CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Thế giới phòng chống sốt rét, ngày ADN. Năm 1644 – Quân Đại Thuận của Lý Tự Thành tiến vào Tử Cấm Thành, Sùng Trinh Đế tự vẫn, triều Minh diệt vong. Năm 1719 – Truyện phiêu lưu Robinson Crusoe của Daniel Defoe được xuất bản lần đầu tiên. Năm 1792 – Claude Joseph Rouget de Lisle sáng tác La Marseillaise sau khi hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp, sau được chọn làm quốc ca của Cộng hòa Pháp. Năm 1859 – Bắt đầu xây dựng kênh đào Suez (hình) nối Địa Trung Hải và biển Đỏ tại lãnh thổ nay là Ai Cập. Năm 1882 - Trong Chiến tranh Pháp-Đại Nam, quân Pháp chiếm được thành Hà Nội từ quân Nguyễn, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn.
Kênh đào Suez
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kênh đào Suez | |
---|---|
Kênh Suez nhìn từ vệ tinh |
|
Thông tin chung | |
Quốc gia | Ai Cập |
Xây dựng | |
Khởi công | 4/1859 |
Hoàn thành | 11/1869 |
Nhà thầu chính | Suez Canal Company (Compagnie Universelle du Canal Maritime de Suez) |
Đối với các định nghĩa khác, xem Suez (định hướng).
Kênh đào Suez (tiếng Việt: Xuy-ê) là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869[1]. Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 195 km (121dặm), khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được.
Lịch sử
Có lẽ vào khoảng những năm 1878 tới 1839 trước Công Nguyên vào triều đại vua Senusret III đã có một kênh đào đông tây nối sông Nin với Biển Đỏ phục vụ giao thông bằng những con thuyền đáy bằng đẩy sào và cho phép việc giao thương giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Có nhiều dấu vết cho thấy con kênh này đã tồn tại vào thế kỷ 13 trước Công Nguyên vào thời kỳ vua Ramesses II.Con kênh này đã không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ai Cập lúc bấy giờ và nhanh chóng bị lãng quên. Theo sử sách Hy Lạp, vào khoảng những năm 600 trước Công Nguyên, vua Necho II đã nhận thấy tầm quan trọng của kênh này và cho tu sửa lại nó. Tuy nhiên con kênh chính thức được hoàn thành bởi vua Darius I của Ba Tư. Ông đã hoàn thành con kênh sau khi chiếm Ai Cập và đã mở rộng nó đủ để cho phép hai tàu chiến trieme tránh nhau trong kênh và hành trình trong kênh mất 4 ngày.
Vào cuối thế kỉ 18 Napoléon Bonaparte, trong khi ở Ai Cập, đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông đã bị bỏ ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10 m.
Vào khoảng năm 1854 và 1856 Ferdinand de Lesseps, phó vương Ai Cập đã mở một công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm 1858.
Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầu hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Người ta ước tính luôn có một lực lượng 30.000 người lao động trên công trường và cho đến khi hoàn thành, gần 120.000 người đã bỏ mạng tại đây.
Người Anh đã ngay lập tức nhận ra kênh đào này là một tuyến buôn bán quan trọng và việc người Pháp nắm quyền chi phối con kênh này sẽ là mối đe doạ cho những lợi ích kinh tế, chính trị của Anh trong khi đó lực lượng hải quân của Anh lúc bấy giờ là lực lượng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy chính phủ Anh đã chính thức chỉ trích việc sử dụng lao động khổ sai trên công trường và gửi một lực lượng người Ai Cập có vũ trang kích động nổi loạn trong công nhân khiến công việc bị đình trệ.
Tức giận trước thái độ tham lam của Anh, phó vương de Lesseps đã gửi một bức thư tới chính phủ Anh chỉ trích sự bất nhân của nước Anh khi một vài năm trước đó trong công trình xây dựng đường sắt xuyên Ai Cập đã làm tuyệt mạng 80.000 lao động khổ sai Ai Cập.
Lần đầu tiên dư luận thế giới lên tiếng hoài nghi về việc cổ phiếu của công ty kênh đào Suez đã không được bán công khai. Anh, Mỹ, Úc, Nga đều không có cổ phần trong công ty này. Tất cả đều được bán cho người Pháp.
Kênh đào cuối cùng cũng được hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869 mặc dù đã rất nhiều xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật xung quanh công trình. Tổng chi phí đã đội hơn 2 lần so với dự tính ban đầu của các kỹ sư.
Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục. Nó cũng góp phần quan trọng trong việc mở rộng thuộc địa của Châu Âu tại Châu Phi. Những khoản nợ khổng lồ đã buộc người kế nhiệm Phó vương Ai Cập bán lại cổ phần trị giá 4 triệu bảng của mình cho người Anh. Tuy nhiên người Pháp vẫn nắm giữ phần lớn cổ phần chi phối.
Vào năm 1888 một hội nghị ở Constantinopolis đã tuyên bố kênh đào là một khu vực trung lập và yêu cầu quân đội Anh bảo vệ kênh đào trong suốt cuộc nội chiến ở Ai Cập. Sau đó căn cứ vào hiệp ước với Ai Cập năm 1936 Anh đã đòi quyền kiểm soát kênh đào. Cuối cùng vào năm 1954 Chính quyền Ai Cập đã phủ nhận hiệp ước 1936 và nước Anh buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát kênh.
Năm 1956 tổng thống Ai Cập Nasser tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp và Israel gây nên cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez. Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Israel tấn công bán đảo Sinai và dải Gaza để trả đũa. Năm 1957, Liên Hợp Quốc cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh.
Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc Chiến tranh Ả Rập - Israel.
Cho tới năm 1967, năm xảy ra chiến tranh giữa Israel và Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào.
Xem thêm
- Kênh đào Panama kênh dài 64 km(40 dặm)
Đọc thêm
- Britannica (2007) "Suez Canal", in: The new Encyclopædia Britannica, 15th ed., 28, Chicago, Ill.; London: Encyclopædia Britannica, ISBN 1-59339-292-3
- Galil, B.S. and Zenetos, A. (2002). "A sea change: exotics in the eastern Mediterranean Sea", in: Leppäkoski, E., Gollasch, S. and Olenin, S. (eds), Invasive aquatic species of Europe: distribution, impacts, and management, Dordrecht; Boston: Kluwer Academic, ISBN 1-4020-0837-6, p. 325–336
- Garrison, Ervan G. (1999) A history of engineering and technology: artful methods, 2nd ed., Boca Raton, Fla.; London: CRC Press, ISBN 0-8493-9810-X
- Karabell, Zachary (2003) Parting the Desert: The Creation of the Suez Canal, Knopf, ISBN 978-0-375-40883-0
- Oster, Uwe (2006) Le fabuleux destin des inventions : le canal de Suez, TV documentary produced by ZDF and directed by Axel Engstfeld (Germany)
- Sanford, Eva Matthews (1938) The Mediterranean world in ancient times, Ronald series in history, New York: The Ronald Press Company, 618 p.
- Pudney, John. Suez; De Lesseps' Canal. New York: Praeger, 1969. Print.
- Thomas, Hugh. Suez. [1st U.S. ed.]. New York: Harper & Row, 1967. Print.
|
Chú thích
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Kênh đào Suez |
Thể loại:
Trận thành Hà Nội 1882 hay còn gọi là trận Hà Nội lần thứ hai là một phần của cuộc chiến tranh Pháp Việt (1858-1884) diễn ra ngày 25 tháng 4 năm 1882. Đây là trận đánh giữa quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Henri Rivière
đánh thành Hà Nội, với lực lượng quân Nam do Tổng Đốc Hoàng Diệu chỉ
huy. Kết quả thành Hà Nội thất thủ nhanh chóng chỉ sau vài giờ nổ súng,
Tổng đốc Hoàng Diệu tự sát.
Đầu năm 1882, lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệp ước năm 1873 mà lại đi giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen (một nhánh quân của Thái Bình Thiên Quốc) ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng của người Pháp, Đại tá Henri Rivière của Hải quân Pháp cho tàu chiến cùng hơn 400 quân đóng trại tại Đồn Thủy (khu nhượng địa của Pháp từ năm 1873, trên bờ Nam sông Hồng, cách thành Hà Nội 5 km, tại vị trí bệnh viện Việt Xô ngày nay) nhằm uy hiếp Hà Nội. Hoàng Diệu đã hạ lệnh giới nghiêm tại Hà Nội và bố cáo các tỉnh xung quanh sẵn sàng tác chiến, đồng thời yêu cầu viện binh từ triều đình Huế. Tuy nhiên, vua Tự Đức đã hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Nhưng Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành Hà Nội. Ông cùng với Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thức Bá và Lãnh binh Lê Trực uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với Hà thành.
Ngày 26 tháng 3 năm 1882, Rivière trên hai thuyền chiến, rới Sài Gòn ra bắc cùng 230 lính, để tăng cường cho đồn binh đóng ở trên sông Hồng. Vừa đặt chân lên đất liền, Rivière đã trở nên hết sức phấn khích, không khác gì Garnier khi trước. Theo ông ta, các quan lại bướng bỉnh người Việt phải bị trừng trị thích đáng, những công sự phòng thủ của quân Nam hoàn toàn có thể phục vụ tấn công... và những việc như vậy là không thể chấp nhận được. Ngày 24 tháng 4, sau khi nhận được 250 quân Pháp từ miền Nam đến tiếp viện thêm, Rivière gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi giao nộp thành ngay lập tức. Khi Hoàng Diệu còn chưa kịp trả lời, thì pháo thuyền của quân Pháp đã nổ súng bắn vào thành[1].
Được tin quân Pháp động binh, quan binh Bắc Kỳ lo phòng bị chống giữ. Henri Rivière không được tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu tiếp đón long trọng có ý không hài lòng và gợi sự ra bằng cách cho rằng các việc sửa soạn phòng bị của quan binh triều đình ở Bắc Kỳ là có tính cách thù địch và khiêu khích.[5]
Ngày 8 tháng 3 (âm lịch) năm Nhâm Ngọ tức 25 tháng 4 năm 1882, vào lúc 5 giờ sáng. H.Rivière gởi tối hậu thư đến Tổng đốc Hoàng Diệu hạn đến 8 giờ sáng thì trong thành phải giải giáp và các quan lại phải đến trình diện tại Đồn Thủy nếu không Rivière sẽ chiếm thành.[5] Trước đó triều đình Huế đã phái ngay Tả thị lang bộ Hộ Nguyễn Thành Ý vào Sài Gòn biện bạch về những lý do khiến cho người Pháp phải động binh đồng thời cũng gởi khẩn thư lệnh cho quan binh Bắc Kỳ phải giữ nguyên trạng thành Hà Nội như đã có trước khi các đội quân của H. Rivière kéo đến nhưng khẩn thư nầy tới quá trễ. Quân quan nhà Nguyễn trong thành Hà Nội tổ chức chống cự đơn độc mà không có sự chi viện kịp thời của các cánh quân từ Sơn Tây (Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc) và Bắc Ninh (Trương Quang Đản), mặc dù cánh quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Phủ Hoài (Dịch Vọng, Từ Liêm) cách Hà Nội không xa.
Đúng 8:15, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, Massue và Carbine từ bờ sông Hồng bắn đại bác vào thành. Tới 10:45, quân Pháp đổ bộ tấn công vào thành. Vào lúc 11 giờ thì quân Pháp chiếm được thành. Thiếu tá Berthe des Villers và 3 binh sĩ Pháp bị thương. Trong thành Hà Nội, Hoàng Diệu cùng lãnh binh Hồ Văn Phong chỉ huy phòng thủ cửa Bắc, đề đốc Lê Văn Trinh giữ của Đông, lãnh binh Lê Trực giữ cửa Tây và lãnh binh Nguyễn Đình Đường giữ cửa Nam. Phía quân triều đình có 40 tử trận và chỉ có 20 bị thương, vì đa số đã binh lính đều bỏ thành chạy trốn>. Ở cửa Đông và cửa Nam, Lê Văn Trinh và Nguyễn Đình Đường sợ hãi bỏ trốn. Tổng đốc Hoàng Diệu cố gắng trống cự nhưng quân Pháp đã tràn vào thành, đành treo cổ tự vẫn dưới một cái cây trước Võ Miếu (Võ Miếu, sau bị phá hủy cùng thành Hà Nội, nằm tại góc tây nam thành ở vị trí đầu phố Chu Văn An trước mặt trụ sở Bộ Ngoại giao ngày nay).
- Sơ khai địa lý
- Công trình biển
- Kênh đào Suez
- Công trình xây dựng lịch sử
- Kinh tế Ai Cập
- Địa lý Ai Cập
Trận thành Hà Nội (1882)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Mục lục
Bối cảnh
Phía Việt Nam
Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, năm 1880. Ngay khi tới Hà Nội Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp. Từ năm 1880 đến 1882, ông đã hai ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế. Lúc này chủ trương của triều đình Tự Đức vẫn là dùng thương thuyết để ngăn ngừa chiến tranh một cách thụ động. Triều đình Huế còn bác bỏ đề nghị đem quân thượng du về bảo vệ Hà Nội và trung châu, của Hoàng Kế Viêm thống đốc quân vụ Tây Bắc.Đầu năm 1882, lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệp ước năm 1873 mà lại đi giao thiệp với Trung Hoa, dung túng quân Cờ Đen (một nhánh quân của Thái Bình Thiên Quốc) ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng của người Pháp, Đại tá Henri Rivière của Hải quân Pháp cho tàu chiến cùng hơn 400 quân đóng trại tại Đồn Thủy (khu nhượng địa của Pháp từ năm 1873, trên bờ Nam sông Hồng, cách thành Hà Nội 5 km, tại vị trí bệnh viện Việt Xô ngày nay) nhằm uy hiếp Hà Nội. Hoàng Diệu đã hạ lệnh giới nghiêm tại Hà Nội và bố cáo các tỉnh xung quanh sẵn sàng tác chiến, đồng thời yêu cầu viện binh từ triều đình Huế. Tuy nhiên, vua Tự Đức đã hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Nhưng Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành Hà Nội. Ông cùng với Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thức Bá và Lãnh binh Lê Trực uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với Hà thành.
Phía Pháp
Theo Hiệp ước 1874, Pháp được phép đóng một đồn binh gồm 100 người tại Đồn Thủy trên sông Hồng. Quan hệ giữa chính quyền sở tại và người Pháp luôn ở trạng thái căng thẳng. Các quan nhà Nguyễn cho rằng người Pháp chẳng có lý do gì đáng kể để duy trì một đồn binh tại Bắc kỳ, ngoài việc làm tiền đồn để quân Pháp xâm lược Bắc kỳ. Thống đốc Nam kỳ, Charles Marie Le Myre de Vilers, thì cho rằng trở ngại chính cho việc giao thương trên sông Hồng của họ là quân Cờ đen. Để giải quyết cái gai này thì theo ông ta chỉ cần đợi lúc nước ròng, cho giang thuyền bắn phá các doanh trại Cờ đen là đủ để phá tan đám "thổ phỉ" này. Việc khó khăn nhất chỉ là chọn cho được một viên chỉ huy chín chắn, chứ không phải một người bốc đồng, luôn tơ tưởng đến chiến công thành lập một đế quốc phương đông như Garnier, và người được chọn ấy là Henri Rivière. Đồng thời, họ cũng sẽ tránh các xung đột vũ trang không cần thiết với quân nhà Thanh nếu quân Thanh can thiệp. Khi Đô đốc Jauréguiberry, người luôn cổ vũ chính sách chinh phục Bắc kỳ, lên làm Bộ trưởng Bộ Hải quân ở Paris, thì kế hoạch của Le Myre de Vilers được chấp thuận.Ngày 26 tháng 3 năm 1882, Rivière trên hai thuyền chiến, rới Sài Gòn ra bắc cùng 230 lính, để tăng cường cho đồn binh đóng ở trên sông Hồng. Vừa đặt chân lên đất liền, Rivière đã trở nên hết sức phấn khích, không khác gì Garnier khi trước. Theo ông ta, các quan lại bướng bỉnh người Việt phải bị trừng trị thích đáng, những công sự phòng thủ của quân Nam hoàn toàn có thể phục vụ tấn công... và những việc như vậy là không thể chấp nhận được. Ngày 24 tháng 4, sau khi nhận được 250 quân Pháp từ miền Nam đến tiếp viện thêm, Rivière gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi giao nộp thành ngay lập tức. Khi Hoàng Diệu còn chưa kịp trả lời, thì pháo thuyền của quân Pháp đã nổ súng bắn vào thành[1].
Diễn biến
Lực lượng Pháp dưới quyền Trung tá hạm trưởng Henri Rivière được rời Sài Gòn ngày 26 tháng 3 năm 1882 với 2 tàu chiến Drac và Parseval,[2] chở theo 2 đại đội thủy bộ binh do thiếu tá Chanu chỉ huy, một toán biệt phái xạ thủ An Nam, 5 tàu sà-lúp máy hơi nước, mỗi binh sĩ được trang bị 200 viên đạn. Trước khi lên đường, Henri Rivière được lệnh phải tuân thủ hiệp định đã ký và chỉ được dùng vũ lực trong trường hợp cần thiết,[2] tuy nhiên người ta cũng hiểu rằng chỉ cần có phản ứng nhỏ của quan lại Việt Nam thì Rivière lập tức hành động.[3] Đại đội quân binh Pháp tới Hải Phòng ngày 2 tháng 4 rồi dùng tàu sà-lúp đưa quân đến Hà Nội ngày 3 tháng 4 năm 1882, rồi đóng quân ở Đồn Thủy hiện đang có 2 đại đội thủy bộ binh đóng giữ dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Berthe de Villers.[3] Tổng số quân Pháp đóng ở ngoài thành Hà Nội lúc này là 600 bộ binh gồm 450 lính thủy quân lục chiến, 130 lính thủy và 20 lính bản xứ.[4]Được tin quân Pháp động binh, quan binh Bắc Kỳ lo phòng bị chống giữ. Henri Rivière không được tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu tiếp đón long trọng có ý không hài lòng và gợi sự ra bằng cách cho rằng các việc sửa soạn phòng bị của quan binh triều đình ở Bắc Kỳ là có tính cách thù địch và khiêu khích.[5]
Ngày 8 tháng 3 (âm lịch) năm Nhâm Ngọ tức 25 tháng 4 năm 1882, vào lúc 5 giờ sáng. H.Rivière gởi tối hậu thư đến Tổng đốc Hoàng Diệu hạn đến 8 giờ sáng thì trong thành phải giải giáp và các quan lại phải đến trình diện tại Đồn Thủy nếu không Rivière sẽ chiếm thành.[5] Trước đó triều đình Huế đã phái ngay Tả thị lang bộ Hộ Nguyễn Thành Ý vào Sài Gòn biện bạch về những lý do khiến cho người Pháp phải động binh đồng thời cũng gởi khẩn thư lệnh cho quan binh Bắc Kỳ phải giữ nguyên trạng thành Hà Nội như đã có trước khi các đội quân của H. Rivière kéo đến nhưng khẩn thư nầy tới quá trễ. Quân quan nhà Nguyễn trong thành Hà Nội tổ chức chống cự đơn độc mà không có sự chi viện kịp thời của các cánh quân từ Sơn Tây (Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc) và Bắc Ninh (Trương Quang Đản), mặc dù cánh quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Phủ Hoài (Dịch Vọng, Từ Liêm) cách Hà Nội không xa.
Đúng 8:15, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, Massue và Carbine từ bờ sông Hồng bắn đại bác vào thành. Tới 10:45, quân Pháp đổ bộ tấn công vào thành. Vào lúc 11 giờ thì quân Pháp chiếm được thành. Thiếu tá Berthe des Villers và 3 binh sĩ Pháp bị thương. Trong thành Hà Nội, Hoàng Diệu cùng lãnh binh Hồ Văn Phong chỉ huy phòng thủ cửa Bắc, đề đốc Lê Văn Trinh giữ của Đông, lãnh binh Lê Trực giữ cửa Tây và lãnh binh Nguyễn Đình Đường giữ cửa Nam. Phía quân triều đình có 40 tử trận và chỉ có 20 bị thương, vì đa số đã binh lính đều bỏ thành chạy trốn>. Ở cửa Đông và cửa Nam, Lê Văn Trinh và Nguyễn Đình Đường sợ hãi bỏ trốn. Tổng đốc Hoàng Diệu cố gắng trống cự nhưng quân Pháp đã tràn vào thành, đành treo cổ tự vẫn dưới một cái cây trước Võ Miếu (Võ Miếu, sau bị phá hủy cùng thành Hà Nội, nằm tại góc tây nam thành ở vị trí đầu phố Chu Văn An trước mặt trụ sở Bộ Ngoại giao ngày nay).
Hệ quả
Sau khi chiếm được thành, Rivière cho đi tìm Tôn Thất Bá để giao lại thành, nhưng quân Pháp vẫn ở lại Hành cung, đóng giữ cửa đông và cửa bắc. Hai bên chính thức ký kết việc giao trả thành Hà-Nội vào ngày 29 tháng 4 năm 1882, có hiệu lực từ 01 tháng 05 năm 1882. Quân binh đồn trú của triều đình không được quá số 200 người và không được xây đắp thêm hào lũy hay đồn canh phòng thủ chung quanh thành [6] Mặc dù trái lệnh ban đầu được giao về việc chỉ sử dụng vũ lực khi cần thiết, hành động của Rivière vẫn được thống đốc Nam Kỳ bao che và Rivière thậm chí còn được tặng thưởng huân chương về chiến tích này.[5]Chú thích
Tài liệu tham khảo
- Quốc triều chánh biên toát yếu, Cao Xuân Dục, 1909
- Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, 1919
- Paulin Vial (1899). Nos Premières Années au Tonkin. Baratier et Molaret.
- Antonini, Paul (1890). Annam, le Tonkin et l'Intervention de la France en Extrême Orient. Paris: Librairie Bloud et Barral.
- Rambaud, Alfred (1888). La France Coloniale. Paris: Armand Colin et Cie.
|
Thể loại:
La Marseillaise(Bài ca Marseille) là quốc ca của Cộng hòa Pháp. Bài hát này do Rouget de Lisle sáng tác tại Strasbourg vào đêm 25 sáng 26 tháng 4 năm 1792 sau khi Hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp. Lúc mới ra đời, nó mang tên Chant de guerre pour l'armée du Rhin (Hành khúc quân Rhein).
Ban đầu, Rouget de Lisle đặt tên cho bài hát là Chant de guerre de l'armée du Rhin ("Hành khúc quân sông Rhein") với hàm ý các binh lính Pháp sẽ giáp trận với tại sông Rhein và đuổi quân đội liên minh Áo - Phổ ra khỏi nước Pháp cách mạng. Sáng hôm sau, trước đoàn quân tình nguyện và dân chúng
thành phố Strasbourg, Lisle đã cất tiếng hát làm mọi người xúc động.
Vài ngày sau khi bài hát ra đời, liên quân Áo - Phổ tấn công Strasbourg.
Về sau, bài hát được phổ biến nhanh chóng toàn nước Pháp. Đoàn quân
tình nguyện của thành phố Marseille kéo về bảo vệ thủ đô Paris ngày 30 tháng 7 năm 1792 đã hát bài ca cách mạng này trên đường phố Paris trước tiên, vì thế công chúng Paris gọi là La Marseillaise ("Bài ca của người Marseille"). Liên quân Áo - Phổ bị đẩy bật khỏi Pháp sau thất bại trong trận Valmy vào ngày 20 tháng 9 năm 1792
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1795, Quốc hội Pháp thông qua quyết nghị chính thức lấy bài "La Marseillaise" làm quốc ca nước Cộng hòa Pháp, khiến nó trở thành bài quốc ca đầu tiên của Pháp.[1] Nó bị mất vai trò này dưới thời hoàng đế Napoléon I, và sau này bị các vua Louis XVIII và Charles X cầm chỉ. Bài hát chỉ được phục hồi trong một thời gian ngắn sau Cách mạng Tháng Bảy năm 1830.[2] Dưới sự trị vì của Napoleon I, Veillons au Salut de l'Empire là quốc ca không chính thức của Đế chế thứ nhất, trong khi quốc ca không chính thức của Đế chế thứ hai dưới thời Napoléon III là Partant pour la Syrie. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, "La Marseillaise" được công nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế – một ví dụ là nó đã được Công xã Paris sử dụng vào năm 1871. 8 năm sau (1879), nó được khôi phục như là quốc ca của Pháp.
La Marseillaise
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
La Marseillaise | |
---|---|
Quốc ca của Pháp |
|
Lời | Claude Joseph Rouget de Lisle, 1792 |
Nhạc | Claude Joseph Rouget de Lisle, 1792 |
Được chấp nhận | 1795 |
Đoạn nhạc mẫu | |
|
Mục lục
Hoàn cảnh ra đời
Mùa xuân năm 1792, liên quân Áo-Phổ đã tiến vào đất Pháp và áp sát thủ đô Paris. Để bảo vệ đất nước, người dân Pháp đã lập ra các đạo quân tình nguyện ra chiến trường chiến đấu. Lúc bấy giờ thành phố Strasbourg cũng tổ chức một đội quân tình nguyện. Trước khi đội quân xuất kích, thị trưởng thành phố là Philippe-Frédéric de Dietrich, Nam tước Dietrich (1748 - 1793), muốn tổ chức một buổi tuyên thệ. Ông nghĩ rằng trong buổi lễ tuyên thệ cần phải có một bài chiến ca để phấn khích tinh thần binh sĩ. Ông tìm gặp một sĩ quan trẻ tuổi thuộc quân đoàn công binh đang đóng quân tại đó là Rouget de Lisle, và nói:- - Lisle, nghe nói anh biết sáng tác nhạc và hay làm thơ phải không?
- - Vâng, cũng có đôi lúc! Người thanh niên trả lời.
- - Anh có thể sáng tác một bài chiến ca thể hiện tinh thần yêu nước được không?
- - Để chống lại bọn xâm lược Áo-Phổ, vâng, để tôi thử xem sao.
- - Được, tôi hẹn với anh phải hoàn thành ngay trong đêm nay để ngày mai hát trong lúc xuất quân.
- - Tôi nhất định hoàn thành.
|
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1795, Quốc hội Pháp thông qua quyết nghị chính thức lấy bài "La Marseillaise" làm quốc ca nước Cộng hòa Pháp, khiến nó trở thành bài quốc ca đầu tiên của Pháp.[1] Nó bị mất vai trò này dưới thời hoàng đế Napoléon I, và sau này bị các vua Louis XVIII và Charles X cầm chỉ. Bài hát chỉ được phục hồi trong một thời gian ngắn sau Cách mạng Tháng Bảy năm 1830.[2] Dưới sự trị vì của Napoleon I, Veillons au Salut de l'Empire là quốc ca không chính thức của Đế chế thứ nhất, trong khi quốc ca không chính thức của Đế chế thứ hai dưới thời Napoléon III là Partant pour la Syrie. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, "La Marseillaise" được công nhận là bài ca của phong trào cách mạng quốc tế – một ví dụ là nó đã được Công xã Paris sử dụng vào năm 1871. 8 năm sau (1879), nó được khôi phục như là quốc ca của Pháp.
Luật
Lời
Nguyên văn tiếng Pháp
-
- Allons enfants de la Patrie,
- Le jour de gloire est arrivé!
- Contre nous de la tyrannie,
- L'étendard sanglant est levé! (2 fois)
- Entendez-vous dans les campagnes
- Mugir ces féroces soldats?
- Ils viennent jusque dans nos bras
- Egorger nos fils et nos compagnes!
-
- Que veut cette horde d'esclaves,
- De traîtres, de rois conjurés?
- Pour qui ces ignobles entraves,
- Ces fers dès longtemps préparés? (2 fois)
- Français, pour nous, ah! quel outrage!
- Quels transports il doit exciter!
- C'est nous qu'on ose méditer
- De rendre à l'antique esclavage!
-
- Quoi! ces cohortes étrangères
- Feraient la loi dans nos foyers!
- Quoi! ces phalanges mercenaires
- Terrasseraient nos fiers guerriers! (2 fois)
- Grand Dieu! par des mains enchaînées
- Nos fronts sous le joug se ploieraient!
- De vils despotes deviendraient
- Les maîtres de nos destinées!
-
- Tremblez, tyrans et vous perfides,
- L'opprobre de tous les partis,
- Tremblez! vos projets parricides
- Vont enfin recevoir leurs prix! (2 fois)
- Tout est soldat pour vous combattre,
- S'ils tombent, nos jeunes héros,
- La France en produit de nouveaux,
- Contre vous tout prêts à se battre
-
- Français, en guerriers magnanimes,
- Portez ou retenez vos coups!
- Epargnez ces tristes victimes,
- A regret s'armant contre nous. (2 fois)
- Mais ces despotes sanguinaires,
- Mais ces complices de Bouillé,
- Tous ces tigres qui, sans pitié,
- Déchirent le sein de leur mère!
-
- Amour sacré de la Patrie,
- Conduis, soutiens nos bras vengeurs!
- Liberté, Liberté chérie,
- Combats avec tes défenseurs! (2 fois)
- Sous nos drapeaux, que la victoire
- Accoure à tes mâles accents,
- Que tes ennemis expirants
- Voient ton triomphe et notre gloire!
-
- Nous entrerons dans la carrière
- Quand nos aînés n'y seront plus;
- Nous y trouverons leur poussière
- Et la trace de leurs vertus. (2 fois)
- Bien moins jaloux de leur survivre
- Que de partager leur cercueil,
- Nous aurons le sublime orgueil
- De les venger ou de les suivre!
- Điệp khúc:
-
- Aux armes, citoyens!
- Formez vos bataillons!
- Marchons! marchons!
- Qu'un sang impur
- Abreuve nos sillons!
-
Dịch sang tiếng Việt
-
- Hãy tiến lên những người con tổ quốc,
- Ngày vinh quang đã đến rồi!
- Chống lại chúng ta, bọn bạo tàn,
- Đã được giương lên lá cờ vấy máu! (2 lần)
- Bạn có nghe không trên những cánh đồng
- Những tên lính khát máu đang gào thét?
- Chúng đang tiến vào giữa chúng ta
- Để cắt cổ vợ con của bạn!
-
- Chúng muốn gì, những bầy lũ nô lệ đó,
- những tên phản nghịch, những vua mưu phản?
- Dành cho ai, những gông cùm đê hèn này,
- Những xiềng xích đã được chuẩn bị từ lâu? (2 lần)
- Này dân Pháp, cho chúng ta, ôi! Lăng nhục làm sao!
- Có cách gì chúng ta phải làm?
- Vì chính chúng ta mà họ dám tính
- Đẩy ta về cảnh nô lệ cổ xưa!
-
- Tại sao! Lũ người vọng ngoại này
- Lại sẽ làm luật cho nước nhà của chúng ta!
- Tại sao! Những kẻ hám lợi này
- Lại quật ngã những dũng sĩ của chúng ta! (2 lần)
- Lạy chúa! Bởi vì tay bị xiềng xích
- Mà vầng trán ta hàng phục ách áp bức!
- Những kẻ bạo ngược xấu xa sẽ trở thành
- Những chủ nhân của vận mệnh chúng ta!
-
- Run sợ đi, những bạo chúa và ngươi, những kẻ phản bội
- Điều sỉ nhục đến từ mọi phía
- Run sợ đi! Những âm mưu giết cha mẹ của các ngươi
- Cuối cùng sẽ phải nhận lấy cái giá phải trả của nó! (2 lần)
- Tất cả đều là lính để chống các ngươi
- Nếu như họ ngã xuống, những anh hùng trẻ của ta
- Nước Pháp sẽ sinh ra những người con mới,
- Tất cả sẵn sàng chiến đấu chống lại các ngươi.
- Điệp khúc:
-
- Hãy cầm lấy vũ khí, hỡi những công dân!
- Hãy lâp nên những đội quân!
- Tiến lên! Tiến lên!
- Hãy để cho dòng máu nhơ bẩn
- Tưới đẫm những luống cày của chúng ta!
-
- Echoes of France – Django Reinhardt
- All You Need Is Love – The Beatles
- Aux Armes et cetera – Serge Gainsbourg 1978
- You went the Wrong way Old King Louie – Allan Sherman
Chú thích
- ^ Mould, Michael (2011). The Routledge Dictionary of Cultural References in Modern French. New York: Taylor & Francis. tr. 147. ISBN 978-1-136-82573-6. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2011.
- ^ Modern History Sourcebook: La Marseillaise, 1792.
Tham khảo
- Frédéric Robert, La Marseillaise, Les nouvelles éditions du pavillon, Imprimerie Nationale, 1989
- Frédéric Dufourg, La Marseillaise, Éditions du Félin, Collection Félin poche, 2003
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về La Marseillaise |
- Alors, Zizou (la Marseillaise), par Gilles Marchal
- La Marseillaise sur le site officiel de l’Élysée
- Version sur-complète
- et un ultime couplet
- Easybyte - arrangement pour piano de La Marseillaise
- Nghe bài La Marseillaise
- Quốc thiều Pháp (nhạc của bài La Marseillaise)
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về La Marseillaise |
Thể loại:
Robinson Crusoe là tiểu thuyết của nhà văn Anh Daniel Defoe (1660-1731), tên tiếng Anh đầy đủ: The life and strange surprizing adventures of Robinson Crusoe of York, Mariner (nghĩa tiếng Việt:
Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ thú của Robinson Crusoe, người
thủy thủ xứ York). Đây là tác phẩm xuất sắc nhất trong hơn hai trăm năm
mươi tác phẩm truyện dài và truyện ngắn của Daniel Defoe, xuất bản lần
đầu tiên năm 1719
khi tác giả đã gần sáu mươi tuổi. Sự thành công của nó thúc đẩy Defoe
viết thêm nhiều “hậu truyện” cho cuốn này và rất nhiều truyện phiêu lưu
kỳ thú khác của các tên cướp biển, các lãng tử và các cô gái giang hồ.
11 năm sau đó Robinson sống cô đơn và cực khổ trên đảo hoang, chỉ làm bạn với chim muôn cây cỏ, tự nhận mình là vua mà các thần dân là một con vẹt, một con chó già và 2 con mèo. Trong những năm này chàng dần chấp nhận hiện thực và tìm cách thay đổi nó, và đã có các thành quả về chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm, đóng thuyền.
Một lần nọ, vào năm thứ 18, Robinson phát hiện ra dấu chân người, và ở góc Tây Nam của đảo có xương người cùng đống lửa cho thấy trên đảo không hoàn toàn là hoang dã, có người ăn thịt người. Bây giờ Robinson buộc phải đối mặt với những con người hoang dã đồng loại, rất có thể là kẻ thù của anh. Biết mình thân cô thế cô, Robinson đã buộc phải dấu mình trong 5 năm tiếp theo không để cho họ phát hiện, cho đến khi chàng nhìn tận mắt bọn người dã man đang ăn thịt người. Đây là những kẻ ăn thịt người sống tại một nơi khác, có tục lệ mang những người sống mà họ bắt được đến một nơi hẻo lánh trên đảo để làm thịt. Một buổi sáng trong năm tiếp theo, Robinson thấy khoảng 30 thổ dân đi trên các thuyền độc mộc đến đảo, nhảy múa quanh đống lửa và làm thịt một người, người còn lại cũng sắp bị đem ra giết mổ. Nhân khi dây trói lỏng người đó đã tìm cách tháo chạy, lại được Robinson dùng súng và gươm xông vào đánh cứu nên chàng trai đó đã trở thành nhân vật thứ hai trên đảo hoang. Robinson đặt tên cho anh ta là Friday (tiếng Việt: thứ Sáu), để kỷ niệm ngày anh ta được cứu thoát.
Friday là một thổ dân châu Phi khá thông minh, Robinson đã dạy anh ta chút ít tiếng Anh và từ đó Robinson không còn sống cô độc nữa. Qua thời gian ở với nhau, hai người đã trao đổi với nhau nhiều chuyện, đặc biệt là những điều mà Friday biết về đất liền. Họ chuẩn bị kế hoạch rời đảo.
Khi chiếc thuyền sắp đóng xong, Robinson và Friday lại chứng kiến cảnh 20 thổ dân mang hai người lên đảo để làm tiệc. Họ đã xông vào tàn sát bọn thổ dân và cứu hai người kia. Trong 2 người đó có một người da trắng là người Tây Ban Nha sống sót sau một vụ đắm tàu, còn một người khác lại chính là cha của Friday. Người Tây Ban Nha ấy được Robinson giao thuyền để anh ta đi tìm những người bạn mất tích khác. Trong khi chờ đợi anh ta trở về, một chiếc tàu của Anh lại ghé vào đảo. Thủy thủ trên tàu đang nổi loạn, Robinson giúp thuyền trưởng đoạt lại tàu rồi họ, trong đó có cả Robinson và Friday, ra khơi, bỏ lại trên đảo hai thổ dân và các thủy thủ phiến loạn. Về sau những người Tây Ban Nha quay trở lại đảo, cùng sống hòa bình với người Anh và phát triển đảo trở nên trù phú.
Sau 28 năm, 2 tháng và 19 ngày sống trên đảo hoang, Robinson đã trở về với thế giới loài người. Sau khoảng nhiều thời gian khá dài, Robinson học cách thân thiện trở lại với thế giới ấy. Robinson lấy vợ và có ba đứa con, chấm dứt khao khát phiêu lưu kỳ thú và gian truân, Robinson an phận với cuộc sống bình thường không chút âu lo đến cuối đời.
Defoe viết theo chuyện có thật về một thủy thủ tên Alexander Selkirk (1676-1721). Alexander Selkirk do đắm tàu, lạc trên hòn đảo hoang ngoài khơi Chilê. Ngược lại với Robinson Crusoe trong chuyện là người có nghị lực, dũng cảm, có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên, năm 1709 Alexander Selkirk được đoàn thám hiểm của Woodes Rogers cứu về, khi gần như đã trở thành dã nhân.
Tiểu thuyết nổi tiếng này của Defoe, với cốt truyện giản dị, văn phong trong sáng phù hợp với giới trẻ, có giá trị giáo dục tốt đối với lứa tuổi thiếu niên. Câu chuyện cũng trở thành cảm hứng cho nhiều bài ca và các tác phẩm điện ảnh sau này.
Robinson Crusoe
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Robinson Crusoe | |
---|---|
Title page from the first edition |
|
Tác giả | Daniel Defoe |
Minh họa | Bản khắc bởi John Clark và John Pine sau thiết kế của họa sĩ khuyết danh. |
Quốc gia | Anh |
Ngôn ngữ | Tiếng Anh |
Thể loại | Viễn tưởng lịch sử |
Nhà xuất bản | W. Taylor |
Ngày phát hành | 25 Tháng 4, 1719 |
Kiểu sách | In |
ISBN | N/A |
Cuốn sau | The Farther Adventures of Robinson Crusoe |
Tóm tắt tác phẩm
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Robinson là người ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến
những miền đất lạ, bất chấp sóng to gió lớn và những nỗi hiểm nguy.
Ngày 1 tháng 9 1651, khi được 19 tuổi, Robinson xuống tàu tại hải cảng Hull của Anh để cùng một người bạn sửa soạn đi London.
Cuộc hành trình không trót lọt, sóng to gió lớn khiến tàu bị đắm ở
Yacmao. Tai họa ấy không làm Robinson nhụt chí. Cha mẹ khóc lóc, bạn bè
can ngăn không lay chuyển được quyết tâm của Robinson tiếp tục thực hiện
nhiều cuộc phiêu lưu khác. Khi đi buôn tại bờ biển Guinea châu Phi, Robinson bị một tên cướp biển người Thổ Nhĩ Kỳ bắt bán làm nô lệ. Trải qua nhiều gian nan, Robinson trốn thoát và chạy qua Brasilia, thuộc Nam Mỹ làm nghề trồng mía. Mộng hão hồ không dứt, đúng tám năm sau, vào ngày 1 tháng 9
năm 1659 Robinson lại nghe bạn bè rủ rê xuống chiếc tàu có trọng tải
120 tấn, có 6 khẩu đại bác và 14 người, đi châu Phi trong một chuyến
buôn bán đổi chác lớn. Không may, chuyến đi được chuẩn bị kỹ càng này
lại kết thúc trong bi thảm do tàu bị đắm. Xác tàu dạt vào gần bờ một đảo
hoang và chỉ một mình Robinson sống sót. Tại đây, Robinson khắc trên
một chiếc giá gỗ hình chữ thập ngày 30 tháng 9 năm 1659, ngày anh lên bờ, và vớt vát từ xác tàu đắm gạo, lúa mạch, thịt dê, đường, súng, búa rìu v.v. để bắt đầu cuộc sống cô độc. Robinson dựng lều, săn bắn kiếm ăn, rồi dần dần trồng lúa mạch và ngô, nuôi được dê lấy thịt, làm những nồi đất để đựng nước, hạ được cây cổ thụ để đục thành một chiếc thuyền độc mộc.11 năm sau đó Robinson sống cô đơn và cực khổ trên đảo hoang, chỉ làm bạn với chim muôn cây cỏ, tự nhận mình là vua mà các thần dân là một con vẹt, một con chó già và 2 con mèo. Trong những năm này chàng dần chấp nhận hiện thực và tìm cách thay đổi nó, và đã có các thành quả về chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm, đóng thuyền.
Một lần nọ, vào năm thứ 18, Robinson phát hiện ra dấu chân người, và ở góc Tây Nam của đảo có xương người cùng đống lửa cho thấy trên đảo không hoàn toàn là hoang dã, có người ăn thịt người. Bây giờ Robinson buộc phải đối mặt với những con người hoang dã đồng loại, rất có thể là kẻ thù của anh. Biết mình thân cô thế cô, Robinson đã buộc phải dấu mình trong 5 năm tiếp theo không để cho họ phát hiện, cho đến khi chàng nhìn tận mắt bọn người dã man đang ăn thịt người. Đây là những kẻ ăn thịt người sống tại một nơi khác, có tục lệ mang những người sống mà họ bắt được đến một nơi hẻo lánh trên đảo để làm thịt. Một buổi sáng trong năm tiếp theo, Robinson thấy khoảng 30 thổ dân đi trên các thuyền độc mộc đến đảo, nhảy múa quanh đống lửa và làm thịt một người, người còn lại cũng sắp bị đem ra giết mổ. Nhân khi dây trói lỏng người đó đã tìm cách tháo chạy, lại được Robinson dùng súng và gươm xông vào đánh cứu nên chàng trai đó đã trở thành nhân vật thứ hai trên đảo hoang. Robinson đặt tên cho anh ta là Friday (tiếng Việt: thứ Sáu), để kỷ niệm ngày anh ta được cứu thoát.
Friday là một thổ dân châu Phi khá thông minh, Robinson đã dạy anh ta chút ít tiếng Anh và từ đó Robinson không còn sống cô độc nữa. Qua thời gian ở với nhau, hai người đã trao đổi với nhau nhiều chuyện, đặc biệt là những điều mà Friday biết về đất liền. Họ chuẩn bị kế hoạch rời đảo.
Khi chiếc thuyền sắp đóng xong, Robinson và Friday lại chứng kiến cảnh 20 thổ dân mang hai người lên đảo để làm tiệc. Họ đã xông vào tàn sát bọn thổ dân và cứu hai người kia. Trong 2 người đó có một người da trắng là người Tây Ban Nha sống sót sau một vụ đắm tàu, còn một người khác lại chính là cha của Friday. Người Tây Ban Nha ấy được Robinson giao thuyền để anh ta đi tìm những người bạn mất tích khác. Trong khi chờ đợi anh ta trở về, một chiếc tàu của Anh lại ghé vào đảo. Thủy thủ trên tàu đang nổi loạn, Robinson giúp thuyền trưởng đoạt lại tàu rồi họ, trong đó có cả Robinson và Friday, ra khơi, bỏ lại trên đảo hai thổ dân và các thủy thủ phiến loạn. Về sau những người Tây Ban Nha quay trở lại đảo, cùng sống hòa bình với người Anh và phát triển đảo trở nên trù phú.
Sau 28 năm, 2 tháng và 19 ngày sống trên đảo hoang, Robinson đã trở về với thế giới loài người. Sau khoảng nhiều thời gian khá dài, Robinson học cách thân thiện trở lại với thế giới ấy. Robinson lấy vợ và có ba đứa con, chấm dứt khao khát phiêu lưu kỳ thú và gian truân, Robinson an phận với cuộc sống bình thường không chút âu lo đến cuối đời.
Hết phần cho biết trước nội dung.
Giá trị tác phẩm
Tiểu thuyết viết dưới hình thức tự truyện, nhân vật chính xưng “tôi” (từ nguyên: Ich-form, tiếng Đức:ich nghĩa là "tôi"). Đây là cách thông báo trước kết thúc tốt đẹp của các tình tiết gay cấn. Tiểu thuyết có nhiều tình tiết đặc trưng của dòng lãng mạn ở đầu, nhưng kết cục mang nhiều yếu tố của dòng văn học hiện thực. Thực tế, quyến sách cũng được in ấn vào thời kì đầu của chủ nghĩa hiện thực của Anh.Defoe viết theo chuyện có thật về một thủy thủ tên Alexander Selkirk (1676-1721). Alexander Selkirk do đắm tàu, lạc trên hòn đảo hoang ngoài khơi Chilê. Ngược lại với Robinson Crusoe trong chuyện là người có nghị lực, dũng cảm, có sức mạnh và khả năng lao động chiến thắng thiên nhiên, năm 1709 Alexander Selkirk được đoàn thám hiểm của Woodes Rogers cứu về, khi gần như đã trở thành dã nhân.
Tiểu thuyết nổi tiếng này của Defoe, với cốt truyện giản dị, văn phong trong sáng phù hợp với giới trẻ, có giá trị giáo dục tốt đối với lứa tuổi thiếu niên. Câu chuyện cũng trở thành cảm hứng cho nhiều bài ca và các tác phẩm điện ảnh sau này.
Phim chuyển thể
- Robinson Crusoe (1927 film), a 1927 film by M.A. Wetherell
- Mr. Robinson Crusoe, a 1932 Douglas Fairbanks film
- Robinson Crusoe (1954 film), a 1954 film by Luis Buñuel
- The Adventures of Robinson Crusoe (TV series) 1964 French children's television drama series made by Franco London Films
- Robinson Crusoe (1997 film), a 1997 British/Americ
Tham khảo
- Mục từ Robinson Crusoe của Khương Việt Hà trên 101 vẻ đẹp văn chương Việt Nam và thế giới, NXB Văn hóa thông tin, H. 2006.
Liên kết ngoài
Tiếng AnhWikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Robinson Crusoe |
Thể loại:
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khaoch xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
No comments:
Post a Comment