân bay quốc tế liên lục địa Leonardo Da Vinci là sân bay chính của Ý và thường được gọi là "Sân bay Fiumicino", vì nó nằm trong comune Fiumicino gần phía Tây Nam của Roma. Sân bay thứ hai là Ciampino Roma, trước đây là một sân bay dân sự và quân sự kết hợp, thường được gọi là "Sân bay Ciampino" vì nó nằm bên cạnh Ciampino về phía Đông Nam Roma. Sân bay thứ ba là Roma-Urbe, một sân bay nhỏ có lưu lượng thấp nằm cách khoảng 6 km về phía Bắc trung tâm thành phố, dành riêng phục vụ cho hầu hết máy bay trực thăng và các chuyến bay tư nhân.
Thành phố Roma đang hứng chịu các vấn đề giao thông, chủ yếu là do mô hình đường xuyên tâm đã gây khó khăn cho người dân Roma: nếu muốn di chuyển từ các vùng lân cận của một trong những tuyến đường xuyên tâm đến tuyến đường khác họ phải đi vào trung tâm lịch sử hoặc phải đi đường vòng. Vấn đề này không thể giải quyết do quy mô hệ thống tàu điện ngầm tại Roma bị hạn chế so với các thành phố khác có kích thước tương tự. Ngoài ra, Roma chỉ có 21 xe taxi cho mỗi 10.000 dân, cách biệt xa so với các thành phố lớn ở châu Âu.[40] Nạn tắc nghẽn xe hơi thường xuyên xảy ra trong những năm 1970 và 1980 đã dẫn đến việc hạn chế lưu thông phương tiện vào trung tâm nội thành trong thời điểm ban ngày. Những khu vực áp dụng hạn chế được gọi là Khu Hạn chế Giao thông (Zona a Traffico Limitato (ZTL) ở Ý). Gần đây hơn, lượng giao thông tấp nập vào ban đêm ở Trastevere và San Lorenzo đã dẫn đến việc hình thành những khu ZTL đêm ở những vùng đó, ngoài ra còn có kế hoạch lập một khu ZTL đêm ở Testaccio.
Một hệ thống tàu điện ngầm 2 tuyến gọi là Metropolitana đã đi vào hoạt động tại Roma. Việc xây dựng nhánh đầu tiên bắt đầu vào những năm 1930. Tuyến đường này đã được lên kế hoạch trước với muc tiêu nhanh chóng kết nối nhà ga chính với khu E42 vừa được quy hoạch ở ngoại ô phía Nam, nơi dự định tổ chức Hội chợ Thế giới 1942. Sự kiện này đã không thể diễn ra vì chiến tranh. Khu vực này sau đó một phần được thiết kế lại và đổi tên thành EUR (Esposizione Universale di Roma: Triển lãm Thế giới Roma) trong những năm 1950 để đóng vai trò như một khu kinh doanh hiện đại. Cuối cùng, tuyến đường đã được mở vào năm 1955 và hiện nay đang là một phần của Tuyến B.
Tuyến A khai trương vào năm 1980, chạy từ Ottaviano đến nhà ga Anagnina, sau đó mở rộng quãng đường đến Battistini (1999-2000). Trong những năm 1990, phần mở rộng của Tuyến B đã đi vào hoạt động, chạy từ Termini đến Rebibbia. Mạng lưới ngầm nói chung là đáng tin cậy (mặc dù nó có thể bị tắc nghẽn trong giờ cao điểm và trong các sự kiện, đặc biệt là Tuyến A) vì độ dài tương đối ngắn. Vào năm 2005, tổng chiều dài của mạng lưới là 38 km (24 dặm).
Hai Tuyến A và B hiện tại giao nhau ở nhà ga Roma Termini. Một nhánh mới của Tuyến B (B1) đang được xây dựng với chi phí ước tính là 500 triệu euro, dự kiến khai trương vào năm 2012. B1 sẽ kết nối với B tại Quảng trường Bologna và sẽ có bốn trạm phân bố trong 3,9 km (2 dặm). Tuyến C là tuyến thứ ba, đang được xây dựng với chi phí ước tính 3 tỷ euro với 30 trạm trong khoảng cách 25,5 km (16 dặm). Tuyến C sẽ thay thế một phần tuyến đường sắt hiện có là Termini-Pantano với đầy đủ tính năng tự động và không người lái.[41] Đoạn đầu dự kiến khánh thành vào năm 2011 và đoạn cuối vào năm 2015, nhưng những phát hiện khảo cổ học thường trì hoãn việc xây dựng ngầm. Tuyến thứ 4 là tuyến D cũng được quy hoạch với dự kiến 22 nhà ga phân bố trên một khoảng cách 20 km (12 dặm). Đoạn đầu kiến đưa vào hoạt động trong năm 2015 và các phần cuối sẽ hoạt động trước năm 2035.
Giao thông công cộng trên mặt đất tại Roma hình thành bởi mạng lưới xe buýt, xe điện và mạng lưới xe lửa đô thị (các tuyến FR). Mạng lưới xe buýt và xe điện do Trambus S. p. A. điều hành dưới sự bảo trợ của ATAC S. p. A. (viết tắt của Cục vận tải xe bus và xe điện của commune, trong tiếng Ý là Azienda Tranvie ed Autobus del Comune). Mạng lưới xe buýt đã vượt quá 350 tuyến xe buýt và trên 8.000 trạm dừng, trong khi hệ thống xe điện bị giới hạn nhiều hơn, chỉ có 39 km đường ray và 192 trạm.[42] Ngoài ra còn có tuyến xe bus điện khai trương vào năm 2005 và các tuyến xe bus điện mở rộng khác cũng đã được quy hoạch.[43]
Tổ chức đoàn thể và liên hệ quốc tế
Thành phố song sinh, thành phố kết nghĩa và thành phố cộng sự
Từ 1956, Roma chỉ được so sánh duy nhất với thành phố song sinh của nó:- (tiếng Pháp) Seule Paris est digne de Rome; seule Rome est digne de Paris.
- (tiếng Ý) Solo Parigi è degna di Roma; solo Roma è degna di Parigi.
- (tiếng Anh) Only Paris is worthy of Rome; only Rome is worthy of Paris.
- "Chỉ có Paris mới xứng với Roma; chỉ có Roma mới xứng với Paris."[44][45][46]
Truyền thông
Dưới đây là danh sách các tờ báo, tạp chí, đài truyền thanh và truyền hình tại Roma:Báo | Tạp chí | Truyền hình | Radio |
---|---|---|---|
|
|
|
Chú thích
- ^ “Rome, city, Italy”. Columbia Encyclopedia (ấn bản 6). 2009.
- ^ Bremner, Caroline (12 tháng 12 năm 2008). “Euromonitor International's Top City Destinations Ranking”. Euromonitor International. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2010.
- ^ “European city brands”. City Mayors. 28 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Historic Centre of Rome, the Properties of the Holy See in that City Enjoying Extraterritorial Rights and San Paolo Fuori le Mura”. UNESCO World Heritage Center. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2008.
- ^ “Itv News | The 50 Most Visited Places in The World”. Itvnews.tv. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2009.[liên kết hỏng]
- ^ “Visualizzazione tabella CLINO della stazione / CLINO Averages Listed for the station Roma Ciampino”. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Visualizzazione tabella CLINO della stazione / CLINO Averages Listed for the station Roma Fiumicino”. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2010.
- ^ a ă Eyewitness Travel (2006), pg.36-37.
- ^ “Green Areas”. RomaPerKyoto.org. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
- ^ Frontin, Les Aqueducs de la ville de Rome, translation and commentary by Pierre Grimal, Société d'édition Les Belles Lettres, Paris, 1944.
- ^ Italian Gardens, a Cultural History, Helen Attlee. Francis Lincoln Limited, London 2006.
- ^ Height of shaft, base and above ground: Jones 2000, tr. 220
- ^ “Chasing Obelisks in Rome”. Initaly.com. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ “The Bridges of Ancient Rome”. Citrag.it. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.[liên kết hỏng]
- ^ “Sant'Angelo Bridge”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ “The World According to GaWC 2008”. Lboro.ac.uk. 3 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ “The 2008 Global Cities Index”. Foreignpolicy.com. 15 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ a ă â “Rapporto Censis 2006”. Censis.it. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ Observatoribarcelona.org[liên kết hỏng]
- ^ a ă “La classifica dei redditi nei comuni capoluogo di provincia”. Il Sole 24 ORE. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ “World's richest cities in 2009”. City Mayors. 22 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ DeCarlo, Scott (30 tháng 3 năm 2006). “The World's 2000 Largest Public Companies”. Forbes. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2007.
- ^ ITVnews.tv[liên kết hỏng]
- ^ “AIRC-HC Program in Archaeology, Classics, and Mediterranean Culture”. Romanculture.org. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Isvroma.it”. Isvroma.it. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ James E. Packer (January/February 1998). “Trajan's Glorious Forum”. Archaeology (Archaeological Institute of America) 51 (1). Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2010.
- ^ I H Evans (reviser), Brewer's Dictionary of Phrase and Fable (Centenary edition Fourth impression (corrected); London: Cassell, 1975), page 1163
- ^ Francis Trevelyan Miller, Woodrow Wilson, William Howard Taft, Theodore Roosevelt. America, the Land We Love (1915), page 201 Google Books Search
- ^ Toynbee, J. M. C. (December năm 1971). “Roman Art”. The Classical Review 21 (3): 439–442. doi:10.1017/S0009840X00221331. JSTOR 708631.
- ^ “Baroque Art of Rome (ROME 211)”. Trincoll.edu. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ Matt Rosenberg. “Grand Tour of Europe: The Travels of 17th & 18th Century Twenty-Somethings”. About.com. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ “The Franca Camiz Memorial Field Seminar in Art History”. Trinity College, Hartford Connecticlt. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Maxxi_Museo Nazionale Delle Arti Del Xxi Secolo”. Maxxi.beniculturali.it. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Auditorium Parco della Musica”. Auditorium.com. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2010.
- ^ “The Global Language Monitor » Fashion”. Languagemonitor.com. 20 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Fendi”. fendi.com. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2009.
- ^ Rolland 2006, tr. 273.
- ^ Piras, 291.
- ^ — Entry on Roma Tiburtina station on the official website of the Italian high-speed rail service (tiếng Ý)
- ^ Kiefer, Peter (30 tháng 11 năm 2007). “Central Rome Streets Blocked by Taxi Drivers”. New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2008.
- ^ Kington, Tom (14 tháng 5 năm 2007). artnews “Roman remains threaten metro”. Guardian (London). Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2008.
- ^ The figures are from the ATAC website (tiếng Ý).
- ^ Webb, Mary (ed.) (2009). Jane's Urban Transport Systems 2009–2010, p. 195. Coulsdon (UK): Jane's Information Group. ISBN 978-0-7106-2903-6.
- ^ “Twinning with Rome”. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2010.
- ^ “Les pactes d'amitié et de coopération”. Mairie de Paris. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.
- ^ “International relations: special partners”. Mairie de Paris. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2007.[liên kết hỏng]
- ^ “Sister Cities”. Beijing Municipal Government. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2009.
- ^ “Le jumelage avec Rome” (bằng tiếng Pháp). Municipalité de Paris. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Mapa Mundi de las ciudades hermanadas”. Ayuntamiento de Madrid. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2009.
- ^ “NYC's Sister Cities”. Sister City Program of the City of New York. 2006. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.
- ^ “Twinning Cities: International Relations” (PDF). Municipality of Tirana. www.tirana.gov.al. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2009.
- ^ Twinning Cities: International Relations. Municipality of Tirana. www.tirana.gov.al. Retrieved on 2008-01-25.
- ^ “Cooperation Internationale” (bằng tiếng Pháp). © 2003–2009 City of Tunis Portal. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Rome and Multan ‘to be made sister cities’”. Thenews.com.pk. 5 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2009.[liên kết hỏng]
Tài liệu tham khảo
- Rendina, Mario (2007). Roma ieri, oggi, domani (bằng Italian). Rome: Newton & Compton Editori.
- Lucentini, Mario (2002). La Grande Guida di Roma (bằng Italian). Rome: Newton & Compton Editori. ISBN 88-8289-053-8.
- Spoto, Salvatore (1999). Roma Esoterica (bằng Italian). Rome: Newton & Compton Editori. ISBN 88-8289-265-4.
- Richard Brilliant (2006). Roman Art. An American's View. Rome: Di Renzo Editore. ISBN 88-8323-085-X.
- Rome. DK. 2006. ISBN 1405310901. Đã bỏ qua tham số không rõ
|unused_data=
(trợ giúp) - Bertarelli, Luigi Vittorio (1925). Guida d'Italia (Vol. IV) (bằng Italian). Rome: CTI.
- Tài liệu
- The Holy Cities: Rome produced by Danae Film Production, distributed by HDH Communications; 2006.
Liên kết ngoài
Tìm thêm về Roma tại những đồng dự án của Wikipedia: | |
Từ điển ở Wiktionary | |
Sách ở Wikibooks | |
Cẩm nang du lịch ở Wikivoyage | |
Hồ sơ ở Wikiquote | |
Văn kiện ở Wikisource | |
Hình ảnh và phương tiện ở Commons | |
Tin tức ở Wikinews | |
Tài liệu giáo dục ở Wikiversity |
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Rome |
- Chính thức
- Official site of the City of Rome (tiếng Ý)
- APT (official Tourist Office) of the City of Rome (tiếng Anh)
- Rome Museums — Official site (tiếng Ý)
- Vatican Museums (tiếng Anh)
- Capitoline Museums (tiếng Anh)
|
Bangkok
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tóm lược | |
---|---|
Diện tích: | 1.568,7 km² Xếp hạng 68 |
Nhân khẩu: | 6.355.144 (2000) Xếp hạng 1 |
Mật độ dân: | 4.426 người/km² Xếp hạng 1 |
ISO 3166-2: | TH-10 |
Tỉnh trưởng: | Apirak Kosayothin (từ 2004) |
Bản đồ | |
Bangkok là thành phố có tốc độ phát triển về kinh tế rất nhanh ở vùng Đông Nam Á. Đây cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch. Bangkok cũng là nơi nổi tiếng với nhiều đồ đạc hàng hoá giá rẻ.
Mục lục
Lịch sử
Lúc đầu, Bangkok chỉ là một nơi buôn bán và cộng đồng dân cư cảng nhỏ, gọi là Bang Makok, để từ đó phục vụ cho Ayuttaya, lúc đó là thủ đô của nước Thái (còn gọi là nước Xiêm - Siam), cho tới khi Ayuttaya bị Miến Điện xâm chiếm năm 1767. Một thủ đô mới đã được thiết lập ở Thonburi (hiện nay là một phần của Bangkok) trên bờ tây sông Chao Phraya. Vua Rama I đã xây dựng cung điện trên bờ sông phía đông năm 1782 và đổi tên thành phố thành Krung Thep, nghĩa là "thành phố của các vị thần". Cái tên Bangkok thường chỉ được dùng để chỉ quận Thonburi, nhưng lại được đa số người nước ngoài dùng để chỉ cả thành phố.Krung Thep, hay Krung Thep Maha Nakhon (กรุงเทพมหานคร), là viết tắt của tên chính rất dài: Krung Thep Maha Nakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayutthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udom Ratchaniwet Mahasathan Amon Phiman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanu Kamprasit (กรุงเทพมหานคร อมรรัตนโกสินทร์ มหินทรายุธยามหาดิลก ภพนพรัตน์ ราชธานีบุรีรมย์ อุดมราชนิเวศน์ มหาสถาน อมรพิมาน อวตารสถิต สักกะทัตติยะ วิษณุกรรมประสิทธิ์), có nghĩa là "Thành phố của các thánh thần, thành phố vĩ đại của những vị thần bất tử, thành phố châu báu tráng lệ của thần Indra, chiếc ngai vàng của đức vua Ayutthaya, thành phố của đền đài tráng lệ, thành phố của cung điện và lãnh địa hoành tráng nhất của Hoàng gia, ngôi nhà của thần Vishnu và tất cả các vị thần." Nếu nguyên văn tên thủ đô, tên Bangkok dài gần 1 trang giấy. Đây được xem là tên thủ đô dài nhất thế giới.
Phân chia hành chính
Kinh tế
Bangkok là trung tâm kinh tế của Thái Lan. Năm 2005, thành phố tạo ra Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua thực tế (PPP) là 220 tỷ USD vào GDP, chiếm 43% tổng GDP của Thái Lan. GDP danh nghĩa là: 72,5 tỷ USD.Dân cư
Dân số đăng ký nằm 2005 là 5.658.953 người[1]. Tuy nhiên con số này không bao gồm số dân không đăng ký. Phần lớn dân Bangkok là người Thái. Người Thái gốc Hoa là cộng đồng thiểu số lớn nhất[2]. Gần đây, Bangkok trải qua giai đoạn làn sóng dân nhập cư ngoại quốc, cư trú lâu dài. Cư dân ngoại quốc cư trú lâu dài có người Hoa từ Trung Hoa Đại lục 250.000 người, người Ấn 85.000 người, trong đó hơn 80% có hai quốc tịch Thái và nước ngoài [3] 44.000 người Nhật,[4], 6.000 người Mỹ, 45.000 người châu Âu (cộng đồng người châu Âu lớn thứ nhì ở châu Á sau Singapore), 15.000 người Đài Loan, 7.000 người Hàn Quốc, 6.000 người Nigeria, 8.000 người ở các quốc gia nói tiếng Ả Rập, 25.000 người Malaysia và 4.000 người Singapore [cần dẫn nguồn]. Có xấp xỉ 400.000-600.000 người nhập cư bất hợp pháp từ Campuchia, Myanma, Nga, Ukraina, Pakistan, Nigeria, Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc và các quốc gia khác [cần dẫn nguồn]. 92% dân số theo đạo Phật. Các đạo khác là đạo Hồi (6%), Thiên Chúa giáo (1%), Do Thái giáo, đạo Bà La Môn (0,6%) và các tôn giáo khác. Có 400 ngôi chùa, 55 nhà thờ Hồi giáo, 10 nhà thờ Thiên chúa, 2 ngôi đền đạo Bàla môn, 2 giáo đường Do Thái ở Bangkok.Giao thông
Một hệ thống kênh rạch (khlong) chằng chịt đã làm cho thành phố được gọi là "Venezia phương Đông" vào lúc mà để đi lại người ta toàn phải dùng xuồng. Ngày nay phần lớn các con kênh đều được lấp để biến thành các con đường giao thông lớn. Bangkok là một thành phố nổi tiếng về kẹt xe.Đường sắt
Năm 1999, khai trương 2 đường tàu sắt trên không, và hệ thống tàu điện ngầm cũng được đưa vào sử dụng vào tháng 7 năm 2004.Hàng không
Sân bay quốc tế Bangkok, thường gọi là "Don Mueang", sân bay bận rộn nhất ở Đông Nam Á, nằm ở phía bắc thành phố. Sân bay này đã đóng cửa, vì quá tải và cũ (xây từ năm 1919), để dời về sân bay Suvarnabhumi, thuộc quận Bang Phli Tỉnh Samut Prakan, phía đông nam thành phố. Tất cả các chuyến bay thương mại sẽ dời về đây, thay thế Don Mueang trở thành sân bay lớn nhất Thái Lan, và tham vọng vượt qua cả Sân bay Quốc tế Changi Singapore của Singapore.Các điểm tham quan chính
- Hoàng Cung Thái Lan
- Cung điện Chitralada
- Sân vận động thể thao Quân đội Thái Lan
- Tháp Baiyoke II
- Trung tâm Hội chợ Triễn lãm Quốc tế Bangkok
- Tượng đài Dân chủ Bangkok
- Tượng đài Chiến thắng Bangkok
- Wat Ratchanada
- Wat Pho
- Chùa Phật ngọc Bangkok
- Wat Dhammongkol
- Wat Benchamabophit
- Wat Rakang
- Wat Bowonniwet
- Wat Saket
- Prasad Phra Thep Bidom
- Wat Traimit
- Wat Kalayanamitr
- Wat Pathum Wanaram
- Wat Paknam Bhasicharoen
- Wat Yan Nawa
- Công viên Chatuchak
- Vườn Chuvit
- Công viên Lumphini
- Công viên Princess Mother Memorial
- Công viên Hoàng hậu Sirikit
- Sanam Luang
- Cung điện Vimanmek
- Bangkrak, Silom vaø Patpong
- Soi Cowboy
- Cung điện hoàng gia Bangkok
- Cung điện Huy Hoàng
- Suan Pakkad
- Erawan Shrine
- Đại lộ Bamrung Muang
- Wat Suthat
- Công viên Du sit
- Wat Arun
- Viện bảo tàng Quốc gia và sà lan Hoàng Tộc
- Vườn thú SafariWorld
- Chakri Maha Prasad
- Phật đài Dhammakaya
- Wat Anongkaram
- Wat Bopitpimukh
- Wat Boromniwat
- Wat Chaiyaprukmala
- Wat Chakkrawadrajawas
- Wat Chanasongkhram
- Wat Chinorasaram
- Wat Dusidaram
- Wat Hongratanaram
- Wat Intharavihara
- Wat Kanlayanimitr
- Wat Mahathat
- Wat Mongkhutkasat
- Wat Paknam Bhasicharoen
- Wat Phichayayatikaram
- Wat Phra Srimahathat
- Wat Pichaiyat
- Wat Prathoomkongkha
- Wat Prayoonwongsawat
- Wat Rakhangkhositaram
- Wat Ratchabopit
- Wat Ratchaburana
- Wat Ratchaorotsaram
- Wat Ratchapradit
- Wat Ratchasitaram
- Wat Ratchathiwat
- Wat Sommanat
- Wat Suwannaram
- Wat Thepsirin
- Wat Thepthidaram
Hạn chế
Thủ đô Bangkok được xem là thủ đô có nạn tắc đường khá phổ biến, tuy có hệ thống giao thông dày đặc và hoàn thiện, thế nhưng thủ đô Bangkok vẫn nhức nhối với nạn tắc đường. Ngoài ra, sự chênh lệch giàu nghèo khá rõ nét, ô nhiễm môi trường và hệ thống cây xanh yếu kém trong nội ô.Tham khảo
- ^ “Area, population, density and houses in Bangkok Metropolis by districts: 2005”. 2005 Statistics, Bangkok Metropolitan Administration. Bangkok Metropolitan Administration Data Center. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2007.
- ^ Bangkok (Thailand). Britannica Online Encyclopedia.
- ^ “Area, Indian in Thailand: 2005”. 2005 Statistics, Bangkok Metropolitan Administration. Bangkok Metropolitan Administration Data Center. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2007.
- ^ “Japan-Thailand Relations”. MOFA. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2010.
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Bangkok |
|
Rio de Janeiro
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Rio de Janeiro | |||
|
|||
Biệt danh: Cidade Maravilhosa ("Thành phố Tuyệt vời") hay, Rio | |||
Vị trí của Rio de Janeiro | |||
Tọa độ: 22°54′30″N 43°11′47″T | |||
---|---|---|---|
Quốc gia | Brasil | ||
Vùng | Đông Nam | ||
Bang | Rio de Janeiro | ||
Chính quyền | |||
- Thị trưởng | César Maia (Democrats) | ||
Diện tích | |||
- Thành phố | 1.260 km² (486,5 mi²) | ||
Dân số (2007) | |||
- Thành phố | 6.093.472 | ||
- Mật độ | 4.781/km² (12.382,7/mi²) | ||
- Vùng đô thị | 11.714.000 | ||
Múi giờ | UTC-3 (UTC-3) | ||
- Mùa hè (DST) | UTC-2 (UTC-2) | ||
HDI (2000) | 0.842 – high | ||
Website: Rio de Janeiro City |
Thành phố này nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên, các lễ hội carnival và nhạc samba và các loại hình âm nhạc khác, các bãi biển. Ở đây có bức tượng lớn của Đức Jesus đứng trên đỉnh núi nhìn ra biển. Sân bay quốc tế Galeão - Antônio Carlos Jobim kết nối thành phố Rio de Janeiro với các tuyến điểm Brasil và các thành phố trên thế giới. Dù có vẻ đẹp và sự quyến rũ, thành phố này vẫn là một trong những thành phố bạo động nhất thế giới.[1][2][3]
Mục lục
Địa lý
Rio de Janeiro nằm trên một dãi dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Brasil, gần chí tuyến nam, nơi có bờ biển chạy theo hướng đông-tây. Hướng phần lớn về phía nam, thành phố được thành lập trên một eo biển thuộc vịnh Guanabara (Baía de Guanabara), và lới vào của eo biển này được đánh dấu bởi một điểm trên đất liền được gọi là "Pão de Açúcar" – "calling card" của thành phố.[4]Trung tâm (Centro) của Rio nằm trên các đồng bằng của bờ biển phía tây vịnh Guanabara. Phần lớn hơn của thành phố thường được gọi là vùng phía Bắc kéo dài về hướng bắc trên các đồng bằng được cấu tạo bởi trầm tích biển và lục địa và trên các quả đồi cũng như các núi đá. Phần phía nam của thành phố kéo dài đến các bờ biển nô ra vùng biển mở, bị các núi ven biển chia cắt với phần trung tâm và phía bắc. Các núi và đồi này là những nhánh của Serra do Mar kép dài về phía tây nam, một dãi núi cấu tạo bởi gneiss-granite cổ tạo thành các sườn phía nam của cao nguyên Brazil. Vùng phía tây rộng lớn kéo dài bị phân cắt bởi các địa hình núi, đã được nối liền bởi các đường bộ và đường hầm mới vào cuối thế kỷ 20.[5]
Dân số của thành phố Rio de Janeiro định cư trên một khu vực có diện tích 1182,3 km2,[6] vào khoảng 6.000.000.[7] Dân số của vùng đại đô thị này vào khoảng 11–13.5 triệu. Thành phố này từng là thủ đô của Brazil cho đến năm 1960, khi Brasilia được chọn làm thủ đô.
Khí hậu
Rio thuộc vùng khí hậu savan nhiệt đới rất gần với ranh giới khí hậu nhiệt đới gió mùa theo phân loại khí hậu của Köppen, và thường đặc trưng bởi thời gian mưa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.[8] Ở các khu vực thuộc đất liền của thành phố, nhiệt độ trên 40°C thường xuất hiện trong suốt hè mặc dù hiếm gặp trong các giai đoạn dài trong khi nhiệt độ tối đa trên 27°C có thể xuất hiện trong một tháng (monthly basis).Dọc theo bờ biển, gió thay đổi hướng thường xuyên tạo ra nhiệt độ ôn hòa. Do vị trí địa lý, thành phố thường thường hứng chịu các đợt lạnh kéo đến đầu tiên từ Nam Cực đặc biệt vào mùa thu và đông làm cho thời tiết thay đổi thường xuyên. Hầu hết trong mùa hè các đợt mưa rào thường gây ra lũ và lở đất. Các vùng núi có lượng mưa lớn hơn vì chúng là lá chắn luồn gió ẩm thổi đến từ Đại Tây Dương.[9]
Có người từng nói rằng thành phố từng hứng chịu các đợt sương giá trong quá khứ, nhưng thông tin này không bao giờ được xác nhận. Một số khu vực thuộc bang bang Rio de Janeiro từng có mưa đá nhưng không thường xuyên (hiện tượng này hiếm gặp hoặc chỉ xảy ra hạn chế trong một vài vùng thuộc vùng đại đô thị và các vùng ngoại ô phía tây của thành phố),[10] mỗi 2 thập kỷ hoặc ít hơn ở một số khu vực, và ở những khu vực khác có tuyết trên một lần trong mỗi thế kỷ, chủ yếu ở các thành phố Resende và Itatiaia (vĩ độ thấp hơn so với Rio de Janeiro, nhưng ở độ cao lớn hơn),[cần dẫn nguồn] các khu vực lạnh nhất ở bên dưới Nam Brasil, và nhiều phần là có sương giá.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất nhàng năm là 21°C, nhiệt độ trung bình cao nhất hàng năm là 27°C, và nhiệt độ trung bình hàng năm là 23°C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.175 mm. Theo INMET, nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là 4,8°C vào tháng 7 năm 1928 ở Campo dos Afonsos bairro (tiếng Bồ Đào Nha là "vùng lân cận"), và nhiệt độ tuyệt đối cao nhất là 44°C vào tháng 2. Nhiệt độ thấp nhất từng xảy ra trong thế kỷ 21 cho đến nay là 8,1°C ở Vila Militar vào tháng 7 năm 2011.[11] Temperatures below 10 °C (50 °F) are very rare in the city. The temperature varies according to elevation, distance from the coast, and type of vegetation. Winter brings mild temperatures and less rain than in the summer.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của biển là dao động 23-24°C, từ 22°C trong giai đoạn tháng 7-10 đến 26°C trong tháng 2 và tháng 3.[12] The wettest and driest months tend to be December and August respectively.
[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Rio de Janeiro | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 39.7 | 39.3 | 39.8 | 38.6 | 35.6 | 34.4 | 36.0 | 37.7 | 38.6 | 38.6 | 40.0 | 39.9 | 40,0 |
Trung bình cao °C (°F) | 29.4 | 30.2 | 29.4 | 27.8 | 26.4 | 25.2 | 25.3 | 25.6 | 25.0 | 26.0 | 27.4 | 28.6 | 27,2 |
Trung bình ngày, °C (°F) | 26.2 | 26.5 | 26.0 | 24.5 | 23.0 | 22.5 | 22.3 | 22.8 | 22.8 | 23.8 | 24.2 | 25.2 | 24,2 |
Trung bình thấp, °C (°F) | 23.3 | 23.5 | 23.3 | 21.9 | 20.4 | 19.7 | 19.4 | 19.2 | 19.6 | 20.2 | 21.4 | 22.4 | 21,2 |
Thấp kỉ lục, °C (°F) | 17.2 | 18.6 | 17.6 | 13.2 | 11.2 | 11.2 | 10.6 | 10.7 | 12.4 | 10.2 | 13.5 | 12.8 | 10,2 |
Lượng mưa, mm (inches) | 114.1 (4.492) |
105.3 (4.146) |
103.3 (4.067) |
137.4 (5.409) |
85.6 (3.37) |
80.4 (3.165) |
56.4 (2.22) |
50.5 (1.988) |
87.1 (3.429) |
88.2 (3.472) |
95.6 (3.764) |
169.0 (6.654) |
1.172,9 (46,177) |
% độ ẩm | 73.8 | 73.8 | 76.0 | 76.5 | 77.2 | 77.6 | 76.5 | 74.3 | 74.6 | 76.1 | 75.6 | 75.1 | 75,6 |
Số ngày mưa TB (≥ 0.1 mm) | 12 | 9 | 12 | 10 | 8 | 6 | 6 | 6 | 9 | 10 | 11 | 13 | 112 |
Số giờ nắng trung bình hàng tháng | 195.3 | 209.1 | 195.3 | 165.0 | 170.5 | 156.0 | 182.9 | 179.8 | 138.0 | 158.1 | 168.0 | 161.2 | 2.079,2 |
Nguồn #1: World Meteorological Organization (UN),[13]Hong Kong Observatory[14] | |||||||||||||
Nguồn #2: Weatherbase (record highs and lows, humidity)[15] |
Thiên nhiên
Rio de Janeiro - thành phố giữa núi và biển | |
---|---|
Di sản thế giới UNESCO | |
Quốc gia | Brasil |
Kiểu | Văn hóa |
Hạng mục | v, vi |
Tham khảo | 1100 |
Vùng UNESCO | Châu Mỹ |
Lịch sử công nhận | |
Công nhận | 2012 (kì thứ 36) |
Với những giá trị văn hóa, các công trình kiến trúc hài hòa với núi và biển, UNESCO đã công nhận Rio de Janeiro là di sản thế giới vào năm 2012 với các khu vực bao gồm: Bức tượng chúa Kitô, Vườn bách thảo, các công trình dọc bờ biển Copacabana, các công trình ở các ngọn đồi quanh Guanabara, công viên văn hóa của thành phố.
Nhân khẩu học
Năm 2010, Rio de Janeiro là thành phố đông dân thứ 2 Brasil sau São Paulo.[18]
Năm 2010, thành phố có 1.200.697 cặp vợ chồng khác giới, và 5.612 cặp đồng giới (xem thêm quyền LGBT ở Brazil). Dân số của Rio de Janeiro gồm 53,2% nữ và 46,8% nam.[17]
Trước khi người châu Âu đến thuộc địa hóa, có ít nhất bảy dân tộc bản địa và nói 20 ngôn ngữ trong vùng này. Một phần trong đó sử dụng tiếng Bồ Đào Nha và một nhóm khác sử dụng tiếng Pháp. Những người nói tiếng Pháp sau đó bị tiêu diệt bởi những người Bồ Đào Nha, trong khi phần khác đã bị đồng hóa.[19]
Rio de Janeiro là nơi định cư của phần lớn dân người Bồ Đào Nha ở ngoài Lisbon ở Bồ Đào Nha.[20][21] Sau khi độc lập khỏi Bồ Đào Nha, Rio de Janeiro trở thành nơi đến của hàng trăm ngàn người di cư khỏi Bồ Đào Nha, chủ yếu trong đầu thế kỷ 20. Người nhập cư chủ yếu là nông dân nghèo sau đó họ tìm thấy sự hưng thịnh khi làm công nhân và tiểu thương ở Rio.[22] Sự ảnh hưởng văn hóa của Bồ Đào Nha vẫn còn ở một số nơi trong thành phố (và các nơi khác của Rio de Janeiro), bao gồm kiến trúc và ngôn ngữ — hầu hết mỗi người bản địa của Brazil có liên kết văn hóa với Rio và nơi sinh sống biết cách làm thế nào để dễ dàng làm phân biệt giữa fluminense và các tiếng địa phương Brasil khác.
Nhóm | Dân số | Tỉ lệ[23] |
---|---|---|
Người Bồ Đào Nha nhập cư | 106,461 | 20.36% |
Người Brasil có ít nhất 01 người là bố mẹ | 161,203 | 30.84% |
Người Bồ Đào Nha di cư và con cháu của họ | 267,664 | 51.2% |
Kinh tế
Giáo dục
Các cơ sở giáo dục
Thành phố có nhiều trường đại học. Bộ Giáo dục Brasil đã xác nhận có khoảng 99 cơ sở đào tạo bậc trung học trở lên ở thành phố này.[25] Some notable higher education institutions are:- Đại học liên bang Rio de Janeiro (UFRJ);
- Đại học Rio de Janeiro (UERJ);
- Đại học liên bang Rural do Rio de Janeiro (UFRRJ);
- Đại học liên bang Fluminense (UFF);
- Đại học Công giáo Rio de Janeiro (PUC-Rio);
- Getúlio Vargas Foundation (FGV);
- Học viện Kỹ thuật quân sự (IME);
- Viện Công nghệ Khoa học máy tính Rio de Janeiro (IST-Rio);
- Đại học liên bang tại Rio de Janeiro (UNIRIO);
- Đại học Estácio de Sá (UNESA);
- Học viện Quốc gia về toán cơ bản và ứng dụng (IMPA).
Hệ thống giáo dục
Các trường tiểu học phần lớn chịu sự kiểm soát của chính quyền thành phố, trong khi vai trò của bang thì chi phối hệ thống các trường trung học. Cũng có một số nhỏ các trường chịu sự quản lý của chính quyền liên bang như trường hợp của Colégio Pedro II, Colégio de Aplicação da UFRJ và Centro Federal de Educação Tecnológica of Rio de Janeiro (CEFET-RJ). Ngoài ra, Rio cũng phát triển các trường tư thục ở tất cả các bậc học. Rio là nơi đặt trụ sở của nhiều trường cấp đại học.Phát triển con người
Phát triển con người của Rio thay đổi mang tính địa phương, phản ánh sự biệt không gian và bất bình đẳng kinh tế xã hội. Năm 2000, một số khu vực lân cận của Rio có Chỉ số phát triển con người cao hơn hầu hết các quốc gia phát triển nhất trên thế giới.[27]Các vấn đề xã hội
Tội phạm
Quan hệ quốc tế
Thành phố kết nghĩa
Dưới đây là danh sách các thành phố kết nghĩa với Rio de Janeiro [37][38][39][40][41][42][43][44][45][46][47][48][49][50][51][52][53][54][55].Châu Mỹ | Châu Âu | Chau Á và châu Phi | |||
---|---|---|---|---|---|
Mexico City, Mexico | Amsterdam, Hà Lan | Batangas City, Philippines | |||
Managua, Nicaragua | Saint Petersburg, Nga | Kobe, Nhật Bản | |||
Caracas, Venezuela | Warsaw, Ba Lan[56] | Tunis, Tunisia | |||
Puerto Varas, Chile | Lisbon, Santo Tirso và Vila Nova de Gaia, Bồ Đào Nha | Seoul, Hàn Quốc | |||
La Paz, Bolivia | Barcelona, Tây Ban Nha | Santa Cruz de Tenerife, Tây Ban Nha | |||
Miami, Hoa Kỳ | Montpellier, Pháp | Petah Tikva, Israel | |||
Oklahoma City, Hoa Kỳ | Liverpool, Anh | Mumbai, Ấn Độ | |||
Newark, Hoa Kỳ | Paris, Pháp | Durban, Nam Phi | |||
Atlanta, Hoa Kỳ | Guimarães[57] và Póvoa de Varzim, Bồ Đào Nha | Beirut, Li băng | |||
Vancouver, Canada[58] | Madrid, Spain[59] | Casablanca, Ma Rốc | |||
Buenos Aires, Argentina | Kiev, Ukraina[60] | Lagos, Nigeria | |||
Belo Horizonte, Brasil[61] | Bucharest, România[62] | Rufisque, Senegal[63] | |||
Natal, Brasil[64] | Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ | Beijing, Trung Quốc | |||
Batumi, Gruzia |
Tham khảo
- ^ a ă Folha de S. Paulo website, "Número de homicídios cai no Brasil", published 30 January 2008, retrieved 14 February 2008. See the.xls file linked in the article.
- ^ BBC NEWS | Americas | Rio hit by deadly gang violence
- ^ FOXNews.com - Brazil to Send Federal Troops to Rio de Janeiro to Quell Gang Violence - International News | News of the World | Middle East News | Europe News
- ^ Where is Rio de Janeiro?
- ^ Rio de Janeiro — History.com Articles, Video, Pictures and Facts
- ^ “Área Territorial Oficial” (bằng tiếng Bồ Đào Nhae). IBGE. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2007.
- ^ “Estimativas para 1° de Julho de 2006” (bằng tiếng Bồ Đào Nhae). IBGE. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2007.
- ^ Rio de Janeiro Destination Guide from The Weather Channel. Retrieved December 2, 2007.
- ^ Rio de Janeiro Weather Forecast & Climate - Weather In Rio de Janeiro, Brazil
- ^ (tiếng Bồ Đào Nha) “Hail falls in Rio de Janeiro's West Zone and Baixada Fluminense”. Globo News. 12 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Record lowest temperature since 7.3°C(45 °F) in 2000”. Truy cập tháng 2 năm 2012.
- ^ “Rio de Janeiro Climate Guide”. Truy cập 2011.
- ^ “World Weather Information Service - Rio de Janeiro”. World Meteorological Organization. Tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Climatological Information for Rio de Janeiro, Brazil”. Hong Kong Observatory. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Weatherbase: Historical Weather for Rio de Janeiro”. Weatherbase. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
- ^ 2010 IGBE Census (tiếng Bồ Đào Nha)
- ^ a ă 2010 IGBE Census (tiếng Bồ Đào Nha)
- ^ (tiếng Bồ Đào Nha)The largest Brazilian cities - 2010 IBGE Census
- ^ “Tem índio no Rio”. Paginas.terra.com.br. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Portuguese in Brazil and Rio”. Blogluso-carioca.blogspot.com. 29 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Portuguese descent in the city of Rio de janeiro and Brazil”. Presidencia.pt. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Brasil 500 anos”. .ibge.gov.br. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
- ^ Rio de Janeiro, uma cidade ... - Google Livros. Books.google.com.br. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2011.
- ^ Rio de Janeiro %28city%29
- ^ Search results on the database
- ^ Universidades no Rio de Janeiro
- ^ HDI (PDF) (bằng tiếng Bồ Đào Nhae). Rio, Brazil: PNUD. 2000. ISBN 85-240-3919-1. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2008.
- ^ Disparities between rich and poor[liên kết hỏng]
- ^ “Barracos em expansão”. Iets.org.br. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
- ^ “FGV: desigualdade entre favela e asfalto cai no Rio”. Revistaepoca.globo.com. 31 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
- ^ “North Zone of Rio and Violence”. Noticias.bol.uol.com.br. 24 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “O DIA Online – Rio no mapa da morte”. odia.terra.com.br. 30 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “O Dia Online”. odia.terra.com.br. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “O Dia Online”. odia.terra.com.br. 19 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ Blog da Renajorp: Polícia do Rio mata 41 civis para cada policial morto[liên kết hỏng]
- ^ “Needs password, UOL – área restrita”.
- ^ “Sister cities”. Radikal.com.tr. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Sister cities”. Managua.gob.ni. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Sister cities”. Eng.gov.spb.ru. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ Sister cities
- ^ “Sister cities” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Sister cities”. Atlantaga.gov. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Sister cities” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ http://spl.camara.rj.gov.br/spldocs/pl/0099/pl1593_0099_001493.pdf
- ^ “Sister cities” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Sister cities” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ http://spl.camara.rj.gov.br/spldocs/pl/2001/pl0444_2001_000513.pdf
- ^ “Sister cities” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Microsoft Word – p” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ Sister cities[liên kết hỏng]
- ^ “Barcelona internacional — Ciutats agermanades” (bằng Catalan). 2006–2009 Ajuntament de Barcelona. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Mapa Mundi de las ciudades hermanadas”. Ayuntamiento de Madrid.
- ^ “Sister cities” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Sister cities”. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Les pactes d'amitié et de coopération”. Paris.fr. 17 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Miasta partnerskie Warszawy”. um.warszawa.pl. Biuro Promocji Miasta. 4 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
- ^ Lei nº 2.643/1998. Câmara Municipal do Rio de Janeiro. Página visitada em 26 de dezembro de 2008.
- ^ “Rio 2016”. Rio 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Mapa Mundi de las ciudades hermanadas” (bằng (tiếng Tây Ban Nha)). www.munimadrid.es. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Lei Municipal do Rio de Janeiro 4917 de 2008 – Wikisource” (bằng (tiếng Bồ Đào Nha)). Pt.wikisource.org. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ http://spl.camara.rj.gov.br/spldocs/pl/2006/pl0980_2006_008195.pdf
- ^ “Lei Municipal do Rio de Janeiro 3467 de 2002 – Wikisource” (bằng (tiếng Bồ Đào Nha)). Pt.wikisource.org. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Lei Municipal do Rio de Janeiro 3152 de 2000 – Wikisource” (bằng (tiếng Bồ Đào Nha)). Pt.wikisource.org. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ Leis sancionadas e vetos (21 de janeiro de 2008). Lei n.º 4.752/2008. Câmara Municipal do Rio de Janeiro. Página visitada em 26 de outubro de 2008.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Rio de Janeiro |
Wikivoyage có chỉ dẫn du lịch về Rio de Janeiro |
|
|
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment