CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Phát minh tại Nhật Bản, ngày Lực lượng vũ trang Iran. Năm 1506 – Viên đá đầu tiên của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được đặt, hiện là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. Năm 1906 – Một trận động đất 7,6 độ cùng hỏa hoạn tại San Francisco (hình) của Hoa Kỳ, khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng. Năm 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hoa Kỳ tiến hành không kích Tokyo và các thành phố khác của Nhật Bản, đây là cuộc tấn công đầu tiên vào Chính quốc Nhật Bản. Năm 1951 – Pháp, Tây Đức, Ý và 3 nước Benelux là Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ký kết Hiệp định Paris về việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu. Năm 1978 – Quân đội Campuchia Dân chủ vượt qua biên giới, bắt đầu tiến hành cuộc thảm sát Ba Chúc tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Động đất San Francisco 1906
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động đất San Francisco 1906 | |
---|---|
Ngày | 18 tháng 4, 1906 |
Độ lớn | 7.8 Mw |
Độ sâu | 8 kilômét (5,0 mi)[1] |
Tâm chấn | San Francisco |
Quốc gia và vùng chịu ảnh hưởng |
Hoa Kỳ (Khu vực vịnh San Francisco) |
Thương vong | hơn 3.000+ |
Ảnh hưởng
Vào thời điểm báo cáo có 376 người chết;[8] con số do quan chức chính phủ bịa ra, nếu công bố con số thật sẽ ảnh hưởng đến giá bất động sản và những nỗ lực để xây dựng lại thành phố; thêm vào đó, hàng trăm người chết ở phố người Hoa đã bị bỏ qua và không được ghi nhận. Ngày nay, con số này được đính chính là có ít nhất 3.000 người chết.[9] Hầu hết người chết là ở San Francisco, và có 189 người chết trong vùng vịnh; các thành phố lân cận như Santa Rosa, San Jose và Stanford cũng chịu ảnh hưởng. Ở hạt Monterey, động đất đã làm đổi hướng của sông Salinas ở gần cửa sông. Trước đây ở khu vực này, dòng sông đổ vào vịnh Monterey giữa Moss Landing và Watsonville, sau động đất nó bị đổi hướng 6 dặm từ phía nam đến một cửa mới ở gần phía bắc Marina.Có khoảng 225.000 đến 300.000 người bị mất nhà cửa trong tổng số dân khoảng 410.000 của thành phố; phân nửa trong số dân được sơ tán đến Oakland và Berkeley. Các tờ báo lúc đó miêu tả công viên Cổng Vàng, Presidio, the Panhandle và các bãi biển như giữa Ingleside và North Beach như được che phủ bằng lều trại (makeshift). Sau hơn hai năm (1908), nhiều trại tị nạn vẫn còn hoạt động.[10]
Báo cáo của Lawson năm 1908, một nghiên cứu về chấn động năm 1906 được giáo sư Andrew Lawson của đại học California, cho thấy đứt gãy San Andreas gây ra thảm họa ở San Francisco nằm rất gần Los Angeles. Trận động đất là thiên tai đầu tiên được dựng thành phim và đề tài của nhiếp ảnh. Hơn thế, nó xuất hiện vào lúc mà khoa học địa chấn đang phát triển nở rộ. Chi phí thiệt hại do trận động đất vào lúc đó ước tính khoảng 400 triệu USD (tương đương 6,5 tỷ USD năm 2009).
Tham khảo
- ^ Location of the Focal Region and Hypocenter of the California Earthquake of April 18, 1906
- ^ USGS - The Great 1906 San Francisco Earthquake
- ^ 1906 Earthquake: What was the magnitude? USGS Earthquake Hazards Program - Northern California, Truy cập 3 tháng 9 năm 2006
- ^ 1906 Earthquake: How long was the 1906 Crack? USGS Earthquake Hazards Program - Northern California, Truy cập 3 tháng 9 năm 2006
- ^ Timeline of the San Francisco Earthquake April 18 - 23, 1906, The Virtual Museum of the City of San Francisco
- ^ “Deaths from Earthquakes in the United States”. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2009.
- ^ John A. Kilpatrick and Sofia Dermisi, Aftermath of Katrina: Recommendations for Real Estate Research, Journal of Real Estate Literature, Spring, 2007
- ^ William Bronson, The Earth Shook, The Sky Burned (San Francisco:Chroncile Books, 1996)
- ^ Casualties and Damage after the 1906 earthquake USGS Earthquake Hazards Program - Northern California, Truy cập 3 tháng 9 năm 2006
- ^ displays at the US Army Corps of Engineers Museum in Sausalito, CA
- ^ Library of Congress P&P Online Catalog - Panoramic Photographs (http://lcweb2.loc.gov/pp/panabt.html)
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Động đất San Francisco 1906 |
Thể loại:
Vụ thảm sát Ba Chúc xảy ra tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978. Xã nằm cách biên giới Campuchia khoảng 7 km.
Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157[2] dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc). Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4, khi một toán quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện ra vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết.
Đây là một trong những sự kiện dẫn tới Chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam.
Năm 1979, chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác, bao gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào.
Nhà Mồ, công trình chính, có hình lục giác. Chính giữa nhà Mồ là một khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát.
Nhà nước Việt Nam đã công nhận Cụm Di tích Căm thù ở Ba Chúc (hay còn được gọi là Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc), bao gồm ba điểm tiêu biểu là: Nhà Mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai theo quyết định 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 7 năm 1980.
Thảm sát Ba Chúc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảm sát Ba Chúc | |
---|---|
Hài cốt tại Nhà mồ Ba Chúc |
|
Địa điểm | Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam |
Thời điểm | 18 đến 30 tháng 4 năm 1978 (ngày đẫm máu nhất: 18 tháng 4[1]) |
Mục tiêu | Dân thường Việt Nam |
Loại hình | Thảm sát, tội ác chiến tranh |
Tử vong | 3.157 dân thường[2] |
Thủ phạm | Khmer Đỏ |
Trong vòng 2 tuần từ ngày 18 đến ngày 30 tháng 4 năm 1978, 3.157[2] dân thường Ba Chúc vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16 ngàn dân xã Ba Chúc). Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18 tháng 4, khi một toán quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện ra vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết.
Đây là một trong những sự kiện dẫn tới Chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam.
Năm 1979, chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác, bao gồm 7 hạng mục: Nhà Mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào.
Nhà Mồ, công trình chính, có hình lục giác. Chính giữa nhà Mồ là một khung hộp kiếng tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1159 nạn nhân trong cuộc thảm sát.
Nhà nước Việt Nam đã công nhận Cụm Di tích Căm thù ở Ba Chúc (hay còn được gọi là Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc), bao gồm ba điểm tiêu biểu là: Nhà Mồ, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai theo quyết định 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 7 năm 1980.
Xem thêm
Tham khảo
- ^ MEANWHILE : When the Khmer Rouge came to kill in Vietnam - International Herald Tribune
- ^ a ă An Giang: Tổ chức lễ giỗ tập thể lần thứ 30 cho trên 3.000 người dân vô tội bị Pôn Pốt tàn sát trong chiến tranh biên giới Tây Nam - Trang web của tỉnh An Giang
Liên kết ngoài
- Ba Chúc, hôm qua và hôm nay. trên web Enews.
- Chùa Tam Bảo trên web thư viện Hoa sen.
- Nhà mồ Ba Chúc trên web Du lịch.
- chùa Tam Bửu trên web Thị xã Châu Đốc.
- Cảm nhận Ba Chúc trên web báo An Giang.
- MEANWHILE: When the Khmer Rouge came to kill in Vietnam - International Herald Tribune.
- An Giang: Tổ chức lễ giỗ tập thể lần thứ 30... - Trang web của tỉnh An Giang.
- Le racisme tue - Khmercanada.site.voila.fr
- Ký ức kinh hoàng về Khơme đỏ Trên Tuổi Trẻ Online ngày 11 tháng 4 năm 2009.
Thể loại:
Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (tiếng Latinh: Basilica Sancti Petri, tiếng Ý: Basilica di San Pietro in Vaticano) là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. Tên đầy đủ của công trình này là Vương cung Thánh đường Tông Tòa Thánh Phêrô, nhưng đôi khi được gọi tắt là Đền thờ Thánh Phêrô hoặc Nhà thờ Thánh Phêrô). Mặc dù không phải là nhà thờ "mẹ" của Giáo hội Công giáo Rôma, cũng không phải là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Rôma
nhưng vương cung Thánh đường Thánh Phêrô được coi là một trong các nơi
linh thiêng nhất của đạo Công giáo. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh mặt
tiền của nó và quảng trường là đại diện cho Giáo hội Công giáo Rôma và Thành Vatican.
Nhà thờ hiện nay được xây dựng từ ngày 18 tháng 4 năm 1506 và hoàn thành ngày 18 tháng 11 năm 1626. Trước đó, vào thế kỷ thứ 4 cũng đã có một nhà thờ được xây dựng trên khu đất hiện tại. Truyền thống Giáo hội Công giáo Rôma tin rằng, khu vực dưới bàn thờ của vương cung Thánh đường này là phần mộ của Thánh Phêrô - vị giám mục của Rôma và cũng là giáo hoàng đầu tiên. Vì lý do đó, nhiều Giáo hoàng đầu tiên cũng đã được chôn cất trong nhà thờ này.
Nhà thờ Thánh Phêrô là nơi có nhiều tác phẩm nghệ thuật, đáng kể nhất là các tác phẩm của Michelangelo.
Nhà thờ này được khởi công xây dựng ngày 18 tháng 4 năm 1506 trên nền một nhà thờ khác. Chính Giáo hoàng Giuliô II đã ra lệnh phá bỏ nhà thờ cũ này để xây nhà thờ mới với mong muốn đây sẽ là nơi chôn cất chính mình sau khi mất. Do đó, ông đã chọn họa sỹ nổi tiếng Michelangelo làm người đứng đầu việc xây dựng công trình này. Tuy nhiên, Michelangelo phải nhường vị trí này cho Donato Bramante do một số tranh cãi về việc có nên phá bỏ nhà thờ cũ hay không. Bramante đã cho phá bỏ hầu hết nền nhà thờ 1.200 năm cùng với 4 cây cột.
Sau khi Giáo hoàng Giuliô II và Bramante lần lượt mất năm 1513 và 1514, công trình này bị gián đoạn nhiều lần và được chỉ huy bởi nhiều kiến trúc sư khác nhau. Trong đó có Raffaello, người đã thiết kế và xây dựng nhà thờ với hình dáng giống một cây thập tự. Một thời gian sau, lần lượt các kiến trúc sư Sangallo và Michelangelo tiếp tục việc xây dựng. Đối với Michelangelo, đây là lần thứ 2 ông chỉ huy công trình này. Ông đã thiết kế mái vòm nổi tiếng, một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng bởi đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất (dài 24 m, ở độ cao 120 m). Tuy nhiên, Michelangelo không thể hoàn thành mái vòm này (ông mất năm 1564) mà phải nhờ đến kiến trúc sư Giacomo della Porta.
Năm 1626, tức sau 120 năm xây dựng, nhà thờ được khánh thành với 187 m chiều dài và 45 m chiều cao vói sức chứa trên 60.000 người.
- Khmer Đỏ
- Lịch sử An Giang
- Lịch sử Việt Nam thời kỳ từ 1976
- Thảm sát tại Việt Nam
- 1978
- Sơ khai Việt Nam
- An Giang
- Quan hệ Việt Nam - Campuchia
Vương cung thánh đường Thánh Phêrô
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
---|---|
Tranh vẽ Vương cung thánh đường Thánh Phêrô của Giovanni Paolo Panini | |
Thông tin cơ bản | |
Vị trí | Vatican |
Tọa độ địa lý | 41°54′8″B 12°27′12″ĐTọa độ: 41°54′8″B 12°27′12″Đ |
Tôn giáo | Công giáo Rôma |
Nghi lễ | Rôma |
Năm cung hiến | 1626 |
Tước hiệu giáo hội hoặc tổ chức |
Đại vương cung thánh đường |
Mô tả kiến trúc | |
Kiến trúc sư | |
Phong cách kiến trúc | Phục Hưng và Baroque |
Động thổ | 18 tháng 4, 1506 |
Năm hoàn thành | 18 tháng 11, 1626 |
Thông số kỹ thuật | |
Chiều dài | 730 foot (220 m) |
Chiều rộng | 500 foot (150 m) |
Tổng chiều cao | 452 foot (138 m) |
Đường kính vòm ngoài | 137,7 foot (42,0 m) |
Đường kính vòm trong | 136,1 foot (41,5 m) |
Nhà thờ hiện nay được xây dựng từ ngày 18 tháng 4 năm 1506 và hoàn thành ngày 18 tháng 11 năm 1626. Trước đó, vào thế kỷ thứ 4 cũng đã có một nhà thờ được xây dựng trên khu đất hiện tại. Truyền thống Giáo hội Công giáo Rôma tin rằng, khu vực dưới bàn thờ của vương cung Thánh đường này là phần mộ của Thánh Phêrô - vị giám mục của Rôma và cũng là giáo hoàng đầu tiên. Vì lý do đó, nhiều Giáo hoàng đầu tiên cũng đã được chôn cất trong nhà thờ này.
Nhà thờ Thánh Phêrô là nơi có nhiều tác phẩm nghệ thuật, đáng kể nhất là các tác phẩm của Michelangelo.
Nhà thờ này được khởi công xây dựng ngày 18 tháng 4 năm 1506 trên nền một nhà thờ khác. Chính Giáo hoàng Giuliô II đã ra lệnh phá bỏ nhà thờ cũ này để xây nhà thờ mới với mong muốn đây sẽ là nơi chôn cất chính mình sau khi mất. Do đó, ông đã chọn họa sỹ nổi tiếng Michelangelo làm người đứng đầu việc xây dựng công trình này. Tuy nhiên, Michelangelo phải nhường vị trí này cho Donato Bramante do một số tranh cãi về việc có nên phá bỏ nhà thờ cũ hay không. Bramante đã cho phá bỏ hầu hết nền nhà thờ 1.200 năm cùng với 4 cây cột.
Sau khi Giáo hoàng Giuliô II và Bramante lần lượt mất năm 1513 và 1514, công trình này bị gián đoạn nhiều lần và được chỉ huy bởi nhiều kiến trúc sư khác nhau. Trong đó có Raffaello, người đã thiết kế và xây dựng nhà thờ với hình dáng giống một cây thập tự. Một thời gian sau, lần lượt các kiến trúc sư Sangallo và Michelangelo tiếp tục việc xây dựng. Đối với Michelangelo, đây là lần thứ 2 ông chỉ huy công trình này. Ông đã thiết kế mái vòm nổi tiếng, một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng bởi đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất (dài 24 m, ở độ cao 120 m). Tuy nhiên, Michelangelo không thể hoàn thành mái vòm này (ông mất năm 1564) mà phải nhờ đến kiến trúc sư Giacomo della Porta.
Năm 1626, tức sau 120 năm xây dựng, nhà thờ được khánh thành với 187 m chiều dài và 45 m chiều cao vói sức chứa trên 60.000 người.
-
Quảng trường Thánh Phêrô nhìn từ mái vòm
Tứ đại công trình ở Vatican - Roma |
---|
Vương cung thánh đường Thánh Phêrô | Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành | Vương cung thánh đường Đức Bà Cả |
Xem thêm
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Nhà thờ Thánh Phêrô |
- Nhà thờ Thánh Peter, Roma ở ItalyGuides
- 41,901806°B 12,455138°Đ
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Vương cung thánh đường Thánh Phêrô |
Thể loại:
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
- Vương cung Thánh đường
- Thành Vatican
- Vương cung Thánh đường tại Ý
- Kiến trúc Baroque
- Bài cơ bản sơ khai
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment